Saturday, July 6, 2019

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 và Nữ Quân Nhân VNCH

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 và Nữ Quân Nhân VNCH

 

1
Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 | bởi manhhai
https://live.staticflickr.com/5137/5397334468_841da5dd9d_n.jpg

 

11


12


 

https://live.staticflickr.com/8830/28803318132_c769b540bd_z.jp

 

0


00


2
Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 | bởi manhhai
3
 photo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgtML0IbVR8hCH31NUKYXKuoEl_QoPHoUpGL3MZoIC75_19k8qHCKAfFIvK7aNsdATmQouepqtuqHig_F86Lhzkpfp8FKB5F6jl2af1OJbEpcj0XVvtG3u9pGjvMExKc-qa6tNFYO5RLuQ/s1600/1-16.jpg

 

4
 photo 6095585321_ebc15f553a_o_zps6hx1fyxh.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/6095585321_ebc15f553a_o_zps6hx1fyxh.jpg

 

a



b



c



e



f



d



đ



04
 photo n-ndtv_zpsidg6vhul.jpg

 

Lực lượng Bán Quân Sự thì nữ nhân dân tự vệ có thể để tóc dài, nhưng nữ quân nhân thì phải cắt tóc ngắn.


5

https://intermati.com/vietsn/004/04/vietnamwar2017 (15).jpg

6


https://intermati.com/vietsn/004/04/vietnamwar2017 (16).jpg

7

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhMdTGAtUXMs3LFCkpByvTcYoScemFBsf6QRmRPoBUBBsNDmGx3JWeKOlDLXbFb3B70XqfD38hMb0fE-2uuc94SnoqppbZ_P5UctQ34bBb6BtyDs_0Ln-DVMinoQ3UpRoU0_GT3Jszet7Y/s640/nu-quan-nhan-nhay-du.jpg

8

https://intermati.com/vietsn/004/04/vietnamwar2017 (17).jpg

9


https://intermati.com/vietsn/004/04/vietnamwar2017 (19).jpg

10

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/P_Rog_Rus_133_zpsvnkk0zui.jpg

11
 photo jh7qt0_zpsqkhsaasn.jpg

12




************************



1
ベトナム共和国軍の女性軍人など

**
Video



2
ベトナム共和国軍の女性軍人など

3
ベトナム共和国軍の女性軍人など

4
ベトナム共和国軍の女性軍人など

5
ベトナム共和国軍の女性軍人など

6
ベトナム共和国軍の女性軍人など

7
ベトナム共和国軍の女性軍人など

8
ベトナム共和国軍の女性軍人など




10
ベトナム共和国軍の女性軍人など

11
ベトナム共和国軍の女性軍人など

12
ベトナム共和国軍の女性軍人など

13
ベトナム共和国軍の女性軍人など

14
ベトナム共和国軍の女性軍人など

.................................................................

 

Cựu Nữ Quân Nhân Mũ Ðỏ QLVNCH: Người Xưa Đâu?!

 

Nhảy Dù Võ Thị Vui

 

 

 

(Bài viết dưới đây của Chiến Hữu Võ Thị Vui được ghi chép thời chị Vui còn mạnh khỏe, thời mà đôi mắt chị còn tinh anh, nay thì chị đã ra người thiên cổ; mời bạn đọc theo dõi bài viết với tấm lòng của chị với nghiệp lính và nghề văn đã một thời dấn thân cho quê hương đất nước và dân tộc).

 

 

Mũ đỏ Võ thị Vui

 

Sau hơn hai mươi mấy năm tại xứ người lưu lạc, người quân nhân của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa xưa. Những người lính một thời mang quân phục, cầm súng giữ quê hương, ngày nay đã ra thân lữ thứ. Thỉnh thoảng có gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, nhưng khi chia tay nụ cười sao thấy ngậm ngùi. Từ kẻ ra đi năm 1975 cho đến người mới sang sau hàng chục năm bị tù đày, tâm trạng dễ giống nhau và vẫn thấy lạc lõng, thấy bơ vơ. Có chăng khi mặc lại bộ quân phục xưa trong các dịp lễ hoặc hội họp của Quân Ðội. Ta mới thấy nụ cười thực sự nở trên môi các người lính cũ đã từng tung hoành ngang dọc trên mọi chiến trường của bốn Vùng Chiến Thuật. Với nhiệm vụ người dân trong thời chiến, giữ vững an bình trên mọi nẻo đường đất nước. Trong một buổi họp mặt của binh chủng bạn, tôi đã gặp lại một cấp chỉ huy xưa. Ông là một danh tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sang đây, thỉnh thoảng gặp lại, ông luôn luôn niềm nở thân mật, hỏi han như lúc xưa. Lúc ông còn là Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC của QLVNCH. Một Sư Ðoàn thiện chiến mà lũ Việt Cộng nghe đến đã co cẳng chạy lẹ. Ông gặp tôi cười và nói:

 

– Bà đã viết nhiều về đời lính của bạn bè, đồng ngũ thuộc các quân binh chủng, bà cũng đã viết về các Nữ Quân Nhân. Vậy tại sao bà không viết về các Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ. Tôi biết Nữ Quân Nhân thuộc QLVNCH không ít, nhưng với binh chủng Nhảy Dù chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, tại sao không viết? – Trình Trung Tướng, các chị có Bằng Dù trong Sư Ðoàn Dù, thật ra cũng không nhiều. Ða số chuyện xảy ra trong đời người Nữ Quân Nhân Nhảy Dù toàn là chuyện cá nhân. Cho nên không có gì để viết. – Thì cứ xem như chuyện kỷ niệm của các cô gái… một thời in gót trên “không gian vương dấu giày” (thơ HHC). – Thưa, tôi sẽ cố gắng…

 

Vừa chào vị chỉ huy xưa, tôi cũng gặp thêm một số chiến hữu khác, ai cũng khuyến khích tôi ghi lại những kỷ niệm xưa thời trong quân ngũ. Bạn bè còn nói thêm: “Bây giờ không viết, mai mốt chống gậy sức đâu mà viết”. Viết gì đây? Tôi trả lời, thôi viết về lúc xưa các ông lén bà xã đi du dương với các em gái hậu phương được không. Bạn bè la hoảng: – Nè! Bộ muốn đốt nhà… bạn hữu sao? – Ai biểu lúc đó các ông cứ ca “Anh tiền tuyến, em hậu phương” chi? – Nhứt bà rồi đó. Thôi thì ghi lại chuyện tình của các Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ. Giữ kín quá, lâu lâu bật mí cho anh em, để bắt chước và để mừng… cho bà.

 

 

Thế là trong lúc cao hứng, lỡ hứa với người Chủ Nhiệm KBC. Cho nên đêm nay, trong căn nhà nhỏ quạnh hiu nơi góc núi, tôi để hồn trở về dĩ vãng… Năm 1955. Lúc đó tôi đã đầu quân vào Quân Ðội. Trong một dịp khao quân, tôi đã gặp Ðại Tá Ðỗ Cao Trí, trong đêm tiệc khao quân chiến thắng Bình Xuyên, ông đã gợi ý cho chúng tôi gia nhập Binh Chủng Nhảy Dù và chính ông cổ võ chúng tôi làm đơn xin được học Nhảy Dù. Lúc ấy tuổi trẻ hăng say, 30 cô gái đã tình nguyện học Nhảy Dù, cũng là khóa I Nhảy Dù của Quân Ðội do chính các quân nhân Việt-Nam thực thụ huấn luyện. Sau đợt tuyển chọn, chỉ có 9 cô thực sự được theo học Nhảy Dù, khóa II cũng chỉ có 6 cô được theo học. Nhưng trong lúc huấn luyện nhảy thi lấy bằng, một nữ phụ tá xuống dù bị gãy xương mông nên không có bằng. Thế Là QLVNCH từ năm 1955 đến năm 1966 chỉ có 14 cô thực sự có bằng. Nhưng đến năm 1960 thì hai trong 14 cô đã được theo học Nhảy Dù điều khiển, có bằng Huấn Luyện Viên Dù. Sau năm 1967 đến năm 1975, có khoảng 10 cô nữa có bằng Nhảy Dù. Lúc trước năm 1965, muốn có Bằng Dù bất luận nam nữ đều phải nhảy năm lần ban ngày và hai lần ban đêm. Sau năm 1967 thì chỉ cần bốn lần nhảy là được cấp Bằng Dù. Bởi vì nhu cầu chiến trường nên thời gian nhảy huấn luyện rút ngắn lại. Ða số quân nhân Dù mới đều thở dài nhẹ… nhỏm, và mỗi năm người quân nhân Dù phải có bốn Saut nhảy bồi dưỡng để có thể ăn lương Bằng Dù. Ðó là kể những quân nhân Dù. Còn các huấn Luyện Viên dĩ nhiên gấp 10 lần hơn, vì huấn luyện khóa nào cũng phải nhảy theo. Và trong đời lính Nhảy Dù của phái nữ có nhiều vui buồn lẫn lộn, dĩ nhiên là chuyện… đàn bà. Tôi ghi lại đây một số chị em có với tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kỷ niệm của người con gái mang danh là Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ.

 

 

1.     Dương Thị Kim Thanh:

 

Chị là một cán sự y-tế ngoài đời, được phục vụ ngành Quân Y. Người miền sông Hương núi Ngự, nhưng giọng nói đã lai… Sài Gòn 50%. Chị tốt nghiệp khóa I Nhảy Dù với tôi. Cũng là một trong 9 cô Nữ Quân Nhân Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Lúc đó chị 25 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong 9 cô. Chúng tôi xem chị như người chị cả. Hiền lành nhỏ nhẹ. Phục vụ rất tận tâm trong ngành Quân Y, tuy quân số thuộc Sư Ðoàn Nhảy Dù (lúc đó là Lữ Ðoàn Nhảy Dù). Nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Lúc ấy, 9 cô khóa I đều là độc thân (bắt buộc) nên chị là hoa khôi của Tổng Y Viện Cộng-Hòa nhờ vào chiếc Mũ Ðỏ và Bằng Dù chị mang trước ngực. (Thời đó Nữ Phụ Tá mỗi ngành đồng phục, đội mũ calos trên đầu. Chỉ có các cô gái có Bằng Dù, được Bộ TTM cho phép đội Mũ Ðỏ dù phục vụ ở đâu). Chị đã cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp các nơi và trong một Saut đặc biệt, tình yêu đã nở trên không. Ðại Úy Trương Quang Ân, người đứng thủ khoa của Võ Bị Ðà Lạt (khóa 7, năm 1952) đã cùng chị thực hiện lời ước mơ. Ðám cưới kết thúc mối tình không gian. Chị đã có ba con. Sau này chị là phu nhân Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Ông Bà đã tử nạn trong một tai nạn phi cơ trực thăng lúc đi thăm viếng tiền đồn. Ðể lại vành khăn tang trên đầu ba đứa bé, cùng một lúc mất cha lẫn mẹ. Ðêm nay ngồi đây viết đến dòng chữ này tôi đã không ngăn nổi hai dòng lệ chảy xuống thương cho ba cháu. Không biết bây giờ ra sao?

 

2.     Nguyễn Thị Sang:

 

Chị cũng cùng khóa với tôi. Nhưng phục vụ ở Ðại đội Kỹ Thuật (Trung đội gấp dù). Chị người miền Nam cao lớn hiền lành vui tánh. Tuy lúc đó 19 tuổi mà chị như con nít, giận ai thì khóc lớn, phải dỗ và năn nỉ gần chết mới chịu. Khi nghe hứa đền cho cái bánh thì cười ngay. Có một lần đi nhảy biểu diễn ở Ban Mê Thuột, nhân dịp hội chợ. Có Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chủ tọa. Sau khi nhảy xong, chúng tôi trở về, đề nghị Trung Úy hướng dẫn đi xem thác Drakling. Khi về chị xin ngừng xe một chút. Ông Trung Úy trưởng toán không chịu ngừng. Chị kêu lên nếu Trung Úy không ngừng xe thì… tui chết ông phải chịu… Có lẽ sợ trách nhiệm nên Trung Úy cho ngừng xe. Chị nhảy xuống chạy tuốt vào bìa rừng… Năm phút sau, chị hớn hở chạy ra, tươi tỉnh không cần nhìn đến nét mặt cau có của Trung Úy trưởng toán. Lên xe xong, chị nói tỉnh bơ… “Ai cũng vậy, vua chúa cũng làm dzậy mà. Có dzô thì phải… có ra chứ”. Lúc đó mọi người mới biết là chị đi thi hành cái khoái thứ… tư. Sau này, chị xin giải ngũ lý do “Má kêu về lấy… chồng”. Cho dù ông Trung Úy Trung đội trưởng gấp dù là người nổi danh khó tánh, cũng phải ghi câu chấp thuận, mới chuyển đơn lên Ðại đội trưởng Kỹ thuật (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sau nầy). Nghe đâu vì sanh khó, nên chị đã từ trần. Nữ Thiên Thần thứ hai đã ra đi, để bạn bè đồng đội ngậm ngùi cho thân phận đàn bà.

 

3.     Nguyễn Thị Thọ:

 

Chị cũng phục vụ trong TÐGÐ, người Hà Nội. Vào Nam cha mẹ mất chỉ có hai chị em. Chị rất vui tánh, thực thà, một mình thay cha mẹ nuôi em nên người. Chị có nhiều Saut Dù vì tình nguyện cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp nơi. Lúc nào chị cũng thực thà nói với tôi là chị rất yêu thích miền Nam vì tính tình cởi mở, không khách sáo và trù phú dễ làm ăn, không khó khăn như ngoài Bắc quê chị nghèo nàn. Sau này chị kết duyên với một Huấn Luyện Viên Dù Cao Ðăng Huynh, một trong những huấn luyện viên nhiều Saut Dù nhất. Vì đông con nên chị đã giải ngũ. Thế là khóa I không còn lại mấy người. Hiện gia đình chị bình yên ở Việt-Nam. Các cháu đều lớn cả.

 

4.     Nguyễn Thị Liên:

 

Chúng tôi cùng chung một khóa học Dù, tuy là hai ngành khác nhau. Nhưng chúng tôi kết bạn xem như “Tình Bắc Duyên Nam”. Chị cũng là con gái Hà Nội, xinh xắn hiền lành, có hai răng thỏ rất có duyên. Sau này chị kết hôn với một sĩ quan Dù, nên giải ngũ ở nhà lo làm vợ hiền. Nhưng sau, Trung Tá Nguyễn Văn Thạnh bị Việt Cộng phục kích chết tại Vùng IV Chiến Thuật. Chị thay chồng nuôi đàn con dại. Không biết hiện giờ chị ở đâu? Tiểu bang nào? Còn nữa. Trong 9 cô Nhảy Dù được mệnh danh là Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ còn có Khánh, Hương, Hoa (một chị nữa tôi quên tên) đã có Bằng Dù nhưng giải ngũ rất sớm. Hiện tại không biết lưu lạc phương nào. Các chị có ra đi hay còn ở lại?

 

Và từ khóa II thì có:

 

5.     Ngô Bích Lộc:

 

Người con gái sinh trưởng tại Thủ đô Hà-Nội. Chính gốc tiểu thư Bắc Hà, dáng gầy cao, nhìn bề ngoài giống con trai nhiều hơn gái. Nó rất tinh nghịch, nhưng mỗi lần đứng trước của phi cơ chờ nhảy chỉ cần nghe tiếng của Huấn Luyện Viên nói “Go!” là phóng ra. Nó còn nhìn lại tôi nháy mắt, hẹn sau Saut Dù phóng ra Hóc Môn ăn bì bún, cái món miền Nam nó mê nhất. Tuy là đầm Tây nhưng lại Việt-Nam hơn cả các bạn Việt-Nam. Xếp của chúng tôi lúc bấy giờ là Trung Úy Nguyễn Ngọc Hạnh (Trung Tá Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh) thường hay bắt chúng tôi ra làm “người mẫu” cho ông chụp. Lúc nào nó cũng nói thầm với tôi rằng: “Khiếp thật! Tao mà ế chồng cũng vì làm người mẫu cho Lão này, mày ạ…” Tuy thế, nó vẫn có nhiều người xin bàn tay. Nó lại dân Tây cho nên rất tự nhiên trong sự giao thiệp. Cái điều kỵ nhất của các bà xếp chỉ huy, lúc bấy giờ các bà lúc nào cũng muốn nhân viên của mình e ấp… tiểu thư. Bích Lộc chúa ghét lối giả tạo, tôi bắt chước theo. Cho nên hai chúng tôi được các bà chỉ huy liệt vào hạng “ba gai”. Sau này nó bực mình không chịu ở Quân Ðội, xin giải ngũ, ra làm phóng viên cho hãng Reuter, tiếng Anh như gió, nó sang Mỹ làm việc sớm lắm. Sau 1975, nó mở một nhà hàng trên D.C. Khách hàng của nó từ ông Tổng Thống đến các Bộ Trưởng, nhân viên ngoại giao, Thượng nghị sĩ, Dân Biểu đều đến nhà hàng của nó. Nhà hàng nổi tiếng ngon, khung cảnh đẹp. Lúc tôi sang D.C. tham dự 50 năm kỷ niệm Nhảy Dù của Quân Ðội Mỹ. Nhìn nó tiếp đãi quan khách ở nhà hàng, tôi thấy nó quyết định giải ngũ sớm là đúng. Thỉnh thoảng hai đứa gặp nhau qua phone cho dù đôi bạn lúc xưa, bây giờ có hai thứ tóc, đều làm chức… Bà cả rồi… Mà vẫn mày mày, tao tao như 40 năm về trước, gặp nhau đều khen nhau đẹp… lão.

 

6.       Trần Xuân Lan:

 

Sinh trưởng ở miền Hậu Giang, tánh thực thà. Người nhỏ con nên khi mặc bộ đồ Dù, đứng trong hàng chờ điểm danh lên phi cơ chúng tôi đều cho nó lên hàng đầu, vì sợ Huấn Luyện Viên Dù bỏ sót nó. Xuống dù luôn luôn nó xuống sau, dù là nhảy trước. Nó đủ điểm nặng chứ không dư ký thịt da nào. Chúng tôi hay chế nhạo nó đi nhảy phải đeo thêm đá. Nó giận lên mét cấp trên. Làm chúng tôi bị rầy. Tuy thế mà người chỉ huy khi nghe nó khiếu nại cũng phải nở nụ cười kín đáo. Sau lần dang dở tình yêu với một sĩ quan Mũ Ðỏ nó thề không lấy chồng nữa. Nghe đâu hiện nay nó về quê ở Sa Ðéc làm nghề y tá… vườn rất khá. Không biết có lúc nào nó nhớ lại lúc còn áo hoa Mũ Ðỏ hay không?

 

7.     Bùi Ngọc Thúy:

 

Cũng sinh đẻ tại Bắc Việt. Nhưng quê nó ở Nam Ðịnh (?) được tính thật thà. Bị bạn bè hay chế nó là “Hăng Rô”. Nó không biết, hỏi tôi rằng: “Tại sao chúng nó gọi tao tên… Tây vậy hở?” Tôi cười đáp ngay là miền Nam hay nói lái. Hăng Rô… tức là “Thưa cô rằng. Ngược là… Răng cô… thừa…” Vỡ lẽ ra, nó kêu tên tam đại tụi bạn ra chửi. Ðược thể tụi bạn còn chọc thêm. Tuy xin tình nguyện đi Nhảy Dù nhưng nó sợ lắm. Bao nhiêu lần định bỏ dở, nhờ tôi khuyến khích. Có lần được lệnh đi nhảy ở Bình Ðịnh, tôi dặn nó: “Năm giờ có lệnh tập họp. Mày nên để đồng hồ reo chứ không thì ngủ quên”. Nó hứa chắc. Saut dù biểu diễn đó, nó không có mặt lúc lên phi cơ. Hôm sau nó trình diện người chỉ huy, với khuôn mặt bầm một bên má, cánh tay thì băng bó, có giấy bác sĩ cho nghỉ ba ngày. Tôi hỏi nó tại sao? Nó mắng tôi: “Ðồ ranh con. Ông nghe lời mày nên ông không đi nhảy biểu diễn được”. Tôi ngạc nhiên nhìn nó dò hỏi nguyên nhân. Nó bảo: “Tại mày dặn để đồng hồ reo. Khi nó reo tao đang nằm mơ. Tưởng tiếng chuông phi cơ cho lệnh GO nên tao nhảy ra. Từ trên giường hai tầng nhảy xuống mang theo cả màn mền, bị bầm mặt. May mà không gãy… răng là phúc ba đời rồi. Còn hỏi gì nữa? Ông không chửi mày là may cho mày lắm rồi. Còn làm bộ tử tế hỏi móc ông hả?” Tôi thầm nghĩ: “Ðúng là đồ Bắc Kỳ chanh chua… Làm ơn mắc oán”. Nghĩ thế nhưng tôi không trả lời, hoặc nói ra ý nghĩ đó. Vì sợ nói tạc dzăn nổi giận thì tôi cũng được bác sĩ cho ba ngày… dưỡng thương. Bây giờ, nó và gia đình định cư, an lạc tại xứ… Úc. Lâu lâu, nó gọi phone sang kêu: “Mày, mày chịu khó sang tao chơi. Tao đãi mày… Mít Ðặc”. Già rồi vẫn còn con nít và mái Tây Hiên của nó vẫn còn… chưa rụng.

 

8. Nguyễn Thị Thân:

 

Chị này lớn tuổi nhất của chúng tôi lúc bấy giờ. Chị cũng sinh trưởng ở Bắc Việt, người quê Phát Diệm. Chị góa chồng lúc còn ở Hà Nội, rất xinh đẹp, mắt bồ câu, da trứng gà. Người cao lớn như đầm. Nhưng chỉ giống đầm về nhan sắc và vóc dáng. Khi chị nói thì sặc thổ âm quê của chị. Ví dụ, chị hay lộn chữ D thành chữ R và ngược lại. Khi nhảy dù xuống bãi, thì lệnh bắt buộc cuốn dù lại cho vào bao và vừa chạy về địa điểm tập họp trình diện Sĩ quan Bãi nhảy. Vừa chạy vừa kêu to là “Nhảy Dù cố gắng”. Bất luận nam hay nữ đều phải theo lệnh này. Cho nên chị cũng không ngoại lệ… cứ vừa chạy… vừa la to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Tôi và Bích Lộc chạy theo sau cũng gào to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Chị quay lại mắng ngay “Nằm kí rì mà to mồm vậy…? Ðồ khỉ gió…” Lũ “khỉ gió” cứ ngoác mồm la “Nhảy… Rzù… cắn gố…” (cố gắng). Chị là người cẩn thận, lúc đi nhảy chị băng độn hai đầu gối bằng băng cứu thương thật dầy. Chị nói rằng khỏi sợ bị trầy đầu gối khi xuống dù, mặc jupe không đẹp. Nhưng chị không nhớ là đầu gối không quan trọng bằng đầu, chân và mông khi xuống dù. Sau này chị tái giá với một sĩ quan Dù, có thêm năm con. Hiện chị ở trên Washington State từ 1975.

 

9. Mai Thị Minh:

 

Mũ đỏ Mai thị Minh

 

Nếu chị Thân là hoa khôi của Dù từ năm 1956 đến 1960, thì Mai Thị Minh là hoa khôi Dù từ năm 1962 đến 1975. Nó đúng là con gái Hà Nội chính cống. Nhà giàu, chính Trung Tướng Thiệu, Ðại Tướng Viên lúc còn trẻ ra Bắc cũng thuê nhà của nó mà ở. Sau di cư vào Nam, gia đình bẩn chật, nên nó vào Nữ Phụ Tá. Ðúng gái Hà Nội, đẹp và tiếng nói dịu dàng mọi người đều công nhận. Phục vụ tại bệnh viện Ðỗ Vinh của SÐND. Có một vài “bà bác sĩ” (có nghĩa là vợ của bác sĩ) thấy nó bèn ôm ghè tương, nếu hôm đó ông chồng trực tại bệnh viện. Thật tội cho nó vì nó không bao giờ trực đêm cả. Vì nó độc thân nên có nhiều anh hùng để mắt. Có lẽ vì tưng tiu, nó vẫn còn hình bóng của người anh hùng TQLC năm nào ngã gục trên chiến trường ở tận địa đầu giới tuyến, để lại vết thương lòng cho Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ tài sắc. Hiện nay nó ngày ngày một gánh bún riêu dạo khắp xóm bán nuôi thân. Có ai ngờ người đàn bà lam lũ kia đã có một thời nổi tiếng Hoa Khôi Mũ Ðỏ giầy Saut, nón đỏ áo hoa đã làm một anh hùng nghiêng ngửa…

 

Còn nhiều nữa. Nào Nguyễn Thị Nguyên Hoành, Lữ Thị Tám. Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Thị Hợi, Phan Cẩm Phi, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Ðào Thị Phùng, Võ Thị Vui. Những Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ của Quân Lực VNCH lúc xưa. Nay người ra thân lữ thứ, người còn lại quê hương với bao nỗi xót xa. Có lúc nào nhớ lại lúc xưa “không gian vương dấu giày” (HHC). Lúc còn đội chiếc Mũ Ðỏ, tung mình ra không trung mang lại hãnh diện cho con cháu Triệu Trưng. Nếu nhớ lại vô tình dòng lệ tiếc thương lặng lẽ chảy xuống khóc cho mình hay người Nữ Quân Nhân Dù khóc cho quê hương ?! 

 

 

Nhảy Dù Võ Thị Vui



https://youtu.be/arYh6ix_dSI



https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/07/blog-post_6.html

• Vì sao tôi là Nữ Quân Nhân?
- Mũ Xanh Thạch Thảo

Mũ Xanh Thạch Thảo

Tôi là quả ngọt cuối mùa trong tình yêu giữa Cha và Mẹ tôi. Nhưng rất tiếc từ khi mở mắt chào đời, tôi đã không nhìn thấy mặt Cha, không biết hình dáng người cao lớn, mập, ốm thế nào,


Nàng đã trao hồn cho núi sông,
Thuyền quyên vướng mắc... chí tang bồng
Chín lần gươm báu trao tay đẹp,
Một mảnh nhung y điểm má hồng...

(Thơ Đinh Hùng)

Yêu Cha, vì “Người” đã tạo ra tôi. Mến Mẹ, vì “Người” đã chăm sóc và lo lắng cho tôi.

Tôi là quả ngọt cuối mùa trong tình yêu giữa Cha và Mẹ tôi. Nhưng rất tiếc từ khi mở mắt chào đời, tôi đã không nhìn thấy mặt Cha, không biết hình dáng người cao lớn, mập, ốm thế nào, vì Cha tôi đã sớm từ giã cỏi đời trong cơn bạo bệnh...

Tuy sự trưởng thành của tôi thiếu tình “Phụ tử”, nhưng tôi luôn tự hào về Mẹ của tôi, người góa phụ mới ngoài 30 đã mang gánh nặng oằn vai.

Người ta thường nói: “Trên thế giới có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt sảo nhất... là Trái tim của những bà Mẹ hiền...»

Bà, ban ngày thì sang nhà người bà con, mượn nhờ bàn máy may để may thuê vá mướn cho người ta, chiều cuốc bộ về nhà, tối lại lãnh thêm hạt sen khô về chặt bỏ vỏ cứng bên ngoài và giao lại phần lõi bên trong cho chủ, hầu kiếm thêm thu nhập để bảo vệ đàn con nheo nhóc. (5 đứa,toàn là tuổi ăn chưa no, lo chưa tới.)

Từ khi có sự hiểu biết, tôi thương mẹ tôi vô cùng, vì gánh nặng của bà ngày một nặng, khi các con một ngày một khôn lớn: nào quần áo, sách vở, thuốc men... mỗi khi anh em chúng tôi đau ốm, trái gió trở trời!!!

Đôi lúc nhìn bà ngả nghiêng choáng váng như muốn ngã, tôi quyết tâm tìm hiểu nguyên do, vì đâu đến nỗi???

Sau nhiều ngày năn nỉ, được cậu mợ tôi ở gần cho biết rằng tháng tháng mẹ tôi đã lén mấy anh chị em tôi đi “hiến máu” để lấy tiền đóng học phí cho tôi thi lại mảnh bằng Tú Tài I. Mỗi lần hiến 200cc máu đổi lấy 500 đồng Việt Nam.) Trời ơi! mảnh bằng Tú Tài đối với tôi thật sự quan trọng như vậy, đến nỗi phải đánh đổi bằng mồ hôi và máu của mẹ tôi??? Không, không trăm lần không, ngàn lần không!!! Tôi không thể chấp nhận sự hy sinh vô bờ như vậy của mẹ tôi. Do đó, tôi bỏ dở đường học vấn và quyết định vào “lính”, vừa để thực hiện ước vọng của mình và cũng vừa bớt gánh nặng cho gia đình. Mặc dù tôi bị mẹ tôi đánh nát hai cây chổi lông gà, vậy mà tôi vẫn gan lì hết 6... 7 năm.

Ngày 8/2/1967, với hành lý xách tay gọn nhẹ, là hành trang đưa tôi vào đời, khi ngồi trên chiếc xe lam từ Gò Vấp đến Trung Tâm Nhập Ngũ Trường Nữ Quân Nhân ở đường Nguyễn văn Thoại, lòng tôi mang một cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn vì tôi đang xa dần thời thơ ấu của tôi, vui vì tôi đã thật sự trưởng thành... Để phá tan bầu không khí yên lặng, chị tôi lên tiếng:
- ”Dừng lại vẫn còn kịp, em trở về chắc Mẹ vui lắm”...

Nhắc đến Mẹ, tôi thấy có chút nao lòng, nhưng nghĩ đến nỗi vất vả của bà, nhìn chị, tôi cương quyết:
- ”Em cũng đi học mà chị”!!!

Rồi thì ba tháng cơ bản thao diễn cũng trôi qua. Những dự lệnh, động lệnh “Đằng trước bước... một, hai, ba, bốn... đứng lại... đứng!” tôi thuộc đến nằm lòng. Hết giai đoạn thụ huấn tại trường NQN, chúng tôi gồm 60 tân binh tí hon được chuyển sang trường Nữ Trợ Tá Xã Hội ở đường Đồn Đất để đào tạo ngành chuyên môn thêm 6 tháng nữa.

Cuối tháng 11/67, khoá học chấm dứt. Chúng tôi là những cánh chim non sắp tung đôi cánh vào khung trời bao la. Tôi ra trường với danh dự đỗ thủ khoa của khóa 2/67 «Đoàn Kết»... Tôi và 2 tân khóa sinh nữa được ưu tiên chọn đơn vị. Đây cũng là một kỷ niệm đặc biệt khiến tôi khó quên. Khi nhìn lên bảng đen ghi tên các đơn vị, tôi đã mạnh dạn chỉ “Trung đoàn 7 bộ binh”, trong khi thí sinh đổ hạng nhì (chị Liễu) chọn Hải quân, kế đến người thứ 3 xin về nguyên quán. Trước khi các khóa sinh khác chuẩn bị lên bắt thăm ra đơn vị, Th/T Thịnh đi xuống bàn của tôi, hỏi:
- ”Con đã chọn kỹ chưa? Tr/đ 7 BB của SĐ5 ở Bình Dương nơi đó VC không hà, chứ không phải là SĐ7 ở Mỹ Tho đâu!!!»

Chới với với sự lầm lẫn nầy, tôi cúi đầu thưa:
- ”Thầy cố gắng giúp con chọn lại được không?”

Thầy đã trao đổi với ban Giám Thị sao đó. Cuối cùng họ cũng đồng ý cho tôi chọn lại nhưng với điều kiện là không được chọn HQ (vì lần đó nhu cầu HQ chỉ cần có 1 chỗ mà thôi). Tôi đã chọn Binh Chủng TQLC để phục vụ. Sau 2 tuần nghỉ phép, tôi đến trình diện Phòng Xã Hội/TQLC, với con chim đầu đàn là Thiếu tá Trần thị Huy Lễ (khóa tôi về trình diện 3 tân binh). Nhìn tôi, chị cười:
- ”Ở trường xã hội, em ngoan lắm hả? Sao ra trường rồi mà còn được giảng viên dạy chính trị ở trường gởi gấm? Chị cho em về TĐ4/ TQLC.”

Xin cám ơn “Thầy Thịnh”. Tôi thầm nghĩ, không phải tôi ngoan gì cả, là vì lính mới tò te, chưa kinh nghiệm chiến trường nên tôi ớn... ớn VC mà thôi.

Là một quân nhân TQLC, tôi luôn tự hào về binh chủng của mình, một binh chủng ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với phương châm: “Sống Hùng, Sống Mạnh, nhưng không sống dai.”

Đơn vị đầu tiên tôi đến là TĐ4/TQLC, doanh trại đồn trú ở Vũng Tàu

Trăng, Nước, Gió, Mây, dương rũ bóng.
Vũng Tàu, cảnh sắc đẹp như mơ

Tôi hăng say công tác, phục vụ lý tưởng, chăm sóc và lo lắng cho gia đình quân nhân các cấp trong tiểu đoàn, như: trợ cấp khó khăn, sanh đẻ, ốm đau, giúp các em nhỏ đến tuổi cắp sách đến trường, cứu giúp kịp thời mỗi khi gia đình họ cần đến. Tôi đã ý thức được rằng chỉ làm như vậy thì các chiến hữu của chúng tôi mới hăng say tiêu diệt kẻ thù không đội trời chung: bọn VC và bè lũ tay sai của chúng.

Trong đời quân ngũ, tôi cũng có những kỷ niệm buồn vui. Nhưng kỷ niệm mà tôi khó quên nhất là báo tử cho gia đình của cố Thiếu tá Trần văn Lộc, thuộc ĐĐ1/ TĐ4/ TQLC. Thường thì những quân nhân tử trận, Phòng 1 của Sư Đoàn hoặc ban 1 của tiểu đoàn trực thuộc, có nhiệm vụ làm giấy báo tử cho thân nhân của họ. Đơn vị cử một người đại diện đến nghĩa trang Quân Đội, tiếp xúc với người nữ cán bộ xã hội nơi đó để được cấp phát phần ăn, mùng mền, mảnh khăn sô v..v... và đồng thời làm thủ tục mai táng tại nghĩa trang hoặc chuyển xác thân nhân đưa về nguyên quán...

Riêng gia đình cố T/T Lộc, đợi khá lâu mà không thấy thân nhân đến. (Lúc bấy giờ hầu như tôi công tác ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa nhiều hơn là hậu cứ tiểu đoàn). Tôi đã theo lệnh của chỉ huy hậu cứ TĐ4, “Phải tìm cho ra địa chỉ và trực tiếp báo tử cho gia đình... “

Với tuổi 19 còn khá chập chững khi phải đối diện với thực tế của cuộc đời, tôi đã phải nhận nhiệm vụ thật khó khăn này.

Lúc 9 giờ sáng của một ngày đã xa, tôi rời phòng Xã Hội ở số 15 trại Lê thánh Tôn, Saigon, trực chỉ về hướng Long An. Xe càng chạy tới gần chừng nào, lòng tôi càng hồi hộp chừng nấy. “Nói làm sao đây?” Tôi thầm cầu nguyện: ”Lạy Trời Phật, cho con đủ bình tĩnh để báo “Tin Buồn” nầy.”

Đến tỉnh lỵ Long An gần khoảng 12 giờ trưa, xe chạy tới chạy lui hết 30 phút vẫn chưa tìm ra địa chỉ. Đang lúc định trở ra phòng hành chánh tỉnh để hỏi thăm tin tức, tôi thấy hai người đàn ông đang đứng ở đầu ngõ, nên tôi bảo người tài xế:
- ”Hay là chúng ta ghé nhà nầy để hỏi thăm xem sao.

Xe dừng trước cửa. Khi nhìn hai ông nầy thì tôi không lầm vào đâu được nữa, vì họ giốngTh/T Lộc như đúc. Hoá ra đó là hai anh của cố T/T Lộc. Vào bên trong nhà, tôi thấy bác gái đang thắp nhang trên cái thang cao, có lẽ bác cầu xin gia hộ bình an cho người con trai. Thấy chúng tôi với màu áo trận rằn ri, bác gái sinh nghi hỏi:
- ”Có chuyện gì không?”
-”Thưa Bác, không có chuyện gì cả. Tụi cháu nhân chuyến đi công tác nơi đây, nên ghé thăm bác và hai anh mà thôi.»

Như linh tính có chuyện chẳng lành đến với con trai của mình, đứa con mà bà đã 9 tháng cưu mang, 3 năm bồng ẵm, giờ đang xông pha ngoài mặt trận, làm bổn phận người trai thời loạn, bác bảo tôi hãy nói thật,
- ”Nếu không thì không bao giờ bác bước xuống cái thang cao nầy cả.

Đã được sự căn dặn trước của hai anh, tôi đành trấn an:
- ”Thưa Bác, T/T Lộc đã bị thương nhẹ, cháu đến báo tin và hướng dẫn gia đình lên thăm.”

Thế là Bác gái tối sầm mặt mày, ngã từ trên thang cao xuống, bất tỉnh....

Sau một hồi cứu Bác tỉnh lại, chúng tôi vội vã đưa hai anh của Th/T Lộc về Nghĩa Trang Biên Hoà nhận xác. Sáng hôm sau, tôi và một số anh em đại diện làm nghi lễ chào kính và tiễn đưa linh cửu của cố T/T Lộc về cố quán.

Xe đến Phú Lâm, chúng tôi dừng lại, dàn chào hai bên:

“Nghiêm! Bắt súng chào... bắt...”

Kèn truy điệu thổi lên tiễn đưa người con yêu của Tổ Quốc về lòng đất Mẹ. Khi xe tang từ từ lăn bánh, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nuốt lệ!

“Xin vĩnh biệt anh, cố Thiếu Tá Trần văn Lộc.”

Sau đó một tháng, tôi lại gặp Bác gái và anh Ba ở hậu cứ TĐ4/ TQLC, khi họ đến đây để làm hồ sơ tử tuất... Khi đưa bác ra bến xe đò, tôi chỉ biết nói:
- ”Xin lỗi Bác, tại cháu vụng về, xin bác hãy tha thứ cho cháu.

Thấm thoát cũng gần 40 năm trôi qua, nhìn lại quãng đời thanh xuân, tôi hãnh diện đã đóng góp và chia sẻ những thăng trầm trong giai đoạn lịch sử nầy.

Kể từ ngày miền Nam bị bức tử, rơi vào tay bọn CS khát máu, cả nước đã bị một bức màn sắt bao trùm, một dấu mốc lịch sử mà cả dân tộc VN không bao giờ quên được. Đúng 10:30 sáng ngày 30/4/75, ông Dương văn Minh, vừa mới nhậm chức chưa quá 3 ngày, đã hèn nhát kêu gọi tất cả quân nhân QLVNCH buông súng đầu hàng VC vô điều kiện,

“Mất một người thân, mắt sầu gợn sóng,
Mất một cuộc tình, ray rứt 10 năm...
Nhưng mất Quê Hương, tôi còn gì để đứng???”

Một sự kiện làm kinh hoàng cả dân tộc miền Nam Tự Do. Miền Nam VN không còn nữa, QLVNCH không còn nữa... Đau xót thay cho những Anh Hùng Tử Sĩ đã vì Tổ Quốc mà hy sinh. Người lính VNCH vì lý tưởng mà chiến đấu giờ đây phải buông súng đầu hàng một cách tức tưởi. Nhiều tướng lãnh và anh em binh sĩ, phẫn uất trước nỗi đau thương của đất nước, đã tuẫn tiết. Hành động hy sinh của họ sẽ được đời đời nhớ đến. Xin tưởng nhớ và vinh danh những anh hùng đã nằm xuống cho cuộc chiến quê hương.

Vào ngày 30-4 cách đây gần 40 năm, tôi đã chứng kiến những cảnh đau lòng người. Đó là hình ảnh những anh thương binh, hốt hoảng, vội vã dắt díu nhau rời bỏ quân y viện sang những quán cóc ven đường, chờ đợi người thân đến đón. Có người chờ hoài... chờ mãi mà chẳng thấy!!! Trong thân phận người lính, họ biết rằng họ đã thực sự mất mái ấm riêng tư, trong cuộc đổi đời tàn bạo và khắc nghiệt nầy:

Từ đây lịch sử sang trang
Quân, dân, cán, chính tan hoang cửa nhà

Gia đình tôi cũng cùng chịu chung số phận. Ngày 20/6/75, Anh từ giã Mẹ và tôi để bước vào nhà tù khổng lồ, mà chúng mỵ danh “Tập trung cải tạo”, nhưng chẳng biết ngày về:

Em ơi! vận nước lầm than...
Ở nhà nuôi Mẹ, anh đây đi tù

Cũng may, tôi chỉ là HSQ/ NQN nên chỉ «cải tạo» có 3 ngày (sáng đi, chiều về) tại địa phương. Tôi đã gặp tên cán bộ vừa lùn vừa đen, cặp mắt ti hí, môi thâm sì, đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy, gọi là lý lịch trích ngang, và ra lịnh một cách hách dịch. Chồng đi tù, Mẹ tôi cũng qua đời trong tức tưởi. Bọn chúng đuổi tôi ra khỏi khu gia binh, tịch thu tài sản. Tôi đành bồng đứa con thơ mới 2 tháng đến tá túc với bạn bè:

Anh đi trong cảnh đau thương,
Ngày về đoàn tụ con đường quá xa...

Ngày nay dù đang sống lưu vong nơi xứ người, tôi vẫn không quên bổn phận của mình, luôn chăm sóc và hướng dẫn con cái, không quên cội nguồn dân tộc. Tôi luôn luôn nhớ rằng quê hương chúng ta đang bị Cộng Ssản tàn phá và làm băng hoại truyền thống đạo đức, chế độ độc tài đảng trị, đang ra sức bóp méo lịch sử. Việt Nam ơi! tôi vẫn nhớ:

Ngày về, tạ tội quê hương,
Bởi con, còn nửa đoạn đường chưa xong./.

Mũ Xanh Thạch Thảo
Saturday, October 11, 2014




Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa

(Việt Báo trân trọng cảm ơn nhà báo Lê Văn chuyển bài dưới đây.)

 

Mũ Đỏ Võ Thị Vui, một trong những Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa có bằng nhảy dù đầu tiên của Quân Đội.
Chân thành cảm ơn Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu đã mang đến cho chúng ta bức chân dung tuyệt đẹp đến chạnh lòng của người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, lòng hy sinh cùng sự chịu đựng.
Ngày không xa, lịch sử sẽ phải dành cho các Chị, người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, các  Anh thư Việt nữ, một vị trí xứng đáng để cho Dân tộc.


Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa


Đoàn Nữ Quân Nhân được thành hình là một sức mạnh lôi cuốn phái nử đứng lên đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản xâm lăng. Chính vì lòng yêu nước đã hối thúc quý chị đang tuổi thanh xuân với ý chí quật cường đã quyết tâm xa học đường để bước vào quân ngũ cùng nam giới bảo vệ quê hương. Khắp miền đất nước VNCH, từ sông Bến Hải đến vùng đồng bằng Cửu Long tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có mặt nữ quân nhân với bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ quân phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.

Chúng tôi xin cảm ơn sự quyết định của quý chị đã chấp nhận là một thành phần của QLVNCH. Nói về sự hy sinh và sức chịu đựng của quý chị thì không có lời nào có thể nói hết được. Ngày trước, quý chị vừa làm bổn phận và trách nhiệm trong quân đội lại còn phải lo chăm sóc cho gia đình, có chị còn phải hồi hộp ngày đêm, ôm con lo lắng cho bước đi của chồng trong vùng nguy hiểm, nghe tiếng đạn pháo nổ hay hỏa châu rơi mà suốt đêm không ngủ.

Rồi ngày tang thương của đất nước xảy đến, là ngày đổ vỡ và chia lìa của dân tộc, tất cả quân cán chính, cảnh sát và luôn cả quý chị cũng bị lùa vào các trại tù dã man của việt cộng. Những người còn lại trong gia đình bị tống đi vào rừng sâu nước độc, phải tự túc mưu sinh, thực chất là để cướp nhà, cướp đất, cướp của cải... Trong ngục tù cộng sản, nhiều đêm quý chị cũng khó tránh được thao thức, trằn trọc, với những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng thở dài não ruột trong im lặng buồn tênh với sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau. Bờ vai đã ướt lạnh mà sương gió cứ bám theo, chân đã mỏi mà đường về thì vẫn mịt mù.



Đại Tá Trần Cẩm Hương
Trưởng đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân

Những giọt lệ rơi xuống không vì thân phận của một ai mà là những giọt lệ dành cho Miền Nam Việt Nam đau thương tang tóc. Bọn cộng sản đã vắt kiệt sức lực các chị, đày đọa, sỉ nhục, đem tuổi trẻ và tài hoa của các chị chôn vùi dưới gốc cây, bụi cỏ. Chính sách bỏ đói mà phải lao động cực khổ là phương cách giết người thâm độc nhứt của bọn cộng sản. Dù bị hành hạ, đói lạnh quý chị vẫn bước qua ngưởng cửa sống và chết để chứng minh được phẩm giá của con người. Quý chị đã gánh trọn nỗi khổ người dân mất tự do: nỗi đau của người vợ xa chồng, người mẹ xa con, vừa nén đau thương, vừa đối diện với bọn cộng sản tàn ác.

Những điều đó không làm quý chị ngã lòng mà càng thôi thúc quý chị phấn đấu, trưởng thành trong kinh nghiệm để vượt qua mọi khổ nạn. Đó là những Nữ Quân Nhân với nghị lực phi thường và sức sống vô cùng mạnh mẽ.

Với lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay phất phới trên khắp phố phường, với tiếng hát Quốc Ca vang rền thôn xóm, đây là tiếng gọi công dân tiến lên cho công cuộc bảo vệ đất nước và nung đúc hào khí Diên Hồng năm xưa? Ai mà chẳng mang trong mình một thứ tình đất nước thiêng liêng sâu nặng. Vì tương lai tươi sáng của đất nước và tinh thần dân tộc đã dẫn dắt quý chị cùng gặp nhau, vì một mục tiêu duy nhất là bảo vệ chủ quyền của quốc gia.

Đoàn Nữ Quân Nhân là nơi mà quý chị đã lựa chọn, đã nổ lực phấn đấu, đã không bỏ cuộc để cùng bước lên con đường hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Quý chị đã không ngại gian nan để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do. Mảnh đất này đã từng thắm đỏ máu của những anh thư nước Việt khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống. Những cô gái bình thường của ngày xưa đã trở thành những Anh Thư của ngày nay quyết không đứng nhìn đất nước bị xâm lăng, quân thù giết hại đồng bào nên đã cùng nhau đứng lên khi cuộc chiến bắt đầu. Sự dấn thân của quý chị không vì mục đích, quyền lợi cá nhân mà là một sự đóng góp cần thiết cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Và từ thời khắc đó, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ nay đã lớn mạnh, được người Việt Nam nhắc đến như một biểu tượng của ý chí quyết tâm và bàn tay của niềm hy vọng. Người nữ quân nhân đã  hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, yểm trợ hữu hiệu cho hậu phương, luôn quyết tâm xây dựng cái đúng, cái hay, đồng thời cũng để loại bỏ cái sai, cái xấu. Quý chị đã để lại những câu chuyện đặc biệt về sức chịu đựng và lòng nhân từ trong chiến tranh. Quý chị thiết tha với đất nước và dân tộc, là những bàn tay êm ấm để xoa dịu phần nào đau khổ của người lính chiến để họ an lòng bước ra tuyến đầu lửa đạn diệt địch bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Mặc dầu nữ quân nhân không phải đương đầu trực tiếp với địch ngoài chiến trường, nhưng phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ, kể cả sự nguy hiểm trong nhiệm vụ, nhiều chị cũng đã đổ máu trong những chuyến công tác như bị phục kích, giựt mìn, pháo kích ....

      Image

Trung tá Hạnh Nhơn khi còn tại ngũ.

Và người nữ quân nhân cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho. Biết bao nhiêu Việt nữ đã âm thầm hy sinh đóng góp cho công cuộc diệt nội thù và chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Các chị đã làm những gì mà một Con Người có thể làm để không hổ thẹn với lịch sử của một dân tộc bị chiến tranh triền miên này. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên quý chị. Suốt cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, tình cảm của quý chị là ký ức luôn tràn đầy nỗi tiếc thương cho những chiến sĩ đã để lại cuộc đời trên chiến địa, những thương binh đã đem máu thắm vào lòng đất Việt.

Quý chị đã chịu đựng quá nhiều, chỉ vì quyết tâm đóng góp cho một lý tưởng cao đẹp của một dân tộc, quý chị luôn ấp ủ một hoài bảo tự do, dân chủ của đất nước trong tim. Hành động của nữ quân nhân là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ hiểu rằng quý chị luôn tiếp nối con đường của các thế hệ trước đã đi để đấp xây sự thành công tốt đẹp cho đất nước. Quý chị chính là những Anh Thư của QLVNCH, là nguyên khí của đất nước, thể hiện tinh hoa của dân tộc.

Image

Trong nước cũng như ở hải ngoại, người nữ quân nhân vẫn sống với lòng cảm phục của người đời, không hề bị quên lãng theo tháng năm. Hình ảnh kiêu hùng bất khuất của quý chị vẫn tồn tại trong lòng chúng tôi và đồng bào Miền Nam Việt Nam.



Image Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy Khối Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia

Hôm nay, quý chị nên hãnh diện và tự hào vì quý chị đã đi qua quãng đường đầy chông gai trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, với những bước chân can đảm của một con người theo đúng nghĩa cao đẹp nhứt, rất xứng đáng là hiện thân của khí phách Bà Trưng, Bà Triệu, được khắc ghi trong trái tim của người dân Việt Nam.


Hai cánh hoa dù Nguyễn thị Dậu và Phan cẩm Phi đang  biểu diễn kỹ thuật nhảy dù ở khu huấn luyện Tân Sơn Nhứt

Nhớ lại ngày trước, trong chiến tranh, quý chị đã chăm sóc cho thương phế binh, quả phụ và gia đình tử sĩ của QLVNCH. Không phải chỉ có vậy, đôi khi quý chị còn chăm sóc luôn cả cho thương binh và tù binh cộng sản bị chúng ta bắt (Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một việt cộng. (Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông ). Còn điều quan trọng hơn nữa là quý chị đã và đang tiếp tục chăm sóc cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của các em và các cháu, để cho ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ bừng sáng lên và tiến tới viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.

   

Hiện nay, nhu cầu tối cần thiết của chúng ta ở hải ngoại là nhu cầu đoàn kết, duy trì và phát triển tình huynh đệ chi binh trong các quân binh chủng. Chỉ có đoàn kết thì mới có thành công. Đoàn kết là bài học luôn được biến cải cho thích hợp với hiện tình, là căn bản để hành động. Đoàn kết còn là nguồn gốc của sức mạnh, là động lực, là khát vọng, là niềm tin. Đoàn kết luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu để đấu tranh với cộng sản. Nhứt định chúng ta sẽ vươn xa hơn bởi sức mạnh của sự đoàn kết lúc nào cũng tiềm tàng trong tâm khảm người Việt. Chỉ có đoàn kết chúng ta mới có hy vọng diệt được nội thù và đuổi được ngoại xâm.

Image

Trung Úy Trần Huỳnh Mai tại Bình Dương năm 1972

Trong thời chiến, dù là nữ quân nhân đã từng chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thương tâm lẫn xót xa của thân nhân tử sĩ, nhưng quý chị cũng không thể đè nén được cảm xúc, đôi mắt của quý chị đã phải rưng rưng lệ ngập lòng uất nghẹn khi đứng trước những quan tài được phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang ôm lấy hình hài của những chiến sĩ mới hy sinh cho đất nước, bên những người thân đầu vừa chít vội mảnh khăn tang với những dòng lệ tuôn trào trong đau đớn và tiếc thương. Quý chị cũng không làm sao tránh được xốn xang, khi nhìn thấy các anh thương binh VNCH vừa trở về từ chiến trường đã không còn nguyên vẹn hình hài, người không còn tay, kẻ thì mất chân, có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân, những chiến hửu và đồng bào thương mến của mình thì làm sao họ có thể tự mưu sinh được.

Vì nỗi đau mất mát này, nên ngày nay quý chị tuy tuổi đã cao mà lòng vẫn thấy còn nợ điều gì đó với đồng đội, bạn bè, nợ với những anh hùng đã hiến dâng đời mình cho đất nước, nợ những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể cho núi sông, nên quý chị cùng đồng đội và đồng bào tỵ nạn cộng sản vẫn tiếp tục chăm sóc cho thương phế binh và quả phụ VNCH còn lại trong nước. Nghĩa cử của quý chị đã làm cho TPB, quả phụ hãnh diện và tự hào vì luôn có những chiến hữu và đồng bào đứng bên cạnh vẫn ghi nhớ công ơn của họ, đó là ý chí quyết tâm, là truyền thống tốt đẹp của QLVNCH.







Hôm nay, tôi xin được nói lời tri ân đến những người chị đã nằm xuống cho công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Tên quý chị vĩnh viễn đi vào lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn quý chị, người người thương tiếc quý chị, vì những gì quý chị đã để lại cho đời.

Sau hết, tôi xin gửi đến những Nữ Quân Nhân QLVNCH lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhứt đến với quý chị cùng gia đình.

Cổ Tấn Tinh Châu

05/12/2015

Tham khảo:

2009/0...



8
**

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEiZEgqWzCkAjrF66AVzv0BnV_qMJL5xfKKQelTBDsdpt7O-LyAj1WBjbnOK10syIX2ah_QmfcBa12mDR27jMWpG9jSFDCYC6zPphxpwhPKqKY05oixVACVr6v5QyvWou6pCPA=s0-d-e1-ft

=====================

Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961 và Nữ Quân Nhân VNCH

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...