Sunday, October 20, 2019
[South Vietnamese Women's Army School in 1966]
Trung tâm Quản trị Huấn luyện Nữ quân nhân Việt Nam Cộng hòa (Women's Army Corps Training Center, WACTC) được thành lập vào năm 1965 với tên gọi ban sơ là Trường Nữ Phụ tá Xã hội, là cơ sở duy nhất đào tạo nữ quân nhân cấp thấp của Việt Nam Cộng hòa. Trường tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Thoại (Sài Gòn), nay vị trí này thuộc đường Lý Thường Kiệt. Trường đảm nhận việc tuyển mộ nữ giới từ 18 tuổi trở lên với tiêu chí tình nguyện gia nhập quân đội và huấn luyện căn bản quân sự như về tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn... Nhiệm vụ của nữ quân nhân là không tác chiến nên chỉ được học ít giờ làm quen với vũ khí do Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung đảm trách.
Sau phần căn bản quân sự, tùy nhu cầu quân số do Bộ Tổng tham mưu ấn định, khóa sinh tốt nghiệp sẽ được thụ huấn chuyên môn tại các trường Tổng Quản trị, trường Quân y, trường Hành chánh - Tài chánh, trường Quân nhu, trường Xã hội...
Ðến năm 1966, việc tuyển mộ nữ quân nhân do các trung tâm tuyển mộ phụ trách và chuyển nữ tân binh đến Trung tâm Quản trị Huấn luyện Nữ quân nhân để trang bị và thụ huấn căn bản quân sự.
Nữ quân nhân được tuyển theo bằng cấp. Trung học đệ nhất cấp và tú tài I được huấn luyện trở thành hạ sĩ quan trong quân đội (Trung sĩ) cho đến năm sau mới có khóa sĩ quan đầu tiên từ những hạ sĩ quan có bằng tú tài hoặc tuyển mộ mới.
Cũng tùy theo nhu cầu quân số do Bộ Tổng tham mưu ấn định, việc tuyển mộ và huấn luyện nữ quân nhân được tiếp tục phát triển hàng năm. Ðến năm 1968, lệnh tăng quân số cho phép tuyển mộ thêm nữ quân nhân hàng binh sĩ, chỉ cần biết đọc, biết viết và đầy đủ sức khỏe là được nhận tại các trung tâm tuyển mộ rồi sau đó được chuyển đến trường Nữ quân nhân.
Thời gian huấn luyện căn bản quân sự cũng được rút ngắn còn trong vòng một tháng thay vì 6 tuần lễ như trước. Số binh sĩ này được sung vào ngành Kiểm soát An ninh và Tài xế (ưu tiên nhận các quả phụ tử sĩ).
Năm 1967, Văn phòng Trưởng đoàn Nữ quân nhân được chuyển về Bộ Tổng tham mưu, trực thuộc Văn phòng Tham mưu phó Nhân viên, còn Trung tâm Quản trị Huấn luyện Nữ quân nhân trở thành trường Nữ quân nhân trực thuộc Tổng cục Quân huấn như các trường và các trung tâm huấn luyện khác của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Trường Nữ quân nhân huấn luyện trong 10 năm các khóa Căn bản Quân sự cho binh sĩ, hạ sĩ quan. Riêng về sĩ quan Nữ quân nhân thì được 7 khóa tốt nghiệp và đến nửa chừng khóa 8 thì biến cố 30.4.1975 xảy ra.
Sau phần căn bản quân sự, tùy nhu cầu quân số do Bộ Tổng tham mưu ấn định, khóa sinh tốt nghiệp sẽ được thụ huấn chuyên môn tại các trường Tổng Quản trị, trường Quân y, trường Hành chánh - Tài chánh, trường Quân nhu, trường Xã hội...
Ðến năm 1966, việc tuyển mộ nữ quân nhân do các trung tâm tuyển mộ phụ trách và chuyển nữ tân binh đến Trung tâm Quản trị Huấn luyện Nữ quân nhân để trang bị và thụ huấn căn bản quân sự.
Nữ quân nhân được tuyển theo bằng cấp. Trung học đệ nhất cấp và tú tài I được huấn luyện trở thành hạ sĩ quan trong quân đội (Trung sĩ) cho đến năm sau mới có khóa sĩ quan đầu tiên từ những hạ sĩ quan có bằng tú tài hoặc tuyển mộ mới.
Cũng tùy theo nhu cầu quân số do Bộ Tổng tham mưu ấn định, việc tuyển mộ và huấn luyện nữ quân nhân được tiếp tục phát triển hàng năm. Ðến năm 1968, lệnh tăng quân số cho phép tuyển mộ thêm nữ quân nhân hàng binh sĩ, chỉ cần biết đọc, biết viết và đầy đủ sức khỏe là được nhận tại các trung tâm tuyển mộ rồi sau đó được chuyển đến trường Nữ quân nhân.
Thời gian huấn luyện căn bản quân sự cũng được rút ngắn còn trong vòng một tháng thay vì 6 tuần lễ như trước. Số binh sĩ này được sung vào ngành Kiểm soát An ninh và Tài xế (ưu tiên nhận các quả phụ tử sĩ).
Năm 1967, Văn phòng Trưởng đoàn Nữ quân nhân được chuyển về Bộ Tổng tham mưu, trực thuộc Văn phòng Tham mưu phó Nhân viên, còn Trung tâm Quản trị Huấn luyện Nữ quân nhân trở thành trường Nữ quân nhân trực thuộc Tổng cục Quân huấn như các trường và các trung tâm huấn luyện khác của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Trường Nữ quân nhân huấn luyện trong 10 năm các khóa Căn bản Quân sự cho binh sĩ, hạ sĩ quan. Riêng về sĩ quan Nữ quân nhân thì được 7 khóa tốt nghiệp và đến nửa chừng khóa 8 thì biến cố 30.4.1975 xảy ra.
Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân
Cuộc chiến Việt Nam đi qua đã để lại những mất mát, đau thương cho hàng triệu phụ nữ Việt. Sự hy sinh của phụ nữ trong thời chiến không chỉ là những người chồng, những đứa con cho chiến tranh, mà nhiều người đã hy sinh tuổi thanh xuân và có khi là cả cuộc đời của mình nữa.
Trong chương trình hôm nay, Trà Mi xin mạn phép giới thiệu đến quý vị một cựu nữ quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân: Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, người đã tham gia và phục vụ quân đội trong suốt 25 năm.
Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân
Cô Hạnh Nhơn bước chân vào binh nghiệp năm 1950, khi còn là một cô gái 23 tuổi, đầy sức sống và nhiệt huyết. Trong 7 năm đầu, cô làm việc cho Sở Hành Chánh Tài Chánh, đảm nhiệm việc kế toán lương hướng.
Sau đó, cô chuyển về công tác tại Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, làm sĩ quan tiếp liệu, lo về y cụ, doanh trại cho quân y trong suốt 7 năm.
Đến năm 1964, người con gái dịu dàng của miền Trung vào Sài Gòn, để giữ chức vụ Trưởng phòng Hành Chánh Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân. Sau một năm, cô về Văn Phòng Đoàn Nữ Quân Nhân tại Bộ Tổng Tham Mưu làm trưởng phòng nghiên cứu trong 4 năm, rồi được điều về Bộ Tư Lệnh Không Quân, với vị trí Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân.
Cô phụ trách công tác quản lý nữ quân nhân không quân của 4 vùng chiến thuật, coi về kỷ luật, tác phong, tuyển mộ, huấn luyện, thanh tra cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Và cuộc đời ngừơi nữ quân nhân tận tuỵ cũng sang trang từ đây.
Mời quý vị tham gia Trang Phụ Nữ. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt
Với bề dày hoạt động và những chức vụ quan trọng trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà, ngày quân đội miền Bắc phất cờ reo mừng chiến thắng cũng là lúc Trung Tá Hạnh Nhơn cùng những chiến hữu của cô bị bắt vào các trại cải tạo tập trung, kết thúc quãng đời binh nghiệp, dở dang những lý tưởng, những hoài bão của riêng mình, và bỏ lại sau lưng một gia đình cùng đàn con thơ dại.
Bốn năm trong tù cải tạo đối với người nữ quân nhân bình dị, dễ mến này, là một thời gian đằng đẵng, một lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt. Cô đã được chuyển qua rất nhiều trại giam và đã nếm trải bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn của 1 nữ tù nhân chính trị.
Sau ngày ra tù, cuộc đời cô tiếp nối bằng những chuỗi ngày khó khăn, vất vả với hai bàn tay trắng trong cái nhìn khắt khe của 1 xã hội mới đối với những lớp người được coi là chế độ cũ như cô.
Làm việc thiện nguyện
Cho đến thập niên 90, cô Hạnh Nhơn được một người con trai sang Mỹ trước 75 bão lãnh. Là một người từng nếm trải và thấu hiểu những kinh nghiệm đau thương của chiến tranh, nên ngay khi đặt chân tới Mỹ, cô đã tham gia đóng góp vào các hoạt động giúp đỡ anh em cựu tù nhân chính trị trong bước đầu định cư trên xứ ngừơi.
4 năm đầu ở Mỹ, cô là Phó chủ tịch Hội tương trợ Cựu tù nhân Chính trị, tổ chức bảo trợ, giúp đỡ những cựu chiến binh không có thân nhân tại Mỹ sang đây định cư. Hơn 10 năm nay, cô đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký của Hội Cứu trợ Thương phế binh và Quả phụ tử sĩ.
Giờ đây, người cựu nữ quân nhân ngày nào tuy đã gần tuổi 80, nhưng ngày ngày vẫn âm thầm, cần mẫn với công việc quyên góp thiện nguyện, gửi về nước giúp đỡ thương binh, những đồng đội trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà cùng gia đình của họ.
Cuộc chiến Việt Nam đi qua đã để lại những mất mát, đau thương cho hàng triệu phụ nữ Việt. Sự hy sinh của phụ nữ trong thời chiến không chỉ là những người chồng, những đứa con cho chiến tranh, mà nhiều người đã hy sinh tuổi thanh xuân và có khi là cả cuộc đời của mình nữa.
Trong chương trình hôm nay, Trà Mi xin mạn phép giới thiệu đến quý vị một cựu nữ quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân: Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, người đã tham gia và phục vụ quân đội trong suốt 25 năm.
Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân
Cô Hạnh Nhơn bước chân vào binh nghiệp năm 1950, khi còn là một cô gái 23 tuổi, đầy sức sống và nhiệt huyết. Trong 7 năm đầu, cô làm việc cho Sở Hành Chánh Tài Chánh, đảm nhiệm việc kế toán lương hướng.
Sau đó, cô chuyển về công tác tại Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, làm sĩ quan tiếp liệu, lo về y cụ, doanh trại cho quân y trong suốt 7 năm.
Đến năm 1964, người con gái dịu dàng của miền Trung vào Sài Gòn, để giữ chức vụ Trưởng phòng Hành Chánh Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân. Sau một năm, cô về Văn Phòng Đoàn Nữ Quân Nhân tại Bộ Tổng Tham Mưu làm trưởng phòng nghiên cứu trong 4 năm, rồi được điều về Bộ Tư Lệnh Không Quân, với vị trí Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân.
Cô phụ trách công tác quản lý nữ quân nhân không quân của 4 vùng chiến thuật, coi về kỷ luật, tác phong, tuyển mộ, huấn luyện, thanh tra cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Và cuộc đời ngừơi nữ quân nhân tận tuỵ cũng sang trang từ đây.
Mời quý vị tham gia Trang Phụ Nữ. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt
Với bề dày hoạt động và những chức vụ quan trọng trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà, ngày quân đội miền Bắc phất cờ reo mừng chiến thắng cũng là lúc Trung Tá Hạnh Nhơn cùng những chiến hữu của cô bị bắt vào các trại cải tạo tập trung, kết thúc quãng đời binh nghiệp, dở dang những lý tưởng, những hoài bão của riêng mình, và bỏ lại sau lưng một gia đình cùng đàn con thơ dại.
Bốn năm trong tù cải tạo đối với người nữ quân nhân bình dị, dễ mến này, là một thời gian đằng đẵng, một lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt. Cô đã được chuyển qua rất nhiều trại giam và đã nếm trải bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn của 1 nữ tù nhân chính trị.
Sau ngày ra tù, cuộc đời cô tiếp nối bằng những chuỗi ngày khó khăn, vất vả với hai bàn tay trắng trong cái nhìn khắt khe của 1 xã hội mới đối với những lớp người được coi là chế độ cũ như cô.
Làm việc thiện nguyện
Cho đến thập niên 90, cô Hạnh Nhơn được một người con trai sang Mỹ trước 75 bão lãnh. Là một người từng nếm trải và thấu hiểu những kinh nghiệm đau thương của chiến tranh, nên ngay khi đặt chân tới Mỹ, cô đã tham gia đóng góp vào các hoạt động giúp đỡ anh em cựu tù nhân chính trị trong bước đầu định cư trên xứ ngừơi.
4 năm đầu ở Mỹ, cô là Phó chủ tịch Hội tương trợ Cựu tù nhân Chính trị, tổ chức bảo trợ, giúp đỡ những cựu chiến binh không có thân nhân tại Mỹ sang đây định cư. Hơn 10 năm nay, cô đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký của Hội Cứu trợ Thương phế binh và Quả phụ tử sĩ.
Giờ đây, người cựu nữ quân nhân ngày nào tuy đã gần tuổi 80, nhưng ngày ngày vẫn âm thầm, cần mẫn với công việc quyên góp thiện nguyện, gửi về nước giúp đỡ thương binh, những đồng đội trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà cùng gia đình của họ.
Hình Ảnh Hào Hùng Nữ Quân Nhân QLVNCH
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với cao điểm một triệu một trăm ngàn quân, ngành Nữ Quân Nhân cũng đã lớn mạnh chung của quân đội, với một quân số dù khiêm tốn so với nam quân nhân, theo ước đoán của người viết cũng xấp xỉ một sư đoàn, trên dưới mười ngàn người. Đây quả thật, người nữ quân nhân trong các đơn vị là những hoa lạc giữa rừng gươm. Từ vùng hỏa tuyến, miền cao nguyên, duyên hải đến vùng đồng bằng miệt cuối mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có sự hiện diện của các nữ chiến binh trong bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.Trong buổi ban đầu, người Nữ Quân Nhân QLVNCH được gọi là Nữ Trợ Tá hay Nữ Phụ Tá khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam còn nằm trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Người Nữ Phụ Tá của quân đội Pháp cũng hiện diện trong các đoàn quân viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương từ năm 1954 trở về trước. Được trao trả chủ quyền lớn dần, chính quyền quốc gia lớn mạnh, quân đội quốc gia trưởng thành cũng là lúc ngành Nữ Phụ Tá chính thức được thành lập từ năm 1952 mà nhiều người gọi là P.A.F, chữ viết tắt của tiếng Pháp (Personnel Auxiliaire Féminin).
Mới đầu, Nữ Quân Nhân thường phục vụ trong ngành quân y và xã hội, và sau nầy quân đội hùng mạnh về mọi mặt, người Nữ Quân Nhân cũng có mặt hầu hết trong các ngành, quân binh chủng của QLVNCH.
Trước 30/4/1975, công việc chính của Đoàn Nữ Quân Nhân là phục vụ tại các đơn vị tham mưu không tác chiến như : thư ký, đả tự, chuyên viên. Trong các ngành chuyên môn như quân y, xã hội, truyền tin, thông dịch… người Nữ Quân Nhân đóng một vai trò quan trọng trong guồng máy chung của quân đội. Muốn trở thành Nữ Quân Nhân QLVNCH, những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành có trình độ học vấn tùy theo cấp bậc như binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan, tình nguyện đầu quân. Sau khi được khám nghiệm có đầy đủ sức khỏe, người thiếu nữ ấy được đưa về huấn luyện căn bản quân sự như nam giới.
Nhưng không chú trọng về tác chiến, mà chú trọng về huấn nhục, rèn luyện thân thể, quân phong quân kỷ để trở thành một Nữ Quân Nhân khỏe mạnh phục vụ đắc lực tại các đơn vị. Trường Nữ Quân Nhân, trên đường Nguyễn Văn Thoại, giữa Trường Đua Phú Thọ và Chợ Tân Bình. Trường Nữ Quân Nhân do Trung Tá Hồ Thị Vẽ (hiện nay ở Oklahoma) làm chỉ huy trưởng từ khi mới thành lập giữa thập niên 60 đến ngày quân đội tan tác. Một Nữ Quân Nhân xuất thân từ trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị, nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học tiếp ở trường Quân Y để trở thành một y tá lành nghề.
Trong các trường chuyên môn, người Nữ Quân Nhân phải học chung với các nam quân nhân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một quân trường chuyên đào tạo những Nữ Quân Nhân xã hội từ hạ sĩ quan đến sĩ quan. Đó là trường Xã Hội Quân Đội thuộc Cục Xã Hội (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị), tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô nằm trên đường Lê Văn Duyệt. Ngoài ra, trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo huấn luyện những cô giáo nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại trung tâm, trường học ở khu gia binh do quân đội xây cất.
Vị chỉ huy trưởng trường Xã Hội Quân Đội những năm sau cùng là cựu Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga, hiện định cư tại Sacramento, California.
Ngành Nữ Quân Nhân được gọi là Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân đầu tiên là nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương, ái nữ của kỹ sư Trần Văn Mẹo – Tổng Trưởng Công Chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Mỗi quân khu và quân binh chủng có phân đoàn Nữ Quân Nhân, Phân Đoàn Trưởng thường có cấp bậc là Thiếu Tá hoặc Đại úy thâm niên. Trong QLVNCH mới có một nữ Đại Tá, đó là Đại Tá Trần Cẩm Hương, bà xuất thân từ ngành Nữ Trợ Tá Xã Hội, tốt nghiệp Cán Sự Xã Hội trường Thévénet.
Ngành xã hội quân đội do phu nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh – Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ (khoảng năm 1952) – đề nghị thành lập. Nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương giải ngũ vì đáo hạn tuổi vào đầu năm 1975 và do lệnh Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm, người kế vị Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân là Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (hiện nay ở Orange County).
Về cấp bậc Trung Tá, thâm niên quân vụ và cấp bậc có : Trung Tá Nguyễn Thị Hằng (đang ở Việt Nam), bà Hằng đang bị bệnh mất trí nhớ, từ Hòa Lan bà ở với con, nay bà về Việt Nam chờ ngày ra đi để trọn tình với quê hương. Trung Tá Hồ Thị Vẽ (Oklahoma), kế đến là Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Nam Cali), Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (Orange County). Thiếu Tá có khoảng trên dưới mười vị.
Trần Văn
Nguồn : http://ongvove.wordpress.com/2009/0…
Câu chuyện của Trung tá Hạnh Nhơn, cựu nữ quân nhân VNCH
Trung tá Hạnh Nhơn khi còn tại ngũ.
Trung tá Hạnh Nhơn khi còn tại ngũ.
RFA - 2005-04-25
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cuộc chiến Việt Nam đi qua đã để lại những mất mát, đau thương cho hàng triệu phụ nữ Việt. Sự hy sinh của phụ nữ trong thời chiến không chỉ là những người chồng, những đứa con cho chiến tranh, mà nhiều người đã hy sinh tuổi thanh xuân và có khi là cả cuộc đời của mình nữa.
Trong chương trình hôm nay, Trà Mi xin mạn phép giới thiệu đến quý vị một cựu nữ quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân : Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, người đã tham gia và phục vụ quân đội trong suốt 25 năm.
Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân
Cô Hạnh Nhơn bước chân vào binh nghiệp năm 1950, khi còn là một cô gái 23 tuổi, đầy sức sống và nhiệt huyết. Trong 7 năm đầu, cô làm việc cho Sở Hành Chánh Tài Chánh, đảm nhiệm việc kế toán lương hướng.
Sau đó, cô chuyển về công tác tại Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, làm sĩ quan tiếp liệu, lo về y cụ, doanh trại cho quân y trong suốt 7 năm.
Đến năm 1964, người con gái dịu dàng của miền Trung vào Sài Gòn, để giữ chức vụ Trưởng phòng Hành Chánh Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân. Sau một năm, cô về Văn Phòng Đoàn Nữ Quân Nhân tại Bộ Tổng Tham Mưu làm trưởng phòng nghiên cứu trong 4 năm, rồi được điều về Bộ Tư Lệnh Không Quân, với vị trí Trung Tá Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Không Quân.
Cô phụ trách công tác quản lý nữ quân nhân không quân của 4 vùng chiến thuật, coi về kỷ luật, tác phong, tuyển mộ, huấn luyện, thanh tra cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Và cuộc đời ngừơi nữ quân nhân tận tuỵ cũng sang trang từ đây.
Mời quý vị tham gia Trang Phụ Nữ. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt
Với bề dày hoạt động và những chức vụ quan trọng trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà, ngày quân đội miền Bắc phất cờ reo mừng chiến thắng cũng là lúc Trung Tá Hạnh Nhơn cùng những chiến hữu của cô bị bắt vào các trại cải tạo tập trung, kết thúc quãng đời binh nghiệp, dở dang những lý tưởng, những hoài bão của riêng mình, và bỏ lại sau lưng một gia đình cùng đàn con thơ dại.
Bốn năm trong tù cải tạo đối với người nữ quân nhân bình dị, dễ mến này, là một thời gian đằng đẵng, một lối rẽ cuộc đời đầy nước mắt. Cô đã được chuyển qua rất nhiều trại giam và đã nếm trải bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn của 1 nữ tù nhân chính trị.
Sau ngày ra tù, cuộc đời cô tiếp nối bằng những chuỗi ngày khó khăn, vất vả với hai bàn tay trắng trong cái nhìn khắt khe của 1 xã hội mới đối với những lớp người được coi là chế độ cũ như cô.
Làm việc thiện nguyện
Cho đến thập niên 90, cô Hạnh Nhơn được một người con trai sang Mỹ trước 75 bão lãnh. Là một người từng nếm trải và thấu hiểu những kinh nghiệm đau thương của chiến tranh, nên ngay khi đặt chân tới Mỹ, cô đã tham gia đóng góp vào các hoạt động giúp đỡ anh em cựu tù nhân chính trị trong bước đầu định cư trên xứ ngừơi.
4 năm đầu ở Mỹ, cô là Phó chủ tịch Hội tương trợ Cựu tù nhân Chính trị, tổ chức bảo trợ, giúp đỡ những cựu chiến binh không có thân nhân tại Mỹ sang đây định cư. Hơn 10 năm nay, cô đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký của Hội Cứu trợ Thương phế binh và Quả phụ tử sĩ.
Giờ đây, người cựu nữ quân nhân ngày nào tuy đã gần tuổi 80, nhưng ngày ngày vẫn âm thầm, cần mẫn với công việc quyên góp thiện nguyện, gửi về nước giúp đỡ thương binh, những đồng đội trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà cùng gia đình của họ.
Trò chuyện với cô Hạnh Nhơn
Bây giờ, mời quý vị cùng Trà Mi gặp gỡ nữ cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, Trung Tá Hạnh Nhơn.
Trà Mi : Kính chào cô Hạnh Nhơn, nghe qua cô có tới 25 năm phục vụ quân đội là Trà Mi đã hết sức ngạc nhiên rồi, nhưng có một điều mà Trà Mi rất thắc mắc không biết vì sao cô quyết định gia nhập quân ngũ từ hồi còn là một cô gái rất trẻ ở tuổi đôi mươi ?
Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên. [xin chú ý : cuộc phỏng vấn này không còn trên trang web của RFA]
Trang Phụ nữ xin chia tay với quý vị tại đây. Những chuyên đề về nữ giới đã được thực hiện trong thời gian qua được lưu giữ tại trang web của Đài ACTD ở địa chỉ www.rfa.org, để quý vị có thể nghe và xem lại. Hẹn gặp lại quý vị trong một chuyên đề mới trên làn sóng này, vào tuần sau. Trà Mi kính chào.
© 2006 Radio Free Asia
Hình Ảnh Hào Hùng Nữ Quân Nhân QLVNCH
2
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn
Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...
-
Đánh Vần Tiếng Việt - Trước và sau 1975 Đánh Vần Tiếng Việt - Trước và sau 1975 Đánh Vần Tiếng Việt - Trước và...
-
CÁI NÓN SẮT CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH Đọc Một Đoản Văn Cái Nón Sắt của Người lính Việt Nam Cộng Hòa. htt...
-
Nền của nền 1 https://cdn.shopify.com/s/files/1/0020/6123/8339/products/2073519521859_1200x.jpg?v=1552370985 https://cdn.shopif...
No comments:
Post a Comment