Wednesday, February 6, 2019

Trung Cộng Khó Thoát Khỏi Thiên La Địa Võng Của Hoa Kỳ

Trung Cộng khó thoát khỏi Thiên La Địa Võng của Hoa Kỳ

image

1 Mở bài

Tại hội nghị Đối Thoại Shangri-La, Singapore, hồi đầu tháng 6 năm 2012, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tiết lộ, một số vũ khí mới sẽ được triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng Thống Barack Obama.

“Tái cân bằng lực lượng” là câu nói dùng để che giấu hành động “bao vây” và “kềm chế” của Hoa Kỳ (HK) đối với Trung Cộng (TC) mà thôi, bởi vì trên thực tế, lực lượng quân sự của TC chưa bao giờ ngang bằng với lực lượng của HK. Về hải quân (HQ), TC thua kém HK rõ rệt. Về vũ trụ, HK đang làm chủ không gian với tàu không gian con thoi không người lái X-37B. Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (United States Cyber Command-USCYBERCOM) đang được thành lập để tiến hành cuộc Chiến Tranh Mạng (Cyberwar) chống lại Trung Cộng.

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) với hai hạm đội là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3 sẽ được tăng cường lên thành 6 hàng không mẫu hạm, và đặc biệt là những vũ khí hiện đại nhất sẽ được bố trí trên vòng đai bao vây TC, cho thấy nước nầy khó thoát khỏi thiên la địa võng của HK.

image

2 Bày thiên la địa võng

Thiên la địa võng là vòng vây bủa kín tất cả các phía, không có đường ra, không có lối thoát.

2.1. Căn cứ Hoa Kỳ trên thế giới
image
Hàng năm, HK chi ra khoảng 250 tỷ đô la để duy trì sự hiện diện quân sự trên toàn cầu. Theo báo cáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS (Center for Strategic and International Studies-CSIS), thì hệ thống quân sự bao gồm công khai và bí mật của Mỹ ở nước ngoài lên tới 1,000 căn cứ, chưa kể những căn cứ tạm trú.

Mỗi năm, con số quân nhân đồng phục Mỹ ở nước ngoài là 250,000 và số nhân viên dân sự tương đương đi cùng. Ngoài ra, còn 50,000 người địa phương phục vụ nhiều công việc khác nhau tại các căn Mỹ.

Thượng Viện yêu cầu chính quyền Obama rút gọn và đóng cửa phần lớn các căn cứ ở nước ngoài, để binh sĩ được trở về nhà, và giảm chi phí. Nhưng Tổng Thống Obama và các viên chức quốc phòng và ngoại giao cho rằng, những căn cứ đó quan trọng hàng đầu, là biểu tượng sức mạnh của HK trên thế giới. Đó là một bộ phận làm phát triển lợi ích cho Mỹ, đồng thời cũng cố mối quan hệ và niềm tin của các đồng minh, qua duy trì sự lãnh đạo của HK trên thế giới.

2.2. Hoa Kỳ xử dụng 3 căn cứ ở Philippines

image
Ngày 4-6-2012, Thứ Trưởng Quốc Phòng Philippines, ông Honorio Azcueta cho báo chí biết: “Quân đội Mỹ, tàu chiến và phi cơ, một lần nữa có thể xử dụng những căn cứ trước đây của họ ở Subic, Zambales và Clark Field. Đó là điều chúng ta mong muốn để tăng cuờng tập trận và tương tác”.

Ông Honorio Azcueta lên tiếng “chào mời” như thế trong cuộc gặp gỡ với đại tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân HK, tại Manila.

Năm 1992, Thượng Viện Philippines đã quyết định không gia hạn cho HK được sử dụng các căn cứ trên nước họ. Nói rõ ra là đuổi Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân đến Philippines

Ngày 9-6-2012, ông Retano Reyes, một nhà hoạt động chính trị, lên tiếng cảnh báo, là HK sẽ mang vũ khí hạt nhân đến Philippines, một điều mà Hiến Pháp của nước nầy cấm, để bảo vệ chính sách phi vũ khí hạt nhân của họ. Phần lớn những tàu chiến HK đều có trang bị vũ khí hạt nhân, nên rất khó kiểm soát, trước đây trong chiến tranh Việt Nam, HK thừa nhận là đã lưu trữ vũ khí nguyên tử ở những căn cứ đó, đã có một tiền lệ như thế, thì khó tránh được lần thứ hai. HK giữ bí mật thì làm sao mà biết được.

Tóm lại, vũ khí hạt nhân có thể đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

2.3. Hoa Kỳ có kế hoạch bí mật ở căn cứ Thái Lan chống Trung Cộng

image
Có tin đồn về việc Bộ QP/HK có một kế hoạch bí mật nhắm vào TC ở căn cứ hải quân U-Tapao, mà chính phủ Thái vừa cho phép cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ NASA của HK đượcsử dụng.

Tướng Martin E. Dempsey đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn đó, ông khẳng định, NASA dùng căn cứ U-Tapao vào công tác nghiên cứu khí quyển, gồm khí hậu và mây ở khu vực ĐNÁ. NASA sẽ đặt một số phi cơ ở đó để phục vụ nghiên cứu. Tướng Dempsey cũng cho biết, Bộ QP/HK không có liên quan gì đến công việc thuần túy dân sự của NASA cả. Tuy nhiên, Bộ QP/HK cũng đang thảo luận với các giới chức quân sự Thái về việc thiết lập một Trung Tâm Nhân Đạo và Cứu Trợ Thảm Hoạ ở U-Tapao.

Tin đồn còn cho biết, Thái Lan cho HK sử dụng căn cứ đó để đổi lấy hộ chiếu nhập cảnh vào HK của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, là anh của nữ Thủ Tướng hiện nay, Yingluck Shinawatra.

Có thể U-Tapao sẽ là một bộ phận của Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM), một đơn vị thuần túy dân sự của HK.

Việc Bộ QP/HK thiết lập Trung Tâm Nhân Đạo ở U-Tapao kể ra cũng lạ thật.

2.4. Hoa Kỳ đóng “đồn kiểm soát” ở eo biển Malacca

image
Tại Hội Nghị Shangri-La, (Shangri-La là tên của khách sạn tổ chức hội nghị, ở Singapore), ông Leon Panetta đã hội đàm với người đồng cấp là Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, đã đạt được một thoả thuận, cho phép HK được đưa 4 tàu chiến tấn công ven biển LCS (Littoral Combat Ship) được đến đồn trú tại vùng biển Singapore, được xem như một “trạm kiểm soát” việc ra vào của tàu bè quốc tế đi qua eo biển Malacca, bởi vì, nước Singapore nằm ngay cửa ra vào của eo biển nhộn nhịp nhất nhì thế giới nầy. Đó là tuyến hàng hải mà nhiều lần HK xem như lợi ích của quốc gia Mỹ.

Bốn chiếc tuần duyên hạm tối tân nhất là USS Freedom LCS-1 và USS Independence LCS-2, kỹ thuật siêu tàng hình, tốc độ cao, 56km/giờ, tầm hoạt động xa, 3,500 hải lý (6,400Km), sẽ luân phiên nhau đến đồn trú 10 tháng rồi sẽ được thay thế bằng chiến hạm hiện đại hơn.

Chuyên gia an ninh biển Singapore, ông Ristian Atriandi Supriyanto, nêu nhận định: “kế hoạch nầy của Mỹ chính là “trọng tâm biển” của chiến lược HK, vì nó nằm ngay tâm điểm hàng hải châu Á, án ngữ và kiểm soát tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Việc bố trí các chiến hạm hiện đại nhất nầy tại Singapore phản ảnh chủ trương chuyển trọng tâm biển về châu Á - Thái Bình Dương của HK”.

Với 40 người trên chiến hạm không thể đóng quân cố định được. LCS được thiết kế để tác chiến gần bờ, đặc biệt là kỹ thuật siêu tàng hình cho phép xâm nhập, phá hủy chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) của Trung Cộng.

2.5. Tại sao Việt Nam không cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh?

image
Giáo Sư Chu Yin, trường Quan Hệ QT cho biết ba lý do tại sao Việt Nam không cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh, như sau:

Thứ nhất

Mặc dù TC và HK có nhiều cạnh tranh và xung đột, nhưng là hai nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Lợi ích kinh tế nầy không thể tách rời HK và TC ra, nó khác với sự đối đầu giữa HK và Liên Xô trước kia.

Có nghĩa là TC và HK sẽ không đánh nhau chí tử, như thế, TC sẽ rảnh tay trừng phạt sự “phản bội” của Việt Nam.

Thứ nhì

Những căn cứ tại Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật, Nam Hàn, Úc đủ để cho HK duy trì chiến lược quân sự ở ĐNÁ, đủ sức kềm chế TC, do đó, Cam Ranh không còn giá trị chiến lược bậc nhất đối với HK. Nếu VN cho HK thuê Cam Ranh thì xúc phạm nặng nề đối với TC, sẽ có hại cho VN nhiều hơn có lợi.

Thứ ba

Việt cộng lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng, nên không dám hành động đưa đến thù địch.

Hiện nay, Hoa Kỳ không chủ trương thiết lập căn cứ ở nước ngoài. Sự hợp tác Việt Nam -Hoa Kỳ đã được xác định, nhưng không có mục đích tái lập căn cứ quân sự, mà chỉ tập trung vào trao đổi thương mại với các nước trong khu vực, giúp các nước nầy nâng cao năng lực để có đủ khả năng tự bảo vệ. Ông Panetta xác nhận điều nầy như sau: “Chỉ có sự lớn mạnh của Việt Nam và Philippines thì khu vực ĐNÁ mới được ổn định.”

Về Cam Ranh, ông Panetta nói với Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo như sau: “Cam Ranh là một cảng quan trọng, nếu Việt Nam có ý định cải thiện, nâng cấp, mà cần sự giúp đở, thì HK sẵn sàng hỗ trợ.” Phùng Quang Thanh đáp trả: “VN đã có kế hoạch, chiến lược và nguồn lực để phát triển Cam Ranh. Tàu không vũ trang của HK có thể tiếp tục ra vào và neo đậu tại Cam Ranh”.

2.6. Hoa Kỳ không mở căn cứ thường trực tại châu Á

image
Mặc dù tăng cường lực lượng quân sự ở châu Á-TBD, nhưng HK sẽ không mở thêm những căn cứ mới.

“Chính quyền Mỹ đang triển khai một chiến lược rất mới tại châu Á-TBD, thay vì lập căn cứ lớn, Mỹ sẽ đưa các lực lượng, chiến hạm, phi cơ, binh sĩ đến tham gia các nhiệm vụ tạm thời như tập trận chung, huấn luyện và tác chiến chung.” Bộ trưởng Panetta cho biết thêm: “Chiến lược mới nầy chỉ có thể thực hiện được, khi các nước đối tác đồng ý cho lực lượng Mỹ sử dụng bến cảng, sân bay và các cơ sở khác. Hoa Kỳ đang đối diện với sức ép về ngân sách, nên phương pháp ít tốn kém nầy tốt hơn là lập căn cứ thường trực”.

Như vậy, nếu VN muốn nhờ Hoa Kỳ bảo vệ, thì phải cho Hoa Kỳ sử dụng Cam Ranh.

Mới đây, Hoa Kỳ đưa 4,500 binh sĩ luân phiên nhau đến tập trận chung với Philippines và đã đưa 3 chiến hạm đến tập trận với Indonesia.

3 Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương


3.1. Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương

image
Hoa Kỳ có 6 bộ tư lệnh khu vực và mới thành lập thêm Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo là 7, trong đó, BTL/TBD (PACOM) là mạnh nhất, với hai hạm đội, là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3.

Căn cứ BTL/TBD đặt tại Honolulu, Hawaii. Hệ thống chỉ huy, từ Tổng Thống qua Bộ Trưởng Quốc Phòng đến người cầm đầu BTL hiện thời là đô đốc Samuel J. Locklear (Từ 9-3-2012 - hiện tại)

3.1.1. Nhiệm vụ Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương

Bộ Tư Lệnh TBD có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, gồm có:

- HK-Philippines (1952)

- HK-Australia-New Zealand (1952)

- Hoa Kỳ-Nam Hàn (1954)

- Hoa Kỳ-Nhật Bản (1960)

- Nhiệm vụ bảo vệ Đài Loan

3.1.2. Lực lượng quân sự của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương

Bộ Tư Lệnh TBD có hai hạm đội: Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Lực lượng căn bản của hai hạm đội là:

- 120 chiến hạm đủ loại (HĐ 7: 60)

- 700 phi cơ các loại (HĐ 7: 350)

- 120,000 nhân sự HQ & TQLC (HĐ 7: 60,000)

Trường hợp gia tăng lên thành sáu Hàng Không Mẫu Hạm thì những con số căn bản sẽ tăng theo, nhưng sức mạnh thật sự là những vũ khí vô cùng hiện đại của Hoa Kỳ.

3.2. Vũ khí hiện đại tiền tỷ đô la ở Thái Bình Dương

image
1. Phi cơ chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ 5 duy nhất, được đưa vào sử dụng là chiếc F-35, giá 236 triệu USD/chiếc

image
2.Phi cơ tàng hình ném bom tầm xa thế hệ mới, B-2, tốc độ siêu thanh, có thể ném bom hạt nhân. Giá 929 triệu USD/chiếc

image
3. Phi cơ Boeing P-8 Poseidon, tuần tra hàng hải, tiêu diệt tàu ngầm bằng bom và hỏa tiễn, giá 220 triệu USD/chiếc.

image
4. Nổi bật nhất là tàu ngầm tấn công lớp Virginia, có khả năng hoạt động cả ở vùng nước sâu và vùng nước cạn. Chạy bằng năng lượng hạt nhân, cực kỳ êm, lặng lẽ, có khả năng phóng hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) tấn công mặt đất là Tomahawk và hỏa tiễn hành trình Harpoon tấn công biển, nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm. Giá 2.4 tỷ USD/chiếc.

Chiếc tàu ngầm siêu hiện đại nầy đã có mặt ở căn cứ Subic, Philippines, trong thời gian có căng thẳng giữa Trung Cộng - Philippines ở Bãi Cạn Scarborough vừa qua.

image
5. Tuần duyên hạm tối tân LCS. Là tàu chiến đấu gần bờ, tàng hình, tốc độ 56km/giờ. Không sử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển, nên có thể áp sát bờ biển và cũng có thể chạy trên sông.

Hai tàu LCS (Littoral Combat Ship) được sử dụng là USS Independence LCS-2 và USS Freedom LCS-1. Khả năng tàng hình tối ưu, hỏa lực cực mạnh, đuôi tàu có sàn đáp và chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và bốn xe bọc thép hoặc xe humvee, xem như tàu đổ bộ mini. Loại tàu nầy được triển khai ở eo biển Malacca, Singapore.

image
6. Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000. Năm 2014, Hoa Kỳ sẽ đưa tàu khu trục nầy vào Thái Bình Dương.

Những vũ khí hạng nhất nầy đủ sức khắc chế Trung Cộng, ông Panetta khẳng định: “Các loại vũ khí nầy sẽ tạo điều kiện cho Hoa Ky được tự do hoạt động trong những khu vực bị ngăn chặn”. Câu “khu vực bị ngăn chặn” được hiểu là chiến thuật tạo vùng “cấm tiếp cận” (A2/AS=Anti-Access/Area Denial) của Trung Cộng. Như vậy, chiến hạm LCS và Zumwalt là khắc tinh của A2/AD.

3.3. Siêu chiến hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000

Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới khi loan tin HQ/HK sẽ khai triển Tàu Khu Trục (Destroyer) tàng hình trên TBD trong năm 2014. Giá mỗi chiếc là 3.8 tỷ USD.

Đô đốc Jonathan Greenert, Tham Mưu Trưởng HQ/HK tuyên bố: “Với khả năng tàng hình, hệ thống định vị bằng siêu âm, có khả năng phi thường về năng lực tấn công, không cần nhiều người điều khiển. Đây là tương lai của chúng ta”.

3.3.1. Chiến hạm của thế kỷ 21

image
Sau 5 năm tranh cãi, cuối cùng, ngày 15-9-2011 HQ/HK đã ký hợp đồng với công ty General Dynamics để chế tạo khu trục hạm Zumwalt DDG-1000, được gọi là “chiến hạm tàng hình đa năng” hay “chiến hạm thế kỷ 21.”

Siêu chiến hạm nầy có khả năng đột nhập, áp sát vào bờ biển mà hầu như không bị phát hiện, chính yếu vẫn là tấn công mặt đất.

Hải Quân/HK có lợi thế về vùng nước sâu, mà vũ khí của Trung Cộng thì được bố trí ở vùng nước cạn, nên chiếc Zumwalt được sản xuất để đáp ứng khả năng khắc chế Trung Cộng bằng cách bẻ gãy chiến thuật chống tiếp cận A2/AD của Trung Cộng.

3.3.2. Đặc tính kỹ thuật của chiếc Zumwalt DDG-1000

image
Tàu DDG-1000 được đặt theo tên của Đô đốc Elmo Russell “Bud”Zumwalt Jr..

- Chiều dài. 182m, dài hơn tất cả các tàu khu trục hiện có.

- Mũi tàu. Mũi tàu hoàn toàn khác với thiết kế truyền thống là cao, trái lại chiếc Zumwalt có mũi tàu thấp, để bảo đảm tàng hình và tránh cho tàu lắc lư khi bị sóng đánh vào mũi tàu.

- Vỏ tàu. Vỏ tàu xuyên sóng, không để lại đường rẻ nước.

- Đuôi tàu. Có sàn đáp và chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và ba trực thăng không người lái. Không có những cột anten lộ thiên, mà toàn bộ hệ thống radar được thiết kế bên trong tháp. Động cơ đẩy chạy bằng điện nên rất êm.

3.3.3. Vũ khí trang bị

image
- Hệ thống định vị siêu âm

- Bệ phóng hỏa tiễn đa năng. Có thể phóng nhiều hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh chương trình về nhu liệu (Software). Phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất Tomahawk.

- Súng phóng hỏa tiễn tiên tiến AGS (Advanced Gun System) là một cuộc cách mạng trong ngành pháo binh, bốn khẩu súng nầy có hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.

Mỗi viên đạn 155mm là một hỏa tiễn được dẫn đường bằng hệ thống tấn công mặt đất tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), bắn xa 154km, độ chính xác sai biệt trong một chu vi 50m.

Súng AGS vận hành tự động. Thùng đạn chứa 750 hỏa tiễn, mỗi trái nặng 11kg. Hệ thống nạp đạn tự động, bắn ra 10 phát trong một phút. Chiếc Zumwalt được trang bị hai khẩu AGS, phóng thẳng đứng. Nòng súng có thể quay vòng tròn 360 độ và được hạ xuống dưới boong tàu.

Trung Cộng không có phản ứng chính thức nào, tuy nhiên, có một viên tướng giễu cợt cho rằng, chỉ cần một chiếc ghe chứa đầy chất nổ thả trôi theo lục bình cũng đủ sức chôn chiếc tàu đó xuống đáy biển.

4 Phá vỡ chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng

image
Chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng tầm hoạt động xa của hỏa tiễn, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm, lập ra một khu vực để ngăn chặn, khiến cho tàu địch không dám xâm phạm vào tầm sát hại của vũ khí phòng thủ.

Vùng chống tiếp cận của Trung Cộng được đặt ra trong tầm sát hại của hỏa tiễn Đông Phong 21 (DF-21) được xem là “sát thủ tàu sân bay”, vì thế Hàng Không Mẫu Hạm HK không dám đến gần. Giờ đây, Hoa Kỳ có ba thứ vũ khí khắc tinh của vùng chống tiếp cận, là tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên LCS và Zumwalt, bằng cách bịt miệng, vô hiệu hóa hỏa tiễn sát thủ tàu sân bay DF-21.

5 Phá vỡ chiến thuật tấn công Đài Loan của Trung Cộng

image
Chiến thuật chống Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Đài Loan, hay tấn công HK trên Thái Bình Dương, bắt đầu bằng cuộc tấn công trên mạng của Chiến Tranh Không Gian Ảo (Cyberwar). Theo kế hoạch, Trung Cộng sẽ tấn công vào hệ thống máy tính của Bộ Tư Lệnh/Thái Bình Dương và của các công ty tiếp vận cho Đài Loan, để làm trì trệ việc phản ứng kịp thời giải cứu đảo quốc nầy.

Để phá vỡ kế hoạch đó, Hoa Kỳ đã thiết lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM) và có thể sẽ đặt một bộ phận ở căn cứ U-Tapao của Thái Lan.

Như vậy, hai chiến thuật của Trung Cộng, một dùng hỏa tiển sát thủ phi trường, một là dùng chiến tranh không gian ảo, bị khắc chế và phá vỡ do chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự”.

6 Quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông

image
Bốn nội dung căn bản.

1. Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, đặc biệt là an ninh hàng hải, chính là từ eo biển Malacca.

2. Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền, nhưng ủng hộ giải quyết bằng đàm phán hòa bình, ngoại giao đa phương, trên căn bản luật pháp quốc tế. Đặc biệt là Mỹ cam kết bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với Hoa Kỳ, như Philippines, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, New Zealand, và bảo vệ Đài Loan.

Bao nhiêu điều đó cho thấy Hoa Kỳ có lý do để không đứng ngoài tranh chấp ở Biển Đông. Và cũng cho thấy, Hoa Kỳ có thể đứng ngoài trong trường hợp Trung Cộng dạy cho CSVN một bài học thứ hai, nếu như CSVN không chính thức lập quan hệ quốc phòng cụ thể với Hoa Kỳ.

3. Mỹ tăng cường Hải Quân vì trọng tâm kinh tế toàn cầu di chuyển về khu vực ĐNÁ, vì Mỹ có quyền lợi ở đây, nên điều chỉnh việc tập trung lực lượng quân sự là việc bình thường, không phải nhắm vào Trung Cộng.

4. Trong chuyến công du châu Á lần nầy, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Panetta quả quyết cam kết bảo vệ các đồng minh của Hoa Kỳ, đồng thời cũng mong muốn hợp tác với Trung Công.

7 Hoa Kỳ chủ trương “3 hơn” ở châu Á-Thái Bình Dương

image
Ngày 7-6-2012, trong cuộc họp báo, tướng Martin Dempsey cho biết, việc chuyển quân đến châu Á-TBD dựa trên nguyên tắc ba hơn:
- Quan tâm hơn:
- Cam kết nhiều hơn.
- Phẩm chất hơn.

Binh sĩ Mỹ sẽ luân phiên nhau, hơn là đóng quân tại căn cứ cố định.

Philippines, Thái Lan và Singapore đã có đóng góp tích cực và muốn chia sẻ trách nhiệm quốc phòng lớn hơn.

Hoa Kỳ khuyến khích khối ASEAN đóng vai trò tích cực hơn.

8 Tổng Kết

image
Chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Hoa Kỳ lợi hại thật, cho thấy Trung Cộng khó thoát khỏi thiên la địa võng mà Tổng Thống Obama đã bày ra.

Những căn cứ hỏa tiễn của Hoa Kỳ, từ Alaska, Hạm Đội 3 ở Bắc Thái Bình Dương, Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Honolulu (Hawaii), Philippines, Úc, Thái Lan, đến Singapore, và từ sáu chiếc Hàng Không Mẫu Hạm nằm trên vành đai bao vây, đều chỉa hỏa lực vào một mục tiêu cố định là Bắc Kinh, cho thấy Trung Cộng chạy trời không khỏi nắng.

Ví dụ như một trận chiến xảy ra, thì ngoài vũ trụ, tàu con thoi không người lái X-37B, đang làm chủ không gian, làm tê liệt hệ thống định vị trí toàn cầu (GPS) của Trung Cộng, thì hỏa tiễn “sát thủ HKMH” DF-21 hoàn toàn vô dụng. Thêm vào đó, X-37B cũng có khả năng phóng hỏa tiễn xuống Bắc Kinh, đồng thời ba loại siêu vũ khí tàng hình phá hủy chiến thuật “vùng cấm tiếp cận” của Trung Cộng và nhất là từ 12 vị trí trên vòng đai bao vây, cùng khai hỏa một lúc nhắm vào Hoa Lục thì Trung Cộng có ba đầu sáu tay cũng đành chịu, vì không thể phản công cùng một lúc đến 12 vị trí ở nhiều phương hướng khác nhau được.


image
Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo của Hoa Kỳ nhập trận, phen nầy anh ba Tàu chết chắc. Hay ít ra cũng không còn lớn lối hăm he các nước nhỏ trong khu vực nữa.

Trúc Giang

 

https://youtu.be/CYnvhDetpNk
1/1/2019: TQ xây dựng trạm nguyên tử và không gian phía sau lưng Hoa kỳ


 

 

https://youtu.be/FwYS3yLrJcY
31/1/2019: Cuộc chiến về AI (trí tuệ nhân tạo) giữa Hoa kỳ và TQ bùng nổ


 


https://youtu.be/n5YjhPWELXo
Ngày 18/1/2019: Canada đập mạnh lời đe dọa của TQ về Huawei
Ngã tư Hàng Xanh hướng ra cầu Sài Gòn - xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa mới được xây dựng, khu vực còn khá hoang vắng với vài chiếc ôtô đang lưu thông. Ngày nay ngã tư Hàng Xanh là điểm ùn tắc kẹt xe thường xuyên. Tình trạng tắc đường những năm gần đây được giải tỏa bớt nhờ xây dựng cây cầu vượt thép đầu tiên của thành phố.

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 60

Chùa A Di Đà | 11/5/2015 | 0 Bình luận

55 năm trước, quý ông Sài Gòn "ngồi đồng" cà phê vỉa hè ngắm phái đẹp trong tà áo dài thời trang chít eo xuống phố. Ngã tư Hàng Xanh mới được xây dựng trên một vùng đất hoang vắng. Ảnh do phóng viên Wilbur E. Garrett chụp năm 1961-1965.

Ảnh của Wilbur ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường của người dân, sự phát triển hạ tầng đô thị, chân dung người Việt khắp các tỉnh thành Sài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long... Ở Sài Gòn thời ấy, những quán cà phê vỉa hè trung tâm thành phố luôn đông đúc. Đa số khách hàng là nam giới thảnh thơi uống cà phê và ngắm những tà áo dài thướt tha qua phố. Những quán cà phê ở góc đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) một thời là nơi tập trung của nhiều ký giả nước ngoài.

Chân dung một cô gái Sài Gòn đội chiếc nón lá, ảnh chụp ngày 10/10/1965.

Người dân đốt hương trầm và ánh nến cháy đỏ bập bùng trong một ngôi chùa năm 1961.

Những người phụ nữ làm lễ bên một lư hương nghi ngút khói ở Lăng Ông Bà Chiểu, Bình Thạnh ngày nay.

Một diễn viên thời bấy giờ với khuôn mặt được hóa trang đậm đang diễn trên sân khấu Chợ Lớn.

Người múa lân đang treo mình trên một thân cây tre ở khu vực Chợ Lớn năm 1961 thu hút nhiều người xem.

Người đàn ông chở vợ và con trai dạo phố trên chiếc xe Vespa màu trắng bên cạnh hai bà cụ đi xích lô ngắm phố phường. Ảnh chụp ở bến Bạch Đằng năm 1961.

Một cặp vợ chồng trẻ vi vu trên đường.

Một cô gái buộc tà áo dài vào chỗ ngồi sau xe để tránh vướng khi chạy xe đạp. Dọc hai bên đường lúc này là bảng hiệu quảng cáo của thương hiệu kem đánh răng phổ biến thời bấy giờ.

Bến cảng Sài Gòn với những con thuyền lớn neo đậu, ảnh chụp ngày 1/10/1961. Ngày nay khu vực này là Bến Bạch Đằng.

Một bến cảng cạnh sông đang hoạt động cùng khu vực đô thị phát triển tiếp giáp sông Sài Gòn.

Hai người lái xích lô ngả lưng nghỉ ngơi trên chiếc xe của họ.

Ngã tư Hàng Xanh hướng ra cầu Sài Gòn - xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa mới được xây dựng, khu vực còn khá hoang vắng với vài chiếc ôtô đang lưu thông. Ngày nay ngã tư Hàng Xanh là điểm ùn tắc kẹt xe thường xuyên. Tình trạng tắc đường những năm gần đây được giải tỏa bớt nhờ xây dựng cây cầu vượt thép đầu tiên của thành phố.

Sông Ba – cửa ngõ giao thương, con đường văn hóa

Sông Ba chảy xuống Đà Rằng/Ai thương Đắk Lắk cho bằng Phú Yên – câu ca dao không còn mới nhưng chưa cũ đó đã phản ánh quá chính xác về vị thế địa – văn hóa của sông Ba, một trong những con sông lớn nhất ở miền Trung và là con sông duy nhất ở Nam Trung Bộ vượt qua được dãy Trường Sơn thông lên đến tận Tây Nguyên. Cũng với vị thế địa lý đó, sông Ba đã đóng một vai trò quan trọng, đó chính là con đường giao lưu thương mại, giao thoa văn hóa của các tộc người trong tiến trình lịch sử.

Đua thuyền trên sông Chùa, một đoạn của sông Ba qua TP Tuy Hòa. – Ảnh: D.T.XUÂN

Mặc dù vùng đồng bằng Tuy Hòa từ thế kỷ XV trở về trước còn được ghi chép rất ít trong các nguồn sử liệu cổ, nhưng những dấu tích về khảo cổ học lại cho thấy rằng đây là vùng đất rất phát triển dưới thời vương quốc Chămpa. Dọc hai bên bờ sông Đà Rằng có các di tích bia Chợ Dinh, Tháp Nhạn, Thành Hồ, Núi Bà. Đi về phía tây xa hơn một chút có các di tích ở Sơn Giang, Củng Sơn, Krông Pa… Di tích bia Chợ Dinh nằm dưới chân núi Nhạn có niên đại từ thế kỷ IV, nội dung bia nói về việc thờ cúng thần Siva, một trong những vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Cho đến nay, đây là một trong những tấm bia cổ nhất nói đến việc thờ thần Siva tìm thấy được ở khu vực miền Trung. Tại di tích Thành Hồ lại tìm thấy rất nhiều đầu ngói ống trang trí mặt hề có niên đại từ thế kỷ II, những đầu ngói này đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là ảnh hưởng của văn hóa Hán, còn tại di tích Hồ Sơn đã phát hiện nhiều tấm đất nung khắc các dòng văn tự cổ có niên đại từ thế kỷ VII. Những tấm đất nung này được xác định là những lời cầu nguyện của các tu sĩ, tín đồ, thương gia dâng cúng vào các đền tháp. Như vậy vùng đồng bằng Tuy Hòa nói riêng và vùng hạ lưu sông Ba nói chung đã có chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc từ rất sớm. Quá trình ảnh hưởng đó khởi nguồn được từ các hoạt động giao thương.

Với người Chăm, sông Ba đã là con đường giao thương chính theo chiều đông – tây, theo dòng sông này một mặt họ thu mua lâm thổ sản từ miền núi để trao đổi với thế giới bên ngoài; mặt khác, họ đưa các đặc sản từ biển để đi lên miền núi. Các nghiên cứu mới nhất về thương mại ở khu vực Nam Trung Bộ dưới thời vương quốc Chăm Pa đã cho rằng trong số các mặt hàng từ miền núi đi về miền xuôi thì trầm hương là mặt hàng quan trọng và có giá trị nhất. Vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa từng được mệnh danh là xứ trầm hương và cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến tận hôm nay thỉnh thoảng vẫn còn tìm thấy một lượng lớn trầm hương ở các vùng rừng núi phía tây Phú Yên. Đối với các sản vật từ dưới xuôi trao đổi lên miền núi thì muối được xem là mặt hàng chiến lược. Nhiều bằng chứng đã cho thấy đi theo thung lũng sông Ba và các con sông khác, muối không những được chuyên chở lên Tây Nguyên mà còn đi đến tận bờ đông sông Mê Kông. Các con đường giao thương đi về phía tây vẫn được các nhà nghiên cứu gọi là “Con đường muối”. Hiện nay ở Phú Yên vẫn còn nhiều nơi làm muối hoặc các địa danh liên quan đến nghề làm muối như Tuyết Diêm, Lệ Uyên, Trung Trinh, Diêm Điền, Đèo Nại… Có thể các cơ sở làm muối hiện nay đã có từ thời vương quốc Chăm Pa.

Mặc dù có vị trí địa lý quan trọng nhưng các hoạt động giao thương ở khu vực sông Ba không phải là ngoại lệ, mà nó chỉ là một trong những mẫu hình về giao lưu thương mại dọc theo các con sông theo chiều đông – tây ở khu vực miền Trung. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trên cơ sở đối sánh, tham chiếu các mẫu hình các quốc gia cổ ở Nam Á và Đông Nam Á cũng đã cho rằng Vương quốc Chăm pa trong quá khứ là một tập hợp gồm nhiều tiểu quốc khác nhau. Mô hình của mỗi tiểu quốc thường lấy một con sông lớn làm trục quy chiếu đi từ cửa biển lên đến thượng nguồn gồm có hải cảng – kinh thành – thánh địa. Theo mô hình trên, tại khu vực sông Ba/Đà Rằng, hải cảng có thể nằm ở khu vực núi Nhạn, kinh thành chính là Thành Hồ, còn thánh địa được xác định là di tích Núi Bà. Trong đó, Thành Hồ ngoài vai trò là trung tâm hành chính còn là tiền đồn thông lên châu Thượng Nguyên (Tây Nguyên) dưới thời vương quốc Chăm Pa. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây đã phát hiện mới về kiến trúc Chăm Pa ở phía tây Thành Hồ, trong đó có nhiều di tích nằm ở đầu nguồn sông Ba thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. Các cứ liệu lịch sử đó cũng cho ta một cảm nhận rằng các mối quan hệ trên sông Ba trong quá khứ về cơ bản diễn ra theo công thức văn hóa từ dưới đi lên, hàng hóa từ trên đi xuống.

Những cánh buồm trên sông Ba. – Ảnh: D.T.XUÂN

Người Việt khi đi vào miền Trung sinh sống đã có sự giao thoa văn hóa, tín ngưỡng với cư dân bản địa mà tiểu biểu nhất phải kể đến việc thờ cúng Thiên Y Ana. Về lĩnh vực kinh tế, người Việt đã tiếp thu các cơ sở cũng như kinh nghiệm buôn bán của người Chăm. Thương mại dựa theo trục các con sông theo chiều đông – tây vẫn được khai thác một cách triệt để và đã đóng vai trò thiết yếu và đã trở thành một mô hình kinh tế dưới thời các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này. Tại đầu nguồn các con sông nhà Nguyễn đã đặt các trạm giao dịch và thu mua lâm thổ sản, các trạm đó gọi là nguồn. Ở Sông Ba có nguồn Thạch Thành, vị trí đó nay thuộc thôn Liên Thạch (xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa). Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Ở xã Thạch Thành phía tây huyện Tuy Hòa có trường giao dịch và thủ sở ở đây, nước từ sông Ba chảy qua phía nam huyện lỵ đổ ra trấn Đà Diễn”. Thạch Thành là vùng bán sơn địa tiếp giáp giữa đồng bằng Tuy Hòa và vùng núi. Hiện nay dấu tích về một thời giao thương vẫn còn. Chợ Liên Thạch có tên khác là Chợ Đồn, còn một số người cao tuổi cho biết đến đầu thế kỷ XX vẫn thấy người Thượng cưỡi voi xuống Thạch Thành để trao đổi hàng hóa.

Cho đến tận hôm nay, sông Ba vẫn được xem là mạch sống của vùng đất Phú Yên, là một dòng chảy nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai.

SÔNG BA – PHÚ YÊN

Sông Ba là một trong những hệ thống sông lớn nhất của tỉnh Phú Yên. Sông Ba phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kontum, chảy qua các tỉnh Kontum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên. Sông có nhiều tên gọi khác nhau qua các địa bàn của tỉnh. Phần thượng lưu chảy qua địa bàn các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh, Phú Hoà, Tây Hoà có tên là sông Ba hay Ea Ba, Krông Pa. Phần hạ lưu từ Đồng Cam đổ ra biển ở phía Nam thành phố Tuy Hoà thì có tên là sông Đà Rằng.

Diện tích lưu vực ở thượng nguồn 13.220km2. Riêng địa phận Phú Yên, lưu vực chỉ có 2.420km2 và dài 90km. Sông Ba khi chảy đến Cheo Reo (Phú Bổn) nhận thêm nước của phụ lưu Ayun Pa; đến giữa địa giới Phú Yên-Gia Lai, nhận thêm nước của sông Krông Năng (dài 130km); đến địa phận huyện Sơn Hòa nhận nước của sông Hinh (dài 85km, phát nguyên từ núi Chư Mu, Dak Lak) và sông Cà Lúi, sông Thá.

Ở thượng lưu, sông hẹp, sâu, lắm ghềnh nhiều thác, có những đoạn hai bờ dốc thẳng đứng và sâu hoắm như đoạn đèo Tô Na (địa phận Cheo Reo); nhưng khi vào địa phận Phú Yên, do tiếp nhận nước từ các sông khác đổ vào nên sông lớn hơn, lòng sông bằng phẳng, giữa dòng có nhiều cồn lớn nổi lên như cồn Phú Lễ, cồn Ngọc Lãng tạo thành làng mạc trù phú.

Phù sa sông Ba tạo nên cánh đồng phì nhiêu với diện tích trên 20.000ha. Chẳng những thế trên sông Ba còn có hai công trình thủy điện quan trọng là Ayun Pa và thủy điện sông Ba Hạ. Sông Ba còn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ hiện đại và thơ ca dân gian: Nước sông Ba chảy qua Thạch Hội Lỡ quen biết rồi, nỡ vội đi đâu…

TRUYỀN THUYẾT:

Sông Ba cũng có nhiều huyền thoại, và mỗi đoạn sông đều có một huyền thoại riêng:

Chuyện kể rằng, xưa kia vương quốc Hỏa Xá (Pơlao Apưi) thuộc lãnh địa của người Giarai thường xuyên bị nắng hạn thiêu đốt khiến cỏ cây muôn vật đều bị cháy khô, chết khát. Trong khi đó ở địa vực phía Tây-Nam thuộc vương quốc Thủy Xá (Pơtao Eâ) luôn có thần mưa làm mưa đều đặn, chẳng những thế mà Trời còn tạo ra biển Hồ mênh mông cho vương quốc này. Siu Luynh là thần dân của vương quốc Hỏa Xá được các thần linh chỉ bảo là phải tìm cho ra lưỡi gươm thần có khả năng tạo ra nước và lửa. Siu Luynh bái yết quốc vương nói rõ ý định rồi một mình lên đường tìm kiếm chiếc gươm thần kia. Ông đi mãi, đi mãi hết ngọn núi cao này đến rừng già khác, lội suối trèo non những mong cầm được thanh kiếm trong tay để tạo nguồn nước cho cả vương quốc đang chờ chết. Cuối cùng, Siu Luynh đã tìm được lưỡi gươm về dâng lên cho vua Hỏa Xá. Từ khi có được thanh gươm thần trong tay, vương quốc Hỏa Xá không còn bị hạn hán như xưa. Nhưng thanh gươm thần thì không còn tìm thấy nữa, vì vua Lửa đã cất giấu trong hang núi gần bờ sông Ba đoạn hợp lưu với Ayun hạ khi ông chết. Ngày nay, người dân ở khu vực này vẫn còn tin thanh gươm đang ẩn mình đâu đó trong hang núi sâu, dưới đáy con sông Ba và hy vọng một ngày nào đó, thanh gươm thần kia sẽ quay về với họ.

Một truyền thuyết khác khá thú vị kể rằng, ngày xưa Trời phân định sông Ba là sông anh, các sông Cà Lúi, sông Ea Nho, sông Krông Hinh, sông Krông Năng, sông Con, sông Cau đều là sông em. Tuy phân định vai vế lớn nhỏ, nhưng tất cả các sông phải đúng giờ mới được chảy cùng một lúc để mang nước cho người dân, cuộn phù sa bồi đắp đồng ruộng, có đủ nước uống cho trâu bò chim muông và tưới cây cối… theo từng khu vực được chỉ định trước. Thời gian các sông chảy được ấn định như sau: canh một chuẩn bị, canh hai chuyển mình, canh ba canh tư sẵn sàng và canh năm tất cả các sông cùng chảy một lúc. Nhưng các sông em mải mê chơi không nghe lời dặn rõ ràng của Trời nên chỉ mới bắt đầu canh một, hai sông Ea Nho và Cà Lúi chảy trước. Các sông em còn lại, sông thì chảy canh hai, sông chảy canh ba rất lộn xộn. Duy nhất chỉ có sông anh là sông Ba nghiêm túc, chuẩn bị kỹ càng đúng canh 5 mới bắt đầu chảy. Trên cao, Trời nhìn xuống thấy nước sông Ba vừa mới bắt đầu, nước mới lấp lửng các bãi đá gốc dưới lòng sông, trong khi đó nước các sông em đã tràn đầy khiến Trời tức giận bắt tất cả các sông em đều nhập chung vào sông Ba: sông Cà Lúi (tức sông Ea Talui =”sông” em út) nhập vào sông Ba tại buôn Chơ buôn Học; sông Bà Lá, Ea Nho nhập vào ở đoạn Phú Túc, Krông Năng nhập vào Krông Hinh và cả hai nhập vào sông Ba tại Thạnh Hội, Nhiễu Giang; sông Con, sông Cau tại Ngân Điền. Sau đó Trời còn bắt các sông Krông Năng, Krông Hinh, sông Cau, sông Con phải chở đất thiệt tươi tốt màu mỡ để tạo thành đồng ruộng Tuy Hòa. Tất cả các sông đều không dám trái lệnh Trời, lập tức làm nhiệm vụ để tạo thành các hợp lưu và cánh đồng màu mỡ ngày nay của Phú Yên.


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...