Một Ngày Trong Lòng Mật Khu Tam Giác Sắt
Đỗ Văn Phúc
Căn cứ Kiến[1] nằm ngay trong lòng mật khu Tam Giác Sắt, giữa ngả ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn, chỉ cách quận lỵ Bến Cát vài cây số đường chim bay….Những năm đầu cuộc chiến, đây là căn cứ địa bí mật của Cộng Sản, là trục giao thông của chúng từ các mật khu Long Nguyên, Hố Bò, Bời Lời đổ về Bến Cát để tiếp nhận, di chuyển tiếp tế và bổ sung quân. Khoảng năm 1967, một trận long trời lở đất giữa chính quy Việt Cộng và Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ xảy ra nơi đây. Tại một giao lộ của 5 con đường mòn mà chúng tôi đặt hỗn danh là Ngả Năm Chuồng Chó, vẫn còn xác ba chiếc thiết giáp vừa M-41 vừa M-113 bị cháy banh xích nằm ngổn ngang, xung quanh còn vương vãi các mảnh quân trang, quân dụng, và vỏ đạn các loại.
Cái dẻo đất cỏn con hình tam giác này chỉ chừng vài cây số vuông. Nhưng mìn bẫy thì dày đặc, hỗn loạn đến nỗi quân du kích Việt Cộng cũng thường vướng phải. Sau hàng năm bỏ mặc cho chúng tung hoành, Sư Đoàn 5 Bộ Binh quyết định phải bình định mật khu này vì sau thảm bại Tết Mậu Thân của Cộng quân, tình hình quân sự đã tạm lắng dịu trên toàn Khu 32 Chiến thuật.
Tháng 6 năm 1970, Tiểu đoàn 4/8 nhận lệnh hành quân tảo thanh và thiết lập một căn cứ nhỏ để chế ngự con đường tiếp liệu của địch. Dù không còn các đơn vị chủ lực lớn của địch, những đám du kích lẻ tẻ vẫn có khả năng quấy nhiễu như đặt mìn, bắn sẻ hay pháo kích vào đội hình quân bạn. Từ địa điểm đổ quân trên con đường đất đỏ từ chợ Bến Cát dẫn đến đồn điền cao su Michelin, những người khinh binh đã đi theo chiếc xe ủi đất D-10 khổng lồ của Tiểu đoàn 5 Công Binh trên một khoảng đường chỉ dài hơn cây số mà cũng mất hơn hai ngày trời mới đến được Ngả Năm Chuồng Chó. Xe ủi đất cày sâu chừng hai tấc đủ để hủy diệt các loại mìn chống người và chống chiến xa. Bộ binh thì dò dẫm từng tấc đất để phá gỡ các loại mìn bẫy nội hóa.
Rừng Long Nguyên dày đặc, cây lớn thì cao ngút ngàn. Bên dưới là cây chồi với dây rừng, gai nhọn đan chi chit. Người đi sau đặt phải bàn chân đúng lên dấu giày người đi trước. Thận trọng từng giây phút một. Mìn bẫy ở đây thì vô số. Cộng quân gài mìn không theo quy cách lớp lang như quân ta. Vì thế, sau một thời gian, trên những con đường mòn không ai qua lại, cây cỏ mọc che kín, thì ngay chính họ cũng chẳng biết đường né tránh.
Ngày hành quân đầu tiên không có thiệt hại gì. Binh sĩ tháo gỡ hàng trăm mìn nội hoá mà du kích Việt Cộng chế bằng cách trộn đinh, sỏi với chất nổ dẻo rồi nhồi cứng vào những chiếc lon đủ cỡ. Tuy không có sức công phá mạnh, nhưng loại mìn này cũng có khả năng sát thương tròng vòng 5 mét. Loại đáng sợ nhất là các trái đạn pháo binh của chúng ta bị lép; Việt Cộng chế lại thành mìn bẫy. Tiếng nổ của nó rất khủng khiếp. Người bị mìn khó còn được chút da thịt nào lớn hơn bàn tay.
Đêm đến, bố quân trên vòng đai do xe ủi tạo ra quanh ba chiếc thiết giáp cháy, binh sĩ không đào công sự, mà chỉ nằm tựa các gốc cây lớn để phòng thủ. Quân sĩ thức trắng một đêm canh chừng vì không thể bung ra gài mìn giăng bẫy như thường lệ. Du kích Việt Cộng thỉnh thoảng xuất hiện bắn quấy phá nhiều đợt. Hoả châu từ căn cứ Lai Khê bắn yểm trợ suốt đêm. Cả một vùng sáng như ban ngày. Trung Úy Nguyễn Hữu Đát, Đại đội trưởng 15, trong lúc di chuyển điều quân, đã bị đạn AK bắn sẻ xuyên qua lớp nón sắt gây thương tích ở đầu phải tải thương ngay. Đại đội phó là Thiếu Úy Phương lên thay thế.
Phương là một trong bốn sĩ quan tốt nghiệp khóa 1 trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị cùng ở trong một tiểu đoàn. Dương Quang Bồi thì đã nắm đại đội từ đầu năm 1970, Mai Thanh Tòng làm đúng chức năng của mình là Trưởng ban 5 tiểu đoàn, chỉ còn Quách Kế Nhơn và Phương vẫn học nghề đánh đấm ở các đại đội. Nhờ những công trận xuất sắc ở Bù Na, Đồng Xoài, Phương đã được Đại Úy Vũ Huy Thiều (Khóa 19 Võ Bị, người hùng trận Phước Quả) ngắm nghé cho nắm đại đội từ những ngày cuối năm 69. Hai tuần trước Tết Canh Tuất 1970, trong một trận phản phục kích ở ngả ba Bù Noi, Phước Long, Phương bị thương nặng phải chuyển về Bệnh Viện 3 Dã Chiến. Khi trở về đơn vị thì các cấp chỉ huy đã thay đổi. Tiểu đoàn nay dưới quyền Đại Úy Nguyễn Chí Hiền, người hùng một thời của Đại đội Trinh sát 5.
Tiểu đoàn bung hai đại đội hành quân xa về hướng Tây Bắc, chỉ để lại Đại đội 15 bảo vệ an ninh cho Đại đội Chỉ Huy và Công binh lập căn cứ. Công binh Hoa Kỳ tăng cường thêm mấy chiếc xe ủi đất hạng nặng để phá rừng, cày thành một khoảnh đất có đường kính khoảng 100 mét. Ở trung tâm, họ xây ba hầm kiên cố sâu dưới lòng đất, chống đỡ bằng những khúc gỗ lớn. Nắp hầm là một lớp PSP bên trên có năm lớp bao cát đủ để chịu đựng sức công phá của bíck kích pháo 82 ly. Ba hầm này dùng làm hầm Chỉ Huy, Truyền Tin và Tiếp Liệu. Một vòng đai bên ngoài có tám hầm nhỏ hơn dùng cho binh sĩ trú phòng. Các hầm được cách ly bằng các lớp hàng rào concertina để chống đặc công. Từ chu vi hầm ra đến bìa rừng là khoảng trống có các lớp hàng rào gài mìn bẫy và trái sáng dày đặc.
Đại đội 15, trong khi hành quân lục soát dọc bờ sông Thị Tính, đã phát hiện nhiều khu hầm kiên cố nhưng để trống. Binh sĩ tìm thấy thực phẩm, áo quần cả đàn ông lẫn đồ lót phụ nữ cho thấy nhiều dấu hiệu hầm đang được sử dụng bởi các toán du kích. Thường họ sinh hoạt và di chuyển theo tổ tam tam chế, hai nam một nữ. Các hầm này được xem như các nơi tạm trú cho du kích hoặc cán bộ về hoạt động lén lút ngoài quận lỵ và các xã chung quanh. Cách thiết lập hầm ngầm rất khó phát hiện. Hầm đào sâu dưới đất, nắp hầm ngang bằng mặt đất. Có bốn lỗ châu mai ở bốn phía được các bụi cây bên ngoài che khuất. Trong nhìn thấy ngoài rất rõ, nhưng ngoài thì không thể nào thấy dấu hiệu gì. Nếu phỏng đoán được sự hiện diện của hầm, thì cũng khó xác định chính xác vị trí. Đạn bắn thẳng không có xác suất cao trúng vào lỗ châu mai. Trong hầm chỉ cần một hay hai tay súng cũng đủ cầm chân cả trung đội quân ta. Dĩ nhiên không phải không thể diệt được hầm. Nhưng cái giá phải trả cũng có thể rất cao.
Các chiến sĩ Trung đoàn 8 BB trong những năm này đã tìm ra biện pháp diệt chốt bằng các tổ hai, ba binh sĩ với sự yểm trợ hoả lực cộng đồng. Tuy chậm, nhưng biện pháp này rất hiệu quả mà ít hao sinh mạng.
Lúc xế chiều, khi Đại đội thu quân về, trung đội 3 của Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy[2] báo cáo thiếu một binh sĩ. Vì không có chạm súng trong ngày, cũng không nghe tiếng nổ của mìn bẫy; nên Phương ước đoán Hạ sĩ Nghĩa chỉ đi lạc đâu đây thôi. Quả thế, chỉ chừng mười phút sau, từ bìa rừng anh lính nhà bếp trẻ này hớt hãi chạy ra, mặt xanh như tàu lá. Cái soong và cái xẻng sau lưng va chạm nhau kêu lách cách. Anh vừa thở vừa lắp bắp: - «Em thấy hai đứa nó chơi nhau, Thiếu úy ơi!». Phương nạt đùa: - «Mày sợ quá, thần hồn nát thần tính mà nói bậy. Chứ ai mà chơi nhau trong này?» Nghĩa nhất quyết: - «Thiệt mà, Thẩm quyền[3], em thấy rõ ràng, hai đứa chơi nhau trong kia.» - «Sao mày không bắn chết chúng nó?» - «Chời ơi! em vừa kéo cây súng thì nó nghe động, nó kéo quần lên và lủi mất tiêu, ông thầy ơi. Mà em cũng sợ quá chừng.»
Phương báo chuyện này cho Tiểu đoàn trưởng biết. Đại Úy Hiền cười xác nhận: - «Nó không nói láo đâu. Tụi du kích nó đi ba đứa, hai trai một gái. Lúc nào hứng tình thì đè ra chơi. Có gì lạ đâu chú mày.»
Việc xây căn cứ cũng nhanh. Xe công binh đã được trả về cho Sư đoàn. Tiểu đoàn cũng chuẩn bị rút về Lai Khê, để lại đại đội của Phương trấn ngự căn cứ. Nhiệm vụ rất đơn giản. Ngoài một trung đội nằm tiền đồn chỗ ngả ba đường từ Bến Cát đi đồn điền Michelin và con đường mới mở dẫn vào căn cứ; hai trung đội khác phải bung ra hành quân trong ngày để lục soát và an ninh xa. Chỉ còn trung đội vũ khí nặng và ban Chỉ Huy nằm lại trong căn cứ.
Ngày ở đây rất dài. Binh sĩ chẳng biết làm gì trong phạm vi chưa tới trăm mét vuông. Chui vào hầm, chui ra, lên mặt đất ngó trời ngó mây một đỗi rồi lại chui xuống. Chiều chiều có vẻ rộn lên đôi chút nếu mấy đứa du kích liều lĩnh mò về bên ngoài hàng rào, chõ loa vào tuyên truyền, kêu gọi đầu hàng: - «Nghe đây, nghe đây, quân giải phóng đã bao vây đồn sẽ tiêu diệt đồn nay mai. Hãy buông súng đầu hàng sẽ được khoan hồng tha mạng sống…»
Thỉnh thoảng, chúng cũng bắn súng cối vào căn cứ. Mỗi lần chừng chục trái. Với hầm kiên cố, thì đạn cối chẳng làm suy suyển gì. Nhưng cũng có lúc nó pháo vào thời điểm bất ngờ, anh em binh sĩ đang nấu ăn, tắm giặt bên giếng. Vì các hàng rào concertina bao kín các hầm, thế nào cũng có vài chú lính nhảy xuống giếng né đạn.
Thời này súng đạn dồi dào. Phương cho bố trí ba cây đại liên M60 tại ba điểm quanh đồn. Anh tập cho binh sĩ bắn đại liên từng phát một; và cứ thế rải đạn vào bìa rừng hay nhắm vào các ngọn cây quanh đồn để ngăn ngừa bọn tiền sát viên. Anh cũng cắt cử các toàn nhỏ phục kích cách đồn chừng vài trăm mét. Có lần đã bắn hụt hai tên du kích. Từ đó, không nghe tiếng loa gọi hàng nữa. Nhưng cối 61 và 82 ly thì cũng cứ lai rai rót vào; nhất là những lúc có trực thăng tiếp tế.
Đại đội đã đóng tại căn cứ này hơn tháng nay. Lính tác chiến mà nằm đồn thì thật tệ hại. Cái chán nãn và bực bội kéo về mỗi ngày cứ nhìn ra khoảnh rừng xanh tù túng. Phương đã ngấu nghiến hết mấy bộ truyện chưởng Kim Dung ; đã nghe đến thuộc lòng mấy trăm bản nhạc của bất cứ chương trình nào trên đài Sài Gòn và đài Quân Đội. Đủ thứ, đủ loại, từ nhạc thính phòng cho đến nhạc bình dân; từ ca sĩ lừng danh cho đến ca sĩ nửa mùa.
Mỗi ngày một chầu cà phê sáng và hai lần cơm nóng có canh chua là dang nấu khô sặc hay khô sặc chiên, nướng. Đang là thời điểm các đơn vị hành quân xây dựng nông thôn. Vì thế, thực phẩm đóng hộp của Mỹ được cấp phát rộng rãi. Đó là một ngày hai bữa, mỗi bữa một túi cơm sấy hơn 500 gram, một hộp thịt bò ba lát và một hộp trái cây. Bếp đại đội là Hạ sĩ Nhàn, năm nay đã hơn 60 tuổi. Chẳng rõ khai sanh lộn xộn sao đó, mà ông bị bắt đi quân dịch. Trung Úy Đát thương tình cho ông làm bếp của Ban Chỉ Huy. Bảy ngày một lần có trực thăng tiếp tế; là có một thùng riêng cho Phương. Có đủ báo, truyện mướn ngoài Bến Cát. Có một chai đế Bà Quẹo thật nồng; có một lon gô thức ăn mặn. Đặc biệt mong đợi là những lá thư từ gia đình gửi đến gói ghém bao nhiêu tình cảm, nhớ nhung.
Những đêm trước ngày tiếp tế, Phương túc trực sẵn bên máy C-25 chờ nghe lệnh từ Tiểu đoàn cho rút quân. Nhưng lần lửa, chỉ thấy tái tiếp tế. Đám lính tiền đồn chừng cũng đâm liều. Họ lén mò ra Bến Cát chơi từ sáng sớm, đến chiều mới lội về. Có tên buồn chán, giải trí bằng cách bắn phóng lựu vào bìa rừng khơi khơi.
Đến lần tái tiếp tế thứ năm, thì Phương nổi cơn điên thật sự. Trong lúc Trưởng ban 3, Trung úy Nguyễn Văn Quốc[4], đang gọi ban lệnh, Phương đã cùng đám lính ban Chỉ Huy bắt đầu chương trình phát thanh đặc biệt: - «Đây là tiếng nói Đại Đội 15, Tiểu đoàn 4/8. Mở đầu là bài hát Đường Trường Xa để kính tặng Tiểu Đoàn. Hai, ba, Đường trường xa, Đại Úy hổng cho tui dề….»
Nửa đêm, Phương bị giật dậy để nghe tiếng Quốc chuyển lệnh của Đại Bàng: - «Tụi mày chớ có làm loạn. Anh Tư kêu về cho 30 củ rồi tống đi Phước Long. Biết chưa? Sáng ngày mai lo an ninh bãi đáp thật cẩn thận, có quà đặc biệt cho mày. Thật đặc biệt!»
Quốc cúp máy, không cho Phương kịp hỏi thêm điều gì.
Thế là suốt đêm, Phương không tài nào chợp mắt. Quà gì mà đặc biệt. Có phải Tiểu đoàn sẽ cho cái ống kính hồng ngoại tuyến mà nghe đâu Sư đoàn vừa được cấp phát để trang bị cho các pháo đài vòng đai căn cứ Lai Khê ? Hay là cái lệnh đóng đồn vĩnh viễn thì bỏ bu. Lúc này mà được đi hành quân trong rừng thì thật thú vị. Mỗi lần hành quân thường kéo dài cả tuần lễ hay nửa tháng trong một khu vực trách nhiệm cả gần trăm cây số vuông. Các mục tiêu hoặc được chỉ định, hoặc do đại đội trưởng chọn với sự chấp thuận của Tiểu đoàn. Ngày đi lùng sục, đêm đóng quân phục kích. Coi như những chuyến picnic dài ngày. Có chạm súng thì cũng chỉ mấy tên địa phương, du kích lẻ tẻ. Phương thích những chiều dừng quân trong những khu rừng thưa. Nằm đu đưa trên chiếc võng mắc dưới tàn cây cao. Nhắp ngụm cà phê nóng và thưởng thức âm nhạc từ chiếc radio bỏ túi. Tối, giăng mìn bẫy các điểm nghi ngờ địch di chuyển. Có lúc kiếm được con mễn, con kỳ đà là thầy trò bày bàn chén chú chén anh rất tâm đắc. Người sành ăn bảo rằng thịt kỳ đà là ngon nhất. Nó lại là thứ động vật rất dễ bắt. Thông thường kỳ đà năm đeo trên cành cây, thấy người chúng không hể bỏ chạy trốn. Vì thế, chỉ cần đủ mạnh để nắm đuôi nó kéo xuống. Con trút cũng thế. Đụng vào nó, nó cuốn tròn người lại như trái banh. Thầy thuốc bắc nói vẫy trút nướng cháy, tán thành bột cho các sản phụ uống sẽ tăng nguồn sữa. Thịt rừng thì chỉ có cách nướng trên lửa là ngon tuyệt. Mà giữa hành quân thì cũng chẳng còn cách chế biến nào khác.
Đêm xuống đã lâu. Rừng im lắng, không một tiếng động nhỏ của thú rừng hay lá cây xào xạc. Bom đạn chiến tranh hơn chục năm đã xua đuổi hầu hết các loại thú chạy vào rừng sâu bên kia biên giới Việt Miên. Chim rừng cũng vắng. Cái im lắng của rừng sao mang đầy vẻ ghê rợn đe dọa của chết chóc hơn là sự thanh vắng đêm hè.
Phương không ngủ nhiều. Thỉnh thoảng, anh trổi dậy gọi các tiền đồn để theo dõi động tịnh. Tội nghiệp những người khinh binh. Ngày hành quân, đêm phải thay nhau chong mắt ra canh gác ít lắm ba tiếng đồng hồ. Người chỉ huy tuy không canh gác, nhưng cũng khó có được giấc ngủ ngon lành, thẳng giấc. Đóng tiền đồn, được ngủ trong hầm thế này là hạnh phúc gấp mấy lần ngủ trên võng đu đưa giữa rừng, dưới tấm lều bằng áo đi mưa. Ngay từ ngày đầu vào lính, mỗi quân nhân được cấp một tấm poncho bằng nhựa dày, khá nặng. Đó là vật thiết thân gắn bó với suốt cuộc đời của lính. Poncho khi có mưa thì dùng làm áo mưa. Khi đóng quân thì căng ra giữa hai thân cây để làm lều. Khi vượt sông thì gói hết vũ khí, quân trang, túm hai đầu để làm phao. Cuối cùng, khi tử trận thì thân xác tử sĩ được bó trong poncho như bó chả để chờ chuyển về hậu phương. Vì nó khá nặng, nên dù lính, dù quan, mỗi người cũng chỉ có thể mang theo một poncho ngoài hàng chục ký quân dụng, vũ khí đạn dược, và lương thực. Lưng người lính bộ binh lúc nào cũng oằn xuống vì gánh nặng này. Dĩ nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng di động của anh em binh sĩ so với bọn lính Việt Cộng. Người lính đối phương khi hành quân, đã biết rõ mục tiêu ; họ chỉ cần bôn tập nhanh đến mục tiêu, đánh thí mạng qua đêm rồi tờ mờ sáng hôm sau là rút. Vì thế, trong tay họ chỉ một cây súng ; quanh lưng vài băng đạn, lựu đạn. Có thêm chăng nữa là một bọc cơm vắt điểm vài hột muối. Trong khi người lính miền Nam thường hành quân dài ngày trong một khu vực rộng lớn để tìm địch. Nếu có điều kiện tiếp tế, thì chí ít cũng mang theo hai cấp số đạn, bốn ngày lương khô, vài bi đông nước, xẽng, mìn claymore ; có khi còn mang theo ống phóng M-72 để phá hầm. Áo quần, giày vớ luôn dính trên người cho dù mưa, dù nắng, dù lội sình, băng suối. Các sĩ quan cỡ trung đội trưởng cũng mang nặng không thua gì các anh em binh sĩ. Từ đại đội trưởng trở lên thì mới có một hai anh binh sĩ phụ mang giùm bớt đồ để ông ta còn rảnh tay mà điều động.
Phương trở người trên chiếc võng nylon. Đất ẩm hai bên vách hầm rơi lộp bộp. Trong căn hầm chỉ có Phương và người lính truyền tin. Chiếc máy C-25 ở góc hầm lâu lâu phát ra các tín hiệu báo cáo từ các vọng tiền tiêu. Những giờ phút thế này giúp cho người lính có dịp nghĩ về gia đình. Phương lấy vợ vừa hơn một năm rưởi ; đã có một cháu trai đầu lòng. Lộc sẽ đầy năm vào tháng 9 năm nay, tức là chỉ còn một vài tháng nữa thôi. Đã hơn một năm kể từ ngày ra đơn vị. Cuối năm ngoái, Phương rủi ro bị thương nặng ở Bu-Nard ; nhưng đó lại là cái may mắn được về với gia đình sau khi mổ vết thương chờ tái khám đến 3 lần. Chàng đã tận hưởng hơn ba tháng bên vợ con và mẹ già. Mỗi ngày săn sóc con, thay tả cho con, nhìn con một lớn lên. Cái hạnh phúc hiếm hoi chỉ chấm dứt khi Phương được xếp loại 1 do vết thương bụng đã lành hẳn và không ảnh hưởng gì đến khả năng chiến đấu. Phương được trả về đơn vị cũ tiếp tục hành quân.
Tuy thế, nhờ địa bàn hành quân của đơn vị tương đối gần Sài Gòn, thỉnh thoảng, Trung Úy Đát làm ngơ cho Phương dọt về Vũng Tàu một hai hôm thăm nhà. Ở đơn vị chiến đấu, chỉ có cấp trưởng là kẹt khó thể rời đơn vị. Và bây giờ thì Phương đang ở trong tình thế đó. Do đó, chẳng biết lúc nào mới có hy vọng gặp lại vợ con.
Lại một đêm vô sự dù rằng ở đâu đó xa xa, tiếng đại bác thỉnh thoảng vọng về. Bên kia sông Thị Tính, giờ này chắc dân chúng đang lũ lượt kéo nhau ra chuẩn bị một ngày chợ mới. Cô A Múi chắc đang dọn các khúc vải ra sạp ; cô Út Trơn chắc cũng đang đẩy những chiếc máy may Sinco vào vị trí thường lệ. Chao ôi, Phương tưởng như ngửi được hương vị tô phở béo ngậy ở quán phở cuối thị xã Bến Cát, trên đường dẫn vào căn cứ Lai Khê.
Những tia nắng đầu tiên đã xuyên qua lớp bao cát mỏng che lỗ châu mai để rọi vào những sợi vàng mong manh. Đệ, người lính truyền tin mở to volume để báo cáo tình hình về Tiểu Đoàn và nhận lệnh mới.
– Thẩm quyền, Bác Ba (Sĩ quan Trưởng Ban Ba) nói an ninh bãi đáp thật kỹ. Hôm nay tiếp tế đặc biệt.
– Thì cũng thêm 7 ngày lương khô chứ có quái gì mà đặc biệt.
– Bác Ba dặn kỹ lắm. Hay là Thẩm quyền nói chuyện với Bác Ba đi.
– 33 đây 51, nghe rõ?
– 33 đây. Có Bắc Bình Xung Phong [5] mày lên hôm qua. Năn nỉ mãi, Đại Bàng cho theo chuyến Tư Tưởng[6] vào thăm mày đó. Liệu mà bung con cái ra xa cho kỹ kẻo nó pháo.
Thật bất ngờ. Nhưng không làm Phương quá ngạc nhiên. Vì Tiểu đoàn cũng thường dễ dãi với gia đình binh sĩ mỗi khi đóng đồn. Ngày mới về đơn vị ở Chánh Lưu, Phương đã ngạc nhiên thấy sự hiện diện của các chị, các cháu trong căn cứ. Sau này mới được giải thích rằng đa số vợ con binh sĩ nhà cửa ở miền quê xa, hoặc đã bị tiêu hủy vì chiến cuộc. Họ cư trú ngay trong hậu cứ đơn vị ở Lai Khê. Mỗi khi đơn vị về dưỡng quân là họ kéo đến. Ngay cả khi đóng các căn cứ mà có đường bộ đi được, các chị cũng liều lĩnh mò vào. Cũng may là chưa bao giờ các căn cứ này bị địch tấn công, nên chưa thấy gì trở ngại và tổn thất về phía các chị. Tại các đơn vị Địa Phương Quân, thì các chị các cháu “thường trú” luôn, và đã trở thành các tay trợ đắc lực thủ khi có chạm địch.
Phương gọi ngay Thiếu Úy Thủy, lệnh tung các trung đội ra xa quanh căn cứ để an toàn bãi đáp. Du kích vùng này chỉ có các loại súng cối 61 ly mà tầm hiệu quả xa nhất là một ngàn sáu trăm mét (trên lý thuyết là 1800 mét). Tiểu đoàn Phú Lợi của Việt Cộng có cối 82 ly, nhưng đơn vị này đã tan hàng từ lâu, chỉ còn lẻ tẻ dăm bảy tên trở thành du kích địa phương. Những cây cối này chúng chôn ngập dưới đất, chỉ chừa cái nòng ló ra để lâu lâu một tên du kích nào đó đi qua, thụt vài quả vào chợ Bến Cát quấy phá.
Đến hơn bảy giờ, Phương cho lính Trung đội Vũ Khí Nặng ra tuyến ứng chiến và bảo Hạ Sĩ Quý lấy hai cái áo giáp và nón sắt mang chờ sẵn ở bài đáp trực thăng. Các máy truyền tin làm việc dồn dập giữa ban Ba và Đại Đội. Trung Sĩ 1 Hùng, Thường Vụ Đại Đội tung trái khói màu ra để phi công canh hướng gió và xác định bãi đáp. Tiếng phành phạch từ hướng Bắc vọng đến chừng vài giây sau là đã thấy hình dáng chiếc trực thăng UH-1B Huey. Chiếc trực thăng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ chuyển hướng và hạ dần cao độ để đáp. Phương là người đầu tiên chạy đến cửa hông phi cơ. Nơi đây, Hoa đã dợm đứng dậy để nhảy xuống. Phương khoác chiếc áo giáp và đội nón sắt cho vợ. Không kịp nói với vợ một câu, Phương thúc Hạ sĩ Quý bọc bé Lộc vào chiếc áo giáp kia rồi bế cháu và dẫn Hoa chạy nhanh vào trong hầm. Trung Sĩ Thành, Tiếp Liệu, đi theo chuyến bay điều động các binh sĩ xuống hàng tiếp tế xong, trao cho Phương ít văn thư quan trọng để xin chữ ký. Mọi việc xảy ra nhanh như chớp, chỉ trong vòng khoảng 3 phút là xong. Khi phi cơ vừa bay lên thì có mấy tiếng đề pa từ hướng Tây vọng sang. Phương và đám linh chạy thật nhanh vào căn hầm gần nhất bên trong.
– Yên tâm, không sao đâu. Em đi làm chi mà liều lĩnh thế này?
– Thì nghe anh đóng đồn lâu, nên đem con lên thăm.
– Thôi, nép vào góc hầm. Nghe đạn nổ cho quen.
Ầm! Ầm! Ầm!
Một loạt tiếng nổ cắt ngang lời Phương. Phương nhìn ra thấy những chùm khói và đất tung toé bên ngài sát hàng rào. Không có trái nào lọt vào vòng trong.
– Ê! Thoại, kêu thằng 2 lục soát nhanh ở hướng 10 giờ của nó. Bung rộng ra tìm cho được cây cối.
– Có gọi con cái khác về không? Thẩm quyền?
– Thôi chiều rồi cho rút. Cứ bảo các Trung đội “Lam Sơn”[7] thật kỹ, may ra tó được vài thằng du kích.
Bây giờ, Phương mới có thì giờ cho vợ con. Nhìn Hoa gọn gàng trong bộ quân phục, áo giáp nón sắt vẫn còn mang. Chẳng gì nàng cũng từng là nữ quân nhân kia mà. Chàng quay qua ôm Lộc vào lòng hỏi nựng:
– Lên Lai Khê hồi nào? Chà! thằng Cu. Ngon hé. Dám ra hành quân chớ thua ai đâu! Sợ không con?
– Em lên đến trưa hôm qua. Tính về lại nhà, nhưng Đại Úy Hiền nói có trực thăng sẽ cho vào thăm. Ông ấy gửi biếu anh chai Hennessy trong thùng tiếp tế. Má thì gửi cho anh hộp thịt gà kho sả ớt dành ăn dần.
– Ăn dần cái gì. Ở đây anh em ăn chung, một bữa hôm nay cho gọn. Ngày mai lại tiếp tục cá khô.
Thằng cu Lộc cứ ngây người ra nhìn ba nó, hai bàn tay bé nhỏ sờ vào mặt ba, miệng bập bẹ mấy tiếng. Hôn con lần nữa, Phương để con lên chiếc ghế bố rồi kêu Trung sĩ Hùng vào
– Coi tiếp tế chia cho các trung đội. Đạn dược, lương thực theo nhu cầu. Bữa nay, ngoài đó gửi vào thứ gì?
– Trình Thẩm quyền, có thêm đạn cối, đạn đại liên như mình xin. Lương khô thì có cơm sấy thịt hộp ba khoanh. Riêng Thẩm quyền có thùng báo và ít hộp trái cây.
– Hôm này bảo ông Nhàn nấu luôn cho Ban Chỉ Huy. Mình ăn chung. Chiều kêu mấy ông Thiếu Úy về nhậu chơi.
Gần trưa, Thủy cùng Chuẩn Úy Nhơn dẫn Trung 2 kéo về. Chỉ còn Trung Sĩ 1 Tiết và Trung 1 được lệnh ở lại tiếp tục hành quân và sẽ phục kích đêm bên ngoài căn cứ. Trung 3 thì vẫn nằm tiền đồn trên giao lộ đất đỏ đi Bến Cát. Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy tốt nghiệp khóa 27 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Thấp, đậm người, da ngăm đen. Anh là một trong những sĩ quan giỏi của Tiểu đoàn; do đó, Phương đề nghị lên làm Đại Đội Phó. Trần Nhơn[8] thì từ hạ sĩ quan được gửi học ra trường Thủ Đức đâu mới mấy tháng nay. Nhơn coi Trung đội 2 tạm vững. Còn hai trung đội 1 và 3 thì do hai Trung Sĩ 1 Tiết và Trí coi. Hầu như các đơn vị bộ binh đều ở trong tình trạng thiếu hụt sĩ quan; và ngay quân số cũng ít khi đạt đến mức 80% đầy đủ theo cấp số. Lúc cao nhất cũng chỉ lên đến khoảng trên dưới 120 người; nhưng khả dụng hành quân thì chỉ khoảng 100. Lý do chính là một số bất khiển dụng do thương tích, nhưng lại không được phân loại 2 hay 3 để chuyển về các đơn vị văn phòng hay cho giải ngũ. Đơn vị phải gánh lấy con số người này và thu xếp cho họ làm ở hậu cứ, hậu trạm. Ngoài ra, có một tỷ lệ nhỏ quân số đi phép hoặc vắng mặt bất hợp pháp. Tỷ lệ quân nhân đào ngũ ở Sư Đoàn 5 rất cao, do đa số lính tuyển mộ từ Sài Gòn mà đơn vị thì ở quá gần thủ đô. Chỉ cần lọt ra khỏi cổng, leo lên xe lam ba bánh là mất dạng.
Tiểu đoàn 4/8 từ khi giao cho Đại Úy Hiền có khá hơn nhiều. Ông chủ trưởng giữ người ở lại chứ không giữ người đi. Vì thế, ông cho phép quân nhân được đi phép thường niên dễ dàng mỗi khi có gia đình lên lãnh về. Ông nghiêm nhặt với các Đại Đội Trưởng về các vấn đề quyền lợi binh sĩ, tiếp liệu, lương bổng và quân tiếp vụ. Điều đáng nói là binh sĩ rất phấn chấn khi nghe tiếng tăm của Đại Úy Hiền từ khi ông làm Đại Đội Trưởng Trinh Sát Sư Đoàn. Vào thời điểm này, Trung đoàn vừa tổn thất một sĩ quan xuất sắc. Đó là Thiếu Tá Châu Minh Kiến, Tiểu Đoàn Trưởng 1/8. Ông ra trường khóa 19 Võ Bị Đà Lạt và có nhiều triển vọng lên Trung Đoàn Phó vào cuối năm nay. Nhưng không may, trong một trận tương đối nhỏ ở Ấp Nhà Việt, ông quá hăng kéo cả Ban Chỉ Huy chạy lên tuyến đầu và bị lọt ổ phục kích của địch. Tiểu Đoàn Trưởng tử trận, ông phó Đại Úy Trần Kiến Tường, bị thương nặng.
Trưởng ban 3 Tiều Đoàn 1/8 là Đại Úy Trung. Ông Trung như có một giác quan thứ sáu rất linh nghiệm. Có lần, một binh sĩ về ghé qua Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn lãnh lương, gặp Đại Úy Trung, chào hỏi trò chuyện. Trung buột miệng: “Mày vào lãnh thêm một tháng lương nữa nhé!”. Chỉ trong vòng một tháng sau, người binh sĩ này tử trận, gia đình lãnh thêm tháng lương thứ 13 của anh ta. Trường hợp Thiếu Tá Kiến như cũng được Trung dự báo. Trong một bữa cơm chiều ở Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1/8, Trung bỗng nói: “Nè, kiến mà bò trên tường; có ngày tường sập đè kiến chết.”
Thiếu Tá Kiến phì cười: “Đ.M. tao còn sống dai lắm để lên làm trung đoàn trường nay mai nghe mày!” Không ngờ chỉ một tuần sau, ông Kiến tử trận, ông Tường bị thương. Quả thật linh nghiệm. Từ đó, mọi người như né, không mấy ai dám gặp trò chuyện cùng Trung, sợ phải nghe điều bất tường.
Xế chiều, Phương cho gọi các Trung Đội Trưởng về căn cứ. Hạ Sĩ Nhàn đã dọn bàn ăn ở căn lều nhà bếp. Gọi là bếp cho oai, nhưng thực ra chỉ có một ông Táo đơn sơ bên cái giếng cạn gần sát bờ rào căn cứ. Bàn ăn thì kê mấy thùng gỗ đựng lựu đạn; và ghế thì đương nhiên “à la terre”. Cũng hay, nếu đang ăn cơm mà bị pháo thì chỉ cần nhảy một phát là xuống giếng. Do việc xử dụng các vòng rào concertina để cô lập các hầm bên trong, chỉ chừa một lối ra vào nhỏ; nên việc di chuyển không dễ dàng. Việc này có lợi là nếu bị đặc công xâm nhập trong đêm, thì chúng khó xoay sở trong căn cứ. Quân ta chỉ có việc cố thủ dưới hầm và bắn ngang mặt đất để tiêu diệt chúng.
Phương nhớ lại hồi mới ra đời, làm Thông Dịch Viên cho Cơ Quan Đại Diện Mỹ[9] ở Quảng Trị. Một đêm, đặc công Việt Cộng xâm nhập đánh phá Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Chính ở cuối Thị Xã, trên đường về Chợ Sãi. Mờ sáng, khi Phương tháp tùng Đại Tá Nguyễn Ấm – Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Trị- và Cố Vấn Mỹ Kenwood Foster[10] đến Trung Tâm thì chỉ thấy những hoang tàn và cảnh thương tâm. Tất cả các lô cốt bằng bê tông cốt sắt xây từ thời Pháp mà vách và trần dày đến ba tấc đều bị chất nổ đánh sập. Hàng chục học viên chết thê thảm, banh xác trong những căn hầm mà thời điểm đó (1965) tưởng là rất kiên cố. Có những anh chỉ còn những đống thịt vụn, nửa tái nửa chín. Có anh bị nắp hầm đè hết một nửa thân người từ thắt lưng trở xuống. Khi chúng tôi đến, anh giương đôi mắt hấp hối mà thều thào những gì không nghe được. Nhưng không có phương tiện gì để nâng nắp hầm lôi anh ra. Vả lại có làm được thì cũng khó cứu mạng sống. Sức công phá của chất plastic C-4 thật vô cùng khủng khiếp. Chỉ cần một khối nhỏ bằng bao thuốc lá cũng đủ đánh sập cả căn hầm bê tông. Hình như đó là lần đầu tiên mà Việt Cộng xử dụng chất nổ dẻo để đánh đặc công. Vì thế, đã tạo ra sự bất ngờ cho quân ta và gây tổn thất quá nặng nề.
Bữa cơm chiều được coi là sang ở giữa chiến trường. Có rượu, có thịt so với những ngày dài cơm sấy, cá khô. Chai rượu vừa đủ cho mỗi người một ly xây chừng nhỏ. Nhưng giữa hành quân thì uống vậy là đủ vì còn nhiệm vụ canh thức tối nay nữa.
– Tối nay, Thiếu Úy Thủy dọn qua hầm truyền tin. Quý căng giùm anh thêm cái võng nhé.
– Em tưởng anh chị ngủ một võng cho vui chứ? Quý hóm hỉnh.
– Thì đương nhiên rồi. Mà phải ngược đầu ngược đuôi đó nghe Thẩm Quyền!
– Mày con nít mới lớn biết gì mà xía vô!
– Nó xếp sòng khu chợ Trương Minh Giảng đó, ông chớ có coi thường nó.
Trong bàn ăn, Chuẩn Úy Nhơn là người ít nói nhất. Có lẽ mới ra đơn vị nên còn dè dặt. Anh cũng mới cưới vợ không lâu và có đưa lên giới thiệu với Phương khi Tiểu Đoàn còn đóng vòng đai phía Bắc căn cứ Lai Khê. Thiếu Úy Thủy thì quá thân. Những ngày còn lêu bêu ngoài hậu cứ, Phương và Thủy thường chở nhau trên chiếc Honda 67 đi nhậu nhẹt, tán gái khắp Bình Dương. Trông Thủy đen vậy chứ nhiều cô mết hắn.
– Tối nay ngoài pháo, trong pháo bố ai chịu nổi. Thủy vừa nhấp rượu vừa đùa.
– Xài chị Năm tạm đi em ơi!
– Kỳ này hết hành quân, Thẩm quyền cho tui về nhà vài hôm. Hơn nửa năm trời không thấy mặt vợ con, thẩm quyền à. Trung Sĩ 1 Hùng lợi dụng lúc vui, lên tiếng
– Từ từ tính. Lính đánh giặc biết hôm nay, ngày mai que sera! sera!
Hùng xụ mặt xuống.
– Thì Thẩm quyền hứa cho một lời đi.
– Ô Kê ! Uống cho hết ly rượu đi. Nào, dzô, dzô!!!
Những tiếng cười khoái trá, vui nhộn lại nổi lên trong buổi chiều đang tàn nơi góc rừng thâm u. Những người lính bộ binh còn quá trẻ, nhưng chiến trường làm cho họ dày dạn và quên đi những lo âu toan tính để chỉ biết vui lúc này để lát sau đây lại đối diện tử thần đang từng giây, từng phút rình rập từ mọi hướng ngoài kia
Đỗ Văn Phúc
[1] Đặt theo tên cố Trung tá Châu Minh Kiến (khóa 19 VBQG), Tiểu đoàn trưởng TĐ 1/8, tử trận năm 1970.
[2] Trung Uý Thủy sau này kế nhiệm Đại Đội Trưởng 15, hy sinh năm 1973 tại Bầu Bàng.
[3] Thẩm quyền là danh xưng dành cho các Đại đội trưởng; trong khi Đại Bàng là danh xưng của Tiểu đoàn trưởng
[4] Trung Úy Quốc đã hy sinh tại Lộc Ninh cuối năm 1971 khi đó là Trưởng ban 3 Trung Đoàn 8 BB
[5] Ngụy hóa hai chữ Bà Xã (vợ)
[6] Ngụy hóa hai chữ Tiếp Tế
[7] Ám ngữ, có nghĩa là lục soát
[8] Nhơn hình như đang ở một Tiểu Bang phía Bắc, có lần đã gọi điện thoại về thăm rồi sau đó bặt tin.
[9] Cơ quan này bao trùm tất cả cố vấn các lãnh vực chính trị, tình báo, quân sự địa phương.
[10] Kenwood Foster hiện ở New London, Tiểu Bang New Hampshire. Sau hơn 40 năm.
quehuongngaymai.com
Một ngày trong lòng mật khu Tam giác sắt
Đỗ Văn Phúc
Căn cứ Kiến[1] nằm ngay trong lòng mật khu Tam Giác Sắt, giữa ngả ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn, chỉ cách quận lỵ Bến Cát vài cây số đường chim bay….Những năm đầu cuộc chiến, đây là căn cứ địa bí mật của Cộng Sản, là trục giao thông của chúng từ các mật khu Long Nguyên, Hố Bò, Bời Lời đổ về Bến Cát để tiếp nhận, di chuyển tiếp tế và bổ sung quân. Khoảng năm 1967, một trận long trời lở đất giữa chính quy Việt Cộng và Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ xảy ra nơi đây. Tại một giao lộ của 5 con đường mòn mà chúng tôi đặt hỗn danh là Ngả Năm Chuồng Chó, vẫn còn xác ba chiếc thiết giáp vừa M-41 vừa M-113 bị cháy banh xích nằm ngổn ngang, xung quanh còn vương vãi các mảnh quân trang, quân dụng, và vỏ đạn các loại.
Cái rẻo đất cỏn con hình tam giác này chỉ chừng vài cây số vuông. Nhưng mìn bẫy thì dày đặc, hỗn loạn đến nỗi quân du kích Việt Cộng cũng thường vướng phải. Sau hàng năm bỏ mặc cho chúng tung hoành, Sư Đoàn 5 Bộ Binh quyết định phải bình định mật khu này vì sau thảm bại Tết Mậu Thân của Cộng quân, tình hình quân sự đã tạm lắng dịu trên toàn Khu 32 Chiến thuật.
Tháng 6 năm 1970, Tiểu đoàn 4/8 nhận lệnh hành quân tảo thanh và thiết lập một căn cứ nhỏ để chế ngự con đường tiếp liệu của địch. Dù không còn các đơn vị chủ lực lớn của địch, nhưng đám du kích lẻ tẻ vẫn có khả năng quấy nhiểu như đặt mìn, bắn sẻ hay pháo kích vào đội hình quân bạn. Từ địa điểm đổ quân trên con đường đất đỏ từ chơ Bến Cát dẫn đến đồn điền cao su Michelin, những người khinh binh đã đi theo chiếc xe ủi đất D-10 khổng lồ của Tiểu đoàn 5 Công Binh trên một khoảng đường chỉ dài hơn cây số mà cũng mất hơn hai ngày trời mới đến được Ngả Năm Chuồng Chó. Xe ủi đất cày sâu chừng hai tấc đủ để hủy diệt các loại mìn chống người và chống chiến xa. Bộ binh thì dò dẫm từng tấc đất để phá gỡ các loại mìn bẫy nội hoá.
Rừng Long Nguyên dày đặc, cây lớn thì cao ngút ngàn. Bên dưới là cây chồi với dây rừng, gai nhọn đan chi chit. Người đi sau đặt phải bàn chân đúng lên dấu giày người đi trước. Thận trọng từng giây phút một. Mìn bẫy ở đây thì vô số. Cộng quân gài mìn không theo quy cách lớp lang như quân ta. Vì thế, sau một thời gian, trên những con đường mòn không ai qua lại, cây cỏ mọc che kín, thì ngay chính họ cũng chẳng biết đường né tránh.
Ngày hành quân đầu tiên không có thiệt hại gì. Binh sĩ tháo gỡ hàng trăm mìn nội hoá mà du kích Việt Cộng chế bằng cách trộn đinh, sỏi với chất nổ dẻo rồi nhồi cứng vào những chiếc lon đủ cỡ. Tuy không có sức công phá mạnh, nhưng loại mìn này cũng có khả năng sát thương tròng vòng 5 mét. Loại đáng sợ nhất là các trái đạn pháo binh của chúng ta bị lép; Việt Cộng chế lại thành mìn bẫy. Tiếng nổ của nó rất khủng khiếp. Người bị mìn khó còn được chút da thịt nào lớn hơn bàn tay.
Đêm đến, bố quân trên vòng đai do xe ủi tạo ra quanh ba chiếc thiết giáp cháy, binh sĩ không đào công sự, mà chỉ nằm tựa các gốc cây lớn để phòng thủ. Quân sĩ thức trắng một đêm canh chừng vì không thể bung ra gài mìn giăng bẫy như thường lệ. Du kích Việt Cộng thỉnh thoảng xuất hiện bắn quấy phá nhiều đợt. Hoả châu từ căn cứ Lai Khê bắn yểm trợ suốt đêm. Cả một vùng sáng như ban ngày. Trung Úy Nguyễn Hữu Đát, Đại đội trưởng 15, trong lúc di chuyển điều quân, đã bị đạn AK bắn sẻ xuyên qua lớp nón sắt gây thương tích ở đầu phải tải thương ngay. Đại đội phó là Thiếu Úy Phương lên thay thế.
Phương là một trong bốn sĩ quan tốt nghiệp khoá 1 trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị cùng ở trong một tiểu đoàn. Dương Quang Bồi thì đã nắm đại đội từ đầu năm 1970, Mai Thanh Tòng làm đúng chức năng của mình là Trưởng ban 5 tiểu đoàn, chỉ còn Quách Kế Nhơn và Phương vẫn học nghề đánh đấm ở các đại đội. Nhờ những công trận xuất sắc ở Bù Na, Đồng Xoài, Phương đã được Đại Úy Vũ Huy Thiều (Khoá 19 Võ Bị, người hùng trận Phước Quả) ngắm nghé cho nắm đại đội từ những ngày cuối năm 69. Hai tuần trước Tết Canh Tuất 1970, trong một trận phản phục kích ở ngả ba Bù Noi, Phước Long, Phương bị thương nặng phải chuyển về Bệnh Viện 3 Dã Chiến. Khi trở về đơn vị thì các cấp chỉ huy đã thay đổi. Tiểu đoàn nay dưới quyền Đại Úy Nguyễn Chí Hiền, người hùng một thời của Đại đội Trinh sát 5.
Tiểu đoàn bung hai Đại đội hành quân xa về hướng Tây Bắc, chỉ để lại Đại đội 15 bảo vệ an ninh cho Đại đội Chỉ Huy và Công binh lập căn cứ. Công binh Hoa Kỳ tăng cường thêm mấy chiếc xe ủi đất hạng nặng để phá rừng, cày thành một khoảnh đất có đường kính khoảng 100 mét. Ở trung tâm, họ xây ba hầm kiên cố sâu dưới lòng đất, chống đỡ bằng những khúc gỗ lớn. Nắp hầm là một lớp PSP bên trên có 5 lớp bao cát đủ để chịu đựng sức công phá của bíck kích pháo 82 ly. Ba hầm này dùng làm hầm Chỉ huy, Truyền tin và Tiếp liệu. Một vòng đai bên ngoài có tám hầm nhỏ hơn dùng cho binh sĩ trú phòng. Các hầm được cách ly bằng các lớp hàng rào concertina để chống đặc công. Từ chu vi hầm ra đến bìa rừng là khoảng trống có các lớp hàng rào gài mìn bẫy và trái sáng dày đặc.
Đại đội 15, trong khi hành quân lục soát dọc bờ sông Thị Tính, đã phát hiện nhiều khu hầm kiên cố nhưng để trống. Binh sĩ tìm thấy thực phẩm, áo quần cả đàn ông lẫn đồ lót phụ nữ cho thấy nhiều dấu hiệu hầm đang được sử dụng bởi các toán du kích. Thường họ sinh hoạt và di chuyển theo tổ tam tam chế, hai nam một nữ. Các hầm này được xem như các nơi tạm trú cho du kích hoặc cán bộ về hoạt động lén lút ngoài quận lỵ và các xã chung quanh. Cách thiết lập hầm ngầm rất khó phát hiện. Hầm đào sâu dưới đất, nắp hầm ngang bằng mặt đất. Có 4 lỗ châu mai ở bốn phía được các bụi cây bên ngoài che khuất. Trong nhìn thấy ngoài rất rõ, nhưng ngoài thì không thể nào thấy dấu hiệu gì. Nếu phỏng đoán được sự hiện diện của hầm, thì cũng khó xác định chính xác vị trí. Đạn bắn thẳng không có xác suất cao trúng vào lỗ châu mai. Trong hầm chỉ cần một hay hai tay súng cũng đủ cầm chân cả trung đội quân ta. Dĩ nhiên không phải không thể diệt được hầm. Nhưng cái giá phải trả cũng có thể rất cao.
Các chiến sĩ Trung đoàn 8 BB trong những năm này đã tìm ra biện pháp diệt chốt bằng các tổ hai, ba binh sĩ với sự yểm trợ hoả lực cộng đồng. Tuy chậm, nhưng biện pháp này rất hiệu quả mà ít hao sinh mạng.
Lúc xế chiều, khi Đại đội thu quân về, trung đội 3 của Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy[2] báo cáo thiếu một binh sĩ. Vì không có chạm súng trong ngày, cũng không nghe tiếng nổ của mìn bẫy; nên Phương ước đoán Hạ sĩ Nghĩa chỉ đi lạc đâu đây thôi. Quả thế, chỉ chừng mười phút sau, từ bìa rừng anh lính nhà bếp trẻ này hớt hãi chạy ra, mặt xanh như tàu lá. Cái soong và cái xẻng sau lưng va chạm nhau kêu lách cách. Anh vừa thở vừa lắp bắp : «Em thấy hai đứa nó chơi nhau, Thiếu úy ơi!».
Phương nạt đùa:
- «Mày sợ quá, thần hồn nát thần tính mà nói bậy. Chứ ai mà chơi nhau trong này?»
Nghĩa nhất quyết:
- «Thiệt mà, Thẩm quyền[3], em thấy rõ ràng, hai đứa chơi nhau trong kia.»
«Sao mày không bắn chết chúng nó?»
- «Chời ơi! em vừa kéo cây súng thì nó nghe động, nó kéo quần lên và lủi mất tiêu, ông thầy ơi. Mà em cũng sợ quá chừng.»
Phương báo chuyện này cho Tiểu đoàn trưởng biết. Đại Úy Hiền cười xác nhận:
"Nó không nói láo đâu. Tụi du kích nó đi ba đứa, hai trai một gái. Lúc nào hứng tình thì đè ra chơi. Có gì lạ đâu chú mày."
Việc xây căn cứ cũng nhanh. Xe công binh đã được trả về cho Sư đoàn. Tiểu đoàn cũng chuẩn bị rút về Lai Khê, để lại đại đội của Phương trấn ngự căn cứ. Nhiệm vụ rất đơn giản. Ngoài một trung đội nằm tiền đồn chỗ ngả ba đường từ Bến Cát đi đồn điền Michelin và con đường mới mở dẫn vào căn cứ ; hai trung đội khác phải bung ra hành quân trong ngày để lục soát và an ninh xa. Chỉ còn trung đội vũ khí nặng và ban Chỉ Huy nằm lại trong căn cứ.
Ngày ở đây rất dài. Binh sĩ chẳng biết làm gì trong phạm vi chưa tới trăm mét vuông. Chui vào hầm, chui ra, lên mặt đất ngó trời ngó mây một đỗi rồi lại chui xuống. Chiều chiều có vẻ rộn lên đôi chút nếu mấy đứa du kích liều lĩnh mò về bên ngoài hàng rào, chõ loa vào tuyên truyền, kêu gọi đầu hàng : « Nghe đây, nghe đây, quân giải phóng đã bao vây đồn sẽ tiêu diệt đồn nay mai. Hãy buông súng đầu hàng sẽ được khoan hồng tha mạng sống… »
Thỉnh thoảng, chúng cũng bắn súng cối vào căn cứ. Mỗi lần chừng chục trái. Với hầm kiên cố, thì đạn cối chẳng làm suy suyển gì. Nhưng cũng có lúc nó pháo vào thời điểm bất ngờ, anh em binh sĩ đang nấu ăn, tắm giặt bên giếng. Vì các hàng rào concertina bao kín các hầm, thế nào cũng có vài chú lính nhảy xuống giếng né đạn.
Thời này súng đạn dồi dào. Phương cho bố trí ba cây đại liên M60 tại ba điểm quanh đồn. Anh tập cho binh sĩ bắn đại liên từng phát một; và cứ thế rải đạn vào bìa rừng hay nhắm vào các ngọn cây quanh đồn để ngăn ngừa bọn tiền sát viên. Anh cũng cắt cử các toàn nhỏ phục kích cách đồn chừng vài trăm mét. Có lần đã bắn hụt hai tên du kích. Từ đó, không nghe tiếng loa gọi hàng nữa. Nhưng cối 61 và 82 ly thì cũng cứ lai rai rót vào ; nhất là những lúc có trực thăng tiếp tế.
Đại đội đã đóng tại căn cứ này hơn tháng nay. Lính tác chiến mà nằm đồn thì thật tệ hại. Cái chán nãn và bực bội kéo về mỗi ngày cứ nhìn ra khoảnh rừng xanh tù túng. Phương đã ngấu nghiến hết mấy bộ truyện chưởng Kim Dung ; đã nghe đến thuộc lòng mấy trăm bản nhạc của bất cứ chương trình nào trên đài Sài Gòn và đài Quân Đội. Đủ thứ, đủ loại, từ nhạc thính phòng cho đến nhạc bình dân; từ ca sĩ lừng danh cho đến ca sĩ nửa mủaa.
Mỗi ngày một chầu cà phê sáng và hai lần cơm nóng có canh chua là dang nấu khô sặc hay khô sặc chiên, nướng. Đang là thời điểm các đơn vị hành quân xây dựng nông thôn. Vì thế, thực phẩm đóng hộp của Mỹ được cấp phát rộng rải. Đó là một ngày hai bữa, mỗi bữa một túi cơm sấy hơn 500 gram, một hộp thịt bò ba lát và một hộp trái cây. Bếp đại đội là Hạ sĩ Nhàn, năm nay đã hơn 60 tuổi. Chẳng rõ khai sanh lộn xộn sao đó, mà ông bị bắt đi quân dịch. Trung Úy Đát thương tình cho ông làm bếp của Ban Chỉ Huy. Bảy ngày một lần có trực thăng tiếp tế; là có một thùng riêng cho Phương. Có đủ báo, truyện mướn ngoài Bến Cát. Có một chai đế Bà Quẹo thật nồng; có một lon gô thức ăn mặn. Đặc biệt mong đợi là những lá thư từ gia đình gửi đến gói ghém bao nhiêu tình cảm, nhớ nhung.
Những đêm trước ngày tiếp tế, Phương túc trực sẵn bên máy C-25 chờ nghe lệnh từ Tiểu đoàn cho rút quân. Nhưng lần lửa, chỉ thấy tái tiếp tế. Đám lính tiền đồn chừng cũng đâm liều. Họ lén mò ra Bến Cát chơi từ sáng sớm, đến chiều mới lội về. Có tên buồn chán, giải trí bằng cách bắn phóng lựu vào bìa rừng khơi khơi.
Đến lần tái tiếp tế thứ năm, thì Phương nổi cơn điên thật sự. Trong lúc Trưởng ban 3, Trung úy Nguyễn Văn Quốc[4], đang gọi ban lệnh, Phương đã cùng đám lính ban Chỉ Huy bắt đầu chương trình phát thanh đặc biệt : « Đây là tiếng nói Đại Đội 15, Tiểu đoàn 4/8. Mở đầu là bài hát Đường Trường Xa để kính tặng Tiểu Đoàn. Hai, ba, Đường trường xa, Đại Úy hổng cho tui dề…. »
Nửa đêm, Phương bị giật dậy để nghe tiếng Quốc chuyển lệnh của Đại Bàng : « Tụi mày chớ có làm loạn. Anh Tư kêu về cho 30 củ rồi tống đi Phước Long. Biết chưa ? Sáng ngày mai lo an ninh bãi đáp thật cẩn thận, có quà đặc biệt cho mày. Thật đặc biệt»
Quốc cúp máy, không cho Phương kịp hỏi thêm điều gì.
Thế là suốt đêm, Phương không tài nào chợp mắt. Quà gì mà đặc biệt. Có phải Tiểu đoàn sẽ cho cái ống kính hồng ngoại tuyến mà nghe đâu Sư đoàn vừa được cấp phát để trang bị cho các pháo đài vòng đai căn cứ Lai Khê ? Hay là cái lệnh đóng đồn vĩnh viễn thì bỏ bu. Lúc này mà được đi hành quân trong rừng thì thật thú vị. Mỗi lần hành quân thường kéo dài cả tuần lễ hay nửa tháng trong một khu vực trách nhiệm cả gần trăm cây số vuông. Các mục tiêu hoặc được chỉ định, hoặc do đại đội trưởng chọn với sự chấp thuận của Tiểu đoàn. Ngày đi lùng sục, đêm đóng quân phục kích. Coi như những chuyến picnic dài ngày. Có chạm súng thì cũng chỉ mấy tên địa phương, du kích lẻ tẻ. Phương thích những chiều dừng quân trong những khu rừng thưa. Nằm đu đưa trên chiếc võng mắc dưới tàn cây cao. Nhắp ngụm cà phê nóng và thưởng thức âm nhạc từ chiếc radio bỏ túi. Tối, giăng mìn bẫy các điểm nghi ngờ địch di chuyển. Có lúc kiếm được con mễn, con kỳ đà là thầy trò bày bàn chén chú chén anh rất tâm đắc. Người sành ăn bảo rằng thịt kỳ đà là ngon nhất. Nó lại là thứ động vật rất dễ bắt. Thông thường kỳ đà năm đeo trên cành cây, thấy người chúng không hể bỏ chạy trốn. Vì thế, chỉ cần đủ mạnh để nắm đuôi nó kéo xuống. Con trút cũng thế. Đụng vào nó, nó cuốn tròn người lại như trái banh. Thầy thuốc bắc nói vẫy trút nướng cháy, tán thành bột cho các sản phụ uống sẽ tăng nguồn sữa. Thịt rừng thì chỉ có cách nướng trên lửa là ngon tuyệt. Mà giữa hành quân thì cũng chẳng còn cách chế biến nào khác.
Đêm xuống đã lâu. Rừng im lắng, không một tiếng động nhỏ của thú rừng hay lá cây xào xạc. Bom đạn chiến tranh hơn chục năm đã xua đuổi hầu hết các loại thú chạy vào rừng sâu bên kia biên giới Việt Miên. Chim rừng cũng vắng. Cái im lắng của rừng sao mang đầy vẻ ghê rợn đe dọa của chết chóc hơn là sự thanh vắng đêm hè.
Phương không ngủ nhiều. Thỉnh thoảng, anh trổi dậy gọi các tiền đồn để theo dõi động tịnh. Tội nghiệp những người khinh binh. Ngày hành quân, đêm phải thay nhau chong mắt ra canh gác ít lắm ba tiếng đồng hồ. Người chỉ huy tuy không canh gác, nhưng cũng khó có được giấc ngủ ngon lành, thẳng giấc. Đóng tiền đồn, được ngủ trong hầm thế này là hạnh phúc gấp mấy lần ngủ trên võng đu đưa giữa rừng, dưới tấm lều bằng áo đi mưa. Ngay từ ngày đầu vào lính, mỗi quân nhân được cấp một tấm poncho bằng nhựa dày, khá nặng. Đó là vật thiết thân gắn bó với suốt cuộc đời của lính. Poncho khi có mưa thì dùng làm áo mưa. Khi đóng quân thì căng ra giữa hai thân cây để làm lều. Khi vượt sông thì gói hết vũ khí, quân trang, túm hai đầu để làm phao. Cuối cùng, khi tử trận thì thân xác tử sĩ được bó trong poncho như bó chả để chờ chuyển về hậu phương. Vì nó khá nặng, nên dù lính, dù quan, mỗi người cũng chỉ có thể mang theo một poncho ngoài hàng chục ký quân dụng, vũ khí đạn dược, và lương thực. Lưng người lính bộ binh lúc nào cũng oằn xuống vì gánh nặng này. Dĩ nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng di động của anh em binh sĩ so với bọn lính Việt Cộng. Người lính đối phương khi hành quân, đã biết rõ mục tiêu ; họ chỉ cần bôn tập nhanh đến mục tiêu, đánh thí mạng qua đêm rồi tờ mờ sáng hôm sau là rút. Vì thế, trong tay họ chỉ một cây súng; quanh lưng vài băng đạn, lựu đạn. Có thêm chăng nữa là một bọc cơm vắt điểm vài hột muối. Trong khi người lính miền Nam thường hành quân dài ngày trong một khu vực rộng lớn để tìm địch. Nếu có điều kiện tiếp tế, thì chí ít cũng mang theo hai cấp số đạn, bốn ngày lương khô, vài bi đông nước, xẽng, mìn claymore; có khi còn mang theo ống phóng M-72 để phá hầm. Áo quần, giày vớ luôn dính trên người cho dù mưa, dù nắng, dù lội sình, băng suối. Các sĩ quan cỡ trung đội trưởng cũng mang nặng không thua gì các anh em binh sĩ. Từ đại đội trưởng trở lên thì mới có một hai anh binh sĩ phụ mang giùm bớt đồ để ông ta còn rảnh tay mà điều động.
Phương trở người trên chiếc võng nylon. Đất ẩm hai bên vách hầm rơi lộp bộp. Trong căn hầm chỉ có Phương và người lính truyền tin. Chiếc máy C-25 ở góc hầm lâu lâu phát ra các tín hiệu báo cáo từ các vọng tiền tiêu. Những giờ phút thế này giúp cho người lính có dịp nghĩ về gia đình. Phương lấy vợ vừa hơn một năm rưởi; đã có một cháu trai đầu lòng. Lộc sẽ đầy năm vào tháng 9 năm nay, tức là chỉ còn một vài tháng nữa thôi. Đã hơn một năm kể từ ngày ra đơn vị. Cuối năm ngoái, Phương rủi ro bị thương nặng ở Bu-Nard ; nhưng đó lại là cái may mắn được về với gia đình sau khi mổ vết thương chờ tái khám đến 3 lần. Chàng đã tận hưởng hơn ba tháng bên vợ con và mẹ già. Mỗi ngày săn sóc con, thay tả cho con, nhìn con một lớn lên. Cái hạnh phúc hiếm hoi chỉ chấm dứt khi Phương được xếp loại 1 do vết thương bụng đã lành hẳn và không ảnh hưởng gì đến khả năng chiến đấu. Phương được trả về đơn vị cũ tiếp tục hành quân.
Tuy thế, nhờ địa bàn hành quân của đơn vị tương đối gần Sài Gòn, thỉnh thoảng, Trung Úy Đát làm ngơ cho Phương dọt về Vũng Tàu một hai hôm thăm nhà. Ở đơn vị chiến đấu, chỉ có cấp trưởng là kẹt khó thể rời đơn vị. Và bây giờ thì Phương đang ở trong tình thế đó. Do đó, chẳng biết lúc nào mới có hy vọng gặp lại vợ con.
Lại một đêm vô sự dù rằng ở đâu đó xa xa, tiếng đại bác thỉnh thoảng vọng về. Bên kia sông Thị Tính, giờ này chắc dân chúng đang lũ lượt kéo nhau ra chuẩn bị một ngày chợ mới. Cô A Múi chắc đang dọn các khúc vải ra sạp ; cô Út Trơn chắc cũng đang đẩy những chiếc máy may Sinco vào vị trí thường lệ. Chao ôi, Phương tưởng như ngửi được hương vị tô phở béo ngậy ở quán phở cuối thị xã Bến Cát, trên đường dẫn vào căn cứ Lai Khê.
Những tia nắng đầu tiên đã xuyên qua lớp bao cát mỏng che lỗ châu mai để rọi vào những sợi vàng mong manh. Đệ, người lính truyền tin mở to volume để báo cáo tình hình về Tiểu Đoàn và nhận lệnh mới.
– Thẩm quyền, Bác Ba (Sĩ quan Trưởng Ban Ba) nói an ninh bãi đáp thật kỹ. Hôm nay tiếp tế đặc biệt.
– Thì cũng thêm 7 ngày lương khô chứ có quái gì mà đặc biệt.
– Bác Ba dặn kỹ lắm. Hay là Thẩm quyền nói chuyện với Bác Ba đi.
– 33 đây 51, nghe rõ?
– 33 đây. Có Bắc Bình Xung Phong [5] mày lên hôm qua. Năn nỉ mãi, Đại Bàng cho theo chuyến Tư Tưởng[6] vào thăm mày đó. Liệu mà bung con cái ra xa cho kỹ kẻo nó pháo.
Thật bất ngờ. Nhưng không làm Phương quá ngạc nhiên. Vì Tiểu đoàn cũng thường dễ dãi với gia đình binh sĩ mỗi khi đóng đồn. Ngày mới về đơn vị ở Chánh Lưu, Phương đã ngạc nhiên thấy sự hiện diện của các chị, các cháu trong căn cứ. Sau này mới được giải thích rằng đa số vợ con binh sĩ nhà cửa ở miền quê xa, hoặc đã bị tiêu hủy vì chiến cuộc. Họ cư trú ngay trong hậu cứ đơn vị ở Lai Khê. Mỗi khi đơn vị về dưỡng quân là họ kéo đến. Ngay cả khi đóng các căn cứ mà có đường bộ đi được, các chị cũng liều lĩnh mò vào. Cũng may là chưa bao giờ các căn cứ này bị địch tấn công, nên chưa thấy gì trở ngại và tổn thất về phía các chị. Tại các đơn vị Địa Phương Quân, thì các chị các cháu “thường trú” luôn, và đã trở thành các tay trợ đắc lực thủ khi có chạm địch.
Phương gọi ngay Thiếu Úy Thủy, lệnh tung các trung đội ra xa quanh căn cứ để an toàn bãi đáp. Du kích vùng này chỉ có các loại súng cối 61 ly mà tầm hiệu quả xa nhất là một ngàn sáu trăm mét (trên lý thuyết là 1800 mét). Tiểu đoàn Phú Lợi của Việt Cộng có cối 82 ly, nhưng đơn vị này đã tan hàng từ lâu, chỉ còn lẻ tẻ dăm bảy tên trở thành du kích địa phương. Những cây cối này chúng chôn ngập dưới đất, chỉ chừa cái nòng ló ra để lâu lâu một tên du kích nào đó đi qua, thụt vài quả vào chợ Bến Cát quấy phá.
Đến hơn bảy giờ, Phương cho lính Trung đội Vũ Khí Nặng ra tuyến ứng chiến và bảo Hạ Sĩ Quý lấy hai cái áo giáp và nón sắt mang chờ sẵn ở bài đáp trực thăng. Các máy truyền tin làm việc dồn dập giữa ban Ba và Đại Đội. Trung Sĩ 1 Hùng, Thường Vụ Đại Đội tung trái khói màu ra để phi công canh hướng gió và xác định bãi đáp. Tiếng phành phạch từ hướng Bắc vọng đến chừng vài giây sau là đã thấy hình dáng chiếc trực thăng UH-1B Huey. Chiếc trực thăng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ chuyển hướng và hạ dần cao độ để đáp. Phương là người đầu tiên chạy đến cửa hông phi cơ. Nơi đây, Hoa đã dợm đứng dậy để nhảy xuống. Phương khoác chiếc áo giáp và đội nón sắt cho vợ. Không kịp nói với vợ một câu, Phương thúc Hạ sĩ Quý bọc bé Lộc vào chiếc áo giáp kia rồi bế cháu và dẫn Hoa chạy nhanh vào trong hầm. Trung Sĩ Thành, Tiếp Liệu, đi theo chuyến bay điều động các binh sĩ xuống hàng tiếp tế xong, trao cho Phương ít văn thư quan trọng để xin chữ ký. Mọi việc xảy ra nhanh như chớp, chỉ trong vòng khoảng 3 phút là xong. Khi phi cơ vừa bay lên thì có mấy tiếng đề pa từ hướng Tây vọng sang. Phương và đám linh chạy thật nhanh vào căn hầm gần nhất bên trong.
– Yên tâm, không sao đâu. Em đi làm chi mà liều lĩnh thế này?
– Thì nghe anh đóng đồn lâu, nên đem con lên thăm.
– Thôi, nép vào góc hầm. Nghe đạn nổ cho quen.
Ầm! Ầm! Ầm!
Một loạt tiếng nổ cắt ngang lời Phương. Phương nhìn ra thấy những chùm khói và đất tung toé bên ngài sát hàng rào. Không có trái nào lọt vào vòng trong.
– Ê! Thoại, kêu thằng 2 lục soát nhanh ở hướng 10 giờ của nó. Bung rộng ra tìm cho được cây cối.
– Có gọi con cái khác về không? Thẩm quyền?
– Thôi chiều rồi cho rút. Cứ bảo các Trung đội “Lam Sơn”[7] thật kỹ, may ra tó được vài thằng du kích.
Bây giờ, Phương mới có thì giờ cho vợ con. Nhìn Hoa gọn gàng trong bộ quân phục, áo giáp nón sắt vẫn còn mang. Chẳng gì nàng cũng từng là nữ quân nhân kia mà. Chàng quay qua ôm Lộc vào lòng hỏi nựng:
– Lên Lai Khê hồi nào? Chà! thằng Cu. Ngon hé. Dám ra hành quân chớ thua ai đâu! Sợ không con?
– Em lên đến trưa hôm qua. Tính về lại nhà, nhưng Đại Úy Hiền nói có trực thăng sẽ cho vào thăm. Ông ấy gửi biếu anh chai Hennessy trong thùng tiếp tế. Má thì gửi cho anh hộp thịt gà kho sả ớt dành ăn dần.
– Ăn dần cái gì. Ở đây anh em ăn chung, một bữa hôm nay cho gọn. Ngày mai lại tiếp tục cá khô.
Thằng cu Lộc cứ ngây người ra nhìn ba nó, hai bàn tay bé nhỏ sờ vào mặt ba, miệng bập bẹ mấy tiếng. Hôn con lần nữa, Phương để con lên chiếc ghế bố rồi kêu Trung sĩ Hùng vào
– Coi tiếp tế chia cho các trung đội. Đạn dược, lương thực theo nhu cầu. Bữa nay, ngoài đó gửi vào thứ gì?
– Trình Thẩm quyền, có thêm đạn cối, đạn đại liên như mình xin. Lương khô thì có cơm sấy thịt hộp ba khoanh. Riêng Thẩm quyền có thùng báo và ít hộp trái cây.
– Hôm này bảo ông Nhàn nấu luôn cho Ban Chỉ Huy. Mình ăn chung. Chiều kêu mấy ông Thiếu Úy về nhậu chơi.
Gần trưa, Thủy cùng Chuẩn Úy Nhơn dẫn Trung 2 kéo về. Chỉ còn Trung Sĩ 1 Tiết và Trung 1 được lệnh ở lại tiếp tục hành quân và sẽ phục kích đêm bên ngoài căn cứ. Trung 3 thì vẫn nằm tiền đồn trên giao lộ đất đỏ đi Bến Cát. Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy tốt nghiệp khóa 27 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Thấp, đậm người, da ngăm đen. Anh là một trong những sĩ quan giỏi của Tiểu đoàn; do đó, Phương đề nghị lên làm Đại Đội Phó. Trần Nhơn[8] thì từ hạ sĩ quan được gửi học ra trường Thủ Đức đâu mới mấy tháng nay. Nhơn coi Trung Đội 2 tạm vững. Còn hai trung đội 1 và 3 thì do hai Trung Sĩ 1 Tiết và Trí coi. Hầu như các đơn vị bộ binh đều ở trong tình trạng thiếu hụt sĩ quan; và ngay quân số cũng ít khi đạt đến mức 80% đầy đủ theo cấp số. Lúc cao nhất cũng chỉ lên đến khoảng trên dưới 120 người; nhưng khả dụng hành quân thì chỉ khoảng 100. Lý do chính là một số bất khiển dụng do thương tích, nhưng lại không được phân loại 2 hay 3 để chuyển về các đơn vị văn phòng hay cho giải ngũ. Đơn vị phải gánh lấy con số người này và thu xếp cho họ làm ở hậu cứ, hậu trạm. Ngoài ra, có một tỷ lệ nhỏ quân số đi phép hoặc vắng mặt bất hợp pháp. Tỷ lệ quân nhân đào ngũ ở Sư Đoàn 5 rất cao, do đa số lính tuyển mộ từ Sài Gòn mà đơn vị thì ở quá gần thủ đô. Chỉ cần lọt ra khỏi cổng, leo lên xe lam ba bánh là mất dạng.
Tiểu đoàn 4/8 từ khi giao cho Đại Úy Hiền có khá hơn nhiều. Ông chủ trưởng giữ người ở lại chứ không giữ người đi. Vì thế, ông cho phép quân nhân được đi phép thường niên dễ dàng mỗi khi có gia đình lên lãnh về. Ông nghiêm nhặt với các Đại Đội Trưởng về các vấn đề quyền lợi binh sĩ, tiếp liệu, lương bổng và quân tiếp vụ. Điều đáng nói là binh sĩ rất phấn chấn khi nghe tiếng tăm của Đại Úy Hiền từ khi ông làm Đại Đội Trưởng Trinh Sát Sư Đoàn. Vào thời điểm này, Trung đoàn vừa tổn thất một sĩ quan xuất sắc. Đó là Thiếu Tá Châu Minh Kiến, Tiểu Đoàn Trưởng 1/8. Ông ra trường khóa 19 Võ Bị Đà Lạt và có nhiều triển vọng lên Trung Đoàn Phó vào cuối năm nay. Nhưng không may, trong một trận tương đối nhỏ ở Ấp Nhà Việt, ông quá hăng kéo cả Ban Chỉ Huy chạy lên tuyến đầu và bị lọt ổ phục kích của địch. Tiểu Đoàn Trưởng tử trận, ông phó Đại Úy Trần Kiến Tường, bị thương nặng.
Trưởng ban 3 Tiều Đoàn 1/8 là Đại Úy Trung. Ông Trung như có một giác quan thứ sáu rất linh nghiệm. Có lần, một binh sĩ về ghé qua Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn lãnh lương, gặp Đại Úy Trung, chào hỏi trò chuyện. Trung buột miệng: “Mày vào lãnh thêm một tháng lương nữa nhé!”. Chỉ trong vòng một tháng sau, người binh sĩ này tử trận, gia đình lãnh thêm tháng lương thứ 13 của anh ta. Trường hợp Thiếu Tá Kiến như cũng được Trung dự báo. Trong một bữa cơm chiều ở Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1/8, Trung bỗng nói: “Nè, kiến mà bò trên tường; có ngày tường sập đè kiến chết.”
Thiếu Tá Kiến phì cười: “Đ.M. tao còn sống dai lắm để lên làm trung đoàn trường nay mai nghe mày!” Không ngờ chỉ một tuần sau, ông Kiến tử trận, ông Tường bị thương. Quả thật linh nghiệm. Từ đó, mọi người như né, không mấy ai dám gặp trò chuyện cùng Trung, sợ phải nghe điều bất tường.
Xế chiều, Phương cho gọi các Trung Đội Trưởng về căn cứ. Hạ Sĩ Nhàn đã dọn bàn ăn ở căn lều nhà bếp. Gọi là bếp cho oai, nhưng thực ra chỉ có một ông Táo đơn sơ bên cái giếng cạn gần sát bờ rào căn cứ. Bàn ăn thì kê mấy thùng gỗ đựng lựu đạn; và ghế thì đương nhiên “à la terre”. Cũng hay, nếu đang ăn cơm mà bị pháo thì chỉ cần nhảy một phát là xuống giếng. Do việc xử dụng các vòng rào concertina để cô lập các hầm bên trong, chỉ chừa một lối ra vào nhỏ; nên việc di chuyển không dễ dàng. Việc này có lợi là nếu bị đặc công xâm nhập trong đêm, thì chúng khó xoay sở trong căn cứ. Quân ta chỉ có việc cố thủ dưới hầm và bắn ngang mặt đất để tiêu diệt chúng.
Phương nhớ lại hồi mới ra đời, làm Thông Dịch Viên cho Cơ Quan Đại Diện Mỹ[9] ở Quảng Trị. Một đêm, đặc công Việt Cộng xâm nhập đánh phá Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Chính ở cuối Thị Xã, trên đường về Chợ Sãi. Mờ sáng, khi Phương tháp tùng Đại Tá Nguyễn Ấm – Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Trị - và Cố Vấn Mỹ Kenwood Foster[10] đến Trung Tâm thì chỉ thấy những hoang tàn và cảnh thương tâm. Tất cả các lô cốt bằng bê tông cốt sắt xây từ thời Pháp mà vách và trần dày đến ba tấc đều bị chất nổ đánh sập. Hàng chục học viên chết thê thảm, banh xác trong những căn hầm mà thời điểm đó (1965) tưởng là rất kiên cố. Có những anh chỉ còn những đống thịt vụn, nửa tái nửa chín. Có anh bị nắp hầm đè hết một nửa thân người từ thắt lưng trở xuống. Khi chúng tôi đến, anh giương đôi mắt hấp hối mà thều thào những gì không nghe được. Nhưng không có phương tiện gì để nâng nắp hầm lôi anh ra. Vả lại có làm được thì cũng khó cứu mạng sống. Sức công phá của chất plastic C-4 thật vô cùng khủng khiếp. Chỉ cần một khối nhỏ bằng bao thuốc lá cũng đủ đánh sập cả căn hầm bê tông. Hình như đó là lần đầu tiên mà Việt Cộng sử dụng chất nổ dẻo để đánh đặc công. Vì thế, đã tạo ra sự bất ngờ cho quân ta và gây tổn thất quá nặng nề.
Bữa cơm chiều được coi là sang ở giữa chiến trường. Có rượu, có thịt so với những ngày dài cơm sấy, cá khô. Chai rượu vừa đủ cho mỗi người một ly xây chừng nhỏ. Nhưng giữa hành quân thì uống vậy là đủ vì còn nhiệm vụ canh thức tối nay nữa.
– Tối nay, Thiếu Úy Thủy dọn qua hầm truyền tin. Quý căng giùm anh thêm cái võng nhé.
– Em tưởng anh chị ngủ một võng cho vui chứ? Quý hóm hỉnh.
– Thì đương nhiên rồi. Mà phải ngược đầu ngược đuôi đó nghe Thẩm Quyền!
– Mày con nít mới lớn biết gì mà xía vô!
– Nó xếp sòng khu chợ Trương Minh Giảng đó, ông chớ có coi thường nó.
Trong bàn ăn, Chuẩn Úy Nhơn là người ít nói nhất. Có lẽ mới ra đơn vị nên còn dè dặt. Anh cũng mới cưới vợ không lâu và có đưa lên giới thiệu với Phương khi Tiểu Đoàn còn đóng vòng đai phía Bắc căn cứ Lai Khê. Thiếu Úy Thủy thì quá thân. Những ngày còn lêu bêu ngoài hậu cứ, Phương và Thủy thường chở nhau trên chiếc Honda 67 đi nhậu nhẹt, tán gái khắp Bình Dương. Trông Thủy đen vậy chứ nhiều cô mết hắn.
– Tối nay ngoài pháo, trong pháo bố ai chịu nổi. Thủy vừa nhấp rượu vừa đủa.
– Xài chị Năm tạm đi em ơi!
– Kỳ này hết hành quân, Thẩm quyền cho tui về nhà vài hôm. Hơn nửa năm trời không thấy mặt vợ con, thẩm quyền à. Trung Sĩ 1 Hùng lợi dụng lúc vui, lên tiếng
– Từ từ tính. Lính đánh giặc biết hôm nay, ngày mai que sera! sera!
Hùng xụ mặt xuống.
– Thì Thẩm quyền hứa cho một lời đi.
– Ô Kê ! Uống cho hết ly rượu đi. Nào, dzô, dzô!!!
Những tiếng cười khoái trá, vui nhộn lại nổi lên trong buổi chiều đang tàn nơi góc rừng thâm u. Những người lính bộ binh còn quá trẻ, nhưng chiến trường làm cho họ dày dạn và quên đi những lo âu toan tính để chỉ biết vui lúc này để lát sau đây lại đối diện tử thần đang từng giây, từng phút rình rập từ mọi hướng ngoài kia
Đỗ Văn Phúc
[1] Đặt theo tên cố Trung tá Châu Minh Kiến (khóa 19 VBQG), Tiểu đoàn trưởng TĐ 1/8, tử trận năm 1970.
[2] Trung Uý Thủy sau này kế nhiệm Đại Đội Trưởng 15, hy sinh năm 1973 tại Bầu Bàng.
[3] Thẩm quyền là danh xưng dành cho các Đại đội trưởng; trong khi Đại Bàng là danh xưng của Tiểu đoàn trưởng
[4] Trung Úy Quốc đã hy sinh tại Lộc Ninh cuối năm 1971 khi đó là Trưởng ban 3 Trung Đoàn 8 BB
[5] Ngụy hoá hai chữ Bà Xã (vợ)
[6] Ngụy hoá hai chữ Tiếp Tế
[7] Ám ngữ, có nghĩa là lục soát
[8] Nhơn hình như đang ở một Tiểu Bang phía Bắc, có lần đã gọi điện thoại về thăm rồi sau đó bặt tin.
[9] Cơ quan này bao trùm tất cả cố vấn các lãnh vực chính trị, tình báo, quân sự địa phương.
[10] Kenwood Foster hiện ở New London , Tiểu Bang New Hamshire. Sau hơn 40 năm.
quehuongngaymai.com
Một ngày trong lòng mật khu Tam giác sắt
Đỗ Văn Phúc
Căn cứ Kiến[1] nằm ngay trong lòng mật khu Tam Giác Sắt, giữa ngả ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn, chỉ cách quận lỵ Bến Cát vài cây số đường chim bay…. Những năm đầu cuộc chiến, đây là căn cứ địa bí mật của Cộng Sản, là trục giao thông của chúng từ các mật khu Long Nguyên, Hố Bò, Bời Lời đổ về Bến Cát để tiếp nhận, di chuyển tiếp tế và bổ sung quân. Khoảng năm 1967, một trận long trời lở đất giữa chính quy Việt Cộng và Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ xảy ra nơi đây. Tại một giao lộ của 5 con đường mòn mà chúng tôi đặt hỗn danh là Ngả Năm Chuồng Chó, vẫn còn xác ba chiếc thiết giáp vừa M-41 vừa M-113 bị cháy banh xích nằm ngổn ngang, xung quanh còn vương vãi các mảnh quân trang, quân dụng, và vỏ đạn các loại.
Cái rẻo đất cỏn con hình tam giác này chỉ chừng vài cây số vuông. Nhưng mìn bẫy thì dày đặc, hỗn loạn đến nỗi quân du kích Việt Cộng cũng thường vướng phải. Sau hàng năm bỏ mặc cho chúng tung hoành, Sư Đoàn 5 Bộ Binh quyết định phải bình định mật khu này vì sau thảm bại Tết Mậu Thân của Cộng quân, tình hình quân sự đã tạm lắng dịu trên toàn Khu 32 Chiến Thuật.
Tháng 6 năm 1970, Tiểu đoàn 4/8 nhận lệnh hành quân tảo thanh và thiết lập một căn cứ nhỏ để chế ngự con đường tiếp liệu của địch. Dù không còn các đơn vị chủ lực lớn của địch, nhưng đám du kích lẻ tẻ vẫn có khả năng quấy nhiễu như đặt mìn, bắn sẻ hay pháo kích vào đội hình quân bạn. Từ địa điểm đổ quân trên con đường đất đỏ từ chơ Bến Cát dẫn đến đồn điền cao su Michelin, những người khinh binh đã đi theo chiếc xe ủi đất D-10 khổng lồ của Tiểu đoàn 5 Công Binh trên một khoảng đường chỉ dài hơn cây số mà cũng mất hơn hai ngày trời mới đến được Ngả Năm Chuồng Chó. Xe ủi đất cày sâu chừng hai tấc đủ để hủy diệt các loại mìn chống người và chống chiến xa. Bộ binh thì dò dẫm từng tấc đất để phá gỡ các loại mìn bẫy nội hóa.
Rừng Long Nguyên dày đặc, cây lớn thì cao ngút ngàn. Bên dưới là cây chồi với dây rừng, gai nhọn đan chi chit. Người đi sau đặt phải bàn chân đúng lên dấu giày người đi trước. Thận trọng từng giây phút một. Mìn bẫy ở đây thì vô số. Cộng quân gài mìn không theo quy cách lớp lang như quân ta. Vì thế, sau một thời gian, trên những con đường mòn không ai qua lại, cây cỏ mọc che kín, thì ngay chính họ cũng chẳng biết đường né tránh.
Ngày hành quân đầu tiên không có thiệt hại gì. Binh sĩ tháo gỡ hàng trăm mìn nội hóa mà du kích Việt Cộng chế bằng cách trộn đinh, sỏi với chất nổ dẻo rồi nhồi cứng vào những chiếc lon đủ cỡ. Tuy không có sức công phá mạnh, nhưng loại mìn này cũng có khả năng sát thương trong vòng 5 mét. Loại đáng sợ nhất là các trái đạn pháo binh của chúng ta bị lép; Việt Cộng chế lại thành mìn bẫy. Tiếng nổ của nó rất khủng khiếp. Người bị mìn khó còn được chút da thịt nào lớn hơn bàn tay.
Đêm đến, bố quân trên vòng đai do xe ủi tạo ra quanh ba chiếc thiết giáp cháy, binh sĩ không đào công sự, mà chỉ nằm tựa các gốc cây lớn để phòng thủ. Quân sĩ thức trắng một đêm canh chừng vì không thể bung ra gài mìn giăng bẫy như thường lệ. Du kích Việt Cộng thỉnh thoảng xuất hiện bắn quấy phá nhiều đợt. Hoả châu từ căn cứ Lai Khê bắn yểm trợ suốt đêm. Cả một vùng sáng như ban ngày. Trung Úy Nguyễn Hữu Đát, Đại đội trưởng 15, trong lúc di chuyển điều quân, đã bị đạn AK bắn sẻ xuyên qua lớp nón sắt gây thương tích ở đầu phải tải thương ngay. Đại đội phó là Thiếu Úy Phương lên thay thế.
Phương là một trong bốn sĩ quan tốt nghiệp khóa 1 trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị cùng ở trong một tiểu đoàn. Dương Quang Bồi thì đã nắm đại đội từ đầu năm 1970, Mai Thanh Tòng làm đúng chức năng của mình là Trưởng ban 5 tiểu đoàn, chỉ còn Quách Kế Nhơn và Phương vẫn học nghề đánh đấm ở các đại đội. Nhờ những công trận xuất sắc ở Bù Na, Đồng Xoài, Phương đã được Đại Úy Vũ Huy Thiều (Khóa 19 Võ Bị, người hùng trận Phước Quả) ngắm nghé cho nắm đại đội từ những ngày cuối năm 69. Hai tuần trước Tết Canh Tuất 1970, trong một trận phản phục kích ở ngả ba Bù Noi, Phước Long, Phương bị thương nặng phải chuyển về Bệnh Viện 3 Dã Chiến. Khi trở về đơn vị thì các cấp chỉ huy đã thay đổi. Tiểu đoàn nay dưới quyền Đại Úy Nguyễn Chí Hiền, người hùng một thời của Đại đội Trinh sát 5.
Tiểu đoàn bung hai Đại đội hành quân xa về hướng Tây Bắc, chỉ để lại Đại đội 15 bảo vệ an ninh cho Đại đội Chỉ Huy và Công binh lập căn cứ. Công binh Hoa Kỳ tăng cường thêm mấy chiếc xe ủi đất hạng nặng để phá rừng, cày thành một khoảnh đất có đường kính khoảng 100 mét. Ở trung tâm, họ xây ba hầm kiên cố sâu dưới lòng đất, chống đỡ bằng những khúc gỗ lớn. Nắp hầm là một lớp PSP bên trên có 5 lớp bao cát đủ để chịu đựng sức công phá của bíck kích pháo 82 ly. Ba hầm này dùng làm hầm Chỉ huy, Truyền tin và Tiếp liệu. Một vòng đai bên ngoài có tám hầm nhỏ hơn dùng cho binh sĩ trú phòng. Các hầm được cách ly bằng các lớp hàng rào concertina để chống đặc công. Từ chu vi hầm ra đến bìa rừng là khoảng trống có các lớp hàng rào gài mìn bẫy và trái sáng dày đặc.
Đại đội 15, trong khi hành quân lục soát dọc bờ sông Thị Tính, đã phát hiện nhiều khu hầm kiên cố nhưng để trống. Binh sĩ tìm thấy thực phẩm, áo quần cả đàn ông lẫn đồ lót phụ nữ cho thấy nhiều dấu hiệu hầm đang được sử dụng bởi các toán du kích. Thường họ sinh hoạt và di chuyển theo tổ tam tam chế, hai nam một nữ. Các hầm này được xem như các nơi tạm trú cho du kích hoặc cán bộ về hoạt động lén lút ngoài quận lỵ và các xã chung quanh. Cách thiết lập hầm ngầm rất khó phát hiện. Hầm đào sâu dưới đất, nắp hầm ngang bằng mặt đất. Có 4 lỗ châu mai ở bốn phía được các bụi cây bên ngoài che khuất. Trong nhìn thấy ngoài rất rõ, nhưng ngoài thì không thể nào thấy dấu hiệu gì. Nếu phỏng đoán được sự hiện diện của hầm, thì cũng khó xác định chính xác vị trí. Đạn bắn thẳng không có xác suất cao trúng vào lỗ châu mai. Trong hầm chỉ cần một hay hai tay súng cũng đủ cầm chân cả trung đội quân ta. Dĩ nhiên không phải không thể diệt được hầm. Nhưng cái giá phải trả cũng có thể rất cao.
Các chiến sĩ Trung đoàn 8 BB trong những năm này đã tìm ra biện pháp diệt chốt bằng các tổ hai, ba binh sĩ với sự yểm trợ hỏa lực cộng đồng. Tuy chậm, nhưng biện pháp này rất hiệu quả mà ít hao sinh mạng.
Lúc xế chiều, khi Đại đội thu quân về, trung đội 3 của Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy[2] báo cáo thiếu một binh sĩ. Vì không có chạm súng trong ngày, cũng không nghe tiếng nổ của mìn bẫy; nên Phương ước đoán Hạ sĩ Nghĩa chỉ đi lạc đâu đây thôi. Quả thế, chỉ chừng mười phút sau, từ bìa rừng anh lính nhà bếp trẻ này hớt hãi chạy ra, mặt xanh như tàu lá. Cái soong và cái xẻng sau lưng va chạm nhau kêu lách cách. Anh vừa thở vừa lắp bắp:
- «Em thấy hai đứa nó chơi nhau, Thiếu úy ơi!».
Phương nạt đùa:
- «Mày sợ quá, thần hồn nát thần tính mà nói bậy. Chứ ai mà chơi nhau trong này?»
Nghĩa nhất quyết:
- «Thiệt mà, Thẩm quyền[3], em thấy rõ ràng, hai đứa chơi nhau trong kia.»
- «Sao mày không bắn chết chúng nó?»
- «Chời ơi! em vừa kéo cây súng thì nó nghe động, nó kéo quần lên và lủi mất tiêu, ông thầy ơi. Mà em cũng sợ quá chừng.»
Phương báo chuyện này cho Tiểu Đoàn Trưởng biết. Đại Úy Hiền cười xác nhận:
- «Nó không nói láo đâu. Tụi du kích nó đi ba đứa, hai trai một gái. Lúc nào hứng tình thì đè ra chơi. Có gì lạ đâu chú mày.»
Việc xây căn cứ cũng nhanh. Xe công binh đã được trả về cho Sư đoàn. Tiểu đoàn cũng chuẩn bị rút về Lai Khê, để lại đại đội của Phương trấn ngự căn cứ. Nhiệm vụ rất đơn giản. Ngoài một trung đội nằm tiền đồn chỗ ngả ba đường từ Bến Cát đi đồn điền Michelin và con đường mới mở dẫn vào căn cứ ; hai trung đội khác phải bung ra hành quân trong ngày để lục soát và an ninh xa. Chỉ còn trung đội vũ khí nặng và ban Chỉ Huy nằm lại trong căn cứ.
Ngày ở đây rất dài. Binh sĩ chẳng biết làm gì trong phạm vi chưa tới trăm mét vuông. Chui vào hầm, chui ra, lên mặt đất ngó trời ngó mây một đỗi rồi lại chui xuống. Chiều chiều có vẻ rộn lên đôi chút nếu mấy đứa du kích liều lĩnh mò về bên ngoài hàng rào, chõ loa vào tuyên truyền, kêu gọi đầu hàng: - «Nghe đây, nghe đây, quân giải phóng đã bao vây đồn sẽ tiêu diệt đồn nay mai. Hãy buông súng đầu hàng sẽ được khoan hồng tha mạng sống…»
Thỉnh thoảng, chúng cũng bắn súng cối vào căn cứ. Mỗi lần chừng chục trái. Với hầm kiên cố, thì đạn cối chẳng làm suy suyển gì. Nhưng cũng có lúc nó pháo vào thời điểm bất ngờ, anh em binh sĩ đang nấu ăn, tắm giặt bên giếng. Vì các hàng rào concertina bao kín các hầm, thế nào cũng có vài chú lính nhảy xuống giếng né đạn.
Thời này súng đạn dồi dào. Phương cho bố trí ba cây đại liên M60 tại ba điểm quanh đồn. Anh tập cho binh sĩ bắn đại liên từng phát một; và cứ thế rải đạn vào bìa rừng hay nhắm vào các ngọn cây quanh đồn để ngăn ngừa bọn tiền sát viên. Anh cũng cắt cử các toàn nhỏ phục kích cách đồn chừng vài trăm mét. Có lần đã bắn hụt hai tên du kích. Từ đó, không nghe tiếng loa gọi hàng nữa. Nhưng cối 61 và 82 ly thì cũng cứ lai rai rót vào; nhất là những lúc có trực thăng tiếp tế.
Đại đội đã đóng tại căn cứ này hơn tháng nay. Lính tác chiến mà nằm đồn thì thật tệ hại. Cái chán nản và bực bội kéo về mỗi ngày cứ nhìn ra khoảnh rừng xanh tù túng. Phương đã ngấu nghiến hết mấy bộ truyện chưởng Kim Dung ; đã nghe đến thuộc lòng mấy trăm bản nhạc của bất cứ chương trình nào trên đài Sài Gòn và đài Quân Đội. Đủ thứ, đủ loại, từ nhạc thính phòng cho đến nhạc bình dân; từ ca sĩ lừng danh cho đến ca sĩ nửa mùa.
Mỗi ngày một chầu cà phê sáng và hai lần cơm nóng có canh chua là dang nấu khô sặc hay khô sặc chiên, nướng. Đang là thời điểm các đơn vị hành quân xây dựng nông thôn. Vì thế, thực phẩm đóng hộp của Mỹ được cấp phát rộng rãi. Đó là một ngày hai bữa, mỗi bữa một túi cơm sấy hơn 500 gram, một hộp thịt bò ba lát và một hộp trái cây. Bếp đại đội là Hạ sĩ Nhàn, năm nay đã hơn 60 tuổi. Chẳng rõ khai sanh lộn xộn sao đó, mà ông bị bắt đi quân dịch. Trung Úy Đát thương tình cho ông làm bếp của Ban Chỉ Huy. Bảy ngày một lần có trực thăng tiếp tế; là có một thùng riêng cho Phương. Có đủ báo, truyện mướn ngoài Bến Cát. Có một chai đế Bà Quẹo thật nồng; có một lon gô thức ăn mặn. Đặc biệt mong đợi là những lá thư từ gia đình gửi đến gói ghém bao nhiêu tình cảm, nhớ nhung.
Những đêm trước ngày tiếp tế, Phương túc trực sẵn bên máy C-25 chờ nghe lệnh từ Tiểu đoàn cho rút quân. Nhưng lần lửa, chỉ thấy tái tiếp tế. Đám lính tiền đồn chừng cũng đâm liều. Họ lén mò ra Bến Cát chơi từ sáng sớm, đến chiều mới lội về. Có tên buồn chán, giải trí bằng cách bắn phóng lựu vào bìa rừng khơi khơi.
Đến lần tái tiếp tế thứ năm, thì Phương nổi cơn điên thật sự. Trong lúc Trưởng ban 3, Trung úy Nguyễn Văn Quốc[4], đang gọi ban lệnh, Phương đã cùng đám lính ban Chỉ Huy bắt đầu chương trình phát thanh đặc biệt : « Đây là tiếng nói Đại Đội 15, Tiểu đoàn 4/8. Mở đầu là bài hát Đường Trường Xa để kính tặng Tiểu Đoàn. Hai, ba, Đường trường xa, Đại Úy hổng cho tui dề…. »
Nửa đêm, Phương bị giật dậy để nghe tiếng Quốc chuyển lệnh của Đại Bàng : « Tụi mày chớ có làm loạn. Anh Tư kêu về cho 30 củ rồi tống đi Phước Long. Biết chưa ? Sáng ngày mai lo an ninh bãi đáp thật cẩn thận, có quà đặc biệt cho mày. Thật đặc biệt»
Quốc cúp máy, không cho Phương kịp hỏi thêm điều gì.
Thế là suốt đêm, Phương không tài nào chợp mắt. Quà gì mà đặc biệt. Có phải Tiểu đoàn sẽ cho cái ống kính hồng ngoại tuyến mà nghe đâu Sư đoàn vừa được cấp phát để trang bị cho các pháo đài vòng đai căn cứ Lai Khê ? Hay là cái lệnh đóng đồn vĩnh viễn thì bỏ bu. Lúc này mà được đi hành quân trong rừng thì thật thú vị. Mỗi lần hành quân thường kéo dài cả tuần lễ hay nửa tháng trong một khu vực trách nhiệm cả gần trăm cây số vuông. Các mục tiêu hoặc được chỉ định, hoặc do đại đội trưởng chọn với sự chấp thuận của Tiểu Đoàn. Ngày đi lùng sục, đêm đóng quân phục kích. Coi như những chuyến picnic dài ngày. Có chạm súng thì cũng chỉ mấy tên địa phương, du kích lẻ tẻ. Phương thích những chiều dừng quân trong những khu rừng thưa. Nằm đu đưa trên chiếc võng mắc dưới tàn cây cao. Nhắp ngụm cà phê nóng và thưởng thức âm nhạc từ chiếc radio bỏ túi. Tối, giăng mìn bẫy các điểm nghi ngờ địch di chuyển. Có lúc kiếm được con mễn, con kỳ đà là thầy trò bày bàn chén chú chén anh rất tâm đắc. Người sành ăn bảo rằng thịt kỳ đà là ngon nhất. Nó lại là thứ động vật rất dễ bắt. Thông thường kỳ đà năm đeo trên cành cây, thấy người chúng không hể bỏ chạy trốn. Vì thế, chỉ cần đủ mạnh để nắm đuôi nó kéo xuống. Con trút cũng thế. Đụng vào nó, nó cuốn tròn người lại như trái banh. Thầy thuốc bắc nói vẫy trút nướng cháy, tán thành bột cho các sản phụ uống sẽ tăng nguồn sữa. Thịt rừng thì chỉ có cách nướng trên lửa là ngon tuyệt. Mà giữa hành quân thì cũng chẳng còn cách chế biến nào khác.
Đêm xuống đã lâu. Rừng im lắng, không một tiếng động nhỏ của thú rừng hay lá cây xào xạc. Bom đạn chiến tranh hơn chục năm đã xua đuổi hầu hết các loại thú chạy vào rừng sâu bên kia biên giới Việt Miên. Chim rừng cũng vắng. Cái im lắng của rừng sao mang đầy vẻ ghê rợn đe dọa của chết chóc hơn là sự thanh vắng đêm hè.
Phương không ngủ nhiều. Thỉnh thoảng, anh trổi dậy gọi các tiền đồn để theo dõi động tịnh. Tội nghiệp những người khinh binh. Ngày hành quân, đêm phải thay nhau chong mắt ra canh gác ít lắm ba tiếng đồng hồ. Người chỉ huy tuy không canh gác, nhưng cũng khó có được giấc ngủ ngon lành, thẳng giấc. Đóng tiền đồn, được ngủ trong hầm thế này là hạnh phúc gấp mấy lần ngủ trên võng đu đưa giữa rừng, dưới tấm lều bằng áo đi mưa. Ngay từ ngày đầu vào lính, mỗi quân nhân được cấp một tấm poncho bằng nhựa dày, khá nặng. Đó là vật thiết thân gắn bó với suốt cuộc đời của lính. Poncho khi có mưa thì dùng làm áo mưa. Khi đóng quân thì căng ra giữa hai thân cây để làm lều. Khi vượt sông thì gói hết vũ khí, quân trang, túm hai đầu để làm phao. Cuối cùng, khi tử trận thì thân xác tử sĩ được bó trong poncho như bó chả để chờ chuyển về hậu phương. Vì nó khá nặng, nên dù lính, dù quan, mỗi người cũng chỉ có thể mang theo một poncho ngoài hàng chục ký quân dụng, vũ khí đạn dược, và lương thực. Lưng người lính bộ binh lúc nào cũng oằn xuống vì gánh nặng này. Dĩ nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng di động của anh em binh sĩ so với bọn lính Việt Cộng. Người lính đối phương khi hành quân, đã biết rõ mục tiêu; họ chỉ cần bôn tập nhanh đến mục tiêu, đánh thí mạng qua đêm rồi tờ mờ sáng hôm sau là rút. Vì thế, trong tay họ chỉ một cây súng ; quanh lưng vài băng đạn, lựu đạn. Có thêm chăng nữa là một bọc cơm vắt điểm vài hột muối. Trong khi người lính miền Nam thường hành quân dài ngày trong một khu vực rộng lớn để tìm địch. Nếu có điều kiện tiếp tế, thì chí ít cũng mang theo hai cấp số đạn, bốn ngày lương khô, vài bi đông nước, xẽng, mìn claymore; có khi còn mang theo ống phóng M-72 để phá hầm. Áo quần, giày vớ luôn dính trên người cho dù mưa, dù nắng, dù lội sình, băng suối. Các sĩ quan cỡ trung đội trưởng cũng mang nặng không thua gì các anh em binh sĩ. Từ đại đội trưởng trở lên thì mới có một hai anh binh sĩ phụ mang giùm bớt đồ để ông ta còn rảnh tay mà điều động.
Phương trở người trên chiếc võng nylon. Đất ẩm hai bên vách hầm rơi lộp bộp. Trong căn hầm chỉ có Phương và người lính truyền tin. Chiếc máy C-25 ở góc hầm lâu lâu phát ra các tín hiệu báo cáo từ các vọng tiền tiêu. Những giờ phút thế này giúp cho người lính có dịp nghĩ về gia đình. Phương lấy vợ vừa hơn một năm rưởi; đã có một cháu trai đầu lòng. Lộc sẽ đầy năm vào tháng 9 năm nay, tức là chỉ còn một vài tháng nữa thôi. Đã hơn một năm kể từ ngày ra đơn vị. Cuối năm ngoái, Phương rủi ro bị thương nặng ở Bu-Nard ; nhưng đó lại là cái may mắn được về với gia đình sau khi mổ vết thương chờ tái khám đến 3 lần. Chàng đã tận hưởng hơn ba tháng bên vợ con và mẹ già. Mỗi ngày săn sóc con, thay tả cho con, nhìn con một lớn lên. Cái hạnh phúc hiếm hoi chỉ chấm dứt khi Phương được xếp loại 1 do vết thương bụng đã lành hẳn và không ảnh hưởng gì đến khả năng chiến đấu. Phương được trả về đơn vị cũ tiếp tục hành quân.
Tuy thế, nhờ địa bàn hành quân của đơn vị tương đối gần Sài Gòn, thỉnh thoảng, Trung Úy Đát làm ngơ cho Phương dọt về Vũng Tàu một hai hôm thăm nhà. Ở đơn vị chiến đấu, chỉ có cấp trưởng là kẹt khó thể rời đơn vị. Và bây giờ thì Phương đang ở trong tình thế đó. Do đó, chẳng biết lúc nào mới có hy vọng gặp lại vợ con.
Lại một đêm vô sự dù rằng ở đâu đó xa xa, tiếng đại bác thỉnh thoảng vọng về. Bên kia sông Thị Tính, giờ này chắc dân chúng đang lũ lượt kéo nhau ra chuẩn bị một ngày chợ mới. Cô A Múi chắc đang dọn các khúc vải ra sạp; cô Út Trơn chắc cũng đang đẩy những chiếc máy may Sinco vào vị trí thường lệ. Chao ôi, Phương tưởng như ngửi được hương vị tô phở béo ngậy ở quán phở cuối thị xã Bến Cát, trên đường dẫn vào căn cứ Lai Khê.
Những tia nắng đầu tiên đã xuyên qua lớp bao cát mỏng che lỗ châu mai để rọi vào những sợi vàng mong manh. Đệ, người lính truyền tin mở to volume để báo cáo tình hình về Tiểu Đoàn và nhận lệnh mới.
– Thẩm quyền, Bác Ba (Sĩ quan Trưởng Ban Ba) nói an ninh bãi đáp thật kỹ. Hôm nay tiếp tế đặc biệt.
– Thì cũng thêm 7 ngày lương khô chứ có quái gì mà đặc biệt.
– Bác Ba dặn kỹ lắm. Hay là Thẩm quyền nói chuyện với Bác Ba đi.
– 33 đây 51, nghe rõ?
– 33 đây. Có Bắc Bình Xung Phong [5] mày lên hôm qua. Năn nỉ mãi, Đại Bàng cho theo chuyến Tư Tưởng[6] vào thăm mày đó. Liệu mà bung con cái ra xa cho kỹ kẻo nó pháo.
Thật bất ngờ. Nhưng không làm Phương quá ngạc nhiên. Vì Tiểu đoàn cũng thường dễ dãi với gia đình binh sĩ mỗi khi đóng đồn. Ngày mới về đơn vị ở Chánh Lưu, Phương đã ngạc nhiên thấy sự hiện diện của các chị, các cháu trong căn cứ. Sau này mới được giải thích rằng đa số vợ con binh sĩ nhà cửa ở miền quê xa, hoặc đã bị tiêu hủy vì chiến cuộc. Họ cư trú ngay trong hậu cứ đơn vị ở Lai Khê. Mỗi khi đơn vị về dưỡng quân là họ kéo đến. Ngay cả khi đóng các căn cứ mà có đường bộ đi được, các chị cũng liều lĩnh mò vào. Cũng may là chưa bao giờ các căn cứ này bị địch tấn công, nên chưa thấy gì trở ngại và tổn thất về phía các chị. Tại các đơn vị Địa Phương Quân, thì các chị các cháu “thường trú” luôn, và đã trở thành các tay trợ đắc lực thủ khi có chạm địch.
Phương gọi ngay Thiếu Úy Thủy, lệnh tung các trung đội ra xa quanh căn cứ để an toàn bãi đáp. Du kích vùng này chỉ có các loại súng cối 61 ly mà tầm hiệu quả xa nhất là một ngàn sáu trăm mét (trên lý thuyết là 1800 mét). Tiểu đoàn Phú Lợi của Việt Cộng có cối 82 ly, nhưng đơn vị này đã tan hàng từ lâu, chỉ còn lẻ tẻ dăm bảy tên trở thành du kích địa phương. Những cây cối này chúng chôn ngập dưới đất, chỉ chừa cái nòng ló ra để lâu lâu một tên du kích nào đó đi qua, thụt vài quả vào chợ Bến Cát quấy phá.
Đến hơn bảy giờ, Phương cho lính Trung đội Vũ Khí Nặng ra tuyến ứng chiến và bảo Hạ Sĩ Quý lấy hai cái áo giáp và nón sắt mang chờ sẵn ở bài đáp trực thăng. Các máy truyền tin làm việc dồn dập giữa ban Ba và Đại Đội. Trung Sĩ 1 Hùng, Thường Vụ Đại Đội tung trái khói màu ra để phi công canh hướng gió và xác định bãi đáp. Tiếng phành phạch từ hướng Bắc vọng đến chừng vài giây sau là đã thấy hình dáng chiếc trực thăng UH-1B Huey. Chiếc trực thăng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ chuyển hướng và hạ dần cao độ để đáp. Phương là người đầu tiên chạy đến cửa hông phi cơ. Nơi đây, Hoa đã dợm đứng dậy để nhảy xuống. Phương khoác chiếc áo giáp và đội nón sắt cho vợ. Không kịp nói với vợ một câu, Phương thúc Hạ sĩ Quý bọc bé Lộc vào chiếc áo giáp kia rồi bế cháu và dẫn Hoa chạy nhanh vào trong hầm. Trung Sĩ Thành, Tiếp Liệu, đi theo chuyến bay điều động các binh sĩ xuống hàng tiếp tế xong, trao cho Phương ít văn thư quan trọng để xin chữ ký. Mọi việc xảy ra nhanh như chớp, chỉ trong vòng khoảng ba phút là xong. Khi phi cơ vừa bay lên thì có mấy tiếng đề pa từ hướng Tây vọng sang. Phương và đám lính chạy thật nhanh vào căn hầm gần nhất bên trong.
– Yên tâm, không sao đâu. Em đi làm chi mà liều lĩnh thế này?
– Thì nghe anh đóng đồn lâu, nên đem con lên thăm.
– Thôi, nép vào góc hầm. Nghe đạn nổ cho quen.
Ầm! Ầm! Ầm!
Một loạt tiếng nổ cắt ngang lời Phương. Phương nhìn ra thấy những chùm khói và đất tung tóe bên ngài sát hàng rào. Không có trái nào lọt vào vòng trong.
– Ê! Thoại, kêu thằng 2 lục soát nhanh ở hướng 10 giờ của nó. Bung rộng ra tìm cho được cây cối.
– Có gọi con cái khác về không? Thẩm quyền?
– Thôi chiều rồi cho rút. Cứ bảo các Trung đội “Lam Sơn”[7] thật kỹ, may ra tó được vài thằng du kích.
Bây giờ, Phương mới có thì giờ cho vợ con. Nhìn Hoa gọn gàng trong bộ quân phục, áo giáp nón sắt vẫn còn mang. Chẳng gì nàng cũng từng là nữ quân nhân kia mà. Chàng quay qua ôm Lộc vào lòng hỏi nựng:
– Lên Lai Khê hồi nào? Chà! thằng Cu. Ngon hé. Dám ra hành quân chớ thua ai đâu! Sợ không con?
– Em lên đến trưa hôm qua. Tính về lại nhà, nhưng Đại Úy Hiền nói có trực thăng sẽ cho vào thăm. Ông ấy gửi biếu anh chai Hennessy trong thùng tiếp tế. Má thì gửi cho anh hộp thịt gà kho sả ớt dành ăn dần.
– Ăn dần cái gì. Ở đây anh em ăn chung, một bữa hôm nay cho gọn. Ngày mai lại tiếp tục cá khô.
Thằng cu Lộc cứ ngây người ra nhìn ba nó, hai bàn tay bé nhỏ sờ vào mặt ba, miệng bập bẹ mấy tiếng. Hôn con lần nữa, Phương để con lên chiếc ghế bố rồi kêu Trung sĩ Hùng vào
– Coi tiếp tế chia cho các trung đội. Đạn dược, lương thực theo nhu cầu. Bữa nay, ngoài đó gửi vào thứ gì?
– Trình Thẩm quyền, có thêm đạn cối, đạn đại liên như mình xin. Lương khô thì có cơm sấy thịt hộp ba khoanh. Riêng Thẩm quyền có thùng báo và ít hộp trái cây.
– Hôm này bảo ông Nhàn nấu luôn cho Ban Chỉ Huy. Mình ăn chung. Chiều kêu mấy ông Thiếu Úy về nhậu chơi.
Gần trưa, Thủy cùng Chuẩn Úy Nhơn dẫn Trung 2 kéo về. Chỉ còn Trung Sĩ 1 Tiết và Trung 1 được lệnh ở lại tiếp tục hành quân và sẽ phục kích đêm bên ngoài căn cứ. Trung 3 thì vẫn nằm tiền đồn trên giao lộ đất đỏ đi Bến Cát. Thiếu Úy Nguyễn Trọng Thủy tốt nghiệp khóa 27 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Thấp, đậm người, da ngăm đen. Anh là một trong những sĩ quan giỏi của Tiểu đoàn; do đó, Phương đề nghị lên làm Đại Đội Phó. Trần Nhơn[8] thì từ hạ sĩ quan được gửi học ra trường Thủ Đức đâu mới mấy tháng nay. Nhơn coi Trung Đội 2 tạm vững. Còn hai trung đội 1 và 3 thì do hai Trung Sĩ 1 Tiết và Trí coi. Hầu như các đơn vị bộ binh đều ở trong tình trạng thiếu hụt sĩ quan; và ngay quân số cũng ít khi đạt đến mức 80% đầy đủ theo cấp số. Lúc cao nhất cũng chỉ lên đến khoảng trên dưới 120 người; nhưng khả dụng hành quân thì chỉ khoảng 100. Lý do chính là một số bất khiển dụng do thương tích, nhưng lại không được phân loại 2 hay 3 để chuyển về các đơn vị văn phòng hay cho giải ngũ. Đơn vị phải gánh lấy con số người này và thu xếp cho họ làm ở hậu cứ, hậu trạm. Ngoài ra, có một tỷ lệ nhỏ quân số đi phép hoặc vắng mặt bất hợp pháp. Tỷ lệ quân nhân đào ngũ ở Sư Đoàn 5 rất cao, do đa số lính tuyển mộ từ Sài Gòn mà đơn vị thì ở quá gần thủ đô. Chỉ cần lọt ra khỏi cổng, leo lên xe lam ba bánh là mất dạng.
Tiểu đoàn 4/8 từ khi giao cho Đại Úy Hiền có khá hơn nhiều. Ông chủ trưởng giữ người ở lại chứ không giữ người đi. Vì thế, ông cho phép quân nhân được đi phép thường niên dễ dàng mỗi khi có gia đình lên lãnh về. Ông nghiêm nhặt với các Đại Đội Trưởng về các vấn đề quyền lợi binh sĩ, tiếp liệu, lương bổng và quân tiếp vụ. Điều đáng nói là binh sĩ rất phấn chấn khi nghe tiếng tăm của Đại Úy Hiền từ khi ông làm Đại Đội Trưởng Trinh Sát Sư Đoàn. Vào thời điểm này, Trung đoàn vừa tổn thất một sĩ quan xuất sắc. Đó là Thiếu Tá Châu Minh Kiến, Tiểu Đoàn Trưởng 1/8. Ông ra trường khóa 19 Võ Bị Đà Lạt và có nhiều triển vọng lên Trung Đoàn Phó vào cuối năm nay. Nhưng không may, trong một trận tương đối nhỏ ở Ấp Nhà Việt, ông quá hăng kéo cả Ban Chỉ Huy chạy lên tuyến đầu và bị lọt ổ phục kích của địch. Tiểu Đoàn Trưởng tử trận, ông phó Đại Úy Trần Kiến Tường, bị thương nặng.
Trưởng Ban 3 Tiều Đoàn 1/8 là Đại Úy Trung. Ông Trung như có một giác quan thứ sáu rất linh nghiệm. Có lần, một binh sĩ về ghé qua Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn lãnh lương, gặp Đại Úy Trung, chào hỏi trò chuyện. Trung buột miệng: “Mày vào lãnh thêm một tháng lương nữa nhé!”. Chỉ trong vòng một tháng sau, người binh sĩ này tử trận, gia đình lãnh thêm tháng lương thứ 13 của anh ta. Trường hợp Thiếu Tá Kiến như cũng được Trung dự báo. Trong một bữa cơm chiều ở Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1/8, Trung bỗng nói:
- “Nè, kiến mà bò trên tường; có ngày tường sập đè kiến chết.”
Thiếu Tá Kiến phì cười:
- “Đ.M. tao còn sống dai lắm để lên làm trung đoàn trường nay mai nghe mày!”
Không ngờ chỉ một tuần sau, ông Kiến tử trận, ông Tường bị thương. Quả thật linh nghiệm. Từ đó, mọi người như né, không mấy ai dám gặp trò chuyện cùng Trung, sợ phải nghe điều bất tường.
Xế chiều, Phương cho gọi các Trung Đội Trưởng về căn cứ. Hạ Sĩ Nhàn đã dọn bàn ăn ở căn lều nhà bếp. Gọi là bếp cho oai, nhưng thực ra chỉ có một ông Táo đơn sơ bên cái giếng cạn gần sát bờ rào căn cứ. Bàn ăn thì kê mấy thùng gỗ đựng lựu đạn; và ghế thì đương nhiên “à la terre”. Cũng hay, nếu đang ăn cơm mà bị pháo thì chỉ cần nhảy một phát là xuống giếng. Do việc sử dụng các vòng rào concertina để cô lập các hầm bên trong, chỉ chừa một lối ra vào nhỏ; nên việc di chuyển không dễ dàng. Việc này có lợi là nếu bị đặc công xâm nhập trong đêm, thì chúng khó xoay sở trong căn cứ. Quân ta chỉ có việc cố thủ dưới hầm và bắn ngang mặt đất để tiêu diệt chúng.
Phương nhớ lại hồi mới ra đời, làm Thông Dịch Viên cho Cơ Quan Đại Diện Mỹ[9] ở Quảng Trị. Một đêm, đặc công Việt Cộng xâm nhập đánh phá Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Chính ở cuối Thị Xã, trên đường về Chợ Sãi. Mờ sáng, khi Phương tháp tùng Đại Tá Nguyễn Ấm – Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Trị - và Cố Vấn Mỹ Kenwood Foster[10] đến Trung Tâm thì chỉ thấy những hoang tàn và cảnh thương tâm. Tất cả các lô cốt bằng bê tông cốt sắt xây từ thời Pháp mà vách và trần dày đến ba tấc đều bị chất nổ đánh sập. Hàng chục học viên chết thê thảm, banh xác trong những căn hầm mà thời điểm đó (1965) tưởng là rất kiên cố. Có những anh chỉ còn những đống thịt vụn, nửa tái nửa chín. Có anh bị nắp hầm đè hết một nửa thân người từ thắt lưng trở xuống. Khi chúng tôi đến, anh giương đôi mắt hấp hối mà thều thào những gì không nghe được. Nhưng không có phương tiện gì để nâng nắp hầm lôi anh ra. Vả lại có làm được thì cũng khó cứu mạng sống. Sức công phá của chất plastic C-4 thật vô cùng khủng khiếp. Chỉ cần một khối nhỏ bằng bao thuốc lá cũng đủ đánh sập cả căn hầm bê tông. Hình như đó là lần đầu tiên mà Việt Cộng xử dụng chất nổ dẻo để đánh đặc công. Vì thế, đã tạo ra sự bất ngờ cho quân ta và gây tổn thất quá nặng nề.
Bữa cơm chiều được coi là sang ở giữa chiến trường. Có rượu, có thịt so với những ngày dài cơm sấy, cá khô. Chai rượu vừa đủ cho mỗi người một ly xây chừng nhỏ. Nhưng giữa hành quân thì uống vậy là đủ vì còn nhiệm vụ canh thức tối nay nữa.
– Tối nay, Thiếu Úy Thủy dọn qua hầm truyền tin. Quý căng giùm anh thêm cái võng nhé.
– Em tưởng anh chị ngủ một võng cho vui chứ? Quý hóm hỉnh:.
– Thì đương nhiên rồi. Mà phải ngược đầu ngược đuôi đó nghe Thẩm Quyền!
– Mày con nít mới lớn biết gì mà xía vô!
– Nó xếp sòng khu chợ Trương Minh Giảng đó, ông chớ có coi thường nó.
Trong bàn ăn, Chuẩn Úy Nhơn là người ít nói nhất. Có lẽ mới ra đơn vị nên còn dè dặt. Anh cũng mới cưới vợ không lâu và có đưa lên giới thiệu với Phương khi Tiểu Đoàn còn đóng vòng đai phía Bắc căn cứ Lai Khê. Thiếu Úy Thủy thì quá thân. Những ngày còn lêu bêu ngoài hậu cứ, Phương và Thủy thường chở nhau trên chiếc Honda 67 đi nhậu nhẹt, tán gái khắp Bình Dương. Trông Thủy đen vậy chứ nhiều cô mết hắn.
– Tối nay ngoài pháo, trong pháo bố ai chịu nổi. Thủy vừa nhấp rượu vừa đùa.
– Xài chị Năm tạm đi em ơi!
– Kỳ này hết hành quân, Thẩm Quyền cho tui về nhà vài hôm. Hơn nửa năm trời không thấy mặt vợ con, thẩm quyền à. Trung Sĩ 1 Hùng lợi dụng lúc vui, lên tiếng
– Từ từ tính. Lính đánh giặc biết hôm nay, ngày mai que sera! sera!
Hùng xụ mặt xuống.
– Thì Thẩm Quyền hứa cho một lời đi.
– Ô Kê! Uống cho hết ly rượu đi. Nào, dzô, dzô!!!
Những tiếng cười khoái trá, vui nhộn lại nổi lên trong buổi chiều đang tàn nơi góc rừng thâm u. Những người lính bộ binh còn quá trẻ, nhưng chiến trường làm cho họ dày dạn và quên đi những lo âu toan tính để chỉ biết vui lúc này để lát sau đây lại đối diện tử thần đang từng giây, từng phút rình rập từ mọi hướng ngoài kia.
Đỗ Văn Phúc
[1] Đặt theo tên cố Trung tá Châu Minh Kiến (khóa 19 VBQG), Tiểu Đoàn trưởng TĐ 1/8, tử trận năm 1970.
[2] Trung Úy Thủy sau này kế nhiệm Đại Đội Trưởng 15, hy sinh năm 1973 tại Bầu Bàng.
[3] Thẩm quyền là danh xưng dành cho các Đại đội trưởng; trong khi Đại Bàng là danh xưng của Tiểu Đoàn trưởng
[4] Trung Úy Quốc đã hy sinh tại Lộc Ninh cuối năm 1971 khi đó là Trưởng Ban 3 Trung Đoàn 8 Bộ Binh
[5] Ngụy hóa hai chữ Bà Xã (vợ)
[6] Ngụy hóa hai chữ Tiếp Tế
[7] Ám ngữ, có nghĩa là lục soát
[8] Nhơn hình như đang ở một Tiểu Bang phía Bắc, có lần đã gọi điện thoại về thăm rồi sau đó bặt tin.
[9] Cơ quan này bao trùm tất cả cố vấn các lãnh vực chính trị, tình báo, quân sự địa phương.
[10] Kenwood Foster hiện ở New London, tiểu bang New Hamshire. Sau hơn 40 năm.
quehuongngaymai.com
No comments:
Post a Comment