Wednesday, May 1, 2019



THÉP ĐEN









Đặng Chí Bình

THÉP ĐEN 1





48. Một tổ chức tình báo từ trước 1954
https://thepden.wordpress.com/2013/01/12/48-mot-to-chuc-tinh-bao-tu-truoc-1954/



16. Điệp Vụ C47
https://thepden.wordpress.com/2013/01/12/16-diep-vu-c47/



30. Vụ Án Sông Gianh
https://thepden.wordpress.com/2013/01/12/30-vu-an-song-gianh/

===================

Vinh Danh Người Nhái.


Khi các toán đã đi lao động rồi, trại vắng teo, mỗi buồng chỉ còn lèo khèo mấy người mệt, bịnh. Tôi ngồi đọc sách một lúc, mỏi cả mắt. Đang định ra sân làm vài động tác thể dục cho đỡ mỏi người thì mắt tôi chợt nhìn xuống sàn dưới, phía đối diện, thấy một anh ngồi thụt mãi vào trong góc sàn. Anh ngồi xổm, quấn chặt cái chăn chỉ thò ra đầu và 2 con mắt. Mắt anh cũng đang ngước nhìn tôi đăm đăm, ánh lên niềm vui chào đón; trong khi tôi cũng tươi nét mặt nhìn, để đáp lại nhã ý của anh, lòng tôi vẫn bàng bạc, ngạc nhiên: Anh là một trong bốn Người Nhái mới đến trại, anh cũng ở toán 2. Sáng nay, rõ ràng không thấy anh xuống y tế khám bịnh mà? Tuy trong lòng tôi hơi băn khoăn, nhưng chưa tiện hỏi. Tôi trèo xuống, ghé sang chỗ anh đon đả:

– Có biết hút thuốc lào không?

Anh mở chăn, xoay hẳn người ra niềm nở:

– Có, hút kỹ ấy chứ!

https://youtu.be/Qwzen3z3Gmw

Nhìn 2 cái đầu gối của anh ngồi, cao gần chấm tai anh. Anh mặc mỗi chiếc quần đùi, do quần dài cũ của trại xé ra, nên gấu quần lờm xờm, lua tua. Thảo nào, anh phải quấn chăn. Ngay từ những phút ban đầu, chả hiểu sao tôi cảm thấy rất mến anh, và hình như anh cũng dành cho tôi lòng thiện cảm đặc biệt. Nghe giọng nói của anh hơi một chút cợn, để rồi khi biết tên anh là Lầu Chí Chăn, người Nùng. Tôi lại hân hoan ca tụng giọng nói tiếng Kinh quá sõi của anh. Còn một điều nữa, anh có một người mẹ già, hiện đang sống ở vùng cây Da Sà, Chợ Lớn. Người mẹ đó vẫn ngày đêm mỏi mòn ngóng chờ người con trai đã đi phương trời nào mất tăm, cũng tương tự giống tình cảnh mẹ của tôi.




https://www.youtube.com/embed/0FJZU85HgEU

Sau vài câu thăm hỏi, tôi đã hiểu, hai ngày trước anh bị đi kiết ra máu. Đêm qua mới cầm, vì vậy y tá cho anh nghỉ thêm ngày hôm nay. Rất lạ lùng là chỉ hơn một giờ sau, chúng tôi đã thân nhau ngay. Cả ngày hôm ấy, tôi đã chả đọc được tí sách nào. Tôi trèo xuống sàn dưới, hai anh em nằm đắp chăn chung, trao hỏi chuyện cuộc đời. Từ vài câu han hỏi lúc Chăn bị bắt, câu chuyện cứ gợi dần trí tò mò của tôi. Cuối cùng, không dằn được lòng, tôi đã đề nghị Chăn hãy tường thuật lại từ lúc bắt đầu vào ngành Biệt Hải cho tới khi bị bắt. Do lòng thiện cảm đã có sẵn với tôi, phần khác, có lẽ cũng muốn cởi mở một mảnh đời cho một người đang háo hức, chăm chú lắng nghe, vì vậy sơ lược, Chăn đã kể lại đời Chăn như sau:



https://youtu.be/kpRbj2GZuCY

Là một người sắc tộc thiểu số nhưng cũng là người Việt, tuy gia đình anh vẫn dùng tiếng Quãng Đông là chính, quan điểm của Chăn: đây là cũng là quê hương Tổ Quốc của Chăn. Chính vì thế, khi có một chút trí khôn, hiểu biết, anh đã xin vào một trường Kinh để học chữ quốc ngữ. Cũng do học ở trường Việt nên Chăn quen biết rất nhiều bạn bè người Kinh.

Ngay từ lúc còn 9 – 10 tuổi, (từ đây là lời tâm sự của Chăn) tôi có một ông chú họ trên vùng Blao. Mỗi lần, ông chú xuống Chợ Lớn để thăm bố mẹ tôi, thường dẫn tôi đi chơi. Ông rất thương tôi và tôi cũng yêu kính ông như cha.

Khoảng năm 1959, vào một ngày Chủ Nhật, đột nhiên có người con trai của ông chú từ Blao xuống báo cho biết một tin rụng rời: Bố đã bị Cộng Sản đem ra phía sau nhà chặt đầu đêm hôm qua. Từ lòng mến thương người chú, một ý niệm đã hằn sâu vào bộ óc ngây thơ của tôi. Tại sao Cộng Sản dã man, tàn ác thế? Dù con mơ hồ chưa rõ ràng, nhưng tôi đã thấy Cộng Sản là kẻ phi nghĩa. Nếu tôi luyện được những bí kíp như những cao thủ trong truyện chưởng, tôi sẽ đi tiêu diệt Cộng Sản.

Sau này, càng ngày càng lớn lên, tôi nhìn thấy chung quanh, có nhiều bạn bè người Kinh cũng như người Nùng xin gia nhập quân đội để đi đánh Cộng Sản; lòng tôi càng háo lức thăm hỏi đó đây. Cuối năm 1963, lúc này tôi đã 21 tuổi. Do cơ thể cường tráng, cao lớn, lại rất thích bơi lội nên tôi đã nhờ một người Kinh, giới thiệu để tôi xin gia nhập lực lượng Người Nhái. Do sự nỗ lực, quyết tâm của tôi, tôi vẫn kiên trì làm nhiều thủ tục theo yêu cầu, nhất là khâu khám sức khỏe. Kết quả, đầu tháng 2 năm 1964, tôi được tuyển chọn đưa ra Đà Nẵng để dự lớp huấn luyện.

Huấn luyện gồm nhiều môn, nhưng chủ yếu là tình báo và phá hoại. Theo lịch trình thời gian sẽ học tập, huấn luyện trong vòng 8 tháng. Sau đó sẽ được huấn luyện bổ túc theo yêu cầu của mỗi chuyến công tác khác nhau. Trong thời gian huấn luyện được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I.

Gồm 6 tuần lễ, chuyên về thể dục, thể thao để thử nghiệm thể lực và sức chịu đựng dẻo dai của mỗi khóa sinh trong môi trường ở rừng núi cũng như ở biển cả. Trong 6 tuần này, có một tuần lễ cuối cùng, được gọi là “tuần lễ địa ngục”. Phải nói rằng gần như 24/24 thời gian của một ngày không được ngủ, nghỉ ngơi.

Huấn luyện viên được chia làm 3 tốp, thay phiên nhau để quần thảo khóa sinh. Họ cũng được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 giờ. Không kể ngày hay đêm, bắt khóa sinh phải liên tục chạy, nhẩy, tập tành tối đa. Trong tuần lễ địa ngục này, có rất nhiều khóa sinh bị loại. Nếu khóa sinh nào vượt qua được tuần lễ gắt gao này thì được coi như tạm đủ tiêu chuẩn để tiếp tục theo học giai đoạn II. Tuy vậy, vẫn còn một trường hợp nữa, khóa sinh cũng sẽ bị loại. Nghĩa là, khóa sinh nào đã vượt qua tuần lễ địa ngục, đều phải được thử đeo bình dưỡng khí với một độ áp suất và thời gian nhất định. Nhiều người bị đau màng nhĩ nên cũng bị loại luôn.

Giai đoạn II.

Gồm tình báo và phá hoại. Huấn luyện viên lẫn lộn Việt và Mỹ. Trong mỗi tuần lễ, dành 2 buổi cho huấn luyện viên Việt Nam, chuyên về tình báo. Tìm hiểu về sự tổ chức của xã hội Cộng Sản miền Bắc Việt Nam, từ nông thôn cho tới thành thị. Nhất là về mạng lưới tổ chức, bố phòng của bọn công an biên phòng dọc theo bờ biển Bắc Việt. Học cách khai thác tin tức từ một người dân thường cho đến một cán bộ nồng cốt của Cộng Sản.

Phần huấn luyện viên Mỹ chuyên về kỹ thuật phá hoại, bắt cóc và cấp cứu từ trong lòng đất địch. Mở đầu huấn luyện, học sử dụng từ súng cá nhân cho đến súng lớn 106mm, mìn và các loại chất nổ. Học cách tự chế biến các kiểu mìn bằng chất nổ theo ý muốn, để phá hoại các mục tiêu ở đất liền cũng như nằm sâu dưới nước. Huấn luyện phương pháp đột nhập, bắt cóc bộ đội, cán bộ hay tự cấp cứu ngay trong đất của kẻ thù. Học sử dụng và bảo trì một số dụng cụ máy móc để phục vụ công tác.

Giai đoạn III.

Ôn tập lại toàn bộ những điều đã được học từ đầu. Phối hợp, thực tập với bên lực lượng của bạn là Hải Tốc Đĩnh (P.T.F.) là một loại chiến hạm nhỏ chạy với tốc độ khá cao. Giai đoạn này, loại PTF thường xuyên công tác ở hải phận Bắc Việt. Thực tập mang bình dưỡng khí nhảy dù xuống biển theo tọa độ, để lặn tới mục tiêu…

Nói về thời gian và những chi tiết của từng chuyến công tác thì tôi không thể nhớ hết được. Nhưng chắc chắn là không dưới 20 chuyến công tác xâm nhập vào hải phận Bắc Việt kể từ ngày tôi gia nhập lực lượng Người Nhái cho tới chuyến đi định mệnh này. Tôi sẽ kể về một vài chuyến công tác mà tôi nhớ được cho anh nghe. Cái chuyến công tác đầu tiên thì không thể nào tôi có thể quên được. Đó là vào cuối tháng 11 năm 1964.

Tôi được ghép chung với 2 người nữa thành một tổ 3 người. Hai anh này là Zếnh và Minh. Các anh đã đi công tác nhiều lần xâm nhập bờ biển miền Bắc rồi. Ngay trong tháng 6 vừa qua, lúc chúng tôi còn đang dự lớp huấn luyện, hai anh đã được PTF phối hợp đột nhập vào vùng bờ biển Thanh Hóa. Bất ngờ, các anh đã dùng hỏa lực mạnh, tiêu diệt toàn bộ lực lượng dân quân gác chiếc cầu Hổ, rồi đặt chất nổ phá gục chiếc cầu này. Chiếc cầu dài gần 100 mét trên quốc lộ số I thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Chuyến công tác thành công mỹ mãn của hai anh trở về được anh em nồng nhiệt đón chào. Hôm sau, trại mở tiệc mừng, chúng tôi là khóa sinh mới cũng được dự.

Vì là lần đầu, nên tôi được đi với hai anh để học hỏi kinh nghiệm. Nhiệm vụ được giao cho tổ chúng tôi trong chuyến công tác này là phối hợp với PTF xâm nhập vào lãnh hải Bắc Việt. Bắn phá một trạm rada nằm cạnh bờ biển thuộc địa phận tỉnh Nghệ An. Sau đó, PTF sẽ khống chế và yểm trợ để 3 chúng tôi đột nhập bắt một số thủy thủ thuộc các đội đánh cá của tỉnh Thanh Hóa đem về Nam làm tài liệu sống để khai thác một số tin tức về tình báo địa phương.

Khoảng 10 giờ sàng, lúc này mặt trời đã chói chang trên khung trời Đà Nẵng. Chúng tôi gồm 2 chiếc Hải Tốc Đĩnh, nổ mày rời khỏi Đà Thành. Hai chiếc tầu hình con thoi xé nước tiến ra cửa biển hướng về phía Bắc. Nhìn cảnh vật hai bên bờ sông Hàn, tôi có cảm tưởng 2 con tầu như 2 con chó sói đang hồng hộc lướt nhanh trên mặt tuyết bao la để săn đuổi con mồi. Ra đến biển khơi, giữa muôn ngàn lớp sóng bạc đầu, tôi nhìn chiếc PTF đi chéo phía bên; trông nó như bay sát trên ngọn những lớp sóng cồn với tốc độ 30 -40 dặm một giờ. Để tránh rada và tầm nhìn của địch, tầu của chúng tôi đi mãi ngoài khơi cách bờ 50 – 60 cây số.

11 giờ đêm hôm ấy, như vậy chỉ sau 13 tiếng đồng hồ, tầu chúng tôi đã tới mục tiêu. Bất ngờ 2 chiếc PTF bẻ lái tiến vào bờ. Trong đêm tối, khi còn cách giàn rada của địch 3 – 4 trăm mét. Hỏa lực của chúng tôi là những mũi súng 106mm và 20mm, bắt đầu khạc lửa vào mục tiêu. Tuy có vài tràng đại liên bắn trả nhưng chả thấm gì với hỏa lực của tầu chúng tôi. Chỉ 5 phút sau, cả một vòng lửa lớn, đỏ ối, sáng rực đã bao trùm mục tiêu. Trong khi ở ngoài khơi, nhiều chiếc tầu đánh cá của địch nhốn nháo tháo chạy vào phía đất liền.

Do 2 chiếc PTF kèm uy hiếp, một chiếc tầu đánh cá của địch đã chịu trận. Với những thao tác, nhuần nhuyễn chuyên môn, 3 chúng tôi lao nhanh sang tầu đánh cá. Tước hết vũ khí và lần lượt giong họ về tầu của chúng tôi. Họ gồm 9 người, bao gồm cả thuyền trưởng. Để giữ an toàn tuyệt đối, chúng tôi phải trói cả 9 người lại. Trước khi rút lui, chúng tôi không quên dìm con tầu đánh cá của địch xuống đáy biển.

Với thời gian chớp nhoáng, từ lúc bắt đầu nhả đạn vào giàn rada cho tới khi bắt gọn đám thủy thủ của chiếc tầu đánh cá chỉ trong vòng 20 phút. Tôi vẫn không quên được, do cái bản tính tiểu tư sản, quân tử Tầu mà nhiều người trong chúng ta đều có. Khi kẻ địch thất thế bị bắt trong tay mình rồi, tình người của tôi lại trỗi dậy. Trước những bộ mặt tái mét, run rẩy của họ, tôi đã bóc từng múi cam đút vào miệng cho họ vì tay họ bị trói. Tôi đốt từng điếu thuốc, cầm cho từng người hút. Tôi còn nhớ rõ cái ông thuyền trưởng tên là Đán, đã thổn thức, ngập ngừng nói với tôi:

– Anh tử tế quá!

Tóm lại, chuyến công tác buổi đầu của tôi hoàn toàn thành công. Từ năm 1965 trở đi dường như tháng nào tôi cũng có mặt, ít nhất là 3 lần tại bờ biển miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 cho đến đảo Bạch Long Vĩ. Thường, thường, với nhiệm vụ phối hơp chặt chẽ với PTF để phong tỏa, bắn phá các mục tiêu quân sự dọc theo bờ biển từ Quảng Bình cho đến Móng Cái. Đôi khi, đổ bộ do thám và dùng chất nổ để phá một số trạm tiếp tế nhiên liệu. đây là những trạm dừng chân, chuyển đổi để địch mang nhiên liệu, tiếp tế vào Nam.

Tôi nhớ một chuyến vào khoảng tháng 5 năm 1965. Toán của tôi gồm 6 người được chỉ định đi công tác, gồm có: Quý, Tăng, Văn, Bằng, Hoa và tôi. Ngay từ tối hôm trước, huấn luyện viên đã thông báo giờ giấc, chúng tôi phải mang đầy đủ vũ khí, quân trang, đồ nghề có mặt tại phòng hành quân. Sau khi nghe thuyết trình xong, chúng tôi được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người. Chúng tôi được nhận thêm hơn mọi khi 2 cây đại bác không giật 106mm và 6 thùng chất nổ.

Mục đích của chuyến công tác này là phối hợp với PTF nhằm tiêu diệt và bắt sống một số tàu, thuyền. Tin tình báo khai thác được từ những cái lưỡi sống cho biết: Hải quân Việt Cộng đã ngụy trang thành thuyền đánh cá hoặc vận tải để tránh sự oanh kích của không quân Hoa Kỳ. Mặt khác, chúng rình rập ngày đêm để chuyển vũ khí đạn dược vào Nam cho đồng bọn.

Xuất phát điểm cũng từ hải khu Đà Nẵng. Chuyến công tác này của chúng tôi gồm 3 chiếc PTF. Toán tôi được bố trí xuống 2 chiếc, mỗi chiếc 3 người. Còn lại chiếc thứ 3 dành cho người của toán bạn. Tầu rời bến từ lúc giữa trưa, cho đến chiều, chúng tôi đã vượt qua hòn Cơ (tức hòn Cọp). Vào khoảng 12 giờ đêm, chúng tôi được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Chỉ 5 phút sau, chiếc PTF đi đầu đã khai hỏa nổ súng bắn chặn một trong hai chiếc tầu của địch đang mở hết tốc lực, chạy về hướng có tầm hỏa lực yểm trợ của bọn chúng ở trong đất liền đang bắn ra.

Chiếc PTF đi đầu vẫn tiếp tục bám riết, nổ súng truy kích chiếc tầu địch đã trốn thoát vào bờ, đồng thời vẫn làm công tác yểm trợ, cảnh giới để 2 chiếc còn lại khống chế và dùng lao phóng thanh, hướng về chiếc tầu địch đang trong vòng vây ở ngoài khơi. Kêu gọi địch quân hãy bỏ hết vũ khí lên boong tầu và để 2 tay lên đầu. Bọn chúng trong thế cùng đã làm y như vậy, theo lệnh của tiếng loa. Với ngọn đèn pha cực mạnh của 2 chiếc PTF, chúng tôi có thể nhìn rõ từng động tác một của chúng. Văn, Bằng và tôi đang chuẩn bị với tư thế nhẩy sang tầu địch, kiểm soát, bắt tù binh và đặt chất nổ phá tầu. Thình lình, ngay lúc đó, một tia chớp nhoáng lên, xanh cả mặt biển. Một tiếng nổ xé tai gần ngay cạnh chúng tôi, thân tầu của chúng tôi run lên. Biết rằng có phản biến, ngay tức khắc, các họng súng của chúng tôi đồng loạt khạc lửa trùm lên tầu địch. Bọn đứng trên boong, không còn tên nào lọt sổ, ngay sau mấy chục giây đầu tiên. Sau 3 – 4 phút chiến đấu, tầu địch phát nổ tung. Ngọn lửa bốc cao rồi chìm dần, toàn bộ bọn chúng đã bị đền tội.

Phía chúng tôi, trên mỗi chiếc PTF có từ 10 đến 12 người, chỉ có 2 người bị thương. Một người, bị đạn làm rách một mảnh đùi, một người bị xước vai, chảy máu do một mảnh kính vỡ của tầu bắn vào. Tầu chúng tôi bị thủng một lỗ, đường kính vở khoảng 12 inches. Phòng rada bị phá hủy, nhưng rất may mắn, 2 buồng đầu lớn nằm sát ngay đấy lại không bị nổ. Lổ thủng ở phía trên mặt nước nên tầu vẫn tiếp tục chạy được. Toàn bộ nhân viên trở về Nam an toàn.

Thấy Chăn nói đã nhiều, phần khác, tôi lại vứa thèm thuốc, lại vừa mót đi tiểu, tôi hất chăn ra, vừa nhỏm dậy vừa quay lại Chăn:

– Mình đi giải lao đã, đi đái đi?

Chăn gật đầu rồi lồm cồm bò dậy. Thấy Chăn lúng túng, định với tay lên cái kệ gỗ trên phía đầu sàn để lấy cái quần dài mặc, tôi đẩy tay vào lưng Chăn:

– Vẽ vời, đây ra nhà cầu, cần gì! Khoác cái chăn cũng được rồi.

Tôi nhìn Chăn đang đứng xuống đất để cuộn cái chăn vào người, vừa gầy, vừa cao nên cái dáng lại càng khều khoào, đôi chân hơi khòng như chân gấu, tôi nói đùa:

– Chăn lại khoác chăn!

Chăn cừi khềnh khệch. Ra đến ngoài mới biết, mặt trời đã lên cao đến 3 con sào. Chắc cũng khoảng 9 rưỡi, 10 giờ rồi. Trở vào buồng, hai anh em rủ nhau lúi húi bắn một điếu thuốc lào cho đời lên hương. Hai đứa lại nằm bên nhau, trong khi còn đang loay hoay hất cái chăn cho kín cả 4 cái chân, tôi chợt nghĩ đến một người, tôi quay lại hỏi Chăn:

– Này, thế Chăn có biết ông Phan không?

Chăn quay hẳn sang, mở to mắt nhìn tôi, ánh mắt đầy ngạc nhiên như muốn hỏi: “Tại sao tôi lại biết Phan?” Tuy vậy sau một vài giây ngập ngừng, Chăn vẫn trả lời:

– Ồ, ông Phan là người phụ trách chung về tình báo ở Đà Nẵng.

– Chăn có gặp ông ta lần nào không?

– Ông ta có xuống trại mấy lần. Nhóm tôi cũng đã ăn cơm chung với ông ấy một lần.

– Chắc hẳn, bây giờ là thiếu tá rồi?

– Đúng rồi, tuy ông Phan chỉ mặc thường phục, nhưng có lần đại úy Đoàn Hùng phụ trách trại tôi, chào là thiếu tá Phan.

Nghe Chăn trả lời, óc tôi miên man chảy về những cảnh đời ngày xưa đã 9 – 10 năm rồi. Bây giờ Phan là như vậy. Hẳn rằng chẳng có khi nào, Phan còn nhớ lại một thanh niên; trong một chiều mây buồn lãng đãng ở Đà Thành năm xưa, Phan đã tiễn đưa người ấy vào vùng gió xoáy của cuộc đời. Bây giờ người thanh niên ấy còn hay mất, u uất trong đêm dài ra sao? Dòng đời đã khép kín. Đẩy sâu vào hố thẳm của thời gian, Phan đã quên mất rồi. Tôi lắc lắc cái đầu, như muốn vẩy, muốn xua những trong đời không muốn nhớ.

Để góp phần đẩy, xô những hình ảnh làm tím thẫm lòng mình tan vào mây gió, tôi quay sang Chăn nói như giục:

– Bây giờ Chăn cho nghe tiếp chuyến đi định mệnh này đi!

Chăn đang nằm ngửa, mắt trứng trừng nhìn lên những tấm ván của sàn trên. Hình như mắt Chăn đang dõi tìm về một chân trời, có những cảnh đời nhiều hương sắc của mảnh đất Ngũ Hành Sơn. Chăn quay lại nhìn tôi, ngập ngừng một lúc, rồi lại xoay đầu nhìn về chỗ cũ của mấu tấm ván, Chăn tiếp tục:

Ngày mồng 6 tháng 6 năm 66, cái ngày định mệnh cuộc đời của bốn chúng tôi. Chúng tôi gồm: Vòng Hợp Văn, toán phó; Lý Giòng Slau, toán trưởng, Dương Long Sang và tôi là toán viên. Tất cả là 4 người. Chúng tôi được chỉ định đi chuyến công tác này, địa điểm và mục tiêu của công tác, chúng tôi đã đi 2 lần rồi. Để rồi lần này (lần thứ 3) đã đi thẳng một lèo, vào nhà tù của Cộng Sản.

Lần thứ nhất: Tầu chúng tôi đi gần đến điểm đổ bộ thì đột ngột có lệnh của bộ chỉ huy, gọi tầu của chúng tôi phải quay về.

Lần thứ hai: Cũng gồm 3 tầu PTF. Khi tầu đến điểm đổ bộ, chúng tôi đang chuẩn bị rời tầu để tiến vào mục tiêu thì chiếc tầu của tôi không hiểu vì sao đó, bỗng nhiên bị phát hỏa. Máy móc của tầu không thể sử dụng được nữa. Mục tiêu đổ bộ bị lộ, chúng tôi quyết định phải quay về, hủy bỏ công tác.

Đêm ngày 6/6/66. Chúng tôi lại được chỉ định đi tiếp chuyến cống tác đã phải bỏ dở 2 lần trước. Nhiệm vụ chính của công tác là do thám, quan sát và chụp ảnh một hải cảng mới, thường có tầu của nước ngoài hay ra vào.

Tôi còn nhớ rất rõ, vào một ngày Chủ Nhật, hôm ấy, chúng tôi một nhóm 4 người lái xe sang thành phố Đà Nẵng chơi. Một lúc sau, một anh trung sĩ liên lạ, lái chiếc xe jeep sang tìm chúng tôi về, vì có lệnh cấm trại 100%. Chúng tôi đã từ chối không trở về trại, chỉ vì huấn luyện viên trực tiếp của chúng tôi là ông Brawne đã đi nghỉ mát 2 tuần ở Hồng Kông. Trước khi đi, ông ấy đã căn dặn 2 – 3 lần với chúng tôi: “Trong thời gian tôi đi Hồng Kông, không một ai có thể điều các anh đi bất cứ nơi nào, mà không có sự ủy nhiệm của tôi”. Vì vậy chúng tôi dứt khoát, không về trại.

Đến buổi chiều, lại có 2 người Mỹ cũng đi một chiếc xe jeep, sang gặp chúng tôi. Một trong 2 người này, tôi biết rõ, ông ta làm việc ở bên khu trại Bạch Đằng, Đà Nẵng. Trước đây, ông này thường đi thực tập với tôi. Còn lại người Mỹ kia, rất lạ với chúng tôi. Ông ta tự giới thiệu với chúng tôi, ông ta mới đến đây được 2 ngày; hiện nay, ông là trưởng huấn luyện viên của chúng tôi, thay thế ông Brawne đã trở về Mỹ. Sau đó ông ta nói chuyện với chúng tôi rất là tâm lý. Ông ta nói rằng, trước khi đến gặp chúng tôi, ông ta đã nghiên cứu nhiều lần, rất kỹ về quá trình những công tác của chúng tôi. Ông ta hết sức khen ngợi về những thành tích mà chúng tôi đã tháo vát, linh hoạt, dũng cảm đạt được. Cuối cùng, ông khuyên chúng tôi hãy trở về trại,,, rồi thì sẽ có cuộc họp riêng với ông ta…

Buổi tối hôm ấy, chúng tôi bốn người đuợc gọi lên văn phòng, để gặp cái ông Mỹ đó, người huấn luyện viên mới của chúng tôi. Ông ta tỏ ra là một người khá giầu kinh nghiệm về tâm lý con người. Ông ta khêu gợi lòng ham muốn tang bồng, hồ thỉ của người con trai; đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, dân tộc. Chỉ sau hơn một giờ, ông ta thuyết phục, chúng tôi đã hăm hở, tự nguyện nhận đi công tác, bất cứ khi nào mà kế hoạch yêu cầu.

Ngay từ 7 giờ sáng, ngày 6/6/66, chúng tôi bốn người đều hân hoan chuẩn bị hành trang, vũ khí để đi công tác. Thường ngày, mỗi buổi sáng chúng tôi phải tập thể dục, thể thao và bơi lội một tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng hôm đó, chúng tôi không phải tập thể dục theo toán.

Nói là chuẩn bị chứ thật ra, chả có cái quái gì phải chuẩn bị cả, vì rằng công tác đối với chúng tôi đã như cơm bữa rồi. Về tất cả những thứ cần thiết, để đi công tác thì đã có những bộ phận khác lo sẵn. Điều quan trọng nhất của chúng tôi, là ổn thỏa về mặt tinh thần là xong hết. Cũng như mọi khi, chúng tôi rời bến tại hải khu Đà Nẵng, vào lúc gần trưa ngày 6/6/66.

Đoàn tầu gồm 3 chiếc PTF. Trên đường đi đến mục tiêu, bốn anh em chúng tôi đã bàn thảo, sắp xếp và xác định lại một lần nữa, những công việc phải làm, của từng người. Chúng tôi cũng lần lượt kiểm tra lại tất cả những vật dụng, mà chúng tôi cần phải mang theo.

Khoảng 1 giờ sáng, ngày 7/6/66 thì đoàn tầu đã đưa chúng tôi đến điểm đổ bộ. Chuyến công tác này, người trực tiếp đi theo trên Hải Tốc Đĩnh, tiễn đưa chúng tôi là đại úy Đoàn Hùng. Ông này là trưởng trại Mỹ Khê, thuộc sở phòng vệ duyên hải. Trước khi chúng tôi rời tầu mẹ, ông Hùng lần lượt bắt tay từng người của chúng tôi và chúc tụng. Làm sao tôi quên được cái buổi chia tay chẳng muốn nhớ ấy. Theo kế hoạch đã quy định, chúng tôi lợi dụng đêm tối sẽ bí mật bơi vào một khu rừng non an toàn, ở gần ngay bờ biển. Một ngày trời ở đấy, để chúng tôi chụp ảnh những tầu bè của địch ra vào và quan sát, do thám mục tiêu.

1 giờ đểm hôm sau, tầu PTF sẽ lại ra đón chúng tôi, ở ngoài khơi theo những tín hiệu của máy hồng ngoại tuyến. Chính vì vậy nên dại úy Hùng, lúc chia tay đã ân cần hỏi chúng tôi:

– Mai, khi chúng tôi ra đón, các anh cần ăn gì, tôi sẽ mua cho?

Tôi đưa mắt nhìn ông Hùng và những anh còn lại trên chiếc PTF, tâm trạng dửng dưng như một buổi đi thực tập ở trong Nam, vì thế tôi đã vừa cười vừa trả lời. “Có lẽ không cần phải mang thức ăn, chỉ cần mua cho chúng tôi ít cam, hay quít là được rồi”. Tôi có biết đâu rằng, cam hay quít đó, mãi mãi cùng với hình ảnh đại úy Hùng và các anh em còn lại trên tầu, đã và đang lùi dần vào sau cánh cửa đời đã khép kín; bốn chúng tôi đã sang một cảnh đời khác từ đây.

Chúng tôi, bốn người lao mình xuống biển trong màn đêm dầy đặc; nước đang réo lên trong những lớp sóng bạc đầu. Đoàn tầu quay mũi tăng tốc độ, vọt trở về hướng Nam. Âm thanh của những chiếc máy tầu dội lên, nhỏ dần rồi mất hẳn, chỉ còn tiếng ì ầm của sóng biển và những tiếng bơi lội bì bõm của bốn anh em chúng tôi.

Theo tôi ước tính, chậm nhất là 3 giờ sáng, chúng tôi sẽ đến được mục tiêu đã ấn định. Với một khoảng dài trên dưới 1 cây số, thông thường. chỉ cần 1 tiếng đồng hồ là đã tới rồi. Khi còn ở trại, các huấn luyện viên đã chọn những địa điểm tương tự, hoặc khó khăn phức tạp hơn, để cho chúng tôi thực tập đi, thực tập lại rất nhiều lần như vậy rồi. Hôm nay, chúng tôi không dùng bình dưỡng khí, mà chỉ bơi bằng tay, vì phải kéo theo một chiếc thuyền cao su nhỏ để chở theo một số dụng cụ rất là cồng kềnh.

Trong màn đêm đen tối mịt mù, dầy đặc khói sương, chúng tôi cứ bơi mãi. Khi xem đồng hồ thì đã 4 giờ sáng, nghĩa là chúng tôi đã bơi được 3 tiếng đồng hồ rồi, nhưng nhìn về hướng đất liền, trong ánh sáng lờ mờ, chỉ thấy có trời với nuóc. Tuy không nói ra, nhưng trong bụng người nào cũng có phần thấm mệt, đã 3 giờ đồng hồ ngâm dầm ở dưới nước lạnh rồi. Chúng tôi mở hải bàn, xác định lại một lần nữa. Hướng đi và góc độ vẫn chính xác. Tuy lạnh và mệt, chúng tôi vẫn nỗ lực hướng về mục tiêu bơi tiếp.

Gần 5 giờ sáng rồi, mà nhìn về hướng mục tiêu, vẫn chỉ là trời nước bao la. Khi thuyết trình ở phòng hành quân, huấn luyện viên và những người liên hệ, đã cho chúng tôi biết: Điểm từ tầu mẹ vào đến đất liền không quá 800 mét, nên không có lý do gì mà phải mất đến 4 giờ đồng hồ bơi cả. Tay và chân vẫn đều đều những động tác lướt đi trong nước, nhưng nỗi băn khoăn trong lòng chúng tôi càng lúc càng lớn. Nhìn về phía mục tiêu, tuy chưa thấy một hiện tượng gì của đất liền, nhưng về phía tay mặt, thỉnh thoảng có những luồng chớp sáng. Lúc đó, chúng tôi chưa xác định được là cái gì, vì màn đêm vẫn còn quá dầy đặc.

Theo quy định, chúng tôi phải vào đất liền, đến khu an toàn trước khi trời còn mờ sáng, nhưng lúc này chân trời phía Đông đã có mầu sữa đục, mà hướng đất liền vẫn chỉ có nước với trời gắn liền nhau. Đầy hoang mang lo lắng, Lý Giòng Slau quyết định mở máy ra để liên lạ với tầu mẹ, mặc dù có lệnh cấm nghiêm ngặt. Chỉ đến ngày hôm sau, khi tầu đến đón trong giờ quy định mới được mở máy ra liên lạc mà thôi. Sở chỉ huy cho rằng, nếu mở máy liên lạc, rất dễ bị địch phát hiện bằng máy kiểm thính. Nhưng Slau loay hoay mại, không hiểu vì lý do gì, do nước biển hay trục trặc về kỹ thuật, máy cũng không liên lạc được.

Đã gần 6 giờ sáng rồi, chúng tôi đã thất vọng hoàn toàn, vì trời đã sáng dần mà chúng tôi vẫn cách bờ khoảng chừng 600 mét. Vừa lạnh, vừa mệt rã rời nhưng chúng tôi vẫn động viên nhau tiếp tục bơi vào. Theo không ảnh mà chúng tôi đã được nghiên cứu thì nơi chúng tôi đến là chỗ không có người, nếu có chăng nữa củng chỉ họa hoằn một vài người đi làm rừng đốt than mà thôi. Đến khoảng 6 giờ 30, nhìn vào phía bờ cảnh, vật đã hiện lên lờ mờ, thậm chí chúng tôi đã nhìn thấy cả những bóng người di chuyển. Tuy chẳng ai nói với ai nhưng đều hiểu cuộc đời chúng tôi đã trôi, chuyển sang chỗ đen tối, tàn lụi. Chúng tôi cấp tốc quyết định phá hủy toàn bộ máy móc và lưới rada chở trên thuyền cao su, đồng thời cho nổ luôn cả chiếc thuyền chìm xuống đại đương.


Lúc này gió rất mạnh và cũng có thể vì gần bờ biển nên sóng càng lớn, Văn và Slau bị sóng đánh tôi dạt về phía Nam., còn tôi và Sang cứ bơi thẳng theo tọa độ vào bờ. Dù tiếng ầm ào của sóng biển, chúng tôi cũng đã nghe thấy tiếng quát tháo, hò hét ở trong phía bờ. Mặt trời vừa chui lên khỏi mặt nước làm cảnh vật sáng hồng lên nhưng lòng chúng tôi đã đen thẫm lại khi 2 chiếc tầu tuần của công an biên phòng Thanh Hóa bắt cách bờ khoảng 200 mét vào lúc 7 giờ sáng.

Khi tôi bị đưa lên bờ, lố nhố đầy người, bộ đội, du kích, súng ống, gậy gộc, họ cứ nhao nhao lên hò hét chửi bới. Chỉ 15 phút sau, qua những tiếng hò hét của họ, chúng tôi cũng đã biết Văn và Slau cũng đã bị tầu tuần của công an biên phòng Nghệ An bắt rồi, vì chỗ đó là giáp giới của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Vào bờ, lúc này chúng tôi chưa bị bịt mắt và đánh đập, tôi xác định được vị trí chúng tôi đổ bộ bị sai khoảng từ 5 tới 7 cây số so với không ảnh mà chúng tôi đã được nghiên cứu. Mặt khác, theo như thuyết trình ở phòng hành quân đã quy định, điểm rời tầu mẹ đến đất liền khoảng cách từ 800 mét cho đến 1000 mét. Nhưng điều đau lòng là thực tế nó đã xa bờ từ 4000 cho đến 5000 mét. Chăn vừa nói đến đây thì ngoài cổng trại đã có tiếng ầm ầm, vì các toán đã về, tôi chỉ kịp đập nhẹ vào tay Chăn:

– Để dịp khác tiếp tục nhé!

Rồi vội vàng tôi trèo lên sàn, về chỗ nằm đắp chăn….

24/8/1990
Đặng Chí Bình

Chú thích: Hiện nay Lầu Chí Chăn, Trịnh Văn Truyện, Nguyễn Cao Sơn, Hoàng Dụ (Tarzan)… đã có mặt tại Mỹ.





—>Quyển IV



THÉP ĐEN 1


1. Cuộc Họp Đầu Tiên
2. Cuốn Sổ Tay Tai Hại…
3. Vào Ngành Tình Báo…
4. Nghiệp Dĩ…
5. Huấn Luyện Tình Báo…
6. Công Tác “Columbus”…
7. Những Chuyện Tình Báo…
8. Những “Vỏ Bọc”…
9. Thăm Giòng Bến Hải…
10. Chọn Điểm Đổ Bộ…
11. Sửa Soạn Lên Đường …
12. Bão Tố Ngoài Khơi…
13. Chuẩn Bị Chuyến Sau…
14. Chuyến Đi Định Mệnh…
15. Vào Đất Địch…
16. Đường Ra Hà Nội …
17. Gặp Z-5…
18. Linh Mục “A”, Nhà Thờ “X”
19. “Đuôi!!!”…
20. Kiếp Người, Kiếp Vật!…
21. Tài Liệu “M”, Đối Tượng Là Ai?
22. Lẩn Tránh…
23. Phó Mặc…
24. Lọt Vào Tay Địch …
25. Chấp Pháp Tại Hoả Lò…
26. Vẫn Trò Cân Não Trong Sự Sống Chết Tù Đày…
27. Cố Gắng Để Sống…
28. Những Vấn Đề … Mới
29. Trở Lại Địa Điểm Đổ Bộ…
30. Nguời Mong Không Gặp Người Gặp Không Mong
31. Nghĩa “Bình Xuyên”…
32. Phùng Văn Trí, đòn phép “phản gián”?…
33. Thủ Tiêu Trong Đêm…
34. Đổi Xà Lim, Bạn Tù Mới…
35. Người Nữ Tù Xà Lim II …
36. “Đòn Thù” Của Chấp Pháp và Những Cay Đắng Của Đời Tù
37. Chết… Hụt
38. Cái Giá Phải Trả của “Người Hùng Điện Biên”…
39. Mùa Đông Thứ Hai…
40. “…Thắng Lợi Bất Ngờ Của Việt Cộng” Miền Nam Đảo Chánh
41. Cái Chết Ám Ảnh Người Tù Trong Xà Lim “Án Chém”…
42. Chạm Mặt Tử Thần

THÉP ĐEN 2



43. Chưa dứt… nghiệp! …
44. Đường dây tài liệu “M”… bị lộ?
45. Chuyển biến tinh thần…
46. Mài sắt… nên kim!
47. Những giây phút… mộng mơ…
48. Một tổ chức tình báo từ trước 1954…
49. Vượt Ngục…!
50. Thành sự… tại thiên…!
51. Cát-xô, chiếc….”quan tài” đá của Hỏa Lò Hà Nội…!
52. Cái Chết Của Một Người Tù… Linh Mục!
53. Những Tấm Lòng….Tù!
54. Tìm Được Cố Vật… Không Gặp Cố Nhân!
55. Tin tức, hay tuyên truyền bịp bợm!…
56. Những sai lầm của thế giới tự do…
57. Những giọt nước mắt… kịch!
58. Một người tù… Mỹ!
59. Hà Nội ăn bom.. Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ ra sao?
60. Của “chuột”, và… “người”!
61. Nằm… đếm mùa Thu qua…
62. Thăm tù… Người lạ mặt là ai?
63. Người nữ gián điệp của Sài Gòn!
64. Một phương pháp liên lạc thần kỳ!
65. Đời hoạt động của người nữ gián điệp.. bất hạnh!
66. Hai cái áo sơ-mi thay đổi một cuộc đời!…
67. Bản di chúc “sống” của Đào Thị Bắc…
68. Bí mật về nữ sĩ Thụy An! Đào Thị Bắc rời Hỏa Lò!
69. Những hành động bẩn thỉu của bọn quản giáo với nữ tù
70. Ta quen nhau mùa… Đông…
71. “Tình riêng chỉ có…chút này mà thôi!…”
72. Người bạn tù … “Lôi Hổ”
73. Ân tình qua cửa … xà-lim
74. Trại chung: “Xã hội chủ nghĩa thu hẹp”…
75. Những Vấn Đề … Mới!
76. Tình Người … Hưng Yên
77. Lại thêm sự thật…đau lòng… của “thiên đường Cộng Sản!”…
78. Vụ án Đặng Chí Bình sắp “được”…xử! Một vụ vượt ngục “kỳ lạ” ở trại chung!
79. Cuộc “so tài” của dân anh chị miền Bắc trong Hỏa Lò!
80. Phim “Thần Thoại”: Một Thủ Đoạn của Cộng Sản!…
81. “Bản Án” Việt Cộng Dành Cho Đặng Chí Bình!
82. Trời Mùa Đông Hà Nội… Suốt Đời Làm…Chia Ly!…

THÉP ĐEN 3


1. Giã Từ Hỏa Lò
2. Đường Lên Núi Rừng…
3. Cố Nhân Bất Đắc Dĩ
4. Người Xưa Mới Thật Là…Người Xưa
5. Một Mảnh Đời Tù
6. Sinh Hoạt Tổ, Toán
7. Ân Tình Chiến Hữu
8. Tình Người Trong Mớ Bòng Bong
9. Buổi Lao Động Ban Đầu
10. Những Ngày Đầu Trong Lán Thủ Công
11. Tiền Âm Phủ
12. Một Chiều Vấn Vương
13. Một Buổi Sinh Hoạt Cuối Tuần
14. Cái “Mánh”Của Tên Trực Trại
15. Một Buổi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa Ngày Chủ Nhật
16. Điệp Vụ C47
17. Phỉnh Phờ, Dụ Dỗ
18. Những Con Rận Phiêu Lưu
19. Nghệ Thuật Ăn “Hơi”
20. Những Kỷ Niệm Buổi Đầu Đời
21. Khám Trại
22. Tổng Kết Một Năm Tù
23. Nàng Xuân Đến Thăm Tù
24. Tiếng Khèn Đêm Trừ Tịch và Nỗi Sầu Tết Mậu Thân
25. Hung Thần Hoàng Thanh
26. Toán Boone Biệt Kích
27. Tuyệt Tác của Hoàng Thanh
28. Thầy Pháp và Âm Binh
29. Khách Yêu Hoa
30. Vụ Án Sông Gianh
31. Một Chuyện Tình Trong Chế Độ Ưu Việt
32. Một Vụ Vượt Thoát
33. Nhân Chi Sơ…Tính Bản Thiện
34. Phỉnh Phờ Phạm Nhân Làm Chó
35. Những Tượng Ảnh Làm Ô Uế CHÚA
36. Nghệ Thuật Tuyên Truyền Của Cộng Sản
37. Một Mảnh Đời Của Nữ Sĩ Thụy An
38. Đời Tù Cũng Có Cái Vui
39. Chiếc “hồ lô” Của Thân Lân
40. Một Trời Quan Tái Mấy Cho Say …
41. Ân Tình Của Chúa Sơn Lâm
42. Một Chiến Hữu Đồng Nghiệp…”Hang Một Lỗ”
43. “Đau Thương Này Thật Là Vô Kể!”
44. Chuyển Về Trại Chính
45. Một Căn Bệnh Thần Kỳ
46. Những Chiếc Trực Thăng Giấy
47. Một Chuyện Tình Hi Hữu
48. Ai Đã Cho Shihanouk Ăn… Cứt Gà Sáp?
49. Vinh Danh Người Nhái

THÉP ĐEN 4


1. SÀIGÒN ƠI!
2. SAY ĐI EM!
3. MIẾNG NGỌC CỦA ĐỜI
4. MỘT GÓC HIỆP NGHỊ PARIS
5. CON ĐẺ CỦA NHÂN DÂN
6. PHƯƠNG TRỜI GẬP GHỀNH
7. HUNG THẦN TẰNG TOÉT
8. HY VỌNG TREO TRONG MƯA
9. NHẠC VÀNG QUÊ HƯƠNG
10. SẦU LẮNG MÊNH MÔNG
11. CŨNG MỘT KIẾP NGƯỜI
12. RA CHIẾC LỒNG TO
13. THỦY CHUNG – CHÍNH CHUYÊN
14. VÀO LỒNG NHỎ
15. GẶP LẠI NGƯỜI XƯA
16. YÊU LẦM, CHỘT MỘT ĐỜI
17. TỰ THẮNG GIẢ HÙNG
18. CHIM VỀ TỔ
19. TRỞ VỀ THÀNH ĐÔ
20. 5 NĂM, MẤT QUYỀN CÔNG DÂN
21. NGHĨA BẠN BÈ
22. THĂM MỘ CỤ NGÔ
23. NGƯỜI ẤY ĐÃ SANG ĐÕ
24. GIĂNG LƯỚI BẮT TÔM
25. LOẠI NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN
26. THĂM MỘ EM TRAI
27. CÁI “CÕNG” CỦA QUẢN CHẾ
28. ĐÔI BẠN NGÀY NAY
29. RA KHƠI TÌM TỰ DO
30. CỐ GẮNG, CỐ GẮNG, CỐ GẮNG NỮA
31. NỖ LỰC ĐỂ SINH TỒN
32. LÀM ĐƠN XIN ĐẢNG VÀO TÙ
33. LÕNG MẸ
34. TÌM BẠN ĐỜI
35. MỘNG ĐỜI NỞ HOA
36. CÁI ÁO NHÂN DÂN
37. HỢP DUYÊN ĐỜI
38. CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY
39. TÌNH MẪU TỬ XOẮN VÕ
40. RA KHƠI LẦN THỨ HAI
41. ĐỊNH MỆNH CON NGƯỜI
42. HOA KẾT TRÁI
43. THẦY VỀ VỚI TỔ TIÊN
44. THĂM MỘ CỤ NGÔ LẦN HAI
45. RA KHƠI LẦN THỨ BA
46. RA KHƠI ĐẾN BỜ
47. ĐẤT NƯỚC VẠN DỪA
48. VÕNG LÕNG ĐU ĐƯA
49. SƯỚNG KHỔ, KHÔNG CÓ TIÊU CHUẨN
50. MẸ ĐÃ ĐI VỚI THẦY
51. ĐÀM ĐẠO, BẠN BÈ INDO
52. BẦU TRỜI TỰ DO
LỜI KẾT

wordpress analytics


https://thepden.wordpress.com/

===================================

THÉP ĐEN

Những tấm hình kỳ diệu của đời



Một đêm 6/1972, tại K3 trại Trung Ương số 1 phố Lu, Lào Cai, bốn người này ngồi ủ rũ, tâm tư mỗi người trăn trở vơi đầy của những kiếp tù khác nhau. Nhưng có một cái chung là đều nghĩ chẳng bao giờ được về sống ngoài xă hội như mọi người. Lầu Chí Chăn (người nhái) đă phát biểu:

-Uớc gì khi chúng mình chết, được chết no!

Dang Chi Binh

Hình này chụp ngày 6/3/2005. Sau 33 năm, với bao nhiêu đổi thay, chìm nổi của quê hương, cuộc đời và thế giới, 4 người này lại ngồi với nhau tại Westminster, CA.

 

Tiếp tục đọc



3. Vào Ngành Tình Báo…

THÉP ĐEN 1
 photo bia_thepden2_zpszk8a7qix.png


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...