Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ
Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Tổng Thống Dân cử
đầu tiên của Nước Việt Nam
Chủ đề: Đệ I VNCH
Tác giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
“Tứ
Bất Tử” là lời
của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt
địa cầu này ai cũng đều đã biết: con người sinh ra rồi ai cũng
phải chết, mỗi cái chết đều khác nhau. Nhưng, cổ nhân đã khẳng
định có bốn cái chết để rồi vẫn sống mãi mãi với thời gian, đó là
“Tứ bất tử”, và trong bốn cái chết ấy gồm những bậc có công
nghiệp như sau:
1. Có sự nghiệp lớn
2. Có đạo đức lớn
3. Có công ơn lớn ở người đời
4. Có văn chương truyền được lâu dài.
Vậy, hôm nay, nhân dịp tưởng niệm lần thứ 46, kể từ ngày 01-11-1963,
ngày vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân cùng với nhị vị bào đệ là Ông Cố vấn
Ngô Đình Nhu và Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Và cứ như theo lời của
cổ nhân đã dạy, thì chỉ cần một chữ “Có” thì đã trở thành Bất Tử
rồi. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì đã chiếm được đến ba chữ
“có”. Bởi, tất cả các vị anh hùng ở trên thế giới này, họ thường
chỉ được từ một đến hai chữ có. Nhưng riêng Tổng Thống Ngô Đình
Diệm thì theo tôi, chỉ trừ chữ có thứ bốn là “Có văn chương
truyền được lâu dài” thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm chưa có tác
phẩm văn chương nào để lại cho hậu thế, nhưng Người đã chiếm đến
ba chữ “Có” trong “Tứ Bất Tử”:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã khai sáng Nền Cộng Hòa
Việt Nam
(Hình do Bác sĩ Giáp Phúc
Đạt cung cấp)
1. Sự nghiệp lớn: Đó là sự nghiệp đã khai sinh
ra Thể Chế Cộng Hòa, tức đã khai sinh ra Nước Việt Nam Cộng Hòa,
đồng thời đã xây dựng được một Miền Nam Tự Do và phồn thịnh, mà
không phải do được các cường quốc viện trợ tiền rừng bạc biển.
2. Có đạo đức lớn:
Người đã nêu cao đạo đức về nhiều phương diện đối với người dân.
Cả cuộc đời Người không màng đến cao lương mỹ vị, không chăn ấm
nệm êm, Người đã quên mình để chỉ ưu tư cho Tổ Quốc và Dân Tộc.
Vậy chúng ta hãy nghe những lời của
Thiếu tá, sau là Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, tác giả cuốn sách: Nhớ
Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963,
Ông là Tham Mưu Phó, Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ,
đã đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho sử dụng Thiết giáp và Bộ
binh đánh thẳng vào Bộ Tham mưu, sào huyệt của phe “cách mạng”,
bắt sống toán đảo chính. Tổng Thống nghe nhưng không có ý kiến
gì. Khi được tin Đính đã thực sự theo phe đảo chính, Tổng Thống
Ngô Đình Diệm than với Đại úy Bằng, Sĩ quan Cận vệ, là “Cháy nhà
mới ra mặt chuột”. Và “Khi lục soát tử thi, người ta tìm thấy
trong tử thi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa bao thuốc lá Bastos
xanh và một chuỗi Tràng Hạt!!!”
“Lúc gần sáng Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
đã ra lệnh buông súng, vì không muốn binh sĩ đổ máu vì Ông, tôi
thấy rã rời, thất vọng. Nhưng vẫn còn chút hy vọng mong manh, là
Ông sẽ được đối xử tử tế bởi các tướng lãnh làm đảo chính, vì hầu
hết những người này đều do Ông gắn sao cho họ. Chẳng bao lâu,
được tin Ông chết. Nghĩ mà thương cho Ông, vì sợ anh em vì bảo vệ
cho Ông mà đổ máu, sợ anh em giao tranh với nhau mất tiềm lực
chống cộng, mà Ông bị làm nhục, phải chết trong tay những kẻ vũ
phu, trong một xe thiết giáp”.
Trên đây, là những dòng của Đại tá
Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nơi trang số 169, thì chắc hẳn mọi
người đều đã thấy được: cho đến giờ phút cuối của cuộc đời, giữa
lúc tử-sinh, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn không muốn có một
người chiến sĩ nào phải đổ máu để bảo vệ cho mình. Ôi! một tấm
lòng cao cả: ngất ngưỡng như ngọn Hy Mã Lạp Sơn, và mênh mông như
Ngũ Đại Dương góp lại.
Tôi cũng xin nói thêm là tấm hình của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà tôi đã đưa lên trên của bài viết này
là tấm hình của bìa cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, theo Đại tá, thì
Ông viết cuốn sách này, mục đích là để tặng cho những người còn
giữ được lòng trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chứ không
có mục đích thương mại. Trước đây, lúc Ông còn khỏe Ông vẫn
thường xuyên viết trên Văn Nghệ Tiền Phong, Ông đã ký tên: Nhật
Lệ Nguyễn Hữu Duệ. Và Ông đã từ Hoa Kỳ gửi sang Pháp quốc, với
những dòng chữ mà chính tay Ông đã viết tặng tôi vào ngày
24-11-2003. Phía sau bìa sách, Ông có chú thích tấm hình của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm là của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt cho Ông được xử
dụng. Hôm nay, tôi đưa tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên
trên bài viết này cũng cùng như ý Nguyện của Đại tá Nguyễn Hữu
Duệ và của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt, nghĩa là để cho các vị: những
người còn giữ được nguyên vẹn một tấm lòng trung nghĩa với Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, để các vị được thấy lại hình ảnh của Vị Anh
Hùng của Dân Tộc. Vậy, tôi rất mong quý vị trên các diễn đàn chớ
lấy tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho những mục đích
khác. Đặc biệt, đối với những kẻ đã từng hạ bút viết những lời lẽ
xúc phạm đến thanh danh của Tổng Thống, thì tuyệt đối không được
lấy tấm hình của Tổng Thống, bởi những bàn tay đó, đã vô cùng bẩn
thỉu khi dám viết lên những lời lẽ xuyên tạc, đầy ác ý, để bôi
nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cả dòng họ Ngô Đình.
Và
bây giờ tôi phải trở lại với chữ “Có” thứ 3 của “Tứ Bất Tử”:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công ơn
lớn với tất cả mọi người dân miền Nam: Kể từ sau ngày 20-7-1954:
Đó là: Công Cuộc Xây Dựng Tự Do - Thanh Bình - Phồn Thịnh Tại
Miền Nam.
Chúng ta là những người dân của miền Nam, có lẽ nào lại quên
rằng: Vào những năm từ 1954, đến đầu thập niên 1960. Dưới ánh
sáng mới của Chính Thể Cộng Hòa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm. Là những người Việt Nam đã từng sống vào thời kỳ
ấy. Tất cả đều đã thấy được một Miền Nam Thanh Bình-Tự Do-no ấm
thực sự.
Ngày
ấy, nếu những ai đã từng sống với những cảnh đêm về, dưới ánh
trăng lành, trên khắp nẻo đường quê, bên những lũy tre làng rộn
rã những bước chân của lớp người trai trẻ, với hình ảnh hiền hòa,
chân phác. Họ đã đến với nhau trong những lần sinh hoạt của thanh
niên, cùng nhau hòa lời ca với tiếng đàn Mandoline, với những bài
hát ca ngợi quê hương dưới cảnh thanh bình. Bởi vậy, tôi vẫn nhớ
dù không đầy đủ những bài ca, có bài tôi chỉ còn nhớ một đôi câu,
hoặc một vài điệp khúc như sau:
“Đây
phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Có tiếng hát êm đềm trong
suốt đêm thanh. Quê hương anh lúa ngập khắp bờ ruộng xanh. Lúa về
báo nhiều tin lành, từ khắp đồng quê cùng kinh thành...
Đây phương Nam, đây tình Cần Thơ êm
đềm. Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm. Quê hương em bóng
dừa ấp ủ dịu êm. Những chiều trăng rọi bên thềm, vọng tiếng khoan
hò về êm đềm...
Ai vô Nam, ngơ ngẩn vì muôn câu hò.
Những tiếng đó khơi lòng vui sống ấm no. Trăng phương Nam sáng
tỏa khắp bờ Cửu Long. Nước chảy con thuyền xuôi dòng, vọng tiếng
khoan hò làm ấm lòng...”.
Trên đây là những lời quê mà tôi muốn
ghi lại, để các vị cao niên đã từng sống, từng chứng kiến những
cảnh thanh bình nơi cố lý, của một thời đã mất, và sẽ không bao
giờ còn tìm gặp lại, dù chỉ một lần nào nữa!!!
Và đó, là “Có công ơn lớn ở người đời”;
bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã tận hiến cả cuộc đời từ
thuở còn trai trẻ, cho đến giờ phút cuối cùng đã Vị Quốc Vong
Thân.
Nhưng
rồi những cảnh thanh bình ấy, đã bị bức tử khi cái gọi là “Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam” ra đời. Mà ác hại thay, những người
công khai lãnh đạo cái mặt trận này lại là những “trí thức” đã
được ăn cơm Quốc Gia nhưng lại thờ ma cộng sản, và những “nhà tu
hành” của Phật giáo Ấn Quang. Những “nhà sư” đó sau ngày
30-4-1975, họ là “Hòa Thượng - Thượng tọa” đã được cộng sản Hà
Nội trao gắn đầy những tấm Huân chương, Huy chương, là những bằng
chứng về những hành vi và cũng là tội ác đã từng làm giặc, mà sư
sãi Ấn Quang không có cách nào chạy chối cho được.
Chính những kẻ “tu hành” bất nhân, thất
đức như Thích Đôn Hậu – Thích Trí Quang – Thích Đức Nhuận - Thích
Huyền Quang – Thích Quảng Độ, v.v. và những tên đâm thuê, giết
mướn như: Dương Văn Minh – Nguyễn Khánh - Trần Thiện Khiêm - Đỗ
Mậu - Nguyễn Chánh Thi – Trần văn Đôn - Dương Hiếu Nghĩa, v.v.
chúng đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính
những kẻ này, đã làm cho Miền Nam Tự Do phải sụp đổ, khiến cho
hàng triệu Quân-Dân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu cảnh
đọa đày trong các “Trại tù cải tạo”, với những cực hình dã man,
tàn bạo nhất, có người đã chết ở bên bờ kẽm gai oan nghiệt của
nhà tù. Và đã không biết bao nhiêu người đã chết nơi rừng thiêng,
nước độc ở các “vùng kinh tế mới”; và đau thương nhất là những em
bé gái đã chết dưới những bàn tay của những tên hải tặc, đã làm
mồi cho cá, cho thú rừng, hay đã vùi thây trên ngàn dưới biển
trên đường chạy trốn ngục tù cộng sản!!!
Ngoài những thảm cảnh đó. Chính những
kẻ này đã đẩy lớp trẻ vào bước đường cùng, thương luân, bại lý!!!
Riêng Đỗ Mậu, vốn là một tên gian manh,
phản phúc, nên chẳng những đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, mà sau đó, hắn còn bắt giam rất nhiều vị, chỉ vì
không ủng hộ đảo chính, trong đó có Đại tá Nguyễn Hữu Duệ. Song
cũng chưa thỏa mãn, mà cho đến mãi sau này, khi đã chạy sang nước
Mỹ, Đỗ Mậu cũng đã gian manh khi đã vẽ vời ra những câu chuyện
láo khoét, rồi hắn đã nhờ đến mấy tên tay sai của Việt cộng, đã
viết cho hắn cái cuốn: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi; mà nội
dung, thì ngoài những lời kể của hắn, lại được mấy tên lưu manh
này dàn dựng thêm vô số những chuyện trên trời, dưới đất, mục
đích để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dòng họ Ngô Đình,
và tên khố xanh Đỗ Mậu, hắn cũng đã về Việt Nam để công khai tái
bản cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” và hắn đã chết sau
những tháng ngày ngồi trên chiếc xe lăn tại “quê hương” của hắn.
Nhưng có một điều là bọn này không biết rằng: Ông Hồ Anh Nguyễn
Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ
báo sống thọ nhất, kể từ lúc mới ra đời từ năm 1956, ông đã tìm
hiểu, và đã biết được những tên đã núp ở phía trong cái quần của
tên lính khố xanh Đỗ Mậu, để hoàn thành cái cuốn sách rác rưởi
đó. Do đó, mà ông Nguyễn Thanh Hoàng đã cho mấy tên này ra rìa
khỏi tờ Văn Nghệ Tiền Phong.
Song nói đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
mà không nói đến Ông Ngô Đình Luyện là một điều vô cùng thiếu
sót; bởi ông Ngô Đình Luyện cũng là một người đã hết lòng phụng
sự cho Quốc Gia và Dân Tộc. Song cả một đời của ông Ngô Đình
Luyện cũng không hề được hưởng sự giàu sang phú quý, như những
lời của những kẻ bất lương xuyên tạc. Vậy, một lần nữa, tôi xin
trích một đoạn ngắn những lời kể của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ trong
thời gian gặp gỡ ông Ngô Đình Luyện tại Mỹ như sau:
“Trên máy bay, khi từ toilets ra,
dây lưng bị đứt, khiến quần ông muốn tụt ra, vì ông mặc đồ cũ từ
ngày xưa, nay ông ốm hơn nhiều. Tôi phải tháo dây lưng của tôi
cho ông dùng. Tôi cảm thấy thương ông, vì ông nói rằng cả chục
năm nay, ông chưa mua quần áo mới và thay dây lưng.
Ông nắm tay tôi và chảy nước mắt, làm
tôi cảm động.
Khi về Pháp, ông viết cho tôi một lá thư khá dài để cám ơn, nhắc
lại cái dây lưng, và nói sẽ giữ suốt đời để làm kỷ niệm”.
Ôi! Suốt cả cuộc đời của các Huynh–Đệ
của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trong thanh khiết, chỉ biết
đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết.
Còn gì đáng kính phục, đáng thương hơn,
đau lòng hơn, khi một vị Tổng Thống sau khi bị bọn đâm thuê, chém
mướn giết chết, khi lục lọi cả tử thi của Người mà chỉ tìm được
vỏn vẹn chỉ nữa gói thuốc Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt còn
vương đọng những giọt máu thiêng của vị Anh Hùng của Dân Tộc: Chí
Sĩ Ngô Đình Diệm!!!
Ôi! Không có một ngôn từ nào của nhân
loại để có thể diễn đạt cho vừa những trang sử đầy đau thương và
đẫm máu này???!!!
Riêng tôi, khi viết lên những dòng này,
tôi đã phải bao lần bị đứt quãng, vì không cầm được nước mắt, và
mỗi lần như thế, những dòng nước mắt của tôi đã rơi xuống trên
chiếc bàn phím này. Đây không phải là lần đầu tiên, mà mỗi lần
nhìn tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nước mắt của tôi
lại cứ ứa ra, những giọt nước mắt của một con dân Việt đã khóc
cho Người, khóc cho một Nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị sụp đổ, song
không phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, mà nó thực sự bắt đầu sụp
đổ vào ngày 1-11-1963. Nhưng có một điều mà trước đây, ít ai nghĩ
đến, là ngày đó Tổng Tổng Ngô Đình Diệm đã bị giết chết. Nhưng,
Vị Tổng Thống đã Hồi Sinh ngay sau đó, và đã trở thành Bậc Anh
Hùng Bất Tử.
Nhân-Quả
Viết đến đây, tôi muốn nói đến những kẻ
đã từng tham dự vào vũng máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng
nhị vị bào đệ. Những kẻ đó, có người đã chết. Nhưng trước khi
chết, họ đã sống trong những tháng ngày đau khổ từ thân xác đến
tinh thần, bởi bị chính lương tâm của họ kết tội. Có kẻ hàng ngày
đau đớn ngồi trên chiếc xe lăn. Cũng có người đã bị chính vợ và
con của họ đày đọa. Có kẻ trước khi chết đã bị chính con trai
ruột của mình đã đuổi ra khỏi nhà giữa đêm đông giá buốt của Trời
Âu. Và đó, là cái “Quả” mà họ đã phải gặt từ cái “Nhân” mà họ đã
từng gieo trước đó. Riêng những kẻ đã từng núp trong cái khố xanh
của Đỗ Mậu hiện vẫn còn sống, nhưng tôi tin rồi sẽ có một ngày
chúng cũng sẽ ngồi trên chiếc xe lăn trước khi gục chết như tên
Đỗ Mậu.
Ngoài
ra, một số tên vẫn còn sống trong những thứ hư danh, những kẻ đó,
có lẽ nào trong suốt bao nhiêu năm qua, mà không một lần nửa đêm
tỉnh giấc, vì hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng nhị vị
bào đệ là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn, với thân
xác nhuộm đầy máu. Hoặc hình ảnh của một vị Tổng Thống với ánh
mắt nhân từ, đã từng thân ái cài lên ngực áo của họ những chiếc
lon từ cấp Úy, Tá, Tướng, để từ đó họ bước lên đài danh vọng. Và
để rồi sau đó, họ đã lấy oán trả ân, bằng dã tâm thua cả loài
lang sói. Chúng đã giết chết chính người đã thi ân cho chúng,
chúng đã mất cả lương tri, thua cả một con chó, vì loài chó dù
cho có đói đến đâu, nó cũng đành chịu chết, chứ chúng không bao
giờ ăn thịt của đồng loại (chó). Chúng cũng không bao giờ cắn
chủ, kể cả người đã cho nó ăn, dù chỉ một lần.
Đến đây, tôi muốn nói tới Tướng Nguyễn
Khánh. Bởi ông ta cũng là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất lương.
Nguyễn Khánh đã vô cùng tàn ác, khi xuống tay giết chết một người
vô tội là ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm. Nên biết, những người dân chân thực tại miền Trung, họ đều
biết về ông Ngô Đình Cẩn là một người Đại Hiếu- Tận Trung và Nhân
Từ, không như những kẻ đâm thuê, giết mướn với lòng dạ bạc ác,
bất nhân đã cố tình tuyên truyền, xuyên tạc với những chuyện động
Trời như: “Ông Cẩn giết các nhà sư rồi chôn dưới gốc cây cam, mỗi
gốc cây cam trong vườn của ông Cẩn là một xác nhà sư”. Và cũng
nên biết, trước khi ông Ngô Đình Cẩn bị xử bắn, thì một “Ủy Ban
Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô” đã được thành lập, và ủy ban
này đã đến tận nơi, đã đào tận gốc rễ của từng gốc cây cam. Lúc
ấy, mọi chuyện đều đã sáng tỏ, là không hề có một xác người hay
vật gì dưới những gốc cây cam.
Sau đó, mặc dù “Ủy Ban Điều Tra Tội Ác
Gia Đình Nhà Ngô” đã lập biên bản với nhiều chữ ký của các vị
trong “Ủy Ban” này, và đem trình lên các cơ quan hữu trách. Nhưng
tướng Nguyễn Khánh đã không thèm ngó tới, không cần đến sự thật,
mà đã cương quyết phải giết chết ông Ngô Đình Cẩn cho bằng được.
Nguyễn Khánh thật vô cùng tàn ác, khi xuống tay để giết chết ông
Ngô Đình Cẩn trong lúc ông đang bệnh nặng, nằm liệt giường tại
khám Chí Hòa, vì thương Mẹ già, vì đau xót về cái chết thảm của
nhị vị bào huynh. Nguyễn Khánh nên nhớ, khi ông ta giết ông Ngô
Đình Cẩn, là ông đã giết cùng lúc thêm hai mạng người nữa, vì
ngay sau đó, Cụ Bà Thân Mẫu của ba vị đã vì quá đau đớn, nên cũng
đã chết theo ba người con. Ôi! ai đã từng “Tre già khóc măng” thì
mới thấu được nỗi đau đớn của Mẫu Thân của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm!!!
Và
cũng trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô
Đình Diệm của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông đã viết về ông Ngô Đình
Cẩn nơi trang số 118 - 119, như sau:
“Ông Khánh lãnh đạo Quốc Gia, mà
hành động như một thằng hề, trái hẳn với Tổng Thống Ngô Đình
Diệm. Ông Khánh rất sợ báo chí, sinh viên, nhất là các thượng
tọa, như sợ cha đẻ vậy. Tôi bất bình nhất là ngày ông ‘chỉnh lý’
ông chê ‘ông Minh đã giết anh em ông Diệm một cách dã man’ rồi
ông kể lể làm như thương và phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm lắm, để
lấy lòng anh em chế độ cũ. Nhưng khi ra Huế gặp thượng tọa Trí
Quang là sợ ngay, là ký giấy hành quyết ông Cẩn là người độc nhất
còn ở Việt Nam. Vả lại ông Cẩn đang bệnh tật nặng ở khám Chí Hòa,
và chả có tội gì rõ ràng để bị xử bắn.
Sau này anh Tuyên là em của Đức Cha
Nguyễn Văn Thuận, là cháu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kể với tôi
rằng: ông Khánh cho người liên lạc với gia đình đòi một số tiền
để giữ mạng sống cho ông Cẩn, số tiền là tám mươi triệu. Nếu đủ
sức thì cả dòng họ sẽ đóng góp để lo, nhưng nhiều quá thì chạy
đâu ra. (Anh Tuyên hiện đang ở Hoa Kỳ). Tôi thấy ‘gian hùng như
Tào Tháo’ mà mọi người vẫn gán cho ông là quá đúng”.
Thực ra, ngoài chuyện Nguyễn Khánh đã
đòi tiền chuộc mạng, ông Ngô Đình Cẩn cũng đã chết vì đặt lòng
tin vào những tên thầy chùa của Phật giáo Ấn Quang như: Thích Trí
Quang - Thích Đôn Hậu, v.v. Nên biết, vào thời đó, ông Ngô Đình
Cẩn đã nuôi các sư sãi Ấn Quang trong nhiều chùa tại miền Trung,
đặc biệt là các chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, v.v. tại Huế,
chính ông Ngô Đình Cẩn đã từng lo hết sức chu đáo cho mấy chùa
này từ gạo, tương, v.v. và cung cấp cả tiền bạc, phương tiện di
chuyển. Ông đã xem Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là thượng
khách. Nhưng rồi ông Ngô Đình Cẩn đã chết về tay của chính Thích
Trí Quang và Thích Đôn Hậu. Và tướng Khánh đã giết ông Ngô Đình
Cẩn, còn vì lời giao ước với
Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu.
Nhưng Nguyễn Khánh còn một hành vi tàn
ác nữa, là đã xử bắn ông Phan Quang Đông, là người chịu trách
nhiệm lo cho những vị mà do ông Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn
đã đưa họ trở về miền Bắc ngay khi họ vừa vào Nam, hoặc sau đó.
Nên nhớ, khi giết chết ông Phan Quang Đông là Nguyễn Khánh đã
chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về của các chiến sĩ đã
được đưa ra miền Bắc để sống trong lòng địch. Và bởi không có
đường về, nên họ đã phải tự tìm cách để sống còn trong mỏi mòn
chờ đợi, cho đến ngày 30-4-1975, thì họ đã hoàn toàn tuyệt vọng.
Vì thế, nên có người đã phải chết trong uất hận khôn nguôi!!!
Song rồi cuối cùng Nguyễn Khánh cũng đã
biết, đã thấy rõ là Phật giáo Ấn Quang không bao giờ giữ lời giao
ước với bất cứ một ai, kể cả tôn giáo, đảng phái hay người của
một cường quốc.
Bởi, Ấn Quang chỉ lợi dụng tất cả những
“chính khách” hoặc cá nhân cũng như đoàn thể, kể cả ngoại nhân.
Đồng thời cũng lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, để tóm
thâu “Sơn Hà Xã Tắc” vào trong lòng bàn tay độc nhất, và chỉ
riêng là của Ấn Quang mà thôi.
Với cuồng vọng ấy, Ấn Quang đã, đang và
sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả giết hại người thân
yêu, cốt nhục. Vì Phật giáo Ấn Quang đã học tập, đã thấm nhuần và
đã quyết tâm lấy “Cứu cánh để biện minh cho phương tiện”.
Nhưng, như lời Đức Phật đã dạy về luật
“Nhân-Quả”. Vì thế, tất cả những kẻ đã gieo những “Nhân” nào, thì
tất nhiên phải có một ngày sẽ phải gặt lấy cái kết “Quả” ấy.
Riêng về việc Vinh Danh, Tổ chức Lễ
giỗ, tạc tượng, lập đền thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì bất cứ
ai muốn núp dưới ánh hào quang của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì
muốn nói, muốn viết và muốn làm gì cũng được, vì chẳng có ai cấm.
Nhưng, tất cả phải nên nhớ cho rằng: Những lời nói, những bài
viết mà những kẻ đó đã viết ra bằng giấy trắng mực đen, tất cả
vẫn còn lưu giữ trên sách, báo, trên mạng lưới toàn cầu, chúng sẽ
không bao giờ bôi xóa cho hết được. Đừng có mơ rằng sẽ lừa bịp
được thiên hạ.
Và nhân đây, tôi muốn nói với những kẻ
ấy rằng: Tại sao ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông Cố vấn Ngô
Đình Nhu, năm nay đã gần sáu mươi tuổi, mà vẫn sống độc thân,
không lấy vợ, ông có học vị Tiến sĩ Kinh tế, đang làm đại diện
cho nhiều công ty của nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, ông không
thiếu tiền bạc, song ông không bỏ tiền ra để xây mộ cho Tổng
Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình
Cẩn, mà tất cả tiền lương của ông, ông chỉ dành chút đỉnh để
sống, còn tất cả Ông đã đem dâng hiến cho các cơ sở từ thiện???
Nên biết, ba ngôi mộ của ba vị tại Lái
thiêu, Việt Nam, chỉ khắc mỗi ngôi mộ với chữ Huynh và Đệ, là
không phải do các con, các cháu của ba vị, hay của các vị trong
dòng họ Ngô Đình đã bỏ công, bỏ của ra để xây ba ngôi mộ đó.
Ôi! ba ngôi mộ không khắc ghi tên tuổi,
chỉ vỏn vẹn có chữ Huynh và Đệ, song hiện nay, tại Việt Nam, cứ
mỗi ngày sự linh thiêng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm càng vang
vọng, và mỗi ngày càng tăng thêm con số của những người dân từ
khắp nơi đã đổ về Lái Thiêu, để tìm đến ba ngôi mộ, để cầu xin
những điều mà chính con người và khoa học không thể làm nổi,
nhưng chỉ cần đến thắp một nén hương cắm lên ba ngôi mộ, với
những lời cầu xin chân thành, thì Anh Hồn của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm sẽ cho họ được toại nguyện.
Mọi người cũng cần phải biết rằng: Việc
tạc tượng hay lập đền thờ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải
là chuyện của một tổ chức hay của một nhóm người. Mà việc đó phải
do một chính phủ, một chính phủ phải do mọi người dân bầu ra, rồi
chính phủ ấy bắt buộc phải trả lại công đạo cho Tổng Thống Ngô
Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ là ông cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông
Ngô Đình Cẩn, và sẽ được quyết định bởi Quốc Hội của một Thể Chế.
Và sau khi đã được sự đồng thuận, Quốc
Hội sẽ công bố một định luật, thì ngay trên đất nước Việt Nam sẽ
có những Đại Lộ Ngô Đình Diệm – Đại Lộ Ngô Đình Nhu – Đại lộ Ngô
Đình Cẩn, đồng thời sẽ có những Đền Thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm
cùng nhị vị Bào đệ, và một trang sử mới cũng sẽ được khắc ghi
thêm tên tuổi của ba vị anh hùng đã cương quyết để bảo vệ Tổng
Thống, mà chính bọn Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn đã biết chắc
chắn, là phải bước qua xác chết của cả ba người thì mới giết được
vị Tổng Thống. Chính vì thế, mà bọn chúng đã giết cả ba vị, đó
là: Đại tá Hồ Tấn Quyền, Đại tá Lê Quang Tung cùng người em ruột
là Thiếu tá Lê Quang Triệu. Và rồi những Bảo Tàng Thư và những
con đường sẽ được mang tên của nhiều vị Anh Hùng của Dân Tộc đã
Vị Quốc Vong Thân.
Những kẻ bán buôn chính trị hãy nhớ cho
thật kỹ những điều đó.
Tạm thay lời kết:
Như Nhân loại đã từng chứng kiến, kể từ
thời Sáng Thế, từ Đông sang Tây. Lịch sử đã chứng minh, hễ cái gì
nó đã trở thành chân lý, thì con người có dùng mọi thủ đoạn gian
manh đến đâu, cũng không bao giờ thay đổi chân lý đó cho được.
Bởi vậy, mà cho dù bao nhiêu năm qua,
đã có rất nhiều kẻ manh tâm đã từng dùng những ngụy bút, ngụy
sách, ngụy báo, để cố tình bịa đặt, xuyên tạc, để bôi nhọ, mục
đích là để hạ thấp uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để mong
làm tróc thủy* phần nào của một tấm gương, nhưng dù cho đến ngày
tận thế, thì bọn chúng cũng đừng hòng được toại ý, vì tấm gương
ấy quá toàn bích.
Chính vì thế, mà tôi đoan chắc rằng:
Không phải riêng đối với những tên gian manh kia, mà cả trên quả
địa cầu này, cũng không một ai có thể làm nổi chuyện đó, bởi lịch
sử vốn công bằng, bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm Người đã có Công
Nghiệp Vĩ Đại là đã khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Đã một
thời xây dựng được một Miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự. Và với
Tài-Đức, Liêm-Khiết, Nhân-Từ: Người đã tận hiến cả đời mình cho
Quốc Gia và Dân Tộc, với chân lý đó, thì:
Đời Đời hình ảnh của Chí Sĩ Ngô Đình
Diệm: Bậc Anh Hùng đã Vị quốc Vong Thân vẫn mãi mãi uy-nghi, ngời
sáng và Bất-Tử trong tâm trí của tất cả những người Việt Nam yêu
nước chân chính.
Viết nhân Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm: 1/11/2009
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Phụ
Lục
Người thứ 2: Nguyễn
Khánh
Đỗ Mậu
Đỗ Mậu là tên phản tướng
Ông ta tự cho mình là: “Sinh vi tướng,
Tử vi thần” (sống thì làm tướng, còn khi chết thì làm thần).
Nhưng theo ký giả Lê Triết (báo Văn Nghệ Tiền Phong) thì Đỗ Mậu
là “Sinh vi tướng cướp, tử vi thần trùng”
Vì bất mãn, không được TT Diệm cho lên
tướng, mà Đại tá Đỗ Mậu tham gia đảo chánh! Rồi lại viết lách
biện minh cho hàng động gian trá của mình.
Đỗ Mậu là một kẻ luồn cúi, phản phúc,
hèn hạ, và vô cùng háo danh. Cuối đời, Đỗ Mậu đã về Việt Nam và
được Việt cộng cho lên đài phát thanh của nhà nước vgcs để ca
tụng công đức của tên giặc già Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhắc
lại công lao của CSVN đối với đất nước, và kêu gọi hòa hợp hòa
giải dân tộc.
Cựu thiếu tướng Đỗ Mậu, sinh quán Quảng Bình, đi lính Pháp từ đầu
thập niên 40, và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân
đội và chính quyền miền Nam.
Thời chiến tranh Việt Pháp, ông Đỗ Mậu
từng là tham mưu trưởng Liên Đoàn Chiến Thuật Lưu Động ở miền
Bắc, Tư Lệnh Phó Phân Khu Duyên Hải, có lúc là Tùy Viên Quân Sự
Việt Nam tại Pháp.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, ông Đỗ Mậu cũng
là nhân vật then chốt trong hai cuộc đảo chính. Năm 1963, thời Đệ
Nhất Cộng Hòa, với cấp bậc Đại tá, ông Đỗ Mậu được chế độ của
Tổng Thống Diệm cử làm giám đốc Nha An Ninh Quân đội. Chính với
quyền hành của ngành an ninh, ông đã liên lạc thuyết phục vị
tướng thân cận nhất của anh em Tổng Thống Diệm là trung tướng Tôn
Thất Đính, tư lệnh Quân đoàn 3 kiêm tổng trấn đô thành Sài Gòn,
tham gia đảo chính ngày 1 tháng 11/1963 do tướng Dương Văn Minh
cầm đầu, lật đổ nhà Ngô.
Ngay sau cuộc đảo chánh thành công, ông
Đỗ Mậu được thăng thiếu tướng ngày 2 tháng 11/1963 và được bầu
vào Hội đồng Quân nhân Cách mạng với chức vụ ủy viên. Đầu tháng
1/1964, được cử làm tổng trưởng bộ Thông tin của nội các cải tổ
do ông Nguyễn Ngọc Thơ làm thủ tướng.
Ba tháng sau, ngày 30 tháng 1/1964,
tướng Đỗ Mậu xuất hiện cạnh trung tướng Nguyễn Khánh, loan báo
cuộc “chỉnh lý”, bắt giam các tướng lãnh Đôn-Kim-Xuân-Đính. Sau
đó, ông Đỗ Mậu tham gia Hội đồng Quân đội Cách Mạng và là một
trong 3 phó chủ tịch, từng giữ chức vụ Phó thủ tướng đặc trách
Văn hóa-Xã hội từ tháng 2 đến tháng 8/1964, trong nội các do
trung tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng. Tháng 12/1964, ông Đỗ Mậu
bị tướng Khánh đưa đi biệt giam tại Pleiku hơn một tháng và từ
năm 1965, ông bị buộc giải ngũ.
Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, ông Đỗ Mậu
là tác giả tập hồi ký bán chạy nhất và cũng gây nhiều tranh cãi
nhất, do việc ông kết án chế độ Ngô Đình Diệm.
Tác phẩm:
Việt nam máu lửa quê hương tôi
Bản in ở Việt Nam có tựa đề “Tâm sự tướng lưu vong”
Vũ Văn Mẫu (trái) viếng thăm Hoành Linh Đỗ Mậu (phải)
tại Văn Phòng Phó Thủ Tướng
Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...
No comments:
Post a Comment