Wednesday, February 20, 2019

Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Nữ Quân Nhân
Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa


https://youtu.be/Xu5Zc1CrM6U




Nữ Quân Nhân VNCH thuở xưa 1966 - TTMD
https://youtu.be/t2_wUZ2cLsI




Photo: Hình ảnh Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Hình ảnh Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa







 photo P_Rog_Rus_133_zpsvnkk0zui.jpg




Mũ Đỏ Võ Thị Vui

Mũ Đỏ Võ thị Vui, một trong những Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa có bằng nhảy dù đầu tiên của Quân Đội.

Chân thành cảm ơn Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu đã mang đến cho chúng ta bức chân dung tuyệt đẹp đến chạnh lòng của người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, nó phô diễn hầu hết các nỗi đau đứt ruột, lòng hi sinh vô hạn cùng sự chịu đựng phi thường khó mà tưởng tượng nổi.

Ngày không xa, lịch sử sẽ phải dành cho các Chị, người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, các Anh thư Việt nữ, một vị trí xứng đáng để cho Dân tộc ghi ơn và Tổ quốc ghi ơn.

Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa


https://lh6.googleusercontent.com/KIeCEjNd8CH3Qqvlbv206VFBG2yrYSeG_J12xIFPAqe-hGGAl9mG3QD_5eDPmyEQ8cED9EtM3IhqoFhc8FLBJyBJqhzfFGwf5iDJmknq4lbno93dL0vivXxxBStrmpV1flZ2gXJj
Đoàn Nữ Quân Nhân được thành hình là một sức mạnh lôi cuốn phái nữ đứng lên đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản xâm lăng. Chính vì lòng yêu nước đã hối thúc quý chị đang tuổi thanh xuân với ý chí quật cường đã quyết tâm xa học đường để bước vào quân ngũ cùng nam giới bảo vệ quê hương. Khắp miền đất nước VNCH, từ sông Bến Hải đến vùng đồng bằng Cửu Long tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có mặt nữ quân nhân với bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ quân phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.


Chúng tôi xin cảm ơn sự quyết định của quý chị đã chấp nhận là một thành phần của QLVNCH. Nói về sự hy sinh và sức chịu đựng của quý chị thì không có lời nào có thể nói hết được. Ngày trước, quý chị vừa làm bổn phận và trách nhiệm trong quân đội lại còn phải lo chăm sóc cho gia đình, có chị còn phải hồi hộp ngày đêm, ôm con lo lắng cho bước đi của chồng trong vùng nguy hiểm, nghe tiếng đạn pháo nổ hay hỏa châu rơi mà suốt đêm không ngủ.


https://lh4.googleusercontent.com/5vdQTE-mXCIDIGlcIuJGAcsVf6LxXf61uHxZBa_9XP5Zu51MUtVpxHPqMFyZzVeBI6stHG-dGk-ecV8J1VA04qbkKpiR08d9WmhmRwo-2AG8sbGlvlAiDo3101hBKcMw6bKcg0uu
Rồi ngày tang thương của đất nước xẩy đến, là ngày đổ vỡ và chia lìa của dân tộc, tất cả quân cán chính, cảnh sát và luôn cả quý chị cũng bị lùa vào các trại tù dã man của việt cộng. Những người còn lại trong gia đình bị tống đi vào rừng sâu nước độc, phải tự túc mưu sinh, thực chất là để cướp nhà, cướp đất, cướp của cải… Trong ngục tù cộng sản, nhiều đêm quý chị cũng khó tránh được thao thức, trằn trọc, với những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng thở dài não ruột trong im lặng buồn tênh với sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau. Bờ vai đã ướt lạnh mà sương gió cứ bám theo, chân đã mỏi mà đường về thì vẫn mịt mù.


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRRwAezK5-kGUrxwqJnczfJYkhnfSJDGKdRNdHx_MP6jwNuSzNv&s
Đại Tá Trần Cẩm Hương
Trưởng đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân



Những giọt lệ rơi xuống không vì thân phận của một ai mà là những giọt lệ dành cho Miền Nam Việt Nam đau thương tang tóc. Bọn cộng sản đã vắt kiệt sức lực các chị, đày đọa, sỉ nhục, đem tuổi trẻ và tài hoa của các chị chôn vùi dưới gốc cây, bụi cỏ. Chính sách bỏ đói mà phải lao động cực khổ là phương cách giết người thâm độc nhứt của bọn cộng sản. Dù bị hành hạ, đói lạnh quý chị vẫn bước qua ngưỡng cửa sống và chết để chứng minh được phẩm giá của con người. Quý chị đã gánh trọn nỗi khổ người dân mất tự do: nỗi đau của người vợ xa chồng, người mẹ xa con, vừa nén đau thương, vừa đối diện với bọn cộng sản tàn ác.




Những điều đó không làm quý chị ngã lòng mà càng thôi thúc quý chị phấn đấu, trưởng thành trong kinh nghiệm để vượt qua mọi khổ nạn. Đó là những Nữ Quân Nhân với nghị lực phi thường và sức sống vô cùng mạnh mẽ.
Với lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay phất phới trên khắp phố phường, với tiếng hát Quốc Ca vang rền thôn xóm, đây là tiếng gọi công dân tiến lên cho công cuộc bảo vệ đất nước và nung đúc hào khí Diên Hồng năm xưa? Ai mà chẳng mang trong mình một thứ tình đất nước thiêng liêng sâu nặng. Vì tương lai tươi sáng của đất nước và tinh thần dân tộc đã dẫn dắt quý chị cùng gặp nhau, vì một mục tiêu duy nhất là bảo vệ chủ quyền của quốc gia.


https://lh3.googleusercontent.com/svQJLNUYgRXna0Bps4UqBllzm2zdMB9UcGp5cxi9Ulrdn4x-8oyeQlCaBAyryrBdnqQfrtPVOTh02l019qpcsfY9g3SzPlEih1pE5YLlBljZk4Ot_7tpkW2GFPKYm9HFIrCxs-vK


Đoàn Nữ Quân Nhân là nơi mà quý chị đã lựa chọn, đã nổ lực phấn đấu, đã không bỏ cuộc để cùng bước lên con đường hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Quý chị đã không ngại gian nan để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do. Mảnh đất này đã từng thắm đỏ máu của những anh thư nước Việt khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống. Những cô gái bình thường của ngày xưa đã trở thành những Anh Thư của ngày nay quyết không đứng nhìn đất nước bị xâm lăng, quân thù giết hại đồng bào nên đã cùng nhau đứng lên khi cuộc chiến bắt đầu. Sự dấn thân của quý chị không vì mục đích, quyền lợi cá nhân mà là một sự đóng góp cần thiết cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Và từ thời khắc đó, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ nay đã lớn mạnh, được người Việt Nam nhắc đến như một biểu tượng của ý chí quyết tâm và bàn tay của niềm hy vọng. Người nữ quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, yểm trợ hữu hiệu cho hậu phương, luôn quyết tâm xây dựng cái đúng, cái hay, đồng thời cũng để loại bỏ cái sai, cái xấu. Quý chị đã để lại những câu chuyện đặc biệt về sức chịu đựng và lòng nhân từ trong chiến tranh. Quý chị thiết tha với đất nước và dân tộc, là những bàn tay êm ấm để xoa dịu phần nào đau khổ của người lính chiến để họ an lòng bước ra tuyến đầu lửa đạn diệt địch bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Mặc dầu nữ quân nhân không phải đương đầu trực tiếp với địch ngoài chiến trường, nhưng phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ, kể cả sự nguy hiểm trong nhiệm vụ, nhiều chị cũng đã đổ máu trong những chuyến công tác như bị phục kích, giựt mìn, pháo kích ….




https://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/women_HanhNhon_TMi-20050425.html/HanhNhon150.jpg
Trung Tá Hạnh Nhơn khi còn tại ngũ.

Và người nữ quân nhân cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho. Biết bao nhiêu Việt nữ đã âm thầm hy sinh đóng góp cho công cuộc diệt nội thù và chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Các chị đã làm những gì mà một Con Người có thể làm để không hổ thẹn với lịch sử của một dân tộc bị chiến tranh triền miên này. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên quý chị. Suốt cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, tình cảm của quý chị là ký ức luôn tràn đầy nỗi tiếc thương cho những chiến sĩ đã để lại cuộc đời trên chiến địa, những thương binh đã đem máu thẫm vào lòng đất Việt.


https://lh5.googleusercontent.com/6otpmBmPyjFyFQkDNF6dWIQ0p3mwvhhPpWNrccML0xpJI-5LIz3lmKNN5EfREZhLmJNQ-0w9RKRypcLpXhzH-vYXnztzvB_Q1Ekr_fQ2QWpxjUivTP7bGHNaXE8sfYQKbBoQN9RS

Quý chị đã chịu đựng quá nhiều, chỉ vì quyết tâm đóng góp cho một lý tưởng cao đẹp của một dân tộc, quý chị luôn ắp ủ một hoài bảo tự do, dân chủ của đất nước trong tim. Hành động của nữ quân nhân là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ hiểu rằng quý chị luôn tiếp nối con đường của các thế hệ trước đã đi để đắp xây sự thành công tốt đẹp cho đất nước. Quý chị chính là những Anh Thư của QLVNCH, là nguyên khí của đất nước, thể hiện tinh hoa của dân tộc.

Trong nước cũng như ở hải ngoại, người nữ quân nhân vẫn sống với lòng cảm phục của người đời, không hề bị quên lãng theo tháng năm. Hình ảnh kiêu hùng bất khuất của quý chị vẫn tồn tại trong lòng chúng tôi và đồng bào Miền Nam Việt Nam.


https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEi8PxHiEdes71mShRadzB0kQBR2da5arW268LnOejx6N-NhC1_jHWhOTM9pW7Ym7T5LddAIiA2HrR6V1E6U7aGsuDdYilyq0mO480tukwq_Mwxf7GSGUhoCDFhyphenhyphenhGR1eZJpBw=s0-d-e1-ft
Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy Khối Đặc Biệt – Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

Hôm nay, quý chị nên hãnh diện và tự hào vì quý chị đã đi qua quãng đường đầy chông gai trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, với những bước chân can đảm của một con người theo đúng nghĩa cao đẹp nhứt, rất xứng đáng là hiện thân của khí phách Bà Trưng, Bà Triệu, được khắc ghi trong trái tim của người dân Việt Nam.


https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEghI0nHNKgIGkWYHCt01O_up9KPR10Hv4CGKw3jjCsyOQtveztmfhfovJhc8yA9t81jnbA-jS05HMoL5_o4vP79RBaieds9vG3zq4BpTdn3DvZakLg9N1rf4XudlLqB8VHsww=s0-d-e1-ft
Hai cánh hoa dù Nguyễn Thị Dậu và Phan Cẩm Phi đang biểu diễn kỹ thuật nhảy dù ở khu huấn luyện Tân Sơn Nhứt

Nhớ lại ngày trước, trong chiến tranh, quý chị đã chăm sóc cho thương phế binh, quả phụ và gia đình tử sĩ của QLVNCH. Không phải chỉ có vậy, đôi khi quý chị còn chăm sóc luôn cả cho thương binh và tù binh cộng sản bị chúng ta bắt (Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một việt cộng. (Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông). Còn điều quan trọng hơn nữa là quý chị đã và đang tiếp tục chăm sóc cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của các em và các cháu, để cho ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ bừng sáng lên và tiến tới viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1492545016-hn2.jpg

Hiện nay, nhu cầu tối cần thiết của chúng ta ở hải ngoại là nhu cầu đoàn kết, duy trì và phát triển tình huynh đệ chi binh trong các quân binh chủng. Chỉ có đoàn kết thì mới có thành công. Đoàn kết là bài học luôn được biến cải cho thích hợp với hiện tình, là căn bản để hành động. Đoàn kết còn là nguồn gốc của sức mạnh, là động lực, là khát vọng, là niềm tin. Đoàn kết luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu để đấu tranh với cộng sản. Nhứt định chúng ta sẽ vươn xa hơn bởi sức mạnh của sự đoàn kết lúc nào cũng tiềm tàng trong tâm khảm người Việt. Chỉ có đoàn kết chúng ta mới có hy vọng diệt được nội thù và đuổi được ngoại xâm.


Trung Úy Trần Huỳnh Mai tại Bình Dương năm 1972

Trong thời chiến, dù là nữ quân nhân đã từng chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thương tâm lẫn xót xa của thân nhân tử sĩ, nhưng quý chị cũng không thể đè nén được cảm xúc, đôi mắt của quý chị đã phải rưng rưng lệ ngập lòng uất nghẹn khi đứng trước những quan tài được phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang ôm lấy hình hài của những chiến sĩ mới hy sinh cho đất nước, bên những người thân đầu vừa chít vội mảnh khăn tang với những dòng lệ tuôn trào trong đau đớn và tiếc thương. Quý chị cũng không làm sao tránh được xốn xang, khi nhìn thấy các anh thương binh VNCH vừa trở về từ chiến trường đã không còn nguyên vẹn hình hài, người không còn tay, kẻ thì mất chân, có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân, những chiến hữu và đồng bào thương mến của mình thì làm sao họ có thể tự mưu sinh được.


https://lh3.googleusercontent.com/onrcAXh2Hv0pWWe9KEO9e_2JKMdu6o_aH5QYOzNJVLgjzsbjrmUQ71nFNBcX14AhL-pf_G5v8nHnAwzy9ASspmbCP415QTQ3KeUwmYanMe_m2KnJvVhooyvPPFpuZgRqU3stJkiX

Vì nỗi đau mất mát này, nên ngày nay quý chị tuy tuổi đã cao mà lòng vẫn thấy còn nợ điều gì đó với đồng đội, bạn bè, nợ với những anh hùng đã hiến dâng đời mình cho đất nước, nợ những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể cho núi sông, nên quý chị cùng đồng đội và đồng bào tỵ nạn cộng sản vẫn tiếp tục chăm sóc cho thương phế binh và quả phụ VNCH còn lại trong nước. Nghĩa cử của quý chị đã làm cho TPB, quả phụ hãnh diện và tự hào vì luôn có những chiến hữu và đồng bào đứng bên cạnh vẫn ghi nhớ công ơn của họ, đó là ý chí quyết tâm, là truyền thống tốt đẹp của QLVNCH.





Hôm nay, tôi xin được nói lời tri ân đến những người chị đã nằm xuống cho công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Tên quý chị vĩnh viễn đi vào lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn quý chị, người người thương tiếc quý chị, vì những gì quý chị đã để lại cho đời.

Sau hết, tôi xin gửi đến những Nữ Quân Nhân QLVNCH lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhứt đến với quý chị cùng gia đình.

Cổ Tấn Tinh Châu
05/12/2015



http://chinhnghiavietnamconghoa.com/nu-quan-nhan-viet-nam-cong-hoa/

Hình ảnh Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Họ ít được nhắc đến, nhưng họ có mặt trong mọi quân binh chủng của Quân Lực VNCH, từ bán quân sự, cho tới những binh chủng thiện chiến. Họ được luyện tập dùng vũ khí nhưng họ không ra mặt trận tác chiến. Những phụ nữ mang bot de saut và áo trellis (giầy đinh và áo Kaki) thay vì guốc cao gót và áo dài. Họ theo luật quân đội, để tóc ngắn, chào kính nghiêm chỉnh thi hành sự vụ lệnh và tuân theo nghi thức nhà binh, quân cách và có gắn cấp bậc, chức vụ quân giai của Quân Lực VNCH trên nón, trên áo quân phục của họ.

Họ có mặt trong quân đội để trang điểm, làm đẹp cho quân binh chăng? Không! Họ trợ lực làm tăng sức mạnh cho Quân Lực VNCH.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu chuyện về một nữ quân nhân và lời cám ơn chưa kịp nói
- Phạm Tín An Ninh
https://youtu.be/Fp81YU7VCWY
Tiểu đoàn 44 Biệt động quân và nữ hổ tướng Hồ Thị Quế
https://youtu.be/YcQNHWAPb7M
***************************************

Photo:

Và còn nhiều câu chuyện về Nữ Quân Nhân VNCH.
Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Ðỏ Võ Thị Vui, có viết sách về những năm phục vụ trong quân đội và cuộc đời "Nhảy Dù" của bà và ra mắt sách của bà tại hải ngoại.
Ngày ra mắt sách những cựu quân nhân binh chủng Nhảy Dù hải ngoại đều có mặt tham dự.

Một Ngày Của Nữ Quân Nhân VNCH
Ký Sự Bottes De Saut -
https://youtu.be/25WEtK7kRWA


------------------------

Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm



UserPostedImage



TỔ QUỐC lâm nguy nguyện dấn thân
Phục hồi DANH DỰ trả toàn dân
Mọi người TRÁCH NHIỆM chung vai gánh
Dân Chủ, Tự Do quyết đoạt thành!


BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Nguyễn Thanh Thủy

UserPostedImage


Biệt Đội Thiên Nga ra đời trong những năm cao điểm của cuộc chiến tranh bảo quốc của quân dân miền Nam đối với bọn xâm lược Cộng Sản phương Bắc. Sau năm 1954, nền đệ nhất Cộng Hòa đã được hình thành ở miền Nam Việt Nam, do đó, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia cũng được củng cố lại để lo an ninh quốc gia và bảo vệ mọi tầng lớp dân chúng. Thành phần nữ nhân viên trong lực lượng Cảnh Sát vẫn còn được xử dụng hạn chế trong các phần vụ như: văn phòng hành chánh, kiểm soát tài nguyên, cảnh sát an ninh phi cảng, hải cảng, cảnh sát ngoại kiều, tiếp tân, trại giam, giáo dục v.v… Những nữ nhân viên này được tuyển dụng tùy theo nhu cầu công tác, theo từng giai đoạn, chứ chưa có một trường lớp chính quy nào, v.v…

UserPostedImage



Mãi cho đến cuối năm 1965, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà mới mở một Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nhận thi tuyển cả nam và nữ sinh viên Sĩ Quan Cảnh Sát. Điều kiện tối thiểu về trình độ học vấn là có bằng cấp Tú Tài I trở lên. Sau khi tốt nghiệp, các nữ Sĩ Quan Cảnh Sát được phân phối về Tổng Nha Cảnh Sát, Khối Đặc Biệt và một số ít được phân phối về các Nha, Tỉnh thuộc bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam.


UserPostedImage




Sau hai lần đẩy lui cácuộc tổng tấn công của Việt Cộng vào miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân và tháng 5-1968, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cần tăng cường lực lượng cảnh sát trong việc bảo vệ an ninh đất nước, ngăn chận Việt Cộng xâm nhập miền Nam Việt Nam bằng đường bộ cũng như đường thủy. Vai trò cảnh sát được đặt nặng và quan trọng hơn, đặc biệt là sự cần thiết để có một tổ chức toàn những nữ cảnh sát để hoạt động trong công tác tình báo, hoạt động riêng rẽ hay phối hợp với các công tác của nam cảnh sát đang hoạt động.

Tháng 8-1968, do một sự vụ văn thư của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, quyết định thành lập một tổ chức toàn là nữ nhân viên, có tên gọi là: “Biệt Đội Thiên Nga”, trực thuộc Khối Đặc Biệt thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, hoạt động độc lập, song song với các tổ chức đã được thành lập trước đó. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm, phân tích tin tức, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức, các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn miền Nam Việt Nam.

Công việc khởi đầu gặp rất nhiều khó khăn, từ vấn đề tuyển mộ, đào tạo nhân viên… cho đến công tác tìm đầu mối, xây dựng cơ sở, giám thị, v.v…

- Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có văn phòng tại Khối Đặc Biệt

- Biệt Đội Thiên Nga Thủ Đô và 11 quận có văn phòng tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quận Đô Thành.

- Biệt Đội Thiên Nga Vùng I, II, III, IV và tại các tỉnh trên toàn quốc từ Quảng Trị đến Cà Mau.

Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có 4 ban: Ban Hành Chánh, Ban Tổ Chức Phát Triển, Ban Huấn Luyện và Ban Hoạt Vụ. Nhiệm vụ của Thiên Nga Trung Ương là thành lập cơ sở văn phòng, tuyển mộ nhân viên, tổ chức huấn luyện, tìm đầu mối, phát triển công tác. Đồng thời, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương đôn đốc và hướng dẫn các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sái Quốc Gia, thành lập Biệt Đội Thiên Nga địa phương ở 11 quận Đô Thành và tại các tỉnh. Biệt Đội Thiên Nga địa phương tuyển mộ nữ nhân viên gửi về Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương ở Sài gòn để đưa đi thụ huấn các khoá học tình báo tại trường Tình Báo Trung Ương. Các phụ nữ được tuyển mộ phải có ít nhất là văn bằng Trung học Đệ nhất cấp hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ của Cảnh Sát không đòi hỏi điều kiện văn bằng như trên, nhưng ít nhất phải có bằng Tiểu Học.

Các nữ nhân viên được tuyển lựa này gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội: có thể là người bán rau cải ở chợ, bán hàng rong, bán vé xe bus, nhân viên bưu điện, điện lực, thư ký văn phòng, học sinh, sinh viên, cô giáo và vũ nữ, v.v…Các nữ nhân viên lần lược được học qua các lớp Tình báo căn bản (4 tuần), Theo dõi (6 tuần), Cán bộ điều khiển (8 tuần),…và đặc biệt là khoá tác xạ tại trường Tình Báo Trung Ương. Khóa sinh phải đủ điểm cho lớp trước mới có thể lên lớp kế tiếp. Trong thời gian thụ huấn, các khóa sinh phải ở nội trú và mang bí số.

Việc giảng dạy do các Giảng viên Tình báo phụ trách, còn giám thị do các nhân viên Thiên Nga Trung Ương đảm nhận. Các khóa sinh sau khi thụ huấn chuyên môn trở về đơn vị tại các địa phương, nơi đã gởi đi học, và bắt đầu nhận công tác do các ngành Đặc Biệt phân nhiệm. Công tác trực thuộc sự hướng dẫn của phụ tá Đặc Biệt địa phương và báo cáo thành quả công tác về Thiên Nga Trung Ương.

Tại Trung Ương, ngoài các lớp kể trên, các nữ nhân viên Thiên Nga còn theo học các lớp kỹ thuật như: nhiếp ảnh (chụp hình bí mật), học lái xe gắn máy và xe hơi, một số được học thêm các lớp thẩm vấn. Biệt Đội Trưởng, phụ tá Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Trung Ương và các Cán Bộ Điều Khiển đều là nữ Sĩ Quan Cảnh Sát tốt nghiệp khoá I Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Riêng Biệt Đội Trưởng và Phụ Tá đã tốt nghiệp thêm khóa Trưởng Phòng Đặc Biệt tại trường Tình Báo Trung Ương vào năm 1967.

Ngoài các nữ Sĩ quan và nhân viên Cảnh Sát chính thức, Biệt Đội Thiên Nga còn sử dụng một số rất đông nữ hồi chánh viên, nữ can phạm chính trị, các công nhân hãng, xưởng, nhân viên các cơ quan chính phủ (ngoài cơ quan cảnh sát), các bạn hàng chợ, các học sinh sinh viên trường trung học và đại học…để làm mật báo viên cho Biệt đội. Số cộng tác viên gấp nhiều lần số nhân viên chính thức.

Các nhân viên Trung Ương đi công tác hoạt vụ đều có học khóa chuyên môn tình báo để được hướng dẫn rõ ràng chi tiết công tác họ phải đảm nhận cũng như cách thức bảo vệ an ninh tối đa cho họ. Các nữ nhân viên hoạt vụ đều có bí số và bí danh. Tùy vào công tác, họ được tạo cho một nguỵ tích với tất cả giấy tờ tùy thân và lý lịch mới.

Nhằm mục đích nhu cầu bảo mật công tác, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có những kiosque buôn bán lẻ, có điện thoại công cộng để làm nơi liên lạc (hộp thư sống và chết), v.v…và một nhà an toàn làm nơi tiếp xúc với tình báo viên, mật báo viên, nhất là tình báo viên từ mật khu về. Vì là Biệt Đội tình báo nữ mang tên loài chim Thiên Nga, nên mỗi kế hoạch công tác đều có ám danh của một loài chim khác như Sơn Ca, Hoạ Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, v.v…Còn các công tác phối hợp với các cơ quan bạn thì dùng ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v… Do sự thay đổi cơ cấu của Khối Đặc Biệt và để thích ứng với tình hình chính trị phức tạp nên cuối năm 1972, Biệt Đội Thiên Nga mang ám danh mới: Đoàn Đặc Nhiệm G423g để bảo mật hoạt động.

Song song với việc xây dựng tổ chức, đào tạo nhân viên, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương luôn nổ lực tìm đầu mối, lập kế hoạch công tác, tìm cách xâm nhập, len lỏi vào các hội đoàn Phụ Nữ Việt Nam, hội đoàn bạn hàng các chợ, hội Phụ nữ đòi quyền sống, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các thành phần tôn giáo khuynh tả có Việt Cộng xách động, các tổ chức sinh viên học sinh đấu tranh thân Cộng Sản để kịp thời ngăn chặn những tên Việt Cộng nằm vùng, triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Không những thế, Biệt Đội Thiên Nga còn xâm nhập vào tận mật khu của Việt Cộng để thu thập tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của Cộng Sản.

Nhìn lại quá trình công tác của các nữ nhân viên Thiên Nga, phải thừa nhận rằng công việc của họ rất nguy hiểm, tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa. Qua các tài liệu tịch thu được của Việt Cộng, sau những thất bại nặng nề, chúng rất đề cao cảnh giác “nữ Thiên Nga”. Việt Cộng luôn tìm cách ám sát những ai chúng nghi ngờ là nhân viên Thiên Nga. Còn các nhân viên Thiên Nga len lỏi vào các hội đoàn tham dự các cuộc biểu tình, tuyệt thực, chống đối nên cũng phải chịu “hưởng” hơi, cay, dùi cui của Cảnh Sát. Các chị em Thiên Nga còn phải hy sinh những tình cảm riêng tư, thời gian dành cho gia đình, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để làm tròn bổn phận công dân yêu nước đấu tranh cho lý tưởng tự do.

Thật khó có thể ghi lại hết những chiến công thầm lặng của các nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga, tuy vậy những công tác sau đây là ví dụ điển hình về các hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga.

Một trong các công tác mà Việt Cộng vẫn còn tức tối là việc cung cấp lương thực thực phẩm cho phái đoàn Quân Sự Bốn Bên vào họp tại trại David, Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Mặc dù chúng nghi ngờ nên chúng đề nghị chọn nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức CS Bắc Việt) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng cuối cùng nhà thầu chúng chọn lại là của Biệt Đội Thiên Nga. Công tác này mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động cho đến ngày cuối cùng 28-04-1975.

Công tác mang ám danh là Hải Âu đã cài được một nhân viên Thiên Nga vào Hội đoàn phụ nữ đối lập và tạo được niềm tin nên được Việt Cộng chọn đi học lớp tình báo chung với chúng.

Công tác len lỏi vào Hội phụ nữ đòi quyền sống, hoạt động chung với một cán bộ nằm vùng. Mãi đến sau 1975, tên nữ cán bộ mới biết đến người thư ký của Ban Xã Hội là nhân viên Thiên Nga. Lúc ấy tên nữ cán bộ là Đại úy Công an tức tối đề nghị gia tăng 6 tháng tù trong khi chị nhân viên Thiên Nga đã có giấy ra trại. Công tác này mang ám danh Họa Mi.

Trong 5 năm liền, một nữ Huyện Ủy viên của Việt Cộng đã hợp tác với Biệt Đội Thiên Nga. Sau 30-04-1975, chị vẫn giữ chức Huyện Ủy của một Huyện gần Saigon. Cho đến sáu tháng sau đó, Việt Cộng mới truy ra được từ hồ sơ còn sót lại ở địa phương, nên đã khai trừ chị khỏi Đảng Cộng Sản và giam chị ở Chí Hoà. Chị đã may mắn không bị chúng xử tử hình. Sau tôi gặp lại chị ở trại Hàm Tân, chị mới vỡ lẽ tôi-người tên Năm tiếp xúc với chị năm xưa-là Thiếu Tá Biệt Đội Trưởng Thiên Nga. Công tác này được mang tên Hoàng Oanh.

Các công tác, hoạt động của Thiên Nga càng thành công tốt đẹp bao nhiêu thì Việt Cộng càng tức tối lên án, càng đề cao cảnh giác với nhân viên Thiên Nga. Do đó những bản án không xét xử trả thù hèn hạ dành cho các nữ nhân viên Thiên Nga của Cộng Sản là từ 3 năm đến 13 năm trong các trại tù “cải tạo”. Tuy vậy các chị em nhân viên của Thiên Nga vẫn hãnh diện, giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những giao lao của năm tháng tù đày.

Tôi rất xúc động khi phải nhắc lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga, với những anh thư đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống Cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước miền Nam Việt Nam . Tôi rất hãnh diện về Biệt Đội Thiên Nga, các nữ nhân viên từ Hạ sĩ quan đến Sĩ quan, cùng các cộng tác viên đã giữ trọn khí tiết trong lúc sống khổ sở trong lao tù hay trong sự kềm kẹp của chế độ Cộng Sản ngoài xã hội, sau khi được thả về. Tôi mong ước một ngày gần đây những nữ Thiên Nga hải ngoại sẽ gặp lại các bạn Thiên Nga còn ở lại Việt Nam, tay bắt mặt mừng trong niềm vui thấy đất nước thật sự có tự do dân chủ.

Tôi viết bài này, cũng mong quý bạn có cái nhìn rõ hơn về người Cảnh Sát Quốc Gia, trong đó có những nữ Cảnh Sát, những chị bán hàng, những anh chị em sinh viên…đã có một thời hiến dâng máu xương cho đất nước.





Nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy

Cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy biệt đội tình báo Thiên Nga của ngành CSQG/VNCH,là cựu nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sài Gòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Năm 1966, cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện vào học Học Viện CSQG, vừa mới thành lập.

Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại của Lực Lượng CSQG, Khối Đặc Biệt, “Biệt Đội Thiên Nga” một bộ phận chuyên trách về tình báo. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi.

Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng trên toàn quốc. Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể

Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết.

Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù Cộng Sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng.

Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo Cộng Sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh giác với chúng, bởi vì Cộng Sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy của chúng.

Sau 30/4/1975 Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy (K1/HVCSQG) đi cải tạo 13 năm, sau đó sang cư ngụ tại Quận Cam theo diện H.O. từ năm 1992

Hình ảnh Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Họ ít được nhắc đến, nhưng họ có mặt trong mọi quân binh chủng của Quân Lực VNCH, từ bán quân sự, cho tới những binh chủng thiện chiến. Họ được luyện tập dùng vũ khí nhưng họ không ra mặt trận tác chiến. Những phụ nữ mang bot de saut và áo trellis (giầy đinh và áo Kaki) thay vì guốc cao gót và áo dài. Họ theo luật quân đội, để tóc ngắn, chào kính nghiêm chỉnh thi hành sự vụ lệnh và tuân theo nghi thức nhà binh, quân cách và có gắn cấp bậc, chức vụ quân giai của Quân Lực VNCH trên nón, trên áo quân phục của họ.
Họ có mặt trong quân đội để trang điểm, làm đẹp cho quân binh chăng? Không!

Photo:
Hình: Nữ quân nhân của sắc tộc thiểu số miền cao nguyên đất đỏ.


Họ trợ lực làm tăng sức mạnh cho Quân Lực VNCH.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu chuyện về một nữ quân nhân và lời cám ơn chưa kịp nói
- Phạm Tín An Ninh
https://youtu.be/Fp81YU7VCWY

Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân và nữ hổ tướng Hồ Thị Quế

***************************************
Và còn nhiều câu chuyện về Nữ Quân Nhân VNCH

Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Ðỏ Võ Thị Vui, có viết sách về những năm phục vụ trong quân đội và cuộc đời "Nhảy Dù" của bà và ra mắt sách của bà tại hải ngoại.

Ngày ra mắt sách những cựu quân nhân binh chủng Nhảy Dù hải ngoại đều có mặt tham dự.

Nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy
Cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy biệt đội tình báo Thiên Nga của ngành CSQG/VNCH, là cựu nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sài Gòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Năm 1966, cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện vào học Học Viện CSQG, vừa mới thành lập.

Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại của lực lượng CSQG, Khối Đặc Biệt, “Biệt Đội Thiên Nga” một bộ phận chuyên trách về tình báo. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi.

Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng trên toàn quốc.

Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể.

Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết.

Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù Cộng Sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng.

Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo Cộng Sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh giác với chúng, bởi vì Cộng Sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy của chúng.

Sau 30/4/1975 Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy (K1/HVCSQG) đi cải tạo 13 năm, sau đó sang cư ngụ tại Quận Cam theo diện H.O. từ năm 1992












********************************************************



Chuyện bên lề



Việt cộng phịa chuyện Điệp Viên Thiên Nga để tuyên truyền



CHUYỆN ĐIỆP VIÊN GIẢ GÁI ‘THIÊN NGA’



Một Chuyện Phịa Để Tuyên Truyền của cộng sản Việt Nam.

NHƯ NGÃ


    • chien-si-gia-gai-8

    • https://hocviencsqg.files.wordpress.com/2014/02/chien-si-gia-gai-8.jpg 716w

Biệt đội Thiên Nga là một tổ chức tình báo gồm toàn nữ nhân viên của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH trước năm 1975. Biệt đội này được thành lập từ năm 1968, trực thuộc Khối Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh CSQG/VNCH, do Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy chỉ huy, nhằm mục đích sưu tầm tin tức các tổ chức của Việt cộng xâm nhập và phá vỡ các tổ chức hạ tầng cơ sở của chúng tại Thủ Đô Saigon cũng như tại các tỉnh trên toàn lãnh thổ Miền Nam VN. Biệt đội này đã từng gây nhiều thiệt hại cho Việt cộng làm chúng rất khó chịu. Chính vì vậy, sau 1975, Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy (K1/HVCSQG) đã bị cộng sản trả thù bắt tù “cải tạo” 13 năm.

Hiện nay, bà cùng gia đình đang cư ngụ tại Quận Cam theo diện tỵ nạn H.O. từ năm 1992.


Vừa qua, trong một lần lang thang trên mạng để tìm tài liệu tham khảo, tình cờ tôi thấy một bài viết có liên quan đến hoạt động của biệt đội Thiên Nga khiến tôi đã không thể không tò mò đọc. Bài viết có tựa đề “Người mang mật danh F5 ‘giả gái’ trong biệt đội tình báo Thiên Nga” được ‘post’ trong trang báo điện tử Lao Động online và một vài trang mạng khác. Những trang mạng này đều có xuất xứ từ trong nước.


Bài báo kể về một anh thanh niên, dĩ nhiên là Việt cộng, tên là Huỳnh Văn Thắng sinh năm 1951, nhờ “có vóc dáng điệu bộ rất ẻo lả, thêm màu da trắng như bông bưởi” nên đã được cấp trên của y giao cho nhiệm vụ tìm cách gài vào làm trong biệt đội tình báo Thiên Nga tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre). Bài báo viết anh thanh niên (nguyên văn)
của quê hương Đồng Khởi Bến Tre, vì căm thù giặc mà quyết “hy sinh đời trai” để “giả gái” trà trộn vào tổ chức nữ tình báo Thiên Nga của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát chính quyền Sài Gòn (trước năm 1975) hoạt động suốt 5 năm mà không chút sơ hở nào.


Nhưng cho đến một ngày nọ, chuyện oái oăm đã xảy ra: con trai của Đại tá, Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) đem lòng yêu say đắm và đòi làm đám cưới với “cô nữ” biệt đội tình báo Thiên Nga giả gái làm anh vô cùng lúng túng, khó xử. Anh sợ nhiều chuyện bất lợi xảy ra khi bị lộ là một “mỹ nữ có râu” nên báo cáo tổ chức xin rút…


Ngày đất nước hòa bình, thống nhất, một lần nữa anh phải rất khó khăn để “làm lại đàn ông” bình thường. Đó là giai đoạn nhiều lo lắng, đấu tranh trong lòng anh, còn hơn cả việc ngày xưa “chuyển giới tính” bằng một liều thuốc tiêm. Và điều kỳ diệu đã đến: anh cưới vợ và sinh cả thảy 5 người con….


Chuyện về anh Việt cộng này nổ cũng chẳng ai lạ gì vì đã là VC hay Vẹm thì nói láo, nói dối, bịa đặt, nói lấy được vẫn là “nghề của chúng”. Bởi thế mà người ta mới gọi cái chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) của chúng là Xạo Hết Chỗ Nói cũng chẳng sai một chút nào.


Chuyện tuyên truyền bằng cách dựng chuyện bịa đặt của Việt cộng thì nhiều vô số kể. Chẳng hạn như chuyện anh hùng thiếu nhi Lê Văn Tám dùng thân mình tẩm xăng đốt cháy một kho xăng của Pháp ở Thị Nghè, nay đã được bật mí chỉ là một nhân vật hư cấu thế mà vẫn được Việt cộng tuyên truyền coi như là người thật, việc thật được vinh danh ở khắp nơi chẳng hề ngượng ngùng một chút nào; thậm chí chúng còn đặt tên trường, tên đường, tên công viên ở khắp nơi. Hay chuyện một ‘anh hùng’ ở mặt trận Điện Biên Phủ tên Phan Đình Giót bị thương gần chết vẫn cố lết dùng thân mình lấp lỗ châu mai để làm tắt họng súng (đại liên) của địch. Lỗ châu mai ở các lô cốt thường khá cao, một người lính địch bị thương trước khi lết được đến nơi thì đã bị người lính gác trong lô cốt phát hiện và bắn cho tan xác rồi còn đâu mà lấp được lỗ châu mai (Chuyện hoang tưởng). Hay chuyện nữ chiến sĩ ‘anh hùng’ (cũng lại anh hùng) Võ Thị Sáu trên đường đi ra pháp trường ở Côn Đảo vẫn còn vừa đi vừa hát, vừa ngắt một cành hoa lê-ki-ma tặng cho những người lính đang dẫn giải (Đúng là chuyện diễu dở: có người tử tù nào được đi thong dong khi đi ra pháp trường như thế bao giờ).

Những chuyện tuyên truyền bịa đặt giả dối, phản khoa học như vậy vẫn được Việt cộng sử dụng tưởng chỉ có thể xảy ra ở thế kỷ trước khi mà trình độ dân trí còn thấp và khoa học về công nghệ thông tin đại chúng còn chưa phát triển. Mọi dữ kiện, tin tức đưa ra kiểu một chiều như vậy khi đó rất khó kiểm chứng; nhưng đồng thời những sự thật và thông tin trái ngược cũng rất khó có cơ hội để phản bác lại. Hay, nếu có người nào phản bác lại sẽ bị gánh chịu những hậu quả khôn lường có thể dẫn đến cái chết dưới sự độc đoán sắt máu của cộng sản. Ngày nay, người ta cứ tưởng những chuyện tuyên truyền bịa đặt ấu trĩ như thế đã không còn nữa nhưng không ngờ bước qua thế kỷ 21 rồi mà nhà nước VC vẫn còn tiếp tục sử dụng những kiểu tuyên truyền bịa đặt, dối trá như vậy làm trò cười cho thiên hạ. Chính vì biết những chuyện tuyên truyền kiểu bịa đặt “nói lấy được” như thế ngày nay chẳng còn thuyết phục được ai nên VC chỉ còn cách ra lệnh kiểu “cả vú lấp miệng em” là cấm phản biện (Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng CSVN). Thậm chí ngay cả những tin tức của nhà nước đã được phổ biến rộng rãi, nay nhà nước cộng sản cũng cấm mọi người không được phân tích, tổng hợp, hay phổ biến trên các trang blog riêng (Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng do Thủ Tướng CSVN ký ngày 15/7/2013 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2013).


Chính vì chỉ được thông tin một chiều như thế nên những kiểu tuyên truyền bịa đặt lố lăng của CSVN đến nay vẫn không hề chấm dứt mà trái lại, chúng vẫn nhan nhản trên báo chí trong nước. Chẳng hạn như gần đây, VC lại vừa đề cao một ông chiến sĩ của họ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đã tay không hạ gục máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ. Ông chiến sĩ này là Bùi Minh Kiểm sinh năm 1942. Ông kể, trong một trận đánh vào tháng 4-1968 (tức là lúc ông mới 26 tuổi) ở Đại Lộc/Quảng Nam, chỉ với hai người, gồm có ông và một đồng đội, dù đang bị trọng thương “đã phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của địch (tức Mỹ và VNCH) (không thấy ông nói là tiểu đoàn trực thăng này có bao nhiêu chiếc?) cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.” Sau hơn 3 giờ cầm cự, mặc dù bị thương ở tay và đầu, máu ra nhiều, nhưng khi máy bay trực thăng của địch xà xuống chỗ ông ẩn nấp, ông đã dùng hai tay ghì càng chiếc máy bay xuống khiến cho chiếc trực thăng mất thăng bằng loạng choạng lao xuống nổ tan xác. Một câu chuyện hoang tưởng như thế đến con nít nghe cũng không tin nổi thế mà vẫn được VC tung hô đưa lên báo chí ca tụng ầm ỹ như là một chiến công thần kỳ trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Quả thật tuyên truyền kiểu như vậy là hết nước nói hay nói như Công Tử Hà Đông hay nhà văn Hoàng Hải Thủy là “phi ní lô đi”. Ông chiến sĩ này có sức mạnh của đôi tay kinh hồn như vậy còn mạnh hơn cả Thần Hercules trong cổ sử Hy Lạp. Nhà nước CSVN còn chờ gì mà không cử ông đi thi cử tạ Olympic để ẵm về cái siêu huy chương vàng chứ không phải huy chương vàng thường về môn cử tạ.


Trở lại việc ông “điệp viên” Việt cộng Huỳnh Văn Thắng giả gái trà trộn vào biệt đội Thiên Nga tỉnh Kiến Hòa. Có thật có sự xâm nhập như vậy hay không? Theo Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, đây chỉ là một câu chuyện cường điệu tự sướng của ông Việt cộng này hơn là một việc thật có thể xảy ra vì nhiều lý do.


● Thứ nhất, việc một người muốn xin gia nhập ngành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) điều căn bản là phải có hồ sơ lý lịch căn cước lưu trữ tại địa phương và Bộ Tư Lệnh CSQG để sưu tra. Ông “điệp viên” Huỳnh Văn Thắng khi dùng tên giả Huỳnh Thị Thanh để xin gia nhập biệt đội Thiên Nga hay lực lượng CSQG thì trong hồ sơ sưu tra của cảnh sát phải có tên Huỳnh Thị Thanh để xác minh đối chiếu hình ảnh, dấu vân tay, và các lý lịch về nhân thân nếu có của tên Huỳnh Thị Thanh này. Bài báo không nói cái tên Huỳnh Thị Thanh là do Thắng tự đặt hay là tên của ai đó Thắng lấy để giả gái. Nếu tên Huỳnh Thị Thanh chỉ là một tên tự đặt (ngụy tạo) của Thắng thì ngay khi nộp đơn, Thắng đã bị an ninh cảnh sát bắt ngay rồi vì làm gì có một tên như thế ở địa phương. Còn nếu tên Huỳnh Thị Thanh là tên của ai đó thì làm sao các dấu vân tay và hình ảnh lưu trữ có thể trùng khớp với Huỳnh Văn Thắng. Đó là chưa kể, sau khi được tuyển mộ, các nhân viên tình báo còn được gởi đi học một khóa tình báo căn bản ở Trường Tình Báo Trung Ương và nhiều khóa tình báo khác như Thắng nói. Các khóa sinh học các khóa này đều phải học nội trú, và như vậy, một anh chàng giả gái làm sao có thể che giấu được để không bị phát hiện trong suốt thời gian thụ huấn mấy tuần lễ, có khi cả mấy tháng.


● Thứ hai, việc một người nam dù có vóc dáng trắng trẻo, ẻo lả như con gái cũng khó có thể giả gái trong một thời gian dài mấy năm Hinh diep vien giả gái
trời mà không bị phát hiện vì lý do giọng nói của người đàn ông thường không trong trẻo như giọng nữ và cái “cục táo Adam” ở cổ người đàn ông tự nó đã tố cáo người đó không phải là phái nữ. Cứ xem anh hề Hoài Linh chuyên đóng những vai giả gái rất xuất sắc trên sân khấu, mặc dù đã được hóa trang, trang điểm rất giống một người nữ nhưng nhìn vào ai cũng biết đó là một người nam giả gái. Anh Việt cộng giả gái Huỳnh Văn Thắng ở vào thời điểm thập niên 1970 nếu không trang điểm thêm cho kỹ thì rất dễ lộ ra vóc dáng đàn ông. Mà trang điểm cho kỹ thì lại càng tạo sự chú ý cho người khác khiến cho rất dễ bị lộ, một điều tối kỵ cho một điệp viên hoạt động bí mật là không nên làm cho mọi người chú ý. Trường hợp tên Huỳnh Văn Thắng, không biết ông hóa trang giả gái lấy tên Huỳnh Thị Thanh giỏi cỡ nào, đẹp đẽ ra sao khiến cho con trai ông Đại Tá Tỉnh Trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) si mê đòi cưới về làm vợ như ông khoe. Nhưng nhìn tấm hình ông là Huỳnh Thị Thanh giả gái ngày xưa thấy cũng đâu có gì là sắc nước hương trời. Không biết ông có hoang tưởng hay không? Ngoài ra, ông còn nói, cũng vì việc này, sợ việc giả gái của ông bị lộ nên ông đã báo cáo cho tổ chức xin rút, thế thì tại sao lại còn có việc sau 1975, ông còn phải rất khó khăn và “lo lắng đấu tranh” để trở lại làm đàn ông bình thường trong khi ông đã rút lui không còn giả gái làm đội viên Thiên Nga từ trước 1975 lâu rồi. Đúng là xạo trước nên quên sau.


● Thứ ba, ngày xưa (trước 1975) cũng như ngày nay làm gì có loại thuốc tiêm (chích) nào để “chuyển giới tính” như anh Việt cộng này nói dóc. Muốn chuyển giới tính thì chỉ có cách nhờ đến khoa giải phẫu thẩm mỹ như những kiều nữ gốc đực rựa ở Thái Lan. Trong khi đó, trước 1975, khoa giải phẫu thẩm mỹ trên thế giới chưa tiến bộ như ngày nay, nói gì mấy anh bác sĩ (VC) ở miệt vườn Bến Tre. Họ đã tiêm hay chích thuốc gì cho ông để chuyển giới tính trước và sau 1975 sao dễ dàng như thế. Còn chẳng lẽ chỉ với những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh của phụ nữ như đồ lót hay băng vệ sinh bên mình mà người ta tin rằng đó là một phụ nữ như anh đội viên Thiên Nga dỏm này nói hay sao. Anh còn nói anh phải “tìm hiểu mấy chị em nhà giàu thường xài hàng quần áo lót hiệu gì, nước hoa hãng nào” để dùng cho đúng để khỏi bị lộ, hoặc “lúc nào trong giỏ xách cũng phải có những cuộn băng vệ sinh phụ nữ”. Bố khỉ, quần áo lót là thứ quần áo mặc kín đáo bên trong có ai thấy hay bắt khoe ra đâu mà phải cần hàng hiệu, còn băng vệ sinh phụ nữ thì có ai khám giỏ mỗi ngày đâu mà việc gì cứ phải mang kè kè bên mình hàng ngày. Hơn nữa, anh Việt cộng này đóng vai giả gái thôn quê thì cần gì đồ lót và nước hoa hàng hiệu. Chính cái chi tiết này đã nói lên cái bản chất “xạo hết chỗ nói” của Việt cộng ngày nay vẫn không thay đổi.


Như mọi người đã biết, trước năm 1975, Cộng sản Việt Nam vẫn tìm cách đưa người của chúng xâm nhập vào các cơ quan chính quyền của ta nhằm mục đích thu thập các tin tức tình báo cũng như tạo ảnh hưởng trên những chủ trương đường lối của ta để làm sao có lợi cho những hoạt động của chúng. Trong âm mưu đó, CSVN đã tìm cách cài người của chúng vào các cơ quan công quyền của VNCH trong đó dĩ nhiên có cả ngành CSQG. Sau 1975, Việt cộng thường nhắc đến những cái tên Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo… như là những điệp viên xuất sắc của chúng hoạt động ngay trong lòng địch (VNCH). Tuy nhiên, chúng đã quên không nói thêm là, ngoài một Phạm Xuân Ẩn đang bị cơ quan an ninh của chúng ta (CSĐB) theo dõi, các tên còn lại đều đã bị bắt hay bị vô hiệu hóa từ lâu trước khi Sài Gòn thất thủ.


Cũng trong ý đồ xâm nhập của cộng sản, Việt cộng đã không bỏ lỡ một cơ hội nào để thực hiện âm mưu của chúng. Việt cộng đã từng tìm cách đưa người của chúng len lỏi vào lực lượng CSQG nhưng nhờ sự sưu tra lý lịch, điều chuẩn an ninh của ngành CSQG rất chặt chẽ, kỹ lưỡng nên chúng chưa cài cắm được một viên chức CSQG quan trọng cao cấp nào, ngoại trừ một vài nhân viên thường ở một vài địa phương nào đó. Một minh chứng cho sự sưu tra lý lịch của ngành CSQG rất chặt chẽ, hữu hiệu là, tên NMT, một trong những tên cộng sản nằm vùng từng nhận lãnh sứ mạng len lỏi vào ngành cảnh sát. NMT đã tham gia thi tuyển và đã trúng tuyển nhập học Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG), trường đào tạo sĩ quan của ngành cảnh sát được thành lập vào năm 1966. Nhưng ý đồ của NMT và cấp trên của y đã bị phần tử an ninh của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia phát giác khiến cho y phải “bỏ của chạy lấy người”, bỏ dở khóa học (K1) trốn lại vào bưng. Sau 1975, người ta mới lại thấy NMT xuất đầu lộ diện trở lại và từng có lúc nắm giữ ngôi vị lãnh đạo của CSVN.


Riêng đối với trường hợp Huỳnh Văn Thắng với cái tên giả gái là Huỳnh Thị Thanh, theo cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, có thể y cũng nằm trong âm mưu cài người xâm nhập vào lực lượng CSQG của cộng sản. Thắng có thể đã được thâu dụng vào làm một cảm tình viên hay mật báo viên cho biệt đội Thiên Nga tỉnh Kiến Hòa hơn là một đội viên Thiên Nga thực thụ. Làm cảm tình viên hay mật báo viên cho cảnh sát thì cũng chẳng có gì ghê gớm. Với nhiệm vụ này, Thắng không cần phải qua một khóa huấn luyện nào, nếu không y đã bị lộ rồi. Sau 1975, có lẽ sợ bị kết tội là đã cộng tác với “ngụy” nên Thắng phải bào chữa cho việc làm của mình như là một “điệp vụ”… Không Không Thấy. Từ công việc này, Thắng khoe đã chỉ điểm, mật báo cho Việt cộng hạ sát được một số nhân viên cảnh sát đặc biệt tỉnh Kiến Hòa để lập công. Nhưng, tuy có công trạng như thế mà sau 1975, mặc dù còn rất trẻ, Thắng vẫn bị vắt chanh bỏ vỏ, chẳng được tin dùng giống như số phận của những tên gián điệp nằm vùng khác của Việt cộng (VC). Bài báo nói trên đã kể rằng, (sau 1975) Thắng đã phải “trải qua bao nhiêu cơ cực, nghèo khó tha phương cầu thực trên 10 năm”. Như vậy, hóa ra dù có công lớn như thế nhưng anh điệp viên Thiên Nga dỏm này vẫn bị cho ra rìa. Thế nhưng ngày nay, không hiểu bằng cách nào, không biết nhờ tài mánh mung hay nhờ một “phép mầu” nào, mà ông cựu điệp viên này lại đang là một tỷ phú của rừng Mã Đà – Trị An (Biên Hòa) theo bài báo đã dẫn.


Theo cựu Thiếu tá Biệt đội trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, trong hoạt động tình báo, việc sử dụng những cảm tình viên hay mật báo viên như Huỳnh Văn Thắng cũng là chuyện bình thường. Việc làm này các cơ quan tình báo của ta hay của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả cộng sản, cũng vẫn áp dụng để thu thập những tin tức từ bên đối phương như Binh Thư của Tôn Tử “Biết mình, biết người; trăm trận trăm thắng”. Cho nên nếu Việt cộng có áp dụng phương pháp cài người của chúng vào trong hàng ngũ của chúng ta như Huỳnh Văn Thắng hay Huỳnh Văn Trọng thì cũng là chuyện thường tình trong công tác điệp báo. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đã từng có nhiều chiến sĩ tình báo can đảm, xâm nhập hoạt động bí mật trong lòng địch. Họ là những chiến sĩ thầm lặng, nhiều khi hy sinh trong âm thầm mà ít ai biết đến theo đúng phương châm của người nhân viên tình báo là “sống để bụng, chết mang theo”.

Tuy nhiên, ngày nay, khi cuộc chiến đã chấm dứt, những người bên được cho thắng đã tha hồ tô vẽ chiến thắng của họ bằng những câu chuyện hoang đường về những “anh hùng” của họ như kiểu Bùi Minh Kiểm và Huỳnh Văn Thắng cũng chẳng có ai phản bác hay dám phản bác dù biết là chuyện “xạo hết chỗ nói” (XHCN). Nhưng ngược lại, chúng ta – những người của bên bị bức tử – không chỉ không có điều kiện để phản bác và vì đạo đức trong nghề tình báo không cho phép chúng ta bạch hóa hồ sơ của những người đã từng hoạt động bí mật cho chúng ta để bảo đảm an toàn cho họ dù rằng cuộc chiến đã chấm dứt.





NHƯ NGÃ






Những Bông Hồng Khoác Áo Lính Trong Quân Lực VNCH



=====================

Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 và Nữ Quân Nhân VNCH



No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...