Thursday, February 21, 2019

Cali Today News – Mỗi năm đến “Ngày Quốc hận 30 tháng Tư” hoặc “Ngày Quân Lực”, người Việt dù ở trong nước hay ở hải ngoại, có lẽ đều ngẫm nghĩ đến dấu mốc lịch sử trọng đại này. Hôm nay, còn mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực”. Vậy “Ngày Quân Lực” hình thành thế nào?.

Khái quát về hình thành “Ngày Quân Lực”: Ngày 14-6-1965, Hội Đồng Quân Lực họp tại Sài Gòn, đồng thuận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia. Liền sau đó, thành lập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, sau khi thảo luận đều đồng ý đưa đến quyết định thành lập thành phần của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, gồm có: Một Chủ Tịch, một Tổng Thư Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Các vị được tín nhiệm gồm có:

1- Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.
2- Tổng Thư Ký: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu.
3- Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.

– Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có.
– Tư Lệnh Quân Đoàn I: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi.
– Tư Lệnh Quân Đoàn II: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh.
– Tư Lệnh Quân Đoàn III: Thiếu tướng Cao Văn Viên.
– Tư Lệnh Quân Đoàn IV: Thiếu tướng Đặng Văn Quang

Ngày 19-6-1965, Hội Đồng Quân Lực ra quyết định số 4/QLVNCH, giải tán Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và thiết lập: Đại Hội Đồng Quân Lực, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội. Sau đấy, Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và quyết định số 5/QLVNCH thành lập Thượng Hội đồng Thẩm phán. Từ đấy, “Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, còn gọi là “Ngày Quân Lực” và Ngày Quân Lực 19-6 đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 19-6-1966.

Ai từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) có lẽ mong làm tròn sứ mệnh với: “TỔ QUỐC-DANH DƯ-TRÁCH NHIỆM”, riêng Sinh viên sĩ quan Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức càng khó quên. Vì lẽ, Sinh viên sĩ quan khi mặc bộ quân phục đại lễ thì đội mũ cát két trên đầu của mình, luôn luôn có 6 chữ tiêu biểu cho sứ mệnh thiêng liêng: “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM” để nhắc nhở, để ghi khắc bổn phận của mỗi Sinh viên sĩ quan.

Còn mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực” năm 2017, tôi lại thao thức lẫn thẹn thùng, vì tôi cũng được may mắn thụ huấn tại “Trường Bộ Binh Thủ Đức”, biết bao lần đã đội lên đầu mình 6 chữ sứ mệnh thiêng liêng ấy. Thế mà, gẫm lại cá nhân tôi lại nhu nhược, yếu hèn chưa làm tròn sứ mệnh thiêng liêng mà chính mình với anh em Sinh viên sĩ quan đã trân trọng tuyên thệ khi ra trường?!.

Tôi chưa tròn với “TỔ QUỐC”: Vào ngày 1-4-1975, tôi bị thất trận nhục nhã, bị Cộng quân bắt, tôi lại “Tham sống sợ chết” không dám tuẫn tiết hy sinh như những người khác đã giữ tròn khí tiết?!

Tôi chưa gìn giữ tròn “DANH DỰ” của một Quân nhân VNCH: Sau khi thất trận, tôi bị bắt vào tù. Trong tù, tôi lại răm rắp nghe theo mọi sự điều khiển của Việt cộng (VC), trong khi ấy anh Huỳnh Văn Ba, nguyên cấp bậc thiếu úy, đơn vị Biệt động quân, tính tình khẳng khái, anh đã hiên ngang: “Chúng tôi bảo bọc đồng bào, giữ gìn đất nước chống ngoại xâm; quân đội Quốc gia đã can trường chống quân xâm lăng Trung cộng tại đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974, là một minh chứng hùng hồn. Còn Việt cộng các anh hãm hại đồng bào khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc, vì vậy vào năm 1954 cả triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam. Thế nên, thể chế Quốc gia ở miền Nam, người dân được hưởng tự do và no ấm thực sự. Các anh đã gây nên cảnh nồi da xáo thịt, đã giết vô số đồng bào ở Huế vào Tết Mậu Thân, các anh là thứ buôn dân bán nước”. Những người cán bộ quản giáo và vệ binh của Cộng sản Việt Nam (CSVN) ở trại tù 53 không đủ trình độ để tranh luận hay phản bác lời lẽ hùng hồn và lý luận vững chãi của anh Ba, nên tức tối và giận dữ, bắt anh Ba đem cùm chân ở phòng biệt giam thời gian rồi cũng cho ra khỏi phòng biệt giam.

Một buổi trưa hè trời gay gắt nắng! Bất ngờ, chúng tôi nghe tiếng súng nổ nơi bờ suối, rồi tiếng kiểng dồn dập để tập hợp tù binh, khi tập hợp xong. Một cán bộ VC, giọng điệu hằn học vu khống trắng trợn: “Huỳnh Văn Ba trốn trại, vệ binh gọi đứng lại nhưng vẫn ngoan cố bỏ chạy nên vệ binh đã bắn chết ở bờ suối” (Ai ở tù trại 53, Ngân Điền đều biết sự thật này). Rõ ràng, họ đấu lý không lại anh Ba, nên đem anh ra bờ suối bắn rồi lại hô hoán là trốn trại.
Mặc dù, tôi biết lời nói của cán bộ VC là gian dối nhưng tôi hèn, cố đè nén “Danh dự làm người” của chính mình vì sợ nói lên sự thật sẽ bị vệ binh trại bắt cùm chân ở phòng biệt giam?!. Thật là:

“Cải tạo” rõ ràng chốn đọa đày!
Lọc lừa “học tập” chỉ mười ngày?!
Tù binh bị hại, nhiều chua chát!
Việt cộng, âm mưu quá đắng cay!

Tôi chưa tròn “TRÁCH NHIỆM” của một công dân Việt Nam: Sau 3 năm tù đày, những tù binh ở trại tù Ngân Điền lại chuẩn bị sáp nhập vào trại tù A-30 ở Phú Yên, vì sức chứa của trại tù A-30 có hạn nên nhiều tù binh được cho về, tôi cũng được về trong thời gian này. Khi về, những công tác nào nặng nhọc và có thể nguy hiểm như đào mương thủy lợi (đôi khi bị bom đạn chôn lấp ở dưới đất phát nổ) tôi lại xung phong nhận các công tác này. Vì lẽ, tôi không muốn nghe mỗi khi họp phường khóm, VC lại nhắc đi nhắc lại: “Đảng ta vinh quang, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” mà bản chất hèn của tôi tuy biết u uất nhưng không dám phản đối. Cảnh sống này, tôi không thể sống dưới chế độ CSVN nhưng bản chất hèn của tôi lại không dám thẳng thắn đấu tranh như những người Việt trong nước đã và đang khí khái đấu tranh với bạo quyền CSVN để đòi “Tự do, Nhân quyền” thực sự cho dân tộc hay đấu tranh để bảo vệ bờ cõi nước nhà đang bị hao hụt.

Tôi lại lạnh lùng, thiếu “TRÁCH NHIỆM” với quê hương, tìm đường vượt biên, mong mỏi tìm đời sống ấm êm cho chính mình và cho gia đình, đấy là tôi hẹp hòi, ích kỷ?!. Dù vậy, lại đắn đo:

Liều mình thử thách đại dương
Liều mình cõi chết, tìm đường tự do
Vượt biên hồi hộp, gay go
Tự do hay chết, rủi ro khó lường?!

Thế mà, sau khi đến Hoa Kỳ lần đầu tiên tôi được tham dự lễ chào cờ VNCH, đã 42 năm vắng bóng và mòn mỏi, thì:

Nếu ta không thấy lá cờ vàng!
Trăn trở sớm khuya, luôn xốn xang!
Thấy lại cờ vàng, sao thổn thức?!
Mải mê ngắm nghía, lại mơ màng?!

Hiện nay, đất nước Việt Nam đã/đang nguy ngập, do CSVN cai trị là những kẻ bất tài và bất nhân, CSVN đàn áp đồng bào dã man lại thi hành mọi chỉ thị của quan thầy Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam?!. Từ đấy, người Việt càng lưu luyến thể chế VNCH, dù đã qua 42 năm dài dằng đẵng! Từ đấy, tâm hồn người Việt hoài niệm thiết tha VNCH, đã/đang rền rĩ, thôi thúc từng con tim, từng mạch máu của đồng bào gắn bó sắt son với thể chế VNCH, đặc biệt là QLVNCH.

Trong số này, nổi bật: Nguyễn Viết Dũng có biệt danh là “Dũng Phi Hổ” vào ngày 02-4-2015, đã thành lập “Đảng Cộng Hòa” và hội họp những người yêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa để lập “Hội yêu nước, thương dân”, trên túi áo của “Dũng Phi Hổ” có hình Cờ Vàng của VNCH và trên cánh tay xăm hai chữ: “SÁT CỘNG” (1).

Huỳnh Thục Vy may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh “Cờ vàng ba sọc đỏ” (2) dám thách đố với nhà cầm quyền CSVN đang đàn áp thô bạo những ai son sắt đấu tranh vì lòng yêu nước?!

Đặc biệt hơn, “Linh mục Nguyễn Văn Lý đã khóc quê hương sẽ là Tây Tạng thứ hai” (3). Các nhân vật vừa nêu chưa từng phục vụ trong thể chế VNCH, riêng Nguyễn Viết Dũng và Huỳnh Thục Vy vào thời VNCH chưa sinh ra, tâm lại lo lắng cho sự sinh tồn của nòi giống, mong gìn giữ quê hương khỏi bị Trung cộng xâm lược mà dấn thân và mong mỏi thể chế nhân bản VNCH lập lại. Thế mà, tôi là người đã từng phục vụ dưới thể chế VNCH, từng hưởng ít nhiều ân huệ Quốc gia lại hèn nhát là sao?!!

Trước hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo của quê hương hiện nay, dù tôi hèn cũng mong muốn đóng góp tâm sức của mình cho quê hương nếu được và nếu chưa hoàn thành tâm nguyện mà ra đi, thì:

Khi tôi chết, xốn xang chuyện cũ
Thân chưa tròn gìn giữ tự do
Oái oăm, buông súng sững sờ!
Xin đừng, đừng có phủ cờ tủi thân?!

Và sau khi chết, tôi tha thiết xin người thân:

Sau khi chết, ngóng tin tha thiết
Lúc thắp hương cho biết nỗi sầu
Đồng bào tranh đấu bấy lâu
Việt Nam thoát Cộng, thoát Tàu được chưa?!

Ngày 14-6-2017

Nguyễn Lộc Yên
_________
Tài liệu tham khảo:
(1)- https://www.danluan.org/tu-khoa/dung-phi-ho
(2)- http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/tan-man-ve-co-vang/
(3)- https://m.youtube.com/watch?v=jOAbskR751w

Tiếng Việt... Cộng

 photo pad__.jpg Nói đến tội ác của cộng sản Việt Nam, ai ai cũng liên tưởng đến những thiệt hại về sinh mạng, tài sản và nhân quyền do chúng gây ra. Thật ra, tội ác của chúng còn to lớn và tày trời hơn nhiều, khi chúng đầu độc cả thế hệ bằng chủ nghĩa ngoại lai và làm thui chột di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ Việt.

Có quan niệm cho rằng: chữ nào cũng là chữ Việt, làm gì có ngôn ngữ riêng của cộng sản? Cũng có ý kiến, vì phải "nói cho người dân trong nước nghe", nên phải sử dụng loại ngôn ngữ đó.
Đành rằng, cũng là tiếng Việt, nhưng mỗi nhóm người có chung lý tưởng, chung hoạt động, chung hoàn cảnh… sẽ có chung một số thuật ngữ riêng, mà chỉ có họ với họ mới hiểu nhau.

Nếu có loại ngôn ngữ đặc thù của tôn giáo, nghe êm tai, thì cũng có loại ngôn ngữ, đặc biệt là trong giới giang hồ, giới hoạt động bất hợp pháp hoặc giới phải hoạt động bí mật, rất khó nghe hoặc người ngoài nghe không hiểu. Đây là trường hợp, tạm gọi là ngôn ngữ Xã Hội Chủ Nghĩa.

Nếu chịu khó tra cứu tiểu sử các lãnh đạo của Đảng từ ông Hồ trở xuống, chúng ta sẽ thấy thành tích vào tù ra khám, trong bưng trong biền, trong hang (Bắc Pó) trong hầm (Củ Chi) của họ, nhiều hơn học vị, nếu không muốn nói phần đông chúng là dân ít học, thiếu văn hóa. Cho nên khi kết hợp nhau thành Đảng, họ cố ý dùng những từ ngữ do họ sáng tác ra, vừa lập dị, vừa thiếu tri thức, vừa không trong sáng và chuẩn xác, nhưng phù hợp với bản chất không trung thực và kém hiểu biết của họ.

1 - Lập dị: Họ cố ý dùng nhiều từ ngữ khác với ta, từ cách viết đến cách nói. Hãy xem phóng ảnh Bản Di Chúc Ô. Hồ, để thấy lối viết lập dị. Ông ta dùng chữ F thay thế Ph, chữ J thay Gi…. Sau ngày chiếm trọn miền Nam, chúng sửa đổi lối viết chữ Việt, bằng tập hợp những nét thẳng như cây que.

- Dùng chữ khác đi: như
“tiêm phòng” (chích ngừa),
"cửa hàng bách hóa tổng hợp" (tiệm tạp hóa),
"nhân dân" (đồng bào, người dân),
"sự cố" (trở ngại, trục trặc),
"hoành tráng" (nguy nga),
"nhất trí" (đồng ý, đồng tình),
"dạ dày" (bao tử), nên tránh dùng nhiều Hán Việt nếu ta có chữ thuần Việt tươwng đương
"sơ tán" (di tản),
"cứu hộ" (cứu cấp),
"neo đơn" (đơn chiếc),
"tư vấn"(cố vấn),
"đánh võng" (đi vòng),
"thông tin" (tin tức), thông báo tin tức và tin tức bị VC 'đóng thùng' thành một
"máy tính" (máy điện toán)
"máy vi tính"(máy điện toán) ["vi" là cực kỳ nhỏ, mà mắt người không thể thấy],
"căn hộ" (căn nhà)
"hộ dân" (nhà dân)
"hộ khẩu" (miệng ăn, hay sổ gia đình, hoặc giấy tờ tùy thân)
"hộ chiếu" (sổ thông hành, hay giấy thông hành)
"phản ánh" (phản ảnh), (một số cán cộng phát âm dấu hỏi thành dấu sắc, nghe thằng ngọng nói sai, thằng ngu cũng lập lại cái sai, cả nước nói sai, bắt người Việt hải ngoại cũng nói ngọng luôn.
đấy cái chuông. Thằng ngọng nói: "ấy ái uông" thằng ngu đeo cây súng aka nói theo: "ấy ái uông" cả đám người nhìn khẩu súng của thằng ngu rồi đồng thanh hô: "ấy ái uông"...
40 năm sau, một chính thể mới lên thay, bèn sửa lại: "đấy cái chuông".
"tờ rơi" (truyền đơn)….

- Dùng đảo ngữ trong chữ kép: như
“cạnh khía” thay cho 'khía cạnh',
“đảm bảo” thay cho 'bảo đảm',
“triển khai” thay cho 'khai triển',
“lễ tang” thay cho 'tang lễ'… Một vài đảo ngữ có thể chấp nhận được nhưng phải biết dùng danh từ hay trạng từ.
"giản đơn" thay cho 'Đơn giản'
"phụ sản" thay cho 'Sản phụ'
"khoa sản" thay cho 'Sản khoa'
"đồ họa" thay cho 'họa đồ'
"dầu dãi" thay cho 'dầu dãi'

- Thay một chữ trong các chữ kép: như
“nổi cộm” thay cho 'nổi bật',
“hổ trợ” thay “'yễm trợ',
“liên hệ” thay 'liên lạc',
“chất lượng” thay 'phẩm chất',
“bộ đội” thay 'quân đội',
“chiến sĩ” thay 'binh sĩ',
"biểu diễn” thay 'trình diễn',
“diễu hành” thay 'diễn hành',
“(giờ) tan tầm” thay cho '(giờ) tan ca, tan sở, tan việc',
“bứt xúc” thay cho 'bứt rứt',
“đặc thù” thay cho 'đặc biệt' hoặc 'đặc tính',
"cá biệt" thay cho 'riêng biệt' 'cá nhân'
“khốn khó” thay cho 'khốn khổ',
“thiếu đói” thay cho 'ốm đói', 'thiếu ăn'….Ghép chữ bừa bãi thành tối nghĩa

- Đổi chữ Hán-Việt ra chữ Nôm và ngược lại: như
"hỏa tiễn" đổi thành (tên lửa),
"toàn dân" đổi thành (cả nước),
"quốc nội, quốc ngoại" đổi thành (trong nước, ngoài nước),
"ưu điểm, khuyết điểm" đổi thành (mặt mạnh, mặt yếu)...
"Nhanh chóng" đổi thành (khẩn trương),
"suy nghĩ linh tinh thành" đổi thành “tư duy trừu tượng”….

- Sáng tác nhiều từ ngữ quái dị: như
"văn phòng con" (túi đựng hồ sơ),
"đài bán dẫn" (radio),
"không người lái" (tự động),
"xáng trục vớt cứu hộ" (tàu cứu các tàu lâm nạn, cứu cấp bờ biển…)

- Công thức hoặc rập khuôn trong ngôn ngữ sinh hoạt, lặp đi lặp lại các khẩu hiệu: như
“báo cáo” (mở đầu),
“nhìn chung, nói chung",
“mặt mạnh, mặt yếu”…
Một dạo, các em học sinh phổ thông cấp 1 (Tiểu Học), được dạy “Tập làm văn” theo công thức:
“Nhà em có nuôi một (con chó, con mèo, con gà, con vịt…)“
Kết quả, có em học sinh đã vận dụng công thức vào việc tả “Ông ngoại” bằng câu nhập đề:
“Nhà em có nuôi một Ông ngoại”!!!…

- Nói rút gọn: như
Yêu cầu hoặc cho phép người khác lên tiếng hay phát biểu bằng câu mệnh lệnh:
”Phát đi!”; (thay vì nói - xin phát biểu ý kiến)
“cực quý” (cực kỳ quý giá),
"bệnh tiêu chảy cấp" (bệnh tiêu chảy cấp tính)… "khủng" (khủng khiếp)
"khủng" (kinh khủng)
hàng "độc" (hàng (độc đáo)
hàng "độc" (hàng 'độc hại')

2- Thiếu tri thức: Dùng sai văn phạm, sai ngữ pháp, cú pháp.

- Dùng sai ý nghĩa, sai tình huống: như chữ
“vô tư” [cứ ăn vô tư!!!], (thay vì 'xin cứ ăn tự nhiên')
”khả năng” [trời có khả năng mưa!!!] [thay vì 'trời có thể mưa!']

- Kém văn hóa:
"khó có khả năng nâng cao" [thay vì nói 'khó có khả năng lãnh đạo'].

- Dịch nôm:
Quốc gia là (nhà nước)
Nhưng khi sử dụng lại mang ý nghĩa khác, như trong câu:
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "nhà nước" ở đây ám chỉ 'chính phủ'.

- Dung tục, kém văn hóa: như
“xưởng đẻ”,
“bộ phận bên dưới”
… [Đồng chí làm ở bộ phận nào? Báo cáo anh, em ở bộ phận bên dưới ạ!]
"nổi cộm lên"
[… còn "nổi cộm lên" một số mặt tồn tại, rơi vào ai, người đó nắm!!!]
"rà soát"
[… "rà soát" những phần khả nghi
* Nên nói "kiểm soát" những phần khả nghi...
"phần mền, phần cứng"
[… Phần cứng của tôi bị hư]
* Nên nói "nhu liệu" = (software), và "cương liệu" = (hardware).
- Phần cương liệu tôi bị hư
"đầu ra", "đầu vào" (thô tục)
* nên nói là "nhập lượng" và "xuất lượng" cho input output

- Ngô nghê: như
“Quầy thịt tươi sống Thanh niên”.
“Cửa hàng chất đốt Phụ nữ”,
“lính thủy đánh bộ” (thủy quân lục chiến) [sao không diễn nôm luôn là lính nước đánh bộ?],
“nhà văn nữ” [sao không là nhà văn gái?],
“Ô tô con” [Ô tô mẹ, ô tô cha đâu?].

- Gây ngộ nhận: như
gọi “hỏa tiển” là 'tên lửa', có thể hiểu lầm là mũi tên (người xưa hay mọi da đỏ thường sử dụng) có mồi lửa và dùng cung để bắn cháy thành trì hay lều trại của địch quân.
[“Nhà nước” khác với “nhà sàn, nhà gạch, nhà ngói, nhà lá, nhà cầu, nhà vệ sinh …ra sao?].

- Trở ngại cho việc thống kê: như trong Bảng thống kê, ghi:
“5 trực thăng” gọn hơn “5 máy bay lên thẳng”.

- Điệp ngữ: như nói
- “máy bay lên thẳng bay lên thẳng”, vừa khó hiểu vừa khó nghe, thay vì nói “trực thăng bay lên thẳng” (người ta hiểu ngay chiếc trực thăng không bay lên xéo)
- “Đảng Cộng Sản đang xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa với tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội” (trong một câu có tới ba chữ xã hội).

3 - Thiếu trong sáng: Lập lờ, mơ hồ, không cụ thể, thiếu chuẩn xác: Ai hiểu sao cũng được. Giải thích theo kiểu nào cũng xong. Đây là kỹ xảo trong cách dùng chữ, nhằm mục đích ngụy biện cho những ý đồ, hành động hay việc làm thiếu thành thật, không minh bạch, quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn; được ngụy trang bằng câu, chữ hoa mỹ, vói mục đích là “phục vụ theo yêu cầu chính trị”.

Ví dụ khi nói: ”Học tập tốt, lao động tốt, Cách Mạng sẽ khoan hồng”!!! (Làm sao để biết là tốt? Tiêu chuẩn để đánh giá học tập hoặc lao động tốt là gì?)
Hoặc nói: “sau một năm triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định” (Nhất dịnh là gì? Bao nhiêu phần trăm?).

Như trong câu: “Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Trên, nên cơn bão không gây hậu quả nghiêm trọng cho bộ phận đánh bắt cá vùng biển”. (Trên là ai? Cấp chức gì? Ban ngành nào? Cơ quan nào?)...
Cũng vậy, “Vấn đề tham nhũng trong cơ quan, còn chờ sự xử lý của lãnh đạo…” (Không chính xác! Ai là người có thẩm quyền?)...

Rõ ràng cộng sản Việt Nam đã cố tình tạo ra một số ngôn từ, cùng với cách sử dụng đặc dị, không tuân thủ đặc tính trong sáng của tiếng Việt, coi thường sự kế thừa di sản văn hóa dân tộc, làm mất đi tính văn chương và sự phong phú của ngôn ngữ Việt. Họ bất chấp tất cả; miễn sao phù hợp với trình độ, thành phần, bản chất và đáp ứng nhu cầu chính trị của họ là được. Đó là “cứu cánh biện minh phương tiện”, dùng mọi cách để đạt được mục đích, không loại trừ cách “thất nhân tâm”.

Không hiểu vì sao một số người Việt quốc gia chúng ta, kể cả số người tị nạn chính trị lại hay dùng thứ tiếng Việt Cộng sản ấy?
Tệ hại hơn, là còn sử dụng cả trên phương tiện truyền thông đại chúng, như sách, báo, truyền thanh, truyền hình, internet...

Người ta thường quen gọi: “Sau tháng 4 năm 75”, là “Sau ngày Giải Phóng”. Người Việt tị nạn hết sức kỵ hai chữ 'Giải Phóng', bởi vì, sau khi chiếm miền Nam, bọn Cộng Sản tự cho là đã giải phóng người dân miền Nam, giải phóng dân tộc.

Thực ra, hai chữ giải phóng theo ý nghĩa là làm thay đổi cái xấu thành cái tốt, chúng ta chứng minh được “Ai đã giải phóng ai”? Không tự ti, mà nên tự hào, chúng ta có cái may được soi rọi bằng ánh sáng văn minh, được hít thở bầu không khí tự do, dân chủ và tiến bộ. Nhờ vậy, chúng ta trưởng thành, có cơ hội, hoàn cảnh và sức mạnh, để giải phóng đồng bào trong nước.

Người Việt hải ngoại chẳng những ta đã giải phóng cho dân chúng miền Bắc, khỏi nạn bị Cộng Sản bịt miệng, bịt mắt, bịt tai, đè dầu, cởi cổ; mà còn giải phóng cho một số dân miền Nam lầm đường lạc lối “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, (còn được gọi là “Mặt trận giải phóng miền Nam”, là thành phần thứ ba), tìm về với đường ngay nẻo chánh.

Thậm chí, chúng ta còn giải phóng một số đảng viên, làm cho họ sáng mắt sáng lòng, khi nhìn rõ được bộ mặt thật của cái gọi là “Chủ thuyết Mác-Lê Nin bách chiến bách thắng”, nhận rõ được bộ mặt thật của ông Hồ với cái gọi là “tư tưởng ông Hồ”, thấy rõ con đường “xã hội chủ nghĩa”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, là con đường dẫn dắt dân tộc trở về thế kỷ 19, với đầy đủ sự nghèo nàn, lạc hậu và chậm tiến.

Cộng sản chiếm được miền Nam, nhưng không chiếm được trái tim của người dân miền Nam.
Cộng sản chiếm được đất đai, tài sản của người miền Nam, nhưng không chiếm được “con người” của người dân miền Nam.

Cộng sản dùng “vô sản chuyên chính” tức là ngu dốt, bạo lực cách mạng, nôm na là vũ lực, để gọi là “giải phóng” chúng ta. Chúng ta dùng trái tim, khối óc và sự ngời sáng của chính nghĩa để giải phóng lại đồng bào ta đang lầm than dưới ách thống trị của họ. Chúng ta đã: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn” mà giải phóng miền bắc và người dân trong nước đang bị cộng sản thống trị, theo đúng lời dạy của Nguyễn Trãi.

Cụ thể chúng ta đã giải phóng cho người dân ta những gì nào?

Trước mắt, hình tượng ông Hồ đã bị vất bỏ.
Người ta đã “liệng cống” những bức ảnh “lộng kiếng”, bị buộc phải tôn thờ trong mỗi nhà.

Chúng ta cũng đã triệt tiêu, bằng cách không hưởng ứng chương trình cải cách giáo dục qua lối viết chữ hình que, nét sổ của Việt cộng. Chúng ta cương quyết duy trì và phát triển di sản văn hóa dân tộc đầy nhân bản và đã tiêu diệt hẳn loại văn hóa ngoại lai, loại văn nghệ đỏ, nhuộm đầy máu, gây thù và bắn giết. Bằng chứng là nhũng bài hát, những tác phẩm ngợi ca Đảng và chế độ trước kia, dần dần biến mất. Gần đây, chúng ta cũng đã giải phóng cho đồng bào ta thoát ly khỏi nỗi “sợ hãi”; nhờ đó, nhân dân ta nay đã đứng lên.

Vậy thì, tại sao chúng ta cứ phải nuôi dưỡng tật xấu, bằng thói quen xài chữ Việt XHCN? Chần chờ gì nữa, sao không giải phóng luôn loại ngôn ngữ nầy?

Có trớ trêu chăng, khi ta vẫn thích dùng loại ngôn ngữ của cái Đảng, mà ta mong muốn giải thể nó? Ai là người dám phát biểu ngôn ngữ của người Việt quốc gia gây sự khó hiểu và không được sự biểu đồng tình của quốc dân đồng bào, quốc nội và quốc ngoại?

Đất nước còn mà còn cộng sản thì đất nước sẽ tiêu tan. Tiếng ta còn mà còn ngôn ngữ kiểu cộng sản thì 4.000 năm văn hiến của dân Việt chắc không còn ./.

Nguyen Sang

1 comment:

  1. Ai cần ai giải phóng?

    Việt cộng dùng cây súng Aka thống trị đất nước Việt Nam, bắt dân phải dùng tiếng dung tục, ngây ngô, sai nghĩa, hoặc thiếu trong sáng và không minh bạch, lập lờ, mơ hồ, không cụ thể, thiếu chuẩn xác; ai hiểu sao cũng được. Giải thích theo kiểu nào cũng xong của chúng.

    Thứ xào ngôn làm kỹ xảo trong cách dùng chữ, nhằm mục đích ngụy biện cho những ý đồ, hành động hay việc làm thiếu minh chính. Những thứ quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn; được ngụy trang bằng câu, chữ hoa mỹ, vói mục đích là “phục vụ theo yêu cầu chính trị”.

    Viện lý do "nói cho người dân trong nước nghe", nên phải sử dụng loại ngôn ngữ đó." và họ yêu sách các cơ quan truyền thông những đài rfa, Voa... phải dùng ngôn ngữ chuyên chính vô sản trong hang, hầm, của đạo quân đánh lén, ăn cướp và bắt người Việt hải ngoại phải nghe, phải dùng thứ ngôn ngữ đó sao?

    Hai chữ “giải phóng” mang ý nghĩa là làm thay đổi cái xấu thành cái tốt.

    Tại sao Người Việt hải ngoại lại có thể để cho cái xấu nó "giải phóng" cái tốt, và để xấu đánh ngã cái tốt của chúng ta?

    Tại sao ta không yêu cầu cơ quan truyền thông ngôn luận "giải phóng" chữ nghĩa dung tục, sai trái, lập lờ của VC thành tốt ngôn ngữ tốt hơn, hay hơn của miền nam trước kia thường dùng cho dân trong nước hiện nay nhờ?

    ReplyDelete

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...