Thursday, March 14, 2019

Chiến Sĩ Vô Danh



Kingbee 219 và H34

Trong Chiến Tranh Việt Nam / Đường Mòn Hồ Chí Minh

Saturday, December 1, 2012




Huy Hiệu Thần Phong







Bìa Đặc San Phi Đoàn 219


Toán Triệt Xuất






Hình chiếc trực thăng thứ tư, ở đuôi có chữ RK là của Phi Đoàn 217 đóng ở Saigon năm 1964/1965. Tới 1966 thì PĐ 217 dọn xuống Cần Thơ.
Phi Đoàn 219 theo tôi nhớ thì chỉ mượn máy bay của các PĐ khác khi còn là một phi đội thuộc 83 mà thôi. Sau khi mượn thì sơn tùm lum lên che tất cả số đuôi và ký hiệu, thì khi thành lập Phi Đoàn 219 mới sơn rằn ri có hệ thống, Vì vậy tôi không nghĩ chiếc RY (Romeo Yankee) này thuộc 219.

Ngoài ra tôi còn nhớ chiếc RK này là chiếc mới nhất của 217, và chỉ phi đoàn trưởng ông Lợi Hồng bay thôi. Có lần anh Cao Quang Khôi bay thử bị over boost bị ông Hồng thưởng cho 8 củ. Hồi 1964/1965 tôi còn ở 217 nên biết rõ.




<<<<<<<<<<<<<|||>>>>>>>>>>>>>

HÀNH-QUÂN Daniel Boone


Theo tài liệu trong cuốn ‘S.O.G.’
Tác giả: John L. Plaster

Vũ đình Hiếu dịch



Ngồi đằng sau chiếc máy bay quan-sát, Wilcorek để-ý đường 19 nơi hướng đông bắc lãnh thổ Cambodia. Con đường này rộng đủ cho hai xe chạy, bụi bay lên mù-mịt chứng tỏ có đoàn xe đang di chuyển ở dưới, khu vực xung quanh không có làng mạc hay dấu hiệu nào của dân cư.

Trong tháng Mười năm 1965, nơi thung-lũng Ia-Drang, Sư-Đoàn 1 Không-Kỵ Hoa-Kỳ mất 304 quân, khi chạm súng với hai trung đoàn chính-quy Bắc Việt, di chuyển và nhận tiếp tế từ bên Miên qua.


Năm 1966, đường 19 được bí mật nối liền với đường 110 và 96 trên đất Lào, điều này cho biết hệ thống đường mòn Hồ-Chí-Minh không dừng lại ở Lào và tiếp tục đi về hướng nam qua đất Cambodia.

Cuối năm 1966, các toán biệt-kích thường xuyên phát giác đoàn quân xa của địch chuyển quân qua Miên.
Đầu năm 1967, tướng Westmoreland cùng đô-đốc Grant Sharp tư lệnh Lực-Lượng Thái-Bình-Dương, yêu cầu giới chức thẩm quyền ở Washington D.C. cho phép biệt-kích thuộc đơn vị SOG xâm nhập, dò-thám lãnh thổ Cambodia.
Tháng Năm 1967, Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) được ưng thuận tổ chức hành-quân Daniel Boon, vượt biên qua Miên.


Chính quyền Sihanouk có nhiều liên hệ mật thiết với giới lãnh đạo Hà-Nội, các toán biệt-kích xâm nhập qua đất Cambodia phải giấu thật kín để bộ Ngoại-Giao Hoa-Kỳ có thể chối cãi dễ dàng. Các toán bìệt-kích chỉ có nhiệm vụ lấy tin tức tình báo chiến lược, không được tấn công, phá hoại, phục kích hoặc gài mìn bẫy.

Họ được dặn dò thêm, cẩn thận nhầm lẫn lính Cambode và lính cộng-sản Bắc Việt, cả hai đều mặc quân phục xanh, trang bị AK-47. Trực thăng võ trang là hỏa lực duy nhất yểm trợ cho các toán biệt-kích hoạt-động bên Miên trong trường hợp khẩn cấp.


Lúc ban đầu, hành quân Daniel Boon chú trọng vào khu vực rừng núi rậm rạp tây bắc Cambodia, ráp-ranh với cao nguyên trung phần thuộc lãnh thổ Quân-Khu II / VNCH. Chuyến đầu tiên êm-xuôi, chuyến thứ hai xâm nhập ngày 15 tháng Sáu năm 1967. Trung Sĩ Nhất Lowell Stevens làm trưởng toán biệt-kích tuyên bố như sau ‘Đó là ngày dài nhất trong đời tôi’. Được một chiếc H-34 không phù hiệu Kingbee thuộc Phi-Đoàn 219 KL/VNCH đưa vào vùng xâm nhập nơi một sườn núi trong đất Lào khoảng 100 thước. Trưởng toán (One Zero) Stevens, toán phó Trung-Sĩ Roland Nuqui và bốn biệt-kích Nùng chạy ra khỏi bãi đáp cỏ tranh bị cháy, biến mất vào trong cánh rừng núi rậm rạp theo sau là những tiếng gọi nhau ơi-ới cùng tiếng súng bắn báo động. Họ đã bị địch phát giác.

Nhiệm vụ của toán biệt kích này là tìm kiếm hai con đường mòn, trạm đóng quân, vị trí đặt súng đại bác của pháo binh CSBV trong vòng năm ngày. Họ đã bị lộ khi xâm nhập, bây giờ chỉ cầu an, quân Bắc Việt đang bủa lưới bao vây toán biệt-kích. Đặt khẩu tiểu liên Thụy Sĩ K xuống đất, Stevens báo cáo ‘Bọn Bê-Bối (lính Bắc Việt) đang bao vây tụi tôi. Yếu cầu triệt xuất ngay tức khắc’.

Rủi cho toán biệt-kích, viên sĩ quan SOG ngồi ghế sau chiếc máy bay quan sát điều-không (FAC) không có kinh nghiệm về chiến tranh ngoại lệ, tưởng rằng Stevens nói hoảng, nên không ra lệnh cho chiếc Kingbee quay trở lại bốc toán biệt-kích. Viên sĩ-quan này đòi hỏi phải có bằng chứng áp-lực của địch. Ngồi trong bụi, toán trưởng biệt-kích cùng toán viên có thể nghe tiếng sĩ-quan Bắc Việt ra lệnh cho binh-sĩ của họ di chuyển lên đỉnh núi nơi toán biệt kích đang lẩn trốn.

Đúng ra, Stevens cùng toán viên của anh ta thuộc hành-quân Omega (Project Omega), trên giấy tờ họ là quân nhân trong Liên-Đoàn 5 LLĐB/Hoa Kỳ. Đơn vị này tổ chức hành quân Omega do B-50/LLĐB gánh chịu và hành-quân Sigma do B-56 đảm trách. Hai hành quân, này nhiệm vụ xâm nhập vùng địch kiểm soát trong miền Nam Việt-Nam. Các sĩ quan cao cấp trong LĐ 5/LLĐB muốn dành nhiệm vụ qua Miên, cuối cùng bộ tư-lệnh Quân-Viện giao cả hai hành quân Omega, Sigma cho đơn vị SOG điều khiển.

Phải thúc giục nhiều lần, cuối cùng viên sĩ quan trên ghế sau chiếc FAC đưa vào bốn chiếc trực thăng võ trang (Huey gunship) bắn yểm trợ cho trực thăng H-34 vào bốc toán biệt-kích ra.

Vì sườn núi có độ dốc cao, chiếc H-34 đem theo một quân nhân Hoa-Kỳ Thượng-Sĩ Ben Snowden, phụ giúp việc lôi các quân nhân biệt-kích lên máy bay. Khi Stevens nâng người dẫn đạo Nùng lên cho Snowden, địch quân bắn xối xả vào chiếc máy bay, chiếc Kingbee lắc lư nhưng vẫn đem các biệt kích ra khỏi vùng đang bị hỏa lực địch đàn áp.


Trúng 68 viên đạn, hỏng máy chiếc H-34 rớt xuống đất. Từ nơi trú ẩn, Stevens nhìn lên sườn núi thấy một cái hang, bên trong là khẩu đại liên, địch đã ngưng bắn sau khi chiếc máy bay rớt.

Chiếc FAC gọi thêm khu trục thả bom làm thành màn lửa che cho toán biệt kích. Một chiếc Kingbee khác đáp xuống rước toán biệt-kích. Khi chiếc bày bốc lên cao khoảng 30 bộ, khẩu đại liên trong hang lại khai hỏa, bắn đứt đuôi chiếc trực thăng. Chiếc Kingbee quay vòng vòng trên trời rồi rớt xuống, phát hỏa.

Tất cả biệt-kích cùng với phi hành đoàn chạy thoát ra ngoài, chạy lên một ngọn đồi khác lẩn trốn. Chỉ còn chiếc Kingbee duy nhất trên trời, nhưng chiếc này phải quay về đổ thêm xăng.


Kể cả nhân viên phi hành đoàn, tất cả chín người, chỉ có viên xạ thủ đại liên trên chiếc H-34 bị thương nặng. Từ trên đồi, họ theo dõi các khu trục A-1 Skyraider thả bom Napalm, rồi một chiếc trúng đạn rớt. Các biệt kích quân nín thở nhìn chiếc dù bị gió thổi dạt về hướng có quân Bắc Việt. Sau đó đoàn trực thăng khác xuất hiện, chiếc Kingbee còn lại xuống đón tất cả về Dakto an toàn. Stevens cùng toán biệt-kích Nùng ra khỏi máy bay, họ kiệt sức.

Trong một chiếc poncho có xác Thượng Sĩ Snowden, ông ta lãnh chín viên trong số 68 viên bắn trúng chiếc Kingbee thứ nhất. Để đặt danh dự cho người quân nhân đầu tiên hy sinh trong hành quân Daniel Boon, văn phòng làm việc trong căn cứ ở Kontum được đặt tên là Snowden Hall.


Trong vòng vài tháng, các toán biệt kích trong hành quân Daniel Boon đem về nhiều tin tức về hệ thống đường mòn, điện thoại, căn cứ và kho tiếp vận của địch. Phía nam vùng Tam Biên, dưới tỉnh Pleiku VNCH là một khu vực hiểm trở, rừng núi rậm rạp. Quân đội Bắc Việt xây dựng một căn cứ rất rộng lớn. Quân Bắc Việt và Việt-Cộng tập trung trong khu vực này từ ba đến bốn sư-đoàn.

Trong khu vực Lưỡi-Câu gần Lộc-Ninh, địch quân đặt bộ chỉ huy tối cao của Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam (Trung Ương Cục Miền Nam hay Cục R).


Hầu hết các chuyến xâm nhập qua Miên, nhắm vào khu vực Lưỡi Câu và vùng Tam-Biên. Mùa Thu năm 1967, quân đội Hoa-Kỳ thiệt hại nhiều nhất trong trận Dakto, gần khu vực hoạt động của đơn vị SOG. Trong khi Lữ-Đoàn 173 Nhẩy-Dù Hoa-Kỳ đánh từng thước đất lên đồi 875 tây nam Dakto. Vài toán biệt-kích SOG xâm nhập về hướng tây 5 dặm trên đất Cambodia để yểm trợ cho Lữ-Đoàn 173 (Đơn vị này chưa chắc đã biết các hoạt động của SOG). Một toán do trưởng toán Stevens lãnh đạo, toán phó là Trung Sĩ Nhất Ken ‘Shoebox’ Carpenter, lội bộ qua đất Miên từ Nam Lào tìm con đường tiếp vận bí mật mà quân Bắc Việt dùng để tiếp tế cho các đơn vị đang chiến đấu trên đồi 875 và để biết địch sẽ tăng viện thêm quân hay rút lui. Toán biệt-kích này lục soát hai ngày, đến trưa ngày thứ ba họ khám phá ra con đường được trồng cây giả và rải lá nguỵ trang. Toán biệt kích bố trí và chờ xem...

Trời vừa chập tối, quân biệt kích bắt đầu nghe tiếng động cơ xe Molotova. Khoảng 10 giờ đêm, từng toán dân công xuất hiện như những bóng ma, lặng lẽ dọn đường cho xe đi. Con đường nhỏ đủ cho chiếc xe vận tải chạy qua. Nửa giờ sau, đoàn xe vận tải chạy qua đem theo đồ tiếp liệu, lương thực tiếp tế cho đơn vị đang đánh trên đồi 875. Địch không tăng viện thêm quân vào chiến trường.

Khoảng 4 giờ sáng đoàn xe trở lại đem theo xác quân Bắc Việt tử trận. Trước khi trời sáng, đoàn quân ma xuất hiện, trồng lại cây, một vài dân công đi sau đeo túi lớn, rải những lá cây trên mặt đường che giấu bánh xe.


Mùa Thu năm 1967, và đầu năm 1968, SOG xử dụng quân của Liên-Đoàn 5 LLĐB/HK, hành quân Omega và Sigma cho hành quân Daniel Boon:

► Các toán biệt-kích đóng tại Ban-Mê-Thuột xâm nhập qua Miên.
► Các toán khác đóng trên Kontum đảm trách những mục tiêu vùng Nam Lào.
► Bộ chỉ huy ngoài Đà-Nẵng với các căn hành quân tiền phương ở Phú-Bài, Khe-Sanh và Kontum trở thành bộ chỉ-huy Bắc (CCN).
► Các toán biệt-kích có tên tiểu bang hoặc rắn như Anaconda, California.

► Ban-Mê-Thuột trở nên bộ chỉ-huy Nam (CCS) các toán biệt kích có tên dụng cụ như Saw (Cưa), Hammer (Búa).


Đầu năm, ngày 29 tháng Giêng năm 1968, đơn vị SOG lãnh tổn thất mất tích đầu tiên bên Miên. Trung-Sĩ Nhất Charlie White, còn ba ngày nữa hết hạn kỳ phục vụ ở Việt-Nam, xâm nhập vào khu vực đông bắc Cambodia, chạm súng với địch, chạy đến một khoảng đất trống để trực thăng có thể dùng dây câu lên. White to con như cầu thủ chơi Football, 6 feet 4, 280 pounds. Khi trực thăng kéo anh ta lên cao khoảng 25 feet, White rớt xuống đất. Trong lúc địch đang truy kích và vì trời tối, nên phải đợi đến sáng hôm sau, đơn vị SOG mới tổ chức tìm kiếm.

Toán cấp cứu Bright Light gồm Trung-Sĩ Nhất Zabitosky và Dallas Longstreath III nhẩy xuống khu vực bãi đáp nơi bốc toán biệt kích hôm qua. Họ tìm thấy dấu vết quân Bắc Việt dàn hàng ngang lục soát tiến lên đồi, rối tụ lại tại một điểm có cây bị gẫy, có lẽ nơi Trung-Sĩ White rớt. Không thấy có vết máu, trong vùng có nhiều dấu chân địch, và còn đơn vị Bắc Việt, toán biệt-kích Bright Light phải quay về. Bộ Quốc Phòng Hoa-Kỳ coi như Trung-Sĩ White tử trận. Trung Sĩ Zabitosky, người đi tìm, tin rằng White bị bắt, Hà-Nội trả lời không biết gì về chuyện đó.

Một trường hợp mất tích khác xảy ra bên Miên, Trung-Úy Harry Kroske Jr. được biết rõ. Kroske rất nổi tiếng, làm trưởng toán biệt-kích Hammer trên Ban-Mê-Thuột. Toán Hammer gồm hai LLĐB/HK và bốn biệt kích Nùng lãnh nhiệm vụ dò thám khu vực Lưỡi-Câu, nơi tình nghi có căn cứ lớn quân-đội Bắc-Việt và Cục ‘R’. Sau vài ngày thực tập, toán biệt-kích phát xuất từ căn cứ hành quân tiền-phương Bù-Đốp xâm nhập vào buổi chiều.

Bãi đáp chỉ có cỏ tranh, trống trải, toán biệt kích di chuyển thật nhanh đến một cánh rừng cách đó khoảng 1/4 dặm. Vào đến bìa rừng, Trung-Úy Kroske ra lệnh cho Stockdale gọi máy liên lạc trong khi anh ta cùng người hướng đạo Nùng đi sâu vào trong quan sát một con đường lớn mà họ trông thấy từ trên trực thăng khi đáp.

Stockdale báo cáo xong, tiếng trực thăng bao vùng bay về căn cứ. Còn nửa tiếng nữa, mặt trời lặn và toán biệt kích sẽ tìm điểm đóng quân đêm an toàn. Bỗng dưng, một tràng đạn AK xé tan bầu im lặng (cả biệt-kích lẫn địch quân đều xử dụng AK), rồi một tràng nữa rồi súng đạn nổ vang dội, cách Stockdale khoảng 50 feet, nơi Kroske cùng người khinh binh đi thăm dò. Stockdale vội vã gom toán biệt kích còn lại sẵn sàng ứng chiến, rồi người lính Nùng chạy trở lui báo cáo ‘Lieutenant fini! Trung-úy chết rồi!’. Stockdale bất chấp nguy hiểm chạy lên tìm Kroske. Anh ta vừa di chuyển vài bước, súng AK nổ tiếp, đạn cầy trên mặt đất văng đất buộc Stockdale phải năm xuống, mấy người lính Nùng phát hoảng bỏ chạy.

Sau này Stockdale biết rằng, Kroske đi đụng ba người lính Bắc Việt, anh ta nổ súng trước trúng hai địch quân, tên thứ ba bắn trả lại trúng Kroske hai viên vào bụng, một vào ngực. Chàng chạy trở lui, chui vào một góc rừng nằm im khoảng năm tiếng đồng hồ, đến nửa đêm. Quân Bắc Việt đi lùng khắp nơi suốt đêm, tìm không ra người lính biệt-kích Hoa-Kỳ.

Trong khi đó cách Ban-Mê-Thuột 80 dặm, một đơn vị độc nhất thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ, Phi-Đoàn 20 Hành-Quân Đặc-Biệt gửi sáu chiếc trực thăng Huey đi cứu Stockdale. Trực thăng thuộc phi-đoàn này không sơn phù hiệu KL/HK, chỉ sơn hình con ong nên có biệt danh ‘Green Hornets’. Đơn vị cấp cứu mất gần ba tiếng đồng hồ đánh đuổi địch quân mới thả dây cấp cứu xuống câu Stockdale ra khỏi vùng nguy hiểm. Trung-Úy Kroske mất tích, không thâu hồi được xác. Stockdale trở thành trưởng toán Hammer, anh làm trưởng toán gần hai năm và rất nổi tiếng trong bộ chỉ huy Nam (CCS).

Trong phi-đoàn Green Hornets, Thiếu-Úy Flemming rất nổi về tài thả những toán biệt-kích của SOG. Trong một phi vụ bay có Thiếu-Tá Paul McClellan thả toán biệt-kích Chisel nơi mục tiêu Tango-51 Toán biệt kích xuống bãi đáp an-toàn, di chuyển đến một dòng sông rộng làm nhiệm vụ thám thính sự di chuyển của địch trên sông. Chiếc trực thăng Green Hornets bay về trại LLĐB Đức-Cơ gần biên giới, nơi phát xuất của toán biệt-kích. Họ sẽ ăn trưa, lấy thêm xăng, rồi buổi chiều bay về hướng nam thả toán biệt-kích khác vào đất Miên.

Trong khi đó toán Chisel đã bố trí xong, trong một bụi cây gần bờ sông để quan sát. Toán này do Trung-Sĩ Ancil ‘Sonny’ Franks làm trưởng toán đã gần một năm, toán phó là Trung-Sĩ Charles Hughes và ba biệt-kích người Thượng. Họ đem theo Đại-Úy Randolph Harrison, cấp chỉ huy mới của đại-đội thám-kích. Ông ta đi theo để biết đàn em mình làm ăn ra sao.

Trong khi mọi người làm thêm ngụy trang chỗ ẩn núp, Hughes đang kéo cần antenna lên để liên lạc thì địch tấn công toán Chisel. Trung Sĩ Hughes cố gắng gọi cầu cứu nhưng không ai trả lời. Trưởng toán Franks biết bị kẹt nơi bờ sông, hết chỗ chạy. Toán biệt-kích cố gắng cầm cự tại vị trí, trong lúc quân Bắc Việt kéo đến càng đông. Hughes tiếp tục liên lạc cầu cứu, phi đoàn năm chiếc Green Hornets đã bay xa 30 dặm, không chiếc nào nghe được tiếng cầu cứu của Hughes.

May thay trên vùng lúc đó có máy bay FAC do Thiếu-Tá TQLC/HK Charles Anonsen lái, ông này bắt được tần số của toán Chisel và bay về hướng toán đang bị vây để nghe rõ hơn và gọi hợp đoàn Green Hornets quay trở lại. Thêm một trở ngại nữa là các trực thăng đã gần hết xăng, chỉ còn đủ nhào xuống một chuyến bốc toán biệt kích. Hai chiếc gunship cố gắng đẩy lùi quân Bắc Việt ra xa để chiếc khác xuống bốc. Không dè địch có thêm đại-liên phòng không 12 ly 7 bắn rớt một chiếc, nhưng đáp được nơi an toàn, chiếc thứ hai xuống cứu phi hành đoàn và bay thẳng về Đức Cơ vì gần hết xăng.

Toán Chisel bị đẩy lui dần về bờ sông, thêm một trực thăng phải bay về vì hết xăng, còn lại hai chiếc trên vùng, chiếc thả viễn thám do Flemming lái và chiếc gunship do Thiếu-Tá Leonard Gonzales lái. Chiếc gunship nhào xuống bắn đại liên và rocket xung quanh toán biệt-kích bị trúng đạn bốc khói. Flemming đã gần hết xăng chỉ còn cách nhào xuống bốc toán biệt kích hoặc quay về.

Được FAC hướng dẫn, Thiếu-Úy Flemming nhào xuống, cùng lúc quân Bắc Việt khai hỏa dữ dội, không biệt kích quân nào ngóc lên được để chạy ra trực thăng. Rồi quân Bắc Việt xung phong, Flemming nghe tiếng báo động trên máy truyền tin ‘Tụi nó vô được rồi! Vô được rồi! Chạy đi, chạy đi!’. Thiếu-Úy Flemming kéo cần lái. Chiếc trực thăng rời bờ sông bay lên trời xanh.


Huy Hiệu Long Mã Kingbee Phi Đoàn 219 / KQ/QLVNCH

 Qui Nhơn

 H34 TQLC Hoa Kỳ trên Hàng Không Mẫu Hạm












 Sân bay Đà Nẵng





An Lộc và H34



 Triệt xuất bằng "Hoist" dây câu 





H-34 / S-58 Choctaw
TRỰC THĂNG VẬN TẢI / ĐA DỤNG
Sikorsky Aircraft (Mỹ)
__________________________
.
Phi hành đoàn: 02 + 16 lính

Dài: 17,28 m
Đường kính cánh quạt: 17,07 m Cao: 4,85 m
Trọng lượng không tải: 3.583 kg
Tối đa khi cất cánh: 6.350 kg
Động cơ: 01 động cơ Wright R-1820-84 có sức đẩy 1.525 ngựa.
Tốc độ: 198 km/giờ
Cao độ: 2.900 m
Tầm hoạt động: 293 km
Bay lần đầu: 08/3/1954
Số lượng sản xuất: 1.821 chiếc
Quốc gia sử dụng: Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Cambodia, Canada, Chile, Đài Loan, Costa Rica, Pháp, Đức, Haiti, Indonesia, Ý, Israel, Nhật, Katanga, Lào, Hà Lan, Nicaragua, Philippines, Peru, Nam Việt Nam, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Mỹ, Uruguay.


 Khe Sanh


H34 Toán Triệt Xuất Toán bên triền đồi



H34 và Toán Xâm Nhập


0000000000000000000000000000000000

Những Người Lính
Cùng Chiến Tuyến
Bảo Vệ Tự Do




Những Người Lính
Cùng Chiến Tuyến
Bảo Vệ Tự Do
Ðây là toán hầu kỳ danh-dự trong lễ an-táng các hài cốt phi-hành-đoàn của chiếc trực-thăng H-34 thuộc QLVNCH gặp tai nạn vào năm 1965 ở biên-giới Lào-Việt.
Lễ an-táng được thực-hiện tại Nghĩa-trang Quốc-gia Arlington, Tiểu-bang Va. Các hài-cốt gồm có:

cố Thiếu-Tá Larry Thorn (USAF),
cố Trung-Uý Phan-thế Long (VNAF), cố Thiếu-Úy Nguyễn-Bảo-Tùng (VNAF) và
cố Trung-Sĩ Bùi Văn Lành (VNAF).


Chúng ta có thể nhìn thấy các toán hầu kỳ danh-dự mang trên tay một lá cờ Mỹ và ba lá cờ của VNCH.

Nguyên Huy

Đó là những người lính Hoa Kỳ và VNCH trên chiến trường VN vào những năm trước năm 1975. Một thời gian họ đã là những người sinh tử có nhau. Với họ, cuộc sống của nhau như đã gắn liền. Một lệnh hành quân phối hợp là cùng nhau chia sẻ hiểm nguy và những hiểm nguy trên chiến trường thì không bao giờ phân biệt cái gì cả. Sống trong tình trạng thường xuyên như vậy, người lính VNCH đã nảy sinh những tình cảm thật thân thiết đến có thể xả thân cứu bạn như những người lính không quân của VNCH đã từng nhiều lần đối với chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Một Lê Quý An và nay lại một Phan Thế Long nữa được chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ ghi nhận.

Hôm nay, 26 tháng 6 tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, có lễ an táng Phi Hành Đoàn VN và cố Trung Úy Phan Thế Long được an táng trọng thể tại nghĩa trang vinh dự này. Mất tích trong một phi vụ phối hợp Mỹ Việt vào ngày 18 tháng 10 năm 1965, Trung Úy Phan Thế Long thuộc biệt đoàn 83 không đoàn 33 của không lực VNCH nay đã được chính phủ Hoa Kỳ làm lễ an táng tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington sau khi tìm thấy được hài cốt và chuyển sang Hoa Kỳ trong những chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích với CSVN. Được biết tin này chúng tôi đã tìm cách liên lạc với gia đình cố Trung Úy Long cùng những chiến hữu của cố Trung Úy.

Cựu Đại Tá Phước phi đoàn trưởng 219 KLVNCH hiện ở Pasadena cho biết: "Chúng tôi cùng học khóa I Không Quân VN tại Marrakech từ 1952 cùng khóa với Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Long ở trong một đơn vị không quân có nhiệm vụ đi toán biệt kích trên đường mòn Hồ Chí Minh. Trong một chuyến bay đổ toán từ Đà Nẵng đến Kontum khi ngang qua Khâm Đức, máy bay của Long đã mất tích. Phi hành đoàn trong chuyến bay này có ba VN là Long, phi công chính và Trung Úy Nguyễn Bảo Tùng, khóa 16 Đà Lạt và hoa tiêu trung sĩ Bùi Văn Lành. Toán biệt kích vì lý do bí mật quân sự, không được biết là có bao nhiêu Hoa Kỳ nhưng chúng tôi biết rõ là thường thì Toán đi công tác như vậy có ít nhất là một người Mỹ và hai người Thượng.

Mất tích trong khi hành quân đối với quân nhân chúng tôi lúc bấy giờ là chuyện không lạ. Có thể bị địch bắt, có thể hy sinh và cũng có thể đang tìm đường về hay sống mòn mỏi trong các khu rừng rậm ven dãy Trường Sơn. Điều đau khổ không phải cho chúng tôi, những người lính mà là cho gia đình. Những người thân yêu ấy cứ phải sống thấp thỏm trong hy vọng thật mong manh nhưng không ai dám nghĩ đến cái chết vì sợ tuyệt vọng."

– Thưa trong trường hợp nào mà niên trưởng được biết tin cố Trung Úy Long được an táng tại Arlington?

- Không quân chúng tôi có anh Nguyễn Quí An thường xuyên liên lạc với phía Hoa Kỳ.

- Tin này do phía Chính Phủ Hoa Kỳ nhờ anh An tìm giùm gia đình của Cố Trung Úy Long. Và qua những hội cựu quân nhân Không Quân tôi đã bắt được liên lạc với cháu Bích là cô con gái của anh Long hiện ở tại nam California.

– Về việc một chiến hữu của mình được chính phủ Hoa Kỳ ghi công như vậy, niên trưởng có cảm nghĩ gì không?

- Cảm nghĩ, ôi chào, thì nhiều nhưng biết nói sao giờ nhỉ. Chúng tôi nói riêng anh em không quân VNCH rất là trân trọng việc làm của chính phủ Hoa Kỳ hiện tại. Đây có thể coi như là một hành động vinh danh QLVNCH trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do ngày nào và cũng là để ghi ơn những người lính VNCH đã.

Tiếp xúc với chúng tôi qua đường dây điện thoại, chị Bích, người con gái yêu của cố Trung Úy Long ngày nào, xúc động cho biết: "Khi được bác Phước cho biết tin này, chúng tôi vừa mừng vừa buồn. Mừng vì đã có tin chính xác về cái chết của người cha thân yêu của chúng tôi. Buồn vì từ nay mất hẳn hy vọng thấy lại được người cha mất tích. Đã qua bao nhiêu năm chúng tôi không thể quên được hình bóng người cha oai hùng trong tấm áo phi công. Mặc dù khi ấy tôi mới chỉ có 8 tuổi chưa có được ý thức gì về chiến tranh nhưng tôi cứ thấy vẻ lo lắng của mẹ mỗi khi ba tôi mặc áo phi công ra khỏi cửa, là tôi cũng cảm thấy có một cái gì nao nao trong dạ. Khi ấy thì tôi không thiết chơi với ai cả. Tôi nhớ nhất là có một buổi mẹ tôi làm bữa ăn ngon mà ba tôi thích và ba bay trên mái nhà báo hiệu là ba đã về, nhưng rồi cứ chờ mãi chờ mãi đến khuya thật khuya Ba mới mở cửa bước vào. Chiếc áo phi công vấy đầy máu. Mẹ tôi hét lên chạy đến ôm lấy ba tôi đỡ vào ghế bành nhưng ba tôi chợt cười lớn. Câu chuyện tôi còn nhớ thật rõ như mới xảy ra ngày hôm qua. Ba nói anh có sao đâu mà em lo lắng quá vậy. Sao áo anh đầy máu. Máu của người bạn Mỹ mà anh vừa cứu họ được khi chiếc máy bay của anh ta bị bắn rớt... Đáng lẽ nhiệm vụ anh đã xong về kịp với em nhưng nghe cấp cứu ... anh không trở về với em ngay được, con mèo nhỏ của anh chắc lo lắm hả." Rồi thì sau cùng Ba tôi cũng không về nữa. Mẹ tôi âm thầm sống cuộc đời sương phụ và đã mất vào năm 1984 tại Hoa Kỳ,"

- Được tin báo là chính phủ Mỹ tìm được hài cốt của Ba và sẽ an táng tại nghĩa trang Arlington, cô có cảm nghĩ gì không?

- Vinh dự. Thật vinh dự. Chỉ tiếc là Mẹ tôi không còn sống để hưởng cái vinh dự này để bù lấp vào những năm tháng mỏi mòn cô phụ.

Chúng tôi được chính phủ Hoa Kỳ mời lên WDC tham dự lễ an táng phi hành đoàn và lễ an táng cha tôi vào ngày 26 này. Khi chúng tôi viết bài này cũng là lúc nhận được tin lưỡng viện Quốc Hội Louisiana công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà cố Trung Úy Phan Thế Long đã hy sinh dưới lá cờ đó, đồng thời cũng nhận được tin Thống Đốc Tiểu bang Texas chấp nhận dự luật về quyền lợi cho người cựu chiến binh VNCH như những cựu chiến binh Hoa Kỳ trong một số phạm vi, chúng tôi bỗng lạc quan tin rằng đã đến lúc cuộc chiến đấu của những người lính chiến đấu trong cuộc chiến VN được trả đúng danh dự cho họ sau bao nhiêu năm bị những nhà đầu cơ chính trị và kẻ thù xuyên tạc.


Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.

NGUYÊN HUY



@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@



18 Oct 65, Larry Alan Thorne, Cpt 0-3, Norwalk, Conn; USASF, Shining Brass, FOB#1, Kham Duc, Crashed outside of Da Nang aboard Vietnamese CH-34, MIA long with the Vietnamese Pilot, Co-pilot, and Door Gunner all whom were KIA.
Cpt Thorne became missing after inserting the first MACV-SOG mission from Kham Duc into Laos. (Cpt Thorne was involved in the insertion of the 1st Shining Brass Recon Mission ran by Charles "Slate" Petry, Jim "Halo" Smith, and William "Willie" Card. Cpt Thorne was a passenger when the aircraft crashed)
(See the story by Al Friend, A Walk in the Indian Camp in the Tales from SOG section).

[Thorne is featured on page 35-37, SOG, A Photo History of the Secret Wars by John Plaster].
For more on Larry Thorne, click on Thorne. Also visit Larry Thorne's video clip



The tragedy on October 9th 1971
near Quan Loi, South Vietnam

It was 7:15 PM on the FM radio frequency of 41.0:
- King Bees 2 and 3, this is King Bee Lead, over! - King bee 2 listening! - King bee 3 listening!
- Maintain altitude at 2,500 ft, 60 mph cruising speed and heading 170° over!
- King bee 2 understood!
- King bee 3 understood!
The brief conversation above was between the three H-34 helicopters with call sign “KING BEE” after they took off from Quan Loi for Tan Son Nhat AFB on the evening of October 7th 1971.
The crew members were:
- King Bee Lead: Capt. Thang / Lt. An/ Lt. Mai
- King Bee Two: Capt. Long / Lt. Thanh / Sgt. Lien
- King Bee Three: Lt. Hoan / Lt. Kim/ Sgt Can
The sky turned dark and heavy rain started pouring down. The King Bee Lead had warned No. 2 & 3 to be careful about the rain. It was so dark that we could see nothing outside! In less than 5 minutes later, I could not even see the taillights of No. 1 & 2; it was totally dark! I began instrument flying and a few minutes later I saw the landing light dangling in a black screen in front of me. The light suddenly spiraled downward in high speed and broke out in a fire! I guessed an H-34 helicopter had crashed into the ground. I then quickly reduced altitude and came within 100ft above the crash site, I was nervously in a vertigo state but landed safely near the fire in hope to rescue the survivors. After a moment finding no sign of life, I took off and left the area to avoid confrontation with the enemy. I landed my helicopter at a local military camp in Chon Thanh, a small town about 60 miles from Quan Loi. Using radio in the communication room at the camp, I reported the accident to the Air Force Headquarter in Tan Son Nhat AFB. The following morning I boarded an H-34 helicopter that was sent over from Tan Son Nhat AFB to search for No. 1 and 2. The chief pilot, Lt. Pham Ngoc Sam, who was my high school classmate asking me to sit on copilot seat to instruct him to the crash site. At noon, we found both H-34’s had crashed and all two crews were killed! The No. 1 crashed and burned while the No. 2 crashed about 1.5 miles away in a muddy area!
A year earlier, in fall 1970, there was an accident with almost the same situation involving 3 H-34 in Kontum area. The three King Bees flew into a thick cloud caused by crash of No. 1 & No. 2. Capt. Long, who was the chief pilot of No. 3 in the formation, quickly turned back and landed safely in Kontum. Sgt. Lien, crew chief of the No. 2, had luckily survived the accident while the rest got killed. Sgt. Lien is Capt. Long’s younger brother.
Unfortunately, one year later, the Tran brothers died in the tragedy on October 9th with a great sadness from relatives and all of us, the King Bees of the 219 squadron!
Captain Tran Van Long


Ngày 09 tháng 10 năm 1971 

( Tai nạn của hai PHÐ THẮNG – AN – MAI & LONG – THÀNH – LIÊN ) 
Tai nạn này Tôi có tham gia nhưng lại không có mặt tại hiện trường , câu chuyện như sau, Tôi không nhớ là lần đó biệt phái bao nhiêu chiếc , mà Tôi chỉ nhớ là ,trước đó một ngày Trưởng trại Quảng Lợi yêu cầu Anh Vũ Ðức Thắng Kingbee Lead cho tăng cường máy bay để đi đón một đại đội về, Anh Thắng điện ra Ban Mê Thuật yêu cầu Anh Trần văn Long cho tăng cường một chiếc ( lúc này Anh Trần văn Long cũng đã là Leader ở Biệt Ðội BMT ) Sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh . Chiều hôm đó PHÐ Vũ Ðức Thắng - Nguyễn Ngọc An – Nguyễn Văn Mai và PHÐ Nguyển Hải Hoàn – Nguyễn Văn Kim ( Kim méo) – Phạm Minh mẫn bay về Saigon .
Khi về đến nhà thì Nguyễn Thanh Cần hiên đang nghỉ phép đến nhà Tôi và yêu cầu ngày mai cho Cần đi thế một hôm , vì về phép nhiều ngày nay đã hết tiền, muốn bay thế chỉ một lần thôi để lên Quảng lợi săn bắn kiếm tiền tiêu vài ngày . Tôi đồng ý và giao Headset cho Cần.
Buổi sáng tinh mơ hôm đó Thứ Bảy ngày cuối tuần hai PHÐ của Anh Thắng và Hoàn bay lên Quảng Lợi và không lên thẳng sân bay Lộc Ninh ngay Anh Thắng cùng Anh Hoàn rủ nhau đi săn kiếm tiền tiêu ngày cuối tuần , không kiếm được Nai Anh Thắng bắn được 5 con heo rừng bảo Anh Hoàn chỏ về Lộc Ninh bán , đến sân bay Lộc Ninh thì Anh Long đã chờ ở đó và Ðại Uùy Miller trưởng ban diều động hàng quân cũng đang ngóng chờ hai Anh Thắng và Hoàn , thấy máy bay có chở xác thú rừng và lại lên trễ nên Ð/U Miller đã lấy máy chụp ảnh ra chụp hình chiếc của Anh Hoàn để báo cáo.
Rồi Phi vụ cũng đã được hoàn tất, nhưng rất trễ, đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon, bầu trời Quảng Lợi tuy không được trong lắm nhưng đây là ngày cuối tuần Saigon chắc hẳn có lắm người ngóng trông, và ba chiếc THẮNG – AN – MAI & LONG – THÀNH – LIÊN & HOÀN – KIM – CẦN (Ðúng ra thì Mevo đi với Anh Trần Văn Long là Trần Mạnh Nghiêm vì Nghiêm là Mevo trước Liên với lại Phi Ðoàn không cho anh em bay chung nhưng Anh Long lên BMT lại là Leader và khi về Quảng lợi sẽ về Saigon nên rủ Liên cùng về), khi ba chiếc bay đến xã Minh Hưng cách Thị Trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số thì trời bắt đầu đổ mưa, và mưa mỗi lúc một to thêm, ban đêm trời mua nên không còn trông thấy gì nữa cả, hai chiếc đầu của Anh Thắng và Anh Long bay lạc hướng về phía Xã Minh Lập, còn Anh Hoàn cứ bò theo đường Quốc Lộ 13 về đến sân bay Long Thành , một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn, Anh Hoàn không thể bay được nữa đã đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát dã Chiến, vào khoảng nửa đêm được tin Ðịch Quân có thể tấn công nên trưởng đồn Cảnh Sát đã phát cho Ba chàng Không Quân ba khẩu M.16 và yêu cầu ra vòng đai nằm gác, thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, cứ thế mà nơm nớp lo cho đến sáng.
Sáng Chủ Nhật tôi được Nguyễn Thanh Cần đến nhà trả Heaset và Mếu máo Hai chiếc Anh Thắng và Anh Long chết hết rồi , Tôi bàng hoàng trước tin tức này , vôi chụp Headset mà Cần trả mặc vội quần áo nhờ chú Em cũng Không Quân chở vào Phi Trường Tân Sơn Nhất và Gặp Anh Phạm Ngọc Sâm , và được biết hai chiếc đã bị Vertigo Tôi bay theo Anh Sâm lên Chơn Thành và lùng tìm hai chiếc bị mất tích , sau đó tìm gặp hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau nhưng đếu thuộc xã Minh Lập , nơi đây thuộc rừng chồi , nói là rừng chồi nhưng cây cũng đã cao khỏi nóc nhà , hai chiếc đều bị cháy , ban đầu tìm ra xác chiếc của Anh Thắng ba người VŨ ÐỨC THẮNG – NGUYỄN NGỌC AN – NGUYỄN VĂN MAI , ca ba đều bị cháy đen sau mới tìm ra chiếc của Anh Long PHÐ gồm TRẦN VĂN LONG – NGÔ VĂN THÀNH – TRẦN VĂN LIÊN , hai người bị cháy đen là Thành và Liên còn Anh Long chỉ bị xém sơ thôi nhưng mất cái đầu ,một Tr/s người Mỹ nói là tôi tìm mãi vẫn không thấy đầu Anh ta dâu cả , tôi cứ đi tìm tới trưa thì thấy “His on the tree “, như vậy có lẽ Anh Long đã nhẩy ra và bị Main rotor chặt , tình huống này có sảy ra ở Cần Thơ. Máy bay đáp ngay lề một đường mòn nhỏ và các Biệt Kích lôi ra những cái Bông Sô trong đó là ba xác Long , Thành , Liên , Xác Anh Long thật là nặng vì Anh rất mập mạp , và những chàng BK để dưới đất rồi bo ûđi ngay, một mình tôi ỳ ạch khiêng ba chàng lên máy bay, đưa thẳng về Tử sĩ Ðường Tân Sơn Nhất gần cổng sau của trại Nhẩy Dù Hoàng Hoa Thám.
Như vậy là Phi Ðoàn 219 đã tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971 Lần này các Steps của PÐ 219 về cũng khá nhiều, vì gặp tình huống khó sử là hai Anh Em ruột cùng chết chung một lần mà không thể chôn hai nơi khác nhau được, và Nghĩa Trang MẠC ÐĨNH CHI chỉ cho chôn cất các Sĩ Quan mà thôi, Anh Nguyễn Văn Nghĩa PÐT vào Bộ Tư Lệnh Không Quân nhờ can thiệp , nhưng vẫn không được, cuối cùng BTL.KQ quyết định cho Trung sĩ Trần Văn Liên chức Trung Uùy gỉa định để hai Anh Em cùng được chôn gần nhau. Thật là đau thương khi về đến gia đình Anh Trần Văn Long, hai quan tài để song song , mẹ già khóc cho hai con … (Có một việc mà tôi đóng ngoặc ở đây là trước nay Anh Em trong Phi Ðoàn hay cười Anh Long là mỗi lần về phép, Anh Em cứ hay rình Anh Long xem Anh Long đem cái gì về nhà trong túi Suitcase của KQ phát , mở ra toàn là Thuốc tây và đồ hộp … không cần quần áo. Sau nay khi đến nhà Anh Long mới hiểu được là Anh Long mồ côi Cha từ trước năm 1953, và mẹ già tảo tần nuôi bốn người con , chính vì sự cực khổ của Mẹ già Anh Long quyết chí vươn lên trong Xã hội, và hiểu được cái cực khổ của Mẹ già Anh vừa Thi đậu Trung Học lập Tức tình Nguyện gia Nhập Không Quân theo ngành Phi Công , và Anh cố gắng chuyên cần đã dược nhiều tập san trong trường Huấn Luyện Hoa Kỳ khen tặng như bài EXTENSIVE TRAINING IS PREREQUISITE FOR VIETNAM OFFICERS SAYS AIR CADET. Bài viết của Pvt, Jimmy Edwards, bài viết còn chụp hình Anh Long và ghi chú phía dưới DEDICATED STUDENT – Air Cadet Tran van Long makes a last minute check of his notes before reporting to USA PHS academics. Cadet Long states that he wants to learn as much as possible during his stay at Fort Wolters. Sau này Anh về PÐ hay khai bệnh để lấy thuốc về giúp đỡ nhưng người khốn khó trong xóm , và cho quà mọi người, đó là những hành đông giúp đỡ những người khốn khó mà mặc cho ai muốn hiểu Anh ra sao thì hiểu )
Còn Anh Nguyễn Văn Mai vì có nặng nợ với Phi Ðoàn 219 trước kia Anh đã là một Mevo già tại Phi Ðoàn 219 từ những ngày mới thành lập. Sau Anh phải thuyên chuyển về PÐ 215, rồi Anh lại xin ra PÐ trở lại mặc dù Mevo đã lên đến Thiếu Uùy rồi nhưng Anh vẫn không ngại bay và chúc vụ cuối cùng của Anh là Cố Trung Úy Mevo Nguyễn Văn Mai.


#660000
KINGBEEMAN

Dear Mr. Wagner,

I believe that you are looking for captain Long Van Tran, a 219 squadron's King Bee pilot.
I am so sad to let you know that captain Long had been killed in the evening of October 9th 1971.
Captain Long was the chief pilot of the second H-34 and I was the chief pilot of the third H-34 among the three H-34's that flew from Quan Loi to Tan Son Nhut AFB that evening. I will describe more details in the next email.

Best regards,
Hoan Nguyen 219


Hello Anh Hoa,

Anh co giup cho Jim Wagner de tim tin-tuc ve Captain Long, Phi-Doan 219 VNAF nam 1971 duoc khong?
Jim phuc-vu 20th Special Operations Squadron, hinh nhu cung nganh, khac binh-chung, voi anh o VN phai khong?

Toi da dang tim-kiem o Canh Thep. Nho anh dang giup khi thuan-tien.
http://canhthep.com/modules.php?op=modload&name=Forum&file=view&bn=70a_timban&key=1260034649

Tuan
----------------------



On Sat, Dec 5, 2009 at 11:43 AM, Jim & Cris Wagner wrote:

Hello Tuan Tran,

No, I haven’t heard a thing. I would appreciate your help in the posting! I would love to know if he is still alive, although I think he might have been killed in an apparent King Bee H-34 midair in a Saturday evening in the fall/winter of 1971 during a flight from the Quan Loi area to Saigon. We were doing a joint operation and two King Bee H-34’s took off to Saigon in the evening and never arrived. A search the next day indicated that they had a midair. I think it was the end of the era of the H-34 for the King Bees since they lost 4 of their most experienced pilots and when they came back operational again, they had Huey’s. Needless to say, we in the 20th were very saddened by the loss. I’ll see if I can remember more by looking through some photos, etc, that I have.

Thank you for contacting me and for offering. I look forward to talking to you again.

Jim Wagner

----------------------------------

I served in RVN from Feb 71 to Feb 72 with the USAF 20th SOS. We flew with the VNAF 219th Helo Squadron in support of various special operations in Viet Nam and in Cambodia. The only pilot of the 219th that I remember was a Capt. Long, although there were more that I had the privilege to serve with. They were all excellent pilots and people and provided all of us in the 20th with valuable help and support. It

Aircraft I flew with/in
UH-!N

My unit(s)

20th Special Operations Squadron


Sau nhiều ngày ở lại Saigon lo dám táng cho những Chiến Sĩ Kingbee 219 tử nạn tại vùng trời Minh Lập Thị Trấn Chơn Thành, Chúng Tôi gồm nhiều người trở về Ðà Nẵng gồm Anh Nguyễn văn Nghĩa, Huỳnh Văn Phố , Nguyễn Văn Tưởng, Phạm Ngọc Sâm, Nguyển Hải Hoàn, Ðỗ Kim Long. Phan Thành Lập, Nguyễn văn Kim, Lê Phước Quý , Phạm Minh Mẫn và một số Anh Em nữa mà tôi đả quên… cộng thêm vơí vài nhân viên kỹ thuật, khi bay đến Bồng Sơn thì máy bay bị hỏng Chip detactor máy bay phải đáp xuống một đồn Ðịa Phương Quân , nằm trên một ngọn đồi thấp, tháng này còn dư hưởng của trận bão miền Trung nên trời cũng lất phất và mây lơ lửng , làm không khí hơi se lạnh, các Kỹ thuật xuống lúi húi mở carbo máy và đang sửa chữa, tất cả Anh Em đều xúm nhau trên carbin chiếc đầu bị hỏng ngồi đấu láo kể chuyện vui, Tôi đang ngồi trên chính cái ghế Mevo của mình , bổng nghe tạch…tạch…tạch ba tiếng thì tất cả theo phản xạ đều phóng xuống đất thì nghe Anh Ðỗ Kim Long la lên “ Tôi bị trúng đạn rồi “ Anh Nghĩa nghe vậy quay lại chửi “ Ð.M. giờ còn giỡn nữa”. nhưng khi thấy Anh Long ôm mông , máu chảy ra, Anh Nghĩa vội ra lệnh cho Anh Em vào đồn trú ẩn của Ðịa Phương Quân nhờ Y tá băng bó, trong lúc đó các chiến Sĩ Ðịa Phương Quân bắn xuống đồi như mưa , và tuyệt nhiên không có tiếng đáp trả, họ cho biết đó chỉ là những du kích bắn xẻ vậy thôị Rồi họ cho một băng ca đưa Anh Long lên máy bay, lúc này Anh Long được nằm hẳn hoi trong khi các Anh Em khác phải ngồị

Và tiếp theo đây là sự diễn tả của Anh Phan Thành Lập về chuyến bay nàỵ (Ðọc mấy hàng phân ưu này nhớ lại kỷ niệm xa xưa lắm vì buổi sáng hôm đó chính Nguyễn Xuân Bách đã về CX Thống Nhất báo tin: “ Mày có hay tin gì chưa thằng Ngô văn Thành đã bị mất tích chưa tìm được , cả hai PHÐ lúc đó chưa có tin xác nhận là cả hai Phi cơ đều Crash , mặc dù Kim và T/U Hoàn đã đáp được an toàn.”

......................................................

Kể cho Quỳnh nghe một kỷ niệm cũng rất “ Kinh Hoàng “ khó quên là sau khi bay về dự đám tang cho tất cả cố PHÐ lúc bay trở ra Ðà nẵng chút nữa là PÐ 219 lại mất thêm 2 phi cơ trên đó có Lập nữa, chỉ ngồi thùng với một số Anh Em khác. Vì ảnh hưởng của trận bão miền Trung lúc bấy giờ vẫn còn nặng lắm. Hai chiếc H.34 do T/T Nghĩa, Ð/U Phố, Ð/u Tưởng và hình như T/u Sâm lái. Lúc ra bay dọc theo bờ biển, gần khoảng Phan Rang thì phải {Ðó là Bồng Sơn Anh Lập nhớ lộn rồi} đáp đại bên cạnh một đồn Ðịa Phương Quân để cho vài Anh Em kỹ thuật mở máy kiểm soát vì đèn báo có metal chip trong lúc chơ đợi thì tất cả Anh Em 219 tụ tập trên một chiếc, trời lúc đó mưa tầm tã {mưa lất phất thôi Anh Lập ơi} để nói chuyện thì không ngờ mấy chú Du Kích dám mò tới gần bắn một tràng AK về chỗ hai chiếc H.34 tất cả mọi người khi nghe tiếng súng thì đều nhẩy xuống đất nằm trong vòng vài giây thì trong đồn cũng bắn ra đáp lễ lúc Lập nhẩy xuống thì T/U Long ( Quỳnh còn nhớ Long không) cũng nhẩy theo bên cạnh nhưng rên rỉ “ Tao trúng đạn rồi “, tay thì che trên mông nhìn qua thì thấy một lỗ nhỏ có rướm chút máu thì tao cũng hoảng. nhưng sợ tụi nó tấn công nên ráng cặp vai Long vứa khom lưng vừa chạy vào trong đồn. Khi mấy chú VC rút lui rồi thì phải liên lạc medivac chở Long đi Quân Y Viện ở Nha Trang. Lúc trở ra coi lại thì lỗ đạn trên thân tàu chỉ cách đầu của Lập đang ngồi , còn Long thì đứng ngay bên cạnh khoảng chùng 15 cm. Vậy mà cũng chưa hết . sau khi check tàu xong không có gì thì lại tiếp tục mò theo bờ biển để trở ra . Lúc đó thì vào chiều trời cũng bắt đầu tối , cả một vùng thì một bên là biển đông phía trong thì nước ngập mênh mông không thấy được một ánh đèn , lúc đầu thì còn ù nhận ra bờ bãi , sau một hồi thì mưa ào ạt nhìn xuống không còn phân biệt đâu là bơ đâu là biển nữa . Hai chiếc H.34 thì chiếc thứ hai Tưởng lái bám theo mà bay. Tất cả sinh mạng đều tùy thuộc vào khả năng bay của T/T Nghĩa, nổi tiếng là bay instrument rất vững. Lúc bấy giờ Quỳnh biết không lần đầu tiên trong đời tao … khấn trời đất cho tai qua nạn khỏi. Ngồi thùng của chiếc số hai, nhìn góc độ của các giọt mưa qua khung cửa để mở nhờ ánh đèn chớp màu xanh bên mặt, lúc thì gần như ngang, lúc thì gần như thẳng ngóng cổ nhìn đèn chớp của chiếc 1 thì lúc cách thật xa, lúc sắp thật gần thì biết là cả hai chiếc đều bắt đầu bay lạng quạng, thân mình thì vừa ứơt vừa lạnh và …… Sợ mà không thể làm gì được chỉ biết ngồi chờ ….tới phiên mình mà thôi. Chịu đựng như vậy cả tiếng đồng hồ mới thấy được ánh đèn vòng đai của Căn Cứ Chu Lai. Mưa cũng bắt đầu tạnh. Ðáp được xuống Phi Trường Ðà Nẵng T/T Nghĩa mặt rất trầm ngâm than “ Ð.M sao PÐ sui quá “. Ngày hôm sau PÐ tổ chức một số Ðại Ðức tới để làm lễ cúng “ Cô Hồn “ và vong linh các Cố chiến hữu ngay tại Phòng Hành Quân.)

LẬP.

Câu chuyện cúng tế này không phải do Anh Nguyễn Văn Nghĩa chủ xướng vì Anh Nghĩa là người có đạo công giáo nên Anh không tin vào cúng tế, theo Tôi có lẽ là các Anh Steps thì đúng hơn.

Năm 1971 có một thay đổi lớn, là Phi Ðoàn 219 dời xuống phía dưới chỗ Cứu Hỏa gần Air America và theo nhu cầu Việt Nam hoá chiến tranh các Phi Ðoàn trực thăng của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa phải thay đổi các loại Trực thăng cũ kỹ già nua CHOCTAW CH.34 của hãng Sikorsky chuyển sang trực thăng loại SLICK UH.1 của Hãng Bell chế tạọ Nhưng vì nhu cầu làm việc của Phi Ðoàn 219 TT CH.34 thích nghi với nhưng công việc ï mà PÐ 219 đang đảm trách nên mới giữ lại cho đến cuối năm 1971 thì PÐ mới thay đổi loại máy bay mới này, để lại trong lòng những chàng KINGBEE những tiếc nuối khôn nguôi.

KINGBEEMAN

 Formation Flight Ngày Quân Lực



>>>>>>>>>>|||<<<<<<<<<<<

Đại Úy Dũng Cảm


Nguyễn Văn Phúc



Lời nói đầu: Bài này được chuyển dịch từ chương Mười Ba trong quyển Across the Fence của tác giả John Stryker Meyer. Tác giả là một cựu quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Ông đến Việt Nam năm 1968, về căn cứ FOB 1 (Forward Operating Base 1) tại Phú Bài, Huế và được chọn về toán SI Idaho, bao gồm các quân nhân Việt Mỹ. Ông và toán SI Idaho nhảy nhiều lần xuống thung lũng A Shau bên đất Lào, và có lần được tuyển chọn cho công tác bên Miên. Trong chương Mười Ba chúng ta sẽ thấy toán sau khi nhảy xuống bãi đáp, bị công quân vây kín, và bị đốt hỏa công.


Ngày Giáng Sinh của năm 1968 vẫn là một ngày bình thường như mọi ngày của toán ST Idaho. Sáng sớm, toán lên chiếc Kingbee, bay ra Quảng Trị. Đây sẽ là nơi khởi hành cuả chuyến công tác. Buổi sang, chúng tôi bận rộn vì có những sự việc phức tạp với các đơn vị yểm trợ. Mọi chuyện cũng tạm ngưng khi chúng tôi đến Quảng Trị. Cuối cùng, chúng tôi cũng bước được vào phòng thuyết trình. Công tác cho ngày đó sẽ là các mục tiêu MA phía tây vùng Phi Quân Sự bên đất Lào, dọc theo con sông chảy quanh vùng DMZ. Bên trong phòng thuyết trình, có một bản đồ thật lớn được treo bên trên tường, và trên bản đồ là tất cả các mục tiêu nằm bên vùng DMZ và các mục tiêu của MA bên đất Lào. Những tấm bản đồ mà chúng tôi mang theo khi đi công tác là những tấm bản đồ loại nhỏ, chỉ là những đoạn cắt rời ra, căn bản là nếu bị tịch thu, bản đồ nhỏ sẽ vô ích đối với quân địch.


Trên các mục tiêu trong tấm bản đồ, có nhiều mục tiêu đánh dấu MA, MA 10 đến MA 16 hay 18. Hai cái số nhỏ là MA 10 và MA 11 là hai mục tiêu nằm trong khu vực sát phía tây của biên giới Nam Việt Nam. Số cho mục tiêu MA của toán tôi lớn hơn. Vậy thì nó phải nằm xa vào trong nội địa Lào, gần một khu vực, nơi mà báo cáo cho biết quân Bắc Việt đang xây dựng các ống dẫn dầu. Quân Bắc Việt cần xăng dầu để di chuyển xe tải, và quân lính dọc xuống đường mòn Hồ Chí Minh. Đường ống dẫn dầu sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn là xe tải, chở dầu xuống hướng Nam.


Khi nhìn vào bản đồ, chúng tôi nhận thấy một chuyện sẽ gây khó khăn: có thêm nhiều súng phòng không tụ nhóm lại quanh khu vực hành quân của chúng tôi. Các nhân viên tại phòng thuyết trình cảnh giác cho các phi công trực thăng và phi công trên chiếc Covey rằng có nhiều chỗ mới có phòng không 12 ly 7 và 37 ly trong khu vực hành quân. Nhiều lần, các phi công Kingbee chỉ vào một vị trí mà họ đã bị phòng không của quân Bắc Việt bắn vào họ. Vì có thêm nhiều tổ phòng không dọc theo vùng DMZ và các mục tiêu MA, các phi công Kingbee nói họ sẽ bay, là sát mặt đất, thẳng vào bãi đáp. Hôm nay, trực thăng sẽ bay theo hình xoắn ốc, không tắt máy, xâm nhập vào bãi đáp.


“Chúng ta không muốn thêm một Bader nữa”, (Staff Sergeant Arthur E. Bader, hy sinh trong một công tác mang tên Eldest Son, trực thăng Kingbee bị bắn rơi trên bầu trời Lào, vùng hành quân Prairie Fire, mang theo phi hành đoàn cùng bảy người lính Mũ Xanh -Green Beret) lời nói của một trong những sĩ quan thuyết trình. Những sĩ quan này cũng cho chúng tôi biết có những báo cáo về các đặc công Bắc Việt trong vùng. Các toán thám sát tại Kontum đã chạm trán với đám đặc công Bắc Việt ít nhất một lần trong năm vừa qua. Cuối cùng, chúng tôi lên trực thăng. Đại Uý Tường, viên phi công bay dẫn đầu nói ông sẽ mang nguyên cả toán trên chiếc H-34 vì điều kiện thời tiết và chiều cao của các đỉnh núi cho phép chiếc trực thăng cũ kỹ mang nổi. Trong lúc thuyết trình, chúng tôi được cho biết là Covey đã tìm được một bãi xâm nhập ở một thung lũng hẻo lánh, nơi không có sự hoạt động của quân địch với hy vọng nơi này sẽ là nơi có ít khả năng có mặt những tên kiểm soát bãi xâm nhập hay những tên địch quân truy lùng từ những khu vực chung quanh. Chúng tôi sẽ khám phá ra việc này trong thời gian ngắn. Khi lên trực thăng, tôi cảm thấy thích toán của tôi: Lynne Black tham gia với Bubba và tôi. Hai người rất liều mạng, nhưng cũng rất thận trọng, thông minh và cũng giỏi miệng nữa. Phước là người đi đầu, Hiệp là thông dịch viên và Tuấn thủ cây M-79. Tôi ở trong toán ST Idaho được bảy tháng và tôi là người lính Hoa Kỳ thâm niên nhất của toán. Tôi vẫn xem tôi là một người lính mới. Vậy mà sau bao lần nhảy toán với bao gian nan nguy biến đã làm cho tôi cảm thấy tôi già hơn tuổi 22 của tôi. Tôi vẫn tự hỏi không biết tôi có thể nhìn thấy được sinh nhật thứ 23, sắp đến trong vòng 25 ngày nữa.


Điều lợi là chúng tôi có Đại Uý Tường, một trong những phi công tài giỏi nhất của Phi Đoàn 219 Kingbee (KQVNCH). Dũng khí và tài bay bổng phi thường làm cho ông là một trong những phi công Kingbee được nể phục trong chương trình C&C. Tôi lạc quan nghĩ công tác sẽ được suông sẻ, đặc biệt là Covey đã tìm được một bãi xâm nhập vắng vẻ. Khi chúng tôi bay về hướng tây, song song với vùng DMZ, Đại Uý Tường liền bay theo lời yêu cầu của viên sĩ quan thuyết trình tiến đến mục tiêu. Vừa sau khi chúng tôi bay qua Lào, viên xạ thủ đại liên bắn thử súng. Cây súng bị trở ngại tác xạ nhiều lần trước khi môt viên đạn bay ra khỏi nòng súng. Cây đại liên luôn bị trở ngại tác xạ, nhiều như anh đã xài nó. Tôi luôn hỏi tại sao họ đã không thay thế mấy cây súng đại liên bằng loại M-60 hay .50 ly.


Đại Uý Tường bắt đầu cho trực thăng giảm cao độ trước khi bẻ về hướng phải, mang trực thăng vào trong một hẻm núi nằm giữa hai ngọn núi lớn. Chiếc Kingbee vẫn bền bỉ bay lên dốc, tôi ngồi ngay cửa hướng về phía đông. Khi trực thăng tiếp tục bay lên cao, tôi trông thấy một cái chòi khoét sâu vào trong núi với một hay hai người trong đó. Họ nhìn như dân bản xứ trong vùng, không bận đồ lính Bắc Việt, không thấy ra-đi-ô hay anten. Họ có vẻ ngạc nhiên khi trông thấy chúng tôi, cũng giống như chúng tôi đã ngạc nhiên về họ vậy. Vài giây sau, Đại Uý Tường bay trực thăng vào bãi đáp, một đồi nhỏ bao trùm bởi cỏ voi. Tôi không chịu nhảy ra khỏi trực thăng khi tôi nghĩ trực thăng đã chạm đất và đã do dự vài lần. Khi tôi cảm thấy bánh xe trực thăng chạm đất và có thể thấy được đất nâu, tôi nhảy ra ngoài.


Cả toán Idaho xuống hết trực thăng. Việc xâm nhập, chỉ làm một vài dân địa phương hoảng sợ, rất nhanh giống như lần xâm nhập bên Miên trước đây một tháng mà tôi và Bubba rất thích. Khi nhìn từ không trung, đám cỏ voi dầy và cao hơn. Nó cao cả 10 feet. Đáng lẽ chúng tôi di chuyển ngay khi vừa xuống bãi, nhưng chúng tôi ngồi lại đấy. Tôi hỏi Black rằng anh có nghĩ dân địa phương sẽ giúp bọn Bắc Việt hay không. Anh hỏi tôi có khùng không. Dân địa phương đâu có được sự lựa chọn. Câu hỏi chính là chúng tôi có thể rời khỏi bãi đ áp, và rời xa khỏi chỗ này mà tránh khỏi được bọn truy lung, và đám đặc công Bắc Việt đang quan sát, tìm kiếm chúng tôi. Thêm một chuyện làm tôi khó chịu là cái đồi đầy cỏ voi chỗ chúng tôi vừa xuống lại quá xa đầu ngọn núi, xa hơn là tôi đã mường tượng trong lúc nghe thuyết trình. Chúng tôi phải đến chỗ đất cao trước khi trời tối, sự an toàn của toán đang bị nguy hiểm. Vài phút sau, chúng tôi rời bãi, di chuyển về hướng đông tiến về khu rừng dầy đặt. Tôi rất ghét cỏ voi, vì di chuyển trong bãi cỏ voi làm chúng tôi mất nhiều sức lực, và những cái lá của nó làm rát mắt tôi. Chúng tôi gây nhiều tiếng động khi di chuyển trong đám cỏ này. Tiếng động gây trở ngại trong khi chúng tôi cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, lén lút, điều rất quan trọng cho sự sống còn trong rừng. Một đơn vị Biệt Kích


Tôi gọi máy cho Spider và hỏi anh có thể cho tôi hơn mười phút, coi như ngoại lệ trong thủ tục thường lệ. Tôi nói cho anh biết chúng tôi không có sự lựa chọn và đã phải bay qua một cái chòi nhỏ xây sâu vào trong vách núi. Spider ngạc nhiên về cái tin đó. Anh và viên phi công trên chiếc Covey đã không nhìn thấy cái chòi trước đó. Tôi giải thích rằng không ai có thể thấy nó khi nhìn từ trên không trung bởi vì khu rừng dầy với những tầng cây mọc bao phủ quanh bên trên. Trong khi tôi báo cáo với Spider thì Black tiếp tục cho toán di chuyển về hướng đông.Anh đi sau Phước và Tuấn và tôi thì đi đoạn hậu. Di chuyển qua đám cỏ voi đã lấy hết thời gian của chúng tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy nôn nao trong bao tử. Cái đám cỏ voi này gợi nhớ tới Echo Four hai tháng trước đây, và nó làm cho chúng tôi đi rất chậm. Khi nhìn lên bầu trời màu xám, tôi đoán có vẻ như cơn giông bão đang kéo đến. Trong chuyến công tác này, tôi mang dư thêm một cái áo lạnh trong ba lô nhưng không có áo đi mưa. Spider gọi hỏi xem anh ta có thể rời khỏi vùng hay không. Tôi bấm vào máy báo hiệu trả lời được, để cho chiếc Covey rời khỏi vùng.


Chúng tôi di chuyển gần đến khu rừng ba tầng tuy vẫn còn trong khu cỏ voi, cái khu rừng này nhìn cao hơn cả tòa nhà Empire State Building. Rồi Phước nổ súng bắn nguyên cả tràng. Có thể có một hay hai tiếng súng nổ bắn trả lại của quân địch. Từ cái vị trí ở đằng sau toán, tôi có thể đang ở Broadway bởi vì tôi không thể trông thấy Phước, Black, Hiệp hay Bubba. Tôi liền gọi cho Spider và báo cho anh biết chúng tôi chạm nhẹ với địch và khẩn xin được “bốc”.


“Tilt, tôi không chấp nhận,” Spider nói. Tôi biết anh đang nói đùa.
“Cảm ơn Thượng Đế, tên trung úy trẻ ngồi bàn giấy đã không đi bay trên chiếc Covey hôm nay.” Tôi nói với chính mình. Không còn súng nổ nữa khi toán di chuyển trở ngược lại phía sau tôi. Trong khi chờ đợi, tôi cảm thấy một con đỉa trong ống quần. Nó đang bò vào cái chỗ riêng tư của tôi để được hưởng nhàn. Chả cần biết đến quân Bắc Việt, đám mây, mưa và lạnh lẽo! Nếu con đỉa cắn tôi…! Tôi giũ chân thật mạnh và thọc tay vào quần. Đúng phải là con đỉa của tụi lính Bắc Việt, nó vẫn còn di chuyển lên trên đùi tôi. Tôi búng cho nó rơi xuống ống quần, cởi giày và thảy cái thằng cộng sản đó xuống đất. Rồi tôi đạp lên nó, và giữ chặt nó trong nhiều giây.


“Cái đám cỏ voi mất dạy,” Black nguyền rủa. “Bọn chúng có thể nghe chúng ta xa từ Hà Nội!” Với sự thông dịch của Hiệp, Phước nói anh đã nghe được tiếng người nào đó trong rừng, khi mà anh vừa rời khỏi đám cỏ voi từ góc phía đông. Anh bắn vào họ và họ cũng nổ súng bắn trả lại một hay hai tiếng nổ. Phước cho biết không phải là súng AK-47. Khi nói chuyện thầm thì với nhau, chúng tôi nghe tiếng chuyển động từ phía đông nam. Họ ở xa vừa phải để chúng tôi không thể trông thấy. Tuy vậy, họ ở dưới đồi, và quá gần đến nỗi tôi phải thảy trái lựu đạn xuống hướng đó. Quân địch không phản ứng. Đám cỏ voi nhìn cao hơn và làm cho chúng tôi bực mình hơn. Mỗi lần di chuyển, chúng tôi gây nhiều tiếng động. Lúc quan sát về phía đông nam, muốn biết chuyện gì đang xảy ra bên đó, chúng tôi nghe tiếng chuyển động bên hướng đông bắc. Lần nữa, không có nhiều di chuyển nhưng bọn chúng đang cố gắng bọc ngang sườn chúng tôi. Shore ra dấu cho biết anh muốn thảy trái lựu đạn M-26 vào hướng đông bắc. Anh nhẹ tay bật cái chốt, quăng cái thìa đi, đếm hai tiếng rồi thảy nó vào ngay chỗ có tiếng động. Giữ thêm hai giây và thảy vòng cầu, trái lựu đạn nổ trên không trung, làm tăng thêm miểng chết người hơn, với hy vọng rơi ngay trên đầu quân địch. Chúng tôi đổ đầy mồ hôi. Không nghe tiếng động cơ phi cơ, nhưng chúng tôi vẫn nghe tiếng di chuyển ở hướng đông nam.


Spider gọi tôi trên máy truyền tin. Giọng nói của anh nghe như có vẻ khẩn thiết khi anh ra lệnh cho chúng tôi không được đi về hướng đông bắc.
“Tôi lặp lại, không di chuyển toán về hướng đông bắc!” Anh hỏi gặng lại để chắc chắn tôi hiểu rõ tin anh vừa nói.


“Nhận rõ. Không mang toán về hướng đông bắc!” Tôi rất ngạc nhiên bởi cái giọng khẩn nài của anh. Tôi báo cho Black biết. Hướng đông bắc là con đường có vẻ ít gặp sự kháng cự nhất và là cơ hội để chúng tôi tiếp tục công tác. Lời thông báo ngắn và những tiếng động ở hướng đông bắc phủ nhận việc đó. Anh nói anh nhận được tin tình báo hỗ trợ cho lệnh của anh bắt chúng tôi không được đi về hướng đông bắc. Như vậy, chúng tôi phải lo cho sự sống còn của toán. Tôi tò mò muốn biết tin tình báo như thế nào mà làm cho anh chắc chắn vậy. Rồi tôi ngưng không suy nghĩ về cái giả thiết và trở về với tình hình chiến trận ngay dưới đất.


Chúng tôi biết chắc chắn có bao nhiêu quân địch đang tiến đến bởi vì chúng tôi gây nhiều tiếng động trong cái đám cỏ voi, và cỏ voi cũng làm cho chúng tôi khó nghe được những tiếng động khác. Có phải là bọn đặc công mà chúng tôi đã nghe lúc thuyết trình? Nếu là chúng, bọn chúng cũng phải di chuyển qua cái đám cỏ voi kinh tởm kia, nơi mà chúng tôi đã bị giữ chân. Những báo cáo tình báo trước kia cho biết đám đặc công chỉ bận khăn quấn ngang thắt lưng, mang áo giáp và cầm súng AK-47 loại mới với báng xếp, mà nhiều người gọi là AK-50. Bọn chúng phải mang dao, nhưng ở đâu? Những tiếng động từ phía đông bắc làm tôi ngưng nghĩ về những câu hỏi không thực tế về bọn đặc công. Black thảy trái lựu đạn thẳng về tiếng động ngay nơi đó.


Black nói, “Tôi ngửi mùi khói. Hoặc là từ mấy trái lựu đạn của chúng ta hay là từ bọn lính Bắc Việt đã đốt lửa.”


“Bây giờ, đúng là mọi chuyện đang sôi động nơi bãi đáp.” Tôi gọi cho Spider. Tôi cho anh biết chúng tôi bị bao vây và có lửa cháy hai bên sườn của vị trí phòng tuyến. Vì vị trí của cái đồi nhỏ bên hẻm núi, với ngọn núi nhô cao hai hướng đông và tây, việc dùng phi cơ phản lực coi như không thể được. Dùng trực thăng hỏa lực cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì địa thế và từ nơi mà quân địch đang ở. Trong vòng ít phút, chúng tôi ngửi được mùi khói. Tiếng nổ lách tách trở nên nhiều và ầm ỉ hơn. Black tiến đến phía tây để tìm một con đường thoát. Nếu chúng tôi thử đào thoát bằng con đường đó, đám cỏ voi sẽ làm cho chúng tôi bị nguy hiểm. Chung quanh lại không có các cây cao để chúng tôi có thể trèo lên quan sát tốt hơn.


Bây giờ thì chẳng còn phải lo tiếng động gì cả. Black đẩy đám cỏ voi rạp xuống. Tôi cố gắng tiến lên hướng bắc, nhưng đám cỏ voi vẫn còn cao và dầy. Quân Bắc Việt tiến về phía bắc chúng tôi. Chúng tôi bị bao vây cả ba mặt. Vì chúng tôi ở trên cao hơn nên chúng tôi cố gắng làm thành một phòng tuyến trong đám cỏ voi bằng cách làm cho chúng ngã rạp xuống. Nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng. Tôi và Bubba chặt đứt cái đám cỏ voi bằng con dao đi rừng. Black nhảy thẳng vào chúng, dùng sức nặng của thân hình cộng thêm các dụng cụ mang trên người cố gắng làm cho chúng ngã rạp xuống. Tôi và Black biết nếu chúng tôi có thể chặt ngã đám cỏ voi xuống thấp, chúng tôi có thể trông thấy được quân địch tiến ra từ đám cỏ voi thẳng đến vị trí chúng tôi. Spider gọi máy cho biết chiếc Kingbee còn cách bãi đáp hai phút. Rồi anh hỏi cuộc chiến đang diễn ra như thế nào vì anh nghe tiếng nổ lách tách chung quanh mà anh nghĩ là tiếng súng của quân địch. Tôi nói với anh nếu chiếc Kingbee không tới nơi được sớm, toán Idaho sẽ chạm trán với địch và với các đám lửa cháy. Gió thổi mạnh trong hẻm núi từ hướng nam. Lửa càng ngày càng cháy dữ dội hơn khi khói bay phất phới lên ngọn đồi và xuyên qua phòng tuyến. Tiếng nổ lách tách của đám cỏ voi cháy khét lớn đến độ có nhiều tiếng nghe như tiếng súng nổ.


“Kingbee sắp đến chưa?” Hiệp hỏi. Tôi cho anh biết trực thăng của Đại Úy Tường cách xa khoảng một phút bay.


“Tụi nó đốt thêm nhiều đám cháy nữa,” Bubba cho biết. Bây giờ, tiếng động từ đám cháy làm cho chúng tôi phải nói lớn tiếng với nhau. Khói trở nên dầy hơn làm tôi đổ thêm nhiều mồ hôi. Chúng tôi thảy thêm nhiều lựu đạn xuống dưới đồi để làm cho bọn chúng phải cúi đầu xuống. Tiếng động từ hai đám cháy quá lớn tới nổi nếu bọn lính Bắc Việt mở cuộc tấn công thì chúng tôi cũng không nghe. Lúc đó, con đường mà bọn chúng tấn công sẽ phải là con đường ngoằn ngoèo từ hướng tây ngọn đồi tới bãi đáp. Bubba nói anh đã trải mìn claymore ngay đó. Black cho biết đám lửa đang cháy qua bãi cỏ voi ở sườn tây chúng tôi, ngay chỗ sườn dốc của bãi đáp xuống dưới hẻm núi.


Đám cháy phía nam trở nên ác liệt thêm từng giây và tiếp tục di chuyển lên dọc theo sườn ngọn đồi, tiến thẳng đến chúng tôi và bao quanh hướng đông. Thêm một hay nhiều đám cháy ở hướng bắc và đông bắc, nhưng chúng không tiến nhanh đến chúng tôi như đám cháy ở hướng nam. Black và Shore lấy nhiều cục thuốc nổ C-4, cắt chúng ra làm hai và đắp ngòi nổ lên. Vì cái đám cháy từ hướng nam tiến quá nhanh, chúng tôi đặt C-4 ngay đầu đám cháy, cho nổ tung. Chính là làm cho đám cháy chạy trở ngược xuống đồi. Bây giờ thì khói quá dầy, tôi lấy cái khăn xanh che mũi lại. Những cục than hồng bay cao lên trên đầu khu vực phòng tuyến nhỏ lởm chởm, mang theo bụi, và những mảnh lửa nhỏ và tàn lửa bay xuống đám cỏ voi và ngay vào cả chúng tôi. Chỉ có Hiệp và Tuấn là đội nón, chúng tôi, đám còn lại, tóc bị ướt sũng.


Hơi nóng từ các đám cháy trở nên dữ dội hơn tới độ Black và Shore bị phỏng khi cố gắng chặn đứng ngọn lửa đang tiến. Tất cả chúng tôi phải búng tro hay tàn lửa khỏi quần áo hay da. Black nói với tôi bọn lính Bắc Việt ở phía sau, không xa đám lửa mấy. Tuấn đã báo cho biết anh thấy những cái bóng phía sau đám lửa ở hướng nam và đông nam. Black cũng quan sát những cái bóng như vậy, anh không chắc là thật, hay hiện tượng gây ra bởi đám lửa, hay do cơn gió nóng càng lúc càng dữ dội hơn. Rồi Bubba cũng báo thấy giống như vậy. Bọn lính Bắc Việt không để súng vào vị thế khai hỏa, trông chúng rất thanh thản. Black và Phước đặt thêm mìn claymore ngay sườn đồi hướng nam, và đông nam.


Khi Spider cho biết Kingbee sẽ đến trong vòng ba mươi giây, tôi ra hiệu cho Tuấn, Black, Phước và Shore cho nổ mìn claymore. Cuối cùng chúng tôi đã nghe được tiếng Kingbee. Bởi vì có nhiều hoạt động của quân địch ở hướng nam và đông nam, tôi bảo Spider cho Đại Uý Tường mang chiếc Kingbee vào từ hướng bắc, sẽ dễ dàng đáp xuống thấp khu hẻm núi hơn. Khói trở nên ngột ngạt làm chúng tôi bị ngộp thở khi một đám khói đen và xám khổng lồ thổi vào vị trí chúng tôi. Black chỉ cho thấy đám lửa cháy đã lâu ngay hướng đông nam, rằng bọn Bắc Việt có thể dùng cái khu vực đã cháy đó để tấn. Tôi, Black, Shore và Tuấn bắn đạn M-79 vào hướng nam và đông nam. Tôi lo chú ý đến chiếc Kingbee trong khi Black và Bubba cho nổ thêm hai cục C-4 để giữ đám cháy lại. Tiếng nổ làm chậm đám lửa lại và những tiếng chuyển động của quân Bắc Việt đang ở phía sau. Black, Bubba và Tuấn bắn M-79 theo lối cầu vồng vào hướng nam.


Khi Đại Úy Tường bay chiếc trực thăng xuống vách núi, thẳng về phía chúng tôi, ông đã biết rõ chúng tôi đang ở đâu. Khói quá dầy làm cho ông khó trông thấy được bãi đáp. Trông giống như chúng tôi đang bị nhốt kín trong một đoạn của Twilight Zone, với khói lửa đang tràn nhanh lên núi, cùng với quân địch bắn vào chúng tôi, và thấy được sự cứu giúp gần kề, nhưng lại quá tầm tay, không nắm bắt được. Khi chiếc trực thăng cũ kỹ Sikorsky còn cách bãi đáp khoảng 75 feet và đang tiến thẳng xuống chúng tôi, theo tôi, hình như cánh quạt trực thăng quay quá chậm. Trong một phút ngắn, tôi nghĩ chiếc trực thăng sẽ rời khỏi bãi đáp vì khói bao phủ dầy quanh bãi đáp. Tim tôi ngừng đập. Nếu ông rời bỏ chúng tôi, chúng tôi chết chắc. Một vài phút nay trở thành một vài giờ. Tầm nhìn của tôi trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, tôi thấy rõ khói, lửa, tiếng nổ lách tách và tiếng súng nổ của quân địch. Tôi đứng ngay sát phía tây phòng tuyến, vẫy tấm panel màu lên bầu trời, cố gắng cho phi công thấy nó. Chiếc H-34 vẫn tiếp tục xuống thấp, và bay rất chậm. Tôi chỉ nhìn thấy bụng của chiếc trực thăng, với cái đầu khệnh khạng đưa qua phải rồi qua trái, tiếp tục xuống thấp trông giống như con bọ ngựa khổng lồ. Cánh quạt trực thăng xoay quanh thổi gió ào vào chúng tôi. Cuối cùng, mũi trực thăng hướng về phía trái và tôi có thể nhìn thấy Đại Uý Tường. Nhìn thấy mặt ông, nhìn thấy ông ngồi điềm tĩnh trong chiếc ghế phi công, làm cho lòng tự tin của tôi dâng lên cao hơn. Chúng tôi chắc chắn thoát nạn.


Thêm một lợi ích nữa từ cánh quạt trực thăng: nó đẩy khói và lửa bay trở ngược xuống đồi. Thông thường, khi “bốc”, cánh quạt gây nhiều trở ngại cho toán vì nó mang bụi, đất, lá cây, những cành cây nhỏ, và những hòn đá, trong khi tiếng động làm khó nói chuyện được với nhau và gió xoáy làm đau mắt. Nhưng, vào cái ngày Giáng Sinh của năm 1968, cánh quạt trực thăng mạnh mẽ đó là vị cứu tinh cho toán Idaho. Nó đẩy lùi lửa và khói trong lúc toán Idaho nhảy vào trực thăng. Cánh quạt quay thật mạnh đẩy đám lửa xạ xuống đồi, làm cho quân Bắc Việt phải rút lui hay sẽ bị cháy phỏng bởi chính đám lửa của chúng. Là người cuối cùng lên trực thăng, tôi ra hiệu cho viên xạ thủ đại liên rời khỏi vùng. Tôi ngồi ngay cửa khi Đại Úy Tường điều khiển trực thăng lên cao vài feet trước khi ông bay về hướng nam. Khi chúng tôi rời khỏi ngọn đồi, lửa cháy lan lên đỉnh đồi và nhận chìm, bao trùm lên khu vực chúng tôi đứng trên đó vài phút trước.
Viễn Thám


Đại Úy Tường tống ga bay nhanh trong hẻm núi nơi mà chúng tôi đã bay ngang. Tôi gọi máy báo cho Spider rằng toán bình an. Thêm một lần nữa, toán ST Idaho tạo được phép màu kỳ diệu, sau lần công tác. Adrenaline vẫn chạy nhanh, chúng tôi vừa thoát nạn thêm lần nữa. Thật là sướng khi được hít thở không khí. Chúng tôi không nghĩ gì đến lễ Giáng Sinh, mẹ hiền hay những món quà. Quà của chúng tôi là còn được sống. Tôi nhìn Black và Bubba. Họ bị cháy lông mi, lông tay. Nhọ, bụi đen bám đầy trên gương mặt đầy mồ hôi của họ. Tôi bắt đầu bị run khi chiếc Kingbee bay về hướng đông nam, hướng về Quảng Trị. Tôi bị run vì nhiều lý do: cơn gió lạnh thổi vào người đầy mồ hôi của tôi, và sự sợ hãi. Trực thăng bay trên cao nên lạnh hơn dưới bãi đáp nhiều. Tôi nhận thức được, thêm một lần nữa, toán Idaho suýt bị xóa sổ. Là One-Zero, trưởng toán của cái nhóm nhỏ anh em thám sát dũng cảm này, tôi cảm thấy run sợ hơn.


Đại Úy Tường bay về Quảng Trị trước vì trực thăng gần hết xăng. Chúng tôi trở về Phú Bài khi bóng đêm sắp sửa tràn về. Cũng giống như trước đây, Đại Úy Tường cho phép tôi ngồi trên ghế của phi công phụ khi gần hết chuyến bay. Tôi hỏi Đại Úy Tường xem ông có mệt mỏi lắm không khi phải kéo toán Idaho ra khỏi những nơi luôn luôn “nóng”. “Không hề chi,” ông nói. “Quá nhiều khói, nhưng không nhằm nhò gì. Bây giờ Kingbee bay về nhà. Ngày mai, chúng ta bay tiếp?” Tôi nói cho ông biết tôi có thể nghỉ ngày mai. Ông nói Kingbee sẽ bay, chắc chắn vậy. Kingbee không bao giờ nghỉ ngơi. Khi chúng tôi đáp xuống Phú Bài, ông chúc tôi Giáng Sinh an lành nhưng từ chối việc tôi mời ông uống với tôi ly nước trong câu lạc bộ. Gia đình ông đang chờ ông ở Đà Nẵng, chỗ thường trú của Phi Đoàn 219 Kingbee, nằm trong phi trường Đà Nẵng.


Black và Shore đi lấy thức ăn và nước uống cho toán trong khi tôi bước vào Phòng Ba báo cáo sơ khởi về chuyến công tác. Sau đó, tôi đi tắm nước lạnh ở Phú Bài. Lúc ấy, tôi đã quen với nước lạnh, và thấy thật là thoải mái. Sau chuyến công tác, tắm rửa thật đặt biệt. Vừa quét gội đi những bụi bặm và mồ hôi vì ở dưới đất đầy bụi cát, vừa luôn chắc chắn rằng tôi vừa sống sót thêm một ngày nữa ở cái vùng công tác Prairie Fire đó. Trong lúc bước trở về phòng, tôi nghe bài nhạc Silent Night phát ra từ cái ra-đi-ô nhỏ, rè và nhiễu sóng. Bài hát cổ xưa của dân Đức mừng lễ Giáng Sinh làm tôi phải dừng chân lại. Đúng ngay giờ Noel.


Giáng Sinh là ngày lễ tôi thích nhất, thích nhiều hơn sinh nhật, bởi vì ông nội Meyer, bà nội Stryker và chú Rob luôn có mặt trong buổi tối tiệc lễ Giáng Sinh với chúng tôi, và còn mở quà nữa. Hai năm trước, ngay ngày Giáng Sinh, cơn bão tuyết đổ ập xuống Trenton, lúc tôi được đi phép ở trại huấn luyện Ft. Dix. Tôi nghĩ tới tuyết, món khoai tây nghiền và nước sốt của mẹ tôi, và căn nhà ấm cúng trong mùa đông lạnh lẽo. Nó như có vẻ quá xa vời. Nhưng, đứng ngay ở đấy, nghe bài nhạc Silent Night ở nơi an toàn và trong bóng đêm của trại FOB 1, tôi cảm như có được một đêm Giáng Sinh thực sự. Tôi cảm thấy rất thú vị, bởi vì trước đó vài giờ đồng hồ, tôi đã lo sợ điều xấu nhất sẽ xảy ra. Tôi cũng cảm thấy mệt mỏi và nghĩ mình già đi. Tôi trở về phòng, nơi tôi ở chung với Spider và Don Wolken.


Cơn ác mộng bắt đầu vào đêm ấy. Tự dưng, tôi thấy tôi trở lại ngay bãi đáp. Tôi cảm được cái nóng của đám lửa. Tôi có thể ngửi được mùi khói và tôi bị ho khan. Thêm một lần nữa, tôi đứng ngay góc đồi, vẫy tấm vải màu hồng và tím cố gắng làm cho viên phi công chiếc trực thăng đang xuống thấp về hướng chúng tôi, trông thấy tôi. Tôi hồi tưởng lại cảnh quay chậm lúc ban ngày với một điều ngoại lệ chính: Khi chiếc Kingbee vừa xuống thấp, tôi trông thấy viên Trung Úy phi công trẻ ngồi ở ghế bay chớ không phải là Đại Úy Tường. Đây là viên trung úy đã thất bại trong lúc cố gắng mang phân nửa toán thám sát khỏi thung lũng A Shau đầu năm, sau khi viên phi công kỳ cựu đã bốc được nửa toán trước đó. Viên phi công đàn anh đó chính là Đại Úy Thịnh, đã quay trở lại với những người lính thám sát còn lại sau khi viên Trung Úy đã hoảng sợ. Đại Úy Thịnh đã bốc họ ra được, một trong những hành động rút lui dũng cảm và gan dạ nhất trong lịch sử của C&C.


Trong giấc mơ, tôi thấy và biết viên trung úy đó bởi vì các phi công đàn anh Kingbee đã kiên nhẫn làm việc với anh ta. Thật lặng im, từ một nguồn tin, các trưởng toán trong trại đều biết, nếu anh ta bay và anh đang chạm địch, đúng là phải gập người lại, hôn mông giã từ. Anh ta đã không nhạy bén và dũng cảm như hai Đại Úy Thịnh, Tường; và hai Trung Úy Trung, Trọng, những người đã làm cho các quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt trong trại FOB 1 kính nể.

Trong cơn mơ, tôi hoảng sợ quá đỗi khi tôi trông thấy mặt viên trung úy đó. Tôi la vào máy truyền tin PRC-25 và nói với Spider, “Đại Úy Tường đâu? Đại Úy Tường đâu? Đồ chết tiệt!” Khi la hét, tôi trông thấy vẻ hoảng sợ chạy dài trên gương mặt tròn của viên phi công trẻ, và viên trung Úy nhìn tôi với gương mặt tang tóc khi anh ta mang chiếc trực thăng lên cao khỏi bãi đáp, bỏ chúng tôi lại dưới đất. Tôi cảm được lửa, sức nóng, và khói đang đến gần. Cổ họng tôi bị siết chặt, mắt tôi đầy nước.


Tôi ngồi thẳng dậy, trên giường. Người tôi đầy mồ hôi, cổ họng khô khan, và mắt bị đau vì tưởng tượng về khói lửa. Sự kinh hãi giống như thật đến nỗi tôi đã không nhận biết một con chuột đang chạy lon ton khỏi giường cho đến khi tôi nghe nó chạm đất.


Hai ngày sau, tôi và Bubba ngồi nói chuyện với người bạn thân của Bubba, Doug “the Frenchman” Le Tourneau thuộc toán Virginia. The Frenchman và toán của anh đã được “bốc” trước, sau khi chạm địch vào ngày thứ năm của chuyến công tác.


The Frenchman hỏi có phải Bubba đi công tác trong ngày Giáng Sinh. Anh nói cho đến ngày thứ ba của chuyến công tác, không tìm thấy hoạt động của quân địch để báo cáo, và anh cũng quên hôm ấy là ngày lễ Giáng Sinh. Không có gì làm, anh dò tìm các tần số trên máy PRC-25. Sau một vài lần, anh tìm được một tần số nói tiếng Việt, nghe rất rõ, các tiếng nói nghe có vẻ khẩn cấp. Không hiểu được những người Việt đó đang nói gì và không rõ họ là ai, Doug hỏi Hoàng, người thông dịch viên của toán, nghe cuộc đàm thoại. Vài giây sau, Hoàng cau mày. Anh nói với Doug rằng anh đang nghe tụi lính Bắc Việt, và như là tụi nó đang mở một cuộc phục kích vào các người lính Hoa Kỳ. Anh đang bị trở ngại vì không thể hiểu được chắc chắn là tụi lính Bắc Việt đang nói gì với nhau vì tiếng địa phương của họ và anh không rõ tiếng lóng của họ.


Rồi Hoàng nhìn vào chiếc máy truyền tin PRC-25 với vẻ mặt kinh hoàng. Anh cho Doug biết tụi Bắc Việt đang cố gắng phục kích toán ST Idaho. Doug báo cho Mike Childress, trưởng toán Virginia biết Hoàng vừa nghe được những gì trên cái máy truyền tin và anh xin phép được vào ngay tần số khẩn cấp để báo động cho toán Idaho. Anh đã được chấp thuận.


Lúc Hoàng tiếp tục theo dõi qua máy PCR-25, Doug mở máy cấp cứu và cất giọng gọi Covey. Thời gian ấy, anh không biết được là Spider đang ở trên vùng công tác. Khi anh đang giải thích những gì Hoàng nghe được trong ra-đi-ô, viên thông dịch viên nắm lấy tay Doug và bảo anh nói với toán Idaho rằng tụi Bắc Việt đang phục kích chờ đợi ở hướng đông bắc vị trí của toán. Doug lập tức báo cho Spider biết. Thêm vài phút theo dõi tiếp ra-đi-ô của bọn Bắc Việt, tần số FM bỗng nhiên tắt ngấm. Chiếc Covey chú tâm lo việc “bốc” chúng tôi và đã không trở lại tần số của toán Virginia. Bây giờ thì tôi biết từ đâu mà Spider biết được tin tức và tại sao mà anh không muốn chúng tôi di chuyển lên hướng đông bắc.


Doug tiếp tục câu chuyện. Vào ngày thứ năm của chuyến công tác của toán Virginia, toán di chuyển đến một vị trí mới trên con đường mòn và anh ngồi ngay sau một khúc gỗ rất lớn, nơi anh vừa quan sát được con đường mòn và vừa có thể ra hiệu cho các toán viên. Khoảng hai giờ trưa, tên trinh sát của một đại đội lính Bắc Việt rời khỏi con đường mòn và ngừng ngay trước khúc gỗ lớn, nơi mà Doug đang ẩn núp. Tên trinh sát trẻ con này bước tới bước lui và dở một chân lên, có vẻ như hắn sẽ bước lướt qua khúc gỗ. Trước khi cái chân tên này chạm đất, Doug đứng dậy ngang hông tên lính đang hoảng hốt này. Tên lính Bắc Việt nhìn vào mắt Doug trong vài giây, trông thấy cây súng CAR-15 của Doug đang chỉa lên thẳng vào người và biết được hắn vừa làm một lỗi thảm sầu. Đây là lần nhảy toán thứ hai của Doug với toán Virginia, anh mất bình tĩnh bắn hết cả băng đạn vào người tên lính Bắc Việt. Nguyên cả đại đội quân Bắc Việt rượt đuổi toán Virginia hơn một giờ đồng hồ. Cuối cùng, Doug gọi xin không yểm, và được một chiếc Kingbee “bốc” bằng thang dây.


Với riêng Doug, cuộc thám hiểm không dừng lại. Lúc chiếc trực thăng kéo anh lên khỏi mặt đất, cây súng CAR-15 của anh bị quấn vào thang dây bên trên anh, thân anh bị đảo ngược, đầu lộn xuống đất. “Đ.M. cái đai đeo hình chữ D!” Quân Bắc Việt vẫn còn đầy dẫy ở dưới đường mòn. Vậy là anh ta thảy lựu đạn xuống quân địch và còn tìm cách bắn được vài viên đạn M-79 khi anh được kéo vào trong trực thăng.


Tôi và Bubba nói thêm cho Doug biết những sự việc xảy ra vào ngay ngày Giáng Sinh và tụi tôi đã được may mắn như thế nào. Chúng tôi không muốn nghĩ thêm việc gì sẽ xảy ra nếu Doug không bắt được làn sóng ấy. Tôi và Bubba đều biết Doug đã cứu mạng chúng tôi. * * * Cái mà tôi không hề biết là - cơn ác mộng của đêm Giáng Sinh năm 1968, lâu lâu lại ám ảnh tôi cho suốt hai mươi lăm năm. Một thời gian sau, tôi đã có thể ngồi thẳng lưng, ra mồ hôi với nỗi lo sợ khi cơn ác mộng đến. Cũng đã hơn mười năm sau cơn ác mộng cuối. Nhưng mỗi khi Giáng Sinh đến, ác mộng hay không ác mộng, tôi luôn dành ít phút giây nghĩ đến lòng dũng cảm của Đại Úy Tường. “Không hề chi, Kingbee không bao giờ nghỉ ngơi.”


SATURDAY, DECEMBER 1, 2012

Nguồn: http://csvdvnch.blogspot.com/2012/12/kingbee-219-va-h34-trong-chien-tranh.html




No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...