Monday, February 4, 2019

Vết Thương

 



Vết Thương


image Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.

image Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng: "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. image Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ lắng nghe con nói khi con gặp khó khăn, khuyến khích con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."

Không rõ tác giả



 

<p align="center">&nbsp;</p>

<table style="height:148px;" background="http://imgfarm.com/images/webmail/rt/bgi/bgi0204a.jpg" border="0" cellpadding="30" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td> <center><table bgcolor="#d7d7ff" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td><br><br><p style="text-align: justify;margin: 12pt 17pt 0pt 10.7pt;background: none repeat scroll 0% 0% #d7d7ff;"></p><p align="center"><font size="6"><span style="font-family: Arial;color: #000099;"><b>Vết Thương</b>
</span></font></p><p style="text-align: justify;margin: 12pt 17pt 0pt 22.7pt;line-height: 26pt;background: none repeat scroll 0% 0% #d7d7ff;">
<font size="5"><br><span style="font-family: Arial;color: #000099;"><img align="left" alt="image" border="0" height="188" src="https://lh3.googleusercontent.com/VQdcxBJHcnTEXRbTMid1B6ADRTPdCeZsV-Y1yuATk4CTcRlg0uj3tP9XJQaKl4k7uvV95MeFKIUdfg0sk6jNXHXDf8_C6gihHyqU2w=w400-h300-rw-no " style="border-width: 0px;margin: 5px 10px 5px 0px;display: inline;" title="image" width="240">Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. <br><br>Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào. <br><br> <img align="right" alt="image" border="0" height="188" src="https://lh3.googleusercontent.com/VQdcxBJHcnTEXRbTMid1B6ADRTPdCeZsV-Y1yuATk4CTcRlg0uj3tP9XJQaKl4k7uvV95MeFKIUdfg0sk6jNXHXDf8_C6gihHyqU2w=w400-h300-rw-no" style="border-width: 0px;margin: 0px 0px 5px 10px;display: inline;" title="image" width="240">Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần. <br><br> Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng: "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. <img align="left" alt="image" border="0" height="188" src="https://lh3.googleusercontent.com/VQdcxBJHcnTEXRbTMid1B6ADRTPdCeZsV-Y1yuATk4CTcRlg0uj3tP9XJQaKl4k7uvV95MeFKIUdfg0sk6jNXHXDf8_C6gihHyqU2w=w400-h300-rw-no " style="border-width: 0px;margin: 5px 10px 5px 0px;display: inline;" title="image" width="240">Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ lắng nghe con nói khi con gặp khó khăn, khuyến khích con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..." <br><br> <b>Không rõ tác giả </b><br><br><br><br>
</span></font></p>
</td></tr></tbody></table>
</center>
</td></tr></tbody></table>
<p align="center">&nbsp;</p>

 

 


1

https://lh3.googleusercontent.com/VQdcxBJHcnTEXRbTMid1B6ADRTPdCeZsV-Y1yuATk4CTcRlg0uj3tP9XJQaKl4k7uvV95MeFKIUdfg0sk6jNXHXDf8_C6gihHyqU2w=w400-h300-rw-no

2

https://lh3.googleusercontent.com/CcDNDIWoCOFz2J0ZoCC0UpmRvt0XHnXzADBOVFzXBJUymLVhEXdhKZMbC56tVXo5bfHanCpqCaiZ94t1awWh7kKSFyXVbbpGmiCrEg=w360-h357-rw-no

3

https://imgfarm.com/images/webmail/rt/bgi/bgi0204a.jpg

 

&-a-m-p-; = &

VẪN CÒN CÁI GỐC – Tiểu Tử

https://tusachonline.files.wordpress.com/2014/07/118.jpg?w=940

Tôi sanh ra vào thời Pháp thuộc, lớn lên, ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi… già trước tuổi sau ngày ‘‘cách mạng thành công’’! Để thấy tôi đã có cái may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác. Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá. Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ – cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri! Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha: Biết giữ gìn cái gốc. Điều này, tôi rất tự hào.


Bây giờ, tôi xin tự giới thiệu…


Tôi tên là Tư – Lê Di Tư – Theo ông nội tôi kể lại thì tôi thuộc dòng họ Lê Di ở Huế, một dòng họ nổi tiếng khoa bảng. Hồi đó, ông sơ ông sờ gì của tôi đã làm quan lớn trong triều đình. Ổng được lệnh vua, đưa dân đi dài vào Nam khai hoang, dựng làng lập ấp, để mở mang bờ cõi. Khi ổng vào đến vùng rừng thiêng nước độc mà sau này người ta gọi là Tây Ninh, ổng ngã bịnh rồi chết. Sau đó, không nghe ông nội tôi kể tiếp. Điều mà tôi biết là đến đời ông nội tôi, cái gia tài quyền quy chữ nghĩa của dòng họ Lê Di chỉ còn lại đủ để ông nội tôi… bắt mạch hốt thuốc độ nhựt! Rồi qua đến đời cha tôi, đời anh chị tôi… chỉ còn làm ruộng dài dài, mà mớ chữ nghĩa thì vừa đủ để ngâm nga mấy truyện thơ bình dân như Chàng Nhái Kiểng Tiên hay Bạch Viên Tôn Các.


Hồi đó, có người thắc mắc tại sao tôi đã mang cái họ Lê Di rất văn vẻ, rất… quí phái mà lại có cái tên Tư nghe quá cộc lốc khô khan? Nói cho có vẻ…văn chương, cái họ của tôi như tấm lụa mềm mà sao cái tên của tôi thì như hòn sỏi nhám? Đó là do bản chất thật thà của cha tôi. Ổng đặt tên anh em chúng tôi giống như ổng đếm bầy con! Đầu tiên là anh cả tôi: Lê Di Một. Kế đó là anh Lê Di Hai. Tiếp theo là chị tôi: Lê Thị Ba. À! Chỗ này được cha tôi giải thích…gọn bâng: Tại nó là con gái, mang họ Lê Di sao được, nữ sanh ngoại tộc mà ! Cuối cùng là tôi, Lê Di Tư, sanh cách chị tôi đến chín năm. Vì vậy, ở nhà gọi tôi là thằng Út, còn hàng xóm thì gọi tôi là Út Tư, chắc là để khỏi lầm với những thằng Út khác.


Năm đó, tôi đến tuổi vào trường tiểu học. Cha tôi xách xe đạp chạy ra nhà việc (hồi đó, chỗ ban hội tề –là những người chức trách trong làng – làm việc được gọi là nhà việc, cũng có người gọi là nhà vuông bởi vì ngôi nhà đó có bốn cạnh bằng nhau) để trích lục khai sanh của tôi. Khi ổng về đến nhà, ổng cầm tờ khai sanh vừa chỉ chỏ vừa phàn nàn: ‘”Con mẹ thằng lục bộ! Hồi đó tao khai là Lê Di Tư, nó nghe rõ chớ, lại còn gục gặc đầu nói đứa thứ bốn phải không. Vậy mà nó đánh dấu ư cách xa chữ u đến cả thước lận, thành ra là dấu sắc. Bây giờ thằng chả chết mất rồi, lấy ai mà đối chất đây? Còn thằng lục bộ mới này thì nó đọc sao là chép y ra vậy. Con mẹ nó! Làm thằng nhỏ bây giờ tên là Tú. Coi vô duyên không? ‘’.


Vậy là trong khai sanh – và mãi về sau này – tôi tên là Lê Di Tú! Phiền một điều là hồi đó cái tên Tú này tôi nghe không quen lỗ tai. Cho nên, ngày đầu trong trường tiểu học, khi thầy giáo điểm danh, gọi đến Tú là tôi vẫn tĩnh bơ ngồi yên. Còn dòm qua ngó lại coi là đứa nào! Cũng may là thầy giáo lớp chót đó là cậu Sáu An – bà con bạn dì với má tôi – nên cẩu đã biết qua cái sự trục trặc trong cái tên của tôi. Thẩy bèn gọi ‘‘Tư’’ làm tôi giựt mình dạ một tiếng lớn. Cả lớp cười rộ. Rồi mấy ngày sau đó, khi gọi đến Tú là thẩy… chêm ngay tiếng Tư cho xong chuyện. Trẻ con dễ thấm, nên chỉ mấy hôm sau là tôi đã quen với cái tên Tú văn vẻ đó, như đã quen lâu!


Lật bật rồi tôi cũng trèo tới lớp nhứt, rồi đậu xép-phi-ca (certificat). Hồi này, ở nhà trúng mấy mùa lúa, nên cha tôi quyết định cho tôi học tới. Ổng nói:
‘’Thằng Út nó lanh lợi, bắt nó làm ruộng cũng uổng‘’
(Bây giờ nhớ lại, tôi không khỏi phì cười: ổng làm như phải là… cù lần mới đi làm ruộng!) Vậy là tôi được xuống Sàigòn thi vào trường lớn (hồi đó, bậc trung học đã được gọi là trường lớn, bởi vì nó… lớn hơn trường tiểu học). Tôi thi đậu và ở nội trú. Cha tôi sắm cho tôi cái nón cối hiệu Con Gà Trống và đôi xăng-đan (sandales). Xưa nay, lúc nào tôi cũng đầu trần và đi chân không – đôi guốc chỉ dùng để… rửa chân ban đêm trước khi leo lên ván ngủ. Bây giờ, vào trường lớn phải khác!

Ở trường lớn, người ta gọi tôi là Tú Lê để phân biệt với thằng Tú Phạm học cùng lớp và cũng ở nội trú như tôi. Tôi mang cái tên Tú Lê được hai năm thì trong nước có giặc. Sàigòn bị đồng minh gì gì đó dội bom. Trường lớp bị đóng cửa, dân chúng thị thành tản cư. Cha tôi vội vã đem tôi về làng. Từ đó, tôi tập tành làm ruộng. Điều này không đi đúng với sự mong muốn của cha tôi. Lâu lâu ổng hay nhắc:

- “Con mẹ nó! Nếu không có giặc thì thằng nhỏ đã không phải về làm ruộng. Dòng họ Lê Di bây giờ chỉ còn có mình nó là khá. Vậy mà…’’.

Câu nói thường bị bỏ lửng. Để thấy ổng cũng hơi phiền trách ông Trời đã không giúp tôi đi theo “con đường chữ nghĩa” cho dòng họ Lê Di được nở mặt, mà đẩy tôi về với ruộng lúa, con trâu, cái cày… Riêng tôi thì lại thích được như vậy. Có lẽ tại vì cái gốc “ruộng” của tôi đã ăn quá sâu vào đất. Tôi sung sướng được trở về với cái tên “Út Tư” bình dị mà hàng xóm dùng để gọi tôi từ thuở ấu thời. Và tôi cũng quên dễ dàng cái tên “Tú Lê” văn vẻ đã bỏ lại ở một góc sân nào đó trong trường lớn…


Vào thời ông Diệm/ông Thiệu, tôi “đi” dân vệ. Để được ở lại làng giúp gia đình làm ruộng ngoài giờ công tác ở đơn vị địa phương. Bởi vì gia đình tôi không có tá điền tá thổ gì hết. Ngoại trừ mùa cấy hay mùa gặt phải mướn thêm người giúp cho “kịp mưa kịp nắng”, kỳ dư đều do người trong gia đình tôi làm lấy, kể cả mẹ tôi, mấy chị dâu anh rể tôi và vợ tôi nữa (hồi này tôi đã có vợ con). Kể lại như vậy để thấy rằng gia đình chúng tôi thuộc loại “tay làm hàm nhai” chớ không phải loại “chỉ tay năm ngón, ngồi không trục lợi”! Và nhờ trời, gia đình tôi làm ruộng mà “lúa ăn không hết”…

Sau biến cố tháng Tư 1975, tôi đi học tập hết ba hôm rồi về nhà tiếp tục làm ruộng. Yên chí rằng mình thuộc giới công nông đem “mồ hôi đổi lấy bát cơm”, lấy sức “lao động làm nên của cải” (mấy câu này tôi mới học được của mấy cán bộ cách mạng, cha nào cha nấy nói y như nhau, còn lập đi lập lại nữa nên… dễ nhớ!) Chớ không thuộc loại “Mỹ Ngụy ác ôn” hay “trí thức vong bản” hay “địa chủ phú nông, cường hào ác bá” gì gì… Tôi đã thật tình tin tưởng rằng mình “không có nợ máu với nhân dân” thì không có gì phải lo âu sợ sệt. Chẳng dè ít lâu sau ruộng bị “sung” vào hợp tác xã, còn chúng tôi thì làm công lại cho họ. Ngang ngược một cách rất… tự nhiên! (May quá! Cha mẹ tôi đã thất lộc trước ngày “cách mạng thành công”. Mừng cho ổng bả!)

Vào hợp tác xã chưa đủ. Còn phải đi lao động (làm như đi làm ruộng mỗi ngày chưa phải là lao động!) Rồi đi họp hành, học tập đường lối chủ trương (làm như phải có những thứ đó thì lúa…mới tốt!) Rồi đi mết tinh, rồi hô khẩu hiệu, rồi khai lý lịch khai tới khai lui… Có đêm tôi nằm trăn trở, nghĩ tiếc cho cái gốc của ông bà để lại, bây giờ không còn đứng vững nữa. Cái gì không giống cái gì hết! Lai căn tạp nhạp.

Vậy là sau một thời gian nhẫn nhục làm một “nhân khẩu“ của chế độ, tôi thấy tối ngày cứ hô “sống mãi, sống mãi, sống mãi” chắc… chết quá! Tôi đành liều mạng mang vợ con vượt biên. Nhờ ơn trên phò hộ, chúng tôi đi thoát và tấp lên đảo Pulau Bidong (Mã Lai).

Sau hơn bốn tháng “nằm” đảo, chúng tôi được chánh quyền Pháp nhận cho định cư. Đó là nhờ chút ít tiếng Pháp còn sót lại của thuở thiếu thời xa xưa. Thuở đó, mỗi ngày học trò phải chào cờ “Đại Pháp”, phải hát bài “Maréchal! Nous voilà!”. Vào lớp phải đứng thẳng, đợi thầy nói “Asseyez-vous” rồi chấm câu với tiếng roi mây hay cây thước bảng đập lên bàn. Chừng đó, cả lớp đồng nói “Nous nous asseyons” rồi mới ngồi xuống. Ở cái thời như vậy mà sao cái “gốc” vẩn còn. Có lẽ nhờ truyền thống của ông cha và nhờ mấy quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã âm thầm nhen nhúm tình thương quê hương dân tộc.

Chúng tôi được “bốc” về đất liền ở thị xã Trenganu, rồi từ đó về Kuala Lampur, thủ đô Mã Lai, để làm thủ tục giấy tờ.

Hôm chuẩn bị lên xe để ra phi trường Kuala Lampur “bay” đi Paris, lòng tôi như mở hội. Ngày mai chẳng biết ra sao, nhưng chân trời mới này đã thấy rộng thênh thang. Không phải cho tôi, mà là cho hai thằng con tôi đang trong tuổi lớn! Điều này tôi muốn chia xẻ với những người tị nạn đang đứng chùm nhụm ở lãnh sự quán Pháp đợi gọi lên xe ca, nhưng tiếc quá họ toàn là người Tàu Nam Vang và người Miên người Lào. Họ không biết tiếng Việt Nam, thành ra tôi… cụt hứng.

Chính ông phó lãnh sự gọi tên từng gia đình để trao thông hành và mời lên xe. Khi ổng gọi đến gia đình “Lơ đi”, chẳng thấy ai nhúc nhích. Ổng đưa mắt tìm trong đám đông rồi cái nhìn của ổng ngừng lại ở tôi. Ổng mỉm cười hỏi bằng tiếng Pháp:
- “Gia đình ông người Việt phải không?”.
Tôi gật đầu “Ùy mong xiừ” mà tự hỏi làm sao ổng nhận ra cái gốc Việt Nam của mình? Ổng bèn trao tờ thông hành rồi chúc thượng lộ bình an. Lên xe ca, tôi đọc tấm giấy thấy đề:
- “Nom: Ledi- Prénom: Tu”.
Tôi nhổm dậy định xuống xe phân trần, nhưng xe đã rồ máy và tôi cũng nghĩ lại: Cái vốn Pháp ngữ quá ít ỏi của mình không đủ để giải thích những gút mắt của cái họ cái tên Việt Nam, của dấu ê dấu sắc trong tiếng Việt Nam. Tôi đành ngồi xuống, thở dài… Thân phận lưu vong, bỏ hết mất hết đã đành, chỉ có cái họ cái tên là mang theo được bên mình, vậy mà bây giờ nó cũng không còn nguyên vẹn hình hài và âm thanh của nó nữa! Nghĩ đến đó, tôi bỗng nghe tủi thân đến ứa nước mắt….

Ở Pháp, tôi không “hành” nghề làm ruộng. Tôi làm thợ nhà in. Chắc tổ tiên dòng họ Lê Di, nhứt là vong hồn của cha tôi, muốn cho tôi -dù sống ở xứ người- cũng vẫn được gần với… chữ nghĩa! Ở đây, người ta hay gọi tôi bằng cả họ lẫn tên “Ledi Tu”, bởi vì phát âm ‘Lơ đi tuy‘ theo tiếng Pháp có nghĩa là “Mầy có nói ra không?”. Tôi không thích, nhưng phải chấp nhận, như tôi đã chấp nhận định cư ở xứ này, bởi vì điều quan trọng vẫn là tương lai của hai thằng con. Tuy nhiên, lâu lâu tôi vẫn thèm được nghe gọi “Út Tư”, cái tên có âm thanh hiền lành bình dị, cái tên sao mà gợi nhớ quê cha đất mẹ vô cùng…

Bây giờ tôi đã về hưu. Ngày ngày tôi “chăn” bầy cháu nội, dạy dỗ chúng nó từng chút để chúng nó đừng thành “Tây con”. Khi nói chuyện với cha mẹ của chúng, tôi thường ví von:

- “Ba giống như cây bần cây đước đã bị cơn bão năm 1975 bứng ra khỏi đất. Trôi nổi bập bềnh theo sóng gió đại dương đến khi đụng một bến bờ nào đó, cho dù đất khô đá cứng, cây bần cây đước đó vẫn cố bám rễ. Để giữ lấy cái gốc. Bởi vì những nhánh nhóc bên trên rồi sẽ đâm chồi nẩy lộc. Cái gốc đó – chắc các con còn nhớ – nó tên là Việt Nam.”



Nguồn: https://vantuyen.net/2014/07/04/van-con-cai-goc-tieu-tu/



========================================

CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NGĂN CHẶN TỪ XA VÀ TẬN GỐC NGUY CƠ "ĐẶC KHU CHỢ LỚN TỰ TRỊ" RA SAO?



  Thập niên 1950, sau khi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chiếm xong toàn bộ đại lục Trung Hoa, Chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ngầm ngầm lẫn công khai có chủ trương tác động, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng người Hoa khu vực Đông Nam Á.


Cũng trong những năm này, Singapore là thuộc địa Anh, nơi cộng đồng người Hoa chiếm đa số nổi lên phong trào đòi tự trị. Trong tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng; dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu tự trị hoàn toàn, song người Anh bác bỏ. David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, tiếp tục tiến hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề, trừ quốc phòng và đối ngoại.


Thực tế 4 năm sau, 1959, qua bầu cử tháng 5-1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng và Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ bên trong khối Thịnh vượng chung.


Và sau những biến động lịch sử, từ một thành viên của Liên bang Malaysia cùng với Malaya, Sabah và Sarawak (1962), Singapore là bang tự trị vào tháng 9-1963. Cuối cùng, Singapore độc lập ngày 9-8-1965.
    Đó là một ví dụ cụ thể gần đây của cái gọi là chiến thuật "tằm ăn lá" của các triều đại, chế độ Trung Hoa xưa nay không thay đổi: bắt đầu là đưa dân tới làm ăn ở một vùng đất nào đó, tạo thành khối, lực lượng chặt chẽ; sau đó là.. chống lại chính quyền nơi đó, đòi tự trị rồi tách ra...
Chiến thuật này ông cha ta "rành sáu câu"!
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đức Trần Hưng Đạo lui về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Vua Anh Tông thấy ngài bệnh nặng sắp mất liền ngự giá đến thăm. Nhà vua đã cẩn thận xin ý kiến của Hưng Đạo Vương về cách thế đối phó với giặc phương bắc, mới hỏi rằng: “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân bắc lại sang thì làm thế nào?”
Hưng Đạo Vương tâu rằng: “(...) Khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị...".
Cũng trong thập niên 1950, cảnh giác nguy cơ "tằm ăn lá" và lấy ngay tấm gương tự trị Singapore sát cạnh, Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành một loạt biện pháp cụ thể phòng chống nguy cơ tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn - nơi có đa số cư dân là người Hoa - đòi tự trị.
Tỉnh Chợ Lớn (khác thành phố Chợ Lớn) vốn được chính quyền Pháp thành lập ngày 20-12-1899 với nhiều quận huyện. Dân số tỉnh Chợ Lớn ở thập niên 1950 khoảng gần 1.000.000 dân, xấp xỉ Singapore lúc ấy.
 saigon-cholon
Còn thành phố Chợ Lớn (khu vực quận 5, 6 hiện nay) vốn được thành lập sớm hơn, đồng thời với thành phố Sài Gòn 1865.
Đến 1956, dưới thời Chính quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, hầu hết người Hoa ở tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn vẫn mang quốc tịch Trung Hoa (hoặc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Trung Hoa đại lục, hoặc Trung Hoa Dân quốc - Đài Loan). Và cộng đồng này vốn có quan hệ rất chặt chẽ về gia đình, buôn bán với cộng đồng người Hoa ở Singapore - từ hàng trăm năm...
saigon-cholon 1
Tấm gương Singapore + tác động ngấm ngầm của của Chính quyền Trung Quốc lúc ấy, Chính quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã ra tay: hàng loạt biện pháp phòng chống nguy cơ "diễn biến hòa bình" được thực hiện ngay những ngày đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa.


hoa kieu 1
Nổi bật là hai biện pháp chính:


1. Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề. Người Hoa vốn mê buôn bán, làm ăn. Thế là ngay lập tức, 99% người Hoa ở tỉnh, thành phố Chợ Lớn cũng như toàn miền Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam.


Quốc tịch Việt Nam rồi thì còn đòi tự trị gì nổi! Không lẽ người Việt đòi tự trị với người Việt - bất hợp lý với công pháp thế giới.



2. Và biện pháp địa giới hành chính ngăn chặn tận gốc cụ thể cũng được ban hành: Ngày 22-10-1956, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN "Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Theo đó, địa phận VNCH gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An. Một số khu vực còn lại của tỉnh Chợ Lớn nhập vô tỉnh Gia Định.


Cũng theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Như vậy tên gọi "Chợ Lớn" không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh nữa. Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ khu vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8, quận 10 của Đô thành Sài Gòn.


Tỉnh Chợ Lớn có đa số cư dân là người Hoa tồn tại 57 năm đến đó là hết!
hoa kieu


Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là đơn vị hành chính do Tổng thống Pháp ký thành lập năm 1931 (Région Saigon - Cholon hoặc Région de Saigon - Cholon). Ngày 30-6-1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn (Préfecture Saigon - Cholon hoặc Préfecture de Saigon - Cholon hoặc Ville-capitale de Saigon - Cholon).


Với Sắc lệnh 143/VN, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ còn Đô thành Sài Gòn. Chợ Lớn trở thành quận 5, 6... của Sài Gòn.


Chấm hết vĩnh viễn hai địa danh, khu dân cư nhiều người Hoa có nguy cơ tự trị ở miền Nam! Chấm hết âm mưu "tằm ăn lá" muôn đời nay của các nhà cầm quyền Trung Hoa ở miền Nam.


(Stt đi vào cách nhìn nhận và xử lý nguy cơ ngoại bang, không đi vào ý thức hệ chính trị. Mong các bạn comments chia sẻ điều này. Xin cảm ơn)


Tác giả: Cù Mai Công


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...