Saturday, February 2, 2019

Tiếng Việt của Việt cộng......

 




Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975? Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.

Các chữ Hán Việt như:

- “cự li” (khoảng cách = distance),

- “cách ly” (cô lập = isolate),

- “tiếp cận” (đến gần = approach)

-" tiếp xúc"

ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp.

- Cự li dùng trong quân sự,

- tiếp cận dùng trong toán học.

Nhưng khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói: “Khoảng cách giữa các xe...”; “anh B. bị bạn bè cô lập....”; “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”;”anh A. đến gần cô B.” Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.


Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông), như người ta nói:

một tập thơ,

một xấp ảnh,

một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca).

Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca


Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:

- “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn Thị X. ‘thể hiện’”.

Ðúng ra, phải dùng chữ “thực hiện” hay đơn giản hơn dùng chữ “làm”. Thể hiện có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc... Chính tự điển của VC cũng định nghĩa đúng thế.


- “Ca sĩ X ăn mặc 'ấn tượng'”. Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.


- Ðiểm nhấn: Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’ Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật nhất (focus).


- Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ bứt rứt, ray rứt (worry). Chính trong tự điển Việt cộng cũng không có chữ bức xúc này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ bức xúc một cách ngô nghê.


- Thống nhất ý kiến. Một bác sĩ lớn tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết: sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến Tại sao không viết Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý...


Vì lý do chính trị, đối kháng Quốc Cộng, chúng ta có khuynh hướng dị ứng với những chữ do Việt cộng dùng dù rằng đó là những chữ rất đúng và có ý nghĩa. Ví dụ các chữ: Giải phóng, hiệp đồng... Chúng ta nên giành lại những chữ đầy chính nghĩa về tay chúng ta.


Sự dùng sai, vay mượn chữ do Việt cộng sử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý vị hướng dẫn quần chúng của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hòa rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một tòa soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một tòa soạn, ban biên tập. Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt Nam Cộng Sản có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng. Nếu chịu khó làm công việc vạch lá tìm sâu thì chúng ta sẽ thấy đã có nhiều cây viết hải ngoại cũng có ít nhiều lần, xài chữ sai từ phía Việt cộng.


Ðỗ Văn Phúc

http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=136303



  

Không ghép một chữ
Hán với một chữ Việt.
* Chữ Hán-Việt phải
đi với chữ Hán-Việt.
* Chữ Việt đi với
chữ Việt.
        

  

 


Xin phép thay thế hai chữ 'Quân Hàm"
bằng chữ thường dùng của Miền Nam "Cấp Bậc, Cấp Hiệu"

Chữ Quân Hàm của VC, người miền Nam nghe không quen cái lỗ tai, có thể hiểu sai là cái Quai Hàm!!!

Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải (Coast Guard), thay vì Phòng Vệ Bờ Biển...

Sư Đoàn Dù thay vì
Sư Đoàn Không Vận (Air Borne)

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...