Ngàn Giọt Lệ Rơi (A Thousand Tears Falling)
Tác Giả: YUNG KRALL ĐẶNG MỸ DUNG
Người Ðọc: Hiền Dũng
(Nguồn: http://www.hotmit.com)
Trích chương 26 (Audio tập thứ 21):
...
Vào đầu mùa thu năm 1970, chúng tôi nhận được một tin mừng. Hải Vân sẽ được đi Mỹ học lái máy bay, Em sẽ học ở Lackland, tiểu bang Texas, và sau đó sẽ đi trường khác để học lái trực thăng.
Em đã miệt mài học ngày học đêm để thi vào không quân. Giấc mơ của em là lái trực thăng, và được ở căn cứ Biên Hoà. Có lần tôi hỏi em sao không về Cần Thơ, quê hương mình? Em cho biết Cần Thơ không phải là đất lành, nên chim không đậu được. Tôi mới nhớ rằng gia đình tôi cũng đã tìm cành khác mà đâu, và Cần Thơ cũng không còn là “đất lành” nữa.
Vào trường huấn luyện, Hải Vân tiếp tục được bằng “xuất sắc” suốt thời gian em học. Em làm bản sao những giấy khen này để gởi cho chị Kim, chị Cương và tôi. Bản chánh cho má. Hải Vân là người thông minh, học giỏi. Hồi còn học ở trường nam Tiểu học Cần Thơ, em cũng mang nhiều giấy khen về cho má coi, sau đó má gởi bản chánh về cho ông ngoại giữ. Tôi nhớ có lần ông ngoại tôi mở ngăn tủ bàn thờ, nơi ông cất những giấy tờ quan trọng, và giấy khen của anh Quốc và Hải Vân, rồi ông nói:
- Học trong vùng quốc gia, không giúp được nước cũng được nhà. Tụi bay mà học theo đồ “chó đẻ” ngoài Bắc thì lại làm cộng sản; nó chờ con nít có xương có thịt lớn lên một chút, thì cho học giết người, cướp của cho thằng Hồ. Nhớ ăn cây nào rào cây nấy. Đừng có nghe đám lớn trong nhà này; cả lũ vừa đi vừa hát trong họng “Ơn cách mạng bằng trời bằng bể, công Cụ Hồ phải kể bao năm”. Ơn cháu mang là ơn của má cháu, công cũng là công của má cháu, chớ không phải của thằng già chó đẻ kia đâu, nhớ không?
Sau khi Hải Vân nhập ngũ, tháng 5 năm 1969, tôi rước má và Minh Tâm qua Mỹ thăm chúng tôi, với hy vọng là má sẽ thích nước Mỹ và ở lại: sau đó chúng tôi sẽ bảo trợ Hoà Bình. Hải Vân được tên thâu vào không quân. Má không còn lo thức khuya dậy sớm lo em đi chơi về nữa. Bây giờ tôi lượt trung tâm huấn luyện canh giờ “giới nghiêm” của nó thay má tôi.
Minh Tâm sang Mỹ chỉ một vài tháng thì có tin Hải Vân cũng tới Mỹ. Chúng tôi ra gặp em. Không quân cho gia đình và em ra đi chơi nửa ngày. Chúng tôi dẫn em đi Knock Berry gần đó để tiện việc trở về đúng giờ với nhóm lính của em.
Vừa đi, hai chị em vừa líu lo chia xẻ niềm vui của mình. Tôi cho Hải Vân hay, khoảng tháng 12 em được lên chức làm cậu. Nó rất mừng, câu cổ tôi mà xúc động vô cùng. Em dặn: “Suốt đời chị lo cho má và tụi em. Bây giờ có chồng có con, mình lo mình đi nhen”.
Rồi Hải Vân lên đường tiếp tục bay qua Kackland, Texas. Mấy tuần sau, nó viết thơ không có nói gì nhiều về trường huấn luyện, mà nói đàn anh tử tế tế, chỉ huy trưởng rất tốt với mấy con em mới. Dặn gia đình đừng lo, nó đang ở thiên đàng. Rồi em nói đến những cô con gái Mỹ tóc vàng, tóc đỏ, mắt xanh nó gặp trong bữa tiệc, trong những buổi đi picnic do nhà thờ bảo trợ. Sinh viên Việt Nam được đưa đến các tư gia để biết đời sống gia đình Mỹ. Em tôi lọt vô mắt xanh của cô con gái ông mục sư. Thằng nhỏ phải đi nhà thờ mỗi chúa nhựt để sau đó được về nhà mục sư gặp cô con gái. Em vừa cười vừa khoe:
- Con nhỏ mê em quá rồi!
Tôi nửa đùa nửa thật hỏi:
- Cưng có muốn cưới nó rồi ở lại Mỹ luôn không?
Em liền trách tôi:
- Em chưa đánh giặc ngày nào, đừng có xúi bậy. Chị đi lính không được, em đi thế cho chị nè. Được con gái mê thì cũng thích, cái tôi lớn hơn một chút cho vui, chớ ai lại để con gái làm hư đời mình!
Hải Vân nóng lòng đem những gì học được sau kỳ huấn luyện về phục vụ đất nước. Tôi thì khoe rằng cái thai trong bụng tôi khoẻ lắm, đạp tôi liên hồi. Chắc thằng nhỏ sau này thành một cầu thủ tài ba.
Từ Lackland, Texas, lớp của Hải Vân được chuyển tới Hunter Airfield ở Savannah, Georgia, để thực tập lái Huey. John và tôi rất vui mừng và hãnh diện khi Hải Vân ra trường hạng nhất. Lớp của em có nhiều sinh viên các nước, như Canada, Đại Hàn… Trung tướng giám đốc trường viết thơ riêng cho tôi. Ông khen má tôi có thằng con học giỏi. Má tôi đã quen với những giấy khen của các thầy, cô giáo, mà lần nào má cất và thưởng Hải Vân. Nhưng kỳ này, nhận được giấy khen của trung tướng Không quân Mỹ, má tôi lại không nhắc gì đến nó trong những lá thơ viết cho tôi hàng tuần. Khi tôi hỏi thì má tôi hỏi, má nói:
- Khó cho má vui được, khi nhận được cái giấy khen này. Em của con lớn lẹ quá. Trong khi tôi, ba và anh Khôi con ở ngoài Bắc. Mà thôi, Hải Vân nó chọn con đường đó, là mình chánh thức cho mấy người ngoài kia biết mình không có theo họ. Tụi con chán cộng sản hoài đâu có ai nghe; Hải Vân đăng vô không quân và tiếng đồn chắc ra tận ngoài Bắc rồi.
Ngày 9 tháng 12, 1970, con tôi chào đời ở nhà thương Fort Ord, một căn cứ Lục quân. Nơi này giáp với tỉnh Monterey California. John đặt tên nó là Lance David Krall, Lance là tên một người bạn thân trong đội bơi lội hồi học trung học. David là tên chú rể phụ David Goldstein.
Giáng sinh năm đó Hải Vân được đi phép, tôi rủ em đến California gặp mặt thằng cháu mới ra đời. Những Hải Vân cho biết chị Kim tả Washington D.C, đẹp quá, hấp dẫn quá, em phải qua thăm vì chỉ có dịp này thôi. Hải Vân còn hẹn gặp tôi với Lance vào dịp Tết sắp tới ở Việt Nam. Tôi thất vọng, vì chắc phải lâu lắm tôi mới có thể bồng con về Việt Nam thăm gia đình.
Những nỗi thất vọng ấy chỉ là một mối buồn nhỏ, không đáng kể so với cái tin khủng khiếp tôi nhận được sau Giáng Sinh đó. Hải Vân tử nạn! Ngày 11 tháng Giêng, năm 1971, chị Kim gọi từ Washington D.C, cho biết chiếc Huey do Hải Vân lái bị rớt trong một trận bão tuyết hiếm có ở Savannah, tiểu bang Georgia. Chị tôi và tôi, mỗi người một nơi, cùng ôm cái điện thoại mà không nói được lời nào nữa. Chúng tôi như chết nửa thân người, còn hồn tê dại đến độ không sao khóc được.
Chị tôi chờ niên trưởng của Hải Vân gọi lại. Tôi phải đưa Lance cho John bồng, vì lúc đó tôi không dám ôm nó trong lòng, cũng không muốn gần ai trong giờ phút đó.
Mấy tiếng đồng hồ sau, chị tôi gọi lại. Không quân chánh thức xác nhận em tôi và một phi công khác tên là Nguyễn Văn Bé tử nạn.
Tôi nghe như có tiếng la hét trong đầu tôi: “Không, không phải em tôi chết đâu. Không phải Hải Vân chết đâu. Người ta lộn tên rồi. Em tôi mới 21 tuổi, chỉ mơ ước được về nước đánh giặc. Giấc mộng chưa thành, em không thể chết được. Tôi ngồi co quắp dưới chân giường, cầu xin Trời, Phật, van nài Chúa Jesus cho tôi được sống, tôi sẵn sàng chết thế, sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời tôi cho em. Tôi đã sống trên đời này nhiều rồi, đã từng cay đắng, gian truân, từng lao đao, cực khổ, từng nếm mùi ngon ngọt của hạnh phúc; tôi đã yêu và đã được yêu, tôi sẵn sàng chết để em tôi được sống. Tôi xin cho em lá gan, lá phổi, cánh tay, cái chân, con mắt để em được sống. Tôi tới một nhà thờ nhỏ trong khuôn viên trường Monterey Postgraduate là nơi chúng tôi đã làm hôn lễ, để cầu xin Thượng đế hãy cho biết tôi phải làm gì bấy giờ. Tôi có nên về Việt Nam với má trước khi Không quân đưa xác em về không? Hỏi Chúa, Chúa không trả lời. Tôi chạy tới nhà thờ lớn hơn ở Pacific Stewe xin cha cho tôi một người hướng dẫn, vì tinh thần tôi đang sa sút, bấn loạn. Từ khi nhận được hung tin, tôi chẳng biết gì, cứ ngồi trong xe chạy loanh quanh, lúc thì dạt vào bãi cỏ, lúc thì chạy ngoài đường tìm nhà thờ, tìm Chúa, mà không về nhà. Tôi mới sanh con có 32 ngày, tôi sợ tôi phát điên mất. Đã có lần, vì đau đớn quá, tôi đã có ý tưởng điên rồ là má và tôi cùng chết một lượt để tránh nỗi đau thương này. Nhưng tôi lại nhận ra chết như vậy là vô trách nhiệm, là hèn nhát, là tàn nhẫn với tất cả mọi người trong gia đình. Để gạt bỏ những ý nghĩ điên rồ, tôi vô nhà thờ dung thân.
Cha trả lời tôi một câu thật ngắn gọn. Dường như ông đã biết hết nỗi lòng của tôi, biết rõ mọi chuyện trong gia đình tôi và cũng hình như ông đã nghe Đức Chúa Trời phán hồi tối hôm qua.
- Thượng đế đã chọn em của con, một đứa con xứng đáng để phục vụ Ngài.
Đã nhiều lần tôi tìm tới Chúa, tôi mong mỏi được gần Chúa, muốn đem Thiên Chúa vào đời sống của tôi, vì má tôi rằng muốn cho gia đình có hạnh phúc, vợ chồng nên mất đạo. John chắc không bỏ đạo Thiên Chúa, còn tôi nên theo đạo của anh để cho gia đình được hoà thuận. Tôi đã vâng lời. Bây giờ cần tới Chúa, tôi cảm thấy mình lạc lõng hơn! Không biết cha nói có đúng như vậy không? Có phải Chúa chọn đứa con xứng đáng, hay là cha chỉ muốn an ủi tôi? Có thật là Chúa chọn Hải Vân không? Nếu thật, Chúa đâu có quyền bóp chết linh hồn của gia đình tôi, của má tôi. Chúa toàn năng thì lẽ nào Chúa cho rồi nửa chừng lấy lại. Má tôi là người phàm, mà khi chờ ba, má cho luôn làm hành trang vào đời để sống, má có đòi gì đâu!
Nếu trong đời, má tôi cần tới con cái và gia đình, thì lúc này má tôi cần nhứt. Nỗi đau tôi mang trong lòng, không sao sánh được với nỗi đau của má tôi. Tôi muốn về với má và ba đứa em, nhưng tôi không về được. Visa nhập cảnh Mỹ chỉ có một lần. Về Việt Nam rồi trở qua sẽ không được vô Mỹ nữa. Ngay việc xuất cảnh khỏi Việt Nam lần thứ nhì cũng không được, trường hợp của chị Kim tôi cũng vậy. Chị em tôi còn mang quốc tịch Việt Nam.
May mắn là anh Wray, chồng chị Cương, đang phục vụ cho Lục quân Mỹ ở Thái Lan, nên chị về được, và chị đã cho hay chị sẽ về với má và các em. Chị Kim sẽ đi Savannah nhìn Hải Vân lần cuối, và trường của em sẽ làm lễ truy điệu trước khi đưa em về cho má.
Thời gian như đông lại. Thế giới bên ngoài gia đình dường như đã tan biến hết. Bây giờ tất cả chỉ có cái chết của em tôi. Chúng tôi chờ tin Không quân cho biết ngày nào sẽ đưa Hải Vân về Việt Nam. Chờ để làm gì? Để thấy má tôi ôm cái quan tài khóc cho thằng con chết yểu? Chờ để biết rằng vận hạn không may đã chôn vùi tương lai của một thẳng con trai thông minh, yêu nước, yêu gia đình? Chờ để biết rằng ước mơ của gia đình tôi đã bị chôn vùi, chôn tiếng cười, tiếng đàn guitar của em; và một phần đời của chúng tôi cũng chôn theo em. Bảy ngày chờ đợi dài vô tận. Nhưng rồi cũng người ta đưa quan tài của em về Việt Nam.
Tim tôi tan vỡ. Tôi quá cô đơn, thấy mình yếu đuối, bé nhỏ trong tay định mệnh. Cho tới ngày nay, đã 39 năm qua, tôi vẫn còn giận khi nhớ tới lời nói của ông linh mục, vẫn còn thương nhớ em tôi mỗi lần nghĩ tới nó. Tôi đoán. Ở bên kia thế giới, em cũng giận, cũng tiếc, vì chưa một ngày nào được phục vụ đất nước. Em tôi chết rồi, mà cộng sản còn lợi dụng cái chết của nó để tuyên truyền. Chúng báo cho ba tôi biết là CIA đã giết Hải Vân vì chúng biết em là con của ba tôi. Tôi giận sôi gan, vì ba tôi tin lời tuyên truyền đó, tin cho tới ngày ông lìa khỏi cuộc đời.
Tôi thất vọng, vì ba tôi nhìn đàn con lớn lên qua lăng kính cộng sản. Vì vậy, ông không thấy được rằng ngoài người con trai kỹ sư tên lửa, ông còn một thằng con trai khác nữa, thông minh, lanh lợi không kém anh nó.
Cuộc điều tra tai nạn máy bay của Hải Vân đã diễn ra rất chu đáo. Không có gì đáng nghi cả. Sau này chồng tôi được đổi về Ngũ Giác Đài, làm việc cho cơ quan tình báo của Hải quân. Anh xem bản kết quả của cuộc điều tra. Hải Vân bay quá thấp, và khi bão đến, muốn bay cao hơn không kịp nữa, nên bị đụng dây điện trong rừng thông.
Phải nói là em tôi bất hạnh, gia đình tôi bất hạnh, nhưng tôi không phải là nạn nhân của bất cứ ai.
.... https://hoiquanphidung.com/playlist/deploy/Ngangiotle.html
Em đã miệt mài học ngày học đêm để thi vào không quân. Giấc mơ của em là lái trực thăng, và được ở căn cứ Biên Hoà. Có lần tôi hỏi em sao không về Cần Thơ, quê hương mình? Em cho biết Cần Thơ không phải là đất lành, nên chim không đậu được. Tôi mới nhớ rằng gia đình tôi cũng đã tìm cành khác mà đâu, và Cần Thơ cũng không còn là “đất lành” nữa.
Vào trường huấn luyện, Hải Vân tiếp tục được bằng “xuất sắc” suốt thời gian em học. Em làm bản sao những giấy khen này để gởi cho chị Kim, chị Cương và tôi. Bản chánh cho má. Hải Vân là người thông minh, học giỏi. Hồi còn học ở trường nam Tiểu học Cần Thơ, em cũng mang nhiều giấy khen về cho má coi, sau đó má gởi bản chánh về cho ông ngoại giữ. Tôi nhớ có lần ông ngoại tôi mở ngăn tủ bàn thờ, nơi ông cất những giấy tờ quan trọng, và giấy khen của anh Quốc và Hải Vân, rồi ông nói:
- Học trong vùng quốc gia, không giúp được nước cũng được nhà. Tụi bay mà học theo đồ “chó đẻ” ngoài Bắc thì lại làm cộng sản; nó chờ con nít có xương có thịt lớn lên một chút, thì cho học giết người, cướp của cho thằng Hồ. Nhớ ăn cây nào rào cây nấy. Đừng có nghe đám lớn trong nhà này; cả lũ vừa đi vừa hát trong họng “Ơn cách mạng bằng trời bằng bể, công Cụ Hồ phải kể bao năm”. Ơn cháu mang là ơn của má cháu, công cũng là công của má cháu, chớ không phải của thằng già chó đẻ kia đâu, nhớ không?
Sau khi Hải Vân nhập ngũ, tháng 5 năm 1969, tôi rước má và Minh Tâm qua Mỹ thăm chúng tôi, với hy vọng là má sẽ thích nước Mỹ và ở lại: sau đó chúng tôi sẽ bảo trợ Hoà Bình. Hải Vân được tên thâu vào không quân. Má không còn lo thức khuya dậy sớm lo em đi chơi về nữa. Bây giờ tôi lượt trung tâm huấn luyện canh giờ “giới nghiêm” của nó thay má tôi.
Minh Tâm sang Mỹ chỉ một vài tháng thì có tin Hải Vân cũng tới Mỹ. Chúng tôi ra gặp em. Không quân cho gia đình và em ra đi chơi nửa ngày. Chúng tôi dẫn em đi Knock Berry gần đó để tiện việc trở về đúng giờ với nhóm lính của em.
Vừa đi, hai chị em vừa líu lo chia xẻ niềm vui của mình. Tôi cho Hải Vân hay, khoảng tháng 12 em được lên chức làm cậu. Nó rất mừng, câu cổ tôi mà xúc động vô cùng. Em dặn: “Suốt đời chị lo cho má và tụi em. Bây giờ có chồng có con, mình lo mình đi nhen”.
Rồi Hải Vân lên đường tiếp tục bay qua Kackland, Texas. Mấy tuần sau, nó viết thơ không có nói gì nhiều về trường huấn luyện, mà nói đàn anh tử tế tế, chỉ huy trưởng rất tốt với mấy con em mới. Dặn gia đình đừng lo, nó đang ở thiên đàng. Rồi em nói đến những cô con gái Mỹ tóc vàng, tóc đỏ, mắt xanh nó gặp trong bữa tiệc, trong những buổi đi picnic do nhà thờ bảo trợ. Sinh viên Việt Nam được đưa đến các tư gia để biết đời sống gia đình Mỹ. Em tôi lọt vô mắt xanh của cô con gái ông mục sư. Thằng nhỏ phải đi nhà thờ mỗi chúa nhựt để sau đó được về nhà mục sư gặp cô con gái. Em vừa cười vừa khoe:
- Con nhỏ mê em quá rồi!
Tôi nửa đùa nửa thật hỏi:
- Cưng có muốn cưới nó rồi ở lại Mỹ luôn không?
Em liền trách tôi:
- Em chưa đánh giặc ngày nào, đừng có xúi bậy. Chị đi lính không được, em đi thế cho chị nè. Được con gái mê thì cũng thích, cái tôi lớn hơn một chút cho vui, chớ ai lại để con gái làm hư đời mình!
Hải Vân nóng lòng đem những gì học được sau kỳ huấn luyện về phục vụ đất nước. Tôi thì khoe rằng cái thai trong bụng tôi khoẻ lắm, đạp tôi liên hồi. Chắc thằng nhỏ sau này thành một cầu thủ tài ba.
Từ Lackland, Texas, lớp của Hải Vân được chuyển tới Hunter Airfield ở Savannah, Georgia, để thực tập lái Huey. John và tôi rất vui mừng và hãnh diện khi Hải Vân ra trường hạng nhất. Lớp của em có nhiều sinh viên các nước, như Canada, Đại Hàn… Trung tướng giám đốc trường viết thơ riêng cho tôi. Ông khen má tôi có thằng con học giỏi. Má tôi đã quen với những giấy khen của các thầy, cô giáo, mà lần nào má cất và thưởng Hải Vân. Nhưng kỳ này, nhận được giấy khen của trung tướng Không quân Mỹ, má tôi lại không nhắc gì đến nó trong những lá thơ viết cho tôi hàng tuần. Khi tôi hỏi thì má tôi hỏi, má nói:
- Khó cho má vui được, khi nhận được cái giấy khen này. Em của con lớn lẹ quá. Trong khi tôi, ba và anh Khôi con ở ngoài Bắc. Mà thôi, Hải Vân nó chọn con đường đó, là mình chánh thức cho mấy người ngoài kia biết mình không có theo họ. Tụi con chán cộng sản hoài đâu có ai nghe; Hải Vân đăng vô không quân và tiếng đồn chắc ra tận ngoài Bắc rồi.
Ngày 9 tháng 12, 1970, con tôi chào đời ở nhà thương Fort Ord, một căn cứ Lục quân. Nơi này giáp với tỉnh Monterey California. John đặt tên nó là Lance David Krall, Lance là tên một người bạn thân trong đội bơi lội hồi học trung học. David là tên chú rể phụ David Goldstein.
Giáng sinh năm đó Hải Vân được đi phép, tôi rủ em đến California gặp mặt thằng cháu mới ra đời. Những Hải Vân cho biết chị Kim tả Washington D.C, đẹp quá, hấp dẫn quá, em phải qua thăm vì chỉ có dịp này thôi. Hải Vân còn hẹn gặp tôi với Lance vào dịp Tết sắp tới ở Việt Nam. Tôi thất vọng, vì chắc phải lâu lắm tôi mới có thể bồng con về Việt Nam thăm gia đình.
Những nỗi thất vọng ấy chỉ là một mối buồn nhỏ, không đáng kể so với cái tin khủng khiếp tôi nhận được sau Giáng Sinh đó. Hải Vân tử nạn! Ngày 11 tháng Giêng, năm 1971, chị Kim gọi từ Washington D.C, cho biết chiếc Huey do Hải Vân lái bị rớt trong một trận bão tuyết hiếm có ở Savannah, tiểu bang Georgia. Chị tôi và tôi, mỗi người một nơi, cùng ôm cái điện thoại mà không nói được lời nào nữa. Chúng tôi như chết nửa thân người, còn hồn tê dại đến độ không sao khóc được.
Chị tôi chờ niên trưởng của Hải Vân gọi lại. Tôi phải đưa Lance cho John bồng, vì lúc đó tôi không dám ôm nó trong lòng, cũng không muốn gần ai trong giờ phút đó.
Mấy tiếng đồng hồ sau, chị tôi gọi lại. Không quân chánh thức xác nhận em tôi và một phi công khác tên là Nguyễn Văn Bé tử nạn.
Tôi nghe như có tiếng la hét trong đầu tôi: “Không, không phải em tôi chết đâu. Không phải Hải Vân chết đâu. Người ta lộn tên rồi. Em tôi mới 21 tuổi, chỉ mơ ước được về nước đánh giặc. Giấc mộng chưa thành, em không thể chết được. Tôi ngồi co quắp dưới chân giường, cầu xin Trời, Phật, van nài Chúa Jesus cho tôi được sống, tôi sẵn sàng chết thế, sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời tôi cho em. Tôi đã sống trên đời này nhiều rồi, đã từng cay đắng, gian truân, từng lao đao, cực khổ, từng nếm mùi ngon ngọt của hạnh phúc; tôi đã yêu và đã được yêu, tôi sẵn sàng chết để em tôi được sống. Tôi xin cho em lá gan, lá phổi, cánh tay, cái chân, con mắt để em được sống. Tôi tới một nhà thờ nhỏ trong khuôn viên trường Monterey Postgraduate là nơi chúng tôi đã làm hôn lễ, để cầu xin Thượng đế hãy cho biết tôi phải làm gì bấy giờ. Tôi có nên về Việt Nam với má trước khi Không quân đưa xác em về không? Hỏi Chúa, Chúa không trả lời. Tôi chạy tới nhà thờ lớn hơn ở Pacific Stewe xin cha cho tôi một người hướng dẫn, vì tinh thần tôi đang sa sút, bấn loạn. Từ khi nhận được hung tin, tôi chẳng biết gì, cứ ngồi trong xe chạy loanh quanh, lúc thì dạt vào bãi cỏ, lúc thì chạy ngoài đường tìm nhà thờ, tìm Chúa, mà không về nhà. Tôi mới sanh con có 32 ngày, tôi sợ tôi phát điên mất. Đã có lần, vì đau đớn quá, tôi đã có ý tưởng điên rồ là má và tôi cùng chết một lượt để tránh nỗi đau thương này. Nhưng tôi lại nhận ra chết như vậy là vô trách nhiệm, là hèn nhát, là tàn nhẫn với tất cả mọi người trong gia đình. Để gạt bỏ những ý nghĩ điên rồ, tôi vô nhà thờ dung thân.
Cha trả lời tôi một câu thật ngắn gọn. Dường như ông đã biết hết nỗi lòng của tôi, biết rõ mọi chuyện trong gia đình tôi và cũng hình như ông đã nghe Đức Chúa Trời phán hồi tối hôm qua.
- Thượng đế đã chọn em của con, một đứa con xứng đáng để phục vụ Ngài.
Đã nhiều lần tôi tìm tới Chúa, tôi mong mỏi được gần Chúa, muốn đem Thiên Chúa vào đời sống của tôi, vì má tôi rằng muốn cho gia đình có hạnh phúc, vợ chồng nên mất đạo. John chắc không bỏ đạo Thiên Chúa, còn tôi nên theo đạo của anh để cho gia đình được hoà thuận. Tôi đã vâng lời. Bây giờ cần tới Chúa, tôi cảm thấy mình lạc lõng hơn! Không biết cha nói có đúng như vậy không? Có phải Chúa chọn đứa con xứng đáng, hay là cha chỉ muốn an ủi tôi? Có thật là Chúa chọn Hải Vân không? Nếu thật, Chúa đâu có quyền bóp chết linh hồn của gia đình tôi, của má tôi. Chúa toàn năng thì lẽ nào Chúa cho rồi nửa chừng lấy lại. Má tôi là người phàm, mà khi chờ ba, má cho luôn làm hành trang vào đời để sống, má có đòi gì đâu!
Nếu trong đời, má tôi cần tới con cái và gia đình, thì lúc này má tôi cần nhứt. Nỗi đau tôi mang trong lòng, không sao sánh được với nỗi đau của má tôi. Tôi muốn về với má và ba đứa em, nhưng tôi không về được. Visa nhập cảnh Mỹ chỉ có một lần. Về Việt Nam rồi trở qua sẽ không được vô Mỹ nữa. Ngay việc xuất cảnh khỏi Việt Nam lần thứ nhì cũng không được, trường hợp của chị Kim tôi cũng vậy. Chị em tôi còn mang quốc tịch Việt Nam.
May mắn là anh Wray, chồng chị Cương, đang phục vụ cho Lục quân Mỹ ở Thái Lan, nên chị về được, và chị đã cho hay chị sẽ về với má và các em. Chị Kim sẽ đi Savannah nhìn Hải Vân lần cuối, và trường của em sẽ làm lễ truy điệu trước khi đưa em về cho má.
Thời gian như đông lại. Thế giới bên ngoài gia đình dường như đã tan biến hết. Bây giờ tất cả chỉ có cái chết của em tôi. Chúng tôi chờ tin Không quân cho biết ngày nào sẽ đưa Hải Vân về Việt Nam. Chờ để làm gì? Để thấy má tôi ôm cái quan tài khóc cho thằng con chết yểu? Chờ để biết rằng vận hạn không may đã chôn vùi tương lai của một thẳng con trai thông minh, yêu nước, yêu gia đình? Chờ để biết rằng ước mơ của gia đình tôi đã bị chôn vùi, chôn tiếng cười, tiếng đàn guitar của em; và một phần đời của chúng tôi cũng chôn theo em. Bảy ngày chờ đợi dài vô tận. Nhưng rồi cũng người ta đưa quan tài của em về Việt Nam.
Tim tôi tan vỡ. Tôi quá cô đơn, thấy mình yếu đuối, bé nhỏ trong tay định mệnh. Cho tới ngày nay, đã 39 năm qua, tôi vẫn còn giận khi nhớ tới lời nói của ông linh mục, vẫn còn thương nhớ em tôi mỗi lần nghĩ tới nó. Tôi đoán. Ở bên kia thế giới, em cũng giận, cũng tiếc, vì chưa một ngày nào được phục vụ đất nước. Em tôi chết rồi, mà cộng sản còn lợi dụng cái chết của nó để tuyên truyền. Chúng báo cho ba tôi biết là CIA đã giết Hải Vân vì chúng biết em là con của ba tôi. Tôi giận sôi gan, vì ba tôi tin lời tuyên truyền đó, tin cho tới ngày ông lìa khỏi cuộc đời.
Tôi thất vọng, vì ba tôi nhìn đàn con lớn lên qua lăng kính cộng sản. Vì vậy, ông không thấy được rằng ngoài người con trai kỹ sư tên lửa, ông còn một thằng con trai khác nữa, thông minh, lanh lợi không kém anh nó.
Cuộc điều tra tai nạn máy bay của Hải Vân đã diễn ra rất chu đáo. Không có gì đáng nghi cả. Sau này chồng tôi được đổi về Ngũ Giác Đài, làm việc cho cơ quan tình báo của Hải quân. Anh xem bản kết quả của cuộc điều tra. Hải Vân bay quá thấp, và khi bão đến, muốn bay cao hơn không kịp nữa, nên bị đụng dây điện trong rừng thông.
Phải nói là em tôi bất hạnh, gia đình tôi bất hạnh, nhưng tôi không phải là nạn nhân của bất cứ ai.
.... https://hoiquanphidung.com/playlist/deploy/Ngangiotle.html
No comments:
Post a Comment