Tuesday, December 10, 2019

“Chống Mỹ Cứu Nước"? Cô Nhíp ngày xưa...

“Chống Mỹ Cứu Nước"?
Cô Nhíp ngày xưa...



Nữ Đặc công Việt cộng nằm vùng
Cao Thi Nhip led the North Vietnamese Communist tank into Presidential Palace of the South Vietnam in Saigon in 1975


**


“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn

Hiện nay Cô Nhíp (công dân Mỹ) định cư tại Nam Cali US*





Hãy đọc hai bài viết về "Nguyễn Thị Nết, Cao Thị Nhíp, Cô Nhíp, Nguyễn Trung Kiên" và Chị Trúc

Một bài của người bên Quốc Gia, xác định cô nhíp là vợ tên Việt cộng đặc công liệng lựu đạn vào trường tiểu Học, và một bài viết của chính Việt cộng trong đội đặc công của cô Nhiếp, xác nhận cô là đặc công khủng bố, mà Việt cộng gọi tên là "Biệt Động Thành" hay chiến sĩ Biệt Động thành phố.

****************************************







CÔ NHÍP: VỢ TÊN ĐẶC CÔNG VIỆT CỘNG

Nguyễn vi (facebook)

Cả tuần nay, trên fb, thiên hạ nhắc về chuyện “cô Nhíp”…

Hướng mắt về đám lá lụp xụp, tôi thấy thấp thoáng chiếc bóng ngồi lặng lẽ trên bậc thềm của chị Trúc cùng chiếc khăn quàng màu tím quen thuộc và những sợi tóc bay lòa xòa trong gió. Tôi quay ngoắc lại, đi trở lui. Tôi không muốn thấy chị. Có lẽ, cứ hể mỗi lần thấy chị là nhắc tôi nhớ lại hồi ức hãi hùng về những cái chết ngỡ ngàng vô tội đau đớn của các em do trái lựu đạn cố tình nổ toang trước cổng trường Tiểu Học năm đó. Cho nên dù nụ cười chị chào tôi thật ngọt, nhưng tôi không hề cảm động và cũng không muốn thân thiện dù chỉ là xã giao.

Khi đó tôi mười bảy, tuổi đủ lớn để có thể giúp việc này việc nọ cho ba mẹ, và tôi thích nhất là mỗi buổi chiều đi đón em ở trường, tôi thường đi sớm một chút để có thì giờ đọc lén mấy cuốn tiểu thuyết trong quán sách gần đó, chờ em tan học tíu tít chạy qua đòi mua này mua nọ một hồi rồi hai chị em hối hả về, ba mẹ đợi cơm ở nhà.

Hôm đó tôi vào, trong quán chỉ có một người khách đang đứng khuất sau cái kệ cao treo mấy tờ tạp chí nơi góc cứ dòm ra đường như chờ ai. Như thường lệ, tôi đi thẳng vô bên trong, cười cười đáp lại với cô bé ngồi nơi quầy tính tiền rồi vói lấy cuốn truyện đọc dở dang hôm qua. Đang mãi mê, chợt tiếng chuông reo lanh lãnh, tôi như cụt hứng, ngó ra, kịp thấy người đàn ông lúc nảy vừa kéo sụp cái mũ lưỡi trai trên đầu và bước vội ra đường. Tôi tiếp tục đọc thật lẹ, đoạn truyện tới hồi hấp dẫn. Một tiếng nổ kinh hồn. Tôi giật nẩy mình hoảng hồn hụp đầu xuống thì nghe tiếng la hoảng lồng lộng bên kia:

– Việt cộng liệng lựu đạn!

– Chết con tôi rồi, cứu con tôi với Trời ơi! Trời...

– Trời ơi! Chết!… Chết!…

Tiếng khóc, tiếng la, thất thần rộ lên kêu cứu tràn tới cổng trường. Kịp hiểu, tôi đâm đầu băng qua, lách thiệt lẹ trong dòng xe đổ dồn cụt, hớt hải chui vào đám đông. Tay chân tôi run lẩy bẩy, gần như chết điếng thấy trước mắt những thân thể tóe máu nằm ngổn ngang, có người oằn oại đau đớn ghê lắm. Tôi sợ quá, đang dáo dác cuống quít thì bị xô giạt ra chúi nhủi.

– Dang ra!.. Dang ra!.. Tránh ra chỗ khác!

Tôi nép qua một chút cho Y tá lăng xăng chạy ra chạy vô băng bó, cứu cấp, khiêng mấy người bị thương. Chung quanh tôi, tiếng khóc rũ rượi, tiếng bù lu bù la kể lể càng lúc càng thảm thiết nhưng tôi bất kể cứ xô đẩy lẩn quẩn, lýnh quýnh, rồi như con sóc len vô bên cửa hông của trường và mừng quá khi thấy em tôi đứng khóc thút thít trong đám người lớn con nít thấp thỏm nhấp nhô tụ lại ở cuối dãy. Tôi nhào tới ôm lấy em vừa mếu máo vừa xoa lưng, vừa dỗ. Lúc đó mẹ tôi chạy lúp xúp tới mặt mày xanh lè thất thần, miệng mồm méo xệch.

Tôi gần như kiệt sức, ngủ không được, bác sĩ bắt nghỉ học vài ngày, ăn cháo uống thuốc. Đêm đó, sau khi ăn uống qua loa, tôi vệ sinh rồi lên giường nằm im quấn mền thật chặt chờ thuốc thấm. Lát sau, đôi mắt tôi lim dim thần trí mơ mơ màng màng nghe như có gì lao xao, giống như tiếng gió chạy rào rào trên những hàng cây, rồi sau đó tiếng gió mỗi lúc mỗi mạnh rầm rì như tiếng người, rồi tiếng gió rít lên, rít lên… nghe rõ ràng:

– “Đứng lại! đứng lại!”

rồi có tiếng chạy đuổi nhau giận dữ… và tiếng súng vang lên khô khốc. Tôi bắn người, chới với bật dậy thét hoảng kinh…
Mẹ lật đật chạy vô tốc mùng ôm tôi thật chặt. Tôi sợ lắm, mồ hôi rịn ra ướt lưng, trái tim đập thình thịch, thấy mơ hồ chung quanh có những cặp mắt ngỡ ngàng của mấy đứa trẻ chết tức tửi hôm nào nhìn tôi. Tưởng mình bị chết, tôi chới với níu chặt lấy tay mẹ, cánh tay ấm hôi hổi khiến tôi tỉnh táo đôi chút, tôi ngẩn ngơ nhớ lại, giọng sợ sệt:

– Có tiếng nổ mẹ ơi!

Mẹ dỗ dành:

– Ngủ đi, ngủ đi, không có gì đâu con.

Tôi dụi đầu trên vai mẹ cảm thấy yên tâm, định thần lại, tôi nghe có tiếng người trước cửa nhà, tôi còn nhận ra được giọng người quen lao xao… Có ai khóc vậy? Có tiếng khóc mà… Rồi có tiếng giày nữa, nghe rào rạo. Tiếng bánh xe thắng rít, gấp rút, hình như xe đang trở đầu, ánh đèn quét lấp lóe từng luồng vô cửa sổ. Tôi mang máng chắc hàng xóm cãi lộn đánh lộn gì đó ghê lắm cho nên con đường sáng rực ánh đèn xe hơi.

Lát sau, ba bước vô thì thào với mẹ:

– Nghe nói… bắt được người liệng lựu đạn rồi. Nó trốn trong nhà cô Trúc.

Mẹ như ớ ra, rồi nín thinh, thở phào, quay sang ôm tôi:

– Tụi con ngủ đi, có ba mẹ đây đừng sợ.

Tôi nằm im cho mẹ yên lòng, đầu óc tôi mông lung, và những hình ảnh ngày hôm qua lại lảng vảng trong trí nhớ. Thằng em nằm kế bên ngủ say có hay biết gì đâu.

Chị Trúc có gian hàng bán vải ngoài chợ, nhưng mới dọn về căn nhà có khu vườn rộng cách nhà tôi một khoảng sân hẹp mọc đầy hoa Cúc dại màu tím. Đêm qua trong khi Cảnh Sát Đặc Biệt bao vây nhà chị, bất ngờ có một bóng người xuất hiện từ cửa sau, đang mon men ra ngoài, bị phát hiện kêu đầu hàng, người đó cố tình chạy, rồi bị trúng đạn chết trong lúc tìm cách nhảy qua hàng rào để thoát vô con đường mòn nhìn xa xa thấy có vạt cây xanh mút mắt trong kia.

Tôi nghe ba kể: Tên Việt Cộng bị bắn chết đêm qua, là tên Đặc Công muốn ám sát ông sĩ quan Thám Báo Tỉnh, chiều đó ông Sĩ quan đi đón con trễ, học trò ùa ra một lát thì ông sĩ quan tới. Trái lựu đạn tung đúng lúc, nhưng ông sĩ quan chỉ bị thương. Tội nghiệp bốn đứa trẻ và bà bán hàng rong chết oan, chưa kể có vài người còn trúng miểng, khá nặng. Sau khi thảy trái lựu đạn, tên Đặc công thót lên xe Honda chờ sẵn, mất tiêu.

Ba chép miệng tức tối:

– Giặc ở ngay nách mà mình không hay biết gì hết!

Chuyện ông Việt cộng bị bao vây, bị bắn chết… một hai tuần sau lắng xuống. Nhưng từ đó, người ta bắt đầu e dè chị Trúc. Mặc dù chị vẫn được tự do, được ra vào mua bán nhưng cứ mỗi lần chị đi qua là có những ánh mắt căm giận, thương hại, nghi ngờ, sợ sệt, dò xét ngó theo…

Mấy tháng sau, cái bụng của chị u tròn lên, hàng xóm chạy qua nhà mua vải của mẹ nói chị có bầu, có bà còn le lưỡi mỉa mai “Mai mốt xóm mình có thằng Việt cộng con, tha hồ ăn lựu đạn!”

Mọi chuyện rồi cũng nguôi ngoai, thỉnh thoảng trong chiêm bao tôi vẫn còn thấy những xác chết hiện về, những đôi mắt u uất của các bà mẹ khiến những lúc đó tôi bàng hoàng thức giấc với tiếng gió kêu như thảng thốt trong bóng đêm đen đặc ngoài cửa sổ. Cho đến một hôm, nấu cơm chiều, thấy mẹ bận rộn kho thịt và hầm chân giò với đu đủ như nấu cho người ăn đẻ, lát sau mẹ kêu tôi phụ bưng qua nhà chị Trúc, thấy tôi ngạc nhiên rồi lắc đầu quầy quậy, mẹ giải thích:

– Cô Trúc sinh con, nằm ở cử mà không có ai nuôi, nghe nói phải mua cơm tiệm mà ăn, cũng tội nghiệp. Thôi kệ con, ai làm ác người nấy mang tội.

Mẹ tôi được tiếng tốt bụng nào giờ, nên tôi miễn cưỡng nghe lời, tuy vậy, ba và tôi không đồng ý với lối suy nghĩ của mẹ, ba nói:

– Thiếu gì người giúp, sao lại giúp kẻ ác!

Nhà chị Trúc tuy đẹp, nhưng trông quạnh hiu trong khu vườn rộng, um tùm cây cối. Mẹ bấm chuông cổng, hồi lâu có người đàn bà trùm khăn sùm sụp đi ra, tôi nhận ra chị Trúc, mặt mày rầu rĩ buồn bã, xanh lướt, còn yếu lắm. Giọng mẹ xởi lởi, như người nhà:

– Tui nấu ít đồ ăn đem qua, cô ăn cho có sửa em bú, hàng xóm với nhau cô đừng ngại.

Chị Trúc tần ngần rồi mở cửa, mời mẹ con tôi vào. Mẹ đặt đồ ăn trên bàn, hỏi thăm một hồi rồi ngỏ ý muốn vào thăm em bé. Tôi thấy chị chớp mắt như cảm động, khuôn mặt giản ra một nụ cười thật đẹp.

Chị Trúc dẫn mẹ vô bên trong, mẹ kêu tôi ngồi ngoài, chắc mẹ dị đoan không cho con nít vô buồng bà đẻ.
Tôi ngồi một hồi, nhớ tới lời người ta nói nhà chị Trúc có Việt cộng? Tôi bỗng nhiên nổi lên cơn tò mò, vì hồi đó giờ cứ nghe nói Việt cộng giựt mìn xe đò, Việt cộng pháo kích, Việt cộng liệng lựu đạn… Chứ tôi chưa thấy mặt mày của Việt cộng như thế nào? Chưa hình dung ra Việt cộng tròn méo làm sao? Cho nên tôi ngó nghiêng ngó ngửa, khi mắt tôi vừa chạm vào một tấm hình trên đầu tủ thờ thì óc tôi lóe lên - “Việt cộng?”

Nghĩ tới đó tôi cảm thấy hồi hộp vừa dòm chừng vô cửa buồng vừa mon men tới gần, càng gần… tôi thấy đó là tấm hình một người đàn ông… Tôi càng nhìn càng thấy người đàn ông trong hình như quen quen, có gặp đâu đó… Nhìn một hồi, ngờ ngợ, rồi nhớ ra, tôi hoảng hồn kêu lên:

– Mẹ ơi!

Mẹ lúp xúp chạy ra ngơ ngác:

– Gì con?

Tôi định nói, thấy chị Trúc đứng im sau lưng mẹ, tôi ấp úng nói lảng:

– Về… mẹ.

Mẹ xoay người lại, vô tình than thở với chị Trúc:

– Khổ! Từ hôm đó tới nay, nó hay kêu hoảng vậy đó!

Chị Trúc sầm mặt, đưa mẹ con tôi ra cửa, không nói gì, rồi lặng lẽ quay vào.

Tôi nhận ra ông trong tấm hình rồi. Chính là người đàn ông đứng trong quán sách chiều hôm đó, nốt ruồi nhô cao dưới cằm làm tôi không thể nào nhận lầm ông ta. Thì ra, lúc đó ông đang chờ…

Bỗng nhiên tôi rờn rợn, khi hình dung ra cảnh… Trời! Lỡ hôm đó tôi đứng đâu đó bên ngoài, hoặc là em tôi chạy ra sớm… chắc chắn, chị em tôi là trong số những người hôm đó, đau đớn quằn quại kêu cứu thống thiết trên vũng máu vây khắp vỉa hè; hoặc là tôi và thằng em nằm vật vờ chết oan ức với những miểng đạn ghim tả tơi khắp cùng mình mẩy… Ghê quá! Tôi ớn lạnh không dám nghĩ tiếp nữa…

Vì bị ám ảnh quá sâu đậm, từ đó tôi cứ thấp thỏm, nghi ngại trong lòng, cứ hể thấy ai lấp ló, dáo dác, mặt khắc khổ, hắc ám, lẩn quẩn trong chợ, gần trường học, đứng gần, là tôi hồi hộp… Nhiều lúc giật mình, tưởng tượng, bất thình lình đâu đó, quăng ra… Ầm! Bùm!…

Ác như vậy đó, ai mà không sợ? Tôi ước gì đời sống này đừng có Việt cộng. Sướng biết mấy!

Bây giờ. Tôi biết chị Trúc đã lập gia đình khác và đang sống đâu đó tại Hoa Kỳ. Nếu chị đọc mẫu chuyện này. Tôi tin, chị biết tôi là ai!

* thụyvi

(Hầm Nắng, cuối tháng 10, 2009)

Nguồn: http://vongngayxanh-vongngayxanh.blogspot.com/2015/03/co-nhip-co-ai-con-nho.html



00000000000000000000000000000000000000000





Quên đi quá khứ “hào hùng”?

“Cô Nhíp” đang ở đâu?

- 01 tháng 6, 2015 - 14:15

Ở cùng khu phố lại đều là CCB (cựu cán binh) với nhau nên chúng tôi vẫn thường được ông Việt kể cho nghe về những kỷ niệm của đơn vị ông với cô Nết - nữ biệt động Sài Gòn: Sáng ngày 30-4-1975, sau khi Sư Đoàn 10 (thuộc Quân Đoàn 3) đánh chiếm xong một số mục tiêu đã định, ông Việt khi đó là Thượng sĩ, Tiểu Đội Trưởng Tiểu Đội xe, thuộc Phòng hậu cần Sư Đoàn 10, lái chiếc zeép (chiến lợi phẩm) có gắn máy thông tin 2W và rơ-moóc, đưa đồng chí Võ Khắc Phụng - Phó Sư Đoàn Trưởng, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 10 cùng một số sĩ quan chỉ huy tổ chức đánh chiếm Bộ Tổng Tham Mưu ngụy. Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt tươi sáng, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình. Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Nết (biệt hiệu: Nguyễn Thị Trung Kiên, nguyên mẫu nhân vật Cô Nhíp trong bộ phim truyện cùng tên - bộ phim đầu tiên của điện ảnh miền Nam sau ngày giải phóng).

Theo sự dẫn đường thông minh, chủ động và linh hoạt của cô Nết, đội hình tấn công vừa vận động, vừa chiến đấu, vượt qua mọi trở ngại, thần tốc xốc tới. Khoảng hơn 10 giờ đơn vị đã tiếp cận Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Sài Gòn. Lúc ấy, khu cổng chính còn nguyên những hàng rào bùng nhùng. Anh Phụng ra lệnh cho pháo thủ xe tăng nổ súng dọn chướng ngại vật. Đạn cày mặt đường nhựa, quét bay một đoạn hàng rào. Cô Nết nhanh nhẹn xuống xe cùng bộ đội ào ào tiến vào, chiếm mục tiêu...

Suốt buổi chiều hôm đó, cô Nết ở lại giúp bộ đội. Các chiến sĩ trẻ, lần đầu tiếp xúc với TP Sài Gòn vừa được giải phóng, không tránh khỏi bỡ ngỡ. Cô Nết đã cùng chỉ huy đơn vị chỉ dẫn tỉ mỉ cho anh em. Đặc biệt là nhắc nhở các chiến sĩ chú ý kỷ luật dân vận, không mất cảnh giác... Bức ảnh các nhà báo chụp cô bên các chiến sĩ đứng trên xe tăng sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, được dùng làm bìa lịch Tết năm 1976, chính là bức ảnh cô Nết cùng các chiến sĩ của đơn vị ông Việt chụp kỷ niệm hôm đó.

Bữa cơm tối ngày 30-4, cô Nết cùng bộ đội vừa ăn vừa trò chuyện như người trong một gia đình, thân thiết vô cùng. Ai cũng mong sau này được đón cô Nết và các chiến sĩ biệt động Sài Gòn về thăm miền quê các cán bộ, chiến sĩ Sư Đoàn 10, để cùng ôn lại những kỷ niệm về Sài Gòn giải phóng.

Đã 40 năm trôi qua. Ông Việt và những người bạn chiến đấu ngày ấy, nay ở khu vực Hà Nội như Thiếu Tướng Phùng Bá Thường, nguyên Hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần, ông Y ở Đức Hòa, Đức Giang, ông Đặng Văn Lợi ở thành phố Bắc Ninh... vẫn thường xuyên liên lạc, thông báo cho nhau chuyện vui, buồn.

Những lúc như thế, các ông thường nhắc tới cô Nết, mong biết tin tức về người nữ biệt động xinh đẹp, gan dạ, mưu trí, dũng cảm và thông minh ấy. Đó cũng là điều làm cho khu phố chúng tôi thêm vui vào những dịp kỷ niệm Ngày giải phóng 30-4 hằng năm.

Phạm Xưởng



Nguồn: https://cuuchienbinh.com

=============================================

Tôi nghe ba kể: Tên Việt Cộng bị bắn chết đêm qua, là tên Đặc công muốn ám sát ông sĩ quan thám báo Tỉnh, chiều đó ông Sĩ quan đi đón con trễ, học trò ùa ra một lát thì ông sĩ quan tới. Trái lựu đạn tung đúng lúc, nhưng ông Sĩ quan chỉ bị thương. Tội nghiệp bốn đứa trẻ và bà bán hàng rong chết oan, chưa kể có vài người còn trúng miểng, khá nặng. Sau khi thảy trái lựu đạn, tên Đặc công thót lên xe Honda chờ sẵn, mất tiêu.

cứ cho nhà con mụ ấy sáng nhất phố Garden Grove luôn cho em. Em sẵn sàng tài trợ một thùng xăng.

con mụ này giờ sống chính xác địa chỉ nào ở garden grove ko ạ,em sẽ nhờ bạn bè dưới Cali phỏng vấn cảm tưởng mụ ấ

Bắt bả về Việt Nam mà sống đi :)), làm cho đã xong qua Mỹ phè phỡn đốt nhà ông bà xong qa nhà hàng xóm ở

Cần phải loại bỏ những con điếm này ra khỏi cộng đồng người Việt Quốc gia.Nó qua Mỹ là để tuyên truyền và gây chia rẽ trong cộng đồng chứ chẳng từ bỏ Việt Cộng đâu

voi VC nam vung, tui no pha hoai cong dong nguoi Viet Hai Ngoại.

Cô Nhíp định cư tại khu đèn đỏ Cali, hiện cô là local guide chuyên làm sex tour cho mấy bác lãnh đạo Việt Nam công tác và du lịch (theo báo nhân dân ngày 30-2-200 nhớ)

co co the cam sung ban vao lu trung cong Dan cuop nuoc ko co Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời:

- “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.

Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, “Cô Nhíp” đến nhà thăm tôi khi vừa tử Cali về lại Việt Nam. Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó. Hai mươi năm có lẽ. “Cô Nhíp” năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt.

Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về “Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ Việt Nam và quên đi quá khứ “hào hùng” sao?

CÔ NHÍP: VỢ TÊN ĐẶC CÔNG VIỆT CỘNG.

Nguyễn vi (facebook)

cả tuần nay, trên fb, thiên hạ nhắc về chuyện cô “Nhíp”…

CÓ AI CÒN NHỚ?

Kim Chi (Sài Gòn Báo – facebook)

“Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.

Lịch sử chống Mỹ cứu nước hào hùng, thế mà quên sao?

Ngày 29/4/1975, xe tăng Việt cộng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường.

Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim 'Giải Phóng' đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!

* Cô Nhíp - Cao Thị Nhíp – Nguyễn Trung Kiên)


Ghi Chú: "Bức ảnh nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên (tức Cao Thị Nhíp, quê Tiền Giang) dẫn đường cho dẫn đường cho xe tăng của Sư đoàn 10 quân đoàn 3 vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30 - 4 - 1975 (Ảnh: Đậu Ngọc Đản, phóng viên thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam).

Cao Thị Nhíp quê Tiền Giang, làm việt cộng được đảng chỉ thị lên Sài Gòn hoạt động nằm vùng. Cao Thị Nhíp tham gia ‘biệt động thành’ (Đặt công khủng bố) dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

Vốn thông thuộc đường sá, cô Nhíp dễ dàng dẫn đường cho xe tăng vào đánh phi tr ư ơ ờ ng Tân Sơn Nhất, Năm 1976 Hãng phim Giải Phóng đã dựng phim "Cô Nhíp" do Nguyễn Trí Việt viết kịch bản và Khương Mễ làm đạo diễn, bộ phim được chiếu rộng rãi và giành nhiều giải thưởng điện ảnh lớn.

Năm 1983 cô Nhíp làm ở Công ty Thương nghiệp tổng hợp Quận 5 rồi sang Mỹ, mang quốc tịch Mỹ với tên khác, và cũng họ khác, ở thành phố Garden Grove, Nam California." (trích)



Hai nhà báo đầu tiên Việt cộng có mặt Ngày 30-4-1975, đó là Đậu Ngọc Đản và Hoàng Thiểm. Cả hai anh khi đó đều là phóng viên Thông tấn quân sự, thuộc Cục Tuyên Huấn, Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt cộng.(…)

Ngọc Đản đã chứng kiến và chụp được ảnh Đại úy Việt cộng Phạm Xuân Thệ, Trung Đoàn phó nhận bàn giao của Tổng thống Dương Văn Minh và Nội các chính quyền Sài Gòn ngày 30-4-1975.

Ngọc Đản và Hoàng Thiểm là hai nhà báo đầu tiên của miền Bắc có mặt trong Dinh Độc Lập vào giây phút lịch sử ấy. trên đường vào Sài Gòn, Ngọc Đản đã chụp được bức ảnh “Cô Nhíp” - chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho xe tăng ta, là một bức ảnh lịch sử.

Ngọc Đản kể lại: “Tôi gặp cô Nhíp ở Tân Sơn Nhất. Thấy xe tăng cắm cờ Quân giải phóng, tôi hỏi thì được biết là xe tăng của Quân Đoàn 3, còn cô gái tên là Cao Thị Nhíp, tên hoạt động là Nguyễn Trung Kiên. Nhíp con nhà nghèo, quê Tiền Giang, lên Sài Gòn hoạt động cách mạng, tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan ngụy (theo dõi biết giờ giấc đi đứng ăn ở và cho người đi khủng bố, giết tên sĩ quan ngụy).
Vốn thông thuộc đường sá, Nhíp đã dẫn đường cho xe tăng ta vào đánh sân bay Tân Sơn Nhất và các vị trí quân sự quan trọng khác. (Trích)

Ngày 30/4/1975, nữ giao liên Nguyễn Thị Trung Kiên (Cao Thị Nhíp), Chị cũng là người dẫn đầu đoàn xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập. (Trích trong báo Việt cộng)

.......................................................

Cô Nhíp) đã từng là đặc công Việt cộng, giết người hàng loạt mà công chúng cần biết. Bằng chứng có báo xác định cô là nữ biệt động thành, có báo cho là cô là nữ giao liên, có bài nói cô nhíp làm mật báo vào hoạt động trong gia đình sĩ quan VNCH làm người giúp việc nhưng nhận công tác mật là theo dõi vị sĩ quan Thám Báo Tỉnh, này.

“Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”. Lời Cô Nhíp phát biểu.

"Gửi bạn cô Nhíp: Trương Tấn Sang có phát biểu tại Hà Nội rằng: "... Xóa bỏ về quá khứ là chối bỏ sự Hào Hùng công cuộc Đánh Ngụy, đuổi Mỹ của đảng cộng sản.".

Xin hỏi:
Cô Nhíp lấy ai, được mấy con, bây giờ làm nghề gì?
Ai đã bảo kê đem cô nhíp qua Mỹ? Cô có nhận chỉ thị gì từ cộng sản Việt Nam, cho mục đích gì? Sao cô lại dám ở tại thành phố có đông người tị nạn cộng sản, và là thành phố có mệnh danh 'thủ phủ chống cộng sản/Việt cộng"?
br> K/g Bạn đọc,

Cũng như nhiều người dân miền bắc xhcn đến Mỹ định cư, họ thường che giấu cái lý lịch của mình, và cô Nhíp cũng không ngoại lệ.

Nhưng có một điều chúng ta nhận thấy rằng những người hấp thu nền giáo dục cộng sản hoàn toàn không thể thay đổi, đơn cử ca sĩ Thu Phương, một ca sĩ Bắc Kỳ ‘75’, sau bao cố gắng xin ở lại Mỹ, họp báo lu loa, và khi đã trở thành công dân Mỹ họ đã trở về Việt Nam để mặc chiếc áo dài màu đỏ sao vàng và những người như ca sĩ Việt cộng Thu Phương hoàn toàn không hề hiếm tại Mỹ.





https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhv1wJU33846m9gbJr2QpXz4-SWYjQtphIxU55x-Q_SL-PVR3aviIOnj-4BBBz1HLWrIz9_J-O70tm1YRNmh9gP8yTJ1XM2J8QzXwiB396AtAW68px-bp03SNNxYXpZHufbJCac6smMmdo/s1600/529479_580498878634945_61581812_n.jpg


¯\_(ツ)_/¯


1



2

https://forum.quartertothree.com/uploads/default/optimized/3X/b/5/b5ef5e8d3de7166841fb8d6d3c9f123774c15163_2_562x500.jpeg

3

https://s3.amazonaws.com/s3.timetoast.com/public/uploads/photos/5395343/cambodiainvasionmapa.jpg



4


20 năm chui rúc vào hang Pắc Bó, hốc núi, lòn rừng Trường Sơn tới Cục R, lỗ Củ Chi sống gặm khoai, nhai cà pháo đánh Ngụy, đuổi Ngụy. Ngày nay hậu quả là một quê hương tan nát, chia lìa, hòa bình trong nô lệ, thống nhất bắc nam đưa dâng cho trung cộng điều khiển, người người ai cũng toan tính chuyện chạy ra khỏi nước.
Mảnh đất đầy dẫy nhà tù, trại tập trung. Một vùng trời ngút ngàn thù hận tạo hận thù:
- Hận thù giữa bắc và nam,
- Hận thù giữa cai trị và bị trị,
- Hận thù giữa đảng viên và dân thường,
- Hận thù giữa đảng viên giầu và người bị cướp đất, và trong tâm chỉ họ chỉ chực trả thù nhau, làm giầu cho kẻ khác (trung cộng di dân).
Mã Lai bao nhiêu năm, là nước tiếp nhận những sản phẩm xuất xưởng từ Việt Nam đưa qua, mặt hàng đặc biệt là Xuất cảng Lao Động. Bao nhiêu năm Việt Nam có làm được gì hay ho đâu, ngoài việc đẻ đái!


“Chống Mỹ Cứu Nước"?
https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/12/blog-post.html



Kiên Giang
https://forum.quartertothree.com/uploads/default/optimized/3X/b/5/b5ef5e8d3de7166841fb8d6d3c9f123774c15163_2_562x500.jpeg
https://s3.amazonaws.com/s3.timetoast.com/public/uploads/photos/5395343/cambodiainvasionmapa.jpg




https://asknod.files.wordpress.com/2019/02/iii-corps.jpg








Cô Nhíp từ hố, lỗ Củ Chi chạy về Sài Gòn trên xe tăng - Cô Nhíp từ Sài Gòn bay sang Mỹ...



66

https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2018/03/cc3b4-nhc3adp3.jpg

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...