THÉP ĐEN IV: 41-52 (Đặng Chí Bình)
March 14, 2013 by– 45 –
RA KHƠI LẦN THỨ BA
Vì Hoa muốn đưa tới nơi, họ đón tôi ở Nguyễn Huỳnh Đức, nên từ hôm qua Hoa đã nói trước với mẹ Hoa giữ dùm cháu ngoại Mai Lynh. Hoa đã dẫn xe đạp ra ngoài cửa đứng chờ, mà tôi còn ôm mẹ tôi, chưa muốn rời tay. Tôi ngoái nhìn mọi đồ vật trong nhà một lần nữa, vừa bước ra tới cửa, lại nghe tiếng mẹ gọi giật lại:
– Bình, con ơi! Cho mẹ cắn con một cái!
Quay vào, mặt mẹ tôi tươi roi rói hấng mãi ra, nhưng mẹ có nhìn thấy tôi đâu? Mắt tôi đã mờ đi vì nước mắt lại dàn ra, tôi đã ôm chặt cổ mẹ, và áp má vào mặt mẹ. Mẹ đã ghì chặt tôi hơn và người cắn vào má tôi. Tôi đau nhưng lòng rủn ra, tim tôi như bị ép lại, người tôi như muốn xiêu đổ. Để rồi Hoa phải quay vào, cũng nước mắt dầm dề, kéo tay tôi đi ra. Đã ngồi lên xe đạp, tay tôi còn sờ má, chỗ mẹ vừa cắn, lòng tôi vẫn còn hổn hển chưa thở được bình thường.
Tôi đã đèo Hoa ra Ông Tạ, đến một tiệm vàng, chiếc nhẫn trơn duy nhất một chỉ vàng, đã từ lâu tôi vẫn cất ở trong bóp. Chiếc nhẫn này, từ một cây vàng do chị Hai Công cho, tôi còn cất giấu. Tôi phòng hờ, bị công an hay du kích bắt, đút cho nó mà chạy, từ chuyến vượt biên lần thứ hai không thành.
Tôi đã giữ chiếc nhẫn, như giữ bàn tay của tôi. Nhưng hôm nay, trong cảnh này, vợ dại con thơ, mẹ mù lòa còn ở lại, tôi đã đưa cho Hoa, phòng để cứu chết. Hoa đã gục đầu vào lòng tôi, nước mắt vơi đầy, đầu lắc quầy quậy. Hoa nói trong nức nở không rõ lời:
– Anh ơi! Anh đi đầy nguy hiểm, như chuyến anh Lợi, cả tầu bị bắt, anh lấy cái gì để xoay xở? Anh hãy cầm đi!
Tôi hiểu, chỉ vì lòng thương tôi, nên Hoa đã quên cả thân mình, quên luôn cả người mẹ mù lòa và đứa con 7 tháng rưỡi. Là một người chồng, một người cha và một người con trí thiển, tài hèn, nhưng tôi cũng không đờ đẫn đến nỗi quên, cả trách nhiệm và bổn phận.
Hai bên cứ khăng khăng từ chối cũng chỉ vì nghĩa, vì tình. Cuối cùng chỉ còn một giải pháp dung hòa, đó là lý do tôi dẫn Hoa đến một tiệm vàng ở Ông Tạ. Tôi đã nhờ người thợ, cắt chiếc nhẫn ra làm hai. Sau khi cắt, Hoa đã chộp lấy một phần non, phần của tôi đưa lên cân là 5 phân 3, như thế phần của Hoa là 4 phân 7, mỗi bên đều giữ kỹ ở trong người. ông thợ cám cảnh của một đôi vợ chồng nghèo, ông đã dõng dạc:
– Tôi không lấy tiền công, của anh chị!
Mới gần 2 giờ, trời còn nắng chang chang mà xe cộ ngược xuôi trên đường Thoại Ngọc Hầu, vẫn còn nườm nượp người đi. Một đám mây hồng rừng rục đỏ, đang đùn lên từ phía đường Trương Minh Giảng. Hai chú ngỗng trời trắng toát, vươn mãi hai chiếc cổ dài kêu oét . . .oét, sà thấp như đuổi theo Hoa và tôi quẹo vào Nguyễn Huỳnh Đức, để rồi chính Hoa đã vỗ vào lưng tôi, nói nhẹ:
– Hai con chim như nó bay theo mình. . . . .anh kìa !
Từ sớm, tôi lơ mơ cứ tưởng do ảo xúc của tôi, nhưng giờ tôi đã hiểu, đó là thật! Tôi còn ngửng hẳn đầu lên nhìn hai con ngỗng trời, miệng lẩm bẩm:
– Xin chào và cảm ơn các bạn!
Đến chỗ hẹn vẫn còn sớm gần hai chục phút, nơi đó cũng chả xa nhà thằng Đạt. Để Hoa đứng tại chỗ chờ, tôi vội vàng 5 phút ghé nhà Đạt, nếu gặp thì thay cho lời chào. Vợ chồng anh chị Đạt đều đi chạy chợ, chỉ có cháu Thủy và mấy đứa em nhỏ. Không ngờ, gặp lại cháu Thu Thủy từ chuyến đi bị bắt cả tầu. Thủy là con gái mới được tha gần một tháng, sau khi bị giữ 8 tháng ở trại Gáo Dừa Minh Hải. Cháu Nguyễn Đức Thắng là con trai (dù 16 tuổi) vẫn còn bị giam giữ, với nhiều người khác ở cùng tầu. Cháu Thủy mới từ trại tù ra, nghe tôi chào để ra đi, cháu đã rối rít đòi đi theo nữa.
Do lòng háo hức ra đi như một con chim non, chưa mọc cánh mà đã đòi bay. Muốn đi phải hẹn trước, hàng tháng, ngay đến vợ con của tôi, mà cũng đành bỏ lại. Nhưng việc này, tôi không quên được cháu Thủy, chỉ vì cháu lại đề nghị:
– Chú ơi! Chú hãy đổi cái áo với bố cháu, thì có thể lại thành công?
Lưỡng lự, không tin lắm, nhưng tôi đã chiều theo ý cháu Thủy, nói vội vàng:
– Chú cần chiếc áo càng cũ, rách càng tốt!
Tôi đã hấp tấp vừa cài cúc, vừa phóng xe trở lại điểm hẹn, cũng vừa lúc chiếc xe đò đông người, chờ bắt đầu chuyển bánh. Tôi chỉ còn kịp bỏ ông bạn thủy chung của tôi lại, cho Hoa và ôm chặt Hoa, để còn kịp trèo lên xe với nhiều tiếng giục giã:
– Lên đi! Cho kịp giờ, đón người khác!
– Chúng tôi đã chờ 5 phút rồi !
Tôi chỉ biết xin lỗi, vì một việc ngoài ý muốn! Xe đi đón hai người nữa rồi, một mạch phóng ra phía Vũng Tầu.
Trên xe đã có 16 người, không kể bác tài, một anh hơn 30 tuổi tên là Tuyến, bên ngành sư phạm, là bạn của Phạm Lộc, đón khách ở đường giây này. Từ lúc lên xe, có một cậu mặt mũi sáng sủa, nhìn tôi trong ánh trao đưa nhiều thiện cảm, một luồng lãng tử giao cảm của mắt tôi, đã trở thành gần gũi, cậu là Bùi Thiện, một chủng sinh trở về đời. Qua đồn Cỏ May xét hỏi giấy tờ xong, xe hướng về vùng Chu Hải. Đến một trũng của một rẻo đước già, xe ngừng lại. Theo sự dẫn đường của một ông hơn bốn chục, cao và gầy. Trong đoàn có vài người phụ nữ, cứ lếch thếch lầm lũi đi sâu xuống cái trũng.
Mặt trời đã chui dần xuống đám cây xanh ở phía Tây, càng đi cây rừng càng rậm rạp, không còn phân biệt được phương hướng. Đến một cái lũng thưa cây, ông cao gầy căn dặn:
– Các vị ngồi nghỉ nơi đây, chờ bắt với đường dây khác. Phải chờ, cho tới khi tôi trở lại!
Tôi kéo cậu Thiện đến một gốc cây to đổ, nằm nghiêng. Được biết bây giờ là lúc thủy triều xuống, triều lên thì vùng này ngập cả. Chừng một giờ sau ông Cao gầy trở lại, dẫn theo một đoàn cũng hơn chục người. Đã 8 – 9 giờ tối, cả đoàn người lại theo ông cao gầy đi tiếp, người này theo người kia, trượt ngã oành oạch, tiếng í. ..óe của mấy cô gái và đàn bà ré lên đây đó, rồi lại chìm nghỉm vào màn đêm. Ngoài cậu Thiện, tôi chẳng phân biệt ai với ai? Lạ thật! Trời lại rạng dần, à ra cô Hằng 16 đã lấp ló nhìn chúng tôi qua những cành lá, mặt của cô tròn vành vạnh ( trăng 16 tròn hơn trăng rằm) và mát rượi, đăm đăm nhìn chúng tôi di chuyển.
Ông “cao gầy” lên tiếng từ phía người đi đầu, rồi người này truyền đến người kia: ” Hãy rảo chân, đến một khu đất cao, còn gần một cây số nữa, nước triều đã bắt đầu lên! “. Càng rảo chân thì càng mệt, tiếng ót . . . oét của phụ nữ lại càng oét . . . .ót hơn. Đúng là lên như nước thủy triều, vừa chạy qua thì nước đã ngập lên rồi. Lo chạy nước thủy triều, quên béng cái rình rập, chặn bắt của CA hay du kích địa phương. Mãi tới khi đến một mảnh đất trồi lên như một con bơn, cây cối rậm rạp um tùm.
Theo ông cao gầy, thì đây là chỗ nằm nghỉ, để liên lạc đón thuyền. Chỉ qua một vài hiện tượng đưa, đón, liên lạc, tôi đã cảm thấy người tổ chức chuyến đi này có khá nhiều kinh nghiệm, nhất là lại vào một đêm trăng tỏ.
Thông thường những chuyến oversea tổ chức vào những đêm tối trời. Người này đã làm trái với những quy luật thường tình. Ngay cả hải quan, CA hay du kích thường rình mò, nằm ếm chỉ chú ý vào những đêm tối, đầu hay cuối tháng. Những đêm rằm sáng tỏ là lúc chúng nghỉ ngơi, đi tìm những hưởng thụ.
Mỗi người, mỗi nhóm tự tìm lấy chỗ nằm thích hợp cho mình. Qua tôi và Thiện, tôi tin rằng tuy nằm nhắm mắt, nhưng chắc chẳng một ai ngủ được. Tôi không hề nghe thấy một tiếng ngáy có chăng chỉ là những tiếng thì thào của lá rừng, tiếng tỉ tê, róc rách của sông nước chuyện trò. Đôi khi, một tiếng cú rúc dài, như tù và cầm canh ở một điếm chòi, xa xa vọng đến.
Cô Hằng đã về sớm, để hẹn hò với bồ bịch, da trời đã đổi mầu, từ tím đen sang mầu nước biển về chiều. Tôi đã nhìn rõ những lá rừng to, nhỏ vẫy tay chào nhau buổi sáng. Tôi còn đang gửi hồn vào mông lung, thì mấy cậu thanh niên đã hớt hãi chạy đến, tôi cũng choáng người bò nhổm dậy. Ba, bốn cậu choai choai 15-17 rối rít chỉ trỏ, vào mãi phía trong rừng:
– Ong vò vẽ, chúng cháu chạy thoát thân, hàng đàn ong đuổi đốt chúng cháu, gần đến đây!
Cậu thì giơ tay, giơ mặt sưng đỏ lên như những quả táo dầm, tôi buồn cười vì các cậu cũng như tôi hồi nhỏ. Tò mò, sục sạo, lại đi trêu vào những tổ ong, để mặt mũi sưng tếu. Ông cha mình vẫn nhắc nhở, như cảnh giác đàn con: ” Muốn béo ( mập ) thì ghẹo ong bầu “. Như một luồng điện tín: ” Nơi đây có tổ ong, cũng có nghĩa vắng người! không có tụi áo vàng hay lui tới, rình rập “. Tôi hỏi một cậu:
– Có gần đây không? Tổ ong có to không?
Hai, ba cậu đều rối rít:
– Gần đây thôi, chú ơi!
– Tổ to lắm, trong một bụi mây rừng!
Trải qua những lần mặt bị sưng tím khi còn nhỏ, tôi lục trong tay nải, xé mấy miếng giẻ rách, đút túi quần, rồi theo các cậu đi sâu vào rừng. Lội qua mấy dòng chảy, vì nước đã lên, lách vào một khu toàn mây và song rừng.
Còn bé, tôi nhớ một lần, có một tổ ong rất to lủng lẳng trên một cành đa già, chùa làng bên. Cành đa nằm dài, sà xuống ao chùa, tôi và một thằng bạn, công trình nối buộc hai cành hóp dài đến 4 mét, lấy hai chiếc áo cũ trùm kín mặt, mò mẫm khẽ trèo lên cành đa.
Tổ ong vàng to như một quả mít hai ký, ong vàng đai đen (vò vẽ ) bâu kín cái tổ như lông nhím. Từ xa tôi và thằng bạn, nhẹ nhàng lách thò chiếc que tới, định đẩy đứt cái cuống tổ, cho nó rơi xuống ao chùa. Nhưng trời ơi! Đàn ong bị động, chúng ùa ra theo chiếc que, túm vào tay, vào cổ tôi đốt. Người tôi nhói, buốt, tê cứng ra, nên rớt xuống ao chùa, cao hàng chục mét.
Tôi chìm nghỉm, hàng chục con ong vẫn bay trên mặt nước, chờ tôi. Tôi vừa ngoi đầu lên mặt nước để thở, chúng túm lại châm, đốt, tôi lại phải lặn xuống nước. Nhưng rồi lại phải nhô đầu lên, vì không thể nín hơi được nữa, trong khi chúng vẫn là là trên mặt nước . Mấy ông sư trong chùa chạy ra quát ầm ầm:
– Lặn xuống? Lặn xuống!
Cả thằng bạn của tôi cũng đang trối chết như tôi ở trong ao, đàn ong đuổi cả các ông sư, để châm đốt. Các ông sư cũng chạy thoát thân vào trong chùa đóng cửa lại. Tôi vừa mệt, người lại nhức buốt, cứ phải lặn dưới nước thì sẽ chết. Trong lúc ý chí tự tồn của con người trỗi dậy, tôi chợt nghĩ ra một cách, trước khi nhô đầu lên, hai tay tôi hất tung nước lên túi bụi. Ong có cánh bị ướt rơi xuống nước ngay, mà rơi xuống nước thì chết, không thì cũng làm mồi cho cá.
Trước khi chết, ong giẫy dọn vùng vẫy như chiếc mồi nhử, cá đớp liền. Đàn ong trên mặt ao, còn con nào cũng tháo chạy, bay về tổ. Ngay từ lúc thấy nước hữu hiệu, tôi đã gào gọi bạn tôi làm như tôi. Tóm lại nước đã cứu chúng tôi, ong đốt chỗ nào, thì nhúng nước ngay, nó sẽ giảm sưng, giảm buốt, nếu nhiều con đốt sẽ làm sốt, nóng lạnh.
Bốn cậu dẫn tôi đến một chỗ, đều đứng lại, chỉ trỏ vào mãi phía trong, giữa đám mây già:
– Tổ ong ở trong đó !
Tôi hiểu các cậu vẫn còn chờn, sợ ong. Nhìn còn xa hàng 7- 8 chục mét, tôi quay tìm một cành cây thon, dài gần 3 mét, một mình tôi lầm lũi tiến vào. Quẹo mãi tới một bụi mây già rậm rạp, to um tùm, tôi khẽ len lỏi tiến vào. Từ 5 – 6 mét, tôi đã nhìn thấy tổ ong, hình nó như cái loa kèn, đầu nhọn, ở dưới loe ra, những con ong vàng, chen chúc nhau bâu kín. Nhẹ nhàng, tôi rút mấy miếng giẻ trong túi, quấn chặt vào đầu chiếc cành mang theo.
Ong kỵ nhất là khói và lửa, tôi bật quẹt đốt đầu giẻ, khi lửa cháy, có khói, tôi từ từ thò vào phía dưới tổ ong, tôi đưa dần, đưa sát, ong như vỡ tổ, bay toán loạn, tôi huơ khói và lửa. Còn dăm mười con cố thủ chịu trận liều chết, không muốn bỏ đám con ở trong tổ. Nhưng ong làm sao khôn bằng người, nên cuối cùng đã bay chạy hết. Tôi lần mò, kiễng chân với lấy tổ ong, tổ ong nặng chịch, to như cái bát chiết yêu, đầy nhóc những con nhộng ong. Tôi đường hoàng cầm tổ ong to đi ra, trước những con mắt mở to của các cậu.
Cậu Thiện lúc này cũng đã mò đến, tôi hỏi các cậu có muốn thường thức, món nhộng ong không? Khó có chất tăng lực nào bằng, cậu Thiện lắc đầu, sợ không dám ăn, bốn cậu kia mừng ra mặt. Còn một chút giẻ, tôi bẻ mấy cành khô, đã có một ngọn lửa nhỏ, đủ hơ chín cả tổ ong, tôi xé cho bốn cậu một nửa, còn phần tôi một nửa. Món này tôi vẫn thích từ nhỏ, bây giờ tôi lại đang cần bồi dưỡng, để chuẩn bị với những trận say sóng, cố hữu của tôi.
https://youtu.be/Qwzen3z3Gmw
Chuyến đi này cũng có một điềm lạ, tôi đã được bồi dưỡng một tổ ong, ngay ở chỗ nằm ếm, trước khi khởi hành. Mặt trời đã lên đến một con sào, ông “cao gầy” mới dóng dả mọi người theo ông, đi ra thuyền. Xa xa ở một vụng bãi, một con thuyền to với cánh buồm nâu tươi nhọn hoắt đang nhấp nhô, lắc lư như đầu một chiếc bút lông đang vẽ, viết lên nền trời xanh lam. Con thuyền buồm duy nhất, nhấp nhô một mình trong bến vắng. Đoàn người, lần lượt lên thuyền, hơi ngạc nhiên, tôi ghé hỏi nhỏ ông cao gầy: – Thuyền có máy không vậy ông? Ông cười nhẹ, rồi lườm tôi, xong cũng nói nhỏ: – Tình báo mà phải hỏi! Tôi quay lại, nhìn ông, mí mắt trái tôi cũng hơi động đậy. Ông này là ai, mà đã biết về tôi? Tôi cũng hiểu luôn, ông này đã đánh giá về tôi sai lầm. ông tưởng tôi đã biết, nhưng thực sự tôi chưa hề biết gì cả, nếu có chăng chỉ là một chút phản xạ tức thời. Thuyền có máy! Qua cách ông hỏi và ông lườm tôi, nếu ông bình thường, tôi phải hỏi người khác nữa hay người chủ tầu. Mặt trời như một bóng đèn pha cực mạnh, thỉnh thoảng lại ló mặt ra nhòm, sau những tảng bông gòn lổn nhổn, hỗn độn. Đoàn người lần lượt chui xuống hầm thuyền, mỗi người, mỗi gia đình tùy theo tìm một chỗ cho mình, một tiếng khàn khàn dõng dạc phía mũi thuyền: – Hãy căng buồm lên? Tiến? Đã biết nhược điểm của mình. . ., ngay những giờ đầu phải quan sát cảnh vật. . . ..được ít nào, sóng lùng của sông nước sẽ đè tôi nằm bẹp. Nghĩ thế, tôi bò ra sát chiếc cửa sổ con, ở mé thuyền. Một đôi chim hải âu trắng toát từ phía bên kia bờ, xoải cánh đến đậu ngay trên đầu chiếc cột buồm, kêu en….ét, như chào, như tiễn biệt con thuyền viễn xứ. Buồm căng gió, con thuyền tiến dần, rồi rẽ nước tiến chui về phía trước. Tiếng bì bạch của sóng nước, vỗ vào mạn thuyền, nghe mơ hồ như dư âm của bài Thuyền Trăng vương vãi, vào gió mặn: Gió đưa…..con thuyền dạo chơi……xứ thơ……. …… Thuyền hỡi……….nhớ về cùng bến… …..mong chờ. Thuyền lướt theo gió chừng nửa giờ, bỗng một tiếng phì dài nghe như tiếng xì hơi của xe lửa Thống Nhất, làm nhiều người đều ngửng đầu nhơ ngác. Có tiếng nói nhỏ phía cuối thuyền, rót vào trong gió: – Cá voi!
Tôi thò đầu, ngoái hẳn ra ngoài: phía bên kia chừng hơn 100 mét, hai đuôi con cá voi to như hai chiếc quạt giấy khổng lồ, mầu trắng xám dựng ngược, đang chìm dần xuống mặt nước. Những tiếng phì phì phun ra những luồng hơi nước trắng xóa trên sóng nước. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy, có một cụ già giọng khào khào: – Đấy là điềm may! Tiếng phì phì cứ đeo đẳng, hình như mấy con cá voi đang nô đùa đuổi nhau, theo con thuyền. Bóng ông cao gầy từ sàn trên đi xuống, nhiều người đều hướng mắt về ông; có lẽ ông thấy sự băn khoăn của mọi người, ông nói nhè nhẹ: – Đàn cá voi con! Thuyền đã ra cửa biển! Đột nhiên có hai phát súng từ phía xa réo lên, làm xanh mắt mọi người. Ông cao gầy chạy vội lên sàn, đóng cửa, tôi liếc nhanh phía bên ngoài, một chiếc ca- nô từ góc xa bên kia, đang chĩa mũi tiến về phía con thuyền. Nhiều tiếng quát tháo ở sàn trên: – Bỏ lưới ra ! – Kẻo càng cản ra! – Hạ lưới xuống! Chiếc ca nô đã đến gần, chỉ còn khoảng gần 200 mét, mặt ai cũng trắng bạch ra, tôi chuẩn bị tư thế làm lại như chuyến trước ! Ở đây chỉ cách bờ hơn trăm mét! Chiếc ca- nô chỉ còn chừng hai, ba chục mét, tôi đã trông rõ 7- 8 tên CA biên phòng, đeo súng ống lố nhố. Giữa cái phút giây ranh giới tù đày và tự do này, thì phía xa bên kia bờ sông, có một chiếc thuyền đang lao vút ra phía cửa biển. Mấy tên trên chiếc ca- nô chỉ trỏ về phía chiếc thuyền lạ, rồi chúng quay mũi ca nô về chiếc thuyền lạ phía xa, khi chiếc ca-nô quay mũi, thì chỉ cách thuyền buồm còn hơn chục mét, tôi đã nhìn rõ hai ngôi sao trên một vạch vàng, của một tên mặt bèn bẹt như lưỡi xẻng, xúc phân heo. Hẳn chúng đã nhìn rõ chiếc thuyền buồm đánh cá, nếu có thời gian thì chúng cũng lên hoạnh họe hỏi giấy tờ. Vòi, moi, tí chút cà phê, thuốc lá, nhưng lại có con thuyền đang vùn vụt chạy máy ra khơi, chúng phải bỏ cái ” bóng ” để bắt cái ” mồi “. Hiểu chuyện, thì cả chiếc thuyền buồm phải cúi đầu tạ ơn chiếc thuyền lạ ” cứu tinh “. Tôi vẫn tin đời là kỳ diệu! Khi chiếc ca-nô chạy xa chừng hơn 100 mét, thì những giọng quát tháo, hò hét lẫn lộn luồn vào trong gió lộng. – Căng buồm theo gió ! – Kéo cản và lưới lên! Ông cao gầy lại mò xuống sàn dưới, lần này ông đến gần khu giữa, cúi xuống nhấc một cánh cửa mở ra, ông thò đầu xuống hô – Mở máy lên! Con thuyền như rùng mình, rồi vùn vụt tiến ra khơi! Thật là nhịp nhàng kết hợp giữa nghệ thuật, nỗ lực của con người với sự giúp đỡ thần bí của đất trời. Tôi chợt thấy, nếu vì lý do gì bị chết máy, như lần trước, thì cánh buồm vẫn chậm chạp đưa thuyền đến bến. Một ý nghĩ phảng phất: Con thuyền này thân với thằng Lợi, biết đâu chả có ý kiến của nó, cho chuyện cánh buồm này? Gió biển khơi càng lộng, buồm càng căng phồng ôm gió mặn, tiếng máy rù rì lẫn vào sóng nước, như một bản cộng hướng giữa khoa học và thiên nhiên, giữa cánh buồm và công suất của máy, con thuyền rẽ sóng đi vùn vụt. Mấy người ở sàn trên chuyện trò, bàn tán đã rắc lọt qua những kẽ hở, xuống dưới hầm: – Chẳng một tầu CA nào, đuổi kịp chiếc thuyền này! Phần vì đã tạm yên lòng, phần vì các bà thần sóng đã bắt đầu hành tôi. Người tôi nôn nao, chẳng cần biết nước, trời ra sao nữa, tôi nằm vật vào một góc thuyền mê man. Đã chuẩn bị sẵn, nên tôi không dám ăn uống hàng giờ, trước khi lên thuyền. Hai chiếc túi giấy, luôn để sẵn trong tay nải, thế mà tôi vẫn nôn thốc, nôn tháo, mật xanh, mật vàng vào túi giấy hết, tôi chẳng còn ý niệm giờ giấc, ngày và đêm. Tôi nằm lịm đi chẳng biết là bao lâu, mở mắt ra, người nằm mà cứ lắc lư như đua võng. Tiếng gió, tiếng sóng và tiếng máy thuyền rì rì, chả hiểu con thuyền đã đi được bao lâu? Đã có những bài học từ những lần say sóng trước, tôi lục tay nải lấy hộp sữa đặc, tôi mút một ít sữa lấy lại sức. Sàn thuyền nằm la liệt đầy người. Tôi mút thêm tí sữa nữa, quấn gọn chiếc tay nải, rồi tôi mò lên sàn trên, bầu trời đêm tím ngắt như hoa sim đầu mùa Thu. Đồng hồ chỉ hơn hai giờ, gió biển lạnh thốc vào mặt, làm tôi tỉnh ra hơn. Buộc chặt chiếc tay nải vào người, tôi trèo hẳn lên sàn thuyền, sóng bạc đầu trắng xóa, đột nhiên một đàn cá đen xì, to như những con trâu mộng cứ nhào lộn đuổi theo con thuyền, một cảm giác huyền bí lạnh xương sống xâm chiếm hồn tôi. Tôi tưởng như những con quỷ biển đang đuổi theo để bắt, để nuốt những sinh mạng trong con thuyền nhỏ bé giữa đại dương bao la, bí hiểm. Hàng chục con, vật lộn với những lớp sóng bạc đầu, gần đuổi kịp con thuyền. Có một con đen trũi, to như con voi ” ma-mút ” nhào tới sát đuôi con thuyền kêu en ét….hồng hộc, kéo dài như còi tầu hỏa: Nghe như tiếng rú gào của quỷ biển, đòi “nộp mạng”. Một luồng gió lạnh rót vào xương sống, làm người tôi nổi gai ốc! Thật lạ lùng, cảm giác của tôi giống như đã có lần, trong chuyến đi thuyền thằng Lợi, gần hai năm trước. Tôi đinh ninh tất cả những sinh mạng trong con thuyền, đã đến giờ phút chôn vùi, trong lòng đại dương huyền bí này. Cảm giác tâm lý của con người, cũng kỳ diệu! Cũng những con cá này, nhìn chúng ở Aquarium, ở những hồ bơi trong thành phố, chúng như một món hàng ngộ nghĩnh, hiền lành, để ta đùa vui chiêm ngưỡng. Nhưng trong lúc này, thấy chúng huyền bí, có nhiều quyền lực linh thiêng làm chúng ta chết và sống! Tôi vẫn coi thường sự hiểm nguy coi cái chết là ” hòa “, vì có còn biết gì đâu mà sợ? Thế mà lại lạnh xương sống, nổi da gà trong lúc này? Trong ánh sáng mập mờ của biển khơi, của trời rộng, rõ ràng, tôi nhìn thấy một con chim đứng co ro trên cái chạng ngang, đầu cột buồm. Có phải con chim không? Tôi không tin ở mắt mình! Chung quanh chỉ có nước với trời, làm gì có con chim nào, lại đậu ở trên thuyền? Như một luồng điện nhoáng lên trong óc tôi! Đúng rồi! Nó là một trong hai con hải âu ở vùng Chu Hải Vũng Tầu, đã đến chào tiễn biệt con thuyền viễn xứ này mà? Vậy còn một con nữa ở đâu? Không biết cho đến giờ đã mấy ngày đêm rồi? Rõ ràng nó chẳng có cái gì ăn, uống, chẳng được nằm, cứ đứng chịu lạnh trong gió lộng suốt đêm ngày. Lòng thương cảm giàn ra, tôi muốn gọi nó xuống, tôi sẽ vào hỏi bà con trong thuyền kiếm cho nó chút lương thực, nhưng tôi loay hoay không biết cách nào để nói chuyện với nó. Sao nó lại không biết đây là một con thuyền vượt đại dương? Có phải nó đến chào con thuyền? Một người bạn nữa đã đi đâu? Hàng chục điều, tôi muốn hỏi nó mà đành câm nín. Người tôi vẫn lao đao, cồn cào với con thuyền lắc lư, nhưng vì tình thương con chim, nó còn đang phải chịu đựng những cái khó khăn, mà chính tôi không thể gánh chịu được. Chính vì niềm lắt lay với con chim, bệnh say sóng của tôi đã giảm đi rõ rệt. Tôi nhìn, ở mãi góc gần buồng hoa tiêu, có một cái thang nhỏ chừng hai mét. Lảo đảo tôi mò đến, tháo cái thang. Khi dựng vào cạnh cột buồm, con thuyền cứ nghiêng ngả, ngay cái thang không, cũng còn không đứng vững, nếu trèo lên thì sẽ đổ ngã. Đổ ngã ở đây là xuống biển chơi với mấy con cá đang đợi chờ. Hơn nữa với con mắt ước lượng, dù có trèo lên thang thì cũng không tới con chim, vì lòng cảm xúc với con chim đang gặp cái khó khăn nghiệt ngã, nên tôi cứ định trèo lên để cứu nó. Tôi đã lướt qua, không lượng định hết những điều, tôi không thể làm được: – Không thể trèo được, trong khi con thuyền nghiêng ngả. – Có trèo được, cũng không với tay tới. – Nó có đồng ý để tay tôi, cầm vào người nó hay không? Từ nãy, tâm trí của tôi để hết vào chuyện con chim. Một người từ sớm, trong phòng hoa tiêu đã theo dõi mọi hành động của tôi. Anh ta đã lách ra từ phòng hoa tiêu, cầm theo một thanh gỗ dài gần hai mét, lom khom đến gần tôi, chỗ cột buồm. Chính là cái anh chàng cao gầy đã lườm tôi một lần, khi tôi hỏi “thuyền có máy không?”. Gió bắt đầu lộng thêm, rồi có mấy tia chớp lằng nhằng, vạch ngang dọc ở một góc trời ( tôi chả còn biết là hướng nào). Những tiếng nổ gầm ghì, rung rinh cả biển, lẫn trời. Lộp độp những hạt mưa to tướng gõ vào sàn thuyền, như đàn gà mổ thóc trên cái nia. Trời như bị rách, rạn ra, do sấm chớp, nước đổ xuống ào ào, mưa như trút nước, tôi chưa thấy mưa nhiều và to hạt như vậy trên đất liền. Con thuyền càng chồm lên, ngả nghiêng, nhưng anh chàng cao gầy vẫn đặt cái thang vào cột buồm, rồi ghì đè chặt, tiếng anh quẩn vào hạt mưa: – Tôi giữ, anh trèo lên đi! Lại có một người nữa không ngại mưa gió như mình, tôi đã cầm lấy thanh gỗ và nhìn xuyên mưa, vào mắt anh. Tôi không nói ra lời, nhưng tôi tin anh đã hiểu, tôi muốn nói qua ánh mắt: “mưa gió không cản trở chúng ta được”. Bản thân tôi cũng không ngờ, mưa và gió đã làm cái bệnh say sóng của tôi, từ từ giã biệt tôi Con chim càng giúi đầu vào cái khe cánh buồm, ướt như chiếc giẻ dúng vào thau nước, nó đờ đẫn mê dại không còn cái rụt rè sợ sệt, của một con chim. Lúc đầu tôi đưa thanh gỗ đến, nó không hiểu, nên như muốn tránh, có thể sau nó đã hiểu ra, hoặc ” cu cậu ” chả còn cách nào khác nên đã ngoan ngoãn bấu chặt vào đầu thanh gỗ tôi đưa đến. Tôi đã ôm nó vào người, như muốn sưởi ấm cho nó, nhưng tôi quên mất là người tôi cũng ướt chẳng khác gì nó. Tôi và con chim, đã theo anh cao gầy vào phòng hoa tiêu. Trong phòng, có một bác gần sáu mươi tuổi, qua ánh mắt và đôi cánh tay đang điều khiển con thuyền, đã nói lên phong độ con người của bác, và một thanh niên trẻ gần hai mươi, là con trai của bác. Tôi lạnh và con chim cũng lạnh ướt, anh cao gầy cũng ướt át dẫn tôi xuống hầm máy, để sưởi và thay quần áo. Ngoài trời biển vẫn sấm chớp mưa rơi tầm tã, nửa giờ sau con chim đã tỉnh dần, cu cậu thoáng nhìn cái cóng gạo tôi đưa đến, đã mổ lấy mổ để, chẳng cần đợi tôi mời. Tôi muốn hỏi nó: – Mày là con trai hay con gái? – Ở vùng Chu Hải chúng mày muốn đến chào tiễn chúng tao đi hay chính chúng mày cũng muốn vượt biên? – Người bạn của mày, vì sao bỏ lại mày một mình? Còn nhiều câu hỏi nữa, nhưng tôi đành chịu chết, tự suy đoán mà hiểu. Bây giờ thì tôi đã biết, con thuyền đã đi được hai đêm với một ngày rưỡi, với sức máy và cánh buồm kết hợp, qua anh cao gầy, con thuyền có thể đi hàng chục hải lý một giờ. Khi sưởi ấm ở cạnh máy thuyền, tôi được biết anh cao gầy là Trần Ngọc Nghĩa, anh là đại úy, binh chủng mũ đỏ, với mầu mũ này anh đã vùng vẫy ngang dọc trên khắp bốn vùng chiến thuật. Đơn vị của anh là mũi dùi cởi vòng vây An Lộc, anh đã bị thương nhẹ một lần, và anh cũng nằm ấp hơn sáu năm. Điều lý thú là anh cũng đã từng ở trại T 52 Hà Sơn Bình, anh mới được ra tù đầu 1982. Lúc đầu gặp anh, ở khu vực nằm ếm Chu Hải, tôi và anh lạnh lùng, tưởng không ưa nhau. Nhưng chính do con chim hải âu vượt biên, là một giây nối, để rồi có điều kiện cùng sưởi quần áo, trong hầm máy với nhau. Anh đã thân quen với vợ chồng Phạm Lộc+ Liên, nên hẳn anh đã biết một chút về tôi như Phạm Lộc. Vậy với những điều Phạm Lộc biết về tôi, để nói chuyện với Nghĩa. Một điều lý thú nữa, Nghĩa ở trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức ra, tôi vội hỏi, ra trường năm nào và học khóa nào? Nghĩa nói với vẻ mặt tự hào, hơi một thoáng đăm chiêu: – Tôi ra trường cuối 1963, học khoá 12. Tôi không thể ngờ Nghĩa lại ở khóa sát tôi, ít ra cũng cùng một mái trường, dù tôi chỉ hơn một tuần lễ, nhưng tôi đã không hề đề cập vấn đề này với Nghĩa. Chỉ ngày hôm sau, con chim đã quen với người. Có người cho nó ăn, cái này, cái khác. Thậm chí mấy đứa nhỏ cho nó ăn cả kẹo, con chim mến người, có lúc nó lên cả sàn thuyền, nhưng nó vẫn không bay đi! Tôi chợt nghĩ: Nếu nó có muốn bay, thì bay đi đâu? Chỉ có trời với nước, hơn nữa ở lại, có đủ thức ăn cho nó sống. Còn một điều nữa: ” Tôi nghĩ thầm” Đã cùng là người tỵ nạn trên một con thuyền, phải gắn bó sống chết với thuyền, như mọi người. Một buổi trưa, tôi chìm vào một giấc ngủ bù mê mệt, chẳng biết bao lâu, có người lay tay tôi dậy. À con chim! Chiếc mỏ mầu lá mai già cứ ngậm vào ngón tay cái của tôi, cắn nhẹ rồi lại cắn liên tục, nó như có ý muốn ngả nằm cạnh tôi. Tôi dịch lại, và nó đã nằm sát ngay bụng của tôi, một hơi ấm lăn tăn chuyền qua giữa chim và người. Mắt nó vẫn mở trừng trừng như đeo kính, con ngươi của nó mầu hồng hơi hung đỏ, giữa một vòng mầu vàng bắp chín không động đậy. Tôi cũng chưa biết hải âu ngủ có nhắm mắt không? Mắt tôi dìu xuống, lơ mơ, dòng tư tưởng của tôi vẩn vơ về con chim, cứ cho là nó cũng có ý vượt biên đi ra ngoại quốc như chúng tôi. Chúng tôi rõ ràng là vì chính kiến ngược chiều với lũ cầm quyền, vậy nó thì vì sao? Tôi không thể tìm ra một lý do nào khác, ngoài vấn đề kinh tế, một xã hội quá đói khổ, con người còn vật lộn tìm cái ăn, còn đâu có thừa thãi cho chim? Một ý tường chợt lóe lên, nó cũng vì chính trị nên đã vượt chạy ra nước ngoài. Khi người dân thiếu đói, nếu thấy chim, hay bất cứ con vật gì đều tìm cách bắt hay bẫy, ráo riết hơn, cuộc sống của chúng nó cũng không yên lành. Tôi mở mắt ra nhìn con chim, mắt nó vẫn thao láo không động đậy, nhưng cái nhìn của tôi bây giờ là nhìn một sinh vật đồng cảnh tị nạn, khác với những ngày trước. Tôi chợt nhìn xuống lưng phía cánh phải của nó, bị cháy xém đen một đám. Tôi bò giựt dậy, làm con chim cũng thức đậy đứng lên. Tôi nhìn quanh, không hiểu ai đã làm con chim bị cháy thế này? Nhiều người nhìn tôi, có hai cậu thanh niên, lách người tiến đến, một cậu nhìn chỗ cháy xem của con chim, rồi quay lại tôi: – Chúng em xin lỗi, khi nãy vô tình vất một cái tàn thuốc lên lưng nó, nằm góc kia. Khi có khói, chúng em dập ngay, chỉ xém mấy cái lông, người nó không sao! Tôi vạch chỗ đó, thì quả như vậy, hơi buồn, nhưng tôi đã ca ngợi các cậu là những người có lòng tự trọng, có bản lĩnh, dám nhận cái lỗi, dù nhỏ của mình. Tôi ôm con chim mò lên sàn thuyền, mặt trời đã ố vàng ngả dần xuống mặt nước về hướng Tây. Trên sàn lúc này cũng có nhiều người, có thể con thuyền đã đi được 4 – 5 ngày, đã nằm ngoài hải phận Quốc Tế, không sợ tầu Hải quân cộng sản nữa. Niềm hy vọng đã thập thò, le lói ra từng khóe mắt của mỗi người. Đã có những gia đình, mang cả bạt, cả chiếu trải ra để nằm, ngắm trời, mây, gió, nước, nhất là từ chiều, gió giảm nhẹ dần. Cánh buồm hơi đói gió, chỉ còn một mình sức máy vừa đủ, đẩy con thuyền đi từ từ. Mặt trời còn cách mặt nước chừng hai con sào, thì gió lộng dần, sóng bắt đầu nhổm dậy cuồn cuộn, trắng cả đầu. Cột buồm hình như gù xuống, bụng phình to ra, một vài tiếng gầm ghì của sấm rền mãi chân trời, phía dưới nước. Con thuyền tôi có cảm tưởng, như một người khách bộ hành, khi sớm đang thả bước nhàn du, ngắm trời, nước, ngắm thiên nhiên; nhưng trời đã chiều, nhà còn xa, nên rảo bước nhanh hơn. Một thoáng lòng tôi chạnh nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan, trong đoản thơ Hoàng Hôn Nhớ Nhà 2, vần ” ôn “. Trời chiều bảng lảng …….bóng hoàng hôn. Tiếng sấm xa nghe………lẫn sóng dồn. Gác mái ngư ông ……về viễn phố. Gõ sừng mục tử…..lại cố thôn. ……. Kẻ chốn trang đài………người lữ thứ….. Lấy ai…..mà kể…….nỗi……hàn ôn. Bây giờ thì người khách bộ hành, đã ba chân bốn cẳng chạy như điên, người ta sợ gió lộng, và có thể mưa nên đã kéo nhau dần hết xuống dưới sàn. Cái người ta sợ, người ta không thích thì tôi lại ưa, tôi quàng cái áo của thằng Lợi phế thải, từ mấy tháng trước để đi làm ở Biên Hòa. Tôi ủ con chim vào bên trong, mò ra một góc khuất phía sau buồng hoa tiêu phía cuối thuyền. Một chỗ ngồi lý tưởng để nghe gió lộng, để nhìn những núi sóng cuồn cuộn gào rú và để cảm nhận cái thú ” một thuở ngàn năm ” ngắm mảnh mặt trời chiều, chui xuống biển. Từ sớm tôi đã lách vào phòng hoa tiêu ( do anh Nghĩa tôi đã quen ), hỏi bác thuyền trướng nhiều kinh nghiệm, là thuyền đi về hướng nước nào? Bác là Lý Văn Bang, đã dè dặt cho biết: “Do ba ngày trước, khi ra khỏi Côn Sơn, gặp một đoàn thuyền đánh cá; bác biết là từ đảo Phú Quốc, bác đã chạy tránh, nên hơi bị sai lệch tọa độ. Vì thế, bác không thể xác định 100 phần trăm, chỉ biết gần đúng! Thuyền có thể đến Mã Lai hoặc Indo, và cũng không biết chắc, là từ 3 hoặc 5 ngày nữa “. Tôi đang ngồi lắng đọng thả hồn vào tiếng sóng dào dạt, réo gọi gió, tôi giật mình, có ai bẹo, chí vào bụng tôi. Ối giời ơi ! Con chim chó chết! Tôi thông cảm cùng cảnh ngộ, nên ủ vào người cho cu cậu ( hay cô nàng ) yên ấm. Không ngờ, ” cu cậu ” lại dùng mỏ ” bẹo, chí ” bụng của tôi. Tôi thò một tay vào nắm nhẹ đầu nó, hơi ve vuốt, thế là cu cậu lại ngoan ngoãn nằm yên. Con chim đã làm cho ruột gan tôi như quấn, cuộn lại với nỗi nhớ thương người mẹ mù lòa của tôi, không biết bây giờ người ra sao? Nhưng tôi biết rõ, và tin như thể tin tôi, là mẹ tôi vẫn ngày đêm dõi theo bóng dáng người con trai này của mẹ; ruổi rong sống và chết trong biết bao nhiêu tình huống người không thể biết. Vì thế, chắc chắn người vẫn cầu khấn Chúa và Đức Mẹ, cho người con trai này. Một nỗi nhớ cồn cào về người mẹ kính yêu, lẫn vào trong tiếng sóng, tiếng gió tôi nghe rõ những lời của bài “Lòng Mẹ” của Y Vân: Lòng mẹ bao la như biển… … Thái Bình…. dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng…. suối hiền…. ngọt ngào Lời mẹ êm ái…. . như đồng lúa chiều …. . rì rào… … … …. Thương con…. thao thức bao đêm trường Con đã yên giấc mẹ hiền….. vui sướng biết bao Thương con khuya sớm….. bao tháng ngày Lặn lội gieo neo….. nuôi con tới ngày lớn khôn Dù cho mưa gió…. không quản thân gầy….. mẹ hiền Một sương hai nắng…. cho bạc mái đầu buồn phiền Ngày đêm sớm tối vui cùng….. con nhỏ một niềm Tiếng ru êm đềm…. mẹ hiền năm tháng….. triền miên Bao năm nước mắt…. như suốí nguồn Chảy vào tim con, mái tóc chót….. đành đẫm sương … …. Dù cho phai…. nắng nhưng lòng thương chẳng lạt màu Vẫn mong quay về….. vui vầy dưới bóng….. mẹ yêu. Tôi đã nhắm mắt lại, và lịm đi cho hồn tôi ngâm giầm vào lời ca, tiếng nhạc. Rồi cũng chính con hải âu đang nằm trong bụng tôi lại ngó ngoáy, cựa quậy để cho hồn tôi lại chảy dài về với người vợ thương yêu và đứa con gái yêu của tôi. Con tôi còn nhỏ quá chưa biết gì, nhưng chắc chắn em Hoa yêu thương của anh cũng nát lòng, dù cho em có là người được trời phú cho dễ ngủ. Anh vẫn tin chắc, em đã có những trận cuồng phong, bão tố ở trong lòng. Có thể người chồng của mình ra đi sẽ: – Gặp cướp biển – Bị hải quân tuần tiễu của lũ cộng đuổi bắt! – Cuồng phong, bão tố của biển khơi, đã nhận chìm xuống lòng biển! – Đến nơi, đến bờ nhưng đã thay lòng, đi với người khác? Nghĩa là, người chồng ấy đến 90 phần trăm là ra đi không trở lại. Một mình lẻ bóng, ôm đứa con thơ với người mẹ mù lòa, giữa chợ đời đói khổ ! Nhìn về phía Đông Bắc tím thẫm trong dáng chiều, mấy vạt mây đen nằm trải dài sát mặt nước. Tôi hiểu, nơi ấy là quê hương, tổ quốc của tôi, có mồ mả ông cha, tổ tiên, có người mẹ mù, người vợ trẻ và đứa con thơ của tôi. Ruột tôi như cuộn vò lại, em Hoa ơi!
Để lòng anh phần nào đỡ nẫu, nát trong nhớ thương, anh nhớ khi chúng ta nên đôi chồng vợ, có một lần anh hát tặng em bài ca Hoa Biển. Chỉ vì bài ấy có cái tên là “hoa”. Giọng của anh như cơm nguội, ăn với nước dưa chua.
Bây giờ, trong hoàng hôn lộng gió giữa biển khơi, trên con thuyền vô định, anh sẽ dùng tiếng gào của sóng biển thay tiếng đàn, và tiếng gió quất đập của cánh buồm, thay nhịp trống. Một mình, anh hét, hò giữa trời, nước mênh mông, không sợ ai nghe:
Ngày xưa … … …em anh hay hờn dỗi! Giận anh khi anh chưa kịp tới… … …. Trùng khơi…….nổi gió lênh đênh triền sóng…..thấy lung linh rừng hoa. Mầu hoa …………….thật trắng, ôi hoa nở thắm…….ngất ngây lòng thêm……. Vượt bao hải lý……chưa nghe vừa ý…….lắc lư con thuyền đi, Chỉ thấy bọt nước, tan theo ngọn sóng…….dáng hoa kia mịt mùng…… Em ơi………buồn phiền…….xin như hoa sóng…. tan trong đại dương (Hoa Biển của Anh Thy)
Mặt trời đã chìm xuống lòng biển từ lâu, phía trái một mảnh trăng gầy đúng một nửa, như con mắt của dạ thần đang lườm nguýt, con thuyền đơn độc giữa đại dương. Nhìn mảnh trăng sầu, tôi nhớ đến một ý thơ, đã trở thành ca dao phổ cập:
Vừng trăng… …ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc……nửa soi …….dặm trường. . …
Một làn hơi lạnh ngóm luồn vào trong gió, lách vào cổ, vào tai làm cho tôi rùng mình. Hẳn đã 9 – 10 giờ đêm, tôi mò xuống sàn về chỗ nằm. Tôi lục cái tay nải, tìm cái túi gạo con con, tôi đã xin được của một gia đình. Tôi bốc ra một nắm để vào cái cóng sữa bò. Chỉ một bóng đèn dầu treo mãi phía vách thuyền gần ca- bin, ánh sáng le lói một vài tia mờ mờ vươn tới; thế mà con chim vẫn mò mẫm ăn cho bằng hết chỗ gạo.
Tôi cố gắng lảo đảo đem chiếc cóng lại bồn nước lấy đầy cho nó. Tôi loay hoay tìm chỗ ngả lưng, quay laị con chim đã mò uống hết cả nước rồi. Phần tôi đã 4-5 ngày với hộp sữa Ông Thọ khi nào quá mệt tôi lại mút một ít. Hôm nay đã cạn rồi, tôi mượn cái mở hộp của một bà có con nhỏ, tôi xin ít nước sôi cho vào khoắng uống hết. Tôi lại ôm con chim vào lòng, nằm kềnh ra để nghe tiếng nhạc kẽo kẹt của con thuyền, lướt về phương trời mờ mịt.
https://youtu.be/Qwzen3z3Gmw
Chương 46: Ra khơi đến bờ
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/01/17/thep-den-i-1-10-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN II: 43-52 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/01/31/thep-den-ii-chuong-43-52-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN III: 1-10 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/01/thep-den-iii-1-10-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN IV: 1-10 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/01/thep-den-iv-1-10-dang-chi-binh/
https://thepden.wordpress.com/2013/01/12/16-diep-vu-c47/
THÉP ĐEN I: 1-10 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/01/17/thep-den-i-1-10-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN II: 43-52 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/01/31/thep-den-ii-chuong-43-52-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN III: 1-10 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/01/thep-den-iii-1-10-dang-chi-binh/
THÉP ĐEN IV: 1-10 (Đặng Chí Bình)
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/01/thep-den-iv-1-10-dang-chi-binh/
https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/bia_thepden1.jpg
https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/bia_thepden2.jpg
https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/bia_thepden1.jpg
https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/02/bia_tdiv.jpg
Michelle Vũ -Nữ Phi Công Duy Nhất Trong Phi Đội Kỵ Binh 6- 17-Hoa Kỳ Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong phi đội kỵ binh 6-17 của Hoa Kỳ Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul. Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào tháng 8 /2008 và vừa được thăng cấp đại úy hồi tháng Hai vừa qua.-2009 Đó là đại úy Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong 35 thành viên phi đội 6-17 CAV có nghĩa là phi đội 6, trung đoàn 17. CAV có nghĩa là calvary kỵ binh. Mặc dù là phái nữ, đại úy Michelle Vũ luôn cố gắng thi hành nhiệm vụ một cách chu đáo và rất tự hào là thành viên của phi đội. Theo tờ nội san của trung đoàn kỵ binh 17 vừa phát hành, nữ đại úy gốc Việt là cư dân tại Saratoga, một thành phố gần San Jose, cho biết cô đến Iraq và hiểu tình hình cuộc chiến. Cô cho rằng đây là một vinh dự được cùng các đồng đội chiến đấu và công việc của cô là phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công việc của phi đội 6-17 Calvary hiện nay là tuần tra và bảo vệ bầu trời Mosul là thành phố lớn thứ nhì của Iraq, sau thủ đô Baghdad. Loại máy bay mà đại úy Michelle Vũ lái là trực thăng OH-58 Kiowa, một loại trực thăng trinh sát trang bị nhẹ có thể bay rất thấp để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất và không gây tiếng ồn quá lớn. Trong một email gởi cho gia đình mới đây, đại úy Michelle Vũ kể rằng mỗi lần bay, cô phải mặc bộ đồ bay nặng 50 pound và ngồi một chỗ, bay liên tục 6 giờ đồng hồ. Theo một người bạn của gia đình, sở dĩ cô Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha là một cựu phi công quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học Lynbrook tại San Jose vào năm 2001, cô gái Michelle đã muốn học lái máy bay, nhưng vì thương mẹ không muốn con đi xa, cô học xong cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California, rồi mới gia nhập quân ngũ. Nhưng để chuẩn bị trước, trong lúc học đại học, cô đã tham gia lực lượng trừ bị ROTC. MOSUL, IRAQ 10.10.2008 Photo by Staff Sgt. Kyle Richardson 11th Public Affairs Detachment Rocky Mountain, N.C., native Capt. Kevin Riley, platoon leader, C Troop, 6th Squadron, 17th Cavalry Regiment, and Saratoga, Calif., native 1st Lt. Michelle Vu, executive officer, A Troop, 6-17 CAV, conduct post flight inspections after an air reconnaissance mission on Logistical Support Area Diamondback, Mosul, Iraq, Oct. 10, 2008. Vu is the only female pilot in the 6-17 CAV. http://hauduevn.blogspot.com/2018/05/michelle-vu-nu-phi-cong-duy-nhat-trong.html
No comments:
Post a Comment