Kỷ Niệm Với hai vị Niên Trưởng: Trần Lê Tiến và Phạm Vương Thục
Kỷ Niệm Với hai vị Niên Trưởng: Trần Lê Tiến và Phạm Vương Thục
Phi Vụ Gunship Sau Cùng Trên Đồi 31-Hạ Lào
Trong Ngày BCH/LĐ3/ND Thất Thủ
Trong Ngày BCH/LĐ3/ND Thất Thủ
[Hành Quân Lam Sơn 719 / 1971 ]
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 trên chiến trường Hạ Lào tháng 2/71, tuy khốc liệt, nhưng cũng là cơ hội để các anh em pilots trực thăng chúng tôi vừa mãn các khóa huấn luyện UH-1 [K/1-2-3-4] tại trường bay Hunter, Georgia, có dịp thử lửa và trau dồi thêm kinh nghiệm tác chiến cho những trận chiến kế tiếp trong cuộc chiến Việt Nam sau này.
Mặc dù sau hơn sáu tháng bay hành quân liên tục, với nhiều giờ bay và mớ kinh nghiệm tác chiến đã khá vững vàng; nhưng trên thực tế, ba đứa chúng tôi - Tài, Hoàng và Tôi - đều chưa có giờ bay huấn luyện để "check out" ra hoa tiêu chánh, nên khi cuộc HQ Lam Sơn 719 tới, chúng tôi chỉ được xếp ngồi cạnh các đàn anh gạo cội của phi đoàn Song Chùy 213, cùng nhau lao mình vào chiến trường Hạ Lào, coi như vừa hành quân vừa là những phi vụ huấn luyện. Nếu may mắn sống sót sau chiến trận, đương nhiên chúng tôi sẽ trở thành những Hoa Tiêu Chánh! Cả tôi, Tài và Hoàng đều vui mừng chấp nhận sự đổi chác ấy không cần đắn đo.
Trong khi đó, cũng vì nhu cầu chiến trường, các khóa đàn em ở những phi đoàn khác, tuy về Nước sau, nhưng được cho ra hoa tiêu chánh [HTC] trước, chỉ với một khóa huấn luyện cấp tốc ngắn ngủi bởi các IP/ Mỹ của phi đoàn Black Cat [USMC] bên căn cứ Mable Mountain Air Base [Ngũ Hoành Sơn, Non Nước]. Họ trở thành những thành phần nòng cốt của phi đoàn tân lập, PĐ 233, và được bay "team" với nhau trong suốt cuộc hành quân Lam Sơn 719. Dù hiểm nguy, nhưng vẫn là niềm hãnh diện mà mỗi phi công đều mong đợi trong đời bay; cái ngày được toàn quyền chủ động trong tay lái, kể cả quyền "vung vít " cho thỏa chí tang bồng!
Tôi, Nguyễn Tấn Tài, và Nguyễn văn Hoàng vừa mãn khóa 70-02, một trong những khóa đầu tiên trong chương trình Vietnamization. Về Nước July 13, một tháng sau ra trình diện đơn vị liền [Aug. 06 /70]. Tuổi trẻ hình như không biết sợ, đứa nào cũng nóng lòng muốn tham gia cuộc chiến, mặc kệ số phận ra sao! Hoàng có gia đình ở Tam Tòa nên coi như có số may mắn nhất; không ngờ chưa đầy một năm sau, Hoàng bị tử thương trong một phi vụ gunship đêm cùng với Hoàng tất Đắc [khóa 1-Hunter] ngoài vùng biển Mỹ Khê. Ng. Tấn Tài quê Saigon, sau này chuyển qua Chinook, về Biên Hòa, PĐ 237, cũng bị bắn rớt, chết trên chiến trường Bình Long-An Lộc. Tất cả đều bởi định mệnh oan nghiệt mà nên! Trong đời bay trực thăng có lẽ không mấy ai dám cậy tài năng mà sống sót!
Ngày bốc thăm ra đơn vị, vị Thiếu Tá/Sĩ Quan trưởng phòng Nhân Viên/BTLKQ, sau khi đọc một danh sách đặc biệt của BTL với khoảng 20 người có lẽ do thân nhân, cha mẹ, đã khéo léo biết cách bồi dưỡng đúng chỗ, nên các anh em ấy được ưu tiên về các phi đoàn ở Biên Hòa và Cần Thơ, coi như may mắn được phục vụ vừa gần gia đình, vừa gần Sài Gòn, chắc chắn sẽ an toàn hơn. Số còn lại, sau đó mới tới lượt chúng tôi chia nhau ra bốc thăm cho vui. Dù sao thì BTL/KQ cũng đáng được vinh danh là binh chủng tương đối còn công bằng hơn các đơn vị tác chiến khác!
Căn cứ 41/Đà Nẵng, tháng 8/1970, mới chỉ có hai phi đoàn trực thăng: PĐ 213 và PĐ 219. Tất cả còn trực thuộc Không Đoàn 41/Chiến Thuật cùng với các phi đoàn "fixed wings" như PĐ 516 [A-37] và PĐ110 [L-19]. Phi đoàn 213 đã được trang bị trực thăng UH-I nhưng PĐ/219 vẫn còn bay H-34. Hai phi đoàn ở sát, đối diện nhau, trong tình hàng xóm đậm đà, bạn bè cũng hay qua lại giao du. Phần đông các cấp chỉ huy 219 cũng từ gốc 213 mà ra và ngược lại. Cả hai phi đoàn cùng tọa lạc đằng sau khu Phòng Khánh Tiết của phi trường, gần sân đậu VIP. Sau này với đà bành trướng của Không Lực VNCH và trước khi có cuộc hành quân Hạ Lào/Lam Sơn 719, các phi đoàn trực thăng được tách khỏi KĐ 41/CT để trở thành Liên Đoàn 51/Tác Chiến, có thêm PĐ/233 vừa thành lập. Tuy nhiên, trong trận chiến Hạ Lào, chỉ một mình Phi Đoàn 213 có một phi đội gunship để hộ tống cho các slicks của cả ba phi đoàn 213, 219 và 233.
Tháng 2/71, mùa Đông giá lạnh, toàn bộ phi đoàn 213, từ pilots đến cơ phi xạ thủ, kể cả y tá phi hành, nhân viên văn thư... được lệnh bay ra biệt phái ở căn cứ Ái Tử/Đông Hà, trong khu doanh trại cũ của U.S. Marines bỏ lại. Đông Hà, miền địa đầu giới tuyến, là vùng đất khô cằn sỏi đá như sa mạc, xen giữa núi và biển. Mặt trong, hướng Tây, Trường Sơn, với núi non trùng điệp; sừng sững như những bức trường thành vĩ đại chắn ngang biên giới hai nước Lào-Việt. Mặt ngoài, biển Đông chói sáng như tấm gương khổng lồ, ánh nắng gay gắt thiêu đốt vạn vật, làng mạc xơ xác tiêu điều, cỏ cây lưa thưa, trụi lá... Các núi nằm sát bìa ngoài, gần quốc lộ, chỉ toàn là những núi đá trọc, với những tiền đồn quân sự như Rockpile, Sark, Fullers... là cửa ngõ dẫn vào căn cứ Khe Sanh. Ban đêm, sương lạnh từ vùng núi kéo xuống dữ dội, tạo nên một vùng "ground fog" mênh mông trắng xóa, không còn phân biệt đâu là ranh giới giữa Biển và Đất. Mỗi tối, sau phi vụ trở về hậu cứ ở Đông Hà, cũng là BCH tiền phương của LĐ 51/Tác Chiến, anh em phi hành đoàn chỉ biết quây quần chung quanh những bi-đông rượu rẻ tiền cùng với những hộp C-rations làm mồi để chống lại những cơn gió lạnh ray rứt, hầu tìm giấc ngủ say mê sau một ngày mệt mỏi nơi chiến trường. Dù vậy, được đặt chân lên tuyến đầu của Vùng Hỏa Tuyến vẫn là niềm hãnh diện chung cho mỗi chiến sĩ, bất kể binh chủng nào, dù là BB, BĐQ hay KQ, Nhảy Dù, TQLC...
Mỗi buổi sáng , khi mặt trời còn chưa kịp lên, thì chúng tôi đã hối hả cất cánh rời biệt đội Đông Hà để bay vào Khe Sanh túc trực phi vụ trên những ngọn đồi bên cạnh phi trường hoặc dưới bóng mát của những tàng cây cafe trái chín đỏ rói, trong khu đồn điền cũ của Pháp gần Lang Vei, đang bị khai quang để mở rộng thêm chiến địa. Ban đêm, gió lạnh lùa vào những khu barracks trống trải, tường che chỉ có một nửa; giấc ngủ chập chờn, nên buổi sáng anh em dậy sớm cũng dễ dàng. Các trực thăng, cả Mỹ lẫn Việt, từ những căn cứ kế cận như Ái Tử, Carroll, Cà Lú... cùng nhau tua tủa bay lên náo nhiệt, đèn "beacon" lấp lóe đầy bầu Trời như đom đóm. Mỗi chiếc, sau đó, cứ thế tự động đi tìm vị trí, nối đuôi nhau theo một hàng dọc, như những toa xe lửa biết bay. Tất cả cùng bay theo lề phải con thung lũng ngoằn ngoèo dẫn vào Khe Sanh. Bên dưới, từng đoàn công-voa của các đơn vị Bộ Binh cũng đang chậm chạp, khó nhọc vượt qua từng ngọn đèo.
Vừa vào tới Khe Sanh, trời sáng dần, anh Phạm Vương Thục và tôi đáp xuống phi trường; còn đang "refill" thêm, thì trên tần số, Hành Quân Chiến Cuộc/Liên Đoàn 51/Tác Chiến đã liên lạc cho phi vụ phải bay vào BCH / Lữ Đoàn 3/Dù trên Căn Cứ Hỏa Lực 31. Anh Thục lấy chi tiết phi vụ "Một gunship hộ tống cho hai chiếc H-34 của PĐ 219". Nhận lệnh xong, chỉ vài phút sau, chúng tôi "rendezvous" được với hai chiếc H-34 đang chờ trên vùng Đèo Lao Bảo. Có lẽ vì không đủ phi cơ, nên phi vụ chỉ có một gunship hộ tống cho hai chiếc "slicks". Như thường lệ, tôi bay hoa tiêu phụ, anh Thục trưởng phi cơ.
BCH/Lữ Đoàn 3 Dù. Đồi 31 còn gọi là căn cứ Hỏa Lực 31, nằm cách biên giới Lao Bảo chừng hơn 40 phút bay theo hướng Tây Bắc, với Đ/tá Trần đình Thọ/Lữ Đoàn Trưởng. Đường bay này chúng tôi đã ra vô nhiều lần nên rất quen thuộc, chả cần coi bản đồ. Nếu ở cao độ trên 2000ft, từ Đèo Lao Bảo có thể nhìn thấy Đồi 30, Đồi 31 và Tchepone trong thế tam giác là những "check points" mà chúng tôi luôn nhớ để dễ định tọa độ các LZ khác và bay cho an toàn. Đồi [31] không cao lắm, đã được khai quang trống trải và rất rộng lớn so với các đồi thấp hơn bao quanh các mặt phía Tây và mặt Bắc hoặc mặt Nam là những tiền đồn nho nhỏ để canh chừng bảo vệ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù trên đỉnh 31. Không hiểu vì sao hướng Đông là tuyến vào của trực thăng khi cần yểm trợ, tải thương hay tiếp tế, nhưng lại bỏ ngỏ không có phòng thủ nên không được khai quang, rừng cây rậm rạp bao trùm cả hệ thống đường mòn HCM nằm chằng chịt như lưới nhện ở bên dưới, không biết con đường nào là chính. Khác với chiến trường Kampuchea toàn là rừng già thưa thớt thì ở Hạ Lào cây rừng từ thung lũng có thể vươn cao gần ngang đỉnh núi .
Từ bên này biên giới Vietnam, Trường Sơn Tây đổ xuống thành một vùng thung lũng mênh mông rộng lớn, rất phì nhiêu. Chính nhờ rừng cây rậm rạp mà trực thăng dễ tránh né nếu bay ở cao độ thấp [low level] Phía cuối thung lũng là con suối dài ngoằn ngoèo như con rắn đen khổng lồ, bò ngang qua chân Đồi 30, căn cứ hỏa lực đầu tiên của QLVNCH do đơn vị Pháo Binh trấn giữ. Đường bay tuy tương đối an toàn, nhưng mỗi lần bay qua thung lũng , tôi vẫn luôn đề phòng, tránh trường hợp để phi cơ lơ lửng lưng chừng Trời, làm mồi ngon cho phòng không. Con tàu mỏng manh, liều mình cắm mũi đâm xuống dòng suối tối đen, vẫn bám chặt lấy địa hình địa thế, rồi lẹ làng cắt ngang cho mau chóng. Suốt thời kỳ Hạ Lào, tôi giữ thế "low level" làm thế bay chính nên may mắn chưa lần nào bị bắn. Ngày ấy ống khói trực thăng chưa được chế cong lên như sau này nên cũng rất khó tránh né, ngoại trừ bay thấp. Mỗi khi vào vùng, tôi và trưởng phi cơ thường hay bàn tính, dự trù sẵn từng thế bay, cơ phi xạ thủ cũng sẵn sàng trong thế thủ, hai bên "miniguns" dương lên oai hùng, chỉ chờ có dịp nhả đạn!
Tuy còn là copilot nhưng tôi rất được các đàn anh tin tưởng cả về khả năng chấm bản đồ cũng như những thế bay tác chiến. Trên vùng trời xa lạ, anh em tin tưởng nhau, sinh mạng phi hành đoàn cũng phó thác cho nhau. Mỗi lần phải đổi toán thay thế, các anh Trần Lê Tiến, Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Ngọc Châu, Phạm Vương Thục, đều không muốn để tôi về Đanang, coi như vừa hợp rơ vừa có số hên với nhau.
Ngày còn học quân trường Thủ Đức, khóa 5/68, tôi rất mê thích môn Địa Hình, thích tìm hiểu những vòng cao độ màu nâu chằng chịt trên tấm bản đồ hành quân. Không ngờ, khi mới về phi đoàn 213, Đ/úy Trần Duy Kỳ, tân TPHQ, lại giao cho tôi và Nguyễn tấn Phát, nhiệm vụ mỗi ngày xuống phòng Quân Báo/KĐ 41, ghi chép các tin tức an ninh chiến sự và lãnh bản đồ về cho anh em đi bay. Đúng là thích hợp với sở trường sở thích của tôi. Từ đó, Tôi và Phát cũng trở thành đôi bạn thân thiết. Sau Phát đổi về Biên Hòa và bị rớt làm tù binh trên chiến trường Kampuchea.
Sáng nay, anh Thục và tôi cũng vẫn theo phi trình thường lệ như những lần trước. Từ Đèo Lao Bảo bay tới Đồi 30, rồi từ đó lấy hướng West vô thẳng Đồi 31. Như đã liên lạc sẵn, ba phi cơ, một lượt lao xuống thật thấp, trên mặt rừng rậm rạp, cùng nhắm hướng bay vào. Hai chiếc H-34, slicks, nối đuôi nhau bay trước. Chiếc gunship, anh Thục lái, bọc phía sau, vừa tầm quan sát cả hai, nhưng không bắt buộc phải theo formation nhất định, để mỗi chiếc có thể dễ bề tránh né cho an toàn. Âm thanh động cơ và cánh quạt của ba chiếc trực thăng, xèng xẹc chém vào không khí, vang dội rùng rợn trên vùng không gian tĩnh mịch của buổi sáng sớm. Chiến trường hôm ấy, tự dưng như có vẻ yên tĩnh hơn mọi ngày! Rừng núi im lìm không khói súng, các họng Pháo Binh 155 ly, trên căn cứ hỏa lực Đồi 30, vẫn yên lặng chờ đợi. Mặc dù đoạn đường khá dài, nhưng từ xa, chúng tôi đã có thể nhìn rõ được vị trí của Đồi 31.
Trước đây, một lần, tôi có dịp bay với Phạm Văn Vui, một đàn anh từ trường bay Ft. Rucker, nhưng cũng mới vừa ra HTC. Chúng tôi chở Đại tá Nguyễn Đình Vinh, Tham Mưu Phó HQ/QĐI, vào Đồi 30 để thám sát chiến trường sau một trận tấn công mới xẩy ra đêm hôm trước. Khác với Đồi 31 là đồi đất, trọc lóc và thấp thoai thoải, không có cây cối. Đồi 30 như một vách đá thẳng đứng, bốn bề cheo leo hiểm trở, rừng cây rậm rạp bao quanh, ngọn cây vươn ngang tầm chóp núi, chỉ có trực thăng là phương tiện vận chuyển duy nhất để lên tới đỉnh. Vậy mà, một đêm, bọn đặc công Việt Cộng cũng đã trèo lên tận bãi đáp trực thăng nhưng bị quân ta đẩy lui, quân dụng còn ngổn ngang chưa kịp dọn... Tôi xuống lượm một chiếc nón cối màu kaki xanh xanh, bên những vũng máu còn loang lổ, định về làm kỷ vật chiến trường. Cái nón bị dấu mìn Claymore xuyên thủng nhiều lỗ, còn dính lại một cụm tóc nhỏ. Đ/tá Vinh muốn xin lại chiếc nón nhưng tôi từ chối. Sau này tôi mang về treo trong phòng ở khu cư xá độc thân Butler, được mấy bữa. Đêm nào tôi cũng mơ thấy hồn ma thằng VC về đòi lại cái nón, nên sau phải đốt bỏ nó mới được ngủ yên.
Ngày đầu có lệnh tiến vào nội địa Lào, bản đồ hành quân phát cho ngày hôm ấy chỉ được giới hạn theo mức tiến quân của các đơn vị bạn. Tôi bay với Đ.úy Trần Lê Tiến, chiếc lead gun. Chúng tôi lỡ bay quá giới hạn bản đồ một con suối mà không hề bị bắn. Các anh Nguyễn Anh Toàn , Nguyễn Văn Thanh, và Anh Thục bay theo sau . Bốn gunships cùng với chiến xa, một lượt ầm ầm, ồ ạt tiến vào đất Lào trên con Q/L số 9 từ ranh giới đèo Lao Bảo. Không khí trở nên rất hào hứng vui nhộn hơn là sợ sệt! Anh Tiến lái, tôi coi bản đồ, nhưng mắt và chân tay lúc nào cũng thủ thế sẵn sàng để nếu bất trắc gì vẫn có thể kịp thời "take over control!". Theo sau đoàn chiến xa là những chiến sĩ tinh nhuệ nhất của QLVNCH. Thiết Giáp, Nhảy Dù... tất cả cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là Tchepone. Trực thăng tiếp tục quần thảo lòng vòng , ngay sát trên đầu, để bảo vệ cho đoàn quân đang mò mẫm tiến chiếm từng bước trên con đường đầy cạm bẫy và cây lá rậm rạp. Trước sức vũ bão của quân ta, quân CSBV dù mạnh mấy cũng phải thủ thế chờ đợi và chúng tôi đã an toàn trở về nội địa không một vết đạn, vui mừng trong chiến thắng của ngày đầu tiên.
Sau này, anh Tiến bị tử thương trong một phi vụ gunship ở vùng núi phía Tây Bắc Huế cùng với copilot là Th/úy Ng. Trọng Khanh, trước Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, khi anh vẫn còn độc thân. Ngọn đồi sau đó được mang tên anh, "Đồi Trần Lê Tiến". Phi đoàn ai cũng rất thương mến anh. Với dáng mảnh mai, cao ráo, đẹp trai, gốc Bắc Kỳ; tính tình dễ thương, tiếu ngạo, trẻ trung, lúc nào anh cũng vui vẻ yêu đời... Những lúc hứng chí một mình, anh hay lúc lắc cái đầu, nghêu ngao, huýt sáo nhè nhẹ mấy câu hát ngắn ngủi, có lẽ của một bài ca mà anh rất ưa thích: "Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa... ". Bài ca này tôi đã nhiều lần thấy anh hát đi hát lại, không biết đời anh có oán hận một cuộc tình lỡ làng nào đó hay không?
Trở lại phi vụ vào Đồi 31, vì UH-1 bay lẹ và uyển chuyển hơn H-34, nên anh Thục và tôi phải bay vòng lại nhiều lần để chờ nhau. Khi Tôi và anh Thục quay lui thì vừa lúc thấy chiếc H-34 thứ nhất rớt xuống lưng chừng đồi sau một tiếng "bộp" ngắn gọn và chùm khói trắng xì ra ở phần giữa đuôi của phi cơ. Tất cả cùng xẩy ra quá lẹ làng trong tích tắc. Phi cơ còn nguyên hình hài, chỉ cách bãi đáp vài mét; phần đầu nghiêng xéo một chút như kim đồng hồ chỉ về hướng C/c Tchepone, phi hành đoàn thoát ra vô sự... Anh Thục đáp xuống, vô "bunker" BCH Dù, xem tình trạng PHĐ ra sao. Tôi ở lại tiếp tục giữ máy ở thế "idle", chờ đợi cỡ 15 phút. Tình hình an ninh chung quanh đồi vẫn bình thường, không có gì khẩn trương, chúng tôi cũng không bao giờ ngờ tình hình lại có thể thay đổi đột ngột như sau này; vì là BCH tiền phương lớn nhất của đơn vị Dù trên lãnh thổ Laò lúc bấy giờ. Sau đó chúng tôi cất cánh lên để nhường chỗ cho chiếc sồ 2 vào đáp. Trong lúc anh Thục còn đang định bay "circle around" thêm mấy "path" nữa để chờ chiếc H-34 số 2, đến lúc phi cơ vừa quẹo qua trái, trên mặt rừng góc Đông Nam thì có một tiếng nổ cực mạnh dưới bụng phi cơ, ngay sát chân đồi. Có lẽ, con tàu bị sức hút của khoảng "vacuum" bất ngờ nên lao chao như muốn rớt! Khi ấy, chiếc H-34 số 2 cũng vừa đáp xuống và báo cáo đã bị "trúng pháo" trên bãi đáp nên không cất cánh lên được! Cả hai chiếc H-34 đều bị hạ trên bãi đáp, không còn chỗ trống, và chiếc gunship nặng nề cũng chẳng làm được gì. Anh Thục đổi tay lái, bảo tôi bay ra, để anh liên lạc với BCH/Liên Đoàn 51/TC xin cho phi cơ "rescue" vô cứu, tình hình quanh đồi đã trở lại bình thường, không có dấu hiệu gì nguy hiểm hơn . Mọi người chắc chắn đều yên trí, Đồi 31 là BCH lớn nhất của đơn vị Dù trên đất Lào, không ai nghĩ Cộng Sản có thể sẽ tiến chiếm quá dễ dàng. Rất tiếc, hồi ấy LĐ 51/Tác Chiến mới thành lập, với ba phi đoàn trên vùng hành quân mà không có lấy một chiếc cấp cứu túc trực sẵn trên trời như các hợp đoàn trực thăng của Mỹ, đến khi có tàu vô rescue thì đã quá trễ.Tình hình lúc ấy chưa đến nỗi bi quan lắm, chúng tôi còn thản nhiên bay ra bình thường, không bị một viên đạn nào bắn lên! Mãi vài giờ sau, quân CS Bắc Việt mới bắt đầu mở màn tấn công. Khói đen bốc lên giữa đỉnh đồi như những trụ antennas thẳng đứng, có thể nhìn thấy từ bên này biên giới. Sau Đồi 31 lại đến Đồi 30 rồi căn cứ Tchepone, cứ thế mà xụp đổ như quân đô-mi-nô! Và tiếp sau đó là những trang sử đau thương đầy máu lửa của cuộc triệt thoái trở về nội địa của QLVNCH. Hai phi hành đoàn của anh Giang và anh Chung Tử Bửu, nếu có phi cơ cấp cứu kịp thời, chắc chắn các anh đã không bị bắt làm tù binh cùng với Đại tá Trần Đình Thọ và các chiến sĩ BCH Dù trên Đồi 31 sau đó.
Ngày ấy, những gì xẩy ra, đối với tôi đều như phép lạ! Tại sao trên cùng một bãi đáp [Đồi 31], cả 3 chiếc vào đáp cùng một thời điểm, nhưng 2 chiếc H-34 đều bị bắn khi xuống bãi đáp còn chiếc gunship của anh Thục và Tôi lại được tha? Nếu không có một sự che chở linh thiêng nào đó thì chắc chắn chúng tôi nếu không chết thì cũng đã cùng chung số phận với hai phi hành đoàn của anh Giang và anh Bửu/PĐ 219.
Quen biết anh Thục nhiều năm, nhưng mới đây trước khi anh mất, tôi mới biết anh là một tín đồ CG rất đạo đức; chắc chắn ngày ấy anh cũng đã tin ở phép lạ và sự che chở nhiệm màu nào đó như tôi, hoặc biết đâu tôi đã nhờ hưởng được những phúc đức của anh mà thoát nạn. Lần cuối có dịp gặp lại anh Thục ở Houston, Texas, vào dịp SĐIKQ hội ngộ năm 2010. Thấy anh ốm hơn ngày xưa rất nhiều nên tôi hỏi thăm, vì nghe tin anh bệnh mà không có dịp. Anh cười hiền từ, với cặp mắt vẫn nheo lại như lúc trước, mỗi khi anh em có dịp vui đùa. Anh nói: "Bệnh sơ thôi có xá gì! Ngày xưa Hạ Lào còn chưa chết mà!". Làm tôi lại tưởng nhớ đến phi vụ của hơn 40 năm trước, cùng anh bay vào Đồi 31, BCH/LĐ.3/Dù, và những kỷ niệm ngày anh em còn chung phi đoàn 213/Song Chùy... Hồi tôi mới cưới vợ, anh cũng mới được đề cử chức Phụ Tá Sĩ Quan HQ/213 cho Đại Úy Trần Lê Tiến. Một hôm, tôi quá mê ngủ nên quên cả giờ bay, anh phải chạy xuống khu cư xá Butler đánh thức tôi dậy. Sau khi gõ cửa hoài không thấy trả lời, anh vòng qua lối cửa sổ, nhìn thấy lờ mờ sau lớp kiếng cửa sổ phòng tôi có gác đầy xoong nồi và chén bát... Anh sực nhớ tôi mới cưới vợ nên bỏ về không đánh thức tôi nữa . Sau này chỉ nghe anh kể lại cho vui mà không hề trách móc, làm tôi luôn ghi nhớ và quý mến anh. Anh có vóc dáng lý tưởng mà các phi công VN ai cũng mơ ước: to lớn, cao ráo, đẹp trai, râu ria râm rạp... Anh không thua bất cứ một phi công Mỹ nào về kích thước nên các đồ bay anh mặc cũng của các phi công Mỹ mới vừa! Là một copilot có nhiều dịp bay bên anh, tôi thấy anh rất hiền lành, giọng nói cũng nhẹ nhàng, cặp mắt không to lắm, hơi nhíu lại một chút khi nhìn người đối diện với nụ cười như luôn cảm thông dễ dàng, tất cả đều trái nghịch với bề ngoài kếch xù, râu ria xậm đen của anh. Những ngày biệt phái, thỉnh thoảng buổi trưa có dịp bay về Đông Hà ra phố ăn trưa. Mấy cơ phi xạ thủ như Hết, Để, Mai... thường đeo thêm mã tấu đi bên cạnh, làm anh trông rất ngầu! Chúng tôi cũng hãnh diện lây trước con mắt ái ngại đang xầm xì của những người lính trận phong sương thuộc các binh chủng Dù, TQLC, hay BĐQ ở trong quán. Có lẽ họ cũng ngưỡng mộ trước kích thước cao lớn đồ sộ của anh.
Sau này tôi mới nghĩ thêm một lý do khác để giải thích tại sao VC đã không có ý bắn chiếc gunship của anh Thục và Tôi trên vùng Đồi 31 ngày ấy? Rất tiếc anh Thục đã mất nên anh em không có dịp cùng nhau mổ xẻ lại chuyện xưa. Tôi còn nhớ rất rõ, hôm ấy anh Thục mặc bộ đồ bay Nomex màu cứt ngựa hơi vàng vàng của US Marine Pilot, với cái áo Jacket da mầu nâu của US Navy Pilot mà anh hay mặc, và mang đôi giầy "boot" da màu đỏ lờn lợt. Anh cũng đội thêm chiếc nón rừng "rằn ri" của binh chủng Biệt Kích hay Nhảy Dù... Với vóc dáng kếch xù đồ sộ của anh cùng với nước da ngăm đen, râu ria rậm rạp; nếu Việt Cộng có dùng telescope mà quan sát thì chúng cũng sẽ lầm tưởng anh là một phi công Mỹ, lai Đen hoặc gốc Mễ. Có lẽ vì thế mà chúng đã buông tha không dám bắn, vì không muốn cho Mỹ [US Air Forces] có lý do để can thiệp làm hư hỏng kế hoạch sắp tấn công của chúng. Chúng tôi đã bay lòng vòng "low level" trên mục tiêu suốt cả nửa giờ, ngay trong tầm súng AK nhưng chúng vẫn không hề bắn lên một viên mà chỉ muốn triệt hạ 2 chiếc H-34 của anh Giang và anh Bửu. Thực sự phải có một lý do đặc biệt nào đó? Hay là lúc ấy chúng đã thắt chặt vòng vây quanh đồi [31] nên không muốn bị lộ tẩy làm hư kế hoạch tấn công? Và nếu sức hút của khoảng "vacum", do tiếng nổ mà chúng tôi gặp phải, cũng chính là họng súng pháo kích lên chiếc H-34 thứ nhì, thì điều ấy chứng tỏ quân BV đã tiến rất sát chân đồi mà BCH Dù vẫn chưa hay biết gì; cũng như chúng tôi đang bay ngay trên miệng súng mà may mắn được chúng buông tha.
Sau cuộc hành quân 719, Tôi không còn mấy tin tưởng vào hỏa lực của gunships và những trái rockets. Sức công phá của rocket trên vùng rừng núi Hạ Lào chỉ tạo được một cụm khói tí hon như nhúm bếp vừa le lói khỏi tầm ngọn cây đã hòa tan theo làn gió. Sau khi ra hoa tiêu chánh [HTC], tôi xin trở về với nghiệp bay slicks. Với tôi, đời "Slicks" nguy hiểm nhưng thú vị hơn! Trực thăng khó nhất là đáp chứ không phải bay, nhất là phải đáp sao cho an toàn trong những điều kiện éo le của chiến trường, của địa thế hiểm trở và thời tiết khó khăn. Sự thử thách càng cao thì thú vị càng nhiều, đó là cái thú bay "Slicks". Mỗi phi vụ hoàn tất an toàn trở về, tự nó đã mang lại một chút cảm giác chiến thắng!
Tại vùng I chiến thuật, núi rừng dầy đặc, khó khăn hiểm trở. Mọi hoạt động hành quân đều nằm trong vùng núi. Trực thăng UH-1 là phương tiện duy nhất, bên cạnh các hoạt động quân sự của các đơn vị Bộ Binh. Trong đời bay trực thăng năm xưa, có thể do cơ may, nhưng cũng có thể vô tình, mà tôi đã tìm được thế bay nào đó, khả dĩ có thể tránh né hữu hiệu, nên rất ít khi bị bắn; làm tôi không tin, chiến trường VN, kể cả Hạ Lào và Kampuchea, lại có nhiều phòng không như các bạn pilots khác, thường diễn tả lại. Thực tế tôi luôn đề phòng, lo sợ bãi đáp bị pháo kích nhiều hơn là sợ phòng không bắn rớt. Vũ khí phòng không là loại vũ khí cộng đồng, xoay sở chậm chạp và đòi hỏi phải có những xạ thủ chuyên môn, cần thiết cho chiến trường miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam nên chắc chắn không thể được phân phát bừa bãi cho bọn du kích; ngoại trừ các mặt trận lớn với quân số cấp sư đoàn như trận Quảng Trị hay Bình Long - An Lộc nhưng cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ bé nào thôi. Điều quan trọng là phải luôn nắm vững tình hình trước khi thi hành phi vụ, nghiên cứu kỹ càng các vị trí bạn và địch chung quanh bãi đáp; do đó những phi hành đoàn chịu bay thường xuyên sẽ ít gặp nguy hiểm hơn những người lâu lâu mới đi bay. Tóm lại, không phải mọi nơi mọi lúc, chỗ nào cũng có phòng không dầy đặc như lưới lửa! Nào là 12ly7, nào là SA-7, 37 ly, 57 ly trực xạ... Tất cả có lẽ chỉ là những huyền thoại, được tô điểm thêm cho đậm màu sắc chiến tranh và chiến trường được hào hùng hơn mà thôi!
Chỉ có một lần, tôi được tận mắt chứng kiến những luồng tia lửa màu cam của SA-7 từ một ngọn núi ở phía Đông Bắc quận Ba -Tơ bắn theo chiếc trực thăng của Tr/tá Cao Q. Khôi, PĐT 213, vị niên trưởng khả ái của chúng tôi . Hôm ấy, anh Khôi từ hướng quận Mộ Đức bay vào để quan sát cuộc đổ quân vào Ba-Tơ/Quảng Ngãi. Vì là cuộc đổ quân quan trọng và nguy hiểm do hai phi đoàn 213 & 239 đưa một đơn vị thuộc Tr/đoàn 4, Sư đoàn 2/BB từ sân bay Đức Phổ vào giải tỏa cho quận lỵ Bato đang bị bao vây cả tuần lễ chưa chiếm lại được. Có lẽ anh lo lắng cho các đàn em, vì trước đó mấy ngày, Phi Đoàn 239 đã phải hy sinh một phi hành đoàn của T/úy Hoàng Vũ & Toản. May mắn hôm ấy, anh Khôi bay cao và lẹ, phi cơ cũng đã được trang bị loại ống khói mới với kiểu cong lên trời, nên đạn chỉ bay xẹt qua đuôi, trước con mắt kinh hoàng của chúng tôi. Còn lúc ấy, có lẽ chính anh Khôi cũng không hề hay biết mình đang bị SA-7 dí theo!
Quận lỵ Ba Tơ nằm trong vùng thung lũng giữa 3 quận Minh Long - Ba Tơ - Gia Vực, bao bọc bởi ba mặt núi. Chỉ có hướng từ Gia Vực bay ra là vùng thung lũng khá rộng, đủ cho 2 hợp đoàn xoay sở trường hợp có bất trắc. Do đó, tôi mới chọn lấy hướng vô Gia Vực rồi bay ngược trở ra, dù đường bay có xa hơn mấy phút. Từ phi trường Đức Phổ, tôi lead 10 chiếc slicks, với 4 gunships hộ tống, bay xuống khu rừng rậm ở phía Nam, ngang qua tiền đồn Biệt Động Quân của Th/tá Dư, một LZ rất quen thuộc đối với các phi hành đoàn 213 trước đây. Từ đó, chúng tôi bắt đầu low level, băng rừng vào hướng West, tất cả bay theo hàng dọc cho dễ tránh né và khi đáp cũng đáp từng chiếc một. Bốn gunships theo sau, hộ tống hai bên. Hai hợp đoàn vào tới sát chân núi mới quẹo phải, rồi ôm sát sườn núi phía Bắc, men theo đường thung lũng bay ngược trở ra Ba Tơ, vẫn với cao độ rất thấp. Không ngờ nhờ sự thay đổi ấy, vô tình [hay may mắn], đã vô hiệu hóa được các dàn hỏa tiễn SA-7, nếu có nhắm sẵn, từ dãy núi phía trước [East], chặn ngang Đức Phổ và Ba Tơ, mà chúng [VC] đã bắn lên phi cơ của Tr/tá Khôi, bây giờ sẽ không có tác dụng gì đối với chúng tôi; bởi vì SA-7 là loại vũ khí chỉ bắn theo đuôi chứ không có hiệu quả gì với thế trực xạ "diện đối diện". Có lẽ nhờ vậy mà hai hợp đoàn, 10 slicks và 4 gunships, đã an toàn hoàn tất phi vụ, trở ra, không chiếc nào bị bắn! Phi vụ hôm ấy tôi còn nhớ có Đ/úy Nguyễn Như Huyền, Đ/úy Trần Văn Hòa bay các slicks số 2, số 3 theo sau, tàu của Tr/úy Trần Tâm Sơn báo cáo bị "chip detector" nên cho ở lại sân bay Đức Phổ standby!
Thường thường, phi trình "hành quân" của trực thăng, trong mỗi phi vụ, được coi là nguy hiểm, nhưng trên thực tế rất ngắn! Cái khoảng không gian mà anh em hay ám chỉ là "vào vùng", chỉ nằm trong khoảng 1-2 miles cuối cùng gần bãi đáp, tức là trong vòng cận tiến mà thôi. Nếu chiến trường nào cũng đầy rẫy phòng không thì trực thăng mới cất cánh lên đã bị bắn rớt hết! Mức độ nguy hiểm để bay từ tỉnh này đến tỉnh kia hầu như không có, nếu từ cấp tỉnh đến cấp quận, vùng nào nguy hiểm lắm có lẽ cũng không quá 1%. Tương tự các phi vụ bay từ cấp sư đoàn đến các trung đoàn thường là phi vụ liên lạc với mức nguy hiểm 0%. Từ BCH trung đoàn đến BCH tiểu đoàn cũng tương đương như từ Tỉnh đến Quận. Vậy thì còn lại sự nguy hiểm chỉ ở những mục tiêu [Lz] cấp Đại đội hay Tiểu đội mà tầm hoạt động của họ thường không quá BCH /Tiểu Đoàn chừng 3 -5 miles là cùng. Nhiều bãi đáp vừa từ BCH cất cánh lên đã thấy Lz, khoảng cách ấy chính là phi trình thực sự của mỗi phi vụ trực thăng khi "vào vùng" hành quân mà mỗi phi công tùy theo kinh nghiệm chiến trường có thể tính toán cách - vô, đáp, cất cánh - sao cho an toàn. Trong bốn hướng vô ra, nhất định phải có một lối "safety" hơn! Khúc nguy hiểm nhất chính là lúc phi cơ chậm lại để vào "short final", tức là trong vòng bán kính 1 mile cuối cùng quanh bãi đáp, hoặc lỡ bãi đáp bị pháo kích bất ngờ.
Các phi công Mỹ thường quá chú trọng đến yếu tố an toàn kỹ thuật, phải theo hướng gió, phải có trái khói đánh dấu bãi đáp v.v... Ngày xưa các phi vụ trực thăng vận còn thả pathfinders xuống trước để ném trái khói và hướng dẫn phi cơ đáp tại chiến trường, nên trực thăng Mỹ bị rớt cũng nhiều. Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, trong vùng núi phía Tây tuyến phòng thủ Mỹ Chánh gần quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên, trực thăng Mỹ rớt ngổn ngang dưới các thung lũng, bên những dòng suối khô cạn ngay cạnh chân đồn, các phi cơ vẫn còn nguyên vẹn hình hài; nhưng có lẽ các pilots Mỹ lúc nào cũng coi trọng nguyên tắc "safety first!" nên bỏ chạy sớm? Các phi công trực thăng Vietnam ở vùng núi, như Vùng I, không xa lạ gì với những thế đáp núi táo bạo tùy theo điều kiện chiến trường đòi hỏi, bất chấp cả hướng gió ngược xuôi. Đáp núi không phải lúc nào cũng từ trên xuống mà nếu cần, có thể múc lên từ thế low level, bất ngờ đánh lừa địch, trong trường hợp bãi đáp đã được cảnh cáo đề phòng pháo kích... Muốn xuống mau, đáp lẹ và gọn, phải xoáy xuống [spiral approach] như cái phễu, với ít đường zig zag ngoạn mục, cho khỏi bị "overshoot" bãi đáp. Đáp núi cần chính xác, không để bị "overshoot" nhưng cũng không thể "undershoot" và khi cất cánh cũng phải đề phòng bị "over torque" vì địa thế cao, thiếu sức nâng [up lift]. Gió núi càng lớn, nếu xuống càng lẹ sẽ bớt được ảnh hưởng của turbulance. Đâm đầu cắm mũi xuống bằng "cyclick", phi cơ sẽ rớt mau lẹ hơn là chỉ với "collective down" như thế đáp thường lệ. Các bạn từ vùng trong khi mới đổi ra vùng núi, quen thế "normal approach", tà tà vừa "flare" lại, vừa đẩy "collective down"; phi cơ đã không xuống còn tạo điều kiện cho gió càng bốc lên, không tài nào xuống núi nổi. Phi cơ cứ như diều gặp gió, lơ lửng mãi trên không trung. Gặp bãi đáp lưng chừng 2/3 núi, chỉ có thể đáp và cất cánh cùng một hướng. Khi vào thì như nhắm núi mà đâm vô, nhưng lúc cất cánh ra, bắt buộc phải "hovering" lùi rồi lẹ làng cắm mũi xuống thung lũng mà "gain speed" [giả] cho mau kẻo bị "stalled "... Đó là những chiến thuật bay của pilot VN nằm ngoài sách vở huấn luyện ở trường bay. Tại chiến trường Iraq [2003], sau khi hàng loạt trực thăng bị bắn rớt, mãi tới năm 2007, mới nghe tin các phi công trực thăng Mỹ phải thay đổi chiến thuật bay để tránh né. Ngày xưa, tôi rất khâm phục tài năng của các phi công tải thương đêm/phi đoàn Cứu Tinh 257/SĐ IKQ. Càng hãnh diện hơn vì các anh đều xuất thân từ PĐ 213 qua như: Dương Tấn Long, Vũ Ô, Trần Long, Vũ Văn Hiền, Đỗ Quốc Hùng, Đặng Vũ Đăng ... Đáp núi ban ngày đã khó thì ban đêm còn khó khăn gấp bội!
Đa số các phi vụ ở vùng núi chỉ có một bãi đáp, nên leader lúc nào cũng phải hy sinh một mình tìm cách lọt vô trước, nếu an toàn , sau đó mới đến lượt các wingman. Vai trò của leader trong mỗi phi vụ HQ rất quan trọng trong việc dẫn dắt hợp đoàn vào bãi đáp cho an toàn, nhất là đối với những bãi "Hot". Nó đòi hỏi sự thông suốt về địa hình địa thế cũng như tình hình an ninh chung quanh bãi đáp và những phán đoán chính xác của leader. Sự tương quan giữa các vị trí bạn và địch cũng như một ván cờ, trong bốn hướng nhất định sẽ tìm được một lối ra vô "safety" hơn. Rất tiếc ngày xưa các phi hành đoàn thường bay theo sự hướng dẫn của "C&C" mà đa số là những sĩ quan tham mưu phi đoàn, lâu lâu mới có dịp ra vùng hành quân một lần, đâu có am hiểu tình hình chiến sự thay đổi mỗi ngày.
Niên trưởng Đ.V.A.H , một đàn anh hoa tiêu trực thăng ở Biên Hòa, diễn tả lại hình ảnh một phi vụ hành quân có "C&C" trong "Đêm chờ ngưng bắn, nhớ An Lộc" như sau:
..."Đạn bắn như mưa. Bắn cùng mọi phía. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụp lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp..."
..."Hợp đoàn 4 chiếc nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh, vào bãi đáp B-15 từ hướng Tây Nam An Lộc, năm phút sau trận mưa bom B-52 cuối cùng vừa dứt..."
..."Đoàn trực thăng bay thấp lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh "C&C" hướng dẫn : Hợp đoàn quẹo phải 10 độ . Đi thẳng! Chiếc số 3 bay nhanh một chút! OK đi thẳng... Bãi đáp 12 giờ, còn 3 trăm thước... Giảm airspeed!... Coi chừng! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái!...".
"Tôi nín thở. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy. Tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom bay loáng lóe lên cao như chớp kính... Ô quẹo phải! Hợp đoàn quẹo phải!... Chiếc số 2 rớt rồi!... Số 3 nhanh lên! Lead quẹo phải 90 độ!... Bay ra! Bay ra đừng đáp! ...".
Sau Hạ Lào, tháng 11/71, phi đoàn 213 lại biệt phái vào Biên Hòa, tăng cường cho SĐ3/KQ đang đương đầu với hai chiến trường Bình Long/An-Lộc và Kampuchea cùng một lúc. Vùng đất lạ nhưng không có núi nên chúng tôi đa số có vẻ không mấy đề phòng. Một lần, nhận phi vụ một mình, một slick, chẳng cho gunship hộ tống, cũng không có phi cơ khác bay theo; tôi đáp xuống phi trường Lộc Ninh ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Long để bốc đồ tiếp tế và lấy thêm tin tức an ninh cho phi vụ bay vào Bu Đốp tiếp tế cho đơn vị Biệt Kích. Chấm xong tọa độ trên bản đồ, ghi chú những check points cần thiết cho khỏi bị lạc đường bay. Tôi cất cánh lên, xác định hướng bay xong, cắm mũi lấy tốc độ. Qua khỏi khu rừng gỗ rậm rạp bên cạnh vòng đai phi trường Lộc Ninh, ở bên trái quốc lộ, rồi bắt đầu xuống "low level" bay theo Quốc Lộ 13 lên hướng Bắc. Con đường như đã bị hoang phế lâu năm, không xe, không người, cây cối phủ kín mặt đường y như Quốc Lộ 9 bên Hạ Lào. Tiền đồn Bu Đốp nằm sâu trong vùng biên giới Việt - Miên, ở hướng Tây Bắc, lẻ loi một mình giữa bốn mặt rừng già, cây cối lưa thưa bao quanh. Các binh sĩ vui mừng tiếp nhận chuyến hàng tiếp tế, họ "unload" rất mau, chỉ mấy phút sau là xong. Tôi cất cánh lên trở về, cúi nhìn lớp hàng rào kẽm gai thô sơ bao bọc quanh đồn và bốn chòi canh thô sơ, không biết có ngăn cản nổi thú rừng ban đêm? Làm sao có thể chống đỡ được sự tấn công của VC? Lòng bùi ngùi thương cho thân phận mỏng manh của những người lính Biệt Kích còn ở lại nơi tiền đồn quạnh hiu. Dù không chết, họ cũng xứng đáng được tuyên dương là những chiến sĩ anh hùng cảm tử của QLVNCH!... Vẫn thế low level, phi cơ uốn lượn sát trên tầm ngọn cây để tránh né, nhẹ nhàng băng qua khu rừng già lởm chởm những cây khô không có lá, rồi lại theo quốc lộ 13 bay trở ra, đáp xuống phi trường Quảng Lợi trực "standby" tiếp... Địa thế vùng III tương đối bằng phẳng dễ đáp, nhưng rất nguy hiểm, khó xác định hướng nào an ninh hơn. Tôi nghĩ, thế bay hữu hiệu nhất để tránh né vẫn là "low level", càng thấp càng an toàn hơn. Chỉ ở độ thấp, trực thăng, dù gunship hay slicks, mới có thể biểu dương hết tất cả sức mạnh hùng hồn của nó.
Phi vụ cuối cùng [3/75] tôi và Lê Tấn Đại bay vào Núi Tròn, trước ngày mất Quảng Ngãi, để tiếp tế tải thương cho một đơn vị của SĐ2BB. Nhờ low level, mấy thằng du kích cầm AK-47 ở xóm nhà lá dưới chân núi, thấy trực thăng cứ hùng hổ đâm tới cũng phải hốt hoảng chạy trốn vô nhà. Chúng tôi không bắn nên chúng [VC] cũng không bắn lại!
Sau chuyến biệt phái Biên Hòa, khoảng cuối tháng Giêng 72, phi đoàn 213 trở về Đà Nẵng, sau đó lại lao đầu vào những trận chiến mới của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và mặt trận Quảng Trị. Anh Trần Lê Tiến tử trận, Anh Phạm Vương Thục rời PĐ 213, thuyên chuyển qua Phi Đoàn 239 tân lập, đảm nhận chức vụ TPHQ.
Anh Tiến & Anh Thục không còn nữa, nhưng hình bóng các anh có lẽ sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người bạn đã quen biết, nhất là những cánh chim Song Chùy 213 đã một thời cùng các anh vùng vẫy ngang dọc trên khắp chiến trường của Vùng Trời Hỏa Tuyến!
Vĩnh Biệt Anh Tiến, Vĩnh Biệt Anh Thục!!!
Song Chùy T/hoang
[Chút kỷ niệm với hai Niên Trưởng:
Trần Lê Tiến & Phạm Vương Thục]
Viết quân sử, "Đài Tưởng Niệm Tinh Thần"
Căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả như Bùi Đức Lạc, Hà Mai Việt, Vĩnh Hiếu, THoang ... chẳng hạn, những người dấn thân "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có những tác phẩm về tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của cha ông mình.
Ngoài ra, phải trả lại tính trung thực cho quân-sữ, tác-phẩm cũng có thể là một "Ðài Tưởng Niệm" tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm-u Hạ Lào sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian.
Nguồn: https://hoiquanphidung.com/showthread.php?12912
Mặc dù sau hơn sáu tháng bay hành quân liên tục, với nhiều giờ bay và mớ kinh nghiệm tác chiến đã khá vững vàng; nhưng trên thực tế, ba đứa chúng tôi - Tài, Hoàng và Tôi - đều chưa có giờ bay huấn luyện để "check out" ra hoa tiêu chánh, nên khi cuộc HQ Lam Sơn 719 tới, chúng tôi chỉ được xếp ngồi cạnh các đàn anh gạo cội của phi đoàn Song Chùy 213, cùng nhau lao mình vào chiến trường Hạ Lào, coi như vừa hành quân vừa là những phi vụ huấn luyện. Nếu may mắn sống sót sau chiến trận, đương nhiên chúng tôi sẽ trở thành những Hoa Tiêu Chánh! Cả tôi, Tài và Hoàng đều vui mừng chấp nhận sự đổi chác ấy không cần đắn đo.
Trong khi đó, cũng vì nhu cầu chiến trường, các khóa đàn em ở những phi đoàn khác, tuy về Nước sau, nhưng được cho ra hoa tiêu chánh [HTC] trước, chỉ với một khóa huấn luyện cấp tốc ngắn ngủi bởi các IP/ Mỹ của phi đoàn Black Cat [USMC] bên căn cứ Mable Mountain Air Base [Ngũ Hoành Sơn, Non Nước]. Họ trở thành những thành phần nòng cốt của phi đoàn tân lập, PĐ 233, và được bay "team" với nhau trong suốt cuộc hành quân Lam Sơn 719. Dù hiểm nguy, nhưng vẫn là niềm hãnh diện mà mỗi phi công đều mong đợi trong đời bay; cái ngày được toàn quyền chủ động trong tay lái, kể cả quyền "vung vít " cho thỏa chí tang bồng!
Tôi, Nguyễn Tấn Tài, và Nguyễn văn Hoàng vừa mãn khóa 70-02, một trong những khóa đầu tiên trong chương trình Vietnamization. Về Nước July 13, một tháng sau ra trình diện đơn vị liền [Aug. 06 /70]. Tuổi trẻ hình như không biết sợ, đứa nào cũng nóng lòng muốn tham gia cuộc chiến, mặc kệ số phận ra sao! Hoàng có gia đình ở Tam Tòa nên coi như có số may mắn nhất; không ngờ chưa đầy một năm sau, Hoàng bị tử thương trong một phi vụ gunship đêm cùng với Hoàng tất Đắc [khóa 1-Hunter] ngoài vùng biển Mỹ Khê. Ng. Tấn Tài quê Saigon, sau này chuyển qua Chinook, về Biên Hòa, PĐ 237, cũng bị bắn rớt, chết trên chiến trường Bình Long-An Lộc. Tất cả đều bởi định mệnh oan nghiệt mà nên! Trong đời bay trực thăng có lẽ không mấy ai dám cậy tài năng mà sống sót!
Ngày bốc thăm ra đơn vị, vị Thiếu Tá/Sĩ Quan trưởng phòng Nhân Viên/BTLKQ, sau khi đọc một danh sách đặc biệt của BTL với khoảng 20 người có lẽ do thân nhân, cha mẹ, đã khéo léo biết cách bồi dưỡng đúng chỗ, nên các anh em ấy được ưu tiên về các phi đoàn ở Biên Hòa và Cần Thơ, coi như may mắn được phục vụ vừa gần gia đình, vừa gần Sài Gòn, chắc chắn sẽ an toàn hơn. Số còn lại, sau đó mới tới lượt chúng tôi chia nhau ra bốc thăm cho vui. Dù sao thì BTL/KQ cũng đáng được vinh danh là binh chủng tương đối còn công bằng hơn các đơn vị tác chiến khác!
Căn cứ 41/Đà Nẵng, tháng 8/1970, mới chỉ có hai phi đoàn trực thăng: PĐ 213 và PĐ 219. Tất cả còn trực thuộc Không Đoàn 41/Chiến Thuật cùng với các phi đoàn "fixed wings" như PĐ 516 [A-37] và PĐ110 [L-19]. Phi đoàn 213 đã được trang bị trực thăng UH-I nhưng PĐ/219 vẫn còn bay H-34. Hai phi đoàn ở sát, đối diện nhau, trong tình hàng xóm đậm đà, bạn bè cũng hay qua lại giao du. Phần đông các cấp chỉ huy 219 cũng từ gốc 213 mà ra và ngược lại. Cả hai phi đoàn cùng tọa lạc đằng sau khu Phòng Khánh Tiết của phi trường, gần sân đậu VIP. Sau này với đà bành trướng của Không Lực VNCH và trước khi có cuộc hành quân Hạ Lào/Lam Sơn 719, các phi đoàn trực thăng được tách khỏi KĐ 41/CT để trở thành Liên Đoàn 51/Tác Chiến, có thêm PĐ/233 vừa thành lập. Tuy nhiên, trong trận chiến Hạ Lào, chỉ một mình Phi Đoàn 213 có một phi đội gunship để hộ tống cho các slicks của cả ba phi đoàn 213, 219 và 233.
Tháng 2/71, mùa Đông giá lạnh, toàn bộ phi đoàn 213, từ pilots đến cơ phi xạ thủ, kể cả y tá phi hành, nhân viên văn thư... được lệnh bay ra biệt phái ở căn cứ Ái Tử/Đông Hà, trong khu doanh trại cũ của U.S. Marines bỏ lại. Đông Hà, miền địa đầu giới tuyến, là vùng đất khô cằn sỏi đá như sa mạc, xen giữa núi và biển. Mặt trong, hướng Tây, Trường Sơn, với núi non trùng điệp; sừng sững như những bức trường thành vĩ đại chắn ngang biên giới hai nước Lào-Việt. Mặt ngoài, biển Đông chói sáng như tấm gương khổng lồ, ánh nắng gay gắt thiêu đốt vạn vật, làng mạc xơ xác tiêu điều, cỏ cây lưa thưa, trụi lá... Các núi nằm sát bìa ngoài, gần quốc lộ, chỉ toàn là những núi đá trọc, với những tiền đồn quân sự như Rockpile, Sark, Fullers... là cửa ngõ dẫn vào căn cứ Khe Sanh. Ban đêm, sương lạnh từ vùng núi kéo xuống dữ dội, tạo nên một vùng "ground fog" mênh mông trắng xóa, không còn phân biệt đâu là ranh giới giữa Biển và Đất. Mỗi tối, sau phi vụ trở về hậu cứ ở Đông Hà, cũng là BCH tiền phương của LĐ 51/Tác Chiến, anh em phi hành đoàn chỉ biết quây quần chung quanh những bi-đông rượu rẻ tiền cùng với những hộp C-rations làm mồi để chống lại những cơn gió lạnh ray rứt, hầu tìm giấc ngủ say mê sau một ngày mệt mỏi nơi chiến trường. Dù vậy, được đặt chân lên tuyến đầu của Vùng Hỏa Tuyến vẫn là niềm hãnh diện chung cho mỗi chiến sĩ, bất kể binh chủng nào, dù là BB, BĐQ hay KQ, Nhảy Dù, TQLC...
Mỗi buổi sáng , khi mặt trời còn chưa kịp lên, thì chúng tôi đã hối hả cất cánh rời biệt đội Đông Hà để bay vào Khe Sanh túc trực phi vụ trên những ngọn đồi bên cạnh phi trường hoặc dưới bóng mát của những tàng cây cafe trái chín đỏ rói, trong khu đồn điền cũ của Pháp gần Lang Vei, đang bị khai quang để mở rộng thêm chiến địa. Ban đêm, gió lạnh lùa vào những khu barracks trống trải, tường che chỉ có một nửa; giấc ngủ chập chờn, nên buổi sáng anh em dậy sớm cũng dễ dàng. Các trực thăng, cả Mỹ lẫn Việt, từ những căn cứ kế cận như Ái Tử, Carroll, Cà Lú... cùng nhau tua tủa bay lên náo nhiệt, đèn "beacon" lấp lóe đầy bầu Trời như đom đóm. Mỗi chiếc, sau đó, cứ thế tự động đi tìm vị trí, nối đuôi nhau theo một hàng dọc, như những toa xe lửa biết bay. Tất cả cùng bay theo lề phải con thung lũng ngoằn ngoèo dẫn vào Khe Sanh. Bên dưới, từng đoàn công-voa của các đơn vị Bộ Binh cũng đang chậm chạp, khó nhọc vượt qua từng ngọn đèo.
Vừa vào tới Khe Sanh, trời sáng dần, anh Phạm Vương Thục và tôi đáp xuống phi trường; còn đang "refill" thêm, thì trên tần số, Hành Quân Chiến Cuộc/Liên Đoàn 51/Tác Chiến đã liên lạc cho phi vụ phải bay vào BCH / Lữ Đoàn 3/Dù trên Căn Cứ Hỏa Lực 31. Anh Thục lấy chi tiết phi vụ "Một gunship hộ tống cho hai chiếc H-34 của PĐ 219". Nhận lệnh xong, chỉ vài phút sau, chúng tôi "rendezvous" được với hai chiếc H-34 đang chờ trên vùng Đèo Lao Bảo. Có lẽ vì không đủ phi cơ, nên phi vụ chỉ có một gunship hộ tống cho hai chiếc "slicks". Như thường lệ, tôi bay hoa tiêu phụ, anh Thục trưởng phi cơ.
BCH/Lữ Đoàn 3 Dù. Đồi 31 còn gọi là căn cứ Hỏa Lực 31, nằm cách biên giới Lao Bảo chừng hơn 40 phút bay theo hướng Tây Bắc, với Đ/tá Trần đình Thọ/Lữ Đoàn Trưởng. Đường bay này chúng tôi đã ra vô nhiều lần nên rất quen thuộc, chả cần coi bản đồ. Nếu ở cao độ trên 2000ft, từ Đèo Lao Bảo có thể nhìn thấy Đồi 30, Đồi 31 và Tchepone trong thế tam giác là những "check points" mà chúng tôi luôn nhớ để dễ định tọa độ các LZ khác và bay cho an toàn. Đồi [31] không cao lắm, đã được khai quang trống trải và rất rộng lớn so với các đồi thấp hơn bao quanh các mặt phía Tây và mặt Bắc hoặc mặt Nam là những tiền đồn nho nhỏ để canh chừng bảo vệ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù trên đỉnh 31. Không hiểu vì sao hướng Đông là tuyến vào của trực thăng khi cần yểm trợ, tải thương hay tiếp tế, nhưng lại bỏ ngỏ không có phòng thủ nên không được khai quang, rừng cây rậm rạp bao trùm cả hệ thống đường mòn HCM nằm chằng chịt như lưới nhện ở bên dưới, không biết con đường nào là chính. Khác với chiến trường Kampuchea toàn là rừng già thưa thớt thì ở Hạ Lào cây rừng từ thung lũng có thể vươn cao gần ngang đỉnh núi .
Từ bên này biên giới Vietnam, Trường Sơn Tây đổ xuống thành một vùng thung lũng mênh mông rộng lớn, rất phì nhiêu. Chính nhờ rừng cây rậm rạp mà trực thăng dễ tránh né nếu bay ở cao độ thấp [low level] Phía cuối thung lũng là con suối dài ngoằn ngoèo như con rắn đen khổng lồ, bò ngang qua chân Đồi 30, căn cứ hỏa lực đầu tiên của QLVNCH do đơn vị Pháo Binh trấn giữ. Đường bay tuy tương đối an toàn, nhưng mỗi lần bay qua thung lũng , tôi vẫn luôn đề phòng, tránh trường hợp để phi cơ lơ lửng lưng chừng Trời, làm mồi ngon cho phòng không. Con tàu mỏng manh, liều mình cắm mũi đâm xuống dòng suối tối đen, vẫn bám chặt lấy địa hình địa thế, rồi lẹ làng cắt ngang cho mau chóng. Suốt thời kỳ Hạ Lào, tôi giữ thế "low level" làm thế bay chính nên may mắn chưa lần nào bị bắn. Ngày ấy ống khói trực thăng chưa được chế cong lên như sau này nên cũng rất khó tránh né, ngoại trừ bay thấp. Mỗi khi vào vùng, tôi và trưởng phi cơ thường hay bàn tính, dự trù sẵn từng thế bay, cơ phi xạ thủ cũng sẵn sàng trong thế thủ, hai bên "miniguns" dương lên oai hùng, chỉ chờ có dịp nhả đạn!
Tuy còn là copilot nhưng tôi rất được các đàn anh tin tưởng cả về khả năng chấm bản đồ cũng như những thế bay tác chiến. Trên vùng trời xa lạ, anh em tin tưởng nhau, sinh mạng phi hành đoàn cũng phó thác cho nhau. Mỗi lần phải đổi toán thay thế, các anh Trần Lê Tiến, Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Ngọc Châu, Phạm Vương Thục, đều không muốn để tôi về Đanang, coi như vừa hợp rơ vừa có số hên với nhau.
Ngày còn học quân trường Thủ Đức, khóa 5/68, tôi rất mê thích môn Địa Hình, thích tìm hiểu những vòng cao độ màu nâu chằng chịt trên tấm bản đồ hành quân. Không ngờ, khi mới về phi đoàn 213, Đ/úy Trần Duy Kỳ, tân TPHQ, lại giao cho tôi và Nguyễn tấn Phát, nhiệm vụ mỗi ngày xuống phòng Quân Báo/KĐ 41, ghi chép các tin tức an ninh chiến sự và lãnh bản đồ về cho anh em đi bay. Đúng là thích hợp với sở trường sở thích của tôi. Từ đó, Tôi và Phát cũng trở thành đôi bạn thân thiết. Sau Phát đổi về Biên Hòa và bị rớt làm tù binh trên chiến trường Kampuchea.
Sáng nay, anh Thục và tôi cũng vẫn theo phi trình thường lệ như những lần trước. Từ Đèo Lao Bảo bay tới Đồi 30, rồi từ đó lấy hướng West vô thẳng Đồi 31. Như đã liên lạc sẵn, ba phi cơ, một lượt lao xuống thật thấp, trên mặt rừng rậm rạp, cùng nhắm hướng bay vào. Hai chiếc H-34, slicks, nối đuôi nhau bay trước. Chiếc gunship, anh Thục lái, bọc phía sau, vừa tầm quan sát cả hai, nhưng không bắt buộc phải theo formation nhất định, để mỗi chiếc có thể dễ bề tránh né cho an toàn. Âm thanh động cơ và cánh quạt của ba chiếc trực thăng, xèng xẹc chém vào không khí, vang dội rùng rợn trên vùng không gian tĩnh mịch của buổi sáng sớm. Chiến trường hôm ấy, tự dưng như có vẻ yên tĩnh hơn mọi ngày! Rừng núi im lìm không khói súng, các họng Pháo Binh 155 ly, trên căn cứ hỏa lực Đồi 30, vẫn yên lặng chờ đợi. Mặc dù đoạn đường khá dài, nhưng từ xa, chúng tôi đã có thể nhìn rõ được vị trí của Đồi 31.
Trước đây, một lần, tôi có dịp bay với Phạm Văn Vui, một đàn anh từ trường bay Ft. Rucker, nhưng cũng mới vừa ra HTC. Chúng tôi chở Đại tá Nguyễn Đình Vinh, Tham Mưu Phó HQ/QĐI, vào Đồi 30 để thám sát chiến trường sau một trận tấn công mới xẩy ra đêm hôm trước. Khác với Đồi 31 là đồi đất, trọc lóc và thấp thoai thoải, không có cây cối. Đồi 30 như một vách đá thẳng đứng, bốn bề cheo leo hiểm trở, rừng cây rậm rạp bao quanh, ngọn cây vươn ngang tầm chóp núi, chỉ có trực thăng là phương tiện vận chuyển duy nhất để lên tới đỉnh. Vậy mà, một đêm, bọn đặc công Việt Cộng cũng đã trèo lên tận bãi đáp trực thăng nhưng bị quân ta đẩy lui, quân dụng còn ngổn ngang chưa kịp dọn... Tôi xuống lượm một chiếc nón cối màu kaki xanh xanh, bên những vũng máu còn loang lổ, định về làm kỷ vật chiến trường. Cái nón bị dấu mìn Claymore xuyên thủng nhiều lỗ, còn dính lại một cụm tóc nhỏ. Đ/tá Vinh muốn xin lại chiếc nón nhưng tôi từ chối. Sau này tôi mang về treo trong phòng ở khu cư xá độc thân Butler, được mấy bữa. Đêm nào tôi cũng mơ thấy hồn ma thằng VC về đòi lại cái nón, nên sau phải đốt bỏ nó mới được ngủ yên.
Ngày đầu có lệnh tiến vào nội địa Lào, bản đồ hành quân phát cho ngày hôm ấy chỉ được giới hạn theo mức tiến quân của các đơn vị bạn. Tôi bay với Đ.úy Trần Lê Tiến, chiếc lead gun. Chúng tôi lỡ bay quá giới hạn bản đồ một con suối mà không hề bị bắn. Các anh Nguyễn Anh Toàn , Nguyễn Văn Thanh, và Anh Thục bay theo sau . Bốn gunships cùng với chiến xa, một lượt ầm ầm, ồ ạt tiến vào đất Lào trên con Q/L số 9 từ ranh giới đèo Lao Bảo. Không khí trở nên rất hào hứng vui nhộn hơn là sợ sệt! Anh Tiến lái, tôi coi bản đồ, nhưng mắt và chân tay lúc nào cũng thủ thế sẵn sàng để nếu bất trắc gì vẫn có thể kịp thời "take over control!". Theo sau đoàn chiến xa là những chiến sĩ tinh nhuệ nhất của QLVNCH. Thiết Giáp, Nhảy Dù... tất cả cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là Tchepone. Trực thăng tiếp tục quần thảo lòng vòng , ngay sát trên đầu, để bảo vệ cho đoàn quân đang mò mẫm tiến chiếm từng bước trên con đường đầy cạm bẫy và cây lá rậm rạp. Trước sức vũ bão của quân ta, quân CSBV dù mạnh mấy cũng phải thủ thế chờ đợi và chúng tôi đã an toàn trở về nội địa không một vết đạn, vui mừng trong chiến thắng của ngày đầu tiên.
Sau này, anh Tiến bị tử thương trong một phi vụ gunship ở vùng núi phía Tây Bắc Huế cùng với copilot là Th/úy Ng. Trọng Khanh, trước Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, khi anh vẫn còn độc thân. Ngọn đồi sau đó được mang tên anh, "Đồi Trần Lê Tiến". Phi đoàn ai cũng rất thương mến anh. Với dáng mảnh mai, cao ráo, đẹp trai, gốc Bắc Kỳ; tính tình dễ thương, tiếu ngạo, trẻ trung, lúc nào anh cũng vui vẻ yêu đời... Những lúc hứng chí một mình, anh hay lúc lắc cái đầu, nghêu ngao, huýt sáo nhè nhẹ mấy câu hát ngắn ngủi, có lẽ của một bài ca mà anh rất ưa thích: "Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa... ". Bài ca này tôi đã nhiều lần thấy anh hát đi hát lại, không biết đời anh có oán hận một cuộc tình lỡ làng nào đó hay không?
Trở lại phi vụ vào Đồi 31, vì UH-1 bay lẹ và uyển chuyển hơn H-34, nên anh Thục và tôi phải bay vòng lại nhiều lần để chờ nhau. Khi Tôi và anh Thục quay lui thì vừa lúc thấy chiếc H-34 thứ nhất rớt xuống lưng chừng đồi sau một tiếng "bộp" ngắn gọn và chùm khói trắng xì ra ở phần giữa đuôi của phi cơ. Tất cả cùng xẩy ra quá lẹ làng trong tích tắc. Phi cơ còn nguyên hình hài, chỉ cách bãi đáp vài mét; phần đầu nghiêng xéo một chút như kim đồng hồ chỉ về hướng C/c Tchepone, phi hành đoàn thoát ra vô sự... Anh Thục đáp xuống, vô "bunker" BCH Dù, xem tình trạng PHĐ ra sao. Tôi ở lại tiếp tục giữ máy ở thế "idle", chờ đợi cỡ 15 phút. Tình hình an ninh chung quanh đồi vẫn bình thường, không có gì khẩn trương, chúng tôi cũng không bao giờ ngờ tình hình lại có thể thay đổi đột ngột như sau này; vì là BCH tiền phương lớn nhất của đơn vị Dù trên lãnh thổ Laò lúc bấy giờ. Sau đó chúng tôi cất cánh lên để nhường chỗ cho chiếc sồ 2 vào đáp. Trong lúc anh Thục còn đang định bay "circle around" thêm mấy "path" nữa để chờ chiếc H-34 số 2, đến lúc phi cơ vừa quẹo qua trái, trên mặt rừng góc Đông Nam thì có một tiếng nổ cực mạnh dưới bụng phi cơ, ngay sát chân đồi. Có lẽ, con tàu bị sức hút của khoảng "vacuum" bất ngờ nên lao chao như muốn rớt! Khi ấy, chiếc H-34 số 2 cũng vừa đáp xuống và báo cáo đã bị "trúng pháo" trên bãi đáp nên không cất cánh lên được! Cả hai chiếc H-34 đều bị hạ trên bãi đáp, không còn chỗ trống, và chiếc gunship nặng nề cũng chẳng làm được gì. Anh Thục đổi tay lái, bảo tôi bay ra, để anh liên lạc với BCH/Liên Đoàn 51/TC xin cho phi cơ "rescue" vô cứu, tình hình quanh đồi đã trở lại bình thường, không có dấu hiệu gì nguy hiểm hơn . Mọi người chắc chắn đều yên trí, Đồi 31 là BCH lớn nhất của đơn vị Dù trên đất Lào, không ai nghĩ Cộng Sản có thể sẽ tiến chiếm quá dễ dàng. Rất tiếc, hồi ấy LĐ 51/Tác Chiến mới thành lập, với ba phi đoàn trên vùng hành quân mà không có lấy một chiếc cấp cứu túc trực sẵn trên trời như các hợp đoàn trực thăng của Mỹ, đến khi có tàu vô rescue thì đã quá trễ.Tình hình lúc ấy chưa đến nỗi bi quan lắm, chúng tôi còn thản nhiên bay ra bình thường, không bị một viên đạn nào bắn lên! Mãi vài giờ sau, quân CS Bắc Việt mới bắt đầu mở màn tấn công. Khói đen bốc lên giữa đỉnh đồi như những trụ antennas thẳng đứng, có thể nhìn thấy từ bên này biên giới. Sau Đồi 31 lại đến Đồi 30 rồi căn cứ Tchepone, cứ thế mà xụp đổ như quân đô-mi-nô! Và tiếp sau đó là những trang sử đau thương đầy máu lửa của cuộc triệt thoái trở về nội địa của QLVNCH. Hai phi hành đoàn của anh Giang và anh Chung Tử Bửu, nếu có phi cơ cấp cứu kịp thời, chắc chắn các anh đã không bị bắt làm tù binh cùng với Đại tá Trần Đình Thọ và các chiến sĩ BCH Dù trên Đồi 31 sau đó.
Ngày ấy, những gì xẩy ra, đối với tôi đều như phép lạ! Tại sao trên cùng một bãi đáp [Đồi 31], cả 3 chiếc vào đáp cùng một thời điểm, nhưng 2 chiếc H-34 đều bị bắn khi xuống bãi đáp còn chiếc gunship của anh Thục và Tôi lại được tha? Nếu không có một sự che chở linh thiêng nào đó thì chắc chắn chúng tôi nếu không chết thì cũng đã cùng chung số phận với hai phi hành đoàn của anh Giang và anh Bửu/PĐ 219.
Quen biết anh Thục nhiều năm, nhưng mới đây trước khi anh mất, tôi mới biết anh là một tín đồ CG rất đạo đức; chắc chắn ngày ấy anh cũng đã tin ở phép lạ và sự che chở nhiệm màu nào đó như tôi, hoặc biết đâu tôi đã nhờ hưởng được những phúc đức của anh mà thoát nạn. Lần cuối có dịp gặp lại anh Thục ở Houston, Texas, vào dịp SĐIKQ hội ngộ năm 2010. Thấy anh ốm hơn ngày xưa rất nhiều nên tôi hỏi thăm, vì nghe tin anh bệnh mà không có dịp. Anh cười hiền từ, với cặp mắt vẫn nheo lại như lúc trước, mỗi khi anh em có dịp vui đùa. Anh nói: "Bệnh sơ thôi có xá gì! Ngày xưa Hạ Lào còn chưa chết mà!". Làm tôi lại tưởng nhớ đến phi vụ của hơn 40 năm trước, cùng anh bay vào Đồi 31, BCH/LĐ.3/Dù, và những kỷ niệm ngày anh em còn chung phi đoàn 213/Song Chùy... Hồi tôi mới cưới vợ, anh cũng mới được đề cử chức Phụ Tá Sĩ Quan HQ/213 cho Đại Úy Trần Lê Tiến. Một hôm, tôi quá mê ngủ nên quên cả giờ bay, anh phải chạy xuống khu cư xá Butler đánh thức tôi dậy. Sau khi gõ cửa hoài không thấy trả lời, anh vòng qua lối cửa sổ, nhìn thấy lờ mờ sau lớp kiếng cửa sổ phòng tôi có gác đầy xoong nồi và chén bát... Anh sực nhớ tôi mới cưới vợ nên bỏ về không đánh thức tôi nữa . Sau này chỉ nghe anh kể lại cho vui mà không hề trách móc, làm tôi luôn ghi nhớ và quý mến anh. Anh có vóc dáng lý tưởng mà các phi công VN ai cũng mơ ước: to lớn, cao ráo, đẹp trai, râu ria râm rạp... Anh không thua bất cứ một phi công Mỹ nào về kích thước nên các đồ bay anh mặc cũng của các phi công Mỹ mới vừa! Là một copilot có nhiều dịp bay bên anh, tôi thấy anh rất hiền lành, giọng nói cũng nhẹ nhàng, cặp mắt không to lắm, hơi nhíu lại một chút khi nhìn người đối diện với nụ cười như luôn cảm thông dễ dàng, tất cả đều trái nghịch với bề ngoài kếch xù, râu ria xậm đen của anh. Những ngày biệt phái, thỉnh thoảng buổi trưa có dịp bay về Đông Hà ra phố ăn trưa. Mấy cơ phi xạ thủ như Hết, Để, Mai... thường đeo thêm mã tấu đi bên cạnh, làm anh trông rất ngầu! Chúng tôi cũng hãnh diện lây trước con mắt ái ngại đang xầm xì của những người lính trận phong sương thuộc các binh chủng Dù, TQLC, hay BĐQ ở trong quán. Có lẽ họ cũng ngưỡng mộ trước kích thước cao lớn đồ sộ của anh.
Sau này tôi mới nghĩ thêm một lý do khác để giải thích tại sao VC đã không có ý bắn chiếc gunship của anh Thục và Tôi trên vùng Đồi 31 ngày ấy? Rất tiếc anh Thục đã mất nên anh em không có dịp cùng nhau mổ xẻ lại chuyện xưa. Tôi còn nhớ rất rõ, hôm ấy anh Thục mặc bộ đồ bay Nomex màu cứt ngựa hơi vàng vàng của US Marine Pilot, với cái áo Jacket da mầu nâu của US Navy Pilot mà anh hay mặc, và mang đôi giầy "boot" da màu đỏ lờn lợt. Anh cũng đội thêm chiếc nón rừng "rằn ri" của binh chủng Biệt Kích hay Nhảy Dù... Với vóc dáng kếch xù đồ sộ của anh cùng với nước da ngăm đen, râu ria rậm rạp; nếu Việt Cộng có dùng telescope mà quan sát thì chúng cũng sẽ lầm tưởng anh là một phi công Mỹ, lai Đen hoặc gốc Mễ. Có lẽ vì thế mà chúng đã buông tha không dám bắn, vì không muốn cho Mỹ [US Air Forces] có lý do để can thiệp làm hư hỏng kế hoạch sắp tấn công của chúng. Chúng tôi đã bay lòng vòng "low level" trên mục tiêu suốt cả nửa giờ, ngay trong tầm súng AK nhưng chúng vẫn không hề bắn lên một viên mà chỉ muốn triệt hạ 2 chiếc H-34 của anh Giang và anh Bửu. Thực sự phải có một lý do đặc biệt nào đó? Hay là lúc ấy chúng đã thắt chặt vòng vây quanh đồi [31] nên không muốn bị lộ tẩy làm hư kế hoạch tấn công? Và nếu sức hút của khoảng "vacum", do tiếng nổ mà chúng tôi gặp phải, cũng chính là họng súng pháo kích lên chiếc H-34 thứ nhì, thì điều ấy chứng tỏ quân BV đã tiến rất sát chân đồi mà BCH Dù vẫn chưa hay biết gì; cũng như chúng tôi đang bay ngay trên miệng súng mà may mắn được chúng buông tha.
Sau cuộc hành quân 719, Tôi không còn mấy tin tưởng vào hỏa lực của gunships và những trái rockets. Sức công phá của rocket trên vùng rừng núi Hạ Lào chỉ tạo được một cụm khói tí hon như nhúm bếp vừa le lói khỏi tầm ngọn cây đã hòa tan theo làn gió. Sau khi ra hoa tiêu chánh [HTC], tôi xin trở về với nghiệp bay slicks. Với tôi, đời "Slicks" nguy hiểm nhưng thú vị hơn! Trực thăng khó nhất là đáp chứ không phải bay, nhất là phải đáp sao cho an toàn trong những điều kiện éo le của chiến trường, của địa thế hiểm trở và thời tiết khó khăn. Sự thử thách càng cao thì thú vị càng nhiều, đó là cái thú bay "Slicks". Mỗi phi vụ hoàn tất an toàn trở về, tự nó đã mang lại một chút cảm giác chiến thắng!
Tại vùng I chiến thuật, núi rừng dầy đặc, khó khăn hiểm trở. Mọi hoạt động hành quân đều nằm trong vùng núi. Trực thăng UH-1 là phương tiện duy nhất, bên cạnh các hoạt động quân sự của các đơn vị Bộ Binh. Trong đời bay trực thăng năm xưa, có thể do cơ may, nhưng cũng có thể vô tình, mà tôi đã tìm được thế bay nào đó, khả dĩ có thể tránh né hữu hiệu, nên rất ít khi bị bắn; làm tôi không tin, chiến trường VN, kể cả Hạ Lào và Kampuchea, lại có nhiều phòng không như các bạn pilots khác, thường diễn tả lại. Thực tế tôi luôn đề phòng, lo sợ bãi đáp bị pháo kích nhiều hơn là sợ phòng không bắn rớt. Vũ khí phòng không là loại vũ khí cộng đồng, xoay sở chậm chạp và đòi hỏi phải có những xạ thủ chuyên môn, cần thiết cho chiến trường miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam nên chắc chắn không thể được phân phát bừa bãi cho bọn du kích; ngoại trừ các mặt trận lớn với quân số cấp sư đoàn như trận Quảng Trị hay Bình Long - An Lộc nhưng cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ bé nào thôi. Điều quan trọng là phải luôn nắm vững tình hình trước khi thi hành phi vụ, nghiên cứu kỹ càng các vị trí bạn và địch chung quanh bãi đáp; do đó những phi hành đoàn chịu bay thường xuyên sẽ ít gặp nguy hiểm hơn những người lâu lâu mới đi bay. Tóm lại, không phải mọi nơi mọi lúc, chỗ nào cũng có phòng không dầy đặc như lưới lửa! Nào là 12ly7, nào là SA-7, 37 ly, 57 ly trực xạ... Tất cả có lẽ chỉ là những huyền thoại, được tô điểm thêm cho đậm màu sắc chiến tranh và chiến trường được hào hùng hơn mà thôi!
Chỉ có một lần, tôi được tận mắt chứng kiến những luồng tia lửa màu cam của SA-7 từ một ngọn núi ở phía Đông Bắc quận Ba -Tơ bắn theo chiếc trực thăng của Tr/tá Cao Q. Khôi, PĐT 213, vị niên trưởng khả ái của chúng tôi . Hôm ấy, anh Khôi từ hướng quận Mộ Đức bay vào để quan sát cuộc đổ quân vào Ba-Tơ/Quảng Ngãi. Vì là cuộc đổ quân quan trọng và nguy hiểm do hai phi đoàn 213 & 239 đưa một đơn vị thuộc Tr/đoàn 4, Sư đoàn 2/BB từ sân bay Đức Phổ vào giải tỏa cho quận lỵ Bato đang bị bao vây cả tuần lễ chưa chiếm lại được. Có lẽ anh lo lắng cho các đàn em, vì trước đó mấy ngày, Phi Đoàn 239 đã phải hy sinh một phi hành đoàn của T/úy Hoàng Vũ & Toản. May mắn hôm ấy, anh Khôi bay cao và lẹ, phi cơ cũng đã được trang bị loại ống khói mới với kiểu cong lên trời, nên đạn chỉ bay xẹt qua đuôi, trước con mắt kinh hoàng của chúng tôi. Còn lúc ấy, có lẽ chính anh Khôi cũng không hề hay biết mình đang bị SA-7 dí theo!
Quận lỵ Ba Tơ nằm trong vùng thung lũng giữa 3 quận Minh Long - Ba Tơ - Gia Vực, bao bọc bởi ba mặt núi. Chỉ có hướng từ Gia Vực bay ra là vùng thung lũng khá rộng, đủ cho 2 hợp đoàn xoay sở trường hợp có bất trắc. Do đó, tôi mới chọn lấy hướng vô Gia Vực rồi bay ngược trở ra, dù đường bay có xa hơn mấy phút. Từ phi trường Đức Phổ, tôi lead 10 chiếc slicks, với 4 gunships hộ tống, bay xuống khu rừng rậm ở phía Nam, ngang qua tiền đồn Biệt Động Quân của Th/tá Dư, một LZ rất quen thuộc đối với các phi hành đoàn 213 trước đây. Từ đó, chúng tôi bắt đầu low level, băng rừng vào hướng West, tất cả bay theo hàng dọc cho dễ tránh né và khi đáp cũng đáp từng chiếc một. Bốn gunships theo sau, hộ tống hai bên. Hai hợp đoàn vào tới sát chân núi mới quẹo phải, rồi ôm sát sườn núi phía Bắc, men theo đường thung lũng bay ngược trở ra Ba Tơ, vẫn với cao độ rất thấp. Không ngờ nhờ sự thay đổi ấy, vô tình [hay may mắn], đã vô hiệu hóa được các dàn hỏa tiễn SA-7, nếu có nhắm sẵn, từ dãy núi phía trước [East], chặn ngang Đức Phổ và Ba Tơ, mà chúng [VC] đã bắn lên phi cơ của Tr/tá Khôi, bây giờ sẽ không có tác dụng gì đối với chúng tôi; bởi vì SA-7 là loại vũ khí chỉ bắn theo đuôi chứ không có hiệu quả gì với thế trực xạ "diện đối diện". Có lẽ nhờ vậy mà hai hợp đoàn, 10 slicks và 4 gunships, đã an toàn hoàn tất phi vụ, trở ra, không chiếc nào bị bắn! Phi vụ hôm ấy tôi còn nhớ có Đ/úy Nguyễn Như Huyền, Đ/úy Trần Văn Hòa bay các slicks số 2, số 3 theo sau, tàu của Tr/úy Trần Tâm Sơn báo cáo bị "chip detector" nên cho ở lại sân bay Đức Phổ standby!
Thường thường, phi trình "hành quân" của trực thăng, trong mỗi phi vụ, được coi là nguy hiểm, nhưng trên thực tế rất ngắn! Cái khoảng không gian mà anh em hay ám chỉ là "vào vùng", chỉ nằm trong khoảng 1-2 miles cuối cùng gần bãi đáp, tức là trong vòng cận tiến mà thôi. Nếu chiến trường nào cũng đầy rẫy phòng không thì trực thăng mới cất cánh lên đã bị bắn rớt hết! Mức độ nguy hiểm để bay từ tỉnh này đến tỉnh kia hầu như không có, nếu từ cấp tỉnh đến cấp quận, vùng nào nguy hiểm lắm có lẽ cũng không quá 1%. Tương tự các phi vụ bay từ cấp sư đoàn đến các trung đoàn thường là phi vụ liên lạc với mức nguy hiểm 0%. Từ BCH trung đoàn đến BCH tiểu đoàn cũng tương đương như từ Tỉnh đến Quận. Vậy thì còn lại sự nguy hiểm chỉ ở những mục tiêu [Lz] cấp Đại đội hay Tiểu đội mà tầm hoạt động của họ thường không quá BCH /Tiểu Đoàn chừng 3 -5 miles là cùng. Nhiều bãi đáp vừa từ BCH cất cánh lên đã thấy Lz, khoảng cách ấy chính là phi trình thực sự của mỗi phi vụ trực thăng khi "vào vùng" hành quân mà mỗi phi công tùy theo kinh nghiệm chiến trường có thể tính toán cách - vô, đáp, cất cánh - sao cho an toàn. Trong bốn hướng vô ra, nhất định phải có một lối "safety" hơn! Khúc nguy hiểm nhất chính là lúc phi cơ chậm lại để vào "short final", tức là trong vòng bán kính 1 mile cuối cùng quanh bãi đáp, hoặc lỡ bãi đáp bị pháo kích bất ngờ.
Các phi công Mỹ thường quá chú trọng đến yếu tố an toàn kỹ thuật, phải theo hướng gió, phải có trái khói đánh dấu bãi đáp v.v... Ngày xưa các phi vụ trực thăng vận còn thả pathfinders xuống trước để ném trái khói và hướng dẫn phi cơ đáp tại chiến trường, nên trực thăng Mỹ bị rớt cũng nhiều. Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, trong vùng núi phía Tây tuyến phòng thủ Mỹ Chánh gần quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên, trực thăng Mỹ rớt ngổn ngang dưới các thung lũng, bên những dòng suối khô cạn ngay cạnh chân đồn, các phi cơ vẫn còn nguyên vẹn hình hài; nhưng có lẽ các pilots Mỹ lúc nào cũng coi trọng nguyên tắc "safety first!" nên bỏ chạy sớm? Các phi công trực thăng Vietnam ở vùng núi, như Vùng I, không xa lạ gì với những thế đáp núi táo bạo tùy theo điều kiện chiến trường đòi hỏi, bất chấp cả hướng gió ngược xuôi. Đáp núi không phải lúc nào cũng từ trên xuống mà nếu cần, có thể múc lên từ thế low level, bất ngờ đánh lừa địch, trong trường hợp bãi đáp đã được cảnh cáo đề phòng pháo kích... Muốn xuống mau, đáp lẹ và gọn, phải xoáy xuống [spiral approach] như cái phễu, với ít đường zig zag ngoạn mục, cho khỏi bị "overshoot" bãi đáp. Đáp núi cần chính xác, không để bị "overshoot" nhưng cũng không thể "undershoot" và khi cất cánh cũng phải đề phòng bị "over torque" vì địa thế cao, thiếu sức nâng [up lift]. Gió núi càng lớn, nếu xuống càng lẹ sẽ bớt được ảnh hưởng của turbulance. Đâm đầu cắm mũi xuống bằng "cyclick", phi cơ sẽ rớt mau lẹ hơn là chỉ với "collective down" như thế đáp thường lệ. Các bạn từ vùng trong khi mới đổi ra vùng núi, quen thế "normal approach", tà tà vừa "flare" lại, vừa đẩy "collective down"; phi cơ đã không xuống còn tạo điều kiện cho gió càng bốc lên, không tài nào xuống núi nổi. Phi cơ cứ như diều gặp gió, lơ lửng mãi trên không trung. Gặp bãi đáp lưng chừng 2/3 núi, chỉ có thể đáp và cất cánh cùng một hướng. Khi vào thì như nhắm núi mà đâm vô, nhưng lúc cất cánh ra, bắt buộc phải "hovering" lùi rồi lẹ làng cắm mũi xuống thung lũng mà "gain speed" [giả] cho mau kẻo bị "stalled "... Đó là những chiến thuật bay của pilot VN nằm ngoài sách vở huấn luyện ở trường bay. Tại chiến trường Iraq [2003], sau khi hàng loạt trực thăng bị bắn rớt, mãi tới năm 2007, mới nghe tin các phi công trực thăng Mỹ phải thay đổi chiến thuật bay để tránh né. Ngày xưa, tôi rất khâm phục tài năng của các phi công tải thương đêm/phi đoàn Cứu Tinh 257/SĐ IKQ. Càng hãnh diện hơn vì các anh đều xuất thân từ PĐ 213 qua như: Dương Tấn Long, Vũ Ô, Trần Long, Vũ Văn Hiền, Đỗ Quốc Hùng, Đặng Vũ Đăng ... Đáp núi ban ngày đã khó thì ban đêm còn khó khăn gấp bội!
Đa số các phi vụ ở vùng núi chỉ có một bãi đáp, nên leader lúc nào cũng phải hy sinh một mình tìm cách lọt vô trước, nếu an toàn , sau đó mới đến lượt các wingman. Vai trò của leader trong mỗi phi vụ HQ rất quan trọng trong việc dẫn dắt hợp đoàn vào bãi đáp cho an toàn, nhất là đối với những bãi "Hot". Nó đòi hỏi sự thông suốt về địa hình địa thế cũng như tình hình an ninh chung quanh bãi đáp và những phán đoán chính xác của leader. Sự tương quan giữa các vị trí bạn và địch cũng như một ván cờ, trong bốn hướng nhất định sẽ tìm được một lối ra vô "safety" hơn. Rất tiếc ngày xưa các phi hành đoàn thường bay theo sự hướng dẫn của "C&C" mà đa số là những sĩ quan tham mưu phi đoàn, lâu lâu mới có dịp ra vùng hành quân một lần, đâu có am hiểu tình hình chiến sự thay đổi mỗi ngày.
Niên trưởng Đ.V.A.H , một đàn anh hoa tiêu trực thăng ở Biên Hòa, diễn tả lại hình ảnh một phi vụ hành quân có "C&C" trong "Đêm chờ ngưng bắn, nhớ An Lộc" như sau:
..."Đạn bắn như mưa. Bắn cùng mọi phía. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụp lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp..."
..."Hợp đoàn 4 chiếc nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh, vào bãi đáp B-15 từ hướng Tây Nam An Lộc, năm phút sau trận mưa bom B-52 cuối cùng vừa dứt..."
..."Đoàn trực thăng bay thấp lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh "C&C" hướng dẫn : Hợp đoàn quẹo phải 10 độ . Đi thẳng! Chiếc số 3 bay nhanh một chút! OK đi thẳng... Bãi đáp 12 giờ, còn 3 trăm thước... Giảm airspeed!... Coi chừng! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái!...".
"Tôi nín thở. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy. Tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom bay loáng lóe lên cao như chớp kính... Ô quẹo phải! Hợp đoàn quẹo phải!... Chiếc số 2 rớt rồi!... Số 3 nhanh lên! Lead quẹo phải 90 độ!... Bay ra! Bay ra đừng đáp! ...".
Sau Hạ Lào, tháng 11/71, phi đoàn 213 lại biệt phái vào Biên Hòa, tăng cường cho SĐ3/KQ đang đương đầu với hai chiến trường Bình Long/An-Lộc và Kampuchea cùng một lúc. Vùng đất lạ nhưng không có núi nên chúng tôi đa số có vẻ không mấy đề phòng. Một lần, nhận phi vụ một mình, một slick, chẳng cho gunship hộ tống, cũng không có phi cơ khác bay theo; tôi đáp xuống phi trường Lộc Ninh ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Long để bốc đồ tiếp tế và lấy thêm tin tức an ninh cho phi vụ bay vào Bu Đốp tiếp tế cho đơn vị Biệt Kích. Chấm xong tọa độ trên bản đồ, ghi chú những check points cần thiết cho khỏi bị lạc đường bay. Tôi cất cánh lên, xác định hướng bay xong, cắm mũi lấy tốc độ. Qua khỏi khu rừng gỗ rậm rạp bên cạnh vòng đai phi trường Lộc Ninh, ở bên trái quốc lộ, rồi bắt đầu xuống "low level" bay theo Quốc Lộ 13 lên hướng Bắc. Con đường như đã bị hoang phế lâu năm, không xe, không người, cây cối phủ kín mặt đường y như Quốc Lộ 9 bên Hạ Lào. Tiền đồn Bu Đốp nằm sâu trong vùng biên giới Việt - Miên, ở hướng Tây Bắc, lẻ loi một mình giữa bốn mặt rừng già, cây cối lưa thưa bao quanh. Các binh sĩ vui mừng tiếp nhận chuyến hàng tiếp tế, họ "unload" rất mau, chỉ mấy phút sau là xong. Tôi cất cánh lên trở về, cúi nhìn lớp hàng rào kẽm gai thô sơ bao bọc quanh đồn và bốn chòi canh thô sơ, không biết có ngăn cản nổi thú rừng ban đêm? Làm sao có thể chống đỡ được sự tấn công của VC? Lòng bùi ngùi thương cho thân phận mỏng manh của những người lính Biệt Kích còn ở lại nơi tiền đồn quạnh hiu. Dù không chết, họ cũng xứng đáng được tuyên dương là những chiến sĩ anh hùng cảm tử của QLVNCH!... Vẫn thế low level, phi cơ uốn lượn sát trên tầm ngọn cây để tránh né, nhẹ nhàng băng qua khu rừng già lởm chởm những cây khô không có lá, rồi lại theo quốc lộ 13 bay trở ra, đáp xuống phi trường Quảng Lợi trực "standby" tiếp... Địa thế vùng III tương đối bằng phẳng dễ đáp, nhưng rất nguy hiểm, khó xác định hướng nào an ninh hơn. Tôi nghĩ, thế bay hữu hiệu nhất để tránh né vẫn là "low level", càng thấp càng an toàn hơn. Chỉ ở độ thấp, trực thăng, dù gunship hay slicks, mới có thể biểu dương hết tất cả sức mạnh hùng hồn của nó.
Phi vụ cuối cùng [3/75] tôi và Lê Tấn Đại bay vào Núi Tròn, trước ngày mất Quảng Ngãi, để tiếp tế tải thương cho một đơn vị của SĐ2BB. Nhờ low level, mấy thằng du kích cầm AK-47 ở xóm nhà lá dưới chân núi, thấy trực thăng cứ hùng hổ đâm tới cũng phải hốt hoảng chạy trốn vô nhà. Chúng tôi không bắn nên chúng [VC] cũng không bắn lại!
Sau chuyến biệt phái Biên Hòa, khoảng cuối tháng Giêng 72, phi đoàn 213 trở về Đà Nẵng, sau đó lại lao đầu vào những trận chiến mới của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và mặt trận Quảng Trị. Anh Trần Lê Tiến tử trận, Anh Phạm Vương Thục rời PĐ 213, thuyên chuyển qua Phi Đoàn 239 tân lập, đảm nhận chức vụ TPHQ.
Anh Tiến & Anh Thục không còn nữa, nhưng hình bóng các anh có lẽ sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người bạn đã quen biết, nhất là những cánh chim Song Chùy 213 đã một thời cùng các anh vùng vẫy ngang dọc trên khắp chiến trường của Vùng Trời Hỏa Tuyến!
Vĩnh Biệt Anh Tiến, Vĩnh Biệt Anh Thục!!!
Song Chùy T/hoang
[Chút kỷ niệm với hai Niên Trưởng:
Trần Lê Tiến & Phạm Vương Thục]
Viết quân sử, "Đài Tưởng Niệm Tinh Thần"
Căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả như Bùi Đức Lạc, Hà Mai Việt, Vĩnh Hiếu, THoang ... chẳng hạn, những người dấn thân "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có những tác phẩm về tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của cha ông mình.
Ngoài ra, phải trả lại tính trung thực cho quân-sữ, tác-phẩm cũng có thể là một "Ðài Tưởng Niệm" tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm-u Hạ Lào sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian.
Nguồn: https://hoiquanphidung.com/showthread.php?12912
No comments:
Post a Comment