Saturday, February 2, 2019

 

wrting paper
Hình 1

 

1 2 2























































































 

Code hình 1
<p align="center">&nbsp;</p>

<table bgcolor="transparent" border="1" bordercolor="#dcdcdc" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%">
<tbody>
<tr>
<td width="18%"><br><br>
</td>
<td width="82%">
<br><br><br><br><br><br>
</td></tr>
<tr>1<td width="18%"><br><br></td>
<td width="82%">
<br>
</td></tr>
<tr>2<td width="18%">
<br><br>
</td>
2
<td width="82%">
<br>
</td></tr>
<tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%">
<br><br>
</td><td width="85%">
<br>
<br><br><br>
</td></tr></tbody></table>

<p align="center">&nbsp;</p>

 

2

 

1 2 2























































































 

 

<p align="center">&nbsp;</p>

<table bgcolor="transparent" border="1" bordercolor="#5F9EA0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="120%">
<tbody>
<tr>
<td width="18%">
<br><br> </td><td width="82%"><br><br><br><br><br><br> </td></tr><tr>1<td width="18%"><br><br></td><td width="82%"><br> </td></tr><tr>2<td width="18%"><br><br></td>2<td width="82%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%"><br><br> </td></tr><tr><td width="15%"><br><br></td><td width="85%">
<br><br>
</td></tr><tr><td width="15%">
<br><br></td>
<td width="85%">
<br><br><br><br>
</td></tr></tbody></table>

<p align="center">&nbsp;</p>

 

===================================================

 

Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh là đơn vị Thiết Giáp nồng cốt và là đơn vị khung của Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3. Lực Lượng này do Đại Tướng Đỗ Cao Trí thành lập giao cho tôi tổ chức huấn luyện và chỉ huy từ tháng 11 năm 1970 dể phục vụ chiến trường Cam Bốt.

Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 là một lực Lượng liên binh gồm nhiều binh chủng hợp đồng chiến dấu trên chiến trường. Lúc cao điểm, quân số và khả năng tác chiến của lực lượng này tương đương với một sư đoàn cơ giới. Đây là một lực lượng cơ động cao, hỏa lực mạnh, thuộc Quân Đoàn 3, khi thì can thiệp vàạ khu vực hành quân của Sư Đoàn 25 Bộ Binh, khi thì tác chiến trạng khu vực hành quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Trong Vùng 3 Chiến Thuật, chỗ nào "nặng" là có mặt Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3. Thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm tư lệnh Vùng 3 Chiến Thuật, đây là lực lượng chủ lực của Quân Đoàn, luôn luôn chủ động và thường xuyên hoạt dộng trên chiến trường ngoại biên Cam Bốt.



Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 đã từng quần thảo nhiều với các Công Trường (tương đương với sư đoàn) 5, 7 và 9 của Cộng Sản Bắc Việt ở Peang Cheang, Chup, Chlong, Dambe, Krek, Snoul, Đức Huệ, An Điền, và Rạch Bắp. Lực lượng Xung Kích Quân Đoàn 3đã từng cứu Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân của Đại Tá Đương ở Chlong và Dambe hồi tháng 2 và 3 năm 1971 khi rút ra Quốc Lộ 7. Sau đó, lại tiếp cứu Chiến Đoàn 8 ở Snoul rút về Lộc Ninh vào tháng 6 năm 1971. Và rồi giải vây cho Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Võ Mộng Thùy ở căn cứ Alpha trên mặt trận Krek tháng 11 năm 71.

Cuối năm 1971, tôi rời Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh. Trong hai năm từ 1972 đến 1973 tôi đi du học. Không bao lâu, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 giải tán lữ đoàn này, đồng thời ông cũng giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3. Khi trận An Lộc ở tỉnh Bình Long bùng nổ dữ dội vào mùa Hè 1972, lực Lượng Thiết Giáp của Quân Đoàn 3 hoàn toàn bị tê liệt.

Khi tôi trở về nước, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần thay Trung Tướng Nguyễn Văn Minh yêu cầu tôi trở về lại Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh. Ngày 7 tháng 11/1973 tôi tiếp nhận lữ đoàn và đề nghị với Tướng Thuần tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 theo mô hình tổ chức của Tướng Đỗ Cao Trí. Tướng Thuần cho tôi toàn quyền hành dộng. Tôi gom Thiết Giáp lại. Bấy giờ mình đã có chiến xa M-48. Tôi thay đổi tổ chức, mỗi chi đội có 3 chiến xa M-48, vừa nhẹ nhàng, vừa linh hoạt và hữu hiệu hơn một chi đội 5 chiến xa.

Mỗi chi đoàn 11 chiến xa M-48 thì bây giờ được tái tổ chức với 4 chi đoàn với 44 chiếc và 3 xe chỉ huy. Một thiết đoàn chiến xa M-48 thì được tổ chức theo quân đội Mỹ sẽ gồm 54 chiếc. Vì vậy tôi có dư ra 7 chiến xa M-48 làm dự trữ. Tôi cho cơ động hóa Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh với các khẩu đại bác 105 ly, thuộc Quân Đoàn 3 bằng cách dùng xe xích M-548 (xe chở đạn thiết giáp) cho quân cụ biến cải để chở đại bác 105 ly. Đồng thời huấn luyện pháo thủ cách vận chuyển và hạ súng tác xạ.



Được tăng phái Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân, Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh với các đại bác 155 ly, Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh (105 ly) và Tiểu Đoàn 302 Công Binh, tôi tái tổ chức Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 trở thành 3 chiến đoàn Thiết Giáp. Lực lượng ngày gồm có Chiến Đoàn 315, Chiến Đoàn 318 và Chiến Đoàn 322. Các Chiến Đoàn đều có tổ chức giống nhau. Sau khi kiện toàn tổ chức, huấn luyện chiến đấu hợp đồng binh chủng, học tập chính trị và giáo dục tư tưởng, tôi báo cáo lên Tư Lệnh Quân Đoàn 3 là chúng tôi đã sẵn sàng.

Ngày 2 tháng 4/1974, Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 lại xuất quân, bất thần tiến vào vùng liên ranh Củ Chi-Trảng Bàng, đánh giải tỏa áp lực dịch chung quanh đồn Bò Cạp ở phía Bắc Củ Chi và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng Bàng. Chiến Đoàn 315 đập tan Tiểu Đoàn Tây Sơn của Việt Cộng (họ thuộc Trung Đoàn 101 địa phương). Cuối tháng 4/1974, Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 đánh bại hoàn toàn Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, giải vây cứu Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Biên Phòng ở Căn Cứ Đức Huệ. Ngoài ra, lực lượng xung kích còn yểm trợ cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh phản công chiếm lại An Điền, Căn Cứ 82 và Rạch Bắp tháng trong tháng 7 và 8 của năm 1974.

Tại mặt trận phía Bắc tỉnh Bình Dương, lực lượng xung kích tiêu diệt Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn Phú Lợi vào tháng 2/1975. Rồi tham gia hành quân ở các chiến trận Gò Dầu Hạ, Dầu Tiếng, Khiêm Hạnh vào tháng 3 năm 1975 để yểm trợ cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh tấn công lên phía Bắc Tây Ninh. Và đặc biệt từ ngày 11 tháng 4/1975 đến ngày 25 tháng 4/1975, trong 14 ngày đêm, chính lực lượng xung kích này đã chận đứng mũi tấn công của 1 quân đoàn Cộng Sản Bắc Việt ở Hưng Lộc-Ngã Ba Dầu Giây và đánh giải vây tiếp cứu Chiến Đoàn 52 Bộ Binh.

5 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN

Tình hình vào hạ tuần tháng 4/1975 biến chuyển dồn dập. Áp lực Cộng Sản ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng. Tôi được Quân Đoàn tăng cường Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực Lượng địch và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc-Ngã Ba Dầu Giây. Lúc đó, Không Quân VNCH thả hai trái bom Daisy Cutter gây thiệt hại nặng cho quân Bắc Việt. Ở Saigạn có âm mưu lật đổ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi được móc nối đảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Hòa dóng cửa. Ngày 20 tháng 4/1975 Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long Bình. Ngày 21 tháng 4/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung Tướng Charles Times, Phụ Tá Đại Sứ Martin ở Saigon, đại ý nói: "Thưa Trung Tướng, trong khi tôi đang ngăn chận các sư đoàn Cộng Sản ở đây thì cũng là lúc Quốc Hội Hoa Kỳ đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm cho Quân Lực VNCH không. Tình hình gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ Quốc Hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho quân đội chúng tôi đi nữa thì cũng đã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin trung tướng giúp cho gia đình tôi được di tản dến một nơi an toàn..."

Sau khi Sư Đoàn 18 Bộ Binh được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25 tháng 4/1975, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 điều động đơn vị này lên mặt trận Trảng Bom-Hưng Lộc-Ngã Ba Dầu Giây để thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3, lúc ấy được lệnh rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh thì được hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 trở thành lực Lượng trừ bị cho Quân Đoàn.



Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25 tháng 4/1975, có tin lực lượng địch đang tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến Đoàn 322 tăng cường một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Lạng Thành-Trường Thiết Giáp. Chiến đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm địch nặng và giao trang dữ dội với chúng đến khuya, bắn cháy 12 chiến xa T-54 và buộc chúng phải rút vào bên trong.

Ngày 29 tháng 4/1975 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 được tăng phái thêm Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Yểm trợ hỏa lực trực tiếp gồm có Tiểu Đoàn 46 và Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh.

Mười hai giờ trưa ngày 29 tháng 4/1975, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Long Bình. Chỉ có tướng Toàn, Đảo và tôi. Tướng Toàn chỉ tay lên bản đồ ra lệnh cho Sư Đoàn 18 của tướng Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa. Kế đó ông ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và đặt lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. Sau này bị bắt vào trại cải tạo, tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực Sư Đoàn 25 Bộ Binh ở Củ Chi đã bị Việt Cộng chiếm. Sư Đoàn 25 tan rã và Tướng Lý Tòng Bá bị địch bắt. Tướng Nguyễn Văn Toàn đã giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này. Ông chuẩn bị sắp xếp để bỏ trốn.

Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất Đại Tá Hiếu (Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh) với giọng rung rung xúc động. Hiếu báo cáo: "Quân địch đang tấn công Trảng Bom và Trung Đoàn 43 đang rút quân về hướng Long Bình." Mặt cau lại, Toàn nổi giận la Hiếu bắt Hiếu phải đem quân trở lại vị trí cũ. Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bom của Sư Đoàn 18 khó có thể cầm cự nổi vì họ đã bị kiệt sức sau trận đánh lớn ở Xuân Lộc và đã không được bổ sung. Sự sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn đứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: "Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh."

Trở về Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3, tôi liền họp các vị sĩ quan lữ đoàn trưởng, liên đoàn trưởng, chiến đoàn trưởng và các đơn vị yểm trợ. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29 tháng 4/1975, chỉ thị cho các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân chung quanh thị xa Biên Hòa bố trí tại chỗ, ở đâu thì đóng ở đó, không được rời vị trí, không được di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt để thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa. Tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 như sau:

  • Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù bố trí trong phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3.

  • Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến: Một tiểu đoàn bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, một lữ đoàn bố trí phòng thủ mặt Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.

  • Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù: Tổ chức phân tán thành nhiều tiểu đội chiến đấu nhỏ, giữ Cầu Mới và Cầu Sắt Biên Hòa, đặt các nút chận trên đường xâm nhập vào thành phố.

  • Chiến Đoàn 315: Bố trí án ngữ từ ngã tư Lò Than đến ngã tư Lò Than (gần trại Ngô Văn Sáng).

  • Chiến Đoàn 322: Bố trí án ngữ từ Ngã Tư Lò Than đến cổng phi trường Biên Hòa.

  • Chiến Đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa đến Cầu Mới Biên Hòa.

  • Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.

  • Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn 3.


Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29 tháng 4/1975, tôi đang ăn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh tư lệnh Quân Đoàn, thình lình chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn đáp xuống bãi đáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thăng chỉ huy của tôi. Thiếu Tá Cơ, phi công, chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cơ đưa Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu. Nơi đó anh thấy có các Tướng Lam và Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả 3 người cùng đi bằng tàu dánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin được ở lại làm việc với tôi. Tôi đồng ý vì đơn vị trực thăng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.

Lúc 17 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi dùng xe Jeep có hộ tống đi một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra đường, phố xá đóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt dầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường, đụng độ với lính Biệt Cách Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh bắt dầu, một cánh quân Biệt Động Quân của Chiến Đoàn 315 cũng chạm súng với địch ở gần trại Ngô Văn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám sát trận địa nằm cách nhau từ 10 đến 15 mét. Cho dến giờ phút này, các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu vững vàng và tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta đẩy lui địch ra xa tuyến phòng thủ.

Lúc 20 giờ 00 tôi gọi trại Phù Đổng ở Saigon. Nơi đây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp và là nơi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 vừa đặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền để nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không liên lạc được. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Saigon. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Văn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không?

Đến 22 giờ 10 có chuông điện thoại reo. Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở đầu giây: "Tôi là Trung Tướng Có đây. Tôi đang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào?"

"Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Đảo giữ Long Bình, Toàn đã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa địch chiếm, áp lực địch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa."

Một, hai, rồi ba phút trôi qua, ở dầu giây, Tướng Có nói tiếp: "Đại Tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng mai để Đại Tướng nói chuyện với bên kia được không?" Tôi trả lời không do dự, "Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng mai." Trong máy điện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại Tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: "Lệnh của Đại Tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng ngày 30 tháng 4/1975. Chúc anh thành công." Tôi lập tức nhận lệnh.

Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, địch bắt đầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa. Chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp gồm bộ đội và chiến xa ở cấp trung đoàn. Lực lượng này từ Ngã Ba Hố Nai-Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận địch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp đảo địch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa địch bị bắn cháy. Địch quân rút lui.

Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30 tháng 4/1975, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở đầu máy PRC-25: "Báo cho anh hay, tôi đã bị quân địch tràn ngập, Long Bình đã bị chúng chiếm." Tôi liền hỏi: "Anh hiện giờ ở đâu? Có cần gì ở tôi không?" Đảo đáp: "Tôi hiện ở gần Nghĩa Trang Quân Đội, đang rút về hướng Thủ Đức." Tôi cảm thấy đau buồn và tội nghiệp Đảo vô cùng. Những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, với Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 của tôi là lực lượng cơ dộng số một, và Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Đảo là lực lượng cơ động số 2 của Quân Đoàn. Sau này ở trong tù, bọn cán bộ Cộng Sản rất để ý đến hai chúng tôi vì đã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống Cộng điên cuồng nhất.

Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, quân Bắc Việt lại pháo kích Biên Hòa. Lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi đoán chúng định tấn công dứt diểm Biên Hòa sau khi đã chiếm được Long Bình. Tôi chuẩn bị tung cả 3 chiến đoàn Thiết Giáp vào trận đánh quyết định. Nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện với một đoàn chiến xa dẫn đầu với bộ đội theo sau, thì liền bị Chiến Đoàn 315 đánh chận đầu và bọc sườn. Quân Bắc Việt bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ dó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.

Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30 tháng 4/1975, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không được. Tôi liền họp các lữ đoàn trưởng, liên đoàn trưởng, chiến đoàn trưởng và các đơn vị trưởng yểm trợ. Chúng tôi trao đổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trạng thành phố Biên Hòa. Áp lực địch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngạài thị xã, chỉ có hoạt động lẻ tẻ của du kích. Bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt đêm qua, tôi có cho tăng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống dường hô hào ủng hộ Cộng Sản. Tôi vui mừng khi thấy tinh thần của chiến sĩ trong quân đội rất tốt, không có tình trạng đào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hỗn loạn trong thành phố. Các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh.

Lúc 08 giờ 30 ngày 30 tháng 4/1975, tôi kết luận buổi họp: "Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của địch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực Cộng Sản Bắc Việt đang tập trung tấn công Saigon. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng đánh vào thủ đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết định kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 về tiếp cứu Saigon." Tất cả các đơn vị trưởng ủng hộ quyết định này của tôi.

Tôi liền ban hành lệnh hành quân và điều động Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 tiến về Saigon theo kế hoạch sau đây: Lấy dường xe lửa Biên Hòa-Saigon và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.

  • Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn) do Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải đường sắt hướng Saigon. Đến ngạại ô phía Bắc Saigon, bố trí bên phải đường sắt, chờ lệnh.

  • Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Liên chỉ huy: Tiến bên trái đường sắt hướng về Saigon. Đến ngoại ô phía Bắc Saigon, dừng lại, bố trí bên trái đường sắt, chờ lệnh.

  • Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh cùng Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân: Bố trí yểm trợ quân Biệt Cách Dù, Nhảy Dù, và Thủy Quân Lục Chiến khi họ rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Câu Mới Biên Hòa trước. Sau đó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Saigon theo thứ tự như sau: Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy sẽ đi trước, đến ngoại ô Bắc Saigon, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh. Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy sẽ đi sau. Chiến Đoàn 315, đến ngoại ô Bắc Saigạn, bố trí phía sau Chiến Đoàn 315, chờ lệnh.

  • Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dương chỉ huy sẽ đi sau cùng, đến Saigon, bố trí sau Bộ Tư Lệnh và đơn vị yểm trợ để chờ lệnh. Trước khi lên trực thăng chỉ huy, tôi duyệt đoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước đây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Cam Bốt. Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30 tháng 4/1975.


Tôi lên trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn dạ Thiếu Tá Cơ lái. Chiếc trực thăng chỉ huy thứ hai bay theo sau. Tôi cho trực thăng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến đều đặn về hướng Saigon. Những ổ kháng cự, những chốt của địch dọc trên trục tiến quân của ta bị đè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi dang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc được với Saigon, khi quân ta về đến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi đang miên man suy nghĩ cách đối phó thì dột nhiên Thiếu Tá Cơ hỏi tôi: "Thiếu Tướng có muốn ra đi không? Tôi sẽ đưa Thiếu Tướng đi." Tôi liền hỏi lại: "Còn anh thì sao?" Thiếu Tá Cơ đáp, "Khi dưa Thiếu Tướng đi xong, tôi sẽ trở về, tôi sẽ ở lại với Biên Hòa." Tôi đáp, "Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi đã quyết định việc này từ lâu rồi."

Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao độ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những đoàn quân xa chở đầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân Cộng Sản Bắc Việt như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 tiến vô Saigon. Hai trực thăng của chúng tôi đáp xuống trại Phủ Đổng. Tôi vội đi vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có một trung úy mang huy hiệu Quân Đoàn 3. Tôi nói tôi muốn sử dụng điện thoại để liên lạc với Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Saigon để tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở dầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc được. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt dạn pháo binh địch nổ ở hướng sân bay Tân Sơn Nhất. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa đến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.

Trong khi tôi đang lúng túng với việc liên lạc cùng Biệt Khu Thủ Đô và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng Thống Dương Văn Minh phát ra từ một máy thu thanh đâu đấy. Tôi nhìn đồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.

Thế là hết. Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 đến đây là kết thúc. Tôi để cho các đơn vị tự dộng buông vũ khí theo lệnh Tổng Thống. Tôi không có gì để nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu đã cùng tôi chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc chiến, và đã cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ đối với quân đội và tổ quốc.

Trần Quang Khôi.

 

000000000000000000000000000000000000000000000000

 

Chuyện về người giữ 16 tấn vàng của VNCH vừa qua đời tại Thái Lan

TỦ ĐỰNG VÀNG CỔ KHOẢNG 100 NĂM, TRIỂN LÃM TẠI NGÂN HÀNG QUỐC GIA HUNGARY TẠI BUDAPEST NĂM 2011 (HÌNH MINH HỌA: GETTY IMAGES)
Ông Lê Quang Uyển, người có trách nhiệm giữ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia (NHQG), tài sản của Việt Nam đã qua đời tại Chiang Mai, Thái Lan thọ 81 tuổi. Ông sinh Tháng Chín năm 1937 và mất ngày 26 Tháng Giêng năm 2018. Nhân dịp 49 ngày ông mất, tôi xin có bài sau đây.
Trong giới kinh tế tài chính, nhất là vào những năm chót của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ai cũng biết đến Thống đốc trẻ tuổi của Ngân Hàng Quốc Gia là ông Lê Quang Uyển.

Sau khi tốt nghiệp HEC (Hautes Etudes Commerciales) tại Paris năm 1960, ông Lê Quang Uyển về Việt Nam phục vụ. Ông đã làm một thời gian ngắn làm cho Ngân Hàng Pháp Á (BFA – Banque Francaise de l’Asie). Sau đó ông Lê Quang Uyển cũng như nhiều chuyên viên trẻ khác cũng bị động viên vào quân đội và lên đến cấp bậc đại úy.
Từ quân đội ông được chuyển sang ngạch “chuyên viên Phủ Tổng Thống,” một ngạch công vụ của VNCH dành cho các chuyên viên trẻ, có học thức và nhiều tương lai. Họ được đào tạo để trở thành các nhà lãnh đạo tương lai trong ngành kinh tế, tài chính, giáo dục; các công ty của chính phủ – nhà đèn, công ty đường, Air Vietnam,… Và sau này có thể có những trách nhiệm cao cấp trong chính phủ. Ngạch này được thành lập từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm để kéo các chuyên viên giỏi phục vụ cho chính phủ VNCH.
Trong cương vị này, ông đã tham gia nhiều chuyến đi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có chuyên viếng thăm Manilla. Sau này ông đã được đề nghị giữ ghế thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia.
Người ta nhớ nhất về Thống Đốc Uyển là những việc sau: 
Chuyện Tín Nghĩa Ngân Hàng (TNNH hay Con gà đẻ trứng vàng), một xì-căng-đan thời VNCH 
Lúc đó Tín Nghĩa Ngân Hàng là một trong những ngân hàng có tiếng tại Việt Nam, có nhiều chi nhánh tại Sài Gòn, Chợ Lớn và tại các tỉnh (năm 1969, sau khi đậu cao học kinh tế tôi có về làm tập sự tại ngân hàng ở VN và được gởi đi nhiều chi nhánh để biết về các nghiệp vụ tài chính ngân hàng).
Ban thanh tra ngân hàng của Ngân Hàng Quốc Gia có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ cho vay của mọi ngân hàng có mặt tại Việt Nam. Một người trong nhóm thanh tra có báo cáo “sơ hở” trong quy trình cho vay của Tín Nghĩa Ngân Hàng và việc này đã trở thành xì-căng-đan tài chính tại Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Đời, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng đã dùng một số bộ hạ, người thân tín trong gia đình để vay các tín dụng. Ông quên rằng những việc làm này cũng khó mà qua mắt các thanh tra ngân hàng của Ngân Hàng Quốc Gia. Những người đi vay mà tài sản quá thấp làm sao có thể thế chấp để đi vay một số tín dụng khổng lồ của Tín Nghĩa Ngân Hàng. Thật ra thì ông Nguyễn Tấn Đời đã sử dụng những người này, đứng tên vay tiền cho cá nhân ông, rồi ông dùng số tiền tín dụng này để đầu tư cho cá nhân ông.
Thời đó chưa có tin học hay máy computer, nên muốn kiểm tra phải tới tận nơi và khám xét trực tiếp các hồ sơ cho vay (các sổ sách và tính toán đều làm bằng tay hoặc bằng máy NCR). Thống Đốc Uyển đã trình Tổng Thống Thiệu và thảo luận với ngành cảnh sát hình sự để giúp Ngân Hàng Quốc Gia đánh giá các hồ sơ cho vay của Tín Nghĩa Ngân Hàng.
Thống Đốc Lê Quang Uyển đợi lúc ông Nguyễn Tấn Đời đi nghỉ ở Đà Lạt, để gởi các thanh tra ngân hàng làm cuộc truy tìm các hồ sơ tín dụng gian lận của Tín Nghĩa Ngân Hàng. Các thanh tra chặn mọi cánh cửa của Tín Nghĩa Ngân Hàng ở bến Chương Dương không cho hồ sơ thoát ra ngoài. Trụ sở Tín Nghĩa Ngân Hàng không xa Ngân Hàng Quốc Gia, có lẽ độ 1,000 m và cùng ở Bến Chương Dương. Qua việc kiểm tra này, các thanh tra đã tìm thấy các hồ sơ tín dụng “dởm.” Lúc đó ông Nguyễn Tấn Đời là một tổng giám đốc ngân hàng rất mạnh, có nhiều người che chở và việc kiểm tra sổ sách của Tín Nghĩa Ngân Hàng là một kỳ công – phải được tổ chức như một chiến dịch quân sự.
Qua việc thanh tra này ông Lê Tấn Đời đã bị đưa ra tòa. Ông bị tuyên án và phải vào khám Chí Hòa. Như thế, Thống Đốc Lê Quang Uyển đã làm đúng trách nhiệm của NHQG là thanh tra chặt chẽ hệ thống ngân hàng thương mại dưới quyền ông. Qua việc này, ông đã chận đứng các lạm dụng trong ngành tài chính.
Việc giúp các chuyên gia khối kinh tế tài chính – gởi đi làm việc tại các bộ
Một khó khăn của VNCH trong những năm 1970 là thiếu ngân sách và khó tuyển mộ chuyên viên vì lương thấp. Trong kinh tế, muốn có thăng bằng ngân sách thì chính phủ sẽ bán một số công khố phiếu ra cho công chúng. Với tiền công khố phiếu, chính phủ dùng bù đắp thâm hụt ngân sách.
Ngân Hàng Quốc Gia có nhiệm vụ tham gia vào các chính sách tiền tệ và có đóng góp qua việc mua một số công khố phiếu của chính phủ. NHQG mua một số công khố phiếu và tiền lời của công khố phiếu được bỏ vào một quỹ của Ngân Hàng Quốc Gia. Thống Đốc Uyển quyết định dùng số tiền lời này, để trả lương cho nhân viên kinh tế tài chính – mà lúc đó VNCH đang rất thiếu – và cần một số lời được chia cho nhân viên của Ngân Hàng Quốc Gia. Qua việc này, ông thống đốc giúp bồi đắp vào chỗ hổng tài trợ chuyên viên, mà trước đây cơ quan USAID tài trợ nhưng ngân khoản viện trợ lại ngày càng giảm. Qua việc này, một số chuyên gia đã được gởi đi làm tại các bộ như Tài Chính, Nha Thuế Vụ hay Bộ Kế Hoạch, nói chung mọi nơi cần chuyên gia.
Ông cũng có chương trình kéo các chuyên viên tài chính ngân hàng trẻ gia nhập NHQG, gầy dựng nhân sự cho tương lai ngân hàng. Một số người trẻ, có khả năng và có tay nghề được tuyển mộ vào NHQG làm trong văn phòng thống đốc.
Ngoài việc dùng quỹ tiền lời công khố phiếu, Thống Đốc Uyển còn sử dụng Quỹ Phát Triển (QPT) Kinh tế Quốc Gia mà ông làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) gởi các chuyên viên của QPT đi giúp các bộ. Quỹ Phát Triển là một chi nhánh – thành phần của NHQG được vốn của Hoa Kỳ (USAID) trợ giúp. Ngoài việc tái tài trợ các ngân hàng phát triển Việt Nam (Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ, Ngân Hàng Phát Triển Nông nghiệp, SOFIDIV…) Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia có một số chuyên viên trẻ được gởi đi trợ giúp các Bộ Kế Hoạch, Bộ Tài Chính qua việc tham gia vào công tác xây dựng Kế Hoạch Phát Triển Hậu Chiến, nhất là sau khi Hiệp Định Paris được ký kết.
Thống Đốc Lê Quang Uyển cũng cố vấn cho Tổng Thống Thiệu chọn người trong khối kinh tế tài chính, trong đó có việc giới thiệu ông Nguyễn Văn Hảo vào Quỹ Phát Triển và sau này làm phó thủ tướng đặc trách về kinh tế tài chính. 
Giữ 16 tấn vàng cho Việt Nam
Trong những ngày chót của VNCH, Hoa Kỳ muốn VNCH đưa 16 tấn vàng gởi dự trữ tại Ngân Hàng Trung Ương tại New York (một việc làm bình thường vì đa số các nước đều có trương mục với ngân hàng FED New York). Sau khi bàn bạc, Thống Đốc Lê Quang Uyển quyết định gởi các thoi vàng qua Thụy Sĩ, tại Ngân Hàng Banque International Ressettlement – BIR ở Basle.
Theo kinh nghiệm thế giới, nhiều chính phủ Âu Châu trước đây, khi bị Cộng Sản xâm chiếm họ đã gởi vàng dự trữ tại đây để tránh chiến tranh và sau này giữ được tài sản quốc gia. Một kế hoạch đã được lập lên để chở 16 tấn vàng sang Thụy Sĩ chứ không phải sang Hoa Kỳ. NHQG đã cho mướn một chuyến may bay để chở số vàng này qua Thụy Sĩ.
Trong lúc hỗn loạn của những ngày miền Nam sắp mất, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích và máy bay được mướn chở vàng không thể đáp xuống Tân Sơn Nhất, vì vậy kế hoạch gởi vàng qua Thụy Sĩ không thực hiện được.
Vào những ngày chót, một số nhân viên ngân hàng cấp cao đều được cấp Walkie Talkie để dễ liên lạc với nhau nhằm bảo vệ tài sản cho Việt Nam. Thống Đốc Lê Quang Uyển tử thủ trong NHQG và chỉ mở cửa NHQG khi Cộng Sản mang nhiều xe tăng đến định bắn vào NHQG.
Cộng Sản lúc nào cũng phao tin đồn là cựu TT Nguyễn Văn Thiệu đã mang 16 tấn vàng đi nước ngoài trong khi nhiều người cũng kể công về việc giữ số vàng này. Vậy sự thật ra sao? Bài báo sau đây của nhân chứng nói về kiểm tra vàng tại NHQG do báo Tuổi Trẻ đăng:
Bài viết của tác giả Huỳnh Bửu Sơn trên tờ Tuổi Trẻ trích đoạn như sau:
…Những ngày đầu Tháng Năm, 1975, tôi vào trình diện tại Ngân Hàng Quốc Gia ở 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.
Lần kiểm kê cuối cùng… Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân Hàng Quốc Gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
Đại diện Ban Quân Quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt – chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi – Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào. 
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau… Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho. Kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia…
Tác giả Huỳnh Bửu Sơn cũng liệt kê từng tủ và từng hầm kho tàng. Và cuối bài viết, ông ghi: “Tổng cộng: 1.234 thoi vàng.”
Qua việc bảo tồn tài sản quốc gia, việc này cho thấy là các công chức của NHQG và người đứng đầu là Thống Đốc Lê Quang Uyển đã làm việc một cách nghiêm túc – với tinh thần trách nhiệm của một công chức. Đó là niềm hãnh diện cho VNCH, không bỏ chạy (tình thần trách nhiệm) và rất trung thực. Thống Đốc Lê Quang Uyển là một tấm gương soi sáng cho thế hệ trẻ – cho tinh thần trách nhiệm của công chức miền Nam.
Thống Đốc Lê Quang Uyển và tù cải tạo 
Ông Uyển, cũng như nhiều người khác, đã phải đi cải tạo trên 3 năm trong Nam (1975-1979). Trái với ông phó thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia là ông Dõng, ông Uyển không trình diện liền khi Cộng Sản kêu gọi thành phần nội các ra trình diện học tập (họ không biết là thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia có hàm bộ trưởng.) Ông Phó Thống Đốc Dõng đã ra trình diện và bị chết trong trại tù Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa. (Tôi còn gặp bà Dõng tại Sài Gòn sau khi bà bị trục xuất ra khỏi nhà tại NHQG, khi tôi đi cải tạo về vào năm 1979).
Ông Uyển là một sĩ quan VNCH cấp bậc đại úy và đã ra trình diện khi Cộng Sản gọi các sĩ quan cấp đại úy trình diện. Ông bị đi tù cải tạo 3 năm.
Ông Lê Quang Uyển đã đi Pháp cùng vợ vì bà vợ, chị Geneviève LyLap (một huynh trưởng nữ hướng đạo hệ Scout et Guide de France, bà là công dân Pháp và là nhân viên Tòa Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn).
Năm 1981, ông Uyển tham gia vào ngân hàng Banque Indosuez. Ông được gởi làm giám đốc chi nhánh tại Saudi Arabia và ở đây đến 1990. Ông đứng đầu chi nhánh “Al BankAl Saudi Al Fransi” (Saudi French Bank), ngân hàng duy nhất của Pháp tại Ả Rập Saoudi. Sau 1990, ông Lê Quang Uyển được phái đi làm cho nhiều chi nhánh của ngân hàng Indosuez tại nhiều nước khác nhau.
">Ông Lê Quang Uyển đã về hưu tại Chiang Mai, Thái Lan. Ông là hình ảnh một công chức VNCH có tư cách và có tinh thần trách nhiệm rất cao. Trong dịp 49 ngày ông qua đời (ba má và gia đình ông Lê Quang Uyển theo đạo Cao Đài), tôi viết vài hàng này để đề cao tinh thần trách nhiệm của cựu Thống Đốc Lê Quang Uyển.
Với tư cách một chuyên viên trẻ đã từng có thời gian làm việc với ông, tôi xin thành kính chia sẻ nỗi buồn với chị Uyển trong sự mất mát này và cầu mong ông sớm được về miền Cực Lạc.
.
(TS. Đinh Xuân Quân)
California,  Chủ Nhật, 18 Tháng Ba, 2018 
(*) TS Đinh Xuân Quân là cựu nhân viên Quỹ Phát Triển trực thuộc NHQG. Ông là cựu giáo sư Đại Học Luật Khoa, Ban Kinh Tế, Đại Học Saigon (khóa 1974-1975). Hiện nay ông là chuyên gia, cố vấn kinh tế cho Liên Hiệp Quốc (UNDP+World Bank) và USAID tại nhiều nước như Afghanistan, Iraq, Indonesia…

Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa : Biểu tượng chính thống dòng sinh mệnh dân tộc

Tập đoàn Cộng sản Hà Nội đã tráo trở áp đặt một cách bịp bợm rằng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là lá cờ của các chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam để rồi vin vào cớ đó mà chỉ thị cho các tên trùm Việt cộng khát máu trong cái Tòa Đại sứ, Toà Lãnh Sự CH/XHCN/VN trên đất Mỹ trỗ tài luồn ngõ trước, lách ngõ sau, van xin lạy lục các vị Giám sát Hội đồng thành phố San Francisco, các Nghị viên Hội đồng thành phố Boston...và nhiều nơi khác để xin rút lại các nghị quyết công nhận cờ Vàng ba sọc đỏ là biểu tượng truyền thống tự do, dân chủ của khối người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.



     Một hiện tượng lạ lùng và buồn cười đã và đang xảy ra như vậy mà từ xưa đến nay chưa bao giờ có trên một đất nước nào, cái mà người ta gọi là một Chính phủ có đất, có dân để cai trị, có bang giao các nước, có quốc kỳ, vậy mà lá cờ máu màu đỏ sao vàng không được phép hay không được quyền treo tại bất cứ nơi nào, ở đâu, và lúc nào trên quốc gia có bang giao, mà chỉ thấy lèo tèo, lấp ló, thậm thụt trên đầu ngón tay ở những chỗ các tên VC khát máu trú ngụ. 

   Trong lúc ấy thì ngọn cờ đại nghĩa, chính thống nền vàng ba sọc đỏ vẫn ngạo nghễ tung bay trên lảnh thổ các tiểu bang Hoa kỳ, trên khắp vòm trời thế giới và một ngày không xa lắm sẽ tái chiếm vùng trời đất Mẹ Việt Nam.
   *-
  Lịch sử dân tộc Việt Nam rành rành ai mà không biết nguồn gốc lá cờ Vàng đại nghĩa, vậy mà tập đoàn Cộng sản Hà Nội cứ phớt lờ một cách vô tình hay cố ý, hoặc cũng tại vì chui rúc trong rừng sâu núi thẳm quyết tâm tu luyện hóa kiếp cáo chồn, ngủ hang Pắc Pó, ăn lá cây rừng, uống nước suối đục, lâu ngày chày tháng đâm ra mụ người, ngớ ngẩn, không nắm bắt kịp đà tiến hóa của nhân loại, mà bô bô khoác lác lá cờ Vàng ba sọc đỏ là cờ của “ngụy quyền, ngụy quân, ngụy dân, ngụy chính phủ, của một chế độ miền Nam bại trận” (sic), chính đó là luận điệu và hành vi cưỡng từ đoạt lý của kẻ tự nhận mình chiến thắng.

Trước hiện tượng cờ Vàng ba sọc đỏ đã được các chính quyền thành phố, các tiểu bang của Hoa Kỳ công nhận là lá cờ di sản, tự do của người Việt tỵ nạn được treo cùng ngang hàng với cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cờ các Tiểu Bang khắp mọi nơi, các tượng đài kỷ niệm chiến binh Việt Mỹ được dựng lên ở các thành phố .... đã làm cho đảng Cộng sản Việt Nam điên đầu, lo sợ, mất ăn mất ngủ, đến nổi phải la hét ầm ĩ, lải nhải lên rằng những hiện tượng đó là “một xúc phạm” và “không thể chấp nhận được”.

Ai xúc phạm ai ??! Cờ đỏ sao vàng là gì ?

Ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh thành lập cái chính phủ gọi là VNDCCH, lấy đảng kỳ nền màu đỏ, một ngôi sao màu vàng ở giữa của cái tổ chức “Việt nam Độc lập đồng minh Hội” tức Mặt trận Việt Minh, tiền thân của đảng Cộng sản Đông dương làm quốc kỳ cho nước. Lấy cờ của một tổ chức, một đảng phái để làm cờ Tổ Quốc là một sự áp đặt thô bạo và xúc phạm trắng trợn lên tinh thần, tâm tư, và tình cảm của một dân tộc.




Cờ đỏ sao vàng lại là lá cờ phỏng theo đảng kỳ của đảng Cộng sản Liên sô, đảng Cộng sản Trung quốc, biểu tượng cho một chế độ độc tài đảng trị, một chế độ làm tay sai và đánh thuê cho ngoại bang, một chế độ mang chủ thuyết ngoại lai Mác-xít - Lênin-nít - Mao Trạch Đông - áp đặt, nhồi nhét làm đảo lộn truyền thống văn hóa chính thống, cổ truyền và tác hại giá trị nhân bản của dân tộc Việt Nam qua 4000 năm dựng nước, giữ nước.

     

Cờ đỏ sao vàng được mệnh danh là lá cờ máu, máu của hằng triệu người dân lương thiện, vô tội đã đổ ra tẩm liệm, kết tụ bao oan khiên chưa được giải thoát bởi bàn tay sắt máu hung tàn của tập đoàn Cộng sản VN đã thảm sát, đã thủ tiêu cực kỳ man rợ khủng khiếp ở những thời điểm năm 1945 cướp chính quyền, trong phong trào cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, trong 21 ngày tắm máu của gần sáu ngàn sinh linh bị thảm sát tập thể trong Tết Mậu Thân ở Huế, trong cái gọi là tổng công kích Tết Mậu Thân, trong rừng thẳm núi cao, dưới lòng đại dương sâu thẳm, trong các trại lao tù khổ sai trải dài từ Nam ra Bắc sau tháng tư 1975...!!!
Lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho tội đồ phản quốc, bội phản dân tộc, bội phản tiền nhân, đê hèn cắt đất cắt biển của Tổ Quốc dâng cho quan thầy phương Bắc, mãi quốc cầu vinh.



   Cờ đỏ sao vàng là nguyên nhân cho sự nghèo đói, bệnh tật. dốt nát, chậm tiến, lạc hậu, đem đất nước và dân tộc thụt lùi lại thời trung cổ. Vì dưới lá cờ đó qua hơn năm thập niên gọi là “đi làm cách mạng cứu nước cứu dân” và qua “30 năm thống nhất lãnh thổ” mà dân tộc VN vẫn còn nghèo đói và bệnh tật.



Cờ đỏ sao vàng là hiện thân của hận thù giai cấp, là mầm mống tiêu diệt những thành phần không phải Cộng sản, những tinh hoa, trí thức, chất xám, những thành phần giàu có, tư bản, những phần tử đối lập, những nhà cách mạng chân chính.... Hồ chí Minh và đảng CSVN phát động, thổi phồng, nuôi dưỡng hận thù giai cấp đưa vào lòng dân tộc VN tạo mầm mống chiến tranh tương tàn khốc liệt Quốc Cộng để tiếp tay nhuộm đỏ quốc gia VN và thế giới dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế.
   

Cờ đỏ sao vàng là bóng dáng khủng khiếp kinh hoàng, là tiêu biểu cho sự đàn áp, sự thủ tiêu vô cùng dã man của tập đoàn CSVN qua các vụ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, đánh phá tư sản từ miền Bắc và sau tháng 4/75 vô tận miền Nam khiến cho bao triệu người dân mất nhà, mất đất, mất ruộng, mất tất cả tài sản, mất mạng sống, bị thủ tiêu, bị chôn sống, bị mất người thân, giam trọn cuộc đời trong lao tù, trong trại cải tạo, hoặc vùi thân dưới lòng đất lạnh. 
   
Nó biểu tượng cho hành động bắt người giam giữ trái phép, độc đoán, vô pháp luật, lộng hành, đàn áp tôn giáo, triệt hạ tín ngưỡng, chà đạp nhân quyền, hãm hại những người yêu nước chân chính, các bậc chân tu, giới trí thức cấp tiến, bao che và nuôi dưỡng tệ nạn tham nhũng từ trên xuống dưới. Nó biểu tượng một chính quyền Cộng sản là một chính quyền khủng bố và sát hại nhân dân.
      Cờ đỏ sao vàng được rập khuôn theo đảng kỳ búa liềm của cộng sản quốc tế và sau đó thêm một ngôi sao là biểu hiệu quân đội nhân dân Liên sô cướp chính quyền. Nó không mang một ý nghĩa chính thống và truyền thống của dân tộc VN, không do quốc dân lựa chọn, mang ảnh hưởng ngoại lai, chịu sự chỉ đạo và khống chế của khối cộng sản Liên sô và Trung Cộng , phi dân tộc, phi tổ quốc. 


  Kể từ năm 1991, lá cờ đỏ sao vàng này đã rách nát tã tơi nằm yên trong sọt rác khi mà khối Cộng sản liên bang Sô Viết, khối cộng sản Đông Âu tan đàn rã gánh.

   Cho đến 10 năm sau, cựu tổng bí thư Gorbachev đã tự nhận: “ Các nhà lảnh đạo Cộng sản chỉ biết điều hành quốc gia trong sự lừa dối, phĩnh gạt.” 

Nguyễn hửu Thọ trước khi nhắm mắt cũng đã than thở với Trần bửu Kiếm: “       

      Thấy sai mà không được sửa, thấy tội ác mà không được tránh, tất cả chỉ biết cúi đầu tuân theo lệnh đảng “. 
  Vậy mà CSVN cho đến ngày hôm nay vẫn khư khư ôm lấy lá cờ máu tanh hôi để tiếp tục khống chế và áp bức dân tộc, buộc mọi người phải phục tùng, suy tôn một biểu tượng đầy cường quyền bạo lực tạo những tai ách quá khủng khiếp trong lịch sử VN, chà đạp lên Hồn Non Nước, chà đạp và làm băng hoại truyền thống đạo đức chính thống của dòng sinh mệnh Việt tộc. 
Chính đó là sự nghịch lý đối với lịch sử sẽ phải bị đào thải.
  

     Đã nghịch lý thì không thể đồng dạng, song hành mà phải ngược chiều, đối nghịch ngọn cờ đại nghĩa nền Vàng ba sọc đỏ, ngọn cờ chính thống đã và đang cưu mang nuôi dưỡng dòng sinh tồn dân tộc đã có từ nghìn xưa, phát sinh từ lúc Triệu Nữ Vương cùng anh là Triệu Quốc Đạt năm 248 (sau TL) khởi binh đánh quân Ngô, và theo sách Việt Nam Quốc Sử diễn ca, bà Triệu đã dùng ngọn cờ Vàng làm biểu tượng cho chính nghĩa quốc gia và dân tộc, nên mới có câu “Đầu voi phất ngọn cờ Vàng”. Triệu Nữ Vương cưỡi voi, mặc áo giáp màu Vàng xông trận chiến, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân.


sử Việt Nam trải dài qua các thời đại nước nhà độc lập tự chủ, Vua là Thiên tử tiêu biểu cho quyền uy của một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất, và có chủ quyền. Màu Vàng truyền thống vẫn được sủng ái và tôn quý dành riêng cho Hoàng tộc, biểu tượng cho uy quyền và chính nghĩa của triều đại.
Đến triều nhà Nguyễn, vua Khải Định (1916-1925) lá cờ Vàng được thêm một sọc đỏ ở giữa lá cờ, bề ngang sọc đỏ bằng 1/3 bề ngang lá cờ, gọi là cờ Long Tinh, được xử dụng tại Bắc và Trung kỳ. Nam kỳ còn thuộc Pháp đô hộ, vẫn sử dụng cờ tam sắc của Pháp.

    Thời Hoàng đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng nhà Nguyễn, lá cờ Long Tinh được cải đổi, nền cờ vẫn màu Vàng, có thêm ba sọc đỏ ở giữa theo như quẻ LY (sọc đỏ giữa đứt đoạn) và được chính phủ Trần Trọng Kim ban bố ngày 8/5/1945.

Năm l948, Hoàng đế Bảo Đại cùng với đại diện các đoàn thể chính trị, tôn giáo, thân hào nhân sĩ trong nước họp tại Honkong đã chọn quốc kỳ chính thức cho Quốc Gia Việt Nam do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ kiểu. Đó là lá cờ quốc gia, nền màu vàng, ba sọc đỏ ở giữa lá cờ, sọc đỏ ở giữa liền nhau, đã được Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính Phủ lâm thời quốc gia Việt Nam ban bố ngày 2/6/1948.





    Như vậy Cờ Vàng ba sọc đỏ không phải là cờ riêng của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, không phải là cờ của "ngụy quân, ngụy quyền, của chế độ miền Nam bại trận trong tháng Tư năm l975" theo như những áp đặt lếu láo, những gán ghép hồ đồ của tập đoàn CSVN. Các chế độ VNCH vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục bảo vệ và vinh danh lá cờ vàng đại nghĩa, lá cờ truyền thống, chính nghĩa đã có từ trước của dân tộc Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền sống con người, quyền lợi dân tộc, quyền lợi của quốc gia, giữ vững biên cương bờ cõi của Tiền Nhân để lại, chống mọi áp bức, bất công để cho người dân an cư lạc nghiệp, đất nước giàu mạnh, phú cường.

      
   Vinh danh cờ Vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và nhân quyền đã phát xuất từ ngàn xưa, là mạch sống của dân tộc Việt, kết tụ hồn thiêng sông núi, anh linh liệt sĩ tiền nhân, ấp ủ máu xương của bao triệu người dân nước Việt đã nằm xuống để bảo vệ giang sơn tổ quốc, để bảo vệ lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền và các quyền sống của con người đã được quy định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.


  Đất Nước dưới sự kềm kẹp bóc lột của bạo quyền CSVN người dân đang phải chịu trong cảnh nghèo đói và bệnh tật triền miên, nhưng hầu hết 84 triệu dân Việt Nam vẫn ấp ủ trong tim khối tình cảm thiêng liêng hướng về với ngọn cờ đại nghĩa dân tộc, chờ một ngày sẽ ngạo nghễ tung bay trên vòm trời Tổ quốc. Trong lúc đó gần ba triệu người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, đang rầm rộ phát động chiến dịch vinh danh ngọn cờ Vàng đại nghĩa dân tộc, biểu tưọng cho truyền thống tự do dân chủ của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.
Từ sự thừa nhận lá cờ Vàng đại nghĩa của các chính quyền thành phố, tiểu bang, không những người Mỹ vinh danh lá cờ Vàng là lá cờ tự do, dân chủ của người Việt tỵ nạn hải ngoại, mà họ còn khẳng định đó là lá cờ di sản, truyền thống và chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và xác quyết rằng lá cờ chính nghĩa quốc gia sẽ chinh phục thế giới để tạo áp lực đưa đến những thay đổi chính trị trong nước, điều mà CSVN đang run rẩy lo sợ trước sự kiện không thể nào đi ngược lại được trào lưu dân chủ hóa hiện nay trên toàn cầu. Vì vậy, CSVN ra sức la ó, phản ứng mạnh, làm áp lực Bộ Ngoại giao, Chính phủ Hoa Kỳ đòi các Chính quyền thị xã, tiểu bang phải hủy bỏ một cách thật buồn cười các nghị quyết công nhận lá cờ Vàng, ngang nhiên can thiệp vào sinh hoạt tự trị nội bộ của người dân Hoa kỳ trong từng thị xã, tiểu bang, vi phạm trắng trợn công ước quốc tế về ngoại giao và lảnh thổ.

Vận nước đang hồi chuyển động phải đổi thay. Chính nghĩa phải thắng tà nghĩa. Hơn hai thập niên, quân dân miền Nam VN đã chiến đấu và hy sinh xương máu cho một chiến trường đẩm máu dưới ngọn cờ đại nghĩa dân tộc, giờ đây đã được phục hồi từ nhiều phía một cách hào hùng và dũng cảm.



Mặc dầu Hoa kỳ cởi bỏ cấm vận, trao đổi quan hệ ngoại giao với CSVN, đó chỉ là chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhưng Hoa kỳ vẫn nhìn CSVN là một cựu thù với những lầm lỗi đã tạo biết bao nhiêu đau thương mất mát cho hơn 58 ngàn quân nhân Hoa kỳ và hàng ngàn chiến binh của các quân đội đồng minh từng chiến đấu sát cánh với quân dân miền Nam dưới lá cờ Vàng đại nghĩa dân tộc trong nghĩa vụ bảo vệ miền Nam VN như một tiền đồn ngăn chặn làn sóng xâm lăng của khối Cộng sản. Hoa Kỳ vẫn liệt kê CSVN là đồng minh tiếp tay với chế độ độc tài khủng bố Shadam Hussein, Iran, Bắc hàn, ..., đã và đang gieo rắc chết chóc tang thương cho nhân loại.



     Trong những hoạt động ngoại giao về các quyền lợi, đặc ân mà Hoa kỳ ban phát cho CSVN vẫn được phía Mỹ khuyến cáo Hà Nội phải thực thi nhân quyền, tự do tôn giáo, thả hết tù chính trị, trí thức yêu nước, các nhà hoạt động dân chủ, các vị chân tu...Nhưng chế độ cộng sản là một chế độ phi nhân, phi nghĩa, bản chất người CSVN là lừa dối, bịp bợm, phản trắc, vì vậy người dân trong ách thống trị ác nghiệt của chúng chưa bao giờ nhìn thấy và chưa hề được hưởng quyền sống của con người mà Thượng đế đã dành sẳn cho người, cũng như nhân loại đã có quy định trong các công ước quốc tế.
     Việc chấp nhận tuyệt đối lá cờ Vàng ba sọc đỏ của quốc gia Việt Nam được treo ngang hàng với cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ, nhân dân Hoa Kỳ đã trực diện công khai cho thế giới và nhất là cho CSVN biết rằng nghĩa vụ tự do dân chủ mà Hoa Kỳ đã thực hiện để bảo vệ miền Nam VN ngày trước đang còn bỏ dở khiến cho toàn cõi Việt Nam đã bị cộng sản cưỡng chiếm thô bạo, và món nợ này, hay nói cách khác, nghĩa vụ tinh thần cho một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền đối với toàn dân Việt Nam yêu chuộng tự do và trước hương linh tử sĩ Việt Mỹ đã hy sinh cho chính nghĩa sẽ phải được phục hồi.



  Tóm lại, bảo vệ, duy trì và vinh danh lá Cờ Vàng ba sọc đỏ là ngọn cờ đại nghĩa, chính thống, là lá cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời theo dòng sinh mệnh của dân tộc, được biểu tượng cho tự do, dân chủ của người Việt hải ngoại, cho Hồn Non Nước đối với người dân trong nước đang thao thức mong đợi một ngày Đất Nước bừng sáng rợp ánh Cờ Vàng.



Không ai phủ nhận rằng khi chúng ta nhìn thấy lá quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ tung bay giữa bầu trời tại hải ngoại, hoặc được dự những lễ chào quốc kỳ, quốc ca ở các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt cộng đồng....tình cảm của chúng ta nao nao rạo rực đến rơi lệ, và lòng tràn ngập niềm tin một tương lai tươi sáng cho dân tộc và đất nước Việt Nam sẽ được hồi sinh trong vinh quang.



Ngọn cờ Vàng đại nghĩa tuy đã có bị hiếp đáp, nhưng nó không bao giờ bị tiêu diệt, nó vẫn đang sống và đang vùng lên theo trào lưu tiến hóa của nhân loại, xu thế chính trị toàn cầu. 

Ngược lại, cờ đỏ sao vàng là loại cờ máu đã gây bao thảm cảnh mưa máu gió tanh, đã gây nên bao khiếp đảm kinh hoàng triền miên cho cả một dân tộc Việt Nam từ Bắc vào Nam, đã tàn sát bao sinh linh vô tội sinh bắc tử nam. Lá cờ máu màu đỏ sao vàng là lá cờ mang biểu tượng cho sự chết. Nó đã chết trên chính sự chiến thắng bạo tàn và giả tạo của chính nó, nó đã chết trong oan khiên réo gọi, nó đã bị chà đạp xé nát vứt vào sọt rác, nó đã được sử dụng hốt gọn thây ma rữa nát tanh tưởi hôi thúi của tên tội đồ Hồ chí Minh để ném xuống biển Đông theo quy luật “Thiện ác đáo đầu chung hửu báo” .



    Chân lý muôn đời vẫn là một: “Đem Đại Nghĩa để thắng Hung Tàn, Lấy Chí Nhân mà thay Cường Bạo” (Nguyễn Trãi).
Phất cao ngọn Cờ Vàng Đại Nghĩa chính thống dân tộc để Đất Nước Việt Nam thân yêu được hồi sinh trong Ánh Sáng Tự Do Dân Chủ , để cho toàn dân Việt Nam chung lưng xây dựng một Xã Hội Nhân Bản và cho Dòng Sinh Mệnh Việt Tộc trường tồn mãi mãi với thời gian..!!!



Nguyễn Thế Hoàng

lyhuong.net

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...