Sunday, February 24, 2019

Hình ảnh



HOUSTON NHẬT KÝ P2 23/7/2019: Công Bố Bạch Thư bắt đầu chủ nghĩa Xism (Chủ Nghĩa Tập)?

https://youtu.be/aLc9BX210Ew



 

camouflage bọt biển
nhà hát lớn Hải Phòng năm 1954


Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa

Văn phòng trưởng đoàn Nữ Quân Nhân và Trung Tâm Huấn Luyện đặt tại đường Nguyễn Văn Thoại, trước gọi là vùng rừng cao su, trước đài Phát Tuyến ngay trên ranh giới quận 10 và quận 11 Saigon, nay là đường Lý Thường Kiệt. Ranh giới thiên nhiên nguyên là một hồ dài và hẹp từ trước ra cuối Trung Tâm sau này được Công Binh Hoa Kỳ cho lấp bằng tráng nhựa làm mặt sân thêm rộng rãi.



Trưởng đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân đầu tiên là Thiếu Tá Trần Cẩm Hương cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1975 nghỉ hưu đáo hạn tuổi, cấp bậc chị mang là Ðại Tá.

Trưởng Đoàn thứ hai và cuối cùng là chị Lưu Thị Huỳnh Mai, nguyên Thiếu Tá, Phân Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân Cơ Quan Trung Ương thuộc Bộ Tổng Tham Mưu được thuyên chuyển về văn phòng Trưởng Ðoàn Nữ Quân Nhân thăng cấp Trung Tá từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 thay thế Ðại Tá Trần Cẩm Hương từ ngày 1 tháng 4 năm 1975.



Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân đảm nhận việc tuyển mộ phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, tình nguyện gia nhập quân đội và huấn luyện căn bản quân sự như về tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn v.v…
Nhiệm vụ Nữ Quân Nhân là không tác chiến nên chỉ được học ít giờ làm quen với vũ khí do Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đảm nhận.



Với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo nên bất cứ ở ngành nào, quân binh chủng nào, người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng đem hết khả năng để phục vụ nên đã có nhiều kinh nghiệm và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Chúng tôi đã vươn lên sau 10 năm, 20 năm để có thể ngang bằng với các cấp chỉ huy nam quân nhân mà nhận lãnh nhiều trọng trách ở hậu phương.

Nữ Quân Nhân chúng tôi đã có những chiến sĩ nhẩy dù gan dạ, những chiến sĩ trong các ngành truyền tin, tham mưu hay trong những nghề chuyên môn như y tá, nha tá, dược tá, chuyên viên thí nghiệm, tiếp huyết và các nữ điều dưỡng trong quân đội cũng như những người mang đến tình thương giáo dục cho các cô nhi của Tử Sĩ.
Chúng tôi chỉ thua nam giới trong lãnh vực tác chiến vì qui chế của chúng tôi không ấn định.



Cuộc đời binh nghiệp của chúng tôi đang bình yên, đang cùng nam giới xây dựng một quân đội hùng mạnh, hậu phương và tiền tuyến cùng hoạt động nhịp nhàng thì có ai ngờ một ngày cuối tháng Tư đen đã làm sụp đổ tất cả những gì đã gầy dựng, làm dở dang mọi chương trình và kế hoạch đang trên đà thăng tiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói riêng và cả một chính thể Việt Nam Cộng Hoà nói chung.

Sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền nam, ngoài một số ít các chị may mắn thoát được, di tản sang Hoa Kỳ, còn phần đông chị em bị kẹt lại đã bị cộng sản lùa hết vào các “Trại Tập Trung Cải Tạo”. Kể sao cho hết những nỗi ê chề, đau khổ về tinh thần cũng như vật chất trong lao tù của cộng sản.
Chị em Nữ Quân Nhân chịu đựng, người 2,3 năm kẻ 4,5 năm, chỉ tội một mình chị Cẩm Hương, người chị cả trong gia đình Nữ Quân Nhân, tuy tháng 4 năm 1975 đã nghỉ hưu rồi nhưng vẫn bị cộng sản bắt đi tù cải tạo đến 10 năm trời. Khi được tha về một năm sau thì chị mất sau một cơn bạo bệnh.....













Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 10:42AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân và Quân Trường Việt Nam cộng Hòa



Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi,
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng,
Mang theo thiên hùng ca thắm tươig trời Nam bốn phương.
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
Chí tang bồng mang theo khắp nơi tung hoành ..



Đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng
Nhịp trời mây đoàn quân cất bước đi mau
Nơi biên cương muôn quân theo loa thét vang
Cố chiến thắng thề một lòng chung sức xây Việt Nam quang vinh
Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha
Thét oai linh tung gươm giết tan quân thù ..



Đoàn hùng binh say sưa nhìn trong trời sương
Ta anh hùng đời đời Lục Quân Việt Nam
Xa nhìn thấp thoáng trong mây
Muôn bóng quân Nam chập chùng xây thành vinh quang
Tiếng vang muôn đời Lục Quân Việt Nam.













































Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 11:23AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân và chuyện kỷ niệm của các cô gái..
Một Thời “Hoa Dù Nở Trên Không Gian”





Mũ Đỏ Võ thị Vui, một trong những Nữ Quân Nhân
Việt Nam Cộng Hoà có bằng nhảy dù đầu tiên cuả Quân Đội.


Một đêm, trong căn nhà nhỏ quạnh hiu nơi góc núi, Nữ Quân Nhân Mũ Ðỏ Võ Thị Vui để hồn trở về dĩ vãng…..
Năm 1955. Lúc đó tôi đã đầu quân vào Quân Ðội.
Trong một dịp khao quân, tôi đã gặp Ðại Tá Ðỗ Cao Trí, trong đêm tiệc khao quân chiến thắng Bình Xuyên, ông đã gợi ý cho chúng tôi gia nhập Binh Chủng Nhảy Dù và chính ông cổ võ chúng tôi làm đơn xin được học Nhảy Dù.
Lúc ấy tuổi trẻ hăng say, 30 cô gái đã tình nguyện học Nhảy Dù, cũng là khóa I Nhảy Dù của Quân Ðội do chính các quân nhân Việt-Nam thực thụ huấn luyện.
Sau đợt tuyển chọn, chỉ có 9 cô thực sự được theo học Nhảy Dù, khóa II cũng chỉ có 6 cô được theo học.
Nhưng trong lúc huấn luyện nhảy thi lấy bằng, một nữ phụ tá xuống dù bị gãy xương mông nên không có bằng.
Thế Là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1955 đến năm 1966 chỉ có 14 cô thực sự có bằng.
Nhưng đến năm 1960 thì hai trong 14 cô đã được theo học Nhảy Dù điều khiển, có bằng Huấn Luyện Viên Dù.
Sau năm 1967 đến năm 1975, có khoảng 10 cô nữa có bằng Nhảy Dù.
Lúc trước năm 1965, muốn có Bằng Dù bất luận nam nữ đều phải nhảy năm lần ban ngày và hai lần ban đêm.
Sau năm 1967 thì chỉ cần bốn lần nhảy là được cấp Bằng Dù. Bởi vì nhu cầu chiến trường nên thời gian nhảy huấn luyện rút ngắn lại.
Ða số quân nhân Dù mới đều thở dài nhẹ… nhỏm, và mỗi năm người quân nhân Dù phải có bốn Saut nhảy bồi dưỡng để có thể ăn lương Bằng Dù.
Ðó là kể những quân nhân Dù. Còn các huấn Luyện Viên dĩ nhiên gấp 10 lần hơn, vì huấn luyện khóa nào cũng phải nhảy theo.
Và trong đời lính Nhảy Dù của phái nữ có nhiều vui buồn lẫn lộn, dĩ nhiên là chuyện… đàn bà.
Tôi ghi lại đây một số chị em có với tôi nhiều kinh nghiệm,
nhiều kỷ niệm của người con gái mang danh là
Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ.

1. Dương Thị Kim Thanh:


Chị là một cán sự y-tế ngoài đời, được phục vụ ngành Quân Y. Người miền sông Hương núi Ngự, nhưng giọng nói đã lai… Sài Gòn 50%.
Chị tốt nghiệp khóa I Nhảy Dù với tôi. Cũng là một trong 9 cô Nữ Quân Nhân Nhảy Dù đầu tiên của Quân Lực Việt Nam cộng Hòa.
Lúc đó chị 25 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong 9 cô. Chúng tôi xem chị như người chị cả. Hiền lành nhỏ nhẹ. Phục vụ rất tận tâm trong ngành Quân Y, tuy quân số thuộc Sư Ðoàn Nhảy Dù (lúc đó là Lữ Ðoàn Nhảy Dù). Nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa.
Lúc ấy, 9 cô khóa I đều là độc thân (bắt buộc) nên chị là hoa khôi của Tổng Y Viện Cộng-Hòa nhờ vào chiếc Mũ Ðỏ và Bằng Dù chị mang trước ngực. (Thời đó Nữ Phụ Tá mỗi ngành đồng phục, đội mũ calos trên đầu. Chỉ có các cô gái có Bằng Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu cho phép đội Mũ Ðỏ dù phục vụ ở đâu).
Chị đã cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp các nơi và trong một Saut đặc biệt, tình yêu đã nở trên không.
Ðại Úy Trương Quang Ân, người đứng thủ khoa của Võ Bị Ðà Lạt (khóa 7, năm 1952) đã cùng chị thực hiện lời ước mơ.
Ðám cưới kết thúc mối tình không gian. Chị đã có ba con. Sau này chị là phu nhân Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh.
Ông Bà đã tử nạn trong một tai nạn phi cơ trực thăng lúc đi thăm viếng tiền đồn. Ðể lại vành khăn tang trên đầu ba đứa bé, cùng một lúc mất cha lẫn mẹ.
Ðêm nay ngồi đây viết đến dòng chữ này tôi đã không ngăn nổi hai dòng lệ chảy xuống thương cho ba đứa cháu. Không biết bây giờ ra sao?



Chuẩn Tướng Trương Quang Ân và
vợ Dương thị Kim Thanh



2. Nguyễn Thị Sang:


Chị cũng cùng khóa với tôi. Nhưng phục vụ ở Ðại đội Kỹ Thuật (Trung đội gấp dù). Chị người miền Nam cao lớn hiền lành vui tánh.
Tuy lúc đó 19 tuổi mà chị như con nít, giận ai thì khóc lớn, phải dỗ và năn nỉ gần chết mới chịu.
Khi nghe hứa đền cho cái bánh thì cười ngay. Có một lần đi nhảy biểu diễn ở Ban Mê Thuột, nhân dịp hội chợ.
Có Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chủ tọa. Sau khi nhảy xong, chúng tôi trở về, đề nghị Trung Úy hướng dẫn đi xem thác Drakling. Khi về chị xin ngừng xe một chút. Ông Trung Úy trưởng toán không chịu ngừng.
Chị kêu lên nếu Trung Úy không ngừng xe thì… tui chết ông phải chịu… Có lẽ sợ trách nhiệm nên Trung Úy cho ngừng xe. Chị nhảy xuống chạy tuốt vào bìa rừng…
Năm phút sau, chị hớn hở chạy ra, tươi tỉnh không cần nhìn đến nét mặt cau có của Trung Úy trưởng toán.
Lên xe xong, chị nói tỉnh bơ… “Ai cũng vậy, vua chúa cũng làm dzậy mà. Có dzô thì phải… có ra chứ”. Lúc đó mọi người mới biết là chị đi thi hành cái khoái thứ… tư.
Sau này, chị xin giải ngũ lý do “Má kêu về lấy… chồng”.
Cho dù ông Trung Úy Trung đội trưởng gấp dù là người nổi danh khó tánh, cũng phải hi câu chấp thuận, mới chuyển đơn lên Ðại đội trưởng Kỹ thuật (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sau nầy).
Nghe đâu vì sanh khó, nên chị đã từ trần. Nữ Thiên Thần thứ hai đã ra đi, để bạn bè đồng đội ngậm ngùi cho thân phận đàn bà.


3. Nguyễn Thị Thọ:



Chị cũng phục vụ trong TÐGÐ, người Hà Nội. Vào Nam cha mẹ mất chỉ có hai chị em. Chị rất vui tánh, thực thà, một mình thay cha mẹ nuôi em nên người. Chị có nhiều Saut Dù vì tình nguyện cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp nơi.
Lúc nào chị cũng thực thà nói với tôi là chị rất yêu thích miền Nam vì tính tình cởi mở, không khách sáo và trù phú dễ làm ăn, không khó khăn như ngoài Bắc quê chị nghèo nàn.
Sau này chị kết duyên với một Huấn Luyện Viên Dù Cao Ðăng Huynh, một trong những huấn luyện viên nhiều Saut Dù nhất. Vì đông con nên chị đã giải ngũ.
Thế là khóa I không còn lại mấy người. Hiện gia đình chị bình yên ở Việt-Nam. Các cháu đều lớn cả.


4. Nguyễn Thị Liên:


Chúng tôi cùng chung một khóa học Dù, tuy là hai ngành khác nhau.
Nhưng chúng tôi kết bạn xem như “Tình Bắc Duyên Nam”. Chị cũng là con gái Hà Nội, xinh xắn hiền lành, có hai răng thỏ rất có duyên.
Sau này chị kết hôn với một sĩ quan Dù, nên giải ngũ ở nhà lo làm vợ hiền. Nhưng sau, Trung Tá Nguyễn Văn Thạnh bị việt cộng phục kích chết tại Vùng IV Chiến Thuật.
Chị thay chồng nuôi đàn con dại. Không biết hiện giờ chị ở đâu? Tiểu bang nào?
Còn nữa. Trong 9 cô Nhảy Dù được mệnh danh là Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ còn có Khánh, Hương, Hoa (một chị nữa tôi quên tên) đã có Bằng Dù nhưng giải ngũ rất sớm. Hiện tại không biết lưu lạc phương nào. Các chị có ra đi hay còn ở lại?




Bằng dù đeo trên ngực phải















Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 11:34AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân và chuyện kỷ niệm của các cô gái..
Một Thời “Hoa Dù Nở Trên Không Gian”




Và từ khóa II thì có:

5. Ngô Bích Lộc:


Người con gái sinh trưởng tại Thủ đô Hà-Nội. Chính gốc tiểu thư Bắc Hà, dáng gầy cao, nhìn bề ngoài giống con trai nhiều hơn gái.
Nó rất tinh nghịch, nhưng mỗi lần đứng trước của phi cơ chờ nhảy chỉ cần nghe tiếng của Huấn Luyện Viên nói “Go!” là phóng ra. Nó còn nhìn lại tôi nháy mắt, hẹn sau Saut Dù phóng ra Hóc Môn ăn bì bún, cái món miền Nam nó mê nhất.
Tuy là đầm Tây nhưng lại Việt-Nam hơn cả các bạn Việt-Nam. Xếp của chúng tôi lúc bấy giờ là Trung Úy Nguyễn Ngọc Hạnh (Trung Tá Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh) thường hay bắt chúng tôi ra làm “người mẫu” cho ông chụp.
Lúc nào nó cũng nói thầm với tôi rằng: “Khiếp thật! Tao mà ế chồng cũng vì làm người mẫu cho Lão này, mày ạ…” Tuy thế, nó vẫn có nhiều người xin bàn tay.
Nó lại dân Tây cho nên rất tự nhiên trong sự giao thiệp. Cái điều kỵ nhất của các bà xếp chỉ huy, lúc bấy giờ các bà lúc nào cũng muốn nhân viên của mình e ấp… tiểu thư.
Bích Lộc chúa ghét lối giả tạo, tôi bắt chước theo. Cho nên hai chúng tôi được các bà chỉ huy liệt vào hạng “ba gai”.
Sau này nó bực mình không chịu ở Quân Ðội, xin giải ngũ, ra làm phóng viên cho hãng Reuter, tiếng Anh như gió, nó sang Mỹ làm việc sớm lắm.
Sau 1975, nó mở một nhà hàng trên D.C. Khách hàng của nó từ ông Tổng Thống đến các Bộ Trưởng, nhân viên ngoại giao, Thượng nghị sĩ, Dân Biểu đều đến nhà hàng của nó. Nhà hàng nổi tiếng ngon, khung cảnh đẹp.
Lúc tôi sang D.C. tham dự 50 năm kỷ niệm Nhảy Dù của Quân Ðội Mỹ. Nhìn nó tiếp đãi quan khách ở nhà hàng, tôi thấy nó quyết định giải ngũ sớm là đúng.
Thỉnh thoảng hai đứa gặp nhau qua phone cho dù đôi bạn lúc xưa, bây giờ có hai thứ tóc, đều làm chức… Bà cả rồi… Mà vẫn mày mày, tao tao như 40 năm về trước, gặp nhau đều khen nhau đẹp… lão.



6. Trần Xuân Lan:

Sinh trưởng ở miền Hậu Giang, tánh thực thà. Người nhỏ con nên khi mặc bộ đồ Dù, đứng trong hàng chờ điểm danh lên phi cơ chúng tôi đều cho nó lên hàng đầu, vì sợ Huấn Luyện Viên Dù bỏ sót nó.
Xuống dù luôn luôn nó xuống sau, dù là nhảy trước. Nó đủ điểm nặng chứ không dư ký thịt da nào.
Chúng tôi hay chế nhạo nó đi nhảy phải đeo thêm đá. Nó giận lên mét cấp trên. Làm chúng tôi bị rầy.
Tuy thế mà người chỉ huy khi nghe nó khiếu nại cũng phải nở nụ cười kín đáo.
Sau lần dang dở tình yêu với một sĩ quan Mũ Ðỏ nó thề không lấy chồng nữa. Nghe đâu hiện nay nó về quê ở Sa Ðéc làm nghề y tá… vườn rất khá. Không biết có lúc nào nó nhớ lại lúc còn áo hoa Mũ Ðỏ hay không?



Hai cánh hoa dù Nguyễn thị Dậu và Phan cẩm Phi đang
biểu diễn kỹ thuật nhảy dù ở khu huấn luyện Tân Sơn Nhứt.



7. Bùi Ngọc Thúy:

Cũng sinh đẻ tại Bắc Việt. Nhưng quê nó ở Nam Ðịnh (?) được tính thật thà. Bị bạn bè hay chế nó là “Hăng Rô”. Nó không biết, hỏi tôi rằng: “Tại sao chúng nó gọi tao tên… Tây vậy hở?” Tôi cười đáp ngay là miền Nam hay nói lái. Hăng Rô… tức là “Thưa cô rằng. Ngược là… Răng cô… thừa…” Vỡ lẽ ra, nó kêu tên tam đại tụi bạn ra chửi.
Ðược thể tụi bạn còn chọc thêm. Tuy xin tình nguyện đi Nhảy Dù nhưng nó sợ lắm. Bao nhiêu lần định bỏ dở, nhờ tôi khuyến khích. Có lần được lệnh đi nhảy ở Bình Ðịnh, tôi dặn nó: “Năm giờ có lệnh tập họp. Mày nên để đồng hồ reo chứ không thì ngủ quên”. Nó hứa chắc.
Saut dù biểu diễn đó, nó không có mặt lúc lên phi cơ.
Hôm sau nó trình diện người chỉ huy, với khuôn mặt bầm một bên má, cánh tay thì băng bó, có giấy bác sĩ cho nghỉ ba ngày. Tôi hỏi nó tại sao? Nó mắng tôi: “Ðồ ranh con.
Ông nghe lời mày nên ông không đi nhảy biểu diễn được”. Tôi ngạc nhiên nhìn nó dò hỏi nguyên nhân. Nó bảo: “Tại mày dặn để đồng hồ reo. Khi nó reo tao đang nằm mơ. Tưởng tiếng chuông phi cơ cho lệnh GO nên tao nhảy ra. Từ trên giường hai tầng nhảy xuống mang theo cả màn mền, bị bầm mặt.
May mà không gãy… răng là phúc ba đời rồi. Còn hỏi gì nữa? Ông không chửi mày là may cho mày lắm rồi. Còn làm bộ tử tế hỏi móc ông hả?” Tôi thầm nghĩ: “Ðúng là đồ Bắc Kỳ chanh chua… Làm ơn mắc oán”. Nghĩ thế nhưng tôi không trả lời, hoặc nói ra ý nghĩ đó. Vì sợ nói tạc dzăn nổi giận thì tôi cũng được bác sĩ cho ba ngày… dưỡng thương.
Bây giờ, nó và gia đình định cư, an lạc tại xứ… Úc. Lâu lâu, nó gọi phone sang kêu: “Mày, mày chịu khó sang tao chơi. Tao đãi mày… Mít Ðặc”. Già rồi vẫn còn con nít và mái Tây Hiên của nó vẫn còn… chưa rụng.



8. Nguyễn Thị Thân:

Chị này lớn tuổi nhất của chúng tôi lúc bấy giờ. Chị cũng sinh trưởng ở Bắc Việt, người quê Phát Diệm. Chị góa chồng lúc còn ở Hà Nội, rất xinh đẹp, mắt bồ câu, da trứng gà. Người cao lớn như đầm. Nhưng chỉ giống đầm về nhan sắc và vóc dáng. Khi chị nói thì sặc thổ âm quê của chị.
Ví dụ, chị hay lộn chữ D thành chữ R và ngược lại. Khi nhảy dù xuống bãi, thì lệnh bắt buộc cuốn dù lại cho vào bao và vừa chạy về địa điểm tập họp trình diện Sĩ quan Bãi nhảy.
Vừa chạy vừa kêu to là “Nhảy Dù cố gắng”. Bất luận nam hay nữ đều phải theo lệnh này. Cho nên chị cũng không ngoại lệ… cứ vừa chạy… vừa la to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”.
Tôi và Bích Lộc chạy theo sau cũng gào to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Chị quay lại mắng ngay “Nằm kí rì mà to mồm vậy…? Ðồ khỉ gió…” Lũ “khỉ gió” cứ ngoác mồm la “Nhảy… Rzù… cắn gố…” (cố gắng).
Chị là người cẩn thận, lúc đi nhảy chị băng độn hai đầu gối bằng băng cứu thương thật dầy.
Chị nói rằng khỏi sợ bị trầy đầu gối khi xuống dù, mặc jupe không đẹp. Nhưng chị không nhớ là đầu gối không quan trọng bằng đầu, chân và mông khi xuống dù.
Sau này chị tái giá với một sĩ quan Dù, có thêm năm con. Hiện chị ở trên Washington State từ 1975.



9. Mai Thị Minh:

Nếu chị Thân là hoa khôi của Dù từ năm 1956 đến 1960, thì Mai Thị Minh là hoa khôi Dù từ năm 1962 đến 1975. Nó đúng là con gái Hà Nội chính cống. Nhà giàu, chính Trung Tướng Thiệu, Ðại Tướng Viên lúc còn trẻ ra Bắc cũng thuê nhà của nó mà ở.
Sau di cư vào Nam, gia đình bẩn chật, nên nó vào Nữ Phụ Tá. Ðúng gái Hà Nội, đẹp và tiếng nói dịu dàng mọi người đều công nhận. Phục vụ tại bệnh viện Ðỗ Vinh của Sư Ðoàn Nhảy Dù.
Có một vài “bà bác sĩ” (có nghĩa là vợ của bác sĩ) thấy nó bèn ôm ghè tương, nếu hôm đó ông chồng trực tại bệnh viện. Thật tội cho nó vì nó không bao giờ trực đêm cả. Vì nó độc thân nên có nhiều anh hùng để mắt.
Có lẽ vì tưng tiu, nó vẫn còn hình bóng của người anh hùng Thuỷ Quân Lục Chiến năm nào ngã gục trên chiến trường ở tận địa đầu giới tuyến, để lại vết thương lòng cho Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ tài sắc.
Hiện nay nó ngày ngày một gánh bún riêu dạo khắp xóm bán nuôi thân. Có ai ngờ người đàn bà lam lũ kia đã có một thời nổi tiếng Hoa Khôi Mũ Ðỏ giầy Saut, nón đỏ áo hoa đã làm một anh hùng nghiêng ngửa…

Còn nhiều nữa. Nào Nguyễn Thị Nguyên Hoành, Lữ Thị Tám. Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Thị Hợi, Phan Cẩm Phi, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Ðào Thị Phùng, Võ Thị Vui. Những Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lúc xưa.
Nay người ra thân lữ thứ, người còn lại quê hương với bao nỗi xót xa. Có lúc nào nhớ lại lúc xưa “không gian vương dấu giày” (HHC). Lúc còn đội chiếc Mũ Ðỏ, tung mình ra không trung mang lại hãnh diện cho con cháu Triệu Trưng.
Nếu nhớ lại vô tình dòng lệ tiếc thương lặng lẽ chảy xuống khóc cho mình hay người Nữ Quân Nhân Dù khóc cho quê hương ?




Ngày 28 tháng 12 năm 1964 : Tại Saigon--Một nữ y tá Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà.
Quần áo ướt sũng leo lên sau cú nhảy biểu diễn xuống sông Saigon hồi tuần qua.
Các nữ y tá đã có dịp hành nghề ngoài chương trình khi họ săn sóc cho nhiều lính dù bị thương trong khi nhảy.
Nhưng bản năng muôn thuở của phái nữ vẫn không đổi:
Các nữ y tá trước tiên dừng lại để vuốt tóc cho gọn và tô chút son môi trước khi mở những cuộn băng ra...














Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 11:56AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa.
Trong Binh Chủng Biệt Động Quân


“Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế” Tiểu Đoàn 44 “Cọp Đen” Biệt Động Quân




Trong thời gian từ 1964 đến 1966, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được chỉ huy bởi những sĩ quan tài ba như thiếu tá Nguyễn Văn Dần, thiếu tá Nguyễn Văn Huy...

Riêng với thiếu tá Nguyễn Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn ưu tú của binh chủng Biệt động quân, đã được ân thưởng hầu hết huy chương của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian giữ chức tiểu đoàn 44 Biệt động quân, ông đã chỉ huy tiểu đoàn lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân tại chiến trường miền Tây.

Khi đụng trận, ông vẫn đội mũ Nâu, đeo khẩu rouleau 38, cầm can chỉ huy, điều động quân sĩ tấn công.
Cùng chia xẻ vinh quang, buồn vui với ông trong các cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quê, vợ của ông.

Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công.
Bà đã được trung tướng Đặng Văn Quang tư lệnh Quân đoàn 4 Vùng 4 chiến thuật, đặc cách thăng cấp thượng sĩ.

Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt động quân ghi lại trong cuốn Black Tiger. Sau đây là một trích đoạn đã được phổ biến trên KBC số 22:

Danh tiếng của nữ hổ tướng thực sự xảy ra trên chiến trường cùng với những người lính Biệt động quân trong những năm 1960.
Bà thường xuất hiện nơi tuyến đầu, khi trận địa đang tới hồi quyết liệt, di chuyển dưới làn đạn để đến cứu người thương binh.

Đôi khi, bà đi theo đại đội đi đầu, cùng với các chiến sĩ mũ Nâu, tấn công qua cánh đồng ruộng trống trải, không có một cây lớn ngăn đạn.
Trong tiểu đoàn, ai cũng thán phục, công nhận lòng dũng cảm, chân thành của bà.
Khi ra trận, bà thường đội nón sắt, sơn màu rằn ri, cọp đen của tiểu đoàn 44 Biệt động quân, đeo khẩu colt 45 bá trắng.

việt cộng đồn đãi, đặt tên cho bà là "Nữ Tử thần", vì đối với địch nữ hổ tướng cũng nguy hiểm như các binh sĩ Biệt động quân.

Bà được ân thưởng nhiều huy chương, chứng minh lòng quả cảm nơi chiến trường, bà cũng đã chia xẻ nhiều nỗi đau thương của chiến tranh. Vài tháng trước khi mất, bà ôm mối đau lòng, chứng kiến sự tổn thất của đơn vị với số quân đông gấp đôi tấn công.

Trong trận đó, ngoài số Biệt động quân còn có 1 cố vấn Hoa Kỳ bị tử trận, 1 cố vấn khác bị thương.
Sau trận đó, cũng như các Biệt động quân, bà đã cạo đầu nguyện sẽ rửa hận cho các chiến hữu đã ra đi.

Được các binh sĩ Biệt động quân gọi bằng tiếng "chị Hai" thân mật, họ vẫn không quên cá tính nóng bỏng cũng như tình thương của bà đối với đàn em nhỏ trong đơn vị.

Đối với những đứa em ba gai, bà lớn tiếng la rầy, đôi khi cho bạt tai, nhưng bao giờ cũng có trách nhiệm, tình thương đối với các anh em binh sĩ trong tiểu đoàn.

Ngoài chiến trường, bà giúp đỡ toán quân y, chăm sóc băng bó cho các thương binh.
Về hậu cứ, lo chạy chuyện giấy tờ, an ủi vợ con, thân nhân của những quân nhân tử trận hoặc bị thương nằm quân y viện.

Bà "chị Hai" không ngần ngại móc tiền túi ra ứng trước, giúp đỡ cho người những người vợ trẻ qua lúc tang thương…












Ngày 10 tháng 4 năm 1965, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 4, toàn thể quân nhân của tiểu đoàn được mang Giây buân Công Bội Tinh. 16 ngày sau, 26 tháng 4 năm 1965,
Tổng thống Johnson đã ký quyết định ban thưởng huy chương Danh dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho toàn quân binh sĩ tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Theo lời của ông Mike Martin, cựu cố vấn tiểu đoàn, thì tiểu đoàn 44 Biệt động quân là đơn vị đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được ân thưởng huy chương này.





Tướng Westmoreland đang trao tuyên dương cho Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế



Nữ Quân Nhân Biệt Động Quân














Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 01:41PM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa.



Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm



Tổ Quốc lâm nguy nguyện dấn thân
Phục hồi Danh Dự trả toàn dân
Mọi người Trách Nhiệm chung vai gánh
Dân Chủ, Tự Do quyết đoạt thành!



Biệt Đội Tình Báo Thiên Nga



Biệt Đội Thiên Nga ra đời trong những năm cao điểm của cuộc chiến tranh bảo quốc của quân dân miền Nam đối với bọn xâm lược cộng sản bắc việt.
Sau năm 1954, nền đệ nhất Cộng Hòa đã được hình thành ở miền Nam Việt Nam, do đó, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia cũng được củng cố lại để lo an ninh quốc gia và bảo vệ mọi tầng lớp dân chúng. Thành phần nữ nhân viên trong lực lượng Cảnh Sát vẫn còn được xử dụng hạn chế trong các phần vụ như: văn phòng hành chánh, kiểm soát tài nguyên, Cảnh Sát an ninh phi cảng, hải cảng, cảnh sát ngoại kiều, tiếp tân, trại giam, giáo dục v.v…
Những nữ nhân viên này được tuyển dụng tuỳ theo nhu cầu công tác, theo từng giai đoạn, chứ chưa có một trường lớp chính quy nào, v.v…




Mãi cho đến cuối năm 1965, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà mới mở một Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nhận thi tuyển cả nam và nữ sinh viên Sĩ Quan Cảnh Sát.
Điều kiện tối thiểu về trình độ học vấn là có bằng cấp Tú Tài I trở lên.
Sau khi tốt nghiệp, các nữ Sĩ Quan Cảnh Sát được phân phối về Tổng Nha Cảnh Sát, Khối Đặc Biệt và một số ít được phân phối về các Nha, Tỉnh thuộc bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam .



Sau hai lần đẩy lui các cuộc tổng tấn công của việt cộng vào miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân và tháng 5 nam 1968, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cần tăng cường lực lượng cảnh sát trong việc bảo vệ an ninh đất nước, ngăn chận việt cộng xâm nhập miền Nam Việt Nam bằng đường bộ cũng như đường thủy.
Vai trò cảnh sát được đặt nặng và quan trọng hơn, đặc biệt là sự cần thiết để có một tổ chức toàn những nữ cảnh sát để hoạt động trong công tác tình báo, hoạt động riêng rẽ hay phối hợp với các công tác của nam cảnh sát đang hoạt động.

Tháng 8 năm 1968, do một sự vụ văn thư của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, quyết định thành lập một tổ chức toàn là nữ nhân viên, có tên gọi là: “Biệt Đội Thiên Nga”, trực thuộc Khối Đặc Biệt thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, hoạt động độc lập, song song với các tổ chức đã được thành lập trước đó. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm, phân tích tin tức, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức, các hạ tầng cơ sở của việt cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn miền Nam Việt Nam.

Công việc khởi đầu gặp rất nhiều khó khăn, từ vấn đề tuyển mộ, đào tạo nhân viên…cho đến công tác tìm đầu mối, xây dựng cơ sở, giám thị, v.v…



-Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có văn phòng tại Khối Đặc Biệt

-Biệt Đội Thiên Nga Thủ Đô và 11 quận có văn phòng tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quận Đô Thành

-Biệt Đội Thiên Nga Vùng I, II, III, IV và tại các tỉnh trên toàn quốc từ Quảng Trị đến Cà Mau

Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có 4 ban: Ban Hành Chánh, Ban Tổ Chức Phát Triển, Ban Huấn Luyện và Ban Hoạt Vụ.
Nhiệm vụ của Thiên Nga Trung Ương là thành lập cơ sở văn phòng, tuyển mộ nhân viên, tổ chức huấn luyện, tìm đầu mối, phát triển công tác.
Đồng thời, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương đôn đốc và hướng dẫn các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sái Quốc Gia, thành lập Biệt Đội Thiên Nga địa phương ở 11 quận Đô Thành và tại các tỉnh.
Biệt Đội Thiên Nga địa phương tuyển mộ nữ nhân viên gửi về Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương ở Sài gòn để đưa đi thụ huấn các khoá học tình báo tại trường Tình Báo Trung Ương.
Các phụ nữ được tuyển mộ phải có ít nhất là văn bằng Trung học Đệ nhất cấp hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ của Cảnh Sát không đòi hỏi điều kiện văn bằng như trên, nhưng ít nhất phải có bằng Tiểu học.

Các nữ nhân viên được tuyển lựa này gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội: có thể là người bán rau cải ở chợ, bán hàng rong, bán vé xe bus, nhân viên bưu điện, điện lực, thư ký văn phòng, học sinh, sinh viên, cô giáo và vũ nữ, v.v…
Các nữ nhân viên lần lược được học qua các lớp Tình báo căn bản (4 tuần), Theo dõi (6 tuần), Cán bộ điều khiển (8 tuần),…và đặc biệt là khoá tác xạ tại trường Tình Báo Trung Ương.
Khóa sinh phải đủ điểm cho lớp trước mới có thể lên lớp kế tiếp. Trong thời gian thụ huấn, các khóa sinh phải ở nội trú và mang bí số.



Việc giảng dạy do các Giảng viên Tình báo phụ trách, còn giám thị do các nhân viên Thiên Nga Trung Ương đảm nhận. Các khóa sinh sau khi thụ huấn chuyên môn trở về đơn vị tại các địa phương, nơi đã gởi đi học, và bắt đầu nhận công tác do các ngành Đặc Biệt phân nhiệm.
Công tác trực thuộc sự hướng dẫn của phụ tá Đặc Biệt địa phương và báo cáo thành quả công tác về Thiên Nga Trung Ương.

Tại Trung Ương, ngoài các lớp kể trên, các nữ nhân viên Thiên Nga còn theo học các lớp kỹ thuật như: nhiếp ảnh (chụp hình bí mật), học lái xe gắn máy và xe hơi, một số được học thêm các lớp thẩm vấn.
Biệt Đội Trưởng, phụ tá Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Trung Ương và các Cán Bộ Điều Khiển đều là nữ Sĩ Quan Cảnh Sát tốt nghiệp khoá I Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Riêng Biệt Đội Trưởng và Phụ Tá đã tốt nghiệp thêm khóa Trưởng Phòng Đặc Biệt tại trường Tình Báo Trung Ương vào năm 1967

Ngoài các nữ Sĩ quan và nhân viên Cảnh Sát chính thức, Biệt Đội Thiên Nga còn sử dụng một số rất đông nữ hồi chánh viên, nữ can phạm chính trị, các công nhân hãng, xưởng, nhân viên các cơ quan chính phủ (ngoài cơ quan cảnh sát), các bạn hàng chợ, các học sinh sinh viên trường trung học và đại học…để làm mật báo viên cho Biệt đội. Số cộng tác viên gấp nhiều lần số nhân viên chính thức.

Các nhân viên Trung Ương đi công tác hoạt vụ đều có học khóa chuyên môn tình báo để được hướng dẫn rõ ràng chi tiết công tác họ phải đảm nhận cũng như cách thức bảo vệ an ninh tối đa cho họ. Các nữ nhân viên hoạt vụ đều có bí số và bí danh. Tùy vào công tác, họ được tạo cho một nguỵ tích với tất cả giấy tờ tùy thân và lý lịch mới.

Nhằm mục đích nhu cầu bảo mật công tác, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có những kiosque buôn bán lẻ, có điện thoại công cộng để làm nơi liên lạc (hộp thư sống và chết), v.v…và một nhà an toàn làm nơi tiếp xúc với tình báo viên, mật báo viên, nhất là tình báo viên từ mật khu về. Vì là Biệt Đội tình báo nữ mang tên loài chim Thiên Nga, nên mỗi kế hoạch công tác đều có ám danh của một loài chim khác như Sơn Ca, Hoạ Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, v.v…
















Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 01:46PM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa.


Biệt Đội Tình Báo Thiên Nga


Còn các công tác phối hợp với các cơ quan bạn thì dùng ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v…
Do sự thay đổi cơ cấu của Khối Đặc Biệt và để thích ứng với tình hình chính trị phức tạp nên cuối năm 1972, Biệt Đội Thiên Nga mang ám danh mới: Đoàn Đặc Nhiệm G423g để bảo mật hoạt động.

Song song với việc xây dựng tổ chức, đào tạo nhân viên, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương luôn nổ lực tìm đầu mối, lập kế hoạch công tác, tìm cách xâm nhập, len lỏi vào các hội đoàn Phụ Nữ Việt Nam, hội đoàn bạn hàng các chợ, hội Phụ nữ đòi quyền sống, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các thành phần tôn giáo khuynh tả có việt cộng xách động, các tổ chức sinh viên học sinh đấu tranh thân cộng sản để kịp thời ngăn chặn những tên việt cộng nằm vùng, triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Không những thế, Biệt Đội Thiên Nga còn xâm nhập vào tận mật khu của việt cộng để thu thập tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của cộng sản.

Nhìn lại quá trình công tác của các nữ nhân viên Thiên Nga, phải thừa nhận rằng công việc của họ rất nguy hiểm, tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa.
Qua các tài liệu tịch thu được của việt cộng, sau những thất bại nặng nề, chúng rất đề cao cảnh giác “nữ Thiên Nga”. việt cộng luôn tìm cách ám sát những ai chúng nghi ngờ là nhân viên Thiên Nga.
Còn các nhân viên Thiên Nga len lỏi vào các hội đoàn tham dự các cuộc biểu tình, tuyệt thực, chống đối nên cũng phải chịu “hưởng” hơi, cay, dùi cui của Cảnh Sát.
Các chị em Thiên Nga còn phải hy sinh những tình cảm riêng tư, thời gian dành cho gia đình, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để làm tròn bổn phận công dân yêu nước đấu tranh cho lý tưởng tự do.

Thật khó có thể ghi lại hết những chiến công thầm lặng của các nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga, tuy vậy những công tác sau đây là ví dụ điển hình về các hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga.

Một trong các công tác mà việt cộng vẫn còn tức tối là việc cung cấp lương thực thực phẩm cho phái đoàn Quân Sự Bốn Bên vào họp tại trại David, Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.
Mặc dù chúng nghi ngờ nên chúng đề nghị chọn nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức cộng sản bắc việt) và mặt trận giải phóng Miền Nam, nhưng cuối cùng nhà thầu chúng chọn lại là của Biệt Đội Thiên Nga.
Công tác này mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động cho đến ngày cuối cùng ngày 28 tháng 4 năm 1975.

Công tác mang ám danh là Hải Âu đã cài được một nhân viên Thiên Nga vào Hội đoàn phụ nữ đối lập và tạo được niềm tin nên được việt cộng chọn đi học lớp tình báo chung với chúng.

Công tác len lỏi vào Hội phụ nữ đòi quyền sống, hoạt động chung với một cán bộ nằm vùng.
Mãi đến sau 1975, tên nữ cán bộ mới biết đến người thư ký của Ban Xã Hội là nhân viên Thiên Nga.
Lúc ấy tên nữ cán bộ là Đại úy Công an tức tối đề nghị gia tăng 6 tháng tù trong khi chị nhân viên Thiên Nga đã có giấy ra trại. Công tác này mang ám danh Hoạ Mi.

Trong 5 năm liền, một nữ Huyện uỷ viên của việt cộng đã hợp tác với Biệt Đội Thiên Nga. Sau 30 tháng 4 năm 1975, chị vẫn giữ chức Huyện uỷ của một Huyện gần Saigon.
Cho đến sáu tháng sau đó, việt cộng mới truy ra được từ hồ sơ còn sót lại ở địa phương, nên đã khai trừ chị khỏi đảng cộng sản và giam chị ở Chí Hoà.
Chị đã may mắn không bị chúng xử tử hình. Sau tôi gặp lại chị ở trại Hàm Tân, chị mới vỡ lẽ tôi-người tên Năm tiếp xúc với chị năm xưa-là Thiếu Tá Biệt Đội Trưởng Thiên Nga. Công tác này được mang tên Hoàng Oanh.

Các công tác, hoạt động của Thiên Nga càng thành công tốt đẹp bao nhiêu thì việt cộng càng tức tối lên án, càng đề cao cảnh giác với nhân viên Thiên Nga.
Do đó những bản án không xét xử trả thù hèn hạ dành cho các nữ nhân viên Thiên Nga của cộng sản là từ 3 năm đến 13 năm trong các trại tù “cải tạo”.
Tuy vậy các chị em nhân viên của Thiên Nga vẫn hãnh diện, giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những giao lao của năm tháng tù đày.

Tôi rất xúc động khi phải nhắc lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga, với những anh thư đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước miền Nam Việt Nam .
Tôi rất hãnh diện về Biệt Đội Thiên Nga, các nữ nhân viên từ Hạ sĩ quan đến Sĩ quan, cùng các cộng tác viên đã giữ trọn khí tiết trong lúc sống khổ sở trong lao tù hay trong sự kềm kẹp của chế độ cộng sản ngoài xã hội, sau khi được thả về.
Tôi mong ước một ngày gần đây những nữ Thiên Nga hải ngoại sẽ gặp lại các bạn Thiên Nga còn ở lại Việt Nam , tay bắt mặt mừng trong niềm vui thấy đất nước thật sự có tự do dân chủ.

Tôi viết bài này, cũng mong quý bạn có cái nhìn rõ hơn về người Cảnh Sát Quốc Gia, trong đó có những nữ Cảnh Sát, những chị bán hàng, những anh chị em sinh viên…đã có một thời hiến dâng máu xương cho đất nước.

Cuối cùng, xin được thắp nén hương cho những Thiên Nga đã hy sinh trước và sau ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam.



Ðội Trưởng Biệt Ðội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ
(Khối Ðặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia)















Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 01:54PM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa.


Câu chuyện Biệt Ðội Trưởng Tình Báo Thiên Nga

Nguyễn Thanh Thủy xuất thân trong gia đình không có bất kỳ ai tham gia quân đội hay lực lượng cảnh sát, thế nhưng, hình ảnh nữ y tá duy nhất, Genevieve de Galard, người Pháp, “còn trẻ măng, chưa có gia đình” tham gia trong chiến tranh Ðiện Biên Phủ, được báo chí loan tải, đã đi vào tiềm thức của cô bé Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy mới 11 tuổi.

Nguyễn Thanh Thủy “thích đi lính từ đó”.. cô kể...

Sau khi đỗ tú tài 2 ở trường trung học Mỹ Tho, Thủy không thể theo học Ðại Học Dược bởi lý do sức khỏe. Thay vào đó, Thủy chọn trường Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt, và trường Sư Phạm Công Giáo.

Tuy nhiên, khi sắp sửa tốt nghiệp thì bên cảnh sát tuyển “sinh viên sĩ quan.” “Vậy là tôi ghi tên dự thi. Lúc đó tôi 21 tuổi.”

Bỏ ngang chuyện học ở Ðà Lạt, đầu năm 1966, Nguyễn Thanh Thủy vào Sài Gòn khởi đầu chương trình học sĩ quan cảnh sát.

Sau một năm huấn luyện, người ta muốn chọn ra năm trong số 18 cô gái được tuyển vào chương trình “biên tập viên cảnh sát” (tức những người phải có bằng đại học hoặc tú tài 2 trở lên), để vào “khối đặc biệt.” Tuy nhiên, không một cô nào muốn mình là người được chọn, ngay cả Thanh Thủy.

“Thế là, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia khi đó, ra lệnh cả 18 cô biên tập viên mới ra trường đều phải về khối đặc biệt.” Cô nhớ lại.

Sau khóa huấn luyện đặc biệt, “Biệt Ðội Thiên Nga” được thành lập vào tháng 8 năm 1968, từ một số người trong số 18 cô gái nói trên.

Và, Nguyễn Thanh Thủy chính là một trong những “thiên nga” đầu tiên.

Năm 1969, sĩ quan cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy bắt đầu giữ chức vụ đội trưởng đội nữ tình báo cho đến ngày bị bắt vào tháng 5 năm 1975.


Cái nghề là cái nghiệp

“Tên tôi, số phận tôi gắn liền với Biệt Ðội Thiên Nga nên tôi mới lãnh 13 năm tù và không ít lần tưởng mình khó thoát được lưỡi tử thần trong thời gian đó. Nhưng nếu chọn lại, tôi vẫn chọn làm tình báo bởi cho dù có những lúc khó khăn, cô độc, nhưng đây là nghề luôn luôn mới, công việc ngày hôm nay không hề giống nhau ngày hôm qua.”

Không nói thật, không bạn bè, không chia sẻ'



“Biệt Ðội Thiên Nga” kể lại những năm tháng hoạt động của mình, những cách thức tìm hiểu, móc nối, tiếp xúc, đối đầu, xây dựng, tổ chức cả một mạng lưới tình báo “thiên nga” ở khắp mọi nơi, tôi khẽ hỏi: “Làm công việc này, cô có thấy mình đã phải có một sự đánh đổi lớn không?”

Sau vài giây im lặng, cô nói: “Thì đánh đổi cho đến ngày ba tôi mất, năm 1986, lúc tôi còn ở tù, tôi cũng chưa nói rõ ràng với ba tôi là tôi làm cái gì.”

Dường như niềm u uẩn được gợi ra quá bất ngờ, sau một thoáng tư lự, người phụ nữ mà tên tuổi một thời là mối âu lo của kẻ thù, là sự ngưỡng mộ của nhiều người, chậm rãi kể về những tâm tư chưa từng giãi bày bằng giọng run run.

Không ai trong gia đình, kể cả chồng cô, biết Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy là một “thiên nga,” và hơn thế nữa, là người chỉ huy của những nữ tình báo trong biệt đội “Thiên Nga.”

Người cha, của Thanh Thủy là một thầy giáo dạy học, chỉ biết con mình là một thiếu tá cảnh sát.

Người chồng, của Thanh Thủy là một sĩ quan xuất thân Võ Bị Ðà Lạt, chỉ biết vợ mình làm ở khối đặc biệt nhưng không biết công việc cụ thể của vợ là gì.

Gia đình chồng chỉ biết, họ có con dâu là một sĩ quan cảnh sát, dạy học ở trường trung học cảnh sát Trung Thu.

Ngoài một số bạn học cùng khóa huấn luyện sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và cùng ở chung đội “Thiên Nga,” không mấy ai biết Nguyễn Thanh Thủy là “tình báo,” bởi “nếu nói ra tôi sẽ mất bạn bè.
Chỉ nghe nói cảnh sát họ đã sợ rồi chứ đừng nói gì là cảnh sát đặc biệt.”

Chính vì tính chất đặc biệt của nghề, người phụ nữ này dường như không bao giờ thoát khỏi áp lực nặng nề của một con người luôn phải sống trong sự khép kín, không bao giờ được nói thật, và không bao giờ có thể tìm được sự chia sẻ, đồng cảm.

Bởi, rất đơn giản: tình báo là nghề không có quyền tâm sự về công việc của mình, không bộc lộ được tình cảm của mình.

Chia sẻ những “oan ức” này, cô Hà Thị Ðông Nga, trung úy Cảnh Sát, xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, và cũng là một cựu “Thiên Nga,” kể rằng: “Ngoài những khó khăn nguy hiểm, người làm công việc tình báo còn phải hy sinh cả tình cảm gia đình và tình cảm cá nhân.
Những thiên nga hầu hết đều ở tuổi mười mấy, hai mươi mấy, ai cũng có những tình cảm riêng.
Có điều tình cảm riêng đó đôi khi gãy đổ rất oan ức. Nhẹ nhàng thì một buổi chiều mình hẹn người yêu thì công tác dồn tới, hoặc mình chưa ra khỏi được điểm mục tiêu, làm sao giữ được hẹn?
Mà nghề tình báo đâu chỉ một ngày một bữa, đó là công việc bất kể giờ giấc.
Có thể là 11, 12 giờ đêm có thể là 1, 2 giờ sáng. Lấy lý do gì biện minh cho hành động của mình đây?”

Trung Úy Ðông Nga, tức xướng ngôn viên Hồng Nga nhiều năm làm việc tại đài phát thanh VNCR, tâm sự rằng: “Cay đắng nhất, đôi khi tình cảm gãy đổ mà mình mang một tiếng oan rất nhục nhã. Ðôi khi công tác đòi hỏi mình đóng vai một người ăn chơi trong vũ trường.
Mới buổi sáng mình gặp người yêu trong tư cách là một sinh viên ngoan hiền. Ðột nhiên buổi tối, người yêu nhìn thấy mình ăn mặc rất 'sexy' từ trong vũ trường bước ra. Tình huống đó trả lời sao đây? Họ sẽ cho mình là người lừa dối, hai mặt. Nhưng vì công tác, không nói được, mình chỉ biết ngậm ngùi chia tay.”

Trở lại với Biệt Ðội Trưởng Thanh Thủy, cô nói: “Tôi bị đau đầu. Công việc lúc nào cũng mới mẻ. An ninh xã hội cứ biến chuyển, nên cứ phải suy nghĩ hôm nay đặt chương trình này như thế nào, ngày mai giao công việc cho cho người khác ra làm sao.

Chồng tôi làm việc ở xa, mà tôi cũng không thể nói với chồng. Tôi lại phải lo nhà, lo con.

Có nhiều lúc chồng tôi từ Ðà Lạt về bất chợt, nhưng ngày giờ hẹn với tình báo viên từ trong mật khu ra đã có rồi nên đúng ngày giờ tôi phải đi thôi.

Có nhiều khi từ cơ quan về nhà, cả đêm tôi không ngủ được. Ngày mai tôi sẽ tiếp xúc với một cán bộ cao cấp của đối phương. Tôi không biết mình phải nói cái gì, hỏi cái gì, làm như thế nào để họ chịu nói chuyện và cộng tác với tôi, bởi nếu tôi không khéo léo, tôi sẽ mất một đầu mối... Những lo lắng đó, tôi không thể nói được với bất kỳ ai.”

Cũng như một lẽ thông thường, “nói ra những điều để đề nghị khen thưởng, thăng cấp cho cấp dưới dễ bao nhiêu thì khi nói đến chuyện tình cảm lại khó bấy nhiêu.”

Người đội trưởng đội tình báo còn rất trẻ khi đó chia sẻ tiếp:

“Vì công tác, có khi mình phải dùng người của mình tạo tình cảm với đối phương để lấy tin tức. Thế nhưng khi thấy họ bắt đầu có cảm tình với nhau rồi thì mình lại phải yêu cầu người của mình dừng lại, bởi nếu không, sợ cổ sa lầy thì lại nguy hiểm.
Lúc đó, thấy rất tội nghiệp, mình là người hướng dẫn họ cách tạo tình cảm, yêu cầu họ phải làm vì công tác. Bây giờ mình lại ngăn cản, chia cắt họ. Thấy tội nghiệp nhưng mình cũng đâu thể nói ra điều đó được.”

“Những điều như vậy cứ khiến mình suy nghĩ. Những điều như vậy, mình biết nói với ai.” Người phụ nữ giàu tình cảm nhưng lại phải sử dụng lý trí để giải quyết những tình huống đó thoáng trầm ngâm.

Cũng vì tính chất đặc thù của nghề tình báo là như vậy, nên “Thiên Nga” Nguyễn Thanh Thủy, người phụ nữ duy nhất mang cấp bậc Thiếu Tá của khối cảnh sát đặc biệt, đã khuyên con trai mình “nên chọn nghề khác” sau khi nghe con nói ý định theo nghề của mẹ: “Con hãy chọn nghề gì mà có thể nói ra cho anh em vợ con nghe được thì sẽ dễ hơn, chứ tình báo là nghề nghiệp không rõ ràng, cái gì cũng phải giấu diếm, mệt lắm.”













Back to top
hoainho
Thu Jan 29 2015, 02:02PM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Nữ Quân Nhân Việt Nam cộng Hòa


Người đốt hồ sơ Thiên Nga

13 năm tù là thời gian Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy phải trả cho chức vụ “đội trưởng biệt đội Thiên Nga” của mình.

13 năm đó là thời gian đứa con trai đầu của cô bước chân vào trường học và tốt nghiệp lớp 12 mà hoàn toàn không có bóng dáng yêu thương, vỗ về dạy dỗ của người mẹ.
Và đứa con trai cũng chỉ thực sự biết mẹ mình là một “tình báo cao cấp” khi báo chí trong nước đưa tin và lý lịch vào đại học của anh bị “bôi đen.”

13 năm đó cũng là thời gian hai đứa con nhỏ khuyết tật của cô thiếu hẳn hơi ấm người mẹ, phải lớn lên trong sự chăm sóc của ngoại, sau đó là của cha, khi ông trở về từ “trại cải tạo” sau hơn sáu năm bị giam mình.

Tôi im lặng lắng nghe, và quan sát người phụ nữ đang nói chuyện với mình.

Tôi hỏi: “Cuộc sống trong tù của cô có khác gì hơn so với những người khác không, khi mang tiếng là đội trưởng biệt đội Thiên Nga?”

“Khắc nghiệt hơn.” Giọng người phụ nữ miền Tây chậm rãi đáp: “Tôi bị giam một mình, cách ly hơn một năm để thẩm vấn từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 12 năm 1976.
Năm 1981, tôi lại bị biệt giam trong phòng tối ở cơ quan X4 hơn bốn tháng.”

Bảy mươi mấy lần Thiếu Tá Thủy bị hỏi cung chỉ vì phía việt cộng “không tìm ra được tài liệu hồ sơ Thiên Nga.”

Ðối phương cứ quanh đi quẩn lại điên tiết nhiều lần với câu hỏi: “Tại sao làm nghề này mà chỉ có nhân viên chính thức thôi mà không có mật báo viên. Không có tình báo viên thì thật là vô lý!”

Ðể có được điều “vô lý” mà việt cộng khó lòng truy tìm ra được tất cả những người phụ nữ đã tham gia vào biệt đội “Thiên Nga” là bởi “ngày 29 tháng 4 năm 1975, chính tay tôi đã đốt toàn bộ hồ sơ, cho nên chúng không còn cái gì để mà kiểm chứng.” Người đội trưởng tiết lộ.

Thiếu Tá Thủy tiếp tục câu chuyện năm xưa. Cô cho biết, trong cơn tranh tối tranh sáng, cô đã “không ngủ được cả tuần lễ để quyết định về đội của mình, làm như thế nào để bảo toàn được bí mật.”

Cách mà đội trưởng tình báo chọn là “hủy hồ sơ trước khi mấy cô này có thể bị bắt.”

Cô lý luận: “Tôi là người biết hết mọi người, tôi lại không nói bất kỳ chuyện gì với ai, thành ra khi tài liệu bị đốt hết, mấy cô muốn khai thế nào thì khai, không có tài liệu để đối chất, nên điều đó vừa đỡ cho các chị, vừa đỡ cho tôi.
Bởi tôi muốn khai gì tôi khai, tôi muốn giấu nhẹm chuyện gì là tôi giấu.
Họ không nắm được bí số, ám danh của tất cả những người đó, các cộng tác viên, tình báo viên cũng vì thế mà không biết đâu mà soi ra, đối chất lại với các cán bộ điều khiển của họ.”

Làm được điều đó, đội trường biệt đội ‘Thiên Nga” cảm thấy an lòng.


Trở về với đời thường




Qua những khóa huấn luyện, những ngày tháng nghiên cứu hồ sơ, cùng những trải nghiệm của chính mình, người chỉ huy tình báo “Thiên Nga” chậm rãi nói về cuộc đời, về những thật giả của công việc một người làm tình báo mà vì những phức tạp của nghề nên khi có sự đảo chánh, hay bất cứ sự thay đổi nào, mình phải chấp nhận cảnh đi tù vì những âm mưu chính trị chung.

“Mình làm mình chịu. Tôi làm hết với lương tâm và trách nhiệm với công việc, và chấp nhận sự phán xét theo pháp luật của mỗi thời cuộc. Còn thì ngoài ra, tất cả đều là con người với nhau.”

Sau khi ở tù ra, trở về nhìn ba đứa con xơ xác trong ngày 29 Tết.

Chiến tranh đã qua đi. Quá khứ dần khép lại. Nhưng câu chuyện về thân phận những người đã dự phần trong những biến động lịch sử, nhất là những người làm công tác tình báo, như Biệt Ðội Thiên Nga, vẫn có điều khiến lòng người day dứt.

“Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá.” Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy kết luận bằng gương mặt mang nhiều tâm trạng.

Biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga cười buồn: “Ông xã tôi nói sao tôi nặng nợ với thế gian này nhiều quá!”

Âu rằng, đó cũng là tâm trạng chung của những “thiên nga” ngày xưa. Lăn lóc là vậy, nặng nợ là vậy, nhưng họ mang đầy trong lòng niềm tự hào, như lời tâm sự của Ðông Nga, tức Hồng Nga: “Không có gì hối hận, vì đằng sau những kẻ chân yếu tay mềm, những dị nghị đắng cay, mình phải gồng gánh biết bao trách nhiệm nặng nề để đạt được mục tiêu lý tưởng của mình. Ðó là điều hãnh diện.”



Cựu Thiếu tá Cảnh sát Biệt đội Thiên Nga, Nguyễn Thị Thanh Thủy, người nữ tù bị giam giữ lâu nhất chụp hình với chiếc áo tù và đôi găng tay do chính bà làm bằng những miếng vải vụn để bao tay khi làm lao động .
Trên chiếc áo tù có đóng dấu “Z30D”, tên của trại tù cuối cùng trước khi bà được thả.
Bà Thanh Thủy đã cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt mượn để trưng bày trong cuộc triển lãm tại Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Dallas trong 3 ngày 3-5 tháng 10 vừa qua và bà đã tặng hội một số tài liệu đáng kể về trại tù “Z30D”, (Hình của VAHF)





Chân dung người Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga
Nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thuỷ





Tên cộng sản Năm Thắng giả gái để xâm nhập
vào Biệt đội Thiên Nga tại Bến Tre














Back to top
hoainho
Tue Feb 03 2015, 04:02AM


Registered Member #44
Joined: Wed Oct 22 2014, 04:34AM

Posts: 3463
Thanked 195 time in 170 post
Những Hình Ảnh Của Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà



Nữ Sĩ Quan Thiên Thần Mũ Ðỏ. Dương Thị Kim Thanh





Nữ Quân Nhân Biệt Kích Lôi Hổ



Nữ Quân Nhân Thủy Quân Lục Chiến



Nữ Quân Nhân Thủy Quân Lục Chiến



Thiếu Tá Huy Lễ Nữ Quân Nhân Thủy Quân Lục Chiến





Nữ Quân Nhân Thủy Quân Lục Chiến


https://i60.tinypic.com/2ur832h.jpg

https://i58.tinypic.com/11mb50o.jpg

https://i57.tinypic.com/x21obm.jpg

https://i60.tinypic.com/2d80tjb.jpg

https://i58.tinypic.com/2hywga9.jpg




0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
00


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTR3ZGyufnUZq-ZqHEPwViXSEDtPm6VqE_rUjG4U-1pnbbWH1LKAg



11

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQdlNfYy-7qGraqIlaOVHuIrzWyiyPq0rnMk22cvHzC2H_OhaZFow



22

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSaxmZJSf7FidLpDllORUPCM57HSGGa_uS8tfrvsBpRDX5BtUFm



33

https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/HUEYGUNSHIP.gif



44

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/06/vml-1.jpg

Thiếu Tá Vương Mộng Long, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân. Ông kể chuyện cuộc đấu trí giữa ông và một giáo sư dạy sử người Mỹ, trong năm 2000, ông theo học một lớp “Sử Chiến Tranh Việt Nam.”

55


//live.staticflickr.com/7890/32582915578_d7f120efb5_z.jpg

66



https://live.staticflickr.com/7890/32582915578_d7f120efb5_z.jpg



Một người lính Tiểu đoàn 83, Liên đoàn 33 Biệt động quân VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến

Photo by Michel LAURENT

Biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa

vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%99ng_qu%C...


----------------------------------


Những người săn đạn

Đinh Yên Thảo

Ngày 28 Tháng Tư 1975. Ngược dòng với đoàn người thất thần trốn chạy cộng sản đổ về Sài Gòn, chiếc xe La Dalat chở Michel Laurent thuộc hãng thông tấn ảnh Pháp Gamma và Christian Hoche của tờ Le Figaro trực chỉ Quốc Lộ. Họ thuộc trong số vài ký giả phương Tây còn nán lại để tường trình về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiếc xe dân sự lọt vào ổ phục kích của Việt cộng tại Hố Nai và một loạt súng liên thanh dữ dội đã làm người phóng viên chiến trường tài ba và gan lì, từng đạt giải Pulitzer khi còn làm với AP, trở thành người ký giả phương Tây cuối cùng bị tử nạn tại Việt Nam. Không kể hàng triệu sinh mạng của các bên tham chiến cùng những thường dân vô tội, cuộc chiến Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ký giả được xem là những tinh hoa, tài giỏi nhất mà các hãng thông tấn phương Tây gởi sang Việt Nam. Họ không được biết hay nhắc tới nhiều. Dù sự hy sinh của họ cũng xứng đáng một sự trân trọng để tưởng niệm.

hoiquanphidung.com/showthread.php?20216

--------------------------------

Metropole Hanoi: Michel Laurent recognized on one of the PoH photographs pathofhistory.com/2012/05/28/michel-laurent-on-one-of-our...

Laurent, Michel (Paul Marie) (France) 1946 – 1975. Born on July 22, 1946 in Vernon (Eure) in Normandy. Michel Laurent, 29, became the last journalist to die in Viet Nam on 28 April 1975, a few days before Saigon was conquered by the North Vietnamese Army.

Michel Laurent worked first for AP. He had joined Gamma in September 1973.It was on his second visit to Viet Nam (working for Gamma) when his luck ran out. The Pakistan – Indian war over Bangladesh and the bloody end of the war in Dhaka culminated with his coverage of a massacre of Pakistani collaborators at the hands of the Bangladesh liberation militia. It was this coverage that won Michel Laurent the Pulitzer Prize for News Photography, jointly with Horst Faas, in 1971. After a brief interlude covering bloody events in Northern Ireland Michel Laurent went to Viet Nam and worked again with Horst Faas. Michel now covered the North Vietnamese offensive across the 17th parallel and the South Vietnamese counter offensive. Back in Paris in 1973 and working for Gamma Agency he was sent once more on foreign assignments. The Yom Kippur war in 1973, the first Arab oil crisis summit in Kuwait in October 1973, the revolution in Ethiopia and the war in Cyprus in 1974. Then Michel Laurent set out for his second tour to Viet Nam to report on the disintegration of South Viet Nam and the fall of Saigon.

Michel Laurent died near Xuan Loc north of Saigon on 28 April 1975, during the final assault on the South Viet Nam capital. He was killed trying to rescue a fellow newsman when they were both ambushed by North Vietnamese troops. It was one of the last battles of the war. His body was not recovered for three months, finally exhumed from the roadide grave and repatriated.
He was buried at Montparnasse cemetery in Paris.

Madame Michele Laurent published a book with photos and personal letters and mementoes in his memory in 1995 (Michel Laurent ‘Je pense a vous’.

www.seuil.com/ouvrage/je-pense-a-vous-michel-laurent/9782...

40

https://live.staticflickr.com/7861/45542704185_7d173b85c3_b.jpg



400

https://i57.tinypic.com/jh7qt0.jpg



43

https://secure.img1-fg.wfcdn.com/im/85684182/resize-h600%5Ecompr-r85/4936/49361918/Heavy+Suede.jpg


44

https://live.staticflickr.com/4840/46404757272_ce6c0b4446_b.jpg

- PRESS PHOTOGRAPH BY MICHEL LAURENT OF A RESTING SOUTH VIETNAMESE SOLDIER ALONG ROUTE 1 DURING THE VIETNAM WAR. | bởi manhhai">


https://live.staticflickr.com/4840/46404757272_ce6c0b4446_b.jpg




45

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/e6/bb/73/e6bb7396deb0247fed9a47267a68bd3a--blouse-dress-peasant-blouse.jpg



46



47

http://www.photos-public-domain.com/wp-content/uploads/2011/12/forest-green-woven-fabric-close-up-texture-600x400.jpg



48

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRU6urWX0xhCFsPIM791HDl8U2I7vmoant7spAWk-mwn17deHn_iA






49

https://cdn.history.com/sites/2/2014/02/BE082302-P.jpeg



50

https://i.pinimg.com/originals/c2/6a/b4/c26ab426e335cf7b0586cd481733aaed.jpg



51

https://bamlive.s3.amazonaws.com/styles/program_slide/s3/Davis_Hearts-and-Minds_011.jpg



53

https://bamlive.s3.amazonaws.com/styles/program_slide/s3/Davis_Hearts-and-Minds_011.jpg



54

https://paraquenomeolvide2.blogspot.com/2018/02/



55

https://games.mail.ru/pic/pc/gallery/f3/16/2d56b6c1.jpeg



56

https://games.mail.ru/pc/articles/feat/nastojaschie_zhenschiny/



57

https://i.pinimg.com/736x/4c/88/2a/4c882aa69c719f9a82e1764df7c6c9a1---auto-vietnam-history.jp



58

https://i.pinimg.com/originals/4c/88/2a/4c882aa69c719f9a82e1764df7c6c9a1.jpg



59

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/bdq-hanh-khuc_zpssaxvitku.jpg





63

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/07/nguoi_linh_vnch_suy_tu.jpg



64

https://tandaiviet.org/v1/wp-content/uploads/2015/12/vtv-370x264.jpg



65





66
 photo 1-16_zpsbzgosawk.jpg




67





68

https://lh3.googleusercontent.com/svQJLNUYgRXna0Bps4UqBllzm2zdMB9UcGp5cxi9Ulrdn4x-8oyeQlCaBAyryrBdnqQfrtPVOTh02l019qpcsfY9g3SzPlEih1pE5YLlBljZk4Ot_7tpkW2GFPKYm9HFIrCxs-vK



69

https://i57.tinypic.com/jh7qt0.jpg



70

https://i58.tinypic.com/5zi5i8.jpg



71

https://uploads.disquscdn.com/images/bb047de3f9c779e2afce7e281e32941600110aeeaafff1d9d89fbfd3492f24b8.jpg



72

https://i.imgsafe.org/22/22bf52605a.png



73

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/162000-dp-130218-minh1_400.jpg



74

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/tre1baadn-chie1babfn-de1bbb1ng-le1baa1i-ce1bb9d-vc3a0ng.jpg



75

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/nhaydu_ne31.jpg



76

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/ngkhai.jpg



77

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/14-18.jpg


78

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/11015385_1634419756778295_1687440895_n.jpg



79

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/chie1babfn-sc4a9-vc3b4-danh-quc3a2n-le1bbb1c-vie1bb87t-nam-ce1bb99ng-hc3b2a-mp4_snapshot_01-53_2015-05-14_18-26-31.jpg



81

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/chie1babfn-sc4a9-vc3b4-danh-quc3a2n-le1bbb1c-vie1bb87t-nam-ce1bb99ng-hc3b2a-mp4_snapshot_01-53_2015-05-14_18-26-31.jpg



82

https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2015/08/chie1babfn-sc4a9-vc3b4-danh-quc3a2n-le1bbb1c-vie1bb87t-nam-ce1bb99ng-hc3b2a-mp4_snapshot_01-53_2015-05-14_18-26-31.jpg



83

https://nhayduwdc.org/haudue/i/T242_cstv2NguoiLinhSauXeJeep_300x454.png



84

https://nhayduwdc.org/haudue/i/T242_cstv2NguoiLinhSauXeJeep_300x454.png


00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000


1


https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/e6/bb/73/e6bb7396deb0247fed9a47267a68bd3a--blouse-dress-peasant-blouse.jpg


2

https://farm3.static.flickr.com/2332/1626904291_def9aaadb1_o.jpg

LLDB female


River Crossing in an M113 Armored Personnel Carrier. Binh Thuan, 1970.
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/cf/71/5f/cf715f3a598c3bdffb86988d56257363.jpg
2
DSC05254.jpg
https://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_10_2011/post-2009-1319215420.jpg


3

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/97/7f/6a/977f6a9db27d20278ab2766b213efb5b.gif






https://farm3.static.flickr.com/2107/1629729159_5e87a195e0_o.jpg

0000000000000000000



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEho_MpdKS1cvqjtKL8meevFaYB9ny8y9vTi7lRxaxslww1_7SKExjQtbT2gRwMReeSQ4aFiVQwX3bGtw_A8cbyLVlBsdvWlIlmsQ7i3rpi8V79QHObEgOiHC7PqzhkjpzFJMQkItt5RqQ/s1600/422222_340668989298305_112985202066686_1064601_1790747959_n.jpg

Night Tiger Stripe Camo Patterns




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2mLFtscUkqUfTZAvjVYgKr9L7qfvYDun30IHZ3Nh6bK8HweTVgqGH6eUozD8JouDbSVyx8APw5Gp3ZddgOjgD9quU_S2YFNsFrS_vn8XXRyF00ROpkIfiuHodPyhyF5_IerH87LOS3Q/s1600/urban%252520tiger%252520camouflage.gif





https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2mLFtscUkqUfTZAvjVYgKr9L7qfvYDun30IHZ3Nh6bK8HweTVgqGH6eUozD8JouDbSVyx8APw5Gp3ZddgOjgD9quU_S2YFNsFrS_vn8XXRyF00ROpkIfiuHodPyhyF5_IerH87LOS3Q/s1600/urban%252520tiger%252520camouflage.gif








https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgo_NebqbZI4hF0aHJKyLEpEdIK8kYz1atKOEoMpU1dE8Aj5g6hNLRKedn4G_p__L-Rq8gkUUjFC0ajG4DnyPSNB9OPNqVYCCo_5jvwvYM6QCuL4xazHgwOi14j_ZGpcixmfZbzdkQnAw/s1600/1336119080_tac-tiger-tactical-shirt.gif




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiz6XgO5cGpHiZucQogu-hcWS_aaPTrfy9tT0BTE5MdaX5BhFDjbDFJgSwF4ZtbLLwM_lYUEcXyxaXuYS5d9V1amfWVm4a_7FS60POBBO2fGNAJ2Xob7xRNI54aTekLlOd3352uMUWF7A/s1600/Russian+NATO.jpg





https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgh4PcyAlYbys1sQatqey_BAOD2ptuU6zRk3T3K7vLGmU0iWJCILxr_FlnDPjYUn7KNXdPnWujaNxGaxZF5h2o10rMqHFh-WSiuw8j_ewU6ZOTXkyqP8G1FYr-QQY8hIvuHPfR7cn7G6A/s1600/lizard-pattern-camo.jpg



38

https://t12.deviantart.net/P2CT5JxOcnd14UhE0EFihkEHhwY=/300x200/filters:fixed_height(100,100):origin()/pre00/07c1/th/pre/f/2012/366/2/e/stripe2_by_gasara-d5pwbrb.png




Burgundy
https://cdn6.bigcommerce.com/s-257gfls6/images/stencil/500x659/products/3400/8591/PAR_BRGNDY_0071__89693.1490898937.jpg



0000000000000000000000000000000





35

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/lavender_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

36

https://huckberry.imgix.net/spree/products/295134/original/vdggIwpDAH_pioneer_division_bifold-12_cards_cash_0_original.jpg


37


**


https://t12.deviantart.net/P2CT5JxOcnd14UhE0EFihkEHhwY=/300x200/filters:fixed_height(100,100):origin()/pre00/07c1/th/pre/f/2012/366/2/e/stripe2_by_gasara-d5pwbrb.png




https://pre10/c2e6/th/pre/f/2012/366/3/e/skull1_by_gasara-d5pwbfn.png




https://bNl6rjY=/300x200/filters:fixed_height(100,100):origin()/pre10/c2e6/th/pre/f/2012/366/3/e/skull1_by_gasara-d5pwbfn.png




40
grass
https://png.pngtree.com/element_origin_min_pic/16/06/12/17575d27a9ab974.jpg


41

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/purple_paper_seamless.jpg



43

http://scerbos.com/i/2017/03/dark-green-wallpapers-phone-728x485.jpg


45
Saigon Nov 1968 - Cong Truong Dien Hong - circle at the Central Market | bởi manhhai
https://c1.staticflickr.com/9/8366/8530287321_e7e0636889_n.jpg



https://www.photos-public-domain.com/wp-content/uploads/2013/01/purple-abstract-pattern-laminate-counterop-texture.jpg

 photo n_zpswnwf0jte.jpg
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/2f/e8/47/2fe8475d48641858698c62b0fe11fa31--camo-patterns-tiger-stripes.jpg

 


88
Silver Tiger Stripe Camo
https://s3.amazonaws.com/spoonflower/public/design_thumbnails/0167/8952/Tigerstripe_Silver_shop_preview.png

Tiger stripe

DSC05254.jpg
https://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_10_2011/post-2009-1319215420.jpg

 

 

Biệt Động Quân


https://s3.amazonaws.com/spoonflower/public/design_thumbnails/0292/0216/woodland_universal_copy_shop_preview.png

 


99
M81 Woodland Camo
https://s3.amazonaws.com/spoonflower/public/design_thumbnails/0292/0223/woodland_woodland_shop_preview.png


============================

 

1

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/brick_red_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

 

0

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/474x/a1/df/e7/a1dfe73d794e1a633686499aadd14f56--stain-wood-dark-stains.jpg



00

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/53/bd/12/53bd12ac298c151a1a42d6c171b74885--cherry-wood-stain-amish-furniture.jpg



7

https://dl3.glitter-graphics.net/pub/3402/3402378d84f03uel8.png

 

-->0

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/600x315/2f/e8/47/2fe8475d48641858698c62b0fe11fa31.jpg



01
photo
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/600x315/2f/e8/47/2fe8475d48641858698c62b0fe11fa31.jpg




-->00

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/2f/e8/47/2fe8475d48641858698c62b0fe11fa31--camo-patterns-tiger-stripes.jpg

000

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/2f/e8/47/2fe8475d48641858698c62b0fe11fa31--camo-patterns-tiger-stripes.jpg">

 

67

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/brick_red_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

 

68

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/green_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

 

69

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/olive_green_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/olive_green_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

 

70

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/purple_blossoms.jpg

 

71

https://www.zingerbugimages.com/backgrounds/green_abstract_stone_pattern_tileable.jpg

 

 

Backgrounds, Wallpapers, Textures, Background Patterns & Images:
Patterns - Abstract

http://www.zingerbug.com/Backgrounds/index_pages/patterns__abstract_page3.htm

 

 

**
https://chieuanhquan.files.wordpress.com/2014/08/10511170_1532702713619994_5128881529277022582_n.jpg

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...