Sunday, October 6, 2019

ảnh>>> Sáng tạo của Hoa kỳ https://youtu.be/1w-baubmGYg https://youtu.be/DVJfwqb2K4U

2



3



4



1



2





3



4




5



6




7




8






Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa







Đỗ Thái Nhiên
Nguyên thiếu úy, trưởng ban Quân số
Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Phòng Không
KBC 4314
Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saigòn, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo tìm đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh "phản quốc". Vì thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính vì hai chữ "bảo mật", nhiều người đã ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giã biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các "nhất định" vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định tìm gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không còn bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương. Những người bạn đó đã đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.

Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một mình tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Hòa. Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đã bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn còn đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể vì phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể vì phượng muốn biểu tỏ tấm lòng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh "quốc" đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tàI mở nắp, di cốt tử sĩ đã biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn còn nguyên nhưng di ảnh của ngườI quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa.

Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số hình ảnh não nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ hình ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đã để lại nơi dương thế trước khi đi vào cõi vĩnh hằng. Từ cõi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục???

Bây giờ nhiều năm đã trôi qua... Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã lắng đọng... Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đã trôi xa vào quá khứ... Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thu. Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xã Westminster, California.

Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

I. Phương pháp đánh giá một Quân Ðội.

Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rõ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đã viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao Gò Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đã kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa đê? Nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát... Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ý nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng.

Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hội. Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lý cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đã cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lý do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ "thịnh vượng" vẫn là ngườI khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. Vì vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là "kinh tế nhân". Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v...v... trong một thời lượng đã được quy ước trước. Thế rồi từ ý niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đã thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc gia. Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần "kinh tế nhân" làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tự. Thước đo đó chính là một người lính bình thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng "bỏ quân chạy lấy người". Người lính đó không phải là anh binh nhì, suốt ngày ngồi ở vọng gác thì thầm ca bài "Ky? Vật Cho Em". Người lính đó mang trong người đầy đủ "tính lính" mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. NgườI lính đó là "người lính tiêu biểu". Bây giờ chúng ta hãy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính.

II. Quá trình thụ giáo của người lính.

Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không tìm hiểu cội nguồn giáo dục đã đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó. Chế đô. CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. Vì vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống trị. Cũng vì vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục "rất Người". Trên toàn lãnh thô? VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v...v... không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lãnh tụ hay độc tôn chế độ. Đó là nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đã được hấp thụ trong toàn bộ học trình của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đã từng sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méo. Ngay sau khi "xếp bút nghiên theo việc đao cung", người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lý chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lãnh tụ hay chế độ chính trị nào.

Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại võ khí tinh thần duy nhất là lòng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội. Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lý chiến của quân đội, người lính còn được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xã hội. Người ta có thể không đồng ý với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối cãi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lãnh vực: nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lý do tại sao sau nhiều năm bi. CSVN tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xã hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc. Nhìn chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lý chiến cùng với giáo dục xã hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đã được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đã hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển tình cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ hình trôn ốc. Vạn vật vận động theo hình trôn ốc. Hình trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. Hình trôn ốc là hình vẽ diễn ý rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển tình cảm của một cá nhân,chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha me. Đó là tình con cái đối với cha mẹ (đỉnh của hình trôn ốc) Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé tìm tới tình anh chị em ruột thịt, rồi tình họ hàng gần xa, rồi tình làng xã, tình quốc gia dân tộc, tình nhân loạị.. Cứ như thế tình cảm của con người sau khi rời đỉnh hình trôn ốc đã men theo các vòng xoáy hình trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môI trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt tình cảm tự nhiên của Con Người.

III. Bản chất của người lính VNCH.

Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đã nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hãy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hảI chiến chống Trung quốc ơ? Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một "chiến sĩ chống Mỹ cứu nước" trước kia đã giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài "Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Qua. Đen". Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đã để lộ nguyên hình là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đã xác nhận điều được gọi là chiến tranh "Giải Phóng Miền Nam" do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa. Các sự thể kể trên đã mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn lòng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận tình với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đã được đền thưởng những gì? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường "vị quốc vong thân" trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một tình huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê táị "Đám Ma Tù" là điển hình của tình huống vừa kể:

"Vài tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp theo sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Vùi nông một khối hận thù sâu !!!"
NgôMinh Hằng--Thi Phẩm Gọi Đàn

Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi hình thái trận địa. Các chiến thắng Bình Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đo? Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v...v... là những thí dụ điển hình tạo nên "Quân Sư? Vàng" của QĐVNCH. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm mình theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai,Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đã ngạo nghễ chọn cái chết thay vì đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ý nghĩa của Kinh và Quyềợn trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ý nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó còn là lý do giảI thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương.

IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử.

Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đã trình bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thê? QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nào. QĐVNCH là hình ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh "bị trói tay" đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lý do chủ yếu dẫn đến "cái chết" của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giã mọi hệ lụy. Thế nhưng, ngay sau ngày bị "bức tử", QĐVNCH đã để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau:

Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rõ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là "Bầy Qua. Đen". Lo sợ lòng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng rãi và lâu dài. Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực lòng căm phẫn của nhân dân VN đốI với "Bầy Qua. Đen". Vì vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết "Victory most can celebrate" của ký gia? Gordon Dillow, đã nhắc lại các sự việc:

· VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH
· VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất.
· VC kiên trì và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, California.

Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ý hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC.

Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đã thua kém VC trên địa bàn quân sự. Tuy nhiên "Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH" là một sự thực không thể chối cãị nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đã cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lý do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai trò của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể "tránh né" vừa nói đã làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cáI bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấu. Để bác khước kiểu "hiểu lệch" kia, chúng ta hãy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopediạcom/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về lòng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH.

Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cõi bức tử. Tình trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.V. Giải trừ oan khiên. Những điều trình bày ở trên đã minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên?

Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hãy hãnh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quý vị. Quý vị gia đình cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xã hội VNCH hãy ghi khắc trong tim óc của mỗi quý vị: chúng ta đã có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đã bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính. Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hãy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và lòng ái quốc của QĐVNCH trêạn những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ý nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyềợn đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự vì nhân dân. Các loại quân đội tay sai của "Bác", của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH. Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ý nghĩa của công bằng và lẽ phải. Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Quy luật sống tự nhiên kia đòi hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xã hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân đội. Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và vì dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá trình giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xã hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như hình vớI bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. Vì vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi.

Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụy. Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang.

· Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC
· Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH
· Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm.


Người viết bài này kính cẩn đặt ba nén nhang kia dưới chân TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ Việt Mỹ ,Westminster,California. Hành động này mang hàm ý chúc mừng ngày khánh thành tượng đài. Hành động này còn là sự biểu tỏ lòng tuyệt đối tôn kính và thương yêu đối với QĐVNCH.

Đỗ Thái Nhiên


===============================================

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 – 6

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 – 6 – 2008
ANH HÙNG VÔ DANH



Linda Vu (Minesota)

– 2008

Lúc còn bé học lớp năm trường làng, bài học thuộc lòng mà tôi thích nhất là bài “Anh Hùng Vô Danh” của Đằng Phương. Trừ những lúc phải học bài, tôi nghêu ngao nó suốt ngày không biết chán: khi rửa chén, lúc bế em, ngay cả lúc ru em ngủ. Mỗi khi đọc lên tôi cảm thấy thật hãnh diện vì tôi là người Việt Nam. Tôi đã được sinh ra và sống trên một giải đất nhỏ bé nghèo nàn hình cong chữ S, nhưng là một giải đất đầy tình thương và ý chí quật cường. Nó đã được bảo vệ, nuôi nấng, hy sinh bởi biết bao công lao của các thế hệ cha ông và bằng chính máu xương của những vị anh hùng vô danh này.

Đọc bài “Anh Hùng Vô Danh” chúng ta có thể tưởng tượng được những thắng lợi lẫy lừng của tổ tiên đã anh dũng đẩy lui những cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc, giặc phương Tây và giặc phương Nam như thế nào. Để giữ gìn bờ cõi, để bảo vệ cho sự sống của gia đình, để toàn dân Việt không rơi vào tròng nô lệ của ngoại bang, “Anh Hùng Vô Danh” đã dùng chính máu xương mình, bất chấp hiểm nguy, bất chấp gian khổ, quyết một lòng hy sinh cho đại cuộc: Cứu Nguy Tổ Quốc, Giữ Vững Sơn Hà mà không màng đến vinh hoa phú quý. Với tấm lòng trung trinh ái quốc, anh hồn các Chiến Sĩ Vô Danh đã hợp với Tổ tiên và trở thành “Linh Hồn Giống Việt”:

    Họ là những anh hùng không tên tuổi,
    S ống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
    Không bao giờ được hưởng ánh vinh quang,
    Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

    Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước,
    Đã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu,
    Va làm cho những đất cát hoang vu,
    Biến thành những dải sơn hà gấm vóc.

    Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
    Không ngại xa hăng hái vượt trùng sơn,
    Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn,
    Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng.

    Họ là kẻ khi quê hương chuyển động,
    Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng,
    Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân,
    Để bảo vệ Tự-Do cho Tổ-Quốc.

    Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc,
    Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan.
    Người thất cơ đành thịt nát xương tan,
    Những kẻ sống, lòng son không biến chuyển.

    Và đến lúc nước nhà vui, thoát hiểm,
    Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.
    Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà,
    Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

    Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi,
    Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình,
    Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh,
    Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

    Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
    Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
    Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên,
    Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

    Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
    Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
    Và anh hồn chung với tấm trinh trung
    Đã hoà hợp làm linh hồn hồn giống Việt
Như mọi người đã biết, sau khi hiệp định Genève được ký vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, nước Việt Nam bị chia đôi. Miền Bắc do Hồ Chí Minh cầm quyền, theo chủ nghĩa cộng sản. Miền Nam do ông Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ Tướng, thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa, theo chính thể Tự Do Dân Chủ.

Từ đầu năm 1955 với sự viện trợ của Hoa Kỳ, ông thâu nhận quân đội quốc gia từ tay vua Bảo Đại và thành lập QLVNCH. Bảo Chính Đoàn, quân của phe Bình Xuyên, Cao Đài, và Hòa Hảo, là những lực lượng do Pháp trao lại, sau đó ông tuyển mộ thêm binh sĩ. Nhiều đơn vị mới được thành lập như Dù, Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Kích, và Biệt Động Quân. Các trường huấn luyện Sĩ Quan Hải Quân và Không Quân được thành lập ở Nha Trang,. Trường Sĩ Quan Hiện Dịch ở Đà Lạt, trường Sĩ Quan Trừ Bị ở Thủ Đức. Trường huấn luyện Hạ Sĩ Quan và Bộ Binh gồm Đồng Đế, Quang Trung, Dục Mỹ, trường Thiếu Sinh Quân và trường Truyền Tin ở Vũng Tàu. Rất nhiều sĩ quan cấp Tham Mưu Trưởng đã được đào tạo tại Mỹ, Nhật và nhiều nước khác.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) có Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ (là biểu tượng của Dân Tộc và Tự Do) và quốc ca là bài Tiếng Gọi Công Dân. Quân lực đó đã được sinh ra để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, không phải để bảo vệ đảng và làm tay sai cho cs quốc tế như quân đội nhân dân của bọn Việt gian cộng sản. Chúng ta không thể quên những chiến trận kiêu hùng của QLVNCH như: Dakto, Daksud, Bình Giả, An Lộc, Lam Sơn 719 Hạ Lào, Plei Me, Ia Drang, Ban mê thuột, Tết Mậu Thân, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, Xuân Lộc, và Hoàng Sa/Trường Sa v...v... Trong đó đặc biệt trận Plei Me/Ia Drang xảy ra năm 1965 cộng sản có ý đồ cắt miền Nam thành hai. Trận Tết Mậu Thân gây tổng nổi dậy để chiếm trọn miền Nam ép Mỹ vào bàn hội nghị. Trận Khe Sanh 1971 với ý đồ tạo một Điện Biên Phủ thứ 2, trận Xuân Lộc để tiến thẳng vào Sàigòn, và trận Hoàng Sa /Trường Sa để chiếm biển Đông.

Cựu tướng Pháp Vanuxem đã từng nhận xét: “Khi có những người chỉ huy xứng đáng ở bên họ thì người lính VNCH không thua một người lính của bất cứ cường quốc nào trên thế giới.” (LS. Phạm Kim Vinh – Cái Chết của Nam VN, trang 419, 1976).

Vào giờ phút chót của Sàigòn, một Đ/tá Dù đã trả lời nhà báo Pháp Jean Lartéguy: “Cần nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương, hay vì Minh. Chúng tôi chết vì có thói quen ưa tự do.” (LS. Phạm Kim Vinh – Cái Chết của Nam VN, trang 378, 1976.)

Và Tướng Nguyễn Khoa Nam đã cho thế giới bên ngoài biết rằng ông đã chọn cái chết để bảo vệ uy tín và danh dự cho QLVNCH, tổ chức mà ông đã nguyện tự hiến dâng đến trọn đời (LS. Phạm Kim Vinh – Cái Chết Của Nam VN, Trang 423, 1976).

QLVNCH là một quân đội ưu tú, hùng mạnh ở Đông Nam Á. Một quân đội đã chiến đấu bằng trái tim nhiệt huyết, bằng khối óc và bằng niềm tự hào dân tộc với một tinh thần đồng đội rất cao. Họ chiến đấu anh dũng và hy sinh tất cả tuổi trẻ của mình để “Bảo Quốc An Dân.” Nhưng miền Nam đã phải mất vì những nguyên do chính sau đây:

    - Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ tài chánh và quân cụ cho Miền Nam. Cắt viện trợ hỏa lực phủ đầu và tiếp cứu trong những trận đánh còn lại sau ngày ký Hiệp Định Paris ngày 20/1/1973. Vì thế hôm nay Người Việt Tỵ Nạn cần phải đi bầu thật đông để áp lực quốc hội Mỹ làm đúng.

    - Truyền thông Mỹ đã nói sai vì họ nhận những tin tức sai từ những nhà báo thân cộng. Bây giờ xin mọi người chú ý đến “truyền thông hải ngoại” hơn nữa. Truyền thông mạnh, dám nói lên sự thật, đưa tin nhanh và lan rộng là chúng ta thắng. Chúng ta cần liên hệ chặt chẽ với truyền thông Mỹ tại các địa phương để họ có tin tức đúng và hỗ trợ chúng ta tốt đẹp hơn. Kéo thêm bạn về phía ta, đừng tạo thêm kẻ thù, đó là trúng độc kế của VGCS.

    - Chiến thuật của quân đội Mỹ là “Tìm và diệt địch, nhưng không thủ thắng”. Cho địch một hậu phương và đường tiếp tế an toàn. Trong khi đó hậu phương miền Nam bị địch khuấy phá tan nát. Kinh nghiệm đó chúng ta cần phải lột trần mặt nạ những tên nằm vùng và tay sai để đánh tan những ổ hoạt động của nghị quyết # 36, dù chúng là bạn thân hay người thân, để chúng ta có một hậu phương vững mạnh hậu thuẫn cho tiền tuyến ở trong nước. Phải nghĩ đến tổ quốc trước gia đình sau như Đức Trần Hưng Đạo hay Hai Bà Trưng. Họ đã quên thù nhà lo nợ nước trước thì mới thành công được.

    - Chúng ta tất cả cũng có lỗi và sơ sót, xin để những nhà chiến lược bàn đến.
Trong Asia # 58 nhà văn Phan Nhật Nam đã nói: “QLVNCH đã thắng và đại thắng trong nhiều mặt trận để cho chúng ta được sống trong tự do 21 năm – từ 54 đế 75 – và tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng khi hết đạn để tất cả quý vị và tôi đến được bến bờ tự do trên khắp thế giới. Chúng ta đã và đang sống bằng MÁU và sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ đã nằm xuống. Hôm nay chúng ta đến đây không phải để giải trí, để tưởng nhớ mà để đền tạ và tiếp nối những chiến sĩ oai hùng đó trong công việc cứu nguy tổ quốc, giành lại Tự Do và đất biển đã mất cho Dân Tộc. Mười vị tướng cùng rất nhiều sĩ quan cấp tá, cấp úy đã chiến đấu tới cùng với chiến sĩ của mình để chận bước tiến của cộng sản vào SG. Giờ phút cuối họ đã tuẫn tiết vì không muốn đầu hàng địch và vì 4 chữ “VIỆT NAM CỘNG HÒA.”

Khắp 4 biển 5 châu, chế độ cộng sản đã chứng tỏ họ là đại họa của nhân loại. Họ thành công trong sách lược tàn sát, tra tấn, bỏ tù hàng trịệu triệu người dân vô tội, nhưng họ thất bại trong việc chiếm con tim của mọi người. Ờ VN họ đang ngồi trên núi xương sông máu và đặt dân tộc VN vào xiềng nô lệ của Trung Cộng. Dưới ách thống trị của thực dân người Việt không bỏ nước ra đi. Nhưng khi cộng sản giải phóng tới đâu thì người dân ở đó phải chạy trốn. Họ chạy trốn chính những kẻ đến giải phóng họ, vì sống dưới chế độ cộng sản là một tuyệt vọng, tuyệt vọng không được làm người.

Chúng ta đi tỵ nạn để đem TỰ DO về cho quê hương. Không phải để ngủ quên và sống ươn hèn trong hưởng thụ. Xin đừng quên những oan hồn của những người đã mất và tiếng kêu than rên siết của DÂN OAN đang tranh đấu cho bất công họ đang phải chịu, cho miếng cơm, manh áo, nhà ở mà họ đã bị cướp mất.

Ai là chiến sĩ vô danh của thời đại chúng ta? Họ là:

    * Trên 2 triệu thường dân và binh sĩ chết vì chiêu bài “cứu quốc” của Việt Minh từ 1945-1954. Họ đã bị lừa!

    * Chương trình Cải Cách Ruộng Đất trong thập niên 1950 có 47, 000 người Bắc Việt đã bị đấu tố và bắn chết, một số bị cô lập để chết đói hoặc tự tử, gây bao đau khổ khốn đốn cho hàng trăm nghìn người thân quyến của họ.

    * 1,600,000 thường dân miền Nam bị Việt cộng tàn sát trong thời kỳ chiến tranh từ 1962 đến 1975.

    * 10,000 hoặc hơn thường dân miền Nam bị Việt cộng tàn sát trong vụ tấn công tết Mậu Thân.

    * 20,000 binh sĩ VNCH tử trận trong vụ tết Mậu Thân (1968)

    * 100,000 binh sĩ MTGPMN và cs Bắc Việt tử trận trong vụ tết Mậu Thân.

    * 300,000 binh sĩ của cả hai bên và thường dân chết từ tháng giêng đến đầu tháng 5 – 1975.

    * 500,000 hay hơn thuyền nhân chết trên biển Đông (bị bắn chìm, bị lật tàu, bị hải tặc giết bị chết vì đói hay bệnh, bị ngụy quân Việt gian cs cải trang làm cướp biển hãm hiếp hoặc quăng những trẻ thơ xuống biển)

    * 70,000 tới 80,000 tù nhân chính trị chết trong các trại giam của cs VN từ 1975.

    * Hàng trăm tù nhân chính tri chạy trốn bị bắn chết hay chết trong rừng. Một số vợ con của sĩ quan QLVNCH khi đi thăm chồng đã bị lũ coi tù trá hình làm cướp hãm hiếp, bắn giết.

    * 100,000 hay hơn binh sĩ cộng sản VN tử trận và bị giết tại Cam Bốt. Hầu hết những chí nguyện quân miễn cưỡng này là thanh niên miền Nam.

    * 20,000 Việt kiều hay hơn bị cáp duồn ở Cam Bốt từ 1975 tới nay.

    * Vì cộng sản VN muốn: “thành phố cũ dành cho người chế độ mới. Kinh tế mới dành cho người chế độ cũ”, hàng trăm ngàn người chết tại các vùng kinh tế mới vì bệnh hay vì đói rét. Chúng thi đua vơ vét, cướp bóc và đánh tư sản ở miền Nam.

    * Hàng chục nghìn người chết vì điện giựt, mìn, tàu chìm, thú rừng, bão lụt vì đê điều không được bảo trì.

    * Hiện nay hàng vạn người Việt bị khủng bố, sát hại, rượt đuổi và nhục mạ tại các nước Đông âu, Cam Bốt, Thái Lan, Hồng Kông và các công nhân của các hãng xưởng tại VN đang bị chủ Trung cộng cho cán bộ đánh đập và bóc lột.

    * Nhiều nhà văn đã bị tù đầy, bóp nghẹt, đàn áp trong thập niên 50 – 60 và từ sau 75.

    * Hơn một triệu thương phế binh cộng sản, chưa kể thương phế binh VNCH (cố TS. Dư Phước Long - Bản Cáo Trạng 50 năm tội ác cộng sản – ông viết trước khi chưa có cuộc tranh đấu của Cha Lý).

    * Cộng thêm với số người đã hy sinh ở trên, xin đừng quên trong chiến dịch “chiến tranh nhân dân” để thi hành chiến lược “lấy nông thôn vây thành thị” không biết bao nhiêu người dân đã phải chết. Ngay cả những người đã đóng góp, đã nuôi địch, kể cả những tướng cs đã thắng trận. Thật không sao kể xiết!
Họ chính là những anh hùng vô danh của thời đại chúng ta.

Chúng ta hãy ngậm ngùi, xót thương cho những chiến sĩ vô danh, và đoàn kết lại. Biến đau thương thành hành động, giải cứu cho 83 triệu người đang đau khổ và ngăn chận làn sóng đỏ Trung cộng đang muốn nuốt trôi nước Việt Nam thương yêu của chúng ta.

Theo gương quyết chí của Trần Hưng Đạo: “Đầu tôi chưa rơi xin Bệ Hạ đừng đầu hàng” toàn quân toàn dân chúng ta hãy đứng lên cứu nước. Đây là cuộc Cách Mạng Toàn Diện cho Việt Nam. Quân đội của chúng ta là tất cả mọi người: già, trẻ, nam, nữ. Vũ khí của chúng ta là lời nói để vạch trần mọi gian dối và độc ác. Hỏa lực của chúng ta là thống nhất ý chí, niềm tin quyết thắng và đoàn kết không sờn. Sức mạnh của chúng ta:

- Ở hải ngoại, gồm sức mạnh của truyền thông, các cộng đồng, các đoàn thể, các tôn giáo hợp với sức mạnh của các tổ chức của QLVNCH,- Ở trong nước, gồm tầng lớp nhân dân bị trị và những thành phần còn nặng lòng yêu nước.

Miền Nam bị cướp mất một cách gian lận sau Hiệp Định Paris nên chúng ta phải tạm ngưng để chỉnh đốn lại hàng ngũ, kiểm điểm thực lực, thay đổi chiến thuật chứ không phải đầu hàng. QLVNCH là một tổ chức chặt chẽ, được mọi người tin tưởng và kính nể, là một sức mạnh mà cs VN rất sợ. Vì thế Việt Gian cộng sản cố mua chuộc những người ham danh, ham lợi để gây chia rẽ, để làm cho sức mạnh đó yếu đi, mong rằng chúng sẽ mãi được ngồi trên chiếc ghế “độc tài đảng trị” mà Nga sô và trung Cộng đã dựng lên cho chúng.

Nhưng khối “tỵ nạn cs hải ngoại” đang thành công, sức ép của hải ngoại đã làm cho VGCS phải thay đổi. Chúng ta cần phải ép mạnh hơn nữa để công an và quân đội sẽ hợp sức với chúng ta. Quân đội của bọn Việt gian đã có rạn nứt từ 2007.

Vì lầm lỡ, dễ tin, cả nước đã bị lừa, chúng ta đã để hơn 10 triệu người phải chết một cách tức tưởi. Nhân ngày Quân Lực chúng ta hãy cùng nhau viết lên một trang sử mới cho dân tộc. Đừng chĩa mũi dùi vào nhau, tất cả hãy chĩa mũi dùi vào kẻ thù chung là đảng cộng sản VN, là chính quyền gian tham, lừa lọc và phản quốc của VGCS. Họ bóc lột người dân chỉ để phục vụ quyền lợi của Nga Tàu. Xin các anh công an và quân đội ở trong nước, các anh nằm vùng và tay sai ở hải ngoại, với tinh thần yêu nước cao độ, xin các anh hãy cùng QLVNCH và toàn dân đứng lên cứu nước, mau chấm dứt nạn giam giữ và giết người vô cớ - họ là người Việt Nam; mau giải cứu tất cả những nhà tranh đấu và những người dân vô tội đang bị giam trong các nhà tù là những địa ngục của trần gian – họ là người Việt Nam; và cứu nước Việt Nam không bị xóa tên trên bản đồ thế giới vì phải trở thành một Tây Tạng của Trung cộng. Cầu xin anh hồn của các chiến sĩ vô danh phù hộ cho Cờ Vàng 3 sọc đỏ sẽ thay thế Cờ Đỏ Sao Vàng – một ngọn cờ đại diện cho ngoại bang, cho máu và nước mắt của hơn 10 triệu người dân Việt vô tội đã hy sinh – để toàn dân Việt Nam được sống trong TỰ DO và HẠNH PHÚC thật sự.

Linda Vũ (Minnesota)
Lá Cờ Vàng Nền Cộng Hòa Tổ Quốc Việt Nam Là Một
Ngày 19/06/2008 - Phan nhật Nam



    Cờ bay!
    Cờ bay!
    Giữa vũng lửa
    Trầm trầm dân, lính nước mắt ứa
    Một lần Cờ bay Vàng thành xưa
    Bao phần máu xương Người Việt đổ...
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chung của tất cả Chúng Ta - Dân Tộc nơi Phương Nam dựng phận nghiệp Khổ Đau nhưng Siêu Việt. Cờ Vàng Ba Sọc đỏ là mối biễu tượng thuần thành, chính thống nhất. Bởi Cờ đã dựng lên uy nghi suốt giải quê hương từ Ải Nam Quan, miền núi cực bắc Đồng Đăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Mũi Cà Mâu, vùng đầm lầy Quản Long, An Xuyên, cuối nguồn Cửu Long, Sông Cái.


    Dẫu Cờ mất đi quyền hiện diện chính trị.
    Nhưng Cờ vẫn linh thiêng vĩnh hằng tồn tại nơi trái tim, và hơi thở chúng ta.
    Cờ bay không ngừng như máu chảy tự thân.
    Lá Cờ Vàng - Nền Cộng Hòa - Tổ Quốc Việt Nam là Một.
Ngày 26 Tháng Mười, Năm 1955, nền Cộng Hòa khai sinh ở Thủ Đô Sài Gòn với danh hiệu chính thức: Việt Nam Cộng Hòa thay thế danh hiệu Quốc Gia Việt Nam, thể chế chính trị thành hình từ 8 tháng Ba, 1949, ngày Hiệp Ước Elysée ký kết giữa Tổng Thống Cọng Hòa Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại chấm dứt 65 năm thuộc Pháp (1884-1949). Chức vụ nguyên thủ quốc gia, "Tổng Thống thay thế danh xưng Quốc Trưởng". Ngày 8 tháng 3, 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa chính thức công bố Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ, Quốc Huy của nước là hình Cây Trúc biễu tượng Tinh Thần Chính Nhân, Đại Nghĩa của Dân Tộc Việt Nam. Chúng ta hôm nay cần nhắc lại những sự kiện, thời điểm lịch sử kể trên để cùng nhau xác chứng lại một điều hiễn nhiên: Lá Cờ Vàng, danh hiệu Việt Nam Cộng Hòa là một Thực Thể Chính Trị- Biễu Tượng Quốc Gia- Lý Chính Nghĩa- Sức Chiến Đấu của vạn, triệu Người Việt dài theo cùng Thế Kỷ 20 và trước đây, lẫn mai hậu. Dẫu hôm nay có những âm mưu đê tiện, thâm độc đòi xoá bỏ đi biễu tượng cao quý nhiệm mầu trên vì nại cớ chúng đã có liên hệ với những nhân sự, vụ việc gây nhiều lầm lỡ của giai đoạn từ sau cuộc đại chiến thế giới lần hai (1945) đến ngày thiên thu uất hận 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải vô cùng sáng suốt cảnh giác trước mưu hiễm của kẻ nghịch cùng đồng lõa và kiên trì giữ vững niềm tin, sức chiến đấu: Bởi máu của anh em ta, của cả dân tộc khổ nạn đã tô thắm thêm ba đỏ vạch sắc son nầy. Và Cộng Hòa không chỉ là danh xưng về thể chế chính trị, nhưng là mục đích tối thượng của toàn khối Người Việt luôn kiên tâm thực hiện Sống xứng đáng Giá Tri. Con Người, giữ gìn bền bỉ Phẩm Tính Dân Tộc. Nền Cộng Hòa, Cờ Tam Tài "Xanh-Trắng-Ðỏ" luôn là biễu tượng huy hoàng, vĩ đại của Dân Tộc Pháp, và cũng của toàn nhân loại về nỗ lực thực hiện ý niệm "Cộng Hòa-Tự Do Dân Chủ", dẫu Cách Mạng 1789 phải trả bằng giá máu kinh hoàng của bao người vô tội do tay những kẻ khủng bố tàn nhẫn. Mao Trạch Đông đã không tùy nghi vô cớ liên kết cách mạng vô sản với cuộc Chiến Tranh Nha Phiến 1884 giữa Triều Đình nhà Thanh với những đại cường Tây Phương trong buổi lễ vĩ đại ngày 1 tháng 10, 1949 nơi Quảng Trường Thiên An Môn mừng lần thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân - Bởi đấy là Truyền Thống chiến đấu giữ nước của Dân Tộc Trung Hoa. Chúng ta không thể tạo dựng nên điều vô cớ, bởi lá Cờ Vàng quả thật đã thấm đẫm lượng máu vô hạn của lớp lớp Người Việt quyết tử để Dân Tộc tồn sinh. Giòng máu oanh liệt của nhị vị Trưng Nữ Vương hòa xuống Hát Giang năm 43 lúc nước vừa mới tượng hình được tiếp nối với lượng sóng sông Bạch Đằng của kỳ giữ nước quang vinh, Thế Kỷ 13 quân Nhà Trần đánh tan ba lần đạo binh bách thắng Nguyên Mông. Từ bậc quân vương, đến người lính đầu bạc, cũng như ngựa đá phải chồn chân, hãn huyết xông lên trận tiền giữ nước. Đấy cũng là giòng máu kiên trung, hiến thân cho mệnh nước hằng tuôn chảy không ngừng khi Chiến Hạm Nhựt Tảo-Hải Quân 10 chìm xuống, hòa lẫn màu biển Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974, cùng thân xác Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, và những Người Lính Hải Quân Quân Lực Cộng Hòa giữ gìn trời, biển phương Nam. Thế nên, Cờ không chỉ giới hạn là biễu hiện của riêng những chế độ cầm quyền, với Quốc Gia Việt Nam hay hai nền Cộng Hòa. Và Cộng Hòa là ý niệm tối thượng của cuộc sống- chiến đấu bất tận trên vùng đất lửa phương Nam. Dẫu sống vô cùng nguy biến đau thương như hằng hằng những đoàn người chạy loạn cộng sản-Từ cuộc di cư vĩ đại năm 1954 rời bỏ Miền Bắc; lần chạy nạn Tổng Công Kích Mậu Thân 1968; cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa suốt ba vùng đất nước năm 1972, và lần oan khốc uất hận khi mất Cao Nguyên từ ngày 10 tháng 3, 1975 để đến hôm nay hiện thực với hai triệu người có mặt ở hải ngoại ố Những NGƯỜI VIỆT TY. NẠN CỘNG SẢN ĐỂ THỰC HIỆN Ý NIỆM CỘNG HÒA. Vậy, chúng ta phải khẳng định lại thêm một lần: Lá Cờ Vàng - Danh Hiệu Cộng Hòa là sức mạnh chuyển giòng đấu tranh xuyên suốt lịch sử từ những lần vị quốc vong thân sáng ngời trung liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương khi thành mất; của Trương Công Định, liệt sĩ Vàm Láng, Gò Công; của Nguyễn Trung Trực với chiến công vang động giòng Vàm Cỏ, Long An: "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", cho đến lần Cờ lên trên Kỳ Đài Cố Đô Huế, sáng Mùa Xuân Mậu Thân, 24 tháng Hai, 1968.


    Quân dân ta nên một lần bật khóc
    Khi lá Cờ Vàng Ba Sọc
    Lừng lững lên cao
    Giữa mờ sương xứ Huế sáng Xuân nào!
Danh hiệu Cộng Hòa bao gồm trong lời hô uy dũng của mười ba Liệt Sĩ Quốc Dân Đảng "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" nơi Yên Bái, sáng sông núi gờn gợn đau thắt, 17 tháng 6, 1930, không khác ý niệm quyết tử "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm" của trung đội lính Nhảy Dù do Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái chỉ huy, đã chọn giây phút báo đền ân nghĩa quê hương với chính xác thân mình nỗ tung bởi trái lựu cuối cùng, buổi sáng 30 tháng Tư, 1975 nơi bùng binh Ngã Sáu, Chợ Lớn. Danh hiệu Cộng Hòa linh thiêng kia đã bừng lên soi rạng khoảng trời đất u tối sáng 29 tháng 4, 1975 khi chiếc Hỏa Long C119 của Trung Úy Nguyễn Văn Thành bốc cháy trên không gian Tân Sơn Nhất, Gia Định. Và giá trị Cộng Hòa mải mải tồn tại trong thanh âm quyết liệt của Hồ Ngọc Cẩn, Trần Văn Bá khi đối diện với nòng súng của trung đội hành hình. Chúng ta hôm nay cũng tương tự tình cảnh của những người Việt lưu vong đầu thế kỷ ở Sa Khôn, Thái Lan, với tất lòng đau xót như đã một lần được Tú Tài Đặng Thúc Hứa, đồng chí của nhị vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh diễn dạt khi nhớ về quê nhà đang trong cơn điêu linh nhục thãm:


Vùng Quê Hải, gió tanh mưa máu, án ba đào vì tình thế xui nên.
Cõi Viêm Bang, núi thịt cồn xương, nỗi bi thảm xưa nay chưa có.
Ngoài ngàn dặm trông về cố quốc,
Non sầu bể thảm, quặn ruột gan chín khúc tơ vò.
Cuộc trăm năm tưởng tới đồng tâm,
Cỏ úa hoa dàu, dẫu sắt đá cũng hai hàng lệ nhỏ.


Nỗi Đau cào xé nầy luôn bừng bừng cùng mối Ước Nguyện sắc son - Lần dựng lên trong nắng Miền Nam mầu uy nghi rực rỡ Cờ Vàng, và câu hát đã một lần vang động núi sông lẫm liệt cảm động ánh sáng vĩnh cửu Cộng Hòa.

Cờ bay! Cờ bay!
Trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu!!

CHÚNG TA PHẢI HÁT LẠI THÊM MỘT LẦN CÂU HÁT BI HÙNG NẦY TRÊN TOÀN CÕI QUÊ HƯƠNG

Viết để nhắn nhở, vững tin Nghĩa Lớn - Việt Nam Cộng Hòa

Phan nhật Nam

26 Tháng Mười, 1955 — 26 Tháng Mười, 2002
Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


22222222222222222222222222222222222222222222222

Saturday, June 28, 2008

19/06/2008



Ngày 19/06/2008
Phan nhật Nam


Cờ bay!
Cờ bay!

Giữa vũng lửa
Trầm trầm dân, lính nước mắt ứa
Một lần Cờ bay Vàng thành xưa
Bao phần máu xương Người Việt đổ...

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chung của tất cả Chúng Ta - Dân Tộc nơi Phương Nam dựng phận nghiệp Khổ Đau nhưng Siêu Việt. Cờ Vàng Ba Sọc đỏ là mối biễu tượng thuần thành, chính thống nhất. Bởi Cờ đã dựng lên uy nghi suốt giải quê hương từ Ải Nam Quan, miền núi cực bắc Đồng Đăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Mũi Cà Mâu, vùng đầm lầy Quản Long, An Xuyên, cuối nguồn Cửu Long, Sông Cái.

Dẫu Cờ mất đi quyền hiện diện chính trị.
Nhưng Cờ vẫn linh thiêng vĩnh hằng tồn tại nơi trái tim, và hơi thở chúng ta.
Cờ bay không ngừng như máu chảy tự thân.
Lá Cờ Vàng - Nền Cộng Hòa - Tổ Quốc Việt Nam là Một.

Ngày 26 Tháng Mười, Năm 1955, nền Cộng Hòa khai sinh ở Thủ Đô Sài Gòn với danh hiệu chính thức: Việt Nam Cộng Hòa thay thế danh hiệu Quốc Gia Việt Nam, thể chế chính trị thành hình từ 8 tháng Ba, 1949, ngày Hiệp Ước Elysée ký kết giữa Tổng Thống Cọng Hòa Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại chấm dứt 65 năm thuộc Pháp (1884-1949). Chức vụ nguyên thủ quốc gia, "Tổng Thống thay thế danh xưng Quốc Trưởng". Ngày 8 tháng 3, 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa chính thức công bố Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ, Quốc Huy của nước là hình Cây Trúc biễu tượng Tinh Thần Chính Nhân, Đại Nghĩa của Dân Tộc Việt Nam. Chúng ta hôm nay cần nhắc lại những sự kiện, thời điểm lịch sử kể trên để cùng nhau xác chứng lại một điều hiễn nhiên: Lá Cờ Vàng, danh hiệu Việt Nam Cộng Hòa là một Thực Thể Chính Trị- Biễu Tượng Quốc Gia- Lý Chính Nghĩa- Sức Chiến Đấu của vạn, triệu Người Việt dài theo cùng Thế Kỷ 20 và trước đây, lẫn mai hậu. Dẫu hôm nay có những âm mưu đê tiện, thâm độc đòi xoá bỏ đi biễu tượng cao quý nhiệm mầu trên vì nại cớ chúng đã có liên hệ với những nhân sự, vụ việc gây nhiều lầm lỡ của giai đoạn từ sau cuộc đại chiến thế giới lần hai (1945) đến ngày thiên thu uất hận 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải vô cùng sáng suốt cảnh giác trước mưu hiễm của kẻ nghịch cùng đồng lõa và kiên trì giữ vững niềm tin, sức chiến đấu: Bởi máu của anh em ta, của cả dân tộc khổ nạn đã tô thắm thêm ba đỏ vạch sắc son nầy. Và Cộng Hòa không chỉ là danh xưng về thể chế chính trị, nhưng là mục đích tối thượng của toàn khối Người Việt luôn kiên tâm thực hiện Sống xứng đáng Giá Tri. Con Người, giữ gìn bền bỉ Phẩm Tính Dân Tộc. Nền Cộng Hòa, Cờ Tam Tài "Xanh-Trắng-Ðỏ" luôn là biễu tượng huy hoàng, vĩ đại của Dân Tộc Pháp, và cũng của toàn nhân loại về nỗ lực thực hiện ý niệm "Cộng Hòa-Tự Do Dân Chủ", dẫu Cách Mạng 1789 phải trả bằng giá máu kinh hoàng của bao người vô tội do tay những kẻ khủng bố tàn nhẫn. Mao Trạch Đông đã không tùy nghi vô cớ liên kết cách mạng vô sản với cuộc Chiến Tranh Nha Phiến 1884 giữa Triều Đình nhà Thanh với những đại cường Tây Phương trong buổi lễ vĩ đại ngày 1 tháng 10, 1949 nơi Quảng Trường Thiên An Môn mừng lần thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân - Bởi đấy là Truyền Thống chiến đấu giữ nước của Dân Tộc Trung Hoa. Chúng ta không thể tạo dựng nên điều vô cớ, bởi lá Cờ Vàng quả thật đã thấm đẫm lượng máu vô hạn của lớp lớp Người Việt quyết tử để Dân Tộc tồn sinh. Giòng máu oanh liệt của nhị vị Trưng Nữ Vương hòa xuống Hát Giang năm 43 lúc nước vừa mới tượng hình được tiếp nối với lượng sóng sông Bạch Đằng của kỳ giữ nước quang vinh, Thế Kỷ 13 quân Nhà Trần đánh tan ba lần đạo binh bách thắng Nguyên Mông. Từ bậc quân vương, đến người lính đầu bạc, cũng như ngựa đá phải chồn chân, hãn huyết xông lên trận tiền giữ nước. Đấy cũng là giòng máu kiên trung, hiến thân cho mệnh nước hằng tuôn chảy không ngừng khi Chiến Hạm Nhựt Tảo-Hải Quân 10 chìm xuống, hòa lẫn màu biển Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974, cùng thân xác Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, và những Người Lính Hải Quân Quân Lực Cộng Hòa giữ gìn trời, biển phương Nam. Thế nên, Cờ không chỉ giới hạn là biễu hiện của riêng những chế độ cầm quyền, với Quốc Gia Việt Nam hay hai nền Cộng Hòa. Và Cộng Hòa là ý niệm tối thượng của cuộc sống- chiến đấu bất tận trên vùng đất lửa phương Nam. Dẫu sống vô cùng nguy biến đau thương như hằng hằng những đoàn người chạy loạn cộng sản-Từ cuộc di cư vĩ đại năm 1954 rời bỏ Miền Bắc; lần chạy nạn Tổng Công Kích Mậu Thân 1968; cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa suốt ba vùng đất nước năm 1972, và lần oan khốc uất hận khi mất Cao Nguyên từ ngày 10 tháng 3, 1975 để đến hôm nay hiện thực với hai triệu người có mặt ở hải ngoại ố Những NGƯỜI VIỆT TY. NẠN CỘNG SẢN ĐỂ THỰC HIỆN Ý NIỆM CỘNG HÒA. Vậy, chúng ta phải khẳng định lại thêm một lần: Lá Cờ Vàng - Danh Hiệu Cộng Hòa là sức mạnh chuyển giòng đấu tranh xuyên suốt lịch sử từ những lần vị quốc vong thân sáng ngời trung liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương khi thành mất; của Trương Công Định, liệt sĩ Vàm Láng, Gò Công; của Nguyễn Trung Trực với chiến công vang động giòng Vàm Cỏ, Long An: "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", cho đến lần Cờ lên trên Kỳ Đài Cố Đô Huế, sáng Mùa Xuân Mậu Thân, 24 tháng Hai, 1968..

Quân dân ta nên một lần bật khóc
Khi lá Cờ Vàng Ba Sọc
Lừng lững lên cao
Giữa mờ sương xứ Huế sáng Xuân nào!

Danh hiệu Cộng Hòa bao gồm trong lời hô uy dũng của mười ba Liệt Sĩ Quốc Dân Đảng "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" nơi Yên Bái, sáng sông núi gờn gợn đau thắt, 17 tháng 6, 1930, không khác ý niệm quyết tử "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm" của trung đội lính Nhảy Dù do Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái chỉ huy, đã chọn giây phút báo đền ân nghĩa quê hương với chính xác thân mình nỗ tung bởi trái lựu cuối cùng, buổi sáng 30 tháng Tư, 1975 nơi bùng binh Ngã Sáu, Chợ Lớn. Danh hiệu Cộng Hòa linh thiêng kia đã bừng lên soi rạng khoảng trời đất u tối sáng 29 tháng 4, 1975 khi chiếc Hỏa Long C119 của Trung Úy Nguyễn Văn Thành bốc cháy trên không gian Tân Sơn Nhất, Gia Định. Và giá trị Cộng Hòa mải mải tồn tại trong thanh âm quyết liệt của Hồ Ngọc Cẩn, Trần Văn Bá khi đối diện với nòng súng của trung đội hành hình. Chúng ta hôm nay cũng tương tự tình cảnh của những người Việt lưu vong đầu thế kỷ ở Sa Khôn, Thái Lan, với tất lòng đau xót như đã một lần được Tú Tài Đặng Thúc Hứa, đồng chí của nhị vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh diễn dạt khi nhớ về quê nhà đang trong cơn điêu linh nhục thãm:

Vùng Quê Hải, gió tanh mưa máu, án ba đào vì tình thế xui nên.

Cõi Viêm Bang, núi thịt cồn xương, nỗi bi thảm xưa nay chưa có.

Ngoài ngàn dặm trông về cố quốc,
Non sầu bể thảm, quặn ruột gan chín khúc tơ vò.

Cuộc trăm năm tưởng tới đồng tâm,
Cỏ úa hoa dàu, dẫu sắt đá cũng hai hàng lệ nhỏ.
Nỗi Đau cào xé nầy luôn bừng bừng cùng mối Ước Nguyện sắc son.

- Lần dựng lên trong nắng Miền Nam mầu uy nghi rực rỡ Cờ Vàng, và câu hát đã một lần vang động núi sông lẫm liệt cảm động ánh sáng vĩnh cửu Cộng Hòa.

Cờ bay! Cờ bay!
Trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu!!

CHÚNG TA PHẢI HÁT LẠI THÊM MỘT LẦN CÂU HÁT BI HÙNG NẦY TRÊN TOÀN CÕI QUÊ HƯƠNG

Viết để nhắn nhở, vững tin Nghĩa Lớn - Việt Nam Cộng Hòa

26 Tháng Mười, 1955 — 26 Tháng Mười, 2002.

Phan nhật Nam


000000000000000000000000000000000000000000000000000


Nguyễn Văn Hai 8




9




10

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLUERT3wLmsQnpQaasBIXAOmxXZswcXM3cLBb2oSlMMLBKAXcIdKIIxxwWsxVrea9IiXI9ujXdck5xstJwXbYxTn9uoGD2OJyVmVRJOedE3_6wbmZOEUzc929V_HHEdA6evuE151x4_Wc/s1600/hdh4.jpg
11


12


13

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5IYbYTuDTwGyakrZ0KNQbiyJLvrpyKUHHFBBXrxJOCP8vdo1bUyhTjPclzkfrkNd9TebGwQj09-PqLSTfZcjWAusjlIA1ueNzCYo2SOp-gW1cCoTpLmobVlkIUXmmJap8pMc_DwCWBS0/s1600/image014.gif
14


15


16



17



18



19



21

Đàn vọng cổ trên organ (Keyboard Hữu Hòa) Luân Lê https://youtu.be/fLRuZRkQ9xc

20




7


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...