Sunday, February 17, 2019

Đổi Tiền & Kinh Nghiệm Đổi Tiền

Đổi Tiền & Kinh Nghiệm Đổi Tiền

Phiếu cung cấp 'thịt cơ động'
Phiếu cung cấp thịt cơ động
Một thời sống trong chính sách "dùng bao tử để trị dân" của Việt cộng

Sau khi cưỡng chiếm miền nam Việt Nam, ba lần đổi tiền:

► Đổi tiền ngày 22/9/1975
► Đổi tiền ngày 03/5/1978
► Đổi tiền ngày 14/9/1985

Ít ai nhận ra rằng Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp cướp nhà, cướp đất.

Đổi tiền $500 an $1, để rồi với một số tiền cũng chỉ đủ ăn trong một tháng, (bột mì, bo bo v. v…) và sau đó thì ngoài đường phố bắt đầu xuất hiện những nhóm mua bán (chợ trời) tại Lăng Ông Bà Chiểu, và tất cả mọi người ai cũng đem đồ nhà đi bán, cái gì cũng bán được, miễn sao có tiền để sống qua ngày.

Nhiều gia đình đã bán từ từ cho đến lúc trong nhà không còn gì để bán, chỉ còn lại cái NÓC NHÀ, và cuối cùng thì nhiều gia đình cũng phải đành bán luôn căn nhà cho một cán bộ Việt cộng.

Lúc đó ít ai nhận ra rằng Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp ăn cướp nhà, cướp đất của người dân, vì lúc đó ai cũng nghèo như ai, làm gì có nhiều tiền mà mua nhà, mua đất ngoài cán bộ Việt cộng, và đó cũng là thành quả của chính sách đổi tiền. Trong khi đó ngoài chợ trời, lúc đó chúng ta thấy mỗi ngày vài chục chiếc xe chất đầy hàng chợ trời chạy từ Nam ra Bắc.

Dân miền Nam thành nghèo mạt trong khi đó những thằng Việt Cộng bắc kỳ từ Bắc vào Nam là giàu sụ.


 

Đổi Tiền

Thân chào tất cả anh chị em và 85 triệu người dân Việt Nam.

Tôi xin chia sẻ với mọi người về một kinh nghiệm thật là chua chát của gia đình tôi và cả cái đất nước mà tôi hiện đang sống để mọi người hiểu rõ được hiện tình của Việt Nam rồi sẽ đi về đâu? Vì đây là cái bài học (đặc biệt) mà thằng cộng sản nào cũng xài đến khi bị đến đường cùng (hết thuốc chữa).

Tôi sống tại một nước cộng sản đông Âu, năm 1990 tình hình kinh tế của nước nầy cũng thê thảm như VN ngày nay, lạm pháp tăng hàng giờ, đồng tiền bị mất giá, cộng sản nước nầy không làm được gì ngoài chuyện in tiền bù lỗ, và rồi cuối cùng thì trái bom kinh tế bị nổ tung, cộng sản không còn cách nào khác ngoài việc phát lệnh đổi tiền 1000 đổi lấy 1, và mỗi người chỉ được đổi 200 không được hơn. Như vậy là gia đình tôi và cả cái (đàn cừu dân tộc) của nước nầy bị mất trắng tay số tiền mà cả đời họ đi làm để dành dụm cho gia đình và con cháu họ, vậy là biết bao nhiêu gia đình cừu sống dở, chết dở vì trắng tay.

Còn gia đình của những thằng cộng sản chóp bu và đảng viên trong hội cướp của tụi nó thì sao?

Xin thưa là tụi nó vẫn sống sung sướng và còn ăn chơi trác táng hơn trước khi đổi tiền, vì gia đình cừu thì chỉ có đổi được mỗi người 200, còn Việt cộng thì có vây cánh trong ngân hàng thì đổi bao nhiêu mà không được (vì tiền mới thì cũng là của tụi nó in ra mà thôi).

Sau khi đổi tiền xong thì hậu quả của tệ nạn ăn chơi trác táng của cs và con cháu tụi nó còn ghê gớm hơn, vì người dân không còn tiền như trước, và đàn bà con gái họ sẵn sàng bán thân với bất cứ mọi giá, miễn sao có tiền để mua lương thực để sống. Và điều nầy không phải chỉ xảy ra ở 100% (cừu nhân dân) mà nó cũng xảy ra ở những gia đình (cừu cs thấp cổ bé miệng) nữa.

Việt Nam đang đi vào con đường ăn quỵt của chủ nghĩa (Cắc Mác) mọi người VN hãy tìm hiểu thêm và tự tìm cho gia đình mình (đề phòng chống ăn quỵt của cộng sản) và cũng xin nhắc lại là cái sự chua chát không chỉ dành cho những (con cừu nhân dân mà thôi, mà tính luôn cả những con cừu cộng sản tép riêu). Chúc 85 triệu con cừu Việt Nam may mắn.

benzi60

Ngày 1 Tháng 4 / 2013


http://wwww.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1115



 

Phiếu cung cấp thịt cơ động

 




Kinh Nghiệm Đổi Tiền

Tôi xin kể thêm về chuyện hậu quả của việc sau khi đổi tiền (ít ra thì tôi đã chứng kiến qua hai lần) để cho ai chưa hiểu, hoặc đã quên thì sẽ thấy được phần nào sự khủng hoảng của xã hội sau khi đổi tiền xong.

Lần thứ nhất là sau 1975 (tôi sinh ra tại quận Bình Hòa, tỉnh Gia Định, Sài Gòn) gia đình tôi có bốn người, chúng tôi có một căn nhà không lớn lắm ngoài mặt tiền, đổi tiền xong, thì ba tôi bị đi học tập cải tạo chỉ còn lại má tôi và hai anh em tôi (tôi là lớn) và một số tiền chỉ đủ ăn trong một tháng, (bột mì, bobo… v. v...) và sau đó thì ngoài đường phố bắt đầu xuất hiện những nhóm mua bán (chợ trời) tại Lăng Ông Bà Chiểu, và tất cả mọi người ai cũng đem đồ nhà đi bán, cái gì cũng bán được, miễn sao có tiền để sống qua ngày, và gia đình tôi đã bán từ từ cho đến lúc trong nhà không còn gì để bán chỉ còn lại cái NÓC NHÀ, và cuối cùng thì má tôi cũng phải đành bán luôn căn nhà cho môt cán bộ Việt cộng, và đi kinh tế mới tại xuyên mộc tỉnh Bà Rịa.

(Hồi đó tôi còn nhỏ nên không thể nghĩ ra, là Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp ăn cướp nhà, cướp đất của người dân, vì lúc đó ai cũng nghèo như ai, làm gì có nhiều tiền mà mua nhà, mua đất ngoài cán bộ Việt cộng, và đó cũng là thành quả của sự đổi tiền và chợ trời, mà lúc đó chúng ta thấy mỗi ngày vài chục chiếc xe chất đầy hàng chợ trời chạy từ Nam ra Bắc).

Và lần thứ hai là tại Đông Âu, tôi là thợ bảo trì máy và sửa chữa điện tử cho một doanh nghiệp tư nhân, ở nước ngoài thì người ta có suy nghĩ xa hơn là ở Việt Nam, vì cuộc sống cũng thoải mái hơn, chỉ cần đi làm công nhân bình thường củng đủ sống và có dư chút đỉnh, cho nên mọi người có một thói quen tập quán chung là tạo cho những đứa con, cháu mình một sổ tiết kiệm trong ngân hàng, để khi con, cháu trưởng thành đúng 18 tuổi thì được phép xử dụng số tiền đó, hòng giúp đỡ được phần nào về tài chánh khi con, cháu của họ chập chửng bước vào đời, và người già thì có sổ tiết kiệm để làm mai táng khi họ chết, và nhiều loại sổ tiết kiệm khác v. v… (tất cả đều bị tan biến theo mây khói,sau khi đổi tiền.)

Và cộng sản ở đây đã đổi tiền, mỗi người chỉ đổi được một khoản tiền nhất định, còn ai có nhiều tiền hơn qui định thì cộng sản sẻ cấp cho một cái giấy gọi là (phần hùn vốn chứng nhận, chứ cộng sản không ăn quỵt của ai bao giờ) và gia đình tôi cũng có vài cái giấy chứng nhận mà (đòi không ai trả, bán không ai mua, và cho không ai lấy) còn bản thân tôi thì sao? Xin thưa là bị thất nghiệp sau hai tháng đổi tiền xong, vì xưởng làm việc của tôi đã phải đóng cửa vì không có tiền trả lương cho công nhân, và cái phần khốn khổ của gia đình tôi về sau còn nhiều chuyện thê thảm lắm nhưng tôi xin không nói ra, làm mất thời gian của các bạn.

Mọi người đã hình dung ra hậu quả của việc ĐỔI TIỀN chưa? Ai là người có lợi, và ai sẽ là những con thiêu thân sau nầy? Và sau khi đổi tiền thì mọi chuyện sẽ lặp lại giống như năm 1975 vậy thôi, chợ trời sẽ mọc lên như nấm, và tiếp đó là hàng loạt chuyến xe hàng vừa quý, vừa rẻ, sẽ khởi hành nhưng lần này thì trạm cuối cùng không phải là Hà Nội nữa, mà là Bắc Kinh Trung Quốc. Người dân oan nông dân Việt Nam, bây giờ còn biểu tình không bán đất giá rẻ cho Việt cộng, vì họ còn vài đồng trong túi để sống cho nên họ còn cố gắng chống cự biểu tình, chứ một khi mà đổi tiền xong thì nhiều người sẽ tự nguyện dâng đất đai cho Việt cộng và lúc đó Việt cộng trả giá bao nhiêu thì họ cũng phải bán vì không còn tiền mua gạo để sống qua ngày nữa (mặc dù họ cầm trong tay một đống giấy chứng nhận, cho không lấy, bán không ai mua).

Đây chỉ là một vài khía cạnh nhỏ về chuyện trong gia đình của mỗi người chúng ta, về người dân oan, còn về phía người công nhân và những người chủ doanh nghiệp thì sao? Chủ doanh nghiệp thì nhiều người sẽ phải đóng cửa và sẽ sa thải công nhân vì không có tiền trả lương, về phía chủ doanh nghiệp thì sao?

Bao nhiêu tiền đầu tư vào phương tiện máy móc với giá cả cao khi họ mua, và bây giờ khi họ bị đóng cửa thì họ dành phải bán tháo, bán chạy với giá rẻ mạt, thậm chí bán với giá sắt vụn, chứ để làm gì? Và lúc đó là thời cơ cho bọn cộng sản đỏ ăn cướp công khai và làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của mọi người dân, cộng sản đỏ mafia sẽ bỏ ít tiền ra để mua lại những cái máy móc đó của nhửng tư nhân bị phá sản vì đổi tiền, với giá rẻ mạt, và sau đó có thể những cái máy đó sau khi sơn phết lại thì sẽ được chở sang bán tại một tỉnh hoặc một nước nào đó mà nền kinh tế còn lạc hậu cũng như Việt Nam, chẳng hạn như Lào, Campuchia, Châu phi v. v…

Đó là quy luật của mafia cộng sản đỏ là (Cá lớn ăn cá bé) mà đã là cá thì người ta chỉ nói cá lớn ăn cá nhỏ thôi, chứ không có ai nói cá già ăn cá trẻ cả cho nên sẽ không có sự phân biệt là cá nhỏ cộng sản hay không cộng sản, tất cả đều là cá nhỏ như nhau; cho nên sau khi đổi tiền xong thì 100% sẽ có những con cá nhỏ là đảng viên, đoàn viên Việt cộng (những người mà suốt đời đóng tiền đảng phí, đoàn phí, đội phí... mà không biết mình đóng để làm gì) sẽ bị những con cá lớn mafia đỏ Việt cộng nuốt, chung với số phận của những người dân oan, công nhân lao động, và các tầng lớp bần cố nông Việt Nam.


benzi60

http://wwww.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1154



 

Đổi Tiền

Nguyễn Hiến Lê

Chính sách đổi tiền của chính phủ càng thất nhân tâm hơn nữa. Vụ đổi tiền lần thứ nhất xảy ra tháng chín hay tháng mười 1975, và xảy ra rất đột ngột.

Sáng sớm hôm đó dân chúng mới hay rằng phải đổi tiền nội trong 24 giờ và mỗi người dân già trẻ lớn bé được đổi một số tiền là bao nhiêu đó tôi quên rồi, chỉ còn nhớ số tiền này như gia đình tôi chỉ đủ tiêu trong một tháng hay tháng rưỡi là cùng. Những người làm chủ một hãng, như hãng buôn, nhà in, xưởng chế tạo... có giấy chứng nhận của phường, quận... mới được đổi thêm 1.000 đồng mới (1 đồng mới ăn 500 đồng cũ), tính ra cũng chỉ đủ chi tiêu trong một tháng. Chính quyền không cho biết số tiền còn lại, sẽ giữ tại ngân hàng và sẽ cho rút ra lần lần tùy nhu cầu; thành thử ai cũng hiểu lầm rằng số đó sẽ bị hủy bỏ. Do đó rất nhiều người phẫn uất, tuyệt vọng; có người tự tử, có người đốt hằng thúng giấy bạc, hoặc từ trên lầu vãi giấy bạc xuống đường, không ai thèm lượm; ở Mỹ tho, nhiều tiệm Trung hoa thồn giấy bạc vào cà roòng, thả trôi sông.

Chỉ thị phải đổi nội trong 24 giờ làm cho mọi người hoảng hốt, tranh nhau đổi, sợ trễ. Nhưng chỉ thị đó, chính cán bộ không tuân theo; ở phường tôi họ cứ nhởn nha làm việc; chín giờ sáng mới tới phòng đổi tiền để xếp đặt công việc, mười một giờ mới quyết định xong, thì nghỉ ăn cơm; một giờ mới phát cho dân đơn khai số tiền có trong nhà. Dân chen chúc nhau ở cửa phòng, đưa sổ gia đình để họ xét họ xét rất lâu như sợ có sổ giả mạo, rồi mới chịu phát đơn. Các tổ trưởng đề nghị tiếp tay họ trong việc đó, họ không cho vì ngờ có thể gian lận.

Đem đơn về nhà khai xong, lại mang tới đề nộp, lại chen lấn nhau lần nữa. Hai vợ chồng tôi thay nhau làm những việc xin đơn, nộp đơn, chiều đó mới xong, mệt đừ.

Trên đơn họ tính trong nhà có bao nhiêu người, cho phép đổi bao nhiêu, tính xong thì khuya rồi, đề sáng hôm sau mới đổi. Họ làm việc rất chậm, mãi nửa đêm hôm sau mới đổi xong. Như vậy là lệnh của chính phủ không được tuân. Có phường năm ngày mà đổi vẫn chưa xong, vì họ phải xét đi xét lại một điều gì đó, tôi không hiểu. Dân chầu chực suốt 5 ngày 5 đêm ở ngoài nắng, dưới mưa, lại không có tiền tiêu (vì trong lúc chở đổi tiền, giấy bạc cũ vô dụng, giấy bạc mới chưa có), nổi lên phản kháng, biểu tình, họ bắt giam một số. Nhưng cũng có chỗ đổi rất mau, chỉ 24 giờ là xong.

Vậy là cấp trên không biết tồ chức hoặc biết tổ chức mà cấp dưới không thèm nghe, tự ý làm sao thì làm, và hạng người ngu dốt, được cơ hội, tha hồ hách dịch, làm khó dân.

Một cái tệ nữa là không có sự kiểm soát, khiến nhiều cán bộ gian lận, làm giàu. Các cơ quan đổi bao nhiêu tiền cũng được, chỉ cần làm tờ khai. Cơ quan có trong quỹ 100 triệu đồng cũ chẳng hạn thì khai 150 triệu, 50 triệu dư đó đem mua tiền của dân. Dân có tiền không đổi được, bán rẻ cho cơ quan, lấy 50%, 30% thôi, cơ quan lời 50%, 70% chia cho nhau. Thí dụ: tôi có dư 1 triệu đồng cũ không đổi được, đưa cho cơ quan đổi, cơ quan chỉ giao cho tôi nửa triệu (50%) tức 1.000 đồng mới; cơ quan giữ lại nửa triệu, để chia nhau. Đó là chỗ thân tình lắm chứ giá thường là 30%, và gần tới giờ chót chỉ còn 10%. Nửa ngày cuối cùng, người ta tấp nập mua bán như vậy, công an phường chắc biết dư mà chẳng thấy phát giác vụ nào cả.

Lần đó là lần đầu tiên tôi thất vọng, thấy rõ chân tướng chẳng tốt đẹp gì của các đồng chí cách mạng trong chủ nghĩa xã hội đã được Hồ chủ tịch dạy dỗ mấy chục năm. Họ bỉ ổi, bê bối còn hơn chế độ tư bản nữa. Tôi không vơ đũa cả nắm. Cũng có một số liêm khiết, xã hội nào cũng vậy.

Đêm đó 11 giờ khuya tôi mới đổi tiền xong, trả phần của một đứa cháu trong nhà, và trả cho nhà tôi số tiền tiêu riêng của nhà tôi rồi, chỉ còn đâu có 6-7 chục đồng, mà mỗi tháng chúng tôi tiêu ít nhất 50 đồng mới đủ. Tôi chìa cho nhà tôi xem, bảo: "Bao nhiêu tiền tiết kiệm của mình chỉ còn có mấy tấm giấy này thôi!" Nhà tôi làm thinh. Tôi cất tiền rồi, mệt quá, đi ngủ liền.

Sáng hôm sau dậy sớm mới thấy buồn thấm thía. Còn trà tàu Đài loan của một độc giả cho, tôi pha một bình nhỏ, rót một chén đem xuống cho nhà tôi đương quét sân. Rồi tôi đi dạo trong xóm xem dân tình: ai cũng lặng lẽ, đăm chiêu. Nửa giờ sau về nhà. Nhà tôi cho hay đã bán được một lon sữa đặc đủ đi chợ một ngày. Tôi bảo: "Cần gì phải như vậy. Mình còn nhiều đồ khác để bán mà." Nói vậy, nhưng nước mắt tôi cũng rưng rưng vì cảm động.

Mấy hôm sau, có lẽ chính phủ thấy chính sách đó khắc nghiệt quá, cho nên ra lệnh cho đổi thêm một số nữa bằng số lần trước. Lại khai báo, lại chầu chực, nhưng lần này mau hơn. Ngân hàng trả lại tôi một số tiền nữa, còn bao nhiêu ghi vào sổ tiết kiệm của tôi. Vậy là chưa mất hết. Từ đó mỗi tháng vợ chồng tôi được rút ra 60 đồng cho hai người, lại bán thêm được một ít sách nữa, cho nên đủ tiêu. Được đâu một năm như vậy rồi chẳng hề có thông cáo, thông báo gì cả, ngân hàng cứ lẳng lặng không phát thêm nữa. Hiện nay trong sổ tiết kiệm của tôi còn mấy ngàn đồng, tôi không nhớ. Sổ đó đã vô dụng rồi, tôi giữ làm kỷ niệm của một thời.

Tóm lại, chính sách của nhà nước là muốn quản lý tiền bạc của dân: chỉ cho mỗi gia đình giữ một số đủ mua gạo, rau... trong một hai tháng, còn bao nhiêu gởi ngân hàng hết, phải có lý do chính đáng như đau ốm, cưới hỏi, ma chay... mới được rút ra. Tiến bộ hơn Nga nhiều. Nhưng hậu quả là không ai muốn gởi tiền ngân hàng nữa, và chính sách đó phải bỏ.

Gần đây đọc một cuốn sách tôi được biết chính phủ Sô Viết ở Nga sau cách mạng 1917 cũng có một lần đổi tiền cho dân: cứ dưới 3000 rúp (rouble) (tôi không biết một rúp thời đó bằng bao nhiêu quan Pháp) thì một rúp cũ đổi lấy một rúp mới, còn trên số đó thì hai rúp ca đổi một rúp mới. Chính sách đó nhân đạo hơn, không gây bất mãn trong dân chúng. Chính phủ mình đã theo chính sách đổi tiền của họ Mao chăng?

Ba năm sau, năm 1978 lại đổi tiền một lần nữa, mà lần này ở khắp nước. Cũng đột ngột, cũng hạn chế số tiền được đổi, nhưng có tổ chức hơn, đỡ khổ cho dân.

Dù dùng mọi cách đề bình sản (tức quân bình tài sản, san phẳng tài sản), dù dùng mọi cách để trừng trị sự làm giàu thì bất kỳ thời nào, trong xã hội nào, cũng chỉ được ít tháng lại có sự bất bình đẳng, có kẻ giàu người nghèo. Một người đã nói: phát cho hai người, mỗi người một ổ bánh mì, chỉ một ngày sau đã có sự bất bình đẳng rồi: kẻ ăn hết ổ bánh đã hóa nghèo hơn kẻ chỉ ăn ba phần tư ổ thôi, để dành một phần tư. Như vậy là có sự tích lũy tài sản rồi. Cho nên tại các nước cộng sản lâu lâu phải đổi tiền một lần, hạn chế số tiền được đổi, tịch thu một số tiền quá lớn nữa. Nghe nói ở Nga từ 1917 đến nay đã đồi tiền non 20 lần, không biết lời đó đúng không.

Vụ đổi tiền năm 1978 làm Bắc Việt xôn xao cũng bằng ở trong Nam và cũng có đủ các tệ như ở Nam. Lần này người ta biết tin trước vài ngày: ai có nhiều tiền (ở Bắc cũng như ở Nam) cũng tung tiền ra mua vàng, xe đạp, vải, tủ lạnh, chén đĩa, bất kì thứ gì với bất cứ giá nào. Có thứ tăng giá lên gấp 10 như vàng, thứ nào tăng ít nhất cũng gấp năm. Có người không biết mua gì, năn nỉ hàng xóm để lại cho con gà, con vịt. Người nghèo có từ nải chuối trở đi cũng đem bán. Ở Bắc có kẻ nhiều tiền quá thồn cả vào một cái bao, chở trên xe đạp, đến một chỗ vắng, làm bộ đánh rớt xuống đường rồi phóng đi như bay. Hạn chế, kiểm soát rất gắt, vậy mà ở Hà nội ngay tối đêm mới đổi tiền, công an lại xét một nhà thấy một số tiền gấp trăm số gia đình đó được phép đổi. Và chính phủ cũng phải làm ngơ.

Sau một phần tư thế kỷ được giáo hóa mà như vậy thì chúng ta phải kết luận ra sao? Có chế độ nào thay đổi được bản tính con người trong một hai thế kỷ không? Bao giờ mới đào tạo được con người xã hội chủ nghĩa để họ xây dựng xã hội chủ nghĩa đây, như Hồ chủ tịch nói?

Mỗi lần đổi tiền là một lần lạm phát. Cứ xét giá sinh hoạt từ 1975 đến nay ở miền Nam thì ít nhất cũng đã có sự lạm phát gấp 10 lần rồi: giá vàng 1975 là 400$ mới, bây giờ (tháng 5-1980) trên 6000$; gạo bán ở chợ thời đó vào khoảng 20 xu mỗi một lít, bây giờ từ 2$ tới 6$, 8$ tùy nơi. Vật giá cũng tăng lên ít nhất là 10 lần.

Giá chính thức thì trái lại, tăng lên rất ít, nhiều lắm là gấp hai; nhưng chỉ công nhân viên được mua gạo với giá đó thôi, còn những nhu yếu phẩm khác thì không có để phân phối; rốt cuộc họ phải mua rất nhiều món ở chợ với giá gấp 10 lần, mà lương không tăng. Tình cảnh của họ thật bi đát. Nạn tà tà, vô kỷ luật, tham nhũng, ăn cắp, buôn lậu phát ra từ đó.

Còn thêm một hậu quả nữa. Dân sợ sự đổi tiền quá, không còn làm ăn gì được; mà dân càng sợ thì càng có nhiều kẻ tung tin vịt ra; mới đổi năm 1978, qua năm 1979 lại có tin đổi tiền nữa, kinh tế hóa khó khăn trong vài tháng, một số kẻ làm giàu thêm, một số nghèo thêm, rồi đầu năm 1980 lại có tin đổi tiền nữa, lần này cũng vịt nữa. Đời sống không được ổn định, dân lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, chẳng trách bệnh bao tử phát dữ dội, gấp mấy thời trước. Không ai muốn tiết kiệm nữa, kiếm được đồng nào tiêu hết đồng đó; những quán ăn, tiệm cà phê nhiều hơn và đông khách hơn trước ngày 30-4-1975.

...

Trích "Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê"





No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...