Lộn xộn tiếng Việt thời 'giao lưu' tiếng Việt cộng ở Việt Nam
Nổi bật nhất phải kể hiện tượng pha phách tiếng Anh vào các thông tin cập nhật. Đọc báo mãi rồi cũng hiểu là những từ mới như show diễn như world cup có nghĩa gì, nhưng nhiều người chỉ tự hỏi, chẳng lẽ từ nay trở đi cứ phải chấp nhận chúng mãi coi chúng như tiếng Việt? Khi còn chưa biết chính mình là gì Với một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy? Hiện tượng nói ở đây chỉ có thể giải thích: chính
là khi bước vào giao lưu tiếp xúc với thế giới, chúng ta không có sự
chuẩn bị cần thiết. Muốn nói và viết đúng thì khi còn đang cắp sách
đi học, người ta phải được dạy kỹ về tiếng mẹ đẻ.
Ngoài ra, sự cẩu thả, lối làm lấy được, làm cho
xong chuyện, bất chấp quy cách chuẩn mực, một khi đã lan tràn trong
cách sống chung, thì trước sau nó sẽ chi phối cách nói và viết, làm
sao khác được? Không phải giao lưu văn hóa là nguồn gốc của những
lộn xộn trong ngôn ngữ hôm nay. Nó chỉ là điều kiện để những căn
bệnh vốn có ở chúng ta có dịp bộc lộ.
(Sách Nhân nào quả nấy) |
chữ b đọc là bê
chữ c đọc là xê
chữ f đọc là ép-phờ (chữ phờ đọc nhẹ lại)
chữ g đọc là giê (thí dụ: con chó bẹt giê)
chữ m đọc là em mờ (chữ mờ đọc nhẹ lại)
Đấy là cách đọc trước 1975.
Sau 1975, VC (Vi Xi) làm "cách mạng chữ nghĩa" hay gọi là "cải cách giáo dục" và họ đã cho thay đổi hết cách đọc, cách viết, cách phát âm của những người thời 1975.
Đào Văn Bình
Tiếng Việt điên khùng là tiếng Việt bí hiểm, kiểu cọ, rắc rối… viết ra không ai hiểu gì cả. Ngoài ra lại có nạn trình độ tiếng Việt quá kém, không phân biệt được nghĩa của các chữ mà cả ngàn năm nay, trẻ nhỏ, bà già trầu ai cũng hiểu…thế mà ngày nay “đỉnh cao trí tuệ” lại chẳng hiểu mà cứ viết bừa.
–Hầm và đường hầm. Chẳng hạn họ gọi “hầm Thủ Thiêm”, “hầm Hải Vân”. Hầm (trench, bunker) là một khoảng trống đào dưới đất để ẩn mấp (hầm trú ẩn) hoặc cất dấu vũ khí, tài nguyên. Thí dụ: Hầm chứa vũ khí, hầm chứa lương thực. Còn đường hầm (tunnel) là con đường đào dưới đất để di chuyển. Thí dụ: Đường hầm xuyên qua Đèo Hải Vân hay Đường Hầm Đèo Hải Vân. Báo VOV ngày 19/10/2019 viết, “Đi ngược chiều trong hầm chui, 2 thanh niên chết thảm.” Đường Hầm Tam Hiệp mà lại gọi là “hầm chui” đúng là ngu dốt, viết bậy. -Bãi nhiệm và miễn nhiệm. Bãi là bãi bỏ. Còn miễn là không phải, không cần. Thí dụ: Miễn lễ, miễn thuế, miễn chiến bài, miễn tội, miễn dịch… Báo VOV trong nước viết, “Lý do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị miễn nhiệm”. Viết như vậy hoàn toàn sai, mà phải viết, “Lý do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị bãi chức/bãi nhiệm.”
- BBC tiếng Việt ngày 15/10/2019: “Ứng dụng tuyên truyền của TQ theo dõi hành vi người dùng.” Tôi đố người Việt trên toàn thế giới hiểu được tiêu đề này nói gì. Đây là loại tiếng Việt điên khùng nặng. - Báo VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 18/10/2019: “Đoàn cán bộ báo chí Lào thăm VOV, tìm hiểu kinh nghiệm đa phương tiện.” Tôi đố người Việt trên toàn thế giới hiểu được tiêu đề này nói gì.
- Báo VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 19/10/2019: “Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới”. Câu văn quá bí hiểm. Tôi xin người Việt trên toàn thế giới giải nghĩa giúp tiêu đề này nói gì. Thế mà báo VOV được chính phủ khen là tờ báo tiêu biểu, gương mẫu cho cả nước. Thật quái đản!!! – Hoàn thành biến thành “hoàn thiện”. Trong nước bây giờ tiếng Việt quá kém cỏi, không phân biệt được thế nào là “hoàn thành”, thế nào là “hoàn thiện”. Xây xong một cây cầu, một ngôi chùa, một trung tâm thương mại… là “hoàn thành” hay “hoàn tất”, không phải là hoàn thiện. Hoàn thiện là làm cho tốt đẹp, thí dụ: “Hoàn thiện nhân cách con người”. Thiện có nghĩa là tốt, giỏi như thiện nhân, thiện xạ, thiện lương, thiện nam tử, thiện nữ nhơn.
- “Hoạt động trong khuôn khổ của hiệp định” biến thành “Hoạt động trong hiệp định khung”. Làm gì có cái gọi là “hiệp định khung”? Dịch như thế vừa dốt tiếng Anh, vừa ngu tiếng Việt.
- BBC tiếng Việt ngày 19/10/2019: “Cú ngã” của thứ trưởng và “trí thức tinh hoa” gặp khó”. Rơi từ lầu tám xuống đất chết sao có thể gọi là “cú ngã”. Trình độ tiếng Việt như thế mà cũng đòi cầm bút. Ngoài ra cách chấm câu cũng không rành. Một câu trong đoạn văn có dấu trích dẫn (“) thì phải dùng dấu (‘) chứ không thể dùng dấu (“).
- BBC tiếng Việt ngày 7/7/2019: “Asanzo, Big C, Vingroup có khổ vì tâm lý dân tuý ở VN?” Xin BBC tiếng Việt cho biết “tâm lý dân túy” là gì? Có thể người viết cũng chẳng hiểu mình viết gì. Theo tự điển tiếng Anh, “ Populism” mà trong nước gọi là “Chủ Nghĩa Dân Túy” được định nghĩa như sau : A political approach that strives to appeal to ordinary people who feel that their concerns are disregarded by established elite groups. Như vậy Populism là một phong trào, một khuynh hướng chính trị hướng về tầng lớp bình dân thay vì giành địa vị lãnh đạo hoặc thiên về giai cấp ưu tú giống như Mặt Trận Bình Dân (Front populaire) của Pháp năm 1936 tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp công nhân. Như vậy Populism có thể tạm dịch là phong trào bình dân, phong trào quần chúng, chủ nghĩa hướng về dân đen.
– Đường tiểu ngạch. Báo VOV ngày 22/10/2019 viết, “Phượng sẽ từ Thái Lan về Việt Nam thăm gia đình theo đường tiểu ngạch”. Viết như thế này chẳng ai hiểu “đường tiểu ngạch” là gì cả. Thực ra nó chỉ là “các ngõ ngách ở biên giới” thay vì đi đường chính.
- Báo VOV ngày 22/10/2019: “Sân bay Long Thành – Hạ tầng “khủng” kích bất động sản Đồng Nai.” Đố toàn dân Việt Nam hiểu tiêu đề này nói gì. Đúng là tiếng Việt ngu dốt và điên khùng!
– Bức xúc. Hiện nay tôi đã đọc biết bao lần hai chữ “bức xúc” thậm chí nghe các ông “chống cộng” ở hải ngoại này bắt chước nói “bức xúc” mà thực sự tôi vẫn chưa hiều “bức xúc” là gì? Phải chăng là bực bội, bực tức, bị dồn nén, bị bức bách? Nếu đúng vậy thì tại sao không dùng mà lại dùng một chữ lạ hoắc khiến ít ra dăm ba triệu người Việt không hiểu nghĩa của nó ra làm sao.
Vậy thì tôi lạy các ông ký giả BBC và VOV thôi đừng viết nữa kẻo lâu rồi sẽ biến Việt Nam thành một dân tộc có tiếng nói khác hẳn với tổ tiên, khác hẳn với đồng bào xa quê mà vẫn còn giữ được tiếng Việt truyền thống. Ngôn ngữ bất đồng khiến chia đôi hay chia ba dân tộc. Nhớ lại ngày 30/4/ 1975 khi nghe Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam ra thông cáo yêu cầu Quân-Cán-Chính VNCH ra trình diện để “học tập cải tạo” cả Miền Nam ai cũng nghĩ rằng tới một trung tâm, trại nào đó nghe giảng về chính sách mới một tháng rồi cho về. Nào ngờ “học tập cải tạo” là đi tù “mút mùa Lệ Thủy”, không xét xử, không bản án.
Thật là kinh hoàng khi mà chính người Việt Nam khi về thăm quê bây giờ phải đem theo một thông dịch viên mới có thể hiểu “người Việt mới” trong nước nói gì. Đúng là thảm họa văn hóa! Đào Văn Bình
Sent: Friday, October 25, 2019, 02:03:51 AM CDT
--
https://groups.yahoo.com/neo/groups/thaoluan9/conversations/topics/280029
=====================================
Giữa cuối năm 1950, nhà cầm quyền Trung cộng đã cải cách chữ Hán “phồn thể” thành chữ “giản thể” trên quy mô lớn. Chính vì vậy, những người sinh ra từ sau thập niên 60 đã không thể đọc hiểu được các thư tịch cổ, và tạo ra sự đứt gãy văn hóa truyền thống.
Việt cộng cũng bắt chước Trung cộng, chiếm xong miền nam VNCH là chúng manh tâm "cái cách tiếng Việt". Vào năm 1979 và 1983 Việt cộng đã soạn thảo kế hoạch cải cách tiếng Việt. Chúng đã phá hoại nền văn học chữ Quốc Ngữ mà suốt 100 năm người Việt đã dày công bồi đắp tiếng Việt theo mẫu tự chữ la tinh, cách phát âm, cách đánh dấu, cách dùng văn phạm và ngữ vựng của tiếng Việt.
============================
Chữ Hán từng là ngôn ngữ chung của nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Đại Hàn. Ở Việt Nam chữ Hán được gọi là chữ Nho. Chữ Hán là một phần của văn hóa truyền thống, không chỉ của riêng người Hoa mà còn là văn hóa của tất cả người Á Đông.
Nguồn gốc chữ Hán
Trong lịch sử có truyền thuyết Thương Hiệt sáng tạo ra chữ Hán. Tương truyền, Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế. Sau khi thống nhất Trung Hoa, Hoàng Đế cảm thấy rằng lối ghi chép “kết thằng ký sự” và “khiết mộc vi văn” (kết thừng để ghi sự việc, khắc gỗ để làm văn) không đủ để đáp ứng yêu cầu, nên đã lệnh cho sử quan Thương Hiệt sáng tạo chữ viết.
Do đó, Thương Hiệt đã xây dựng một ngôi nhà ở nơi rất cao trên bờ ông Vị thuộc tỉnh Hà Nam để chuyên tâm sáng tạo Hán tự. Nhưng mặc dù ông đã suy nghĩ rất kỹ và rất lâu nhưng vẫn chưa thể sáng tạo ra chữ viết.
Một ngày nọ khi Thương Hiệt đang miên man suy nghĩ thì thấy con chim phượng hoàng bay trên trời. Bất chợt có vật lạ từ miệng chim rơi xuống ngay trước mặt Thương Hiệt, ông nhặt lên và nhìn thấy dấu chân trên đó. Ông bèn hỏi một người thợ săn tình cờ đi qua đường. Người thợ săn nhìn và nói: “Đây là dấu chân của con kỳ lân, nó khác với dấu chân của những con thú khác. Tôi nhìn một cái là biết ngay”.
Lời của người thợ săn như truyền cảm hứng cho Thương Hiệt. Ông nghĩ rằng mọi thứ đều có đặc điểm riêng, nếu có thể nắm bắt được những đặc điểm ấy và vẽ ra, thì ngay cả những người thợ săn cũng có thể nhận thức được. Đó chẳng phải là “chữ” sao?
Từ đó trở đi, Thương Hiệt cẩn thận quan sát các đặc điểm của nhiều sự vật khác nhau, ví như mặt trời, mặt trăng, vì sao, mây, núi, sông, hồ, biển, các loại chim và muông thú… dựa vào đặc điểm của chúng mà vẽ ra sẽ tạo nên nhiều chữ tượng hình. Sau đó, ông lại tạo thêm các chữ hội ý (hội tụ ý nghĩa của các bộ phận cấu thành nên chữ). Sau khi Thương Hiệt sáng tạo ra chữ Hán thì trời ban mưa xuống, đêm đêm lại nghe tiếng ma quỷ khóc, đó chính là bởi một sự kiện vĩ đại mới xuất hiện sẽ thay đổi lịch sử loài người!
Mỗi chữ Hán đều ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa
Nội hàm chính thống của chữ Hán phản ánh sự tuân thủ luân lý đạo đức truyền thống và sự kính Thiên kính Thần của người xưa.
Ví dụ, chữ “Đạo” (道) là muốn nói làm thế nào để có được trạng thái hòa hợp giữa con người và thiên nhiên (Thiên nhân hợp nhất), người ngộ được chân lý này sẽ khiến cho sinh mệnh thăng hoa và tiến vào trong cảnh giới đại Đạo.
Chữ “Đức” (德) có ý nghĩa là tuân theo Đạo trời, đức ở tại tâm và theo đó mà hành xử.
Chữ “Lễ” (禮) bao gồm chữ “Kỳ” (礻, 示 – Thần đất, biểu thị) cùng với chữ “Phong” (豐 – phong phú) tổ hợp thành. “Phong” (豐) còn có một nghĩa nữa, đó là chỉ loại khí cụ được sử dụng trong các nghi lễ cúng tế thời xưa để biểu đạt thành ý và sự tôn trọng đối với các vị Thần.
Chữ “Kỳ” (示) đã biểu thị hoàn chỉnh nguyên lý âm dương: Từ hai (二 – có 2 nét) rồi sinh ba (小 – có 3 nét) rồi sinh thành vạn vật. Vạn sự vạn vật đều phải tuân theo quy luật này, không được rời xa phép tắc này. Trong “Thuyết văn giải tự” có viết: “Nghi lễ cũng là lộc. Cho nên kính thờ Thần thì sẽ được phúc báo” (Nguyên văn: “Lễ, lý dã. Sở dĩ sự Thần chí phúc dã”).
Chữ “Kỳ” (礻, 示) được dùng như bộ thủ của Hán tự, thường liên quan đến sự thành kính đối với Đạo và tuân thủ, giữ gìn những quy luật liên quan đến Đạo.
Ví dụ, trong chữ “Phúc” (福) có bộ “Kỳ” (礻) biểu thị là con người cần phải trọng Đạo và quý đức thì mới được Trời phù hộ và mới có phúc.
Chữ “Chúc” (祝 – khấn, chúc phúc) cũng có bộ “Kỳ” (礻, 示), đó là đề cập tới người chủ tế hay tuyên giảng những lời tán dương về việc trọng Đạo và quý đức.
Chữ “Tín” (信) gồm chữ “Nhân” (人) và chữ “Ngôn” (言) hợp thành, ý nghĩa là lời nói của con người phải đáng tin cậy.
Chữ “Lão” (老) khi thêm chữ “Tử” (子) vào bên dưới sẽ tạo thành chữ “Hiếu” (孝), cũng có nghĩa là người con (tử) phải kính trọng cha mẹ (lão) thì mới là hiếu thuận.
Chữ “Thiên” (千 – nghìn) hợp với chữ “Nhân” (人 – người) và chữ “Khẩu” (口 – miệng) tạo thành chữ “Hòa” (和 – hòa hợp, hài hòa), cũng có nghĩa cả ngàn người có cùng một lời nói là hòa hợp, hài hòa…
Có thể thấy rằng các ký tự chữ Hán mà chúng ta quen thuộc không phải là biểu tượng đơn giản, bởi trong đó đều thể hiện đạo lý của đất trời. Do đó bản thân Hán tự cũng hàm chứa yếu tố văn hóa Thần truyền.
Hán ngữ cổ đại cùng với văn hóa Trung Hoa là một mạch kế thừa vô cùng tinh tế và thâm thúy. Mỗi chữ Hán chính thống đều xuyên suốt từ truyền thống đạo đức, tới nội hàm của trời đất và con người, cho đến đạo lý tu luyện.
Cổ nhân đã mang nội hàm của vũ trụ và vạn vật mà họ quan sát và thể ngộ được để dung nhập vào quá trình tạo ra chữ viết. Trên thực tế, giới tu luyện nhìn nhận rằng văn hóa truyền thống chân chính, bao gồm cả chữ Hán, chính là văn hóa Thần truyền.
Chữ Hán giản thể làm mai một văn hóa Thần truyền
Đáng tiếc là chữ Hán hiện đại đã bị đơn giản hóa, khiến nội hàm và ý nghĩa bị thay đổi và mất đi giá trị thực sự của nó, từ đó mà gốc rễ của văn hóa cũng dần dần mai một.
Ví dụ, yêu thương là một trạng thái tâm lý, con người cần phải có trái tim để yêu, trái tim để cảm thụ. Vậy nên chữ “Ái” của Hán tự truyền thống (愛) có chữ “Tâm” (心) là để nói về đạo lý này. Nhưng chữ “Ái” giản thể (爱) đã lược bỏ mất chữ “Tâm” (心), nghĩa là yêu mà không có tâm — Đó chẳng phải là thứ tình yêu không thật lòng hay sao?
Nhìn vào chữ “Đông” (東 – phương đông) sẽ thấy đó là sự kết hợp của chữ “Nhật” (日 – mặt trời) và “Mộc” (木 – cây cối). Trung Quốc nằm ở phương đông trên bản đồ thế giới, vào thời cổ đại được gọi là Đông thổ. Thuở đương sơ Khi Thần tạo ra chữ viết, thì chữ tượng hình đã miêu tả một phương Đông rất tươi đẹp: có những thảm thực vật tươi tốt (Mộc – 木) và ở nơi mặt trời mọc (Nhật – 日). Vì có ánh nắng mặt trời lại có thảm thực vật nên tất nhiên sẽ là nơi bừng bừng sinh khí, muôn loài tốt tươi. Đó chính là ý nghĩa của chữ “Đông” (東).
Tuy nhiên, chữ giản thể lại giản hóa chữ “Đông” (东) và làm biến dạng chữ “ Mộc” (木). Quan trọng hơn là chữ “Nhật” (日) đã bị lược bỏ, ý nghĩa là ở phương Đông không có mặt trời — Vậy chẳng phải là ám chỉ những ngày đen tối hay sao?
Nhìn vào chữ “Nghĩa” (義) sẽ thấy ở trên là chữ “Dương” (羊 – con dê) tượng trưng cho việc hiến tế, phía dưới là chữ “Ngã” (我 – tôi), trong nó có từ “Qua” (戈 – binh khí). Chữ Qua (戈) thuộc về Kim, ý nói rằng con người rất mạnh mẽ tràn đầy nghĩa khí, có thể gánh chịu nhiều trách nhiệm và hiểm nguy. Con dê hiến tế là thể hiện lòng tôn kính đối với Thần linh. Nội hàm của “Nghĩa” là sống phù hợp với đạo lý, thấy việc nghĩa thì không từ, sẵn sàng xả thân vì nghĩa.
Còn chữ “Nghĩa” giản thể (义) thì đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó, chỉ là một cái đinh ba lớn và một chấm xiên vẹo.
Đặc điểm khác biệt lớn nhất của Hán tự so với các ký tự khác là tính chất biểu tượng và tính toàn tức của nó, nghĩa là mỗi một chữ bao hàm rất nhiều thông tin trong đó. Hán tự thường được chia thành ba loại: chữ tượng hình, chữ ý hình và chữ thanh hình. Có rất nhiều học giả đã trầm trồ trước cấu trúc tinh mỹ của Hán tự, họ cho rằng mỗi từ đều như một bài thơ cảm động, mỗi chữ đều như một bức tranh mỹ lệ.
Hiện tại người Nhật vẫn còn sử dụng chữ Hán trong ngôn ngữ và cuộc sống hàng ngày, nên họ hiểu khá sâu về nội hàm chữ Hán và những từ Nhật gốc Hán. Trong khi đó, người Việt chúng ta chỉ biết đến những từ Hán-Việt qua ký tự Latin, cho nên chỉ có thể biết được ý nghĩa rất nông cạn trên bề mặt mà thôi…
Yên Tử
(Theo Tân Sinh Net)
[videoplayer link=”https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-452truyen-thuyet-ho-nuoc-trang-luoi-liem-va-loi-canh-tinh-danh-cho-hau-the_78bdec0cd.html”%5D
[videobottom id=”2411″]
from Đại Kỷ Nguyên – Feed – http://bit.ly/2JPwV8X
via IFTTT
============================
Chuyện “Tình Yêu Phai Nhạt”
Người miền Bắc vào Nam sau 30-4-1975 mang theo nhiều từ ngữ khác lạ và đôi khi dùng chữ ý nghĩa thay đổi. Vì không sống cùng môi trường, người Việt sống ở hải ngoại đọc nghe thấy lạ. Hai câu chuyện buồn cười có thật xẩy ra vì việc không hiểu từ ngữ mới lạ này:
Chị vợ tôi là người miền Nam, đi du học ngoại quốc từ khi còn bé vào thập niên 1960, chữ nghĩa tiếng Việt giới hạn. Năm 2005, lần đầu tiên trở về SàiGòn sau hơn 40 năm xa nhà, chị đến Khoa Học Dược thăm lại trường cũ thì người bảo vệ không cho, nói phải trình hộ chiếu (giấy thông hành - passport) thì mới được vào. Chị tôi nghe không hiểu chữ “hộ chiếu” là gì, tưởng là chữ “chiếu”, nói với người bảo vệ là chị ấy đi du lịch từ Mỹ về thì làm gì mà nghĩ đến chuyện mang chiếu nên không thể nào có chiếu mà đưa cho anh ta được!
Trên đường về khách sạn từ phi trường, khi biết chị lần đầu tiên về lại Việt Nam, người tài xế nói chị nên đi Vũng Tàu chơi: “Bây giờ có tầu cánh ngầm chở khách từ Sài gòn đi rất nhanh, chỉ mất có 50 phút”. Đi theo chị là một người bạn Mỹ nên chị phải thông dịch cho ông ta hiểu. Trong ba chữ “tầu cánh ngầm”, chị chỉ hiểu có hai chữ “tầu ngầm” nên nói với ông ta là: “We can take the submarine from Saigon to Vung Tau”. Dĩ nhiên là người bạn Mỹ quá khâm phục với quốc gia hiện đại Việt Nam dùng tầu ngầm là một phương tiện chuyên chở du lịch! Chính tôi là người Bắc mà lần đầu tiên khi nghe một người bạn ở SàiGòn dùng chữ “tầu cánh ngầm”, tôi cũng không hiểu. Sau khi nghe anh bạn giải thích là tầu chạy bằng hơi, tôi mới biết anh ta nói về hovercraft, tầu lướt nước trên hơi ép không khí. (Tầu này khi chạy lơ lửng không chạm nước nhờ không khí đệm ở đáy tầu nên khi mới phát minh, nhiều người xếp nó vào loại máy bay. Mặc dù hovercraft hiện giờ đóng một vai trò quan trọng trong vũ khí quân đội, khi Sir Christopher Cokerell cải tiến kỹ thuật của hovercraft vào giữa thập niên 1950 và đề nghị quân đội Anh nên dùng, Hải Quân Anh từ chối, cho rằng hovercraft là máy bay, trong khi Không Quân Anh cũng khước từ, viện lẽ nó là tầu thủy, không phải là phi cơ!)
Một hay hai năm sau khi sang Mỹ, tôi có đọc tựa đề của hai cuốn phim trong báo của miền Bắc mà khi vừa đọc xong, tôi chưng hửng không biết nghĩa là gì: “Thép đã tôi thế đấy” (Phim Nga) và “Đến hẹn lại lên”. Phải mất nhiều phút suy nghĩ tôi mới đoán ra chữ “tôi” ở đây như nghĩa của chữ “tôi luyện”: “Thép đã tôi thế đấy” có nghĩa là “thép đã nung đúc đến độ bền cứng như thế”, ám chỉ một người đã trải qua bao gian nan thử thách khó khăn, nay trở thành vững chắc. Còn “Đến hẹn lại lên”, thoạt nghe như tựa đề một chuyện phim X-rated, có nghĩa là phấn khởi khi gặp nhau!
Đã có nhiều người, ngay cả tôi, viết phân tích và phê bình những từ ngữ mới lạ này. Tôi tóm tắt:
- Sai văn phạm: “làm việc tốt” là sai, nói đúng phải là “làm việc giỏi” (“tốt” là tĩnh từ, chỉ bổ nghĩa cho danh từ, nếu muốn dùng chữ “tốt” thì phải nói“sự việc tốt”. “làm việc” là động từ, chỉ có trạng từ mới bổ nghĩa cho động từ. “giỏi”là trạng từ, do đó nói đúng phải là “làm việc giỏi”).
- Dùng chữ có khả năng nghĩa khác trước 75:
“dưa hấu có khả năng giải rượu”. Trước 75 ta nói: “dưa hấu có thể giải rượu”.
“giá nước sinh hoạt có khả năng tăng giá”. Trước 75 ta nói: “giá nước sinh hoạt có thể tăng giá”.
“Có khả năng không phải cắt điện tuần tới”. Trước 75 ta nói: “Có thể không bị cúp điện tuần tới”.
Trước 75, chủ từ của “có khả năng” phải là người hay là một sinh vật chuyển động. Nếu chủ từ là vật, ta dùng chữ “có thể”, không dùng “có khả năng”. Ngày nay bất cứ chủ từ nào cũng dùng “có khả năng”.
- Chữ dùng sai nghĩa: “chất lượng” dùng nghĩa như “phẩm chất” là sai vì phẩm chất không có lượng. Ngay cả tiếng Anh hay tiếng Pháp, “phẩm chất” cũng không có lượng: quality , qualité. Số lượng là quantity, quantité.
- Chữ Hán/Nôm hỗn tạp: “Siêu sao”: “Siêu” là tiếng Hán, “sao” là tiếng Nôm. Nói đúng phải là “siêu minh tinh”.
- Đảo ngược chữ: “triển khai”, thay vì “khai triển”.
- Ghép chữ: “kích cầu” = kích thích + nhu cầu.
- Cầu kỳ hóa chữ không cần thiết: “hiển thị” thay vì “xem”, “có sự cố” thay vì “hư hỏng”, “trục trặc”….
Hôm nay tôi tụ tập những chữ mới lạ này (chữ in nghiêng), viết lồng chúng trong một câu chuyện để đọc cho vui. Giống như hầu hết những thơ văn khác tôi viết đều là chuyện có thật vì tôi không giỏi trí tưởng tượng (tôi chỉ bóp mép sự thật một tí), câu chuyện sau đây cũng là không giả tạo: khi còn độc thân tôi có một con chó, có một chiếc xe gắn máy, và phần cuối của bài viết là chuyện thật xẩy ra khắp nơi trên đất Mỹ. Xin mời bạn đọc, “Tình Yêu Phai Nhạt”:
Tình Yêu Phai Nhạt
Tôi nhìn đồng hồ hai cửa sổ không người lái trên tay, bây giờ đã 6 giờ sáng. Bật kênh phát sóng số 3 nghe bản thông tin, TV tiên đoán hôm nay có khả năng mưa. Tình hình Ai-Cập đã bớt căng vì công an, quân đội, kể cả lính gái và lính thủy đánh bộ kiểm soát đường phố khắp nơi. Một tướng lãnh đọc bài nói loan báo an ninh đã được bảo quản, tình trạng đất nước tốt, báo cáo tốt, các quan chức nhà nước sẵn sàng làm việc nghiêm túc trở lại để phục hồi đất nước. Vẫn còn quá sớm để thức dậy, nhất là hôm nay Thứ Bẩy tôi không phải động não đi quảng trường quy hoạch quy trình cho nhân viên được quán triệt phương án, thế nhưng tôi vẫn ráng động viên cơ thể đứng dậy, bước ra khỏi giường.
Xuống dưới nhà, tôi vào bếp bắc nồi vừa chiên con sâu mỡ, vừa pha cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc cùng một lúc cho tranh thủ thì giờ. Pha xong, tôi vất xác cà phê ngay vào thùng rác, không dám đổ xuống bồn rửa bát sợ gây ra sự cố, ống nước bị ùn tắc. Mang ly cà phê nóng ra sau vườn nhâm nhi trong khi đọc báo, ngắm cây xanh tốt vì đất được phân bón cải cách, hoặc viết lách vào sáng sớm cuối tuần là cái thú thư giãn của tôi. Căn hộ tôi không được hoành tráng mấy thế nhưng nó xa phi khẩu, đảm bảo yên lặng cho chất xám của tôi được tăng trưởng kiệt suất khi tôi muốn viết lách. Nhà tôi ở núi non xa cách thành thị như thế này thì chắc chắn nhà nước chẳng bao giờ giải phóng mặt bằng để xây đường cao tốc.
Ngày xưa mới lấy nhau thì không sáng nào hai vợ chồng không dậy sớm ngồi thủ thỉ với nhau. Bây giờ sau 27 năm lấy nhau thì căn hộ vắng vẻ, sáng nào tôi cũng ngồi một mình, còn nàng thì vẫn tiếp tục đánh giấc cho đến 8, 9 giờ mới dậy. Sinh hoạt hai vợ chồng vì thế cách ly hẳn.
Tôi còn nhớ rất rõ tình cảm mật thiết nàng dành cho tôi khi lần đầu tiên chúng tôi mới gặp nhau. Ở cuộc gặp lần thứ hai, nàng đã nhờ chị của nàng ở bên Mĩ (cùng đi nhà thờ với tôi) làm rõ gia cảnh tôi, biết rằng tôi chưa có đối tượng. Vì thế, dù rằng chỉ mới là bạn sơ hữu, nàng nói là nàng muốn liên hệ tình cảm với tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi bảo nàng cởi áo ra (lúc ấy đã là buổi đêm). Vừa nghe xong nàng tát cho tôi một bạt tai nháng lửa. Tôi ngạc nhiên quá đỗi nhưng chỉ cần vài giây suy nghĩ là tôi đoán ngay lý do tại sao nàng tát tôi: nàng kẹt ở lại Việt Nam tháng 4-1975, chỉ sang Paris năm 1980 nên dùng chữ “liên hệ tình cảm”, có nghĩa là “muốn làm quen với anh”. Tôi thì đi ngày 30-4-1975 nên đâu có bao giờ nghe chữ ấy, chỉ biết chữ “liên hệ tình dục” nên khi nàng nói liên hệ tình cảm, tôi nhanh nhẩu đoảng nghĩ ngay là nàng muốn liên hệ tình dục do đó mới bảo nàng cởi áo ra! Vì vậy mà tôi ăn tát! Đối với các cô khác thì đã un point final tình bạn, không thể nào cho nó triển khai thêm, thế nhưng nàng là người dễ dãi, và nhất là dễ gì tìm được một con trai chảnh như tôi nên sau khi nghe giải thích sự tình, nàng bỏ tất cả bức xức, tha thứ cho tôi.
Hai chúng tôi giao lưu thư từ và trao đổi điện thoại thường xuyên. Nàng là dân trường Tây, lại ở Paris nên viết thư dùng những từ tiếng Pháp làm nhiều lúc tôi phải tìm tự điển hay tư liệu để tra cứu. Mắt tôi kém, lúc nào cũng cần phải đeo kính để hiển thị thơ nàng. Tuy rằng ở Paris, nàng nỗ lực bố trí có cơ hội là sang Mỹ thăm tôi. Khi còn bé tôi ước mơ lớn lên sẽ làm nghệ nhân hay chủ nhiệm, thế nhưng lúc quen nàng thì đời sống tôi thất bại. Tôi không thuộc loại người có đỉnh cao trí tuệ mà chỉ là một người thợ quèn. Ấy thế mà nàng không sốc khi biết nghề nghiệp thật sự của tôi, còn yêu và xem tôi như tôi là một siêu sao! Xa nhau cả đại dương, tôi năng nổ viết thư cho nàng. Nhận được thư tôi nàng phản hồi ngay lập tức. Vài tháng sau, trong một lá thư, tôi đề xuất chúng tôi nên lấy nhau. Câu đáp án của nàng là bằng lòng. Còn sáu tháng nữa mới học xong đại học ở Paris mà nàng bỏ ngang không học nốt làm cho tôi ngạc nhiên khôn xiết khi một tuần sau tôi nhận điện thoại đột xuất của nàng báo hiện đang ở Sân bay Los Angeles! Ra đón nàng ở Sân bay, gần Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng, tôi không khỏi trào nước mắt khi thấy nàng đứng một mình với một chiếc valise to tổ bố. Nàng ôm chầm lấy tôi và nói:
- Em ra trễ vì phải trình giấy tờ ở Hải Quan. Em đi máy bay yên lắm vì tổ lái tốt. Em đăng ký mua vé máy bay hôm kia, bảo cô bán vé khẩn trương tìm vé cho em. Gia tài em còn lại chỉ có cái hộ chiếu trong tay và cái valise này. Em bỏ học, bỏ việc làm bán phần với thu nhập chẳng là bao nhiêu, bỏ doanh nghiệp xuất khẩu em làm cho người quen, bỏ cả chứng minh nhân dân Tây bên Pháp, bỏ hết tất cả để sang Mĩ thi công sống với anh. Em có mang học bạ bên Pháp sang để chuyển ngữ, em sẽ đi học tiếp bên Mĩ nên anh đừng lo em bỏ học.
Ngừng một lúc, nàng tiếp:
- Em muốn anh quản lý đời em. Thế anh có tiếp thu em không?
Quá cảm động với tình yêu nàng dành cho tôi, dù rằng tôi là người vạm vỡ, ngày xưa là vận động viên của Viện Ung Bứu, vận động viên bóng đá, từng dùng dây thừng kéo những xe đò quá tải, tôi khóc òa và ôm chầm lấy người bạn gái thân thương, hứa rằng sẽ trọn đời yêu và nuôi nấng nàng. Nếu nghề chính của tôi không đủ nuôi hai đứa, tôi sẽ tìm nghiệp dư, tìm đủ mọi cách kiếm sống, quyết không bao giờ để nàng đói. Khi độc thân tôi có một con chó và một chiếc xe gắn máy, mua với một giá bèo. Từ ngày lấy vợ, tôi bán chiếc xe gắn máy để khỏi phải đội mũ bảo hiểm. Tôi giải phóng luôn con chó để có thì giờ tiêu khiển với nàng.
Những năm tháng đầu và cho cả đến thời gian gần đây, đời sống vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Hai chúng tôi lúc nào cũng có ý tưởng nhất quán, không bao giờ gây gỗ nhau. Nàng mê tôi còn hơn Alain Delon, chiêu đãi tôi ngày này qua ngày khác. Thế nhưng từ ngày nàng bắt đầu xem phim bộ hay Paris By Night, nàng bắt đầu sao lãng, bỏ bê tôi, không thèm đi tham quan với tôi mà chỉ liên hệ với những cô khác cùng sở thích. Đã thế, nàng còn chỉ đạo tôi làm việc nhà nữa chứ!
Một lần tôi mổ răng về nhà nằm liệt giường có sự cố, cần cứu hộ. Nàng hỏi tôi có muốn ăn cháo thì để nàng nấu. Tính tôi không thích người khác mệt nhọc vì mình, không muốn vợ phải vất vả vì tôi nên tôi mới bảo nàng là không cần nấu, tôi ăn mì gói là món ăn chủ đạo cũng được rồi vì mì gói cũng đủ chất lượng. Tôi ăn mì gói một ngày, hai ngày, ba ngày thì không sao, nhưng đến ngày thứ tư, thứ năm thì ngán đến tận cổ, muốn tranh thủ ăn lắm nhưng nuốt không trôi, thế mà nàng vẫn không nấu gì cho tôi ăn. Qua đến ngày thứ sáu, tôi mới hỏi nàng sao không thấy nấu cháo gà, cháo thịt cho tôi ăn thì nàng lý giải chính tôi là người nói với nàng không cần nấu nên nàng để dành thì giờ rảnh rỗi xem hát đôi, hát tốp của những ca sỹ trên sân khấu đại trà tiên tiến của Paris By Night! Cứ theo chế độ dinh dưỡng nàng dành cho tôi như thế này, thay vì thổi cơm tốc độ cho tôi ăn thì không nấu niếng gì hết cho tôi đói, chẳng mấy chốc tôi sẽ là hành khách trong bài Con đò đưa xác.
Hơn 27 năm sống với nhau, sau khi đã tốn bao nhiêu công sức nâng cấp một người ở chợ Bàn Cờ như tôi (nhà tôi gần Hội Chữ Thập Đỏ), vợ tôi không còn mê tôi nữa. Tôi đã tư duy định leo lên máy bay lên thẳng rồi khi ở trên không, nhẩy ra ngoài máy bay tự tử để cho vợ tôi thấy hệ quả khi nàng không còn yêu tôi. Thế nhưng một ông bạn già Phó Tiến Sĩ của tôi 70 tuổi, đã về hưu, tuần vừa rồi cảnh báo tôi không nên phí đời giai như vậy. Ông ta muốn dẫn tôi đến nơi này đàn ông có giá trị hơn vàng vì số đàn bà gấp ba lần đàn ông. Tôi đến thì ông ta đảm bảo bao nhiêu bà sẽ hồ hởi tranh giành chém giết nhau để dành lấy tôi. Ông ta làm việc ở ba nơi. Chỗ nào họ cũng trả tiền ông ta đến nhẩy đầm với mấy bà vì nơi nào đàn ông cũng đều khan hiếm trầm trọng, không đủ người để nhẩy. Khi đến nơi làm việc, lúc nào ông ta cũng không có thì giờ nghỉ ngơi vì hết bà này đến bà khác dành giật nhẩy với ông ta. Đã thế, họ còn cho ông thêm tiền bồi dưỡng! Tôi không cần nhẩy giỏi, chỉ biết cơ bản là đủ. Nếu tôi nhận lời đi theo ông ta thì tôi nhất định sẽ không còn buồn vì vợ bỏ bê tôi. Ngược lại tôi sẽ hưng phấn vì các em gái này sẽ thống nhất tranh nhau o bế tôi, không rời tôi nửa bước, không cho tôi về nhà sớm. Ngoài ra, ở đó họ còn dùng máy điện tính, máy quét, thỉnh thoảng hư cần người sửa. Tôi sửa được mọi sự, đến đó vừa nhẩy đầm vừa sửa phần cứng, phần mềm cho họ thì họ lại càng yêu mến, đời sống tôi sẽ được hoàn toàn thoải mái vô tư.
Tôi chưa biết xử lý ra sao vì hôm qua ông ta mới nói cho tôi biết nơi ông ta đi làm: Viện Dưỡng Lão Cao Cấp Thành phố với tuổi trung bình của hội viên là 73 tuổi.
Nguyễn Tài Ngọc
March 2011
bài nói diễn văn bảo quản che chở bèo rẻ bố trí sắp đặt bức xức dồn nén, bực tức căn hộ căn nhà chất xám thông minh chủ đạo chính yếu con sâu mỡ lạp xưởng cơ bản căn bản đại trà quy mô động viên khuyến khích đề xuất đề nghị đột xuất bất ngờ hiển thị xem hưng phấn vui sướng khẩn trương nhanh lên kiệt suất xuất sắc làm rõ điều tra năng nổ siêng năng nghệ nhân nghệ sĩ nghiêm túc nghiêm chỉnh nhất quán đồng nhất phương án kế hoạch quá tải quá trọng lượng quy trình tiến trình quán triệt hiểu rõ tổ lái phi hành đoàn tranh thủ cố gắng trao đổi nói chuyện tư duy suy nghĩ
-------------------------------------
Hán tự truyền thống / Phồn thể
愛 = Love = ái/yêu
Hán tự cải cách / Giản thể
爱 = Love = ái/yêu
▬> Hán tự cải cách bỏ chữ "trái tim" / tâm = 心 = Heart
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/05/chu-yeu-tieng-trung.jpg
Chữ “Ái” của Hán tự truyền thống /phồn thể (愛) có chữ “Tâm” (心).
Nhưng chữ “Ái” giản thể (爱) đã (cải cách) lược bỏ mất chữ “Tâm” (心), nghĩa là "yêu" mà không có "tâm" — thứ tình yêu không thật lòng?
0000000000000000000000000000000000
Hai bà Trưng sinh ở huyện Mê Linh. Mê Linh ở Phong Châu, Hà Nội.
Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, Lạc tướng huyện Chu Diên. Thi Sách chống đối sự cai trị tàn bạo của Thái Thú Tô Định nên bị Tô Định giết để trấn áp tinh thần người Việt.
Tháng 2, năm Canh Tý (40), muốn trả thù chồng bị giết, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị dấy binh, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Hai năm sau, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân dẹp loạn. Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng không chống cự lại được với quân nhà Hán vì thế cô, tử trận. Mã Viện, sau khi chiến thắng, cho dựng một cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán và khắc lên đó dòng chữ thề: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (Cột đồng gẫy thì nước Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt)".
Hai Bà Trưng là hai chị em, Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Tên của hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Ngày xưa nuôi tằm, tổ kén tốt người ta gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn người ta gọi là "kén nhì". Trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, tên hai bà có lẽ rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán thì gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Hai bà sinh ở huyện Mê Linh. Mê Linh ở Phong Châu, Hà Nội.
Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, Lạc tướng huyện Chu Diên. Thi Sách chống đối sự cai trị tàn bạo của Thái Thú Tô Định nên bị Tô Định giết để trấn áp tinh thần người Việt.
Tháng 2, năm Canh Tý (40), muốn trả thù chồng bị giết, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị dấy binh, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Hai năm sau, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân dẹp loạn. Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng không chống cự lại được với quân nhà Hán vì thế cô, tử trận. Mã Viện, sau khi chiến thắng, cho dựng một cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán và khắc lên đó dòng chữ thề:
"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt,
(Cột đồng gẫy thì nước Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt)".
-----------------------------------
khi nói về cái chết của Hai bà Trưng và bà Triệu thì bất cứ sách giáo khoa nào, ngay cả Việt Nam Văn Học Sử Lược của Trần Trọng Kim, cũng đều nói hai bà không chống cự lại địch quân nên gieo mình xuống sông tự tử (trường hợp của Hai Bà Trưng là gieo mình xuống sông Hát).
khuyến cáo cho các độc giả biết là sách lịch sử Việt Nam của ta về thời đại Bắc thuộc đều do Bắc Kỳ viết, mà Bắc Kỳ viết thì cần đưa ra Hàn Lâm Viện Lò Heo Chánh Hưng mổ xẻ. Địch quân dồn ép mình vào đường cùng, không bắt được mình, rồi lúc nào cũng có con sông mầu nhiệm xuất hiện không biết ở đâu ra để mình nhẩy xuống tự vẫn? Chính tay mình giết mình, bảo toàn danh dự, chứ giặc không thể nào đụng đến mình?
Nếu không biết Hai Bà Trưng chết như thế nào thì ta cứ tường trình như thế, cần gì phải thêm mắm thêm muối? Việc chết vì tự vẫn hay bị chặt đầu không thành vấn đề. Cái quan trọng là một người khi đọc lịch sử thấy được ý chí quật cường của người đàn bà Việt Nam nổi dậy chống đối bạo tàn, đem an bình tự do đến người đồng tộc đồng hương mà không sợ tính mạng mình bị nguy hại.
Khác với lịch sử Việt Nam mơ hồ bịa đặt Hai Bà Trưng nhẩy xuống sông tự tử, sử gia Pháp tường trình sự thiêu sống Jeanne d’Arc không thêm bớt làm người đọc rung động tâm lòng, thương cho một cô gái trẻ tuổi gan dạ đã bị người Anh hành quyết, nêu cao sự bất khuất của dân Pháp quyết một lòng chống cự ngoại xâm.
Hai bà Trưng của chúng ta, hãnh diện về đàn bà Việt Nam. một câu chuyện xưa, mà người khác kính trọng hay hãnh diện vì mình Cái khó là không chỉ vì một lời nói suông, cần chứng tỏ là mình có khả năng thực hiện chuyện khác thường, cả hai yếu tố ấy: trong hiện tại và tương lai, chứ không phải chỉ trong quá khứ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ly Ca fe Cuoi Cung.
1
Ly Cà Phê Cuối Cùng |
http://www.canhthep.com/3828/LyCafeCuoiCung.mp4
-----------------------
====================
http://www.canhthep.com/3828/LyCafeCuoiCung.mp4 2
Ly Cà Phê |
/////////////////////////////
http://www.canhthep.com/3828/LyCafeCuoiCung.mp4
No comments:
Post a Comment