Friday, February 1, 2019

Hành Quân Nha Mân

 

vid [01] Hành ?Quân Nha Mân
- Tiểu Đỉnh
https://youtu.be/J-Rq8FvkMXk





 

[02] Hành Quân Nha Mân
- Tiểu Đỉnh
https://youtu.be/J-Rq8FvkMXk

 





 

[02] Hành Quân Nha Mân - Tiểu Đỉnh
https://youtu.be/ZtNfI6kHiDo

 





Hành Quân Nha Mân

 photo

Giang Đoàn Xung Phong Hành Quân

- Tiểu Đỉnh


Hồi 4 giờ kém 20 phút sáng, thành phần 10 tàu chuyển vận của Liên Giang đoàn 23/31 chuẩn bị nhận quân, trong khi 2 soái đĩnh, 6 cặp trinh sát và 2 hộ tống loại monitor thả trôi trên sông Tiền. Bãi ủi nằm ngay tả ngạn con rạch, gần một cái đình nhỏ, cách chợ Nha Mân khoảng ngàn thước. Bên hữu ngạn là cơ sở của quận đường. Công tác của Liên Giang đoàn 23/31 là nhận chở Trung đoàn 15 Bộ Binh (trừ) của Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ bãi ủi tại cửa rạch Nha Mân đi hành quân lục soát mục tiêu cách tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc ba ngàn thước theo đường chim bay.

Mặt trời bắt đầu ló dạng. Trong ánh sáng của bình minh hàng hải, thấy lố nhố trên tả ngạn rạch Nha Mân, cạnh một ngôi đình, những binh sĩ nai nịt gọn gàng, mũ sắt đội đầu, vũ khí đeo vai, ba lô cá nhân lổm ngổm trên lưng mỗi người lính. Ông Trung đoàn trưởng dáng người nhỏ thó, tay cầm gậy, đứng sát bờ sông kiểm tra quân số đang im lặng theo hàng một xuống từng tàu (1).

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH54.jpg
Tiền phong đĩnh Monitor.

Tôi cho mời ông Trung đoàn trưởng, cố vấn Mỹ của ông, và ban chỉ huy hành quân lên tàu chỉ huy của tôi để dùng thức ăn sáng trước giờ khởi hành. Trong số người này còn có ông quận trưởng quận Nha Mân và một số chừng năm lính tùy tùng của Trung đoàn. Thức ăn Hải Quân dọn lên gồm có bánh mì thịt, cà phê đen và mấy bao thuốc Quân Tiếp Vụ. Hơi khiêm nhượng!

Ông quận trưởng kề tai tôi nói nhỏ:

“Khi đổ quân xong thì xin.... ông nhóng lên chừng hai ngàn thước sâu vào bên trong, được không?"

"Nhóng lên chi vậy?"

tôi hỏi:

" Em mới về ngồi quận này ba tháng. Nay sẵn dịp em vào thăm một đồn Nghĩa quân."

Tôi hỏi lại: “Đồn tên gì?"

" Thưa, Đồn Ông. "

“Ông gì?”

“Thưa, không biết.”

“Từ quận đến đó chỉ có năm ngàn thước mà sao khó khăn đến như thế?" Ông quân tiếp:

" Thưa phải có tàu Hải Quân mới dám đi. Ghe máy của tụi này đi không đến mà còn bị tổn thất."

“Như thế trong ba tháng qua lính của ông quận sống bằng gì?"

tôi thắc mắc.

Câu trả lời nghe hơi lạc quẻ:

"Hôm nay em mang phát hướng viên theo vào phát lương anh em trong đó luôn."

Ba tháng là gần một trăm ngày. Một trăm ngày không lương, không tiếp tế thì sống bằng gì!

Bấm đèn nhìn bản đồ bên trên phủ tấm ô-vơ-lê (2) mà không thấy ghi vị trí của Đồn Ông. Bỏ tấm ô-vơ-lê ra thì ngay chỗ ngón tay ông quận chỉ, thấy có một ký hiệu hình tam giác màu đỏ. Đó là ước hiệu một xây cất bằng gạch.

Quay sang ông quận, tôi hỏi:

"Không liên lạc được bằng người nhưng với vô tuyến thì sao?"

Ông nói:

"Thưa cũng không luôn. Họ hết pin để dùng cho máy."

"Sao ông quận biết anh em binh sĩ và vợ con họ còn ở đó?"

"Thưa em và cố vấn Mỹ bay trực thăng ngang qua thấy có người và cờ của ta."

Càng thêm thắc mắc tôi hỏi:

"Thấy như vậy bao lâu rồi?"

"Thưa tuần rồi."

Tôi hỏi lại:

"Cách đây mấy ngày?"

"Thưa năm ngày."

"Thấy người và cờ nhưng có gì bảo đảm họ là không phải bên kia?"

"Thưa em nghĩ họ còn là của mình."

"Nếu không thế thì sao?"

"Dạ, chừng đó tính."

Việc ông quận xem chẳng có gì quan trọng, nhưng đối với tôi lúc bấy giờ, thì đó không phải chuyện nhỏ. Tôi lại hỏi:

"Khu chiến thuật 41 có biết việc này chưa?"

"Thưa em chưa báo cáo."

Tôi nói:

"Được. Khi đổ quân xong, tôi sẽ tìm cách giúp ông."

http://www.cantho-rvn.org/river/payette-160-Loading-the-boat-CanTho-waterfront-1965-348x519.jpg

Khi người lính cuối cùng của Trung đoàn lên tàu thì Giang đoàn lui bãi, vào đội hình hàng một, đi giữa rạch. Tính khoảng cách trên bản đồ từ cầu Nha Mân vào đến nơi đổ quân chỉ có ba ngàn thước. Tôi báo ông Trung đoàn trưởng biết giờ đổ quân là 7:15 a., không có bắn dọn bãi, trừ tình hình tại chỗ đòi cần làm như thế. Ông quận nghe mà không trả lời.

Lúc đoàn tàu chui qua cầu Nha Mân thì trời mờ sáng. Ngôi chợ gần đó bắt đầu nhóm họp, tiếng nói nghe rộn ràng, vang xa. Khi đến điểm cách liên tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc độ ngàn thước thì cây cối hai bên bờ trở nên hoang vu. Những khu vườn trước kia vốn thịnh mậu, lúc bấy giờ hiện ra khô cằn, trụi lá. Xa xa thấy có những cây dừa bị đạn, bị mảnh bom chém cụt ngon, còn trơ thân cây đưa lên như những cách tay lở lói. Nhìn kỹ hai bên bên thấy nhiều bảng gỗ có hai chữ Tử Địa được gắn trên thân cây dọc bờ sông có nơi cỏ mọc cao khỏi đầu. Mục tiêu hành quân chỉ cách quốc lộ có ba ngàn thước. Và đó, theo tin tức tình báo do Mỹ cung cấp, lại là kho vũ khí chứa nhiều trăm cây súng với đạn dược!.

Ông Trung đoàn trưởng nói với tôi:

"Mục tiêu đó chỉ cần một trung đội Pờ-Ru (PRU) (3) của tỉnh và một đại đội Bộ Binh với trực thăng võ trang là đủ chơi rồi. Anh có nghĩ vậy không?"

Tôi nói phân đôi:

"Sư đoàn xỉ xuống cho Trung tá chỉ huy cuộc hành quân này thì tùy Trung tá định đoạt. Tôi nhận chở và đổ quân lên bờ đúng điểm đúng giờ một cách an toàn rồi phân tán, sẵn sàng yểm trợ hỏa lực cho quân bạn. Có điều tôi đang lo là các tàu của tôi không áo phao cho binh sĩ. Nếu trong công tác này có ai bị rơi xuống nước mà thiệt mạng thì trách nhiệm là do ở tôi."

Nghe thế, ông chép miệng, nói:

"Không phao cá nhân thì cầu trời cho mọi việc êm xuôi vậy."

Rồi liền tiếp:

"Lính thủy bơi được. Còn Bộ Binh lội sình giỏi nhưng chưa chắc tất cả đều biết bơi. Và lại còn súng đạn mang theo, còn ba lô ba liếc nữa."

Tôi hỏi:

"Đi hành quân mà mang ba-lô theo chi cho nặng?"

Ông nói:

"Phải mang theo. Bộ Binh tụi tôi thì người đâu của đó. Nhiều khi đi hành quân nói là ba ngày, rồi kéo thành mười. Cũng có khi đang hành quân thì được lệnh di chuyển đến nơi mới mà không trở về hậu cứ nữa."

Câu chuyện trao đổi qua lại chẳng bao lâu thì Trung úy Lượng, sĩ quan cơ hữu của tôi, cho biết sấp đến chỗ đổ quân. Tôi kêu Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho đổ quân thật nhanh tại hai nơi, một xa hơn và một ngắn hơn điểm ghi trong ô-vơ-lê chừng 100 thước.

Khi tất cả binh sĩ đã lên bờ, soái đĩnh tôi ủi bãi, đổ bộ Bộ chỉ huy Trung đoàn tại khoảng giữa hai cánh quân. Lúc nào tôi cũng nghi ngờ về tính chất bí mật tuyệt đối của lệnh hành quân.

Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân. Trên trời xuất hiện một máy bay quan sát loại L-19. Nó lượn vòng tròn trên mục tiêu rồi thình lình phóng một trái khói vào giữa cánh đồng trống không, cách bờ sông chừng ngàn thước. Sau đó, chiếc L-19 rời vùng.

http://www.vnafmamn.com/photos/birddog1.jpg

Bật máy truyền tin qua tần số địa-không, rà tới rà lui nhưng chẳng nghe thấy gì. Trở lại tần số nội bộ nghe biết 2 tiểu đoàn đang đi đến mục tiêu, mọi người đang lội nước tới bụng.

Tiếng rè rè từ máy truyền tin vang vang. Đến gần trưa, ông quận trưởng ngồi trên tàu tôi kêu tà-lọt của ông —người lính lo ăn uống cho sĩ quan— dọn cơm có gà hấp rượu ăn với muối tiêu chanh, bánh mì, bia lon, trái cây, mọi thứ bay mùi thơm phức. Ông mời tôi và sĩ quan trên tàu dùng cơm trưa với ông.

Tuy chưa đói lắm, tôi cũng ngồi xuống. Chính lúc đó ông Trung đoàn trưởng cho tà-lọt của ông mang xuống tàu biếu tôi và sĩ quan giang đoàn nguyên hai con gà rô-ti. Quà cáp như vậy là nhiều quá. Ông Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho chia thức ăn làm thành hai, một cho đoàn viên, một cho sĩ quan trên tàu. Trong khi đó thủy thủ các tàu khác thì trớt quớt.

Giống như mọi tổ chức khác, quân đội có hai tay dài không đều. Một tay ngắn ban phát ân huệ cho những ai ở gần bên, một tay dài để ra lệnh cho binh sĩ trấn đóng tận biên cương. Ông tướng còn thêm cây gậy cho tay ra lệnh được dài thêm.

Bữa cơm được thanh toán rất nhanh. Ông Lượng cũng ăn qua loa. Có lẽ rượu bia dành cho ông không được nhiều chăng? Kiểm soát hoạt động trên bờ thấy im re. Lục soát đến đâu, kết quả ra sao, nhu cầu tiếp tế thêm gì, là ba câu hỏi tôi cần biết. Nhớ lời yêu cầu của ông quận trưởng, tôi lên máy gọi Trung đoàn thì được trả lời là... "Các đứa con đều bình yên."

Tôi kêu Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 trực tiếp theo dõi cuộc hành quân trên bờ để yểm trợ cho Bộ Binh khi có yêu cầu. Còn tôi với ông quận cùng hai tùy tùng của ông ta thì nhảy sang một chiếc "Đầu Lân" (4) để đi đến nơi có tên gọi là Đồn Ông. Liền đó, tôi lên máy truyền tin, gọi ông Giang đóng 31 kêu sẵn sàng theo tôi khi có lệnh. Hai cặp trinh sát mở đường liền vọt lên phía trước; mặt nước trong kinh bỗng nhiên thành dao động, rập rình.

Khi vừa qua một cua gần 90º cách đoàn tàu chừng ngàn thước phía trước thì bộ phận trinh sát báo cáo thấy hai bóng người trên bờ phía tả ngạn; họ vẫy tay gọi tàu. Ai vậy? Tàu tăng tốc chạy tới nơi thấy hai đàn ông, quần te tua, bên thấp bên cao, áo lòi cùi chỏ, hết sức là xập xệ, tóc râu bù xù. Một người tự xưng là trưởng Đồn Ông, rồi chỉ người kia nói là lính của đồn. Một chiếc trinh sát ủi vào ngay nơi hai người đang đứng, mời cả hai lên tàu để được đưa sang tàu tôi.

Vừa bước lên tàu, thấy ông quận quân phục bảnh bao, ba hoa mai vàng chóe, trong khi tôi mặc quân phục ngụy trang, cổ áo có hoa mai với một gạch ngang đen thui, nhiều anh em Bộ Binh không biết đó là cấp bực gì. Ông trưởng đồn đứng dụm chân, đưa tay ngang trán chào ông quận, miệng nói ngôn ngữ bình dân dễ thương:

"Nghe tiếng máy tàu, anh em mừng húm, nhờ tôi thả bộ ra xem thì thấy mấy ông vô. Ở trong này nhiều... gay cấn lắm, ông quận."

Ông quận kêu chỉ đồn nằm bờ rạch bên nào cho tàu ủi bãi.
Đồn trưởng nói:

"Trong vòng một tiếng hú thôi."

Danh từ người dân dùng ở vùng sông ngòi có khi cũng rắc rối đối với không ít người.

Chỉ cái voi trước mặt, ông ta tiếp:

"Qua cái voi đó là thấy nóc cái đình thờ Ông. Đó là Đồn Ông."

Nhìn hai người lính Địa Phương Quân đó, tôi cảm thấy bất nhẫn. Cũng là người Việt Nam, nhưng dường như trong suốt đời mình cho đến lúc bấy giờ, họ chưa biết gì ngoài quanh năm bùn lầy nước đọng. Việc bị bỏ quên ba tháng không lương chỉ là chuyện nhỏ, là chuyện thường tình dành riêng cho những người lính như họ. Đối với họ thì quan trên là thần, là thánh, là thông thái, là thanh liêm, là yêu nước, là lãnh đạo. Còn họ thì là dân ngu khu đen. Vợ con họ cũng không biết gì ngoài ăn uống, sinh đẻ, nuôi con, ̀, rồi chết không vì già thì vì chiến tranh, vì bệnh tật.

Nếu tin tình báo do Mỹ cung cấp không có tin kho vũ khí đối phương gần Đồn Ông thì đã không có cuộc hành quân lục soát; và rồi những người lính địa phương quân ở đồn đó sẽ còn bị bỏ quên đến bao giờ!
Nhờ ông Lượng kiểm tra tiến độ cuộc hành quân trên bộ một lần nữa, thấy không có yêu cầu yểm trợ nào từ phía Bộ Binh, tôi cho tăng máy chạy đến Đồn Ông theo chỉ dẫn của đồn trưởng.

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH1.JPG

Giang soái đĩnh Commandement.

Vừa qua cái eo trên rạch, nhìn về phía hữu ngạn thì thấy nóc cái đình dưới một cây đa trụi lá, chỉ còn những cành khô vương ra như những chân con bạch tuộc khổng lồ. Khẩu 40 ly trước mũi hạ ngang nòng; kinh nghiệm chiến trường đã dạy như vậy.

Nhiều giả thiết hiện ra trong đầu tôi, những giả thiết liên quan đến những bất trắc có thể xảy ra, trong đó tôi không loại trừ cái khổ nhục kế do đối phương đã đánh lấy đồn rồi ép đồn trưởng dụ tàu tôi vào ổ phục kích của chúng.

Khi còn cách đồn chừng một trăm thước thì hai trinh sát nhún mình phóng nhanh tới trước, ủi vào bãi tại bờ đối diện, lo an ninh mặt hậu cho chiếc "Đầu Lân" đang ủi ngay lối dẫn vào đồn nằm thụt bên trong có đến 50 thước. Hai trinh sát còn lại thì ủi bãi hai bên gần chiếc "Đầu Lân," mỗi bên cách chừng 50 thước.

Cái gọi là đồn thật ra là ngôi đình ngày xưa dân làng thờ ông Quan Công. Lúc bấy giờ chung quanh không còn làng mạc gì nữa. Khu ngày xưa dùng làm nơi họp chợ thì nay là một đám lau sậy cách Đồn Ông chừng trăm thước, trổ cờ trắng hếu. Bên trong và bên dưới lùm lau lách đó là những gì? Theo ước tính của tôi, một trung đội có thể chui vào đó nấu cơm ăn với nhau mà bên ngoài không ai biết!
Tôi hỏi ông trưởng đồn:

— ” Ông có cho người đi kiểm tra thường xuyên cái lùm lau lách um tùm đàng kia không vậy?”

Ông ta liếc nhìn ông Quận trưởng như muốn hỏi tôi là ai, rồi nhìn tôi, đáp:

” Ong vò vẽ không hà.”

Đứng trước cảnh tượng đó, tôi thấy cái ngã của tôi không còn. Tôi cũng chỉ là một người lính như anh Nghĩa Quân đó mà thôi. Nhưng cái khổ của anh ta và các lính khác trong đồn là điều tôi mới thấy lại lần thứ hai trong đời. Trừ nhân viên thủy thủ đoàn, tất cả nhảy lên bờ theo ông đồn trưởng.

Từ bờ sông đi vào đồn có một rãnh nước rộng non một thước tây dùng dẫn nước sông vào một cái hồ vuông cạnh bốn thước, sâu bao nhiêu không rõ. Đồn chỉ nhờ vào cái hố này mà có nước dùng hàng ngày. Lý do là ra bờ sông trước đồn để tắm giặt hay lấy nước dùng thì thường bị du kích địa phương đến nhắm người mà tập... bắn bia. Nhiều năm trước, lần đầu tôi thấy y cảnh này tại một đồn Nghĩa Quân tại Xóm Ông Trang ở Mũi Cà Mau. Nếu trên bản đồ mà kéo một đường thẳng nối liền hai địa danh này rồi vẽ một hình tròn với đường bán kính này thì trong cái hình tròn đó còn có bao nhiều đồn trong tình trạng như thế. Đó là bốn năm Đệ Nhị Cộng Hoà với ông Tổng Thống và ông phó Tổng Thống như mặt trời mặt trăng.

Nhìn lên nóc đồn thì hầu như không còn một thước vuông nào không bị sút ngói. Không biết khi trời mưa — trong Nam thường có mưa dầm, tuy mỗi trận có hơi kém mưa dầm ở Huế đôi chút — thì người trong đồn sẽ trốn vào đâu cho khỏi bị ướt!

Đồn trưởng chỉ lên đó, nói:

"Tụi nó pháo kích vào đồn nên nóc nhà ra dzậy."

Bước vào bên trong thì thấy sáng như bên ngoài. Đây đúng là cảnh ba gian ngập cả ba gian nắng chiều trong bài thơ Qua Nhà của Nguyễn Bính tôi đọc nhiều năm trước.

Mỗi góc đình là một khu...gia binh. Trên nền mốc meo nằm ngổn ngang chăn màn, nồi ơ trách trã, hủ khạp, túi vải, rổ, hộp giấy, hộp sắt đựng gia vị, muối, đường, bao diêm rỗng ruột nằm lăn lóc. Đứng lâu một chút nghe thấy có mùi nước tiểu! Trong những hóc kẹt nhìn sơ thì thấy có hàng tá chú cóc, mỗi chú to bằng nắm tay, ngồi thở, cổ phồng lên hạ xuống. Đó là nguồn lương thực tươi dự trữ của đồn chăng? Gia đình ông đồn trưởng và gia đình đồn phó chiếm hai góc đối diện nhau và nghe nói họ cũng thay đổi chỗ gần như thường xuyên. Ông đồn trưởng giải thích:

"Tụi tui phải nằm.... xa nhau. Tụi nó có pháo vào lỡ dính thằng này thì không dính thằng kia."

Nhìn hướng lên nóc nhà tôi thấy bức tượng ông Quan Công bằng gỗ, nước sơn còn như mới. Ông ngồi một mình, không thấy Châu Xương và Quan Bình. Một tay ông cầm Thanh Long đao, một tay vuốt năm chòm râu, hai mắt sáng như sao đêm.

Ông đồn trưởng nói:

"Đó là tượng Đức Quan Vân Trường, vị thần phù hộ tụi này nên tụi này rất kính Ông. Pháo của tụi chúng làm bể nóc đình, nhưng tượng của Ông và cả tụi này không bị ăn miễn. Đêm nào chúng nó về pháo thì xin lỗi, râu ông dụng ngược lên, run run ba lần, nhiều người nhìn thấy. Ông rất linh."

Lúc đó nghe tiếng ai đứng phía sau nói:

"Linh gì mà không bóp cổ bọn đó cho hết về pháo kích? Linh gì?"

Nhìn lại thì thấy hạ sĩ vận chuyển tên Cáp, một thủy thủ trên tàu trinh sát của tôi; không hiểu sao anh ta lại có mặt trong nhóm người lên thăm đồn.

Ông đồn trưởng nói ngay:

"Nói dzậy là không được đâu. Ông linh lắm. Chúng tôi thờ Ông mà. "

Tôi quay ra kêu anh Cáp về tàu chờ tôi ở đó. Khi anh ta quay lưng đi về phía bờ sông, tôi đề nghị ông quận đi quanh đồn xem đồn có cần gì thêm thì họp nhau mà lo cho họ.

Vừa ra bên ngoài thì thấy ngay vách đình một khẩu súng "honi" sáu nòng, thứ gắn trên trực thăng Cobra Hoa Kỳ, mỗi phút bắn sáu ngàn viên đạn, tiếng đạn đi nghe như bò rống. Toàn bộ ổ súng bị sét ăn đỏ khé. Ông quận hỏi:

"Cái này sao nằm ở đây, hả?"

Có tiếng người trả lời:

"Tháng rồi một (trực) thăng Mỹ bay ngang làm rớt ngoài ruộng. Tụi tôi... hành quân ra mang về bỏ đó. Sáu người mới khiêng nổi nó."

Chuyện nghe quá lạ, nhưng rõ ràng cây súng đó đang nằm chổng gọng ở đó. Súng “honi” đâu phải được gắn trên trực thăng rồi muốn rớt ra lúc nào thì rớt, nếu không có bàn tay con người can dự vào?

Ông quận nói:

"Thứ này mang về Quận là có thưởng. Vậy cho mang về Quận luôn."

Nhìn hệ thống hàng rào kẽm gai rỉ sét dựa trên những cây cọc vừa bằng sắt vừa bằng tre tôi tưởng từ khi quân đội Pháp sung công ngôi đình để lập đồn canh cho đến lúc bấy giờ, hàng rào đó chưa được sửa sang tu bổ, dù cho một lần. Ông quận kề tai tôi nói vừa đủ nghe:

"Tôi không biết nên tin ông đồn trưởng này được bao nhiều phần trăm."

Tôi nghe mà không biết phải nói gì cho hợp lý. Dù sao, cờ Việt Nam Cộng Hòa còn bay trên nóc đồn thì tôi thấy mình có bổn phận bồi dưỡng cho cái gốc của cột cờ đó. Tôi kêu ông đồn trưởng cho biết nhu cầu ông cần cho đời sống trong đồn. Ông nói nhu cầu thì nhiều nhưng hỏi bất chợt thì không nhớ ra.

Lúc đó ông quận gợi ý nói đồn cần dầu đốt đèn ban đêm, điện trì máy vô tuyến, đạn, kẽm gai cọc sắt. Tôi muốn giúp cho đồn một tủ thuốc gồm loại dùng chữa bệnh đau bụng tiêu chảy, nhức đầu sổ mũi, băng keo, rượu cồn khử trùng, thuốc cảm mạo, thuốc đỏ rửa vết thương, sách báo giải trí, và lương khô. Trung úy Lượng ghi tất cả vào một tờ giấy cho nhớ.

Đồn trưởng xin đạn súng trường, cạt-bin với... lưu đạn.

Ông quận phát tay nói:

"Xin lựu đạn để ném cá hả?"

Đồn trưởng nói:

"Đâu có. Lựu đạn là để bắn tụi nó bên sông hay về chửi tục cho đồn nghe."

Lại một sắc thái mới của cuộc chiến: chửi tục cho nhau nghe. Ông quận hỏi:

"Như vậy bên ta có chửi lại không?"

Tiếng ông đồn trưởng:

"Tụi tui chửi lại bằng lựu đạn. Từ khi hết lựu đạn thì cũng ngưng chửi luôn. Chỉ còn nghe nó chửi thôi."

Ông quận trưởng căn dặn:

"Lựu đạn thì tôi xin cho ông để giữ đồn. Không được dùng đó để ném cá hay chửi. Chửi bằng miệng đỡ tốn tiền hơn, nghe chưa? Tôi sẽ kiếm cho ông cái loa điện cầm tay cho ông chửi bọn chúng"

Ông đồn trưởng chỉ cười cười. Trong khi đó ông Lượng mang từ tàu lên hai thùng cạt-ton đựng thuốc, thức ăn khô. Theo sau là bốn thùng gỗ đựng đạn, lựu đạn. Sau cùng là bốn "can" dầu cặn. Rồi đồn trưởng cho người của mình làm đòn gánh khẩu súng "honi" xuống tàu, nói sợ để lại thì "tụi nó" biết được sẽ tìm cách tấn công đồn để cướp mang về cho… cố vấn Liên Sô.
Lúc chúng tôi sắp ra về thì thấy khoảng gần hai chục phụ nữ cùng trẻ con quần áo mới thay, đầu mấy bà vợ lính bôi dầu dừa láng bóng. Từ khi lên đồn, chúng tôi không thấy họ ở đâu cả. Rồi thình lình họ hiện ra như một trò ảo thuật!

Đồn trưởng chấp hai tay, lí nhí nói:

"Tụi tui mới lãnh ba tháng lương xong. Sẵn có tàu về quận xin giúp cho gia đình chúng tôi đi chợ. Trong này thật hết cả thức ăn."

Ông quận hỏi:

"Ra đó rồi sao vô lại?"

Ông đồn trưởng nhìn tôi, miệng như muốn nói gì.

Tôi nói:

"Cứ cho họ đi. Phụ nữ có tiền trong tay mà không đi chợ ăn quà, mua đồ này nọ thì... chết sướng hơn. Chiều nay ta cho họ đi chợ. Mai tàu tôi đưa họ vào, ông quận không phải lo."

Mấy bà bắt đầu đứng vào hàng như lính tập cơ bản thao diễn, xách tay ai người đó cầm, tiếng cười khúc khích, chờ lệnh xuống tàu. Việc này tôi giao cho Lượng (5). Ông ta hề hề cười, nói: " Trẻ con phụ phụ nữ xuốngxuốngxuống trước. Đàn đàn ông thìthì…. xin miễn."

Kim đồng hồ chỉ 3 giờ chiều. Qua máy vô tuyến nghe ông Trung đoàn trưởng yêu cầu cho tàu ủi bãi bốc quân của ông về lại quận. Điều này thì Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang thi hành. Mấy ông chồng đứng trên bờ dặn thêm,

"Em nhớ mua nhiều 'đế' cho anh, mì gói, và cả thuốc rê Gò Vấp với nhiều giấy quyến cho anh, nghe em."

Tàu lui bãi êm re. Đến nơi bốc quân thì thấy Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho tàu vào đội hình ra sông lớn. Chiếc "Đầu Lân" của tôi có phụ nữ và trẻ con trên tàu, đi đoạn hậu với hai trinh sát theo sau. Trung úy Lượng nói:

"Chuyến về thường bị tụitụitụi nó bắn vói theo. Lính giang đoàn ai cũng cũng cũng cũng (rành) sáu sáu sáu câu."

Vừa nói xong ông cho khẩu 40 ly quay nòng về phía lái bên mặt trong khi súng 20 ly phía sau cũng được lên đạn chờ sẵn. Rồi quay mặt xuống hầm tàu, ông nói lớn:” Qui bà quí chị có nghe nghe nghe tiếng súng thì thì thì không có sợ na.”

Như một hướng đạo sinh buổi chiều tính sổ những việc làm trong ngày, tôi thấy cuộc hành quân không mang lại kết quả nào, nhưng chúng tôi cũng giúp ông quận trưởng đi thăm Đồn Ông, biết rõ tình hình ở đó, tình hình mà phải có đi, có thấy mới tin. Binh sĩ địa phương quân giữ đồn thì được nhận lương muộn, muộn còn hơn không; vợ con họ được đi chợ sau hơn ba tháng bị cầm chân một chỗ, phải chịu đựng cuộc sống không vui cho lắm. Tôi chỉ mong chuyến đi được an toàn, hôm sau đưa họ về lại với chồng họ là xong.

Khi còn cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì bỗng nghe một loạt súng AK nổ từ phía sau. Tiếng súng nghe không gần lắm. Trung úy Lượng la lên "Nó vétvétvét cái ót mình!" tiếp theo là súng trên tàu nổ không ngưng. Địch nổ súng một loạt thứ hai. Khói súng bốc lên từ bờ phía tay mặt, chếch về phía lái. Thuyền trưởng chiếc "Đầu lân" bình tĩnh cho tàu quay bên mặt để sử dụng tức thời khẩu 40 ly. Chiếc giang đĩnh vừa đánh một nửa vòng tròn vừa khai hỏa vào mục tiêu đã nhìn thấy được. Đạn nổ làm ngả cây như voi phá rừng. Trong buổi chiều muộn đầy khói súng trên mặt sông, hai chiếc trinh sát lùi lại, bắn xéo lên bờ, hi vọng chận đường rút lui của du kích địch.

Phải trực tiếp thấy cảnh các tiểu đĩnh lồng lên trên rạch, giữa những tiếng súng, mới biết cái giá trị của Giang đoàn, biết thương những chiến sĩ đánh giặc trên sông, đánh giặc không biết đâu là giờ giấc. Tính ra Liên Giang đoàn hành quân liên tục được bốn hôm. Ba hôm trước thì ở Mang Thít. Về hậu cứ Hàm Tử ở thị xã Vĩnh Long 7 giờ chiều thì 3 giờ sáng hôm sau lại đi Nha Mân. Ngày mai thì ở tại chỗ này. Ngày mốt thì chưa biết!

http://www.cantho-rvn.org/town/images/payette-30-River-Boats-Can-Tho-1965-554x330.jpg

Quân vận đĩnh tác chiến LCM-6, giang đoàn Xung phong.

Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang mang lính Bộ Binh về quận; ông xin cho một trung đội lính bộ đổ bộ lục soát trong khi phần còn lại tiếp tục di chuyển ra sông. Tôi sang tàu chỉ huy của Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 trong khi cho "Đầu Lân" có chở phụ nữ và trẻ con vượt đoàn về trước. Ông Lượng lo vụ đó.

Trong khi tàu đổ quân lục soát, tôi được báo cáo tin Hạ sĩ Cáp bị thương ngay miệng, gẫy hai răng cửa và rách môi, vết thương đã được cầm máu. Ông Lượng hiện đang mang thương binh duy nhất đó trên tàu ông. Tôi hỏi về trường hợp bị thương thì biết lúc đó anh Cáp ngồi trên mui một tàu trinh sát. Anh đang há miệng nói cái gì đó thì một viên AK xẹt trúng rách môi và bể hai răng cửa.

Cuộc lục soát kéo dài chỉ nửa tiếng, tìm ra hai khẩu AK hết đạn, hai xác người, một không đầu và một không chân, mang về quận nhận dạng. Phía bạn có hai bị thương do giẫm phải mìn giăng gần ổ phục kích của địch. Vết thương trúng ở chân, một còn đi được, một phải khiêng. Thế là ta có 3 bị thương, địch 2 chết, ta thu hai AK-47; và như vậy là lời hay lỗ. Ta lời nhưng mẹ Việt Nam thì lỗ, vì những người chết và bị thương toàn là người Việt Nam với nhau! Riêng với tôi thì trên đường binh nghiệp, tôi đã can dự đến những thương vong này, điều mà tôi phải chấp nhận vì không còn lực chọn nào khác. Và đã can dự thì có ngày phải chịu sự phê phán của lẽ công chính.

Ông Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 nói:" Hôm nay không biết ai có số đỏ đây. Thường mình phản pháo ít khi thấy kết quả."

Nghe thế, tôi hỏi:

"Tại sao vậy?"

Trả lời:

" Hành quân thường chấm dứt ban chiều. Trên đường về, nếu chúng có bắn vói theo thì ta chỉ bắn trả rồi về luôn. Trời sụp tối, ở lại bất tiện."

Ông ta chỉ nói như thế rồi ngưng.

Tôi mới về Liên Giang đoàn được hơn hai tháng, trong khi ông phục vụ sông ngòi nhiều năm trước tôi. Thế nhưng tôi biết "bắn trả rồi về luôn” là thói quen rất khó bỏ. Trên giang đĩnh thường không có quân tùng thiết như lần hành quân đặc biệt này. Không quân thì lấy gì đổ quân lục soát kiểm tra kết quả của phản pháo?

Vì có cuộc chạm súng nói trên, tôi yêu cầu ông quận khi về quận đường thì gửi công điện yêu cầu Liên Giang đoàn 23 /31 giúp tiếp tế Đồn Ông, đồng thời cho theo dõi việc đi chợ của mấy bà, gom cho đủ số để sáng hôm sau tôi cho đưa họ về lại đồn. Hai là ông quận cho kẽm gai cọc sắt tu bổ hàng rào phòng thủ, đồ quân tiếp vụ và thư từ báo chí dành cho nhân viên trong đồn xuống tàu theo chuyến ngày mai. Ba là đề nghị chiến thương bội tinh cho anh hạ sĩ Cáp của tôi vì nếu nhờ Vùng 4 Sông Ngòi làm việc đó thì sẽ mất thì giờ đi vòng vo, Sư đoàn hỏi đi hỏi lại. Sau đó tôi yêu cầu Giang đoàn trưởng 31 đưa Giang đoàn ông về hậu cứ, tôi chỉ giữ lại một cặp "Đầu Lân", hai LCM và hai cập trinh sát để hôm sau đưa gia đình binh sĩ về Đồn Ông, mang theo... "nhiều nhiều đế, mì gói, và thuốc rê Gò Vấp nữa, em ơi!" cho mấy ông chồng.

Tôi nghe rõ, họ không có nhu cầu báo chí. Như vậy thì không nghe ra-diô, không đọc sách báo thì họ làm gì với nhau trong những giờ rảnh rỗi mà không ra được bên ngoài? Hồi học ở trường, thầy giảng về đời sống thời Trung Cổ nói, " Trong những lâu đài chiến đấu xây cao trên núi thời đó, tướng quân chỉ có bắp thịt nhưng phần lớn là thuộc thành phần dốt chữ. Họ với binh sĩ và vợ con của họ sống chung với nhau, không phòng riêng, không màn. Sinh hoạt chung, ăn chung, ngủ chung, ai cũng như ai mà con nít thì cứ được sinh ra... để kịp bổ sung quân số."

Nhìn cảnh con người sinh hoạt với nhau trong Đồn Ông, nơi các gia đình sống chung với nhau không vách, không màn, tôi tưởng thấy lại cảnh sống con người thời Trung Cổ tôi có lần được xem trong phim tài liệu, thời mà kỹ nghệ tơ sợi chưa có, mỗi người chỉ có vài ba bộ quần áo mặc thay đổi, binh sĩ chỉ có một bộ mặc trên người, chờ có người chết thì thu quần áo để dành cho mình. Con người bị giam hãm tại một nơi trong nhiều tháng, có khi trong nhiều năm, sống không nước để tắm giặt, uống rượu thay nước, người chết thì mang xác vứt xuống chân đèo…

Trời đã quá xế chiều. Sau khi cho thương binh với tất cả phụ nữ cùng trẻ con lên bờ bình yên, và mang khẩu súng "hô-ni" lên quận Nha Mân xong thì ông Lượng xách túi quần áo của ông nhảy sang tàu tôi. Các đơn vị của Giang đoàn 31 đang xuôi giòng về hậu cứ. Hoàng hôn ụp xuống trên sông trong khi giang đĩnh thả lình bình ngang Cồn Cát, nơi tàu HQ- 328 của tôi bị cạn 10 năm về trước.

Tàu bị cạn là một tai nạn không nhỏ, nhưng lần đó vì ngu dốt không biết thế hay sao mà tôi bình tĩnh một cách lạ lùng. Có thể tôi nghĩ rằng tàu tôi thuộc loại tàu ủi bãi đổ quân thì việc tàu lên cạn là chuyện thường tình. Rồi từ lúc đó tôi cho rằng tất cả trên cuộc đời này đều là vay mượn rồi trả lại. Con người không làm chủ bất cứ một vật gì, kể cả cuộc sống của chính mình. Khi hiểu được như thế thì ta đâu phải lo mất mát những gì ta không làm chủ. Trên giao tôi mượn pháo hạm HQ-328 rồi trên cũng sẽ lấy lại để cho người khác mượn tiếp. Điều quan trọng là ta có biết dùng những cái ta vay mượn để “bối trần hợp giác,” nghĩa là đưa ta về với ánh sáng, xa lìa bóng tối hay không. Tôi đã mượn những chiến hạm, mượn những đơn vị khác và lúc bấy giờ mượn Liên Giang đoàn 23/31 để xây cho tôi một chuỗi dài ký ức mà nếu được chiến tranh tha thứ, thì còn có gì để kể lại, để tự hào và cũng biết đâu để hối tiếc về sau. Còn thì tất cả chỉ là hư ảo. Một thánh nhân từng nói " Cái lợi ích của tuổi già là biết hối tiếc về những hành động sai trái của mình lỡ phạm thời còn trẻ để sám hối. Nên người ta ai cũng thích sống già là do thế, sống để hối tiếc, để sám hối, để ăn năn." Thế có nghĩa sống già mà không biết sám hối tức là không biết cách để mà già cho tốt.

Tôi bước ra phía lái tàu chỉ huy thấy Trung úy Lượng đang mặc quần đùi, kéo nước sông lên tắm. Tôi cũng chuẩn bị đi tắm với nước phù sa lấy trực tiếp từ sông.

Sau đó nghe ông nói:

"Công tác mình mình nhận đưa đưa gia đình binh sĩ đồn đồn Đồn Ông đi chợ Nha Nha Mân rồi đưa họ về về lại đồn là là sai nguyên nguyên tắc, hả hả hả ông?"

Tôi hỏi lại:

“Trước cảnh sống của con người anh đã thấy đó, anh nghĩ một người, đã có lần bị chìm theo tàu rồi may mắn thoát chết như anh, sẽ phải làm gì?"

Lượng nói:

"Em sẽ chờchờchờ chỉ thị ở trên cho nónónó chắc ăn. Nghĩa là em khôngkhông tin những gì ôn,ôn, ôn đồn trưởng đó nói. "

Tôi hỏi:

"Anh cũng không tin họ bị bỏ quên hơn ba tháng sao?"

Tiếng trả lời của vị sĩ quan từng thoát chết trong chiến trận:

"Cáicáicáicái đó thìthìthì em tin. Nhưng khi em mang đạnđạnđạn lên cho cho họ, em thấythấy họ chia đạn đạn đạn cho nhau như chia bài bài bài Tây là em sinhsinh nghi lắm. Ban chiều khi khi lui bãi em nghe nghe nghe "Oàm" một tiếng. Họ dùng lu lu lu lụ đạn mình cho đểđểđể ném cá. Mai em vào em em em kiểm tra tra số đạn mình mình cho họ thì thì thì biết ngay."

Tôi hỏi:

“ Anh nghĩ Hải Quân đi kiểm tra Bộ Binh thì có sai nguyên tắc hay không?"

Ông Lượng làm thinh. Nhưng tôi cũng để ý thấy ông ta là người có óc quan sát. Ông hơn nhiều người khác, như tôi chẳng hạn, hơn những người có khi nhìn mà không thấy gì cả, có kiến mà không thị. Cho nên lời ông nói về đồn trưởng cũng khiến tôi quan tâm nghĩ ngợi. Tôi nghe nói có nhiều đồn lẻ vì muốn an toàn cho bản thân nên tự động thỏa hiệp với kẻ thù theo kiểu "Anh không đánh tôi, tôi không đánh anh, và anh làm gì tôi xem như không có. Còn tôi làm gì thì anh cũng nên xem như không có nha. "Ngoài ra cũng có khi đồn phải nộp võ khí, thuốc men cho phía bên kia mới được bình yên. Những tin tức như thế này thì buồn bã quá, nhưng làm sao che dấu được sự thật một khi nó đã hiện nguyên hình? Tôi có thể chối bỏ chúng, coi đó như những điều bịa đặt cho tôi được yên lòng. Nhưng làm thế thì tôi như con đà điểu chúi đầu xuống đất để không thấy, không biết gì cả, tôi không còn là tôi nữa, là vong thân.

Chập chờn trong bóng hoàng hôn, mây trời bay lãng đãng bay gần bay xa. Nhìn nơi sàn giữa thân tàu thấy lính tôi đang chia cơm cho nhau. Thấy cơm không bốc khói, tôi biết cơm và thức ăn đều đã nguội tanh! br> Nhìn lại phần cơm chiều của mình, thấy cũng thế, lạnh tanh. Anh lính tà lọt nói để anh nhúm lửa hâm lại. Tôi phát tay nói khỏi.

http://denverpost.slideshowpro.com/albums/001/496/album-109687/cache/vietnam061.sJPG_950_2000_0_75_0_50_50.sJPG?1273594968
Tiền Phong đĩnh Monitor và Xung kích đĩnh FOM truy kích địch trên sông rạch.

00000

TRỞ LẠI ĐỒN ÔNG,
(GUỐC AI BỎ LẠI TRÊN XUỒNG).

Nhân diện bất kiến nhi tương tư,
ngọc trợ hữu thời mộng lý cư.

Tử Hà

Hạ sĩ Cáp đứng trước tượng ông Quan Công trên bệ cao trong đồn mà buông lời khiếm nhã rồi sau đó anh ta bị một viên đạn lạc xé miệng anh rách một đường dài. Việc này có thể được anh em Tây học cho là sự ngẫu nhiên. Tôi thì nghĩ ngược lại. Lý do là từ bé tôi thường nghe câu, "Bệnh nhập ư khẩu, hoạn xuất ư khẩu," nghĩa là bệnh vào thân mình qua cửa miệng và tai họa cũng do cửa miệng mình mà ra.

Nhà Phật thì có nói đến cái vạ miệng —sính nho thì nói đó là khẩu nghiệp. Nhà Chúa cũng khuyên con người nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tránh cái hại cho mình về sau. Nhà Nho thì, "Nhất ngôn thiết quá tứ mã nan truy," nghĩa là một lời nói ra thì cỗ xe bốn ngựa kéo cũng khó đuổi kịp. Mà anh Cáp vì không biết hay đã quên mất những lời dạy của thánh hiền và của Chúa, của Phật mà vừa rồi được trên cho một bài học chăng? Và càng gần thời đại chúng ta hiện nay, những sự huyền bí liên hệ đến thần thánh cũng được ghi nhận và loan truyền trong đại chúng.

Theo Steve McEveety, nhà sản xuất phim, trong khi quay phim “Sự Thương Khó của Chúa Giêsu," (6) thì chuyện lạ xảy ra: Tài tử đóng vai Chúa Giêsu, James Caviezel, đang lúc đóng phim thì bị sét đánh. Viên phụ tá giám đốc phim trường cũng bị sét đánh hai lần (7). Lúc đó, tuy chưa biết tin trên nhưng tôi tin giữa người sống và người khuất mặt đang ở thế giới bên kia, luôn có một liên hệ hữu cơ. Và tôi muốn trở lại nhìn lại bức tượng của ông Quan Công một lần nữa.

Sáng sớm hôm sau, tàu tôi vào bãi ủi nhận người đi chợ đêm qua thì gặp ông quận cùng toàn thể vợ con lính Đồn Ông đã chờ sẵn. Tôi không cho tàu ủi vào chỗ cũ hôm qua mà lựa một bãi ủi khác cách đó khoảng 100 thước.

Ông quận có lẽ vì tự ái cá nhân, không để tôi một mình gánh việc cho ông, nên xin tháp tùng chuyền đi. Ngoài kẽm gai cọc sắt ông mang theo, còn có sáu thùng mỗi cái to như cái trống chầu, mỗi cái cao gần một thước, trong chứa hàng quân tiếp vụ và tiếp liệu linh tinh khác cho đồn. Rồi thực phẩm hàng hóa mấy bà mua về gộp chung để trên bờ cao như đống lúa gần chục giạ.

Lo an ninh cho đoàn, ông quận xin tôi cho ông mang theo 2 tiểu đội địa phương quân, nói theo danh từ Bộ Binh là một trung đội trừ; mỗi tiểu đội xuống một giang đĩnh chuyển vận. Người quá giang và hàng hóa xuống hầm tàu của hai chiếc “Đầu Lân.”. Cặp trinh sát không chở người vì cần phải vận chuyển nhanh trường hợp đụng trận.

Ông quận trưởng xuống tàu với nhân viên mang máy truyền tin, theo sau có một anh tà-lọt mang một thùng giấy đầy nhóc thức ăn, có thịt heo quay, gà quay ê hề với cả rượu Hennessy, nước sô-đa và một cây nước đá dài hơn thước.

Ông kề tai tôi nói nhỏ:

"Đại Bàng có nghĩ tụi nó sẽ trả thù cho hai thằng bọn chúng bỏ mạng hôm qua hay không?"

Té ra ông mang theo một trung đội lính chỉ vì câu hỏi này.

Tôi nói:

"Nếu nó đòi trả thù thì tụi tôi cũng muốn trả thù cho hai binh sĩ của Trung đoàn 15 và hạ sĩ Cáp của tôi nữa.

Ông Lượng đứng gần bên, nghe thế liền nói ké:

“Cái cái cái vụ đó thì thì thì tôi đang đang đang đang mong lắm đây."

Tôi bỗng nghĩ mà buồn cười cho anh Cáp. Vết thương tuy không nặng nhưng khi lành rồi tôi e mồm anh ta sẽ bên cao bên thấp trông như lúc nào anh cũng như đang cười nửa miệng.

Khi nhân viên quá giang xuống tàu xong thì tất cả chiến đĩnh rời bến. Cảnh vật im lìm trong buổi sáng bình yên. Mặt trời phía Đông vừa nhú lên khởi ngọn cây bên kia sông Tiền. Khu chợ cũng bắt đầu nhóm họp như thường lệ. Thoạt nhìn giang đĩnh đi hàng một. Vầng hồng lơ lửng phía sau lưng.

Lúc chui qua cầu Nha Mân tôi kêu Trung úy Lượng nói:

“Anh điều động tác xạ từ giờ phút này."

Xoay qua ông quận, tôi hỏi:

“Khi cần đi thăm các đồn bót trong quận thì ông đi bằng gì?"

Ông ta nói:

- "Nhờ cố vấn xin trực thăng. Nhưng xin mười lần thì chỉ được hai, ba. Nhiều khi cũng trớt da me. (8) Trên bảo tôi dùng phương tiện tự túc như đò máy chẳng hạn. Nhưng làm gì có đò máy đi qua Đồn Ông!”

Bất giác tôi nhớ tháng 6 năm 1966, lúc tôi đang có công tác ở thành phố Philadelphia, Mỹ quốc. Một ông bạn người Do Thái có nói cả quyết với tôi rằng 'Hoa Kỳ đang vào kế hoạch rời bỏ miền Nam Việt Nam'. Lời nói một năm trước đó có liên quan gì đến ba tiếng “trớt da me” tôi vừa nghe ông quận nói hay không?

Tôi gợi ý:

- "Đi bằng tàu Giang đoàn thì sao?”

Ông quận giải thích:

- “Mỗi lần xin tàu Giang đoàn thì trên kêu tôi phải lo tùng thiết. Tùng thiết đào đâu ra. Phải xin quân ở Trung đoàn. Mà họ đâu có rảnh. Quân số bên đó có khi cũng eo hẹp, thường dưới cấp số. Ngoài ra nhận chức quận trưởng ngày nay phải lo nhiều thứ ngoài an ninh lãnh thổ. Để khi rảnh tôi sẽ nói Đại Bàng nghe.”

Tôi hỏi:

- "Không dùng binh sĩ của quận làm quân tùng thiết được sao?”

Ông nói:

- "Quận tôi chỉ có dân vệ. Mà dân vệ ở đâu thì giữ đồn ở đó.”

Tôi còn thắc mắc:

- "Còn lính gì ông quận mang đi theo hôm nay?”

- "Đó là lính Bảo An làm ở văn phòng.”

Tôi không biết quân số của quận ra sao, bao nhiêu. Hỏi thêm thì e bất tiện. Làm sao yên tâm đánh nhau khi chưa giải quyết được những khó khăn ông quận vừa nói đó.

Nhớ lại công tác trước mắt, tôi quay sang ông quận hỏi:

- "Có phải chúng ta đang ở trong vùng oanh kích tự do hay không?”

Ông quận:

- "Mấy bảng viết hai chữ Tử địa là ranh giới từ đó trở đi thuộc vùng oanh kích tự do.”

Tôi hỏi thế cốt cho Trung úy Lượng nghe, xem phản ứng ông ra sao. Thì có ngay. Ông ra lệnh các nơi chuẩn bị tác xạ. Tầm sát thương hữu hiệu của súng Mit.30 là 100 thước. Khi đoàn tàu còn cách những cái voi đất chừng ngần ấy khoảng cách là ông Lượng cho bắn từng loạt đạn Mit. 30 vào đó.

Hôm qua tôi không tác xạ vì là lần đầu đoàn tàu tôi vào rạch, không muốn làm rõ sự có mặt của Giang đoàn tôi trong vùng. Hôm nay thì tôi phải làm thế vì chuyến đi của tôi đã được phổ biến.

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH55.jpg

Một cặp Xung kích đĩnh FOM tuần tiểu trên Sông.
Trong buổi sáng sớm, tiếng súng làm chim chóc trong những khu vườn bỏ hoang bị động ổ, từ đó vụt bay lên. Có con bay đi thật xa, có con vừa bay lên rồi lại đáp xuống. Đó là những chim mẹ đang ấp trứng hay đang giữ con. Chí đến nhưng con dơi quạ sải cánh gần thước, vừa ăn đêm về treo ngược đầu trên cành cây, hai cánh che mắt mà ngủ, nghe tiếng súng cũng bay lên tìm chỗ thoát thân. Trên sông nước đục ngầu, xác cá trôi lác đác có con to bằng bắp tay người lớn.
Nhìn xác cá trôi trên sông, ông quận nói:

- “Trăm phần trăm là cá này do lính Đồn Ông ném lựu đạn chiều hôm qua đây."

Tôi không mấy để ý đến câu ông quận vừa nói, đang bận nghĩ quả tình đồng Ông đã hết lựu đạn, không được tiếp tế lâu ngày mà sao địch không thừa dịp này tấn công đánh úp?
Rồi nghe ông quân buông thêm một câu:

- "Chắc thiếu cái ăn tươi lâu ngày mà làm liều. Hoàn cảnh khó khăn có khi khiến con người vi phạm luật lệ; có nói cũng bằng thừa. Và đó là một trong những hệ quả tất nhiên của chiến tranh đối với những người lính đồn lẻ như đồn Ông này."

Nhưng tôi thấy một hệ quả khác khi nhìn các bé con trong gia đình các binh sĩ địa phương quân đóng ở Đồn Ông. Có lẽ rồi đây theo câu ngạn ngữ, "Con sãi ở chùa thì quét lá đa," chỉ chừng mươi năm nữa, nếu chiến tranh còn tiếp diễn, những đứa bé con đó sẽ lại theo bước cha anh mà đi lính giữ đồn. Cái gì đã khiến cho con người thành bất lực, không kéo được những trẻ con như thế ra khỏi vũng lầy thất học. Và thất học theo một nghĩa nào đó sẽ đưa đến ngu dốt, nói theo kịch tác gia Molière của Pháp, tức là “kẻ sát nhân không bao giờ bị trừng trị.” Những tay sát thủ từng giết trọn gia đình Nga Hoàng Nicolas II năm 1918 toàn là những nông dân không có ăn học. Tôi nghĩ nếu cứ ngồi ở Sài Gòn hoặc những đô thị khác, tôi sẽ trờ thành mù loà, không sao thấy tận mắt những cảnh khổ của người dân như tôi từng chứng kiến.

Khi thấy nóc đình, vị trí của Đồn Ông, một anh lính của ông quận nói lớn:

- “Đến rồi."

Anh nói như để mừng sau khi đi khoảng... 5 cây số đường sông ngang qua vùng tử địa mà.... được bình yên! Anh nói xong thì mấy phụ nữ và trẻ con cũng lộ niềm vui ra mặt vì được trở lại nơi họ đang sống hàng ngày với thiếu thốn, với muỗi mòng, với tiếng súng và tiếng đạn bay, với tiếng chửi từ bên kia sông, với cái lạch con con do binh sĩ đào để lấy nước dùng trong việc ăn uống, tắm giặt và nhiều thứ sinh hoạt khác. Người thành thị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sống này sẽ không sao tin được rằng chẳng xa họ bao nhiêu, có một nền văn hóa khác, một nền văn hóa của chiến tranh thôn quê được bày ra khác với văn hóa chiến tranh thành phố nhan nhản hàng P.Ex, văn hóa bia ôm, văn hóa thầu đồ Mỹ, và văn hóa còi hụ ô tô, văn hóa đấu đá nhau để tranh chỗ đứng dưới bóng mặt trời, để tiền vô đầy túi không có đáy.

Nghe tiếng máy tàu, binh sĩ trong đồn kéo nhau ra bờ sông, mặt mày hớn hở như trẻ con thấy mẹ đi chợ về. Họ mừng “mẹ về” thì ít, mà mừng vì có đồ nhậu sấp về thì nhiều. Cá bắt hôm qua đã được những bàn tay đực rựa trong đồn nấu sẵn, chỉ còn chờ có rượu đế về là đủ bộ. Một năm 12 tháng có bao lần được vui như thế, không mừng sao được!

Đồ tiếp liệu từ quận, thức ăn mua từ chợ được mang lên bờ. Con nít cũng a vào khiêng, kéo, lôi xềnh xệch đồ của mình trên nền đất. Nhưng có điều lạ là khác với trẻ con thành phố, con trẻ ở đây vui mừng trong yên lặng, không nhảy múa hò reo. Người lớn cũng thế. Chiến tranh đã nhận chìm mọi tiếng cười ở thôn quê, nơi mà chính quyền được thu gọn vào cái hầm núp, phương tiện duy nhất có thể bảo vệ người dân, người mà nỗi vui to tát nhất là may mắn được đi chợ ba tháng một lần!

Ba tháng lương lính quèn không là bao nhưng là cả một niềm vui cho mọi người trong cái đồn hẻo lánh đó. Tất cả cũng nhờ một tin tình báo ba trợn do cố vấn Mỹ bỏ tiền ra mua từ đâu đó, đã đưa đến một cuộc hành quân cấp Trung đoàn (trừ) với kết quả không có gì. Rồi Giang đoàn vì nể ông quận nên "nhóng lên" hai ngàn thước từ điểm đổ quân. Mục đích đưa ông ta đi thăm cái Đồn Ông để trả một lần cho binh sĩ tại đây ba tháng lương ông nợ họ. Rồi mấy bà đòi đi chợ, một nhu cầu không thể thiếu khi trong tay mấy bà đang có tiền. Kế đó, Giang đoàn tự động cân hồ cho mình thêm một loại...tô nhỏ ăn thêm mà gồng mình đưa các bà vợ lính đi chợ, xong chờ đưa mấy bà về chỉ để đạt được hai việc. Một là giúp nâng tinh thần những chiến sĩ thường bị bỏ quên và hai là cho tôi thêm chút suy tư để rồi mặc cảm như mình có lỗi. Nơi hậu cứ của tôi, thị xã Vĩnh Long, người ta có thể đi chợ bất cứ lúc nào trong ngày, uống bia ướp lạnh và hưởng nhiều thứ tiện nghi khác, những tiện nghi rất xa lạ với người lính và vợ con của họ tại Đồn Ông, nơi chỉ cách quận Nha Mân có không đầy năm ngàn thước!

Thế nhưng tôi cũng tự hỏi mình:

“Nhỡ có lệnh khẩn cấp đi hành quân vùng khác trong khi đang lên bờ nhậu nhẹt thì sao?”

Rồi tự nhủ,

“Không sao. Đã biết thì tức là có tiên liệu. Ngoài ra với lính giang đoàn, nhậu cũng là hành quân chứ sao!”

Nhìn quanh không thấy Trung úy Lượng và ông trưởng đồn đâu cả. Thì ra ông Lượng đang vui vẻ cặp cổ ông trưởng đồn; cả hai đang đi vào ngôi đình.

Mãn nguyện khi thấy mọi người đều vui vẻ, ông quận mời tôi lên bờ. Bước vào bên trong đình, thấy tại "khu gia binh" lúc bấy giờ thì thành cái chợ chồm hổm tí hon. Hàng hóa mua từ chợ về được bày ra la liệt, choáng ra cả lối đi. Nhưng không sao. Thức ăn quan trọng hơn không gian và địa lý.

Nói như ngôi chợ là vì tôi nghe một bà vợ lính nói:

“Chao chị mua nhiều quá. Để lại cho tôi hai lọ, giá bao nhiêu cũng được.”

Bà kia tiếp:

“Nhờ sẵn chuyến tàu thì mua cả mấy tá, mua cho đã đời luôn. Lạy trời mỗi tháng có được mấy ông lính thủy vào đây cho mình đi chợ một lần như thế này thì ai đó có muốn gì tôi cũng chịu hết.”

Nghe thế, một bà khác nói:

“Tôi xin nài lại ba hủ. Chút nữa lấy rồi tính tiền luôn.”

Tôi nhìn lên bức tượng ông Quan Công, người luôn nêu gương tiết nghĩa và chính trực mà cá nhân tôi nhiều năm sau đó vẫn còn cảm nhận được sự phù hộ vô cùng kỳ diệu của ông. Và như anh em trong đồn lúc bấy giờ, lòng tôi kính trọng ông ngang với lòng kính trọng những vị đại thánh khác. Lúc đó tôi có nói thầm trong lòng:

- ”Xin ông tha lỗi cho anh Cáp, người chẳng may không biết giữ lễ độ mà đã xúc phạm đến ông.”

Số kẽm gai cọc sắt đã được anh em binh sĩ khiêng lên bờ xong. Đồn trưởng ra đứng kiểm tra. Ông quận đi đến hỏi: "Cá bắt được hôm qua có khá không?"

Trưởng đồn nói:

- “Khá lắm. Lâu ngày “Ùm” một cái là vớt được năm thúng.”

Như vậy là trong số lựu đạn tôi tiếp cho Đồn Ông ngày hôm qua ít ra có một quả đã được dùng để ném cá, không phải để "chửi lại" bọn bên kia sông. Và theo nhận xét của Trung úy Lượng thì tôi hiểu dường như khi nhận lựu đạn ngoài cấp số này, họ chia phần để... ném cá rồi bán lại cho nhau. Rồi cứ quen như thế, có lẽ đây rồi họ cũng sẽ chia nhau số lựu đạn vừa được quận tiếp tế do tàu giang đoàn tôi mang vào.

Ông đồn trưởng mời cơm, nói thức ăn do mấy bà vợ lính vừa nêm nếm với thêm gia vị mua ở chợ về. Tình cảm mời mọc này ít khi thấy xảy ra ở thành thị đông người.

Thức ăn toàn đồ nhậu. Một người nào đó nói rõ ràng tôi nghe không thiếu một tiếng,

- “(Rượu) Đế kỳ này nhờ tàu rộng chỗ nên được mua về thừa thãi, hai quan đừng lo.”

Sáu năm trước đó nhân chuyến đưa ông "xếp" lớn của tôi trong lực lượng Hải thuyền về thăm làng nơi ông chôn nhao cắt rốn ở miền Trung, làng Hà Thanh, tôi thấy ông được cả làng đãi cũng thứ đế này. Ông nhận phần của ông xong, nhấp một tí lấy thảo rồi đưa cả cho tôi thanh toán. Lần đó tôi có bửu bối mang theo nên tránh được cái say bất tỉnh, chỉ có hơi nhức đầu một tí. Bây giờ đi tay không, mà nhậu với ông đồn trưởng người miền Nam, thì không để cho lính khiêng về tàu là nhất định không xong. Ông quận chắc cũng biết thế. Mà khi cấp dưới mời nhậu mà mình không chịu chơi hết mình thì theo phong tục địa phương là rất... khó làm việc về sau. Tuy nhiên ông cũng nói:

- “Hôm nay nhậu thì nhậu nhưng sau đó tôi còn về quận có nhiều việc khác. Tôi và ông Giang đoàn này xin mỗi người hai chén thôi.”

Ông đồn trưởng la lên:

- “Bi nhiêu bi. Hai cũng được. Nào xin mời hải nội chi quân tử vào tiệc.”

Lúc đó có mấy bà khệ nệ bưng đến mâm gỗ trên có những tô đựng thức ăn toàn cá, thứ nướng, thứ nấu, bay mùi thơm. Chúng tôi ngồi xếp bằng theo kiểu tham thiền, ngồi ngay trên nền nhà, và bắt đầu rót rượu vào chén sành. Cách uống rượu ở đó là một tay cầm vành chén đầy rượu nâng lên miệng, nheo mắt mời từng người rồi ngả đầu ra phía sau mà ực, ực cho xong một chén. Mỗi thiền sư ực, ực xong thì khà một tiếng đuổi hơi nồng của rượu ra khỏi miệng.

Nhiều thì không biết sao, nhưng với hai chén như đã giao kết thì tôi làm được. Nếu có ba hay hơn một chút thì cũng không ngại lắm. Vừa nhậu, vừa nhìn ra bên ngoài thấy Trung úy Lượng và hơn chục thủy thủ cũng là những thiền sư khác, chén chú chén anh, nhưng ồn ào hơn nơi chúng tôi đang ngồi với ông đồn trưởng.

Trả nợ xong chén rượu thứ hai, tôi đứng lên, xin kiếu, nói đường còn xa tính từ Nha Mân đến tận... Vĩnh Long. Năm ngàn thước từ Đồn Ông đến Quận Đường đã là xa đến ba tháng trời không ai đến với ai được thì khoảng cách từ đó đến nơi tôi về, hai mươi cây số ngàn thì nghìn trùng xa cách đến cỡ nào!
Ông quận đứng dậy, nói cám ơn ông đồn trưởng, nói cách nhã nhặn, rồi tiếp:

- “Tôi sẽ cố vào thăm anh em. Nhưng tôi muốn cuộc vui chấm dứt bây giờ. Vì an ninh cho mấy anh em trong này mà tôi nói.”

Nghe thế ông đồn trưởng đứng nghiêm, đưa tay chào ông quận và tôi, rồi nói lớn với người của ông:

- “Hôm nay như vậy là đủ rồi, anh em. Ta nghe lời ông quận của chúng ta, ta ngưng nhậu ngày từ giờ, nghe.”

Có tiếng ai đó nói:

- “Mới vô chưa được năm chén mà thôi sao được ông. Không cho vô thì thôi. Đã cho vô mà chỉ vô nửa chừng thì chịu sao thấu!”

Đồn trưởng quay lại nói:

- “Tôi nói anh em thôi là thôi. Tàu mà ra khỏi nơi đây là tụi nó dám về chửi mình lắm đó. Quên như vậy rồi sao, hả? Vui hôm nay còn ngày mai nữa chớ?”

Nhìn lại nơi bày ra cuộc nhậu thấy chén bát, ly, tộ la liệt, thức ăn tùm lum không khác cảnh tí hon của trận TQLC Mỹ đổ bộ ở đảo Guadacanal thời Thế chiến 2 vào năm 1944 là bao nhiêu. Ôi, Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu! Ngày xưa Vương Hàn, tác giả của bài hát Lương Châu từ, có thấu cảnh này hay chăng?

Chúng tôi nói cám ơn mấy bà đã cho chúng tôi một bữa cơm ngon, rồi về tàu, lui bãi. Ông quận kề tai tôi nói:

- “Mình đi xong tôi tin họ sẽ nhậu tiếp. Gọi máy mà không nghe ai trả lời thì biết ngay.”

Đường về bình yên cho đến cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì trong gió chiều lồng lộng, trên mặt nước có một chiếc xuồng ba lá ai thả trôi sông.

Năm 1955, tại kinh Ba Thê, Long Xuyên, trong khi hành quân chúng tôi bắt gặp ba bè chuối thả trôi theo giòng nước, trên mỗi bè có một thông điệp do thành phần phiến loạn gửi ra. Mới đọc câu đầu đã thấy ngay đó là lời nói láo rất hạ cấp. Sau đó, năm 1961, thì ra biển vùng vĩ tuyến đúng ngày Mồng Một Tất năm Tân Sửu, với chiếc HQ-02, cũng chộp được một chiếc thuyền Hải Nam trên có ba tù cải tạo người Trung Hoa Dân Quốc trốn trại giong buồm đi bốn ngày trên biển, đói khát gần chết; tất cả được cứu đưa về đất liền miền Nam. Bây giờ năm 1967 thì tôi về vùng sông ngòi này để gặp một chiếc xuồng ba lá ngạo mạn chắn ngang thủy trình.

Trong vùng tử địa đó, bất cứ cái gì lạ mắt, bất thường, đều là một vấn đề phải suy nghĩ. Đó là một bẫy sập, đi gần đó hay đụng nhẹ vào là có thể thủy mìn sẽ nổ? Trung úy Lượng cho một tàu trinh sát đến kiểm tra. Báo cáo liền đó là xuồng không người, có hai chiếc dầm bơi, và... một chiếc guốc phụ nữ. Đó là một đề tài rất tốt cho những nhà văn có óc trinh thám phân tích rồi viết thành truyện dài vô tận.
Ông quận trưởng đề nghị bắn xuồng rồi bỏ cho chìm.

Nghe thế, ông Lượng chụp cây Mit. 30, lên đạn, nhưng ông run tay, do dự. Thấy miệng ông như đang nhai kẹp cao su. Xương quay hàm ông cử động liên hồi trong khi ông liếm môi trên và môi dưới của miệng ông.

Tôi không hỏi lý do của sự chậm chạp khác thường đó. Thình lình ông bắt tay lên miệng làm loa, hỏi lính:

- “Guốc guốc guốc Đa Đa Đa Kao hay (guốc) dông (9) hả?” Bên tàu trinh sát trả lời:

- “Gót nhọn ông ơi."

Ông Lượng kêu một tiếng “Quái!” rồi im.

Như không chờ được lâu hơn, ông quận thúc:

- “Trung úy.... mần nó đi. Mục tiêu ngon lành mà.”

Câu nói ông quận làm ông Lượng lúng búng:

- “Sao sao sao bắn bắn bắn guốc đà....àn đàn đàn bà?”

Ông ôm khẩu trung liên đã lên đạn, nòng súng nhắm ngay mục tiêu là chiếc xuồng ba lá mảnh mai, trông thật dễ thương; súng trong tay ông hễ bấm cò là nổ. Nhưng ông ngại chỉ vì trên chiếc xuồng đó có hai cây dầm bơi và một chiếc guốc phụ nữ.

Người nhà quê vùng đó không ai mang guốc mà đi xuồng cả, đặc biệt là guốc gót nhọn. Hai cây dầm có nghĩa là trên xuồng trước đó phải có tối thiểu hai người. Vậy thì còn ba chiếc guốc kia và bốn cái bàn chân mang guốc đã hà khứ xứ? (10) Có lẽ vì thế mà ông Lượng không nở bấm cò súng khi chưa trả lời được câu hóc búa là ba chiếc guốc kia và bốn bàn chân phụ nữ đã thật sự đi đâu.

http://www.cocatrez.net/Water/STCAN_RAG_Boat/STCAN-FOM.jpg

Xung kích đĩnh FOM.

Bỗng nhiên ông Lượng đổi ý, kêu một chiếc tàu FOM trinh sát cho người lấy chiếc guốc “nghi can” đó cho ông, rồi kéo chiếc xuồng đó về Quận để ông điều tra sự thật về ba chiếc guốc còn thiếu trên xuồng. Tôi cho đó là chuyện nhỏ.

Về đến Nha Mân, chờ mọi người của ông quận lên bờ xong, tôi quay sang hỏi ông quận:

“Mấy tấm bảng đề 'Tử địa' ai treo gần quận đường quá thì có nên triệt hạ cho đỡ chướng mắt hay không?" Ông trả lời:

...

phu hieu giang doan 23 xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 23 xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 31 Xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 31 Xung phong. TVQ Collection.jpg

Nguồn: https://aihuubienhoa.com/a3199/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh

https://aihuubienhoa.com/a3199/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh

 

 



Trận đánh Ba Rài
Hải quân Phan Lạc Tiếp
https://youtu.be/UvYeDmT-RRc

https://lh3.googleusercontent.com/cDF5GzJpLj8sIBqigZwrGGtb3o2Nwy59Oj0piPWJjoihSu1q5h7y0MCv71BIM0XwaIJPN-wXqJmurQmtElm4A9vE20r6MfQTAx16JQ=w400-h250-rw-no

 

 

2

 





Trận đánh Ba Rài

 photo

Trung Sĩ I Lê Phước Đức

- Tiểu Đỉnh


Hồi 4 giờ kém 20 phút sáng, thành phần 10 tàu chuyển vận của Liên Giang Đoàn 23/31 chuẩn bị nhận quân, trong khi 2 soái đĩnh, 6 cặp trinh sát và 2 hộ tống loại monitor thả trôi trên sông Tiền. Bãi ủi nằm ngay tả ngạn con rạch, gần một cái đình nhỏ, cách chợ Nha Mân khoảng ngàn thước. Bên hữu ngạn là cơ sở của quận đường. Công tác của Liên Giang đoàn 23/31 là nhận chở Trung đoàn 15 Bộ Binh (trừ) của Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ bãi ủi tại cửa rạch Nha Mân đi hành quân lục soát mục tiêu cách tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc ba ngàn thước theo đường chim bay.

Mặt trời bắt đầu ló dạng. Trong ánh sáng của bình minh hàng hải, thấy lố nhố trên tả ngạn rạch Nha Mân, cạnh một ngôi đình, những binh sĩ nai nịt gọn gàng, mũ sắt đội đầu, vũ khí đeo vai, ba lô cá nhân lổm ngổm trên lưng mỗi người lính. Ông Trung đoàn trưởng dáng người nhỏ thó, tay cầm gậy, đứng sát bờ sông kiểm tra quân số đang im lặng theo hàng một xuống từng tàu (1).

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH54.jpg
Tiền phong đĩnh Monitor.

Tôi cho mời ông Trung đoàn trưởng, cố vấn Mỹ của ông, và ban chỉ huy hành quân lên tàu chỉ huy của tôi để dùng thức ăn sáng trước giờ khởi hành. Trong số người này còn có ông quận trưởng quận Nha Mân và một số chừng năm lính tùy tùng của Trung đoàn. Thức ăn Hải Quân dọn lên gồm có bánh mì thịt, cà phê đen và mấy bao thuốc Quân Tiếp Vụ. Hơi khiêm nhượng!

Ông quận trưởng kề tai tôi nói nhỏ: “Khi đổ quân xong thì xin.... ông nhóng lên chừng hai ngàn thước sâu vào bên trong, được không?"

" Nhóng lên chi vậy?" tôi hỏi:

" Em mới về ngồi quận này ba tháng. Nay sẵn dịp em vào thăm một đồn Nghĩa quân." Tôi hỏi lại: “Đồn tên gì?"

" Thưa, Đồn Ông. "

“Ông gì?”

“Thưa, không biết.”

“Từ quận đến đó chỉ có năm ngàn thước mà sao khó khăn đến như thế?" Ông quân tiếp:

" Thưa phải có tàu Hải Quân mới dám đi. Ghe máy của tụi này đi không đến mà còn bị tổn thất."

“Như thế trong ba tháng qua lính của ông quận sống bằng gì? " tôi thắc mắc. Câu trả lời nghe hơi lạc quẻ: " Hôm nay em mang phát hướng viên theo vào phát lương anh em trong đó luôn." Ba tháng là gần một trăm ngày. Một trăm ngày không lương, không tiếp tế thì sống bằng gì!

Bấm đèn nhìn bản đồ bên trên phủ tấm ô-vơ-lê (2) mà không thấy ghi vị trí của Đồn Ông. Bỏ tấm ô-vơ-lê ra thì ngay chỗ ngón tay ông quận chỉ, thấy có một ký hiệu hình tam giác màu đỏ. Đó là ước hiệu một xây cất bằng gạch.

Quay sang ông quận, tôi hỏi:

" Không liên lạc được bằng người nhưng với vô tuyến thì sao?" Ông nói: "Thưa cũng không luôn. Họ hết pin để dùng cho máy."

" Sao ông quận biết anh em binh sĩ và vợ con họ còn ở đó?" "Thưa em và cố vấn Mỹ bay trực thăng ngang qua thấy có người và cờ của ta." Càng thêm thắc mắc tôi hỏi: " Thấy như vậy bao lâu rồi?" "Thưa tuần rồi."

Tôi hỏi lại: " Cách đây mấy ngày?" "Thưa năm ngày." "Thấy người và cờ nhưng có gì bảo đảm họ là không phải bên kia?" "Thưa em nghĩ họ còn là của mình." "Nếu không thế thì sao?" "Dạ, chừng đó tính." Việc ông quận xem chẳng có gì quan trọng, nhưng đối với tôi lúc bấy giờ, thì đó không phải chuyện nhỏ. Tôi lại hỏi: "Khu chiến thuật 41 có biết việc này chưa?" "Thưa em chưa báo cáo." Tôi nói: "Được. Khi đổ quân xong, tôi sẽ tìm cách giúp ông." http://www.cantho-rvn.org/river/payette-160-Loading-the-boat-CanTho-waterfront-1965-348x519.jpg Khi người lính cuối cùng của Trung đoàn lên tàu thì Giang đoàn lui bãi, vào đội hình hàng một, đi giữa rạch. Tính khoảng cách trên bản đồ từ cầu Nha Mân vào đến nơi đổ quân chỉ có ba ngàn thước. Tôi báo ông Trung đoàn trưởng biết giờ đổ quân là 7:15 a., không có bắn dọn bãi, trừ tình hình tại chỗ đòi cần làm như thế. Ông quận nghe mà không trả lời. Lúc đoàn tàu chui qua cầu Nha Mân thì trời mờ sáng. Ngôi chợ gần đó bắt đầu nhóm họp, tiếng nói nghe rộn ràng, vang xa. Khi đến điểm cách liên tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc độ ngàn thước thì cây cối hai bên bờ trở nên hoang vu. Những khu vườn trước kia vốn thịnh mậu, lúc bấy giờ hiện ra khô cằn, trụi lá. Xa xa thấy có những cây dừa bị đạn, bị mảnh bom chém cụt ngon, còn trơ thân cây đưa lên như những cách tay lở lói. Nhìn kỹ hai bên bên thấy nhiều bảng gỗ có hai chữ Tử Địa được gắn trên thân cây dọc bờ sông có nơi cỏ mọc cao khỏi đầu. Mục tiêu hành quân chỉ cách quốc lộ có 3 ngàn thước. Và đó, theo tin tức tình báo do Mỹ cung cấp, lại là kho vũ khí chứa nhiều trăm cây súng với đạn dược!. Ông Trung đoàn trưởng nói với tôi: "Mục tiêu đó chỉ cần một trung đội Pờ-Ru (PRU) (3) của tỉnh và một đại đội Bộ Binh với trực thăng võ trang là đủ chơi rồi. Anh có nghĩ vậy không?" Tôi nói phân đôi: " Sư đoàn xỉ xuống cho Trung tá chỉ huy cuộc hành quân này thì tùy Trung tá định đoạt. Tôi nhận chở và đổ quân lên bờ đúng điểm đúng giờ một cách an toàn rồi phân tán, sẵn sàng yểm trợ hỏa lực cho quân bạn. Có điều tôi đang lo là các tàu của tôi không áo phao cho binh sĩ. Nếu trong công tác này có ai bị rơi xuống nước mà thiệt mạng thì trách nhiệm là do ở tôi." Nghe thế, ông chép miệng, nói: "Không phao cá nhân thì cầu trời cho mọi việc êm xuôi vậy." Rồi liền tiếp:" Lính thủy bơi được. Còn Bộ Binh lội sình giỏi nhưng chưa chắc tất cả đều biết bơi. Và lại còn súng đạn mang theo, còn ba lô ba liếc nữa." Tôi hỏi: " Đi hành quân mà mang ba-lô theo chi cho nặng?" Ông nói: "Phải mang theo. Bộ Binh tụi tôi thì người đâu của đó. Nhiều khi đi hành quân nói là ba ngày, rồi kéo thành mười. Cũng có khi đang hành quân thì được lệnh di chuyển đến nơi mới mà không trở về hậu cứ nữa." Câu chuyện trao đổi qua lại chẳng bao lâu thì Trung úy Lượng, sĩ quan cơ hữu của tôi, cho biết sấp đến chỗ đổ quân. Tôi kêu Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho đổ quân thật nhanh tại hai nơi, một xa hơn và một ngắn hơn điểm ghi trong ô-vơ-lê chừng 100 thước.

Khi tất cả binh sĩ đã lên bờ, soái đĩnh tôi ủi bãi, đổ bộ Bộ chỉ huy Trung đoàn tại khoảng giữa hai cánh quân. Lúc nào tôi cũng nghi ngờ về tính chất bí mật tuyệt đối của lệnh hành quân.

Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân. Trên trời xuất hiện một máy bay quan sát loại L-19. Nó lượn vòng tròn trên mục tiêu rồi thình lình phóng một trái khói vào giữa cánh đồng trống không, cách bờ sông chừng ngàn thước. Sau đó, chiếc L-19 rời vùng.

http://www.vnafmamn.com/photos/birddog1.jpg

Bật máy truyền tin qua tần số địa-không, rà tới rà lui nhưng chẳng nghe thấy gì. Trở lại tần số nội bộ nghe biết 2 tiểu đoàn đang đi đến mục tiêu, mọi người đang lội nước tới bụng.

Tiếng rè rè từ máy truyền tin vang vang. Đến gần trưa, ông quận trưởng ngồi trên tàu tôi kêu tà-lọt của ông —người lính lo ăn uống cho sĩ quan— dọn cơm có gà hấp rượu ăn với muối tiêu chanh, bánh mì, bia lon, trái cây, mọi thứ bay mùi thơm phức. Ông mời tôi và sĩ quan trên tàu dùng cơm trưa với ông.

Tuy chưa đói lắm, tôi cũng ngồi xuống. Chính lúc đó ông Trung đoàn trưởng cho tà-lọt của ông mang xuống tàu biếu tôi và sĩ quan giang đoàn nguyên hai con gà rô-ti. Quà cáp như vậy là nhiều quá. Ông Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho chia thức ăn làm thành hai, một cho đoàn viên, một cho sĩ quan trên tàu. Trong khi đó thủy thủ các tàu khác thì trớt quớt.

Giống như mọi tổ chức khác, quân đội có hai tay dài không đều. Một tay ngắn ban phát ân huệ cho những ai ở gần bên, một tay dài để ra lệnh cho binh sĩ trấn đóng tận biên cương. Ông tướng còn thêm cây gậy cho tay ra lệnh được dài thêm.

Bữa cơm được thanh toán rất nhanh. Ông Lượng cũng ăn qua loa. Có lẽ rượu bia dành cho ông không được nhiều chăng? Kiểm soát hoạt động trên bờ thấy im re. Lục soát đến đâu, kết quả ra sao, nhu cầu tiếp tế thêm gì, là ba câu hỏi tôi cần biết. Nhớ lời yêu cầu của ông quận trưởng, tôi lên máy gọi Trung đoàn thì được trả lời là... "Các đứa con đều bình yên."

Tôi kêu Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 trực tiếp theo dõi cuộc hành quân trên bờ để yểm trợ cho Bộ Binh khi có yêu cầu. Còn tôi với ông quận cùng hai tùy tùng của ông ta thì nhảy sang một chiếc "Đầu Lân" (4) để đi đến nơi có tên gọi là Đồn Ông. Liền đó, tôi lên máy truyền tin, gọi ông Giang đóng 31 kêu sẵn sàng theo tôi khi có lệnh. Hai cặp trinh sát mở đường liền vọt lên phía trước; mặt nước trong kinh bỗng nhiên thành dao động, rập rình.

Khi vừa qua một cua gần 90º cách đoàn tàu chừng ngàn thước phía trước thì bộ phận trinh sát báo cáo thấy hai bóng người trên bờ phía tả ngạn; họ vẫy tay gọi tàu. Ai vậy? Tàu tăng tốc chạy tới nơi thấy hai đàn ông, quần te tua, bên thấp bên cao, áo lòi cùi chỏ, hết sức là xập xệ, tóc râu bù xù. Một người tự xưng là trưởng Đồn Ông, rồi chỉ người kia nói là lính của đồn. Một chiếc trinh sát ủi vào ngay nơi hai người đang đứng, mời cả hai lên tàu để được đưa sang tàu tôi.

Vừa bước lên tàu, thấy ông quận quân phục bảnh bao, ba hoa mai vàng chóe, trong khi tôi mặc quân phục ngụy trang, cổ áo có hoa mai với một gạch ngang đen thui, nhiều anh em Bộ Binh không biết đó là cấp bực gì. Ông trưởng đồn đứng dụm chân, đưa tay ngang trán chào ông quận, miệng nói ngôn ngữ bình dân dễ thương:

" Nghe tiếng máy tàu, anh em mừng húm, nhờ tôi thả bộ ra xem thì thấy mấy ông vô. Ở trong này nhiều...gay cấn lắm, ông quận."

Ông quận kêu chỉ đồn nằm bờ rạch bên nào cho tàu ủi bãi. Đồn trưởng nói: " Trong vòng một tiếng hú thôi." Danh từ người dân dùng ở vùng sông ngòi có khi cũng rắc rối đối với không ít người.

Chỉ cái voi trước mặt, ông ta tiếp: " Qua cái voi đó là thấy nóc cái đình thờ Ông. Đó là Đồn Ông." Nhìn hai người lính Địa Phương Quân đó, tôi cảm thấy bất nhẫn. Cũng là người Việt Nam, nhưng dường như trong suốt đời mình cho đến lúc bấy giờ, họ chưa biết gì ngoài quanh năm bùn lầy nước đọng. Việc bị bỏ quên ba tháng không lương chỉ là chuyện nhỏ, là chuyện thường tình dành riêng cho những người lính như họ. Đối với họ thì quan trên là thần, là thánh, là thông thái, là thanh liêm, là yêu nước, là lãnh đạo. Còn họ thì là dân ngu khu đen. Vợ con họ cũng không biết gì ngoài ăn uống, sinh đẻ, nuôi con, ̀, rồi chết không vì già thì vì chiến tranh, vì bệnh tật.

Nếu tin tình báo do Mỹ cung cấp không có tin kho vũ khí đối phương gần Đồn Ông thì đã không có cuộc hành quân lục soát; và rồi những người lính địa phương quân ở đồn đó sẽ còn bị bỏ quên đến bao giờ! Nhờ ông Lượng kiểm tra tiến độ cuộc hành quân trên bộ một lần nữa, thấy không có yêu cầu yểm trợ nào từ phía Bộ Binh, tôi cho tăng máy chạy đến Đồn Ông theo chỉ dẫn của đồn trưởng.

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH1.JPG

Giang soái đĩnh Commandement.

Vừa qua cái eo trên rạch, nhìn về phía hữu ngạn thì thấy nóc cái đình dưới một cây đa trụi lá, chỉ còn những cành khô vương ra như những chân con bạch tuộc khổng lồ. Khẩu 40 ly trước mũi hạ ngang nòng; kinh nghiệm chiến trường đã dạy như vậy.

Nhiều giả thiết hiện ra trong đầu tôi, những giả thiết liên quan đến những bất trắc có thể xảy ra, trong đó tôi không loại trừ cái khổ nhục kế do đối phương đã đánh lấy đồn rồi ép đồn trưởng dụ tàu tôi vào ổ phục kích của chúng.

Khi còn cách đồn chừng một trăm thước thì hai trinh sát nhún mình phóng nhanh tới trước, ủi vào bãi tại bờ đối diện, lo an ninh mặt hậu cho chiếc "Đầu Lân" đang ủi ngay lối dẫn vào đồn nằm thụt bên trong có đến 50 thước. Hai trinh sát còn lại thì ủi bãi hai bên gần chiếc "Đầu Lân," mỗi bên cách chừng 50 thước. Cái gọi là đồn thật ra là ngôi đình ngày xưa dân làng thờ ông Quan Công. Lúc bấy giờ chung quanh không còn làng mạc gì nữa. Khu ngày xưa dùng làm nơi họp chợ thì nay là một đám lau sậy cách Đồn Ông chừng trăm thước, trổ cờ trắng hếu. Bên trong và bên dưới lùm lau lách đó là những gì? Theo ước tính của tôi, một trung đội có thể chui vào đó nấu cơm ăn với nhau mà bên ngoài không ai biết!

Tôi hỏi ông trưởng đồn:

— ” Ông có cho người đi kiểm tra thường xuyên cái lùm lau lách um tùm đàng kia không vậy?” Ông ta liếc nhìn ông Quận trưởng như muốn hỏi tôi là ai, rồi nhìn tôi, đáp:” Ong vò vẽ không hà.” Đứng trước cảnh tượng đó, tôi thấy cái ngã của tôi không còn. Tôi cũng chỉ là một người lính như anh Nghĩa Quân đó mà thôi. Nhưng cái khổ của anh ta và các lính khác trong đồn là điều tôi mới thấy lại lần thứ hai trong đời. Trừ nhân viên thủy thủ đoàn, tất cả nhảy lên bờ theo ông đồn trưởng.

Từ bờ sông đi vào đồn có một rãnh nước rộng non một thước tây dùng dẫn nước sông vào một cái hồ vuông cạnh bốn thước, sâu bao nhiêu không rõ. Đồn chỉ nhờ vào cái hố này mà có nước dùng hàng ngày. Lý do là ra bờ sông trước đồn để tắm giặt hay lấy nước dùng thì thường bị du kích địa phương đến nhắm người mà tập...bắn bia. Nhiều năm trước, lần đầu tôi thấy y cảnh này tại một đồn Nghĩa Quân tại Xóm Ông Trang ở Mũi Cà Mau. Nếu trên bản đồ mà kéo một đường thẳng nối liền hai địa danh này rồi vẽ một hình tròn với đường bán kính này thì trong cái hình tròn đó còn có bao nhiều đồn trong tình trạng như thế. Đó là bốn năm Đệ Nhị Cộng Hoà với ông Tổng Thống và ông phó Tổng Thống như mặt trời mặt trăng. Nhìn lên nóc đồn thì hầu như không còn một thước vuông nào không bị sút ngói. Không biết khi trời mưa — trong Nam thường có mưa dầm, tuy mỗi trận có hơi kém mưa dầm ở Huế đôi chút — thì người trong đồn sẽ trốn vào đâu cho khỏi bị ướt! Đồn trưởng chỉ lên đó, nói: "Tụi nó pháo kích vào đồn nên nóc nhà ra dzậy." Bước vào bên trong thì thấy sáng như bên ngoài. Đây đúng là cảnh ba gian ngập cả ba gian nắng chiều trong bài thơ Qua Nhà của Nguyễn Bính tôi đọc nhiều năm trước. Mỗi góc đình là một khu...gia binh. Trên nền mốc meo nằm ngổn ngang chăn màn, nồi ơ trách trã, hủ khạp, túi vải, rổ, hộp giấy, hộp sắt đựng gia vị, muối, đường, bao diêm rỗng ruột nằm lăn lóc. Đứng lâu một chút nghe thấy có mùi nước tiểu! Trong những hóc kẹt nhìn sơ thì thấy có hàng tá chú cóc, mỗi chú to bằng nắm tay, ngồi thở, cổ phồng lên hạ xuống. Đó là nguồn lương thực tươi dự trữ của đồn chăng? Gia đình ông đồn trưởng và gia đình đồn phó chiếm hai góc đối diện nhau và nghe nói họ cũng thay đổi chỗ gần như thường xuyên. Ông đồn trưởng giải thích: " Tụi tui phải nằm.... xa nhau. Tụi nó có pháo vào lỡ dính thằng này thì không dính thằng kia." Nhìn hướng lên nóc nhà tôi thấy bức tượng ông Quan Công bằng gỗ, nước sơn còn như mới. Ông ngồi một mình, không thấy Châu Xương và Quan Bình. Một tay ông cầm Thanh Long đao, một tay vuốt năm chòm râu, hai mắt sáng như sao đêm. Ông đồn trưởng nói: "Đó là tượng Đức Quan Vân Trường, vị thần phù hộ tụi này nên tụi này rất kính Ông. Pháo của tụi chúng làm bể nóc đình, nhưng tượng của Ông và cả tụi này không bị ăn miễn. Đêm nào chúng nó về pháo thì xin lỗi, râu ông dụng ngược lên, run run ba lần, nhiều người nhìn thấy. Ông rất linh." Lúc đó nghe tiếng ai đứng phía sau nói: " Linh gì mà không bóp cổ bọn đó cho hết về pháo kích? Linh gì?" Nhìn lại thì thấy hạ sĩ vận chuyển tên Cáp, một thủy thủ trên tàu trinh sát của tôi; không hiểu sao anh ta lại có mặt trong nhóm người lên thăm đồn. Ông đồn trưởng nói ngay: " Nói dzậy là không được đâu. Ông linh lắm. Chúng tôi thờ Ông mà. " Tôi quay ra kêu anh Cáp về tàu chờ tôi ở đó. Khi anh ta quay lưng đi về phía bờ sông, tôi đề nghị ông quận đi quanh đồn xem đồn có cần gì thêm thì họp nhau mà lo cho họ. Vừa ra bên ngoài thì thấy ngay vách đình một khẩu súng "honi" sáu nòng, thứ gắn trên trực thăng Cobra Hoa Kỳ, mỗi phút bắn sáu ngàn viên đạn, tiếng đạn đi nghe như bò rống. Toàn bộ ổ súng bị sét ăn đỏ khé. Ông quận hỏi: " Cái này sao nằm ở đây, hả?" Có tiếng người trả lời: "Tháng rồi một (trực) thăng Mỹ bay ngang làm rớt ngoài ruộng. Tụi tôi... hành quân ra mang về bỏ đó. Sáu người mới khiêng nổi nó." Chuyện nghe quá lạ, nhưng rõ ràng cây súng đó đang nằm chổng gọng ở đó. Súng “honi” đâu phải được gắn trên trực thăng rồi muốn rớt ra lúc nào thì rớt, nếu không có bàn tay con người can dự vào? Ông quận nói: " Thứ này mang về Quận là có thưởng. Vậy cho mang về Quận luôn." Nhìn hệ thống hàng rào kẽm gai rỉ sét dựa trên những cây cọc vừa bằng sắt vừa bằng tre tôi tưởng từ khi quân đội Pháp sung công ngôi đình để lập đồn canh cho đến lúc bấy giờ, hàng rào đó chưa được sửa sang tu bổ, dù cho một lần. Ông quận kề tai tôi nói vừa đủ nghe: " Tôi không biết nên tin ông đồn trưởng này được bao nhiều phần trăm." Tôi nghe mà không biết phải nói gì cho hợp lý. Dù sao, cờ Việt Nam Cộng Hoà còn bay trên nóc đồn thì tôi thấy mình có bổn phận bồi dưỡng cho cái gốc của cột cờ đó. Tôi kêu ông đồn trưởng cho biết nhu cầu ông cần cho đời sống trong đồn. Ông nói nhu cầu thì nhiều nhưng hỏi bất chợt thì không nhớ ra. Lúc đó ông quận gợi ý nói đồn cần dầu đốt đèn ban đêm, điện trì máy vô tuyến, đạn, kẽm gai cọc sắt. Tôi muốn giúp cho đồn một tủ thuốc gồm loại dùng chữa bệnh đau bụng tiêu chảy, nhức đầu sổ mũi, băng keo, rượu cồn khử trùng, thuốc cảm mạo, thuốc đỏ rửa vết thương, sách báo giải trí, và lương khô. Trung úy Lượng ghi tất cả vào một tờ giấy cho nhớ. Đồn trưởng xin đạn súng trường, cạt-bin với... lưu đạn. Ông quận phát tay nói: " Xin lựu đạn để ném cá hả?" Đồn trưởng nói: " Đâu có. Lựu đạn là để bắn tụi nó bên sông hay về chửi tục cho đồn nghe." Lại một sắc thái mới của cuộc chiến: chửi tục cho nhau nghe. Ông quận hỏi: " Như vậy bên ta có chửi lại không?" Tiếng ông đồn trưởng: "Tụi tui chửi lại bằng lựu đạn. Từ khi hết lựu đạn thì cũng ngưng chửi luôn. Chỉ còn nghe nó chửi thôi." Ông quận trưởng căn dặn: " Lựu đạn thì tôi xin cho ông để giữ đồn. Không được dùng đó để ném cá hay chửi. Chửi bằng miệng đỡ tốn tiền hơn, nghe chưa? Tôi sẽ kiếm cho ông cái loa điện cầm tay cho ông chửi bọn chúng" Ông đồn trưởng chỉ cười cười. Trong khi đó ông Lượng mang từ tàu lên hai thùng cạt-ton đựng thuốc, thức ăn khô. Theo sau là bốn thùng gỗ đựng đạn, lựu đạn. Sau cùng là bốn "can" dầu cặn. Rồi đồn trưởng cho người của mình làm đòn gánh khẩu súng "honi" xuống tàu, nói sợ để lại thì "tụi nó" biết được sẽ tìm cách tấn công đồn để cướp mang về cho… cố vấn Liên Sô. Lúc chúng tôi sấp ra về thì thấy khoảng gần hai chục phụ nữ cùng trẻ con quần áo mới thay, đầu mấy bà vợ lính bôi dầu dừa láng bóng. Từ khi lên đồn, chúng tôi không thấy họ ở đâu cả. Rồi thình lình họ hiện ra như một trò ảo thuật! Đồn trưởng chấp hai tay, lí nhí nói: " Tụi tui mới lãnh ba tháng lương xong. Sẵn có tàu về quận xin giúp cho gia đình chúng tôi đi chợ. Trong này thật hết cả thức ăn." Ông quận hỏi: " Ra đó rồi sao vô lại?" Ông đồn trưởng nhìn tôi, miệng như muốn nói gì. Tôi nói:" Cứ cho họ đi. Phụ nữ có tiền trong tay mà không đi chợ ăn quà, mua đồ này nọ thì.......chết sướng hơn. Chiều nay ta cho họ đi chợ. Mai tàu tôi đưa họ vào, ông quận không phải lo." Mấy bà bắt đầu đứng vào hàng như lính tập cơ bản thao diễn, xách tay ai người đó cầm, tiếng cười khúc khích, chờ lệnh xuống tàu. Việc này tôi giao cho Lượng (5). Ông ta hề hề cười, nói: " Trẻ con phụ phụ nữ xuốngxuốngxuống trước. Đàn đàn ông thìthì…. xin miễn." Kim đồng hồ chỉ 3 giờ chiều. Qua máy vô tuyến nghe ông Trung đoàn trưởng yêu cầu cho tàu ủi bãi bốc quân của ông về lại quận. Điều này thì Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang thi hành. Mấy ông chồng đứng trên bờ dặn thêm, " Em nhớ mua nhiều 'đế' cho anh, mì gói, và cả thuốc rê Gò Vấp với nhiều giấy quyến cho anh, nghe em." Tàu lui bãi êm re. Đến nơi bốc quân thì thấy Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho tàu vào đội hình ra sông lớn. Chiếc "Đầu Lân" của tôi có phụ nữ và trẻ con trên tàu, đi đoạn hậu với hai trinh sát theo sau. Trung úy Lượng nói: " Chuyến về thường bị tụitụitụi nó bắn vói theo. Lính giang đoàn ai cũng cũngcũngcũng (rành) sáu sáu sáu câu." Vừa nói xong ông cho khẩu 40 ly quay nòng về phía lái bên mặt trong khi súng 20 ly phía sau cũng được lên đạn chờ sẵn. Rồi quay mặt xuống hầm tàu, ông nói lớn:” Qui bà quí chị có nghe nghe nghe tiếng súng thì thì thì không có sợ na.” Như một hướng đạo sinh buổi chiều tính sổ những việc làm trong ngày, tôi thấy cuộc hành quân không mang lại kết quả nào, nhưng chúng tôi cũng giúp ông quận trưởng đi thăm Đồn Ông, biết rõ tình hình ở đó, tình hình mà phải có đi, có thấy mới tin. Binh sĩ địa phương quân giữ đồn thì được nhận lương muộn, muộn còn hơn không; vợ con họ được đi chợ sau hơn ba tháng bị cầm chân một chỗ, phải chịu đựng cuộc sống không vui cho lắm. Tôi chỉ mong chuyến đi được an toàn, hôm sau đưa họ về lại với chồng họ là xong. Khi còn cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì bỗng nghe một loạt súng AK nổ từ phía sau. Tiếng súng nghe không gần lắm. Trung úy Lượng la lên "Nó vétvétvét cái ót mình!" tiếp theo là súng trên tàu nổ không ngưng. Địch nổ súng một loạt thứ hai. Khói súng bốc lên từ bờ phía tay mặt, chếch về phía lái. Thuyền trưởng chiếc "Đầu lân" bình tĩnh cho tàu quay bên mặt để sử dụng tức thời khẩu 40 ly. Chiếc giang đĩnh vừa đánh một nửa vòng tròn vừa khai hỏa vào mục tiêu đã nhìn thấy được. Đạn nổ làm ngả cây như voi phá rừng. Trong buổi chiều muộn đầy khói súng trên mặt sông, hai chiếc trinh sát lùi lại, bắn xéo lên bờ, hi vọng chận đường rút lui của du kích địch. Phải trực tiếp thấy cảnh các tiểu đĩnh lồng lên trên rạch, giữa những tiếng súng, mới biết cái giá trị của Giang đoàn, biết thương những chiến sĩ đánh giặc trên sông, đánh giặc không biết đâu là giờ giấc. Tính ra Liên Giang đoàn hành quân liên tục được bốn hôm. Ba hôm trước thì ở Mang Thít. Về hậu cứ Hàm Tử ở thị xã Vĩnh Long 7 giờ chiều thì 3 giờ sáng hôm sau lại đi Nha Mân. Ngày mai thì ở tại chỗ này. Ngày mốt thì chưa biết! http://www.cantho-rvn.org/town/images/payette-30-River-Boats-Can-Tho-1965-554x330.jpg Quân vận đĩnh tác chiến LCM-6, giang đoàn Xung phong. Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang mang lính Bộ Binh về quận; ông xin cho một trung đội lính bộ đổ bộ lục soát trong khi phần còn lại tiếp tục di chuyển ra sông. Tôi sang tàu chỉ huy của Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 trong khi cho "Đầu Lân" có chở phụ nữ và trẻ con vượt đoàn về trước. Ông Lượng lo vụ đó. Trong khi tàu đổ quân lục soát, tôi được báo cáo tin Hạ sĩ Cáp bị thương ngay miệng, gẫy hai răng cửa và rách môi, vết thương đã được cầm máu. Ông Lượng hiện đang mang thương binh duy nhất đó trên tàu ông. Tôi hỏi về trường hợp bị thương thì biết lúc đó anh Cáp ngồi trên mui một tàu trinh sát. Anh đang há miệng nói cái gì đó thì một viên AK xẹt trúng rách môi và bể hai răng cửa. Cuộc lục soát kéo dài chỉ nửa tiếng, tìm ra hai khẩu AK hết đạn, hai xác người, một không đầu và một không chân, mang về quận nhận dạng. Phía bạn có hai bị thương do giẫm phải mìn giăng gần ổ phục kích của địch. Vết thương trúng ở chân, một còn đi được, một phải khiêng. Thế là ta có 3 bị thương, địch 2 chết, ta thu hai AK-47; và như vậy là lời hay lỗ. Ta lời nhưng mẹ Việt Nam thì lỗ, vì những người chết và bị thương toàn là người Việt Nam với nhau! Riêng với tôi thì trên đường binh nghiệp, tôi đã can dự đến những thương vong này, điều mà tôi phải chấp nhận vì không còn lực chọn nào khác. Và đã can dự thì có ngày phải chịu sự phê phán của lẽ công chính. Ông Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 nói:" Hôm nay không biết ai có số đỏ đây. Thường mình phản pháo ít khi thấy kết quả." Nghe thế, tôi hỏi: "Tại sao vậy?" Trả lời: " Hành quân thường chấm dứt ban chiều. Trên đường về, nếu chúng có bắn vói theo thì ta chỉ bắn trả rồi về luôn. Trời sụp tối, ở lại bất tiện ." Ông ta chỉ nói như thế rồi ngưng. Tôi mới về Liên Giang đoàn được hơn hai tháng, trong khi ông phục vụ sông ngòi nhiều năm trước tôi. Thế nhưng tôi biết "bắn trả rồi về luôn” là thói quen rất khó bỏ. Trên giang đĩnh thường không có quân tùng thiết như lần hành quân đặc biệt này. Không quân thì lấy gì đổ quân lục soát kiểm tra kết quả của phản pháo? Vì có cuộc chạm súng nói trên, tôi yêu cầu ông quận khi về quận đường thì gửi công điện yêu cầu Liên Giang đoàn 23 /31 giúp tiếp tế Đồn Ông, đồng thời cho theo dõi việc đi chợ của mấy bà, gom cho đủ số để sáng hôm sau tôi cho đưa họ về lại đồn. Hai là ông quận cho kẽm gai cọc sắt tu bổ hàng rào phòng thủ, đồ quân tiếp vụ và thư từ báo chí dành cho nhân viên trong đồn xuống tàu theo chuyến ngày mai. Ba là đề nghị chiến thương bội tinh cho anh hạ sĩ Cáp của tôi vì nếu nhờ Vùng 4 Sông Ngòi làm việc đó thì sẽ mất thì giờ đi vòng vo, Sư đoàn hỏi đi hỏi lại. Sau đó tôi yêu cầu Giang đoàn trưởng 31 đưa Giang đoàn ông về hậu cứ, tôi chỉ giữ lại một cặp "Đầu Lân", hai LCM và hai cập trinh sát để hôm sau đưa gia đình binh sĩ về Đồn Ông, mang theo..."nhiều nhiều đế, mì gói, và thuốc rê Gò Vấp nữa, em ơi!" cho mấy ông chồng. Tôi nghe rõ, họ không có nhu cầu báo chí. Như vậy thì không nghe ra-diô, không đọc sách báo thì họ làm gì với nhau trong những giờ rảnh rỗi mà không ra được bên ngoài? Hồi học ở trường, thầy giảng về đời sống thời Trung Cổ nói, " Trong những lâu đài chiến đấu xây cao trên núi thời đó, tướng quân chỉ có bắp thịt nhưng phần lớn là thuộc thành phần dốt chữ. Họ với binh sĩ và vợ con của họ sống chung với nhau, không phòng riêng, không màn. Sinh hoạt chung, ăn chung, ngủ chung, ai cũng như ai mà con nít thì cứ được sinh ra... để kịp bổ sung quân số." Nhìn cảnh con người sinh hoạt với nhau trong Đồn Ông, nơi các gia đình sống chung với nhau không vách, không màn , tôi tưởng thấy lại cảnh sống con người thời Trung Cổ tôi có lần được xem trong phim tài liệu, thời mà kỹ nghệ tơ sợi chưa có, mỗi người chỉ có vài ba bộ quần áo mặc thay đổi, binh sĩ chỉ có một bộ mặc trên người, chờ có người chết thì thu quần áo để dành cho mình. Con người bị giam hãm tại một nơi trong nhiều tháng, có khi trong nhiều năm, sống không nước để tắm giặt, uống rượu thay nước, người chết thì mang xác vứt xuống chân đèo… Trời đã quá xế chiều. Sau khi cho thương binh với tất cả phụ nữ cùng trẻ con lên bờ bình yên, và mang khẩu súng "hô-ni" lên quận Nha Mân xong thì ông Lượng xách túi quần áo của ông nhảy sang tàu tôi. Các đơn vị của Giang đoàn 31 đang xuôi giòng về hậu cứ. Hoàng hôn ụp xuống trên sông trong khi giang đĩnh thả lình bình ngang Cồn Cát, nơi tàu HQ- 328 của tôi bị cạn 10 năm về trước. Tàu bị cạn là một tai nạn không nhỏ, nhưng lần đó vì ngu dốt không biết thế hay sao mà tôi bình tĩnh một cách lạ lùng. Có thể tôi nghĩ rằng tàu tôi thuộc loại tàu ủi bãi đổ quân thì việc tàu lên cạn là chuyện thường tình. Rồi từ lúc đó tôi cho rằng tất cả trên cuộc đời này đều là vay mượn rồi trả lại. Con người không làm chủ bất cứ một vật gì, kể cả cuộc sống của chính mình. Khi hiểu được như thế thì ta đâu phải lo mất mát những gì ta không làm chủ. Trên giao tôi mượn pháo hạm HQ-328 rồi trên cũng sẽ lấy lại để cho người khác mượn tiếp. Điều quan trọng là ta có biết dùng những cái ta vay mượn để “bối trần hợp giác,” nghĩa là đưa ta về với ánh sáng, xa lìa bóng tối hay không. Tôi đã mượn những chiến hạm, mượn những đơn vị khác và lúc bấy giờ mượn Liên Giang đoàn 23/31 để xây cho tôi một chuỗi dài ký ức mà nếu được chiến tranh tha thứ, thì còn có gì để kể lại, để tự hào và cũng biết đâu để hối tiếc về sau. Còn thì tất cả chỉ là hư ảo. Một thánh nhân từng nói " Cái lợi ích của tuổi già là biết hối tiếc về những hành động sai trái của mình lỡ phạm thời còn trẻ để sám hối. Nên người ta ai cũng thích sống già là do thế, sống để hối tiếc, để sám hối, để ăn năn." Thế có nghĩa sống già mà không biết sám hối tức là không biết cách để mà già cho tốt. Tôi bước ra phía lái tàu chỉ huy thấy Trung úy Lượng đang mặc quần đùi, kéo nước sông lên tắm. Tôi cũng chuẩn bị đi tắm với nước phù sa lấy trực tiếp từ sông. Sau đó nghe ông nói: " Công tác mình mình nhận đưa đưa gia đình binh sĩ đồn đồn Đồn Ông đi chợ Nha Nha Mân rồi đưa họ về về lại đồn là là sai nguyên nguyên tắc, hả hả hả ông?" Tôi hỏi lại: “Trước cảnh sống của con người anh đã thấy đó, anh nghĩ một người, đã có lần bị chìm theo tàu rồi may mắn thoát chết như anh, sẽ phải làm gì?" Lượng nói: "Em sẽ chờchờchờ chỉ thị ở trên cho nónónó chắc ăn. Nghĩa là em khôngkhông tin những gì ôn,ôn, ôn đồn trưởng đó nói. " Tôi hỏi: " Anh cũng không tin họ bị bỏ quên hơn ba tháng sao?" Tiếng trả lời của vị sĩ quan từng thoát chết trong chiến trận: " Cáicáicáicái đó thìthìthì em tin. Nhưng khi em mang đạnđạnđạn lên cho cho họ, em thấythấy họ chia đạn đạn đạn cho nhau như chia bài bài bài Tây là em sinhsinh nghi lắm. Ban chiều khi khi lui bãi em nghe nghe nghe "Oàm" một tiếng. Họ dùng lu lu lu lụ đạn mình cho đểđểđể ném cá. Mai em vào em em em kiểm tra tra số đạn mình mình cho họ thì thì thì biết ngay." Tôi hỏi: “ Anh nghĩ Hải Quân đi kiểm tra Bộ Binh thì có sai nguyên tắc hay không?" Ông Lượng làm thinh. Nhưng tôi cũng để ý thấy ông ta là người có óc quan sát. Ông hơn nhiều người khác, như tôi chẳng hạn, hơn những người có khi nhìn mà không thấy gì cả, có kiến mà không thị. Cho nên lời ông nói về đồn trưởng cũng khiến tôi quan tâm nghĩ ngợi. Tôi nghe nói có nhiều đồn lẻ vì muốn an toàn cho bản thân nên tự động thỏa hiệp với kẻ thù theo kiểu " Anh không đánh tôi, tôi không đánh anh, và anh làm gì tôi xem như không có. Còn tôi làm gì thì anh cũng nên xem như không có nha. " Ngoài ra cũng có khi đồn phải nộp võ khí, thuốc men cho phía bên kia mới được bình yên. Những tin tức như thế này thì buồn bã quá, nhưng làm sao che dấu được sự thật một khi nó đã hiện nguyên hình? Tôi có thể chối bỏ chúng, coi đó như những điều bịa đặt cho tôi được yên lòng. Nhưng làm thế thì tôi như con đà điểu chúi đầu xuống đất để không thấy, không biết gì cả, tôi không còn là tôi nữa, là vong thân. Chập chờn trong bóng hoàng hôn, mây trời bay lãng đãng bay gần bay xa. Nhìn nơi sàn giữa thân tàu thấy lính tôi đang chia cơm cho nhau. Thấy cơm không bốc khói, tôi biết cơm và thức ăn đều đã nguội tanh! Nhìn lại phần cơm chiều của mình, thấy cũng thế, lạnh tanh. Anh lính tà lọt nói để anh nhúm lửa hâm lại. Tôi phát tay nói khỏi. http://denverpost.slideshowpro.com/albums/001/496/album-109687/cache/vietnam061.sJPG_950_2000_0_75_0_50_50.sJPG?1273594968 Tiền Phong đĩnh Monitor và Xung kích đĩnh FOM truy kích địch trên sông rạch. 00000 TRỞ LẠI ĐỒN ÔNG (GUỐC AI BỎ LẠI TRÊN XUỒNG) nhân diện bất kiến nhi tương tư ngọc trợ hữu thời mộng lý cư Tử Hà Hạ sĩ Cáp đứng trước tượng ông Quan Công trên bệ cao trong đồn mà buông lời khiếm nhã rồi sau đó anh ta bị một viên đạn lạc xé miệng anh rách một đường dài. Việc này có thể được anh em Tây học cho là sự ngẫu nhiên. Tôi thì nghĩ ngược lại. Lý do là từ bé tôi thường nghe câu, "Bệnh nhập ư khẩu, hoạn xuất ư khẩu," nghĩa là bệnh vào thân mình qua cửa miệng và tai họa cũng do cửa miệng mình mà ra. Nhà Phật thì có nói đến cái vạ miệng —sính nho thì nói đó là khẩu nghiệp. Nhà Chúa cũng khuyên con người nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tránh cái hại cho mình về sau. Nhà Nho thì, "Nhất ngôn thiết quá tứ mã nan truy," nghĩa là một lời nói ra thì cỗ xe bốn ngựa kéo cũng khó đuổi kịp. Mà anh Cáp vì không biết hay đã quên mất những lời dạy của thánh hiền và của Chúa, của Phật mà vừa rồi được trên cho một bài học chăng? Và càng gần thời đại chúng ta hiện nay, những sự huyền bí liên hệ đến thần thánh cũng được ghi nhận và loan truyền trong đại chúng.

Theo Steve McEveety, nhà sản xuất phim, trong khi quay phim “Sự Thương Khó của Chúa Giêsu," (6) thì chuyện lạ xảy ra: Tài tử đóng vai Chúa Giêsu, James Caviezel, đang lúc đóng phim thì bị sét đánh. Viên phụ tá giám đốc phim trường cũng bị sét đánh hai lần (7). Lúc đó, tuy chưa biết tin trên nhưng tôi tin giữa người sống và người khuất mặt đang ở thế giới bên kia, luôn có một liên hệ hữu cơ. Và tôi muốn trở lại nhìn lại bức tượng của ông Quan Công một lần nữa.

Sáng sớm hôm sau, tàu tôi vào bãi ủi nhận người đi chợ đêm qua thì gặp ông quận cùng toàn thể vợ con lính Đồn Ông đã chờ sẵn. Tôi không cho tàu ủi vào chỗ cũ hôm qua mà lựa một bãi ủi khác cách đó khoảng 100 thước.

Ông quận có lẽ vì tự ái cá nhân, không để tôi một mình gánh việc cho ông, nên xin tháp tùng chuyền đi. Ngoài kẽm gai cọc sắt ông mang theo, còn có sáu thùng mỗi cái to như cái trống chầu, mỗi cái cao gần một thước, trong chứa hàng quân tiếp vụ và tiếp liệu linh tinh khác cho đồn. Rồi thực phẩm hàng hóa mấy bà mua về gộp chung để trên bờ cao như đống lúa gần chục giạ.

Lo an ninh cho đoàn, ông quận xin tôi cho ông mang theo 2 tiểu đội địa phương quân, nói theo danh từ Bộ Binh là một trung đội trừ; mỗi tiểu đội xuống một giang đĩnh chuyển vận. Người quá giang và hàng hóa xuống hầm tàu của hai chiếc “Đầu Lân.”. Cặp trinh sát không chở người vì cần phải vận chuyển nhanh trường hợp đụng trận.

Ông quận trưởng xuống tàu với nhân viên mang máy truyền tin, theo sau có một anh tà-lọt mang một thùng giấy đầy nhóc thức ăn, có thịt heo quay, gà quay ê hề với cả rượu Hennessy, nước sô-đa và một cây nước đá dài hơn thước.

Ông kề tai tôi nói nhỏ:

" Đại Bàng có nghĩ tụi nó sẽ trả thù cho hai thằng bọn chúng bỏ mạng hôm qua hay không?"

Té ra ông mang theo một trung đội lính chỉ vì câu hỏi này. Tôi nói: "Nếu nó đòi trả thù thì tụi tôi cũng muốn trả thù cho hai binh sĩ của Trung đoàn 15 và hạ sĩ Cáp của tôi nữa. Ông Lượng đứng gần bên, nghe thế liền nói ké: “Cái cái cái vụ đó thì thì thì tôi đang đang đang đang mong lắm đây." Tôi bỗng nghĩ mà buồn cười cho anh Cáp. Vết thương tuy không nặng nhưng khi lành rồi tôi e mồm anh ta sẽ bên cao bên thấp trông như lúc nào anh cũng như đang cười nửa miệng. Khi nhân viên quá giang xuống tàu xong thì tất cả chiến đĩnh rời bến. Cảnh vật im lìm trong buổi sáng bình yên. Mặt trời phía Đông vừa nhú lên khởi ngọn cây bên kia sông Tiền. Khu chợ cũng bắt đầu nhóm họp như thường lệ. Thoạt nhìn giang đĩnh đi hàng một. Vầng hồng lơ lửng phía sau lưng Lúc chui qua cầu Nha Mân tôi kêu Trung úy Lượng nói:

“Anh điều động tác xạ từ giờ phút này."

Xoay qua ông quận, tôi hỏi:

“Khi cần đi thăm các đồn bót trong quận thì ông đi bằng gì?"

Ông ta nói:

- "Nhờ cố vấn xin trực thăng. Nhưng xin mười lần thì chỉ được hai, ba. Nhiều khi cũng trớt da me. (8) Trên bảo tôi dùng phương tiện tự túc như đò máy chẳng hạn. Nhưng làm gì có đò máy đi qua Đồn Ông!”

Bất giác tôi nhớ tháng 6 năm 1966, lúc tôi đang có công tác ở thành phố Philadelphia, Mỹ quốc. Một ông bạn người Do Thái có nói cả quyết với tôi rằng 'Hoa Kỳ đang vào kế hoạch rời bỏ miền Nam Việt Nam'. Lời nói một năm trước đó có liên quan gì đến ba tiếng “trớt da me” tôi vừa nghe ông quận nói hay không?

Tôi gợi ý:

- "Đi bằng tàu Giang đoàn thì sao?”

Ông quận giải thích:

- “Mỗi lần xin tàu Giang đoàn thì trên kêu tôi phải lo tùng thiết. Tùng thiết đào đâu ra. Phải xin quân ở Trung đoàn. Mà họ đâu có rảnh. Quân số bên đó có khi cũng eo hẹp, thường dưới cấp số. Ngoài ra nhận chức quận trưởng ngày nay phải lo nhiều thứ ngoài an ninh lãnh thổ. Để khi rảnh tôi sẽ nói Đại Bàng nghe.”

Tôi hỏi:

- "Không dùng binh sĩ của quận làm quân tùng thiết được sao?”

Ông nói: - "Quận tôi chỉ có dân vệ. Mà dân vệ ở đâu thì giữ đồn ở đó.” Tôi còn thắc mắc: - "Còn lính gì ông quận mang đi theo hôm nay?” - "Đó là lính Bảo An làm ở văn phòng.”

Tôi không biết quân số của quận ra sao, bao nhiêu. Hỏi thêm thì e bất tiện. Làm sao yên tâm đánh nhau khi chưa giải quyết được những khó khăn ông quận vừa nói đó.

Nhớ lại công tác trước mắt, tôi quay sang ông quận hỏi:

- "Có phải chúng ta đang ở trong vùng oanh kích tự do hay không?”

Ông quận:

- "Mấy bảng viết hai chữ Tử địa là ranh giới từ đó trở đi thuộc vùng oanh kích tự do.”

Tôi hỏi thế cốt cho Trung úy Lượng nghe, xem phản ứng ông ra sao. Thì có ngay. Ông ra lệnh các nơi chuẩn bị tác xạ. Tầm sát thương hữu hiệu của súng Mit.30 là 100 thước. Khi đoàn tàu còn cách những cái voi đất chừng ngần ấy khoảng cách là ông Lượng cho bắn từng loạt đạn Mit. 30 vào đó.

Hôm qua tôi không tác xạ vì là lần đầu đoàn tàu tôi vào rạch, không muốn làm rõ sự có mặt của Giang đoàn tôi trong vùng. Hôm nay thì tôi phải làm thế vì chuyến đi của tôi đã được phổ biến.

http://www.tf116.org/All_Hands_magazine/images/AH55.jpg

Một cặp Xung kích đĩnh FOM tuần tiểu trên Sông. Trong buổi sáng sớm, tiếng súng làm chim chóc trong những khu vườn bỏ hoang bị động ổ, từ đó vụt bay lên. Có con bay đi thật xa, có con vừa bay lên rồi lại đáp xuống. Đó là những chim mẹ đang ấp trứng hay đang giữ con. Chí đến nhưng con dơi quạ sải cánh gần thước, vừa ăn đêm về treo ngược đầu trên cành cây, hai cánh che mắt mà ngủ, nghe tiếng súng cũng bay lên tìm chỗ thoát thân. Trên sông nước đục ngầu, xác cá trôi lác đác có con to bằng bắp tay người lớn. Nhìn xác cá trôi trên sông, ông quận nói:

- “Trăm phần trăm là cá này do lính Đồn Ông ném lựu đạn chiều hôm qua đây."

Tôi không mấy để ý đến câu ông quận vừa nói, đang bận nghĩ quả tình đồng Ông đã hết lựu đạn, không được tiếp tế lâu ngày mà sao địch không thừa dịp này tấn công đánh úp? Rồi nghe ông quân buông thêm một câu:

- "Chắc thiếu cái ăn tươi lâu ngày mà làm liều. Hoàn cảnh khó khăn có khi khiến con người vi phạm luật lệ; có nói cũng bằng thừa. Và đó là một trong những hệ quả tất nhiên của chiến tranh đối với những người lính đồn lẻ như đồn Ông này."

Nhưng tôi thấy một hệ quả khác khi nhìn các bé con trong gia đình các binh sĩ địa phương quân đóng ở Đồn Ông. Có lẽ rồi đây theo câu ngạn ngữ, "Con sãi ở chùa thì quét lá đa," chỉ chừng mươi năm nữa, nếu chiến tranh còn tiếp diễn, những đứa bé con đó sẽ lại theo bước cha anh mà đi lính giữ đồn. Cái gì đã khiến cho con người thành bất lực, không kéo được những trẻ con như thế ra khỏi vũng lầy thất học. Và thất học theo một nghĩa nào đó sẽ đưa đến ngu dốt, nói theo kịch tác gia Molière của Pháp, tức là “kẻ sát nhân không bao giờ bị trừng trị.” Những tay sát thủ từng giết trọn gia đình Nga Hoàng Nicolas II năm 1918 toàn là những nông dân không có ăn học. Tôi nghĩ nếu cứ ngồi ở Sài Gòn hoặc những đô thị khác, tôi sẽ trờ thành mù loà, không sao thấy tận mắt những cảnh khổ của người dân như tôi từng chứng kiến. Khi thấy nóc đình, vị trí của Đồn Ông, một anh lính của ông quận nói lớn:

- “Đến rồi."

Anh nói như để mừng sau khi đi khoảng... 5 cây số đường sông ngang qua vùng tử địa mà.... được bình yên! Anh nói xong thì mấy phụ nữ và trẻ con cũng lộ niềm vui ra mặt vì được trở lại nơi họ đang sống hàng ngày với thiếu thốn, với muỗi mòng, với tiếng súng và tiếng đạn bay, với tiếng chửi từ bên kia sông, với cái lạch con con do binh sĩ đào để lấy nước dùng trong việc ăn uống, tắm giặt và nhiều thứ sinh hoạt khác. Người thành thị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sống này sẽ không sao tin được rằng chẳng xa họ bao nhiêu, có một nền văn hóa khác, một nền văn hóa của chiến tranh thôn quê được bày ra khác với văn hóa chiến tranh thành phố nhan nhản hàng P.Ex, văn hóa bia ôm, văn hóa thầu đồ Mỹ, và văn hóa còi hụ ô tô, văn hoá đấu đá nhau để tranh chỗ đứng dưới bóng mặt trời, để tiền vô đầy túi không có đáy. Nghe tiếng máy tàu, binh sĩ trong đồn kéo nhau ra bờ sông, mặt mày hớn hở như trẻ con thấy mẹ đi chợ về. Họ mừng “mẹ về” thì ít, mà mừng vì có đồ nhậu sấp về thì nhiều. Cá bắt hôm qua đã được những bàn tay đực rựa trong đồn nấu sẵn, chỉ còn chờ có rượu đế về là đủ bộ. Một năm 12 tháng có bao lần được vui như thế, không mừng sao được! Đồ tiếp liệu từ quận, thức ăn mua từ chợ được mang lên bờ. Con nít cũng a vào khiêng, kéo, lôi xềnh xệch đồ của mình trên nền đất. Nhưng có điều lạ là khác với trẻ con thành phố, con trẻ ở đây vui mừng trong yên lặng, không nhảy múa hò reo. Người lớn cũng thế. Chiến tranh đã nhận chìm mọi tiếng cười ở thôn quê, nơi mà chính quyền được thu gọn vào cái hầm núp, phương tiện duy nhất có thể bảo vệ người dân, người mà nỗi vui to tát nhất là may mắn được đi chợ ba tháng một lần! Ba tháng lương lính quèn không là bao nhưng là cả một niềm vui cho mọi người trong cái đồn hẻo lánh đó. Tất cả cũng nhờ một tin tình báo ba trợn do cố vấn Mỹ bỏ tiền ra mua từ đâu đó, đã đưa đến một cuộc hành quân cấp Trung đoàn (trừ) với kết quả không có gì. Rồi Giang đoàn vì nể ông quận nên "nhóng lên" hai ngàn thước từ điểm đổ quân. Mục đích đưa ông ta đi thăm cái Đồn Ông để trả một lần cho binh sĩ tại đây ba tháng lương ông nợ họ. Rồi mấy bà đòi đi chợ, một nhu cầu không thể thiếu khi trong tay mấy bà đang có tiền. Kế đó, Giang đoàn tự động cân hồ cho mình thêm một loại...tô nhỏ ăn thêm mà gồng mình đưa các bà vợ lính đi chợ, xong chờ đưa mấy bà về chỉ để đạt được hai việc. Một là giúp nâng tinh thần những chiến sĩ thường bị bỏ quên và hai là cho tôi thêm chút suy tư để rồi mặc cảm như mình có lỗi. Nơi hậu cứ của tôi, thị xã Vĩnh Long, người ta có thể đi chợ bất cứ lúc nào trong ngày, uống bia ướp lạnh và hưởng nhiều thứ tiện nghi khác, những tiện nghi rất xa lạ với người lính và vợ con của họ tại Đồn Ông, nơi chỉ cách quận Nha Mân có không đầy năm ngàn thước! Thế nhưng tôi cũng tự hỏi mình: “Nhỡ có lệnh khẩn cấp đi hành quân vùng khác trong khi đang lên bờ nhậu nhẹt thì sao?” Rồi tự nhủ, “Không sao. Đã biết thì tức là có tiên liệu. Ngoài ra với lính giang đoàn, nhậu cũng là hành quân chứ sao!” Nhìn quanh không thấy Trung úy Lượng và ông trưởng đồn đâu cả. Thì ra ông Lượng đang vui vẻ cặp cổ ông trưởng đồn; cả hai đang đi vào ngôi đình. Mãn nguyện khi thấy mọi người đều vui vẻ, ông quận mời tôi lên bờ. Bước vào bên trong đình, thấy tại "khu gia binh" lúc bấy giờ thì thành cái chợ chồm hổm tí hon. Hàng hóa mua từ chợ về được bày ra la liệt, choáng ra cả lối đi. Nhưng không sao. Thức ăn quan trọng hơn không gian và địa lý. Nói như ngôi chợ là vì tôi nghe một bà vợ lính nói: “Chao chị mua nhiều quá. Để lại cho tôi hai lọ, giá bao nhiêu cũng được.” Bà kia tiếp: “Nhờ sẵn chuyến tàu thì mua cả mấy tá, mua cho đã đời luôn. Lạy trời mỗi tháng có được mấy ông lính thủy vào đây cho mình đi chợ một lần như thế này thì ai đó có muốn gì tôi cũng chịu hết.” Nghe thế, một bà khác nói: “Tôi xin nài lại ba hủ. Chút nữa lấy rồi tính tiền luôn.” Tôi nhìn lên bức tượng ông Quan Công, người luôn nêu gương tiết nghĩa và chính trực mà cá nhân tôi nhiều năm sau đó vẫn còn cảm nhận được sự phù hộ vô cùng kỳ diệu của ông. Và như anh em trong đồn lúc bấy giờ, lòng tôi kính trọng ông ngang với lòng kính trọng những vị đại thánh khác. Lúc đó tôi có nói thầm trong lòng: - ”Xin ông tha lỗi cho anh Cáp, người chẳng may không biết giữ lễ độ mà đã xúc phạm đến ông.” Số kẽm gai cọc sắt đã được anh em binh sĩ khiêng lên bờ xong. Đồn trưởng ra đứng kiểm tra. Ông quận đi đến hỏi: "Cá bắt được hôm qua có khá không?" Trưởng đồn nói: - “Khá lắm. Lâu ngày “Ùm” một cái là vớt được năm thúng.” Như vậy là trong số lựu đạn tôi tiếp cho Đồn Ông ngày hôm qua ít ra có một quả đã được dùng để ném cá, không phải để "chửi lại" bọn bên kia sông. Và theo nhận xét của Trung úy Lượng thì tôi hiểu dường như khi nhận lựu đạn ngoài cấp số này, họ chia phần để... ném cá rồi bán lại cho nhau. Rồi cứ quen như thế, có lẽ đây rồi họ cũng sẽ chia nhau số lựu đạn vừa được quận tiếp tế do tàu giang đoàn tôi mang vào. Ông đồn trưởng mời cơm, nói thức ăn do mấy bà vợ lính vừa nêm nếm với thêm gia vị mua ở chợ về. Tình cảm mời mọc này ít khi thấy xảy ra ở thành thị đông người. Thức ăn toàn đồ nhậu. Một người nào đó nói rõ ràng tôi nghe không thiếu một tiếng, - “(Rượu) Đế kỳ này nhờ tàu rộng chỗ nên được mua về thừa thãi, hai quan đừng lo.” Sáu năm trước đó nhân chuyến đưa ông "xếp" lớn của tôi trong lực lượng Hải thuyền về thăm làng nơi ông chôn nhao cắt rốn ở miền Trung, làng Hà Thanh, tôi thấy ông được cả làng đãi cũng thứ đế này. Ông nhận phần của ông xong, nhấp một tí lấy thảo rồi đưa cả cho tôi thanh toán. Lần đó tôi có bửu bối mang theo nên tránh được cái say bất tỉnh, chỉ có hơi nhức đầu một tí. Bây giờ đi tay không, mà nhậu với ông đồn trưởng người miền Nam, thì không để cho lính khiêng về tàu là nhất định không xong. Ông quận chắc cũng biết thế. Mà khi cấp dưới mời nhậu mà mình không chịu chơi hết mình thì theo phong tục địa phương là rất... khó làm việc về sau. Tuy nhiên ông cũng nói: - “Hôm nay nhậu thì nhậu nhưng sau đó tôi còn về quận có nhiều việc khác. Tôi và ông Giang đoàn này xin mỗi người hai chén thôi.” Ông đồn trưởng la lên: - “Bi nhiêu bi. Hai cũng được. Nào xin mời hải nội chi quân tử vào tiệc.” Lúc đó có mấy bà khệ nệ bưng đến mâm gỗ trên có những tô đựng thức ăn toàn cá, thứ nướng, thứ nấu, bay mùi thơm. Chúng tôi ngồi xếp bằng theo kiểu tham thiền, ngồi ngay trên nền nhà, và bắt đầu rót rượu vào chén sành. Cách uống rượu ở đó là một tay cầm vành chén đầy rượu nâng lên miệng, nheo mắt mời từng người rồi ngả đầu ra phía sau mà ực, ực cho xong một chén. Mỗi thiền sư ực, ực xong thì khà một tiếng đuổi hơi nồng của rượu ra khỏi miệng.

Nhiều thì không biết sao, nhưng với hai chén như đã giao kết thì tôi làm được. Nếu có ba hay hơn một chút thì cũng không ngại lắm. Vừa nhậu, vừa nhìn ra bên ngoài thấy Trung úy Lượng và hơn chục thủy thủ cũng là những thiền sư khác, chén chú chén anh, nhưng ồn ào hơn nơi chúng tôi đang ngồi với ông đồn trưởng.

Trả nợ xong chén rượu thứ hai, tôi đứng lên, xin kiếu, nói đường còn xa tính từ Nha Mân đến tận... Vĩnh Long. Năm ngàn thước từ Đồn Ông đến Quận Đường đã là xa đến ba tháng trời không ai đến với ai được thì khoảng cách từ đó đến nơi tôi về, hai mươi cây số ngàn thì nghìn trùng xa cách đến cỡ nào!

Ông quận đứng dậy, nói cám ơn ông đồn trưởng, nói cách nhã nhặn, rồi tiếp:

- “Tôi sẽ cố vào thăm anh em. Nhưng tôi muốn cuộc vui chấm dứt bây giờ. Vì an ninh cho mấy anh em trong này mà tôi nói.”

Nghe thế ông đồn trưởng đứng nghiêm, đưa tay chào ông quận và tôi, rồi nói lớn với người của ông:

- “Hôm nay như vậy là đủ rồi, anh em. Ta nghe lời ông quận của chúng ta, ta ngưng nhậu ngày từ giờ, nghe.”

Có tiếng ai đó nói:

- “Mới vô chưa được năm chén mà thôi sao được ông. Không cho vô thì thôi. Đã cho vô mà chỉ vô nửa chừng thì chịu sao thấu!”

Đồn trưởng quay lại nói:

- “Tôi nói anh em thôi là thôi. Tàu mà ra khỏi nơi đây là tụi nó dám về chửi mình lắm đó. Quên như vậy rồi sao, hả? Vui hôm nay còn ngày mai nữa chớ?”

Nhìn lại nơi bày ra cuộc nhậu thấy chén bát, ly, tộ la liệt, thức ăn tùm lum không khác cảnh tí hon của trận TQLC Mỹ đổ bộ ở đảo Guadacanal thời Thế chiến 2 vào năm 1944 là bao nhiêu. Ôi, Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu! Ngày xưa Vương Hàn, tác giả của bài hát Lương Châu từ, có thấu cảnh này hay chăng?

Chúng tôi nói cám ơn mấy bà đã cho chúng tôi một bữa cơm ngon, rồi về tàu, lui bãi. Ông quận kề tai tôi nói:

- “Mình đi xong tôi tin họ sẽ nhậu tiếp. Gọi máy mà không nghe ai trả lời thì biết ngay.”

Đường về bình yên cho đến cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì trong gió chiều lồng lộng, trên mặt nước có một chiếc xuồng ba lá ai thả trôi sông.

Năm 1955, tại kinh Ba Thê, Long Xuyên, trong khi hành quân chúng tôi bắt gặp ba bè chuối thả trôi theo giòng nước, trên mỗi bè có một thông điệp do thành phần phiến loạn gửi ra. Mới đọc câu đầu đã thấy ngay đó là lời nói láo rất hạ cấp. Sau đó, năm 1961, thì ra biển vùng vĩ tuyến đúng ngày Mồng Một Tất năm Tân Sửu, với chiếc HQ-02, cũng chộp được một chiếc thuyền Hải Nam trên có ba tù cải tạo người Trung Hoa Dân Quốc trốn trại giong buồm đi bốn ngày trên biển, đói khát gần chết; tất cả được cứu đưa về đất liền miền Nam. Bây giờ năm 1967 thì tôi về vùng sông ngòi này để gặp một chiếc xuồng ba lá ngạo mạn chắn ngang thủy trình.

Trong vùng tử địa đó, bất cứ cái gì lạ mắt, bất thường, đều là một vấn đề phải suy nghĩ. Đó là một bẫy sập, đi gần đó hay đụng nhẹ vào là có thể thủy mìn sẽ nổ? Trung úy Lượng cho một tàu trinh sát đến kiểm tra. Báo cáo liền đó là xuồng không người, có hai chiếc dầm bơi, và...một chiếc guốc phụ nữ. Đó là một đề tài rất tốt cho những nhà văn có óc trinh thám phân tích rồi viết thành truyện dài vô tận. Ông quận trưởng đề nghị bắn xuồng rồi bỏ cho chìm.

Nghe thế, ông Lượng chụp cây Mit. 30, lên đạn, nhưng ông run tay, do dự. Thấy miệng ông như đang nhai kẹp cao su. Xương quay hàm ông cử động liên hồi trong khi ông liếm môi trên và môi dưới của miệng ông.

Tôi không hỏi lý do của sự chậm chạp khác thường đó. Thình lình ông bắt tay lên miệng làm loa, hỏi lính:

- “Guốc guốc guốc Đa Đa Đa Kao hay (guốc) dông (9) hả?” Bên tàu trinh sát trả lời:

- “Gót nhọn ông ơi."

Ông Lượng kêu một tiếng “Quái!” rồi im.

Như không chờ được lâu hơn, ông quận thúc:

- “Trung úy.... mần nó đi. Mục tiêu ngon lành mà.”

Câu nói ông quận làm ông Lượng lúng búng:

- “Sao sao sao bắn bắn bắn guốc đà....àn đàn đàn bà?”

Ông ôm khẩu trung liên đã lên đạn, nòng súng nhắm ngay mục tiêu là chiếc xuồng ba lá mảnh mai, trông thật dễ thương; súng trong tay ông hễ bấm cò là nổ. Nhưng ông ngại chỉ vì trên chiếc xuồng đó có hai cây dầm bơi và một chiếc guốc phụ nữ.

Người nhà quê vùng đó không ai mang guốc mà đi xuồng cả, đặc biệt là guốc gót nhọn. Hai cây dầm có nghĩa là trên xuồng trước đó phải có tối thiểu hai người. Vậy thì còn ba chiếc guốc kia và bốn cái bàn chân mang guốc đã hà khứ xứ? (10) Có lẽ vì thế mà ông Lượng không nở bấm cò súng khi chưa trả lời được câu hóc búa là ba chiếc guốc kia và bốn bàn chân phụ nữ đã thật sự đi đâu.

http://www.cocatrez.net/Water/STCAN_RAG_Boat/STCAN-FOM.jpg

Xung kích đĩnh FOM. Bỗng nhiên ông Lượng đổi ý, kêu một chiếc tàu FOM trinh sát cho người lấy chiếc guốc “nghi can” đó cho ông, rồi kéo chiếc xuồng đó về Quận để ông điều tra sự thật về ba chiếc guốc còn thiếu trên xuồng. Tôi cho đó là chuyện nhỏ.

Về đến Nha Mân, chờ mọi người của ông quận lên bờ xong, tôi quay sang hỏi ông quận:

“Mấy tấm bảng đề 'Tử địa' ai treo gần quận đường quá thì có nên triệt hạ cho đỡ chướng mắt hay không?" Ông trả lời:

...

phu hieu giang doan 23 xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 23 xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 31 Xung phong. TVQ Collection.jpg

phu hieu giang doan 31 Xung phong. TVQ Collection.jpg

Nguồn: https://aihuubienhoa.com/a3199/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh

https://aihuubienhoa.com/a3199/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh

 

Trận chiến đẫm máu của Hải Quân VNCH: Trận Ba Rài.

Phan Lạc Tiếp
https://bienxua.files.wordpress.com/2019/09/073df-tsi-le-phuoc-duc.jpg
Trung Sĩ I Lê Phước Đức

Con ngựa Xích Thố của Giang Lực.

Trong suốt hơn 20 năm hoạt động của HQ/VNCH, các chiến hạm cũng như các chiến đỉnh, dù do Pháp giao lại, hay sau này do Mỹ chuyển giao, đều do Mỹ sản xuất. Chỉ riêng chiếc Scan/ Fom, tiếng Việt gọi là Tuần giang đỉnh, là do Pháp đóng. Đây là một chiến đỉnh có nhiều đặc tính và tỏ ra rất công hiệu trong việc tuần tiễu trên sông rạch vùng Cửu Long Giang. Việt Cộng đã nhiều phen kinh hãi trước sự xuất hiện của loại chiến đỉnh này.


TIEU GIAP DINH FOM MAU NGUY TRANG
Tiểu giáp đỉnh Fom sơn màu nguỵ trang.

Trong sinh hoạt của các giang đoàn, chiến đỉnh này được gọi tắt là Fom. Hỏi tại sao lại gọi như thế, nhiều người đã trả lời, vì khi chạy máy tầu nổ rất ròn kêu “fom, fom”. Nghe cũng có lý. Nhưng đúng tên của nó là do chữ Scan/ Fom (Service Technique des Constructions et Armes Navals Frances Outre-Mer). Một loại tầu được đóng để Hải Quân Pháp hoạt động ngoài nước Pháp, đặc biệt cho Đông Dương. Chiến đỉnh này dài 36 bộ, rộng độ 7 bộ, mũi nhọn, đáy tầu cũng nhọn, chạy nhanh xé nước tạo thành một vùng trũng khiến cho toàn thân tầu gần như thấp hơn mặt nước, tránh được các loại súng lớn từ bờ muốn bắn vào phần thân tầu. Cũng vì mũi nhọn, đáy nhọn, khi bị thủy lôi, sức công phá của thủy lôi tạt qua một bên (khác hẳn với các loại chiến đỉnh đáy bằng, khi bị thủy lôi là cầm chắc đáy tầu bị phá). Loại Fom này, được trang bị một đại liên 12 ly 7 tại mũi, với dàn pháo tháp bằng thép bao quanh, đại liên này có tầm hoạt động mạnh, xa tới 5 cây số, và vòng hoạt động 220 độ về phía trước và hai bên. Trên nóc tầu có 2 đại liên 30, và sau lái 1 đại liên 30 nữa, chưa kể các loại súng nhỏ như M16, M79. Thường mỗi chiếc chỉ có 4 nhân viên. Tầu bao giờ cũng đi hai chiếc, do một hạ sĩ quan làm thuyền trưởng trông nom cả cặp tầu. Sự lanh lẹ, gọn nhẹ của chiếc Fom được ví như “con ngựa Xích Thố của Giang Lực”.

Để có một cái nhìn sống động hơn về hoạt động của chiến đỉnh này, xin theo dõi bài bút ký viết về những kỷ niệm, những nguy nan của các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam một thời vùng vẫy trong khu chiến Tiền Giang, qua trận đánh tại Ba Rài.

* * *

Đường Đi Khu Chiến

Tôi bị ra Hội đồng kỷ luật trong một trường hợp thật ngộ nghĩnh, và bị đưa đi đơn vị tác chiến: Giang Đoàn 21 Xung Phong, khu chiến Tiền Giang.

Mới tới đơn vị, tin tức các nơi liên hệ đến các cuộc đụng độ giữa các đơn vị Việt Cộng và các tầu tuần tiểu mỗi lúc một tăng. Sự thương vong mỗi lúc một lớn. Quả thật là tôi có “rét” thật. “Rét” nên tôi cố gắng tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm của các bạn sĩ quan cùng khóa tại đơn vị, và nhất là các kinh nghiệm của các anh em đoàn viên đã lặn lội nhiều năm tại vùng sông nước nguy hiểm này. Lúc ấy, năm 1965, anh Nguyễn Đức Bổng, khóa 10, trên tôi một khóa, làm duyên Đoàn trưởng Duyên Đoàn 33 bị nội tuyến, địch giả dân đánh cá làm quen với đơn vị, rồi giữa trưa làm lễ cúng Hà Bá, mời cả Duyên Đoàn dự tiệc, rồi đùng một cái họ nổ súng, bắn chết khá đông. Anh Bổng ở trên ghe chủ lực, cũng bị bắn chết. Tràng đạn xuyên nát ngực. Khi chúng tôi đến lấy xác anh, trời đã chiều. Con rạch Sọ Dừa, cái tên oan trái, là nơi xác anh nằm vắt vẻo bên sàn ghe. Xác anh Bổng xám ngắt và tóp lại như một đứa trẻ, vì máu ra quá nhiều. Xác anh nằm ở sàn tầu, phủ bằng một tấm chăn dạ lính. Máu từ thân thể anh vẫn tiếp tục chảy dài xuống sàn tầu và bò ngoằn ngoèo ra mé cửa sổ chiến đỉnh. Hỏa châu từ nơi nào đó bắn lên dọi sáng một vùng trời. Tôi lại nghe anh sắp sửa lấy vợ nữa. Tôi thương anh và càng thấy sợ. Tôi thì vừa lấy vợ. Hai vợ chồng hai nơi, Sài Gòn và Mỹ Tho… Tôi thương vợ tôi lắm, nên nhủ lòng: “Phải cẩn thận tối đa”.

Lúc rỗi, tôi lên Phòng Hành quân theo dõi bản đồ Trận liệt, ghi các vùng nguy hiểm vào sổ tay. Nhìn cho kỹ địa thế. Đọc thật kỹ ký hiệu nơi có rừng cây, nơi có dừa nước. Các nơi đã từng đụng độ. Và tôi nhận ra rằng, đa số các nơi diễn ra cuộc đụng độ mà phần thiệt hại về ta, là các khúc sông hẹp, uốn khúc. Địch nấp trong hầm bắn ra. Ta hỏa lực hùng hậu, tầm đạn xa, lại có cả loại đạn công phá, nổ khi chạm vật cứng như sắt, thân cây lúc này trở nên ít hữu hiệu. Và thời điểm các cuộc đụng độ, đa số vào khoảng 4, 5 giờ chiều. Giờ mà theo thói quen, quân ta đã lo sửa soạn ra về, máy bay khi cần khó gọi, có đến cũng khó can thiệp. Giờ của địch, như thế kể như từ 4, 5 giờ chiều cho đến 4, 5 giờ sáng.

Còn các cuộc bắn tầu, như kinh nghiệm các bạn kể lại, thường là vào ban đêm. Lúc ấy, nếu tinh ý, ta sẽ thấy “sao mà đất trời lạnh ngắt”. Lạnh ngắt vì khi bờ sông có người phục kích, chim muông không dám xà xuống đậu. Có xà xuống thấy người lại chới với bay lên. Vì thế cảnh vật bỗng trở nên vắng lặng, rờn rợn. Lúc ấy, nếu thấy một ngọn đèn thắp lấp lánh bên bờ sông, ta có nhiều phần chắc đó là ngọn-đèn-nhắm. Việt Cộng thắp ngọn đèn bên kia sông, chúng nằm bên này sông, trời tối càng tốt. Khi tầu lướt trên mặt sông, án ngữ tầm nhìn của ngọn-đèn-nhắm là bên này sông, chúng đã hờm súng sẵn, cứ việc bấm cò. Chắc như bắp. Chỉ trừ khi tên xạ thủ run tay, chậm trễ, đạn mới vượt qua sau lái.
TIEP GIAP DINH FOM TUAM TIEU TREN SONGTiểu giáp đĩnh Fom tuần tiểu trên sông.

Lúc như thế, ta mới thấy chiếc Fom hữu hiệu như thế nào. Fom, như trên đã viết, chạy nhanh, có bị bắn, đạn đi trên tầm nước, khó chìm. Thấy đèn nhấp nháy khả nghi, Fom, loại tầu đi trước và đi sát mé sông, xả tốc độ, quay 90 độ, bỏ đèn nhắm của địch sau lái, lấy đại liên 12 ly 7 bắn như mưa vào bờ đối diện. Đâm thẳng vào. Đạn đan kín trời tràn ngập nơi địch trú ẩn. Tới gần, hai đại liên 30 trên nóc tầu xả đạn quanh điểm khả nghi. Đồng thời dùng M 79 bắn vào. Đạn nổ bùng. Việt Cộng bạo thì nằm dí đó, ăn đạn nát thây. Vụt chạy thì khó tránh được rừng đạn 12 ly 7 và đại liên 30 bắn đuổi theo như mưa bấc.

Đức Râu, kẻ tử thù của Việt Cộng

Người cho tôi kinh nghiệm về chiến thuật phản xạ này là Trung Sĩ I Lê Phước Đức, tục gọi là Đức Râu. Anh thâm niên quân vụ khá bộn, đâu như xuất thân từ khóa I, khóa 2 Đoàn Viên, ngành Thủy Chiến Binh (Fusilier), do Pháp huấn luyện. Bạn bè anh đã có người có đai vàng trên mũ. Anh vẫn chỉ có ba chữ V trên vai áo. Anh người Nam, to con, mặt hơi rỗ, râu hàm xanh ngắt. Lúc nhàn rỗi, anh ngồi lầm lì trên tầu, bên cạnh là một thùng bia Quân Tiếp Vụ, uống tì tì, mặt đỏ râu dựng, không nói một câu. Ít ai biết về gia cảnh anh. Lúc nhàn rỗi đã thế, khi đụng trận, vừa ngồi trên nóc tầu, hai chân thòng xuống bánh lái. Một tay bấm cò đại liên 30, một tay cầm ống liên hợp điều động chiếc Fom bạn, ủi đầu vào nơi địch vừa khai hỏa. Những lúc như thế, trời chiều đã gần tắt, mây đỏ đầy trời. Anh lẫm liệt lao vào lửa đạn, uy dũng lừng lững, như Quan Vân Trường với Thanh Long đao trên mình con ngựa Xích Thố. Lúc ấy, đoàn tầu cứ việc nhẹ nhàng tiến, và lặng lẽ theo dõi cặp Fom của anh làm cỏ hai bên bờ.

Có lúc tôi đã hỏi anh:

-“Sao cứ ở đây hoài, đi tầu biển cho nó thay đổi cuộc sống chăng?”

Anh tợp một hơi bia và nói:

-“Ông thầy! Mấy thằng fusilier (chiến binh) đi tầu là loại lính-mỡ”.

Tôi phân vân hỏi:

-“Lính mỡ là…?”

Anh đáp:

-“Mang tiếng là chiến binh mà đi tầu biển chỉ có việc lấy mỡ xoa vào nòng súng cho khỏi sét, chứ lính gì tụi nó”.

Anh ví von đến là hay, tuy có phần hơi cường điệu…Trong đơn vị, anh là người có nhiều huy chương nhất, anh chỉ đeo có ngành dương liễu mà thôi. Các ngôi sao vàng, sao bạc, anh bảo “đồ ăn giỗ đó mà ông thầy”. Trong các cuộc hành quân tuần tiểu, có khi chỉ có một chiếc soái đỉnh, hai Quân Vận đỉnh và hai chiếc Fom, biệt phái cho một vùng nào đó. Toán đi như thế, sĩ quan nào cũng muốn có cặp Fom của anh Đức. Bạn tôi, Trần Hữu Khánh, tay trì của Giang Đoàn nói:

-“Có Đức đi theo mình yên trí lắm. Có đụng mới thấy ngựa hay”.

Tôi ở Giang Đoàn có mấy tháng, đã thấy mấy lần đụng độ. Đức lúc nào cũng được nhắc đến, với các chiến lợi phẩm. Khi thì mấy khẩu CKC, bá đỏ…, chiến công lặt vặt ấy, anh bảo:

-“Thôi để cho mấy đứa em. Dù nó có ở khẩu 30 sau lái, cũng là đụng trận chứ. Cho nó có chút xanh, chút đỏ cho vui. Tôi đeo đủ rồi”.

Vào giữa năm 1965, một buổi trưa, một đoàn tầu đi tuần trên kinh Chợ Gạo. Con kinh huyết mạch để đoàn ghe gạo, cá từ Vùng IV về Sài Gòn qua đó. Kinh Chợ Gạo, vòng đai an toàn cho Mỹ Tho, Bình Phục Nhất, nơi mà “mình vừa đi qua, là tụi nó ló mặt ra liền”, chính nơi này, Đức Râu và cặp Fom của anh đã làm Việt Cộng điên đảo. Vì là tầu nhỏ, một tầu tiến vào lạch, kéo theo chiếc Fom khác quay mũi trở ra . Như thế lạch hẹp, tầu phải vừa đi vừa vén lau mà lủi, không thể xoay sở, chẳng thể quay đầu. Vì thế Việt Cộng tin là “lạch hẹp, bố bảo tụi tầu cũng không dám vào đây”. Vậy mà Đức Râu bảo:

-“Ông thầy cứ nằm ngoài kinh. Để tôi vào”.

Vào sâu nằm đó, khi ở ngoài kinh đoàn tầu đã đi. Trong lạch um tùm, hai chiếc Fom nằm im khe. Tụi Việt Cộng ló ra, chèo ghe đi lại. Cho thật chắc, để chúng xuất hiện đông, là Fom khai hỏa. Chúng chạy đâu cho thoát. Lúc ấy chiếc Fom buộc sau chiếc Fom đi đầu, mở máy chạy, kéo theo chiếc thứ nhất trở ra kinh lớn… Sự gan dạ và thông minh ấy của Đức, Đức Râu, đã làm địch khiếp vía. Bao nhiêu xác địch đã bị bỏ lại trên bờ kinh. Bao nhiêu gạo, muối, đồ tiếp liệu của địch đã tịch thu được, một phần không nhỏ là do Đức với cặp Fom đem về.

Rồi một hôm, giữa năm 1965 cũng chính từ chiếc Fom của Đức HQ 5001,HQ 5002 gọi về, giữa trưa:

-“Tôi bị bắn, lạ lắm. Lửa phát ra xanh lè. Đạn xuyên từ bên trái tầu, qua luôn thành bên phải, ghim vào bờ kinh nổ bùng. Chúng bắn xong lủi rất nhanh vào khúc quẹo”.

Cả Giang Đoàn bàn tán. Các chi tiết ấy đã được sĩ quan Ban 2 ghi lại, gửi về Bộ Tổng Tham Mưu. Sau này mới hay đó là loại súng mới rất lợi hại của địch: B40. Và cũng từ đó, thay vì chỉ là súng ngựa trời, CKC, bá đỏ, Việt Cộng có loại AK 47, nhẹ, bắn liên thanh. Cũng từ lúc ấy, tin đồn Việt Cộng treo giải, ai giết được Đức râu sẽ được thưởng 200 ngàn đồng, số tiền tương đương với nhiều lạng vàng. Một gia sản lớn. Nghe thế, đọc các truyền đơn ấy, Đức râu chỉ cười. Ngồi thừ trên mũi Fom, uống rượu tì tì.

Ở lâu quá một con tầu không nên, cần phải thuyên chuyển qua tầu khác để có kinh nghiệm mới, và cũng là dịp cho nhân viến khác lên thay, để có cơ hội học hỏi thêm. Đức râu được lên làm thuyền trưởng chiếc Tiền Phong đỉnh (Monitor combat), HQ 6001.

Tiền Phong đỉnh còn gọi là Thiết Giáp đỉnh, là loại chiến đỉnh được trang bị hùng hậu nhất trong các chiến đỉnh hoạt động trên sông, dài 60 bộ, rộng 17 bộ. Trước mũi là đại bác 40 ly, pháo tháp dày. Ở giữa chiến đỉnh có một súng cối 81 ly, hai đại liên 12 ly và hai đại liên 30, và nhiều súng nhỏ, kể cả súng phóng lựu M 79. Hai máy dầu cặn, hai chân vịt nên xoay sở dễ dàng, tốc độ 8 gút. Nhân viên cơ hữu độ mười người. Khi cuộc hành quân quy mô, thường có các sĩ quan trưởng toán hiện diện tại đây. Đức râu được biết “phải” rời cặp Fom cuả anh để lên làm thuyền trưởng chiếc Tiền Phong đỉnh HQ 6001. Anh không muốn lên, vì như nhiều người biết, ở đây gần mặt trời, lại là chiến đỉnh lớn, khó tung hoành. Nhưng anh không thể từ chối. Vì thâm niên công vụ, anh sẽ đeo lon Thượng Sĩ nay mai, không thể ở mãi trên tầu nhỏ được.
Làm quen với chiến đĩnh này, cũng không khó đối với anh. Với tướng mạo hùng dũng ấy, các tay đàn em sợ một phép.
GIANG SOAI DINH COMMANDAMENT MAU NGUY TRANG.jpg
Giang soái đĩnh Commandament sơn màu nguỵ trang.

Trận Ba Rài 29/9/1965

Giang kể:
“Cuộc hành quân dựa theo tin tình báo cuả SĐ 7BB theo đó Trung Đoàn chính quy BV có trang bị vũ khí nặng đã có mặt trong vùng. SĐ 7 BB đã mở cuộc hành quân bao vây trước đó một ngày, lực lượng gồm nhiều Tiểu Đoàn TQLC và Bộ Binh SĐ 7. Lực lượng này đã bị cầm chân và không rút được, phi cơ cũng không can thiệp được vì rừng cây dầy đặc. Phía ngoài, tại cửa sông lớn đi vào, địch đã để một thành phần súng lớn để diệt tầu Hải Quân (sau này, khi đụng độ mới biết, vì chúng ngụy trang và bất động).

Do đó SĐ 7 BB yêu cầu Hải Quân mở cuộc hành quân phối hợp thăm dò tiếp theo để có thể can thiệp cho kế hoạch: Rút quân và để phi cơ oanh tạc.

Giang Đoàn 21 Xung Phong và 27 Xung Phong do HQ Đại Úy Trần Văn Triết chỉ huy, mở cuộc hành quân thay cho HQ Thiếu Tá Huỳnh Huy Thiệp, đi họp ở Cần Thơ. Đoàn tầu đi tới vùng hành quân khoảng 2 giờ chiều. Tất cả nằm ngoài sông lớn. Riêng toán của tôi gồm Monitor Combat 6001 và hai Fom 5001-5002 được chỉ định đi vào kinh nhỏ bắt liên lạc với bộ binh. Toán của tôi chỉ huy gồm thuyền trưởng Nguyễn Văn Đức (Râu) và Trung Sĩ Sụn (Fom). Chúng tôi đã tiến sâu vào trong kinh và bắt liên lạc trực tiếp với lực lượng trên bờ tại xã Xuân Sơn. Tôi báo cáo ra ngoài cho Đại Úy Triết biết. Đại Úy Triết bèn cho một Monitor Comand với hai RPC hộ tống đi vào, và toán của tôi tiến ra yểm trợ. Tất cả đều yên lặng, không có cuộc chạm súng nào, nhưng không khí căng thẳng, vì với kinh nghiệm cho biết, tôi đoán, địch sẽ đánh. Lúc trở ra. Thông thường, bất cứ cuộc hành quân vào sông rạch nào lúc vào không nguy hiểm bằng lúc trở ra; do đó thường tránh đi về cùng một đường. Nhưng trường hợp này không áp dụng được vì độc đạo.

Khi quay trở ra, tiếp tay được với toán Đại Úy Triết, tôi nằm lại giữ an ninh thủy trình, và Đại Úy Triết cho 3 giang đỉnh tiến sâu vào tiếp giáp với bộ binh trên bờ. Khi Hải Quân gặp Bộ Binh, địch không kềm chân Bộ Binh nữa vì sợ Hải Quân phản công.

Vì thủy trình quá dài, nên toán tôi giữ an ninh khúc giữa Đại Úy Triết cho Monitor combat 6007 của Trung Úy Bảo vào giữ an ninh khúc ngoài.

Khoảng 4 giờ chiều, một phi cơ quan sát cho biết một tầu Hải Quân bị cháy phía ngoài đầu kinh. Đại Úy Triết liên lạc với Trung Úy Bảo không được và chỉ thị toán của tôi ra tiếp cứu. Khi gần tới tầu Trung Úy Bảo thì tôi bị tấn công bằng đủ mọi loại súng nặng. Chiếc Monitor Combat HQ 6007 của Trung Úy Bảo là mục tiêu đầu tiên cho địch khai hỏa. Bảo bị thương nặng. Tầu bốc cháy và chìm. Tôi cho lệnh 3 chiến đỉnh ủi thẳng vô bờ phản công. Địch đã xuất hiện với quân phục kaki vàng, nón cối rất đông. Chúng mở cuộc tấn công với mục đích cướp tầu, nhưng chúng không thể nào tiến tới gần tầu được.

MOT PHAN DOI CUA GIANG DOAN XUNG PHONG HOAT DONG TREN SONG RACH.jpg
Tiền phong đỉnh Monitor Combat và Tiểu giáp đỉnh Fom tuần tiểu trên sông.

Cuộc giao tranh rất khốc liệt. Toán giang đỉnh của Đại Úy Triết tiến trở ra bị ngay mấy du kích hai bên bờ bắn tỉa làm Thiếu Úy Hiền và Đại Úy David tử thương. Đại Úy Triết bèn ra lệnh cho tất cả rút ra ngoài sông lớn nhưng toán của tôi vẫn nằm lì ở lại, vì đang đối đầu quyết liệt với địch. Chúng tôi đã tận dụng hỏa lực 40 ly, 20 ly, đại liên 50, 30, FM Bar. Địch quân không thể tiến lên được và chúng gục xuống sau những tiếng hô đồng nhất “xung phong”.

Khẩu đại liên 30 bên trái ngưng nhả đạn, tôi quay qua sờ thấy đầu Trung Sĩ Đức gục xuống, anh đã hy sinh. Tôi được lệnh Đại Úy Triết phải rút ra ngoài. Tôi báo cáo tình hình và cho biết tầu tôi bị trúng rất nhiều đạn súng lớn, trong đó có bị một lỗ lớn, nếu rút ra sẽ bị chìm. Về nhân viên, có Trung Sĩ Đức hy sinh, Trung Sĩ Thức thuyền phó Monitor bị thương nặng ở chân. Một phóng viên AP bị một viên đạn vô ngực, ông ta rất tỉnh, nhưng báo sự nguy hiểm sẽ đến với ông ta. Vài phút sau khi gặp thì ông ta cũng ra đi. Số còn lại tất cả đều bị thương, nhưng vẫn còn chiến đấu hữu hiệu. Chúng tôi phải tận lực mới đẩy lui được những đợt tấn công cướp tầu của địch.

Khoảng 11 giờ đêm, tiếng súng thưa dần. Tôi yêu cầu Đại Úy Triết cho vô tiếp cứu, nhưng vô hiệu. Nằm lại một mình cho đến khi im tiếng súng, chúng tôi 9 thày trò đã chuẩn bị tất cả vũ khí cá nhân, lựu đạn để nếu tàu bị chìm, không ở lại tàu được thì sáng hôm sau sẽ tìm đường bộ về Cái Bè. Nhưng nhờ trước đó chúng tôi đã cho cột dây an toàn từ bít sau lái lên gốc cây trên bờ, nên tàu không bị vô nước, nhờ đó mới kèm kéo về an toàn…”

* * *
Con rạch Ba Rài bắt nguồn từ Quận Lỵ Cái Bè dài trên 10 cây số, chảy ra sông Cửa Tiểu theo hướng Bắc Nam. Lòng rạch hẹp, nơi rộng nhất ở ngã ba Ba Rài – Cửa Tiểu, hai bên bờ rạch không quá 100 mét. Con rạch cắt một góc chéo 25 độ rồi uốn khúc, tạo thành một doi đất, bề ngang doi đất không quá 600 mét. Vì thế từ cửa rạch không thể nhìn thấy phía trong. Hai bên bờ cây rậm rạp, những hàng dừa đứng chen nhau như thành. Suốt cả chiều dài của bờ rạch như thế, nên cuộc đụng độ giữa một đơn vị chủ lực Việt Cộng với các đơn vị của sư đoàn 7 Bộ Binh, có cả Thủy Quân Lục Chiến từ mấy ngày qua. Hai bên cứ cầm chân nhau, không bên nào tiến lui được. Hai bên đều nhìn thấy nhau, chỉ cách mấy hàng dừa. Quá gần cho nên không thể gọi pháo binh tác xa. Quá rậm nên không có chỗ để trực thăng đổ quân tiếp viện. Vì thế, SĐ 7 BB đã trông cậy vào Hải Quân: Giang Đoàn 21 và 27 Xung Phong. Giang Đoàn 21 là một đơn vị kỳ cựu, nhân viên và sông nước quen nhau, và cả địch lẫn ta quần nhau cũng lắm.

Riêng Giang Đoàn 27 Xung Phong vừa mới thành lập, dưới quyền chỉ huy của Hải Quân Đại Úy Trần Văn Triết, một sĩ quan mới từ đơn vị biển đổi về sông. Sau mấy tháng huấn luyện, đây là lần đầu tiên Giang Đoàn 27 Xung Phong đem toàn lực ra quân, với tất cả các chiến đỉnh của Giang Đoàn 21 Xung Phong.

Nhiệm vụ của cuộc hành quân này là Hải Quân tiến vào rạch Ba Rài, hỗ trợ cho các đơn vị Bộ Binh rút từ Xã Xuân Sơn, phía Đông rạch Ba Rài sang bên kia rạch. Hải Quân, cả hai Giang Đoàn đã tiến vào. Dưới hỏa lực hùng hậu của các giang đỉnh, Việt Cộng đã án binh bất động. Đơn vị bạn đã rút an toàn và dùng tầu Hải Quân băng qua bên kia bờ. Tất cả đã diễn ra êm ả, từ 2 giờ cho đến 4 giờ chiều. Đoàn tầu bắt đầu rút, nước đã xuống. Tàn cây che phủ lòng sông, tối, lạnh. Việt Cộng đã phục sẵn tại doi đất gần cửa rạch và bắt đầu tấn công vào đoàn tầu của ta. Đây là một cuộc thử lửa khốc liệt giữa một đơn vị chủ lực của Việt Cộng và hai Giang Đoàn được coi là tinh nhuệ của ta.

Dù trận chiến đã diễn ra trên 30 năm, nhưng may mắn thay, các nhân sự nòng cốt của cuộc thử lửa này, hiện ở Mỹ còn nhớ được, và đã thuật lại qua các câu trả lời trên giấy hoặc qua các cuộc điện đàm mới đây. Đó là anh Nguyễn Ngọc Giang lúc ấy là Trung Úy, lên lon tại mặt trận trình bày ở phần trên; và anh Diệm, Đặng Diệm, người lăn lộn với Giang Đoàn 21 Xung Phong rất nhiều năm. Đặng Diệm kể:

-“Như anh biết, tôi cũng chẳng gan dạ gì, nhưng việc tới tay thì phải làm. Vùng sông nước này tôi hoạt động khá lâu nên khá rõ. Lúc đoàn tầu bị tấn công, tôi ở trên chiếc Monitor Command. Đại Úy Davis và Thiếu Úy Hoàng Hiền cũng ỏ trên tầu này. Hiền bị đạn, lăn lộn dữ lắm, mấy người ôm anh ấy để tránh rớt xuống sông. Lúc đã rút ra ngoài sông lớn, Đại Úy Triết đi Cái Bè họp với bên Bộ Binh. Trong Lúc ấy hệ thống truyền tin vẫn mở, tiếng Giang báo cáo, kêu cứu, tất cả các tầu đều nghe. Tôi kiểm chứng mật mã riêng với Giang. Giang trả lời rất nhanh. Tôi gọi 4, Giang đáp lại ngay 9, để 9+ là 13. Con số 13 chỉ có hai đứa tôi biết mà thôi. Tôi tin là Giang không bị địch áp đảo. Giang tiếp tục kêu tiếp cứu gấp rút. Các thuyền trưởng họ cùng mở máy nghe, họ nóng ruột quá. Chỉ huy Trưởng thì đã đi họp. Tôi bèn lấy quyết định một mình vào cứu Giang, và yêu cầu ai tình nguyện thì theo tôi. Phải nói là lúc đụng trận thì mình không sợ, mình phản ứng tự nhiên. Giờ cuộc đụng độ đã tàn. Nhớ lại Lúc Đại Úy Davis ngã xuống và Hoàng Hiền lăn lộn đầy máu, tôi cũng cảm thấy hãi chứ. Mà chắc gì địch không phục ở cửa sông. Có thể là chỗ tầu Giang đã yên, yên thật, hay yên giả. Nhưng làm sao khác được, tôi lấy một chiếc Command, 2 LCM và 2 chiếc fom trở lại rạch Ba Rài. Tôi nói với Giang: “Khi nào nghe tiếng tầu tôi thì lấy đèn pin làm hiệu…” Phải nói là liều chứ anh, run lắm, sĩ quan chỉ có mình tôi. Con rạch tối om, lạnh ngắt. Khi nghe Giang báo cáo: “Tôi đã nghe tiếng tầu” là lúc tôi thấy ánh đèn pin lập lòe của Giang vẫy vẫy. Tôi cho hai chiếc fom khai hỏa phía bờ đối diện. Tầu tôi cặp vào tầu Giang. Đón được Giang và các nhân viên trên chiếc Combat qua tầu tôi, tất cả chúng tôi đều bê bết náu. Tầu tôi lùi ra, để cho hai chiếc LCM cặp vào chiếc Combat kéo về. Lúc trở ra. Trời đã khuya lắm, có lẽ đã quá nửa đêm. Vừa đi vừa bắn. Về đến cửa Mỹ Tho, như anh biết là 4 giờ sáng. May mà không có sự gì xẩy ra, nếu tụi nó phục sẵn, mình làm sao mà không bị thiệt hại. Lúc ấy thật khó nói…”

* * *

Tien phong dinh Monitor..
Tiền phong đĩnh Monitor tuần tiểu trên sông.

Trong khi cả hai giang đoàn hầu như dốc toàn lực cho cuộc hành quân này, thì riêng tôi được phân nhiệm đem một chiếc LCM và hai LCVP, chở theo một trung đội bộ binh, đổ bộ bên tả ngạn sông Tiền Giang, đối diện với vùng hành quân trên để nghi binh. Tôi còn được chỉ thị kỹ chỉ cần đổ quân gần bờ, bắn cho có tiếng súng, đừng vào sâu, và phải rút về lúc quá trưa, để còn liên lạc với bên Tiểu Khu lo việc làm lễ gắn huy chương cho vị cố vấn tiền nhiệm, và cũng là lễ giới thiệu Đại Úy Davis, tân cố vấn.

Như đã dự trù, tôi đem mấy chiếc tầu về đến căn cứ lúc 2 giờ, nằm ngủ một lát để lát nữa qua Tiểu Khu mượn ban nhạc, thì anh Trung Sĩ Vô Tuyến gõ cửa, tôi bảo “vào đi”. Anh ta nói, mặt xám ngắt:

– Ông thầy xuống Phòng Vô Tuyến đi. Tôi chạy xuống ngay, đóng cửa lại, và mở cả hai hệ thống truyền tin. Tiếng súng vọng lại từ mặt trận dội về xen lẫn các cuộc đối thoại giữa các chiến đỉnh trên hệ thống chỉ huy. Có Lúc tiếng nổ dội về, và hệ thống âm thoại tắt.. .Đúng là đụng to rồi. Tôi ra lệnh cho đóng cổng trại, cấm trại 100%, để sẵn sàng nhận lệnh từ mặt trận gọi về. Tất cả đã diễn tiến như anh Giang đã tả”.

Khi tiếng anh Diệm êm ả gọi, cho hay: “Tụi này sẽ về đến căn cứ độ 40 phút nữa. Sẵn sàng xe cứu thương và y tá…”

Tôi khoác áo ấm đeo súng Colt và đèn pin đứng đợi tại cầu tầu cùng với xe cứu thuơng và cáng. Đoàn tầu đã nhìn thấy lấp lánh tiến về từ từ cặp vào cầu tầu. Diệm bước lên đầu tiên, dìu Giang theo. Dưới ánh đèn vàng, chỉ thấy toàn người Giang đầy máu. Giang vẫn đi lại được. Tất cả nhân viên trên chiếc Tiền Phong đỉnh cuả Giang lên ngồi kín chiếc xe Hồng Thập Tự. Sau đó, một xe khác chở cái băng ca, xác cuả Đức Râu vàng khè và toàn thân sũng máu… Tất cả lặng lẽ di chuyển qua Bệnh Viện Dã Chiến. Các nhân viên còn lại, kể cả dưới tầu, trên căn cứ xúm lại lấy ống bơm xịt, rưả chiếc tầu vừa từ mặt trận về. Trời sáng dần, mặt sông đã óng ánh bóng nắng, và cũng là Lúc tôi nhận thấy nước từ trên chiến đỉnh chảy xuống vẫn đẫm đẫm máu đỏ.

Trời sáng hẳn, cả cầu tầu đã trở lại êm ả, sạch sẽ như thường lệ.

Tổng Kết Trận Ba Rài

Được chỉ huy bởi một vị sĩ quan vừa từ biển đổi về sông, kinh nghiệm chiến trận kể như còn “lỏng tay”, đây là một cuộc tranh hùng khốc liệt. Dù địch đã chuẩn bị sẵn chiến trường, có đủ yếu tố bất ngờ và giờ giấc thuận tiện: Lúc 4 giờ chiều, giờ của họ, nước thấp, chúng ở trên cao bắn xuống. Nhưng ta đã “đáp ứng” ngon lành. Không ai có con số chính xác về tổn thất của địch, nhưng xác địch nổi trên mặt sông nhiều gấp 3, 4 lần bên xác của ta, đó là chưa kể số thương vong trên bờ mà địch đã vội vã mang đi chắc cũng không dưới 100, vì 57 súng đủ loại để lại là một chứng minh cụ thể. Bên ta tuy có một tầu chìm, số thương vong chưa quá 20. Và vũ khí được bảo toàn.

Tại đơn vị, những phái đoàn lên xuống tấp nập. Đầu tiên là các cô nữ xã hội của Thiếu Úy Sa. Các cô đem dầu gió, vải trắng làm khăn tang. Lần lượt là thân nhân của nhân viên đơn vị. Tất cả ngồi chật ních, rũ rượi ở Câu Lạc Bộ. Hải Quân Đại Tá Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân cũng có xuống. Ông xuống thăm chiếc Monitor Combat HQ 6001. Ông nhìn lỗ thủng do đạn địch bắn vào, ông xòe bàn tay che chưa kín lỗ đạn, và nói với Giang:

-“Có bàn tay trời che chở cho anh”.

Trong lúc ấy tại khúc sông con rạch Ba rài, Bộ Binh đóng đầy. Những đám khói hương cắm dọc theo mé sông, những vũng máu đen đặc, tanh nồng. Vũ khí địch bỏ lại tất cả là 57 khẩu đủ loại. Dưới nước, tầu của mình ủi bãi. Nước vẫn lên xuống điều hòa. Lâu lâu từ dưới đáy sông lại trồi lên một xác. Tầu mình ghé lại lật xác lên nhận diện. Bạn thì vớt lên, lấy mền đắp lại. Địch thì đẩy ra cho trôi theo giòng nước. Mấy ngày sau, xác Bảo mới nổi lên. Trước khi nổi có một đám bọt xủi, rồi một cánh tay nhô lên trước. Tay phải. Bàn tay còn cầm cái bút nguyên tử mầu vàng… Bây giờ sau hơn 30 năm đã qua, tôi chẳng còn nhớ được kỹ. Chỉ biết chắc là Trung Sĩ Thinh từ nhà xác về, đem theo các thẻ bài là tôi ký giấy khai tử cho các người chết, kèm theo các thủ tục xin quan tài kẽm và lệnh di chuyển cho các quân nhân tháp tùng.

* * *
Một buổi trưa ngày nghỉ, tôi trực nhật, ngồi từ trên lầu phòng ngủ sĩ quan, nhìn qua bên kia Cù Lao Rồng, những mái nhà xen giữa mấy lùm cây. Trẻ con nô đùa dưới mé nước. Lấy ông nhòm nhìn kỹ vào phiá trong, có những ông già ngồi trước hiên nhà đang lặng lẽ uống rượu. Đàn vịt, đàn gà chạy loanh quanh. Mấy bà già và các cô gái đun nấu gần đó. Cảnh trí êm ả, thanh bình. Nhưng tôi nghĩ: “Rất có thể các ông già kia là các mật báo viên của phiá bên kia. Địch lăn lộn, trà trộn với dân thật là xảo quyệt”.

Tôi đảo ống nhòm về phiá cầu tầu. Một đoàn chiến đỉnh nằm như ngủ. Riêng chiếc Tiền Phong đỉnh HQ 6001, tầu cũ của Đức Râu, có mấy người lính đi lại. Tôi theo dõi và tôi thấy họ xếp một điã đồ nhậu ra sàn tầu, một thùng bia Quân Tiếp Vụ. Tôi nghĩ: “Lại nhậu cho đỡ buồn đây…”. Nhưng không phải thế. Mấy nhân viên ăn mặc đàng hoàng, ngồi sau các thứ họ vưà bầy ra, rồi bật diêm, đốt nhang, cắm vào một ly gạo. Họ đang làm lễ, và tôi chợt nhớ, hôm nay 49 ngày cuả Đức Râu rồi đây. Tôi muốn xuống với họ, xong tôi nghĩ: “Thôi để họ tự nhiên”.

Cũng xung quanh thời gian ấy, một hôm cụ bà, thân mẫu của anh Hoàng Hiền tìm tới đơn vị để nhận lại các di vật của con. Cụ muốn lên căn phòng cũ, nơi HQ Thiếu Úy Hoàng Hiền đã ở. “Dạ, đây là giường nằm của anh ấy”. Cụ ngồi xuống mé giường, lặng lẽ. Cụ xòe bàn tay gầy vuốt lên mặt nệm. Đôi Lúc bàn tay cụ dừng lại như lắng nghe, như tìm chút hơi ấm nào của con còn sót lại. Cụ ngồi khá lâu rồi đứng lên. Cụ nói: “Nhà tôi cũng bị chết vì Việt Cộng, giờ lại đến nó…”. Cụ nói êm ả điều hòa như chuyện của ai. Mảnh sân đơn vị nắng bỏng. Cụ bước đi thong thả. Trên đầu cụ cuốn một mảnh khăn trắng dài, phủ xuống sau lưng. Bóng cụ đổ trên nền sân, cụ nắm chặt cây kiếm Hải Quân của cậu con trai trong lòng bàn tay nhăn nheo của cụ.

Bây giờ, đã cuối năm 1998, đọc cuốn Vietnam, the Decisive Battles (Những Trận Chiến Quyết Định tại Việt Nam), tác giả, ông John Pimlott, có nói đến trận Ba Rài. Tôi đọc kỹ, đây là một trận đánh khác, nhưng cũng xảy ra tại nơi trên, nhưng thời gian trận sau diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 1967, trước hai tuần lễ đầy hai năm sau trận mà hai Giang Đoàn 21 và 27 Xung Phong đã chạm địch. Trong trận sau, các chiến đỉnh của Hoa Kỳ, loại mới, tối tân hơn (ATC), đã đụng với Tiểu Đoàn 263 D của Việt Cộng. Phải chăng đơn vị này của địch đã đụng với Hải Quân Việt Nam trước đó. Trận sau, dù địch có yếu tố tình cờ và địa thế đã chọn sẵn, địch cũng đã để lại 79 xác chết.

Một sự trùng hợp nữa rất lạ lùng, trận 29-9-1965, Đại Úy Davis đã chết. Trận sau, cũng có một sĩ quan Mỹ tham dự trận đánh, tên ông cũng la Davis (Wilbert). Ông ta sống. Và nơi diễn ra trận đánh đã được Mỹ đặt cho một cái tên ngộ nghĩnh là Snoopy’s Nose.

Với tôi, tôi đồng ý với Giang rằng, nếu trận năm 1965, vị chỉ huy Giang Đoàn 21 Xung Phong, HQ Thiếu Tá Huỳnh Duy Thiệp có mặt, tình thế chắc sẽ khác hẳn. Và, Đức Râu, vẫn dong duổi bén nhậy trên cặp Fom, con ngựa Xích Thố của Giang Lực, Việt Cộng khó có khả năng khai hỏa êm xuôi như vậy. Chính trận này, lần đầu tiên chúng dùng B 40 công phá đoàn tầu.

Đối Phương Đã Nói Gì Về Trận Ba Rài

Trong tập tài liệu lưu hành nội bộ nhan đề “Những Trận Đánh của Lực Lượng Võ Trang Đồng Bằng Sông Cửu Long”, do nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, năm 1997, trận Ba Rài đã được viết lại tỉ mỉ, và chiếm một số lượng trang từ 104 đến 126, người viết đề tên Trung Tá Nguyễn Thanh Sơn. Đây là một bài viết công phu, từ những nhận định địa hình, thời tiết, tình hình lực lượng hai bên, tình hình dân chúng, những giả thuyết trận liệt, rồi diễn tiến trận đánh và cuối cùng là kết quả và ý nghĩa của trận này.

Từ đó ta biết rằng đơn vị đối đầu với ta tại Ba Rài ngày 29 rạng 30-9-1965, là tiểu đoàn 261. Tiểu Đoàn này đã được trang bị vũ khí nặng. Riêng “Đại Đội Bộ Binh 1” của Việt cộng, có nhiệm vụ “chận đánh tầu địch trên sông Ba Rài”, có 3 khẩu DKZ 57 ly, 2 khẩu 12 ly 7, và 3 khẩu B 40. Trận đánh đã diễn ra ác liệt, phù hợp với những ghi nhậncủa phía HQVN ta. Có điểm kết quả trận đánh thì chúng khoác lác rất lạ, Việt Cộng viết nơi trang 119 rằng:

“Sau một ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt 500 tên địch. Bắn cháy và chìm tại chỗ 5 tầu chiến (có một tầu đầu hàng). Thu một cối 81 ly, 1 súng 12,7 ly, 2 đại liên, 8 các-bin, 1 máy vô tuyến điện và nhiều quân trang quân dụng khác. Phá hủy một DKZ 5 ly, 1 súng 12,7 ly. Bắn rơi 5 máy bay.

Ta hy sinh 18 đồng chí (có 3 cán bộ trung đội).

Bị thương 32 đồng chí. Bị phá hỏng 1 B 40 và 4 súng tiểu liên”.

Thưa anh Nguyễn Thanh Sơn, không biết anh đã căn cứ vào đâu để có thể có kết quả như trên. Nếu có thì giờ, anh hãy lục lại loạt bài nhan đề “Đoàn Tầu Đi Vào Cõi Chết Để Tìm Ra Lối Sống”, đăng liên tục nhiều ngày khoảng đầu tháng mười năm 1965, trên nhật báo Tiền Tuyến, Sài Gòn, người viết đã ghi lại đầy đủ chi tiết về phía Quân Lực Việt Nam. Có đầy đủ các thiệt hại, và tên tuổi của người đã nằm xuống trong trận này. Đó là một trận đánh quả có gây xúc động tới các giới chức cao cấp của chúng tôi, vì trận này sĩ quan Hải Quân chết nhiều nhất: Hai người là Trần Ngọc Bảo và Hoàng Hiền. Phía Mỹ, Đại Úy Davis, vị tân cố vấn vừa đáo nhậm, đây cũng là lần đầu tiên các anh đã xử dụng B 40 đánh phá đoàn tầu. Một loại vũ khí mới và rất công hiệu. Và chúng tôi rất tiếc, “Con Ngựa Xích Thố của Giang Lực”, Trung Sĩ I Lê Phước Đức, người mà phía các anh đã khiếp hãi, đã treo giải “ai giết được Đức Râu thì sẽ được trọng thưởng”. Đó là nỗi đau đớn, thiệt hại của chúng tôi. Quả các anh có bắn cháy và chìm 1 chiếc tầu, trên có Bảo, bạn tôi chỉ huy. Tầu chìm, rồi chúng tôi lại vớt lên, kéo về. Một chiếc khác bị thiệt hại nặng, trên đó có Giang điều động. Chiếc tầu đó có thủng, không chạy được, nhưng đã không chìm. Phía các anh đã nhiều phen vừa hô “xung phong” vừa ào lên định cướp tầu. Mỗi lần như thế, lại một lần phía các anh gục xuống. Chỉ riêng với chiếc tầu này, khách quan mà nói, con số 20 người chết về phía các anh, có lẽ là con số quá nhỏ. Làm gì có chiếc tầu nào hàng các anh đâu? Trong khi đó, như bài viết ở trang 113, các anh đã phải đối đầu với “7 tiểu đoàn bộ binh, 8 khẩu 105 và 155 ly trực tiếp chi viện. Trên sông có 12 chiếc tầu chiến. Ngoài ra còn có phi cơ các loại tập trung chi viện cho cuộc hành quân càn quét này”.

Thưa anh Sơn, có thể các anh đã ước định sai số quân bên phía chúng tôi. Xin hãy giả thử chỉ một nửa quân số nói trên, họ lại là một loại binh chủng mà các anh kêu là “ác ôn, lính thủy đánh bộ”, họ đâu có phải là hàng chuối ở vườn, đứng im cho các anh tới hạ. Nếu quả các anh có một may mắn nào đó, tiêu diệt được độ một trăm người, tôi nghĩ cũng đã là oanh liệt lắm. Chiến công ấy do ai chỉ huy, ai là những “xạ thủ ngoan cường” của các anh, sao không thấy các anh nhắc đến?

Những luận cứ vu vơ đó chỉ làm cho tập tài liệu của các anh trở thành một trò cười, không còn một chút khả tín nào nưã. Chỉ có “18 đồng chí hy sinh”, vậy thì 57 khẩu súng đủ loại bỏ rải rác hai bên bờ sông Ba Rài là của ai. Các vũng náu đen đặc, và những xác chết nổi lên không đếm được trên sông Ba rài, các xác đều mắc quần áo kaki Nam Định, là xác chết nào hở anh Sơn ???

Thưa anh Sơn,
Khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn, các anh cần thổi phồng chiến công để tuyên truyền, chúng tôi đọc đến nỗi phải phì cười nhưng vẫn còn thông cảm được. Nay cuộc chiến đã tàn. Cả khối Cộng Sản đã vỡ. Các anh đã phải mở cửa để long trọng đón kẻ thù cũ là “Đế Quốc Mỹ” vào như một thượng khách. Sự thực về cuộc chiến đã được từ từ phơi bầy. Lẽ ra đây là lúc các anh phải thật khách quan, tìm hiểu, đối chiếu tường tận để trả sự thật cho sự thật. Đó mới là thái độ trí thức của người viết sử. Anh đã không làm thế. Các anh đã không làm thế. Riêng anh, anh Sơn, anh viết bừa bãi, cẩu thả, đã đành. Trên anh còn có ông Phó Tiến Sĩ Phạm Gia Đức, người chịu trách nhiệm xuất bản. Ông Đức có lẽ đã không thèm nhìn lại bài viết của anh. Hoặc có đọc mà không có khả năng suy xét, nhận thức. Phải chăng ông ta là một ông tiến sĩ giấy? Học vị càng cao chỉ càng làm cho trò cười thêm lớn. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, chính sự ngộ nghĩnh nghịch lý nói trên đã giúp phía chúng tôi ít phải mất thì giờ so sánh, biện bạch. Và bên cạnh đó, anh Sơn còn dẫn một câu (mà không nêu rõ danh tánh) rằng: “Trận đánh này chỉ huy tiểu đoàn bộ binh 261 đã xác định lực lượng nguy hiểm trực tiếp trước mắt là đoàn tầu chiến trên sông Ba Rài” (trang 123). Thế là đủ.

Tôi xin dừng ở đây nghe anh Sơn. Trước khi bài này được in và chuyển ngữ, chúng tôi sẵn sàng đón nhận ý kiến từ mọi phía, kể cả tác giả bài viết của nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội.

* * *

Ôi Những Anh Linh Bên Giòng Sông Cũ

Bây giờ, tính từ năm 1967 đến nay, đã trên 30 năm. Cuộc chiến cũ đã nhạt nhòa. Người chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam du lịch. Những con thuyền gỗ có mái che, chở các du khách lướt trên mặt nước đục ngầu Cửu Long Giang được in trên các báo Mỹ. Và tôi chắc, từ hải ngoại, có lẽ đã không thiếu bà con, bằng hữu chúng ta trở lại thăm thân nhân, chốn cũ. Có ai đã tới Mỹ Tho không? Trước khi đến Mỹ Tho, từ Sài Gòn đi xuống bằng Quốc Lộ 4, chúng ta gặp tỉnh lộ 29 xuôi Nam. Qua Mỹ Hạnh Trung, vào Tỉnh Lộ 20, tới Long Điền, rẽ trái vào Tỉnh Lộ 12 ta sẽ đi qua một vùng đau khổ cũ. Phía mặt là Cẩm Sơn, phía Nam là Hiệp Đức, Xuân Sơn, ta sẽ gặp con rạch Ba Rài ở giữa đoạn đường này, tính từ Long Điền đến An Phú. Nơi đây vườn cây xanh tốt. Mận ở vùng này nổi tiếng dòn, đỏ au như xác pháo hồng mùa Xuân. Con rạch Ba Rài ấy có các con thuyền đi lại. Các cô thiếu nữ má hồng trong áo bà ba tươi mát, quần Mỹ A óng ả. Dưới sông trẻ nhỏ bơi tắm nô đùa. Các cô gái và trẻ em này được sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến đã tàn. Họ có biết đâu rằng, dưới lòng con rạch này, chắc còn có những nắm xương nằm từ bao năm cũ. Và hàng cây bên sông, cây già trăm tuổi, có còn nhớ một thời khói lửa đã bùng lên, và nếu ai tỉ mỉ, xem lại các thân cây, những vết đạn cũ, chắc có những đầu đạn sản xuất made in USA, và có cả những đầu đạn từ Nga Sô, Trung Cộng đem lại. Những người trai của cả hai bên trận tuyến, có khi là anh em một nhà, bạn bè một quận… đã phải ào ạt giết nhau. Những linh hồn oan khuất chắc còn lẩn khuất bên các gốc cây xưa.

Ôi những anh linh kẻ Nam Người Bắc
Chết là oan cho một cuộc tương tàn
Là quân nhân Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã làm tròn sứ mạng được trao cho. Thời cuộc đã gọi, ta nhập cuộc. Chúng ta đã anh dũng hành động. Bạn bè ta đã anh dũng hy sinh. Các bạn đích thực là những kẻ anh hùng. Tôi ao ước có một ngày về thăm chốn cũ. Tôi sẽ ngồi bên bờ con rạch Ba Rài, dưới bóng mát của các cây ăn trái, tôi sẽ cầu nguyện, sẽ đọc một thời kinh Giải Oan cho những người năm xuống tại nơi này. Hỡi Nguyễn Ngọc Bảo, hỡi Hoàng Hiền, hỡi Lê Phước Đức, tức Đức Râu, và bao nhiêu người nữa. Tôi ngưỡng mộ các anh. Xin các anh hãy lắng lòng nghe kinh mà siêu thoát. Tổ Quốc ghi công các bạn.

Phan Lạc Tiếp
Tháng 11/98 – 2/99

Bài viết này được cô đọng qua các cuộc phỏng vấn bằng thư, bằng điện thoại giữa người viết và anh Nguyễn Ngọc Giang, Đặng Diệm, trong phần có dấu ngoặc kép(“….”) là nguyên văn lời các anh
(Tân Sơn Hòa chuyển)

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...