Sunday, February 10, 2019

Không Có Tiếng Nôm, Chỉ Có Chữ Nôm

Không Có Tiếng Nôm, Chỉ Có Chữ Nôm

Không có tiếng nào gọi là tiếng Nôm mà chỉ có chữ Nôm. Chữ Nôm dùng đễ phân biệt với chữ Hán hay chữ quốc Ngữ.
Nguyên do nào có chữ Nôm?

Nguyên do là, ngày xưa cha ông chúng ta dùng chữ Hán, dùng chữ Hán nhưng đọc chữ Hán thì mấy ông Chệt không hiểu vì đọc theo lối phiên âm của Việt Nam. Bởi vậy, quan quân Việt Nam khi đi sứ Tàu phải nói chuyện bẳng viết, hình như người ta gọi là bút đàm. Cụ Phan Bội Châu khi qua Nhật cũng dùng phuơng pháp này đễ nói chuyện với giới chức của Nhật. Từ đó, các nhà nho học có tinh thần dân tộc, muốn có một chữ viết của riêng mình, nên đã cố gắng phát minh ra một chữ viết riêng cho người Việt Nam, bỏ chữ Hán, từ đó mới chó chữ Nôm. Theo lịch sữ ghi nhận, Vua Quang Trung là người ủng hộ mạnh mẽ cho sự phát triển cũa chữ nôm. Nhưng qua đến nhà Nguyễn thì chữ nôm từ từ bị bỏ quên, chữ Hán được trọng dụng. Các cụ nhà nho thời xưa, hay nói thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán, thời đó làm thơ Nôm không được xem trọng, thậm chí bị coi thường, bởi vậy các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam vào thời đó như Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát... làm thơ Hán nhiều hơn thơ Nôm.

Thơ Nôm tức là thơ tiếng Việt, như:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẽo teo,
Sóng biếc theo làm hơi gợn tí.
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá câu đớp động dưới chân bèo.

Nguyễn Khuyến

Có hai tác phẫm viết bằng chữ nôm (gọi là thơ nôm) nỗi tiếng của Văn Thơ Việt Nam là: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điễm dịch từ tiếng Hán của Đặng Trần Côn.
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nữa in gối chiếc, nữa soi dậm đường."

Truyện Kiều, Nguyễn Du
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên,
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!


Chinh phụ Ngâm.

Tóm lại, chữ Nôm là chữ viết của tiếng Việt, gọi chữ Nôm là tiếng Nôm như Chị cũng không có gì là quá sai. Nhưng không có chuyện phân biệt giữa tiếng Nôm và Tiếng Việt.
Đúng, đúng, phải viết là "chữ Nôm" chứ không phải "tiếng Nôm".

Xin giải thích chút ít về lối ông bà ta "sáng chế" ra chữ Nôm như thế nào. Thời đó, cha ông ta dùng Hán tự nhưng lại theo âm của tiếng Việt rất... láu cá nên người Trung quốc thấy rõ là chữ Hán nhưng hoàn toàn không hiểu được, ví dụ đại khái như chữ "phong ba", chữ Nôm ta chơi viết chữ "phụ" có nghĩa là "ba" cho chữ ba trong "phong ba"; thành ra... bố của... ba Tàu cũng không hiểu nổi!


波 Ba tiếng Việt nghĩa là Bố, Cha và cũng có nghĩa là biển, bể
波 Ba tiếng Hán là phong ba 風波 (sóng gió)
父 Phụ là Cha, Bố.

波 Ba này gồm có bộ thủy (nước)氵 và bộ bì (da) 皮

氵水 Thủy (nước)

Tiếng gọi cha mẹ
爸 Ba (âm Hán Việt), bà (âm Quan Thoại) Father Bộ phụ 父 + bộ ba 巴

媽 Ma (âm Hán Việt), mā (âm Quan Thoại) Mother Bộ nữ 女 + bộ Mã 馬 (马)

Dùng chữ Nôm để phát âm tiếng Việt.

Cũng như dùng mẫu tự La tinh để viết một loại chữ có thể đọc lên bằng tiếng Việt. Chữ này nay gọi là chữ Việt, nghĩa là dùng mẫu tự La tinh để viết chữ Việt, và mình có thể đọc nó bằng tiếng Việt. Vì vậy không có tiếng Nôm mà chỉ có chữ Nôm, dùng tiếng Việt để đọc.

Còn chữ Hán thì phải phát âm ra tiếng Tàu, dân ta chỉ đọc mà không nói được. Đây là điều mà Giáo sư Thanh Lãng gọi là "Đối kháng Trung Hoa".
Dân Việt đọc chữ Tàu bằng tiếng Việt (người Việt không hiểu đã đành mà người Tàu cũng không hiểu luôn!!!). Mã Viện sống dậy cũng không hiểu nổi, cho dù ông ta thấy rõ ràng là cầm tờ giấy viết chữ Tàu đọc vanh vách!!!

Nếu ai biết thêm quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng dùng chữ viết La-tinh thì xin mách cho biết với.

Trong các nước Á Châu, ngoài Việt Nam còn có Indonesian, Malayan, Philippines dùng mẫu tự Latin, chưa kể nói đến thổ dân Tonga, Hawaii, Úc Châu.

分了梢 拖扔(掋)涅昂 Phận liễu sao đà nẩy (đẩy) nét ngang.

Nhiều tài liệu Quốc ngữ dùng từ (扔 nẩy) thay vì (掋 đẩy). Tôi chưa thấy bản gốc trên net để biết chữ nào đúng!

lâu nay cứ ngỡ rằng các nước Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân... vẫn dùng tiếng nói truyền thống còn chữ viết thì xài theo quốc gia đã đô hộ họ như Anh, Pháp...

Như vậy là họ cũng có 1 hệ thống dùng chữ cái Latinh phiên âm tiếng nói của mình!

Trên Google Translate mới chỉ thấy tiếng Phi (Filipino), tiếng Nam dương (Indonesian) và tiếng Việt (Vietnamese):

English: This is a book.
Filipino: Ito ay isang libro.
Indonesian: Ini adalah sebuah buku.
Vietnamese: Đây là một cuốn sách.

Người H'mong hiện đại cũng dùng mẫu tự Latin. H'mong thuộc Đông Nam Á.

"Hy vọng là qua đó, chúng ta sẽ yêu quý chữ Quốc ngữ hơn, bớt lãng phí và sẽ tận dụng tối đa ưu thế của nó trong thời đại kỹ thuật cao đang chi phối toàn cầu."

ônibus.... đọc ô như tiếng Việt
ótimo..... đọc ó như tiếng Việt
dia...... đọc d như tiếng Việt
dizer... đọc d như tiếng Việt
Rõ ràng là Ông Cha ta rất muốn tách xa Tàu và gọi mời Tấy phương nhưng bọn Viêtgian việt cộng thì đang làm ngược lại. và sự tiếp tay của đảng cộng sản cùng những bồi bút.


Công làm ngược lại là do Hồ Chí Minh với Ngục Trung Nhật Ký, tác phẩm nói lên lòng yêu nước Trung Hoa.

Giả sử không có chữ Quốc ngữ, phải dùng chữ Nôm để bút đàm thì các cuộc tranh luận trên NET sẽ mất thì giờ hơn rất nhiều. Cái làm mất hết hứng thú là -- chúng ta đã mất thì giờ quá nhiều cho điều mà gần như đại đa số thế giới văn minh đều xem là có sẵn.

— Chỉ còn vài nhà nước khỉ gió (trong đó có CHXHCN Việt cộng) là cãi cối cãi chày mà thôi!

Hay tóm lại thế này: Lợi thế của chữ Quốc ngữ là chúng ta đánh máy chữ, gõ chữ, hay viết - viết nhanh hơn, đọc - hiểu mau hơn nhiều so với dùng chữ Nôm. Thế mà không tận dụng ưu thế đó cho các lãnh vực khoa học, nghệ thuật... có cái quyền căn bản của con người, quyền được nói, được bày tỏ ý kiến... ở Việt Nam phải tốn bao nhiêu bút mực, thời gian để tranh đấu, bàn luận... dân Việt ta không quá lãng phí đó sao?

Tương lai văn hóa, văn minh kỹ thuật... người dân Việt Nam phải dựa vào phương Tây, không còn nhờ được Trung Hoa nữa rồi.

Hiểu quá khứ liên hệ với Trung quốc nhưng áp dụng sống nên theo phương Tây sẽ tốt cho dòng giống Việt tộc hơn.

— Chữ Nôm (của Việt Nam) v.s. chữ Quốc Ngữ (của Việt Nam) hay là --

— Mẩu tự Latin v.s. Mẩu tự khác (bộ chữ Hán, Bộ chữ Arab)?

Trên thế giới theo tôi được biết trong thế giớ chữ viết có ba bộ chữ chính. Đó là Latin, Chữ Hán, Arab. Rồi từ đó đẻ ra các bộ chữ khác. Nói chung đó đều là những thành tựu văn minh của con người có liên hệ gắn liền với văn hóa mỗi dân tộc. Việc giữ hay thay đổi nó thiết nghĩ cũng để tự nhiên theo sự tiến hóa của xã hội.

Ngày nay tiếng Anh trở nên thông dụng trên toàn thế giới vượt qua tiếng Spanish và French cũng một thời được xem là phổ biến nhất, điều này thể hiện sự vượt trội của nền khoa học kỹ thuật của các nước nói tiếng Anh. Nhưng trong tương lai có ai nói chắc được điều gì?

Theo tôi, mỗi dân tộc phải biết thích nghi với thế giới bên ngoài, và cũng cần bảo vệ bản sắc đặt thù của chính mình nếu không thì chỉ là zero trong identification who you really are.
_VN ta có may mắn đã có được chữ quốc ngữ, dễ học, dễ viết, dễ trao đổi hơn chữ Hán, chữ Nôm xưa rất nhiều. (hy vọng không ai phản đối điều này.

— Nhưng thay vì dùng sự may mắn này trao đổi, học hỏi với nhau được về những lãnh vực thích thú, mới mẻ như khoa học kỹ thuật, phát minh, vân vân và vân vân... thì chúng ta lại phải dùng chữ nghĩa để tranh luận về các điều căn bản cũ rích như nhân quyền, tự do ngôn luận, và những quyền đại loại mà hầu hết nhân loại đã mặc nhiên có không cần phải thắc mắc gì tới nữa.

Như vậy cái may mắn của chúng ta lại bị cái kém may mắn làm lãng phí biết bao!

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...