TÀI LIỆU NGÔN NGỮ VÀ LỊCH SỬ
Vietnamese Literature Shelf
VÀI TÀI LIỆU NGÔN NGỮ VÀ LỊCH SỬ
Vietnamese Language Shelf:
của G. Aubaret. Tài liệu này in năm 1857, theo lệnh của ông Bộ trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa, do nhà in Hoàng Gia (Imprimerie Impériale) tại Paris ấn hành. Nguyễn Tuấn Khanh (San José, CA) scan từ thư viện của cố Gs Nguyễn Khắc Kham.
Our Advisor, Prof. Nguyễn Khắc-Kham, had publised this article "Chữ Nôm or the former Vietnamese script and its past Contributions to Vietnamese literature" in 1974 in the issue 24 of the Area and Culture Studies, Tokyo University of Foreign Studies. The institute of Vietnamese Studies is posting the recent electronic edition by Nguyễn Quang Trung & Lê Văn Đặng. The article uses several languages: English, Japanese, Vietnamese, Nôm, French, and Korean as well.
In our recently published Monograph on Nom Characters we included a summary in Japanese of the 1974 research article "Chữ Nôm and its past Contributions to Vietnamese literature" by Professor Nguyen Khac Kham of the Tokyo University of Foreign Studies. At the request of a number of readers, we have now posted on the Institute of Vietnamese Studies Web Page a Vietnamese version by Mr. Nguyen Duc Kinh of the above-mentioned summary. This summary in Vietnamese is also included with the article by Professor Nguyen Khac Kham, which is made available individually from the Monograph on Nom Characters.
bài do Giáo-sư Ðàm Trung Pháp điểm sách của cố Giáo sư Nguyễn Ðình Hoà, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-học.
Do Bác sĩ Nguyễn Huy Hùng (Texas) "chắp nhặt dông dài" bằng computer năm 2002.
Do Gs Phạm Văn Hải soạn.
Viện Việt Học trân trọng giới thiệu một bài viết của tiến sĩ Nguyễn Hữu Vinh gởi qua từ Taiwan.
Vietnamese History Shelf:
- Việt Nam Sử Lược
Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971, nhóm Sách Việt chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1994.
- Việt Sử Toàn Thư
Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960, hội chuyên gia Việt Nam chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1996.
- Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Việt Sử Tiêu Án
Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775. Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Đại Việt Thông Sử
Do Lê Quý Đôn soạn thảo vào năm 1759. Lê Mạnh Liêu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1973. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Do nhiều sử gia nhà Trần và nhà Lê soạn thảo ra. Năm 1993, nhà XBKHXH ấn hành bản chữ Quốc Ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 1999.
- Lam Sơn Thực Lục
Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Tuyết Mai và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Thiền Uyển Tập Anh
Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó. Lê Mạnh Thát dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1976. Lê Bắc chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
(Xin cảm ơn bạn Hoàng Nhật đã cung cấp bản chữ Hán của Thiền Uyển Tập Anh)
- An Nam Chí Lược
Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại Học Huế dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2000.
- Đại Việt Sử Lược
Do một tác giả khuyết danh soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14. Nguyễn Gia Tường dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
- Sử liệu về thời Tây Sơn:
- Bão Kiến hay Bão Tất (PDF, 65 trang, 1662 Kbytes)
- Nguyên nhân Thanh Triều động binh (PDF, 57 trang, 1389 Kbytes)
- Quân Thanh tiến vào Thăng Long (PDF, 80 trang, 920 KBytes)
- An Nam Chiến Đồ (PDF, 59 trang, 7386 KBytes)
Viện Việt Học xin trân trọng giới thiệu bốn tập tài liệu về thời Tây Sơn của Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính.
Vietnamese Literature Shelf:
- Bản phiên âm và giới thiệu Tam Cố Mao Lư -
Tuồng hát bội viết bằng chữ Nôm. Gs Nguyễn Văn Sâm. Tựa của Gs Nguyễn Khắc Kham.
-
Để hiểu thêm về Tam Quốc Chí và Tam Cố Mao Lư - Gs Lê Văn Đặng
- Giới thiệu Ngọc Tỉnh Liên Phú của Mạc Đĩnh Chi - Gs Lê Văn Đặng
- Liệt Kê Các Chùa Chiền và Nơi Thờ Cúng tại Huế (PDF document, 275308 bytes)
Bảng liệt kê do TS. A. Sallet và Nguyễn Ðình Hoè thiết lập, đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế, các số 1, 3 & 4 năm 1914, viết bằng Pháp ngữ có chua thêm chữ Hán Nôm. Trước đây Viện Việt Học có đưa lên trang nhà của viện phần đầu gồm 63 nơi thờ cúng đăng trong số 1 của tạp chí. Phần này ghi trọn bảng liệt kê với 140 nơi thờ cúng, bản Quốc Ngữ của g.s. Lê Văn Ðặng. Ngoài ra vài phụ chú cũng được điều chỉnh lại cho rõ hơn.
- Đào Hoa Thi (PDF document, 98162 bytes)
Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi có 254 bài thơ chữ Nôm. Đây là sáu bài thơ hoa đào (227-232) theo lối thủ vỹ liên hoàn cách. Giáo sư Lê Văn Đặng chuyển từ bản gỗ Phúc Khê qua bản điện tử Việt Học và thêm phiên âm Quốc Ngữ.
- Tỳ Bà Hành
(PDF document, 385877 bytes)
(MSWords document, 38912 bytes)
Thể theo lời yêu cầu từ Diễn Ðàn Việt Học, chúng tôi đã đem vào Việt Học Thư Quán bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Nguyên tác gồm 88 câu 7 chữ hay 616 chữ. Phan Huy Vịnh dịch Nôm theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), giữ nguyên số lượng chữ, thành 22 đoạn (7-7-6-8). Âm điệu Việt Nam phong phú hơn Tàu nên bản Nôm của Phan Huy Vịnh có phần trội hơn nguyên bản chữ Hán của Bạch Cư Dị. Bởi không tìm ra bản Nôm của Phan Huy Vịnh, chúng tôi bỏ ngỏ mấy chỗ sai biệt trong bản phiên Quốc ngữ trong khi so sánh với các bản của Dương Quảng Hàm (Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, tr. 255-257) và Trần Trọng San (Ðường Thi, q. 2) mong có dịp bổ chính. Sau cùng, xin cám ơn giáo sư Trần Huy Bích đã đọc bản thảo và gởi cho nhiều đề nghị đáng trân trọng. - Lê Văn Ðặng -
- Chuyện Cô Cầm
(PDF document, 282590 bytes)
(MSWords document, 61440 bytes)
Theo lời yêu cầu từ Diễn Ðàn Việt Học, chúng tôi đưa vào Việt Học Thư Quán bài thơ chữ Hán 琴者引 của Nguyễn Du, và bản dịch Quốc ngữ “Chuyện Cô Cầm” của Học Canh, theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), chép lại theo sách Hán Văn Tinh Tuý của Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc, Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1965. - Lê Văn Ðặng -
- Khi Phương Tây Ái Mộ Phương Đông (PDF document, 441619 bytes)
古來聖賢皆寂寞 Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
惟有飲者留其名 Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
Nói về thơ Ðường, không thể thiếu nhà thơ Lý Bạch 李白. Nhắc đến Lý Bạch không thể quên bài Tương Tiến Tửu 將進酒.
Giáo sư Ðàm Trung Pháp dẫn bài thơ rượu trên đây và một số thơ khác của họ Lý qua trung gian của các học giả Tây Phương. Thử đọc mấy câu dí dỏm sau đây:
Eheu ! How dangerous, how high !
It would be easier to climb to Heaven
Than walk the Sichuan Road !
噫吁戲危乎高哉 Y hu hy, nguy hồ, cao tai,
蜀道之難難於上青天 Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên !
Xin mời quý bạn đọc bài “KHI PHƯƠNG TÂY ÁI MỘ PHƯƠNG ÐÔNG” của giáo sư Ðàm Trung Pháp. - Lê Văn Ðặng -
- Long Thành Cầm Giả Ca (PDF document, 287939 bytes)
龍城佳人 姓氏不記清 獨擅阮琴
Long Thành giai nhơn, Tính thị bất ký thanh, Độc thiện Nguyễn cầm ...
Trong lời mở đầu, tác giả viết về giai nhơn 佳人: ... Sau gặp nàng ờ nhà anh tôi. Nàng không đẹp, thấp người, má phính, tráng dồ, mặt gãy, khéo trang điểm, vẻ trang nhã. Nàng hay uống rượu, mỗi lần uống đều say, nôm mửa cả ra, nằm dài trên mặt đất.
Long Thành Cầm Giả Ca 龍城琴者歌 của Nguyễn Du 阮攸 có nhiều dị bản. Chúng tôi có trình bày bản do Lãng Nhân sưu tập. Nay xin thay bản đó bằng bản trích trong Bắc Hành Tạp Lục 北行雜錄 . Bản Quốc ngữ của Học Canh vẫn được giữ lại. - Lê Văn Ðặng -
- Tam Tự Kinh 三字經(PDF document, 280000 bytes)
Sách dạy chữ Hán có phiên âm Hán Việt. Bản gốc soạn trước đây dùng "đại tự", nặng nề, gặp trở ngại kỷ thuật khi chuyển ra bản điện tử. Bản "tiểu tự" này được gói trọn trong bốn trang, khi in hai mặt chỉ dùng hai tờ tiện lợi cho việc ôn tập. Vì chữ nhỏ nên có điều bất tiện cho người mắt yếu, xin chư vị cảm phiền. Ngoài ra bản này không có phần Phụ Lục. - Lê Văn Ðặng -
- CHỮ NÔM và CÔNG VIỆC KHẢO CỨU CỔ VĂN VIỆT NAM (PDF document, 294000 bytes)
Vào tháng 3 năm 1942, giáo sư Dương Quảng Hàm phổ biến một bài khảo cứu về chữ Nôm trên Bulletin général de l’Instruction publique. Bản Quốc ngữ của giáo sư Lê Văn Ðặng có thêm một số phụ chú.
- Ðọc HÁN VĂN LƯỢC KHẢO của PHAN THÊ ROANH (PDF document, 557223 bytes)
Giáo sư Phan Thê Roanh soạn quyển Hán Văn Lược Khảo 漢文略考 trong thời gian phục vụ tại Ðại Học Văn Khoa và Ðại Học Sư Phạm Saigon. Giáo sư Phan Thê Roanh, tuy giảng dạy Khoa học, nhưng được thừa hưởng một kho tàng Hán học vô giá của thân phụ là Cụ Phan Mạnh Danh.
Chúng tôi chân thành cảm tạ Lão sư Nguyễn Khắc Kham (1908- ), bạn cố giao của tác giả, đã đọc bản thảo bài viết này, sửa lỗi và thêm nhiều chỉ dẫn trân quý. Kính mời quý vị vào Việt Học Thư Quán đọc bài giới thiệu quyển sách hiếm quý này. - Lê Văn Ðặng -
- Ðiếu văn của Giáo sư Nguyễn Khắc Kham đọc trước phút hạ huyệt linh sàng Giáo sư Nguyễn Ðình Hoà tại Los Gatos chiều ngày 17 tháng 12 năm 2000 (PDF document, 61000 bytes)
Tuổi già hạt lệ như sương, Những ngày lành lạnh của tháng 10 năm nay nhắc lại hai năm về trước.
Lão đương ích tráng!
Ðò âm dương rồi ai cũng phải qua.
Giáo sư Nguyễn Ðình-Hoà vào bệnh viện, quên đường về nhà:
“Cực Lạc cõi ấy Anh về, nhàn nhã phán liên hoa, để bè bạn chơi vơi miền gió cát ...”.
Tiện đây xin chép vào Việt Học Thư Quán, Ðiếu văn của Lão Sư Nguyễn Khắc Kham khóc bạn hai năm trước.- Lê Văn Ðặng -
- Mục Sư Tâm Khúc, (PDF document, 712000 bytes), sách La Symphonie Pastorale của André Gide trong tập “Ký ức của Lê Văn Ðặng” .
- Lời tựa Lam Sơn Thực Lục, (PDF document, 384234 bytes)
Bản chữ Hán với phần phiên âm và diễn nghĩa bằng Quốc Ngữ do giáo sư Lê Văn Đặng chuyển dịch.
- Tuồng Tam Quốc, dịch từ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quán Trung, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 19. Tuồng gồm 120 hồi, viết bằng chữ Nôm. Bản Quốc Ngữ do giáo sư Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và phiên âm.
- Tỳ Bà Hành ( 琵琶行) - Bản mới, (PDF document, 457000 bytes)
Trước đây Viện Việt-Học có phổ biến bài Tỳ Bà Hành ( 琵琶行) của Bạch Cư Dị (白居易), với lời Tựa do Nguyễn Hữu Vinh dịch. Quý khách nào có chép và lưu trữ bài hành này xin cảm phiền chép lại bản mới.
Ngoài ra chúng tôi thỉnh cầu quý vị nào phổ biến tài liệu lấy từ trang Web Việt-Học nên tôn trọng tác quyền, thông thường phải được sự ưng thuận của Viện Việt-Học.
- Chuyện Tình Thứ Nhất, Dung Xưa
Phạm Duy có đề tên một bản nhạc “Em hiền như ma sœur” và Phạm văn Hải, khiêm tốn hơn, viết: “Em hiền như hoa cỏ” . Tuy không là nhà thơ chuyên nghiệp, Phạm Văn Hải hằng năm vào dịp giổ người vợ xinh xinh bé nhỏ, thanh thanh, hiền như hoa cỏ, đều có làm một bài Thơ Tình. Chúng tôi có dịp đọc bài Thơ Tình Thứ Nhứt, Dung Xưa, làm 15 năm trước đây...
- Lời giới thiệu, (PDF document, 86000 bytes)
- Chuyện Tình Thứ Nhất, Dung Xưa, (PDF document, 118710 bytes)
- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, (PDF document, 236599 bytes)
Sở kiến hành 所見行 là một trong 132 bài trong tập thơ chữ Hán Bắc hành tạp lục 北行雜錄 của Nguyễn Du 阮攸 (1765-1820) làm trong thời kỳ đi sứ sang Trung Quốc, tức từ mùa Xuân năm Quí Dậu (1813) đến mùa Xuân năm Giáp Tuất (1814).
Trước đây Viện Việt Học có trình làng nơi Trang Thân Hữu bài Sở kiến hành 所見行 do Ðặng Thế Kiệt phiên dịch. Mới đây dịch giả có hiệu đính bản Quốc ngữ, thêm vài ghi chú và bản dịch Pháp ngữ.
- Thán Ðại Tuyết 嘆 大 雪 <>, (PDF document, 254000 bytes)
風 切 切 Phong thiết thiết
寒 冽 冽 Hàn liệt liệt
車 落 烈 Xa lạc liệt
鳥 飛 絕 Ðiểu phi tuyệt
遠 近 東 西 白 雪 Viễn cận Ðông Tây bạch tuyết.
Mùa Ðông năm nay, một số tiểu bang ở miền Ðông Hoa Kỳ bị một trận bảo tuyết lớn trong nhiều ngày. Nhân được “nghỉ tuyết”, Hạt Cát có viết mấy lời than oán bằng chữ Hán, có thêm phần phiên Hán Việt và tự dịch ra quốc ngữ. - Lê Văn Ðặng
- Trầm bổng chuông ngân, (PDF document, 706847 bytes)
聽 雨 ( 阮廌 )
寂 寞 幽 齋 裡
終 宵 聽 雨 聲
蕭 騷 驚 客 枕
點 滴 數 殘 更
隔 竹 敲 窗 密
和 鐘 入 夢 清
吟 餘 渾 不 寐
斷 續 到 天 明Thính Vũ (Nguyễn Trãi)
Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu tao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.Nghe Mưa Hạt Cát dịch
Mơ màng phòng trai vắng lặng,
Suốt đêm nghe tiếng mưa rơi
Giật mình xác xao gối khách
Ðếm canh từng giọt chơi vơi
Khóm trúc xạc xào song cửa
Chuông ngân mộng mị bồi hồi
Ngâm vịnh chán còn chưa ngủ
Nối, ngưng cho đến sáng trời
Lê Văn Ðặng
- Chinh Phụ Ngâm Khúc 征 婦 吟 曲, (PDF document, 623000 bytes)
Trong Dự án Chinh Phụ Ngâm, chúng tôi khảo lục
- Nguyên tác chữ Hán của Ðặng Trần Côn,
- bản Diễn Âm của Ðoàn Thị Ðiểm, các bản dịch ra
- chữ Nhật (Takeuchi),
- chữ Anh (Huỳnh Sanh Thông),
- chữ Pháp (Huỳnh Khắc Dụng).
Hiện thời, bản chữ Hán đã hoàn tất. Kính mời quý vị vào đọc Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn. Chúng tôi phổ biến Dự án Chinh Phụ Ngâm với sự dè dặt thường lệ, dám mong quý vị chỉ cho chỗ sai sót. Ða tạ.
Thân kính,
Viện Việt-Học
- Nguyễn Trãi 阮廌và Gia Huấn Ca 家訓歌, (PDF document, 181000 bytes)
“Đến những năm cuối thế kỷ XIX, Gia Huấn Ca 家訓歌 đã gắn liền với tên Nguyễn Trãi 阮廌 trong một số thư tịch. Nhưng đến những năm ba mươi của thế kỷ XX lại có dư luận cho Gia Huấn Ca chưa chắc là của Nguyễn Trãi. Từ đó học giới phân vân. Cho đến năm 1956 khi Quốc Âm Thi Tập 國音詩集 được chính thức phát hiện, mới có người tìm cách khẳng định Gia Huấn Ca không phải là của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên vấn đề chưa phải đã giải quyết. Hai mươi năm sau đó, khi nói về tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhiều người vẫn không quên nhắc đến Gia Huấn Ca và có sách còn ghi Gia Huấn Ca là tác phẩm chính của Nguyễn Trãi nữa ".
Nhận thấy vấn đề chưa được khảo chứng thật rõ ràng và đầy đủ, nên giáo sư Đoàn Khoách đã vận dụng một số nội chứng và bàng chứng để góp phần khẳng định tác phẩm Gia Huấn Ca không phải là của Nguyễn Trãi.
Kính mời quý vị đọc bài Nguyễn Trãi và Gia Huấn Ca của giáo sư Đoàn Khoách, khởi thảo từ năm 1980 và được bổ chính mới đây.
Lê Văn Ðặng
Seattle, III-2003
- Tuồng Lý Thiên Long (PDF document, 254000 bytes)
của Cao Hữu Dực, giáo sư Nguyễn Khắc Kham nhuận chính, giáo sư Nguyễn văn Sâm hiệu đính và giới thiệu
Năm 1912 ông chánh tổng Lê Quang Chiểu đem tuồng hát bội Lý Thiên Long in ra bằng chữ quốc ngữ. Trước đó ở dạng chữ Nôm chép tay sự phổ biến tuồng này cũng như các tác phẩm chép tay khác chắc chắn thật là giới hạn, chẳng thế mà ông mới nói bằng một cụm từ rất đau lòng: nay tôi đặng bổn sót .... Bổn sót là một tập văn hiếm, có thể rách nát nhiều trang nhiều chữ.... Từ năm đó, 1912, tuồng Lý Thiên Long mới được phổ biến rộng rãi đến số đông người ham chuộng văn chương và tuồng hát. (trích trong lời Tựa và giới thiệu)
- Chinh Phụ Ngâm Khúc 征 婦 吟 曲 - The Song of a Soldier's Wife (PDF document, 538000 bytes)
bản chữ Anh của Giáo sư Huỳnh Sanh Thông, khảo lục cho Dự án Chinh Phụ Ngâm.
- Chinh Phụ Ngâm Khúc (bản dịch tiếng Nhựt) (PDF document, 538000 bytes)
Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu bản dịch tiếng Nhựt của cố Giáo sư Y. Takeuchi. Bản điện tử do Nguyễn Đức Kính chuyển nhập và soạn thêm phần phiên âm. Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham cùng Phu Nhân tổng duyệt. Hồi còn giảng dạy bên Nhựt, Giáo sư Nguyễn Khắc Kham đã từng cộng tác với cố Giáo sư Y. Takeuchi.
Thay mặt tiểu ban soạn thảo Dự Án Chinh Phụ Ngâm,
Lê Văn Ðặng
levandang2003@aol.com
Seattle, tháng 5 năm 2003.
- Nguyễn Ngọc Bích và Thơ Hồ Xuân Hương (PDF document, 453000 bytes)
Hơn 10 năm trước đây, Seattle Public Libraries có tổ chức Một Ngày Cho Thi Ca. Tuy ít có dịp để ý về Thi Ca nhưng chúng tôi cũng tham dự ngày đó. Sau khi dạo gần xong các tập thơ được trình bày, tình cờ bắt gặp một tập mong mỏng, với tên tác giả là Nguyễn Ngọc Bích, tựa đề A Thousand Years of Vietnamese Poetry, New York 1975. Thú thật chúng tôi để ý đến sách này vì tác giả trùng tên với một người anh họ. Mượn về đọc thấy lời dịch lưu loát nhẹ nhàng, so với tập Ca Dao Vietnam: A Bilingual Anthology of Vietnamese Folk Poetry, John Balaban, Unicorn Press 1974, có phần trội hơn. Từ đó, hỏi han các bạn bè mới biết đó là một người yêu Văn Học nước nhà và đã bỏ công ra giới thiệu với thế giới qua các bản dịch bằng tiếng Anh.
Sau này, nhân dịp xuống Quận Cam, dự lễ Khai mạc Viện Việt Học, cố Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Ðình-Hoà có đưa đến dự lễ ra mắt sách “Nguyễn Ngọc Bích hiệu-đính Hồ Xuân Hương, Tác Phẩm”. Trên đường đi, Giáo sư Hoà có dặn: “Khi tới nơi anh nhớ mua ngay một tập, đừng để trễ, sợ e không còn.” Lại còn dặn thêm: “Anh Bích đã soạn Thư Tịch Hồ Xuân Hương rất phong phú. Trong sách Tam Thiên Tự của chúng mình, anh nên thêm sách này vào phần Tài Liệu Tham Khảo.”
Mấy dòng trên đây nhắc lại cơ duyên chúng tôi biết được Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Mới đây Giáo sư Bích có cho đăng trên tạp chí Văn Học một bài bút khảo về thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tác giả có nhã ý cho phép Viện Việt Học phổ biến bài bút khảo sau khi duyệt lại và yêu cầu chúng tôi giúp bổ túc bằng cách chua một số chữ Hán-Nôm." Với 20 trang Thư Tịch Hồ Xuân Hương, soạn cho tác phẩm Hồ Xuân Hương, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tỏ ra có thẩm quyền bàn luận về các bài Thơ Nôm của Nữ sĩ họ Hồ.
Kính mời quý thân hữu đọc bài Hồ Xuân Hương: Những Văn Bản Thơ Nôm được công bố từ năm 1968 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Xin chân thành cảm ơn tác giả.
Seattle, tháng 6 năm 2003
Lê Văn Ðặng.
- Trao đổi với Lê Hữu Mục về một số nhận định của ông qua Tiếng nói Đoàn thị Điểm trong Chinh-phụ ngâm khúc. (PDF document, 546000 bytes)
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn không đọc được quyển “Tiếng nói ÐOÀN THỊ ÐIỂM trong CHINH PHỤ NGÂM KHÚC’, của giáo sư Lê Hữu Mục hợp soạn với giáo sư Phạm Thị Nhung, Montréal 2001. Hôm nay Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu bạn Lê Sơn Thanh, một môn đệ của thầy Hoàng Xuân Hãn, trả lời một vài điểm nêu ra trong sách nói trên. Sau đây là một đoạn trích trong bài viết của LST:
"Sau khi đọc các chương của Lê Hữu Mục, tôi có cảm giác như bị choáng ngợp và sau đó là một cảm giác là lạ vì âm hưởng của nó vừa quen thuộc mà lại vừa xa lạ. Quen thuộc vì tôi đã từng thấy cách hành văn và lập luận ấy ở vài công trình trước đây của ông, và xa lạ bởi tính triệt để trong việc huy động hai lĩnh vực bình dân và bác học mà động cơ duy nhất là để tố cáo một sự bất công: Hoàng Xuân Hãn cách đây 50 năm đã tước phụ quyền bản dịch lưu truyền từ tay Đoàn Thị Điểm 段 氏 點 (1705-1748) để trao về cho Phan Huy Ích 潘 輝 益 (1750-1822) trong khi không có chứng cứ vững chắc. Việc tố cáo ấy đồng thời cũng là một nghĩa cử: tiếp tục khẳng định Đoàn Thị Điểm là tác giả của bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành, tức làm sống dậy một truyền thống dân gian tốt đẹp đã bị vùi dập."
Seattle, 03-VII-2003
Lê Văn Ðặng
- Chinh-phụ ngâm en français (RTF Document, 666384 bytes)
Dans son rapport de présentation concernant la traduction française de M. Huỳnh Khắc Dụng, parue dans le Bulletin de la Société des Études Indochinoises, M. Lê Ngọc Trụ a écrit en 1955:
“La femme de lettres Ðoàn Thị Ðiểm, toute remplie d’admiration pour le chef-d’œuvre de Ðặng Trần Côn, se mit à traduire le Chinh-phụ ngâm en langue vietnamienne. D’après M. Hoàng Xuân Hãn, il y a en tout quatre traductions différentes dont une seule, de loin supérieure aux autres, a connu un éclatant succès qui se maintient jusqu’à nos jours. La tradition veut qu’il soit l’œuvre de Ðoàn Thị Ðiểm. M. Hoàng Xuân Hãn en attribue la paternité à Phan Huy Ích (1749-1822). La controverse n’est toujours pas transchée.
“Ce qui est certain, c’est que cette version en langue vietnamienne, qui comprend 412 vers disposés selon une métrique essentiellement vietnamienne (alternance de vers de 7-7, 6-8 pieds), jouit auprès du public d’une plus grande faveur que le texte original en caractères chinois.
“Récemment M. Maurice Durand, dans le bulletin de la société (2e trimestre 1953) a le mérite de nous faire goûter une version du Chinh-phụ ngâm, faite à partir du texte original en chinois et non à travers la version vietnamienne de Ðoàn Thị Ðiểm. La traduction suit de près le texte en caractères. M. Huỳnh Khắc Dụng se propose, à son tour, de présenter une œuvre littéraire, en essayant de traduire en une prose poétique, dotée de notes explicatives plus claires. La version de M. Huỳnh Khắc Dụng complète celle de M. Maurice Durand.”
L’Institut des Études Vietnamiennes invite cordialement ses amis à visiter la Bibliothèque de Việt-Học et lire une traduction française du Chinh-phụ ngâm. Les notes explicatives de M. Huỳnh Khắc Dụng ne sont pas reproduites dans cette version electronique.
Lê Văn Ðặng
- Chinh Phụ Ngâm qua bản dịch của Bác sĩ Nguyễn Huy Hùng (PDF Document, 163175 bytes)
Chúng ta đã biết nhiều về bản diễn Nôm Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm.
Nay Viện Việt Học xin trân trọng giới thiệu một bản dịch độc đáo của Bác sĩ Nguyễn Huy Hùng.
- Lời Nguyện Tâm Quyết của Ngài Quảng Ðức (PDF Document, 602775 bytes)
Viện Việt-Học trân trọng mời quý thân hữu vào Việt-Học Thư Quán đọc lời nguyện cuối cùng của Bồ Tát Thích Quảng Ðức, vị Pháp thiêu thân trong Pháp nạn năm 1963. Bản Nôm, thủ bút của Ngài Quảng Ðức, do bạn Nguyễn Hữu Vinh cung cấp, phần phiên âm phối hợp hai bản của Ba Huyền và Hải Biên. Ðọc bản Nôm theo cột từ bên phải qua và từ trên xuống.
Lê Văn Ðặng
- Tự Ðức Thánh Chế Tự Học Giải Nghĩa Ca (PDF Document, 4211139 bytes)
Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu cùng chư thân hữu bài bút khảo của Gs. Ðoàn Khoách: Chữ Nôm trong một tác phẩm của vua Tự Ðức.
Ðã ngoại thất tuần, Gs. Ðoàn Khoách vẫn còn ưu tư về Văn Học Việt Nam. Từng giảng dạy Chữ Hán, Chữ Nôm tại Viện Ðại Học Huế trước năm 1975, giáo sư viết lại bài này tặng các bạn trẻ, yêu Nôm, nhưng không có dịp thụ huấn.
Trước khi giới thiệu sách của vua Tự Ðức, giáo sư viết:... Từ Nôm có nhiều nghĩa. Nghĩa thông thường của người dân quê vùng Thừa Thiên - Quảng Trị thì Nôm có nghĩa là cỡi (cưỡi), như nói nôm trâu là cỡi trâu; một vài nơi nôm còn có nghĩa là cày, như bác dân quê miền Trí Bưu, Long Hưng ở Quảng Trị hay nói “Mơi eng rảnh nôm cho một bựa” (ngày mai anh rảnh nhờ anh cày cho một bửa). Một cách khác nhìn trong từ tổ “nhìn con nôm” có nghĩa là nhận con chửa hoang làm con mình; đi cưới một cô gái chửa hoang về làm vợ cũng gọi là “nôm”. Tuy nhiên tất cả nghĩa của từ nôm trên đây đều không phải là nghĩa của từ Nôm mà chúng ta muốn tìm hiểu.
Lê Văn Ðặng
- Văn như Siêu Quát ... (PDF Document, 1276129 bytes)
Viện Việt Học trân trọng giới thiệu một bài viết của giáo sư Đoàn Khoách về những giai thoại của Cao Bá Quát.
Trích từ Viện Việt Học : http://www.viethoc.org
Wednesday, September 9, 2009
No comments:
Post a Comment