Wednesday, April 3, 2019

Người Lính Không Số Quân - NDTựVệ

 

Người Lính Không Số Quân

 

Người Lính Không Số Quân

 photo My tho 1968 - 3 cowboy Vietnam_zpsccxdqhmt.jpg
Nhân Dân Tự Vệ tại Mỹ Tho năm 1968


 





||| Người Lính Không Số Quân




Tiếng điện thoại reo lúc 10 giờ tối. Tôi đang lim dim, chợt bừng tỉnh ngồi dậy bắt điện thoại:

— A-lô, xin lỗi ai đầu dây?

Tiếng người bên kia đầu dây:

— Dạ, em đây! Anh còn nhớ em không?

Tôi ngập ngừng vì chưa nhận ra người gọi:

— Em là ai mà gọi anh giờ này?

Tiếng cười lanh lãnh bên kia đầu dây:

— Dạ, em là Bình đây, Bình “Nhân Dân Tự Vệ” ở ấp Phú Cường đó. Anh nhớ chưa?

Tôi ồ lên một tiếng vì hình ảnh cậu “Nhân Dân Tự Vệ” tên Bình ngày xưa hiện rõ mồn một trước mặt. Không giấu vẻ ngạc nhiên, tôi hỏi:

— Ủa Bình! Em đang ở đâu mà sao biết số điện thoại anh?

Trong câu chuyện trao đổi với Bình, cậu NDTV gợi lại trong tôi bao kỷ niệm u hoài ray rứt mà cho đến bây giờ, sau bao thăng trầm vẫn còn dằn vặt.

Lúc ấy, cậu bé Bình mới độ tuổi 15 nhưng có vóc dáng to cao như một chàng thanh niên cường tráng. Tình hình chiến sự leo thang, cấp độ phòng thủ an ninh xã ấp rất là nghiêm ngặt. Bọn du kích Việt cộng đột nhập về thôn xóm thường xuyên. Cậu bé Bình đã thân lên tận Quận xin được vào gặp tôi. Lý do là cậu ta xin tình nguyện nhận khẩu Trung Liên BAR, vũ khí liên thanh cả trung Đội NDTV chỉ có một khẩu. Tôi ngập ngừng suy nghĩ vì Bình chưa đủ tuổi để được cấp phát loại vũ khí này. Với vai trò Chỉ Huy Trưởng NDTV, tôi giải thích với Bình loại vũ khí này có tầm sát hại nhanh, tôi ngại là em xử dụng không cẩn trọng có thể đưa đến cái chết cho rất nhiều dân thường.

Đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt

Bình vừa khóc vừa kể lể về cái chết bi thương của cha cậu là một Xã Trưởng bị Việt cộng sát hại. Tiếng khóc của Bình khiến tôi não lòng xao xuyến, bồi hồi nhớ lại một kỷ niệm đau lòng mà trong đó tôi là người có dự phần trách nhiệm.

Ông Xã Trưởng Hòa cha của Bình là một cán bộ xã ấp ưu tú, có thành tích xuất sắc ngăn chận du kích Việt đột nhập vào đốt phá sập trụ sở xã ấp. Tình hình an ninh ở xã của ông đặt trong tình trạng báo động đỏ. Trước ông, đã có hai ông xã trưởng và một ấp trưởng bị Việt cộng sát hại thế nên ngoài ông ra không có cán bộ nào dám nhận lãnh vai trò xã trưởng. Là một xã trưởng có tinh thần chống Cộng cao độ, ông Hòa có sáng kiến “Dĩ độc trị độc”. Cứ đêm đến, ông cho tập trung những thân nhân của bọn Việt cộng thoát ly vào ngủ trong trụ sở xã ấp rồi rào lại bên ngoài. Kể từ đó, bọn du kích Việt cộng không dám mò về đặt chất nổ giựt sập trụ sở xã ấp nữa. Những lần “mũi công tác Việt cộng cơ sở” mò về xóm đều bị toán NDTV do ông chỉ huy chặn đánh phải rút lui bỏ lại vài ba xác chết. Chịu nhiều thiệt hại và không hoạt động được, Việt cộng đã rãi truyền đơn lên “Án Tử Hình” ông xã trưởng Hòa.


Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Trước đe dọa cho an nguy bản thân, ông Xã Hòa đã lên Quận gặp tôi xin phép được cho nghĩ việc. Là một cấp chỉ huy, tôi bị đặt trong tình thế khó xử. Làm thế nào có thể lấy một quyết định đúng giữa một bên là trách nhiệm giữ gìn an ninh xã ấp một bên là sự an nguy của một cấp thừa hành mà tôi rất trân trọng kính mến? Tôi phân vân không biết lấy quyết định nào. kiểm điểm lại những năm tháng học ở nhà trường, không có môn học nào dạy tôi phải lấy một quyết định khó khăn đến thế. Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Thấy tôi suy tư do dự, ông Xã Trưởng Hòa tiếp một đòn tâm lý:

— “Ông P. thương giùm hoàn cảnh của tôi với chín đứa con nhỏ. Nhỡ tôi có bề gì thì tội nghiệp cho bầy con nhỏ dại...”

Vốn là người giàu tình cảm dễ cảm xúc, tôi lại càng nao núng. Cuối cùng tôi cho kỳ hẹn với ông ta là trong vòng ba ngày, tôi sẽ cho ông biết quyết định sau khi tôi tham khảo với ông Trung Tá Quận Trưởng. Hiện thời tôi yêu cầu ông ráng nhận trách nhiệm thêm ba ngày nữa.

Ông Xã Hòa bắt tay tôi cám ơn và quay lưng bước ra khỏi văn phòng Quận. Nhìn từ phía sau lưng, dáng đi của Ông Xã Hòa, tôi chợt bị ám ảnh của khoa Tướng Mệnh Học mà từ nhỏ đã được đọc trong tủ sách của ông chú. Ông Xã Hòa vóc người mập mạp chắc nịch rắn rỏi nhưng nếu nhìn từ phía sau lưng ta có cảm tưởng cái đầu ông gắn lên giữa đôi vai mà không có cổ. Đây là điểm kỵ khắc tướng trong Khoa Tướng Mệnh có thể đưa đến cái chết bất đắc kỳ tử. Ý nghĩ này khiến tôi đâm ra lo ngại cho sự an nguy của ông ta.

Hai ngày sau, tin ông Xã Hòa tử nạn trong đêm Việt cộng tấn công vào xã sau khi đã dũng cảm chỉ huy anh em NDTV chống cự. Ông đã bị một quả mìn Claymore Việt cộng gài nổ ngay cổng trụ sở với cái chết không toàn thây. Tôi và ông Quận Trưởng hôm sau đến tận nhà đang khâm liệm viếng tang. Vừa bước vào với một nhà khăn tang trắng, tiếng khóc của vợ con ông Xã Hòa não nề, lòng tôi như chết lặng. Tay run run đặt lên quyển Thánh Kinh trước quan tài người quá cố, nước mắt tôi tuôn rơi không thể nói được một lời nào phân ưu với gia đình. Oan nghiệt thay! Quyết định của tôi đã đưa tới cái chết đau thương không những của một chiến hữu đáng kính mà còn gây đau khổ cho cả một gia đình với bầy con chín đứa nheo nhóc! Tôi tự trách mình đã làm một quyết định sai lầm đưa đến cái chết oan nghiệt của một người cộng sự mà tôi mến thương nhất. Nỗi niềm ân hận này cứ dày vò dằn vặt đeo đuổi theo tôi cho mãi cho tới tận bây giờ...

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao? Tôi lại phải chọn một quyết định khó khăn nữa trong vai trò chỉ huy và không biết chắc rằng quyết định lần này đúng hay sai. Với khẩu trung liên BAR trong tay, đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt, xông xáo bắn rát khiến bọn chúng phải rút lui để lại một hai xác chết. Với thành tích của Bình, tôi và ông Quận xuống tận nơi gắn huy chương cho cậu NDTV dũng cảm gan dạ.

Với thành tích “diệt Cộng” vang dội, cậu NDTV 15 tuổi phải gánh những năm tháng lao tù cải tạo, chịu đựng những gian khổ đời tù kéo dài nhiều năm cũng như các sĩ quan chỉ huy chúng tôi. Dù được phân phối ở khác đội trong nhà tù nhưng Bình luôn tìm dịp ghé qua chào tôi. Có lúc tôi bị cơn sốt rét hoành hành, trông tiều tụy xanh xao, Bình đã đến ôm tôi vỗ nhẹ vai, ghé tai nói nhỏ khích lệ:

— “Ông P. ráng cố gắng lên... mình không sao đâu.”

Bị giam giữ trên vùng mật khu âm u chướng khí, hằng ngày phải chứng kiến rất nhiều anh em bạn tù lần lượt ngã gục vì sốt rét cấp tính. Tôi bệnh ngất ngư chỉ nằm thoi thóp vì không thuốc men chữa trị. Lúc bấy giờ, Việt cộng đã tiến chiếm thủ đô Sài Gòn nên chúng tôi được lệnh di chuyển xuống đồng bằng. Chúng ra lệnh cho nhiều anh em bệnh nhân đang nằm la liệt là tất cả mọi người phải tự đứng lên dời trại, không đi nỗi cũng phải ráng đi. Ai không đi được sẽ bị bỏ lại nơi rừng thẳm làm mồi cho thú dữ.

Trong lúc mọi người sửa soạn hành trang khăn gói lên đường, cậu NDTV Bình lại đến ghé tai tôi nói nhỏ:

— Ông P. ráng đứng lên cố gắng đi, em sẽ dìu ông xuống núi.

Tôi thều thào nói với Bình:

— Anh chắc không đi nỗi đâu em. Thôi, em cứ đi theo mọi người đi, đừng bận tâm đến anh.

— "Không không", Bình nói, "Dù thế nào em cũng phải dìu ông đi."

Thế là Bình xốc tôi đứng dậy, một vai mang ba lô một tay choàng qua vai dìu tôi từng bước. Đường núi đá gập ghềnh gai nhọn, hai chúng tôi không theo kịp đoàn người phía trước, có lúc tưởng như lạc giữa rừng già. Trời nắng chát, áo Bình ướt đẫm mồ hôi nhưng tội nghiệp Bình mệt thở dốc mà vẫn cố dìu tôi khập khễnh nặng nhọc xuống núi, miệng khuyến khích:

— “Ông P. ráng lên!”

Cuối cùng hai chúng tôi ra khỏi đường núi xuống đồng bằng mới biết là đoàn người đã đến hạ trại từ lâu. Lần này, nhờ có Bình mà tôi thoát chết không bị bỏ lại giữa rừng già...

Cú điện thoại đột ngột của Bình đưa tôi về quá khứ cách đây gần bốn mươi năm. Tôi nhớ lại như in khuôn mặt của cha con ông Xã Trưởng Hòa đã để lại trong tôi dấu ấn không quên. Tôi đã mang món nợ xương máu với gia đình, vợ con ông Xã Trưởng vì quyết định của mình. Đúng hay sai tôi chưa biết nhưng dù sao tôi đã có can dự vào cái chết thê thảm của “một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia”. Nỗi ám ảnh về cái chết của ông luôn trở về dằn vặt đeo đuổi theo tôi bao năm tháng khó quên!

Riêng với Bình, người em NDTV. Tôi đã nợ em nhiều lắm. Lực lượng NDTV không được hưởng bỗng lộc gì của chính thể Cộng Hòa, không số quân, không cấp số. Chỉ với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, em và lực lượng NDTV đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm. Phải gọi lực lượng NDTV như em là “người chiến sĩ không có số quân.”

Một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia

Để rửa mối thù Việt cộng giết cha mà em đã dũng cảm chiến đấu, nơi nào có tiếng súng nổ là em ôm súng Trung Liên BAR lao vào trận chiến. Em đã lập được chiến công. Em không được sự tưởng thưởng nào của chính phủ Cộng Hòa ngoài tấm huy chương và 5,000 đồng bạc mà tôi và ông Quận Trưởng đã móc tiền túi tưởng thưởng cho em.

Lúc tàn cuộc chiến, em lại gánh món “NỢ TÙ” thời hạn ngang với hàng sĩ quan cấp Đại Úy. Lúc vinh thì em không được hưởng cấp bực bỗng lộc gì của chính quyền nhưng khi hoạn nạn sa cơ thì em lại trải qua những đày đọa trả thù đắng cay của kiếp tù như bao chiến sĩ khác. Em đã tận lòng trung dũng với nước non và là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất.

 photo Nhacircn Dacircn T V H Nai Long Khaacutenh_zpsehjkcjnt.jpg

Cuối cùng rồi trời không phụ người. Theo lời em kể lại, em được ra khỏi tù sau sáu năm bị trù dập trong trại cải tạo. Thời hạn sáu năm tù của em là cấp bậc để em được đi theo diện H.O. và đã định cư ở một tiểu bang miền Nam. Em đã có vợ và hai con đều đang học trung học. Bình và vợ đều có công ăn việc làm ổn định.

Tôi rất mừng khi được biết em đã thoát khỏi sự trả thù và tìm được cuộc sống bình yên ở xứ người.

Bình em, người chiến sĩ Nhân Dân Tự Vệ!
Anh không thể nào trả được "món nợ ân tình" của em và "món nợ xương máu" đối với gia đình em. Nhưng anh luôn ghi khắc tấm lòng thủy chung với đất nước mà ba em và em đã đóng góp và đã chịu hy sinh. Anh cầu chúc cho Bình—người chiến sĩ NDTV không số quân--và gia đình em luôn được cuộc sống an lành./.


Ngư Sĩ

http://www.vnch.ca/nguoilinhkhongsoquan.htm

Tháng 4/ 2016



 

 photo My tho 1968 - 3 cowboy Vietnam_zpsccxdqhmt.jpg
Nhân Dân Tự Vệ tại Mỹ Tho năm 1968

 





||| Người Lính Không Số Quân




Tiếng điện thoại reo lúc 10 giờ tối. Tôi đang lim dim, chợt bừng tỉnh ngồi dậy bắt điện thoại:

— A-lô, xin lỗi ai đầu dây?

Tiếng người bên kia đầu dây:

— Dạ, em đây! Anh còn nhớ em không?

Tôi ngập ngừng vì chưa nhận ra người gọi:

— Em là ai mà gọi anh giờ này?

Tiếng cười lanh lãnh bên kia đầu dây:

— Dạ, em là Bình đây, Bình “Nhân Dân Tự Vệ” ở ấp Phú Cường đó. Anh nhớ chưa?

Tôi ồ lên một tiếng vì hình ảnh cậu “Nhân Dân Tự Vệ” tên Bình ngày xưa hiện rõ mồn một trước mặt. Không giấu vẻ ngạc nhiên, tôi hỏi:

— Ủa Bình! Em đang ở đâu mà sao biết số điện thoại anh?

Trong câu chuyện trao đổi với Bình, cậu NDTV gợi lại trong tôi bao kỷ niệm u hoài ray rức mà cho đến bây giờ, sau bao thăng trầm vẫn còn dằn vặt.

Lúc ấy, cậu bé Bình mới độ tuổi 15 nhưng có vóc dáng to cao như một chàng thanh niên cường tráng. Tình hình chiến sự leo thang, cấp độ phòng thủ an ninh xã ấp rất là nghiêm ngặt. Bọn du kích Việt cộng đột nhập về thôn xóm thường xuyên. Cậu bé Bình đã thân lên tận Quận xin được vào gặp tôi. Lý do là cậu ta xin tình nguyện nhận khẩu Trung Liên BAR, vũ khí liên thanh cả trung Đội NDTV chỉ có một khẩu. Tôi ngập ngừng suy nghĩ vì Bình chưa đủ tuổi để được cấp phát loại vũ khí này. Với vai trò Chỉ Huy Trưởng NDTV, tôi giải thích với Bình loại vũ khí này có tầm sát hại nhanh, tôi ngại là em xử dụng không cẩn trọng có thể đưa đến cái chết cho rất nhiều dân thường.

Bình vừa khóc vừa kể lể về cai chết bi thương của cha cậu là một Xã Trưởng bị Việt cộng sát hại. Tiếng khóc của Bình khiến tôi não lòng xao xuyến, bồi hồi nhớ lại một kỷ niệm đau lòng mà trong đó tôi là người có dự phần trách nhiệm.

Đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt

Ông Xã Trưởng Hòa cha của Bình là một cán bộ xã ấp ưu tú, có thành tích xuất sắc ngăn chận du kích Việt đột nhập vào đốt phá sập trụ sở xã ấp. Tình hình an ninh ở xã của ông đặt trong tình trạng báo động đỏ. Trước ông, đã có hai ông xã trưởng và một ấp trưởng bị Việt cộng sát hại thế nên ngoài ông ra không có cán bộ nào dám nhận lãnh vai trò xã trưởng. Là một xã trưởng có tinh thần chống Cộng cao độ, ông Hòa có sáng kiến “Dĩ độc trị độc”. Cứ đêm đến, ông cho tập trung những thân nhân của bọn Việt cộng thoát ly vào ngủ trong trụ sở xã ấp rồi rào lại bên ngoài. Kể từ đó, bọn du kích Việt cộng không dám mò về đặt chất nổ giựt sập trụ sở xã ấp nữa. Những lần “mũi công tác Việt cộng cơ sở” mò về xóm đều bị toán NDTV do ông chỉ huy chặn đánh phải rút lui bỏ lại vài ba xác chết. Chịu nhiều thiệt hại và không hoạt động được, Việt cộng đã rãi truyền đơn lên “Án Tử Hình” ông xã trưởng Hòa.

Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Trước đe dọa cho an nguy bản thân, ông Xã Hòa đã lên Quận gặp tôi xin phép được cho nghĩ việc. Là một cấp chỉ huy, tôi bị đặt trong tình thế khó xử. Làm thế nào có thể lấy một quyết định đúng giữa một bên là trách nhiệm giữ gìn an ninh xã ấp một bên là sự an nguy của một cấp thừa hành mà tôi rất trân trọng kính mến? Tôi phân vân không biết lấy quyết định nào. kiểm điểm lại những năm tháng học ở nhà trường, không có môn học nào dạy tôi phải lấy một quyết định khó khăn đến thế. Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Thấy tôi suy tư do dự, ông Xã Trưởng Hòa tiếp một đòn tâm lý “Ông P. thương giùm hoàn cảnh của tôi với chín đứa con nhỏ. Nhỡ tôi có bề gì thì tội nghiệp cho bầy con nhỏ dại...” Vốn là người giàu tình cảm dễ cảm xúc, tôi lại càng nao núng. Cuối cùng tôi kỳ hẹn với ông ta là trong vòng ba ngày, tôi sẽ cho ông biết quyết định sau khi tôi tham khảo với ông Trung Tá Quận Trưởng. Hiện thời tôi yêu cầu ông ráng nhận trách nhiệm thêm ba ngày nữa.

Ông Xã Hòa bắt tay tôi cám ơn và quay lưng bước ra khỏi văn phòng Quận. Nhìn từ phía sau lưng, dáng đi của Ông Xã Hòa, tôi chợt bị ám ảnh của khoa Tướng mệnh Học mà từ nhỏ đã được đọc trong tủ sách của ông chú. Ông Xã Hòa vóc người mập mạp chắc nịch rắn rõi nhưng nếu nhìn từ phía sau lưng ta có cảm tưởng cái đầu ông gắn lên giữa đôi vai mà không có cổ. Đây là điểm kỵ khắc tướng trong Khoa Tướng Mệnh có thể đưa đến cái chết bất đắc kỳ tử. Ý nghĩ này khiến tôi đâm ra lo ngại cho sự an nguy của ông ta.

Hai ngày sau, tin ông Xã Hòa tử nạn trong đêm Việt cộng tấn công vào xã sau khi đã dũng cảm chỉ huy anh em NDTV chống cự. Ông đã bị một quả mìn Claymore Việt cộng gài nổ ngay cổng trụ sở với cái chết không toàn thây. Tôi và ông Quận Trưởng hôm sau đến tận nhà đang khâm liệm viếng tang. Vừa bước vào với một nhà khăn tang trắng, tiếng khóc của vợ con ông Xã Hòa não nề, lòng tôi như chết lặng. Tay run run đặt lên quyển Thánh Kinh trước quan tài người quá cố, nước mắt tôi tuôn rơi không thể nói được một lời nào phân ưu với gia đình. Oan nghiệt thay! Quyết định của tôi đã đưa tới cái chết đau thương không những của một chiến hữu đáng kính mà còn gây đau khổ cho cả một gia đình với bầy con chín đứa nheo nhóc! Tôi tự trách mình đã làm một quyết định sai lầm đưa đến cái chết oan nghiệt của một người cộng sư mà tôi mến thương nhất. Nỗi niềm ân hận này cứ dày vò dằn vặt đeo đuổi theo tôi cho mãi cho tới tận bây giờ...

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao? Tôi lại phải chọn một quyết định khó khăn nữa trong vai trò chỉ huy và không biết chắc rằng quyết định lần này đúng hay sai. Với khẩu trung liên BAR trong tay, đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt, xông xáo bắn rát khiến bọn chúng phải rút lui để lại một hai xác chết. Với thành tích của Bình, tôi và ông Quận xuống tận nơi gắn huy chương cho cậu NDTV dũng cảm gan dạ.

Với thành tích “diệt Cộng” vang dội, cậu NDTV 15 tuổi phải gánh những năm tháng lao tù cải tạo, chịu đựng những gian khổ đời tù kéo dài nhiều năm cũng như các sĩ quan chỉ huy chúng tôi. Dù được phân phối ở khác đội trong nhà tù nhưng Bình luôn tìm dịp ghé qua chào tôi. Có lúc tôi bị cơn sốt rét hoành hành, trông tiều tụy xanh xao, Bình đã đến ôm tôi vỗ nhẹ vai, ghé tai nói nhỏ khích lệ:

— “Ông P. ráng cố gắng lên... mình không sao đâu.”

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Bị giam giữ trên vùng mật khu âm u, hằng ngày phải chứng kiến rất nhiều anh em bạn tù lần lượt ngã gục vì sốt rét cấp tính. Tôi bệnh ngất ngư chỉ nằm thoi thóp vì không thuốc men chữa trị. Lúc bấy giờ, Việt cộng đã tiến chiếm thủ đô Sài Gòn nên chúng tôi được lệnh di chuyển xuống đồng bằng. Chúng ra lệnh cho nhiều anh em bệnh nhân đang nằm la liệt là tất cả mọi người phải tự đứng lên dời trại, không đi nỗi cũng phải ráng đi. Ai không đi được sẽ bị bỏ lại nơi rừng thẳm làm mồi cho thú dữ.

Trong lúc mọi người sửa soạn hành trang khăn gói lên đường, cậu NDTV Bình lại đến ghé tai tôi nói nhỏ:

— Ông P. ráng đứng lên cố gắng đi, em sẽ dìu ông xuống núi.

Tôi thều thào nói với Bình:

— Anh chắc không đi nỗi đâu em. Thôi, em cứ đi theo mọi người đi, đừng bận tâm đến anh.

— "Không không", Bình nói, "Dù thế nào em cũng phải dìu ông đi."

Thế là Bình xốc tôi đứng dậy, một vai mang ba lô một tay choàng qua vai dìu tôi từng bước. Đường núi đá gập ghềnh gai nhọn, hai chúng tôi không theo kịp đoàn người phía trước, có lúc tưởng như lạc giữa rừng già. Trời nắng chát, áo Bình ướt đẫm mồ hôi nhưng tội nghiệp Bình mệt thở dốc mà vẫn cố dìu tôi khập khễnh nặng nhọc xuống núi, miệng khuyến khích:

— “Ông P. ráng lên!”

Cuối cùng hai chúng tôi ra khỏi đường núi xuống đồng bằng mới biết là đoàn người đã đến hạ trại từ lâu. Lần này, nhờ có Bình mà tôi thoát chết không bị bỏ lại giữa rừng già...

Một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia


Cú điện thoại đột ngột của Bình đưa tôi về quá khứ cách đây gần bốn mươi năm. Tôi nhớ lại như in khuôn mặt của cha con ông Xã Trưởng Hòa đã để lại trong tôi dấu ấn không quên. Tôi đã mang món nợ xương máu với gia đình, vợ con ông Xã Trưởng vì quyết định của mình. Đúng hay sai tôi chưa biết nhưng dù sao tôi đã có can dự vào cái chết thê thảm của “một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia”. Nỗi ám ảnh về cái chết của ông luôn trở về dằn vặt đeo đuổi theo tôi bao năm tháng khó quên!

Riêng với Bình, người em NDTV. Tôi đã nợ em nhiều lắm. Lực lượng NDTV không được hưởng bỗng lộc gì của chính thể Cộng Hòa, không số quân, không cấp số. Chỉ với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, em và lực lượng NDTV đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm. Phải gọi lực lượng NDTV như em là “người chiến sĩ không có số quân.”

Để rửa mối thù Việt cộng giết cha mà em đã dũng cảm chiến đấu, nơi nào có tiếng súng nổ là em ôm súng Trung Liên BAR lao vào trận chiến. Em đã lập được chiến công. Em không được sự tưởng thưởng nào của chính phủ Cộng Hòa ngoài tấm huy chương và 5,000 đồng bạc mà tôi và ông Quận Trưởng đã móc tiền túi tưởng thưởng cho em.

Lúc tàn cuộc chiến, em lại gánh món “NỢ TÙ” thời hạn ngang với hàng sĩ quan cấp Đại Úy. Lúc vinh thì em không được hưởng cấp bực bỗng lộc gì của chính quyền nhưng khi hoạn nạn sa cơ thì em lại trải qua những đày đọa trả thù đắng cay của kiếp tù như bao chiến sĩ khác. Em đã tận lòng trung dũng với nước non và là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất.

 photo Nhacircn Dacircn T V H Nai Long Khaacutenh_zpsehjkcjnt.jpg

Cuối cùng rồi trời không phụ người. Theo lời em kể lại, em được ra khỏi tù sau sáu năm bị trù dập trong trại cải tạo. Thời hạn sáu năm tù của em là cấp bậc để em được đi theo diện H.O. và đã định cư ở một tiểu bang miền Nam. Em đã có vợ và hai con đều đang học trung học. Bình và vợ đều có công ăn việc làm ổn định.

Tôi rất mừng khi được biết em đã thoát khỏi sự trả thù và tìm được cuộc sống bình yên ở xứ người.

Bình em, người chiến sĩ NDTV!
Anh không thể nào trả được "món nợ ân tình" của em và "món nợ xương máu" đối với gia đình em. Nhưng anh luôn ghi khắc tấm lòng thủy chung với đất nước mà ba em và em đã đóng góp và đã chịu hy sinh. Anh cầu chúc cho Bình—người chiến sĩ NDTV không số quân--và gia đình em luôn được cuộc sống an lành./.


Ngư Sĩ

http://www.vnch.ca/nguoilinhkhongsoquan.htmTháng 4/ 2016



 

 

 

 





No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...