Sunday, April 7, 2019

Ðường 559 (Đường Mòn Hồ Tặc)

 

Ðường 559





Hiệp Định Paris 27/1/1973



photo

Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH đang hành quân chuẩn bị vào trận địa.


Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỹ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quảng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quảng-Trị và Thừa-Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân, Bạch-Mã vào Quãng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam Việt Nam. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây hai đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đỗ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh (trong ống kính của trục ma/quỷ nó là Xa lô Liên Bang Đông Dương).

Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chửa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris 1973, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội. Ngoài ra phe thân Liên-Xô là Lê Duẫn đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên-Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỷ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỹ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm Miền-Nam.

Đó cũng là lý do tướng Ngô Q Trưởng đã có chỉ thị rõ ràng: “Các anh em phi công khi thấy xe tăng, Molotova, bộ đội Bắc Việt di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, dù trong tằm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì; cứ để cho chúng tiếp tục vào Nam!” Có nguồn tin cho rằng Tướng Trưởng muốn cho họ đi qua để nhẹ áp lực Vùng-1, nhưng có người cho rằng vì áp lực của Mỹ có dính dấp đến các điều khoản đã ký trong bản hiệp định Paris. Có một lần phi tuần viên A.37 đã không tuân theo phi tuần trưởng oanh kích theo dấu đánh trái khói hướng dẩn của L-19 quan sát mà lại oanh kích vào đoàn xe nhỏ nên làm cho phái đoàn CS đàn anh bị tử thương. Viên phi công nầy bị tù trọng cấm vì không thả đúng mục tiêu như phi tuần trưởng dẩn đạo cho cuộc oanh kích; Anh giản-giải nguyên nhân thả khơi khơi trong núi phí bom đạn, khi có mục tiêu rỏ ràng sao không thả. Hậu quả anh bị tù trọng cấm nhưng không nặng lắm.

Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: “Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ “Trung Lập” của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman/đường mòn Hồ được đơn-vị Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh thủ và tận dụng nền Trung lập nghiêng-ngả ấy với sự nháy mắt ngầm đồng ý của Harriman; Nếu phía Washington sớm nhìn thật rõ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại Tá Việt cộng Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là “Một sự di tản chiến lược an toàn” qua tu chánh-án Cooper-Church 1970 (manage the defeat) và sẽ trở lại ở giai đoạn-3 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back 2010-2020).

Cuối cùng thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng “tối huệ quốc” của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp một nước độc tài như Liên-bang-Liên Xô bị chia cắt bởi tám nước Cộng Hòa.

Dĩ nhiên là những nước Cộng Hòa tách rời nầy mực sống của người dân cao hơn dân cư sống tại thủ đô Bắc Kinh và Moscova dựa vào cái dù che “The US Freedom Support Act”.

Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá; Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones 1920) ngầm ra mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đở biên giới của họ chớ? Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Dỉ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy:

- “Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu “khán” của Harriman thì là một điều rắc rối: “Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị.” Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell w. Harriman’s approval, that the telegram was not enough).

Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho người dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đả trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song với nó. Năm 1967-68 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ - Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần ‘coffee-break’ Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, và sĩ quan Đồng minh cùng khóa, kể cả các giảng viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rõ, Tôi chỉ đáp lại là: “phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mản về chiến lược lãnh đạo kém!”

Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuổi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nổi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nỗi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John. Collins cho là Rube-Goldberg Toys.

Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-Nẳng, Huế, Quảng Trị… còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17,

Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary… từ các hải cảng như Quy Nhơn…Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục “Cà răng căng tai” đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái vỏ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman đang làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Triều-Tiên rồi Việt Nam (theo mô hình chia đôi thành hai nước như sẽ kết thúc chiến tranh và chia Đức ra làm hai theo chương trình “Aid to Russia 1941-1946 Plan) Sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich “Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy với vô số tài liệu bất thần lộ ra như cuốn DVD sự thật HCM).

Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương với mục tiêu chính trị, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại UNESCO, Liên Hiệp Quốc sau nầy, nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam chưa thấu hiểu.

Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng (trong khi Hồ đã ra lệnh rút 100.000 vế Bắc) Ðể thực hiện ý đồ nầy: Theo lệnh trục Ma/Quỷ, Lê Đức Thọ chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là “Ðoàn chuyển vận 559” do Tướng một sao Việt cộng Vỏ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 – Trong hồi ký của Ðại tá Việt cộng Bùi Tín “From Enemy to Friend” Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không bao giờ gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đã bị anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, ngày ngày Hồ chỉ lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây “Vú-Sửa” Miền Nam và chỉ làm cảnh khi phải đón tiếp phái đoàn ngoại giao mà thôi.





 

<p align="center">&nbsp;</p>
<div style="width:560pt; text-align: center;box-shadow:-20px -12px 8px steelblue; background: url(&#39;https://cdn.shopify.com/s/files/1/1162/3656/products/2F5-05_grande.jpg"; border="4" alt=" photo">
<span style="background-color:thistle;opacity:0.7;font-size:30pt;font-family:Arial;color:purple;padding:10pt;">
<b>Ðường 559</b>
</span>
<br><br><br><br><br><br>
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tbody>
<tr>
<td>
<div style="text-align:justify;margin:0px 168px;padding:20px;0px; width:540px; margin:10px 20x 10x 20x ; font-color:;font-size: 30pt;font-family: cambria; text-shadow: 3px 2px blue;background-color:lightgreen;color: darkviolet;border-radius: 0px 0px 0px 0px;opacity:0.6;">
<b>Hiệp Định Paris 27/1/1973</b>
</div>
<br><br>
<center>
<img src="https://oi682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/bn%20hagravenh%20quacircn%20necircn%20chc%20khoacute%20thm%20nhau..%20nhng%20coacute%20nhau%20nh%20hi%20th%20vagraveo%20i_zpsghjhhhhh.jpg" border="0" alt="photo" width="700">
</center>
<div style="text-align: justify;padding:10px;10px; width:680px; margin:10px 10x 10x 10x ; font-color:;font-size: 20pt;font-family: cambria; text-shadow: 1px 1px blue;background-color:lightyellow;color: brown;border-radius: 0px 0px 0px 0px;opacity:0.6;">
<b>Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH đang hành quân chuẩn bị vào trận địa.</b>
</div>
<br><br>
<div style="text-align: justify;padding:40px; width:650px; margin:0px 50px; font-color:;font-size: 34pt;font-family: cambria; text-shadow: 2px 1px blue;background-color:Azure;color: darkviolet;border-radius: 0px 0px 0px 0px;opacity:0.6;">

Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỹ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quảng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quảng-Trị và Thừa-Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân, Bạch-Mã vào Quãng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam Việt Nam. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây hai đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đỗ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh (trong ống kính của trục ma/quỷ nó là Xa lô Liên Bang Đông Dương). <br><br> Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chửa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris 1973, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội. Ngoài ra phe thân Liên-Xô là Lê Duẫn đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên-Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỷ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỹ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm Miền-Nam. <br><br> Đó cũng là lý do tướng Ngô Q Trưởng đã có chỉ thị rõ ràng: &#8220;Các anh em phi công khi thấy xe tăng, Molotova, bộ đội Bắc Việt di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, dù trong tằm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì; cứ để cho chúng tiếp tục vào Nam!&#8221; Có nguồn tin cho rằng Tướng Trưởng muốn cho họ đi qua để nhẹ áp lực Vùng-1, nhưng có người cho rằng vì áp lực của Mỹ có dính dấp đến các điều khoản đã ký trong bản hiệp định Paris. Có một lần phi tuần viên A.37 đã không tuân theo phi tuần trưởng oanh kích theo dấu đánh trái khói hướng dẩn của L-19 quan sát mà lại oanh kích vào đoàn xe nhỏ nên làm cho phái đoàn CS đàn anh bị tử thương. Viên phi công nầy bị tù trọng cấm vì không thả đúng mục tiêu như phi tuần trưởng dẩn đạo cho cuộc oanh kích; Anh giản-giải nguyên nhân thả khơi khơi trong núi phí bom đạn, khi có mục tiêu rỏ ràng sao không thả. Hậu quả anh bị tù trọng cấm nhưng không nặng lắm. <br><br> Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: &#8220;Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ &#8220;Trung Lập&#8221; của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman/đường mòn Hồ được đơn-vị Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh thủ và tận dụng nền Trung lập nghiêng-ngả ấy với sự nháy mắt ngầm đồng ý của Harriman; Nếu phía Washington sớm nhìn thật rõ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại Tá Việt cộng Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là &#8220;Một sự di tản chiến lược an toàn&#8221; qua tu chánh-án Cooper-Church 1970 (manage the defeat) và sẽ trở lại ở giai đoạn-3 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back 2010-2020). <br><br> Cuối cùng thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng &#8220;tối huệ quốc&#8221; của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp một nước độc tài như Liên-bang-Liên Xô bị chia cắt bởi tám nước Cộng Hòa. <br><br> Dĩ nhiên là những nước Cộng Hòa tách rời nầy mực sống của người dân cao hơn dân cư sống tại thủ đô Bắc Kinh và Moscova dựa vào cái dù che &#8220;The US Freedom Support Act&#8221;. <br><br> Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá; Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones 1920) ngầm ra mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đở biên giới của họ chớ? Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Dỉ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy: <br><br> - &#8220;Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu &#8220;khán&#8221; của Harriman thì là một điều rắc rối: &#8220;Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị.&#8221; Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell w. Harriman&#8217;s approval, that the telegram was not enough). <br><br> Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho người dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đả trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song với nó. Năm 1967-68 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ - Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần &#8216;coffee-break&#8217; Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, và sĩ quan Đồng minh cùng khóa, kể cả các giảng viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rõ, Tôi chỉ đáp lại là: &#8220;phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mản về chiến lược lãnh đạo kém!&#8221; <br><br> Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuổi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nổi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nỗi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John. Collins cho là Rube-Goldberg Toys. <br><br> Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-Nẳng, Huế, Quảng Trị&#8230; còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17, <br><br> Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary&#8230; từ các hải cảng như Quy Nhơn&#8230;Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục &#8220;Cà răng căng tai&#8221; đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái vỏ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman đang làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Triều-Tiên rồi Việt Nam (theo mô hình chia đôi thành hai nước như sẽ kết thúc chiến tranh và chia Đức ra làm hai theo chương trình &#8220;Aid to Russia 1941-1946 Plan) Sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich &#8220;Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy với vô số tài liệu bất thần lộ ra như cuốn DVD sự thật HCM). <br><br> Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương với mục tiêu chính trị, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại UNESCO, Liên Hiệp Quốc sau nầy, nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam chưa thấu hiểu. <br><br> Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng (trong khi Hồ đã ra lệnh rút 100.000 vế Bắc) Ðể thực hiện ý đồ nầy: Theo lệnh trục Ma/Quỷ, Lê Đức Thọ chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là &#8220;Ðoàn chuyển vận 559&#8221; do Tướng một sao Việt cộng Vỏ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 &#8211; Trong hồi ký của Ðại tá Việt cộng Bùi Tín &#8220;From Enemy to Friend&#8221; Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không bao giờ gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đả bị anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, ngày ngày Hồ chỉ lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây &#8220;Vú-Sửa&#8221; Miền Nam và chỉ làm cảnh khi phải đón tiếp phái đoàn ngoại giao mà thôi.

<br><br><br>
</td></tr></tbody></table>
<br><br><br>
</div>
</div>
<p align="center">&nbsp;</p>

 

Chuyện tiểu thuyết giả tưởng

 



Câu Chuyện Bí Ẩn Trong Hầm Rượu

Topa –

Thị xã Sài-Gia là thị xã tân lập chỉ khoảng mười năm nay. Nhưng hiện rất phồn thịnh bởi là nơi du lịch rất lý tưởng nên du khách tìm đến mỗi ngày mỗi đông hơn. Nơi đây vốn là khu rừng hoang và là nơi sinh sống của những người sắc tộc thiểu số. Khi người Pháp đến lập căn cứ tại đây, thì những người thiểu số phải dời đi sâu hơn vào những khu rừng xa. Trong thị xã có khu đất rộng tại góc đường Hồng-Hà và Hải-Đăng; trước kia vốn là khu nghĩa địa của người Pháp và bị giải tỏa. Lúc đầu nhà cầm quyền thị xã định xây những tòa nhà cao tầng trên khu đất đó. Thế nhưng, khi tòa nhà vừa xây lên cao được một hoặc hai tầng liền bị lún và ngã đổ làm cho dự án không thể nào tiến hành được. Sau sáu năm xây dựng nhưng vẫn không thể hoàn thành dự án, cuối cùng khu đất đã được một tập đoàn doanh thương người Pháp mua lại và được phép kinh doanh khách sạn trong thời hạn năm mươi năm.

Đứng từ xa nhìn lại cái khách sạn sang trọng mà tôi đã có thời gian thật ngắn làm việc trong đó, tôi hồi tưởng lại hai năm về trước tôi đã có những đêm kinh hoàng tưởng như không còn ngày trở về gặp mặt người thân…

Chỉ còn ba ngày nữa một khách sạn thuộc loại sang trọng năm sao, được khai trương tại nơi đây.Tôi được nhận vô làm việc trong khách sạn với công việc gác-dan. Cùng một công việc với tôi còn có thêm hai người nữa. Cả ba người chúng tôi được phân chia thay phiên nhau trực hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ.

Theo lịch trình tôi sẽ trực từ mười giờ đêm đến sáu giờ sáng. Với tôi, tôi không hiểu được tại sao viên quản lý lại không có cảm tình với tôi. Biết điều với sếp thì tôi quá hiểu và quá biết điều. Nhưng, với viên quản lý này thì vô ích. Do đó tôi luôn cảnh giác và quyết phải làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Chỗ tôi ngồi trực là phòng tiếp tân của khách sạn. Vào thời điểm tôi trực rất vắng vẻ và hoàn toàn yên lặng. Bộ băng ghế bằng da mắc tiền màu nâu sậm bóng loáng đặt giữa phòng không một vết bụi vì được lau chùi thường xuyên. Màu da của băng ghế, cộng với ánh đèn lờ mờ vàng vọt trên trần cao, cộng với ánh trăng giữa đêm khuya đã tạo cho căn phòng sang trọng thêm vẻ ảm đạm. Trong ba người chúng tôi, không ai muốn trực vào thời gian như tôi đêm nay. Bởi vì chỗ này cũng đã từng là nghĩa địa với nhiều huyền thoại rùng rợn.

Từ khi khu nghĩa địa bị giải tỏa cho đến nay, những cư dân quanh vùng vẫn nhìn thấy những bóng người rượt đuổi và chém giết lẫn nhau vào giữa đêm khuya. Nhưng, cảnh sát đã mở nhiều cuộc điều tra mà vẫn không tìm ra dấu vết của những cuộc thanh toán. Sau vài lần đến điều tra, cảnh sát kết luận là người quanh đây cố tình thêu dệt lên câu chuyện cho có vẻ rùng rợn chứ thật ra chẳng có chuyện gì đáng sợ cả. Tuy nhiên, chuyện rùng rợn đó vẫn xảy ra hằng đêm mà tôi thì chưa từng được chứng kiến. Tôi rất sợ ma nhưng vì cuộc sống nên tôi phải cố tin theo lời của cảnh sát để trấn an tinh thần mình. Tôi cần có cơm ăn hằng ngày và quần áo để mặc.

Một người đàn ông ăn mặc lịch sự từ bên kia đường đi thẳng đến gần chỗ tôi đứng, nhìn tôi và hỏi bằng tiếng Việt.

– Anh trực đêm nay à?

– Dạ.

Người đàn ông còn trẻ và có dáng người cao. Ông có gương mặt của người Việt lai Tây nên tôi nghĩ ông là người trong tập đoàn doanh thương Pháp mua khu đất này, vì vậy tôi không dám hỏi hay thắc mắc về ông. Sự việc ông có mặt trong thời gian này, theo tôi nghĩ, ông đi chơi đêm và nhân tiện tạt qua đây để xem những người làm công việc canh gác như tôi, làm có đúng như những gì mà người quản lý giao hay không. Ông nhìn quanh phòng khách rồi bước đến cái ghế da đặt trong góc phòng, bên cạnh cây kiểng cao có tàn lá lớn phủ che cả cái băng ghế, và thả người ngồi xuống. Những đêm trước tôi cũng thường ngồi ở đó. Ngồi chỗ đó tôi như có cảm tưởng được ngồi dưới cái lọng và cũng dễ bề quan sát. Tôi đi đến bên cái ghế mà tôi sẽ ngồi suốt đêm nay. Nhưng, không như những đêm trước, mặt ghế đêm nay lạnh toát truyền thẳng vô da thịt khiến tôi tưởng như đang ngồi trên phiến đá giữa mùa đông. Dù rất mỏi nhưng tôi cũng không thể dựa vô lưng ghế được. Cái ghế da lạnh quá, mặc dù thời tiết tháng này vẫn còn oi bức lắm. Tôi nhìn lên cái đồng hồ có những con số La- Mã lớn cách khác thường treo trên tường phía sau quầy tiếp tân. Bây giờ là hai giờ mười ba phút sáng.

Ông Tây lai vẫn ngồi im lặng, mắt nhìn đăm chiêu ra bên ngoài khung kiếng lớn như đang chờ đợi ai đó sẽ đến với ông. Bỗng đâu tôi nghe rõ ràng có tiếng chân người rượt đuổi nhau chạy thình thịch. Một thứ âm thanh ồn ào và náo loạn. Tim tôi đập thình thịch và tôi nhìn ông Tây lai thì thấy ông cũng nhìn tôi với hai mắt mở lớn vẻ ngạc nhiên. Từ sau cánh cửa của phòng ăn, một người đàn ông lao nhanh ra. Người đàn ông lùn và mập cách kỳ dị. Ông ta khoảng chừng ba mươi tuổi. Hai bàn tay ông đang ôm chặt cái bụng phệ và mặt thì nhăn nhó vẻ đau đớn. Ông ta nhìn quanh phòng khách một lượt rồi buông tấm thân nặng nề xuống cái ghế bành giữa phòng, cách xa chỗ tôi ngồi chỉ hai thước. Qua ánh sáng của ngọn đèn và ánh trăng rọi ngay chỗ ông cho tôi thấy ông là người Việt-Nam. Thân hình ông run rẩy dữ dội, run đến mức làm cho cái ghế bành lớn bằng da bóng lộn phải rung chuyển. Ông ta không ngớt lầm bầm điều gì đó vì tôi nhìn thấy cái cục… Adam ở cổ ông chuyển động lên xuống liên tục. Chừng dăm ba phút sau, ông ta gục đầu xuống mặt bàn và bất động. Ông Tây lai đưa ngón tay trỏ lên miệng ra dấu cho tôi im lặng và ngồi tại chỗ. Ông và tôi ngồi im chờ những người rượt đuổi người đàn ông lùn và mập xuất hiện. Nhưng, mấy phút trôi qua rồi mà vẫn không thấy người nào xuất hiện.

Tôi rời khỏi chỗ ngồi và đi đến bên ông lùn và mập. Sự kinh hoàng làm cho người tôi bị lảo đảo nghiêng ngã giống như chiếc thuyền nhỏ xíu giữa biển khơi bao la và đang trong phong ba bão táp. Thật nhanh, tôi trở về ngồi lại chỗ cũ trước khi bị té nằm sõng soài dưới nền gạch lạnh. Gương mặt ông mập và lùn trắng toát như xác chết. Nếu không có ông Tây lai ngồi đằng kia thì có lẽ tôi đã la lên thật lớn và bỏ chạy mất rồi. Ngoài đường bỗng vẳng lên tiếng còi hụ cùng ánh đèn chớp của xe cứu thương. Chiếc xe cứu thương ngừng lại trước cửa khách sạn. Hai trong bốn người mặc đồ trắng khiêng băng-ca đi đến bên người đàn ông. Người đàn ông lùn và mập quá cỡ được bốn người khó nhọc lắm mới đặt được ông nằm lên cái băng-ca và toan khiêng ra xe thì, bất ngờ ông ta ngồi lên và chạy vô lại trong phòng ăn.

Ai đã gọi xe cứu thương đến đây? Tôi nhìn ông Tây lai và muốn hỏi nhưng tôi thấy ông nhìn tôi như có cùng ý nghĩ.

Bây giờ đã là ba giờ mười một phút sáng.Tinh thần tôi vẫn đang hoảng loạn.Tôi có cảm tưởng thật rõ ràng là người đàn ông mập và lùn là xác chết chứ không phải người còn sống. Ông Tây lai rời khỏi chỗ ngồi và ra dấu cho tôi đi theo ông.

– Anh đi theo tôi.

Như cái máy, tôi đứng lên ngay và đi theo ông vô phòng ăn.Trong góc của phòng ăn có một cái nắp hầm bằng xi măng. Ông Tây lai kéo cái cửa xi măng lên cách nhẹ nhàng chứ không có vẻ gì là nặng nhọc cả. Ông lần từng bước theo cái cầu thang dẫn xuống tầng hầm và tôi đi theo phía sau ông.

– Đây rồi!

Ông reo lên khi nhìn thấy những thùng rượu tròn bằng cây và rất lớn. Tôi nghĩ đây là căn hầm chứa rượu từ Pháp gởi đến. Căn hầm rất rộng và có ánh sáng mờ mờ. Tôi lại nghe như có nhiều tiếng chân người rượt đuổi nhau. Thình lình ông Tây lai nắm tay tôi kéo đứng núp sau những thùng rượu.

– Có lẽ bọn trộm có hai phe và thanh toán nhau vì muốn chiếm những thùng rượu.

Tôi đã đoán đúng. Ông tây lai là người trong tập đoàn doanh thương Pháp. Tôi thấy bớt sợ hơn vì có ông bên cạnh. Khoảng độ vài mươi giây đồng hồ sau, bỗng đâu xuất hiện một nhóm vài chục người đang rượt đuổi nhau. Những người rượt và bị rượt, trong tay mỗi người đều có cầm vũ khí là những con dao dài và sắc bén. Những người bị rượt vừa chạy đến chỗ ông Tây lai và tôi thì đồng loạt quay lại và tấn công những người đang rượt theo. Hai bên đâm chém nhau bằng thứ vũ khí sắc bén mà qua ánh sáng trong hầm rượu, các thứ vũ khí đó ánh lên những vệt sáng choang.

Khoảng ba mươi phút sau – tôi đoán vậy – cuộc chiến giữa hai phe chấm dứt. Tiếng rên la rền rĩ vang lên làm cho tim tôi như muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Sợ quá, tôi quay người qua bên định hỏi ông Tây lai chuyện gì đã xảy ra. Nhưng, ông Tây lai đã biến khỏi chỗ tự lúc nào mà tôi thì không hay biết. Lúc này ánh sáng trong hầm rượu cũng từ từ mờ dần mờ dần… cho đến khi tắt hẳn làm cho căn hầm tối thui. Tôi nghĩ ông Tây lai rời khỏi chỗ núp này để đi núp chỗ khác cho an toàn hơn. Tôi gọi ông:

– Ông ơi! Ông ở đâu xin ông lên tiếng cho. Tôi sợ quá ông ơi.

Không có tiếng trả lời. Quá sợ nhưng tôi cũng cố mò đường đi đến cái cửa hầm để thoát ra khỏi chỗ ghê rợn này. Tôi cứ loay hoay mò đường đi mà không định được hướng. Tôi mò đường như vậy cũng đã gần một tiếng đồng hồ rồi nhưng không làm sao tìm được đến cái cầu thang.Tôi tự nhủ cần phải bình tĩnh thì may ra mới tìm được lối ra. Và, tôi lại bắt đầu đi từ những thùng rượu mà tôi và ông Tây lai đã đứng núp. Tôi cứ mò theo vách tường mà đi cho đến khi tay tôi chạm lại những thùng rượu. Một sự tuyệt vọng và kinh hoàng đã làm cho tôi phải la lớn lên:

– Ông ơi! Ông Tây lai ơi! Ông có nghe tiếng tôi không?

Lúc này tiếng rên la của những người bị thương đã chấm dứt từ lâu rồi. Tôi không nghe tiếng trả lời của ông Tây lai mà chỉ có tiếng của tôi vọng lại như từ một cõi xa xăm nào đó. Run rẩy vì quá sợ, tôi lại mò đường đi và đi giáp hết một vòng nữa nhưng vẫn không tìm ra cái cầu thang. Để cho chắc chắn hơn, tôi lại đi thêm lần nữa từ những thùng rượu cho đến khi gặp lại các thùng rượu nhưng vẫn không tìm ra cái cầu thang. Tôi đã gần như hoàn toàn suy sụp rồi. Sự lo sợ làm cho cái miệng của tôi khô lại và đắng nghét. Tôi ngồi xuống bên những thùng rượu và lại tự nhủ phải bình tĩnh thì may ra mới tìm được đến chỗ có cái cầu thang. Để bớt khô cổ, tôi tìm cách mở thùng rượu.Thât may, tay tôi đụng phải cái vòi mở và chỉ cần vặn nhẹ là rượu từ trong thùng chảy ra. Tôi kê miệng vô vòi và uống nhưng không hiểu sao chỉ thấy vị đắng nơi đầu lưỡi. Những hớp rượu trôi qua cổ họng làm cho tôi cảm thấy sảng khoái. Nhưng, ngay lúc đó tôi lại bị choáng váng như đã say rượu và làm cho tôi ngã lăn ra nền xi măng.

***

Những tiếng chân người lại rượt đuổi nhau. Tôi choàng ngồi dậy ngơ ngác nhìn quanh và thấy mình đang nằm bên cạnh thùng rượu. Nhìn thấy những thùng rượu tôi hiểu ra mọi việc nên càng khiến cho tôi kinh hoàng hơn. Nhìn những thùng rượu, tôi ngẫm nghĩ: Phải chi những thùng rượu trên cao kia bỗng đổ ập xuống người tôi để tôi chết đi và tôi sẽ thoát khỏi cảnh rùng rợn này thì hay lắm. Tôi thất vọng não nề. Mồ hôi tuôn ra đầy người. Tôi nghĩ về ông Tây lai, nhân vật bí hiểm kia, tôi không thể nào hình dung ra mặt mũi ông được vì gặp ông trong bóng tối. Tôi cố suy nghĩ nhưng không thể nào. Mồ hôi trên mặt trên trán nhỏ xuống có giọt.

Cảnh người rượt và bị rượt lại đang diễn ra. Rồi cảnh đâm chém lại diễn ra. Tất cả những sự việc đang xảy ra thật nhanh. Cuối cùng thì tiếng rên xiết vang dội lên trong hầm rượu làm cho lỗ tai tôi bị nhức vô cùng. Tôi quyết định thật nhanh. Tôi nhảy xổ đến bên một người đang rên xiết và nâng đầu ông ta lên đặt trên đùi, tôi hỏi:

– Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Người bị thương nhìn tôi ngẩn ngơ một lúc rồi mới nói cho tôi nghe một sự thật kinh hoàng:

– Chúng tôi… chúng tôi… phải… phải giết nhau.

– Hãy cố gắng kể nhanh cho tôi nghe và tôi có thể giúp được gì ông và những người kia không?

Ông ta hít một hơi thật dài rồi mới chậm rãi nói:

– Chúng tôi có tất cả ba mươi bốn người thuộc trung đội 7 Sư Đoàn 13. Khu hầm này vốn là hầm chứa rượu của quân đội Pháp mà trung đội tôi có nhiệm vụ phải phá đi. Trước khi phá chúng tôi sẽ đem những thùng rượu này ra ngoài. Nhưng, kế hoạch bị một tên Hạ sĩ quan Tây lai trước đó đã trá hàng tiết lộ cho người Pháp biết.Vì vậy khi chúng tôi đang chuyển những thùng rượu đi thì bị chôn sống. Đây là vùng đất của người Mèo bị người Pháp chiếm lập căn cứ, mà, người Mèo thì lại tưởng chúng tôi thuộc đoàn quân chiếm đất nên có lời nguyền là, mỗi ngày chúng tôi sẽ phải tái diễn lại cảnh chém giết lẫn nhau. Tên Tây lai phản bội bị lời nguyền là phải canh cửa và dẫn dụ người vô đây để hiến dâng cho thần linh. Trước ông, đã có rất nhiều người vô đây và bị chết chỉ vì quá sợ hãi mà bị hoảng loạn tinh thần.

– Như vậy là tôi cũng bị thằng… bị tên Tây lai dẫn dụ?

– Đúng như vậy.

– Có cách nào để các ông thoát khỏi lời nguyền và… có cách nào để tôi thoát ra khỏi đây không?

– Có, nhưng… hơi khó. Điều cần nhất là ông phải làm thật nhanh. Nếu chậm trễ chỉ một giây thôi thì cũng hỏng hết.

– Ông nói rõ cho tôi biết tôi sẽ làm sao.Tôi tin là tôi sẽ làm được.

– Đêm mai khi chúng tôi vừa chấm dứt cảnh chém giết thì ông hãy cắt máu ở cổ tay và nhỏ vô miệng từng người chúng tôi. Không cần nhiều, miễn là phải có máu, nhưng ông phải làm thật nhanh và không bỏ sót một người nào. Khi đến người cuối cùng mà ông thấy người đó còn thở, tức là ông đã thành công. Đêm hôm sau nữa ông sẽ không thấy cảnh chúng tôi chém giết diễn ra mà ông chỉ nghe tiếng chân rượt đuổi nhau, thì, ngay từ chỗ thùng rượu ông đang đứng, ông quay lưng lại và đi thụt lùi; đi mãi đi mãi cho đến khi ông đụng cái cầu thang. Khi bước lên cầu thang ông cũng phải đi thụt lùi cho đến khi đầu của ông đụng vô cái nắp hầm thì tức khắc cái nắp hầm sẽ tự động mở ra. Nhớ là không bao giờ ông được phép quay mặt lại khi đi thụt lùi. Nếu ông quay mặt lại thì ông sẽ phải bỏ xác lại đây và, chúng tôi cũng sẽ lại tái diễn cảnh chém giết đau đớn như cũ. Bây giờ đã đến lúc tôi tạm biệt ông rồi. Hãy nhớ kỹ lời tôi và nhớ là phải bình tĩnh ông nhé. Chúc ông thành công. Chào ông.

Tôi ngẩn ngơ vài giây rồi mò tìm đến bên những thùng rượu và ngồi xuống. Tôi rất hài lòng về chuyện vừa làm. Chuyện xảy ra khiến tôi hứng chí vì như vậy là tôi sẽ thoát ra khỏi đây. Còn chuyện cho những giọt máu vô miệng những người chiến binh xấu số kia thì tôi phải làm thật nhanh bằng cách tôi sẽ cắn mạnh vô cánh tay tôi trước đó cho mở ra một vết thương.

Xung quanh tôi vẫn hoàn toàn tối đen. Tôi không thể ngờ mắt của tôi có thể thấy thật rõ và nhanh đến như vậy trong khi tôi đang quá lo sợ.

***

Đang co mình nằm chờ đợi thì tôi nghe tiếng rượt đuổi vang lên. Mặc dù đầu óc đang choáng váng nhưng tôi cũng cố lấy hết can đảm cắn vào cổ tay thật mạnh. Tôi cố kềm hãm lại tiếng la vì quá đau. Những giọt máu chảy ngược vô miệng tôi. Khi những tiếng rên la vừa dứt là tôi chạy thật nhanh đến từng người và nhỏ những giọt máu vô miệng từng người. Người cuối cùng mà tôi phải chứng kiến còn thở, thì, người đó chính là người mà đêm qua đã tiết lộ những điều bí mật về lời nguyền cho tôi. Khi những giọt máu được nhỏ vô miệng ông, tôi nhìn thấy thật rõ ràng có hai hàng nước mắt từ mắt ông chảy ra. Tôi đã thành công.

Qua ngày hôm sau khi tôi nghe tiếng rượt đuổi nhưng không còn thấy bóng người, cũng là lúc tôi bắt đầu đi thụt lùi. Tôi nhắm chặt hai mắt lại và tự nhủ là không được mở mắt và quay đầu lại phía sau dù trong bất cứ tình thế nào. Tôi phải sống để thoát ra khỏi đây và về với gia đình. Khi đi được một đoạn thì tôi nghe như các cửa sổ đang mở ra và ánh sáng rọi sáng choang phía sau lưng. Tôi mừng quá định quay người lại nhưng chợt như nghe tiếng người hôm qua nhắn nhỏ bên tai. Đừng quay người nhìn lại phía sau lưng. Thế là tôi đi thụt lùi tiếp. Sau đó tôi lại nghe tiếng như những chậu hoa rơi, cũng từ phía sau lưng.Và, tôi nghe cả tiếng gầm gừ của con chó dữ. Tôi vẫn bước lui và hai tay thì nắm chặt lại. Bỗng lưng tôi chạm phải một vật bằng sắt nhọn. Tôi đã toan quay mặt lại vì tưởng tên Tây lai muốn ám hại tôi. Cũng may là tôi đã kịp trấn tĩnh lại nên vẫn bước lùi tiếp… Một khoảng thời gian khá lâu sau thì chân tôi chạm phải cái cầu thang. Tôi bước lên cầu thang vẫn theo thế đi thụt lùi cho đến khi đầu tôi đụng phải cái nắp hầm. Và, đúng như người hôm qua đã nói, cái nắp hầm tự động mở ra và tôi thoát ra ngoài. Vậy là tôi thoát chết!

Ngày dần dần sáng, thoạt tiên còn mờ mờ rồi từ từ sáng tỏ. Bên ngoài, đường phố có ít xe chạy qua lại. Tôi nghe rõ mồn một tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao hàng của những người bán hàng rong khiến lòng tôi lâng lâng. Tôi vẫn đứng nguyên tại cửa hầm cho đến khi nhìn thấy ánh sáng từ từ xuất hiện làm tôi yên tâm hơn. Những lo sợ trong tôi vẫn còn nguyên. Tự nhiên tôi chảy nước mắt. Tôi như đã được sống lại. Đó thật sự là một điều phi thường. Tôi lầm bầm: “Được sống là điều hạnh phúc. Dù có phải làm những công việc nặng nhọc đến mấy mà được sống là hạnh phúc rồi!” Tôi thèm gặp được người để trò chuyện. Tôi đoán bây giờ là sáu giờ sáng. Tôi đi đến bên cái ghế mà tôi thường ngồi trực và ngồi xuống. Viên quản lý khách sạn từ trên lầu đi xuống với gương mặt giận dữ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Nhưng hôm nay tôi đang vui và tôi không cảm thấy ghét ông ta nữa.

– Anh đi đâu biệt tăm mấy ngày nay? Anh bỏ trực mà không thông báo nên tôi cho anh nghỉ việc ngay từ lúc này.

– Thưa ông quản lý. Xin ông bình tĩnh nghe tôi trình bày lý do và tôi tin chắc ông, cũng như ban giám đốc sẽ vô cùng biết ơn tôi về sự vắng mặt của tôi mấy ngày qua.

Tôi bắt đầu kể về những diễn biến của sự việc vừa qua mà tôi là chứng nhân. Sau khi tôi kể vừa dứt lời thì viên quản lý liền trợn hai con mắt lên để cho tôi thấy tròng trắng nhiều hơn tròng đen.

– Anh điên nên tưởng chúng tôi cũng điên phải không? Anh tưởng chúng tôi tin vào câu chuyện hoang đường của anh sao?

– Trong phòng ăn có một cái nắp hầm bí mật dẫn xuống hầm chứa rượu. Đó chính là điều minh chứng cho lời nói của tôi.

Tôi vừa nói vừa cười mỉm vì tôi tin viên quản lý sẽ vô cùng hối hận về lời sỉ nhục tôi. Viên quản lý hỏi tôi vẻ mai mỉa:

– Đâu! Anh chỉ cho tôi xem nắp hầm nào là nắp hầm bí mật đâu.

Và, tôi vô cùng kinh ngạc khi tìm hoài mà vẫn không thấy cái nắp hầm đâu cả. Chính tôi mới vừa từ nơi đó ra đây. Thế mà… Lần thứ hai tôi bị mồ hôi đổ có giọt.

Khi tôi nhìn ra ngoài, có một ông Tây lai đang đi vô. Viên quản lý gật đầu chào ông vẻ cung kính. Dù vậy, vừa thấy ông ta là tôi đã giựt nảy mình. Tôi nói lầm bầm chỉ mình tôi nghe:

– Chính hắn!

Tất cả máu trong người tôi chạy dồn hết lên đầu. Toàn thân tôi run rẩy đến cả từng ngón chân ngón tay, tái xanh hết cả mặt mày, tôi lẩm bẩm:

– Chính tên Tây lai này!

Tên Tây lai nhìn tôi mỉm cười bí hiểm rồi bước đi đến cái thang máy và bước vô trong.

Tôi bị viên quản lý đuổi ra khỏi khách sạn và ông ta còn hăm dọa sẽ đưa tôi ra tòa nếu như trong thời gian tôi trực mà có bị mất một thứ vật dụng gì.

***

Chuyện quái đản xảy ra cho chính bản thân tôi đến nay đã hai năm trôi qua rồi, mà tôi thì vẫn chưa hiểu đó là giấc mơ hay là chuyện có thật. Nhưng, từ hai năm qua đã không còn cảnh người rượt đuổi nhau ở khu đất của khách sạn vào ban đêm nữa. Báo chí sau đó đã đưa tin: Theo viên chánh thanh tra sở cảnh sát thì khu nghĩa trang bị giải tỏa hoàn toàn có an ninh chứ không như những người sống quanh đó đã đồn đại…/.

ToPa (Hòa-Lan)

Nguồn: http://quanvan.net/topa-cau-chuyen-bi-an-trong-ham-ruou/

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...