Tuesday, October 8, 2019

Hắc Long và Lôi Hổ



Hắc Long và Lôi Hổ
Nha Kỹ Thuật


1
Hắc Long
Long tranh Hổ đấu


2
Hai chú cọp con. Lôi Hổ? Hắc Long? Mike Force? Phi Hổ 81 Biệt Cách Dù?



Hắc Long hay Lôi Hổ ngày xưa đều mặc tiger stripe
3



4



5

- Sở bắc- Tổng Tham Mưu
áo đen


6
Mac Sog


7
Lôi Hổ



8



9


https://youtu.be/WpoyoWN46dM

https://youtu.be/2jFszKqo6EY

https://youtu.be/WpoyoWN46dM


Những hình ảnh

Nha Kỹ Thuật gồm: Lôi Hổ, Long Mã, Phòng Vệ Duyên Hải và một lực lượng Biệt Hải
10



11
Long Mã

https://www.aircraftresourcecenter.com/Gal8/7401-7500/gal7405-H-34-Long/05.jpg



12

https://evergreenmuseum.files.wordpress.com/2009/11/h-34-001.jpg



13

https://anhdao.org/images/file/q0kDGOyW0ggBAN5g/kq2-large.jpg

14
Painting: "Sikorsky H-34 Choctaw VNAF" -- Art work

15

https://objects.artspan.com/member/hubcance/1200/2247613.jpg


KHÔNG BỎ ANH EM, KHÔNG BỎ BẠN BÈ
(Bác sĩ Y Khoa Nhảy Dù Vĩnh Chánh)

Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Quân Y Nhảy Dù. Bài viết sau đây được tác giả viết cho Mùa Giáng Sinh năm 2012. Chuyện là thật, nhưng họ và tên các nhân vật không hoàn toàn đúng sự thật.

Bất cứ một chiến tranh nào cũng có những hoạt động quân sự được che dấu bảo mật. Với những phi cơ màu đen không số không tên không cờ, Phi Đoàn 219 Thần Phong của Không Quân VNCH, trực thuộc Phòng 7 Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, có nhiệm vụ thả người ra phía Bắc vỹ tuyến, đưa đón và yểm trợ những toán tiền thám Lôi Hổ, Biệt Kích đi sâu vào lòng địch… Bài phóng tác dưới đây được dựa trên câu chuyện của Trần Khánh, một người con của Huế và là một “Thượng Sĩ Già” của Biệt Đoàn 83 gồm những chiếc trực thăng H34 của phi đoàn 219, với nét mặt vẫn mang đầy vẻ khí khái hiên ngang của một chàng trai thời chiến của ngày nào dù tóc nay đã nhuộm màu thời gian. Ước mong bài viết diễn tả được phần nào công việc hiểm nghèo của các phi hành đoàn của Không Lực VNCH đã thi hành hàng ngày mà cá nhân tôi, một y sĩ QYND, đã chứng kiến qua những phi vụ đánh phá mục tiêu, yểm trợ, tiếp tế, tản thương… trong trận đánh năm 1974 ở Đồi 1062 tại vùng Thường Đức/Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

kq4-large-content Từ xa về thăm bạn bè trong vùng Nam Cali nhân Mùa Giáng Sinh năm 1981, Khánh cố tình quên cái đau răng đã hành hạ anh từ mấy ngày qua. Qua một đêm mất ngủ vì nhức răng quá độ dù tối hôm trước anh uống rượu khá nhiều với các bạn cùng phi đoàn, Khánh quyết định tìm đến văn phòng nha sĩ cầu cứu. Vì không quen biết ở vùng này, Khánh bước đại vào một văn phòng nha khoa nằm ở góc đường, gần căn nhà người bạn mà mình vừa tá túc. Trong khi đang đứng kể rõ bệnh tình với cô nhân viên để xin cho được gặp nha sĩ dù không có hẹn trước, Khánh thấy người nha sĩ bước vào phòng và ra dấu cho người nhân viên chấp nhận, có lẽ ông ta nghe được câu chuyện vì đứng sát cửa phòng chờ khách.

Nằm chờ trên ghế khám không mấy lâu, Khánh thấy người Nha sĩ vừa bước vào phòng vừa đọc hồ sơ cá nhân của Khánh. Qua vài câu thăm hỏi về bệnh tình, ông hỏi Khánh có ở trong quân đội trước khi mất nước. Khánh trả lời có và cho biết mình phục vụ trong Không Quân VN. Người Nha sĩ ngần ngừ một thoáng rồi nói nhỏ:

— “Tôi có người em trai cũng ở trong Không Quân, nhưng nó chết rồi.”


Rồi như muốn trút đi một tâm sự buồn, ông vội nói tiếp:

— “Nó tên là Hòa, Nguyễn Đại Hòa (*), người rất hiền hòa như tên của nó vậy đó. Nó là trung úy phi công trực thăng đóng ở Đà Nẵng, và chết trong một phi vụ vào tháng 2 năm 1971.”

Khánh thảng thốt bật thẳng dậy, hỏi ngay:

— “Có phải xác của Trung Úy Hòa được đưa về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương ở Huế bằng trực thăng không?”

Người Nha sĩ bước lui mấy bước và trả lời không ngập ngừng:

— “Đúng rồi. Sao anh biết?”

Như một tia chớp, bao nhiêu hình ảnh trong phút chốc bỗng trở về trong đầu Khánh một cách mạch lạc dù câu chuyện đã xẩy ra cả mươi năm qua.

— “Thưa Nha sĩ, nếu đúng với tên người chết là Trung Úy Hòa, chính phi hành đoàn chúng tôi đưa xác anh ấy về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương!”

Người Nha sĩ đứng yên lặng trong giây lát, như để tự trấn tĩnh lấy mình, rồi bỗng vái lạy Khánh, vừa nói nhanh:

— “Mấy lâu nay gia đình chúng tôi muốn biết về cái chết của nó vì nghe phong phanh phi đoàn nó nói là trực thăng của nó bị bắn rơi, chỉ riêng một mình nó chết thôi và phi hành đoàn 3 người còn lại đều bị bắt làm tù binh.”

Trong cùng lúc đó, Khánh cũng bật dậy, nhảy vội ra khỏi chiếc ghế khám, chạy đến bên cạnh người Nha sĩ, làm hành động ngăn không cho ông ta vái nữa, và trong sự cảm thông, hai người xúc động ôm chặt lấy nhau trong im lặng. Rồi người Nha sĩ mời Khánh bước qua phòng làm việc. Bấy giờ Khánh mới lấy lại bình tĩnh và tuần tự kể từng chi tiết về chuyến rescue mission đặc biệt năm đó.


kq3-large

Trong Chiến Dịch Lam Sơn 719 đánh vào các căn cứ của CS Bắc Việt ở Hạ Lào vào tháng 2, 1971, Biệt Đoàn 83 của Khánh được biệt phái từ Phủ Bài ra Ái Tử. Sau khi thi hành thả những toán Lôi Hổ vào vùng đất địch, trực thăng H 34 của Khánh đang trên đường trở về căn cứ Phủ Bài. Trước khi đến cây số 17 gần An Lỗ, liên lạc viễn tuyến trên tầng số phi cơ cho biết có một chiếc trực thăng UH1H của phi đoàn bạn từ Đà Nẵng bị bắn rớt ở phía Tây Động Ông Đô. Phi hành đoàn của Khánh lập tức chuyển hướng, quay về hướng Tây, lần theo toạ độ tìm đến nơi chiếc trực thăng bị rơi. Trời lúc đó đã về chiều dù chưa tới 5 giờ và càng vào trong núi càng nhiều sương mù. Từ trên cao, Khánh thấy xác chiếc trực thăng nằm nghiêng ở kế bên dòng suối nhỏ. Sau khi đảo quanh một vòng để quan sát tình hình chung quanh trực thăng bị rơi, chiếc H34 từ từ bay dừng một chỗ trên không và sử dụng hệ thống Hoist thả Khánh xuống ở cách xa trực thăng kia khoảng 80 thước. Khi đến được mặt đất và tháo gỡ dây Hoist ra khỏi người, Khánh mới biết cỏ tranh xanh cao hơn đầu người anh và triền đồi rất dốc, khiến anh đã bị lăn từ trên triền đồi xuống đến dưới lòng suối. Vừa ê ẩm trong người, vừa hồi hộp, Khánh chạy lần theo men bờ suối và đến cạnh chiếc trực thăng ngộ nạn. Khánh nhìn ở bên ngoài và chung quanh trực thăng, nhưng không thấy bóng dáng ai cả. Nhìn vào phòng lái, Khánh thấy thân thể một người nằm gục không nhúc nhích ở ghế phi công trưởng, đầu nghoẹo sang một bên và kính phía trước bị bắn lủng một lỗ to tướng.


Khánh lách người qua cửa hông bên trái, lần đến gần người nằm bất tỉnh ở ghế trước bên phải. Bấy giờ Khánh mới nghe hơi thở phì phò của người phi công bị thương cùng một lúc nhận thấy khuôn mặt anh bên phải là một khối bầy nhầy đầy cả máu. Sau khi Khánh cố gắng lôi được hai bàn chân của người bị thương còn bị kẹt ở pedales phía dưới thân máy bay, Khánh bắt đầu ôm lấy thân hình và từ từ kéo ra khỏi xác máy bay. Khánh nghe được một tiếng thở mạnh từ người phi công vừa trút hơi thở cuối cùng trong tay mình. Trong khi vác xác đồng đội trên vai chạy dần về nơi an toàn, máu người chết tiếp tục chảy xuống ướt cả áo bên trong của Khánh, cộng thêm với mồ hôi của mình khiến Khánh choáng váng và mệt đến lã cả người. Sau hai lần phải dừng lại nghỉ mệt, Khánh đã đến được điểm hẹn, bấm đèn pin lên hướng trực thăng của mình làm dấu thả dây Hoist xuống cho Khánh móc xác người chết lên trước, rồi đến mình lên sau.

kq2-large Chiếc H34 bay quành một vòng nhỏ như để chào vĩnh biệt lần cuối người bạn mới hy sinh, rồi lấy hướng về phía Đông Nam. Ít phút sau, Khánh lấy lại bình tĩnh, nhìn đọc bảng tên HÒA trên áo bay của người phi công xấu số. Phi hành đoàn H34 báo cáo sự việc và nhận chỉ thị đưa xác Trung Úy Phi Công Hòa về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương.

Khánh vẫn còn run sợ, thầm nghĩ anh có may mắn không bị VC phục kích và chiếc trực thăng H34 đang bay chờ anh trên trời cũng không bị nhắm bắn trong khi thi hành nhiệm vụ một cách đơn độc vào giờ chót trong một thời tiết rất xấu. Dù đau buồn vì ba người phi hành đoàn còn lại đã bị bắt làm tù binh trước khi trực thăng của anh đến, và phi công trưởng tử thương, nhưng Khánh và phi hành đoàn H34 của anh có niềm hãnh diện riêng vì ước nguyện của các chiến hữu Không Quân đã thêm một lần được thực hiện qua châm ngôn “Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn bè.”


Cả tuần sau, Khánh vẫn bồn chồn đứng ngồi không yên, người cứ mệt mỏi bần thần. Bộ đồ bay màu đen của anh vẫn còn thoảng mùi máu của đồng đội dù đã được giặt đi giặt lại khá nhiều lần. Cái chết của người Trung Úy Phi Công Hòa với gương mặt bị bắn nát một nửa bên của anh, cùng với hình ảnh của bao người lính Lôi Hổ, Biệt Kích mà Biệt Đoàn 83 của anh đã từng đưa đi, đón về phía sau lưng địch, có khi đầy đủ có khi thiếu một vài người, đã để lại những vết thương âm ỉ khó quên trong tâm hồn của con người vốn coi nhẹ tính mạng nơi anh. kq1-large

Nghe xong câu chuyện và với nước mắt lưng tròng, người Nha sĩ lên tiếng:

— “Chắc vong linh em tôi xui khiến và dẫn đường cho anh đến văn phòng gặp tôi sáng nay. Câu chuyện anh kể hôm nay về cái chết của Hòa là một món quà vô giá trong mùa Giáng Sinh năm nay cho gia đình Cha Mẹ và anh em chúng tôi. Nguyện ước biết rõ về cái chết đau thương của Hòa trong vòng tay của một đồng đội sẽ mang đến một kết thúc nhẹ nhàng cho gia đình chúng tôi. Và thay mặt cho toàn gia đình, tôi xin được nói lời cảm tạ với ân nhân đã đem xác em tôi về…”


Trong mùa Giáng Sinh năm 1981, sau khi rời văn phòng nha sĩ, Khánh cảm thấy nhẹ hẳn, như vừa trút bỏ được một gánh nặng đã cất giữ trong tâm hồn từ lâu. Và lòng anh bỗng thư thả, vụt lên với trời cao trong xanh.

(*): họ và tên không hoàn toàn đúng sự thật

 

=======================================

 

NỔI ĐỚN ĐAU

TRONG NGÀY TÀN CUỘC

 

TRƯƠNG THÀNH MINH

 

  Vâng! Chúng tôi thuộc Biệt đội 817 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, một biệt đội tân lập để nhằm đáp ứng nhu cầu chiến trường thật sôi động vào những ngày cuối của tháng tư đen.

   * NHẬN ĐƠN VỊ
   Sau lễ ra trường vội vã tại căn cứ Long Thành, tôi và một số anh em khóa 28/29, những người trai trẻ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm, đã chọn bộ đồ dù với chiếc nón xanh ngạo nghễ làm chiến y.
Nêu ai hỏi tôi: Cái gì làm mày chọn binh chủng oai hùng đó, tôi sẽ trả lời bằng hai câu thơ cảm khái của một nữ sinh ở chiến trường đẫm máu An Lộc:

          An Lộc địa, sử lưu chiến tích,
          Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.

   Tuổi trẻ là vậy đó: thèm khát chiến trường, sau gần bốn năm trui rèn gian khổ mong được thử lửa, thêm với bầu máu nóng của tuổi trẻ muốn bảo quốc an dân, chúng tôi đã xông pha vào trận chiến với hành trang thật đầy đủ từ tinh thần, thể lực lẫn trí tuệ của một sĩ quan đa hiệu, và còn nữa: trên vai chúng tôi còn cả một truyền thống oai hùng của các bậc đàn anh.

Ôi! Kể sao cho hết lòng tự tin, hăng say náo nức của ngày đầu tiên tôi được khoác lên mình bộ quân phục khét tiếng chiến trường ấy.

   Tôi và Xuân, một tay có dáng người cao/đen/đẹp trai của khóa 29, sau khi cùng anh em trình diện Trung Tá Thông ở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương 2 Suối Máu, được phân phối ngay về Biệt Đội 817 đo Đại Úy L. chỉ huy, không một ngày giờ phép.

   Tôi xin nói sơ qua về cách phối trí đơn vị và danh xưng trong liên đoàn một cách tóm lược vì sự hiểu biết hạn hẹp và cũng để bảo mật cho một đơn vị đặc biệt này. Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn là Đại Tá Huấn, hậu cứ của Liên Đoàn đóng ở An Xương, Hóc Môn, có hai Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đặc nhiệm cho từng vùng hoạt động.
Dưới quyền của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương là những Biệt Đội. Biệt Đội có quân số của một đại đội, lúc nào cũng được bổ sung thật đầy đủ, và được chia ra làm:

3 Trung Đội Xung Kích,
1 Trung Đội Thám Kích và
1 Trung Đội Súng Nặng.

Sau đó được chia thành Toán và Tổ. Khi hành quân, các trung đội xung kích thường đánh trực diện và trung đội thám kích được phân phối thành 06 toán để nhảy thăm dò, đột kích, tìm diệt, thu thập tin tức, hay hoa nở trong lòng địch. Biệt Đội được yểm trợ đặc biệt như một Tiểu Đoàn khi hành quân.

   Đại Úy L. là một người thật dày dạn và bình tĩnh. Sau khi chào trình diện, ông chỉ nói vỏn vẹn "Chào hai anh" rồi lặng yên nhìn hai đứa tôi như dò xét khả năng, nhưng chúng tôi như một cặp gà nòi ế độ, đứng lặng yên chờ nhận nhiệm vụ, không chút bồn chồn, dù trong lòng có chút băn khoăn.

    Sau khi yên lặng soi vảy và xem giò cẳng, Đại Úy L. từ từ nói:

— "Biệt Đội cần một Trung Đội Trưởng súng nặng và một trưởng toán Thám Kích, hai anh chọn cái nào?".

Xuân/29 e dè nhìn qua tôi, bắt gặp cái nhìn của Xuân, tôi hiểu rằng "em muốn nhường anh". Tôi không ngần ngại, bước lên một bước, đưa tay lên chào và dõng dạt nói:

— "Tôi nhận trưởng toán Thám Kích".

Quả thật cái gì đã in sâu trong tôi: Truyền Thống / Tình Anh Em? Em nhường Anh và Anh gánh vác hiểm nguy cho Em... và cùng lúc đó trong đầu tôi thoáng qua hình ảnh người tôi yêu với đôi mắt đợi chờ sâu thẳm.


   Sau thủ tục giấy tờ và giới thiệu sơ qua về đơn vị đo một sĩ quan khác đảm nhiệm, hai đứa tôi được đi ăn bữa tối đầu tiên của đời lính thật sự trong căn lều lớn có những lớp bao các dày che chở chung quanh.

Trên đường đi, Xuân lo ngại hỏi tôi:

— “Làm sao Niên trưởng, tôi quên hết rồi, Niên trưởng chỉ tôi với.”

Tôi trấn an Xuân:

— "Ông đừng lo, chỉ cần ông định điểm đứng và chấm tọa độ cho chính xác là đủ, tụi nó sẽ làm hết cho ông."

Xuân vẫn còn lo ngại nói tiếp:

— "Tối nay tôi qua hỏi thêm Niên trưởng vài chuyện".

Tôi gật đầu và suỵt khẻ với Xuân khi có vài người lính đi lại gần.
Trong đầu tôi lúc đó cũng mang nặng nỗi lo không kém: Làm sao để thu phục được những người lính gan lì đã từng vào sinh ra tử này?

Buổi tối hẹn với Xuân không bao giờ đến, vì sau bữa cơm chiều, chúng tôi đã nhận được lệnh hành quân cấp tốc vào sáng sớm ngày mai.

     * VÀO VÙNG TRÁCH NHIỆM .
   Biệt Đội chúng tôi được chuyển vận về sân vận động quận Nhất ở bên hông bộ Tổng Tham Mưu đúng vào ngày 23 tháng tư của năm định mệnh 1975.

   Trên đường về Sài gòn, ngang qua đại lộ Trương Minh Giảng, chúng tôi đã nhìn thấy những căn cứ phòng thủ được vội vàng thiết lập đọc hai bên đường, nhưng Sài Gòn vẫn còn ngơ ngác, chưa sẵn sàng cho một cuộc phòng thủ qui mô rộng lớn trong chiến tranh. Dân chúng hốt hoảng, sợ Việt cộng, ủng hộ quân đội Quốc Gia, nhưng họ vẫn xem cuộc chiến chống lại VC là của Quân Đội VNCH, người dân chỉ đóng vai trò như một cổ động viên trong một trận tranh tài thể thao không hơn không kém.

   Những căn cứ phòng thủ được thiết lập lẻ loi trơ trọi, không kết hợp đươc với địa hình bao quát chung quanh, chưa thiết lập được sự liên kết chặt chẽ cần thiết giữa dân và quân cũng như giữa những đơn vị chính qui và địa phương cho một phòng tuyến liên hợp cần thiết khi chiến tranh đã đi vào thành phố.

   Nhìn những lô cốt bằng bao cát nằm lẻ loi trơ trọi hai bên xa lộ, quan sát những tòa nhà cao ốc chung quanh không một sự phòng thủ thích nghi, tôi lo ngại cho sự an toàn bền vững của nhưng chốt phòng thủ này. Chúng là miếng mồi béo bở của một trái B40 hay cối 61 của một toán đặc công vô danh nào đó len lõi vào các tòa cao ốc trước khi tank/xe tăng hay lực lượng chính qui tiến chiếm trận địa.

   Suy nghĩ bâng quơ một lúc, thì đoàn xe đã đến ngã tư Công Lý và quẹo phải để chạy về hướng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến đây, chúng tôi phải chạy chậm lại vì dân hai bên đường di chuyển hỗn loạn khác thường, một số đã nhận ra chúng tôi và bắc đầu hô lên:

— "Biệt Cách Dù về! Biệt Cách Dù Về!"

   và làn sóng âm thanh ấy từ từ rộ lên nhịp nhàng lấn át cả mọi tiếng động ồn ào trong thành phố và rồi tỏa rộng ngân vang:

— "Biệt Cách Dù về! Biệt Cách dù về! Biệt Cách Dù về!"

   Hòa với tiếng vỗ tay cách nhịp của các em thiếu niên, và trên khuôn mặt hốt hoảng của những người dân đã dấy lên ánh mắt lóe sáng của niềm tin. Vâng! Chúng tôi, những người lính của chiến trường đẫm máu, đã về thành phố. Bất giác, tay tôi nắm chặt lại, nhìn gương mặt của những người lính vốn đã gan lì nay lại rạng ngời lên ánh mắt cương quyết. Trong lòng chúng tôi như cùng thầm nguyện lời hứa Kinh Kha.

   Chúng tôi đổ quân xuống sân vận động quận Nhất, sau khi bố trí canh gát phòng thủ, các sĩ quan trong biệt đội được lệnh họp và chúng tôi được tiếp xúc với một vị trung tá từ Bộ Tổng Tham Mưu phái đến.

   Sau khi sơ lược ngắn gọn tình hình và nhiệm vụ, ông ta dõng dạc nói:

— "Các anh là đơn vị cuối cùng được cấp trên tin tưởng đưa về đây phòng thủ BTTM và chúng tôi tin rằng đơn vị các anh không phụ lòng tin đó."

   Sau lời phát biểu ngắn gọn hàm chứa ý nghĩa ủy thác, ông ta lên vội xe jeep về lại TTM, chúng tôi về đơn vị mình và tôi bắt đầu làm quen với những người lính chai lỳ có gương mặt lạnh lùng u uất, những nét chỉ có trên những người đã từng về từ cõi chết. Quả thật họ là những người đáng gờm, những người lính lạnh lùng ít nói này sẽ gầm lên như hổ dữ khi chạm trán địch quân.

   Chiều hôm đó, chúng tôi được cấp phát mỗi người một bộ quân phục của cán binh VC và được huấn luyện sơ qua về các hoạt động trà trộn trong lòng địch cùng cách xưng hô địch quân thường gọi nhau trong đơn vị… Mãi sau này, tôi mới biết cấp trên đã dự trù một kế hoạch rút vào rừng và tiếp tục chiến đấu nếu Sài Gòn thất thủ. Sau đó, sĩ quan và các trưởng toán được phát một bản đồ quân sự của Sài Gòn.

   Chúng tôi đóng quân hai ngày đêm trong sân vận động để dưỡng quân, huấn luyện và cũng để các binh lính và sĩ quan làm quen với đơn vị mới. Sáng ngày 26/04, theo từng vùng trách nhiệm đã phân định sẵn, chúng tôi âm thầm rải quân trấn ngự các dịa điểm trọng yếu.
Toán Thám Kích do tôi chỉ huy trấn đóng nhà thương Cơ Đốc lúc bấy giờ còn đang xây cất dỡ dang và một dãy cao ốc đối diện.

   Đã được chỉ thị từ trước, tôi cho anh Trung sĩ toán phó chọn hai người lính có kinh nghiệm xử dụng M72, thiết lập hai tổ chống tank/tăng di động trải dài dọc theo bờ rào bằng gạch tab lô (concrete block) nằm cạnh lề đường, một tổ khác nằm trên cao ốc đối diện, tôi theo tổ thứ tư đóng ở nhà thương Cơ Đốc....

   Phối trí đơn vị xong thì trời cũng đã đứng bóng, trong lòng tôi đầy ắp những lo âu và căng thẳng tột cùng: Giặc vào Đô Thành dân chúng sẽ ra sao? Đánh giặc trong thành phố thật là điều mới mẻ trong kiến thức quân sự nhỏ bé của tôi. Từ cao ốc nhìn xuống những dãy phố chung quanh, tôi tưởng như những dãy đồi trùng điệp với những địa đạo bí hiểm bên trong. Trong đầu tôi lóe lên kế hoạch xử dụng những toán trẻ đưa tin như Huân Tước Baden Powell (ông tổ của Phong Trào Hướng Đạo) để chống lại sự xâm nhập bằng đặc công của địch. Tôi lịm người thiếp đi trên vai người hạ sĩ mang máy PRC25 với giấc mơ tuổi thơ của những trò chơi lớn. Những đêm mất ngủ lo âu đã kéo đôi mi tôi sụp xuống.

  * TÌNH QUÂN DÂN:
   Tôi giật mình tỉnh giấc vì những tiếng rè rè của PRC 25 từ Tổ 1 gọi lại:

— "K a đây Hắc Báo! Nghe rõ trả lời."

Tôi đáp:

— 5/5.

— "Có hai con tôm đang bò lại nghe rõ trả lời!"

— 5/5

   Tôi đáp gọn nhưng trong lòng hoang mang với danh từ mới mẻ này. Cua là tank của địch, én hay chuồn chuồn là các loại phi cơ, còn tôm... tôi đảo mắt nhìn xuống mặt đường, hai chiếc xích lô đang đậu lại, trên mỗi xe là một giỏ cần xé đầy được phủ bao đệm, không biết cái gì bên trong.

Tôi giật mình thét lên:

— "Đ.m. coi chừng!"

   Rồi nhảy từ lầu một xuống một đụn cát bên dưới, người Hạ sĩ mang máy cũng nhảy theo, Toán phó H. đã nhanh chóng dẫn tổ ba người của anh tràn lên mặt đường, phối hợp với tổ trực đang gác trên đường cô lập hiện trường, một mặt kềm chế những chiếc xích lô, một mặt chận đứng giao thông. Tôi đích thân gọi các toán trưởng khác cùng lên máy.

   Một người đàn bà ăn mặc bình dân từ sau giỏ cần xé của chiếc xích lô bước xuống với vẻ ngạc nhiên lẫn hốt hoảng:

— "Tôi đem đồ ăn tới cho lính mình mà".

   Trung sĩ nhất H. quay nhìn tôi chờ lệnh. Thấy hơi quê với đàn em, tôi làm như tay sành điệu, đưa bàn tay phải ra, chúm năm đầu ngón tay lại rồi dùng ngón chỉ của tay kia chạm vào chúm tay nọ rồi bung năm đầu ngón tay ra (hiệu lệnh lục soát tôi mới học lóm được). H. hiểu ý, sai một người lính dưới quyền trải tấm poncho mỏng bên lề đường, (đời lính ăn ngủ và hy sinh gói trọn trong tấm poncho). Người đàn bà cùng hai phu xích lô lần lượt chất chả và bánh mì xuống poncho dưới sự quan sát cẩn thận của H. rồi tất tả cùng đạp đi như sợ người khác nhận diện, không kịp nhận một lời cảm ơn. Tôi giao cho H. giải quyết mọi việc, không quên nhắc anh ta chia đều cho các toán khác và "cúng dường" ban chỉ huy Biệt đội.

   Bữa cơm trưa thật ngon miệng, những lát chả thơm ngon lạ lùng sau một tuần lễ gạo sấy cá hộp làm ấm cả lòng người (racion C chỉ còn là huyền thoại). Nhìn khuôn mặt những người lính tươi lên, có lẽ họ cũng thấy ấm lòng như tôi và tay súng của họ sẽ ghì chặt thêm trong trận chiến.

   Trời dần về chiều, những tin tức bất lợi dồn dập đưa tới, tiếng nổ xa gần của đại pháo không làm tôi quan tâm đến nữa. Những chiếc xe buýt chật cứng người được Mỹ cho đặc ân di tản chạy về hướng Tân Sơn Nhất báo trước sự chạy làng của cái gọi là "Đồng Minh", chúng tôi chỉ chận lại xem xét giấy tờ và tịch thâu tất cả vũ khí trên xe để phòng ngừa rối loạn có thể xảy ra. Họ ra đi cho bản thân riêng, chúng tôi ở lại vì nhiệm vụ chung của người lính cho đến giờ phút cuối, không mảy may than phiền thắc mắc.

   Tối đến trong căng thẳng, sau bữa cơm chiều, tôi ra lệnh cho các tổ giữ vững cách phối trí nhưng thay đổ vị trí để ngừa đặc công. Tổ chỉ huy của tôi di chuyển qua bên kia đường đóng trên một cao ốc. Khuya hôm đó, H. Toán phó, chuyền tay đến tôi một chai JOHNNIE WALKER với hàng chữ thật dễ thương ghi bên ngoài: "Tặng các anh". Chúng tôi chuyền tay nhau hết chai, đỏ mắt lên chờ sáng.

     * NGAO DU SÀI GÒN. .
Hôm nay đã là ngày 29, 08 ngày mang chiếc lon Thiếu Úy mới toanh trên trên cổ áo với nhũng nhiệm vụ thật mới lạ và bất ngờ không có trong binh thư, tôi cũng đã quen dần với đời sống lính rừng trong thành phố. Suốt gần 04 năm quân trường, có bao giờ tôi nghĩ đến tình huống ngộ nghĩnh như thế này: Đường đường một đơn vị lính trận mà phải chia nhau đứng gác đường như những anh chàng cảnh sát bạn dân không bằng. Thật rõ chán, lòng lại nóng như lủa đốt vì những tin tức bất lợi dồn dập đưa đến không ngừng qua các đài phát thanh. Đất nước tan hoang, gia đình di tản không nơi ăn chốn ở.

   Người yêu duy nhất của tôi lúc bấy giờ đã một lần đến thăm tôi nắm tay để nói lời từ biệt, nàng muốn ra đi với một ông lớn nào đó trong Bộ Dân vận Chiêu hồi, nơi Nàng đang làm viêc. Lòng tôi thật rối như tơ vò nhưng ngoài mặt vẫn lạnh như băng.

   Tội nghiệp những người lính đang trông chờ tất cả vào tôi, họ nhìn thẳng vào mắt tôi mổi khi có biến động dầu chỉ là tiếng nổ của đạn pháo xa xạ.

   Quả thật phòng thủ không phải là sở trường của một đơn vị đầy tính chất linh động như thế nàỵ Và chúng tôi bắt đầu cảm thấy mình như những con vật nửa người nửa ngợm. Bộ đồ dù này chỉ đẹp trong những buổi sớm chiều trong rừng già trùng điệp, hay trên bãi chiến trường khét mùi thuốc súng.

   Ngày 29 trôi qua thật nhàm chán, thỉnh thoảng chỉ nghe vài tràng liên thanh nhỏ, không khí ngột ngạt, một sự yên lặng ngấm ngầm ghê rợn. Lệnh tử thủ vẫn được nhấn mạnh từ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương. Trong ánh mắt những người lính gan lì đã thoáng lên sự nhàm chán. Tôi chợt nghĩ ra một cách để giải khuây: Hai tiếng đồng hồ phép cho tất cả mọi người, một quyết định thật táo bạo trong tình huống bấy giờ, nhưng không biết tại sao tôi lại tin tưởng hoàn toàn ở những người lính chịu chơi này.

   Tôi im lặng phối trí lại các tổ tam đầu chế, mỗi tổ có một người biết đường đi nước bước ở Sài Gòn. Đúng 08 giờ tối, tôi cho tổ đầu tiên âm thầm lên trình diện.

   Tôi ra lệnh ngắn gọn:

— "Tao cho tụi bay đi chơi, đúng hai tiếng, mỗi đứa chỉ được mang theo một trái mini, súng đạn để hết lại đây, thằng tổ trưởng giữ cây P38 này của tao nghe… Đi về cho đúng giờ để thằng khác còn đi. Nhớ cẩn thận!"

   Đầu tiên là ngạc nhiên và sau đó là những nụ cười sáng rỡ, hồn lính thật ngây thơ. Một tiếng dạ ngắn rồi ba chàng Ngự Lâm biến mất trong màn đêm, tôi bắt đầu lo âu chờ đợi... Và họ đã trở về đầy đủ, đúng giờ với những nụ cưòi hồn nhiên pha một chút bẻn lẻn khi nghe tôi hỏi "Dzui không tụi bay?".

   Khi các tổ đã về đầy đủ, tôi cũng tự cho phép tôi, mượn chiếc Honda, chạy vội về thăm gia đình đang tạm trú ở nhà người quen gần đó sau khi di tản từ Qui nhơn. Tôi chỉ kịp ôm hôn Mẹ tôi, trấn an Bà vài câu rồi vội vã ra đi, mang theo ánh mắt luyến lưu chịu đựng của một bà Mẹ Việt Nam tiễn con đi trong những giờ phút cuối.
 

* ĐÔI CO TRÊN LỬA ĐỐT..
   Khoảng 5 giờ rạng sáng ngày 30 tháng tư, toán thám kích chúng tôi như một chú sư tử ngái ngủ trong củi sắt giữa một thanh phố bỏ hoang. Bỗng nhiên tiếng gầm của đại pháo và súng chống tank vang lên dữ dội từ hướng Lăng Cha Cả, cùng lúc tiếng rè rè của máy PRC25 vang lên, tôi vươn mình chụp vội cần liên hợp không kịp chờ anh hạ sĩ mang máỵ Lệnh chuẩn bị hành quân từ Đ/U Biệt Đội trưởng.

   Qua đối thoại ngắn ngủi, tôi biết rằng biệt đội đang chận đứng một đoàn Tank của cộng quân không rõ bao nhiêu chiếc và đã nướng được 04 con. Chúng tôi được lệnh chuẩn bị thật nhẹ để nhảy chân chim, một lối nhảy trải mỏng từng tổ một và thay đổi vị trí liên tục để gây hoang mang trên đường tiến của địch quân khu vực và phương tiện sẽ được chỉ định sau.

   Tôi ra lệnh cho thuộc cấp chỉ mang theo những trang bị nhẹ nhàng nhất và chuẩn bị tinh thần cho những trận cận chiến và chống Tank. Vài người lính rút chiếc dao găm ra ngắm, liết nhẹ vào nòng súng vài cái, đút lại vào bao rồi vỗ mạnh, tôi biết họ đã sẵn sàng và thật điệu nghệ. Có người còn nhổ một bãi nước bọt vào nòng súng, có lẽ vì một thói quen cố hữu.

   Chúng tôi nóng lòng đợi chờ lệnh hành quân như những con ngựa chiến bị ghìm cương, mắt trợn trừng lồng lộn, bạn bè cùng đơn vị chúng tôi đang sống chết với giặc ngoài kia, sao chúng tôi đành ôm vó đợi chờ vô có sự, và tôi như một chàng trai tân đang chờ đợi cuộc hẹn đầu đời với con gái của Ma Vương.

   Cái đợi chờ làm tôi bồn chồn nóng nảy lẫn lo âu như một chú cá đang bị nướng sống trên lò lửa nóng, mắt tôi đỏ gừ, hơi thở dồn dập, mặt tôi tê dại đi không còn cảm giác. Tôi cắn chặt hàm răng, cố thở thật sâu để nén đi cảm xúc của mình rồi lừ mắt nhìn thẳng vào mặt của từng người lính. Bất giác, tôi chưởi thề lớn tiếng:

— "Đ.m, tao như đứng trên lửa..."

   Và cứ thế thời gian trôi qua như thử thách sự dẻo dai của những dây thần kinh đang căng thẳng đến cùng cực. Để đốt thời gian, trấn an tinh thần lính, tôi trãi rộng tấm bản đồ, định hướng chính xác, rồi gọi các tổ trưởng đến phân tách và giải thích từng cứ điểm quan trọng trong vùng.

   Tuy sẵn sàng nhưng chúng tôi vẫn duy trì nhiệm vụ của mình trong vùng trách nhiệm, các tổ vẫn thay phiên nhau cho người đứng gác đường, chứng tỏ sự có mặt của mình để duy trì trật tự. Đang trong tình thế căng thẳng đó, một sự kiện buồn cười nhưng cảm động xảy đến làm tôi nhớ mãi.

   Người đứng gát đường lúc bấy giờ là một anh Trung sĩ tổ trưởng với bộ quân phục đẹp nhất mà anh có được trong túi quân trang. Bổng nhiên, có chiếc cyclo đậu sịch lại sát bên anh, mọi người đều giật mình chưa kịp phản ứng thì một cô gái trẻ ăn mặc diêm dúa nhảy ra, cô ta cười toe toét, ăn nói líu lo rồi rút ra một xấp tiền dúi vào tay anh chàng trung sĩ trẻ, anh ta đẩy tay cô này ra, nhìn về hướng tôi có vẻ lo lắng vì tôi rất nghiêm ngặt trong nhiệm vụ đứng gác nàỵ sau một hồi đôi co, cô gái tìm cách dúi đại tiền vào túi quần trận của anh trung sĩ rồi leo lên cyclo chạy đi mất.

   Tôi ra lệnh cho người khác lên thay gác, kêu anh chàng này đến chấn chỉnh để làm gương. Anh Trung sĩ này chỉ biết gãi đầu bứt tai rồi phân trần với giọng đặc khẹt miền Nam:

— "Hồi hôm, Trung úy cho tụi em đi chơi (lại lên lon), em quằm con nhỏ này, tiền bạc đàng hoàng, sáng nay ngang qua đây, nhận ra mặt em đứng gác, nó tội nghiệp, nằng nặc đòi trả tiền lại cho được.

   Tôi mĩm cười trong bụng, ra lệnh anh ta quay lưng lại, đá nhẹ một cái vào đít cảm thông. Anh ta xoay người chào tôi với nụ cười trên khóe mắt rồi vội vàng chạy đi thi hành tiếp nhiệm vụ canh gác đang được tạm thời thay thế.


   * NGƯỜI LÍNH MANG MÁY.
   Lúc bấy giờ đã hơn 10 giờ30 phút trưa ngày 30, lệnh tử thủ vẫn được duy trì, lệnh hành quân tôi vẫn đang chờ đợi mặc dù trên đài phát thanh, Tướng Minh đã tuyên bố và kêu gọi đầu hàng. Chúng tôi, những người lính, chỉ biết tuân lệnh cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Tôi thấy được trong ánh mắt lính sự hoang mang, trong lòng tôi cũng tự đặt câu hỏi không biết phải làm gì.

   Tuy đã quá mệt mỏi với sự đợi chờ và lo âu kéo dài, nhưng tinh thần trách nhiệm trong tôi vẫn còn tỉnh thức: Mạng sống của thuộc cấp và sự an toàn ổn dịnh của người dân trong khu vực trách nhiệm lúc bấy giờ là mối quan tâm chính yếu của tôi.

   Trên vai trái hai khẩu M72, trong túí áo 04 trái mini, vai phải là cây M16 với cấp số đạn đầy đủ trong túi quần, giắt khẩu P38 ngắn nòng vào dây nịt dưới chiếc áo 04 túi, tôi cố gắng tạo cho mình một dáng di ch ững chạc bình tỉnh dẫn anh hạ sĩ mang máy đi một vòng thăm hỏi nói chuyện với từng người lính, tinh thần họ hơi xáo dộng vì không biết việc gì sẽ xảy ra, nhưng những người lính gan lì này vẫn quyết tâm sát cánh bên tôi cho đến giờ phút cuối, thật không hổ danh là những con cọp biết nhảy dù. Không biết tôi trấn an họ hay chính họ đã làm lòng tôi ấm lại và vững vàng hơn.

   Tôi bi ết rằng một sơ sẩy của tôi trong lúc này có thể đưa đến cái chết thật oan uổng cho những người lính quả cảm trung thành ấy. Chúng tôi như keo sơn sống chết có nhau, quan cũng như lính, sự hiểm nguy thật công bằng trong những đơn vị nhảy toán này. Đây đã là giờ thứ 25, tất cả đều im lặng vô tuyến, tôi rít một hơi thuốc dài cuối cùng rồi dùng ngón tay bóp nát đóm thuốc lúc nào không biết. Mãi lo nghĩ đến sự an nguy của thuộc cấp, tôi quên hẵn đi thân phận của chính mình.

   Đang suy nghĩ vẫn vơ, bỗng nhiên, một chiếc bờ rô 404 màu trắng bóng loáng thắng rít cạnh lề đường, gần chỗ tôi đang đứng, một người đàn bà đứng tuổi, ăn mặc sang trọng xuống xe, chạy vội lại ôm chầm lấy người hạ sĩ mang máy, bù lu bù loa:

— "Con ơi con! Sao giờ này con còn ở đây con! Về với má đi con."

   Trong tình huống này, tôi không biết phải làm gi, có nên gi ữ anh ta ở lại đơn vị trong giờ phút thứ 25 này không? Suy nghĩ thoáng nhanh trong đầu, tôi vội bước lui vài bước, quay đi hướng khác, để tùy anh ta định đoạt. Qua ánh nắng đỗ nghiêng, tôi thấy bóng anh ta quay lại phía tôi im lặng hồi lâu, rồi với giọng trầm buồn nhưng quả quyết:

— "Má về đi, con ở lại với thiếu úy à."

   Tôi bất giác quay lại nhìn anh, nén vội dòng lệ đang trào dâng lên mắt. Tình đồng đội, tinh thần trách nhiệm hay khí phách của một người trai đã giữ anh ở lại với chúng tôi trong những giờ phút cuối cùng tuyệt vọng đó. Đơn giản quá một câu trả lời ngăn ngủi, nhưng nó hàm chứa tâm tình của một hào kiệt, và tâm tình đó không thiếu trong đơn vị đồ dù mũ xanh này.

   Người Mẹ không biết làm gì, quay lại phía tôi với ánh mắt nhìn cầu cứu, một lần nữa tôi lại phải ngoảnh mặt để tránh đi một tình huống ngỡ ngàng khó xử. Trong đầu tôi thoáng hiện lên hình ảnh luyến lưu chịu đựng của Mẹ tôi đêm hôm trước.

— "Thôi, Mẹ về, con nhớ lời Mẹ dặn."

   Bà chỉ nói được bao nhiêu, rồi ôm chầm lấy con thổn thức. Người lính mang máy đứng thẳng người, hai tay trong túi quần trận, đầu ngẫng cao, cắn chặt răng, quai hàm bạnh ra, trông anh vững vàng như một cổ thụ đang cố đè nén những cơn bão táp phong ba dữ dội trong lòng.

   Người Mẹ sau dó lau vội nước mắt, đi chậm chậm về hướng chiếc xe, tôi đưa mắt ra hiệu cho anh trung sĩ toán phó đang ở gần đó đến mở cửa đứng chờ. Bà l ẳng lặng bước lên xe nổ máy, ngồi nhìn con một lúc rồi từ từ lái xe đi sau khi quay lại đón nhận cái gập mình cúi đầu chào tôn kính của tôi.

   Quả cảm thay người lính, bao la thay lòng hy sinh của người Mẹ trong chiến tranh. Lòng tôi chạnh lại dưới ánh nắng dã dượi của Sài Gòn trong ngày tàn cuộc.

 

* * ĐẦU HÀNG RỒI..
   Lòng bàng hoàng xúc động về lòng trung thành của anh hạ sĩ mang máy đối với đơn vị, tôi ngẩn ngơ đứng lặng người, nhìn bâng quơ lên bầu trời ám khói hanh vàng.

   Lúc bấy giờ đã gần 11 giờ, dân chúng di chuyển tấp nập, thỉnh thoảng họ lén đưa ánh mắt ái ngại nhìn về phía chúng tôi. Họ đang nghĩ gì về chúng tôi? Những nhân chứng của chiến tranh, hình ảnh hào hùng đã trôi vào quá khứ, hay những hình nộm được trưng bày không đúng thời hợp lúc. Mặc cho những suy nghĩ thị phi, chúng tôi vẫn chu toàn nhiệm vụ của mình trong vùng trách nhiệm: bảo vệ mạng sống của binh sĩ dưới quyền và sự an toàn ổn định của người dân cho đến khi có lệnh mới.

   Một tràng M16 nổ dòn tan kéo tôi ra khỏi những suy nghĩ vẩn vơ, tiếp theo là tiếng thét thất thanh phẩn nộ:

— "Địt mẹ nó! Đầu hàng rồi, Địt mẹ nó! đầu hàng rồi."

   Một toán lính Dù gồm một người có vẻ là cấp chỉ huy và 03 người lính xuất hiện ở ngã ba cuối phố, họ di chuyển về phía chúng tôi không được bình tỉnh, thỉnh thoảng, người chỉ huy bắn một tràng M16 rồi lại thét lên:

— "Địt mẹ nó! Đầu hàng rồi."

   Trên vai anh, một dòng máu chảy dài xuống cánh tay còn nhỏ giọt, ba người lính im lặng đi theo bảo vệ còn trang bị đầy đủ với khuôn mặt đanh lại lạnh lùng.

   Tôi ra dấu cho thuộc cấp giữ ổn định tại vị trí của mình. Chúng tôi đã dùng áp lực tước vũ khí nhiều toán quân lẻ tẻ không tổ chức khi họ qua phòng tuyến của chúng tôi để vào Sài gòn nhằm tránh những hổn loạn đáng tiếc trong thành phố. Nhưng đây là một trường hợp thật nguy hiểm và khó khăn.

   Chúng tôi tôn trọng những người anh em lính Dù mũ đỏ này với những chiến công lừng lẫy, nhìn tình đồng đội của họ trong hoàn cảnh tuyệt vọng hiện nay cũng đủ thấy tinh thần và hiệu quả chiến đấu của họ như thế nào khi lâm chiến. Làm sao đây để chận đứng những hành động nguy hiểm chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cơn cuồng nô phẩn uất ấy.

   Một suy nghĩ táo bạo thoáng qua trong đầu, tôi lột chiếc nón sắt đưa cho một thuộc cấp, gác hai khẩu M72 bên vệ đường, rút trong túi áo ra chiếc nón xanh của binh chủng đội lên đầu, mang cây M16 trên vai, khoác tay ra dấu cho thuộc cấp cùng đứng lên, rồi với thái độ bình tĩnh ung dung, tôi dẫn anh hạ s ĩ mang máy chậm bước đến vị trí người lính đang đứng gác giữa đường.

   Một tràng M16 nữa lại nổ vang, toán lính Dù này chỉ còn cách chúng tôi khoảng 30 thước, và họ vẫn chưa nhận thấy sự hiện diện của chúng tôi. Họ tiến gần chúng tôi khoảng 20 thước, một tràng đạn nữa lại nổ dòn trên không. Tôi hít một hơi thở sâu, dùng hết sức thét lên:

— "N.G.H.I.ỆM".

   Đúng là Lính, họ giật mình dừng lại nhìn quanh, thấy chúng tôi với quân trang và vũ khí đầy đủ, có lẽ cảm thấy ấm lòng trong vùng kiểm soát của một đơn vị bạn, họ dừng chân và hơi bình tỉnh trở lại, chúng tôi nhìn nhau, chung bộ đồ Dù, một là chiếc nón đỏ với những trận chiến vang danh, một là chiếc nón xanh với những hoạt động biệt cách đởm lượt. Tôi tiến đến bắt tay anh, người chỉ huy toán lính Dù quả cảm. Chúng tôi im lặng nhìn nhau, anh vẫn còn thì thào:

— "Địt mẹ nó!..."

   Tôi đích thân đưa anh vào một căn bỏ trống trong tòa cao ốc, kêu toán phó băng bó vết thương ở vai và lưng cho anh rồi vội vã ra ngoài sau khi đưa cho anh chiếc áo dù còn mới toanh của tôi để thay chiếc áo đã bết máu khô. Ba người lính Dù vẫn lặng lẽ bám theo anh không rời một bước.

   Tôi không nhớ anh mang cấp bậc nào, nhưng chỉ biết toán lính Dù này rút về đây khi trại Hoàng Hoa Thám đã hoàn toàn thất thủ. Sau khi chuyện trò thuyết phục, họ đã đồng ý ở lại với chúng tôi và trở thành một tổ mới trong toán. Về sau toán lính Dù này đã theo chúng tôi cho đến tọa độ cuối cùng.

   Đến bây giờ, khi ngồi viết lại những dòng chữ này, tôi vẫn còn thắc mắc: Không biết anh lính dù đã chưởi ai trong đoạn đường cùng tuyệt vọng đó?

   * TỌA ĐỘ CUỐI CÙNG.
   Thời gian như dừng lại, cái nắng ảm đạm của Sài Gòn như chuyên chở tâm tư tôi trở về với những thực tại phủ phàng:

Sụp đổ rồi ư? Những hoài bảo ước mơ vá trời ngang dọc, có làm được gì không trong cơn tuyệt vọng cùng đường.

Đầu óc tôi trống không mụ mẫm, cổ họng tôi khô quánh lại. Những người lính của tôi dễ thương và tội nghiệp quá, làm sao để bảo vệ mạng sống của họ trong hiện tại và dẫn dắt họ trong đời sống vô định của một tương lai đen tối.
Vì trách nhiệm, tôi bám chặc lấy họ để làm lẽ sống, vì quả cảm trung thành, họ quyết theo tôi cho đến bước đường cùng. Tôi đứng như trời trồng, nhìn sững xuống chân thấy bóng mình dần thu ngắn lại.

Tiếng rè rè của PRC25 làm tôi giật mình, đích thân Đ/U Biệt Đội Trưởng ra lệnh hành quân, các sĩ quan trong ban chỉ huy Biệt Đội đã đồng ý một kế hoạch rút quân về tòa nhà quốc hội, giá súng tại đây, tuyệt đối không buông súng trong vùng trách nhiệm. Trung Đội Thám Kích mở đường và tập hậu, chiếm các cao ốc làm điểm tựa cho cuộc rút quân.

Tôi tê dại đánh rơi cần liên hợp xuống mặt đường. Vậy là hết! Sững người trong phút chốc, tôi buông thỏng:

— "Đi."

— " Đi đâu thiếu úy?"

Người toán phó nôn nóng hỏi. Tôi nhìn anh ta với đôi mắt ngầu lên uất hờn tủi nhục rít qua k ẽ răng đang nghiến chặt:

— "Lệnh hành quân về quốc hội. "

Tôi đáp gọn rồi kịp quay đi giấu đôi dòng lệ trào tuông không cầm được.

Biệt Đội đã bắt đầu di chuyển, ba toán nhảy theo chân sáo mà điểm đậu là các tòa cao ốc để bảo vệ các trung đội xung kích di chuyển trên mặt đường. Toán chúng tôi tuy vẫn giữ nguyên tắc tổ tam đầu nhưng tụ lại cho ấm cúng hơn.

Bỗng nhiên, tiếng máy của T54 đồng loạt gầm lên trên khắp ngã đường, những khối sắt đen đồng loạt bò ra dừng lại án ngữ những điểm chính yếu rồi đứng lại đe dọa, có tiếng click nhẹ của những khẩu M72 dương nòng, tôi chưa kịp phản ứng gì thì nhìn quanh, những người lính thiện nghệ của tôi đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tôi vụng về dương nòng cây M72 rồi ẩn mình sau một gốc cây lớn vệ đường quan sát.

Một sự im lặng căng thẳng cùng cực, T54 gục nòng trong tư thế trực xạ, M72 đã sẵn sàng với biểu xích đã bật lên, súng ghìm súng, mắt long lên theo từng động t ĩnh của đối phương, chỉ cần một tiếng súng nổ là khai hỏa một trận chiến không ai lường được hậu quả. Lúc bấy giờ khả năng tham chiến của Biệt Đội 817 chúng tôi vẫn đầy đủ.

Đang trong phút im lặng tử thần đó, một sĩ quan, nếu tôi nhớ không lầm là một toán trưởng kỳ cựu trong trung đội thám kích, một cánh tay phải của Biệt Đội Trưởng, đứng thẳng người, mạnh dạng bước ra, nhìn về hướng Biệt Đội Trưởng như chờ sự chấp thuận, nhận được thủ lệnh, anh từ tốn cởi bỏ vũ khí để xuống mặt đường, rồi dõng dạc bước ra đứng giữa đường lớn tiếng:

— "Chúng tôi, Biệt Đội 817 Biệt Cách Dù, chúng tôi không buông súng trong vùng trách nhiệm, chúng tôi đang hành quân về quốc hội để trả vũ khí lại cho dân. Giọng anh sang sảng bằng tiếng Bắc 54."

Phía đối phương không động tĩnh một hồi lâu, có lẽ họ đang liên lạc để chờ lệnh trên hay để đánh giá lực lượng chúng tôi trước khi quyết định việc gì. Sau đó, từ chiếc T54 phía sau, một người bên đối phương bước xuống nói chuyện với anh sĩ quan toán trưởng này, hai bên tranh luận dằn co, lúc nhẹ nhàng, khi lớn tiếng, cuối cùng, anh toán trưởng quay trở lại, khuôn mặt đỏ ngừ. Vì sự an nguy của đồng đội, anh đã cố nén đi sự phẩn nộ, có lẽ anh đã quen nói chuyện với địch quân bằng một phương pháp cứng rắn hơn.

Sau khi về lại vị trí, anh toán trưởng này đã gọi mọi người cùng lên máy và chúng tôi nói chuyện bằng bạch văn.

Tôi được biết đối phương đã đồng ý để chúng tôi tiếp tục hành quân về tòa nhà quốc hội, nhưng hai bên cùng thỏa thuận: Trên lộ trình hành quân, nếu gặp nơi đối phương đang trú quân, chúng tôi phải vác súng lên vai và ngược lại, khi chúng tôi nghỉ chân thì bất cứ đơn vị nào của đối phương đi chuyển qua cũng phải vác súng lên vai không được ở tư thế tác chiến.

Đ/U Biệt Đội Trưởng ra lệnh tiếp tục hành quân. Chúng tôi câm lặng di chuyển, trong lòng thấm dần niềm đau nỗi nhục, nhìn quan cảnh phố phường lẫn lộn đỏ xanh của màu cờ gạt lừa dối trá, dân chúng hai bên đường nhìn chúng tôi như những bóng ma đang đi chuyển trong một nghĩa địa hoang tàn của Sài Gòn sau cơn binh lửa.

Đến ngã tư Phan Thanh Giản v à Công Lý, một lần nữa tiếng gầm rú của T54 lại vang lên như đang cố gắng nghiền nát tinh thần chúng tôi, đối phương đã huy động một lực lượng chiến xa lẫn chủ lực đáng kể nhằm khống chế chúng tôi tại chỗ. Toán nhảy tiền phương đã bị chận đứng không thi hành được nhiệm vụ vì đối đầu với những khẩu 3.5 đang theo dõi bước chân của từng người lính thám kích, nhìn chung quanh, đại pháo của chiến xa trên các ngã đường đang gục nòng sẵn sàng khai hỏa, toán nhảy tập hậu đã g ọi về báo một tình trạng tương tự ở sau lưng, trên các cao ốc đối phương đã hoàn toàn trấn giữ.

Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm gì, Biệt Đội Trưởng lắc đầu chậm chạp, từng khuôn mặt lặng câm không cảm xúc. Một cảm giác tê dại chạy khắp người tôi từ bàn chân lên đến đỉnh đầu, tâm trí hoàn toàn trống không, tôi đứng như trời trồng uất nghẹn, mắt trợn trừng nhìn vào cõi hư vô, tai ù lên chỉ còn nghe tiếng mạch máu nhảy lên trong lồng ngực. Tôi nói như trong mơ:

— "Các anh về với gia đình đi."

............ ......... .........

Từng người lính rời xa, trái tim tôi quặng thắt.

............ ......... .........

Tôi không nhớ việc gì đã xảy ra sau đó, nhìn chung quanh trống vắng lạnh lùng, nòng súng đại pháo trên các chiến xa T54 vẫn còn nhìn tôi với con mắt chột đen ngòm lạnh lẽo.

Tôi lặng lẽ trút bỏ quân trang và vũ khí trên người, giắt khẩu P38 ngắn nòng vào thắt lưng, đặt chiếc nón sắt nhẹ nhàng xuống một gốc cây gần đó, rút chiếc nón xanh của binh chủng đội lên đầu, vuốt sơ lại bộ quân phục đã nhàu nát và bước đi giữa những vết tích tàn lụn ngỗn ngang của binh sĩ, như kẻ mộng du, nhắm về hướng Suối Máu, như loài cá vô tri tìm về nơi chốn đã khởi đầu một cuộc hành trình dĩ vãng.

Tôi bước đi như vào chốn không tên, tất cả giác quan đều ngưng hoạt động, mắt nhìn đăm đăm trơ dại, tai ù lên những tiếng vo ve nhức nhối, miệng lưỡi đắng khô và chân tôi đều bước nhịp quân hành..... Lúc bấy giờ trời đã nghiêng bóng, có lẽ đã hơn 2 giờ........

— "Niên ttrưởng! Niên trưởng! Trời ơi, giờ này mà Niên trưởng còn mặc đồ này đi coi chừng tụi nó bắn chết."

Một khóa đàn em hay một nguời lính nào đó nắm tay tôi, vừa la thất thanh vừa kéo tôi vào một hẽm nhỏ bên kia cầu xa l ộ. Anh ta dằn lấy nón, cởi phăng áo tôi ra, rút khẩu P38 gói vào trong áo chung với chiếc nón xanh giấu vào một góc nhà, rồi khoác vào tôi một chiếc áo sơ mi cũ nhàu nát loan đốm vết dầu, sau đó quăng cho tôi một chiếc quần cũng nhàu nát không kém và một đôi dép Nhật, tôi lặng lờ theo lời anh thay đôi giày và chiếc quần trận ra như một kẻ không hồn.

Anh dẫn tôi ra lại xa lộ, nắm tay khẻ bảo:

— "Niên trưởng về nhà đi."

Và tôi lại lửng thửng bước đi... Như một xác âm binh lạc lối...

Bước chân tôi dừng lại trước căn nhà trọ của gia đình đã di tản từ Qui Nhơn hơn tháng qua. Nhìn qua khe cửa hé mở, tôi thấy Mẹ tôi ngồi im lặng một góc theo lối Kiết già, Bà đang niệm Phật để nguyện cầu cho Quốc thái Dân an, hay cho hai đứa con trai đang còn mãi mê ở chiến trường đâu đó. Tôi khẻ lách cửa bước vào, hai người chị gái tôi ngồi bệt dưới đất trong tư thế đợi chờ ngột ngạt không biết chuyện gì sẽ xảy đến.

— "Mạ!"

Tôi khẽ kêu lên. Cả nhà nhìn lên tôi, ngạc nhiên, sững sờ, bể dâu của cuộc đời đã thể hiện cả lên hình hài tôi qua bộ đồ dân sự nhàu nát. Mẹ tôi nhìn tôi từ trên xuống dưới, cái nhìn đau đớn đến vô hồn của một bà Mẹ đi nhận xác con.

Vâng! Con của Mẹ đã chết trong ngậm ngùi, mang theo những hoài bảo ước mơ vá trời lấp biển, và nó đang về đây với cái xác không hồn từ cõi âm ti...../-

Tôi viết lên những dòng chữ này để nhớ đến những người lính quả cảm trung thành cùng binh chủng. Đây là dấu tích sau cùng của riêng tôi trong đoạn đường binh nghiệp ngắn ngủi. Trong những ngày cuối tháng tư đen, hãy chia xẻ niềm đau với biết bao nhiêu người trai trẻ đã bị sống trong cảnh bức tử oan nghiệt như tôi.

Thượng cấp, vì quá lệ thuộc vào ngoại bang, đã tước bỏ đi của chúng tôi cái quyền căn bản của các cấp sĩ quan trẻ đầy lý tưởng và nhiệt huyết:

QUYỀN ĐƯỢC CHIẾN ĐẤU ĐỂ ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG HOẶC HY SINH BÊN CẠNH NHỮNG NGƯỜI LÍNH THÂN YÊU.

Vĩnh Chánh YKH-7

Vĩnh Chánh YKH-7


20






27

https://www.google.com/url?sa=i&source=images&cd=&ved=2ahUKEwi6w6aW55jmAhVDbKwKHb7UCOUQjRx6BAgBEAQ&url=https%3A%2F%2Fwww.flickr.com%2Fphotos%2F135708547%40N03%2F37250552331%2F&psig=AOvVaw2kCq-w1oXkX1Ilm_sZsgYe&ust=1575439369553371


Marines UH-34 approaching Da Nang airfield from north. May 1965

Boot de sault là một trang bị phổ biến trong QLVNCH (trừ lính Nghĩa Quân & Địa Phương Quân với những đôi giày bố). Có loại toàn bằng da, sau này thiết kế loại kết hợp giữa vải và da nên có trọng lượng nhẹ, thích hợp với chiến trường rừng núi Việt Nam. Ống quần được gom gọn vào cổ giày, trừ Hải Quân và Không Quân được thả ống quần phè phỡn. Cũng chính vì thế mà hai binh chủng này rất sợ "gom ống quần lội bộ".
Giày boot Altama, có thiết kế giống giày xưa. Lớp đế cao su hóa cực bền với miếng lót thép chống đinh ở giữa. Sản xuất tại Mỹ và đang được sử dụng trong quân đội Mỹ. Size: 6.5 -> 9 Giá: 1600k/đôi (freeship Saigon)



28




29







31



32



33

https://i.ytimg.com/vi/x0KXu91Rjqk/hqdefault.jpg

34

https://media.tpt.cloud/uploads/2017/11/DCB5C1AB-4483-4386-B2B2-EE7EAA1B1253.jpeg

------------------------------------------
------------------------------------------

Halo, Nhảy-Dù Điều Khiển



1 - Bước qua năm 1970, những cuộc xâm nhập của SOG (đơn vị chuyên về hành quân Biệt-kích) bằng trực thăng gặp nhiều khó khăn, hay phải nói... xưa như trái đất! Yếu tố bất ngờ, nhanh chóng thực hiện xâm nhập bằng trực thăng không còn được kết quả như trước, khi mà địch quân đã có những biện pháp chống lại. Đơn vị chống Biệt-Kích của Bắc-Việt càng ngày càng tỏ ra hoạt động hữu hiệu, nguy hiểm và thành công. Ý tưởng xâm nhập ban đêm đang được nói đến nhưng các trực thăng không được an toàn khi đáp. Chỉ còn cách nhẩy dù xuống mục tiêu. Nhưng nó đòi hỏi phải có những nhân lực hảo hạng.

      — Chỉ huy trưởng mới của SOG lúc này là Đại-Tá John Sadler. Ông ta là người rất am hiểu về kỹ thuật nhầy dù và Skydiving (dù cánh dơi lướt gió) Thuật ngữ quân sự gọi là HALO (High Altitude Low Opening) Nhẩy dù ở độ cao 10.000 bộ (3.050 mét) Để rơi tự do, khi còn cách mặt đất khoảng 1.000 hay 2.000 bộ (305- 610 mét) rồi mở dù lái đến mục tiêu. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một số ít, thường là Huấn Luyện Viên Nhảy Dù biết cách nhẩy loại này mà người ta gọi là Nhảy-Dù Điều Khiển.
      — Giữa năm 1970 Đại-Tá Sadler ra lệnh thành lập Toán HALO đầu tiên tại CCN. Toán Virginia (Toán Mỹ, người Thượng) được chọn gồm có ba Biệt kích người Mỹ, hai người Thượng và một sĩ quan Lôi-Hổ Nha Kỹ Thuật... Toán lấy tên là Florida... được đưa sang Liên Đoàn Biệt Kích số 1 của Quân Đội Mỹ đóng tại Okinawa (Nhật Bản) để bí mật huấn luyện. Chương trình huấn luyện Toán HALO bắt đầu lên khung.

Tại trại CCN, song song với phần đông là các Toán Mỹ... có tám Toán Việt-Nam tại trại do những cán bộ Nha-Kỹ-Thuật chỉ huy và phối hợp trong chương trình OP-35 của SOG (hành quân Biệt-Kích đặc trách đường mòn Hồ chí minh) Được lệnh tuyển chọn và thành lập Toán Dù điều khiển (HALO) đầu tiên thụ huấn tại Trung Tâm Hhấn Luyện Biệt-Kích Long-Thành gồm có một sĩ quan Lôi-Hổ và năm Biệt-Kích Quân (SCU) Special Commando Unit được người Mỹ chuyển giao cho Nha-Kỹ-Thuật chỉ huy. Rất tiếc trong khóa học người sĩ quan thiệt mạng vì dù không bung. Chương trình bị trở ngại vì thiếu người chỉ huy dù rằng năm Biệt Kích quân cũng đã xong khóa học.


      — Chiến cuộc có những bất lợi do sự rút quân của quân đội Mỹ. Quân đội Việt-nam-cộng-hòa không đủ sức trám vào những khoảng trống chiến thuật được người Mỹ chuyển giao. Trong khi quân Bắc-việt ồ ạt xâm nhập và phát triển hệ thống đường tiếp tế, xây dựng thêm các căn cứ chiến lược dọc theo biên giới Việt, Lào... trước sự bỏ ngỏ của Không-quân Mỹ.  Lúc này... SOG phải chiến đấu trong đơn độc. Mọi trợ cấp bị cắt dần dần... ngoài những gì hiện đang có. Đứng trước những khó khăn hiện tại thêm vào quân đối phương biết cách đề phòng và bố trí lực lượng đối phó đã đem lại cho SOG những trở ngại lớn lao kèm theo tốn thất đáng kể về nhân mạng. Đầu năm 1971. Trại được đổi tên mới... Lực lượng đặc nhiêm 1 (TASK FORCE 1) thay cho tên cũ... Sở chỉ huy Bắc (CCN)  Cùng với lệnh các Toán thám sát Mỹ không được phép xâm nhập qua Lào, Căm-bốt. Chỉ được hoạt động trong nội địa Việt-nam. Đúng ý của chương trình "Việt-Nam hóa chiến tranh" tiết kiệm xương máu lính Mỹ!  Để duy trì hoạt động ngoại biên, SOG đã xử dụng các Toán Lôi-Hổ Nha-Kỹ-Thuật vào những mục tiêu tại Lào, Căm-bốt. Đó cũng chính là sự hãnh diện cho đơn vị Biệt-Kích trên chiến trường theo đúng nghĩa.

      — Chiếc C47 của hãng vận chuyển Air America từ Đà-nẵng đưa chúng tôi lên Kontum. Vừa xuống phi trường tôi mừng rỡ vì người đón chúng tôi lại là Đại-úy Đại đội trưởng (A Company- Hatchet Force) trước kia ở CCN mà tôi, lúc ấy là Thông dịch cho ông. Cao-nguyên mùa này nắng nóng cuối Hè. Xe Jeep chở chúng tôi vừa ra khỏi tỉnh lỵ. Những đám mây đen lốm đốm dần trôi, chẳng tạo được cơn mưa trong cái nóng hầm hập của thời tiết gần trưa.

Ba chúng tôi nằm trong số người đã huấn luyện Nhẩy-Dù Điều Khiển (HALO) được lệnh lên Kontum (TASK FORCE 2) trước kia là CCC... phối hợp công tác. Lần đầu tiên lên đây tôi rất ngạc nhiên vì con quốc lộ dẫn vào tỉnh lỵ như bổ đôi căn cứ Biệt-kích... giống một nút chặn vững vàng bảo vệ cửa ngõ ra vào Tỉnh. Sau ba ngày thực tập chiến thuật và nhẩy hai sô dù đêm. Toán HALO phối hợp đã sẵn sàng gồm ba người Mỹ, ba người Việt-nam. Toán trưởng là Đại-úy cùng hai Trung-sĩ Toán phó. Lực lượng đặc biệt Mỹ. Mọi đồ đoàn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Toán lên xe lúc trời vừa tối để ra phi trường. Cơn gió mát lạnh từ dòng sông Dak Bla hiếm hoi thổi tung chiếc khăn ngụy trang trên cổ lên mặt làm tôi có cảm giác xa lạ mênh mông trước những gì sắp xẩy ra.



Hình:  Phi cơ của Air America (Long Tiếng)


      2- Phần đồ đoàn cuối cùng... chiếc ba lô đã được gài vào vị trí dưới cái dù bụng... cây Car 15 thắt bên hông. Con người trở nên nặng nề, dệnh dạng đi ra phía sau đuôi phi cơ... chiếc MC 130 (Blackbird) Dưới ánh đèn sáng từng cặp mắt sau tấm kính trong bộ phận mũ che chắn đầu mặt, kiểm soát lẫn cho nhau. Vị sĩ quan nhiệm vụ thả Toán được lệnh trong chiếc mũ bay ra hiệu cho Toán sẵn sàng... còn hai phút nữa. Cửa phi cơ đã mở. Gió mạnh hồng hộc thổi vào nhưng tôi không cảm thấy lạnh như lúc cửa còn đóng. Đèn xanh đã được bật lên kèm theo tiếng hô của viên sĩ quan thả Toán. Chúng tôi đi vào không trung.

      — Phản ứng tự nhiên tôi nhanh chóng lấy được thế bay. Đưa mắt nhìn xuống đã thấy đốm sáng lân tinh trên lưng người Trưởng Toán... đang chếch về mé trái. Lồng ngực bỗng trì nặng và tôi biết là mình đang trong đám mây. Xoãi tay trái xa thêm, tôi điều khiển thân mình vùn vụt bay theo điểm sáng lân tinh nhưng không xa quá tay để bảo đảm thân mình không bị lật hoặc chúi đầu! Trời đêm tối đen ngòm trừ ánh sáng đốm nhỏ lân tinh phía dưới. Nhìn đồng hồ cao độ tôi chuẩn bị nghe tiếng báo động trong hai tai... âm thanh tiếng reng nổi lên. Gồng hai tay, cụp dần vào hai vai... tay phải đã chạm chốt mở dù, tôi giật ra trong lúc toàn thân theo cái đầu chúi lao xuống... Tích tắc con người như được giữ lại rồi êm đềm tung lên trong lòng sung sướng vì dù đã mở và đưa mắt tìm hai dây lái. Nhìn đồng hồ đeo tay để xác định thời gian và đưa mắt tìm ánh sáng của Toán trưởng... lần này ở phía phải. Kéo dây lái căn hướng gió. Tôi cụp cánh dù dây lái tay phải bay theo điểm lân tinh khi mờ khi tỏ bên dưới. Đống hồ đeo tay đã chỉ gần hai phút tính từ lúc dù mở. Tôi tập trung chuẩn bị đáp đất. Hai tay kéo cụp dù, gống hai chân chụm bằng nhau tôi chờ đợi cú va chạm đầu tiên để bung dù nhằm làm giảm sức rơi. Nhìn bên dưới đêm đen như đen thêm và rồi soạt soạt... tôi vội bung dù hai tay co lại che chắn đầu. Thân mình va chạm vào cành cây, tai cũng đã nghe tiếng cây gẫy. Tiếng phịch vang lên rồi toàn thân ngã ngồi trên đất. Một cái gì đó làm đau nhói ở vai trái... nhìn đồng hồ đã ba giờ, năm phút sáng. Việc đầu tiên tháo cây Car 15 bên hông và vẫn nằm yên nghe ngóng động tĩnh. Loài chim ăn đêm kêu réo cùng tiếng côn trùng nỉ non xa vắng. Qua khoảng trống trên tầng cây bầu trời đầy sao. Tôi lần tháo chiếc ba lô, cái dù bụng và những đai dù chính. Một ý tưởng ngộ nghĩnh... tôi như một chiến binh mới vừa xâm nhập bằng trực thăng xuống mục tiêu! Công việc trước mắt kéo cái dù xuống cũng may nó không mắc dính trên cây và tìm cách chôn dấu. Gió đưa cái lạnh bất chợt với cơn thèm một điếu thuốc rạo rực. Tôi chặc lưỡi trùm cái dù nhẩy qua đầu tự thưởng cho mình một điếu thuốc... cơn thèm đã cho cảm giác tuyệt vời và quên đời một chốc. Thoải mái xong... bắt đầu đào đất bằng dao găm đi rừng để phi tang cái dù trong tiếng gà gáy dồn dập báo hiệu trời sắp sáng. Rắc lên vài vốc lá khô, tự mãn xoa tay cùng ánh sáng mờ mờ thấy cả làn sương bay bay. Tôi lấy ra chiếc máy... bật mở để tìm Toán trưởng. Đây rồi theo mũi tên chỉ và khoảng cách hiện lên 250 mét. Tôi theo máy di chuyển.

Rừng cây chồi non nhưng chằng chịt dây leo cản trở. Bóng của một cây cổ thụ mờ trong sương sớm nhưng chẳng phải là hướng trong máy dò. Những giọt sương trên lá thấm dần trên khăn ngụy trang và hai vai. Khoảng cách trong máy được kéo xuống còn 150 mét. Một vài tiếng súng nổ về hướng Nam cách không mấy xa. Địch đi săn... tiếng bắn không phải là truyền tin hay báo hiệu gì đó, đúng hơn là hạ gục một con thú! Con trăng mỏng dính xuất hiện từ lúc nào bên cạnh một ngôi sao sáng long lanh lấp lánh. Đàn chim ăn đêm tham ăn về muộn kêu réo hay nói chuyện với nhau vang vang đáp xuống tàng cây cổ thụ phía sau. Tôi chợt rùng mình trong cảm giác lẻ loi hay bởi cơn gió lạnh đang mơn man trên gương mặt đẫm sương. Tiếng của đàn chim đêm vẫn gơị mở hình ảnh quái dị, ma chơi... thần hồn nát thần vía! Xua tan những vẩn vơ tôi nhìn vào máy. Con số 80, còn 60 mét nữa... số 20 trong máy là con số ấn định của Trưởng-toán để dừng lại. Giữ cái "máy mẹ" Toán trưởng biết hết mọi khoảng cách và hướng đến của những "máy con" Ông ta chỉ việc ngồi cố định một chỗ để tiếp nhận dần Toán viên của mình. Khoảng cách 20 mét được ấn định để trao đổi mật khẩu nhằm tránh là quân địch. Nhìn vào máy, tôi qua khỏi bụi lau ngồi chờ đợi... "Juliet" tôi vội đáp ngay mật khẩu "Romeo" Rồi tiếng "vào đi" của Toán trưởng ở phía trước.



Hình: Căn cứ Air America (CIA)


      3- Nét mặt hớn hở và câu nói "vào đi" lần này của Đại-úy Toán trưởng đã kết thúc tốt đẹp, thành công chuyến xâm nhập khi người Toán viên cuối cùng tụ tập. Nắng cũng đã nhấp nhô trên đỉnh núi. Rừng cây thưa toàn chối non quá đầu người. Toán viên nhiệm vụ đi đầu (Point man) đang căn lại địa bàn chuẩn bị. Toán theo đội hình định sẵn bắt đầu di chuyển. Tiếng chim trên cành cây cao líu lo bên hông và đàn vắt đã xuất hiện dưới lá cây mục. Đại úy đi hàng thứ hai, trước tôi ra lệnh dừng lại khi nghe tiếng Covey đang đến. Toán phó người Mỹ đi đoạn hậu đang cầm chiếc gương chiếu lấy ánh sáng sẵn sàng ra hiệu cho máy bay (Covey) cạnh người xạ thủ M79 (Biệt kích quân người Việt) và sau tôi Toán phó người Mỹ phụ trách truyền tin (Radio man) đang liên lạc... Covey ở trên đầu có lẽ đã nhận xong vị trí Toán bằng gương chiếu và Đại úy đang ghi chép tọa độ Toán do Covey thông báo.

Khác với xâm nhập bằng trực thăng bãi thả đã được ấn định chính xác cho thuyết trình hành quân. Nhưng với bằng dù sự chêch lệch tọa độ buộc phải có và xác định lại tọa độ là điều cần thiết. Toán tiếp tục di chuyển. Covey cũng đã ra khỏi vùng. Nắng chan hòa và tầng mây trắng phau như càng lúc càng cao! Khu rừng trước mặt xanh mờ sương lam đầy bí ẩn nhưng bên này khu rừng lau trổ cờ trong gió bạc một mầu nghiêng ngả nhảy múa cùng nắng vàng chan chứa! Không gian yên ả trừ lũ chim trên tàn cây cao đứng lẻ loi bên cạnh tảng đá nổi lên như lưng Trâu. Người đi đầu mồ hôi nhỏ giọt rất vất vả vì cây dây leo. Thỉnh thoảng Đại Úy cũng phải thay thế dẫn đường. Đàn vắt dưới chân lau nhau ngửi mồi nhưng chẳng làm gì được vì chúng tôi toàn thân kín bưng trừ ra khuôn mặt nhưng đầy thuốc trừ muỗi. Tôi bỗng tiếc cho bộ Dù nhẩy... đúng là đánh giặc theo kiểu nhà giầu cũng khác!

      — Rừng cây cao, tối hun hút. Tôi như đi vào đường hầm gió lùa và lạnh lẽo. Nửa ngày chúng tôi đánh vật với khu rừng chồi chằng chịt những dây leo. Vạt rừng lau bên cạnh dễ đi nhưng không phải là hướng di chuyển vào mục tiêu. Tiếng kêu của thú rừng vòng vọng và đàn khỉ chí chóe trên cành như lạ lẫm nhìn chúng tôi. Bữa ăn quá trưa cũng đã xong. Đại úy căn lại bản đồ để lấy hướng đi. Ngồi bên cạnh, tôi nghe ông nói... còn khoảng năm cây số nữa! Mục tiêu con đường có đường dây điện thoại mà một Toán thám sát đã báo cáo. Nhiệm vụ chúng tôi tiếp cận con đường tìm đường dây điện thoại để đặt máy thu mọi cuộc điện đàm và bắt tù binh nếu có thể. Trung sĩ truyền tin ngồi sau. Tôi nhìn và phì cười khi anh ta cố mò trong mông, lôi ra con vắt căng đầy máu trên tay. Cái mẹo mà khi còn ở Trung Đội Thượng (Hatchet Force) trước khi vào rừng cứ kín đáo xoay lưng rồi ngắt bất cứ chiếc lá nào... nhai trong miệng cho nát rồi vất đi... có thể tránh được lũ vắt tấn công... nhưng theo tôi đã thực hiện nhiều chuyến... có hiệu quả đấy, trừ những con vắt tham, đói ăn điếc không sợ súng. Cách tốt nhất vẫn là áo quần kín bưng, tay và mặt luôn bôi thuốc trừ muỗi.

Covey vừa bay ngang rồi biến mất như nhắc Toán... có tao đây! Chúng tôi đang xuống một con dốc thoải nhưng trước mắt là dẫy đồi cao. Thế đất như người ta gấp một tờ giấy. Mặt trời chiếu nghiêng, ánh nắng lung linh trên tàn cây, âm thanh xào xạc lắm khi rít lên cùng gió và gió chỉ đi qua không xuống được chỗ chúng tôi. Một tiếng súng nổ rất gần rồi liên tiếp hai phát như bắn vào Toán. Tôi sững người nhìn quanh... không có ai trúng đạn nhưng tự nhiên ngồi thụp cả xuống. Tiếng hú cất lên và giờ đây tôi đã xác định được vị trí tiếng súng. Có một tiếng hú ở xa hơn đáp lại. Tất cả đều nằm mé tay mặt của hướng di chuyển... cách chúng tôi chỉ khoảng hai, ba mươi mét. "hú... heo rừng... đến đây, gánh về... hú hú" Toán ngồi yên chờ đợi diễn tiến. Nhìn quanh tôi đã thấy tự động từ lúc nào mỗi người chọn một gốc cây sẵn sàng. Thời gian qua đi, rừng trở lại thanh vắng. Toán di chuyển đang qua cái đồi nhìn xuống khe trải dài hun hút. Tiếng của con chim đất lạnh lùng kêu khắc khoải như muốn dẫn chúng tôi vào sâu... nhưng thật ma quái! Ánh nắng đã khuất, qua khoảng trống bầu trời có tí ửng hồng trên tầng mây. Địa thế khác lạ với những cụm tre to lớn theo gió vặn mình răng rắc và ngọn ngả ngớn trên cao. Bên những bụi chuối có buồng chín còn một nửa bu đầy ong ruồi chưa biết thế nào là đêm tối. Đường dễ đi nhưng ẩm. Cây vừa đủ để che chắn hành tung. Toán dừng lại dựa lưng vào tảng đá chuẩn bị cho bữa cơm chiều rồi tìm chỗ ngủ đêm.




      4- Choàng tỉnh trong mơ màng giấc ngủ. Tự nhiên tôi nhìn đồng hồ... tám giờ tối. Đã có tiếng cụ cựa trở mình của đồng đội. Động cơ xe lớn dần và gấp gáp như thử sức! Nó đang ở hướng Tây đúng hướng mục tiêu của chúng tôi. Tiếng người lao xao cùng tiếng động cơ náo động. Bản giao hưởng đêm rừng thêm mới với tiếng động cơ âm trầm cùng láo nháo tiếng người vang vang và quanh quanh côn trùng nỉ non lan xa hòa điệu. Một công trường khởi động hay đoàn xe thức giấc chuyển mình? Phải đợi thôi! Mọi người chắc cũng như tôi đều thức dậy và lắng xem hoặc đang ước lượng khoảng cách? Một tiếng thú kêu rống như xé toạc không gian tiếp theo là giọng gầm gừ như đối nhau càng lúc càng to rồi thét vang...bỗng chốc mất hút trong đêm. Tiếng của đoàn xe đi xa để lại lao xao tiếng người như dần xa vắng. Nghĩ trong bụng, đoán chỉ là trạm vận chuyển. Đêm cháy dần như ngọn nến, tôi cố nhớ đến bầu trời xanh ngắt và sâu thẳm mênh mông... mênh mông... để dỗ dành lại giấc ngủ.

      — Có một thứ gì đang đi tới... tiếng động cây lá và bước chân nhịp nhàng quanh tiếng gà gáy vang. Trời đã sáng nhưng chưa rõ hẳn trong làn sương mù giăng găng, giơ tay lên mặt là chạm phải nhất là ở hàng mi. Mẩu C4 đang nấu nước cháy hết tạm ngừng. Một con chim lợn xà xuống thấp kêu thét một tiếng nghe rờn rợn. Nhìn những gương mặt căng thẳng tay lăm lăm trên cò súng trong thế ngồi dã chiến. Tôi bỗng phân định ra cái sự gì đó đang đến quyết không phải là địch quân! Nhưng toàn thân cũng nóng lên theo từng bước chân căng thẳng. Thời gian như doãi ra rồi ngừng lại cùng một sự yên lặng chợt đến thật khó hiểu... Tiếng khịt khịt vang lên nhanh chóng đánh tan bầu khí căng thẳng cùng mọi cái thở phào nhẹ nhõm. Rồi từ bụi cây một con heo đen xì cái đầu đưa qua đưa về ngẩng lên nhìn chúng tôi. Nó đứng đó như khách xa lạ một lúc nhìn ngổ ngáo rồi tẽ ngang đi mất. Mẹ kiếp... sáng sớm đã dợt hộp! Cơn gió nhẹ bay cùng làn sương nổi hột làm cơn thèm cà phê chợt đến. Ngọn lửa C4 đang làm sôi ca nước... việc cấn thiết cho cái bao tử trong một ngày... đổ nước nóng vào hai bịch gạo sấy  và nhâm nhi cà phê cùng thưởng thức điếu thuốc lá... thổi khói vào chiếc áo đi mưa để sát đất. Rừng yên lặng chỉ còn tiếng chim. Sương mù tự nhiên kéo đi đâu thật lẹ, chỉ còn những mảng mỏng luẩn quẩn bên vạt cây lá từng giọt đếm trên đất. Hai người Biệt kích Việt vừa gỡ xong mìn phòng thủ. Toán di chuyển.

      — Con đường chắn ngang. Tôi được lệnh theo Đại-úy lên thám sát. Đường nhỏ hẹp có dấu bánh xe đạp đi lõm hai bên nhưng bên này sâu hơn. Chứng tỏ địch vận chuyển thồ hàng từ hướng Đông sang Tây rồi lại dắt xe đi bộ trở về. Tôi được lệnh vượt qua đường sau khi đã lấy ít lá cây rụng lấp bên trên tạo thành một lối đi tránh để lại dấu vết. Toán phó, người cuối cùng vừa sang đang ngồi xóa dấu và gài lại trái mìn M14 chống theo dõi. Tiếng Covey ì ì đang lên vùng. Một mảng trời trong xanh bên cạnh khoảng mây trắng đùn từ dưới lên cao. Mặt trời đứng khựng trên tàn cây như cố xuyên thủng lớp sương mù đang muốn thoát khỏi sức hút của đất và cây rừng. Toán dừng lại bên một gốc cổ thụ có những dây leo to như cổ đùi rũ xuống. Đàn khỉ thấy người đang dáo dác trên cành và to nhỏ gì đó. Người Mỹ truyền tin liên lạc Covey... đọc mật mã chuyển bức điện. Sự cô đơn của rừng đầy kỳ bí và lạnh lùng! Toán tiếp tục di chuyển để lại đàn vắt như tiếc rẻ con mồi... lồm ngồm dưới lớp lá rụng dầy. Một mùi hương hoa thoang thoảng, tôi bất chợt nhìn lên tàn cây. Mầu hoa tím nhạt đua lay trong gió dịu hiền bên lá xanh phơn phớt... hoa gấp bội lần lá! Đại úy mới vừa trượt chân, tôi phải ghìm người lại, đơn giản là chúng tôi đang xuống con dốc. Nắng ở trên cao nhưng không thể xuyên rừng xuống được đất. Buổi sáng đi qua thật lẹ... tôi đã cảm thấy đói bụng. Những bước chân khám phá cũng đã mỏi... dù sao cũng cần phải tiếp thêm năng lượng. Đại úy quay lại nhìn tôi rồi nhìn đồng hồ tay chỉ vào bụng, ý muốn hỏi có mệt, đói không? Tôi cười đưa tay ra hiệu...Ông và tôi sức vóc không bằng nhau! Nhưng dù sao tôi biết chắc rằng cũng phải qua khỏi con dốc trước mặt... chỗ nghỉ quân phải có địa thế tác chiến tốt. Luồng gió từ khe sâu giống như hơi thở của rừng luôn lạnh lẽo, âm u và huyền bí! Một tiếng súng nổ ở hướng Tây... địch đang báo hiệu gì đó hay là một mệnh lệnh trong khu vực? Nó đã quá quen với những cuộc hành quân Biệt-kích nhất là khi địch biết chắc có Biệt-kích trong vùng, lúc đó tiếng súng bắn để nghi binh hay tạo một cái bẫy dụ chờ Toán vào vùng phục kích do họ chọn lựa. Tiếng của một con chim lạ kêu trong sâu nghe âm vang thật rền rĩ, cô đơn.

     
5- Bữa cơm chiều, ăn xong là di chuyển ngay. Trời nhá nhem, sự yên tĩnh đến đáng sợ của rừng luôn làm căng thẳng thần kinh! Buổi chiều qua đi với hai lần vượt qua loại đường gùi xuyên rừng và con suối cạn róc rách từ kẽ đá... nó chỉ đổ nước ra suối lớn vào mùa mưa. Bóng tối đến thật nhanh cùng đàn muỗi thét vang bên tai, tức tối vì mùi thuốc bôi trừ muỗi. Bóng đêm đã ngự trị nhưng Toán vẫn lần mò chưa tìm được một gốc cây ưng ý hay một địa thế có những tảng đá để ẩn mình. Tiếng của loài chim ăn đêm như thúc dục đến não lòng, kinh dị. Cơn gió lạnh chợt đến như xé lòng, buốt giá bủa vây. Toán dừng lại khi bước chân tôi đứng trẹo đi vì hai cục đá cao thấp. Gốc cây lớn ngay trước mặt đã được chọn và chỉ trong tích tắc mọi người đã yên vị cùng lúc người Toán phó và người dẫn đường (point man) gài xong hai trái mìn phòng thủ... ở ngay đường vừa di chuyển... cùng hướng vào mục tiêu. Tôi ấm dần lên trong cái áo đi mưa, dựa người thoải mái vào ba lô và dây đạn khoác hờ vào hai vai rồi cởi khóa dây đạn trước bụng... Khi cần thiết... nhổm người dậy là mọi thứ đã sẵn nơi vai, chỉ việc gài chốt dây đạn là xong. Hướng thoát hiểm được ấn định luôn là phía trước... đường vào mục tiêu. Trong trường hợp đụng địch tại nơi ngủ đêm, sẽ có tiếng hô ra lệnh của Toán trưởng và hướng trái mìn Claymore của người đi đầu nổ tung... Đó là con đường máu thoát hiểm... Tôi đi dần vào giấc ngủ... lơ mơ trong điệp khúc đêm rừng gió rét.

      — Vừa mở mắt thức giấc. Tôi liền tạ ơn Chúa ban sự bình an trong đêm. Sương trên cành nhỏ giọt từng giọt xuống chiếc áo mưa. Nó lộp bộp nhiều hơn khi làn gió thổi trên cao. Sương mù giăng khắp và gà gáy dồn dập. Núi rừng vẫn một mực yên lặng và hình như tiếng chim trong gió khe khẽ lẩn khuất bên trên cùng tiếng côn trùng rời rạc, mệt mỏi với chức năng về đêm?!

Trời sáng dần, ngọn gió làm sương mù bay, tôi như ngủ trong cỗ màn tuyn trắng đục khi còn ở nhà chưa đi lính. Đại úy đang nấu nước sôi chuẩn bị cho cái bụng trong ngày. Mùi thuốc nổ C4 dùng nấu nước có mùi thơm thơm khi đốt lửa nhưng nó lại tạo khói khét lẹt lúc được kích hoạt nổ. Toán được phép mang theo những bánh thuốc nổ C4 dùng vào việc nấu nướng và khi hữu sự chúng tôi có thể gộp những bánh thuốc nổ C4 xài dở dang, tạo thành bánh lớn bởi độ dẻo của nó và gắn ngòi nổ đốn ngã bất cứ cây cao nào cản trở cho bãi đáp khi bất ngờ triệt xuất Toán. Điều quan trọng là phải tạo một lỗ sâu bằng cách ấn mạnh cây viết chì mà Toán trưởng vẫn dùng để ghi chép vào bánh thuốc C4 để cho ngòi nổ ở trung tâm, bảo đảm cho hiệu quả. Công việc của buổi sáng cứ tuần tự... sau màn vệ sinh cá nhân... Toán bắt đầu di chuyển.

      — Nắng trên cao và gió mang cái mùi ngai ngái của loại cây mọc trong khu vực. Có lá như lá me, chiều cao chỉ bốn mét, tàn xòe rộng, quả rũ xuống như giàn đậu đũa. Mọc sát cạnh nhau an phận dưới những tàn cây cổ thụ cao lớn che trời. Một chùm lan rừng tím xậm vụt lên từ cành lá, đùa giỡn cùng nắng ban mai. Có một con ong vừa vụt bay, nhanh chóng mất tích. Tiếng chim líu lo và đàn khỉ the thé đùa giỡn chuyền cành! Bên gốc cây Đại úy liên lạc với Covey... Ông mới chuyển xong bức điện và có vẻ như đang chờ sự gì đó? Toán lại lên đường sau tiếng Covey nhỏ dần đi bao vùng khác.

Di chuyển dần lên cao, địa thế dốc trì nặng đôi chân. Bầu không khí thay đổi hẳn, mát rượi và thơm lừng hương hoa. Trên cao cả một vạt rừng hoa tím... mầu tím hồng nhạt từ cây rắc những bông hoa trên đất, theo cơn gió nhẹ bay bay cả vào người chúng tôi như mừng người chiến thắng! Ai có tâm hồn mà chẳng rạo rực trước cảnh này? Người dẫn đường đã lên tới đỉnh dốc. Mảnh trời xanh lấp ló bên trên tầng cây và bên dưới chen cùng những gốc cây tảng đá đen xì rải rác lồm ngồm như đàn rùa biển lên bờ. Đại úy ra lệnh nghỉ và ăn trưa. Gió từ dưới lũng thốc lên vút tận tầng cây rào rào lao xao. Toán phó đang hút thuốc lá, thở khói thuốc vào ngực áo mình, cạnh người xạ thủ M79 nhai cơm. Đại úy bận bịu với tấm bản đồ và cái địa bàn... căn, đo xác định lại phương hướng. Mùi ruốc thịt ba lát đậm đà sao nước mắm ngon nhai với cơm sấy trong miệng làm tôi nhớ về ký ức khi xưa còn bé... Cứ mỗi lần Mẹ làm ruốc thịt heo y như rằng tôi căn để ăn vụng, nhai không biết chán... Miếng ăn vụng tôi nghiệm ra rằng ở những nơi kín đáo ăn miếng càng nhỏ nhai càng khoái, càng khích thích tợn! Tiếng Covey vừa bay ngang loãng dần về hướng Đông có lẽ nó lên đường về lại nơi xuất phát đổi tua cho chiếc khác bao vùng. Tôi cố gắng chống lại giấc ngủ trưa quen thuộc và thấy đời như là sự gì bất công tràn lan!    

                                          
 
      6 - Tiếng cười đùa vang vọng xé tan sự yên lặng kỳ bí của rừng. Gió mạnh từ lũng liên tục thổi lên rồi luẩn quẩn làm đôi lúc giọng trong trẻo nhỏ nhẹ, đôi khi khanh khách vụt cao. Mọi người đưa mắt nhìn nhau và tôi đã thấy cái nhíu mày trên trán Đại úy. Tôi biết ông đang quyết định một việc gí đó? Vì nếu di chuyển ngay theo hướng vào mục tiêu, Toán sẽ bỏ lại sau lưng tiếng cười đùa của địch bên hông...chẳng phiền toái gì cả! Y như tôi linh cảm. Đại úy đến bên Toán phó và họ thảo luận gì đó? Giờ thì cũng như mọi người tôi có thể ước lượng khoảng cách đến địch chỉ vài chục mét. Trở về Đại úy ra lệnh thám sát khu vực và tôi thông báo cho hai Toán viên biết. Người đi đầu đã đứng lên. Toán cứ theo hướng có tiếng người đi tới. Cây rừng tương đối dễ di chuyển. Sự che chắn tốt và chúng tôi cẩn trọng lần bước. Con Sóc đuôi dài leo vụt lên cây đến nửa chừng dừng lại nhìn chúng tôi. Tiếng người mỗi lúc một gần rồi đột nhiên tắt hẳn? Ánh nắng ngang tầm mắt nhưng lúc này bị tàn cây che chắn. Tiếng ì ì của Covey ở một nơi xa hướng Nam cho chúng tôi thêm tin tưởng. Toán dừng lại Đại úy ngoắc tay gọi tôi và cùng lên phía trước.

Một con suối trước mặt cùng mắt tôi chạm ngay vào dẫy nhà sàn nằm nép bên suối ở sườn dốc. Một khoảng ánh nắng chiếu rọi tấy rõ con nước lao đi trong đá chắc chắn là không sâu. Nhìn gần, dưới dốc những trái su su ngồn ngộn trên dây leo cùng những luống khoai môn bên hàng ớt đỏ rực. Toán cảnh yên lặng như ma quái, đến nước dưới suối cũng câm lặng!? Tiếng của một con chim đất rúc lên nghe như kêu mời và một, hai, ba, bốn rồi năm người từ nhà sàn vừa đi ra. Nhìn kỹ ba dân quân và hai bộ đội. Không trang bị súng nhưng người bộ đội đi thứ hai quấn băng xanh mầu lợt trên đầu. Có tiếng gọi từ phía bên kia con suối nhưng chẳng hiểu nói gì? chỉ thấy cả năm người sắn quần lội qua. Nắng chiều tỏa ánh sáng chiếu chói lọi xuyên cành lá và chúng tôi phát hiện thêm những làn khói tỏa không muốn rời mái nhà. Một tên bộ đội bất chợt từ trong ra ngoài sân, cây súng chỉ thiên nổ một phát rồi lại tất tưởi trở vào. Tất cả mọi sự việc hẳn không qua được cái ống nhòm của Đại úy. Ông có vẻ say mê, rồi thình lình ra lệnh rút quân, di chuyển theo hướng vào mục tiêu. Ánh sáng ửng chiếu khắp trên vùng trời đằng Tây cứ như vầng than hồng lóe trong đêm. Người đi đầu phải luồn lách để tránh những cây dây leo trong một địa thế xuống dốc luôn phải hãm đôi chân.

Trên một cành cây thấp ngước nhìn loài chim xâu bé tí thoăn thoắt nhẩy tìm mồi như chả biết thế nào đã gần đêm. Đại úy ra lệnh ngừng lại, chả gì cũng đã quá bữa cơm chiều. Đàn muỗi tự nhiên xô lại vây quanh cùng tiếng kêu của một loài chim lạ nghe đơn côi và khắc khoải. Cơm ăn vừa xong cũng là lúc bóng đêm vừa đến. Điếu thuốc lá cuối cùng trong ngày được phép, tất cả được thở sâu vào ngực áo. Lệnh qui định, nơi ngủ đêm cấm hút thuốc lá cho đến sáng ngày hôm sau. Toán di chuyển tìm chỗ ngủ đêm và hình như có tiếng ầm ì nơi xa vọng lại. Chân bước nhưng tai dóng lên để nghe... quả đúng vậy! Nó xen lẫn với điệp khúc đêm rừng quanh quanh và rõ nhất đanh nhất có một loài giống như tiếng Ve kêu mùa không biết mỏi với mầu Phượng rực nắng nhưng ở đây "tiếng Ve?" trong đêm. Động cơ xe, giờ tôi có thể nói như vậy và xác định được càng lúc càng đến gần. Cơn gió làm lao xao cây lá. Những bước chân giữa đêm rừng đầy kinh dị, sợ hãi vây quanh... chân tuy bước mà lòng cứ mãi về phía sau chỉ sợ bị "vồ..."

Dù rằng tôi biết chắc còn ba đồng đội đang đi theo. Một mùi hương hoa thoảng trong đêm nhưng không gây được sự thích thú kèm theo cái lành lạnh. Đại úy đi trước tôi đang ho vào vạt áo, có lẽ ông bị dị ứng "làn gió lạ" Một bóng đen to lớn án phía trước che dần bầu trời sao. Chúng tôi như bước vào con đường hầm gió lạnh và tối om. Gió ào mạnh bên trên rồi dịu đi chạm lá tựa tiếng réo rắt phong cầm lúc trầm lúc bổng. Tôi vướng vào một dây leo và chân chạm rễ cây suýt ngã. Đại úy ra lệnh nghỉ đêm và tiếng động cơ xe bỗng đứt quãng vuột biến. Tôi nghe Đại úy nói với Toán phó chỉ gài một trái mìn Claymore.                      đường thoát hiểm vẫn là hướng vào mục tiêu. Gốc cây cổ thụ và những rễ bạnh nổi lên như ôm lấy chúng tôi. Tiếng kêu của con tắc kè tận trên cao chậm rãi từng tiếng chắc nịch giống như nắm đấm dội vào lồng ngực gây tưng tức hay có thể tầng cây dầy che lấp không gian thoáng đãng và sương mù tuy chẳng thấy nhưng cũng hình dung qua cái lạnh mơn man trên mặt, phơn phớt ẩm hơi.

 
      7 - Buổi sáng thức dậy, công việc tuần tự cứ như mọi ngày hành quân. Covey lấy xong bức điện rồi di ngay. Sương mù cũng tan biến để lại giọt mưa trên lá. Người đi đầu bỗng dừng lại, tay ra hiệu con đường phía trước. Ánh nắng chói lọi lọt qua tầng cây làm hai vai người đi đầu tỏa khói và tôi thấy Đại úy đang quan sát con đường. Theo lệ thường tôi lên để yểm trợ... vẫn là loại đường gùi để vận chuyển, nhìn những dấu chân in trên đường, chứng tỏ địch di chuyển thường xuyên nhưng hẳn nhiên chưa phải là con đường có đường dây điện thoại mà nhiệm vụ Toán phải tìm. Sáng nay khi chấm bản đồ Đại úy nói rằng chỉ còn khoảng hơn một cây số sẽ chạm mục tiêu. Chúng tôi băng qua đường sau khi Đại úy chụp vài pô ảnh. Địa thế khu rừng chồi rất ít cây to nhưng Toán đang đi vào bóng mát cùng tiếng chim lanh chanh trên cành cao. Một mảng mây trắng bấu chặt lấy bìa rừng trước mặt cùng ngọn gió làm lạnh hai vai và chắc chắn sẽ khô dần đi cái khăn ngụy trang. Tạm nghỉ chốc lát rồi lại lên đường. Hai con chim thật lớn tự đâu bay đến một con đứng quạt cánh trên tàn cây nhưng không đậu xuống còn một con bay vòng trên cất tiếng kêu la như vai trò của một huấn luyện viên! Đại úy nhắc tôi:

— "Đi đi..."

cũng vừa lúc súng nổ ở phía sau rất gần và tiếng đáp trả phía bên hông nghe đanh, nhọn như không cùng một loại súng. Khu vực bỗng trở nên đáng sợ. Tôi cảm thấy nhiều mũi tên đang bắn tới và cái lạnh chợt đến đang tỏa từ sống lưng đến gần mông. Đại úy ra lệnh dừng lại. Phía trước khe dốc lên cao trông như bức tranh với đụn mây trắng tinh khôi cuồn cuộn cùng bầu trời xanh thẳm. Tiếng hú từ xa vang vọng mà chỉ có thể là tiếng người cùng tạo cho rừng một thoáng kỳ quái, thâm trầm đến lạnh lùng. Giọng hú đáp trả hai lần nghe vọng dội âm thanh như đi từ Nam lên Bắc... Tôi tưởng tượng đến có một trận đồ đang vây hãm... giữa thanh thiên bạch nhật! Chúng tôi đến gần sự hoạt động nơi địch đóng quân. Đại úy chỉ hướng cho người đi đầu và ra lệnh xuất phát. Nắng đã gần trên đỉnh đầu và làm khô mọi thứ ướt bởi sương sớm. Toán đang đi vào bìa rừng với cây cao bóng rợp. Vẻ âm u vắng lặng chào đón... nhìn, ai mà chẳng chột dạ?! Tôi theo thói quen xoay người ngắt một lá cây tiện nơi tay bỏ vào miệng nhai để chống vắt. Nụ cười của người Toán phó (radio man) đi sau nhìn tôi tinh quái và thoáng ngạc nhiên, dù rằng việc này tôi cũng đã giải thích lúc cùng thực tập. Rừng cây tương đối dễ di chuyển vừa đủ để che chắn. Những tảng đá chen nhau như đua cùng cây nhưng an phận bởi loài cây mọc từ trong đá xanh biếc nhưng thấp xỉn phát triển theo sức sống ở những đường kẽ và trũng cùng loại rêu xanh đậm bấu chặt. Chúng tôi ăn trưa ở gốc cây có những tảng đá rải rác vừa đủ để che đầu người ngồi. Ánh nắng chiếu rọi, giống những hạt kim cương thi thoảng hiện trên những khuôn mặt và điệp khúc rừng cứ mãi trôi theo thời gian bất tận! Tiếng ào ạt phía bên hông làm những cây chồi non nghiêng hẳn một vạt trước ngọn gió quẩn quanh quanh... rồi chạy đuổi về phía sau. Đại úy ăn xong ông lại căn hướng đi... Ông ta có vẻ sốt ruột, nóng lòng vì nhiệm vụ hoặc bởi những ước lượng đường di chuyển bị sai trật. Nhưng tôi nghĩ là không thể! Lệnh di chuyển ngay đúng ra là phải có chừng một tiếng nghỉ ngơi. Nhưng cả Toán không ai tỏ vẻ uể oải ngược lại hăng hái tiến bước. Tôi cười nhìn lại đàn vắt cố công bò đến ngổn ngang... chúng cứ ngóc lên cao đưa cái vòi qua lại dò con mồi... tôi ngộ nghĩnh vẫy tay chào... chào lũ mày, Vắt.

Ánh sáng vẫn rọi trên khuôn mặt Đại úy vụt biến mất... nhìn lên hai con chim rất to vừa đậu vào tàng cây cất tiếng kêu như gọi con trong tổ? Ngọn gió quẩn hình như quay lại đẩy chúng tôi vào sâu.

      - Người đi đầu dừng lại ra hiệu có con đường. Đại úy nhìn tôi như ra lệnh cùng lên thám sát. Phía sau Toán đã ở vào vị trí chiến đấu dàn hàng yểm trợ hai bên và mặt sau. Ngồi xuống mép đường bụi rậm quan sát. Đường cơ giới, dấu bánh xe và vết chân dấu giầy trên đường... nhưng không thấy dây điện thoại. Đại úy nét mặt đang suy tính, con đường này rất đúng trong báo cáo. Tôi cũng biết như vậy và nghĩ là dây điện thoại chỉ có ở bên kia đường? Đại úy khoắt tay ra hiệu vượt qua... Vẫn là người phải sang trước để lập chốt yểm trợ... Men theo những đốm lá cây rụng tôi nhanh chóng vượt qua sáu... bẩy mét con đường thật êm ái và chân vướng ngay vào sợi dây điện thoại. Lập xong đầu cầu, quan sát hai mé đường tôi ra hiệu cho Toán di chuyển. Vẫn con gió quẩn lúc này thổi ào trên đường bốc lên những chiếc lá bay bay.
      8 - Đại úy cũng vừa sang đường, tôi chỉ cho ông dây điện thoại. Nét vui mừng rõ trên mặt, ông buông một câu "tuyệt vời" và ngay lập tức ra lệnh di chuyển dọc theo con đường để chọn địa thế. Toán đã đến được một nơi cay chồi mọc cùng dây leo chằng chịt bên dưới, có những tảng đá rải rác... Một địa thế tác chiến tốt và quan sát cũng như ẩn nấp chả chê vào đâu được. Nắng đã siên ngang... chiều đi thật mau... cũng nhanh như chúng tôi vào vị trí. Đại úy và radio man nằm ở trung tâm để ghi âm. Tôi và người đi đầu (point man) hai đầu tả hữu còn Toán phó và người xạ thủ M79 án ngữ mé sau lưng. Hai trái mìn phòng thủ được gài hai đầu do tôi và Point man giữ. Lệnh cho hướng đào thoát là chốt phía sau của Toán phó. Con đường vẫn im lìm vắng lặng. Mé tay trái gió vừa bốc lên những chiếc lá trên đường tung cao rồi xoay tròn chạy ra xa. Dựa lưng vào tảng đá, tôi trong một bụi rậm bắt đầu tạo những khoảng trống nhỏ để tiện quan sát trên đường nhất là lỗ hổng để nhìn được vị trí đặt mìn phòng thủ. Đại úy đến bên tôi từ phía sau như là để kiểm soát và thông báo máy ghi âm của người Toán phó radio man đã hoạt động. Mặt trời đã lặn và bắt đầu cho đêm rừng. Miếng cơm nhai trong miệng bữa nay sao ngon lạ! Trời mây trắng nhưng phía Bắc cơn đen che hẳn nửa bầu trời. Con đường đi xuống lũng sâu quẹo hẳn vào núi cao. Bìa rừng cây cao rậm che chắn cho con đường lại là ranh giới giữa rừng già và rừng chồi non. Bóng tối đem bản giao hưởng rừng đêm cùng sương mù chen lấn. Gió bắt đầu lạnh thêm thổi từ trong sâu. Trong chiếc áo đi mưa tôi chợt rùng mình về sự lẻ loi, cô đơn... dù rằng chắc chắn cách đây chỉ khoảng mười mét là đồng đội!

Tiếng của loài chim ăn đêm nghe não lòng gợi nét quỉ ma, chông chênh giữa thực và mộng... Bất chợt nghe từ thẳm sâu ký ức một khoảng trời học đường... ngày ấy những bài học làm người, bài học cuộc đời trước khi bước ra một sân chơi lớn: đời người. Mầu hoa Phượng đỏ như lửa ấy cứ rực mỗi Hè. Tàn mùa Phượng đã nghe mùa Thu gõ tiếng trống trường...lăn dọc thời trẻ con hoang dại. Lăn dọc những vui buồn không tuổi, không tên. Để bước vào những mùa thi... Lần cuối, năm ấy mình không qua nổi kỳ thi, sẽ là ngã rẽ cuộc đời! Trò chơi lớn bắt đầu... Xua đi những ý nghĩ, tôi tập trung vào giấc ngủ. Đưa mình lên bầu trời xanh thăm thẳm, cứ thế xa tít rồi xa tít và tôi ở trong vùng cao xa ấy.
      - Đêm qua đi, trời lại sáng và tôi thức giấc lúc còn tối có lẽ  cái chân bị tê vì thế ngủ ngồi quái ác. Tiếng côn trùng nghe đã có phần rời rạc chỉ lũ gà là xung. Biết bao chuyến hành quân và ở bất cứ rừng núi nào tôi chỉ nghe tiếng gà chứ chưa bao giờ thấy chúng! Sự ẩn mặt của lũ gà rừng tôi chưa thể lý giải được? Ánh mờ mờ của sáng sớm làm tôi nhận rõ hơn phía trước mặt thung lũng chạy xa trong biển xanh ngàn cây. Xa hơn núi cao chắn lối và bên này con đường đang đi xuống sâu vào rừng. Cơn thèm cà phê ghê gớm làm tôi phải nấu nước thôi. Mùi chất nổ C4 bị đốt tự nhiên sộc vào mũi... không biết có phải của tôi... ô hay chắc chắn rồi! Hay thêm quanh đây đồng đội cũng đang nấu và tôi liền nghe tiếng "tắc kè" mật hiệu qui định... tiếng một rời rạc là liên lạc với nhau còn nhanh gấp gáp là báo động... Tôi liến đáp lại, Đại úy xuất hiện. Nhìn quanh ông yên tâm, xong lại biến. Đổi lại thế ngồi và thưởng thức ca cà phê cùng khói thuốc ém chặt say say. Gió nhẹ bay bay sương sớm thấy cả hột li ti rồi  nhẹ nhàng rơi. Trời đã sáng, mây trên cao xa... cao hơn một ánh sao to lấp lánh chưa chịu nhường mặt trời mà tôi đoán cũng sắp lên khỏi núi hướng Đông. Tiếng chim trên cành cây cao càng rõ hơn náo động dần không khí... Ngày của rừng thật sự bắt đầu và tôi nghe tiếng súng nổ ở về hướng Tây.
      - Một mình lẻ loi, ngồi buồn chết đi được. Hai viên kẹo "cao su" trong khẩu phần ăn nhai lọt thỏm vẻ còn thèm thuồng không đã.Nghe bên vị trí của Đại úy vẫn một mực im lìm nhưng chắc chắn ít ra họ đã thu âm được hai cuốn băng. Ánh mặt trời chói lọi xuyên cành lá tức khắc đang đẩy lùi lớp sương mai mà giờ hình như đã tan biến. Có thể nó chạy trốn trước khi mặt trời đến! Tôi bỗng nhìn về hướng dốc con đường và mắt vừa chạm hai người đang dắt xe đạp đi lên. Tôi... miệng trong loa tay kêu "tắc kè" liên tục rồi nghe tiếng "tắc kè" đáp lại. Mật hiệu đã được nhận và chờ đợi cho sự sẵn sàng.


      9 - Hai tên địch dần đi lên, chỉ một tên có mang súng, cây AK đeo trước ngực. Cả hai trang phục chính qui chính hiệu... nón cối, giầy vải, áo quần kaki xanh, lưng thắt dây da nâu loại Trung quốc. Tên đi sau mang cặp da bên hông ,không súng. Vì đường lên dốc nên cả hai dắt xe đạp, loại Trung quốc, mầu đen, hai thắng tay liền với ghi đông lái. Tôi dõi theo từ bước đi họ lên, giờ thì có thể nhìn rõ mặt... tên mang súng còn rất trẻ có thể nói là con nít! Còn tên kia, mặt dầy dặn, khoảng ngoài ba mươi. Đếm từng bước chân có lúc chậm vì lên dốc vả lại còn phải dắt xe. Tôi cố trấn tĩnh... doãi tay gồng mạnh như để lấy lại sức và cái của chết người càng lúc càng gần cùng thời gian nóng lên và như ngừng trôi nhưng nhích dần. Một giọng hót mượt mà, thanh cảnh của một con chim trên cây giúp tôi phần nào thoát cơn căng thẳng đang lên và hai tên địch bất ngờ rẽ vào lề đường bên kia có tảng đá cao rồi dựng xe. Động tác rất nhanh hắn tháo cây súng khỏi cổ dự vào xe đạp rối tất tưởi đi đến bụi rậm gần đó... biến mất. Tên mang cặp vào sâu một tí thản nhiên thò tay móc "..." đứng đái nét mặt vẻ thoải mái, tay đu đưa rồi chợt rùng mình nghiêng hẳn người quay đi ra. Hình như có gió to nổi lên phía giữa con dốc, lá cây bay tung về bên kia đường và bóng rợp đen của đám mây dần dần từ sau lưng hướng Nam trôi từ từ lên hướng Bắc. Tên bộ đội con nít cũng vừa đi ra. Rất tự nhiên như đã quen thói lấy cái túi vải sau xe đạp, ngồi xòa xuống cục đá thấp tay kia móc ra hai nắm cơm, đưa cho tên kia một... thản nhiên cắn ăn một cách lạnh lùng!

Trò chơi ú tim lại theo từng miếng nhai, thoáng chốc đã hết nửa nắm cơm. Khoảng cách vào quãng mười mét nhưng tôi thấy rõ còn hơn khi đi xem kịch diễn trên sân khấu. Sự hồi hộp căng thẳng cứ dần được đẩy lên có thể đã chạm vào được ánh nắng. Tôi bỗng nhiên tự trách sao lại chọn đầu dốc, nhưng đó là việc của Đại úy... về mặt chiến thuật rất có lợi cho tác chiến, nhưng tâm lý đã lên dốc là phải nghỉ ngơi? Giờ đây chắc mọi người cũng có ý nghĩ như tôi trước tình thế này. Vừa ăn xong tên con nít vơ lấy cây súng, tưởng đeo vào người nhưng không hắn chĩa lên trời nổ một phát xong nói:

— "Đi đi anh... để trưa về còn kịp cơm..."

Họ dắt xe ra đường tự dưng mắt tên bộ đội mang cặp da cứ nhìn chăm chăm vào bụi cây tôi ẩn nấp và một vẻ trù trừ gì đó hiện trên gương mặt hắn... khuôn mặt vừa đi qua vùng ánh sáng chiếu trực diện chói sáng từ tàn cây. Tôi thấy nhột nơi sống lưng và tâm trí tập trung ngay vào cò súng. Vẻ lanh chanh, tên con nít lên yên xe trước, gồng chân, cong người đạp lấy đà... còn tên đeo cặp, thênh thếch trên bi đan xe, một chân đẩy dăm bước, lên xe theo kiểu Pháp. Qua chỗ tôi, mắt hắn không hiểu sao cứ mãi chằm chặp nhìn như say mê? Đàn chim trên cao bỗng kêu réo loạn xạ. Nhìn lên có vài con bay tuá ra và hai con đuổi đánh nhau bay xà xuống đúng vào lúc bóng hai tên bộ đội mất hút bỏ lại sau ánh tia chớp phản chiếu phát ra từ hai chiếc xe đạp. Không gian trở lại yên ả, tĩnh mịch. Chim trên cành cũng im tiếng sau màn báo động. Tai tôi nghe tiếng Covey ở một nơi xa vọng lại. Làn gió hơi lạnh mơn man trên da mặt và tôi nghe ám hiệu "tắc kè..." chậm rãi. Vội đáp lại và Đại úy xuất hiện đang ngồi xổm đi vào bụi rậm với câu hỏi đầu tiên "ổn chứ..." Dáng điệu nóng lòng ông hỏi tôi có nghe hai tên địch nói gì với nhau. Tôi dịch lại và xác định họ chỉ nói với nhau có một câu: "Đi đi anh... để trưa về còn kịp cơm..." 

Nghe xong nét mặt của ông trở nên đăm chiêu suy nghĩ nhíu mày. Hai cặp mắt nâu nâu như chớp sáng. Tôi hiểu ngay ra rằng -- vai trò của người Thông dịch trong lúc này thật cần thiết! Đại úy dặn dò một vài việc chiến thuật rồi theo thói quen lấy ra thanh kẹo "cao su" vừa nhai vừa đi khỏi. Một con sóc chạy trên đường, đến chỗ có ánh nắng dừng lại dương mắt nhìn quanh như muốn sưởi ấm. Lại một tiếng súng địch nổ ở hướng Tây chẳng bao xa. Hai bịch gạo sấy giờ thì no đủ... đã thành cơm. Tôi bắt đầu nhai phần cơm buổi sáng và nghĩ đến nhiệm vụ của Toán... Bắt tù binh.

Trong thực tập, Toán phó là chuyên gia bắt tù binh. Ông ta có quyền quyết định ra tay hay không trong giây phút chót. Theo lệ thường địch quân vẫn cử người đi kiểm soát đường dây điện thoại và nhiệm vụ thu âm vẫn đi đôi với bắt tù binh. Khi được mật hiệu Toán phó chỉ việc dời chỗ ẩn nấp từ phía sau đi lên phía trái hay phải tùy theo hướng địch, phối hợp với Toán viên đã có sẵn để hành động. Nhưng việc quan trong vẫn là địa thế... có bãi đáp hay không? Thực tại Toán chúng tôi từ ngày qua đã phải luôn tránh những khoảng trống... còn mọi việc khác dĩ nhiên nằm trong kế hoạch... đều phải sẵn sàng tại căn cứ xuất phát.


      10 - Nắng chếch ngang mặt. Đồng hồ đã chỉ mười giờ. Buổi sáng qua đi thật mau với vài lần phải trở mình để thoải mái cho thế ngồi, tránh tê chân. Không gian tĩnh lặng nhưng thi thoảng tiếng con chim đất kêu lên như thương nhớ!

— "Tắc kè..."

Tôi vội đáp lại mật hiệu rồi tức thời Đại úy xuất hiện. Vẫn câu hỏi đầu môi:

— "Ổn chứ?"

Rồi ông ra lệnh bắt tù binh sau khi hỏi tôi:

— "Anh có nghĩ rằng hai tên địch lúc sáng sẽ trở về vào lúc trưa?"

Tôi không chút ngần ngừ đáp lại:

— "Chắc chắn rồi... tự miệng họ nói ra mà."

Ông đưa cho tôi thanh kẹo rồi rút lui. Tình huống hiện tại người Toán phó phải đến chỗ của Toán viên đi đầu để xem xét địa thế và đón lõng hai tên địch. Phần tôi chỉ lo căn coi phía đường trách nhiệm và sau cùng là tháo trái mìn phòng thủ. Mọi việc chắc đã lên kế hoạch và sự bàn định giữa Đại úy và Toán phó hiển nhiên cũng đã xong trước khi đến tôi. Có giọng hú ở về cuối dốc và tiếng đáp lại hơi xa. Tôi căng mắt chờ đợi nhưng vắng lặng tút đến phần đường chìm vào rừng cây. Ánh nắng như phân chia con đường thành từng khúc có nơi loang lỗ chói chan, chỗ tối hù nhưng dài hơn, thấy cả cái lạnh lẽo âm u. Thời gian nhích dần và dĩ nhiên người trong cuộc cũng chuẩn bị mang tâm trạng căng thẳng. Tôi nhìn lại đồng hồ... nó nhích mãi mà chưa qua con số mười một! Vùng lên, chửi đổng một tiếng trong bụng "đồ con rùa!"

Tôi bò ra dịch dần đám dây leo để có thể mở rộng tấm nhìn về phía tay phải, nơi có thể sắp diễn ra cảnh sôi động chết người chỉ cách chỗ tôi khoảng chưa tới ba mươi mét. Vị trí mới không có tảng đá nhưng khi tác chiến tôi có thể thụt lui ẩn nấp một cách dễ dàng. Trên cây cao, tiếng của những con chim Mẹ dẫn mồi cho đàn con khi dồn dập lúc đứt khúc... nghe chanh chách! Covey đang ở hướng Nam tiếng xa hẳn chúng tôi nhưng vọng lại có lúc rõ theo vòng bay. Nó đã được thông báo tình hình... chắc chắn là như thế và cái mắt xích trong cỗ máy chiến tranh đang hoạt động. Tôi sửa lại thế ngồi vì thấy tức nơi hông hay có phải tại mới ăn trưa... ăn quá sớm. Thời gian cháy dần nhưng chậm. Sự căng thẳng theo nhịp kim đồng hồ được đẩy dần lên... đang ở con số mười một giờ ba mươi lăm. Rừng núi im như chết. Gió biến đi đâu mất làm gia tăng cái nóng trong người. Con tim tôi bỗng chỗi dậy khi đàn chim bất chợt kêu thé lên tiếng liên hồi. Tôi sửa lại thế ngồi mắt đăm đăm phía đường về của địch và thoảng nghe có tiếng người. Mọi sự chuẩn bị vào cuộc... cuộc chơi sinh tử! Hai bánh xe đạp đang lao tới nhưng chưa thấy phần trên bởi bụi rậm án ngữ. Đột nhiên như một cánh đại bàng quái dị... tiếp sau là bóng cao lớn của Toán phó xuất hiện. Tức khắc hai thân người đổ nhào trên đường còn hai xe đạp văng xa. Đại úy và người truyền tin (radio man) chia nhau khống chế hai tên địch chưa kịp hoàn hồn bò dậy với nét mặt ngạc nhiên thất thần. Toán viên xạ thủ M79 cũng vừa xong nhiệm vụ thắt khăn vào miệng và bịt mắt tù binh... đã bị còng tay bằng chiếc còng nylon. Tôi vội gỡ mìn phòng thủ. Toán phó vừa phi tang đi hai chiếc xe đạp và hai mũ cối vào bụi rậm... trông thật oai bởi đeo hai súng và chiếc cặp da. Người đi đầu gỡ mìn vừa xong chuẩn bị di chuyển.

Mọi việc diễn tiến thuần thục như khi thực tập! Bình tâm, khúc phim được điễn ngay trong đầu khi đang di chuyển. Hết sức nhanh chóng và thật đơn giản... Sự tấn công đầy kinh ngạc bằng chiếc áo lạnh đi rừng quả thật như một cánh đại bàng quất thẳng vào hai tên địch cùng một lúc. Tôi chứng kiến tận mắt như người đi xem kịch ngồi ở ghế hạng nhất. Cái khó khăn ở đây chính là lực tấn công... Toán phó hiển nhiên phải xoay chiếc áo, quật thật đúng lúc và đầy sức mạnh mới có thể đánh chính xác vào phía sau địch quân... không phải một mà cả hai... trong tình trạng đón đầu địch. Thật tài tình và nghề nghiệp... hai con mồi đều ngã về phía trước vừa vặn lọt vào tay của Đại úy và Radio man lao ra chờ sẵn. Tất cả đều được diễn ra trong thời gian cực nhanh bằng những cái nháy mắt... rồi tức khắc Toán biến vào khu rừng chồi bên cạnh. Covey ở trên đầu từ lúc nào và Đại úy cũng đã đổi balo để trực tiếp giữ liên lạc. Một tiếng súng nổ ở hướng Tây. Tên bộ đội đi trước đứng khựng lại vẻ chần chừ nhưng khi mũi súng chĩa vào lưng, hắn mới chịu bước tới. Toán phó vừa đi vừa chiếu gương cho Covey. Đại úy bỗng ra lệnh đổi hướng, theo hướng Bắc... Covey đã chỉ điểm bãi đáp.

Tôi và người Radio man rất bận với hai tù binh. Toán đã thoát ra khỏi vạt cây chồi đến một vùng cỏ tranh mịn óng vàng và hai chiếc A1 trên bầu trời đang đến theo cái dõi mắt của Đại úy. Ông ta ra lệnh trải tấm panel hồng đỏ và luôn chỉ điểm mục tiêu. Một rocket khói được Covey phóng ra và rồi loạt bom chùm từ A1 vãi tới tấp vào đúng khu rừng già có con đường. Tiếng súng địch từ dưới đất vang dội cùng tiếng người nghe lao xao hò hét... nhưng chưa thấy phòng không. Loạt bom napalm bùng lên khói lửa chạy dài cả vài trăm mét. Đại úy ra lệnh tôi và radio man mỗi người phụ trách một tù binh thoát trên chiếc trực thăng đầu tiên.

Trên bầu trời hướng Đông những đốm trực thăng lớn dần và hai Cobra thế nào cũng đến trước. Tôi rút ra bình sịt gây mê... bằng cách sịt thẳng vào mặt mũi hai tên tù binh đang ngồi. Chiếc A1 xả loạt đại bác... tiếng nổ lan tràn từ trên lẫn bên dưới cùng với khói và lửa. Đoàn trực thăng nhanh chóng nhập cuộc. Sáu trực thăng thuộc phi đoàn 20 Air Commando biệt hiệu Green Hornets thuộc không quân Mỹ. Hai Huey gunship đang vòng trên bãi đáp và một chiếc xả loạt đại bác 20 ly dọn bãi. Đại úy ra dấu chuẩn bị... Toán viên đi đầu sẵn sàng phụ tôi khiêng tên tù binh lên trực thăng. Chiếc Gunship vừa vụt lên với hàng loạt tiếng đạn 40 ly nổ dài và sau nó chiếc Huey đang xuống bãi, cặp kè cùng chiếc Gunship theo yểm trợ. Toán phó radio man bồng tên tù binh đợi sẵn, cùng tôi cũng sẵn sàng.

      Trên đường về căn cứ, người sĩ quan rước Toán khui chai sâm banh. Tôi thấy rõ nút chai bắn vút ra ngoài cửa trực thăng. Bên dưới sàn hai tên tù binh vẫn còn bất tỉnh dù rằng đã được cột chặt vào trực thăng theo nguyên tắc. Một điếu thuốc hút tự do sao mà sướng thế! Nhất là hòa cùng sâm banh uống ngụm to chất ngất. Nghe trong cái mũ bay... người sĩ quan rước Toán nói:

— "Bên kia... Đại úy cũng đang uống mừng."

Và theo tay chỉ... Nắng vàng chiều rực rỡ trên phông nền xanh cây lá.

Biệt Kích Nguyễn Văn Hải







----------------------------------------
----------------------------------------

 



Chuyện Biệt Kích: ĐỜI NHẢY TOÁN
(Lôi Hổ Nguyễn VănHải)



 

1

 

=====================

 

2

 

 

3

 

 

4

 



 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...