Friday, February 15, 2019

Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU

Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU

 

Tổ Quốc Đại Dương   

Đúc kết từ 25 Khóa trước của Trường TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG được trải qua, khóa đàn anh 25 trao lại tinh hoa cho chúng tôi; nhưng không có Khóa 27 đàn em để chúng tôi có thể thấy TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN tốt đẹp được tiếp tục TRUYỀN qua nhiều thế hệ sau này.




 

 

Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU


Chúng tôi Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU nhập trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang tháng 8 năm 1973 vào một đêm mưa gió bão bùng.

TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI QUÂN NHA TRANG

https://i1.wp.com/www.vietlist.us/Images_history/TrungTamHuanLuyenHQNhaTrang.jpg

Dương Vận Hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-500 CAM RANH (Formerly USS Marion County (LST-975), Acquired 12 April 1962) chở chúng tôi từ Cam Ranh ra Nha Trang phải mất một ngày vì trời bão.

Photo:

Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU đã hấp thụ đầy đủ giai đoạn HUẤN NHỤC truyền thừa từ 24 Khóa trước, cho nên Khóa đàn em 26 - Đệ Tam KIM NGƯU chúng tôi vào trường là lãnh đủ những "trò chơi khốc liệt nhất.


Niên Trưởng Hạm Trưởng HQ-500 CAM RANH đã "chào đón" các Sinh Viên Sĩ Quan bằng cách bắt chúng tôi sắp hàng đứng "thao diễn nghỉ" trên boong chính, trong lúc chiến hạm đang vặn mình nhấp nhô trên sóng, ngụp lặn trong cơn giông bão suốt từ Cam Ranh ra đến Nha Trang. Sau một ngày dài ruột gan lên xuống, ngất ngư con tàu đi, từ xa, lúc còn ngoài khơi, tôi nhìn vào bờ, sau màn nước mưa dầy đặc, thành phố Nha Trang nổi tiếng thơ mộng chỉ là một vùng ánh sáng lờ mờ... Huyền ảo thay! Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra?

Đổ bộ xuống Cầu Đá, chúng tôi ướt sủng, mệt lả và đói meo với túi quân trang trĩu nặng nước mưa trên vai. Sau 10 giờ đêm, đoàn xe chở 182 Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU vừa đổ xuống trước cổng quân trường thì nhanh như chớp, một rừng đàn anh Khóa 25 "ở đâu" ùa tới, la hét vang trời:

- "Các anh 26!!! Các anh 26!!!"

Và thế là những "trò chơi" bắt đầu - một giai đoạn cam go - giai đoạn HUẤN NHỤC hay còn gọi là HUẤN CHÍ.


Xin chú ý, tôi gọi những hình phạt trong thời gian HUẤN NHỤC là những "trò chơi" vì hình phạt nào của đàn anh 25 cũng ngộ nghĩnh, chưa từng thấy trong thời gian ba tháng rèn luyện Căn Bản Quân Sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Cam Ranh bao giờ!


Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Lại Văn Lý
Khóa 26 - Đệ Tam KIM-NGƯU - Ngành Chỉ Huy
Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

1973-1975

Ngày đầu vào quân trường, phải nói là "đêm" đầu mới đúng vì vào trường sau 10 giờ đêm, tôi đã được hân hạnh ôm cây GARANT M1 nằm ngủ quên dưới cơn mưa trong sân cờ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG vì quá mỏi mệt, sau khi bị phạt từ ngoài cổng phạt vô mà chẳng biết mình bị tội gì.

Ôi, "người yêu GARANT M1" đầu đời thánh thiện của tôi! Tôi bồng súng trên mình trong tư thế nằm ngửa ngủ quên trên sân cờ mà như bồng em trong giấc ngủ đam mê dật dờ mỏi mệt.

Ôi, "người yêu GARANT M1" đầu đời thánh thiện của tôi! Tôi bồng súng trên mình như bồng em trong giấc ngủ.

Tôi giật mình thức giấc khi hai lỗ tai lùng bùng nghe tiếng thét trong đêm khuya chen lẫn trong tiếng gió, mưa: "Các anh 26!!! Các anh 26!!!"

Từ đó, mỗi lần nghe tiếng thét "Các anh 26!!!" của đàn anh là tôi nổi da gà! Dù là trong cơn mưa, gió, lạnh lùng của Nha Trang trời tháng 8.


Hình ảnh
Photo

Sau khi Khóa đàn anh 25 đi rồi (mãn khóa Ngày 3 tháng 8 năm 1974), tôi buồn vì không có Khóa 27 đàn em vào để tôi có thể thấy TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN tốt đẹp được tiếp tục TRUYỀN qua nhiều thế hệ sau này.


Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Lại Văn Lý
Khóa 26 - Đệ Tam KIM-NGƯU - Ngành Chỉ Huy
Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

1973-1975

Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU đã hấp thụ đầy đủ giai đoạn HUẤN NHỤC truyền thừa từ 24 Khóa trước, cho nên Khóa đàn em 26 - Đệ Tam KIM NGƯU chúng tôi vào trường là lãnh đủ những "trò chơi khốc liệt nhất trong giai đoạn HUẤN NHỤC" một cách tuyệt vời!

Nghĩa là tất cả những "trò chơi" đúc kết từ 25 Khóa trước của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, thuộc TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG, chúng tôi đều đã phải trải qua.

Mặc dù TRUYỂN THỐNG "HUẤN NHỤC" HAY "HUẤN CHÍ" CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA bị gián đoạn, nhưng bên cạnh những môn học chính thức trong chương trình huấn luyện hai năm của Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân đến từ Văn Hóa Vụ, khóa đàn anh còn "chỉ lại" cho khóa đàn em nhiều thứ lắm, từ cách "đi bờ" với "đào" cho đến những điệu khiêu vũ... bắt cả khóa đàn em ra sắp hàng ngang, học tại Thao Diễn Trường.

Sau khi Khóa đàn anh 25 đi rồi (mãn khóa Ngày 3 tháng 8 năm 1974), tôi buồn vì không có Khóa 27 đàn em vào để tôi có thể thấy TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN tốt đẹp được tiếp tục TRUYỀN qua nhiều thế hệ sau này.

Anh nào không biết "VỚI LÒNG NÀNG ANH LÀ HOÀNG TỬ", "đi bờ" ở phố Nha Trang mà "thua" Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân, "làm tối nước Hải Quân" thì khi về lại quân trường, cứ chuẩn bị lãnh cái búa là vừa: cứ TẢ TƠI NHƯ TẤM MỀN RÁCH, vân vân và vân vân... Chưa kể cách "đi bờ" độc đáo qua ngã trường Trung Học Kỹ Thuật Nha Trang phía sau Câu Lạc Bộ Sĩ Quan.

Lại Văn Lý

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

Thủy Thủ Và Biển Cả
Hùng Cường
https://youtu.be/9h2KaeDKxdk

 

Yêu đời hải hồ











 

 

Quân phục Hải Quân VNCH


Photo:

Quân phục Hải Quân VNCH


Photo:

Quân phục Hải Quân VNCH


Photo:

Quân phục Hải Quân VNCH


Photo:





Photo:
Bia cột mốc chủ�quyền với hình phù hiệu của Hải Quân VNCH


Biệt Hải Trên Vùng Biển Bão Tố
- Phạm Phong Dinh







Photo:

 

Những biến động và cuộc rút quân tại vùng III Duyên-Hải


Điệp Mỹ Linh

Trích Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh

Huy hieu BTL HQV3DH. TVQ Collection

Tình hình Vùng III Duyên-Hải sôi động kể từ khi tuyến Phan-Rang vỡ! Sau khi Phan-Thiết thất thủ và Hàm-Tân mất thì Vũng-Tàu bị đe dọa nặng nề!

Theo tin tình báo, khoảng 18 Sư-Đoàn Bắc quân đang có mặt trên toàn lãnh thổ Nam Việt-Nam; và năm Sư-Đoàn nữa đang trên đường vào Nam!

Trong khi đó, tất cả đại đơn vị V.N.C.H. di tản từ Vùng I và Vùng II vào chỉ có Lực-Lượng Thủy-Quân Lục-Chiến là còn nguyên vẹn! Chính phủ có ý định gom tất cả quân nhân của những đơn vị rã hàng để thành lập những đơn vị tân lập. Nếu dự định ấy được thực hiện tốt đẹp thì lực lượng đôi bên vẫn chênh lệch: Một quân nhân V.N.C.H. phải chống lại bốn tên Việt-Cộng!

Lúc này thành phố Vũng-Tàu đông nghẹt đồng bào và quân nhân di tản. Để tránh gây tình trạng náo động hơn trong địa phận của mình, Tư-Lệnh Quân-Đoàn III, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn và Thị-Trưởng Vũng-Tàu không cho phép Hạm-Đội Hải-Quân “đổ” số lượng khổng lồ quân, dân tỵ nạn từ Vùng I và Vùng II Chiến Thuật vào Vũng-Tàu. Do đó, Hạm-Đội Hải-Quân được lệnh đưa số người di tản ra Phú-Quốc.

Hầu hết LST đều chuyển quân và đồng bào ra Phú-Quốc. Những chiến hạm khác được điều động về Saigon; một số vào sửa chữa tại Hải-Quân Công-Xưởng; số còn lại lẩn quẩn trong hải phận Vũng-Tàu. Chỉ có hai chiến hạm sau đây nhận trọng trách khác:

  • HQ 406, sau khi trả Cảnh-Sát Dã-Chiến lại Cát Lỡ, được lệnh đi Năm-Căn đón Địa-Phương-Quân và Hải-Quân rồi ra An-Thới “bốc” thêm quân từ những đơn vị rã hàng từ Vùng I và Vùng II, đem về tăng cường cho mặt trận Vùng III.

Lúc chuyển quân từ Năm-Căn ra biển, HQ 406 bị Việt-Cộng bắn ba hỏa tiễn. Hai trái trúng phòng lái, một trái trúng mũi chiến hạm. Năm nhân viên bị thương.

Hai van ham Hau Giang HQ.406..

  • HQ 400 nhận chỉ thị chuyên chở binh sĩ, gia đình và dân chúng từ Bình-Tuy về Cát Lỡ.

Ngày 1 tháng 4, đài kiểm báo 301 được dời về Vũng-Tàu.

Ngày 3 tháng 4, HQ 404 đưa Tướng Ngô Quang Trưởng và Thủy-Quân Lục-Chiến từ Cam-Ranh về đến hải phận Vũng-Tàu.

Tình trạng sức khỏe của Tướng Trưởng sa sút trầm trọng. Trên HQ 404 có hai bác sĩ cũng di tản từ miền Trung vào. Hạm-Trưởng HQ 404, Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Đại Nhơn, nhờ hai bác sĩ chẩn bệnh cho Tướng Trưởng. Cả hai bác sĩ đều bảo Tướng Trưởng bị kiệt sức, cần chuyền “nước biển” để giúp sức khỏe của Tướng Trưởng hồi phục.

Hạm-Trưởng HQ 404 mời tất cả sĩ quan cao cấp di tản từ miền Trung vào, lập biên bản, đồng ký tên chấp thuận để hai bác sĩ chuyền “nước biển” cho Tướng Trưởng.

Khi HQ 404 đến Nhà-Bè, mọi người thấy nhiều tàu nhỏ chở đầy quân nhân Nhảy-Dù đi theo hộ tống HQ 404.

HQ 404 cặp cầu trước Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, bến Bạch-Đằng. Trên cầu tàu, ngoài Đô-Đốc Chung Tấn Cang trong quân phục Tiểu-Lễ, Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức và một số sĩ quan cao cấp Hải-Quân và Nhảy-Dù, còn có Bà Ngô Quang Trưởng.

Hai Van Ham Huong Giang HQ404.

Ngày 17 tháng 4, sau khi hoàn tất cuộc chuyển quân và dân về Cát lỡ, HQ 400 sang Thành Tuy-Hạ lãnh đạn để tiếp tế cho những chiếc WHEC và PCE biệt phái Vùng III Duyên-Hải.

Ngày 21 tháng 4, vừa mới đại kỳ xong, HQ 6 được biệt phái ra Vũng-Tàu và đặt dưới sự điều động của Phó-Đề-Đốc Vũ Đình Đào, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải.

Ngày 22 tháng 4, trong khi tấn công Long-Hải, Việt-Cộng dùng đại bác 105 ly bắn ra HQ 6, nhưng đạn chỉ rơi quanh chiến hạm.

Ngày 23 tháng 4, lúc Việt-Cộng tiến vào Long-Hải cũng là lúc cù lao Thu bị uy hiếp nặng nề. Phụ Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-Động-Biển, Phó-Đề-Đốc Nguyễn Hữu Chí, chỉ thị HQ 6 và HQ 11 ra tiếp cứu cù lao Thu.

Trên hải trình tiến ra cù lao Thu, nhân viên của HQ 6 và HQ 11 thấy một phi cơ Hoa-Kỳ xuất hiện, chiếu quang hiệu – chứ không liên lạc vô tuyến – ra lệnh cho cả hai chiến hạm phải quay lui, nếu không, khu trục ấy sẽ tấn công! HQ 6 trình về Bộ- Tư-Lệnh Hải-Quân xin chỉ thị. Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân ra lệnh HQ 6 và HQ 11 trở lại Vũng-Tàu.

Ngày 24 tháng 4, Mỹ kéo vào vùng biển Vũng-Tàu nhiều xà-lan với bao cát chất đầy hai bên. Hơn mười thương thuyền Hoa-Kỳ, tối, vào neo cách bãi Trước khoảng hai mươi dặm về phía Cần-Giờ; sáng, nhổ neo đi. Phía Việt-Nam thì, một đoàn ghe Thiên Chúa Giáo, tối, từ Bến-Đá, thắp đèn đi ra biển; sáng lại trở về.

Ngày 25 tháng 4, Sư-Đoàn 3 Sao Vàng tấn công Bà-Rịa.

Ngày 26 tháng 4, sau khi trả lại 800 tấn đạn cho Thành Tuy-Hạ, HQ 505 ra Vũng-Tàu với nhiệm vụ di chuyển nhân viên và gia đình Đài Mẹ Việt-Nam ra Phú-Quốc.

Trong thời gian này, Tướng Việt-Cộng Văn Tiến Dũng được chỉ thị phải chiếm Saigon trước cuối tháng để mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5. Do đó, Văn Tiến Dũng cho mở những cuộc tấn công quy mô từ phía Bắc Saigon với các đơn vị sau đây:

  • Vài thành phần của Sư-Đoàn 341 cùng với công trường 6 và công trường 7 Việt-Cộng “cầm chân” Trung-Đoàn 43 tại Xuân-Lộc.
  • Tiểu đội 75 Pháo-Binh Việt-Cộng nã hỏa tiễn 130 ly vào phi trường Biên-Hòa.
  • Hai Sư-Đoàn 304 và 325 Việt-Cộng tràn về Long-Thành, với ý đồ cắt đứt tỉnh lộ 15, con đường huyết mạch Saigon Vũng-Tàu.

Ngày 27 tháng 4, trong khi tại Saigon đã có gần 8.000 người Việt được Mỹ “bốc” khỏi Saigon thì ngoài khơi…

Ho tong ham Dong Da HQ.07, photo by Rod Allen.jpg

…Mặc dù đã cạn nhiên liệu và đạn dược, HQ 7 vẫn bị điều động vào bắn yểm trợ quận Đất-Đỏ trong khi các Tiểu-Đoàn Nhảy-Dù đang giao tranh ác liệt với địch tại đây. Nhiên liệu và đạn tiếp tế cho HQ 7 được LCU chuyển vận từ bờ ra.

HQ 400 được lệnh cập xà-lan phía ngoài Cát Lỡ, nhận hơn 600 người.

Ngày 28 tháng 4, Lữ-Đoàn I Nhảy-Dù từ Phước-Tuy rút về Vũng-Tàu và lập phòng tuyến tại căn cứ Cát-Lỡ.

Qua hệ thống truyền tin, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư-Lệnh Quân-Đoàn III, chỉ thị Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư-Lệnh Sư-Đoàn III – từ Đà-Nẵng vào – đưa quân của Sư-Đoàn III và Thiết Giáp từ Vũng-Tàu mở tỉnh lộ 15 về Biên-Hòa. Và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn sẽ đích thân đem quân đi ngược lại. Hai bên sẽ gặp nhau tại cầu Cỏ-May. Khi cuộc điện đàm vừa dứt, Việt-Cộng pháo kích vào Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải. Một trái đại bác rớt trúng đài “vi-ba” khiến mọi liên lạc viễn liên bị gián đoạn.

Sau khi Việt-Cộng ngưng pháo kích, trực thăng đưa Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt và Phó-Đề-Đốc Vũ Đình Đào từ HQ 5 đáp xuống Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải. Tại đây, Phó-Đề-Đốc Đào chỉ thị Hải-Quân Thiếu-Tá Võ Duy Hội, Tham-Mưu-Phó yểm trợ tiếp vận Vùng III Duyên-Hải, đưa một toán Người Nhái lên giật sập cầu Cỏ May. Nhưng khi toán Người Nhái và Thiếu-Tá Hội đến nơi thì Thủy-Quân Lục-Chiến đã giật sập cầu Cỏ May rồi.

Cầu Cỏ May sập, Việt-Cộng cướp ghe dân ở Phước-Tỉnh, vượt qua cầu Cỏ May, cầu Cái Khế, tiến vào Vũng-Tàu.

Phó-Đề-Đốc Đào ra lệnh Thiếu-Tá Võ Duy Hội đem nhân viên đi dời đài kiểm báo 301 ở Dakoo về Vũng-Tàu. Phó-Đề-Đốc Đào cũng chỉ thị Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Văn Dinh, Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội III Duyên-Phòng, đem một WPB vào bãi Dâu đón nhân viên đài kiểm báo.

Khi WPB do Trung-Tá Dinh chỉ huy đến bãi Dâu, Việt-Cộng pháo ngay vào chiến đỉnh. Một sĩ quan chết, một sĩ quan bị thương. Sau khi báo cáo lên Phó-Đề-Đốc Đào, Trung-Tá Dinh đưa vị sĩ quan bị thương ra HQ 802 với hy vọng được cứu chữa; nhưng nhân viên HQ 802 không cho nhập hạm!

Cùng lúc đó, hai nhân viên của Căn-Cứ Hải-Quân Cát-Lỡ bị thương vì pháo kích cũng được Chỉ-Huy-Trưởng Căn-Cứ Hải-Quân Cát-Lỡ, Trung-Tá Cơ-Khí Nguyễn Minh Thơ, đưa ra HQ 802. Nhân viên HQ 802 chỉa súng, không cho lên chiến hạm. Đến khi nhân viên chiến hạm nhận ra sự hiện diện của Hải-Quân Đại-Tá Vương Hữu Thiều trong toán tải thương thì nhân viên cho mọi người nhập hạm.

Chiều 28 tháng 4, HQ 505 đang neo tại Vũng-Tàu để nhận dụng cụ Đài Mẹ Việt-Nam, bỗng Phó-Đề-Đốc Đào ra lệnh ngưng, để nhận gia đình binh sĩ.

Mờ sáng 29 tháng 4, Việt-Cộng tấn công đơn vị Nhảy-Dù phòng thủ cầu Cỏ May. Đơn vị Nhảy-Dù này không chống cự được!

Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, có một cuộc họp hành quân tại Vùng III Duyên-Hải.

Ngay sau khi họp xong, Hải-Quân Đại-Tá Vũ Trọng Đệ, Tư-Lệnh-Phó Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải, ban hành lệnh di tản.

Hải-Quân Thiếu-Tá Ngô-Sanh, Chỉ-Huy-Phó Hải-Đội 3 Duyên-Phòng, đích thân đến từng hố chiến đấu và trạm gác để thông báo về lệnh di tản.

Sau đó, khoảng 11 giờ, Thiếu-Tá Ngô-Sanh xuống PCF cuối cùng để rời nhiệm sở. Khi liên lạc được với chiếc WPB có chở vợ con của Ông, Thiếu-Tá Sanh sang WPB.

Chiếc WPB vừa ra khỏi Căn-Cứ Cát-Lở khoảng vài trăm thước liền bị nhiều loại súng nhỏ, từ phía Trung-Tâm Huấn-Luyện Cán-Bộ Xây-Dựng Nông-Thôn, bắn xối xả. Đạn trúng đài chỉ huy. Trung-Úy Tuân, Trung-Úy Phước, Trung-Úy On bị thương; Thủy-Thủ Quý thiệt mạng! (*)

Phó-Đề-Đốc Đào cùng một nhóm thân tín rời nhiệm sở lên HQ 802.

Tại Bộ Tư-Lệnh Vùng III Duyên-Hải, Đại-Tá Vũ Trọng Đệ ra lệnh HQ 16, HQ 7 và HQ 12 tác xạ trục lộ Bà-Rịa, Cát-Lỡ, Vũng-Tàu để yểm trợ Thủy-Quân Lục-Chiến; vì Thủy-Quân Lục-Chiến đang bị Việt-Cộng đánh dạt ra bãi Trước.

Từ xã Long-Sơn, Việt-Cộng dùng đại bác bắn vào Vũng-Tàu. HQ 7 phản pháo. Nhưng khi đặt ống dòm quan sát, Hạm-Trưởng HQ 7, Hải-Quân Thiếu-Tá Trần Nam Hưng, mới phát giác ra là những trái đạn do HQ 7 bắn lên đều không nổ! Thì ra số đạn mới do LCU tiếp tế là đạn lép! Thiếu-Tá Hưng ra lệnh bắn ba viên đạn mới – đạn lép – thì chèn một viên đạn cũ.

Cả ba chiến hạm HQ 16, HQ 7 và HQ 12 đều bị trọng pháo Việt-Cộng bắn ra dữ dội. Nhờ hải pháo có tầm bắn xa, ba chiến hạm đều ở ngoài tầm đạn của địch, làm point rất chính xác, bắn trả. Tuy vậy, đạn đại bác Việt-Cộng vẫn rơi quanh ba chiến hạm, tạo nên những khối nước phun khổng lồ.

Ho tong ham Ngoc Hoi HQ12

Tình trạng kỹ thuật của HQ 12 không được tốt, chỉ còn chạy được một máy. Khi bị Việt-Cộng bắn rát quá, HQ 12 chạy ra khơi.

Khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, chiếc WPB chở Hải-Quân Thiếu-Tá Ngô-Sanh cùng gia đình binh sĩ và những người bị thương đến bãi Trước. Thiếu-Tá Sanh gọi cấp cứu trên máy truyền tin nhưng không đơn vị nào đáp lại.

Sau khi làm lễ thủy táng đúng nghi lễ Hải-Quân cho Thủy-Thủ Quý, Thiếu-Tá Ngô-Sanh gọi một PCF, chỉ thị PCF này đưa ba sĩ quan bị thương vào bờ để tìm phương tiện cứu chữa.

Xế trưa 29 tháng 4, xe tăng Việt-Cộng xuất hiện tại bãi biển Vũng-Tàu và hạ nòng bắn ra HQ 505. HQ 505 vội nhổ neo, lui ra. Sau đó, nhiều trực thăng của Không-Quân V.N.C.H. bay ra và hai chiếc đáp xuống HQ 505.

3 giờ chiều, HQ 400 đang neo tại bãi Trước, bị Việt-Cộng pháo kích xối xả. Chiến hạm nhổ neo khẩn cấp, tránh tầm đạn.

5 giờ chiều, từ Long-Khánh, các lực lượng Nhảy-Dù, Biệt-Động-Quân, Bộ-Binh, Địa-Phương-Quân, v. v… rút về Vũng-Tàu. Tại đây, không còn một lực lượng nào “tiếp hơi”, những lực lượng tinh nhuệ đó tan hàng!

6 giờ chiều, lệnh từ Vùng III Duyên-Hải: Tất cả chiến hạm “tự do vận chuyển”!

Tối 29 tháng 4, một người Mỹ mặc thường phục, nói tiếng Việt rất lưu loát, tìm đến chiến hạm Hải-Quân Việt-Nam xin di tản. Khi gặp Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội III Tuần-Dương, Hải-Quân Trung-Tá Lê Thành Uyển, người Mỹ này cho hay rằng ông ta có tần số liên lạc với Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ. Nhiệm vụ của người Mỹ này là đón học sinh Trường Thiếu-Sinh-Quân tại Vũng-Tàu; nhưng Ông không thi hành được vì học viên tản mác hết, tìm không ra.

HQ 16 cùng HQ 7 và HQ 12 vẫn tiếp tục phản pháo cho đến khi bất ngờ nhận ra rằng Cơ-Xưởng-Hạm Vĩnh-Long HQ 802 không còn neo tại bãi Trước nữa. Cả ba vị Hạm-Trưởng cố liên lạc với giới chức thẩm quyền Vùng III Duyên-Hải, nhưng không gặp được ai cả.

Hạm-Trưởng HQ 12, Hải-Quân Trung-Tá Lê Xuân Thu, yêu cầu HQ 7 yểm trợ về Saigon. Hạm-Trưởng HQ 16 cũng muốn về Saigon. Nhưng ngay lúc đó, Hạm-Trưởng HQ 505 liên lạc với cả ba vị Hạm-Trưởng và cho biết Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải đã cho lệnh “tự do vận chuyển”! Cả ba vị Hạm-Trưởng đều bỏ ý định trở về Saigon.

Biết được lệnh “tự do vận chuyển” và ý định không trở về Saigon của Hạm-Trưởng HQ 7, Trung-Úy T. và một số nhân viên phá tàu và dùng vũ khí uy hiếp Hạm-Trưởng, buộc Hạm-Trưởng phải đưa HQ 7 về Saigon.

Tuy vợ con còn kẹt lại Saigon, nhưng Hạm-Trưởng HQ 7 biết không thể nào sống được với Việt-Cộng, Ông khéo léo giàn xếp nội bộ. Hạm-Trưởng lấy hết tiền trong quỹ dự trữ tặng cho những người muốn trở về, rồi cho chiến hạm chạy sát vào cửa Đại, thả Wizard và bè xuống cho họ vào bờ. Một số Thủy-Quân Lục-Chiến được HQ 7 vớt quanh Vũng-Tàu cũng muốn về. Hạm-Trưởng HQ 7 cho thả bè, cung cấp nước ngọt và lương thực cho nhóm này về luôn.

Trong khi những sự việc kể trên xảy ra trên HQ 7 thì trên HQ 16, Hạm-Trưởng cũng bị một nhóm thủy thủ uy hiếp bằng vũ lực; vì Hạm-Trưởng muốn đưa chiến hạm đến đảo Tamassu đón vợ con của Ông, nhưng nhóm nhân viên này lại chỉ muốn đi thẳng ra Côn-Sơn.

Lúc này, HQ 17 từ Trường-Sa đang trên đường trở về. Khi còn cách bờ khoảng ba mươi hải lý, Hạm-Trưởng liên lạc với Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải, hỏi địa điểm “đổ” quân; nhưng không được giải đáp thỏa đáng. Hạm-Trưởng HQ 17 yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải. Phó-Đề-Đốc Vũ Đình Đào, từ HQ 802, “lên” máy và đáp: “Tùy anh.”

https://i1.wp.com/i39.tinypic.com/a1r6z8.jpg

Đến gần bờ, thấy ghe thuyền ồ ạt ra khơi, HQ 17 vẫn ngược dòng, cố trở về Saigon. Nhưng, từ mỏm đá phía Nam Vũng-Tàu, Việt-Cộng dùng đại bác 150 ly bắn xối xả ra chiến hạm. HQ 17 thừa sức phản pháo, nhưng vì thấy ghe thuyền đen nghịt trên mặt sông, Hạm-Trưởng HQ 17 ngại, nếu hai bên “đối đáp” bằng đại bác, dân sẽ chết oan. Và, nếu chiến hạm chìm, cửa sông sẽ bị nghẽn. Vì hai lý do đó, Hạm-Trưởng HQ 17 cho chiến hạm quay mũi ra khơi.

Vừa đưa chiến hạm khỏi tầm đạn của Việt-Cộng, Hạm-Trưởng HQ 17 lại phải đương đầu với sự rối loạn nội bộ! Vợ con và gia đình của nhân viên chiến hạm đều bị kẹt, cho nên, một số nhân viên muốn đón ghe về Saigon, một số muốn ra khơi – dù chưa ai biết để làm gì và sẽ đi đâu! Số Địa-Phương-Quân mà HQ 17 “bốc” từ Trường-Sa về, đã xa gia đình chín, mười tháng, nay, trong cơn nguy biến, tất cả đòi về. Hạm-Trưởng phải khéo léo dàn xếp, kiếm ghe cho những ai muốn về thì về.

Thời điểm này, HQ 400 chở đầy đạn và đầy người. Hạm-Trưởng xin chỉ thị từ Hải-Quân Trung-Tá Lê Thành Uyển, Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội III Tuần-Dương, để vất đạn xuống biển. Trung-Tá Uyển không quyết định được. Cuối cùng, Trung-Tá Uyển thông báo với các Hạm-Trưởng là Ông từ chối trách nhiệm!

ĐIỆP-MỸ-LINH

https://bienxua.wordpress.com/2016/04/26/nhung-bien-dong-va-cuoc-rut-quan-tai-vung-iii-duyen-hai/

Photo:

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...