Không Ảnh Trên Đường Mòn HCM
Skyraiders A-1H of the 516th Fighter Squadron South Vietnam Air Force, at Da Nang Aug. 1967
Quenbee-1
Nếu giải đoán không ảnh hình trên đây (trang 276, Vol-1 “The New Legion) là hình chụp từ trên cao do phi cơ trinh sát U-2 hay Woodo F-101E chụp thì cho rằng: Một đại đội quân Bắc Việt với đầy đủ trang bị súng đạn, đang băng qua con Sông cạn Xepon. Nhưng với hình chụp trên trực thăng H.34, đang bay cạ càng bánh xe trên ngọn cây thì rõ ràng đây là toán Dân-công khuân vác những tạc đạn đại bác phòng không, từ tuyến đường cuối cùng của đoàn xe Molotova cho đến các đỉnh cao đặt súng. Họ đang ngụy trang bằng những nhánh lá cây, kể cả cây gậy để mò mẩm qua sông cũng ngụy trang để nguyên cành lá.
Cảnh một chiếc trực thăng H.34 bất chợt lướt qua, phi công do phản xạ tăng tốc lực cho mau qua khỏi vùng nguy hiểm, còn người buộc dây nịt an-toàn đang tòn-teng nơi cánh cửa trực thăng như Th/sĩ Duncan và Chuẩn Úy Huỳnh Thuận Nhả LLÐB (sau qua Không Quân lên Trung Tá và chết khi lệnh bỏ Pleiku) thì tha hồ mà bóp chụp hình lia lịa không dứt. Còn người Cơ-phi ở không Chuẩn Úy Nguyễn Văn Mai thì làm gì trong cảnh tao-ngộ nầy! Một cái quơ-ngoắt tay chào đón “vô thức” qua hành động lịch sự phản xạ tự nhiên của người chiến sĩ Không Quân hào hoa dù nơi chiến trận. Nếu họ có súng sẳn trên tay, họ có kịp bắn lên không? Tôi xin trả lời chắc chắn với đọc giả: “Là không kịp rồi!”
Thời tiết vùng núi sáng nào cũng như ngày nào, khí lạnh toát ra từ đá núi, cây rừng còn đọng lại hơi sương, thỉnh thoảng vài cơn gió biển thổi vào đem hơi ấm cần thiết cho dân miền sơn cước. Vài cụm mây ngàn bỏ núi bay xa, nơi đây lá rừng lung-lay xào xạt, trên bầu trời xanh thẳm điểm vài sợi mây vảy cá Cirrus nằm bất động, báo hiệu một ngày dài với trời nắng đẹp.
Thượng đế như chìu lòng cảm thông cho sự lo âu của phi hành đoàn Biệt-kích Delta sẽ dấn sâu vào vùng lửa đạn với những phi vụ âm thầm không danh xưng trong bóng tối.
Trên bãi cỏ, hai chiếc trực thăng CH-34 lù lù nằm im lìm trên đó, ướt đẫm hơi sương như hai con kình-ngư vừa trườn lên bờ phơi nắng.
Ðồn Chalang cách đây chừng hơn một cây số đường chim bay, hồi trước rừng già trùng điệp bây giờ quá quang đãng, đồn nằm ngay ngả ba con Suối nhỏ. Những khi trần mây chụp xuống thấp, phủ kín thung lũng, các vận tải cơ C-47 thả dù tiếp tế bó tay. Lại phải nhờ vào các chiếc quan sát cơ L-19 thả gạo như khu trục thả Bom, báo hại các quan sát viên nào yếu sức phải ói mửa tùm lum, vì không có cách nào để thả cho được chính xác, bằng cách chúi mủi phi cơ với gốc độ đáng kể, nhưng một bao như vậy chỉ được 8 kilô gạo để sống lay lất qua ngày chờ trời tốt lại. Xa hơn nữa là tiền đồn Dak-Prau, tiền đồn cao nhứt nằm trên chóp núi gần 4000 bộ, chệch về phía Tây nam một tí là ngọn núi cao nhứt của miền Nam Việt Nam, đó là đỉnh Ngọc Linh cao 6200 bộ. Nơi đây biết bao nhiều huyền thoại xảy ra có lúc được xem như là “Tam Giác Quỷ” của miền Nam hồi đó, không thua gì “Tam Giác Quỷ” của Ðại Tây dương, nhiều phi cơ Việt Nam và Hoa Kỳ đã rớt rải rác nơi đó như những cuộc lể tế thần nhưng không chiếc nào bị phòng không của địch hạ.
- “Hảo, Anh lái… mình về Quảng Ngãi ăn cơm… đói rồi!”.
Tôi đang lim-nhim đôi mắt trong giấc ngủ chập chờn cùng âm thanh đều đều thoảng mát.
219 longma
1. Không ảnh trên đường mòn hcm
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?2813-Tr%E1%BB%B1c-Th%C4%83ng-bay-Low-level
|
No comments:
Post a Comment