Có Nên Dùng Ngôn Ngữ Của Việt Cộng?
(Đào Văn Bình)
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản – cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, trên đài phát thanh, hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước Việt Cộng: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!
1) Về hai chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)
Ở duới xã ngày xưa chúng ta có:
– Phòng Thông Tin.
Ở Trung Ương (Sài Gòn) chúng ta có:
– Bộ Thông Tin
– và các Phòng Thông Tin Quốc Ngoại tại các tòa đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói: “Thông tin cho nhau”.
2) Còn tin tức /tin = news.
Các hãng thông tấn gửi đi Bản Tin chứ không gửi đi Bản Thông Tin.
–Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được.
–Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó.
Hai chữ hoàn toàn khác nhau.
Tin ngắn, tin vắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn.
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp.
Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc.
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí . Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn (như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đánh ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang.
Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo…
Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toan khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó v. v. v à v. v …
Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi:
– “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không”;
Nếu chúng ta nói: “Anh có thông tin gì không” ; thì người ta sẽ ngạc nhiên hoặc không hiểu. Hoặc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
1) Người này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không,
2) Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với Việt Cộng lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt Cộng !
—o0o—
Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:
Chứ không phải: Xin đồng chí tranh thủ, khẩn trương lên vì tình trạng khẩn trương rồi.
để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
thay vì làm sao để liên lạc với em?
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong !Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ !” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!
Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh.
Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá.
Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội Chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104 – 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau: “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”
Tiếng Mỹ: căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là intense situation
Ngày xưa chúng ta dùng chữ ‘Đại Hội Điện Ảnh Canes’.
Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì; xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.
—o0o—
Đấy ngôn ngữ của Việt Cộng là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công – nông – trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình.
Trong xã hội thế này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn gì, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao?
Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.
Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn.
Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy.
Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó.
Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu.
Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc …
Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc – mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại.
Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công hoặc Viện Mác Lê; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế.
Lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt… cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu: Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau: “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!”
Bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.
Đào Văn Bình
02/2009
(Xem thêm những bài trong chủ đề TIẾNG VIỆT tại đây)
Ghi chú:
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
– Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
– Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
– Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
No comments:
Post a Comment