Sunday, February 24, 2019

Tết Với Người Lính Thời Xưa Cũ



Nguyễn Mạnh Trinh

Có người nói Tết là ngày quay lưng đi quá khứ và ngoảnh nhìn tới tương lai. Với người lính VNCH xưa cũ, những ngày cuối năm là dịp để nhớ về, để tưởng nhớ. Thời gian ở chiến trường, có lúc biền biệt để không thể nhớ được ngày tháng. Nhưng gần Tết, khi nắng buổi chiều đã có màu vàng hoe, khi gió bấc đã xạc xào làm thức dậy những chuỗi kỷ niệm tưởng như yên ngủ. Bao giờ cũng là những hướng vọng. Như là những ngày yên bình sắp tới. Như ngày được về nhà hội ngộ với vợ con. Dù ở bất cứ nơi đâu, một tiền đồn heo hút hoang vắng, hay ở một đảo xa cô tịch sóng gió bão bùng, hay ở trong quân trường chỉ cách phố phường có hàng rào kẽm gai ban đêm nhìn ánh đèn thành phố, cái cảm khái cũng đều giống nhau, của một nỗi buồn của bất cứ một người nào có trái tim đều tự nhiên như thế.

Nhân ngày đầu năm, tản mạn về những cái Tết của thời chinh chiến mà những ngày tháng ấy không thể nào quên trong trí nhớ chúng ta.

Có người đã đặt câu hỏi nhiều người thích chiến tranh nên hay thường nhắc đến với nhiều cảm khái?

Thời trước, mặc dù tôi là một người lính nhưng cũng không đến nỗi hiếu chiến nên chọn lựa giữa an bình và chém giết thì tôi vẫn thích an bình cho đất nước hơn. Nhưng, vẫn phải đi trên con đường mà cả thế hệ chúng tôi phải đi và không có thể có quyết định nào khác. Khi nước biến thì phải làm nhiệm vụ của mình.

Chiến tranh có lẽ là một đề tài lớn của văn chương nhân loại. Riêng với dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay, đã quen với chinh chiến khói lửa, chỉ riêng ký ức của những người lính cũng đủ làm chất liệu cho những pho tiểu thuyết lớn. Đọc từ văn học miền Bắc đến hai mươi năm văn học miền Nam, từ văn chương trong nước đến hải ngoại, rất nhiều chân dung người lính được phác họa với rất nhiều đặc tính, đặc thù.

Viết về chiến tranh, mô tả chân dung người lính của QLVNCH và bộ đội Cộng sản trong những nền văn học, những nhà văn ở hai phía đã có nhiều khác biệt.

Văn học miền Bắc và văn học trong nước sau 1975 là một nền văn học đầy tiếng súng. Hình tượng người lính được tô vẽ với những nét anh hùng đôi khi gần với tưởng tượng và không có trong thực tế. Dù rằng, có khi chiến tranh đã hết, nhưng âm hưởng vẫn còn. Tới bây giờ vẫn còn những tiểu thuyết tô vẽ những mẫu người được gọi là chiến sĩ, chiến đấu ngay cả khi hòa bình.

Có một khuôn mẫu cho nhà văn miền Bắc khi mô tả về chân dung người lính Cộng Sản theo đúng như những đề cương văn hóa đã ấn định.

Chân dung người lính Cộng Sản được vẽ ra toàn thiện toàn mỹ với đầy những nét hy sinh cang cường mưu trí và nhất là trung thành vô hạn với chế độ với lãnh tụ. Cả đến khi gần với cái chết cũng không sợ hãi và dù trước những cám dỗ vật chất cũng không chuyển lòng. Đó là chân dung của những con người không có trong thực tại

 

Những mô tả khác với ấn định ấy, dù có nét chân thực của tự nhiên con người cũng bị phê phán, cấm đoán. Những tiểu thuyết như “Cái Gốc“ của Nguyễn Thanh Long, truyện ngắn “Một Đêm Đợi Tàu” của Đỗ Phú, hay tùy bút “Tình Rừng” của Nguyễn Tuân,… đã bị kết tội “xu hướng lấy cái tầm thường yếu đuối của mình mà gán cho nhân vật theo kiểu lấy bụng ta suy ra bụng người” Hay những bài thơ “Vòng Trắng“ của Phạm Tiến Duật, như “Tâm Sự Với Thúy Kiều“của Lý Phương Liên, hay những bài thơ của Dư Thị Hoàn,… cũng bị phê phán, là dao động, ủy mị có những suy nghĩ tiêu cực đi ngược lại chính sách của Đảng.

Trong khi đó, không có một mẫu mực tiền chế nào về chân dung của người lính quân đội VNCH. Trong hai mươi năm văn học miền Nam hay ở văn chương Việt Nam hải ngoại, chân dung người lính ấy được nhìn ngắm từ nhiều góc độ. Không có một khuôn khổ nào được ấn định cho những chân dung người lính ấy. Và không phải lúc nào cũng là những lời lẽ cổ võ chiến tranh. Cái tâm tư không muốn tham dự cuộc chiến nhưng vẫn phải vào cuộc hay sự suy nghĩ của những người tình nguyện đi vào binh nghiệp, có khi tưởng như tương phản nhau nhưng lại là phản ánh trung thực của cả một thế hệ tuổi trẻ lớn lên trong thời kỳ chiến tranh.

Trong khung cảnh của một đất nước chiến tranh, mùa xuân vẫn là một dịp để nhớ nhung, hay một dịp để nhìn vào tương lai sắp tới với những hy vọng. Ngày đầu năm ở quân trường, ngày tân xuân ở chiến trường, những nhà văn, nhà thơ mang áo lính đã sống trong không khí đặc biệt, trộn lẫn buồn vui, chán chường, hy vọng, thương đời và thương mình. Trong những tác phẩm viết về chiến tranh ấy, nhân ngày đầu xuân, chúng ta thử đi vào những không gian riêng, thời gian riêng của những người lính. Mặc dù, chế độ Cộng Sản đương thời muốn xóa nhòa đi hình ảnh nền văn học ấy nhưng xem ra ý định ấy đã thất bại. Chẳng có chế độ nào thành công trong việc phần thư khanh nho, cho dù là chế độ Tần Thủy Hoàng ngày xưa đến Cộng Sản Việt Nam bây giờ…

Phan Nhật Nam, người lính Nhảy Dù, một nhà văn mà bị Tô Hoài trong cái bỉ thử nhưng vẫn pha sự thán phục cho là “người viết tác phẩm của mình bằng máu nhưng là loại máu cặn bã của chế độ thực dân mới“. Chính thái độ phi văn nghệ khi chửi bới các nhà văn khác chính kiến như Doãn Quốc Sỹ, như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, như Phan Nhật Nam,… đã làm cho tác giả củaTrăng Thề, của O Chuột bị người đọc ác cảm và hạ thấp đi nhiều giá trị của mình.

Trong “Dấu Binh Lửa“ Phan Nhật Nam cũng đã trải qua nhiều cái Tết. Cũng có những cái tết hạnh phúc, những ngày ứng chiến ở thủ đô Sài Gòn. Nhưng, tiếp theo không phải là thiên đường như vậy. Chiến trường ngày đầu xuân ác liệt, và gian khổ: “… Đêm mùa khô trời đầy sao, sau khi có mấy muỗng cơm nóng với ngụm nước nhỏ tôi tỉnh người đốt điếu thuốc gối đầu vào nón sắt ghé tai vào máy truyền tin xem chừng các toán phục kích… bên phía hai Tiểu Đoàn bạn trận đánh mỗi lúc một ác liệt chưa bao giờ tôi thấy gunship đánh trận đêm nhiều đến như thế. Quân rút ra đi như một lũ ma đói hai ngày hai đêm thiếu nước và mất ngủ mọi người phờ phạc trông thấy. Trung Đội tôi đáng lẽ dẫn đầu trở ra lại phải đi chót Tiểu Đoàn. Đại Đội 73 đi đầu. Trung Đội của Toàn vừa đi được hai mươi thước đạp một trái lựu đạn, hai chết hai bị thương… Mấy thằng lính của Trung Đội tôi cười như mếu. May quá, mình đi đầu là chết rồi! Tôi cũng nhủ thầm mình có số mạng… Người trước đi, tôi đi theo chẳng cần đội hình ý tứ gì nữa, hai ngày vừa qua có được bốn muỗng cơm, người tôi không còn một sức lực nào nữa… Tôi dặn lính. Tụi mày cứ đi theo Trung Đội trước mà đi, sát vào nhau đừng để lạc. Đầu gục xuống súng vác trên vai tôi thở không những bằng mũi mà cả bằng chiếc mồm há ra thật lớn, chiếc lưỡi căng phồng nhức nhối và đôi môi khô không còn chút cảm giác nữa. Tro rừng, đất bụi bám đầy mặt mũi bay đầy vào mồm, không còn tí nước bọt nào để nhổ ra, tôi đưa tay vào mồm chà trên lưỡi từng tảng tro đen. Quốc lộ 15 đây rồi, có thửa ruộng nhỏ bên đường tôi úp chiếc mặt vào giòng nước đục ngầu phủ một lớp bùn non… Uống! Uống! Như loài thú hoang trên sa mạc. Ngày hôm nay mới Mồng Tám Tết…”

Mùa xuân với người lính quả không phải là một dịp để nghỉ ngơi. Nguyên Vũ, một sĩ quan đề lô pháo binh đã tả cảnh “Nghênh Xuân Chiến Địa”:

Tết Ất Tỵ trở về bất chợt và ngỡ ngàng. Buổi chiều ngày 28 tết tôi đã định nhảy dù về Sài Gòn. Nhưng sợ hành quân bất tử, chui vào chiếu bạc, cháy túi.

Thương nhớ đưa tôi vào quán rượu. Những ly rượu đế sủi bọt nồng cháy cuống phổi. Nhưng thấm lạnh tận trong hồn. Mắt tôi mở lớn nhìn ra khung trời khô lạnh – thứ khô lạnh của chiều cuối năm miền Bắc. Mà không thấy gì…

Nửa đêm hôm đó 4 chiếc GMC đưa chúng tôi ngược đường từ Bạc Liêu về Nhu Gia. Nửa đường, đoàn xe ném chúng tôi xuống để nhào tới đột kích xóm Béc Hen.

Băng ruộng băng kinh trong đêm tối giá lạnh. Mò mẫm giữa những lung dừa nước rậm rạp hàng giờ. Ba giờ sáng chúng tôi mới tới mục tiêu và âm thầm xiết chặt vòng vây. Năm giờ, trời vừa rạng sáng dù sương mù còn dày đặc chúng tôi ào ạt tràn vào xóm. Chỉ bắt được hai tên du kích và liên lạc bậy bạ. Báo hại dân chúng xanh máu mặt. Và chắc họ rủa thầm chúng tôi không ít. Mới sáng sớm Mồng Một Tết đã có lính tráng xông nhà. Rủi hay may đây? Thế nhưng thời buổi này người nông dân Việt Nam làm gì có một chút quyền lực nào dù nhiệm vụ họ rất nặng nề. Nhiệm vụ phải “đóng góp” cho MTGPMN, nhiệm vụ bị thủ tiêu bởi những viên Công An xã ấp hay du kích. Nhiệm vụ khóc cười sao cho hay và ròn rã nếu không may có một trận đánh khai diễn ngay trong xóm. Dù sao ngoài mặt họ cũng niềm nở pha trà mang mứt mời chúng tôi. Chủ và khách bất đắc dĩ cười nói chúc mừng năm mới tài lộc đắc phúc. Gần trăm mạng Thám Báo chúng tôi chia ra chúc Tết mọi gia đình của cái xóm nhỏ nghèo nàn này… Khi những vệt nắng đầu năm vàng ối đã kết hoa trên vòm lá của những thân sao, trâm bầu và dừa nước chúng tôi từ giã xóm Béc Hen, hướng về phía Tây, để lại sau lưng nắng ấm mùa xuân và những người nông dân ”thân lươn bao quản lấm đầu”

Phan Lạc Tiếp, một nhà văn quân đội nhưng chất đôn hậu lại nhiều hơn chất lính trong văn chương. Trong bút ký Bờ Sông Lá Mục, ông ghi chép lại hành trình của một Sĩ Quan Hải Quân lênh đênh trên sóng nước. “Giao Thừa Trên Đảo” là những dòng ghi lại sinh hoạt của những người lính biển cuối năm ở một hải đảo cô tịch hầu như biệt lập với sinh hoạt bên ngoài. Giao Thừa, tập họp trong hàng quân, mỗi người mỗi nặng nề tâm sự.

“… Tiếng còi tập họp nổi lên. Tôi vẫn đứng yên. Sau tôi những bước chân vội vã. Những tiếng động quen thuộc lúc sắp vào đêm. Gió hình như vừa nổi lên và lạnh hơn. Tôi quay vào. Viên Trung Sĩ dõng dạc hô “nghiêm”. Tôi giơ tay chào và ra đứng trước hàng quân. Tôi ngửa mặt nhìn lên. Những tàn cây che phủ. Bước mấy bước chậm rồi tôi ngừng lại.

 

– Hôm nay Ba Mươi Tết phải không các anh? Hàng quân như xao động. Tôi tiếp “Bây giờ là bảy giờ tối Ba Mươi Tết“. Tôi vừa bước những bước ngắn và nói. ”Tối Ba Mươi Tết. Chúng ta ở ngoài hòn đảo này. Quanh chúng ta chỉ có rừng cây, ghềnh đá và biển…

… Tôi trở về lều. Cửa sổ mở nhìn ra ngoài khơi. Biển vẫn phẳng lặng không một ánh đèn. Tôi thấy xót xa trong lòng. Nếu tàu không tới thì buồn biết mấy. Tiếng hát từ chiếc loa ngoài kia đều đều vọng tới. Giọng hát Thái Thanh nức nở thiết tha. Tôi khêu to ngọn đèn lên. Chiếc kiếm gác trên vách lá. Di vật của người Đội Trưởng trước tôi để lại, hồi ông ta nổi điên được đưa về Sài Gòn điều trị. Vội vã quên nên không mang theo. Chiếc kiếm với đầy đủ ngù quàng nơi đốc kiếm. Tôi lấy xuống, rút ra. Lưỡi đã có vài vết han rỉ. Tôi tra vào bao và dựa xuống sau đầu ghế vải thầm hỏi không biết hồi này bịnh tình đã khá chưa. Người con trai thời loạn chẳng lẽ chóng hoen rỉ như lưỡi kiếm này, như chủ nó sao? Tôi cũng không biết tôi sẽ còn phải trấn giữ hòn đảo này trong bao lâu nữa. Rồi ra tôi sẽ phát điên không? Ai sẽ tới thay tôi và sau đó ai sẽ tới nữa. Những buổi chiều bóng núi đổ dài ra ngoài khơi. Khí núi xông lên lạnh và buồn. Những anh tuần viên xúm nhau ngồi trên khúc cây khô ca vọng cổ. Rồi đêm xuống dõi mắt ra khơi tìm những bóng đèn câu lạc loài từ đất mẹ…

Tôi rùng mình thật mạnh như muốn xua đuổi những hình ảnh u buồn ngày cũ. Tôi đứng lên tính đi rửa mặt cho tỉnh táo để còn đi thăm mấy gia đình trong trại. Nhưng vừa bước ra sân đã thấy lố nhố một đám đông quần áo chỉnh tề. Tôi hiểu ngay ý định của họ nên vội vàng sốc gọn lại quần áo. Dẫn đầu là ông Tư-thuốc-mê. Không hiểu ông đã moi được ở đâu một cái áo vét-tông nhàu nát và sực mùi ẩm mốc. Mọi người khác cũng đều mặc thường phục. Ông Tư đằng hắng rồi lên tiếng “Năm mới chúng tôi tới mừng tuổi Đội Trưởng và cầu chúc Đội Trưởng thăng quan tiến chức.“ Tôi chắp tay đáp lễ và chúc mọi người sang năm mới ai nấy đều được vạn sự như ý. Tôi còn đang ngập ngừng lựa lời nói tiếp thì một người bật nói “Và sớm được về đất” Mọi người đều cười vang.

Khi mọi người kéo nhau vào, kẻ ngồi người đứng quanh chiếc bàn nhỏ thì tôi chợt nhận ra một ánh sáng long lanh qua kẽ lá ngoài cửa sổ mọi người cùng nhìn theo tôi và bật reo mừng ồn ào. Hai chấm xanh đỏ. Đúng là đèn hải hành của con tàu sắp tới. Chúng tôi cùng chạy ùa ra ngoài bãi cát. Triền cát mát lạnh dưới chân, cái mát lạnh cảm thấy được qua đế giày da và làn bít tất đen dầy. Con tàu mỗi lúc lại tiến lại gần. Mọi người bàn tán xôn xao. Phía sau chúng tôi ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy. Tôi quay lại nói lớn:

Đốt lửa lên, cao nữa lên, anh em!”

chandungnguoilinh

Trần Hoài Thư, cũng đón Giao Thừa. Nhưng, là đêm Giao Thừa nằm giữ đường làm an ninh cho các cuộc vui thâu đêm suốt sáng của các quan to súng ngắn:

Dẫn một đàn con chiều xuống núi

Giao Thừa không ai nhắc mà đau

Giao Thừa hai tiếng đâm tâm não

Trừ Tịch: Poncho gạch lót đầu

một đêm sao lại buồn như mếu

muốn nổ tan tành cả cõi đêm

Giao Thừa Giao Thừa ta xuống núi

làm hiệp sĩ mù giữa cõi u minh

Giao Thừa ai đó mời ta rượu

một nhấp mà hồn tê tái ư

anh bạn nghe gì không, tiếng nhạc

người ta đang nhảy đầm

dạ vũ mừng xuân

Giao Thừa mừng tuổi con heo bịnh

Xin của nhà dân làm cỗ xuân

Trung Đội lập bàn thờ giữa mả

Ta khấn âm hồn

Bảo bọc đàn con…”

Một bài thơ khác đón xuân say sưa của một người lính thường không uống rượu.

Ông già chống gậy, cũng xong

một thau xá xị đủ nồng thịt da

mày tao lính trận xa nhà

cuối năm thì cũng ba hoa tiệc bầy

Uống cho núi lở, ông thầy

Đầu gà sao cứ chỉ ngay ly buồn

Thinh không giá rét từng cơn

Bâng khuâng nghe chuyện mất còn vu vơ

Phá mồi đừng có giả ngơ

Vài lon thịt có bao giờ đủ say

Uống cho trời đất lăn quay

Mốt mai vào núi men cay đâu cùng

Cầm súng bắn vào không trung

Lửa nào bốc mãi tận cùng sầu ta

Bạn tao vừa chết đêm qua

Hai mươi mốt tuổi chưa già đã đi

Uống cho đã nỗi thầm thì

cuộc chơi bom đạn còn gì thế thân

Vết thương máu giọt mấy lần

Hay đầu dao nhọn phân vân tháng ngày

Rượu còn, sao quắc, ông thầy

Giỡn mày, ly cạn rót đầy cho tao

Lính trận giữa chốn binh đao

Cuối năm giấc bướm trăng sao chẳng về…”

Thau xá xị pha lộn xộn những loại rượu nội hóa rẻ tiền quen thuộc với lính. Ông già chống gậy như Vĩnh Tồn Tâm, Vĩnh Sanh Hòa,… Đồ mồi đơn sơ và trò chơi quay đầu gà để chỉ định người cạn chén. Những người lính xúm nhau mượn men cay để đón xuân, để quên đi những bèo bọt cuộc đời. Nhưng quên đi sao được khi hình ảnh của những người đã hy sinh vẫn cứ hiện về, nhức nhối.

Nguyễn Mạnh Trinh

Nguồn:
https://tienglongta.com/2019/02/15/nguyen-manh-trinh-tet-voi-nguoi-linh-thoi-xua-cu/

 



-----------------------------------

Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà việt cộng rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc Xuân, viết về người lính VNCH tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…

Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.

Lê Hoàng Thanh

Fatherland - Honour - Responsibility

Vòng Hoa Thương Tưởng
Nha Kỹ Thuật VNCH

https://youtu.be/49XYMfgOu_8



Hồn Ma Biên Giới https://youtu.be/JTgLor9B4PA



Ba ngày cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Tướng Vũ Văn Giai



Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.

Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.

Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường.

Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.

Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu.

Năm 1953, trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ. Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!


Chu Văn An và Trưng Vương
Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con Đường Tình Ta Đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị:

“…Lá đổ để đưa đường/Hỡi người tình Trưng Vương”.

Thích hợp hơn cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An.

Như một mặc nhiên “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những nam học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.
Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng thì ở đối diện Sở thú – Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán:
“Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/
Từng hàng me rung rung” (2).
Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc” di cư vào nam tránh cộng sản.

Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.

Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc.

Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương. Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).

Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễn hành.

trân trọng



Đạo diễn Victor Vũ
kỹ thuật warfare: đánh khủng bố & đánh du kich.

đánh khủng bố & đánh du kích.
bọn người tham lam, quỷ quyệt và nhiều thủ đoạn.

phi cơ O.2 L.19 (O.1), Cobra, Trực Thăng H.34





Cách mạng được hiểu theo nghĩa chính của nó là thay đổi hien tai voi mot ket qua tot dep hon). Nhưng Việt cộng đã dùng chữ cách mạng lồng vào chủ nghĩa cộng sản, đáo tráo khái niệm, đánh đồng hình ảnh, thí dụ như câu: đi theo cộng sản là đi theo cách mạng, tham gia tổ chức cộng sản là tham gia cách mạng. Tư tưởng cộng sản là tư tưởng ý thức hệ, ý niệm và hệ thống cộng sản là lý tưởng ý thức hệ

Why The Vietnam war is one of the most controversial. And Americans still bitterly argue about the war?

The Vietnam war is one of the most controversial and traumatic events in American history. Americans still bitterly argue about the war. The war was morally ambiguous and problematic. It was a war against Communism but in the name of protecting democracy, the United States propped up a dictatorial regime in South Vietnam.

The U.S. military destroyed many villages in order to "save" them. Because U.S. objectives were often poorly defined during the course of the war, U.S. policy often meandered and confusion surrounded the entire conflict. (Việt cộng núp trong dân, dân là Việt cộng đã bị tuyên truyền đi theo Việt cộng. Theo chiến dịch của Mao chiến tranh nhân dân = dân là lính lính là dân mặc quần xà lỏn, mặc áo bà ba tay cầm súng, mặt hầm hừ, đàn bà, con nít, ông lão... cũng là lính liệng lựu đạn vào Mỹ, VNCH).

Hình ảnh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam tiền thân Quân Lực VNCH (ảnh 1952-1954 bao gồm ảnh Bảo Đại và Trần Văn Hữu,) cảnh chiến đấu đơn vị Dù với Đại Đoàn 325, Việt cộng phía bắc, ở Điện Biên Phủ, Lào, Đà Lạt, Tây Ninh, v. v... 

TÔI ĐI THỤ HUẤN KHÓA 3/66 TỔNG ĐOÀN TRƯNG VƯƠNG –  TTHL.CB/Xây Dựng Nông Thôn/TƯ VŨNG TÀU

http://nguyenvanguyen.blogspot.com/2017/09/o0o-toi-i-thu-huan-khoa-366-tong-oan.html

Tìm hiểu về Ta Thu Thâu, Đệ Tứ Cộng Sản Quốc Tế.

Đường lối của cộng sản Đệ III (lãnh tụ là Tạ Thu Thâu) hoàn toàn khác với cộng sản Đệ IV (lãnh tụ là Hồ CM).

Cac nha hoat dong cach mang thoi ky chong Phap (Phan Van Hum, Tran Van Thach...) it nhieu deu co lien he hoac dinh lieu voi cong san trong thoi ky nay Nói tóm lại, họ là những kẻ lập lờ, cộng sản không ra cộng sản, tự do không ra tự do, Đã Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản mà còn chủ nghĩa Xét Lại (xám xám mờ mờ)... bọn này cả bên quốc gia và cộng sản đều sợ...

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...