Wednesday, February 13, 2019

Tướng Nguyễn Ngọc Loan - Biệt Đoàn 222/Cảnh Sát Dã Chiến

 

Tướng Nguyễn Ngọc Loan - Biệt Đoàn 222/Cảnh Sát Dã Chiến



Photo:
Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong Biệt Đoàn 222/Cảnh Sát Dã Chiến, một đơn vị đặc nhiệm trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài nhiệm vụ là đơn vị Tổng Trừ Bị cho Bộ Tư Lệnh CSQG/Cảnh Sát Quốc Gia, Biệt Đoàn 222/CSDC (cảnh Sát Dã Chiến, còn có các nhiệm vụ khác liên quan đến trật tự và nội chính của đất nước.
Ngoài ra, tướng Loan còn là:
– Đặc Ủy Trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
– Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và
– Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội.

Tiểu sử về Tướng Nguyễn Ngọc Loan:

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại Tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68) (2). Ông học trường Trung học Albert Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ Quan Không Quân Pháp Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của Không Lực VNCH. Về nước, ông được bổ nhiệm Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc của họ.

Năm 1964, ông Loan thăng cấp Đại Tá và được bổ nhiệm “Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH” dưới quyền Tư Lệnh, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Năm 1965, vinh thăng Chuẩn Tướng, ông tham dự chiến dịch không kích Bắc Việt trong khu vực Đồng Hới – Vĩ tuyến 17 (Bến Hải).

Photo: 2005:

(Hình) Khẩu súng M-16-A2 –5.56 mm


Sau rốt, màn bí mật cũng được vén lên, bởi không ai khác là chính ông Accompura:

Sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan TQLC Hoa kỳ, Cố Vấn Accompura có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn. Khẩu súng bắn lén tướng Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette.

Chi tiết được biết thêm:

Sát thủ đứng trên sàn trực thăng võ trang UH-1B, qua viễn vọng kính đã lẩy cò khi chiếu môn thập tự [+] nhắm trúng đầu tướng Loan. May thay, “Thiên bất dung gian”, người không thể giết người, chỉ có Trời mới giết được người. Lúc sát thủ lẩy cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp “air turbulence” hụt hẫng đưa viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu ông. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái tướng Loan, cắt đứt gân lòng thòng và động mạch tiếp tế máu cho bàn chân.

Khẩu súng M16-A2–5.56 mm được Quân đoàn TQLC Hoa Kỳ sử dụng vào khoảng đầu thập niên 1980s, có nghĩa là từ năm 1970.

Điều nầy cho thấy, rất có thể là loại súng nầy vì những tay có sứ mệnh đặc biệt luôn được ưu tiên dùng loại vũ khí tối tân trước.

Photo


Viên đạn Flechette (viên đạn phi tiêu) được cắt ra cho thấy thuốc súng đặc biệt có lực phóng đi theo tốc độ âm thanh, ngoài ra phi tiêu cũng có thể mang chất xúc tác mạnh đến việc phá hoại vết thương hơn.

Photo:


Vài loại đạn 5.56 mm flechette

Một số giới phản chiến và phe cánh tả đã dùng bức hình này để bi thảm hóa cuộc chiến tranh tại Việt Nam nhằm đòi binh sĩ Hoa Kỳ rút quân ra khỏi miền nam trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ sắp tới.

Đằng sau tất cả những sự kiện lịch sử ấy là chuyển động có ảnh hưởng quyết định của tình báo chiến lược. Cơ quan CIA (Tình Báo Trung Ương) Hoa Kỳ và đối tác VNCH ở cấp cao đã phải đối mặt với những tình huống gây ra mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là MACV (Bộ Tư Lệnh Quân Sự Hoa Kỳ), CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và bên kia là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia khi ấy do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan nắm giữ. Cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng MTGPMN và Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân (tháng 1, 1968).



**********************************



TRỪ GIAN DIỆT CỘNG

Nguyễn Ngọc Loan nhân viên công lực của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Dù từng giữ vị trí tư lệnh ngành cảnh sát, cấp bậc chuẩn tướng nhưng ít người gọi Loan bằng danh xưng hay cấp bậc. Người ta thường gọi ông ta với cái tên “Sáu Lèo”.

“Sáu” ở đây là quan Sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các võ quan, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc. Vì Loan đã lên tướng nên dân gọi quan Sáu là gọi theo hình tượng cũng như dân ngoài Bắc ngày xưa gọi dinh quan Toàn quyền là dinh ông Bảy (còn trên ông Sáu một bậc).

***

Bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" (Saigon Execution) của tác giả Eddie Adams.

Còn về chữ “Lèo” phía sau, không ai rõ nó xuất phát từ đâu nhưng theo một số thông tin thì danh xưng này xuất phát từ một cách gọi dè bỉu, khinh bỉ của người khác đối với Loan.

Với những tên đặc công Việt cộng, Nguyễn Ngọc Loan thực sự ngăn được một cái chết oan cho người dân thành phố.

Hễ cứ nghe đâu có tiếng súng AK-47 của Việt công là tướng Loan nhào tới. Chỉ cần một tấm áo giáp, một khẩu M-16, với 12 băng đạn 5.56 ly vòng quanh bụng, đầu không nón sắt, chân dép cao su, không lon không lá, ‘Sáu Lèo’ Nguyễn Ngọc Loan xông vào trận chiến.

Đầu tháng 5/1968, đợt hai của cuộc công kích vào ngày Tết Mậu Thân 1968, được báo tin một cánh Việt cộng nằm vùng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tràn về khu Tân Cảng, Tướng Loan điều động hai đại đội Cảnh Sát Dã Chiến đến truy kích.

***Chuyen it biet ve sat nhan khat mau Nguyen Ngoc Loan va nhung nam thang tam toi o My hinh anh 2

Nguyễn Ngọc Loan (thứ 2 từ trái sang) có vẻ ngoài ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, không ra dáng một vị tướng.

Hay tin, Accompura - Cố vấn trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa lên xe Jeep Cảnh sát chặn đoàn xe của Loan ở ngã tư Dakao – Phan Thanh Giản và yêu cầu y cùng về Tổng Nha tham dự buổi họp nhưng Sáu Lèo từ chối.

Trước đó, Accompura đã được CIA thông báo Hoa Kỳ sẽ thủ tiêu Nguyễn Ngọc Loan. Do đó, dù không thông báo trực tiếp cho Loan tin này, nhưng Accompura luôn yêu cầu Loan đề phòng, không được tự ý đi ra nơi chiến trận.

Ngay sau đó, báo chí Sài Gòn đăng tin: 11 giờ 45 ngày 7/5/1968, Loan bị nát bắp chân trái.

Gần 40 năm sau, năm 2005, chính Accompura đã công bố những thông tin tuyệt mật về sát thủ đã bắn Loan trọng thương. Theo đó, sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn.

Khẩu súng bắn lén Nguyễn Ngọc Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette. Gã Accompura này đứng trên sàn trực thăng UH-1B, nhắm trúng đầu Loan. May cho Loan, lúc sát thủ siết cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp vùng giảm áp, nên viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu y. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái Loan.

Và sau đó, như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, Nguyễn Ngọc Loan đã bị từ chối chữa trị chân ở khắp nơi, từ Úc cho đến Hoa Kỳ ( Đời sống Tướng Nguyễn Ngọc Loan sau khi hành quyết một tên đặc công biệt động thành của thành phố Sài Gòn? ). Và từ đó cuộc đời thay đổi của ông ta bắt đầu.

Cuộc sống tăm tối ở Mỹ

Trong quá trình tìm hiểu tài liệu viết về cuộc sống của Nguyễn Ngọc Loan ở Mỹ và sự ảnh hưởng đến ông trong cương vị của một tướng tư lệnh Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia chính thể VNCH, chúng tôi tìm thấy một số ít bài báo in trên báo địa phương và Washington Post năm 1988 và 1988.

Trong đó, nhật báo Ludington số ra ngày thứ Bảy, 26/3/1988 đăng bài: — “Cựu tướng VNCH: Tôi muốn sống yên ổn” đăng kèm bức ảnh nổi tiếng “Hành quyết Sài Gòn”. Bài báo viết:

Người đàn ông hầu bàn trong nhà hàng đặt cốc nước lên chiếc khăn ăn để chào đón vị khách mới. Người hầu bàn Á Đông nhỏ, rất gầy với chiếc chân giả, mang trên mặt nụ cười gượng gạo để che giấu vẻ buồn bã, hốc hác và u sầu.

— “Ông muốn dùng gì?”, ông ta hỏi.

— “Tôi muốn hỏi một vài câu hỏi”.

— “Cái gì vậy?”

— “Tôi là nhà báo”.

— “Không, tôi xin lỗi. Không phỏng vấn gì hết”.

Không phải lúc nào Nguyễn Ngọc Loan cũng nhận được yêu cầu món ăn ở nhà hàng nhỏ ấy. Ông ta từng là tướng Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa, ông ta từng là sĩ quan có ảnh hưởng tại đó và ông ta còn trở thành biểu tượng hào hùng gan dạ trong cuộc tiễu trừ Việt cộng xâm lược gây chiến tràn ra tại Đông Nam Á ấy.

Những người Việt cộng/Cộng Sản mở chiến dịch Tết Mậu Thân gây cái chết thê thảm trong ngày tết Truyền Thống cho người dân lành của người miền nam vào năm 1968, thời điểm các đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa đã chứng kiến cuộc tàn sát tập thể do Việt cộng gây ra ở Huế và cảnh nhà cháy dân chết tại Sài Gòn.

Chuyen it biet ve sat nhan khat mau Nguyen Ngoc Loan va nhung nam thang tam toi o My hinh anh 3 Nhật báo Ludington đăng bài về Nguyễn Ngọc Loan.

Viên tướng này là chỉ huy của cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa khi đó. Ông ta là bạn và thậm chí là bạn tâm giao với những quan chức cao cấp nhất của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ông ta có tiếng khí phách hiên ngang và cũng có tiếng vì chí khí và thanh liêm. Vào thời điểm ấy, ông ta khoác lên người chiếc áo chống đạn và cùng với lính của mình tham chiến.

(Tóm tắt đoạn nói về Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc cộng Việt cộng biệt động thành trên đường phố: Ngày 1/2/1968, ông ta đã hành quyết một tên đặc công Việt cộng nằm vùng du kích của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam Việt Nam giữa phố Sài Gòn và bức ảnh hành quyết đó đã không chỉ thay đổi cục diện chiến trường miền Nam Việt Nam mà còn thay đổi hoàn toàn cuộc đời Nguyễn Ngọc Loan).

Ông ta rơi xuống từ những vì sao sau sự kiện ấy. Ông ta mất đi sự sủng ái của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và phải chịu mọi trách nhiệm. Rồi đến năm 1975, khi những người Cộng sản bắt đầu tiến về Sài Gòn, ông Loan cùng gia đình chạy trốn sang ẩn náu tại Mỹ.

Tiếng xấu đeo đuổi ông Loan tới tận đất Mỹ. Một số thành viên Quốc hội Mỹ nói rằng ông Loan là vị khách không mời và Cơ Quan Nhập Cảnh và Di Trú của Mỹ (INS) đồng ý với điều này. Năm 1978, INS thực hiện cuộc điều tra âm thầm và kết luận rằng -- ông Loan là nạn nhân chiến tranh như bao nhiêu nạn nhân khác.

Những đồng sự cũ của ông ta nhảy vào bảo vệ. Những người Mỹ và những người Việt từng làm việc với ông Loan cho rằng ông ta có lý do chính đáng để bắn người tù binh trên. Họ chỉ ra rằng chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành lệnh cho phép hành quyết ngay lập tức bất cứ ai mang vũ khí bị bắt tại Sài Gòn.

Những lời chỉ trích cho rằng lệnh này không vi phạm cả luật pháp Việt Nam Cộng Hòa khi ấy lẫn luật pháp quốc tế. Nhưng lực lượng ủng hộ tướng Loan ra tay, Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter yêu cầu INS chấm dứt cuộc điều tra của cục, ông nói không một đất nước nào chấp nhận tướng Loan và vấn đề trục xuất ông ta được chấm dứt.

Còn vào năm 1988, cựu tướng Việt Nam Cộng Hòa này sống ẩn dật tại vùng ngoại ô Washington. Trạng thái nhập cảnh chính thức của ông ta không rõ ràng. Phía INS cho biết họ không thể tìm thấy hồ sơ của ông ta. Nhưng Duke Austin, phát ngôn viên của INS nói trong trường hợp này, ông Loan có thể được xếp vào danh sách người cư trú vĩnh viễn.

 Nguyen Ngoc Loan va nhung nam thang tam toi o My hinh anh 4

Nguyễn Ngọc Loan.

Ông Loan điều hành một nhà hàng trong trung tâm mua sắm nhỏ. Nơi đó có tên là Les Trois Continents (Ba Lục Địa), nhưng nó không to lớn như cái tên của nó. Ông ta bán hamburger và pizza, với một số món ăn vặt đơn giản của Pháp và Việt Nam, chủ yếu cho phụ nữ cùng với con cái và vài người khách vãng lai khác.

Ông ta nói với bạn bè rằng công việc kinh doanh trở nên khó khăn. Ông ta mất một chân trong một trận giao tranh tại Việt Nam và than phiền về việc phải đứng với chân giả từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. Trên tất cả, ông ta sợ hãi những lời mỉa mai đến cùng cực và đeo đuổi ông ta từ quê nhà cho tới nước Mỹ.

Nhưng ông ta không công khai nói về điều ấy. Ông ta không nói gì với truyền thông, báo chí trong nhiều năm. Ông ta chỉ nhấn mạnh rằng cuộc chiến qua từ lâu rồi và muốn sống yên ổn.

Rồi ông ta khập khiễng đi sang bàn khác để đặt cốc nước cho vị khách khác, việc ông ta buồn rầu đến vậy chẳng có gì quá ngạc nhiên.

Video: Phóng sự trận đánh Tết Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn-Chợ Lớn

“Phỏng vấn nhân chứng sống để biết 'Việt cộng tàn sát chôn sống dân Huế' ra sao.”
https://youtu.be/WSJzyO2Or60

Báo Mặt trời Baltimore (The Baltimore Sun) số ra ngày 17/7/1998, sau khi Nguyễn Ngọc Loan chết, bài đăng “A life taken out of context in a split second” (Tạm dịch: Cuộc đời thay đổi sau một giây). Bài báo viết:

Ông Nguyễn Ngọc Loan chết vì căn bệnh ung thư vào ngày 14/7/1998. Cuộc đời của ông ta vốn không có gì nổi bật, là người Việt Nam vượt biên, chủ nhà hàng thất bại, người chồng và người cha trong gia đình. Thế nhưng trong bức ảnh được ghi lại năm 1968, ông ta trở thành (biểu tượng của cuộc chiến tranh Quốc - Cộng chận đứng cộng sản ở Việt Nam.

Trong giờ giao thừa lễ cúng bái, lễ rước ông bà của Tết Mậu thân 1968, Sài Gòn bị Việt cộng đánh bất ngờ quá nên dân chúng chết rất nhiều vì quân lính VNCH đều nghỉ tết, nhưng sáng sớm h6m sau họ nhanh chóng tập họp và cắm trại 100%, nên có đủ số lực lượng để càn quét ngược lại Việt cộng.

Trong nhiều năm sau đó, ông Loan nói tên đặc công Việt cộng Bảy Lốp này không phải người vô danh mà y là chỉ huy của đơn vị thuộc đặc công biệt động thành phố đô thị của Mặt trận Giải Phóng Miền nam Việt Nam. Theo thông tin từ cựu trạm trưởng CIA, người này tiêu diệt rất nhiều lính và cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa trước đó.

Nguyen Ngoc Loan va nhung nam thang tam toi o My

Tướng Nguyễn Ngọc Loan sau khi bị thương vào tháng 5/1968 được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đến thăm.

Nếu không có bức ảnh đó, cái chết của tên việt cộng đảng khủng bố dân lành ấy sẽ chỉ là một trong hàng ngàn cái chết bình thường trong giao tranh và ông Loan sẽ sống một cuộc đời bình thường. Nhưng chỉ vì tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams của Associated Press ghi lại được vụ hành quyết trên đường phố trong lúc thành phố hổn loạn do Việt cộng quấy rối bắn giết bừa bãi và cuộc đời ông Loan từ đó thay đổi.

Ông ta trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh. Ông ta bị ảnh hưởng đến sự phán đoán sai lạc từ bức ảnh đó.

Sau khi bị vài vết thương nghiêm trọng khi tấn công xạ thủ bắn tỉa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam, ông Loan sang Mỹ chữa trị. Sự hiện diện của ông ta tại đây khiến nhiều người Mỹ tức giận. Thượng nghị sĩ Stephen Young của Ohio gọi ông ta là “kẻ giết người tàn bạo”. Sau đó, ông Loan trở về miền Nam Việt Nam và phải cắt bỏ chân phải do những vết thương nặng.

Khi Việt cộng tràn vào Sài Gòn năm 1975, ông Loan tới Đại Sứ Quán Hoa Kỳ để trông chờ các quan chức tại đây hoàn thành lời hứa đưa ông ta và gia đình rời khỏi Việt Nam nhưng không ai trong đại sứ quán muốn nói chuyện với ông ta.

Gia đình ông Loan buộc phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trong khoang chứa của máy bay vận tải C-130 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Họ chỉ nhận được thông báo khởi hành đúng 5 phút trước khi máy bay cất cánh và bị buộc phải bỏ lại tất cả đồ đạc cá nhân.

Tới định cư tại Bắc Virginia, ông Loan mở một nhà hàng trong trung tâm thương mại. Ông xây dựng lại cđời sống, ông ta và gia đình dành nhiều thời giờ giúp nhà hàng hoạt động thành công mặc dù chân giả khiến ông ta phải chịu đau đớn. Thế nhưng cuộc sống ở Mỹ chẳng hề dễ dàng chút nào với ông Loan và càng ngày càng trở nên khó khăn.

Năm 1976, các phóng viên phát hiện ra người chủ cửa hàng là tay súng nổi danh trong bức ảnh nổi tiếng chụp năm 1968. Các bài báo và bản tin truyền hình ngay lập tức theo đuôi câu chuyện. Khi danh tính của mình bị lộ, ông Loan cho biết việc kinh doanh sụt giảm đến một nửa.

Chuyen it biet ve sat nhan khat mau Nguyen Ngoc Loan va nhung nam thang tam toi o My hinh anh 6

Tiệm ăn gia đình Nguyễn Ngọc Loan bây giờ là tiệm ăn Tau Tau, khu mua sắm Rolling Valley Mall tại Burke, Virginia.

Vào đầu những năm 1990, nhiếp ảnh gia Adams, người từng giành giải Pulitzer với tấm ảnh chụp ông Loan xử tử người tù binh tới thăm ông này tại nhà hàng. Adams nói ông thấy dòng chữ “Chúng tao biết mày là ai, đồ khốn!” (We know who you are, f…ker!) trên tường toilet của nhà hàng. Adams cho rằng dòng chữ ấy nhắm đến ông Loan nhưng không bao giờ cho ông này biết điều đó.

Sau chuyến thăm của ông Adams không lâu, ông Loan đóng cửa nhà hàng.

Tại Quốc Hội Mỹ, Nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Elizabeth Holtzman thuộc tiểu bang New York kêu gọi trục xuất ông Loan sau khi biết ông ta có mặt tại Mỹ. Sau đó, nhân viên Cơ Quan Di Trú và nhập tịch Hoa Kỳ nói với ông Loan rằng ông ta nên bị xét xử tại Việt Nam bởi tội ác chiến tranh khi bắn tù binh bị trói và giấy phép cư trú của ông ta sẽ bị thu hồi.

May mắn cho ông Loan, Tổng Thống Jimmy Carter can thiệp và cho phép ông này ở lại nước Mỹ.

Khẩu súng đã bắn lén tướng Nguyễn Ngọc Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette. Gã này đứng trên sàn trực thăng UH-1B, nhắm trúng đầu Loan. May cho Loan, lúc sát thủ siết cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp vùng giảm áp, nên viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu y. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái Tướng Loan.



SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP




Câu chuyện bên lề

SỰ THẬT VỀ VIỆC THIẾU TƯỚNG LOAN TRỪNG TRỊ TÊN ĐẶC CÔNG
VIỆT CỘNG BẢY LỐP TẠI SÀI GÒN TẾT MẬU THÂN - 1968

https://youtu.be/N4PlXXiy3is
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình tám người của một sĩ quan VNCH bị đặc công Việt Cộng bảy Lốp/Nguyễn Văn Lém thảm sát.



Đám tang gia đình Trung Tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn với sáu chiếc quan tài.
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)



Nhóm phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh Việt Nam.

Bức ảnh này đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi Việt Nam khiến cho Việt Nam Cộng Hòa chết tức tưởi vào ngày 30-04-1975.
Tết Mậu Thân năm 1968, tên đặc công Việt cộng Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp đã giết hết tất cả một gia đình, thảy 8 người, vì người cha là lính Thiết Giáp VNCH, Trung tá Nguyễn Tuấn nhất định không chịu lái xe thiết giáp phá hoại làng xóm theo lời của tên Bảy Lốp/nguyễn Văn Lém ra lệnh, nhưng một cậu bé 10 tuổi may mắn chỉ bị trọng thương được cứu và sống sót. Cậu bé ấy nay là Đại tá Nguyễn Từ Huấn trong quân đội Hoa Kỳ.

Tướng gốc Việt được lên phó đề đốc Hải Quân Mỹ là người sống sót duy nhất, con tướng VNCH

https://youtu.be/N0gBH5ufaTw Nguyễn Từ Huấn



Jun 7, 2019

Một người con của sĩ quan VNCH sống sót do cộng sản sát hại cả gia đình, nay là Đại tá Hải Quân Huan T. Nguyen, một sĩ quan trừ bị hải quân gốc Việt, có tên trong danh sách đề nghị thăng cấp Phó Đề Đốc - Rear Admiral của Hải Quân Hoa Kỳ.

Theo thông báo của Ủy Ban Quân Lực Thượng Viện Mỹ, việc vinh thăng Hải Quân Đại Tá Nguyễn Từ Huấn có số quân PN841 Quốc Hội thứ 116, (2019-2020). Ngày lễ chính thức mang cấp bậc mới cho vị tân tướng lĩnh gốc Việt hiện nay chưa được tiết lộ.

Điều đặc biệt, Đại tá Nguyễn Từ Huấn chính là người con trai út trong do tên đặc công Việt cộng Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp đã giết hết tất cả một gia đình, cả thảy 8 người, còn sót lại của gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, nạn nhân trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 gây ra. Trong khi tên khủng bố Bảy Lốp này thì Việt cộng/ cộng sản Việt Nam lại cho là "anh hùng".





Việt cộng bị bắt trong ngày Tết
0


A Viet Cong prisoner sits next to corpses of 11 of his slain fellow guerrillas after a street fight in Saigon-Cholon on February 11, 1968. In the background are Vietnamese Marines that defeated a Viet Cong platoon holed up in the residential area. The prisoner was later taken out for interrogation.

1
Việt cộng giết phá khủng bố trong ngày tết

With dead U.S. soldiers in the foreground, U.S. military police take cover behind a wall at the entrance to the U.S. Consulate in Saigon on the first day of the Tet Offensive, January 31, 1968. Viet Cong guerrillas had invaded the grounds of the U.S. embassy compound in the earliest hours of the coordinated Communist offensive.

2
Bắt được một thằng Việt cộng phá giết thành phố trong ngày tết



3
Tóm cổ thằng Việt cộng khủng bố, giết dân lành



4



5



6
Lính VNCH đốt nhà nơi Việt cộng ẩn nấp để chúng phải chạy ra mà tóm cổ chúng


In this Feb. 19, 1968 photo, a South Vietnamese soldier fires a machine gun into burning buildings in northeastern Saigon, Vietnam, where Viet Cong forces occupied several city blocks during the Tet Offensive. Early on the morning of Jan. 31, 1968, as Vietnamese celebrated the Lunar New Year, or Tet as it is known locally, Communist forces launched a wave of coordinated surprise attacks across South Vietnam. The campaign, one of the largest of the Vietnam War, led to intense fighting and heavy casualties in cities and towns across the South. (AP Photo/Dang Van Phuoc)


7
truy lùng Việt cộng

South Vietnamese Rangers and police fire automatic weapons at trucks and people in the streets of Cholon, the Chinese sector of Saigon, during the Tet Offensive, Feb. 7, 1968. The street barricades had been set up by Viet Cong guerrillas. (AP Photo/Dang Van Phuoc)



8
Việt cộng bị thương được băng bó chờ lính VNCH đem về phòng Nhì (2) để thẩm vấn

In this Feb. 27, 1968, photo, two Communist prisoners await transport to an interrogation center after South Vietnamese Rangers overran enemy positions in the Citadel of Hue, Vietnam. Early on the morning of Jan. 31, 1968, as Vietnamese celebrated the Lunar New Year, or Tet as it is known locally, Communist forces launched a wave of coordinated surprise attacks across South Vietnam. The campaign, one of the largest of the Vietnam War, led to intense fighting and heavy casualties in cities and towns across the South. (AP Photo/Dang Van Phuoc)


Cảnh Sát Dã Chiến, Biệt Đoàn 222

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...