Saturday, July 20, 2019

PONCHOS BUỒN



PONCHOS BUỒN

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

"Không biết từ bao giờ, chiếc áo poncho đã trở thành chiếc áo đi mưa của người lính VNCH. Thời chiến tranh Việt – Pháp, người lính Pháp dùng áo đi mưa bình thường như ta vẫn dùng, nhưng màu sắc là màu kaki. Bộ đội Việt Minh thì dùng “tơi” làm bằng lá cọ, rất bất tiện. Về sau họ được trang bị bằng tấm vải nylon được lén lút mua từ vùng “Tề”. Trong những món quân trang được cấp phát cho người lính, có tấm poncho màu ô liu, dùng để làm áo đi mưa. Ý nghĩ đầu tiên của người lính giản dị chỉ có thế. Nhưng khi vượt sông, người lính được chỉ cách dùng tấm poncho, gói tất cả ba lô, quân trang quân dụng, cột túm lại để trở thành cái phao mà vượt qua dòng nước. Khi đi hành quân, với hai tấm ponchos nối lại với nhau, một sợi dây căng dùng làm đòn dong, người lính đã có một “túp lều lý tưởng của anh và của em”, của ba người lính, hay ba chàng “ngự lâm pháo thủ”. Vì cần thêm một người lính nữa chung vào, tấm poncho thứ ba làm tấm drap trải nền. Người lính đi hành quân dài ngày, ngoài ba lô quân dụng, phải mang một cấp số rưởi đạn dược, nhiều trái lựu đạn, hành trang thường nặng trên 20 kí lô, nên ít ai mang theo chăn mền. Do đó tấm poncho thứ ba, khi đêm khuya lạnh lẽo giữa nơi núi non, hay vùng đồng không mông quạnh, đã trở thành chiếc mền cho ba người lính đắp chung. Ba người lính cùng dựng “túp lều lý tưởng”, cũng là tổ “Tam Tam” trong cơ chế quân đội, là đơn vị nhỏ nhất: tổ Tam Tam, Tiểu đội, Phân đội, Trung đội, Đại đội… Khi đi vào những vùng khan hiếm nước, hay không có nước như mật khu Hắc Dịch thuộc tỉnh Phước Tuy chẳng hạn, người lính đào một cái hố cạn, phủ poncho lên trên, tạo thành một cái giếng cạn để hứng những giọt sương đêm, hay gặp may, có một cơn mưa nào bất ngờ chợt đến để hứng nước. Sau cùng, khi người lính hy sinh nơi chiến địa, tấm poncho đã trở thành chiếc áo quan “phủ kín thân xác của người chiến sĩ”.

Bảo Định

Mùa hè đỏ lửa năm 1972, Tiều đoàn 2/43 cùng Đại đơn vị Sư đoàn 18BB nhảy vào An lộc thay thế Sư Đoàn 5BB, trấn giữ Thị xã này của “Bình Long Anh Dũng”.

Ngày 12 tháng 6 năm 1972, khi lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay trên đỉnh đồi Đồng Long, người hùng An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên VTVN: “Thành phố An Lộc đã được hoàn toàn giải tỏa”. Sau hơn hai tháng giao tranh, lực lượng tấn công cộng sản xâm lăng Bắc Việt với quân số đông gấp 4 lần lực lượng của QLVNCH, nhưng quân trú phòng đã gây cho chúng thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số bốn sư đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt. Tổn thất về phía QLVNCH cũng khá nặng nề. Nhưng điều quan trọng là họ đã giữ vững được Thị xã. Mặc dù An lộc đã trở thành một địa ngục của trần gian! Mưu đồ của CSBV mong chiếm được An Lộc để đặt làm Thủ đô của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam”, con đẻ của Hà Nội, và làm bàn đạp tiến đánh Thủ đô Sài Gòn hoàn toàn bị bẻ gãy. Cuối cùng bọn đầu lĩnh Bắc Bộ Phủ đành phải chọn Lộc Ninh, một quận nhỏ của tỉnh Bình Long, nằm cách biên giới Việt – Miên vài cây số để làm thủ đô! Thật là khôi hài!

An Lộc đứng vững là nhờ sức chịu đựng, tinh thần chiến đấu dũng cảm, và lòng hy sinh vô bờ bến của người lính VNCH. Họ là những chiến sĩ Nghĩa Quân, Địa Phương Quân tỉnh Bình Long của Đại Tá Trần Văn Nhựt, Sư đoàn 5 của Tướng Lê Văn Hưng, vài đơn vị của Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Biệt Động Quân, và lực lượng Nhảy Dù. Hai câu thơ của một cô giáo An Lộc, được viết lên trên một tấm gỗ của thùng đạn pháo binh, cắm trước Nghĩa trang Biệt Cách Dù, ngay giữa khu phố chợ Bình Long:

“An Lộc Địa, sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù, vị quốc vong thân.”

Đã nói lên lòng biết ơn sâu xa của người dân địa phương đối với sự hy sinh cao cả của người lính VNCH.

An Lộc đã đứng vững, các ngọn đồi chung quanh như Đồi Đồng Long, Đồi Gió, Đồi 169, đã được tái chiếm. Quân Cộng sản bắc Việt bị thua nặng, bị kiệt quệ, nên thôi mở những cuộc tấn công thiêu thân. Nhưng vòng vây bao quanh thị xã vẫn xiết chặt. Không đủ khả năng hay không còn dám mở những cuộc tấn công bằng bộ chiến, chúng tấn công bằng trận địa pháo. Những trận mưa pháo liên tục trút lên thị xã nhỏ bé, ngày cũng như đêm. Những người lính VNCH tử trận không có phương tiện để mang về Hậu cứ trong hoàn cảnh súng phòng không dày đặc, đường bộ thì bị cắt tại Tàu Ô trên QL13, đành phải “vùi nông một nấm” tại chỗ. Nhưng mỗi tấc đất của An Lộc là một tấc lãnh đạn pháo của địch. Do đó chuyện “người chết hai lần, thịt xương nát tan” như lời một bài ca của Trịnh Công Sơn là chuyện thường tình. Tại An Lộc, Tiểu Đoàn 2/43 đã có những người lính chết ba lần, bốn lần, thậm chí năm lần! Thử hỏi thịt xương còn gì? Không chỉ là nát tan!

Sư Đoàn 18 BB của Đại Tá Lê Minh Đảo, sau khi nhảy vào An Lộc, để cùng với Trung Đoàn 52 và một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 48 tăng phái cho Sư Đoàn 5, đã có mặt tại đây ngay từ những ngày đầu của trận chiến, liền cấp tốc mở những cuộc hành quân tái chiếm những vùng đất bị mất, nới rộng vòng đai phòng thủ, hầu giảm thiểu những trận mưa pháo của địch. Phi trường Quản Lợi nằm cách xa thị xã An lộc lối 10 cây số về hướng Đông – Bắc. Trong thời kỳ quân đội đồng minh còn tham chiến ở Việt Nam, nơi đây là căn cứ của một Lữ đoàn Quân đội Hoa Kỳ. Người bạn đồng minh đã xây dựng tại đây những pháo đài, những bunkers rất là kiên cố để bảo vệ phi trường. Khi trận chiến An Lộc xảy ra, đây là địa điểm tốt để đặt sở chỉ huy của chúng, nhất là những dàn đại pháo để bắn vào An Lộc. Do đó, Tư Lệnh Mặt trận Lê Minh Đảo quyết định bằng mọi giá, phải tái chiếm Phi Trường Quản Lợi.

Vào một ngày đầu thu năm 1972, Sư Đoàn 18 BB đã mở cuộc hành quân cấp Trung đoàn để tái chiếm Phi trường Quản Lợi. Đây là vùng đồn điền cao su Đất Đỏ (Terre Rouge) của người Pháp. Từ An Lộc đi về hướng Đông theo con đường 303. Trước khi đến phi trường, phải vượt qua một thung lũng hẹp. Đây là thung lũng mà những người lính của Tiểu Đoàn 2/43 gọi là “Thung Lũng Tử Thần”. Chính cái thung lũng nhỏ hẹp này đã cướp mất biết bao nhiêu là sinh mạng của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43.

Từ sáng sớm, những phi cơ chiến đấu thay nhau trút bom đạn lên đầu giặc; tiếp theo là những tràn đạn pháo 105 ly, 155 ly. Những khẩu pháo này đã hoạt động liên tục trong suốt trận chiến, nòng súng bị nở rộng, đường khương tuyến bị mòn, nên bây giờ tác xạ không còn chính xác. Độ sai số có thể lên đến 500 mét! Sau những đợt mưa bom và đạn pháo, Tiểu Đoàn 2/43 của Đại Úy Nguyễn Hữu Chế, khóa 13 Võ khoa Thủ Đức, và Tiểu Đoàn 3/43 của Thiếu Tá Lê Thanh Quang, khóa 16 Võ Bị Đà Lạt bắt đầu mở cuộc tấn công. Trước khi mặt trời lặn, hai tiểu đoàn đã tiến chiếm được một đầu phi đạo. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, sự thiệt hại của cả hai bên đều khá cao! Nhưng quân bạn đã lập được đầu cầu, xua quân địch về bên kia và về cuối phi đạo! Cuộc hành quân chỉ tiến đến được ngang đó. Bên kia phi đạo là một dãy pháo đài và bunkers kiên cố của quân đội Mỹ để lại. Sức chống trả của địch thật mãnh liệt, quân bạn không thể tiến xa hơn. Sau nhiều ngày tạm nghỉ ngơi, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra mà nổ lực chính là Tiểu Đoàn 2/43 để giải quyết trận địa.

Tiểu đoàn được tăng phái Đại đội Trinh Sát 43 của Đại Úy Nguyễn Tấn Chi, khóa 12 Võ Khoa Thủ Đức. Từ sáng sớm, bom và đạn pháo thay nhau trút xuống mục tiêu. Thời gian của cơn mưa bom đạn kéo dài gần suốt ngày. Trước khi tấn công, một màng khói nhân tạo, do những trái đạn khói pháo binh tạo thành, dày đặc, làm màng che cho bộ binh tiến lên. Trận đánh kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ để vượt qua một phi đạo không rộng lắm. Nhưng quân bạn không thể nào chiếm được những pháo đài và bunkers. Cộng quân với các khẩu súng cộng đồng 12ly7, đại liên, trung liên, SKZ, B40, B41 đã chống trả quyết liệt. Một vài toán quân tiến được qua bên kia phi đạo, nhưng không thể nào xâm nhập vào bên trong, đành phải bỏ cuộc, rút lui. Con số thương vong khá cao. Trời vừa tối, trước mặt vị Tiểu Đoàn trưởng là 19 chiến sĩ QLVNCH nằm ngay hàng với tấm poncho phủ kín:

“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại?
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng,
Poncho buồn liệm kín hồn anh.
Anh trở về bờ tóc em xanh,
Chít khăn sô lên đầu vội vã… Em ơi!”
(Kỷ Vật Cho Em – Phạm Duy)

Còn nỗi buồn nào hơn nỗi buồn này. Chỉ trong một cuộc tấn công ngắn ngủi, con số thiệt hại đã lên quá cao! Nhiệm vụ chưa hoàn thành. Mục tiêu vẫn chưa bị thanh toán. Bóng đêm đến nhanh. Ta và địch đều phải bận rộn lo việc tản thương và tiếp tế. Địch bên kia phi đạo. Ta ở bên này, mặt đối mặt, tất cả đều mệt mỏi rã rời! Không ai buồn bắn pháo vào nhau. Một đêm yên tĩnh trôi qua. Trời thu ảm đạm, mây đen vần vũ. Cơn mưa chợt đến. Gió núi từng cơn thổi qua. Người lính VNCH áo quần ướt nhẹp, co ro trong cái lạnh đầu mùa. Nhưng súng không rời tay, mắt đăm đăm nhìn về hướng địch đang cố bám bên kia phi đạo, để theo dõi động tĩnh của đối phương.



Ngày hôm sau, trận đánh lại tiếp tục. Nhưng lần này Tiểu đoàn được tăng cường Trung đội Hỏa tiễn TOW của Chuẩn úy Phương, vị sĩ quan tốt nghiệp Trường Fort Benning bên Mỹ. Khi đưa Trung đội Hỏa tiễn TOW vào, Tư lệnh cho biết mỗi trái đạn trị giá 7 triệu đồng (vàng lúc đó là 20 ngàn/lượng). Hỏa tiễn TOW là loại vũ khí chống xe tăng ra đời vào khoảng năm 1945. Nhưng hình như chưa được tung ra mặt trận thì cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai chấm dứt. Không biết trong trận chiến tranh Cao Ly, quân đội đồng minh đã có dịp xử dụng loại hỏa tiễn này chưa. Trong chiến tranh Việt Nam, loại hỏa tiễn này chỉ mới trang bị cho QLVNCH từ hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, và chỉ mới xuống đến cấp Trung đoàn Bộ binh. Mỗi Trung đoàn có một Trung đội gồm hai khẩu, gắn trên xe jeep. Tầm bắn của viên đạn là 3000 mét. Khi viên đạn rời nòng súng, nó kéo theo một sợi dây kim tuyến. Chính nhờ sợi dây kim tuyến này mà ta có thể điều khiển viên đạn đến mục tiêu theo ý muốn. Trên ống nhắm có một chữ thập. Ta chỉ cần đưa chữ thập vào mục tiêu thì nhất định viên đạn phải trúng mục tiêu. Khi nổ, sức nóng tỏa ra trên 3000 độ. Đặc biệt viên đạn có thể luồn lách qua những hàng cây như cây cao su. Đây là loại vũ khí chống xe tăng rất hữu hiệu. Chỉ tiếc rằng người bạn đồng minh đã viện trợ cho ta quá trễ. “Mất bò rồi mới làm chuồng!” Cũng giống như hồi Tết Mậu Thân năm 1968, khi quân CSBV xâm lăng xử dụng AK47 để tấn công trên toàn cõi VNCH thì người bạn đồng minh mới cung cấp cho ta súng M16. Sau này khi bộ đội CSBV xử dụng xe tăng T-54, ta mới được ông bạn quý nhượng lại cho M48, do họ rời chiến trường VN, nặng quá không tiện mang theo! Có lẽ ông bạn Mỹ không muốn ta thắng Việt cộng, chỉ muốn ta thủ huề! Họ sợ ta thừa thắng rồi mở cuộc Bắc tiến, làm mất thế cân bằng toàn cầu của họ. Ôi! Thương thay cho thân phận người lính của một nước nhược tiểu.



Vị Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2/43 hân hạnh được bắn phát đạn đầu tiên. Viên đạn chạm trúng mục tiêu, vị trí của khẩu thượng liên 12ly7. Viên đạn nổ, khẩu súng câm họng ngay. Hàng mấy chục tên bộ đội bỏ chạy tán loạn. Chúng tìm cách nhào xuống triền đồi, lủi nhanh vào rừng sâu. Thêm hai viên đạn nữa rời nòng súng. Những ổ kháng cự mạnh nhất của cộng quân bị vỡ. Tiểu đoàn trưởng cho lệnh tấn công. Chỉ trong một khoảnh khắc, toàn bộ trận địa của địch đã bị quân bạn chiếm lĩnh. Xác địch nằm la liệt. Nhiều tên bị xiềng vào chân súng, vào bunkers. Nhiều tiếng rên, nhiều tiếng khóc la, nào là “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất. Tuyệt nhiên không có tiếng “Bố ơi! Mẹ ơi!” hay “Trời ơi! Phật ơi!” như ta vẫn thường thốt lên mỗi khi đau đớn hay gặp cơn nguy biến.
Khói súng, và mùi da thịt cháy khét lẹt của giặc tỏa ra cả một vùng. Súng cá nhân, súng cộng đồng vất bỏ ngổn ngang. Kết quả ta thu được 1 súng thượng liên 12 ly7, 1 súng cối 82 ly, 2 khẩu 61 ly, nhiều AK, B40 và B41. Bên ta hoàn toàn vô sự! Phi trường Quản Lợi đã được tái chiếm.

Nhưng chiến thắng này Tiểu đoàn đã phải trả cái giá quá đắc! Đó là mười chín sinh mạng của các Chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43. Những người lính dũng cảm, ra đi không hẹn ngày về. Họ đã nằm lại trên mảnh đất quê hương, đã hy sinh thân xác để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được ĐỘC LẬP, TỰ DO, và mang lại HẠNH PHÚC, ẤM NO cho toàn dân. Họ đã hy sinh thân xác để chống lại làn sóng đỏ tràn vào từ phương Bắc. Nhưng cuối cùng, vì sự ngu dốt của bọn người “ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”, bọn người ngây thơ và nhẹ dạ, và vì sự phản bội của đồng minh; sự hy sinh của những người lính VNCH xem ra có vẻ oan uổng! Họ đã bỏ phí đời trai trẻ. Khi nằm xuống, những tấm ponchos đã phủ kín đời họ. Là những chiếc áo quan buồn, ra đi giữa vùng lửa đạn. Nhưng cũng là cái may! Họ đã chết vinh quang! Họ không phải sống nhục sau ngày 30/4/1975, để phải chứng kiến cảnh “nước mất nhà tan”. Chỉ có những người còn lại là phải sống nhục, sống trong nỗi đau triền miên!

Michigan, ngày cận Xuân năm 2007.

BẢO ĐỊNH






Bảo Định Nguyễn Hữu Chế



====================================


Những địa danh và vị trí quan trọng của miền nam (thời VNCH)




Biệt Động Quân Hành Khúc
https://youtu.be/9Ktd_jhuDOw


http://www.canhthep.com/3828/LyCafeCuoiCung.mp4




0

https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/Thy%20Th.jpg

1

https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w1000_r1/16/07/22/139/19913866/13_107622.jpg

2

https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w1000_r1/16/07/22/139/19913866/13_107622.jpg

3



4

https://live.staticflickr.com/5741/30640133621_63d755436f_b.jpg


Lễ xuất phát Chiến dịch Quyết Chiến Thắng, ngày 5/11/1968 trước Tòa Đô Chánh


5

Saigon 05 Nov 1968 - Thượng nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến trước Hội trường Thống Nhất (rạp Xổ số Kiến thiết)

Chiến Sĩ Áo-Đen (phần 2)
Nhân Dân Tự Vệ VNCH - Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn

http://nguyenvanguyen.blogspot.com/2017/06/chien-si-ao-en-phan-2-nhan-dan-tu-ve_1.html


6


800 × 537Images may be subject to copyright. Learn More Người Việt Quốc Gia (NVQG): Hình Ảnh Ngày QLVNCH 19-6-2010 tại New... NVQG

Ngày QLVNCH 19.6.2010 tại New Orleans: Một số hình ảnh Gd/CB.XDNT/LA (Gia đình Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn VNCH, Louisiana) trong ngày QLVNCH 19/6/2010 tại...


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgLRfAjWjyBCwa-h-gvW23wNGstWibcJFah7cn1x7FKkX-MF_mhnrQQitP2XSFXeqkiTIES7ICvdnH8NlNR36OZ6SZ5h8SuTyyk4QdlVFDD31R7bUQTiDUMcLJy6JDBUMvpMTr1k7KBnMk/s1600/DSC_0058.JPG



7

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/DSC_0020_zps0h5kv3zy.jpg



8

https://img01.militaryblog.jp/usr/i/c/h/ichiban/ARVNsregularssinsuniformsksRF-PFsssinspajamas_1.jpg


At Phu Bai, 1963. Never fired it, don't know if it worked.
ARVN and local RFPFs at Phu Bai Airport, 1963.
My M2 Carbine at Da Nang, 1963.


9

https://img01.militaryblog.jp/usr/i/c/h/ichiban/026k20Morek20ARVNk20withk20advisor_3.jpg










moving bubbles. photo movingbubbles.gif
10

https://img01.militaryblog.jp/usr/i/c/h/ichiban/%C4%91%E1%BB%8Basph%C6%B0%C6%A1ngsqu%C3%A2nsv%C3%B9ngs4schi%E1%BA%BFnsthu%E1%BA%ADt_1.jpg


------

(Địa phương quân-Nghĩa quân)

[1954 - around 1964]

(Photo: 1963 Fubai)

11

https://img01.militaryblog.jp/usr/i/c/h/ichiban/ARVNsregularssinsuniformsksRF-PFsssinspajamas_1.jpg



12



13

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgR7_rq4jL9Shnqwtm6yU3eajOtlL-OVknBBi8E36V_pBYWRnVgRzQGG0SrrSTS_cPZChczBKIC8asKlY1xBT5Bl8IiGAzGpcuas7mwk1EYiplheRbcOIXqN-3w4mUQM7ilghIUYwHwNJr-QjjQdBeHeQzBYSJ7m90wSp3isnMVlMM2AQ_P4nf9yMEAv5dAEoIPlK7pPkEQBV87xyfb2KCT1LlyeoF9k2jjto842wr_kzQ=w1200-h630-p-k-no-nu



14

https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/gykhc_zps96757e67.jpg

15

https://i0.wp.com/hon-viet.co.uk/NhanDanTuVeHoNai1.jpg



16

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/XDNT_dienhanh-2_zpsbmam7cty.jpg

17

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/political-theory-and-ideology-31-728_zpsxgckdayo.jpg


Nông Thôn Miền Nam 1967 -


https://rvnhs.files.wordpress.com/2015/12/photo-34.jpg


18

https://img.youtube.com/vi/TZeKi01j0Eg/mqdefault.jpg


Cán bộ xây dựng nông thôn
19

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/7b2b73fb-074d-4277-a6e0-5b8e63397175_zpshxb8uvkw.jpg

Members of the Rural Development Cadre, near Qui Nhon,1969.


20

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg5U9Qq_f_MlIczdRonkxLDJCcPXUIzg1yFYovdRgVyY5k1u7Zqc9x1Sw8J-ZpsSEq5kBI2Xg7PkynJ9TFenHiTa_xwgB5_vckjjEEI-64I1Vz17Mdk7-7e_YktEMqjyOwJhTjc2ocN53w/s1600/rdc+marching.jpg



31

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg5U9Qq_f_MlIczdRonkxLDJCcPXUIzg1yFYovdRgVyY5k1u7Zqc9x1Sw8J-ZpsSEq5kBI2Xg7PkynJ9TFenHiTa_xwgB5_vckjjEEI-64I1Vz17Mdk7-7e_YktEMqjyOwJhTjc2ocN53w/s1600/rdc+marching.jpg


22

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg5U9Qq_f_MlIczdRonkxLDJCcPXUIzg1yFYovdRgVyY5k1u7Zqc9x1Sw8J-ZpsSEq5kBI2Xg7PkynJ9TFenHiTa_xwgB5_vckjjEEI-64I1Vz17Mdk7-7e_YktEMqjyOwJhTjc2ocN53w/s1600/rdc+marching.jpg



Rural Development Cadre - RDC


23

https://redsvn.net/wp-content/uploads/2019/06/Saigon-1966-Rich-Krebs-13.jpg


24

https://redsvn.net/wp-content/uploads/2019/06/Saigon-1966-Rich-Krebs-13.jpg

căn cứ hải quân trong bến cảng Chương Dương ở Sài Gòn.




25

https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/16/07/22/139/19913866/13_107622.jpg

025

https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/16/07/22/139/19913866/13_107622.jpg

Căn cứ hải quân trong bến cảng Chương Dương ở Sài Gòn..



The Republic of Vietnam Historical.

Members of the Rural Development Cadre armed as military auxiliaries alongside soldiers, 1960s.


26

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj7zyyyu-voBIkpzvd_COpDj1z0vASGhuHLQFZrfMGf0dMfBhZ_gioHuA_v7ZmhvN2WwQmfllyImhnsGM6L2ji0pAqfuRMS7OjXhlW8WhzBw4V-0h9KKtRJoc4RNSeDq7vbTt3cH14nrM0/s1600/PhanThiet.jpg

27

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/blackdots_zpswz2du3rh.jpg



28

https://live.staticflickr.com/7107/7063825797_4d6d2b6e93_b.jpg


Vietnam War - Combat Girls of Vietnam

News Press Photo - Các cô gái chiến đấu của VN - Trong bộ đồ trận, cô gái trẻ ở trên đang xem bản đồ trong khu huấn luyện tác chiến của lực lượng bán quân sự Nam VN. Các thành viên trẻ của lực lượng này không chỉ được dạy cách sử dụng vũ khí mà còn được học cách vận dụng chúng bằng cách xác định chính xác vị trí quân địch trên bản đồ và nhắm súng. (UPI Photo) 31/8/1963

Nữ quân nhơn này đang tìm tọa độ bắn súng cối 60 ly.

Saigon 1971 - Le Loi Street in front of National Assembly Building bên tay mặt là "nhà xẹc tây" (Cercle Sportif) sau 75 là Nhà văn Hóa Lao Động 55 NTMK

Lúc đó đường Huyền Trân Công Chúa khóa vĩnh viễn có các đơn vị quân đội, Cảnh Sát Dã Chiến, Chửa lữa luôn túc trực bảo vệ mặt sau Dinh bên vườn Bồ-rô Tao Đàn cũng có vài Đơn vi võ trang như vậy
20




Hong Thap Tu Street, Saigon, Vietnam - 1967
30

https://live.staticflickr.com/7251/7069605873_23e3664b80_c.jpg


1966 Vietnamese Civilians Killed & Wounded in the Vietnam War
31

http://live.staticflickr.com/7251/7069605873_23e3664b80_c.jpg

1969 Montagnard Woman at Dak Pek Special Forces Camp



1970 1st Battalion, U.S. 11th Infantry at Mai Loc Fire Base 1971 U.S. Huey helicopters arrive at Quang Tri to pick up waiting South Vietnamese Hac Bao (Black Panthers).


32


1972 Vietnam War Cai Lay ARVN Soldier Dives For Safety From Mortar

Trường ĐH Vạn Hạnh của Phật Giáo, nằm trên đường Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ, đối diện chợ Trương Minh Giảng. Một trung tâm khấy động, biểu tình chống chính quyền.

1971 Saigon Crowd University Students Rocks Firebombs Police Van Han



Xe thiết giáp của Mỹ trên đường đi ngang qua đây sau trận Tết Mậu Thân, không dính dáng gì với sự kiện trong hình bên cạnh: cảnh SV biểu tình đốt phá và cảnh sát dã chiến ngăn chận.



https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6923539842/in/photostream/


34

https://live.staticflickr.com/5191/7069622545_1b1ae4c026_b.jpg


Tân Cương (Uyghur: شىنجاڭ, Shinjang; tiếng Trung: 新疆; bính âm: Xīnjiāng; Wade–Giles: Hsin1-chiang1; bính âm bưu chính: Sinkiang) tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Xin Jiang


35

https://www.shutterstock.com/editorial/image-editorial/vietnam-war-quang-tri-vietnam-7385897a



36

https://www.shutterstock.com/editorial/image-editorial/vietnam-war-quang-tri-vietnam-7385897a


ditorial Vietnamese Airborne soldier crouches behind shattered threshold

Vietnam War, Quang Tri, Vietnam

https://www.shutterstock.com/editorial/image-editorial/vietnam-war-quang-tri-vietnam-7385897a

Tội ác Việt cộng - Thảm sát Mậu Thân 1968 - HUE
VinFast và Việt Tân – điều gì đang diễn ra?thoibao.deRecommended for you NEW
Sep 18, 2011

The hasty removal from the roof of the American embassy, helicopters in distress, pilots jumping in despair - these images shape the cinematic memory of the final act of the 30-year Vietnam War. They come from Western reporters who report on the predictable case of the South Vietnamese capital in late April 1975. Several thousand vulnerable Americans and Vietnamese are evacuated by air.

These pictures went through the news worldwide and today are part of our memory of the fall of Saigon. But why this hasty escape, where everything had been planned and organized for weeks?

When the North Vietnamese tanks appear in the gardens of the Presidential Palace the next morning, reporters are allowed to film the victorious soldiers and escort them to the balcony of the palace. But are these images of the Western press in the taste of the new masters of Saigon? And what do the new rulers want to show from this historic moment?




https://www.paragon-carpets.co.uk/wp-content/uploads/Diversity-Denim-616-375x400.jpg



https://www.paragon-carpets.co.uk/wp-content/uploads/Diversity-Denim-616-375x400.jpg

Cobalt blue



https://png.pngtree.com/thumb_back/fw800/back_pic/00/12/53/86563ea98964774.jpg



======================================

Đồng Xoài



Đồng Xoài – Tàn Cơn Binh Lửa (5) – Lê Đắc Lực
By nhóm Văn Tuyển on Tháng Mười Một 4, 2014 chuyện kể của
Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

Anh trở về...
có thể bằng chiến thắng Pleime,
hay Đức Cơ, Đồng Xoài – Bình Giả”.

(Linh Phương)

Trận Đồng Xoài xảy ra vào tháng 6 năm 1965, với rất nhiều thương vong cho cả hai bên hay chỉ về phía Quân Đội VNCH mà thôi, tôi không biết rõ. Tôi cũng không quan tâm về việc người ta phê phán các ông Tướng lo họp hành đảo chánh, làm chính trị, vì không phản ứng kịp nên trận Đồng Xoài mới có kết quả đau thương như thế.

Vào khoảng trung tuần tháng 5 năm 1968, theo nhu cầu của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù, được điều động đến Thị Xã Đồng Xoài để tổ chức hành quân truy tìm, phát giác mọi hoạt động của các đơn vị địch vùng ngoại vi của Thị Xã Đồng Xoài. Tên địa danh này thì tôi đã nghe, nhưng Đồng Xoài nằm ở đâu? Dấu hỏi đó không rời trí tôi.

Nhìn vào bản đồ, từ Thành Phố Bình Dương, Thủ Dầu Một theo Quốc Lộ 13 đi về hướng Bắc, khi gần đến thị trấn Chơn Thành sẽ là chỗ gặp nhau của Quốc Lộ 13 và 14. Quốc Lộ 13, tiếp tục theo hướng Bắc, ngang qua Thị Trấn Chơn Thành, rồi đến Thị Xã Bình Long và xa nữa là Lộc Ninh. Quốc Lộ 14 đi về hướng Đông Đông Bắc, qua Cầu Suối Ngang, rồi đến Thị Xã Đồng Xoài. Từ Thị Xã Đồng Xoài về hướng Tây Bắc là Thị Xã Bình Long, hướng Đông Bắc là Thị Xã Phước Long. Hai bên Quốc Lộ là những khu rừng dày đặc bao phủ. Bao nhiêu xương máu đổ ra nơi nầy?

Thế hệ sau, người đời sau có ai khi đi qua nơi nầy sẽ thấy “Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương!”

Tôi không thể quên Bình Long, nơi tôi đã tham dự một trận đánh “long trời lở đất”, nhưng điều tôi vẫn nhớ hoài là Nghĩa Trang 81 Biệt Cách Dù, nơi tôi đã góp công xây dựng, chiến hữu của tôi vẫn còn nằm lại đó.

Nhìn chung, trong cả hai trận chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt (1945-54), và lần thứ hai (1960-75), miền Đông Nam phần là một chiến trường đẫm máu vì vùng nầy bao gồm: Bình Long, Phước Long, Phước Thành (một tỉnh đã bãi bỏ) có một vị trí chiến lược quan trọng.

Vùng nầy cách Sài Gòn không xa, khoảng 100 cây số, tiếp cận với biên giới Việt Miên là con đường xâm nhập bộ đội và vũ khí của Việt cộng từ xứ Chùa Tháp qua Việt Nam. Ngay sát trên biên giới nầy là mật khu Bùi Gia Mập.

Vì tính cách chiến lược đó, khoảng đầu năm 1965, một Căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt: Trại Đồng Xoài được thiết lập ở đây. Đây là một nút chặn quan trọng, có nhiệm vụ phát hiện hoạt động của cọng quân.

Từ Đồng Xoài, chúng sẽ tấn công Bình Long? Sẽ tấn công Phước Long? Sẽ tiến xuống Trị An? Từ nơi nầy, chúng vượt qua Rừng Lá. Ngay phía Đông Rừng Lá là mật khu Mây Tàu, vùng Xuân Lộc, Long Giao, Phước Tuy, Đất Đỏ, có yên được không?

Quân Đoàn III, với ba Sư Đoàn 5, 18 và 25, không đủ sức “bao giàn” một vùng đất rộng lớn nầy với rừng núi trùng điệp bao phủ. Đằng sau nó, là vùng tiếp vận của ông Hoàng Xứ Miên.

Mặc dù, ngay từ đầu, Việt cộng phá rối, pháo kích, tấn công, cố nhổ cho được Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Xoài, nhưng căn cứ này vẫn đứng vững. Đồng Xoài đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến giải tỏa An Lộc, tồn tại đến tháng 4/ 1975.

Việt cộng thường chuyển quân, xuất phát từ Cambodia theo Tỉnh Lộ 748 ngang qua Bù Đốp và Tỉnh Lộ 741 ngang qua Bùi Gia Mập để vào lập căn cứ địa trong Khu Tam Giác của ba Thị Xã: Phước Long, Bình Long và Đồng Xoài. Bọn chúng thường tránh đụng độ với bất cứ đơn vị Quân Đội VNCH nào hoạt động ở đây. Về mặt chiến thuật, không lợi ích cho chúng, dù có thắng lợi chăng nữa.
Bọn chúng dùng nơi đây để tăng gia sản xuất, ém quân, điều nghiên chiến trường và đắp mô trên các trục lộ để khủng bố, sát hại đồng bào, cùng ngăn chận sự chuyển vận binh sĩ của các đơn vị trú đóng tại địa phương.

Bốn Đại Đội 1, 2, 3 và 4 của Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta được C.130 của Quân Đội Hoa Kỳ chuyển vận đến Đồng Xoài. Từ căn cứ hành quân đóng cạnh một bìa rừng bên trái Quốc Lộ 13 và Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Xoài, các Toán Thám Sát Delta được Trực Thăng UH.1B bốc thả vào hoạt động trong khu vực nằm giữa ba Thị Xã này.

Khi các Toán Thám Sát Delta phát hiện các khu vực trồng sắn, bắp ở dưới các trũng đồi chạy dọc theo các con suối, và một khu nhà ở, nhà kho, thì Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù đã đưa Đại Đội 1 và 2 nhảy vào khai thác mục tiêu.

Ở đây, Việt cọng đã dựng lên những ngôi nhà dưỡng quân, nuôi quân để chuẩn bị cho chiến trường ở Bình Long, Lộc Ninh hay Phước Long v.v… Bên cạnh các trại dưỡng quân là các nhà kho chứa ngô, khoai, sắn và phần nhiều là gạo. Gạo của Tàu cọng. Và dọc theo vài đường mòn lớn, cứ khoảng vài ba cây số đường rừng thì có một ụ muối, tựa như những gò mối, được lợp và bao phủ chung quanh bằng một loại lá giống như lá cây cọ, gọi là “Lá Trống Quân” để ngụy trang và che mưa rất kín đáo.

Quân Việt cọng ở đây là thành phần thương binh, có nhiệm vụ dưỡng thương và tăng gia sản xuất, cùng một số liên lạc viên trên đường đi đã dừng lại nghỉ quân, bọn chúng cố gắng phản công, bảo vệ kho tàng, nhưng làm sao có thể chống trả lại Biệt Cách Dù?

Ngoài một số tên bỏ mạng bị thương và bị bắt, số còn lại rút về hướng Tây trong vùng rừng núi Long Tân, Phú Riềng.

Nhìn những “tên lính sữa” mới thôi bú mẹ, tôi thấy xúc động. Hỡi các Bà Mẹ phía Bắc vĩ tuyến 17, các Mẹ có đau lòng chăng khi những đứa con chưa đủ lớn, đã bị bọn lãnh đạo ở Bắc Bộ Phủ đưa vào miền Nam làm bia đỡ đạn. Không ít những tên bị bắt là thương binh loại nhẹ. Còn những tên bất khiển dụng thì ở đâu? Chỉ một viên đạn AK, bọn lãnh đạo cọng sản bớt đi những vướng bận chiến trường. Tàn bạo như thế là cùng!!!
(Phi Cơ C.130 đang chuyển Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 BCD đến Phi Trường Đồng Xoài).

Khoảng hai tuần sau đó, Đại Đội 3 và 4 đổ quân xuống mạn Bắc Thị Xã Đồng Xoài, kế cận khu Lương Võ, cũng phát hiện một căn cứ địa có hầm trú ẩn và trạm xá. Tấn công vào đây, sát hại 10 tên địch, và hướng dẫn phi cơ oanh kích, hủy diệt toàn bộ căn cứ này.

Trong thời gian hành quân tại Thị Xã Đồng Xoài, sau lần cùng Đại Đội 4 nhảy vào khai thác mục tiêu, tôi tình nguyện về Trung Tâm Hành Quân Delta do Thiếu Tá Phan Văn Huấn là Chỉ Huy Trưởng. Tại nơi đây, tôi nhảy “thử gió” cùng Toán 1 Thám Sát Delta, Toán Trưởng là Thiếu Úy Phạm Phan Anh, bạn cùng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với tôi.

(Delta Lê Đắc Lực & Phan Anh)

Nhảy thử gió là chuyến thâm nhập Toán lần đầu tiên khi về phục vụ Trung Tâm Hành Quân Delta.

Sĩ Quan mới về đơn vị sẽ đi theo thực tập (học nghề) với một cựu Toán Trưởng từng trải. Toán gồm sáu (6) người, 02 là quân nhân Hoa Kỳ và 04 là Việt Nam. Thời gian hoạt động là bảy ngày, nhưng cũng tùy theo nhu cầu, nhiệm vụ, thời gian hoạt động cũng có thể rút ngắn hay gia tăng.

Thông thường chuyến thâm nhập thử gió may ít rủi nhiều, nên trước khi Toán lên đường xâm nhập, thường được các đồng đội tiễn ra tận trực thăng, xiết chặt tay cùng với lời nhắn nhủ rất kinh dị mà chân tình: “Đi nhớ trở về nghe mày!” và tiếp nối là những vẫy tay từ giã, hoặc cũng có thể là vĩnh biệt, cho đến khi trực thăng mất hút trong không gian mờ nhạt của trời chiều.

Sau lần thử gió, tôi đảm nhận Trưởng Toán 3 Thám Sát Delta, và cũng từ đó, trên bước đường quân hành vạn nẽo qua các chức vụ, tôi đã thâm nhập vào các Mật Khu của giặc cọng khắp 03 Vùng Chiến Thuật I, II, III như: Khe Sanh, Ba Lòng, Ashau, Khâm Đức, Ba Tơ, An Lão, Dakto, Tam Biên, Đồng Bò, Tô Hạp, Mõm Chó (Krek), Mây Tào, Đồng Xoài và Chiến Khu D, và cũng đã lập được ít nhiều chiến tích cho Đơn Vị.

Về sau, khi trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (Ngày 01 Tháng 8 Năm 1970), sau khi Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, như là một truyền thống cố hữu, bất cứ một Sĩ Quan trong Liên Đoàn, được Đại Tá Phan Văn Huấn Chỉ Huy Trưởng, cất nhắc đảm nhận chức vụ Biệt Đội Trưởng, ngoài các chiến công, thì phải, đã, từng đảm nhận các chức vụ Trưởng Toán Thám Sát, Trung Đội Trưởng, Đại Đội Phó, Biệt Đội Phó các Biệt Đội Biệt Cách Nhảy Dù. Và cũng xuất phát từ truyền thống này mà hiệu năng tác chiến của Liên Đoàn được nâng cao, mang lại nhiều chiến công hiển hách, lẫy lừng, tạo nên uy danh cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trong Quân Sử Quân Lực VNCH và lưu truyền cho hậu thế.




Trận Đồng Xoài 1965

https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/10671306_801873873188217_4388050677725144632_n.png?_nc_cat=103&_nc_oc=AQkA9umZFoc6lu8WqPnWwx3_8C2aX-KpJ1AQlkYFEBujzl_1Sy-_N-yjcBRwJSyg6es&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=92c0ef927273c9dc40c85ccb6b33194a&oe=5DA7807E


Trận Đồng Xoài 1965

https://www.flickriver.com/photos/13476480@N07/sets/72157629675841470/




https://i0.wp.com/farm3.staticflickr.com/2849/10849866435_9a09ea2095_b.jpg?w=600


Nhân Dân Tự vệ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiFrefTDmhHToCmzrNRtjvVcB7FOkLLSonR4h8rE7zCdLOlEwt_8yaj4EX50JXIquPBIJXd-izVsof6HdSiz9e0KmZUk7QI2Uycug-780cE0K_0aIAks77O6YwiywBBxPHIiLEXqAp9Tpw/s154-no/

XDNT


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi3LC4GuDe8OgaYVgggBq32bkBmmTaVhI4LunUQF7cKryYoLwcowiqXUqz2RMWl1T2mnlXrgxXmiEbxU2vS3UqZndExTGodHTEb7hsz8NZMoTjt32FhGfeGI6RcXYY-IZZ8Oq7iij27E8A/s242-no/



37

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifW8GCMcLCe4LuneKw-WiP0iVp8BHnaEmiGg0knpJpmmTEPyUCPrefYvh-1zZHggV0YNrewHnip4r-6HjWfCFpl9A8UG3vR6dXOoZXoSzM5-v4zmq4kjH9eLJG81LD_fNYmR4lpqXYnpY/w419-h434-no/?authuser=0



==============================

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết”.

“Sau đó, Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người dân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ:
Phá cường địch, báo hoàng ân (phá giặc mạnh, báo ơn vua)”

Tháng 4/1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái đem một nhóm binh lính đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi vào trận với giặc, (Hoài Văn hầu) tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch”.

Chỉ sau 1 tháng, quân Nguyên bị đánh bại ở Kinh Thành và Chương Dương. Tướng Nguyên là Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt phải bỏ chạy qua sông Lô.

3. Bí ẩn về cái chết của vị anh hùng trẻ tuổi.

Nhiều sách lịch sử của Việt Nam đều không đề cập chi tiết tới cái chết của Trần Quốc Toản.

Theo sách Việt sử Kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực, quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị thương trong trận đánh này và qua đời ngày 2/2 âm lịch, khi mới 18 tuổi.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết”.


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT8fJuzH6P39XpZcZSz1lCD8w7f7SaQGmg2uyd1-O-b6pMah9iH

“Sau đó, Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người dân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ: Phá cường địch, báo hoàng ân (phá giặc mạnh, báo ơn vua)".

Tháng 4/1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái đem một nhóm binh lính đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi vào trận với giặc, (Hoài Văn hầu) tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch”.
Phá cường địch báo hoàng ân.

Chỉ sau 1 tháng, quân Nguyên bị đánh bại ở Kinh Thành và Chương Dương. Tướng Nguyên là Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt phải bỏ chạy qua sông Lô.

3 . Bí ẩn về cái chết của vị anh hùng trẻ tuổi Nhiều sách lịch sử của Việt Nam đều không đề cập chi tiết tới cái chết của Trần Quốc Toản.

Theo sách Việt sử Kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực, quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị thương trong trận đánh này và qua đời ngày 2/2 âm lịch, khi mới 18 tuổi.

Còn Đại Việt sử ký Toàn thư chép:

“Đến khi Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương”.

Trong quyển Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại –sách sử của nhà Nguyên có viết:

“Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đuổi thì bị giết.

Còn Đại Việt sử ký Toàn thư chép: “Đến khi Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương”.

Trong quyển Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại – sách sử của nhà Nguyên có viết:

“Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đuổi thì bị giết.

Hán Cao Tổ tên là Lưu Bang, tên tự là Quý, tuổi Tỵ.






38

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg6KWKI_dp6XilGWKXwDPkpm5qe_OxzTlNDbpz0kf0T61d8SyfIIhQPdVu6cUZ1BAQUCw1NRHsN5ssq6NtZUPTpFLFbXUAHManUCYJLyrABOSErGHosuU_8MaE96tu4IM0pPUlf_lHRB-A/w155-h183-no/



39

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEioj5PLeJDL42zz5-hesgALI8_VLsmgxqN9bYQ5WbZz6TQqD_SA89NPf8eOiJf4t4dHAb3L04vaCM09ldkHlVJNba8l1G6W8xmB8EhUcSW9tRSZ6p99gETGVSZBc0UphyphenhyphenvMBqKNygFZE5w/w150-h125-no/

40


https://batkhuat.net/images/tks-nguyenvantot.jpg


Hồi Tết Mậu Thân năm 1968, khi quân Cộng sản Bắc Việt/Việt cộng (CSBV) xâm lăng xử dụng AK47 để tấn công trên toàn cõi VNCH thì người bạn đồng minh mới cung cấp cho ta súng M-16.

Sau này khi bộ đội CSBV xử dụng xe tăng T-54, ta mới được ông bạn quý nhượng lại cho M-48,

Do lính Mỹ họ rời chiến trường miền Việt Nam, vì nặng quá không tiện mang theo M-48!
Có lẽ ông bạn Mỹ không muốn ta thắng Việt cộng, chỉ muốn ta thủ huề! Họ sợ ta thừa thắng rồi mở cuộc Bắc tiến, làm mất thế cân bằng toàn cầu của họ.

Ôi! Thương thay cho thân phận người lính của một nước nhược tiểu.


Tiểu đoàn trưởng cho lệnh tấn công. Chỉ trong một khoảnh khắc, toàn bộ trận địa của địch đã bị quân bạn chiếm lĩnh. Xác địch nằm la liệt. Nhiều tên bị xiềng vào chân súng, vào bunkers. Nhiều tiếng rên, nhiều tiếng khóc la. Nào là: “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất. Tuyệt nhiên không có tiếng “Bố ơi! Mẹ ơi!” hay “Trời ơi! Phật ơi!” như ta vẫn thường thốt lên mỗi khi đau đớn hay gặp cơn nguy biến.

Khói súng, và mùi da thịt cháy khét lẹt của giặc tỏa ra cả một vùng. Súng cá nhân, súng cộng đồng vất bỏ ngổn ngang. Kết quả ta thu được 1 súng thượng liên 12ly7, 1 súng cối 82 ly, 2 khẩu 61ly, nhiều AK, B40 và B41. Bên ta hoàn toàn vô sự! Phi trường Quản Lợi đã được tái chiếm.


---------------------------------------------


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...