Chiều Trên Đường Hồng Thập Tự
Thơ: Nguyễn Tất Nhiên phổ nhạc
Hồng Thập Tự ơi
Ta lang thang trên con đường này
Đường tình ngày xưa ta vui chân đón em học về
Hồng Thập Tự ơi
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn.
Ta nhớ nhung lắm khung trời xanh
Này Sài Gòn ơi sao hôm nay xác xơ hình hài
Người từng người đi sao đời người hấp hối lạc loài
Bè bạn còn đâu bơ vơ ta bóng đeo hình gầy
Mang trái tim thẫn thờ u hoài
Thôi bây giờ đã mất những mặt trời tương lai
Thôi bây giờ gánh vác nhục nhằn thấu xương vai
Thôi bây giờ lầm lũi bước vào đời ngô nghê
Tay che mù mắt tối gượng cười khô đắng môi
Ngã tư đèn xanh leo heo dăm chiếc xe đạp vờ
Trường đại học im sinh viên ngoan ngoãn như đàn cừu
Độc Lập Tự Do ta nghêu ngao giúp vui đồng bào
đang lấy lấp bám theo hè phố
Này Sài Gòn ơi
Bao nhiêu lâu sẽ như Hà Nội?
Người người nhìn nhau tâm tư giam kín bức tường dày
Này Sài Gòn ơi
Hôm nay bao tiếng than thở rồi
Xin đóng đinh sáng danh tình người
Thôi bây giờ chen lấn năm tù vào công viên
Thôi bây giờ câm nín làm loài thú không tên
Thôi bây giờ rêu nấm úa từng phần con tim
loanh quanh tìm lối sống đời tàn như nến tan
Hồng Thập Tự ơi
Ta lang thang trên con đường này
Đường hẹn hò xưa nghe chưa phai vết xe tình vùi
Hồng Thập Tự ơi
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn
Hoang phế như Tháp Chàm chìm lắng
Này Sài Gòn ơi
Duy Tân đau nỗi đau trường luật
Này Sài Gòn ơi
Cây xanh đau nỗi đau lòng đường
Này Sài Gòn ơi
Hai mươi năm bất ngờ tàn cuộc
Ôi máu xương dế giun da vàng.
Chiều Trên Đường Hồng Thập Tự
Trước 1975, Sài Gòn của Hòn Ngọc Viễn Đông, của VNCH.
==========
Oan nghiệt Người Sài Gòn
Ngày 'chúng nó' vào đây
Đó chính là bài hát về một con đường rất quen thuộc Sài Gòn trước 75 với biết bao kỷ niệm đúng không quý vị, có thể nói kể từ sau tháng tư ở Saigon, những con đường không ngờ có những bạn bè, xưa từng "mòn giày dép" trên những đường phố quen, khi tôi nhắc đến những con đường lại làm cho các bạn nhớ đến những "ký ức đường phố Saigon thuở xưa còn đi học" đến thế, nhân đây tôi cũng xin viết tiếp về con đường này ở Saigon, con đường mà ai trong chúng ta ở Saigon trước năm 1975 cũng quen, cũng nhớ... đó chính là con Đường Hồng Thập Tự.
Đường Hồng Thập Tự là một trong vài con đường xưa nhất của Saigon hoa lệ, thuở còn đi học ngày nào tôi cũng phải đi qua con đường này, khi đó nhà tôi tuốt chỗ trường đua Phú Thọ, thoạt tiên vài năm đầu đi xe buýt, lớn hơn một chút, khoảng lớp đệ ngũ (lớp 8 bây giờ) thì được đi xe đạp (sướng mê tơi).
Sang đến lớp đệ tam (lớp 10) thì được sắm cho chiếc xe Honda PC 50 (lên tiên chứ chẳng chơi), rồi khi phải rời ghế nhà trường vào quân đội, thì đơn vị gốc của tôi nằm ở đầu đường Hồng Thập Tự, đối diện với cổng sau Thảo Cầm Viên, mà dân Saigon quen gọi là Sở thú, kế bên cầu Thị Nghè, được một hai tháng thì tôi chuyển lên Cao nguyên, chân ướt chân ráo hứng ngay cái "Mùa hè đỏ lửa" nóng bỏng, tháng tư năm 1975... sống sót từ Cao Nguyên dông về Saigon sau gần một tháng trời đi qua Liên Tỉnh Lộ 7 (đoạn đường kinh hoàng nối từ Cao nguyên đến Phú Yên, đã bị bỏ hoang nhiều năm). Trở về đơn vị gốc vào đầu tháng 4-1975, và sau đó thì... về nhà đến nay...
==========
Đường Hồng Thập Tự, đó là tên đường tồn tại từ 22-3-1955 cho đến ngày 14-8-1975. Đây là con đường huyết mạch ở Saigon có từ trước khi người Pháp đến, gọi là đường Thiên Lý. Khi người Pháp chiếm Saigon họ đổi thành đường Stratégique, sau đó qui hoạch lại thành đường số 25, từ 1-2-1865 đặt tên là Chasseloup Laubat, cho đến 22-3-1955 thời Đệ nhất Cộng Hòa, tổng thống "Ngô Đình Diệm" đổi thành đường Hồng Thập Tự, và đến 14-8-1975 chính quyền Cách mạng Lâm thời Việt cộng đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh (bao gồm cả Quốc lộ 13, và đường Hùng Vương cho đến Cầu Kinh).
Đến quốc khánh 1991, UBND TP đổi đoạn đường xưa là Hồng Thập Tự thành Nguyễn Thị Minh Khai (Tên của nữ hộ lý (?) như hiện nay, (đoạn từ Công trường Cộng Hòa đến cầu Thị Nghè).
Đúng là thời thế đổi thay, đúng không quý vị.
==========
Trên đoạn tường Hồng Thập Tự cũ, đi qua những công trình "để đời", đó là Thảo Cầm Viên (Sở thú), được người Pháp xây dựng đã trên một trăm năm nay (1864-1865). Người sáng lập cũng là Gám đốc đầu tiên là J.B. Louis Pierre. Ông cũng là người xây dựng vườn Tao Đàn. Dinh Norodom xây từ thời Pháp (1863 đến 1875), sau đó được xây dựng lại là dinh Độc Lập (7-9-1954), và bây giờ là Hội trường Thống Nhất (25-6-1976). Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay là một ngôi trường cũng xưa như con đường đi qua nó. Được xây dựng từ ngày 14-1-1874 lần lượt mang các tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi Collège Chasseloup Laubat (17-8-1928) theo như tên đường lúc đó, học giả Vương Hồng Sển đã học trường này.
Sau năm 1954 đổi thành Lycée Jean Jacques Rousseau cũng vẫn do người Pháp quản lý. Từ năm học 1967-1968 giao lại cho Việt Nam, trở thành Trung tâm Giáo dục Lê Quý Đôn (vẫn được học tiếng Pháp 8 giờ mỗi tuần) do người Pháp dạy, sau ngày 30-4-1975 trường mang tên PTTH Lê Quý Đôn đến nay, còn tại sao từ ngày 22-3-1955 đường được đổi tên là đường Hồng Thập Tự, tại miền Nam ngày 25-12-1951, Hội Hồng Thập Tự Việt Nam được thành lập tại Saigon nằm trên con đường lúc bấy giờ mang tên Chasseloup Laubat, đến ngày 22-3-1955 chính quyền Ngô Đình Diệm đã đổi tên thành đường Hồng Thập Tự.
1
Hồng Thập Tự ơi,
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn...
Này Sài Gòn ơi
Duy Tân đau nỗi đau trường luật.
Này Sài Gòn ơi,
Bao nhiêu lâu sẽ như Hà Nội?
Hà Lội?
40 năm sau 2015 sài Gòn trở thành giống như Hà Lội, cũng có "thành phố trên sông" rác rến ứ động, trôi lềnh bềnh, thối hôi nặc nồng, chỉ sau một con mưa ngắn.
Đường phố Sài Gòn
Đêm Tháng Tư
Đêm Tháng Tư, Tướng giữ thành tự sát,
Mặt trời ơi, giây phút Tử Vi Thần.
Đồi chiến mã hí vang lời “Sát Thát”!
Áo trận giờ quyết tử “Sá gì thân”.
Đêm Tháng Tư, trong tim anh “Tổ Quốc”,
Thật linh thiêng để dâng hiến thân mình,
Viên đạn xuyên trái tim nghe đau buốt,
Và anh về theo hành khúc chiến chinh.
Đêm Tháng Tư, trần gian thành địa ngục,
Không trăng sao, không hoa lá cỏ cây.
Chỉ thân người: Còn sống hay ngã gục?
Bóng phách hồn ngơ ngác đi tìm thây.
Đêm Tháng Tư nghe rền vang bom đạn,
Thay nhạc tình: Điệu luân vũ chiến tranh,
Người còn sống đếm thây người chết vạn,
Đất bỗng mềm giọt nước mắt ly tan.
Đêm Tháng Tư: Bốn mươi bốn năm hận,
Những oan khiên còn vương vấn cỏ cây,
Những Anh Linh, giờ còn ngoài biên trấn,
Ai chiêu hồn người Tử sĩ về đây?
Như Thương
(Viết cho 44 năm mất nước)
Nguồn http://t-van.net/?p=38952
2
3
Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên
https://youtu.be/AGQuylSASXk
Thơ: Nguyễn Tất Nhiên phổ nhạc
Hồng Thập Tự ơi
Ta lang thang trên con đường này
Đường tình ngày xưa ta vui chân đón em học về
Hồng Thập Tự ơi
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn.
Ta nhớ nhung lắm khung trời xanh
Này Sài Gòn ơi sao hôm nay xác xơ hình hài
Người từng người đi sao đời người hấp hối lạc loài
Bè bạn còn đâu bơ vơ ta bóng đeo hình gầy
Mang trái tim thẫn thờ u hoài
Thôi bây giờ đã mất những mặt trời tương lai
Thôi bây giờ gánh vác nhục nhằn thấu xương vai
Thôi bây giờ lầm lũi bước vào đời ngô nghê
Tay che mù mắt tối gượng cười khô đắng môi
Ngã tư đèn xanh leo heo dăm chiếc xe đạp vờ
Trường đại học im sinh viên ngoan ngoãn như đàn cừu
Độc Lập Tự Do ta nghêu ngao giúp vui đồng bào
đang lấy lấp bám theo hè phố
Này Sài Gòn ơi
Bao nhiêu lâu sẽ như Hà Nội?
Người người nhìn nhau tâm tư giam kín bức tường dày
Này Sài Gòn ơi
Hôm nay bao tiếng than thở rồi
Xin đóng đinh sáng danh tình người
Thôi bây giờ chen lấn năm tù vào công viên
Thôi bây giờ câm nín làm loài thú không tên
Thôi bây giờ rêu nấm úa từng phần con tim
loanh quanh tìm lối sống đời tàn như nến tan
Hồng Thập Tự ơi
Ta lang thang trên con đường này
Đường hẹn hò xưa nghe chưa phai vết xe tình vùi
Hồng Thập Tự ơi
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn
Hoang phế như Tháp Chàm chìm lắng
Này Sài Gòn ơi
Duy Tân đau nỗi đau trường luật
Này Sài Gòn ơi
Cây xanh đau nỗi đau lòng đường
Này Sài Gòn ơi
Hai mươi năm bất ngờ tàn cuộc
Ôi máu xương dế giun da vàng.
Chiều Trên Đường Hồng Thập Tự
Trước 1975, Sài Gòn của Hòn Ngọc Viễn Đông, của VNCH.
==========
Oan nghiệt Người Sài Gòn
Ngày 'chúng nó' vào đây
Đó chính là bài hát về một con đường rất quen thuộc Sài Gòn trước 75 với biết bao kỷ niệm đúng không quý vị, có thể nói kể từ sau tháng tư ở Saigon, những con đường không ngờ có những bạn bè, xưa từng "mòn giày dép" trên những đường phố quen, khi tôi nhắc đến những con đường lại làm cho các bạn nhớ đến những "ký ức đường phố Saigon thuở xưa còn đi học" đến thế, nhân đây tôi cũng xin viết tiếp về con đường này ở Saigon, con đường mà ai trong chúng ta ở Saigon trước năm 1975 cũng quen, cũng nhớ... đó chính là con Đường Hồng Thập Tự.
Đường Hồng Thập Tự là một trong vài con đường xưa nhất của Saigon hoa lệ, thuở còn đi học ngày nào tôi cũng phải đi qua con đường này, khi đó nhà tôi tuốt chỗ trường đua Phú Thọ, thoạt tiên vài năm đầu đi xe buýt, lớn hơn một chút, khoảng lớp đệ ngũ (lớp 8 bây giờ) thì được đi xe đạp (sướng mê tơi).
Sang đến lớp đệ tam (lớp 10) thì được sắm cho chiếc xe Honda PC 50 (lên tiên chứ chẳng chơi), rồi khi phải rời ghế nhà trường vào quân đội, thì đơn vị gốc của tôi nằm ở đầu đường Hồng Thập Tự, đối diện với cổng sau Thảo Cầm Viên, mà dân Saigon quen gọi là Sở thú, kế bên cầu Thị Nghè, được một hai tháng thì tôi chuyển lên Cao nguyên, chân ướt chân ráo hứng ngay cái "Mùa hè đỏ lửa" nóng bỏng, tháng tư năm 1975... sống sót từ Cao Nguyên dông về Saigon sau gần một tháng trời đi qua Liên Tỉnh Lộ 7 (đoạn đường kinh hoàng nối từ Cao nguyên đến Phú Yên, đã bị bỏ hoang nhiều năm). Trở về đơn vị gốc vào đầu tháng 4-1975, và sau đó thì... về nhà đến nay...
==========
Đường Hồng Thập Tự, đó là tên đường tồn tại từ 22-3-1955 cho đến ngày 14-8-1975. Đây là con đường huyết mạch ở Saigon có từ trước khi người Pháp đến, gọi là đường Thiên Lý. Khi người Pháp chiếm Saigon họ đổi thành đường Stratégique, sau đó qui hoạch lại thành đường số 25, từ 1-2-1865 đặt tên là Chasseloup Laubat, cho đến 22-3-1955 thời Đệ nhất Cộng Hòa, tổng thống "Ngô Đình Diệm" đổi thành đường Hồng Thập Tự, và đến 14-8-1975 chính quyền Cách mạng Lâm thời Việt cộng đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh (bao gồm cả Quốc lộ 13, và đường Hùng Vương cho đến Cầu Kinh).
Đến quốc khánh 1991, UBND TP đổi đoạn đường xưa là Hồng Thập Tự thành Nguyễn Thị Minh Khai (Tên của nữ hộ lý (?) như hiện nay, (đoạn từ Công trường Cộng Hòa đến cầu Thị Nghè).
Đúng là thời thế đổi thay, đúng không quý vị.
==========
Trên đoạn tường Hồng Thập Tự cũ, đi qua những công trình "để đời", đó là Thảo Cầm Viên (Sở thú), được người Pháp xây dựng đã trên một trăm năm nay (1864-1865). Người sáng lập cũng là Gám đốc đầu tiên là J.B. Louis Pierre. Ông cũng là người xây dựng vườn Tao Đàn. Dinh Norodom xây từ thời Pháp (1863 đến 1875), sau đó được xây dựng lại là dinh Độc Lập (7-9-1954), và bây giờ là Hội trường Thống Nhất (25-6-1976). Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay là một ngôi trường cũng xưa như con đường đi qua nó. Được xây dựng từ ngày 14-1-1874 lần lượt mang các tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi Collège Chasseloup Laubat (17-8-1928) theo như tên đường lúc đó, học giả Vương Hồng Sển đã học trường này.
Sau năm 1954 đổi thành Lycée Jean Jacques Rousseau cũng vẫn do người Pháp quản lý. Từ năm học 1967-1968 giao lại cho Việt Nam, trở thành Trung tâm Giáo dục Lê Quý Đôn (vẫn được học tiếng Pháp 8 giờ mỗi tuần) do người Pháp dạy, sau ngày 30-4-1975 trường mang tên PTTH Lê Quý Đôn đến nay, còn tại sao từ ngày 22-3-1955 đường được đổi tên là đường Hồng Thập Tự, tại miền Nam ngày 25-12-1951, Hội Hồng Thập Tự Việt Nam được thành lập tại Saigon nằm trên con đường lúc bấy giờ mang tên Chasseloup Laubat, đến ngày 22-3-1955 chính quyền Ngô Đình Diệm đã đổi tên thành đường Hồng Thập Tự.
1
Hồng Thập Tự ơi,
Ta đang đau nỗi đau Sài Gòn...
Này Sài Gòn ơi
Duy Tân đau nỗi đau trường luật.
Này Sài Gòn ơi,
Bao nhiêu lâu sẽ như Hà Nội?
Hà Lội?
40 năm sau 2015 sài Gòn trở thành giống như Hà Lội, cũng có "thành phố trên sông" rác rến ứ động, trôi lềnh bềnh, thối hôi nặc nồng, chỉ sau một con mưa ngắn.
Đường phố Sài Gòn
Đêm Tháng Tư
Đêm Tháng Tư, Tướng giữ thành tự sát,
Mặt trời ơi, giây phút Tử Vi Thần.
Đồi chiến mã hí vang lời “Sát Thát”!
Áo trận giờ quyết tử “Sá gì thân”.
Đêm Tháng Tư, trong tim anh “Tổ Quốc”,
Thật linh thiêng để dâng hiến thân mình,
Viên đạn xuyên trái tim nghe đau buốt,
Và anh về theo hành khúc chiến chinh.
Đêm Tháng Tư, trần gian thành địa ngục,
Không trăng sao, không hoa lá cỏ cây.
Chỉ thân người: Còn sống hay ngã gục?
Bóng phách hồn ngơ ngác đi tìm thây.
Đêm Tháng Tư nghe rền vang bom đạn,
Thay nhạc tình: Điệu luân vũ chiến tranh,
Người còn sống đếm thây người chết vạn,
Đất bỗng mềm giọt nước mắt ly tan.
Đêm Tháng Tư: Bốn mươi bốn năm hận,
Những oan khiên còn vương vấn cỏ cây,
Những Anh Linh, giờ còn ngoài biên trấn,
Ai chiêu hồn người Tử sĩ về đây?
Như Thương
(Viết cho 44 năm mất nước)
Nguồn http://t-van.net/?p=38952
2
3
Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên
https://youtu.be/AGQuylSASXk
No comments:
Post a Comment