Thursday, January 31, 2019



hình

 


căn cứ lõm (VC)










The Animals: "The House of the Rising Sun" Piano Tutorial & Sheet Music



Rhythm of the rain. Cascades instrumental cover. Free Tabs https://youtu.be/Fd-a0aoK9J8

 



Không bao giờ quên những người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Mọi sự qua rồi nên cho qua luôn, nhưng những Bài Học Lịch Sử quý giá thì không được phép quên, nhất là đối với những quốc gia hùng cường muốn “ làm chủ “ thế giới hay lãnh đạo một Châu Lục (Continent), cũng như đối với những quốc gia nhược tiểu khi kết bạn đồng minh, sống chết với nhau trong những cuộc đấu tranh sinh tồn.

Ở đây, tôi muốn vinh danh các chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua những dòng ngắn ngủi này, và nói lên một vài nét nhỏ để chứng minh rằng: nhiều kẻ, có cả những nhân vật lãnh đạo quốc gia, những nhân vật cầm đầu Bộ máy chiến tranh của những cái gọi là “Superpowers” đã lẩm cẩm, thiếu hiểu biết, hay cố tình với ác tâm, ác ý bôi nhọ Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ của những vụ xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam của giới sinh viên Ðại Học, mà cái tổ phát xuất của nó từ Trường Ðại Học Kent State University, do 1 Giáo Sư, cán bộ của Ðảng Cộng Sản Mỹ, lãnh đạo, chỉ huy theo kế hoạch của Ðệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Cộng Sản Quốc Tế. Bởi vì họ biết rằng đánh thắng Hoa Kỳ trên chiến trường Việt Nam thì khó, nhưng đánh thắng Hoa Kỳ tại Quốc Hội, trên đường phố, ở các trường Ðại Học, trên mặt trận truyền thông thì không khó lắm. Bởi thế cho nên công cuộc lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, góp phần đập tan tinh thần chiến đấu, quyết thắng của Quân Ðội Mỹ – vốn có từ xưa – trong cuộc chiến Việt Nam phải được giao cho 1 Giáo Sư Ðại Học có uy tín và là cán bộ cao cấp của Ðảng Cộng Sản Mỹ. Sự việc này chỉ được người ta biết đến khi vị Giáo Sư lãnh đạo phong trào sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam này từ trần, có Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Mỹ dự tang lễ, đọc điếu văn, nêu cao thành tích của người quá cố, đã góp công sức vào việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam theo đường lối, kế hoạch của “Phong trào Cách Mạng Vô Sản thế giới”.

Nhiều người đã đánh giá toàn thể Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa qua hành động xấu xa của một vài Sĩ Quan cao cấp đích thân, hay cho vợ con, đệ tử lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nhất là giai đoạn Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt Nam (sai lầm chiến lược) để buôn lậu, làm áp-phe tiền bạc bằng nhiều cách. Họ đánh giá Quân Ðội VNCH qua hình ảnh tan rã của nhiều đơn vị quân đội vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mà kẻ gây ra tình trạng thê thảm này đích danh thủ phạm là Ông Nguyễn Văn Thiệu, một Tướng Lãnh làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội VNCH, ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Khu 2, và Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu I – một Tướng Lãnh từng được kể vào hàng Danh Tướng – phải bỏ Quân Khu I lúc chưa đánh nhau chi cả và các đơn vị quân đội của 2 Tướng này đang sẵn sàng chờ địch tiến đánh, với tinh thần rất cao, như họ đã từng đánh bại quân cộng sản trên lãnh thổ 2 Quân Khu này. Ông Thiệu ra lệnh bỏ 2 Quân Khu này khi chưa chạm địch để làm áp lực, lôi kéo người bạn Ðồng Minh khổng lồ (đang bỏ đi bằng mọi giá) quay trở lại cứu Nam Việt Nam. Nếu không, “Tiền đồn chống cộng sản của Mỹ tại Ðông Nam Á Châu sẽ sụp đổ”.

Tổng Thống Mỹ Richard Nixon phải hứa với nhân dân Mỹ là chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đem quân đội Mỹ trở về trong danh dự, trả người thân về với gia đình của họ.

Qua trung gian của Tổng Thống Hồi Quốc, Ông Nixon cho Cố Vấn Henry Kissinger (một nhân vật chính trị, ngoại giao quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn) dọn đường cho Ông Nixon gặp Mao Trạch Ðông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc. Họ Mao với sức mạnh của Sư Phụ, với uy thế của Ông Thầy bao nhiêu năm trợ giúp cố vấn, vũ khí chiến tranh, lương thực… đã ra lệnh cho cộng sản Hà Nội không được chơi trội, bắt bí phái Ðoàn Mỹ tại Hội Nghị Paris, dọa đánh cho Mỹ phải chạy mà không có “Hiệp Ðịnh ngưng bắn – Agreement of cease- fire” chi cả.

Họ Mao đã cứu Ông Nixon, nhưng Ông Nixon phải đền ơn xứng đáng:

1/- Vận động để cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Quốc ngồi vào cái ghế Hội Viên Thường Trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với quyền Phủ quyết cuối năm 1971, trước khi Ông Nixon gặp Họ Mao vào đầu năm 1972, mặc dầu Họ Mao đã chiếm hết lục địa Trung Quốc, thiết lập chính quyền, cai trị cả tỉ dân từ năm 1949. Còn Ông Quốc Dân Ðảng Trung Hoa thì vẫn là bạn của Mỹ nhưng phải rời khỏi cái ghế đó, chạy ra đảo Ðài Loan.

2/- Ông Nixon phải bằng mọi cách, nhưng kín đáo, bán cho Họ Mao những vũ khí, kỹ thuật chiến tranh tối tân hiện đại nhất lúc đó để Trung Quốc đủ sức “đánh nhau tay đôi” với Liên Xô khi cần, vì Liên Xô đã kết án, và đe dọa trừng trị Họ Mao về nhiều tội:

* Bất phục tùng Trung Tâm Lãnh Ðạo phong trào cộng sản thế giới là Ðiện Kremlin ở Moscow.

* Dám thiết lập Tư Tưởng Mao Trạch Ðông, trái nghịch với Học Thuyết Marx – Lenin là: Thiết lập nền vô sản chuyên chính kiểu Trung Quốc: lấy Nông Dân (đại đa số dân Trung Quốc) làm giai cấp lãnh đạo, thay vì giai cấp Công Nhân lãnh đạo, như Học Thuyết Marx-Lenin, đã được dùng làm Phương Châm Ðấu Tranh cho Phong Trào Cộng Sản Toàn Cầu.

* Muốn thống trị Á Châu bằng sức mạnh của Trung Quốc và Tư Tưởng Mao Trạch Ðông, tách ra khỏi sự lãnh đạo của điện Kremlin ở Moscow. Mao không chấp nhận “Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản”, theo luận điểm của Lenin về khả năng tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội không qua giai đoạn phát triển Tư Bản Chủ Nghĩa (Lenin’s thesis on the possibility of advancing to Socialism by passing the stage of capitalist development) vì Liên Xô đã có cơ sở công nghiệp trong khi Trung Quốc chỉ có “Con trâu đi trước cái cầy”.

Như thế mới gọi là tư tưởng Mao Trạch Ðông, chớ Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản Hà Nội chỉ có biết trò “Ðu dây” theo voi ăn bã mía cả 2 phía Liên Xô và Trung Quốc thì làm gì có cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh như cộng sản Hà Nội vẫn ồn ào, ba hoa về Tư Tưởng Hồ Chí Minh.

Nhiều Sĩ Quan cao cấp của VNCH trông cảnh quân sĩ dưới quyền bị tan rã một cách thê thảm, đau đớn, trông cảnh dân chúng cả triệu người trên đường tháo chạy, phải làm bia lãnh đạn trọng pháo, hỏa tiễn của Liên Xô và Trung Quốc tiêu diệt một cách tàn bạo, kinh hoàng, dã man mà thấy xót xa trong tim, trong lòng, phát điên phát khùng lên vì sự khờ dại, của ông Nguyễn Văn Thiệu. Là Tướng Lãnh, là Tổng Thống, là Tổng Tư Lệnh Quân Ðội mà Nguyễn Văn Thiệu không hiểu rằng: Những phòng tuyến đầu tiên bị tan rã, quân đội chưa đánh mà bỏ chạy tán loạn cùng hàng triệu dân chúng thì hậu quả quân sự, chính trị, tâm lý của Nam Việt Nam sẽ ra làm sao! Họ đã cố tình quên đi tinh thần chiến đấu của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trong dịp Tết Mậu Thân (1968). Lúc đó quân cộng sản được trang bị cá nhân, tất cả bằng súng tiểu liên xung kích AK-47 của Liên Xô, Tiệp Khắc, cùng với lực lượng võ trang của “Mặt Trận Giải phóng miền Nam”, lợi dụng yếu tố bất ngờ khi phản bội thỏa hiệp ngưng bắn trong dịp Tết thiêng liêng cổ truyền của dân tộc Việt Nam, thình lình mở cuộc “Tổng tấn công” vào hầu hết các thành phố, thị trấn của Nam Việt Nam. Trong khi đó Quân Ðội VNCH hầu hết chỉ được trang bị bằng súng trường bán tự động Garant M-1, Carbin M-1 và tiểu liên loại nhẹ Carbin M-2 của quân đội Mỹ sử dụng trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến.

Vì bất ngờ cho nên chúng đã kiểm soát được một số lãnh thổ có tính cách chiến lược tại Quân Khu 2 và Quân Khu I, đồng thời tấn công mưu toan đánh chiếm luôn Thủ Ðô Sài Gòn. Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng tại Hà Nội ra lệnh phải giữ đất đã chiếm bằng mọi giá để đưa dân chúng Nam Việt Nam vào 1 cuộc “Tổng nổi dậy”, cướp chính quyền. Do đó, khi chiến trường đã được quân đội VNCH giải tỏa, quân cộng sản bị đánh bại, phải bỏ chạy, phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình đi theo quân đội mới thấy những xác chết của lính cộng sản bị xiềng chân vào công sự chiến đấu, các ổ bích kích pháo, súng đại liên. Cộng sản Hà Nội không bao giờ ngờ được rằng Quân Ðội VNCH có thể đánh bật chúng ra khỏi thành phố Huế sau 1 thời gian cộng sản chiếm đóng, toan tính thành lập chính quyền tại một thành phố giáp lưng với hậu phương to lớn của chúng ở bên kia sông Thạch Hãn, Quảng Trị, hay vĩ tuyến 17. Vậy mà cộng sản đã phải bỏ chạy khỏi thành phố Huế trong chiến dịch lịch sử Tết Mậu Thân (1968), chỉ kịp lùa theo chúng hàng ngàn sĩ quan, binh sĩ, nhân viên chính quyền, đảng phái chính trị do chúng bắt được tại Huế, để dẫn đi tàn sát, chôn sống tập thể theo kiểu Hitler giết người Do Thái, Stalin giết người Ba Lan, nhưng ghê tởm hơn, vì chúng giết bằng đạn AK, bằng dao găm, mã tấu, còn sống cũng đạp xuống hố chôn luôn hàng chục, hàng trăm người 1 lúc.

Bốn năm sau, 1972, nắm được tinh thần “Bỏ cuộc, chạy làng” của tay “Sen đầm quốc tế” khổng lồ, nhưng đã quá mệt mỏi, chán chường với cuộc chiến tranh không thể thắng ở tiền tuyến bằng súng đạn tối tân vì nó chẳng có mặt trận, chiến tuyến nào rõ ràng để mình chủ động sử dụng “ưu thế hỏa lực- Superiority of firepower” được cả, mà hậu phương thì rối loạn, nát bấy vì biểu tình, phản đối chiến tranh, đốt cờ, đốt thẻ trưng binh, Quốc Hội cãi nhau như mổ bò về chuyện có hay không viện trợ chiến tranh cho người bạn đồng minh để giữ vững cái “Tiền đồn chống cộng ở Á Châu”. Thế là cộng sản Hà Nội lại áp dụng bài học cũ, 18 năm về trước, đã dùng chiến thắng Ðiện Biên Phủ để đánh gục người Pháp tại Hòa Hội Geneva.

Năm 1972 cũng thế, Hà Nội tung vào miền Nam những Sư Ðoàn tinh nhuệ, thiện chiến nhất đã từng đánh tan 2 Binh Ðoàn Lưu Ðộng (Groupements mobililes) của Pháp tại chiến trường Bắc Kạn-Lạng Sơn hồi 1950, sau khi sư phụ Trung Quốc đã chiếm xong toàn thể lục địa, bắt sống 2 Binh Ðoàn Trưởng (Commandants de Groupements mobiles): Ðại Tá Le Page và Trung Tá Charton, đưa những Sư Ðoàn lừng danh từng đánh thắng, dứt điểm người Pháp tại chiến trường Ðiện Biên Phủ năm 1954 bằng những trận đánh vũ bão theo lối “Chiến tranh quy ước -Conventional War” hẳn hoi. Hà Nội nhắm đánh vào Quân Khu I, lãnh thổ địa đầu của Nam Việt Nam, cho 15 ngàn quân của Sư Ðoàn 304 tràn qua vĩ tuyến 17, dưới sự yểm trợ của pháo binh và hỏa lực phòng không trang bị hỏa tiễn địa – không SAM-2 của Liên Xô, sau 3 ngày đêm đội những trận bão lửa Pháo Binh và Hỏa Tiễn. Sư Ðoàn 3 Bộ Binh VNCH là Sư Ðoàn mới thành lập, trong đó chỉ có Trung Ðoàn 2 Bộ Binh nòng cốt là tương đối thiện chiến, còn hầu hết là tân binh, lính mới, và vị Tư Lệnh Sư Ðoàn là Trung Ðoàn Trưởng mới được vinh thăng Chuẩn Tướng thì làm sao mà chịu cho nổi sức tiến quân của cộng sản? Tại sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội VNCH, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, lại cho Sư Ðoàn 3 Bộ Binh mới thành lập trấn giữ cái cửa ngõ ngăn chặn quân cộng sản Bắc Việt ngay sát vĩ tuyến 17 như thế này ? Có ai xúi dại 2 ông Thiệu và Viên làm như thế hay không?

UserPostedImage

Cộng sản đánh chiếm Tỉnh Lỵ Quảng Trị, mở đường xuống Huế rồi sẽ phối hợp với các đơn vị chính quy Bắc Việt, xâm nhập từ đường mòn Hồ Chí Minh, cũng như các lực lượng vũ trang địa phương, bộ đội chủ lực của Tỉnh và Huyện, dứt luôn Quân Khu 1. Ngoài mục tiêu quân sự, cộng sản còn nhắm vào những mục tiêu chính chính trị và ngoại giao to lớn, quan trọng hơn: Cuộc Hòa Ðàm tại Paris để quân đội Mỹ ra đi trong danh dự, không đến nỗi bị cộng sản quốc tế và Hà Nội đánh cho phải chạy mà không có Hiệp Ðịnh ngưng bắn chi cả.

Tỉnh Lỵ Quảng Trị bị chiếm, cộng sản cho xe tăng T-54 của Liên Xô dẫn đầu, Bộ Binh và cơ giới kéo xuống Huế theo quốc lộ I, được pháo binh và hỏa tiễn 122 ly của Trung Quốc dọn đường. Quân cộng sản tiến về Huế như đi vào chỗ không có người. Dân chúng Quảng Trị thoát chết khi qua khỏi “Ðại Lộ Kinh Hoàng” tràn xuống Huế, trong khi dân chúng Huế cũng xô nhau bỏ chạy vì dân ở đây làm sao quên được vụ tàn sát ghê gớm với những mồ chôn tập thể trong dịp Tết Mậu Thân – 1968!

Tướng 3 sao Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Ðoàn I- Quân Khu I (người được nhiều nhân vật chính trị cũng như quân sự trong và ngoài nước đánh giá: chỉ là 1 Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn loại trung bình, chớ không đủ khả năng giữ chức Tư Lệnh Quân Ðoàn trong giai đoạn địch quân tiến như vũ bão thế này) hoảng hốt, không biết phải đối phó ra sao, chỉ biết cầu cứu liên tục về Dinh Ðộc Lập ở Sài Gòn với tinh thần chủ bại. Tuyến đầu bị phá vỡ thì địch quân sẽ thừa thắng xông lên dễ dàng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Còn phía ta đã rút lui, tan vỡ bỏ chạy thì tinh thần quân đội và dân chúng rối loạn ra sao, ai cũng biết rồi.

Giới truyền thông ngoại quốc, nhất là ở Mỹ đã đánh giá Quân Ðội và các cấp chỉ huy của Quân Lực VNCH qua những Tướng Lãnh như vậy đó! Cho tới khi đài phát thanh loan báo: Tướng Ngô Quang Trưởng được điều động từ Quân Khu 4 ở trong Nam ra, nắm chức Tư Lệnh Quân Ðoàn I và Vùng I chiến thuật thay thế Tướng Lãm, dân chúng đang hỗn loạn bỏ chạy khỏi thành phố Huế cùng đồng thanh la lên “Tướng Ngô Quang Trưởng về làm Tư Lệnh Quân Ðoàn I, bảo vệ Huế và chiếm lại Quảng Trị thì bà con không có chạy đi đâu nữa cả! “Lòng dân tin tưởng mãnh liệt là thế!” Tướng Ngô Quang Trưởng xuất thân Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, gốc binh chủng “Thiên Thần Mũ Ðỏ Nhẩy Dù”, nhưng lúc này đã mang lon 3 sao vì những chiến công ngoài mặt trận, và luôn luôn hòa đồng với các Sư Ðoàn Bộ Binh dưới quyền nên Tướng Trưởng luôn mặc quân phục tác chiến của Bộ Binh, thay vì quân phục Nhẩy Dù. Có lẽ Tướng Trưởng nghĩ rằng: Bộ áo không làm thành Thầy Tu, Tướng giỏi không cần phô trương bên ngoài mà cần phải đánh thắng trên trận địa và được lòng kính phục của quân sĩ. Tướng Ngô Quang Trưởng về Huế, chỉnh đốn lại quân ngũ, tái phối trí lực lượng, kêu gọi dân chúng an tâm, xin tăng phái lực lượng Tổng trừ Bị: Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến từ Sài Gòn bay ra. Thế rồi trước sân cờ Phú Văn Lâu, Cổ Thành Huế, Ông đã thề trước ba quân “Sẽ chiếm lại thành phố Quảng Trị trong thời gian ngắn nhất” như thời Nhà Trần, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi ra quân đã cầm gươm chỉ xuống sông Bạch Ðằng mà thề trước Tướng Sĩ: “Nếu phen này không phá tan được quân Mông Cổ thì ta sẽ không còn trông thấy con sông này nữa! Ôi, Lịch Sử dân tộc Việt Nam, làm sao quên được những giờ phút bi hùng và oanh liệt như thế này! Dưới quyền Tư Lệnh của Danh Tướng Ngô Quang Trưởng, Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu, chặn đứng những Sư Ðoàn thiện chiến, lẫy lừng nhất của cộng sản Hà Nội, trước sự ngỡ ngàng của dư luận trong và ngoài nước. Cổ Thành Quảng trị đã được chiếm lại. Quân cộng sản đành tháo chạy trở ngược về bên kia vĩ tuyến 17, giống như năm 1953, Danh Tướng MacActhur của Hoa Kỳ đã phản công, đánh bật quân cộng sản Bắc Hàn ra khỏi những vùng chiếm đóng trên lãnh thổ Nam Hàn, bỏ chạy bán sống bán chết trở ngược về phía Bắc vĩ tuyến 38.

Tướng Ngô Quang Trưởng và quân sĩ của Ông đã bảo vệ được Huế, chiếm lại thành phố Quảng Trị đúng như lời thề trước sân cờ Phú Văn Lâu bữa nào. Ðó! Tinh thần chiến đấu của Quân Ðội VNCH là như thế đấy! Tướng Lãnh của Quân Ðội VNCH có những người như thế đó!

Tờ báo Time Tạp Chí cỡ lớn của Hoa Kỳ, tôi có trong tay hàng tuần, một lần đã đăng những dòng cảm nghĩ của Ðại Tướng 4 sao Hoa Kỳ, Norman Schwarzkopf, Tư Lệnh Chiến Dịch” Bão Sa mạc – Desert storms” chinh phạt hung thần Saddam Hussein của xứ Iraq đầu thập niên 1990, đại để như sau “Hồi còn chiến đấu ở Khe Sanh thuộc lãnh thổ Quân Khu I Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách là 1 Trung Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Nhẩy Dù của Hoa Kỳ, tôi đã học được ở Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu I VNCH rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật chỉ huy cũng như tác chiến.

Những kinh nghiệm đó đã giúp tôi rất nhiều, ngay cả mấy chục năm sau, trong Chiến thắng “Bão Sa Mạc – Desert Storms’ Victory”. Nhiều nhân vật chính trị, truyền thông tại sao không biết những điều này khi nói về Quân Ðội VNCH? Họ ngu dốt hay mang đầy ác ý trong đầu!

Rồi đến chiến trường An Lộc, Tỉnh Bình Long. Ở Hòa Hội Paris, Lê Ðức Thọ và Xuân Thủy, Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng cộng sản, ra mặt lấn áp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger trong các buổi mật đàm qua thế mạnh của quân cộng sản tại Miền Nam, trong khi Hoa Kỳ muốn rút chân cho mau Khỏi “Vũng lầy kinh khủng” này. Ðại Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp, “người hùng Ðiện Biên Phủ”, Bộ Trưởng Quốc Phòng của cộng sản đã tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội “Nhân dân Việt Nam đã đánh gục 3 đời Tổng Thống Hoa Kỳ, và sẽ đập tan chính quyền Nixon bằng 1 cuộc chiến thắng hoàn toàn – Defense Minister Vo Nguyen Giap says that the people of Vietnam have defeated 3 U.S. Administrations and are about to complete victory over President Nixon…” Với cái khí thế như vậy, xe tăng T-54 của cộng sản đã tràn ngập, làm chủ tình hình thị xã An Lộc, dẫn theo sau những đơn vị bộ binh thiện chiến, danh tiếng nhất, sau khi những trận bão lửa pháo binh đã quét dọn sạch sẽ, không để lại những gì có thể sống sót. Các chiến sĩ Sư Ðoàn 5 Bộ Binh VNCH cùng 1 số đơn vị bạn còn lại của địa phương Bình Long đã chiến đấu vô cùng anh dũng, ác liệt, giữ từng tấc đất, từng góc phố, ngõ hẻm để có chỗ đứng hay nằm mà chiến đấu vì ngưng chiến đấu tức là chết. Mặt trận An Lộc làm rung động thế giới, làm rối loạn không khí hòa đàm tại Paris vốn đã nghiêng hẳn thế thuận lợi về phía cộng sản.

Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh cũng như Hà Nội muốn An Lộc phải thất thủ kinh hoàng như Ðiện Biên Phủ ngày nào. Những tay cá độ quốc tế đã dám đánh 100 ăn 1 là An Lộc sẽ thất thủ để cho cộng sản tiến quân về Sài Gòn, đập tan chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngay trong năm 1972. Tướng 3 sao (Général de Division) Vanuxem của Pháp, Tư Lệnh quân đội Pháp tại Bắc Phi, người đã từng giữ chức vụ “Commandant de la Zône Sud du Nord Vietnam – Tư lệnh Quân Khu tả Ngạn Sông Hồng Hà” thời kỳ Ðiện Biên Phủ thất thủ tại Việt Nam- 1954 ố khi trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền thanh, truyền hình, đã nói: Quân Ðội VNCH không thể nào giữ nổi An-Lộc. Có lẽ Tướng Vanuxem chưa quên được cảnh pháo binh cộng sản bất ngờ hiện diện tại các đỉnh đồi chung quanh lòng chảo Ðiện Biên Phủ (do trâu, voi, người kéo lên, dân công khiêng vác từng bộ phận) dội như mưa bão suốt ngày đêm, làm tê liệt hoàn toàn các giàn trọng pháo hùng hậu của Pháp cho đến nỗi Ðại Tá Pirotti, chỉ huy trưởng pháo binh của Pháp tại chiến trường này quá thất vọng và khủng khiếp, phải mở chốt lựu đạn mà tự sát.

Có lẽ Tướng Vanuxem chưa quên được cái cảnh những Sư Ðoàn cộng sản cuồng tín, đông như kiến cỏ, theo chiến thuật “Biển Người “của Thống Chế Lâm Bưu Nguyên Soái Hồng Quân Trung Quốc, tràn qua các bãi mìn, đạp nát các công sự phòng thủ, các hàng rào kẽm gai chằng chịt, tràn xuống các giao thông hào, đạp lên xác chết của lính Pháp, Bắc Phi và cả cộng sản, phối hợp với quân cộng sản từ dưới đất chui lên từ các đường hầm đã được máy móc, cơ giới của Trung Quốc đào bới ngày đêm trong lúc pháo binh hỏa tiễn Trung Cộng liên tục nổ rầm trời. Chắc Tướng Vanuxem liên tưởng đến cái cảnh Tư Lệnh chiến trường Ðiện Biên Phủ, Tướng De Castries, mặt mũi hốc hác, bị quân cộng sản bắt sống ngay tại căn hầm Chỉ huy, cùng với toàn thể Sĩ Quan Bộ Tham Mưu của Ông để rồi chiến tranh Việt-Pháp kể như chấm dứt từ chỗ này, mà phần thất bại tất nhiên thuộc về phía người Pháp. Tướng Vanuxem tin chắc là Quân Ðội Việt nam Cộng Hòa không thể nào giữ nổi An Lộc một khi Hà Nội đã quyết định biến An Lộc thành một thứ Ðiện Biên Phủ để giành thế chủ động trên bàn Hội Nghị tại Paris, một khi cộng sản Hà Nội có Liên Xô và Trung Quốc đứng sau lưng, nhất định bắt người Mỹ phải “nhắm mắt lại mà ký vào Hiệp Ðịnh Paris” như cộng sản đã bắt người Pháp phải làm như thế ở Hội nghị Geneva 1954. An Lộc đã bị thế giới coi như đã bị mất vào tay cộng sản. Thế mà, khi Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Dù, hợp lực với Biệt Ðộng Quân và 1 số đơn vị Bộ Binh VNCH kéo tới đánh những trận phản công sấm chớp, lở đất long trời thì xe tăng T-54 Sô Viết, cũng như Bộ Binh cộng sản từng làm mưa làm gió trước đó trên vùng đất An Lộc tan hoang, trơ trụi, đành phải mở đường máu mà tháo chạy mặc dù lệnh của Hà Nội: phải giữ An Lộc đã chiếm bằng mọi giá. An Lộc vẫn còn đó, không thất thủ như Ðiện Biên Phủ năm 1954. Cả thế giới kinh ngạc. Tướng 3 sao của Pháp Vanuxem cùng dân cá độ quốc tế đã thua đậm trong keo này. Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống Ðệ Nhị Việt Nam Cộng bỗng dưng có được giờ phút vinh quang và oai hùng nhất trong cuộc đời binh nghiệp cũng như chính trị của ông: đáp trực thăng xuống ngay chiến trường An Lộc giữa tiếng hoan hô vang dậy không ngớt của của các chiến sĩ VN Cộng Hòa vừa tái chiếm An Lộc, trong khi tiếng đại bác của 2 bên, tiếng hỏa tiễn 122 ly của Trung Cộng vẫn còn nổ vang quanh vùng, và An Lộc vẫn còn mù mịt, khét lẹt mùi lửa đạn.

Ðó! Tinh thần chiến đấu của Quân Ðội VN Cộng Hòa là như thế đấy! Và còn biết bao nhiêu trận đánh lẫy lừng khác trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Một bài báo có hạn làm sao kể hết!

Năm 1975, Cộng sản đánh chiếm Ban Mê Thuột, cũng chẳng khác gì cộng sản đánh chiếm Huế năm 1968, đánh chiếm Quảng Trị, kiểm soát An Lộc năm 1972 bao nhiêu. Vậy thì khi Ban Mê Thuột mới rơi vào tay giặc trong sự bất ngờ, tại sao Ông Thiệu lại hạ lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú phải bỏ Quân Khu 2, cho Tướng Ngô Quang Trưởng phải bỏ Quân Khu I, trong khi hai Tướng Tư Lệnh này đang có trong tay 6 Sư Ðoàn Bộ Binh, hầu hết đều thiện chiến, chưa kể đến các Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, mấy chục Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân, bao nhiêu là đơn vị yểm trợ chiến đấu, đó là chưa kể đến hỏa lực yểm trợ của Hải Quân, Không Quân, lực lượng Tổng trừ Bị của Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, tất cả đều đang sẵn sàng chiến đấu vì chỉ có chiến đấu hay là chết mà thôi. Ông Thiệu hạ lệnh rút bỏ 2 Quân Khu cửa ngõ, địa đầu của Nam Việt Nam như vậy để làm gì?- Có nhận lệnh từ đâu không? – Ðể tạo nên một sự tan rã, hỗn loạn của cả một lực lượng Quân Ðội to lớn, hùng mạnh như nói ở trên, trong khi tất cả đang sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu để sống còn. Sự tan rã hỗn loạn này kéo theo sự hỗn loạn tràn ngập của hàng triệu dân chúng đổ vào Quân Khu 3, bao quanh Thủ Ðô Sài Gòn. Trong tình thế đó thì Quân Khu 3 còn đánh đấm gì được nữa? Quân Cộng sản chẳng cần đánh, mà cứ như đi vào chỗ không có người. Nên nhớ rằng, khi gặp sự quyết chiến của Sư Ðoàn 18 Bộ Binh VNCH, với sự tăng cường của một số đơn vị bạn, mà Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Tướng cộng sản Văn Tiến Dũng đã phải tung ra 2 Sư Ðoàn thiện chiến để hòng nhân đà thắng lợi, đánh tan Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, dưới sự chỉ huy của vị Tướng Trẻ Lê Minh Ðảo, nhưng không thắng nổi. Sau cùng Văn Tiến Dũng phải tung thêm 2 Sư Ðoàn nữa vào mặt trận này, là 4 Sư Ðoàn tất cả, lấy 4 đánh 1, trong thế thuận lợi hoàn toàn về phương diện tinh thần quân sĩ đang lên. Vậy mà Sư Ðoàn 18 Bộ Binh VNCH chỉ chịu rời bỏ trận tuyến khi có lệnh của Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 kiêm Vùng 3 Chiến Thuật. Vị Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 không muốn trông thấy Sư Ðoàn 18 Bộ Binh VNCH anh dũng, kiên cường bị tiêu diệt trước thế trận bất quân bình, địch đông gấp 4 và có thể tăng gấp 5, gấp 6 nếu cần, vũ khí đạn được, xe tăng, pháo binh được cộng sản quốc tế đổ vào như mưa bão, quyết đánh chiếm Sài Gòn như đã định.

Tướng Homer Smith, Tùy Viên Quốc Phòng Mỹ tại sài Gòn, ngày 13 đã gửi cho Tướng George S. Brown, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ ca ngợi ý chí và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa dù những bất lợi đang đè nặng trên vai họ. Sau 5 ngày theo dõi cuộc chiến An Lộc, Tướng Smith đã nói: “Sự chiến đấu anh hùng và dũng cảm của quân đội Nam Việt Nam… kể cả Ðịa Phương Quân Tỉnh Long Khánh, đã cho người ta thấy rõ tinh thần và khả năng chiến đấu của những người lính này giỏi hơn đối phương của họ rất nhiều…” Ðó là chưa nói đến các chiến sĩ Sư Ðoàn 18 Bộ Binh tại chiến trường Xuân Lộc.

Trong lúc đó tại Quân Khu 4, ở miền Tây, Tướng Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam, một Tướng giỏi, với Tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc mấy năm trước, có trong tay 3 Sư Ðoàn Bộ Binh thiện chiến và các lực lượng Biệt Ðộng Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Ðịa Phương yểm trợ chiến đấu

hùng hậu, tinh thần rất cao, sẵn sàng chờ địch tiến đánh Quân khu này.

Khi Tổng Thống… cà chớn Dương Văn Minh, với tư cách Tổng Tư Lệnh lúc đó, bị chỉ huy trực tiếp bởi Sư Phụ Thích Trí Quang và ngay cả từ Hà Nội qua trung gian của người em ruột Dương Văn Minh, Sĩ quan cao cấp cộng sản là Dương Văn Nhựt (đã liên lạc với Dương Văn Minh từ hồi 1956) hạ lệnh cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng cộng sản vô điều kiện (để bàn giao cho cộng sản, hi vọng kiếm cho bản thân và bè lũ, chỗ đứng chỗ ngồi mà cộng sản sẽ dành cho trong chính quyền “Cách Mạng giải phóng”, thì Tướng Nguyễn Khoa Nam đã họp các Sĩ Quan có trách nhiệm chỉ huy dưới quyền, và ra lệnh: anh em tùy nghi lo liệu về phần mình, trước tình thế chúng ta bị bắt buộc phải đầu hàng. Kế hoạch chiến đấu để tự cứu mình và bảo vệ vùng lãnh thổ trách nhiệm của chúng ta đã không thi hành được như anh em đã có thể biết… Sau đó, Tướng Nguyễn Khoa Nam, trong bộ quần áo tác chiến, mũ sắt 2 lớp (sẵn sàng chiến đấu) đã vào Văn Phòng Tư Lệnh, ngồi xuống ghế của mình, nhìn lại lần cuối tấm bản đồ Tổ Quốc trên tường, nhìn lá cờ nhỏ nền đỏ với 2 ngôi sao trắng, tượng trưng cho uy quyền của một Tướng Lãnh chỉ huy, để trên bàn rồi rút súng bắn vào đầu tự sát. Chắc chắn là trước khi bóp cò cho viên đạn xuyên qua đầu, vị Tướng đáng kính phục này đã nói những gì với Tổ Quốc, với đồng bào, với chiến hữu của ông.

Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn, anh hùng tử thủ An Lộc mấy năm trước, trở về căn cứ chỉ huy phụ, nói với người vợ thân yêu “Em ở lại nuôi con, anh phải ra đi vì thân làm Tướng không thể sống nhục như thế này…” Người vợ thân yêu nói với ông “Anh Hưng! Cho em chết theo với! Tất cả chúng ta và các con cùng chết với nhau!” thì Tướng Hưng đã thuyết phục người vợ: Không được! Cha Mẹ không có quyền giết con. Em phải sống để nuôi dậy con nên người để trả thù nhà và cùng với thế hệ mai sau lấy lại Ðất Nước này! Em phải sống dù phải chấp nhận hi sinh, khó khăn, gian khổ. Người vợ thương yêu và can trường của vị Tướng anh hùng này nói trong nước mắt: Em nghe lời mình với hai điều kiện: Nếu cộng sản bắt em phải xa lìa các con hay chúng làm nhục em thì em có quyền tự sát! Tướng Hưng bằng lòng, nắm lấy tay vợ rồi chào từ biệt vợ con cùng một vài Sĩ Quan, Binh Sĩ đã có mặt từ trước tại đây để dự định liên lạc với các đơn vị thi hành kế hoạch chiến đấu cứu mình, cứu Quân Khu 4, của hai Tướng Nam và Hưng, rồi vào phòng riêng, gạt đi lời yêu cầu của người vợ xin được chứng kiến tận mắt sự ra đi của chồng. Tướng Hưng đóng cửa lại, và 1 phát súng nổ… Tướng Lê Văn Hưng đã ra đi vĩnh viễn cùng với Tướng Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam, để lại cho Lịch Sử dân tộc Việt Nam những tấm gương bất khuất sáng ngời, như những tấm gương bất khuất của Cha Ông ngày trước, của những thời đại Lý Thường Kiệt phá quân ngoại xâm Nhà Tống, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Mông Cổ v.v… Hai Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đã cùng một số Tướng Lãnh khác như Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và nhiều Sĩ Quan cao cấp khác của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã chết theo vận nước. Các Ông không muốn bị bắt làm tù binh hay đầu hàng giặc để lại ô danh cho hậu thế. Các ông cũng không muốn bỏ quân mà chạy lấy thân để rồi ra nước ngoài, mang theo tiền bạc ăn cắp của Quân Ðội, của Quốc Gia, làm giầu bất chính trên xương máu của chiến sĩ như một số Tướng Lãnh hèn hạ khác. Quân đội của quốc gia nào có những Tướng Lãnh anh hùng và can đảm như thế hay không?

Một số Sĩ Quan cao cấp của Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, không muốn dư luận cũng coi mình như những kẻ khác không biết gì về cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến kỳ lạ này, về sau đã phải lên tiếng nói ra sự thật là: Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, nói chung, đã chiến đấu rất anh dũng và kiên cường, mặc dầu họ luôn luôn phải chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, không được chiến đấu trong những điều kiện đầy đủ, dễ dàng như quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ðúng như thế.

* Quân Ðội Hoa Kỳ chỉ chiến đấu khi nắm chắc được yếu tố “Vượt trội về hỏa lực – Superiority of Firepower”. Quân đội VNCH phải chiến đấu trong mọi trường hợp cần thiết.

* Quân đội Hoa Kỳ chỉ chiến đấu tại Việt Nam trong thời gian ngắn hạn rồi thay nhau về xứ. Như thế không bị dồn vào thế mệt mỏi căng thẳng quá độ, thường trực về thể chất cũng như tinh thần. Còn Quân dội VNCH thì ngược lại, phải chiến đấu liên tục, không ngưng nghỉ. Sức chịu đựng của người chiến binh VNCH nó khủng khiếp đến thế nào?

* Trong khi chiến đấu cũng như lúc đóng quân trong đồn lũy, người chiến binh Hoa Kỳ luôn luôn được bảo vệ bằng những phương tiện chiến tranh dồi dào, tối tân, hiện đại nhất, cả về tấn công, phòng thủ cũng như yểm trợ. Người chiến binh VNCH làm sao có được như vậy! Cái mạng sống của người chiến binh Việt Nam nó cũng mỏng manh.

* Ðiểm nữa, ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, thể chất, tâm lý của người chiến binh Việt Nam là: trong khi mình xả thân chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ mạng sống của chính mình thì lúc đó gia đình, những người thân yêu phải sống ra sao? Liệu có đang kẹt trong vùng lửa đạn, chết chóc hay không? Về điểm này, người chiến binh Hoa Kỳ khỏe hơn là cái chắc, tinh thần ổn định, thoải mái hơn rõ ràng.

Bây giờ, nếu đặt người chiến binh của các cường quốc Âu-Mỹ vào vị trí, hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt của người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, thử hỏi liệu những người chiến binh ấy có thể chiến đấu được như người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa hay không? Chịu được bao lâu? Chính Phủ, Quốc Hội và Nhân Dân các quốc gia đó chịu được mấy tháng, mấy năm?

Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường bên cạnh những người bạn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa của họ từ các chiến trường Khe Sanh, Ðác-Tô, Pleiku, Kontum, Ðồng Xoài, Bình Giả, Củ Chi, cho đến các chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, điểm tận cùng của Ðất Nước Việt Nam…

(Mến tặng các chiến hữu, đồng bào, nhất là những người bạn trẻ của tôi)

Tác giả Phan Đức Minh

---------------------------------------------------------------

UserPostedImage

Quân Đội Việt-Nam Cộng Hòa

Đỗ Thái Nhiên Nguyên thiếu úy, trưởng ban Quân số Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Phòng Không KBC 4314

Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saigòn, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo tìm đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh "phản quốc". Vì thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính vì hai chữ "bảo mật", nhiều người đã ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giã biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các "nhất định" vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định tìm gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không còn bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương. Những người bạn đó đã đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.

Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một mình tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Hòa. Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đã bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn còn đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể vì phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể vì phượng muốn biểu tỏ tấm lòng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh "quốc" đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tài mở nắp, di cốt tử sĩ đã biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn còn nguyên nhưng di ảnh của ngườI quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa.

Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số hình ảnh não nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ hình ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đã để lại nơi dương thế trước khi đi vào cõi vĩnh hằng. Từ cõi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục??? Bây giờ nhiều năm đã trôi qua... Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã lắng đọng... Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đã trôi xa vào quá khứ... Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thu. Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xã Westminster, California. Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa. I. Phương pháp đánh giá một Quân Ðội. Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rõ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đã viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao Gò Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đã kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa để nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát... Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ý nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng. Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hội. Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lý cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đã cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lý do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ "thịnh vượng" vẫn là người khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. Vì vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là "kinh tế nhân". Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v...v... trong một thời lượng đã được quy ước trước. Thế rồi từ ý niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đã thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc gia. Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần "kinh tế nhân" làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tự. Thước đo đó chính là một người lính bình thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng "bỏ quân chạy lấy người". Người lính đó không phải là anh binh nhì, suốt ngày ngồi ở vọng gác thì thầm ca bài "Kỷ Vật Cho Em". Người lính đó mang trong người đầy đủ "tính lính" mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. Người lính đó là "người lính tiêu biểu". Bây giờ chúng ta hãy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính. II. Quá trình thụ giáo của người lính. Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không tìm hiểu cội nguồn giáo dục đã đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó. Chế đô. CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. Vì vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống trị. Cũng vì vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục "rất Người". Trên toàn lãnh thổ VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v...v... không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lãnh tụ hay độc tôn chế độ. Đó là nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đã được hấp thụ trong toàn bộ học trình của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đã từng sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méo. Ngay sau khi "xếp bút nghiên theo việc đao cung", người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lý chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lãnh tụ hay chế độ chính trị nào. Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại võ khí tinh thần duy nhất là lòng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội. Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lý chiến của quân đội, người lính còn được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xã hội. Người ta có thể không đồng ý với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối cãi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lãnh vực: nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lý do tại sao sau nhiều năm bi. CSVN tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xã hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc. Nhìn chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lý chiến cùng với giáo dục xã hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đã được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đã hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển tình cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ hình trôn ốc. Vạn vật vận động theo hình trôn ốc. Hình trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. Hình trôn ốc là hình vẽ diễn ý rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển tình cảm của một cá nhân,chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha me. Đó là tình con cái đối với cha mẹ (đỉnh của hình trôn ốc) Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé tìm tới tình anh chị em ruột thịt, rồi tình họ hàng gần xa, rồi tình làng xã, tình quốc gia dân tộc, tình nhân loạị.. Cứ như thế tình cảm của con người sau khi rời đỉnh hình trôn ốc đã men theo các vòng xoáy hình trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môI trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt tình cảm tự nhiên của Con Người. III. Bản chất của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đã nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hãy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hảI chiến chống Trung quốc ở Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một "chiến sĩ chống Mỹ cứu nước" trước kia đã giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài "Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Qua. Đen". Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đã để lộ nguyên hình là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đã xác nhận điều được gọi là chiến tranh "Giải Phóng Miền Nam" do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa. Các sự thể kể trên đã mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn lòng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận tình với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đã được đền thưởng những gì? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường "vị quốc vong thân" trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một tình huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê tái "Đám Ma Tù" là điển hình của tình huống vừa kể: "Vài tên cầm súng bước đi đầu Tên nữa AK tiếp theo sau Một xác bó tròn đôi manh chiếu Hai đầu buộc tréo bốn dây lau Không kèn, không trống, không đưa tiễn Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ Vùi nông một khối hận thù sâu !!!" Ngô Minh Hằng--Thi Phẩm Gọi Đàn Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi hình thái trận địa. Các chiến thắng Bình Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đỏ Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v...v... là những thí dụ điển hình tạo nên "Quân Sử Vàng" của QĐVNCH. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm mình theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đã ngạo nghễ chọn cái chết thay vì đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ý nghĩa của Kinh và Quyền trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ý nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó còn là lý do giải thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương. IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử. Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đã trình bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thê? QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nào. QĐVNCH là hình ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh "bị trói tay" đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lý do chủ yếu dẫn đến "cái chết" của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giã mọi hệ lụy. Thế nhưng, ngay sau ngày bị "bức tử", QĐVNCH đã để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau: Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rõ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là "Bầy Qua. Đen". Lo sợ lòng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng rãi và lâu dài. Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực lòng căm phẫn của nhân dân VN đốI với "Bầy Qua. Đen". Vì vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết "Victory most can celebrate" của ký giả Gordon Dillow, đã nhắc lại các sự việc: • VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH • VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất. • VC kiên trì và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, California. Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ý hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC. Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đã thua kém VC trên địa bàn quân sự. Tuy nhiên "Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH" là một sự thực không thể chối cãị nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đã cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lý do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai trò của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể "tránh né" vừa nói đã làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cáI bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấu. Để bác khước kiểu "hiểu lệch" kia, chúng ta hãy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopediạcom/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về lòng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH. Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cõi bức tử. Tình trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.V. Giải trừ oan khiên. Những điều trình bày ở trên đã minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên? Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hãy hãnh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quý vị. Quý vị gia đình cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xã hội VNCH hãy ghi khắc trong tim óc của mỗi quý vị: chúng ta đã có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đã bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính. Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hãy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và lòng ái quốc của QĐVNCH trên những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ý nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự vì nhân dân. Các loại quân đội tay sai của "Bác", của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH. Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ý nghĩa của công bằng và lẽ phải. Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Quy luật sống tự nhiên kia đòi hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xã hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân đội. Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và vì dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá trình giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xã hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như hình vớI bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. Vì vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi. Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụy. Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang. • Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC • Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH • Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm. ============================= CÁM ƠN ANH Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...để rồi giờ đây, ngồi bất động nhìn trời mây, hay mù lòa trong bóng tối mịt mù của cuộc đời bất hạnh, thì với 5, 10 đồng, đôi vài chục bạc, đẻ tích tụ lại, chúng tôi gởi về các anh, hay người thân quen cũ, gởi về cố nhân, những chiến hữu thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang dở sống dở chết ở quê nhà, ôi, còn gì quý trọng hơn tình thương đồng đội... Ở đây, có người còn nghĩ ra điều: chúng tôi đang nợ các anh, những thương phế binh VNCH, đã từng chiến đấu ở biên cương, tiền đồn, để bảo vệ cuộc sống an lành, no ấm của hầu hết những ai được ở hậu phương, là những đô thị phồn hoa bà cả những làng thôn mát mẻ, bình yên. Vâng, tất cả đều phải chịu ơn anh, cám ơn anh, người lính đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ lý tưởng Quốc Gia. Chiến hữu thương phế binh sẽ khiêm tốn trả lời: - Có gì đâu quý vị, có gì đâu Em, các anh có thể hiện lòng dũng cảm, tính can đảm phi thường, để lại chiến trường chân, tay, mắt, mũi v..v năm xưa, giờ đây mới rõ được lòng dạ tha nhân, tình thương cựu cảm chứ... Nay có dịp nghĩ về nhau, thì... trời đã xế chiều rồi, Em ơi, trời chiều ở đâu cũng buồn, cho dẫu quý vị và Em ở hải ngoại, đầy ánh sáng lưu ly, thì vẫn xót xa thương nhớ chiến trường xưa... và em, sau 60 năm, đã thành cụ già lụ khụ, chúng ta chỉ còn cái nghĩa ở đời. - Thế mà đã hơn một lần nói cho văn vẻ, còn nói trắng hẳn ra, thì là lần thứ 5 ở khung trời Nam Cali này, chúng tôi cám ơn Anh, người thương phế binh VNCH, vào chủ nhật ngày 7 tháng 8 năm 2011, mọi người lại nhớ đến hẹn đại nhạc hội Cám ơn anh ở sân vận động trường trung học Garden Grove Park, để lại nghe hàng trăm giọng hát yêu mến lính, để lại được dấu những đồng bạc trong mấy ngón tay, và bỏ vô những chiếc thùng quyên góp tình nghĩa. Mặc dầu ở xa đến nửa vòng trái đất, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng ra những gương mặt khốn khổ đặc biệt của các chiến hữu thương phế binh VNCH, họ đã tự lùi sâu vào hoang hóa, buồn tênh, nếu khóc được thì nước mắt họ đã đặc quánh như mưa dầu trong bão lửa Người mù níu áo người què, bước dò dẫm trong hoàng hôn cuộc đời, thế mà chiếc đàn mốc thếch gió sương, lại cứ vang lên: Anh không chết đâu em Anh sẽ về với mẹ mong con... Vâng, có thể anh chưa tin lắm ngày về đây thương tật, hiện diện trước cửa nhà em, nhưng chắc chắn anh sẽ về với mẹ, vì mẹ mong con dẫu mất mát phần nào cơ thể, chỉ có mẹ trải lòng ra, như tấm thảm nhung tơ đỡ thân anh khu đã mất đi chân, tay, mắt, mũi..v..v Rồi thời gian, liều thuốc xoa bóp ưu tư, mài mòn uất hận, tự nó chữa cho anh nỗi tủi hờn, buồn chán... Chẳng phải binh nhì, binh nhất hồn nhiên, không biết thương đau, hau thiếu úy mộng mơ phải ôm sầu tuyệt vọng, cũng không phải ,trung, đại tá dở dang danh vọng, mà đến đại tướng nếu cầm quân đánh giặc trực chiến, lỡ bị cụt tay, ngay khi tổn thất, vẫn chán đời biết mấy, nhất là cánh tay ấy còn có thể lật lại những thế cờ. Nói thế có nghĩa là, trời đã tạo dựng ra con người, phải đầy đủ thân thể, tâm hồn, nay vì chiến trận, làm hư hao con người Thượng Đế tạo ra, chúng ta đã có lỗi với Đấng tối cao, thành, phải giữ gìn những gì còn lại một cách trân trọng. Các chiến hữu thương phế binh VNCH thêm một lần nữa chiến đấu với chính mình. Do đó, chúng ta có bổn phận hỗ trợ họ nhìn ra phía trước, mặt trời vẫn mọc, vạn vật vẫn vươn lên, cuộc sống vẫn muôn màu tươi đẹp theo mỗi cách riêng của mỗi người. Có gì vui vui khó nói, bảo rắng: yêu đời, yêu người, có thể lắm chứ, vì đời không quên các anh, vì người đang nghĩ tới các anh, lại còn ca tụng, tôn phong: Cám ơn anh, người thương phế binh VNCH. Đâu phải bây giờ, người Việt lưu vong mới nghĩ tới các anh, vì đã có dịp hồi tưởng lại, vì có chút phương tiện vật chất.v..v., mà trước 30/4/1975, ở miền Nam, thời Đệ nhị Cộng Hòa, chúng ta đã thấy các Hội tương trợ thương phế binh ở khắp các tỉnh miền Nam, do chính các chiến hữu thương phế binh VNCH thành lập và được các Bộ cựu chiến binh Tổng cục chiến tranh Chính trị và Cục xã hội Quân đội yểm trợ. Ở Quân khu 1, thương phế binh cựu đại úy Ngô Búa giữ chức Hội trưởng Hội tương trợ thương phế binh QK1, ông đã tỏ ra bình thản trước thảm trạng những chiến hữu trở về từ mặt trận với một mức độ tàn phế khiếp đảm, ông đã trước nhất ổn định tinh thần cho những chiến hữu bất hạnh, rồi từ đó, họ sống với nhau chia sẻ những số phận hẩm hiu. Trong một cuốn phim truyện cũ, từ thời đệ nhị thế chiến, cậu con trai của một vị Bộ trưởng Quốc phòng của một nước châu Âu, ra trận, để giữ thanh danh cho vị Bộ trưởng, đã bị mất tích, phim chiếu bị bắt, không phải tử trận. Khi gia đình được tin, người cha, Bộ trưởng đã đột nhiên thốt: - Bị bắt hay bị thương, vẫn hy vọng hơn là chết. Thành ra bị thương, họ bị phế vẫn may hơn là mất hẳn trên đời. Vậy thì quý vị thương phế binh VNCH, các anh vẫn có phần nào mang niềm vui trở về cho gia đình, nhất là cha mẹ, vợ con các anh, bởi vì cái tình, cài nghĩa là nỗi niềm ưu ái nhất trên cõi đời hữu hạn vậy. Hawthorne 17/7-2011

CAO MỴ NHÂN
Thúc Quân Sáng tác: Văn Giảng, Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

http://www.nhaccuatui.com/m/Tjdi61WnSv Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng. Đầu người lô nhô sát theo bờ núi sông hò reo. Thây tan trong khói mây tiến quân tiến quân theo! Nơi chốn sa trường quân Nam dồn bước oai vang trời. Việt Nam hận đời đời. Diệt quân Nguyên, quân lướt tới, thây kề thây Máu tuôn rơi, bước theo đường Mây ... chập chùng đi về đâu. Việt Nam hận đời đời. Diệt quân Nguyên, quân lướt tới thây kề thây Máu tuôn rơi, bước theo đường Mây chập chùng ... đi về đâu. Nhìn trong hơi gió thoảng bóng quân Nam lướt đi. Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên! Nơi đây đất nước ta biết bao đấng anh linh. Xương trắng xây thành cố tâm đền núi sông an nhà.



NGƯỜI LÍNH VNCH... TÔI NỢ ANH

Anh lớn lên... quê hương dày lửa khói,
Sách vở buồn... chữ nghĩa dở dang rơi,
Mực chưa vơi... gác bút... bước vào đời,
Trường nghiêng nắng... Ve ngân lời từ giã!

Mái trường yêu... áo thư sinh... gởi lại,
Những phương trình, hàm số ngỗn ngang vương,
Tấm bảng đen buồn im lắng trên tường,
Vết phấn trắng... học đường... bao kỷ niệm!

Nắng quân trường... tháng ngày dài huấn nhục,
Đêm di hành lạnh buốt dưới mưa rơi,
Da sạm đen... màu nắng đổi cuộc đời,
Người lính mới... ca vang lời sông núi.

Anh bước đi hơn nửa vùng đất nước,
Treo cuộc đời trên đầu súng... mong manh,
Tấm poncho che hạnh phúc dân lành,
Bùn vương gót... thơm đồng xanh lúa mới.

Hai mươi năm... Anh chưa tròn giấc ngủ, Vì đạn thù vẫn cày nát quê hương, Bước quân hành... ngọn cỏ đọng giọt sương, Anh dừng gót... hậu phương... hoàng hôn phủ.

Sông Bến Hải ... lửng lơ buồn im lắng, Chảy ngăn đôi ... đau xót Mẹ Việt Nam, Gót giày Saut in dấu nẻo quan san, Ngăn cuồng vọng lan tràn từ phương Bắc.

Huế cổ kính ... Kinh Đô Nam Quốc Việt, Cầu Tràng Tiền nghiêng bóng nước Hương Giang, Tết Mậu Thân... giặc đốt phá điêu tàn, Chiếc cầu gãy... Anh bàng hoàng chua xót!

Ôi Quảng Trị... Cổ thành nghiêng đổ nát, Máu của anh... từng viên gạch đỏ loang, Anh hiên ngang dựng lại ngọn cờ vàng, Cờ phất phới trên hằng ngàn xương trắng!

Phá Tam Giang lững lờ theo năm tháng, Ngược xuôi dòng len rừng lá xanh xanh, Lá hằn ghi... muôn vết tích quân hành, Sông in bóng ngàn hùng anh nước Việt.

Đồi Charlie chiều rừng xanh bão lửa, Nắng hạ buồn đưa tiễn cánh dù hoa, Hè bảy hai (72)... bao tang trắng... lệ nhòa, Anh gãy cánh... xót xa người ở lại.

Tống Lê Chân... pháo đạn thù bao phủ, Năm trăm ngày tử thủ... thức trắng đêm, Chí hùng anh... đôi chân cứng... đá mềm, Anh ngạo nghễ giữa muôn trùng quân giặc.

An Lộc Địa... chín mươi ngày rung chuyển, Hằng trăm ngàn đạn pháo... máu xương rơi, Anh hiên ngang sừng sững với đất trời, Anh vẫn sống với cuộc đời đáng sống!

Anh nổi trôi bồng bềnh trên sóng nước, Mộng hải hồ... áo trắng giữ quê hương, Hoàng Sa buồn... máu nhuộm đỏ đại dương, Anh nằm xuống... tang thương lòng biển mẹ!

Lững lờ mây... xé trời nghiêng cánh sắt, Anh tung hoành ngang dọc giữa không gian, Giữ quê hương... diệt lũ cộng bạo tàn, Giáng những trận kinh hoàng trên đầu giặc.

Màn đêm buông... những Kinh Kha thời đại, Đang âm thầm trên đất giặc hiểm nguy, Vì quê hương... anh nào có ngại gì, Trai thời loạn mấy người đi... trở lại...

Hai mươi năm... Anh miệt mài đi mãi, Chưa một lời than thở... kiếp chinh nhân, Máu tuôn rơi... thịt nát... không ngại ngần, Vì Tổ Quốc... chưa một lần buông súng.

Tháng Tư Đen... Ngày Ba Mươi... gãy súng, Giặc Hồ vào... máu nhuộm đỏ quê hương, Đôi dép râu mang chủ nghĩa bạo cường, Gieo tang tóc... xây thiên đường bằng máu!

Cuộc đời anh chôn vùi theo vận nước, Người quyên sinh tuẫn tiết với non sông, Hồn lửng lơ nhìn đất mẹ... đau lòng, Khóc nước Việt chìm trong giòng huyết lệ!

Kẻ sa cơ ngẩng cao đầu bất khuất, Nơi pháp trường... trước mũi súng cộng nô, Anh hiên ngang đả đảo lũ giặc hồ, Rồi gục ngã theo cơ đồ mệnh nước!

Người ở lại... chuỗi ngày dài lao lý, Trong gông cùm, tra tấn... máu thịt rơi, Ôi đớn đau... đói khát... thân rã rời, Anh uất hận lìa đời trong ngục tối!

Kẻ lết lê bên lề của cõi sống, Tấm thân tàn nương trên mảnh mo cau, Nửa đôi chân... vết thương rỉ máu đào, Tháng Tư đến... lệ trào trong giấc ngủ!

Loài quỷ đỏ trả thù trên xác chết, Nghĩa trang buồn... chúng tàn phá tan hoang, Xác thân anh trong cát bụi thời gian, Giờ trơ trọi mảnh xương tàn... mưa nắng!

Người còn sống giống như người đã chết, Khác nhau chăng... một xác chết biết đi, Mất quê hương... Anh còn lại những gì... Ngoài kỷ niệm khắc ghi vào quân sử!

Ba mươi bốn năm... lạc loài viễn xứ, Đếm tháng ngày trên những bước lưu vong, Tôi nợ Anh... nghe ray rức trong lòng, Vong Quốc Hận... sục sôi dòng máu nóng!

Tôi nợ Anh... nhịp quân hành rộn rã,
Ánh đuốc thiêng... khúc hát khải hoàn ca,
Tôi nợ Anh... nợ nước với thù nhà,
Món nợ đó... Tôi thề sẽ phải trả...

Món nợ đó... Tôi thề sẽ phải trả...
Trả cho Anh và Tổ Quốc Việt Nam./.

Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 34.
30/04/2009

Hoàng Nhật Thơ


Quân Nhạc VNCH

- Kèn Nghiêm
- Kèn Thượng Nghinh
- Kèn Thượng Kỳ
- Kèn Khai Quân Hiệu và Bế Quân Hiệu
- Kèn Truy Điệu

` ``````````````````

KenThuongKy



Kèn Khai Quân Hiệu và Bế Quân Hiệu
Kèn Khai Quân Hiệu và Bế Quân Hiệu :





KenTruyDieu
Kèn Truy Điệu:



NhacHonTuSi
Nhạc Hồn Tử Sĩ



TIỂU SỬ NGÀNH QUÂN NHẠC QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

 

TIỂU SỬ NGÀNH QUÂN NHẠC QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

www.quoctoan.com

**********************************************************************************

I - Tình trạng Quân Nhạc trước 1945.

Trước năm 1945, Việt Nam có ba ban Quân Nhạc. Nhạc viên toàn người Việt dưới quyền điều khiển của Nhạc Trưởng người Pháp tại ba nơi như sau:

- Hà Nội: Ban Quân Nhạc khố xanh

- Huế: Ban Quân Nhạc khố vàng

- Sài Gòn: Ban Quân Nhạc khố đỏ.

Ban Quân Nhạc khố vàng ở Huế nổi bật hơn cả vì tài nghệ các nhạc công giỏi hơn hai ban kia.

Năm 1930, khi Hoàng Đế Bảo Đại sang thăm Pháp và dự Hội Chợ Quốc Tế tại Paris, ban Quân Nhạc khố vàng được tháp tùng. Các buổi trình diễn được khán thính giả tại Paris hoan nghênh nhiệt liệt.
Đến năm 1944, quân đội Nhật đảo chánh quân đội Pháp tại Đông Dương, ba ban Quân Nhạc cũng bị tan rã.

Ngoài ba ban quân nhạc trên, còn có thêm ban nhạc Bảo Chính Đoàn dưới quyền điều khiển của Nhạc trưởng Vũ Văn Tuynh và ban nhạc Thính Phòng Thăng Long trực thuộc Tổng Trấn Bắc Việt về tài chánh và Nha Cảnh Sát Đô Thành về quản lý.
Ban nhạc Thăng Long được thành lập bởi Nhạc Trưởng Lê Hữu Mục, sau đó trao quyền điều khiển lại cho Nhạc Trưởng Lê như Khôi. Mỗi chiều Chủ Nhật, ban nhạc này thường trình diễn tại vườn hoa Ba Đình với những giọng ca nổi danh đương thời như Minh Đỗ, Quách Đàm, Hoàng Giác lôi cuốn một lượng khán giả khá đông và được hoan hô nhiệt liệt.

II - Tình trạng Quân Nhạc từ 1947 đến 1954.

Khi Hoàng Đế Bảo Đại được Pháp đưa về làm Quốc Trưởng, Ngài nhờ người Pháp thành lập các ban Quân Nhạc cho Việt Nam.

Đầu tiên là Sài Gòn, Nhạc trưởng Permentier liên lạc với Thượng Sĩ Dương Văn Huấn (cựu nhạc công ban Quân Nhạc khố đỏ trước kia) tập họp lại các nhạc công trong ban Quân Nhạc khố đỏ cũ, tuyển mộ thêm nhạc viên và huấn luyện để thành lập ban Quân nhạc Sài Gòn. Nơi đồn trú là trại Lê Văn Duyệt Gia Định. Ít lâu sau, nhạc trưởng Permentier về Pháp, trao quyền Nhạc Trưởng lại cho Thượng Sĩ Dương Văn Huấn.

Tại Huế, Tổng Trấn Trần Văn Lý mời Thượng Sĩ I Trần Như Tú đứng ra tập họp các anh em trong ban khố vàng khi xưa để thanh lập Ban Quân nhạc Bảo Vệ Quân tại Huế. Thượng Sĩ I Tú được đề cử làm Nhạc Trưởng với cấp bậc Thiếu úy..

Sau cùng là Hà Nội Vào thượng tuần 1947, Nhạc Trưởng Messler, người Pháp được mời thành lập Ban Quân Nhạc cho Hà Nội thông báo tuyển mộ được đăng trên các báo Việt, số người nộp đơn xin gia nhập rất đông. Ai nộp đơn trước sẽ được mang cấp bậc Thượng sĩ, các người sau cấp bậc thấp hơn. Những người sau cùng chỉ được mang cấp bậc Hạ sĩ hay Binh I mà thôi. Khi thành lập xong, ban nhạc đồn trú trong trại lính khố xanh cũ.

Thành phần các ban nhạc này đều rập khuôn ban Quân nhạc Pháp. Mỗi ban nhạc gồm hai phần: phần chính là ban Hòa Tấu, tiếng Pháp là Harmonie.
Phần phụ là ban Chào kính đưọc đọc trại theo tiếng Pháp là "Lích"(Cliques) dưới quyền một Lích Trưởng (Tambour Major) luôn luôn mang cây Huy Côn (canne de Tambour Major).

Hai thành phần này dưới quyền điều khiển của một Nhạc Trưởng.

Khi được lệnh hồi hương, nhạc Trưởng Messler trao quyền Nhạc trưởng lại cho Thượng sĩ Nguyễn Nhật điều khiển Ban Quân nhạc Hà Nội, cũng là một cựu nhạc viên ban nhạc khố xanh.

Ngoài ba ban quân nhạc trên, còn có thêm ban nhạc Bảo Chính Đoàn dưới quyền điều khiển của Nhạc trưởng Vũ Văn Tuynh và ban nhạc Thính Phòng Thăng Long trực thuộc Tổng Trấn Bắc Việt về tài chánh và Nha Cảnh Sát Đô Thành về quản lý. Ban nhạc Thăng Long được thành lập bởi Nhạc Trưởng Lê Hữu Mục, sau đó trao quyền điều khiển lại cho Nhạc Trưởng Lê Như Khôi. Mỗi chiều Chủ Nhật, ban nhạc này thường trình diễn tại vườn hoa Ba Đình với những giọng ca nổi danh đương thời như Minh Đỗ, Quách Đàm, Hoàng Giác lôi cuốn một lượng khán giả khá đông và được hoan hô nhiệt liệt.

III - Cải tổ và chấn chỉnh các ban Quân nhạc.

Vì nhu cầu, các ban Quân nhạc được thành lập một cách vội vàng. Không bao lâu người Pháp về nước và trao lại cho người Việt Nam. Các nhạc trưởng được người Pháp trao lại lúc bấy giờ chỉ có kinh nghiệm chứ chưa được đào tạo qua trường lớp nào nên có người chưa đủ khả năng để chỉ huy một ban nhạc. Muốn nâng cao trình độ các ban quân nhạc, trước tiên, mỗi ban nhạc cần một nhạc trưởng có trình độ và khả năng để huấn luyện nhạc viên.

Thấy điều cần thiết trên, Bộ Quốc phòng liền giao cho Trung Úy Nhạc trưởng Léon Cordier người Pháp, chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi tuyển. Thông báo được đăng trên các báo dân sự và quân đội trên toàn quốc. Địa điểm thi tuyển được tổ chức vào tháng 4 năm 1951 tại hai địa diểm như sau:

Tại Hà Nội cho các thí sinh miền Bắc và Trung. Danh sách các thí sinh như sau:

1- Lê Như Khôi (Bắc Việt)
2- Đỗ Tiến Liệt (Bắc Việt)
3- Đỗ Trung Anh (Bắc Việt)
4- Chuẩn úy Trần Phát Tài (Bắc Việt)
5- Trần Văn Tín (Trung Việt)
6- Thượng sĩ Nguyễn Hữu Nhuận (Trung Việt)

Tại Sàigòn cho các thí sinh miền Nam. Danh sách gồm có:

1- Trung úy Dương Văn Huấn
2- Đỗ Trí Kế
3- Trần Văn Lý.

Bài thi gồm các môn:

- Hòa âm bốn bè gồm: CD (chant donné - bè cao cho trước), BD (basse donné - bè trầm cho trước).
- Viết chính tả âm nhạc.
- Xướng âm một đoạn nhạc có bảy khóa pha trộn lẫn nhau, đúng theo tiết điệu của dương cầm phụ họa.

Kết quả: Chiếu theo Nghị Định số 53-QP/ND ngày 1-2-1952, có 5 thí sinh sau đây trúng tuyển Nhạc Trưởng:

1- Lê Như Khôi (Bắc Việt)

2- Trần Văn Tín (Trung Việt)

3- Đỗ Trí Kế (Nam Việt)

4- Đỗ Tiên Liệt (Bắc Việt)

5- Dương Văn Huấn (Nam Việt - thí sinh quân đội).

Cũng theo nghị trên, các thí sinh có tên sau đây được xếp Nhạc Trưởng hạng 2, mang cấp bậc Trung úỵ:

1- Trung úy Lê như Khôi.

2- Trung úy Trần văn Tín.

Cũng theo nghị định trên, các thí sinh sau đây được xếp Nhạc Trưởng hạng 3, mang cấp bậc Thiếu úy:

1- Thiếu úy Nhạc Trưởng Đỗ trí Kế.

2- Thiếu úy Nhạc Trưởng Đỗ tiên Liệt

3- Trung úy Nhạc Trưởng Dương văn Huấn. Trường hợp đặc biệt, vì đã là Trung úy Quân Đội Quốc Gia nên không bị xuống cấp.

Các thí sinh không đủ điểm đậu Nhạc Trưởng được bổ nhiệm làm Nhạc Phó, được mang cấp bậc Thượng sĩ I, danh sách gồm có:

1- Chuẩn Ủy Nhạc phó Trần Phát Tài (đã mang cấp Chuẩn úy QĐQG, nên được giữ nguyên).

2- Thượng sĩ 1 Nhạc phó Trần Văn Lý.

3- Thượng sĩ 1 Nhạc phó Nguyễn Hữu Nhuận

4- Thượng sĩ 1 Nhạc phó Đỗ Trung Anh.

Ngày 12-4-1952, các tân Nhạc Trưởng và Nhạc phó được bổ nhiệm như sau:

- Trung Úy Nhạc trưởng Lê Như Khôi về Ban Quân Nhạc Quân Khu 1 tại Sài Gòn thay Trung Úy Dương Văn Huấn ra Hà Nội nhận Ban Quân Nhạc Quân Khu 2.

- Trung úy Nhạc trưởng Trần Văn Tín nhận Nhạc Đoàn Ngự Lâm Quân tại Đà Lạt.

- Thiếu Úy Nhạc trưởng Đỗ Trí Kế về nhận Ban Nhạc Quân Khu 3 ở Huế, nhưng gặp trở ngại vì Ông Trần Như Tú không chịu bàn giao. Không biết có sự dàn xếp bên trong thế nào, sau cùng, Quân Khu 3 trả Thiếu Úy Nhạc Trưởng về Bộ Quốc Phòng. Ông đã xin ra khỏi Ngành Quân Nhạc.

- Riêng Thiếu Úy Nhạc trưởng Đỗ Tiên Liệt, giờ chót kết quả không được công nhận nhưng không biết lý do.

IV- Quân Nhạc thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH.

Các tân Nhạc Trưởng bắt đầu chỉnh đốn lại Nhạc Đoàn của mình. Nhạc Đoàn Ngự Lâm Quân là đơn vị tân lập nên các Nhạc Đoàn khác phải trích một số nhạc công gửi đến bổ xung.
Các Nhạc Trưởng phải cố gắng sáng tác, hòa âm nhạc quân hành Việt Nam thay thế dần nhạc quân hành Pháp.

Muốn nâng cao trình độ các nhạc công, hai Nhạc Trưởng Lê Như Khôi và Trần Văn Tín bàn với nhau là phải có một Trường Quân Nhạc để huấn luyện chung nhạc công. Ý kiến này được đệ trình lên Bộ Quốc Phòng, thời gian chờ đợi khá lâu nhưng không được trả lời. Sau này được biết vì ở thời điểm đó, ngân sách eo hẹp nên mọi ngân khoảng dành ưu tiên cho các đơn vị tác chiến.

Tình hình chiến sự thay đổi, các ban nhạc cũng bị ảnh hưởng theo:
Điện Biên Phủ thất thủ, quân đội Pháp về nước, nước Việt Nam chia đôi, các ban quân nhạc cũng được sắp xếp lại.

- Quân khu 2 di chuyển về Nam dưới vĩ tuyến 17, ban quân nhạc phải rút theo nhưng bị chia đôi. Một nửa đóng tại Nha Trang với Thượng sĩ Nguyễn Nhật. Một nửa theo Trung Úy Nhạc Trưởng Dương Văn Huấn lên Ban Mê Thuột.

- Ban quân nhạc Đệ 1 Quân Khu được đổi tên thành Ban Quân Nhạc Liên khu 1 & 4. Phạm vi công tác của ban nhạc quá rộng. Trong phạm vi Quân Khu 1 Sài Gòn, đôi khi công tác hơn 300 lần trong năm, lại còn phải bao gồm luôn Quân Khu 4, lên đến Ban Mê Thuột hoặc ra tận Bến Hải. Có lần phải sang công tác tại Hội chợ ở Thủ Đô Vạn Tượng của Vương quốc Lào.

Sau khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ đầu, Nhạc Đoàn Ngự Lâm Quân được rút về Sài Gòn và đổi tên thành Nhạc Đoàn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống. Phạm vi công tác của Nhạc Đoàn này chỉ trong phạm vi Dinh Độc Lập mà thôi.

Năm 1966, vì công tác quá nhiều, Nhạc Đoàn phải chia ra hai hay ba toán mới đáp ứng được nhu cầu, nhưng quân số chỉ có 75 nhạc công. Thiếu Tá Nhạc Trưởng Lê Như Khôi đề nghị với Bộ Quốc Phòng xin nhập hai ban nhạc Liên Khu 1 & 4 và ban nhạc Bảo An Đoàn lại thành một. Đề nghị được chấp thuận, nhạc công tổng cộng là 150. Ban nhạc được đổi tên thành Đại Nhạc Đoàn Bộ Tổng Tham Mưu, dưới quyền xử dụng trực tiếp của Phòng 3/Khối Quân Lễ/BTTM.

Đồng thời, Nhạc đoàn của hai binh chủng Không Quân và Hải Quân cũng được thành lập. Nhạc Trưởng Vũ Văn Tuynh ở Bảo An Đoàn được thuyên chuyển về làm Nhạc Đoàn Trưởng Nhạc Đoàn Không Quân.

Năm 1961, sau khi tốt nghiệp tại Ecole Universelle Paris, Trung Úy Lê Phước Quang (Thiên Quang) được thuyên chuyển về phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quân Nhạc (Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống). Đại Úy Nhạc Trưởng Trần Văn Tín, Giám Đốc Trung Tâm Huấn Luyện đề cử Trung Úy Lê Phước Quang làm sĩ quan Phụ Ttá. Các cố vấn Mỹ Cwo Diffronso và Cwo Albert đã giúp rất nhiều trong việc thành lập Binh Chủng và Trường Quân Nhạc QLVNCH.

Theo cấp số của quân đội Mỹ, các Nhạc Đoàn được thành lập như sau:

- Loại A: Nhạc Đoàn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống và Đại Nhạc Đoàn Bộ Tổng Tham Mưu.

- Loại B: Nhạc Đoàn Không Quân, Hải Quân, các Trung Tâm Huấn Luyện.

- Loại C: Các Sư Đoàn.

Đại Úy Nhạc Trưởng Trần Văn Tín được đề cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Quân Nhạc.

Trung úy Nhạc Trưởng Lê Phước Quang được đề cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Nhạc.

Vì nhu cầu, một số sĩ quan Bộ Binh đuợc thuyên chuyển về thành lập các phòng, ban như:

- Trung Úy Vũ Đức Liễn: Sĩ quan phụ tá.

- Trung Úy Lê Văn Sự: Tiếp liệu

- Chuẩn Úy Nguyễn Công Thành: Nhân viên và quân số.

Nhạc Trưởng Vũ Thành: đã được thuyên chuyển, tăng cường thêm Sĩ quan Nhạc Trưởng cho BCH/Trường Quân Nhạc. Đầu tiên, Nhạc Trưởng Thiếu tá Vũ Thành đảm nhậm chức vụ Nhạc Đoàn trưởng Nhạc Đoàn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống, tiếp đến là Nhạc Đoàn trưởng Nhạc Đoàn Tổng Tham Mưu, và sau cùng là Trưởng khối Nghiên Huấn tại Trường Quân Nhạc QLVNCH.

Phòng Huấn luyện, nghiên cứu và sưu tầm ráo riết dịch thuật các tài liệu học tập để chuẩn bị chương trình tuyển mộ và huấn luyện các tân khóa sinh, mãn khóa sẽ bổ sung cho các Nhạc Đoàn chưa đủ quân số hay các Nhạc Đoàn mới thành lập. Nhóm này gồm các sĩ quan, Hạ sĩ quan như: Hồ Đăng Tín Nguyển Bữu Phuợng, Nguyên Đức Lưu, Nguyễn Hùng Chương, Lâm Cao Khoa và Lê Văn Nhơn.

Với nhu cầu phát triển và gia tăng quân số của QL/VNCH, Ngành Quân Nhạc cũng tăng theo. Năm 1966, Trường Quân Nhạc xin phép Bộ TTM và Tổng Cục Quân Huấn được mở khóa Sĩ Quan Nhạc Trưởng.

Đầu tiên, thi tuyển những khóa sinh dân sự, nhưng số thí sinh đạt được tiêu chuẩn do Trường Quân Nhạc đưa ra quá ít, không đủ túc số. Các thí sinh trúng tuyển đợt này gồm có: Nguyễn đình Ba, Lương an Cảnh, Lê văn Nhản, Trần văn Huyến, Nguyễn tấn Hiệp, Nguyễn hiễu Tiếng, Vũ nam Hải, Vũ tắc Toản, Nguyễn phi Hồng, Đoàn thể Hồng.

Toán này được gửi qua Trường Bộ Binh nhập học quân sự giai đoạn I khóa 23/SQTB. Thời gian học 4 tháng.

Toán thứ nhì là những khóa sinh khóa 22SQTB/TĐ đang thụ huấn tại Trường Bộ Binh được Trường Quân Nhạc cho thi trắc nghiệm khả năng. Kết quả, những thí sinh được chọn gồm có:

Lê văn Nhường, Đoàn công Đài, Phạm sĩ Bảng, Nguyễn trí Hiếu, Trần song Tuấn, Hồ quang Hải, Nguyễn văn Quang.

Toán kế tiếp là những Hạ sĩ quan trong ngành Quân Nhạc có khả năng, làm đơn xin theo học và gửi đến Trường Quân Nhạc cứu xét. Kết quả được chấp thuận như sau:

- Nguyễn hùng Chương, Nguyễn văn Tuyên, Nguyễn Lộc, Nguyễn đình Đồng, Bùi tiến Bảo, Ngô văn Phốt, Ngô hằng Sản, Vũ văn Đỉnh, Mai văn Lang.

- Thành phần Ban Giảng Viên cho khóa Sĩ quan Nhạc Trưởng gồm có:

- Môn Chỉ Huy (Conducting): Nhạc Trưởng Trần văn Tín - Môn Hòa âm: Nhạc Trưởng Nguyễn Phụng, Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc. - Môn Phối khí, Cải soạn, Nhạc khí học: Nhạc Trưởng Lê Như Khôi. - Môn Sáng tác: Nhạc Trưởng Vũ Văn Tuynh. - Môn Lễ nghi quân cách: Nhạc Trưởng Nguyễn Đức Tính - Môn Nhạc nhẹ: Nhạc Trưởng Trần Văn Lý, (làm ở Đài Phát Thanh Pháp Á, được đồng hóa vào Ngành Quân Nhạc với cấp bậc Thiếu úy.) - Nhạc sử: Nguyễn Năng Nhiêu, Giáo sư Trường QGÂN. - Nhạc lý - Chính tả: Phạm Nghệ, Giáo sư Trường QGÂN. - Môn Hành Chánh & Quản Trị Nhân Viên: Thượng sĩ Ngọ.

Thiên Quang được đề cử làm "Associate Professor" cho các giảng viên trên đây vừa dạy thêm Hòa Âm trong cuốn "Kỹ Thuật Hòa Âm" cho các khóa sinh do chính ông biên soạn.

Khóa học được chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn đều phải thi lấy kết quả, nếu không đủ điểm, không được tiếp tục học giai đoạn 2.

Sau giai đoạn 2, các khóa sinh đều được phân tán đến các Nhạc Đoàn trên toàn quốc thực tập. Sau khi thực tập xong, tập trung về Trường Quân Nhạc thi tốt nghiệp.

Năm 1967, trong lúc khóa học đang tiến hành, cố vấn Mỹ cho biết trường Quân Nhạc Hoa Kỳ chấp thuận cho bốn khóa sinh theo học khóa Advanced Course trong thời gian sáu tháng. Cố vấn Mỹ trắc nghiệm khả năng Anh ngữ, quyết định cho khóa sinh đi học do Bộ Chỉ Huy và Trường Quân Nhạc quyết định. Cuối cùng những khóa sinh sau đây được chọn:

- Những SVSQ đang học khóa Nhạc Trưởng: Nguyễn Đình Ba, Trần Văn Huyến, Nguyễn Hiễu Tiếng.

- Thượng sĩ 1 Nguyễn Bữu Phượng đang làm việc tại Phòng Huấn Luyện.

Trong thời gian này, khóa Nhạc Trưởng chưa kết thúc, nên một số ban nhạc vẫn còn Hạ sĩ quan giữ chức vụ Quyền Nhạc Đoàn Trưởng.

Sau khi tốt nghiệp, một số được bổ xung ra đơn vị. Số còn lại được gửi đi học Anh văn tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội để chuẩn bị tu nghiệp tại Hoa Kỳ.

Các khóa sinh đi tu nghiệp Hoa Kỳ gồm có các Chuẩn úy:

Nguyễn Hùng Chương, Nguyễn Tấn Hiệp, Nguyễn Lộc, Vũ Nam Hải, Vũ Tắc Toản, Nguyễn Đình Đồng, Nguyễn Phi Hồng, Lê Văn Nhản.

Nhân dịp được mời tham quan Trường Quân Nhạc và các ban nhạc Hoa Kỳ, Thiếu Tá Lê Phước Quang hướng dẫn toán khóa sinh tháp tùng. Khóa học của khóa sinh kéo dài tám tháng. Riêng thời gian tham quan của ông trong vòng bốn tháng.

Sau đó, khóa 2 Sĩ Quan Nhạc Trưởng được tổ chức để những người trong Ngành lâu năm đã lên sĩ quan theo học. Danh sách khóa này gồn có: Trần văn Lý (Ban nhạc TTM), Nguyễn bữu Phượng, Hồ Sâm, Hồ Thịnh, Nguyễn văn Thiềng, Nguyễn Đệ, Nguyễn cữu Phát, Trần ngọc Phan, Nguyễn văn Giáp, Đỗ ngọc Phùng và Lê văn Nhơn.

Trong thời gian này, hai binh chủng Tổng Trừ Bị nổi tiếng của QLVNCH được nâng lên cấp Sư Đoàn, vì thế phải thành lập hai Nhạc Đoàn để bổ xung. Nhạc Trưởng Hồ Sâm được đề cử làm Nhạc Đoàn Trưởng Nhạc Đoàn Sư Đoàn Dù và Nhạc Trưởng Nguyễn Văn Thiềng được đề cử về Nhạc Đoàn Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Cuối năm 1974, một số sĩ quan nồng cốt kỳ cựu của Ngành Quân Nhạc đến tuổi về hưu, các vị đó là Nhạc Trưởng Lê Như Khôi, Nhạc Trưởng Vũ Thành, Nhạc Trưởng Vũ Văn Tuynh và đến năm 1975, Nhạc Trưởng Trần văn Tín cũng đến tuổi về hưu.

Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số từ thường bị nhầm lẫn:

NHẠC TRƯỞNG là một tước vị (bằng cấp đang có).

NHẠC ĐOÀN TRƯỞNG là chức vụ (đang đảm nhận tại đơn vị).

Thí dụ: trong những ban nhạc lớn có hai sĩ quan đều có bằng Nhạc Trưởng (tước vị), nhưng một người là Nhạc Đoàn Trưởng (chức vụ hiện đang đảm nhận) và một người là Nhạc Đoàn Phó (chức vụ hiện đang đảm nhận). Đôi khi những ban nhạc nhỏ không đủ quân số bổ xung, nên một ông Hạ sĩ quan có bằng Nhạc Phó (tước vị) được đề cử làm Nhạc Đoàn Trưởng (chức vụ).

Mục đích đào tạo một NHẠC TRƯỞNG của Trường Quân Nhạc

Nhạc Trưởng phải có trình độ, kiến thức vững vàng về âm nhạc. Thấu hiểu trình độ của từng nhạc viên. Biết cách huấn luyện, nhận ra ưu khuyết điểm của họ để giao nhiệm vụ khi họ ngồi vào ban nhạc. Phải biết cải soạn, phối khí để có thể sửa đổi hay viết lại những phần khó, quá trình độ của nhạc viên khiến họ không thực hiện được bè mình giao phó. Hòa âm những bản nhạc yêu thích hợp với trình độ của Ban nhạc và khai thác tối đa khả năng của những nhạc viên ưu tú. Điều khiển và chi huy các loại dàn nhạc như Concert Band, Symphonic Band, Symphonic Orchestra, Dance Band. Ta có thể so sánh khả năng và nhiệm vụ của một người Nhạc Trưởng giống như một Huấn Luyện vViên một đội bóng tròn. Những sắc thái riêng biệt của người Nhạc Trưởng tạo ra cho ban nhạc của mình cũng giống như chiến thuật mà Huấn Luyện Viên áp dụng cho đội bóng do mình huấn luyện. Vì thế, Nhạc Trưởng được coi như linh hồn của Ban Nhạc.

Còn một điều xin nêu lên đây là khi xem một ban nhạc diễn hành, phần đông cho rằng người cầm gậy (có người gọi là côn) dẫn đầu là Nhạc Trưởng của ban nhạc. Người đó trong Ngành Quân Nhạc gọi là "Gậy Cổ Trưởng". Ông này thường là một Hạ sĩ quan, dùng các hiệu lệnh bằng gậy để điều khiển Ban Nhạc trong lúc đi như giữ đều nhịp, quẹo trái, phải hay dừng lại.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một tập thể do nhiều đơn vị tập họp lại. Mỗì đơn vị đóng góp phần khả năng chuyên môn của mình. Quân Nhạc là một đơn vị nhỏ bé nhất trong tập thể đó, nhưng công lao đóng góp không thể coi là nhỏ. Trong khi các đơn bạn vị bạn lo ngăn chặn quân thù ngoài tiền tuyến thì ở hậu phương, Quân Nhạc dùng nhạc quân hành khích động tinh thần binh sĩ hay góp phần làm nổi bật các chiến công vang dội của các đơn vị bạn vừa đạt được. Điều này được thấy rõ trong các buổi choàng vòng hoa, gắn huy chương tưởng thưởng công lao cho những chiến sĩ hay đơn vị xuất sắc, hoặc phô trương lực lượng trong các buổi diễn hành trong Ngày Quân Lực.

Về bang giao quốc tế, Quân Nhạc giữ một vai trò then chốt khi tiếp đón các yếu nhân đến thăm viếng Việt Nam. Một tràng 21 phát đại bác vang rền hòa lẫn với nhạc Thượng nghinh tạo thêm phần long trọng và uy nghi dành cho một vị nguyên thủ quốc gia khi đứng nghiêm trên bục chào kính tại phi trường.

Binh Chủng Quân Nhạc QLVNCH đã đi được một đoạn đường dài từ lúc sơ khởi cho đến khi kết thúc. Trên đoạn đường đó, quí vị tiền nhiệm cũng như những người tiếp nối chắc chắn đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại mà đôi khi tưởng không thể vượt qua nhưng quí vị vẫn kiên nhẩn tiến bước để đạt được kết quả sau này. Vì thế tất cả mọi thành viên trong gia đình Quân Nhạc không bao giờ quên ơn những người như:

Nhạc Trưởng Dương Văn Huấn,
Nhạc Trưởng Trần Như Tú,
Nhạc Trưởng Nguyễn Nhật và
Nhạc Trưởng Nguyễn Hữu Nhuận


Cùng tất cả các nhân viên các phòng, ban đã phục vụ đắc lực, tận tâm từ khi Bộ Chỉ Huy và Trường Quân Nhạc mới thành lập đến khi mất nước.

Hình ảnh một tấm bảng phía trên với hàng chử sừng sững trên hai cánh cửa làm bằng tôn đơn sơ, không có vẻ gì kiên cố, uy nghi hay chi chít những hàng rào kẽm gai của một căn cứ quân sự.

Phía trong là những căn nhà cũ kỹ xây dựng từ thời Pháp cộng thêm những dãy nhà mới cất cho khóa sinh. Một nhà bếp, một Câu Lạc Bộ, một giếng nước nhỏ.

Nếu chúng ta đem các phương tiện trên nói với một người nào đó là dùng để phục vụ cho một Quân Trường hay Trung Tâm Huấn Luyện, chắc chắn họ cho rằng chúng ta nói đùa, nhưng đó là sự thật với một bóng mát to lớn của cây điệp từng che nắng cho khóa sinh ngồi học hòa tấu hằng ngày. Những hình ảnh kể trên không còn nữa trong hiện tại nhưng chắc chắn không phai mờ trong ký ức của từng người lính trong thời chiến nhưng có kèm theo hai chữ đã từng có mặt nơi đây.

Khi tiếp xúc với các binh chủng bạn thường gọi bằng một danh từ rất bình dân mộc mạc, vừa thân mật, vừa có vẽ khinh thường về khả năng quân sự là .

Một điểm đặc biệt nữa là vì một binh chủng quá nhỏ, phần đông đều biết nhau nên tình cảm cũng gắn bó hơn. Một bằng chứng cụ thể mà không một binh chủng hay đơn vị nào có được là mặc dù đã tan hàng, nhưng từ năm 1975 đến nay, liên tục hằng năm, anh em vẫn tụ họp một nơi ấn định trước, làm lễ giổ Thánh Tổ Quân Nhạc là Thánh Nữ Cécilia.

Mọi người thành khẩn quỳ trước bàn thờ và cầu nguyện Thánh Tổ phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình Quân Nhạc được khỏe mạnh yên vui. Những người trong nước dù ở xa cũng cố gắng sắp xếp đến tham dự. Còn những người ở hải ngoại đôi khi có chuyện cần vê Việt Nam, cũng cố gắng đến họp mặt. Nếu không về, cũng đóng góp chút ít cho ban tổ chức trang trải chi phí buổi lể.

Nếu có dịp tham dự, ta sẽ thấy anh em nhạc viên tham dự mỗi năm một ít đi vì bệnh hoạn hay qua đời và không biết bao lâu nữa, Lễ Giổ Tổ ngành Quân Nhạc của chúng ta sẽ đi vào dĩ vãng.

********************************************************

Biên soạn:

Chỉ huy phó Quân Nhạc QLVNCH, Nhạc Trưởng Lê Như Khôi - Paris.

Chỉ huy trưởng Trường Quân Nhạc, Nhạc Trưởng Lê Phước Quang (Thiên Quang) – San Diego.

Nhạc Trưởng Lương An Cảnh - Australia.

Nhạc Trưởng Vũ Tắc Toản – tức QuốcToản: www.quoctoan.com - California.

================================================================


"quannhac-NhacQuanHanh2RungTrongDem.mp3
http://www.quoctoan.com/quannhac-NhacQuanHanh2RungTrongDem.mp3
Biên soạn: Nhạc Trưởng Vũ Tắc Toản - www.quoctoan.com (nguồn: http://www.quoctoan.com)
Kèn Nghiêm :



Kèn Thượng Nghinh :



Kèn Thượng Kỳ



Kèn Khai Quân Hiệu và Bế Quân Hiệu :



Kèn Truy Điệu:



Nhạc Hồn Tử Sĩ



Tổ chức một đại lễ của QLVNCH

I - Các Chức vụ và các đơn vị của một đại lễ:

Chủ tọa buổi lễ - Chủ Tọa - là một quan chức chính quyền, hoặc một Sĩ quan QLVNCH.

Xướng ngôn viên - XNV - có thể là một dân sự hoặc một Sĩ quan QLVNCH.

Sĩ quan Chỉ huy buổi lễ - SQCH - là một Sĩ Quan, với một tiểu đội danh dự TĐDD.

Toán Quốc Quân Kỳ - TQQK - gồm có Quốc Kỳ và Quân Kỳ - QQK - và Toán Hầu kỳ - Hầu Kỳ. QQK gồm có Quốc Kỳ VN, Quốc Kỳ Đồng minh, Quân kỳ QLVN - Quốc Kỳ luôn luôn ở vị thế thẳng đứng, Quân Kỳ và các lá cờ khác phải theo lệnh SQCH. Toán Hầu Kỳ gồm có it nhất 2 chiến sĩ quân phục đại lễ với súng trên vai trong suốt buổi lễ.

Ban Quân Nhạc - QNc - Vì hoàn cảnh khó khăn, ta dùng 1 CD Quân Nhạc thay thế ban Quân Nhạc. Nhưng phải có một chuyên viên xử dụng 1 hoặc 2 CD players thành thạo.

II - Các bài Kèn và Nhạc dùng trong đại lễ:

Kèn Nghiêm - Kèn Thượng Nghinh - Kèn Thượng Kỳ

Kèn Khai Quân Hiệu và Bế Quân Hiệu - Kèn Truy Điệu

Nhạc Hồn Tử Sĩ - Nhạc Quân Hành 1 - Nhạc Quân Hành 2 - Nhạc Quân Hành 3 - Việt Nam Việt Nam -

Quyết Tiến -- Quốc Ca (có tiếng hát): VNCH

Quốc Thiều (nhạc hòa tấu): Hoa Kỳ - Australia - Canada - Pháp - Hòa Lan

III - Diễn tiến các chi tiết của đại lễ:

Một Đại Lễ luôn luôn có nhiều nghi lễ. Mỗi nghi lễ được bắt đầu bằng: Xướng Ngôn Viên tuyên bố lễ nghi, SQCH hô Nghiêm và QNc tấu Kèn Nghiêm... cuối cùng là SQCH hô Thao diễn nghỉ.

Sau đây là thứ tự những nghi lễ trong một đại lễ, và các chi tiết của nghi lễ, đã được đơn giản để dễ thực hiện và phù hợp với hoàn cảnh của dân quân ta, đang sống tạm dung, xa Tổ Quốc Việt Nam.

1- Lễ rước Quốc và Quân Kỳ

a Xướng Ngôn Viên tuyên bố: Lễ rước Quốc và Quân kỳ VNCH.

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD bắt súng chào - Hầu Kỳ súng lên vai - Cờ thẳng đứng.

d QNc tấu Nhạc Quân Hành

e QQK: di chuyển tới vị trí hành lễ - Khi TQQK tới địa điểm ấn định, QNc ngừng nhạc.

f SQCH hô: đem súng... xuống - TĐDD hạ súng - Hầu Kỳ giữ súng trên vai - Cờ thẳng đứng.

g SQCH hô: thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ, Hầu Kỳ luôn luôn ở vị thế nghiêm.

2 - Lễ đón vị Chủ tọa

a XNV (Xướng Ngôn Viên) tuyên bố: (chức vị + tên họ) chủ tọa buổi lễ "...." đến...

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu: Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD bắt súng chào - Hầu Kỳ súng trên vai - Cờ thẳng đứng.

d QNc tấu Nhạc Quân Hành

e Chủ Tọa đi về hướng Quốc Quân kỳ, trong lúc QNc đang tấu nhạc quân hành.

f Chủ Tọa đứng trước TQQK - Hầu Kỳ: bắt súng chào - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 45 độ.

g Chủ Tọa đưa tay chào Quốc Quân kỳ - QNc tấu Kèn Thượng Nghinh

h QNc dứt kèn: Chủ Tọa hạ tay xuống. QNc tấu Nhạc Quân Hành

i SQCH tiến tới, đưa tay mời Chủ Tọa đi duyệt hàng quân. Chủ Tọa đi doc theo TĐDD, SQCH đi theo.

k SQCH đưa vị Chủ Tọa tới ghế danh dư nơi khán đài rồi trở về đứng trước TĐDD.

l SQCH hô: Đem súng... xuống - TĐDD hạ súng, Hầu Kỳ đem súng về vai - Cờ thẳng đứng.

m SQCH hô: Thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ, Hầu Kỳ đứng thế nghiêm.

3a -Lễ Thượng Quốc kỳ VNCH (và Quốc gia Đồng Minh nếu có)

a XNV tuyên bố: Lễ Thượng kỳ VNCH (và...).

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD và Hầu Kỳ bắt súng chào - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 45 độ.

d XNV tuyên bố: Lễ Thượng Kỳ bắt đầu:

e QNc tấu Kèn Thượng Kỳ - Trong khi kéo các lá cờ từ từ lên hết cột cờ.

f XNV tuyên bố: Lễ Thượng Kỳ chấm dứt.

g SQCH hô: Đem súng... xuống - TĐDD hạ súng - Hầu Kỳ đem súng về vai - Cờ thẳng đứng.

h SQCH hô: Thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ - Hầu Kỳ đứng thế nghiêm.

3b -Lễ Chào Quốc kỳ VNCH, và Quốc gia Đồng Minh

a XNV tuyên bố: Lễ chào Quốc kỳ "Đồng Minh" và Quốc kỳ VNCH.

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD và Hầu Kỳ bắt súng chào - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 45 độ.

d XNV tuyên bố: Quốc thiều, hoặc Quốc ca "tên quốc gia" bắt đầu - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ trở về vị trí thẳng đứng.

e QNc tấu Quốc thiều, hoặc Quốc Ca Quốc Gia Đồng Minh

f XNV tuyên bố: Quốc ca VNCH bắt đầu - QNc tấu Quốc Ca VNCH

g XNV tuyên bố: Lễ chào Quốc kỳ chấm dứt.

h SQCH hô: Đem súng... xuống - TĐDD hạ súng, Hầu Kỳ đem súng về vai - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 90 độ.

i XNV tuyên bố: Lễ Mặc Niệm các chiến sĩ và đồng bào... đã hy sinh... bắt đầu.

k SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

l SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD và Hầu Kỳ bắt súng chào - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống xuống 45 độ.

m XNV đọc lời tưởng niệm, và tuyên bố: Phút Mặc Niệm bắt đầu - QNc tấu Nhạc Hồn Tử Sĩ

n XNV tuyên bố: Phút Mặc Niệm chấm dứt.

o SQCH hô: Đem súng... xuống - TĐDD hạ súng - Hầu Kỳ đem súng về vai - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 45 độ.

p SQCH hô: Thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ - Hầu Kỳ đứng thế nghiêm.

4 -Lễ Tiễn Quốc và Quân Kỳ

a XNV tuyên bố: Lễ tiễn Quốc và Quân kỳ VNCH.

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD bắt súng chào - Hầu kỳ vẫn súng trên vai - Quốc Kỳ vẫn thẳng đứng, Quân Kỳ xuống 45 độ.

d QNc tấu Nhạc Quân Hành

e TQQK: di chuyển rời vị trí hành lễ - Khi TQQK rời khỏi khuôn viên buổi lễ, QNc ngừng nhạc.

f SQCH hô: đem súng... xuống - TĐDD: hạ súng.

g SQCH hô: thao diễn... nghỉ.

5 -Lễ Truy Điệu các vị Anh Hùng Có thể tổ chức lễ truy điệu này cho một chiến sĩ VNCH.

a XNV tuyên bố: Lễ truy điệu các vị anh hùng... cấp bậc, tên họ, đơn vị, và các chiến công...

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c XNV mời Chủ Tọa tiến đến vị trí cử hành lễ Truy Điệu - Chủ Tọa đoàn tiến đến đứng trước bàn thờ.

d SQCH hô: Khai Quân Hiệu - QNc tấu Kèn Khai Quân Hiệu

e XNV đọc những lời truy điệu, Chủ Tọa và các thượng khách thắp nhang... xong, đứng nghiêm.

f SQCH hô: Súng chào... bắt - TĐDD bắt súng chào - QNc tấu Kèn Truy Điệu

g SQCH hô: Bế Quân Hiệu - QNc tấu Kèn Bế Quân Hiệu

h XNV tuyên bố: Lễ Truy Điệu chấm dứt, mời Chủ Tọa và quan khách an tọa.

i SQCH hô: Đem súng... xuống - TĐDD hạ súng xuống.

k SQCH hô: Thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ.

6- Lễ Trao Huy Chương cho các chiến sĩ xuất sắc

a XNV tuyên bố: Lễ trao Huy chương cho các chiến sĩ... (cấp bậc và tên họ...)

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c XNV mời các... tên họ... tiến lên vị trí hành lễ.

d XNV mời Chủ Tọa tiến đến vị trí hành lễ - Chủ Tọa tiến đến và đứng trước các chiến sĩ xuất sắc.

e SQCH hô: Khai Quân Hiệu: QNc tấu Kèn Khai Quân Hiệu

f Xướng Ngôn Viên đọc những lời khen, vị Chủ Tọa gắn huy chương... xong.

g SQCH hô: Bế Quân Hiệu - QNc tấu Kèn Bế Quân Hiệu

k XNV tuyên bố: Lễ gắn huy chương chấm dứt.

l SQCH hô: Thao diễn... nghỉ - TĐDD nghỉ.

7- Lễ Diễn Binh

a XNV tuyên bố: Lễ Diễn Binh của các đơn vị...

b SQCH hô: Nghiêm - QNc tấu Kèn Nghiêm

c SQCH hô: Súng lên vai... bắt - QNc tấu Nhạc Quân Hành

d XNV giới thiệu từng đơn vị đi diễn hành v.v...

**********************************************************************************

Biên soạn:

Nhạc Trưởng Vũ Tắc Toản - www.quoctoan.com


1

Phù Hiệu Quân Nhạc

2

Phù Hiệu Quân Nhạc



3

Hình: Quân Nhạc VNCH

0
Thúc Quân
http://www.quoctoan.com/quannhac-NhacQuanHanh2RungTrongDem.mp3


00
Quyết Chiến
http://www.quoctoan.com/QuanNhac-NhacQuanHanh-QuyetTien.mp3



Chu là Sở, Sở là Việt tộc

 







Photo

Chu là Sở, Sở là Việt tộc, việc đó là điều hiển nhiên. Người Hán họ tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gôm về hết chủ thuyết của nhà Chu và chữ viết của tộc Việt, vì thế Văn hóa Việt bị trở thành Hán; lúc đó tất cả mỗi dân tộc quanh đó đều bị áp lực của người Hán đã phải gọi là chữ Hán và nhận mình Hán tộc.





 

<p align="center">&nbsp;</p> <table wmode="transparent" align="center" width="120%"><tbody><tr><td><div style="background-image: url(&quot;https://lh3.googleusercontent.com/5EebtbGz90d0R1qM8mlsnYy6pQ1a4Q587FPJAsnKz5PIeZ5nSn_BzuPGMq4URsCtOwfn5srGFZrCDGsMoehy-TmYCjqF3toWga0=w720-h530-rw-no&quot;);background-repeat: repeat;border-radius: 30px 30px 30px 30px;padding-left: 0px;padding-right: 0px;"> <div style="background-image: url(&quot;https://multiply.com/mu/flam12/image/TTJAPHu3DoRNJhEWdCp-dg/photos/1M/300x300/312/photo-312.jpg?et=GrRa4KzFYkkAgr3sUiz7vg&amp;nmid=0&quot;);background-repeat: repeat;border-radius: 0px 0px 30px 30px;padding-left: 0px;padding-right: 0px;"><br><table style="text-align: left;" align="center" border="0"><tbody><tr><td><br><br><br><br><br><p style="margin: 0pt 12pt 14pt 120pt;"> <p style="margin: 0pt 12pt 14pt 120pt;"> <div style="background-image: url(&quot;https://multiply.com/mu/flam12/image/TTJAPHu3DoRNJhEWdCp-dg/photos/1M/300x300/312/photo-312.jpg?et=GrRa4KzFYkkAgr3sUiz7vg&amp;nmid=0&quot;);background-repeat: repeat;border-radius: 0px 0px 30px 30px;padding-left: 0px;padding-right: 0px;"> <p style="margin: 0pt 12pt 14pt 120pt;"> <img alt="Photo: " jsname="tEADhd" src="https://lh3.googleusercontent.com/FeAeIPcmjxBRbbnSxLAZvKRQzMYr57qzfz-C2aON7YmLJhOmRk8KGgkwOivRSbfT7WEoxZlPMRXO6ZZiom9x8Ehq0C-1wNcXHbgpaQ=s250-rw-no" style="max-width: 250px; max-height: 250px;width:250px;height:250px;"/> </p><p style="margin: 0pt 12pt 14pt 150pt;"><font style="color: pink;" size="6"><span style="font-family: Cambria;text-shadow:deeppink 2px 4px 4px">Chu là Sở, Sở là Việt tộc, việc đó là điều hiển nhiên. Người Hán họ tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gôm về hết chủ thuyết của nhà Chu và chữ viết của tộc Việt, vì thế Văn hóa Việt bị trở thành Hán; lúc đó tất cả mỗi dân tộc quanh đó đều bị áp lực của người Hán đã phải gọi là chữ Hán và nhận mình Hán tộc. </span></font> <br><br><br><br><br></p><br></td></tr></tbody></table></div></div></div></td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p>

 







Photo:

Chu là Sở, Sở là Việt tộc, việc đó là điều hiển nhiên. Người Hán họ tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gôm về hết chủ thuyết của nhà Chu và chữ viết của tộc Việt, vì thế Văn hóa Việt bị trở thành Hán; lúc đó tất cả mỗi dân tộc quanh đó đều bị áp lực của người Hán đã phải gọi là chữ Hán và nhận mình Hán tộc.





 

Quân Khu 7 Online-Mạch nguồn bồi đắp Dân quân du kích ta có truyền thống rất vẻ vang: già trẻ, gái trai, đều anh dũng đánh giặc, cứu nước cứu nhà; tài giỏi mưu trí, lấy ít thắng nhiều http://dienbien.gov.vn/portal/Photos/2017-10/fb5532a51389feedtn-xung-phong_hrml.jpg http://vanhien.vn/uploads/news/2013/binh-dinh.jpg http://www.bienphong.com.vn/images/media/1948-an-1.jpg https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQCP90R6E8YAk1lwOpKQGQwNMfXJZ3nNqLlFHAQZv_N9NEQHid7&s http://file.qdnd.vn/data/images/0/2018/03/02/phucthang/02032018tcq02.jpg?w=500 4 chàng lính trẻ chúng tôi là 4 cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội (khóa 1968 - 1972) gồm Nguyễn Hữu Mão, Nguyễn Hữu Hiếu, Trịnh Đình Củ là cựu sinh viên khoa Văn và Phạm Công Cuộc là cựu sinh viên khoa Cấp 2, cùng nhập ngũ ngày 24/8/1970. 4 người trong ảnh khi ấy đang là chiến sĩ thông tin của Đại đội Chỉ huy, Trung đoàn 263 tên lửa phòng không trong những ngày quần nhau ác liệt với máy bay Mỹ ở “chảo lửa” Nghệ An năm 1972, cách đây vừa đúng 46 năm! “Bộ tứ” năm 1972 (thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải): Nguyễn Hữu Mão, Nguyễn Hữu Hiếu, Trịnh Đình Củ, Phạm Công Cuộc. Cứ mỗi lần giở bức ảnh này ra xem lại, trong ký ức của tôi lại hiện lên những ngày đêm đọ sức với không lực Hoa Kỳ không thể nào quên ở “tọa độ lửa” ấy… TRUNG ĐỘI NỮ DU KÍCH CỦ CHI được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý "ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN" {Du kích xã Phú Hòa Đông, Củ Chi vượt sông chiến đấu.} {Trung đội Nữ du kích Củ Chi – Những bông hồng trên vùng đất lửa đã chiến đấu anh dũng, lập nên nhiều chiến công vang dội.} http://drive.sopro.vn/s1/hiec/articles/27-15058079274939.jpg http://drive.sopro.vn/s1/hiec/articles/25-15058079099718.jpg {L ổ c ủ chi đ ê ể giao li ên có đường ă nthông với trong l òng đ ất.} Củ Chi là trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ảnh: Nhân dân Củ Chi đào địa đạo.} http://drive.sopro.vn/s1/hiec/articles/02-15058076868495.jpg https://vietnamtruoc.files.wordpress.com/2018/12/33.jpg?w=730 https://vietnamtruoc.files.wordpress.com/2018/12/39.jpg {Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Rành (1900 – 1979) ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 08 người con và hai cháu nội là liệt sĩ.} http://drive.sopro.vn/s1/hiec/articles/40-15058080600529.jpg {Du kích Trần Thị Gừng ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi – người đã 2 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.} http://drive.sopro.vn/s1/hiec/articles/43-15058081140603.jpg http://hiec.org.vn/trien-lam-50-nam-cu-chi-dat-thep-thanh-dong-16528.html

0
Photo
https://lh3.googleusercontent.com
1


https://hung-viet.org/images/file/SMjGnzdj0wgBAPQM/thieunutamthebainonsat.jpg


2
Photo
https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2017/11/tie1babfc2.jpg?w=640


3
Photo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYZdZXZOmPmqQl0ND7BdiC2FRCh4s9qKegV-eyQZCBuv9xlrFECHso9AyXaZv6rfFkh5NK5upXqv4GlvRJ5soFtNWErFSrgKOOh9XToMKqGQ1bYVdLmKfz6LggrV-FowJI_FL6ECaJTCs/s1600/thieunutamthebainonsat.jpg


4
Photo
https://hosting.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen001/tie1babfc2_zpscc2z9gwh.jpg


5

https://gifimage.net/wp-content/uploads/2017/10/diwali-animated-gif-crackers-8.gif


6
Photo
https://gifimage.net/wp-content/uploads/2017/10/diwali-animated-gif-crackers-8.gif
special forces gì mà đến năm 70 vẫn còn xài cái súng gì lạc hậu nhỉ, hình như chỉ có mấy anh chỉ huy và Mỹ là được xài M16. https://live.staticflickr.com/2847/11131084014_3338b9a91b_b.jpg https://live.staticflickr.com/3798/11131084294_3a60bf1687_z.jpg https://media.gettyimages.com/photos/montagnards-line-up-for-equipment-check-before-patrolling-area-ban-picture-id515059033?s=2048x2048 https://pbs.twimg.com/media/DVLnBGhVoAAXEQt.jpg https://pbs.twimg.com/media/DVLqqzGVoAEtfgw.jpg 814 × 1200 CIDG/特殊部隊キャンプ https://pbs.twimg.com/media/DVLl2lZVQAAuY7V.jpgThuong Duc 1970 https://pbs.twimg.com/media/DVLlh9IVQAEWULO.jpg https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/81427780_506474696658355_5382035011950084096_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=dGoduQuuD0AAX_VD9Gf&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=39139cdf0f38875fa07d8c0de0239682&oe=5EA4F6B1 https://givadushoi-aleshina.ru/wp-content/uploads/2018/04/2018-04-10_175058.jpg As of mid-2008, 58,220 Americans were listed as dead, dead from wounds and diseases, missing (this figure is gradually increasing after the end of the war, as it includes military personnel who died years and even decades after the effects of military injuries). Of these, 47,434 people were lost as a result of the enemy’s actions, 10,786 people were non-combat losses (they died in traffic accidents, in incidents with weapons, died from illnesses, committed suicide). 303,000 US troops were injured. As of May 16, 2008, 1,741 US troops were still missing in Southeast Asia. US allies lost about 1,000 people. Suicide after the war. It is widely believed that the number of American veterans who committed suicide after the war is much greater than the number of deaths in the war itself. In particular, in 1990, war veteran Chuck Dean wrote about 150,000 who committed suicide by this time (the same story happened in the Falkled War between England and Argentina - war veterans died more than on the battlefield). Since August 1964, the United States has flown over two million sorties to North Vietnam. In addition to chemical weapons, the Americans tested in Vietnamese: geophysical, meteorological, climatic, ozone and phytotoxic weapons, sprayed 90 thousand tons of herbicides, tested napalm bombs and defoliants on the civilian population of Vietnam, ammunition with the effect of volumetric explosion, which burned all living things around the place of use, and the damage that the explosion caused to people in the area of the explosion was baptized by American military doctors with professional cynicism as the “burst frog effect”. The injured, even if they did not die immediately, were already “not of interest to medicine”; and cluster munitions, which are widely known as the "ball bomb." Their victims, as a rule, were children who took the bomb for a plastic toy. Until now, up to three hundred people a year die from them in Vietnam and Laos. https://i.pinimg.com/564x/d5/de/af/d5deaf10c7b926cd84c3009b64a705c1.jpg https://i.pinimg.com/564x/6c/39/f8/6c39f8ce5c8258137019a132c83a2d07.jpg https://i.pinimg.com/564x/6c/39/f8/6c39f8ce5c8258137019a132c83a2d07.jpg https://i.pinimg.com/564x/de/bd/81/debd811d4415eb792bbf0f7fcd029b72.jpg

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...