Biệt Đoàn
Huy hiệu Thần Phong |
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQ QLVNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider.
<>
|
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQ QLVNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider
|
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
################################################
Hệ thống nhà tù cải tạo của Việt cộng có tới ba lớp canh gác: trong phạm vi bán kính từ 5 đến 10 cây số.
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
http://acdieu.com/Stuff/Nhac/Tron_canh_cua_ngoai_chan_may/TCCNCM-NBT-8Ha%20doc-01.MP3
|
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những Chiến Đấu Cơ cánh quạt A1-Skyraider, do những hoa tiêu Khu Trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc Việt Nam oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là bộ đội cộng sản bắc Việt & Việt cộng khủng bố và phá hoại miền Nam Việt Nam.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Hệ thống nhà tù của Việt cộng có tới ba lớp canh gác: trong phạm vi bán kính từ 5 đến 10 cây số.
1- Lớp đầu tiên là đám cai tù trực tiếp trong trại có súng ống đầy đủ, khi tù nhân thoát được lớp đó, thì chỉ mới đi xa khỏi trại chừng 500 mét, lúc đó có thêm một lớp nữa là...
2- Lực lượng an ninh của cầm quyền địa phương. Nếu "khôn ngoan" do biết ngụy trang, biết luồn lách và am hiểu địa lý vùng, thì tù nhân chỉ mới chạy khỏi chừng 2- 3 cây số, và khi đó lệnh báo động đã được ban ra.
3- Vòng ngoài cùng là những trinh sát, cảm tình viên, họ được hóa trang thành các người như nông dân, xe ôm, bán hàng rong... với cách ăn mặc dù đã ngụy trang... nhưng với thái độ và sắc thái của kẻ đang trốn chạy từ tù, sẽ dễ bị bắt lại... do đó, chỉ khi tù nhân đi thật xa mới may ra.
Chiếc xe LaDalat của vị linh mục chính là phương tiện ngụy trang hay nhất và nhanh nhất đưa anh tù trốn thoát trại.
1- Lớp đầu tiên là đám cai tù trực tiếp trong trại có súng ống đầy đủ, khi tù nhân thoát được lớp đó, thì chỉ mới đi xa khỏi trại chừng 500 mét, lúc đó có thêm một lớp nữa là...
2- Lực lượng an ninh của cầm quyền địa phương. Nếu "khôn ngoan" do biết ngụy trang, biết luồn lách và am hiểu địa lý vùng, thì tù nhân chỉ mới chạy khỏi chừng 2- 3 cây số, và khi đó lệnh báo động đã được ban ra.
3- Vòng ngoài cùng là những trinh sát, cảm tình viên, họ được hóa trang thành các người như nông dân, xe ôm, bán hàng rong... với cách ăn mặc dù đã ngụy trang... nhưng với thái độ và sắc thái của kẻ đang trốn chạy từ tù, sẽ dễ bị bắt lại... do đó, chỉ khi tù nhân đi thật xa mới may ra.
Chiếc xe LaDalat của vị linh mục chính là phương tiện ngụy trang hay nhất và nhanh nhất đưa anh tù trốn thoát trại.
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong, phi đoàn không thuộc về một Sư Đoàn Không Quân nào của Không Quân Quân Lực VNCH, được gọi là “Phi Đoàn Danh Dự”. Phi Đoàn gồm những chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider.
http://acdieu.com/Stuff/Nhac/Tron_canh_cua_ngoai_chan_may/TCCNCM-NBT-8Ha%20doc-01.MP3 |
Hệ thống nhà tù của Việt cộng có tới ba lớp canh trong phạm vi bán kính từ 5 đến 10 cây số. Lớp đầu tiên là đám cai tù trực tiếp trong trại có súng ống đầy đủ, khi tù nhân thoát được lớp đó, thì chỉ mới đi xa khỏi trại chừng 500 mét, lúc đó có thêm một lớp nữa là lực lượng an ninh của cầm quyền địa phương. Nếu "khôn ngoan" do biết ngụy trang, biết luồn lách và am hiểu địa lý vùng, thì tù nhân chỉ mới chạy khỏi chừng 2- 3 cây số, và khi đó lệnh báo động đã được ban ra, vòng ngoài cùng là những trinh sát, cảm tình viên, họ được hóa trang thành các người như nông dân, xe ôm, bán hàng rong... với cách ăn mặc dù đã ngụy trang... nhưng với thái độ và sắc thái của kẻ đang trốn chạy từ tù, sẽ dễ bị bắt lại... do đó, chỉ khi tù nhân đi thật xa mới may ra. Chiếc xe LaDalat của vị linh mục chính là phương tiện ngụy trang hay nhất và nhanh nhất đưa anh tù trốn thoát trại.
Huy hiệu Thần Phong |
BIỆT ĐOÀN 83, TƯỚNG KỲ, và BẮC PHẠT
Đọc đoạn đầu của bài Phi Vụ Của Biệt Đoàn Thần Phong (Không Đoàn 83 Tác Chiến Đặc Biệt) trên HQPD:
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong. Đây là một Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQ QLVNCH. Có thể gọi là “Phi Đoàn Danh dự” cũng đúng thôi. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider (xem ảnh chiếc Khu trục trong video), do những Hoa tiêu Khu trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc, VN oanh tạc những cơ sở quân sự của CSBV...
Sau đó xem video clip do SVSQKQ post, rồi đọc đoạn được trích dịch từ cuốn hồi ký Buddha’s Child (Đứa con cầu tự) của cựu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ:
Ngày 7-2-1965, Cộng quân tấn công một doanh trại của quân đội HK tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. TT Johnson thấy đã quá đủ để phản ứng. Vài ngày sau đó, ông chấp thuận cho HQHK ném bom một căn cứ huấn luyện của CSBV tại Đồng Hới. Tôi nghĩ rằng việc KQVN đóng một vai trò trong cuộc không kích sẽ nâng cao tinh thần của Quân và Dân VNCH, và HK đã đồng ý. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc không kích Bắc phạt đầu tiên này của KQVN: tôi đã tổ chức một đơn vị ưu tú: Phi Đoàn Thần Phong. Tất cả các phi công của Phi đoàn đều tình nguyện tham gia phi vụ: tôi phải bắt thăm để chọn. Và cũng như tôi đã từng nhận bay những phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt, tôi quyết định tôi sẽ làm gương bằng cách dẫn đầu phi vụ Bắc phạt đầu tiên này...
Độc giả ngoài Không Quân, và rất có thể một số Không Quân sinh sau đẻ muộn sẽ hiểu lầm rằng vào năm 1965, chỉ có Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, và các phi công khu trục của Biệt Đoàn 83 (Biệt Đoàn Thần Phong) tham gia các phi vụ Bắc phạt, trong khi trên thực tế, tất cả bốn phi đoàn khu trục hiện hữu vào thời gian này – 514, 516, 518, 520 - đều góp công sức (và xương máu); đồng thời, qua xem video clip (không có âm thanh) nói trên, sẽ cho đây là đoạn phim quay cảnh ông Nguyễn Cao Kỳ và các phi công khu trục của Biệt Đoàn 83 chuẩn bị oanh tạc Bắc Việt.
Vì thế, sau đây chúng tôi xin sơ lược đôi dòng về Biệt Đoàn 83, đồng thời “điều chỉnh” một số chi tiết thiếu chính xác liên quan tới “Bắc phạt”, và ước mong quý vị niên trưởng, quý chiến hữu từng là “người trong cuộc” sửa sai những gì không đúng, hoặc bổ túc thêm.
BIỆT ĐOÀN 83 “THẦN PHONG”
Biệt Đoàn 83, danh xưng tiếng Anh là 83rd Special Operations Group (83rd SOG). Người Mỹ thường sử dụng chữ “group” để gọi cấp Liên Đoàn trong Không Quân Việt Nam, chẳng hạn các Liên Đoàn Tác Chiến, Liên Phi Đoàn Vận Tải, tức là lớn hơn Phi Đoàn (Squadron) nhưng nhỏ hơn Không Đoàn (Wing).
Lịch sử Biệt Đoàn 83 bắt đầu vào tháng 4 năm 1961 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, qua Kế Hoạch Alpha của Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (thực chất là cơ quan tình báo đầu tiên của VNCH). Đây là sáng kiến của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Trung tá Lê Quang Tung, vị chỉ huy đầu tiên của Lực Lượng Đặc Biệt, với mục đích thả các toán biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt để thi hành các công tác phá hoại cầu cống, đường xá, nhà máy điện...
[Về sau, cuối năm 1963, Đại tá Lê Quang Tung đã bị Tướng Dương Văn Minh ra lệnh hạ sát vì không chịu tham gia cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm].
Để thực hiện các phi vụ nói trên, một số phi hành đoàn dày dạn kinh nghiệm của Liên Phi Đoàn 1 Vận Tải đã được tuyển chọn trong số những người tình nguyện, như Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ (Chỉ huy trưởng Liên Phi Đoàn), các Trung úy Phan Thanh Vân, Lưu Kim Cương, Nguyễn Ngọc Khoa.... Những chiếc phi cơ C-47 sử dụng vào công tác đặc biệt này chỉ có số đuôi để nhận diện, không sơn cờ, phù hiệu, toàn thân một màu nhôm bạc nên có biệt hiệu “Cò Trắng” (White Crane).
Sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tá Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chức Tư Lệnh Không Quân, vào đầu năm 1964, đơn vị đặc biệt này được mang danh xưng chính thức là Biệt Đoàn 83 “Thần Phong”.
Cũng trong năm 1964, vì nhu cầu gia tăng, 5 phi hành đoàn được gửi sang Hoa Kỳ xuyên huấn trên vận tải cơ C-123. Về nước, các phi hành đoàn này đã bay trên 3 chiếc C-123 “mượn tạm” của Không Lực Hoa Kỳ.
Ngoài C-47 và C-123, thời gian này Biệt Đoàn 83 còn sử dụng trực thăng H-34 để thực hiện các phi vụ vượt biên hoặc thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt.
[Theo KQ Ðỗ Văn Hiếu, tác giả bài “Ngành trực thăng trong KLVNCH”, đơn vị trực thăng này có danh xưng “Biệt Đội Delta”, gồm các phi hành đoàn tình nguyện từ hai Phi Đoàn 211 và 213. “Biệt Đội Delta” chính là tiền thân của Phi Đoàn 219 “Long Mã” (King Bee) sau này]
Đầu tháng 6/1965, Phi Đoàn 522 khu trục được thành lập tại Tân Sơn Nhất, sử dụng phi cơ A-1 Skyraider, và trở thành một bộ phận của Biệt Đoàn 83. Chỉ huy trưởng: Đại úy Nguyễn Văn Tường. Các phi cơ A-1 của Phi Đoàn 522 không mang huy hiệu của KQVN mà mang huy hiệu đặc biệt của Biệt Đoàn 83 (Thần Phong).
[Đại úy Nguyễn Văn Tường về sau mang cấp bậc Đại tá, giữ chức vụ Sư đoàn phó SĐ3KQ; ông có nickname “Tường Mực”, rất được cảm tình của thuộc cấp].
Phi Đoàn 522 được trao những nhiệm vụ đặc biệt sau đây:
■ Bảo vệ thủ đô Sài Gòn
■ Hộ tống các phi cơ C-123, H-34 trong các phi vụ vượt biên hoặc thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt.
■ Tấn công các mục tiêu nằm ngoài lãnh thổ VNCH, yểm trợ cho các biệt kích đang chạm địch ở bên kia biên giới hoặc phía Bắc vĩ tuyến 17
■ Hộ tống các duyên tốc đĩnh của Hải Quân VN có nhiệm vụ “đón” các toán Biệt Hải từ miền Bắc.
Bên cạnh những nhiệm vụ đặc biệt kể trên, Biệt Đoàn 83 còn được xem là một “lực lượng riêng”, tuyệt đối trung thành với ông Nguyễn Cao Kỳ trong bối cảnh chính trị bất ổn của miền Nam lúc bấy giờ. Cho nên khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập, sau khi đắc cử tổng thống, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh giải thể Biệt Đoàn 83 vào đầu năm 1968.
Phi Đoàn 522 khu trục được đưa về Biên Hòa, trực thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật, và trở thành phi đoàn đầu tiên của KQVN được trang bị phản lực siêu thanh F-5 Freedom Fighter, danh hiệu "Thần Ưng", Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Nguyễn Quốc Hưng.
NHỮNG AI ĐÃ BAY “BẮC PHẠT”?
Trong video clip “Phi Vụ Của Biệt Đoàn Thần Phong” do SVSQKQ post lên HQPD, chúng ta thấy Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, mặc áo bay mầu đen, ngực áo bên trái mang phù hiệu “Thần Phong”, ngực áo bên phải mang phù hiệu Phi Đoàn 518 “Phi Long”. Đa số các phi công khác cũng mang phù hiệu “Phi Long”, một vài người mang phù hiệu của Trung Tâm Hành Quân Không Quân (tiền thân của Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân). Khi “bay”, ông Kỳ cũng leo lên một chiếc A-1 sơn phù hiệu “Phi Long”.
Sở dĩ có việc mang phù hiệu Phi Long, sử dụng phi cơ A-1 của Phi Long là vì trước khi Phi Đoàn 522 được thành lập vào tháng 6/1965, Phi Đoàn 518 là “lực lượng tác chiến” của Biệt Đoàn 83. Hoặc viết một cách chính xác hơn, Biệt Đoàn 83 đã “trưng dụng” phi cơ và phi công của Phi Đoàn 518.
Nguyên Phi Đoàn 518, phi đoàn khu trục thứ ba của KQVNCH, được thành lập tại căn cứ không quân Biên Hòa ngày 1/1/1964, Chỉ huy trưởng: Đại úy Phạm Phú Quốc.
Trong bài “Phi Đoàn 518 Phi Long” đăng trên HQPD, niên trưởng Phượng Hoàng Kim Cương viết:
“...Phi đoàn được dự trù sẽ thi hành các nhiệm vụ đặc biệt ngoài vĩ tuyến 17, nên phân nửa quân số nằm ở Tân Sơn Nhứt, để hằng ngày tập luyện vượt tuyến bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet), cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ.”
Trang mạng The Republic of Vietnam History Society, phần viết về Biệt Đoàn 83 cũng ghi:
“The 83rd was also associated with the 518th Fighter Squadron with many pilots officially serving in both units.”
Vì thế, khi tham gia phi vụ Bắc phạt đầu tiên vào ngày 8 tháng 2 năm 1965, Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ đã mặc áo bay mang phù hiệu Phi Đoàn 518 Phi Long, cùng với nhiều phi công khác, và bay trên phi cơ A-1 mang huy hiệu Phi Long.
Nhưng việc này không có nghĩa là tất cả mọi phi công khu trục tham gia các phi vụ Bắc phạt đều thuộc “lực lượng của Phi Đoàn 518 nằm dưới quyền sử dụng của Biệt Đoàn 83”, mà còn có phi công của các phi đoàn khu trục khác.
Một trong những tư liệu đáng tin nhất liên quan tới những phi vụ Bắc phạt là bài viết “Những phi vụ Bắc phạt của KQ.VNCH” của cố Trung tá Trần Đình Giao (biệt hiệu “De Couteau”), ngày ấy giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Trung Tâm Kiểm Báo 41 tại Sơn Chà (Panama Control), Đà Nẵng.
Khuyết điểm (tạm gọi như thế) duy nhất của bài viết chỉ là một vài lẫn lộn, sai lạc về ngày giờ, địa điểm; chẳng hạn phi vụ Bắc Phạt đầu tiên diễn ra vào ngày 8/2/1965 thì lại ghi là ngày 5/2/1965, hoặc địa danh nơi cố Đại tá Phạm Phú Quốc hy sinh, v.v...
Kết hợp bài viết này với những tài liệu của Hoa Kỳ, ký ức của các phi công từng tham gia Bắc phạt, chúng tôi xin ghi lại như sau:
Phi vụ Bắc phạt thứ nhất, ngày 8/2/1965. Lực lượng tham gia: phi cơ và phi công tới từ các Phi Đoàn 514, 516, 518, 520. Chỉ huy phi vụ: Đại úy Nguyễn Văn Tường (Tường Mực), danh hiệu truyền tin "Tiger Crystal 1". Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, tháp tùng trên chiếc A-1E (hai chỗ ngồi) của Đại úy Tường.
Các phi vụ Bắc phạt kế tiếp, dưới sự hướng dẫn của các phi công khu trục kỳ cựu như Đại tá Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó KQ (ngày 11/2/1965), Thiếu tá Dương Thiệu Hùng, Tư lệnh Không Đoàn 41 Chiến Thuật (ngày 2/3/1965), Trung tá Phạm Phú Quốc, Tư lệnh Không Đoàn 23 Chiến Thuật (ngày 19/4/1965), và của nhiều tài danh khu trục khác, đều có sự tham gia của các phi công thuộc nhiều phi đoàn khác nhau (kể cả Phi Đoàn 522 sau khi được thành lập).
Sau hơn 30 phi vụ, chiến dịch Bắc phạt của KQVN chấm dứt vào đầu năm 1966, thời gian mà các cuộc không tập của Đệ Thất Không Lực và Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ đã trở nên ồ ạt.
Tổng cộng đã có 6 phi công khu trục hy sinh trong chiến dịch Bắc phạt, gồm: Trung tá Phạm Phú Quốc (Tư lệnh Không Đoàn 23 Chiến Thuật), Đại úy Nguyễn Hữu Chẩn (PĐ-514), Trung úy Vũ Khắc Huề (PĐ-516), Trung úy Võ Tấn Sĩ (?), Thiếu úy Nguyễn Đình Quý (?), và Thiếu úy Nguyễn Thế Tế (?); một phi công bị bắn hạ và bị địch bắt làm tù binh là Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt (PĐ-516)...
* * *
Trở lại với video clip “Phi Vụ Của Biệt Đoàn Thần Phong” do SVSQKQ post lên HQPD, chúng tôi khẳng định đây chỉ là một video được dàn dựng với mục đích đánh bóng cá nhân Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ và “quảng cáo” cho Biệt Đoàn 83. Tuy nhiên, vì video clip này không có phần âm thanh, khi được kèm theo bài viết về các phi vụ Bắc phạt, sẽ khiến nhiều người “ngoài cuộc” lầm tưởng đây là một phi vụ Bắc phạt của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ và các phi công Thần Phong.
Tới đây, nếu vẫn còn một số người khăng khăng cho rằng video clip này quay phi vụ Bắc phạt của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, chúng tôi xin nêu ra hai điểm vô lý.
Thứ nhất, tất cả mọi phi vụ Bắc phạt của KQVN đều xuất phát từ phi trường Đà Nẵng, chứ không phải từ bản doanh của Biệt Đoàn 83 ở Tân Sơn Nhất.
Thứ hai, trong video clip này, Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ leo lên leo xuống một chiếc A-1H (một chỗ ngồi) trong khi trong phi vụ Bắc phạt ngày 8/2/1965, ông bay chung với Đại úy Nguyễn Văn Tường trên một chiếc A-1E (hai chỗ ngồi).
Sự hiện diện của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ trong phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN chỉ có mục đích nêu gương can đảm cho các thuộc cấp, và nâng cao tinh thần dân chúng miền Nam.
Cùng lắm, với tư cách một hoa tiêu vận tải dày dạn kinh nghiệm, ông đã hướng dẫn hợp đoàn tới mục tiêu, còn việc bay bổng, đánh đấm thì nằm trong tay Đại úy Nguyễn Văn Tường.
Thế nhưng, trong cuốn hồi ký Buddha’s Child, ông Nguyễn Cao Kỳ đã “hồi tưởng”:
...Tôi đẩy cần lái tới trước và chúi xuống với sức máy tối đa. Ở khoảng 2000 feet, đạn phòng không bắn lên như mưa bao phủ toàn bộ chiếc máy bay. Chiếc Skyraider rung chuyển và chao đảo từng đợt. Một viên đạn bay thẳng về phía tôi, tôi lấy tay trái che mắt ngay lúc kính phòng lái rạn vỡ. Phản ứng đầu tiên của tôi là bay vọt lên cao và quay về phía Biển Đông, vì tôi không biết mức độ hư hại của chiếc máy bay, và chưa biết là tôi có bị thương hay không? Và nếu tôi phải đáp khẩn cấp hay nhảy dù, thì cơ may về được căn cứ an toàn là đến được vùng người Mỹ đang kiểm soát không và hải phận.
Do đó tôi bay về hướng Đông. Tuy có luồng gió mạnh thổi vào phòng lái qua ô kính đã bị vỡ, tôi biết rõ mình chưa bị thương, và chiếc máy bay vẫn hoạt động, tôi tìm cách ra lệnh cho các phi công tiếp tục oanh kích, nhưng liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi bị gián đoạn, không ai nghe được tôi. Nhìn về phía sau tôi thấy là khi tôi bỏ mục tiêu quay về, tất cả đều bay theo tôi: trong các phi vụ oanh kích, các phi tuần viên thường bay theo phi tuần trưởng.
Một phút sau đó, khi mọi người thấy rằng tôi vẫn đang kiểm soát được con tàu, các liên lạc bàn tán êm bặt. Trên hệ thống vô tuyến, tôi ra lệnh tập trung vào mục tiêu, bay theo tôi và tiếp tục cuộc oanh tạc. Có vài người cho rằng có quá nhiều súng phòng không, mục tiêu được bảo vệ quá kỹ, nên chọn mục tiêu khác!
Tôi trả lời: “Không” và “Tiếp tục”, và khi tôi trở lại mục tiêu, tất cả đều theo tôi. Lần này tôi bay thấp vào mục tiêu, nhưng cần phải lấy cao độ để thả bom. Cộng quân đã chờ sẵn: và khi tôi bay lên cao, đạn chờ sẵn: thêm 2, 3 viên bắn trúng cánh, thời gian trôi như một cuốn phim quay chậm, đạn phòng không nổ quanh mọi phía. Tôi nhấn nút thả bom, kéo ngược cần lái, bay vọt vào mây. Theo sau tôi, các phi công, từng người lần lượt, làm theo...
* * *
Chúng tôi không nhớ rõ vào năm 2002, thời gian cuốn hồi ký Buddha’s Child của ông Nguyễn Cao Kỳ được xuất bản, cố Đại tá Nguyễn Văn Tường (Tường Mực) còn sống hay đã qua đời, nhưng chắc chắn Trung tá Trần Đình Giao và nhiều sĩ quan khác của Đài Kiểm Soát Panama ngày ấy vẫn còn sống. Không hiểu các vị ấy nghĩ gì?
Viết tới đây, chúng tôi – vốn chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ trong quân chủng Không Quân ngày nào – nhận thấy có thể mình đã đi quá xa, từ đó sẽ bị chỉ trích là không biết tới câu “nghĩa tử nghĩa tận”, nên xin được phép chấm dứt.
Chấm dứt nhưng trong lòng vẫn thắc mắc, khó chịu. Cũng giống những thắc mắc, khó chịu của cố Trung Tướng Trần Văn Minh, vị Tư lệnh cuối cùng của KQVN, đã được ông bày tỏ ít lâu trước khi qua đời trong bài viết ngắn có tựa đề “Sự Thật Đời Tôi” (mục Quân Sử Không Quân, HQPD):
...Trong những ngày cuối cùng của VNCH nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Và nhiều lần ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói, “Hãy cẩn thận. Người Mỹ đang bảo vệ tổng thống Thiệu. Đừng để họ biết kế hoạch của các anh”. Rồi khi tôi gặp ổng vài ngày sau đó, ổng lại yêu cầu tôi, “Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?” Tôi nói với ổng là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh. Tôi hỏi ông ấy là ông có muốn đảo chánh không? Và ổng nói không, không muốn. Ông nói là ông nghĩ tôi muốn. Ổng quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh để ông trở thành lãnh đạo mới của đất nước. Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là -- tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ Quốc. Chúng tôi trung thành với Việt Nam, Chúng tôi yêu Việt Nam. Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việt Nam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việt Nam...
Trong một cuốn hồi ký tướng Kỳ nói là tôi đã đến nhà ổng và nói là tôi sẽ trung thành với ổng bằng bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với ổng là người của tòa Đại sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả -- đặc biệt là người của tòa Đại sứ Mỹ. Và tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó rất buồn cười. Tại sao ổng lại bịa ra những điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi...
Bài viết “Sự Thật Đời Tôi” của cố Trung Tướng Trần Văn Minh có thể không phải một áng văn hay, không thu hút như những tập truyện Trong Đục, Chết Non, Chốn Lao Xao của ông trước đây, nhưng rất đáng để chúng ta trân trọng, bởi đó là những “sự thật”!
Nguyễn Hữu Thiện
Melbourne, Australia, tháng 5/2016
Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong. Đây là một Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQ QLVNCH. Có thể gọi là “Phi Đoàn Danh dự” cũng đúng thôi. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider (xem ảnh chiếc Khu trục trong video), do những Hoa tiêu Khu trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc, VN oanh tạc những cơ sở quân sự của CSBV...
Sau đó xem video clip do SVSQKQ post, rồi đọc đoạn được trích dịch từ cuốn hồi ký Buddha’s Child (Đứa con cầu tự) của cựu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ:
Ngày 7-2-1965, Cộng quân tấn công một doanh trại của quân đội HK tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. TT Johnson thấy đã quá đủ để phản ứng. Vài ngày sau đó, ông chấp thuận cho HQHK ném bom một căn cứ huấn luyện của CSBV tại Đồng Hới. Tôi nghĩ rằng việc KQVN đóng một vai trò trong cuộc không kích sẽ nâng cao tinh thần của Quân và Dân VNCH, và HK đã đồng ý. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc không kích Bắc phạt đầu tiên này của KQVN: tôi đã tổ chức một đơn vị ưu tú: Phi Đoàn Thần Phong. Tất cả các phi công của Phi đoàn đều tình nguyện tham gia phi vụ: tôi phải bắt thăm để chọn. Và cũng như tôi đã từng nhận bay những phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt, tôi quyết định tôi sẽ làm gương bằng cách dẫn đầu phi vụ Bắc phạt đầu tiên này...
Độc giả ngoài Không Quân, và rất có thể một số Không Quân sinh sau đẻ muộn sẽ hiểu lầm rằng vào năm 1965, chỉ có Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, và các phi công khu trục của Biệt Đoàn 83 (Biệt Đoàn Thần Phong) tham gia các phi vụ Bắc phạt, trong khi trên thực tế, tất cả bốn phi đoàn khu trục hiện hữu vào thời gian này – 514, 516, 518, 520 - đều góp công sức (và xương máu); đồng thời, qua xem video clip (không có âm thanh) nói trên, sẽ cho đây là đoạn phim quay cảnh ông Nguyễn Cao Kỳ và các phi công khu trục của Biệt Đoàn 83 chuẩn bị oanh tạc Bắc Việt.
Vì thế, sau đây chúng tôi xin sơ lược đôi dòng về Biệt Đoàn 83, đồng thời “điều chỉnh” một số chi tiết thiếu chính xác liên quan tới “Bắc phạt”, và ước mong quý vị niên trưởng, quý chiến hữu từng là “người trong cuộc” sửa sai những gì không đúng, hoặc bổ túc thêm.
BIỆT ĐOÀN 83 “THẦN PHONG”
Biệt Đoàn 83, danh xưng tiếng Anh là 83rd Special Operations Group (83rd SOG). Người Mỹ thường sử dụng chữ “group” để gọi cấp Liên Đoàn trong Không Quân Việt Nam, chẳng hạn các Liên Đoàn Tác Chiến, Liên Phi Đoàn Vận Tải, tức là lớn hơn Phi Đoàn (Squadron) nhưng nhỏ hơn Không Đoàn (Wing).
Lịch sử Biệt Đoàn 83 bắt đầu vào tháng 4 năm 1961 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, qua Kế Hoạch Alpha của Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (thực chất là cơ quan tình báo đầu tiên của VNCH). Đây là sáng kiến của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Trung tá Lê Quang Tung, vị chỉ huy đầu tiên của Lực Lượng Đặc Biệt, với mục đích thả các toán biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt để thi hành các công tác phá hoại cầu cống, đường xá, nhà máy điện...
[Về sau, cuối năm 1963, Đại tá Lê Quang Tung đã bị Tướng Dương Văn Minh ra lệnh hạ sát vì không chịu tham gia cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm].
Để thực hiện các phi vụ nói trên, một số phi hành đoàn dày dạn kinh nghiệm của Liên Phi Đoàn 1 Vận Tải đã được tuyển chọn trong số những người tình nguyện, như Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ (Chỉ huy trưởng Liên Phi Đoàn), các Trung úy Phan Thanh Vân, Lưu Kim Cương, Nguyễn Ngọc Khoa.... Những chiếc phi cơ C-47 sử dụng vào công tác đặc biệt này chỉ có số đuôi để nhận diện, không sơn cờ, phù hiệu, toàn thân một màu nhôm bạc nên có biệt hiệu “Cò Trắng” (White Crane).
Sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tá Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chức Tư Lệnh Không Quân, vào đầu năm 1964, đơn vị đặc biệt này được mang danh xưng chính thức là Biệt Đoàn 83 “Thần Phong”.
Cũng trong năm 1964, vì nhu cầu gia tăng, 5 phi hành đoàn được gửi sang Hoa Kỳ xuyên huấn trên vận tải cơ C-123. Về nước, các phi hành đoàn này đã bay trên 3 chiếc C-123 “mượn tạm” của Không Lực Hoa Kỳ.
Ngoài C-47 và C-123, thời gian này Biệt Đoàn 83 còn sử dụng trực thăng H-34 để thực hiện các phi vụ vượt biên hoặc thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt.
[Theo KQ Ðỗ Văn Hiếu, tác giả bài “Ngành trực thăng trong KLVNCH”, đơn vị trực thăng này có danh xưng “Biệt Đội Delta”, gồm các phi hành đoàn tình nguyện từ hai Phi Đoàn 211 và 213. “Biệt Đội Delta” chính là tiền thân của Phi Đoàn 219 “Long Mã” (King Bee) sau này]
Đầu tháng 6/1965, Phi Đoàn 522 khu trục được thành lập tại Tân Sơn Nhất, sử dụng phi cơ A-1 Skyraider, và trở thành một bộ phận của Biệt Đoàn 83. Chỉ huy trưởng: Đại úy Nguyễn Văn Tường. Các phi cơ A-1 của Phi Đoàn 522 không mang huy hiệu của KQVN mà mang huy hiệu đặc biệt của Biệt Đoàn 83 (Thần Phong).
[Đại úy Nguyễn Văn Tường về sau mang cấp bậc Đại tá, giữ chức vụ Sư đoàn phó SĐ3KQ; ông có nickname “Tường Mực”, rất được cảm tình của thuộc cấp].
Phi Đoàn 522 được trao những nhiệm vụ đặc biệt sau đây:
■ Bảo vệ thủ đô Sài Gòn
■ Hộ tống các phi cơ C-123, H-34 trong các phi vụ vượt biên hoặc thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt.
■ Tấn công các mục tiêu nằm ngoài lãnh thổ VNCH, yểm trợ cho các biệt kích đang chạm địch ở bên kia biên giới hoặc phía Bắc vĩ tuyến 17
■ Hộ tống các duyên tốc đĩnh của Hải Quân VN có nhiệm vụ “đón” các toán Biệt Hải từ miền Bắc.
Bên cạnh những nhiệm vụ đặc biệt kể trên, Biệt Đoàn 83 còn được xem là một “lực lượng riêng”, tuyệt đối trung thành với ông Nguyễn Cao Kỳ trong bối cảnh chính trị bất ổn của miền Nam lúc bấy giờ. Cho nên khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập, sau khi đắc cử tổng thống, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh giải thể Biệt Đoàn 83 vào đầu năm 1968.
Phi Đoàn 522 khu trục được đưa về Biên Hòa, trực thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật, và trở thành phi đoàn đầu tiên của KQVN được trang bị phản lực siêu thanh F-5 Freedom Fighter, danh hiệu "Thần Ưng", Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Nguyễn Quốc Hưng.
NHỮNG AI ĐÃ BAY “BẮC PHẠT”?
Trong video clip “Phi Vụ Của Biệt Đoàn Thần Phong” do SVSQKQ post lên HQPD, chúng ta thấy Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, mặc áo bay mầu đen, ngực áo bên trái mang phù hiệu “Thần Phong”, ngực áo bên phải mang phù hiệu Phi Đoàn 518 “Phi Long”. Đa số các phi công khác cũng mang phù hiệu “Phi Long”, một vài người mang phù hiệu của Trung Tâm Hành Quân Không Quân (tiền thân của Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân). Khi “bay”, ông Kỳ cũng leo lên một chiếc A-1 sơn phù hiệu “Phi Long”.
Sở dĩ có việc mang phù hiệu Phi Long, sử dụng phi cơ A-1 của Phi Long là vì trước khi Phi Đoàn 522 được thành lập vào tháng 6/1965, Phi Đoàn 518 là “lực lượng tác chiến” của Biệt Đoàn 83. Hoặc viết một cách chính xác hơn, Biệt Đoàn 83 đã “trưng dụng” phi cơ và phi công của Phi Đoàn 518.
Nguyên Phi Đoàn 518, phi đoàn khu trục thứ ba của KQVNCH, được thành lập tại căn cứ không quân Biên Hòa ngày 1/1/1964, Chỉ huy trưởng: Đại úy Phạm Phú Quốc.
Trong bài “Phi Đoàn 518 Phi Long” đăng trên HQPD, niên trưởng Phượng Hoàng Kim Cương viết:
“...Phi đoàn được dự trù sẽ thi hành các nhiệm vụ đặc biệt ngoài vĩ tuyến 17, nên phân nửa quân số nằm ở Tân Sơn Nhứt, để hằng ngày tập luyện vượt tuyến bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet), cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ.”
Trang mạng The Republic of Vietnam History Society, phần viết về Biệt Đoàn 83 cũng ghi:
“The 83rd was also associated with the 518th Fighter Squadron with many pilots officially serving in both units.”
Vì thế, khi tham gia phi vụ Bắc phạt đầu tiên vào ngày 8 tháng 2 năm 1965, Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ đã mặc áo bay mang phù hiệu Phi Đoàn 518 Phi Long, cùng với nhiều phi công khác, và bay trên phi cơ A-1 mang huy hiệu Phi Long.
Nhưng việc này không có nghĩa là tất cả mọi phi công khu trục tham gia các phi vụ Bắc phạt đều thuộc “lực lượng của Phi Đoàn 518 nằm dưới quyền sử dụng của Biệt Đoàn 83”, mà còn có phi công của các phi đoàn khu trục khác.
Một trong những tư liệu đáng tin nhất liên quan tới những phi vụ Bắc phạt là bài viết “Những phi vụ Bắc phạt của KQ.VNCH” của cố Trung tá Trần Đình Giao (biệt hiệu “De Couteau”), ngày ấy giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Trung Tâm Kiểm Báo 41 tại Sơn Chà (Panama Control), Đà Nẵng.
Khuyết điểm (tạm gọi như thế) duy nhất của bài viết chỉ là một vài lẫn lộn, sai lạc về ngày giờ, địa điểm; chẳng hạn phi vụ Bắc Phạt đầu tiên diễn ra vào ngày 8/2/1965 thì lại ghi là ngày 5/2/1965, hoặc địa danh nơi cố Đại tá Phạm Phú Quốc hy sinh, v.v...
Kết hợp bài viết này với những tài liệu của Hoa Kỳ, ký ức của các phi công từng tham gia Bắc phạt, chúng tôi xin ghi lại như sau:
Phi vụ Bắc phạt thứ nhất, ngày 8/2/1965. Lực lượng tham gia: phi cơ và phi công tới từ các Phi Đoàn 514, 516, 518, 520. Chỉ huy phi vụ: Đại úy Nguyễn Văn Tường (Tường Mực), danh hiệu truyền tin "Tiger Crystal 1". Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân, tháp tùng trên chiếc A-1E (hai chỗ ngồi) của Đại úy Tường.
Các phi vụ Bắc phạt kế tiếp, dưới sự hướng dẫn của các phi công khu trục kỳ cựu như Đại tá Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó KQ (ngày 11/2/1965), Thiếu tá Dương Thiệu Hùng, Tư lệnh Không Đoàn 41 Chiến Thuật (ngày 2/3/1965), Trung tá Phạm Phú Quốc, Tư lệnh Không Đoàn 23 Chiến Thuật (ngày 19/4/1965), và của nhiều tài danh khu trục khác, đều có sự tham gia của các phi công thuộc nhiều phi đoàn khác nhau (kể cả Phi Đoàn 522 sau khi được thành lập).
Sau hơn 30 phi vụ, chiến dịch Bắc phạt của KQVN chấm dứt vào đầu năm 1966, thời gian mà các cuộc không tập của Đệ Thất Không Lực và Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ đã trở nên ồ ạt.
Tổng cộng đã có 6 phi công khu trục hy sinh trong chiến dịch Bắc phạt, gồm: Trung tá Phạm Phú Quốc (Tư lệnh Không Đoàn 23 Chiến Thuật), Đại úy Nguyễn Hữu Chẩn (PĐ-514), Trung úy Vũ Khắc Huề (PĐ-516), Trung úy Võ Tấn Sĩ (?), Thiếu úy Nguyễn Đình Quý (?), và Thiếu úy Nguyễn Thế Tế (?); một phi công bị bắn hạ và bị địch bắt làm tù binh là Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt (PĐ-516)...
* * *
Trở lại với video clip “Phi Vụ Của Biệt Đoàn Thần Phong” do SVSQKQ post lên HQPD, chúng tôi khẳng định đây chỉ là một video được dàn dựng với mục đích đánh bóng cá nhân Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ và “quảng cáo” cho Biệt Đoàn 83. Tuy nhiên, vì video clip này không có phần âm thanh, khi được kèm theo bài viết về các phi vụ Bắc phạt, sẽ khiến nhiều người “ngoài cuộc” lầm tưởng đây là một phi vụ Bắc phạt của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ và các phi công Thần Phong.
Tới đây, nếu vẫn còn một số người khăng khăng cho rằng video clip này quay phi vụ Bắc phạt của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, chúng tôi xin nêu ra hai điểm vô lý.
Thứ nhất, tất cả mọi phi vụ Bắc phạt của KQVN đều xuất phát từ phi trường Đà Nẵng, chứ không phải từ bản doanh của Biệt Đoàn 83 ở Tân Sơn Nhất.
Thứ hai, trong video clip này, Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ leo lên leo xuống một chiếc A-1H (một chỗ ngồi) trong khi trong phi vụ Bắc phạt ngày 8/2/1965, ông bay chung với Đại úy Nguyễn Văn Tường trên một chiếc A-1E (hai chỗ ngồi).
Sự hiện diện của Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ trong phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN chỉ có mục đích nêu gương can đảm cho các thuộc cấp, và nâng cao tinh thần dân chúng miền Nam.
Cùng lắm, với tư cách một hoa tiêu vận tải dày dạn kinh nghiệm, ông đã hướng dẫn hợp đoàn tới mục tiêu, còn việc bay bổng, đánh đấm thì nằm trong tay Đại úy Nguyễn Văn Tường.
Thế nhưng, trong cuốn hồi ký Buddha’s Child, ông Nguyễn Cao Kỳ đã “hồi tưởng”:
...Tôi đẩy cần lái tới trước và chúi xuống với sức máy tối đa. Ở khoảng 2000 feet, đạn phòng không bắn lên như mưa bao phủ toàn bộ chiếc máy bay. Chiếc Skyraider rung chuyển và chao đảo từng đợt. Một viên đạn bay thẳng về phía tôi, tôi lấy tay trái che mắt ngay lúc kính phòng lái rạn vỡ. Phản ứng đầu tiên của tôi là bay vọt lên cao và quay về phía Biển Đông, vì tôi không biết mức độ hư hại của chiếc máy bay, và chưa biết là tôi có bị thương hay không? Và nếu tôi phải đáp khẩn cấp hay nhảy dù, thì cơ may về được căn cứ an toàn là đến được vùng người Mỹ đang kiểm soát không và hải phận.
Do đó tôi bay về hướng Đông. Tuy có luồng gió mạnh thổi vào phòng lái qua ô kính đã bị vỡ, tôi biết rõ mình chưa bị thương, và chiếc máy bay vẫn hoạt động, tôi tìm cách ra lệnh cho các phi công tiếp tục oanh kích, nhưng liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi bị gián đoạn, không ai nghe được tôi. Nhìn về phía sau tôi thấy là khi tôi bỏ mục tiêu quay về, tất cả đều bay theo tôi: trong các phi vụ oanh kích, các phi tuần viên thường bay theo phi tuần trưởng.
Một phút sau đó, khi mọi người thấy rằng tôi vẫn đang kiểm soát được con tàu, các liên lạc bàn tán êm bặt. Trên hệ thống vô tuyến, tôi ra lệnh tập trung vào mục tiêu, bay theo tôi và tiếp tục cuộc oanh tạc. Có vài người cho rằng có quá nhiều súng phòng không, mục tiêu được bảo vệ quá kỹ, nên chọn mục tiêu khác!
Tôi trả lời: “Không” và “Tiếp tục”, và khi tôi trở lại mục tiêu, tất cả đều theo tôi. Lần này tôi bay thấp vào mục tiêu, nhưng cần phải lấy cao độ để thả bom. Cộng quân đã chờ sẵn: và khi tôi bay lên cao, đạn chờ sẵn: thêm 2, 3 viên bắn trúng cánh, thời gian trôi như một cuốn phim quay chậm, đạn phòng không nổ quanh mọi phía. Tôi nhấn nút thả bom, kéo ngược cần lái, bay vọt vào mây. Theo sau tôi, các phi công, từng người lần lượt, làm theo...
* * *
Chúng tôi không nhớ rõ vào năm 2002, thời gian cuốn hồi ký Buddha’s Child của ông Nguyễn Cao Kỳ được xuất bản, cố Đại tá Nguyễn Văn Tường (Tường Mực) còn sống hay đã qua đời, nhưng chắc chắn Trung tá Trần Đình Giao và nhiều sĩ quan khác của Đài Kiểm Soát Panama ngày ấy vẫn còn sống. Không hiểu các vị ấy nghĩ gì?
Viết tới đây, chúng tôi – vốn chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ trong quân chủng Không Quân ngày nào – nhận thấy có thể mình đã đi quá xa, từ đó sẽ bị chỉ trích là không biết tới câu “nghĩa tử nghĩa tận”, nên xin được phép chấm dứt.
Chấm dứt nhưng trong lòng vẫn thắc mắc, khó chịu. Cũng giống những thắc mắc, khó chịu của cố Trung Tướng Trần Văn Minh, vị Tư lệnh cuối cùng của KQVN, đã được ông bày tỏ ít lâu trước khi qua đời trong bài viết ngắn có tựa đề “Sự Thật Đời Tôi” (mục Quân Sử Không Quân, HQPD):
...Trong những ngày cuối cùng của VNCH nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Và nhiều lần ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói, “Hãy cẩn thận. Người Mỹ đang bảo vệ tổng thống Thiệu. Đừng để họ biết kế hoạch của các anh”. Rồi khi tôi gặp ổng vài ngày sau đó, ổng lại yêu cầu tôi, “Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?” Tôi nói với ổng là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh. Tôi hỏi ông ấy là ông có muốn đảo chánh không? Và ổng nói không, không muốn. Ông nói là ông nghĩ tôi muốn. Ổng quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh để ông trở thành lãnh đạo mới của đất nước. Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là -- tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ Quốc. Chúng tôi trung thành với Việt Nam, Chúng tôi yêu Việt Nam. Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việt Nam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việt Nam...
Trong một cuốn hồi ký tướng Kỳ nói là tôi đã đến nhà ổng và nói là tôi sẽ trung thành với ổng bằng bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với ổng là người của tòa Đại sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả -- đặc biệt là người của tòa Đại sứ Mỹ. Và tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó rất buồn cười. Tại sao ổng lại bịa ra những điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi...
Bài viết “Sự Thật Đời Tôi” của cố Trung Tướng Trần Văn Minh có thể không phải một áng văn hay, không thu hút như những tập truyện Trong Đục, Chết Non, Chốn Lao Xao của ông trước đây, nhưng rất đáng để chúng ta trân trọng, bởi đó là những “sự thật”!
Nguyễn Hữu Thiện
Melbourne, Australia, tháng 5/2016
No comments:
Post a Comment