Saturday, February 2, 2019

code



Lễ truy điệu & an táng 81 hài cốt Tử Sĩ Nhảy Dù QL/VNCH


Các chiến hữu mũ đỏ di quan tài 81 đồng đội ra khỏi Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Cựu Nghị Sĩ Jim Webb: Chúng ta không chỉ chăm sóc cho những người chết của chúng ta mà còn phải chăm sóc cho từng chiến sĩ VNCH đã từng chiến đấu với chúng ta. Những người lính vô danh này xứng đáng được tưởng nhớ vì danh dự và nhân phẩm của họ.

Bài THANH PHONG

LITTLE SAIGON, California - Một sự kiện đặc biệt đã diễn ra thủ đô tinh thần của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Đó là Lễ Truy Điệu và An Táng 81 Hài Cốt Tử Sĩ thuộc Đại đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Quân Lực VNCH sau hơn 33 năm được cất giữ tại cơ sở quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii, được tổ chức nhờ công của ông Jim Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan, cựu Nghị Sĩ Dân Chủ tiểu bang Virginia. Phu nhân của ông Webb là người Việt Nam.

Ông Webb và Đại Tá Gene Castagnetti, hai người là bạn thân khi còn chiến đấu tại Việt Nam trong cùng một binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Khi được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chuẩn thuận cho cựu Nghị Sĩ Jim Webb được làm người Giám Hộ để nhận 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù VNCH từ Cơ Quan Tìm Kiếm Người Tù Binh, Mất Tích ở Hawaii, hai ông đã thành lập hội bất vụ lợi Lost Soldiers Foundation vào tháng 6, 2019 và hai ông đã liên lạc với bác sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam và giao cho luật sư McFadden lo thủ tục hành chánh.

Từ bên trái là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Bộ Trưởng Hải Quân Richard Spencer, cựu Nghị Sĩ Jim Webb, và Thị Trưởng Tạ Đức Trí tại buổi lễ sáng thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Các ông đã có công đem được hài cốt 81 tử sĩ Nhảy Dù đến Little Saigon, Nam California để làm lễ truy điệu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster, và an táng tại khu Tượng Đài Thuyền Nhân trong nghĩa trang Peek Funeral Home, Westminster vào sáng ngày thứ Bảy 26 tháng 10, 2019.

Ngoài Lễ Truy Điệu, và sau khi an táng, vào lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày còn có chương trình Lễ Tưởng Niệm, Thắp Nến, Cầu Nguyện và Hát cho những người nằm xuống do Gia Đình Mũ Đỏ phụ trách theo lễ nghi quân cách và truyền thống văn hóa Việt Nam. Trước khi tường trình buổi lễ, chúng tôi ghi lại đôi nét về sự hy sinh của bốn quân nhân Hoa Kỳ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH: Vào ngày 11 tháng 12, 1965, chiếc vận tải cơ C123 của Không Lực Hoa Kỳ có số đuôi 64376 do Thiếu Tá Robert M. Horsky lái, phi công này từng lái pháo đài bay B52 trước khi lái vận tải cơ C123. Chiếc máy bay có phi hành đoàn gồm bốn quân nhân Hòa Kỳ và 81 lính Dù thuộc Đại Đội 72 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được không vận từ Pleiku về Tuy Hòa.

Phi cơ cất cánh lúc 10 giờ 18 phút sáng. Sau đó mọi điện đàm bị mất và màn hình radar cũng không còn dấu vết chiếc vận tải cơ C 123. Ngay sau đó, Hoa Kỳ đã cho máy bay trinh sát để tìm dấu vết phi cơ lâm nạn. Sau ba ngày 11, 12, 13 tháng 12, 1965 liên tiếp tìm kiếm nhưng không kết quả vì sương mù dầy đặc nên phải tạm ngưng tìm kiếm. Bảy ngày sau, trên phi cơ trinh sát, toán tìm kiếm đã phát hiện chiếc phi cơ lâm nạn bị gẫy nát chỉ còn khoảng 20 bộ nằm trên đỉnh núi về phía Tây Nam Tuy Hòa khoảng 20 dặm. Phi cơ rớt nằm trên độ cao khỏang 4,000 bộ , toán trên phi cơ trinh sát không thấy có sự sống của phi hành đoàn và những người trên phi cơ lâm nạn. Sáu tháng sau đó, cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục nhưng không ai đặt chân vào được vì khu vực do lực lượng Việt Cộng kiểm soát. Phải 8 năm rưỡi sau, vào ngày 16 tháng 6, 1974, một toán tìm kiếm khác gồm hai cựu quân nhân VNCH và 8 người thợ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn để quan sát tình hình trước.

Lễ Truy Điệu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ theo lễ nghi quân cách QL /Hoa Kỳ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Bảy ngày sau tức là 30 tháng 6, 1971 toán tìm kiếm trên lại vào và thu gom được 17 bao tải của những hiện vật rải rác phía ngoài chiếc vận tải cơ. Toán tìm kiếm không vào trong phi cơ được vì còn nhiều lựu đạn và đạn M79 chưa nổ.

Ngày 28 tháng 6, 1974 Hoa Kỳ đưa 17 bao tải hiện vật thu được qua Thái Lan để xác định và phân tích. Hài cốt bốn người Hoa Kỳ trong phi hành đoàn đã được đưa về Hawaii nhận dạng, sau đó đưa về an táng tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington Hoa Kỳ.

Chiến hữu Hoàng Tấn Kỳ, Hội Trưởng Gia Đình Mũ Đỏ Orange County và vùng phụ cận, Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH (Thanh Phong/Viễn Đông)

Riêng 81 quân nhân Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù chuyển quân trên chiếc phi cơ đó, vì không có danh sách nên mãi đến hôm nay, qua sự thông báo của Gia Đình Mũ Đỏ trên các cơ quan truyền thông Việt Ngữ, và căn cứ trên các thẻ bài hay căn cước quân nhân, mới chỉ có 19 thân nhân của các tử sĩ xác nhận người thân của mình đã vĩnh viễn ra đi.

Số còn lại, đúng như lời ông Jim Webb nói với chính phủ và người dân Hoa Kỳ, “Chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt này là ai, chỉ biết họ là những đồng minh của chúng ta. Sau buổi lễ, những người bị lãng quên này sẽ được yên nghỉ trong một nghĩa trang của người Mỹ gốc Việt lớn nhất trên đất nước chúng ta.”

Phát biểu trong dịp này, NS Jim Webb nói, “Tôi mới biết được trường hợp này hai năm trước đây. Sau nhiều tháng thương lượng khó khăn vế mặt ngoại giao và mặt luật pháp, giờ đây sự kiện này mới có thể xảy ra.

“Những mảng xương và những món đồ cá nhân của họ đã được thu thập, tất cả hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài và được chuyển đến Bankok, Thái Lan. Những quân nhân Mỹ đã được xác định danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được chôn cất chu đáo.

“Thế nhưng đối với những người lính VNCH vì họ không có bản kê khai trên chuyến bay nên vào năm 1986 hài cốt của họ được gửi tới phòng thí nghiệm POW/MIA ở Hawaii và đã được cất giữ tại đó trong suốt 33 năm qua.

“Đã hai lần nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhận những hài cốt này để an táng tại Việt Nam, và vì họ cũng không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ nên cũng không có cách nào khác để vinh danh và chôn cất họ tại Hoa Kỳ.”

Cựu Nghị Sĩ Jim Webb, bên trái, vị đại ân nhân của Gia Đình Mũ Đỏ VNCH. (Thanh Phong/Viễn Đông)

“Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.”

Ông Jim Webb cũng phát biểu ca ngợi sự hy sinh của 81 tử sĩ Nhảy Dù và sự can trường của người Việt trong cuộc trốn chạy chế độ Cộng Sản vào cuối tháng Tư 1975.

Ông Jim Webb nói, “Đây sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của cuộc hành trình phức tạp dài 54 năm, bắt đầu trong một cuộc chiến ác liệt, xé nát đất nước chúng ta để lại 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hàng triệu người dân Việt Nam phải bỏ mạng. Những người lính này sẽ được an táng tại một nơi ghi nhớ sự can đảm và sự đóng góp của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam. Những người đã liều mạng ra khơi trong giai đoạn nguy hiểm nhất, hy sinh tất cả để có thể đến được đất nước Hoa Kỳ này.”

Chương trình Lễ Truy Điệu được bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy, ngày 26 tháng 10, 2019 (trùng vào ngày Quốc Khánh thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa) với nghi thức tiếp rước linh cữu mang hài cốt 81 tử sĩ Nhảy Dù một cách long trọng và trang nghiêm. Ông Jim Webb, các cựu quân nhân Hoa Kỳ và cựu quân nhân QL/VNCH trong quân phục chỉnh tề làm hàng rào danh dự đón chào quan tài mang 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù VNCH được rước vào lễ đài đặt trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Sau đó, toán rước Quốc, Quân Kỳ Mỹ do đơn vị U.S. Marine Corps Band phụ trách và toán rước Quốc, quân kỳ VNCH do toán hầu kỳ danh dự của QL/ VNCH phụ trách tiến vào vị trí ấn định. Mọi người nghiêm chỉnh chào cờ và hát vang hai bài Quốc Ca Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam cùng với Ban Tù Ca Xuân Điềm.

Sau đó, Linh Mục Đặng Văn Chín, cựu Tuyên Úy Quân Lực Hoa Kỳ dâng lời cầu nguyện:

“Lạy Thượng Đế Chí Tôn cực Thánh, Hôm nay chúng con quây quần nơi đây để truy điệu và cầu nguyện cho 81 Tử Sĩ Nhảy Dù, thịt nát xương tan đã trải qua 9 năm nằm trên sườn núi, rừng sâu và 45 năm lưu đày!

“Họ là những Anh Hùng Vô Danh mà Đằng Phương đã ca ngợi: Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách / Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên / Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên / Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật / Nhưng máu họ đã loang vào mạch đất / Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông / Và anh hồn chung với tấm trinh trung / Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt. “Nguyện xin Chúa Tể Trời Đất đón nhận linh hồn 81 anh hùng mũ đỏ can trường vào an hưởng hạnh phúc ngàn thu trên Thiên Đàng cực lạc.”

Lễ Tưởng Niệm tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ theo truyền thống văn hóa Việt Nam. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Linh Mục Đặng Văn Chín cũng dâng lời cầu nguyện cho tất cả những tử sĩ vẫn còn đang mất tích trong những cuộc giao tranh, trong rừng sâu núi thẳm, ngoài biển khơi trong trận hải chiến Hoàng Sa, trong các mồ chôn tập thể thời Tết Mậu Thân và trên đồng ruộng, ven sông ở các trại tù cải tạo.

“Nguyện xin anh linh, hương hồn cùng gương dũng cảm, hào chí quật cường bất khuất của các tử sĩ thúc đẩy và phù hộ chúng con và giới trẻ, Gia Đình Mũ Đỏ cùng đồng bào trong nước cũng như hải ngoại, can đảm vùng lên đoàn kết đấu tranh cho tự Do, Nhân quyền, Chủ Quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quê hương Việt Nam.

“Cúi xin Ơn Trên chúc lành, an ủi và phù hộ các thân nhân, gia đình bạn hữu 81 tử sĩ Nhảy Dù đã nằm xuống không một lời trối trăn, không một giây giã từ. Khẩn cầu cho linh hồn 81 tử sĩ Nhảy Dù cuối cùng rồi cũng trở thành những Thiên Thần Mũ Đỏ trên vương quốc vĩnh hằng. Tạ ơn Anh / Người anh hùng mũ đỏ / Tận hiến trọn đời cho Tổ Quốc Ghi Ơn. Amen.”

Sau lời cầu nguyện, cựu Nghị Sĩ Jim Webb, bác sĩ Nguyễn Quốc Hiệp (Chủ Tịch Trung Ương Gia Đình Mũ Đỏ); cựu Đại Úy Nhảy Dù Hoàng Tấn Kỳ (Hội Trưởng Gia Đình Mũ Đỏ Orange County và vùng phụ cận), mỗi vị lần lượt mang một Vòng Hoa Tưởng Niệm lên đặt trước linh cữu 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù.

Vòng hoa của các thân nhân tử sĩ (Thanh Phong/Viễn Đông)

Sau nghi thức Tưởng Niệm, ban tổ chức mời Thị Trưởng Westminster ông Tạ Đức Trí, trong vai trò chủ nhà, phát biểu trước. Sau lời phát biểu, ông và Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ trao tặng cựu Nghị Sĩ Jim Webb, Bộ Trưởng Hải Quân Richard Spencer và ông McFadden mỗi người một tấm Bằng Tri Ân.

Sau đó đến Bộ Trưởng Hải Quân Richard Spencer, ông Fred Smith, Chủ Tịch Federal Express, nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, cựu sĩ quan Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù và sau cùng là lời phát biểu của bác sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ Tịch Trung Ương Gia Đình Mũ Đỏ VNCH.

Trong lời phát biểu, các vị trên đều lên tiếng ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các tử sĩ Nhảy Dù VNCH. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hiệp đã trao tặng Đại Tá Castagnetti, ông Jim Webb, ông McFadden mỗi vị một tấm Placque Tri Ân. Trong lời phát biểu, Đại tá Gene Castagnetti nói,

“Chúng ta không chỉ vinh danh 81 tử sĩ Nhảy Dù này mà chúng ta vinh danh tất cả những chiến sĩ QL/VNCH, những người đã chiến đấu cho tổ quốc Việt Nam và nay con cháu họ, thế hệ tiếp nối cũng đang cầm súng bảo vệ nước Mỹ và đóng góp vào xã hội này.”

Niên trưởng Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Trung Ương, bác sĩ Hiệp cũng như cựu sĩ quan Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, anh Phan Nhật Nam đều kể lại đầu đuôi câu chuyện giống như những gì chúng tôi vừa nêu.

Sau các lời phát biểu, mọi người đều đứng lên cử hành nghi thức Tưởng Niệm, cựu Nghị Sĩ Jim Webb, Bộ Trưởng Richard Spencer, Đại Tá Castagnetti, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, BS Hiệp Nguyễn và ông Phan Nhật Nam lên trước linh cữu cúi đầu, trong khi tiếng kèn truy điệu do một người Ái Nhĩ Lan trổi lên nghe ai oán não nùng. Cùng lúc đó, đội lính 1 St Marine Division Bank với 7 quân nhân mặc quân phục bắn 21 phát súng tiễn đưa, và Linh Mục Đặng Văn Chín một lần nữa đươc mời dâng lời cầu nguyễn tiễn biệt 81 tử sĩ Nhảy Dù.

Sau tất cả các nghi thức trên, linh cữu đựng hài cốt 81 tử sĩ Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù VNCH được di quan ra nghĩa trang Feek Funerald Home. Từ Tượng Đài ra đến ngoài đường All American Way, hai hàng quân danh dự gồm Hải, Lục, Không Quân và CSQG/VNCH mặc quân phục chỉnh tề giơ tay chào kính, trong lúc hàng ngàn người thinh lặng cúi đầu.

Đoàn xe tang với chín xe Môtô Cảnh Sát dẫn đường, theo sau là một chiếc Limousine màu trắng chở quan tài trong đó có 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù. Sau xe tang có 7, 8 xe Jeep quân đội thời VNCH gắn phù hiệu Nhảy Dù rồi đến xe của cựu NS Jim Webb và Chủ Tịch Trung Ương Gia Đình Mũ Đỏ VNCH, các vị khách người Hoa Kỳ, xe chở các binh chủng Mũ Đỏ, các Hội Đoàn Quân Đội bạn, các Hội Đoàn Dân Sự, sau cùng là đồng hương VN.

Đoàn xe vào tới nghĩa trang lúc 10 giờ 15. Tại đây có sự hiện diện của đại lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Viện Chủ chùa Liên Hoa cùng tất cả thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, thân nhân các tử sĩ, trong đó có bà Lê Thị Sẻ có chồng là tử sĩ Nguyễn Thảo, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù tử nạn trong chuyến bay C123 và nay được an táng. Bà Lê Thị Sẻ cho Viễn Đông biết, lúc chồng mất, bà mới có hơn hai mươi tuổi và sanh con mới 11 tháng.

Chiếc quan tài được phủ quốc kỳ VNCH và đặt trên huyệt mộ. Một toán lính mũ đỏ làm nghi thức thâu cờ, và trao cờ cho cựu NS Jim Webb, ông nhận lá cờ và trao lại cho bác sĩ Nguyễn Hiệp, Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ.

BS Hiệp nhận cờ và nói, “Đây là báu vật, là bằng chứng sự hy sinh của 81 tử sĩ Nhảy Dù, xin trao lại cho chiến hữu Hoàng Tấn Kỳ, Hội Trưởng Gia Đình Mũ Đỏ Nam Cali cất giữ để tôn thờ mãi mãi.”

Sau đó, Linh Mục Đặng Văn Chín dâng lời cầu nguyện, làm phép huyệt mộ rẩy nước thánh trên quan tài, và ban phục vụ của nghĩa trang bắt đầu hạ huyệt. Khi quan tài đang hạ huyệt, tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ lại vang lên, các toán quân danh dự của Mỹ và Việt bồng súng chào, 21 phát súng lại được bắn lên trời tiễn đưa 81 tử sĩ vào lòng đất.

Cựu Nghị Sĩ Jim Webb là người đầu tiên lấy một bông hoa màu đỏ trao cho phu nhân bỏ xuống huyệt. Sau đó phần mộ 81 tử sĩ được lấp đất bằng phẳng. Trước phần mộ đã có làm sẵn tấm bia đứng rất đẹp bằng đá hoa cương đen. Buổi lễ truy điệu và an táng 81 hài cốt tử sĩ Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù VNCH theo lễ nghi quân cách của quân đội Hoa Kỳ kết thúc tốt đẹp tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 10 giờ 30 và tại Nghĩa Trang Feek Funerald Home vào lúc 11 giờ 45.

Hàng ngàn người tham dự, khuôn viên trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ không đủ chỗ đứng, nhiều người phải lên lầu 2 của Police Parking đối diện để theo dõi diễn tiến buổi lễ.

Niên Trưởng Bùi Đức Lạc, sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù trong trận Hạ Lào (1971), trên ngực áo đầy ắp huy chương, ông cho Viễn Đông biết cảm tưởng của mình, “Tôi rất vừa lòng vì các anh em đã được chôn xuống, như tôi thấy các anh em bị vất vưởng lâu quá, tôi rất đau lòng. Thực ra bây giờ tôi không biết tôi vui hay tôi buồn nữa, nhưng tôi rất hài lòng về chuyện chôn cất ngày hôm nay. Người nằm xuống cũng được ấm lòng mà thân nhân còn sống cũng đỡ tủi thân.”

Chiến hữu Hoàng Tấn Kỳ, Hội Trưởng Gia Đình Mũ Đỏ vùng Orange County và vùng phụ cận ngỏ lời cám ơn quý niên trưởng, chiến hữu và các cơ quan truyền thông cũng như đồng hương và kính mời tiếp tục tham dự lễ Tưởng Niệm, Thắp Nến Cầu Nguyện, Hát Cho Người Nằm Xuống được tổ chức vào lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ theo Lễ Nghi Quân Cách và Văn Hóa Việt Nam.

Buổi lễ có sự tham dự của Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, Viện Chủ chùa Huệ Quang; Hội Đồng Liên Tôn VN Tại Hoa Kỳ cùng nhiều vị niên trưởng và các quân, binh chủng trong QL/VNCH, chính quyền thành phố Westminster cũng như hàng trăm đồng hương Việt Nam.

Các vòng hoa của: Thân Nhân Tử Sĩ Nhảy Dù, Bác sĩ Trương Văn Như và các Y Sĩ Nhảy Dù, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Thị Trưởng Tạ Đức Trí và Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, Thành Phố Westminster, Hội Ái Hữu Thiết Giáp Nam, Bắc Cali, Hội TQLC Nam Cali, Tổng Hội Nữ Quân Nhân, Hội Hậu Duệ QL/VNCH, Trần Hưng Đạo Foundation, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng, Hội Đồng Hương Quảng Trị, Hội Cộng Đồng Người Việt San Diego, Gia Đình Nguyễn Thanh Luân, Nguyễn Thị Hạnh... đã được trịnh trọng mang lên đặt trước lễ đài.

Ban Tế Lễ Hội Đền Hùng Hải Ngoại cử hành lễ tế theo nghi thức cổ truyền, trong đó có đọc bài Văn Tế ca ngợi sự hy sinh cho tổ quốc của 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH. Cùng lúc đó, hàng trăm ngọn nến được các người tham dự thắp sáng để cầu nguyện cho linh hồn 81 tử sĩ được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Tất cả các vị Tổng Hội Trưởng, Hội Trưởng trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ đã lên niệm hương và niên trưởng Nguyễn Minh Chánh (BĐQ), đại diện Chủ Tịch Liên Hội phát biểu. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Trung Ương trong lời phát biểu đã hết lời ca ngợi và cám ơn chiến hữu Hoàng Tấn Kỳ (Hội Trưởng) và Gia Đình Mũ Đỏ Orange County và vùng phụ cận đã tích cực hy sinh tổ chức chu đáo buổi lễ Truy Điệu, An Táng cũng như Tưởng Niệm cho 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH một cách xứng đáng.

Các vị dân cử cũng lên phát biểu và trao bằng Tưởng Lục cho Hội Gia Đình Mũ Đỏ Orange County và vùng phụ cận. Ông Lý Vĩnh Phong, đại diện Dân Biểu Alan Lowenthal trao Nghị Quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ Vinh Danh 81 tử sĩ Nhảy Dù. Bà Quyên Trần đại diện Nghị Sĩ Tiểu Bang Tom Umberge cũng trao cho ông Hoàng Tấn Kỳ Bằng Tưởng Lục của Thượng Viện Tiểu Bang California.

Một vị đại diện cho thân nhân các tử sĩ cũng có lời phát biểu, cảm tạ cựu Nghị Sĩ Jim Webb cùng một số viên chức Hoa Kỳ cũng như bác sĩ Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Trung Ương và Hội Gia Đình Mũ Đỏ Orange County. Sau các nghi thức Tưởng Niệm, một lần nữa, ông Hoàng Tấn Kỳ có lời cảm tạ qúy niên trưởng, chiến hữu, đồng hương và tuyên bố bế mạc Lễ Tưởng Niệm.

Chữ tìm kiếm:
Lễ truy điệu & an táng 81 hài cốt Tử Sĩ Nhảy Dù QL/VNCH

------------------------------

chiến binh bí mật"?

Hải Quân VNCH
Dưới đây là bài viết của (văn nô) Việt cộng, đọc để so sánh tài liệu, không nên chú ý chữ dùng của chúng, như: Mỹ, Ngụy, quân đội Sài Gòn... chế độ Ngô Đình Diệm. (thay vì dùng chữ cho đúng là Quân Đội của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.)
Trần Văn Chơn thời là Trung úy Hải quân của Pháp đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Ảnh: Lưu trữ Hoa Kỳ

Cuối những năm 40 của thế kỷ 20, hải quân VNCH thuộc Pháp và chỉ có vỏn vẹn dăm tàu thuyền nhỏ.

Cuối năm 1954, người Pháp cho “Quân đội quốc gia” của Bảo Đại thừa hưởng một phần gia tài ở Đông Dương của họ. Đáng kể có 70 tàu chở quân và chiến xa (LCM), 3 tàu quét mìn, hai tàu tuần duyên (garde côtière GC), 200 ca-nô tuần tiễu nhỏ (vedette) các loại, và 3 tàu tuần tiễu (PC), 15 sà lan, trong đó chỉ có một sà lan máy, 3 tàu dắt (remorqueur)… Tất cả đều đã được khai thác nhiều năm.

Trong số sĩ quan hải quân (ngụy) của Pháp, chỉ có một đại úy, còn lại là trung úy, thiếu úy, trong đó có một số vừa tốt nghiệp Trường Hải quân Bơ-rét (Brest) (École Navale de Brest). Trần Văn Chơn, năm 1953 còn giữ chức Phó chỉ huy Biệt đoàn Hải giang xung kích số 23, tới 1956 đã được đôn lên Tư lệnh phó Hải quân cho chế độ Ngô Đình Diệm.

Tới tháng 7-1955, Hải quân Việt Nam cộng hòa (VNCH) chia làm Hải lực và Giang lực, có 3.858 quân, kể cả 1.291 lính thủy quân lục chiến (quân Sài Gòn lúc đó khoảng 150.000). Có 22 tàu chiến loại lớn. Hải quân VNCH bắt đầu nhận được sự chi viện ồ ạt của Mỹ về vật chất và các cố vấn, thông qua Cơ quan Viện trợ và Cố vấn quân sự Mỹ (MAAG).

Các căn cứ hải đoàn của Sài Gòn thời Diệm đặt ở Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Cát Lái. Các căn cứ của lực lượng tuần tiễu ven bờ (duyên khu), đặt ở Phú Quốc, Nha Trang (gồm cả Trung tâm huấn luyện Hải quân), Vũng Tàu, Đà Nẵng.

Khởi chiến chống “Đoàn tàu không số”.

Theo Nach Jim (Nát-sơ Gim) trong Lịch sử hình thành cơ cấu chỉ huy và lực lượng vũ trang của VNCH(1), từ cuối những năm 50 (thế kỷ 20), Bắc Việt Nam bắt đầu đưa người và vũ khí vào lãnh thổ VNCH bằng đường biển. Để ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn đã thành lập Lực lượng Hải thuyền (Coastal Junk Force), lấy quân từ lực lượng bán chính quy để tuần biển, sau đổi tên thành các Duyên đoàn (Costal Groups). Lực lượng này được điều binh bố trận bởi các Vùng chiến thuật, hơn là thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Hải quân VNCH.

Năm 1964, khi "Chiến tranh đặc biệt" thất bại, quân số là 8.100 lính; năm 1967, hải quân Sài Gòn đã lên tới 16.300 quân, 639 tàu chiến. Phương Tây đánh giá: “Với sự hiệp trợ của Mỹ, hải quân Sài Gòn đã nhanh chóng trở thành một trong những hải quân lớn nhất thế giới, với 4,2 vạn quân, gần 1.500 chiến thuyền (672 tàu xuồng đổ bộ, 20 tàu rải thủy lôi, 450 tàu tuần tiễu, 56 tàu hậu cần trợ chiến, và 242 ca-nô chiến đấu(2)).

Về các chiến dịch chống Đường Hồ Chí Minh trên biển như Market Times (Phiên chợ) hải quân Sài Gòn hợp lực với hệ thống kiểm soát của hải quân và không lực Mỹ đồ sộ, dày đặc, hiện đại. Tuy vậy, một câu hỏi lớn đặt ra: “Chiến hạm của Hoa Kỳ nhập cuộc rất đông, xem như vây kín duyên hải VNCH. Thế nhưng Cộng sản Bắc Việt có chịu chùn bước xâm nhập không?”.

Theo các cố vấn Mỹ, ngay sau Hiệp định Pa-ri, hải quân Sài Gòn được đánh giá đứng hàng thứ tư thế giới về trang bị. Nhưng Sài Gòn vẫn “xin” thêm tàu to hơn, hiện đại hơn. Theo tờ Vietnam Courrier (Tin tức Việt Nam), phỏng vấn các cựu “đô đốc, đề đốc Sài Gòn”, họ làm thế chủ yếu để làm giàu.

Nguyễn Văn Thiệu xây dựng Hải quân VNCH như… thương vụ tỷ đô, ém sẵn các tay chân của mình. Đề đốc Chung Tấn Cang (Tư lệnh những năm 1963-1965), đã trục lợi trong vụ cứu trợ nạn nhân lụt năm 1965; Lâm Ngươn Tánh, bạn đồng khóa với Thiệu tại Trường Hàng hải cuối những năm 40 của thế kỷ 20, đã khét tiếng buôn lậu từ hồi còn chỉ huy cụm căn cứ Rạch Sỏi - Tân Châu - Long Xuyên. Trần Văn Chơn, hai lần tư lệnh, không hẳn do hai lần làm Giám đốc Binh xưởng Hải quân và từng là Tư lệnh Hải quân thời Diệm, mà có lẽ do luôn “bao (và) che” Thiệu, khi “tổng thống” này xuống Ô Cấp (Vũng Tàu) du hí.

Gần đây, các cựu chỉ huy hải quân Sài Gòn vẫn còn ca ngợi Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ thời “Việt Nam hóa”, đã cấp tốc chuyển giao hơn 500 chiến hạm, tàu chiến các loại cho hải quân VNCH, theo đúng lịch trình của kế hoạch ACTOV (Accelerated Turnover to the Vietnamese)(3).

Tư lệnh Hải quân VNCH Trần Văn Chơn (trái) và Đô đốc Mua-rơ (T. Moore) Tư lệnh các chiến dịch Hải quân Mỹ, thanh tra một đơn vị hải quân Sài Gòn vừa nhận bàn giao tuần tiễu từ một đơn vị Hải quân Mỹ, tháng 9-1969. Lưu trữ quân đội Mỹ

Đó là vì tài sản của họ từng tăng vọt nhờ “Việt Nam hóa”? Các chuyến đi Gu-am, Phi-líp-pin, Ô-ki-na-oa, Hồng Công, ngay cả Oa-sinh-tơn hay Niu Y-oóc để nhận tàu, để huấn luyện trên các tàu chiến hay tại các công xưởng hải quân Mỹ, thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng, có khi nửa năm. Đây là dịp tốt cho các sĩ quan cao cấp đầu cơ ngoại tệ, vàng và bạch phiến. Họ thường trở về trong túi đầy ắp đô-la sau những chuyến đi này. Như Trần Văn Chơn thừa nhận với Vietnam Courrier, những chiến hạm do Mỹ chuyển giao gồm cả những chiếc cũ, cần sửa chữa thường xuyên, những dịp này cũng trở thành “thương vụ” béo bở cho sĩ quan hải quân.

Theo Vietnam Courrier, các vụ buôn lậu bạch phiến qua công cán chính thức của Hải quân VNCH khiến công luận Mỹ xôn xao. Bạch phiến phát xuất từ vùng Tam Giác Vàng (Miến Điện - Thái Lan - Lào) được buôn lậu Thái Lan đưa lên các chiến hạm của hải quân VNCH, hoặc từ Hạ Lào qua các tàu chiến trên sông Cửu Long trong lãnh thổ Cam-pu-chia. Đường dây này do Thiệu và tướng Đặng Văn Quang tổ chức, bảo kê, đem lại lời lãi lớn hơn đường buôn lậu hàng không của Nguyễn Cao Kỳ.

Mỗi Bộ tư lệnh Vùng Hải quân (Coastal Zone), mỗi bến cảng quân sự là một cấm địa dành riêng cho một tướng tá. Viện lẽ "an ninh quốc gia”, hay “bảo mật quân sự” cấm dân chúng bén mảng tới các khu tàu đậu. Trên thực tế, đó là những địa điểm bốc dỡ hàng nhập cảng lậu. Hàng hóa càng thuộc loại quốc cấm, càng đầy rẫy tại những khu vực này.

Năm 1976, tại trại cải tạo dành cho các tướng Sài Gòn, có một nhân vật tròn trĩnh, hồng hào, tuổi trạc 55, trông vẻ trẻ trung. Đó là Trần Văn Chơn, cựu Tư lệnh Hải quân Sài Gòn. Ông ta cố sống tách biệt, ăn uống một mình, làm bộ kiêng khem, “tu tại gia”. Ông ta tự giới thiệu mình rất ham đọc sách Kinh Phật “để tìm thấy niết bàn trong tâm hồn”. Tuy nhiên, những cựu sĩ quan các binh chủng khác của Sài Gòn kháo nhau: “Mẹ kiếp, cả một đời sống trong chùa cũng không tẩy rửa được những hành động xấu xa trong hải quân (Sài Gòn)”, Vietnam Courrier viết tiếp.

Đặng Lê

(1)http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/Units.pdf, tr. 31.

(2)http://en.wikipedia.org/wiki/Republic_of_Vietnam_Navy

(3)http://haisu.tripod.com/toanthe.htm

XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

Pilot Hải Quân VNCH?

Diễn Đàn» Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: tmh - Jul 09, 2009 22:01 Reply Edit Delete Expand Print

Pilot Không quân biệt phái qua hải quân?

Xin NT và các bạn bổ túc thêm. Đa tạ, Tmh

Pilot Hải Quân VNCH?

Diễn Đàn» Hỏi Ðáp

Post Search Feedback

Người Đăng: xavuong12 - Jul 19, 2009 14:24

Reply Edit Delete Expand Print

Giữa năm 1972, quân đội Hoa Kỳ rút quân từ từ, thì hải quân Hoa Kỳ có ý định sẽ huấn luyện một số phi công trực thăng cho Hải quân Việt Nam... nhưng vì thời gian không cho phép hay vì tốn kém quá, nên Hoa Kỳ đã "mượn" phi công trực thăng Không Quân, huấn luyện, thay thế phi công trực thăng Hoa Kỳ (seawolves) chỉ riêng vùng IV mà thôi. Họ (Hải Quân Hoa Kỳ) cũng đồng thời dùng những anh Hạ sĩ quan của hải quân Việt Nam Cộng Hòa cho việc liên lạc vô tuyến giữa quân bạn và trực thăng Hoa Kỳ. Những anh thông dịch viên nầy, cũng mặc đồ bay, cánh bay của hải quân Hoa Kỳ trong khi tháp tùng phi hành đoàn trong những phi vụ yểm trợ cả Hải quân và Bộ binh. Không hiểu anh bạn hải quân trong hình nầy có phải một trong những anh thông dịch viên?

Tôi sẽ viết một bài về hoa tiêu trực thăng Không / Hải quân VNCH để các bạn cùng thưởng thức.

Hình như vị này là Hải Quân tháp tùng trên C-47 của KQVN trong một phi vụ không tuần kiểm sóat tàu bè ...

i.e not 'air' pilot . tmh viết: Pilot Không quân biệt phái qua hải quân? Xin NT và các bạn bổ túc thêm. Đa tạ, Tmh

tmh thân,

Đúng như YC đoán, HQVNCH mặc phi bào, mang đai dù, chụp hình với C47, thì có thể khẳng định là tháp tùng viên của HQ trong mấy phi vụ tuần duyên thường xuyên do PĐ 716 phụ trách. Cái vụ này, hỏi anh hungphan thì sẽ rõ, may ra ảnh còn nhớ vài kỷ niệm vui buồn trong mấy phi vụ này đế kế cho bà con nghe chơi. Với tài viết văn của anh, chắc chắn đọc giả sẽ thích. Anh hungphan đâu rồi, chờ hổm rày mà không thấy anh lên tiếng về tiêu đề này?

Thairific Thairific viết: tmh viết:

Pilot Không quân biệt phái qua hải quân? Xin NT và các bạn bổ túc thêm. Đa tạ, Tmh tmh thân, Đúng như YC đoán, HQVNCH mặc phi bào , mang đai dù, chụp hình với C47, thì có thể khẳng định là tháp tùng viên của HQ trong mấy phi vụ tuần duyên thường xuyên do PĐ 716 phụ trách . Cái vụ này, hỏi anh hungphan thì sẽ rõ, may ra ảnh còn nhớ vài kỷ niệm vui buồn trong mấy phi vụ này đế kế cho bà con nghe chơi . Với tài viết văn của anh, chắc chắn đọc giả sẽ thích . Anh hungphan đâu rồi , chờ hổm rày mà không thấy anh lên tiếng về tiêu đề này ? Thairific Các bạn Thairific, YC, tmh

Từ 1960's cho đến hết 1970 các liaison officer của Hải Quân VN tháp tùng theo các phi vụ thám sát bờ biển của PD 716 đều mặc quân phục... văn phòng, có kepi cẩn thận!, có thể sau này khác đi chăng?

Công nhận ông Naval Aviator này groundshow hết xảy (ngoài súng ống, lại mang thêm cánh bay dzàng?) nhưng sao lại out style vì mắt kiếng "Hột dzịt lộn" này là của thời đầu 1960's.

Tui giữ im lặng tần số là vì vậy đó bạn Thairific ơi, khó đoán quá, hẹn bạn hôm nào sẽ hầu bạn và các bạn trên CT vài chuyện vui khi bay C-47.

HP

Pilot Hải Quân VNCH ? Diễn Đàn » Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: vnswifty - Jul 19, 2009 13:28 Reply Edit Delete Expand Print

Mr. Hung Phan,

Chiến tranh VietNam tùy theo thời gian và vùng hành quân mình phải mặc quân phục cho thích ứng.

Mr. Hung nhin lai coi vị Tư Lệnh Không Quân mang giày coi co' giô'ng các ông Sĩ Quan Không Quân khác khi mặc Đại Lễ không. Chỉ co' ông ta là mang giày TRẮNG, giống như Sĩ Quan Hải Quân.

Cởi mở môt chút đi quí vị. Chúng ta đều là cựu quân nhân QLVNCH.

Chào thân ái,

Pilot Hải Quân VNCH ? Diễn Đàn » Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: bomho - Jul 19, 2009 13:48 Reply Edit Delete Expand Print Người Đăng: xavuong12 - Jul 19, 2009 14:24 Reply Edit Delete Expand Print Giữa năm 1972, quân đội Hoa Kỳ rút quân từ từ, thì hải quân Hoa Kỳ có ý định sẽ huấn luyện một số phi công trực thăng cho Hải quân Việt Nam ...nhưng vì thời gian không cho phép hay tốn kém nên Hoa Kỳ đã "mượn" phi công trực thăng KQ , huấn luyện, thay thế phi công trực thăng Hoa Kỳ (seawolves) chỉ riêng vùng IV mà thôi . Họ (Hải quân HK) cũng đồng thời dùng những anh Hạ sĩ quan của hải quân VN cho việc liên lạc vô tuyến giữa quân bạn và trực thăng HK . Những anh thông dịch viên nầy, cũng mặc đồ bay, cánh bay của hải quân HK trong khi tháp tùng phi hành đoàn trong những phi vụ yểm trợ cả Hải quân và Bộ binh . Không hiểu anh bạn hải quân trong hình nầy có phải một trong những anh thông dịch viên ? Tôi sẽ viết một bài về hoa tiêu trực thăng Không / Hải quân VNCH để các bạn cùng thưởng thức . Pilot Hải Quân VNCH ? Diễn Đàn » Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: xavuong12 - Jul 19, 2009 14:24 Reply Edit Delete Expand Print Giữa năm 1972, quân đội Hoa Kỳ rút quân từ từ, thì hải quân Hoa Kỳ có ý định sẽ huấn luyện một số phi công trực thăng cho Hải quân Việt Nam ...nhưng vì thời gian không cho phép hay tốn kém nên Hoa Kỳ đã "mượn" phi công trực thăng KQ , huấn luyện, thay thế phi công trực thăng Hoa Kỳ (seawolves) chỉ riêng vùng IV mà thôi . Họ (Hải quân HK) cũng đồng thời dùng những anh Hạ sĩ quan của hải quân VN cho việc liên lạc vô tuyến giữa quân bạn và trực thăng HK . Những anh thông dịch viên nầy, cũng mặc đồ bay, cánh bay của hải quân HK trong khi tháp tùng phi hành đoàn trong những phi vụ yểm trợ cả Hải quân và Bộ binh . Không hiểu anh bạn hải quân trong hình nầy có phải một trong những anh thông dịch viên ? Tôi sẽ viết một bài về hoa tiêu trực thăng Không / Hải quân VNCH để các bạn cùng thưởng thức . Hình như vị này là Hải Quân tháp tùng trên C-47 của KQVN trong một phi vụ không tuần kiểm sóat tàu bè ... i.e not 'air' pilot . tmh viết: Pilot Không quân biệt phái qua hải quân? Xin NT và các bạn bổ túc thêm. Đa tạ, Tmh tmh thân, Đúng như YC đoán, HQVNCH mặc phi bào , mang đai dù, chụp hình với C47, thì có thể khẳng định là tháp tùng viên của HQ trong mấy phi vụ tuần duyên thường xuyên do PĐ 716 phụ trách . Cái vụ này, hỏi anh hungphan thì sẽ rõ, may ra ảnh còn nhớ vài kỷ niệm vui buồn trong mấy phi vụ này đế kế cho bà con nghe chơi . Với tài viết văn của anh, chắc chắn đọc giả sẽ thích . Anh hungphan đâu rồi , chờ hổm rày mà không thấy anh lên tiếng về tiêu đề này ? Thairific Thairific viết: tmh viết: Pilot Không quân biệt phái qua hải quân? Xin NT và các bạn bổ túc thêm. Đa tạ, Tmh tmh thân, Đúng như YC đoán, HQVNCH mặc phi bào , mang đai dù, chụp hình với C47, thì có thể khẳng định là tháp tùng viên của HQ trong mấy phi vụ tuần duyên thường xuyên do PĐ 716 phụ trách . Cái vụ này, hỏi anh hungphan thì sẽ rõ, may ra ảnh còn nhớ vài kỷ niệm vui buồn trong mấy phi vụ này đế kế cho bà con nghe chơi . Với tài viết văn của anh, chắc chắn đọc giả sẽ thích . Anh hungphan đâu rồi , chờ hổm rày mà không thấy anh lên tiếng về tiêu đề này ?

Thairific

Các bạn Thairific, YC, tmh

Từ 1960's cho đến hết 1970 các liaison officer của Hải Quân VN tháp tùng theo các phi vụ thám sát bờ biển của PD 716 đều mặc quân phục ...văn phòng, có kepi cẩn thận!, có thể sau này khác đi chăng?

Công nhận ông Naval Aviator này groundshow hết xảy ( ngoài súng ống, lại mang thêm cánh bay dzàng?) nhưng sao lại out style vì mắt kiếng "Hột dzịt lộn" này là của thời đầu 1960's Tui giử im lặng tần số là vì vậy đó bạn Thairific ơi, khó đoán quá, hẹn bạn hôm nào sẽ hầu bạn và các bạn trên CT vài chuyện vui khi bay C-47

HP

Pilot Hải Quân VNCH ? Diễn Đàn » Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: vnswifty - Jul 19, 2009 13:28 Reply Edit Delete Expand Print Mr. Hung Phan, Chiến tranh VietNam tùy theo thời gian và vùng hành quân mình phải mặc quân phục cho thích ứng. Mr. Hung nhin lai coi vị Tư Lệnh Không Quân mang giày coi co' giô'ng các ông Sĩ Quan Không Quân khác khi mặc Đại Lễ không. Chỉ co' ông ta là mang giày TRẮNG, giống như Sĩ Quan Hải Quân. Cởi mỡ môt chút đi quí vị. Chúng ta đều là cưu quân nhân QLVNCH. Chào thân ái, Pilot Hải Quân VNCH ? Diễn Đàn » Hỏi Ðáp Post Search Feedback Người Đăng: bomho - Jul 19, 2009 13:48 Reply Edit Delete Expand Print Người Đăng: xavuong12 - Jul 19, 2009 14:24 Reply Edit Delete Expand Print Giữa năm 1972, quân đội Hoa Kỳ rút quân từ từ, thì hải quân Hoa Kỳ có ý định sẽ huấn luyện một số phi công trực thăng cho Hải quân Việt Nam ...nhưng vì thời gian không cho phép hay tốn kém nên Hoa Kỳ đã "mượn" phi công trực thăng KQ , huấn luyện, thay thế phi công trực thăng Hoa Kỳ (seawolves) chỉ riêng vùng IV mà thôi . Họ (Hải quân HK) cũng đồng thời dùng những anh Hạ sĩ quan của hải quân VN cho việc liên lạc vô tuyến giữa quân bạn và trực thăng HK . Những anh thông dịch viên nầy, cũng mặc đồ bay, cánh bay của hải quân HK trong khi tháp tùng phi hành đoàn trong những phi vụ yểm trợ cả Hải quân và Bộ binh . Không hiểu anh bạn hải quân trong hình nầy có phải một trong những anh thông dịch viên ? Tôi sẽ viết một bài về hoa tiêu trực thăng Không / Hải quân VNCH để các bạn cùng thưởng thức . TAPS Colonel Ho Tan Quyen Vietnamese Navy Commander

CÁI CHẾT CỦA HQ ĐẠI TÁ HỒ TẤN QUYỀN,

Tư Lệnh Hải Quân

TRONG CUỘC BINH BIẾN 1 THÁNG 11 NĂM 1963

ĐÍNH CHÍNH CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ CẨN

về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền trong Hồi Ký ĐẤT NƯỚC TÔI

Trong quyển hồi ký “ĐẤT NƯỚC TÔI” ấn hành năm 2003, tại trang 308 có đoạn nói về vụ sát hại sĩ quan cao cấp Quân Lực VNCH trong ngày đầu của cuộc binh biến 1/11/1963. Khi đề cập đến trường hợp của Cố Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, tôi đã dựa trên một tài liệu tường thuật sai lầm nguyên do và hoàn cảnh dẫn dắt đến cái chết của Cố Đại Tá, tại Thủ Đức. Với thời gian lắng dịu và tài liệu đầy đủ từ rất đông nhân chứng liên hệ đến biến cố kể trên, trường hợp sát hại Cố Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền đã được tường thuật một cách chính xác trong quyển Hải Sử Tuyển Tập được ấn hành năm 2004. Đưọc sự chấp thuận của nhà văn Phan Lạc Tiếp, Trưởng Ban Biên Tập Hải Sử Tuyển Tập, tôi xin trích đăng một đoạn trong Tuyển Tập để cho sự thật được sáng tỏ đồng thời vinh danh lòng dũng cảm của Cố HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền. Với lời chân thành xin lổi gia đình của Cố HQ Đại Tá về một sơ xuất đáng tiếc và thành thật cám ơn nhà văn Phan Lạc Tiếp, tôi xin trích đăng một đoạn trong quyển Hải Sử Tuyển Tập, nguyên văn như sau. (Tác Giả hồi ký “Đất Nước Tôi”, Nguyễn Bá Cẩn, cựu Thủ Tướng Chính Phủ VNCH).

“Vài hàng về HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền.

Đại Tá Quyền gốc người Huế, sinh năm 1927 tại Đà Nẵng, xuất thân Khóa 1 Sĩ Quan Hải Quân (SQHQ) Nha Trang. Khóa này có 6 sĩ quan ngành Chỉ Huy và 3 sĩ quan ngành Cơ Khí. Người đỗ đầu khi ra trường ngành Chỉ Huy là ông Trần Văn Chơn. Người đứng thứ sáu là ông Hồ Tấn Quyền. Như tất cả những người cùng khoá, trước khi theo học Khóa 1 SQHQ Nha Trang, ông Quyền cũng đã theo học ngành Hàng Hải. Tất cả 6 sĩ quan ngành Chỉ Huy khoá này, đều lần lượt thay nhau làm Tư Lệnh Hải Quân từ khi người Pháp trao quyền chỉ huy cho sĩ quan Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 năm 1955, cho đến khi Hạm Đội Việt Nam Cộng Hoà làm lễ hạ kỳ trên Biển Đông, hồi 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975. Ông Quyền là vị Tư Lệnh thứ ba, từ ngày 6 tháng 8 năm 1959, đến ngày 1 tháng 11 năm 1963, là ngày ông bị hạ sát. Đại Tá Lê Quang Mỹ là vị Tư Lệnh đầu tiên. Kế đến là Trung Tá Trần Văn Chơn ở nhiệm kỳ đầu. Trước khi được chỉ định làm Tư Lệnh, ông Quyền làm Tham Mưu Trưởng Hải Quân cho ông Chơn.

Trong chức vụ Tư Lệnh Hải Quân, ông Quyền đã chứng tỏ là người có khả năng và tuyệt đối trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diê.m. Đồng thời ông cũng là người có nhiệt tâm và viễn kiến sắc bén trong việc xây dựng Hải Quân.

Trong lần đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, Đại Tá Quyền là người đã đích thân đem 2 đại đội của Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) vào dinh Độc Lập, hợp sức cùng với lực lượng phòng thủ trong dinh, ngăn chận được phe đảo chánh. Đó là một chiến công rất cụ thể của ông Quyền với Tổng Thống Diê.m. (Hai đại đội trước của tiểu đoàn này đã do Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng dẫn đi theo phe đảo chánh. Vì không đủ xe, nên mới còn 2 đại đội đợi xe ở trại Cửu Long. Lúc ấy Đại Tá Quyền leo qua cầu Avalanche điều động 2 đại đội còn lại này vào dinh chống lại phe đảo chánh).

Và ngày 27 tháng 2 năm 1962, phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dùng máy bay oanh tạc dinh Độc Lập, chính các chiến hạm Hải Quân, do ông Quyền làm Tư Lệnh, đã bắn lên, đạn bay đan kín vùng trời, bảo vệ an toàn dinh Tổng Thống. Một máy bay đã bị Hải Quân bắn hạ.

Trong việc xây dựng Hải Quân, ngay từ ngày cuộc chiến bột phát, năm 1960, Đại Tá Quyền là người đã nhìn thấy sự quan trọng trong việc bảo vệ lãnh hải Việt Nam bằng chính những phương tiện đơn giản của Việt Nam. Ông là người đã có sáng kiến thành lập Lực Lượng Hải Thuyền, dùng những ghe xuồng chúng ta có thể đóng lấy được và tuyển dụng những dân chài địa phương, trà trộn với ngư dân để phát giác và ngăn chận từ trong trứng nước sự xâm nhập ngưới và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển. Các đơn vị Hải Thuyền, sau được biến cải thành các Duyên Đoàn, đã chứng tỏ rất hữu hiệu, tạo được nhiều chiến công trong việc đối đầu với những ghe tàu xâm nhập từ Bắc vào Nam. (Xin xem thêm bài phỏng vấn Đại Tá Nguyễn Văn Thông về Lực Lượng Hải Thuyền).

Cái chết của Đại Tá Quyền.

Năm 1963, Miền Nam mỗi lúc mỗi có những khó khăn. Ngoài thì Cộng sản mở rộng những trận đánh. Người Mỹ vì nhiều lý do không muốn ủng hộ chính quyền của Tổng Thống Diệm nữa. Trong thì có những mâu thuẫn đảng phái, tôn giáo, do đó quân đội cũng có nhiều phân hoá. Tổng Thống Diệm chỉ còn tin tưởng vào một số rất ít đơn vị trung thành với ông, như Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật; Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt; và Hải quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân. Vì thế trước khi khởi sự, cấp chỉ huy đảo chánh phải làm sao hóa giải được những trở ngại nói trên. Để làm việc này trong Hải Quân, cấp chỉ huy đảo chánh, đứng đầu là Trung Tướng Văn Minh, đã “xây dựng” (móc nối) với bốn người là HQ Trung Tá Chung Tấn Cang, Chỉ Huy Trưởng Giang Lực; HQ Thiếu Tá Khương Hữu Bá, Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực; HQ Thiếu Tá Trương Ngọc Lực, Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi; và một sĩ quan gốc Thủy Quân Lục Chiến, Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ Huy Trưởng Đoàn Giang Vận. Riêng về ông Trương Ngọc Lực, xuất thân khóa 2 sĩ quan Nha Trang, với nhiều thời gian hoạt động trong sông và khét tiếng là một tay hiếu sát.

Thi Hành.

Công tác này diễn tiến như sau:

Trước hết là trung hoà các người có thể làm trở ngại việc đảo chánh trong Hải Quân. Do sự chỉ định của cấp chỉ huy đảo chánh, Thiếu Tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang, hai người phải làm sao loại trừ cho được sự hiện diện của Đại Tá Quyền trong vai trò Tư Lệnh Hải Quân, ưu tiên là bắt giử ông Quyền đem nộp cho họ. Ông Giang nhớ lại lời ông Lực nói rằng:

- “Ông Quyền trung thành với ông Diệm lắm, không cách nào thuyết phục ông ta theo phe cách mạng được đâu, mà có khi còn nguy cho tính mạng và đại cuộc. Ông Lực được ông Minh (Dương Văn Minh) cho biết là giữa Tổng Thống Diệm và ông Quyền có một kế hoạch di tản bí mật bằng tàu Hải Quân khi có biến, lánh nạn khi có đảo chánh. Chi tiết thế nào thì không được biết, chỉ nghe ông Lực nói lại mà thôi”.

Để thi hành công tác này, khoảng 10 giờ sáng hôm 1 tháng 11 năm 1963, buổi sáng được nghỉ lễ, ông Quyền đang đánh tennis với ông Thăng (xin xem thêm bài phỏng vấn Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng), thì ông Lực đến năn nỉ ông Quyền rất lâu, mời đi Thủ Đức ăn trưa, lấy cớ hôm ấy là ngày sinh nhật thứ 36 của ông Quyền. Ông Quyền không muốn đi, vì “buổi trưa còn phải lên Bộ Tổng Tham Mưu họp”. Sau ông Lực năn nỉ mãi, ông Quyền về nhà thay quần áo, lái xe citroen đen đi. Ông Quyền cầm tay lái. Ông Lực ngồi ở ghế trên, ông Giang ngồi ghế sau. Khi từ xa lộ Biên Hoà rẽ vào đường đi Thủ Đức, xe nghiêng, ông Lực ngã vào ông Quyền, cũng là lúc ông Lực rút dao găm ra đâm ông Quyền. Ông Quyền nhanh tay đỡ và dằng được dao găm, đâm vào tay ông Lực. Máu bắn tung toé. Hai người vật nhau, xe ủi xuống lề đường. Trong phút nguy nan đó, ông Giang ngồi ở ghế sau chồm lên dí súng vào vai phải ông Quyền, nổ súng, “đâu một hai phát gì đó”. Ông Quyền buông lơi con dao dính đầy máu xuống trước mặt, gục ngã trên bánh lái. Sự việc xảy ra trong chớp mắt, tự nhiên như một phản xạ, không suy nghĩ, ông Giang đứng bất động, kinh hoàng. Vừa lúc ấy, một chiếc xe dân sự do tài xế của ông Lực chạy sau, trờ tới. Ông Lực và anh tài xế bê xác ông Quyền bỏ vào thùng xe dân sự này. Cả ba lên xe này chạy về Sài Gòn.”

Chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân.

Ông Lực và ông Giang cấp tốc trở lại Sài Gòn, thay quần áo tác chiến Hải Quân, có mặt tại ngã ba Bạch Đằng-Nguyễn Huệ, lúc 1 giờ trưa, để đón 2 đại đội khoá sinh từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung lên, do Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu đích thân trao la.i. Đúng như dự trù, ông Lực và ông Giang hướng dẫn đoàn xe chở 2 đại đội này chạy ào vào chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Quân nhân Hải Quân thấy sĩ quan Hải Quân hướng dẫn đoàn xe, nên không chống cự, vì thế việc chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân không gặp trở ngại nào. Trong khi ông Giang phân chia lính bộ binh tước khí giới và canh gác Bộ Tư Lệnh, thì ông Lực chạy thẳng lên Văn Phòng Tư Lệnh Hải Quân, nói với Trung Tá Đặng Cao Thăng, Tham Mưu Trưởng Hải Quân, rằng:

“Cách Mạng đem quân tới chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân”.

Theo sự nhớ lại của ông Thăng, thì:

“ Tôi thấy ông Lực mặt mày xanh ngắt, tay bị băng, thì tôi biết là có chuyện chẳng lành cho Đại Tá Quyền rồi. Ông Lực lùa tôi và các sĩ quan tham mưu vào văn phòng Đại Tá Quyền. Khi đó có 2 máy bay của Không Quân bay rất thấp quanh Bộ Tư Lệnh Hải Quân, có lẽ để uy hiếp Hải Quân. Các chiến hạm liền nổ súng dày đặc bầu trời. Đặc biệt chiến hạm HQ 06 đậu tại cầu A, vị trí 1, do Đại Úy Đỗ Kiểm làm Hạm Trưởng, bắn lên rất dữ dội. Ông Lực yêu cầu tôi ra cột cờ trước Bộ Tư Lệnh ra lệnh cho các chiến hạm ngưng bắn. Người trực tiếp áp tải tôi ra sân cờ là Trung Úy Thái Quang Chức.” (Ông Chức là em Trung Tướng Thái Quang Hoàng, một sĩ quan thuộc đơn vị của ông Giang).

Trước đó, theo kế hoạch đã định, Trung Tá Cang ra lệnh cho một số chiến đĩnh của Giang Đoàn 24 Xung Phong ỉm quân ở bên kia cầu Sài Gòn. Vì nếu ở bên này cầu, quá 1 giờ trưa nước lớn, tàu không chui qua gầm cầu được. Đúng giờ ấn định, 1 giờ 30, Trung Tá Cang đem đoàn chiến đĩnh sang chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn, người Việt lai Miên làm Thuyền Trưởng, ông Cang đứng trên chiếc Monitor này, cặp vào cầu tàu Tư Lệnh. Ông Cang lên Văn phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân. Nhớ lại biến cố này, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang cười và nói rằng:

- “May mà tôi đã đến kịp, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra cho Hải Quân.”

Trật tự tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân được vãn hồi. Hôm sau, 2 tháng 11 năm 1963, ông Cang được thăng Đại Tá, ông Lực thăng Trung Tá và ông Nguyễn Kim Hương Giang thăng Thiếu Tá.

Vào khoảng 1 giờ 15 chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi biến cố đảo chánh đã xảy ra rồi, ông Thăng nhớ laị, nói rằng:

- “Tổng Thống Diệm có gọi tôi, hết sức bình tĩnh, ông hỏi Hải Quân ra sao, anh Quyền đâu. Ông chỉ thị cho tôi phải đẩy quân của ông Lực ra. Lúc đó Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã bị tước khí giới rồi, tôi không làm nổi”.

Nhìn lại biến cố này, ông Thăng có nhận xét rằng:

- “Tôi thấy vụ giết ông Quyền có thể có dự mưu, vì tại sao phải mời ông Quyền lên Thủ Đức, và công việc này lại giao cho một sĩ quan nổi tiếng hiếu sát trong Hải Quân. Vả chăng ông Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và em ông, Thiếu Tá Triệu bị bắt và bị bắn chết trong Bộ Tổng Tham Mưu. Chắc họ cũng dành cho ông Quyền cùng một số phận. Ông Giang, theo tôi, chỉ là người phụ thuộc, không có mưu đồ nào. Ông bắn ông Quyền chỉ vì trong hốt hoảng, quá sợ hãi.”

Sau đó, theo lời kể lại của anh Trần Văn Hoa Em, khi ấy còn là Thiếu Úy, thì:

- “Sau ngày đảo chánh, ông Lực có lúc xuống nấn ná ở tàu tôi (HQ 501) đậu ở cầu C, do Đại Úy Bùi Cửu Viên làm Hạm Trưởng. Ông Lực tỏ ra dè dặt và sợ hãi, rồi lặng lẽ đi đâu không biết”.

Còn ông Giang thì cho hay:

- “Trung Tá Lâm Ngươn Tánh, lúc ấy là Tham Mưu Trưởng, một hôm kéo tôi ra kè xi măng ở bờ sông trước cầu C, nói với tôi rằng, ‘tụi bây liệu đường đi đâu thì đi xa đi. Tụi nó dự trù giết mày và thằng Lực đó’. Nên không bao lâu Trung Tá Lực được đổi đi làm Tùy Viên Quân Lực tại Hán Thành. Còn tôi (Giang) được đổi ra Phú Quốc, làm cố vấn cho vị chỉ huy Hải Quân tại đâỵ”

Nhìn xa hơn chút nữa, trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã kể lại nhiều chi tiết cho thấy rằng người Mỹ đã chủ động, theo dỏi ráát sát biến cố ngày 1 tháng 11 năm 1963. Trong trang 227 và 228 sách đã dẫn, ông Đôn đã đưa ra những chi tiết về việc ngườì Mỹ muốn bắt và giết cho được Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Khi đón tiếp các vị tướng lãnh của nhóm đảo chánh tới thăm Toà Đại Sứ Mỹ, hồi 4 giờ chiều ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi anh em Tổng Thống Diệm đã bị giết rồi, ông Cabot Lodge, Đại Sứ Hoa Kỳ ra tận lề đường đón các vị tướng đại diện phe đảo chánh, ông Lodge đã vui vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp:”C’est formidable! C’est formidable!” (Thật là tuyệt diệu. Tuyệt diệu).

Thái độ ấy, lời nói ấy tưởng đã quá đủ để thấy thân phận của những ai mà người Mỹ muốn loại trừ trong biến cố 1 tháng 11 năm 1963.”





No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...