Thursday, May 2, 2019

Cái chết của tên Việt cộng Nguyễn Chí Thanh

Bản đồ Trung ương Cục Miền Nam
và cái chết của Nguyễn Chí Thanh

Đang lục tung thư mục Chuyện Đời Lính để tìm tài liệu nói về vị trí chính xác của C2, nơi mà những người anh hùng Mũ Đỏ tiểu đoàn 11 Dù cùng cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo đã ở lại với Charlie, thì gặp ngay bài “Trận Suối Lòng của Tiểu Đoàn 52 BĐQ và cái chết của Đại tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh” này. Lại phải cố tìm cho ra cái sự thật vì sao Thanh chết.

Trong bài này tác giả Trần Lý viết:

Cứ theo ‘chính sử’ của bắc Việt, ghi trong tiểu sử của Thanh thì tướng Nguyễn chí Thanh chết lúc 9 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại viện Quân Y 108 (Hà Nội) vì bệnh tim. (Theo Sử gia Douglas Pike thì ngày, giờ và địa điểm nêu trên không chính xác vì truyền thống của Hà Nội là loan tin giả, tùy theo nhu cầu chính trị. Ngay như ngày và giờ chết của Hồ chí Minh cũng không thoát khỏi thông lệ này- Xem People’s Army of VietNam, trang 350). Thật ra Thanh đã chết trong một trường hợp đầy nghi vấn trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1967.

Theo tin tức của Tình Báo Mỹ thì Thanh chết trong một trận không tập của B-52, đánh trúng hầm trú ần của y trong vùng Mỏ Vẹt, gần biên giới Miên-Việt, trận không tập này có thể liên hệ đến trận Suối Lòng của TĐ 52 BĐQ (xem phần dưới).

Tuy nhiên, một bản báo cáo ‘mật’ của toán Cố Vấn Mỹ, hoạt động tại Tỉnh Bình Long, về những diễn biến trong thời gian chấm dứt vào ngày 31 tháng 7 năm 1967, lại cho rằng Thanh đã bị các thuộc hạ thanh toán (?): ‘ Một phúc trình đáng tin cậy nhận được vào tháng 7 cho biết, ngày 30 tháng 6 năm 1967, Nguyễn chí Thanh, tướng cộng sản BV, Tư lệnh Trung Ương Cục Miền Nam, đã bị các thuộc hạ giết tại Sóc Tà thiết (tọa độ XU 618005) trong Tỉnh Bình Long. Thanh bị phe thân Nga thanh toán vì bị cho là thân Trung Cộng’. Tin tức này do nhóm Tình Báo 149 MI cung cấp (Xem MACORDS Advisory team 81- Special Narrative Report on Revolutionary Development. Binh Long Province 31 July 1967-US Army Center of Military History Washington DC).

Ngày, giờ, nơi chỗ và lý do về cái chết của Thanh đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Theo Bùi Tín (cựu Đại tá csBV đào thoát thì Thanh được triệu hồi về Hà Nội để dự cuộc bàn thảo chiến lược tháng 6-1967, từ cuộc bàn thảo này đã đưa đến quyết định ‘Tổng công kích Mậu Thân 1968’, và theo Bùi Tín thì sau buổi họp, Thanh đã ăn quá nhiều đến nỗi chết vì tim ngưng đập (!?). Theo Dương Đình Lôi, một nhà văn hồi chánh, trong tập sách ‘Về R’, thì Thanh chết vì B-52 thả trúng hầm, gây sụp hầm và một thanh đà gỗ đã rơi và đâm trúng đầu Thanh! Hoàng văn Hoan, vốn là một nhân vật thân Trung cộng, tuy xem các chi tiết về cái chết của Thanh là những trò hỏa mù theo nhu cầu tuyên truyền, nhưng Hoan cũng không giải thích gì về cái chết của Thanh (Xem Hoàng văn Hoan – Giọt Nước Trong Biển Cả – Hồi ký xuất bản tại Bắc Kinh, 1988).



Các tài liệu của Việt cộng ngày nay cho biết như sau:
—► Tháng 9/1961, Trung ương Cục quyết định dời cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục, Ủy ban Trung ương Mặt Trận và Ban Quân Sự Miền từ Khu A về Khu B, đặt căn cứ tại vùng Trảng Chiên, Xa Mát, Lò Xo, Bắc Tây Ninh, khu vực giáp biên giới Việt Nam – Campuchia.

—► Tháng 3/1965, Bộ Chỉ huy Miền di chuyển về căn cứ mới là Bà Chiêm – Sóc Con Trăng.

Năm 1970, để hình thành hệ thống liên hoàn căn cứ Miền trong tình hình mới, tạo thế trận liên minh Việt Nam – Campuchia, chiến đấu chống kẻ thù chung, Bộ Chỉ huy Miền rút một phần lực lượng ở chiến trường miền Nam sang Campuchia, xây dựng thành các “khu căn cứ” trực thuộc.

—► Ngày 18/3/1971, Bộ Chỉ huy Miền đổi tên thành Bộ Tư lệnh Miền. Sau đó, Bộ Tư lệnh Miền đã di chuyển căn cứ từ Bà Chiêm – Sóc Con Trăng và các khu căn cứ từ Campuchia về sóc Tà Thiết, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) – địa điểm cuối cùng của Bộ Tư lệnh Miền (giai đoạn 1973 – 1975).


http://dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1234&c=25

Như vậy ta thấy địa điểm của Cục R có ba giai đoạn:

—■ Từ Tháng 9/1961-65 từ chiến khu Đ (chiến khu đê) Đồng Nai dời về Xa Mát, Tây Ninh.


Hình thằng Việt cộng bị truy lùng ở sào huyệt của chúng.


—■ Đến năm 65-71 ở Sóc Con Trăng, Tây Ninh.

—■ Và từ 71-75 thì dời về Tà Thiết, Lộc Ninh.


Hình Thằng Việt cộng đang ở Tây Ninh


Thằng Việt cộng dời sào huyệt của chúng dọn về Lộc Ninh


Đại tướng Việt cộng Nguyễn Chí Thanh chết năm 67, khi ấy Cục R còn ở Tây Ninh.

Bản đồ bọn Việt cộng dời chiến khu của chúng


Trong bài Trận Suối Lòng của HQPD, tác giả Trần Lý viết Thanh chết ở Tà Thiết có đưa ra tọa độ XU. Có lẽ là Thanh đang ở Sóc Con Trăng, qua Tà Thiết công tác bị "Mỹ Ngụy" biết được bèn cho Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân mở cuộc hành quân Suối Lòng để bao vây, sau đó Mỹ dùng B-52 dập chết.

Ai đã cho Mỹ Ngụy biết tin Thanh đi công tác Tà Thiết?



Có lẽ là tập đoàn Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp muốn chơi trò Tá Đao Sát Nhân, mượn tay "Mỹ Ngụy" để giết Thanh.

Tại sao?

Vì Duẫn, Giáp đang đánh một trận Điện Biên Phủ thứ nhì ở Khe Sanh năm 1967 để dằn mặt Mỹ nhưng chưa nhai được, bèn tính mở một mặt trận thứ nhì là -- Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đầu năm 68 -- trên khắp cả nước để thu hút sức mạnh quân lực Mỹ Ngụy ra khỏi Khe Sanh. Nhưng Thanh đã lên tiếng phản đối, vì ông ở trên chiến trường miền Nam nên biết rõ sức mạnh địch ta. Bọn Duẫn, Giáp bị Thanh 'kỳ đà cản mũi' nên tìm cách giết ông. Kết quả trận đánh Khe Sanh và Tết Mậu Thân đã thê lương như Thanh đã báo trước.

Báo Vietnam của cựu quân nhân Mỹ đã viết về Trung Ương Cục R miền Nam và Nguyễn Chí Thanh:


Tư Lệnh 4 sao 53 tuổi Nguyễn Chí Thanh là đối thủ Bắc Việt của vị tướng William Westmoreland tại miền nam. Chí Thanh với chức Tư Lệnh Lực Lượng du kích của Trung Ương Cục Miền Nam Central Office for South Vietnam (COSVN) từ năm 1965 đến 1967.

Ông người gốc Huế, 30 tuổi đảng và 17 năm trong bộ Chính Trị. Đầu tháng Bảy, tướng Thanh bị thương rất nặng vì một mảnh bom ở ngực trong một trận càn quét của B-52. Ông được đưa qua Nam Vang, Cambodia, và được đưa bằng máy bay về Hà Nội rồi chết ở đó vào ngày 6 tháng Bảy năm 1967.

Vài ngày sau bộ Chính Trị cùng Bộ Tư Lệnh quân sự đã tổ chức đám tang cho ông. Bộ máy cầm quyền Hà Nội đang cố thiết kế một trận đánh theo kiểu cổ điển như trận Điện Biên Phủ để đánh bại người Mỹ, nhưng tướng Thanh đã phê bình cái chiến lược này như sau:

“Muốn lập lại chính xác những gì đã thuộc về lịch sử khi đang đối diện với một thực tế hiện đại là phiêu lưu mạo hiểm”.

Ông đã viết:

“Nếu chúng ta đánh nhau với người Mỹ theo một chiến thuật hiện đại, ta sẽ bị chúng đánh cho tan nát. Ta phải đánh nhau với kẻ thù như đang đánh nhau với một con cọp đang vồ mồi.”



Nguyễn Chí Thanh thận trọng, đã không sống tới ngày tham dự đại hội Đảng ở Hà Nội được tổ chức vào giữa tháng Bảy mà người ta cho là -- ông là tác giả đã thiết kế ra chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân. Tướng Thanh là đối thủ hàng đầu của Võ Nguyên Giáp, ông Giáp muốn dùng chiến thuật "nướng quân". Nhưng ông Thanh không đồng ý vì ông cho là không cần thiết "nướng quân" của MTGPMN trong cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân. Và tập đoàn Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp muốn khử tướng Than nên chơi trò Tá Đao Sát Nhân, mượn tay "Mỹ Ngụy" để tiểu trừ Nguyễn Chí Thanh, Trung Ương Cục R miền Nam.

Nếu Nguyễn Chí Thanh đừng mất đi thì chắc ông đã làm thay đổi chiến thuật của trận đánh Tết Mậu Thân…

Và trong Trận Suối Lòng của Tiểu Đoàn 52 BĐQ, Đại tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh đã bị tử thương.
Vẹm đang tìm cách lèo lái lịch sử theo ý chúng, nhưng trong thời đại Internet người ta có thể nhìn nhận lịch sử một cách rõ ràng hơn.

Chí Thanh với chức Tư Lệnh Lực Lượng du kích võ trang của Trung Ương Cục Miền Nam Central Office for South Vietnam (COSVN) từ năm 1965 đến 1967. Tư Lệnh 4 sao 53 tuổi Nguyễn Chí Thanh





Click here to view the original image of 1039x604px.



https://hoiquanphidung.com/content.php?4317-B%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%93-Trung-%C6%B0%C6%A1ng-C%E1%BB%A5c-Mi%E1%BB%81n-Nam-v%C3%A0-c%C3%A1i-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-Nguy%E1%BB%85n-Ch%C3%AD-Thanh





====================================

Vương Chí Sình - Một ông vua Mèo

Vương Chí Sình - Một ông vua, một người chúa của sắc tộc người Mèo. Đối với người của sắc tộc thiểu số trên miền thượng du Việt Bắc, Vương Chí Sình không những chỉ là người chúa của dân tộc Mèo, nhưng ông còn là người khôn khéo, tài ba có uy tín lớn với các sắc tộc khác. Trong sự chống đối, bất hợp tác với chính phủ Hồ Chí Minh của các dân tộc thiểu số thì ông là một điểm sáng chói, là linh hồn của họ.

Ông đã xây dựng, thành lập và lãnh đạo một đội quân đông đảo người dân tộc. Tuy trang bị vũ khí thô sơ nhưng biết lợi dụng địa thế núi rừng hiểm trở của thiên nhiên, nên Việt Minh đã hao tốn bao nhiêu công lao, tâm sức kể cả người và của về chính trị cũng như quân sự mà không thể thu phục được.

Việt Minh đã phải dùng nhiều đơn vị lớn, mở nhiều chiến dịch len lỏi vào núi rừng để lùng xục, tiễu trừ đoàn quân chống đối của người dân tộc mà chúng gán cho cái tên là giặc cướp, là thổ phỉ.
Nhưng sau nhiều ngày tháng, Việt cộng đã không thể làm gì được mà nhiều lần, cái đội quân “phỉ, cướp” đó đã bất ngờ đánh cho lũ cáo Hồ những trận liểng xiểng.

Hồ Chí Minh, con cáo già nhiều thủ đoạn cho những tên cán bộ người dân tộc len lỏi, môi giới vào tìm gặp được Vương Chí Sình. Khi Hồ đã bí mật liên lạc với Sình được rồi, y dùng những cán bộ trung ương giỏi mồm mép, giỏi nghề dụ, xui người khác ăn cứt gà vào tiếp xúc với Sình, đón rước linh đình, tung huê vang dội, Vương Chí Sình cũng sướng tê người. Mặt khác, Hồ lại viết thư như đã từng viết cho Thẩm Hoàng Tín*, tình cảm dạt dào, lời lẽ khẳng khái đoan chính v.v…

Cuối cùng y đã lôi được Vương Chí Sình về Hà Nội, đã tách cọp ra khỏi rừng, cho cọp về thành phố chơi.
Vương Chí Sình cùng với đoàn bộ hạ tham mưu được đón rước linh đình vào phủ chủ tịch, mở hội hoa đăng để kết nghĩa anh em. Chắc Vương Chí Sình cũng sướng tê người như Thẩm Hoàng Tín. Một tên chúa Mèo ở trong rừng sâu hoang dã lại được kết nghĩa anh em, đoàn viên với Hồ Chí Minh, chủ tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Khi quân đã không có chủ tướng, Hồ già càng dễ gây ly gián, nghi ngờ nhau giữa những thành phần của đội quân người sắc tộc Mèo. Để cuối cùng chúng tiêu diệt dần cho tới khi bắt gọn đội quân tộc Mèo. Kết quả là biết bao nhiêu người dân tộc phải chết hoặc ở trong tù như hiện nay, trong đó có Lầu Phá Tra và Lồ Cao Chính. Chỉ vì người lãnh đạo mắc một căn bệnh chung là không hoặc chưa hiểu đủ về cộng sản.

Vương Chí Sình khi biết là mình bị Hồ Chí Minh và đồng bọn cho ăn cứt gà thì đã muộn. Theo Tra và Chính thì -- cho đến bây giờ họ cũng không biết rõ về số phận của Vương Chí Sình nữa, vì có nhiều nguồn rỉ tai: có thể ông Sình bị giam lỏng ở Hà Nội và cũng có thể ông Vương Chí Sình bị chết rồi.

Vương Chí Sình chết và quân binh tướng sĩ cũng mất hết. Ngã rồi mới học được! Một bài học quái ác.

================================

Thẩm Hoàng Tín*

Genève 54, chú Tín bị dính “cú lừa” đầu tiên của bác Hồ !

* chú Tín, tức Dược sĩ Thẩm-Hoàng-Tín, đương kim Thị trưởng Hà Nội, từ trước ngày ký Hiệp định Genève 1954. (TUnhan)

*

‘Xảo’ Thuật Tuyên Truyền của Cộng Sản

Đặng Chí Bình

DCB-scan0006.jpg.w300h314Chương 36 Hồi Ký Thép Đen

Thấy bác Tiến nhận định và có cái nhìn sắc bén như vậy, làm cho tôi suy ngẫm riêng về lãnh vực tuyên truyền của cộng Sản và thế giới tự do riêng của chúng ta. Tôi đã hùng hồn bộc lộ cái nhìn của tôi về lĩnh vực nay với bác Tiến, nội dung như sau:

Tôi đã ở miền Nam, tôi đã ra miền Bắc. Tôi đã nhìn góc này khía cạnh kia qua cả thực tế lẫn như trên sách báo. Tôi lấy một hình tượng rất đơn giản để so sánh:

Tôi nhớ lại những ngày tôi còn lang thang trên khắp phố phường của Hà Nội trước khi bị bắt vào Hỏa Lò. Một lần tôi vào một hiệu sách Nhân Dân trước cửa chợ Đồng Xuân. Tôi lục lọi xem, tìm một số sách vở, thoáng thấy một quyển tự điển chính trị thật dầy của Liên xô, đã được dịch ra tiếng Việt. Mở xem, thoáng đọc một số trang, tôi nhìn thấy chữ “nghệ thuật tuyên truyền” được định nghĩa như sau: “Cái không có, mà nói cho người ta tin là có, đó là nghệ thuật tuyên truyền”.

Ngày nay, hầu hết chúng ta, qua thời gian và thực tế đều đã hiểu: Thế giới tự do, thực sự đã đem cơm no, áo ấm, tự do hạnh phúc cho mọi người. Nhưng trước đây, người ta lại không tin như vậy. Họ chỉ thấy là đế quốc, thực dân bóc lột, là “ngụy”, “là phi chính nghĩa” v. v...
Như vậy “ta có, mà người ta không tin là ta có”.
Ngược lại, Cộng Sản ai cũng thấy chúng bóc lột đến giấc ngủ cũng không yên. Nhưng trước đây, khi người ta chưa nhìn thấy thực chất của Cộng Sản, thì hầu hết lại tin rằng Cộng Sản là chính nghĩa, là đã đem độc lập, tự do, hạnh phúc lại cho người dân. Xã hội Cộng Sản là xã hội công bằng, không có cảnh người bóc lột người.


Như vậy hiển nhiên ta thấy: Cộng Sản không có cái công bằng, dân chủ nhưng chúng đã tuyên truyền, để mọi người tin là chúng có. So sánh, chúng ta thấy rõ ràng như ban ngày: Cộng Sản tuyên truyền cái “không có” cho người ta tin là “có”.
Đấy là nghệ thuật tuyên truyền! Là nghệ thuật bậc thầy.
“Có” mà tuyên truyền cho người ta tin là “có”. Là nghệ thuật học trò.

Nhưng đây, thế giới tự do của chúng ta “Có” mà người dân lại không tin là có. Như thế, về lãnh vực tuyên truyền, ta chỉ là bậc cháu của Cộng Sản. Nghĩa là ta chỉ đáng là học trò của học trò Cộng sản mà thôi!

Huống chi, Cộng Sản đã tìm và nhìn đúng loại đối tượng để tuyên truyền. Đó là những đám nông dân, công nhân, những người lao động nghèo khổ, ít học. Mà trong nước ta, thành phần này chiếm đến 90% của dân số. Họ chỉ biết suốt ngày cặm cụi làm việc vất vả để mưu sinh cuộc sống. Bởi thế, giả dụ khi Cộng Sản nói trên đài, đăng trên báo:
Ở một khu vực nào đấy, có một tiểu đội du kích. Do lòng căm thù giặc sâu sắc, do đường lối anh minh của đảng và cách mạng soi sáng chỉ đường, đã dùng mưu lược đánh đuổi một tiểu đoàn của “ngụy”, chạy té cứt, vãi đái ra quần v.v...thì người dân họ vẫn tin đấy! Vì họ có thì giờ và có kiến thức đâu mà suy luận, phân tích thời cuộc... cho nó mệt óc, nhức đầu?
Mà một khi quần chúng có niềm tin, thì trở thanh sức mạnh rồi.

Ngược lại, phía chúng ta, những người Quốc Gia của thế giới tự do. Nếu có một tờ báo nào đó cũng đăng một cái tin: ở một địa khu nào đó có một tiểu đội địa phương quân, do lòng sôi sục hận thù Giặc Cộng; do lý tưởng nhân bản, tự do dẫn đường, vạch lối, đã dùng mưu lược trận đồ đánh tan một tiểu đoàn chính quy của cộng phỉ. Tiêu diệt hơn 100 tên, bắt sống 26 tên và thu nhiều vũ khí, quân trang v..v...

Chưa nói về độc giả.
Ngay những tờ báo bạn, những cơ quan thông tin cùng một phe đã gửi thư, viết bài đăng báo phản đối, chửi bới là nói láo; nói còn để cho người ta nghe được chứ! Nói ngu như thế mà nói đươc à? v. v..
Độc giả như bác với cháu, hay Gôm, Nhu chẳng hạn, sẽ ném vất tờ báo đi, không thèm đọc. Tờ báo đó còn đăng những tin láo khoét như vậy, thì sẽ không mua nữa... Như vậy, tờ báo đó nếu không muốn bị các bạn chửi bới và sẽ bị chết vì không còn ai mua báo nữa, thì chỉ còn một cách, không bao giờ dám đăng những tin tuyên truyền loại đó nữa.

Từ đấy suy ra, vô hình chung các cơ quan ngôn luận tuyên truyền của ta, chỉ tập trung cố gắng làm vừa lòng, chiếu theo thị hiếu của cái số độc giả có học, có kiến thức hiểu biết. Mà cái thành phần này trong quần chúng chỉ chiếm có 10 phần trăm. Nhưng lại nực cười nữa là cái số 10 phần trăm kiến thức này, như bác, Gôm, Vân, Khải, Nhu v..v.. không những không cần tốn công sức, giấy mực để tuyên truyền, lôi cuốn; mà có đẩy, có xô sang phía Cộng Sản, thì chắc chắn cũng bỏ cả cha, cả mẹ chạy vội về phía quốc gia tự do rồi. Tóm lại, chúng ta phải nghiên cứu toàn bộ lại phương cách, của chúng ta hiện nay. Dù không nói láo như Cộng sản, nhưng phải làm cho hữu hiệu hơn.

Nghe tôi nói xong, bác Tiến bò nhổm dậy, vừa kéo tay tôi ra chỗ hút thuốc lào, vừa nói trong nét hưng phấn:

Sự việc này lung bùng, phức tạp, phải dùng cả một bài báo, một cuốn sách để chứng minh diễn giải, mà cháu lý luận đơn giản như thế, thành ra sáng tỏ, dễ hiểu.

May quá! Trời đã tối, chiếc bóng điện 40 watts mới bắt ở giữa nhà không đủ sang để bác Tiến thấy được nét ngượng ngùng của tôi. Dù vậy, như một sự khích lệ, hút xong điếu thuốc, về chỗ, tôi hăng say thuật lại cho bác Tiến nghe một sự việc cụ thể, về nghệ thuật tuyên truyền của Cộng Sản. Sự việc này do chính Hoàng, Công an đã thuật lại tỉ mỉ cho tôi nghe, trước khi dẫn tôi đến gặp sư bà Đàm Hướng, trong vỏ bọc thứ 3 của tôi. Nội dung như sau:

  • Ngay từ khi Cộng Sản chuẩn bị sẽ ký kết Hội Nghị Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, chúng hiểu rằng, khi đất nước chia làm hai miền, với những thủ đoạn độc tài, phắt xít nham hiểm, quỷ quyệt trong những năm qua của chúng đã lộ ra ít nhiều cho một số quần chúng đã biết được, thì tất yếu có rất nhiều người dân sẽ bỏ chúng để đi vào miền Nam theo phía bên kia.

geneve-54

Như vậy, cả về mặt chính trị cũng như xã hội, chúng sẽ bị lao đao, khủng hoảng. Do đấy, bộ chính trị, chủ chốt là tên cáo già Hồ Chí Minh họp bàn để tìm ra một phương kế hòng lắp bớt cái hố sâu lo lắng này của chúng. Cuối cùng, cộng sản Việt Nam chúng đã tìm ra được một nhân vật lá chắn, đầu cầu là dược sĩ Thẩm Hoàng Tín, đương kim Thị trưởng Thành phố Hà Nội. Một nhân vật điển hình, vừa danh tiếng vừa uy quyền và giầu có.

Chúng tin rằng --nếu chúng lôi kéo được Thẩm Hoàng Tín ở lại với chúng thì có thể kéo lại một mảng, có thể đến hàng chục ngàn người cũng ở lại theo. Do đấy, chúng đã...
- Nghiên cứu một kế hoạch tỉ mỉ, công phu ngay từ khi Hiệp Định Genève sắp được ký kết.
- Chúng đã khai triển thực thi kế hoạch từng bước.
- Chúng chỉ định một cán bộ trung ương đảng có khả năng thuyết phục và có tình cảm lôi cuốn là Nguyễn Duy Trinh.
(sau này được vào bộ chính trị và đã từng nắm giữ bộ ngoại giao).

Nguyễn Duy Trinh đã bí mật vào Hà Nội để gặp Thẩm Hoàng Tín. Công Sản đã nắm vững là trong giai đoạn này, dù cho Thẩm Hoàng Tín có không đồng ý chăng nữa cũng không dám ra lệnh bắt giữ người của chúng gửi vào. Những ngày ráp ranh, thế lực Cộng sản đang lên như diều ở Hà Nội, ai mà không rét?

Thẩm Hoàng Tín lúc đầu còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên, lo lắng khi gặp mặt cán bộ trung ương của cộng sản. Nhưng người cán bộ này đã hân hoan nồng nhiệt mang lời nhắn nhủ của bác Hồ vào thăm hỏi chú Tín. Từ trong chiến khu chống giặc Pháp, bác vẫn để ý xem xét, theo dõi khít khao hành động của chú Tín. Cụ thể năm này, tháng nọ đã ra lệnh tha bao nhiêu người tù (nhà tù nào của chúng ta hàng năm lại không tha người?). Đã dựng trường học này, đã xây chiếc cầu kia v. v…

Thẩm Hoàng Tín nghe mà bàng hoàng, nhưng cũng dội lên một chút hưng phấn trong dạ. Trong lúc hưng phấn, Thẩm Hoàng Tín không kịp thấy rằng, khi muốn tìm kiếm tốt của một người thì bao giờ và ai chả có cho nên niềm vui, lòng hãnh diện cứ thấm dần vào tâm, nên óc Tín đã mờ dần.

Là một dược sĩ tầm thường, chỉ giữ cái chức thị trưởng thành phố Hà Nội. Trước đây, ông Tín nghĩ rằng mình có tội với Cộng sản, thế mà nay được hẳn một cán bộ trung ương từ ngoài chiến khu mang lời thăm hỏi, khen ngợi của bác Hồ vĩ “đại kính yêu”, thì thật nằm mơ cũng không thấy.

Tín đêm ngày suy nghĩ: Mình được bác Hồ khen cũng là đúng (tâm lý, ai được khen thường thấy đúng), mình đối với dân cũng có lương tâm lắm chứ! Bởi vậy, Thẩm Hoàng Tín đã gửi lời kính thăm sức khỏe của bác, không quên gửi biếu kính biếu bác một ít sâm nhung đặc quý. Rồi cho tới khi ký kết Hiệp Định Genève, nhiều cán bộ trung ương ra vào gặp Thẩm Hoàng Tín nói là bác Hồ nhớ chú Tín lắm, bác cám ơn chú Tín đã tặng quà cho bác. Bác muốn chú Tín ở lại gặp bác.

Tuy trong lòng có thiện cảm phần nào với bác Hồ, với cách mạng, nhưng trong lòng Thẩm Hoàng Tín vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Chưa biết đâu được, chẳng có gì chắc cả, không chơi dại, ở lại với cộng sản nhỡ có chuyện gì thì chạy đâu được. Những cán bộ tiếp xúc với Tín đã thấy mối băn khoăn, giằng co lưỡng lự của Tín.
Cho tới còn hơn một tháng trước ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội 10/10/1954, Nguyễn Duy Trinh lại vào gặp Tín một lần nữa; mang theo lá thư của Hồ chủ tịch gửi cho chú Tín, nội dung:

“Do những thành tích sáng ngời vì dân vì nước của Thẩm Hoàng Tín. Với tư cách là Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, trang trọng đặc biệt đảm bảo riêng cho Thẩm Hoàng Tín, gia đình, họ hàng và toàn bộ gia sản của Thẩm Hoàng Tín an toàn triệt để, cùng toàn dân đón chờ tới 1956, ngày tổng tuyển cử, đất nuớc thống nhất một nhà.”

Lá thư có đánh dấu và chữ ký của Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa là Hồ Chí Minh.

Còn nỗi vui mừng hãnh diện nào to lớn hơn. Trong lòng Tín còn chút băn khoăn ngập ngừng nào đã tan thành khói bay theo mây chiều về phương Nam xa xôi. Hãy giữ chăc lá thư lịch sử này, nó như một lá bùa, một bảo bối bảo vệ cho Tín và Gia đình an toàn sau này.
Bao nhiêu của cải, tài sản nhà cửa, xe cộ cả một đời tao lập, nếu phải bỏ lại để ra đi thì rồi cũng héo mòn trong luyến tiếc. Không ngờ ngày nay đã ổn đẹp, mà cuộc đời lại có chiều hướng đi lên. Thế là Thẩm Hoàng Tín quyết định ở lại, không đi vào Nam xa xôi vời vợi, dù bạn bè và chính phủ quốc gia khuyên can bao nhiêu cũng không lay chuyển được tấm lòng đã đổi chiều của Thẩm Hoàng Tín.

Nguồn tin dược sĩ Thẩm Hoàng Tín, đương kim Thị Trưởng thủ đô Hà Nội, một người danh tiếng, vừa giầu có ở lại không đi vào Nam, được cộng sản thổi phồng tung ra lan tràn khắp miền Bắc.

Trong cảnh đất nước chia đôi, lòng người ai cũng vậy. Nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông cha, nơi chôn nhau, cắt rốn; ai đâu bỗng dưng cắt ruột mà ra đi về một phương trời chưa hề biết. Cho nên trong lòng mỗi người đều có mối giằng co gay gát giữa ra đi và ở lại. Hơn nữa, giai đoạn này có phải ai cũng hiểu được Cộng sản như sau này?

Vì thế, mấy ông chủ sự, chánh văn phòng, giám đốc v. v… đều nghĩ nếu như ông Thẩm Hoàng Tín, một đương kim thị trưởng của một thủ đô, giầu có như vậy mà còn ở lại, ông ta còn hiểu biết Cộng sản cũng như thời cuộc còn bằng mấy mình ấy chứ. Thế là họ quyết định ở lại. Những ông trưởng đồn cảnh sát, thiếu úy, trung úy v..v.. lại nhìn từ ông Thẩm Hoàng Tín cho đến những ông giám đốc chủ sự. Cứ người này ở lại, kéo theo người kia, để rồi biết bao nhiêu người đã quyết định ở lại theo sự liên đới, mà chủ chốt là Thẩm Hoàng Tín.

Về phần Thẩm Hoàng Tín, khi đã quyết định ở lại rồi thì lòng càng mở rộng để nhìn về cách mạng. Thôi thì cứ như thoi đưa.

hết cán bộ cấp này đến câp kia ra vào gặp Tín như cơm bữa. Đe rồi nhiều đêm nằm suy tưởng, Tín đã tưởng chính mình cũng là người của cách mạng. Càng gần ngày Cộng sản tiếp quản Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật, càng lổn nhổn lên nhửng con người xôi với đậu, kẻ ở người đi. Bóng người xưa thưa vắng dần dần. Nhìn cảnh phố phường rệu rạo, đổi mầu đôi lúc lòng Tín cũng vẩn lên nỗi man mác, bâng khuâng về những cảnh đời quen thuộc, quyền hành của mình đã qua. Nhưng rồi cái màu đỏ chói của cách mạng đã lôi cuốn Tín trở về với những xốn xang, với lời của những buổi ban đầu giao duyên với cách mạng.

Rồi cho tới ngày 10 tháng 10 năm 1954, Cộng sản vào tiếp quản Hà Nội, lòng Tín như mở hội. Tín làm nhiều bữa tiệc tưng bừng để đón chào những người con cưng của tổ quốc, những cán bộ ruột thịt của cách mạng huy hoàng. Họ muốn cái gì, Tín cũng tặng. Họ muốn xe, có xe; muốn mũ, có mũ; muốn giầy, có giầy. Những thứ quí giá, đắ tiền nhưng Tín không hề do dự tặng, dâng. Tín làm như vậy là để thể hiện tấm lòng thương yêu, sắt son đối với cách mạng.

Nhưng chỉ vài ngày sau đó, những cán bộ ân tình, quen thuộc thường xuyên ra vào nhà Tín trước đây, Tín đã đối xử với họ như những anh em đồng chí bấy giờ bằn bặt đi đâu, hầu như không còn ai lai vãng. Tín chỉ cho là công việc tiếp quản bề bộn quá nhiều, nên các cán bộ đều bận rộn.

Ít tháng sau, nhà nước ra thông báo có lệnh kiểm kê toàn bộ tài sản khắp miền Bắc mà các thành phố là điển hình. Tín cũng lắng lo nên để ý, nghe ngóng. Các cán bộ kiểm kê ở khu phố Tín ở và những khu có nhà của Tín. Họ đã khẩn trương làm hết các nhà xung quanh, nhưng không hề động chạm gì đến nhà đất, xe cộ của Tín. Lòng Tín và vợ con tươi như hoa. Tín nằm ngủ mơ còn cười: thế chứ! Bác hồ á, chủ tịch nuớc và chủ tịch đảng chứ có chơi đâu.

Tín và gia đình suy nghĩ: bác và cách mạng đã đối xử với mình như thế, mình cũng phải biết điều chứ. Tín có nhiều xe, nhiều nhà. Tín tự nguyện tặng cho thành phố mấy cái xe mấy cái nhà, để giúp phương tiện cho các cơ quan là việc. Nhà nước càng hoan nghênh Tín.

Lệnh của ban kiểm kê tài sản: anh có bao nhiêu nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn không cần biết. Tất cả nhà anh lớn bé có bao nhiêu người. sẽ chia theo đâu người, và tùy theo người lớn, trẻ con, chính sách đã qui định rõ ràng là được ở bao nhiêu thước vuông. Ruộng, vườn, xe cộ cũng theo thế mà qui định Của cải của nhân dân, cũng là của nhà nước, không nên để thừa hãi, không hợp lý. Bởi vậy, khi di cư vào Nam, có nhiều người viết giấy ủy quyền với những thủ tục pháp lý đầy đủ như: bố để lại cho con, con cho bố, cho anh em vợ chồng v. v.. đều không còn giá trị nữa.

Mãi gần ba tháng sau, về cuối đợt kiểm kê, một đoàn cán bộ kiểm kê vào nhà gặp Thẩm Hoàng Tín, lý do:

– Ban kiểm kê tài sản đã biết ông Tín có giấy bảo lãnh của bác Hồ, nên không một cán bộ nào dám đụng chạm gì đến tài sản của ông. Chúng tôi đến với ông hôm nay, xin ông vui lòng cho phép chúng tôi kiểm kê toàn bộ tài sản của ông. Bao nhiêu nhà cửa, ruộng đất, xe cộ cũng như những vật dụng đáng giá trong nhà. Mục đích, để nhà nước biết được cái tiềm năng của cải của đất nước mà thôi, chứ chúng tôi không hề làm suy chuyển, dù là một cái đanh, một miếng gỗ thuộc về tài sản của ông.

Tín nghe thì cũng có chút phật lòng, bỡ ngỡ. Nhưng nghĩ cho kỹ, cũng thấy hợp lý, vì nhà nước cũng cần phải biết mức độ của cải giầu nghèo của toàn dân. Vả lại, mình đã có lá bùa hộ mệnh thì còn e dè, sợ sệt cái quái gì nữa. Nghĩ thế, nên Tín hân hoan tạo điều kiện cho các cán bộ kiểm kê làm việc được dễ dàng, thuận tiện. Sau mấy ngày khẩn trương làm việc nghiêm túc mới kiểm kê xong, cuối cùng người trưởng toán căn dặn Tín:

– “Tất cả những đồ đạc, xe cộ v. v.. mà chúng tôi đã kiểm kê, yêu cầu không được di chuyển hay cho ai, vì nhà nước còn nghiên cứu và thẩm tra lại”.

Tín nghe căn dặn, điếng cả người, của mình mà mình không được cho, không được di chuyển và càng không thể được bán (mà có bán lúc này thì ai mua của ai) như vậy đâu có còn là của mình nữa. Cả nhà buồn, lo rười rượi, ăn không ngon, ngủ không yên. Tín bàng hoàng, tức tối, nhất định phải hỏi cho ra nhẽ mới được. Nhưng dạo này những cán bộ cao cấp, có còn thấy mống nào đến nhà nữa đâu. Hỏi những cơ quan lớn của thành phố, thì họ đều trả lời không biết. Hỏi thẳng cơ quan kiểm kê, cũng như Cục Nhà cửa, thì họ chỉ biết trả lời là 'họ thi hành lệnh trên'. Trên là trên nào, thì may ra có ông trời mới biết. Đầu óc cứ như muốn nổ tung ra vì nghĩ với suy. Cùng thì tắc. Tắc rồi thì phải thông, đó là lẽ trời, vì thế Thẩm Hoàng Tín quyết định.

Một hôm trời đẹp như thơ, Thẩm Hoàng Tín khăn gói quả mướp quyét định vào thẳng phủ chủ tịch, xin gặp bác Hồ. Năm lần, bẩy lượt đều được trả lời là bác đi công cán không có nhà. Thôi bây giờ cái thế chơi dao, đã lú lẫn cầm phải đằng lưỡi rồi. Nghĩa là ở vào cái thế phải chạy theo thì cũng đành vậy. Quyết tâm, Tín bỏ nhiều công thập thò, chờ đợi cho dến một buổi đó, trời cũng giúp ông Tín: một đoàn xe hộ tống xe của chủ tịch, đi ở giữa tiến vào cổng phủ, rõ ràng bác Hồ kính yêu ngồi ở trong. Không thể chần chờ, Tín đã xông ra, nhiều người hộ tống ngăn cản, giằng co với Tín. Bác Hồ đã trông thấy, ra hiệu cho Tín đến gặp. Tín hãy còn hổn hển vì vừa bị đám cận vệ ngăn cản, lôi kéo; chỉ biết cúi đầu thật thấp, xin được gặp bác 5 phút thôi.

Hồ Chí Minh gật đầu chấp nhận và Tín được vào phòng khách của phủ chủ tịch ngồi chờ. Sau gần 20 phút đợi chờ, Tín còn đang rụt rè đưa mắt nhìn những cảnh trang hoàng mới lạ của chiếc phòng khách mà trước đấy, thuở vang bóng ngày xưa Tín đã ra vào nhiều lần, thì bác Hồ từ một cửa ngách đi ra. Mặt rồng hớn hở, bác Tiến lại dơ tay cho Tín bắt. Lòng Tín xốn xang, cúi đầu thật thấp, run rẩy đưa hai tay ra nắm chặt bàn tay quyền lực của bác. Bác Hồ vồn vã:

– Đã mấy lần tôi định đến thăm chú, nhưng việc nước bề bộn, không có rảnh rang. được chút nào. Thế hôm nay chú đến thăm tôi hay có việc gì?

Ngập ngừng, Tín trả lời trong hồi hộp nguồn cơn:

– Thưa bác, cháu muốn kính thăm sức khỏe của bác và xin ý kiến về một việc.

Hồ Chí Minh giọng vẫn xởi lởi thúc dục:

– Chú cần việc gì thế, cứ nói đi! Tôi sẵn sàng làm cho chú vừa ý!

Được lời như cởi tấm long, Tín nói thẳng những điều đang ấm ức trong lòng:

–Được bác thương yêu và bảo lãnh cho cả gia đình, nhưng nay cán bộ đến kiểm kê hết tài sản của cháu và ra lệnh cấm tuyệt đối, không cho di chuyển hoặc cho ai.

Mắt Minh mở to, mặt mất sắc, trắng ra vì ngạc nhiên. Minh quay ông bộ trưởng phủ chủ tịch đang đứng phía sau:

– Đồng chí, cho gọi ngay đồng chí bộ trưởng chịu trách nhiệm kiểm kê tài sản toàn quốc, vào đây ngay.

Khi tên bộ trưởng phủ chủ tịch ra ngoài rồi, Minh quay lại, nét mặt còn giận dữ, nói với Tín:

–Láo thật! Như thế này thì không còn thể thống pháp lý gì cả.

Chỉ ba phút sau thôi, ông bộ trưởng đặc trách kiểm kê tài sản rụt rè tiến vào. Minh đứng giật dậy, nhìn ông bộ trưởng vừa vào, hỏi dằn giọng vẫn còn đầy tức tối:

–Tôi đã viết thư, ký nhận bảo đảm tài sản của chú Tín, vậy sao đồng chí còn cho lệnh vào kiểm kê nhà cửa, xe cộ của chú Tín?

Tên bộ trưởng cúi đầu rụt rè, ngập ngừng không nói ra lời. Minh đập tay xuống bàn, quát:

– Tại sao?

Tên bộ trưởng nói ngắt quãng:

– Dạ… thưa bác… không phải tại cháu ạ!

– Thế tại ai? Ai ra lệnh?

Minh hỏi dồn dập, tên bộ trưởng giơ hai tay xoa tai, nói nhỏ:

– Thưa bác…nhân dân ạ!

Hồ Chi Minh giơ cả hai tay lên trời, đầu lắc quầy quậy nhìn Tín:

–Ồ! Nếu là nhân dân thì tôi xin chịu. Bởi vì cả cuộc đời tôi được sinh ra là để phục vụ nhân dân. Nhân dân bảo chết, tôi xin chết. Nhân dân bảo sống, tôi được sống. Tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé, vô giá trị trước nhân dân.

Tín như từ trên trời rớt xuống; đầu choáng, mắt hoa; ra về mà cái chân đi không còn thấy lối. Uất hận, đau thương ngập trời chỉ còn biết mình tự trách mình:

Than ôi! Tay trót nhúng chàm.

Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?

Sau đó, nghe đâu Thẩm Hoàng Tín đã tự tử nhưng được cứu sống, rồi bị bắt hay bị quản thúc thì không được nghe ai nhắc nhở đến nữa.
Nếu anh lại tỏ ra buồn phiền, phàn nàn hay tức tối, như vậy là tội đấy! Cán bộ sẽ có biện pháp phạt kỷ luật, không cho anh ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với ai.
Anh lại càng tức tối nữa, phẫn uất như điên, lời nói phản đối nhà nước còn nặng hơn, như vậy tội càng lớn hơn.
Cứ như thế, để rồi cuối cùng phải vào trại giam.

Anh đang làm trưởng phòng của một cơ quan nào đó, do những ý riêng hoặc yêu cầu của nhà nước, họ sẽ tìm một vài khuyết điểm vu vơ của anh. Chính phủ hạ anh xuống làm một nhân viên, anh phải vẫn hân hoan, vui vẻ tích cực làm việc ở cương vị đó, một cách thực lòng. Nếu anh tỏ ra tiêu cực trong công tác, như vậy là tội đấy, anh đã hờn oán chính phủ. Họ sẽ có biện pháp kiểm thảo, hạch sách, phạt kỷ luật rồi hành anh đủ điều. Anh lại càng hận, tức hơn, tất nhiên sẽ thể hiện trong lời nói và việc làm, anh lại bị nặng hơn nữa, cuối cùng chỗ anh ở vẫn là nhà giam. Nói một cách dễ hiểu: Anh đang tự do, họ trói anh lại, anh đừng giẫy, vẫn vui vẻ thì không sao. Nhưng cả ngàn người khi tự nhiên bị trói thì đều tức tối, giẫy dụa kêu trời, thậm chí còn chửi bới, vậy, đó là tội đấy!

Tóm lại, với Cộng sản, xin những nhà nước và những cá nhân đừng tin, đừng ký kết với họ cái gì cả. Ký một hợp đồng đầu tư xây dựng một nhà máy gì đó, trong đất Cộng sản là bạn đã ký giấy cam kết với con hồ ly tinh. Chắc chắn, không sớm thì muộn bạn sẽ bị liểng xiểng với nó. Cộng sản sau đó sẽ có trăm ngàn lý do, làm cho bạn phải đau đầu. Cũng như Cam Ranh của Việt Nam bây giờ (1990), rất ngon lành mời gọi, nếu Mỹ cứ mó vào. Tôi chắc chắn rồi Mỹ sẽ phải điên đầu, liểng xiểng thất cơ lỡ vận, lúc đó xin đừng kêu trời.

Phải nói rằng giai đoạn này, bác Tiến và tôi, một già, một trẻ thường say mê chuyện trò với nhau. Tôi cố hạn chế không muốn cho nhiều người biết sự thân mật, chuyện trò giữa tôi và bác Tiến. Thường thường những buổi tối khi đã bỏ màn, chúng tôi ngồi trong màn nó chuyện, bên cạnh lại là mấy người sắc tộc (người thượng du), nên cũng không đáng ngại. Do cách sống đạo đức, hiền hậu của bác, và nhất là uy tín của bác trước đây nên có nhiều người, nhất là thanh niên, trong đó có cả tu sĩ, vẫn thầm kín giúp đỡ bác trong những khó khăn của đời tù vì tuổi già, sức yếu. Năm nay bác đã 65 tuổi rồi (1968).”

…………..

“Sau một số ngày chuyện trò với bác Tiến, cũng như mấy người khác cùng ở trại Vĩnh Tiến với bác, tôi được biết sơ lược về bác như sau:

–Là một thanh niên trí thức của Hà Nội, cũng như nhiều thanh niên trí thức có tâm hồn khác. Thấy lòng uất hận, tủi nhục nhìn cảnh quê hương dân tộc bị giặc Pháp thống trị, bóc lột, nên ngay từ 1925, bác đã tìm đường trốn ra nước ngoài hòng tìm ra một phương cách, một giải pháp cứu giúp đồng bào, đất nước. Bác đã lặn lội, lang thang gần khắp Châu Âu, hết Anh rồi Đức lại đến Pháp. Cuối cùng bác đã gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Từ tấm lòng hướng về quê hương, bác đã nghiên cứu, học tập hoạt động hăng say dần dần trở thành một đảng viên xuất sắc. Uy tín của bác được đảng Cộng sản Pháp đề cao.

Theo sự suy nghĩ của bác, muốn hoạt động cho nền độc lập của nước nhà, không những phải vận động bên ngoài, mà còn cần phải có quần chúng, có hậu thuẫn ở trong nước nữa. Vì thế bác đã cầy cục trở về nước bí mật hoạt động, vào thời gian Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930). Sau vì những điều kiện trong cũng như ngoài chưa đủ chín mùi, nếu manh nha sẽ bị thực dân Pháp nhận chìm vào biển máu nên đổi chiến thuật, bác quay ra làm sách, làm báo công khai để vận động quần chúng, khích lệ, gieo mầm nuôi dưỡng các phong trào. Cho tới ngày 19 tháng 8 năm 1945 toàn dân đã cướp được chính quyền từ trong tay thực dân Pháp. Do mâu thuẫn nặng nề về chính kiến với những phương cách nham hiểm, tàn bạo của những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, bác lại ra đi trở về Pháp.

Bác không những là bạn đồng chí mà còn là bạn thân của Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, cả ngay Hồ Chí Minh nữa. Trước đấy ở Pháp, bác đã găp gỡ và giúp đỡ Minh vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

Khi trở về Pháp lần này, bác miệt mài nghiên cứu, đào sâu chủ nghĩa Marx và Lénine cùng với một số học thuyết khác. Rồi trong một lần bác được yết kiến Đức Giáo Hoàng, Chúa Kitô soi sang tâm hồn bác, bác thấy bừng lên một chân trời sáng bao la, cao siêu, đầy nhân hòa trong xã hội loài người. Bác sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng với thực dân, phong kiến và đế quốc, nhưng bác cũng không ưa sự tàn bạo, quá khát máu của Cộng sản Đệ Tam Quốc tế. Một thời gian nghiên cứu về thần học, bác đã tìm ra một đường lối giao hòa giữa Cộng sản và Thiên chúa giáo. Bác càng nỗ lực nghiên cứu thấu đáo con đường bác đã nhìn thấy, hòng cứu vãn dung hòa cái khắc nghiệt của máu sẽ chảy nhiều của thời đại.

Bác đã từ chối mọi danh vọng, lời mời mọc của Đồng, Giáp, Liệu. Nào là họ sẽ giao Mặt trận Tổ quốc cho bác, hoặc bác sẽ nhận trách nhiệm hành chính của một tỉnh v..v.. Rất nhiều những lá thư tay, lôi kéo, dụ dỗ của Đồng, Giáp, Liệu gửi cho bác cho tới ngày bác về nước đợt này.

Lúc này bác trở về quê hương (1960), mục đích củ bác là để vận động, thực thi con đường giao hòa giữ Cộng sản và Thiên chúa giáo.
Trần Huy Liệu và Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cao cấp đã đến chỗ ở của bác ở Hà Nội, gần Nhà Thờ Lớn, nhiều lần đe dọa, áp lực bắt bác phải từ bỏ con đường bác đã chọn. Dù bác không chống họ, nhưng cho tới đầu năm 1962, họ đã bắt bác vào Hỏa Lò với lệnh tập trung cải tạo.

Khi nghe nói bác bị bắt vào Hỏa Lò 1962 trùng một năm với tôi, tôi chợt nhớ lại. Khoảng 1963 khi tôi được chuyển từ xà lim 3 về xà lim 2 ở buồng số 4, với Phạm Huy Tân. Có một lần Tân nói: trong buồng này, có một bác già tên là Tiến vừa được chuyển đi thì anh đến. Buồn cười lắm! Ông ta nghiện thuốc lào, vì có tiếp tế nên có diêm, có thuốc mà lại không có điếu. Ông ta có một miếng xà phòng giặt, lấy một chiếc đũa thọc xuyên qua thành một cái lỗ, rồi khoét rộng một đầu để có thể vê điếu thuốc nhét vào. Mỗi khi hút, ông ta tì miệng vào một bên của cục xà phòng, bên kia đánh diêm hút. Ông ta hút một điếu thuốc thật vất vả, nhưng có thể vì xà phòng sao đó, ông ta bị đi ỉa chảy mấy ngày, nên không giám hút nữa. Khi ỉa đã đơ đỡ, thèm thuốc quá, ông ta lại hút và lại tiếp tục bị đi ỉa, toàn ra nước với bọt thôi.

Lúc đó nghe Tân nói, tôi nghĩ, ông ta cũng như trăm ngàn người khác nên tôi cũng chả hỏi thêm làm gì. Nhưng bây giờ tôi đoán, hẳn là bác Tiến chứ không ai khác, và như thế tên Tân đang làm trật tự ở trại này, chẳng còn lạ gì bác. Có điều y lờ đi, coi như chưa từng quen biết bác. Dòng suy tư của tôi lững lờ chảy đến đây, tôi quay lại hỏi bác Tiến ngay:

–Thế ở Hỏa Lò ai tiếp tế cho bác?

Bác cười trả lời:

–À, thời gian ở đấy thì có mấy con cháu, nó vẫn tiếp tế cho bác. Nhưng từ ngày chuyển đi các trại, họ không còn cho gửi thư, nên các cháu chả biết bác ở đâu.

Những lúc ngồi nghe bác tường thuật, lúc thuận tiện cũng như những lúc khó khăn trong quá trình của đời bác. Nhìn mái tóc đã gần trắng hết đầu, nét mặt đôn hậu, hiền hòa, phương phi, tôi chợt nhớ đến gương mặt của Hồ Chí Minh. Dòng suy tưởng của tôi cứ trôi dài vào cái lẽ thăng trầm của thế sự ngược suôi, thành công và thất bại.

Có tài, nỗ lực làm việc mới chỉ là một điều kiện. Còn một điều kiện, một yếu tố nữa là may mắn gặp thời.

Thời lai, đồ điếu thành công dị.

Vận khứ, anh hùng ấm hận đa.

Ngày xưa, tôi nhớ trong sách toán học trong miền Nam từ Đệ Nhị cấp trở lên, ngoài bìa thường in cái phương trình làm việc của nhà bác học Albert Einstein như sau:

X+Y+Z = THÀNH CÔNG

Với ba ẩn số: Z= Cố gắng, nỗ lực; Y= Làm việc, nghĩa là phải bắt tay vào làm cái việc mình định làm; X= May mắn, là thời cơ.

Theo lẽ thông thường, yếu tố nào quan trọng hơn người ta đặt trước. Như vậy, dù Albert Einstein, một nhà đại bác học mà cả khối tự do cũng như cộng sản đều phải thừa nhận. Nghĩa là, ông là một nhà khoa học đến chân răng, kẽ tóc, thế mà, ông ta vẫn thấy, và thừa nhận yếu tố may mắn trong cuộc đời là quan trọng và cần thiết. May mắn là nói theo khoa học; nói theo lối thông thường là số phận, là định mệnh.

Từ những chứng kiện trên qua óc liên tưởng, cho phép tôi tin:
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã lập được một chiến công lẫy lừng, đại phá quân Thanh năm 1789.
Chúng ta là kẻ hậu thế chỉ thấy cái sáng chói hiển hách, của vị anh hùng dân tộc. Nhưng cùng đồng thời với ông hẳn cũng có nhiều người tài ba, nhưng vì không may mắn, không gặp thời nên đã mai một đi, trở thành vô tên tuổi.

Thời Hồ Chí Minh cũng vậy, và cả thời Ngô Đình Diệm cũng thế.
Tóm lại, ”Người thành công nhất, chưa hẳn đã là người tài giỏi nhất.”

…….

(Hết trích)

BùiBảoSơn

<

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...