THE BATTLE OF AN LOC
(VALIANT BINH LONG)
Trận Chiến An Lộc 1972
http://vnafmamn.com/Valiant_Anloc.html
You might hear of the battle of An Loc, but don't assume that the others would know too; because that great epic battle has been won by "all-South Vietnamese-ground-forces" (with some USAF airpower supports), it was rarely mentioned by the bias-double standard-Western-media.
After 34 years who bothers to know that war story! On this page we are going to assemble some fragments of that significant battle. You will read less but see more. It is unwise to promote, laud, or glorify war stories, but on the other side of blood and gore battles, one will witness the sacrifices, unselfishness, and heroism of countless simple, ordinary men who fight the evils in defending South Vietnam. This battle is also a substantial example of how the Vietnam war should be conducted: Let us (ARVN) do the "dirty jobs."
We fight the Viet Congs our own way, not the rich boys' way. You (Uncle Sam) stay out! Provide us your "real" weapons and air power support (not the World War II surplus antique guns and "aircraft training type"), we would kick Hanoi regime's ass at our best as An Loc, Quang Tri, Kontum, and Xuan Loc had proved. Danh khong dep khong an tien! (Free if not satisfied with the result). :0)
It should be noticed that the ARVN ground forces at An Loc have been armed with the "humble" M-72s (no good for firing at Soviet heavy battle Tanks, it works only when firing at the right spot and with luck) and home-made, modified anti-tank "mines." Why? Because at this difficult phase of Vietnam war, Uncle Sam was in the process of pulling out. No more Yankee ground troops around, but only the advisory teams. And now, brace yourselves, you are descending into hell: Battle of An Loc.
------------------------------------------------
Trận Chiến An Lộc 1972
• 1 Bối cảnh trước trận đánh
• 2 Diễn biến trận đánh
• 3 Cuộc tấn công An Lộc lần thứ 2
• 4 Cuộc tấn công lần thứ 3
• 5 Cuộc tấn công lần thứ 4
• 6 Cuộc tấn công lần thứ 5
• 7 Cuộc tấn công lần thứ 6
• 8 Cuộc tấn công lần thứ 7
• 9 Kết thúc trận An Lộc
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_An_L%E1%BB%99c#B.E1.BB.91i_c.E1.BA.A3nh_tr.C6.B0.E1.BB.9Bc_tr.E1.BA.ADn_.C4.91.C3.A1nh
-------------------------------------------------
------------------------------------------------
PHẦN I
TỔNG LƯỢC CÁC DIỄN BIẾN VÀ CÁC TRẬN THƯ HÙNG giữa QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA và BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BẮC VIỆT
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-1/
o O o
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH MÙA HÈ ĐỎ LỬA
MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972, một mùa hè, thời gian dài như thế kỷ đối với người Dân cũng như người Lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Mùa Hè Đỏ Lửa khởi đầu vào ngày 30 tháng 03 năm 1972, khi quân Cộng Sản Bắc Việt xua toàn bộ 14 Sư Đoàn quân chính quy và 25 Trung Đoàn địa phương diện địa, khoảng 230.000 quân Bộ Chiến, 1,200 chiến xa đủ loại, các Sư Đoàn đại pháo 130 ly, các giàn súng phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly, thêm loại súng phóng hỏa tiễn cầm tay SA. 7 (do Nga Sô chế tạo) chia làm ba mũi tấn công vào lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hòa, tại ba mặt trận:
* Quảng Trị (30 Tháng 3)
* Kontum (14 Tháng 04) và
* Bình Long An Lộc (05 Tháng 04 Năm 1972). (1)
Kết cuộc, tại mặt trận Bình Long An Lộc, cũng như tại hai mặt trận QUẢNG TRỊ và KONTUM, quân Cộng Sản Bắc Việt đã bị Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng đánh lui toàn bộ. Địch quân đành phải chịu rút lui.
Riêng tại Mặt Trận An Lộc, địch để lại chiến trường hơn 2/3 nhân mạng thương vong, gần 80% chiến cụ nặng như các chiến xa T.54, PT.76, các chiến xa cơ động phòng không, các giàn đại bác hạng nặng 130 ly các giàn súng phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly bị hủy diệt. (xem sơ đồ số 1).
NGUỒN GỐC, ĐỊA LÝ, THỜI TIẾT TỈNH BÌNH LONG:
Tỉnh Bình Long cách Sài Gòn (thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa) 98 cây số về phía Bắc. Tỉnh Bình Long trước đây là vùng rừng rậm, với nhiều cây rừng, như Thau Lau, Tre, cây Dầu, một số ít cây gỗ quý như cây Gõ, Cẩm Lai.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, vùng đất này thuộc tỉnh Bình Dương. Người Pháp đưa công nhân (dân phu) từ miền Bắc và miền Trung vào Nam, khẩn hoang phá rừng, thành lập ba đồn điền trồng cây Cao Su tại các địa điểm:
- Lộc Ninh (sau này là Quận/Chi Khu Lộc Ninh),
- Hớn Quản (sau này là Quận Lỵ Châu Thành An Lộc của Tỉnh Bình Long), và
- Minh Thạnh (sau này là Quận/Chi Khu Chơn Thành).
Vào thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, thành lập tỉnh Bình Long, gồm có ba quận: Lộc Ninh, An Lộc, Chơn Thành. Tỉnh lỵ được đặt tại Quận Lỵ An Lộc (Quận Hớn Quản cũ của tỉnh Bình Dương).
Ranh giới tỉnh Bình Long: phía Bắc và Đông Bắc giáp với quận Snoul, Tây Bắc giáp với vùng Lưỡi Câu thuộc Cambodia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ), phía Đông giáp với tỉnh Phước Long, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh. Diện tích đo được 2334 cây số vuông. Dân số toàn tỉnh khoảng 65.000, (2/3 là người Kinh = Việt, 1/3 là người Thượng). Vào năm 1972, dân quy tụ về xung quanh các khu vực tại các đổn điền có trồng cây cao su, nhiều nhất là xung quanh Thị Xã An Lộc.
Về địa thế tỉnh Binh Long, ngoài những đồn điền trồng cây Cao Su, sâu ngút ngàn, xung quanh thị xã còn có vài ngọn đồi thoai thoải bao bọc như: Đồi 100 về Hướng Tây, Đồi Đồng Long về Hướng Bắc, Đồi Gió và Đồi 169 về phía Đông Nam. Cao điểm Phi Trường Quản Lợi về Hướng Đông. Đó là những cao thế địa hình có thể dùng làm các cứ điểm Quân Sự, rất thuận lợi cho việc phòng thủ An Lộc.
Quốc Lộ 13 là trục giao thông huyết mạch (độc đạo), chạy dài từ Bắc xuống Nam, từ Quận Snoul (Cambodia), xuyên qua Quân Lộc Ninh (Việt Nam Cộng Hòa), Cầu Cần Lê, đến Xa Cam, Tân Khai, Tàu Ô, Quận Chơn Thành, tỉnh Bình Long, đến Lai Khê, xuyên qua tỉnh Bình Dương, rồi đến Cầu Bình Lợi vào Sài Gòn.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, Quốc Lộ 13 thường bị Việt Cộng đấp mô, đặt mìn, phá cầu, đôi khi cộng quân tổ chức các cuộc phục kích, thường gây gián đoạn lưu thông.
Thời tiết tỉnh Bình Long có tính cách “Biệt Cực” – ngày thì quá nóng, đêm thì rất lạnh, trung bình mỗi năm có đến tám tháng Mưa (từ trung tuần tháng 4 đến tháng 11) mưa thường xuyên, có khi mưa từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau mới dứt hột; những tháng còn lại, sương mù phủ giăng đến gần 9 giờ sáng, mùa Đông độ lạnh còn tăng thêm nhiều, lá rừng cây cao su rụng hết, còn lại trơ trọi cành và thân cây, rất dễ quan sát, khi nhìn từ trên xuống dưới - lại có bệnh sốt rét rừng còn đang hoành hành tại đây, thật là âm u, ảm đạm. Vì thế cho nên Bình Long được liệt kê là vùng nước độc so với các miền khác.
Tỉnh Bình Long là một tỉnh nhỏ, nhưng về mặt “Chiến Thuật” lại giữ một vai trò rất quan trọng, là yết hầu của Thủ Đô Sài Gòn (với Sông Bé, là hành lang xâm nhập bằng đường thủy của quân Cộng Sản Bắc Việt từ đất Cambodia vào Chiến Khu “Đ (đê)” trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; Quốc Lộ 13 là đường tiến sát CHÍNH cho chiến xa và bộ binh địch từ biên giới Việt Cambodia, tiến công, thọc thẳng vào Sài Gòn. Nếu để mất tỉnh Bình Long, kế đến tỉnh Bình Dương, Thủ Đô Sài Gòn ắt sẽ lâm nguy. (2) (xem sơ đồ số 2)
HÌNH THÀNH “TRẬN THẾ” ĐÔI BÊN:
Tại lãnh thổ Quân Đoàn 3/Quân Khu III (Việt Nam Cộng Hòa), Cộng quân tung bốn Sư Đoàn hay là Công Trường (CT): CT.5, CT.7, CT.9 và C.T. Bình Long tân lập của CỤC “R” (Trung Ương Cục Miền Nam) từ vùng biên giới Cambodia ồ ạt tấn công vào vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bình Long (Thị Xã An Lộc) đang có khoảng 25,000 cư dân.
Mục đích của địch quân là tạo áp lực quân sự trước cửa ngõ Thủ Đô Nước Việt Nam Cộng Hòa, với dụng ý ra mắt Chính Phủ của cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” – là công cụ bù nhìn do Cộng Sản Bắc Việt tạo ra – đồng thời để hổ trợ cho Hòa Đàm “Ba Lê” đang hồi kết thúc.
Từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 04 năm 1972, địch mở màn bằng các trận đánh dương Đông kích Tây dọc trên Quốc Lộ 22, phía Bắc Tỉnh Tây Ninh. Địch tung vào trận chiến đơn vị C.30 B, gồm hai Trung Đoàn (Trung Đoàn 24 Địa Phương và Trung Đoàn 271 tân lập), hai Tiểu Đoàn Đặc Công, và một đơn vị Thiết Giáp (gồm 6 chiếc M.41 và M.113, chiến lợi phẩm chiếm được của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), được tăng cường thêm một Tiểu Đoàn súng cối và phòng không 12 ly 7. Mục đích là để cầm chân Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang có trách nhiệm bảo vệ các Tỉnh/Tiểu Khu: Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An, tạo thế NGHI BINH. Thật sự Tây Ninh chỉ là DIỆN, BÌNH LONG (An Lộc) mới thực là ĐIỂM.
Mặt trận An Lộc được khởi diễn vào đêm 04 rạng ngày 05 tháng 04 năm 1972 khi Công Trường. 5 (Việt cộng) xuất phát từ vùng phía Bắc Biên Giới Cambodia, xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, tấn công Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long (30 cây số Bắc An Lộc) rồi tiếp đến tấn công vào Tỉnh Lỵ Bình Long vào những ngày kế tiếp.
Trận chiến An Lộc năm 1972 đã được tượng hình từ năm 1971. Sau những cuộc Hành Quân có tên Toàn Thắng của Quân Khu III, do cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí phát động, dự định đổ quân lên Kratié (một tỉnh cực Bắc, cạnh bên dòng sông Cửu Long của nước Cambodia), để tiêu diệt Cục “R“ nơi bản doanh đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nơi đây cũng là căn cứ tiếp liệu quan trọng cho các Công Trường quân chính quy Bắc Việt: CT. 5, CT. 7, CT.9, đang hoạt động và trú ẩn trong các khu đồn điền cao su rộng lớn (Chup, Đam Be, Mi Mốt), nằm dọc theo Quốc Lộ số 7, trên lãnh thổ Cambodia.
Tướng Đỗ Cao Trí đã dồn ép và rượt đuổi Cục “R” đang đặt bản doanh tại Đồn Điền cao su Mi Mốt buộc phải rút chạy về Kratié.
Nhưng không may, Đại Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn đột ngột, vì chiếc máy bay của Ông bị nổ tung trên không, khi vừa mới cất cánh từ Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn (trên không phận Tỉnh Tây Ninh), bay ra thanh sát mặt trận tại chiến trường ngoại biên.
Cái chết đầy bí ẩn này cho đến bây giờ cũng không ai biết đích xác do từ nguyên động lực nào đã gây ra tai nạn tử vong cho một Danh Tướng kỳ tài Đỗ Cao Trí.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, đang giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn - Gia Định, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định thay thế Vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba, quyết tâm chống Cộng và đầy lòng yêu nước đó.
Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, để bảo toàn lực lượng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh buộc lòng có quyết định cho lệnh rút quân ra khỏi vùng lãnh thổ Cambodia về nội địa Việt Nam Cộng Hòa.
Cuộc lui quân được Cộng quân biết trước do nguồn tin cao cấp mật báo, Cộng quân cấp thời tổ chức một trận địa phục kích trong khu rừng đồn điền cao su Đam Be, và phía Nam Quận lỵ Snoul, dọc theo Quốc Lộ 13, trên lãnh thổ, Cambodian, gây cho đoàn quân triệt thoái thiệt hại khá nặng.
Sau cùng, cuộc lui quân cũng được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971.
Cho đến tháng 04 năm 1972, khi Cộng quân phát động cuôc tiến công xâm lấn vào lãnh thổ Quân Khu 3, tại lãnh thổ tỉnh Tây Ninh đã có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (là lực lượng trừ bị của Quân Khu 3 rút từ Cambodia về). Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân được trực thăng vận tăng cường cho chiến trường An Lộc vào những ngày đầu của trận chiến; Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh thuộc Lữ Đoàn 3 Xung Kich đã có mặt tại phía Bắc Quận Lộc Ninh khi chiến trận bùng nổ.
Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ tại căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê (15 cây số phía Bắc An Lộc); Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sau trận Snoul, chỉnh trang lại hàng ngũ, bổ sung quân số đầy đủ, được tăng cường cho mặt trận An Lộc, có mang theo trên 2,000 súng phóng hỏa tiễn cầm tay M.72 (do Hoa Kỳ chế tạo), đơn vị nầy là nguyên động lực chính xoay chuyển “thế trận”... (xem Sơ đồ số 2).
1. ĐIỂM LÀ AN LỘC, ĐƯỢC KHỞI ĐẦU BẰNG TRẬN TẤN CHIẾM LỘC NINH
Quân Cộng Sản Bắc Việt tấn chiếm Quận Lộc Ninh (30 cây số Bắc tỉnh Bình Long), được khởi diễn vào lúc 17 giờ 45 ngày 04 tháng 04 năm 1972. Được xem như mở màn cho trận chiến An Lộc khi Đại Đội Trinh Sát của Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa chạm trán nặng và bất ngờ với Trung Đoàn E.6, thuộc Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt tại vùng hoạt động 4 cây số Tây Lộc Ninh. Cả Đại Đội Trinh Sát 9 bị địch tràn ngập và tiêu diệt trong khoảnh khắc, chỉ còn lại vài Chiến Sĩ trong đó có một hiệu thính viên mang máy còn sống sót, gọi báo cho Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 về tình hình chiến xa, bộ binh địch, đang tràn ngập và cận chiến, đánh xáp lá cà với các Chiến sĩ Trinh Sát 9, chúng đang tiếp tục tiến về hướng Quận Lộc Ninh. Người Chiến Sĩ anh hùng hiệu thính viên của Đại Đội 9 Trinh Sát vẫn tiếp tục báo cáo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 sự di chuyển của địch cho mãi đến chiều ngày 06 tháng 04, tiếng nói của người chiến binh quả cảm này im bặt vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày.
Tại Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 ( ), mọi người đều biết tình hình chiến trận bắt đầu trở nên nghiêm trọng; Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 9, cùng toán cố vấn, và toàn thể các đơn vị, kể cả Chi Khu Lộc Ninh, đều được cảnh giác, và ban hành lệnh báo động ứng chiến (1).
Lúc 05 giờ sáng ngày 05 tháng 04 năm 1972 mở màn cho cuộc tấn công của Chiến Dịch mà Cộng Quân đặt tên là “Nguyễn Huệ” với khẩu hiệu: Khí thế như Mậu Thân, Ra quân như Nguyễn Huệ, Diệt gọn như Điện Biên (2).
Cộng quân bắt đầu pháo kích vào Quận Lỵ, dọn đường cho bộ binh và chiến xa đang trên đường ồ ạt tiến quân vào Lộc Ninh. Đến 06 giờ sáng cùng ngày, từ phía Tây và Tây Bắc, Cộng quân tung vào chiến trường toàn bộ Công Trường 5, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95.C của Công Trường 9 và một Trung Đoàn Địa Phương, cộng thêm một Đại Đội Chiến Xa trực thuộc Trung Đoàn Chiến Xa Hỗn Hợp 203 (T.54 và PT.76, tổng cộng có 10 chiếc tham chiến), về phòng không và pháo binh, có Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ của Trung Đoàn Pháo nặng 42.D (130 ly có tầm xa 30 cây số), và các giàn phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận đánh khoảng 15,000 quân bộ chiến, chưa kể Thiết Giáp và Pháo Binh. Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gồm có các đơn vị: ● Chiến Đoàn 9 () thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh chỉ huy,
● Thiết Đoàn 1 () thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh do trung Tá Nguyễn Đức Dương chỉ huy (gồm 14 Chiến Xa M.41 và 26 Thiết vận Xa M.113) + Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân biên phòng,
● Tiểu Đoàn 2/9, Tiểu Đoàn 3/9 Bộ Binh, cùng với lực lượng diện địa của Chi Khu Lộc Ninh do Trung Tá Nguyễn Đức Thịnh, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng chỉ huy và
● Toàn khu vực, được khoảng một Tiểu Đoàn Pháo Binh hỗn hợp 105 ly và 155 ly).
Tổng cộng quân số khoảng 3,000 tay súng.
Khởi đầu trận đánh, Cộng quân pháo kích vào Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng đang trú đóng tại căn cứ Alpha “Hoa Lư” 9 cây số Bắc Lộc Ninh (nơi đây có một Pháo Đội Hỗn Hợp 105 và 155 ly), và Thiết Đoàn 1 (-), trú đóng tại ngã ba Lộc Tấn (3 cây số Nam căn cứ Hoa Lư) cùng với Tiểu Đoàn 2 thuộc Chiến Đoàn 9 Bộ Binh, nơi đây có bốn khẩu pháo 105 ly, do Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh tăng phái. Cộng quân có kế hoạch là làm tê liệt pháo binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không thể yểm trợ được cho quân bạn đang hoạt động trong vùng giáp giới Việt Nam, Cambodia, và vùng phụ cận.
Kế tiếp, pháo vào Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh Hỗn Hơp 105 và 155 ly (-), và Chi Khu Lộc Ninh (nơi có đặt mọ Trung Đội Pháo Bình Lãnh Thổ 105 ly), theo chiến thuật “Bịt Pháo Công Đồn”. Nhận biết âm mưu của địch, Đại Tá Vĩnh khẩn mật điện cho Trung Tá Dương, cắt bớt một Chi Đoàn, điều động trở về tăng cường phòng thủ cho Bộ Chi Huy Chiến Đoàn và Quận Lỵ Lộc Ninh. Chi Đoàn 3/1 hỗn hợp Thiết Kỵ (Chiến Xa M.41 và Thiết vận Xa M.113) do Trung Úy Lê Văn Hùm (Chi Đoàn Trưởng) cùng với một Đại Đội Bộ Binh của Tiểu Đoàn 2/9 tùng thiết được lệnh rời vị trí, xuất phát trong đêm từ vùng ngã ba Lộc Tấn.
Đến khi chỉ còn cách Quận Ly Lộc Ninh khoảng 3 cây số về hướng Bắc, Chi Đoàn 3/1 bị lọt ngay vào ổ phục kích của quân địch, có chiến xa T.54 và PT.76 trợ chiến. Các chiến sĩ tùng thiết và Chi Đoàn 3/1 trộn trấu đánh vùi với địch quân, nhưng rồi cũng bị tràn ngập, và mất liên lạc với Thiết Đoàn 1 và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 sau khoảng 1 giờ giao tranh. Trung Tá Dương, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1, báo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9, đã mất liên lạc với Chi Đoàn 3/1. Nhưng tại Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 9 đang trú đóng tại cứ điểm, có tên là “căn cứ Lộc Ninh”, tần số liên lạc bị gián đoạn, vì trong giờ phút đó, hầm truyền tin của Chiến Đoàn 9 bị trúng pháo của Cộng quân sập, gây cho một số chiến sĩ Truyền tin thương vong, mãi cho đến sáng hôm sau, Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Vĩnh mới bắt liên lạc lại với các đơn vị cơ hữu. Ông chỉ thị cho Trung Tá Dương lập tức điều động hết các lực lượng “vòng ngoài” rời vị trí (vùng ngã ba Lộc Tấn), phải đợi khi Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng từ căn cứ hỏa Lực “ Alpha”, (3 cây số Tây Bắc, ngã ba Lộc Tấn) về đến, rồi cùng nhau di chuyển về tăng cường phòng thủ các yếu điểm tại Quận Lỵ Lộc Ninh. Đồng thời Ông cũng ra lệnh cho Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Hùng chỉ huy, cấp tốc phá hủy hết các khẩu pháo trong căn cứ hỏa lực, rút về phía Nam, phối hợp với cánh quân Thiết Kỵ của Trung Tá Dương đang chờ tại ngã ba Lộc Tấn, cùng mở cuộc hành quân “triệt thoái” về Lộc Ninh.
Qua đến sáng ngày 06 tháng 04, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng đến cứ điểm ngã ba Lộc Tấn hợp cùng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 2/9 (-), có kéo theo bốn khẩu Pháo 105 ly, mở cuộc hành quân triệt thoái, lấy Quốc Lộ 13 làm chuẩn trực chỉ rút về Lộc Ninh. Dọc theo hai bên Quốc Lộ 13 xuôi về Nam, khi nhận diện được điểm phục kích của địch quân, đánh tan Chi Đoàn 3/1 Thiết kỵ vào đêm trước, thình lình chiếc chiến xa M. 41 dẫn đầu bị trúng một quả đạn 100 ly của chiến xa T.54 địch bốc cháy, đồng thời hàng loạt tiếng súng nổ vang rền khắp các cánh quân, hàng ngàn cán binh Cộng Sản xuất hiện, có cả Chiến Xa T.54 và PT.76 trợ chiến.
Cánh quân Bạn bên Phải có Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân biên phòng khi vừa tới phía Đông chân đồi 177 (cách Lộc Ninh 3 cây số về hướng Tây Bắc) bị đánh bật trở lui và bị dồn ép ra Quôc Lộ 13, cánh quân di chuyển bên sườn Trái có Tiểu Đoàn 2/9 (-), cũng chạm địch rất nặng, còn Trung Quân do Trung Tá Dương chỉ huy tổng quát đi sau cùng, có một chi đội chiến xa và thiết vận xa để bảo vệ đoàn xe kéo bốn khẩu 105 ly cùng đạn dược, cũng bị địch quân tràn ngập. Sau hơn 2 giờ chiến đấu một cách anh dũng, quyết liệt, trước hằng ngàn địch quân, đông hơn gấp nhiều lần, các con ngựa sắt M.41 và M.113 của Thiết Đoàn 1 Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 2/9 (-) đành phải thúc thủ tan hàng trước số đông quân địch áp đảo. Trung Tá Dương và Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 1, với 2 thiết vận xa, tung phá vòng vây, vượt được khỏi nơi phục kích khoảng 1 cây số, rồi cũng bị chận đánh phải bỏ xe mà chạy bộ (tần số liên lạc giữa Thiết Đoàn 1(-) và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 bị cắt đứt từ đó (khoảng 11 giờ 30 cùng ngày). Cuối cùng Trung Tá Dương cùng Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 1 cũng bị Cộng quân chận bắt trên đường tháo chạy về Lộc Ninh. (3) (xem Sơ đồ số 3)
SƠ ĐỒ TRẬN LỘC NINH
Khởi diễn ngày 04 tháng 04, chấm dứt ngày 07 tháng 04 năm 1972 (Sơ đồ số 3) 06 giờ 00 sáng ngày 06 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gia tăng cường độ pháo kích vào vùng Quận Lỵ Lộc Ninh và các cứ điểm quân sự, hơn 3,000 quả pháo đủ loại thi đua nhau nổ trên trận tuyến, bất kể là pháo trúng vào Quân hay Dân, rồi từng đợt biển người ồ ạt tấn công vào các điểm chánh: Căn cứ Lộc Ninh, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9, vị trí của Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh, Bộ Chỉ huy Chi Khu Lộc Ninh: A/ Tại Bộ Chi Huy của Chiến Đoàn 9, lực lương Bạn chỉ còn lại Tiểu Đoàn 3/9 với quân số chưa đầy 450 tay súng mà phải cáng đáng một chu vi phòng thủ quá rộng, kể cả đơn vị Pháo Binh, nên không còn quân trừ bị, dự phòng khi hữu sự để phản công, hay lấp vào những tuyến bị địch xuyên thủng, còn Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh chỉ còn có 4 khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly là còn sử dụng được, đôi khi pháo binh phải hạ nòng, bắn trực xạ vào chiến xa và bộ binh địch đang áp dụng chiến thuật xung phong biển người, cận kề trên tuyến phòng thủ. Các chiến sĩ Chiến Đoàn 9 và Pháo Binh đã đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch, bắn cháy 2 T.54 và 1 PT.76. Trận chiến kéo dài đến chiều tối, quân bạn càng lúc càng ít đi, vì bị thương và tử vong trên chiến tuyến, còn địch thì càng lúc lại càng đông; cho đến khi phòng tuyến phía Bắc và phía Đông bị Cộng quân tràn ngập, Đại Tá Vĩnh cùng Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, một số anh em Pháo Binh và toán Cố Vấn Mỹ liền rút ra khỏi vị trí phòng thủ, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ được gọi đến ném bom Napalm hủy diệt hầu hết lực lượng địch quân đang tràn vào căn cứ. Cố vấn trưởng, Trung Tá Richard Schott, vì bị thương nặng, biết là không thể chạy được, đã tự sát, để cho những người Cố Vấn khác không bận tâm về Ông mà thoát thân. (4)
Sau đó, đoàn quân còn lại, chưa đầy 100, lần mò trong đêm tối, vượt ngang qua sân bay rút về phía Nam, lại bị địch chận đánh, khiến mọi người bị tản mát thất lạc. Đại Tá Vĩnh cùng một số chiến binh, và vị Cố Vấn Mỹ duy nhất còn lại là Đại Úy Mark A. Smith buộc phải buông súng đầu hàng. Riêng Đại Tá Vĩnh, một quân nhân già dặn, can đảm, bị bắt khi mình mẩy và bộ đồ trận trên thân người còn đẫm đầy máu, vì bị nhiều thương tích trong lúc chiến đấu. Tần số liên lạc của Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa im bặt vào lúc 10 giờ 30 tối đêm 06 tháng 04 năm 1972. B/ Tại Bộ Chỉ Huy Chi Khu Lộc Ninh: Sau khi mất liên lạc truyền tin với Bộ Chị Huy Chiến Đoàn 9, và được biết toàn bộ lực lượng của Thiết Đoàn 1 ở phía Bắc bị đánh tan, và viện quân từ phía Nam cũng bị chận đánh phải tháo lui, không thể tiến lên tiếp viện được, Trung Tá Nguyễn Xuân Thịnh, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Lộc Ninh, họp Bộ Chỉ Huy Chi Khu và toán Cố Vấn Mỹ quyết định phân tán rút lui, lợi dụng trời tối, cắt hàng rào phòng thủ rút về phía Nam, phân tán vượt thoát vòng vây.
Trung Tá Thịnh là con ngưòi có vóc dáng nhỏ, nhanh nhẹn, da ngâm đen, nhưng thật rắn rỏi và kiên cường, sau khi thoát khỏi vòng vây, len lỏi trong rừng sống như dân Thượng, đôi lần gặp Cộng quân, Ông làm bộ trả lời nhiều câu hỏi bằng tiếng Việt không thông, nên bị chúng đuổi đi, vì ngỡ rằng người Thiểu Số. Bôn ba lặn lội đầy gian nan khổ cực, cuối cùng cũng về được đến An Lộc hai ngày sau đó. Trung Tá Thịnh được trực thăng bốc về Lai Khê, và sau khi nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe và tinh thần sung mãn, Trung Tá Thịnh được Trung Tường Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, bổ nhiệm làm Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Hoài Đức (Võ Đắc), thuộc tỉnh Bình Tuy vào trung tuần tháng 04 năm 1972. Còn cố vấn trưởng Chi Khu, Thiếu Tá Thomas A. Davidson, chỉ sau đó vài ngày, cũng lần mò về được đến vùng phía Đông An Lộc, được một đơn vị Biệt Động Quân tiếp cứu (ngày 10 tháng 04 năm 1972).
Mặt trận Lộc Ninh kể như chấm dứt, sau 48 giờ giao tranh ở cường độ ác liệt. Quân Cộng Sản Bắc Việt đã làm chủ tính hình chiến trận. (xem Sơ đồ số 2).
2 . KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN:
ĐỊCH: 2150 thương vong 2 T.54 + 1 PT. 76 bị bắn hạ..
BẠN: 600 tử trận, khoảng 2400 bị thương và bị địch bắt làm tù binh.
Thiết Đoàn 1: (38 Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113 bị địch chiếm đoạt hay bị bắn hạ.
Một Pháo Đội Hỗn Hợp của căn cứ Alpha (bốn khẩu 105 và hai khẩu 155 ly) được phá hủy;
Một Trung Đội pháo 105 (bốn khẩu 105 ly) bị địch chiếm; Tiểu Đoàn 53 (-) Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly, đa số trúng pháo địch bị hư hại, số còn lại tự phá hủy.
DÂN CHÚNG: Ước độ 200 chết và 500 bị thương, và một số thường dân bị cưỡng bắt làm dân công tải đạn, hay làm tài xế lái xe vận tải.
3 . BÌNH LUẬN TRẬN CHIẾN LỘC NINH
A. Cộng quân đã thành công trong chiến thuật gọi là bỏ qua tuyến phòng thủ phía trước, (Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên phòng và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh của Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa), và huy động nguyên Công Trường 5 cộng thêm một Đại Đội Chiến Xa (10 chiếc) thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 203, chĩa mũi dùi chính vào ba hướng Đông, Tây và Bắc, đánh thẳng vào Bộ Chỉ Huy đầu não của Chiến Đoàn 9 (-) và Chi Khu Lộc Ninh. Với quan niệm tạo áp lực tấn công vào các vị trí đầu não (Bộ Chỉ Huy), thì lực lượng vòng ngoài sẽ phải co rúm lại, và rút về để tiếp ứng, và vì muốn tiếp ứng kịp thời, tất phải vội vã rút lui, nên địch chỉ cần tổ chức một tuyến phục kích cấp Trung Đoàn (Trung Đoàn 95 “C” thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn Địa Phương) có chiến xa trợ chiến, là có thể tiêu diệt được đoàn quân bên ngoài rút về.
Khi cái VỎ bên ngoài bị đánh bể, RUỘT bên trong không còn ai tiếp ứng, cộng thêm phải đương đầu với một lượng địch nhiều lần đông hơn, khí thế mạnh hơn tất nhiên phải thất thủ hay phải đầu hàng. (Lộc Ninh thất thủ sớm hơn ba ngày, chiếu theo ước tính của Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch MIỀN (cơ quan chỉ đạo trận chiến của quân Cộng Sản Bắc Việt).
B. Đây là trận đánh Cộng quân đã chuẩn bị đầy đủ, như xây con lộ ngầm dưới mặt nước của một con suối ăn thông ngang qua rừng, từ Lộc Ninh về biên giới Cambodia. Chính con lộ này Cộng quân dùng để di chuyển các chiến lợi phẩm và tù binh Việt Mỹ xuyên qua Miên.
Về phần tâm lý: Đã khiến cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa HAI cái bất ngờ:
1. Áp dụng chiến thuật tiền pháo (mưa pháo) hậu xung (biển nguời).
2. Lần đầu tiên sử dụng chiến xa tại chiến trường Miền Nam, nên binh sĩ, kể cả cấp chỉ huy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị giao động và mất tinh thần ngay từ giờ phút đầu, khi thấy Tăng T-54 của Cộng quân xuất hiện tại một nơi mà theo lý thuyết, các chiến xa này không thể đến được.
C. Tham khảo tài liệu của một nhân chứng sống, tựa đề “After Action Report“ của Đại Úy Mark A. Smith, Cố Vấn Mỹ, thuộc Chiến Đoàn 9 / Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, viết lại sau trận đánh: “Giữa vị Chiến Đoàn Trưởng (Đại Tá Vĩnh) và Cố vấn Trưởng (Trung Tá Richard Schott), có một sự bất đồng sâu đậm trong việc phối hợp điều quân cũng như yểm trợ để chống trả quân địch.".
D. Về cái chết oanh liệt của Cố vấn trưởng Trung Tá Schott, đã phải tự sát (vì vết thương trên đầu của Ông bị trúng miểng pháo của Cộng quân quá nặng); tài liệu này còn viết: Sau khi toán Cố Vấn Mỹ còn lại rút ra khỏi vị trí, và trước khi gọi cho phi cơ thả bom Napalm thiêu hủy căn cứ, Đại Úy Smith còn quay trở lại, định kéo xác của Trung Tá Schott ra khỏi hầm, nhưng khi vừa tới nơi, đã thấy ba tên cán binh Cộng Sản đang quay quần bên xác người quá cố, đứa thì lột lon, đứa thì đang lấy dao “xẻo lỗ tai hay định cắt đầu?” gì đó, Đại Úy Smith liền nã đạn bắn chết “loài thú dã man đó”, sau cùng cũng lôi đươc xác Trung Tá Schott ra khỏi hầm chỉ huy của căn cứ. (Theo bài viết của cựu Trung Tá James Willbanks, tác giả quyển The Battle of An Lộc, xuất bản năm 2002: “Toán tìm những Quân Nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam, Lào và Cambodia, đã tìm thấy hài cốt của Trung Tá Schott tại địa điểm kể trên (Căn Cứ Lộc Ninh). Bây giờ là một khu vườn trồng cây “hột điều” (5).
4.
CÂU CHUYỆN SAU TRẬN LỘC NINH
Sau khi làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Cộng quân liền trưng dụng tất cả các xe chở hàng và chở hành khách của dân, ép buộc những tài xế của những xe này phải tuân lệnh chúng, lái xe chuyên chở tù binh Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ từ Lộc Ninh đến đồn điền cao su Mi Mốt, trong nội địa Cambodia, và trong chuyến trở lại, chở các cán binh bổ sung cho các đơn vị tác chiến của Cộng quân. Một trong những tài xế, cũng là chủ nhân của một xe hàng đang hành nghề chở mướn những bành mủ cao su cho các đồn điền Pháp từ Lộc Ninh về Sài Gòn, tên là Nguyễn Văn Nại (42 tuổi vào thời điểm năm 1972), là cậu ruột của chiến hữu Không Quân Trần Văn Long, đang hành nghề Địa Ốc (Broker) tại Austin, Texas. Chiến Hữu Long kể: Khi Ông Cậu còn sống, ông ta đã thuật lại cho Chiến Hữu Long nghe về cuộc đào thoát khỏi bàn tay của Cộng Sản tại Lộc Ninh, đầy gian truân và nhiều nước mắt của gia đình Ông Cậu như sau:
..."Vào ngày 07 tháng 04, Ông Nại đậu xe trước cửa nhà, bị Cộng quân giọng cửa bắt phải lái chiếc xe “đi công tác”, ông Nại từ chối, chúng dọa đem cả nhà gồm vợ và ba con nhỏ tuổi từ 12 đến hai - ra bắn bỏ, buộc lòng Ông Nại phải lái xe cho Cộng quân. Lái từ buổi trưa ngày 07 tháng 04 đến Mi Mốt rồi trở về Lộc Ninh. Đến sáng ngày 08 tháng 04, Ông Nại cởi chiếc đồng hồ “mạ vàng” lo lót cho tên cán bộ đặc trách kiểm soát đoàn xe, xin được về thăm gia đình xem vợ con như thế nào. Ông hứa là khi xong Ông sẽ trở lại lái xe đi “công tác” tiếp tục, tên cán bộ nhìn thấy chiếc đồng hồ vàng liền ưng thuận ngay. Ông Nại cám ơn, rồi chạy bộ về nhà. Trong lúc đó, gia đình vợ và ba con của Ông đang chuẩn bị rời bỏ nơi cư ngụ tại Lộc Ninh để về Bình Dương. Vợ Ông đã móc nối được với một người Thượng trước đây đã giúp cho Ông Nại trong việc chuyên chở mủ cao su về Sài Gòn, người Thượng này rất thông thuộc đường rừng từ Lộc Ninh về An Lộc, chịu hướng đẫn gia đình Ông Nại đào thoát trốn chạy.
Trời vừa tối, gia đình Ông Nại được người Thượng hướng dẫn rời Lộc Ninh, băng đường rừng về An Lộc. Dọc đường, khi băng xuyên qua con suối, phía trên có chiếc cầu bắt ngang, có nhiều cán binh Cộng sản di chuyển qua lại, bổng dưng đứa con hai tuổi ré lên tiếng khóc. Sợ bị bại lộ, Ông Nại liền bịt miệng con, nhưng vẫn còn thốt ra tiếng, buộc lòng Ông phải bóp cổ đứa trẻ để không còn thoát ra được tiếng khóc, đồng thời thúc giục gia đình mau vượt qua khỏi con suối đó. Tay Ông bóp cổ đứa con, không biết nặng nhẹ thế nào, mà sau đó vài phút, Ông thấy người con buông xuôi hai tay, không còn thấy cử động được nữa. Ông nghĩ rằng cậu bé đã chết. Ông cũng không dám báo cho vợ biết sự tình, Ông cố cõng con, vượt qua chỗ nguy hiểm, rồi tất cả mọi người dừng lại để cấp cứu đứa bé, nhưng cũng vẫn không thấy đứa bé hồi sinh, tất cả mọi người đều uất nghẹn không dám bật ra tiếng khóc, chỉ cắn môi chịu đựng, với hai dòng lệ tuôn trào. Riêng Ông Nại cũng không muốn chôn xác con mình ở giữa chốn rừng xanh hoang vu, Ông cố cõng con, cùng mọi người tiếp tục vượt rừng hướng về An Lộc.
Sau một đêm di chuyển, đến sáng hôm sau, gia đình Ông Nại dừng lại nghỉ chân, khi đặt đứa bé nằm xuống mặt đất, thì thấy tay chân nó cử động, nhìn kỹ lại thì thấy cậu bé còn sống. Thật là tạ ơn Trời Phật!!!. Sau đó gia đình Ông đến được An Lộc, và cùng theo đoàn dân cư An Lộc di tản bộ về đến tỉnh Bình Dương, tạm cư trú nơi nhà của người bà con.
Sau đó bốn năm, Ông Nại qua đời, gia đình và đứa bé hai tuổi (1972), đã có vợ con, và vừa từ trần (năm 2008) tại tỉnh Bình Dương Việt Nam, hưởng dương 38 tuổi.
(1) After Action Report “ The Battle of Lộc Ninh “ 4-7 April 1972, Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 5/13.
(2) Chiến Sử Trận Bình Long, do Bộ Tổng Tham Mưu Phòng 5/Khối Quân Sử thực hiện, Trang 67.
(3) Lời tường thuật của nhân chứng sống Trung Tá Nguyễn Đức Dương, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 và Trung Sĩ Lê Hoàng Long, thuộc Tíểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng.
(4) After Report “The Battle of Lộc Ninh” Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 11/13.
(5) The Battle of An Lộc, Tác Giả James Willbanks, Trang 177.
***
1. DIỄN TIẾN SAU TRẬN LỘC NINH:
Theo tin tình báo ghi nhận, sau khi Công Trường 5 làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Bộ Chỉ Huy quân đoàn Cộng Sản Bắc Việt, do Trung Tướng Trần Văn Trà chỉ huy, và Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) di chuyển vào trú đóng trong vùng Lộc Ninh, hậu cần và cơ sở Chỉ Huy Chiến Dịch Miền vẫn còn trú đóng trong vùng đồn điền cao su Mi Mốt, gần Quốc Lộ 7, trên lãnh thổ Cambodia. Theo lệnh của Hà Nội, “tất cả các đơn vị của Cộng Sản Bắc Việt tại mặt trận Quân Khu III, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”, để ra mắt cái chính phủ (bù nhìn) Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Công Trường 5, sau khi thành công trong việc tấn chiếm Lộc Ninh, phải tạm dừng quân để chấn chỉnh hàng ngũ, bổ sung quân số, di tản tù binh, tái tiếp tế… trước khi tiếp tục tiến về hướng Nam, mục tiêu chính là An Lộc, để tiêp xúc với các cánh quân của Công Trường Bình Long và
Công Trường 9 đang có mặt trong vùng kề cận phía Bắc, và Công Trường 7, đang hình thành tuyến phục kích tại vùng phía Nam An Lộc. Việc bổ sung quân số: Cộng quân dùng phương cách di chuyển bằng đường bộ, kể cả xe hàng của dân được trưng dụng, lẫn những xe GMC của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn bỏ lại. Chuyến đi, chuyên chở tù binh Việt Mỹ (trong đó có Đại Úy Smith), chuyến về, chở cán binh bổ sung cho các đơn vị đã bị hao hụt sau trận đánh. Việc tái tiếp tế: Cộng quân chủ trương dựa vào chiến lợi phẩm tịch thu được của Quân Dân Lộc Ninh:
a/ Về lương thực: Cộng quân cho lục soát các nơi có dự trữ gạo trong toàn Quận, kể cả cho lệnh lục soát trên từng người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bất kể sống hay chết, để gom hết các khẩu phần lương khô (nếu có), phân phối lại cho các cán binh cơ hữu của chúng, bất cần đến sự đói no của Quân Dân phía Việt Nam Cộng Hòa.
b/ Về đạn dược và nhiên liệu: Cộng quân tìm thu các quả đạn súng cối 81 ly, có thể dùng cho loại súng cối tương tự 82 ly của phe Cộng Sản. Phần nhiên liệu, Cộng quân cho lệnh tìm kiếm các nơi dự trữ xăng dầu của Quân Dân Lộc Ninh, ngay cả cho hút hết xăng trong các bình chứa xăng của tất cả các xe không còn sử dụng được, để dùng cho nhu cầu khẩn thiết tại mặt trận.
c/ Về nhân lực cho việc khuân vác: Cộng quân sử dụng nhân công từ Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa, đảm trách những công việc nặng nhọc vừa kể trên. Tất cả những công việc đó, Công Trường 5 phải hấp tấp thực thi cả tuần lễ, nhưng vẫn chưa hoàn tất, vì áp lực càng lúc càng đè nặng bởi các vụ oanh tạc của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ.
2 . VỊ TRÍ – ÐỊA HÌNH TẠI CĂN CỨ HỎA LỰC “CẦU CẦN LÊ”
Căn cứ Hỏa Lực Hùng Tâm (Cầu Cần Lê), nằm hai bên Liên Tỉnh Lộ số 17, cách Thị Xã An Lộc 15 cây số về phía Bắc, và cách con suối Cần Lê 3 cây số về phía Đông, cắt ngang Quốc Lộ 13 (đường nối liền An Lộc đến Lộc Ninh), sang Tây (xuyên qua Âp Tà Khiêt Krom, đến vùng Lưỡi Câu Cambodia) dài khoảng 20 cây số. Con suối cầu Cần Lê, khá rộng có nước chảy quanh năm. (xem Sơ đồ số 4).
3 . PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN
Lực lượng ĐỊCH phục kích gồm có Trung Đoàn 172 thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn “Thép” thuộc Công Trường Bình Long Cộng Sản Bắc Việt. (1) Lực lượng BẠN trấn đóng: Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa gồm có Tiểu Đoàn 2/52, Tiểu Đoàn 1/48, Đại Đội 52 Trinh Sát, với sáu khẩu pháo binh 105 ly thuộc Tiểu Đoàn 182 Pháo Binh và hai khẩu 155 ly, thuộc Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh.
4 . KHỞI MÀN TRẬN ĐÁNH
Trận chiến cầu Cần Lê được khởi diễn vào sáng sớm ngày 06-04-1972. Sau khi nhận được công điện khẩn cấp về tình hình nguy ngập của Chiến Đoàn 9 tại Lộc Ninh, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Sư Đoàn Hành Quân (nhẹ) tại An Lộc, cho lệnh Chiến Đoàn 52, đang trú đóng tại căn cứ hỏa lực cầu Cần Lê, tức tốc gửi một tiểu đoàn đến tăng viện quân Bạn tại Lộc Ninh. Tiểu đoàn 2 thuộc Chiến đoàn 52, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Nguyên chỉ huy, xuất quân đi cứu viện. Xuất phát từ căn cứ Hùng Tâm, di chuyển theo lộ trình Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13, ngược về Bắc đến Lộc Ninh. Nhưng khi vừa di chuyển đến Quốc Lộ 13, cánh quân đầu chạm trán nặng với Cộng quân, Thiếu Tá Nguyên điều động thành phần còn lại của Tiểu Đoàn lên tiếp ứng, nhưng cũng sa luôn vào ổ phục kích của hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (đã tổ chức từ khi khởi phát trận Lộc Ninh), một tuyến phục kích dài gần ba cây số trên Quốc Lộ 13. Lực lượng địch được bố trí trong trận này gồm có một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long và một Tung Đoàn của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt. Mục đích là để chận viện binh của Việt Nam Cộng Hòa từ An Lộc lên tiếp cứu Lộc Ninh, và đón chận bắt các quân nhân từ Lộc Ninh thoát lui về An Lộc.
Sau một giờ chống trả mãnh liệt, với sự yểm trợ của Pháo Binh tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm, Tiểu Đoàn 2/ 52 vẫn không thể tiến lên được, và trước áp lực địch càng lúc càng gia tăng, vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52 gọi báo về cho Trung Tá Thịnh tình hình chiến sự tại trận tuyến. Chiến Đoàn Truởng 52 cho lệnh vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52, tìm cách đánh tháo lui để cho Pháo Binh và Không Quân dễ bề yểm trợ. Tiểu Đoàn 2/52 được lệnh lui quân về đến căn cứ Hùng Tâm, với sự thiệt hại trung bình. Sau đó các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ thi nhau oanh tạc và thả bom Napalm vào vị trí các tuyến phục kích của địch. Khi hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt khai hỏa chận đánh Tiểu Đoàn 2/52 tại ngã ba Liên Tỉnh Lộ 17 và Quốc Lộ 13, thì căn cứ hỏa lực Hùng Tâm cũng bị pháo kích, và thấy địch xuất hiện ở mặt Tây và Tây Bắc. Như vậy thì cả ba mặt Bắc, Đông, Tây đều nhận thấy có địch đang bủa thế bao vây. Trung Tá Thịnh khẩn điện về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 trình mọi sự việc cho Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa, đang nắm quyền chỉ huy mặt trận An Lộc. Trung Tá Thịnh xin cho rút khỏi căn cứ, di chuyển về An Lộc. Ông nhận được mật điện chấp thuận của Tướng Hưng vào đêm 07 tháng 04 năm 1972.
Cuộc hành quân triệt thoái của Chiến Đoàn 52 (-) được bắt đầu vào sáng ngày 08 tháng 04 năm 1972 theo kế hoạch như sau:
Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 48 (được tăng phái cho Chiến Đoàn 52 Bộ Binh) do Thiếu Tá Nguyễn Yêm, Tiểu Đoàn Trưởng, chỉ huy dẫn đầu đoàn quân, xuất phát dọc theo Liên Tỉnh Lộ 17 tiến về hướng Đông (trên đường Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13), trong khi đó phía sau là Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn cùng Đại Đội 52 Trinh Sát và đoàn 20 chiếc GMC kéo theo các khẩu pháo 105 và 155 ly, cùng đạn dược,
Kế tiếp Tiểu Đoàn 2/52 đi đoạn hậu. Cánh quân đầu của Tiểu Đoàn 1/48 chạm địch. Cộng quân quần thảo, đành xáp lá cà với các chiến binh của Tiểu Đoàn 1/48, cuối cùng, địch bị đẩy lui. Cố vấn Trưởng Chiến Đoàn, Trung Tá Walter D. Ginger, gọi trực thăng võ trang Cobra và các phi tuần phản lực đến yểm trợ quân bạn rất đắc lực. Trận chiến kéo dài đến chiều tối. Chiến đoàn 52 (-) bị cầm chân tại chỗ, buộc lòng Trung Tá Thịnh phải cho lệnh lui quân trở về căn cứ Đồng Tâm phòng thủ qua đêm, chờ tìm giải pháp mới.
Kiểm điểm lại, ta mất ba khẩu pháo 105 ly, một số chiến sĩ (Bộ Binh và Pháo Binh) bị thương và tử trận, tất cả đều được mang về căn cứ hỏa lực “Hùng Tâm”. Trung Tá Thịnh khẩn báo tình hình lên Tướng Hưng, nhất là khi thấy một số đông lực lượng Cộng quân đang dàn thế trận bao vây căn cứ Hỏa Lực. Trước diễn biến và tình hình đó, Tướng Hưng gửi mật điện đến cho Chiến Đoàn 52 (-) lệnh cho phá hủy hết các chiến cụ nặng, chỉ còn lại Bộ Binh mà thôi, và cố gắng lui quân về An Lộc càng sớm càng tốt. Sau khi thi hành lệnh phá hủy các chiến cụ nặng, gồm các khẩu pháo, đạn dược và tất cả các xe cộ, Chiến đoàn 52 () được rảnh tay. Vào lúc trời vừa hừng sáng ngày 09 tháng 04 năm 1972, Chiến đoàn 52 () tái xuất phát, rời khỏi căn cứ Hùng Tâm, trực chỉ về An Lộc. Lần này, Tiểu Đoàn 1/48 được lãnh ấn tiên phong, dẫn đầu đoàn quân, chặng giữa, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, đoạn hậu giao cho Tiểu Đoàn 2/52, có nhiệm vụ làm thế nghi binh, phòng hờ địch tập kích về phía sau, có thể cắt đứt đoàn quân đang di chuyển. Nói về Tiểu Đoàn 1/48, khai thông đường máu, đánh tan cánh quân địch, trên Liên Tỉnh Lộ 17, thừa thắng xông lên, quét tan một đơn vị khác trên Quốc Lộ 13 rồi trực chỉ về Nam hướng An Lộc. Sau khi được báo động Chiến đoàn 52 () đột phá vòng vây, rút lui, các cánh quân Cộng sản liền tập trung truy kích, Trung Đoàn Công Trường Bình Long bọc chận đầu Tiểu Đoàn 1/48, một đơn vị khác của địch đuổi theo kịp Tiểu Đoàn 2/52 đang bảo vệ đoạn hậu. Một trận thư hùng được diễn ra trên chiến địa.
Cố vấn Mỹ điều động các trực thăng võ trang (Cobra) tác xạ rất chính xác vào các đơn vị Cộng quân đang bao vây ngăn cản đường rút quân của Chiến Đoàn 52 (). Mặc dù bị chận lại giữa đường, nhưng Chiến Đoàn 52 (-) vẫn còn giữ vững được đội hình, đánh bật Cộng quân ra ngoài. Cuộc chạm trán nẩy lửa được diễn ra suốt một ngày một đêm. Các Cố vấn Mỹ rất tận tình gọi Không quân yểm trợ quân Bạn.
Ban ngày thì gọi các phi tuần phản lực đánh bom, ban đêm thì có các chiếc C.130 (Spectre Gunship) có đủ các loại súng tự động bắn liên hồi, kể cả đại bác 105 ly, tác xạ do Radar điều khiển bao vùng. Bất thần, một cố vấn Mỹ, Đại Úy Zumwalt bị trúng miểng của quả B.40, văng trúng mặt, thương tích trầm trọng. Cố vấn trưởng, Trung Tá Ginger, gọi trực thăng tản thương, giữa các lằn đạn cận kề tại chiến trận. Trực thăng có dấu thập đỏ vừa đáp xuống, chỉ kịp bốc Đại Úy Zumwalt và một vài chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, liền bị ngay một tràng AK.47 bắn bừa lên trực thăng, gây tử thương cho một Sĩ Quan phi hành tên Robert L. Hors, và gây thương tích cho một y tá trên trực thăng. Tuy nhiên, trực thăng vẫn được cất cánh an toàn, mặc dù đã bị trúng nhiều lỗ đạn, nhờ còn viên phi công chánh là Đại Úy John B. Whitehead, thuộc Tiểu Đoàn 229 Trực Thăng Xung Kích Hoa Kỳ, điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm (2).
Kế đến Trung Tá Chiến Đoàn Phó Huỳnh Thanh Điền bị trúng đạn tử thương và Trung Tá Cố vấn Trưởng Ginger, cùng Trung Sĩ nhất Winland, đều bị thương trong khi đứng hướng dẫn các phi tuần phản lực oanh tạc Cộng Quân. Mặc dù cả toàn ban Cố vấn đều bị thương tích, nhưng Trung Tá Ginger vẫn không gọi trực thăng đến tản thương, rời khỏi đơn vị Chiến Đoàn 52 (-). Ông đã ở lại chiến trường, để làm tròn chức năng của một vị Cố Vấn. Địch quân chết hằng loạt trong những đợt xung phong biển người, bởi hỏa lực của những chiếc Cobra dưới sự điều khiển từ cố vấn Mỹ. Thật đáng ca tụng tinh thần trách nhiệm của toán Cố Vấn Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Qua ngày 11 tháng 4 năm 1972, Chiến Đoàn 52 mới vượt thoát được vòng vây của quân địch. Thấy được an toàn cho đoàn lui quân, lúc đó Trung Tá Ginger mới chịu gọi trực thăng đến tản thương về Bệnh Viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ tại Sài Gòn để chăm sóc vết thương đã có từ hôm trước. (xem sơ đồ số 4) 15.
TỔN THẤT ĐÔI BÊN:
ĐỊCH: Khoảng 3200 bị loại khỏi vòng chiến (do các chiến binh Chiến Đoàn 52 (-) bắn hạ và do Không Lực Hoa Kỳ sát hại). BẠN:
- Thương vong: 600 (Bộ Binh và Pháo Binh), so với 1,000 lúc khởi đầu trấn đóng tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm.
- Đồng Minh Hoa Kỳ: viên phi công phụ tử thương.
- Mất ba khẩu pháo 105 và ba chiếc xe nhà binh GMC; phá hủy ba khẩu pháo 105 và hai khẩu 155 ly cùng 17 xe nhà binh GMC và tất cả đạn dược pháo binh.
6. NHẬN ĐỊNH:
Sau khi bứng được Căn Cứ Hỏa Lực Cầu Cần Lê, Công Trường Bình Long vượt qua Quốc Lộ 13, tiếp tục di chuyển về hướng Đông Nam (phi trường Quản Lợi), ba cây số Đông An Lộc, bủa gọng kìm bao vây An Lộc từ hướng Đông, Đông Bắc, Trung Đoàn 172 của CT9 tiến dần áp sát phía Bắc An Lộc, Còn Công Trường 7 đã di chuyển và hoàn thành tuyến ẩn phục, các chốt “kiền“ kiên cố tại vùng phía Nam Quốc Lộ 13 như Tàu Ô, Xa Cam, dọc theo Quốc Lộ 13, với ba nhiệm vụ linh động:
- Thứ nhất, ngăn chận quân tiếp viện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ phía Nam.
- Thứ nhì, chận bắt các Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tháo lui từ cứ điểm An Lộc. - Thứ ba, khi tình hình chiến trận cần đến, phối hợp lực lượng của Công Trường 9 để dứt điểm An Lộc (tiến công từ phía Nam).
Công Trường 7 còn được sự yểm trợ trực tiếp của Sư Đoàn Pháo 69 pháo nặng 130 ly, Tiểu Đoàn Chiến Xa hỗn hợp, thuộc Trung Đoàn 203 Thiết Giáp, Trung Đoàn 208 cơ giới phòng không và Hỏa Tiễn 107 và 122 ly, thêm vào đó các đơn vị Bộ Binh còn được trang bị loại vũ khí tối tân SA.7, loại hỏa tiễn cầm tay, cũng là loại “Khắc tinh cho các trực thăng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ” bay trên cao độ từ 4,000 đến 7,000 bộ. Loại hỏa tiễn cầm tay “tầm nhiệt” này do Nga Sô chế tạo, được trang bị đến cấp Trung Đội. Cộng quân thiết lập một hàng rào hỏa lực dầy đặc trên vùng trời phía Nam An Lộc, nhất là tại vùng Xa Cam, Xa Trạch, 5 cây số Nam An Lộc, khiến cho việc tiếp tế và tản thương về phía Việt Nam Cộng Hòa bị bế tắc.
7. BÌNH LUẬN VỀ CUỘC RÚT LUI CỦA CHIẾN ĐOÀN 52 (-)
Tương quan lực lượng giữa đội bên quá chênh lệch, chiến trận được diễn ra trên trận thế nổi, địch quân lại ở trên thế thượng phong “phục kích” và truy đuổi. Chúng cũng áp dụng chiến thuật biển người (dùng số đông để mong đè bẹp đối phương). Nhưng chúng vẫn không đánh tan được Chiến Đoàn 52 (-), mà ngược lại còn bị tổn thất gấp năm lần hơn Quân Lực Việt Nam Công Hòa.
Các Chiến Sĩ của Chiến Đoàn 52 (-), trong đó có Tiểu Đoàn 1/48, thật là xuất sắc và thiện chiến. Vị Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Yêm, vốn xuất thân Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, được coi như một Triệu Tử Long, trong trận Tương Dương Trường Bảng thời Tam Quốc Chiến. Nếu đem so sánh một Tiểu Đoàn đã bị hao hụt sau trận chiến ngày 08 tháng 04, mà còn còn thể đánh thủng cả Trung Đoàn của Cộng quân đang ở thế phục kích có đào sẵn hầm hố chiến đấu thì thật là một chiến tich kỳ diệu.
Vị Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 (-), Trung Tá Nguyễn Bá Thịnh, gốc Dù, từng là huấn luyện viên khoa Tác Chiến của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trong thời gian Thiếu Tá Nguyễn Yêm còn là Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn, là cấp chỉ huy tài giỏi, biết linh hoạt ứng phó trong mọi hoàn cảnh và trạng huống về kỹ thuật lãnh đạo chỉ huy, rất được lòng các cấp dưới quyền và toàn thể các Cố vấn Mỹ thật tình kính nể mến thương.
Tinh thần hy sinh cao cả vì chức vụ Cố Vấn của Trung Tá Walter D. Ginger, đáng được đề cao và ca tụng, dù rằng đã bị thương, nhưng không hèn nhát, xin tản thương, vẫn tình nguyện ở lại sống chết với đơn vị bạn đồng minh của mình.
Một điểm son khác cho toán Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, ngay khi Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa về đến An Lộc, thấy không còn vị Cố Vấn Mỹ nào, Cố vấn Trưởng Sư Đoàn 18, Đại Tá Frank S. Plummer, liền cắt cử toán cố vấn khác để điền khuyết tức thì, cố vấn trưởng mới là Thiếu Tá Raymond Haney, cố vấn phó là Đại Úy James H. Willbanks (sau này trở thành một Giáo Sư Đại Học tại Hoa Kỳ và là tác Giả của quyển sách tựa đề “The Battle of An Lôc”, cũng chính là tác giả của tập tài liệu cho vấn đề tham khảo này).
Trái lại, toán Cố vấn Mỹ tại Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, “thì hơi khác”!, xuyên qua hai sự kiện sau đây:
a. Ngày 11 tháng 04 năm 1972, trong lúc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang sắp toán tại sân bay Dầu Tiếng (Quận Trị Tâm), chờ trực thăng đến bốc thả vào An Lộc, Trung Tá Abramawith, Cố Vấn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, đến nói với Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 như sau: “Chiếu theo lệnh của MAC. V, nơi nào xét thấy không có an toàn cho cố vấn Mỹ, thì chúng tôi sẽ không cùng theo đơn vị của Việt Nam Cộng Hòa đổ vào nơi đó, chúng tôi sẽ trở về Lai Khê” (hậu cứ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa). Đại Tá Trường đành phải chấp nhận sự không có mặt của toán cố vấn Mỹ, khi Trung Đoàn 8 Bộ Binh được đổ quân vào An Lộc.
b. Ngày 07 tháng 04 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng di chuyển Bộ Chỉ Huy Hành Quân (nặng) và toán Cố vấn Mỹ từ Lai Khê vào An Lộc để thống nhất chỉ huy các lực lượng chính quy và diện địa của Tiểu Khu Bình Long, tổ chức phòng thủ chống lại cuộc tấn công “cấp Quân Đoàn” của quân Cộng Sản Bắc Việt đang âm mưu đánh chiếm Tỉnh Lỵ Bình Long. Nơi đây, Công Binh Sư Đoàn đã thiết lập sẵn một căn cứ dã chiến “hầm nổi”, bằng bao cát lót vỹ sắt PAP (Plain Aluminum Plate) khá vững chắc, dùng cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ binh, tại vị trí phía Đông, gần ga xe lửa, tỉnh lỵ An Lộc. Về tình hình chiến sự tại Bình Long lúc này, Cộng quân đã bủa lưới bao vây; pháo binh địch đã bắt đầu pháo vào tỉnh lỵ, chỉ pháo cầm chừng, để điều chỉnh tác xạ (tọa độ) các mục tiêu như: các hầm của các Bộ Chỉ Huy đầu não (Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu Khu), các bãi đáp trực thăng, các ngã tư của các con đường chính dẫn vào Thị Xã An Lộc và một vài nơi khác... Đại Tá Miller, Cố Vấn Trưởng, nói với Tướng Hưng: Vị trí hầm nổi này nếu ong dự định đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại đậy, tôi nhận thấy sẽ không chống (chịu đựng) nổi các loại pháo nặng, các loại hỏa tiễn của địch quân, vì thiếu an toàn, nên tôi và toán Cố Vấn sẽ rời nơi đây trở về Lai Khê. Tướng Hưng không đồng ý cho toán Cố Vấn Mỹ Sư Đoàn rút khỏi An Lộc. Ông nói: “Trận chiến sắp bùng nổ, Sư Đoàn rất cần Cố Vấn Mỹ để có được sự yểm trợ hỏa lực về không yểm của Không Lực Hoa Kỳ, sự có mặt của Cố vấn Mỹ tại đây rất cấn thiết cho vấn đề liên lạc với Không Quân Hoa Kỳ. Nếu Ông muốn có một vị trí “an toàn” hơn, tôi sẽ đưa Ông đi tìm một vị trí khác ở gần đây”. Tướng Hưng hướng dẫn Đại Tá Miller đi vào gần trung tâm Thị Xã, cạnh bệnh viện Bình Long, nơi đây có một căn hầm do Quân Đội Nhật Hoàng xây dựng từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, đúc bằng ciment cốt sắt, hầm sâu dưới mặt đất, có giao thông hào, rất kiên cố, có khả năng chống được bom của phi cơ đồng minh (hầm này trước đây được sử dụng làm Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long, có tên là Trại Đỗ Cao Trí). Căn cứ hầm chìm này chỉ cách 800 thước về phía Tây (hầm nổi cũ). Năm 1971, Mỹ rút quân, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long dời về Compound Mỹ, ở phía Nam An Lộc. Hầm trại Đỗ Cao Trí đang bỏ trống. Quan sát xong, Đại Tá Miller không còn lý do để từ chối, nên toàn ban Cố vấn Mỹ (ngoài Đại Tá Miller, còn có Trung Tá Ed Benedit, Thiếu Tá Allan Borsdorf và hai Hạ Sĩ Quan khác không rõ tên) cố vấn của Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa, đã phải ở lại An Lộc với Tướng Hưng tử thủ suốt ba tháng.
Đại Tá Miller đã giúp cho Tướng Hưng rất nhiều trong việc sử dụng không lực Hoa Kỳ, yểm trợ rất hữu hiệu cho chiến trường An Lộc. Quyết định của Tướng Hưng cho lệnh Chiến Đoàn 52 () phá hủy hết các chiến cụ nặng, chứng tỏ Tướng Hưng là một vị Tướng giỏi, biết linh động ứng phó với tình hình, biết Quý trọng sinh mạng của binh sĩ hơn là chiến cụ, nhờ vậy các chiến sĩ của chiến Đoàn 52 () mới được rảnh rỗi tay chân để quần thảo với quân địch, đông hơn quân Bạn gấp nhiều lần. Điểm mà chúng tôi muốn luận bàn về “những cái may rủi, vô tình” trên trận mạc, như trường hợp kể trên là:
o Nếu không có sự từ chối của Đại Tá Miller ở vào giờ phút chót, thì nơi địa điểm cũ “hầm nổi” là mục tiêu được Cộng quân nghiên cứu và đã chấm tọa độ sẵn, cho đến khi Cộng Quân khởi phát cuộc tấn công và mưa pháo vào An Lộc. Căn cứ tại Bộ Chỉ Huy cũ, đã hứng không biết bao nhiêu quả đạn pháo 130 ly và hỏa tiễn và trở thành bình địa ngay từ những giờ phút đầu của cuộc chiến.
o Nếu Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vẫn còn ở vị trí cũ, chắc chắn đã bị chôn vùi và mọi người có mặt bên dưới đều bị phanh thây dưới đống bao cát đổ nát tung rách tả tơi (vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 04 năm 1972) rồi.
Đó có phải là một trong những cái may mắn có phải do TRỜI định hay không!!! (1)
Chiếu theo những “mật điện đối thoại của Địch” dò bắt được từ toán “Mật mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3/ QK III. Được biết Công Trường Bình Long, vừa mới được thành lập, gồm có ba Trung Đoàn cơ hữu:
- Trung Đoàn Thép (được tuyển mộ từ đất Cambodia),
- Trung Đoàn Phước Long (Cơ động Tỉnh Phước Long),
- Trung Đoàn Đồng Nai (Cơ động Tỉnh Bình Dương).
- Công Trường này là Sư Đoàn Chủ Lực của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R).
Vì là đơn vị tân lập nên không có tên đơn vị trong các tài liệu khác. Quân số của Công Trường này vào khoảng 4,500 cán binh, (1/3 là lính Miên). (2)
”Thiết Giáp “The Battle of An Loc”.
Tác giả cựu Trung Tá James H. Willbanks, trang 19. Năm 1972 Ông Willbanks là cố vấn phó của Chiến Đoàn 52 (), có mặt tại Chiến Trường An Lộc từ ngày 11 Tháng 04 năm 1972, cấp bực Đại Úy. Ông được giải ngũ năm 1992, với cấp bực Trung Tá. Hiện tại Ông là giảng sư tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Fort Leavenworth, đậu bằng Tiến Sĩ tại Trường Đại Học Kansas.
***
1. MỞ MÀN TRẬN CHIẾN AN LỘC
Tất cả các cánh quân của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đều dồn về An Lộc:
- Công Trường 5 từ mặt Bắc đánh xuống.
- Công Trường Bình Long và Công Trường 9 ép sát hai mặt Đông Tây.
- Công Trường 7 chận phía Nam, vừa thiết lập các “Chốt” khóa dọc trên Quốc Lộ 13, vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu giáp ranh Tỉnh Bình Long và Tỉnh Tây Ninh, như căn cứ Hỏa Lực Tống Lê Chân (14 cây số Tây Nam An Lộc).
Ngoài những đại đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt, lực lượng địch còn có thêm hai Trung Đoàn Địa Phương biệt lập (Q.761 và 101), trong trận chiến này. Quân địch đang bủa lưới bao vây An Lộc đã tạo nhiều áp lực liên tục cho quân trú phòng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải đối đầu với một quân số địch đông hơn gấp nhiều lần, với hơn một trăm Chiến Xa và các Sư Đoàn Pháo và hỏa tiễn đủ loại.
- Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (khoảng 2450 Chiến Binh) và
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, (quân số 550), được trực thăng vận đến tăng viện;
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cùng với Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hòa từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Vùng IV Chiến thuật), quân số khoảng 12,000 chiến binh, được điều động đến Lai Khê để khai thông Quốc Lộ 13, mục đích giải vây An Lộc.
2. MẶT TRẬN AN LỘC CUỘC BAO VÂY, PHÁO KÍCH và TẤN CÔNG CỦA CỘNG QUÂN VÀO CÁC MẶT ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC TỈNH LỴ BÌNH LONG.
Sau khi căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê rút lui, toàn bộ mặt phía Bắc An Lộc bị bỏ trống, vòng đai phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lần lần bị thu hẹp về trong chu vi Thị Trấn An Lộc. Tướng Lê văn Hưng đã nhận biết địch đang di chuyển quân bủa vây tứ phía:
- Mặt Bắc đang bị áp lực của Công Trường 5.
- Mặt Đông đang bị áp lực của Công Trường Bình Long. - Mặt Tây đang bị áp lực của Công Trường 9.
- Mặt Nam có Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt.
Riêng mặt phía Nam mặc dù chưa trực tiếp phát hiện, nhưng căn cứ vào sự chạm trán giữa đoàn quân giải tỏa của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, và cái chết của Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa tại vùng Quận Chơn Thành Xã Tàu Ô, (18 cây số Nam An Lộc) đã chứng minh là phía Nam cũng đã có đơn vị cấp Sư Đoàn của địch, đang hình thành tuyến phục kích ngăn chận viện quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phát xuất từ căn cứ Lai Khê hướng về An Lộc. (xem sơ đồ số 5) Tướng Hưng nhận thấy lực lượng Cộng quân bủa vây bằng những đơn vị lớn, cấp Quân Đoàn, trong khi phía lực lượng phòng thủ VNCH chỉ mới có:
* Trung Đoàn 7() thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang hoạt động trong vùng trách nhiệm chu vi, ba cây số phía Đông (phi trường Quản Lợi), và bốn cây số phía Tây An Lộc, được lệnh thu quân về trấn thủ mặt phía Tây thành phố.
* Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, được trực thăng vận từ Tây Ninh đổ xuống An Lộc ngay trong buổi chiều ngày 06, và suốt ngày 07 tháng 04 năm 1972 trấn giữ mặt phía Bắc và phía Đông thành phố.
* Bộ Chỉ Huy (nặng) Sư Đoàn, do Chuẩn Tướng Lê văn Hưng chỉ huy, và
* Đại Đội 5 Trinh Sát trấn cứ điểm Thành Đỗ Cao Trí.
* Lực Lượng diện địa Tiểu Khu Bình Long (Địa Phương Quân) cộng chung khoảng 400 tay súng phòng thủ mặt phía Nam. Tổng cộng quân số phòng thủ, ở giai đoạn đầu, có khoảng 3,200 chiến binh Việt Nam Cộng Hòa.
Chiếu theo “Bản điều tra và nghiên cứu của địch” (lúc thiết kế trận đánh), về lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có: Bộ Chỉ Huy nhẹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh và khoảng 500 quân thuộc lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long, với lực lượng vòng ngoài có Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, quân số khoảng 1,500. Địch quân lượng định tương quan lực lượng đôi bên quá chênh lệch (Quân Cộng Sản Bắc Việt:
Trên bốn Sư Đoàn (Công Trường); Việt Nam Cộng Hòa: 6 Tiểu Đoàn, nên Trung Ương Đảng Bộ Cộng Sản Hà Nội, tưởng là “dễ nuốt”, và đã huyên hoang tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội cũng như ra lệnh cho thuộc cấp phải chiếm cho bằng được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972.
Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân có ba Tiểu Đoàn: 31, 36, và 52, được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ định trấn thủ trên một tuyến dài hơn bốn cây số, từ phía Bắc kéo dài đến phía Đông An Lộc, (chỉ với hai Tiểu Đoàn 31 và 52, còn Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân phải đảm trách lập tuyến phục kích án ngữ, cách Thị Xã An Lộc một cây số về hướng Đông, trên lộ trình từ phi trường Quản Lợi dẫn vào An Lộc). Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh trách nhiệm phòng thủ phía Tây và một phần phía Nam, với hai Tiểu Đoàn còn nguyên vẹn, Tiểu Đoàn khác đã thất thoát hơn phân nửa quân số (vị Tiểu Đoàn Trưởng tử trận) trong những ngày đầu giao tranh với Công Trường Bình Long và một thành phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt tại phía Đông, vùng phi trường Quản Lợi (3 cây số Đông An Lộc).
Các đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long (không đủ quân số), có trách nhiệm trấn thủ tuyến phía Nam An Lộc.
Trong tuần lễ từ 06 đến 12 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gửi tiền sát viên pháo binh xâm nhập những cao điểm xung quanh Tỉnh lỵ, để quan sát và điều chỉnh các “tọa độ tiên liệu” như: Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, các bãi đáp trực thăng, các ngã tư đường, và một vài địa điểm khác v. v.. Nhận thấy lực lượng quân phòng thủ còn quá yếu so với quân địch, Tướng Hưng mật điện về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 xin thêm quân tăng viện cấp thời trước khi Cộng quân mở màn cuộc tấn công ”rất gần kề”. Đơn vị được Tướng Hưng xin tăng viện là Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 cơ hữu, do Đại Tá Mạch văn Trường chỉ huy.
Trung Đoàn 8, sau trận Snoul, vừa mới được bổ sung và chấn chỉnh đội ngũ, là Trung Đoàn duy nhất còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đóng quân tại cứ điểm Dầu Tiếng (Đồn điền Michelin cũ của Pháp), thuộc quận Trị Tâm Tỉnh Bình Dương, đang có trách nhiệm ngăn chận địch từ biên giới Việt Cambodia, theo hành lang sông Sài Gòn, xâm nhập vào Tỉnh Bình Dương đến Sài Gòn.
Ngay sau đó, Trung Đoàn 8 Bộ Binh được lệnh tức tốc chuẩn bị và được trực thăng vận ngay vào trận địa, tại địa điểm đổ quân (khoảng ba cây số Nam An Lộc). Cuộc đổ quân được hoàn tất vào trưa ngày 12 tháng 04 năm 1972. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn cùng với hai Tiểu Đoàn được trực thăng vận đổ xuống trước (tại những “trảng” trống, không mấy thích hợp cho kế hoạch trực thăng vận) vào ngày 11 tháng 04, và tiếp theo ngày 12 tháng 04 đổ tiếp thêm Tiểu Đoàn còn lại và Đại Đội 8 Trinh Sát. Tính đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, quân phòng thủ được tăng thêm 3,000 (2,500 quân của Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh + 600 quân của Chiến Đoàn 52, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, (từ Căn Cứ Hoả Lực Cầu Cần Lê mới rút về).
Trung Đoàn 8 Bộ Binh đổ quân, đợt 1 và đợt 2, đều được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 khuyến cáo, khi di chuyển đến tuyến phòng ngự, phải ôm bọc theo vòng đai bên ngoài, từ Nam lên Bắc, để tránh thiệt hại do pháo của Cộng quân đang “rót” điều chỉnh vào Thị Xã. Như vậy, toàn bộ hai Trung Đoàn cơ hữu còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt tại chiến trường An Lộc, (Trung Đoàn 9, đã bị tan rã sau trận Lộc Ninh).
Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Mạch Văn Trường chỉ huy, được giao phó trách nhiệm trấn giữ mặt chính Bắc và một phần phía Tây. Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (-) do Trung Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy (được thu ngắn bớt tuyến phòng thủ), lãnh trách nhiệm trấn thủ phía Đông. Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Trung Tá Lý Đức Quân chỉ huy, trấn giữ mặt phía Tây. Lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long + thành phần của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, chịu trách nhiệm trấn thủ mặt phía Nam. Như vậy, mỗi mặt Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một lực lượng cấp gần Trung Đoàn trấn thủ, mạnh nhất là tuyến phòng thủ phía Bắc có Trung Đoàn 8 Bộ Binh với 2,500 chiến binh chủ lực, yếu nhất là tuyến phòng thủ phía Nam của Tiểu Khu Bình Long (vòng ngoài Địa Phương Quân).
Đúng như dự liệu của Tướng Hưng, phòng tuyến phía Bắc bị Cộng quân cường kích “tấn công” mạnh nhất, khi mở màn trận chiến.
3. CUỘC ĐIỆN ĐÀM GIỮA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG, VÀ CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG - TƯ LỆNH MẶT TRẬN AN LỘC.
Chiếu theo tin tình báo từ các toán viễn thám Việt Nam Cộng Hòa và từ một cán binh hồi chánh thuộc đại đội trinh sát của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt: ..."Từ đầu tháng 01 năm 1972, đến cuối tháng 03 năm 1972: các Công Trường của địch bắt đầu di chuyển áp sát biên giới Việt Cambodia:
- Cộng trường 5 từ vùng Snoul di chuyển theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, án binh cách Lộc Ninh 15 cây số về phía Bắc, - Công Trường 7, Công Trường 9 và một đơn vị cấp Sư Đoàn đang ẩn phục trong vùng 'Lưỡi Câu' giáp biên giới Việt Cambodia (15 cây số Tây Bắc An Lộc)."... Khi mặt trận Lộc Ninh vừa mới bắt đầu, với sự tan rã nhanh chóng của Đại Đội 9 Trinh Sát thuộc Chiến Đoàn 9 Bộ Binh vào chiều ngày 04 tháng 04, và lực lượng xung kích của Thiết Đoàn 1 (-) vào ngày 05 tháng 4 năm 1972, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3/Quân Khu III đã lượng định địch đã tung quân vào chiến trường ít ra từ ba Sư Đoàn (Công Trường) trở lên (Cấp Quân Đoàn). Vì đã có nguồn tin tình báo khả tín như thế, nên khi vừa mới nghe điện thoại của Tướng Hưng gọi từ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh, (căn cứ Lai Khê), tiếp chuyện với Tướng Minh, đang kinh lý tại Tiểu Khu Bình Dương, trình báo về tình hình đột biến tại mặt trận Lộc Ninh… …. Sau khi báo cáo tình hình chiến sự, Tướng Hưng nói:
- Tôi sẽ lấy trực thăng bay lên Lộc Ninh để quan sát và thẩm định tình hình…
- Tướng Minh ngăn lại... Không còn kịp nữa. Tướng Minh nói tiếp:
- Sau Lộc Ninh, chúng nó sẽ tiến đánh An Lộc, vậy Anh nên dùng thời gian còn lại, di chuyển tức khắc Bộ Chỉ Huy “Nặng” Sư Đoàn đến An Lộc càng sớm càng tốt, Quân Đoàn sẽ cung cấp đủ trực thăng theo yêu cầu của Sư Đoàn… Tôi sẽ cho lệnh “bốc” Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh, đổ thẳng vào An Lộc cho Anh.
Cuộc điện đàm chấm dứt vào lúc 1 giờ 30 trưa ngày 06 tháng 04 năm 1972. Tướng Hưng liền cho lệnh toàn Bộ Chỉ huy Sư Đoàn và cấp tốc thông báo cho toán Cố Vấn Mỹ chuẩn bị di chuyển lên Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn, do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ đang chỉ huy tại An Lộc. Sau cuộc điện đàm với Tướng Hưng, Trung Tướng Minh chỉ thị cho Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân, gọi về bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại Tỉnh Biên Hòa, cho triệu tập phiên họp khẩn bộ tham mưu cao cấp Quân Đoàn. Khi trực thăng của Trung Tướng Minh về đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tại phòng họp đã có mặt các giới chức quan trọng như: Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, Sĩ Quan Trưởng Phòng Nhì, Trưởng Phòng 3, Trưởng Phòng 4, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn, Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh.
Tất cả đã túc trực sẵn tại phòng họp, để nghe vị Tư Lệnh kể lại tình hình chiến sự của Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lộc Ninh, và nhận chỉ thị thi hành:
a/ Dồn hết nỗ lực, ưu tiên cung cấp đủ trực thăng chuyển vận Bộ Tư Lệnh (nặng) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào An Lộc.
b/ Trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ thẳng vào An Lộc.
c/ Thiết lập kế hoạch khai thông Quốc lộ 13.
d/ Phòng 4 Quân Đoàn nghiên cứu kế hoạch tiếp tế cho chiến trường An Lộc.
Sau khi trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân vào An Lộc, Tướng Minh nhận thấy lực lượng phòng thủ vẫn còn quá yếu nên ông bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yết kiến Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên để tường trình tình hình chiến sự tại chiến trường Quân Khu 3, nhất là tại mặt trận An Lộc, và xin thêm quân Tổng Trừ Bị còn lại của Bộ Tổng Tham Mưu. Nói về lực lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ còn lại Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Sư Đoàn Nhảy Dù (-) và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã được điều động ra Vùng I Chiến thuật, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, còn đang hoạt động viễn thám trong vùng Tỉnh Tây Ninh (thuộc Quân Khu 3).
Với quyền hạn của Tổng Tham Mưu Trưởng, lực lượng duy nhất còn lại là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho vị Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Phan Văn Huấn gom hết các toán thám sát tập trung về căn cứ Trảng Lớn (Tỉnh Tây Ninh), chờ trực thăng bốc đi tham dự “chiến trường mới“.
Đây là lần đầu tiên Anh Em Biệt Kích Dù mới có dịp tương phùng bốn Đại Đội và bốn Toán Trinh Sát, gặp nhau đầy đủ, cùng một lúc, tay bắt mặt mừng, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi, chờ trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê (Tỉnh Bình Dương), để tham dự một chiến trường có thể là “nặng độ” trong tương lai. Riêng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang trách nhiệm giữ an ninh cho Dinh Độc Lập còn phải chờ lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Vài giờ sau đó, sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên trình với Tổng Thống Thiệu, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng được điều động đến Lai Khê ngay sau đó, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Quân Khu 3 chỉ định cùng với Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, do Đại Tá Lê Minh Đảo (vừa mới nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn), trong tay chỉ còn nguyên vẹn có một Trung Đoàn cơ hữu, đang ì ạch lãnh trách vụ khai thông Quốc Lộ 13 từ Lai khê đến Quận Chơn Thành, (giai đoạn đầu), dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, do Đại Tá Trương Hữu Đức chỉ huy.
Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 52/Sư Đoàn 18 Bộ Binh, được điều động đến thay thế Lữ Đoàn 1 Dù (vừa mới rút đi, để giữ an ninh cho Dinh Độc Lập (1). Lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, giờ này chỉ còn lại có Quân Đoàn 4 là còn nguyên vẹn ba Sư Đoàn:
- Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm An Ninh Lãnh Thổ vùng Tiền Giang,
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh, trách nhiệm yểm trợ An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc (Vùng Núi Thất Sơn),
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ngoài việc đảm trách An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh và Thị Xã Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mâu, Chương Thiện, Rạch Giá, còn đang dàn quân xâm nhập khu rừng “TRÀM” U Minh Thượng, U Minh Hạ, và phải đương đầu với một đơn vị cấp Sư Đoàn của Địch (Sư Đoàn U-Minh) đang ẩn hiện trên ba Tỉnh Cà Mâu, Rạch Giá và Chương Thiện.
Tính đi tính lại, Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư Lệnh, cố gắng chia xẻ những khó khăn “thiếu quân” của Quân Khu 1 và Quân Khu 3, tối đa có thể rút bớt đi một Sư Đoàn và một Trung Đoàn Bộ Binh để tăng cường cho một trong hai Quân Khu đang bộc phát chiến trận.
Các đại đơn vị này là các thành phần ưu tú nhất của Quân Đoàn 4. Đó là:
Toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. (Trung Tá Cẩn, trước đây là một trong Ngũ Hổ Tướng Miền Tây của Sư Đoàn 21 Bộ Binh, khi Trung Tướng Minh còn là Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, vào năm 1965).
Về Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hứa tăng phái cho Quân Khu 1, do Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh (khi Cộng quân xua quân qua xâm lấn vùng địa đầu giới tuyến).
4. CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỒC GIA
(Tại Phủ Tổng Thống) Khi mặt trận Quân Khu III bùng nổ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho lệnh triệu tập “Hội Đồng An Ninh Quốc Gia” để duyệt xét lại tình hình chiến sự trên toàn quốc (đặc biệt là tại Quân Khu III và Quân Khu I). Ngày 09 tháng 04 năm 1972, cả 4 vị Tư Lệnh 4 Quân Khu được Tổng Thống Thiệu triệu hồi về họp tại dinh “Độc Lập” để được nghe trình về tình hình chiến sự từng Vùng đang xãy ra cuộc Tổng Công Kích của Cộng quân. Cuộc họp quan trong lần này gồm có:
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Tư Lệnh Quân Đội),
- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng Chính Phủ kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng),
- Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa),
- Trung Tướng Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), và
- Bốn Vị Trung Tướng Tư Lệnh của bốn Quân Khu/Vùng Chiến Thuật. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, được thuyết trình đầu tiên trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về tình hình chiến sự mới bộc phát của Quân Khu 3. Tướng Minh thuyết trình về tình hình “ĐỊCH”:
.... Được biết địch có ba Sư Đoàn Quân Chính Quy Cộng Sản Bắc Việt, một Sư Đoàn của Cục R (tân lập) và thêm hai Trung Đoàn Địa Phương; chúng âm mưu dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ có tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và sau đó trên đà thừa thắng tiến chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn, là mục tiêu cuối cùng của Chiến Dịch được gọi là NGUYỄN HUỆ; về Lực Lượng của Quân Đoàn 3, có 3 Sư Đoàn chủ lực, được phân chia phòng thủ như sau:
* Sư Đoàn 5 Bộ Binh:
- Do Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy, đang có mặt tại An Lộc, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Tướng Hưng chỉ huy thống nhất các lực lượng hiện có, lập một vòng đai phòng thủ, với Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cơ hữu, được cắt cử trấn thủ phía Tây thành phố, 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7, đang trấn thủ tại phi trường Quản Lợi (ba cây số phía Đông An Lộc), vừa mới đụng trận với Cộng Quân (cấp Trung Đoàn), ta đã bị thiệt hại khá nặng, (Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương), và hiện còn đang kẹt lại giữa trận chiến,
- Trung Đoàn 9 Bộ Binh và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, đã bị một lực lượng Cộng quân đông đảo (cấp Sư Đoàn) tràn ngập, và Quận Lộc Ninh đã thất thủ từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Ngay ngày 07 tháng 04 năm 1972, Quân Đoàn đã trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ vào An Lộc.
- Như vậy, cho tới giờ này, lực lượng trấn thủ, chỉ mới có năm Tiểu Đoàn quân chính quy và khoảng gần hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, Lực Lượng của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ, phải chống trả với bốn Sư Đoàn của Cộng quân đang bủa lưới bao vây An Lộc. Còn Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chuẩn bị tăng viện cho An Lộc, sẽ khởi sự đổ quân vào ngày 11 tháng 04 năm 1972.
* Sư Đoàn 18 Bộ Binh: do Vị Tư Lệnh mới nhậm chức, Đại Tá Lê Minh Đảo, chỉ còn lại trong tay có một Trung Đoàn (Trung Đoàn 48), và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đang khai thông Quốc Lộ 13, hướng về An Lộc, và cách đây một hôm, được tin Vị Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, đang bay chỉ huy, bị trúng đạn của Cộng quân tử trận, (trên vùng 25 cây số Nam An Lộc).
- Trung Đoàn khác của Sư Đoàn 18 Bộ Binh (Trung Đoàn 52), đang trú đóng tại căn cứ hỏa lực cầu Cần Lê (15 cây số Tây Bắc An Lộc), đã được lệnh phá hủy hết các chiến cụ nặng, chỉ còn Bộ Binh rút lui; Trung Đoàn này còn đang chạm trán khá nặng với hai trung Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt trên đường triệt thoái, cho đến nay vẫn còn giao tranh, chưa biết kết quả ra sao!
- Còn lại Trung Đoàn 43, thì được xé lẻ từng Tiểu Đoàn để đảm trách an ninh các vị trí cần thiết.
* Sư Đoàn 25 Bộ Binh:
- Trung Đoàn 49, vừa bị một lực lượng Địch cấp Sư Đoàn, có chiến xa yểm trợ phục kích trên Quốc Lộ 22, khi trên đường triệt thoái từ căn cứ hỏa lực Thiện Ngôn (23 cây số Bắc Tỉnh Tậy Ninh) về tăng cường thiết lập vòng đai bảo vệ Tỉnh Tây Ninh, thiệt hại khá nặng, hai Trung Đoàn còn lại, do Đại Tá Lê Văn Tư, Tư Lệnh Sư Đoànn chỉ huy, đang được điều động đến để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Vì tình hình chiến sự, và địa thế Tỉnh Tây Ninh, nằm sát hành lang xâm nhập của Cộng quân từ biên giới Việt Cambodia nên Quân Đoàn không thể cắt bớt lực lượng của Sư Đoàn 25 Bộ Binh để tăng cường cho mặt trận An Lộc được, dù chỉ mộtTrung Đoàn.
Với tình hình và áp lực quân địch đang bổ vây An Lộc, Trung Tướng Minh đã đệ trình về Bộ Tổng Tham Mưu, xin thêm quân tổng trừ bị tăng viện, và đã được Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cho rút Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù từ vùng hoạt động trong lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh về, và trình lên Tổng Thống xin cho rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để tăng cường cho chiến trường Quân Khu 3. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã được đặt thuộc quyền sử dụng của Quân Đoàn 3/Quân Khu III từ ngày 07 tháng 04 năm 1972, và đang cùng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 ky binh (-) và phi pháo hùng hậu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vượt qua chốt “Bầu Bàng” (7 cây số Bắc căn cứ Lai Khê), xuyên qua Quận Lỵ Chơn Thành, 25 cây số Nam An Lộc), đến vùng “suối Tàu Ô” (12 cây số Bắc Quận Chơn Thành). Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù còn đang thu quân, tập trung về vùng tiền trạm hậu cứ tại căn cứ Trảng Lớn, (2 cây số Bắc Tỉnh Tây Ninh). Cho đến ngày 14 tháng 04 mới được bốc về căn cứ Lai Khê, sau đó được di chuyển về hậu cứ chánh, căn cứ “Suối Máu” (Tỉnh Biên Hòa), để chuẩn bị hành trang chiến đấu “lâu dài” ở một chiến trường được xem như “nặng độ“ (được trực thăng vận đổ quân an toàn vào An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972). Theo Tướng Minh nhận xét, mặc dầu trong tay nhận được hai đơn vị “Tinh Nhuệ” nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng hai đơn vị này vẫn còn chưa đặt chân đến cứu nguy An Lộc, và nếu không may, để An Lộc thất thủ trước khi Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đến tham chiến, thì Thủ Đô Sài Gòn sẽ bị đe dọa. Vì lẽ đó, Tướng Minh trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đệ trình xin chấp thuận tăng cường cho Chiến Trường Quân Khu III, thêm ít nhất một Sư Đoàn, để làm vòng đai an toàn cuối cùng phòng thủ cho Thủ Đô Sài Gòn. Việc tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 4, cho Quân Khu I hay Quân Khu III được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thảo luận trong bầu không khí thật “cẩn trọng”. Trước tiên, Tổng Thống Thiệu muốn nghe ý kiến của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng phát biểu: “Tôi đề nghị tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 3, với hai lý do: - Thứ Nhất là Sư Đoàn 21 Bộ Binh vừa thành công với cuộc hành quân tìm và diệt địch ở rừng U Minh, khí thế đang dâng cao, và đặc biệt Sư Đoàn 21 rất thiện chiến trong những cuộc hành quân di động. - Thứ hai, Sư Đoàn 21 đã từng được chỉ huy bởi Tướng Minh, nên việc đặt Sư Đoàn này trở lại dưới sự điều động và kiểm soát của Quân Đoàn 3 sẽ đem lại sự hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất cho Sư Đoàn”. (2). Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là những vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh có vẻ cũng đồng tình với lời phát biểu của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Đại Tướng Cao Văn Viên, khi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, từng chỉ huy Sư Đoàn Dù hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật cũng biết được Sư Đoàn 21 Bộ Binh chuyên tác chiến ở “vùng đồng bằng hay sình lầy” không quen hành quân ở “vùng rừng núi”. Sau lời Tướng Trưởng, Trung Tướng Đặng Văn Quang có lời “phân tích”: ...“An Lộc chỉ cách Sài Gòn không đầy 100 cây số, nếu để “thua” tại mặt trận này thì chỉ cần hai tiếng đồng hồ sau, là xe tăng và bộ binh địch sẽ giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn, và THẮNG TRẬN LUÔN. Như vậy dù có giữ được Quân Khu I đi chăng nữa, mà Sài Gòn thất thủ, thì cũng như không!” Tiếp theo lời Trung Trướng Quang, Tướng Trưởng nói tiếp: .... “Nếu được Tổng Thống chấp thuận tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu III, tôi sẽ tăng cường cho Tướng Nghi thêm một Trung Đoàn, để được tổ chức thành Chiến Đoàn Xung Kich, sẽ tăng thêm phần hiệu quả trong việc thiết lập tuyến an toàn cho Thủ Đô Sài Gòn.” ** (Đến lúc đất nước lâm nguy, mới biết ai là kẻ “Lương đống tôi hiền” của Quốc Gia Dân Tộc). Tổng Thống Thiệu đã hiểu ý của hầu hết mọi người hiện diện, nhất là những lời phân tich của Trung Tướng Quang, khẳng khái, nói thẳng, là ....sẽ mất nước nếu để cho An Lộc bị thất thủ... Tổng Thống Thiệu, với vẻ mặt trầm tư, nhìn về phía Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, như thầm ngõ ý rút lại lời hứa tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu I, và hối tiếc một việc thầm kín bởi thế lực chính trị nào đó, muốn ép dâng Miền Nam cho bọn Cộng Sản Bắc Việt, vào thời điểm 1972. Cuối cùng, mặt trận An Lộc được đánh giá cao hàng đầu, so với mặt trận Quảng Trị, và Tổng Thống Thiệu đồng ý tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho mặt trận Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Quân Đoàn 2/ Quân Khu II do Trung Tướng Ngô Dzu làm Tư Lệnh, trình bày: ...“Cho tới hôm nay, theo tin tình báo của Quân Đoàn ghi nhận, có các đơn vị Cộng quân cấp Sư Đoàn đang xuất hiện trong vùng lãnh thổ Quân Khu II, nhưng chưa thấy phát hiện một chỉ dấu quân sự đe dọa nào. Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các Sư Đoàn 22 và 23 trực thuộc cũng được báo động, và sẵn sàng nghênh chiến khi Cộng quân khởi phát cuộc tấn công”... Tướng Ngô Dzu, được may mắn có vị Cố Vấn trưởng tên John Paul Vann, một vị cố vấn tận tâm trong chức vụ, và rất tận tình với người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa; Ông chỉ là vị Cố Vấn “Dân Sự” (gốc Quân Đội), nhưng lại rất có nhiều quyền uy “ưu tiên” trong việc xin các phi tuần Không Quân Chiến Thuật cũng như Chiến Lược (B.52) khi cần đến. (Sau đó 5 ngày, mặt trận Quân Khu 2 bùng nổ, vào ngày 14 tháng 04 năm 1972). Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn làm Chiến Đoàn Trưởng, được lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tức tốc cho tập trung quân, được di chuyển ngày lẫn đêm, bằng cả hai phương tiện: - Đường bộ, cho những chiến cụ nặng (Pháo Binh và Thiết Vận Xa), - Không vận cho các đơn vị Bộ Binh đến căn cứ Lai Khê. Chỉ trong vòng ba ngày, Quân Đoàn 4 đã điều động được một đoàn quân hơn 12,000 chiến binh, với tất cả chiến cụ nặng, vượt đoạn đường dài gần 400 cây số, từ các căn cứ hỏa lực trong Khu rừng U Minh thuộc Tỉnh Cà Mâu và Chương Thiện (nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 32 và 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh), xuyên qua Tỉnh Bạc Liêu (nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đến Tỉnh Sóc Trăng (nơi đặt Bộ Chỉ huy của Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh), và tại Tỉnh Lỵ Sa Đéc nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, cũng là nơi đặt Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 15 và Thiết Đoàn 1/9, (đang là thành phần trừ bị cho Sư Đoàn) phải xuyên qua hai bến phà (bắc) Cần Thơ và Mỹ Thuận, đến căn cứ Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương, trong thời gian kỷ lục. Cuộc điều quân “thần tốc” này của Quân Đoàn 4 - Quân Khu IV được hoàn tất vào ngày 12 tháng 04 năm 1972. Thật không hổ danh là những đại đơn vị có “cơ động tính cao” như Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vậy. Tóm lại, lực lượng trừ bị của Quân Đoàn 3/Quân khu III, đang và sẽ có đựợc như sau: - Cơ hữu của Quân Đoàn: Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh; - Trừ bị của Bộ TổngTham Mưu: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. - Trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Sư Đoàn 21 Bộ Binh và - Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 thuộc Quân Đoàn 4. Tất cả các đơn vị trừ bị cho chiến trường An Lộc được trình diện và được đặt dưới quyền điều động và chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Về tình hình ĐỊCH, kể từ ngày 08 tháng 04 năm 1972, toàn bộ bốn công trường quân địch (từ 35.000 đến 37.000 quân bộ chiến), dự định sẽ đè bẹp quân trấn thủ VNCH, chỉ có 3,200 tay súng (đã nhiều mệt mỏi và không có quân số để bổ sung). Tính ra là một phải chống đến trên 10. Nhưng không phải vì vậy mà quân Cộng Sản Bắc Việt nghĩ là “nuốt trôi” được An lộc. Tưởng cũng nên nhắc lại, lệnh của Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội là phải chiếm cho bằng được Thị Xã An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ (bù nhìn) Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, và mục đích tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, cướp luôn Chánh Quyền Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ còn có 12 ngày ngắn ngủi, (tính từ ngày 08 tháng 04), các đơn vị Cộng quân vẫn chưa phát khởi cuộc tấn công vào An Lộc. Chiếu theo nguồn tin của một sĩ quan thuộc Công Trường 5, được Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa bắt được trong trận tấn công đầu tiên tại mặt trận phía Bắc (ngày 13 tháng 04 năm 1972), khai báo “Công Trường 5 có nhiệm vụ, sau trận tấn công và chiếm cứ Lộc Ninh, kế tiếp làm nỗ lực chính, tấn công An Lộc, thừa thắng cùng với các đại đơn vị khác, tiến đến dứt điểm căn cứ Lai Khê (nơi đang đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3), tấn chiếm luôn Tỉnh Bình Dương, và mục tiêu cuối cùng là Thủ Đô nước Việt Nam Cộng Hòa (Sài Gòn). Dự tính là như thế, trong khi thực tế, sau khi Công Trường 5 chiếm cứ quận Lộc Ninh, phải mất cả tuần lễ vẫn chưa xuất phát được để tấn công vào An Lộc, Công Trường Bình Long và Công Trường 9 đang chờ đợi ở hai mặt Đông Tây, Công Trường 7 đã hoàn thành các ổ phục kích (các chốt kiền) để chận đoàn quân tăng viện Việt Nam Cộng Hòa từ phía Nam tiến dọc theo Quốc Lộ 13 lên giải vây cho An Lộc. Công Trường 9, dường như được dùng làm thành phần trừ bị của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, dùng cho nỗ lực, tiếp tục tiến chiếm thị trấn An Lộc. Theo kế hoạch của Địch, chúng sẽ sử dụng hai Công Trường 5 và Bình Long làm nỗ lực chính để tiến chiếm An Lộc, nhưng vẫn chưa sẵn sàng để tấn công, vì những lý do sau đây: a/ Một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long đã bị thiệt hại khá nặng trong trận phục kích ngăn chận Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh ở căn cứ Hỏa Lực cầu Cần Lê vì các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất dũng mãnh, đánh bật nhiều đợt xung phong biển người của địch, cộng thêm sự ngăn trở do phi pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong suốt những ngày giao chiến. b/ Công trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau khi chiếm được Lộc Ninh, phải lo chỉnh đốn lại hàng ngũ, tái bổ sung quân số, nhất là lo vơ vét chiến lợi phẩm và tài sản của dân chúng, đã tiêu phí thời gian cả tuần lễ. c/ Tiếp theo sau và liên tục, do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh “chỉ điểm” gần như chính xác các đường tiến quân, các vị trí pháo của địch, cho Không Quân Chiến Thuật cũng như Không Quân Chiến Lược (B.52) oanh kích và oanh tạc, với hằng trăm phi tuần và phi vụ B.52 trên đầu quân địch. Ngoài ra còn có nhiều tiếng nổ phụ liên tiếp nhiều tiếng đồng hồ được nghe thấy ngay từ trong Thị Xã, chứng tỏ Không Quân đồng minh Hoa Kỳ đã đánh trúng các kho đạn của các giàn pháo hay hỏa tiễn hoặc là các kho đạn tiếp liệu của địch quân gì đó, cho nên các đơn vị khác của Cộng quân phải đành chịu chờ đợi. * 5. TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ NHẤT (Sáng ngày 13 tháng 04 năm 1972) MẶT TRẬN PHÍA BẮC AN LỘC: Vào đêm 12 tháng 04 năm 1972, Cộng quân mở trận mưa pháo, tập trung vào các địa điểm: Bộ Chỉ Huy (cũ) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long, và dọc theo vòng đai phòng thủ tuyến mặt Bắc. Ước lượng có trên 8,000 quả đủ loại, pháo từ đầu hôm cho tới hết suốt đêm đến rạng sáng ngày 13 tháng 04 năm 1972, với mục đích tiêu diệt các Bộ Chỉ Huy đầu não trước, (riêng tại Bộ Chỉ Huy tiền phuơng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ) của Tướng Hưng đã bị trúng trên 1,000 quả pháo đủ loại nhiều nhất là đạn pháo 130 ly. Hầm bị sụp đổ tan nát, không có bị thiệt hại về nhân mạng); tác dụng kế tiếp là gây thương vong, cũng như uy hiếp tinh thần các chiến binh đang trấn thủ tuyến vòng đai phía Bắc, để dọn đường cho chiến xa và bộ binh tấn công trực diện theo chiến thuật “Tiền Pháo Hậu Xung”. Sau đợt mưa pháo kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ, Cộng quân chuyển pháo vào sâu trong thành phố, chừa lại mặt Bắc cho cả Tiểu Đoàn Chiến Xa (T.54 và PT.76) cùng với 4 Trung Đoàn Bộ Binh tùng thiết, chia làm ba mũi dùi, ồ ạt tấn công vào Thị Xã. Nỗ lực chính vào hướng chính Bắc, và hai cứ điểm phụ là đồi Đồng Long (600 thước - Bắc An Lộc), do Đại Đội Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và một Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long trấn giữ, và sân bay L.19 (300 thước - Đông Bắc An Lộc), do hai Đại Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long phòng ngự. Lực lượng tấn công của địch được phối trí như sau: - Tại mặt chính Bắc, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn 174 và E.6 thuộc Công Trường 5, có thêm hai Đại Đội chiến xa T.54 thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 203 trợ chiến. - Mũi tấn kích Đồi Đồng Long, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn 275 của Công Trường 5 và một Đại Đội chiến xa hỗn hợp (T.54 và PT.76) thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 203 trợ chiến; - Mũi tấn kích sân bay L.19, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn Thép của Công Trường Bình Long và một Đại Đội chiến xa hỗn hợp (T.54 và PT. 76), thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 202 tăng cường cho Trung Đoàn Thiết Giáp 203. (xem sơ đồ số 6). Nơi tuyến phòng thủ phía Bắc do Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh trấn giữ. Chiếu theo lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (năm 1975), cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), Trung Đoàn 8 có những đặc điểm sau đây: * Trước khi được trực thăng vận vào An Lộc, Trung Đoàn 8 tình cờ tìm thấy trên 2,000 khẩu súng M-72 LAW (Light Antitank Weapon) của Quân Đội Hoa Kỳ còn để lại trong một hầm đạn tại một căn cứ của Mỹ gần quận lỵ Trị Tâm. Đại Tá Trường cho thu gom về, và nhờ Cố vấn Mỹ hướng dẫn và huấn luyện cách sử dụng cho từng tổ khinh binh và từ cấp Tiểu Đội Trưởng đến tất cả Sĩ Quan Trung Đoàn đều biết cách sử dụng loại súng Phóng Hỏa Tiễn cầm tay “khắc tinh của tất cả các loại chiến xa”. Khi được đổ quân vào An Lộc, Trung Đoàn 8 Bộ Binh có mang theo tất cả các khẩu M-72 này. Số còn thừa được phân chia cho Trung Đoàn 7 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, và ngay tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng cũng được trang bị. Chiếu theo tài liệu, loại súng M.72 khi nổ phát ra một sức nóng rất cao, lên đến 3,600 độ F., có sức công phá làm chảy sắt thép dầy cỡ 2 Inch. Ngay khi hai Tiểu Đoàn đầu tiên và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8 vừa đến tuyến phòng thủ mặt Bắc, Đại Tá Trường được Tướng Hưng cho biết Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, có chiến xa trợ chiến, đang trên đà tiến từ Lộc Ninh đổ xuống từ hướng Bắc, Đại Tá Trường còn có sự cảnh giác trước là - ngoài bộ binh và chiến xa, địch còn mở vài trận mưa pháo trước khi tấn công - cho nên Đại Tá Trường đã ra lệnh cho tất cả các chiến binh của Trung Đoàn phải tức tốc đào hầm và giao thông hào phải có “NẮP CHE” chống pháo. Ông phối trí lực lượng hai Tiểu Đoàn án ngữ ngay tuyến phía Bắc, cạnh Quốc Lộ 13. Đại Tá Trường còn chỉ thị cho Sĩ Quan Pháo Binh (tăng phái) liên lạc với Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh (đang trú đóng tại An Lộc) thiết kế một “Tuyến hỏa tập Pháo Binh tiên liệu” dọc theo Quốc Lộ 13, cách thành phố 1.500 thước về phía Bắc, và trình với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 xin ưu tiên hỏa lực không yểm cho mặt phòng thủ phía Bắc của Trung Đoàn 8, khi hữu sự. Tiếp theo, vào ngày hôm sau (12 tháng 04 năm 1972), trực thăng vận đổ thêm Tiểu Đoàn còn lại của Trung Đoàn và Đại Đội Trinh Sát, được dùng làm lực lượng trừ bị cho Trung Đoàn, bố trí chiều sâu, dọc theo những cao ốc, đúc bằng Ciment cốt sắt, chạy dài theo Đại Lộ Ngô Quyền (cũng là Quốc Lộ 13 chạy xuyên qua thành phố). Riêng Đại Đội 8 Trinh Sát được điều động lên trấn thủ “Tổng tiền đồn” (Đồi Đồng Long), tiếp tay với Trung Đội Địa Phương Quân (không đủ quân số) của Tiểu Khu Bình Long đã trấn đóng từ trước. * Trong số 2,500 quân của Trung Đoàn 8 được đổ vào An Lộc, có 400 chiến sĩ gốc là “Lao Công Đào Binh” (cũng là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm đủ mọi cấp bực, nhiều nhất là Binh Sĩ và Hạ Sĩ Quan, đã vi phạm kỷ luật như đào ngũ, hành hung cấp chỉ huy, v. v… đủ mọi thành phần trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gom từ các Trung Tâm Trừng Giới, rồi phân phối lại cho các đơn vị tác chiến cấp Sư Đoàn để dùng vào việc tạp dịch lao công, ”không được trang bị vũ khí”. Vào trung tuần tháng 04 năm 1972, Sư Đoàn 5 Bộ Binh được Bộ Tổng Tham Mưu phân phối cho 400 Lao Công Đào Binh, để chia đều cho các Trung Đoàn Bộ Binh cơ hữu. Trong thời điểm này, chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 8 Thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh chưa được tham chiến, nên phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn (sau khi hội ý với Tướng Hưng) cho lệnh chuyển bổ sung hết các Lao Công Đào Binh cho Trung Đoàn 8 theo vào An Lộc. Khi trận chiến quyết liệt khởi diễn vào ngày 13 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Trường, Trung Đoàn Trưởng, chứng kiến một vài anh em Lao Công Đào Binh, bị trúng miểng pháo tử thương, trong lúc trong tay không có một tấc sắt để phòng thân, thật là tội oan uổng và bất công cho vong linh những người quá cố. Ông liền có quyết định táo bạo, không cần biết những sự gì có thể xẩy ra sau này. Đại Tá Trường cho họp các Lao Công Đào Binh để gợi ý “trang bị vũ khí” và khich động tinh thần: "Tất cả anh em Lao Công Đào Binh đếu đồng ý tiếp nhận vũ khí để họ có cơ hội cùng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh sát cánh chống chọi quân thù Cộng Sản". Như vậy là Trung Đoàn 8 có thêm 400 tay súng gan lì, hăng say trong việc đánh cận chiến, và vác M.72 đi lùng tăng địch khi tình hình chiến sự căng thẳng sau này. * Người xưa có câu: “Phép Vua thua lệ làng”, người chỉ huy tại mặt trận có toàn quyền ứng biến theo nhu cầu và tình thế, bất chấp câu nệ vào huấn thị, hay ”lệnh Vua” (Bộ Tổng tham Mưu), đã được ấn định từ trước. Sau trận chiến, số chiến binh gốc Lao Công Đào Binh đã tử trận hết 150,150 khác bị thương, chỉ còn 100 chiến sĩ may mắn còn được lành lặn, và sau đó Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liệt kê danh sách: Số Tử Sĩ đều được truy thăng lên một cấp, số Thương tích kể cả an toàn cũng được vinh thăng một cấp kèm theo Anh Dũng Bội Tinh, nhất là được nghị định của Bộ Quốc Phòng cho ân xá và phục hồi nguyên phương vị cũ (với cấp bực mới). (3). Cùng một chiến pháp này, sử sách có ghi, vào năm 694 trước Công Nguyên, vị Vua trẻ Nước Việt (U Việt) bên Tàu, tên là Câu Tiễn, đã sử dụng 3,000 tù tử tội, xông thẳng vào trung quân của Vua Ngô là Hạp Lư, có đến 30,000 quân và tướng sĩ. Các tù tử tội đã đánh một trận quyết liệt, phá tung 3 vạn quân Ngô tan hoang bỏ chạy, để lại chủ soái là Vua Hạp Lư, các tướng lãnh khác phải vất vả liều mình xông vào cứu giá Vua thoát hiểm trong gang tấc trên chiến địa. Vua Hạp Lư cũng phải trả một giá rất đắt, bằng chính sinh mệnh của mình sau khi lui quân về đến Ngô Quốc, vì vết thương ở chân không được chữa trị kịp thời. Các tù tử tội vào thời xa xưa đó, trước khi được xung quân vào trận, được Vua Việt khích lệ lòng quân “Cố gắng đánh thắng trận, không những được ân xá án tử, mà còn được cấp thưởng cho tiền bạc, ruộng vườn canh tác hay trồng trọt sau khi chiến thắng trở về”. Còn về 400 Lao Công Đào Binh ở Chiến trưòng An Lộc, vì lẽ sinh tồn, thà chết “Vinh Quang” ngoài chiến trường, lại còn có dịp giết quân địch, và nếu còn sống sót, thì sẽ được phục hồi “danh dự”, được vinh danh là người chiến sĩ anh hùng “Tử thủ An Lộc”, nên tất cả 400 tay súng gốc Lao Công Đào Binh đã trở thành những chiến binh “Ưu Việt” của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa. Từ xa, cách tuyến phòng thủ khoảng ba cây số về hướng Bắc, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã nghe được tiếng động cơ của chiến xa, và từ từ nghe thấy tiếng nghiền của xích sắt và hình dáng của đoàn chiến xa địch. Mọi người đều hồi hộp theo dõi và chờ đợi từng bước tiến của quân địch. Họ nhìn lại khẩu súng M.72 bên mình, không biết lợi hại ra sao?? Nhưng việc gì đến rồi cũng phải đến. Từ trên nóc sân thượng của tầng lầu hai, Đại Tá Mạch Văn Trường đặt ống nhòm theo dõi từng bước tiến của bộ binh và chiến xa địch đang tiến lần xuống, cho đến khi nhận thấy đoàn chiến xa và bộ binh địch lọt vào trong “trận địa pháo”, Đại Tá Trường ra lệnh cho Pháo Binh bắt đầu “tác xạ”, tám khẩu 105 ly và hai khẩu 155 ly của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh vẫn còn sử dụng được thi nhau nhả đạn (hình -Đạn xuyên phá chống chiến xa, đạn nổ chụp để tàn sát bộ binh địch). Vì Pháo của “ta” quá chính xác và có hiệu quả cao, một phần bộ binh địch chạy lui trở lại, với hy vọng vượt được ra khỏi “tầm pháo”, đoàn chiến xa địch cũng liền phân tán đội hình và khựng lại, chỉ có 15 chiếc T.54 dẫn đầu tống “GA” vọt đại về phía trước, đằng sau không có bộ binh theo bảo vệ. Chiến xa địch khơi khơi băng ngang qua tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, và xâm nhập vào thành phố, lọt ngay vào tuyến phục kích của Tiểu Đoàn “thứ ba” của Trung Đoàn 8 trên đường Ngô Quyền. Các chiến sĩ Trung Đoàn 8 dùng đủ loại súng từ trên cao bắn xuống, từ dưới đất bắn xuyên hông. Các xạ thủ đại liên trên chiến xa địch phải vội vàng tuột xuống và đóng nắp pháo tháp lại để tránh đạn từ các cao ốc bắn xuống. Chiến xa địch giờ này chỉ còn lại khẩu đại bác 100 ly nòng dài, khó bề xoay trở, vả lại đã lái lọt vào thành phố, đường xá hẹp, hai bên là cao ốc, lề đường có cống rãnh, không chịu được sức nặng của chiến xa… Chiếc thì sụp rãnh, chiếc thì bị quấn kẽm gai, tiến thối lưỡng nan, lay quay chờ chết. Binh sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh lần lần đâm ra dạn dĩ, vác súng M.72 ra tác xạ, vài quả đầu có chút sai lệch, chiến xa địch “chưa chết”, nhưng càng bắn càng có kinh nghiệm, bắn trúng vào chỗ “nhược”. Chiến xa bốc cháy. Các chiến sĩ reo hò “Anh Em ơi! Xe tăng địch bị M.72 bắn cháy rồì!” Tiếng hô vang dậy, được chuyền nhau qua làn khói bốc ra từ chiến xa địch, cùng các xác cháy của các xạ thủ hay tài xế lái tăng địch vừa nhảy ra khỏi xe, đã làm nức lòng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Giờ này họ không còn sợ tăng của địch nữa, mà trái lại còn thích thú, vác M.72 đi lùng xe tăng địch mà bắn hạ. (tiếng bình dân của Anh Em chiến binh Trung Đoàn 8 gọi là 'sơi tái'). Kết quả: 12 T.54 địch lần hồi bị bắn cháy, ba chiếc còn lại do các trực thăng võ trang bắn hạ. “Cobra” của Không Lực Hoa Kỳ, có gắn đấu đạn xuyên phá chống chiến xa bắn hạ. (hình) MŨI TIẾN CÔNG TẠI ĐỒI ĐỒNG LONG: Cộng quân tung Trung Đoàn 174 thuộc Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt và một Đại Đội Chiến Xa hỗn hợp T.54 và PT.76 thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 203 trợ chiến, cộng thêm một Tiểu Đoàn Phòng Không – một lực lượng đông gấp 12 lần, so với quân trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các chiến binh Trinh Sát của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long đã chống trả rất mãnh liệt, đẩy lui liên tiếp nhiều đợt tấn công (biển người) có chiến xa yểm trợ, và bắn hạ hai chiếc T.54 và 1 PT.76 của địch. Tuy nhiên, vì quân số quá ít, và bị hao mòn dần, nên vị Đại Đội Trưởng Trinh Sát gọi trình cho Đại Tá Trường về tình trạng hiện hữu. Đại Tá Trường cho lệnh rút lui trở về tuyến phòng thủ chính của Trung Đoàn ở mặt Bắc, và sau đó được điều động về làm thành phần trừ bị cho Bộ Chỉ huy Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Đại Đội Trinh Sát 8 đã mang về được đầy đủ các Chiến Sĩ đã hy sinh và bị thương kể cả Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long. Cuộc triệt thoái được hoàn tất vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972. Sau khi chiếm cứ Đồi Đồng Long (là một trong những cao điểm chiến thuật quan trọng, từ đó có thể quan sát và khống chế mặt Bắc An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, ngang qua Đồn Cảnh Sát Dã Chiến cạnh Quốc Lộ 13 phía Bắc thành phố, xuống tận khu chợ) và là một vị trí lý tưởng để đặt các ổ phòng không, Cộng quân đặt các khẩu súng cối 82 ly, các khẩu đại bác không giật 57 và 75 ly, pháo và tác xạ vào các vị trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bố trí trên vòng đai phòng thủ tại mặt phía Bắc. Đồi Đồng Long được ghi nhận là một trong những cứ điểm quan trọng ở trên cao thế 128 thước, có tầm quan sát toàn trận địa phía Bắc thành phố, thiết tưởng lực lượng phòng thủ cần phải chiếm trở lại càng sớm càng tốt. 7. MŨI TIẾN CÔNG TẠI SÂN BAY L.19: Hai Đại Đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Bình Long kháng cự mãnh liệt với Trung Đoàn “Thép” của Công Trường Bình long, có Đại Đội Chiến Xa của Trung Đoàn 202 yểm trợ, phần vì kho đạn bị nổ, các kho chứa quân nhu bị cháy, bộ binh và chiến xa địch cứ ố ạt tràn vào, bị địch đánh xuyên thủng và chia cắt nhiều mảnh, cuối cùng, đơn vị Địa Phương Quân đã bị tràn ngập tan hàng, tần số liên lạc bị cắt đứt sau hơn hai giờ giao tranh. Một số chiến sĩ Địa Phương Quân còn lại tự động lui về nhập chung với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tiếp tục chiến đấu, ngăn chận địch. Hai cánh quân địch đã thành công tấn chiếm Đồi Đồng Long và Sân Bay L.19, nhưng cũng không dám tiến lên thêm, vì nhận thấy cánh quân tấn công mặt chính đang bị khựng lại. Trong khoảng thời gian ngắn, các chiến sĩ Trung Đoàn 8 củng cố lại tuyến phòng thủ. Trong khi các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh đang lùng và thi đua bắn hạ chiến xa địch, cháy nằm la liệt trên đường Ngô Quyền, hai Tiểu Đoàn ở tuyến phỏng thủ chính cũng lấy lại tinh thần, và tất cả mọi người đều biết, loại vũ khí M.72 đích thực là loại “khắc tinh” của chiến xa địch, và chuẩn bị sẵn sàng đem ra sử dụng trong những giờ phút sắp tới, dàn lại thế trận, chờ đợi quân địch. Về phía Cộng quân, sau khi không còn liên lạc được với với bất cứ chiến xa nào đã chạy lọt vào thành phố, nhất là khi nhìn thấy những cụm khói đen bốc lên từng cụm phía trước, viên chỉ huy mặt trận đã đoán biết sự tình như thế nào rồi. Chỉnh đốn lại đội ngũ, dàn lại đội hình (chiến xa và bộ binh), rồi giở lại “tuồng” cũ, gọi pháo giập thêm khoảng 3,000 quả nữa trước khi ra lệnh cho chiến xa và bộ binh tiếp cận, mở đồng loại ba mặt giáp công vào tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và vào một phần ranh giới của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân ở phía Đông Bắc thành phố. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 8, trách nhiệm khu tuyến phòng thủ phía Tây Bắc (cánh trái) Quốc Lộ 13, phải chống trả với cả một Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, từ Đồi Đồng Long đánh xuống có chiến xa yểm trợ; đại bác 100 ly của các chiến xa, đại liên 50 ly, M.72 và súng tự động của đôi bên thi nhau nổ dòn như pháo Tết. Chiến xa địch thi đua nhau cháy. Kết quả, Tiểu Đoàn 1/8 Việt Nam Cộng Hòa không ngăn nổi “cơn bão lốc”, và quân địch tràn tới tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 2/8. Trước tình thế đó, Đại Tá Trường liền điều động Tiểu Đoàn 3/8 đến tăng viện, và chận đứng được mũi dùi tấn công của địch quân. Cuối cùng, tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh phải lui về phía Nam thành phố. Thêm một số chiến xa địch bị bắn cháy, nằm lật nghiêng trên các giao thông hào, hầm hố của quân trấn thủ, một số cán binh bộ chiến của Cộng Sản liền “bám trụ” tại chỗ. Tiến công được tới đây, Công Trường 5 Cộng sản Bắc Việt khựng lại, một số bộ binh và chiến xa còn lại không dám liều lĩnh tiến sâu thêm nữa. Chiều dần đổ xuống, màn đêm bao phủ trận địa đầy dẫy xác chết đôi bên. Thương binh Việt Nam Cộng Hòa còn được đồng đội di chuyển về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn cho y sĩ điều trị, còn cán binh Cộng sản thì nằm chịu trận rên la giữa trận tiền còn nặc mùi thuốc súng. Tiếp diễn qua ngày hôm sau (14 tháng 04 năm 1972), tiếng rên la thương binh Cộng Sản bớt dần đi. Quân Cộng Sản đã bám trụ được gần phân nửa diện địa phía Bắc thành phố, còn chiến xa thì không thấy xuất hiện trên trận địa phía Bắc. Mỗi khi vừa im tiếng súng, Cộng quân giở lại tuồng cũ, cho lệnh pháo bừa bãi vào trong thành phố, bất kể trúng vào Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa hay là cán binh Cộng Sản Bắc Việt vừa mới bám trụ (xin đọc câu chuyện ngắn được trích trong quyễn hồi ký của Trung Úy Lê Văn Mạnh, Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh: “…. sau khi được Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho toàn thể Tiểu Đoàn di chuyển lên tuyến đầu để tăng viện cho hai Tiểu Đoàn Bạn đang quần thảo với quân địch, và đang lui dần về phía Nam, chúng tôi nhận thấy có hai chiếc T.54 địch đang gầm rú, cố ngoi lên vì sụp hố, đang đưa nguyên cái bụng, liền bị một lượt hai quả M.72 khịt ra từ các chiến binh của Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Chiến xa địch tức thì bốc cháy, các xạ thủ và tài xế trên chiến xa địch vội nhảy thoát ra ngoài, tìm đường tẩu thoát, liền bị các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/8 tức thời bắn hạ. Anh Em hăng máu, vác súng khơi khơi tiến lên, quên lửng bộ binh địch đáng bám trụ cận kề; chúng xã AK tác xạ, một vài Chiến Binh VNCH phải bị hy sinh và bị thương tích. Địch thấy các chiến binh “Mới đến" đánh hăng quá, liền bỏ hố, chạy lui trở lại. Nhờ vậy mà cả ba Tiểu Đoàn 1, 2, và 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh có cơ hội chận đứng được Cộng quân, trên một lằn ranh cố định. Cho đến đêm 16 tháng 4 năm 1972, Biệt Cách Dù tiến lên tiếp ứng, quét địch ra khỏi vòng đai ½ phía Bắc Thành Phố. 8. TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ HAI (Ngày 15 Tháng 04 năm 1972) MẶT TRẬN PHÍA ĐÔNG AN LỘC: Kiểm điểm lại tình hình lúc khởi phát cuộc tấn công của địch quân vào mặt phía Bắc thành phố An Lộc, Cộng quân xua toàn bộ Công Trường 5, cộng thêm một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long. Cộng quân nghĩ rằng lực lượng phòng thủ chỉ có một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân (nhiều lắm là 400 tay súng) của Tiểu khu Bình Long trấn thủ thì không thể nào đương cự và cản nổi sức tấn công mãnh liệt của đoàn 12,000 quân bộ chiến có cả gần 100 chiến xa yểm trợ. Nhưng Cộng quân không ngờ khi xáp trận mới vỡ lẽ ra đã chạm trán với một lực lượng “chính quy” (Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), hùng mạnh hơn nhiều so với các lực lượng của Tiểu Khu Bình Long như “bản điều nghiên trận liệt”. Trung Đoàn 8 thuôc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, với 2,500 tay súng, trong tay lại có loại vũ khí bắn cháy chiến xa, với các xạ thủ đầy nhiệt huyết gan lì. Viên Tư Lệnh Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, khi được báo cáo từ cánh quân tiến chiếm Đồi Đồng Long, và mất liên lạc với đơn vị 15 chiến xa chạy lọt vào thành phố, thì mới nhận biết có gì “bất trắc” cho các đơn vị mình, ngoài dự định không giống như kế hoạch đã hoạch định, nên tâm tư bị giao động, quyết định không dứt khoát, khi thì cho lệnh lui quân, khi thì cho dừng, lúc lại xua quân đánh ván bài liều. Sáng sớm ngày 15 tháng 04 năm 1972 cánh quân từ phía Đồi Đồng Long (Trung Đoàn 272 thuộc Công trường 5), có chiến xa trợ chiến, tiến đánh và tràn ngập Tiểu Đoàn 1/8 Việt Nam Cộng Hòa, thừa thế xuyên đến Tiểu Đoàn 2/8. Cánh quân chính diện (có viên Tư Lệnh Công Trường phía sau) gom quân tập trung, xắp xếp lại đội hình, đồng loạt tấn công thêm một lần nữa. Còn Trung Đoàn Thép thuộc Công Trường Bình Long, vẫn ì ạch, chưa dám tiến gần tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân, cho đến khi được tiếp giáp với hai Trung Đoàn còn lại của Công Trường Bình Long di chuyển đến từ hướng Đông, mới cùng nhau mở cuộc tấn kích thẳng vào ngay tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa. Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân là lực lượng trừ bị rất thiện chiến của Quân Khu 3, từ Tỉnh Tây Ninh, được trực thăng vận vào An Lộc ngày 07 tháng 04 năm 1972, với 3 Tiểu Đoàn 31, 36 và 52. Quân số tham chiến được 1,500 chiến sĩ các cấp, do Trung Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy. Liên Đoàn này đã từng quần thảo với Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường ngoại biên trong trận” Đam Be” năm 1971. Ngay ngày đầu tiên, khi mới vừa đặt chân đến An Lộc, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ định dàn quân trấn giữ một tuyến phòng thủ trải dài gần bốn cây số, từ suốt mặt phía Bắc, đến giáp mặt phía Đông, chỉ với hai Ti ểu Đoàn 31 và 52. Còn Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, được lệnh phải tổ chức tuyến phục kích ngăn chận địch cách Tỉnh lỵ một cây số về phía Đông, dọc theo con lộ từ xã Quản Lợi (Phi Trường Quản Lợi), dẫn vào Thị Xã An Lộc. Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng H òa, do Thiếu Tá Tống Viết Lạc chỉ huy, phải đương đầu với hai Trung Đoàn quân địch có chiến xa trợ chiến, đã anh dũng đánh vùi nhiều đợt với địch quân, cuối cùng cũng bị địch chia cắt làm đôi: Một nửa bị đánh dạt ra tận chân Đồi Gió. Bộ Chi Huy Ti ểu Đoàn và lực lượng còn lại bị đẩy lùi trở lại tuyến phòng thủ phía Đông của Liên Đoàn… Thiệt hại khá trầm trọng. (xin mời Quý Đọc Giả đọc một đoạn trong tập hồi ký của Đại Úy Đồng Kim Quan, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Thuộc Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, là một nhân chứng sống, tường thuật lại như sau: …“10g00 sáng hôm sau, ngày 07 tháng 04, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đến An Lộc bằng trực thăng HU1B. 12g00, Tiểu Đoàn 36 di chuyển về hướng phi trường Quản Lợi, ra khỏi phía Đông An Lộc một cây số, tụi tôi chạm địch. Theo tin tình báo, lực lượng quân Bắc Việt là Trung Đoàn 275 Công Trường 9. Tiểu Đoàn 36 nhận được lệnh giữ con đường này, và án ngữ đường vào An Lộc. Mối lo ngại chính bây giờ là dân chúng, sinh mạng họ không cho phép Pháo, Phi Pháo yểm trợ tối đa. Bọn Việt Cộng chắc rõ nhược điểm này của chúng ta, nên chúng khai thác triệt để. Mắt tôi dại hẳn, khi thấy những người dân liều lĩnh chạy ra khỏi vòng chiến, bị Việt Cộng bắn ngã sấp mặt về trước. Thiếu Tá Tống Viết Lạc, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 36, tức tối: - Quân dã man, chúng nó lấy dân làm “MỘC” để đỡ đạn mình đây mà!! Gương mặt Ông cau lại, chiến đấu bên cạnh Ông nhiều, tôi biết Ông sắp sửa có quyết định. Mỗi cấp chỉ huy đều có một lối quyết định riêng. Thiếu Tá Lạc luôn luôn có quyết định đúng lúc. Ông quay lại người hiệu thính viên cầm máy: - Gọi “Gà cồ” bảo tụi nó “gáy” đi... Mặc dù biết trước, tôi vẫn sững người trước quyết định đột ngột này, vì hàng ngàn dân còn đang kẹt lại trong đó... Tôi ấp úng: - Thưa Thiếu Tá!! Giọng nói Thiếu Tá Lạc lại vang lên thật bình thản!! - Gọi Pháo Binh, nhưng dặn chỉ bắn "đạn khói” mà thôi. Tôi chợt hiểu, biết địch rất sợ pháo, Ông cho Pháo Binh bắn đạn khói, lợi dụng cơ hội địch trốn pháo, dân sẽ thoát ra… Đã có tiếng “Depart” rít lên nghe rõ mồn một. Vài phút đồng hồ sau, chiến trường nghiêng ngửa rõ rệt. Dân chúng tại Quản Lợi đã chạy được ra gần hết; chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn đầu “Giải thoát cư dân”. Án ngữ đường vào An Lộc của Việt Cộng, là giai đoạn sau của Tiểu Đoàn 36, trong những ngày kế tiếp: 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 tháng 04. Quản Lợi vẫn nguyên vẹn, mặc dù 24/24 giờ, đều đụng địch. Hình như tử thần đang lảng vảng đâu đây?? Ngày N+1, sau 5 ngày thất bại, Việt Cộng nhất quyết nhổ cái gai Tiểu Đoàn 36 bằng chiến thuật biển người, đánh vào ba mặt Bắc, Đông và Tây, áp lực rất nặng, phòng tuyến hai bên chỉ cách nhau 30 thước. Đợt tấn công đầu, chúng nó lao vào như những con thú điên, được chích thêm thuốc kích thích. Những ổ đại liên, những khẩu M.16 “tự động” ở tuyến đầu làm việc rất đắc lực, làm chúng không tiến lên được. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng lầu bầu: - Đánh nhau với lũ điên này bực cả mình, chắc chúng nó “điếc” cả rồi... đâu có sợ súng?? Áp lực địch trước mặt vẫn còn nặng, tôi đưa ý kiến với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng xin điều chỉnh cho Pháo Binh bắn yểm trợ cách quân Bạn 30 thước. Đây là một mạo hiểm lớn nhất của tôi trong gần 10 tuổi lính…Trượt một ly ông cụ là… cõng rắn cắn gà nhà!!! Tim tôi bóp lại, khi nghĩ đến điều đó... Thiếu Tá Lạc ưng thuận sau một phút nghĩ ngợi... Tôi mím chặt môi, nâng máy truyền tin vô tuyến lên điều chỉnh. … Ầm …Ầm …Ầm … Xác địch bị hất tung lên ngang tầm mắt, tôi ngồi bệt xuống đất, những giọt mồ hôi hai bên trán, nhỏ xuống lòng dòng. Tiếng Thiếu Tá Lạc loáng thoáng: - Đẹp lắm… đẹp lắm... Sau hơn 10 tràng pháo nổ, bên kia tuyến của địch quân bổng nhiên ngừng bắn, cái im lặng thật là ngột ngạt... Năm, rồi mười phút trôi qua mau chóng, từ từ chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ ì ầm đang tiến dần về huớng chúng tôi. Rồi lần lần hiện ra những chiến xa của địch, tất cả các chiến sĩ Biệt Động Quân đều chuẩn bị các khẩu M.72, yên lặng nằm chờ phục bên đường, tinh thần không nao núng, mà trái lại còn cảm thấy thích thú khi nhìn thấy chiến xa địch tiến gần.. 50 thườc... 40 thước… rồi 30 thước…. Các khẩu M.72 thi nhau nổ, các cụm khói đen bốc ra từ chiếc T.54 dẫn đầu. Bị cú bất ngờ.. hai chiếc dẫn đầu bị bắn cháy, còn lại 8 chiếc sau quay đầu bỏ chạy, không dám bắn trả, dù rằng một quả. Bên cạnh chiến xa, không thấy có bộ binh tùng thiết. Chính nhờ điểm này mà chúng tôi mới biết được rằng bộ binh và thiết kỵ của quân Cộng Sản Bắc Việt không được phối hợp để yểm trợ cho nhau… Thua keo này bày keo khác.. Nửa giờ sau, chiến xa lại dàn hàng ngang, theo sau lố nhố bộ binh, tiếng súng lại nổ, M.72 được bắn ra hằng loạt, quân địch đông như kiến .. T.54 thi nhau cháy, tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn, đánh giáp lá cà giữa Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân và khoảng hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, trong đó theo lời của một tù binh địch khai báo, có cả Trung Đoàn 171 của Công Trường 9 tham dự trong trận đánh này. Cùng thời điểm, đêm 15 rạng 16 tháng 04, Cộng quân tiếp tục tràn ngập Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, một số chiến sĩ lui về được đến tuyến phòng thủ chánh của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, đang bố trí trên vòng đai phòng thủ Tỉnh lỵ, một số khác bị địch đánh bạt ra tận chân đồi 169 (khoảng 4 cây số Đông Bắc An Lộc). Cho đến buổi chiều ngày 16 tháng 04, họ gặp được Biệt Cách Dù dưới chân đồi 169, 47 chiến sĩ thuộc Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân này được tháp tùng với Biệt Cách Dù, trở về nhập lại với Tiểu Đoàn 36 đang trên tuyến phòng thủ, cùng với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân trên tuyến phía Đông thành phố. Trong suốt đêm 14 rạng 15 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gia tăng mưa pháo vào các tuyến phòng thủ (phía Bắc và phía Đông) nhiều nhất là vào vị trí của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa, ước tính trên 4,000 quả đạn pháo đủ loại. Sau khi dứt pháo, bộ binh và chiến xa địch lại ồ ạt tấn công. Lúc bấy giờ, cả 3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 8 Bộ Binh đã có mặt trên tuyến đầu chiến đấu, chống trả mãnh liệt, chiến xa địch lại thi đua nhau bị bắn cháy, hằng trăm cán binh Cộng quân bị bắn hạ, khiến mũi dùi tấn công mặt phía Bắc bị khựng lại thêm một lần nữa, mặc dù bộ binh quân Cộng Sản lấn chiếm được thêm một phần diện địa phía Bắc Thành Phố. Về mặt phía Đông, sau khi đẩy lui được Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, cả hai Trung Đoàn của Công Trường Bình Long và Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, có một Đại Đội chiến xa T.54 trợ chiến, tiếp tục tấn chiếm vào tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, buộc Liên Đoàn 3 phải lùi lại tuyến phòng thủ thứ hai. Trận chiến được kéo dài đến chiều tối, bộ binh Cộng Sản lấn chiếm thêm một phần diện địa phía Đông. Nhưng chúng phải trả một giá rất đắt, trên hai Tiểu Đoàn Bộ Binh địch bị loại ra khỏi vòng chiến, nhiều chiến xa T.54 và PT.76 bị bắn cháy. (xem sơ đồ số 7). 9. TỔNG KẾT TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: Khoảng 4,500 cán binh thương vong 34 chiến xa các loại bị bắn cháy 2 T.54 (bị bắt sống, còn nguyên) BẠN: 600 Chết; 1,300 bị thương Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh bị thiệt hại 90% DÂN CHÚNG: 500 chết, 1600 bị thương. 10. NHẬN ĐỊNH: Những nguyên do chính đem đến sự thiệt hại trầm trọng về “nhân mạng” và “chiến cụ“ của Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: 1. Do nhận định “SAI LẦM” từ bản điều nghiên trận liệt của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt về: - Vị trí Bộ Chỉ Huy đầu não của Tướng Hưng, (Cộng quân đã tập trung pháo và gửi Đặc Công đến tận nơi để tìm bắt sống Tướng Hưng, nhưng pháo và đặc công đến chỗ KHÔNG NGƯỜI). - Lực lượng trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại tuyến phía Bắc không phải là một thành phần của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh hay Biệt Động Quân hoặc Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long, mà là một Trung Đoàn Quân Chủ Lực thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa với 2,500 quân thiện chìến, trong tay lại có loại vũ khí khắc tinh của chiến xa, (súng phóng Hỏa Tiễn cầm tay M.72). - Địch nghĩ rằng các lực lượng Địa Phương Quân phòng thủ các yếu điểm, như Đồi Đồng Long, mặt chính Bắc, sân bay L.19, sẽ phải bỏ chạy hay buông súng đầu hàng. Nhưng khi va chạm tại những nơi kể trên bị kháng cự và đề kháng rất mãnh liệt, đã gây cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt thiệt hại rất nặng nề. 2. Chiếu theo tài liệu trong quyển hồi ký của Thượng Tướng Cộng Sản Hoàng Cầm “Sở dĩ lực lượng Cộng Sản Bắc Việt không thắng được trận An Lộc, nguyên do chính là đã để “MẤT THỜI CƠ”, làm mất đi đà tấn kích. Tướng Hoàng Cầm viết: “Sở Chỉ Huy Miền (đang đóng tại Mi Mốt), chỉ huy bởi Trung Tướng Trần Độ, đã cử Tướng Hoàng Cầm (Tham Mưu Trưởng) đến Lộc Ninh, gặp Trung Tướng Trần Văn Trà (Tư Lệnh chiến trường An Lộc), khuyến cáo nên tấn công ngay vào An Lộc (dự định ngày 08 tháng 04, sau 1 ngày chiếm cứ Lộc Ninh). Tướng Trà và các Tư Lệnh các Công Trường không đồng ý, viện lẽ cần phải thu dọn chiến trường, bổ sung quân số, chấn chỉnh lại đội ngũ, tái tiếp tế, và những việc linh tinh khác. Tướng Trà nêu lên trường hợp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng áp dụng trên chiến trường Điện Biên Phủ vào năm 1954, với phương châm: “Phải chuẩn bị cho thật kỹ, và chỉ đánh khi chắc ăn”. Vì lẽ đó cho đến ngày 13 tháng 04 năm 1972, Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt mới khởi phát cuộc tấn công vào An Lộc, (đã trễ mất đi sáu ngày, kể từ khi chiếm được Lộc Ninh). (4) 3. Yếu tố “TÂM LÝ” - Sau khi chiếm lĩnh được Lộc Ninh, tinh thần cán binh Cộng Sản lên cao, đến chổ tự mãn và khinh địch, nghĩ rằng sẽ quét sạch lực lượng phòng thủ một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhất là tin tưởng vào đoàn chiến xa và các đại pháo 130 ly. Cổ nhân có câu: “Nếu ai khi thắng mà sinh lòng kiêu, thì khi bại cũng hay dễ nản lòng” và mất đi hết ý chí chiến thắng. Những cấp Chỉ huy của Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ các ưu điểm của Địch, những yếu điểm của Bạn, và đã có cách khắc chế đúng lúc và kịp thời, để có cơ hội đem “CHIẾN THẮNG“ về cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 11. BÌNH LUẬN: VỀ CUỘC TẤN CÔNG LẦN THỨ NHẤT và LẦN THỨ HAI Cả hai đợt tấn công vào ngày 13 và 15 tháng 04 năm 1972: Cộng quân áp dụng chiến thuật TIỀN PHÁO (mưa pháo), HẬU XUNG (biển người), và nhị thức Bộ Binh Chiến Xa. Bàn về những ưu khuyết điểm và hiệu quả của các chiến thuật này, được lượng giá theo những kết quả thực tế tại chiến trường như sau: A. Chiến thuật Tiền Pháo (mưa pháo) với mục đích san bằng, hay nói khác đi là muốn tiêu diệt các Bộ Chỉ Huy đầu não của quân trú phòng đồng thời bịt câm các khẩu pháo và tạo Tâm Lý khiếp đảm cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, để sau đó dùng số đông (biển người) đè bẹp đối phương. Nhưng kết quả, Cộng quân chỉ đạt được ¼, không đúng như dự liệu: -Các Bộ Chỉ Huy đầu não: Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu Khu Bình Long vẫn còn nguyên vẹn. -Các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều kinh nghiệm để đương đầu với chiến thuật 'biển người' của quân Cộng Sản, và hơn thế nữa, những pháo đài bay B-52 là khắc tinh của chiến thuật gọi là “nướng người“ này, Cộng quân chỉ dập tắt được các khẩu pháo của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. B. Nhị thức Bộ Binh và Chiến Xa Đây là lần đầu tiên, tại chiến trường Vùng 3 (thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa), mới thấy xuất hiện chiến xa địch, và cũng là lần đầu tiên, địch áp dụng “nhị thức Bộ Binh và Chiến Xa” trên chiến trường miền Nam. - Sự thật Cộng quân chưa quen lối đánh “hợp đồng tác chiến”, hay nói khác đi “Bộ Binh chưa biết cách phải bảo vệ Chiến Xa như thế nào”? Cũng vì vậy mà khi lâm chiến, (bị trúng Pháo của Việt Nam Cộng Hòa), bộ binh địch chỉ biết tìm đường tẩu thoát tránh pháo, bỏ rời chiến xa xông xáo một mình không ai bảo vệ, nên chiến xa rất dễ bị làm “MỒI” cho các xạ thủ M.72 của quân trấn thủ bắn hạ. Cục diện từ đó bắt đầu được thay đổi, nhất là về phương diện “Tâm Lý” và ưu thế của các chiến thuật: Cái tâm lý tự cao, khinh thường và ý chí quyết san bằng An Lộc của các cấp cán binh Cộng Sản lúc ban đầu bỗng chốc bị đảo ngược giữa địch và ta. - Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, từ chổ hoang mang, mất bình tĩnh, đâm ra tự tin, bởi trong tay có được loại vũ khí khắc tinh M.72 diệt được chiến xa địch, lần hồi đi đến chổ tự tin, thích thú, tự động tổ chức thành tổ 3 chiến binh, xách M.72 đi lùng diệt xe tăng địch. Còn các cán binh Cộng Sản thì trở lại mất tinh thần khi thấy chiến xa của chúng bị bắn cháy. Yếu tố TÂM LÝ, thật sự rất quan trọng, là một nhân tố chính, trong lòng của binh sĩ, cho sự thành bại trên chiến trường. Trong trường hợp này, yếu tố “TÂM LÝ ĐẢO NGƯỢC“, vào giờ phút sinh tử quyết liệt giữa đôi bên, không một binh gia nào có thể dự đoán trước là nó có thể xảy ra trên chiến trường một cách đột ngột như thế, kéo theo sau sự sụp đổ toàn diện của Quân Đoàn xâm lăng trong chiến dịch Nguyễn Huệ của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. 12. CÂU CHUYỆN TRONG TRẬN ĐÁNH: Sau đợt tấn công lần thứ nhì – trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972, vì dân chúng không có hầm trú ẩn, sống lộ thiên hay dưới các mái hiên nhà, nhất là đồng bào Thượng phải tập trung ở sân ga xe lửa cũ bị trúng pháo thương vong rất nhiều nên các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo có quyết định táo bạo, cầm cờ trắng đi đầu hướng dẫn trên 10,000 đồng bào vượt khỏi thành phố đi về hướng Nam dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Xã Xa Cam. Chính quyền Tỉnh bó tay trước quyết định của người dân chạy loạn. Đoàn người vượt đến Ấp Tân Khai thì bị Cộng quân chận lại để thanh lọc, đàn bà trẻ con, các cụ già cho tiếp tục đi, thanh niên đàn ông bị chặn lại – trong số này đa số là các viên chức Xã ấp, nghĩa quân, địa phương quân của Tỉnh Bình Long theo gia đình chạy loạn. Đến ngày hôm sau Cộng quân bỏ quyết định này và chận đuổi tất cả dân chúng bắt trở về Tỉnh, khiến tăng thêm gánh nặng cho lực lượng phòng thủ về vấn đề lương thực, cứu thương cùng những việc khác. Dân chúng bồng bế nhau chạy loạn dọc theo QL.13 (hình) Một câu chuyện ngắn khác cũng được trích trong quyển hồi ký Trung Úy Lê Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa: “Sau khi được Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Tiểu Đoàn 3/8 di chuyển lên tuyến đầu để tăng cường cho hai Tiểu Đoàn 1 và 2 đang quần thảo với địch quân, và đang bị áp lực địch phải lui dần về phía Nam, chúng tôi thấy có hai T.54, đang chỏng gọng gầm rú, vì sụp hố, cố ngoi lên, thì liền bị một lượt hai quả M.72 khịt ra từ các chiến binh Tiểu Đoàn 3/8, tức thì bốc cháy, các xạ thủ và tài xế trên chiến xa địch vội mở nắp pháo tháp, nhảy phóc ra ngoài, liền bị các chiến sĩ của Tiểu Đoàn 3/8 bắn hạ ngay tại chổ. Anh em hăng máu, vác súng khơi khơi đi lùng chiến xa địch để bắn hạ, quên cả Bộ Binh địch đang “bám trụ” cận kề, chúng xã AK. 47 bắn lại, gây cho một vài chiến sĩ phải hy sinh và bị thương. Địch thấy các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/8 xuất hiện bất thần và đánh hăng quá, nên chạy thối lui trở lại, nhờ vậy, cả Ba Tiểu Đoàn 1, 2, 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh, được lợi thế chận đứng được địch, trên một lằn ranh cố định, không bên nào lấn chiếm thêm được tấc đất nào. Dường như đã có một Tiểu Đoàn của Cộng quân, đã quá đà tấn kích, theo các chiến xa vừa bị bắn hạ!! Pháo của Cộng quân vẫn nhả đều trên trận địa, tưởng là vùng đất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng pháo lại rơi nhầm vào vị trí của Tiểu Đoàn địch quân, một quả đạn pháo rơi ngay vào Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn địch kể trên, gây tử thương cho viên Tiểu Đoàn Trưởng và tên Sĩ quan tiền sát pháo binh cùng cán binh mang máy truyền tin... Một cán bộ khác vội vàng nhảy lên nắm lấy ống nói, gọi thẳng đơn vị pháo từ xa !! tên cán bộ này nói giọng miền Bắc “Đ. m!! bắn nhầm vào đơn vị quân ta rồi!!! ngưng pháo... ngưng pháo!!”.. Bên kia đầu máy hỏi lại.. cho biết “mã số” của Tiền sát viên và mật số của đơn vị yêu cầu ngưng pháo?? Tên cán bộ này làm sao biết được mã số của Tiền sát viên và mật số của đơn vị đó, vì mấy nhân vật đó đã đi theo ông Hồ, xuống âm ty rồi nên ấp a ấp úng không trả lời được. Bên kia đơn vị pháo của Cộng quân tưởng là đã pháo trúng ngay vào đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, và nghĩ rằng quân phòng thủ đã rà bắt được tần số của pháo địch (Cộng Sản Bắc Việt), cho nên mới gọi kêu ngưng pháo; vì thế thay vì pháo bình thường, lại được chuyển thành pháo tập, bắn liên tiếp nhiều tràng, ngay trên đầu các con cháu ông Hồ, sau nửa giờ pháo đa vô tình dọn sạch hết cả Tiểu Đoàn Địch (Việt Cộng) kể trên. (1) Nhật ký hành quân Quân Đoàn 3/Quân Khu III ghi về trận chiến An Lộc (2) Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh 1972, Tác Giả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, do Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phát hành năm 1980. (3) Lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1975). (4) Hồi ký “Chặng đường 10,000 ngày”, tác giả Thượng Tướng Việt Cộng Hoàng Cầm (trang 280 – 281) phát hành năm 200. *** CHƯƠNG 5 1- PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 VIỆT NAM CỘNG HÒA (Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Đại Tá Cố Vấn Trưởng William Miller) 1.1. Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG Tại hầm chỉ huy (hầm trại Đỗ Cao Trí), ngay khi vừa đặt chân xuống An Lộc, nhận định được tình hình tại mặt trận, Tướng Hưng ra lệnh cho tất cả các đơn vị trực thuộc phải “tử thủ”, nhất quyết chiến đấu đến cùng, thề không rút lui. Ông đã biểu lộ quyết tâm, và ra sức đôn đốc chỉ thị các đơn vị tại mặt trận. Ông đã tỏ ra hăng say, Ông cởi bỏ phăng chiếc áo trận có gắn một sao hai bên bâu áo, để lộ bên trong, còn lại chiếc áo thung màu xanh rong biển, khoác bên ngoài chiếc áo giáp, hai bên có giắt hai quả lựu đạn M.26, quyết ăn thua đủ với quân Cộng Sản Bắc Việt trong trường hợp chúng nó mò đến được hầm Chỉ Huy, áo giáp lại không cần kéo Zip, để hở ngực, chân thì luôn luôn không rời khỏi đôi giầy trận, làm việc không ngừng nghĩ trong thời gian cuộc chiến (từ 07 tháng 04 đến 07 tháng 07 năm 1972). Dưới quyền chỉ huy của Vị Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc, Tướng Hưng có trong tay: A . Giai đoạn đầu: Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, trách nhiệm phòng thủ tuyến phía Tây An Lộc, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (-), trách nhiệm phía Bắc và phía Đông, Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (từ căn cứ Cầu Cần Lê rút về), đóng ở trung quân mặt phía Nam, Tiểu Khu Bình Long, trách nhiệm phòng thủ phía Nam. B. Giai đoạn hai: Được Quân Đoàn 3 tăng cường cho Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, thay thế Biệt Động Quân, trấn thủ toàn diện phía Bắc và một phần phía Tây. C. Giai Đoạn ba và cho đến khi chấm dứt cuộc chiến: Được Quân Đoàn 3 tăng cường thêm: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tăng cường Tiểu Khu Bình Long trấn thủ mặt Nam, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tăng cường Trung Đoàn 8 Bộ Binh, trấn đóng sườn phải mặt Đông Bắc, giáp tuyến Biệt Động Quân. Đó là những đơn vị cấp Trung Đoàn, có danh hiệu truyền tin trên tần số, liên lạc 24/24 với Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, thường xuyên báo cáo về tình hình trên tuyến phòng thủ trách nhiệm, cũng như xin không quân chiến thuật yểm trợ tiếp cận hay trong lúc lâm trận, ngoài ra Tướng Hưng còn có nhiệm vụ ghi nhận những tin tức cùng yếu tố cấn thiết từ các đơn vị trực tiếp gọi về, để Ông trình về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn xin những phi vụ B.52 thuộc Không Quân Chiến Lược Hoa kỳ, trước 48 tiếng đồng hồ, cho mỗi lần yêu cầu. 1.2. Đại Tá WILLIAM MILLER Vị Cố Vấn Trưởng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa là người rất tận tâm trong chức vụ trong suốt thời gian trận chiến. Mặc dù vào ngày đầu tiên, khi cùng Tướng Hưng đặt chân xuống An Lộc, Ông có linh cảm (hay đã biết được?) là Bộ Chỉ Huy (Tiền Phương) của Sư Đoàn 5 (nơi Ông đang đứng), sẽ không chịu đựng được sức công phá của các loại đạn 130 Ly và hỏa tiễn của Cộng Quân, và Ông đòi rút toán Cố Vấn Mỹ trở lại Lai Khê. Lúc mới nghe thì tưởng như Ông muốn làm khó dễ Tướng Hưng, nhưng đến khi nghe Tướng Hưng thốt lời “Sư Đoàn cần có cố vấn Mỹ trong giai đoạn khẩn trương này”, thì Ông đồng ý đi theo Tướng Hưng đến quan sát “Thành Đỗ Cao Trí” và ưng thuận ở lại, để rồi hết lòng giúp đỡ Tướng Hưng trong việc liên lạc cũng như điều chỉnh trong vấn đề “Không yểm” với Không Lực Hoa Kỳ. Ông làm việc ngày đêm, không chút than van. Đôi khi Ông cùng các vị sĩ quan trong toán cố vấn thay phiên nhau thức suốt đêm để điều khiển không quân yểm trợ cho quân Bạn, nhất là trong những đợt tấn công của địch vào các tuyến phòng thủ của quân Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều khi đang mơ màng, vừa mới đặt lưng xuống nghỉ, thì bị Tướng Hưng gọi giật mình ngồi dậy… Miller … Miller… Ông vội vàng trả lời: Yes…yes…General… Đó là giọng điệu thói quen hằng ngày của hai người thường đối đáp với nhau, tỏ vẻ thân tình trong sự kính trọng tài năng lẫn nhau, dù rằng trước đó vài hôm, hai vị có chút bất đồng về vụ Đại Tá Miller có nêu lên trường hợp nên thay thế Đại Tá Vĩnh (Chiến Đoàn 9) tại Lộc Ninh, do Cố Vấn Trưởng của Chiến Đoàn 9 nghi ngờ là Đại Tá Vĩnh sẽ đầu hàng quân địch, thay vì tử thủ. Do sự tận tụy và thân tình đó, các phi vụ oanh kích, oanh tạc của các phi tuần phản lực Hoa kỳ cất cánh từ hai Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi Biển Thái Bình Dương đã được hướng dẫn một cách rất là chính xác, và có hiệu quả cao. Địch quân phải chịu tổn thất rất nặng nề về nhân mạng cũng như về chiến cụ. Thêm vào đó, những Box B.52 (phi cơ phát xuất từ căn cứ đặt tại Đảo Guam) trải THẢM BOM hàng ngàn tấn trên đầu quân Cộng Sản Bắc Việt, khi thì làm nổ hàng giờ các kho đạn “dã chiến” (đào ụ trên mặt đất), khi thì đánh trúng các giàn pháo 130 ly và những giàn phóng hoả tiễn của Cộng quân, lúc lại đánh trúng ngay vào cả “ĐOÀN QUÂN” bộ chiến, có T.54 và PT.76 yểm trợ, đang hùng hổ tiến gần sát tuyến phòng thủ cuối cùng của quân trấn thủ Việt Nam Cộng Hòa. B.52 đúng là loại khắc tinh của chiến thuật biển người, mà Cộng quân đang áp dụng, là loại “Thần Dược” trị bá bệnh do Cộng quân gây ra cho quân trấn thủ tại mặt trận An Lộc. “Một Phi vụ (Box) B.52 có ba chiếc, trải thảm BOM chồng mép lên nhau (overlap), có tầm sát hại chiều ngang một cây số, chiều dài ba cây số. Trước khi BOM gần tới đất, gây ra tiếng gió rít lạnh cả người, tưởng chừng như tiếng “ma kêu, quỷ rú”, và sau khi chạm đất, nổ tung mịt mù cát bụi, khi tan khói bụi, thì thấy lố nhố các hố bom loang lổ, to hơn cái ao (cái đìa), và xung quanh chu vi 1 cs x 3 cs, không còn một thứ gì đứng vững, đã trộn lẫn vào đất cát tan tành kể cả các chiến xa, cũng không ngoại trừ; Cộng quân gọi những hố Bom này là Bom Đìa (theo ngôn ngữ Miền Bắc). Chiếu theo tài liệu “The Battle of An Lộc” của Tác Giả James Willbanks, và một tài liệu “giải mật”, thì Đại Tá Miller đã được đình chỉ công tác Cố Vấn cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa, và được triệu hồi về Mỹ, bị điều trần trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trong đó Tiến Sĩ Henry Kissinger vừa là Ngoại Trưởng vừa là nhân vật đứng đầu trong hàng Cố Vấn An Ninh, đầy quyền uy tại Tòa Bạch Ốc lúc bấy giờ…. Ông rời An Lộc vào ngày 10 tháng 05 năm 1972, và được một vị Trung Tá khác tên là Walter Ulmer thay thế chức Cố Vấn Trưởng, cho đến ngày tàn cuộc chiến. Cũng theo tài liệu này, trong toán cố vấn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tá Miller đã có vị Cố Vấn Phó là Trung Tá Ed Benedit, đã cùng với Đại Tá Miller có mặt từ đầu trận đánh. Nói tóm lại, Đại Tá Miller quả thật là một Sĩ Quan có tinh thần “Trách Nhiệm” đã làm tròn chức năng của một vị Cố Vấn Trưởng, thật đáng ca ngợi và tuyên dương công trạng. Ông đã góp phần lớn công sức cho sự giữ vững và mang về chiến thắng cho toàn Quân Dân Bình Long An Lộc vào năm 1972. 2. PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3/QUÂN KHU III Tình trạng An Lộc lúc bấy giờ, được ví như một quả tim trong lồng ngực, chứa đựng khoảng 3,200 giọt huyết quản của những chiến sĩ tử thủ và trên 10,000 giọt máu của dân chúng Tỉnh Bình Long, thề quyết sống chết với quân thù Cộng Sản phương Bắc, đang thoi thóp thở từng hồi, theo từng đợt tấn công của địch, dưới sức ép của khoảng trên 37,000 quân đang bủa vây cả bốn mặt bên ngoài. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, Vị Tổng Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, được ví như là một vị “ Y Sĩ “ giỏi, đang chữa trị cho con tim vĩ đại đó tiếp tục được tồn tại, cần phải làm cho nhịp tim được “đập” đều hòa bình thường trở lại, bằng cách bơm thêm sức, vô thêm máu, cho vào con tim đó, với những loại máu thích hợp cho cơ thể con bệnh An Lộc, và cũng là những loại máu “khắc tinh” đối với Cộng quân. Có nghĩa là phải lập tức châm thêm quân vào An Lộc sao cho kịp lúc kịp thời, với những Chiến Sĩ Nhảy Dù và Biệt Cách Dù, là những đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng là những Binh Chủng “Khắc tinh” đối với Bộ Đội của quân Cộng Sản Bắc Việt. Căn cứ vào nguồn tin “kiểm thính mật mã”, do toán chuyên viên “Mật Mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, đặt tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Chỉ Huy và điều khiển chiến trường An Lộc. Do bản tin “mật mã”, Bộ Tư Lệnh Hành quân Quân Đoàn 3 có thể biết được hầu hết các tin tức, về danh tánh đơn vị, mọi sự điều động quân, cũng như ý định của địch, trước khi tấn công, của các đơn vị từ cấp Trung Đoàn đến Sư Đoàn. Các tin tức này đều được trình lên tức thời cho Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, để nghiên cứu và đề ra kế hoạch đối phó, đồng thời mật báo cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 của Tướng Hưng để chuyễn lại cho các đơn vị trên chiến tuyến biết để cảnh giác đề phòng. Tin kiểm thính ghi nhận: toàn bộ Công Trường 5 đã tung hết vào trận chiến, đang bị Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa cầm chân tại mặt phía Bắc Tỉnh lỵ, không còn khả năng tiến xa thêm được, ngoài gần ½ diện địa đã bám trụ được; * Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm Trung Đoàn 271 của Công Trường 9, tấn công mặt phía Đông thị trấn, cũng đã bị Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân cầm chân không thể lấn xa thêm được, đành phải bám dùi tại chỗ. * Còn ở mặt phía Tây, Công Trường 9 (-), cứ di chuyển tới lui, để tránh né phi cơ đồng minh oanh kích. * Ở mặt phía Nam, vùng trách nhiệm của Công Trường 7, đã cắt cử Trung Đoàn 209, (đóng chốt) vùng Tàu Ô phía Nam còn lại hai Trung Đoàn được bố trí hai bên Quốc Lộ 13, khoảng bốn cây số về phía Nam An Lộc: - Trung Đoàn 165 bên cánh phải vùng Xa Cam, Xa Trạch, - Trung Đoàn 141 bên cánh trái, vùng Ấp Srok Gòn (tính từ Bắc xuống Nam). Cả hai Trung Đoàn này vẫn còn ẩn phục phía Nam để chờ “bắt sống” đoàn quân tháo lui của Việt Nam Cộng Hòa từ An Lộc rút về Lai Khê hay Bình Dương (nếu có xãy ra), hoặc đợi khi có lệnh, phối hợp với Công Thường 9, làm nỗ lực chính, tấn công từ phía Nam lên chiếm thành phố. Đó là tình hình trận liệt địch, tính đến chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972. Sau khi nhìn bản đồ trận liệt của địch, Tướng Minh nhận thấy, về phía Đông Nam, lực lượng địch gần nhất trong vòng chu vi bốn cây số vuông, khu vực Đồi Gíó và Đồi 169, và những thung lũng kế cận, chỉ có Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt có thể có khả năng “bôn tập” (di chuyển nhanh), để cản trở việc đổ Quân Dù và Biệt Cách Dù (dự trù) tăng viện cho An Lộc. Muốn tránh mối hiểm họa có thể có từ đơn vị Trung Đoàn 141 của Cộng Quân, ta cần phải có một kế hoạch “nghi binh”, làm sao để cho đơn vị Cộng quân này phải tự động rút đi nơi khác, để cho việc đổ quân Dù và Biệt Cách Dù được an toàn cũng như bảo toàn được quân số nguyên vẹn tiến vào cứu nguy An Lộc… Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, Tướng Minh chỉ thị cho “Phát ngôn viên Quân Đoàn” trở về Sài Gòn, tại địa điểm số 49 Đường Nguyễn Lâm (Quận 10), nơi các thông tín viên Quốc Nội cũng như Quốc Ngoại thu nhận “tin nóng bỏng” từ chiến trường An Lộc (hằng đêm) vào khoảng 7 giờ tối. Khi tin tức thu nhận được từ Đài Phát Thanh Hà Nội loan báo sẽ chiếm được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tiếp theo Bản tin diễn tiến tình hình chiến sự do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phổ biến ngày 12 tháng 04 “Căn cứ Cầu Cần Lê” đã được lệnh rút lui, và trên đường lui quân của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang bị hai Trung Đoàn của địch bao vây ngăn chặn, giao tranh ở cường độ ác liệt, các đặc phái viên của các Nhật Báo nội địa cũng như ngoại quốc, đều có cảm nghĩ rằng quân Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát vào An Lộc, và rất nóng lòng trông chờ Bản Tin chiến sự “mới nhất” vào buổi tối ngày 13 tháng 04 năm 1972. Bản tin tường trình về tình hình chiến sự tại mặt trận An Lộc, với các ký giả Quốc Nội và các đặc phái viên của các hãng thông tấn ngoại quốc hiện diện, được Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh (Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn, kiêm Phát ngôn viên Quân Đoàn 3/Quân Khu III) phổ biến. Sau khi hội ý và thảo luận với Vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, Trung Tá Ánh từ Lai Khê lái xe về Sài Gòn, với hành trang cho cuộc họp báo thật “đặc biệt”, vì vào sáng sớm ngày 13 tháng 04 năm 1972, Cộng quân đã chính thức mở cuộc tấn công vào Thị Xã An Lộc. Cuộc họp báo lần này có hai phần quan trọng, được loan tin TRÌNH trước Quốc Dân Đồng Bào, qua các Nhật Báo Quốc Nội, và trước dư luận quần chúng toàn Thế Giới, xuyên qua các Bản điện tin của các hãng Thông Tấn QuốcTế. Phần thứ nhất: Về diễn tiến tình hình chiến sự trong ngày 13 tháng 04 năm 1972... Cuộc pháo kích liên tục… cuộc quần thảo giữa 2,500 quân của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến (kèm theo sơ đồ trận liệt). Phần thứ nhì của cuộc họp báo, cũng là phần quan trọng chính yếu, cần phải đạt được. Đó là phần “Phản ứng của Bô Tư Lệnh Quân Đoàn 3” ra sao trước tình hình chiến sự cực kỳ nghiêm trọng như thế? Trung Tá Ánh lãnh chỉ thị của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn phát biểu như sau: “Theo tin từ một thương binh (cấp Chỉ Huy Tiểu Đoàn) của Công Trường Bình Long (Cục R), được các chiến sĩ Biệt Động Quân cứu cấp hôm 11 tháng 04 năm 1972 cho biết: Tướng Trần văn Trà và Bộ Tham Mưu tiền phương cùng vài nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từ Lộc Ninh đã di chuyển đến trú đóng tại phi trường Quản Lợi, và lực lượng bảo vệ an ninh chỉ có một Tiểu Đoàn “Đặc Công” của Cục R mà thôi… Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 liền thiết lập kế hoạch trình về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xin cấp thời cho “Thả Dù” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vào phía Đông Bắc An Lộc (sau lưng Trung Ương Cục Miền Nam), để tóm gọn cái Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và bắt sống Tướng Trần Văn Trà”. Một câu hỏi của đặc phái viên ngoại quốc: Kế hoạch thả Biệt Cách Dù vào “sau lưng Cục R” chừng nào thực hiện? Trung Tá Ánh trả lời: Vào sáng sớm ngày mai (14 tháng 04 năm 1972). Cuộc họp báo được kết thúc vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày, và vào khoảng 10 giờ đêm, tin tức Biệt Cách Dù sẽ được thả bọc phía sau Trung Ương Cục Miền Nam làm chấn động cả Thế Giới. Cặp bài trùng Kissinger và Lê Đức Thọ người thì chỉ thị cho phối kiểm lại, người thì vội điện tin về Hà Nội, gấp rút thông báo ngay cho Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Trà chuẩn bị đề phòng. Khi nhận được tin trên, Tướng Trà kiểm điểm lại lực lượng tấn công An Lộc lúc bấy giờ các đơn vị Bộ Binh cơ hữu cận kề, đều bị cầm chân hết tại các giáp tuyến trên trận tuyến (nguyên Công Trường 5 đang kẹt với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại mặt phía Bắc, Công Trường Bình Long và một Trung Đoàn của Công Trường 9 thì kẹt với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa tại mặt phía Đông) nhất là quân số của các đơn vị vừa kể không còn được nguyên vẹn, cũng như khả năng tác chiến không đủ sức đương đầu với Biệt Cách Dù, để bảo vệ Bộ Chỉ Huy đầu não của Quân Đoàn và Cục R được. Thời gian chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, là Biệt Cách Dù sẽ được thả xuống trận địa, nhìn lại đơn vị bảo vệ hiện tại, chỉ có một Tiểu Đoàn đặc công, 400 tay súng, thì không thể nào đương cự nổi với “hằng ngàn!” Biệt Cách Dù thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Duyệt kỹ lại chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 141 của Cộng Trường 7, đang bố trí quân ở Ấp Srok Gòn, 7 cây số Tây Nam phi trường Quản Lợi, Trung Đoàn 141 là đơn vị thiện chiến nhất của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với 1,600 cán binh còn nguyên vẹn, sinh lực đầy đủ cũng như tính cơ động cao, mới có khả năng và đủ thì giờ cũng như đủ thực lực, di chuyển về tăng cường bảo vệ Cục R, để cản ngăn Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung Đoàn 141 được lệnh cấp tốc rời vùng trú quân trong đêm, di chuyển đến mục tiêu đã ấn định (Phi trường Quản Lợi). Như vậy, Cộng quân đã trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn” (dụ cọp ra khỏi rừng), bỏ trống cả một vùng bốn cây số vuông phía Đông Nam, dùng cho việc đổ quân (trực thăng vận) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù vào 2 ngày 14 và 15 tháng 04, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, được an toàn theo đúng như kế hoạch. Việc Trung Đoàn 141 của Công trường 7 Cộng sản Bắc Việt rời Ấp Srok Gòn rút về bảo vệ cục R, được chứng minh qua đoạn văn trong Bài Phóng Sự “Chiến Trường Đi Không Hẹn” của Tác Giả Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, là nhân chứng sống (Thiếu Tá Tài lúc còn là Đại Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), theo Liên Đoàn đáp xuống An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972, bãi đáp nằm sát cạnh bên Ấp Srok Gòn viết lại như sau: “…. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm, Biệt Cách Dù tiến chiếm Ấp Srok Gòn, trong im lặng và an toàn, vì địch vừa rút ra khỏi đây không lâu. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh Ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dầy đặc, im vắng. Xa xa về hướng An Lộc, đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh… (1) Đúng như lời phát ngôn viên Quân Đoàn 3 đã phát biểu với Báo Chí, sáng sớm ngày 14 tháng 04 năm 1972, hàng chục chiếc vận tải cơ C- 123 và C-130 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có mặt trên vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm của tất cả các loại súng phòng không của Cộng quân, tung ra những cánh “Hoa Dù” rợp cả một góc trời, “Thiên Thần Biệt Cách “GIẢ”, vì chiếc Dù thì thật 100%, còn chiến binh đang “tòn ten” dưới dù, toàn là những hình nộm, được kết bằng thứ vật liệu đủ nặng, tương đương với sức nặng của một người. Cùng thời điểm đó, Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, cũng vừa hoàn thành một vòng đai phòng thủ bên ngoài, Tiểu Đoàn đặc công, có trách vụ tuyến phòng thủ bên trong và bảo vệ an ninh cận kề cho Bộ Chỉ Huy đầu não Cục R. Tất cả đã chuẩn bị sẳn sàng chờ Biệt Cách Dù nghênh chiến.. Chờ đợi, từ sáng cho đến chiều tối, mà vẫn chưa thấy Biệt Cách Dù xuất hiện. Khi màn đêm đổ xuống, thì lại càng hồi hộp lo âu, tinh thần giao động, rất lo ngại về kỹ thuật “tác chiến ban đêm” xuất quỷ nhập thần của Biệt Cách Dù. Trời lại sáng, suốt ngày cũng vẫn không thấy Biệt Cách Dù động tịnh nổ súng, không biết Biệt Cách Dù, sau khi xuống tới trận địa, đã di chuyển đi đâu? di chuyển đánh bọc hậu sau lưng hay là sườn trái hay phải? Tại hầm Chỉ Huy, Tướng Trà cho gọi máy liên hồi hỏi Trung Đoàn 141 có phát hiện dấu tích gì của Biệt Cách Dù hay không? Tâm trạng của những người đang có mặt tại căn hầm chỉ huy của Cộng quân (hầm nầy do quân Đội Hoa kỳ xây cất từ trước), đều hồi hộp lo sợ bị Biệt Cách Dù bắt sống. Tình trạng chờ “nghênh chiến” với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã trải qua 3 ngày đêm… Vừa đủ thời gian cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoàn tất việc đổ quân: (Hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào được An Lộc để kiện toàn tổ chức phòng thủ: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mở rộng vòng đai phòng thủ thêm hai cây số về phía Nam; Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chiếm lại ½ diện địa phía Bắc Thành Phố. Như vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đã hoàn thành chiến pháp được gọi là “Điệu Hổ Ly Sơn” lừa được địch, tự động bỏ trống bốn cây số vuông phía Đông Nam An Lộc để trực thăng vận 3,000 Quân Dù và Biệt Cách Dù vào tiếp ứng cứu nguy An Lộc (2,450 Chiến Binh Mũ Đỏ, 550 Chiến Binh mũ xanh). Cho đến giờ này “quả tim vĩ đại An Lộc”, mới được cứu tỉnh, nhịp đập lần hồi trở lại bình thường, hy vọng sẽ đẩy lui bất cứ cuộc tấn công nào trong những ngày kế tiếp của Cộng quân. Ngày 19 tháng 04 năm 1972, tại Bản Doanh Hành Quân Tiền Phương của Quân Đoàn 3/Quân Khu III tại căn cứ Lai Khê, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh phát biểu với Báo Chí trong và ngoài nước: “An Lộc đã trải qua hồi nguy kịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn còn phải cẩn trọng, vì nhiều ngàn dân chúng đang còn kẹt trong vòng lửa đạn đôi bên, và Cộng quân vẫn còn pháo kích cả ngày lẫn đêm, vô tội vạ, tạo nhiều tang thương chết chóc, đổ vỡ, cho đồng bào vô tội.” 3 . ĐỔ QUÂN TĂNG VIỆN Cuộc đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc được chia ra làm hai giai đoạn: 1. Giai đoạn khẩn cấp: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. 2. Giai đoạn kế tiếp: Thiết lập căn cứ hỏa lực Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), dùng làm “bàn đạp” cứ điểm để trực thăng vận Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa; với mục đích “RÚT NGẮN” đoạn đường, tiến gần An Lộc, đồng thời công phá Chốt Tàu Ô. Trung Trướng Nguyễn Văn Minh, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi còn là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh & Khu 42 Chiến Thuật (vùng đồng bằng sông Cửu Long), đã được nổi tiếng là một tướng lãnh tài giỏi trong chiến thuật “trực thăng vận”, cũng là vị tướng đã đào tạo ra “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây” Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ, (từ năm 1965 đến 1968). Ngoài ra Ông còn đào tạo được một vị tướng lãnh khác giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào năm 1975; đó là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Vào năm 1972, còn được Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc, Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa; Trung Tá Lưu Trọng Kiệt và Trung Tá Lê Văn Dần, đã “tử trận” trên chiến trường Miền Tây vào năm 1966; Tướng Lê văn Hưng và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã Anh Hùng tuẫn tiết trong những ngày đau buồn của Đất Nước 30 tháng 04 năm 1975. Chỉ còn Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Trung Tá Vương Văn Trổ (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Rạch Giá), còn sống sót, cả hai đang cư ngụ tại Thành Phố Houston,Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ. TRỰC THĂNG VẬN TĂNG CƯỜNG 4- LỮ ĐOÀN 1 NHẢY DÙ THAM CHIẾN Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang quần thảo với địch quân, trong gần suốt tuần qua tại vùng Suối Tàu Ô, được lệnh rút về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung và trang bị, chờ lệnh trực thăng vận đổ quân vào tăng cường cho quân bạn, đang trấn thủ tại Thị Xã An Lộc. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bàn giao trận địa Vùng “Chốt Kiền” Suối Tàu Ô cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tục đảm trách công việc “Bứng Chốt”. Sáng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được triệu hồi về họp tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3/QK III (căn cứ Lai Khê). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh,Tư Lệnh Quân Đoàn, cho biết tình hình mới nhất tại An Lộc. Sau hai lần tấn công, địch quân đã lấn chiếm gần phân nửa phía Bắc thành phố. Các đơn vị Bạn đang cần một luồng sinh khí mới đổ vào tiếp ứng cho An Lộc. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù xét thấy còn đủ khả năng để đột phá vòng vây cho quân Bạn đang tử thủ tại Thị Trấn An Lộc.. Tướng Minh cũng khuyến cáo, nơi có thể đổ quân, tương đối được an toàn, trong vùng Đông Nam Thành Phố (khu vực Đồi Gió và Đồi 169). Sau đó, con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng vài Sĩ Quan trong Bộ Tham Mưu lên trực thăng bay quan sát, tìm “BÃI” đổ Quân. Ngay buổi trưa ngày 14 tháng 04, Đại Tá Lưỡng quyết định cho trực thăng vận Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù vào sườn phía Đông của Đồi Gió và đồi 169, cạnh Ấp Srok Ton Cui, (bốn cây số Đông Nam An Lộc) để giữ an ninh bãi đáp cho ngày hôm sau (15 tháng 04 năm 1972) toàn bộ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1, Đại Đội Trinh Sát, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8 Dù đổ quân kế tiếp. Tiểu Đoàn 6 Dù, sau khi hoàn thành nhiêm vụ an ninh bãi đáp, để lại một Đại Đội giữ chân tại Ấp Srok Ton Cui, phía Đông Nam dưới chân đồi Gió, Tiểu Đoàn (-) được chia làm hai cánh, hai Đại Đội, được giao cho Tiểu Đoàn Phó, Thiếu Tá Phạm Kim Bằng (gốc Thiếu Sinh Quân và tốt nghiệp K.16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), di chuyển lên chiếm cao điểm Đồi Gió và Đồi 169, làm lực lượng bảo vệ cho Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) của Lữ Đoàn 1 Dù, do Trung Tá Lữ Đoàn Phó Lê Văn Ngọc chỉ huy, cùng Pháo Đội (sáu khẩu 105 ly), Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, tạo thành một căn cứ Hòa Lực “dã chiến” trên đỉnh Đồi Gió để yểm trợ cho toàn thể mặt trận An Lộc, (trong giai đoạn này, Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh và Trung Đội Pháo Binh của Tiểu Khu Bình Long chỉ còn sót lại 1, 2 khẩu Pháo 105 ly còn sử dụng được mà thôi); - Cánh quân thứ hai, gồm hai Đại Đội, do Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, di động xung quanh sườn đồi 169. Lữ Đoàn 1 Dù, được đổ xuống trận địa, do Không Đoàn 43 trực thăng, thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) chỉ huy, toàn quyền đảm trách việc “đổ quân” và “tản thương” cho chiến trường An Lộc. Sau khi đặt chân xuống trận địa, Đại Tá Lưỡng bắt liên lạc với Tướng Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc), và Trung Tá Biết (Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân) đang án ngữ mặt phía Đông, đồng thời điều động lực lượng Dù, chia làm hai cánh: - Tiểu Đoàn 8 Dù bảo vệ bên sườn Trái, - Tiểu Đoàn 5, Đại Đội Trinh Sát cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù di chuyển bên sườn Phải, bủa gọng kềm, tiến sát vào vòng đai Thành Phố An Lộc, từ hướng Đông Nam. Khi còn cách tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân một cây số (vị trí cũ của Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân khi trước), Tiểu Đoàn 5 Dù chạm với một đơn vị Cộng Quân (cấp Tiểu Đoàn). Địch quân bị quân Dù từ sau đánh tới bất ngờ, sau nửa giờ giao tranh, quân bạn được sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang Cobra của Không Lực Hoa Kỳ, Lực Lượng Dù nhanh chóng đánh tan đơn vị Cộng Quân. Thanh toán xong đơn vị Cộng quân đang bủa vây An Lộc từ phía Đông Nam, Lực Lượng Dù tiến vào Thành Phố, gịữa sự hân hoan chào đón của Quân Dân An Lộc. Một cuộc họp tham mưu cấp thời được diễn ra tại hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng, Ngoài Chuẩn Tướng Hưng, còn có - Đại Tá Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh), - Đại Tá Trường (Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Đại Tá Nhựt (Tỉnh Tưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long), - Toán cố vấn Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Sau khi thảo luận và cân nhắc tình hình trận liệt, Tướng Hưng chỉ định đơn vị Dù trách nhiệm gíúp Tiểu Khu Bình Long trấn giữ và mở rộng vòng đai phía Nam. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù trú đóng cùng chung hầm Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long. Hai Tiểu Đoàn 5 và 8 lần lượt tiến về phía Nam (Tiểu Đoàn 8 bên cánh Trái, Tiểu Đoàn 5 bên cánh Phải, tính từ Bắc xuống Nam). Khi Tiểu Đoàn 8 Dù vừa vượt vòng đai phòng thủ phía Nam, ngay tại ngã tư Xa Cam, (còn có biệt danh là dốc tử thần) liền bị Pháo và Bộ binh có cả Chiến Xa địch (ước tính cấp Tiểu Đoàn) chận đánh… Chiến trận được mô tả ác liệt. Xin đọc một đoạn bài tường thuật của Đại Úy Đỗ Viết Hùng (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù): …Sau khi Trung Úy Vân (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83) chết vì bị đạn pháo nổ chụp của địch, tôi đang là Trung Úy Đại Đội Phó liền được Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Văn Bá Ninh, chỉ định thay thế vị Đại Đội Trưởng vừa đền xong nợ nước. Vừa mới chì huy chưa đầy 10 phút, tôi lại bị thương, nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy Đại Đội. Cùng lúc Đại Đội 82 do Trung Úy Trần Cao Khoan, Đại Đội Trưởng cũng bị thuơng, và gần phân nửa Đại Đội 82 cũng bị trúng miểng pháo của địch, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Đại Đội 82 lui ra khỏi vòng pháo tập của Cộng Quân, Tiểu Đoàn 8 Dù tạm “khựng” lại. Trong lúc đó Tiểu Đoàn 5 từ cánh Phải, do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đơn vị, đánh bọc vào sườn của đơn vị Cộng Quân. Pháo địch không còn hiệu quả, vì trong thế đánh xáp lá cà… Các thiên thần mũ đỏ của Tiểu Đoàn 5 lại có dịp lập chiến công thêm một lần nữa… Chỉ sau khoảng nửa giờ giao tranh, đơn vị Cộng quân tháo chạy về hướng Nam bỏ lại trận địa trên 100 xác chết... Trung Tá Hiếu cho lệnh truy kích quân địch. Bắn hạ thêm hơn 100 cán binh khác của Cộng quân trên đường đào tẩu. Trời vừa tối, Tiểu Đoàn 8 Dù được lệnh dừng quân qua đêm trong khu vực phía Nam dọc theo Quốc Lộ 13, bên cánh Phải làTiểu Đoàn 5 Dù… Suốt đêm, mọi người đều ghìm súng chờ địch, trên vòng trời đen tối, luân phiên nhau, các chiếc C-130 tối tân của Không Lực Hoa Kỳ bao vùng, bắn chận quân Địch cận phòng khi có lời yêu cầu, bộ binh địch không dám mạo hiểm tấn công. Trong đêm này, có một T.54 xuất hiện cận tuyến phòng thủ củaTiểu Đoàn 8; Thượng Sĩ thường vụ Lê Văn Song chỉ huy toán vũ khí nặng chạy rượt đưổi theo sau xạ thủ 57 Ly không giật, vô tình bị hơi phụt của khẩu 57 gây ra tử thuơng; chiếc chiến xa T.54 liền được chỉ điểm cho C-130 có thiết trí Đại Bác 105 ly bắn hạ. Trời vừa hừng sáng, hai Tiểu Đoàn 5 và 8 tiếp tục mở rộng vòng đai về phía Nam, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển,Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù, chì huy ba đại đội 81 (do Ðại Úy Nguyễn Trọng Ni chỉ huy), Đại Đội 83 (Do Trung Úy Đổ Viết Hùng chi huy) và Đại Đội 84 Dù (do Trung Úy Đồng Văn Minh chỉ huy) cùng song song với Tiểu Đoàn 5 Dù tiến về phía Nam, cách thành phố đến hai cây số, được lệnh bố quân dừng lại, đào hệ thống phòng thủ, cho đến khi bắt tay được với Tiểu Đoàn 6 Dù từ phía Nam tiến lên giải tỏa. Sau khi hai Tiểu Đoàn 5 và 8 hoàn tất tuyến phòng thủ hai cây số vòng ngoài phía Nam, mặt phía Nam An Lộc bây giờ trở thành vững mạnh nhất (nhờ có khoảng 1,250 chiến sĩ Dù trấn giữ (2). Trong thời điểm đó, Tiểu Đoàn 6 Dù trên đỉnh Đồi Gíó và Đồi 169, cũng đã thiết lập xong căn cứ hỏa lực Pháo Binh (sáu khẩu 105 ly) và bắt đầu khai pháo tác xạ vào quân địch theo yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đúng thật, lực lượng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã đem đến cho quân trấn thủ “một luồng SINH KHÍ MỚI”, như Tướng Minh đã nói với Đại Tá Lưỡng từ lúc ban đầu. Sau trận An Lộc Lữ Đoàn 1 Dù được lệnh trở về hậu cứ “Trần Quý Mai” trong trại Hoàng Hoa Thám để dưỡng quân, chỉ có một đêm là được lệnh tiếp tục di chuyển hành quân, tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. 5. LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ THAM CHIẾN Đến ngày 16 tháng 04 năm 1972, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được tăng viện cho An Lộc, và khởi phát cuộc phản công tái chiếm lại ½ lãnh thổ phía Bắc An Lộc. Từng đoàn trực thăng HU1D cất cánh từ căn cứ Lai Khê vào trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972 đưa 550 Biệt Cách Nhảy Dù đến chiến trường An Lộc một cách an toàn. Bãi đổ quân được chọn trên một khoảng ruộng trống, về phía Tây, Tỉnh lộ 245, cách Đồi Gíó một cây số về phía Đông Bắc. Hợp đoàn trực thăng từng đợt 30 chiếc HU1D cho mỗi đợt đổ quân, có bốn trực thăng võ trang hộ tống bao vùng. -Đợt đầu thả Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy và bốn toán trinh sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, do Trung Úy Lê Văn Lợi chỉ huy, cùng Đại Đội một do Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn chỉ huy và Đại Đội 2 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy; -Chuyến thứ nhì gồm có Liên Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân, cùng Đại Đội 3 do Đại Úy Phạm Châu Tài (có biệt danh là Hổ Xám) chỉ huy, và Đại Đội 4 do Đại Úy Đào Minh Hùng chỉ huy. Sau khi được an toàn nhảy xuống trận địa, kiểm điểm quân đầy đủ, Trung Tá Huấn liền cho lệnh các đơn vị di chuyển đến chiếm cứ Ấp Srok Gòn, cận kề bên bãi đổ quân, bố trí xong xuôi, Trung Tá Huấn mở tần số truyến tin, liên lạc được với Tướng Hưng (Bộ Chỉ Huy Mặt Trận) và Đại Tá Lưỡng (Lực Lượng Dù) ở phía Nam để được hướng dẫn lộ trình an toàn cũng như tránh ngộ nhận giữa quân bạn trước khi tiến quân vào thành phố. Trên đường tiến quân vào chiếm Ấp Srok Gòn, đơn vị Biệt Cách đi đầu, báo cáo về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, gặp được hai người Thượng, đang mò mẫm trở về Ấp, để tìm các con BÒ của dân làng đã bỏ chạy ra khỏi Ấp còn để lại từ hơn tuần qua, khi Cộng quân đến chiếm cứ. Với nhiều vết tích hầm hố, giao thông hào chiến đấu, còn nguyên vẹn, hai người dân Thượng còn cho biết, quân Cộng Sản cũng vừa mới rút đi, còn chưa kịp lấp lại hầm hố, đào xới tứ tung. Chiếu theo tài liệu của nhân chứng sống Biệt Cách Dù, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, trong tác phẩm “AN LỘC CHIẾN TRƯỜNG ĐI KHÔNG HẸN”, đoạn “Theo chân đoàn quân ma” có đoạn tường thuật như sau: “Theo kế hoạch giải vây, hai đơn vị thiện chiến được sử dụng đến là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Cả hai đơn vị nầy đều nhảy thẳng vào An Lộc với hai nhiệm vụ khác nhau, một phía trong và một phía ngoài thị xã. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù sẽ quét sạch hành lang vây khốn bên ngoài chu vi phòng thủ và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù mở đường máu đánh thẳng vào An Lộc tiếp tay với quân trú phòng bên trong, chiếm lại phân nửa thành phố đã mất. Người ta suy nghĩ, kế hoạch này là một ván cờ liều, một kế hoạch đánh xả láng “thí chốt để lấy xe”, và những đơn vị thi hành sẽ là những con thiêu thân bay vào ánh lửa. Đúng vậy! Họ là những con chốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những con chốt đã sang sông, đã nhập cung, và đã trở thành một pháo đài sừng sững trước mặt quân thù. Ngày 14 tháng 04 năm 1972, từ Quận Chân Thành, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và một pháo đội được trực thăng vận vào một địa điểm cách An Lộc bốn cây số về phía Đông Nam. Từ Ấp Srock Ton Cui, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù chiếm lĩnh cao điểm 169, còn được gọi là Đồi Gió, đặt 06 khẩu 105 ly, để yểm trợ cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu đoàn 5 và 8 Nhảy Dù tiến vào An Lộc. Linh động và bất ngờ là hai yếu trong binh pháp, được Lữ Đoàn 1 Dù khai thác triệt để trong cuộc hành quân nầy. Cộng quân bao vây An Lộc bị cú bất ngờ khi thấy lính Nhảy Dù xuất hiện phía sau, yếu tố bất ngờ đã làm địch quân hốt hoảng, trận đánh đẫm máu nổ ra và Nhảy Dù đã chiếm ưu thế, mở được một khoảng trống trong vòng vây kín mít từ phía Đông Nam hướng về An Lộc. Cùng ngày 14 tháng 04 năm 1972 khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù được trực thăng vận vào An Lộc, thì từ những khu rừng già vùng Tây Nam Xa Mát dọc theo biên giới Việt- Miên, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang hành quân, được lệnh triệt xuất để trở về căn cứ Trảng Lớn thuộc Tỉnh Tây Ninh. Sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được vận chuyển qua Lai Khê bằng trực thăng Chinook CH-46. 12 giờ trưa cùng ngày, khi kho đạn Lai Khê bị đặc công Cộng Sản phá hoại nổ tung, là lúc toàn bộ 550 quân cảm tử của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sẵn sàng tại phi trường Lai Khê để được trực thăng vào An Lộc. Nắng hè chói chang oi bức, ánh nằng lung linh theo cánh quạt của trực thăng tiễn đưa đoàn quân Ma đi vào vùng đất cấm. Địa điểm đổ quân là những đám ruộng khô cằn, nứt nẻ phía Tây tỉnh lộ 245, chung quanh là những cánh rừng thưa trải dài theo hướng Tây Bắc, khoảng cách một cây số đi về phía Đồi Gió. Phải một hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đa dụng HU-1D với hai đợt đổ quân mới thực hiện xong cuộc chuyển quân, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào vùng hành quân lúc 4 giờ chiều ngày 16 tháng 04 năm 1972. Mở tần số liên lạc với Tướng Lê Văn Hưng trong An Lộc và liên lạc với Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, sau đó nhanh chóng khai triển đội hình chiến đấu di chuyển về hướng Tây, len lỏi theo đường thông thủy giữa hai ngọn đối Gió và 169 âm thầm ngậm tăm mà đi. Một sự kiện bất ngờ không may xảy đến khi đoàn quân đang di chuyển, một quả bom của Không quân Hoa Kỳ định đánh vào vị trí của Cộng Quân lại rơi ngay vào đội hình đang di chuyển của Biệt Cách Dù, gây thương vong cho một vài binh sĩ, trong đó có Thiếu Úy Lê Đình Chiếu Thiện. Lập tức trái khói vàng được bốc lên cao giữa đoàn quân để phi công nhận diện phía dưới là quân bạn. Phải mất một thời gian ngắn cho việc tản thương, hai cố vấn Mỹ; Đại Úy Huggings và Thượng sĩ Yearta nhanh chóng liên lạc với Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không vận Hoa Kỳ yêu cầu trực thăng cấp cứu và được thỏa mãn ngay. Đây là hai cố vấn thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ còn chiến đấu bên cạnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù khi quân bộ chiến Mỹ đã rút lui ra khỏi chiến trường Việt Nam theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh được thi hành vào năm 1970. Sự kiện thứ hai xảy đến là sự xuất hiện của 47 quân nhân thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ đối 169 chạy tuôn xuống, mặt mày hốc hác vì mệt mỏi và thiếu ăn, bị thất lạc và phải trốn trong rừng. Họ đi theo Biệt Cách Dù để trở lại đơn vị gốc trong An Lộc. Vài tiếng súng AK ròn rã ở phía Đông, có lẽ địch bắn báo động. Tiếp tục di chuyển vế hướng Tây Bắc để vào rừng cao su Phú Hòa. Tiếng súng nổ liên hồi, đứt khoảng phía trước, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang chạm địch. Gặp Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy dù - Trung Tá Hiếu cười méo miệng, nói như phân trần: ”tụi nó đông như kiến và bám sát tụi moi như bày đỉa đói”. “Tụi nó đông như kiến” đã nói lên thực trạng chênh lệch lực lượng quân sự đôi bên mà ưu thế vế phía Việt cộng. Nhưng đã là lính thì phải cố gắng cho đến lúc tàn hơi, đã là một Biệt Cách Dù thì phải chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho màu cờ sắc áo của đơn vị. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm. Biệt Cách Dù chiếm ấp Srok Gòn trong im lặng và an toàn vì địch vừa rút ra khỏi đây. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dày đặc, im vắng xa xa về hướng An Lộc- đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh. Sự đổ quân tăng viện ồ ạt của Việt Nam Cộng Hòa về phía Đông Nam cách An Lộc 4 km, đồng nhịp với các phi vụ đánh bom B-52 tàn khốc về phía Nam của thành phố, đã làm cho Cộng quân hoang mang hốt hoảng. Lữ Đoàn 1 Dù là lực lượng đối kháng vòng ngoài để thu hút địch quân đồng thời tạo một lỗ hổng cho Biệt Cách Dù thâm nhập vào thành phố. Sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, cùng một thời điểm Tiểu Đoàn 8 Dù tiếp cận ngoại vi tuyến phòng thủ của Thị Xã vế phía Nam, cạnh Quốc Lộ 13. Cộng quân không ngờ Biệt Cách Dù đã lọt được vào Thị xã tiếp hơi cho quân tử thủ và mở cuộc tấn công ngay trong đêm đó vào các khu phố mặt Bắc… Nói về liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy dù, mặc dù chỉ có 550 chiến sĩ được đổ quân vào An Lộc nhưng khả năng tác chiến có thể bằng hay hơn 2,000 quân bộ chiến (cấp Trung đoàn) của các Công trường quân Cộng sản Bắc Việt, bởi chiến pháp linh động và bất ngờ, uyển chuyển theo tình hình, biết tùy theo thời tiết và địa thế, khi tấn công thì như vũ bão, sấm sét giáng lên đầu quân địch, khiến chúng không kịp trở tay, xuất hiện bất ngờ như những thiên thần trên trận mạc, đánh cận chiến tuyệt kỹ trên các hầm hố giao thông hào vào ban đêm, chui tường, đục lỗ tác chiến trong thành phố, cả ngày lẫn đêm rất điêu luyện (lấy ít đánh nhiều, sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít), đột kích bất ngờ thu dọn chiến trường nhanh chóng đã làm kinh tâm khiếp đảm địch quân trên tận dãy Trường Sơn heo hút gió ngàn, và trong thành phố tại ngã ba Cây Thị kỳ TẾT Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Thật là một đơn vị Biệt Kích = Commando thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn hẳn các đơn vị “đặc công” thiện chiến của Cộng Quân, và không thua bất cứ đơn vị Commando nào của các Quân Đội trên Thế Giới. Theo như lời khai báo của hai dân Thượng, thì đơn vị trú quân tại Ấp Srok Gòn là Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, đã vội vàng rút đi trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, đến bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt cũng như Cục R. Điểm đáng lưu ý là Đơn vị Biệt Cách Dù đã tránh được một cuộc chạm súng với đơn vị Trung Đoàn 141 của Công Quân, có quân số đông hơn Biệt Cách Dù đến 5 lần, và Ðịch được ưu thế phòng không và có công sự chiến đấu. Nhất là khi chuyến đầu đổ quân, không sao tránh khỏi đụng trận, các chiến binh Biệt Cách Dù kể cả các trực thăng đổ quân chắc chắn phải bị hao hụt ít nhiều, không còn được nguyên vẹn quân số, để tiếp tục làm tròn sứ mạng tiếp sức với Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chiếm lại ½ diện địa phía Bắc, trong những ngày kế tiếp sau đó. Trung Đoàn 141 thuộc Công Trường 7 của Cộng quân, thật sự đã ẩn phục tại Ấp Srok Gòn từ hơn tuần qua, và mới nhận được lệnh điều động rời khỏi vị trí, di chuyển về vùng Phi Trường Quản Lợi. Vì bị trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn”, đúng theo sự thiết kế của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hòa. Câu chuyện này, cho đến nay vẫn có rất ít người biết, kể cả đơn vị Biệt Cách Dù cũng không biết được là nguyên do nào mà đơn vị mình được đổ quân ngay vào lòng Địch, mà vẫn được an toàn tiến quân vào tiếp cứu quân Bạn đánh bại Quân Đoàn xăm lăng quân Cộng Sản Bắc Việt, một cách oanh oanh liệt liệt như thế. Những người biết được câu chuyện “Điệu Hổ Ly Sơn”, chúng tôi ghi nhận có Ba người: 1/ Cố Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng đáng kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Đã chấp nhận kế hoạch do Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đích thân đệ trình, và tức tốc ra lệnh cho những phần hành liên hệ trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu thi hành). “Một cơ hội may mắn cho Ban Biên Soạn, là một tháng trước khi Đại Tướng Viên từ trần, NGÀI có đọc được những dòng chữ có Highlight về những ưu đãi của Ngài cho TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC: (cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ngày 9 tháng 4 năm 1972; Thả Biệt Cách Dù Giả, ngày 14 tháng 04 năm 1972; Tài liệu tác phẩm “An Lộc Chiến trường đi không hẹn” của Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đã viết trong quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu)”. 2/ Vị kế tiếp là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Người đã nghĩ ra Kế Hoạch Điệu Hổ Ly Sơn, để cho hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được đổ quân ”AN TOÀN” xuống trận địa, không một tổn thất nào, trước khi lâm trận. 3/ Người kế tiếp còn đang sống là Phát ngôn Viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh. Cho đến nay, tháng 04 năm 1972, là lần đầu tiên Liên Đoàn được tập trung một lần, và cùng sát cánh bên nhau chiến đấu trong một thành phố, với tất cả bầu nhiệt huyết và cả tâm tư phấn khởi “Chiến Thắng quân thù phương Bắc”. Vào hừng sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, một cuộc rượt đuổi tàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang bám trụ xảy ra rất ngoạn mục, các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù càng đánh càng hăng. Cộng quân chạy như đàn chuột bị xới ổ, bỏ chạy thục mạng, quy tụ về đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc thành phố để cố thủ. Cuộc săn lùng, càn quét địch quân, được tiếp diễn đến ngày 18 tháng 04 năm 1972, tiếng súng bắt đầu lắng dịu trở lại trên diện địa ½ phía Bắc. Quân Cộng sản Bắc Việt đã bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù quét sạch, kể cả cứ điểm cố thủ, đồn Cảnh Sát Dã Chiến, sau gần 48 giờ các chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu không ngừng nghỉ. Từ con chim đầu đàn, Trung Tá Phan Văn Huấn (Liên Đoàn Trưởng), Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân (Liên Đoàn Phó), Đại Úy Trần Văn Thọ (Trưởng Ban 3), Đại Úy Nguyễn Văn Mai (Trưởng Ban 2), Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng 4 toán Trinh Sát), Trung Úy Lê Văn Châu (Bác Sĩ Quân Y), Trung Úy Lê Văn Cát (Sĩ Quan Đề Lô Pháo Binh tăng phái), Thượng Sĩ Phạm Văn Cấp (Trưởng Toán Truyền Tin và Mật Mã), Trung Sĩ Nhất… Phương (Ban Tiếp Liệu), và các Cố Vấn Mỹ: Đại Úy Charles Huggins (Cố Vấn Trưởng), Thượng Sĩ Jesse Yearta (Phụ Tá), cùng các Đại Đội Xung Kích Chiến Đấu: Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Đại Úy Nguyễn Sơn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Đại Úy Phạm Châu Tài, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Đại Úy Đào Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4, cùng toàn thể các Hạ Sĩ Quan và Chiến Binh oai hùng trong Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, trực diện chiến đấu. 5. 1 BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG Nhận diện được từ Đồi Đồng Long, Cộng quân đã từng bắn ngang hông Biệt Cách Dù để yểm trợ cho đồng bọn đang cố thủ trong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến trong ngày 18 tháng 04 vừa qua, và đồi này cũng là một vị trí quan trọng ở trên cao điểm, có ưu thế chiến thuật, khống chế cả một vùng mặt phía Bắc thành phố, từ nơi đó Cộng quân có thể dùng các loại súng đại bác không giật bắn thẳng tác xạ vào hệ thống phòng thủ (tuyến phía Bắc của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, xuyên tới Đồn Cảnh Sát Dã Chiến (như chúng đã làm), cũng là nơi xuất phát, tung ra những đợt tấn công của các đơn vị bộ binh và chiến xa địch, kể cả thiết trí các ổ phòng không có thể khống chế vùng không phận phía Bắc Tỉnh lỵ, với cao độ 128 thước, nằm phía phải, sát cạnh Quốc Lộ 13 (tính từ Bắc xuống Nam), và cách ranh giới phía Bắc thành phố khoảng 600 thước, cần phải được “nhổ đi” càng sớm càng tốt. Từ khi Đại Đội 8 Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Bình Long bị sức ép của địch phải rút lui, Cộng quân tràn vào chiếm cứ. Để tránh phi cơ oanh kích hay oanh tạc, Cộng quân áp dụng chiến thuật “hạ tiện” trộn lẫn vào dân, đào hầm hố nguỵ trang vòng vòng dưới chân đồi, nơi khu nhà dân cư trú, cũng như khu trường học phía Bắc chân đồi. Quân Cộng Sản cố ý lấy Dân để tránh bom đạn, nhưng mưu đồ đó đã không được đạt thành, vì khi dân chúng thấy quân Cộng Sản kéo đến liền bồng bế nhau bỏ nhà mà chạy về phía quân Bạn vì nghĩ rằng chỉ có người lính Việt Nam Cộng Hòa mới có thể che chở cho họ, như trường hợp dân chúng từ phi trường Quản Lợi vậy. Những ai may mắn đã chạy thoát khỏi tầm súng cá nhân, quân Cộng Sản cũng không buông tha, gọi pháo binh hay súng cối bắn theo để sát hại, trả thù cho bõ ghét. Đa số dân chúng cư ngụ xung quanh Đồi Đồng Long thuộc gia đình binh sĩ của Tiểu Khu Bình Long. Khi dân chúng rời xa quân Cộng Sản, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh mới yên tâm cho phi cơ xạ kích và oanh tạc quân địch. Quân Cộng Sản vội đào hầm hố luôn cả ngay trong trường học, để nguỵ trang, tránh phi cơ quan sát. Cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, một sự kiện lịch sử, một khúc quanh quan trọng của chiến cuộc, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đi tiên phong, cùng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa, đánh xuyên thủng hai trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, tại vùng 2 số phía Nam An Lộc, đã tăng thêm sự phấn khởi, và làm nức lòng tin tưởng cho Quân Dân tử thủ trên toàn mặt trận An Lộc. Nhân lúc tinh thần quân trú phòng lên cao, và cũng là lúc tinh thần của các cấp cán binh Cộng Sản hoang mang giao động xuống thấp, vì tin quân tăng viện Việt Nam Cộng Hòa đã mở được cửa ngõ phía Nam, thừa thắng xông lên, ngày 12 tháng 06 năm 1972, Biệt Cách Dù tung quân “Tái Chiếm” Đồi Đồng Long. Trung Tá Huấn, con chim đầu đàn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực tiếp chỉ huy cuộc đột kich. Lực lượng tham chiến gồm có hai Đại Đội và bốn toán Trinh sát, quân số tổng cộng 300 chiến binh Biệt Cách Dù, đánh thẳng vào Đồi Đồng Long. Tại nơi đây có cấp Tìểu Đoàn Bộ Binh yểm trợ cho các đơn vị của Trung Đoàn Phòng Không 271, và Tiểu Đoàn vũ khí nặng (Đại Bác không giật 57 và 75 Ly, súng cối 82 ly của địch, quân số ước tính khoảng 1,200 cán binh Cộng Sản Bắc Việt. Chiếu theo kế hoạch đột kích, Biệt Cách Dù chia ra làm ba mũi tấn kích: - Mũi tấn kích bên sườn Trái, do cánh quân của Đại Đội 2 xung kích, chỉ huy bởi Đại Úy Nguyễn Sơn (Đại Đội Trưởng); - Mũi tấn kích bên sườn Phải, do cánh quân của Đại Đội 3 xunh kích, chỉ huy bởi Đại Úy Phạm Châu Tài (Đại Đội Trưởng), - Trung quân, tấn kích thẳng vào chính diện, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy tổng quát cùng với bốn toán Trinh Sát, tinh nhuệ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được chỉ huy bởi Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng). Các chiến sĩ gan lì Biệt Cách Dù âm thầm xuất phát từ mặt Bắc Thành Phố, và đến chân đồi Đồng Long sau 1/2 giờ cẩn thận di chuyển trong im lặng truyền tin, không một tiếng động, như đoàn Beo Gấm ban đêm đi tìm mồi, các cánh quân được điều động, dàn trận thành hàng ngang, từ từ tiến sát vào mục tiêu, rồi đồng loạt xung phong, khi trời vừa hừng sáng. Tiếng hô xung phong vang dậy một góc trời. Các chiến binh Biệt Cách Dù làm thức tỉnh trên 1000 cán binh Cộng Sản đang còn say ngủ tại các ụ súng phòng không, các giao thông hào và hố cá nhân chiến đấu; nhưng không còn kịp nữa, chúng bị đột kích một cách vô cùng táo bạo, tiếp theo hằng loạt tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo Tết, tiếng nổ chát chúa của súng phóng lựu M-79 và lựu đạn, được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và có đủ thì giờ xoay trở. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện lính “rằn ri” Biệt Cách Dù tấn chiếm. Cộng quân chủ quan khinh địch, sau gần ba tháng từ ngày chiếm cứ ngọn Đồi này, không nghĩ là lực lượng Việt Nam Cộng Hòa còn đủ khả năng tái chiếm. Xác người, thân người nằm oằn oại rên la, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng, súng cao xạ phòng không của địch, chỏng gọng… bỏ ngổn ngang vung vãi dưới các ụ súng phòng không, trong các giao thông hào và hố cá nhân. Chiến thuật đột kích, là phương pháp tấn công vô cùng táo bạo, dùng ít đánh nhiều, đánh nhanh đánh mạnh, với hỏa lực được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và không có thì giờ xoay trở. Sau khi san bằng Đồi Đồng Long, Trung Tá Huấn nhận được truyền tin báo cáo của các Đại Đội, hai bên cánh Tả và Hữu… đã càn quét sạch “Mục Tiêu”, địch đã bị đánh tan, ngoại trừ các xác chết và thương binh địch còn nằm la liệt trên chiến địa, một số nhanh chân chạy vuột ngược lên phía đỉnh đồi, đã là mục tiêu rất tốt cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù tác xạ (Như bắn BIA tại quân trường) một số khác tuôn chạy ra bìa rừng kế cận để thoát thân, thì làm mồi cho các trực thăng vỏ trang Cobra Hoa Kỳ bắn hạ. Và liền khi đó, Trưởng Toán Thám Sát Trung Úy Lê Văn Lợi, hãnh diện và hiên ngang cắm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lên trên đỉnh đồi Đồng Long vào trưa ngày 13 tháng 06 năm 1972. Lá Quốc Kỳ thân yêu nền vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ tung bay, phất phới trên đỉnh đồi Đồng Long, giữa nền trời xanh biếc của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, xóa đi áng mây mờ đang giăng phủ trên vùng chiến địa An Lộc. (xem sơ đồ số 8) BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG Đêm 12 rạng 13 tháng 06 năm 1972 (Sơ đồ số 8) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được đổ quân vào An Lộc ngày 16 tháng 04, và ra khỏi An Lộc ngày 24 tháng 06 năm 1972, được bổ xung quân số và dưỡng quân hai ngày; và được lệnh không vận tăng cường cho mặt trận Quảng Trị vào ngày 26 tháng 06 năm 1972 (3). 5. 2 KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN (Riêng cho Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long) ĐỊCH: - 612 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến (600 chết, 12 bị bắt sống) - Mất: 520 AK.47, 18 súng lục K.54, bốn súng cối 82 ly, hai đại bác không giật 57 ly và hai đại bác không giật 75 ly; bốn súng phòng không 12 ly 7; tám súng phóng hỏa tiễn cầm tay SA .7 BẠN: 04 “Chết”, 14 bị thương. 5. 3 CÂU CHUYỆN DƯỚI CHÂN ĐỒi ĐỒNG LONG Chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng… Có tiếng động khả nghi bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Có tiếng hét từ nơi các chiến sĩ Biệt Cách Dù đứng cạnh miệng hầm: “chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tao tung lưu đạn vào, chết cả đám bây giờ…” Có tiếng la từ xa: - Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!! Tiếng nói của Trung Tá Huấn chỉ thị từ xa vọng lại. Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to: - “Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hòa, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.” Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra. – Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu. Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tụy, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm. – Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi. Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, như hai bộ xương còn biết cử động, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức. Sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Úy Lê Thanh Châu, bác sĩ quân y của Liên Đoàn, liền được gọi đến để cấp cứu, cho hai em uống ít nước và chích cho hai em hai mũi thuốc khỏe, lần lần hai em mới từ từ lấy lại sức và dần dần hai em mới thốt được ra tiếng, kể lại về hoàn cảnh của gia đình hai em như sau: ..."Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), không biết sống chết hay còn kẹt nơi đâu, để lại vợ và ba con non dại (Nở, Loan và một em trai bốn tuổi). Mẹ của Nở và Loan cõng em trai bốn tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường bị một quả pháo nổ ngay sau lưng bà mẹ, và đã gây thảm cảnh cho gia đình Trung Sĩ Hiến, vợ cùng đứa con trai phía sau lưng, đang ôm chặt lấy cổ của mẹ mình, đều bị thương nặng vì trúng mảnh đạn pháo. Bà mẹ ngã vật xuống bên lề đường, rên rỉ một hồi rồi tắt thở lìa đời, còn lại hai mái đầu xanh chỉ vừa tròn 8 và 9 tuổi đầu, kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp cái hang này, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt."... Các em kể lại, không biết thảm cảnh cho gia đình các em, xảy ra ngày tháng nào, chỉ biết là ngày mà quân Cộng Sản tràn vào chiếm ấp, và tất cả dân đều bỏ chạy, cho đến hôm nay, dường như đã trên 60 ngày, không cơm không nước!!! Vậy thì các em làm sao sống được? Các em mô tả trong ngày đầu, đứa em trai tắt thở qua đời, thân xác sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, khi nghe thấy tiếng bom đạn dịu dần, để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng, để uống. Ôi, chiến tranh, chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã đem đến cho dân tộc Việt Nam mình như thế đó. Hai em bé đó được các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù cứu sống, và được chuyển về cho Tiểu Khu Bình Long chăm sóc tiếp… Cho đến khi An Lộc được giải tỏa, và rồi không còn được tin gì về hai em nữa….. Cho mãi đến năm 1994, phóng viên điện ảnh Nguyễn Hữu Cầu ở San Jose điện thoại cho Đại Tá Huấn biết tin: Hai em Loan và Nở đã được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, và đưa về Mỹ ngay từ năm 1974. 5. 4 NHẬN ĐỊNH Căn cứ vào kỹ thuật tác chiến, thành tich chiến đấu và kết quả đạt được, (Trong Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long), Đọc câu chuyện “Hai tháng tử thủ An Lộc“ đoạn “Dưới chân đồi Đồng Long”, của Biệt Cách Dù Đỗ Đức Thịnh, Và lời khen của Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Cố TrungTướng Nguyễn Văn Minh, Chúng ta có thể nhận định một cách khách quan, đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quả thật là vô song, tuyệt diệu, về cả ba phương diện: - Kỹ thuật tác chiến, - Tinh thần kỷ luật, - Tình nghĩa đồng bào, (rất được lòng Dân). Chúng tôi nêu lên đây tóm lược lời khen của Vị Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, sau kết quả của trận đột kích Đồi Đồng Long vào năm 1972: “Biệt Cách Dù… Lấy ít đánh nhiều… Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít… Là một trong những đơn vị giúp HỒI SINH An Lộc”. Tham dự nhiều trận đánh, trên một chiến trường “nặng độ” như thế, từ ngày đặt chân xuống An Lộc (ngày 16 tháng 04 năm 1972), đến ngày rời khỏi An Lộc (ngày 24 tháng 06 năm 1972), trong vòng 69 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, và đã hứng chịu hằng trăm ngàn quả pháo của địch quân, mà chỉ có 69 chiến sĩ hy sinh tử trận. Quả thật là một Đơn Vị “Biệt Kích” = Commando hiếm có trong các đơn vị Commando thiện chiến của Quân Lực các Quốc Gia trên Thế Giới. (1) Ðặc san Biệt Cách Dù kỳ Đại Hội năm 1998, đề mục “Chiến trường đi không hẹn”, đoạn “Đi theo đoàn quân ma” của Tác Giả Biệt Cách Dù Thiếu Tá Phạm Châu Tài. (2) Nhật Ký Hành Quân của Quân Đoàn 3 về trận An Lộc năm 1972. (3) Thư đề ngày 12 tháng 05 năm 2004 của Đại Tá Phan Văn Huấn, cựu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972). https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-1/5/ 2015-01-08 Thi Nguyen's photos 62 3 comments Thi NguyenJan 8, 2015 Bình Long Quê Hương Tôi Nhạc: Cục Chính Huấn http://youtu.be/yd5xwRU4Z44 Bình Long quê hương tôi nằm trên máu lửa u buồn Bình Long thân yêu ơi Bình Long hai tiếng thảm thương. Thương rất nhiều đồng bào vô tội ngã gục và đỡ máu cha vào thau đây xác giặc đầy đường. Bình Long quê hương tôi mồ chôn xác giặc ngông cuồng. Hằng trăm T-54 (tê năm mươi tư) còn nằm phơi xác ngổn ngang. Bên cả ngàn giặc cộng chết nằm đầy đồng Nhờ chiến sĩ những anh hùng đứng lên giết giặc giữ nhà. --------------------------------- Bình Long trong cuộc chiến 1972 http://youtu.be/bDid2N6hjB4 AN LOC CHIEN 1972 http://youtu.be/j097RQHxEFE Thi NguyenJan 8, 2015 We fight the Viet Congs our own way, not the rich boys' way. You (Uncle Sam) stay out! ------- Ha ha ha... Vietnamese soldiers used M-72 much better than Yankees boys did (didn't you used M72 LAW in Khe Sanh battle before?). We' ve proved M72 LAW worked much better than Soviet RPG-7 rocket propelled grenade. Thi NguyenJan 10, 2015 CHƯƠNG 6 CUỘC TẤN CÔNG LẦN THỨ BA và TRẬN CHIẾN ĐỒI GIÓ (Khởi phát vào đêm 18 rạng ngày 19 tháng 04 năm 1972) Sau hai ngày đêm, cường độ pháo kích của địch giảm dần, mùi thuốc súng vừa lắng dịu… Khi hoàng hôn vừa đổ xuống, bỗng dưng cường độ pháo của Cộng quân lại gia tăng đột ngột trở lại, và có phần khốc liệt hơn hai lần trước, trên 9,000 quả đạn pháo đủ loại thi đua nhau nã vào Thị Xã An Lộc. Ðịch pháo vào các mục tiêu: a. Bệnh viện Tỉnh Bình Long: nơi đây, đạn pháo của Cộng quân đã sát hại gần 2,000 dân chúng vô tội, các cụ già, đàn bà trẻ em đã bi thương tích, đang nằm ngổn ngang trong, ngoài hành lang, ngay cả ngoài sân bệnh viện, trong các lều vải của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 được dựng lên để che nắng mưa sương gió cho người đang bị thương tích, đang nằm chờ được đến phiên chữa trị. Thịt xương tung tóe, máu đổ thành vũng, tiếng rên la ngút trời xanh. b. Các nơi thờ phượng Tôn Giáo: • Tại Nhà Thờ Chính Tòa Tỉnh, Cộng quân pháo sập tháp chuông, sập luôn mái ngói thính đường, chỉ còn trơ lại chiếc Thánh Giá có treo hình Chúa ở giữa, ngay cả sân bên ngoài của Nhà Thờ cũng bị trúng pháo; duy nhất chỉ có Tượng Đức Mẹ, là không có một dấu tích miểng pháo nào. Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Bùi Quyền (Sĩ Quan Hành Quân Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù), Ông không là người Kitô Giáo, phát biểu rằng: “… Tôi cũng rất lấy làm lạ, vào lúc đó, trong Thành Phố, không có một nơi nào mà không có vết tích do miểng pháo cùa địch, duy nhất chỉ có Tượng Đức Mẹ ở Nhà Thờ Công Giáo là không thấy “một vết miểng nào”, cho nên các binh sĩ Dù (toán có trách nhiệm thu nhặt dù tiếp tế, trong khi chờ đợi dù rơi xuống, tụ đến đứng xung quanh tượng Đức Mẹ, hy vọng sẽ được an toàn… Mà quả thật như vậy, không có binh sĩ nào bị thương trong lúc thu lượm dù tiếp tế…” • Chùa Phật, tọa lạc gần cổng Phú Lố phía Tây thành phố, cũng bị trúng hàng trăm quả pháo, san bằng ngôi chánh điện Phật Đường, kèm theo gần NGÀN sinh linh tín đồ, đang quây quần dưới chân Phật Tổ từ bi, bị thương vong thảm hại, tiếng kêu Trời, tiếng rên la vang dậy, mỗi lần có tiếng nổ chát chúa của pháo địch rơi ngay vào nơi Phật tử đang quỳ tụng niệm, cầu ơn trên Phật Tổ che chở độ trì…. Cuộc pháo kích lần này, có thể nghĩ, Cộng quân cố ý nhằm sát hại dân lành, để tạo thêm rối loạn cho các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa đang trấn thủ, vì chúng đã biết chắc rằng, sau gần suốt tuần lễ pháo kích, dân chúng vì không có hầm trú ẩn tránh pháo, nên bị thương khá nhiều, bắt buộc phải đến Bệnh Viện Tỉnh để nhờ điều trị. Còn số dân khác, may mắn không bị thương tích, thì tụ tập đến những nơi thờ phượng (Chùa, Nhà Thờ) để cầu nguyện ơn trên che chở, cho tai qua nạn khỏi…. Chỉ có một số độ vài trăm dân chúng, may mắn được ẩn núp cùng chung với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa là được thoát nạn trong đợt pháo kích nặng nề lần này. Như vậy, ngoài những mục tiêu quân sự (các Bộ Chỉ Huy, các nơi xét thấy trực thăng có thể đáp được, v..v, Cộng quân đã “chấm” những tọa độ Bệnh Viện Nhà Thờ, Chùa) từ trước. Khi vừa dứt tiếng pháo, tại mặt phía Bắc, nơi tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Cộng quân gom hết các cán binh, luôn cả những cán binh chuyên lo việc “nấu ăn” của các Trung Đoàn Bộ Binh Công Trường 5 còn lại, và Trung Đoàn què quặt chiến xa 203, mở trận tấn công thêm một lần nữa. Nhưng lần này, lại gặp phải lực lượng Biệt Cách Dù ngay ở tuyến đầu, nên chỉ trong khoảnh khắc, các mũi tấn công của địch đều bị bẻ gãy, các chiến xa địch rồ máy phóng đại vào tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị sụp hố, chỏng gọng, bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù tiến đến cận kề bắn hạ thật dễ dàng. Quân địch bị Lực Lượng Biệt Cách Dù và Trung Đoàn 8 Bộ Binh đánh tan nhanh chóng. Sau gần một tiếng đồng hồ, Đại Tá Trường và Trung Tá Huấn lên tần số báo cáo với Tướng Hưng, Cộng quân đã sử dụng cấp Trung Đoàn Bộ Binh có chiến xa trợ chiến, nhưng cường độ tấn công lại rời rạc, cán binh lớ ngớ như mất hết tinh thần chiến đấu… nên tất cả đều bi đẩy lui…. bỏ lại trận địa hơn 200 xác chết cùng với 6 T.54 bị quân ta bắn hạ. Quân Bạn bị thiệt hại nhẹ. Tuy nhiên, về hướng Bệnh Viện Tỉnh, khu nhà Thờ, dường như bị trúng pháo rất nhiều, kế đến Trung Tá Biết, Liên Đoàn 3 Biệt Động quân, báo cáo tình hình mặt phía Đông, Cộng quân cũng sử dụng cấp Trung Đoàn cũng có chiến xa trợ chiến… nhưng tất cả đều bị các chiến sĩ Biệt Động Quân đẩy lui. Địch bỏ lại trên chiến địa trên 100 xác chết và 2 T.54 bị bắn hạ. Biệt Động Quân có 5 tử thuơng và 20 bị thương… Địch rút ra khỏi vòng chiến. Tại mặt phía Tây, Trung Tá Quân (Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh) báo cáo lực lượng địch cỡ cấp Tiểu Đoàn cũng khai hỏa, nhưng không thấy tấn công, dường như để thăm dò. Tuy nhiên về phía Chùa Phật gần cổng Phú Lố, dường như bị trúng pháo khá nhiều, không biết ra sao!! Bạn không có thiệt hại, địch không rõ. Mặt phía Nam, Đại Tá Lưỡng báo cáo: “Không thấy địch động tịnh”. Lực lượng Cộng quân tấn công lần “thứ ba” này, do Công Trường 5 và Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm mộtTrung Đoàn của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, cố gắng dồn hết nỗ lực tấn công thêm một lần nữa, sau hai lần tiên khởi đã thất bại ê chề. Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tăng cường thêm được 3,000 quân tinh nhuệ – Nhẩy Dù và Biệt Cách Dù, đang có mặt tên trận tuyến, mà địch không ngờ đến, cho đến khi các đơn vị bộ binh và chiến xa địch tấn công, trong vòng khoảnh khắc, địch bị đẩy lui hoàn toàn và bị diệt gọn nhanh chóng, cả ba mặt Bắc, Đông Bắc, và Đông. Tóm lại, cuộc tấn công lần “thứ ba”, Cộng quân cũng bị thất bại, không lấn chiếm được thêm một “tấc đất” nào, mà còn để lại trận địa thêm vài trăm xác cán binh, và gần chục chiến xa bị bắn cháy, cũng như một số “tù binh” bị bắt sống. Cộng quân chỉ đạt được kết quả, sát hại khoảng 4,000 dân cư của Tỉnh Bình Long…Đó là thành tích ưu việt của bọn con cháu Ông Hồ và cái Đảng vô thần của Cộng Sản Việt Nam. 2- TRẬN CHIẾN ĐỒI GIÓ (Khởi diễn vào đêm 18/4 /72) Cùng thời điểm, đêm 18 rạng 19 tháng 04 năm 1972, một lực lượng khác của Cộng quân khởi phát cuộc pháo kích và tấn công “Căn Cứ Hỏa Lực Pháo Binh dã chiến” của Quân Dù, trên đỉnh đồi Gió và Đồi 169. Tương quan lực lượng giữa đôi bên : ĐỊCH: Cộng quân tung vào chiến trận hai Trung Đoàn chính quy: Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 và Trung Đoàn 172 của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, và mộ Đại Đội Chiến Xa T.54 của Trung Đoàn 203 Chiến Xa, dưới sự yểm trợ của Sư Đoàn 69D “130 ly”. Quân bộ chiến khoảng 4,000 cán binh, chưa kể Thiết Giáp. BẠN: Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) Lữ Đoàn 1 Dù, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Đại Đội Công Binh Chiên Đấu, Pháo Đội 1 Dù. Quân số 800 chiến binh. Nói về Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, sau khi được đổ quân an toàn xuống khu vực Đồi Gió, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8, di chuyển vào Thị Xã An Lộc, còn Tiểu Đoàn 6 Dù, được cắt cử ở lại để yểm trợ cho Công Binh thiết lập căn cứ hỏa lực Pháo Binh Dù trên đỉnh đồi Gió. Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, cắt cử Đại Đội 61, trấn thủ ấp Srok Ton Cui (dưới chân đồi, Đông Bắc Đồi Gió); còn Tiểu Đoàn (-) được chia làm hai, 1/2 do Tiểu Đoàn Phó Thiếu Tá Phạm Kim Bằng trực tiếp yểm trợ cho căn cứ Pháo Binh Dù trên đỉnh Đồi Gió (sáu khẩu 105 ly); hai Đại Đội còn lại, do Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy, di động trấn giữ phía Đông triền đồi 169. Sự hiện diện bất ngờ, ngoài dự liệu của địch, về căn cứ hỏa đầu gây khó khăn cho tất cả các cánh quân địch trong vòng chu vi 8 cây số đang bủa vây An Lộc, như một chiếc gai nhọn đang đâm thủng chiếc bọc bao vây An Lộc, cho nên Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt quyết định, bằng mọi giá, phải nhổ đi “cái gai” căn cứ Pháo Binh trên cao thế này. Cộng quân điều động hai Trung Đoàn coi như thiện chiến nhất của hai Công Trường 7 và 9, tấn công thẳng lên Đồi Gíó, nơi có đặt sáu khẩu 105 ly của Pháo Đội 1 Nhảy Dù. Địch chia quân thành haicánh: - Cánh thứ nhất gồm Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt có 6 T.54 trợ chiến, xâm nhập và tấn công Đồi Gió từ hướng Bắc, Đông Bắc; - Cánh quân thứ nhì do Trung Đoàn 272 của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, có 6 T.54 trợ chiến, xuất phát theo sau cánh quân thứ nhất, theo lộ trình Liên Tỉnh Lộ 245 bọc sâu xuống ấp Srok Ton Cui, tiến công từ phía Bắc, Tây Bắc đồi Gió. Nhưng cánh quân này vừa mới tập họp được, chuẩn bị dàn quân để hợp đồng tấn công lên Đối Gió, cùng với cánh quân thứ nhất, thì gặp phải cánh quân của Tiễu Đoàn 6 (-), chận cắt ngang, gây thiệt hại khá nặng. Khởi đầu địch áp dụng chiến thuật “Tiền pháo hậu xung”. Địch tập trung hỏa lực pháo binh trên 2,000 quả 130 ly vào đỉnh đồi Gió và vùng yên ngựa trên đỉnh đồi Gió và đồi 169, phá hủy hết các khẩu pháo của Quân Dù, kho đạn pháo binh nổ tung. Sau trận pháo kích, bộ binh và chiến xa ồ ạt tiến lên… các chiến sĩ Dù trên các giao thông hào có dịp tác xạ, hết đợt xung phong này đến đợt xung phong khác, địch cũng không chiếm được mục tiêu, ngưng pháo để cho bộ binh tiến vào, bộ binh và chiến xa vẫn tiến không nổi, được lệnh tháo lui, rồi gọi pháo tiếp tục bắn phá. Những T.54 thi đua nhau bị các chiến sĩ Dù bắn lật lăn xuống triền đồi, đè bẹp một số cán binh Cộng Sản đang tiến lên phía sau. Các chiến sĩ Dù trên vòng đai phòng thủ vị trí pháo binh đã đẩy lui trên 10 đợt tấn công, bắn cháy hết sáu chiếc T.54 của địch. Tuy nhiên chiến sĩ Dù cũng phải trả một giá khá đắt, vị Đại Đội Trưởng 63 tên Cao Quốc Tuấn bị tử thương, và hơn 100 chiến sĩ bi thương vong, cuối cùng Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng cũng bị thương, nên buộc phải rút theo triền đồi về phía Đông để sát nhập với Bộ Chì Huy Nhẹ Lữ Đoàn 1 Dù đang đóng quân cùng Đại Đội Công Binh Chiến Đấu trên đỉnh ngọn đồi 169, và cùng nhau chuyển tải thương binh, theo hướng Tây, nương theo đường thông thuỷ rút lui về An Lộc. Riêng cánh quân của Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh đang ở phía Đông triền đồi 169, vì còn đứa con (Đại Đội 61 Dù), đang trú quân tại Ấp Srok Ton Cui, Trung Tá Đĩnh phải rút xuống triền đồi, vượt qua con suối Rộ, dầy đặc lau sậy, cuối cùng cũng bắt tay được với Đại Đôi 61 Dù; chờ cho đến trời hừng sáng, Trung Tá Đĩnh chỉ huy ba Đại Đội tung phá vượt vòng vây vế phía Nam, Cộng quân bị đánh bất ngờ. Một trận thư hùng lại diễn ra dọc theo Liên Tỉnh Lộ 245 về phia Nam, các chiến binh của Tiểu Đoàn 6 Dù có dịp tạo thêm thành tích, bắn cháy thêm 4 T.54, dọc theo con lộ số 245; địch quân bám theo sát Tiểu Đoàn 6 Dù (). Phần vì gần hết đạn dược, phần vì có khá nhiều thương binh, Tiểu Đoàn 6 Dù khẩn cấp liên lạc với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, cho các trực thăng Cobra và các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ đến yểm trợ, cuối cùng Tiểu Đoàn 6 Dù (), cũng vượt ra khỏi vòng vây của địch quân, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho trực thăng đến bốc thẳng về Lai Khê, vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972. Kết quảTiểu Đoàn 6 Dù bị tổn thất khá nặng. (xem sơ đồ số 9) 3- KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: 2750 thương vong, 10 T.54 bị bắn hạ BẠN: 300 tử trận, 300 bị thương Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Hỗn Hợp thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh hoàn toàn bị hư hại (16 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly) + Đại Đội Pháo Binh Dù (6 khẩu 105 ly). DÂN CHÚNG: Ước tính gần 5,000 thương vong 4- NHẬN ĐỊNH Từ cuộc tấn công lần đầu (13 tháng 04), đến cuộc tấn công lần thứ nhì (15 tháng 04), cho đến lần thứ ba này, so sánh cường độ sau 3 đợt tấn công của Công Trường 5 và Bình Long Cộng Sản Bắc Việt vào tuyến phòng thủ phía Bắc và phía Đông của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhận thấy cường độ tấn công càng lúc càng giảm dần và yếu đi, vả lại lần thứ ba này lại chạm mặt với đơn vị thiện chiến Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên bị chận đứng và bị đánh tan nhanh chóng. Còn về trận chiến Đồi Gió, mặc dù Cộng quân thành công trong việc dập tắt được căn cứ hòa lực Pháo Binh, và đẩy lui được Tiểu Đoàn 6 Dù ra khỏi khu Đồi Gió và Đồi 169, nhưng cũng phải trả một giá rất đắt. Trên 2,750 cán binh của hai Trung Đoàn 141/CT7 và 272/CT9 bị thương vong, và 10 trong số 12 chiến xa tham chiến bị bắn hạ. Việc điều quân tấn công Đồi Gió của Cộng quân, dường như không có sự Chỉ Huy thống nhất? (Cánh quân thứ nhất thì khởi phát tiếng súng lệnh tấn công vào lúc ba giờ sáng, trong lúc đó cánh quân thứ nhì thì tới trời vừa hừng sáng mới tập họp xong chưa kịp tấn công, lại bị Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa “bất thần” tấn công, cắt ngang nửa chừng). 5- ĐỒI GIÓ ĐỔI TÊN (Tác Giả PHAN NHẬT NAM) Nhà văn gốc Quân Đội Phan Nhật Nam viết về “Một chiến trường đẫm máu” có đoạn nói đến Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, “Đồi Gió đổi tên”, như sau: 21giờ 00 của ngày 19 được đánh dấu bởi quyết định của”Lê Lợi”: Tiểu Đoàn 6 Dù không còn nhiệm vụ giữ pháo nữa, chỉ còn nhiệm vụ giữ cao địa. Tiểu Đoàn Trưởng toàn quyền quyết định. Pháo còn nữa đâu mà giữ, chưa đầy 48 giờ, đã mất sáu khẩu pháo với ngàn quả đạn, bây giờ ở đây làm gì? Dọt! Đĩnh dẫn Đại Đội 60 và Đại Đội 62 xuống đồi, hướng về phía Ấp Srok Ton Cui, nơi đang có 61 trấn thủ, để lại trên đồi hai Đại Đội 63 và 64 cho Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng trấn giữ. Vinh “con” ào xuống như núi lở, Cộng quân bung ra khép lại. Vinh tiếp tục lấn… Chân Đồi Gió và Ấp Srok Ton Cui lại kẹt thêm cái suối Rộ. Vinh cựa quậy khó khăn dưới đám lau sậy, ruộng sũng nước. Nó bâu tôi như đĩa đói, dứt không nổi Anh Năm. Vinh hét với Đĩnh trong máy… Tối quá chỉ còn sờ ngực áo mà đánh lưỡi lê thôi… quên sờ nón sắt mà nhận Bạn. Nhưng Cộng quân cố chận bằng mấy lớp hàng rào người. 23 giờ 00 đêm, Vinh cũng sờ được cái Ấp…nơi đây Đại Đội 61 đang trông chờ từ lúc chập tối, 400m từ chân đồi đến người lính gác của Đại Đội 61, thành phần của Tiểu Đoàn 6 Dù đi mất 3 giờ, 3 giờ thêm một số thương binh vì lưỡi lê và mảnh lựu đạn của 400m cận chiến. Bây giờ là 00 giờ 00 của ngày 19 bước qua 20. Cộng quân không phải chỉ có một thành phần, một cánh quân, nhưng mà là một lũ người, một lớp sóng người chen vai thích cánh lố nhố đầy chân Đồi Gió, chân đồi phía Tây lẫn phía Đông.. Cộng quân tràn ngập đường 245 như trẩy hội. Cộng quân bao quanh Ấp Srok Ton Cui như đám người đói vây quanh vị trí phát chẩn. Không phải là một cuộc điều quân, nhưng là một chợ người, lộn xộn ồn ào, la hét tìm đơn vị, chuyển lệnh – Ngày hôm nay sao máy bay “ngụy” nhiều quá! – Sao mày không bắn! Tao chỉ có AK – AK thì AK, bắn cho “ngụy” sợ… Ở trong này, Đĩnh thì thầm liên lạc với các Đại Đội 61, 62, và 60: các Toa dặn lính đừng bắn phải tiết kiệm đạn tối đa, chỉ nổ súng khi nào thấy chúng nó tấn công mình. Phải đợi trời sáng, khi xác định được rõ mục tiêu, chúng ta sẽ đồng loạt nổ súng, cắt đứt ngang đoàn quân của chúng, nhớ chuẩn bị các M.72 để hạ Tăng chúng nó!! - Các Đại Đội Trưởng đáp, nhận rõ 5/5 . Dù vô trật tự đến tới đâu, Cộng quân cũng tập họp lại được hàng ngũ. ba giờ sáng, tiếng kèn thúc quân vang lên lồng lộng… xong rồi tụi nó chuẩn bị dứt mình. Tiếng kèn thúc quân xoáy trong đêm, vang dọc theo đường 245… Bỏ mẹ, chúng nó bố quân cả ba cây số đường dài.. đồng thời từ phía Bắc đầu đường 245, có tiếng động cơ máy nổ, ánh sáng đèn pha quét ngang dọc trong bóng đêm của tăng T.54. 3 giờ đúng, Đồi Gió bị tấn công trước, Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng, mặt đen xì, con người quá khổ, chậm rãi điềm tĩnh và hùng tráng như một hiệp sĩ thời cổ, đứng ra khỏi hầm, điều khiển hai Đại Đội 63, 64 phân công. 63 của Hoàng và 64 của Tuấn, hai Đại Đội đã thử lửa với quân Cộng Sản Bắc Việt từ ngày 17, hai Đại Đội Trưởng “tới” quá mức dũng cảm như những thiên thần tung hoành trên đầu lũ quỷ say máu. Tất cả đều ở tuyến đầu chiến đấu, không còn Khinh Binh, Tổ Trưởng, Trung Đội Trưởng, Tiểu đoàn Phó… chỉ còn một hàng ngang theo giao thông hào, điểm phân biệt người chỉ huy là tay nói máy chuyền lệnh, tay ném lựu đạn, hai Đại Đội chỉ trừ những người chết hay bị thương mê man, thương binh chỉ tạm băng bó sơ qua vết thương, đứng hoặc dựa lưng vào thành giao thông hào để chiến đấu. 4 giờ trong bóng tối ngả màu tím của ngày sắp đến, sáu chiếc T.54 chia từ hai hướng Đông và Đông Bắc, bắt đầu lên đồi, lính tùng thiết Cộng Sản Bắc Việt chạy lố nhố theo sau để tính bề diệt gọn. Trăng thượng tuần gấn sáng rọi ánh sáng trắng lạnh xuống sườn đồi vằng vặc, khối sắt đen lóng lánh tiến dần vào cùng động cơ vang ầm ì, ngọn đèn vẫn giữ nguyên độ sáng, ở vị thế “pha”, luồng ánh sáng dọi thẳng lên đồi hỗn xược thách thức… Hai chiếc T.54 đầu tiên bò lần lần từng bước lên ngọn đồi dựng đứng. Để tao thanh toán nó, Tuấn đứng thẳng khỏi giao thông hào, kéo chiếc ống M.72 cơ hữu (trên nguyên tắc chỉ khinh binh mới có M.72). Rút hết các chốt an toàn.Tách! Sợi dây an toàn cũng đã bị đứt, Tuấn đưa chiếc hỏa tiễn lên vai nheo mắt… 100 thước, còn xa, 80 thước, hơi xa, 50 thước, đủ! Tuấn bị lóa mắt bởi hai ngọn đèn dọi thẳng mặt…Ầm ! Quả hỏa tiễn dập vào giữa hai điểm sáng, hơi chếch cao một chút, trúng ngay pháo tháp… Chiếc thứ hai tăng tốc độ hú lớn nhấc một cái lên tuyến phòng thủ, Hạ Sĩ Nhu, Tiểu Đội Trưởng can trường không kém Đại Đội Trưởng, nhảy vội lên pháo tháp, quả lựu đạn phát nổ sau khi Nhu vùa kịp nhảy xuống. Chiếc thứ ba thì lãnh một quả M.72, nằm yên bất động. Ba chiếc T.54 của phía Đông thì do chính Hoàng và một vài binh sĩ khác hạ. Cộng quân lại lui xuồng chân đồi, để đại pháo rưới thêm một lớp, lớp thứ sáu kể từ lúc khởi đầu trận đánh. Ngày tới với ánh sáng cùng cơn mưa pháo thứ bảy, đỉnh đồi bây giờ tan hoang, điêu tàn và bốc khói, khói của đạn địch và khói của đạn ta cháy dở “Hột Lạc” dài 30m ngang 70m, hứng khoảng trên 2000 quả đạn trong một đêm với vị trí dã chiến, ngày chiếu ánh sáng rọi rõ cảnh vật tan nát… Tiểu Đoàn Phó Bằng bị “tung” một mắt. Tuấn hứng một quả 75 ly, quả đạn nổ ngay trên thân thể người sĩ quan trẻ mới 23 tuổi… số tuổi quá nhỏ đem so với chiến trường nặng độ. Đồi Gió kể từ đó mang tên mới: Đồi “Quốc Tuấn”, danh hiệu truyền tin của Tuấn, Cao Quốc Tuấn. Với một con mắt đẫm máu, Bằng nghiến răng, nhướng mắt còn lại giữ vững đồi cho đến lượt tấn công thứ 16. 12 giờ trưa ngày 20, Bằng kiệt lực suôi tay bỏ rơi chiếc combine’, gọi Hoàng đến: “Thay tôi đem hai Đại Đội về 169 (Tây Nam Đồi Quốc Tuấn), với một cái yên ngựa chừng trên 2 Km đường rừng rậm. Nhớ đem hết thương binh, kẻ chết phải chôn lại…(xem Bản Đồ số 9). 6- CÂU CHUYỆN TRẬN ĐỒI GIÓ Do một nhân chứng sống, Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Dù (năm 1972). Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, được xem là người “HÙNG” của trận chiến An Lộc 1972. Khi còn mang cấp bậc Đại Úy, Vinh giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Nhảy Dù. Trong trận Đồi Gió, Vinh là vị Đại Đội Trưởng được Tiểu Đoàn Trưởng chỉ định theo sát bên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn chiến đấu, là Đại Đội sau cùng có trách nhiệm chận địch để cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 6 Dù cùng hai Đại Đội 60 và 61 vượt thoát vòng vây ra khỏi Ấp Srok Ton Cui vào sáng ngày 20 tháng 4, về phía Nam con đường 245, và cũng là vị Đại Đội Trưởng đầu tiên bứng được “chốt” quân Cộng Sản tại vùng Xa Cam và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù ở phía Nam An Lộc (ngày 08 tháng 06 năm 1972). (Vào trung tuần tháng 5 năm 2007, Vinh gọi điện thoại cho cá nhân tôi, để cám ơn đã nhận được quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu), nhân tiện Vinh có thổ lộ một vài chi tiết về Trận Đồi Gió và Trận “nhổ” chốt Xa Cam). Nội dung cuộc điện đàm được tóm lược như sau: “Thưa Niên Trưởng, Vinh rất cám ơn Niên Trưởng đả gửi tặng quyển sách Chiến Thắng An Lộc 72. Lật ngay tờ đầu, Niên Trưởng có ghi “Thân Tặng cho Người Hùng An Lộc Ngô Xuân Vinh”, Vinh cảm thấy thẹn lòng, vì thật sự trong cuộc phá vòng vây của Tiểu Đoàn 6 Dù, vào sáng ngày 20 tháng 04 năm 1972, Đại Đội của Vinh được chỉ định đánh chận đoạn hậu, và quăng trái khói để các trực thăng võ trang và không quân của Hoa Kỳ nhận biết lằn ranh giới giữa Bạn và Địch (thông thường khi mở cuộc xuất phát hay tấn công vào quân địch thì Đại Đội 62 lãnh “ấn tiên phong”, còn khi rút lui, muốn chận được địch không đuổi kịp theo đơn vị, thì cũng Đại Đội 62. Thật sự toàn thể Đại Đội 62 của Vinh rất lấy làm hãnh diện nhận lãnh trách nhiệm “Đi đầu!! Chận đuôi” do Tiểu Đoàn Trưởng giao phó. Như Niên Trưởng đã biết, từ lúc vượt được con suối Rộ đầy lau sậy, Đại Đội 62 dẫn đầu, đã nhiểu lần đánh cận chiến với quân địch, có một số binh sĩ thương vong. Đến khi bắt tay được với Đại Đội 61, chưa kịp nghỉ ngơi, lại gặp xe tăng và Bộ Binh địch ùn ùn kéo đến, di chuyển vòng quanh Ấp Srok bọc vòng xuống phía Nam từ con đường đất 245. Từ lúc 3 giờ sáng, Trung Tá Đĩnh đã lên tần số căn dặn các Đại Đội một vài điều quan trọng, nhất là phải tiết kiệm tối đa đạn dược, đồng thời chỉ định cho Đại Đội 62 “bao chót”, có nhiệm vụ chận địch và ném trái khói. Khi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và hai Đại Đội 60 và 61 bắn hạ hai T.54 của quân địch trên đường 245 và vượt qua về phía Nam, đến phiên Đại Đội 62 chuẩn bị vượt qua con lộ đất đỏ đó, thì hai T.54 khác trờ tới chận cắt ngang lối tiến của Đại Đội 62, Bộ Binh địch bu như kiến, tràn đến, buộc lòng Đại Đội 62 phải nghênh chiến, các chiến binh Dù của hai Trung Đội đi đầu nhanh chóng bắn hạ hai T.54 và một số cán binh tùng thiết, Vinh và Trung Đội còn lại đi đoạn hậu, thì vẫn còn kẹt lại phía bờ rừng bên kia đường 245, buộc phải dừng lại cản bước tiến của Cộng quân, lại một trận xáp chiến, một số chiến sỉ Dù bi thương vong, trong đó có Hạ Sĩ Nhất Bùi Hân và Binh Nhì Nguyễn Đình Huy (chiến binh mang hành trang cho Vinh) bị trúng đạn, thương tích khá trầm trọng, Vinh vội đưa vai lên cõng người đã cùng mình vào sinh ra tử, thì Huy vội nói: Đại Úy cứ để tụi em ở lại đây để chận tụi nó. Đại Úy mau chỉ huy anh em còn lại vượt qua khỏi con đường này đi. Hãy dồn cho chúng Em vài khẩu M.72 và vài băng đạn M.16 và mấy quả đạn M.79; quăng trái khói liền lên kẻo không còn kịp nữa!!!. Tôi đành phải cắn răng nhìn lại hai chiến binh của mình, thấy mình mẩy đẫm đấy máu, liệu bề thương tich khá nặng, nên đành phải làm theo lời yêu cầu cương quyết của họ, vội gọi hai khinh binh đang cầm 2 khẩu M.72, và 2 binh sĩ kế cận đang cầm súng phóng lựu M.79 cùng một số băng đạn M.16 để lại dưới gốc cây (nơi hai chiến binh tử chiến), và vội rút chốt trái khói “đỏ” bật lên như lời căn dặn của Tiểu Đoàn Truởng, đánh dấu lằn ranh giữa Địch và Bạn. …Vinh tiếp tục chỉ huy Đại Đội 62 còn lại khoảng ½ , tiếp tục theo hướng đoàn quân đi trước, khoảng 2 phút sau, từ lúc vượt qua con đường 245, Vinh nghe nhiều tiếng súng trường M.16 và AK nổ rang, tiếng phóng lựu và hai tiếng nổ bùng của M.72, sau đó thì tiếng súng im bặt… Có lẽ Hân và Huy đã làm tròn nghĩa vụ của người chiến binh Dù “đền xong nợ nước!!!” Lòng đau như cắt, thêm niềm hối hận… Vinh nghĩ Hạ Sĩ Nhất Hân và Binh Nhì Huy mới đúng là người Anh Hùng thật sự trên trận mạc!!!! Kế đến Tiểu Đoàn 6 (-) được trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê để chỉnh đốn lại hàng ngũ, và bổ sung quân số, lên được gần 600. Khi về đến căn cứ Lai Khê, kiểm điểm lại quân số cả 3 Đại Đội và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, chỉ còn chưa đầy 150, như vậy còn thất lạc khá nhiềụ. Vinh lãnh lệnh Trung Tá Đĩnh, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cung cấp cho hai trực thăng đổ quân và hai Gunship, bay trở lại tìm kiếm, trực thăng bay rà sát ngọn cây, nhận thấy trái khói “’vàng” từ dưới đất bốc lên, rà một vòng để xác định rõ, thấy mặc đồ Dù, Vinh vội ra hiệu cho trực thăng đáp xuống, bốc lên từng đợt 10 chiến sĩ Dù cho mỗi chiếc, cùng lượt đổ xuống, một số đạn dược và lương khô cũng như nước uống cần thiết tiếp tế, cho toán còn lại, chờ đợi đợt thứ hai.. Cuộc tìm kiếm liên tiếp hai ngày, gom lại được cũng trên 200. Cuối cùng rồi Tiểu Đoàn 6 lại được lệnh lên trực thăng đổ vào chiến trường An Lộc. Lần này Đại Đội 62 được hãnh diện dẫn đầu đoàn quân đi công phá “chốt Xa Cam” do một lực lượng cấp 2 Trung Đoàn của Cộng quân án ngữ “Đóng chốt”. Khi Đại Đội 62 tiến đến vị trí cố thủ trên trận địa chốt Xa Cam thì đã thấy ngổn ngang xác chết và súng đạn trong các hầm hố kiên cố cũng như giao thông hào. Có một hầm rộng lớn, được tìm thấy dưới đường rầy xe lửa, nhiều xác chết vẫn còn nguyên vẹn trong vị thế như người còn sống. Vì bị trúng “BOM CBU” của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại Đội 62 dẫn đầu đoàn quân trên 2000 chiến sĩ (một số là của các đơn vị Bộ Binh của Sư Đoàn 5 và Biệt Động Quân..), tiến dần lên phía Bắc, vẫn còn một số chốt kháng cự, hạ thêm được vài chục tên trong vùng càn quét… Đến khi nhận được lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh, cho bắn lên ba phát súng để làm hiệu cho Tiểu Đoàn 8 Dù đang trú đóng vùng phía Nam An Lộc…. Có ba tiếng súng hiệu đáp trở lại, với khoảng cách ước chừng 500 thước phía trước, Đại Đội 62 cẩn thận tiến lần lên. Khinh binh đi đầu đã nhìn thấy được các chiến binh Dù của Tiểu Đoàn 8 đang vẫy tay ra hiệu… Vinh liền báo ngay cho Trung Tá Đĩnh là đã nhìn thấy rõ quân Bạn (Dù) ở phía trước rồi… Độ 10 phút sau, Trung Tá Đĩnh di chuyển lên tuyến đầu của Đại Đội 62… và hân hoan ôm chầm Thiếu Tá Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù. Cùng lúc tiếng reo mừng vang dậy giữa hai cánh quân (Tiểu Đoàn 8 và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù), cũng như những chiến binh được bổ sung cho các đơn vị đang tử thủ An Lộc. Kể như Đại Đội 62 đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên “kỳ vọng” giao phó… Đoạn đường tuy không dài, nhưng đầy máu xương của trên 300 chiến sĩ cùa Tiểu Đoàn 6 Dù trong trận Đồi Gió, và gần chục chiến binh trong trận “bứng chốt Xa Cam !!!!…. Vinh ngồi bệt dưới chân một gốc cây cao su của đồn điền Xa Cam, lòng vẫn không vui, măc dù đã trả được mối hận “Trận Đồi Gió”, nhưng hình ảnh và vong linh của Hai Chiến Binh Anh Hùng Bùi Hân và Nguyễn Đình Huy cùng những chiến sĩ can trường khác dường như vẫn còn phảng phất đâu đây!!! Sau đôi giây, Vinh ngập ngừng dường như bị xúc động… Tôi hỏi thêm Vinh, “có đọc đoạn văn của Phan Nhật Nam, Tựa Đề “Đồi Gió Đổi Tên” hay không? nhận định như thế nào về bài viết đó? Vinh cười khẽ!! - Anh đó là một nhà Văn, nên lời lẽ đượm mùi Văn Chương chữ nghĩa, bài viết khá trung thực. Vinh đọc thấy Ông ta viết câu “Vinh con ào xuống như núi lở”. Thật sự thì khi tuột dốc để xuống chân đồi, thi ai ai cũng tuột mau, còn chữ “VINH CON”, e có người ngộ nhận “em” là đứa nhỏ con!! Thật sự em cao 1 m 72, cân nặng khoảng 100 kí lô (vào lúc đó 1972). - Anh xin phép Vinh để tóm lược ý chánh của cuộc điện đàm hôm nay, viết gọn lại, và sẽ được đăng trong ấn bản lần nhì!! Vậy Vinh có muốn nhắn gửi cho Anh cần phải ghi thêm những gì, để cho đọc giả tường tận hơn trong trận Đồi Gíó và trận “bứng chốt” Xa Cam này hay không? - Nếu có thể được, thì Vinh nhờ Anh, ghi thêm TÊN của Hạ Sĩ Nhất Bùi Hân và Binh Nhì Nguyễn Đình Huy vào đề mục “Danh Sách Những Vị Anh Hùng có liên quan đến trận chiến An Lộc đã hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc trong lần tái bản thứ nhì là đủ rồi. Thành thật cám ơn Niên Trưởng.” KHÔNG QUÂN YỂM TRỢ TRONG ĐỢT TẤN CÔNG LẦN THỨ BA Trong suốt đêm 18 tháng 04, những chiếc AC-130 (Spectre của Không Lực Hoa Kỳ), loại phi cơ có thiết trí đại bác 105 ly, và nhiều khẩu đại liên đủ cỡ, được điều khiển bằng “Radar = Hệ thống mắt thần”, bay ở cao độ, ngoài tầm sát hại của các loại phòng không địch, thay phiên nhau yểm trợ quân Bạn tại các tuyến đầu xung quanh thành phố An Lộc, đặc biệt là mặt phía Bắc và Đông, nhất là tại căn cứ Đồi Gió và Đồi 169. Do sự phối hợp điều khiển của các Cố Vấn Mỹ đang có mặt trong các đơn vị Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang và Không Quân Chiến thuật cũng như Chiến Lược Hoa Kỳ gần như chính xác này, đã gây rất nhiều thương vong cho các cán binh Cộng Sản Bắc Việt đang áp dụng chiến thuật xung phong “Biển Người”, cũng như các chiến xa địch bị bắn cháy, hầu như không thoát được chiếc nào, dù trong đêm tối. Sự yểm trợ được tiếp diễn qua suốt ngày hôm sau, cho Lực Lượng Dù tại Đồi Gió. Còn về các phi vụ B.52, cũng được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoạch định cho oanh tạc ba Box B.52 tại các vị trí của Cộng quân (xung quanh khu vực Đồi Gió và Đồi 169) ngoại trừ mục tiêu Phi Trường Quản Lợi, nơi đặt bản doanh đầu não của Cục R Cộng Sản Bắc Việt vì Không Lực Hoa Kỳ âm thầm từ chối. Kết luận: Sau ba lần tấn công đều bị thất bại và thiệt hại quá nặng nề, Công trường 5 Cộng Sản Bắc Việt được lệnh rút ra khỏi vòng chiến, thực lực còn khoảng một Trung Đoàn, được gom để lại tăng cường cho Công Trường 9, rút về điểm tập trung vùng phía Tây Nam An Lộc giáp ranh Việt Cambodia (vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc Quân Khu 4 Việt Nam Cộng Hòa, để bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ) (1). (1) Hồi ký “Chặn đường 10,000 ngày” của Tướng Cộng Sản Bắc Việt, Hoàng Cầm, trang 278. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/ CHƯƠNG 7 1- TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ TƯ (Khởi diễn vào đêm 10 /05/ 1972) Địch quân thay thế Công Trường 5 bằng Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, tiếp tục nỗ lực tấn công An lộc. Khai thác vào nguồn tin “mật mã”, bắt được từ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, quân địch được tái phối trí các đơn vị cơ hữu, sao cho thích nghi với tình hình mặt trận. Cũng dựa theo những nguồn “tin mật” đó, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà cũng thay đổi kế hoạch điều quân và phối trí lại các đơn vị cho phù hợp với tình hình chiến trường, như sau: 1.1- Tại mặt trận phía Bắc Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau 3 lần tấn công bất thành, đã kiệt quệ, nướng hết hai Trung Đoàn quân bộ chiến, và hơn 1/2 Tiểu Đoàn 203 chiến xa các loại, tàn quân, còn khoảng một Trung Đoàn, gom lại, tăng cường cho Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, đang có mặt trong vùng phía Tây thành phố. Viên chính ủy và viên Thủ trưởng Công Trường 5 bị khiển trách nặng nề, vì không những đã làm “tê liệt” Sư Đoàn cơ hữu, mà còn làm thiệt hại lây cho cho cả Công Trường Bình Long và một phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, (chiếu theo lời khai của hàng binh Cộng Sản do Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khai thác). Về phía Lực Lượng Bạn: Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, mặc dù sau ba lần chạm trán với địch, quân số bị hao hụt khoảng 650/2,500 nhưng lại được tăng cường 550 chiến binh tinh nhuệ Biệt Cách Dù, do đó, trên tuyến phòng thủ mặt Bắc vẫn còn vững chắc. (có lực lượng trừ bị như khởi đầu). 1.2- Tại mặt trận phía Đông Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường Bình Long, sau 3 đợt tấn công, có sự trợ lực của một Đại Đội chiến xa T.54 và Tiểu Đoàn Đặc Công Cục R, cũng bị hao tổn trên 1/3 quân số. Tinh thần cán binh của Công Trường Bình Long sa sút, một số lớn cán binh được tuyển dụng từ người bản xứ Cambodia, rất sợ phi cơ, nên sức công hãm rất yếu, chỉ có Tiểu Đoàn đặc công Cục R là còn xông xáo. Về lực lượng Bạn: Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, mặc dầu Tiểu Đoàn 36 bị địch tấn công, phải lui ra khỏi tuyến “án ngữ” (trên đường từ phi trường Quản Lợi vào thành phố An Lộc), nhưng lực lượng bố phòng bên trong vòng đai phòng thủ vẫn còn nguyên vẹn, và tại tuyến phía Đông Bắc, có lực lượng Biệt Cách Dù trấn thủ, tinh thần Binh Sĩ được lên cao, nên tuyến phòng thủ mặt Đông, được xem như vững chắc. (có lượng trừ bị cho Liên Đoàn). 1.3- Tại mặt trận phía Tây Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt được lệnh điều động rút trở về hai Trung Đoàn 171 và 172 cơ hữu, từ vùng Phi Trường Quản Lợi và vùng Đồi Gió để bổ sung quân số đã bị hao hụt nhiều, và tái tổ chức, cộng thêm một Trung Đoàn còn lại của Công Trường 5, được tăng cường Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Thiết Giáp 203 (-) làm nỗ lực chính cho đợt tấn công sắp tới đang có mặt trong vùng phía Tây Thành Phố. Về lực lượng Bạn: Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, còn lại 800 tay súng, đang án ngữ phía Tây, phải chịu áp lực của khoảng 9,000 quân bộ chiến của Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến. Rõ là một sự đe dọa cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Tướng Hưng đang trú đóng gần đó. 1.4- Tại mặt trận phía Nam Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 7 Cộng sản Bắc Viêt (-), còn lại Trung Đoàn 165, với quân số khoảng 1,500 cán binh, rút về Trung Đoàn 141, đã bị hao hụt gần ½ (sau trận Đồi Gíó), cấp thời bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ. Riêng Trung Đoàn 209, từ hai tháng qua, đã bị các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà thay phiên nhau “tỉa” dần, gần như tan nát, tại vùng chốt “Tàu Ô”, không rút chân ra được cũng như không có bổ sung quân số. Tổng kết quân số của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt ở vào thời điểm này ước tính tối đa được khoảng 5,000 cán binh đang có mặt tại vùng phía Nam Thành Phố. Về lực lượng Bạn: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, với hai Tiểu Đoàn 5 và 8, đã tạo được “vòng đai thép” 2 cây số phía Nam An Lộc, tuyến phòng thủ thứ nhì, do lực lượng Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ. Tuyến phòng thủ cận phòng, có Đại Đội Trinh Sát 1 Dù cộng thêm thành phần của Tiểu Đoàn 6 Dù (rút từ Đồi Gió về). Như vậy mặt phía Nam Thành Phố được phòng thủ vững chắc, có thể nói là bất khả xâm phạm, với gần 1,500 tay súng thiện nghệ, mà người đời đã tặng cho cái biệt danh là “Thiên Thần Mũ Đỏ”. Riêng gần 400 chiến sĩ Địa Phương Quân, chiến đấu bên cạnh quân Dù, thì tinh thần chiền đấu cũng cao độ như quân Dù. Đó là quy luật chung của chiến trận, “Chiến đấu theo màu cờ sắc áo”. 2- TRẬN QUYẾT CHIẾN KHỞI DIỄN: Mặt trời vừa khuất bóng, Sư Đoàn 69 pháo 130 ly, các giàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly từ phía Tây và Tây Bắc, mở màn trận “mưa pháo”, tập trung vào các cứ điểm quan trọng có toạ độ từ trước, như Bộ Chì Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (vị trí cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, nặng nhất là trên vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về phía Tây Thành Phố. Sau gần 10 tiếng đồng hồ liên tục pháo kích hơn 8,000 quả đạn đủ loại, quân Cộng Sản lại áp dụng chiến thuật “Tiền Pháo Hậu Xung” (biển người), có chiến xa trợ chiến, trước tiên tại mặt phíaTây, đến mặt Tây Bắc, phía Đông, rồi đến mặt phía Nam. 2.1- Mũi tấn công vào tuyến phía TÂY: Về mặt phía Tây, Cộng quân sử dụng hai Trung Đoàn bộ binh 171 và 95C thuộc CT 9, và Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76. Sau 3 đợt tấn công, đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7, buộc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn và các Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 phải lui dần về gần đến hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Các chiến binh của Trung Đoàn 7 Bộ Binh, đã nhiều lần đánh cận chiến với quân Cộng Sản Bắc Việt, đẩy lui liên tiếp 3 đợt tấn công biển người của địch, bắn cháy 5 T.54 và 1 PT 76 ngay trên tuyến phòng thủ. Tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, hiện giờ chỉ có Đại Đội 5 Trinh Sát bảo vệ Bộ Chỉ Huy. Đại Đội 5 Trinh sát, quân số chỉ còn có 60 tay súng. Tướng Hưng hỏi vị Đại Đội Trưởng, tại sao quân số còn quá ít như vậy ? Vị Đại Đội Trưởng thưa rằng, binh sĩ đào hầm nằm phòng thủ bên ngoài, hầm hố dã chiến, bị trúng pháo địch sát hại lần hồi!!!, Tướng Hưng lại hỏi, sao Anh không báo cáo cho tôi biết? Vị Đại Đội Trưởng trả lời..Thưa Thiếu Tướng, báo cáo mà chẳng được bổ sung, lại gây cho Thiếu Tướng thêm lo, và phân tâm trong việc điều khiển quân tình, nên Em đành phải cắn răng lặng thinh cho tới giờ này, Thiếu Tướng hỏi Em mới dám trình lên Thiếu Tướng!!! (1) Căn cứ vào cường độ tấn kích của Cộng quân, chĩa mũi dùi chính vào phía Tây, với lực lượng hai Trung Đoàn quân bộ chiến, có chiến xa trợ chiến, đánh xuyên thủng phòng tuyến của Trung Đoàn 7, và trên đà tràn xuống gần đến Bộ Chỉ Huy đầu não của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, – sự thật, cho tới giờ phút này, Cộng quân cũng chưa biết Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng đặt ở vị trí nào. Trong tình thế cấp bách, Tướng Hưng quay máy gọi Đại Tá Trường, khẩn cấp điều động quân về tăng cường cho Bộ Chỉ huy Sư Đoàn ngay tức khắc; Tướng Hưng cho Đại Tá Trường biết “Tuyến của thằng 7 (Trung Đoàn 7) đã bị vỡ rồi, địch đang trên đà tiến dần đến tôi… Đại Tá Trường liền ra lệnh cho Đại Đội 8 Trinh Sát cấp tốc di chuyển đến Bộ Chì Huy của Tướng Hưng, đồng thời ra lệnh cho Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh điều động về tiếp ứng. Tiếp theo, Tướng Hưng gọi cho Đại Tá Lưỡng cố gắng ngắt ra 1 Tiểu Đoàn khẩn cấp gửi về tiếp ứng (Tiểu Đoàn 5 Dù đang trấn thủ mặt phía Nam được chỉ định di chuyển quân về tiếp ứng), Tướng Hưng gọi cho Trung Tá Biết cũng cấp tốc gửi Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy đầu não của mặt trận An Lộc. Trong vài giây phút ngắn ngủi trên đầu giây điện thoại, Tướng Hưng căn dặn Đại Tá Trường, nếu chẳng may bọn chúng tràn được đến đây (Hầm Chỉ Huy), tôi sẽ mở chốt lựu đạn cho nổ, chứ không đầu hàng, để cho chúng nó bắt sống. Còn Anh thì gom quân lại, theo chân Anh Huấn, lui về phía Nam, nhập chung với Đại Tá Lưỡng, cùng với Tiểu Khu Bình Long, rút quân ra khỏi Thành Phố, vượt khỏi vòng vây, về Lai Khê, tổ chức tuyến phòng thủ cuối cùng ngăn chận quân địch. (2) Một lực lượng hỗn hợp gồm 3 Tiểu Đoàn: Bộ Binh, Dù và Biệt Động Quân đến kịp lúc, vào “tần số” chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, liên thủ với nhau, giàn thành một trận tuyến, (Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh trách nhiệm tuyến bên phải, Tiểu Đoàn 52 thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân trách nhiệm tuyến giữa, Tiểu Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trách nhiệm bên cánh trái). Chận đứng được bộ binh và chiến xa địch, khi chỉ còn cách hầm của Tướng Hưng khoảng 200 thước; cùng nhau, liên thủ tác chiến, thay phiên nhau bắn hạ Tăng và quét sạch thành phần bộ binh địch đi đầu. Cho đến khi trời vừa hừng sáng, đồng loạt khởi phát cuộc phản công, đẩy lui quân Địch ra khỏi vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khi trước. Tại Hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng còn có thêm tuyến bảo vệ cuối cùng do hai Đại Đội Trinh sát 5 và 8 trấn giữ. (3) 2.2- Mũi tấn công vào phía TÂY BẮC: Vừa lúc đánh lui Cộng quân bỏ chạy ra khỏi tuyến phòng thủ phía Tây, vào khoảng 9 giờ sáng ngày 11 tháng 05, tại tuyến phòng thủ phía Tây Bắc, một lực lượng khác của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, ước tính khoảng hai Trung Đoàn, được tăng cường khoảng 20 chiến xa T.54 và PT.76. Khi nhận được tin báo của Đại Tá Trường, Tướng Hưng liền chuyễn lệnh cho Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh cấp thời di chuyển, đặt thuộc quyền chí huy của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, điều động chận địch. Bộ binh, cùng chiến xa Địch, ồ ạt tiến gần tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, các chiến binh Trung Đoàn 8 chống trả rất mãnh liệt, bắn cháy hai T.54 dẫn đầu và quét sạch các toán bộ binh tùng thiết. Cộng quân khựng lại, rồi tiến lên, thêm vài T.54 bị bắn hạ, cùng hằng trăm cán binh thương vong. Lần này bỗng dưng thấy chiến xa và bộ binh địch rút lui ra khỏi tầm tác xạ của các chiến binh Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Các trực thăng Cobra và các phi tuần phản lực cơ của Không Lực Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ rất đắc lực cho lực lượng trấn thủ. Khoảng 11 giờ 30 trưa, tưởng rằng địch đã rút lui bỏ chạy, nhưng sau khi chấn chỉnh đội ngũ, Cộng quân lại tiến quân, lần này chúng gom toàn lực, quyết xuyên thủng tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nhìn từ xa, thấy một đoàn quân lố nhố đông như kiến càng, bị trúng đạn súng cối của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Rocket của Trực Thăng Võ Trang, Đạn hay Rocket nổ, chỉ tan ra một lỗ, rồi dần dần quân địch tụ lại ngay. Đại Tá Trường lên tần số truyền tin, xin Tướng Hưng cho các phi tuần phản lực Hoa kỳ xuất phát từ các Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi biển Nam Hải đến oanh tạc. Đại Tá Trường liên tục hối thúc phi cơ oanh tạc !! Tướng Hưng trả lời… cứ để cho chúng nó tiến vào đi !!! Anh thông báo cho các binh sĩ chuẩn bị đừng ép ngực vào thành đất, cứ yên tâm, tôi đã có biện pháp đối phó với chúng nó rồi… Trên vùng trời trong sáng, khoảng 11 giờ 45, các phản lực cơ được lệnh rời vùng, để lại cho mọi người một bầu không khí ngột ngạt. Trong lúc quân địch tiến càng lúc càng đến gần thêm …1,000 thước rồi 900 thước, thình lình trên bầu trời có tiếng “gió rít” nghe rợn người, tưởng như tiếng âm hồn ma quỷ trỗi lên đòi cướp linh hồn của những người đang có mặt dưới đất, sau tiếng gió rít, là hằng loạt tiếng nổ chát chúa, kinh thiên động địa, khói bụi tung bay cả một vùng rộng lớn (chiều ngang 1 cây số, chiều dài 3 cây số, đó là tầm sát hại của một Box B.52), ngay chóc đội hình đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang tiến vào. Khi khói bụi tan dần, Đại Tá Trường cùng toàn thể các chiến binh Trung Đoàn 8 hiện diện nơi trận tuyến, nhìn trở lại về hướng tiến của địch quân, không còn thấy vật gì tồn tại, kể cả xác của các chiến xa địch, đã biến đi đâu hết, nhường lại trên mặt đất đầy rẫy những “hố Bom” rộng hơn chiếc ao ở đồng quê Miền Nam. Các cấp chỉ huy và tất cả các Chiến Sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh hiện diện trên chiến tuyến, mặc dầu nhiều người bị tức ngực và ù tai bởi sức ép và tiếng dội của B.52 oanh tạc, nhưng cũng đã thở ra được một hơi dài nhẹ nhõm. anloc_chuong7-1Chỉ có B.52, mới ”dọn sạch” được Cộng quân. B.52 quả đúng là” khắc tinh” của chiến thuật biển người, do Quân Cộng Sản thường áp dụng trên chiến trường. anloc_chuong7-2Mọi người trên chiến tuyến đều không biết ở đâu mà có B.52 đến kịp thời và đúng lúc như vậy!! Thông thường thì từ Quân Đoàn phải xin dự trù trước 48 giờ, và phải ghi rõ tính chất mục tiêu cho B.52 oanh tạc!! Trong trường hợp này, mục tiêu lại xuất hiện bất thình lình, không ai biết trước được, dù rằng tính chất mục tiêu được xác định trước đó vài tiếng đồng hồ, cũng không đủ thời gian để Quân Đoàn yêu cầu B.52 oanh tạc, ngay đúng lúc tình hình đang hồi gay cấn quyết liệt như lần này vậỵ (4). Nhờ Trời chăng? Người xưa có nói “ Nhân định bất thắng Thiên” dịch ra tiếng bình dân “Người tính không bằng Trời định”. Nguyên do có B.52 oanh tạc đúng lúc và kịp thời là vì: Trong ngày hôm đó (11 tháng 05), tại Vùng 2 Chiến thuật, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 2, John Paul Vann, (là vị cố vấn rất có quyền lực trong việc yêu cầu Không Quân Chiến thuật cũng như Chiến Lược của Hoa Kỳ yểm trợ cho chiến trường Vùng II). Vị Cố vấn này được tiếng là hết lòng lo cho vận mệnh của Đất Nước Việt Nam, và luôn luôn tận tâm trong chức vụ. Sau cùng Ông cũng đã “Chết” vì chức vụ của mình, trong đêm buồn thảm, trong vùng Đèo Chu Pao, dọc theo Quốc Lộ 14. Tử nạn vì viên phi công “mới” của Ông là Trung Úy Ronald Doughtie, thiếu kinh nghiệm bay đêm, đụng phải ngọn cây, gây tử thương (5) cho một vị Cố Vấn Quân Đoàn kiệt xuất, mà tất cả Quân Nhân các cấp của Quân Đoàn 2/Quân Khu II, cũng như dân chúng, không bao giờ quên được những gì Ông đã làm và mang lại nhiều kết quả cho Quân Dân Vùng 2 chiến thuật Việt Nam Cộng Hoà, Về cái chết “Tử nạn phi cơ” của Cố Vấn John Paul Vann: Theo lời của ba nhân chứng, có liên hệ mật thiết với Cố Vấn Vann, còn sống và đang cư ngụ tại Hoa kỳ: Người thứ nhất là Trung Uý Nguyễn Văn Cai (Sĩ Quan Tùy Viên của Cố Vấn Vann, đang cư ngụ tại Louisiana Hoa Kỳ. Người thứ nhì là Ông Lê Phát Được, đang cư ngụ tại Houston Texas Hoa Kỳ. Ngườì thứ ba là Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, hiện đang cư ngụ tại Nevada Hoa Kỳ. Trung Úy Cai và Thông Dịch Viên Được thường theo sát bên mình Cố Vấn Vann, trong lúc hành quân cũng như thanh tra diện địa, thuật lại về cái chết của Cố Vấn Vann, là do trực thăng bị phát nổ, khi Ông Vann “tự lái” sau buổi dạ tiệc từ Pleiku, trong đêm 09 tháng 06 năm 1972 bay về Kontum, hẹn gặp Tướng Lý Tòng Bá (lúc đó còn là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá còn xác nhận là đã nghe tiếng máy bay và bắt được tần số liên lạc với Cố Vấn Vann cho biết là khoảng 10 phút nữa sẽ đáp, Tướng Bá liền cho lệnh đốt đèn đánh dấu bãi đáp, và cùng Cố Vấn Mỹ Sư Đoàn ra tận bãi đáp để chờ đón Cố Vấn Vann, Tướng Bá còn nghe được tiếng nổ của trực thăng, sau tiếng nổ, thì tần số liên lạc với Cô Vấn Vann mất luôn… (6) Cố vấn Vann đã xin 12 phi vụ B.52 cho chiến trường Kontum, đến phi vụ thứ 9 là đã hoàn tất các mục tiêu oanh tạc trong vùng lãnh thổ Tỉnh Kontum, còn thừa 3 phi vụ, không cần thiết nữa; Ômg Cố Vấn Vann mới gọi về Bộ Tư Lệnh Mỹ MACV, cho huỷ bỏ ba phi vụ còn lại. Trong khi đó các pháo đài bay B.52 đã cất cánh từ Đảo Guam đang trên đường bay qua Vùng II. Bộ Tư Lệnh MACV, liền cấp tốc thông báo cho Thiếu Tướng Hollingworth, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 3 của Tướng Minh. Việc thay đổi mục tiêu và toạ độ oanh tạc, được điều chỉnh cấp thời (chỉ khoảng 30 phút trước khi các pháo đài bay B.52 đến lãnh thổ Vùng 2 Chiến thuật). Phi vụ đầu tiên, đánh ngay đội hình của Cộng quân, hai phi vụ kế tiếp cách nhau một giờ cho mỗi phi vụ, có 3 chiếc B.52, còn được gọi là 1 Box B.52, đánh vào những vị trí phía Tây và Tây Bắc, nơi Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt khởi phát cưộc tấn công. 2.3- Mũi tấn công vào phía ĐÔNG Sau khi hai Trung Đoàn 171 và 172, được rút về sát nhập với đơn vị ”mẹ” là Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt trong vùng phía Tây, lực lượng quân Cộng Sản còn lại phía Đông là Công Trường Bình Long với tinh thần chiến đấu sa sút trầm trọng. Công Trường Bình Long còn phải để một lực lượng giữ an ninh Đồi Gió và Đồi 169. Sau khi chủ lực quân của Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 rút đi, trước tình trạng như thế, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Cộng Sản Trần Văn Trà cho lệnh rút Trung Đoàn Đồng Nai của Công Trường Bình Long (quân số còn khoảng trên dưới 500), về bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn và Cục R, thay thế cho Tiểu Đoàn “Đặc công” đưa ra tuyến đầu, tấn công vào mặt Đông Nam thành phố, do Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ. 05 giờ sáng ngày 11 tháng 05, Cộng quân khởi phát cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của Biệt Động Quân. Mặt phía Đông Bắc, địch quân dùng hai Trung Đoàn của Công Trường Bình Long, làm nỗ lực chính, có 3 T.54 trợ chiến; Nhưng rất tiếc, chúng gặp phải Biệt Cách Dù (sau khi Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân rời khỏi tuyến phòng thủ, Biệt Cách Dù đảm trách thêm một phần trên tuyến phòng thủ phía Đông Bắc). Mặc dù quân số đông hơn Biệt Cách Dù, nhưng không thiện chiến, ngay từ đầu mới khai hoả tấn công, đã bị Biệt Cách Dù bắn hạ hằng loạt, 3 T.54, Bộ Binh tháo lui. Còn mũi dùi tấn kích phía Đông Nam, do Tiểu Đoàn đặc công Cục R, có 2 T.54 trợ chiến, mở được mũi dùi xuyên thủng tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, tận đến vị trí Hầm Chì Huy (cũ) của Tướng Hưng khi trước. Bọn chúng la inh ỏi, hỏi nhau là bắt được “Sư Trưởng Sư 5 = Tướng Hưng chưa??”; Chúng chia nhau bới xới đống bao cát và vỉ sắt, lục lọi cho tới trời hừng sáng, mà vẫn không tìm thấy một ai bị chôn vùi đưới đống vật liêu đổ nát đó. Trời dần sáng, Cộng quân lộ nguyên hình “cận kề” bên các chiến binh Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà, là mục tiêu rất tốt cho Biệt động Quân bắn hạ. Cả Tiểu Đoàn Đặc Công tháo chạy trở lui, đưa lưng cho Biệt Động Quân bắn hạ, riêng 2 T.54, một chiếc bị trúng M.72 bốc cháy, một chiếc thì bị sụp hố, xích sắt bi quấn kẽm gai, bị ăn một quả lựu đạn M.26 của một cụ già 70 tuổi phát nổ. (xin đọc bài tường thuật của Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân trong phần ”Câu chuyện sau trận đánh”). 2.4- Mũi tấn công vào phía NAM và TÂY NAM Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt còn lại hai Trung Đoàn bộ binh: Trung Đoàn 141, Trung Đoàn 165, được bổ sung quân số tương đối đầy đủ, tổng cộng khoảng 5,000 cán binh bộ chiến, được tăng cường 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn chiến xa 203 (T.54 và PT.76), âm thầm di chuyển vế phía Nam, từ lúc khởi đầu trận chiến. Công Trường 7, vì nhu cầu chiến trận, bắt buộc phải xé lẻ Công Trường ra làm 3 mảnh: Trung Đoàn 209 phải đóng chốt như du kích đánh lẻ tại vùng Suối Tàu Ô; Trung Đoàn 165 thì ẩn trú, đóng chốt trong các hầm đào dưới đường rầy xe lửa, cạnh Quốc Lộ 13 và các hầm hố kế cận, tạo thành một chốt kiền kiên cố tại vùng chốt Xa Cam; Trung Đoàn 141, giỏi về cơ động tính tác chiến, được dùng làm lực lượng trừ bị nòng cốt cho Công Trường. Cả hai Trung Đoàn 209 và 141 đều bị thiệt hại khá nặng tại Chốt Tàu Ô và trận tấn chiếm “Đồi Gió”. Sau khi bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ, liên kết với CT 9 xuất quân tấn công vào phía Tây Nam thành phố. Khoảng 05 giờ sáng, sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, Cộng quân chĩa mũi dùi tấn công vào tuyến phóng thủ của Tiểu Đoàn 8 Dù, được tăng cường thêm hai Đại Đội 63 và 64 của Tiểu Đoàn 6 Dù (thành phần từ Đồi Gíó rút về) thay thế Tiểu Đoàn 5 vừa rút đi tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Dẫn đầu có hai T.54 + 2 PT.76, vừa di chuyển vừa bắn như “trâu điên” thêm rừng người tùng thiết, xe tăng khi đến trước tuyến phòng thủ của lực lượng Dù, bị quấn kẽm gai và lọt giao thông hào, bị lực lượng Dù thanh toán ngay, hai PT.76 định de lui thì lãnh luôn 2 quả M.72 bất động. Đoàn chiến xa nhiều chiếc theo sau không dám tiến lên, quay đầu lại, rồ ga, tắt đèn pha, lẫn trốn trong bóng đêm, nhưng cũng không thoát khỏi “mắt thần” của những chiếc C.130 của Không Lực Hoa Kỳ dò theo bắn hạ thêm hơn 06 chiếc nữa. Còn bộ binh khi lỡ trớn tràn đến liền bị bắn hạ, chết đầy trong giao thông hào của lực lượng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà …Đến khi trời sáng tỏ, Cộng quân khi nhìn thấy rõ là đụng phải lính Dù, thì mất hết tinh thần… chạy tháo lui, bỏ lại đồng bọn bị thương trên trận tuyến. Sau 2 giờ kể từ khi khởi phát cuộc tấn công, tiếng súng tạm ngừng, trên chiến địa chỉ còn khói lửa của các chiến xa bị bắn cháy, xen lẫn mùi khói đạn và tiếng rên rỉ của các cán binh Cộng Sản dưới các giao thông hào của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù. Có thể nói mũi tấn công của Cộng quân, từ phía Nam và Tây Nam khá mạnh, nếu Cộng quân tấn công vào ngày 13 tháng 04, cùng lúc với Công Trường 5 ở phía Bắc khi Lữ Đoàn 1 Dù chưa được tăng viện, thì chắc rằng đã xuyên thủng được tuyến phòng thủ của Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long từ phía Nam rồi. Nhưng không may cho Cộng quân, đợi cho đến ngày 11 tháng 05 mới mở cuộc tấn công, gặp phải quân Dù của Việt Nam Cộng Hoà, nên bị đẩy lui nhanh chóng. Một thương binh (cấp chỉ huy) của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, được các chiến binh Tiểu Đoàn 8 Dù cứu sống, cho biết là hầu hết các cấp trong hàng ngũ bộ đội Cộng Sản mỗi khi lâm chiến với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rất sợ B.52 dội Bom, vì Bom rơi từ trên trời cao, rít gió đến bất thình lình, sức tàn phá thật là kinh khủng, san bằng bình địa, kể cả các loại Chiến xa hạng nặng, không thứ gì chịu nổi Bom của B.52 hết; kế đến là đụng phải đơn vị Nhảy Dù lúc ban ngày; kế đến là gặp phải lính Biệt Cách Dù vào lúc ban đêm, như những bóng ma, khi ẩn khi hiện, lỡ sơ xuất ngủ quên, khi mở mắt ra là thấy “diêm vương” rũ sổ. Bây giờ cả Ba thứ khắc tinh đó đều thấy xuất hiện tại chiến trường An Lộc; Cuộc tấn công lần thứ TƯ này, Cộng quân quyết tâm thanh toán “mục tiêu” Thị Xã An Lộc bằng mọi giá, nhưng sau gần 24 giờ giao tranh, quần thảo với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, các mũi dùi tấn công đều bị đánh bật trở ra toàn bộ, để lại trên chiến địa hàng ngàn xác cán binh và cả Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 bị các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ, bị các chiếc Rồng Già (C.130) tác xạ, bị chôn vùi dưới trận “mưa Bom” của những phi vụ B.52. Sau đó lực lượng Cộng quân rút trở ra bên ngoài, kiểm điểm lại quân số, chỉnh đốn lại hàng ngũ, xin bổ sung thêm quân số, để chuẩn bị cho trận thư hùng kế tiếp. Trong thời gian” hưu chiến” bất đắc dĩ đó, Cộng quân duy trì áp lực liên tục pháo vào An Lộc, mỗi ngày trên 2,000 quả pháo đủ loại. (Xem sơ đồ số 10) anloc_chuong7-3 Tiếp đến ngày 19 tháng 05 (sinh nhật Hồ Chí Minh). Sau bao lần thất bại “rất nặng nề của các Công Trường 5,7,9 và Bình Long, để khích lệ tinh thần cán binh đang hồi sa sút trầm trọng, Cộng quân chuẩn bị gom lại “tàn quân”, mở thêm một trận tấn công một lần nữa “Lần thứ 5”?? Các đơn vị chủ lực và chiến xa được lệnh lui ra xa vòng đai phòng thủ Thị Xã An lộc từ 3 đến 4 cây số, để tái tổ chức và chấn chỉnh hàng ngũ. Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà, cũng dự đoán là địch quân sẽ tấn công thêm ít nhất một lần nữa, nên dự trù mọi biện pháp ngăn chặn, tu sửa cấp thời công sự phòng thủ, xin Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cho tiếp tục những phi vụ oanh tạc B.52 vào những vùng phía Tây và Tây Bắc nơi các đơn vị của Công Trường 9, và các giàn đại pháo 130 ly cũng như hoả tiễn của Quân Cộng Sản Bắc Việt đang tập trung. Kết quả, có nhiếu tiếng nổ phụ, liên tiếp nhiều giờ, ngay trung tâm thành phố còn nghe được. Riêng Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã để hở một “hố lớn” ở phía Nam, dọc theo Quốc Lộ 13: – Sư Đoàn 69 pháo binh 130 ly và các giàn hoả tiễn 107 và 122 ly tạm ngưng yểm trợ cho vùng “Chốt Tàu Ô”, để dồn hết nỗ lực yểm trợ cho cuộc tấn công lần thứ tư này, nên sau đó lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tương đối dễ bứng được chốt Tàu Ô (18 tháng 05 năm 1972). Hai Trung Đoàn 141 và 165, cùng đoàn chiến xa hùng hậu, tấn công vào tuyến phòng thủ của Quân Dù Việt Nam Cộng Hoà, bị hao hụt thêm trên 2 Tiểu Đoàn quân bộ chiến cộng thêm 10 chiến xa bi Bộ Binh Dù và “Rồng Già C.130” bắn hạ, vội rút lui trở về củng cố lại chốt “XA CAM”, dưới áp lực càng ngày càng đè nặng của lực lượng giải tỏa phía Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Rồi ngày 19 Tháng 5 trôi qua, các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ôm súng chờ đợi, chỉ còn nghe thưa thớt tiếng đại bác 130 ly, nổ ì ầm xung quanh đâu đó, không thấy quân thù Cộng Sản xuất hiện. 3- KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: - Thêm 42 T.54 và PT 76 bị hủy diệt. – Hơn 2 Trung Đoàn quân bộ chiến bị thương vong, (ước tính khoảng 4,500 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến); – 18 cán binh các cấp bị bắt sống. BẠN: - 428 tử trận, – 970 bị thương 4- BÌNH LUẬN: So sánh cường độ sau 3 đợt tấn công của Công Trường 5 và Công Trường Bình Long Cộng Sản Bắc Việt vào các tuyến phòng thủ phía Bắc và phía Đông của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn chưa quyết liệt bằng trận cường kích tấn chiếm lần “thứ tư”. Hai Công Trường 9 và 7 được xem như là những đại đơn vị chính quy thiện chiến nhất của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong trận tấn công lần Thư Tư này. Cuộc tấn công lần này, Cộng quân tấn kích đều cả 6 hướng: Tây (đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, và tiến sát gần kề Bộ Chi Huy đầu não của Tướng Hưng); hướng Tây Bắc (tập trung hoả lực chiến xa và bộ binh, tiến gần sát tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, nếu không có B.52 đến kịp lúc, thi cũng đã xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh; huớng Đông Bắc – nếu phát khởi cuộc tấn công cùng lúc với mặt phía Tây, thì Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân không thể rút ra được Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân gửi đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bô Binh, và Biệt Cách Dù không có dịp kéo dài thêm tuyến phòng thủ về mặt Đông Bắc; còn mặt Đông Nam, Cộng Quân đã đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân, xuyên qua đến “Hầm Chỉ Huy” của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ); còn măt phía Nam và Tây Nam, cũng khai pháo vào lúc trời vừa hừng sáng, nên dễ làm mồi cho Tiều Đoàn 8 Nhảy Dù bắn hạ … Nói tóm lại, chỉ vì khởi phát cuộc tấn công không cùng một thời điểm, thậm chí có nơi mãi đến khi trới sáng tỏ mới ra quân tấn kich, đã là cơ hội ngàn vàng cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có dịp điều động quân đến tăng viện những yếu điểm hay những tuyến bị đánh xuyên thủng. Các cấp Chi Huy của các Tiểu Đoàn được điều động đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, (Bộ Binh, Biệt Đông Quân, Nhảy Dù), vào lúc ban đêm thật rất khó tránh “ngộ nhận” hay phân biệt được giới tuyến giữa Địch và Bạn, cũng như liên kết được với nhau đẩy lui quân địch ra khỏi chu vi phòng thủ của thị trấn. Hẳn là những cấp Chỉ Huy tài giỏi và có quyết tâm “cứu giá” Tướng Hưng.Công đầu được ghi nhận là Tiểu Đoàn 5 Dù do cố Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đến tiếp ứng trước tiên. Trận chiến đến đây, có thể được xem như ngã ngũ. Phần thắng lợi đang dần nghiêng về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trận cường kích tấn công lần thú tư này, Cộng Quân bị thiệt hại rất nặng nề cả về nhân mạng và chiến xa; ngược lại phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, con số thương vong cũng gia tăng đáng kể. Nói tóm lại, trong tất cả các trận “công hãm” vào thành phố An Lộc, chỉ có hai trận đánh được xem như quyết liệt: xãy ra ngày 13 tháng 04 và 11 tháng 05 năm 1972. Cộng quân cố gắng dồn hết khả năng, cố quyết tâm san bằng và chiếm cho bằng được Thành Phố An Lộc. Nhưng kết quả, dựa theo tài liệu ghi nhận, cho thấy Quân Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt bị thảm bại rất nặng nề, và buộc phải rút lui ra khỏi trận chiến. 5- CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH: Câu chuyện do một nhân chứng sống, Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân thuộc Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, kể lại: “Khoảng 08 giờ sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, sau khi Cộng quân đánh bể tuyến phòng thủ mặt Đông Nam do Tiểu Đoàn 31 trấn giữ, một số anh em Biệt Động Quân phải rời bỏ tuyến phòng thủ, lui lại khu nhà dân tiếp tục chiến đấu. Trên con đường ven ranh Thành Phố, có 1 T.54 sụp hố, còn xích sắt thì bị quấn mấy vòng cuộn kẻm gai, cứ hụ ga de tới de lui, mà không ngoi lên được; cuối cùng, pháo tháp được mở ra, hai cán binh Cộng Sản vội leo ra ngoài quan sát, và tìm cách cho xe ngoi lên. Trong lúc loay loay trước một căn nhà 2 tầng cất bằng gỗ của một cụ già khoảng 70 tuổi, làng xóm thường gọi Ông là “Bác Sáu”. Ông Sáu nghe tiếng động cơ xe tăng cứ hụ lên hụ xuống trước mặt nhà mình khá lâu, từ khi trời còn tối. Đến khi trời sáng tỏ mà tiếng động cơ xe tăng vẫn còn”hụ”… Ông Sáu mới tò mò leo lên tầng hai, ra trước hành lang phía trước nhìn thử…thấy 2 cán binh “thiết giáp” Cộng Sản, đang hì hục tìm cách cho chiến xa đang bị sụp cống và xích sắt đang bị quấn kẽm ngoi lên, trong khi pháo tháp mở tung ra cận kề bên dưới hành lang, nhìn trong pháo tháp còn có một hai tên nữa bên trong, cũng đang loay quay làm việc gì đó. Ông vội lui vào bên trong, tuột xuống lầu, nơi có 3 chiến sĩ Biệt Động Quân đang trú ẩn. Ông Sáu nói: “Các con ơi!! Xe tăng Việt Cộng đang sụp hố trước nhà, không ngoi lên được, lại để mở nắp ngay dưới nhà mình”. Hạ Sĩ Xuân vội leo lên cầu thang, dự định bò ra xem, Ông Sáu cản lại!! “Con mặc đồ rằn ri, mà xuất hiện ló đầu ra ngoài, rủi tụi nó nhìn thấy được, là chúng nó nổ súng liền̶#8221;. Ông Sáu tiếp “Để đó cho Bác!! Anh nào có lựu đạn cho Bác 1 quả!! Hạ Sĩ Xuân liền gỡ quả lựu đạn M.26 đang đeo trước ngực trao cho Ông Sáu, và căn dặn, muốn cho lựu đạn nổ, Bác nhớ rút chốt an toàn; Ông Sáu cười… Bác biết mà!!! Ông Sáu leo lên lầu, bước thêm vài bước sát hành lang, tay thì nắm chặt quả lựu đạn đã rút chốt để sau lưng; đứng trên nhìn xuống thấy 2 cán binh Cộng Sản vẫn còn hì hục gỡ kẽm gai, pháo tháp vẫn còn mở. Ông Sáu run run giọng hỏi “các cháu có cần gì không??” 2 cán binh Cộng Sản đứng dưới nhìn lên thấy một Ông Già lụm cụm cũng không thèm trả lời và tiếp tục công việc đang làm, không cần để ý đến cụ già; Ông Sáu liền ném nhẹ quả lựu đạn lọt ngay vào pháo tháp, và vội lui vào bên trong. Một tiếng nổ chát chúa và tiếp theo nhiều tiếng nổ khác to hơn, khói đen từng cụm bốc lên; Ông Sáu vội tuột xuống lầu và cùng 3 chiến sĩ Biệt Động Quân rút lui ra ngõ sau, lẩn mình vào các khu phố kế cận. Khi tiếng súng thưa dần và im bặt, ông Sáu lần mò trở về nhà, thấy xác chiến xa Cộng sản bị cháy đen vẫn còn nằm nguyên trước nhà, bên trong xe còn mùi khét của xác thịt; mặt tiền của căn nhà của Ông Sáu cũng bị cháy xém một phần… Câu chuyện này, cho thấy sự gắn bó hết lòng giữa Dân và Quân Việt Nam Cộng Hoà, cùng nhau sát cánh chống bọn Việt Cộng (tiếng người dân thường dùng, ám chỉ quân Cộng Sản Bắc Việt). (1 và 2) Lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà) (3 và 4) Nhật Ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận An Lộc 1972. (5) Quyển sách tựa đề “Sự lừa dối hào nhoáng”, Tác giả Neil Sheehan, xuất bản năm 1994. (6) Do các nhận chứng sống xác nhận: Trung Úy Nguyễn Văn Cay; Nhà Báo Lê Phát Được; Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/2/ CHƯƠNG 8 Trước khi mở màn cuộc tấn công lần thứ 4, Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bố trí lại các đơn vị sao cho phù hợp với tình thế mặt trận. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cũng xét lại kế hoạch khai thông Quốc Lộ 13, để đạt được mau chóng kết quả, sao cho thích nghi với tình hình chiến trận. Sau tuần lễ đầu, khởi phát trận chiến, lực lượng Dù, Bộ Binh, và Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã thành công khai thông được gần một nửa đoạn đường Quốc Lộ 13, (từ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành thuộc Tỉnh Binh Long), Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt qua được cửa ải thứ nhất “Chốt Bầu Bàng” thuộc Tỉnh Bình Dương, ngay sát Quốc Lộ 13, gần ranh hai Tỉnh Bình Long và Bình Dương, cách căn cứ Lai Khê 15 cây số về phía Bắc. Nhưng khi vượt qua Quận Chơn Thành, 6 cây số về phía Bắc, thì Chiến Đoàn hỗn hợp Việt Nam Cộng Hoà lại gặp phải một trở ngại lớn hơn tại một địa danh có tên “Suối Tàu Ô”, nơi đây địch thiết lập những công sự kháng cự kiên cố, được gọi là những “Chốt Kiền” các công sự chốt kiền, đều được xây cất dưới hình thức các hầm chìm, trên có “nắp” chống đỡ Pháo, và được bố trí tại nơi đây đến hai Trung Đoàn Bộ Binh để ngăn cản đoàn quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam tiến lên giải tỏa An Lộc. Quân địch cầm chân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cho đến ngày 14 tháng 04 năm 1972, khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà nhận được đoàn quân tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV; kế hoạch điều quân khai thông Quốc Lộ 13 được thay đổi như sau: Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, sau khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có quyết định: - Cho triệt thoái chiến đoàn đặc nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh và một thành phần của Thiết Đòan 5 Kỵ Binh trở thành Chiến Đoàn đặc nhiệm (B), trách vụ lui quân về phía Nam, làm thành phần “trừ bị”, tăng cường bảo vệ Lãnh thổ Quân Khu 3 (đặc biệt cho khu vực Tỉnh Bình Dương), và rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ra khỏi mặt trận suối Tàu Ô, được thay thế bằng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh tiếp tục trách vụ bứng chốt . - Trực thăng vận Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh gồm có Đại Đội Trinh Sát 9, một Tiểu Đoàn Bộ Binh cơ hữu và Đại Đội A Công Binh Chiến đấu thuộc Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu xuống Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), để thiết lập một căn cứ hoả lực Pháo Binh “dã chiến”, với 6 khẩu đại bác 105 ly do các trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến. - Tiếp tục trực thăng vận Trung Đoàn 33 Bộ Binh xuống phía Bắc căn cứ Tân Khai, làm bàn đạp tiến lên về huớng Bắc “An Lộc”. Nơi vùng này có một lực lượng địch, 2 Trung Đoàn Trung Đoàn chính quy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt “đóng chốt”, cản đường tiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên (1). - Trong lúc đó, Trung Đoàn 32 Bộ Binh tiếp tục di chuyển bằng đường bộ đến tăng cường cho Trung Đoàn 31 Bộ Binh, và 2 Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 (-) và Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận hợp sức cùng nhau tìm cách “bứng chốt” Tàu Ô từ hướng Nam lên. MẶT TRẬN QUỐC LỘ 13 Những trận chiến đẫm máu dọc theo Quốc Lộ 13: * Trận Snoul, từ ngày 24 tháng 04 năm 1971 đến ngày 31/05/71 * Trận Lộc Ninh, từ ngày 04 tháng 04 năm 1972 đến ngày 07/04/72 *Trận Cầu Cần Lê, từ ngày 07 đến 12 tháng 04 năm 1972 * Trận chiến đầu tiên xung quanh Thành Phố An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, từ ngày 13 tháng 04 năm 1972 đến ngày 19 tháng 05 năm 1972 * Trận Chốt Xa Cam và Suối Tàu Ô, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972. ( xem sơ đồ số 11) anloc_chuong8-1 1- TRẬN SNOUL (24 – 04 – 1971 đến 31- 05 – 1971) Quốc Lộ 13 trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà được tiếp nối với Quốc Lộ số 7 trên nội địa Cambodia, nối liền Thị Trấn Snoul, (cách ranh giới Việt-Cambodia 10 cây số về hướng Đông Bắc, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà). Kéo dài về phía Nam, trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, ngang qua Căn Cứ Hoả Lực Hoa Lư (Alpha), đến Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, xuống đến Căn Cứ Hoả Lực cầu Cần Lê, xuyên qua Tỉnh Lỵ Bình Long, đến Xã Xa Cam, Ấp Tân Khai, Ấp Tàu Ô, Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long, đến Căn Cứ Lai Khê, Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương. Chiếu theo nhật ký hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân khu III về trận Snoul: Khởi phát vào ngày 24 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971 giữa Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà và Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Vào buổi giao thời, sau khi Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định đảm trách chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III. Quân Cộng Sản Bắc Việt đang ở thế thụ động (chạy dài) quay đầu lại phản công. Đầu tiên, điều động Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, di chuyển đến bao vây Thị Trấn Snoul, nơi vùng hoạt động của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, và tổ chức một tuyến phục kích dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, để chận đường rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Chiến Đoàn 8 Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Quân vây hãm nhiều ngày tại cứ điểm Snoul, chờ viện quân (Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh), không thấy, nên phải đột phá vòng vây, và về được đến Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất khá nặng về nhân mạng và chiến cụ. Khi Trung Tướng Minh được chỉ định thay thế cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, 2/3 chủ lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III đang còn đang tập trung trong vùng Quốc Lộ 7 và ở phía Nam bờ sông Chu Long trên lãnh thổ Cambodia. Chủ lực xung kích của Quân Đoàn gồm có: * Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, do Đại Tá Phạm Văn Phúc chỉ huy; * Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, do Đại Tá Nguyễn văn Dương chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu, do Đại Tá Vũ Tiến Quang chỉ huy, đã đến phía Nam bờ sông Chu Long (25 cây số Nam Tỉnh Kratié), chờ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà trực thăng vận “bọc hậu” (chận đường rút từ phía sau đánh tới), tấn công ngay vào đầu não Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R), vừa mới di chuyển từ vùng đồn điền cao su Mi Mốt. Kratié cũng là căn cứ tiếp liệu (hậu cần) lớn nhất của Cộng quân trong vùng; * Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ chỉ huy, làm lực lượng trừ bị (tiếp ứng cấp thời), đang chực chờ dọc theo Quốc Lộ 7 vùng căn cứ Krek (Cambodia); * Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Bùi Trạch Dzần Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, với Trung Tá Mạch Văn Trường, Phụ Tá Hành Quân, trú đóng theo thế bao vây địch từ Tỉnh Kompong Chàm (cạnh bờ Sông Cửu Long); khởi đầu của Quốc Lộ số 7, kéo dài về phía Đông đến tận Snoul, bọc thành một vòng cung qua các địa danh: Suong, Chup, Krek, Dambe, Mimot, Snoul, đến Kratié, trên lãnh thổ Cambodia. Đó là “di sản” của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Tướng Minh, không một lời “dặn dò” hay “hưóng dẫn” những điểm nội tình bí ẩn như: a/ Việc viên Tướng Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, đến tận bản doanh của Quân Đoàn 3 tại Biên Hoà vào gặp Tướng Trí, khuyên nên đình chỉ việc tiến quân đến Kratié. Nếu chịu rút quân trở về, thì Không Quân Hoa Kỳ, từ Trực Thăng đổ quân, tản thương, đến Chinook tiếp tế xăng dầu cho đoàn thiết kỵ, ngay cả sẽ có không quân chiến thuật cũng như B.52 yểm trợ tối đa khi có sự yêu cầụ. Tướng Trí hỏi lại, vì sao Lực Lượng 2 Dã Chiến trước đây đã hứa giúp chúng tôi trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cấp Sư Đoàn, bây giờ các Ông lại nói ngược trở lại như vậy!! vì nguyên do gì?? Tướng Mỹ trả lời: Riêng tôi được biết là do lệnh ở cấp trên cao hơn chúng tôi chỉ thị, ông nên suy đoán ra thì sẽ hiểu, “Sorry”!!, b/ Việc vào giờ chót, Tổng Thống Thiệu lệnh cho Sư Đoàn Dù (-) cấp thời di chuyển ra vùng hoả tuyến (Quân Khu I), để tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719; c/ Ý định của cố Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù, tiếp tục đổ quân tấn công Kratié; d/ Việc cố Đại Tướng Trí liên lạc với Trung Trướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho gom hết các trực thăng “đổ quân” cũng như các “Chinook” của 3 Sư Đoàn, Vùng 4, Vùng 3 và Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, để thay thế các trực thăng của Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ. Những điều bí ẩn đó,Tướng Minh không hề được biết, ngay khi Ông nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn. Dư luận cho rằng, vì lẽ Cố Đại Tướng Trí nhất quyết, bắt cho bằng được các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nên bàn tay “lông lá” nào đó đã ra “mật lệnh” triệt hạ Tướng Trí, bằng cách cho “nổ” trực thăng?? Khi Tướng Minh lên nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn: a/ Về uy tín của Tướng Minh, đối với các Tướng Lãnh Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, như Tư Lệnh Không Quân không còn được nể vì như Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí nữa, b/ Đối với Lực Lượng 2 Dã chiến Hoa Kỳ, vẫn giữ vững lập trường là phải triệt thoái đoàn quân trên chiến trường ngoại biên trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà. c/ Nhuệ khí “ba quân sút giảm”. Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự thắng bại trên chiến trường. Thật vậy, từ khi nghe tin vị Chủ Soái Đỗ Cao Trí bị tử nạn, tất cả các cấp Chỉ Huy trung cấp bỡ ngỡ thương tiếc, rồi tin đồn lan dần xuống tới quân sĩ đang chờ vượt qua dòng sông Chu Long. Ý chí quyết chiến thắng khi trước bị sút giảm trầm trọng, có thể nói là mất đi hết nhuệ khí chiến thắng lúc ban đầu. Tóm lại, khi tổ chức một cuộc hành quân nào, dù lớn hay nhỏ, các yếu tố căn bản cần phải có là: a/ Lòng Quân phải đuợc phấn chấn, có tinh thần quyết chiến thắng, từ các chiến binh cho đến Vị Chủ Soái; b/ Phải có đủ phương tiện vận chuyển hay trực thăng đổ quân đúng theo “cấp độ hành quân dự trù ” (Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn); c/ Khi đụng trận thì phải có Phi Pháo yểm trợ hoả lực đầy đủ; d/ Sau cùng là việc tiếp tế (đạn dược, lương thực, thuốc men cứu thương, nhiên liệu cho đoàn cơ giới). Tất cả các yếu tố kể trên, đều không đạt được như sở cầu của vị Tân Tư Lệnh là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh. Sau 5 ngày liên tiếp, bay hết nơi nầy đến nơi khác, để tìm hiểu thực trạng tình hình tại mặt trận và ý kiến của “thượng cấp” (các vị Tướng Lãnh cao cấp đàn anh), buộc lòng Tướng Minh có quyết định ra lệnh cho rút đoàn quân Vượt Biên, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà. Trở lại Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại Snoul. Trong khi đang dồn hết tâm trí lo rút đoàn quân “Chính”, từ bờ sông Chu Long đến các đơn vị dọc theo Quốc Lộ 7 trên lãnh thổ Cambodia, Tướng Minh triệu hồi Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà giúp lo nghiên cứu việc triệt thoái Chiến Đoàn 8 Bộ Binh trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà, càng sớm càng tốt. Tướng Hiếu trình bày là cần phải có thêm một lực lượng cơ động (Thiết Giáp) tăng cường, để yểm trợ về mặt “Hoả Lực”, như thế mới được an toàn; Tướng Minh đồng ý theo lời yêu cầu hợp lý của Tướng Hiếu, và hứa rằng, đợi khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích về đến nội địa, Ông sẽ tăng phái, đặt thuộc quyền sử dụng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trong kế hoạch rút lui Chiến Đoàn 8 Bộ Binh. Sau khi rời khỏi Bộ Tư Lệnh Hành Quân Tiền Phương Quân Đoàn, tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh), vào trưa ngày 23 tháng 05 năm 1971, Tướng Hiếu cho trực thăng bay thẳng đến Snoul gặp Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, cho lệnh chuẩn bị thu dần các cách cánh quân cơ hữu tập trung chờ lệnh triệt thoái. Tướng Hiếu còn cho Đại Tá Dzần biết là Quân Đoàn hứa khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích khi về đến nội địa, sẽ lập tức “tăng phái” đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, để yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh triệt thoái… Trong thời gian đó, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích còn đang giáp trận với địch quân trong vùng Đam Be, và vừa mới vượt được vòng vây trở về đến căn cứ Thiện Ngôn (21 cây số Bắc Tây Ninh) vào khoảng 10 giờ sáng ngày 25 tháng 5 năm 1971. Tướng Minh liền ra lệnh cho Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Xung Kích, cấp tốc chấn chỉnh đội ngũ, cùng với 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tùng thiết, đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, điều động đến Snoul yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 rút lui. Trên thực tế, sau trận Đam Be, Lữ Đoàn 3 xung kích, còn lại được khoảng 2 Thiết Đoàn, và các Liên Đoàn Biệt Động Quân cũng đã hao hụt 1/3 quân số. Lệnh tăng phái Lữ Đoàn 3 Xung Kích cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh có hiệu lực từ 08 gìờ sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971. Đoàn thiết kỵ và Biệt Động Quân tùng thiết rời căn cứ Thiện Ngôn vào sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971, di chuyển trên Quốc Lộ 22 xuôi về phía Nam, đến Tỉnh Tây Ninh, và dọc theo Quốc Lộ 1, xuống Quận Củ Chi thuộc Tỉnh Hậu nghĩa, rồi băng tắt đến Tỉnh Bình Dương, từ Bình Dương dọc theo Quốc Lộ 13 về hướng Bắc, đến An Lộc (Tỉnh Bình Long), nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng là căn cứ tiếp liệu, rồi từ An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 tiến về hướng Bắc, xuyên qua Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, vượt qua ranh giới Việt Cambodia, tiếp nối đến Quốc Lộ 7 (Cambodia), đến thị trấn Snoul (gần giao điểm Quốc Lộ 13 Việt Nam Cộng Hoà và Quốc Lộ 7 Cambodia). Đoạn đường từ căn cứ Thiện Ngôn (Tây Ninh), đến Thị Trấn Snoul, khoảng 250 cây số, với tính cơ động của đoàn Thiết Giáp, chỉ cần đi chuyển mất khoảng 2 ngày đường. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh bỗng nhiên mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liền điện báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết là đã mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc gửi phi cơ quan sát bay lên tìm kiếm, dọc theo lộ trình di chuyển của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, từ Tây Ninh đến Bình Dương vòng qua An Lộc, nhưng không tìm thấy dấu tích hay tần số liên lạc của Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Ngay cả việc điện về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, theo hệ thống S.O.S, Bộ Tổng Tham Mưu cũng trả lời là không có bắt được tần số nào của Lữ Đoàn 3 Xung Kích thuộc Quân Đoàn 3. Nỗ lực tìm tung tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích qua đến 48 giờ sau vẫn không có kết quả. Trong lúc đó tại Snoul, Chiến Đoàn 8 Bộ Binh báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang siết chặt vòng vây, địch gia tăng pháo vào căn cứ Hoả Lực, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 tại Snoul. Việc tìm kiếm tông tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích vẫn liên tục, kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chỉ thị cho phi cơ quan sát lên vùng, bay thật thấp, có thể nhìn rõ địa thế bên dưới. Phi công mới phát hiện một Chiến Xa M.41 lộ hình bên cạnh một lùm cây. Viên phi công bay rà trở lại, điều khiển đôi cánh lạng qua lạng lại trên đầu chiến xa nhiều lần, đồng thời báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đã tìm thấy đoàn thiết kỵ tại khu rừng “Chồi” gần Quận Củ Chi Tỉnh Hậu Nghĩa và Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương. Mãi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới chịu “mở máy” truyền tin, bắt lại tần số liên lạc với các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hành quân hiện hữu. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tiếp tục theo dõi diễn tiến việc điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Mãi đến ngày 31 tháng 5 năm 1971, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới lần mò vượt qua ranh giới Việt Cambodia, trên Quốc Lộ 13, khi vừa tiếp giáp đến Quốc Lộ 7 về hướng Snoul, gặp được đơn vị đi đầu của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị Cộng Quân chận đánh nhiều đợt từ mấy ngày qua. Nói về Chiến Đoàn 8 đã chuẩn bị thu quân xong từ ngày 26 tháng 05 năm 1971, chờ viện binh (Lữ Đoàn 3 Xung Kích) cho đến ngày 28 tháng 05 vẫn không thấy. Trong lúc áp lực địch càng gia tăng đè nặng, nên Tướng Hiếu đành phải chấp thuận theo lời yêu cầu của Đại Tá Dzần cho rút lui với thành phần của Chiến Đoàn cơ hữu (4 Tiểu Đoàn Bộ Binh, Chi Đoàn Cơ Giới – Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113), Tiểu Đoàn Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly. Thành phần giáp chiến với Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Địch tổ chức liên tiếp 3 ổ phục kích trên đoạn đường rừng rậm 10 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam. Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh bằng cách cho hàng chục phi tuần oanh tạc phản lực cơ Không Quân Việt Mỹ, kể cả trực thăng võ trang và thêm 2 Box B52. Tiểu đoàn dẫn đầu đoàn quân công phá vòng vây, khi đến ổ phục kích thứ ba chỉ còn thấy những hố bom của B.52 và vài dấu tích, chứng tỏ là B.52 đã đánh trúng đội hình của quân địch. Sau Trận Snoul, có sự thay đổi quan trọng trong hàng ngũ cấp Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 Bộ Binh: 2 trong số 3 Tiểu Đoàn Truởng thuộc Trung Đòan 8 Bộ Binh xin thuyên chuyển ra khỏi Trung Đoàn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Đại Tá Bùi Trạch Dzần, được thay thế bằng Phụ Tá Hành Quân, Trung Tá Mạch Văn Trường lãnh trách nhiệm chấn chỉnh lại hàng ngũ, cho mãi đến gần tháng 4 năm 1972, mới lấy lại phong độ, và được đổ quân vào An Lộc, trấn ngay tuyến đầu phía Bắc Thành Phố, lại tương phùng hội ngộ với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Và lần này bên cạnh Trung Đoàn 8 Bộ Binh, có thêm được lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã giáng trả cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt một đòn “chí tử” đích đáng, đi đến kiệt quệ cả Công Trường, phải rút ra khỏi chiến trường An Lộc. Kế đến, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (một trong những Tướng Lãnh thanh liêm, trong sạch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Phụ Tá cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đặc trách “Bài trừ tham nhũng”, thể theo công văn của Phủ Phó Tổng Thống. Còn về Lữ Đoàn 3 Xung kích, Quân Đoàn có cho mở cuộc điều tra chính thức. Sau khi đọc biên bản của phái đoàn điều tra, và lời biện minh của Đại Tá Trần Quang Khôi, Trung Tướng Minh nhận thấy Đại Tá Khôi đã từng lập được nhiều công trận cho Quân Đoàn 3, (vào thời Cố Đại Tuớng Đỗ Cao Trí), nên chấp thuận cho Đại Tá Khôi được xuất ngoại theo học khóa tu nghiệp về Thiết Giáp tại Hoa Kỳ.Tuy nhiên phải bị cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 kỵ Binh, bàn giao lại cho Đại Tá Đoàn Kim Định. Tóm lại, di sản của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trên chiến trường ngoại biên, gồm có: a/ Tại vùng phía Tây Bắc Quốc Lộ 7 (Cambodia), Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3/Quân khu III, gồm có Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu, đang ở phía Nam bờ sông Chu Long và Sư Đoàn 18 Bộ Binh đang tập trung quân gần vùng căn cứ Krek trên Quốc Lộ 7 (Cambodia). b/ Hướng Đông Bắc, có Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang án ngữ trong vùng Thị Trấn Snoul. Tướng Minh trực tiếp chỉ huy rút lui cánh quân (Chánh) trong vùng Tây Bắc Quốc Lộ 7, và chỉ định Tướng Hiếu đặc trách việc rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trong vùng Đông Bắc. 11 tháng sau đó (từ ngày 31 tháng 05 năm 1971 đến ngày 04 tháng 04 năm 1972) cũng dọc theo Quốc Lộ 13, Cộng quân đã trực diện xua 3 Công Trường chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 5 Trung Đoàn biệt lập, với xe tăng và trọng pháo 130 ly, ồ ạt tấn chiếm Quận Ly Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, thừa thắng xông lên, tấn chiếm căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê (bỏ trống), rồi xua quân bao vây An Lộc, thị trấn của Tỉnh Bình Long, thòng về phía Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, một lực lượng cấp Sư Đoàn (Công Trường), thiết lập các ổ phục kích, dưới hình thức các “Vùng Chốt Kiền” kiên cố, có hầm sâu dưới đất, trên có nắp che chống pháo, và được yểm trợ bởi một hoả lực pháo binh hùng hậu tại vùng Suối Tàu Ô và Xa Cam, với mục đích: a/ Bắt sống đoàn quân của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc tháo lui về Tỉnh Bình Dương (nếu có), b/ Chận viện quân Việt Nam Cộng Hoà, c/ Cắt đứt đường “Bộ” giao thông tiếp tế huyết mạch cho An Lộc, d/ Và khi cần, dùng làm nỗ lực cùng các cánh quân khác, tấn chiếm An Lộc từ phía Nam. Những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 rất là khốc liệt và đẫm máu: Từ trận phục kích Thiết Đoàn 1 đến tấn chiếm Quận Lỵ Lộc Ninh; Trận phục kích Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ căn cứ Cầu Cần Lê rút lui về An Lộc, đến trận Xa Cam, Suối Tàu Ô và Chốt Bầu Bàng. TRẬN LỘC NINH; TRẬN CẦU CẦN LÊ; CÁC TRẬN XUNG QUANH THÀNH PHỐ AN LỘC (dọc theo Quốc Lộ 13), đã được trình bày ở đoạn trên. 2- TRẬN SUỐI TÀU Ô VÀ XA CAM . Tại hai mặt trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ở “thế công”, xa luân chiến, lực lượng Cộng quân ở trong “thế thủ” (khởi đầu vào ngày 07 tháng 04, và chấm dứt ngày 08 tháng 06 năm 1972). Tương quan lực lượng đôi bên: ĐỊCH : Công Trường 7 Bộ Binh Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm Trung Đoàn 101 Bộ Binh địa phương, Sư Đoàn 69 Pháo 130 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không, Trung Đoàn Phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 quân Cộng Sản Bắc Việt. BẠN : Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (giai đoạn 1), Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, Đại Đội Hỗn Hợp Pháo Binh Lãnh Thổ 105 và 155 ly, Tiểu Đoàn 21 Công Binh chiến đấu. (giai đoạn 2). anloc_chuong8-23- TRẬN SUỐI TÀU Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long). Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Trung Đoàn duy nhất còn lại nguyên vẹn trong tay vị tân Tư Lệnh, Đại Tá Lê Minh Đảo, cùng Trung Tá Trần Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, được tăng cường Thiết Đoàn 5, do Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng, xuất quân khởi đầu từ căn cứ Lai Khê, dọc theo Quốc Lộ 13, về hướng Bắc, mở đường lên Quận Chơn Thành. Trong ngày đầu (ngày 07 tháng 04 năm 1972) gặp sự kháng cự của Địch tại chốt Bầu Bàng, sau cùng địch cũng bị Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 càng quét khỏi vị trí, đào thoát lẩn vào các giao thông hào ăn sâu vào 2 bên bìa rừng đã được đào từ trước (địch lợi dụng các giao thông hào, làm ngõ ngách trở đi trở lại nhiều lần “đóng chốt” để trì hoãn bước tiến của viện quân Việt Nam Cộng Hoà, trước tiên là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, kế đến là lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, cuối cùng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đến được Quận Chơn Thành vào chiều tối cùng ngày, giàn quân bố trí phòng thủ qua đêm, tạm hoàn tất khai thông 25 cây số trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành. ( xem sơ đồ số 12) Tiếp qua ngày 08 tháng 04, Trung Đoàn 48 và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh vượt Quận Chơn Thành tiến về An Lộc. Nhưng khi các đơn vị bộ binh và đoàn thiết kỵ vừa đến con suối có tên là Tàu Ô ( 6 cây số Bắc Quận Cân Thành), bị chạm súng nặng với đơn vị cấp trung đoàn của địch, có sẵn cộng sự phòng thủ hẳn hòi, và bị địch quân pháo tập rất nặng. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm, được pháo binh Quận Chơn Thành, và Không Quân Việt Nam Cộng Hoà oanh tạc, yểm trợ không ngừng. Cuộc chạm trán kéo dài gần suốt ngày, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tiến lên không nổi, bởi hàng loạt hầm hố kiên cố có nắp che pháo, chi chít khắp nơi, trên hướng tiến quân. Loại hầm hố này của Cộng Quân có tên là “Chốt Kiền”. Sau vài đợt xung phong của các chiến binh Trung Đoàn 48 Bộ Binh, thây người ngã gục, máu người bắt đầu đầy dẫy trên dòng suối cạn. Kế tiếp tin không lành đưa đến, giữa lúc chiến trận còn nặng mùi thuốc súng, Vị Chỉ Huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, bị trúng đạn phòng không của Cộng Quân tử thương, ngay trên trực thăng của Ông, đang bay điều khiển đoàn cơ giới, đánh bọc cạnh sườn, công phá chốt. Cuộc tấn công của đoàn thiết kỵ tạm thời khựng lại. Các chiến binh của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, sau 3 đợt tấn công bất thành, phải rút lui ra khỏi vùng chốt kiền, vì mỗi vùng chốt kiền đều được bao trùm bởi một trận địa pháo cò sẵn toạ độ từ xa. Trung Đoàn 48 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh buộc phải thu quân về phía Nam bờ suối, khi màn đêm bao trùm chiến địa. Nhận được tin báo từ Đại Tá Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về tình hình chiến trận tại vùng chốt Tàu Ô, khó vượt qua được các chốt kiền chi chít trên trận địa rộng khoảng 2 cây số vuông, xung quanh Ấp Tàu Ô, dọc theo Quốc Lộ 13, và cái “chết” của Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Đại Tá Trương Hữu Đức, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chấp thuận cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A) thu quân về vùng phía Nam con suối, để chấn chỉnh lại đội ngũ, bổ sung quân số, nghiên cứu lại chiến thuật bứng các chốt kiền khúc mắc này, (thể theo lời đề nghị của Vị tân Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). 4- THẾ NÀO LÀ CHỐT KIỀN !! ( Quan sát tại hiện trường, các cán binh Cộng Sản đều bị xiềng chân bằng “lòi tói” sắt tại “vùng Tàu Ô”. Kiền còn có nghĩa là nhiều chốt yểm trợ lẫn nhau tại “vùng Bầu Bàng”) Chiếu theo lời một “cán bộ” trong một trại “cải tạo” còn sống sót trong trận chiến Tàu Ô, kể lại với các “Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà” đang bị cầm tù, chốt kiền có những đặc tính như sau: a/ Chốt kiền được đào theo hình “chữ nhật“ hay hình “tam giác” ba cạnh, có nắp che chống pháo. Mỗi hệ thống (chốt) có 3 hầm; mỗi hầm cách nhau khoảng 20 thước, rộng khoảng 6 tấc; sâu khoảng 1,50 thước, b/ Nắp hầm đủ sức chịu đựng các loạt đạn “nổ chụp” của 105 ly và 130 ly. Cho nên khi các Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hoà tràn đến trên nắp hầm các chốt kiền, liền bị pháo 130 ly của Cộng quân nổ chụp trên đầu, nên bị thương vong khá nhiều, còn địch thì vô sự (trong giai đoạn tiên khởi). c/ Mỗi “chốt” có thể chứa đến cấp Tiểu Đội (từ 9 đến 12 cán binh). Hầu hết các cán binh Cộng sản ở dưới hầm các chốt kiền, đều bị xiềng chân với nhau từng tổ 3 người, (danh từ Việt Cộng gọi là” Tam tam chế”). Trước tình thế khó khăn của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A), Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy, vừa được tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III được lệnh di chuyển đến “vùng chốt Tàu Ô” thay thế cho Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cùng với Thiết Đoàn 5 (-), (chỉ còn lại chiến xa M. 41). Trung Đoàn 48 Bộ Binh, sau khi bổ sung quân số đầy đủ, cùng với Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (-), (chỉ có Thiết vận Xa M.113) tổ chức thành Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), được lệnh điều động về bảo vệ an ninh trục lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, và khi cần làm thành phần trừ bị cho Quân Đoàn trong việc bảo vệ lãnh thổ Quân Khu 3, đặc biệt là khu vực Tỉnh Bình Dương. Tướng Minh ra lệnh cho Đại Tá Đảo bàn giao trận địa lại cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tiếp tục điều nghiên tìm cách “bứng chốt “ tại vùngTàu Ô. Đơn vị Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Thiết Đoàn 5 (-), do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy thống nhất, với 3 Tiểu Đoàn 5, 6, và 8, bàn cách phá chốt của địch. Lực lượng Dù và Thiết Kỵ thay đổi chiến thuật: Bộ binh thì phân tán mỏng, chia cắt bao vây vùng chốt địch, ban đêm thì cho từng toán khinh binh, dùng “lựu đạn” bò sát vào các chốt kiền, tấn công chớp nhoáng, rồi rút nhanh để tránh pháo địch trên trận tuyến. Còn chiến xa M.41 di động, ban ngày nhắm vào các lổ châu mai của địch quân mà khạc đạn đại bác trực xạ vào các miệng hầm, cộng thêm pháo binh và không quân oanh tạc. Lực Lượng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã khóa im nhiều chốt kiền của Địch. Và cứ như thế cho đến hết đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Lực lượng Dù nhận được lệnh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, rút ra khỏi vòng chiến, bàn giao trận địa lại cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, lui quân về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung, nhận đầy đủ tiếp liệu, chờ lệnh mới, theo kế hoạch trực thăng vận, đổ quân tiếp cứu cho quân Bạn đang tử thủ tại An Lộc, vào buổi chiều ngày 14, tiếp qua ngày 15 tháng 04 năm 1972. (2). (xem sơ đồ số 12). anloc_chuong8-3 Mặt trận Suối Tàu Ô (giai đoạn 1) đến đây kể như tạm chấm dứt giữa 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, và 2 đơn vị cấp Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa yểm trợ. 5 – TỔN THẤT ĐÔI BÊN : ĐỊCH : * Khoảng 850 thuơng vong * Khu chốt Bầu Bàng tạm thời được thanh toán * 1/3 khu chốt Tàu Ô bị tiêu diệt BẠN : * 75 tử thương (Trong đó có Đại Tá Trương Hữu Đức), * 105 bị thương * 2 chiến xa M.41 và 3 thiết vận xa bị bắn cháy 6- NHẬN ĐỊNH : Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, được lợi thế, có chiến xa, pháo binh và không quân yểm trợ, nhất là áp dụng chiến thuật “xa luân chiến” = tiếp tục thay phiên nhau tấn công, được “tản thương” và có “bổ sung” quân số. Trái lại quân Cộng Sản thì nằm ụ tại chỗ chịu đòn, quân số hao mòn dần, thương binh không được di tản và quân số không được bổ sung, nên rốt cuộc phải bị tiêu diệt. 7- CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH: Như quý độc giả đã biết, Cộng quân đã cắt cử Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 1 trung đoàn địa phương, đặc trách việc “trì hoãn chiến”, cản trở đoàn quân tăng viện của Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam khai thông Quốc Lộ 13 lên An Lộc. Cộng quân thiết lập nhiều “chốt”. Đầu tiên tại Ấp Bầu Bàng, cách Lai Khê 15 cây số về phía Bắc, thuộc lãnh thổ Tỉnh Bình Dương. Tính chất của “Chốt” này cũng giống như các “Chốt Kiền” vùng Tàu Ô, đặc biệt hơn, địch còn đào những giao thông hào chằng chịt ăn thông vào bìa rừng. Cho nên vào lúc ban ngày, địch bị các cánh quân của Việt Nam Cộng Hoà đánh đuổi chạy dài, nhưng khi cần đóng chốt trở lại, thì từ các giao thông hào đó, chúng xâm nhập vào và đóng “chốt” trở lại. Sau đây xin mời Quý vị đọc một đoạn do một nhân chứng sống, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh nói về “Chốt Bầu Bàng” như sau: “Khi Việt Cộng được biết Trung Đoàn 31 Bộ Binh đã vượt đến Quân Chơn Thành, chúng liền cho đóng chốt Bầu Bàng trở lại, để dễ bề cô lập đoàn quân nối tiếp của Sư Đoàn 21 chúng tôi. Khi chúng tôi tiến đến chốt Bầu Bàng, mặc dầu có phi cơ oanh kích tan nát khu rừng xung quanh Bầu Bàng, thế mà mỗi khi chúng tôi cho quân tiến là lại bị các chốt của Việt Cộng chận đứng ngay. Thấy lạ, các cấp Chỉ Huy chúng tôi đích thân lên quan sát chiến trường thì mới phát hiện rằng Việt Cộng không đóng chốt trong các khu rừng kế cận, mà đóng chốt ngay trên vạt đất mà trước đây hãng thầu RMK thường hay lấy đất, nên các cuộc oanh kích của chúng tôi đều không trúng. Cuộc tiến thoái cứ như vậy diễn ra trong 2 ngày. Nếu mà cứ tiếp tục như vậy, thì Trung đoàn 31 Bộ Binh ở phía Bắc sẽ thiếu hụt tiếp liệu phẩm. Thấy vậy Đại Tá Hoàng Đức Ninh, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, đã ra lệnh cho thiết giáp dẫn đầu đoàn xe chở đạn dược, luơng thực, bọc vòng qua phía Đông Quốc Lộ, để lên tái tiếp tế cho Trung Đoàn 31. Quyết định táo bạo này đã được hoàn thành tốt đẹp, và chỉ trong thời gian ngắn sau, chúng tôi đánh tan được chốt Bầu Bàng. Nói về chốt, thoạt nghe có vẻ sơ sài, nhưng thật ra khó mà diệt được ngay; lực lượng đóng mỗi chốt thường do một tiểu đội đóng chốt, với sự trang bị đặc biệt, ngoài vũ khí cá nhân, còn có một khẩu B.40 hay B.41, một khẩu súng cối 60 hay 61, và một thượng liên nữa, ngoài hoả lực tiếp cận, chúng còn có hoả lực pháo tầm xa yểm trợ….(3) (1),(2) Nhật ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận chiến An Lộc năm 1972 (3) Chiến sử Trận Bình Long của Nha Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/3/ CHƯƠNG 9 anloc_chuong9-1 1- BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3 THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT ĐIỀU QUÂN Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn IV Việt Nam Cộng Hoà tham chiến bắt đầu ngày 14 tháng 04 năm 1972 và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù cũng có mặt tại căn cứ Lai Khê vào sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972. Tương quan lực lượng đôi bên, dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, sau ngày 14 tháng 04 năm 1972 như sau: Địch : Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 209, 141, 165 + Trung Đoàn 101 Địa Phương, một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Chiến Xa Hỗn Hợp (T.54 và PT.76), Sư Đoàn 69 Pháo Hỗn Hợp gồm có Trung Đoàn Pháo 130 ly, Trung Đoàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không (di động). Bạn : Sư Đoàn 21 Bộ Binh, gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 31, 32, 33, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 5 của Quân Đoàn 3, Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận của Sư Đoàn 9 Quân Đoàn 4, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu Việt Nam Cộng Hoà của Sư Đoàn 21 BB. Sau khi điều nghiên tình hình và trận thế chiến trường An Lộc và Tàu Ô, cũng như tình trạng gia tăng chiến sự trong toàn lãnh thổ Quân khu 3, nhất là tại hai Quận Trị Tâm và Phú Giáo thuộc Tỉnh Bình Dương, nơi trước đây Trung Đoàn 8 và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà rút đi, để tăng cường cho chiến trường An Lộc (vào trung tuần tháng 04 năm 1972). Tại Quận Trị Tâm và Quận Phú Giáo thưộc Tỉnh Bình Dương, mỗi nơi chỉ được thay thế bằng một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, hoàn toàn không có một lực lượng Quân Chủ Lực nào của Khu Chiến thuật để trấn giữ, hai hành lang xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, từ vùng “Mỏ Vẹt” (giáp ranh lãnh thổ Cambodia ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà), cận kề bên hai Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Hậu Nghĩa. Tướng Minh và Bộ Tham Mưu duyệt lại kế sách tái phối trí lực lượng trong việc phòng thủ lãnh thổ, cùng lúc đổ quân tăng viện cấp thời cho mặt trận An Lộc, sao cho thích nghi với tình hình chiến sự hiện tại, nhất là khi nhận được sự tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV (Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh). Kế hoạch tái phối trí được sắp theo thứ tự ưu tiên như sau: - Ưu tiên 1: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tăng cường cho quân trấn thủ tại An Lộc. – Ưu tiên 2: Trực thăng vận Chiến Đoàn 15 Bộ Binh (-) vào cứ điểm Tân Khai để thiết lập một căn cứ hoả lực, làm đầu cầu đổ quân, yểm trợ cho quân bạn tiến quân vào giải vây An Lộc, đồng thời điều động Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào vòng chiến để khai thông đường tiếp tế cho An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13, từ Nam lên Bắc. – Ưu tiên 3: Rút lực lượng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), gồm có Trung Đoàn 48 Bộ Binh + 30 thiết vận xa thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh,làm lực lượng chủ lực di động trừ bị cho lãnh thổ Quân Khu 3. Chiếu theo thứ tự ưu tiên kể trên, Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, căn cứ tại Tỉnh Biên Hoà, do ThiếuTá Nguyễn Văn Ức chỉ huy, đặc trách về trực thăng đổ quân và tản thương. Các chiến sĩ không quân này phải chấp nhận thập phần nguy hiểm trước hoả lực phòng không dầy đặc của Cộng quân, từ các loại súng cá nhân tự động, đến các loại súng chống chiến xa B.40 và B.41, các loại vũ khí phòng không di động, được thiết trí trên các xe cơ giới (thiết giáp), 12 ly 7 và 37 ly, vì phải “bay rà sát ngọn cây” để tránh loại hoả tiễn cầm tay SA .7, (có thể nói là loại vũ khí sát tinh của các loại trực thăng có ống hơi nóng, thổi thẳng về phía sau). Ưu tư, phẫn nộ, khóc thương, đều có xảy ra hằng ngày, nhưng các Anh Hùng Không Quân vẫn kiên trì hoàn thành nhiệm vụ một cách rất chu đáo. Tuy nhiên, sự thành công này cũng phải đánh đổi bằng hai phi hành đoàn của hai chiếc trực thăng đổ quân, bị nổ tung trên ngọn cây cao su tại vùng trời Xa Cam, và hầu hết các trực thăng còn lại, không chiếc nào tránh khỏi bị lủng ít nhiều lỗ đạn của Cộng quân xuyên thủng, ngay cả chiếc C&C (Commander in Chief) chỉ huy của Thiếu Tá Ức cũng “suýt” bị rơi, vì bị trúng đạn phòng không vào chỗ “nghiệt”. Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có lời khen ngợi Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức và các Chiến Sĩ Không Quân của hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đổ quân và tản thương và các trực thăng võ trang thuộc Không Đoàn 43 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà. Về Ưu tiên 1, Không Đoàn 43 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thành công và gần như hoàn mỹ việc đổ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, vào 2 ngày 14 và 15, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972 rất là kịp thời và kịp lúc để cứu nguy An Lộc. Về Ưu tiên 2: Không Đoàn 43 trực thăng, sau đó tiếp tục trực thăng vận Chiến Đoàn 15 (-) và Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, để thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai, còn có tên là Phi Long, cạnh Quốc Lộ 13 (12 cây số Nam An Lộc) , làm đầu cầu đổ quân Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần, Trung ĐoànTrưởng, và Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó, chỉ huy. Trong khi đó, Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Đoàn Truởng, và Trung Tá Nguyễn Sĩ Tấn, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, tiếp nối theo, Trung Đoàn 32 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đoàn Cư, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, di chuyển bằng đường bộ, từ căn cứ Lai Khê, càn qua Chốt Bầu Bàng, đến Quận Lỵ Chơn Thành, rồi đến Chốt Tàu Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành). Về Ưu tiên 3: Lực lượng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã mở vùng hoạt động trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành. Các đơn vị Cộng quân ở chốt Bầu Bàng hầu như bị dẹp tan. Ban ngày xe cộ và thiết vận xa Việt Nam Cộng Hoà lên xuống được an toàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tăng cường thêm cho Trung Đoàn 48 Bộ Binh một lực lượng thiết giáp thiết vận xa M.113 (rút về từ mặt trận Tàu Ô), để thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Lưu Động, trừ bị cho Quân Khu 3, sẵn sàng tiếp ứng cho các đơn vị Địa Phương Quân, đặc biệt là hai quận Trị Tâm và Phú Giáo của Tỉnh Bình Dương. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm có gần 2,000 Chiến Binh, chưa kể Thiết Giáp. Không Đoàn 43 Chiến Thuật có được sự phối hợp và yểm trợ của Phi Đoàn Trực Thăng 362 Hoa Kỳ, và các trực thăng võ trang “Cobra”, có thiết trí một hoả lực rất hùng hậu (các giàn đại liên “nồi” tự động, các giàn ống phóng hoả tiễn có đầu đạn chống chiến xa). Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà có 3 Trung Đoàn: Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn 1), Trung Tá Trần Thanh Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 32 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết (giai đoạn 1), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 33 Bộ Binh, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần (giai đoạn 1), ThiếuTá Nguyễn Mai Xuân chỉ huy. Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh đặt tại căn cứ Lai Khê (vị trí cũ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là vị Sĩ Quan cao cấp nhất luôn có mặt bên cạnh Tướng Minh. Cho đến ngày 12 tháng 05 năm 1972, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được lệnh bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được điều động ra vùng giới tuyến nắm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sư đoàn 21 Bộ Binh, được bàn giao lại cho Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù. Lễ bàn giao Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Tướng Hậu được diễn ra trong ngày 14 tháng 05 năm 1972 tại căn cứ Lai Khê, và lễ bàn giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, giữa hai cựu và tân Tư Lệnh được hoàn tất trong ngày 15 tháng 05 năm 1972, tại bản doanh Quân Đoàn 4 đặt tại Tỉnh Cần Thơ. 2- MẶT TRẬN PHÍA NAM DỌC THEO QUỐC LỘ 13 (Giai Đoạn 2) Sau khi Chiến Đoàn 15 (-) do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy cùng Đại Đội “A” Công Binh Chiến Đấu an toàn đặt chân đến vùng Ấp Tân Khai, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho thiết lập ngay một căn cứ hoả lực dã chiến, với 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, gồm có 6 khẩu đại bác 105 ly, và hàng ngàn quả đạn, được trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến, làm đầu cầu “hoả lực” yểm trợ cho đoàn quân từ phía Nam tiến đến An Lộc, đồng thời làm bàn đạp cho cánh quân của Trung Đoàn 33, đang di chuyển tiến dần đến giải vây An Lộc. Việc thiết lập căn cứ hoả lực dã chiến tại Tân Khai của Chiến Đoàn 15 (), cũng như căn cứ hoả lực tại Đồi Gió của Lữ Đoàn 1 Dù là kế hoạch mới dựa theo nhu cầu chiến thuật của phía Việt Nam Cộng Hoà đã tạo cho địch quân thêm một vấn đề nan gìải, ngoài dự liệu trong bản điều nghiên trận liệt của Địch. Trận Đồi Gió quân Cộng Sản đã phải huy động đến 2 Trung Đoàn thiện chiến nhất của 2 Công Trường 7 và 9, và có đến 12 chiến xa T.54 trợ chiến để tấn công công Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Giờ này, đến căn cứ Hoả Lực Tân Khai. Địch không còn có một đơn vị nào có đủ khả năng để nhổ thêm một cái “gai nhọn” khác nữa, nếu không phải cần có một lực lượng ở cấp 2 Trung Đoàn sắp lên, để có thể “bứng” được Chiến Đoàn 15 (), của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai!!! Và căn cứ hoả lực này vẫn còn chễm chệ đứng vững cho đến ngày tàn của trận chiến, khi toàn thể Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, được hoàn trả về Vùng IV Chiến Thuật (vào ngày 24 tháng 07 năm 1972). Trở lại mặt trận suối Tàu Ô, trước khi Quân Dù và Quân của Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm (A) rút đi, hai đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã gây cho lực lượng Cộng Quân “đóng chốt” tổn thất gần 2 tiểu đoàn. Số còn lại thì liên tiếp bị ăn bom và pháo binh của Việt Nam Cộng Hoà, số thương vong càng lúc càng cao mà không được điền khuyết, tinh thần sa sút trầm trọng, muốn bỏ hầm mà đào thoát cũng không được vì chân bi “xiềng”. Khi lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh “bứng xong” hầu hết các “chốt” ở vùng Suối Tàu Ô, lục soát trong các hầm “chốt”, phát hiện những chiếc lòi tói sắt, còn xích liền dưới cườm chân, trên thân xác của mỗi tổ 3 cán binh thành một chùm – cho nên danh từ chốt kiền, có nghĩa là xích liền chân với nhau!! (Theo truyền khẩu của các chiến binh Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Lực lượng “bứng chốt” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại suối Tàu Ô được diễn tiến và kết hợp liên hoàn như sau: Trung Đoàn 32 Bộ Binh từ phía Nam có chiến xa M.41 đánh thốc lên. Hai Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 và Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa do Trung Đoàn Phó, Trung Tá Bình chi huy, lách về phía sườn Đông, từ bên sườn phải bọc vòng đánh ép vào, Trung Đóan 31 Bộ Binh đánh thốc từ mặt Bắc xuống,đánh tan đưọc chốt Tàu Ô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “bứng chốt”, vào chiều ngày 19 tháng 05 năm 1972, toàn bộ lưc lượng Bộ Binh và Thiết Kỵ của Chiến Đoàn 15 được lệnh tức tốc di chuyển về với đơn vị “Mẹ” Trung Đoàn 15 (-) đang trấn giữ căn cứ hoả lực Tân Khai, thi hành nhiệm vụ mớị. Để lại căn cứ hoả lực Tân Khai 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh do Thiếu Tá Nguyễn Ánh Lê, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1, chỉ huy, và toàn bộ Thiết Đoàn 9 TQV, ủi ụ tăng cường phòng thủ; Trung Đoàn 15 (-) gồm có 2 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Đại Đội Trinh sát 9 do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chi huy liền xuất phát đến giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại vùng 7 cây số Nam An Lộc. Ngày 19 tháng 05 cũng là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Dự đoán được ý định của Cộng quân có thể mở thêm một cuộc tấn công lần nữa, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bô Binh, trình về Quân Đoàn xin cho 3 Box B.52 vào mục tiêu: Bộ Chỉ Huy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt và các giàn pháo binh 130 ly, đồng thời thông báo cho các đơn vị trấn thủ đề cao cảnh giác, địch có thể mở thêm một cuộc tấn công. Thật vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc dồn hết nổ lực tấn công thêm một lần nữa để mừng ngày sinh nhựt “Ông Hồ”. Nhưng không may cho chúng, truớc giờ xuất phát, 1 Box B.52 đánh trúng ngay giàn pháo binh 130 ly, gây ra nhiều tiếng nổ phụ. Nhờ vậy nên các cánh quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới dễ dàng bứng chốt Tàu Ô, không còn bị thiệt hại do pháo tập của Cộng Quân như Chiến Đoàn Đặc Nhiệm A và Lữ Đoàn 1 Dù nữa. Song song nỗ lực dự định tấn công vào An Lộc, vào ngày 19 tháng 05 năm 1972; Cộng quân chỉ thị cho Lữ Đoàn Đặc công 429 Miền, luồn xuống uy hiếp Quận Lỵ Trị Tâm thuộc Tỉnh Bình Dương đang chỉ có 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn thủ. Được tin khẩn báo từ Tiểu Khu Bình Dương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ra lệnh cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm B tức tốc đến giải tỏa. Sau khi thành công quét sạch Cộng quân ở chốt Tàu Ô, Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh phải vội lui quân về thay thế Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B) giữ an ninh lộ trình Quốc Lộ 13 từ Căn Cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, đồng thời làm thành phần trừ bị (1) cho Quân Đoàn. Còn Trung Đoàn 31 được trực thăng vận thả vào án ngữ phía Tây Quận Chơn Thành, phòng ngừa địch quân từ hướng căn cứ hoả lực Tống Lê Chân đến.( xem sơ đồ số 13). 3- HẦM VÀ CHỐT XA CAM anloc_chuong9-2 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, sau khi được “đổ quân” xuống vùng cạnh phía Bắc căn cứ hoả lực Tân Khai, nhận đựợc lệnh tiếp tục tiến về hướng Bắc để thu ngắn đoạn đường 12 cây số còn lại (từ căn cứ Tân Khai đến An Lộc). Khi rời khỏi Tân Khai 5 cây số về hướng Đông Bắc, tiểu đoàn đi đầu bắt đầu chạm súng với Cộng quân cấp trung đoàn, có PT.76 trợ chiến. Trung Tá Nguyễn Viết Cần điều động 2 Tiểu Đoàn còn lại lên tiếp ứng. Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai được yêu cầu pháo yểm trợ không ngừng. Cuộc quần thảo với Cộng quân kéo dài đến chiều tối; Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh vẫn không xuyên thủng được chiến tuyến của địch, Trung Tá Cần cho lệnh dừng quân, và cho lệnh đào hầm hố tạm qua đêm. Khi xác định được vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, địch không dám dùng bộ binh để tấn công, nhưng Cộng quân dùng pháo để tiêu hao tiềm lực của Trung Đoàn 33 Bộ Binh. Chúng “nã” trên 600 quả 130 và hoả tiễn ngay vào vị trí qua đêm của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, gây tổn thất thêm cho Trung Đoàn này. Trong số những quả đạn pháo ác nghiệt đó, có một quả rơi trúng ngay hầm của vị Trung Đoàn Trưởng, gây tử vong cho TrungTá Cần cùng một vài chiến binh chung hầm. (vào lúc 10 giờ tối đêm 19 tháng 05 năm 1972). Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà như rắn mất đầu. Vị Trung Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân lên nắm quyền chỉ huy, phải lo thu xếp mọi việc, nhất là xin tản thương, lay hoay mất cả ngày. Địch lần lần mở cuộc bao vây. Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị Địch cầm chân tại chỗ. Thiếu Tá Xuân cho lệnh Trung Đoàn rút lui về phía sau, tránh tầm pháo của Địch, và xin trực thăng tản thương một số chiến sĩ thương vong , trong đó có xác của vị Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 Bộ Binh Nguyễn Viết Cần. Các trực thăng võ trang yểm trợ cho các trực thăng tản thương, đã nhiếu lần cố gắng thi hành nhiệm vu, nhưng đều bất thành, vì hoả lực phòng không của địch được thiết trí trên các xe thiết giáp di động, bọc lòn về phía Nam tạo thành một hàng rào hoả lực dầy đặc, cộng thêm các giàn pháo từ xa khi được báo động liền pháo kích ngay vào trận địa, nên các trực thăng tản thương không tài nào đáp được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi nhận được tin Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị địch cầm chân, và Vị Trung Đoàn Trưởng trúng pháo tử vong, liền ra lệnh cho Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh chuẩn bị sẵn sàng, đợi đến khi 2 Tiểu Đoàn còn lại cùng Thiết Đoàn 9 đến nơi (Căn cứ Hoả Lực Tân Khai) cấp tốc kéo quân tăng viện Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Sáng ngày 20 tháng 05 năm 1972, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn điều quân, nương theo ven khu rừng phía Tây Quốc Lộ 13, bọc vòng phía trên vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, chuyển sang phía Đông, từ mặt Bắc đánh xuống sau lưng quân địch, bắn hạ 2 PT.76, đột phá vòng vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thừa thắng xông lên, tiếp tục càn quét các ổ phòng không địch về phía Nam, bắn hạ thêm 3 thiết giáp phòng không di động của địch. Sau khi giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, cả hai đơn vị, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh bung ra lục soát, tìm thấy gần 200 xác chết của Cộng Quân, 2 PT.76, 3 thiết giáp cơ động phòng không bị huỷ diệt, và mở rộng vùng “bãi đáp” cho trực thăng đáp xuống tản thương các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, trong đó có xác của Vị Trung Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Viết Cần, còn đang được trùm kín trong chiếc Poncho. Công việc di tản được thương binh và xác của những chiến sĩ tử trận, giúp cho Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh có cơ hội phục hồi lại được tính “di động”, để cùng Trung Đoàn 15 () thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh hỗ tương tiến bước. Trung Đoàn 15 () trách nhiệm bên cánh trái, Trung Đoàn 33 bên cánh phải, tiến dần đến An Lộc. Cho đến khi 2 đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vừa chiếm được phía Nam bìa rừng đồn điền cao su Xa Cam (5 cây số Nam An Lộc), chạm trán ngay với các “chốt” của Cộng quân đã đào sẵn chi chít bên trong rừng cây cao su, và ẩn sâu dưới đường rầy xe lửa. Mặc dầu được sự tích cực yểm trợ của phi cơ và pháo binh, nhưng đơn vị Bạn khó vượt qua được, đành phải dừng quân, bố trí phòng thủ qua đêm. Suốt trong đêm, Cộng quân gia tăng pháo kích vào các cánh quân bạn, cho tới trời sáng, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 đồng loạt tấn công vào “chốt Xa Cam”, nhưng đều bị đẩy lui, bị thương vong khá nhiều, nhưng vẫn không vượt qua nổi chương ngại vật này, rồi lại bị pháo, thêm một số chiến sĩ thương vong. Quân số càng ngày càng bị hao hụt, có thể nói là cả 2 Trung Đoàn Bạn bị Địch cầm chân tại chỗ nhiều ngày sau đó. Sau 2 ngày đêm gây tiêu hao tiềm lực Trung Đoàn 33 và 15 () Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Cộng quân mở cuộc phản công: để Trung Đoàn 165 trấn thủ các chốt kiền, Trung Đoàn 141 thuộc Công trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, có tăng T.54 và PT.76 mở cuộc phản công trực diện vào các thanh phần tiên phong của Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 () Việt Nam Cộng Hoà; đồng thời điều động các xe thiết giáp cơ động phòng không bọc vòng phía Nam khóa chặt đường không vận tản thương và tiệp tế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, bao vây hai Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thành một vòng 2 cây số chiều dài, dọc theo Quốc Lộ 13. Đạn dược, lương khô, nhất là nước uống, trở thành vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết cấp thời cho các đơn vị bạn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, tức tốc thiết lập kế hoạch tiếp tế bằng cách thả dù. Tất cả các bành dù đều được rơi trong vị trí của quân Bạn. Đạn dược, lương thực và trang dụng “cứu thương” được cung cấp đầy đủ để chống chọi với quân địch. Bạn đã đẩy lui vài đợt tấn công của Trung Đoàn 141, bắn cháy bốn T.54 và hai PT.76 của địch quân. Tuy nhiên số thương binh thì không di tản được, còn nước uống thì phải tạm dùng thật giới hạn bằng những chai “nước biển” cứu thương. Đoạn đường còn lại 5 cây số từ Xa Cam đến An Lộc, thật là gay go khó nuốt, được trấn thủ bởi 2 trung đoàn quân chính quy của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với những chốt và hầm hố kiên cố khó vượt qua. Toán chuyên viên “mật mã” Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà xác định được vị trí của Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và Trung Đoàn 165 Cộng Sản Bắc Việt tại vùng 7 cây số Tây Nam và 4 cây số Nam Quốc Lộ 13. Toán chuyên viên đặc trách về B.52, cho đúng toạ độ và tính chất mục tiêu, đã yêu cầu 2 lần liên tiếp vào ngày 20 tháng 05 và ngày 22 tháng 05 năm 1972, nhưng phía Hoa Kỳ không thoả mãn yêu cầu của phía Việt Nam Cộng Hoà, cứ lờ đi không cần giải thích. Đây là lần thứ ba, phía cố vấn Hoa Kỳ của Quân Đoàn 3 “từ chối” đánh B.52. Lần đầu vào ngày 18 tháng 04 năm 1972, toạ độ thả bom là vùng Phi Trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy đầu não Cục “R” và Bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt do Tướng Trần Văn Trà chỉ huy. Lần thứ nhì và lần thứ ba, vào 2 ngày 20 và 22 tháng 05 năm 1972, toạ độ vùng 7 cây số Tây Nam, và vùng 5 cây số Nam An Lộc, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và hầm chỉ huy của Trung Đoàn 165 của Cộng Sản Bắc Việt, đào dưới đường rầy xe lửa, hầm này được thiết kế rất là kiên cố, pháo binh và bom thường không thể nào đánh sập được. Việc phía Hoa Kỳ từ chối oanh tạc bằng B.52 vào các mục tiêu được ghi nhận kể trên đã kéo dài thêm thời gian chiến trận, đúng ra đã được kết thúc từ ngày 18 tháng 04 năm 1972 (khi phía Hoa Kỳ chịu bỏ 1 Box B.52 ngay vào vùng phi trường Quản Lợi) thì đã tránh đi được các trận Đồi Gió, trận tấn công An Lộc lần thứ Ba (19 tháng 04 1972), trận tấn công lần thứ Tư (10 tháng 05 năm 1972), trận đánh chốt suối Tàu Ô; …và sau cùng là trận Xa Cam kéo dài từ 13 tháng 05 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, khiến cho hàng ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và dân chúng bị thương vong (xem sơ đồ số 13). anloc_chuong9-3 4- TƯỚNG MINH HỌP THAM MƯU TÌM CÁCH “BỨNG” CHỐT XA CAM Theo ước tính của những chuyên viên Công Binh, và các giới chức Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, nếu muốn đánh sập và tiêu diệt các “hầm”, “chốt” tại vùng Xa Cam này, chỉ có hai cách, là dùng B.52 trải thảm bom, hoặc là dùng loại bom “Áp nhiệt” CBU (Cluster Bomb Unit) cỡ nhỏ, có tầm sát hại ½ cây số vuông cho mỗi quả bom, loại bom này có đặc tính tạo ra áp sức cao, tiêu diệt con người, bề ngoài trông vẫn còn nguyên vẹn, nhưng bên trong “lục phủ ngũ tạng” đều bị xoáy dứt hết kể cả kinh mạch, đặc biệt hầm sâu chừng nào xác suất tổn hại càng cao. Về khả năng dùng B.52 của Không Lực Hoa Kỳ kể như không có, chỉ còn trông cậy vào khả năng của CBU của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà mà thôi. Một cuộc họp “kín” tạì bản doanh hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại căn cứ Lai Khê giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, và vài giới chức cao cấp của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân, Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, Đại Tá Nguyễn Văn Tường, có biệt danh là Tường Mực vì nước da của Ông “ngâm đen”, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Tướng Minh đem việc Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đụng phải một lực lượng Cộng quân cấp 2 Trung Đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt bị chận đứng và hứng chịu pháo của Cộng quân ngày đêm, quân số càng ngày càng hao hụt, tản thương bị bế tắc, tiếp tế phải thả bằng dù tại vùng chốt Xa Cam (từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc). Tình trạng kéo dài trên 3 tuần, các đơn vị Bạn mặc dầu đã cố gắng nhiều lần tấn công diệt chốt, nhưng không vược qua nổi, mà còn bị thương vong khá nhiều. Muốn khai thông đoạn đường 5 cây số còn lại, thì trước tiên các đơn vị Bộ Binh của chúng ta bắt buộc phải vượt được cái chướng ngại này. Cần phải nhờ Không Quân đánh bom san bằng tiêu diệt địch đang ẩn trú dưới các hầm kiên cố đó. Dùng B.52 để san bằng thì đã 2 lần vẽ Box, nhưng phía Hoa Kỳ đã ra mặt từ chối hẳn. Chỉ còn lại giải pháp duy nhất, là phải dùng loại Bom CBU theo như ý kiến của các chuyên viên Công Binh để tiêu diệt chúng mà thôi!! Tướng Minh tâm sự: “Như các Anh Em đã biết, lực lượng tử thủ bên trong An Lộc đang trông chờ Anh Em chúng ta đến tiếp ứng và tản thương từng giờ từng phút. Còn lực lượng tăng viện của chúng ta đã tiến đến gần mục tiêu, chỉ còn An Lộc khoảng 5 cây số, nhưng không vượt qua nổi cái chốt Hầm Xa Cam này, mặc dầu lực lượng của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh cố gắng tấn công “bứng chốt” nhiều lần trong những ngày đầu nhưng vẫn chưa vượt qua nổi mà còn bị tổn thất khá nhiều…Hầm chốt Xa Cam còn khó hơn cái chốt ở Suối Tàu Ô khi trước, nên tôi phải nhờ đến Anh Em Không Quân giúp ý kiến cho để làm sao có thể phá được chốt địch. Ý tôi muốn hỏi là loại Bom CBU có thể diệt được Chốt và Hầm, đạt dược hiệu quả như B.52 hay không??” Tướng Minh tiếp: “Ba cái trở ngại lớn nhất của chúng ta hiện giờ là làm sao xóa bỏ được thoả ước về lằn ranh yểm trợ hoả lực cho chiến trường An Lộc giữa Không Quân Việt Nam Cộng Hoà và Không Quân của Hoa Kỳ. Đó là vấn nạn thứ nhất. Vấn nạn thứ hai là làm sao có loại Bom CBU (như theo lời cố vấn của Công Binh). Vấn nạn thứ ba là loại phi cơ nào thích hợp để thả Bom CBU?” Sau khi tướng Minh dứt lời, Tướng Tính quay lại hội ý với Đại Tá Tường, và giải đáp mọi thắc mắc, gỡ rối các vấn nạn mà Tướng Minh vừa nêu lên như sau: Trước tiên, tôi rất đồng ý với Công Binh là chỉ có Bom CBU là có hiệu quả gần giống như B.52. Thật tình mà nói, không có loại hầm hố nào chịu đựng nổi sức công phá của B.52; nhưng rất tiếc người bạn đồng minh của mình không chịu giúp, thật đáng buồn cho tình nghĩa Đồng Minh….Bây giờ người ta (Mỹ) không làm, thì mình tự làm bằng Không Lực của mình. Cũng có thể “chơi” vài trái CBU (cỡ nhỏ) ngay trên đầu địch, để giết “rụi” chúng nó đang ẩn náu dưới hầm hay trong các giao thông hào kế cận. Tôi còn được biết, các phản lực cơ Hoa Kỳ, sau 6 giờ chiều, là phải rời vùng trách nhiệm bay trở về căn cứ xuất phát (các Hàng Không Mẫu Hạm) đang đậu ngoài khơi Biển Nam Hải. Có nghĩa là chúng ta cứ âm thầm hành động theo kế hoạch riêng của chúng ta, không cần phải cho Mỹ biết làm gì, để họ kiểu cách hay kiếm chuyện này nọ. Và dù cho phía Mỹ sau này có biết, họ cũng không thể trách gì mình được. Bởi lẽ họ không chịu gíúp mình đánh bom B.52 thì mình vì lẽ sống còn của bao nhiêu sinh mạng của chiến sĩ các cấp, và thế tất thành bại của chiến trận, mình có thể tự lo liệu ném bom CBU. Tóm lại, mình có thể ném CBU bằng Skyraider AD.6 (loại cánh quạt) của Sư Đoàn 3 Không Quân cơ hữu, sau 6 giờ chiều là ổn thoả nhất. Sau đó Tướng Tính gíới thiệu Đại Tá Tường, Tư Lệnh Phó, cũng là một phi công “cừ khôi” phản lực cơ A. 37, trình bày tiếp. Đại Tá Tường cho biết, hiện nay trong kho bom của Sư Đoàn 3 Không Quân, nếu Ông không lầm thì vẫn còn 5, 7 quả bom CBU (cỡ nhỏ), có ngòi nổ đầy đủ, do Mỹ đã cấp phát dự trữ cho Sư Đoàn còn chưa sử dụng. Còn loại phi cơ nào có thể thả bom được?? Phản lực cơ A .37 hay Skyraider A D.6, loại nào thả cũng được hết. Nếu dùng A. 37, có ưu điểm là bay nhanh hơn, nhưng đôi khi không trúng đích. Còn Skyraider, thì có tốc độ kém hơn, nhưng nó được cái ưu điểm là ít khi sai lạc mục tiêu đối với các phi công thiện nghệ của Việt Nam Cộng Hoà đã quen ném bom bằng loại phi cơ cánh quạt nầỵ Cuộc họp được kết thúc, trong bầu không khí cởi mở và đầy niềm tin hy vọng. Sau cùng, Tướng Minh quyết định cho PHÁ HẦM chốt Xa Cam bằng Bom CBU, do các Skyraider của Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà thực hiện vào Ngày “N”. 4- KẾ HOẠCH ĐỖ QUÂN TIỂU ĐOÀN 6 NHẢY DÙ, VÀ ĐOÀN QUÂN BỔ SUNG CHO CÁC CÁNH QUÂN ĐANG CÓ MẶT TRÊN QUỐC LỘ 13 VÀ CÁC ĐƠN VỊ “TỬ THỦ”TẠI AN LỘC. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bị thiệt hại khá nặng trong trận Đồi Gió; 2 Đại Đội do Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng (trấn thủ căn cứ Pháo Binh trên Đối Gió) được rút về sát nhập vào với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, bên trong Thị Xã An Lộc; 3 Đại Đội còn lại, do Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh, vượt phá vòng vây về hướng Tây Nam, được trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972. Quân số của 3 Đại Đội này còn lại trên dưới 150 chiến sĩ, và sau hai ngày liên tiếp tìm kiếm, một số khác được trực thăng của Không Đoàn 43 “bốc” về, nâng tổng số lên trên 200. Sau đó được Khối bổ sung Sư Đoàn Dù đến tận nơi (căn cứ Lai Khê) tân trang và bổ sung quân số lên đến gần 600. Tiểu đoàn này tiếp tục được đặt đưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III và chuẩn bị trực thăng vận trở lại để liên kết với “đơn vị Mẹ” Lữ Đoàn 1 Dù, đang trấn thủ tại An Lộc. Quyết định Ngày “N”, do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà ấn định, được tuần tự diễn tiến như sau: a- Trực thăng vận khoảng 600 chiến binh Dù và 2,200 chiến sĩ của các Quân Binh Chủng khác vào “bổ sung” cho chiến trường An Lộc, và cho 2 Trung Đoàn 33 và 15 (-) Bộ Binh đang bị địch chận tại vùng 5 cây số Nam An Lộc. Cuộc đổ quân tăng viện được hoạch định và hoàn thành tốt đẹp vào 2 ngày 06 và 07 tháng 06 năm 1972. Tiểu Đoàn 6 Dù với gần 600 quân, lãnh ấn tiên phong, với Đại Đôi 62 do Đại Úy Ngô Xuân Vinh dẫn đầu. Sau khi bổ sung cho Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 (-), còn lại 1,800 quân thuộc các quân binh chủng đang tử thủ tại An Lộc như Trung Đoàn 7, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù,, hợp thành một đoàn quân 2,400 chiến binh (cấp Trung Đoàn), cùng lần tiến về hướng Bắc, cách An Lộc 5 cây số về phía Nam đợi lệnh. Tất cả các đơn vị được bổ sung, đều được tổ chức thành từng “Toán” có một Sĩ Quan đại diện Toán chỉ huy, dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù. Trung Tá Đĩnh trước khi xuất quân, được Trung Tướng Minh dặn dò và khích lệ: Sau khi chạm đất, thống nhất chỉ huy, lập tức di chuyển đến Trung Đoàn 33 và 15, trao quân bổ sung cho 2 Trung Đoàn này, khi xong, di chuyển tiếp về hướng Bắc, đến toạ độ (có vẽ sẵn trên bản đồ hành quân của Trung Tá Đĩnh), cách chốt Xa Cam khoảng 1 cây số về phía Nam, dừng lại, chờ cho 04 khu trục cơ AD.6 của Sư Đoàn 3 Không Quân “Thả xong bốn quả bom CBU”, dự trù vào lúc 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972. b- Tại Phi Trường Biên Hoà hai phi tuần phản lực cơ A. 37, yểm trợ cho 04 khu trục cơ AD.6, mang 4 quả Bom CBU, được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm1972, trực chỉ Xa Cam. 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972, hai phi tuần (4 chiếc) A .37, bay trước, thay phiên nhau oanh tạc và oanh kích, dọn đường cho bốn Skyraider AD. 6 tiếp nối theo sau, thả liền 4 trái Bom CBU ngay trên địa điểm “Hầm Chốt Xa Cam”, gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh. Sau khi thả Bom CBU chấm dứt, chiếc trực thăng C&C của Tướng Minh trên vùng trời Xa Cam báo cho Tiểu Đoàn 6 Dù khởi phát cuộc tấn công vào vùng chốt Xa Cam. Đoàn quân Việt Nam Cộng Hoà tràn qua các hầm hố đầy xác Cộng quân, khám phá ra một hầm rộng khoảng 300 thước vuông được đào sâu dưới đường rầy xe lữa “cũ” (từ Bình Long về Sài Gòn), khoảng gần 200 xác chết của cán binh Cộng Sản còn nguyên vẹn, trong đó có xác của một sĩ quan mang cấp bực Thượng Tá cùng các cán binh chuyên viên Truyền Tin chết nguyên vị, miệng còn rỉ máu. Đến đây, trời cũng vừa tối, Trung Tá Đĩnh ra lệnh cho Tiểu Đoàn 6 Dù và các đơn vị tháp tùng lục soát và chiếm cứ các hầm hố đã được đào sẵn của Cộng quân để phòng ngự qua đêm, đồng thời chấm những toạ độ tiên liệu pháo binh dự phòng khi địch mở cuộc phản công gửi về căn cứ hoả lực Tân Khai xin yểm trợ khi cần. Tiếp qua ngày 08 tháng 06 năm 1972, các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chỉ còn cách An Lộc khoảng 4 cây số về phía Nam kể như hầm chốt Xa Cam đã bị “Bứng” đi. Tiếp tục tiến lên, lấy Quốc Lộ 13 làm chuẩn đưới sự kháng cự cầm chừng của vài chốt còn lại. Cuối cùng khi còn cách An Lộc khoảng 2 cây số về phía Nam, đơn vị đi đầu của Tiểu Đoàn 6 Dù bắt được liên lạc bằng tiếng súng hiệu, và cuối cùng bằng thủ lệnh của các chiến binh thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù đang trấn đóng vùng phía Nam An Lộc. Trung Tá Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù (Khóa 15 Võ Bị Đà Lạt) và Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù (Khóa 14 Võ Bị Đà Lạt, Anh Em cùng trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt, ôm chầm lấy nhau mà lòng khấp khởi vui mừng sau bao ngày chinh chiến “thập tử nhất sinh”. Tiếng reo hò mừng vui vang dậy giữa các chiến binh dù và đoàn quân bổ sung tăng viện, tay bắt mặt mừng ôm chầm lấy nhau. Tin Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay được với nhau, được loan truyền mau lẹ trên tần số truyền tin. Trước tiên là vị Tư Lệnh chiến truờng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang bay trên vùng nhận được báo cáo của TrungTá Đĩnh và Bộ Chỉ Huy Hành quân của Tướng Hưng tại An Lộc, cũng như tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn tại căn cứ Lai khê đều nghe được. Tướng Minh thở phào nhẹ nhõm, vội gởi lời khen ngợi toàn thể các chiến sĩ Tiểu Đoàn 6 Dù cũng như các chiến sĩ “bổ sung” tháp tùng. Tướng Minh nói với Trung Tá Đĩnh, Tiểu Đoàn 6 Dù đã phục hận được trận Đồi Gió. Tôi sẽ đề nghị cho Anh lên Đại Tá đặc cách mặt trận để thưởng công. Tiểu Đoàn 6 Dù và các chiến sĩ của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh chia nhau càn quét các chốt địch và các ổ phòng không của địch dọc trên đoạn đường dài 5 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam An Lộc, bảo đảm an toàn cho hợp đoàn trực thăng bay vào tản thương hàng ngàn chiến sĩ và dân chúng đang nằm la liệt tại các địa điểm tản thương trong Tiểu Khu Bình Long và dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam rời khỏi An Lộc, sau hơn 2 tháng bị Cộng quân phong toả vây hãm về đến Tổng Y Viện Cộng Hoà và các Bệnh Viện Quân Dân Sự ở các Tỉnh Bình Dương, Biên Hoà, Vũng Tàu, và các chiếc ChinooK chở đồ tiếp tế cấp thời cho quân trú phòng. (xem sơ đồ số 14). anloc_chuong9-4 Tin giải tỏa và di tản được thương binh được loan truyền đi rất nhanh. Toàn quân dân An Lộc như trút đi một gánh nặng “ngàn cân”. Một luồng sinh khí mới đang thổi vào tràn đầy Thị Trấn Bình Long “An Lộc”!!!. Khi trực thăng của Tướng Minh vừa đáp xuống phi trường Lai Khê, thì hầu hết các Sĩ Quan cao cấp thuộc Bộ Tham Mưu Hành Quân Quân Đoàn đều có mặt tại bãi đáp, để đón mừng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn, vừa mang được kết quả “phấn khởi” từ tiền tuyến trở về. Tướng Minh vội bước vào bản doanh Bộ Tư Lệnh bốc điện thoại trình báo kết quả cho Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Câu nói đầu tiên của Tướng Minh: Kính trình Đại Tướng, An Lộc được giải tỏa và tản thương được rồi, do công lao của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bứng đưọc chốt Xa Cam từ chiều hôm qua, và sáng nay bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Dù trấn đóng phía Nam An Lộc. Hiện nay các lực lượng Bộ Binh Bạn đang mở rộng tầm hoạt động tảo thanh Cộng quân về phía Nam Quốc Lộ 13. Các trực thăng tản thương kể cả các Chinook, thay phiên nhau chuyên chở thương binh và tiếp liệu cho An Lộc một cách tương đối thuận tiện. Đại Tướng Viên rất hài lòng về nguồn tin này vì do đơn vị Dù lập chiến tích đầu tiên. Sau đó đích thân Đại Tướng Viên gọi đến Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh,nhờ tường trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Qua ngày hôm sau, 09 tháng 06 năm 1972, một cuộc họp báo được tổ chức tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Hành Quân của Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Tướng Minh tuyên bố An Lộc được giải toả, cuộc chiến được xem như kết thúc, mặc dù Cộng quân vẫn còn pháo kích vào thành phố với cường độ “nhẹ”. Việc di tản thưong binh và tiếp tế cho An Lộc đã được xúc tiến đều đặn. Quân phòng thủ bắt đầu mở cuộc phản công, tái chiếm lại các cao thế quan trọng sát cạnh An Lộc, như Đồi Đồng Long, Đồi 100, và lần tới phi trường Quản Lợi. Toàn bộ bốn Sư Đoàn (Công Trường) quân Cộng Sản Bắc Việt đã kiệt quệ, và đang âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến. Chúng tôi ca ngợi và thán phục tinh thần kiên trì, can đảm chịu đựng gian lao khổ cực, đã trải qua rất nhiều thử thách gian nguy, của tất cả các chiến binh “tử thủ” các cấp. Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước Anh Linh của trên 3,000 chiến sĩ các cấp, trực thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tham chiến trong trận này, đã vĩnh viễn giã từ “Vũ Khí”, “Đồng Đội”, hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, và trên 5,500 thường dân của Tỉnh Bình Long đã bị sát hại bởi những trận “mưa pháo” của Cộng quân, và cầu nguyện ơn trên Trời Phật, ban phước lành cho hàng ngàn Quân Cán Chính và các cố vấn Hoa Kỳ, chẳng may bị thương tích, đang điều trị tại các Quân Dân Y Viện Việt Nam Cộng Hoà và tại Bệnh Viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ sớm được bình phục, và sớm được sum họp với gia đình. Tôi cũng vừa nhận được lệnh của Vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tưởng thưởng đặc cách mặt trận cho mỗi chiến sĩ “Tử Thủ” mỗi người lên một cấp bực. Trong dịp này, để trả lời một số câu hỏi của các ký giả trong và ngoài nước, Tướng Minh phát biểu như sau: Trận chiến An Lộc đã được tượng hình từ đầu năm 1971, sau những cuộc hành quân “Toàn Thắng 71” của Quân Khu 3, thời Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí còn là Tư Lệnh Quân Đoàn. Trong kế hoạch hành quân chuyển tiếp có ý định đổ quân lên Tỉnh Kratié (một Tỉnh cực Bắc của Quốc Gia Cambodia), nơi đặt bãn doanh đầu não của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam), để càn quét và tiêu diệt Bộ Chỉ Huy đầu não của Cộng Quân. Nhưng rất tiếc, không lâu sau đó, chẳng may Ông bị “nổ” trực thăng tử vong, và tôi được thương cấp chỉ định thay thế vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba và đầy lòng yêu nước đó. Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, có thể nói rõ nghĩa hơn, là dù trong lòng có muốn giữ đúng theo kế hoạch của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm đã hoạch định chăng nữa, nhưng sau gần 1 tuần, kiểm điểm lại tất cả các dữ kiện và tình huống thực tại, tôi không thể làm gì hơn được, và phải có quyết định ra lệnh cho triệt thoái, rút quân, một lực lượng cơ hữu chiếm đến 2/3 tiềm lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III lúc bấy giờ, còn đang trên lãnh thổ “Miên”, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà để bảo toàn lực lượng phòng thủ diện địa lãnh thổ Quân Khu III. Vì theo tin tình báo cao cấp tôi được thông báo cho biết, sau trận thảm bại Tết Mậu Thân, Cộng quân vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mưu đồ tấn chiếm Nước Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, hàng đoàn xe di chuyển ngày đêm không ngừng nghỉ, chuyển vận hàng chục ngàn tấn đạn dược, thực phẩm…, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam. Việc rút đoàn chủ lực quân trên hai Sư Đoàn kể cả Thiết Giáp về đến nội địa Việt Nam Cộng Hoà được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971, với khá nhiều thiệt hại . Do rút được phần lớn chủ lực của Quân Đoàn về nội địa, chỉnh đốn hàng ngũ vừa kịp lúc. Nhờ vậy, khi quân Cộng Sản mở cuộc tấn công vào nội địa lãnh thổ Quân Khu III vào ngày 05 tháng 04 năm 1972, phần lớn lực lựợng từ ngoại biên trở về như hai Trung Đoàn 48 và 52 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, hai Thiết Đoàn 1 và 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Xung Kích Việt Nam Cộng Hoà đã trở thành lực lượng nồng cốt tương đối đủ khả năng cấp thời chận bớt được đà tiến của địch quân. Nói về cuộc rút quân từ chiến trường ngoại biên về nội địa Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1971: Rút quân khi địch được “nguồn tin mật” chuyển cho biết trước để kịp thời chuyển quân tổ chức ổ phục kích (Đam Be và Snoul)!!!. Đến trận chiến An Lộc vào tháng 04 năm 72, lực lượng Quân Đoàn 3 phải chấp nhận “tử thủ” với quân số địch tấn công cường tập đông hơn gấp 4 lần và chiếm ưu thế về pháo binh và thiết giáp là những sự kiện đã gây cho tôi có nhiều ấn tượng đau buồn sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của tôi!!! 5- ĐOÀN 28 ĐẶC CÔNG CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ PHỐI HỢP VỚI LỮ ĐOÀN ĐẶC CÔNG 429 MIỀN, MỞ MŨI DÙI XUYÊN QUA (Overpass) AN LỘC, VÀO CÁC CỨ ĐIỂM (Việt Cộng gọi là tuyến vùng trung) như LAI KHÊ (Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), QUẬN LỴ TRỊ TÂM, QUẬN LÁI THIÊU (thuộcTỉnh Bình Dương), và sau cùng tại Xã TÂN PHÚ TRUNG (thuộc Tỉnh Gia Định, nằm cạnh Quốc Lộ 1 trên đường từ Tỉnh Tây Ninh cách Sài Gòn khoảng 10 cây số về phía Bắc). Ngoài 4 Công Trường (Sư Đoàn) quân chủ lực Cộng Sản Bắc Việt, còn có các đơn vị đặc công được tổ chức thành Tiểu Đoàn hay Lữ Đoàn, có nhiệm vụ xâm nhập hay đánh phá những vùng hay căn cứ ở sâu trong hậu phương của Việt Nam Cộng Hoà, để gây xáo động và dọn đường cho quân chủ lực tiến công nối tiếp. Khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vừa rời khỏi Lai Khê vào ngày 07 tháng 04 năm 1972, chỉ sau đó ít ngày, một đơn vị đặc công của Lữ Đoàn Đặc Công 429 Miền đã thành công trong việc phá nổ kho đạn tại hậu cứ của Sư Đoàn, kế tiếp, đơn vị đặc công này di chuyển đến Quận Lỵ Trị Tâm để đánh phá, nơi đây trước kia là bản doanh của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, được tăng cường cho mặt trận An Lộc từ ngày 12 tháng 04 năm 1972, chỉ được thay thế bằng 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Dương, sau đó được Lực Lượng của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đến tiếp ứng giải tỏa. Đặc công Cộng quân còn bỏ vòi vào tới phía Nam Quận Lái Thiêu thuộc Tỉnh Bình Dương (khu vườn cây ăn trái măng cụt, soài riêng), liền bị lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Dương tiêu diệt. Lần cố gắng sau cùng, vào khoảng trung tuần tháng 11 năm 1972 (giai đoạn 2 của chiến dịch Nguyễn Huệ, liên đoàn đặc công Miền gom tàn quân còn lại (không đầy 1 Tiểu Đoàn) được tăng cường thêm Tiểu Đoàn K.8 đặc công của Công Trường 9, bất thần xâm nhập vào Xã Tân Phú trung, thuộc Tỉnh Gia Định, chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn khoảng 6 cây số từ phía Bắc, dọc theo Quốc Lộ 1 từ Tây Ninh về Sài Gòn, đào hầm hố, chiếm cứ bám trụ tại đây, làm tắt nghẽn lưu thông. Lực lượng diện địa Địa Phương Quân Tỉnh Gia Định không “bứng” được chúng. Tướng Minh xin Bộ Tổng Tham Mưu cho điều động Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (sau khi rời An Lộc ra miền giới tuyến vừa mới trở về) đến giải tỏa khu vực nàỵ Chỉ trong một đêm, các chiến sĩ Biệt Cách Dù tiêu diệt nguyên cả Liên Đoàn 429 cùng các cán binh đặc công của Tiểu Đoàn K.8 Cộng Sản Bắc Việt. Và cũng từ ngày đó (15 tháng 11 năm 1972), Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt kể như được chấm dứt nhiệm vụ trong mưu đồ tấn chiếm An Lộc, để ra mắt cái chính phủ bù nhìn được gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, dùng cứ điểm An Lộc làm bàn đạp tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài gòn. Kể như hoàn toàn thất bại. Tàn quân của Công Trường Bình Long vẫn còn bám víu tại vùng Phi Trường Quản lợi và Đồi Gió, các Công Trường 7 và 9 lui quân về vùng rừng rậm phía Tây Nam, căn cứ Hoả Lực Tống Lê Chân 15 cây số Tây Nam An Lộc, giáp ranh hai Tỉnh Bình Long và Tây Ninh, do Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn giữ. Với mục đích là thu lượm những kiện hàng do Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thả tiếp tế cho lực lượng trấn thủ, để chia nhau sống, xin bổ sung quân số, ém quân, chờ đến tháng 04 năm 1975, mới xua toàn lực xâm chiếm lãnh thổ Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. ( xem sơ đồ số 15). anloc_chuong9-5 6- TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN TRÊN TOÀN TRẬN CHIẾN: ĐỊCH: Nhân mạng: (Ước lượng): 10,500 tử thương, 25,000 bị thương, 45 cán binh bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắt sống hay đầu hàng. Chiến Xa và Chiến Cụ: 95 cơ giới đủ loại (T.54, PT.76, chiến xa phòng không lưu động. Từ 70% đến 80% các giàn phóng hoả tiễn 107 ly & 122 ly cộng thêm Trung Đoàn Pháo nặng 130 ly bị Không Quân Việt Mỹ huỷ diệt. BẠN: Nhân mạng: 3,796 tử thương (3,012 tử trận, 784 chết tại các Quân Y Viện). Thường dân: 6,000 (500 tại Quận Lộc Ninh, 5,500 tại Thị Trấn An Lộc). Chiến Xa và Chiến Cụ: 75 cơ giới ( M.41, M.113, Commando Car V.100) Pháo binh: 46 khẩu 105 ly (Tiểu Đoàn 52 & 53 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Pháo Đội Dù, Pháo Binh Lãnh Thổ của Tiểu Khu Bình Long). 10 khẩu 155 lỵ. Phi Cơ VIệt Nam Cộng Hoà: - Phản Lực Cơ A.37: 1 chiếc; – Khu Trục Cơ Skyraider: 3 chiếc, – Vận Tải Cơ C.123: 2 chiếc, – Vận Tải Cơ C.119: 1 chiếc, – Quan Sát Cơ O1: 1 chiếc, – Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, – Trực Thăng HU1B: 14 chiếc. Phi Cơ của Đồng Minh Hoa Kỳ: - Vận Tải Cơ C.130: 2 chiếc, Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, Trực Thăng Võ Trang Cobra: 3 chiếc, Quan Sát Cơ O2: 1 chiếc, Trực Thăng HU1B: 1 chiếc. (2) 7- NHẬN XÉT: * Thương vong của cán binh ĐỊCH gấp 9 lần so với thương vong các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, gần 4 lần so với toàn Quân Dân trận chiến Tỉnh Bình Long An Lộc. * Đơn vị Biệt Cách Nhảy Dù là đơn vị bị thiệt hại ít nhất trong suốt trận thư hùng: 74 tử vong (68 tại chiến địa An Lộc và 6 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa); 272 bị thương. 8- TỔNG KẾT BÌNH LUẬN VỀ TRẬN CHIẾN AN LỘC: Các quan sát viên Quốc Tế đang có mặt tại Thủ Đô Sài Gòn trong suốt thời gian chiến trận cho đến hồi kết thúc, rất đỗi ngạc nhiên tại sao Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) vẫn kiên cường chiến đấu chống trả lại đoàn quân đông đảo gấp 4 lần hơn và có nhiều ưu thế hơn về pháo binh cũng như chiến xa, mà chúng phải chịu thảm bại, âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến!!! Chúng tôi xin phân tích một cách khách quan vì những nguyên nhân nào đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) nói riêng, và cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung. Xét qua các yếu tố: 1/ Yếu tố ĐIỀU NGHIÊN Điều nghiên là vấn đề căn bản của bất cứ trận đánh nào, dù nhỏ như đồn bót, căn cứ hoả lực, lớn như một Tỉnh Lỵ, một mặt trận, một chiến trường. Đâu là ĐIỂM đâu là DIỆN; lực lượng và khả năng tác chiến của Địch và Bạn; ưu thế của địch, yếu điểm của ta; các cấp chỉ huy và tinh thần chiến đấu của đơn vị đối phương; vị trí đầu não của các Bộ Chỉ Huy Địch; địa thế; thời tiết, và nhất là lòng Dân. Có thể nói là cả 3 yếu tố Thiên thời, Địa Lợi, Nhân Hoà cần phải hội đủ, để có thể khống chế chiến trận, giành phần thắng lợi cho binh đội của mình. Như Trận An Lộc, Diện là Tỉnh Tây Ninh, còn Điểm là Tỉnh Bình Long (An Lộc). Tại vùng lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh có Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trấn đóng. Sư Đoàn 25 Bộ Binh lúc bấy giờ, đã có vài trận chiến thắng với các đơn vị chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, sĩ khí đang lên cao, lại có đơn vị Trinh Sát Hắc Báo rất là thiện chiến cùng với các toán thám sát thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang họat động trong vùng rừng rậm phía Bắc núi Bà Đen Tỉnh Tây Ninh, với cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh hùng mạnh và còn nguyên vẹn, cộng thêm có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân thiện chiến của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, đang có mặt ở vùng lãnh thổ phía Bắc Tỉnh Lỵ; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 22 từ thị trấn Krek giáp ranh biên giới Việt – Cambodia về phía Nam, đến phía Bắc Tỉnh Tây Ninh (Việt Nam Cộng Hoà), có rừng cây rậm rạp ẩn khuất, nhưng về phía Nam, qua khỏi Tỉnh Tây Ninh về Sài Gòn, dọc theo Quốc Lộ 1, được khai quang rộng rãi, dân cư đông đúc, hầu hết là dân có tinh thần chống Cộng; hai bên đường lại không có rừng cây che khuất, để có thể tổ chức các cuộc phục kích hay đóng chốt cấp Trung Đoàn, để chận viện binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên. Tại Tỉnh Bình Long (An Lộc) thuộc trách nhiệm bảo vệ an ninh vùng lãnh thổ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã bị “gẫy” hết Trung Đoàn 8 Bộ Binh, sau trận Snoul từ Cambodia rút về, đã bị Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt chận đánh, thiệt hại khá nặng (vào cuối tháng 05 năm 1971), đang được bổ sung và tái trang bị, 2/3 là tân binh, chỉ còn lại Trung Đoàn 7 Bộ Binh đang trấn đóng xung quanh An Lộc, và Trung Đoàn 9 thì đang trấn giữ vùng Quận Lỵ Lộc Ninh. Tinh thần binh sĩ không cao, như vậy thì thực lực và khả năng chiến đấu đã giảm sút đến gần phân nửa so với Sư Đoàn 25 Bộ Binh ở phía Tây Ninh; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 13, kéo dài từ ranh giới Việt Cambodia đến sát vùng phía Bắc An Lộc toàn là những khu rừng hay đồn điền cao su hoang dã ngút ngàn, về phía Nam An Lộc đến giáp ranh Tỉnh Bình Dương xuyên qua Quận Chơn Thành, phân nửa là rừng cây cao su, phân nửa là khu rừng chồi hoang địa, dân cư thưa thớt (có thể nói là vùng xôi đậu), rất thuận tiện cho việc tổ chức các ổ phục kích. Như Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt tổ chức phục kích Thiết Đoàn 1, 5 cây số Bắc Lộc Ninh, vào đêm 05 rạng 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ hai tại ngã ba Cầu Cần Lê, Quốc Lộ 13 nối liền Liên Tỉnh Lộ 17, Bắc An Lộc 15 cây số, do hai Trung Đoàn của Công Trường 9 và Công Trường Bình Long tổ chức tuyến phục kích dài 3 cây số để ngăn chận và đánh bật Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê, dự định lên tiếp cứu Quận Lộc Ninh vào ngày 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ ba, tại phía Nam An Lộc, Công Trường 7 tổ chức tuyến phục kích cấp Sư Đoàn (-), khoảng từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13 (Chốt Xa Cam), dự định chận bắt đoàn quân trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rã hàng tháo lui về Tỉnh Bình Dương (căn cứ Lai Khê). Điểm phục kích thứ tư, cấp số 2 Trung Đoàn, thiết lập các “chốt kiền” kiên cố được bảo vệ bởi các khẩu pháo tầm xa 130 ly (vị trí pháo từ phía Tây), tại vùng Ấp Suối Tàu Ô (20 cây số Nam An Lộc). Thêm một điểm phục kích thứ năm, tại Xã Bầu Bàng (32 cây số Nam An Lộc). Đó là những địa điểm phục kích đã diễn ra những trận đánh” đẫm máu” thiệt hại hằng ngàn sinh mạng của Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và cán binh Cộng Sản Bắc Việt. Căn cứ vào yếu tố điều nghiên để thiết lập sơ đồ trận liệt. Trong binh thư có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Biết ta mà không biết người, trận thắng trận thua. Không biết người, mà cũng không biết ta, trăm trận đều thua . Trong trường hợp mặt trận Lộc Ninh, bản điều nghiên trận liệt, Cộng quân biết rõ phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có tổng cộng 1 Trung Đoàn (-) cộng thêm một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng và một Thiết Đoàn Hỗn Hợp chiến xa M.41 & M.113 được phân chia ra làm hai cánh quân ở hai nơi khác nhau, cộng thêm lực lượng diện địa của Chi Khu Lộc Ninh…nên Cộng quân huy động một lực lượng nhiều hơn gấp 5 lần, có chiến xa trợ chiến (loại T.54 & PT.76 vượt trội hơn Chiến Xa M.41 & Thiết Vận Xa M.113 của Việt Nam Cộng Hoà). Đó là biết người, biết ta, nên đạt được thắng lợi lúc ban đầu. Còn tại mặt trận An lộc, bản điều nghiên trận liệt có 2 điều sai quan trọng: - Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều nhất có 5 Tiểu Đoàn (3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh và 2 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Bình Long) và Bộ Chỉ Huy (nhẹ) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, phải rải đều trên một tuyến dài khoảng 6 cây số chu vi phòng thủ (thật quá mỏng). Nhưng khi va chạm tại tuyến phòng thủ phía Bắc, không phải là một Đại Đội hay một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 Bộ Binh hay Địa Phương Quân, mà là nguyên cả một Trung Đoàn 8 (hùng mạnh) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với 2,500 chiến sĩ, trong tay lại có trên 2,000 khẩu súng M.72 (loại súng chống chiến xa của Hoa Kỳ). - Cái sai thứ nhì là vị trí của Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (hầm nổi, vị trí cũ gần ga xe lửa, đã có tọa độ pháo binh sẵn) đã được di chuyển vào giờ phút chót, đến một địa điểm khác (hầm chìm có bê tông cốt sắt, Trại Đỗ Cao Trí). 2/ Yếu tố chiến thuật : a – Cộng quân áp dụng theo binh pháp cận đại của Tàu Cộng: Chiến thuật biến người; tiền pháo hậu xung; bịt pháo công đồn; nhị thức bộ binh & chiến xa .. b – Binh Thư Tôn Võ Tử có ghi chép: Muốn mở cuộc bao vây quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 10 lần trở lên; muốn tấn công vào một vị trí có công sự phòng thủ của địch, quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 3 lần trở lên; còn xét thấy rằng quân ta ngang bằng với quân địch thì nên áp dụng kế sách chia cắt hay đột kích tấn công bất ngờ. Quân Cộng Sản Bắc Việt áp dụng chiến thuật biển người (hay là nướng người), như Trận Điện Biên Phủ vào năm 1954. Pháo rất nặng (mưa pháo), sau khi dứt các đợt pháo, thì bộ binh mở cuộc xung phong, như kẻ điếc không sợ tiếng súng, cận chiến đánh xáp lá cà như thằng mù, trước các họng súng đại liên M.60 và các súng tự động cá nhân M.16 của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và bị tan xác dưới các trận oanh tạc của Không Quân Chiến Thuật và Không Quân Chiến Lược của đồng minh Hoa Kỳ. Chiến thuật bịt pháo công đồn: Pháo vào các căn cứ hoả lực có thiết trí các đại bác 105 ly và 155 ly, như Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh tại cứ điểm An lộc, và Pháo Đội Dù trên đỉnh Đồi Gió; nhất là pháo tê liệt các Bộ Chỉ huy đầu não địch.. Áp dụng nhị thức bộ binh và chiến xa: Vì là lần đầu tiên, lực lượng Cộng quân có chiến xa yểm trợ để tấn công, nên giữa các đơn vị tùng thiết và chiến xa “mạnh ai nấy đi”. Bộ binh thì lo chạy tránh pháo, chiến xa thì cứ đạp “Ga” tiến nhanh vào thành phố…Nên dễ làm mồi cho cho các tổ phóng hoả tiễn M.72 của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ. Chiếu theo các tài liệu, vào lúc khởi phát cuộc bao vây An lộc, Cộng quân có khoảng từ 35,000 đến 37,000 cán binh, còn lực lượng trấn thủ sơ khởi chỉ có khoảng 3,200 (quân Chủ Lực và Địa Phương Quân), như vậy là Địch đông hơn quân Bạn đến 10 lần, nên địch mở cuộc bao vây An Lộc, và tấn công từng mặt một, không được đồng loạt, từ cấp 2 Trung Đoàn vào các tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. 3/ Yếu tố Tâm Lý: Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị bất ngờ khi quân Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn kích, khi bị địch mở trận “mưa pháo” tàn khốc, khi thấy Chiến Xa T.54 và PT.76 xuất hiện, khiến cho từ cấp Chỉ Huy đến Binh Sĩ mất tinh thần trong giai đoạn đầu (từ trận đánh Lộc Ninh). Quân địch chỉ vì phạm phải một lỗi lầm quan trọng khi áp dụng nhị thức bộ binh & chiến xa, không có sự yểm trợ hỗ tương cho nhau, để cho các tổ chống chiến xa M.72 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có cơ hội bắn hạ. Khí thế hùng hổ của địch quân, vừa có đông quân số, vừa có chiến xa trợ chiến. Nhưng khi thấy chiến xa chạy lạc bị bắn cháy, bộ binh Cộng Sản lại đâm ra mất tinh thần, còn phía bên Quân Tử thủ Việt Nam Cộng Hoà, khi nhận thấy trong tay mình có loại vũ khí M.72 xuyên thủng được vỏ thép của chiến xa địch, bị bắn cháy bốc khói nằm la liệt trong Thị Trấn An Lộc, thì đâm ra tự tin, lên tinh thần trở lại một cách nhanh chóng, đua nhau đi tìm diệt tăng địch. Đó là yếu tố tâm lý “bất ngờ” mà đôi bên vừa mới phát hiện trên trận địa khi lâm chiến, không một binh gia nào có thể dự liệu hay tiên đoán được . Và nhờ có yếu tố tâm lý đảo ngược, giữa địch và bạn như thế, đã đem đến thắng lợi cuối cùng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. 4/Yếu tố Thời Cơ: Yếu tố thời cơ cũng là một trong những nhân tố quyết định cho sự thắng bại của chiến trường An Lộc. Thời cơ đây, có thể nói là thới điểm thuận tiện nhất để có thể đè bẹp đối phương, khống chế trận chiến. Thời cơ khi đến cũng rất nhanh (chỉ trong vòng vài ba ngày là cùng), nếu đã để lỡ dịp, thì thời cơ sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Điển hình như khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm xong Quận Lộc Ninh chỉ trong vòng có 2 ngày (sớm hơn dự định của kế hoạch là phải từ 7 đến 10 ngày), khí thế và tinh thần cán binh Cộng Sản Bắc Việt đang lên cao, còn say men chiến thắng đến chỗ tự mãn. Trong thời gian đó lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại An Lộc, chỉ mới có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cùng khoảng hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long mà thôi. Vì sự trì hoãn do lòng tham, tóm nhặt tài sản và chiến lợi phẩm của Quân Dân Quận Lộc Ninh, và viện cớ rằng phải lo chỉnh đốn hàng ngũ cũng như phải chờ bổ sung quân số, để khước từ lệnh đốc thúc của Sở Chỉ Huy Miền, tiếp tục tiến công. Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bỏ lở cơ hội bằng vàng để đạt được chiến thắng dứt điểm An Lộc. Nếu Tướng Trần Văn Trà và các Tư Lệnh Công Trường chịu nghe theo lời khuyến cáo của Tướng Hoàng Cầm (đại diện Tướng Trần Độ, cơ quan chỉ đạo trận đánh), tiếp tục tiến quân, thì khoảng ngày 09 tháng 04 năm 1972 (sau 2 ngày chiếm cứ Quận Lộc Ninh), với khí thế hùng hổ, với binh lực hùng hậu, 2 Trung Đoàn Bộ Binh và 1 Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54, thì Địch đã đánh thủng mặt trận phía Bắc của thành phố, do khoảng 1 Đại Đội Biệt Động Quân trấn giữ, và chiếm luôn An Lộc từ dạo đó. Lực Lượng Quân Cộng Sản Bắc Việt để trì trệ đến ngày 13 tháng 04 năm 1972 mới khởi phát khai hoả tấn công. Trong khi trước đó vào ngày những ngày 11 và 12 tháng 04 năm 1972, phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã kịp thời đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, với 2,500 chiến binh gan lì, đặc biệt có trong tay trên 2,000 súng phóng hoả tiễn cầm tay M.72 diệt chiến xa. Trung Đoàn 8 Bộ Binh lãnh trách vụ trấn thủ mặt Bắc thành phố. Trong đợt tấn cộng đầu tiên Cộng quân xua 2 Trung Đoàn quân bộ chiến và trên 30 chiến xa T.54 tấn công trực diện vào mặt phía Bắc Thành phố, chiến xa và bộ binh địch lọt vào trận địa pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bộ binh chạy tán loạn, 15 chiến xa T.54 chạy lọt được vào thành phố, nhưng chỉ sau 1 giờ đều bị các các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và trực thăng Cobra của Không Lực Hoa kỳ bắn hạ không chiếc nào chạy thoát. Ưu thế của quân Cộng Sản Bắc Việt trong các trận đánh là có quân số đông để áp đảo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa và pháo binh tầm xa hùng hậu, các thiết giáp phòng không di động, kể cả các loại Hoả tiễn cầm tay SA .7 (do Nga Sô chế tạo là loại khắc tinh của các loại trực thăng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ . Ưu thế của phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được Không Lực Hoa Kỳ yễm trợ một hoả lực rất là hùng hậu ngay từ đầu cho đến cuối trận chiến, thêm vào đó có lòng dũng cảm, quyết tâm tử thủ của Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà. Nói tóm lại, dù Bạn hay Địch, bên nào nắm được lợi điểm ở 4 yếu tố kể trên, thì phần thắng sẽ nghiêng về bên đó, và ai biết khai thác cái khuyết điểm của đối phương và biết kịp thời khắc chế những cái yếu điểm của quân mình, thì sẽ đạt được chiến thắng sau cùng. Kết luận: Xét về luận cứ của cổ nhân, muốn đạt được một sự thắng lợi của một trận chiến, cần phải hợp với lòng trời (Thiên Thời); thuận lợi trên địa thế (Địa Lợi); và phải hợp với lòng Dân (Nhân Hoà). Cộng Quân chỉ đạt được duy nhất một điểm “Địa Lợi” nhưng vẫn không trọn vẹn. (1) Chiến Sử Trận Bình Long An Lộc thuộc Nha Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/4/ CHƯƠNG 10 (Những đơn vị chuyên môn thuộc các quân binh chủng Việt/ Mỹ đã có công trong trận chiến An Lộc ) 1- CỐ VẤN MỸ BÊN CẠNH CÁC ĐƠN VỊ VIỆT NAM CỘNG HOÀ: A.- Chiếu theo dư luận của giới Quân Sự Hoa Kỳ cho rằng nếu không nhờ có Không Quân Hoa Kỳ yểm trợ, thì An Lộc đã bị quân Cộng Sản Bắc Việt tràn ngập và đè bẹp ngay từ khi khởi đầu trận chiến !!!!. Việc nầy đúng hoàn toàn hay chỉ đúng một phần nào!! Xin quý độc giả đọc tiếp những sự thật về các Cố Vấn Mỹ và về không yểm của các pháo đài bay B.52 các oanh tạc cơ phản lực, trực thăng tiếp tế và tản thương của không lực Hoa Kỳ như sau: a/ Các Cố Vấn Mỹ cũng có người tận tâm trong chức vụ Cố Vấn của mình, ngay cả hy sinh tính mạng; điển hình như sự can đảm của Đại Úy Mark Smith, một trong những Sĩ Quan trong Toán Cố Vấn của Chiến Đoàn 9 (). Trước khi gọi phản lực cơ Hoa Kỳ thả Bom Napalm vào căn cứ Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 () , Ông còn quay trở lại hầm của Toán Cố Vấn Mỹ “kéo” xác Trung Tá Richard Schott (Cố Vấn Trưởng Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), quyết định tự sát vì vết thương quá nặng, để các Cố Vấn còn lại khỏi vướng bận vì mình dễ bề thoát thân khi Lộc Ninh thất thủ. Đại Úy Smith đã bắn hạ thêm 3 cán binh Cộng Sản đang quay quần bên xác chết, định thẻo tai hay chặt đầu Trung Tá Schott?? Sau đó Đại Úy Smith kéo được xác Trung Tá Schott ra bên ngoài hầm của căn cứ. Nhờ vậy mà toán tìm những quân nhân Mỹ mất tích mới tìm được hài cốt của Trung Tá Schott vào năm 2002 tại địa điểm kể trên. Kế tiếp tại mặt trận Cầu Cần Lê, toàn thể các Cố Vấn Mỹ của Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh rất là tận tâm trong chức vụ cố vấn của mình. Trước tiên, gương hy sinh cao cả của Đại úy Robert L. Hors (phi công phụ) của chiếc trực thăng tản thương Đại Úy Zumwalt (Cố Vấn Phó Chiến Đoàn 52 () cùng một số số thương binh Việt Nam Cộng Hoà; người rất đáng được ca tụng là Trung Tá Walter D. Ginger (Cố Vấn Trưởng), mặc dầu đã bị thương, nhưng Ông đã từ chối không cho gọi trực thăng đến tản thương, mà quyết định ở lại trận địa để giúp cho vị Chiến Đoàn Trưởng là Trung Tá Thịnh gọi trực thăng võ trang và các phi tuần phản lực oanh kích địch một cách chính xác và có hiệu quả. Nhờ vậy mà Chiến Đoàn 52 (), mới vượt thoát được vòng vây của 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt. Kế tiếp, toán Cố Vấn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Đại Úy Huggings và Thượng Sĩ Yearta, giúp gọi trực thăng tản thương rất nhanh chóng để tản thương một số thương binh của Biệt Cách Dù và Biệt Động Quân tại vùng Đồi Gió, và liên lạc với phi cơ C.130 thanh toán mục tiêu Đồn Cảnh Sát Dã Chiến, giúp cho Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù “ủi” xong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc Tỉnh Lỵ An Lộc, và sau cùng chỉ điểm cho trực thăng võ trang Cobra xạ kích, sát hại hàng trăm quân Cộng Sản Bắc Việt xung quanh Đồi Đồng Long, trong trận Biệt Cách Dù “đột kích” tái chiếm Đồi Đồng Long vào đêm 08 rạng ngày 09 tháng 06 năm 1972. Tiếp đến các Cố vấn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đã liên lạc với C.130 của Không Lực Hoa Kỳ, đuổi bắn hạ hàng chục chiến xa của địch tại vùng phía Nam An Lộc vào đêm 10 tháng 05 năm 1972. anloc_chuong10-1Ngoài ra còn có Cố Vấn của Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh… Viên Cố Vấn Mỹ luôn đứng sát bên cạnh Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn trước lằn đạn giao chiến giữa đôi bên, và đạn pháo của địch… Sau trận giao tranh tại vùng phía Nam An Lộc, người viết bài nầy có gặp Trung Tá Cẩn (vốn là bạn thâm giao, Thiếu Sinh Quân, từ thủa nhỏ, và lớn lên phục vụ cùng chung khu 42 Chiến Thuật tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh). Trung Tá Cẩn nói “Toa nghĩ coi ! Moa bảo nó nằm xuống để tránh đạn bắn thẳng của Việt Cộng!! Nói bao nhiêu lần nó cũng không nghe, vì Moa lo là nó mà bị “Chết” thì không ai gíúp Chiến Đoàn gọi phi cơ Mỹ yểm trợ…, Moa coi mạng sống của nó còn quý hơn mạng sống của Moa.. có lần nó cũng đứng “dong dỏng” như moa, để chỉ điểm phi tuần phản lực cơ Mỹ oanh tạc, bỗng dưng có tiếng xé gió của một quả đạn pháo của địch bay đến… Moa vội nhảy lên mình đè nó nằm xuống, Moa nghĩ rằng nếu miểng đạn pháo có trúng thì trúng Moa chết trước, để nó còn sống tiếp tục gọi phi cơ yểm trợ cho Chiến Đoàn còn lại… nhưng rất may, quả pháo nổ cạnh kề, bụi cát bay mù mịt, kiểm điểm lại không thấy thương tich gì trên mình Moa cũng như “Anh ta” !!! Thật là một tấm gương can đảm của vị Trung Tá Cố Vấn Chiến Đoàn 15 và tấm gương Hy Sinh của vị Chiến Đoàn Trưởng Hổ Ngọc Cẩn.. Còn lại các Cố vấn của các Trung Đoàn 31, 32, 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa cũng cùng sát cánh bên cạnh các Vị Trung Đoàn Trưởng Việt Nam, đồng cam lao cộng khổ cũng đầy nguy hiểm trước lằn tên mũi đạn trên đoạn đường Quốc Lộ 13, tiến lên giải toả An Lộc (từ ngày 12 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972). Sau cùng là Vị Tướng Mỹ, Chuẩn Tướng Richard J. Tallman, Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, cùng một số Sĩ Quan cao cấp trong Bộ Tham Mưu, bị trúng một quả pháo của Cộng quân tử trận, khi trực thăng của Ông vừa đáp xuống định viếng thăm An Lộc cũng cùng vị trí bãi đáp, trước đó ba ngày, của phái đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Tallman là vị Tướng Lãnh Mỹ sau cùng “tử trận” trên chiến trường Miền Nam Việt Nam, vào ngày 10 tháng 07 năm 1972. b/ Bên cạnh những gương can đảm kể cả hy sinh mạng sống của các Vị Anh Hùng Cố Vấn Mỹ, cho ý nghĩa cao cả TỰ DO, đã tận tụy và làm tròn chức năng Cố Vấn của mình, đối với người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hoà thì có những sự việc không mấy được tốt đẹp đã xảy ra.. Xin được liệt kê như sau: * Trước tiên, toán Cố vấn Mỹ thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Viên Cố Vấn Trưởng, Trung Tá Abramawith và toàn ban cố vấn, đã từ chối không theo đơn vị (Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), đổ quân vào tăng viện cho mặt trận An Lộc vào các ngày 11 và 12 tháng 04 năm 1972. * Kế tiếp là Đại Tá Miller, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, đòi rút hết toán cố vấn về Lai Khê, viện lẽ hầm nổi dã chiến của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (do Công Binh Việt Nam Cộng Hoà xây cất từ thời cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí) không đủ an toàn…Nếu Tướng Hưng không tìm ra được một căn hầm khác (hầm chìm Trại Đỗ Cao Trí), thì Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng giống như tình trạng của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vậy. (Mặc dầu đó là vận may do TRỜI định cho toàn thể Bộ Chỉ Huy đầu não của mặt trận An lộc và toàn toán Cố vấn Mỹ). Sau cùng Đại Tá Miller và toán Cố Vấn Mỹ rất tận tình sát cánh bên Tướng Hưng để đem đến chiến thắng sau cùng cho Quân Dân An Lộc. B - Về không yểm, thật là hùng hậu và dồi dào, những phi tuần của những phản lực cơ, những phi vụ của Không Quân Chiến Lược B.52, những chiếc vận tải cơ chiến đấu có trang bị võ khí tối tân C.130, những trực thăng võ trang Cobra có một hoả lực tác xạ hùng hậu, đã yểm trợ rất đắc lực trong suốt trận chiến. Bên cạnh những nỗ lực hùng hậu hoả lực về không yểm kể trên, còn có vài điểm khác biệt, cần phải nêu lên để làm sáng tỏ dư luận như: - Về Không Quân chiến lược B.52: Đã ba lần từ chối, không chấp thuận chiếu theo sự yêu cầu của Bộ Tư Lệnh Hành Quân, Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Lần thứ Nhất, ngày 18 tháng 04 năm 1972, tại vùng Phi Trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu, Bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt và những nhân vật đầu não của Cục R (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) và hai Trung Đoàn Bộ Binh, quân chính quy Cộng Sản Bắc Việt. Lần thứ Nhì vào ngày 20 tháng 05 năm 1972, và lần thứ Ba vào ngày 22 tháng 05, tính chất mục tiêu: Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, (hầm chốt Xa Cam, đào dưới đường rầy xe lửa) cấp hai Trung Đoàn, 4 cây số Nam An Lộc. Về trực thăng tiếp tế tản thương. Tất cả các trực thăng tiếp tế cũng như tản thương của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà đều không thể đáp xuống trận địa An Lộc, trong thời gian cuộc chiến đang sôi động. Dư luận của các Cố Vấn Mỹ cho rằng phi công Việt Nam nhát gan, sợ phòng không địch, nên không muốn đáp xuống An Lộc để tản thương… Trong khi đó, các phi cơ trực thăng của Mỹ vẫn thường xuyên đáp lên xuống An Lộc để đem đồ tiếp tế hay bốc Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu khu Bình Long, không chiếc nào bị phòng không Cộng Sản ngăn cản cả!! Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức, vị Sĩ Quan đại diện Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, đặc trách các trực thăng đổ quân và tản thương, đích thân quan sát, tiếp chuyện và chứng kiến tận mắt, cho biết: Sở dĩ trực thăng Mỹ được ra vào An Lộc một cách an toàn, vì phía dưới lườn và các chiếc mũ của phi hành đoàn, đều được sơn màu trắng, thay vì màu xám tro (olive) như các đơn vị trực thăng tác chiến thông thường của Việt Nam Cộng Hoà hay của Không Lực Hoa Kỳ. Như vậy câu hỏi được đặt ra, phía Đồng minh Hoa Kỳ có được sự “thoả thuận” nào với phía Địch (Cộng Sản) hay không ? Sự việc gì cũng đếu có hai mặt TRÁI và PHẢI. Người thì nói, nhờ Cố Vấn và Không Lực Hoa Kỳ, An Lộc mới còn đứng vững sau 93 ngày quyết chiến, kẻ thì cho là người bạn đồng minh (Mỹ) bề ngoài thì giúp, nhưng bề trong thì có thoả hiệp “ngầm” với địch (Cộng Sản Bắc Việt). Nếu nghĩ rằng chỉ nhờ sự yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ và Cố Vấn Mỹ mà An Lộc đứng vững, thì không đúng hẳn, bởi vì nếu Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà không có được tinh thần quả cảm, không ngại gian lao khổ cực, quyết “Tử Thủ”, quyết sống chết cho Quê Hương Dân Tộc, chống lại ngoại xâm từ phương Bắc, mà bỏ chạy, buông súng đầu hàng.. thì làm sao An lộc còn đứng vững được cho đến ngày “Ca khúc khải hoàn”?? Xin để quý độc giả và hậu thế phán xét. 2- CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHÔNG LỰC HOA KỲ: anloc_chuong10-2* Các pháo đài bay B.52 xuất phát từ Đảo Guam. * Các phản lực cơ Phantom, F.14 cất cánh từ hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Constellation và USS Saratoga, đậu ngoài khơi Biển Nam Hải. * Không Đoàn1 Xung Kích vũ trang AC.130, và Không Đoàn vận tải cơ AC.130. * Phi Đoàn 229 Trực Thăng Xung Kích Cobra. * Phi Đoàn 362 Trực Thăng Chinook. * Không Đoàn 7 Kỵ Binh Không Vận. * Không Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận. Và còn vài đơn vị Không Quân khác, mà chúng tôi chưa có dịp tham khảo. 3- KHÔNG QUÂN VIỆT & MỸ PHỐI HỢP, TIẾP TẾ “THẢ DÙ” CHO CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC: anloc_chuong10-3Từ nghìn xưa cho đến ngày nay, vấn đề Tiếp Vận cho một đoàn quân tấn công, hay tiếp tế cho một cứ điểm trong tư thế phòng thủ, luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của Chiến Trường. Về mặt trân An Lộc, việc tiếp tế bằng đường bộ hoàn toàn bị bế tắc ngay từ lúc đầu khi khởi phát trận chiến. Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã khống chế Quốc Lộ 13 từ An Lộc đến Quận Chơn Thành, bằng một lực lượng cấp 2 Trung Đoàn, đóng chốt được bảo vệ bởi pháo binh tầm xa có tọa độ sẵn, và một hệ thống phòng không dày đặc, (các loại cao xạ 12 ly 7, 37 ly, hỏa tiễn cầm tay SA-7) kể cả các chiến xa phòng không cơ động. Vì không thể tiếp tế được bằng đường bộ, nên phía Việt Nam Cộng Hòa phải nghĩ đến phương cách tiếp tế bằng trực thăng Chinook, rồi đến việc tiếp tế bằng cách thả dù, do các vận tải cơ C.119 và C.123 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần hồi đến các vận tải cơ hiện đại C.130 của Không Lực Hoa Kỳ. Biết bao máu xương và mạng sống của các Anh Hùng Không Quân Việt Mỹ đã đổ ra trong lúc thi hành các phi vụ “tiếp tế thả dù” cho Quân Dân An Lộc trong suốt thời gian chiến trận đựợc kể từ sau ngày 08 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972. Chiếu theo Bản ước tính của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tại An Lộc, có khoảng 15,000 Quân Lính và thường dân Việt Nam Cộng Hoà, còn kẹt lại trong vòng lửa đạn giao tranh. Nhu cầu tiếp tế cho 15,000 Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa, theo các chuyên viên tiếp vận Việt & Mỹ, thì mỗi ngày cần phải có khoảng 200 TẤN tiếp liệu, gồm đạn được, thuốc men, lương khô, nước uống, xăng dầu, cùng nhiều thứ linh tinh khác. Danh sách được liệt kê như sau: * 140 tấn đạn dược đủ loại, nặng nhất là đạn pháo binh * 36 tấn lương khô và gạọ * 20 tấn nước lọc để uống * 4 tấn y dược và một số linh tinh khác. Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, được sự tận tình phối hợp của Khộng Quân Hoa Kỳ, đã cố gắng thực hiện công tác tiếp tế đầy khó khăn và gian truân nầy, xuyên qua nhiều thời kỳ và những giai đoạn “nóng bỏng” của chiến trận. A- Thời kỳ sơ khởi: Khi Cộng quân chưa biết phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tiếp tế bằng cách nào…Trong khi hệ thống phòng không của địch cũng chưa hoàn tất. * Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, sử dụng Phi Đoàn 237 Chinook, phối hợp với Phi Đoàn 362 Chinook của Hoa kỳ, đã thực hiện đổ được 42 chuyến hàng tiếp liệu (mỗi chuyến tiếp tế được 3 tấn đồ tiếp liệu cho mỗi ngày). Việc tiếp tế bằng Chinook trong vài ngày đầu được thuận lợi và trôi chảy. Tổng cộng tiếp tế cho Quân Dân trú phòng, tất cả được 137 tấn hàng, mặc dù chưa đạt được chỉ tiêu như mong muốn, nhưng cũng đủ dùng. Không trình của các phi cơ Việt Mỹ lấy từ Nam lên Bắc, và hạ cánh tại ngay các bãi trống trong thị trấn hay trong vòng 2 cây số phía Nam An Lộc (dọc theo Quốc Lộ 13). Cho đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, khi đoàn Chinook thuộc Phi Đoàn 237 Việt Nam Cộng Hoà vừa đáp xuống bãi đáp, pháo của Cộng Quân liền khai hoả, chiếc phi cơ đầu tiên do Phi Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Văn Hữu điều khiển bị trúng một quả 130 ly, phi cơ bị hoàn toàn hư hại cùng toàn thể phi hành đoàn đều “Tử Thương”, vài chiếc khác bị trúng miểng pháo. Việc tiếp tế được tiếp tục duy trì cho đến ngày hôm sau. Cường độ pháo kích càng lúc càng được gia tăng vào đoàn trực thăng Chinook. Mỗi khi nghe tiếng trực thăng, Đề Lô của Cộng Sản chỉ điểm gọi pháo. Cộng quân còn thiết trí các giàn cao xạ 12 ly 7, khoảng 4 cây số Nam An Lộc để chận bắn đoàn Chinook tiếp tế, kết quả nhiều chiếc bị trúng đạn .. Như vậy là Cộng quân biết được “hướng bay” của đoàn Chinook mang đồ tiếp tế đến cho Quân Dân An Lộc, nên huy động cả pháo tập lẫn phòng không, để ngăn chận không trình tiếp tế cho Quân Dân An Lộc. Thêm nhiều chiếc Chinook của Không Quân Việt Mỹ bị trúng đạn phòng không và miểng pháo. Vì lẽ đó, việc dùng các trực thăng Chinook để tiếp tế cho An Lộc không thể tiếp tục được nữa, và được đình chỉ. B- Thời kỳ Cộng quân thiết lập xong hàng rào hoả lực phòng không, kể cả tăng cường Trung Đoàn cơ giới phòng không di động số 271 có thiết trí các khẩu đại liên phòng không 12 ly 7 và 37 ly. Không Lực Việt Nam Cộng Hoà quyết định thay thế các Chinook tiếp tế bằng phương cách “thả dù”, do các vận tải cơ C.119 và C.123 thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất (Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà). Bay vào lúc ban ngày, ở cao độ 5,000 bộ. Liên. tiếp 3 ngày, kể từ ngày 14 tháng 04 năm 1972, có tất cả 27 vận tải cơ của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà thả dù được 135 tấn tiếp liệu, nhưng quân phòng thủ chỉ nhận được có 37 tấn mà thôi, cộng với 6 bành dù khi vừa chạm đất thì phát nổ!!, số còn lại đã bay lạc ra ngoài vùng địch kiểm soát. Qua đến ngày 17 tháng 04 năm 1972, trong đoàn sáu chiếc C.119 và C.123 thả dù, tất cả sáu chiếc đều bị trúng đạn phòng không của địch, chiếc C.123 dẫn đầu bị nổ tung trên bầu trời An Lộc, cả phi hành đoàn đều bị tử vong, trong đó có con chim đầu đàn của Phi Đoàn là Trung Tá Nguyễn Thế Thân. Công tác thả dù bằng các vận tải cơ C.119 và C.123 buộc phải tạm đình chỉ. Bộ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, phải nghiên cứu lại độ cao cho các chuyến bay thả dù sao cho tương đối được an toàn cho phi hành đoàn và cho phi cơ, bằng cách bay ở cao độ 7,000 bộ. Ở độ cao 5,000 bộ, dù còn bay lạc ra ngoài hơn phân nửa, còn bay ở độ cao 7,000 bộ thì những bành dù bay lạc ra vùng địch còn gia tăng hơn nhiều, có thể nói là mất khoảng 80%. Đứng trước tình hình gần kề bế tắc, ngày 18 tháng 04 năm 1972, Bộ Tư Lệnh MACV của Hoa Kỳ quyết định cho Không Đoàn vận tải cơ C.130, có hệ thống thả dú rất tối tân, từ cao độ (vị trí phi cơ) đến việc ước tính chiếu gió đến điạ điểm (toạ độ) dưới mặt đất, đều được ước tính bằng hệ thống điện tử (Computerized Aerial Drop System), thay thế cho Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, gánh vác trách nhiệm thả dù tiếp tế cho chiến trường An Lộc, bằng các vận tải cơ khổng lồ C.130. Các Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Khu Bình Long, đảm trách việc liên lạc với phi cơ, chọn địa điểm thả dù, kiểm điểm số lượng hàng nhận được. Địa điểm thả dù, được các cấp chỉ huy Việt Mỹ thoả thuận chọn “Sân vận động Tỉnh” để trắc nghiệm cho chuyến thả dù đầu tiên của C.130. Sân vận động chỉ rộng có 219 thước vuông. Bước đầu C.130 thả dù vào lúc “ban đêm”, phía dưới “sân vận động” được đốt lửa trong những thùng phuy. Sở dĩ chọn thả dù vào lúc ban đêm là để phòng không của địch không nhìn thấy phi cơ ở đâu mà khai hỏa. Hai chiếc C.130, bay từ phía Đông Nam (tránh Quôc Lộ 13), ở cao độ 2,000 bộ. Trước khi gần đến mục tiêu, chiếc đi đầu bị trúng đạn phòng không của địch được đặt trên các thiết giáp di động, bị chao đảo, buộc phải bay là xuống thấp còn khoảng 600 bộ, và vội bấm nút thả hàng, trước đầu phi cơ bị phát hoả, và một bộ phận cánh bên phải bị hư hại, sau khi thả hàng, phi cơ được điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm. Còn chiếc thứ hai vội thay đổi hướng bay cố gắng bay đến gần cận mục tiêu và bấm nút thả (release) các kiện hàng, chiếc phi cơ nầy cũng bị phòng không của địch bắn phát hoả một động cơ bên trái, đạn phòng không còn xuyên thủng phi cơ sát hại một sĩ quan cơ khí và một phi công phụ. Còn lại viên phi công chính điều khiển ra khỏi vùng nguy hiểm. Chiếc thứ nhì này chỉ còn có hai động cơ còn hoạt động. Sau đó cả hai C.130 trắc nhiệm nầy được đáp an toàn xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong đêm. Trên hai chiếc C.130 có mang theo 26 tấn hàng tiếp liệu. Các Cố Vấn Mỹ bên dưới báo cáo là khong nhận được một bành dù nào hết!!! không hiểu các bành dù biến đi đâu!!! có điều biết chắc là không lọt vào tay địch. Đêm kế tiếp, rút kinh nghiệm của chuyến bay trước, hai C.130 khác tiếp tục thả dù tiếp tế cho Quân Dân An Lộc tại cùng một địa điểm (sân vận động Tỉnh). Lần nầy được thành công mỹ mãn, đã thả được 26 tấn hàng, lọt ngay vào “sân banh”, các giới chức Mỹ và giới tiếp liệu của các đơn vị tử thủ cùng phân phối chia nhau đồng đều cho các đơn vị. Bước qua ngày 19 tháng 04, hai chiếc C.130 khác lại tiếp tục thả dù tiếp tế, lần này, một C.130 sau khi thả hết các bành dù, bị trúng đạn phòng không của địch, khiến một động cơ phát hỏa, và được phi công điều khiển hạ cánh trên vùng hai cây số cạnh căn cứ Lai Khê, phi cơ bị hư hại khá nặng, nhưng tất cả phi hành đoàn đều được vô sự, được trực thăng bốc vế Lai Khê an toàn. Công cuộc thả dù ban đêm được thực hiện mỗi lần bằng hai chiếc C.130, được nối tiếp thành công liên tục, cho mãi đến đêm 24 tháng 04 năm 1972, một toán sáu chiếc, và qua đêm 25 tháng 04, thêm một đoàn 11 chiếc C.130, đồng loạt ồ ạt thả dù đổ hàng tiếp tế… Hai lần tập trung này, các phi cơ được lệnh tắt hết đèn hiệu, lấy không trình từ Nam Lên Bắc (khoảng giữa Quốc Lộ 13 và Đồi Gió) để tiến cận đến An Lộc. Trong chuyến thả dù tiếp tế vào đêm 25 tháng 04, một trong 4 chiếc phi cơ dẫn đầu bị trúng đạn phòng không của địch, mất thăng bằng, rơi cạnh vùng hai cây số Nam An Lộc, phát nổ, cả phi hành đoàn 8 người đều tử nạn. Từ sau chuyến thả dù đêm, chiếc C.130 bi trúng đạn phòng không của địch bắn hạ và phát nổ, sát hại tất cả phi hành đoàn, Bộ Tư Lệnh MACV, cho lệnh tạm ngưng những phi vụ thả dù đêm kế tiếp (còn khoảng thêm 10 chuyến thả dù được đình chỉ). Cho đến ngày 27 tháng 04 năm 1972, Không Lực Hoa Kỳ còn cố gắng thả thêm hai lần nữa, lần nầy, khi nghe tiếng phi cơ trên bầu trời, lập tức một rừng lưới lửa đạn phòng không giăng khắp các hướng vào An Lộc, hằng chục phi cơ bị trúng đạn, vội cất cánh lên cao, thoát ra khỏi vòng lửa đạn… đợt tiếp tế không thành công. Việc thả dù tiếp tế ban đêm, đến đây được đỉnh chỉ hẳn. Bộ Tư Lệnh MACV thay đổi kế hoạch thả dù vào lúc ban ngày. Các phi cơ C.130 được lệnh bay trên cao độ ngoài tầm sát hại của tất cả các loại súng phòng không của quân Cộng Sản hiện có. Các bành dù được gắn một bộ phận tự động, dù sẽ được bung ra khi gần tới đất (rơi đúng mục tiêu và đồ bên trong các bành dù cũng không bị hư hại). Những kiện hàng trong các đợt thả dù bằng C.130, đa phần là đạn cá nhân, lương khô và thuốc men, đạn pháo binh thì không cần nữa (vì các khẩu pháo của Quân Lưc Việt Nam Cộng Hoà đều bị pháo binh địch bắn hư hại), còn nước uống, Quân Dân An Lộc dùng nước dưới các ao đầm hay hứng nước từ TRỜI ban cho. Bắt đầu ngày 03 tháng 05 năm 1972, phương cách thả dù ban ngày này được áp dụng, có tên là HALO ( High Altitude, Low Opening). Hai chiếc C.130 bay ở cao độ 9,000 bộ. Kết quả tương đối khả quan, các dù được thu nhận được 80% và không có bành dù nào bị hư hại. Những chuyến bay thả dù kế tiếp với nhiều phi cơ C.130 càng lúc càng có hiệu quả cao, được tiếp tục duy trì, cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, ngày mà đoàn quân giải toả từ phía Nam Quốc Lộ 13 bắt tay được với quân tử thủ An Lộc. Tản thương và tiếp tế được tái lập bình thường trên chiến trường An Lộc. Các phi vụ tiếp tế của Không Lực Hoa Kỳ được chấm dứt (1) 4- VẤN ĐỀ Y TẾ: anloc_chuong10-6A . Quân Y : Theo tổ chức của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mỗi đơn vị cấp Trung Đoàn, Lữ Đoàn, Liên Đoàn, đều có 1 Đại Đội Quân Y (có một Bác Sĩ Quân Y, một Sĩ Quan Trợ Y và nhiều Y Tá), đi theo đơn vị hành quân ra mặt trận. Hãy đọc đoạn trích sau đây được trích trong tác phẩm “Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại An Lộc” của Chuẩn Tường Mạch Văn Trường. Có thể xem như là tiêu biểu cho cả bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc về vấn đề cứu thương và chung sự tại chìến trường An Lộc: “Ngay khi địch ngưng tấn công, việc đầu tiên Trung Đoàn 8 cần phải giải quyết gấp là di tản thương binh và thường dân bị thương nặng về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, để Bác Sĩ Quân Y Trung Đoàn chăm sóc, kế đó là gom hết tất cả các xác chết đồng đội, thường dân, và các xác của Việt Cộng bỏ lại chiến trường đem chôn, để tránh mùi hôi thối do xác chết xông lên. Kiểm tra tình trạng quân số và thương binh, từ ngày 13 tháng 04, khi bắt đầu nhập cuộc chiến, đến ngày hôm nay, tổn thất, thương vong của các Tiểu Đoàn lên đến gấn phân nửa. Số người tử thương thì đã giải quyết, chôn ngay tại chỗ, số bị thương thí tồn động rất nhiều, vì ngày nào cũng có nhiều thương binh nhưng không tản thương được. Do đó, Quân Y tạm thời giải quyết: sồ người bị thương nhẹ, còn đi đứng được thì sau khi băng bó xong, cho trở về đơn vị cũ, cầm súng tiếp tục chiến đấu trở lạị. Do đó có người bị thương 2 hoặc 3 hay nhiều lần. Có người lần trườc bị thương nhẹ, lần sau bị thương nặng. Cũng có những thương binh nhẹ sau đó lại tử thương. Còn những thương binh nặng thì để nằm đó chờ tản thương, sống thoi thóp, rồi có người mòn mỏi chết dần. Đại đội 52 Quân Y báo cáo trong khu vực của Trung Đoàn 8 Bộ Binh còn cả ngàn quân nhân và thường dân bị thương nặng chờ tản thương, nằm chật cả một dãy phố trên Đại Lộ Hoàng Hôn. Những người còn lành mạnh thì rất mệt mỏi và gấy ốm vì phải chiến đấu hết ngày này sang ngày khác, không thì giờ nghỉ ngơi, thiếu ngủ, thiếu ăn, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng, sinh mạng không biết chết lúc nào. Lại nữa, mùi hôi thối từ những xác chết rất khó thở. Ruồi lằn sinh sản nhanh kinh khủng. Nước không đủ uống, lấy đâu mà tắm giặt, dơ bẩn, khó chịu, nhưng họ cũng phải ráng chịu. Phấn đấu sống để mà chiến đấu, để bảo vệ Quê Hương và Dân Tộc không lọt vào tay Cộng Sản. B. Dân Y : Còn về tổ chức hành chánh công quyền, mỗi Tỉnh/Tiểu Khu đều có một Ty Y Tế, một Bệnh Viện Tỉnh, tại đây có từ hai đến ba Bác Sĩ Dân cũng như Quân Y và có nhiều cán sự Y tá hay trợ tá phục vụ. Xin quý độc giả đọc một đoạn tựa đề “Điạ ngục trần gian”, trong quyển sách tựa đề “Nhật Ký An Lộc” của Bác Sĩ Nguyễn Văn Quí... ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN Tôi đã cắt mấy cẳng chân nát bấy. Xuơng vỡ ra nhiều mảnh vụn. Thịt da tơi tả trông như miếng giẻ rách, bầy nhầy lẫn lộn đất cát và mấy sợi gân trắng hếu. Tôi thấy không tài nào giữ được những cẳng chân ấy. Chiếc cưa dây Gigli tôi dùng đi dùng lại nhiều lần, giờ đây không chịu nổi nữa. Tôi kéo cưa được mấy cái là đứt tung ra, văng cả máu lên mặt. Trong tủ y cụ tôi chỉ còn có hai sợi chót. Sau khi thay, tôi chỉ còn một sợi độc nhất để dành. Sợi dây cưa Gigli rất dễ sử dụng. Cưa mau lại đỡ mệt hơn cưa tay thường. Tôi phục người nào đó đã sáng chế ra sợi dây cưa này. Tiện lợi vô cùng, vì nó chỉ là những sợi dây thép gồ ghề soắn lại với nhau nên luồn lách chỗ nào cũng được. Trong tình trạng hiện tại, tôi quí sợi dây cưa này lắm, nó giúp tôi làm việc mau lẹ còn dành thì giờ mổ nhiều người khác. Thiếu nó thì những trường hợp thiết đoạn tứ chi tôi đành bó tay. Tôi cố gắng làm việc cho thật nhanh để thương binh khỏi phải chờ đợi và nhất là tránh phơi mình lâu ở chỗ không an toàn. Mọi nghi thức trong phòng mổ đều được giản dị hoá đến mức tối thiểu. Chúng tôi chỉ cần một đôi găng tay. Mọi người trong toán mổ đều mặc áo giáp, đầu đội nón sắt để thay thế áo choàng mổ. Có như vậy chúng tôi mới yên lòng làm việc vì bên ngoài Việt Cộng vẫn pháo tới đều đều. Máy phát điện đã bị pháo kích hư từ đêm hôm qua. Tôi phải mở rộng cửa sổ để có đủ ánh sáng làm việc. Chiếc bàn mổ phải luôn luôn xoay ngang, xoay dọc, lộn đẩu lộn đuôi tùy thuộc nơi mổ là ngực, bụng, đầu hay chân tay để có đủ ánh sáng mặt trời rọi vào chỗ mổ. Phòng hấp ngưng hoạt động vì không còn điện nữa. Các dụng cụ giải phẫu đều được khử trùng bằng cách đốt bằng rượu cồn hay ngâm rửa trong nước sà bông gọi là surgical soap. Mặc áo giáp mổ vừa nặng vừa nóng. Trong phòng mổ kín mít, không máy lạnh, chỉ có một cài cửa sổ thông hơi nên đứng một lúc mà mồ hôi vã ra như tắm. Tôi bị mất nước nhiều quá thành ra mau mệt. Nước bây giờ quý hơn vàng, khó kiếm ra. Phòng mổ bây giờ không còn một giọt nước. Những khăn mổ đã dùng rồi, dính máu không có nước giặt được chị Huyền gom lại vứt thành đống sau phòng trực y tá. Ngay đến nuớc rửa vết thương còn không có lấy nước đâu ra giặt đồ. Ngay những ngày đầu của cuộc chiến, tôi đã tiên liệu tình trạng này. Nhưng tôi thực không ngờ trận đánh kéo dài mãi không dứt và hình như hiện giờ mới chỉ là khởi đầu. Tuần trước tôi đã ra lệnh cho Thượng Sĩ Lý chỉ huy các nhân viên phòng mổ thu gom tất cả các chai nước biển đã dùng rồi, đổ đầy nước vào, đem đi hấp để dự trữ hàng giẫy dài mấy trăm chai dọc theo tường phòng mổ. Mặc dù chúng tôi dùng rất dè sẻn, chỉ để rửa các vết thương, số nước đó cũng chỉ được một tuần sau là hết. Cũng may tôi xuống dưới kho lớn đã đổ nát tìm được 6 gallon phisohex và hai thùng hydrogen peroxide. Không có nước pha, tôi đành rửa các vết thương bằng phisohex nguyên chất. Phòng mổ bây giờ thật xơ xác hoang tàn, nền nhà dơ bẩn vì không có nước lau đã lâu. Dưới chân bàn mổ từng vũng máu đông đen xì hôi hám. Không khí ngột ngạt khó thở, không thể nào tiếp tục làm việc được nữa. Bệnh viện đã bị cô lập. Muốn liên lạc với các giới chức có thẩm quyền để xin trợ giúp chỉ còn có một cách đích thân đi bộ tới tận các bộ chỉ huy. Nhưng trong tình thế này tôi không tin là họ có thể giúp được cho bệnh viện một chút gì. Tôi tự nghĩ, có sao làm vậy, đến đâu hay đến đó, hết sức mình thì thôi. Khoảng 5 giờ chiều, Bác Sĩ Nam Hùng ở phòng cấp cứu xuống cho tôi hay có 5 người bị thương bụng cần mổ gấp, tôi nghe vậy mệt xỉu luôn. Dù ở trong thời bình với đầy đủ phương tiện, tôi có làm suốt đêm đến sáng, chưa chắc một mình tôi có thể giải quyết xong số thương binh đó. Huống chi, trong tình trạng hiện nay, với một số nhân viên cố định, đã làm việc suốt ngày không nghỉ. Tôi nghĩ không tài nào làm hết nổi. Không biết trận chiến còn kéo dài đến bao giờ. Tôi phải giữ sức khỏe cho nhân viên và cho tôi để có thể tiếp tục làm việc trong những ngày sắp tới. Nếu phung phí sức khỏe làm việc trong một ngày để rồi sau đó kiệt sức nằm bẹp một chỗ thì thật là người bất trí. Lại còn vấn đề cá nhân nữa. Không ai lo cơm nước cho chúng tôi. Chúng tôi phải tự túc lấy. Sau vài ca mổ trong giờ xả hơi tôi tạt qua phòng nhắp vội một hai nắp bi đông nước cho đỡ khát, ăn vội mấy thìa cơm sấy với thịt hộp cho qua cơn đói. Các nhân viên phòng mổ khác chắc cũng được bạn bè giúp đỡ nên họ cũng chưa đến nỗi kiệt sức lắm. Tuy nhiên trong tình trạng hiện tại, không điện nước, không đèn đuốc, thì dù có tinh thần cao cách mấy cũng không thể nào làm được. Lại thêm Việt Công vẫn tiếp tục pháo kích suốt ngày. Đạn pháo rơi bên trường trung học trước bệnh viện, bên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, bên Ty Công Chánh sau bệnh viện rồi rơi vào ngay cả bệnh viện kiến cho chúng tôi đứng mổ không yên. Mọi người đều cố làm thật nhanh để còn đi tìm chỗ núp. Những vội vã trong lòng không biểu lộ ra nét mặt. Ai nấy đều có cái vẻ ngoài điềm tĩnh để làm việc. Có thể nói sợ quá hoá lỳ. Vị thực ra đâu còn cách nào khác. Tuy nhiên mỗi lần nghe tiếng rít của đạn bay qua đầu hay tiếng hú của hoả tiễn thì những dấu hiệu kinh sợ mới thấy hiện ra trong ánh mắt mệt mỏi của mọi người. Riêng tôi, mỗi lần như vậy thì cảm giác sợ hãi làm co thắt các bắp thịt đến buốt nhói ở tim. Khi nghe thấy tiếng đạn nổ rồi, thấy mình không hề hấn gì mới yên lòng làm việc tiếp. Càng ngày Việt Cộng càng pháo nhiều, tinh thần mọi người ở đây thật căng thẳng. Sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào. Chúng tôi như những con chim đã bị tên, thấy cây cong là sợ: một tiếng xiết chân, một tiếng chép miệng, một tiếng thắng xe, tiếng xao động của mái tôn cũng làm cho chúng tôi giựt thót mình. Bao giờ tôi cũng có cảm tưởng là có một trái đạn treo trên đầu mình sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Tôi nhận thấy không tài nào làm hết những vết thương bụng đó được. Tôi chọn xem người nào nhẹ nhất tôi làm trước. Những người nặng và những người mất máu nhiều không có hy vọng sống sót sau khi mổ, tôi chỉ cho truyền nước pha với trụ sinh rồi giao cho số mệnh. Trong số những người bị thương bụng không mổ, chỉ có hai người sống sót, một cô gái và một người lính cao lớn tên Ba. Tiếc thay anh Ba sống được hai tuần thì một đêm kia, phòng hậu giải phẫu bị trúng một trái 61 ly. Người đàn bà nằm ngay chỗ trái đạn nổ cùng với đứa con không việc gì, trái lại anh Ba bị một mảnh nơi cẳng chân trái. Một tuần sau anh chết vì bị phong đòn gánh. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi chiều, trong không khí ngột ngạt oi bức tanh mùi máu của phòng mổ, tôi, Thiện, Xòm cố sức làm việc. Tôi cố khâu những vết thủng ruột non. Tôi thấy khó thở quá, mồ hôi chảy ròng ròng trong thân làm tôi thấy ngứa ngáy khó chịu. Thỉnh thoảng tôi lại phải nghiêng đầu dơ vai lên quẹt mồ hôi ở mặt từ trán chảy xuống. Bây giờ không còn như mấy ngày trước nữa mà mong có người đứng bên lau mồ hôi cho mình. Trong hoàn cảnh khó khăn tôi đã hình thành một triết lý sinh tồn là cứ hết sức chú ý vào công việc mình làm, không cần để ý tới thời gian và những phiền toái chung quanh. Bởi vậy cuộc mổ chiều hôm đó tuy cực nhọc khó khăn rốt cuộc rồi cũng xong. Tôi mệt lả người. Trong lúc Thiện, Xòm đẩy bệnh ra phòng hậu giải phẫu, tôi bước ra ngoài cho dễ chịu một chút. Tôi không dám hít mạnh vì không khí bệnh viện hiện giờ chẳng trong lành, thơm tho gì. Cho tới nay gần 300 xác người nằm sấp lớp dưới nhà xe và sân sau của bệnh viện. Những xác chết đó có từ ngày đầu của cuộc chiến, đến nay gần mười ngày mà chưa được đêm đi chôn. Buổi chiều mùa hạ nóng bức cùng với mùi tử khí của những xác người đã bắt đầu trương phình làm cho không khí đặc quánh, thật khó thở. Bệnh viện có một nhà xác chứa được hai xác. Khi tôi tới làm việc ở tỉnh này được chừng ba tháng, thì dự án nới rộng nhà xác của tỉnh đã được thông qua và bắt đầu. Một ông thượng sĩ an ninh của tỉnh thì thầm với tôi : - Bác sĩ đừng chê tôi dị đoan, nới rộng nhà xác là điều tối ky, vì chắc chắn sẽ có nhiều người chết lắm. Để rồi bác sĩ coi tôi nói có đúng không. Trước kia làm ở tinh Chương Thiện cũng vậy. Chỉ vài tháng sau khi nới rộng nhà xác là vô số người chết tới. Lúc đó tôi gật đầu cho ông ta vừa lòng, nhưng trong bụng bán tín bán nghi. Nay thì thấy ông thượng sĩ già này có lý. Thoạt đầu những người tử nạn đều được tẩm liệm vô hòm đàng hoàng, có cả quốc kỳ phủ quan tài cùng hương đèn đốt cháy suốt ngày đêm. Trung đội chung sự không đem đi chôn được vì pháo kích và khu nghĩa địa không được an ninh vì ở xa, ngoài vùng kiểm soát của quân mình, nên xác chết cứ để lại tại bệnh viện. Khuya, sau khi mổ xong, đi xuống phòng ngủ, tôi không dám nhìn ra phía nhà quàn với hàng quan tài có những ánh nến leo lét cháy. Cứ trông thấy là tôi lạnh người dựng tóc gáy rảo bước cho mau. Dần dần người chết quá nhiều, bất cứ nơi nào có xác chết là họ thu về đem thảy vào nhà xác bệnh viện. Mới đầu giới hạn ở nhà quàn, sau lan ra nhà xe, tới sân sau, rồi tới ngang hông văn phòng Ty Y Tế ngay trước trại ngoại khoa. Có xác quấn poncho, có phiếu chứng tử đính kèm, nhiều xác để trần mặc áo giáp, xác nằm xấp, nằm nghiêng, co chân co tay, miệng há hốc, mắt trợn trừng. Có xác nằm bình thản như người ngủ. Có xác trương phình, bụng căng cứng, bóng như bụng ễnh ương, chảy nước vàng, rữa nát vì để quá lâu, phơi nằng suốt ngày đã biến màu thành đen sạm như chì. Xác của người lớn, của trẻ con, của quan, của lính, của dân nằm lẫn lộn, xông lên mùi hôi thối suốt nửa tháng trời. Ruồi nhặng bu đầy trên mặt mũi, trên những vùng nước rỉ ra từ những thân thể sắp rữa nát. Để ngăn ngừa ruồi muỗi sinh sản, có người đem rắc bột DDT lên những xác chết. Hành động này về phương diện vệ sinh, trên lý thuyết thì rất đúng. Nhưng đứng ở một nơi nào khác kia, ở một thời điểm nào kia, chứ thực tình tôi vẫn phân vân tự hỏi tại đây nó có tốt không ? Trong nhất thời, tôi cho là tai hại quá. Ruồi nhặng bị xua đuổi khỏi chỗ ở của nó liền quay vào tấn công bệnh viện. Khắp chỗ nào cũng có ruồi nhặng. Chúng lì lợm đậu lên đầu lên mặt tôi, lên mặt những thuơng binh mệt mỏi nằm ngủ quên. Tôi đưa tay vuốt mặt ngửi thấy mùi hôi thối của xác chết kinh tởm đến lợm giọng. Tệ hơn nữa hiện giờ chẳng kiếm đâu được nước mà tắm rửa. Tôi lấy một cục bông gòn thấm alcool lau qua cho đỡ bẩn. Mùi hăng nồng của alcool quả thực đã làm tôi thấy sạch sẽ hơn, dễ chịu hơn được một chút. Lại nữa, mùi DDT trộn với mùi của xác chết xình thối hợp thành một mùi khủng khiếp không tài nào ngửi được. có những xác ruồi bu đen suốt từ đầu đến chân, tôi trông thấy mà nôn nao trong ruột muốn ói. Mấy ngày sau, anh Châu kiếm đâu được ít thịt heo đem kho tầu mang đến cho tôi nhưng tôi không thể ăn được. Cứ đưa miếng thịt lên miệng lại nghĩ tới đống thịt rữa nát chỉ cách mình không xa là mấy, đành phải bỏ xuống. Ấn tượng đó cho đến cả tháng sau, lúc dọn sang bộ chỉ huy tiểu khu mới hết. Sau khi không thể chịu được những xác chết đó nữa, chúng tôi trình sự việc lên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Một vị đại tá được chỉ thị lo việc này. Đó là Đại Tá Điềm nguyên Tỉnh Trưởng Long Khánh hồi tôi còn ở Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh đóng ngay tại tỉnh này. Không hiểu sao tôi lại gặp ông ở đây. Đích thân ông dẫn một tốp lính cùng 10 lao công đào binh để hốt xác đem lên xe cam nhông đưa đi chôn. Nhưng khi Đại Tá Điềm ra lệnh xong vừa quay về là lính, lao công đào binh cũng trốn luôn. Ai cũng ghê tởm không dám làm công việc khênh hàng trăm xác rữa nát hôi thối lên xe. Ở sân trường học, ngay phía trước cửa bệnh viện, một chiếc xe ủi đất của Ty Công Chánh đang đào những hố thiệt lớn. Tiếng máy nổ khác thường làm mọi người chú ý. Ai cũng thắc mắc không hiểu họ đang làm gì. Mới đầu, tôi tưởng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn cho làm thêm công sự chiến đấu, sau mới biết là đào hố chôn tập thể. Xe phải đào tới gần một ngày mới xong. Buổi chiều chừng 5 giờ, một xe GMC dẫn 10 lao công đào binh cùng 5 người lính sang bệnh viện. Xe de đít quay vào đám xác. Lần này có lệnh của Đại Tá Điềm là ai trốn chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Chính nhờ nghiêm lệnh này công việc đã được tiến hành tương đối chu đáo và có hiệu quả. Một trung sĩ to con, mặt sát khí đằng đằng cầm súng M.16 đứng chỉ huy. Mấy người lao công đào binh đi kiếm bao nylon gạo sấy để làm bao tay hì hục khênh từng xác vất lên xe. Nước vàng hôi thối từ những xác chết chảy ròng ròng. Bắt họ làm công việc này thật tội nghiệp. Nhưng nếu không bắt buộc thì làm sao giải quyết nổi gần 300 cái xác đó. Sau khi chất lên được gần một xe, nhìn lại thấy số xác người như không suy chuyển một chút nào, mấy anh lao công đào binh đã bắt đầu nản, xuống tinh thần. Phần vì mệt mỏi, phần vì tiếp cận ngay những cái xác đang rữa nát hôi thối đó, họ đều xin dừng tay nghỉ mệt và một anh đề nghị lấy xe ủi đất ủi tất cả các xác đó vào một đống sau bệnh viện rồi đổ xăng đem đốt. Nhưng giải pháp này không được chấp thuận. Vì mùi khét lẹt của gần 300 cái xác đó xông lên thì chắc không ai chịu nổi. Bỗng một người lính la lên: - Có thằng trốn. Hai người lính liền đi lục soát tìm kiếm. Lợi dụng mọi người không chú ý, ba người nữa chạy vội ra tính leo rào trốn khỏi bệnh viện. Một cuộc rượt bắt diễn ra. Anh trung sĩ phải bắn mấy phát chỉ thiên mới bắt lại được ba người, còn một người trốn mất luôn. Bắt được anh cho mỗi người một báng súng vô ngực, buộc phải quay lại làm tiếp. Anh hăm dọa: - Tụi bay mà bỏ chạy nữa tao bắn bỏ nghe. Một người lao công đào binh mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm chiếc áo ka ki bạc màu, nhăn nhó qua hàng nước mắt: - Hôi thối quá làm sao tụi em làm được. Anh trung sĩ nạt lại: - Bộ tao đứng canh tụi bay ở đây không ngửi thấy mùi sao. Ráng làm cho xong rồi về. - Khênh người sống còn đỡ, khênh người chết sình nặng quá muốn hụt hơi luôn. Trung sĩ cho tụi em nghỉ một lát để thở. - Được, cho tụi bay nghỉ 5 phút. Mấy lao công đào binh ngồi ngay xuống thềm xi măng văn phòng Ty Y Tế nghỉ xả hơi. Mặt người nào người nấy phờ phạc có lẽ phải hít thở mãi những mùi xú uế từ những tử thi để lâu ngày. Một người trông hãy còn trẻ, chừng 20 tuổi mặt mũi có vẻ thông minh ngồi dựa vào tường than thở. - Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa bao giờ tao phải làm một việc cực khổ khốn nạn như thế này. Cực đéo chịu được, thà chết sướng hơn. Tôi cho người đi kiếm mấy cặp găng tay đã dùng rồi đưa cho họ mang để họ làm việc dễ dàng hơn là dùng những bao nylon gạo sấy. Hết 5 phút xả hơi, họ lại được lệnh tiếp tục khênh xác lên xe. Đầy xe rồi tài xế liền lái ra hố chôn tập thể. Họ lại khênh xác vứt xuống hố. Tới 8 giờ tối mới xong được hai xe. Họ làm liên tục như thế trong hai ngày mới thanh toán hết số xác trong bệnh viện. Chiếc xe ủi đất phải đào thêm hố nữa dài theo sân của trường trung học mới đủ chỗ chôn. Ngoài ngã ba Xa Cam dọc theo vườn cao su, trung đội chung sự tiểu khu còn đào thêm một hố chôn tập thể khác khá lớn. Tôi nghe nói hố đó chứa chừng gần một ngàn xác. Giờ đây mồ mả mọc lên như nấm rải rác khắp thành phố. Những tấm bia bằng gỗ pháo binh, bằng giấy carton được mấy người bạn đồng đội viết nguệch ngoạc tên họ người chết và cắm lên vội vã. Họ phải làm thật lẹ vì rất nguy hiểm khi phơi mình quá lâu trên mặt đất. Đạn pháo kích có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Trước cửa nhà Tiểu Khu Phó, hai người đang đào hố chôn bạn, gần xong thì bị ngay một trái 105 ly. Chẳng một ai sống sót. Sẵn hố đã đào, người ta liền vùi tất cả chung vào một lỗ. Thành ra những ngưòi lính ấy đã tự tay đào lỗ chôn mình. Mấy anh lao công đào binh cũng bị tử nạn đang khi vứt xác xuống hố. Thi thể họ cũng được vùi chung với những xác mà họ mới vừa khênh xuống. Người ta kể chuyện, vì có những vụ như vậy nên mỗi lần đào hố chôn, họ lại đào rộng ra một chút để nếu có bất hạnh xảy ra thì có sẵn hố tự chôn mình luôn. Thật là bi thảm nếu quả thực là như vậy. Không biết chuyện đó có thật hay không. Từ khi giải quyết xong mấy trăm xác chết đó, bệnh viện thấy dễ thở hơn được một chút. Tuy nhiên hàng ngày, trung bình có từ 3 đến 5 xác do các nơi đem tới. Trung đội chung sự vì vậy cứ cách ngày lại phải tới bệnh viện gom xác lại đem đi chôn. Công việc cứ tiến hành đều đều như vậy, nên không còn sự ối đọng cả mấy trăm xác chết như trước nữa. Ở đây không phải chỉ chết một lần, mà hai lần, có trường hợp tới ba lần. Pháo trúng mồ, thân xác bị cầy nát lên, được chôn lại, bị pháo trúng nữa, thịt xương rữa nát văng vãi tứ tung, hôi thối khửng khiếp. Đó là truờng hợp của một nữ y tá thuộc phòng y tế công cộng chẳng may bị tử thương, được bạn bè đem chôn tại bờ tường phía sau bệnh viện, đã bị chôn hai lần như vừa kể ở trên. Và đó cũng là trường hợp của bốn quân y tá mà tôi là người nói chuyện với họ lần cuối cùng dưới làn cây trứng cá trườc cửa văn phòng Milphap. Khi tôi từ phòng mổ đi xuống trại ngoại khoa, nửa đường gặp một nhóm quân y tá đang đứng nói chuyện với nhau. Trông thấy tôi, binh nhất Út tươi cười chào hỏi : -Bác sĩ làm việc có mệt không? Tôi đứng lại nhập bọn với họ, trả lời: - Mệt lắm, nhưng cũng phải cố gắng, còn nước còn tát. Thế các anh em có chỗ núp an toàn không, ăn uống cơm nước ra sao? - Thưa bác sĩ, nhờ có gạo sấy do thả dù tiếp tế nên cũng không bị đói. Chúng em cứ hai người chung một hố cá nhân đào dọc tường sau của trại nhi khoa, cho đến bây giờ thì may mắn chưa có ai bị hề hấn gì cả. - Thế thì tốt lắm, nhưng không nên đứng khơi khơi giữa trời như thế này làm gì, nguy hiểm lắm.. Nói xong, tôi liền tiếp tục đi xuống trại ngoại khoa, mở khóa vào trong phòng ngả lưng định nằm vài phút để lấy lại sức. Vừa nằm chưa ấm chỗ tôi chợt nghe một tiếng nổ rất gần ngay trong bệnh viện, không to lắm, mảnh đạn, đất đá văng lên mái nhà nghe rào rào. Tôi đoán là đạn súng cối 61 ly. Vì đã có kinh nghiệm và đã quá quen với pháo kích rồi nên nghe tiếng nổ là tôi có thể đoán trúng được là loại đạn gì. Tôi nghĩ thầm loại này thì nhằm nhò gì chỉ như gãi ghẻ mà thôi. Tôi chẳng thèm để ý, định bụng nằm trên giường như thường, chẳng cần phải chui xuống gầm giường như mọi khi nữa. Đang suy nghĩ miên man, thì có tiếng gõ cửa gấp rút, rồi tiếng trung sĩ Lạng trưởng trại ngoại khoa nói vọng vào : - Xin mời bác sĩ ra ngay cho. Có bốn y tá của mình bị thương nặng! Tôi vội ngồi bật dậy, đi ra ngoài, khoá cửa lại cùng trung sĩ Lạng chạy ra phía đầu trại ngoại khoa, ra tới sân trước văn phòng Milphap tôi thấy một nhóm đông đang xúm xít săn sóc bốn người bị thương nằm dưói đất. Tôi khám thật nhanh thấy ba người kia đã chết vì vết thương quá nặng ở đầu, bụng. Còn có binh nhất Út thấy có vẻ tỉnh táo nhưng mặt mày xanh mét vì mất máu, vì đau. Tôi ra lệnh cho y tá khênh Út vào văn phòng Milphap, đặt anh ta trên chiếc bàn, rồi bắt đầu khám lại kỹ càng hơn. Tôi thấy một vết thương do mảnh đạn xuyên vào phổi phải. Không có tiếng thở phế bào. Chắc máu ra nhiều trong phổi. Tim đập rất yếu. Chắc chắn bệnh nhân cần phải được thông phổi ngay. Nhưng những dụng cụ thông phổi nay đã hết. Nên tôi đành phải dùng valve Heimlitz là một hình thức thông phổi mà không cần bình nước vì valve chỉ cho phép đi một chiều tức là máu ra được nhưng không khí không vào được do hai lá cao su khi thở ra thì nó mở ra, khi hít vô thì nó tự động đóng lại theo sức ép của không khí. Tôi biết vết thương này không đơn giản. Chắc chắn nó đã gây hư hại nhiều cho những cơ quan bên trong. Tôi chắc Út khó có thể qua khỏi được nếu không được di tản kịp thời. Nhưng với tình trạng hiện nay, tản thương là điều không thể có được. Tôi nghĩ đến nước này chỉ đành phó mặc cho trời mà thôi. Sau khi truyền nước biển xong tôi dặn mấy người bạn Út canh chừng trong đêm nay. Ngày mai nếu may mắn có chuyến tản thương sẽ cho Út ưu tiên đi trước. Tôi đi vòng qua đống rác lớn cuối trại nội khoa, ra phòng cấp cứu. Qua hành lang giữa trại, tôi thấy thương binh nhiều quá, nằm bừa ra cả lối đi. Tôi phải len chân lần từng bước. Ra tới cửa chính giữa, nơi được dùng làm phòng cấp cứu. Một cảnh tượng đau lòng hiện ra. Chừng 30 thương binh nằm đầy ra ở dưới đất. Một vài người có bang ca, còn phần đông nằm ngay trên sàn gạch dơ dáy, đầy bông băng vấy máu. Một bàn kê sát vách tường trên đó để đầy các thứ thuốc sát trùng, các thứ thuốc chích, cạnh đấy là những thùng băng đã được khui sẵn. Sáu y tá luôn tay làm việc băng bó. Bác sĩ Nam Hùng, bác sĩ Tích đã khám vết thương từng người rồi ra chỉ thị cho y tá, cái nào rửa sạch băng lại, cái nào cần giải phẫu thì chuyển xuống phòng mổ. Tôi đến gần bác sĩ Tích, anh nhìn lên lắc đầu thở ra. Tôi hiểu ý nói : - Nhiều quá phải không anh Tích? Bác sĩ Tích gật đầu mệt mỏi đáp: - Tôi với anh Hùng làm từ sáng tới giờ mà vẫn không hết. Nghe nói họ sẽ còn mang tới nữa. -Trời! Lấy chỗ đâu cho thương binh nằm. Ở đây đầy rồi. Dưới trại cũng hết chỗ chứa. Bác sĩ Tích ngao ngán lắc đầu: - Mấy thằng khiêng cáng viên dông hết rồi. Tụi nó mất tinh thần, tên nào tên ấy lờ quờ không muốn làm gì cả. - Mình bận làm việc không hở tay đâu để ý được tụi nó. Giá có thêm người đứng ra chỉ huy, tụi nó sợ, làm việc, thì đâu có ối đọng khổ sở như thế này. Tôi đi thăm một lượt, may mắn không có ai cần phải mổ lớn cả. Phần đông đều bị thương ở tay chân. Có nhiều người bị gãy xương, được các bạn đồng đội băng bó giữ im tạm khúc xương bị gãy bằng những cành củi khô hoặc bất cứ vật gì mà họ kiếm được. Một điều tôi lấy làm lạ là bị thương đau đớn như thế mà không có ai kêu la. Khi các y tá xức thuốc rửa những vết thương trầy trụa, họ chỉ suýt soa nhăn mặt cắn răng chịu đựng chứ không như những ngày thường. Trong số những người bị thương, có mấy người dân vừa đàn bà vừa trẻ con. Một đứa trẻ cụt cả hai chân lên tới đầu gối, nằm gối đầu trên một chiếc hộp đựng băng, dơ đôi mắt lờ đờ nhìn tôi miệng mấy máy một cách yếu ớt: - Nước, nước, cho con hớp nước. Sắc mặt nó vì bị mất máu nên xanh mét, da môi khô, cánh tay trái bị băng gần hết.Một sợi giây vòng qua cổ treo cánh tay trước ngực thành một góc 90 độ.Tay kia cũng đuợc giữ im để truyền nước biển. Thân hình nó thành ra ngắn ngủn một cách thảm hại. Vệt nước mắt khô còn in trên má. Mắt nó ráo hoảnh, nó không còn nước mắt để mà khóc. Nó nhìn để mà nhìn, đôi mắt dường như vô cảm giác. Tôi nghĩ nó đã quá mệt, tê dại không còn biết đau đớn là gì nữa. Nó bây giờ chỉ còn là một sinh vật, sinh vật “vô tri”. Cạnh đấy một người đàn bà bị thương ở má phải tóc bê bết máu nằm gục đầu trên đống băng vấy máu. Vết thương của bà ta đã được băng bằng một băng cá nhân nhà binh khá lớn che gần hết khuôn mặt chỉ để hở một con mắt tím bầm, sưng vù, thỉnh thoảng cố nhướng lên mà không được. Bà ta nằm rên nho nhỏ. Phía góc phòng, một người lính bị thương ở đầu, bị quấn băng kín mít, chốc chốc lại la lên : - Trời ơi khát nước quá, ai cho tôi miếng nước. Kêu xong anh ta lại nằm yên như không có gì xảy ra cả. Mọi người đều bận rộn, không ai lấy nước cho anh, vì thực ra cũng khó mà kiếm được nước trong lúc này. Tôi yên trí không lo anh bị chết khát, vì chai nước biển treo bên cạnh vẫn còn nhỏ đều đều từng giọt thẳng vào mạch máu. Tôi nhìn những người y tá làm việc băng bó như máy. Không hiểu họ có nghĩ gì không. Suốt 20 năm chiến tranh, chết chóc bị thương xảy ra quá thường như cơm bữa, khiến người ta dường như không còn xúc động trước những cái chết của đồng loại. Tôi đã nhận ra được điều này ngay từ hồi tôi còn là một sinh viên y khoa thực tập tại khu ngoại khoa bệnh viện Chợ Rãy. Hôm ấy người ta khênh vào hai mẹ con bị thương. Tôi săn sóc khâu vá vết thương của người mẹ. Tôi hỏi: - Vì sao chị bị thương vậy? Người đàn bà đáp: - Bị máy bay bắn lầm trong khi cả nhà tôi đang ăn cơm. Hiện giờ chồng tôi và đứa con út bị chết vẫn còn để nằm ở nhà. Điều làm tôi kinh ngạc nhất là giọng nói thản nhiên, gần như vô cảm giác, không một chút xúc động, không một giọt nước mắt, dường như bà ta đang nói về cái chết của người chồng, người con nào đó không phải của bà ta. Tôi cứ tưởng bà ta phải gào thét lên, khóc nức nở hay tỏ ra đau đớn lắm khi nhắc tới cái chết của chồng con. Nhưng thực sự đã trái lại, và điều này làm tôi chợt hiểu là chiến tranh đã làm chai đá lòng người. Tuy nhiên cũng còn may, chiến tranh chưa hủy diệt hết tất cả tình cảm của con người vì sau này, trong những lần hành quân đụng địch, tôi đã bắt gặp được những tiếng khóc thổn thức, những tiếng kêu thảng thốt của những binh sĩ khi nghe tin một người bạn đã gục ở tuyến đầu. Thành ra về một phương diện nào đó, đau khổ quá mức làm cho tê dại đi cũng là một phản ứng tốt để người ta có thể sống còn được. Tôi tiến dần ra phía ngoài cửa. Nơi đây quả là một địa ngục trần gian. Người sống người chết nằm lẫn lộn với nhau. Một người lính nằm dựa vào chân cột hành lang mắt nhắm nghiền. Một bên má có một vết thương còn rỉ máu. Cánh tay trái băng kín treo trước ngực. Khắp người anh chỗ nào cũng đầy những vết thương nhỏ. Anh nằm gác chân lên cái xác mà anh tưởng là một người bạn, thỉnh thoảng anh đập chân thì thào: - Lấy tao hớp nước mày. Có lẽ anh ta đã mê loạn rồi chăng ? Gần đấy một người bị thương ở cẳng chân, nằm gối đầu lên đùi một người bị thương ở đầu dường như đang ngủ mê mệt. Tôi tới gần xem, người bị thương ở đầu đã chết từ bao giờ. Tôi bỗng nghe một tiếng gọi yếu ớt - Bác sĩ! Tôi quay đầu lại, đưa mắt tìm kiếm xem tiếng nói từ đâu. Một cánh tay gầy khô như khúc xương mệt mỏi vẫy tôi. Tôi nhận ngay ra Điểu Thoul, một lính Địa Phương Quân người Thượng đamg nằm sát chân tường gần cửa phóng bác sĩ Chí. Tôi tới gần cúi nhìn vào hố mắt sâu hoắm của anh ta. Điểu Thoul giờ chỉ còn là bộ xương. Hắn quá yếu đuối không còn nhúc nhích gì được. Điểu Thoul bị thương ở bụng thủng ruột già. Tôi đã mổ làm hậu môn nhân tạo cho anh ta. Mấy ngày trước tôi đã cho tản thương, khênh ra khênh vào mấy lượt nhưng rốt cuộc không đi được, rồi chắc bị bỏ nằm ở đó. Tôi ngồi xuống bên anh ta, một mùi hôi thối xông lên. Chung quanh chỗ nằm chảy đầy be bét toàn là phân. Cái túi nylon đựng phân buộc ở hậu môn nhân tạo mấy ngày nay không được thay, phân đầy tràn ra ngoài, những con bọ nhỏ bò lổn ngổn trông thấy mà nổi gai ốc. Tôi nói: - Để tôi gọi người thay túi nylon cho anh chịu không? Điểu Thoul không nói gì, hai giọt nước mắt chảy dài trên đôi má hóp. Thường ngày cũng vậy, Điểu Thoul ít khi nói lắm. Bị đau nhức hay khó chịu trong mình chỉ biết ứa nước mắt khóc mà thôi. Tôi hỏi: - Đói không, tôi cho người chuyển xuống trại nhé? Điểu Thoul gật nhẹ đầu. Sau đó tôi nhờ anh Xòm, thượng sĩ Lỹ làm sạch vết thương rồi khênh hắn xuống trại hậu giải phẫu. Trước cửa sổ phòng bác sĩ Chí, ba xác nằm bình thản ngay lối đi. Xa hơn nữa, trước cửa phòng nha khoa hai xác nằm sóng đôi được đậy bằng một tấm tôn cong queo thủng lỗ chỗ vì bị mảnh đạn chừa ra hai cặp chân tím ngắt sưng mọng nước. Những thây đó đã bắt đầu hôi, mùi tử khí làm cho mọi người ngột ngạt khó thở. Tôi thấy cô Bông, điểu dưỡng trưởng của bệnh viện, đang loay hoay băng bó một cách khó khăn cho một người lính bị thương ở đùi. Cẳng chân bị ngắn lại bị vẹo về một bên. Tôi hấp tấp bước lại: - Khoan hãy băng, người này bị gãy xương đùi, làm bậy bạ bị kích xúc dễ chết lắm. Cô chờ tôi một chút, tôi đi lấy nẹp Thomas, trong khi chờ đợi cô cho truyền một chai Ringer và chíc một syrette Morphin cho bớt đau. Nói xong tôi rảo bước về phòng mổ, ào vô kho lục được một chiếc nẹp mang ra. Tôi hỏi người lính : - Anh thấy đã bớt đau chưa? Anh ta gật đầu nhè nhẹ. Tôi vẫy trung sĩ Trọng : - Lại đây giúp tôi một tay. Anh bợ nhẹ chân này lên để cô Bông đặt nẹp vào. Tôi nắm lấy cổ chân người lính, hơi kéo nhẹ nhàng vừa nâng lên cao. Người lính nhăn mặt kêu đau. Tôi vừa giữ chân vừa vỗ về anh. - Chịu khó một chút sắp xong rồi. Năm phút sau, chúng tôi băng bó và giữ im xong. Trên trán người lính còn lấm tấm mấy giọt mồ hôi. Anh đã can đảm cắn răng chịu đau khiến chúng tôi làm việc được mau chóng dể dàng. Tôi thấy cô Bông có vẻ mệt. Bây giờ là 8 giờ tối. Tôi biết cô và Trọng đã làm việc không ngừng từ suốt sáng tới giờ. Đầu tóc cô bơ phờ. Chiếc áo bà ba bằng lụa xanh màu lá chuối non và chiếc quần đen đều vấy máu. Chúng tôi làm việc dưới ánh sáng bập bùng của ngọn đèn biến chế làm bằng một chai thủy tinh đựng dầu lửa, nút chai được đục thủng một lỗ để bấc đèn chui qua. Ngọn lửa có nhiều khói khét lẹt. Tôi nói với hai người: - Chắc hết bệnh rồi. Mình có thể đi nghỉ được. Cô Bông đưa tay quẹt mấy giọt mồ hôi trên trán nói: - Bác sĩ đi nghỉ trước đi. Tôi đi kiếm chút nước cho thằng bé nằm kia uống. Tôi vội dặn cô : - Coi chừng đấy, mấy người khác thấy được, họ nhao nhao lên đòi, cô không có nước đâu mà cho. Cô Bông mỉm cười hiểu ý nói : - Tôi biết mà, bác sĩ yên trí đi nghỉ đi… 5- KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA: • Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, đặt bản doanh tại Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân có trách vụ đổ quân, tản thuơng và tiếp tế (Phi Đoàn 237 Chinook) trực tiếp yểm trợ tiếp tế cho chiến trường An Lộc. • Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, bản doanh đặt tại Tân Sơn Nhất Sài Gòn, đảm nhận phần hành thả dù tiếp tế và thả Biệt Kích giả, Phi Đoàn Tinh Long 821( Rồng Lửa) yểm trợ hoả lực cho Căn Cứ Tống Lê Chân, các Phi Đoàn Vận Tải C.119 & C.123 đảm trách thả dù tiếp tế cho An Lộc. • Sư Đoàn 4 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, bản doanh đặt tại Thị Trấn Cần Thơ. Chuyển vận Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ Quân Đoàn 4 lên Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương Quân Khu III. GHI CHÚ ĐẶC BIỆT: Chiếu theo Quyển Chiến Sử Trận Bình Long do Nha Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH phát hành năm 1973:” Vào ngày 26 tháng 04 năm 1972, Quân Đoàn 3 được Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho Lữ Đòan 3 Nhảy Dù (Tr.71)..TRỰC THĂNG VẬN XUỐNG TÂN KHAI:” Theo đúng kế họach đã ấn định, các Tiểu Đòan Nhảy Dù, vừa được rút về từ chiến trường Kontum đã đền Lai Khê để đợi lệnh..Lữ Đòan 3 Dù do Đại Tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy…( Trang 125).. Nhưng rất tiếc là cho tới nay, chúng tôi chưa bắt liên lạc được với bất cứ cấp Chỉ Huy nào của Lữ Đòan 3 Dù , để phối kiểm nguồn tin, Chúng tôi ước mông sau ấn bản phát hành lần “NHÌ” này , các Chiến Hữu các cấp thuộc Lữ Đòan 3 Dù vui lòng lên tiếng (gọi điện thọai cho chúng tôi : (512) 278-1729. để được cập nhật hóa cho ấn bản kế tiếp.Thảnh thật cảm tạ trước. CÁC ĐƠN VỊ THIẾT GIÁP • Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa (Cơ hữu của Quân Đoàn 3/Quân Khu III). • Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận (Cơ hữu của Chiến Đòan15/SĐ 9 Bộ Binh). PHÁO BINH • Các Tiểu Đoàn Pháo Binh : 52, 53 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa. • Các Đại Đội Pháo Binh 105 ly và 155 ly tại các căn cứ hoả lực Hoa Lư, Cầu Cần Lê, Tống Lê Chân • Pháo Binh Lãnh Thổ của Tiểu khu Bình Long: Chi Khu Lộc Ninh, Chi Khu An Lộc, Chi Khu Chơn Thành. • Đại Đội Pháo Binh Dù (đặt tại căn cứ hỏa lực Đồi Gió). CÔNG BINH CHIẾN ĐẤU • Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Tại các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Sư Đoàn, còn có các chiến binh Quân Cảnh, cũng rất khổ cực trong việc gìn giữ an ninh trật tự cũng như điều hành lưu thông. Các chiến binh thuộc ngành Quân Nhu, Quân Cụ và ngành Tâm Lý Chiến (các phóng viên và Đặc Phái Viên Quân Đội Chiến Trường, cũng đã đổ xương máu và mồ hôi nước mắt cho trận chiến thắng vĩ đại nầy). TOÁN MẬT MÃ THUỘC NHA KỸ THUẬT BỘ TỔNG THAM MƯU, VÀ TIỂU ĐOÀN 5 TRUYỀN TIN CỦA SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH VNCH Toán Mật Mã thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu, đã lập được một kỳ công âm thầm ít ai biết đến, đã giúp giải đoán những điện tin “MẬT” của Cộng Quân, trình lên Tư Lệnh Chiến Trường sớm biết được mưu đồ và cường độ tấn kích, để kịp thời điều quân ứng phó. Các Chiến Sĩ thuộc Tiểu Đoàn 5 Truyền Tin, đặc biệt là toán mắc dây điện thoại của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, đã có nhiều chiến sĩ bị trúng pháo của Cộng Quân tử trận hay bị thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ (nối dây điện thoại, từ hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng đến Bộ Chì Huy của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). CÁC LỰC LƯỢNG DIỆN ĐỊA CỦA TIỂU KHU BÌNH LONG Các Tiểu Đoàn, Đại Đội, Trung Đội Địa Phương Quân, các Trung Đội Nghĩa Quân v Nhân Dân Tự Vệ,Các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Các Chiến Sĩ Cảnh Sất Quốc Gia và Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến, và các viên chức Xả Ấp của Tiểu Khu Bình Long đã hy sinh 495 Chiến Sĩ. BÁO CHÍ Kế tiếp là đoàn quân báo chí, xin mới quý vị đọc bài viết tựa đề “An Lộc – Chiến trường thách đố” của phóng viên Phan Nhật Nam. Sau đây, dưới hình thức một ký sự của một phái viên Vô Tuyến Việt Nam đã đặt chân hơn một lần vào An Lộc, trong những ngày còn lửa đạn, người đọc sẽ được dẫn dắt vào một thành phố đổ nát – An Lộc. Công việc của một phóng viên là trung thực ghi nhận mọi sự kiện xảy ra trong đời sống thời sự. Trên một khía cạnh nào đó, người phóng viên như một chứng nhân dự phần vào những diễn biến luôn luôn làm cho thế giới biến đổi không ngừng. Với tư cách của một phóng viên Vô Tuyến Việt Nam, tôi tới An Lộc ngày 13 tháng 06 năm 1972 khi trận này bước vào ngày tử thủ thứ 68. Nhiệm vụ của tôi tương tự như các phái viên Vô Tuyến Việt Nam ở các mặt trận khác, là tường trình qua hệ thống liên lạc siêu tần số những sự thật đã và đang diễn ra tại các địa điểm mà chúng tôi có mặt. Tôi đặc trách mặt trận Bình Long và chiến trường An Lộc, thực sự như một thách đố đối với cá nhân tôi cũng như nhiều người khác đã từng tìm cách vào An Lộc. Chuyến đi của tôi khởi sự và trung tuần tháng 6 năm 1972. Trong 02 tháng trời ròng rã này, mỗi lần khởi hành đều kéo theo một thất bại cho riêng tôi và cả các anh em khác đi cùng. Có những người bị thương, có những kỷ niệm chua xót, nhưng đau đớn hơn cả là cái chết của cố phóng viên điện ảnh Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Bình. Một tuần lễ chờ đợi lên trực thăng rồi lại xuống, ăn chực nằm chờ dưới những cơn lốc cát nóng bỏng ở phi trường Lai Khê – Bình Dương, ngày 29 tháng 4 năm 1972, chúng tôi khởi sự cuộc hành trình phiêu lưu vào An Lộc. Trong thời gian này An Lộc đang bước vào ngày tử thủ thứ 22, áp lực đang lúc mạnh và quân Cộng sản Bắc Việt đã tạo được một lưới lửa phòng không suốt dọc phi trình dẫn vào thành phố anh hùng này. Trong ngày này, chúng tôi không tới được mục tiêu – trực thăng chở chúng tôi bị bắn như mưa, cho đến khi tới gần đồn điền Xa Cam tại đây địch quân pháo kích hang lọat vào bãi đáp, các phi công quyết định bay trở về. Trên cao độ hơn ngọn cây ở Xa Cam, chúng tôi nhìn thấy hàng trăm thương binh đang chờ đợi được di tản về Lai Khê, có những người nằm trên băng ca, có những người chạy tán loạn dưới những tiếng nổ chat chúa, cát bụi mịt mờ của đạn phao kích. Họ chạy theo hướng trực thăng đến như muốn bấu víu vào những hy vọng cuối cùng của sự sống. Chúng tôi cảm thông tình cảnh này, vì chính mắt tôi trông thấy những thương binh ở Lai Khê, những người còn đi lại được, những vết thương đã có giòi, và những ký sinh trùng ghê tởm này đã rớt vương vãi khi anh em từ trên trực thăng tản thương bước xuống. Đợt trực thăng hôm đó không có một thương binh nào về tới Lai Khê vì các phi công không thể hạ tàu giữa cơn mưa pháo kích của địch quân. Trên đường về địch cũng bắn rát như khi chúng tôi tới, một trong các lọat đạn của địch đã khiến chiếc trực thăng chở chúng tôi không còn điều khiển được và phi công phải hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi trống chính giữa khu rừng rậm ở phía Nam đồn điền Xa Cam. Trong khoảnh khắc kinh hoàng, một trực thăng Gunship yểm trợ đã đáp xuống khu đất này để cứu sống tất cả chúng tôi gồm 4 nhân viên phi hành đoàn và bốn phóng viên chiến trường. Ngày 01 tháng 05 năm 1972, trong một chuyến đi tương tự, điện ảnh viên Nguyễn Ngọc Bình đã giã từ ống kính khi trực thăng chở anh nổ tung vì đạn B40 của Cộng quân … Ngòai ra, còn có Liên Đoàn 5 Quân Y, các đơn vị Quân Nhu,Quân Cụ, Quân Vận,… (1) Tựa đề “The siege of An Lộc” How Air Supply Helped save the City?? của Trung Tá Len Funk (The Army Historical Foundation). https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/5/ CHƯƠNG 11 TỔNG KẾT LUẬN 1- CÔNG TRẠNG: Chiến thắng An Lộc một cách vẻ vang và hào hùng là do công lao của tất cả các Chiến Sĩ các cấp quyết tâm tử thủ, Quân Dân một lòng, cùng chịu đựng hiểm nguy gian khổ, cùng ý chí chống quân Cộng Sản xâm lăng. Tuy nhiên, cũng phải nói, là nhờ có những cấp Chỉ Huy cùng Bộ Tham Mưu tài giỏi mới đủ sức đương đầu với cả trên một Quân Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, ồ ạt mở cuộc tấn công vào Thành Phố An Lộc. Vị trước tiên được đề cập tới là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh Chiến Trường An Lộc. Ông đã lượng định đúng tình hình chiến trận: “Lực Lượng Cộng Quân ở cấp Quân Đoàn”. Ông nhận biết tương quan lực lượng đôi bên. Ông biết mưu đồ và cường độ tấn kích của Cộng Quân. Trước khi Cộng Quân khởi phát cuộc tấn công, Ông tăng cường cho mặt trận An Lộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, kế tiếp Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hoà. Ông đã nghe thấy được nhịp đập của “con tim” An Lộc đang khắc khoải từng hồi, và biết làm thế nào để cứu tỉnh, đem lại nhịp đập bình thường cho con tim vĩ đại đó, bằng cách đổ quân tăng viện cấp thời và kịp lúc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Ông còn tính xa hơn đến vận mệnh của đất nước, phòng ngừa trận tuyến An Lộc bị đổ vỡ, bằng cách trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, xin tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 4/Quân Khu IV Việt Nam Cộng Hoà cho mặt trận Quân Khu III. Với lực lượng thiện chiến cấp Sư Đoàn nầy, Ông có thể kịp thời điều động chận được bước tiến của Cộng Quân đang manh nha tiến chiếm Thủ Đô Sài Gòn. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc. Ông lượng định được cường độ tấn công của địch quân sẽ đè nặng trên tuyến phòng thủ phía Bắc, nên chỉ định nguyên Trung Đoàn 8 Bộ Binh cơ hữu, với 2,500 tay súng trấn ngự ngay tuyến đầu mặt Bắc. Ngoài ra, Ông phối trí các đơn vị khác tạo thành một vòng đai phòng thủ vững chắc, và tuyên bố quyết chiến “Tử Thủ”. Ông nhận biết cứ điểm tiếp vận của Quân Khu III được thiết lập thời cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí dùng cho những cuộc hành quân trên Chiến Trường Ngoại Biên, tại sân bay L.19 (300 thuớc hướng Đông Bắc An Lộc), do hai Đại Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long và một Trung Đội của Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp vận phụ trách việc xuất nhập kế toán, sẽ bị tấn chiếm, khi Cộng quân khởi phát cuộc tấn công. Ông ra lệnh cho Trung Đội của Bộ Chì Huy 3 Tiếp Vận phân phối tối đa (không cần kế toán) cho tất cả các đơn vị đang trấn thủ, kể cả các đơn vị Địa Phương Quân, chở về tích trữ tại đơn vị của mình, nhờ vậy mà quân trú phòng có được số dự trữ đạn dược và nhiên liệu đủ dùng hơn một tháng, kể từ khi Cộng quân phát khởi cuộc tấn công. Ngay từ khi Ông mới đặt chân xuống An Lộc, lúc căn cứ Cầu Cần Lê bị vây hãm, Chiến Đoàn 52 (-) buộc phải rút lui, Ông đã ra lệnh cho phá huỷ hết chiến cụ “nặng”, để Chiến Đoàn 52 () rảnh tay quần thảo với quân Địch, nhờ vậy mà lực lượng Bạn không bị thiêt hại nhiều khi về đến An Lộc. Trong cuộc tấn công lần Thứ Tư, vào đêm 10 tháng 05 năm 1972, Cộng quân đánh xuyên thủng tuyến của Trung Đoàn 7 Bộ Binh ở mặt phía Tây và đang trên đà tiến gần đến hầm Chỉ Huy đầu não cũa Sư Đoàn, mặc dầu trong thời gian cấp bách, nhưng Ông cũng điều động được một lực lượng “phản kích” cấp Trung Đoàn hỗn hợp (Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh), đánh lui quân địch ra khỏi chu vi phòng thủ của Thị Trấn. Trận phản kích nầy công lao lớn nhất là nhờ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng, từ tuyến phía Nam được điều động lên kịp lúc để chận đứng mũi dùi tấn công của địch khi còn cách Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng khoảng 200 thước… Những điều này chứng tỏ Ông là một Tướng Lãnh có thực tài điều quân để trấn thủ, coi sinh mạng của Binh Sỉ trọng hơn là chiến cụ, dù trong tay không có lực lượng “trừ bị” để lấp vào những tuyến bị đánh “thủng” hay dùng cho việc “phản kích” như trường hợp kể trên. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Cựu Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Dù. Ông đã đem đến cho Quân Dân An Lộc một luồng “sinh khí” mới, bằng cách thiết lập một căn cứ pháo binh dã chiến trên sườn đồi Gió và đồi 169. Ông chỉ huy và điều động quân Dù xuyên thủng được lưới bao vây An Lộc, điều quân xuyên qua thành phố và mở rộng vòng đai phòng thủ 2 cây số về phía Nam Quốc Lộ 13 (dự định đón chờ đoàn quân tiếp viện từ phía Nam lên). Ông đã chỉ thị cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tức tốc kéo quân về cứu nguy Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng vào lúc tình thế khẩn cấp. Và sau cùng cũng chính một trong những Tiểu Đoàn trực thuộc Lữ Đoàn 1 Dù do Ông chỉ huy (Tiểu Đoàn 6 Dù), lãnh ấn tiên phong bứng chốt Xa Cam và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đang trấn thủ vùng phía Nam. Từ đó hàng đoàn trực thăng tản thương và tiếp tế được dễ dàng thi hành nhiệm vụ khẩn thiết. An Lộc kể như được giải toả từ ngày đó 08 tháng 06 năm 1972. Vị Chỉ Huy Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Cố Chuẩn Tướng Lý Đức Quân. An Lộc nằm trong vùng trách nhiệm hành quân của Trung Đoàn 7 Bộ Binh, Trung Đoàn 7 đã có mặt trên lãnh thổ An Lộc từ trước ngày An Lộc bị bao vây. Trung Đoàn 7 đã phải chịu hy sinh tổn thất hơn phân nửa Tiểu Đoàn cùng với Vị Tiểu Đoàn Trưởng tử trận tại vùng Phi Trường Quản Lợi ngay từ lúc đầu. Vào những ngày đầu cuộc chiến, Trung Đoàn 7 do Ông Chỉ Huy đã kiên quyết chống giữ mặt phía Tây, nơi bị Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt dồn nổ lực tấn công và chọc thủng tuyến phòng thủ, phải lui về gần đến hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng, hao hụt thêm một số quân sĩ. Sau cùng các chiến sĩ Trung Đoàn 7 phối hợp cùng lực lượng phản kích hỗn hợp gồm có quân Dù, Biệt Động Quân và Bộ Binh, đẩy lui Địch ra khỏi tuyến phòng thủ lúc ban đầu, tiêu diệt hơn một Trung Đoàn Bộ Binh và bắn hạ thêm 6 T.54 của Địch. Sau trận An Lộc, Trung Tá Quân được vinh thăng Đại Tá, rời đơn vị Trung Đoàn 7, đáo nhậm chức vụ cao hơn, ở chức vụ mới trên đường công tác, chẳng may trực thăng chỉ huy của Ông bị trúng đạn phòng không của Địch nổ tung trên vòm trời. Ông đền xong nợ nước, và được truy thăng Chuẩn Tướng vào năm 1974. Kế tiếp là Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Ông lượng định trước khi Cộng quân xua bộ binh và chiến xa tấn công vào Thành Phố, Địch sẻ mở cuộc pháo kích nặng nề, vì vậy Ông ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc đang án ngữ tuyến đầu, phải ngày đêm tức tốc đào và thiết trí hầm hố phải “có nắp che” chống pháo. Để chống lại đoàn chiến xa Địch, Ông yêu cầu Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh (cứ điểm tại An Lộc, đang đặt dưới quyền điều khiển của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh), thiết lập một trận địa pháo tiên liệu, trước vòng đai phòng thủ 1,5 cây số về phía Bắc dọc theo Quốc Lộ 13 (lộ trình tiến quân của địch từ hướng Bắc xuyên vào Thành Phố An Lộc), và gọi trình Tướng Hưng xin ưu tiên hỏa lực không yểm cho mặt trận phía Bắc khi lâm chiến. Ông còn can đảm vượt huấn lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí cho 400 lao công đào binh, để hoà nhập, cùng các chiến binh của Trung Đoàn 8, chiến đấu tiêu diệt bộ binh và chiến xa địch. Ông còn ban lệnh thu nhặt hết các loại vũ khí công phá của Địch như B.40 và B.41, để dùng công phá hầm hố của lực lượng Địch đang bám trụ và bắn hạ chiến xa của Địch. Đến 1974 Đại Tá Trường được bổ nhậm nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh đến 1975 được thăng cấp Chuẩn Tướng. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Ông đã có công rất lớn trong việc cứu tỉnh con tim An Lộc đang hồi hấp hối. Khi lực lượng Biệt Cách Dù vừa đến trận địa, Ông liền điều động đơn vị tấn công địch ngay trong đêm, quét sạch địch quân ra khỏi vùng diện địa ½ phía Bắc Thành Phố và giải thoát cho hơn 100 gia đình dân cư đang còn kẹt lại trong vùng Cộng quân kiểm soát. Sau đó chính Ông đích thân chỉ huy đơn vị “đột kích” tấn công đồi Đồng Long (khoảng 600 thước và trên cao độ 128 thước về phía Bắc thành phố, thu đạt được một chiến tích lẫy lừng, có một không hai, được tóm lược qua hai câu: “Lấy ít đánh nhiều (300 quân tấn công 1,200 địch trên cao thế), sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít (Hạ 600 và bắt sống 12 cán binh Cộng Sản, Bạn 2 tử trận 14 bị thương, tịch thu được hàng vài trăm vũ khí cá nhân và cộng đồng). Vị Chỉ Huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân. Đơn vị của Ông được thả xuống An Lộc đầu tiên, lãnh trách nhiệm phòng thủ toàn diện tuyến phía Bắc và phía Đông, lại còn phải cắt ra một Tiểu Đoàn trấn cửa ải từ phi trường Quản Lợi vào Thành Phố An Lộc. Ông đã chỉ huy đơn vị quần thảo và đẩy lui quân Địch nhiều lần. Lực lượng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân dưới quyền Chỉ Huy của Ông, đã sát hại trên một Trung Đoàn quân bộ chiến và bắn hạ trên 10 chiến xa của Địch tại mặt trận An Lộc. Vị Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long là Đại Tá Trần Văn Nhựt. Ngay khi Quận Lộc Ninh bị quân địch tấn công, Ông ra lệnh cho đóng cửa Tòa Hành Chánh Tỉnh cùng các Ty Sở, ngoại trừ Ty Y Tế, cho phép những nhân viên dân sự cùng gia đình tạm thời rời khỏi Tỉnh Lỵ, trong đó có cả gia đình của Ông. Tại Phi Trường Quản Lợi, tấp nập những viên chức cán bộ vội vã rời khỏi Tỉnh Bình Long trên những chuyến bay của hãng hành không dân sự “Hàng Không Việt Nam”. Ộng đã làm tròn chức vụ hành chánh “Tỉnh Trưởng”. Còn chức vụ Tiểu Khu Trưởng, thì thật là đa đoan công việc, không làm sao gánh vác hết được. Khi chiến sự bùng nổ, hằng ngàn Dân cư đổ xô vào Tỉnh, nhiều nhất là tại các Xã Ấp chung quang Tỉnh Lỵ và vùng Phi Trường Quản Lợi. Vấn đề An Ninh, lương thực, y tế đều trút hết lên vai của vị Tỉnh Trưởng kiêm Tiêu Khu Trưởng . Đúng thật là một gánh nặng “ngàn cân” đặt trên vai của Vị “Đầu Tỉnh” (đến 1/11/1972 Đại Tá Nhựt được bổ nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và được cấp thăng lên Chuẩn Tướng). 2- KẾT CUỘC Trận chiến An Lộc đã xảy ra từ năm 1972, tính ra cho đến ngày quyển sách Chiến Thắng An Lộc nầy tạm được hòan tất (năm 2009), đã trải dài 37 năm, biết bao vật đổi sao dời, cho cả hai phía Quốc Gia lẫn Cộng Sản, người còn kẻ mất hay đã già nua bệnh tật !!! Đối với những Chiến Hữu được nêu tên trong “PHẦN MỘT tổng lược” của quyển sách nầy, có người đã hy sinh Anh Dũng ngay từ lúc khởi đầu cuộc chiến, có người sau đó đã “tử trận” trên đường phục vụ Quê Hương Dân Tộc, có người đã oanh liệt “tuẫn tiết” hay bi quân thù Cộng Sản bắt được, và đem ra “hành quyết” trong những ngày của “Tháng Tư ĐEN” năm 1975, có người đã bị sát hại “Chết” một cách âm thầm và tức tưởi trong các trại tù “cải tạo” của bạo quyền Cộng Sản sau năm 1975, có người đã làm mồi cho cá mập, vợ con là nạn nhân của “hải tặc” Thái Lan ở giữa Đại Dương, hay thú dữ nơi rừng sâu trong lúc đào thoát cái địa ngục trần gian của Cộng Sản đi tìm Tự Do Dân Chủ, cũng có người đã qua đời vì tuổi già sức yếu hay vì bệnh tật, khắp cùng tại các Quốc Gia Tự Do trên Thế Giới. Một số không nhiều lắm, các Chiến Hữu còn sống, những người đã từng chiến đấu hay chứng kiến trận Chiến Thắng An Lộc, cho đến nay người nào cũng đã đạt đến cái tuổi Lục, Thất, Bát Tuần (sáu mươi, bảy mươi, tám mươi). Chúng tôi cố gắng sưu tập và kiểm đìểm lại danh sách những Chiến Hữu: Những Vị còn sống hay đã chết, ghi lại “DANH TÁNH” để lưu truyền cho hậu thế mai sau. Chúng tôi biết rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, xin Quí Vị độc giả cao minh, những thân nhân của những Chiến Sĩ vô danh khác, hảy niệm tính tha thứ cho, và vui lòng đóng góp thêm những tài liệu bổ khuyết cho những ấn bản về sau.. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HAI BÊN: Chúng tôi đề cập đến hiện tình về “thể chế” hay “chế độ” giữa hai bên Quốc Cộng sau năm 1975 cho đến năm 2009. a- Phía Cộng Sản, khi thôn tính xong Miền Nam Nước Việt, sau đó một năm, Cộng Sản Miền Bắc cho khai tử cái công cụ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cả về thể chế lẫn lá cờ “ngôi sao vàng trên nền nửa xanh nửa đỏ”, mà đoàn quân xâm lược miền Bắc, nhân danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, khi mới vào tiếp thu Sài Gòn và các Tỉnh Thành Miền Nam nước Việt, lá cờ gọi là Giải Phóng Miền Nam, đã tung ra trên khắp các nẻo đường tại những nơi mà họ chiếm cứ, điển hình là trước tiền đình Dinh Độc Lập. Cờ máu “nền Đỏ Sao Vàng”, được thay thế cho Cờ “Ngôi sao Vàng trên nền nửa Đỏ nửa Xanh”, tượng trưng cho một chính thể chuyên chế độc tài đảng trị cho đến hôm nay, năm 2009. Các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mới vỡ lẽ ra rằng, mình chính thật là công cụ bù nhìn của quan thầy Hà Nội… Nhưng đã lỡ ra rồi, có muốn chống đối thì cũng chỉ có trong tư tưởng, còn muốn hành động thì không còn đủ thực lực nữa, vì bao nhiêu lực lượng võ trang cơ hữu của Mặt Trận Giải Phóng đã bị đàn anh Hà Nội xúi dại, nướng hết trong kỳ Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 rồi. Sau năm 1968, Hà Nội gửi nhiều Sư Đoàn quân chính quy Bắc Việt trám vào lỗ khuyết to lớn binh lực đó, có thể nói là từ 80% trở lên thuộc cán binh miền Bắc. Ðiển hình, trong trận chiến An Lộc, ba Công Trường 5, 7, 9, từ Tư Lệnh Sư Đoàn đến hàng cán bộ và cán binh đều là “người miền Bắc” xâm nhập vào Nam. Các nhân vật đầu não của Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Văn Hoan, Dương Quỳnh Hoa, v.v… dự định ra mắt với Thế Giới vào ngày 20 tháng 04 năm 1972, khi chiếm được An Lộc, mà Đài phát Thanh Hà Nội đã huyênh hoang loan tin, phải đắng cay chịu đựng sự áp lực giải thể “ không kèn không trống” của đám đảng viên Cộng Sản Bắc Bộ Phủ Hà Nội. b- Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sau khi bị Đồng Minh Hoa Kỳ bỏ rơi và bức tử, hàng mấy trăm ngàn chiến binh cán bộ công chức các cấp bị “tù đày” ở các trại tù khổ sai mà bọn Cộng Sản gọi là trại tập trung cải tạo. Hằng triệu đồng bào phải vượt Biển vượt Biên để đi tìmTự Do Dân Chủ, hàng mấy trăm ngàn người là nạn nhân của hải tặc Thái Lan, là mồi ngon cho cá mập hay thú dữ, trên đường đào thoát khỏi các địa ngục trần gian do Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn trị. Một số Đồng Bào và Chiến Hữu các cấp khác, may mắn vượt thoát được vòng cương tỏa của Cộng Sản, tìm được đến bến bờ Tư Do, hiện nay tại Hải Ngoại có khoảng trên 3,000.000 (ba triệu) người, đang sinh sống và làm ăn ổn định tại các Quốc Gia Tự Do tạm dung, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ, đến Úc Châu, Canada, Âu Châu và nhiều nước khác trên khắp cùng Thế Giới. Thế hệ thứ hai của những Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại, đến nay cũng đã trưởng thành, và đang tiếp nối Cha Anh theo đuổi sự nghiệp đấu tranh chống lại chế độ Cộng Sản Hà Nội, vẫn còn đang cai trị với bàn tay sắt máu tại Việt Nam.. Thế hệ thứ hai này, có người đã là nhà Bác Học, Khoa Học Gia, Phi Hành Gia, Bác Sĩ, Kỹ Sư, và hằng trăm nghìn chuyên viên xuất sắc đủ mọi ngành nghề, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan công quyền cũng như trong các cơ xưởng kỹ nghệ của Hoa Kỳ và tại nhiều Quốc Gia trong Thế Giới Tư Do Khác. Lá Quốc Kỳ “NỀN VÀNG BA SỌC ĐỎ” tượng trưng cho Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, hiện nay vẫn còn tung bay cùng khắp Năm Châu Bốn Bể, trên các nước Tự Do, và càng ngày càng được vinh danh, nhất là tại Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Canada, Âu Châu, và được công nhận là lá CỜ duy nhất của khối người Việt Quốc Gia tại Hải Ngọại. 3- DANH SÁCH NHỮNG VỊ “ANH HÙNG” CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRẬN CHIẾN AN LỘC ĐÃ HY SINH VÌ “ĐẠI NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC, HAY QUA ĐỜI VÌ BẠO BỆNH: - Cố Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ trần tại Hoa Kỳ. Ông đã đáp xuống An Lộc vào ngày 07 tháng 07 năm 1972. Trước đó Tổng Thống Thiệu có tuyên bố cho tất cả các chiến sĩ có tham chiến trận An Lộc đều được lên một cấp bậc. Lệnh này được thi hành qua hai nhân vật điển hình là Đại Tá nhiệm chức Trần Văn Nhựt, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu BÌnh Long, được thăng cấp đặc cách mặt trận, Đại Tá Thực Thụ kèm theo Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Anh Dũng Bội Tinh nhành Duơng Liễu (07-07-1972), sau đó khoảng 3 tháng (01-11-1972), Đại Tá Nhựt tiếp tục được thăng lên ChuẩnTướng và được bổ nhậm giữc chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Người thứ hai là Đại Tá Nhiệm Chức Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, được thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên Đại Tá thực thụ kèm theo Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Anh Dũng Bội Tinh nhành Dương Liễu (07-07-1972), và sau đó khoảng gần ba năm (1975) được thăng cấp ChuẩnTướng khi nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. - Cố Đại Tướng CAO VĂN VIÊN, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ. ĐạiTướng Cao Văn Viên đã có mặt trong phái đoàn của TổngThống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07-07-72, Ông đã tận tính giúp đỡ cho Quân Đoàn 3/Quân Khu III qua những sự kiện như sau: a- Tăng phái Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù cho chiến trường An Lộc. b- Trình với Tổng Thống Thiệu cho rút Lữ Đoàn1 Nhảy Dù đang giữ dinh Độc Lập để đặt dưới quyền sử dụng của Quân Đoàn 3/Quân Khu III. c- Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 09 tháng 04 năm 1972, Ông tán đồng quan điểm tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. d- Chấp thuận kế hoạch thả dù “GIẢ” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 14 tháng 04 năm 1972, trong vùng Đông Bắc phi trường Quản Lợi, để cho Lữ Đoàn 1 Ngảy Dù và Liên Đoàn 81 Biêt Cách Dù bảo toàn lực lượng, được trực thăng vận đến giải vây An Lộc. “Hai tháng trước ngày Ông qua đời, Ban Biên sọan có được cái hân hạnh gửi tặng Đại Tướng quyển Chiến Thắng An Lộc 1972, với những dòng có Highlight màu vàng được nêu lên ở các mục a, b, c, d và đoạn văn trong tác phẩm “Chiến Trường Đi Không Hẹn của tác giả Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, về chuyến đổ quân Biệt Cách Dù Chiếm Ấp Srock Gòn...” - Cố Trung Tướng NGUYỄN VĂN MINH, cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh Chiến Trường An Lộc, từ trần tại Hoa Kỳ. Công trạng của Ông đối với Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại thật là “to lớn”. Nếu Ông nông nổi nghe theo chỉ thị của “Thượng Cấp “ rút bỏ An Lộc vào năm 1972, đất nước Miền Nam đã lọt vào tay Cộng Sản vào thời buổi đó rồi. Và cái hậu quả của tất cả Quân Dân Cán Chính cùng Gia Đình và 17 triệu Dân Miền Nam sẻ phải ra sao??
Ông và Tướng Lê Văn Hưng là cấp chỉ huy đầu não của trận chiến thắng oai hùng đó, không được tưởng thưởng công lao, mà lần hồi bị “mất chức”, phải trả lại binh quyền, trong lúc Quốc Gia đang cần những Tướng Lãnh “TÔI HIỀN LƯƠNG ĐỐNG” như thế, để làm rường cột cho NGÔI NHÀ MẸ MIỀN NAM NƯỚC VIỆT, đang đứng trước phong ba bão táp của giặc Cộng phương Bắc, và kẻ nội thù Đồng Minh phương Nam!!!!. (Xin đọc chi tiết phần tang lễ ở cuối chương). - Cố Trung Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG, cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, từ trần tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 09 tháng 04 năm 1972, tại Dinh Độc Lập (Sài Gòn), Ông có ý kiến muốn để Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đang là Tư Lệnh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy được tăng phái cho Quân Đoàn 3/Quân Khu III, thay vì cho Quân Đoàn 1/Quân Khu I. Về công trạng của Ông đối với Đất nước Dân Tộc, đã được người đời ca tụng, còn về uẩn khúc của những ngày gần kề 30 tháng 04 năm 1975, mời Quí độc giả sưu tầm lại đề tài “Tại sao tôi phải rời bỏ Quân Đoàn 1/ Quân Khu I, tác Giả Ngô Quang Trưởng. - Cố Trung Tướng DƯ QUỐC ĐỐNG, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, từ trần tại Hoa Kỳ. Vào năm 1972, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được tăng phái cho Quân Đoàn 3/Quân khu III, có đôi lần Ông đến Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn đặt tại căn cứ Lai Khê, để thảo luận vói Tướng Minh vế tình hình chiến sự toàn quốc, đặc biệt là chỉ thị cho Khối bổ sung Sư Đoàn Dù, dồn hết các tân binh Dù để bổ sung quân số cho Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù tiếp tục có đủ khả năng tác chiến, đạt đến thành quả, giải tỏa được An Lộc. - Cố Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG. Từ lúc Ông đặt chân xuống địa danh An Lộc ngày 07 tháng 04 năm 1972, trên bâu áo của Vị Anh Hùng này đã có sẵn “một SAO” (ChuẩnTướng), và cho đến ngày tàn của cuộc chiến (30 tháng 04 năm 1975), buộc Ngài phải tuẫn tiết, lấy cái chết để giữ tròn khí phách của “con nhà VÕ”, của người làm Tướng, để trở về với NÚI SÔNG cát bụi nằm trong lòng đất Mẹ Việt Nam, trên bâu áo của vị Thần Tướng nầy vẫn còn một SAO (vẫn là Chuẩn Tướng), đang giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4/Quân Khu IV. Cuộc đời Võ nghiệp của Ông sao gặp quá nhiều nghiệt ngã… Trên Ba tháng “tử thủ” An Lộc, đem đến vinh quang chiến thắng cho Quân Đội và toàn Dân, vậy mà khi mới đưa quân về đến bản doanh của Sư Đoàn 5 đặt tại Căn Cứ Lai Khê để dưỡng quân và tu chỉnh lại hàng ngũ, thì được lệnh của “thượng cấp” cất chức Tư Lệnh Sư Đoàn, bàn giao cho Đại Tá Trần Quốc Lịch (nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù)!! Nay vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thời kỳ năm 1972 không còn nữa, và Chuẩn Tướng Hưng cũng đã tuẫn tiết, cái ẩn tình uẩn khúc này, cả hai Vị đều mang xuống tuyền đài. Chắc rằng người còn đang sống và đang cư ngụ tại Hoa Kỳ là hai Ông: cựu Bí Thư Hoàng Đức Nhã và Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt cựu Tỉnh Trưởng Bình Long đã biết rõ ngọn ngành vì sao??!! - Cố Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, cựu Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tướng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và mang NGHIỆP TƯỚNG. - Cố Chuẩn Tướng TRƯƠNG HỮU ĐỨC, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa, tử trận ngay từ giờ phút đầu khi trận chiến bùng nổ. Ông Chỉ Huy Thiết Đoàn cơ hữu trên đường đến An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, vùng Quận Chơn Thành “Ấp Tàu Ô”. Ông là một chiến sĩ can trường, có tác phong của người Lãnh Đạo Chỉ Huy: “Tôi còn nhớ, giây phút nhận lệnh từ Vị Tư Lệnh Quân Đoàn, dẫn đoàn Thiết Kỵ đi khai thông Quốc Lộ 13, với vóc dáng to cao, với hàng râu mép oai nghi, Ông đứng nghiêm thẳng người Chào Trung Tướng Minh, với nét mặt cương quyết tự tin” , rồi ra đi vĩnh viễn. Thật đáng tiếc!! - Cố Chuẩn Tướng LÊ QUANG LƯỠNG, cựu Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù năm 1975, từ trần tại Hoa Kỳ. Ông đã Chỉ Huy Lữ Đoàn I Dù đem đến luồng sinh khí mới cho các chiến hữu “tử thủ” An Lộc, cũng chính Lữ Đoàn 1 Dù (Tiểu Đoàn 6) đã ghi chiến tích đầu tiên, đánh thủng chốt Xa Cam, phá vỡ vòng vây và giải tỏa luôn cho An Lộc. - Cố Chuẩn Tướng LÝ ĐỨC QUÂN, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, sau trận An Lộc Ông được vinh thăng Đại Tá đặc cách mặt trận, Sau đó hai năm (1974), trong chuyến bay điều quân, trực thăng chỉ huy của Ông bị trúng đạn phòng không của địch. Ông đền xong nợ nước (tử trận) và được “truy thăng” lên ChuẩnTướng. - Cố Chuẩn Tướng HUỲNH BÁ TÍNH, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ trần tại Hoa Kỳ. Trong chiến trận An Lộc, Sư Đoàn 3 Không Quân đóng vai nỗ lực chánh về các Trực Thăng đổ quân, tản thương, tiếp tế, và các phi vụ yểm trợ hỏa lực (các C.119 “Rồng Lửa” các khu trục cơ cánh quạt Skyraider, các phản lực cơ A.37). Riêng Vị Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân còn có công đầu trong vụ “phá chốt Xa Cam” đã hiến kế cho Vị Tư Lệnh Chiến trường An Lộc “bứng” được chốt bằng Không Quân Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 08 tháng 06 năm 1972. - Cố Chuẩn Tướng HỒ TRUNG HẬU, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, từ trần tại Việt Nam sau khi ra tù “cải tạo”. - Cố Đại Tá NGUYỄN VIẾT CẦN (em ruột Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh), nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa tử trận vì trúng đạn pháo của Cộng quân tại vùng Xã Tân Khai Quận Chơn Thành Tỉnh Bình Long (cạnh Quốc Lộ 13), khi điều quân lên giải tỏa cho An Lộc. - Cố Đại Tá HUỲNH THANH ĐIỀN, nguyên Trung Đoàn phó Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tử trận, trên đuờng triệt thoái từ Căn Cứ Cầu Cần Lê về An Lộc. - Cố Đại Tá HỒ NGỌC CẨN, cựu Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, có tham dự trận chiến An Lôc (năm 1972) sau trận An Lộc được thăng cấp Đại Tá đặc cách mặt trận, và được bổ nhiệm giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Chương Thiện Vùng IV, cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975, bị giặc Cộng “bắt” vì không chịu buông súng đầu hàng, và bị Công quân đem ra “hành quyết” (xử tử) tại Tỉnh Cần Thơ Việt Nam. “Đại Tá Cẩn trước đó vào năm 1965, là một trong Ngũ Hổ Tướng của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, gốc Thiếu Sinh Quân”. (Quý Vị Độc Giả muốn biết thêm chi tiết về cái chết của người “HÙNG” Hồ Ngọc Cẩn vào những giờ phút cuối của “NGÀY 30 THÁNG 04 ĐEN”, thì xin đọc tiếp bài viết có tựa đề ” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và gương Anh Dũng của“Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hoà”, ở PHẦN BA (Phụ Lục). - Cố Đại Tá Đoàn Cư, (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sau trận An Lộc, trở về trấn đóng vùng Tỉnh Chương Thiện, trúng miểng đạn pháo 82 ly của Cộng Quân tử trận. Ông là Vị Trung Đoàn Trưởng có nhiều mưu lược, điềm đạm, hiền lành, lính mến dân thương. - Cố Đại Tá NGUYỄN BÁ THỊNH, nguyên Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ, gốc Nhảy Dù, khi còn là Đại Úy năm 1959, Ông là Trưởng khoa Tác Chiến giảng dạy tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam”. Ông được tiếng là Vị Trung Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 18 Bộ Binh về lãnh đạo chỉ huy (Binh sĩ các cấp kể cả Cố Vấn Mỹ đều thương mến và cảm phục, đánh giặc thật “gan lì”). - Cố Đại Tá NGUYỄN THẾ THÂN, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn C.119 và C.123 thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, tử trận trong khi thi hành nhiệm vụ “thả dù tiếp tế” cho chiến trường An Lộc vào năm 1972. - Cố Đại Tá NGUYỄN VĂN BIẾT, nguyên Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, có mặt trong trận An Lộc (năm 1972). Đến năm 1975 bị Cộng Sản tập trung vào trại tù “cải tạo” hành hạ và đánh đập, sinh ra nhiều bệnh tật, được thả ra không lâu sau, từ trần tại Việt Nam.. Ông đã Chi Huy Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, kiên cường trấn thủ mặt trận phía Đông An Lộc, đánh lui bao đợt tấn công của Địch, hạ trên một Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt và bắn cháy nhiều chiến xa của địch. - Cố Đại Tá NGUYỄN VĂN TƯỜNG, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà từ trần tại Hoa Kỳ. Đích thân Ông đã bay phản lực cơ A.37 chỉ huy phi vụ đánh CBU phá sập “hầm chốt Xa Cam” vào ngày 07 tháng 06 năm 1972, giúp cho các đơn vị Bộ Binh Viêt Nam Cộng Hoà có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ “giải tỏa” An Lộc. - Cố Đại Tá NGUYỄN CHÍ HIẾU, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, nguyên Trung ĐoànTrưởng Trung Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ trần tại Hoa Kỳ. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Ông Chỉ Huy được điều động đến vừa kịp lúc, cứu nguy Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng vào đêm 09 tháng 04 năm 1972. - Cố Đại Tá NGUYỄN THÀNH CHUẨN, cựu Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Vùng 3 Chiến Thuật. Với lực lượng 2 Liên Đoàn Biệt Động Quân (Liên Đoàn 3 và Liên Đoàn 5), Ông được chỉ định thay thế Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do Đại Tá Lê Minh Đảo làm Tư Lệnh, tiếp tục càn quét Cộng quân quanh vùng An Lộc. Cuối cùng vào những ngày gần kề 30 tháng 04 năm 1975, Ông được điều động về Biệt Khu Thủ Đô thuộc Quân Khu 3, để thành lập Sư Đoàn Biệt Động Quân, dự định bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn. ” Đại Tá Chuẩn gốc từ Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, khoảng năm 1965, thay vì Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt được quy tụ thành lập đại đơn vị cấp Sư Đoàn, chỉ vì một lý do chính trị “thầm kín” nào đó, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho hủy bỏ kế hoạch “gom hết các lực lượng từ các Trại Lực lượng Đặc Biệt đang trù đóng ngay trong các “Mật Khu” của địch trong khắp 4 vùng Chiến Thuật của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để được trang bị thành cấp Sư Đoàn. Không những kế hoạch thành lập Sư Đoàn Lực Lượng Đặc Biệt bị hủy bỏ, mà ngay Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt cũng bị “giải tán” luôn”!!!,vừa từ trần tại Paris tháng 10 năm 2008. - Cố Trung Tá LÊ MINH HỒNG, nguyên Liên Đòan Trưởng LĐ 5/ BĐQ, từ trần tại Hoa Kỳ. - Cố Trung Tá NGUYỄN VĂN HỮU, Phi ĐoànTrưởng Phi Đoàn 237 Chinook thuộc Không Đoàn 43 Sư Đoàn 3 Không Quân tử trận cùng chung cả Phi Hành Đoàn. Chiếc Chnook do Ông điều khiển, hướng dẫn đoàn Chinook 4 chiếc vừa đáp xuống một bãi đáp khoảng 1 cây số Nam An Lộc, bị trúng một quả pháo 130 ly của Cộng quân, nổ tung vào ngày 12 tháng 04 năm 1972. - Cố Trung Tá BÙI QUỐC TRỌNG, thuộc Phi Đoàn Tiếp Tế C.123, tử trận cùng chung phi vụ thả dù tiếp tế với Cố Đại Tá Nguyễn Thế Thân. - Cố Trung Tá NGUYỄN VĂN NGÂN, thuộc Phi Đoàn tiếp tế C.119 tử trận trong phi vụ thả dù tiếp tế cho An Lộc vào ngày 14 tháng 04 năm 1972. - Cố Thiếu Tá NGUYỄN ÍCH ĐOÀN cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù năm 1972, đến năm 1975 bị Cộng Sản bắt đi tù “cải tạo”. Với tánh tình cương trực bất khuất Ông bị sát hại ngay trong trại tù vào năm 1976. - Cố Thiếu Tá TRẦN VĂN THỌ, cựu Sĩ Quan Hành Quân Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù từ trần tại Hoa Kỳ. - Cố Thiếu Tá LÝ NGỌC ÂN nguyên Chánh Văn phòng Tư Lệnh QĐ/3/ Qk III . - Cố Đại Úy LÊ HOÀNG VÂN, Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 Tiểu Đoàn 8 Dù tử trận vì trúng Pháo của Cộng quân khi trên đường di chuyển về phía Nam thành phố An Lộc. - Cố Đại Úy NGUYỄN VĂN LỪNG, Đại Đôi Trưởng Đại Đội Trinh Sát Sư Đoàn 21 Bộ Binh tử trận trong vùng chốt Bầu Bàng cạnh Quốc Lộ 13. - Cố Đại Úy VŨ VĂN ĐỊCH, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 31 Bộ Binh tử trận tại vùng Quận Chơn Thành, Tỉnh Bình Long. - Cố Trung Úy QUÁCH THANH HẢI, Phi Đoàn C.119 tiếp tế thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà tử trận cùng chung phi cơ với cố Đại Tá Nguyễn Thế Thân, trong phi vụ thả dù tiếp tế ngày 14 tháng 04 năm 1972. - Cố Trung Úy NGUYỄN QUANG KHÁNH, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Trung Úy LÊ VĂN HÙNG, Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 3 thuộc Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Ông bị Cộng quân bắt làm tù binh, khi Chi Đoàn 3 được lệnh rút về tăng cường phòng thủ Quận Lộc Ninh vào đêm 05 tháng 04 năm 1972. Ông bị Cộng quân cầm tù và hành hạ cho đến chết trong tù giam của Cộng Sản. - Cố Trung Úy TRẦN ĐẠI CHIẾN, Tiểu Đoàn 6, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, tử trận tại Đồi Gió mùa Hè Đỏ Lửa NĂM 1972. - Cố Thiếu Úy PHÙNG VĂN PHÚC, Đại Đội 61 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Thượng Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN SONG, Thường Vụ Đại Đội 83 Tiểu Đoàn 8 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Trung Sĩ BÙI VĂN HÂN, Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 Thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Hạ Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN BÁU,thuộc Tiểu Đoàn 52 Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, bị tàn phế trong trận An Lộc (cụt hai chân), vì sống trong hoàn cảnh quá khổ cực trong mấy chục năm trường, vừa tự kết liễu đời mình tại Sài Gòn 2008. - Cố Hạ Sĩ NGUYỄN ĐÌNH HUY, Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Chiến Hữu TRI BỬU HÒA, Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ.
- Còn lại, khoảng 3,000 (ba nghìn) các vị Anh Hùng Tử Sĩ vô danh các cấp mà chúng tôi không biết TÊN HỌ, và khoảng gần 6,000 thường dân vô tội, chúng tôi cũng không có được DANH TÁNH, cũng không có cách nào biết được, để ghi vào quyển sách này. Chúng tôi chỉ xin được thắp nến hương lòng để VINH DANH và TƯỞNG NHỚ, cầu nguyện Ơn Trên Trời Phật hãy giúp đưa Những Anh Linh đó sớm được về cõi Vĩnh Hằng. Một bài thơ tựa đề “Tiếng khóc không Lời”, được trích trong Đặc San số IV của Biệt Cách Dù & Lực Lựợng Đặc Biệt, với chủ đề “Nhớ về đồng đội”, của Tác Giả Biệt Cách Dù Nguyễn Bá Hổ:
TIẾNG KHÓC KHÔNG LỜI
Hết nước mắt khóc thương người Biệt Kích Họ vì ai chiến đấu âm thầm Họ nằm gai nếm mật chốn rừng xanh Hay len sống trong lòng hậu phương địch Họ nào thua, vì quân địch có hơn gì Lòng trung can nghĩa đảm đấng tu mi Xứng tên gọi bậc nam nhi Đất Việt Tôi thành khẩn với con tim thanh khiết Đốt tâm hương kính biệt kẻ hy sinh Hỡi anh hồn những chiến sĩ có linh Hãy tiếp nhận mối thâm tình người vong quốc Nước mắt cạn vào ngày nước mất Vọng quê bằng tiếng khóc không lời
Kính ngưỡng
Nguyễn Bá Hổ. San Diego 2004
4- DANH SÁNH NHỮNG VỊ ANH HÙNG, CHIẾN HỮU CÁC CẤP, VÀ DÂN SỰ, CÓ THAM DỰ HAY CHỨNG KIẾN “TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC” HIỆN ĐANG CÒN SỐNG:
* Trung Tướng ĐẶNG VĂN QUANG, cựu Phụ Tá Quân Sự kiêm Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông có mặt trong phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972. Trong tận chiến thắng An Lộc Ông đã đóng góp phần công lao rất lớn trong việc:
- Cố vấn cho Vị Tư Lệnh Chiến Trường Trung Tướng Nguyễn Văn Minh nhiều phương cách ứng biến thích hợp trong mọi tình huống.
- Trong ý định muốn để Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, dùng làm tuyến phòng thủ cuối cùng để bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn. Ông phát biểu ý kiến:
“Nếu chúng ta tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh để giữ được Vùng 1/Quân Khu I, và nếu để An Lộc bị địch tấn chiếm -- Cộng quân chắc không chịu dừng chân tại đó, vì mục tiêu cuối cùng của chúng là Thủ Đô Sài Gòn, chúng chỉ cần xua quân tiếp tục tấn công tiếp, thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau là chiến xa và bộ binh của chúng sẽ tràn đến và giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn của chúng ta. Giữ được Vùng 1 mà Sài Gòn thất thủ thì đem cả vận nuớc đổ theo!!!
Lời nói khẳng khái của Ông khiến cho Tổng Thống Thiệu phải thay đổi ý định (đã hứa với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm là sẽ tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 1/ Quân Khu I).
“Xin nói thêm về sự liên hệ thâm tình giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh như sau: Khi Đại Tá Đặng Văn Quang nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, thì Trung Tá Nguyễn Văn Minh được Đại Tá Quang bổ nhậm giữ chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn “A” đặc trách vùng rừng “U Minh” thuộc Tỉnh Cà Mau.
Khi Thiếu Tướng Đặng Văn Quang giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, Đại Tá Nguyễn Văn Minh được Thiếu Tướng Quang đề nghị với “thượng cấp” cho nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Nhờ có đuợc cơ hội nắm giữ trong tay một “đại đơn vị” nổi tiếng từ thời Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Đại Tá Minh theo đà “chiến thắng” với những cuộc hành quân có tên “DÂN CHÍ” tại Khu 42 Chiến Thuật. Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào thời kỳ này đánh đâu thắng đó, Cộng quân phải khiếp đảm kinh hồn…Với “ngũ hổ tướng” trong tay:
Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Thiếu Tá Lê Văn Dần, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Đại Úy Lưu Trọng Kiệt, Đại Úy Vương Văn Trổ, đã đem đến cho Quân Kỳ của Sư Đoàn 21 Bộ Binh 9 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, mang dây Biểu Chương màu Bảo Quốc, Chuẩn Tướng Minh được sử sách ghi công là một Tướng Lãnh “giỏi về Chiến thuật trực thăng vận” từ thuở đó (1965)”.
Trong chuyến du Nam đến Phoenix Arizona ngày 17 tháng 04 năm 2009, tôi có dịp diện kiến và chuyện trò với Chiến Hữu Bùi Quang Lâm, người có công rất lớn trong kế hoạch vận động xây cât “Kỳ Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ’ ngay trong Công Viên nổi tiếng tại Thành Phố Pheonix Arizona, cũng như vận động với Lưỡng Viện Quốc Hội Tiểu Bang Arizona công nhận lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ chễm chệ tung bay ngang hàng với lá Cờ của Liên Bang Hoa Kỳ và Cờ Tiểu Bang Arizona trên một kỳ đài nguy nga hùng vĩ.
Chiến Hữu Lâm có hỏi tôi:
- Anh Ánh có nghe gì lời “đồn đại” về Trung Tướng Đặng Văn Quang hay không?
Tôi hỏi lại..
- Lời đồn đại về việc gì?
Lâm trả lời:
- Về việc “tham nhũng”: ..từ lúc còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 kiêm luôn chức Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây, đến khi được Tổng Thống Thiệu cất nhắc lên, cho làm Cố Vấn Quân Sự kiêm luôn An Ninh Phủ Tông Thống, thì Ông ta có dịp “ăn tiền Sinh Viên du học, các Tỉnh Trưởng, thậm chí còn tổ chức đường dây buôn lậu “nha phiến” nên bị Hoa Kỳ không cho nhập cảnh vào Mỹ, người ta còn đồn Trung Tướng Quang giàu có lắm... Không những họ tung tin đốn, có người còn viết báo chửi Ông ta thậm tệ... mà cũng không nghe thấy Trung Tướng Quang lên tiếng gì hết!! Hư thật ra sao??…
- Anh được biết Trung Tướng Quang từ lúc Ông còn là Đại Tá giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, lúc đó Anh mới là Thiếu Úy giữ chức Đại Đội Trưởng của một Đại Đội chuyên môn “nhảy tóan” còn có tên là “diều hâu” được biệt phái cho Lữ Đoàn “A” tại Cà Mau. Với chiến thuật “Diều Hâu Trực Thăng Vận” bách chiến bách thắng lần lượt đã đưa Ông lên hàng danh tướng. Chuẩn Tướng, rồi Thiếu Tướng, Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 4/QK IV. Nắm trong tay ba Sư Đoàn Bộ Binh thiện chiến 7, 9, và 21, lãnh thổ Vùng IV được an ninh toàn vẹn.
Thời điểm nầy (1964 – 1966) Quân Đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào Miền Nam. Hoa Kỳ có ý định đem quân tăng cường thêm cho Vùng IV, nhưng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn nhất quyết “từ chối”.. Cho đến khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng Thống, mới đưa Ông Quang từ chức vụ Tổng Ủy Viên Kế Hoạch Trong Nội Các Chiến Tranh của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, về Phủ Tổng Thống ban cho chức vụ Cố Vấn Quân Sự & An Ninh Phủ Tổng Thống, cái chức vụ ” hữu danh = có tiếng làm lớn, nhưng vô thực = không có thực quyền “. “Người ta” cư xử với Ông Quang như thế còn chưa vừa lòng, còn phao tin đồn Ông Tham Nhũng: Ăn tiền Sinh Viên Du Học. Vấn đề nầy Anh xin phép được phân tích như sau: Về thẩm quyền cấp giấy phép cho Sinh Viên du học đều do Bộ Nội Vụ (Ông Tổng Tưởng Nội Vụ LCC) sau khi được sự “chuẩn thuận của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. (Thiếu Tướng NKB).
Còn về tin đồn Trung Tướng Quang “bóp cổ đòi mãi lộ mấy Ông Tỉnh Thị Trưởng…Nếu có sự vịệc nầy, thì theo Anh nghĩ là từ nơi những Ông khác có thực quyền “cách chức hay bổ nhậm” Tỉnh Thị Trưởng thì đúng hơn. Còn tin đồn Trung Tướng Quang có liên quan đến đường dây ma túy nên không được Mỹ cho nhập cảnh vào Hoa kỳ.. Nhưng rồi Ông Bà Trung Tướng Quang cũng được Hoa Kỳ cấp chiếu khán cho vào Mỹ... (cái ẩn tình oan khiên nầy chỉ có mấy Ông phù thủy MỦI ĐỔ” mới rõ ngọn ngành mà thôi.
Còn Việc Trung Tướng Quang giàu có?? Thật sự Anh Không biết Trung Tướng Quang giàu có đến mức nào!! Anh chỉ biết trong lúc cư trú tại Canada, Trung Tướng Quang phải “đi rửa chén” cho một nhà hàng; và khi được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Ông chỉ xin được chức “gác cổng” = cho xe ra vào của một Công Ty Mỹ để có tiền độ nhật, Ông Bà được gia đình một người gốc Triều Châu quê quán Bạc Liêu (Ông Bà tiệm vải Thạnh Hưng), còn chút thân tình năm xưa (Lúc Trung Tướng Quang còn Là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB tại Tỉnh Bạc Liêu, cho tá túc trên một căn gác chật hẹp tại vùng Los Angeles CA. Và giờ nầy cả Hai Ông Bà đang nằm trong nhà “dưỡng lão” với nhiều bệnh tật dường như “nan y” tại Thành Phố Sacramento CA.
Nói tóm lại Trung Tướng Đặng Văn Quang quả thật là một Tướng Lãnh tài ba, môt Chiến Sĩ Quốc Gia chân chính, một công dân gương mẫu, suốt cuộc đời binh nghiệp tận trung tận hiếu với đất Mẹ Việt Nam. Chỉ vì noi gương theo Cố Tổng Thông Ngô Đình Diệm (KHÔNG CHO QUÂN ĐỘI NGOẠI QUỐC ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM); mà sự nghiệp tiêu vong, cuộc đời thật là thê thảm vô cùng tận, còn bị hàm oan về những “tin đồn ác nghiệt”. Hy vọng rằng trước ngày Trung Tướng Đặng Văn Quang, từ biệt cõi trần ô trọc nầy DANH DỰ CỦA NGƯỜI phải được phục hồi.
- Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (1972), Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV (1972-1974), nguyên Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang (1975), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Trung Tướng Nghi và cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang (Không Quân), bị Cộng quân “bắt” làm tù binh.
Ngày 16 tháng 04 năm 1975 khi trên đường rút quân từ Phan Rang dự định về “Cá Ná”… nhưng vì không liên lạc được với Chuẩn Tướng Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB, có Trung Đoàn 50 Bộ Binh đang trú đóng trên lộ trình phía Nam, nên Trung Tướng Nghi quyết định chỉ huy đoàn quân dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước…Đến thôn Mỹ Đức lúc 4 giờ chiều, và tiếp tục di chuyển, khoảng 9 giờ tối, rời Thôn Mỹ Đức chưa được bao xa thì bị phục kích…đoàn quân tổng cộng có đến 700 đều bị bắt theo chủ soái... (chiếu theo hồi ức của Cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH viết về Trận Phan Rang.
- Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Đại Tá Huấn cùng 550 chiến sĩ Biệt Cách Dù đổ quân cứu nguy An Lộc vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, và ngay trong đêm đó, Ông điều quân lên giải tỏa ½ diện địa phía Bắc thành phố, đã bị Địch lấn chiếm từ mấy ngày trước, sau đó, để mở rộng tầm kiểm soát, đích thân Ông chỉ huy 300 chiến binh Biệt Cách Dù “đột kích” tấn chiếm Đồi Đồng Long, tạo đựợc một chiến tích lẫy lừng, thành quả cao hơn tất cả các đơn vị “COMMANDO = BIỆT KÍCH” thiện nghệ đặc biệt nào của Quân Lực các Quốc Gia trên thế giới.
- Đại Tá NGUYỄN VĂN ĐĨNH, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH, cựu Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 9 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, “Sau khi Quận Lộc Ninh thất thủ, Ông bị Quân Cộng Sản bắt làm tù binh, sau gần một năm, được thả về vào ngày 29 tháng 03 năm 1973. (do sự trao đổi tù binh hai bên, từ hiệp định “đình chiến Paris”. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Ðại Tá NGÔ VĂN MINH, cựu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá ĐOÀN KIM ĐỊNH, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Đức quốc.
- Đại Tá LÊ VĂN TRANG, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Huỳnh Thanh Điền, Trưởng khối cận vệ Phủ Tổng Thống, đáp xuống An Lộc cùng phái đòan của Tổng Thống Thiệu ngày 07-07-72. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Hoàng Trung Liêm, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/52 Pháo Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá TRỊNH ĐÌNH ĐĂNG, cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá TRẦN BÁ THÀNH, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Tuy (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá HUỲNH THAO LƯỢC, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ,
- Đại Tá HỨA YẾN LẾN, Tham Mưu Phó Hành Quân Sư Đoàn 18 Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá LÊ XUÂN HIẾU, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN ĐẠT THỊNH (nhà Văn, nhà Báo), nguyên Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tổng Tham Mưu, đã có mặt trong phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá ĐÀO THIỆN TUYỂN, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá HOÀNG NUÔI, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn “Hỏa Long” 218, thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Víệt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN VĂN DƯƠNG, cựu Thiết Đoàn Trưởng Thíết Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Úc Châu.
- Trung Tá PHẠM KIM BẰNG, (gốc Thiếu Sinh Quân, Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), cựu Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 16 (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá Lê Văn Ngọc, Lữ đoàn phó Lữ Đòan 1 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá BÙI QUYỀN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Sĩ Quan Hành quân Lữ Đoàn 1 Dù (1972), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nguyên Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá HUỲNH VĂN BÉ, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân, Quân Đoàn 3/Quân Khu III (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá ĐOÀN KHẮC THUYÊN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) cựu Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN ÁNH LÊ, (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/SĐ 9 BB ( 1972),nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hòa (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN VĂN LÂN, Liên Đoàn Phó Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN SĨ TẤN, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỂN VĂN NGUYÊN, Tiểu ĐoànTrưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN NGỌC ÁNH, cựu Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đòan Đặc Trách Chiến Trường Ngoại Biên và An Lộc kiêm phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn3/Quân Khu III (1972), hiện cư ngụ tại Thành Phố Austin Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGUYỄN VĂN THỜI, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31(giai đoạn 2), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá LÊ VĂN CHÂU, Y Sĩ Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá Quân Y NGUYỄN VĂN QUÝ, Y Sĩ giải phẫu Bệnh Viện Bình Long, tác Giả quyển “Nhật Ký An Lộc”, (Chúng tôi có trích đăng một đoạn tựa đề “Địa Ngục Trần Gian”, trong phần một, đề mục Dân Y), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá TRẦN VĂN TÍNH, Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Các Thiếu Tá “Quân Y”của Tiểu Đoàn 5 Quân Y: Bác Sĩ VŨ THẾ HÙNG, Bác Sĩ TÍCH, Bác Sĩ NAM HÙNG, đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá TRẦN LƯƠNG TÍN, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá ĐỖ VIẾT HÙNG, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 8 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Các Thiếu Tá và Đại Úy: PHẠM CHÂU TÀI, NGUYỄN SƠN, ĐÀO MINH HÙNG, LÊ VĂN LỢI, LÊ ĐẮC LỰC, là những Anh Hùng xuất chúng trong trận chiến An Lộc năm 1972, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGÔ XUÂN VINH (gốc Thiếu Sinh Quân) tự Vinh Con, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Dù (1972), Ông là người Hùng của trận Đồi Gió, và là vị Đại Đội Trưởng đầu tiên bắt tay được với đơn bạn (Tiểu Đoàn 8 Dù, phía Nam An Lộc).
- Thiếu Tá TRẦN TOÁN, (gốcThiếu Sinh Quân), Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá HUỲNH VĂN ÚT, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGUYỄN NGỌC TÙNG, Tùy viên cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, hiện cư ngụ tại Canada.
- Đại Úy PHAN NHẬT NAM, “Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ông là nhà văn Quân Đội, với nhiều Tác Phẩm và nhiều bài viết về Phóng Sự chiến trường nổi tiếng, điển hình như Tác Phẩm “Chiến trường đẫm máu, Đồi Gíó Đổi Tên”, chúng tôi có trích đăng trong Phần MỘT, Tiểu Đoạn Tiểu Đoàn 6 Dù, Đồi Gió đổi tên”. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại úy NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Úy ĐỒNG KIM QUAN, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 36 thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (1972), Ông có viết lại “Hồi Ký” tựa đề “19 ngày trong An Lộc”, chúng tôi có trích đăng trong phần một ở Tiểu đoạn “Mặt trận phía Đông An Lộc”, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Úy DƯƠNG TẤN TÀI, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy VỎ ĐÌNH CÁT, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 2 Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy BÙI VĂN DZƯƠNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LÊ MINH HÙNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy PHÙNG VĂN TÀI, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LƯƠNG VĂN LÃNH, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 31/ Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy Nguyễn Trung Trí, biệt phái Không Đoàn 43, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LÊ ĐÌNH TRẬN, Trung Đòan 8/ Sư Đòan 5 Bộ Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Úy TRẦN THANH LIÊM, Đại Đội Trinh Sát 7 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Úy NGUYỄN VĂN THỌ, Liên Đoàn 3 Vận Tải (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thượng Sĩ Nguyễn Phước, Tiểu Đòan 6 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Sĩ LÊ HOÀNG LONG, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Hạ Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN XUÂN, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chiến Hữu DƯƠNG PHỤC, đặc phái viên Đài Tiếng Nói Quân Đội, có đến tận chiến trường An Lộc ngay sau khi An Lộc được giải tỏa, cùng chuyến với Phan Nhật Nam, vào 08 thàng 06 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chiến Hữu Đỗ Đức Thịnh BCD, tác giả bài ”Chiến Trường Đi Không Hẹn” hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ Còn hằng ngàn các Chiến Sĩ anh hùng vô danh các cấp khác, đã đóng góp công lao và một phần thân thể cho trận Chiến Thắng An lộc 1972, hiện đang còn sống và đang cư ngụ tại “Hải Ngoại”, một số thương binh đang còn kẹt tại Việt Nam.
Về DÂN SỰ:
- Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của Tổng Thống Nguyễn VănThiệu, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- “Cô Giáo PHA”, tác giả hai câu “thơ” bất hủ: “An Lộc địa Sử ghi chiến tích, Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân” được ghi trên “Nghĩa Trang” của các Anh Hùng Tử Sĩ Biệt Cách Nhảy Dù năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Hai cô “bé gái” Hà Thi Nở, Hà Thi Loan (năm 1972), tính đến năm 2009, nay cũng đã 45, 46 tuổi, hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Còn rất nhiều Dân Chúng thuộc Tỉnh Bình Long, đã được định cư trong các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, một số khác vẫn còn đang sống dưới gông cùm của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.
5- LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA “VĂN NHÂN” VỀ TRẬN AN LỘC:
“Thị trấn An Lộc, từng bị bỏ quên trong những cánh đồng “cao su” đèo heo hút gió bạt ngàn, đột nhiên trở thành nổi tiếng trong một đêm nào đó, và rồi giờ đây lại bị chìm trong quên lãng!!” TANG LỄ CỦA CỐ TRUNG TƯỚNG NGUYỂN VĂN MINH Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, cựu Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sai Gòn Gia Định, Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh chiến trường An Lộc, mệnh chung ngày 24 tháng 11 năm 2006 tại Thành Phố San Diego, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 79 tuổi. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Peek Family Funeral Home, 7801 Bolsa Ave, Wesminster, CA. Hoa Kỳ.
Sau đây là bài “Điếu Văn”của một chiến binh đã cùng “Thầy” mình bôn ba chinh chiến từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh (1962), cho đến Quân Đoàn 3/ Quân Khu III, từng vào sanh ra tử trên chiến trường An Lộc (1972).
ĐIẾU VĂN Đứa học trò bất hiếu Khấp bái trước huyệt phần Trước giờ lâm chung Không nhận được lời Thầy dạy dỗ Nay trước mặt Phu Nhân Đông đủ họ hàng tang quyến Các học trò đệ tử Các Chiến Hữu các cấp Các bằng hữu thâm tình Những người đã cùng với Thầy Vào sanh ra tử Trong các trận tranh hùng với Cộng quân Từ nơi đồng bằng Sông Cửu Long Thầy uy dũng biết mấy Nơi Sư Đoàn 21 Bộ Binh Với các cuộc hành quân có tên Dân Chí Cộng quân khiếm đảm kinh hồn Dây Biểu Chương màu Bảo Quốc Được mang về gắn trên Quân Kỳ Có huy hiệu Sấm Sét miền Tây Thầy còn nhớ Ngũ Hổ Tướng Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ Do một tay Thầy đào tạo Oai danh biết mấy Đến trận Bình Long An Lộc Có tên Mùa Hè Đỏ Lửa “Bình Long Anh Dũng lưu Thanh Sử An Lộc kiên cường lập chiến công” Tiếng Thầy còn văng vẳng bên tai Giọng nói uy nghiêm đầy tâm huyết Khích lệ ba quân giữa trận tiền Thầy khen Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù Lấy ít đánh nhiều Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít Là một trong những đơn vị giúp hồi sinh An Lộc Mặc dù Thầy khiêm nhượng không muốn nghe ai nhắc đến Nhưng cùng khắp thiên hạ Và tận trong lòng ba quân Tướng Sĩ Ai ai cũng biết Thầy là Chim Ưng đầu đàn Của trận chiến thắng oai hùng đó Nay quyển sách An Lộc đã hoàn thành Sao Thầy không nán lại thêm thời gian nữa Để duyệt đọc và hồi tưởng lại chuyện năm xưa Một thời oanh liệt Của một Tướng Soái cầm quân.
Một trận đánh lẫy lừng Vang danh Thế Giới Hiện diện hôm nay Những người đã cùng thầy bôn ba chinh chiến Từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đến Quân Đoàn III Cùng các Chiến Hữu thân tình Đứng bao quanh huyệt phần Để tiễn đưa Thầy với đầy lòng cảm mến tiếc thương Chí tang bồng hồ thỉ Nợ Nước tình Nhà Nay đành vĩnh biệt Nhưng sao tạo hóa trớ trêu Không để Thầy thỏa nguyện chí bình sinh mộng ước Nếu đúng thật cơ tạo an bài Thì xin mọi người cùng cầu nguyện ơn trên Trời Phật Hãy tiếp tục cân nhắc Hương Linh của Thầy Đi đến cõi Vĩnh Hằng Cực Lạc Đê đầu kính bái.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/6/
PHẦN II 1- SO SÁNH TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ TRẬN AN LỘC 2- AN LỘC: TRẬN VERDUN CỦA VIỆT NAM
o O o
- 1 - SO SÁNH TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ TRẬN AN LỘC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CẢ HAI TRẬN ĐÁNH: Nhiều bình luận gia Quân Sự có nhận định, cả hai trận chiến Điện Biên Phủ và An Lộc đều có tầm vóc “chiến lược” và “chiến thuật”, được lượng định vào kết quả của trận chiến, để giành phần thắng lợi trên bàn Hội Nghị Genève của trận Điện Biên Phủ vào năm 1954, và Hội Đàm Paris của trận An Lộc vào năm 1972. Thật vậy, trong suốt 30 năm của cuộc chiến tranh Việt Nam, đã xảy ra hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ giữa Quân Đội Viễn Chinh Pháp và lực lượng vũ trang Việt Minh, có sự trợ lực của Quân Đội Trung Cộng, giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Đội Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng duy nhất chỉ có hai trận đánh khốc liệt và gay go nhất, có tầm vóc quyết định có tính cách chiến lược, có ảnh hưởng đến phương diện chính trị, do kết quả “THẮNG” “BẠI” của chiến trường, đó là trận Điện Biên Phủ xảy ra vào năm 1954, và trận An Lộc xảy ra vào năm 1972.
A- TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954: Trận Điện Biên Phủ được xem như khởi đầu vào ngày 13 tháng 03 năm 1954, sau gần hai tháng tranh hùng giữa Quân Đội Viễn Chinh Pháp và lực lượng Việt Minh, có nhiều đơn vị chuyên môn của Hồng Quân Trung Cộng tiếp sức, được kết thúc vào vào ngày 07 tháng 05 năm 1954, sau 55 ngày ác chiến, và khi Tướng De Castries của Pháp bị Việt Minh bắt sống, cùng toàn bộ Tham Mưu và gần 12,000 binh sĩ dưới quyền buông súng đầu hàng và bị bắt làm tù binh.
* Địa thế của Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng, nằm về phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, Bắc Việt, có chiều dài 18 cây số, và chiều rộng từ 6 đến 8 cây số, được xem như là một thung lũng rộng nhất và đông dân cư nhất trong bốn khu vực đồng bằng Tây Bắc, Bắc Việt, nằm sát biên thuỳ Lào Việt, và nằm trên giao lộ của những con đường nối liền: Lai Châu về phía Tây Bắc, Tuần Giao, Sơn La, và Na Sản về phía Đông Nam, Luang Prabang ở phía Tây và Sầm Nứa ở phía Nam.
* Quân Pháp coi Điện Biên Phủ như là một vị trí chiến lược tối quan trọng, nằm giữa Bắc Việt, Thựợng Lào, và Hoa Nam, là một căn cứ có thể dùng làm bàn đạp cho Bộ Binh và Không Quân làm nơi phát xuất binh lực viễn chinh của Pháp tiến qua Lào và các vùng sát biên thùy Hoa Nam (1).
* Căn cứ Điện Biên Phủ, được Đại Tướng Henri Navarre của Pháp thiết lập và củng cố, với mục đích là “dụ” cho quân Việt Minh xuất hiện và tập trung lại đông đủ để tiêu diệt một lần cho xong, để kết thúc những trận đánh lẻ tẻ khác trên toàn vùng lãnh thổ Bắc Việt, vốn làm tiêu hao nhiều sinh lực của Quân Đội Viễn Chinh Pháp lúc bấy giờ. Được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp của lực lượng Việt Minh cùng một số Tướng Lãnh cao cấp khác của Trung Cộng nằm trong phái bộ CMAG (Chinese Military Advisory Group), do bộ phận chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc gửi qua Việt Nam để “chỉ đạo” trận chiến. Bộ tham mưu Cộng Đảng đồng tình chấp nhận trận thư hùng, vì sau bao ngày tháng chiến tranh, lực lượng Việt Minh cũng đã quá nhiều mệt mỏi và tổn hao tiềm lực, nhân lúc được Hồng Quân Trung Cộng tiếp sức, Tướng Võ Nguyên Giáp cũng muốn có một trận đánh có tầm vóc quyết định cho xong, và sự thắng bại của trận chiến, sẽ kéo theo sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam sau đó, mà Võ Nguyên Giáp và các Tướng Lãnh Trung Cộng nghĩ rằng “phần thắng” sẽ ngã về phía bên họ, bởi hai lý do:
a/ Có đoàn chuyên viên “công binh cơ động” đào giao thông hào, các Sư Đoàn quân Chủ Lực của Việt Minh được Trung Cộng trang bị vũ khí mới, được tăng cường cho một Sư Đoàn pháo binh 105 ly nòng ngắn và nhiều quân dụng khác,
b/ Phong trào “phản chiến” tại nước Pháp đang hồi bùng dậy.
* Phía bên Việt Minh nghĩ rằng, sau khi thắng được trận Điện Biên Phủ, thì Quân Đội Pháp phải rút ra khỏi Việt Nam, và trao hết lãnh thổ Việt Nam cho Việt Minh quản trị từ Bắc tới Nam. Nhưng thực tế, căn cứ vào những điều khoản được ghi trong hiệp định Genève, giữa Pháp và Việt Minh, được ký kết ngày 20 tháng 07 năm 1954, phần Việt Minh chỉ nuốt được có phân nửa lãnh thổ nước Việt Nam mà thôi, cắt ngang qua vĩ tuyến 17 về phía Bắc, ngang qua Thủ Đô Hà Nội đến Ải Nam Quan, còn lại phân nửa từ Sông Bến Hải trở về phía Nam, xuyên qua Cố Đô Huế, đến Sài Gòn tận đến Mũi Cà Mâu, vẫn còn thuộc quyền thể chế Quốc Gia do Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng, và còn dự trù phải chờ thêm hai năm nữa mới có cuộc tổng tuyển cử thống nhất giữa hai Miền Nam Bắc. Việc nầy có sử gia nhận định rằng “Việt Minh thắng được trận Điện Biên Phủ, nhưng lại thua đau ở Hiệp Định Genève”, bởi quan thầy Trung Cộng cố tình “chận họng” đứa học trò Việt Minh, không cho nuốt hết trọn vẹn một lần Nước Việt Nam.
* Về Quân Lực Pháp có mặt tại trận Điện Biên Phủ vào lúc thời đầu trận chiến có 16 Tiểu Đoàn Bộ Binh và 7 Đại Đội biệt lập, khi trận chiến đang tiếp diễn, quân Pháp được tăng cường thêm 5 Tiểu Đoàn quân thiện chiến Nhảy Dù, nâng tổng số quân sĩ lên đến 18.272 chiến sĩ (Pháp, Việt Nam, Hờ Mông), thêm 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh, đặt tại hai cứ điểm Mường Thanh và Gabrielle, một Chi Đoàn thiết giáp, một đơn vị chuyển vận 200 xe, một Phi Đoàn gồm 14 Chiến Đấu Cơ, thường trực có mặt tại hai phi trường Mường Thanh (chánh), và Isabelle (phụ). Tổng cộng có 21,290 quân sĩ.
* Lực lượng phòng thủ nầy chiếm đóng một vòng lòng chảo bố phòng cẩn mật, gồm một khu trung tâm chỉ huy và ba khu phụ coi như các Chi Khu bao bọc vây quanh một Tiểu Khu, giống như theo quan niệm bố phòng của Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa sau nầỵ Chi Khu Isabelle trấn giữ trọng điểm phía Nam, Chi Khu Gabrielle trấn giữ căn cứ phía Bắc, Chi Khu Béatrice trấn giữ khu cao thế phía Đông, có thể yểm trợ lẫn nhau, và gồm có tất cả 49 yếu điểm bố phòng, mỗi yếu điểm bố phòng, ngoài lực lượng phòng thủ cơ hữu, còn có nhiều trung tâm kháng cự khác nhau, được bảo vệ bởi những lực lượng lưu động có Pháo Binh yểm trợ khi lâm chiến, những lực lượng lưu động này còn được phòng vệ bằng những giao thông hào, với nhiều vòng kẽm gai và mìn bẫy, khi rút về được biến thành trong tư thế phòng thủ.
* Khu vực mạnh và quan trọng nhất là khu vực Trung Ương (Tiểu Khu), được đặt ngay giữa lòng cứ điểm Muờng Thanh, coi như thủ phủ của toàn thể khu lòng chảo, gồm 2/3 lực lượng phòng thủ của Quân Đội Pháp được tập trung tại khu vực nầy. Có 8 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Lính Nhảy Dù (5 Tiểu Đoàn Bộ Binh cơ hữu dùng cho việc trấn thủ vòng đai xung quanh khu Trung Ương và 3 Tiểu Đoàn Quân Nhảy Dù thiện chiến nhất của Quân Lực Pháp lúc bấy giờ, làm lực lượng phản kích lưu động). Xung quanh khu Trung Ương, còn được bảo vệ bằng những ngọn đồi A 1, B 1, C 1, D 1, E 1, được các Đại Đội Bộ Binh biệt lập bao phòng dầy đặc. Tất cả hệ thống bố phòng của các cứ điểm và yếu điểm đều nằm trong tầm Pháo Binh yểm trợ hổ tương cho nhau, rất là chính xác. Ngoài ra còn có một lực lượng Thiết Giáp cơ động, sẵn sàng xâm nhập tiêu diệt những điểm tập trung quân địch xuất hiện cận kề. Với hai phi trường Mường Thanh và Isabelle, hàng ngày thực hiện trên 100 chuyến bay, cung cấp từ 200 đến 300 tấn tiếp liệu, hoặc thả dù từ 100 đến 150 tấn hàng tiếp tế đủ loại, cộng thêm các thám thính cơ trinh sát và Phi Đoàn chiến đấu cơ bay thường trực 24/24 tiếng đồng hồ để oanh tạc vào những ổ pháo và phòng không của Việt Minh đặt trong các hang núi hoặc những nơi được ghi nhận có số lượng quan trọng của địch xuất hiện và yểm trợ cho các đơn vị Bộ Binh bên dưới khi có yêu cầu.
Tóm lại, Tướng Navarre rất tin tưởng nơi các đơn vị thiện chiến của Quân Đội Pháp đang có mặt tại trận địa Điện Biên Phủ, và có quan niệm “chủ quan” là căn cứ nầy không bao giờ bị thất thủ trước lực lượng Việt Minh lúc bấy giờ. Ông không ngờ rằng ngoài 4 Sư Đoàn của lực lượng Việt Minh (Sư Đoàn 316, 358, 308, 312) với vũ khí thô sơ, đã được Trung Cộng tân trang thay thế. Lực Lượng Việt Minh còn nhận được nhiều vũ khí tối tân của Trung Cộng như Đại Bác 75 ly không giật, súng cối 90 ly và 120 ly, thêm 1 Sư Đoàn Pháo Binh nòng ngắn 105 ly (loại nhẹ để dễ bề kéo lên thiết trí trong các hang núi), một đoàn chuyên viên công binh chiến đấu (khoảng 3,000), có máy đào “giao thông hào” tiếp cận đến giáp tuyến phòng ngự của quân trú phòng Pháp, bên cạnh còn có một lực lượng của Hồng Quân Trung Quốc (không rõ số đơn vị) tiếp sức tham chiến. Tại chiến trường Điện Biên Phủ, các Tướng Lãnh chỉ đạo Trung Quốc quyết định cho áp dụng chiến thuật “biển người” (bằng xương máu của lính Việt Minh), theo quan điểm “tập trung lực lượng” vào một nơi để tấn công tràn ngập quân Pháp, từng nơi một, tập trung hỏa lực Pháo tối đa, theo chiến thuật ”bịt pháo công đồn”, điều nghiên thật chính xác, chắc ăn mới đánh, không nắm chắc phần thắng không đánh (2). Chiếu theo tài liệu, với 18,272 quân sĩ thuộc Quân Đội Liên Hiệp Pháp phải đương đầu với khoảng 65,000 liên quân của Việt Minh và Trung Cộng, và chỉ trong vòng có 55 ngày thì bị “thất thủ”, vào ngày 07 tháng 05 năm 1954. (xem sơ đồ số 16) anloc_phan2-1 Tổng kết tổn thất đôi bên: Quân Liên Hiệp Pháp: 11,716 thương vong: (2,747 tử thương, 7,240 bị thương, 1,729 mất tích). 11,800 bị bắt làm tù binh. Ghi Chú: Trong số 11,800 tù binh của Quân Đội Liên Hiệp Pháp, sau hiệp định Genève, (ngày 20 tháng 07 năm 1954) “tù binh” Pháp đã CHẾT mất đến 7,537 chiến sĩ, chỉ còn lại 4,263 chiến sĩ được trao đổi trong tình trạng suy yếu và bệnh tật. Liên Quân Việt Minh & Trung Cộng: 13,930 thương vong: (4,020 tử thương, 9,118 bị thương, 792 mất tích).
B- TRẬN AN LỘC NĂM 1972 Sau 18 năm từ ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Minh đã chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Miền Bắc, đã hình thành chế độ Cộng Sản Miền Bắc, lấy tên Nước là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” sau 1975 đổi lại “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Các lãnh tụ Miền Bắc lúc nào cũng có tham vọng xăm lăng và thôn tính Miền Nam của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, điển hình qua trận “Tết Mậu Thân” năm 1968, và “ Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, sau cùng là Tháng Tư Đen năm 1975. An Lộc là Thị Trấn của Tỉnh Lỵ Bình Long, được bao bọc bởi 3 Chi Khu = Quận: Quận Lộc Ninh ở phía Bắc, Quận châu thành An Lộc (Tỉnh=Tiểu Khu) ở trung tâm, Quận Chơn Thành ở phía Nam. Tất cả đều nằm dọc theo Quốc Lộ 13, chạy dài từ phía Bắc giáp giới với nước Cambodia, Nam giáp với Tỉnh Bình Dương, Tây giáp ranh Tỉnh Tây Ninh, Đông giáp ranh Tỉnh Phước Long Việt Nam Cộng Hòa.
Thị Trấn An lộc có chiều dài khoảng hơn 2 cây số và chiều ngang khoảng hơn 1 cây số ½. Tính trung bình diện tích vào khoảng 4 cây số vuông. Xung quanh An lộc còn có những cao thế như: Phi Trường Quản Lợi ở phía Đông, Đồi Gíó & Đồi 169 phía Tây Nam, Đồi 100 và Đồi Đồng Long ở phía Tây Bắc và chánh Bắc. Đó là nhũng cao điểm bao vây xung quanh Thị Trấn An lộc, Quân Cộng Sản Bắc Việt đã thành công chiếm được những cao thế Chiến Thuật này trong giai đoạn sơ khởi, để khống chế chiến trận, và biến Thị Trấn An Lộc như khu “lòng chảo” (khoảng 30 lần nhỏ hơn khu lòng chảo Điện Biên Phủ).
Cộng quân xem An Lộc như một vị trí tối quan trọng cho nhu cầu chính trị lẫn quân sự, để ra mắt cái Chính Phủ bù nhìn có tên là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà Cộng Sản đặt cho một tên thật kêu là Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam), Cộng quân dùng An Lộc làm bàn đạp để tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn của Nước Việt Nam Cộng Hoà, nhất là giành ưu thế trên bàn hội nghị Paris năm 1972, đang hồi kết thúc.
Phía Việt Nam Cộng Hòa xem An Lộc như là một vị trí chiến lược quan trọng, vì chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn có 98 cây số về phía Bắc. Nếu An Lộc bị thất thủ, thì chỉ trong vài giờ đồng hồ sau là chiến xa và bộ binh quân Cộng Sản sẽ chiếm cứ Thủ Đô Sài Gòn, và kết thúc luôn trận chiến giữa hai phe Quốc Cộng. Vì vậy bằng mọi giá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải chận đứng địch quân ngay trước cửa ngõ Thủ Đô, để phá vỡ mưu đồ xâm lược của Cộng Sản phương Bắc.
Tỉnh Bình Long (Thị trấn An Lộc) là một Tỉnh hành chánh, không phải là một căn cứ Quân Sự hay một đồn lũy kiên cố, có tầm vóc chống đỡ được mọi cuộc tấn công quy mô (cấp Quân Đoàn) như Điện Biên Phủ. Trong toàn Tỉnh chỉ có hai hầm có thể nói là khá vững chắc, chịu nổi sức công phá của pháo binh địch, đó là hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (Trại Đỗ Cao Trí) và hầm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, còn vòng đai xung quanh thành phố thì chưa có một giao thông hào hay hầm hố nào hết. Tất cả đều có, là sau khi các đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà biết được quân địch chọn yếu điểm An Lộc làm nơi thư hùng sinh tử của binh lực đôi bên. Có thể nói An Lộc là mục tiêu do phía quân Cộng Sản Bắc Việt chọn lựa để tấn chiếm, còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị bắt buộc phải chấp nhận trận quyết chiến. Tất cả Quân Dân Tỉnh Bình Long đồng quyết tâm chiến đấu trong tư thế nhiều yếu kém (quân số ít, không pháo, không tăng, không đủ đạn dược và lương thực nuôi lính nuôi dân v..v..)
Cộng quân quyết định mở cuộc tổng công kích vào Mùa Hè năm 1972, được chọn lựa vào lúc khi biết chắc Quân Lực Đồng Minh của Việt Nam Cộng Hoà phải rút đi hết, theo cái gọi là “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Vào thời điểm đó, tất cả các đơn vị Bộ Binh Hoa kỳ và các nước Đồng Minh đều rời khỏi lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, chỉ còn chừa lại một số các toán Cố Vấn Mỹ cho các đơn vị “cấp Trung Đoàn” trở lên, và một lực lượng Không Quân tối tân và hùng hậu: các pháo đài bay B.52, các C.130 trang bị đại bác 105 ly được điều khiển bằng Radar, các phản lực cơ Phantom, các trực thăng võ trang Cobra…v.v...
Quân số của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà hiện diện vào thời điểm cao nhất:
a/ Quân số đang phòng thủ tại Thị Trấn có 15 Tiểu Đoàn kể cả Địa Phương Quân, khoảng 7,600 chiến sĩ. b/ Quân tăng viện 12,100 (3)
Tại mặt trận An Lộc không có lực lượng trừ bị (cấp Trung Đoàn), để dùng cho nỗ lực “phản kích” như Điện Biên Phủ, vì quân trú phòng quá ít so với lực lượng tấn công. Tuy nhiên, trong đợt tấn công lần thứ 4 vào đêm 10 tháng 05 năm 1972, Công Trường 9 quân Cộng Sản Bắc Việt chủ động đã đánh xuyên thủng được tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, và đang trên đà tiến gần sát đến Bộ Chỉ Huy đầu não Chỉ Huy Mặt Trận, Tướng Hưng liền cấp tốc điều động được một lực lượng 3 Tiểu Đoàn, đang trấn thủ trên các tuyến phía Nam, Đông, và Bắc, về kịp lúc, chận đứng được mũi dùi “tấn kích” của địch quân vào lúc ban đêm… và khi trời vừa hừng sáng, liên hoàn đồng loạt “phản kích” đẩy lui các đơn vị Bộ Binh cũng như chiến xa địch ra khỏi vòng đai (tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 khi trước).
Cùng với tư tưởng chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp: nghiên cứu thật kỹ, thấy chắc ăn mới đánh, chuẩn bị chưa xong thì không nên đánh, mà Tướng Trần Văn Trà bỏ mất cơ hội chiến thắng trận An Lộc, mặc dù Tướng Trà được Sở Chỉ Huy Chỉ Đạo Chiến Dịch Miền, cắt cử Tướng Hoàng Cầm (Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch) trực tiếp đến hối thúc, nên tiếp tục tấn công thẳng vào An Lộc ngay sau khi chiếm Lộc Ninh (07-04-72). Thật sự, nếu trong vòng từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 11 tháng 04 năm 1972, khi Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa chưa được đổ quân vào tăng viện cho An Lộc để án ngữ phòng thủ tuyến phía Bắc, thì với lực lượng rải mỏng cấp Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, trong tay lại không có loại vũ khí M.72 chống chiến xa, chắc rằng đã bị lực lượng cấp 2 Trung Đoàn quân bộ chiến của Công Trường 5 cộng sản Bắc Việt, có thêm một Tiểu Đoàn Chiến xa tối tân trợ chiến đã đánh xuyên thủng và An Lộc bị thất thủ ngay từ đầu trận chiến, và Tướng Lê Văn Hưng đã rút chốt lựu đạn “tự vận” rồi.
Phải công nhận phía Cộng Quân đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉ trừ vị trí của Bộ Chỉ Huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, được thay đổi vào giờ phút chót, và không ngờ Trung Đoàn 8 Bộ Binh được trực thăng vận đổ quân tăng cường và trấn giữ mặt phía Bắc Tỉnh Lỵ, kể cả việc thực tập cho các cán binh của Công Trường 9 phương cách tác chiến trong Thành Phố, và giữ được bí mật chọn mục tiêu An Lộc là “Điểm” tấn công cho đến giờ phút chót.
(1) “An Lộc Anh Dũng” của nhà Xuất Bản Đại Nam, đoạn An Lộc và Điện Biên Phủ. Tài liệu này do Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh cung cấp.
(2) Trích trong quyển “China and the Viet Nam War” do tác giả Quiang Zhai viết năm 1999 tại University of Carolina Hoa Kỳ.
(3) Nhật ký hành quân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III, về trận An Lộc năm 1972.
- 2 -
AN LỘC: TRẬN VERDUN CỦA VIỆT NAM
Trích- “La Mort du Việt Nam” Tác Giả: Đại Tướng Vanuxem
Dịch Giả: Dương Hiếu Nghĩa
An Lộc là một Quận Lỵ nhỏ của một Tỉnh miền Đông Nam Việt. Quân Bắc Việt đã vây hãm Quận Lỵ nầy, nã vào đó đủ mọi loại trọng pháo, hỏa tiễn, và tấn công vào đó nhiều lần. Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ Vùng 4 Chiến Thuật (đồng bằng sông Cửu Long), lẽ ra được đưa ra Huế cho Tướng Hoàng Xuân Lãm, được hấp tấp thả xuống một vùng nằm giữa An Lộc và Sài Gòn, với nhiêm vụ sơ khởi là chận địch lúc bấy giờ đang tự do tiến bọc vòng quanh An Lộc, bao vây cô lập Thị Xã nầy cốt không cho trong ngoài liên lạc được với nhau. Người ta ngăn chận được phần nào ý định của địch, nhưng không giải tỏa được An Lộc, và phải thú thật đây không phải là một chuyện dễ làm. Tuy nhiên An Lộc vẫn đứng vững.
Để so sánh và cũng để thực sự thấy được giá trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta phải nói rõ là Thị Xã An Lộc giống như Điện Biên Phủ, nằm dài trên hai bên sườn đồi của một lòng chảo mà vành đai của lòng chảo nầy địch đã làm chủ. An Lộc không có nhiều binh sĩ trú phòng như Điện Biên Phủ, có 20,000 dân, chẳng những không giúp ích được gì mà trái lại còn là một gánh nặng cho quân trú phòng nữa. Quân số Bắc Việt bao vây An Lộc nhiều hơn quân số bao vây Điện Biên Phủ trước kia; họ cũng tiến hành cuộc tấn công bằng cách đào chiến hào đi lần vào trung tâm thị trấn, giống như ở Điện Biên Phủ vậy, tiến đến đâu lấp hầm đến đó. Lực lượng pháo binh Bắc Việt nhiều hơn lúc ở Điện Biên Phủ, và họ pháo nhiều vào trung tâm thị xã, họ dùng đại bác 130 ly và hỏa tiễn, nên phố xá và nhà cửa trong thị xã gần như bị các loại nầy phá nát hết.
Quân trú phòng không có thiết giáp, nhưng Bắc Việt lại dùng loại chiến xa T. 54 của Nga Sô mà Phòng Nhì Việt Nam Cộng Hoà cũng như Hoa Kỳ không rõ bằng cách nào họ mang được loại chiến xa nặng nầy đến tận An Lộc được. Nhưng điều bất ngờ là các chiến xa Nga Sô nầy lại được các súng phóng hỏa tiễn cầm tay M.72 của Hoa Kỳ niềm nở đón tiếp, và có một số lớn T.54 bị bắn cháy hay bị bỏ lại rải rác trong thị xã như là chiến lợi phẩm đặc biệt của quân trú phòng. Số tử thương tại An Lộc nhiều hơn Điện Biên Phủ.
Quân Bắc Việt còn tiếp tục bao vây An Lộc, nhưng tình hình có vẻ sáng sủa hơn, khi Tổng Thống Thiệu quyết định dùng trực thăng đáp xuống ngay An Lộc. Cùng đi với Ông còn có Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tướng Minh, Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật, và một số Sĩ Quan khác, trong số nầy có Tướng Lãnh người Pháp muốn hưởng một chút thú vị kiêu hãnh là được tham dự vào một trận phục thù cho Điện Biên Phủ.
(Lời người dịch: Đó chính là tác giả quyển sách nhỏ nầy, Đại Tướng Vanuxem. Ông được quân trú phòng “anh hùng An Lộc” tặng cho một lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà trong chuyến đáp xuống An Lộc nầy, gọi là để kỷ niệm trận “Bình Long Anh Dũng”, và sau nầy trước khi qua đời tại Pháp năm 1982, Ông đã trao lá Quốc Kỳ nầy lại cho Trung Tướng Trần Văn Trung, Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà tại Pháp.)
Hai chiếc trực thăng đáp xuống và cất lên ngay thật nhanh, sau khi các vị Tướng Lãnh vừa nhảy xuống xong thì các loạt đạn pháo Bắc Việt cũng vừa tới. Người ta đi thăm Bộ Chì Huy Hành Quân, phát sao, gắn “lon”, “huy chương”, tuyên dương công trạng khen thưởng các cấp v. v... sau đó đi thăm và ủy lạo các đơn vị (binh sĩ các cấp nhảy lên khỏi chiến hào để hoan hô ầm ĩ vị Tổng Tư Lệnh của họ), thăm và an ủi các thương binh, bệnh binh, đến tận các xác chiến xa Nga T.54 để sờ các pháo tháp hay xem cái vỏ thép của loại chiến xa nầy, người ta cũng đi viếng các nghĩa trang “bất đắc dĩ” nằm trên các vỉa hè đường phố, và trước một nghĩa trang, Tướng Thiệu quỳ xuống cầu nguyện….
Người ta cũng có cầu nguyện như vậy giữa sân của một nhà thờ đã bị đổ nát, chỉ còn trơ lại có một pho tượng lớn của Chúa đang giăng hai tay nhân ái ra, coi như để chúc lành cho phái đoàn. Tổng Thống Thiệu thản nhiên như không có gì xảy ra, quỳ một gối xuống ngay trên vũng bùn, làm dấu thánh giá, và cầu nguyện ….trong khi tất cả đều đứng ngay ngắn nghiêm trang… Đâu đây bên bìa rừng gần đó có một vài tiếng nổ của đạn rocket.
Chuyến về của phái đoàn cũng như chuyến đáp xuống, tất cả quan khách đều đứng dưới các hố cá nhân, chờ khi các trực thăng đáp xuống, tất cả đều nhảy lên thật nhanh để trực thăng vọt đi ngay, vì trước đó ai cũng được báo cho biết là nếu không lên kịp thì sẽ bị ở lại An Lộc.
Tất cả đều được an toàn, về được đến Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn 3 ở Lai khê.
An Lộc đã trở thành một biểu tượng, đó là một khi quân đội và dân chúng đã cương quyết một lòng thì khẳng định là chận được quân thù. Đó là tinh thần của trận chiến Verdun của Viêt Nam Cộng Hòa, một chiến trận mà Việt Nam Cộng Hòa đã làm lễ kỷ niệm thật long trọng để xác nhận ý chí quyết chiến quyết thắng của Quân Dân Miền Nam Việt Nam. Tiếc rằng ngày lễ Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hoà đã được chọn là ngày 1/11 rồi, nếu không thì người ta nghĩ có lẽ nên chọn ngày mà An Lộc được giải tỏa hoàn toàn, để nói lên biểu tượng Tự Do của Quốc Gia nầy.
Đó là nhưng sự việc đã xảy ra năm 1972. Lúc đó có ai dám nghĩ được rằng ba năm sau, vâng chỉ không đầy 3 năm sau thôi, một Quân Đội đã từng biểu diễn một “pha” hết sức ngoạn mục, về sức mạnh, về ý chí của quân nhân các cấp, được lòng tin cậy hoàn toàn của dân, lại có thể bị suy sụp đến độ phải tan rã hoàn toàn?
Vả lại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với một quân số được Ngũ Giác Đài tính toán quá khít khao lúc bắt đầu Việt Nam Hóa, nên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phòng ngự để gìn giữ lãnh thổ mà thôị. Sau đó lại bị hao hụt trầm trọng trong ba năm liền, trong khi các đơn vị Miền Bắc tiếp tục được bổ sung đầy đủ, tăng cường cả về lượng cũng như về phẩm, nhất là chiến cụ, so sánh thì hơn xa Quân Đội Miền Nam, cho nên các ước tính tương quan lực lượng phải là 4/1, tôi nói lại là bốn trên một.
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã được Quân Đội Pháp thành lập sau đó mới được Hoa Kỳ tái tổ chức lại, nên dù muốn dù không, Quân Đội Miền Nam cũng giữ vài kỷ niệm về lề lối hay phương thức do quân đội Pháp để lại.
Điều nầy đã đem lại nhiều chuyện không hay cho một vài Tướng Lãnh, tuy nhiên dù gì đi chăng nữa thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn phải chấp nhận phuơng thức tác chiến học được từ Quân Đội Hoa Kỳ. Do đó nếu không chấp nhận điều quân mà chỉ dùng hỏa lực không mà thôi, trong tấn công cũng như trong phòng thủ, thì phương thức nầy bắt buộc phải có yểm trợ hùng mạnh của Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh và của cả Hải Quân nữa. Điều nầy Quân Đội Hoa Kỳ được trang bị quá đầy đủ, nếu không muốn nói là quá dư thừa, cho nên từ khi quân đội Mỹ rút đi thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị thiếu mất trầm trọng một hỏa lực yểm trợ mạnh và hữu hiệu.
Tổng Thống Thiệu là một người am tường về chiến lược, lại là một nhà chánh trị thận trọng há đã không đề ra được một phương thức tiết kiệm, vừa để dưỡng sức các đơn vị tinh nhuệ, vừa tránh hao tổn phí phạm đạn dược hay sao? Cho nên mỗi người lính chỉ được phát 80 viên đạn và một trái lựu đạn trong một tháng. Ông quan niệm rằng, trước một kẻ thù như Bắc Việt, và trên một lãnh thổ quá dài và quá hẹp của Miền Nam Việt Nam Ông không có thể điều quân được. Đã từ lâu, Ông không nói là chỉ với lực lượng của Miền Nam, Ông không thể chống lại được một cuộc tấn công quy mô của Bắc Việt trên một chiến tuyến quá dài từ Bắc xuống Nam dọc theo biên giới Lào và Cambodia, chỉa mũi thẳng vào Sài Gòn, chỉ còn cách đó dưới 100 cây số mà thôị, Ông cũng biết là địch quân tất phải chủ động, nhưng giờ thì hệ thống phòng thủ bị gậm nhấm, quân số các đơn vị bị hao hụt và tiếp vận thì quá nghèo nàn nên chắc chắn là không thể chịu nổi sức tấn công mạnh của địch, và dè dặt hơn trong trường hợp nếu được bảo đảm là có một sự tiếp viện từ phía đồng minh, thì Ông cũng phải đi đến chỗ phải bỏ rơi một phần lãnh thổ để tập trung lực lượng vào việc cố thủ Sài Gòn và đồng bằng Sông Cửu Lọng. Nếu quân đội Bắc Việt tiến hành một chiến dịch tấn công theo kiểu gậm nhấm tiêu hao dành dân lấn đất, thì cố thủ như vậy cũng có thể thành công được, nhưng Miền Nam Việt Nam sẽ bị một chấn động tâm lý, mất hết tinh thần và rồi cũng phải thua, mất hết mà thôi. Còn nếu Miền Bắc dàn quân đánh mạnh theo chiến tranh quy ước thì tai họa lớn sẽ xảy ra, nhanh hơn.
Đã từ lâu, Miền Nam Việt Nam không áp dụng phương thức phòng thủ lưu động, nên không có khả năng để tiến hành một cuộc rút lui quy mô, một cuộc hành quân rất khó, vì phải vừa lui quân vừa phải chiến đấu không ngừng với quân Bắc Việt, vốn lúc nào cũng nhẹ nhàng luồn lách, xâm nhập, đánh ngang cạnh sườn, bọc hậu bao vây, sau lưng đánh tới, đe dọa tuyến phòng thủ…, bắt buộc lực lượng nầy phải rút đi càng sớm càng tốt, (nếu không sẽ bị bao vây và tiêu diệt), lần lần sẽ bị gậm nhấm rồi cuối cùng sẽ bị tràn ngập. Những cánh đồng lầy mênh mông vắng vẻ như sa mạc, Bắc Việt thâm nhập vào sâu trong Miền Nam Việt Nam quá dễ dàng, và rừng cây bao la rậm rạp làm cho vũ khí chống chiến xa vốn thuộc loại quá cũ kỹ mất đi phần nào hữu hiệu và chính xác. Hơn thế nữa, những hỏa tiễn SAM (Địa Không) do Nga Sô viện trợ, đã ngăn chận được khả năng Không Yểm từ các loại phi cơ có tốc độ chậm, chỉ có những chiến đấu cơ F.5 do Hoa Kỳ trang bị cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, là có thể thỉnh thoảng yểm trợ hỏa lực được cho các đơn vị bộ binh dưới đất nếu không thì các đơn vị nầy phải tự lo liệu lấy mà thôi. Cuối cùng là những khinh tốc hạm phóng ngư lôi do Nga Sô viện trợ có thể vô hiệu hóa lực lượng Hải Quân của Miền Nam Việt Nam, vốn cũng có khả năng nhiều tàu chiến nhưng toàn thuộc loại cổ xưa.
Do đó mà cuộc hành quân triệt thoái của Vùng 2 Chiến Thuật từ Cao Nguyên về vùng duyên hải, và cuộc rút quân của Vùng 1 Chiến thuật, từ Huế, vào Đà Nẵng về hướng Nam, đã biến thành một cuộc thua chạy hỗn loạn, khiến cho không còn gom góp lại được đơn vị nào, không còn chiến cụ vũ khí nào, trong khi Miền Nam đang cần tiết kiệm nhân lực và trang thiết bị để có thể lo cho tuyến phòng thủ ở phía Nam. Tuyến nầy mặc dù có một số lớn hành động thật anh dũng, nhưng rồi cũng vỡ ra từng mảnh, thì làm sao có được chiến trận ở vùng Sài Gòn?
Cho đến sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975 là coi như tất cả đều mất hết rồi! Tướng Dương Văn Minh, người đã nhận chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi binh sĩ hãy chấm dứt cuộc chiến mà từ nay đã trở thành vô vọng và vô nghĩa. Sau một vài hành động trong thất vọng, và một vài trận “tử thủ kiểu Camerone” để ít nhất nói lên lòng can đảm hy sinh của Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa, một Quân Lực mà không có một người binh sĩ hay một cấp Chỉ Huy nào đã phản bội, thì đã thấy lá cờ đỏ của quân Cộng Sản xăm lăng Bắc Việt được kéo lên trên nóc Dinh Độc Lập. Giờ này đây rải rác chỉ còn một vài binh sĩ lẻ tẻ đi lang thang chưa chịu đầu hàng.
Quốc Gia mang tên Việt Nam Cộng Hòa đã bị “bức tử” rồi! Danh từ Việt Nam Cộng Hòa đã bị xóa không còn trên bản đồ của các Quốc Gia trên thế giới nữa.
Ghi Chú BBS: Thành Phố Verdun nằm về cận Đông Nước Pháp. Chiến lũy Verdun do Pháp xây cất rất là kiên cố, dọc theo ranh giới vùng đồi núi Pháp và Đức về phía Đông nước Pháp. Trận chiến Verdun được Quân Đội Đức phát động vào đêm 11 rạng 12 tháng 2 năm 1916 (đệ nhất thế chiến), có những điểm trùng hợp tương tự như trận chiến An Lộc xảy ra vào tháng 04 năm 1972:
a/ Kế hoạch tấn công vào Chiến Lũy Verdun của Quân Đức đuợc khởi sự vào đêm 11 rạng 12 tháng 2 năm 1916, nhưng phải tạm hoãn lại cho đến ngày 21 tháng 2 năm 1916 mới thật sự phát khởi cuộc tấn công, nguyên do chỉ vì thời tiết “quá xấu” rất bất tiện cho “Không Quân” của Đức lúc bấy giờ. Nhờ vậy mà Quân Pháp có thì giờ cấp tốc điều động được hai Sư Đoàn Bộ Binh kịp thời tăng cường phòng thủ chiến lũy. Sự trì hoãn (09 ngày) này của Quân Đội Đức cũng giống như sự trì hoãn của Quân Cộng Sản Bắc Việt đã trì hoãn tại Lộc Ninh (06) ngày vào tháng 04 năm 1972. Quân Đức đã để lỡ mất cơ hội tiến chiếm Chiến Lũy và Thị Trấn Verdun của Pháp.
b/ Khởi đầu trận chiến, Quân Đức đã huy động hằng trăm máy bay để oanh tạc, và 230 khẩu pháo từ 122 ly đến 420 ly để mong “bình địa” chiến lũy Verdun, dọn đường cho Quân Đoàn quân bộ chiến, đồng loạt tấn công vào chiến lũy Verdun, trong số những quả pháo bắn vào chiến lũy Verdun có nhiều quả pháo có “hơi độc”. Cũng như An Lộc phải hứng chịu trên 200.000 quả pháo đủ loại kể cả các hỏa tiễn 107 ly và 122 ly của Quân Cộng Sản Bắc Việt.
c/ Giữa Quân Đội Pháp và Đức có những trận đụng độ quyết liệt trên các cứ điểm trên các ngọn đồi chiến lược quan trọng (Quân Đức chiếm xong, bị Quân Pháp chiếm lại...) điển hình như trên ngọn đồi có độ cao 304 ở về cận Tây của Chiến Lũy, thương vong đôi bên của mỗi trận đánh lên đến vài ngàn chiến sĩ, Giống như ngọn đồi có tên là Đồi Đồng Long ở trên cao thế 128 thước cách phía Bắc thành phố An Lộc 600 thước, do Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bất thần đột kích tái chiếm, gây cho quân Cộng Sản Bắc Việt một sự thiệt hại rất nặng nề (xác của các cán binh Cộng Sản dầy đặc dưới các giao thông hào và đầy cả sườn đồi).
d/ Kết cục Quân Pháp đã thắng Quân Đức (gấp bốn lần nhiều hơn), cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắng được Quân Cộng Sản Bắc Việt đông hơn gấp bốn lần.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-ii/
Trận Chiến An Lộc 1972
http://vnafmamn.com/Valiant_Anloc.html
You might hear of the battle of An Loc, but don't assume that the others would know too; because that great epic battle has been won by "all-South Vietnamese-ground-forces" (with some USAF airpower supports), it was rarely mentioned by the bias-double standard-Western-media.
After 34 years who bothers to know that war story! On this page we are going to assemble some fragments of that significant battle. You will read less but see more. It is unwise to promote, laud, or glorify war stories, but on the other side of blood and gore battles, one will witness the sacrifices, unselfishness, and heroism of countless simple, ordinary men who fight the evils in defending South Vietnam. This battle is also a substantial example of how the Vietnam war should be conducted: Let us (ARVN) do the "dirty jobs."
We fight the Viet Congs our own way, not the rich boys' way. You (Uncle Sam) stay out! Provide us your "real" weapons and air power support (not the World War II surplus antique guns and "aircraft training type"), we would kick Hanoi regime's ass at our best as An Loc, Quang Tri, Kontum, and Xuan Loc had proved. Danh khong dep khong an tien! (Free if not satisfied with the result). :0)
It should be noticed that the ARVN ground forces at An Loc have been armed with the "humble" M-72s (no good for firing at Soviet heavy battle Tanks, it works only when firing at the right spot and with luck) and home-made, modified anti-tank "mines." Why? Because at this difficult phase of Vietnam war, Uncle Sam was in the process of pulling out. No more Yankee ground troops around, but only the advisory teams. And now, brace yourselves, you are descending into hell: Battle of An Loc.
------------------------------------------------
Trận Chiến An Lộc 1972
• 1 Bối cảnh trước trận đánh
• 2 Diễn biến trận đánh
• 3 Cuộc tấn công An Lộc lần thứ 2
• 4 Cuộc tấn công lần thứ 3
• 5 Cuộc tấn công lần thứ 4
• 6 Cuộc tấn công lần thứ 5
• 7 Cuộc tấn công lần thứ 6
• 8 Cuộc tấn công lần thứ 7
• 9 Kết thúc trận An Lộc
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_An_L%E1%BB%99c#B.E1.BB.91i_c.E1.BA.A3nh_tr.C6.B0.E1.BB.9Bc_tr.E1.BA.ADn_.C4.91.C3.A1nh
-------------------------------------------------
------------------------------------------------
PHẦN I
TỔNG LƯỢC CÁC DIỄN BIẾN VÀ CÁC TRẬN THƯ HÙNG giữa QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA và BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BẮC VIỆT
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-1/
o O o
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH MÙA HÈ ĐỎ LỬA
MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972, một mùa hè, thời gian dài như thế kỷ đối với người Dân cũng như người Lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Mùa Hè Đỏ Lửa khởi đầu vào ngày 30 tháng 03 năm 1972, khi quân Cộng Sản Bắc Việt xua toàn bộ 14 Sư Đoàn quân chính quy và 25 Trung Đoàn địa phương diện địa, khoảng 230.000 quân Bộ Chiến, 1,200 chiến xa đủ loại, các Sư Đoàn đại pháo 130 ly, các giàn súng phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly, thêm loại súng phóng hỏa tiễn cầm tay SA. 7 (do Nga Sô chế tạo) chia làm ba mũi tấn công vào lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hòa, tại ba mặt trận:
* Quảng Trị (30 Tháng 3)
* Kontum (14 Tháng 04) và
* Bình Long An Lộc (05 Tháng 04 Năm 1972). (1)
Kết cuộc, tại mặt trận Bình Long An Lộc, cũng như tại hai mặt trận QUẢNG TRỊ và KONTUM, quân Cộng Sản Bắc Việt đã bị Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng đánh lui toàn bộ. Địch quân đành phải chịu rút lui.
Riêng tại Mặt Trận An Lộc, địch để lại chiến trường hơn 2/3 nhân mạng thương vong, gần 80% chiến cụ nặng như các chiến xa T.54, PT.76, các chiến xa cơ động phòng không, các giàn đại bác hạng nặng 130 ly các giàn súng phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly bị hủy diệt. (xem sơ đồ số 1).
NGUỒN GỐC, ĐỊA LÝ, THỜI TIẾT TỈNH BÌNH LONG:
Tỉnh Bình Long cách Sài Gòn (thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa) 98 cây số về phía Bắc. Tỉnh Bình Long trước đây là vùng rừng rậm, với nhiều cây rừng, như Thau Lau, Tre, cây Dầu, một số ít cây gỗ quý như cây Gõ, Cẩm Lai.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, vùng đất này thuộc tỉnh Bình Dương. Người Pháp đưa công nhân (dân phu) từ miền Bắc và miền Trung vào Nam, khẩn hoang phá rừng, thành lập ba đồn điền trồng cây Cao Su tại các địa điểm:
- Lộc Ninh (sau này là Quận/Chi Khu Lộc Ninh),
- Hớn Quản (sau này là Quận Lỵ Châu Thành An Lộc của Tỉnh Bình Long), và
- Minh Thạnh (sau này là Quận/Chi Khu Chơn Thành).
Vào thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, thành lập tỉnh Bình Long, gồm có ba quận: Lộc Ninh, An Lộc, Chơn Thành. Tỉnh lỵ được đặt tại Quận Lỵ An Lộc (Quận Hớn Quản cũ của tỉnh Bình Dương).
Ranh giới tỉnh Bình Long: phía Bắc và Đông Bắc giáp với quận Snoul, Tây Bắc giáp với vùng Lưỡi Câu thuộc Cambodia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ), phía Đông giáp với tỉnh Phước Long, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh. Diện tích đo được 2334 cây số vuông. Dân số toàn tỉnh khoảng 65.000, (2/3 là người Kinh = Việt, 1/3 là người Thượng). Vào năm 1972, dân quy tụ về xung quanh các khu vực tại các đổn điền có trồng cây cao su, nhiều nhất là xung quanh Thị Xã An Lộc.
Về địa thế tỉnh Binh Long, ngoài những đồn điền trồng cây Cao Su, sâu ngút ngàn, xung quanh thị xã còn có vài ngọn đồi thoai thoải bao bọc như: Đồi 100 về Hướng Tây, Đồi Đồng Long về Hướng Bắc, Đồi Gió và Đồi 169 về phía Đông Nam. Cao điểm Phi Trường Quản Lợi về Hướng Đông. Đó là những cao thế địa hình có thể dùng làm các cứ điểm Quân Sự, rất thuận lợi cho việc phòng thủ An Lộc.
Quốc Lộ 13 là trục giao thông huyết mạch (độc đạo), chạy dài từ Bắc xuống Nam, từ Quận Snoul (Cambodia), xuyên qua Quân Lộc Ninh (Việt Nam Cộng Hòa), Cầu Cần Lê, đến Xa Cam, Tân Khai, Tàu Ô, Quận Chơn Thành, tỉnh Bình Long, đến Lai Khê, xuyên qua tỉnh Bình Dương, rồi đến Cầu Bình Lợi vào Sài Gòn.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, Quốc Lộ 13 thường bị Việt Cộng đấp mô, đặt mìn, phá cầu, đôi khi cộng quân tổ chức các cuộc phục kích, thường gây gián đoạn lưu thông.
Thời tiết tỉnh Bình Long có tính cách “Biệt Cực” – ngày thì quá nóng, đêm thì rất lạnh, trung bình mỗi năm có đến tám tháng Mưa (từ trung tuần tháng 4 đến tháng 11) mưa thường xuyên, có khi mưa từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau mới dứt hột; những tháng còn lại, sương mù phủ giăng đến gần 9 giờ sáng, mùa Đông độ lạnh còn tăng thêm nhiều, lá rừng cây cao su rụng hết, còn lại trơ trọi cành và thân cây, rất dễ quan sát, khi nhìn từ trên xuống dưới - lại có bệnh sốt rét rừng còn đang hoành hành tại đây, thật là âm u, ảm đạm. Vì thế cho nên Bình Long được liệt kê là vùng nước độc so với các miền khác.
Tỉnh Bình Long là một tỉnh nhỏ, nhưng về mặt “Chiến Thuật” lại giữ một vai trò rất quan trọng, là yết hầu của Thủ Đô Sài Gòn (với Sông Bé, là hành lang xâm nhập bằng đường thủy của quân Cộng Sản Bắc Việt từ đất Cambodia vào Chiến Khu “Đ (đê)” trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; Quốc Lộ 13 là đường tiến sát CHÍNH cho chiến xa và bộ binh địch từ biên giới Việt Cambodia, tiến công, thọc thẳng vào Sài Gòn. Nếu để mất tỉnh Bình Long, kế đến tỉnh Bình Dương, Thủ Đô Sài Gòn ắt sẽ lâm nguy. (2) (xem sơ đồ số 2)
HÌNH THÀNH “TRẬN THẾ” ĐÔI BÊN:
Tại lãnh thổ Quân Đoàn 3/Quân Khu III (Việt Nam Cộng Hòa), Cộng quân tung bốn Sư Đoàn hay là Công Trường (CT): CT.5, CT.7, CT.9 và C.T. Bình Long tân lập của CỤC “R” (Trung Ương Cục Miền Nam) từ vùng biên giới Cambodia ồ ạt tấn công vào vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bình Long (Thị Xã An Lộc) đang có khoảng 25,000 cư dân.
Mục đích của địch quân là tạo áp lực quân sự trước cửa ngõ Thủ Đô Nước Việt Nam Cộng Hòa, với dụng ý ra mắt Chính Phủ của cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” – là công cụ bù nhìn do Cộng Sản Bắc Việt tạo ra – đồng thời để hổ trợ cho Hòa Đàm “Ba Lê” đang hồi kết thúc.
Từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 04 năm 1972, địch mở màn bằng các trận đánh dương Đông kích Tây dọc trên Quốc Lộ 22, phía Bắc Tỉnh Tây Ninh. Địch tung vào trận chiến đơn vị C.30 B, gồm hai Trung Đoàn (Trung Đoàn 24 Địa Phương và Trung Đoàn 271 tân lập), hai Tiểu Đoàn Đặc Công, và một đơn vị Thiết Giáp (gồm 6 chiếc M.41 và M.113, chiến lợi phẩm chiếm được của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), được tăng cường thêm một Tiểu Đoàn súng cối và phòng không 12 ly 7. Mục đích là để cầm chân Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang có trách nhiệm bảo vệ các Tỉnh/Tiểu Khu: Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An, tạo thế NGHI BINH. Thật sự Tây Ninh chỉ là DIỆN, BÌNH LONG (An Lộc) mới thực là ĐIỂM.
Mặt trận An Lộc được khởi diễn vào đêm 04 rạng ngày 05 tháng 04 năm 1972 khi Công Trường. 5 (Việt cộng) xuất phát từ vùng phía Bắc Biên Giới Cambodia, xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, tấn công Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long (30 cây số Bắc An Lộc) rồi tiếp đến tấn công vào Tỉnh Lỵ Bình Long vào những ngày kế tiếp.
Trận chiến An Lộc năm 1972 đã được tượng hình từ năm 1971. Sau những cuộc Hành Quân có tên Toàn Thắng của Quân Khu III, do cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí phát động, dự định đổ quân lên Kratié (một tỉnh cực Bắc, cạnh bên dòng sông Cửu Long của nước Cambodia), để tiêu diệt Cục “R“ nơi bản doanh đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nơi đây cũng là căn cứ tiếp liệu quan trọng cho các Công Trường quân chính quy Bắc Việt: CT. 5, CT. 7, CT.9, đang hoạt động và trú ẩn trong các khu đồn điền cao su rộng lớn (Chup, Đam Be, Mi Mốt), nằm dọc theo Quốc Lộ số 7, trên lãnh thổ Cambodia.
Tướng Đỗ Cao Trí đã dồn ép và rượt đuổi Cục “R” đang đặt bản doanh tại Đồn Điền cao su Mi Mốt buộc phải rút chạy về Kratié.
Nhưng không may, Đại Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn đột ngột, vì chiếc máy bay của Ông bị nổ tung trên không, khi vừa mới cất cánh từ Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn (trên không phận Tỉnh Tây Ninh), bay ra thanh sát mặt trận tại chiến trường ngoại biên.
Cái chết đầy bí ẩn này cho đến bây giờ cũng không ai biết đích xác do từ nguyên động lực nào đã gây ra tai nạn tử vong cho một Danh Tướng kỳ tài Đỗ Cao Trí.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, đang giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn - Gia Định, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định thay thế Vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba, quyết tâm chống Cộng và đầy lòng yêu nước đó.
Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, để bảo toàn lực lượng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh buộc lòng có quyết định cho lệnh rút quân ra khỏi vùng lãnh thổ Cambodia về nội địa Việt Nam Cộng Hòa.
Cuộc lui quân được Cộng quân biết trước do nguồn tin cao cấp mật báo, Cộng quân cấp thời tổ chức một trận địa phục kích trong khu rừng đồn điền cao su Đam Be, và phía Nam Quận lỵ Snoul, dọc theo Quốc Lộ 13, trên lãnh thổ, Cambodian, gây cho đoàn quân triệt thoái thiệt hại khá nặng.
Sau cùng, cuộc lui quân cũng được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971.
Cho đến tháng 04 năm 1972, khi Cộng quân phát động cuôc tiến công xâm lấn vào lãnh thổ Quân Khu 3, tại lãnh thổ tỉnh Tây Ninh đã có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (là lực lượng trừ bị của Quân Khu 3 rút từ Cambodia về). Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân được trực thăng vận tăng cường cho chiến trường An Lộc vào những ngày đầu của trận chiến; Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh thuộc Lữ Đoàn 3 Xung Kich đã có mặt tại phía Bắc Quận Lộc Ninh khi chiến trận bùng nổ.
Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ tại căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê (15 cây số phía Bắc An Lộc); Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sau trận Snoul, chỉnh trang lại hàng ngũ, bổ sung quân số đầy đủ, được tăng cường cho mặt trận An Lộc, có mang theo trên 2,000 súng phóng hỏa tiễn cầm tay M.72 (do Hoa Kỳ chế tạo), đơn vị nầy là nguyên động lực chính xoay chuyển “thế trận”... (xem Sơ đồ số 2).
1. ĐIỂM LÀ AN LỘC, ĐƯỢC KHỞI ĐẦU BẰNG TRẬN TẤN CHIẾM LỘC NINH
Quân Cộng Sản Bắc Việt tấn chiếm Quận Lộc Ninh (30 cây số Bắc tỉnh Bình Long), được khởi diễn vào lúc 17 giờ 45 ngày 04 tháng 04 năm 1972. Được xem như mở màn cho trận chiến An Lộc khi Đại Đội Trinh Sát của Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa chạm trán nặng và bất ngờ với Trung Đoàn E.6, thuộc Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt tại vùng hoạt động 4 cây số Tây Lộc Ninh. Cả Đại Đội Trinh Sát 9 bị địch tràn ngập và tiêu diệt trong khoảnh khắc, chỉ còn lại vài Chiến Sĩ trong đó có một hiệu thính viên mang máy còn sống sót, gọi báo cho Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 về tình hình chiến xa, bộ binh địch, đang tràn ngập và cận chiến, đánh xáp lá cà với các Chiến sĩ Trinh Sát 9, chúng đang tiếp tục tiến về hướng Quận Lộc Ninh. Người Chiến Sĩ anh hùng hiệu thính viên của Đại Đội 9 Trinh Sát vẫn tiếp tục báo cáo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 sự di chuyển của địch cho mãi đến chiều ngày 06 tháng 04, tiếng nói của người chiến binh quả cảm này im bặt vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày.
Tại Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 ( ), mọi người đều biết tình hình chiến trận bắt đầu trở nên nghiêm trọng; Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 9, cùng toán cố vấn, và toàn thể các đơn vị, kể cả Chi Khu Lộc Ninh, đều được cảnh giác, và ban hành lệnh báo động ứng chiến (1).
Lúc 05 giờ sáng ngày 05 tháng 04 năm 1972 mở màn cho cuộc tấn công của Chiến Dịch mà Cộng Quân đặt tên là “Nguyễn Huệ” với khẩu hiệu: Khí thế như Mậu Thân, Ra quân như Nguyễn Huệ, Diệt gọn như Điện Biên (2).
Cộng quân bắt đầu pháo kích vào Quận Lỵ, dọn đường cho bộ binh và chiến xa đang trên đường ồ ạt tiến quân vào Lộc Ninh. Đến 06 giờ sáng cùng ngày, từ phía Tây và Tây Bắc, Cộng quân tung vào chiến trường toàn bộ Công Trường 5, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95.C của Công Trường 9 và một Trung Đoàn Địa Phương, cộng thêm một Đại Đội Chiến Xa trực thuộc Trung Đoàn Chiến Xa Hỗn Hợp 203 (T.54 và PT.76, tổng cộng có 10 chiếc tham chiến), về phòng không và pháo binh, có Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ của Trung Đoàn Pháo nặng 42.D (130 ly có tầm xa 30 cây số), và các giàn phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận đánh khoảng 15,000 quân bộ chiến, chưa kể Thiết Giáp và Pháo Binh. Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gồm có các đơn vị: ● Chiến Đoàn 9 () thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh chỉ huy,
● Thiết Đoàn 1 () thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh do trung Tá Nguyễn Đức Dương chỉ huy (gồm 14 Chiến Xa M.41 và 26 Thiết vận Xa M.113) + Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân biên phòng,
● Tiểu Đoàn 2/9, Tiểu Đoàn 3/9 Bộ Binh, cùng với lực lượng diện địa của Chi Khu Lộc Ninh do Trung Tá Nguyễn Đức Thịnh, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng chỉ huy và
● Toàn khu vực, được khoảng một Tiểu Đoàn Pháo Binh hỗn hợp 105 ly và 155 ly).
Tổng cộng quân số khoảng 3,000 tay súng.
Khởi đầu trận đánh, Cộng quân pháo kích vào Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng đang trú đóng tại căn cứ Alpha “Hoa Lư” 9 cây số Bắc Lộc Ninh (nơi đây có một Pháo Đội Hỗn Hợp 105 và 155 ly), và Thiết Đoàn 1 (-), trú đóng tại ngã ba Lộc Tấn (3 cây số Nam căn cứ Hoa Lư) cùng với Tiểu Đoàn 2 thuộc Chiến Đoàn 9 Bộ Binh, nơi đây có bốn khẩu pháo 105 ly, do Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh tăng phái. Cộng quân có kế hoạch là làm tê liệt pháo binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không thể yểm trợ được cho quân bạn đang hoạt động trong vùng giáp giới Việt Nam, Cambodia, và vùng phụ cận.
Kế tiếp, pháo vào Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh Hỗn Hơp 105 và 155 ly (-), và Chi Khu Lộc Ninh (nơi có đặt mọ Trung Đội Pháo Bình Lãnh Thổ 105 ly), theo chiến thuật “Bịt Pháo Công Đồn”. Nhận biết âm mưu của địch, Đại Tá Vĩnh khẩn mật điện cho Trung Tá Dương, cắt bớt một Chi Đoàn, điều động trở về tăng cường phòng thủ cho Bộ Chi Huy Chiến Đoàn và Quận Lỵ Lộc Ninh. Chi Đoàn 3/1 hỗn hợp Thiết Kỵ (Chiến Xa M.41 và Thiết vận Xa M.113) do Trung Úy Lê Văn Hùm (Chi Đoàn Trưởng) cùng với một Đại Đội Bộ Binh của Tiểu Đoàn 2/9 tùng thiết được lệnh rời vị trí, xuất phát trong đêm từ vùng ngã ba Lộc Tấn.
Đến khi chỉ còn cách Quận Ly Lộc Ninh khoảng 3 cây số về hướng Bắc, Chi Đoàn 3/1 bị lọt ngay vào ổ phục kích của quân địch, có chiến xa T.54 và PT.76 trợ chiến. Các chiến sĩ tùng thiết và Chi Đoàn 3/1 trộn trấu đánh vùi với địch quân, nhưng rồi cũng bị tràn ngập, và mất liên lạc với Thiết Đoàn 1 và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 sau khoảng 1 giờ giao tranh. Trung Tá Dương, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1, báo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9, đã mất liên lạc với Chi Đoàn 3/1. Nhưng tại Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 9 đang trú đóng tại cứ điểm, có tên là “căn cứ Lộc Ninh”, tần số liên lạc bị gián đoạn, vì trong giờ phút đó, hầm truyền tin của Chiến Đoàn 9 bị trúng pháo của Cộng quân sập, gây cho một số chiến sĩ Truyền tin thương vong, mãi cho đến sáng hôm sau, Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Vĩnh mới bắt liên lạc lại với các đơn vị cơ hữu. Ông chỉ thị cho Trung Tá Dương lập tức điều động hết các lực lượng “vòng ngoài” rời vị trí (vùng ngã ba Lộc Tấn), phải đợi khi Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng từ căn cứ hỏa Lực “ Alpha”, (3 cây số Tây Bắc, ngã ba Lộc Tấn) về đến, rồi cùng nhau di chuyển về tăng cường phòng thủ các yếu điểm tại Quận Lỵ Lộc Ninh. Đồng thời Ông cũng ra lệnh cho Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Hùng chỉ huy, cấp tốc phá hủy hết các khẩu pháo trong căn cứ hỏa lực, rút về phía Nam, phối hợp với cánh quân Thiết Kỵ của Trung Tá Dương đang chờ tại ngã ba Lộc Tấn, cùng mở cuộc hành quân “triệt thoái” về Lộc Ninh.
Qua đến sáng ngày 06 tháng 04, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng đến cứ điểm ngã ba Lộc Tấn hợp cùng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 2/9 (-), có kéo theo bốn khẩu Pháo 105 ly, mở cuộc hành quân triệt thoái, lấy Quốc Lộ 13 làm chuẩn trực chỉ rút về Lộc Ninh. Dọc theo hai bên Quốc Lộ 13 xuôi về Nam, khi nhận diện được điểm phục kích của địch quân, đánh tan Chi Đoàn 3/1 Thiết kỵ vào đêm trước, thình lình chiếc chiến xa M. 41 dẫn đầu bị trúng một quả đạn 100 ly của chiến xa T.54 địch bốc cháy, đồng thời hàng loạt tiếng súng nổ vang rền khắp các cánh quân, hàng ngàn cán binh Cộng Sản xuất hiện, có cả Chiến Xa T.54 và PT.76 trợ chiến.
Cánh quân Bạn bên Phải có Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân biên phòng khi vừa tới phía Đông chân đồi 177 (cách Lộc Ninh 3 cây số về hướng Tây Bắc) bị đánh bật trở lui và bị dồn ép ra Quôc Lộ 13, cánh quân di chuyển bên sườn Trái có Tiểu Đoàn 2/9 (-), cũng chạm địch rất nặng, còn Trung Quân do Trung Tá Dương chỉ huy tổng quát đi sau cùng, có một chi đội chiến xa và thiết vận xa để bảo vệ đoàn xe kéo bốn khẩu 105 ly cùng đạn dược, cũng bị địch quân tràn ngập. Sau hơn 2 giờ chiến đấu một cách anh dũng, quyết liệt, trước hằng ngàn địch quân, đông hơn gấp nhiều lần, các con ngựa sắt M.41 và M.113 của Thiết Đoàn 1 Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 2/9 (-) đành phải thúc thủ tan hàng trước số đông quân địch áp đảo. Trung Tá Dương và Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 1, với 2 thiết vận xa, tung phá vòng vây, vượt được khỏi nơi phục kích khoảng 1 cây số, rồi cũng bị chận đánh phải bỏ xe mà chạy bộ (tần số liên lạc giữa Thiết Đoàn 1(-) và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 bị cắt đứt từ đó (khoảng 11 giờ 30 cùng ngày). Cuối cùng Trung Tá Dương cùng Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 1 cũng bị Cộng quân chận bắt trên đường tháo chạy về Lộc Ninh. (3) (xem Sơ đồ số 3)
SƠ ĐỒ TRẬN LỘC NINH
Khởi diễn ngày 04 tháng 04, chấm dứt ngày 07 tháng 04 năm 1972 (Sơ đồ số 3) 06 giờ 00 sáng ngày 06 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gia tăng cường độ pháo kích vào vùng Quận Lỵ Lộc Ninh và các cứ điểm quân sự, hơn 3,000 quả pháo đủ loại thi đua nhau nổ trên trận tuyến, bất kể là pháo trúng vào Quân hay Dân, rồi từng đợt biển người ồ ạt tấn công vào các điểm chánh: Căn cứ Lộc Ninh, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9, vị trí của Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh, Bộ Chỉ huy Chi Khu Lộc Ninh: A/ Tại Bộ Chi Huy của Chiến Đoàn 9, lực lương Bạn chỉ còn lại Tiểu Đoàn 3/9 với quân số chưa đầy 450 tay súng mà phải cáng đáng một chu vi phòng thủ quá rộng, kể cả đơn vị Pháo Binh, nên không còn quân trừ bị, dự phòng khi hữu sự để phản công, hay lấp vào những tuyến bị địch xuyên thủng, còn Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh chỉ còn có 4 khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly là còn sử dụng được, đôi khi pháo binh phải hạ nòng, bắn trực xạ vào chiến xa và bộ binh địch đang áp dụng chiến thuật xung phong biển người, cận kề trên tuyến phòng thủ. Các chiến sĩ Chiến Đoàn 9 và Pháo Binh đã đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch, bắn cháy 2 T.54 và 1 PT.76. Trận chiến kéo dài đến chiều tối, quân bạn càng lúc càng ít đi, vì bị thương và tử vong trên chiến tuyến, còn địch thì càng lúc lại càng đông; cho đến khi phòng tuyến phía Bắc và phía Đông bị Cộng quân tràn ngập, Đại Tá Vĩnh cùng Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, một số anh em Pháo Binh và toán Cố Vấn Mỹ liền rút ra khỏi vị trí phòng thủ, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ được gọi đến ném bom Napalm hủy diệt hầu hết lực lượng địch quân đang tràn vào căn cứ. Cố vấn trưởng, Trung Tá Richard Schott, vì bị thương nặng, biết là không thể chạy được, đã tự sát, để cho những người Cố Vấn khác không bận tâm về Ông mà thoát thân. (4)
Sau đó, đoàn quân còn lại, chưa đầy 100, lần mò trong đêm tối, vượt ngang qua sân bay rút về phía Nam, lại bị địch chận đánh, khiến mọi người bị tản mát thất lạc. Đại Tá Vĩnh cùng một số chiến binh, và vị Cố Vấn Mỹ duy nhất còn lại là Đại Úy Mark A. Smith buộc phải buông súng đầu hàng. Riêng Đại Tá Vĩnh, một quân nhân già dặn, can đảm, bị bắt khi mình mẩy và bộ đồ trận trên thân người còn đẫm đầy máu, vì bị nhiều thương tích trong lúc chiến đấu. Tần số liên lạc của Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa im bặt vào lúc 10 giờ 30 tối đêm 06 tháng 04 năm 1972. B/ Tại Bộ Chỉ Huy Chi Khu Lộc Ninh: Sau khi mất liên lạc truyền tin với Bộ Chị Huy Chiến Đoàn 9, và được biết toàn bộ lực lượng của Thiết Đoàn 1 ở phía Bắc bị đánh tan, và viện quân từ phía Nam cũng bị chận đánh phải tháo lui, không thể tiến lên tiếp viện được, Trung Tá Nguyễn Xuân Thịnh, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Lộc Ninh, họp Bộ Chỉ Huy Chi Khu và toán Cố Vấn Mỹ quyết định phân tán rút lui, lợi dụng trời tối, cắt hàng rào phòng thủ rút về phía Nam, phân tán vượt thoát vòng vây.
Trung Tá Thịnh là con ngưòi có vóc dáng nhỏ, nhanh nhẹn, da ngâm đen, nhưng thật rắn rỏi và kiên cường, sau khi thoát khỏi vòng vây, len lỏi trong rừng sống như dân Thượng, đôi lần gặp Cộng quân, Ông làm bộ trả lời nhiều câu hỏi bằng tiếng Việt không thông, nên bị chúng đuổi đi, vì ngỡ rằng người Thiểu Số. Bôn ba lặn lội đầy gian nan khổ cực, cuối cùng cũng về được đến An Lộc hai ngày sau đó. Trung Tá Thịnh được trực thăng bốc về Lai Khê, và sau khi nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe và tinh thần sung mãn, Trung Tá Thịnh được Trung Tường Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, bổ nhiệm làm Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Hoài Đức (Võ Đắc), thuộc tỉnh Bình Tuy vào trung tuần tháng 04 năm 1972. Còn cố vấn trưởng Chi Khu, Thiếu Tá Thomas A. Davidson, chỉ sau đó vài ngày, cũng lần mò về được đến vùng phía Đông An Lộc, được một đơn vị Biệt Động Quân tiếp cứu (ngày 10 tháng 04 năm 1972).
Mặt trận Lộc Ninh kể như chấm dứt, sau 48 giờ giao tranh ở cường độ ác liệt. Quân Cộng Sản Bắc Việt đã làm chủ tính hình chiến trận. (xem Sơ đồ số 2).
2 . KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN:
ĐỊCH: 2150 thương vong 2 T.54 + 1 PT. 76 bị bắn hạ..
BẠN: 600 tử trận, khoảng 2400 bị thương và bị địch bắt làm tù binh.
Thiết Đoàn 1: (38 Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113 bị địch chiếm đoạt hay bị bắn hạ.
Một Pháo Đội Hỗn Hợp của căn cứ Alpha (bốn khẩu 105 và hai khẩu 155 ly) được phá hủy;
Một Trung Đội pháo 105 (bốn khẩu 105 ly) bị địch chiếm; Tiểu Đoàn 53 (-) Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly, đa số trúng pháo địch bị hư hại, số còn lại tự phá hủy.
DÂN CHÚNG: Ước độ 200 chết và 500 bị thương, và một số thường dân bị cưỡng bắt làm dân công tải đạn, hay làm tài xế lái xe vận tải.
3 . BÌNH LUẬN TRẬN CHIẾN LỘC NINH
A. Cộng quân đã thành công trong chiến thuật gọi là bỏ qua tuyến phòng thủ phía trước, (Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên phòng và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh của Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa), và huy động nguyên Công Trường 5 cộng thêm một Đại Đội Chiến Xa (10 chiếc) thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 203, chĩa mũi dùi chính vào ba hướng Đông, Tây và Bắc, đánh thẳng vào Bộ Chỉ Huy đầu não của Chiến Đoàn 9 (-) và Chi Khu Lộc Ninh. Với quan niệm tạo áp lực tấn công vào các vị trí đầu não (Bộ Chỉ Huy), thì lực lượng vòng ngoài sẽ phải co rúm lại, và rút về để tiếp ứng, và vì muốn tiếp ứng kịp thời, tất phải vội vã rút lui, nên địch chỉ cần tổ chức một tuyến phục kích cấp Trung Đoàn (Trung Đoàn 95 “C” thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn Địa Phương) có chiến xa trợ chiến, là có thể tiêu diệt được đoàn quân bên ngoài rút về.
Khi cái VỎ bên ngoài bị đánh bể, RUỘT bên trong không còn ai tiếp ứng, cộng thêm phải đương đầu với một lượng địch nhiều lần đông hơn, khí thế mạnh hơn tất nhiên phải thất thủ hay phải đầu hàng. (Lộc Ninh thất thủ sớm hơn ba ngày, chiếu theo ước tính của Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch MIỀN (cơ quan chỉ đạo trận chiến của quân Cộng Sản Bắc Việt).
B. Đây là trận đánh Cộng quân đã chuẩn bị đầy đủ, như xây con lộ ngầm dưới mặt nước của một con suối ăn thông ngang qua rừng, từ Lộc Ninh về biên giới Cambodia. Chính con lộ này Cộng quân dùng để di chuyển các chiến lợi phẩm và tù binh Việt Mỹ xuyên qua Miên.
Về phần tâm lý: Đã khiến cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa HAI cái bất ngờ:
1. Áp dụng chiến thuật tiền pháo (mưa pháo) hậu xung (biển nguời).
2. Lần đầu tiên sử dụng chiến xa tại chiến trường Miền Nam, nên binh sĩ, kể cả cấp chỉ huy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị giao động và mất tinh thần ngay từ giờ phút đầu, khi thấy Tăng T-54 của Cộng quân xuất hiện tại một nơi mà theo lý thuyết, các chiến xa này không thể đến được.
C. Tham khảo tài liệu của một nhân chứng sống, tựa đề “After Action Report“ của Đại Úy Mark A. Smith, Cố Vấn Mỹ, thuộc Chiến Đoàn 9 / Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, viết lại sau trận đánh: “Giữa vị Chiến Đoàn Trưởng (Đại Tá Vĩnh) và Cố vấn Trưởng (Trung Tá Richard Schott), có một sự bất đồng sâu đậm trong việc phối hợp điều quân cũng như yểm trợ để chống trả quân địch.".
D. Về cái chết oanh liệt của Cố vấn trưởng Trung Tá Schott, đã phải tự sát (vì vết thương trên đầu của Ông bị trúng miểng pháo của Cộng quân quá nặng); tài liệu này còn viết: Sau khi toán Cố Vấn Mỹ còn lại rút ra khỏi vị trí, và trước khi gọi cho phi cơ thả bom Napalm thiêu hủy căn cứ, Đại Úy Smith còn quay trở lại, định kéo xác của Trung Tá Schott ra khỏi hầm, nhưng khi vừa tới nơi, đã thấy ba tên cán binh Cộng Sản đang quay quần bên xác người quá cố, đứa thì lột lon, đứa thì đang lấy dao “xẻo lỗ tai hay định cắt đầu?” gì đó, Đại Úy Smith liền nã đạn bắn chết “loài thú dã man đó”, sau cùng cũng lôi đươc xác Trung Tá Schott ra khỏi hầm chỉ huy của căn cứ. (Theo bài viết của cựu Trung Tá James Willbanks, tác giả quyển The Battle of An Lộc, xuất bản năm 2002: “Toán tìm những Quân Nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam, Lào và Cambodia, đã tìm thấy hài cốt của Trung Tá Schott tại địa điểm kể trên (Căn Cứ Lộc Ninh). Bây giờ là một khu vườn trồng cây “hột điều” (5).
4.
CÂU CHUYỆN SAU TRẬN LỘC NINH
Sau khi làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Cộng quân liền trưng dụng tất cả các xe chở hàng và chở hành khách của dân, ép buộc những tài xế của những xe này phải tuân lệnh chúng, lái xe chuyên chở tù binh Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ từ Lộc Ninh đến đồn điền cao su Mi Mốt, trong nội địa Cambodia, và trong chuyến trở lại, chở các cán binh bổ sung cho các đơn vị tác chiến của Cộng quân. Một trong những tài xế, cũng là chủ nhân của một xe hàng đang hành nghề chở mướn những bành mủ cao su cho các đồn điền Pháp từ Lộc Ninh về Sài Gòn, tên là Nguyễn Văn Nại (42 tuổi vào thời điểm năm 1972), là cậu ruột của chiến hữu Không Quân Trần Văn Long, đang hành nghề Địa Ốc (Broker) tại Austin, Texas. Chiến Hữu Long kể: Khi Ông Cậu còn sống, ông ta đã thuật lại cho Chiến Hữu Long nghe về cuộc đào thoát khỏi bàn tay của Cộng Sản tại Lộc Ninh, đầy gian truân và nhiều nước mắt của gia đình Ông Cậu như sau:
..."Vào ngày 07 tháng 04, Ông Nại đậu xe trước cửa nhà, bị Cộng quân giọng cửa bắt phải lái chiếc xe “đi công tác”, ông Nại từ chối, chúng dọa đem cả nhà gồm vợ và ba con nhỏ tuổi từ 12 đến hai - ra bắn bỏ, buộc lòng Ông Nại phải lái xe cho Cộng quân. Lái từ buổi trưa ngày 07 tháng 04 đến Mi Mốt rồi trở về Lộc Ninh. Đến sáng ngày 08 tháng 04, Ông Nại cởi chiếc đồng hồ “mạ vàng” lo lót cho tên cán bộ đặc trách kiểm soát đoàn xe, xin được về thăm gia đình xem vợ con như thế nào. Ông hứa là khi xong Ông sẽ trở lại lái xe đi “công tác” tiếp tục, tên cán bộ nhìn thấy chiếc đồng hồ vàng liền ưng thuận ngay. Ông Nại cám ơn, rồi chạy bộ về nhà. Trong lúc đó, gia đình vợ và ba con của Ông đang chuẩn bị rời bỏ nơi cư ngụ tại Lộc Ninh để về Bình Dương. Vợ Ông đã móc nối được với một người Thượng trước đây đã giúp cho Ông Nại trong việc chuyên chở mủ cao su về Sài Gòn, người Thượng này rất thông thuộc đường rừng từ Lộc Ninh về An Lộc, chịu hướng đẫn gia đình Ông Nại đào thoát trốn chạy.
Trời vừa tối, gia đình Ông Nại được người Thượng hướng dẫn rời Lộc Ninh, băng đường rừng về An Lộc. Dọc đường, khi băng xuyên qua con suối, phía trên có chiếc cầu bắt ngang, có nhiều cán binh Cộng sản di chuyển qua lại, bổng dưng đứa con hai tuổi ré lên tiếng khóc. Sợ bị bại lộ, Ông Nại liền bịt miệng con, nhưng vẫn còn thốt ra tiếng, buộc lòng Ông phải bóp cổ đứa trẻ để không còn thoát ra được tiếng khóc, đồng thời thúc giục gia đình mau vượt qua khỏi con suối đó. Tay Ông bóp cổ đứa con, không biết nặng nhẹ thế nào, mà sau đó vài phút, Ông thấy người con buông xuôi hai tay, không còn thấy cử động được nữa. Ông nghĩ rằng cậu bé đã chết. Ông cũng không dám báo cho vợ biết sự tình, Ông cố cõng con, vượt qua chỗ nguy hiểm, rồi tất cả mọi người dừng lại để cấp cứu đứa bé, nhưng cũng vẫn không thấy đứa bé hồi sinh, tất cả mọi người đều uất nghẹn không dám bật ra tiếng khóc, chỉ cắn môi chịu đựng, với hai dòng lệ tuôn trào. Riêng Ông Nại cũng không muốn chôn xác con mình ở giữa chốn rừng xanh hoang vu, Ông cố cõng con, cùng mọi người tiếp tục vượt rừng hướng về An Lộc.
Sau một đêm di chuyển, đến sáng hôm sau, gia đình Ông Nại dừng lại nghỉ chân, khi đặt đứa bé nằm xuống mặt đất, thì thấy tay chân nó cử động, nhìn kỹ lại thì thấy cậu bé còn sống. Thật là tạ ơn Trời Phật!!!. Sau đó gia đình Ông đến được An Lộc, và cùng theo đoàn dân cư An Lộc di tản bộ về đến tỉnh Bình Dương, tạm cư trú nơi nhà của người bà con.
Sau đó bốn năm, Ông Nại qua đời, gia đình và đứa bé hai tuổi (1972), đã có vợ con, và vừa từ trần (năm 2008) tại tỉnh Bình Dương Việt Nam, hưởng dương 38 tuổi.
(1) After Action Report “ The Battle of Lộc Ninh “ 4-7 April 1972, Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 5/13.
(2) Chiến Sử Trận Bình Long, do Bộ Tổng Tham Mưu Phòng 5/Khối Quân Sử thực hiện, Trang 67.
(3) Lời tường thuật của nhân chứng sống Trung Tá Nguyễn Đức Dương, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 và Trung Sĩ Lê Hoàng Long, thuộc Tíểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng.
(4) After Report “The Battle of Lộc Ninh” Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 11/13.
(5) The Battle of An Lộc, Tác Giả James Willbanks, Trang 177.
***
1. DIỄN TIẾN SAU TRẬN LỘC NINH:
Theo tin tình báo ghi nhận, sau khi Công Trường 5 làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Bộ Chỉ Huy quân đoàn Cộng Sản Bắc Việt, do Trung Tướng Trần Văn Trà chỉ huy, và Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) di chuyển vào trú đóng trong vùng Lộc Ninh, hậu cần và cơ sở Chỉ Huy Chiến Dịch Miền vẫn còn trú đóng trong vùng đồn điền cao su Mi Mốt, gần Quốc Lộ 7, trên lãnh thổ Cambodia. Theo lệnh của Hà Nội, “tất cả các đơn vị của Cộng Sản Bắc Việt tại mặt trận Quân Khu III, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”, để ra mắt cái chính phủ (bù nhìn) Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Công Trường 5, sau khi thành công trong việc tấn chiếm Lộc Ninh, phải tạm dừng quân để chấn chỉnh hàng ngũ, bổ sung quân số, di tản tù binh, tái tiếp tế… trước khi tiếp tục tiến về hướng Nam, mục tiêu chính là An Lộc, để tiêp xúc với các cánh quân của Công Trường Bình Long và
Công Trường 9 đang có mặt trong vùng kề cận phía Bắc, và Công Trường 7, đang hình thành tuyến phục kích tại vùng phía Nam An Lộc. Việc bổ sung quân số: Cộng quân dùng phương cách di chuyển bằng đường bộ, kể cả xe hàng của dân được trưng dụng, lẫn những xe GMC của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn bỏ lại. Chuyến đi, chuyên chở tù binh Việt Mỹ (trong đó có Đại Úy Smith), chuyến về, chở cán binh bổ sung cho các đơn vị đã bị hao hụt sau trận đánh. Việc tái tiếp tế: Cộng quân chủ trương dựa vào chiến lợi phẩm tịch thu được của Quân Dân Lộc Ninh:
a/ Về lương thực: Cộng quân cho lục soát các nơi có dự trữ gạo trong toàn Quận, kể cả cho lệnh lục soát trên từng người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bất kể sống hay chết, để gom hết các khẩu phần lương khô (nếu có), phân phối lại cho các cán binh cơ hữu của chúng, bất cần đến sự đói no của Quân Dân phía Việt Nam Cộng Hòa.
b/ Về đạn dược và nhiên liệu: Cộng quân tìm thu các quả đạn súng cối 81 ly, có thể dùng cho loại súng cối tương tự 82 ly của phe Cộng Sản. Phần nhiên liệu, Cộng quân cho lệnh tìm kiếm các nơi dự trữ xăng dầu của Quân Dân Lộc Ninh, ngay cả cho hút hết xăng trong các bình chứa xăng của tất cả các xe không còn sử dụng được, để dùng cho nhu cầu khẩn thiết tại mặt trận.
c/ Về nhân lực cho việc khuân vác: Cộng quân sử dụng nhân công từ Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa, đảm trách những công việc nặng nhọc vừa kể trên. Tất cả những công việc đó, Công Trường 5 phải hấp tấp thực thi cả tuần lễ, nhưng vẫn chưa hoàn tất, vì áp lực càng lúc càng đè nặng bởi các vụ oanh tạc của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ.
2 . VỊ TRÍ – ÐỊA HÌNH TẠI CĂN CỨ HỎA LỰC “CẦU CẦN LÊ”
Căn cứ Hỏa Lực Hùng Tâm (Cầu Cần Lê), nằm hai bên Liên Tỉnh Lộ số 17, cách Thị Xã An Lộc 15 cây số về phía Bắc, và cách con suối Cần Lê 3 cây số về phía Đông, cắt ngang Quốc Lộ 13 (đường nối liền An Lộc đến Lộc Ninh), sang Tây (xuyên qua Âp Tà Khiêt Krom, đến vùng Lưỡi Câu Cambodia) dài khoảng 20 cây số. Con suối cầu Cần Lê, khá rộng có nước chảy quanh năm. (xem Sơ đồ số 4).
3 . PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN
Lực lượng ĐỊCH phục kích gồm có Trung Đoàn 172 thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn “Thép” thuộc Công Trường Bình Long Cộng Sản Bắc Việt. (1) Lực lượng BẠN trấn đóng: Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa gồm có Tiểu Đoàn 2/52, Tiểu Đoàn 1/48, Đại Đội 52 Trinh Sát, với sáu khẩu pháo binh 105 ly thuộc Tiểu Đoàn 182 Pháo Binh và hai khẩu 155 ly, thuộc Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh.
4 . KHỞI MÀN TRẬN ĐÁNH
Trận chiến cầu Cần Lê được khởi diễn vào sáng sớm ngày 06-04-1972. Sau khi nhận được công điện khẩn cấp về tình hình nguy ngập của Chiến Đoàn 9 tại Lộc Ninh, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Sư Đoàn Hành Quân (nhẹ) tại An Lộc, cho lệnh Chiến Đoàn 52, đang trú đóng tại căn cứ hỏa lực cầu Cần Lê, tức tốc gửi một tiểu đoàn đến tăng viện quân Bạn tại Lộc Ninh. Tiểu đoàn 2 thuộc Chiến đoàn 52, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Nguyên chỉ huy, xuất quân đi cứu viện. Xuất phát từ căn cứ Hùng Tâm, di chuyển theo lộ trình Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13, ngược về Bắc đến Lộc Ninh. Nhưng khi vừa di chuyển đến Quốc Lộ 13, cánh quân đầu chạm trán nặng với Cộng quân, Thiếu Tá Nguyên điều động thành phần còn lại của Tiểu Đoàn lên tiếp ứng, nhưng cũng sa luôn vào ổ phục kích của hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (đã tổ chức từ khi khởi phát trận Lộc Ninh), một tuyến phục kích dài gần ba cây số trên Quốc Lộ 13. Lực lượng địch được bố trí trong trận này gồm có một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long và một Tung Đoàn của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt. Mục đích là để chận viện binh của Việt Nam Cộng Hòa từ An Lộc lên tiếp cứu Lộc Ninh, và đón chận bắt các quân nhân từ Lộc Ninh thoát lui về An Lộc.
Sau một giờ chống trả mãnh liệt, với sự yểm trợ của Pháo Binh tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm, Tiểu Đoàn 2/ 52 vẫn không thể tiến lên được, và trước áp lực địch càng lúc càng gia tăng, vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52 gọi báo về cho Trung Tá Thịnh tình hình chiến sự tại trận tuyến. Chiến Đoàn Truởng 52 cho lệnh vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52, tìm cách đánh tháo lui để cho Pháo Binh và Không Quân dễ bề yểm trợ. Tiểu Đoàn 2/52 được lệnh lui quân về đến căn cứ Hùng Tâm, với sự thiệt hại trung bình. Sau đó các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ thi nhau oanh tạc và thả bom Napalm vào vị trí các tuyến phục kích của địch. Khi hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt khai hỏa chận đánh Tiểu Đoàn 2/52 tại ngã ba Liên Tỉnh Lộ 17 và Quốc Lộ 13, thì căn cứ hỏa lực Hùng Tâm cũng bị pháo kích, và thấy địch xuất hiện ở mặt Tây và Tây Bắc. Như vậy thì cả ba mặt Bắc, Đông, Tây đều nhận thấy có địch đang bủa thế bao vây. Trung Tá Thịnh khẩn điện về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 trình mọi sự việc cho Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa, đang nắm quyền chỉ huy mặt trận An Lộc. Trung Tá Thịnh xin cho rút khỏi căn cứ, di chuyển về An Lộc. Ông nhận được mật điện chấp thuận của Tướng Hưng vào đêm 07 tháng 04 năm 1972.
Cuộc hành quân triệt thoái của Chiến Đoàn 52 (-) được bắt đầu vào sáng ngày 08 tháng 04 năm 1972 theo kế hoạch như sau:
Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 48 (được tăng phái cho Chiến Đoàn 52 Bộ Binh) do Thiếu Tá Nguyễn Yêm, Tiểu Đoàn Trưởng, chỉ huy dẫn đầu đoàn quân, xuất phát dọc theo Liên Tỉnh Lộ 17 tiến về hướng Đông (trên đường Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13), trong khi đó phía sau là Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn cùng Đại Đội 52 Trinh Sát và đoàn 20 chiếc GMC kéo theo các khẩu pháo 105 và 155 ly, cùng đạn dược,
Kế tiếp Tiểu Đoàn 2/52 đi đoạn hậu. Cánh quân đầu của Tiểu Đoàn 1/48 chạm địch. Cộng quân quần thảo, đành xáp lá cà với các chiến binh của Tiểu Đoàn 1/48, cuối cùng, địch bị đẩy lui. Cố vấn Trưởng Chiến Đoàn, Trung Tá Walter D. Ginger, gọi trực thăng võ trang Cobra và các phi tuần phản lực đến yểm trợ quân bạn rất đắc lực. Trận chiến kéo dài đến chiều tối. Chiến đoàn 52 (-) bị cầm chân tại chỗ, buộc lòng Trung Tá Thịnh phải cho lệnh lui quân trở về căn cứ Đồng Tâm phòng thủ qua đêm, chờ tìm giải pháp mới.
Kiểm điểm lại, ta mất ba khẩu pháo 105 ly, một số chiến sĩ (Bộ Binh và Pháo Binh) bị thương và tử trận, tất cả đều được mang về căn cứ hỏa lực “Hùng Tâm”. Trung Tá Thịnh khẩn báo tình hình lên Tướng Hưng, nhất là khi thấy một số đông lực lượng Cộng quân đang dàn thế trận bao vây căn cứ Hỏa Lực. Trước diễn biến và tình hình đó, Tướng Hưng gửi mật điện đến cho Chiến Đoàn 52 (-) lệnh cho phá hủy hết các chiến cụ nặng, chỉ còn lại Bộ Binh mà thôi, và cố gắng lui quân về An Lộc càng sớm càng tốt. Sau khi thi hành lệnh phá hủy các chiến cụ nặng, gồm các khẩu pháo, đạn dược và tất cả các xe cộ, Chiến đoàn 52 () được rảnh tay. Vào lúc trời vừa hừng sáng ngày 09 tháng 04 năm 1972, Chiến đoàn 52 () tái xuất phát, rời khỏi căn cứ Hùng Tâm, trực chỉ về An Lộc. Lần này, Tiểu Đoàn 1/48 được lãnh ấn tiên phong, dẫn đầu đoàn quân, chặng giữa, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, đoạn hậu giao cho Tiểu Đoàn 2/52, có nhiệm vụ làm thế nghi binh, phòng hờ địch tập kích về phía sau, có thể cắt đứt đoàn quân đang di chuyển. Nói về Tiểu Đoàn 1/48, khai thông đường máu, đánh tan cánh quân địch, trên Liên Tỉnh Lộ 17, thừa thắng xông lên, quét tan một đơn vị khác trên Quốc Lộ 13 rồi trực chỉ về Nam hướng An Lộc. Sau khi được báo động Chiến đoàn 52 () đột phá vòng vây, rút lui, các cánh quân Cộng sản liền tập trung truy kích, Trung Đoàn Công Trường Bình Long bọc chận đầu Tiểu Đoàn 1/48, một đơn vị khác của địch đuổi theo kịp Tiểu Đoàn 2/52 đang bảo vệ đoạn hậu. Một trận thư hùng được diễn ra trên chiến địa.
Cố vấn Mỹ điều động các trực thăng võ trang (Cobra) tác xạ rất chính xác vào các đơn vị Cộng quân đang bao vây ngăn cản đường rút quân của Chiến Đoàn 52 (). Mặc dù bị chận lại giữa đường, nhưng Chiến Đoàn 52 (-) vẫn còn giữ vững được đội hình, đánh bật Cộng quân ra ngoài. Cuộc chạm trán nẩy lửa được diễn ra suốt một ngày một đêm. Các Cố vấn Mỹ rất tận tình gọi Không quân yểm trợ quân Bạn.
Ban ngày thì gọi các phi tuần phản lực đánh bom, ban đêm thì có các chiếc C.130 (Spectre Gunship) có đủ các loại súng tự động bắn liên hồi, kể cả đại bác 105 ly, tác xạ do Radar điều khiển bao vùng. Bất thần, một cố vấn Mỹ, Đại Úy Zumwalt bị trúng miểng của quả B.40, văng trúng mặt, thương tích trầm trọng. Cố vấn trưởng, Trung Tá Ginger, gọi trực thăng tản thương, giữa các lằn đạn cận kề tại chiến trận. Trực thăng có dấu thập đỏ vừa đáp xuống, chỉ kịp bốc Đại Úy Zumwalt và một vài chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, liền bị ngay một tràng AK.47 bắn bừa lên trực thăng, gây tử thương cho một Sĩ Quan phi hành tên Robert L. Hors, và gây thương tích cho một y tá trên trực thăng. Tuy nhiên, trực thăng vẫn được cất cánh an toàn, mặc dù đã bị trúng nhiều lỗ đạn, nhờ còn viên phi công chánh là Đại Úy John B. Whitehead, thuộc Tiểu Đoàn 229 Trực Thăng Xung Kích Hoa Kỳ, điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm (2).
Kế đến Trung Tá Chiến Đoàn Phó Huỳnh Thanh Điền bị trúng đạn tử thương và Trung Tá Cố vấn Trưởng Ginger, cùng Trung Sĩ nhất Winland, đều bị thương trong khi đứng hướng dẫn các phi tuần phản lực oanh tạc Cộng Quân. Mặc dù cả toàn ban Cố vấn đều bị thương tích, nhưng Trung Tá Ginger vẫn không gọi trực thăng đến tản thương, rời khỏi đơn vị Chiến Đoàn 52 (-). Ông đã ở lại chiến trường, để làm tròn chức năng của một vị Cố Vấn. Địch quân chết hằng loạt trong những đợt xung phong biển người, bởi hỏa lực của những chiếc Cobra dưới sự điều khiển từ cố vấn Mỹ. Thật đáng ca tụng tinh thần trách nhiệm của toán Cố Vấn Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Qua ngày 11 tháng 4 năm 1972, Chiến Đoàn 52 mới vượt thoát được vòng vây của quân địch. Thấy được an toàn cho đoàn lui quân, lúc đó Trung Tá Ginger mới chịu gọi trực thăng đến tản thương về Bệnh Viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ tại Sài Gòn để chăm sóc vết thương đã có từ hôm trước. (xem sơ đồ số 4) 15.
TỔN THẤT ĐÔI BÊN:
ĐỊCH: Khoảng 3200 bị loại khỏi vòng chiến (do các chiến binh Chiến Đoàn 52 (-) bắn hạ và do Không Lực Hoa Kỳ sát hại). BẠN:
- Thương vong: 600 (Bộ Binh và Pháo Binh), so với 1,000 lúc khởi đầu trấn đóng tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm.
- Đồng Minh Hoa Kỳ: viên phi công phụ tử thương.
- Mất ba khẩu pháo 105 và ba chiếc xe nhà binh GMC; phá hủy ba khẩu pháo 105 và hai khẩu 155 ly cùng 17 xe nhà binh GMC và tất cả đạn dược pháo binh.
6. NHẬN ĐỊNH:
Sau khi bứng được Căn Cứ Hỏa Lực Cầu Cần Lê, Công Trường Bình Long vượt qua Quốc Lộ 13, tiếp tục di chuyển về hướng Đông Nam (phi trường Quản Lợi), ba cây số Đông An Lộc, bủa gọng kìm bao vây An Lộc từ hướng Đông, Đông Bắc, Trung Đoàn 172 của CT9 tiến dần áp sát phía Bắc An Lộc, Còn Công Trường 7 đã di chuyển và hoàn thành tuyến ẩn phục, các chốt “kiền“ kiên cố tại vùng phía Nam Quốc Lộ 13 như Tàu Ô, Xa Cam, dọc theo Quốc Lộ 13, với ba nhiệm vụ linh động:
- Thứ nhất, ngăn chận quân tiếp viện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ phía Nam.
- Thứ nhì, chận bắt các Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tháo lui từ cứ điểm An Lộc. - Thứ ba, khi tình hình chiến trận cần đến, phối hợp lực lượng của Công Trường 9 để dứt điểm An Lộc (tiến công từ phía Nam).
Công Trường 7 còn được sự yểm trợ trực tiếp của Sư Đoàn Pháo 69 pháo nặng 130 ly, Tiểu Đoàn Chiến Xa hỗn hợp, thuộc Trung Đoàn 203 Thiết Giáp, Trung Đoàn 208 cơ giới phòng không và Hỏa Tiễn 107 và 122 ly, thêm vào đó các đơn vị Bộ Binh còn được trang bị loại vũ khí tối tân SA.7, loại hỏa tiễn cầm tay, cũng là loại “Khắc tinh cho các trực thăng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ” bay trên cao độ từ 4,000 đến 7,000 bộ. Loại hỏa tiễn cầm tay “tầm nhiệt” này do Nga Sô chế tạo, được trang bị đến cấp Trung Đội. Cộng quân thiết lập một hàng rào hỏa lực dầy đặc trên vùng trời phía Nam An Lộc, nhất là tại vùng Xa Cam, Xa Trạch, 5 cây số Nam An Lộc, khiến cho việc tiếp tế và tản thương về phía Việt Nam Cộng Hòa bị bế tắc.
7. BÌNH LUẬN VỀ CUỘC RÚT LUI CỦA CHIẾN ĐOÀN 52 (-)
Tương quan lực lượng giữa đội bên quá chênh lệch, chiến trận được diễn ra trên trận thế nổi, địch quân lại ở trên thế thượng phong “phục kích” và truy đuổi. Chúng cũng áp dụng chiến thuật biển người (dùng số đông để mong đè bẹp đối phương). Nhưng chúng vẫn không đánh tan được Chiến Đoàn 52 (-), mà ngược lại còn bị tổn thất gấp năm lần hơn Quân Lực Việt Nam Công Hòa.
Các Chiến Sĩ của Chiến Đoàn 52 (-), trong đó có Tiểu Đoàn 1/48, thật là xuất sắc và thiện chiến. Vị Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Yêm, vốn xuất thân Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, được coi như một Triệu Tử Long, trong trận Tương Dương Trường Bảng thời Tam Quốc Chiến. Nếu đem so sánh một Tiểu Đoàn đã bị hao hụt sau trận chiến ngày 08 tháng 04, mà còn còn thể đánh thủng cả Trung Đoàn của Cộng quân đang ở thế phục kích có đào sẵn hầm hố chiến đấu thì thật là một chiến tich kỳ diệu.
Vị Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 (-), Trung Tá Nguyễn Bá Thịnh, gốc Dù, từng là huấn luyện viên khoa Tác Chiến của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trong thời gian Thiếu Tá Nguyễn Yêm còn là Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn, là cấp chỉ huy tài giỏi, biết linh hoạt ứng phó trong mọi hoàn cảnh và trạng huống về kỹ thuật lãnh đạo chỉ huy, rất được lòng các cấp dưới quyền và toàn thể các Cố vấn Mỹ thật tình kính nể mến thương.
Tinh thần hy sinh cao cả vì chức vụ Cố Vấn của Trung Tá Walter D. Ginger, đáng được đề cao và ca tụng, dù rằng đã bị thương, nhưng không hèn nhát, xin tản thương, vẫn tình nguyện ở lại sống chết với đơn vị bạn đồng minh của mình.
Một điểm son khác cho toán Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, ngay khi Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa về đến An Lộc, thấy không còn vị Cố Vấn Mỹ nào, Cố vấn Trưởng Sư Đoàn 18, Đại Tá Frank S. Plummer, liền cắt cử toán cố vấn khác để điền khuyết tức thì, cố vấn trưởng mới là Thiếu Tá Raymond Haney, cố vấn phó là Đại Úy James H. Willbanks (sau này trở thành một Giáo Sư Đại Học tại Hoa Kỳ và là tác Giả của quyển sách tựa đề “The Battle of An Lôc”, cũng chính là tác giả của tập tài liệu cho vấn đề tham khảo này).
Trái lại, toán Cố vấn Mỹ tại Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, “thì hơi khác”!, xuyên qua hai sự kiện sau đây:
a. Ngày 11 tháng 04 năm 1972, trong lúc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đang sắp toán tại sân bay Dầu Tiếng (Quận Trị Tâm), chờ trực thăng đến bốc thả vào An Lộc, Trung Tá Abramawith, Cố Vấn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, đến nói với Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 như sau: “Chiếu theo lệnh của MAC. V, nơi nào xét thấy không có an toàn cho cố vấn Mỹ, thì chúng tôi sẽ không cùng theo đơn vị của Việt Nam Cộng Hòa đổ vào nơi đó, chúng tôi sẽ trở về Lai Khê” (hậu cứ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa). Đại Tá Trường đành phải chấp nhận sự không có mặt của toán cố vấn Mỹ, khi Trung Đoàn 8 Bộ Binh được đổ quân vào An Lộc.
b. Ngày 07 tháng 04 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng di chuyển Bộ Chỉ Huy Hành Quân (nặng) và toán Cố vấn Mỹ từ Lai Khê vào An Lộc để thống nhất chỉ huy các lực lượng chính quy và diện địa của Tiểu Khu Bình Long, tổ chức phòng thủ chống lại cuộc tấn công “cấp Quân Đoàn” của quân Cộng Sản Bắc Việt đang âm mưu đánh chiếm Tỉnh Lỵ Bình Long. Nơi đây, Công Binh Sư Đoàn đã thiết lập sẵn một căn cứ dã chiến “hầm nổi”, bằng bao cát lót vỹ sắt PAP (Plain Aluminum Plate) khá vững chắc, dùng cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ binh, tại vị trí phía Đông, gần ga xe lửa, tỉnh lỵ An Lộc. Về tình hình chiến sự tại Bình Long lúc này, Cộng quân đã bủa lưới bao vây; pháo binh địch đã bắt đầu pháo vào tỉnh lỵ, chỉ pháo cầm chừng, để điều chỉnh tác xạ (tọa độ) các mục tiêu như: các hầm của các Bộ Chỉ Huy đầu não (Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu Khu), các bãi đáp trực thăng, các ngã tư của các con đường chính dẫn vào Thị Xã An Lộc và một vài nơi khác... Đại Tá Miller, Cố Vấn Trưởng, nói với Tướng Hưng: Vị trí hầm nổi này nếu ong dự định đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại đậy, tôi nhận thấy sẽ không chống (chịu đựng) nổi các loại pháo nặng, các loại hỏa tiễn của địch quân, vì thiếu an toàn, nên tôi và toán Cố Vấn sẽ rời nơi đây trở về Lai Khê. Tướng Hưng không đồng ý cho toán Cố Vấn Mỹ Sư Đoàn rút khỏi An Lộc. Ông nói: “Trận chiến sắp bùng nổ, Sư Đoàn rất cần Cố Vấn Mỹ để có được sự yểm trợ hỏa lực về không yểm của Không Lực Hoa Kỳ, sự có mặt của Cố vấn Mỹ tại đây rất cấn thiết cho vấn đề liên lạc với Không Quân Hoa Kỳ. Nếu Ông muốn có một vị trí “an toàn” hơn, tôi sẽ đưa Ông đi tìm một vị trí khác ở gần đây”. Tướng Hưng hướng dẫn Đại Tá Miller đi vào gần trung tâm Thị Xã, cạnh bệnh viện Bình Long, nơi đây có một căn hầm do Quân Đội Nhật Hoàng xây dựng từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, đúc bằng ciment cốt sắt, hầm sâu dưới mặt đất, có giao thông hào, rất kiên cố, có khả năng chống được bom của phi cơ đồng minh (hầm này trước đây được sử dụng làm Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long, có tên là Trại Đỗ Cao Trí). Căn cứ hầm chìm này chỉ cách 800 thước về phía Tây (hầm nổi cũ). Năm 1971, Mỹ rút quân, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long dời về Compound Mỹ, ở phía Nam An Lộc. Hầm trại Đỗ Cao Trí đang bỏ trống. Quan sát xong, Đại Tá Miller không còn lý do để từ chối, nên toàn ban Cố vấn Mỹ (ngoài Đại Tá Miller, còn có Trung Tá Ed Benedit, Thiếu Tá Allan Borsdorf và hai Hạ Sĩ Quan khác không rõ tên) cố vấn của Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa, đã phải ở lại An Lộc với Tướng Hưng tử thủ suốt ba tháng.
Đại Tá Miller đã giúp cho Tướng Hưng rất nhiều trong việc sử dụng không lực Hoa Kỳ, yểm trợ rất hữu hiệu cho chiến trường An Lộc. Quyết định của Tướng Hưng cho lệnh Chiến Đoàn 52 () phá hủy hết các chiến cụ nặng, chứng tỏ Tướng Hưng là một vị Tướng giỏi, biết linh động ứng phó với tình hình, biết Quý trọng sinh mạng của binh sĩ hơn là chiến cụ, nhờ vậy các chiến sĩ của chiến Đoàn 52 () mới được rảnh rỗi tay chân để quần thảo với quân địch, đông hơn quân Bạn gấp nhiều lần. Điểm mà chúng tôi muốn luận bàn về “những cái may rủi, vô tình” trên trận mạc, như trường hợp kể trên là:
o Nếu không có sự từ chối của Đại Tá Miller ở vào giờ phút chót, thì nơi địa điểm cũ “hầm nổi” là mục tiêu được Cộng quân nghiên cứu và đã chấm tọa độ sẵn, cho đến khi Cộng Quân khởi phát cuộc tấn công và mưa pháo vào An Lộc. Căn cứ tại Bộ Chỉ Huy cũ, đã hứng không biết bao nhiêu quả đạn pháo 130 ly và hỏa tiễn và trở thành bình địa ngay từ những giờ phút đầu của cuộc chiến.
o Nếu Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vẫn còn ở vị trí cũ, chắc chắn đã bị chôn vùi và mọi người có mặt bên dưới đều bị phanh thây dưới đống bao cát đổ nát tung rách tả tơi (vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 04 năm 1972) rồi.
Đó có phải là một trong những cái may mắn có phải do TRỜI định hay không!!! (1)
Chiếu theo những “mật điện đối thoại của Địch” dò bắt được từ toán “Mật mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3/ QK III. Được biết Công Trường Bình Long, vừa mới được thành lập, gồm có ba Trung Đoàn cơ hữu:
- Trung Đoàn Thép (được tuyển mộ từ đất Cambodia),
- Trung Đoàn Phước Long (Cơ động Tỉnh Phước Long),
- Trung Đoàn Đồng Nai (Cơ động Tỉnh Bình Dương).
- Công Trường này là Sư Đoàn Chủ Lực của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R).
Vì là đơn vị tân lập nên không có tên đơn vị trong các tài liệu khác. Quân số của Công Trường này vào khoảng 4,500 cán binh, (1/3 là lính Miên). (2)
”Thiết Giáp “The Battle of An Loc”.
Tác giả cựu Trung Tá James H. Willbanks, trang 19. Năm 1972 Ông Willbanks là cố vấn phó của Chiến Đoàn 52 (), có mặt tại Chiến Trường An Lộc từ ngày 11 Tháng 04 năm 1972, cấp bực Đại Úy. Ông được giải ngũ năm 1992, với cấp bực Trung Tá. Hiện tại Ông là giảng sư tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Fort Leavenworth, đậu bằng Tiến Sĩ tại Trường Đại Học Kansas.
***
1. MỞ MÀN TRẬN CHIẾN AN LỘC
Tất cả các cánh quân của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đều dồn về An Lộc:
- Công Trường 5 từ mặt Bắc đánh xuống.
- Công Trường Bình Long và Công Trường 9 ép sát hai mặt Đông Tây.
- Công Trường 7 chận phía Nam, vừa thiết lập các “Chốt” khóa dọc trên Quốc Lộ 13, vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu giáp ranh Tỉnh Bình Long và Tỉnh Tây Ninh, như căn cứ Hỏa Lực Tống Lê Chân (14 cây số Tây Nam An Lộc).
Ngoài những đại đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt, lực lượng địch còn có thêm hai Trung Đoàn Địa Phương biệt lập (Q.761 và 101), trong trận chiến này. Quân địch đang bủa lưới bao vây An Lộc đã tạo nhiều áp lực liên tục cho quân trú phòng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải đối đầu với một quân số địch đông hơn gấp nhiều lần, với hơn một trăm Chiến Xa và các Sư Đoàn Pháo và hỏa tiễn đủ loại.
- Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (khoảng 2450 Chiến Binh) và
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, (quân số 550), được trực thăng vận đến tăng viện;
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cùng với Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hòa từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Vùng IV Chiến thuật), quân số khoảng 12,000 chiến binh, được điều động đến Lai Khê để khai thông Quốc Lộ 13, mục đích giải vây An Lộc.
2. MẶT TRẬN AN LỘC CUỘC BAO VÂY, PHÁO KÍCH và TẤN CÔNG CỦA CỘNG QUÂN VÀO CÁC MẶT ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC TỈNH LỴ BÌNH LONG.
Sau khi căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê rút lui, toàn bộ mặt phía Bắc An Lộc bị bỏ trống, vòng đai phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lần lần bị thu hẹp về trong chu vi Thị Trấn An Lộc. Tướng Lê văn Hưng đã nhận biết địch đang di chuyển quân bủa vây tứ phía:
- Mặt Bắc đang bị áp lực của Công Trường 5.
- Mặt Đông đang bị áp lực của Công Trường Bình Long. - Mặt Tây đang bị áp lực của Công Trường 9.
- Mặt Nam có Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt.
Riêng mặt phía Nam mặc dù chưa trực tiếp phát hiện, nhưng căn cứ vào sự chạm trán giữa đoàn quân giải tỏa của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, và cái chết của Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa tại vùng Quận Chơn Thành Xã Tàu Ô, (18 cây số Nam An Lộc) đã chứng minh là phía Nam cũng đã có đơn vị cấp Sư Đoàn của địch, đang hình thành tuyến phục kích ngăn chận viện quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phát xuất từ căn cứ Lai Khê hướng về An Lộc. (xem sơ đồ số 5) Tướng Hưng nhận thấy lực lượng Cộng quân bủa vây bằng những đơn vị lớn, cấp Quân Đoàn, trong khi phía lực lượng phòng thủ VNCH chỉ mới có:
* Trung Đoàn 7() thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang hoạt động trong vùng trách nhiệm chu vi, ba cây số phía Đông (phi trường Quản Lợi), và bốn cây số phía Tây An Lộc, được lệnh thu quân về trấn thủ mặt phía Tây thành phố.
* Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, được trực thăng vận từ Tây Ninh đổ xuống An Lộc ngay trong buổi chiều ngày 06, và suốt ngày 07 tháng 04 năm 1972 trấn giữ mặt phía Bắc và phía Đông thành phố.
* Bộ Chỉ Huy (nặng) Sư Đoàn, do Chuẩn Tướng Lê văn Hưng chỉ huy, và
* Đại Đội 5 Trinh Sát trấn cứ điểm Thành Đỗ Cao Trí.
* Lực Lượng diện địa Tiểu Khu Bình Long (Địa Phương Quân) cộng chung khoảng 400 tay súng phòng thủ mặt phía Nam. Tổng cộng quân số phòng thủ, ở giai đoạn đầu, có khoảng 3,200 chiến binh Việt Nam Cộng Hòa.
Chiếu theo “Bản điều tra và nghiên cứu của địch” (lúc thiết kế trận đánh), về lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có: Bộ Chỉ Huy nhẹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh và khoảng 500 quân thuộc lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long, với lực lượng vòng ngoài có Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, quân số khoảng 1,500. Địch quân lượng định tương quan lực lượng đôi bên quá chênh lệch (Quân Cộng Sản Bắc Việt:
Trên bốn Sư Đoàn (Công Trường); Việt Nam Cộng Hòa: 6 Tiểu Đoàn, nên Trung Ương Đảng Bộ Cộng Sản Hà Nội, tưởng là “dễ nuốt”, và đã huyên hoang tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội cũng như ra lệnh cho thuộc cấp phải chiếm cho bằng được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972.
Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân có ba Tiểu Đoàn: 31, 36, và 52, được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ định trấn thủ trên một tuyến dài hơn bốn cây số, từ phía Bắc kéo dài đến phía Đông An Lộc, (chỉ với hai Tiểu Đoàn 31 và 52, còn Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân phải đảm trách lập tuyến phục kích án ngữ, cách Thị Xã An Lộc một cây số về hướng Đông, trên lộ trình từ phi trường Quản Lợi dẫn vào An Lộc). Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh trách nhiệm phòng thủ phía Tây và một phần phía Nam, với hai Tiểu Đoàn còn nguyên vẹn, Tiểu Đoàn khác đã thất thoát hơn phân nửa quân số (vị Tiểu Đoàn Trưởng tử trận) trong những ngày đầu giao tranh với Công Trường Bình Long và một thành phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt tại phía Đông, vùng phi trường Quản Lợi (3 cây số Đông An Lộc).
Các đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long (không đủ quân số), có trách nhiệm trấn thủ tuyến phía Nam An Lộc.
Trong tuần lễ từ 06 đến 12 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gửi tiền sát viên pháo binh xâm nhập những cao điểm xung quanh Tỉnh lỵ, để quan sát và điều chỉnh các “tọa độ tiên liệu” như: Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, các bãi đáp trực thăng, các ngã tư đường, và một vài địa điểm khác v. v.. Nhận thấy lực lượng quân phòng thủ còn quá yếu so với quân địch, Tướng Hưng mật điện về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 xin thêm quân tăng viện cấp thời trước khi Cộng quân mở màn cuộc tấn công ”rất gần kề”. Đơn vị được Tướng Hưng xin tăng viện là Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 cơ hữu, do Đại Tá Mạch văn Trường chỉ huy.
Trung Đoàn 8, sau trận Snoul, vừa mới được bổ sung và chấn chỉnh đội ngũ, là Trung Đoàn duy nhất còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đóng quân tại cứ điểm Dầu Tiếng (Đồn điền Michelin cũ của Pháp), thuộc quận Trị Tâm Tỉnh Bình Dương, đang có trách nhiệm ngăn chận địch từ biên giới Việt Cambodia, theo hành lang sông Sài Gòn, xâm nhập vào Tỉnh Bình Dương đến Sài Gòn.
Ngay sau đó, Trung Đoàn 8 Bộ Binh được lệnh tức tốc chuẩn bị và được trực thăng vận ngay vào trận địa, tại địa điểm đổ quân (khoảng ba cây số Nam An Lộc). Cuộc đổ quân được hoàn tất vào trưa ngày 12 tháng 04 năm 1972. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn cùng với hai Tiểu Đoàn được trực thăng vận đổ xuống trước (tại những “trảng” trống, không mấy thích hợp cho kế hoạch trực thăng vận) vào ngày 11 tháng 04, và tiếp theo ngày 12 tháng 04 đổ tiếp thêm Tiểu Đoàn còn lại và Đại Đội 8 Trinh Sát. Tính đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, quân phòng thủ được tăng thêm 3,000 (2,500 quân của Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh + 600 quân của Chiến Đoàn 52, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, (từ Căn Cứ Hoả Lực Cầu Cần Lê mới rút về).
Trung Đoàn 8 Bộ Binh đổ quân, đợt 1 và đợt 2, đều được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 khuyến cáo, khi di chuyển đến tuyến phòng ngự, phải ôm bọc theo vòng đai bên ngoài, từ Nam lên Bắc, để tránh thiệt hại do pháo của Cộng quân đang “rót” điều chỉnh vào Thị Xã. Như vậy, toàn bộ hai Trung Đoàn cơ hữu còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt tại chiến trường An Lộc, (Trung Đoàn 9, đã bị tan rã sau trận Lộc Ninh).
Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Mạch Văn Trường chỉ huy, được giao phó trách nhiệm trấn giữ mặt chính Bắc và một phần phía Tây. Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (-) do Trung Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy (được thu ngắn bớt tuyến phòng thủ), lãnh trách nhiệm trấn thủ phía Đông. Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Trung Tá Lý Đức Quân chỉ huy, trấn giữ mặt phía Tây. Lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long + thành phần của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, chịu trách nhiệm trấn thủ mặt phía Nam. Như vậy, mỗi mặt Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một lực lượng cấp gần Trung Đoàn trấn thủ, mạnh nhất là tuyến phòng thủ phía Bắc có Trung Đoàn 8 Bộ Binh với 2,500 chiến binh chủ lực, yếu nhất là tuyến phòng thủ phía Nam của Tiểu Khu Bình Long (vòng ngoài Địa Phương Quân).
Đúng như dự liệu của Tướng Hưng, phòng tuyến phía Bắc bị Cộng quân cường kích “tấn công” mạnh nhất, khi mở màn trận chiến.
3. CUỘC ĐIỆN ĐÀM GIỮA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG, VÀ CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG - TƯ LỆNH MẶT TRẬN AN LỘC.
Chiếu theo tin tình báo từ các toán viễn thám Việt Nam Cộng Hòa và từ một cán binh hồi chánh thuộc đại đội trinh sát của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt: ..."Từ đầu tháng 01 năm 1972, đến cuối tháng 03 năm 1972: các Công Trường của địch bắt đầu di chuyển áp sát biên giới Việt Cambodia:
- Cộng trường 5 từ vùng Snoul di chuyển theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, án binh cách Lộc Ninh 15 cây số về phía Bắc, - Công Trường 7, Công Trường 9 và một đơn vị cấp Sư Đoàn đang ẩn phục trong vùng 'Lưỡi Câu' giáp biên giới Việt Cambodia (15 cây số Tây Bắc An Lộc)."... Khi mặt trận Lộc Ninh vừa mới bắt đầu, với sự tan rã nhanh chóng của Đại Đội 9 Trinh Sát thuộc Chiến Đoàn 9 Bộ Binh vào chiều ngày 04 tháng 04, và lực lượng xung kích của Thiết Đoàn 1 (-) vào ngày 05 tháng 4 năm 1972, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3/Quân Khu III đã lượng định địch đã tung quân vào chiến trường ít ra từ ba Sư Đoàn (Công Trường) trở lên (Cấp Quân Đoàn). Vì đã có nguồn tin tình báo khả tín như thế, nên khi vừa mới nghe điện thoại của Tướng Hưng gọi từ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh, (căn cứ Lai Khê), tiếp chuyện với Tướng Minh, đang kinh lý tại Tiểu Khu Bình Dương, trình báo về tình hình đột biến tại mặt trận Lộc Ninh… …. Sau khi báo cáo tình hình chiến sự, Tướng Hưng nói:
- Tôi sẽ lấy trực thăng bay lên Lộc Ninh để quan sát và thẩm định tình hình…
- Tướng Minh ngăn lại... Không còn kịp nữa. Tướng Minh nói tiếp:
- Sau Lộc Ninh, chúng nó sẽ tiến đánh An Lộc, vậy Anh nên dùng thời gian còn lại, di chuyển tức khắc Bộ Chỉ Huy “Nặng” Sư Đoàn đến An Lộc càng sớm càng tốt, Quân Đoàn sẽ cung cấp đủ trực thăng theo yêu cầu của Sư Đoàn… Tôi sẽ cho lệnh “bốc” Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh, đổ thẳng vào An Lộc cho Anh.
Cuộc điện đàm chấm dứt vào lúc 1 giờ 30 trưa ngày 06 tháng 04 năm 1972. Tướng Hưng liền cho lệnh toàn Bộ Chỉ huy Sư Đoàn và cấp tốc thông báo cho toán Cố Vấn Mỹ chuẩn bị di chuyển lên Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn, do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ đang chỉ huy tại An Lộc. Sau cuộc điện đàm với Tướng Hưng, Trung Tướng Minh chỉ thị cho Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân, gọi về bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại Tỉnh Biên Hòa, cho triệu tập phiên họp khẩn bộ tham mưu cao cấp Quân Đoàn. Khi trực thăng của Trung Tướng Minh về đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tại phòng họp đã có mặt các giới chức quan trọng như: Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, Sĩ Quan Trưởng Phòng Nhì, Trưởng Phòng 3, Trưởng Phòng 4, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn, Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh.
Tất cả đã túc trực sẵn tại phòng họp, để nghe vị Tư Lệnh kể lại tình hình chiến sự của Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lộc Ninh, và nhận chỉ thị thi hành:
a/ Dồn hết nỗ lực, ưu tiên cung cấp đủ trực thăng chuyển vận Bộ Tư Lệnh (nặng) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào An Lộc.
b/ Trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ thẳng vào An Lộc.
c/ Thiết lập kế hoạch khai thông Quốc lộ 13.
d/ Phòng 4 Quân Đoàn nghiên cứu kế hoạch tiếp tế cho chiến trường An Lộc.
Sau khi trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân vào An Lộc, Tướng Minh nhận thấy lực lượng phòng thủ vẫn còn quá yếu nên ông bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yết kiến Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên để tường trình tình hình chiến sự tại chiến trường Quân Khu 3, nhất là tại mặt trận An Lộc, và xin thêm quân Tổng Trừ Bị còn lại của Bộ Tổng Tham Mưu. Nói về lực lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ còn lại Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Sư Đoàn Nhảy Dù (-) và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã được điều động ra Vùng I Chiến thuật, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, còn đang hoạt động viễn thám trong vùng Tỉnh Tây Ninh (thuộc Quân Khu 3).
Với quyền hạn của Tổng Tham Mưu Trưởng, lực lượng duy nhất còn lại là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho vị Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Phan Văn Huấn gom hết các toán thám sát tập trung về căn cứ Trảng Lớn (Tỉnh Tây Ninh), chờ trực thăng bốc đi tham dự “chiến trường mới“.
Đây là lần đầu tiên Anh Em Biệt Kích Dù mới có dịp tương phùng bốn Đại Đội và bốn Toán Trinh Sát, gặp nhau đầy đủ, cùng một lúc, tay bắt mặt mừng, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi, chờ trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê (Tỉnh Bình Dương), để tham dự một chiến trường có thể là “nặng độ” trong tương lai. Riêng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang trách nhiệm giữ an ninh cho Dinh Độc Lập còn phải chờ lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Vài giờ sau đó, sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên trình với Tổng Thống Thiệu, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng được điều động đến Lai Khê ngay sau đó, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Quân Khu 3 chỉ định cùng với Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, do Đại Tá Lê Minh Đảo (vừa mới nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn), trong tay chỉ còn nguyên vẹn có một Trung Đoàn cơ hữu, đang ì ạch lãnh trách vụ khai thông Quốc Lộ 13 từ Lai khê đến Quận Chơn Thành, (giai đoạn đầu), dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, do Đại Tá Trương Hữu Đức chỉ huy.
Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 52/Sư Đoàn 18 Bộ Binh, được điều động đến thay thế Lữ Đoàn 1 Dù (vừa mới rút đi, để giữ an ninh cho Dinh Độc Lập (1). Lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, giờ này chỉ còn lại có Quân Đoàn 4 là còn nguyên vẹn ba Sư Đoàn:
- Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm An Ninh Lãnh Thổ vùng Tiền Giang,
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh, trách nhiệm yểm trợ An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc (Vùng Núi Thất Sơn),
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ngoài việc đảm trách An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh và Thị Xã Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mâu, Chương Thiện, Rạch Giá, còn đang dàn quân xâm nhập khu rừng “TRÀM” U Minh Thượng, U Minh Hạ, và phải đương đầu với một đơn vị cấp Sư Đoàn của Địch (Sư Đoàn U-Minh) đang ẩn hiện trên ba Tỉnh Cà Mâu, Rạch Giá và Chương Thiện.
Tính đi tính lại, Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư Lệnh, cố gắng chia xẻ những khó khăn “thiếu quân” của Quân Khu 1 và Quân Khu 3, tối đa có thể rút bớt đi một Sư Đoàn và một Trung Đoàn Bộ Binh để tăng cường cho một trong hai Quân Khu đang bộc phát chiến trận.
Các đại đơn vị này là các thành phần ưu tú nhất của Quân Đoàn 4. Đó là:
Toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. (Trung Tá Cẩn, trước đây là một trong Ngũ Hổ Tướng Miền Tây của Sư Đoàn 21 Bộ Binh, khi Trung Tướng Minh còn là Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, vào năm 1965).
Về Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hứa tăng phái cho Quân Khu 1, do Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh (khi Cộng quân xua quân qua xâm lấn vùng địa đầu giới tuyến).
4. CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỒC GIA
(Tại Phủ Tổng Thống) Khi mặt trận Quân Khu III bùng nổ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho lệnh triệu tập “Hội Đồng An Ninh Quốc Gia” để duyệt xét lại tình hình chiến sự trên toàn quốc (đặc biệt là tại Quân Khu III và Quân Khu I). Ngày 09 tháng 04 năm 1972, cả 4 vị Tư Lệnh 4 Quân Khu được Tổng Thống Thiệu triệu hồi về họp tại dinh “Độc Lập” để được nghe trình về tình hình chiến sự từng Vùng đang xãy ra cuộc Tổng Công Kích của Cộng quân. Cuộc họp quan trong lần này gồm có:
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Tư Lệnh Quân Đội),
- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng Chính Phủ kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng),
- Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa),
- Trung Tướng Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), và
- Bốn Vị Trung Tướng Tư Lệnh của bốn Quân Khu/Vùng Chiến Thuật. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, được thuyết trình đầu tiên trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về tình hình chiến sự mới bộc phát của Quân Khu 3. Tướng Minh thuyết trình về tình hình “ĐỊCH”:
.... Được biết địch có ba Sư Đoàn Quân Chính Quy Cộng Sản Bắc Việt, một Sư Đoàn của Cục R (tân lập) và thêm hai Trung Đoàn Địa Phương; chúng âm mưu dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ có tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và sau đó trên đà thừa thắng tiến chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn, là mục tiêu cuối cùng của Chiến Dịch được gọi là NGUYỄN HUỆ; về Lực Lượng của Quân Đoàn 3, có 3 Sư Đoàn chủ lực, được phân chia phòng thủ như sau:
* Sư Đoàn 5 Bộ Binh:
- Do Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy, đang có mặt tại An Lộc, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Tướng Hưng chỉ huy thống nhất các lực lượng hiện có, lập một vòng đai phòng thủ, với Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cơ hữu, được cắt cử trấn thủ phía Tây thành phố, 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7, đang trấn thủ tại phi trường Quản Lợi (ba cây số phía Đông An Lộc), vừa mới đụng trận với Cộng Quân (cấp Trung Đoàn), ta đã bị thiệt hại khá nặng, (Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương), và hiện còn đang kẹt lại giữa trận chiến,
- Trung Đoàn 9 Bộ Binh và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, đã bị một lực lượng Cộng quân đông đảo (cấp Sư Đoàn) tràn ngập, và Quận Lộc Ninh đã thất thủ từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Ngay ngày 07 tháng 04 năm 1972, Quân Đoàn đã trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ vào An Lộc.
- Như vậy, cho tới giờ này, lực lượng trấn thủ, chỉ mới có năm Tiểu Đoàn quân chính quy và khoảng gần hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, Lực Lượng của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ, phải chống trả với bốn Sư Đoàn của Cộng quân đang bủa lưới bao vây An Lộc. Còn Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chuẩn bị tăng viện cho An Lộc, sẽ khởi sự đổ quân vào ngày 11 tháng 04 năm 1972.
* Sư Đoàn 18 Bộ Binh: do Vị Tư Lệnh mới nhậm chức, Đại Tá Lê Minh Đảo, chỉ còn lại trong tay có một Trung Đoàn (Trung Đoàn 48), và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đang khai thông Quốc Lộ 13, hướng về An Lộc, và cách đây một hôm, được tin Vị Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, đang bay chỉ huy, bị trúng đạn của Cộng quân tử trận, (trên vùng 25 cây số Nam An Lộc).
- Trung Đoàn khác của Sư Đoàn 18 Bộ Binh (Trung Đoàn 52), đang trú đóng tại căn cứ hỏa lực cầu Cần Lê (15 cây số Tây Bắc An Lộc), đã được lệnh phá hủy hết các chiến cụ nặng, chỉ còn Bộ Binh rút lui; Trung Đoàn này còn đang chạm trán khá nặng với hai trung Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt trên đường triệt thoái, cho đến nay vẫn còn giao tranh, chưa biết kết quả ra sao!
- Còn lại Trung Đoàn 43, thì được xé lẻ từng Tiểu Đoàn để đảm trách an ninh các vị trí cần thiết.
* Sư Đoàn 25 Bộ Binh:
- Trung Đoàn 49, vừa bị một lực lượng Địch cấp Sư Đoàn, có chiến xa yểm trợ phục kích trên Quốc Lộ 22, khi trên đường triệt thoái từ căn cứ hỏa lực Thiện Ngôn (23 cây số Bắc Tỉnh Tậy Ninh) về tăng cường thiết lập vòng đai bảo vệ Tỉnh Tây Ninh, thiệt hại khá nặng, hai Trung Đoàn còn lại, do Đại Tá Lê Văn Tư, Tư Lệnh Sư Đoànn chỉ huy, đang được điều động đến để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Vì tình hình chiến sự, và địa thế Tỉnh Tây Ninh, nằm sát hành lang xâm nhập của Cộng quân từ biên giới Việt Cambodia nên Quân Đoàn không thể cắt bớt lực lượng của Sư Đoàn 25 Bộ Binh để tăng cường cho mặt trận An Lộc được, dù chỉ mộtTrung Đoàn.
Với tình hình và áp lực quân địch đang bổ vây An Lộc, Trung Tướng Minh đã đệ trình về Bộ Tổng Tham Mưu, xin thêm quân tổng trừ bị tăng viện, và đã được Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cho rút Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù từ vùng hoạt động trong lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh về, và trình lên Tổng Thống xin cho rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để tăng cường cho chiến trường Quân Khu 3. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã được đặt thuộc quyền sử dụng của Quân Đoàn 3/Quân Khu III từ ngày 07 tháng 04 năm 1972, và đang cùng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 ky binh (-) và phi pháo hùng hậu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vượt qua chốt “Bầu Bàng” (7 cây số Bắc căn cứ Lai Khê), xuyên qua Quận Lỵ Chơn Thành, 25 cây số Nam An Lộc), đến vùng “suối Tàu Ô” (12 cây số Bắc Quận Chơn Thành). Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù còn đang thu quân, tập trung về vùng tiền trạm hậu cứ tại căn cứ Trảng Lớn, (2 cây số Bắc Tỉnh Tây Ninh). Cho đến ngày 14 tháng 04 mới được bốc về căn cứ Lai Khê, sau đó được di chuyển về hậu cứ chánh, căn cứ “Suối Máu” (Tỉnh Biên Hòa), để chuẩn bị hành trang chiến đấu “lâu dài” ở một chiến trường được xem như “nặng độ“ (được trực thăng vận đổ quân an toàn vào An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972). Theo Tướng Minh nhận xét, mặc dầu trong tay nhận được hai đơn vị “Tinh Nhuệ” nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng hai đơn vị này vẫn còn chưa đặt chân đến cứu nguy An Lộc, và nếu không may, để An Lộc thất thủ trước khi Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đến tham chiến, thì Thủ Đô Sài Gòn sẽ bị đe dọa. Vì lẽ đó, Tướng Minh trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đệ trình xin chấp thuận tăng cường cho Chiến Trường Quân Khu III, thêm ít nhất một Sư Đoàn, để làm vòng đai an toàn cuối cùng phòng thủ cho Thủ Đô Sài Gòn. Việc tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 4, cho Quân Khu I hay Quân Khu III được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thảo luận trong bầu không khí thật “cẩn trọng”. Trước tiên, Tổng Thống Thiệu muốn nghe ý kiến của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng phát biểu: “Tôi đề nghị tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 3, với hai lý do: - Thứ Nhất là Sư Đoàn 21 Bộ Binh vừa thành công với cuộc hành quân tìm và diệt địch ở rừng U Minh, khí thế đang dâng cao, và đặc biệt Sư Đoàn 21 rất thiện chiến trong những cuộc hành quân di động. - Thứ hai, Sư Đoàn 21 đã từng được chỉ huy bởi Tướng Minh, nên việc đặt Sư Đoàn này trở lại dưới sự điều động và kiểm soát của Quân Đoàn 3 sẽ đem lại sự hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất cho Sư Đoàn”. (2). Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là những vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh có vẻ cũng đồng tình với lời phát biểu của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Đại Tướng Cao Văn Viên, khi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, từng chỉ huy Sư Đoàn Dù hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật cũng biết được Sư Đoàn 21 Bộ Binh chuyên tác chiến ở “vùng đồng bằng hay sình lầy” không quen hành quân ở “vùng rừng núi”. Sau lời Tướng Trưởng, Trung Tướng Đặng Văn Quang có lời “phân tích”: ...“An Lộc chỉ cách Sài Gòn không đầy 100 cây số, nếu để “thua” tại mặt trận này thì chỉ cần hai tiếng đồng hồ sau, là xe tăng và bộ binh địch sẽ giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn, và THẮNG TRẬN LUÔN. Như vậy dù có giữ được Quân Khu I đi chăng nữa, mà Sài Gòn thất thủ, thì cũng như không!” Tiếp theo lời Trung Trướng Quang, Tướng Trưởng nói tiếp: .... “Nếu được Tổng Thống chấp thuận tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu III, tôi sẽ tăng cường cho Tướng Nghi thêm một Trung Đoàn, để được tổ chức thành Chiến Đoàn Xung Kich, sẽ tăng thêm phần hiệu quả trong việc thiết lập tuyến an toàn cho Thủ Đô Sài Gòn.” ** (Đến lúc đất nước lâm nguy, mới biết ai là kẻ “Lương đống tôi hiền” của Quốc Gia Dân Tộc). Tổng Thống Thiệu đã hiểu ý của hầu hết mọi người hiện diện, nhất là những lời phân tich của Trung Tướng Quang, khẳng khái, nói thẳng, là ....sẽ mất nước nếu để cho An Lộc bị thất thủ... Tổng Thống Thiệu, với vẻ mặt trầm tư, nhìn về phía Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, như thầm ngõ ý rút lại lời hứa tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu I, và hối tiếc một việc thầm kín bởi thế lực chính trị nào đó, muốn ép dâng Miền Nam cho bọn Cộng Sản Bắc Việt, vào thời điểm 1972. Cuối cùng, mặt trận An Lộc được đánh giá cao hàng đầu, so với mặt trận Quảng Trị, và Tổng Thống Thiệu đồng ý tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho mặt trận Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Quân Đoàn 2/ Quân Khu II do Trung Tướng Ngô Dzu làm Tư Lệnh, trình bày: ...“Cho tới hôm nay, theo tin tình báo của Quân Đoàn ghi nhận, có các đơn vị Cộng quân cấp Sư Đoàn đang xuất hiện trong vùng lãnh thổ Quân Khu II, nhưng chưa thấy phát hiện một chỉ dấu quân sự đe dọa nào. Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các Sư Đoàn 22 và 23 trực thuộc cũng được báo động, và sẵn sàng nghênh chiến khi Cộng quân khởi phát cuộc tấn công”... Tướng Ngô Dzu, được may mắn có vị Cố Vấn trưởng tên John Paul Vann, một vị cố vấn tận tâm trong chức vụ, và rất tận tình với người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa; Ông chỉ là vị Cố Vấn “Dân Sự” (gốc Quân Đội), nhưng lại rất có nhiều quyền uy “ưu tiên” trong việc xin các phi tuần Không Quân Chiến Thuật cũng như Chiến Lược (B.52) khi cần đến. (Sau đó 5 ngày, mặt trận Quân Khu 2 bùng nổ, vào ngày 14 tháng 04 năm 1972). Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn làm Chiến Đoàn Trưởng, được lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tức tốc cho tập trung quân, được di chuyển ngày lẫn đêm, bằng cả hai phương tiện: - Đường bộ, cho những chiến cụ nặng (Pháo Binh và Thiết Vận Xa), - Không vận cho các đơn vị Bộ Binh đến căn cứ Lai Khê. Chỉ trong vòng ba ngày, Quân Đoàn 4 đã điều động được một đoàn quân hơn 12,000 chiến binh, với tất cả chiến cụ nặng, vượt đoạn đường dài gần 400 cây số, từ các căn cứ hỏa lực trong Khu rừng U Minh thuộc Tỉnh Cà Mâu và Chương Thiện (nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 32 và 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh), xuyên qua Tỉnh Bạc Liêu (nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đến Tỉnh Sóc Trăng (nơi đặt Bộ Chỉ huy của Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh), và tại Tỉnh Lỵ Sa Đéc nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, cũng là nơi đặt Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 15 và Thiết Đoàn 1/9, (đang là thành phần trừ bị cho Sư Đoàn) phải xuyên qua hai bến phà (bắc) Cần Thơ và Mỹ Thuận, đến căn cứ Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương, trong thời gian kỷ lục. Cuộc điều quân “thần tốc” này của Quân Đoàn 4 - Quân Khu IV được hoàn tất vào ngày 12 tháng 04 năm 1972. Thật không hổ danh là những đại đơn vị có “cơ động tính cao” như Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vậy. Tóm lại, lực lượng trừ bị của Quân Đoàn 3/Quân khu III, đang và sẽ có đựợc như sau: - Cơ hữu của Quân Đoàn: Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh; - Trừ bị của Bộ TổngTham Mưu: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. - Trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Sư Đoàn 21 Bộ Binh và - Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 thuộc Quân Đoàn 4. Tất cả các đơn vị trừ bị cho chiến trường An Lộc được trình diện và được đặt dưới quyền điều động và chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Về tình hình ĐỊCH, kể từ ngày 08 tháng 04 năm 1972, toàn bộ bốn công trường quân địch (từ 35.000 đến 37.000 quân bộ chiến), dự định sẽ đè bẹp quân trấn thủ VNCH, chỉ có 3,200 tay súng (đã nhiều mệt mỏi và không có quân số để bổ sung). Tính ra là một phải chống đến trên 10. Nhưng không phải vì vậy mà quân Cộng Sản Bắc Việt nghĩ là “nuốt trôi” được An lộc. Tưởng cũng nên nhắc lại, lệnh của Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội là phải chiếm cho bằng được Thị Xã An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ (bù nhìn) Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, và mục đích tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, cướp luôn Chánh Quyền Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ còn có 12 ngày ngắn ngủi, (tính từ ngày 08 tháng 04), các đơn vị Cộng quân vẫn chưa phát khởi cuộc tấn công vào An Lộc. Chiếu theo nguồn tin của một sĩ quan thuộc Công Trường 5, được Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa bắt được trong trận tấn công đầu tiên tại mặt trận phía Bắc (ngày 13 tháng 04 năm 1972), khai báo “Công Trường 5 có nhiệm vụ, sau trận tấn công và chiếm cứ Lộc Ninh, kế tiếp làm nỗ lực chính, tấn công An Lộc, thừa thắng cùng với các đại đơn vị khác, tiến đến dứt điểm căn cứ Lai Khê (nơi đang đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3), tấn chiếm luôn Tỉnh Bình Dương, và mục tiêu cuối cùng là Thủ Đô nước Việt Nam Cộng Hòa (Sài Gòn). Dự tính là như thế, trong khi thực tế, sau khi Công Trường 5 chiếm cứ quận Lộc Ninh, phải mất cả tuần lễ vẫn chưa xuất phát được để tấn công vào An Lộc, Công Trường Bình Long và Công Trường 9 đang chờ đợi ở hai mặt Đông Tây, Công Trường 7 đã hoàn thành các ổ phục kích (các chốt kiền) để chận đoàn quân tăng viện Việt Nam Cộng Hòa từ phía Nam tiến dọc theo Quốc Lộ 13 lên giải vây cho An Lộc. Công Trường 9, dường như được dùng làm thành phần trừ bị của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, dùng cho nỗ lực, tiếp tục tiến chiếm thị trấn An Lộc. Theo kế hoạch của Địch, chúng sẽ sử dụng hai Công Trường 5 và Bình Long làm nỗ lực chính để tiến chiếm An Lộc, nhưng vẫn chưa sẵn sàng để tấn công, vì những lý do sau đây: a/ Một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long đã bị thiệt hại khá nặng trong trận phục kích ngăn chận Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh ở căn cứ Hỏa Lực cầu Cần Lê vì các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất dũng mãnh, đánh bật nhiều đợt xung phong biển người của địch, cộng thêm sự ngăn trở do phi pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong suốt những ngày giao chiến. b/ Công trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau khi chiếm được Lộc Ninh, phải lo chỉnh đốn lại hàng ngũ, tái bổ sung quân số, nhất là lo vơ vét chiến lợi phẩm và tài sản của dân chúng, đã tiêu phí thời gian cả tuần lễ. c/ Tiếp theo sau và liên tục, do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh “chỉ điểm” gần như chính xác các đường tiến quân, các vị trí pháo của địch, cho Không Quân Chiến Thuật cũng như Không Quân Chiến Lược (B.52) oanh kích và oanh tạc, với hằng trăm phi tuần và phi vụ B.52 trên đầu quân địch. Ngoài ra còn có nhiều tiếng nổ phụ liên tiếp nhiều tiếng đồng hồ được nghe thấy ngay từ trong Thị Xã, chứng tỏ Không Quân đồng minh Hoa Kỳ đã đánh trúng các kho đạn của các giàn pháo hay hỏa tiễn hoặc là các kho đạn tiếp liệu của địch quân gì đó, cho nên các đơn vị khác của Cộng quân phải đành chịu chờ đợi. * 5. TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ NHẤT (Sáng ngày 13 tháng 04 năm 1972) MẶT TRẬN PHÍA BẮC AN LỘC: Vào đêm 12 tháng 04 năm 1972, Cộng quân mở trận mưa pháo, tập trung vào các địa điểm: Bộ Chỉ Huy (cũ) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long, và dọc theo vòng đai phòng thủ tuyến mặt Bắc. Ước lượng có trên 8,000 quả đủ loại, pháo từ đầu hôm cho tới hết suốt đêm đến rạng sáng ngày 13 tháng 04 năm 1972, với mục đích tiêu diệt các Bộ Chỉ Huy đầu não trước, (riêng tại Bộ Chỉ Huy tiền phuơng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ) của Tướng Hưng đã bị trúng trên 1,000 quả pháo đủ loại nhiều nhất là đạn pháo 130 ly. Hầm bị sụp đổ tan nát, không có bị thiệt hại về nhân mạng); tác dụng kế tiếp là gây thương vong, cũng như uy hiếp tinh thần các chiến binh đang trấn thủ tuyến vòng đai phía Bắc, để dọn đường cho chiến xa và bộ binh tấn công trực diện theo chiến thuật “Tiền Pháo Hậu Xung”. Sau đợt mưa pháo kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ, Cộng quân chuyển pháo vào sâu trong thành phố, chừa lại mặt Bắc cho cả Tiểu Đoàn Chiến Xa (T.54 và PT.76) cùng với 4 Trung Đoàn Bộ Binh tùng thiết, chia làm ba mũi dùi, ồ ạt tấn công vào Thị Xã. Nỗ lực chính vào hướng chính Bắc, và hai cứ điểm phụ là đồi Đồng Long (600 thước - Bắc An Lộc), do Đại Đội Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và một Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long trấn giữ, và sân bay L.19 (300 thước - Đông Bắc An Lộc), do hai Đại Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long phòng ngự. Lực lượng tấn công của địch được phối trí như sau: - Tại mặt chính Bắc, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn 174 và E.6 thuộc Công Trường 5, có thêm hai Đại Đội chiến xa T.54 thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 203 trợ chiến. - Mũi tấn kích Đồi Đồng Long, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn 275 của Công Trường 5 và một Đại Đội chiến xa hỗn hợp (T.54 và PT.76) thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 203 trợ chiến; - Mũi tấn kích sân bay L.19, Cộng quân sử dụng Trung Đoàn Thép của Công Trường Bình Long và một Đại Đội chiến xa hỗn hợp (T.54 và PT. 76), thuộc Trung Đoàn Thiết Giáp 202 tăng cường cho Trung Đoàn Thiết Giáp 203. (xem sơ đồ số 6). Nơi tuyến phòng thủ phía Bắc do Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh trấn giữ. Chiếu theo lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (năm 1975), cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), Trung Đoàn 8 có những đặc điểm sau đây: * Trước khi được trực thăng vận vào An Lộc, Trung Đoàn 8 tình cờ tìm thấy trên 2,000 khẩu súng M-72 LAW (Light Antitank Weapon) của Quân Đội Hoa Kỳ còn để lại trong một hầm đạn tại một căn cứ của Mỹ gần quận lỵ Trị Tâm. Đại Tá Trường cho thu gom về, và nhờ Cố vấn Mỹ hướng dẫn và huấn luyện cách sử dụng cho từng tổ khinh binh và từ cấp Tiểu Đội Trưởng đến tất cả Sĩ Quan Trung Đoàn đều biết cách sử dụng loại súng Phóng Hỏa Tiễn cầm tay “khắc tinh của tất cả các loại chiến xa”. Khi được đổ quân vào An Lộc, Trung Đoàn 8 Bộ Binh có mang theo tất cả các khẩu M-72 này. Số còn thừa được phân chia cho Trung Đoàn 7 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, và ngay tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng cũng được trang bị. Chiếu theo tài liệu, loại súng M.72 khi nổ phát ra một sức nóng rất cao, lên đến 3,600 độ F., có sức công phá làm chảy sắt thép dầy cỡ 2 Inch. Ngay khi hai Tiểu Đoàn đầu tiên và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8 vừa đến tuyến phòng thủ mặt Bắc, Đại Tá Trường được Tướng Hưng cho biết Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, có chiến xa trợ chiến, đang trên đà tiến từ Lộc Ninh đổ xuống từ hướng Bắc, Đại Tá Trường còn có sự cảnh giác trước là - ngoài bộ binh và chiến xa, địch còn mở vài trận mưa pháo trước khi tấn công - cho nên Đại Tá Trường đã ra lệnh cho tất cả các chiến binh của Trung Đoàn phải tức tốc đào hầm và giao thông hào phải có “NẮP CHE” chống pháo. Ông phối trí lực lượng hai Tiểu Đoàn án ngữ ngay tuyến phía Bắc, cạnh Quốc Lộ 13. Đại Tá Trường còn chỉ thị cho Sĩ Quan Pháo Binh (tăng phái) liên lạc với Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh (đang trú đóng tại An Lộc) thiết kế một “Tuyến hỏa tập Pháo Binh tiên liệu” dọc theo Quốc Lộ 13, cách thành phố 1.500 thước về phía Bắc, và trình với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 xin ưu tiên hỏa lực không yểm cho mặt phòng thủ phía Bắc của Trung Đoàn 8, khi hữu sự. Tiếp theo, vào ngày hôm sau (12 tháng 04 năm 1972), trực thăng vận đổ thêm Tiểu Đoàn còn lại của Trung Đoàn và Đại Đội Trinh Sát, được dùng làm lực lượng trừ bị cho Trung Đoàn, bố trí chiều sâu, dọc theo những cao ốc, đúc bằng Ciment cốt sắt, chạy dài theo Đại Lộ Ngô Quyền (cũng là Quốc Lộ 13 chạy xuyên qua thành phố). Riêng Đại Đội 8 Trinh Sát được điều động lên trấn thủ “Tổng tiền đồn” (Đồi Đồng Long), tiếp tay với Trung Đội Địa Phương Quân (không đủ quân số) của Tiểu Khu Bình Long đã trấn đóng từ trước. * Trong số 2,500 quân của Trung Đoàn 8 được đổ vào An Lộc, có 400 chiến sĩ gốc là “Lao Công Đào Binh” (cũng là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm đủ mọi cấp bực, nhiều nhất là Binh Sĩ và Hạ Sĩ Quan, đã vi phạm kỷ luật như đào ngũ, hành hung cấp chỉ huy, v. v… đủ mọi thành phần trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gom từ các Trung Tâm Trừng Giới, rồi phân phối lại cho các đơn vị tác chiến cấp Sư Đoàn để dùng vào việc tạp dịch lao công, ”không được trang bị vũ khí”. Vào trung tuần tháng 04 năm 1972, Sư Đoàn 5 Bộ Binh được Bộ Tổng Tham Mưu phân phối cho 400 Lao Công Đào Binh, để chia đều cho các Trung Đoàn Bộ Binh cơ hữu. Trong thời điểm này, chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 8 Thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh chưa được tham chiến, nên phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn (sau khi hội ý với Tướng Hưng) cho lệnh chuyển bổ sung hết các Lao Công Đào Binh cho Trung Đoàn 8 theo vào An Lộc. Khi trận chiến quyết liệt khởi diễn vào ngày 13 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Trường, Trung Đoàn Trưởng, chứng kiến một vài anh em Lao Công Đào Binh, bị trúng miểng pháo tử thương, trong lúc trong tay không có một tấc sắt để phòng thân, thật là tội oan uổng và bất công cho vong linh những người quá cố. Ông liền có quyết định táo bạo, không cần biết những sự gì có thể xẩy ra sau này. Đại Tá Trường cho họp các Lao Công Đào Binh để gợi ý “trang bị vũ khí” và khich động tinh thần: "Tất cả anh em Lao Công Đào Binh đếu đồng ý tiếp nhận vũ khí để họ có cơ hội cùng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh sát cánh chống chọi quân thù Cộng Sản". Như vậy là Trung Đoàn 8 có thêm 400 tay súng gan lì, hăng say trong việc đánh cận chiến, và vác M.72 đi lùng tăng địch khi tình hình chiến sự căng thẳng sau này. * Người xưa có câu: “Phép Vua thua lệ làng”, người chỉ huy tại mặt trận có toàn quyền ứng biến theo nhu cầu và tình thế, bất chấp câu nệ vào huấn thị, hay ”lệnh Vua” (Bộ Tổng tham Mưu), đã được ấn định từ trước. Sau trận chiến, số chiến binh gốc Lao Công Đào Binh đã tử trận hết 150,150 khác bị thương, chỉ còn 100 chiến sĩ may mắn còn được lành lặn, và sau đó Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liệt kê danh sách: Số Tử Sĩ đều được truy thăng lên một cấp, số Thương tích kể cả an toàn cũng được vinh thăng một cấp kèm theo Anh Dũng Bội Tinh, nhất là được nghị định của Bộ Quốc Phòng cho ân xá và phục hồi nguyên phương vị cũ (với cấp bực mới). (3). Cùng một chiến pháp này, sử sách có ghi, vào năm 694 trước Công Nguyên, vị Vua trẻ Nước Việt (U Việt) bên Tàu, tên là Câu Tiễn, đã sử dụng 3,000 tù tử tội, xông thẳng vào trung quân của Vua Ngô là Hạp Lư, có đến 30,000 quân và tướng sĩ. Các tù tử tội đã đánh một trận quyết liệt, phá tung 3 vạn quân Ngô tan hoang bỏ chạy, để lại chủ soái là Vua Hạp Lư, các tướng lãnh khác phải vất vả liều mình xông vào cứu giá Vua thoát hiểm trong gang tấc trên chiến địa. Vua Hạp Lư cũng phải trả một giá rất đắt, bằng chính sinh mệnh của mình sau khi lui quân về đến Ngô Quốc, vì vết thương ở chân không được chữa trị kịp thời. Các tù tử tội vào thời xa xưa đó, trước khi được xung quân vào trận, được Vua Việt khích lệ lòng quân “Cố gắng đánh thắng trận, không những được ân xá án tử, mà còn được cấp thưởng cho tiền bạc, ruộng vườn canh tác hay trồng trọt sau khi chiến thắng trở về”. Còn về 400 Lao Công Đào Binh ở Chiến trưòng An Lộc, vì lẽ sinh tồn, thà chết “Vinh Quang” ngoài chiến trường, lại còn có dịp giết quân địch, và nếu còn sống sót, thì sẽ được phục hồi “danh dự”, được vinh danh là người chiến sĩ anh hùng “Tử thủ An Lộc”, nên tất cả 400 tay súng gốc Lao Công Đào Binh đã trở thành những chiến binh “Ưu Việt” của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa. Từ xa, cách tuyến phòng thủ khoảng ba cây số về hướng Bắc, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã nghe được tiếng động cơ của chiến xa, và từ từ nghe thấy tiếng nghiền của xích sắt và hình dáng của đoàn chiến xa địch. Mọi người đều hồi hộp theo dõi và chờ đợi từng bước tiến của quân địch. Họ nhìn lại khẩu súng M.72 bên mình, không biết lợi hại ra sao?? Nhưng việc gì đến rồi cũng phải đến. Từ trên nóc sân thượng của tầng lầu hai, Đại Tá Mạch Văn Trường đặt ống nhòm theo dõi từng bước tiến của bộ binh và chiến xa địch đang tiến lần xuống, cho đến khi nhận thấy đoàn chiến xa và bộ binh địch lọt vào trong “trận địa pháo”, Đại Tá Trường ra lệnh cho Pháo Binh bắt đầu “tác xạ”, tám khẩu 105 ly và hai khẩu 155 ly của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh vẫn còn sử dụng được thi nhau nhả đạn (hình -Đạn xuyên phá chống chiến xa, đạn nổ chụp để tàn sát bộ binh địch). Vì Pháo của “ta” quá chính xác và có hiệu quả cao, một phần bộ binh địch chạy lui trở lại, với hy vọng vượt được ra khỏi “tầm pháo”, đoàn chiến xa địch cũng liền phân tán đội hình và khựng lại, chỉ có 15 chiếc T.54 dẫn đầu tống “GA” vọt đại về phía trước, đằng sau không có bộ binh theo bảo vệ. Chiến xa địch khơi khơi băng ngang qua tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, và xâm nhập vào thành phố, lọt ngay vào tuyến phục kích của Tiểu Đoàn “thứ ba” của Trung Đoàn 8 trên đường Ngô Quyền. Các chiến sĩ Trung Đoàn 8 dùng đủ loại súng từ trên cao bắn xuống, từ dưới đất bắn xuyên hông. Các xạ thủ đại liên trên chiến xa địch phải vội vàng tuột xuống và đóng nắp pháo tháp lại để tránh đạn từ các cao ốc bắn xuống. Chiến xa địch giờ này chỉ còn lại khẩu đại bác 100 ly nòng dài, khó bề xoay trở, vả lại đã lái lọt vào thành phố, đường xá hẹp, hai bên là cao ốc, lề đường có cống rãnh, không chịu được sức nặng của chiến xa… Chiếc thì sụp rãnh, chiếc thì bị quấn kẽm gai, tiến thối lưỡng nan, lay quay chờ chết. Binh sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh lần lần đâm ra dạn dĩ, vác súng M.72 ra tác xạ, vài quả đầu có chút sai lệch, chiến xa địch “chưa chết”, nhưng càng bắn càng có kinh nghiệm, bắn trúng vào chỗ “nhược”. Chiến xa bốc cháy. Các chiến sĩ reo hò “Anh Em ơi! Xe tăng địch bị M.72 bắn cháy rồì!” Tiếng hô vang dậy, được chuyền nhau qua làn khói bốc ra từ chiến xa địch, cùng các xác cháy của các xạ thủ hay tài xế lái tăng địch vừa nhảy ra khỏi xe, đã làm nức lòng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Giờ này họ không còn sợ tăng của địch nữa, mà trái lại còn thích thú, vác M.72 đi lùng xe tăng địch mà bắn hạ. (tiếng bình dân của Anh Em chiến binh Trung Đoàn 8 gọi là 'sơi tái'). Kết quả: 12 T.54 địch lần hồi bị bắn cháy, ba chiếc còn lại do các trực thăng võ trang bắn hạ. “Cobra” của Không Lực Hoa Kỳ, có gắn đấu đạn xuyên phá chống chiến xa bắn hạ. (hình) MŨI TIẾN CÔNG TẠI ĐỒI ĐỒNG LONG: Cộng quân tung Trung Đoàn 174 thuộc Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt và một Đại Đội Chiến Xa hỗn hợp T.54 và PT.76 thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 203 trợ chiến, cộng thêm một Tiểu Đoàn Phòng Không – một lực lượng đông gấp 12 lần, so với quân trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các chiến binh Trinh Sát của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long đã chống trả rất mãnh liệt, đẩy lui liên tiếp nhiều đợt tấn công (biển người) có chiến xa yểm trợ, và bắn hạ hai chiếc T.54 và 1 PT.76 của địch. Tuy nhiên, vì quân số quá ít, và bị hao mòn dần, nên vị Đại Đội Trưởng Trinh Sát gọi trình cho Đại Tá Trường về tình trạng hiện hữu. Đại Tá Trường cho lệnh rút lui trở về tuyến phòng thủ chính của Trung Đoàn ở mặt Bắc, và sau đó được điều động về làm thành phần trừ bị cho Bộ Chỉ huy Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Đại Đội Trinh Sát 8 đã mang về được đầy đủ các Chiến Sĩ đã hy sinh và bị thương kể cả Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long. Cuộc triệt thoái được hoàn tất vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972. Sau khi chiếm cứ Đồi Đồng Long (là một trong những cao điểm chiến thuật quan trọng, từ đó có thể quan sát và khống chế mặt Bắc An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, ngang qua Đồn Cảnh Sát Dã Chiến cạnh Quốc Lộ 13 phía Bắc thành phố, xuống tận khu chợ) và là một vị trí lý tưởng để đặt các ổ phòng không, Cộng quân đặt các khẩu súng cối 82 ly, các khẩu đại bác không giật 57 và 75 ly, pháo và tác xạ vào các vị trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bố trí trên vòng đai phòng thủ tại mặt phía Bắc. Đồi Đồng Long được ghi nhận là một trong những cứ điểm quan trọng ở trên cao thế 128 thước, có tầm quan sát toàn trận địa phía Bắc thành phố, thiết tưởng lực lượng phòng thủ cần phải chiếm trở lại càng sớm càng tốt. 7. MŨI TIẾN CÔNG TẠI SÂN BAY L.19: Hai Đại Đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Bình Long kháng cự mãnh liệt với Trung Đoàn “Thép” của Công Trường Bình long, có Đại Đội Chiến Xa của Trung Đoàn 202 yểm trợ, phần vì kho đạn bị nổ, các kho chứa quân nhu bị cháy, bộ binh và chiến xa địch cứ ố ạt tràn vào, bị địch đánh xuyên thủng và chia cắt nhiều mảnh, cuối cùng, đơn vị Địa Phương Quân đã bị tràn ngập tan hàng, tần số liên lạc bị cắt đứt sau hơn hai giờ giao tranh. Một số chiến sĩ Địa Phương Quân còn lại tự động lui về nhập chung với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tiếp tục chiến đấu, ngăn chận địch. Hai cánh quân địch đã thành công tấn chiếm Đồi Đồng Long và Sân Bay L.19, nhưng cũng không dám tiến lên thêm, vì nhận thấy cánh quân tấn công mặt chính đang bị khựng lại. Trong khoảng thời gian ngắn, các chiến sĩ Trung Đoàn 8 củng cố lại tuyến phòng thủ. Trong khi các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh đang lùng và thi đua bắn hạ chiến xa địch, cháy nằm la liệt trên đường Ngô Quyền, hai Tiểu Đoàn ở tuyến phỏng thủ chính cũng lấy lại tinh thần, và tất cả mọi người đều biết, loại vũ khí M.72 đích thực là loại “khắc tinh” của chiến xa địch, và chuẩn bị sẵn sàng đem ra sử dụng trong những giờ phút sắp tới, dàn lại thế trận, chờ đợi quân địch. Về phía Cộng quân, sau khi không còn liên lạc được với với bất cứ chiến xa nào đã chạy lọt vào thành phố, nhất là khi nhìn thấy những cụm khói đen bốc lên từng cụm phía trước, viên chỉ huy mặt trận đã đoán biết sự tình như thế nào rồi. Chỉnh đốn lại đội ngũ, dàn lại đội hình (chiến xa và bộ binh), rồi giở lại “tuồng” cũ, gọi pháo giập thêm khoảng 3,000 quả nữa trước khi ra lệnh cho chiến xa và bộ binh tiếp cận, mở đồng loại ba mặt giáp công vào tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và vào một phần ranh giới của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân ở phía Đông Bắc thành phố. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 8, trách nhiệm khu tuyến phòng thủ phía Tây Bắc (cánh trái) Quốc Lộ 13, phải chống trả với cả một Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, từ Đồi Đồng Long đánh xuống có chiến xa yểm trợ; đại bác 100 ly của các chiến xa, đại liên 50 ly, M.72 và súng tự động của đôi bên thi nhau nổ dòn như pháo Tết. Chiến xa địch thi đua nhau cháy. Kết quả, Tiểu Đoàn 1/8 Việt Nam Cộng Hòa không ngăn nổi “cơn bão lốc”, và quân địch tràn tới tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 2/8. Trước tình thế đó, Đại Tá Trường liền điều động Tiểu Đoàn 3/8 đến tăng viện, và chận đứng được mũi dùi tấn công của địch quân. Cuối cùng, tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh phải lui về phía Nam thành phố. Thêm một số chiến xa địch bị bắn cháy, nằm lật nghiêng trên các giao thông hào, hầm hố của quân trấn thủ, một số cán binh bộ chiến của Cộng Sản liền “bám trụ” tại chỗ. Tiến công được tới đây, Công Trường 5 Cộng sản Bắc Việt khựng lại, một số bộ binh và chiến xa còn lại không dám liều lĩnh tiến sâu thêm nữa. Chiều dần đổ xuống, màn đêm bao phủ trận địa đầy dẫy xác chết đôi bên. Thương binh Việt Nam Cộng Hòa còn được đồng đội di chuyển về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn cho y sĩ điều trị, còn cán binh Cộng sản thì nằm chịu trận rên la giữa trận tiền còn nặc mùi thuốc súng. Tiếp diễn qua ngày hôm sau (14 tháng 04 năm 1972), tiếng rên la thương binh Cộng Sản bớt dần đi. Quân Cộng Sản đã bám trụ được gần phân nửa diện địa phía Bắc thành phố, còn chiến xa thì không thấy xuất hiện trên trận địa phía Bắc. Mỗi khi vừa im tiếng súng, Cộng quân giở lại tuồng cũ, cho lệnh pháo bừa bãi vào trong thành phố, bất kể trúng vào Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa hay là cán binh Cộng Sản Bắc Việt vừa mới bám trụ (xin đọc câu chuyện ngắn được trích trong quyễn hồi ký của Trung Úy Lê Văn Mạnh, Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh: “…. sau khi được Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho toàn thể Tiểu Đoàn di chuyển lên tuyến đầu để tăng viện cho hai Tiểu Đoàn Bạn đang quần thảo với quân địch, và đang lui dần về phía Nam, chúng tôi nhận thấy có hai chiếc T.54 địch đang gầm rú, cố ngoi lên vì sụp hố, đang đưa nguyên cái bụng, liền bị một lượt hai quả M.72 khịt ra từ các chiến binh của Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Chiến xa địch tức thì bốc cháy, các xạ thủ và tài xế trên chiến xa địch vội nhảy thoát ra ngoài, tìm đường tẩu thoát, liền bị các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/8 tức thời bắn hạ. Anh Em hăng máu, vác súng khơi khơi tiến lên, quên lửng bộ binh địch đáng bám trụ cận kề; chúng xã AK tác xạ, một vài Chiến Binh VNCH phải bị hy sinh và bị thương tích. Địch thấy các chiến binh “Mới đến" đánh hăng quá, liền bỏ hố, chạy lui trở lại. Nhờ vậy mà cả ba Tiểu Đoàn 1, 2, và 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh có cơ hội chận đứng được Cộng quân, trên một lằn ranh cố định. Cho đến đêm 16 tháng 4 năm 1972, Biệt Cách Dù tiến lên tiếp ứng, quét địch ra khỏi vòng đai ½ phía Bắc Thành Phố. 8. TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ HAI (Ngày 15 Tháng 04 năm 1972) MẶT TRẬN PHÍA ĐÔNG AN LỘC: Kiểm điểm lại tình hình lúc khởi phát cuộc tấn công của địch quân vào mặt phía Bắc thành phố An Lộc, Cộng quân xua toàn bộ Công Trường 5, cộng thêm một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long. Cộng quân nghĩ rằng lực lượng phòng thủ chỉ có một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân (nhiều lắm là 400 tay súng) của Tiểu khu Bình Long trấn thủ thì không thể nào đương cự và cản nổi sức tấn công mãnh liệt của đoàn 12,000 quân bộ chiến có cả gần 100 chiến xa yểm trợ. Nhưng Cộng quân không ngờ khi xáp trận mới vỡ lẽ ra đã chạm trán với một lực lượng “chính quy” (Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), hùng mạnh hơn nhiều so với các lực lượng của Tiểu Khu Bình Long như “bản điều nghiên trận liệt”. Trung Đoàn 8 thuôc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, với 2,500 tay súng, trong tay lại có loại vũ khí bắn cháy chiến xa, với các xạ thủ đầy nhiệt huyết gan lì. Viên Tư Lệnh Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, khi được báo cáo từ cánh quân tiến chiếm Đồi Đồng Long, và mất liên lạc với đơn vị 15 chiến xa chạy lọt vào thành phố, thì mới nhận biết có gì “bất trắc” cho các đơn vị mình, ngoài dự định không giống như kế hoạch đã hoạch định, nên tâm tư bị giao động, quyết định không dứt khoát, khi thì cho lệnh lui quân, khi thì cho dừng, lúc lại xua quân đánh ván bài liều. Sáng sớm ngày 15 tháng 04 năm 1972 cánh quân từ phía Đồi Đồng Long (Trung Đoàn 272 thuộc Công trường 5), có chiến xa trợ chiến, tiến đánh và tràn ngập Tiểu Đoàn 1/8 Việt Nam Cộng Hòa, thừa thế xuyên đến Tiểu Đoàn 2/8. Cánh quân chính diện (có viên Tư Lệnh Công Trường phía sau) gom quân tập trung, xắp xếp lại đội hình, đồng loạt tấn công thêm một lần nữa. Còn Trung Đoàn Thép thuộc Công Trường Bình Long, vẫn ì ạch, chưa dám tiến gần tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân, cho đến khi được tiếp giáp với hai Trung Đoàn còn lại của Công Trường Bình Long di chuyển đến từ hướng Đông, mới cùng nhau mở cuộc tấn kích thẳng vào ngay tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa. Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân là lực lượng trừ bị rất thiện chiến của Quân Khu 3, từ Tỉnh Tây Ninh, được trực thăng vận vào An Lộc ngày 07 tháng 04 năm 1972, với 3 Tiểu Đoàn 31, 36 và 52. Quân số tham chiến được 1,500 chiến sĩ các cấp, do Trung Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy. Liên Đoàn này đã từng quần thảo với Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường ngoại biên trong trận” Đam Be” năm 1971. Ngay ngày đầu tiên, khi mới vừa đặt chân đến An Lộc, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ định dàn quân trấn giữ một tuyến phòng thủ trải dài gần bốn cây số, từ suốt mặt phía Bắc, đến giáp mặt phía Đông, chỉ với hai Ti ểu Đoàn 31 và 52. Còn Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, được lệnh phải tổ chức tuyến phục kích ngăn chận địch cách Tỉnh lỵ một cây số về phía Đông, dọc theo con lộ từ xã Quản Lợi (Phi Trường Quản Lợi), dẫn vào Thị Xã An Lộc. Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng H òa, do Thiếu Tá Tống Viết Lạc chỉ huy, phải đương đầu với hai Trung Đoàn quân địch có chiến xa trợ chiến, đã anh dũng đánh vùi nhiều đợt với địch quân, cuối cùng cũng bị địch chia cắt làm đôi: Một nửa bị đánh dạt ra tận chân Đồi Gió. Bộ Chi Huy Ti ểu Đoàn và lực lượng còn lại bị đẩy lùi trở lại tuyến phòng thủ phía Đông của Liên Đoàn… Thiệt hại khá trầm trọng. (xin mời Quý Đọc Giả đọc một đoạn trong tập hồi ký của Đại Úy Đồng Kim Quan, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Thuộc Ti ểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, là một nhân chứng sống, tường thuật lại như sau: …“10g00 sáng hôm sau, ngày 07 tháng 04, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đến An Lộc bằng trực thăng HU1B. 12g00, Tiểu Đoàn 36 di chuyển về hướng phi trường Quản Lợi, ra khỏi phía Đông An Lộc một cây số, tụi tôi chạm địch. Theo tin tình báo, lực lượng quân Bắc Việt là Trung Đoàn 275 Công Trường 9. Tiểu Đoàn 36 nhận được lệnh giữ con đường này, và án ngữ đường vào An Lộc. Mối lo ngại chính bây giờ là dân chúng, sinh mạng họ không cho phép Pháo, Phi Pháo yểm trợ tối đa. Bọn Việt Cộng chắc rõ nhược điểm này của chúng ta, nên chúng khai thác triệt để. Mắt tôi dại hẳn, khi thấy những người dân liều lĩnh chạy ra khỏi vòng chiến, bị Việt Cộng bắn ngã sấp mặt về trước. Thiếu Tá Tống Viết Lạc, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 36, tức tối: - Quân dã man, chúng nó lấy dân làm “MỘC” để đỡ đạn mình đây mà!! Gương mặt Ông cau lại, chiến đấu bên cạnh Ông nhiều, tôi biết Ông sắp sửa có quyết định. Mỗi cấp chỉ huy đều có một lối quyết định riêng. Thiếu Tá Lạc luôn luôn có quyết định đúng lúc. Ông quay lại người hiệu thính viên cầm máy: - Gọi “Gà cồ” bảo tụi nó “gáy” đi... Mặc dù biết trước, tôi vẫn sững người trước quyết định đột ngột này, vì hàng ngàn dân còn đang kẹt lại trong đó... Tôi ấp úng: - Thưa Thiếu Tá!! Giọng nói Thiếu Tá Lạc lại vang lên thật bình thản!! - Gọi Pháo Binh, nhưng dặn chỉ bắn "đạn khói” mà thôi. Tôi chợt hiểu, biết địch rất sợ pháo, Ông cho Pháo Binh bắn đạn khói, lợi dụng cơ hội địch trốn pháo, dân sẽ thoát ra… Đã có tiếng “Depart” rít lên nghe rõ mồn một. Vài phút đồng hồ sau, chiến trường nghiêng ngửa rõ rệt. Dân chúng tại Quản Lợi đã chạy được ra gần hết; chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn đầu “Giải thoát cư dân”. Án ngữ đường vào An Lộc của Việt Cộng, là giai đoạn sau của Tiểu Đoàn 36, trong những ngày kế tiếp: 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 tháng 04. Quản Lợi vẫn nguyên vẹn, mặc dù 24/24 giờ, đều đụng địch. Hình như tử thần đang lảng vảng đâu đây?? Ngày N+1, sau 5 ngày thất bại, Việt Cộng nhất quyết nhổ cái gai Tiểu Đoàn 36 bằng chiến thuật biển người, đánh vào ba mặt Bắc, Đông và Tây, áp lực rất nặng, phòng tuyến hai bên chỉ cách nhau 30 thước. Đợt tấn công đầu, chúng nó lao vào như những con thú điên, được chích thêm thuốc kích thích. Những ổ đại liên, những khẩu M.16 “tự động” ở tuyến đầu làm việc rất đắc lực, làm chúng không tiến lên được. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng lầu bầu: - Đánh nhau với lũ điên này bực cả mình, chắc chúng nó “điếc” cả rồi... đâu có sợ súng?? Áp lực địch trước mặt vẫn còn nặng, tôi đưa ý kiến với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng xin điều chỉnh cho Pháo Binh bắn yểm trợ cách quân Bạn 30 thước. Đây là một mạo hiểm lớn nhất của tôi trong gần 10 tuổi lính…Trượt một ly ông cụ là… cõng rắn cắn gà nhà!!! Tim tôi bóp lại, khi nghĩ đến điều đó... Thiếu Tá Lạc ưng thuận sau một phút nghĩ ngợi... Tôi mím chặt môi, nâng máy truyền tin vô tuyến lên điều chỉnh. … Ầm …Ầm …Ầm … Xác địch bị hất tung lên ngang tầm mắt, tôi ngồi bệt xuống đất, những giọt mồ hôi hai bên trán, nhỏ xuống lòng dòng. Tiếng Thiếu Tá Lạc loáng thoáng: - Đẹp lắm… đẹp lắm... Sau hơn 10 tràng pháo nổ, bên kia tuyến của địch quân bổng nhiên ngừng bắn, cái im lặng thật là ngột ngạt... Năm, rồi mười phút trôi qua mau chóng, từ từ chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ ì ầm đang tiến dần về huớng chúng tôi. Rồi lần lần hiện ra những chiến xa của địch, tất cả các chiến sĩ Biệt Động Quân đều chuẩn bị các khẩu M.72, yên lặng nằm chờ phục bên đường, tinh thần không nao núng, mà trái lại còn cảm thấy thích thú khi nhìn thấy chiến xa địch tiến gần.. 50 thườc... 40 thước… rồi 30 thước…. Các khẩu M.72 thi nhau nổ, các cụm khói đen bốc ra từ chiếc T.54 dẫn đầu. Bị cú bất ngờ.. hai chiếc dẫn đầu bị bắn cháy, còn lại 8 chiếc sau quay đầu bỏ chạy, không dám bắn trả, dù rằng một quả. Bên cạnh chiến xa, không thấy có bộ binh tùng thiết. Chính nhờ điểm này mà chúng tôi mới biết được rằng bộ binh và thiết kỵ của quân Cộng Sản Bắc Việt không được phối hợp để yểm trợ cho nhau… Thua keo này bày keo khác.. Nửa giờ sau, chiến xa lại dàn hàng ngang, theo sau lố nhố bộ binh, tiếng súng lại nổ, M.72 được bắn ra hằng loạt, quân địch đông như kiến .. T.54 thi nhau cháy, tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn, đánh giáp lá cà giữa Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân và khoảng hai Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, trong đó theo lời của một tù binh địch khai báo, có cả Trung Đoàn 171 của Công Trường 9 tham dự trong trận đánh này. Cùng thời điểm, đêm 15 rạng 16 tháng 04, Cộng quân tiếp tục tràn ngập Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, một số chiến sĩ lui về được đến tuyến phòng thủ chánh của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, đang bố trí trên vòng đai phòng thủ Tỉnh lỵ, một số khác bị địch đánh bạt ra tận chân đồi 169 (khoảng 4 cây số Đông Bắc An Lộc). Cho đến buổi chiều ngày 16 tháng 04, họ gặp được Biệt Cách Dù dưới chân đồi 169, 47 chiến sĩ thuộc Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân này được tháp tùng với Biệt Cách Dù, trở về nhập lại với Tiểu Đoàn 36 đang trên tuyến phòng thủ, cùng với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân trên tuyến phía Đông thành phố. Trong suốt đêm 14 rạng 15 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gia tăng mưa pháo vào các tuyến phòng thủ (phía Bắc và phía Đông) nhiều nhất là vào vị trí của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa, ước tính trên 4,000 quả đạn pháo đủ loại. Sau khi dứt pháo, bộ binh và chiến xa địch lại ồ ạt tấn công. Lúc bấy giờ, cả 3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 8 Bộ Binh đã có mặt trên tuyến đầu chiến đấu, chống trả mãnh liệt, chiến xa địch lại thi đua nhau bị bắn cháy, hằng trăm cán binh Cộng quân bị bắn hạ, khiến mũi dùi tấn công mặt phía Bắc bị khựng lại thêm một lần nữa, mặc dù bộ binh quân Cộng Sản lấn chiếm được thêm một phần diện địa phía Bắc Thành Phố. Về mặt phía Đông, sau khi đẩy lui được Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân, cả hai Trung Đoàn của Công Trường Bình Long và Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, có một Đại Đội chiến xa T.54 trợ chiến, tiếp tục tấn chiếm vào tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, buộc Liên Đoàn 3 phải lùi lại tuyến phòng thủ thứ hai. Trận chiến được kéo dài đến chiều tối, bộ binh Cộng Sản lấn chiếm thêm một phần diện địa phía Đông. Nhưng chúng phải trả một giá rất đắt, trên hai Tiểu Đoàn Bộ Binh địch bị loại ra khỏi vòng chiến, nhiều chiến xa T.54 và PT.76 bị bắn cháy. (xem sơ đồ số 7). 9. TỔNG KẾT TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: Khoảng 4,500 cán binh thương vong 34 chiến xa các loại bị bắn cháy 2 T.54 (bị bắt sống, còn nguyên) BẠN: 600 Chết; 1,300 bị thương Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh bị thiệt hại 90% DÂN CHÚNG: 500 chết, 1600 bị thương. 10. NHẬN ĐỊNH: Những nguyên do chính đem đến sự thiệt hại trầm trọng về “nhân mạng” và “chiến cụ“ của Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: 1. Do nhận định “SAI LẦM” từ bản điều nghiên trận liệt của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt về: - Vị trí Bộ Chỉ Huy đầu não của Tướng Hưng, (Cộng quân đã tập trung pháo và gửi Đặc Công đến tận nơi để tìm bắt sống Tướng Hưng, nhưng pháo và đặc công đến chỗ KHÔNG NGƯỜI). - Lực lượng trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại tuyến phía Bắc không phải là một thành phần của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh hay Biệt Động Quân hoặc Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long, mà là một Trung Đoàn Quân Chủ Lực thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa với 2,500 quân thiện chìến, trong tay lại có loại vũ khí khắc tinh của chiến xa, (súng phóng Hỏa Tiễn cầm tay M.72). - Địch nghĩ rằng các lực lượng Địa Phương Quân phòng thủ các yếu điểm, như Đồi Đồng Long, mặt chính Bắc, sân bay L.19, sẽ phải bỏ chạy hay buông súng đầu hàng. Nhưng khi va chạm tại những nơi kể trên bị kháng cự và đề kháng rất mãnh liệt, đã gây cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt thiệt hại rất nặng nề. 2. Chiếu theo tài liệu trong quyển hồi ký của Thượng Tướng Cộng Sản Hoàng Cầm “Sở dĩ lực lượng Cộng Sản Bắc Việt không thắng được trận An Lộc, nguyên do chính là đã để “MẤT THỜI CƠ”, làm mất đi đà tấn kích. Tướng Hoàng Cầm viết: “Sở Chỉ Huy Miền (đang đóng tại Mi Mốt), chỉ huy bởi Trung Tướng Trần Độ, đã cử Tướng Hoàng Cầm (Tham Mưu Trưởng) đến Lộc Ninh, gặp Trung Tướng Trần Văn Trà (Tư Lệnh chiến trường An Lộc), khuyến cáo nên tấn công ngay vào An Lộc (dự định ngày 08 tháng 04, sau 1 ngày chiếm cứ Lộc Ninh). Tướng Trà và các Tư Lệnh các Công Trường không đồng ý, viện lẽ cần phải thu dọn chiến trường, bổ sung quân số, chấn chỉnh lại đội ngũ, tái tiếp tế, và những việc linh tinh khác. Tướng Trà nêu lên trường hợp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng áp dụng trên chiến trường Điện Biên Phủ vào năm 1954, với phương châm: “Phải chuẩn bị cho thật kỹ, và chỉ đánh khi chắc ăn”. Vì lẽ đó cho đến ngày 13 tháng 04 năm 1972, Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt mới khởi phát cuộc tấn công vào An Lộc, (đã trễ mất đi sáu ngày, kể từ khi chiếm được Lộc Ninh). (4) 3. Yếu tố “TÂM LÝ” - Sau khi chiếm lĩnh được Lộc Ninh, tinh thần cán binh Cộng Sản lên cao, đến chổ tự mãn và khinh địch, nghĩ rằng sẽ quét sạch lực lượng phòng thủ một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhất là tin tưởng vào đoàn chiến xa và các đại pháo 130 ly. Cổ nhân có câu: “Nếu ai khi thắng mà sinh lòng kiêu, thì khi bại cũng hay dễ nản lòng” và mất đi hết ý chí chiến thắng. Những cấp Chỉ huy của Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ các ưu điểm của Địch, những yếu điểm của Bạn, và đã có cách khắc chế đúng lúc và kịp thời, để có cơ hội đem “CHIẾN THẮNG“ về cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 11. BÌNH LUẬN: VỀ CUỘC TẤN CÔNG LẦN THỨ NHẤT và LẦN THỨ HAI Cả hai đợt tấn công vào ngày 13 và 15 tháng 04 năm 1972: Cộng quân áp dụng chiến thuật TIỀN PHÁO (mưa pháo), HẬU XUNG (biển người), và nhị thức Bộ Binh Chiến Xa. Bàn về những ưu khuyết điểm và hiệu quả của các chiến thuật này, được lượng giá theo những kết quả thực tế tại chiến trường như sau: A. Chiến thuật Tiền Pháo (mưa pháo) với mục đích san bằng, hay nói khác đi là muốn tiêu diệt các Bộ Chỉ Huy đầu não của quân trú phòng đồng thời bịt câm các khẩu pháo và tạo Tâm Lý khiếp đảm cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, để sau đó dùng số đông (biển người) đè bẹp đối phương. Nhưng kết quả, Cộng quân chỉ đạt được ¼, không đúng như dự liệu: -Các Bộ Chỉ Huy đầu não: Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu Khu Bình Long vẫn còn nguyên vẹn. -Các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều kinh nghiệm để đương đầu với chiến thuật 'biển người' của quân Cộng Sản, và hơn thế nữa, những pháo đài bay B-52 là khắc tinh của chiến thuật gọi là “nướng người“ này, Cộng quân chỉ dập tắt được các khẩu pháo của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. B. Nhị thức Bộ Binh và Chiến Xa Đây là lần đầu tiên, tại chiến trường Vùng 3 (thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa), mới thấy xuất hiện chiến xa địch, và cũng là lần đầu tiên, địch áp dụng “nhị thức Bộ Binh và Chiến Xa” trên chiến trường miền Nam. - Sự thật Cộng quân chưa quen lối đánh “hợp đồng tác chiến”, hay nói khác đi “Bộ Binh chưa biết cách phải bảo vệ Chiến Xa như thế nào”? Cũng vì vậy mà khi lâm chiến, (bị trúng Pháo của Việt Nam Cộng Hòa), bộ binh địch chỉ biết tìm đường tẩu thoát tránh pháo, bỏ rời chiến xa xông xáo một mình không ai bảo vệ, nên chiến xa rất dễ bị làm “MỒI” cho các xạ thủ M.72 của quân trấn thủ bắn hạ. Cục diện từ đó bắt đầu được thay đổi, nhất là về phương diện “Tâm Lý” và ưu thế của các chiến thuật: Cái tâm lý tự cao, khinh thường và ý chí quyết san bằng An Lộc của các cấp cán binh Cộng Sản lúc ban đầu bỗng chốc bị đảo ngược giữa địch và ta. - Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, từ chổ hoang mang, mất bình tĩnh, đâm ra tự tin, bởi trong tay có được loại vũ khí khắc tinh M.72 diệt được chiến xa địch, lần hồi đi đến chổ tự tin, thích thú, tự động tổ chức thành tổ 3 chiến binh, xách M.72 đi lùng diệt xe tăng địch. Còn các cán binh Cộng Sản thì trở lại mất tinh thần khi thấy chiến xa của chúng bị bắn cháy. Yếu tố TÂM LÝ, thật sự rất quan trọng, là một nhân tố chính, trong lòng của binh sĩ, cho sự thành bại trên chiến trường. Trong trường hợp này, yếu tố “TÂM LÝ ĐẢO NGƯỢC“, vào giờ phút sinh tử quyết liệt giữa đôi bên, không một binh gia nào có thể dự đoán trước là nó có thể xảy ra trên chiến trường một cách đột ngột như thế, kéo theo sau sự sụp đổ toàn diện của Quân Đoàn xâm lăng trong chiến dịch Nguyễn Huệ của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. 12. CÂU CHUYỆN TRONG TRẬN ĐÁNH: Sau đợt tấn công lần thứ nhì – trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972, vì dân chúng không có hầm trú ẩn, sống lộ thiên hay dưới các mái hiên nhà, nhất là đồng bào Thượng phải tập trung ở sân ga xe lửa cũ bị trúng pháo thương vong rất nhiều nên các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo có quyết định táo bạo, cầm cờ trắng đi đầu hướng dẫn trên 10,000 đồng bào vượt khỏi thành phố đi về hướng Nam dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Xã Xa Cam. Chính quyền Tỉnh bó tay trước quyết định của người dân chạy loạn. Đoàn người vượt đến Ấp Tân Khai thì bị Cộng quân chận lại để thanh lọc, đàn bà trẻ con, các cụ già cho tiếp tục đi, thanh niên đàn ông bị chặn lại – trong số này đa số là các viên chức Xã ấp, nghĩa quân, địa phương quân của Tỉnh Bình Long theo gia đình chạy loạn. Đến ngày hôm sau Cộng quân bỏ quyết định này và chận đuổi tất cả dân chúng bắt trở về Tỉnh, khiến tăng thêm gánh nặng cho lực lượng phòng thủ về vấn đề lương thực, cứu thương cùng những việc khác. Dân chúng bồng bế nhau chạy loạn dọc theo QL.13 (hình) Một câu chuyện ngắn khác cũng được trích trong quyển hồi ký Trung Úy Lê Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa: “Sau khi được Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Tiểu Đoàn 3/8 di chuyển lên tuyến đầu để tăng cường cho hai Tiểu Đoàn 1 và 2 đang quần thảo với địch quân, và đang bị áp lực địch phải lui dần về phía Nam, chúng tôi thấy có hai T.54, đang chỏng gọng gầm rú, vì sụp hố, cố ngoi lên, thì liền bị một lượt hai quả M.72 khịt ra từ các chiến binh Tiểu Đoàn 3/8, tức thì bốc cháy, các xạ thủ và tài xế trên chiến xa địch vội mở nắp pháo tháp, nhảy phóc ra ngoài, liền bị các chiến sĩ của Tiểu Đoàn 3/8 bắn hạ ngay tại chổ. Anh em hăng máu, vác súng khơi khơi đi lùng chiến xa địch để bắn hạ, quên cả Bộ Binh địch đang “bám trụ” cận kề, chúng xã AK. 47 bắn lại, gây cho một vài chiến sĩ phải hy sinh và bị thương. Địch thấy các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/8 xuất hiện bất thần và đánh hăng quá, nên chạy thối lui trở lại, nhờ vậy, cả Ba Tiểu Đoàn 1, 2, 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh, được lợi thế chận đứng được địch, trên một lằn ranh cố định, không bên nào lấn chiếm thêm được tấc đất nào. Dường như đã có một Tiểu Đoàn của Cộng quân, đã quá đà tấn kích, theo các chiến xa vừa bị bắn hạ!! Pháo của Cộng quân vẫn nhả đều trên trận địa, tưởng là vùng đất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng pháo lại rơi nhầm vào vị trí của Tiểu Đoàn địch quân, một quả đạn pháo rơi ngay vào Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn địch kể trên, gây tử thương cho viên Tiểu Đoàn Trưởng và tên Sĩ quan tiền sát pháo binh cùng cán binh mang máy truyền tin... Một cán bộ khác vội vàng nhảy lên nắm lấy ống nói, gọi thẳng đơn vị pháo từ xa !! tên cán bộ này nói giọng miền Bắc “Đ. m!! bắn nhầm vào đơn vị quân ta rồi!!! ngưng pháo... ngưng pháo!!”.. Bên kia đầu máy hỏi lại.. cho biết “mã số” của Tiền sát viên và mật số của đơn vị yêu cầu ngưng pháo?? Tên cán bộ này làm sao biết được mã số của Tiền sát viên và mật số của đơn vị đó, vì mấy nhân vật đó đã đi theo ông Hồ, xuống âm ty rồi nên ấp a ấp úng không trả lời được. Bên kia đơn vị pháo của Cộng quân tưởng là đã pháo trúng ngay vào đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, và nghĩ rằng quân phòng thủ đã rà bắt được tần số của pháo địch (Cộng Sản Bắc Việt), cho nên mới gọi kêu ngưng pháo; vì thế thay vì pháo bình thường, lại được chuyển thành pháo tập, bắn liên tiếp nhiều tràng, ngay trên đầu các con cháu ông Hồ, sau nửa giờ pháo đa vô tình dọn sạch hết cả Tiểu Đoàn Địch (Việt Cộng) kể trên. (1) Nhật ký hành quân Quân Đoàn 3/Quân Khu III ghi về trận chiến An Lộc (2) Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh 1972, Tác Giả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, do Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phát hành năm 1980. (3) Lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1975). (4) Hồi ký “Chặng đường 10,000 ngày”, tác giả Thượng Tướng Việt Cộng Hoàng Cầm (trang 280 – 281) phát hành năm 200. *** CHƯƠNG 5 1- PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 VIỆT NAM CỘNG HÒA (Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Đại Tá Cố Vấn Trưởng William Miller) 1.1. Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG Tại hầm chỉ huy (hầm trại Đỗ Cao Trí), ngay khi vừa đặt chân xuống An Lộc, nhận định được tình hình tại mặt trận, Tướng Hưng ra lệnh cho tất cả các đơn vị trực thuộc phải “tử thủ”, nhất quyết chiến đấu đến cùng, thề không rút lui. Ông đã biểu lộ quyết tâm, và ra sức đôn đốc chỉ thị các đơn vị tại mặt trận. Ông đã tỏ ra hăng say, Ông cởi bỏ phăng chiếc áo trận có gắn một sao hai bên bâu áo, để lộ bên trong, còn lại chiếc áo thung màu xanh rong biển, khoác bên ngoài chiếc áo giáp, hai bên có giắt hai quả lựu đạn M.26, quyết ăn thua đủ với quân Cộng Sản Bắc Việt trong trường hợp chúng nó mò đến được hầm Chỉ Huy, áo giáp lại không cần kéo Zip, để hở ngực, chân thì luôn luôn không rời khỏi đôi giầy trận, làm việc không ngừng nghĩ trong thời gian cuộc chiến (từ 07 tháng 04 đến 07 tháng 07 năm 1972). Dưới quyền chỉ huy của Vị Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc, Tướng Hưng có trong tay: A . Giai đoạn đầu: Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, trách nhiệm phòng thủ tuyến phía Tây An Lộc, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (-), trách nhiệm phía Bắc và phía Đông, Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (từ căn cứ Cầu Cần Lê rút về), đóng ở trung quân mặt phía Nam, Tiểu Khu Bình Long, trách nhiệm phòng thủ phía Nam. B. Giai đoạn hai: Được Quân Đoàn 3 tăng cường cho Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, thay thế Biệt Động Quân, trấn thủ toàn diện phía Bắc và một phần phía Tây. C. Giai Đoạn ba và cho đến khi chấm dứt cuộc chiến: Được Quân Đoàn 3 tăng cường thêm: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tăng cường Tiểu Khu Bình Long trấn thủ mặt Nam, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tăng cường Trung Đoàn 8 Bộ Binh, trấn đóng sườn phải mặt Đông Bắc, giáp tuyến Biệt Động Quân. Đó là những đơn vị cấp Trung Đoàn, có danh hiệu truyền tin trên tần số, liên lạc 24/24 với Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, thường xuyên báo cáo về tình hình trên tuyến phòng thủ trách nhiệm, cũng như xin không quân chiến thuật yểm trợ tiếp cận hay trong lúc lâm trận, ngoài ra Tướng Hưng còn có nhiệm vụ ghi nhận những tin tức cùng yếu tố cấn thiết từ các đơn vị trực tiếp gọi về, để Ông trình về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn xin những phi vụ B.52 thuộc Không Quân Chiến Lược Hoa kỳ, trước 48 tiếng đồng hồ, cho mỗi lần yêu cầu. 1.2. Đại Tá WILLIAM MILLER Vị Cố Vấn Trưởng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa là người rất tận tâm trong chức vụ trong suốt thời gian trận chiến. Mặc dù vào ngày đầu tiên, khi cùng Tướng Hưng đặt chân xuống An Lộc, Ông có linh cảm (hay đã biết được?) là Bộ Chỉ Huy (Tiền Phương) của Sư Đoàn 5 (nơi Ông đang đứng), sẽ không chịu đựng được sức công phá của các loại đạn 130 Ly và hỏa tiễn của Cộng Quân, và Ông đòi rút toán Cố Vấn Mỹ trở lại Lai Khê. Lúc mới nghe thì tưởng như Ông muốn làm khó dễ Tướng Hưng, nhưng đến khi nghe Tướng Hưng thốt lời “Sư Đoàn cần có cố vấn Mỹ trong giai đoạn khẩn trương này”, thì Ông đồng ý đi theo Tướng Hưng đến quan sát “Thành Đỗ Cao Trí” và ưng thuận ở lại, để rồi hết lòng giúp đỡ Tướng Hưng trong việc liên lạc cũng như điều chỉnh trong vấn đề “Không yểm” với Không Lực Hoa Kỳ. Ông làm việc ngày đêm, không chút than van. Đôi khi Ông cùng các vị sĩ quan trong toán cố vấn thay phiên nhau thức suốt đêm để điều khiển không quân yểm trợ cho quân Bạn, nhất là trong những đợt tấn công của địch vào các tuyến phòng thủ của quân Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều khi đang mơ màng, vừa mới đặt lưng xuống nghỉ, thì bị Tướng Hưng gọi giật mình ngồi dậy… Miller … Miller… Ông vội vàng trả lời: Yes…yes…General… Đó là giọng điệu thói quen hằng ngày của hai người thường đối đáp với nhau, tỏ vẻ thân tình trong sự kính trọng tài năng lẫn nhau, dù rằng trước đó vài hôm, hai vị có chút bất đồng về vụ Đại Tá Miller có nêu lên trường hợp nên thay thế Đại Tá Vĩnh (Chiến Đoàn 9) tại Lộc Ninh, do Cố Vấn Trưởng của Chiến Đoàn 9 nghi ngờ là Đại Tá Vĩnh sẽ đầu hàng quân địch, thay vì tử thủ. Do sự tận tụy và thân tình đó, các phi vụ oanh kích, oanh tạc của các phi tuần phản lực Hoa kỳ cất cánh từ hai Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi Biển Thái Bình Dương đã được hướng dẫn một cách rất là chính xác, và có hiệu quả cao. Địch quân phải chịu tổn thất rất nặng nề về nhân mạng cũng như về chiến cụ. Thêm vào đó, những Box B.52 (phi cơ phát xuất từ căn cứ đặt tại Đảo Guam) trải THẢM BOM hàng ngàn tấn trên đầu quân Cộng Sản Bắc Việt, khi thì làm nổ hàng giờ các kho đạn “dã chiến” (đào ụ trên mặt đất), khi thì đánh trúng các giàn pháo 130 ly và những giàn phóng hoả tiễn của Cộng quân, lúc lại đánh trúng ngay vào cả “ĐOÀN QUÂN” bộ chiến, có T.54 và PT.76 yểm trợ, đang hùng hổ tiến gần sát tuyến phòng thủ cuối cùng của quân trấn thủ Việt Nam Cộng Hòa. B.52 đúng là loại khắc tinh của chiến thuật biển người, mà Cộng quân đang áp dụng, là loại “Thần Dược” trị bá bệnh do Cộng quân gây ra cho quân trấn thủ tại mặt trận An Lộc. “Một Phi vụ (Box) B.52 có ba chiếc, trải thảm BOM chồng mép lên nhau (overlap), có tầm sát hại chiều ngang một cây số, chiều dài ba cây số. Trước khi BOM gần tới đất, gây ra tiếng gió rít lạnh cả người, tưởng chừng như tiếng “ma kêu, quỷ rú”, và sau khi chạm đất, nổ tung mịt mù cát bụi, khi tan khói bụi, thì thấy lố nhố các hố bom loang lổ, to hơn cái ao (cái đìa), và xung quanh chu vi 1 cs x 3 cs, không còn một thứ gì đứng vững, đã trộn lẫn vào đất cát tan tành kể cả các chiến xa, cũng không ngoại trừ; Cộng quân gọi những hố Bom này là Bom Đìa (theo ngôn ngữ Miền Bắc). Chiếu theo tài liệu “The Battle of An Lộc” của Tác Giả James Willbanks, và một tài liệu “giải mật”, thì Đại Tá Miller đã được đình chỉ công tác Cố Vấn cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa, và được triệu hồi về Mỹ, bị điều trần trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trong đó Tiến Sĩ Henry Kissinger vừa là Ngoại Trưởng vừa là nhân vật đứng đầu trong hàng Cố Vấn An Ninh, đầy quyền uy tại Tòa Bạch Ốc lúc bấy giờ…. Ông rời An Lộc vào ngày 10 tháng 05 năm 1972, và được một vị Trung Tá khác tên là Walter Ulmer thay thế chức Cố Vấn Trưởng, cho đến ngày tàn cuộc chiến. Cũng theo tài liệu này, trong toán cố vấn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tá Miller đã có vị Cố Vấn Phó là Trung Tá Ed Benedit, đã cùng với Đại Tá Miller có mặt từ đầu trận đánh. Nói tóm lại, Đại Tá Miller quả thật là một Sĩ Quan có tinh thần “Trách Nhiệm” đã làm tròn chức năng của một vị Cố Vấn Trưởng, thật đáng ca ngợi và tuyên dương công trạng. Ông đã góp phần lớn công sức cho sự giữ vững và mang về chiến thắng cho toàn Quân Dân Bình Long An Lộc vào năm 1972. 2. PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3/QUÂN KHU III Tình trạng An Lộc lúc bấy giờ, được ví như một quả tim trong lồng ngực, chứa đựng khoảng 3,200 giọt huyết quản của những chiến sĩ tử thủ và trên 10,000 giọt máu của dân chúng Tỉnh Bình Long, thề quyết sống chết với quân thù Cộng Sản phương Bắc, đang thoi thóp thở từng hồi, theo từng đợt tấn công của địch, dưới sức ép của khoảng trên 37,000 quân đang bủa vây cả bốn mặt bên ngoài. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, Vị Tổng Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, được ví như là một vị “ Y Sĩ “ giỏi, đang chữa trị cho con tim vĩ đại đó tiếp tục được tồn tại, cần phải làm cho nhịp tim được “đập” đều hòa bình thường trở lại, bằng cách bơm thêm sức, vô thêm máu, cho vào con tim đó, với những loại máu thích hợp cho cơ thể con bệnh An Lộc, và cũng là những loại máu “khắc tinh” đối với Cộng quân. Có nghĩa là phải lập tức châm thêm quân vào An Lộc sao cho kịp lúc kịp thời, với những Chiến Sĩ Nhảy Dù và Biệt Cách Dù, là những đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng là những Binh Chủng “Khắc tinh” đối với Bộ Đội của quân Cộng Sản Bắc Việt. Căn cứ vào nguồn tin “kiểm thính mật mã”, do toán chuyên viên “Mật Mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, đặt tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Chỉ Huy và điều khiển chiến trường An Lộc. Do bản tin “mật mã”, Bộ Tư Lệnh Hành quân Quân Đoàn 3 có thể biết được hầu hết các tin tức, về danh tánh đơn vị, mọi sự điều động quân, cũng như ý định của địch, trước khi tấn công, của các đơn vị từ cấp Trung Đoàn đến Sư Đoàn. Các tin tức này đều được trình lên tức thời cho Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, để nghiên cứu và đề ra kế hoạch đối phó, đồng thời mật báo cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 của Tướng Hưng để chuyễn lại cho các đơn vị trên chiến tuyến biết để cảnh giác đề phòng. Tin kiểm thính ghi nhận: toàn bộ Công Trường 5 đã tung hết vào trận chiến, đang bị Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa cầm chân tại mặt phía Bắc Tỉnh lỵ, không còn khả năng tiến xa thêm được, ngoài gần ½ diện địa đã bám trụ được; * Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm Trung Đoàn 271 của Công Trường 9, tấn công mặt phía Đông thị trấn, cũng đã bị Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân cầm chân không thể lấn xa thêm được, đành phải bám dùi tại chỗ. * Còn ở mặt phía Tây, Công Trường 9 (-), cứ di chuyển tới lui, để tránh né phi cơ đồng minh oanh kích. * Ở mặt phía Nam, vùng trách nhiệm của Công Trường 7, đã cắt cử Trung Đoàn 209, (đóng chốt) vùng Tàu Ô phía Nam còn lại hai Trung Đoàn được bố trí hai bên Quốc Lộ 13, khoảng bốn cây số về phía Nam An Lộc: - Trung Đoàn 165 bên cánh phải vùng Xa Cam, Xa Trạch, - Trung Đoàn 141 bên cánh trái, vùng Ấp Srok Gòn (tính từ Bắc xuống Nam). Cả hai Trung Đoàn này vẫn còn ẩn phục phía Nam để chờ “bắt sống” đoàn quân tháo lui của Việt Nam Cộng Hòa từ An Lộc rút về Lai Khê hay Bình Dương (nếu có xãy ra), hoặc đợi khi có lệnh, phối hợp với Công Thường 9, làm nỗ lực chính, tấn công từ phía Nam lên chiếm thành phố. Đó là tình hình trận liệt địch, tính đến chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972. Sau khi nhìn bản đồ trận liệt của địch, Tướng Minh nhận thấy, về phía Đông Nam, lực lượng địch gần nhất trong vòng chu vi bốn cây số vuông, khu vực Đồi Gíó và Đồi 169, và những thung lũng kế cận, chỉ có Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt có thể có khả năng “bôn tập” (di chuyển nhanh), để cản trở việc đổ Quân Dù và Biệt Cách Dù (dự trù) tăng viện cho An Lộc. Muốn tránh mối hiểm họa có thể có từ đơn vị Trung Đoàn 141 của Cộng Quân, ta cần phải có một kế hoạch “nghi binh”, làm sao để cho đơn vị Cộng quân này phải tự động rút đi nơi khác, để cho việc đổ quân Dù và Biệt Cách Dù được an toàn cũng như bảo toàn được quân số nguyên vẹn tiến vào cứu nguy An Lộc… Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, Tướng Minh chỉ thị cho “Phát ngôn viên Quân Đoàn” trở về Sài Gòn, tại địa điểm số 49 Đường Nguyễn Lâm (Quận 10), nơi các thông tín viên Quốc Nội cũng như Quốc Ngoại thu nhận “tin nóng bỏng” từ chiến trường An Lộc (hằng đêm) vào khoảng 7 giờ tối. Khi tin tức thu nhận được từ Đài Phát Thanh Hà Nội loan báo sẽ chiếm được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tiếp theo Bản tin diễn tiến tình hình chiến sự do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phổ biến ngày 12 tháng 04 “Căn cứ Cầu Cần Lê” đã được lệnh rút lui, và trên đường lui quân của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang bị hai Trung Đoàn của địch bao vây ngăn chặn, giao tranh ở cường độ ác liệt, các đặc phái viên của các Nhật Báo nội địa cũng như ngoại quốc, đều có cảm nghĩ rằng quân Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát vào An Lộc, và rất nóng lòng trông chờ Bản Tin chiến sự “mới nhất” vào buổi tối ngày 13 tháng 04 năm 1972. Bản tin tường trình về tình hình chiến sự tại mặt trận An Lộc, với các ký giả Quốc Nội và các đặc phái viên của các hãng thông tấn ngoại quốc hiện diện, được Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh (Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn, kiêm Phát ngôn viên Quân Đoàn 3/Quân Khu III) phổ biến. Sau khi hội ý và thảo luận với Vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, Trung Tá Ánh từ Lai Khê lái xe về Sài Gòn, với hành trang cho cuộc họp báo thật “đặc biệt”, vì vào sáng sớm ngày 13 tháng 04 năm 1972, Cộng quân đã chính thức mở cuộc tấn công vào Thị Xã An Lộc. Cuộc họp báo lần này có hai phần quan trọng, được loan tin TRÌNH trước Quốc Dân Đồng Bào, qua các Nhật Báo Quốc Nội, và trước dư luận quần chúng toàn Thế Giới, xuyên qua các Bản điện tin của các hãng Thông Tấn QuốcTế. Phần thứ nhất: Về diễn tiến tình hình chiến sự trong ngày 13 tháng 04 năm 1972... Cuộc pháo kích liên tục… cuộc quần thảo giữa 2,500 quân của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến (kèm theo sơ đồ trận liệt). Phần thứ nhì của cuộc họp báo, cũng là phần quan trọng chính yếu, cần phải đạt được. Đó là phần “Phản ứng của Bô Tư Lệnh Quân Đoàn 3” ra sao trước tình hình chiến sự cực kỳ nghiêm trọng như thế? Trung Tá Ánh lãnh chỉ thị của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn phát biểu như sau: “Theo tin từ một thương binh (cấp Chỉ Huy Tiểu Đoàn) của Công Trường Bình Long (Cục R), được các chiến sĩ Biệt Động Quân cứu cấp hôm 11 tháng 04 năm 1972 cho biết: Tướng Trần văn Trà và Bộ Tham Mưu tiền phương cùng vài nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từ Lộc Ninh đã di chuyển đến trú đóng tại phi trường Quản Lợi, và lực lượng bảo vệ an ninh chỉ có một Tiểu Đoàn “Đặc Công” của Cục R mà thôi… Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 liền thiết lập kế hoạch trình về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xin cấp thời cho “Thả Dù” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vào phía Đông Bắc An Lộc (sau lưng Trung Ương Cục Miền Nam), để tóm gọn cái Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và bắt sống Tướng Trần Văn Trà”. Một câu hỏi của đặc phái viên ngoại quốc: Kế hoạch thả Biệt Cách Dù vào “sau lưng Cục R” chừng nào thực hiện? Trung Tá Ánh trả lời: Vào sáng sớm ngày mai (14 tháng 04 năm 1972). Cuộc họp báo được kết thúc vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày, và vào khoảng 10 giờ đêm, tin tức Biệt Cách Dù sẽ được thả bọc phía sau Trung Ương Cục Miền Nam làm chấn động cả Thế Giới. Cặp bài trùng Kissinger và Lê Đức Thọ người thì chỉ thị cho phối kiểm lại, người thì vội điện tin về Hà Nội, gấp rút thông báo ngay cho Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Trà chuẩn bị đề phòng. Khi nhận được tin trên, Tướng Trà kiểm điểm lại lực lượng tấn công An Lộc lúc bấy giờ các đơn vị Bộ Binh cơ hữu cận kề, đều bị cầm chân hết tại các giáp tuyến trên trận tuyến (nguyên Công Trường 5 đang kẹt với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại mặt phía Bắc, Công Trường Bình Long và một Trung Đoàn của Công Trường 9 thì kẹt với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa tại mặt phía Đông) nhất là quân số của các đơn vị vừa kể không còn được nguyên vẹn, cũng như khả năng tác chiến không đủ sức đương đầu với Biệt Cách Dù, để bảo vệ Bộ Chỉ Huy đầu não của Quân Đoàn và Cục R được. Thời gian chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, là Biệt Cách Dù sẽ được thả xuống trận địa, nhìn lại đơn vị bảo vệ hiện tại, chỉ có một Tiểu Đoàn đặc công, 400 tay súng, thì không thể nào đương cự nổi với “hằng ngàn!” Biệt Cách Dù thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Duyệt kỹ lại chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 141 của Cộng Trường 7, đang bố trí quân ở Ấp Srok Gòn, 7 cây số Tây Nam phi trường Quản Lợi, Trung Đoàn 141 là đơn vị thiện chiến nhất của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với 1,600 cán binh còn nguyên vẹn, sinh lực đầy đủ cũng như tính cơ động cao, mới có khả năng và đủ thì giờ cũng như đủ thực lực, di chuyển về tăng cường bảo vệ Cục R, để cản ngăn Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung Đoàn 141 được lệnh cấp tốc rời vùng trú quân trong đêm, di chuyển đến mục tiêu đã ấn định (Phi trường Quản Lợi). Như vậy, Cộng quân đã trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn” (dụ cọp ra khỏi rừng), bỏ trống cả một vùng bốn cây số vuông phía Đông Nam, dùng cho việc đổ quân (trực thăng vận) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù vào 2 ngày 14 và 15 tháng 04, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, được an toàn theo đúng như kế hoạch. Việc Trung Đoàn 141 của Công trường 7 Cộng sản Bắc Việt rời Ấp Srok Gòn rút về bảo vệ cục R, được chứng minh qua đoạn văn trong Bài Phóng Sự “Chiến Trường Đi Không Hẹn” của Tác Giả Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, là nhân chứng sống (Thiếu Tá Tài lúc còn là Đại Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), theo Liên Đoàn đáp xuống An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972, bãi đáp nằm sát cạnh bên Ấp Srok Gòn viết lại như sau: “…. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm, Biệt Cách Dù tiến chiếm Ấp Srok Gòn, trong im lặng và an toàn, vì địch vừa rút ra khỏi đây không lâu. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh Ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dầy đặc, im vắng. Xa xa về hướng An Lộc, đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh… (1) Đúng như lời phát ngôn viên Quân Đoàn 3 đã phát biểu với Báo Chí, sáng sớm ngày 14 tháng 04 năm 1972, hàng chục chiếc vận tải cơ C- 123 và C-130 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có mặt trên vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm của tất cả các loại súng phòng không của Cộng quân, tung ra những cánh “Hoa Dù” rợp cả một góc trời, “Thiên Thần Biệt Cách “GIẢ”, vì chiếc Dù thì thật 100%, còn chiến binh đang “tòn ten” dưới dù, toàn là những hình nộm, được kết bằng thứ vật liệu đủ nặng, tương đương với sức nặng của một người. Cùng thời điểm đó, Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, cũng vừa hoàn thành một vòng đai phòng thủ bên ngoài, Tiểu Đoàn đặc công, có trách vụ tuyến phòng thủ bên trong và bảo vệ an ninh cận kề cho Bộ Chỉ Huy đầu não Cục R. Tất cả đã chuẩn bị sẳn sàng chờ Biệt Cách Dù nghênh chiến.. Chờ đợi, từ sáng cho đến chiều tối, mà vẫn chưa thấy Biệt Cách Dù xuất hiện. Khi màn đêm đổ xuống, thì lại càng hồi hộp lo âu, tinh thần giao động, rất lo ngại về kỹ thuật “tác chiến ban đêm” xuất quỷ nhập thần của Biệt Cách Dù. Trời lại sáng, suốt ngày cũng vẫn không thấy Biệt Cách Dù động tịnh nổ súng, không biết Biệt Cách Dù, sau khi xuống tới trận địa, đã di chuyển đi đâu? di chuyển đánh bọc hậu sau lưng hay là sườn trái hay phải? Tại hầm Chỉ Huy, Tướng Trà cho gọi máy liên hồi hỏi Trung Đoàn 141 có phát hiện dấu tích gì của Biệt Cách Dù hay không? Tâm trạng của những người đang có mặt tại căn hầm chỉ huy của Cộng quân (hầm nầy do quân Đội Hoa kỳ xây cất từ trước), đều hồi hộp lo sợ bị Biệt Cách Dù bắt sống. Tình trạng chờ “nghênh chiến” với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã trải qua 3 ngày đêm… Vừa đủ thời gian cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoàn tất việc đổ quân: (Hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào được An Lộc để kiện toàn tổ chức phòng thủ: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mở rộng vòng đai phòng thủ thêm hai cây số về phía Nam; Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chiếm lại ½ diện địa phía Bắc Thành Phố. Như vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đã hoàn thành chiến pháp được gọi là “Điệu Hổ Ly Sơn” lừa được địch, tự động bỏ trống bốn cây số vuông phía Đông Nam An Lộc để trực thăng vận 3,000 Quân Dù và Biệt Cách Dù vào tiếp ứng cứu nguy An Lộc (2,450 Chiến Binh Mũ Đỏ, 550 Chiến Binh mũ xanh). Cho đến giờ này “quả tim vĩ đại An Lộc”, mới được cứu tỉnh, nhịp đập lần hồi trở lại bình thường, hy vọng sẽ đẩy lui bất cứ cuộc tấn công nào trong những ngày kế tiếp của Cộng quân. Ngày 19 tháng 04 năm 1972, tại Bản Doanh Hành Quân Tiền Phương của Quân Đoàn 3/Quân Khu III tại căn cứ Lai Khê, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh phát biểu với Báo Chí trong và ngoài nước: “An Lộc đã trải qua hồi nguy kịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn còn phải cẩn trọng, vì nhiều ngàn dân chúng đang còn kẹt trong vòng lửa đạn đôi bên, và Cộng quân vẫn còn pháo kích cả ngày lẫn đêm, vô tội vạ, tạo nhiều tang thương chết chóc, đổ vỡ, cho đồng bào vô tội.” 3 . ĐỔ QUÂN TĂNG VIỆN Cuộc đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc được chia ra làm hai giai đoạn: 1. Giai đoạn khẩn cấp: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. 2. Giai đoạn kế tiếp: Thiết lập căn cứ hỏa lực Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), dùng làm “bàn đạp” cứ điểm để trực thăng vận Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa; với mục đích “RÚT NGẮN” đoạn đường, tiến gần An Lộc, đồng thời công phá Chốt Tàu Ô. Trung Trướng Nguyễn Văn Minh, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi còn là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh & Khu 42 Chiến Thuật (vùng đồng bằng sông Cửu Long), đã được nổi tiếng là một tướng lãnh tài giỏi trong chiến thuật “trực thăng vận”, cũng là vị tướng đã đào tạo ra “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây” Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ, (từ năm 1965 đến 1968). Ngoài ra Ông còn đào tạo được một vị tướng lãnh khác giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào năm 1975; đó là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Vào năm 1972, còn được Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc, Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa; Trung Tá Lưu Trọng Kiệt và Trung Tá Lê Văn Dần, đã “tử trận” trên chiến trường Miền Tây vào năm 1966; Tướng Lê văn Hưng và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã Anh Hùng tuẫn tiết trong những ngày đau buồn của Đất Nước 30 tháng 04 năm 1975. Chỉ còn Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Trung Tá Vương Văn Trổ (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Rạch Giá), còn sống sót, cả hai đang cư ngụ tại Thành Phố Houston,Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ. TRỰC THĂNG VẬN TĂNG CƯỜNG 4- LỮ ĐOÀN 1 NHẢY DÙ THAM CHIẾN Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang quần thảo với địch quân, trong gần suốt tuần qua tại vùng Suối Tàu Ô, được lệnh rút về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung và trang bị, chờ lệnh trực thăng vận đổ quân vào tăng cường cho quân bạn, đang trấn thủ tại Thị Xã An Lộc. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bàn giao trận địa Vùng “Chốt Kiền” Suối Tàu Ô cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tục đảm trách công việc “Bứng Chốt”. Sáng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được triệu hồi về họp tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3/QK III (căn cứ Lai Khê). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh,Tư Lệnh Quân Đoàn, cho biết tình hình mới nhất tại An Lộc. Sau hai lần tấn công, địch quân đã lấn chiếm gần phân nửa phía Bắc thành phố. Các đơn vị Bạn đang cần một luồng sinh khí mới đổ vào tiếp ứng cho An Lộc. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù xét thấy còn đủ khả năng để đột phá vòng vây cho quân Bạn đang tử thủ tại Thị Trấn An Lộc.. Tướng Minh cũng khuyến cáo, nơi có thể đổ quân, tương đối được an toàn, trong vùng Đông Nam Thành Phố (khu vực Đồi Gió và Đồi 169). Sau đó, con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng vài Sĩ Quan trong Bộ Tham Mưu lên trực thăng bay quan sát, tìm “BÃI” đổ Quân. Ngay buổi trưa ngày 14 tháng 04, Đại Tá Lưỡng quyết định cho trực thăng vận Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù vào sườn phía Đông của Đồi Gió và đồi 169, cạnh Ấp Srok Ton Cui, (bốn cây số Đông Nam An Lộc) để giữ an ninh bãi đáp cho ngày hôm sau (15 tháng 04 năm 1972) toàn bộ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1, Đại Đội Trinh Sát, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8 Dù đổ quân kế tiếp. Tiểu Đoàn 6 Dù, sau khi hoàn thành nhiêm vụ an ninh bãi đáp, để lại một Đại Đội giữ chân tại Ấp Srok Ton Cui, phía Đông Nam dưới chân đồi Gió, Tiểu Đoàn (-) được chia làm hai cánh, hai Đại Đội, được giao cho Tiểu Đoàn Phó, Thiếu Tá Phạm Kim Bằng (gốc Thiếu Sinh Quân và tốt nghiệp K.16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), di chuyển lên chiếm cao điểm Đồi Gió và Đồi 169, làm lực lượng bảo vệ cho Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) của Lữ Đoàn 1 Dù, do Trung Tá Lữ Đoàn Phó Lê Văn Ngọc chỉ huy, cùng Pháo Đội (sáu khẩu 105 ly), Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, tạo thành một căn cứ Hòa Lực “dã chiến” trên đỉnh Đồi Gió để yểm trợ cho toàn thể mặt trận An Lộc, (trong giai đoạn này, Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh và Trung Đội Pháo Binh của Tiểu Khu Bình Long chỉ còn sót lại 1, 2 khẩu Pháo 105 ly còn sử dụng được mà thôi); - Cánh quân thứ hai, gồm hai Đại Đội, do Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, di động xung quanh sườn đồi 169. Lữ Đoàn 1 Dù, được đổ xuống trận địa, do Không Đoàn 43 trực thăng, thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) chỉ huy, toàn quyền đảm trách việc “đổ quân” và “tản thương” cho chiến trường An Lộc. Sau khi đặt chân xuống trận địa, Đại Tá Lưỡng bắt liên lạc với Tướng Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc), và Trung Tá Biết (Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân) đang án ngữ mặt phía Đông, đồng thời điều động lực lượng Dù, chia làm hai cánh: - Tiểu Đoàn 8 Dù bảo vệ bên sườn Trái, - Tiểu Đoàn 5, Đại Đội Trinh Sát cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù di chuyển bên sườn Phải, bủa gọng kềm, tiến sát vào vòng đai Thành Phố An Lộc, từ hướng Đông Nam. Khi còn cách tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân một cây số (vị trí cũ của Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân khi trước), Tiểu Đoàn 5 Dù chạm với một đơn vị Cộng Quân (cấp Tiểu Đoàn). Địch quân bị quân Dù từ sau đánh tới bất ngờ, sau nửa giờ giao tranh, quân bạn được sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang Cobra của Không Lực Hoa Kỳ, Lực Lượng Dù nhanh chóng đánh tan đơn vị Cộng Quân. Thanh toán xong đơn vị Cộng quân đang bủa vây An Lộc từ phía Đông Nam, Lực Lượng Dù tiến vào Thành Phố, gịữa sự hân hoan chào đón của Quân Dân An Lộc. Một cuộc họp tham mưu cấp thời được diễn ra tại hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng, Ngoài Chuẩn Tướng Hưng, còn có - Đại Tá Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh), - Đại Tá Trường (Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Đại Tá Nhựt (Tỉnh Tưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long), - Toán cố vấn Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Sau khi thảo luận và cân nhắc tình hình trận liệt, Tướng Hưng chỉ định đơn vị Dù trách nhiệm gíúp Tiểu Khu Bình Long trấn giữ và mở rộng vòng đai phía Nam. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù trú đóng cùng chung hầm Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long. Hai Tiểu Đoàn 5 và 8 lần lượt tiến về phía Nam (Tiểu Đoàn 8 bên cánh Trái, Tiểu Đoàn 5 bên cánh Phải, tính từ Bắc xuống Nam). Khi Tiểu Đoàn 8 Dù vừa vượt vòng đai phòng thủ phía Nam, ngay tại ngã tư Xa Cam, (còn có biệt danh là dốc tử thần) liền bị Pháo và Bộ binh có cả Chiến Xa địch (ước tính cấp Tiểu Đoàn) chận đánh… Chiến trận được mô tả ác liệt. Xin đọc một đoạn bài tường thuật của Đại Úy Đỗ Viết Hùng (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù): …Sau khi Trung Úy Vân (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83) chết vì bị đạn pháo nổ chụp của địch, tôi đang là Trung Úy Đại Đội Phó liền được Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Văn Bá Ninh, chỉ định thay thế vị Đại Đội Trưởng vừa đền xong nợ nước. Vừa mới chì huy chưa đầy 10 phút, tôi lại bị thương, nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy Đại Đội. Cùng lúc Đại Đội 82 do Trung Úy Trần Cao Khoan, Đại Đội Trưởng cũng bị thuơng, và gần phân nửa Đại Đội 82 cũng bị trúng miểng pháo của địch, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Đại Đội 82 lui ra khỏi vòng pháo tập của Cộng Quân, Tiểu Đoàn 8 Dù tạm “khựng” lại. Trong lúc đó Tiểu Đoàn 5 từ cánh Phải, do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đơn vị, đánh bọc vào sườn của đơn vị Cộng Quân. Pháo địch không còn hiệu quả, vì trong thế đánh xáp lá cà… Các thiên thần mũ đỏ của Tiểu Đoàn 5 lại có dịp lập chiến công thêm một lần nữa… Chỉ sau khoảng nửa giờ giao tranh, đơn vị Cộng quân tháo chạy về hướng Nam bỏ lại trận địa trên 100 xác chết... Trung Tá Hiếu cho lệnh truy kích quân địch. Bắn hạ thêm hơn 100 cán binh khác của Cộng quân trên đường đào tẩu. Trời vừa tối, Tiểu Đoàn 8 Dù được lệnh dừng quân qua đêm trong khu vực phía Nam dọc theo Quốc Lộ 13, bên cánh Phải làTiểu Đoàn 5 Dù… Suốt đêm, mọi người đều ghìm súng chờ địch, trên vòng trời đen tối, luân phiên nhau, các chiếc C-130 tối tân của Không Lực Hoa Kỳ bao vùng, bắn chận quân Địch cận phòng khi có lời yêu cầu, bộ binh địch không dám mạo hiểm tấn công. Trong đêm này, có một T.54 xuất hiện cận tuyến phòng thủ củaTiểu Đoàn 8; Thượng Sĩ thường vụ Lê Văn Song chỉ huy toán vũ khí nặng chạy rượt đưổi theo sau xạ thủ 57 Ly không giật, vô tình bị hơi phụt của khẩu 57 gây ra tử thuơng; chiếc chiến xa T.54 liền được chỉ điểm cho C-130 có thiết trí Đại Bác 105 ly bắn hạ. Trời vừa hừng sáng, hai Tiểu Đoàn 5 và 8 tiếp tục mở rộng vòng đai về phía Nam, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển,Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù, chì huy ba đại đội 81 (do Ðại Úy Nguyễn Trọng Ni chỉ huy), Đại Đội 83 (Do Trung Úy Đổ Viết Hùng chi huy) và Đại Đội 84 Dù (do Trung Úy Đồng Văn Minh chỉ huy) cùng song song với Tiểu Đoàn 5 Dù tiến về phía Nam, cách thành phố đến hai cây số, được lệnh bố quân dừng lại, đào hệ thống phòng thủ, cho đến khi bắt tay được với Tiểu Đoàn 6 Dù từ phía Nam tiến lên giải tỏa. Sau khi hai Tiểu Đoàn 5 và 8 hoàn tất tuyến phòng thủ hai cây số vòng ngoài phía Nam, mặt phía Nam An Lộc bây giờ trở thành vững mạnh nhất (nhờ có khoảng 1,250 chiến sĩ Dù trấn giữ (2). Trong thời điểm đó, Tiểu Đoàn 6 Dù trên đỉnh Đồi Gíó và Đồi 169, cũng đã thiết lập xong căn cứ hỏa lực Pháo Binh (sáu khẩu 105 ly) và bắt đầu khai pháo tác xạ vào quân địch theo yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đúng thật, lực lượng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã đem đến cho quân trấn thủ “một luồng SINH KHÍ MỚI”, như Tướng Minh đã nói với Đại Tá Lưỡng từ lúc ban đầu. Sau trận An Lộc Lữ Đoàn 1 Dù được lệnh trở về hậu cứ “Trần Quý Mai” trong trại Hoàng Hoa Thám để dưỡng quân, chỉ có một đêm là được lệnh tiếp tục di chuyển hành quân, tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. 5. LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ THAM CHIẾN Đến ngày 16 tháng 04 năm 1972, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được tăng viện cho An Lộc, và khởi phát cuộc phản công tái chiếm lại ½ lãnh thổ phía Bắc An Lộc. Từng đoàn trực thăng HU1D cất cánh từ căn cứ Lai Khê vào trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972 đưa 550 Biệt Cách Nhảy Dù đến chiến trường An Lộc một cách an toàn. Bãi đổ quân được chọn trên một khoảng ruộng trống, về phía Tây, Tỉnh lộ 245, cách Đồi Gíó một cây số về phía Đông Bắc. Hợp đoàn trực thăng từng đợt 30 chiếc HU1D cho mỗi đợt đổ quân, có bốn trực thăng võ trang hộ tống bao vùng. -Đợt đầu thả Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy và bốn toán trinh sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, do Trung Úy Lê Văn Lợi chỉ huy, cùng Đại Đội một do Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn chỉ huy và Đại Đội 2 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy; -Chuyến thứ nhì gồm có Liên Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân, cùng Đại Đội 3 do Đại Úy Phạm Châu Tài (có biệt danh là Hổ Xám) chỉ huy, và Đại Đội 4 do Đại Úy Đào Minh Hùng chỉ huy. Sau khi được an toàn nhảy xuống trận địa, kiểm điểm quân đầy đủ, Trung Tá Huấn liền cho lệnh các đơn vị di chuyển đến chiếm cứ Ấp Srok Gòn, cận kề bên bãi đổ quân, bố trí xong xuôi, Trung Tá Huấn mở tần số truyến tin, liên lạc được với Tướng Hưng (Bộ Chỉ Huy Mặt Trận) và Đại Tá Lưỡng (Lực Lượng Dù) ở phía Nam để được hướng dẫn lộ trình an toàn cũng như tránh ngộ nhận giữa quân bạn trước khi tiến quân vào thành phố. Trên đường tiến quân vào chiếm Ấp Srok Gòn, đơn vị Biệt Cách đi đầu, báo cáo về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, gặp được hai người Thượng, đang mò mẫm trở về Ấp, để tìm các con BÒ của dân làng đã bỏ chạy ra khỏi Ấp còn để lại từ hơn tuần qua, khi Cộng quân đến chiếm cứ. Với nhiều vết tích hầm hố, giao thông hào chiến đấu, còn nguyên vẹn, hai người dân Thượng còn cho biết, quân Cộng Sản cũng vừa mới rút đi, còn chưa kịp lấp lại hầm hố, đào xới tứ tung. Chiếu theo tài liệu của nhân chứng sống Biệt Cách Dù, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, trong tác phẩm “AN LỘC CHIẾN TRƯỜNG ĐI KHÔNG HẸN”, đoạn “Theo chân đoàn quân ma” có đoạn tường thuật như sau: “Theo kế hoạch giải vây, hai đơn vị thiện chiến được sử dụng đến là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Cả hai đơn vị nầy đều nhảy thẳng vào An Lộc với hai nhiệm vụ khác nhau, một phía trong và một phía ngoài thị xã. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù sẽ quét sạch hành lang vây khốn bên ngoài chu vi phòng thủ và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù mở đường máu đánh thẳng vào An Lộc tiếp tay với quân trú phòng bên trong, chiếm lại phân nửa thành phố đã mất. Người ta suy nghĩ, kế hoạch này là một ván cờ liều, một kế hoạch đánh xả láng “thí chốt để lấy xe”, và những đơn vị thi hành sẽ là những con thiêu thân bay vào ánh lửa. Đúng vậy! Họ là những con chốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những con chốt đã sang sông, đã nhập cung, và đã trở thành một pháo đài sừng sững trước mặt quân thù. Ngày 14 tháng 04 năm 1972, từ Quận Chân Thành, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và một pháo đội được trực thăng vận vào một địa điểm cách An Lộc bốn cây số về phía Đông Nam. Từ Ấp Srock Ton Cui, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù chiếm lĩnh cao điểm 169, còn được gọi là Đồi Gió, đặt 06 khẩu 105 ly, để yểm trợ cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu đoàn 5 và 8 Nhảy Dù tiến vào An Lộc. Linh động và bất ngờ là hai yếu trong binh pháp, được Lữ Đoàn 1 Dù khai thác triệt để trong cuộc hành quân nầy. Cộng quân bao vây An Lộc bị cú bất ngờ khi thấy lính Nhảy Dù xuất hiện phía sau, yếu tố bất ngờ đã làm địch quân hốt hoảng, trận đánh đẫm máu nổ ra và Nhảy Dù đã chiếm ưu thế, mở được một khoảng trống trong vòng vây kín mít từ phía Đông Nam hướng về An Lộc. Cùng ngày 14 tháng 04 năm 1972 khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù được trực thăng vận vào An Lộc, thì từ những khu rừng già vùng Tây Nam Xa Mát dọc theo biên giới Việt- Miên, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang hành quân, được lệnh triệt xuất để trở về căn cứ Trảng Lớn thuộc Tỉnh Tây Ninh. Sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được vận chuyển qua Lai Khê bằng trực thăng Chinook CH-46. 12 giờ trưa cùng ngày, khi kho đạn Lai Khê bị đặc công Cộng Sản phá hoại nổ tung, là lúc toàn bộ 550 quân cảm tử của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sẵn sàng tại phi trường Lai Khê để được trực thăng vào An Lộc. Nắng hè chói chang oi bức, ánh nằng lung linh theo cánh quạt của trực thăng tiễn đưa đoàn quân Ma đi vào vùng đất cấm. Địa điểm đổ quân là những đám ruộng khô cằn, nứt nẻ phía Tây tỉnh lộ 245, chung quanh là những cánh rừng thưa trải dài theo hướng Tây Bắc, khoảng cách một cây số đi về phía Đồi Gió. Phải một hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đa dụng HU-1D với hai đợt đổ quân mới thực hiện xong cuộc chuyển quân, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào vùng hành quân lúc 4 giờ chiều ngày 16 tháng 04 năm 1972. Mở tần số liên lạc với Tướng Lê Văn Hưng trong An Lộc và liên lạc với Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, sau đó nhanh chóng khai triển đội hình chiến đấu di chuyển về hướng Tây, len lỏi theo đường thông thủy giữa hai ngọn đối Gió và 169 âm thầm ngậm tăm mà đi. Một sự kiện bất ngờ không may xảy đến khi đoàn quân đang di chuyển, một quả bom của Không quân Hoa Kỳ định đánh vào vị trí của Cộng Quân lại rơi ngay vào đội hình đang di chuyển của Biệt Cách Dù, gây thương vong cho một vài binh sĩ, trong đó có Thiếu Úy Lê Đình Chiếu Thiện. Lập tức trái khói vàng được bốc lên cao giữa đoàn quân để phi công nhận diện phía dưới là quân bạn. Phải mất một thời gian ngắn cho việc tản thương, hai cố vấn Mỹ; Đại Úy Huggings và Thượng sĩ Yearta nhanh chóng liên lạc với Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không vận Hoa Kỳ yêu cầu trực thăng cấp cứu và được thỏa mãn ngay. Đây là hai cố vấn thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ còn chiến đấu bên cạnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù khi quân bộ chiến Mỹ đã rút lui ra khỏi chiến trường Việt Nam theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh được thi hành vào năm 1970. Sự kiện thứ hai xảy đến là sự xuất hiện của 47 quân nhân thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ đối 169 chạy tuôn xuống, mặt mày hốc hác vì mệt mỏi và thiếu ăn, bị thất lạc và phải trốn trong rừng. Họ đi theo Biệt Cách Dù để trở lại đơn vị gốc trong An Lộc. Vài tiếng súng AK ròn rã ở phía Đông, có lẽ địch bắn báo động. Tiếp tục di chuyển vế hướng Tây Bắc để vào rừng cao su Phú Hòa. Tiếng súng nổ liên hồi, đứt khoảng phía trước, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang chạm địch. Gặp Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy dù - Trung Tá Hiếu cười méo miệng, nói như phân trần: ”tụi nó đông như kiến và bám sát tụi moi như bày đỉa đói”. “Tụi nó đông như kiến” đã nói lên thực trạng chênh lệch lực lượng quân sự đôi bên mà ưu thế vế phía Việt cộng. Nhưng đã là lính thì phải cố gắng cho đến lúc tàn hơi, đã là một Biệt Cách Dù thì phải chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho màu cờ sắc áo của đơn vị. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm. Biệt Cách Dù chiếm ấp Srok Gòn trong im lặng và an toàn vì địch vừa rút ra khỏi đây. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dày đặc, im vắng xa xa về hướng An Lộc- đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh. Sự đổ quân tăng viện ồ ạt của Việt Nam Cộng Hòa về phía Đông Nam cách An Lộc 4 km, đồng nhịp với các phi vụ đánh bom B-52 tàn khốc về phía Nam của thành phố, đã làm cho Cộng quân hoang mang hốt hoảng. Lữ Đoàn 1 Dù là lực lượng đối kháng vòng ngoài để thu hút địch quân đồng thời tạo một lỗ hổng cho Biệt Cách Dù thâm nhập vào thành phố. Sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, cùng một thời điểm Tiểu Đoàn 8 Dù tiếp cận ngoại vi tuyến phòng thủ của Thị Xã vế phía Nam, cạnh Quốc Lộ 13. Cộng quân không ngờ Biệt Cách Dù đã lọt được vào Thị xã tiếp hơi cho quân tử thủ và mở cuộc tấn công ngay trong đêm đó vào các khu phố mặt Bắc… Nói về liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy dù, mặc dù chỉ có 550 chiến sĩ được đổ quân vào An Lộc nhưng khả năng tác chiến có thể bằng hay hơn 2,000 quân bộ chiến (cấp Trung đoàn) của các Công trường quân Cộng sản Bắc Việt, bởi chiến pháp linh động và bất ngờ, uyển chuyển theo tình hình, biết tùy theo thời tiết và địa thế, khi tấn công thì như vũ bão, sấm sét giáng lên đầu quân địch, khiến chúng không kịp trở tay, xuất hiện bất ngờ như những thiên thần trên trận mạc, đánh cận chiến tuyệt kỹ trên các hầm hố giao thông hào vào ban đêm, chui tường, đục lỗ tác chiến trong thành phố, cả ngày lẫn đêm rất điêu luyện (lấy ít đánh nhiều, sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít), đột kích bất ngờ thu dọn chiến trường nhanh chóng đã làm kinh tâm khiếp đảm địch quân trên tận dãy Trường Sơn heo hút gió ngàn, và trong thành phố tại ngã ba Cây Thị kỳ TẾT Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Thật là một đơn vị Biệt Kích = Commando thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn hẳn các đơn vị “đặc công” thiện chiến của Cộng Quân, và không thua bất cứ đơn vị Commando nào của các Quân Đội trên Thế Giới. Theo như lời khai báo của hai dân Thượng, thì đơn vị trú quân tại Ấp Srok Gòn là Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, đã vội vàng rút đi trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, đến bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt cũng như Cục R. Điểm đáng lưu ý là Đơn vị Biệt Cách Dù đã tránh được một cuộc chạm súng với đơn vị Trung Đoàn 141 của Công Quân, có quân số đông hơn Biệt Cách Dù đến 5 lần, và Ðịch được ưu thế phòng không và có công sự chiến đấu. Nhất là khi chuyến đầu đổ quân, không sao tránh khỏi đụng trận, các chiến binh Biệt Cách Dù kể cả các trực thăng đổ quân chắc chắn phải bị hao hụt ít nhiều, không còn được nguyên vẹn quân số, để tiếp tục làm tròn sứ mạng tiếp sức với Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chiếm lại ½ diện địa phía Bắc, trong những ngày kế tiếp sau đó. Trung Đoàn 141 thuộc Công Trường 7 của Cộng quân, thật sự đã ẩn phục tại Ấp Srok Gòn từ hơn tuần qua, và mới nhận được lệnh điều động rời khỏi vị trí, di chuyển về vùng Phi Trường Quản Lợi. Vì bị trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn”, đúng theo sự thiết kế của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hòa. Câu chuyện này, cho đến nay vẫn có rất ít người biết, kể cả đơn vị Biệt Cách Dù cũng không biết được là nguyên do nào mà đơn vị mình được đổ quân ngay vào lòng Địch, mà vẫn được an toàn tiến quân vào tiếp cứu quân Bạn đánh bại Quân Đoàn xăm lăng quân Cộng Sản Bắc Việt, một cách oanh oanh liệt liệt như thế. Những người biết được câu chuyện “Điệu Hổ Ly Sơn”, chúng tôi ghi nhận có Ba người: 1/ Cố Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng đáng kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Đã chấp nhận kế hoạch do Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đích thân đệ trình, và tức tốc ra lệnh cho những phần hành liên hệ trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu thi hành). “Một cơ hội may mắn cho Ban Biên Soạn, là một tháng trước khi Đại Tướng Viên từ trần, NGÀI có đọc được những dòng chữ có Highlight về những ưu đãi của Ngài cho TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC: (cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ngày 9 tháng 4 năm 1972; Thả Biệt Cách Dù Giả, ngày 14 tháng 04 năm 1972; Tài liệu tác phẩm “An Lộc Chiến trường đi không hẹn” của Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đã viết trong quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu)”. 2/ Vị kế tiếp là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Người đã nghĩ ra Kế Hoạch Điệu Hổ Ly Sơn, để cho hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được đổ quân ”AN TOÀN” xuống trận địa, không một tổn thất nào, trước khi lâm trận. 3/ Người kế tiếp còn đang sống là Phát ngôn Viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh. Cho đến nay, tháng 04 năm 1972, là lần đầu tiên Liên Đoàn được tập trung một lần, và cùng sát cánh bên nhau chiến đấu trong một thành phố, với tất cả bầu nhiệt huyết và cả tâm tư phấn khởi “Chiến Thắng quân thù phương Bắc”. Vào hừng sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, một cuộc rượt đuổi tàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang bám trụ xảy ra rất ngoạn mục, các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù càng đánh càng hăng. Cộng quân chạy như đàn chuột bị xới ổ, bỏ chạy thục mạng, quy tụ về đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc thành phố để cố thủ. Cuộc săn lùng, càn quét địch quân, được tiếp diễn đến ngày 18 tháng 04 năm 1972, tiếng súng bắt đầu lắng dịu trở lại trên diện địa ½ phía Bắc. Quân Cộng sản Bắc Việt đã bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù quét sạch, kể cả cứ điểm cố thủ, đồn Cảnh Sát Dã Chiến, sau gần 48 giờ các chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu không ngừng nghỉ. Từ con chim đầu đàn, Trung Tá Phan Văn Huấn (Liên Đoàn Trưởng), Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân (Liên Đoàn Phó), Đại Úy Trần Văn Thọ (Trưởng Ban 3), Đại Úy Nguyễn Văn Mai (Trưởng Ban 2), Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng 4 toán Trinh Sát), Trung Úy Lê Văn Châu (Bác Sĩ Quân Y), Trung Úy Lê Văn Cát (Sĩ Quan Đề Lô Pháo Binh tăng phái), Thượng Sĩ Phạm Văn Cấp (Trưởng Toán Truyền Tin và Mật Mã), Trung Sĩ Nhất… Phương (Ban Tiếp Liệu), và các Cố Vấn Mỹ: Đại Úy Charles Huggins (Cố Vấn Trưởng), Thượng Sĩ Jesse Yearta (Phụ Tá), cùng các Đại Đội Xung Kích Chiến Đấu: Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Đại Úy Nguyễn Sơn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Đại Úy Phạm Châu Tài, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Đại Úy Đào Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4, cùng toàn thể các Hạ Sĩ Quan và Chiến Binh oai hùng trong Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, trực diện chiến đấu. 5. 1 BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG Nhận diện được từ Đồi Đồng Long, Cộng quân đã từng bắn ngang hông Biệt Cách Dù để yểm trợ cho đồng bọn đang cố thủ trong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến trong ngày 18 tháng 04 vừa qua, và đồi này cũng là một vị trí quan trọng ở trên cao điểm, có ưu thế chiến thuật, khống chế cả một vùng mặt phía Bắc thành phố, từ nơi đó Cộng quân có thể dùng các loại súng đại bác không giật bắn thẳng tác xạ vào hệ thống phòng thủ (tuyến phía Bắc của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, xuyên tới Đồn Cảnh Sát Dã Chiến (như chúng đã làm), cũng là nơi xuất phát, tung ra những đợt tấn công của các đơn vị bộ binh và chiến xa địch, kể cả thiết trí các ổ phòng không có thể khống chế vùng không phận phía Bắc Tỉnh lỵ, với cao độ 128 thước, nằm phía phải, sát cạnh Quốc Lộ 13 (tính từ Bắc xuống Nam), và cách ranh giới phía Bắc thành phố khoảng 600 thước, cần phải được “nhổ đi” càng sớm càng tốt. Từ khi Đại Đội 8 Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Bình Long bị sức ép của địch phải rút lui, Cộng quân tràn vào chiếm cứ. Để tránh phi cơ oanh kích hay oanh tạc, Cộng quân áp dụng chiến thuật “hạ tiện” trộn lẫn vào dân, đào hầm hố nguỵ trang vòng vòng dưới chân đồi, nơi khu nhà dân cư trú, cũng như khu trường học phía Bắc chân đồi. Quân Cộng Sản cố ý lấy Dân để tránh bom đạn, nhưng mưu đồ đó đã không được đạt thành, vì khi dân chúng thấy quân Cộng Sản kéo đến liền bồng bế nhau bỏ nhà mà chạy về phía quân Bạn vì nghĩ rằng chỉ có người lính Việt Nam Cộng Hòa mới có thể che chở cho họ, như trường hợp dân chúng từ phi trường Quản Lợi vậy. Những ai may mắn đã chạy thoát khỏi tầm súng cá nhân, quân Cộng Sản cũng không buông tha, gọi pháo binh hay súng cối bắn theo để sát hại, trả thù cho bõ ghét. Đa số dân chúng cư ngụ xung quanh Đồi Đồng Long thuộc gia đình binh sĩ của Tiểu Khu Bình Long. Khi dân chúng rời xa quân Cộng Sản, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh mới yên tâm cho phi cơ xạ kích và oanh tạc quân địch. Quân Cộng Sản vội đào hầm hố luôn cả ngay trong trường học, để nguỵ trang, tránh phi cơ quan sát. Cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, một sự kiện lịch sử, một khúc quanh quan trọng của chiến cuộc, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đi tiên phong, cùng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa, đánh xuyên thủng hai trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, tại vùng 2 số phía Nam An Lộc, đã tăng thêm sự phấn khởi, và làm nức lòng tin tưởng cho Quân Dân tử thủ trên toàn mặt trận An Lộc. Nhân lúc tinh thần quân trú phòng lên cao, và cũng là lúc tinh thần của các cấp cán binh Cộng Sản hoang mang giao động xuống thấp, vì tin quân tăng viện Việt Nam Cộng Hòa đã mở được cửa ngõ phía Nam, thừa thắng xông lên, ngày 12 tháng 06 năm 1972, Biệt Cách Dù tung quân “Tái Chiếm” Đồi Đồng Long. Trung Tá Huấn, con chim đầu đàn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực tiếp chỉ huy cuộc đột kich. Lực lượng tham chiến gồm có hai Đại Đội và bốn toán Trinh sát, quân số tổng cộng 300 chiến binh Biệt Cách Dù, đánh thẳng vào Đồi Đồng Long. Tại nơi đây có cấp Tìểu Đoàn Bộ Binh yểm trợ cho các đơn vị của Trung Đoàn Phòng Không 271, và Tiểu Đoàn vũ khí nặng (Đại Bác không giật 57 và 75 Ly, súng cối 82 ly của địch, quân số ước tính khoảng 1,200 cán binh Cộng Sản Bắc Việt. Chiếu theo kế hoạch đột kích, Biệt Cách Dù chia ra làm ba mũi tấn kích: - Mũi tấn kích bên sườn Trái, do cánh quân của Đại Đội 2 xung kích, chỉ huy bởi Đại Úy Nguyễn Sơn (Đại Đội Trưởng); - Mũi tấn kích bên sườn Phải, do cánh quân của Đại Đội 3 xunh kích, chỉ huy bởi Đại Úy Phạm Châu Tài (Đại Đội Trưởng), - Trung quân, tấn kích thẳng vào chính diện, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy tổng quát cùng với bốn toán Trinh Sát, tinh nhuệ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được chỉ huy bởi Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng). Các chiến sĩ gan lì Biệt Cách Dù âm thầm xuất phát từ mặt Bắc Thành Phố, và đến chân đồi Đồng Long sau 1/2 giờ cẩn thận di chuyển trong im lặng truyền tin, không một tiếng động, như đoàn Beo Gấm ban đêm đi tìm mồi, các cánh quân được điều động, dàn trận thành hàng ngang, từ từ tiến sát vào mục tiêu, rồi đồng loạt xung phong, khi trời vừa hừng sáng. Tiếng hô xung phong vang dậy một góc trời. Các chiến binh Biệt Cách Dù làm thức tỉnh trên 1000 cán binh Cộng Sản đang còn say ngủ tại các ụ súng phòng không, các giao thông hào và hố cá nhân chiến đấu; nhưng không còn kịp nữa, chúng bị đột kích một cách vô cùng táo bạo, tiếp theo hằng loạt tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo Tết, tiếng nổ chát chúa của súng phóng lựu M-79 và lựu đạn, được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và có đủ thì giờ xoay trở. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện lính “rằn ri” Biệt Cách Dù tấn chiếm. Cộng quân chủ quan khinh địch, sau gần ba tháng từ ngày chiếm cứ ngọn Đồi này, không nghĩ là lực lượng Việt Nam Cộng Hòa còn đủ khả năng tái chiếm. Xác người, thân người nằm oằn oại rên la, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng, súng cao xạ phòng không của địch, chỏng gọng… bỏ ngổn ngang vung vãi dưới các ụ súng phòng không, trong các giao thông hào và hố cá nhân. Chiến thuật đột kích, là phương pháp tấn công vô cùng táo bạo, dùng ít đánh nhiều, đánh nhanh đánh mạnh, với hỏa lực được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và không có thì giờ xoay trở. Sau khi san bằng Đồi Đồng Long, Trung Tá Huấn nhận được truyền tin báo cáo của các Đại Đội, hai bên cánh Tả và Hữu… đã càn quét sạch “Mục Tiêu”, địch đã bị đánh tan, ngoại trừ các xác chết và thương binh địch còn nằm la liệt trên chiến địa, một số nhanh chân chạy vuột ngược lên phía đỉnh đồi, đã là mục tiêu rất tốt cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù tác xạ (Như bắn BIA tại quân trường) một số khác tuôn chạy ra bìa rừng kế cận để thoát thân, thì làm mồi cho các trực thăng vỏ trang Cobra Hoa Kỳ bắn hạ. Và liền khi đó, Trưởng Toán Thám Sát Trung Úy Lê Văn Lợi, hãnh diện và hiên ngang cắm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lên trên đỉnh đồi Đồng Long vào trưa ngày 13 tháng 06 năm 1972. Lá Quốc Kỳ thân yêu nền vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ tung bay, phất phới trên đỉnh đồi Đồng Long, giữa nền trời xanh biếc của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, xóa đi áng mây mờ đang giăng phủ trên vùng chiến địa An Lộc. (xem sơ đồ số 8) BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG Đêm 12 rạng 13 tháng 06 năm 1972 (Sơ đồ số 8) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được đổ quân vào An Lộc ngày 16 tháng 04, và ra khỏi An Lộc ngày 24 tháng 06 năm 1972, được bổ xung quân số và dưỡng quân hai ngày; và được lệnh không vận tăng cường cho mặt trận Quảng Trị vào ngày 26 tháng 06 năm 1972 (3). 5. 2 KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN (Riêng cho Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long) ĐỊCH: - 612 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến (600 chết, 12 bị bắt sống) - Mất: 520 AK.47, 18 súng lục K.54, bốn súng cối 82 ly, hai đại bác không giật 57 ly và hai đại bác không giật 75 ly; bốn súng phòng không 12 ly 7; tám súng phóng hỏa tiễn cầm tay SA .7 BẠN: 04 “Chết”, 14 bị thương. 5. 3 CÂU CHUYỆN DƯỚI CHÂN ĐỒi ĐỒNG LONG Chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng… Có tiếng động khả nghi bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Có tiếng hét từ nơi các chiến sĩ Biệt Cách Dù đứng cạnh miệng hầm: “chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tao tung lưu đạn vào, chết cả đám bây giờ…” Có tiếng la từ xa: - Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!! Tiếng nói của Trung Tá Huấn chỉ thị từ xa vọng lại. Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to: - “Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hòa, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.” Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra. – Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu. Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tụy, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm. – Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi. Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, như hai bộ xương còn biết cử động, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức. Sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Úy Lê Thanh Châu, bác sĩ quân y của Liên Đoàn, liền được gọi đến để cấp cứu, cho hai em uống ít nước và chích cho hai em hai mũi thuốc khỏe, lần lần hai em mới từ từ lấy lại sức và dần dần hai em mới thốt được ra tiếng, kể lại về hoàn cảnh của gia đình hai em như sau: ..."Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), không biết sống chết hay còn kẹt nơi đâu, để lại vợ và ba con non dại (Nở, Loan và một em trai bốn tuổi). Mẹ của Nở và Loan cõng em trai bốn tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường bị một quả pháo nổ ngay sau lưng bà mẹ, và đã gây thảm cảnh cho gia đình Trung Sĩ Hiến, vợ cùng đứa con trai phía sau lưng, đang ôm chặt lấy cổ của mẹ mình, đều bị thương nặng vì trúng mảnh đạn pháo. Bà mẹ ngã vật xuống bên lề đường, rên rỉ một hồi rồi tắt thở lìa đời, còn lại hai mái đầu xanh chỉ vừa tròn 8 và 9 tuổi đầu, kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp cái hang này, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt."... Các em kể lại, không biết thảm cảnh cho gia đình các em, xảy ra ngày tháng nào, chỉ biết là ngày mà quân Cộng Sản tràn vào chiếm ấp, và tất cả dân đều bỏ chạy, cho đến hôm nay, dường như đã trên 60 ngày, không cơm không nước!!! Vậy thì các em làm sao sống được? Các em mô tả trong ngày đầu, đứa em trai tắt thở qua đời, thân xác sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, khi nghe thấy tiếng bom đạn dịu dần, để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng, để uống. Ôi, chiến tranh, chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã đem đến cho dân tộc Việt Nam mình như thế đó. Hai em bé đó được các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù cứu sống, và được chuyển về cho Tiểu Khu Bình Long chăm sóc tiếp… Cho đến khi An Lộc được giải tỏa, và rồi không còn được tin gì về hai em nữa….. Cho mãi đến năm 1994, phóng viên điện ảnh Nguyễn Hữu Cầu ở San Jose điện thoại cho Đại Tá Huấn biết tin: Hai em Loan và Nở đã được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, và đưa về Mỹ ngay từ năm 1974. 5. 4 NHẬN ĐỊNH Căn cứ vào kỹ thuật tác chiến, thành tich chiến đấu và kết quả đạt được, (Trong Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long), Đọc câu chuyện “Hai tháng tử thủ An Lộc“ đoạn “Dưới chân đồi Đồng Long”, của Biệt Cách Dù Đỗ Đức Thịnh, Và lời khen của Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Cố TrungTướng Nguyễn Văn Minh, Chúng ta có thể nhận định một cách khách quan, đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quả thật là vô song, tuyệt diệu, về cả ba phương diện: - Kỹ thuật tác chiến, - Tinh thần kỷ luật, - Tình nghĩa đồng bào, (rất được lòng Dân). Chúng tôi nêu lên đây tóm lược lời khen của Vị Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, sau kết quả của trận đột kích Đồi Đồng Long vào năm 1972: “Biệt Cách Dù… Lấy ít đánh nhiều… Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít… Là một trong những đơn vị giúp HỒI SINH An Lộc”. Tham dự nhiều trận đánh, trên một chiến trường “nặng độ” như thế, từ ngày đặt chân xuống An Lộc (ngày 16 tháng 04 năm 1972), đến ngày rời khỏi An Lộc (ngày 24 tháng 06 năm 1972), trong vòng 69 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, và đã hứng chịu hằng trăm ngàn quả pháo của địch quân, mà chỉ có 69 chiến sĩ hy sinh tử trận. Quả thật là một Đơn Vị “Biệt Kích” = Commando hiếm có trong các đơn vị Commando thiện chiến của Quân Lực các Quốc Gia trên Thế Giới. (1) Ðặc san Biệt Cách Dù kỳ Đại Hội năm 1998, đề mục “Chiến trường đi không hẹn”, đoạn “Đi theo đoàn quân ma” của Tác Giả Biệt Cách Dù Thiếu Tá Phạm Châu Tài. (2) Nhật Ký Hành Quân của Quân Đoàn 3 về trận An Lộc năm 1972. (3) Thư đề ngày 12 tháng 05 năm 2004 của Đại Tá Phan Văn Huấn, cựu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972). https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-1/5/ 2015-01-08 Thi Nguyen's photos 62 3 comments Thi NguyenJan 8, 2015 Bình Long Quê Hương Tôi Nhạc: Cục Chính Huấn http://youtu.be/yd5xwRU4Z44 Bình Long quê hương tôi nằm trên máu lửa u buồn Bình Long thân yêu ơi Bình Long hai tiếng thảm thương. Thương rất nhiều đồng bào vô tội ngã gục và đỡ máu cha vào thau đây xác giặc đầy đường. Bình Long quê hương tôi mồ chôn xác giặc ngông cuồng. Hằng trăm T-54 (tê năm mươi tư) còn nằm phơi xác ngổn ngang. Bên cả ngàn giặc cộng chết nằm đầy đồng Nhờ chiến sĩ những anh hùng đứng lên giết giặc giữ nhà. --------------------------------- Bình Long trong cuộc chiến 1972 http://youtu.be/bDid2N6hjB4 AN LOC CHIEN 1972 http://youtu.be/j097RQHxEFE Thi NguyenJan 8, 2015 We fight the Viet Congs our own way, not the rich boys' way. You (Uncle Sam) stay out! ------- Ha ha ha... Vietnamese soldiers used M-72 much better than Yankees boys did (didn't you used M72 LAW in Khe Sanh battle before?). We' ve proved M72 LAW worked much better than Soviet RPG-7 rocket propelled grenade. Thi NguyenJan 10, 2015 CHƯƠNG 6 CUỘC TẤN CÔNG LẦN THỨ BA và TRẬN CHIẾN ĐỒI GIÓ (Khởi phát vào đêm 18 rạng ngày 19 tháng 04 năm 1972) Sau hai ngày đêm, cường độ pháo kích của địch giảm dần, mùi thuốc súng vừa lắng dịu… Khi hoàng hôn vừa đổ xuống, bỗng dưng cường độ pháo của Cộng quân lại gia tăng đột ngột trở lại, và có phần khốc liệt hơn hai lần trước, trên 9,000 quả đạn pháo đủ loại thi đua nhau nã vào Thị Xã An Lộc. Ðịch pháo vào các mục tiêu: a. Bệnh viện Tỉnh Bình Long: nơi đây, đạn pháo của Cộng quân đã sát hại gần 2,000 dân chúng vô tội, các cụ già, đàn bà trẻ em đã bi thương tích, đang nằm ngổn ngang trong, ngoài hành lang, ngay cả ngoài sân bệnh viện, trong các lều vải của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 được dựng lên để che nắng mưa sương gió cho người đang bị thương tích, đang nằm chờ được đến phiên chữa trị. Thịt xương tung tóe, máu đổ thành vũng, tiếng rên la ngút trời xanh. b. Các nơi thờ phượng Tôn Giáo: • Tại Nhà Thờ Chính Tòa Tỉnh, Cộng quân pháo sập tháp chuông, sập luôn mái ngói thính đường, chỉ còn trơ lại chiếc Thánh Giá có treo hình Chúa ở giữa, ngay cả sân bên ngoài của Nhà Thờ cũng bị trúng pháo; duy nhất chỉ có Tượng Đức Mẹ, là không có một dấu tích miểng pháo nào. Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Bùi Quyền (Sĩ Quan Hành Quân Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù), Ông không là người Kitô Giáo, phát biểu rằng: “… Tôi cũng rất lấy làm lạ, vào lúc đó, trong Thành Phố, không có một nơi nào mà không có vết tích do miểng pháo cùa địch, duy nhất chỉ có Tượng Đức Mẹ ở Nhà Thờ Công Giáo là không thấy “một vết miểng nào”, cho nên các binh sĩ Dù (toán có trách nhiệm thu nhặt dù tiếp tế, trong khi chờ đợi dù rơi xuống, tụ đến đứng xung quanh tượng Đức Mẹ, hy vọng sẽ được an toàn… Mà quả thật như vậy, không có binh sĩ nào bị thương trong lúc thu lượm dù tiếp tế…” • Chùa Phật, tọa lạc gần cổng Phú Lố phía Tây thành phố, cũng bị trúng hàng trăm quả pháo, san bằng ngôi chánh điện Phật Đường, kèm theo gần NGÀN sinh linh tín đồ, đang quây quần dưới chân Phật Tổ từ bi, bị thương vong thảm hại, tiếng kêu Trời, tiếng rên la vang dậy, mỗi lần có tiếng nổ chát chúa của pháo địch rơi ngay vào nơi Phật tử đang quỳ tụng niệm, cầu ơn trên Phật Tổ che chở độ trì…. Cuộc pháo kích lần này, có thể nghĩ, Cộng quân cố ý nhằm sát hại dân lành, để tạo thêm rối loạn cho các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa đang trấn thủ, vì chúng đã biết chắc rằng, sau gần suốt tuần lễ pháo kích, dân chúng vì không có hầm trú ẩn tránh pháo, nên bị thương khá nhiều, bắt buộc phải đến Bệnh Viện Tỉnh để nhờ điều trị. Còn số dân khác, may mắn không bị thương tích, thì tụ tập đến những nơi thờ phượng (Chùa, Nhà Thờ) để cầu nguyện ơn trên che chở, cho tai qua nạn khỏi…. Chỉ có một số độ vài trăm dân chúng, may mắn được ẩn núp cùng chung với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa là được thoát nạn trong đợt pháo kích nặng nề lần này. Như vậy, ngoài những mục tiêu quân sự (các Bộ Chỉ Huy, các nơi xét thấy trực thăng có thể đáp được, v..v, Cộng quân đã “chấm” những tọa độ Bệnh Viện Nhà Thờ, Chùa) từ trước. Khi vừa dứt tiếng pháo, tại mặt phía Bắc, nơi tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Cộng quân gom hết các cán binh, luôn cả những cán binh chuyên lo việc “nấu ăn” của các Trung Đoàn Bộ Binh Công Trường 5 còn lại, và Trung Đoàn què quặt chiến xa 203, mở trận tấn công thêm một lần nữa. Nhưng lần này, lại gặp phải lực lượng Biệt Cách Dù ngay ở tuyến đầu, nên chỉ trong khoảnh khắc, các mũi tấn công của địch đều bị bẻ gãy, các chiến xa địch rồ máy phóng đại vào tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị sụp hố, chỏng gọng, bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù tiến đến cận kề bắn hạ thật dễ dàng. Quân địch bị Lực Lượng Biệt Cách Dù và Trung Đoàn 8 Bộ Binh đánh tan nhanh chóng. Sau gần một tiếng đồng hồ, Đại Tá Trường và Trung Tá Huấn lên tần số báo cáo với Tướng Hưng, Cộng quân đã sử dụng cấp Trung Đoàn Bộ Binh có chiến xa trợ chiến, nhưng cường độ tấn công lại rời rạc, cán binh lớ ngớ như mất hết tinh thần chiến đấu… nên tất cả đều bi đẩy lui…. bỏ lại trận địa hơn 200 xác chết cùng với 6 T.54 bị quân ta bắn hạ. Quân Bạn bị thiệt hại nhẹ. Tuy nhiên, về hướng Bệnh Viện Tỉnh, khu nhà Thờ, dường như bị trúng pháo rất nhiều, kế đến Trung Tá Biết, Liên Đoàn 3 Biệt Động quân, báo cáo tình hình mặt phía Đông, Cộng quân cũng sử dụng cấp Trung Đoàn cũng có chiến xa trợ chiến… nhưng tất cả đều bị các chiến sĩ Biệt Động Quân đẩy lui. Địch bỏ lại trên chiến địa trên 100 xác chết và 2 T.54 bị bắn hạ. Biệt Động Quân có 5 tử thuơng và 20 bị thương… Địch rút ra khỏi vòng chiến. Tại mặt phía Tây, Trung Tá Quân (Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh) báo cáo lực lượng địch cỡ cấp Tiểu Đoàn cũng khai hỏa, nhưng không thấy tấn công, dường như để thăm dò. Tuy nhiên về phía Chùa Phật gần cổng Phú Lố, dường như bị trúng pháo khá nhiều, không biết ra sao!! Bạn không có thiệt hại, địch không rõ. Mặt phía Nam, Đại Tá Lưỡng báo cáo: “Không thấy địch động tịnh”. Lực lượng Cộng quân tấn công lần “thứ ba” này, do Công Trường 5 và Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm mộtTrung Đoàn của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, cố gắng dồn hết nỗ lực tấn công thêm một lần nữa, sau hai lần tiên khởi đã thất bại ê chề. Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tăng cường thêm được 3,000 quân tinh nhuệ – Nhẩy Dù và Biệt Cách Dù, đang có mặt tên trận tuyến, mà địch không ngờ đến, cho đến khi các đơn vị bộ binh và chiến xa địch tấn công, trong vòng khoảnh khắc, địch bị đẩy lui hoàn toàn và bị diệt gọn nhanh chóng, cả ba mặt Bắc, Đông Bắc, và Đông. Tóm lại, cuộc tấn công lần “thứ ba”, Cộng quân cũng bị thất bại, không lấn chiếm được thêm một “tấc đất” nào, mà còn để lại trận địa thêm vài trăm xác cán binh, và gần chục chiến xa bị bắn cháy, cũng như một số “tù binh” bị bắt sống. Cộng quân chỉ đạt được kết quả, sát hại khoảng 4,000 dân cư của Tỉnh Bình Long…Đó là thành tích ưu việt của bọn con cháu Ông Hồ và cái Đảng vô thần của Cộng Sản Việt Nam. 2- TRẬN CHIẾN ĐỒI GIÓ (Khởi diễn vào đêm 18/4 /72) Cùng thời điểm, đêm 18 rạng 19 tháng 04 năm 1972, một lực lượng khác của Cộng quân khởi phát cuộc pháo kích và tấn công “Căn Cứ Hỏa Lực Pháo Binh dã chiến” của Quân Dù, trên đỉnh đồi Gió và Đồi 169. Tương quan lực lượng giữa đôi bên : ĐỊCH: Cộng quân tung vào chiến trận hai Trung Đoàn chính quy: Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 và Trung Đoàn 172 của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, và mộ Đại Đội Chiến Xa T.54 của Trung Đoàn 203 Chiến Xa, dưới sự yểm trợ của Sư Đoàn 69D “130 ly”. Quân bộ chiến khoảng 4,000 cán binh, chưa kể Thiết Giáp. BẠN: Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) Lữ Đoàn 1 Dù, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Đại Đội Công Binh Chiên Đấu, Pháo Đội 1 Dù. Quân số 800 chiến binh. Nói về Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, sau khi được đổ quân an toàn xuống khu vực Đồi Gió, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8, di chuyển vào Thị Xã An Lộc, còn Tiểu Đoàn 6 Dù, được cắt cử ở lại để yểm trợ cho Công Binh thiết lập căn cứ hỏa lực Pháo Binh Dù trên đỉnh đồi Gió. Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, cắt cử Đại Đội 61, trấn thủ ấp Srok Ton Cui (dưới chân đồi, Đông Bắc Đồi Gió); còn Tiểu Đoàn (-) được chia làm hai, 1/2 do Tiểu Đoàn Phó Thiếu Tá Phạm Kim Bằng trực tiếp yểm trợ cho căn cứ Pháo Binh Dù trên đỉnh Đồi Gió (sáu khẩu 105 ly); hai Đại Đội còn lại, do Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy, di động trấn giữ phía Đông triền đồi 169. Sự hiện diện bất ngờ, ngoài dự liệu của địch, về căn cứ hỏa đầu gây khó khăn cho tất cả các cánh quân địch trong vòng chu vi 8 cây số đang bủa vây An Lộc, như một chiếc gai nhọn đang đâm thủng chiếc bọc bao vây An Lộc, cho nên Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt quyết định, bằng mọi giá, phải nhổ đi “cái gai” căn cứ Pháo Binh trên cao thế này. Cộng quân điều động hai Trung Đoàn coi như thiện chiến nhất của hai Công Trường 7 và 9, tấn công thẳng lên Đồi Gíó, nơi có đặt sáu khẩu 105 ly của Pháo Đội 1 Nhảy Dù. Địch chia quân thành haicánh: - Cánh thứ nhất gồm Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt có 6 T.54 trợ chiến, xâm nhập và tấn công Đồi Gió từ hướng Bắc, Đông Bắc; - Cánh quân thứ nhì do Trung Đoàn 272 của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, có 6 T.54 trợ chiến, xuất phát theo sau cánh quân thứ nhất, theo lộ trình Liên Tỉnh Lộ 245 bọc sâu xuống ấp Srok Ton Cui, tiến công từ phía Bắc, Tây Bắc đồi Gió. Nhưng cánh quân này vừa mới tập họp được, chuẩn bị dàn quân để hợp đồng tấn công lên Đối Gió, cùng với cánh quân thứ nhất, thì gặp phải cánh quân của Tiễu Đoàn 6 (-), chận cắt ngang, gây thiệt hại khá nặng. Khởi đầu địch áp dụng chiến thuật “Tiền pháo hậu xung”. Địch tập trung hỏa lực pháo binh trên 2,000 quả 130 ly vào đỉnh đồi Gió và vùng yên ngựa trên đỉnh đồi Gió và đồi 169, phá hủy hết các khẩu pháo của Quân Dù, kho đạn pháo binh nổ tung. Sau trận pháo kích, bộ binh và chiến xa ồ ạt tiến lên… các chiến sĩ Dù trên các giao thông hào có dịp tác xạ, hết đợt xung phong này đến đợt xung phong khác, địch cũng không chiếm được mục tiêu, ngưng pháo để cho bộ binh tiến vào, bộ binh và chiến xa vẫn tiến không nổi, được lệnh tháo lui, rồi gọi pháo tiếp tục bắn phá. Những T.54 thi đua nhau bị các chiến sĩ Dù bắn lật lăn xuống triền đồi, đè bẹp một số cán binh Cộng Sản đang tiến lên phía sau. Các chiến sĩ Dù trên vòng đai phòng thủ vị trí pháo binh đã đẩy lui trên 10 đợt tấn công, bắn cháy hết sáu chiếc T.54 của địch. Tuy nhiên chiến sĩ Dù cũng phải trả một giá khá đắt, vị Đại Đội Trưởng 63 tên Cao Quốc Tuấn bị tử thương, và hơn 100 chiến sĩ bi thương vong, cuối cùng Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng cũng bị thương, nên buộc phải rút theo triền đồi về phía Đông để sát nhập với Bộ Chì Huy Nhẹ Lữ Đoàn 1 Dù đang đóng quân cùng Đại Đội Công Binh Chiến Đấu trên đỉnh ngọn đồi 169, và cùng nhau chuyển tải thương binh, theo hướng Tây, nương theo đường thông thuỷ rút lui về An Lộc. Riêng cánh quân của Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh đang ở phía Đông triền đồi 169, vì còn đứa con (Đại Đội 61 Dù), đang trú quân tại Ấp Srok Ton Cui, Trung Tá Đĩnh phải rút xuống triền đồi, vượt qua con suối Rộ, dầy đặc lau sậy, cuối cùng cũng bắt tay được với Đại Đôi 61 Dù; chờ cho đến trời hừng sáng, Trung Tá Đĩnh chỉ huy ba Đại Đội tung phá vượt vòng vây vế phía Nam, Cộng quân bị đánh bất ngờ. Một trận thư hùng lại diễn ra dọc theo Liên Tỉnh Lộ 245 về phia Nam, các chiến binh của Tiểu Đoàn 6 Dù có dịp tạo thêm thành tích, bắn cháy thêm 4 T.54, dọc theo con lộ số 245; địch quân bám theo sát Tiểu Đoàn 6 Dù (). Phần vì gần hết đạn dược, phần vì có khá nhiều thương binh, Tiểu Đoàn 6 Dù khẩn cấp liên lạc với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, cho các trực thăng Cobra và các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ đến yểm trợ, cuối cùng Tiểu Đoàn 6 Dù (), cũng vượt ra khỏi vòng vây của địch quân, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho trực thăng đến bốc thẳng về Lai Khê, vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972. Kết quảTiểu Đoàn 6 Dù bị tổn thất khá nặng. (xem sơ đồ số 9) 3- KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: 2750 thương vong, 10 T.54 bị bắn hạ BẠN: 300 tử trận, 300 bị thương Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Hỗn Hợp thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh hoàn toàn bị hư hại (16 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly) + Đại Đội Pháo Binh Dù (6 khẩu 105 ly). DÂN CHÚNG: Ước tính gần 5,000 thương vong 4- NHẬN ĐỊNH Từ cuộc tấn công lần đầu (13 tháng 04), đến cuộc tấn công lần thứ nhì (15 tháng 04), cho đến lần thứ ba này, so sánh cường độ sau 3 đợt tấn công của Công Trường 5 và Bình Long Cộng Sản Bắc Việt vào tuyến phòng thủ phía Bắc và phía Đông của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhận thấy cường độ tấn công càng lúc càng giảm dần và yếu đi, vả lại lần thứ ba này lại chạm mặt với đơn vị thiện chiến Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên bị chận đứng và bị đánh tan nhanh chóng. Còn về trận chiến Đồi Gió, mặc dù Cộng quân thành công trong việc dập tắt được căn cứ hòa lực Pháo Binh, và đẩy lui được Tiểu Đoàn 6 Dù ra khỏi khu Đồi Gió và Đồi 169, nhưng cũng phải trả một giá rất đắt. Trên 2,750 cán binh của hai Trung Đoàn 141/CT7 và 272/CT9 bị thương vong, và 10 trong số 12 chiến xa tham chiến bị bắn hạ. Việc điều quân tấn công Đồi Gió của Cộng quân, dường như không có sự Chỉ Huy thống nhất? (Cánh quân thứ nhất thì khởi phát tiếng súng lệnh tấn công vào lúc ba giờ sáng, trong lúc đó cánh quân thứ nhì thì tới trời vừa hừng sáng mới tập họp xong chưa kịp tấn công, lại bị Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa “bất thần” tấn công, cắt ngang nửa chừng). 5- ĐỒI GIÓ ĐỔI TÊN (Tác Giả PHAN NHẬT NAM) Nhà văn gốc Quân Đội Phan Nhật Nam viết về “Một chiến trường đẫm máu” có đoạn nói đến Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, “Đồi Gió đổi tên”, như sau: 21giờ 00 của ngày 19 được đánh dấu bởi quyết định của”Lê Lợi”: Tiểu Đoàn 6 Dù không còn nhiệm vụ giữ pháo nữa, chỉ còn nhiệm vụ giữ cao địa. Tiểu Đoàn Trưởng toàn quyền quyết định. Pháo còn nữa đâu mà giữ, chưa đầy 48 giờ, đã mất sáu khẩu pháo với ngàn quả đạn, bây giờ ở đây làm gì? Dọt! Đĩnh dẫn Đại Đội 60 và Đại Đội 62 xuống đồi, hướng về phía Ấp Srok Ton Cui, nơi đang có 61 trấn thủ, để lại trên đồi hai Đại Đội 63 và 64 cho Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng trấn giữ. Vinh “con” ào xuống như núi lở, Cộng quân bung ra khép lại. Vinh tiếp tục lấn… Chân Đồi Gió và Ấp Srok Ton Cui lại kẹt thêm cái suối Rộ. Vinh cựa quậy khó khăn dưới đám lau sậy, ruộng sũng nước. Nó bâu tôi như đĩa đói, dứt không nổi Anh Năm. Vinh hét với Đĩnh trong máy… Tối quá chỉ còn sờ ngực áo mà đánh lưỡi lê thôi… quên sờ nón sắt mà nhận Bạn. Nhưng Cộng quân cố chận bằng mấy lớp hàng rào người. 23 giờ 00 đêm, Vinh cũng sờ được cái Ấp…nơi đây Đại Đội 61 đang trông chờ từ lúc chập tối, 400m từ chân đồi đến người lính gác của Đại Đội 61, thành phần của Tiểu Đoàn 6 Dù đi mất 3 giờ, 3 giờ thêm một số thương binh vì lưỡi lê và mảnh lựu đạn của 400m cận chiến. Bây giờ là 00 giờ 00 của ngày 19 bước qua 20. Cộng quân không phải chỉ có một thành phần, một cánh quân, nhưng mà là một lũ người, một lớp sóng người chen vai thích cánh lố nhố đầy chân Đồi Gió, chân đồi phía Tây lẫn phía Đông.. Cộng quân tràn ngập đường 245 như trẩy hội. Cộng quân bao quanh Ấp Srok Ton Cui như đám người đói vây quanh vị trí phát chẩn. Không phải là một cuộc điều quân, nhưng là một chợ người, lộn xộn ồn ào, la hét tìm đơn vị, chuyển lệnh – Ngày hôm nay sao máy bay “ngụy” nhiều quá! – Sao mày không bắn! Tao chỉ có AK – AK thì AK, bắn cho “ngụy” sợ… Ở trong này, Đĩnh thì thầm liên lạc với các Đại Đội 61, 62, và 60: các Toa dặn lính đừng bắn phải tiết kiệm đạn tối đa, chỉ nổ súng khi nào thấy chúng nó tấn công mình. Phải đợi trời sáng, khi xác định được rõ mục tiêu, chúng ta sẽ đồng loạt nổ súng, cắt đứt ngang đoàn quân của chúng, nhớ chuẩn bị các M.72 để hạ Tăng chúng nó!! - Các Đại Đội Trưởng đáp, nhận rõ 5/5 . Dù vô trật tự đến tới đâu, Cộng quân cũng tập họp lại được hàng ngũ. ba giờ sáng, tiếng kèn thúc quân vang lên lồng lộng… xong rồi tụi nó chuẩn bị dứt mình. Tiếng kèn thúc quân xoáy trong đêm, vang dọc theo đường 245… Bỏ mẹ, chúng nó bố quân cả ba cây số đường dài.. đồng thời từ phía Bắc đầu đường 245, có tiếng động cơ máy nổ, ánh sáng đèn pha quét ngang dọc trong bóng đêm của tăng T.54. 3 giờ đúng, Đồi Gió bị tấn công trước, Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng, mặt đen xì, con người quá khổ, chậm rãi điềm tĩnh và hùng tráng như một hiệp sĩ thời cổ, đứng ra khỏi hầm, điều khiển hai Đại Đội 63, 64 phân công. 63 của Hoàng và 64 của Tuấn, hai Đại Đội đã thử lửa với quân Cộng Sản Bắc Việt từ ngày 17, hai Đại Đội Trưởng “tới” quá mức dũng cảm như những thiên thần tung hoành trên đầu lũ quỷ say máu. Tất cả đều ở tuyến đầu chiến đấu, không còn Khinh Binh, Tổ Trưởng, Trung Đội Trưởng, Tiểu đoàn Phó… chỉ còn một hàng ngang theo giao thông hào, điểm phân biệt người chỉ huy là tay nói máy chuyền lệnh, tay ném lựu đạn, hai Đại Đội chỉ trừ những người chết hay bị thương mê man, thương binh chỉ tạm băng bó sơ qua vết thương, đứng hoặc dựa lưng vào thành giao thông hào để chiến đấu. 4 giờ trong bóng tối ngả màu tím của ngày sắp đến, sáu chiếc T.54 chia từ hai hướng Đông và Đông Bắc, bắt đầu lên đồi, lính tùng thiết Cộng Sản Bắc Việt chạy lố nhố theo sau để tính bề diệt gọn. Trăng thượng tuần gấn sáng rọi ánh sáng trắng lạnh xuống sườn đồi vằng vặc, khối sắt đen lóng lánh tiến dần vào cùng động cơ vang ầm ì, ngọn đèn vẫn giữ nguyên độ sáng, ở vị thế “pha”, luồng ánh sáng dọi thẳng lên đồi hỗn xược thách thức… Hai chiếc T.54 đầu tiên bò lần lần từng bước lên ngọn đồi dựng đứng. Để tao thanh toán nó, Tuấn đứng thẳng khỏi giao thông hào, kéo chiếc ống M.72 cơ hữu (trên nguyên tắc chỉ khinh binh mới có M.72). Rút hết các chốt an toàn.Tách! Sợi dây an toàn cũng đã bị đứt, Tuấn đưa chiếc hỏa tiễn lên vai nheo mắt… 100 thước, còn xa, 80 thước, hơi xa, 50 thước, đủ! Tuấn bị lóa mắt bởi hai ngọn đèn dọi thẳng mặt…Ầm ! Quả hỏa tiễn dập vào giữa hai điểm sáng, hơi chếch cao một chút, trúng ngay pháo tháp… Chiếc thứ hai tăng tốc độ hú lớn nhấc một cái lên tuyến phòng thủ, Hạ Sĩ Nhu, Tiểu Đội Trưởng can trường không kém Đại Đội Trưởng, nhảy vội lên pháo tháp, quả lựu đạn phát nổ sau khi Nhu vùa kịp nhảy xuống. Chiếc thứ ba thì lãnh một quả M.72, nằm yên bất động. Ba chiếc T.54 của phía Đông thì do chính Hoàng và một vài binh sĩ khác hạ. Cộng quân lại lui xuồng chân đồi, để đại pháo rưới thêm một lớp, lớp thứ sáu kể từ lúc khởi đầu trận đánh. Ngày tới với ánh sáng cùng cơn mưa pháo thứ bảy, đỉnh đồi bây giờ tan hoang, điêu tàn và bốc khói, khói của đạn địch và khói của đạn ta cháy dở “Hột Lạc” dài 30m ngang 70m, hứng khoảng trên 2000 quả đạn trong một đêm với vị trí dã chiến, ngày chiếu ánh sáng rọi rõ cảnh vật tan nát… Tiểu Đoàn Phó Bằng bị “tung” một mắt. Tuấn hứng một quả 75 ly, quả đạn nổ ngay trên thân thể người sĩ quan trẻ mới 23 tuổi… số tuổi quá nhỏ đem so với chiến trường nặng độ. Đồi Gió kể từ đó mang tên mới: Đồi “Quốc Tuấn”, danh hiệu truyền tin của Tuấn, Cao Quốc Tuấn. Với một con mắt đẫm máu, Bằng nghiến răng, nhướng mắt còn lại giữ vững đồi cho đến lượt tấn công thứ 16. 12 giờ trưa ngày 20, Bằng kiệt lực suôi tay bỏ rơi chiếc combine’, gọi Hoàng đến: “Thay tôi đem hai Đại Đội về 169 (Tây Nam Đồi Quốc Tuấn), với một cái yên ngựa chừng trên 2 Km đường rừng rậm. Nhớ đem hết thương binh, kẻ chết phải chôn lại…(xem Bản Đồ số 9). 6- CÂU CHUYỆN TRẬN ĐỒI GIÓ Do một nhân chứng sống, Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Dù (năm 1972). Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, được xem là người “HÙNG” của trận chiến An Lộc 1972. Khi còn mang cấp bậc Đại Úy, Vinh giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Nhảy Dù. Trong trận Đồi Gió, Vinh là vị Đại Đội Trưởng được Tiểu Đoàn Trưởng chỉ định theo sát bên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn chiến đấu, là Đại Đội sau cùng có trách nhiệm chận địch để cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 6 Dù cùng hai Đại Đội 60 và 61 vượt thoát vòng vây ra khỏi Ấp Srok Ton Cui vào sáng ngày 20 tháng 4, về phía Nam con đường 245, và cũng là vị Đại Đội Trưởng đầu tiên bứng được “chốt” quân Cộng Sản tại vùng Xa Cam và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù ở phía Nam An Lộc (ngày 08 tháng 06 năm 1972). (Vào trung tuần tháng 5 năm 2007, Vinh gọi điện thoại cho cá nhân tôi, để cám ơn đã nhận được quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu), nhân tiện Vinh có thổ lộ một vài chi tiết về Trận Đồi Gió và Trận “nhổ” chốt Xa Cam). Nội dung cuộc điện đàm được tóm lược như sau: “Thưa Niên Trưởng, Vinh rất cám ơn Niên Trưởng đả gửi tặng quyển sách Chiến Thắng An Lộc 72. Lật ngay tờ đầu, Niên Trưởng có ghi “Thân Tặng cho Người Hùng An Lộc Ngô Xuân Vinh”, Vinh cảm thấy thẹn lòng, vì thật sự trong cuộc phá vòng vây của Tiểu Đoàn 6 Dù, vào sáng ngày 20 tháng 04 năm 1972, Đại Đội của Vinh được chỉ định đánh chận đoạn hậu, và quăng trái khói để các trực thăng võ trang và không quân của Hoa Kỳ nhận biết lằn ranh giới giữa Bạn và Địch (thông thường khi mở cuộc xuất phát hay tấn công vào quân địch thì Đại Đội 62 lãnh “ấn tiên phong”, còn khi rút lui, muốn chận được địch không đuổi kịp theo đơn vị, thì cũng Đại Đội 62. Thật sự toàn thể Đại Đội 62 của Vinh rất lấy làm hãnh diện nhận lãnh trách nhiệm “Đi đầu!! Chận đuôi” do Tiểu Đoàn Trưởng giao phó. Như Niên Trưởng đã biết, từ lúc vượt được con suối Rộ đầy lau sậy, Đại Đội 62 dẫn đầu, đã nhiểu lần đánh cận chiến với quân địch, có một số binh sĩ thương vong. Đến khi bắt tay được với Đại Đội 61, chưa kịp nghỉ ngơi, lại gặp xe tăng và Bộ Binh địch ùn ùn kéo đến, di chuyển vòng quanh Ấp Srok bọc vòng xuống phía Nam từ con đường đất 245. Từ lúc 3 giờ sáng, Trung Tá Đĩnh đã lên tần số căn dặn các Đại Đội một vài điều quan trọng, nhất là phải tiết kiệm tối đa đạn dược, đồng thời chỉ định cho Đại Đội 62 “bao chót”, có nhiệm vụ chận địch và ném trái khói. Khi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và hai Đại Đội 60 và 61 bắn hạ hai T.54 của quân địch trên đường 245 và vượt qua về phía Nam, đến phiên Đại Đội 62 chuẩn bị vượt qua con lộ đất đỏ đó, thì hai T.54 khác trờ tới chận cắt ngang lối tiến của Đại Đội 62, Bộ Binh địch bu như kiến, tràn đến, buộc lòng Đại Đội 62 phải nghênh chiến, các chiến binh Dù của hai Trung Đội đi đầu nhanh chóng bắn hạ hai T.54 và một số cán binh tùng thiết, Vinh và Trung Đội còn lại đi đoạn hậu, thì vẫn còn kẹt lại phía bờ rừng bên kia đường 245, buộc phải dừng lại cản bước tiến của Cộng quân, lại một trận xáp chiến, một số chiến sỉ Dù bi thương vong, trong đó có Hạ Sĩ Nhất Bùi Hân và Binh Nhì Nguyễn Đình Huy (chiến binh mang hành trang cho Vinh) bị trúng đạn, thương tích khá trầm trọng, Vinh vội đưa vai lên cõng người đã cùng mình vào sinh ra tử, thì Huy vội nói: Đại Úy cứ để tụi em ở lại đây để chận tụi nó. Đại Úy mau chỉ huy anh em còn lại vượt qua khỏi con đường này đi. Hãy dồn cho chúng Em vài khẩu M.72 và vài băng đạn M.16 và mấy quả đạn M.79; quăng trái khói liền lên kẻo không còn kịp nữa!!!. Tôi đành phải cắn răng nhìn lại hai chiến binh của mình, thấy mình mẩy đẫm đấy máu, liệu bề thương tich khá nặng, nên đành phải làm theo lời yêu cầu cương quyết của họ, vội gọi hai khinh binh đang cầm 2 khẩu M.72, và 2 binh sĩ kế cận đang cầm súng phóng lựu M.79 cùng một số băng đạn M.16 để lại dưới gốc cây (nơi hai chiến binh tử chiến), và vội rút chốt trái khói “đỏ” bật lên như lời căn dặn của Tiểu Đoàn Truởng, đánh dấu lằn ranh giữa Địch và Bạn. …Vinh tiếp tục chỉ huy Đại Đội 62 còn lại khoảng ½ , tiếp tục theo hướng đoàn quân đi trước, khoảng 2 phút sau, từ lúc vượt qua con đường 245, Vinh nghe nhiều tiếng súng trường M.16 và AK nổ rang, tiếng phóng lựu và hai tiếng nổ bùng của M.72, sau đó thì tiếng súng im bặt… Có lẽ Hân và Huy đã làm tròn nghĩa vụ của người chiến binh Dù “đền xong nợ nước!!!” Lòng đau như cắt, thêm niềm hối hận… Vinh nghĩ Hạ Sĩ Nhất Hân và Binh Nhì Huy mới đúng là người Anh Hùng thật sự trên trận mạc!!!! Kế đến Tiểu Đoàn 6 (-) được trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê để chỉnh đốn lại hàng ngũ, và bổ sung quân số, lên được gần 600. Khi về đến căn cứ Lai Khê, kiểm điểm lại quân số cả 3 Đại Đội và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, chỉ còn chưa đầy 150, như vậy còn thất lạc khá nhiềụ. Vinh lãnh lệnh Trung Tá Đĩnh, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cung cấp cho hai trực thăng đổ quân và hai Gunship, bay trở lại tìm kiếm, trực thăng bay rà sát ngọn cây, nhận thấy trái khói “’vàng” từ dưới đất bốc lên, rà một vòng để xác định rõ, thấy mặc đồ Dù, Vinh vội ra hiệu cho trực thăng đáp xuống, bốc lên từng đợt 10 chiến sĩ Dù cho mỗi chiếc, cùng lượt đổ xuống, một số đạn dược và lương khô cũng như nước uống cần thiết tiếp tế, cho toán còn lại, chờ đợi đợt thứ hai.. Cuộc tìm kiếm liên tiếp hai ngày, gom lại được cũng trên 200. Cuối cùng rồi Tiểu Đoàn 6 lại được lệnh lên trực thăng đổ vào chiến trường An Lộc. Lần này Đại Đội 62 được hãnh diện dẫn đầu đoàn quân đi công phá “chốt Xa Cam” do một lực lượng cấp 2 Trung Đoàn của Cộng quân án ngữ “Đóng chốt”. Khi Đại Đội 62 tiến đến vị trí cố thủ trên trận địa chốt Xa Cam thì đã thấy ngổn ngang xác chết và súng đạn trong các hầm hố kiên cố cũng như giao thông hào. Có một hầm rộng lớn, được tìm thấy dưới đường rầy xe lửa, nhiều xác chết vẫn còn nguyên vẹn trong vị thế như người còn sống. Vì bị trúng “BOM CBU” của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại Đội 62 dẫn đầu đoàn quân trên 2000 chiến sĩ (một số là của các đơn vị Bộ Binh của Sư Đoàn 5 và Biệt Động Quân..), tiến dần lên phía Bắc, vẫn còn một số chốt kháng cự, hạ thêm được vài chục tên trong vùng càn quét… Đến khi nhận được lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh, cho bắn lên ba phát súng để làm hiệu cho Tiểu Đoàn 8 Dù đang trú đóng vùng phía Nam An Lộc…. Có ba tiếng súng hiệu đáp trở lại, với khoảng cách ước chừng 500 thước phía trước, Đại Đội 62 cẩn thận tiến lần lên. Khinh binh đi đầu đã nhìn thấy được các chiến binh Dù của Tiểu Đoàn 8 đang vẫy tay ra hiệu… Vinh liền báo ngay cho Trung Tá Đĩnh là đã nhìn thấy rõ quân Bạn (Dù) ở phía trước rồi… Độ 10 phút sau, Trung Tá Đĩnh di chuyển lên tuyến đầu của Đại Đội 62… và hân hoan ôm chầm Thiếu Tá Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù. Cùng lúc tiếng reo mừng vang dậy giữa hai cánh quân (Tiểu Đoàn 8 và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù), cũng như những chiến binh được bổ sung cho các đơn vị đang tử thủ An Lộc. Kể như Đại Đội 62 đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên “kỳ vọng” giao phó… Đoạn đường tuy không dài, nhưng đầy máu xương của trên 300 chiến sĩ cùa Tiểu Đoàn 6 Dù trong trận Đồi Gió, và gần chục chiến binh trong trận “bứng chốt Xa Cam !!!!…. Vinh ngồi bệt dưới chân một gốc cây cao su của đồn điền Xa Cam, lòng vẫn không vui, măc dù đã trả được mối hận “Trận Đồi Gió”, nhưng hình ảnh và vong linh của Hai Chiến Binh Anh Hùng Bùi Hân và Nguyễn Đình Huy cùng những chiến sĩ can trường khác dường như vẫn còn phảng phất đâu đây!!! Sau đôi giây, Vinh ngập ngừng dường như bị xúc động… Tôi hỏi thêm Vinh, “có đọc đoạn văn của Phan Nhật Nam, Tựa Đề “Đồi Gió Đổi Tên” hay không? nhận định như thế nào về bài viết đó? Vinh cười khẽ!! - Anh đó là một nhà Văn, nên lời lẽ đượm mùi Văn Chương chữ nghĩa, bài viết khá trung thực. Vinh đọc thấy Ông ta viết câu “Vinh con ào xuống như núi lở”. Thật sự thì khi tuột dốc để xuống chân đồi, thi ai ai cũng tuột mau, còn chữ “VINH CON”, e có người ngộ nhận “em” là đứa nhỏ con!! Thật sự em cao 1 m 72, cân nặng khoảng 100 kí lô (vào lúc đó 1972). - Anh xin phép Vinh để tóm lược ý chánh của cuộc điện đàm hôm nay, viết gọn lại, và sẽ được đăng trong ấn bản lần nhì!! Vậy Vinh có muốn nhắn gửi cho Anh cần phải ghi thêm những gì, để cho đọc giả tường tận hơn trong trận Đồi Gíó và trận “bứng chốt” Xa Cam này hay không? - Nếu có thể được, thì Vinh nhờ Anh, ghi thêm TÊN của Hạ Sĩ Nhất Bùi Hân và Binh Nhì Nguyễn Đình Huy vào đề mục “Danh Sách Những Vị Anh Hùng có liên quan đến trận chiến An Lộc đã hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc trong lần tái bản thứ nhì là đủ rồi. Thành thật cám ơn Niên Trưởng.” KHÔNG QUÂN YỂM TRỢ TRONG ĐỢT TẤN CÔNG LẦN THỨ BA Trong suốt đêm 18 tháng 04, những chiếc AC-130 (Spectre của Không Lực Hoa Kỳ), loại phi cơ có thiết trí đại bác 105 ly, và nhiều khẩu đại liên đủ cỡ, được điều khiển bằng “Radar = Hệ thống mắt thần”, bay ở cao độ, ngoài tầm sát hại của các loại phòng không địch, thay phiên nhau yểm trợ quân Bạn tại các tuyến đầu xung quanh thành phố An Lộc, đặc biệt là mặt phía Bắc và Đông, nhất là tại căn cứ Đồi Gió và Đồi 169. Do sự phối hợp điều khiển của các Cố Vấn Mỹ đang có mặt trong các đơn vị Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang và Không Quân Chiến thuật cũng như Chiến Lược Hoa Kỳ gần như chính xác này, đã gây rất nhiều thương vong cho các cán binh Cộng Sản Bắc Việt đang áp dụng chiến thuật xung phong “Biển Người”, cũng như các chiến xa địch bị bắn cháy, hầu như không thoát được chiếc nào, dù trong đêm tối. Sự yểm trợ được tiếp diễn qua suốt ngày hôm sau, cho Lực Lượng Dù tại Đồi Gió. Còn về các phi vụ B.52, cũng được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoạch định cho oanh tạc ba Box B.52 tại các vị trí của Cộng quân (xung quanh khu vực Đồi Gió và Đồi 169) ngoại trừ mục tiêu Phi Trường Quản Lợi, nơi đặt bản doanh đầu não của Cục R Cộng Sản Bắc Việt vì Không Lực Hoa Kỳ âm thầm từ chối. Kết luận: Sau ba lần tấn công đều bị thất bại và thiệt hại quá nặng nề, Công trường 5 Cộng Sản Bắc Việt được lệnh rút ra khỏi vòng chiến, thực lực còn khoảng một Trung Đoàn, được gom để lại tăng cường cho Công Trường 9, rút về điểm tập trung vùng phía Tây Nam An Lộc giáp ranh Việt Cambodia (vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc Quân Khu 4 Việt Nam Cộng Hòa, để bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ) (1). (1) Hồi ký “Chặn đường 10,000 ngày” của Tướng Cộng Sản Bắc Việt, Hoàng Cầm, trang 278. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/ CHƯƠNG 7 1- TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ TƯ (Khởi diễn vào đêm 10 /05/ 1972) Địch quân thay thế Công Trường 5 bằng Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, tiếp tục nỗ lực tấn công An lộc. Khai thác vào nguồn tin “mật mã”, bắt được từ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, quân địch được tái phối trí các đơn vị cơ hữu, sao cho thích nghi với tình hình mặt trận. Cũng dựa theo những nguồn “tin mật” đó, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà cũng thay đổi kế hoạch điều quân và phối trí lại các đơn vị cho phù hợp với tình hình chiến trường, như sau: 1.1- Tại mặt trận phía Bắc Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau 3 lần tấn công bất thành, đã kiệt quệ, nướng hết hai Trung Đoàn quân bộ chiến, và hơn 1/2 Tiểu Đoàn 203 chiến xa các loại, tàn quân, còn khoảng một Trung Đoàn, gom lại, tăng cường cho Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, đang có mặt trong vùng phía Tây thành phố. Viên chính ủy và viên Thủ trưởng Công Trường 5 bị khiển trách nặng nề, vì không những đã làm “tê liệt” Sư Đoàn cơ hữu, mà còn làm thiệt hại lây cho cho cả Công Trường Bình Long và một phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, (chiếu theo lời khai của hàng binh Cộng Sản do Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khai thác). Về phía Lực Lượng Bạn: Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, mặc dù sau ba lần chạm trán với địch, quân số bị hao hụt khoảng 650/2,500 nhưng lại được tăng cường 550 chiến binh tinh nhuệ Biệt Cách Dù, do đó, trên tuyến phòng thủ mặt Bắc vẫn còn vững chắc. (có lực lượng trừ bị như khởi đầu). 1.2- Tại mặt trận phía Đông Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường Bình Long, sau 3 đợt tấn công, có sự trợ lực của một Đại Đội chiến xa T.54 và Tiểu Đoàn Đặc Công Cục R, cũng bị hao tổn trên 1/3 quân số. Tinh thần cán binh của Công Trường Bình Long sa sút, một số lớn cán binh được tuyển dụng từ người bản xứ Cambodia, rất sợ phi cơ, nên sức công hãm rất yếu, chỉ có Tiểu Đoàn đặc công Cục R là còn xông xáo. Về lực lượng Bạn: Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, mặc dầu Tiểu Đoàn 36 bị địch tấn công, phải lui ra khỏi tuyến “án ngữ” (trên đường từ phi trường Quản Lợi vào thành phố An Lộc), nhưng lực lượng bố phòng bên trong vòng đai phòng thủ vẫn còn nguyên vẹn, và tại tuyến phía Đông Bắc, có lực lượng Biệt Cách Dù trấn thủ, tinh thần Binh Sĩ được lên cao, nên tuyến phòng thủ mặt Đông, được xem như vững chắc. (có lượng trừ bị cho Liên Đoàn). 1.3- Tại mặt trận phía Tây Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt được lệnh điều động rút trở về hai Trung Đoàn 171 và 172 cơ hữu, từ vùng Phi Trường Quản Lợi và vùng Đồi Gió để bổ sung quân số đã bị hao hụt nhiều, và tái tổ chức, cộng thêm một Trung Đoàn còn lại của Công Trường 5, được tăng cường Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Thiết Giáp 203 (-) làm nỗ lực chính cho đợt tấn công sắp tới đang có mặt trong vùng phía Tây Thành Phố. Về lực lượng Bạn: Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, còn lại 800 tay súng, đang án ngữ phía Tây, phải chịu áp lực của khoảng 9,000 quân bộ chiến của Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến. Rõ là một sự đe dọa cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Tướng Hưng đang trú đóng gần đó. 1.4- Tại mặt trận phía Nam Thành Phố: Về lực lượng Địch: Công Trường 7 Cộng sản Bắc Viêt (-), còn lại Trung Đoàn 165, với quân số khoảng 1,500 cán binh, rút về Trung Đoàn 141, đã bị hao hụt gần ½ (sau trận Đồi Gíó), cấp thời bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ. Riêng Trung Đoàn 209, từ hai tháng qua, đã bị các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà thay phiên nhau “tỉa” dần, gần như tan nát, tại vùng chốt “Tàu Ô”, không rút chân ra được cũng như không có bổ sung quân số. Tổng kết quân số của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt ở vào thời điểm này ước tính tối đa được khoảng 5,000 cán binh đang có mặt tại vùng phía Nam Thành Phố. Về lực lượng Bạn: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, với hai Tiểu Đoàn 5 và 8, đã tạo được “vòng đai thép” 2 cây số phía Nam An Lộc, tuyến phòng thủ thứ nhì, do lực lượng Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ. Tuyến phòng thủ cận phòng, có Đại Đội Trinh Sát 1 Dù cộng thêm thành phần của Tiểu Đoàn 6 Dù (rút từ Đồi Gió về). Như vậy mặt phía Nam Thành Phố được phòng thủ vững chắc, có thể nói là bất khả xâm phạm, với gần 1,500 tay súng thiện nghệ, mà người đời đã tặng cho cái biệt danh là “Thiên Thần Mũ Đỏ”. Riêng gần 400 chiến sĩ Địa Phương Quân, chiến đấu bên cạnh quân Dù, thì tinh thần chiền đấu cũng cao độ như quân Dù. Đó là quy luật chung của chiến trận, “Chiến đấu theo màu cờ sắc áo”. 2- TRẬN QUYẾT CHIẾN KHỞI DIỄN: Mặt trời vừa khuất bóng, Sư Đoàn 69 pháo 130 ly, các giàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly từ phía Tây và Tây Bắc, mở màn trận “mưa pháo”, tập trung vào các cứ điểm quan trọng có toạ độ từ trước, như Bộ Chì Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (vị trí cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, nặng nhất là trên vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về phía Tây Thành Phố. Sau gần 10 tiếng đồng hồ liên tục pháo kích hơn 8,000 quả đạn đủ loại, quân Cộng Sản lại áp dụng chiến thuật “Tiền Pháo Hậu Xung” (biển người), có chiến xa trợ chiến, trước tiên tại mặt phíaTây, đến mặt Tây Bắc, phía Đông, rồi đến mặt phía Nam. 2.1- Mũi tấn công vào tuyến phía TÂY: Về mặt phía Tây, Cộng quân sử dụng hai Trung Đoàn bộ binh 171 và 95C thuộc CT 9, và Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76. Sau 3 đợt tấn công, đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7, buộc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn và các Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 phải lui dần về gần đến hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Các chiến binh của Trung Đoàn 7 Bộ Binh, đã nhiều lần đánh cận chiến với quân Cộng Sản Bắc Việt, đẩy lui liên tiếp 3 đợt tấn công biển người của địch, bắn cháy 5 T.54 và 1 PT 76 ngay trên tuyến phòng thủ. Tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, hiện giờ chỉ có Đại Đội 5 Trinh Sát bảo vệ Bộ Chỉ Huy. Đại Đội 5 Trinh sát, quân số chỉ còn có 60 tay súng. Tướng Hưng hỏi vị Đại Đội Trưởng, tại sao quân số còn quá ít như vậy ? Vị Đại Đội Trưởng thưa rằng, binh sĩ đào hầm nằm phòng thủ bên ngoài, hầm hố dã chiến, bị trúng pháo địch sát hại lần hồi!!!, Tướng Hưng lại hỏi, sao Anh không báo cáo cho tôi biết? Vị Đại Đội Trưởng trả lời..Thưa Thiếu Tướng, báo cáo mà chẳng được bổ sung, lại gây cho Thiếu Tướng thêm lo, và phân tâm trong việc điều khiển quân tình, nên Em đành phải cắn răng lặng thinh cho tới giờ này, Thiếu Tướng hỏi Em mới dám trình lên Thiếu Tướng!!! (1) Căn cứ vào cường độ tấn kích của Cộng quân, chĩa mũi dùi chính vào phía Tây, với lực lượng hai Trung Đoàn quân bộ chiến, có chiến xa trợ chiến, đánh xuyên thủng phòng tuyến của Trung Đoàn 7, và trên đà tràn xuống gần đến Bộ Chỉ Huy đầu não của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, – sự thật, cho tới giờ phút này, Cộng quân cũng chưa biết Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng đặt ở vị trí nào. Trong tình thế cấp bách, Tướng Hưng quay máy gọi Đại Tá Trường, khẩn cấp điều động quân về tăng cường cho Bộ Chỉ huy Sư Đoàn ngay tức khắc; Tướng Hưng cho Đại Tá Trường biết “Tuyến của thằng 7 (Trung Đoàn 7) đã bị vỡ rồi, địch đang trên đà tiến dần đến tôi… Đại Tá Trường liền ra lệnh cho Đại Đội 8 Trinh Sát cấp tốc di chuyển đến Bộ Chì Huy của Tướng Hưng, đồng thời ra lệnh cho Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh điều động về tiếp ứng. Tiếp theo, Tướng Hưng gọi cho Đại Tá Lưỡng cố gắng ngắt ra 1 Tiểu Đoàn khẩn cấp gửi về tiếp ứng (Tiểu Đoàn 5 Dù đang trấn thủ mặt phía Nam được chỉ định di chuyển quân về tiếp ứng), Tướng Hưng gọi cho Trung Tá Biết cũng cấp tốc gửi Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy đầu não của mặt trận An Lộc. Trong vài giây phút ngắn ngủi trên đầu giây điện thoại, Tướng Hưng căn dặn Đại Tá Trường, nếu chẳng may bọn chúng tràn được đến đây (Hầm Chỉ Huy), tôi sẽ mở chốt lựu đạn cho nổ, chứ không đầu hàng, để cho chúng nó bắt sống. Còn Anh thì gom quân lại, theo chân Anh Huấn, lui về phía Nam, nhập chung với Đại Tá Lưỡng, cùng với Tiểu Khu Bình Long, rút quân ra khỏi Thành Phố, vượt khỏi vòng vây, về Lai Khê, tổ chức tuyến phòng thủ cuối cùng ngăn chận quân địch. (2) Một lực lượng hỗn hợp gồm 3 Tiểu Đoàn: Bộ Binh, Dù và Biệt Động Quân đến kịp lúc, vào “tần số” chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, liên thủ với nhau, giàn thành một trận tuyến, (Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh trách nhiệm tuyến bên phải, Tiểu Đoàn 52 thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân trách nhiệm tuyến giữa, Tiểu Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trách nhiệm bên cánh trái). Chận đứng được bộ binh và chiến xa địch, khi chỉ còn cách hầm của Tướng Hưng khoảng 200 thước; cùng nhau, liên thủ tác chiến, thay phiên nhau bắn hạ Tăng và quét sạch thành phần bộ binh địch đi đầu. Cho đến khi trời vừa hừng sáng, đồng loạt khởi phát cuộc phản công, đẩy lui quân Địch ra khỏi vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khi trước. Tại Hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng còn có thêm tuyến bảo vệ cuối cùng do hai Đại Đội Trinh sát 5 và 8 trấn giữ. (3) 2.2- Mũi tấn công vào phía TÂY BẮC: Vừa lúc đánh lui Cộng quân bỏ chạy ra khỏi tuyến phòng thủ phía Tây, vào khoảng 9 giờ sáng ngày 11 tháng 05, tại tuyến phòng thủ phía Tây Bắc, một lực lượng khác của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, ước tính khoảng hai Trung Đoàn, được tăng cường khoảng 20 chiến xa T.54 và PT.76. Khi nhận được tin báo của Đại Tá Trường, Tướng Hưng liền chuyễn lệnh cho Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh cấp thời di chuyển, đặt thuộc quyền chí huy của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, điều động chận địch. Bộ binh, cùng chiến xa Địch, ồ ạt tiến gần tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, các chiến binh Trung Đoàn 8 chống trả rất mãnh liệt, bắn cháy hai T.54 dẫn đầu và quét sạch các toán bộ binh tùng thiết. Cộng quân khựng lại, rồi tiến lên, thêm vài T.54 bị bắn hạ, cùng hằng trăm cán binh thương vong. Lần này bỗng dưng thấy chiến xa và bộ binh địch rút lui ra khỏi tầm tác xạ của các chiến binh Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Các trực thăng Cobra và các phi tuần phản lực cơ của Không Lực Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ rất đắc lực cho lực lượng trấn thủ. Khoảng 11 giờ 30 trưa, tưởng rằng địch đã rút lui bỏ chạy, nhưng sau khi chấn chỉnh đội ngũ, Cộng quân lại tiến quân, lần này chúng gom toàn lực, quyết xuyên thủng tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nhìn từ xa, thấy một đoàn quân lố nhố đông như kiến càng, bị trúng đạn súng cối của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Rocket của Trực Thăng Võ Trang, Đạn hay Rocket nổ, chỉ tan ra một lỗ, rồi dần dần quân địch tụ lại ngay. Đại Tá Trường lên tần số truyền tin, xin Tướng Hưng cho các phi tuần phản lực Hoa kỳ xuất phát từ các Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi biển Nam Hải đến oanh tạc. Đại Tá Trường liên tục hối thúc phi cơ oanh tạc !! Tướng Hưng trả lời… cứ để cho chúng nó tiến vào đi !!! Anh thông báo cho các binh sĩ chuẩn bị đừng ép ngực vào thành đất, cứ yên tâm, tôi đã có biện pháp đối phó với chúng nó rồi… Trên vùng trời trong sáng, khoảng 11 giờ 45, các phản lực cơ được lệnh rời vùng, để lại cho mọi người một bầu không khí ngột ngạt. Trong lúc quân địch tiến càng lúc càng đến gần thêm …1,000 thước rồi 900 thước, thình lình trên bầu trời có tiếng “gió rít” nghe rợn người, tưởng như tiếng âm hồn ma quỷ trỗi lên đòi cướp linh hồn của những người đang có mặt dưới đất, sau tiếng gió rít, là hằng loạt tiếng nổ chát chúa, kinh thiên động địa, khói bụi tung bay cả một vùng rộng lớn (chiều ngang 1 cây số, chiều dài 3 cây số, đó là tầm sát hại của một Box B.52), ngay chóc đội hình đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang tiến vào. Khi khói bụi tan dần, Đại Tá Trường cùng toàn thể các chiến binh Trung Đoàn 8 hiện diện nơi trận tuyến, nhìn trở lại về hướng tiến của địch quân, không còn thấy vật gì tồn tại, kể cả xác của các chiến xa địch, đã biến đi đâu hết, nhường lại trên mặt đất đầy rẫy những “hố Bom” rộng hơn chiếc ao ở đồng quê Miền Nam. Các cấp chỉ huy và tất cả các Chiến Sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh hiện diện trên chiến tuyến, mặc dầu nhiều người bị tức ngực và ù tai bởi sức ép và tiếng dội của B.52 oanh tạc, nhưng cũng đã thở ra được một hơi dài nhẹ nhõm. anloc_chuong7-1Chỉ có B.52, mới ”dọn sạch” được Cộng quân. B.52 quả đúng là” khắc tinh” của chiến thuật biển người, do Quân Cộng Sản thường áp dụng trên chiến trường. anloc_chuong7-2Mọi người trên chiến tuyến đều không biết ở đâu mà có B.52 đến kịp thời và đúng lúc như vậy!! Thông thường thì từ Quân Đoàn phải xin dự trù trước 48 giờ, và phải ghi rõ tính chất mục tiêu cho B.52 oanh tạc!! Trong trường hợp này, mục tiêu lại xuất hiện bất thình lình, không ai biết trước được, dù rằng tính chất mục tiêu được xác định trước đó vài tiếng đồng hồ, cũng không đủ thời gian để Quân Đoàn yêu cầu B.52 oanh tạc, ngay đúng lúc tình hình đang hồi gay cấn quyết liệt như lần này vậỵ (4). Nhờ Trời chăng? Người xưa có nói “ Nhân định bất thắng Thiên” dịch ra tiếng bình dân “Người tính không bằng Trời định”. Nguyên do có B.52 oanh tạc đúng lúc và kịp thời là vì: Trong ngày hôm đó (11 tháng 05), tại Vùng 2 Chiến thuật, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 2, John Paul Vann, (là vị cố vấn rất có quyền lực trong việc yêu cầu Không Quân Chiến thuật cũng như Chiến Lược của Hoa Kỳ yểm trợ cho chiến trường Vùng II). Vị Cố vấn này được tiếng là hết lòng lo cho vận mệnh của Đất Nước Việt Nam, và luôn luôn tận tâm trong chức vụ. Sau cùng Ông cũng đã “Chết” vì chức vụ của mình, trong đêm buồn thảm, trong vùng Đèo Chu Pao, dọc theo Quốc Lộ 14. Tử nạn vì viên phi công “mới” của Ông là Trung Úy Ronald Doughtie, thiếu kinh nghiệm bay đêm, đụng phải ngọn cây, gây tử thương (5) cho một vị Cố Vấn Quân Đoàn kiệt xuất, mà tất cả Quân Nhân các cấp của Quân Đoàn 2/Quân Khu II, cũng như dân chúng, không bao giờ quên được những gì Ông đã làm và mang lại nhiều kết quả cho Quân Dân Vùng 2 chiến thuật Việt Nam Cộng Hoà, Về cái chết “Tử nạn phi cơ” của Cố Vấn John Paul Vann: Theo lời của ba nhân chứng, có liên hệ mật thiết với Cố Vấn Vann, còn sống và đang cư ngụ tại Hoa kỳ: Người thứ nhất là Trung Uý Nguyễn Văn Cai (Sĩ Quan Tùy Viên của Cố Vấn Vann, đang cư ngụ tại Louisiana Hoa Kỳ. Người thứ nhì là Ông Lê Phát Được, đang cư ngụ tại Houston Texas Hoa Kỳ. Ngườì thứ ba là Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, hiện đang cư ngụ tại Nevada Hoa Kỳ. Trung Úy Cai và Thông Dịch Viên Được thường theo sát bên mình Cố Vấn Vann, trong lúc hành quân cũng như thanh tra diện địa, thuật lại về cái chết của Cố Vấn Vann, là do trực thăng bị phát nổ, khi Ông Vann “tự lái” sau buổi dạ tiệc từ Pleiku, trong đêm 09 tháng 06 năm 1972 bay về Kontum, hẹn gặp Tướng Lý Tòng Bá (lúc đó còn là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá còn xác nhận là đã nghe tiếng máy bay và bắt được tần số liên lạc với Cố Vấn Vann cho biết là khoảng 10 phút nữa sẽ đáp, Tướng Bá liền cho lệnh đốt đèn đánh dấu bãi đáp, và cùng Cố Vấn Mỹ Sư Đoàn ra tận bãi đáp để chờ đón Cố Vấn Vann, Tướng Bá còn nghe được tiếng nổ của trực thăng, sau tiếng nổ, thì tần số liên lạc với Cô Vấn Vann mất luôn… (6) Cố vấn Vann đã xin 12 phi vụ B.52 cho chiến trường Kontum, đến phi vụ thứ 9 là đã hoàn tất các mục tiêu oanh tạc trong vùng lãnh thổ Tỉnh Kontum, còn thừa 3 phi vụ, không cần thiết nữa; Ômg Cố Vấn Vann mới gọi về Bộ Tư Lệnh Mỹ MACV, cho huỷ bỏ ba phi vụ còn lại. Trong khi đó các pháo đài bay B.52 đã cất cánh từ Đảo Guam đang trên đường bay qua Vùng II. Bộ Tư Lệnh MACV, liền cấp tốc thông báo cho Thiếu Tướng Hollingworth, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 3 của Tướng Minh. Việc thay đổi mục tiêu và toạ độ oanh tạc, được điều chỉnh cấp thời (chỉ khoảng 30 phút trước khi các pháo đài bay B.52 đến lãnh thổ Vùng 2 Chiến thuật). Phi vụ đầu tiên, đánh ngay đội hình của Cộng quân, hai phi vụ kế tiếp cách nhau một giờ cho mỗi phi vụ, có 3 chiếc B.52, còn được gọi là 1 Box B.52, đánh vào những vị trí phía Tây và Tây Bắc, nơi Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt khởi phát cưộc tấn công. 2.3- Mũi tấn công vào phía ĐÔNG Sau khi hai Trung Đoàn 171 và 172, được rút về sát nhập với đơn vị ”mẹ” là Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt trong vùng phía Tây, lực lượng quân Cộng Sản còn lại phía Đông là Công Trường Bình Long với tinh thần chiến đấu sa sút trầm trọng. Công Trường Bình Long còn phải để một lực lượng giữ an ninh Đồi Gió và Đồi 169. Sau khi chủ lực quân của Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 rút đi, trước tình trạng như thế, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Cộng Sản Trần Văn Trà cho lệnh rút Trung Đoàn Đồng Nai của Công Trường Bình Long (quân số còn khoảng trên dưới 500), về bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn và Cục R, thay thế cho Tiểu Đoàn “Đặc công” đưa ra tuyến đầu, tấn công vào mặt Đông Nam thành phố, do Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ. 05 giờ sáng ngày 11 tháng 05, Cộng quân khởi phát cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của Biệt Động Quân. Mặt phía Đông Bắc, địch quân dùng hai Trung Đoàn của Công Trường Bình Long, làm nỗ lực chính, có 3 T.54 trợ chiến; Nhưng rất tiếc, chúng gặp phải Biệt Cách Dù (sau khi Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân rời khỏi tuyến phòng thủ, Biệt Cách Dù đảm trách thêm một phần trên tuyến phòng thủ phía Đông Bắc). Mặc dù quân số đông hơn Biệt Cách Dù, nhưng không thiện chiến, ngay từ đầu mới khai hoả tấn công, đã bị Biệt Cách Dù bắn hạ hằng loạt, 3 T.54, Bộ Binh tháo lui. Còn mũi dùi tấn kích phía Đông Nam, do Tiểu Đoàn đặc công Cục R, có 2 T.54 trợ chiến, mở được mũi dùi xuyên thủng tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, tận đến vị trí Hầm Chì Huy (cũ) của Tướng Hưng khi trước. Bọn chúng la inh ỏi, hỏi nhau là bắt được “Sư Trưởng Sư 5 = Tướng Hưng chưa??”; Chúng chia nhau bới xới đống bao cát và vỉ sắt, lục lọi cho tới trời hừng sáng, mà vẫn không tìm thấy một ai bị chôn vùi đưới đống vật liêu đổ nát đó. Trời dần sáng, Cộng quân lộ nguyên hình “cận kề” bên các chiến binh Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà, là mục tiêu rất tốt cho Biệt động Quân bắn hạ. Cả Tiểu Đoàn Đặc Công tháo chạy trở lui, đưa lưng cho Biệt Động Quân bắn hạ, riêng 2 T.54, một chiếc bị trúng M.72 bốc cháy, một chiếc thì bị sụp hố, xích sắt bi quấn kẽm gai, bị ăn một quả lựu đạn M.26 của một cụ già 70 tuổi phát nổ. (xin đọc bài tường thuật của Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân trong phần ”Câu chuyện sau trận đánh”). 2.4- Mũi tấn công vào phía NAM và TÂY NAM Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt còn lại hai Trung Đoàn bộ binh: Trung Đoàn 141, Trung Đoàn 165, được bổ sung quân số tương đối đầy đủ, tổng cộng khoảng 5,000 cán binh bộ chiến, được tăng cường 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn chiến xa 203 (T.54 và PT.76), âm thầm di chuyển vế phía Nam, từ lúc khởi đầu trận chiến. Công Trường 7, vì nhu cầu chiến trận, bắt buộc phải xé lẻ Công Trường ra làm 3 mảnh: Trung Đoàn 209 phải đóng chốt như du kích đánh lẻ tại vùng Suối Tàu Ô; Trung Đoàn 165 thì ẩn trú, đóng chốt trong các hầm đào dưới đường rầy xe lửa, cạnh Quốc Lộ 13 và các hầm hố kế cận, tạo thành một chốt kiền kiên cố tại vùng chốt Xa Cam; Trung Đoàn 141, giỏi về cơ động tính tác chiến, được dùng làm lực lượng trừ bị nòng cốt cho Công Trường. Cả hai Trung Đoàn 209 và 141 đều bị thiệt hại khá nặng tại Chốt Tàu Ô và trận tấn chiếm “Đồi Gió”. Sau khi bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ, liên kết với CT 9 xuất quân tấn công vào phía Tây Nam thành phố. Khoảng 05 giờ sáng, sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, Cộng quân chĩa mũi dùi tấn công vào tuyến phóng thủ của Tiểu Đoàn 8 Dù, được tăng cường thêm hai Đại Đội 63 và 64 của Tiểu Đoàn 6 Dù (thành phần từ Đồi Gíó rút về) thay thế Tiểu Đoàn 5 vừa rút đi tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Dẫn đầu có hai T.54 + 2 PT.76, vừa di chuyển vừa bắn như “trâu điên” thêm rừng người tùng thiết, xe tăng khi đến trước tuyến phòng thủ của lực lượng Dù, bị quấn kẽm gai và lọt giao thông hào, bị lực lượng Dù thanh toán ngay, hai PT.76 định de lui thì lãnh luôn 2 quả M.72 bất động. Đoàn chiến xa nhiều chiếc theo sau không dám tiến lên, quay đầu lại, rồ ga, tắt đèn pha, lẫn trốn trong bóng đêm, nhưng cũng không thoát khỏi “mắt thần” của những chiếc C.130 của Không Lực Hoa Kỳ dò theo bắn hạ thêm hơn 06 chiếc nữa. Còn bộ binh khi lỡ trớn tràn đến liền bị bắn hạ, chết đầy trong giao thông hào của lực lượng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà …Đến khi trời sáng tỏ, Cộng quân khi nhìn thấy rõ là đụng phải lính Dù, thì mất hết tinh thần… chạy tháo lui, bỏ lại đồng bọn bị thương trên trận tuyến. Sau 2 giờ kể từ khi khởi phát cuộc tấn công, tiếng súng tạm ngừng, trên chiến địa chỉ còn khói lửa của các chiến xa bị bắn cháy, xen lẫn mùi khói đạn và tiếng rên rỉ của các cán binh Cộng Sản dưới các giao thông hào của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù. Có thể nói mũi tấn công của Cộng quân, từ phía Nam và Tây Nam khá mạnh, nếu Cộng quân tấn công vào ngày 13 tháng 04, cùng lúc với Công Trường 5 ở phía Bắc khi Lữ Đoàn 1 Dù chưa được tăng viện, thì chắc rằng đã xuyên thủng được tuyến phòng thủ của Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long từ phía Nam rồi. Nhưng không may cho Cộng quân, đợi cho đến ngày 11 tháng 05 mới mở cuộc tấn công, gặp phải quân Dù của Việt Nam Cộng Hoà, nên bị đẩy lui nhanh chóng. Một thương binh (cấp chỉ huy) của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, được các chiến binh Tiểu Đoàn 8 Dù cứu sống, cho biết là hầu hết các cấp trong hàng ngũ bộ đội Cộng Sản mỗi khi lâm chiến với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rất sợ B.52 dội Bom, vì Bom rơi từ trên trời cao, rít gió đến bất thình lình, sức tàn phá thật là kinh khủng, san bằng bình địa, kể cả các loại Chiến xa hạng nặng, không thứ gì chịu nổi Bom của B.52 hết; kế đến là đụng phải đơn vị Nhảy Dù lúc ban ngày; kế đến là gặp phải lính Biệt Cách Dù vào lúc ban đêm, như những bóng ma, khi ẩn khi hiện, lỡ sơ xuất ngủ quên, khi mở mắt ra là thấy “diêm vương” rũ sổ. Bây giờ cả Ba thứ khắc tinh đó đều thấy xuất hiện tại chiến trường An Lộc; Cuộc tấn công lần thứ TƯ này, Cộng quân quyết tâm thanh toán “mục tiêu” Thị Xã An Lộc bằng mọi giá, nhưng sau gần 24 giờ giao tranh, quần thảo với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, các mũi dùi tấn công đều bị đánh bật trở ra toàn bộ, để lại trên chiến địa hàng ngàn xác cán binh và cả Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 bị các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ, bị các chiếc Rồng Già (C.130) tác xạ, bị chôn vùi dưới trận “mưa Bom” của những phi vụ B.52. Sau đó lực lượng Cộng quân rút trở ra bên ngoài, kiểm điểm lại quân số, chỉnh đốn lại hàng ngũ, xin bổ sung thêm quân số, để chuẩn bị cho trận thư hùng kế tiếp. Trong thời gian” hưu chiến” bất đắc dĩ đó, Cộng quân duy trì áp lực liên tục pháo vào An Lộc, mỗi ngày trên 2,000 quả pháo đủ loại. (Xem sơ đồ số 10) anloc_chuong7-3 Tiếp đến ngày 19 tháng 05 (sinh nhật Hồ Chí Minh). Sau bao lần thất bại “rất nặng nề của các Công Trường 5,7,9 và Bình Long, để khích lệ tinh thần cán binh đang hồi sa sút trầm trọng, Cộng quân chuẩn bị gom lại “tàn quân”, mở thêm một trận tấn công một lần nữa “Lần thứ 5”?? Các đơn vị chủ lực và chiến xa được lệnh lui ra xa vòng đai phòng thủ Thị Xã An lộc từ 3 đến 4 cây số, để tái tổ chức và chấn chỉnh hàng ngũ. Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà, cũng dự đoán là địch quân sẽ tấn công thêm ít nhất một lần nữa, nên dự trù mọi biện pháp ngăn chặn, tu sửa cấp thời công sự phòng thủ, xin Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cho tiếp tục những phi vụ oanh tạc B.52 vào những vùng phía Tây và Tây Bắc nơi các đơn vị của Công Trường 9, và các giàn đại pháo 130 ly cũng như hoả tiễn của Quân Cộng Sản Bắc Việt đang tập trung. Kết quả, có nhiếu tiếng nổ phụ, liên tiếp nhiều giờ, ngay trung tâm thành phố còn nghe được. Riêng Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã để hở một “hố lớn” ở phía Nam, dọc theo Quốc Lộ 13: – Sư Đoàn 69 pháo binh 130 ly và các giàn hoả tiễn 107 và 122 ly tạm ngưng yểm trợ cho vùng “Chốt Tàu Ô”, để dồn hết nỗ lực yểm trợ cho cuộc tấn công lần thứ tư này, nên sau đó lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tương đối dễ bứng được chốt Tàu Ô (18 tháng 05 năm 1972). Hai Trung Đoàn 141 và 165, cùng đoàn chiến xa hùng hậu, tấn công vào tuyến phòng thủ của Quân Dù Việt Nam Cộng Hoà, bị hao hụt thêm trên 2 Tiểu Đoàn quân bộ chiến cộng thêm 10 chiến xa bi Bộ Binh Dù và “Rồng Già C.130” bắn hạ, vội rút lui trở về củng cố lại chốt “XA CAM”, dưới áp lực càng ngày càng đè nặng của lực lượng giải tỏa phía Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Rồi ngày 19 Tháng 5 trôi qua, các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ôm súng chờ đợi, chỉ còn nghe thưa thớt tiếng đại bác 130 ly, nổ ì ầm xung quanh đâu đó, không thấy quân thù Cộng Sản xuất hiện. 3- KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN: ĐỊCH: - Thêm 42 T.54 và PT 76 bị hủy diệt. – Hơn 2 Trung Đoàn quân bộ chiến bị thương vong, (ước tính khoảng 4,500 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến); – 18 cán binh các cấp bị bắt sống. BẠN: - 428 tử trận, – 970 bị thương 4- BÌNH LUẬN: So sánh cường độ sau 3 đợt tấn công của Công Trường 5 và Công Trường Bình Long Cộng Sản Bắc Việt vào các tuyến phòng thủ phía Bắc và phía Đông của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn chưa quyết liệt bằng trận cường kích tấn chiếm lần “thứ tư”. Hai Công Trường 9 và 7 được xem như là những đại đơn vị chính quy thiện chiến nhất của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong trận tấn công lần Thư Tư này. Cuộc tấn công lần này, Cộng quân tấn kích đều cả 6 hướng: Tây (đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, và tiến sát gần kề Bộ Chi Huy đầu não của Tướng Hưng); hướng Tây Bắc (tập trung hoả lực chiến xa và bộ binh, tiến gần sát tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, nếu không có B.52 đến kịp lúc, thi cũng đã xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh; huớng Đông Bắc – nếu phát khởi cuộc tấn công cùng lúc với mặt phía Tây, thì Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân không thể rút ra được Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân gửi đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bô Binh, và Biệt Cách Dù không có dịp kéo dài thêm tuyến phòng thủ về mặt Đông Bắc; còn mặt Đông Nam, Cộng Quân đã đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân, xuyên qua đến “Hầm Chỉ Huy” của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ); còn măt phía Nam và Tây Nam, cũng khai pháo vào lúc trời vừa hừng sáng, nên dễ làm mồi cho Tiều Đoàn 8 Nhảy Dù bắn hạ … Nói tóm lại, chỉ vì khởi phát cuộc tấn công không cùng một thời điểm, thậm chí có nơi mãi đến khi trới sáng tỏ mới ra quân tấn kich, đã là cơ hội ngàn vàng cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có dịp điều động quân đến tăng viện những yếu điểm hay những tuyến bị đánh xuyên thủng. Các cấp Chi Huy của các Tiểu Đoàn được điều động đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, (Bộ Binh, Biệt Đông Quân, Nhảy Dù), vào lúc ban đêm thật rất khó tránh “ngộ nhận” hay phân biệt được giới tuyến giữa Địch và Bạn, cũng như liên kết được với nhau đẩy lui quân địch ra khỏi chu vi phòng thủ của thị trấn. Hẳn là những cấp Chỉ Huy tài giỏi và có quyết tâm “cứu giá” Tướng Hưng.Công đầu được ghi nhận là Tiểu Đoàn 5 Dù do cố Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đến tiếp ứng trước tiên. Trận chiến đến đây, có thể được xem như ngã ngũ. Phần thắng lợi đang dần nghiêng về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trận cường kích tấn công lần thú tư này, Cộng Quân bị thiệt hại rất nặng nề cả về nhân mạng và chiến xa; ngược lại phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, con số thương vong cũng gia tăng đáng kể. Nói tóm lại, trong tất cả các trận “công hãm” vào thành phố An Lộc, chỉ có hai trận đánh được xem như quyết liệt: xãy ra ngày 13 tháng 04 và 11 tháng 05 năm 1972. Cộng quân cố gắng dồn hết khả năng, cố quyết tâm san bằng và chiếm cho bằng được Thành Phố An Lộc. Nhưng kết quả, dựa theo tài liệu ghi nhận, cho thấy Quân Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt bị thảm bại rất nặng nề, và buộc phải rút lui ra khỏi trận chiến. 5- CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH: Câu chuyện do một nhân chứng sống, Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân thuộc Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, kể lại: “Khoảng 08 giờ sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, sau khi Cộng quân đánh bể tuyến phòng thủ mặt Đông Nam do Tiểu Đoàn 31 trấn giữ, một số anh em Biệt Động Quân phải rời bỏ tuyến phòng thủ, lui lại khu nhà dân tiếp tục chiến đấu. Trên con đường ven ranh Thành Phố, có 1 T.54 sụp hố, còn xích sắt thì bị quấn mấy vòng cuộn kẻm gai, cứ hụ ga de tới de lui, mà không ngoi lên được; cuối cùng, pháo tháp được mở ra, hai cán binh Cộng Sản vội leo ra ngoài quan sát, và tìm cách cho xe ngoi lên. Trong lúc loay loay trước một căn nhà 2 tầng cất bằng gỗ của một cụ già khoảng 70 tuổi, làng xóm thường gọi Ông là “Bác Sáu”. Ông Sáu nghe tiếng động cơ xe tăng cứ hụ lên hụ xuống trước mặt nhà mình khá lâu, từ khi trời còn tối. Đến khi trời sáng tỏ mà tiếng động cơ xe tăng vẫn còn”hụ”… Ông Sáu mới tò mò leo lên tầng hai, ra trước hành lang phía trước nhìn thử…thấy 2 cán binh “thiết giáp” Cộng Sản, đang hì hục tìm cách cho chiến xa đang bị sụp cống và xích sắt đang bị quấn kẽm ngoi lên, trong khi pháo tháp mở tung ra cận kề bên dưới hành lang, nhìn trong pháo tháp còn có một hai tên nữa bên trong, cũng đang loay quay làm việc gì đó. Ông vội lui vào bên trong, tuột xuống lầu, nơi có 3 chiến sĩ Biệt Động Quân đang trú ẩn. Ông Sáu nói: “Các con ơi!! Xe tăng Việt Cộng đang sụp hố trước nhà, không ngoi lên được, lại để mở nắp ngay dưới nhà mình”. Hạ Sĩ Xuân vội leo lên cầu thang, dự định bò ra xem, Ông Sáu cản lại!! “Con mặc đồ rằn ri, mà xuất hiện ló đầu ra ngoài, rủi tụi nó nhìn thấy được, là chúng nó nổ súng liền̶#8221;. Ông Sáu tiếp “Để đó cho Bác!! Anh nào có lựu đạn cho Bác 1 quả!! Hạ Sĩ Xuân liền gỡ quả lựu đạn M.26 đang đeo trước ngực trao cho Ông Sáu, và căn dặn, muốn cho lựu đạn nổ, Bác nhớ rút chốt an toàn; Ông Sáu cười… Bác biết mà!!! Ông Sáu leo lên lầu, bước thêm vài bước sát hành lang, tay thì nắm chặt quả lựu đạn đã rút chốt để sau lưng; đứng trên nhìn xuống thấy 2 cán binh Cộng Sản vẫn còn hì hục gỡ kẽm gai, pháo tháp vẫn còn mở. Ông Sáu run run giọng hỏi “các cháu có cần gì không??” 2 cán binh Cộng Sản đứng dưới nhìn lên thấy một Ông Già lụm cụm cũng không thèm trả lời và tiếp tục công việc đang làm, không cần để ý đến cụ già; Ông Sáu liền ném nhẹ quả lựu đạn lọt ngay vào pháo tháp, và vội lui vào bên trong. Một tiếng nổ chát chúa và tiếp theo nhiều tiếng nổ khác to hơn, khói đen từng cụm bốc lên; Ông Sáu vội tuột xuống lầu và cùng 3 chiến sĩ Biệt Động Quân rút lui ra ngõ sau, lẩn mình vào các khu phố kế cận. Khi tiếng súng thưa dần và im bặt, ông Sáu lần mò trở về nhà, thấy xác chiến xa Cộng sản bị cháy đen vẫn còn nằm nguyên trước nhà, bên trong xe còn mùi khét của xác thịt; mặt tiền của căn nhà của Ông Sáu cũng bị cháy xém một phần… Câu chuyện này, cho thấy sự gắn bó hết lòng giữa Dân và Quân Việt Nam Cộng Hoà, cùng nhau sát cánh chống bọn Việt Cộng (tiếng người dân thường dùng, ám chỉ quân Cộng Sản Bắc Việt). (1 và 2) Lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà) (3 và 4) Nhật Ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận An Lộc 1972. (5) Quyển sách tựa đề “Sự lừa dối hào nhoáng”, Tác giả Neil Sheehan, xuất bản năm 1994. (6) Do các nhận chứng sống xác nhận: Trung Úy Nguyễn Văn Cay; Nhà Báo Lê Phát Được; Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/2/ CHƯƠNG 8 Trước khi mở màn cuộc tấn công lần thứ 4, Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bố trí lại các đơn vị sao cho phù hợp với tình thế mặt trận. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cũng xét lại kế hoạch khai thông Quốc Lộ 13, để đạt được mau chóng kết quả, sao cho thích nghi với tình hình chiến trận. Sau tuần lễ đầu, khởi phát trận chiến, lực lượng Dù, Bộ Binh, và Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã thành công khai thông được gần một nửa đoạn đường Quốc Lộ 13, (từ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành thuộc Tỉnh Binh Long), Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt qua được cửa ải thứ nhất “Chốt Bầu Bàng” thuộc Tỉnh Bình Dương, ngay sát Quốc Lộ 13, gần ranh hai Tỉnh Bình Long và Bình Dương, cách căn cứ Lai Khê 15 cây số về phía Bắc. Nhưng khi vượt qua Quận Chơn Thành, 6 cây số về phía Bắc, thì Chiến Đoàn hỗn hợp Việt Nam Cộng Hoà lại gặp phải một trở ngại lớn hơn tại một địa danh có tên “Suối Tàu Ô”, nơi đây địch thiết lập những công sự kháng cự kiên cố, được gọi là những “Chốt Kiền” các công sự chốt kiền, đều được xây cất dưới hình thức các hầm chìm, trên có “nắp” chống đỡ Pháo, và được bố trí tại nơi đây đến hai Trung Đoàn Bộ Binh để ngăn cản đoàn quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam tiến lên giải tỏa An Lộc. Quân địch cầm chân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cho đến ngày 14 tháng 04 năm 1972, khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà nhận được đoàn quân tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV; kế hoạch điều quân khai thông Quốc Lộ 13 được thay đổi như sau: Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, sau khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có quyết định: - Cho triệt thoái chiến đoàn đặc nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh và một thành phần của Thiết Đòan 5 Kỵ Binh trở thành Chiến Đoàn đặc nhiệm (B), trách vụ lui quân về phía Nam, làm thành phần “trừ bị”, tăng cường bảo vệ Lãnh thổ Quân Khu 3 (đặc biệt cho khu vực Tỉnh Bình Dương), và rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ra khỏi mặt trận suối Tàu Ô, được thay thế bằng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh tiếp tục trách vụ bứng chốt . - Trực thăng vận Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh gồm có Đại Đội Trinh Sát 9, một Tiểu Đoàn Bộ Binh cơ hữu và Đại Đội A Công Binh Chiến đấu thuộc Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu xuống Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), để thiết lập một căn cứ hoả lực Pháo Binh “dã chiến”, với 6 khẩu đại bác 105 ly do các trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến. - Tiếp tục trực thăng vận Trung Đoàn 33 Bộ Binh xuống phía Bắc căn cứ Tân Khai, làm bàn đạp tiến lên về huớng Bắc “An Lộc”. Nơi vùng này có một lực lượng địch, 2 Trung Đoàn Trung Đoàn chính quy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt “đóng chốt”, cản đường tiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên (1). - Trong lúc đó, Trung Đoàn 32 Bộ Binh tiếp tục di chuyển bằng đường bộ đến tăng cường cho Trung Đoàn 31 Bộ Binh, và 2 Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 (-) và Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận hợp sức cùng nhau tìm cách “bứng chốt” Tàu Ô từ hướng Nam lên. MẶT TRẬN QUỐC LỘ 13 Những trận chiến đẫm máu dọc theo Quốc Lộ 13: * Trận Snoul, từ ngày 24 tháng 04 năm 1971 đến ngày 31/05/71 * Trận Lộc Ninh, từ ngày 04 tháng 04 năm 1972 đến ngày 07/04/72 *Trận Cầu Cần Lê, từ ngày 07 đến 12 tháng 04 năm 1972 * Trận chiến đầu tiên xung quanh Thành Phố An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, từ ngày 13 tháng 04 năm 1972 đến ngày 19 tháng 05 năm 1972 * Trận Chốt Xa Cam và Suối Tàu Ô, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972. ( xem sơ đồ số 11) anloc_chuong8-1 1- TRẬN SNOUL (24 – 04 – 1971 đến 31- 05 – 1971) Quốc Lộ 13 trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà được tiếp nối với Quốc Lộ số 7 trên nội địa Cambodia, nối liền Thị Trấn Snoul, (cách ranh giới Việt-Cambodia 10 cây số về hướng Đông Bắc, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà). Kéo dài về phía Nam, trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, ngang qua Căn Cứ Hoả Lực Hoa Lư (Alpha), đến Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, xuống đến Căn Cứ Hoả Lực cầu Cần Lê, xuyên qua Tỉnh Lỵ Bình Long, đến Xã Xa Cam, Ấp Tân Khai, Ấp Tàu Ô, Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long, đến Căn Cứ Lai Khê, Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương. Chiếu theo nhật ký hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân khu III về trận Snoul: Khởi phát vào ngày 24 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971 giữa Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà và Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Vào buổi giao thời, sau khi Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định đảm trách chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III. Quân Cộng Sản Bắc Việt đang ở thế thụ động (chạy dài) quay đầu lại phản công. Đầu tiên, điều động Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, di chuyển đến bao vây Thị Trấn Snoul, nơi vùng hoạt động của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, và tổ chức một tuyến phục kích dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, để chận đường rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Chiến Đoàn 8 Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Quân vây hãm nhiều ngày tại cứ điểm Snoul, chờ viện quân (Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh), không thấy, nên phải đột phá vòng vây, và về được đến Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất khá nặng về nhân mạng và chiến cụ. Khi Trung Tướng Minh được chỉ định thay thế cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, 2/3 chủ lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III đang còn đang tập trung trong vùng Quốc Lộ 7 và ở phía Nam bờ sông Chu Long trên lãnh thổ Cambodia. Chủ lực xung kích của Quân Đoàn gồm có: * Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, do Đại Tá Phạm Văn Phúc chỉ huy; * Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, do Đại Tá Nguyễn văn Dương chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu, do Đại Tá Vũ Tiến Quang chỉ huy, đã đến phía Nam bờ sông Chu Long (25 cây số Nam Tỉnh Kratié), chờ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà trực thăng vận “bọc hậu” (chận đường rút từ phía sau đánh tới), tấn công ngay vào đầu não Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R), vừa mới di chuyển từ vùng đồn điền cao su Mi Mốt. Kratié cũng là căn cứ tiếp liệu (hậu cần) lớn nhất của Cộng quân trong vùng; * Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ chỉ huy, làm lực lượng trừ bị (tiếp ứng cấp thời), đang chực chờ dọc theo Quốc Lộ 7 vùng căn cứ Krek (Cambodia); * Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Bùi Trạch Dzần Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, với Trung Tá Mạch Văn Trường, Phụ Tá Hành Quân, trú đóng theo thế bao vây địch từ Tỉnh Kompong Chàm (cạnh bờ Sông Cửu Long); khởi đầu của Quốc Lộ số 7, kéo dài về phía Đông đến tận Snoul, bọc thành một vòng cung qua các địa danh: Suong, Chup, Krek, Dambe, Mimot, Snoul, đến Kratié, trên lãnh thổ Cambodia. Đó là “di sản” của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Tướng Minh, không một lời “dặn dò” hay “hưóng dẫn” những điểm nội tình bí ẩn như: a/ Việc viên Tướng Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, đến tận bản doanh của Quân Đoàn 3 tại Biên Hoà vào gặp Tướng Trí, khuyên nên đình chỉ việc tiến quân đến Kratié. Nếu chịu rút quân trở về, thì Không Quân Hoa Kỳ, từ Trực Thăng đổ quân, tản thương, đến Chinook tiếp tế xăng dầu cho đoàn thiết kỵ, ngay cả sẽ có không quân chiến thuật cũng như B.52 yểm trợ tối đa khi có sự yêu cầụ. Tướng Trí hỏi lại, vì sao Lực Lượng 2 Dã Chiến trước đây đã hứa giúp chúng tôi trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cấp Sư Đoàn, bây giờ các Ông lại nói ngược trở lại như vậy!! vì nguyên do gì?? Tướng Mỹ trả lời: Riêng tôi được biết là do lệnh ở cấp trên cao hơn chúng tôi chỉ thị, ông nên suy đoán ra thì sẽ hiểu, “Sorry”!!, b/ Việc vào giờ chót, Tổng Thống Thiệu lệnh cho Sư Đoàn Dù (-) cấp thời di chuyển ra vùng hoả tuyến (Quân Khu I), để tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719; c/ Ý định của cố Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù, tiếp tục đổ quân tấn công Kratié; d/ Việc cố Đại Tướng Trí liên lạc với Trung Trướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho gom hết các trực thăng “đổ quân” cũng như các “Chinook” của 3 Sư Đoàn, Vùng 4, Vùng 3 và Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, để thay thế các trực thăng của Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ. Những điều bí ẩn đó,Tướng Minh không hề được biết, ngay khi Ông nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn. Dư luận cho rằng, vì lẽ Cố Đại Tướng Trí nhất quyết, bắt cho bằng được các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nên bàn tay “lông lá” nào đó đã ra “mật lệnh” triệt hạ Tướng Trí, bằng cách cho “nổ” trực thăng?? Khi Tướng Minh lên nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn: a/ Về uy tín của Tướng Minh, đối với các Tướng Lãnh Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, như Tư Lệnh Không Quân không còn được nể vì như Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí nữa, b/ Đối với Lực Lượng 2 Dã chiến Hoa Kỳ, vẫn giữ vững lập trường là phải triệt thoái đoàn quân trên chiến trường ngoại biên trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà. c/ Nhuệ khí “ba quân sút giảm”. Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự thắng bại trên chiến trường. Thật vậy, từ khi nghe tin vị Chủ Soái Đỗ Cao Trí bị tử nạn, tất cả các cấp Chỉ Huy trung cấp bỡ ngỡ thương tiếc, rồi tin đồn lan dần xuống tới quân sĩ đang chờ vượt qua dòng sông Chu Long. Ý chí quyết chiến thắng khi trước bị sút giảm trầm trọng, có thể nói là mất đi hết nhuệ khí chiến thắng lúc ban đầu. Tóm lại, khi tổ chức một cuộc hành quân nào, dù lớn hay nhỏ, các yếu tố căn bản cần phải có là: a/ Lòng Quân phải đuợc phấn chấn, có tinh thần quyết chiến thắng, từ các chiến binh cho đến Vị Chủ Soái; b/ Phải có đủ phương tiện vận chuyển hay trực thăng đổ quân đúng theo “cấp độ hành quân dự trù ” (Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn); c/ Khi đụng trận thì phải có Phi Pháo yểm trợ hoả lực đầy đủ; d/ Sau cùng là việc tiếp tế (đạn dược, lương thực, thuốc men cứu thương, nhiên liệu cho đoàn cơ giới). Tất cả các yếu tố kể trên, đều không đạt được như sở cầu của vị Tân Tư Lệnh là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh. Sau 5 ngày liên tiếp, bay hết nơi nầy đến nơi khác, để tìm hiểu thực trạng tình hình tại mặt trận và ý kiến của “thượng cấp” (các vị Tướng Lãnh cao cấp đàn anh), buộc lòng Tướng Minh có quyết định ra lệnh cho rút đoàn quân Vượt Biên, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà. Trở lại Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại Snoul. Trong khi đang dồn hết tâm trí lo rút đoàn quân “Chính”, từ bờ sông Chu Long đến các đơn vị dọc theo Quốc Lộ 7 trên lãnh thổ Cambodia, Tướng Minh triệu hồi Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà giúp lo nghiên cứu việc triệt thoái Chiến Đoàn 8 Bộ Binh trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà, càng sớm càng tốt. Tướng Hiếu trình bày là cần phải có thêm một lực lượng cơ động (Thiết Giáp) tăng cường, để yểm trợ về mặt “Hoả Lực”, như thế mới được an toàn; Tướng Minh đồng ý theo lời yêu cầu hợp lý của Tướng Hiếu, và hứa rằng, đợi khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích về đến nội địa, Ông sẽ tăng phái, đặt thuộc quyền sử dụng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trong kế hoạch rút lui Chiến Đoàn 8 Bộ Binh. Sau khi rời khỏi Bộ Tư Lệnh Hành Quân Tiền Phương Quân Đoàn, tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh), vào trưa ngày 23 tháng 05 năm 1971, Tướng Hiếu cho trực thăng bay thẳng đến Snoul gặp Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, cho lệnh chuẩn bị thu dần các cách cánh quân cơ hữu tập trung chờ lệnh triệt thoái. Tướng Hiếu còn cho Đại Tá Dzần biết là Quân Đoàn hứa khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích khi về đến nội địa, sẽ lập tức “tăng phái” đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, để yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh triệt thoái… Trong thời gian đó, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích còn đang giáp trận với địch quân trong vùng Đam Be, và vừa mới vượt được vòng vây trở về đến căn cứ Thiện Ngôn (21 cây số Bắc Tây Ninh) vào khoảng 10 giờ sáng ngày 25 tháng 5 năm 1971. Tướng Minh liền ra lệnh cho Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Xung Kích, cấp tốc chấn chỉnh đội ngũ, cùng với 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tùng thiết, đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, điều động đến Snoul yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 rút lui. Trên thực tế, sau trận Đam Be, Lữ Đoàn 3 xung kích, còn lại được khoảng 2 Thiết Đoàn, và các Liên Đoàn Biệt Động Quân cũng đã hao hụt 1/3 quân số. Lệnh tăng phái Lữ Đoàn 3 Xung Kích cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh có hiệu lực từ 08 gìờ sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971. Đoàn thiết kỵ và Biệt Động Quân tùng thiết rời căn cứ Thiện Ngôn vào sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971, di chuyển trên Quốc Lộ 22 xuôi về phía Nam, đến Tỉnh Tây Ninh, và dọc theo Quốc Lộ 1, xuống Quận Củ Chi thuộc Tỉnh Hậu nghĩa, rồi băng tắt đến Tỉnh Bình Dương, từ Bình Dương dọc theo Quốc Lộ 13 về hướng Bắc, đến An Lộc (Tỉnh Bình Long), nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng là căn cứ tiếp liệu, rồi từ An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 tiến về hướng Bắc, xuyên qua Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, vượt qua ranh giới Việt Cambodia, tiếp nối đến Quốc Lộ 7 (Cambodia), đến thị trấn Snoul (gần giao điểm Quốc Lộ 13 Việt Nam Cộng Hoà và Quốc Lộ 7 Cambodia). Đoạn đường từ căn cứ Thiện Ngôn (Tây Ninh), đến Thị Trấn Snoul, khoảng 250 cây số, với tính cơ động của đoàn Thiết Giáp, chỉ cần đi chuyển mất khoảng 2 ngày đường. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh bỗng nhiên mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liền điện báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết là đã mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc gửi phi cơ quan sát bay lên tìm kiếm, dọc theo lộ trình di chuyển của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, từ Tây Ninh đến Bình Dương vòng qua An Lộc, nhưng không tìm thấy dấu tích hay tần số liên lạc của Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Ngay cả việc điện về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, theo hệ thống S.O.S, Bộ Tổng Tham Mưu cũng trả lời là không có bắt được tần số nào của Lữ Đoàn 3 Xung Kích thuộc Quân Đoàn 3. Nỗ lực tìm tung tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích qua đến 48 giờ sau vẫn không có kết quả. Trong lúc đó tại Snoul, Chiến Đoàn 8 Bộ Binh báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang siết chặt vòng vây, địch gia tăng pháo vào căn cứ Hoả Lực, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 tại Snoul. Việc tìm kiếm tông tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích vẫn liên tục, kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chỉ thị cho phi cơ quan sát lên vùng, bay thật thấp, có thể nhìn rõ địa thế bên dưới. Phi công mới phát hiện một Chiến Xa M.41 lộ hình bên cạnh một lùm cây. Viên phi công bay rà trở lại, điều khiển đôi cánh lạng qua lạng lại trên đầu chiến xa nhiều lần, đồng thời báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đã tìm thấy đoàn thiết kỵ tại khu rừng “Chồi” gần Quận Củ Chi Tỉnh Hậu Nghĩa và Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương. Mãi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới chịu “mở máy” truyền tin, bắt lại tần số liên lạc với các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hành quân hiện hữu. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tiếp tục theo dõi diễn tiến việc điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Mãi đến ngày 31 tháng 5 năm 1971, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới lần mò vượt qua ranh giới Việt Cambodia, trên Quốc Lộ 13, khi vừa tiếp giáp đến Quốc Lộ 7 về hướng Snoul, gặp được đơn vị đi đầu của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị Cộng Quân chận đánh nhiều đợt từ mấy ngày qua. Nói về Chiến Đoàn 8 đã chuẩn bị thu quân xong từ ngày 26 tháng 05 năm 1971, chờ viện binh (Lữ Đoàn 3 Xung Kích) cho đến ngày 28 tháng 05 vẫn không thấy. Trong lúc áp lực địch càng gia tăng đè nặng, nên Tướng Hiếu đành phải chấp thuận theo lời yêu cầu của Đại Tá Dzần cho rút lui với thành phần của Chiến Đoàn cơ hữu (4 Tiểu Đoàn Bộ Binh, Chi Đoàn Cơ Giới – Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113), Tiểu Đoàn Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly. Thành phần giáp chiến với Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Địch tổ chức liên tiếp 3 ổ phục kích trên đoạn đường rừng rậm 10 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam. Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh bằng cách cho hàng chục phi tuần oanh tạc phản lực cơ Không Quân Việt Mỹ, kể cả trực thăng võ trang và thêm 2 Box B52. Tiểu đoàn dẫn đầu đoàn quân công phá vòng vây, khi đến ổ phục kích thứ ba chỉ còn thấy những hố bom của B.52 và vài dấu tích, chứng tỏ là B.52 đã đánh trúng đội hình của quân địch. Sau Trận Snoul, có sự thay đổi quan trọng trong hàng ngũ cấp Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 Bộ Binh: 2 trong số 3 Tiểu Đoàn Truởng thuộc Trung Đòan 8 Bộ Binh xin thuyên chuyển ra khỏi Trung Đoàn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Đại Tá Bùi Trạch Dzần, được thay thế bằng Phụ Tá Hành Quân, Trung Tá Mạch Văn Trường lãnh trách nhiệm chấn chỉnh lại hàng ngũ, cho mãi đến gần tháng 4 năm 1972, mới lấy lại phong độ, và được đổ quân vào An Lộc, trấn ngay tuyến đầu phía Bắc Thành Phố, lại tương phùng hội ngộ với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Và lần này bên cạnh Trung Đoàn 8 Bộ Binh, có thêm được lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã giáng trả cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt một đòn “chí tử” đích đáng, đi đến kiệt quệ cả Công Trường, phải rút ra khỏi chiến trường An Lộc. Kế đến, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (một trong những Tướng Lãnh thanh liêm, trong sạch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Phụ Tá cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đặc trách “Bài trừ tham nhũng”, thể theo công văn của Phủ Phó Tổng Thống. Còn về Lữ Đoàn 3 Xung kích, Quân Đoàn có cho mở cuộc điều tra chính thức. Sau khi đọc biên bản của phái đoàn điều tra, và lời biện minh của Đại Tá Trần Quang Khôi, Trung Tướng Minh nhận thấy Đại Tá Khôi đã từng lập được nhiều công trận cho Quân Đoàn 3, (vào thời Cố Đại Tuớng Đỗ Cao Trí), nên chấp thuận cho Đại Tá Khôi được xuất ngoại theo học khóa tu nghiệp về Thiết Giáp tại Hoa Kỳ.Tuy nhiên phải bị cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 kỵ Binh, bàn giao lại cho Đại Tá Đoàn Kim Định. Tóm lại, di sản của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trên chiến trường ngoại biên, gồm có: a/ Tại vùng phía Tây Bắc Quốc Lộ 7 (Cambodia), Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3/Quân khu III, gồm có Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu, đang ở phía Nam bờ sông Chu Long và Sư Đoàn 18 Bộ Binh đang tập trung quân gần vùng căn cứ Krek trên Quốc Lộ 7 (Cambodia). b/ Hướng Đông Bắc, có Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang án ngữ trong vùng Thị Trấn Snoul. Tướng Minh trực tiếp chỉ huy rút lui cánh quân (Chánh) trong vùng Tây Bắc Quốc Lộ 7, và chỉ định Tướng Hiếu đặc trách việc rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trong vùng Đông Bắc. 11 tháng sau đó (từ ngày 31 tháng 05 năm 1971 đến ngày 04 tháng 04 năm 1972) cũng dọc theo Quốc Lộ 13, Cộng quân đã trực diện xua 3 Công Trường chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 5 Trung Đoàn biệt lập, với xe tăng và trọng pháo 130 ly, ồ ạt tấn chiếm Quận Ly Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, thừa thắng xông lên, tấn chiếm căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê (bỏ trống), rồi xua quân bao vây An Lộc, thị trấn của Tỉnh Bình Long, thòng về phía Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, một lực lượng cấp Sư Đoàn (Công Trường), thiết lập các ổ phục kích, dưới hình thức các “Vùng Chốt Kiền” kiên cố, có hầm sâu dưới đất, trên có nắp che chống pháo, và được yểm trợ bởi một hoả lực pháo binh hùng hậu tại vùng Suối Tàu Ô và Xa Cam, với mục đích: a/ Bắt sống đoàn quân của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc tháo lui về Tỉnh Bình Dương (nếu có), b/ Chận viện quân Việt Nam Cộng Hoà, c/ Cắt đứt đường “Bộ” giao thông tiếp tế huyết mạch cho An Lộc, d/ Và khi cần, dùng làm nỗ lực cùng các cánh quân khác, tấn chiếm An Lộc từ phía Nam. Những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 rất là khốc liệt và đẫm máu: Từ trận phục kích Thiết Đoàn 1 đến tấn chiếm Quận Lỵ Lộc Ninh; Trận phục kích Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ căn cứ Cầu Cần Lê rút lui về An Lộc, đến trận Xa Cam, Suối Tàu Ô và Chốt Bầu Bàng. TRẬN LỘC NINH; TRẬN CẦU CẦN LÊ; CÁC TRẬN XUNG QUANH THÀNH PHỐ AN LỘC (dọc theo Quốc Lộ 13), đã được trình bày ở đoạn trên. 2- TRẬN SUỐI TÀU Ô VÀ XA CAM . Tại hai mặt trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ở “thế công”, xa luân chiến, lực lượng Cộng quân ở trong “thế thủ” (khởi đầu vào ngày 07 tháng 04, và chấm dứt ngày 08 tháng 06 năm 1972). Tương quan lực lượng đôi bên: ĐỊCH : Công Trường 7 Bộ Binh Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm Trung Đoàn 101 Bộ Binh địa phương, Sư Đoàn 69 Pháo 130 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không, Trung Đoàn Phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 quân Cộng Sản Bắc Việt. BẠN : Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (giai đoạn 1), Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, Đại Đội Hỗn Hợp Pháo Binh Lãnh Thổ 105 và 155 ly, Tiểu Đoàn 21 Công Binh chiến đấu. (giai đoạn 2). anloc_chuong8-23- TRẬN SUỐI TÀU Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long). Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Trung Đoàn duy nhất còn lại nguyên vẹn trong tay vị tân Tư Lệnh, Đại Tá Lê Minh Đảo, cùng Trung Tá Trần Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, được tăng cường Thiết Đoàn 5, do Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng, xuất quân khởi đầu từ căn cứ Lai Khê, dọc theo Quốc Lộ 13, về hướng Bắc, mở đường lên Quận Chơn Thành. Trong ngày đầu (ngày 07 tháng 04 năm 1972) gặp sự kháng cự của Địch tại chốt Bầu Bàng, sau cùng địch cũng bị Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 càng quét khỏi vị trí, đào thoát lẩn vào các giao thông hào ăn sâu vào 2 bên bìa rừng đã được đào từ trước (địch lợi dụng các giao thông hào, làm ngõ ngách trở đi trở lại nhiều lần “đóng chốt” để trì hoãn bước tiến của viện quân Việt Nam Cộng Hoà, trước tiên là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, kế đến là lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, cuối cùng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đến được Quận Chơn Thành vào chiều tối cùng ngày, giàn quân bố trí phòng thủ qua đêm, tạm hoàn tất khai thông 25 cây số trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành. ( xem sơ đồ số 12) Tiếp qua ngày 08 tháng 04, Trung Đoàn 48 và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh vượt Quận Chơn Thành tiến về An Lộc. Nhưng khi các đơn vị bộ binh và đoàn thiết kỵ vừa đến con suối có tên là Tàu Ô ( 6 cây số Bắc Quận Cân Thành), bị chạm súng nặng với đơn vị cấp trung đoàn của địch, có sẵn cộng sự phòng thủ hẳn hòi, và bị địch quân pháo tập rất nặng. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm, được pháo binh Quận Chơn Thành, và Không Quân Việt Nam Cộng Hoà oanh tạc, yểm trợ không ngừng. Cuộc chạm trán kéo dài gần suốt ngày, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tiến lên không nổi, bởi hàng loạt hầm hố kiên cố có nắp che pháo, chi chít khắp nơi, trên hướng tiến quân. Loại hầm hố này của Cộng Quân có tên là “Chốt Kiền”. Sau vài đợt xung phong của các chiến binh Trung Đoàn 48 Bộ Binh, thây người ngã gục, máu người bắt đầu đầy dẫy trên dòng suối cạn. Kế tiếp tin không lành đưa đến, giữa lúc chiến trận còn nặng mùi thuốc súng, Vị Chỉ Huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, bị trúng đạn phòng không của Cộng Quân tử thương, ngay trên trực thăng của Ông, đang bay điều khiển đoàn cơ giới, đánh bọc cạnh sườn, công phá chốt. Cuộc tấn công của đoàn thiết kỵ tạm thời khựng lại. Các chiến binh của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, sau 3 đợt tấn công bất thành, phải rút lui ra khỏi vùng chốt kiền, vì mỗi vùng chốt kiền đều được bao trùm bởi một trận địa pháo cò sẵn toạ độ từ xa. Trung Đoàn 48 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh buộc phải thu quân về phía Nam bờ suối, khi màn đêm bao trùm chiến địa. Nhận được tin báo từ Đại Tá Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về tình hình chiến trận tại vùng chốt Tàu Ô, khó vượt qua được các chốt kiền chi chít trên trận địa rộng khoảng 2 cây số vuông, xung quanh Ấp Tàu Ô, dọc theo Quốc Lộ 13, và cái “chết” của Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Đại Tá Trương Hữu Đức, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chấp thuận cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A) thu quân về vùng phía Nam con suối, để chấn chỉnh lại đội ngũ, bổ sung quân số, nghiên cứu lại chiến thuật bứng các chốt kiền khúc mắc này, (thể theo lời đề nghị của Vị tân Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). 4- THẾ NÀO LÀ CHỐT KIỀN !! ( Quan sát tại hiện trường, các cán binh Cộng Sản đều bị xiềng chân bằng “lòi tói” sắt tại “vùng Tàu Ô”. Kiền còn có nghĩa là nhiều chốt yểm trợ lẫn nhau tại “vùng Bầu Bàng”) Chiếu theo lời một “cán bộ” trong một trại “cải tạo” còn sống sót trong trận chiến Tàu Ô, kể lại với các “Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà” đang bị cầm tù, chốt kiền có những đặc tính như sau: a/ Chốt kiền được đào theo hình “chữ nhật“ hay hình “tam giác” ba cạnh, có nắp che chống pháo. Mỗi hệ thống (chốt) có 3 hầm; mỗi hầm cách nhau khoảng 20 thước, rộng khoảng 6 tấc; sâu khoảng 1,50 thước, b/ Nắp hầm đủ sức chịu đựng các loạt đạn “nổ chụp” của 105 ly và 130 ly. Cho nên khi các Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hoà tràn đến trên nắp hầm các chốt kiền, liền bị pháo 130 ly của Cộng quân nổ chụp trên đầu, nên bị thương vong khá nhiều, còn địch thì vô sự (trong giai đoạn tiên khởi). c/ Mỗi “chốt” có thể chứa đến cấp Tiểu Đội (từ 9 đến 12 cán binh). Hầu hết các cán binh Cộng sản ở dưới hầm các chốt kiền, đều bị xiềng chân với nhau từng tổ 3 người, (danh từ Việt Cộng gọi là” Tam tam chế”). Trước tình thế khó khăn của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A), Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy, vừa được tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III được lệnh di chuyển đến “vùng chốt Tàu Ô” thay thế cho Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cùng với Thiết Đoàn 5 (-), (chỉ còn lại chiến xa M. 41). Trung Đoàn 48 Bộ Binh, sau khi bổ sung quân số đầy đủ, cùng với Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (-), (chỉ có Thiết vận Xa M.113) tổ chức thành Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), được lệnh điều động về bảo vệ an ninh trục lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, và khi cần làm thành phần trừ bị cho Quân Đoàn trong việc bảo vệ lãnh thổ Quân Khu 3, đặc biệt là khu vực Tỉnh Bình Dương. Tướng Minh ra lệnh cho Đại Tá Đảo bàn giao trận địa lại cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tiếp tục điều nghiên tìm cách “bứng chốt “ tại vùngTàu Ô. Đơn vị Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Thiết Đoàn 5 (-), do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy thống nhất, với 3 Tiểu Đoàn 5, 6, và 8, bàn cách phá chốt của địch. Lực lượng Dù và Thiết Kỵ thay đổi chiến thuật: Bộ binh thì phân tán mỏng, chia cắt bao vây vùng chốt địch, ban đêm thì cho từng toán khinh binh, dùng “lựu đạn” bò sát vào các chốt kiền, tấn công chớp nhoáng, rồi rút nhanh để tránh pháo địch trên trận tuyến. Còn chiến xa M.41 di động, ban ngày nhắm vào các lổ châu mai của địch quân mà khạc đạn đại bác trực xạ vào các miệng hầm, cộng thêm pháo binh và không quân oanh tạc. Lực Lượng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã khóa im nhiều chốt kiền của Địch. Và cứ như thế cho đến hết đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Lực lượng Dù nhận được lệnh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, rút ra khỏi vòng chiến, bàn giao trận địa lại cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, lui quân về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung, nhận đầy đủ tiếp liệu, chờ lệnh mới, theo kế hoạch trực thăng vận, đổ quân tiếp cứu cho quân Bạn đang tử thủ tại An Lộc, vào buổi chiều ngày 14, tiếp qua ngày 15 tháng 04 năm 1972. (2). (xem sơ đồ số 12). anloc_chuong8-3 Mặt trận Suối Tàu Ô (giai đoạn 1) đến đây kể như tạm chấm dứt giữa 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, và 2 đơn vị cấp Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa yểm trợ. 5 – TỔN THẤT ĐÔI BÊN : ĐỊCH : * Khoảng 850 thuơng vong * Khu chốt Bầu Bàng tạm thời được thanh toán * 1/3 khu chốt Tàu Ô bị tiêu diệt BẠN : * 75 tử thương (Trong đó có Đại Tá Trương Hữu Đức), * 105 bị thương * 2 chiến xa M.41 và 3 thiết vận xa bị bắn cháy 6- NHẬN ĐỊNH : Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, được lợi thế, có chiến xa, pháo binh và không quân yểm trợ, nhất là áp dụng chiến thuật “xa luân chiến” = tiếp tục thay phiên nhau tấn công, được “tản thương” và có “bổ sung” quân số. Trái lại quân Cộng Sản thì nằm ụ tại chỗ chịu đòn, quân số hao mòn dần, thương binh không được di tản và quân số không được bổ sung, nên rốt cuộc phải bị tiêu diệt. 7- CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH: Như quý độc giả đã biết, Cộng quân đã cắt cử Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 1 trung đoàn địa phương, đặc trách việc “trì hoãn chiến”, cản trở đoàn quân tăng viện của Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam khai thông Quốc Lộ 13 lên An Lộc. Cộng quân thiết lập nhiều “chốt”. Đầu tiên tại Ấp Bầu Bàng, cách Lai Khê 15 cây số về phía Bắc, thuộc lãnh thổ Tỉnh Bình Dương. Tính chất của “Chốt” này cũng giống như các “Chốt Kiền” vùng Tàu Ô, đặc biệt hơn, địch còn đào những giao thông hào chằng chịt ăn thông vào bìa rừng. Cho nên vào lúc ban ngày, địch bị các cánh quân của Việt Nam Cộng Hoà đánh đuổi chạy dài, nhưng khi cần đóng chốt trở lại, thì từ các giao thông hào đó, chúng xâm nhập vào và đóng “chốt” trở lại. Sau đây xin mời Quý vị đọc một đoạn do một nhân chứng sống, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh nói về “Chốt Bầu Bàng” như sau: “Khi Việt Cộng được biết Trung Đoàn 31 Bộ Binh đã vượt đến Quân Chơn Thành, chúng liền cho đóng chốt Bầu Bàng trở lại, để dễ bề cô lập đoàn quân nối tiếp của Sư Đoàn 21 chúng tôi. Khi chúng tôi tiến đến chốt Bầu Bàng, mặc dầu có phi cơ oanh kích tan nát khu rừng xung quanh Bầu Bàng, thế mà mỗi khi chúng tôi cho quân tiến là lại bị các chốt của Việt Cộng chận đứng ngay. Thấy lạ, các cấp Chỉ Huy chúng tôi đích thân lên quan sát chiến trường thì mới phát hiện rằng Việt Cộng không đóng chốt trong các khu rừng kế cận, mà đóng chốt ngay trên vạt đất mà trước đây hãng thầu RMK thường hay lấy đất, nên các cuộc oanh kích của chúng tôi đều không trúng. Cuộc tiến thoái cứ như vậy diễn ra trong 2 ngày. Nếu mà cứ tiếp tục như vậy, thì Trung đoàn 31 Bộ Binh ở phía Bắc sẽ thiếu hụt tiếp liệu phẩm. Thấy vậy Đại Tá Hoàng Đức Ninh, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, đã ra lệnh cho thiết giáp dẫn đầu đoàn xe chở đạn dược, luơng thực, bọc vòng qua phía Đông Quốc Lộ, để lên tái tiếp tế cho Trung Đoàn 31. Quyết định táo bạo này đã được hoàn thành tốt đẹp, và chỉ trong thời gian ngắn sau, chúng tôi đánh tan được chốt Bầu Bàng. Nói về chốt, thoạt nghe có vẻ sơ sài, nhưng thật ra khó mà diệt được ngay; lực lượng đóng mỗi chốt thường do một tiểu đội đóng chốt, với sự trang bị đặc biệt, ngoài vũ khí cá nhân, còn có một khẩu B.40 hay B.41, một khẩu súng cối 60 hay 61, và một thượng liên nữa, ngoài hoả lực tiếp cận, chúng còn có hoả lực pháo tầm xa yểm trợ….(3) (1),(2) Nhật ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận chiến An Lộc năm 1972 (3) Chiến sử Trận Bình Long của Nha Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/3/ CHƯƠNG 9 anloc_chuong9-1 1- BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3 THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT ĐIỀU QUÂN Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn IV Việt Nam Cộng Hoà tham chiến bắt đầu ngày 14 tháng 04 năm 1972 và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù cũng có mặt tại căn cứ Lai Khê vào sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972. Tương quan lực lượng đôi bên, dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, sau ngày 14 tháng 04 năm 1972 như sau: Địch : Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 209, 141, 165 + Trung Đoàn 101 Địa Phương, một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Chiến Xa Hỗn Hợp (T.54 và PT.76), Sư Đoàn 69 Pháo Hỗn Hợp gồm có Trung Đoàn Pháo 130 ly, Trung Đoàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không (di động). Bạn : Sư Đoàn 21 Bộ Binh, gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 31, 32, 33, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 5 của Quân Đoàn 3, Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận của Sư Đoàn 9 Quân Đoàn 4, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu Việt Nam Cộng Hoà của Sư Đoàn 21 BB. Sau khi điều nghiên tình hình và trận thế chiến trường An Lộc và Tàu Ô, cũng như tình trạng gia tăng chiến sự trong toàn lãnh thổ Quân khu 3, nhất là tại hai Quận Trị Tâm và Phú Giáo thuộc Tỉnh Bình Dương, nơi trước đây Trung Đoàn 8 và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà rút đi, để tăng cường cho chiến trường An Lộc (vào trung tuần tháng 04 năm 1972). Tại Quận Trị Tâm và Quận Phú Giáo thưộc Tỉnh Bình Dương, mỗi nơi chỉ được thay thế bằng một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, hoàn toàn không có một lực lượng Quân Chủ Lực nào của Khu Chiến thuật để trấn giữ, hai hành lang xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, từ vùng “Mỏ Vẹt” (giáp ranh lãnh thổ Cambodia ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà), cận kề bên hai Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Hậu Nghĩa. Tướng Minh và Bộ Tham Mưu duyệt lại kế sách tái phối trí lực lượng trong việc phòng thủ lãnh thổ, cùng lúc đổ quân tăng viện cấp thời cho mặt trận An Lộc, sao cho thích nghi với tình hình chiến sự hiện tại, nhất là khi nhận được sự tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV (Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh). Kế hoạch tái phối trí được sắp theo thứ tự ưu tiên như sau: - Ưu tiên 1: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tăng cường cho quân trấn thủ tại An Lộc. – Ưu tiên 2: Trực thăng vận Chiến Đoàn 15 Bộ Binh (-) vào cứ điểm Tân Khai để thiết lập một căn cứ hoả lực, làm đầu cầu đổ quân, yểm trợ cho quân bạn tiến quân vào giải vây An Lộc, đồng thời điều động Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào vòng chiến để khai thông đường tiếp tế cho An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13, từ Nam lên Bắc. – Ưu tiên 3: Rút lực lượng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), gồm có Trung Đoàn 48 Bộ Binh + 30 thiết vận xa thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh,làm lực lượng chủ lực di động trừ bị cho lãnh thổ Quân Khu 3. Chiếu theo thứ tự ưu tiên kể trên, Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, căn cứ tại Tỉnh Biên Hoà, do ThiếuTá Nguyễn Văn Ức chỉ huy, đặc trách về trực thăng đổ quân và tản thương. Các chiến sĩ không quân này phải chấp nhận thập phần nguy hiểm trước hoả lực phòng không dầy đặc của Cộng quân, từ các loại súng cá nhân tự động, đến các loại súng chống chiến xa B.40 và B.41, các loại vũ khí phòng không di động, được thiết trí trên các xe cơ giới (thiết giáp), 12 ly 7 và 37 ly, vì phải “bay rà sát ngọn cây” để tránh loại hoả tiễn cầm tay SA .7, (có thể nói là loại vũ khí sát tinh của các loại trực thăng có ống hơi nóng, thổi thẳng về phía sau). Ưu tư, phẫn nộ, khóc thương, đều có xảy ra hằng ngày, nhưng các Anh Hùng Không Quân vẫn kiên trì hoàn thành nhiệm vụ một cách rất chu đáo. Tuy nhiên, sự thành công này cũng phải đánh đổi bằng hai phi hành đoàn của hai chiếc trực thăng đổ quân, bị nổ tung trên ngọn cây cao su tại vùng trời Xa Cam, và hầu hết các trực thăng còn lại, không chiếc nào tránh khỏi bị lủng ít nhiều lỗ đạn của Cộng quân xuyên thủng, ngay cả chiếc C&C (Commander in Chief) chỉ huy của Thiếu Tá Ức cũng “suýt” bị rơi, vì bị trúng đạn phòng không vào chỗ “nghiệt”. Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có lời khen ngợi Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức và các Chiến Sĩ Không Quân của hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đổ quân và tản thương và các trực thăng võ trang thuộc Không Đoàn 43 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà. Về Ưu tiên 1, Không Đoàn 43 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thành công và gần như hoàn mỹ việc đổ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, vào 2 ngày 14 và 15, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972 rất là kịp thời và kịp lúc để cứu nguy An Lộc. Về Ưu tiên 2: Không Đoàn 43 trực thăng, sau đó tiếp tục trực thăng vận Chiến Đoàn 15 (-) và Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, để thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai, còn có tên là Phi Long, cạnh Quốc Lộ 13 (12 cây số Nam An Lộc) , làm đầu cầu đổ quân Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần, Trung ĐoànTrưởng, và Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó, chỉ huy. Trong khi đó, Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Đoàn Truởng, và Trung Tá Nguyễn Sĩ Tấn, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, tiếp nối theo, Trung Đoàn 32 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đoàn Cư, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, di chuyển bằng đường bộ, từ căn cứ Lai Khê, càn qua Chốt Bầu Bàng, đến Quận Lỵ Chơn Thành, rồi đến Chốt Tàu Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành). Về Ưu tiên 3: Lực lượng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã mở vùng hoạt động trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành. Các đơn vị Cộng quân ở chốt Bầu Bàng hầu như bị dẹp tan. Ban ngày xe cộ và thiết vận xa Việt Nam Cộng Hoà lên xuống được an toàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tăng cường thêm cho Trung Đoàn 48 Bộ Binh một lực lượng thiết giáp thiết vận xa M.113 (rút về từ mặt trận Tàu Ô), để thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Lưu Động, trừ bị cho Quân Khu 3, sẵn sàng tiếp ứng cho các đơn vị Địa Phương Quân, đặc biệt là hai quận Trị Tâm và Phú Giáo của Tỉnh Bình Dương. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm có gần 2,000 Chiến Binh, chưa kể Thiết Giáp. Không Đoàn 43 Chiến Thuật có được sự phối hợp và yểm trợ của Phi Đoàn Trực Thăng 362 Hoa Kỳ, và các trực thăng võ trang “Cobra”, có thiết trí một hoả lực rất hùng hậu (các giàn đại liên “nồi” tự động, các giàn ống phóng hoả tiễn có đầu đạn chống chiến xa). Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà có 3 Trung Đoàn: Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn 1), Trung Tá Trần Thanh Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 32 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết (giai đoạn 1), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 33 Bộ Binh, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần (giai đoạn 1), ThiếuTá Nguyễn Mai Xuân chỉ huy. Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh đặt tại căn cứ Lai Khê (vị trí cũ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là vị Sĩ Quan cao cấp nhất luôn có mặt bên cạnh Tướng Minh. Cho đến ngày 12 tháng 05 năm 1972, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được lệnh bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được điều động ra vùng giới tuyến nắm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sư đoàn 21 Bộ Binh, được bàn giao lại cho Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù. Lễ bàn giao Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Tướng Hậu được diễn ra trong ngày 14 tháng 05 năm 1972 tại căn cứ Lai Khê, và lễ bàn giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, giữa hai cựu và tân Tư Lệnh được hoàn tất trong ngày 15 tháng 05 năm 1972, tại bản doanh Quân Đoàn 4 đặt tại Tỉnh Cần Thơ. 2- MẶT TRẬN PHÍA NAM DỌC THEO QUỐC LỘ 13 (Giai Đoạn 2) Sau khi Chiến Đoàn 15 (-) do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy cùng Đại Đội “A” Công Binh Chiến Đấu an toàn đặt chân đến vùng Ấp Tân Khai, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho thiết lập ngay một căn cứ hoả lực dã chiến, với 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, gồm có 6 khẩu đại bác 105 ly, và hàng ngàn quả đạn, được trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến, làm đầu cầu “hoả lực” yểm trợ cho đoàn quân từ phía Nam tiến đến An Lộc, đồng thời làm bàn đạp cho cánh quân của Trung Đoàn 33, đang di chuyển tiến dần đến giải vây An Lộc. Việc thiết lập căn cứ hoả lực dã chiến tại Tân Khai của Chiến Đoàn 15 (), cũng như căn cứ hoả lực tại Đồi Gió của Lữ Đoàn 1 Dù là kế hoạch mới dựa theo nhu cầu chiến thuật của phía Việt Nam Cộng Hoà đã tạo cho địch quân thêm một vấn đề nan gìải, ngoài dự liệu trong bản điều nghiên trận liệt của Địch. Trận Đồi Gió quân Cộng Sản đã phải huy động đến 2 Trung Đoàn thiện chiến nhất của 2 Công Trường 7 và 9, và có đến 12 chiến xa T.54 trợ chiến để tấn công công Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Giờ này, đến căn cứ Hoả Lực Tân Khai. Địch không còn có một đơn vị nào có đủ khả năng để nhổ thêm một cái “gai nhọn” khác nữa, nếu không phải cần có một lực lượng ở cấp 2 Trung Đoàn sắp lên, để có thể “bứng” được Chiến Đoàn 15 (), của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai!!! Và căn cứ hoả lực này vẫn còn chễm chệ đứng vững cho đến ngày tàn của trận chiến, khi toàn thể Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, được hoàn trả về Vùng IV Chiến Thuật (vào ngày 24 tháng 07 năm 1972). Trở lại mặt trận suối Tàu Ô, trước khi Quân Dù và Quân của Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm (A) rút đi, hai đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã gây cho lực lượng Cộng Quân “đóng chốt” tổn thất gần 2 tiểu đoàn. Số còn lại thì liên tiếp bị ăn bom và pháo binh của Việt Nam Cộng Hoà, số thương vong càng lúc càng cao mà không được điền khuyết, tinh thần sa sút trầm trọng, muốn bỏ hầm mà đào thoát cũng không được vì chân bi “xiềng”. Khi lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh “bứng xong” hầu hết các “chốt” ở vùng Suối Tàu Ô, lục soát trong các hầm “chốt”, phát hiện những chiếc lòi tói sắt, còn xích liền dưới cườm chân, trên thân xác của mỗi tổ 3 cán binh thành một chùm – cho nên danh từ chốt kiền, có nghĩa là xích liền chân với nhau!! (Theo truyền khẩu của các chiến binh Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Lực lượng “bứng chốt” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại suối Tàu Ô được diễn tiến và kết hợp liên hoàn như sau: Trung Đoàn 32 Bộ Binh từ phía Nam có chiến xa M.41 đánh thốc lên. Hai Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 và Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa do Trung Đoàn Phó, Trung Tá Bình chi huy, lách về phía sườn Đông, từ bên sườn phải bọc vòng đánh ép vào, Trung Đóan 31 Bộ Binh đánh thốc từ mặt Bắc xuống,đánh tan đưọc chốt Tàu Ô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “bứng chốt”, vào chiều ngày 19 tháng 05 năm 1972, toàn bộ lưc lượng Bộ Binh và Thiết Kỵ của Chiến Đoàn 15 được lệnh tức tốc di chuyển về với đơn vị “Mẹ” Trung Đoàn 15 (-) đang trấn giữ căn cứ hoả lực Tân Khai, thi hành nhiệm vụ mớị. Để lại căn cứ hoả lực Tân Khai 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh do Thiếu Tá Nguyễn Ánh Lê, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1, chỉ huy, và toàn bộ Thiết Đoàn 9 TQV, ủi ụ tăng cường phòng thủ; Trung Đoàn 15 (-) gồm có 2 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Đại Đội Trinh sát 9 do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chi huy liền xuất phát đến giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại vùng 7 cây số Nam An Lộc. Ngày 19 tháng 05 cũng là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Dự đoán được ý định của Cộng quân có thể mở thêm một cuộc tấn công lần nữa, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bô Binh, trình về Quân Đoàn xin cho 3 Box B.52 vào mục tiêu: Bộ Chỉ Huy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt và các giàn pháo binh 130 ly, đồng thời thông báo cho các đơn vị trấn thủ đề cao cảnh giác, địch có thể mở thêm một cuộc tấn công. Thật vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc dồn hết nổ lực tấn công thêm một lần nữa để mừng ngày sinh nhựt “Ông Hồ”. Nhưng không may cho chúng, truớc giờ xuất phát, 1 Box B.52 đánh trúng ngay giàn pháo binh 130 ly, gây ra nhiều tiếng nổ phụ. Nhờ vậy nên các cánh quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới dễ dàng bứng chốt Tàu Ô, không còn bị thiệt hại do pháo tập của Cộng Quân như Chiến Đoàn Đặc Nhiệm A và Lữ Đoàn 1 Dù nữa. Song song nỗ lực dự định tấn công vào An Lộc, vào ngày 19 tháng 05 năm 1972; Cộng quân chỉ thị cho Lữ Đoàn Đặc công 429 Miền, luồn xuống uy hiếp Quận Lỵ Trị Tâm thuộc Tỉnh Bình Dương đang chỉ có 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn thủ. Được tin khẩn báo từ Tiểu Khu Bình Dương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ra lệnh cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm B tức tốc đến giải tỏa. Sau khi thành công quét sạch Cộng quân ở chốt Tàu Ô, Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh phải vội lui quân về thay thế Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B) giữ an ninh lộ trình Quốc Lộ 13 từ Căn Cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, đồng thời làm thành phần trừ bị (1) cho Quân Đoàn. Còn Trung Đoàn 31 được trực thăng vận thả vào án ngữ phía Tây Quận Chơn Thành, phòng ngừa địch quân từ hướng căn cứ hoả lực Tống Lê Chân đến.( xem sơ đồ số 13). 3- HẦM VÀ CHỐT XA CAM anloc_chuong9-2 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, sau khi được “đổ quân” xuống vùng cạnh phía Bắc căn cứ hoả lực Tân Khai, nhận đựợc lệnh tiếp tục tiến về hướng Bắc để thu ngắn đoạn đường 12 cây số còn lại (từ căn cứ Tân Khai đến An Lộc). Khi rời khỏi Tân Khai 5 cây số về hướng Đông Bắc, tiểu đoàn đi đầu bắt đầu chạm súng với Cộng quân cấp trung đoàn, có PT.76 trợ chiến. Trung Tá Nguyễn Viết Cần điều động 2 Tiểu Đoàn còn lại lên tiếp ứng. Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai được yêu cầu pháo yểm trợ không ngừng. Cuộc quần thảo với Cộng quân kéo dài đến chiều tối; Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh vẫn không xuyên thủng được chiến tuyến của địch, Trung Tá Cần cho lệnh dừng quân, và cho lệnh đào hầm hố tạm qua đêm. Khi xác định được vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, địch không dám dùng bộ binh để tấn công, nhưng Cộng quân dùng pháo để tiêu hao tiềm lực của Trung Đoàn 33 Bộ Binh. Chúng “nã” trên 600 quả 130 và hoả tiễn ngay vào vị trí qua đêm của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, gây tổn thất thêm cho Trung Đoàn này. Trong số những quả đạn pháo ác nghiệt đó, có một quả rơi trúng ngay hầm của vị Trung Đoàn Trưởng, gây tử vong cho TrungTá Cần cùng một vài chiến binh chung hầm. (vào lúc 10 giờ tối đêm 19 tháng 05 năm 1972). Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà như rắn mất đầu. Vị Trung Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân lên nắm quyền chỉ huy, phải lo thu xếp mọi việc, nhất là xin tản thương, lay hoay mất cả ngày. Địch lần lần mở cuộc bao vây. Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị Địch cầm chân tại chỗ. Thiếu Tá Xuân cho lệnh Trung Đoàn rút lui về phía sau, tránh tầm pháo của Địch, và xin trực thăng tản thương một số chiến sĩ thương vong , trong đó có xác của vị Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 Bộ Binh Nguyễn Viết Cần. Các trực thăng võ trang yểm trợ cho các trực thăng tản thương, đã nhiếu lần cố gắng thi hành nhiệm vu, nhưng đều bất thành, vì hoả lực phòng không của địch được thiết trí trên các xe thiết giáp di động, bọc lòn về phía Nam tạo thành một hàng rào hoả lực dầy đặc, cộng thêm các giàn pháo từ xa khi được báo động liền pháo kích ngay vào trận địa, nên các trực thăng tản thương không tài nào đáp được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi nhận được tin Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị địch cầm chân, và Vị Trung Đoàn Trưởng trúng pháo tử vong, liền ra lệnh cho Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh chuẩn bị sẵn sàng, đợi đến khi 2 Tiểu Đoàn còn lại cùng Thiết Đoàn 9 đến nơi (Căn cứ Hoả Lực Tân Khai) cấp tốc kéo quân tăng viện Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Sáng ngày 20 tháng 05 năm 1972, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn điều quân, nương theo ven khu rừng phía Tây Quốc Lộ 13, bọc vòng phía trên vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, chuyển sang phía Đông, từ mặt Bắc đánh xuống sau lưng quân địch, bắn hạ 2 PT.76, đột phá vòng vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thừa thắng xông lên, tiếp tục càn quét các ổ phòng không địch về phía Nam, bắn hạ thêm 3 thiết giáp phòng không di động của địch. Sau khi giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, cả hai đơn vị, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh bung ra lục soát, tìm thấy gần 200 xác chết của Cộng Quân, 2 PT.76, 3 thiết giáp cơ động phòng không bị huỷ diệt, và mở rộng vùng “bãi đáp” cho trực thăng đáp xuống tản thương các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, trong đó có xác của Vị Trung Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Viết Cần, còn đang được trùm kín trong chiếc Poncho. Công việc di tản được thương binh và xác của những chiến sĩ tử trận, giúp cho Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh có cơ hội phục hồi lại được tính “di động”, để cùng Trung Đoàn 15 () thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh hỗ tương tiến bước. Trung Đoàn 15 () trách nhiệm bên cánh trái, Trung Đoàn 33 bên cánh phải, tiến dần đến An Lộc. Cho đến khi 2 đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vừa chiếm được phía Nam bìa rừng đồn điền cao su Xa Cam (5 cây số Nam An Lộc), chạm trán ngay với các “chốt” của Cộng quân đã đào sẵn chi chít bên trong rừng cây cao su, và ẩn sâu dưới đường rầy xe lửa. Mặc dầu được sự tích cực yểm trợ của phi cơ và pháo binh, nhưng đơn vị Bạn khó vượt qua được, đành phải dừng quân, bố trí phòng thủ qua đêm. Suốt trong đêm, Cộng quân gia tăng pháo kích vào các cánh quân bạn, cho tới trời sáng, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 đồng loạt tấn công vào “chốt Xa Cam”, nhưng đều bị đẩy lui, bị thương vong khá nhiều, nhưng vẫn không vượt qua nổi chương ngại vật này, rồi lại bị pháo, thêm một số chiến sĩ thương vong. Quân số càng ngày càng bị hao hụt, có thể nói là cả 2 Trung Đoàn Bạn bị Địch cầm chân tại chỗ nhiều ngày sau đó. Sau 2 ngày đêm gây tiêu hao tiềm lực Trung Đoàn 33 và 15 () Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Cộng quân mở cuộc phản công: để Trung Đoàn 165 trấn thủ các chốt kiền, Trung Đoàn 141 thuộc Công trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, có tăng T.54 và PT.76 mở cuộc phản công trực diện vào các thanh phần tiên phong của Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 () Việt Nam Cộng Hoà; đồng thời điều động các xe thiết giáp cơ động phòng không bọc vòng phía Nam khóa chặt đường không vận tản thương và tiệp tế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, bao vây hai Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thành một vòng 2 cây số chiều dài, dọc theo Quốc Lộ 13. Đạn dược, lương khô, nhất là nước uống, trở thành vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết cấp thời cho các đơn vị bạn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, tức tốc thiết lập kế hoạch tiếp tế bằng cách thả dù. Tất cả các bành dù đều được rơi trong vị trí của quân Bạn. Đạn dược, lương thực và trang dụng “cứu thương” được cung cấp đầy đủ để chống chọi với quân địch. Bạn đã đẩy lui vài đợt tấn công của Trung Đoàn 141, bắn cháy bốn T.54 và hai PT.76 của địch quân. Tuy nhiên số thương binh thì không di tản được, còn nước uống thì phải tạm dùng thật giới hạn bằng những chai “nước biển” cứu thương. Đoạn đường còn lại 5 cây số từ Xa Cam đến An Lộc, thật là gay go khó nuốt, được trấn thủ bởi 2 trung đoàn quân chính quy của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với những chốt và hầm hố kiên cố khó vượt qua. Toán chuyên viên “mật mã” Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà xác định được vị trí của Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và Trung Đoàn 165 Cộng Sản Bắc Việt tại vùng 7 cây số Tây Nam và 4 cây số Nam Quốc Lộ 13. Toán chuyên viên đặc trách về B.52, cho đúng toạ độ và tính chất mục tiêu, đã yêu cầu 2 lần liên tiếp vào ngày 20 tháng 05 và ngày 22 tháng 05 năm 1972, nhưng phía Hoa Kỳ không thoả mãn yêu cầu của phía Việt Nam Cộng Hoà, cứ lờ đi không cần giải thích. Đây là lần thứ ba, phía cố vấn Hoa Kỳ của Quân Đoàn 3 “từ chối” đánh B.52. Lần đầu vào ngày 18 tháng 04 năm 1972, toạ độ thả bom là vùng Phi Trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy đầu não Cục “R” và Bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt do Tướng Trần Văn Trà chỉ huy. Lần thứ nhì và lần thứ ba, vào 2 ngày 20 và 22 tháng 05 năm 1972, toạ độ vùng 7 cây số Tây Nam, và vùng 5 cây số Nam An Lộc, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và hầm chỉ huy của Trung Đoàn 165 của Cộng Sản Bắc Việt, đào dưới đường rầy xe lửa, hầm này được thiết kế rất là kiên cố, pháo binh và bom thường không thể nào đánh sập được. Việc phía Hoa Kỳ từ chối oanh tạc bằng B.52 vào các mục tiêu được ghi nhận kể trên đã kéo dài thêm thời gian chiến trận, đúng ra đã được kết thúc từ ngày 18 tháng 04 năm 1972 (khi phía Hoa Kỳ chịu bỏ 1 Box B.52 ngay vào vùng phi trường Quản Lợi) thì đã tránh đi được các trận Đồi Gió, trận tấn công An Lộc lần thứ Ba (19 tháng 04 1972), trận tấn công lần thứ Tư (10 tháng 05 năm 1972), trận đánh chốt suối Tàu Ô; …và sau cùng là trận Xa Cam kéo dài từ 13 tháng 05 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, khiến cho hàng ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và dân chúng bị thương vong (xem sơ đồ số 13). anloc_chuong9-3 4- TƯỚNG MINH HỌP THAM MƯU TÌM CÁCH “BỨNG” CHỐT XA CAM Theo ước tính của những chuyên viên Công Binh, và các giới chức Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, nếu muốn đánh sập và tiêu diệt các “hầm”, “chốt” tại vùng Xa Cam này, chỉ có hai cách, là dùng B.52 trải thảm bom, hoặc là dùng loại bom “Áp nhiệt” CBU (Cluster Bomb Unit) cỡ nhỏ, có tầm sát hại ½ cây số vuông cho mỗi quả bom, loại bom này có đặc tính tạo ra áp sức cao, tiêu diệt con người, bề ngoài trông vẫn còn nguyên vẹn, nhưng bên trong “lục phủ ngũ tạng” đều bị xoáy dứt hết kể cả kinh mạch, đặc biệt hầm sâu chừng nào xác suất tổn hại càng cao. Về khả năng dùng B.52 của Không Lực Hoa Kỳ kể như không có, chỉ còn trông cậy vào khả năng của CBU của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà mà thôi. Một cuộc họp “kín” tạì bản doanh hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại căn cứ Lai Khê giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, và vài giới chức cao cấp của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân, Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, Đại Tá Nguyễn Văn Tường, có biệt danh là Tường Mực vì nước da của Ông “ngâm đen”, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Tướng Minh đem việc Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đụng phải một lực lượng Cộng quân cấp 2 Trung Đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt bị chận đứng và hứng chịu pháo của Cộng quân ngày đêm, quân số càng ngày càng hao hụt, tản thương bị bế tắc, tiếp tế phải thả bằng dù tại vùng chốt Xa Cam (từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc). Tình trạng kéo dài trên 3 tuần, các đơn vị Bạn mặc dầu đã cố gắng nhiều lần tấn công diệt chốt, nhưng không vược qua nổi, mà còn bị thương vong khá nhiều. Muốn khai thông đoạn đường 5 cây số còn lại, thì trước tiên các đơn vị Bộ Binh của chúng ta bắt buộc phải vượt được cái chướng ngại này. Cần phải nhờ Không Quân đánh bom san bằng tiêu diệt địch đang ẩn trú dưới các hầm kiên cố đó. Dùng B.52 để san bằng thì đã 2 lần vẽ Box, nhưng phía Hoa Kỳ đã ra mặt từ chối hẳn. Chỉ còn lại giải pháp duy nhất, là phải dùng loại Bom CBU theo như ý kiến của các chuyên viên Công Binh để tiêu diệt chúng mà thôi!! Tướng Minh tâm sự: “Như các Anh Em đã biết, lực lượng tử thủ bên trong An Lộc đang trông chờ Anh Em chúng ta đến tiếp ứng và tản thương từng giờ từng phút. Còn lực lượng tăng viện của chúng ta đã tiến đến gần mục tiêu, chỉ còn An Lộc khoảng 5 cây số, nhưng không vượt qua nổi cái chốt Hầm Xa Cam này, mặc dầu lực lượng của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh cố gắng tấn công “bứng chốt” nhiều lần trong những ngày đầu nhưng vẫn chưa vượt qua nổi mà còn bị tổn thất khá nhiều…Hầm chốt Xa Cam còn khó hơn cái chốt ở Suối Tàu Ô khi trước, nên tôi phải nhờ đến Anh Em Không Quân giúp ý kiến cho để làm sao có thể phá được chốt địch. Ý tôi muốn hỏi là loại Bom CBU có thể diệt được Chốt và Hầm, đạt dược hiệu quả như B.52 hay không??” Tướng Minh tiếp: “Ba cái trở ngại lớn nhất của chúng ta hiện giờ là làm sao xóa bỏ được thoả ước về lằn ranh yểm trợ hoả lực cho chiến trường An Lộc giữa Không Quân Việt Nam Cộng Hoà và Không Quân của Hoa Kỳ. Đó là vấn nạn thứ nhất. Vấn nạn thứ hai là làm sao có loại Bom CBU (như theo lời cố vấn của Công Binh). Vấn nạn thứ ba là loại phi cơ nào thích hợp để thả Bom CBU?” Sau khi tướng Minh dứt lời, Tướng Tính quay lại hội ý với Đại Tá Tường, và giải đáp mọi thắc mắc, gỡ rối các vấn nạn mà Tướng Minh vừa nêu lên như sau: Trước tiên, tôi rất đồng ý với Công Binh là chỉ có Bom CBU là có hiệu quả gần giống như B.52. Thật tình mà nói, không có loại hầm hố nào chịu đựng nổi sức công phá của B.52; nhưng rất tiếc người bạn đồng minh của mình không chịu giúp, thật đáng buồn cho tình nghĩa Đồng Minh….Bây giờ người ta (Mỹ) không làm, thì mình tự làm bằng Không Lực của mình. Cũng có thể “chơi” vài trái CBU (cỡ nhỏ) ngay trên đầu địch, để giết “rụi” chúng nó đang ẩn náu dưới hầm hay trong các giao thông hào kế cận. Tôi còn được biết, các phản lực cơ Hoa Kỳ, sau 6 giờ chiều, là phải rời vùng trách nhiệm bay trở về căn cứ xuất phát (các Hàng Không Mẫu Hạm) đang đậu ngoài khơi Biển Nam Hải. Có nghĩa là chúng ta cứ âm thầm hành động theo kế hoạch riêng của chúng ta, không cần phải cho Mỹ biết làm gì, để họ kiểu cách hay kiếm chuyện này nọ. Và dù cho phía Mỹ sau này có biết, họ cũng không thể trách gì mình được. Bởi lẽ họ không chịu gíúp mình đánh bom B.52 thì mình vì lẽ sống còn của bao nhiêu sinh mạng của chiến sĩ các cấp, và thế tất thành bại của chiến trận, mình có thể tự lo liệu ném bom CBU. Tóm lại, mình có thể ném CBU bằng Skyraider AD.6 (loại cánh quạt) của Sư Đoàn 3 Không Quân cơ hữu, sau 6 giờ chiều là ổn thoả nhất. Sau đó Tướng Tính gíới thiệu Đại Tá Tường, Tư Lệnh Phó, cũng là một phi công “cừ khôi” phản lực cơ A. 37, trình bày tiếp. Đại Tá Tường cho biết, hiện nay trong kho bom của Sư Đoàn 3 Không Quân, nếu Ông không lầm thì vẫn còn 5, 7 quả bom CBU (cỡ nhỏ), có ngòi nổ đầy đủ, do Mỹ đã cấp phát dự trữ cho Sư Đoàn còn chưa sử dụng. Còn loại phi cơ nào có thể thả bom được?? Phản lực cơ A .37 hay Skyraider A D.6, loại nào thả cũng được hết. Nếu dùng A. 37, có ưu điểm là bay nhanh hơn, nhưng đôi khi không trúng đích. Còn Skyraider, thì có tốc độ kém hơn, nhưng nó được cái ưu điểm là ít khi sai lạc mục tiêu đối với các phi công thiện nghệ của Việt Nam Cộng Hoà đã quen ném bom bằng loại phi cơ cánh quạt nầỵ Cuộc họp được kết thúc, trong bầu không khí cởi mở và đầy niềm tin hy vọng. Sau cùng, Tướng Minh quyết định cho PHÁ HẦM chốt Xa Cam bằng Bom CBU, do các Skyraider của Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà thực hiện vào Ngày “N”. 4- KẾ HOẠCH ĐỖ QUÂN TIỂU ĐOÀN 6 NHẢY DÙ, VÀ ĐOÀN QUÂN BỔ SUNG CHO CÁC CÁNH QUÂN ĐANG CÓ MẶT TRÊN QUỐC LỘ 13 VÀ CÁC ĐƠN VỊ “TỬ THỦ”TẠI AN LỘC. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bị thiệt hại khá nặng trong trận Đồi Gió; 2 Đại Đội do Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng (trấn thủ căn cứ Pháo Binh trên Đối Gió) được rút về sát nhập vào với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, bên trong Thị Xã An Lộc; 3 Đại Đội còn lại, do Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh, vượt phá vòng vây về hướng Tây Nam, được trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972. Quân số của 3 Đại Đội này còn lại trên dưới 150 chiến sĩ, và sau hai ngày liên tiếp tìm kiếm, một số khác được trực thăng của Không Đoàn 43 “bốc” về, nâng tổng số lên trên 200. Sau đó được Khối bổ sung Sư Đoàn Dù đến tận nơi (căn cứ Lai Khê) tân trang và bổ sung quân số lên đến gần 600. Tiểu đoàn này tiếp tục được đặt đưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III và chuẩn bị trực thăng vận trở lại để liên kết với “đơn vị Mẹ” Lữ Đoàn 1 Dù, đang trấn thủ tại An Lộc. Quyết định Ngày “N”, do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà ấn định, được tuần tự diễn tiến như sau: a- Trực thăng vận khoảng 600 chiến binh Dù và 2,200 chiến sĩ của các Quân Binh Chủng khác vào “bổ sung” cho chiến trường An Lộc, và cho 2 Trung Đoàn 33 và 15 (-) Bộ Binh đang bị địch chận tại vùng 5 cây số Nam An Lộc. Cuộc đổ quân tăng viện được hoạch định và hoàn thành tốt đẹp vào 2 ngày 06 và 07 tháng 06 năm 1972. Tiểu Đoàn 6 Dù với gần 600 quân, lãnh ấn tiên phong, với Đại Đôi 62 do Đại Úy Ngô Xuân Vinh dẫn đầu. Sau khi bổ sung cho Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 (-), còn lại 1,800 quân thuộc các quân binh chủng đang tử thủ tại An Lộc như Trung Đoàn 7, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù,, hợp thành một đoàn quân 2,400 chiến binh (cấp Trung Đoàn), cùng lần tiến về hướng Bắc, cách An Lộc 5 cây số về phía Nam đợi lệnh. Tất cả các đơn vị được bổ sung, đều được tổ chức thành từng “Toán” có một Sĩ Quan đại diện Toán chỉ huy, dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù. Trung Tá Đĩnh trước khi xuất quân, được Trung Tướng Minh dặn dò và khích lệ: Sau khi chạm đất, thống nhất chỉ huy, lập tức di chuyển đến Trung Đoàn 33 và 15, trao quân bổ sung cho 2 Trung Đoàn này, khi xong, di chuyển tiếp về hướng Bắc, đến toạ độ (có vẽ sẵn trên bản đồ hành quân của Trung Tá Đĩnh), cách chốt Xa Cam khoảng 1 cây số về phía Nam, dừng lại, chờ cho 04 khu trục cơ AD.6 của Sư Đoàn 3 Không Quân “Thả xong bốn quả bom CBU”, dự trù vào lúc 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972. b- Tại Phi Trường Biên Hoà hai phi tuần phản lực cơ A. 37, yểm trợ cho 04 khu trục cơ AD.6, mang 4 quả Bom CBU, được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm1972, trực chỉ Xa Cam. 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972, hai phi tuần (4 chiếc) A .37, bay trước, thay phiên nhau oanh tạc và oanh kích, dọn đường cho bốn Skyraider AD. 6 tiếp nối theo sau, thả liền 4 trái Bom CBU ngay trên địa điểm “Hầm Chốt Xa Cam”, gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh. Sau khi thả Bom CBU chấm dứt, chiếc trực thăng C&C của Tướng Minh trên vùng trời Xa Cam báo cho Tiểu Đoàn 6 Dù khởi phát cuộc tấn công vào vùng chốt Xa Cam. Đoàn quân Việt Nam Cộng Hoà tràn qua các hầm hố đầy xác Cộng quân, khám phá ra một hầm rộng khoảng 300 thước vuông được đào sâu dưới đường rầy xe lữa “cũ” (từ Bình Long về Sài Gòn), khoảng gần 200 xác chết của cán binh Cộng Sản còn nguyên vẹn, trong đó có xác của một sĩ quan mang cấp bực Thượng Tá cùng các cán binh chuyên viên Truyền Tin chết nguyên vị, miệng còn rỉ máu. Đến đây, trời cũng vừa tối, Trung Tá Đĩnh ra lệnh cho Tiểu Đoàn 6 Dù và các đơn vị tháp tùng lục soát và chiếm cứ các hầm hố đã được đào sẵn của Cộng quân để phòng ngự qua đêm, đồng thời chấm những toạ độ tiên liệu pháo binh dự phòng khi địch mở cuộc phản công gửi về căn cứ hoả lực Tân Khai xin yểm trợ khi cần. Tiếp qua ngày 08 tháng 06 năm 1972, các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chỉ còn cách An Lộc khoảng 4 cây số về phía Nam kể như hầm chốt Xa Cam đã bị “Bứng” đi. Tiếp tục tiến lên, lấy Quốc Lộ 13 làm chuẩn đưới sự kháng cự cầm chừng của vài chốt còn lại. Cuối cùng khi còn cách An Lộc khoảng 2 cây số về phía Nam, đơn vị đi đầu của Tiểu Đoàn 6 Dù bắt được liên lạc bằng tiếng súng hiệu, và cuối cùng bằng thủ lệnh của các chiến binh thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù đang trấn đóng vùng phía Nam An Lộc. Trung Tá Đĩnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù (Khóa 15 Võ Bị Đà Lạt) và Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù (Khóa 14 Võ Bị Đà Lạt, Anh Em cùng trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt, ôm chầm lấy nhau mà lòng khấp khởi vui mừng sau bao ngày chinh chiến “thập tử nhất sinh”. Tiếng reo hò mừng vui vang dậy giữa các chiến binh dù và đoàn quân bổ sung tăng viện, tay bắt mặt mừng ôm chầm lấy nhau. Tin Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay được với nhau, được loan truyền mau lẹ trên tần số truyền tin. Trước tiên là vị Tư Lệnh chiến truờng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang bay trên vùng nhận được báo cáo của TrungTá Đĩnh và Bộ Chỉ Huy Hành quân của Tướng Hưng tại An Lộc, cũng như tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn tại căn cứ Lai khê đều nghe được. Tướng Minh thở phào nhẹ nhõm, vội gởi lời khen ngợi toàn thể các chiến sĩ Tiểu Đoàn 6 Dù cũng như các chiến sĩ “bổ sung” tháp tùng. Tướng Minh nói với Trung Tá Đĩnh, Tiểu Đoàn 6 Dù đã phục hận được trận Đồi Gió. Tôi sẽ đề nghị cho Anh lên Đại Tá đặc cách mặt trận để thưởng công. Tiểu Đoàn 6 Dù và các chiến sĩ của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh chia nhau càn quét các chốt địch và các ổ phòng không của địch dọc trên đoạn đường dài 5 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam An Lộc, bảo đảm an toàn cho hợp đoàn trực thăng bay vào tản thương hàng ngàn chiến sĩ và dân chúng đang nằm la liệt tại các địa điểm tản thương trong Tiểu Khu Bình Long và dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam rời khỏi An Lộc, sau hơn 2 tháng bị Cộng quân phong toả vây hãm về đến Tổng Y Viện Cộng Hoà và các Bệnh Viện Quân Dân Sự ở các Tỉnh Bình Dương, Biên Hoà, Vũng Tàu, và các chiếc ChinooK chở đồ tiếp tế cấp thời cho quân trú phòng. (xem sơ đồ số 14). anloc_chuong9-4 Tin giải tỏa và di tản được thương binh được loan truyền đi rất nhanh. Toàn quân dân An Lộc như trút đi một gánh nặng “ngàn cân”. Một luồng sinh khí mới đang thổi vào tràn đầy Thị Trấn Bình Long “An Lộc”!!!. Khi trực thăng của Tướng Minh vừa đáp xuống phi trường Lai Khê, thì hầu hết các Sĩ Quan cao cấp thuộc Bộ Tham Mưu Hành Quân Quân Đoàn đều có mặt tại bãi đáp, để đón mừng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn, vừa mang được kết quả “phấn khởi” từ tiền tuyến trở về. Tướng Minh vội bước vào bản doanh Bộ Tư Lệnh bốc điện thoại trình báo kết quả cho Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Câu nói đầu tiên của Tướng Minh: Kính trình Đại Tướng, An Lộc được giải tỏa và tản thương được rồi, do công lao của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bứng đưọc chốt Xa Cam từ chiều hôm qua, và sáng nay bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Dù trấn đóng phía Nam An Lộc. Hiện nay các lực lượng Bộ Binh Bạn đang mở rộng tầm hoạt động tảo thanh Cộng quân về phía Nam Quốc Lộ 13. Các trực thăng tản thương kể cả các Chinook, thay phiên nhau chuyên chở thương binh và tiếp liệu cho An Lộc một cách tương đối thuận tiện. Đại Tướng Viên rất hài lòng về nguồn tin này vì do đơn vị Dù lập chiến tích đầu tiên. Sau đó đích thân Đại Tướng Viên gọi đến Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh,nhờ tường trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Qua ngày hôm sau, 09 tháng 06 năm 1972, một cuộc họp báo được tổ chức tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Hành Quân của Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Tướng Minh tuyên bố An Lộc được giải toả, cuộc chiến được xem như kết thúc, mặc dù Cộng quân vẫn còn pháo kích vào thành phố với cường độ “nhẹ”. Việc di tản thưong binh và tiếp tế cho An Lộc đã được xúc tiến đều đặn. Quân phòng thủ bắt đầu mở cuộc phản công, tái chiếm lại các cao thế quan trọng sát cạnh An Lộc, như Đồi Đồng Long, Đồi 100, và lần tới phi trường Quản Lợi. Toàn bộ bốn Sư Đoàn (Công Trường) quân Cộng Sản Bắc Việt đã kiệt quệ, và đang âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến. Chúng tôi ca ngợi và thán phục tinh thần kiên trì, can đảm chịu đựng gian lao khổ cực, đã trải qua rất nhiều thử thách gian nguy, của tất cả các chiến binh “tử thủ” các cấp. Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước Anh Linh của trên 3,000 chiến sĩ các cấp, trực thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tham chiến trong trận này, đã vĩnh viễn giã từ “Vũ Khí”, “Đồng Đội”, hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, và trên 5,500 thường dân của Tỉnh Bình Long đã bị sát hại bởi những trận “mưa pháo” của Cộng quân, và cầu nguyện ơn trên Trời Phật, ban phước lành cho hàng ngàn Quân Cán Chính và các cố vấn Hoa Kỳ, chẳng may bị thương tích, đang điều trị tại các Quân Dân Y Viện Việt Nam Cộng Hoà và tại Bệnh Viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ sớm được bình phục, và sớm được sum họp với gia đình. Tôi cũng vừa nhận được lệnh của Vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tưởng thưởng đặc cách mặt trận cho mỗi chiến sĩ “Tử Thủ” mỗi người lên một cấp bực. Trong dịp này, để trả lời một số câu hỏi của các ký giả trong và ngoài nước, Tướng Minh phát biểu như sau: Trận chiến An Lộc đã được tượng hình từ đầu năm 1971, sau những cuộc hành quân “Toàn Thắng 71” của Quân Khu 3, thời Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí còn là Tư Lệnh Quân Đoàn. Trong kế hoạch hành quân chuyển tiếp có ý định đổ quân lên Tỉnh Kratié (một Tỉnh cực Bắc của Quốc Gia Cambodia), nơi đặt bãn doanh đầu não của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam), để càn quét và tiêu diệt Bộ Chỉ Huy đầu não của Cộng Quân. Nhưng rất tiếc, không lâu sau đó, chẳng may Ông bị “nổ” trực thăng tử vong, và tôi được thương cấp chỉ định thay thế vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba và đầy lòng yêu nước đó. Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, có thể nói rõ nghĩa hơn, là dù trong lòng có muốn giữ đúng theo kế hoạch của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm đã hoạch định chăng nữa, nhưng sau gần 1 tuần, kiểm điểm lại tất cả các dữ kiện và tình huống thực tại, tôi không thể làm gì hơn được, và phải có quyết định ra lệnh cho triệt thoái, rút quân, một lực lượng cơ hữu chiếm đến 2/3 tiềm lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III lúc bấy giờ, còn đang trên lãnh thổ “Miên”, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà để bảo toàn lực lượng phòng thủ diện địa lãnh thổ Quân Khu III. Vì theo tin tình báo cao cấp tôi được thông báo cho biết, sau trận thảm bại Tết Mậu Thân, Cộng quân vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mưu đồ tấn chiếm Nước Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, hàng đoàn xe di chuyển ngày đêm không ngừng nghỉ, chuyển vận hàng chục ngàn tấn đạn dược, thực phẩm…, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam. Việc rút đoàn chủ lực quân trên hai Sư Đoàn kể cả Thiết Giáp về đến nội địa Việt Nam Cộng Hoà được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971, với khá nhiều thiệt hại . Do rút được phần lớn chủ lực của Quân Đoàn về nội địa, chỉnh đốn hàng ngũ vừa kịp lúc. Nhờ vậy, khi quân Cộng Sản mở cuộc tấn công vào nội địa lãnh thổ Quân Khu III vào ngày 05 tháng 04 năm 1972, phần lớn lực lựợng từ ngoại biên trở về như hai Trung Đoàn 48 và 52 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, hai Thiết Đoàn 1 và 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Xung Kích Việt Nam Cộng Hoà đã trở thành lực lượng nồng cốt tương đối đủ khả năng cấp thời chận bớt được đà tiến của địch quân. Nói về cuộc rút quân từ chiến trường ngoại biên về nội địa Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1971: Rút quân khi địch được “nguồn tin mật” chuyển cho biết trước để kịp thời chuyển quân tổ chức ổ phục kích (Đam Be và Snoul)!!!. Đến trận chiến An Lộc vào tháng 04 năm 72, lực lượng Quân Đoàn 3 phải chấp nhận “tử thủ” với quân số địch tấn công cường tập đông hơn gấp 4 lần và chiếm ưu thế về pháo binh và thiết giáp là những sự kiện đã gây cho tôi có nhiều ấn tượng đau buồn sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của tôi!!! 5- ĐOÀN 28 ĐẶC CÔNG CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ PHỐI HỢP VỚI LỮ ĐOÀN ĐẶC CÔNG 429 MIỀN, MỞ MŨI DÙI XUYÊN QUA (Overpass) AN LỘC, VÀO CÁC CỨ ĐIỂM (Việt Cộng gọi là tuyến vùng trung) như LAI KHÊ (Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), QUẬN LỴ TRỊ TÂM, QUẬN LÁI THIÊU (thuộcTỉnh Bình Dương), và sau cùng tại Xã TÂN PHÚ TRUNG (thuộc Tỉnh Gia Định, nằm cạnh Quốc Lộ 1 trên đường từ Tỉnh Tây Ninh cách Sài Gòn khoảng 10 cây số về phía Bắc). Ngoài 4 Công Trường (Sư Đoàn) quân chủ lực Cộng Sản Bắc Việt, còn có các đơn vị đặc công được tổ chức thành Tiểu Đoàn hay Lữ Đoàn, có nhiệm vụ xâm nhập hay đánh phá những vùng hay căn cứ ở sâu trong hậu phương của Việt Nam Cộng Hoà, để gây xáo động và dọn đường cho quân chủ lực tiến công nối tiếp. Khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vừa rời khỏi Lai Khê vào ngày 07 tháng 04 năm 1972, chỉ sau đó ít ngày, một đơn vị đặc công của Lữ Đoàn Đặc Công 429 Miền đã thành công trong việc phá nổ kho đạn tại hậu cứ của Sư Đoàn, kế tiếp, đơn vị đặc công này di chuyển đến Quận Lỵ Trị Tâm để đánh phá, nơi đây trước kia là bản doanh của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, được tăng cường cho mặt trận An Lộc từ ngày 12 tháng 04 năm 1972, chỉ được thay thế bằng 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Dương, sau đó được Lực Lượng của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đến tiếp ứng giải tỏa. Đặc công Cộng quân còn bỏ vòi vào tới phía Nam Quận Lái Thiêu thuộc Tỉnh Bình Dương (khu vườn cây ăn trái măng cụt, soài riêng), liền bị lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Dương tiêu diệt. Lần cố gắng sau cùng, vào khoảng trung tuần tháng 11 năm 1972 (giai đoạn 2 của chiến dịch Nguyễn Huệ, liên đoàn đặc công Miền gom tàn quân còn lại (không đầy 1 Tiểu Đoàn) được tăng cường thêm Tiểu Đoàn K.8 đặc công của Công Trường 9, bất thần xâm nhập vào Xã Tân Phú trung, thuộc Tỉnh Gia Định, chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn khoảng 6 cây số từ phía Bắc, dọc theo Quốc Lộ 1 từ Tây Ninh về Sài Gòn, đào hầm hố, chiếm cứ bám trụ tại đây, làm tắt nghẽn lưu thông. Lực lượng diện địa Địa Phương Quân Tỉnh Gia Định không “bứng” được chúng. Tướng Minh xin Bộ Tổng Tham Mưu cho điều động Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (sau khi rời An Lộc ra miền giới tuyến vừa mới trở về) đến giải tỏa khu vực nàỵ Chỉ trong một đêm, các chiến sĩ Biệt Cách Dù tiêu diệt nguyên cả Liên Đoàn 429 cùng các cán binh đặc công của Tiểu Đoàn K.8 Cộng Sản Bắc Việt. Và cũng từ ngày đó (15 tháng 11 năm 1972), Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt kể như được chấm dứt nhiệm vụ trong mưu đồ tấn chiếm An Lộc, để ra mắt cái chính phủ bù nhìn được gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, dùng cứ điểm An Lộc làm bàn đạp tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài gòn. Kể như hoàn toàn thất bại. Tàn quân của Công Trường Bình Long vẫn còn bám víu tại vùng Phi Trường Quản lợi và Đồi Gió, các Công Trường 7 và 9 lui quân về vùng rừng rậm phía Tây Nam, căn cứ Hoả Lực Tống Lê Chân 15 cây số Tây Nam An Lộc, giáp ranh hai Tỉnh Bình Long và Tây Ninh, do Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn giữ. Với mục đích là thu lượm những kiện hàng do Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thả tiếp tế cho lực lượng trấn thủ, để chia nhau sống, xin bổ sung quân số, ém quân, chờ đến tháng 04 năm 1975, mới xua toàn lực xâm chiếm lãnh thổ Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. ( xem sơ đồ số 15). anloc_chuong9-5 6- TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN TRÊN TOÀN TRẬN CHIẾN: ĐỊCH: Nhân mạng: (Ước lượng): 10,500 tử thương, 25,000 bị thương, 45 cán binh bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắt sống hay đầu hàng. Chiến Xa và Chiến Cụ: 95 cơ giới đủ loại (T.54, PT.76, chiến xa phòng không lưu động. Từ 70% đến 80% các giàn phóng hoả tiễn 107 ly & 122 ly cộng thêm Trung Đoàn Pháo nặng 130 ly bị Không Quân Việt Mỹ huỷ diệt. BẠN: Nhân mạng: 3,796 tử thương (3,012 tử trận, 784 chết tại các Quân Y Viện). Thường dân: 6,000 (500 tại Quận Lộc Ninh, 5,500 tại Thị Trấn An Lộc). Chiến Xa và Chiến Cụ: 75 cơ giới ( M.41, M.113, Commando Car V.100) Pháo binh: 46 khẩu 105 ly (Tiểu Đoàn 52 & 53 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Pháo Đội Dù, Pháo Binh Lãnh Thổ của Tiểu Khu Bình Long). 10 khẩu 155 lỵ. Phi Cơ VIệt Nam Cộng Hoà: - Phản Lực Cơ A.37: 1 chiếc; – Khu Trục Cơ Skyraider: 3 chiếc, – Vận Tải Cơ C.123: 2 chiếc, – Vận Tải Cơ C.119: 1 chiếc, – Quan Sát Cơ O1: 1 chiếc, – Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, – Trực Thăng HU1B: 14 chiếc. Phi Cơ của Đồng Minh Hoa Kỳ: - Vận Tải Cơ C.130: 2 chiếc, Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, Trực Thăng Võ Trang Cobra: 3 chiếc, Quan Sát Cơ O2: 1 chiếc, Trực Thăng HU1B: 1 chiếc. (2) 7- NHẬN XÉT: * Thương vong của cán binh ĐỊCH gấp 9 lần so với thương vong các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, gần 4 lần so với toàn Quân Dân trận chiến Tỉnh Bình Long An Lộc. * Đơn vị Biệt Cách Nhảy Dù là đơn vị bị thiệt hại ít nhất trong suốt trận thư hùng: 74 tử vong (68 tại chiến địa An Lộc và 6 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa); 272 bị thương. 8- TỔNG KẾT BÌNH LUẬN VỀ TRẬN CHIẾN AN LỘC: Các quan sát viên Quốc Tế đang có mặt tại Thủ Đô Sài Gòn trong suốt thời gian chiến trận cho đến hồi kết thúc, rất đỗi ngạc nhiên tại sao Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) vẫn kiên cường chiến đấu chống trả lại đoàn quân đông đảo gấp 4 lần hơn và có nhiều ưu thế hơn về pháo binh cũng như chiến xa, mà chúng phải chịu thảm bại, âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến!!! Chúng tôi xin phân tích một cách khách quan vì những nguyên nhân nào đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) nói riêng, và cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung. Xét qua các yếu tố: 1/ Yếu tố ĐIỀU NGHIÊN Điều nghiên là vấn đề căn bản của bất cứ trận đánh nào, dù nhỏ như đồn bót, căn cứ hoả lực, lớn như một Tỉnh Lỵ, một mặt trận, một chiến trường. Đâu là ĐIỂM đâu là DIỆN; lực lượng và khả năng tác chiến của Địch và Bạn; ưu thế của địch, yếu điểm của ta; các cấp chỉ huy và tinh thần chiến đấu của đơn vị đối phương; vị trí đầu não của các Bộ Chỉ Huy Địch; địa thế; thời tiết, và nhất là lòng Dân. Có thể nói là cả 3 yếu tố Thiên thời, Địa Lợi, Nhân Hoà cần phải hội đủ, để có thể khống chế chiến trận, giành phần thắng lợi cho binh đội của mình. Như Trận An Lộc, Diện là Tỉnh Tây Ninh, còn Điểm là Tỉnh Bình Long (An Lộc). Tại vùng lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh có Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trấn đóng. Sư Đoàn 25 Bộ Binh lúc bấy giờ, đã có vài trận chiến thắng với các đơn vị chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, sĩ khí đang lên cao, lại có đơn vị Trinh Sát Hắc Báo rất là thiện chiến cùng với các toán thám sát thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang họat động trong vùng rừng rậm phía Bắc núi Bà Đen Tỉnh Tây Ninh, với cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh hùng mạnh và còn nguyên vẹn, cộng thêm có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân thiện chiến của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, đang có mặt ở vùng lãnh thổ phía Bắc Tỉnh Lỵ; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 22 từ thị trấn Krek giáp ranh biên giới Việt – Cambodia về phía Nam, đến phía Bắc Tỉnh Tây Ninh (Việt Nam Cộng Hoà), có rừng cây rậm rạp ẩn khuất, nhưng về phía Nam, qua khỏi Tỉnh Tây Ninh về Sài Gòn, dọc theo Quốc Lộ 1, được khai quang rộng rãi, dân cư đông đúc, hầu hết là dân có tinh thần chống Cộng; hai bên đường lại không có rừng cây che khuất, để có thể tổ chức các cuộc phục kích hay đóng chốt cấp Trung Đoàn, để chận viện binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên. Tại Tỉnh Bình Long (An Lộc) thuộc trách nhiệm bảo vệ an ninh vùng lãnh thổ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã bị “gẫy” hết Trung Đoàn 8 Bộ Binh, sau trận Snoul từ Cambodia rút về, đã bị Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt chận đánh, thiệt hại khá nặng (vào cuối tháng 05 năm 1971), đang được bổ sung và tái trang bị, 2/3 là tân binh, chỉ còn lại Trung Đoàn 7 Bộ Binh đang trấn đóng xung quanh An Lộc, và Trung Đoàn 9 thì đang trấn giữ vùng Quận Lỵ Lộc Ninh. Tinh thần binh sĩ không cao, như vậy thì thực lực và khả năng chiến đấu đã giảm sút đến gần phân nửa so với Sư Đoàn 25 Bộ Binh ở phía Tây Ninh; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 13, kéo dài từ ranh giới Việt Cambodia đến sát vùng phía Bắc An Lộc toàn là những khu rừng hay đồn điền cao su hoang dã ngút ngàn, về phía Nam An Lộc đến giáp ranh Tỉnh Bình Dương xuyên qua Quận Chơn Thành, phân nửa là rừng cây cao su, phân nửa là khu rừng chồi hoang địa, dân cư thưa thớt (có thể nói là vùng xôi đậu), rất thuận tiện cho việc tổ chức các ổ phục kích. Như Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt tổ chức phục kích Thiết Đoàn 1, 5 cây số Bắc Lộc Ninh, vào đêm 05 rạng 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ hai tại ngã ba Cầu Cần Lê, Quốc Lộ 13 nối liền Liên Tỉnh Lộ 17, Bắc An Lộc 15 cây số, do hai Trung Đoàn của Công Trường 9 và Công Trường Bình Long tổ chức tuyến phục kích dài 3 cây số để ngăn chận và đánh bật Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê, dự định lên tiếp cứu Quận Lộc Ninh vào ngày 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ ba, tại phía Nam An Lộc, Công Trường 7 tổ chức tuyến phục kích cấp Sư Đoàn (-), khoảng từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13 (Chốt Xa Cam), dự định chận bắt đoàn quân trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rã hàng tháo lui về Tỉnh Bình Dương (căn cứ Lai Khê). Điểm phục kích thứ tư, cấp số 2 Trung Đoàn, thiết lập các “chốt kiền” kiên cố được bảo vệ bởi các khẩu pháo tầm xa 130 ly (vị trí pháo từ phía Tây), tại vùng Ấp Suối Tàu Ô (20 cây số Nam An Lộc). Thêm một điểm phục kích thứ năm, tại Xã Bầu Bàng (32 cây số Nam An Lộc). Đó là những địa điểm phục kích đã diễn ra những trận đánh” đẫm máu” thiệt hại hằng ngàn sinh mạng của Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và cán binh Cộng Sản Bắc Việt. Căn cứ vào yếu tố điều nghiên để thiết lập sơ đồ trận liệt. Trong binh thư có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Biết ta mà không biết người, trận thắng trận thua. Không biết người, mà cũng không biết ta, trăm trận đều thua . Trong trường hợp mặt trận Lộc Ninh, bản điều nghiên trận liệt, Cộng quân biết rõ phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có tổng cộng 1 Trung Đoàn (-) cộng thêm một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng và một Thiết Đoàn Hỗn Hợp chiến xa M.41 & M.113 được phân chia ra làm hai cánh quân ở hai nơi khác nhau, cộng thêm lực lượng diện địa của Chi Khu Lộc Ninh…nên Cộng quân huy động một lực lượng nhiều hơn gấp 5 lần, có chiến xa trợ chiến (loại T.54 & PT.76 vượt trội hơn Chiến Xa M.41 & Thiết Vận Xa M.113 của Việt Nam Cộng Hoà). Đó là biết người, biết ta, nên đạt được thắng lợi lúc ban đầu. Còn tại mặt trận An lộc, bản điều nghiên trận liệt có 2 điều sai quan trọng: - Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều nhất có 5 Tiểu Đoàn (3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh và 2 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Bình Long) và Bộ Chỉ Huy (nhẹ) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, phải rải đều trên một tuyến dài khoảng 6 cây số chu vi phòng thủ (thật quá mỏng). Nhưng khi va chạm tại tuyến phòng thủ phía Bắc, không phải là một Đại Đội hay một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 Bộ Binh hay Địa Phương Quân, mà là nguyên cả một Trung Đoàn 8 (hùng mạnh) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với 2,500 chiến sĩ, trong tay lại có trên 2,000 khẩu súng M.72 (loại súng chống chiến xa của Hoa Kỳ). - Cái sai thứ nhì là vị trí của Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (hầm nổi, vị trí cũ gần ga xe lửa, đã có tọa độ pháo binh sẵn) đã được di chuyển vào giờ phút chót, đến một địa điểm khác (hầm chìm có bê tông cốt sắt, Trại Đỗ Cao Trí). 2/ Yếu tố chiến thuật : a – Cộng quân áp dụng theo binh pháp cận đại của Tàu Cộng: Chiến thuật biến người; tiền pháo hậu xung; bịt pháo công đồn; nhị thức bộ binh & chiến xa .. b – Binh Thư Tôn Võ Tử có ghi chép: Muốn mở cuộc bao vây quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 10 lần trở lên; muốn tấn công vào một vị trí có công sự phòng thủ của địch, quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 3 lần trở lên; còn xét thấy rằng quân ta ngang bằng với quân địch thì nên áp dụng kế sách chia cắt hay đột kích tấn công bất ngờ. Quân Cộng Sản Bắc Việt áp dụng chiến thuật biển người (hay là nướng người), như Trận Điện Biên Phủ vào năm 1954. Pháo rất nặng (mưa pháo), sau khi dứt các đợt pháo, thì bộ binh mở cuộc xung phong, như kẻ điếc không sợ tiếng súng, cận chiến đánh xáp lá cà như thằng mù, trước các họng súng đại liên M.60 và các súng tự động cá nhân M.16 của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và bị tan xác dưới các trận oanh tạc của Không Quân Chiến Thuật và Không Quân Chiến Lược của đồng minh Hoa Kỳ. Chiến thuật bịt pháo công đồn: Pháo vào các căn cứ hoả lực có thiết trí các đại bác 105 ly và 155 ly, như Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh tại cứ điểm An lộc, và Pháo Đội Dù trên đỉnh Đồi Gió; nhất là pháo tê liệt các Bộ Chỉ huy đầu não địch.. Áp dụng nhị thức bộ binh và chiến xa: Vì là lần đầu tiên, lực lượng Cộng quân có chiến xa yểm trợ để tấn công, nên giữa các đơn vị tùng thiết và chiến xa “mạnh ai nấy đi”. Bộ binh thì lo chạy tránh pháo, chiến xa thì cứ đạp “Ga” tiến nhanh vào thành phố…Nên dễ làm mồi cho cho các tổ phóng hoả tiễn M.72 của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ. Chiếu theo các tài liệu, vào lúc khởi phát cuộc bao vây An lộc, Cộng quân có khoảng từ 35,000 đến 37,000 cán binh, còn lực lượng trấn thủ sơ khởi chỉ có khoảng 3,200 (quân Chủ Lực và Địa Phương Quân), như vậy là Địch đông hơn quân Bạn đến 10 lần, nên địch mở cuộc bao vây An Lộc, và tấn công từng mặt một, không được đồng loạt, từ cấp 2 Trung Đoàn vào các tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. 3/ Yếu tố Tâm Lý: Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị bất ngờ khi quân Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn kích, khi bị địch mở trận “mưa pháo” tàn khốc, khi thấy Chiến Xa T.54 và PT.76 xuất hiện, khiến cho từ cấp Chỉ Huy đến Binh Sĩ mất tinh thần trong giai đoạn đầu (từ trận đánh Lộc Ninh). Quân địch chỉ vì phạm phải một lỗi lầm quan trọng khi áp dụng nhị thức bộ binh & chiến xa, không có sự yểm trợ hỗ tương cho nhau, để cho các tổ chống chiến xa M.72 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có cơ hội bắn hạ. Khí thế hùng hổ của địch quân, vừa có đông quân số, vừa có chiến xa trợ chiến. Nhưng khi thấy chiến xa chạy lạc bị bắn cháy, bộ binh Cộng Sản lại đâm ra mất tinh thần, còn phía bên Quân Tử thủ Việt Nam Cộng Hoà, khi nhận thấy trong tay mình có loại vũ khí M.72 xuyên thủng được vỏ thép của chiến xa địch, bị bắn cháy bốc khói nằm la liệt trong Thị Trấn An Lộc, thì đâm ra tự tin, lên tinh thần trở lại một cách nhanh chóng, đua nhau đi tìm diệt tăng địch. Đó là yếu tố tâm lý “bất ngờ” mà đôi bên vừa mới phát hiện trên trận địa khi lâm chiến, không một binh gia nào có thể dự liệu hay tiên đoán được . Và nhờ có yếu tố tâm lý đảo ngược, giữa địch và bạn như thế, đã đem đến thắng lợi cuối cùng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. 4/Yếu tố Thời Cơ: Yếu tố thời cơ cũng là một trong những nhân tố quyết định cho sự thắng bại của chiến trường An Lộc. Thời cơ đây, có thể nói là thới điểm thuận tiện nhất để có thể đè bẹp đối phương, khống chế trận chiến. Thời cơ khi đến cũng rất nhanh (chỉ trong vòng vài ba ngày là cùng), nếu đã để lỡ dịp, thì thời cơ sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Điển hình như khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm xong Quận Lộc Ninh chỉ trong vòng có 2 ngày (sớm hơn dự định của kế hoạch là phải từ 7 đến 10 ngày), khí thế và tinh thần cán binh Cộng Sản Bắc Việt đang lên cao, còn say men chiến thắng đến chỗ tự mãn. Trong thời gian đó lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại An Lộc, chỉ mới có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cùng khoảng hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long mà thôi. Vì sự trì hoãn do lòng tham, tóm nhặt tài sản và chiến lợi phẩm của Quân Dân Quận Lộc Ninh, và viện cớ rằng phải lo chỉnh đốn hàng ngũ cũng như phải chờ bổ sung quân số, để khước từ lệnh đốc thúc của Sở Chỉ Huy Miền, tiếp tục tiến công. Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bỏ lở cơ hội bằng vàng để đạt được chiến thắng dứt điểm An Lộc. Nếu Tướng Trần Văn Trà và các Tư Lệnh Công Trường chịu nghe theo lời khuyến cáo của Tướng Hoàng Cầm (đại diện Tướng Trần Độ, cơ quan chỉ đạo trận đánh), tiếp tục tiến quân, thì khoảng ngày 09 tháng 04 năm 1972 (sau 2 ngày chiếm cứ Quận Lộc Ninh), với khí thế hùng hổ, với binh lực hùng hậu, 2 Trung Đoàn Bộ Binh và 1 Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54, thì Địch đã đánh thủng mặt trận phía Bắc của thành phố, do khoảng 1 Đại Đội Biệt Động Quân trấn giữ, và chiếm luôn An Lộc từ dạo đó. Lực Lượng Quân Cộng Sản Bắc Việt để trì trệ đến ngày 13 tháng 04 năm 1972 mới khởi phát khai hoả tấn công. Trong khi trước đó vào ngày những ngày 11 và 12 tháng 04 năm 1972, phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã kịp thời đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, với 2,500 chiến binh gan lì, đặc biệt có trong tay trên 2,000 súng phóng hoả tiễn cầm tay M.72 diệt chiến xa. Trung Đoàn 8 Bộ Binh lãnh trách vụ trấn thủ mặt Bắc thành phố. Trong đợt tấn cộng đầu tiên Cộng quân xua 2 Trung Đoàn quân bộ chiến và trên 30 chiến xa T.54 tấn công trực diện vào mặt phía Bắc Thành phố, chiến xa và bộ binh địch lọt vào trận địa pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bộ binh chạy tán loạn, 15 chiến xa T.54 chạy lọt được vào thành phố, nhưng chỉ sau 1 giờ đều bị các các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và trực thăng Cobra của Không Lực Hoa kỳ bắn hạ không chiếc nào chạy thoát. Ưu thế của quân Cộng Sản Bắc Việt trong các trận đánh là có quân số đông để áp đảo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa và pháo binh tầm xa hùng hậu, các thiết giáp phòng không di động, kể cả các loại Hoả tiễn cầm tay SA .7 (do Nga Sô chế tạo là loại khắc tinh của các loại trực thăng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ . Ưu thế của phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được Không Lực Hoa Kỳ yễm trợ một hoả lực rất là hùng hậu ngay từ đầu cho đến cuối trận chiến, thêm vào đó có lòng dũng cảm, quyết tâm tử thủ của Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà. Nói tóm lại, dù Bạn hay Địch, bên nào nắm được lợi điểm ở 4 yếu tố kể trên, thì phần thắng sẽ nghiêng về bên đó, và ai biết khai thác cái khuyết điểm của đối phương và biết kịp thời khắc chế những cái yếu điểm của quân mình, thì sẽ đạt được chiến thắng sau cùng. Kết luận: Xét về luận cứ của cổ nhân, muốn đạt được một sự thắng lợi của một trận chiến, cần phải hợp với lòng trời (Thiên Thời); thuận lợi trên địa thế (Địa Lợi); và phải hợp với lòng Dân (Nhân Hoà). Cộng Quân chỉ đạt được duy nhất một điểm “Địa Lợi” nhưng vẫn không trọn vẹn. (1) Chiến Sử Trận Bình Long An Lộc thuộc Nha Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/4/ CHƯƠNG 10 (Những đơn vị chuyên môn thuộc các quân binh chủng Việt/ Mỹ đã có công trong trận chiến An Lộc ) 1- CỐ VẤN MỸ BÊN CẠNH CÁC ĐƠN VỊ VIỆT NAM CỘNG HOÀ: A.- Chiếu theo dư luận của giới Quân Sự Hoa Kỳ cho rằng nếu không nhờ có Không Quân Hoa Kỳ yểm trợ, thì An Lộc đã bị quân Cộng Sản Bắc Việt tràn ngập và đè bẹp ngay từ khi khởi đầu trận chiến !!!!. Việc nầy đúng hoàn toàn hay chỉ đúng một phần nào!! Xin quý độc giả đọc tiếp những sự thật về các Cố Vấn Mỹ và về không yểm của các pháo đài bay B.52 các oanh tạc cơ phản lực, trực thăng tiếp tế và tản thương của không lực Hoa Kỳ như sau: a/ Các Cố Vấn Mỹ cũng có người tận tâm trong chức vụ Cố Vấn của mình, ngay cả hy sinh tính mạng; điển hình như sự can đảm của Đại Úy Mark Smith, một trong những Sĩ Quan trong Toán Cố Vấn của Chiến Đoàn 9 (). Trước khi gọi phản lực cơ Hoa Kỳ thả Bom Napalm vào căn cứ Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 () , Ông còn quay trở lại hầm của Toán Cố Vấn Mỹ “kéo” xác Trung Tá Richard Schott (Cố Vấn Trưởng Chiến Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), quyết định tự sát vì vết thương quá nặng, để các Cố Vấn còn lại khỏi vướng bận vì mình dễ bề thoát thân khi Lộc Ninh thất thủ. Đại Úy Smith đã bắn hạ thêm 3 cán binh Cộng Sản đang quay quần bên xác chết, định thẻo tai hay chặt đầu Trung Tá Schott?? Sau đó Đại Úy Smith kéo được xác Trung Tá Schott ra bên ngoài hầm của căn cứ. Nhờ vậy mà toán tìm những quân nhân Mỹ mất tích mới tìm được hài cốt của Trung Tá Schott vào năm 2002 tại địa điểm kể trên. Kế tiếp tại mặt trận Cầu Cần Lê, toàn thể các Cố Vấn Mỹ của Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh rất là tận tâm trong chức vụ cố vấn của mình. Trước tiên, gương hy sinh cao cả của Đại úy Robert L. Hors (phi công phụ) của chiếc trực thăng tản thương Đại Úy Zumwalt (Cố Vấn Phó Chiến Đoàn 52 () cùng một số số thương binh Việt Nam Cộng Hoà; người rất đáng được ca tụng là Trung Tá Walter D. Ginger (Cố Vấn Trưởng), mặc dầu đã bị thương, nhưng Ông đã từ chối không cho gọi trực thăng đến tản thương, mà quyết định ở lại trận địa để giúp cho vị Chiến Đoàn Trưởng là Trung Tá Thịnh gọi trực thăng võ trang và các phi tuần phản lực oanh kích địch một cách chính xác và có hiệu quả. Nhờ vậy mà Chiến Đoàn 52 (), mới vượt thoát được vòng vây của 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt. Kế tiếp, toán Cố Vấn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Đại Úy Huggings và Thượng Sĩ Yearta, giúp gọi trực thăng tản thương rất nhanh chóng để tản thương một số thương binh của Biệt Cách Dù và Biệt Động Quân tại vùng Đồi Gió, và liên lạc với phi cơ C.130 thanh toán mục tiêu Đồn Cảnh Sát Dã Chiến, giúp cho Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù “ủi” xong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc Tỉnh Lỵ An Lộc, và sau cùng chỉ điểm cho trực thăng võ trang Cobra xạ kích, sát hại hàng trăm quân Cộng Sản Bắc Việt xung quanh Đồi Đồng Long, trong trận Biệt Cách Dù “đột kích” tái chiếm Đồi Đồng Long vào đêm 08 rạng ngày 09 tháng 06 năm 1972. Tiếp đến các Cố vấn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đã liên lạc với C.130 của Không Lực Hoa Kỳ, đuổi bắn hạ hàng chục chiến xa của địch tại vùng phía Nam An Lộc vào đêm 10 tháng 05 năm 1972. anloc_chuong10-1Ngoài ra còn có Cố Vấn của Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh… Viên Cố Vấn Mỹ luôn đứng sát bên cạnh Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn trước lằn đạn giao chiến giữa đôi bên, và đạn pháo của địch… Sau trận giao tranh tại vùng phía Nam An Lộc, người viết bài nầy có gặp Trung Tá Cẩn (vốn là bạn thâm giao, Thiếu Sinh Quân, từ thủa nhỏ, và lớn lên phục vụ cùng chung khu 42 Chiến Thuật tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh). Trung Tá Cẩn nói “Toa nghĩ coi ! Moa bảo nó nằm xuống để tránh đạn bắn thẳng của Việt Cộng!! Nói bao nhiêu lần nó cũng không nghe, vì Moa lo là nó mà bị “Chết” thì không ai gíúp Chiến Đoàn gọi phi cơ Mỹ yểm trợ…, Moa coi mạng sống của nó còn quý hơn mạng sống của Moa.. có lần nó cũng đứng “dong dỏng” như moa, để chỉ điểm phi tuần phản lực cơ Mỹ oanh tạc, bỗng dưng có tiếng xé gió của một quả đạn pháo của địch bay đến… Moa vội nhảy lên mình đè nó nằm xuống, Moa nghĩ rằng nếu miểng đạn pháo có trúng thì trúng Moa chết trước, để nó còn sống tiếp tục gọi phi cơ yểm trợ cho Chiến Đoàn còn lại… nhưng rất may, quả pháo nổ cạnh kề, bụi cát bay mù mịt, kiểm điểm lại không thấy thương tich gì trên mình Moa cũng như “Anh ta” !!! Thật là một tấm gương can đảm của vị Trung Tá Cố Vấn Chiến Đoàn 15 và tấm gương Hy Sinh của vị Chiến Đoàn Trưởng Hổ Ngọc Cẩn.. Còn lại các Cố vấn của các Trung Đoàn 31, 32, 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa cũng cùng sát cánh bên cạnh các Vị Trung Đoàn Trưởng Việt Nam, đồng cam lao cộng khổ cũng đầy nguy hiểm trước lằn tên mũi đạn trên đoạn đường Quốc Lộ 13, tiến lên giải toả An Lộc (từ ngày 12 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972). Sau cùng là Vị Tướng Mỹ, Chuẩn Tướng Richard J. Tallman, Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, cùng một số Sĩ Quan cao cấp trong Bộ Tham Mưu, bị trúng một quả pháo của Cộng quân tử trận, khi trực thăng của Ông vừa đáp xuống định viếng thăm An Lộc cũng cùng vị trí bãi đáp, trước đó ba ngày, của phái đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Tallman là vị Tướng Lãnh Mỹ sau cùng “tử trận” trên chiến trường Miền Nam Việt Nam, vào ngày 10 tháng 07 năm 1972. b/ Bên cạnh những gương can đảm kể cả hy sinh mạng sống của các Vị Anh Hùng Cố Vấn Mỹ, cho ý nghĩa cao cả TỰ DO, đã tận tụy và làm tròn chức năng Cố Vấn của mình, đối với người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hoà thì có những sự việc không mấy được tốt đẹp đã xảy ra.. Xin được liệt kê như sau: * Trước tiên, toán Cố vấn Mỹ thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Viên Cố Vấn Trưởng, Trung Tá Abramawith và toàn ban cố vấn, đã từ chối không theo đơn vị (Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), đổ quân vào tăng viện cho mặt trận An Lộc vào các ngày 11 và 12 tháng 04 năm 1972. * Kế tiếp là Đại Tá Miller, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, đòi rút hết toán cố vấn về Lai Khê, viện lẽ hầm nổi dã chiến của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (do Công Binh Việt Nam Cộng Hoà xây cất từ thời cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí) không đủ an toàn…Nếu Tướng Hưng không tìm ra được một căn hầm khác (hầm chìm Trại Đỗ Cao Trí), thì Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng giống như tình trạng của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vậy. (Mặc dầu đó là vận may do TRỜI định cho toàn thể Bộ Chỉ Huy đầu não của mặt trận An lộc và toàn toán Cố vấn Mỹ). Sau cùng Đại Tá Miller và toán Cố Vấn Mỹ rất tận tình sát cánh bên Tướng Hưng để đem đến chiến thắng sau cùng cho Quân Dân An Lộc. B - Về không yểm, thật là hùng hậu và dồi dào, những phi tuần của những phản lực cơ, những phi vụ của Không Quân Chiến Lược B.52, những chiếc vận tải cơ chiến đấu có trang bị võ khí tối tân C.130, những trực thăng võ trang Cobra có một hoả lực tác xạ hùng hậu, đã yểm trợ rất đắc lực trong suốt trận chiến. Bên cạnh những nỗ lực hùng hậu hoả lực về không yểm kể trên, còn có vài điểm khác biệt, cần phải nêu lên để làm sáng tỏ dư luận như: - Về Không Quân chiến lược B.52: Đã ba lần từ chối, không chấp thuận chiếu theo sự yêu cầu của Bộ Tư Lệnh Hành Quân, Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Lần thứ Nhất, ngày 18 tháng 04 năm 1972, tại vùng Phi Trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu, Bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt và những nhân vật đầu não của Cục R (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) và hai Trung Đoàn Bộ Binh, quân chính quy Cộng Sản Bắc Việt. Lần thứ Nhì vào ngày 20 tháng 05 năm 1972, và lần thứ Ba vào ngày 22 tháng 05, tính chất mục tiêu: Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, (hầm chốt Xa Cam, đào dưới đường rầy xe lửa) cấp hai Trung Đoàn, 4 cây số Nam An Lộc. Về trực thăng tiếp tế tản thương. Tất cả các trực thăng tiếp tế cũng như tản thương của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà đều không thể đáp xuống trận địa An Lộc, trong thời gian cuộc chiến đang sôi động. Dư luận của các Cố Vấn Mỹ cho rằng phi công Việt Nam nhát gan, sợ phòng không địch, nên không muốn đáp xuống An Lộc để tản thương… Trong khi đó, các phi cơ trực thăng của Mỹ vẫn thường xuyên đáp lên xuống An Lộc để đem đồ tiếp tế hay bốc Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu khu Bình Long, không chiếc nào bị phòng không Cộng Sản ngăn cản cả!! Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức, vị Sĩ Quan đại diện Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, đặc trách các trực thăng đổ quân và tản thương, đích thân quan sát, tiếp chuyện và chứng kiến tận mắt, cho biết: Sở dĩ trực thăng Mỹ được ra vào An Lộc một cách an toàn, vì phía dưới lườn và các chiếc mũ của phi hành đoàn, đều được sơn màu trắng, thay vì màu xám tro (olive) như các đơn vị trực thăng tác chiến thông thường của Việt Nam Cộng Hoà hay của Không Lực Hoa Kỳ. Như vậy câu hỏi được đặt ra, phía Đồng minh Hoa Kỳ có được sự “thoả thuận” nào với phía Địch (Cộng Sản) hay không ? Sự việc gì cũng đếu có hai mặt TRÁI và PHẢI. Người thì nói, nhờ Cố Vấn và Không Lực Hoa Kỳ, An Lộc mới còn đứng vững sau 93 ngày quyết chiến, kẻ thì cho là người bạn đồng minh (Mỹ) bề ngoài thì giúp, nhưng bề trong thì có thoả hiệp “ngầm” với địch (Cộng Sản Bắc Việt). Nếu nghĩ rằng chỉ nhờ sự yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ và Cố Vấn Mỹ mà An Lộc đứng vững, thì không đúng hẳn, bởi vì nếu Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà không có được tinh thần quả cảm, không ngại gian lao khổ cực, quyết “Tử Thủ”, quyết sống chết cho Quê Hương Dân Tộc, chống lại ngoại xâm từ phương Bắc, mà bỏ chạy, buông súng đầu hàng.. thì làm sao An lộc còn đứng vững được cho đến ngày “Ca khúc khải hoàn”?? Xin để quý độc giả và hậu thế phán xét. 2- CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHÔNG LỰC HOA KỲ: anloc_chuong10-2* Các pháo đài bay B.52 xuất phát từ Đảo Guam. * Các phản lực cơ Phantom, F.14 cất cánh từ hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Constellation và USS Saratoga, đậu ngoài khơi Biển Nam Hải. * Không Đoàn1 Xung Kích vũ trang AC.130, và Không Đoàn vận tải cơ AC.130. * Phi Đoàn 229 Trực Thăng Xung Kích Cobra. * Phi Đoàn 362 Trực Thăng Chinook. * Không Đoàn 7 Kỵ Binh Không Vận. * Không Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận. Và còn vài đơn vị Không Quân khác, mà chúng tôi chưa có dịp tham khảo. 3- KHÔNG QUÂN VIỆT & MỸ PHỐI HỢP, TIẾP TẾ “THẢ DÙ” CHO CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC: anloc_chuong10-3Từ nghìn xưa cho đến ngày nay, vấn đề Tiếp Vận cho một đoàn quân tấn công, hay tiếp tế cho một cứ điểm trong tư thế phòng thủ, luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của Chiến Trường. Về mặt trân An Lộc, việc tiếp tế bằng đường bộ hoàn toàn bị bế tắc ngay từ lúc đầu khi khởi phát trận chiến. Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã khống chế Quốc Lộ 13 từ An Lộc đến Quận Chơn Thành, bằng một lực lượng cấp 2 Trung Đoàn, đóng chốt được bảo vệ bởi pháo binh tầm xa có tọa độ sẵn, và một hệ thống phòng không dày đặc, (các loại cao xạ 12 ly 7, 37 ly, hỏa tiễn cầm tay SA-7) kể cả các chiến xa phòng không cơ động. Vì không thể tiếp tế được bằng đường bộ, nên phía Việt Nam Cộng Hòa phải nghĩ đến phương cách tiếp tế bằng trực thăng Chinook, rồi đến việc tiếp tế bằng cách thả dù, do các vận tải cơ C.119 và C.123 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần hồi đến các vận tải cơ hiện đại C.130 của Không Lực Hoa Kỳ. Biết bao máu xương và mạng sống của các Anh Hùng Không Quân Việt Mỹ đã đổ ra trong lúc thi hành các phi vụ “tiếp tế thả dù” cho Quân Dân An Lộc trong suốt thời gian chiến trận đựợc kể từ sau ngày 08 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972. Chiếu theo Bản ước tính của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tại An Lộc, có khoảng 15,000 Quân Lính và thường dân Việt Nam Cộng Hoà, còn kẹt lại trong vòng lửa đạn giao tranh. Nhu cầu tiếp tế cho 15,000 Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa, theo các chuyên viên tiếp vận Việt & Mỹ, thì mỗi ngày cần phải có khoảng 200 TẤN tiếp liệu, gồm đạn được, thuốc men, lương khô, nước uống, xăng dầu, cùng nhiều thứ linh tinh khác. Danh sách được liệt kê như sau: * 140 tấn đạn dược đủ loại, nặng nhất là đạn pháo binh * 36 tấn lương khô và gạọ * 20 tấn nước lọc để uống * 4 tấn y dược và một số linh tinh khác. Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, được sự tận tình phối hợp của Khộng Quân Hoa Kỳ, đã cố gắng thực hiện công tác tiếp tế đầy khó khăn và gian truân nầy, xuyên qua nhiều thời kỳ và những giai đoạn “nóng bỏng” của chiến trận. A- Thời kỳ sơ khởi: Khi Cộng quân chưa biết phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tiếp tế bằng cách nào…Trong khi hệ thống phòng không của địch cũng chưa hoàn tất. * Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, sử dụng Phi Đoàn 237 Chinook, phối hợp với Phi Đoàn 362 Chinook của Hoa kỳ, đã thực hiện đổ được 42 chuyến hàng tiếp liệu (mỗi chuyến tiếp tế được 3 tấn đồ tiếp liệu cho mỗi ngày). Việc tiếp tế bằng Chinook trong vài ngày đầu được thuận lợi và trôi chảy. Tổng cộng tiếp tế cho Quân Dân trú phòng, tất cả được 137 tấn hàng, mặc dù chưa đạt được chỉ tiêu như mong muốn, nhưng cũng đủ dùng. Không trình của các phi cơ Việt Mỹ lấy từ Nam lên Bắc, và hạ cánh tại ngay các bãi trống trong thị trấn hay trong vòng 2 cây số phía Nam An Lộc (dọc theo Quốc Lộ 13). Cho đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, khi đoàn Chinook thuộc Phi Đoàn 237 Việt Nam Cộng Hoà vừa đáp xuống bãi đáp, pháo của Cộng Quân liền khai hoả, chiếc phi cơ đầu tiên do Phi Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Văn Hữu điều khiển bị trúng một quả 130 ly, phi cơ bị hoàn toàn hư hại cùng toàn thể phi hành đoàn đều “Tử Thương”, vài chiếc khác bị trúng miểng pháo. Việc tiếp tế được tiếp tục duy trì cho đến ngày hôm sau. Cường độ pháo kích càng lúc càng được gia tăng vào đoàn trực thăng Chinook. Mỗi khi nghe tiếng trực thăng, Đề Lô của Cộng Sản chỉ điểm gọi pháo. Cộng quân còn thiết trí các giàn cao xạ 12 ly 7, khoảng 4 cây số Nam An Lộc để chận bắn đoàn Chinook tiếp tế, kết quả nhiều chiếc bị trúng đạn .. Như vậy là Cộng quân biết được “hướng bay” của đoàn Chinook mang đồ tiếp tế đến cho Quân Dân An Lộc, nên huy động cả pháo tập lẫn phòng không, để ngăn chận không trình tiếp tế cho Quân Dân An Lộc. Thêm nhiều chiếc Chinook của Không Quân Việt Mỹ bị trúng đạn phòng không và miểng pháo. Vì lẽ đó, việc dùng các trực thăng Chinook để tiếp tế cho An Lộc không thể tiếp tục được nữa, và được đình chỉ. B- Thời kỳ Cộng quân thiết lập xong hàng rào hoả lực phòng không, kể cả tăng cường Trung Đoàn cơ giới phòng không di động số 271 có thiết trí các khẩu đại liên phòng không 12 ly 7 và 37 ly. Không Lực Việt Nam Cộng Hoà quyết định thay thế các Chinook tiếp tế bằng phương cách “thả dù”, do các vận tải cơ C.119 và C.123 thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất (Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà). Bay vào lúc ban ngày, ở cao độ 5,000 bộ. Liên. tiếp 3 ngày, kể từ ngày 14 tháng 04 năm 1972, có tất cả 27 vận tải cơ của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà thả dù được 135 tấn tiếp liệu, nhưng quân phòng thủ chỉ nhận được có 37 tấn mà thôi, cộng với 6 bành dù khi vừa chạm đất thì phát nổ!!, số còn lại đã bay lạc ra ngoài vùng địch kiểm soát. Qua đến ngày 17 tháng 04 năm 1972, trong đoàn sáu chiếc C.119 và C.123 thả dù, tất cả sáu chiếc đều bị trúng đạn phòng không của địch, chiếc C.123 dẫn đầu bị nổ tung trên bầu trời An Lộc, cả phi hành đoàn đều bị tử vong, trong đó có con chim đầu đàn của Phi Đoàn là Trung Tá Nguyễn Thế Thân. Công tác thả dù bằng các vận tải cơ C.119 và C.123 buộc phải tạm đình chỉ. Bộ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, phải nghiên cứu lại độ cao cho các chuyến bay thả dù sao cho tương đối được an toàn cho phi hành đoàn và cho phi cơ, bằng cách bay ở cao độ 7,000 bộ. Ở độ cao 5,000 bộ, dù còn bay lạc ra ngoài hơn phân nửa, còn bay ở độ cao 7,000 bộ thì những bành dù bay lạc ra vùng địch còn gia tăng hơn nhiều, có thể nói là mất khoảng 80%. Đứng trước tình hình gần kề bế tắc, ngày 18 tháng 04 năm 1972, Bộ Tư Lệnh MACV của Hoa Kỳ quyết định cho Không Đoàn vận tải cơ C.130, có hệ thống thả dú rất tối tân, từ cao độ (vị trí phi cơ) đến việc ước tính chiếu gió đến điạ điểm (toạ độ) dưới mặt đất, đều được ước tính bằng hệ thống điện tử (Computerized Aerial Drop System), thay thế cho Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, gánh vác trách nhiệm thả dù tiếp tế cho chiến trường An Lộc, bằng các vận tải cơ khổng lồ C.130. Các Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Khu Bình Long, đảm trách việc liên lạc với phi cơ, chọn địa điểm thả dù, kiểm điểm số lượng hàng nhận được. Địa điểm thả dù, được các cấp chỉ huy Việt Mỹ thoả thuận chọn “Sân vận động Tỉnh” để trắc nghiệm cho chuyến thả dù đầu tiên của C.130. Sân vận động chỉ rộng có 219 thước vuông. Bước đầu C.130 thả dù vào lúc “ban đêm”, phía dưới “sân vận động” được đốt lửa trong những thùng phuy. Sở dĩ chọn thả dù vào lúc ban đêm là để phòng không của địch không nhìn thấy phi cơ ở đâu mà khai hỏa. Hai chiếc C.130, bay từ phía Đông Nam (tránh Quôc Lộ 13), ở cao độ 2,000 bộ. Trước khi gần đến mục tiêu, chiếc đi đầu bị trúng đạn phòng không của địch được đặt trên các thiết giáp di động, bị chao đảo, buộc phải bay là xuống thấp còn khoảng 600 bộ, và vội bấm nút thả hàng, trước đầu phi cơ bị phát hoả, và một bộ phận cánh bên phải bị hư hại, sau khi thả hàng, phi cơ được điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm. Còn chiếc thứ hai vội thay đổi hướng bay cố gắng bay đến gần cận mục tiêu và bấm nút thả (release) các kiện hàng, chiếc phi cơ nầy cũng bị phòng không của địch bắn phát hoả một động cơ bên trái, đạn phòng không còn xuyên thủng phi cơ sát hại một sĩ quan cơ khí và một phi công phụ. Còn lại viên phi công chính điều khiển ra khỏi vùng nguy hiểm. Chiếc thứ nhì này chỉ còn có hai động cơ còn hoạt động. Sau đó cả hai C.130 trắc nhiệm nầy được đáp an toàn xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong đêm. Trên hai chiếc C.130 có mang theo 26 tấn hàng tiếp liệu. Các Cố Vấn Mỹ bên dưới báo cáo là khong nhận được một bành dù nào hết!!! không hiểu các bành dù biến đi đâu!!! có điều biết chắc là không lọt vào tay địch. Đêm kế tiếp, rút kinh nghiệm của chuyến bay trước, hai C.130 khác tiếp tục thả dù tiếp tế cho Quân Dân An Lộc tại cùng một địa điểm (sân vận động Tỉnh). Lần nầy được thành công mỹ mãn, đã thả được 26 tấn hàng, lọt ngay vào “sân banh”, các giới chức Mỹ và giới tiếp liệu của các đơn vị tử thủ cùng phân phối chia nhau đồng đều cho các đơn vị. Bước qua ngày 19 tháng 04, hai chiếc C.130 khác lại tiếp tục thả dù tiếp tế, lần này, một C.130 sau khi thả hết các bành dù, bị trúng đạn phòng không của địch, khiến một động cơ phát hỏa, và được phi công điều khiển hạ cánh trên vùng hai cây số cạnh căn cứ Lai Khê, phi cơ bị hư hại khá nặng, nhưng tất cả phi hành đoàn đều được vô sự, được trực thăng bốc vế Lai Khê an toàn. Công cuộc thả dù ban đêm được thực hiện mỗi lần bằng hai chiếc C.130, được nối tiếp thành công liên tục, cho mãi đến đêm 24 tháng 04 năm 1972, một toán sáu chiếc, và qua đêm 25 tháng 04, thêm một đoàn 11 chiếc C.130, đồng loạt ồ ạt thả dù đổ hàng tiếp tế… Hai lần tập trung này, các phi cơ được lệnh tắt hết đèn hiệu, lấy không trình từ Nam Lên Bắc (khoảng giữa Quốc Lộ 13 và Đồi Gió) để tiến cận đến An Lộc. Trong chuyến thả dù tiếp tế vào đêm 25 tháng 04, một trong 4 chiếc phi cơ dẫn đầu bị trúng đạn phòng không của địch, mất thăng bằng, rơi cạnh vùng hai cây số Nam An Lộc, phát nổ, cả phi hành đoàn 8 người đều tử nạn. Từ sau chuyến thả dù đêm, chiếc C.130 bi trúng đạn phòng không của địch bắn hạ và phát nổ, sát hại tất cả phi hành đoàn, Bộ Tư Lệnh MACV, cho lệnh tạm ngưng những phi vụ thả dù đêm kế tiếp (còn khoảng thêm 10 chuyến thả dù được đình chỉ). Cho đến ngày 27 tháng 04 năm 1972, Không Lực Hoa Kỳ còn cố gắng thả thêm hai lần nữa, lần nầy, khi nghe tiếng phi cơ trên bầu trời, lập tức một rừng lưới lửa đạn phòng không giăng khắp các hướng vào An Lộc, hằng chục phi cơ bị trúng đạn, vội cất cánh lên cao, thoát ra khỏi vòng lửa đạn… đợt tiếp tế không thành công. Việc thả dù tiếp tế ban đêm, đến đây được đỉnh chỉ hẳn. Bộ Tư Lệnh MACV thay đổi kế hoạch thả dù vào lúc ban ngày. Các phi cơ C.130 được lệnh bay trên cao độ ngoài tầm sát hại của tất cả các loại súng phòng không của quân Cộng Sản hiện có. Các bành dù được gắn một bộ phận tự động, dù sẽ được bung ra khi gần tới đất (rơi đúng mục tiêu và đồ bên trong các bành dù cũng không bị hư hại). Những kiện hàng trong các đợt thả dù bằng C.130, đa phần là đạn cá nhân, lương khô và thuốc men, đạn pháo binh thì không cần nữa (vì các khẩu pháo của Quân Lưc Việt Nam Cộng Hoà đều bị pháo binh địch bắn hư hại), còn nước uống, Quân Dân An Lộc dùng nước dưới các ao đầm hay hứng nước từ TRỜI ban cho. Bắt đầu ngày 03 tháng 05 năm 1972, phương cách thả dù ban ngày này được áp dụng, có tên là HALO ( High Altitude, Low Opening). Hai chiếc C.130 bay ở cao độ 9,000 bộ. Kết quả tương đối khả quan, các dù được thu nhận được 80% và không có bành dù nào bị hư hại. Những chuyến bay thả dù kế tiếp với nhiều phi cơ C.130 càng lúc càng có hiệu quả cao, được tiếp tục duy trì, cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, ngày mà đoàn quân giải toả từ phía Nam Quốc Lộ 13 bắt tay được với quân tử thủ An Lộc. Tản thương và tiếp tế được tái lập bình thường trên chiến trường An Lộc. Các phi vụ tiếp tế của Không Lực Hoa Kỳ được chấm dứt (1) 4- VẤN ĐỀ Y TẾ: anloc_chuong10-6A . Quân Y : Theo tổ chức của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mỗi đơn vị cấp Trung Đoàn, Lữ Đoàn, Liên Đoàn, đều có 1 Đại Đội Quân Y (có một Bác Sĩ Quân Y, một Sĩ Quan Trợ Y và nhiều Y Tá), đi theo đơn vị hành quân ra mặt trận. Hãy đọc đoạn trích sau đây được trích trong tác phẩm “Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại An Lộc” của Chuẩn Tường Mạch Văn Trường. Có thể xem như là tiêu biểu cho cả bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc về vấn đề cứu thương và chung sự tại chìến trường An Lộc: “Ngay khi địch ngưng tấn công, việc đầu tiên Trung Đoàn 8 cần phải giải quyết gấp là di tản thương binh và thường dân bị thương nặng về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, để Bác Sĩ Quân Y Trung Đoàn chăm sóc, kế đó là gom hết tất cả các xác chết đồng đội, thường dân, và các xác của Việt Cộng bỏ lại chiến trường đem chôn, để tránh mùi hôi thối do xác chết xông lên. Kiểm tra tình trạng quân số và thương binh, từ ngày 13 tháng 04, khi bắt đầu nhập cuộc chiến, đến ngày hôm nay, tổn thất, thương vong của các Tiểu Đoàn lên đến gấn phân nửa. Số người tử thương thì đã giải quyết, chôn ngay tại chỗ, số bị thương thí tồn động rất nhiều, vì ngày nào cũng có nhiều thương binh nhưng không tản thương được. Do đó, Quân Y tạm thời giải quyết: sồ người bị thương nhẹ, còn đi đứng được thì sau khi băng bó xong, cho trở về đơn vị cũ, cầm súng tiếp tục chiến đấu trở lạị. Do đó có người bị thương 2 hoặc 3 hay nhiều lần. Có người lần trườc bị thương nhẹ, lần sau bị thương nặng. Cũng có những thương binh nhẹ sau đó lại tử thương. Còn những thương binh nặng thì để nằm đó chờ tản thương, sống thoi thóp, rồi có người mòn mỏi chết dần. Đại đội 52 Quân Y báo cáo trong khu vực của Trung Đoàn 8 Bộ Binh còn cả ngàn quân nhân và thường dân bị thương nặng chờ tản thương, nằm chật cả một dãy phố trên Đại Lộ Hoàng Hôn. Những người còn lành mạnh thì rất mệt mỏi và gấy ốm vì phải chiến đấu hết ngày này sang ngày khác, không thì giờ nghỉ ngơi, thiếu ngủ, thiếu ăn, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng, sinh mạng không biết chết lúc nào. Lại nữa, mùi hôi thối từ những xác chết rất khó thở. Ruồi lằn sinh sản nhanh kinh khủng. Nước không đủ uống, lấy đâu mà tắm giặt, dơ bẩn, khó chịu, nhưng họ cũng phải ráng chịu. Phấn đấu sống để mà chiến đấu, để bảo vệ Quê Hương và Dân Tộc không lọt vào tay Cộng Sản. B. Dân Y : Còn về tổ chức hành chánh công quyền, mỗi Tỉnh/Tiểu Khu đều có một Ty Y Tế, một Bệnh Viện Tỉnh, tại đây có từ hai đến ba Bác Sĩ Dân cũng như Quân Y và có nhiều cán sự Y tá hay trợ tá phục vụ. Xin quý độc giả đọc một đoạn tựa đề “Điạ ngục trần gian”, trong quyển sách tựa đề “Nhật Ký An Lộc” của Bác Sĩ Nguyễn Văn Quí... ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN Tôi đã cắt mấy cẳng chân nát bấy. Xuơng vỡ ra nhiều mảnh vụn. Thịt da tơi tả trông như miếng giẻ rách, bầy nhầy lẫn lộn đất cát và mấy sợi gân trắng hếu. Tôi thấy không tài nào giữ được những cẳng chân ấy. Chiếc cưa dây Gigli tôi dùng đi dùng lại nhiều lần, giờ đây không chịu nổi nữa. Tôi kéo cưa được mấy cái là đứt tung ra, văng cả máu lên mặt. Trong tủ y cụ tôi chỉ còn có hai sợi chót. Sau khi thay, tôi chỉ còn một sợi độc nhất để dành. Sợi dây cưa Gigli rất dễ sử dụng. Cưa mau lại đỡ mệt hơn cưa tay thường. Tôi phục người nào đó đã sáng chế ra sợi dây cưa này. Tiện lợi vô cùng, vì nó chỉ là những sợi dây thép gồ ghề soắn lại với nhau nên luồn lách chỗ nào cũng được. Trong tình trạng hiện tại, tôi quí sợi dây cưa này lắm, nó giúp tôi làm việc mau lẹ còn dành thì giờ mổ nhiều người khác. Thiếu nó thì những trường hợp thiết đoạn tứ chi tôi đành bó tay. Tôi cố gắng làm việc cho thật nhanh để thương binh khỏi phải chờ đợi và nhất là tránh phơi mình lâu ở chỗ không an toàn. Mọi nghi thức trong phòng mổ đều được giản dị hoá đến mức tối thiểu. Chúng tôi chỉ cần một đôi găng tay. Mọi người trong toán mổ đều mặc áo giáp, đầu đội nón sắt để thay thế áo choàng mổ. Có như vậy chúng tôi mới yên lòng làm việc vì bên ngoài Việt Cộng vẫn pháo tới đều đều. Máy phát điện đã bị pháo kích hư từ đêm hôm qua. Tôi phải mở rộng cửa sổ để có đủ ánh sáng làm việc. Chiếc bàn mổ phải luôn luôn xoay ngang, xoay dọc, lộn đẩu lộn đuôi tùy thuộc nơi mổ là ngực, bụng, đầu hay chân tay để có đủ ánh sáng mặt trời rọi vào chỗ mổ. Phòng hấp ngưng hoạt động vì không còn điện nữa. Các dụng cụ giải phẫu đều được khử trùng bằng cách đốt bằng rượu cồn hay ngâm rửa trong nước sà bông gọi là surgical soap. Mặc áo giáp mổ vừa nặng vừa nóng. Trong phòng mổ kín mít, không máy lạnh, chỉ có một cài cửa sổ thông hơi nên đứng một lúc mà mồ hôi vã ra như tắm. Tôi bị mất nước nhiều quá thành ra mau mệt. Nước bây giờ quý hơn vàng, khó kiếm ra. Phòng mổ bây giờ không còn một giọt nước. Những khăn mổ đã dùng rồi, dính máu không có nước giặt được chị Huyền gom lại vứt thành đống sau phòng trực y tá. Ngay đến nuớc rửa vết thương còn không có lấy nước đâu ra giặt đồ. Ngay những ngày đầu của cuộc chiến, tôi đã tiên liệu tình trạng này. Nhưng tôi thực không ngờ trận đánh kéo dài mãi không dứt và hình như hiện giờ mới chỉ là khởi đầu. Tuần trước tôi đã ra lệnh cho Thượng Sĩ Lý chỉ huy các nhân viên phòng mổ thu gom tất cả các chai nước biển đã dùng rồi, đổ đầy nước vào, đem đi hấp để dự trữ hàng giẫy dài mấy trăm chai dọc theo tường phòng mổ. Mặc dù chúng tôi dùng rất dè sẻn, chỉ để rửa các vết thương, số nước đó cũng chỉ được một tuần sau là hết. Cũng may tôi xuống dưới kho lớn đã đổ nát tìm được 6 gallon phisohex và hai thùng hydrogen peroxide. Không có nước pha, tôi đành rửa các vết thương bằng phisohex nguyên chất. Phòng mổ bây giờ thật xơ xác hoang tàn, nền nhà dơ bẩn vì không có nước lau đã lâu. Dưới chân bàn mổ từng vũng máu đông đen xì hôi hám. Không khí ngột ngạt khó thở, không thể nào tiếp tục làm việc được nữa. Bệnh viện đã bị cô lập. Muốn liên lạc với các giới chức có thẩm quyền để xin trợ giúp chỉ còn có một cách đích thân đi bộ tới tận các bộ chỉ huy. Nhưng trong tình thế này tôi không tin là họ có thể giúp được cho bệnh viện một chút gì. Tôi tự nghĩ, có sao làm vậy, đến đâu hay đến đó, hết sức mình thì thôi. Khoảng 5 giờ chiều, Bác Sĩ Nam Hùng ở phòng cấp cứu xuống cho tôi hay có 5 người bị thương bụng cần mổ gấp, tôi nghe vậy mệt xỉu luôn. Dù ở trong thời bình với đầy đủ phương tiện, tôi có làm suốt đêm đến sáng, chưa chắc một mình tôi có thể giải quyết xong số thương binh đó. Huống chi, trong tình trạng hiện nay, với một số nhân viên cố định, đã làm việc suốt ngày không nghỉ. Tôi nghĩ không tài nào làm hết nổi. Không biết trận chiến còn kéo dài đến bao giờ. Tôi phải giữ sức khỏe cho nhân viên và cho tôi để có thể tiếp tục làm việc trong những ngày sắp tới. Nếu phung phí sức khỏe làm việc trong một ngày để rồi sau đó kiệt sức nằm bẹp một chỗ thì thật là người bất trí. Lại còn vấn đề cá nhân nữa. Không ai lo cơm nước cho chúng tôi. Chúng tôi phải tự túc lấy. Sau vài ca mổ trong giờ xả hơi tôi tạt qua phòng nhắp vội một hai nắp bi đông nước cho đỡ khát, ăn vội mấy thìa cơm sấy với thịt hộp cho qua cơn đói. Các nhân viên phòng mổ khác chắc cũng được bạn bè giúp đỡ nên họ cũng chưa đến nỗi kiệt sức lắm. Tuy nhiên trong tình trạng hiện tại, không điện nước, không đèn đuốc, thì dù có tinh thần cao cách mấy cũng không thể nào làm được. Lại thêm Việt Công vẫn tiếp tục pháo kích suốt ngày. Đạn pháo rơi bên trường trung học trước bệnh viện, bên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, bên Ty Công Chánh sau bệnh viện rồi rơi vào ngay cả bệnh viện kiến cho chúng tôi đứng mổ không yên. Mọi người đều cố làm thật nhanh để còn đi tìm chỗ núp. Những vội vã trong lòng không biểu lộ ra nét mặt. Ai nấy đều có cái vẻ ngoài điềm tĩnh để làm việc. Có thể nói sợ quá hoá lỳ. Vị thực ra đâu còn cách nào khác. Tuy nhiên mỗi lần nghe tiếng rít của đạn bay qua đầu hay tiếng hú của hoả tiễn thì những dấu hiệu kinh sợ mới thấy hiện ra trong ánh mắt mệt mỏi của mọi người. Riêng tôi, mỗi lần như vậy thì cảm giác sợ hãi làm co thắt các bắp thịt đến buốt nhói ở tim. Khi nghe thấy tiếng đạn nổ rồi, thấy mình không hề hấn gì mới yên lòng làm việc tiếp. Càng ngày Việt Cộng càng pháo nhiều, tinh thần mọi người ở đây thật căng thẳng. Sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào. Chúng tôi như những con chim đã bị tên, thấy cây cong là sợ: một tiếng xiết chân, một tiếng chép miệng, một tiếng thắng xe, tiếng xao động của mái tôn cũng làm cho chúng tôi giựt thót mình. Bao giờ tôi cũng có cảm tưởng là có một trái đạn treo trên đầu mình sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Tôi nhận thấy không tài nào làm hết những vết thương bụng đó được. Tôi chọn xem người nào nhẹ nhất tôi làm trước. Những người nặng và những người mất máu nhiều không có hy vọng sống sót sau khi mổ, tôi chỉ cho truyền nước pha với trụ sinh rồi giao cho số mệnh. Trong số những người bị thương bụng không mổ, chỉ có hai người sống sót, một cô gái và một người lính cao lớn tên Ba. Tiếc thay anh Ba sống được hai tuần thì một đêm kia, phòng hậu giải phẫu bị trúng một trái 61 ly. Người đàn bà nằm ngay chỗ trái đạn nổ cùng với đứa con không việc gì, trái lại anh Ba bị một mảnh nơi cẳng chân trái. Một tuần sau anh chết vì bị phong đòn gánh. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi chiều, trong không khí ngột ngạt oi bức tanh mùi máu của phòng mổ, tôi, Thiện, Xòm cố sức làm việc. Tôi cố khâu những vết thủng ruột non. Tôi thấy khó thở quá, mồ hôi chảy ròng ròng trong thân làm tôi thấy ngứa ngáy khó chịu. Thỉnh thoảng tôi lại phải nghiêng đầu dơ vai lên quẹt mồ hôi ở mặt từ trán chảy xuống. Bây giờ không còn như mấy ngày trước nữa mà mong có người đứng bên lau mồ hôi cho mình. Trong hoàn cảnh khó khăn tôi đã hình thành một triết lý sinh tồn là cứ hết sức chú ý vào công việc mình làm, không cần để ý tới thời gian và những phiền toái chung quanh. Bởi vậy cuộc mổ chiều hôm đó tuy cực nhọc khó khăn rốt cuộc rồi cũng xong. Tôi mệt lả người. Trong lúc Thiện, Xòm đẩy bệnh ra phòng hậu giải phẫu, tôi bước ra ngoài cho dễ chịu một chút. Tôi không dám hít mạnh vì không khí bệnh viện hiện giờ chẳng trong lành, thơm tho gì. Cho tới nay gần 300 xác người nằm sấp lớp dưới nhà xe và sân sau của bệnh viện. Những xác chết đó có từ ngày đầu của cuộc chiến, đến nay gần mười ngày mà chưa được đêm đi chôn. Buổi chiều mùa hạ nóng bức cùng với mùi tử khí của những xác người đã bắt đầu trương phình làm cho không khí đặc quánh, thật khó thở. Bệnh viện có một nhà xác chứa được hai xác. Khi tôi tới làm việc ở tỉnh này được chừng ba tháng, thì dự án nới rộng nhà xác của tỉnh đã được thông qua và bắt đầu. Một ông thượng sĩ an ninh của tỉnh thì thầm với tôi : - Bác sĩ đừng chê tôi dị đoan, nới rộng nhà xác là điều tối ky, vì chắc chắn sẽ có nhiều người chết lắm. Để rồi bác sĩ coi tôi nói có đúng không. Trước kia làm ở tinh Chương Thiện cũng vậy. Chỉ vài tháng sau khi nới rộng nhà xác là vô số người chết tới. Lúc đó tôi gật đầu cho ông ta vừa lòng, nhưng trong bụng bán tín bán nghi. Nay thì thấy ông thượng sĩ già này có lý. Thoạt đầu những người tử nạn đều được tẩm liệm vô hòm đàng hoàng, có cả quốc kỳ phủ quan tài cùng hương đèn đốt cháy suốt ngày đêm. Trung đội chung sự không đem đi chôn được vì pháo kích và khu nghĩa địa không được an ninh vì ở xa, ngoài vùng kiểm soát của quân mình, nên xác chết cứ để lại tại bệnh viện. Khuya, sau khi mổ xong, đi xuống phòng ngủ, tôi không dám nhìn ra phía nhà quàn với hàng quan tài có những ánh nến leo lét cháy. Cứ trông thấy là tôi lạnh người dựng tóc gáy rảo bước cho mau. Dần dần người chết quá nhiều, bất cứ nơi nào có xác chết là họ thu về đem thảy vào nhà xác bệnh viện. Mới đầu giới hạn ở nhà quàn, sau lan ra nhà xe, tới sân sau, rồi tới ngang hông văn phòng Ty Y Tế ngay trước trại ngoại khoa. Có xác quấn poncho, có phiếu chứng tử đính kèm, nhiều xác để trần mặc áo giáp, xác nằm xấp, nằm nghiêng, co chân co tay, miệng há hốc, mắt trợn trừng. Có xác nằm bình thản như người ngủ. Có xác trương phình, bụng căng cứng, bóng như bụng ễnh ương, chảy nước vàng, rữa nát vì để quá lâu, phơi nằng suốt ngày đã biến màu thành đen sạm như chì. Xác của người lớn, của trẻ con, của quan, của lính, của dân nằm lẫn lộn, xông lên mùi hôi thối suốt nửa tháng trời. Ruồi nhặng bu đầy trên mặt mũi, trên những vùng nước rỉ ra từ những thân thể sắp rữa nát. Để ngăn ngừa ruồi muỗi sinh sản, có người đem rắc bột DDT lên những xác chết. Hành động này về phương diện vệ sinh, trên lý thuyết thì rất đúng. Nhưng đứng ở một nơi nào khác kia, ở một thời điểm nào kia, chứ thực tình tôi vẫn phân vân tự hỏi tại đây nó có tốt không ? Trong nhất thời, tôi cho là tai hại quá. Ruồi nhặng bị xua đuổi khỏi chỗ ở của nó liền quay vào tấn công bệnh viện. Khắp chỗ nào cũng có ruồi nhặng. Chúng lì lợm đậu lên đầu lên mặt tôi, lên mặt những thuơng binh mệt mỏi nằm ngủ quên. Tôi đưa tay vuốt mặt ngửi thấy mùi hôi thối của xác chết kinh tởm đến lợm giọng. Tệ hơn nữa hiện giờ chẳng kiếm đâu được nước mà tắm rửa. Tôi lấy một cục bông gòn thấm alcool lau qua cho đỡ bẩn. Mùi hăng nồng của alcool quả thực đã làm tôi thấy sạch sẽ hơn, dễ chịu hơn được một chút. Lại nữa, mùi DDT trộn với mùi của xác chết xình thối hợp thành một mùi khủng khiếp không tài nào ngửi được. có những xác ruồi bu đen suốt từ đầu đến chân, tôi trông thấy mà nôn nao trong ruột muốn ói. Mấy ngày sau, anh Châu kiếm đâu được ít thịt heo đem kho tầu mang đến cho tôi nhưng tôi không thể ăn được. Cứ đưa miếng thịt lên miệng lại nghĩ tới đống thịt rữa nát chỉ cách mình không xa là mấy, đành phải bỏ xuống. Ấn tượng đó cho đến cả tháng sau, lúc dọn sang bộ chỉ huy tiểu khu mới hết. Sau khi không thể chịu được những xác chết đó nữa, chúng tôi trình sự việc lên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Một vị đại tá được chỉ thị lo việc này. Đó là Đại Tá Điềm nguyên Tỉnh Trưởng Long Khánh hồi tôi còn ở Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh đóng ngay tại tỉnh này. Không hiểu sao tôi lại gặp ông ở đây. Đích thân ông dẫn một tốp lính cùng 10 lao công đào binh để hốt xác đem lên xe cam nhông đưa đi chôn. Nhưng khi Đại Tá Điềm ra lệnh xong vừa quay về là lính, lao công đào binh cũng trốn luôn. Ai cũng ghê tởm không dám làm công việc khênh hàng trăm xác rữa nát hôi thối lên xe. Ở sân trường học, ngay phía trước cửa bệnh viện, một chiếc xe ủi đất của Ty Công Chánh đang đào những hố thiệt lớn. Tiếng máy nổ khác thường làm mọi người chú ý. Ai cũng thắc mắc không hiểu họ đang làm gì. Mới đầu, tôi tưởng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn cho làm thêm công sự chiến đấu, sau mới biết là đào hố chôn tập thể. Xe phải đào tới gần một ngày mới xong. Buổi chiều chừng 5 giờ, một xe GMC dẫn 10 lao công đào binh cùng 5 người lính sang bệnh viện. Xe de đít quay vào đám xác. Lần này có lệnh của Đại Tá Điềm là ai trốn chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Chính nhờ nghiêm lệnh này công việc đã được tiến hành tương đối chu đáo và có hiệu quả. Một trung sĩ to con, mặt sát khí đằng đằng cầm súng M.16 đứng chỉ huy. Mấy người lao công đào binh đi kiếm bao nylon gạo sấy để làm bao tay hì hục khênh từng xác vất lên xe. Nước vàng hôi thối từ những xác chết chảy ròng ròng. Bắt họ làm công việc này thật tội nghiệp. Nhưng nếu không bắt buộc thì làm sao giải quyết nổi gần 300 cái xác đó. Sau khi chất lên được gần một xe, nhìn lại thấy số xác người như không suy chuyển một chút nào, mấy anh lao công đào binh đã bắt đầu nản, xuống tinh thần. Phần vì mệt mỏi, phần vì tiếp cận ngay những cái xác đang rữa nát hôi thối đó, họ đều xin dừng tay nghỉ mệt và một anh đề nghị lấy xe ủi đất ủi tất cả các xác đó vào một đống sau bệnh viện rồi đổ xăng đem đốt. Nhưng giải pháp này không được chấp thuận. Vì mùi khét lẹt của gần 300 cái xác đó xông lên thì chắc không ai chịu nổi. Bỗng một người lính la lên: - Có thằng trốn. Hai người lính liền đi lục soát tìm kiếm. Lợi dụng mọi người không chú ý, ba người nữa chạy vội ra tính leo rào trốn khỏi bệnh viện. Một cuộc rượt bắt diễn ra. Anh trung sĩ phải bắn mấy phát chỉ thiên mới bắt lại được ba người, còn một người trốn mất luôn. Bắt được anh cho mỗi người một báng súng vô ngực, buộc phải quay lại làm tiếp. Anh hăm dọa: - Tụi bay mà bỏ chạy nữa tao bắn bỏ nghe. Một người lao công đào binh mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm chiếc áo ka ki bạc màu, nhăn nhó qua hàng nước mắt: - Hôi thối quá làm sao tụi em làm được. Anh trung sĩ nạt lại: - Bộ tao đứng canh tụi bay ở đây không ngửi thấy mùi sao. Ráng làm cho xong rồi về. - Khênh người sống còn đỡ, khênh người chết sình nặng quá muốn hụt hơi luôn. Trung sĩ cho tụi em nghỉ một lát để thở. - Được, cho tụi bay nghỉ 5 phút. Mấy lao công đào binh ngồi ngay xuống thềm xi măng văn phòng Ty Y Tế nghỉ xả hơi. Mặt người nào người nấy phờ phạc có lẽ phải hít thở mãi những mùi xú uế từ những tử thi để lâu ngày. Một người trông hãy còn trẻ, chừng 20 tuổi mặt mũi có vẻ thông minh ngồi dựa vào tường than thở. - Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa bao giờ tao phải làm một việc cực khổ khốn nạn như thế này. Cực đéo chịu được, thà chết sướng hơn. Tôi cho người đi kiếm mấy cặp găng tay đã dùng rồi đưa cho họ mang để họ làm việc dễ dàng hơn là dùng những bao nylon gạo sấy. Hết 5 phút xả hơi, họ lại được lệnh tiếp tục khênh xác lên xe. Đầy xe rồi tài xế liền lái ra hố chôn tập thể. Họ lại khênh xác vứt xuống hố. Tới 8 giờ tối mới xong được hai xe. Họ làm liên tục như thế trong hai ngày mới thanh toán hết số xác trong bệnh viện. Chiếc xe ủi đất phải đào thêm hố nữa dài theo sân của trường trung học mới đủ chỗ chôn. Ngoài ngã ba Xa Cam dọc theo vườn cao su, trung đội chung sự tiểu khu còn đào thêm một hố chôn tập thể khác khá lớn. Tôi nghe nói hố đó chứa chừng gần một ngàn xác. Giờ đây mồ mả mọc lên như nấm rải rác khắp thành phố. Những tấm bia bằng gỗ pháo binh, bằng giấy carton được mấy người bạn đồng đội viết nguệch ngoạc tên họ người chết và cắm lên vội vã. Họ phải làm thật lẹ vì rất nguy hiểm khi phơi mình quá lâu trên mặt đất. Đạn pháo kích có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Trước cửa nhà Tiểu Khu Phó, hai người đang đào hố chôn bạn, gần xong thì bị ngay một trái 105 ly. Chẳng một ai sống sót. Sẵn hố đã đào, người ta liền vùi tất cả chung vào một lỗ. Thành ra những ngưòi lính ấy đã tự tay đào lỗ chôn mình. Mấy anh lao công đào binh cũng bị tử nạn đang khi vứt xác xuống hố. Thi thể họ cũng được vùi chung với những xác mà họ mới vừa khênh xuống. Người ta kể chuyện, vì có những vụ như vậy nên mỗi lần đào hố chôn, họ lại đào rộng ra một chút để nếu có bất hạnh xảy ra thì có sẵn hố tự chôn mình luôn. Thật là bi thảm nếu quả thực là như vậy. Không biết chuyện đó có thật hay không. Từ khi giải quyết xong mấy trăm xác chết đó, bệnh viện thấy dễ thở hơn được một chút. Tuy nhiên hàng ngày, trung bình có từ 3 đến 5 xác do các nơi đem tới. Trung đội chung sự vì vậy cứ cách ngày lại phải tới bệnh viện gom xác lại đem đi chôn. Công việc cứ tiến hành đều đều như vậy, nên không còn sự ối đọng cả mấy trăm xác chết như trước nữa. Ở đây không phải chỉ chết một lần, mà hai lần, có trường hợp tới ba lần. Pháo trúng mồ, thân xác bị cầy nát lên, được chôn lại, bị pháo trúng nữa, thịt xương rữa nát văng vãi tứ tung, hôi thối khửng khiếp. Đó là truờng hợp của một nữ y tá thuộc phòng y tế công cộng chẳng may bị tử thương, được bạn bè đem chôn tại bờ tường phía sau bệnh viện, đã bị chôn hai lần như vừa kể ở trên. Và đó cũng là trường hợp của bốn quân y tá mà tôi là người nói chuyện với họ lần cuối cùng dưới làn cây trứng cá trườc cửa văn phòng Milphap. Khi tôi từ phòng mổ đi xuống trại ngoại khoa, nửa đường gặp một nhóm quân y tá đang đứng nói chuyện với nhau. Trông thấy tôi, binh nhất Út tươi cười chào hỏi : -Bác sĩ làm việc có mệt không? Tôi đứng lại nhập bọn với họ, trả lời: - Mệt lắm, nhưng cũng phải cố gắng, còn nước còn tát. Thế các anh em có chỗ núp an toàn không, ăn uống cơm nước ra sao? - Thưa bác sĩ, nhờ có gạo sấy do thả dù tiếp tế nên cũng không bị đói. Chúng em cứ hai người chung một hố cá nhân đào dọc tường sau của trại nhi khoa, cho đến bây giờ thì may mắn chưa có ai bị hề hấn gì cả. - Thế thì tốt lắm, nhưng không nên đứng khơi khơi giữa trời như thế này làm gì, nguy hiểm lắm.. Nói xong, tôi liền tiếp tục đi xuống trại ngoại khoa, mở khóa vào trong phòng ngả lưng định nằm vài phút để lấy lại sức. Vừa nằm chưa ấm chỗ tôi chợt nghe một tiếng nổ rất gần ngay trong bệnh viện, không to lắm, mảnh đạn, đất đá văng lên mái nhà nghe rào rào. Tôi đoán là đạn súng cối 61 ly. Vì đã có kinh nghiệm và đã quá quen với pháo kích rồi nên nghe tiếng nổ là tôi có thể đoán trúng được là loại đạn gì. Tôi nghĩ thầm loại này thì nhằm nhò gì chỉ như gãi ghẻ mà thôi. Tôi chẳng thèm để ý, định bụng nằm trên giường như thường, chẳng cần phải chui xuống gầm giường như mọi khi nữa. Đang suy nghĩ miên man, thì có tiếng gõ cửa gấp rút, rồi tiếng trung sĩ Lạng trưởng trại ngoại khoa nói vọng vào : - Xin mời bác sĩ ra ngay cho. Có bốn y tá của mình bị thương nặng! Tôi vội ngồi bật dậy, đi ra ngoài, khoá cửa lại cùng trung sĩ Lạng chạy ra phía đầu trại ngoại khoa, ra tới sân trước văn phòng Milphap tôi thấy một nhóm đông đang xúm xít săn sóc bốn người bị thương nằm dưói đất. Tôi khám thật nhanh thấy ba người kia đã chết vì vết thương quá nặng ở đầu, bụng. Còn có binh nhất Út thấy có vẻ tỉnh táo nhưng mặt mày xanh mét vì mất máu, vì đau. Tôi ra lệnh cho y tá khênh Út vào văn phòng Milphap, đặt anh ta trên chiếc bàn, rồi bắt đầu khám lại kỹ càng hơn. Tôi thấy một vết thương do mảnh đạn xuyên vào phổi phải. Không có tiếng thở phế bào. Chắc máu ra nhiều trong phổi. Tim đập rất yếu. Chắc chắn bệnh nhân cần phải được thông phổi ngay. Nhưng những dụng cụ thông phổi nay đã hết. Nên tôi đành phải dùng valve Heimlitz là một hình thức thông phổi mà không cần bình nước vì valve chỉ cho phép đi một chiều tức là máu ra được nhưng không khí không vào được do hai lá cao su khi thở ra thì nó mở ra, khi hít vô thì nó tự động đóng lại theo sức ép của không khí. Tôi biết vết thương này không đơn giản. Chắc chắn nó đã gây hư hại nhiều cho những cơ quan bên trong. Tôi chắc Út khó có thể qua khỏi được nếu không được di tản kịp thời. Nhưng với tình trạng hiện nay, tản thương là điều không thể có được. Tôi nghĩ đến nước này chỉ đành phó mặc cho trời mà thôi. Sau khi truyền nước biển xong tôi dặn mấy người bạn Út canh chừng trong đêm nay. Ngày mai nếu may mắn có chuyến tản thương sẽ cho Út ưu tiên đi trước. Tôi đi vòng qua đống rác lớn cuối trại nội khoa, ra phòng cấp cứu. Qua hành lang giữa trại, tôi thấy thương binh nhiều quá, nằm bừa ra cả lối đi. Tôi phải len chân lần từng bước. Ra tới cửa chính giữa, nơi được dùng làm phòng cấp cứu. Một cảnh tượng đau lòng hiện ra. Chừng 30 thương binh nằm đầy ra ở dưới đất. Một vài người có bang ca, còn phần đông nằm ngay trên sàn gạch dơ dáy, đầy bông băng vấy máu. Một bàn kê sát vách tường trên đó để đầy các thứ thuốc sát trùng, các thứ thuốc chích, cạnh đấy là những thùng băng đã được khui sẵn. Sáu y tá luôn tay làm việc băng bó. Bác sĩ Nam Hùng, bác sĩ Tích đã khám vết thương từng người rồi ra chỉ thị cho y tá, cái nào rửa sạch băng lại, cái nào cần giải phẫu thì chuyển xuống phòng mổ. Tôi đến gần bác sĩ Tích, anh nhìn lên lắc đầu thở ra. Tôi hiểu ý nói : - Nhiều quá phải không anh Tích? Bác sĩ Tích gật đầu mệt mỏi đáp: - Tôi với anh Hùng làm từ sáng tới giờ mà vẫn không hết. Nghe nói họ sẽ còn mang tới nữa. -Trời! Lấy chỗ đâu cho thương binh nằm. Ở đây đầy rồi. Dưới trại cũng hết chỗ chứa. Bác sĩ Tích ngao ngán lắc đầu: - Mấy thằng khiêng cáng viên dông hết rồi. Tụi nó mất tinh thần, tên nào tên ấy lờ quờ không muốn làm gì cả. - Mình bận làm việc không hở tay đâu để ý được tụi nó. Giá có thêm người đứng ra chỉ huy, tụi nó sợ, làm việc, thì đâu có ối đọng khổ sở như thế này. Tôi đi thăm một lượt, may mắn không có ai cần phải mổ lớn cả. Phần đông đều bị thương ở tay chân. Có nhiều người bị gãy xương, được các bạn đồng đội băng bó giữ im tạm khúc xương bị gãy bằng những cành củi khô hoặc bất cứ vật gì mà họ kiếm được. Một điều tôi lấy làm lạ là bị thương đau đớn như thế mà không có ai kêu la. Khi các y tá xức thuốc rửa những vết thương trầy trụa, họ chỉ suýt soa nhăn mặt cắn răng chịu đựng chứ không như những ngày thường. Trong số những người bị thương, có mấy người dân vừa đàn bà vừa trẻ con. Một đứa trẻ cụt cả hai chân lên tới đầu gối, nằm gối đầu trên một chiếc hộp đựng băng, dơ đôi mắt lờ đờ nhìn tôi miệng mấy máy một cách yếu ớt: - Nước, nước, cho con hớp nước. Sắc mặt nó vì bị mất máu nên xanh mét, da môi khô, cánh tay trái bị băng gần hết.Một sợi giây vòng qua cổ treo cánh tay trước ngực thành một góc 90 độ.Tay kia cũng đuợc giữ im để truyền nước biển. Thân hình nó thành ra ngắn ngủn một cách thảm hại. Vệt nước mắt khô còn in trên má. Mắt nó ráo hoảnh, nó không còn nước mắt để mà khóc. Nó nhìn để mà nhìn, đôi mắt dường như vô cảm giác. Tôi nghĩ nó đã quá mệt, tê dại không còn biết đau đớn là gì nữa. Nó bây giờ chỉ còn là một sinh vật, sinh vật “vô tri”. Cạnh đấy một người đàn bà bị thương ở má phải tóc bê bết máu nằm gục đầu trên đống băng vấy máu. Vết thương của bà ta đã được băng bằng một băng cá nhân nhà binh khá lớn che gần hết khuôn mặt chỉ để hở một con mắt tím bầm, sưng vù, thỉnh thoảng cố nhướng lên mà không được. Bà ta nằm rên nho nhỏ. Phía góc phòng, một người lính bị thương ở đầu, bị quấn băng kín mít, chốc chốc lại la lên : - Trời ơi khát nước quá, ai cho tôi miếng nước. Kêu xong anh ta lại nằm yên như không có gì xảy ra cả. Mọi người đều bận rộn, không ai lấy nước cho anh, vì thực ra cũng khó mà kiếm được nước trong lúc này. Tôi yên trí không lo anh bị chết khát, vì chai nước biển treo bên cạnh vẫn còn nhỏ đều đều từng giọt thẳng vào mạch máu. Tôi nhìn những người y tá làm việc băng bó như máy. Không hiểu họ có nghĩ gì không. Suốt 20 năm chiến tranh, chết chóc bị thương xảy ra quá thường như cơm bữa, khiến người ta dường như không còn xúc động trước những cái chết của đồng loại. Tôi đã nhận ra được điều này ngay từ hồi tôi còn là một sinh viên y khoa thực tập tại khu ngoại khoa bệnh viện Chợ Rãy. Hôm ấy người ta khênh vào hai mẹ con bị thương. Tôi săn sóc khâu vá vết thương của người mẹ. Tôi hỏi: - Vì sao chị bị thương vậy? Người đàn bà đáp: - Bị máy bay bắn lầm trong khi cả nhà tôi đang ăn cơm. Hiện giờ chồng tôi và đứa con út bị chết vẫn còn để nằm ở nhà. Điều làm tôi kinh ngạc nhất là giọng nói thản nhiên, gần như vô cảm giác, không một chút xúc động, không một giọt nước mắt, dường như bà ta đang nói về cái chết của người chồng, người con nào đó không phải của bà ta. Tôi cứ tưởng bà ta phải gào thét lên, khóc nức nở hay tỏ ra đau đớn lắm khi nhắc tới cái chết của chồng con. Nhưng thực sự đã trái lại, và điều này làm tôi chợt hiểu là chiến tranh đã làm chai đá lòng người. Tuy nhiên cũng còn may, chiến tranh chưa hủy diệt hết tất cả tình cảm của con người vì sau này, trong những lần hành quân đụng địch, tôi đã bắt gặp được những tiếng khóc thổn thức, những tiếng kêu thảng thốt của những binh sĩ khi nghe tin một người bạn đã gục ở tuyến đầu. Thành ra về một phương diện nào đó, đau khổ quá mức làm cho tê dại đi cũng là một phản ứng tốt để người ta có thể sống còn được. Tôi tiến dần ra phía ngoài cửa. Nơi đây quả là một địa ngục trần gian. Người sống người chết nằm lẫn lộn với nhau. Một người lính nằm dựa vào chân cột hành lang mắt nhắm nghiền. Một bên má có một vết thương còn rỉ máu. Cánh tay trái băng kín treo trước ngực. Khắp người anh chỗ nào cũng đầy những vết thương nhỏ. Anh nằm gác chân lên cái xác mà anh tưởng là một người bạn, thỉnh thoảng anh đập chân thì thào: - Lấy tao hớp nước mày. Có lẽ anh ta đã mê loạn rồi chăng ? Gần đấy một người bị thương ở cẳng chân, nằm gối đầu lên đùi một người bị thương ở đầu dường như đang ngủ mê mệt. Tôi tới gần xem, người bị thương ở đầu đã chết từ bao giờ. Tôi bỗng nghe một tiếng gọi yếu ớt - Bác sĩ! Tôi quay đầu lại, đưa mắt tìm kiếm xem tiếng nói từ đâu. Một cánh tay gầy khô như khúc xương mệt mỏi vẫy tôi. Tôi nhận ngay ra Điểu Thoul, một lính Địa Phương Quân người Thượng đamg nằm sát chân tường gần cửa phóng bác sĩ Chí. Tôi tới gần cúi nhìn vào hố mắt sâu hoắm của anh ta. Điểu Thoul giờ chỉ còn là bộ xương. Hắn quá yếu đuối không còn nhúc nhích gì được. Điểu Thoul bị thương ở bụng thủng ruột già. Tôi đã mổ làm hậu môn nhân tạo cho anh ta. Mấy ngày trước tôi đã cho tản thương, khênh ra khênh vào mấy lượt nhưng rốt cuộc không đi được, rồi chắc bị bỏ nằm ở đó. Tôi ngồi xuống bên anh ta, một mùi hôi thối xông lên. Chung quanh chỗ nằm chảy đầy be bét toàn là phân. Cái túi nylon đựng phân buộc ở hậu môn nhân tạo mấy ngày nay không được thay, phân đầy tràn ra ngoài, những con bọ nhỏ bò lổn ngổn trông thấy mà nổi gai ốc. Tôi nói: - Để tôi gọi người thay túi nylon cho anh chịu không? Điểu Thoul không nói gì, hai giọt nước mắt chảy dài trên đôi má hóp. Thường ngày cũng vậy, Điểu Thoul ít khi nói lắm. Bị đau nhức hay khó chịu trong mình chỉ biết ứa nước mắt khóc mà thôi. Tôi hỏi: - Đói không, tôi cho người chuyển xuống trại nhé? Điểu Thoul gật nhẹ đầu. Sau đó tôi nhờ anh Xòm, thượng sĩ Lỹ làm sạch vết thương rồi khênh hắn xuống trại hậu giải phẫu. Trước cửa sổ phòng bác sĩ Chí, ba xác nằm bình thản ngay lối đi. Xa hơn nữa, trước cửa phòng nha khoa hai xác nằm sóng đôi được đậy bằng một tấm tôn cong queo thủng lỗ chỗ vì bị mảnh đạn chừa ra hai cặp chân tím ngắt sưng mọng nước. Những thây đó đã bắt đầu hôi, mùi tử khí làm cho mọi người ngột ngạt khó thở. Tôi thấy cô Bông, điểu dưỡng trưởng của bệnh viện, đang loay hoay băng bó một cách khó khăn cho một người lính bị thương ở đùi. Cẳng chân bị ngắn lại bị vẹo về một bên. Tôi hấp tấp bước lại: - Khoan hãy băng, người này bị gãy xương đùi, làm bậy bạ bị kích xúc dễ chết lắm. Cô chờ tôi một chút, tôi đi lấy nẹp Thomas, trong khi chờ đợi cô cho truyền một chai Ringer và chíc một syrette Morphin cho bớt đau. Nói xong tôi rảo bước về phòng mổ, ào vô kho lục được một chiếc nẹp mang ra. Tôi hỏi người lính : - Anh thấy đã bớt đau chưa? Anh ta gật đầu nhè nhẹ. Tôi vẫy trung sĩ Trọng : - Lại đây giúp tôi một tay. Anh bợ nhẹ chân này lên để cô Bông đặt nẹp vào. Tôi nắm lấy cổ chân người lính, hơi kéo nhẹ nhàng vừa nâng lên cao. Người lính nhăn mặt kêu đau. Tôi vừa giữ chân vừa vỗ về anh. - Chịu khó một chút sắp xong rồi. Năm phút sau, chúng tôi băng bó và giữ im xong. Trên trán người lính còn lấm tấm mấy giọt mồ hôi. Anh đã can đảm cắn răng chịu đau khiến chúng tôi làm việc được mau chóng dể dàng. Tôi thấy cô Bông có vẻ mệt. Bây giờ là 8 giờ tối. Tôi biết cô và Trọng đã làm việc không ngừng từ suốt sáng tới giờ. Đầu tóc cô bơ phờ. Chiếc áo bà ba bằng lụa xanh màu lá chuối non và chiếc quần đen đều vấy máu. Chúng tôi làm việc dưới ánh sáng bập bùng của ngọn đèn biến chế làm bằng một chai thủy tinh đựng dầu lửa, nút chai được đục thủng một lỗ để bấc đèn chui qua. Ngọn lửa có nhiều khói khét lẹt. Tôi nói với hai người: - Chắc hết bệnh rồi. Mình có thể đi nghỉ được. Cô Bông đưa tay quẹt mấy giọt mồ hôi trên trán nói: - Bác sĩ đi nghỉ trước đi. Tôi đi kiếm chút nước cho thằng bé nằm kia uống. Tôi vội dặn cô : - Coi chừng đấy, mấy người khác thấy được, họ nhao nhao lên đòi, cô không có nước đâu mà cho. Cô Bông mỉm cười hiểu ý nói : - Tôi biết mà, bác sĩ yên trí đi nghỉ đi… 5- KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA: • Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, đặt bản doanh tại Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân có trách vụ đổ quân, tản thuơng và tiếp tế (Phi Đoàn 237 Chinook) trực tiếp yểm trợ tiếp tế cho chiến trường An Lộc. • Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, bản doanh đặt tại Tân Sơn Nhất Sài Gòn, đảm nhận phần hành thả dù tiếp tế và thả Biệt Kích giả, Phi Đoàn Tinh Long 821( Rồng Lửa) yểm trợ hoả lực cho Căn Cứ Tống Lê Chân, các Phi Đoàn Vận Tải C.119 & C.123 đảm trách thả dù tiếp tế cho An Lộc. • Sư Đoàn 4 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, bản doanh đặt tại Thị Trấn Cần Thơ. Chuyển vận Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ Quân Đoàn 4 lên Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương Quân Khu III. GHI CHÚ ĐẶC BIỆT: Chiếu theo Quyển Chiến Sử Trận Bình Long do Nha Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH phát hành năm 1973:” Vào ngày 26 tháng 04 năm 1972, Quân Đoàn 3 được Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho Lữ Đòan 3 Nhảy Dù (Tr.71)..TRỰC THĂNG VẬN XUỐNG TÂN KHAI:” Theo đúng kế họach đã ấn định, các Tiểu Đòan Nhảy Dù, vừa được rút về từ chiến trường Kontum đã đền Lai Khê để đợi lệnh..Lữ Đòan 3 Dù do Đại Tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy…( Trang 125).. Nhưng rất tiếc là cho tới nay, chúng tôi chưa bắt liên lạc được với bất cứ cấp Chỉ Huy nào của Lữ Đòan 3 Dù , để phối kiểm nguồn tin, Chúng tôi ước mông sau ấn bản phát hành lần “NHÌ” này , các Chiến Hữu các cấp thuộc Lữ Đòan 3 Dù vui lòng lên tiếng (gọi điện thọai cho chúng tôi : (512) 278-1729. để được cập nhật hóa cho ấn bản kế tiếp.Thảnh thật cảm tạ trước. CÁC ĐƠN VỊ THIẾT GIÁP • Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa (Cơ hữu của Quân Đoàn 3/Quân Khu III). • Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận (Cơ hữu của Chiến Đòan15/SĐ 9 Bộ Binh). PHÁO BINH • Các Tiểu Đoàn Pháo Binh : 52, 53 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hòa. • Các Đại Đội Pháo Binh 105 ly và 155 ly tại các căn cứ hoả lực Hoa Lư, Cầu Cần Lê, Tống Lê Chân • Pháo Binh Lãnh Thổ của Tiểu khu Bình Long: Chi Khu Lộc Ninh, Chi Khu An Lộc, Chi Khu Chơn Thành. • Đại Đội Pháo Binh Dù (đặt tại căn cứ hỏa lực Đồi Gió). CÔNG BINH CHIẾN ĐẤU • Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Tại các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Sư Đoàn, còn có các chiến binh Quân Cảnh, cũng rất khổ cực trong việc gìn giữ an ninh trật tự cũng như điều hành lưu thông. Các chiến binh thuộc ngành Quân Nhu, Quân Cụ và ngành Tâm Lý Chiến (các phóng viên và Đặc Phái Viên Quân Đội Chiến Trường, cũng đã đổ xương máu và mồ hôi nước mắt cho trận chiến thắng vĩ đại nầy). TOÁN MẬT MÃ THUỘC NHA KỸ THUẬT BỘ TỔNG THAM MƯU, VÀ TIỂU ĐOÀN 5 TRUYỀN TIN CỦA SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH VNCH Toán Mật Mã thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu, đã lập được một kỳ công âm thầm ít ai biết đến, đã giúp giải đoán những điện tin “MẬT” của Cộng Quân, trình lên Tư Lệnh Chiến Trường sớm biết được mưu đồ và cường độ tấn kích, để kịp thời điều quân ứng phó. Các Chiến Sĩ thuộc Tiểu Đoàn 5 Truyền Tin, đặc biệt là toán mắc dây điện thoại của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, đã có nhiều chiến sĩ bị trúng pháo của Cộng Quân tử trận hay bị thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ (nối dây điện thoại, từ hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng đến Bộ Chì Huy của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). CÁC LỰC LƯỢNG DIỆN ĐỊA CỦA TIỂU KHU BÌNH LONG Các Tiểu Đoàn, Đại Đội, Trung Đội Địa Phương Quân, các Trung Đội Nghĩa Quân v Nhân Dân Tự Vệ,Các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Các Chiến Sĩ Cảnh Sất Quốc Gia và Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến, và các viên chức Xả Ấp của Tiểu Khu Bình Long đã hy sinh 495 Chiến Sĩ. BÁO CHÍ Kế tiếp là đoàn quân báo chí, xin mới quý vị đọc bài viết tựa đề “An Lộc – Chiến trường thách đố” của phóng viên Phan Nhật Nam. Sau đây, dưới hình thức một ký sự của một phái viên Vô Tuyến Việt Nam đã đặt chân hơn một lần vào An Lộc, trong những ngày còn lửa đạn, người đọc sẽ được dẫn dắt vào một thành phố đổ nát – An Lộc. Công việc của một phóng viên là trung thực ghi nhận mọi sự kiện xảy ra trong đời sống thời sự. Trên một khía cạnh nào đó, người phóng viên như một chứng nhân dự phần vào những diễn biến luôn luôn làm cho thế giới biến đổi không ngừng. Với tư cách của một phóng viên Vô Tuyến Việt Nam, tôi tới An Lộc ngày 13 tháng 06 năm 1972 khi trận này bước vào ngày tử thủ thứ 68. Nhiệm vụ của tôi tương tự như các phái viên Vô Tuyến Việt Nam ở các mặt trận khác, là tường trình qua hệ thống liên lạc siêu tần số những sự thật đã và đang diễn ra tại các địa điểm mà chúng tôi có mặt. Tôi đặc trách mặt trận Bình Long và chiến trường An Lộc, thực sự như một thách đố đối với cá nhân tôi cũng như nhiều người khác đã từng tìm cách vào An Lộc. Chuyến đi của tôi khởi sự và trung tuần tháng 6 năm 1972. Trong 02 tháng trời ròng rã này, mỗi lần khởi hành đều kéo theo một thất bại cho riêng tôi và cả các anh em khác đi cùng. Có những người bị thương, có những kỷ niệm chua xót, nhưng đau đớn hơn cả là cái chết của cố phóng viên điện ảnh Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Bình. Một tuần lễ chờ đợi lên trực thăng rồi lại xuống, ăn chực nằm chờ dưới những cơn lốc cát nóng bỏng ở phi trường Lai Khê – Bình Dương, ngày 29 tháng 4 năm 1972, chúng tôi khởi sự cuộc hành trình phiêu lưu vào An Lộc. Trong thời gian này An Lộc đang bước vào ngày tử thủ thứ 22, áp lực đang lúc mạnh và quân Cộng sản Bắc Việt đã tạo được một lưới lửa phòng không suốt dọc phi trình dẫn vào thành phố anh hùng này. Trong ngày này, chúng tôi không tới được mục tiêu – trực thăng chở chúng tôi bị bắn như mưa, cho đến khi tới gần đồn điền Xa Cam tại đây địch quân pháo kích hang lọat vào bãi đáp, các phi công quyết định bay trở về. Trên cao độ hơn ngọn cây ở Xa Cam, chúng tôi nhìn thấy hàng trăm thương binh đang chờ đợi được di tản về Lai Khê, có những người nằm trên băng ca, có những người chạy tán loạn dưới những tiếng nổ chat chúa, cát bụi mịt mờ của đạn phao kích. Họ chạy theo hướng trực thăng đến như muốn bấu víu vào những hy vọng cuối cùng của sự sống. Chúng tôi cảm thông tình cảnh này, vì chính mắt tôi trông thấy những thương binh ở Lai Khê, những người còn đi lại được, những vết thương đã có giòi, và những ký sinh trùng ghê tởm này đã rớt vương vãi khi anh em từ trên trực thăng tản thương bước xuống. Đợt trực thăng hôm đó không có một thương binh nào về tới Lai Khê vì các phi công không thể hạ tàu giữa cơn mưa pháo kích của địch quân. Trên đường về địch cũng bắn rát như khi chúng tôi tới, một trong các lọat đạn của địch đã khiến chiếc trực thăng chở chúng tôi không còn điều khiển được và phi công phải hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi trống chính giữa khu rừng rậm ở phía Nam đồn điền Xa Cam. Trong khoảnh khắc kinh hoàng, một trực thăng Gunship yểm trợ đã đáp xuống khu đất này để cứu sống tất cả chúng tôi gồm 4 nhân viên phi hành đoàn và bốn phóng viên chiến trường. Ngày 01 tháng 05 năm 1972, trong một chuyến đi tương tự, điện ảnh viên Nguyễn Ngọc Bình đã giã từ ống kính khi trực thăng chở anh nổ tung vì đạn B40 của Cộng quân … Ngòai ra, còn có Liên Đoàn 5 Quân Y, các đơn vị Quân Nhu,Quân Cụ, Quân Vận,… (1) Tựa đề “The siege of An Lộc” How Air Supply Helped save the City?? của Trung Tá Len Funk (The Army Historical Foundation). https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/5/ CHƯƠNG 11 TỔNG KẾT LUẬN 1- CÔNG TRẠNG: Chiến thắng An Lộc một cách vẻ vang và hào hùng là do công lao của tất cả các Chiến Sĩ các cấp quyết tâm tử thủ, Quân Dân một lòng, cùng chịu đựng hiểm nguy gian khổ, cùng ý chí chống quân Cộng Sản xâm lăng. Tuy nhiên, cũng phải nói, là nhờ có những cấp Chỉ Huy cùng Bộ Tham Mưu tài giỏi mới đủ sức đương đầu với cả trên một Quân Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, ồ ạt mở cuộc tấn công vào Thành Phố An Lộc. Vị trước tiên được đề cập tới là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh Chiến Trường An Lộc. Ông đã lượng định đúng tình hình chiến trận: “Lực Lượng Cộng Quân ở cấp Quân Đoàn”. Ông nhận biết tương quan lực lượng đôi bên. Ông biết mưu đồ và cường độ tấn kích của Cộng Quân. Trước khi Cộng Quân khởi phát cuộc tấn công, Ông tăng cường cho mặt trận An Lộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, kế tiếp Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hoà. Ông đã nghe thấy được nhịp đập của “con tim” An Lộc đang khắc khoải từng hồi, và biết làm thế nào để cứu tỉnh, đem lại nhịp đập bình thường cho con tim vĩ đại đó, bằng cách đổ quân tăng viện cấp thời và kịp lúc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Ông còn tính xa hơn đến vận mệnh của đất nước, phòng ngừa trận tuyến An Lộc bị đổ vỡ, bằng cách trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, xin tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 4/Quân Khu IV Việt Nam Cộng Hoà cho mặt trận Quân Khu III. Với lực lượng thiện chiến cấp Sư Đoàn nầy, Ông có thể kịp thời điều động chận được bước tiến của Cộng Quân đang manh nha tiến chiếm Thủ Đô Sài Gòn. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc. Ông lượng định được cường độ tấn công của địch quân sẽ đè nặng trên tuyến phòng thủ phía Bắc, nên chỉ định nguyên Trung Đoàn 8 Bộ Binh cơ hữu, với 2,500 tay súng trấn ngự ngay tuyến đầu mặt Bắc. Ngoài ra, Ông phối trí các đơn vị khác tạo thành một vòng đai phòng thủ vững chắc, và tuyên bố quyết chiến “Tử Thủ”. Ông nhận biết cứ điểm tiếp vận của Quân Khu III được thiết lập thời cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí dùng cho những cuộc hành quân trên Chiến Trường Ngoại Biên, tại sân bay L.19 (300 thuớc hướng Đông Bắc An Lộc), do hai Đại Đội Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long và một Trung Đội của Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp vận phụ trách việc xuất nhập kế toán, sẽ bị tấn chiếm, khi Cộng quân khởi phát cuộc tấn công. Ông ra lệnh cho Trung Đội của Bộ Chì Huy 3 Tiếp Vận phân phối tối đa (không cần kế toán) cho tất cả các đơn vị đang trấn thủ, kể cả các đơn vị Địa Phương Quân, chở về tích trữ tại đơn vị của mình, nhờ vậy mà quân trú phòng có được số dự trữ đạn dược và nhiên liệu đủ dùng hơn một tháng, kể từ khi Cộng quân phát khởi cuộc tấn công. Ngay từ khi Ông mới đặt chân xuống An Lộc, lúc căn cứ Cầu Cần Lê bị vây hãm, Chiến Đoàn 52 (-) buộc phải rút lui, Ông đã ra lệnh cho phá huỷ hết chiến cụ “nặng”, để Chiến Đoàn 52 () rảnh tay quần thảo với quân Địch, nhờ vậy mà lực lượng Bạn không bị thiêt hại nhiều khi về đến An Lộc. Trong cuộc tấn công lần Thứ Tư, vào đêm 10 tháng 05 năm 1972, Cộng quân đánh xuyên thủng tuyến của Trung Đoàn 7 Bộ Binh ở mặt phía Tây và đang trên đà tiến gần đến hầm Chỉ Huy đầu não cũa Sư Đoàn, mặc dầu trong thời gian cấp bách, nhưng Ông cũng điều động được một lực lượng “phản kích” cấp Trung Đoàn hỗn hợp (Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh), đánh lui quân địch ra khỏi chu vi phòng thủ của Thị Trấn. Trận phản kích nầy công lao lớn nhất là nhờ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng, từ tuyến phía Nam được điều động lên kịp lúc để chận đứng mũi dùi tấn công của địch khi còn cách Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng khoảng 200 thước… Những điều này chứng tỏ Ông là một Tướng Lãnh có thực tài điều quân để trấn thủ, coi sinh mạng của Binh Sỉ trọng hơn là chiến cụ, dù trong tay không có lực lượng “trừ bị” để lấp vào những tuyến bị đánh “thủng” hay dùng cho việc “phản kích” như trường hợp kể trên. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Cựu Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Dù. Ông đã đem đến cho Quân Dân An Lộc một luồng “sinh khí” mới, bằng cách thiết lập một căn cứ pháo binh dã chiến trên sườn đồi Gió và đồi 169. Ông chỉ huy và điều động quân Dù xuyên thủng được lưới bao vây An Lộc, điều quân xuyên qua thành phố và mở rộng vòng đai phòng thủ 2 cây số về phía Nam Quốc Lộ 13 (dự định đón chờ đoàn quân tiếp viện từ phía Nam lên). Ông đã chỉ thị cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tức tốc kéo quân về cứu nguy Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng vào lúc tình thế khẩn cấp. Và sau cùng cũng chính một trong những Tiểu Đoàn trực thuộc Lữ Đoàn 1 Dù do Ông chỉ huy (Tiểu Đoàn 6 Dù), lãnh ấn tiên phong bứng chốt Xa Cam và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đang trấn thủ vùng phía Nam. Từ đó hàng đoàn trực thăng tản thương và tiếp tế được dễ dàng thi hành nhiệm vụ khẩn thiết. An Lộc kể như được giải toả từ ngày đó 08 tháng 06 năm 1972. Vị Chỉ Huy Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Cố Chuẩn Tướng Lý Đức Quân. An Lộc nằm trong vùng trách nhiệm hành quân của Trung Đoàn 7 Bộ Binh, Trung Đoàn 7 đã có mặt trên lãnh thổ An Lộc từ trước ngày An Lộc bị bao vây. Trung Đoàn 7 đã phải chịu hy sinh tổn thất hơn phân nửa Tiểu Đoàn cùng với Vị Tiểu Đoàn Trưởng tử trận tại vùng Phi Trường Quản Lợi ngay từ lúc đầu. Vào những ngày đầu cuộc chiến, Trung Đoàn 7 do Ông Chỉ Huy đã kiên quyết chống giữ mặt phía Tây, nơi bị Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt dồn nổ lực tấn công và chọc thủng tuyến phòng thủ, phải lui về gần đến hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng, hao hụt thêm một số quân sĩ. Sau cùng các chiến sĩ Trung Đoàn 7 phối hợp cùng lực lượng phản kích hỗn hợp gồm có quân Dù, Biệt Động Quân và Bộ Binh, đẩy lui Địch ra khỏi tuyến phòng thủ lúc ban đầu, tiêu diệt hơn một Trung Đoàn Bộ Binh và bắn hạ thêm 6 T.54 của Địch. Sau trận An Lộc, Trung Tá Quân được vinh thăng Đại Tá, rời đơn vị Trung Đoàn 7, đáo nhậm chức vụ cao hơn, ở chức vụ mới trên đường công tác, chẳng may trực thăng chỉ huy của Ông bị trúng đạn phòng không của Địch nổ tung trên vòm trời. Ông đền xong nợ nước, và được truy thăng Chuẩn Tướng vào năm 1974. Kế tiếp là Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Ông lượng định trước khi Cộng quân xua bộ binh và chiến xa tấn công vào Thành Phố, Địch sẻ mở cuộc pháo kích nặng nề, vì vậy Ông ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc đang án ngữ tuyến đầu, phải ngày đêm tức tốc đào và thiết trí hầm hố phải “có nắp che” chống pháo. Để chống lại đoàn chiến xa Địch, Ông yêu cầu Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh (cứ điểm tại An Lộc, đang đặt dưới quyền điều khiển của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh), thiết lập một trận địa pháo tiên liệu, trước vòng đai phòng thủ 1,5 cây số về phía Bắc dọc theo Quốc Lộ 13 (lộ trình tiến quân của địch từ hướng Bắc xuyên vào Thành Phố An Lộc), và gọi trình Tướng Hưng xin ưu tiên hỏa lực không yểm cho mặt trận phía Bắc khi lâm chiến. Ông còn can đảm vượt huấn lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí cho 400 lao công đào binh, để hoà nhập, cùng các chiến binh của Trung Đoàn 8, chiến đấu tiêu diệt bộ binh và chiến xa địch. Ông còn ban lệnh thu nhặt hết các loại vũ khí công phá của Địch như B.40 và B.41, để dùng công phá hầm hố của lực lượng Địch đang bám trụ và bắn hạ chiến xa của Địch. Đến 1974 Đại Tá Trường được bổ nhậm nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh đến 1975 được thăng cấp Chuẩn Tướng. Vị Chỉ Huy kế tiếp là Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Ông đã có công rất lớn trong việc cứu tỉnh con tim An Lộc đang hồi hấp hối. Khi lực lượng Biệt Cách Dù vừa đến trận địa, Ông liền điều động đơn vị tấn công địch ngay trong đêm, quét sạch địch quân ra khỏi vùng diện địa ½ phía Bắc Thành Phố và giải thoát cho hơn 100 gia đình dân cư đang còn kẹt lại trong vùng Cộng quân kiểm soát. Sau đó chính Ông đích thân chỉ huy đơn vị “đột kích” tấn công đồi Đồng Long (khoảng 600 thước và trên cao độ 128 thước về phía Bắc thành phố, thu đạt được một chiến tích lẫy lừng, có một không hai, được tóm lược qua hai câu: “Lấy ít đánh nhiều (300 quân tấn công 1,200 địch trên cao thế), sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít (Hạ 600 và bắt sống 12 cán binh Cộng Sản, Bạn 2 tử trận 14 bị thương, tịch thu được hàng vài trăm vũ khí cá nhân và cộng đồng). Vị Chỉ Huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân. Đơn vị của Ông được thả xuống An Lộc đầu tiên, lãnh trách nhiệm phòng thủ toàn diện tuyến phía Bắc và phía Đông, lại còn phải cắt ra một Tiểu Đoàn trấn cửa ải từ phi trường Quản Lợi vào Thành Phố An Lộc. Ông đã chỉ huy đơn vị quần thảo và đẩy lui quân Địch nhiều lần. Lực lượng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân dưới quyền Chỉ Huy của Ông, đã sát hại trên một Trung Đoàn quân bộ chiến và bắn hạ trên 10 chiến xa của Địch tại mặt trận An Lộc. Vị Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long là Đại Tá Trần Văn Nhựt. Ngay khi Quận Lộc Ninh bị quân địch tấn công, Ông ra lệnh cho đóng cửa Tòa Hành Chánh Tỉnh cùng các Ty Sở, ngoại trừ Ty Y Tế, cho phép những nhân viên dân sự cùng gia đình tạm thời rời khỏi Tỉnh Lỵ, trong đó có cả gia đình của Ông. Tại Phi Trường Quản Lợi, tấp nập những viên chức cán bộ vội vã rời khỏi Tỉnh Bình Long trên những chuyến bay của hãng hành không dân sự “Hàng Không Việt Nam”. Ộng đã làm tròn chức vụ hành chánh “Tỉnh Trưởng”. Còn chức vụ Tiểu Khu Trưởng, thì thật là đa đoan công việc, không làm sao gánh vác hết được. Khi chiến sự bùng nổ, hằng ngàn Dân cư đổ xô vào Tỉnh, nhiều nhất là tại các Xã Ấp chung quang Tỉnh Lỵ và vùng Phi Trường Quản Lợi. Vấn đề An Ninh, lương thực, y tế đều trút hết lên vai của vị Tỉnh Trưởng kiêm Tiêu Khu Trưởng . Đúng thật là một gánh nặng “ngàn cân” đặt trên vai của Vị “Đầu Tỉnh” (đến 1/11/1972 Đại Tá Nhựt được bổ nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và được cấp thăng lên Chuẩn Tướng). 2- KẾT CUỘC Trận chiến An Lộc đã xảy ra từ năm 1972, tính ra cho đến ngày quyển sách Chiến Thắng An Lộc nầy tạm được hòan tất (năm 2009), đã trải dài 37 năm, biết bao vật đổi sao dời, cho cả hai phía Quốc Gia lẫn Cộng Sản, người còn kẻ mất hay đã già nua bệnh tật !!! Đối với những Chiến Hữu được nêu tên trong “PHẦN MỘT tổng lược” của quyển sách nầy, có người đã hy sinh Anh Dũng ngay từ lúc khởi đầu cuộc chiến, có người sau đó đã “tử trận” trên đường phục vụ Quê Hương Dân Tộc, có người đã oanh liệt “tuẫn tiết” hay bi quân thù Cộng Sản bắt được, và đem ra “hành quyết” trong những ngày của “Tháng Tư ĐEN” năm 1975, có người đã bị sát hại “Chết” một cách âm thầm và tức tưởi trong các trại tù “cải tạo” của bạo quyền Cộng Sản sau năm 1975, có người đã làm mồi cho cá mập, vợ con là nạn nhân của “hải tặc” Thái Lan ở giữa Đại Dương, hay thú dữ nơi rừng sâu trong lúc đào thoát cái địa ngục trần gian của Cộng Sản đi tìm Tự Do Dân Chủ, cũng có người đã qua đời vì tuổi già sức yếu hay vì bệnh tật, khắp cùng tại các Quốc Gia Tự Do trên Thế Giới. Một số không nhiều lắm, các Chiến Hữu còn sống, những người đã từng chiến đấu hay chứng kiến trận Chiến Thắng An Lộc, cho đến nay người nào cũng đã đạt đến cái tuổi Lục, Thất, Bát Tuần (sáu mươi, bảy mươi, tám mươi). Chúng tôi cố gắng sưu tập và kiểm đìểm lại danh sách những Chiến Hữu: Những Vị còn sống hay đã chết, ghi lại “DANH TÁNH” để lưu truyền cho hậu thế mai sau. Chúng tôi biết rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, xin Quí Vị độc giả cao minh, những thân nhân của những Chiến Sĩ vô danh khác, hảy niệm tính tha thứ cho, và vui lòng đóng góp thêm những tài liệu bổ khuyết cho những ấn bản về sau.. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HAI BÊN: Chúng tôi đề cập đến hiện tình về “thể chế” hay “chế độ” giữa hai bên Quốc Cộng sau năm 1975 cho đến năm 2009. a- Phía Cộng Sản, khi thôn tính xong Miền Nam Nước Việt, sau đó một năm, Cộng Sản Miền Bắc cho khai tử cái công cụ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cả về thể chế lẫn lá cờ “ngôi sao vàng trên nền nửa xanh nửa đỏ”, mà đoàn quân xâm lược miền Bắc, nhân danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, khi mới vào tiếp thu Sài Gòn và các Tỉnh Thành Miền Nam nước Việt, lá cờ gọi là Giải Phóng Miền Nam, đã tung ra trên khắp các nẻo đường tại những nơi mà họ chiếm cứ, điển hình là trước tiền đình Dinh Độc Lập. Cờ máu “nền Đỏ Sao Vàng”, được thay thế cho Cờ “Ngôi sao Vàng trên nền nửa Đỏ nửa Xanh”, tượng trưng cho một chính thể chuyên chế độc tài đảng trị cho đến hôm nay, năm 2009. Các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mới vỡ lẽ ra rằng, mình chính thật là công cụ bù nhìn của quan thầy Hà Nội… Nhưng đã lỡ ra rồi, có muốn chống đối thì cũng chỉ có trong tư tưởng, còn muốn hành động thì không còn đủ thực lực nữa, vì bao nhiêu lực lượng võ trang cơ hữu của Mặt Trận Giải Phóng đã bị đàn anh Hà Nội xúi dại, nướng hết trong kỳ Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 rồi. Sau năm 1968, Hà Nội gửi nhiều Sư Đoàn quân chính quy Bắc Việt trám vào lỗ khuyết to lớn binh lực đó, có thể nói là từ 80% trở lên thuộc cán binh miền Bắc. Ðiển hình, trong trận chiến An Lộc, ba Công Trường 5, 7, 9, từ Tư Lệnh Sư Đoàn đến hàng cán bộ và cán binh đều là “người miền Bắc” xâm nhập vào Nam. Các nhân vật đầu não của Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Văn Hoan, Dương Quỳnh Hoa, v.v… dự định ra mắt với Thế Giới vào ngày 20 tháng 04 năm 1972, khi chiếm được An Lộc, mà Đài phát Thanh Hà Nội đã huyênh hoang loan tin, phải đắng cay chịu đựng sự áp lực giải thể “ không kèn không trống” của đám đảng viên Cộng Sản Bắc Bộ Phủ Hà Nội. b- Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sau khi bị Đồng Minh Hoa Kỳ bỏ rơi và bức tử, hàng mấy trăm ngàn chiến binh cán bộ công chức các cấp bị “tù đày” ở các trại tù khổ sai mà bọn Cộng Sản gọi là trại tập trung cải tạo. Hằng triệu đồng bào phải vượt Biển vượt Biên để đi tìmTự Do Dân Chủ, hàng mấy trăm ngàn người là nạn nhân của hải tặc Thái Lan, là mồi ngon cho cá mập hay thú dữ, trên đường đào thoát khỏi các địa ngục trần gian do Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn trị. Một số Đồng Bào và Chiến Hữu các cấp khác, may mắn vượt thoát được vòng cương tỏa của Cộng Sản, tìm được đến bến bờ Tư Do, hiện nay tại Hải Ngoại có khoảng trên 3,000.000 (ba triệu) người, đang sinh sống và làm ăn ổn định tại các Quốc Gia Tự Do tạm dung, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ, đến Úc Châu, Canada, Âu Châu và nhiều nước khác trên khắp cùng Thế Giới. Thế hệ thứ hai của những Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại, đến nay cũng đã trưởng thành, và đang tiếp nối Cha Anh theo đuổi sự nghiệp đấu tranh chống lại chế độ Cộng Sản Hà Nội, vẫn còn đang cai trị với bàn tay sắt máu tại Việt Nam.. Thế hệ thứ hai này, có người đã là nhà Bác Học, Khoa Học Gia, Phi Hành Gia, Bác Sĩ, Kỹ Sư, và hằng trăm nghìn chuyên viên xuất sắc đủ mọi ngành nghề, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan công quyền cũng như trong các cơ xưởng kỹ nghệ của Hoa Kỳ và tại nhiều Quốc Gia trong Thế Giới Tư Do Khác. Lá Quốc Kỳ “NỀN VÀNG BA SỌC ĐỎ” tượng trưng cho Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, hiện nay vẫn còn tung bay cùng khắp Năm Châu Bốn Bể, trên các nước Tự Do, và càng ngày càng được vinh danh, nhất là tại Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Canada, Âu Châu, và được công nhận là lá CỜ duy nhất của khối người Việt Quốc Gia tại Hải Ngọại. 3- DANH SÁCH NHỮNG VỊ “ANH HÙNG” CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRẬN CHIẾN AN LỘC ĐÃ HY SINH VÌ “ĐẠI NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC, HAY QUA ĐỜI VÌ BẠO BỆNH: - Cố Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ trần tại Hoa Kỳ. Ông đã đáp xuống An Lộc vào ngày 07 tháng 07 năm 1972. Trước đó Tổng Thống Thiệu có tuyên bố cho tất cả các chiến sĩ có tham chiến trận An Lộc đều được lên một cấp bậc. Lệnh này được thi hành qua hai nhân vật điển hình là Đại Tá nhiệm chức Trần Văn Nhựt, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu BÌnh Long, được thăng cấp đặc cách mặt trận, Đại Tá Thực Thụ kèm theo Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Anh Dũng Bội Tinh nhành Duơng Liễu (07-07-1972), sau đó khoảng 3 tháng (01-11-1972), Đại Tá Nhựt tiếp tục được thăng lên ChuẩnTướng và được bổ nhậm giữc chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Người thứ hai là Đại Tá Nhiệm Chức Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, được thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên Đại Tá thực thụ kèm theo Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Anh Dũng Bội Tinh nhành Dương Liễu (07-07-1972), và sau đó khoảng gần ba năm (1975) được thăng cấp ChuẩnTướng khi nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. - Cố Đại Tướng CAO VĂN VIÊN, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ. ĐạiTướng Cao Văn Viên đã có mặt trong phái đoàn của TổngThống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07-07-72, Ông đã tận tính giúp đỡ cho Quân Đoàn 3/Quân Khu III qua những sự kiện như sau: a- Tăng phái Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù cho chiến trường An Lộc. b- Trình với Tổng Thống Thiệu cho rút Lữ Đoàn1 Nhảy Dù đang giữ dinh Độc Lập để đặt dưới quyền sử dụng của Quân Đoàn 3/Quân Khu III. c- Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 09 tháng 04 năm 1972, Ông tán đồng quan điểm tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. d- Chấp thuận kế hoạch thả dù “GIẢ” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 14 tháng 04 năm 1972, trong vùng Đông Bắc phi trường Quản Lợi, để cho Lữ Đoàn 1 Ngảy Dù và Liên Đoàn 81 Biêt Cách Dù bảo toàn lực lượng, được trực thăng vận đến giải vây An Lộc. “Hai tháng trước ngày Ông qua đời, Ban Biên sọan có được cái hân hạnh gửi tặng Đại Tướng quyển Chiến Thắng An Lộc 1972, với những dòng có Highlight màu vàng được nêu lên ở các mục a, b, c, d và đoạn văn trong tác phẩm “Chiến Trường Đi Không Hẹn của tác giả Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, về chuyến đổ quân Biệt Cách Dù Chiếm Ấp Srock Gòn...” - Cố Trung Tướng NGUYỄN VĂN MINH, cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh Chiến Trường An Lộc, từ trần tại Hoa Kỳ. Công trạng của Ông đối với Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại thật là “to lớn”. Nếu Ông nông nổi nghe theo chỉ thị của “Thượng Cấp “ rút bỏ An Lộc vào năm 1972, đất nước Miền Nam đã lọt vào tay Cộng Sản vào thời buổi đó rồi. Và cái hậu quả của tất cả Quân Dân Cán Chính cùng Gia Đình và 17 triệu Dân Miền Nam sẻ phải ra sao??
Ông và Tướng Lê Văn Hưng là cấp chỉ huy đầu não của trận chiến thắng oai hùng đó, không được tưởng thưởng công lao, mà lần hồi bị “mất chức”, phải trả lại binh quyền, trong lúc Quốc Gia đang cần những Tướng Lãnh “TÔI HIỀN LƯƠNG ĐỐNG” như thế, để làm rường cột cho NGÔI NHÀ MẸ MIỀN NAM NƯỚC VIỆT, đang đứng trước phong ba bão táp của giặc Cộng phương Bắc, và kẻ nội thù Đồng Minh phương Nam!!!!. (Xin đọc chi tiết phần tang lễ ở cuối chương). - Cố Trung Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG, cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, từ trần tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 09 tháng 04 năm 1972, tại Dinh Độc Lập (Sài Gòn), Ông có ý kiến muốn để Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đang là Tư Lệnh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy được tăng phái cho Quân Đoàn 3/Quân Khu III, thay vì cho Quân Đoàn 1/Quân Khu I. Về công trạng của Ông đối với Đất nước Dân Tộc, đã được người đời ca tụng, còn về uẩn khúc của những ngày gần kề 30 tháng 04 năm 1975, mời Quí độc giả sưu tầm lại đề tài “Tại sao tôi phải rời bỏ Quân Đoàn 1/ Quân Khu I, tác Giả Ngô Quang Trưởng. - Cố Trung Tướng DƯ QUỐC ĐỐNG, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, từ trần tại Hoa Kỳ. Vào năm 1972, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được tăng phái cho Quân Đoàn 3/Quân khu III, có đôi lần Ông đến Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn đặt tại căn cứ Lai Khê, để thảo luận vói Tướng Minh vế tình hình chiến sự toàn quốc, đặc biệt là chỉ thị cho Khối bổ sung Sư Đoàn Dù, dồn hết các tân binh Dù để bổ sung quân số cho Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù tiếp tục có đủ khả năng tác chiến, đạt đến thành quả, giải tỏa được An Lộc. - Cố Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG. Từ lúc Ông đặt chân xuống địa danh An Lộc ngày 07 tháng 04 năm 1972, trên bâu áo của Vị Anh Hùng này đã có sẵn “một SAO” (ChuẩnTướng), và cho đến ngày tàn của cuộc chiến (30 tháng 04 năm 1975), buộc Ngài phải tuẫn tiết, lấy cái chết để giữ tròn khí phách của “con nhà VÕ”, của người làm Tướng, để trở về với NÚI SÔNG cát bụi nằm trong lòng đất Mẹ Việt Nam, trên bâu áo của vị Thần Tướng nầy vẫn còn một SAO (vẫn là Chuẩn Tướng), đang giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4/Quân Khu IV. Cuộc đời Võ nghiệp của Ông sao gặp quá nhiều nghiệt ngã… Trên Ba tháng “tử thủ” An Lộc, đem đến vinh quang chiến thắng cho Quân Đội và toàn Dân, vậy mà khi mới đưa quân về đến bản doanh của Sư Đoàn 5 đặt tại Căn Cứ Lai Khê để dưỡng quân và tu chỉnh lại hàng ngũ, thì được lệnh của “thượng cấp” cất chức Tư Lệnh Sư Đoàn, bàn giao cho Đại Tá Trần Quốc Lịch (nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù)!! Nay vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thời kỳ năm 1972 không còn nữa, và Chuẩn Tướng Hưng cũng đã tuẫn tiết, cái ẩn tình uẩn khúc này, cả hai Vị đều mang xuống tuyền đài. Chắc rằng người còn đang sống và đang cư ngụ tại Hoa Kỳ là hai Ông: cựu Bí Thư Hoàng Đức Nhã và Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt cựu Tỉnh Trưởng Bình Long đã biết rõ ngọn ngành vì sao??!! - Cố Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, cựu Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tướng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và mang NGHIỆP TƯỚNG. - Cố Chuẩn Tướng TRƯƠNG HỮU ĐỨC, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa, tử trận ngay từ giờ phút đầu khi trận chiến bùng nổ. Ông Chỉ Huy Thiết Đoàn cơ hữu trên đường đến An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, vùng Quận Chơn Thành “Ấp Tàu Ô”. Ông là một chiến sĩ can trường, có tác phong của người Lãnh Đạo Chỉ Huy: “Tôi còn nhớ, giây phút nhận lệnh từ Vị Tư Lệnh Quân Đoàn, dẫn đoàn Thiết Kỵ đi khai thông Quốc Lộ 13, với vóc dáng to cao, với hàng râu mép oai nghi, Ông đứng nghiêm thẳng người Chào Trung Tướng Minh, với nét mặt cương quyết tự tin” , rồi ra đi vĩnh viễn. Thật đáng tiếc!! - Cố Chuẩn Tướng LÊ QUANG LƯỠNG, cựu Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù năm 1975, từ trần tại Hoa Kỳ. Ông đã Chỉ Huy Lữ Đoàn I Dù đem đến luồng sinh khí mới cho các chiến hữu “tử thủ” An Lộc, cũng chính Lữ Đoàn 1 Dù (Tiểu Đoàn 6) đã ghi chiến tích đầu tiên, đánh thủng chốt Xa Cam, phá vỡ vòng vây và giải tỏa luôn cho An Lộc. - Cố Chuẩn Tướng LÝ ĐỨC QUÂN, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, sau trận An Lộc Ông được vinh thăng Đại Tá đặc cách mặt trận, Sau đó hai năm (1974), trong chuyến bay điều quân, trực thăng chỉ huy của Ông bị trúng đạn phòng không của địch. Ông đền xong nợ nước (tử trận) và được “truy thăng” lên ChuẩnTướng. - Cố Chuẩn Tướng HUỲNH BÁ TÍNH, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ trần tại Hoa Kỳ. Trong chiến trận An Lộc, Sư Đoàn 3 Không Quân đóng vai nỗ lực chánh về các Trực Thăng đổ quân, tản thương, tiếp tế, và các phi vụ yểm trợ hỏa lực (các C.119 “Rồng Lửa” các khu trục cơ cánh quạt Skyraider, các phản lực cơ A.37). Riêng Vị Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân còn có công đầu trong vụ “phá chốt Xa Cam” đã hiến kế cho Vị Tư Lệnh Chiến trường An Lộc “bứng” được chốt bằng Không Quân Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 08 tháng 06 năm 1972. - Cố Chuẩn Tướng HỒ TRUNG HẬU, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa năm 1972, từ trần tại Việt Nam sau khi ra tù “cải tạo”. - Cố Đại Tá NGUYỄN VIẾT CẦN (em ruột Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh), nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa tử trận vì trúng đạn pháo của Cộng quân tại vùng Xã Tân Khai Quận Chơn Thành Tỉnh Bình Long (cạnh Quốc Lộ 13), khi điều quân lên giải tỏa cho An Lộc. - Cố Đại Tá HUỲNH THANH ĐIỀN, nguyên Trung Đoàn phó Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tử trận, trên đuờng triệt thoái từ Căn Cứ Cầu Cần Lê về An Lộc. - Cố Đại Tá HỒ NGỌC CẨN, cựu Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, có tham dự trận chiến An Lôc (năm 1972) sau trận An Lộc được thăng cấp Đại Tá đặc cách mặt trận, và được bổ nhiệm giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Chương Thiện Vùng IV, cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975, bị giặc Cộng “bắt” vì không chịu buông súng đầu hàng, và bị Công quân đem ra “hành quyết” (xử tử) tại Tỉnh Cần Thơ Việt Nam. “Đại Tá Cẩn trước đó vào năm 1965, là một trong Ngũ Hổ Tướng của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, gốc Thiếu Sinh Quân”. (Quý Vị Độc Giả muốn biết thêm chi tiết về cái chết của người “HÙNG” Hồ Ngọc Cẩn vào những giờ phút cuối của “NGÀY 30 THÁNG 04 ĐEN”, thì xin đọc tiếp bài viết có tựa đề ” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và gương Anh Dũng của“Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hoà”, ở PHẦN BA (Phụ Lục). - Cố Đại Tá Đoàn Cư, (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, sau trận An Lộc, trở về trấn đóng vùng Tỉnh Chương Thiện, trúng miểng đạn pháo 82 ly của Cộng Quân tử trận. Ông là Vị Trung Đoàn Trưởng có nhiều mưu lược, điềm đạm, hiền lành, lính mến dân thương. - Cố Đại Tá NGUYỄN BÁ THỊNH, nguyên Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ, gốc Nhảy Dù, khi còn là Đại Úy năm 1959, Ông là Trưởng khoa Tác Chiến giảng dạy tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam”. Ông được tiếng là Vị Trung Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 18 Bộ Binh về lãnh đạo chỉ huy (Binh sĩ các cấp kể cả Cố Vấn Mỹ đều thương mến và cảm phục, đánh giặc thật “gan lì”). - Cố Đại Tá NGUYỄN THẾ THÂN, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn C.119 và C.123 thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, tử trận trong khi thi hành nhiệm vụ “thả dù tiếp tế” cho chiến trường An Lộc vào năm 1972. - Cố Đại Tá NGUYỄN VĂN BIẾT, nguyên Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, có mặt trong trận An Lộc (năm 1972). Đến năm 1975 bị Cộng Sản tập trung vào trại tù “cải tạo” hành hạ và đánh đập, sinh ra nhiều bệnh tật, được thả ra không lâu sau, từ trần tại Việt Nam.. Ông đã Chi Huy Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, kiên cường trấn thủ mặt trận phía Đông An Lộc, đánh lui bao đợt tấn công của Địch, hạ trên một Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt và bắn cháy nhiều chiến xa của địch. - Cố Đại Tá NGUYỄN VĂN TƯỜNG, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà từ trần tại Hoa Kỳ. Đích thân Ông đã bay phản lực cơ A.37 chỉ huy phi vụ đánh CBU phá sập “hầm chốt Xa Cam” vào ngày 07 tháng 06 năm 1972, giúp cho các đơn vị Bộ Binh Viêt Nam Cộng Hoà có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ “giải tỏa” An Lộc. - Cố Đại Tá NGUYỄN CHÍ HIẾU, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, nguyên Trung ĐoànTrưởng Trung Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ trần tại Hoa Kỳ. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Ông Chỉ Huy được điều động đến vừa kịp lúc, cứu nguy Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng vào đêm 09 tháng 04 năm 1972. - Cố Đại Tá NGUYỄN THÀNH CHUẨN, cựu Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Vùng 3 Chiến Thuật. Với lực lượng 2 Liên Đoàn Biệt Động Quân (Liên Đoàn 3 và Liên Đoàn 5), Ông được chỉ định thay thế Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do Đại Tá Lê Minh Đảo làm Tư Lệnh, tiếp tục càn quét Cộng quân quanh vùng An Lộc. Cuối cùng vào những ngày gần kề 30 tháng 04 năm 1975, Ông được điều động về Biệt Khu Thủ Đô thuộc Quân Khu 3, để thành lập Sư Đoàn Biệt Động Quân, dự định bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn. ” Đại Tá Chuẩn gốc từ Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, khoảng năm 1965, thay vì Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt được quy tụ thành lập đại đơn vị cấp Sư Đoàn, chỉ vì một lý do chính trị “thầm kín” nào đó, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho hủy bỏ kế hoạch “gom hết các lực lượng từ các Trại Lực lượng Đặc Biệt đang trù đóng ngay trong các “Mật Khu” của địch trong khắp 4 vùng Chiến Thuật của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để được trang bị thành cấp Sư Đoàn. Không những kế hoạch thành lập Sư Đoàn Lực Lượng Đặc Biệt bị hủy bỏ, mà ngay Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt cũng bị “giải tán” luôn”!!!,vừa từ trần tại Paris tháng 10 năm 2008. - Cố Trung Tá LÊ MINH HỒNG, nguyên Liên Đòan Trưởng LĐ 5/ BĐQ, từ trần tại Hoa Kỳ. - Cố Trung Tá NGUYỄN VĂN HỮU, Phi ĐoànTrưởng Phi Đoàn 237 Chinook thuộc Không Đoàn 43 Sư Đoàn 3 Không Quân tử trận cùng chung cả Phi Hành Đoàn. Chiếc Chnook do Ông điều khiển, hướng dẫn đoàn Chinook 4 chiếc vừa đáp xuống một bãi đáp khoảng 1 cây số Nam An Lộc, bị trúng một quả pháo 130 ly của Cộng quân, nổ tung vào ngày 12 tháng 04 năm 1972. - Cố Trung Tá BÙI QUỐC TRỌNG, thuộc Phi Đoàn Tiếp Tế C.123, tử trận cùng chung phi vụ thả dù tiếp tế với Cố Đại Tá Nguyễn Thế Thân. - Cố Trung Tá NGUYỄN VĂN NGÂN, thuộc Phi Đoàn tiếp tế C.119 tử trận trong phi vụ thả dù tiếp tế cho An Lộc vào ngày 14 tháng 04 năm 1972. - Cố Thiếu Tá NGUYỄN ÍCH ĐOÀN cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù năm 1972, đến năm 1975 bị Cộng Sản bắt đi tù “cải tạo”. Với tánh tình cương trực bất khuất Ông bị sát hại ngay trong trại tù vào năm 1976. - Cố Thiếu Tá TRẦN VĂN THỌ, cựu Sĩ Quan Hành Quân Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù từ trần tại Hoa Kỳ. - Cố Thiếu Tá LÝ NGỌC ÂN nguyên Chánh Văn phòng Tư Lệnh QĐ/3/ Qk III . - Cố Đại Úy LÊ HOÀNG VÂN, Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 Tiểu Đoàn 8 Dù tử trận vì trúng Pháo của Cộng quân khi trên đường di chuyển về phía Nam thành phố An Lộc. - Cố Đại Úy NGUYỄN VĂN LỪNG, Đại Đôi Trưởng Đại Đội Trinh Sát Sư Đoàn 21 Bộ Binh tử trận trong vùng chốt Bầu Bàng cạnh Quốc Lộ 13. - Cố Đại Úy VŨ VĂN ĐỊCH, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 31 Bộ Binh tử trận tại vùng Quận Chơn Thành, Tỉnh Bình Long. - Cố Trung Úy QUÁCH THANH HẢI, Phi Đoàn C.119 tiếp tế thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà tử trận cùng chung phi cơ với cố Đại Tá Nguyễn Thế Thân, trong phi vụ thả dù tiếp tế ngày 14 tháng 04 năm 1972. - Cố Trung Úy NGUYỄN QUANG KHÁNH, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Trung Úy LÊ VĂN HÙNG, Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 3 thuộc Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Ông bị Cộng quân bắt làm tù binh, khi Chi Đoàn 3 được lệnh rút về tăng cường phòng thủ Quận Lộc Ninh vào đêm 05 tháng 04 năm 1972. Ông bị Cộng quân cầm tù và hành hạ cho đến chết trong tù giam của Cộng Sản. - Cố Trung Úy TRẦN ĐẠI CHIẾN, Tiểu Đoàn 6, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, tử trận tại Đồi Gió mùa Hè Đỏ Lửa NĂM 1972. - Cố Thiếu Úy PHÙNG VĂN PHÚC, Đại Đội 61 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Thượng Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN SONG, Thường Vụ Đại Đội 83 Tiểu Đoàn 8 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Trung Sĩ BÙI VĂN HÂN, Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 Thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Cố Hạ Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN BÁU,thuộc Tiểu Đoàn 52 Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, bị tàn phế trong trận An Lộc (cụt hai chân), vì sống trong hoàn cảnh quá khổ cực trong mấy chục năm trường, vừa tự kết liễu đời mình tại Sài Gòn 2008. - Cố Hạ Sĩ NGUYỄN ĐÌNH HUY, Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tử trận trên chiến trường An Lộc năm 1972. - Chiến Hữu TRI BỬU HÒA, Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, từ trần tại Hoa Kỳ.
- Còn lại, khoảng 3,000 (ba nghìn) các vị Anh Hùng Tử Sĩ vô danh các cấp mà chúng tôi không biết TÊN HỌ, và khoảng gần 6,000 thường dân vô tội, chúng tôi cũng không có được DANH TÁNH, cũng không có cách nào biết được, để ghi vào quyển sách này. Chúng tôi chỉ xin được thắp nến hương lòng để VINH DANH và TƯỞNG NHỚ, cầu nguyện Ơn Trên Trời Phật hãy giúp đưa Những Anh Linh đó sớm được về cõi Vĩnh Hằng. Một bài thơ tựa đề “Tiếng khóc không Lời”, được trích trong Đặc San số IV của Biệt Cách Dù & Lực Lựợng Đặc Biệt, với chủ đề “Nhớ về đồng đội”, của Tác Giả Biệt Cách Dù Nguyễn Bá Hổ:
TIẾNG KHÓC KHÔNG LỜI
Hết nước mắt khóc thương người Biệt Kích Họ vì ai chiến đấu âm thầm Họ nằm gai nếm mật chốn rừng xanh Hay len sống trong lòng hậu phương địch Họ nào thua, vì quân địch có hơn gì Lòng trung can nghĩa đảm đấng tu mi Xứng tên gọi bậc nam nhi Đất Việt Tôi thành khẩn với con tim thanh khiết Đốt tâm hương kính biệt kẻ hy sinh Hỡi anh hồn những chiến sĩ có linh Hãy tiếp nhận mối thâm tình người vong quốc Nước mắt cạn vào ngày nước mất Vọng quê bằng tiếng khóc không lời
Kính ngưỡng
Nguyễn Bá Hổ. San Diego 2004
4- DANH SÁNH NHỮNG VỊ ANH HÙNG, CHIẾN HỮU CÁC CẤP, VÀ DÂN SỰ, CÓ THAM DỰ HAY CHỨNG KIẾN “TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC” HIỆN ĐANG CÒN SỐNG:
* Trung Tướng ĐẶNG VĂN QUANG, cựu Phụ Tá Quân Sự kiêm Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông có mặt trong phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972. Trong tận chiến thắng An Lộc Ông đã đóng góp phần công lao rất lớn trong việc:
- Cố vấn cho Vị Tư Lệnh Chiến Trường Trung Tướng Nguyễn Văn Minh nhiều phương cách ứng biến thích hợp trong mọi tình huống.
- Trong ý định muốn để Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, dùng làm tuyến phòng thủ cuối cùng để bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn. Ông phát biểu ý kiến:
“Nếu chúng ta tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh để giữ được Vùng 1/Quân Khu I, và nếu để An Lộc bị địch tấn chiếm -- Cộng quân chắc không chịu dừng chân tại đó, vì mục tiêu cuối cùng của chúng là Thủ Đô Sài Gòn, chúng chỉ cần xua quân tiếp tục tấn công tiếp, thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau là chiến xa và bộ binh của chúng sẽ tràn đến và giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn của chúng ta. Giữ được Vùng 1 mà Sài Gòn thất thủ thì đem cả vận nuớc đổ theo!!!
Lời nói khẳng khái của Ông khiến cho Tổng Thống Thiệu phải thay đổi ý định (đã hứa với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm là sẽ tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 1/ Quân Khu I).
“Xin nói thêm về sự liên hệ thâm tình giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh như sau: Khi Đại Tá Đặng Văn Quang nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, thì Trung Tá Nguyễn Văn Minh được Đại Tá Quang bổ nhậm giữ chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn “A” đặc trách vùng rừng “U Minh” thuộc Tỉnh Cà Mau.
Khi Thiếu Tướng Đặng Văn Quang giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, Đại Tá Nguyễn Văn Minh được Thiếu Tướng Quang đề nghị với “thượng cấp” cho nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Nhờ có đuợc cơ hội nắm giữ trong tay một “đại đơn vị” nổi tiếng từ thời Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Đại Tá Minh theo đà “chiến thắng” với những cuộc hành quân có tên “DÂN CHÍ” tại Khu 42 Chiến Thuật. Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào thời kỳ này đánh đâu thắng đó, Cộng quân phải khiếp đảm kinh hồn…Với “ngũ hổ tướng” trong tay:
Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Thiếu Tá Lê Văn Dần, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Đại Úy Lưu Trọng Kiệt, Đại Úy Vương Văn Trổ, đã đem đến cho Quân Kỳ của Sư Đoàn 21 Bộ Binh 9 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, mang dây Biểu Chương màu Bảo Quốc, Chuẩn Tướng Minh được sử sách ghi công là một Tướng Lãnh “giỏi về Chiến thuật trực thăng vận” từ thuở đó (1965)”.
Trong chuyến du Nam đến Phoenix Arizona ngày 17 tháng 04 năm 2009, tôi có dịp diện kiến và chuyện trò với Chiến Hữu Bùi Quang Lâm, người có công rất lớn trong kế hoạch vận động xây cât “Kỳ Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ’ ngay trong Công Viên nổi tiếng tại Thành Phố Pheonix Arizona, cũng như vận động với Lưỡng Viện Quốc Hội Tiểu Bang Arizona công nhận lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ chễm chệ tung bay ngang hàng với lá Cờ của Liên Bang Hoa Kỳ và Cờ Tiểu Bang Arizona trên một kỳ đài nguy nga hùng vĩ.
Chiến Hữu Lâm có hỏi tôi:
- Anh Ánh có nghe gì lời “đồn đại” về Trung Tướng Đặng Văn Quang hay không?
Tôi hỏi lại..
- Lời đồn đại về việc gì?
Lâm trả lời:
- Về việc “tham nhũng”: ..từ lúc còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 kiêm luôn chức Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây, đến khi được Tổng Thống Thiệu cất nhắc lên, cho làm Cố Vấn Quân Sự kiêm luôn An Ninh Phủ Tông Thống, thì Ông ta có dịp “ăn tiền Sinh Viên du học, các Tỉnh Trưởng, thậm chí còn tổ chức đường dây buôn lậu “nha phiến” nên bị Hoa Kỳ không cho nhập cảnh vào Mỹ, người ta còn đồn Trung Tướng Quang giàu có lắm... Không những họ tung tin đốn, có người còn viết báo chửi Ông ta thậm tệ... mà cũng không nghe thấy Trung Tướng Quang lên tiếng gì hết!! Hư thật ra sao??…
- Anh được biết Trung Tướng Quang từ lúc Ông còn là Đại Tá giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, lúc đó Anh mới là Thiếu Úy giữ chức Đại Đội Trưởng của một Đại Đội chuyên môn “nhảy tóan” còn có tên là “diều hâu” được biệt phái cho Lữ Đoàn “A” tại Cà Mau. Với chiến thuật “Diều Hâu Trực Thăng Vận” bách chiến bách thắng lần lượt đã đưa Ông lên hàng danh tướng. Chuẩn Tướng, rồi Thiếu Tướng, Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 4/QK IV. Nắm trong tay ba Sư Đoàn Bộ Binh thiện chiến 7, 9, và 21, lãnh thổ Vùng IV được an ninh toàn vẹn.
Thời điểm nầy (1964 – 1966) Quân Đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào Miền Nam. Hoa Kỳ có ý định đem quân tăng cường thêm cho Vùng IV, nhưng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn nhất quyết “từ chối”.. Cho đến khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng Thống, mới đưa Ông Quang từ chức vụ Tổng Ủy Viên Kế Hoạch Trong Nội Các Chiến Tranh của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, về Phủ Tổng Thống ban cho chức vụ Cố Vấn Quân Sự & An Ninh Phủ Tổng Thống, cái chức vụ ” hữu danh = có tiếng làm lớn, nhưng vô thực = không có thực quyền “. “Người ta” cư xử với Ông Quang như thế còn chưa vừa lòng, còn phao tin đồn Ông Tham Nhũng: Ăn tiền Sinh Viên Du Học. Vấn đề nầy Anh xin phép được phân tích như sau: Về thẩm quyền cấp giấy phép cho Sinh Viên du học đều do Bộ Nội Vụ (Ông Tổng Tưởng Nội Vụ LCC) sau khi được sự “chuẩn thuận của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. (Thiếu Tướng NKB).
Còn về tin đồn Trung Tướng Quang “bóp cổ đòi mãi lộ mấy Ông Tỉnh Thị Trưởng…Nếu có sự vịệc nầy, thì theo Anh nghĩ là từ nơi những Ông khác có thực quyền “cách chức hay bổ nhậm” Tỉnh Thị Trưởng thì đúng hơn. Còn tin đồn Trung Tướng Quang có liên quan đến đường dây ma túy nên không được Mỹ cho nhập cảnh vào Hoa kỳ.. Nhưng rồi Ông Bà Trung Tướng Quang cũng được Hoa Kỳ cấp chiếu khán cho vào Mỹ... (cái ẩn tình oan khiên nầy chỉ có mấy Ông phù thủy MỦI ĐỔ” mới rõ ngọn ngành mà thôi.
Còn Việc Trung Tướng Quang giàu có?? Thật sự Anh Không biết Trung Tướng Quang giàu có đến mức nào!! Anh chỉ biết trong lúc cư trú tại Canada, Trung Tướng Quang phải “đi rửa chén” cho một nhà hàng; và khi được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Ông chỉ xin được chức “gác cổng” = cho xe ra vào của một Công Ty Mỹ để có tiền độ nhật, Ông Bà được gia đình một người gốc Triều Châu quê quán Bạc Liêu (Ông Bà tiệm vải Thạnh Hưng), còn chút thân tình năm xưa (Lúc Trung Tướng Quang còn Là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB tại Tỉnh Bạc Liêu, cho tá túc trên một căn gác chật hẹp tại vùng Los Angeles CA. Và giờ nầy cả Hai Ông Bà đang nằm trong nhà “dưỡng lão” với nhiều bệnh tật dường như “nan y” tại Thành Phố Sacramento CA.
Nói tóm lại Trung Tướng Đặng Văn Quang quả thật là một Tướng Lãnh tài ba, môt Chiến Sĩ Quốc Gia chân chính, một công dân gương mẫu, suốt cuộc đời binh nghiệp tận trung tận hiếu với đất Mẹ Việt Nam. Chỉ vì noi gương theo Cố Tổng Thông Ngô Đình Diệm (KHÔNG CHO QUÂN ĐỘI NGOẠI QUỐC ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM); mà sự nghiệp tiêu vong, cuộc đời thật là thê thảm vô cùng tận, còn bị hàm oan về những “tin đồn ác nghiệt”. Hy vọng rằng trước ngày Trung Tướng Đặng Văn Quang, từ biệt cõi trần ô trọc nầy DANH DỰ CỦA NGƯỜI phải được phục hồi.
- Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (1972), Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV (1972-1974), nguyên Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang (1975), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Trung Tướng Nghi và cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang (Không Quân), bị Cộng quân “bắt” làm tù binh.
Ngày 16 tháng 04 năm 1975 khi trên đường rút quân từ Phan Rang dự định về “Cá Ná”… nhưng vì không liên lạc được với Chuẩn Tướng Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB, có Trung Đoàn 50 Bộ Binh đang trú đóng trên lộ trình phía Nam, nên Trung Tướng Nghi quyết định chỉ huy đoàn quân dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước…Đến thôn Mỹ Đức lúc 4 giờ chiều, và tiếp tục di chuyển, khoảng 9 giờ tối, rời Thôn Mỹ Đức chưa được bao xa thì bị phục kích…đoàn quân tổng cộng có đến 700 đều bị bắt theo chủ soái... (chiếu theo hồi ức của Cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH viết về Trận Phan Rang.
- Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Đại Tá Huấn cùng 550 chiến sĩ Biệt Cách Dù đổ quân cứu nguy An Lộc vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, và ngay trong đêm đó, Ông điều quân lên giải tỏa ½ diện địa phía Bắc thành phố, đã bị Địch lấn chiếm từ mấy ngày trước, sau đó, để mở rộng tầm kiểm soát, đích thân Ông chỉ huy 300 chiến binh Biệt Cách Dù “đột kích” tấn chiếm Đồi Đồng Long, tạo đựợc một chiến tích lẫy lừng, thành quả cao hơn tất cả các đơn vị “COMMANDO = BIỆT KÍCH” thiện nghệ đặc biệt nào của Quân Lực các Quốc Gia trên thế giới.
- Đại Tá NGUYỄN VĂN ĐĨNH, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH, cựu Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 9 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, “Sau khi Quận Lộc Ninh thất thủ, Ông bị Quân Cộng Sản bắt làm tù binh, sau gần một năm, được thả về vào ngày 29 tháng 03 năm 1973. (do sự trao đổi tù binh hai bên, từ hiệp định “đình chiến Paris”. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Ðại Tá NGÔ VĂN MINH, cựu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá ĐOÀN KIM ĐỊNH, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Đức quốc.
- Đại Tá LÊ VĂN TRANG, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Huỳnh Thanh Điền, Trưởng khối cận vệ Phủ Tổng Thống, đáp xuống An Lộc cùng phái đòan của Tổng Thống Thiệu ngày 07-07-72. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá Hoàng Trung Liêm, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/52 Pháo Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá TRỊNH ĐÌNH ĐĂNG, cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá TRẦN BÁ THÀNH, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Tuy (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá HUỲNH THAO LƯỢC, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ,
- Đại Tá HỨA YẾN LẾN, Tham Mưu Phó Hành Quân Sư Đoàn 18 Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Tá LÊ XUÂN HIẾU, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN ĐẠT THỊNH (nhà Văn, nhà Báo), nguyên Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tổng Tham Mưu, đã có mặt trong phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá ĐÀO THIỆN TUYỂN, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá HOÀNG NUÔI, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn “Hỏa Long” 218, thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Víệt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN VĂN DƯƠNG, cựu Thiết Đoàn Trưởng Thíết Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Úc Châu.
- Trung Tá PHẠM KIM BẰNG, (gốc Thiếu Sinh Quân, Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), cựu Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 16 (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá Lê Văn Ngọc, Lữ đoàn phó Lữ Đòan 1 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá BÙI QUYỀN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Sĩ Quan Hành quân Lữ Đoàn 1 Dù (1972), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nguyên Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá HUỲNH VĂN BÉ, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân, Quân Đoàn 3/Quân Khu III (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá ĐOÀN KHẮC THUYÊN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) cựu Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN ÁNH LÊ, (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/SĐ 9 BB ( 1972),nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hòa (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN VĂN LÂN, Liên Đoàn Phó Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN SĨ TẤN, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỂN VĂN NGUYÊN, Tiểu ĐoànTrưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Tá NGUYỄN NGỌC ÁNH, cựu Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đòan Đặc Trách Chiến Trường Ngoại Biên và An Lộc kiêm phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn3/Quân Khu III (1972), hiện cư ngụ tại Thành Phố Austin Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGUYỄN VĂN THỜI, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31(giai đoạn 2), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá LÊ VĂN CHÂU, Y Sĩ Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá Quân Y NGUYỄN VĂN QUÝ, Y Sĩ giải phẫu Bệnh Viện Bình Long, tác Giả quyển “Nhật Ký An Lộc”, (Chúng tôi có trích đăng một đoạn tựa đề “Địa Ngục Trần Gian”, trong phần một, đề mục Dân Y), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá TRẦN VĂN TÍNH, Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Các Thiếu Tá “Quân Y”của Tiểu Đoàn 5 Quân Y: Bác Sĩ VŨ THẾ HÙNG, Bác Sĩ TÍCH, Bác Sĩ NAM HÙNG, đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá TRẦN LƯƠNG TÍN, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá ĐỖ VIẾT HÙNG, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 8 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Các Thiếu Tá và Đại Úy: PHẠM CHÂU TÀI, NGUYỄN SƠN, ĐÀO MINH HÙNG, LÊ VĂN LỢI, LÊ ĐẮC LỰC, là những Anh Hùng xuất chúng trong trận chiến An Lộc năm 1972, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGÔ XUÂN VINH (gốc Thiếu Sinh Quân) tự Vinh Con, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Dù (1972), Ông là người Hùng của trận Đồi Gió, và là vị Đại Đội Trưởng đầu tiên bắt tay được với đơn bạn (Tiểu Đoàn 8 Dù, phía Nam An Lộc).
- Thiếu Tá TRẦN TOÁN, (gốcThiếu Sinh Quân), Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá HUỲNH VĂN ÚT, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Tá NGUYỄN NGỌC TÙNG, Tùy viên cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, hiện cư ngụ tại Canada.
- Đại Úy PHAN NHẬT NAM, “Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ông là nhà văn Quân Đội, với nhiều Tác Phẩm và nhiều bài viết về Phóng Sự chiến trường nổi tiếng, điển hình như Tác Phẩm “Chiến trường đẫm máu, Đồi Gíó Đổi Tên”, chúng tôi có trích đăng trong Phần MỘT, Tiểu Đoạn Tiểu Đoàn 6 Dù, Đồi Gió đổi tên”. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại úy NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Úy ĐỒNG KIM QUAN, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 36 thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (1972), Ông có viết lại “Hồi Ký” tựa đề “19 ngày trong An Lộc”, chúng tôi có trích đăng trong phần một ở Tiểu đoạn “Mặt trận phía Đông An Lộc”, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Đại Úy DƯƠNG TẤN TÀI, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy VỎ ĐÌNH CÁT, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 2 Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy BÙI VĂN DZƯƠNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LÊ MINH HÙNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy PHÙNG VĂN TÀI, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LƯƠNG VĂN LÃNH, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 31/ Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy Nguyễn Trung Trí, biệt phái Không Đoàn 43, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Úy LÊ ĐÌNH TRẬN, Trung Đòan 8/ Sư Đòan 5 Bộ Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Úy TRẦN THANH LIÊM, Đại Đội Trinh Sát 7 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thiếu Úy NGUYỄN VĂN THỌ, Liên Đoàn 3 Vận Tải (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Thượng Sĩ Nguyễn Phước, Tiểu Đòan 6 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Trung Sĩ LÊ HOÀNG LONG, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Hạ Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN XUÂN, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chiến Hữu DƯƠNG PHỤC, đặc phái viên Đài Tiếng Nói Quân Đội, có đến tận chiến trường An Lộc ngay sau khi An Lộc được giải tỏa, cùng chuyến với Phan Nhật Nam, vào 08 thàng 06 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Chiến Hữu Đỗ Đức Thịnh BCD, tác giả bài ”Chiến Trường Đi Không Hẹn” hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ Còn hằng ngàn các Chiến Sĩ anh hùng vô danh các cấp khác, đã đóng góp công lao và một phần thân thể cho trận Chiến Thắng An lộc 1972, hiện đang còn sống và đang cư ngụ tại “Hải Ngoại”, một số thương binh đang còn kẹt tại Việt Nam.
Về DÂN SỰ:
- Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của Tổng Thống Nguyễn VănThiệu, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- “Cô Giáo PHA”, tác giả hai câu “thơ” bất hủ: “An Lộc địa Sử ghi chiến tích, Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân” được ghi trên “Nghĩa Trang” của các Anh Hùng Tử Sĩ Biệt Cách Nhảy Dù năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
- Hai cô “bé gái” Hà Thi Nở, Hà Thi Loan (năm 1972), tính đến năm 2009, nay cũng đã 45, 46 tuổi, hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Còn rất nhiều Dân Chúng thuộc Tỉnh Bình Long, đã được định cư trong các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, một số khác vẫn còn đang sống dưới gông cùm của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.
5- LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA “VĂN NHÂN” VỀ TRẬN AN LỘC:
“Thị trấn An Lộc, từng bị bỏ quên trong những cánh đồng “cao su” đèo heo hút gió bạt ngàn, đột nhiên trở thành nổi tiếng trong một đêm nào đó, và rồi giờ đây lại bị chìm trong quên lãng!!” TANG LỄ CỦA CỐ TRUNG TƯỚNG NGUYỂN VĂN MINH Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, cựu Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sai Gòn Gia Định, Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III kiêm Tư Lệnh chiến trường An Lộc, mệnh chung ngày 24 tháng 11 năm 2006 tại Thành Phố San Diego, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 79 tuổi. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Peek Family Funeral Home, 7801 Bolsa Ave, Wesminster, CA. Hoa Kỳ.
Sau đây là bài “Điếu Văn”của một chiến binh đã cùng “Thầy” mình bôn ba chinh chiến từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh (1962), cho đến Quân Đoàn 3/ Quân Khu III, từng vào sanh ra tử trên chiến trường An Lộc (1972).
ĐIẾU VĂN Đứa học trò bất hiếu Khấp bái trước huyệt phần Trước giờ lâm chung Không nhận được lời Thầy dạy dỗ Nay trước mặt Phu Nhân Đông đủ họ hàng tang quyến Các học trò đệ tử Các Chiến Hữu các cấp Các bằng hữu thâm tình Những người đã cùng với Thầy Vào sanh ra tử Trong các trận tranh hùng với Cộng quân Từ nơi đồng bằng Sông Cửu Long Thầy uy dũng biết mấy Nơi Sư Đoàn 21 Bộ Binh Với các cuộc hành quân có tên Dân Chí Cộng quân khiếm đảm kinh hồn Dây Biểu Chương màu Bảo Quốc Được mang về gắn trên Quân Kỳ Có huy hiệu Sấm Sét miền Tây Thầy còn nhớ Ngũ Hổ Tướng Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ Do một tay Thầy đào tạo Oai danh biết mấy Đến trận Bình Long An Lộc Có tên Mùa Hè Đỏ Lửa “Bình Long Anh Dũng lưu Thanh Sử An Lộc kiên cường lập chiến công” Tiếng Thầy còn văng vẳng bên tai Giọng nói uy nghiêm đầy tâm huyết Khích lệ ba quân giữa trận tiền Thầy khen Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù Lấy ít đánh nhiều Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít Là một trong những đơn vị giúp hồi sinh An Lộc Mặc dù Thầy khiêm nhượng không muốn nghe ai nhắc đến Nhưng cùng khắp thiên hạ Và tận trong lòng ba quân Tướng Sĩ Ai ai cũng biết Thầy là Chim Ưng đầu đàn Của trận chiến thắng oai hùng đó Nay quyển sách An Lộc đã hoàn thành Sao Thầy không nán lại thêm thời gian nữa Để duyệt đọc và hồi tưởng lại chuyện năm xưa Một thời oanh liệt Của một Tướng Soái cầm quân.
Một trận đánh lẫy lừng Vang danh Thế Giới Hiện diện hôm nay Những người đã cùng thầy bôn ba chinh chiến Từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đến Quân Đoàn III Cùng các Chiến Hữu thân tình Đứng bao quanh huyệt phần Để tiễn đưa Thầy với đầy lòng cảm mến tiếc thương Chí tang bồng hồ thỉ Nợ Nước tình Nhà Nay đành vĩnh biệt Nhưng sao tạo hóa trớ trêu Không để Thầy thỏa nguyện chí bình sinh mộng ước Nếu đúng thật cơ tạo an bài Thì xin mọi người cùng cầu nguyện ơn trên Trời Phật Hãy tiếp tục cân nhắc Hương Linh của Thầy Đi đến cõi Vĩnh Hằng Cực Lạc Đê đầu kính bái.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-i-2/6/
PHẦN II 1- SO SÁNH TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ TRẬN AN LỘC 2- AN LỘC: TRẬN VERDUN CỦA VIỆT NAM
o O o
- 1 - SO SÁNH TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ TRẬN AN LỘC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CẢ HAI TRẬN ĐÁNH: Nhiều bình luận gia Quân Sự có nhận định, cả hai trận chiến Điện Biên Phủ và An Lộc đều có tầm vóc “chiến lược” và “chiến thuật”, được lượng định vào kết quả của trận chiến, để giành phần thắng lợi trên bàn Hội Nghị Genève của trận Điện Biên Phủ vào năm 1954, và Hội Đàm Paris của trận An Lộc vào năm 1972. Thật vậy, trong suốt 30 năm của cuộc chiến tranh Việt Nam, đã xảy ra hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ giữa Quân Đội Viễn Chinh Pháp và lực lượng vũ trang Việt Minh, có sự trợ lực của Quân Đội Trung Cộng, giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Đội Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng duy nhất chỉ có hai trận đánh khốc liệt và gay go nhất, có tầm vóc quyết định có tính cách chiến lược, có ảnh hưởng đến phương diện chính trị, do kết quả “THẮNG” “BẠI” của chiến trường, đó là trận Điện Biên Phủ xảy ra vào năm 1954, và trận An Lộc xảy ra vào năm 1972.
A- TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954: Trận Điện Biên Phủ được xem như khởi đầu vào ngày 13 tháng 03 năm 1954, sau gần hai tháng tranh hùng giữa Quân Đội Viễn Chinh Pháp và lực lượng Việt Minh, có nhiều đơn vị chuyên môn của Hồng Quân Trung Cộng tiếp sức, được kết thúc vào vào ngày 07 tháng 05 năm 1954, sau 55 ngày ác chiến, và khi Tướng De Castries của Pháp bị Việt Minh bắt sống, cùng toàn bộ Tham Mưu và gần 12,000 binh sĩ dưới quyền buông súng đầu hàng và bị bắt làm tù binh.
* Địa thế của Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng, nằm về phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, Bắc Việt, có chiều dài 18 cây số, và chiều rộng từ 6 đến 8 cây số, được xem như là một thung lũng rộng nhất và đông dân cư nhất trong bốn khu vực đồng bằng Tây Bắc, Bắc Việt, nằm sát biên thuỳ Lào Việt, và nằm trên giao lộ của những con đường nối liền: Lai Châu về phía Tây Bắc, Tuần Giao, Sơn La, và Na Sản về phía Đông Nam, Luang Prabang ở phía Tây và Sầm Nứa ở phía Nam.
* Quân Pháp coi Điện Biên Phủ như là một vị trí chiến lược tối quan trọng, nằm giữa Bắc Việt, Thựợng Lào, và Hoa Nam, là một căn cứ có thể dùng làm bàn đạp cho Bộ Binh và Không Quân làm nơi phát xuất binh lực viễn chinh của Pháp tiến qua Lào và các vùng sát biên thùy Hoa Nam (1).
* Căn cứ Điện Biên Phủ, được Đại Tướng Henri Navarre của Pháp thiết lập và củng cố, với mục đích là “dụ” cho quân Việt Minh xuất hiện và tập trung lại đông đủ để tiêu diệt một lần cho xong, để kết thúc những trận đánh lẻ tẻ khác trên toàn vùng lãnh thổ Bắc Việt, vốn làm tiêu hao nhiều sinh lực của Quân Đội Viễn Chinh Pháp lúc bấy giờ. Được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp của lực lượng Việt Minh cùng một số Tướng Lãnh cao cấp khác của Trung Cộng nằm trong phái bộ CMAG (Chinese Military Advisory Group), do bộ phận chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc gửi qua Việt Nam để “chỉ đạo” trận chiến. Bộ tham mưu Cộng Đảng đồng tình chấp nhận trận thư hùng, vì sau bao ngày tháng chiến tranh, lực lượng Việt Minh cũng đã quá nhiều mệt mỏi và tổn hao tiềm lực, nhân lúc được Hồng Quân Trung Cộng tiếp sức, Tướng Võ Nguyên Giáp cũng muốn có một trận đánh có tầm vóc quyết định cho xong, và sự thắng bại của trận chiến, sẽ kéo theo sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam sau đó, mà Võ Nguyên Giáp và các Tướng Lãnh Trung Cộng nghĩ rằng “phần thắng” sẽ ngã về phía bên họ, bởi hai lý do:
a/ Có đoàn chuyên viên “công binh cơ động” đào giao thông hào, các Sư Đoàn quân Chủ Lực của Việt Minh được Trung Cộng trang bị vũ khí mới, được tăng cường cho một Sư Đoàn pháo binh 105 ly nòng ngắn và nhiều quân dụng khác,
b/ Phong trào “phản chiến” tại nước Pháp đang hồi bùng dậy.
* Phía bên Việt Minh nghĩ rằng, sau khi thắng được trận Điện Biên Phủ, thì Quân Đội Pháp phải rút ra khỏi Việt Nam, và trao hết lãnh thổ Việt Nam cho Việt Minh quản trị từ Bắc tới Nam. Nhưng thực tế, căn cứ vào những điều khoản được ghi trong hiệp định Genève, giữa Pháp và Việt Minh, được ký kết ngày 20 tháng 07 năm 1954, phần Việt Minh chỉ nuốt được có phân nửa lãnh thổ nước Việt Nam mà thôi, cắt ngang qua vĩ tuyến 17 về phía Bắc, ngang qua Thủ Đô Hà Nội đến Ải Nam Quan, còn lại phân nửa từ Sông Bến Hải trở về phía Nam, xuyên qua Cố Đô Huế, đến Sài Gòn tận đến Mũi Cà Mâu, vẫn còn thuộc quyền thể chế Quốc Gia do Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng, và còn dự trù phải chờ thêm hai năm nữa mới có cuộc tổng tuyển cử thống nhất giữa hai Miền Nam Bắc. Việc nầy có sử gia nhận định rằng “Việt Minh thắng được trận Điện Biên Phủ, nhưng lại thua đau ở Hiệp Định Genève”, bởi quan thầy Trung Cộng cố tình “chận họng” đứa học trò Việt Minh, không cho nuốt hết trọn vẹn một lần Nước Việt Nam.
* Về Quân Lực Pháp có mặt tại trận Điện Biên Phủ vào lúc thời đầu trận chiến có 16 Tiểu Đoàn Bộ Binh và 7 Đại Đội biệt lập, khi trận chiến đang tiếp diễn, quân Pháp được tăng cường thêm 5 Tiểu Đoàn quân thiện chiến Nhảy Dù, nâng tổng số quân sĩ lên đến 18.272 chiến sĩ (Pháp, Việt Nam, Hờ Mông), thêm 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh, đặt tại hai cứ điểm Mường Thanh và Gabrielle, một Chi Đoàn thiết giáp, một đơn vị chuyển vận 200 xe, một Phi Đoàn gồm 14 Chiến Đấu Cơ, thường trực có mặt tại hai phi trường Mường Thanh (chánh), và Isabelle (phụ). Tổng cộng có 21,290 quân sĩ.
* Lực lượng phòng thủ nầy chiếm đóng một vòng lòng chảo bố phòng cẩn mật, gồm một khu trung tâm chỉ huy và ba khu phụ coi như các Chi Khu bao bọc vây quanh một Tiểu Khu, giống như theo quan niệm bố phòng của Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa sau nầỵ Chi Khu Isabelle trấn giữ trọng điểm phía Nam, Chi Khu Gabrielle trấn giữ căn cứ phía Bắc, Chi Khu Béatrice trấn giữ khu cao thế phía Đông, có thể yểm trợ lẫn nhau, và gồm có tất cả 49 yếu điểm bố phòng, mỗi yếu điểm bố phòng, ngoài lực lượng phòng thủ cơ hữu, còn có nhiều trung tâm kháng cự khác nhau, được bảo vệ bởi những lực lượng lưu động có Pháo Binh yểm trợ khi lâm chiến, những lực lượng lưu động này còn được phòng vệ bằng những giao thông hào, với nhiều vòng kẽm gai và mìn bẫy, khi rút về được biến thành trong tư thế phòng thủ.
* Khu vực mạnh và quan trọng nhất là khu vực Trung Ương (Tiểu Khu), được đặt ngay giữa lòng cứ điểm Muờng Thanh, coi như thủ phủ của toàn thể khu lòng chảo, gồm 2/3 lực lượng phòng thủ của Quân Đội Pháp được tập trung tại khu vực nầy. Có 8 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Lính Nhảy Dù (5 Tiểu Đoàn Bộ Binh cơ hữu dùng cho việc trấn thủ vòng đai xung quanh khu Trung Ương và 3 Tiểu Đoàn Quân Nhảy Dù thiện chiến nhất của Quân Lực Pháp lúc bấy giờ, làm lực lượng phản kích lưu động). Xung quanh khu Trung Ương, còn được bảo vệ bằng những ngọn đồi A 1, B 1, C 1, D 1, E 1, được các Đại Đội Bộ Binh biệt lập bao phòng dầy đặc. Tất cả hệ thống bố phòng của các cứ điểm và yếu điểm đều nằm trong tầm Pháo Binh yểm trợ hổ tương cho nhau, rất là chính xác. Ngoài ra còn có một lực lượng Thiết Giáp cơ động, sẵn sàng xâm nhập tiêu diệt những điểm tập trung quân địch xuất hiện cận kề. Với hai phi trường Mường Thanh và Isabelle, hàng ngày thực hiện trên 100 chuyến bay, cung cấp từ 200 đến 300 tấn tiếp liệu, hoặc thả dù từ 100 đến 150 tấn hàng tiếp tế đủ loại, cộng thêm các thám thính cơ trinh sát và Phi Đoàn chiến đấu cơ bay thường trực 24/24 tiếng đồng hồ để oanh tạc vào những ổ pháo và phòng không của Việt Minh đặt trong các hang núi hoặc những nơi được ghi nhận có số lượng quan trọng của địch xuất hiện và yểm trợ cho các đơn vị Bộ Binh bên dưới khi có yêu cầu.
Tóm lại, Tướng Navarre rất tin tưởng nơi các đơn vị thiện chiến của Quân Đội Pháp đang có mặt tại trận địa Điện Biên Phủ, và có quan niệm “chủ quan” là căn cứ nầy không bao giờ bị thất thủ trước lực lượng Việt Minh lúc bấy giờ. Ông không ngờ rằng ngoài 4 Sư Đoàn của lực lượng Việt Minh (Sư Đoàn 316, 358, 308, 312) với vũ khí thô sơ, đã được Trung Cộng tân trang thay thế. Lực Lượng Việt Minh còn nhận được nhiều vũ khí tối tân của Trung Cộng như Đại Bác 75 ly không giật, súng cối 90 ly và 120 ly, thêm 1 Sư Đoàn Pháo Binh nòng ngắn 105 ly (loại nhẹ để dễ bề kéo lên thiết trí trong các hang núi), một đoàn chuyên viên công binh chiến đấu (khoảng 3,000), có máy đào “giao thông hào” tiếp cận đến giáp tuyến phòng ngự của quân trú phòng Pháp, bên cạnh còn có một lực lượng của Hồng Quân Trung Quốc (không rõ số đơn vị) tiếp sức tham chiến. Tại chiến trường Điện Biên Phủ, các Tướng Lãnh chỉ đạo Trung Quốc quyết định cho áp dụng chiến thuật “biển người” (bằng xương máu của lính Việt Minh), theo quan điểm “tập trung lực lượng” vào một nơi để tấn công tràn ngập quân Pháp, từng nơi một, tập trung hỏa lực Pháo tối đa, theo chiến thuật ”bịt pháo công đồn”, điều nghiên thật chính xác, chắc ăn mới đánh, không nắm chắc phần thắng không đánh (2). Chiếu theo tài liệu, với 18,272 quân sĩ thuộc Quân Đội Liên Hiệp Pháp phải đương đầu với khoảng 65,000 liên quân của Việt Minh và Trung Cộng, và chỉ trong vòng có 55 ngày thì bị “thất thủ”, vào ngày 07 tháng 05 năm 1954. (xem sơ đồ số 16) anloc_phan2-1 Tổng kết tổn thất đôi bên: Quân Liên Hiệp Pháp: 11,716 thương vong: (2,747 tử thương, 7,240 bị thương, 1,729 mất tích). 11,800 bị bắt làm tù binh. Ghi Chú: Trong số 11,800 tù binh của Quân Đội Liên Hiệp Pháp, sau hiệp định Genève, (ngày 20 tháng 07 năm 1954) “tù binh” Pháp đã CHẾT mất đến 7,537 chiến sĩ, chỉ còn lại 4,263 chiến sĩ được trao đổi trong tình trạng suy yếu và bệnh tật. Liên Quân Việt Minh & Trung Cộng: 13,930 thương vong: (4,020 tử thương, 9,118 bị thương, 792 mất tích).
B- TRẬN AN LỘC NĂM 1972 Sau 18 năm từ ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Minh đã chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Miền Bắc, đã hình thành chế độ Cộng Sản Miền Bắc, lấy tên Nước là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” sau 1975 đổi lại “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Các lãnh tụ Miền Bắc lúc nào cũng có tham vọng xăm lăng và thôn tính Miền Nam của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, điển hình qua trận “Tết Mậu Thân” năm 1968, và “ Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, sau cùng là Tháng Tư Đen năm 1975. An Lộc là Thị Trấn của Tỉnh Lỵ Bình Long, được bao bọc bởi 3 Chi Khu = Quận: Quận Lộc Ninh ở phía Bắc, Quận châu thành An Lộc (Tỉnh=Tiểu Khu) ở trung tâm, Quận Chơn Thành ở phía Nam. Tất cả đều nằm dọc theo Quốc Lộ 13, chạy dài từ phía Bắc giáp giới với nước Cambodia, Nam giáp với Tỉnh Bình Dương, Tây giáp ranh Tỉnh Tây Ninh, Đông giáp ranh Tỉnh Phước Long Việt Nam Cộng Hòa.
Thị Trấn An lộc có chiều dài khoảng hơn 2 cây số và chiều ngang khoảng hơn 1 cây số ½. Tính trung bình diện tích vào khoảng 4 cây số vuông. Xung quanh An lộc còn có những cao thế như: Phi Trường Quản Lợi ở phía Đông, Đồi Gíó & Đồi 169 phía Tây Nam, Đồi 100 và Đồi Đồng Long ở phía Tây Bắc và chánh Bắc. Đó là nhũng cao điểm bao vây xung quanh Thị Trấn An lộc, Quân Cộng Sản Bắc Việt đã thành công chiếm được những cao thế Chiến Thuật này trong giai đoạn sơ khởi, để khống chế chiến trận, và biến Thị Trấn An Lộc như khu “lòng chảo” (khoảng 30 lần nhỏ hơn khu lòng chảo Điện Biên Phủ).
Cộng quân xem An Lộc như một vị trí tối quan trọng cho nhu cầu chính trị lẫn quân sự, để ra mắt cái Chính Phủ bù nhìn có tên là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà Cộng Sản đặt cho một tên thật kêu là Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam), Cộng quân dùng An Lộc làm bàn đạp để tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn của Nước Việt Nam Cộng Hoà, nhất là giành ưu thế trên bàn hội nghị Paris năm 1972, đang hồi kết thúc.
Phía Việt Nam Cộng Hòa xem An Lộc như là một vị trí chiến lược quan trọng, vì chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn có 98 cây số về phía Bắc. Nếu An Lộc bị thất thủ, thì chỉ trong vài giờ đồng hồ sau là chiến xa và bộ binh quân Cộng Sản sẽ chiếm cứ Thủ Đô Sài Gòn, và kết thúc luôn trận chiến giữa hai phe Quốc Cộng. Vì vậy bằng mọi giá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải chận đứng địch quân ngay trước cửa ngõ Thủ Đô, để phá vỡ mưu đồ xâm lược của Cộng Sản phương Bắc.
Tỉnh Bình Long (Thị trấn An Lộc) là một Tỉnh hành chánh, không phải là một căn cứ Quân Sự hay một đồn lũy kiên cố, có tầm vóc chống đỡ được mọi cuộc tấn công quy mô (cấp Quân Đoàn) như Điện Biên Phủ. Trong toàn Tỉnh chỉ có hai hầm có thể nói là khá vững chắc, chịu nổi sức công phá của pháo binh địch, đó là hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (Trại Đỗ Cao Trí) và hầm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, còn vòng đai xung quanh thành phố thì chưa có một giao thông hào hay hầm hố nào hết. Tất cả đều có, là sau khi các đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà biết được quân địch chọn yếu điểm An Lộc làm nơi thư hùng sinh tử của binh lực đôi bên. Có thể nói An Lộc là mục tiêu do phía quân Cộng Sản Bắc Việt chọn lựa để tấn chiếm, còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị bắt buộc phải chấp nhận trận quyết chiến. Tất cả Quân Dân Tỉnh Bình Long đồng quyết tâm chiến đấu trong tư thế nhiều yếu kém (quân số ít, không pháo, không tăng, không đủ đạn dược và lương thực nuôi lính nuôi dân v..v..)
Cộng quân quyết định mở cuộc tổng công kích vào Mùa Hè năm 1972, được chọn lựa vào lúc khi biết chắc Quân Lực Đồng Minh của Việt Nam Cộng Hoà phải rút đi hết, theo cái gọi là “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Vào thời điểm đó, tất cả các đơn vị Bộ Binh Hoa kỳ và các nước Đồng Minh đều rời khỏi lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, chỉ còn chừa lại một số các toán Cố Vấn Mỹ cho các đơn vị “cấp Trung Đoàn” trở lên, và một lực lượng Không Quân tối tân và hùng hậu: các pháo đài bay B.52, các C.130 trang bị đại bác 105 ly được điều khiển bằng Radar, các phản lực cơ Phantom, các trực thăng võ trang Cobra…v.v...
Quân số của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà hiện diện vào thời điểm cao nhất:
a/ Quân số đang phòng thủ tại Thị Trấn có 15 Tiểu Đoàn kể cả Địa Phương Quân, khoảng 7,600 chiến sĩ. b/ Quân tăng viện 12,100 (3)
Tại mặt trận An Lộc không có lực lượng trừ bị (cấp Trung Đoàn), để dùng cho nỗ lực “phản kích” như Điện Biên Phủ, vì quân trú phòng quá ít so với lực lượng tấn công. Tuy nhiên, trong đợt tấn công lần thứ 4 vào đêm 10 tháng 05 năm 1972, Công Trường 9 quân Cộng Sản Bắc Việt chủ động đã đánh xuyên thủng được tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, và đang trên đà tiến gần sát đến Bộ Chỉ Huy đầu não Chỉ Huy Mặt Trận, Tướng Hưng liền cấp tốc điều động được một lực lượng 3 Tiểu Đoàn, đang trấn thủ trên các tuyến phía Nam, Đông, và Bắc, về kịp lúc, chận đứng được mũi dùi “tấn kích” của địch quân vào lúc ban đêm… và khi trời vừa hừng sáng, liên hoàn đồng loạt “phản kích” đẩy lui các đơn vị Bộ Binh cũng như chiến xa địch ra khỏi vòng đai (tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 khi trước).
Cùng với tư tưởng chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp: nghiên cứu thật kỹ, thấy chắc ăn mới đánh, chuẩn bị chưa xong thì không nên đánh, mà Tướng Trần Văn Trà bỏ mất cơ hội chiến thắng trận An Lộc, mặc dù Tướng Trà được Sở Chỉ Huy Chỉ Đạo Chiến Dịch Miền, cắt cử Tướng Hoàng Cầm (Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch) trực tiếp đến hối thúc, nên tiếp tục tấn công thẳng vào An Lộc ngay sau khi chiếm Lộc Ninh (07-04-72). Thật sự, nếu trong vòng từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 11 tháng 04 năm 1972, khi Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa chưa được đổ quân vào tăng viện cho An Lộc để án ngữ phòng thủ tuyến phía Bắc, thì với lực lượng rải mỏng cấp Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, trong tay lại không có loại vũ khí M.72 chống chiến xa, chắc rằng đã bị lực lượng cấp 2 Trung Đoàn quân bộ chiến của Công Trường 5 cộng sản Bắc Việt, có thêm một Tiểu Đoàn Chiến xa tối tân trợ chiến đã đánh xuyên thủng và An Lộc bị thất thủ ngay từ đầu trận chiến, và Tướng Lê Văn Hưng đã rút chốt lựu đạn “tự vận” rồi.
Phải công nhận phía Cộng Quân đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉ trừ vị trí của Bộ Chỉ Huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, được thay đổi vào giờ phút chót, và không ngờ Trung Đoàn 8 Bộ Binh được trực thăng vận đổ quân tăng cường và trấn giữ mặt phía Bắc Tỉnh Lỵ, kể cả việc thực tập cho các cán binh của Công Trường 9 phương cách tác chiến trong Thành Phố, và giữ được bí mật chọn mục tiêu An Lộc là “Điểm” tấn công cho đến giờ phút chót.
(1) “An Lộc Anh Dũng” của nhà Xuất Bản Đại Nam, đoạn An Lộc và Điện Biên Phủ. Tài liệu này do Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh cung cấp.
(2) Trích trong quyển “China and the Viet Nam War” do tác giả Quiang Zhai viết năm 1999 tại University of Carolina Hoa Kỳ.
(3) Nhật ký hành quân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III, về trận An Lộc năm 1972.
- 2 -
AN LỘC: TRẬN VERDUN CỦA VIỆT NAM
Trích- “La Mort du Việt Nam” Tác Giả: Đại Tướng Vanuxem
Dịch Giả: Dương Hiếu Nghĩa
An Lộc là một Quận Lỵ nhỏ của một Tỉnh miền Đông Nam Việt. Quân Bắc Việt đã vây hãm Quận Lỵ nầy, nã vào đó đủ mọi loại trọng pháo, hỏa tiễn, và tấn công vào đó nhiều lần. Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ Vùng 4 Chiến Thuật (đồng bằng sông Cửu Long), lẽ ra được đưa ra Huế cho Tướng Hoàng Xuân Lãm, được hấp tấp thả xuống một vùng nằm giữa An Lộc và Sài Gòn, với nhiêm vụ sơ khởi là chận địch lúc bấy giờ đang tự do tiến bọc vòng quanh An Lộc, bao vây cô lập Thị Xã nầy cốt không cho trong ngoài liên lạc được với nhau. Người ta ngăn chận được phần nào ý định của địch, nhưng không giải tỏa được An Lộc, và phải thú thật đây không phải là một chuyện dễ làm. Tuy nhiên An Lộc vẫn đứng vững.
Để so sánh và cũng để thực sự thấy được giá trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta phải nói rõ là Thị Xã An Lộc giống như Điện Biên Phủ, nằm dài trên hai bên sườn đồi của một lòng chảo mà vành đai của lòng chảo nầy địch đã làm chủ. An Lộc không có nhiều binh sĩ trú phòng như Điện Biên Phủ, có 20,000 dân, chẳng những không giúp ích được gì mà trái lại còn là một gánh nặng cho quân trú phòng nữa. Quân số Bắc Việt bao vây An Lộc nhiều hơn quân số bao vây Điện Biên Phủ trước kia; họ cũng tiến hành cuộc tấn công bằng cách đào chiến hào đi lần vào trung tâm thị trấn, giống như ở Điện Biên Phủ vậy, tiến đến đâu lấp hầm đến đó. Lực lượng pháo binh Bắc Việt nhiều hơn lúc ở Điện Biên Phủ, và họ pháo nhiều vào trung tâm thị xã, họ dùng đại bác 130 ly và hỏa tiễn, nên phố xá và nhà cửa trong thị xã gần như bị các loại nầy phá nát hết.
Quân trú phòng không có thiết giáp, nhưng Bắc Việt lại dùng loại chiến xa T. 54 của Nga Sô mà Phòng Nhì Việt Nam Cộng Hoà cũng như Hoa Kỳ không rõ bằng cách nào họ mang được loại chiến xa nặng nầy đến tận An Lộc được. Nhưng điều bất ngờ là các chiến xa Nga Sô nầy lại được các súng phóng hỏa tiễn cầm tay M.72 của Hoa Kỳ niềm nở đón tiếp, và có một số lớn T.54 bị bắn cháy hay bị bỏ lại rải rác trong thị xã như là chiến lợi phẩm đặc biệt của quân trú phòng. Số tử thương tại An Lộc nhiều hơn Điện Biên Phủ.
Quân Bắc Việt còn tiếp tục bao vây An Lộc, nhưng tình hình có vẻ sáng sủa hơn, khi Tổng Thống Thiệu quyết định dùng trực thăng đáp xuống ngay An Lộc. Cùng đi với Ông còn có Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tướng Minh, Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật, và một số Sĩ Quan khác, trong số nầy có Tướng Lãnh người Pháp muốn hưởng một chút thú vị kiêu hãnh là được tham dự vào một trận phục thù cho Điện Biên Phủ.
(Lời người dịch: Đó chính là tác giả quyển sách nhỏ nầy, Đại Tướng Vanuxem. Ông được quân trú phòng “anh hùng An Lộc” tặng cho một lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà trong chuyến đáp xuống An Lộc nầy, gọi là để kỷ niệm trận “Bình Long Anh Dũng”, và sau nầy trước khi qua đời tại Pháp năm 1982, Ông đã trao lá Quốc Kỳ nầy lại cho Trung Tướng Trần Văn Trung, Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà tại Pháp.)
Hai chiếc trực thăng đáp xuống và cất lên ngay thật nhanh, sau khi các vị Tướng Lãnh vừa nhảy xuống xong thì các loạt đạn pháo Bắc Việt cũng vừa tới. Người ta đi thăm Bộ Chì Huy Hành Quân, phát sao, gắn “lon”, “huy chương”, tuyên dương công trạng khen thưởng các cấp v. v... sau đó đi thăm và ủy lạo các đơn vị (binh sĩ các cấp nhảy lên khỏi chiến hào để hoan hô ầm ĩ vị Tổng Tư Lệnh của họ), thăm và an ủi các thương binh, bệnh binh, đến tận các xác chiến xa Nga T.54 để sờ các pháo tháp hay xem cái vỏ thép của loại chiến xa nầy, người ta cũng đi viếng các nghĩa trang “bất đắc dĩ” nằm trên các vỉa hè đường phố, và trước một nghĩa trang, Tướng Thiệu quỳ xuống cầu nguyện….
Người ta cũng có cầu nguyện như vậy giữa sân của một nhà thờ đã bị đổ nát, chỉ còn trơ lại có một pho tượng lớn của Chúa đang giăng hai tay nhân ái ra, coi như để chúc lành cho phái đoàn. Tổng Thống Thiệu thản nhiên như không có gì xảy ra, quỳ một gối xuống ngay trên vũng bùn, làm dấu thánh giá, và cầu nguyện ….trong khi tất cả đều đứng ngay ngắn nghiêm trang… Đâu đây bên bìa rừng gần đó có một vài tiếng nổ của đạn rocket.
Chuyến về của phái đoàn cũng như chuyến đáp xuống, tất cả quan khách đều đứng dưới các hố cá nhân, chờ khi các trực thăng đáp xuống, tất cả đều nhảy lên thật nhanh để trực thăng vọt đi ngay, vì trước đó ai cũng được báo cho biết là nếu không lên kịp thì sẽ bị ở lại An Lộc.
Tất cả đều được an toàn, về được đến Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn 3 ở Lai khê.
An Lộc đã trở thành một biểu tượng, đó là một khi quân đội và dân chúng đã cương quyết một lòng thì khẳng định là chận được quân thù. Đó là tinh thần của trận chiến Verdun của Viêt Nam Cộng Hòa, một chiến trận mà Việt Nam Cộng Hòa đã làm lễ kỷ niệm thật long trọng để xác nhận ý chí quyết chiến quyết thắng của Quân Dân Miền Nam Việt Nam. Tiếc rằng ngày lễ Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hoà đã được chọn là ngày 1/11 rồi, nếu không thì người ta nghĩ có lẽ nên chọn ngày mà An Lộc được giải tỏa hoàn toàn, để nói lên biểu tượng Tự Do của Quốc Gia nầy.
Đó là nhưng sự việc đã xảy ra năm 1972. Lúc đó có ai dám nghĩ được rằng ba năm sau, vâng chỉ không đầy 3 năm sau thôi, một Quân Đội đã từng biểu diễn một “pha” hết sức ngoạn mục, về sức mạnh, về ý chí của quân nhân các cấp, được lòng tin cậy hoàn toàn của dân, lại có thể bị suy sụp đến độ phải tan rã hoàn toàn?
Vả lại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với một quân số được Ngũ Giác Đài tính toán quá khít khao lúc bắt đầu Việt Nam Hóa, nên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phòng ngự để gìn giữ lãnh thổ mà thôị. Sau đó lại bị hao hụt trầm trọng trong ba năm liền, trong khi các đơn vị Miền Bắc tiếp tục được bổ sung đầy đủ, tăng cường cả về lượng cũng như về phẩm, nhất là chiến cụ, so sánh thì hơn xa Quân Đội Miền Nam, cho nên các ước tính tương quan lực lượng phải là 4/1, tôi nói lại là bốn trên một.
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã được Quân Đội Pháp thành lập sau đó mới được Hoa Kỳ tái tổ chức lại, nên dù muốn dù không, Quân Đội Miền Nam cũng giữ vài kỷ niệm về lề lối hay phương thức do quân đội Pháp để lại.
Điều nầy đã đem lại nhiều chuyện không hay cho một vài Tướng Lãnh, tuy nhiên dù gì đi chăng nữa thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn phải chấp nhận phuơng thức tác chiến học được từ Quân Đội Hoa Kỳ. Do đó nếu không chấp nhận điều quân mà chỉ dùng hỏa lực không mà thôi, trong tấn công cũng như trong phòng thủ, thì phương thức nầy bắt buộc phải có yểm trợ hùng mạnh của Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh và của cả Hải Quân nữa. Điều nầy Quân Đội Hoa Kỳ được trang bị quá đầy đủ, nếu không muốn nói là quá dư thừa, cho nên từ khi quân đội Mỹ rút đi thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị thiếu mất trầm trọng một hỏa lực yểm trợ mạnh và hữu hiệu.
Tổng Thống Thiệu là một người am tường về chiến lược, lại là một nhà chánh trị thận trọng há đã không đề ra được một phương thức tiết kiệm, vừa để dưỡng sức các đơn vị tinh nhuệ, vừa tránh hao tổn phí phạm đạn dược hay sao? Cho nên mỗi người lính chỉ được phát 80 viên đạn và một trái lựu đạn trong một tháng. Ông quan niệm rằng, trước một kẻ thù như Bắc Việt, và trên một lãnh thổ quá dài và quá hẹp của Miền Nam Việt Nam Ông không có thể điều quân được. Đã từ lâu, Ông không nói là chỉ với lực lượng của Miền Nam, Ông không thể chống lại được một cuộc tấn công quy mô của Bắc Việt trên một chiến tuyến quá dài từ Bắc xuống Nam dọc theo biên giới Lào và Cambodia, chỉa mũi thẳng vào Sài Gòn, chỉ còn cách đó dưới 100 cây số mà thôị, Ông cũng biết là địch quân tất phải chủ động, nhưng giờ thì hệ thống phòng thủ bị gậm nhấm, quân số các đơn vị bị hao hụt và tiếp vận thì quá nghèo nàn nên chắc chắn là không thể chịu nổi sức tấn công mạnh của địch, và dè dặt hơn trong trường hợp nếu được bảo đảm là có một sự tiếp viện từ phía đồng minh, thì Ông cũng phải đi đến chỗ phải bỏ rơi một phần lãnh thổ để tập trung lực lượng vào việc cố thủ Sài Gòn và đồng bằng Sông Cửu Lọng. Nếu quân đội Bắc Việt tiến hành một chiến dịch tấn công theo kiểu gậm nhấm tiêu hao dành dân lấn đất, thì cố thủ như vậy cũng có thể thành công được, nhưng Miền Nam Việt Nam sẽ bị một chấn động tâm lý, mất hết tinh thần và rồi cũng phải thua, mất hết mà thôi. Còn nếu Miền Bắc dàn quân đánh mạnh theo chiến tranh quy ước thì tai họa lớn sẽ xảy ra, nhanh hơn.
Đã từ lâu, Miền Nam Việt Nam không áp dụng phương thức phòng thủ lưu động, nên không có khả năng để tiến hành một cuộc rút lui quy mô, một cuộc hành quân rất khó, vì phải vừa lui quân vừa phải chiến đấu không ngừng với quân Bắc Việt, vốn lúc nào cũng nhẹ nhàng luồn lách, xâm nhập, đánh ngang cạnh sườn, bọc hậu bao vây, sau lưng đánh tới, đe dọa tuyến phòng thủ…, bắt buộc lực lượng nầy phải rút đi càng sớm càng tốt, (nếu không sẽ bị bao vây và tiêu diệt), lần lần sẽ bị gậm nhấm rồi cuối cùng sẽ bị tràn ngập. Những cánh đồng lầy mênh mông vắng vẻ như sa mạc, Bắc Việt thâm nhập vào sâu trong Miền Nam Việt Nam quá dễ dàng, và rừng cây bao la rậm rạp làm cho vũ khí chống chiến xa vốn thuộc loại quá cũ kỹ mất đi phần nào hữu hiệu và chính xác. Hơn thế nữa, những hỏa tiễn SAM (Địa Không) do Nga Sô viện trợ, đã ngăn chận được khả năng Không Yểm từ các loại phi cơ có tốc độ chậm, chỉ có những chiến đấu cơ F.5 do Hoa Kỳ trang bị cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, là có thể thỉnh thoảng yểm trợ hỏa lực được cho các đơn vị bộ binh dưới đất nếu không thì các đơn vị nầy phải tự lo liệu lấy mà thôi. Cuối cùng là những khinh tốc hạm phóng ngư lôi do Nga Sô viện trợ có thể vô hiệu hóa lực lượng Hải Quân của Miền Nam Việt Nam, vốn cũng có khả năng nhiều tàu chiến nhưng toàn thuộc loại cổ xưa.
Do đó mà cuộc hành quân triệt thoái của Vùng 2 Chiến Thuật từ Cao Nguyên về vùng duyên hải, và cuộc rút quân của Vùng 1 Chiến thuật, từ Huế, vào Đà Nẵng về hướng Nam, đã biến thành một cuộc thua chạy hỗn loạn, khiến cho không còn gom góp lại được đơn vị nào, không còn chiến cụ vũ khí nào, trong khi Miền Nam đang cần tiết kiệm nhân lực và trang thiết bị để có thể lo cho tuyến phòng thủ ở phía Nam. Tuyến nầy mặc dù có một số lớn hành động thật anh dũng, nhưng rồi cũng vỡ ra từng mảnh, thì làm sao có được chiến trận ở vùng Sài Gòn?
Cho đến sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975 là coi như tất cả đều mất hết rồi! Tướng Dương Văn Minh, người đã nhận chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi binh sĩ hãy chấm dứt cuộc chiến mà từ nay đã trở thành vô vọng và vô nghĩa. Sau một vài hành động trong thất vọng, và một vài trận “tử thủ kiểu Camerone” để ít nhất nói lên lòng can đảm hy sinh của Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa, một Quân Lực mà không có một người binh sĩ hay một cấp Chỉ Huy nào đã phản bội, thì đã thấy lá cờ đỏ của quân Cộng Sản xăm lăng Bắc Việt được kéo lên trên nóc Dinh Độc Lập. Giờ này đây rải rác chỉ còn một vài binh sĩ lẻ tẻ đi lang thang chưa chịu đầu hàng.
Quốc Gia mang tên Việt Nam Cộng Hòa đã bị “bức tử” rồi! Danh từ Việt Nam Cộng Hòa đã bị xóa không còn trên bản đồ của các Quốc Gia trên thế giới nữa.
Ghi Chú BBS: Thành Phố Verdun nằm về cận Đông Nước Pháp. Chiến lũy Verdun do Pháp xây cất rất là kiên cố, dọc theo ranh giới vùng đồi núi Pháp và Đức về phía Đông nước Pháp. Trận chiến Verdun được Quân Đội Đức phát động vào đêm 11 rạng 12 tháng 2 năm 1916 (đệ nhất thế chiến), có những điểm trùng hợp tương tự như trận chiến An Lộc xảy ra vào tháng 04 năm 1972:
a/ Kế hoạch tấn công vào Chiến Lũy Verdun của Quân Đức đuợc khởi sự vào đêm 11 rạng 12 tháng 2 năm 1916, nhưng phải tạm hoãn lại cho đến ngày 21 tháng 2 năm 1916 mới thật sự phát khởi cuộc tấn công, nguyên do chỉ vì thời tiết “quá xấu” rất bất tiện cho “Không Quân” của Đức lúc bấy giờ. Nhờ vậy mà Quân Pháp có thì giờ cấp tốc điều động được hai Sư Đoàn Bộ Binh kịp thời tăng cường phòng thủ chiến lũy. Sự trì hoãn (09 ngày) này của Quân Đội Đức cũng giống như sự trì hoãn của Quân Cộng Sản Bắc Việt đã trì hoãn tại Lộc Ninh (06) ngày vào tháng 04 năm 1972. Quân Đức đã để lỡ mất cơ hội tiến chiếm Chiến Lũy và Thị Trấn Verdun của Pháp.
b/ Khởi đầu trận chiến, Quân Đức đã huy động hằng trăm máy bay để oanh tạc, và 230 khẩu pháo từ 122 ly đến 420 ly để mong “bình địa” chiến lũy Verdun, dọn đường cho Quân Đoàn quân bộ chiến, đồng loạt tấn công vào chiến lũy Verdun, trong số những quả pháo bắn vào chiến lũy Verdun có nhiều quả pháo có “hơi độc”. Cũng như An Lộc phải hứng chịu trên 200.000 quả pháo đủ loại kể cả các hỏa tiễn 107 ly và 122 ly của Quân Cộng Sản Bắc Việt.
c/ Giữa Quân Đội Pháp và Đức có những trận đụng độ quyết liệt trên các cứ điểm trên các ngọn đồi chiến lược quan trọng (Quân Đức chiếm xong, bị Quân Pháp chiếm lại...) điển hình như trên ngọn đồi có độ cao 304 ở về cận Tây của Chiến Lũy, thương vong đôi bên của mỗi trận đánh lên đến vài ngàn chiến sĩ, Giống như ngọn đồi có tên là Đồi Đồng Long ở trên cao thế 128 thước cách phía Bắc thành phố An Lộc 600 thước, do Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bất thần đột kích tái chiếm, gây cho quân Cộng Sản Bắc Việt một sự thiệt hại rất nặng nề (xác của các cán binh Cộng Sản dầy đặc dưới các giao thông hào và đầy cả sườn đồi).
d/ Kết cục Quân Pháp đã thắng Quân Đức (gấp bốn lần nhiều hơn), cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắng được Quân Cộng Sản Bắc Việt đông hơn gấp bốn lần.
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/04/chien-thang-an-loc-1972-phan-ii/
No comments:
Post a Comment