Friday, February 15, 2019

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VNCH - Thủy Quân Lục Chiến

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VNCH - Thủy Quân Lục Chiến

 

 

Mạnh Như Sóng Thần

Danh xưng Trâu Ðiên được Bộ Tư Lệnh TQLC chấp thuận, biểu tượng cho sự Cảm Tử, Hy Sinh và Dũng Mãnh. Trâu Ðiên chỉ biết húc tới hăng và xung phong đánh Cộng.



 

 

Trung Tá Lê Hằng Minh –
Trích đoạn bài viết của tác giả Ngọc Thủy
https://youtu.be/f6Q5d9tt-pM I

 

https://youtu.be/f6Q5d9tt-pM


 


***


VUI BUỒN VỚI
TRÂU ĐIÊN TRƯỞNG



Hình: Trâu Điên Trưởng LÊ HẰNG MINH Thiếu Tá Lê Hằng Minh Tiểu đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến.


Sau 15 ngày bị trọng cấm vì tội phạm thượng, bị nhốt quân cảnh Q.C.202, tôi từ giã Tiểu Đoàn 5 TQLC để theo toán bổ sung quân số về trình diện Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên hiện đang hành quân tại thành phố Đà Nẵng tháng 5 năm 1966.

Đang vui cùng đồng đội cũ, nay bị đổi sang đơn vị mới khiến tôi mệt mỏi chán chường.
Tôi dựa lưng vào tường, ngồi bệt dưới sân của Quân Trấn Đà Nẵng, chợt thấy một ông thiếu tá nhỏ con, nón sắt áo giáp súng đạn đầy người đi tới đi lui, lại thêm bộ râu trông “hách” hơn râu của mình, tôi quay sang hỏi người hạ sĩ ngồi bên cạnh:

- Ông nào trông ngầu quá vậy?

- Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Lê Hằng Minh của mình, thiếu úy ơi.

 photo
Đây là lần đầu tiên tôi được đến gần vị tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Trâu Điên, vị tiểu đoàn trưởng tôi từng nghe danh từ lâu, nay trông thấy ông rồi và về với Trâu Điên, đơn vị đầu tiên tôi mong được phục vụ.
Được về chiến đấu dưới màu áo rằn ri sóng biển TQLC đã khó, mà cái áo rằn có hình Trâu Điên nghếch mũi cười nhe răng trên cánh vai phải lại càng khó hơn. Vậy là tôi đã được làm Trâu Điên với Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh, người tôi ngưỡng mộ.

Tháng 5 năm 1966, Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 TQLC tham dự vào vụ “Biến Động Miền Trung”, dẹp biểu tình tại Đà Nẵng, khiêng bàn thờ Phật bị thầy trò Thích... đem bày xuống đường làm vật cản lưu thông ở Huế, vừa ổn định an ninh ở nội thành là TQLC hành quân diệt địch quẩn quanh thành phố, đuổi chúng từ bờ biển Phù Liêu, Gia Đặng, tới ngã ba sông Vĩnh Định, Bích La Thôn Quảng Trị.
Biết bao xác Việt cộng đã nổi lên tại khúc sông này!

Sau khi dẹp loạn trong, giết giặc ngoài xong, Tiểu Đoàn 2 TQLC trở lại Huế để tham dự lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại Phú Văn Lâu.
Trong dịp này một số quân nhân TQLC được gắn huy chương và thăng cấp, trong đó có Trâu Điên Lê Hằng Minh, được thăng cấp trung tá.

Đang nghỉ dưỡng quân ở xóm phía ngoài đầu cầu An Hòa (Huế), Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Nguyễn Xuân Phúc đi họp về ra lệnh cho đại đội chuẩn bị hành quân.
Ông cho biết tiểu đoàn sẽ di chuyển ra Quảng Trị bằng xe.
Đại Đội 4 đi sau cùng nhưng Trung Đội 43 của tôi đi đầu đại đội nên tôi phải theo dõi đoàn xe. Để chắc ăn biết khi nào tới phiên mình nên tôi ra đứng sát ngay lề đường để theo dõi các đơn vị đi chuyển.


Ngày 29 tháng 6 năm 1966, đoàn xe Tiểu Ðoàn 2 di chuyển trên QL1 từ đầu cầu An Hòa hướng ra Quảng Trị, vừa qua khỏi cột mốc cây số 17 thuộc Quận Phong Điền, Huế thì bị một trung đoàn địch độn thổ phục kích sát quốc lộ trên một tuyến dài mà cả một đoàn xe gần như lọt vào vòng.

Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh ngồi trên xe Jeep mui trần với nhiều cần câu (antena), trên kính chắn gió phía tay phải còn khoác một vòng hoa chiến thắng, có lẽ vòng hoa này do các em gái hậu phương quàng cho ông trong buổi lễ mấy hôm trước. Ông mặc áo jacket bên ngoài, trên cầu vai áo jacket là cặp lon trung tá TQLC bằng kim tuyến trắng tinh. Kể từ ngày về tiểu đoàn, tôi chưa được phép trình diện Tiểu Đoàn Trưởng, lần đầu tiên tôi trông thấy ông tại Quân Trấn Đà Nẵng với cấp bậc thiếu tá, lần này đứng bên lề đường đưa tay chào trung tá khi xe jeep của ông từ từ đi qua. Dĩ nhiên ông không bận tâm chào lại và cũng chẳng biết tên thiếu úy kia là ai. Không ngờ đó là lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng tôi đứng nghiêm đưa tay chào vị tiểu đoàn trưởng thần tượng của tôi.

Đó là ngày 29 tháng 6 năm 1966, đoàn xe Tiểu Ðoàn 2 di chuyển trên Quốc Lộ 1 từ đầu cầu An Hòa hướng ra Quảng Trị, vừa qua khỏi cột mốc cây số 17 thuộc Quận Phong Điền, Huế thì bị một trung đoàn địch độn thổ phục kích sát quốc lộ trên một tuyến dài mà cả một đoàn xe gần như lọt vào vòng.

Lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng, cuộc phục kích và phản phục kích chỉ xẩy ra trong vòng 20 phút, nhưng Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh cùng 42 chiến sĩ đã bị tử thương, gần 100 quân nhân bị thương, trong số đó có anh Xuân Phúc bị bắn từ ngực xuyên ra sau lưng.
Trần Văn Hợp bị bắn vào bắp chân và tôi, đạn xuyên cánh tay.

Đổi lại thì 233 Việt cộng phơi xác, 9 cháu ba-ác “được” bắt sống. Vị Tư Lệnh SĐ1/BB, Đại Tá Ngô Quang Trưởng đến thị sát chiến trường ngay sau khi khói súng chưa tan, ông nhận xét về trận này:

“Trong cuộc đời binh nghiệp, kể cả hồi Pháp, tôi chưa hề thấy trận 'phục kích' nào lại biến thành trận 'phản phục' kích tuyệt vời như trận Phò Trạch này.”
(trích MX Tôn Thất Soạn, Tuyển Tập 2/TQLC)

Trong bài viết này, tôi không nói về lý do và những khó hiểu đằng sau vụ Tiểu Đoàn 2 TQLC bị cả một trung đoàn Việt cộng phục kích ngay trên QL1 sát nách thành phố Huế! Điều đáng buồn là thân phận người lính chiến lại bị ngay “bạn” ở hậu phương đâm sau lưng bằng lưỡi lê đầu súng AK47! “Bạn” đây chính là thày trò “thích đâm hậu” đi cùng Việt cộng bày binh bố trận.


Cuộc phục kích và phản phuc kích chỉ xẩy ra trong vòng 20 phút, nhưng Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh cùng 42 chiến sĩ đã bị tử thương, gần 100 quân nhân bị thương.

Là một trung đội trưởng chưa có dịp trình diện Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh, chỉ mới nghe danh mà chưa được nghe “tiếng nói” nên tôi không có nhiều kỷ niệm vui buồn với Ông, tôi xin ghi lại cảm tưởng của cựu Th/tá Tá Lâm Tài Thạnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 TQLC, khi Thạnh còn là Ch/Úy Trung Đội Trưởng của Tiểu Đoàn 2, nói về vị tiểu đoàn trưởng của mình:

“Vào một sáng Chủ Nhật, không có tiền đi phố, tôi và Quang (khóa 18/VK) tự cấm trại, đang lau chùi vũ khí thì Tiểu Đoàn Trưởng Minh đi ngang, thấy vậy ổng lấy xe jeep chở chúng tôi ra hồ tắm Ngọc Thủy (Thủ Đức) giải khát.

Ổng lái và cho tôi ngồi bên cạnh.
Lần đầu tiên trong đời và có lẽ cũng rất hiếm hoi trong đời lính, một Tiểu Đoàn Trưởng lái xe chở một chuẩn úy trung đội trưởng ngồi ghế trưởng xa đi uống nước...”


Phong cách cư xử của Trâu Điên Lê Hằng Minh đối với thuộc cấp như trên là có tài “lãnh đạo” trong đó. Chỉ huy thì dễ, chỉ việc... chỉ tay ra lệnh, la hét và chửi thề khiến thuộc cấp sợ mà phải tuân theo. Nhưng lãnh đạo lại là một nghệ thuật khiến kẻ dưới vui vẻ tình nguyện chấp nhận hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
Lãnh đạo chẳng phải là cái gì to lớn ghê gớm khó khăn lắm đâu.
Khi một thuộc cấp gặp trường hợp vợ ốm con đau mà đơn vị trưởng mau mắn thăm hỏi và cho họ đi phép ngay, đó cũng là một cử chỉ lãnh đạo.

Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh không chỉ là một cấp chỉ huy giỏi mà còn là một sĩ quan có tài lãnh đạo, sự hy sinh của Ông là một mất mát lớn cho TQLC nói riêng và QLVNCH nói chung.

Bức hình cố Trung Tá Lê Hằng Minh trên bia mộ do một phóng piên người Mỹ chụp và đăng hình trên báo Marine Corps Gazette & Time News) cùng khắc hai câu thơ:

Vì tôi là Lính áo rằn,
Ra đi nào biết mấy trăng mới về?



Lê Hằng Minh cũng là người lính duy nhất, dù ở hậu cứ hay bất cứ tuyến đầu trận địa nào, đi đâu cũng mang theo bên mình cây đàn Guitaire yêu quý, hễ có dịp dừng quân hay nghỉ ngơi là ông lại ôm đàn thay cho tay súng, đánh lên những tiếng đàn du dương trầm bổng cùng những ca khúc tuyệt vời cho bạn bè binh lính thưởng thức, tạm quên những gian khổ quân hành, vơi bớt nỗi nhớ nhà, cô đơn.

Lê Hằng Minh cũng là người lính duy nhất, dù ở hậu cứ hay bất cứ tuyến đầu trận địa nào, đi đâu cũng mang theo bên mình cây đàn Guitaire yêu quý, hễ có dịp dừng quân hay nghỉ ngơi là ông lại ôm đàn thay cho tay súng, đánh lên những tiếng đàn du dương trầm bổng cùng những ca khúc tuyệt vời cho bạn bè binh lính thưởng thức, tạm quên những gian khổ quân hành, vơi bớt nỗi nhớ nhà, cô đơn. Sau ngày cố Tr/T Lê Hằng Minh tử trận, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị có cho phát thanh một số chương trình “Thơ và nhạc Lê Hằng Minh”, trích từ những bài thơ và nhạc phẩm do ông sáng tác về tình yêu, tình bạn và đời quân ngũ trên làn sóng Ðài Phát Thanh Quân Đội ở Sài Gòn để tưởng niệm đến một anh hùng mũ xanh đã nằm xuống vì Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam. (Trích đoạn)

Bài viết: Trâu Điên Tô Văn Cấp


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người Lính Tiên Phuông

 

 

 








Người Lính Tiên Phuông

MX Giang Văn Nhân



súng
Năm 1967 tất cả khóa sinh trước khi bước vào chương trình thụ huấn căn bản, đều phải xâm trên lưng cánh tay trái hàng chữ TQLC Sát Cộng... Năm 1969 thì luật xâm tay hủy bỏ.
Trời tờ mờ sáng, các cánh quân đóng cập hai bờ Kinh Xáng Cụt bắt đầu xuất phát. Bên bờ Đông, toán tiền sát của Đại Đội 4 đang dò dẫm từng bước. Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm khinh binh đi đầu, đạn nằm sẵn trong nòng, khóa an toàn đã mở, anh cẩn thận quan sát cảnh vật, vài căn nhà lợp lá dừa dọc theo kinh, nhìn con đường đi có vẻ khác lạ, không có vết tích của một sinh hoạt bình thường. Điểm thận trọng dùng thủ hiệu liên lạc với tiểu đội thuộc Trung Đội 1 của Chuẩn Úy Đinh Văn Thắng đang nối bước theo sau. Điểm dừng lại, ngồi thụp xuống, phía trước mặt anh là con mương nhỏ, bề ngang cũng tròn trèm 4 thước tây, một thân cây dừa nằm bắc ngang qua, bên trái rãi rác những bụi dừa nước, xa xa có căn nhà lá, im lìm như vô chủ.

NLTP

Điểm dùng thủ hiệu báo cho phía sau rồi tạt về bên trái, cách cầu bằng thân cây dừa độ chừng hơn mười thước, anh quan sát thật cẩn thận hai bên bờ mương rồi từ từ thả người xuống. Mực nước lấp xấp ngang bụng, Điểm bám nhanh vào bờ đối diện, lẩn vào mấy lá dừa nước. Người khinh binh Trần Văn Hên của tiểu đội phía sau không theo thủ lệnh của Điểm, lẽ dĩ nhiên không ai thích vì mới tảng sáng sớm phải ngâm mình dưới nước, anh chạy vội qua cầu, một tiếng nổ hất tung anh xuống nước, từ trong nhà súng AK nổ dòn. Điểm tựa bên bờ mương nhanh chóng cho hết một băng vào căn nhà hướng tiếng súng địch. Từ phía sau, Chuẩn Úy Thắng điều động tiểu đội của Trung Sĩ Võ Văn Phước và tiểu đội đại liên của Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Ký bám theo địa thế dàn quân lên, Trung Đội 2 của Thiếu Úy Vũ Đức Hiếu bảo vệ sườn bên trái.

Binh I Điểm thay băng đạn mới, leo lên bờ rồi chạy thẳng vào, tiểu đội của Trung Sĩ Phước bám theo sau. Một du kích nằm ngáp ngáp, đạn xuyên qua bụng, khẩu AK gần ngạch cửa, trái lựu đạn nội hóa gài nơi cầu để báo động, nhưng không ngờ bị ăn đạn của người lính mở đường bên bụi dừa nước. Hên hụp lặn dưới nước rồi bò lên bờ. May mắn lựu đạn nội hóa nổ lúc chạy qua cầu làm anh chỉ bị thương nơi chân.
Hắc Điểu ra lệnh đại đội bung rộng bố trí, ông đưa khinh binh mang băng ca tháp tùng binh nhất Nghiêm y tá biệt phái lên băng bó cho Hên và người du kích, rồi khiêng cùng dìu cả hai về ban chỉ huy đại đội để tản thương.

Từ phía sau thân cây dừa, Điểm nhìn con đường tiến quân trước mặt, trong đầu anh ẩn hiện nhiều tình huống phức tạp phải xử trí. Điểm rít một hơi thuốc thật dài, rồi xoay người búng điếu thuốc qua người đồng đội bên cạnh. Anh bạn này mĩm cười, đầu gục gặc, Điểm nhìn chung quanh và bắt gặp những đôi mắt đầy tin tưởng đang hướng về anh.

Điểm cùng họ, những chàng trai trẻ phải giã từ gia đình vào quân đội để bảo vệ quê hương. Hầu hết bạn bè trang lứa với anh đầu quân vào Nhảy Dù hay Biệt Động Quân, riêng anh chọn màu sóng biển của người tuyển mộ cùng câu “Muốn sống hùng sống mạnh, sống kiêu hãnh, hãy tình nguyện gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến”.
Sau khi anh được Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ chứng nhận sức khỏe tốt, ban tuyển mộ tập trung tất cả người hội đủ điều kiện chuyển hết về Trung Tâm Huấn Luyện TQLC còn gọi là Rừng Cấm. Từ nếp sống dân sự tự do, nay là người quân nhân trong thời gian huấn luyện với kỷ luật khắc khe của quân trường, bao vui buồn trở thành kỷ niệm khó quên nhất.

Trung Sĩ Thi chào đón các tân binh với câu nói thật văn vẻ, ông được các khóa sinh đặt cho một danh hiệu đặc biệt dựa trên hình phạt thường áp dụng cho những anh em nào cứng đầu, bất trị, ông quan niệm “Văn không võ, là văn khiếp nhược! Võ không văn, là võ bạo tàn”. Có thể do kinh nghiệm sống, và làm thế nào rèn luyện được những thanh niên dân chính mới bước vào quân đội, họ thuộc nhiều thành phần trong xã hội, khác biệt về sự hiểu biết, về lối sống, nhưng họ cùng có chung một ý chí là bảo vệ tổ quốc. Mái tóc lả lướt của Điểm và các bạn thanh niên chưa đầy hai phút bị ủi sạch trơn, nhìn mọi người chung quanh ai ai cũng là tiểu sư phụ chỉ khác là da đầu không nhẵn bóng.

Mỗi người đều có danh số, các con số nối tiếp nhau theo thứ tự vào trung tâm huấn luyện trước hay sau. Khi được cấp phát quân trang, có người đến nhận may bảng tên, danh số, màu xanh hay đỏ tùy theo mình thuộc vào tiểu đoàn chẵn hay lẻ. Lần lượt các nơi tuyển mộ chuyển người tình nguyện về trung tâm đầy đủ quân số, trang bị xong xuôi, làm quen với bước đầu đời quân ngũ, Trung Sĩ Thi cho tập họp tất cả lại, ra lệnh chạy chung quanh sân cờ, khi nào mấy tân binh mệt rơi rụng hơn phân nửa ông mới cho nghỉ, sau đó mới chuyển giao tân binh qua bên tiểu đoàn khóa sinh.

NLTP3

Vào năm 1967 tất cả khóa sinh trước khi bước vào chương trình thụ huấn căn bản, đều phải xâm trên lưng cánh tay trái hàng chữ TQLC Sát Cộng. Trung tâm cấp phát mực và kim để khóa sinh tự xâm cho nhau, nội dung thì như trên, nhưng hình thức thì tùy thuộc ai có hoa tay có thể xâm chữ hoa, chữ in hay chữ thường cũng được. Qua Năm 1968 trung tâm mới quy định một hình thức chung theo mẫu cho đồng đều và đẹp, đến năm 1969 thì luật xâm tay được hủy bỏ.

Các bãi học nằm chung quanh trung tâm, mà xa nhất vài ba cây số, chúng tôi phải chạy đều bước đến lớp học. Đúng 4 giờ sáng mọi người bật dậy vì còi báo thức, tất cả nhanh chóng lo vệ sinh cá nhân, rồi tập họp điểm danh, chạy thể dục vòng quanh trung tâm, sau đó đội hình chỉnh tề để phân phối công tác. Hết thời gian hạn định, mọi người nghe còi nhanh chóng trở về nhận phần điểm tâm, bi đông đổ đầy nước, chuẩn bị đến lớp học theo thời khóa biểu. Bộ quân phục mới màu treillis mà mùi vải vẫn còn phảng phất, giây ba chạc, thắt lưng to bản có gắn bình đựng nước và túi đựng băng đạn, nón sắt nặng nề đè lên đầu, giầy trận làm bước đi trở nên ngượng nghịu. Thời gian ở trung tâm, người tân binh quên hẵn tên mình, danh số được xử dụng cho đến khi xong khóa học, trừ khi có ai thăm viếng lúc đó mới được nghe thân nhân gọi tên cúng cơm của mình.

NLTP4

súng

Tiên phuông là danh từ xưa gọi những người mở đường đi trước... sau này người ta thường gọi là khinh binh.
Tân binh được huấn luyện và tác xạ thành thạo các loại vũ khí trang bị cho binh chủng TQLC, học khái quát về vũ khí của địch quân mà ta có thể xử dụng hiệu quả, phần lý thuyết học ở hội trường, thực tập tác xạ thì qua sân bắn đối diện với trung tâm phía hậu cứ Tiểu Đoàn 1/TQLC. Các bài căn bản về chiến thuật, lính gác giặc mà bãi học gần Bệnh Viện Lê Hữu Sanh, “Làng Việt cộng” bao quanh bởi hàng tầm vông xanh, các loại mìn bẫy được che giấu, ngụy trang mà ta dễ mắc phải nếu thiếu cảnh giác. Mấy chiếc UH-1A hư được dùng để thực tập kỷ thuật lên và xuống khi đổ bộ trực thăng. Các thế tự vệ, đánh cận chiến, vượt đoạn đường chiến binh thật gian nan, bò hỏa lực và học thêm về chiến tranh chính trị v. v… cạnh bệnh viện có một cái sân rộng để tập căn bản thao diễn. Riêng vượt sông thì được xe của trung tâm chở đến Cầu Rạch chiếc gần nhà máy xi măng Hà Tiên (xa lộ Biên Hòa).

Binh chủng TQLCVN là đơn vị nòng cốt đổ bộ vào bờ biển để thiết lập đầu cầu, vì vậy tân binh có thêm buổi thực tập leo lưới lên tàu, có một khu chăng lưới tàu ở gần sân bắn, lính nhà ta xếp hàng rồi các tiểu đội thay nhau giả làm sóng bằng cách cứ lắc lưới đung đưa cho đồng đội leo lên tàu. Mọi người được học cách thức cột súng cối, súng đại bác không giật, để kéo lên tàu.

Mỗi đại đội có một cờ riêng, vì danh dự nên người cầm cờ được tuyển chọn có vóc dáng cao to. Người thủ kỳ phải học thêm cách chào khi có hiệu lệnh, luôn luôn chạy dẫn đầu đoàn quân, Điểm cao trên 1 thước 7, trông oai phong nên được sắp ở hàng trước, có lúc nào đó đang lúc chạy họ quên kềm chế để bước chân dài ra là hàng quân phía sau chạy hụt hơi mới theo kịp. Nhớ những lúc ngoài bãi tập, từ xa đã thấy nhấp nhô mấy bà vợ và con lính ở khu gia binh bày đủ cả các món ăn và giải khát, trong khi chờ đợi lớp học hay vào lúc nghỉ giải lao, anh em được thoải mái ăn uống, nếu lỡ hết tiền thì ghi sổ với danh số để cuối tháng thanh toán sau.

Sau khi mãn khóa, Điểm được bổ sung về Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 3 TQLC nhằm lúc tiểu đoàn chiến thắng đầu năm 1969 trở về hậu cứ. Theo đơn vị hành quân giải tỏa áp lực địch phía Bắc thị xã Xuân Lộc, dẫm nát mật khu Hắc Dịch, Điểm hiểu biết thêm nhiều kinh nghiệm về chiến đấu trong lúc một số bạn cùng khóa đã hy sinh. Cuộc hành quân với Lực Lượng Thủy Bộ Hoa Kỳ dọc theo thủy trình Sông Cái Lớn đến quận Kiên Long của tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá), tiểu đoàn chạm trán mãnh liệt với Tiểu Đoàn Tây Đô, thời gian này đại đội của Điểm khi thì đổ bộ bằng tàu, hôm thì trực thăng vận, địch quân tháo chạy bỏ xác đồng bọn cùng thương binh trên trận địa. Con đường truy kích dầy đặc mìn bẫy, đây là lúc Điểm học tường tận từ thực tế.

Tiểu đoàn về hậu cứ, Điểm cùng anh em đang chùi vũ khí nộp vào kho thì có lệnh của tiểu đoàn trưởng tập họp tại sân cờ. Thiếu Tá Phạm Văn Sắt tuyên bố xả trại toàn bộ tiểu đoàn, mọi người hân hoan nhận giấy phép 5 ngày và bị mời ra khỏi doanh trại ngay sau đó. Vài anh em không tiền lẩn quẩn chưa đi, được Thiếu Tá Sắt dẫn lên gặp Thượng Sĩ Anh nhận tiền lương ứng trước. Điểm nghe mấy ông lính thâm niên bảo với nhau rằng đây là điều chưa từng thấy trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.

Sau ngày mãn phép, Đại Tá Bùi Thế Lân đến gắn huy chương cho các quân nhân có thành tích chiến đấu xuất sắc trong cuộc hành quân vừa qua. Mấy ngày kế tiếp toàn bộ Đại Đội 4 được lệnh thuyên chuyển qua Tiểu Đoàn 7 tân lập. Tiểu đoàn cho thành lập Đại Đội 4 mới với sự sáp nhập ba trung đội mang số của ba đại đội tác chiến còn lại, Điểm đang ở Trung Đội 2 thuộc Đại Đội 2 của Chuẩn Úy Vũ Đức Hiếu trở thành Trung Đội 2 của Đại Đội 4. Trung Đội 1 thuộc Đại Đội 1 của Thiếu Úy Nguyên Thảo trở thành Trung Đội 1 của Đại Đội 4. Trung Đội 3 thuộc Đại Đội 3 của Chuẩn Úy Nguyễn Lữ trở thành Trung Đội 3 của Đại Đội 4. Đại Úy Dương Văn Hưng từ Đại Đội 1 qua làm đại đội trưởng. Khi có sĩ quan bổ sung, Nguyên Thảo bàn giao trung đội cho Chuẩn Úy Đinh Viết Thắng (Jango) và giữ trách nhiệm đại đội phó.

Cuối tháng 10, tiểu đoàn di chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp ở Bà Rịa trong bốn tuần lễ. Đây là thời gian tốt cho Đại Đội 4 hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như điều động chỉ huy các trung đội. Binh Nhất Điểm được chọn vào toán biệt kích đại đội, có lẽ nhờ vào dáng dấp cao ráo, mặt trông rất ngầu, lanh lẹ và biết chút ít quyền cước của vùng đất “Mười Tám Thôn Vườn Trầu”.

NLTP5

Hoàn tất chương tình huấn luyện bổ túc, tiểu đoàn đổ quân xuống Bến Lức và tàu hải quân chở vào vùng trách nhiệm. Đại Đội 4 bố trí tại Lương Hòa Thượng, hoạt động bảo vệ tuyến đường về Kinh Cầu An Hạ Đức Hòa cũng như bên kia dòng sông Vàm Cỏ Đông. Đây là vùng nước phèn, nên thơm được trồng bạt ngàn. Nơi đây có mật khu Lý Văn Mạnh mà CSBV di chuyển từ tỉnh Svey Rieng (Soài Riêng) của Cam Bốt qua. Làng Lương Hòa Thượng là một xóm đạo Công Giáo, nhà thờ lớn, lợp ngói đỏ nằm chính giữa làng, nhà cửa bao bọc chung quanh, làng được bảo vệ với những lớp rào bằng kẽm gai, có hai lối ra vào duy nhất, về hướng tây là mặt sông Vàm Cỏ Đông, về hướng Đông lối đi chũ zic zac mà ban đêm được khép kín với các vòng kẽm gai. Đây là một làng có thể tự chiến đấu trong trường hợp bị Việt cộng tấn công. Mỗi ngày Thảo điều động hai trung đội bung rộng lục soát, thỉnh thoảng tàu hải quân chở cả đại đội qua sông, hành quân trong ngày rồi chiều trở về. Vùng này rất nhiều mìn bẫy, tuy nhiên sự sinh hoạt của dân chúng vẫn bình thường trên đoạn đường trách nhiệm.

Điểm nhớ lại thời trai trẻ, trong xóm có các đàn anh như hai Bá, năm Toàn đã đăng lính Biệt Động Quân, được đào tạo tại Trung Tâm Huấn Luyện Trung Hòa. Những khi có dịp họ kể cho bạn bè nghe về nơi này, tuổi trẻ đầy huyết, không biết sợ mà còn cảm thấy thích thú. Trung tâm gần căn cứ địa của địch quân thuộc quận Củ Chi tỉnh Hậu Nghĩa, nhiều bài học thực tập trở thành thực tế, như hành quân tìm địch thì chạm trán với các đơn vị chủ lực miền, đường di chuyển đôi khi bị địch gài mìn bẫy nên phải cẩn thận dò tìm và tháo gở (có toán đặc biệt). Hai tuần sau Đại Đội 4 hoán đổi về giữ bộ chỉ huy Liên Đoàn 3/BĐQ, Điểm trình bày cùng Hắc Điểu (danh hiệu đàm thoại của đại đội trưởng):

– Đại Úy, em xin ông thầy cho em làm người đi tiên phuông của đại đội, chiều dừng quân em sẽ về lại toán biệt kích.

Mĩm cười, Đại Úy Dương Văn Hưng hỏi lại như dò xét:

– Anh có nói đùa không?

Điểm không đắn đo, trả lời một cách quả quyết:

– Em nói thật mà ông thầy!

Hắc Điểu gọi Thượng Sĩ Nguyễn Ký Thường Vụ Đại Đội, ông nói:

– Thượng Sĩ, kể từ nay, Binh Nhất Điểm được miễn gát khi hành quân và lúc về hậu cứ sẽ được cấp năm ngày phép tưởng thưởng.

Ông nhìn Điểm dặn dò:

– Nhớ thật thận trọng trong nhiệm vụ nghe em.

Quyết định của Hắc Điểu quả thật quá bất ngờ và Điểm vô cùng cảm kích trước sự quan tâm mà cấp chỉ huy dành riêng cho anh.

Tiểu đoàn được về trại Nguyễn Văn Nho và ứng trực 100% cho Bộ Tổng Tham Mưu. Vào đêm Giáng Sinh, tại vọng gác, bên trong vòng rào kẽm gai, dưới ánh sáng rực rỡ tỏa ra từ các đèn ngôi sao, tâm hồn anh em lâng lâng như cùng có chung niềm vui với người dân đang hân hoan, háo hức cất bước hướng về nhà thờ Thị Nghè. Tiếng chuông giáo đường nửa đêm rộn rã lan rộng trên không trung báo tin mừng cho nhân loại, hòa cùng âm vang từ máy cassette lời ca thánh thót của nữ ca sĩ Giao Linh:

“…Thiên Chúa sinh trong máng cỏ
là Con Chúa Trời…”.

Sáng ngày 26, cả tiểu đoàn được chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, các chiếc vận tải C-119 đưa từng toán 60 quân nhân xuống phi trường Trà Nóc, và trực thăng CH47 chở ngay vào vùng hành quân thuộc quận Gò Quao Kiên Hưng tỉnh Chương Thiện. Ngày 27 tiến quân, lần đầu tiên anh biệt kích Nguyễn Văn Điểm lãnh nhiệm vụ mở đường, biết rằng đây là một trọng trách nguy hiểm đến sinh mạng, nhưng người khinh binh của các tiểu đội tác chiến không mấy ai đặt hết kỳ vọng vào Điểm, và việc đã xảy ra cho khinh binh Hên. Kể từ giờ phút này, mọi thủ lệnh, mọi hành động của Điểm được các trung đội đi đầu tin tưởng và tuân theo.

NLTP6

Sau ngày hưu chiến Tết Dương Lịch 1970, tiểu đoàn hoạt động theo Rạch Ngã Ba Cái Tàu tới Ngan Dừa (quận Kiến Thiện). Đây là vùng nước phèn và những con mương nhỏ chia rẫy thơm như ô bàn cờ tướng. Những lúc đóng quân đêm, người lính chẻ tre làm bẩy bắt cá, có con cá rô to bằng bàn tay. Hôm nào đại đội 4 đi đầu là Điểm lãnh ấn tiên phuông mở đường. Anh cầm theo một nhánh tre, thỉnh thoảng có vài nơi người dân vào chăm bón rẫy, Điểm quan sát kỷ lưỡng hành động cũng như cách đi đứng của họ trên đường. Những vùng không có sự sinh hoạt, anh đi thật chậm, quan sát tổng quát từ xa để xem có động tĩnh gì, có thể địch đang bố trí hay không? Nhìn gần lại, anh ngồi thấp xuống xem có dây bẫy không? Đất trên đường đi có dấu vết mới bị đào xới và lấp lại không? Đôi khi anh dùng cành tre khều nhẹ chiếc lá trên đường, có thể bên dưới là đạp lôi? Những lúc này Điểm dùng thủ lệnh liên lạc phía sau, và đã có kinh nghiệm trong thời gian qua, tiểu đội tác chiến sẵn sàng yểm trợ, xạ thủ M79 ngón tay bên cò súng.

Mỗi buổi tối, Điểm thường hay hỏi Trung Úy Nguyên Thảo, đại đội phó điều động cánh B của đại đội về khu vực sẽ lục soát vào ngày mai, những chi tiết về địa hình… Điểm trang bị thật nhẹ nhàng, ba lô chứa vỏn vẹn cái võng, tấm đấp mỏng bằng nylon, hai bịch gạo sấy dự trữ, một cấp số đạn. Mỗi khi dừng quân trưa anh thường về với thầy trò Thảo, thỉnh thoảng có gì đặc biệt thì anh ở lại với tiểu đội tác chiến, chiều đóng quân anh trở về ban chỉ huy đại đội.

Trong màn đêm Điểm nhờ toán đốc canh chú ý lắng nghe mọi tiếng động bên ngoài tuyến đóng quân, tiếng ghe máy Kohler hay âm thanh mái dầm khua mặt nước. Đây là yếu tố mà anh cảm thấy rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến con đường đi đang chờ anh ngày hôm sau. Thông thường hoạt động cấp đại đội, trung đội luân phiên thay đổi, ngày đi đầu, hôm sau đi trắc vệ, bữa khác thì bảo vệ mặt hậu. Người khinh binh đi đầu mở đường do trung đội chỉ định cũng thay đổi, vì vậy nên không ai lưu tâm đến yếu tố này.

Dần dần Điểm đã được lòng yêu mến của anh em trong đại đội, có nhiều lúc anh không đi theo con đường, anh tạt về bên trái hoặc về bên phải, lội dưới mương, quân phục ướt sũng nước phèn, mọi người không nệ hà bám theo bước chân anh. Anh em học được sự thận trọng, quan sát xa đến gần… chiều đóng quân, đơn vị đã bung rộng lục soát an toàn, đào hố phòng thủ qua đêm.

Vào dịp gần Tết, Nguyên Thảo được người bạn học Pétrus Ký đang là cán bộ xây dựng nông thôn ở Cần Thơ biếu cho anh một bộ bà đen làm kỷ niệm. Sáng sớm hôm sau, bóng dáng một anh du kích trong bộ bà ba màu đen, mang súng AK đi trên đường, nhưng nhìn kỷ lại, chân anh mang đôi giày bottes de saut, đầu đội nón bo màu vải ngụy trang sóng biển.
Chiều cận Tết, Tiểu Đoàn 3 tiến vào Hỏa Lựu, đơn vị phòng thủ bảo vệ xã đồng thời đón Xuân Canh Tuất. Cuộc sống ở đây rất sung túc, có chợ nhóm và nhiều hàng quán, đầy đủ hương vị như cà phê, hủ tiếu, cá lóc nướng trui và bia 33. Con đường lộ dẫn vào thị xã hơn mười cây số và bến xe lambretta ba bánh dưới dốc cầu gần chợ, có toán kiểm soát của Ban An Ninh Tiểu Đoàn để nhắc nhở anh em quân phục chỉnh tề khi đi Vị Thanh. Thời gian này Trung Tá Nguyễn Năng Bảo mãn khóa học trở về và Thiếu Tá Phạm Văn Sắt qua Tiểu Đoàn 8 tân lập làm tiểu đoàn trưởng.

Ngày mùng 4 Tết tiểu đoàn vào vùng hành quân, Điểm vẫn lãnh trọng trách đi tiên phuông mở đường, ba lô của anh nặng thêm mấy gói thuốc Quân Tiếp Vụ, thơ và quà tết của người hậu phương. Hai hôm sau, Điểm phát hiện trạm y tế địch, nhiều dụng cụ y khoa, thuốc và những cuộn vải trắng dùng để làm băng cứu thương, hai chiếc xuồng gắn máy Kohler ẩn giấu dưới mương. Có bốn con đường mòn dẫn vào trạm, với tính năng động hay tinh nghịch, anh em lấy hết vải trắng kéo dài và quấn vào các thân cây, vì thiếu cảnh giác quan sát, họ chạy bừa trên các đường mòn và bị vướng mìn bẫy, hai trung đội trưởng: Vũ Đức Hiếu (trung đội đi đầu), Nguyễn Lữ (trung đội trắc vệ) và ba binh sĩ bị thương.

súng
Năm 1967 tất cả khóa sinh trước khi bước vào chương trình thụ huấn căn bản, đều phải xâm trên lưng cánh tay trái hàng chữ TQLC Sát Cộng... Năm 1969 thì luật xâm tay hủy bỏ.
Cuộc hành quân tiếp tục lục soát trong vùng U Minh chằng chịt sông rạch, Đại Đội 4 không còn bị thiệt hại vì mìn bẫy nhờ sự lanh lẹ, mưu tính của ngưới lính tiên phuông Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm. Dừng quân nhận tiếp tế tại Kiên Long, tiểu đoàn được trực thăng vận xuống khu vực kinh Huyện Sử thuộc quận Thới Bình tỉnh Cà Mau, cánh A mở rộng lục soát, chuẩn bị vị trí cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, cánh B gồm hai đại đội 3 và 4, Đại Úy Dương Văn Hưng kiêm nhiệm tiểu đoàn phó, hoạt động xa bên ngoài. Nửa đêm cánh A báo cáo địch tiến vào vị trí, Hỏa Long C-47 thả trái sáng và bắn đại liên yểm trợ liên tục. Cánh B được lệnh sẵn sàng lên đường về tiếp viện. Điểm thu xếp gọn gàng, dự tính hơn một giờ chuyển quân đêm, đồng thời đề phòng địch “công đồn đả viện”. May mắn có lệnh hủy bỏ sau đó.

Thượng tuần tháng 4, Tiểu Đoàn 3 về hậu cứ, đơn vị ứng chiến 100% cho Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ riêng Binh Nhất Điểm được năm ngày phép đặc biệt. Đại Úy Dương Văn Hưng thuyên chuyển qua Tiểu Đoàn 9 làm tiểu đoàn phó, Trung Úy Nguyên Thảo về đại đội chỉ huy công vụ làm đại đội trưởng, Trung Úy Võ Văn Đức chỉ huy Đại Đội 4, Trung Úy Nguyễn Phước Thọ trách nhiệm Đại Đội 3.

Tháng 5, tiểu đoàn tăng phái cho quận Kiến Văn tỉnh Kiến Phong, rồi chuyển xuống vùng Năm Căn Cà Mau. Đang hành quân tảo thanh thì được trực thăng bốc ra phi trường Cà Mau. Sau đó được xe chở xuyên đêm đến Châu Đốc và tham dự hành quân ngoại biên Cam Bốt.

Về dưỡng quân ở Vũng Tàu, tiểu đoàn ra hành quân vùng hỏa tuyến. Kể từ đó Tiểu Đoàn 3 TQLC không còn có dịp trở lại đồng bằng miền Nam nữa. Quan niệm của đại đội trưởng cùng tình hình mới của vùng hành quân, Hạ Sĩ Nguyễn Văn Điểm không còn là người lính tiên phuông của đại đội. Cuộc chiến năm 1972 và những mất mát năm 1975, biến tình cảm sống chết bên nhau trở thành những kỷ niệm khó quên của thời trai trẻ cùng chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Sau những năm tù tội trở về Sàigòn, Thảo sống tạm qua việc mua hàng hóa trên xe lửa ở khoảng đường Biên Hòa, Bình Triệu (giao ước ngầm của bạn hàng) tình cờ gặp Hạ Sĩ Nguyễn Nhi tài xế quân xa tại chợ Thủ Đức. Nhi và một vài anh em TĐ3 làm nghề đấp vỏ xe, riêng Điểm có võ đường ở Thủ Đức. Vì không thể sống với loài quỷ đỏ nên Thảo đành tạm biệt quê hương, tìm đường về Đất Mũi nơi tận cùng của miền Nam, theo ghe đi Te (danh từ địa phương là 'bắt tôm') ngoài biển, một ngày theo dự tính của chủ ghe, khi hoàng hôn xuống, mũi ghe nhắm thẳng hướng đến Pulau Bidong, Mã Lai.

Hình ảnh Người Lính Tiên Phuông đôi khi giống như huyền thoại, và bài viết này như lời cám ơn tất cả những khinh binh dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi đầu mở đường trong các cuộc hành quân. Có người đã hy sinh, hoặc thương tật vì mìn bẫy, họ là những nốt nhạc mở đầu bản thiên hùng ca nhưng không bao giờ được người đời nhắc đến.

MX Giang Văn Nhân

https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2015/04/20/mx-giang-van-nhan-nguoi-linh-tien-phuong/




 

 

Huế, Tôi và Mậu Thân
- Mũ xanh Nguyễn Văn Phán

https://youtu.be/ojNlPI6VyEM

 



 

Photo:

 

 

Tiểu Đoàn Quái Điểu TQLC bảo vệ phòng tuyến Mỹ Chánh - trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Tiểu Đoàn Quái Điểu TQLC bảo vệ phòng tuyến Mỹ Chánh - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972


Lễ chào Quốc Kỳ tại trường Thiếu Sinh Quân VNCH trước 1975. Phía sau là Núi Lớn Vũng Tàu.

    Can trường trong chiến trận là một trong những yếu tố quan trọng để mang về chiến thắng trong cuộc chiến mùa hè 1972. Đặc biệt trận chiến này có sự tham dự của ba vị sĩ quan xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân:

     Thiếu Tá Hòa Tiểu Đoàn Trưởng
     Đại Úy Bổn Đại Đội Trưởng
     Chuẩn Úy Hiếu Trung Đội Trưởng

    ■ Thiếu Tá Hòa xuất thân từ Trường Sĩ Quan Đồng Đế.

    ■ Đại Úy Bổn tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và The Basic School-USMC.

    ■ Chuẩn Úy Hiếu Trường Võ Khoa Thủ Đức.

    Họ là người lính VNCH một lòng sắt son với Đất Nước và Dân Tộc, can đảm trong chiến trận, thủy chung với đồng minh, nhân ái với kẻ thù, đó là chân dung thực sự của người lính chiến VNCH.

    Họ không có gì ngoài hai bộ áo quần, tấm poncho, chiếc võng nylon, vài gói thuốc, một bịch café, 5 ngày gạo, vài con cá khô hoặc thịt hộp trong chiếc balô luôn luôn trên vai rong ruổi khắp mọi miền đất nước để săn tìm kẻ thù đang lăm le dày xéo quê hương và xích hóa dân tộc vào vòng nô lệ ngoại bang, đơn giản thế thôi. Họ cận kề với cái chết trong gang tấc nhưng vẫn lạc quan yêu đời vì lương tâm họ không có gì cắn rứt, họ đã làm đúng nhiệm vụ của trai thời loạn trong lúc đất nước nghiêng ngã, ngã nghiêng.

    Ước mơ của họ thật bình thường, một mai khi đất nước hết cơn đao binh, giả từ vũ khí trở về với ruộng đồng, với công trường, nhà máy, với mái ấm gia đình, cùng chung lưng đấu cật xây dựng đất nước được hùng mạnh, dân tộc được tự do, có cơm no áo ấm cho mọi tầng lớp người dân, hít thở không khí trong lành trên vùng trời, biển của quê hương nhưng định mệnh lại rất khắc nghiệt với những mơ ước bình dị, chân chất của người lính VNCH, mọi ước mơ đều gãy đổ một cách không tiếc thương, họ bị giết trong tức tưởi, tủi nhục, bởi những kẻ Lãnh Đạo bất xứng và người bạn Đồng Minh lừa lọc, phản bội.

    Bây giờ nhìn về quá khứ, thành phần cam chịu nhiều thiệt thòi nhất, nhưng hy sinh nhiều nhất là các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt 20 năm chinh chiến, (1954-1975) chiến đấu chống Cộng Sản không ngừng nghĩ. Không ai có thể phủ nhận được thiện chí và công lao to lớn của họ dành cho Tổ Quốc và đồng bào. Họ đã bảo vệ nền dân chủ, tự do còn non trẻ của miền Nam Việt Nam cho đến khi không còn sức để bảo vệ. Nhiều chiến sĩ đã từ giã người thân, âm thầm lên đường và âm thầm gục ngã. Nhiều chiến sĩ đã bị tù mà không có tội sau ngày 30-4-1975.

    Ngày nay vẫn còn nhiều chiến sĩ bị tàn phế, bị bỏ quên sau chiến cuộc, tất cả, họ là những người đã chiến đấu hết sức cho Tự Do, Dân Chủ, cho một nền Cộng Hòa chân chính non trẻ nhưng cuối cùng miền Nam đã bị bán đứng bởi những thế lực chính trị xấu xa, nham hiểm, chúng bức tử miền Nam không một chút xót thương, không một chút ngần ngại, chúng đẩy chúng ta xuống tận đáy vực thẳm tối tăm, tuyệt lộ không có một tia sáng dù là yếu ớt nhất. Một thiểu số may mắn vượt thoát được chế độ tàn ác cộng sản, sống lưu vong trong các nước Tự Do trên thế giới đang cố gắng làm lại cuộc đời nhưng phần nhiều còn lại vẫn không được hưởng tự do, dân chủ trên chính quê hương mình.

    Các Sĩ Quan xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân hiện diện trong mọi Binh Chủng, ngành nghề của QLVNCH.

    Bồng Sơn

*****
Tiểu Đoàn Quái Điểu TQLC bảo vệ phòng tuyến Mỹ Chánh - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972


Song song với những cuộc tấn công chính diện băng qua sông Hiền Lương cầu Bến Hải đến thẳng thị xã Đông Hà, Việt cộng chúng còn mở những đợt tấn công từ hướng Đông, Tây Bắc, Tây và Tây Nam vào các căn cứ của chúng ta, bị bất ngờ bởi cuộc tấn công quá dữ dội, quá mãnh liệt đó, QLVNCH phải triệt thoái để bảo toàn lực lượng. Tuyến Mỹ Chánh được thiết lập do Lữ Đoàn 369 và 147/TQLC trấn giữ để bảo vệ Huế và đón nhận lực lượng bạn di tản về, tái phối trí, bổ sung quân số, tái trang bị để chuẩn bị phản công chiếm lại những vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.

 photo
Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu TQLC bảo vệ phòng tuyến Mỹ Chánh - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Lúc bấy giờ ĐĐ1/TĐ1 trấn giữ trên ngọn đồi trọc về phía Tây Quốc Lộ 1 cách quốc lộ khoảng 2km về phía Nam sông Mỹ Chánh, địa thế khá trống trải nên tầm quan sát khá rộng, ta cũng dễ thấy địch và ngược lại. Hằng ngày tung ra những toán thám sát và bắt được mấy tên bộ đội Bắc Việt tuổi khoảng 14 đến 18, thân hình gầy còm, ốm đói vì thiếu ăn, cho ăn uống no, hút thuốc Ruby Queen của quân tiếp vụ rồi mới hỏi chuyện, khai thác tin tức. Vì thấy được đối đãi tử tế khác với những gì cấp chỉ huy của họ nói và những gì họ học tập trước khi lên đường vào B “tức vào miền Nam” là nếu gặp bọn Lính Thủy Đánh Bộ dù có đầu hàng “surrender” thì nó cũng mổ bụng lấy tim, gan, ruột, phèo xào lên nhắm rượu, làm cho họ rất sợ hãi không dám đầu hàng.

Sau khi khai thác tin tức biết được họ bị lừa bịp tôi đã giải thích cho họ hiểu về chính sách Chiêu Hồi của chính phủ VNCH, thì có một chú xin gặp riêng tôi, cho biết là có nhiều người muốn đầu hàng nhưng không dám vì sợ bị mổ bụng, tôi thật sự ngỡ ngàng vì luận điệu tuyên truyền lừa bịp, ngu dân của bọn chỉ huy cộng sản, khủng bố tinh thần binh sĩ nhằm đẩy họ vào tuyệt lộ. Tương kế tựu kế tôi quyết định thả chú tù binh này và cho chú một cái áo lót màu trắng nhưng đã biến sang màu ngà vì quá cũ, mang vào trong người để sau này làm cờ trắng khi muốn đầu hàng, tôi biết làm như thế nếu không thành công thì có thể bị truy tố ra tòa án quân sự với nhiều tội danh khác nhưng tôi tin ở trực giác và giác quan thứ sáu của tôi là - sẽ chiêu hồi được nhiều binh sĩ đối phương.

Thật thế, ba ngày sau đó đứa con tiền đồn báo là có một tên Việt cộng vẫy cờ trắng áng chừng như muốn đầu hàng, tôi cho lệnh không được nổ súng, bố trí cẩn thận chờ tôi đến. Khi tôi đến nơi thì chính đích thân tôi cầm mảnh vải trắng vẫy lại ba lần “ám hiệu cũng là mật khẩu giữa tôi và chú tù binh đó”, khi nhận được ám hiệu thì 17 người tay để tay lên đầu tiến về phía chúng tôi, tôi tiếp nhận những người này rồi báo cáo về Tiểu Đoàn với quy chế Chiêu Hồi và không quên thâu nạp vũ khí mà họ mang về, Tiểu Đoàn cho xe lên đón họ đưa ngay về Lữ Đoàn để Ban 2 kịp thời khai thác tin tức.

Tin tức khai thác được từ những cán binh cộng sản chiêu hồi này cho biết địch dự trù sẽ tấn công vào vị trí mà tôi đang đóng quân, tương kế tựu kế tôi trình lên tiểu đoàn kế hoạch nghi binh của tôi và được Hương Giang “Thiếu Tá Hòa – TĐT đồng ý chấp thuận” cho áp dụng nghi binh kế, tôi cho con cái làm bộ như là đang đóng quân rất đông tại vị trí này, xuất hiện trong ban ngày nhưng cho đến khi trời tối quang độ mờ dần, tầm quan sát bị rút ngắn thì tôi cho đại bộ phận rút qua vị trí khác chỉ để lại một toán nhỏ với máy truyền tin ANPRC25, trú ẩn trong căn hầm chữ A rất kiên cố có thể chịu đựng được pháo 105mm làm mồi nhữ, tổ tiền đồn với sự bảo vệ bằng 18 khẩu pháo binh của sư đoàn TQLC, hai khẩu cối 81mm cơ hữu của tiểu đoàn và cối 60mm của đại đội.

Tôi yêu cầu pháo binh bắn theo kiểu TOT “Time Over Target” có nghĩa là 18 khẩu pháo dù rằng đặt ở những vị trí khác nhau nhưng được điều chỉnh thời đạo để các viên đạn sẽ nổ trên mục tiêu cùng một lúc dù rằng khoảng cách không bằng nhau, mục đích của kiểu bắn này gây sát thương và thiệt hại rất cao cho địch quân khi chúng đang xung phong không có hầm hố che chở và tôi đặc biệt yêu cầu “loại đạn nổ cao và chạm nổ”, hai khẩu cối 81mm rất lợi hại của Đại Úy Việt ĐĐT/ĐĐCH dùng để bắn cắm chỉ bảo vệ cận phòng cho tổ tiền đồn chống lại bộ binh địch tràn ngập.


    TĐ1/Quái Điểu/TQLC đổ bộ vào quận lỵ Triệu Phong ngày 11 tháng 7 năm 1972.
    Trận đánh này được USNV và USMarine Corps so sánh với trận đổ bộ của lực lượng Liên Hiệp Quốc United Nations vào Inchon of South Korea ngày 15 tháng 9 năm 1950, chỉ khác nhau phương tiện đổ bộ, Inchon dùng tàu ship còn Triệu Phong bằng trực thăng helicopter nhưng với mức độ nguy hiểm và liều lĩnh thì Triệu Phong hơn nhiều.
    Đại Úy Bồng Sơn Đại Đội Trưởng

Phải nói thêm một điều là khi Đại Úy Việt làm ĐĐT/ĐĐCH và Thiếu Úy Võ Phúc “con trai của Trung Tá Võ Kỉnh” làm Trung Đội Trưởng trung đội súng cối 81mm thì hiệu năng của súng cối được tăng lên rất nhiều, do đó tôi rất tin tưởng khi dùng 81mm yểm trợ cận phòng, tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng đúng nguyên tắc “tứ khoái nhất mạn” tất cả hỏa tập tiên liệu đã xong xuôi chỉ chờ địch đến, một điều đáng nói hơn nữa là về tính hy sinh và trách nhiệm của cấp chỉ huy, theo dự định tôi chỉ để lại bán tiểu đội gồm ba binh sĩ và một hạ sĩ quan giữ vị trí, tôi chỉ thị Ch/ Úy Hiếu Tr ĐT chọn lựa những binh sĩ gan dạ và dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, hạ sĩ quan phải biết xử dụng thành thạo bản đồ, địa bàn và nhất là phải biết cách điều chỉnh pháo binh. Sau khi tuyển chọn thì Ch/Úy Hiếu hình như không chọn được người Hạ Sĩ Quan nào hội đủ điều kiện ngoại trừ Tr/Sĩ nhất Thông Trung đội Phó nhưng Hiếu không muốn để Thông ở lại toán tiền đồn nên xin tôi cho Hiếu được ở lại vị trí với ba binh sĩ, khi biết được điều đó thì Thông đã xin gặp tôi và trình bày ý nguyện muốn được chỉ huy toán tiền đồn thay thế Hiếu viện lý do là Ch/Úy Hiếu còn phải chỉ huy Trung Đội Trừ, hai người, Trung Đội Phó và Trung Đội Trưởng đều muốn được nhận lãnh nhiệm vụ cao cả đó và cuối cùng tôi quyết định Ch /Úy Hiếu được lãnh nhận nhiệm vụ chỉ huy toán tiền đồn, cũng là mồi nhữ địch quân, tôi giã vờ cho vài ánh lửa như là lính phòng thủ đang hút thưốc ý đồ chứng tỏ là chúng tôi vẫn hiện diện tại vị trí.

Giây phút chờ đợi đã đến, lúc 21:00 giờ tối, địch quân pháo dồn dập rất mạnh gồm đủ mọi loại pháo 130mm, hỏa tiễn 107, 122mm bay tới ào ào, tiếng súng cối 120mm depart rõ mồn một, ý đồ là cày nát và hủy diệt toàn bộ lực lượng phòng thủ trước khi dùng bộ binh thu dọn chiến trường, trong khi pháo hoạt động thì bộ binh chúng tiến sát đến dưới chân đồi “với ý định chiến thuật cài răng lược để tránh hỏa lực yểm trợ Phi, Pháo của ta” làm điểm tập trung để chuẩn bị xuất phát xung phong, xơi tái lực lượng phòng thủ sau đợt mưa pháo đủ loại.

Phần chúng tôi luôn nhắc nhở toán tiền đồn - hễ không nghe tiếng pháo thì phải ngóc đầu lên quan sát coi chừng địch xung phong, đồng thời Tiền Sát Viên gọi về xin pháo binh chuẩn bị sẵn sàng, tôi đích thân gọi Đại Úy Việt 'cùng khóa Võ Bị' sẵn sàng hai khẩu súng cối 81mm với đạn nổ và soi sáng, các trung đội sẵn sàng với trang bị gọn nhẹ để dễ dàng truy kích địch nhanh chóng, “We are soldiers, we’re always ready!”, sau gần một giờ pháo địch dập vào vị trí toán tiền đồn của Ch/Úy Hiếu, vẫn vô sự dù rằng pháo địch đã nổ trên nắp hầm mấy quả làm tung tóe đất đá và bao cát, có binh sĩ bị chảy máu tai vì sức ép quá mạnh. Chúng tôi đang chờ đợi chúng đến thì bất thần tôi nghe hằng trăm tiếng la hét reo hò vang dội khoảng không gian đang tĩnh mịch một cách đáng sợ, báo hiệu chết chóc, máu đổ thịt rơi, Thượng Sĩ Phước thường vụ ĐĐ chạy nhanh đến chỗ tôi và hoảng hốt hỏi:

– Bồng Sơn có nghe gì không?

Tôi không trả lời vì đang bận ra lệnh cho Ch/ Úy Hiếu quan sát kỹ càng, khi chính mắt thấy tụi nó thì báo cho tôi, trong khi đó tiền sát viên đến gần tôi hỏi:

– Bắn được chưa Bồng Sơn?

Tôi trả lời bằng một câu hỏi:

– Pháo binh đã sẵn sàng chưa?

– Trình Bồng Sơn sẵn sàng!

– Bắn theo yêu cầu: đạn nổ cao và bắn theo lệnh.

– Nhận rõ 5/5 Bồng Sơn.

Tiếng Ch/Úy Hiếu vang lên:

– Trình Bồng Sơn tụi nó đang nhào lên, đông lắm!

Tôi trấn an Hiếu, pháo binh sẽ bắn ngay, tôi cho lệnh pháo binh tác xạ đồng thời yêu cầu Đ/Úy Việt cho soi sáng bằng súng cối 81mm, tiếng Ch Úy Hiếu hét lên trong máy:

– Bồng Sơn, tụi nó đang phóng về phía tôi.

Song song với tiếng thét của Ch/Úy Hiếu thì từng tràng pháo 18 khẩu pháo binh của tiểu đoàn Pháo Binh 105mm/TQLC bay đến rào rào nghe đến rợn người, rồi những tiếng nổ long trời lỡ đất chụp lấy ngọn đồi.

– Hồng Hà đây Bồng Sơn.

– Hồng Hà nghe Bồng Sơn.

– Cho con cái ngồi vào trong hầm không ai được ló đầu lên tôi sẽ bắn 10 tràng, tôi quay qua Tiền Sát Viên ra lệnh:

– Tốt, bắn hiệu quả 10 tràng “180 quả đạn”...

Tôi cho lệnh ĐĐ chuẩn bị truy kích, đồng thời xin TĐ cho Hỏa Long “C47” soi sáng và yểm trợ sau khi pháo binh ngưng bắn. Hương Giang cho biết yêu cầu được chấp thuận.

– Hồng Hà đây Bồng Sơn.

– Hồng Hà tôi nghe thẩm quyền.

– Tình hình thế nào? Báo cáo!

– Trình Bồng Sơn tụi nó nằm rạp hết rồi, rên siết vì đau đớn vang lên khắp nơi, chúng nó đang lôi kéo tử thi và tải thương binh, Bồng Sơn cho về trái 200m, xa hơn 100m là đường tải thương của tụi nó.

– Anh phải cho tôi phương giác quan sát thì tôi mới chỉnh được chứ ông cho khơi khơi như vậy thì làm sao pháo binh người ta chỉnh yếu tố tác xạ được.

– Nhận rõ, xin lỗi Bồng Sơn.

– Phương giác quan sát 4800 ly giác, về trái 200m xa hơn 100m.

Tôi lập lại yếu tố điều chỉnh cho tiền sát viên nghe và pháo binh tức thời được chuyển xa theo yêu cầu, bắn vào yếu tố mới là đường rút quân của địch đồng thời Hương Giang cho biết là Hỏa Long sẽ vào vùng trong vòng 5 - 7 phút nữa, và lệnh cho tôi ngưng tác xạ pháo binh để máy bay Hỏa Long “loại C47 có trang bị đại liên 6 nòng và rất nhiều trái sáng được dùng để yểm trợ ban đêm” vào vùng.

Tôi xin lệnh truy sát địch quân nhưng vì C47 Hỏa Long của VNCH đang bao vùng, và kế tiếp Lữ Đoàn cho AC - 130 Spectre của Hoa Kỳ thanh toán thành phần còn lại của địch; vả lại, trời tối quá nên Hương Giang không cho vì khó quan sát có thể bị ngộ nhận. Tôi gởi trả lại cho Ch/Úy Hiếu nguyên vẹn Trung đội của anh để phòng thủ và thanh toán chiến trường, tại hiện trường hơn 50 xác và hơn 80 vũ khí đủ loại, bên ta vô sự chỉ bốn binh sĩ trong đó có Hiếu bị chảy máu tai vì sức ép của đạn pháo nổ trên nắp hầm, tôi cho tải thương nhưng tất cả đều từ chối xin được ở lại với trung đội.

ÁP DỤNG CHIẾN THUẬT NGHI BINH VÀO TRẬN ĐÁNH

A. Trận chiến đầu tiên và cũng là cuối cùng với Bộ Đội Đặc Biệt Tinh Nhuệ của CSBV.

Trở lại giai đoạn đầu khi CSBV mở những cuộc tấn công ồ ạt vào lực lượng TQLCVN, SĐ3BB, SĐ1BBvà các l/l khác của QLVNCH tại vùng địa đầu giới tuyến, ĐĐ1/TĐ1/TQLC được điều động đến phòng thủ căn cứ Phượng Hoàng ở hướng Nam Tây Nam căn cứ Ái Tử, hằng ngày tung con cái lục soát các mục tiêu nghi ngờ, liên tiếp hai ngày liền các tổ trinh sát đều báo cáo chạm địch và tịch thu được tấm bản đồ mà chúng vẽ căn cứ Phượng Hoàng, đánh dấu từng vị trí chỉ huy, từng khẩu pháo, từng lớp hàng rào kẽm gai và các vị trí súng cộng đồng.

Phân tích những tin tức và các chi tiết thâu lượm được cho phép tôi kết luận là chúng sẽ dùng l/l Đặc Công để tấn công căn cứ “mà bọn chúng gọi là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, một đơn vị có tiêu chuẩn ăn uống và quyền lợi cao như là các phi công lái phản lực cơ Mig”.

Sau khi đoán được ý đồ của địch, tương kế tựu kế tôi ngưng tung ra những toán hoạt động ban ngày với mục đích cho chúng có cơ hội bám sát căn cứ để dễ dàng quan sát được vị trí phòng thủ, và cũng không quên ra lệnh cho các Hiệu Thính Viên giăng antena 7 đoạn lên cao với mục đích cho chúng thấy đó là Bộ Chỉ Huy, đồng thời cũng cho thu gọn sạch sẽ các cuộn kẽm gai “razor barbed wire” mà hằng đêm tôi vẫn cho giăng ra phía trong tuyến phòng thủ để đề phòng đặc công tấn công. Khi trời bắt đầu chạng vạng tối, quang độ giảm dần thì tôi cho hoán đổi các vị trí súng cộng đồng và di chuyển Bộ Chỉ Huy đi nơi khác, các cuộn kẽm gai lại được giăng ra dày đặc, ba đêm chờ đợi căng thẳng trôi qua ngày ngủ, đêm thức đến đêm thứ 4 thì chúng mò đến, Tiểu Đội tiền đồn có máy ANPRC25 liên lạc trực tiếp với tôi cho biết quân số khoảng 16 tên đang tiến đến vòng rào căn cứ, lúc bây giờ khoảng 8 giờ tối, chỉ thị cho tiểu đội tiền đồn quan sát mọi hoạt động, không được tác xạ vì tôi muốn cho chúng vào sâu trong vị trí và hốt trọn ổ không để tên nào chạy thoát. Lệnh cho các Trung Đội báo động sẵn sàng tại vị trí và chỉ được khai hỏa theo lệnh, khi thấy signal màu xanh phóng lên, đó là lệnh, tất cả phải tuyệt đối thi hành.

B. Ngày khai tử Bộ Đội Đặc Biệt Tinh Nhuệ của CSBV.

 photo ltvrdik_Barbed_wire.png
Những cuộn kẽm gai Razor barbed wire trong đêm tối đã cứa nát da thịt của những toán 'Đặc Công bộ' Việt cộng.
Khoảng cách không hơn 50m từ vòng rào ngoài cùng cho đến tuyến phòng thủ mà chúng di chuyển hơn 4 tiếng đồng hồ làm cho chúng tôi rất sốt ruột, vì là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ nên kỹ thuật di chuyển cùng cách thức rà mìn bẩy, cắt hàng rào kẽm gai, đánh bằng chất nổ, chúng được huấn luyện rất chu đáo, khi chúng tôi nghe được tiếng thở của bọn chúng thì cũng chính lúc đó chúng đồng loạt đứng dậy la xung phong, ném bêta vào phía chúng tôi, đồng loạt nhảy qua giao thông hào vào phía trong miệng hô to:

– “Hàng sống chống chết! Hàng sống chống chết!”.

Tín hiệu signal màu xanh được phóng lên cùng loạt với các loại flare khác làm sáng rực vị trí phòng thủ như ban ngày, thấy chúng đang bị những cuộn kẽm gai chằng chịt quấn chặt, khác xa với những gì mà ban ngày chúng quan sát thấy khi thám sát địa thế, không có bất cứ chướng ngại vật nào ở bên trong nhưng sao bây giờ lại nhiều thế, với phương châm tai nghe, mắt thấy, tay sờ được mục tiêu mới đánh, lực lượng này mà chúng ta còn gọi là đặc công bộ và đặc công thủy đã dày công khổ luyện, chúng được nuôi dưỡng với những tiêu chuẩn cao về vật chất cũng như tinh thần để thực hiện những nhiệm vụ có tính cách quyết định, chúng đánh theo lối cảm tử - “aller sans retour như TĐ1/Quái Điểu/TQLCVN đã làm trong chiến dịch tái chiếm Cổ Thành-Quảng Trị, đổ bộ vào quận lỵ Triệu Phong ngày 11 tháng 7 năm 1972, trận đánh này được USNV và USMarine Corps so sánh với trận đổ bộ của lực lượng Liên Hiệp Quốc United Nations vào Inchon of South Korea ngày 15 tháng 9 năm 1950, chỉ khác nhau phương tiện đổ bộ, Inchon dùng tàu ship còn Triệu Phong bằng trực thăng helicopter nhưng với mức độ nguy hiểm và liều lĩnh thì Triệu Phong hơn nhiều.

Trận đánh đầy máu lửa này sẽ viết ở phần Tái Chiếm Triệu Phong

Những cuộn razor barbed wire sắc như dao cạo bấu lấy chân tay, thân thể, cắt da thịt bọn chúng không một chút thương tiếc, không cho chúng di chuyển, biết là bị sập bẩy nên chúng cố gắng luồn lách để thoát thân, những sợi giây an toàn của những quả bêta mà chúng đeo trước ngực dính vào những móc kẽm gai đã kích hỏa những quả bêta và thay vì dùng để giết chúng tôi thì quay lại nổ banh lồng ngực và thân thể của bọn chúng, chiến sĩ ĐĐ1/TĐ1/TQLCVN quay ngược súng vào bên trong kết thúc trận chiến với bộ đội Đặc Biệt Tinh Nhuệ của Cộng Sản Bắc Việt với 16 tên phơi xác, không toàn thây vì chính các quả bêta mà chúng mang trước ngực, dùng để ném vào các ụ pháo binh và hầm hố của TQLC/QLVNCH.

Sáng ngày hôm sau vừa thu dọn chiến trường xong thì có lệnh rút bỏ căn cứ Phượng Hoàng để về phòng thủ căn cứ Ái Tử.

Bồng Sơn - Ngày ấy thời chinh chiến.

July 20, 2015

Nguồn:

http://bongsonbui.blogspot.com/2015/07/thieu-sinh-quan-voi-phong-tuyen-my-chanh.html



 

 

 

 

Tái Chiếm Triệu Phong






Tái Chiếm Triệu Phong Tái Chiếm Triệu Phong



BCH/TĐ1-1972



    Triệu Phong tên một quận lỵ thuộc tỉnh Quảng Trị nằm về hướng Đông Đông Bắc cầu Thạch Hãn, nơi có tên chợ Sải, là huyết mạch của con đường tiếp tế từ cửa Việt vào cho lực lượng của chúng đang bám trụ trong thành phố Quảng Trị và nhất là cho hơn 300 tên đảng viên cảm tử đang tử thủ trong và trên cổ thành Đinh Công Tráng.

:th-2.jpg
    Sông Thạch Hãn mùa mưa nước chảy mạnh, từ núi đồi phía Tây đổ ra cửa Việt và những nhánh sông phụ mang phù sa về nuôi sống vùng đồng bằng. Triệu Hảỉ tên của hai quận Triệu Phong và Hải Lăng. Lúc bây giờ TĐ1 đang dưỡng quân, bổ sung quân số tại khu vực Vân Trình-Điền Môn-Quảng Trị thì được lệnh chuẩn bị để hành quân trực thăng vận vào quận lỵ Triệu Phong-Chợ Sải-Sịa, đó là ngày 11 tháng 7 năm 1972 sau ba tháng 11 ngày rời xa Quảng Trị vì bị địch tạm chiếm.


:83298566.jpg
Cầu Thạch Hãn khi chưa bị tàn phá

    Tôi đang nằm đong đưa trên chiếc võng, đọc lá thư của người con gái mang tên TNLD vừa mới gửi ra theo chuyến tiếp tế kèm cuốn băng cassette với bản nhạc Ngậm Ngùi của Phạm Duy thì lệnh tiểu đoàn gọi lên họp, vội vàng chộp lấy bản đồ, dây ba chạc với súng Colt 45, áo giáp, nón sắt bật dậy khỏi chiếc võng, xếp lá thư đang đọc dang dỡ cùng với hai hiệu thính viên tiến lên BCH/TĐ. Khi đến nơi là buổi họp khai diễn ngay. Hương Giang với khuôn mặt căng thẳng và Nghệ An “Nguyễn Cao Nghiêm” TĐP, Thần Phong “Trịnh Văn Thềm” ĐĐT/ĐĐ4, Lạng Sơn “Vàng Huy Liễu” ĐĐT/ĐĐ3, Trúc Giang “Dương Văn Tươi” ĐĐ2 và Dầu Tiếng “Trần Quang Duật” B3, tất cả đều im lặng, khi Hương Giang ban lệnh hành quân xong rồi nói.

:th-3.jpg
Bản đồ vùng quanh sông Thạch Hãn
— Có ai còn hỏi gì không? Any questions?

Tức thời tôi đưa tay và hỏi:

— Xin Hương Giang “Nguyễn Đăng Hòa” cho biết hỏa lực gì sẽ yểm trợ cho chúng ta khi mục tiêu vẫn còn nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh cơ hữu?

— Hải Pháo và phi cơ của Đệ Thất Hạm Đội.

Hương Giang trả lời, rồi nói tiếp:

— Đại Tá LĐT147 có bảo tôi nói lại với anh em, ai theo tôn giáo nào thì cầu nguyện theo nghi thức của tôn giáo đó, vì lần đổ bộ này vô cùng nguy hiểm và tướng tư lệnh nói giao nhiệm vụ vinh quang này cho TĐ1, nếu trận đánh giành được chiến thắng có nghĩa là chúng ta giữ vững được mục tiêu trong vòng 24 giờ thì tất cả quân nhân các cấp của TĐ1 sẽ được thăng cấp. Nếu không còn ai hỏi gì thì chấm dứt, tất cả về chuẩn bị di chuyển ra bãi bốc.

    Tôi vội vàng quay về đơn vị cho lệnh tập họp, khi Trung Úy ĐĐP trình diện ĐĐ xong, với quan niệm điều binh “quý hồ Tinh, bất quý hồ Đa”, tôi nói:

— Quân Nhân các cấp thuộc ĐĐ1,

Với danh dự của ĐĐT, tôi cho phép những ai không muốn cùng tôi tham dự cuộc hành quân đổ bộ tái chiếm lại quận Triệu Phong lần này, được bước ra khỏi hàng và ở lại tiền trạm chờ ĐĐ trở về nếu còn sống sót, vì tôi không muốn giấu diếm anh em bất cứ một điều gì, cuộc hành quân này vô cùng nguy hiểm, có thể ra đi mà không có ngày trở lại...



BCH/TĐ1-1972

Các anh em cùng tôi đã sống chết bên nhau qua biết bao nhiêu gian khổ của đời lính nhất là lính TQLC, từ chiến trường Campuchia mùa nước nổi thất thường đến rừng núi Hạ Lào ướt đẫm mồ hôi, loang máu trận địa... chúng ta đã cùng sống chết, cùng chia sẻ vui buồn với nhau trong những giây phút vinh quang cũng như sinh ly tử biệt, niềm vui thì hiếm có dù rằng những chiến thắng mà ta đạt được sau mỗi trận chiến, chúng ta đều nhận lãnh những sự mất mát rất đau lòng, còn nỗi buồn thì chồng chất, trỉu nặng thân xác và tâm hồn anh em chúng ta. Vì thế lấy danh dự của người chỉ huy các anh em, tôi không phạt hay gây khó khăn gì cả cho những ai không muốn sống chết cùng đồng đội, được quyền không tham dự cuộc hành quân này, tôi cho tất cả các anh em Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ 5 phút để suy nghĩ và trả lời cho tôi biết.

Nói xong tôi quay vào BCH/ĐĐ.

Khi tôi trở ra thì Trung Úy ĐĐP hô nghiêm và trả lời.

— Thay mặt toàn thể quân nhân các cấp ĐĐ1, chúng tôi nguyện sống cùng sống, chết cùng chết với Bồng Sơn bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

— Cảm ơn Trung Úy ĐĐP và toàn thể quân nhân các cấp đã đồng lòng cùng với tôi thi hành trọng trách mà thượng cấp giao phó, tôi hỏi lại lần cuối, “có ai muốn không cùng đơn vị…” tôi nói chưa dứt lời thì…

— Không, Không!

— Trình Bồng Sơn: Không!
Hàng trăm tiếng 'Không' vang lên.

Thấy lòng quân đã ổn, tôi cho lệnh tan hàng về chuẩn bị lần cuối trước khi xuất phát tiến ra bãi bốc “picking zone”.

    ĐĐ1 lên bốn chiếc Chinook 47 đầu tiên, tôi thoáng thấy Đ/Tá Bảo LĐT147, Tướng Lân, Tướng Weyand và Tướng Trưởng đang đứng bàn luận với nhau ở xa xa, chợt có ba vị phóng viên ngoại quốc chạy lúp xúp về hướng chúng tôi đang chuẩn bị lên trực thăng.

— Good morning Sir, how are you?

— Good morning Gentlemen! We are fine.

Tôi trả lời.

— What do you think about this operation? It´s very dangerous isn´t it?

— I really don´t know how much it is but I do know it is. You guys want to follow us?
— No, no, no Sir Thank you so much!

Rồi họ lúp xúp chạy về hướng các mặt trời đang đứng.

Khi tôi bước lên trực thăng thì hai quân nhân phi hành đoàn của TQLC Mỹ đưa tay chào:

— Good Luck Sir...

— Good Luck for everyone! Thank you.

    Cửa máy bay đóng, tôi ngoái đầu nhìn lại xuyên qua bửng của trực thăng thì thấy các ĐĐ khác cũng đã xong, trực thăng bắt đầu nổ máy, cát bụi mịt mù đất trời, tiếng động cơ ầm vang bên ngoài nhưng bên trong phi cơ thật im lặng mọi người đang theo đuổi ý nghĩ riêng của mình không ai nói với ai điều gì cả tay ghì chặt súng, mắt lăm lăm nhìn vào khoảng không gian nhỏ bé của những ô cửa sổ trên phi cơ. Khi đã đủ vòng quay trực thăng bắt đầu cất cánh, khác với những lần bay trước lần này họ đổi chiến thuật bay, thay vì bay lên cao thì bay rất thấp chỉ cách mặt đất khoảng độ 30-40 chục mét, sát ngọn cây dùng sức gió của chong chóng thổi tung cát bụi làm màng khói che chở cho đoàn chim sắt, đồng thời hất tung những khẩu phòng không thượng liên 12,7mm và cao xạ 37 và 40mm đang ngụy trang che giấu trong nhà, dưới hầm hố đồng thời làm mù mắt và thổi tung những xạ thủ văng ra khỏi vị trí, làm mồi cho những chiếc chiếc OH58 “loại trực thăng quan sát hai chỗ ngồi” và trực thăng võ trang Cobra được trang bị hỏa tiễn và đại liên 6 nòng, có thể bắn 6,000 viên đạn trong một phút đang bay hộ tống hai bên, báo cho phi hành đoàn biết để đề phòng và họ đã thông báo cho chúng tôi cùng biết.

    Chiến thuật bay mới lạ này làm bất ngờ và vô hiệu hóa các chốt địch quân đang bố trí trên trục bay, không một phát súng nào của địch quân bắn lên được đoàn chim sắt, đoàn chim sắt an toàn cho đến nhánh sông Vĩnh Định, tôi gọi nó là dòng sông Định Mệnh “hình như là tên của cuốn phim hay truyện mà tôi đã đọc hay xem qua” không ai có thể ngờ chỉ khoảng bảy, tám chục mét chiều rộng của lòng sông đoàn chim sắt không được màn bụi che chắn “vì bay qua mặt nước” nên đã làm mồi ngon cho những ổ thượng liên và cao xạ bố trí sát và trên bờ sông Vĩnh Định, một chiếc trực thăng trúng đạn cao xạ nổ tung trong bầu trời tạo thành chiếc cầu lửa với hơn 40 TQLC nam Việt Nam và 4 phi công, phi hành đoàn của USMC “TQLC Mỹ” hy sinh, chỉ duy nhất còn lại một ít người sống sót nhưng bị thương rất nặng trong số đó có bác sĩ Hoàng, bác sĩ của tiểu đoàn nhưng bị phỏng nặng. Chiếc trực thăng tôi đang ngồi bị mấy viên 12.7mm xuyên từ dưới sàn lên đến nóc phi cơ nghe rốp rốp, theo phản xạ tự nhiên và bản năng sinh tồn, tôi lấy cái nón sắt đang đội lót xuống và ngồi lên trên với ý nghĩ thô thiển nếu có bị trúng đạn thì cũng đỡ phần nào.
Một chiếc không đáp xuống được đành phải chở khoảng 30 TQLC ra đáp tại hạm đội, sau đó một tuần mới đưa các chiến sĩ đó trở lại chiến trường.

    Đến đây tôi muốn dành đôi dòng để nói lên sự can trường của các phi hành đoàn trực thăng khi họ cùng với chúng tôi thi hành nhiệm vụ, khi phi cơ trúng đạn tôi quan sát phản ứng của họ thì thấy họ khá bình tĩnh vẫn điều khiển đáp xuống an toàn tuy rằng không đúng vào tọa độ vì bị pháo địch dập vào bãi đáp “landing zone”. Tôi tự nghĩ, nếu mình qua chiến đấu trên đất Mỹ, chiến đấu giúp dân Mỹ không biết mình có làm được cho họ như họ đã làm cho quê hương xứ sở của mình không? Tôi chỉ muốn nói thuần túy và duy nhất là những người lính Mỹ, những người như tôi, như chiến hữu của tôi, tôi không muốn đề cập đến bọn chính trị hoạt đầu.

    Bốn chiếc trực thăng của ĐĐ1 may mắn đáp được xuống gần với nhau, bầy Quái Điểu tung ào ra khỏi chim sắt, tiếng súng địch bắt đầu khai hỏa, Quái Điểu đang chơi vơi giữa đồng trống, vài Quái Điểu đã gục ngã tình thế quá nguy cấp buộc tôi một lần nữa lại phải áp dụng chiến thuật 'phản phục kích' như đã cùng với Cam Ranh “ám danh đàm thoại của đại bàng Cam Ranh lúc ông làm ĐĐT/ĐĐ1/TĐ4 Kình Ngư và tôi làm ĐĐP”, trong trận Rạch Nước Trong tại Chương Thiện thuộc vùng IV chiến thuật.

    Tôi chỉ kịp cầm bản đồ chỉ vào mục tiêu là bờ làng nơi bọn Việt cộng đang bố trí, tác xạ thẳng vào chúng tôi và thét lớn:

— Xung Phong! Xung Phong!

Rồi cắm đầu đâm thẳng vào mục tiêu, đồng loạt gần 120 Quái Điểu lao mình vào phía trước theo cấp chỉ huy của mình như đã hứa, không một chút e dè kiêng sợ, thái độ của chúng tôi không màng nguy hiểm cận kề, không một chút sợ hãi, bình tĩnh nhào vào tử địa không chút ngại ngùng đã làm cho địch quân hoảng loạn, tê liệt thần kinh khi nhìn thấy chúng tôi ùn ùn lăn xả vào cận chiến “hand combat” với chúng, bị bất ngờ và cũng không bao giờ ngờ địch quân lại đánh theo lối tự sát “kamikazê” nả, chúng vô cùng hoảng sợ bung chạy ra khỏi hầm trú ẩn, chạy loạn xạ tìm chổ trốn, chúng chui xuống hầm nhưng hầm đã có người khác rồi, nhiều tên nằm dài trên mặt đất úp mặt xuống lấy hai tay che đầu, che tai, trong lúc đó Quái Điểu đã tiến sát đến đít, bọn chúng không còn chổ nào nữa để trốn, thần kinh bị tê cứng, quá sợ hãi chúng chúi đầu xuống hố nhưng vì dưới hố đã có người không còn đủ chỗ nên chúng phải nửa trong nửa ngoài, chúi đầu giấu mặt xuống dưới hố, chổng mông lên trời giống như loài chim Đà Điểu chúi đầu xuống cát để tránh bão.

    Tôi cho lệnh tiến thật nhanh để chiếm bờ sông làm điểm tựa rồi từ đó mỗi trung đội để lại một đứa con phòng thủ giữ mặt sông, đề phòng bọn đặc công thủy có thể tập kích chúng tôi từ phía sau, lực lượng còn lại đánh ngược trở ra khu vực mà chúng tôi vừa xung phong lướt qua, thanh toán nốt những ổ kháng cự còn sót lại đồng thời thu dọn chiến trường. Một khinh binh trong tổ biệt kích khi lục soát, khám phá ra một căn hầm, vội vàng rút lựu đạn M 67 định ném xuống nhưng linh tính báo cho tôi biết có người ở dưới hầm, nên tôi không cho ném và lệnh cho Thường Vụ ĐĐ kêu gọi mọi người ở dưới hầm lên, sau vài lần kêu gọi thì cuối cùng một bà cụ với mái tóc trắng xóa ló lên mếu máo nói:

— Lính Cộng Hòa ơi, còn nhiều người dưới đó.

— Có Việt cộng trong đó không không má?

Thượng Sĩ Phước “người Quảng Trị” Thường Vụ ĐĐ hỏi.

— Không có các con ơi, chỉ có dân miềng thôi.

    Tôi lệnh cho Th/Sĩ Phước bảo họ vẫn cứ ở nguyên dưới hầm không được lên, để tránh bị thiệt hại bởi pháo binh địch đang bắn vào vị trí và đạn đạo thẳng của ta và địch đang giao tranh. Tiếng súng M16 và lựu đạn M67, M26 vẫn nổ lác đác, các trung đội báo cáo đang thanh toán địch trốn ở dưới hầm, và đã tiến đến được mép làng chỗ mà địch đã bố trí bắn vào chúng tôi khi mới vừa đổ xuống. Tôi cho lệnh dừng lại bố trí phòng thủ, củng cố hầm hố dồn tất cả súng M72, M79 với đạn chống chiến xa, XM202 và khẩu đại bác 90mm không giật của trung đội vũ khí nặng ra hướng đồng trống để sẵn sàng chống trả chiến xa và thiết quân vận của địch đang chuẩn bị phản công chiếm lại Thôn Bích La Đông, quê hương của tên tổng bí thư lê duẫn đang bị TQLC/QUÁI ĐIỂU chiếm đóng. Có một điều mà tôi vô cùng bất mãn và thực sư không hiểu, là không biết có ngoại lệ nào - không cho phép đánh hay bắn vào nhà của những tên chóp bu cộng phỉ hay không? Mà khi tôi yêu cầu pháo binh bắn vào những tọa độ đó thì lại bị từ chối; vì thế, sau này tôi mới biết đó là quê hương của tên ba Duẫn.

    Khi chúng tôi chiếm được bờ sông thì địch quân quá sợ hãi và cũng không còn con đường nào khác, chúng đành nhảy xuống dòng sông bơi thoát thân mong có cơ hội sống sót nhưng đó cũng chính là tử lộ của chúng, làm mồi cho khẩu M60 của trung đội 3 và trung đội 1 bắn chéo cánh sẽ nên không còn một tên nào sống sót, dòng sông Vĩnh Định loang máu tươi. Tôi cho lệnh lục soát ngược lại hướng bìa làng để thanh toán nốt những ổ kháng cự còn sót lại. Trong lúc này thì pháo địch đã định được vị trí của ta, chúng bắt đầu dùng trận địa pháo, cũng may mắn cho ĐĐ1 đã có hầm hố đào sẵn của bọn chúng nên chúng tôi chỉ việc lôi các tử thi của địch ra khỏi hố là có hầm trú ẩn để làm thành tuyến phòng thủ, đề phòng chiến xa và bộ binh địch phản công, đồng thời nhanh chóng đưa thương binh và tử sĩ vào vị trí an toàn là một cái đường mương dẫn nước từ sông Vĩnh Định để tưới cho vùng đồng bằng Triệu Hải.


Chiến thuật bay, thay vì bay lên cao thì bay rất thấp chỉ cách mặt đất khoảng độ 30-40 chục mét, sát ngọn cây dùng sức gió của chong chóng thổi tung cát bụi làm màng khói che chở cho đoàn chim sắt, đồng thời hất tung những khẩu phòng không thượng liên 12,7mm và cao xạ 37 và 40mm đang ngụy trang che giấu trong nhà, dưới hầm hố đồng thời làm mù mắt và thổi tung những xạ thủ văng ra khỏi vị trí.

Chiến thuật bay này làm bất ngờ và vô hiệu hóa các chốt địch quân đang bố trí trên trục bay, không một phát súng nào của địch quân bắn lên được đoàn chim sắt, đoàn chim sắt an toàn cho đến nhánh sông Vĩnh Định dưới sự yểm trợ của trực thăng võ trang Cobra được trang bị hỏa tiễn và đại liên 6 nòng, có thể bắn 6,000 viên đạn trong một phút đang bay hộ tống hai bên.


    Nói là an toàn nhưng thực tế là một cái mương nước được đào làm thủy lợi nhưng vì mùa nắng nên mực nước rút xuống, mương trở nên khô ráo tạo thành một cái giao thông hào khá lớn, khá dài làm thành chỗ trú ẩn cho thương binh và tử sĩ sau này khi phải chờ đợi ba ngày sau mới bắt tay được với TĐ2 Trâu Điên đang cố gắng hết sức mình ủi xuyên thủng tuyến phòng thủ dày đặc kiềng chốt của địch, để tiếp viện cho Quái Điểu đang chơi vơi trong lòng địch được tải thương, tiếp tế đạn dược.

    Khi tương đối an toàn tôi mới hoàn hồn, gọi máy liên lạc với Tiểu Đoàn thì hiệu thính viên cho biết Hương Giang whisky nhẹ vào chân, tôi bảo hiệu thính viên trao máy cho Hương Giang để tôi nói chuyện vì tôi muốn nghe tiếng Hương Giang, hoặc Dầu Tiếng lên máy để biết chắc ông vẫn còn sống vì khi nhào vào mục tiêu quay đầu nhìn lại hướng bãi đáp thì thấy pháo địch đang trộn lẫn với TQLC và trực thăng nên tôi không biết BCH/TĐ ra sao tôi yêu cầu radio men phải tìm cho bằng được Hương Giang hoặc Dầu Tiếng “B3” để tôi biết chắc họ còn sống, tôi gọi Nghệ An “ám danh đàm thoại của TĐP Th/Tá Nguyễn Cao Nghiêm, có bà con với Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng”, nghe anh vẫn bình yên nhưng đang ngậm sâm vì quá mệt, anh dặn dò tôi cho con cái đào hầm hố và phòng thủ cẩn thận tôi hỏi thăm “Lệ Liễu tức Tr/Úy Vàng Huy Liễu ĐĐT/ĐĐ3” và Trúc Giang “Tr/Úy Dương Văn Tươi ĐĐT/ĐĐ2” cũng được bình yên.

    Tôi lên máy gọi Thần Phong “Đ/Úy Trịnh Văn Thềm ĐĐT/ĐĐ4” mấy lần nhưng không thấy liên lạc cuối cùng rồi cũng liên lạc được và biết Thần Phong bố trí khá xa bãi đáp dự định vì địch đang pháo nặng vào vị trí landing zone của anh, tôi gọi Đ/Úy Thân ĐĐT/VTA anh cũng may mắn chưa chết, có lẽ anh đang cùng với ĐĐ/ĐPQ tăng phái cho TĐ1 tham dự cuộc hành quân đổ bộ này, đang tự động làm thành tuyến phòng thủ tạm thời để chống trả những cuộc phản công của địch đang điên cuồng vì sự hiện diện của chúng tôi trong lòng đất của chúng. Sau khi định được vị trí thì biết anh đang ở phía Tây của tôi, chúng tôi liên lạc hàng ngang với nhau bắt tay làm thành tuyến phòng thủ, trong khi chờ Hương Giang và Dầu TIếng lên máy.

    Tôi nghe tiếng Hương Giang gọi tôi trên máy, cảm thấy mừng, biết chắc anh và Dầu Tiếng vẫn còn sống, anh cho biết anh bị thương ở chân, anh hỏi sơ qua tình hình và muốn tôi ra đón BCH/TĐ vào vị trí của ĐĐ1 đang phòng thủ, tôi vội dời BCH của tôi ra sát bờ sông nhường lại ngôi nhà có căn hầm tương đối vững chắc cho BCH/TĐ, tôi yêu cầu anh chỉ điểm cho tôi bằng một loạt M16 bắn chỉ thiên để định vị trí, khi tiếng súng nổ thì tôi nhận ra Hương Giang không quá xa tôi, tôi thúc toán biệt kích tiến ra đưa BCH/TĐ vào, khi TĐ vào đến nơi Dầu Tiếng B3 và Trung Úy Hòa xử lý thường vụ chức vụ.

    ĐĐT/ĐĐCH chưa kịp phân chia vị trí cho các ban đóng quân thì thật vô cùng đau lòng - một trái hỏa tiễn có lẽ là 107 hay 122mm nổ ngay gần đó gây cho Th/Úy Lượm Ban 2 và hạ sĩ quan phụ tá chết tại chỗ, gây thương tích nặng nề cho bốn quân nhân khác. Hương Giang lúc này đang bị vết thương hành hạ không đi lại được anh chỉ nói trên máy với tôi là liên lạc và phối hợp hàng ngang với Đ/Úy Thân để tổ chức phòng thủ còn DT thì lo hỏa yểm từ hạm đội và LĐ còn Nghệ An với ĐĐ2 và 3 ở vị trí khác, ĐĐ4 của Thần Phong thì phòng thủ riêng biệt vì chúng tôi chưa bắt tay được với anh từ khi đổ xuống cho đến bây giờ.

    Suốt mấy ngày đêm thức trắng chiến đấu trong vô vọng để chờ đoàn quân tiếp ứng mà theo dự trù là sau 24 giờ sẽ bắt tay với chúng tôi nhưng mãi ba ngày sau mới thấy người chiến binh Trâu Điên xuất hiện, hình dáng thật đáng yêu - khom khom người với khẩu M16 trên tay lăm le nhã đạn vừa di chuyển vừa quan sát có lẽ anh đã được báo là sắp sửa gặp quân bạn.

    Theo kế hoạch dự trù của LĐ-147 thì khi đổ xuống mục tiêu và giữ vững mục tiêu trong vòng 24 giờ thì sẽ có đơn vị khác tiến lên bắt tay nhưng theo ước tính của tôi có lẽ sức đề kháng của địch quân quá mạnh nên lực lượng tăng viện bị chậm lại so với kế hoach dự trù.
Đứng bên này bờ sông chúng tôi mừng rơi nước mắt, một vài Quái Điểu không kềm được sự nôn nóng đã đứng dậy vừa vẫy tay vừa la lớn:

— Quái Điểu đây! Quái Điểu đây!

    Cầu phao được công binh thiết lập nhanh chóng để tải thương, đưa thương binh, tử sĩ ra khỏi trận địa tăng cường lực lượng chiến xa M48 qua phòng thủ và giữ vững vị trí, Quái Điểu đã hồi sinh trên hoang tàn đổ nát của chiến trường Triệu Phong, được đưa về tuyến trừ bị để bổ sung quân số, tái trang bị vũ khí, quân trang quân dụng và tiếp tục nhiệm vụ. Cuộc thay quân tiến hành rất cẩn thận từng tiểu đội một hoán đổi vị trí cho nhau, khi đơn vị hoán đổi đến thay vào vị trí thì đơn vị phòng thủ mới được di chuyển ra sau. Tôi tự hỏi phải chăng nhị vị Tướng Trưởng và Lân đã áp dụng kế sách “lên Gác rút Thang của Tôn Võ” vào trận chiến này, khi lực lượng đổ bộ không còn con đường nào khác để tồn tại ngoài con đường duy nhất Tìm SINH lộ trong TỬ lộ.

    Chiến lợi phẩm tôi không còn háo hức màng tới như những trận đánh trước đây, trong khi bên tôi các chiến hữu thương binh đang cắn răng chịu đựng những đau đớn tột cùng của thân xác, tử sĩ bắt đầu bốc mùi.

    Xin cảm ơn Đời. Xin cảm ơn các Chiến Hữu đã hy sinh cho chúng tôi được sống, các anh em luôn ở trong tim tôi ở mọi nơi và ở mọi lúc.




Bồng Sơn - Ngày ấy thời chinh chiến

Ubana-Illinois-USA mùa Tạ Ơn và Xmas-2012

Nguồn: http://bongsonbui.blogspot.com/2015/10/du-am-cuoc-o-bo-trieu-phong-e-tai-chiem.html

 

 

 






Hồi Ký:
CUỘC ÐỔ BỘ TRONG LÒNG ÐỊCH
Tác Giả: Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1/Quái Điểu

 photo Triu Phong chin trng .jpg
Từ trái sang phải TĐP/TĐ1, Ban 3 kiêm ĐĐTCH, ĐĐT Việt và TĐT/TĐ1


Kể từ sau cuộc đổ bộ bằng trực thăng của Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu vào ngày 11/7/72, tại quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chưa một ai viết lại cuộc đổ bộ ấy, và tôi nghĩ - Nếu tôi không viết để nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, oai hùng này thì ai có thể viết thay tôi? Vì như tôi đã trình bày trong tập Hồi Ký CƠN LỐC DÀI, hơn 1OO ông phóng viên thế giới, không một ông nhà báo nào dám "thi thố tài năng" đi theo chúng tôi cả? Cũng như hai nữ phóng viên chiến trường Việt Nam là Kiều Mỹ Duyên và Lam Thiên Hương một thời ngang dọc đã lắc đầu khi tôi mời hai cô đi "du ngoạn". Nổi danh thì cũng muốn, nhưng nghĩ đến mạng sống như "chỉ mành treo chuông" hai cô vừa cười vừa nói: "Thôi, tui chẳng ham đâu!".

Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa
Như có một thôi thúc, ray rứt nào đó buộc tôi phải viết để nói lên sự thật oai hùng của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói riêng và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, đã tạo được trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Xin cho phép tôi được làm một nhân chứng lịch sử để tô đậm thêm Quân Sử hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



* * * * *
... Phá Tam Giang vào một sáng mù sương 11/7/72.


Dù đang là mùa hè nhưng trời Huế vẫn còn sương mù, một làn khói mỏng giăng đầy, bao phủ cả một vùng Vân Trình rộng lớn. Trên cánh đồng vừa mới gặt, mùi rạ thơm thoang thoảng, nếu có thêm vài cô thôn nữ xinh xắn của mẹ Việt Nam nữa là ta đã có một hình ảnh đồng quê thanh bình của bao năm cũ... Gia đình Quái Điểu hơn 700 tay súng đã sẵn sàng tại bãi bốc chờ lên trực thăng đi vào đất địch. Những chàng Kinh Kha thời đại đang ưu tư về cuộc đời và đang chờ đón một tương lai không mấy rạng rỡ.

Đúng 7 giờ sáng, chiếc trực thăng UH-1B của chỉ huy đáp xuống cạnh nhà thờ 2 chuông Điền Môn, bốc tôi và cố vấn Mỹ bay thẳng ra biển Đông. Để tránh phòng không địch, trực thăng đã phải bay trên biển và ở cao độ vừa tầm cho chúng tôi quan sát thành phố Quảng Trị và quận lỵ Triệu Phong, nơi Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu sẽ phải đổ bộ để tái chiếm.

Quận Triệu Phong nằm về phía Đông Bắc cổ thành Quảng Trị khoảng 2 cây số, là quê hương của tên đồ tể Lê Duẩn, môn đệ kế vị già Hồ đã về chầu Diêm Vương. Vì vậy không dễ gì địch để chúng tôi tái chiếm lại Triệu Phong.

Những túi lửa B.52 chiều ngang 1 cây số và chiều dài 3 cây số được lóe lên từng chập, và khi các chùm bom chạm đất thì lửa bốc cháy cùng những tiếng nổ phụ rền vang một góc trời... Tại đây địch cũng sẵn sàng nghênh đón chúng tôi. Đơn vị bạn gần nhất vẫn còn ở tuyến sau Mỹ Chánh mịt mù. Chúng tôi sẽ phải nhảy trên đầu địch, đánh thọc sâu vào lòng địch, bóp ngay yết hầu chúng, buộc chúng phải nhả Cổ Thành Quảng Trị mà chúng đã chiếm giữ hơn ba tháng qua. Sư Đoàn Dù đã gặp phải muôn vàn khó khăn và thiệt hại nặng nề khi tái chiếm Quảng Trị.

Có lẽ thượng cấp quên đi cửa ngõ Triệu Phong, nơi mà Việt cộng phải giữ với bất cứ giá nào, để bảo vệ huyết lộ dẫn ra Cửa Việt bằng đường bộ và đường thủy dọc theo sông Thạch Hãn. Nhờ huyết lộ này mà chúng có thể tiếp tế cũng như tải thương và thay quân rất dễ dàng.

Đúng 12 giờ 5 phút ngày 11/7/72, ngày mà suốt đời tôi không bao giờ quên được. Trước khi lên máy bay, Tướng Trưởng và Tướng Lân đến bắt tay và chúc chúng tôi thành công. Lời nói của Tướng Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến như một luồng điện chạy dài theo xương sống tôi:

— Danh dự này, tôi giao cho anh và Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.

Riêng Đại Tá Bảo, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 147 nhìn chúng tôi như một người cha nhìn những đứa con thân yêu đang đứng bên bờ vực thẳm. Ông rơi nước mắt nói với tôi lời giã biệt:

— Mày cố gắng giữ gìn anh em, khuyên họ nên đọc kinh cầu nguyện theo đạo giáo của họ!

Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến với biệt danh Quái Điểu được trực thăng bốc từ nhà thờ 2 chuông Điền Môn bay ra Triệu Phong, bất thần đổ trên đầu địch, giữa những đám ruộng trước quận lỵ. Tuy bãi đáp đã được B.52 "dọn cỏ" suốt hai tiếng đồng hồ, với 33 phi vụ đã cày nát từ Đông Hà đến Quảng Trị, mà gia đình Quái Điểu vẫn được con cháu Bác và Đảng dàn chào long trọng. Súng phòng không 23 và 37 của địch bắn lên như pháo bông.

Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 1 do Đại Úy Trịnh Văn Thềm chỉ huy, lãnh nhiệm vụ đổ bộ trước. Hai chiếc trực thăng khổng lồ CH.54 chạm đất một cách bất ngờ nên thoát được phòng không địch. Có 32 chiếc trực thăng đổ quân, gồm 17 chiếc CH-53 (loại Chinook Mỹ dùng để cứu con tin tại Iran) chở được 60 người và CH-46 loại Chinook chở được 20 người. Chiếc tôi đi bị lãnh bốn viên phòng không, tưởng chừng như rớt. Vừa rời khỏi trực thăng, tôi đã được chào mừng bằng một trái 57 ly không giật, vì chung quanh tôi là một rừng antenne truyền tin. Tôi bị thương ở đùi phải, máu ướt đẫm. Viên Trung Úy Hải Quân Mỹ bị lòi ruột ra ngoài trông thật khiếp, nhưng vẫn còn sống. Đau đớn cho Tiểu Đoàn chúng tôi là một chiếc trực thăng bị rớt và nổ tung sau đó 2 phút lại chở nguyên Trung Đội Quân Y, 60 người chỉ sống sót 12 trong đó có Bác Sĩ Hoàn. Ông đã lao được ra ngoài cửa cấp cứu, nhưng phải hai ngày sau mới bò về được Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn với thân hình cháy phỏng nặng. Chúng tôi không lấy được xác những người bị chết vì chiếc máy bay này thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và đã mang theo 47 trái mìn chống chiến xa và tất cả đã tan tành theo chiếc máy bay. Đáng lẽ tôi đã gởi xác theo chuyến đó rồi, nhưng tới phút chót cố vấn Mỹ lại rủ tôi đi trên chiếc CH-46 để khi xuống bãi thoát ra thật nhanh, tránh được phòng không địch.



Cuộc đổ bộ này đã được báo chí xem như cuộc đổ bộ Inchon tại Đại Hàn năm xưa.

Cửa ngõ Triệu Phong, nơi mà Việt cộng phải giữ với bất cứ giá nào, để bảo vệ huyết lộ dẫn ra Cửa Việt bằng đường bộ và đường thủy dọc theo sông Thạch Hãn. Nhờ huyết lộ này mà VC có thể tiếp tế, tải thương và thay quân.

Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu chúng tôi sẽ phải nhảy trên đầu địch, đánh thọc sâu vào lòng địch, bóp ngay yết hầu chúng, buộc VC phải nhả Cổ Thành Quảng Trị mà chúng đã chiếm giữ hơn ba tháng qua.


Tr. Tá Nguyễn Ðăng Hòa


Vừa bị thương. Người cố vấn Mỹ còn cho tôi biết trong số 32 máy bay trực thăng, có 29 chiếc trúng đạn và hai chiếc rớt, một nổ tại chỗ và một rớt ngoài biển. Cuộc đổ bộ này đã được báo chí xem như cuộc đổ bộ Inchon tại Đại Hàn năm xưa. Tướng Lân được triệu về Dinh Độc Lập để thuyết trình về cuộc đổ quân cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Mọi người hồi hộp theo dõi bước chân của bầy Quái Điểu gan lì.

Cánh đồng Triệu Phong đã trở thành bãi chiến trường khốc liệt. Xe tăng Việt cộng phối hợp với bộ binh của chúng bắt đầu rời vị trí phòng thủ để rượt đánh chúng tôi, và những chiếc trực thăng vũ trang "Cobra" của phe ta đã táo bạo săn đuổi chúng như những con diều hâu hung dữ. Riêng Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu lúc bấy giờ tan tác như bầy gà lạc mẹ, mạnh ai nấy đánh, dùng chiến thuật cá nhân phối hợp từng tổ nhỏ cố bám lấy bờ sông Vĩnh Định là chi nhánh của sông Thạch Hãn để làm điểm tựa, giữ lấy mạng sống mong manh. Hai con sông này đã nuôi dưỡng quận lỵ Triệu Phong, làm cho nó trở nên trù phú và sầm uất nhất tỉnh Quảng Trị, giờ đây đang ôm ấp che chở cho những toán Quái Điểu lạc bầy.

Nhờ vào súng M.72 chống chiến xa ta đã bắn hạ được một số xe tăng địch, có những chiếc bốc cháy cách xa ta chỉ 50 thước, làm cho anh em an tâm hơn và tin tưởng vào loại vũ khí cá nhân hiện đại và tối tân này, mỗi Đại Đội chỉ được trang bị 12 trái thôi. Những hố bom trở thành vị trí chiến đấu lý tưởng cho binh sĩ mình. Họ đứng thẳng, tì súng vào miệng hố nhắm vào từng đợt sóng biển người của bọn Việt cộng khát máu mà bắn.
Đại Đội 1 của Đại Úy Bồng Sơn đã dùng con sông Vĩnh Định như một chỗ tựa tốt để chống trả từng đợt xung phong của địch cũng như yểm trợ cho các Đại Đội 2, 3 và chỉ huy còn đang phơi mình trên bãi đáp. Kết quả sơ khởi Đại Đội 1 đã tịch thu 10 cây súng 37 ly phòng không của địch đã đặt hàng ngang tại bìa làng.

Trời đã vào đêm, bóng tối đồng lõa với tội ác của địch qua những đợt "cắn lén" nhưng cũng là người bạn chân tình che chở cho chúng tôi, hạn chế tầm quan sát của địch nên chúng chỉ dùng pháo đe dọa vu vơ. Đến 10 giờ Tiểu Đoàn mới nắm được tay nhau, lập thành một phòng tuyến tạm thời. Chỉ còn Đại Đội 4 của Đại Úy Thềm bị cô lập phải tự phòng thủ bảo vệ riêng, nhưng xét về mặt chiến thuật thì rất có lợi cho Tiểu Đoàn. Một cái chốt khổng lồ làm tiền đồn cho đơn vị tại Chợ Sãi, dùng Pháo Binh và Hải Pháo ngăn chận sự di chuyển của địch từ Cổ Thành Quảng Trị qua quận Triệu Phong, cũng như quan sát được thủy lộ dẫn ra Cửa Việt. Chiếm và giữ được Triệu Phong thì sớm muộn gì tỉnh Quảng Trị cũng sẽ trở về vùng đất Tự Do.

Thường thường đánh nhau với những đơn vị chính quy tuy chém giết thả giàn "mạnh được yếu thua" nhưng thích hợp với người quân tử. Một cuộc chiến tranh quy ước, có lúc đánh lúc nghỉ, ăn uống, tiếp tế, tải thương, thay đổi lối đánh cho phù hợp trận liệt, rồi trở lại đánh tiếp. Nhưng với bọn Việt cộng, các cấp chỉ huy của chúng có được đào tạo ở một quân trường nào đâu! Đã vậy đầu óc lại bị Bác Đảng nhồi nhét hận thù đầy ắp nên chúng chỉ biết hăng say chém giết... từ chú du kích nhỏ bé không biết gì gặp lúc đàn anh chết nhiều quá, cũng nhảy ra thay thế chỉ huy. Vì vậy Việt cộng chỉ biết dùng một chiến thuật rừng với lối đánh lén, cắn lén!

Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến với huy hiệu Quái Điểu

Triệu Phong lúc bấy giờ là vùng địch kiểm soát nên họ có nhiều lợi thế hơn ta. Chúng rình rập, tấn công không ngơi nghỉ cốt làm cho quân ta mệt, tinh thần căng thẳng, quân số tiêu hao dần mòn. Nếu không có tinh thần cao và khả năng điêu luyện sẽ bị chúng đốn ngã dễ dàng. Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu đang đi trên đoạn đường chông gai ấy. Đến 11 giờ đêm quân ta tạm ngưng chém giết, mọi người lục ba-lô lấy cơm sấy ra nhơi. Ngồi trong hố cá nhân, chẳng cần cấp chỉ huy ra lệnh hay kiểm soát đôn đốc, ai nấy cũng đề cao cảnh giác và sẵn sàng lâm chiến vì đã quá quen thuộc với những đòn đen tối hạ cấp của lũ chuột Việt cộng.

Đêm khuya yên tĩnh, bỗng có tiếng la hét vang dội từ phía Chợ Sãi, nơi Đại Đội 4 của Đại Úy Thềm phòng thủ riêng. Một đoàn xe tăng địch với đèn pha sáng trưng, dàn hàng ngang cùng bộ binh chạy theo bên hông xe vừa bắn vừa hô xung phong. Tôi đã chuẩn bị trước các yếu tố tác xạ tiên liệu Pháo Binh và Hải pháo, 42 khẩu pháo 105 ly nhả đạn cùng lúc và liên tục cộng với hàng ngàn trái hải pháo loại 500 cân Anh khổng lồ, khi nổ chụp lúc chạm nổ, trút lên đầu địch.

Vặn tần số truyền tin nội bộ của Đại Đội 4 tôi theo dõi trận đánh, nghe các Trung Đội Trưởng liên lạc với Đại Đội Trưởng lòng tôi yên tâm được phần nào và cảm phục sự gan lì của họ. Trên máy PCR. 25 vang lên giọng nói bình tĩnh của Thiếu Úy Tánh khi anh liên lạc với Đại Úy Thềm:

— Thần Phong hãy yên tâm, chiếc tăng đầu còn cách chúng tôi 100 thước, tôi đã ra lệnh từng tổ ba người sẵn sàng M.72 nghênh chiến... Hiện giờ chiếc gần nhất chỉ còn khoảng 50 thước, chờ kết quả, sẽ có một số "cua rang muối" (chiến xa địch) để tặng Thần Phong và Hương Giang (danh hiệu của tôi).

Thiếu Úy Tánh nói tiếp trong sự hồi hộp của tôi:

— Tôi bắn thử một viên M.72 chống chiến xa, kết quả tuyệt vời, chính tôi cũng không ngờ đạn vừa ra khỏi nòng là một tiếng nổ long trời, con cua trước mặt tôi đã nổ tung và bùng cháy.

Tất cả các Trung Đội đều an tâm và phấn khởi, từng tổ tam tam chế đã dùng M.72 cải tiến để đưa đoàn cua của Bác vào chảo rang. Đại Đội trưởng đã gọi máy về Tiểu Đoàn tặng tôi có đến hàng chục con cua. Riêng Hạ Sĩ Ích, Tiểu Đội phó dùng M.79 phóng lựu, một mình anh đã rang ba con cua ngon lành.

Song song với Đại Đội 1 và 4, sự chiến đấu gan dạ của Đại Đội 2 của Đại Úy Duật và Đại Đội 3 do Trung Úy Vàng Huy Liễu chỉ huy đã tạo sức mạnh vô song cho gia đình Quái Điểu. Sư Đoàn 312 của Việt cộng với quân số gấp 10 lần hơn đã không nuốt được Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến kiên cường.

Qua hai ngày song đấu, địch đã được tăng viện nhưng không vì thế mà áp đảo được quân ta. Cấp Chỉ Huy Việt cộng đã đánh giá sai lầm về Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu, và cho đấy là một miếng mồi ngon chúng chỉ cần nhe nanh là đã nuốt chửng được ngay. Việt cộng đâu ngờ gặp phải một miếng mồi lửa, tạo nên bởi sự đoàn kết sắt đá, gắn bó keo sơn cùng sự chiến đấu bền bỉ gan dạ của anh em binh sĩ ta. Và chúng cũng không lường được lòng yêu nước tràn đầy của những người lính Việt Nam Cộng Hòa trước sự tồn vong của đất nước. Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu đã tổ chức được vị trí phòng thủ kiên cố bằng máu xương và sức mạnh tinh thần của mình cộng với sự yểm trợ hùng hậu mà chưa bao giờ Quân Lực Hoa Kỳ xử dụng trên chiến trường Việt Nam.

Tôi đang liên lạc trên hệ thống Không Lực để nhờ họ đánh phá căn cứ Ái Tử, (nơi mà địch đang đặt Bộ Chỉ Huy và căn cứ hỏa lực để yểm trợ cho chiến trường Quảng Trị) bằng những trận rải thảm B.52 tạo nên những biển lửa khổng lồ đốt cháy tham vọng điên cuồng của bọn cộng sản cướp nước bạo tàn, thì Trung Sĩ Ngữ cận vệ trung tín nhất của tôi chạy vào báo:

— Trình Thiếu Tá, Trung Úy Kỳ thuộc Đại Đội Viễn Thám vừa bắt được hai nữ du kích Việt cộng, tịch thu hai khẩu súng "các-bin" tại nhà mình đang đóng quân!

Thì ra căn hầm cư trú của hai "cô bé" du kích chỉ cách hầm đóng quân của tôi và cố vấn Mỹ độ 10 thước, trong vòng 24 giờ qua các cô muốn giết chúng tôi lúc nào chẳng được. Vì thế tôi đến gặp hai cô và được biết họ cũng như hầu hết thanh thiếu niên Quảng Trị bị kẹt lại sau khi quân ta rút về tuyến Mỹ Chánh đã bị Việt cộng đoàn ngũ hóa và trang bị thành tổ "dân quân chiến đấu". Hai cô còn cho biết họ là nữ sinh trường trung học Nguyễn Hoàng và có người anh cả là Đại Tá làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi liền cởi trói, bảo lãnh hai cô và gia đình họ rồi hứa sẽ đưa ra vùng tự do sau cuộc đổ bộ này. Từ đó hai cô là những người phục vụ đắc lực cho đơn vị tôi về tình hình du kích tại địa phương. Nhờ vậy mà chúng tôi đã thanh lọc và bắt giữ cũng như tịch thu rất nhiều tài liệu và vũ khí.

Thế mới hay, trong cuộc chiến, yếu tố "tranh thủ nhân tâm" cũng quan trọng không kém, và còn tiết kiệm được xương máu anh em.

Sau 15 ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên đã giao tiếp được với Tiểu Đoàn chúng tôi nhưng cách nhau bằng con sông Vĩnh Định. Vì không dùng được trực thăng nên tôi phải nhờ đơn vị bạn này tải thương bằng những bè chuối buộc dây kéo qua sông!

Phù hiệu binh chủng Thủy Quân Lục Chiến VNCH

Sau đó Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu được đưa về Huế, chúng tôi như những người về từ cõi chết, râu tóc rậm rạp như người rừng, mắt sâu như vực thẳm, tiều tụy như những bệnh nhân lâu ngày. Chúng tôi những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã dành phần đời trai trẻ của mình cho những chuyến đi dài không mệt mỏi: từ tuyến đầu của con sông Thạch Hãn, được chọn làm giới tuyến ngăn địch cho đến vùng đầm lầy sông Ông Đốc, chặng đường cuối của quê hương hoặc lặn lội vùng biên giới Miên Lào với núi rừng trùng điệp... với một mục đích duy nhất là bảo vệ quê hương thân yêu khỏi lọt vào tay quân cộng sản khát máu, bạo tàn.


Nguyễn Ðăng Hòa




_______________________________

Phúc thân mến.

Hồi ký của ông Nguyễn Đăng Hòa có vài điểm sai về nhân sự và chiến thuật.

*** ĐĐ1 lãnh nhận nhiệm vụ đổ đầu tiên chớ không phải ĐĐ4, vì đổ bộ sau cùng nên khi landing zone bị pháo kích nặng thì pilots không thể đáp được đúng mục tiêu, nên ĐĐ4 phải phòng thủ riêng rẽ.

*** Nhân sự Đại Úy Duật lúc đó là TB3, Bồng Sơn ĐĐ1, Trúc Giang tức Trung Úy Dương Văn Tươi ĐĐ2, Trung Úy Vàng Huy Liễu ĐĐ3, Trịnh Văn Thềm ĐĐ4, Th/Tá Nguyễn Cao Nghiêm TĐ Phó.

*** ĐĐ1 tịch thu 10 khẩu Phòng không không phải địch đặt ở bìa làng mà đặt rất sát bờ sông, cách chỉ có khoảng 2 mm, mục đích của sự đặt sát bờ sông là để tránh được phi, pháo của ta, địch căn cứ vào thói quen của chúng ta, là đâu có ai yêu cầu đánh bom và bắn pháo vào giữa dòng sông, nên chúng tương kế tựu kế khai thác thói quen của chúng ta để tránh được nhiều thiệt hại, cũng như vũ khí tịch thu được không phải chỉ toàn 37mm phòng không đâu, mà trong số đó quá bán là loại 12.7mm.

Mong rằng bạn sẽ nắm vững được những chi tiết của trận đánh đầy máu lửa này.

Bồng Sơn - Ngày ấy thời chinh chiến.


Nguồn: http://bongsonbui.blogspot.com/2014/08/trieu-phong-chien-ia-loang-mau_99.html



 

 


Toán Thủy Kích Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH

Photo: MX Nguyễn Bác Ái Thủy Kích tại Phá Tam Giang 1973

Nếu dựa theo quân số của một Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (SĐTQLC HK) và so sánh với Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa (SĐTQLC VNCH) thì sẽ thấy có nhiều sự khác biệt về quân số, trang bị và tổ chức. Như trường hợp các đơn vị Viễn Thám (VT) của Hoa Kỳ.

Những quân nhân muốn về đơn vị này, ngoài các khóa huấn luyện căn bản TQLC họ còn phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt như Nhảy Dù, Người Nhái, sau đó mới trở thanh một Viễn Thám viên.

Sau kỳ tích chiến thắng Quảng Trị và tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng vào năm 1972. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa không được xử dụng như một đơn vị Tổng Trừ Bị nữa mà đã trở thành một đơn vị chiếm đóng, dậm chân tại chỗ với nhiệm vụ bảo vệ Vùng I Chiến Thuật.

Với nhiệm vụ và nhu cầu mới trên, các chiến thuật mới cần phải được thành hình. Năm 1973 một số quân nhân TQLC bao gồm các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ từ các tiểu đoàn tác chiến được tuyển chọn và thuyên chuyển về Làng Quân Đội để thành lập Biệt Đội Sóng Thần trong đó có Đại Đội Đặc Công (ĐĐĐC) với nhiệm vụ đánh đặc công từ trong lòng địch, khởi đầu dưới sự chỉ huy huấn luyện của Đại Úy Nguyễn Tấn Lực Đại Đội Trưởng Đại Đội C Viễn Thám, sau một thời gian huấn luyện và thực tập thành công thì người đại đội trưởng đầu tiên của Đại Đội Đặc Công là Đại Úy Bùi Bồn, kế tiếp là Đại Úy Lê Đình Đơn.

Đến đầu năm 1975 vì sự thay đổi của chiến trường và để chuẩn bị cho việc thành lập thêm Sư Đoàn 2 TQLC thì Đại Đội Đặc Công được sát nhập vào TĐ2 Trâu Điên TQLC đã có các đại đội 1, 2, 4, 5 và ĐĐĐC trở thành ĐĐ6 của TĐ2. Riêng tôi sau một tuần tại Làng Quân Đội thì Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ từ BTL/SĐ ra thăm và tuyển chọn hơn 60 người để huấn luyện cho chương trình Đặc Công Thủy.

Sau khi được Thiếu Úy Kỳ tuyển chọn, anh em chúng tôi được đưa ra bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại Huế để khám sức khỏe. Sau khi khám sức khỏe thì có 18 anh em không đủ tiêu chuẩn và bị trả về đơn vị gốc. Số còn lại đươc huấn luyện chương trình khóa Người Nhái của Hải Quân dưới sự hướng dẫn và chỉ huy của Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ.

Người đại đội trưởng đầu tiên của Đại Đội Đặc Công là Đại Úy Bùi Bồn

Thời gian huấn luyện hơn sáu tháng. Chúng tôi có ba quân nhân biệt phái từ Khối Bổ Xung (MX Nguyễn Văn Cẩn và hai tân binh) lo cho vấn đề ăn uống, một Y Tá từ Tiểu Đoàn Quân Y (MX Phan Bữu Ngọc), và một truyền tin từ Tiểu Đoàn Truyền Tin (MX Nguyễn Văn Phúc) huấn luyện viện chạy bộ là nhà vô địch chạy bộ quân đội MX Nguyễn Ánh Đăng từ Đại Đội A Viễn Thám biệt phái qua.

Hơn 6 tháng huấn luyện ngày cũng như đêm, qua tuần lễ địa ngục thì số anh em còn lại trong chương trình và mãn khóa huấn luyện là 14 người mang huy hiệu Người Nhái.

Sau đó thay vì trở về Biệt Đội Sóng Thần, chúng tôi có lệnh về trinh diện BTL/SĐ và được nhập vào quân số của Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Đặng Văn Học với tên gọi là Toán Người Nhái.

Theo sự tổ chức thì toán Người Nhái được chi ra làm hai thuyền, mỗi thuyền có bảy người, sáu người Chèo, một người Lái. Trang bị của toán gồm có ba xuồng cao su Zodiac đen, 15 bình hơi đôi, các máy thở và dụng cụ để lặn lội, vũ khí gồm có đại liên M-60, CAR-15 và AK-47.

Công tác đầu tiên của Toán Người Nhái là tại bờ biển Mỹ Thúy. Chúng tôi đã lặn vớt vũ khí và chiến lợi phẩm từ chiếc tàu Việt cộng do Lữ Đoàn 258 bắn chìm. Xin đọc bài viết của MX Mai Văn Tấn “Chiến tích sau cùng của Lữ Đoàn 258”.

Trách nhiệm của toán là bảo vệ an ninh vòng đai BTL/SĐ từ sông Mỹ Chánh phía Bắc tới cửa Thuận An ở về phía Nam, và từ Quốc Lộ 1 phía Tây tới dọc bờ biển về hướng Đông. Riêng tại BTL thì có nhiệm giữ an ninh BTL/SĐ và bảo vệ Lạng Sơn (LS).

Mặc dầu sinh hoạt tại BTL SĐ nhưng toán người Nhái này vẫn sống như một đơn vị tác chiến biệt lập và lúc nào cũng tập luyện thật gian khổ.

Tôi còn nhớ một hôm Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ cho biết có lệnh Toán Người Nhái phải lên trình diện Thiếu Tá TĐT gấp. Anh em chúng tôi 15 người mặc quần đùi, ở trần, đi chân không lên trình diện. Câu đầu tiên và cũng là câu cuối cùng được nghe Thiếu Tá Học phán:

- “Đ.M. chúng mày là đám mất dạy… kể từ giờ phút này từ trên xuống dưới không ai muốn nghe hay nhắc tới hai chữ Người Nhái nữa, đi cho khuất mắt”.

Chúng tôi lầm lủi trở về căn nhà nằm đối diện với phòng an ninh sư đoàn nơi toán cư ngụ hỏi nhau chuyện gì đã xảy ra, thì mới biết anh Châu Ròm nhà mình vào câu lạc bộ THD mua thiếu không được nên Teakondo người bán xịt xì dầu, đang nằm điều trị bên binh xá Quân Y.

Thiếu Úy Kỳ cho biết Toán Người Nhái có tên mới. Bên Hải Quân họ gọi Người Nhái là Hải Kích, còn mình TQLC thì gọi là Thủy Kích và từ đó cái tên này đã theo anh em chúng tôi cho đến hôm nay.

Một vài ngày sau, Thiếu Úy Kỳ cho biết Toán Người Nhái có tên mới. Bên Hải Quân họ gọi Người Nhái là Hải Kích, còn mình TQLC thì gọi là Thủy Kích và từ đó cái tên này đã theo anh em chúng tôi cho đến hôm nay. Vào khoảng cuối năm 1974 Thiếu Úy Kỳ xin giải ngũ về làm huấn luyện viên Người Nhái cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Trung Úy Đinh Trọng Hiền ĐĐTĐĐ THD tạm thời thay thế, sau một vài tuần ông xin Thiếu Tá TĐT cho ông giả từ Toán Thủy Kích vì sao và lý do gì chúng tôi không biết.

Sau Trung Úy Đinh Trọng Hiển, trong lúc chưa biết đi về đâu thì có một đề nghị:

- “Giao tụi nó cho Tr/Úy Nguyễn Văn Đào. Đào có Đệ Tứ Đẳng Thái Cực Đạo, quờ quạng nó oánh cho chết.”

Thế là xong!

Trung Úy Nguyễn Văn Đào Trưởng Phòng An Ninh Sư Đoàn, Kiêm Trưởng Toán Thái Cực Đạo, từ đó kiêm thêm Trưởng Toán Thủy Kích. Đối với anh em chúng tôi Trung Úy Đào là “Ông Thầy Đào”. Vì sao? Vì nhờ Thầy mà anh em chúng tôi vũ, võ song toàn. Buổi sáng sắp hàng ngang Thầy dạy võ, buổi chiều sắp hàng ngang Thầy dạy vũ (Nhảy Đầm)… 1, 2, 3, 4 Rumba… 1, 2, 3, 4, 5 Cha Cha Cha hằng đêm vẫn thay phiên nhau đi ăn sương trên Phá Tam Giang, sông Vân Trình và Mỹ Chánh.

Thầy nhận thấy anh em chúng tôi thích nhậu nhẹt, say sưa mất khôn, mất dạy và vô kỹ luật nên ý Thầy muốn anh em học nhảy đầm để đi chơi với đào thì phải lich sự hơn. Thú thật lúc ấy anh em chúng tôi rất sợ thầy Đào, ai không nghe lời, hay vô kỹ luật thì được mặt áo giáp song đấu với Thầy. Tôi còn nhớ Xướng móm song đấu với Thầy, ăn một cú đá giò lái nằm tại chỗ, hai con mắt trợn trắng không còn thấy tròng đen, sùi bọt mép anh em xúm nhau khiêng qua bịnh xá của TĐQY. Kể từ đó chương trình song đấu ngày một thưa dần.

Đầu tháng 3 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn di chuyển từ Hương Điền về phi trường trực thăng Non Nước Đà Nẵng. Toán Thủy Kích có nhiệm vụ mới là bảo vệ LS và BCH SĐ, riêng tôi, Tr/sĩ Nguyễn Văn Vân và Thầy Đào có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Lạng Sơn. (Xin đọc bài viết của Bác sĩ MX Phạm Vũ Bằng “Trình Tổng Thống... Tôi quyết định theo tình hình” về cuộc rút quân tại vùng I trong đó có viết về đêm rời BTL Vùng I Duyên Hải).

Một điều cần nói ra trong những ngày cuối cùng tại Đà Nẵng, một số quân phục TQLC được mang theo từ Huế vào lưu giữ tại căn cứ Non Nước, lúc rút đi bỏ lại, khi quân lao Sơn Trà được bỏ ngõ, một số tội phạm thoát ra và đã mặc những quân phục này trà trộn vào đoàn người di tản, một số tội phạm này đã cướp bóc cũng như đã làm mang tiếng cho binh chủng TQLC trong thời gian này. Những tội phạm này mặc đồ rằn nhưng không có các huy hiệu Sư Đoàn hay Tiểu Đoàn hoặc bảng tên.

Sau một thời gian trên các tàu Hải Quân từ Đà Nẵng, Cam Ranh và đầu tháng 4 năm 1975 SĐ TQLC về đến Vũng Tàu, trong lúc phần đông các đơn vị còn kẹt lại ngoài vùng I. Trung Tá Nguyễn Văn Phán nhận chức TĐT TĐ THD, Thầy Đào nhận chức ĐĐT ĐĐ A Viễn Thám cùng với Tr/úy Trần Hải Thọ gốc Lôi Hổ làm ĐĐP. Toán Thủy Kích được giải tán chia ra cho 3 ĐĐ Viễn Thám. Riêng tôi được giao cho trách nhiệm theo dõi và giữ hai chiếc tàu dân sự đang bỏ neo tại bài trước Vũng Tàu.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Việt cộng bắt đầu pháo kích vào thành phố Vũng Tàu. Trực thăng chở LS đă đáp xuống chiếc tàu Kim Dung tại bãi trước. Vì sợ VC sẽ pháo theo ra ngoài tàu khi thấy có trực thăng TQLC nên anh em đã tháo gỡ súng đạn trên trực thăng rồi và đẩy xuống biển. Khi TT Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng thì chúng tôi nhổ neo hai chiếc tàu Kim Dung và Việt Tuyến và ra khơi. Hai chiếc tàu Kim Dung & Việt Tuyến đã đưa LS và hơn 400 anh em TQLC, phần đông là các TQLC thuộc hai Đại Đội A & B Viễn Thám ra tàu Đại Dương rời Việt Nam sang Singapore, Phi Luật Tân và sau cùng là Đảo Guam.

Toán Thủy Kích có tất cả 15 anh em, sang Hoa Kỳ được năm người. Trong năm người đó thì có tôi, Thầy Đào đã mất liên lạc, Tr/sĩ Vân vẫn còn đang ở trong trại giam Liên Bang tại Virginia vì một trọng tội tại Alaska năm 1980, Nguyễn Tấn Thành nửa tỉnh nửa mê đang cư ngụ tại Dallas TX và Lưu Thái (Thái Đen) đang cự ngụ tại Lousiana. Tôi là lính chiến thích cầm súng hơn cầm viết. Nhưng nhờ sự khuyến khích của MX Tô Văn Cấp & MX THT Phạm Cang, tôi xin mạo muội viết một lần để:

1- Đóng góp cho Quân Sử TQLC VNCH về Toán Thủy Kích, một đơn vị mà dường như không ai biết.
2- Viết để nhớ các Thủy Kích:
Sang Heo, Châu Ròm, Sĩ Râu, Chuyện Cò, Chiến Lai, Thuận Mập, Lý Nhóc, Xướng Móm, Thiên Nhác. Hồng Rổ.

Những người đã thất lạc 37 năm qua mà tôi vẫn luôn luôn thương nhớ và tìm kiếm. Xin Cầu Chúc Binh An, May Mắn cho các Anh dù đang ở phương trời nào.

MX Nguyễn Bác Ái Oregon 08-2012

http://tqlcvn.org/dsst2013/dsst2013-toan-thuykich.htm


Thủy Kích Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH

Photo: MX Nguyễn Bác Ái Thủy Kích tại Phá Tam Giang 1973

MX Nguyễn Bác Ái -
Thủy Kích tại Phá Tam Giang 1973


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đời lính và bi hài kịch 30/4 - Nguyễn Đăng Hòa
https://youtu.be/ta2NKasnltU

 



Đời lính và bi hài kịch 30/4

- Nguyễn Đăng Hòa
https://youtu.be/bI-7xhCYOzc

 



 



Những người lính Thủy Quân Lục Chiến trên đường vào Quảng Trị để tái chiếm thành phố năm 1972
*


1972 - Quang Tri May 13, 1972 - South Vietnamese Marines walk to load-up points at the start of counter-offensive against North Vietnamese-hled territory near Quang Tri City, lauched from Landing Zone Sally, 10 miles North of Hue on May 13, 1972. Operation saw recommitment of US Marines CH-46 Sea Knight helicopters to war from aircraft-carriers off Vietnam Coast. Note this action took place during Easter Offensive, after the fall of Quang Tri city into communists hand on May 1st recently. At that time, only ARVN troops participated the Operation


**

Những chiến sĩ 'cọp biển' Thủy Quân Lục Chiến




 

 

 

1

 

 

2

 

 

3

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...