Thursday, June 6, 2019

Pháo Binh VNCH

 

Pháo Binh VNCH

 

 photo T242_HH_PB_BCHPhaoBinh_242x300_zps0hk3ktbr.png

 

 photo Artillery_arvn10s_zpsl9lkedta.gif Binh Chủng Pháo Binh
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

 

 

 

 

*

 


 photo phaacuteo binh_zpsiosx1i6v.png

 

--
 photo

 


- photo download 1_zpsrbpdirjl.jpg

 


 photo download 3_zpstydxolxi.jpg

 

~

 

 photo Suacuteng i baacutec_zps2aznibb8.jpg

 

.........................................

 

47
 photo p105_zpsntwx4ngb.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/p105_zpsntwx4ngb.jpg

48
 photo QDQG07_zpsjck2k0ke.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/QDQG07_zpsjck2k0ke.jpg



Hồi Ký:
Ngày Tháng Quân Trường




Khóa 6/70 SQTB Thủ Đức

Nhân đọc bài viết và xem hình ảnh họp mặt của khóa 3/72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức làm tôi chợt nhớ đến hôm nào hát câu: "Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu" dưới ngọn cờ khóa sinh của quân trường Thủ Đức. Lần theo ký ức, đi ngược dòng đời, tôi cũng ráng ôn lại những hình ảnh thân thương đầy kỷ niệm hôm nào và ghi lại dưới đây dù không được đầy đủ lắm.

Ngày tháng của năm '70 tôi trình diện trung tâm 3 tuyển mộ và nhập ngũ để được sắp xếp theo học khóa 6/70 Sĩ Quan Ttrừ Bị. Bây giờ sau hơn ba mươi năm có lẽ các bạn cùng khóa đã tản lạc mỗi người một nơi hay đã vĩnh viễn nằm xuống trên quê hương đất mẹ. Có người đã làm ông nội, ông ngoại. Có người cũng còn độc thân tại chỗ sau vài lần gẫy đổ hôn nhân.

Tựu trung số mệnh của từng người khác nhau tuy nhiên phận làm trai trong cuộc chiến mấy ai tránh khỏi những nghiệt ngã của cuộc đời. Tội nghiệp nhất là các bạn đã mất đi một phần thân thể trong chiến tranh giờ này phải sống nghèo nàn đói rách nơi quê nhà.

Tại Trung Tâm 3, chúng tôi phải trải qua một kỳ thi gọi là "Trắc nghiệm tâm lý" để hướng dẫn ngành nghề chuyên môn mà sau khi tốt nghiệp các khóa sinh sẽ về binh chủng đó như Pháo Binh, Truyền Tin, Quân Cụ v. v… Ngoài ra mọi người được cấp phát quân trang, quân dụng. Chỉ vài tuần kế đó bọn tôi đã có mặt tại trung tâm huấn luyện Quang Trung (Tôi nhớ không lầm là thiếu tướng Hoàng Văn Lạc làm chỉ huy trưởng) để học giai đoạn đầu gọi là khóa Dự Bị Sĩ Quan. Vị đại đội trưởng cán bộ là Đại Úy Nhơn nghe nói ông tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Sau khi đã thụ huấn xong ba tháng quân sự ở nơi này, chúng tôi được chuyển về trường Bộ Binh Thủ Đức còn có tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức.

Không khí hôm tốt nghiệp rất vui vì ít ra cũng qua được giai đoạn 1 của chương trình, nhất là tôi và một vài bạn được cấp bằng 'thiện xạ ưu hạng'. Trên túi áo đeo lủng lẳng huy hiệu thiện xạ xem cũng oai ra phết nên tôi nở lỗ mũi lắm.

Mấy chiếc xe nhà binh chở chúng tôi lên Thủ Đức để chính thức nhập học khóa 6/70 SQTB vừa ngừng lại trước sân Vũ đình Trường. Bửng xe chưa kịp mở ra, chúng tôi gặp ngay các khuôn mặt lạnh lùng sắt thép, chẳng một chút cảm tình cùng tiếng la hét rầm trời của các huynh trưởng:

– "Các anh có ba mươi giây để xuống xe, xếp hàng".

Mọi người nhớn nhác, xanh cả mặt. Lỗ mũi của tôi xẹp như bong bóng xì hơi. Lập tức ai nấy lật đật nhảy xuống mang theo túi quân trang còn gọi là "Sắc ma ren"...
Sau màn điểm danh là chúng tôi được lệnh vác sắc ma ren chạy chào sân.

– "Các anh chạy theo tôi, một hai, một hai, một hai… Nhanh lên, sao chạy chậm vậy?"

Tiếng của các huynh trưởng hét bên tai, điếc cả con ráy. Mọi người nối đuôi chạy theo huynh trưởng khóa đàn anh. Cái túi to tổ bố nặng vài chục ký càng lúc càng nặng dần trên vai theo số vòng sân. Chúng tôi rớt lộp độp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Người nào mặt cũng đỏ gay, mồ hôi tuôn xối xả riêng mấy ông huynh trưởng thì ung dung như đang dạo chơi vì có vác đồ như chúng tôi đâu mà mệt…
Rồi thì bài học sơ khởi nhập môn cũng chấm dứt. Một số anh em ngất xỉu thì được đưa lên bịnh xá, số còn lại chỉ có nước lết đi mà chân run cả lên muốn đứng không vững.

Những tuần huấn nhục

Tôi được xếp vào Trung Đội 363 (Trung Đội 3 của Đại Đội 36). Vị đại đội trưởng khóa sinh là Đại Úy Nguyễn Thành Một. Ông có vóc người to lớn bệ vệ, dáng dấp của một con nhà võ... Sau này tôi được biết ông là con trai của thầy hiệu trưởng Nguyễn Thành Xuân trường tiểu học Xóm Củi, nơi mà tôi đã có 5 năm đèn sách thời thơ ấu, thảo nào ngay từ ngày đầu tiên tôi thấy nét mặt của ông có nét giống thầy hiệu trưởng. Mặc dù vậy trong thời gian học tôi cũng không rõ ông có phải là con ông đốc trường Xóm Củi hay không, cho đến lúc mãn khóa do sự tò mò tôi hỏi ông thì mới biết. Trung Úy Trung là đại đội phó kiêm Trung Đội Trưởng 362, riêng Thiếu Úy Nhựt, trung đội trưởng Trung Đội 361 dáng người hơi nhỏ con nhưng tài bắn súng Colt thì hết sẩy. Tôi có dịp thưởng thức những phát súng bá phát bá trúng của ông vào những lon bia không tại các bãi bắn của trường. Chuẩn Úy Bằng là trung đội trưởng của chúng tôi, dường như ông trước chúng tôi vài khóa (khóa 1/70). Ông có vóc người ốm và cao. Phải nói tướng ông giống các tay cao bồi miền viễn tây.

Trong lúc huấn nhục, chúng tôi có tên là ‘tân khóa sinh’. Các tân khóa sinh nhất cử nhất động đều không qua khỏi cặp mắt quan sát của những huynh trưởng. Điểm khác lạ của khóa 6/70 SQTB thường xuyên là các huynh trưởng lại là khóa 1/71 Sĩ Quan Đặc Biệt vì khỏi học khóa căn bản quân sự tại Quang Trung (Tất cả là quân nhân tại ngũ) nên mặc dù tên khóa là 1/71 nhưng các bạn ấy vào Thủ Đức trước nên nghiễm nhiên trở thành huynh trưởng của chúng tôi. Đi học tại lớp học hay ra bãi học địa hình, chiến thuật, vũ khí, tất cả đều phải súng cầm tay vì không dây đeo, đầu tiên là súng garant sau đổi qua M-16, vai mang cặp các tân khóa sinh vừa đi vừa hát những bài hùng ca đã được học sẵn theo tiếng ca của huynh trưởng. Chúng tôi chỉ có ba mươi giây để ăn nên đôi khi vào bàn ăn chưa kịp ngốn xong một chén cơm là phải đứng dậy. Bạn nào chậm trễ thì bị phạt không nhảy xổm cũng bị hít đất. Trong quân trường mỗi cái hít đất được gọi là "Cái bơm". "Anh làm cho tôi năm mươi cái bơm đi" nghĩa là phải làm năm mươi cái hít đất. Dường như hình phạt dành cho các tân khóa sinh đều bắt đầu thấp nhất từ con số năm mươi cho đến một hoặc hai trăm do đó bị xỉu dài dài.

Giai đoạn huấn nhục không ai được thăm nuôi hoặc đi phép cả. Cách xếp chăn màn, gối phải đúng cách, hầu như chúng tôi ngủ lúc nào cũng mặc quân phục và đôi giày không rời khỏi chân vì tiếng còi tập họp bất thần. Ai không có mặt sau một phút thì bị phạt ngay. Khi chà láng các mô đất chung quanh doanh trại bằng gà mèn, tân khóa sinh phải làm đúng ý các huynh trưởng. Ngoài ra bất thần gặp huynh trưởng mà không kịp chào hay chào nhỏ tiếng vẫn bị phạt. Đôi khi mấy ông khóa đàn anh cắc cớ bắt chúng tôi hôn lên cây bã đậu đầy gai như hôn người tình. Mặt không bị rỗ quả là may phước.

Lễ gắn alpha

Rồi thì những tuần huấn nhục cũng qua đi. Lễ gắn alpha được tổ chức một cách trang trọng tại Vũ Đình Trường của trường dưới sự chủ tọa của trung tướng Phạm Quốc Thuần, chỉ huy trưởng. Nghe nói khóa tui học có vài người không đủ tiêu chuẩn thể lực để tiếp tục theo học nên bị gạt tên. Buổi lễ được chọn vào đêm tối dưới ánh đuốc lung linh, không khí thật trang nghiêm. Dưới sự điều hợp của vị sĩ quan chủ lễ. Những tiếng hô thật hùng dũng:

– "Súng chào... bắt; Đem súng.... xuống"...

Vang động cả một góc trời.
Các nghi lễ như chào quốc quân kỳ, hát quốc ca, một phút mặc niệm để tưởng nhớ các anh hùng đã vị quốc vong thân trong tiếng kèn, tiếng nhạc khiến mọi người thấy lòng chùn xuống pha lẫn một chút nôn nao háo hức lạ kỳ, chờ đợi giây phút thiêng liêng sắp đến.
Sau diễn từ, huấn thị của vị chỉ huy trưởng là thời khắc trang trọng nhất. Tiếng hô thật lớn từ máy vi âm:

– Quỳ xuống các tân khóa sinh!

Chúng tôi đồng loạt quỳ chân phải xuống. Vì được tập dượt trước nên mọi cử động rất đồng nhất Kế đến các huynh trưởng tiến vào vị trí hành lễ. Mỗi người rút từ túi quần sau của các tân khóa sinh cầu vai alpha lần lượt gắn lên vai chúng tôi. Sau khi nhìn thấy các huynh trưởng làm xong nhiệm vụ, viên sĩ quan chủ lễ hô lớn:

– Đứng dậy các sinh viên sĩ quan!

Chúng tôi đứng dậy với một niềm vui khó tả.
Lúc này, các huynh trưởng vui vẻ bắt tay chúng tôi chúc mừng các tân khóa sinh từ nay thực sự là một sinh viên sĩ quan của trường Bộ Binh Thủ Đức.

Những hình phạt khó quên

Trong thời kỳ là sinh viên sĩ quan có lần tôi và một anh bạn đồng trực phòng bị phạt kỷ luật vì một lý do là khi đi học quên kiểm soát phòng để một SVSQ bỏ quên ổ bánh mì trên giường. Cái kẹt của tụi tôi là sự kiện này bị phát hiện bởi thiếu Tá Tảo (Tiểu Đoàn Trưởng khóa sinh) khi ông đi khám doanh trại của các SVSQ. Đại úy đại đội trưởng bị khiển trách nặng nề. Khi vừa từ bãi học quân sự về cả hai chúng tôi được lệnh trình diện tức tốc gặp mặt sĩ quan cán bộ. Thế là tôi mới biết rõ nội vụ và bị phạt thay đổi y phục đại lễ trong vòng 30 giây.

Mặc dù được sự giúp đỡ của các bạn chung phòng là chuẩn bị các thứ sẵn sàng nhưng tôi vẫn bị trễ 50 giây, cứ mỗi giây là được thay thế bằng một cái hít đất mà phải hít đất đúng thế là ngực phải đụng đất. Vừa xong, tay chân còn bải hoải thì lại nhận lịnh thay đồ tiểu lễ, lại bị trễ cả phút lại phải đền bồi bằng 60 cái nhảy xổm, xong lại thay lại bộ quân phục tác chiến súng đạn đầy đủ cũng tiếp tục trễ lãnh nhồi thêm cả trăm cái nhảy xổm rồi lại đổi y phục bị phạt tiếp cuối cùng thì tôi không thể nào đứng nổi nữa. Mắt đổ đom đóm và khụy luôn tại chỗ. Tội nghiệp các bạn chung phòng phải dìu hai đứa về, xức dầu xoa bóp các thứ mới hồi phục lại. Phải nói, đây là hình phạt nhớ đời hơn hoặc tương đương với những hình phạt mà tôi đã trải qua trong thời kỳ tân khóa sinh. Đôi khi hồi tưởng lại tôi còn ớn cả xương sống!

Trực tuyến và ứng chiến Sài Gòn

Các đại đội sinh viên sĩ quan thường thay phiên nhau trực tuyến phòng thủ trường và đôi khi được điều động đến giữ an ninh khu vực đài ra đa và nhà máy điện phụ cận. Năm đó khóa 6/70 chúng tôi lại nhận nhiệm vụ về ứng chiến Sài Gòn cùng lúc với khóa 5/70 vào dịp Tết để đề phòng những cuộc tấn kích như hồi Tết Mậu Thân xảy ra. Nhân dịp này tôi có ghé thăm nhà vào tối 30. Gặp lại người thân rất mừng nhưng khi nhìn lại những đồ cúng bày trên mâm có dĩa cải xào nấm đông cô với tóc tiên, bánh tổ mà người Tàu thường gọi là "Phát Cao" khiến tôi không ngăn được dòng nước mắt khi nhớ lại người mẹ hiền của mình vì bà đã mất vào năm ‘67 nghĩa trước đó khoảng hơn ba năm.

Những lời giải thích về tục lệ cúng kiến của người Hoa vào đêm giao thừa của mẹ tôi lúc sinh tiền còn văng vẳng bên tai. Tôi ăn vội buổi cơm "đoàn viên" với ba tôi và các chị em rồi lật đật lên đường. Tôi cũng ngẫu nhiên gặp lại hai người bạn học cùng lớp thuộc khóa 5/70 trên tuyến đường ứng chiến ở Sài Gòn: Phước và Tuấn. Tôi nhớ rất rõ là các khóa chúng tôi được phân biệt bằng màu nền của bảng tên trên áo như khóa 6/70 chúng tôi thì nền vàng chữ đỏ và khóa 5/70 thì là nền đen chữ đỏ. Cổ áo mỗi người được may huy hiệu bằng vải với alpha nhỏ mà chúng tôi thường gọi là con cá vì hình dáng giống hình chú cá nhỏ


Sinh viên sĩ quan Quách Xuân Sơn trong bộ quân phục tại bãi tập

Các món ăn chơi

Theo tôi biết nghĩa đen của chữ ‘ăn chơi’ là ăn qua loa. Bữa ăn chơi là ăn không phải để no bụng bởi vậy có vài nhà hàng quảng cáo: "Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt" nhưng rất nhiều người dùng chữ này một cách bóng bẩy hơn như "Ăn chơi xả láng", ý muốn nói tiêu xài vung vít không cần biết ngày mai. Ăn chơi gần như đồng nghĩa với ăn uống và chơi bời.

Trong quân trường khi nói đến các món ăn chơi thì ai nấy đều không khỏi rùng mình vì các món này rất ư là khó nuốt. Thường thì các món ăn chơi ở Thủ Đức gồm có:

"Bò hòa lực": Những SVSQ phải trang bị súng ống đầy đủ, bò trườn sát đất dưới làn mưa đạn đại liên phía trên dường như về sau đã bỏ môn này vì rất nguy hiểm.

"Đoạn đường chiến binh": Mọi người phải trang bị đủ quân trang cấp số đạn với súng, chạy, nhảy tường, leo dây, bò dưới kẽm gai, súng dơ cao nhảy lỗ bánh xe đến đích trong một khoảng thời gian tối thiểu. Những người nào không xong phải bắt đầu lại hay có thể bị phạt.

"Đu giây tử thần": Các SVSQ phải từng người nắm chặt cái ròng rọc được móc trên dây cáp treo từ đầu ngọn đồi cao nhất đến ngọn đồi thấp đối diện, ở giữ là cái hồ nước lớn. Một huấn luyện viên giữ chặt anh SVSQ bên ngọn đồi cao nhất khi tiếng loa hô:

– "Sẵn sàng... Go!"

Thì lập tức đẩy anh này đi. Đến giữa hồ khi thấy cây cờ hiệu của anh Huấn Luyện Viên bên kia bờ phất xuống thì lập tức anh SVSQ phải buông tay ra và để thân hình rơi xuống nước sao cho đúng cách đã được chỉ dẫn. Khi từ dưới đáy hồ trồi lên thì có mấy anh HLV có sẵn trên cái xuồng phao gần đó vớt đưa vào bờ. Khóa tôi có một anh biên tập viên cảnh sát được gửi theo học quân sự khi rớt xuống lại bất tỉnh luôn làm mấy ông HLV lặn liền xuống nước, vớt lên cấp cứu, cũng may sau đó anh hồi phục có lẽ anh rơi không đúng cách nên đập ngực xuống trước....

Diễn hành ngày quân lực

Tất cả các thế cơ bản thao diễn từ các thế quay súng 360 độ, súng chào, động tác đưa súng lên vai, đi đều bước, quay trái, quay phải, đàng sau quay không một người SVSQ nào lại không thuần thục. Hàng tuần các đại đội phải diễn hành trên sân Vũ Đình Trường dưới sự quan sát của các vị sĩ quan cán bộ trong tiếng trống và tiếng quân nhạc rất hùng hồn. Tuy nhiên trong những lúc tập dợt ở sân đại đội có nhiều cảnh thật tức cười xảy ra như khi có lịnh:

– "Bên trái... quay".

Tham dự cuộc diễn hành ngày Quân Lực
Khóa tui phải làm lễ tốt nghiệp trễ hơn thời hạn ấn định vì có nhiệm vụ phải tham gia diễn hành Ngày Quân Lực 19 tháng 6.
Sinh Viên Sĩ Quan được tuyển chọn đi diễn hành phải có vóc dáng cao lớn, nhất là toán thủ kỳ và được huấn luyện ráo riết. Sau Ngày Quân Lực thành phần diễn hành được khen ngợi vì đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, không bị lỗi nào cả, đi đứng thẳng hàng, đúng nhịp, đầu hướng về khán đài trung ương đồng loạt khi đi qua...

Thì có anh quay về phía phải hoặc khi có lịnh quay về phải thì lại quay sang trái v. v... Khóa tui phải làm lễ tốt nghiệp trễ hơn thời hạn ấn định vì có nhiệm vụ phải tham gia diễn hành ngày quân lực 19 tháng 6. Phải nói các SVSQ được tuyển chọn đi diễn hành phải có vóc dáng cao lớn nhất là toán thủ kỳ và được huấn luyện ráo riết.
Sau ngày quân lực, thành phần diễn hành được khen ngợi vì đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phải nói là không có lỗi nào cả, đi đứng thẳng hàng, đúng nhịp, đầu hướng về khán đài trung ương đồng loạt khi đi qua...

Lễ mãn khóa

Sau những lần thi khảo hạch về vũ khí, đạn dược, thể lực, địa hình, chiến thuật có kết quả. Khóa chúng tôi ngoại trừ vài người bị rớt ra trung sĩ còn lại đều chuẩn bị ngày lễ tốt nghiệp ra trường với bằng trung đội trưởng bộ binh. Buổi lễ được cử hành rất trọng thể tại sân Vũ Đình Trường với sự tham dự rất đông quan khách có cả thân nhân của các SVSQ. Mỗi sinh viên sĩ quan hiện diện đều mặc y phục đại lễ. Sinh viên thủ khoa là anh bạn ở chung đại đội với tôi: Vũ Quang Dũng. Anh đã được các sĩ quan cán bộ tập dợt mấy ngày trước. Hôm đó Dũng mang kiếm chỉ huy và vinh dự được tổng thống gắn cấp bậc trên cầu vai dưới sự chứng kiến của tướng Thuần. Tôi vẫn nhớ như in tiếng hô dõng dạc của vị sĩ quan chủ lễ:

– Quỳ xuống các sinh viên sĩ quan!

Mọi người đồng loạt quỳ xuống, đầu gối chân phải chạm đất. Mũ "casque" cầm trên tay. Sau khi được gắn cấp bậc chuẩn úy xong xuôi thì tiếng hô từ máy phát âm:

– Đứng dậy các tân sĩ quan!

Tất cả nhất tề đứng dậy với cảm giác thật sung sướng pha lẫn chút xúc động.
Buổi lễ chấm dứt giữa tiếng reo hò vang dậy của các tân sĩ quan với mũ nón tung lên không báo hiệu vừa kết thúc những tháng ngày đổ mồ hôi, sôi con mắt tại một lò luyện thép đầu đời trong quân ngũ.

Khóa 6/70 có một số không ít các công chức (Trong đó có sư huynh Lư khải Minh, kỹ sư Phú Thọ, Mạc Đĩnh Chi ra trường năm 1966), giáo chức do nhiệm sở gửi đi học dường như các bạn đó được gửi về sở làm trở lại còn các anh em cảnh sát được đơn vị cảnh sát đến nhận và gắn lon đại úy thay vì chuẩn úy như bọn tôi.

Các thành phần nào về các ngành như pháo binh, quận cụ, công binh, truyền tin thì được sĩ quan đại diện trường đến nhận. Tôi về pháo binh, được mấy ngày phép và chờ đáp phi cơ ra Nha Trang để chuẩn bị thụ huấn khóa sĩ quan căn bản pháo binh tại trường pháo binh Dục Mỹ. Riêng các anh em còn lại theo thứ tự đậu cao, thấp chọn đơn vị bộ binh ở các vùng hay tình nguyện gia nhập lực lượng tổng trừ bị gồm có Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân…

"Đoàn Pháo Binh Việt Nam luôn tiến tới,
Ta hiên ngang ngày ngày bốn phương trời.
Và từ nơi hậu phương đến tiền tuyến,
Khắp núi sông vang rền bao lời ca...."


Đây là một đoạn trong bài "Pháo Binh Ca" mà có thể nói không bao giờ quên trong suốt cuộc đời binh nghiệp của tôi và cả cho đến lúc này nghĩa là 3/4 năm sau ngày 30 tháng tư năm 1975.

Thụ huấn khóa sĩ quan căn bản Pháo Binh (Trường Pháo Binh Dục Mỹ)

Bọn tôi tháp tùng chuyến máy bay quân sự C-119 ra phi trường Nha Trang.

Có lề đây là lần đầu tiên được ngồi trong thân máy bay nên tôi có cảm giác thật khó tả nhất là lúc máy bay cất cánh hay bị rớt xuống một cách đột ngột khi gặp vùng không khí loãng khiến ruột gan tôi lộn ngược lên. Phải nói tôi có chút lo âu vì không biết tương lai sắp tới như thế nào nhất là phải xa gia đình một khoảng thời gian khá lâu. Sáu tháng tới đây tôi sẽ ở một nơi mà những ngày phép không thể về để gặp gia đình như lúc còn ở Thủ Đức và vấn đề học hành như thế nào là một vấn đề khác nữa.
Máy bay hạ cánh tại sân bay thì không bao lâu sau, viên sĩ quan hướng dẫn đã liên lạc về trường.

Chúng tôi được chở trên chiếc GMC về Dục Mỹ. Khi đi ngang qua chếc Cầu Đá lớn tôi không thể không ngạc nhiên khi nhìn thấy những kiến trúc Chàm xa xưa với những ngôi tháp tạc hình mặt người loang lổ vì gió bụi thời gian. Những cánh đồng ruộng hình xoắn ốc trên các ngọn đồi chung quanh, phong cảnh thật đẹp, tôi có chút ngây ngất với những cơn gió đồng thật mát thổi vào người pha lẫn mùi lúa chín.
Đến trường, sau màn điểm danh chúng tôi được đưa về phòng ốc.

Nơi chúng tôi ở là một nhà được cất gần bên tường rào của trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Mỗi khóa sinh được ngủ trên mỗi tầng của giường gỗ hai tầng. Việc leo lên xuống phải nhờ vào cái thang xếp bên giường vì một khóa không có bao nhiêu khóa sinh nên bọn tôi hầu như đều biết tên lẫn nhau. Thời gian đó đại tá Hồ Sĩ Khải là chỉ huy trưởng của trường riêng vì thời gian quá lâu tôi không còn nhớ tên vị tiểu đoàn trưởng khóa sinh nhưng tôi nhớ vị đại úy đại đội trưởng khóa sinh là Đại Uý Trần Công Thụ (Xin phép đại úy cho tôi được kính cẩn nêu tên thiệt của đại uý ở đây). Đại Úy Thụ gốc người miền Bắc, rất hiền và là một quân nhân gương mẫu. Sau này khoảng năm ‘73 ông đã về làm trưởng ban 3 ở đơn vị tiểu đoàn pháo binh mà tôi là sĩ quan tiền sát. Tôi có đi nhờ xe ông về thăm nhà trong ngày Tết và hai thầy trò có chụp chung một tấm hình mà sau này đã thất lạc, tôi không biết để ở đâu. Riêng bức hình dưới đây là lúc tôi chụp khi đang là khóa sinh SQCB/PB.



Tất cả các môn học ở trường Pháo Binh đều mới mẻ đối với tôi ngoại trừ môn địa hình thì cũng giống như lúc học ở Thủ Đức chỉ khác là đi sâu vào chi tiết hơn như cách xác định tọa độ nhờ vào sự giúp đỡ của "Gà" nhà. Riêng môn học về "Quân Xa" tương đối đặc biệt đánh động óc tò mò của tôi vì có lẽ Pháo Binh xử dụng xe cộ cùng hơi nhiều nên cách học tu bổ và bảo trì quân xa được mang ra giảng dạy. Các danh từ chuyên môn về Pháo Binh đã lần lượt đi sâu vào trí óc của mọi người trong các bài học hàng ngày như biểu xích, cọc nhắm, độ giạt, quạt hướng tầm, xạ bảng… v..v..

Hàng ngày chúng tôi phải dùng đến xạ biểu để tính toán về tầm xa, góc độ bắn, thuốc nạp. Thường thì thuốc nạp càng nhiều thì tầm bắn càng xa nhưng nạp 7 là mức tối đa của thuốc nạp, không thể nào nhiều hơn nữa. Các dụng cụ chúng tôi thường xài đến là thước đo biểu xích dùng để tính nhanh mà không cần xạ biểu.

Tôi nhớ không lầm thì nhà toán học Nguyễn Xuân Vinh có bài thơ "Tình Toán Học" cũng khá nổi tiếng, riêng Pháo Binh cũng có một nhà thơ không có tên nhưng để lại bài thơ "Tình Pháo Thủ" trong quyển xạ biểu, tiếc rằng tôi nhớ chỉ có một đoạn:

Anh say đắm nhìn em qua phương giác,
Hai tâm hồn một độ giạt như nhau.
Điểm nhắm xa anh có sẵn tự hôm nào,
Còn chờ đợi cân bằng biểu xích.

------------------

Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,
Em nằm xõa tóc đợi chờ anh.
(Vô danh)


Có lẽ hai câu thơ này các khóa sinh của trường Đồng Đế (Nha Trang) đều thuộc lòng vì hình dạng của dãy núi bao quanh trường nhưng riêng dãy núi có hình dáng của một thiếu phụ trong tư thế nằm xõa tóc có thể thấy rất rõ từ các bãi tập ở trường Pháo Binh đôi lúc những buổi sáng khi nắng vừa lên, chúng tôi thấy mây trời lãng đãng tạo nên một phong cảnh thật nên thơ.

Mỗi ngày chúng tôi được xe nhà binh chở đến bãi tập, mỗi người mang theo chiếc ghế xếp để ngồi học. Nhiều khi xe chạy ngang các đơn vị khóa sinh của trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân đang súng cầm tay, ba lô bao cát nặng trĩu, vừa chạy đều nhịp vừa la:

– "Một hai , một hai...",

người nào người nấy toát cả mô hôi, tụi tôi thường chỉ chỏ và nói nhỏ nhau nghe:

– "Thiên đàng, địa ngục hai bên...."

Ý muốn nói là chúng tôi được ngồi trên xe, sướng như ở thiên đàng còn các bạn phía dưới như là ở địa ngục vậy đó. Trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ nằm sát cạnh trường Pháo Binh ngoài nhiệm vụ huấn luyện các tân binh B.Đ.Q. còn có trách niệm huấn luyện và cấp bằng viễn thám cho quân nhân của các đơn vị bộ binh. Nghe nói các chiến sĩ được gửi về học tại đây không được mang cấp bậc và chỉ mặc áo với miếng vải nhỏ màu sắc khác nhau may trên cổ áo, không biết khóa học viễn thám kéo dài bao lâu, riêng khóa sĩ quan căn bản pháo binh chúng tôi dài khoảng sáu tháng. Thường thì những ngày nghỉ cuối tuần chúng tôi hay tập họp ba bốn anh em thuê xe ra Nha Trang chơi, mướn khách sạn ngủ đêm. Bây giờ bãi biển Nha Trang không biết thế nào chứ hồi đó tôi thấy bãi biển nơi này rất đẹp và có nhiều nhà hàng sang trọng với các cô tiếp viên hết sẩy.

Trò chơi trẻ con

Tôi rất thích bản nhạc "Đám Cưới Đầu Xuân"của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, trong đó có đoạn: "Trò chơi trẻ con, em cô dâu mới chưa nghe nặng sầu...."

Ở trường Pháo Binh chúng tôi có dịp chơi "Trò chơi trẻ con" mà hồi nhỏ bọn này đã chơi qua là lấy giấy bạc ở trong bao thuốc lá cuộn vào viên thuốc nạp vo kín một đầu và đầu kia để hở. Xong lấy một cây nhang cháy đỏ dúi vào đầu hở. "Phụt" nguyên cái khối nhỏ bay như hỏa tiễn, trông cũng vui mắt lắm. Sau này không biết sáng kiến của ai thêm một trò chơi mới nữa làm kinh động đến cán bộ của trường là - dồn chặt thuốc nạp vào bi đông nhựa có đục sẵn một lỗ nhỏ rồi lấy cây nhang cháy đỏ dúi vào, xong chạy đi núp.

-- "Đùng"...

Một tiếng nổ long trời lở đất y hệt như lựu đạn, làm cán bộ của trường phải xanh mặt chạy đến...
Về sau cái trò chơi này bị nghiêm cấm vì do mảnh vỡ cùng hơi nổ từ bi đông sẽ gây thương tích cho người đứng gần đó và cũng để đề phòng những vụ nổ do đối phương tập kích mà không biết... nhưng tôi nhớ không lầm thì hôm mãn khóa lại nổ thêm một lần nữa và có lẽ vì thấy ngày ra trường nên không ai bị trừng phạt.

Những thứ bảy, chủ nhật trong trại tôi thường ghé quán tạp hóa của Thượng Sĩ Chín mua khẩu phần đồ hộp Mỹ. Tôi thích nhất là món bánh bông lan và cà phê. Ngoài ra tôi cũng hay ghé câu lạc bộ để thụt bi da đôi khi cá độ bằng một, hai ly cà phê sữa đá. Bọn chúng tôi cũng ra những quán cà phê nhạc gần trường để nhâm nhi vài ly cà phê nóng nhất là vào những buổi tối trời se lạnh.

Các buổi học về điều chỉnh tác xạ nhất là khi chỉnh những quả đạn khói rơi trúng mục tiêu ở bãi bắn khiến tôi thích thú. Những câu: "Về trái... về phải... xa hơn... gần lại..... Bắn... trả lời..." hầu như nằm sẳn trên cửa miệng mọi người khi nói qua ống liên hợp. Đây chỉ là bước đầu mà sau này tôi có dịp lặp lại không biết bao nhiêu lần trong suốt cuộc đời làm sĩ quan tiền sát viên.

Ra trường

Bao nhiêu tháng ngày tôi luyện từ ba quân trường đã cho tôi một số vốn kiến thức căn bản, một thể lực cần thiết để bước vào chiến trường. Tôi thấy lo âu về một tương lai đang mở ra trước mặt, tuy nhiên; hình ảnh hào hùng của một đại úy Pháo Binh Nguyễn Văn Đương vừa tự sát trên chiến trường Hạ Lào trong bài ca "Anh Không Chết Đâu Anh" như loáng thoáng bên tai đã xua tan phần nào nỗi ưu tư trong đầu... Tôi hãnh diện và tự hào về binh chủng Pháo Binh của mình.

Ròng rã suốt sáu tháng trời miệt mài và qua những kỳ khảo hạch cuối khóa. Lớp học chuyên môn về sĩ quan căn bản pháo binh của chúng tôi cũng hoàn tất. Tốt nghiệp kỳ này, tôi được phép mang huy hiệu pháo binh là hình hai khẩu súng đồng đặt tréo nhau ngay phía trên nắp túi áo phải. Lại thêm một số ít anh em không đủ điểm bị thuyên chuyển ra các đơn vị bộ binh riêng các bạn còn lại thì chọn đơn vị mà mình thích. Việc chọn đơn vị lại dựa vào thứ hạng cao thấp nên các đơn vị trú đóng ở Sài Gòn đều không còn chỗ vì đã được chọn hết rồi. Tôi may mắn vớt vát được một đơn vị ở Vùng 3 Chiến Thuật là Tiểu Đoàn 250 Pháo Binh có hậu cứ ở Trảng Lớn (Tây Ninh). Bọn tôi được mấy ngày phép về Sài Gòn và sau đó sẽ cầm sự vụ lịnh về trình diện đơn vị mới.

Bao nhiêu tháng ngày tôi luyện từ ba quân trường đã cho tôi một số vốn kiến thức căn bản, một thể lực cần thiết để bước vào chiến trường. Tôi thấy lo âu về một tương lai đang mở ra trước mặt, tuy nhiên; hình ảnh hào hùng của một đại úy Pháo Binh Nguyễn Văn Đương vừa tự sát trên chiến trường Hạ Lào trong bài ca "Anh Không Chết Đâu Anh" như loáng thoáng bên tai đã xua tan phần nào nỗi ưu tư trong đầu... Tôi hãnh diện và tự hào về binh chủng Pháo Binh của mình.

Quách Xuân Sơn
Anaheim, 06/07th /2009
Tạp Bút Mạc Ðĩnh Chi

http://vulieu.net/board/index.php?action=vthread&forum=3&topic=3540





45
 photo 145953868783460_zpsait6angh.jpg

46
 photo Artillery_arvn13_zpsbpugo7fp.jpg

 

.............................................

 

 photo Phaacuteo Binh_zpstew3yinj.jpg

 

Giai Đoạn Sôi Động 1970-1973
Huy hieu bo chi huy phao binh QLVNCH
Vương Hồng Anh

* Pháo binh các Sư đoàn và Quân đoàn trong các trận chiến lớn:
Theo tổ chức và phối trí lực lượng Pháo binh tại các đại đơn vị Bộ binh, mỗi Sư đoàn Bộ binh có 1 tiểu đoàn 155 ly, từ 3 đến 4 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly; mỗi tiểu đoàn Pháo binh 105 ly gồm 3 pháo đội (mỗi pháo đội có 6 khẩu đội) yểm trợ trực tiếp cho một trung đoàn Bộ binh trong suốt thời gian hành quân. Là những đơn vị hỏa lực chính của các Sư đoàn, các tiểu đoàn Pháo binh đã sát cánh cùng các đơn vị bộ chiến trong tất cả các trận chiến khốc liệt nhất, để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị bạn trong phòng thủ cũng như trong tấn công. Sau đây một số chiến tích của các đơn vị Pháo Binh trong giai đoạn sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam:


Phao binh va thiet giap yem tro TQLC va Nhay du tai chiem Quang Tri nam 1972 .jpg

Tại chiến trường Quảng Trị, trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, khi cộng sản bắc Việt tung 45 ngàn quân vượt sông Bến Hải tổng tấn công cường tập vào các tiền cứ VNCH ở Tây và Tây Bắc tỉnh Quảng Trị vào cuối tháng 3/1972, cùng với các phi vụ không yểm của Không quân Việt Mỹ, các pháo đội 105, 155 của Pháo binh TQLC và Sư đoàn 3 BB tại các căn cứ hỏa lực trọng điểm đã yểm trợ mạnh mẽ các đơn vị bộ chiến trong nỗ lực chận đứng các đợt tấn công ồ ạt của cộng quân.

Tại mặt trận Tây Nam Thừa Thiên, trong tháng 4/1972, khi Cộng quân tung hai trung đoàn bao vây cứ điểm Bastogne (do tiểu đoàn 2/54 phòng ngự và Checkmate (cao điểm 342, do tiểu đoàn 1/54 phòng ngự), các pháo đội 105 và 155 ly của Pháo binh Sư đoàn 1 BB đã tập trung hỏa lực tác xạ yểm trợ cho hai tiểu đoàn 1 và 2/54 BB giữ vững phòng tuyến trong hơn 1 tháng.

Tại chiến trường Nam-Tín-Ngãi (Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi), trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh đã yểm trợ hỏa lực cho trung đoàn 5 Bộ binh tại mặt trận Quế Sơn. Cuối tháng tháng Giêng 1973, khi CSBV tung quân tấn công cường tập hải cảng Sa Huỳnh, vi phạm lệnh ngưng bắn của Hiệp định Ba Lê (có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng 11/1972), bộ chỉ huy Pháo binh Sư Đoàn 2 BB đã điều động cùng một lúc 2 tiểu đoàn Pháo binh 105 và 155 ly đồng bộ yểm trợ trực tiếp cho Trung đoàn 5 Bộ binh và Liên đoàn 1 Biệt Động Quân 12) phản công tái chiếm Sa Huỳnh, tổng số đạn tiêu thụ trong trận đánh này lên đến trên 200 ngàn quả, mở một kỷ lục cho Pháo binh QL. VNCH.


Tại chiến trường cao nguyên, liên tiếp trong hai mùa hè 1971, 1972, Pháo binh Quân đoàn 2 đã yểm trợ mạnh mẽ cho các tiền cứ biên phòng tại Tây Bắc Kontum trước các đợt tấn công ồ ạt của CSBV. Cũng tại chiến trường này, tháng 4/1971, Pháo binh Nhảy Dù VNCH đã mở trận hỏa công yểm trợ cho Lữ đoàn 2 Nhảy Dù giải tỏa áp lực của CSBV quanh căn cứ Hỏa lực 6. Tháng 4 năm sau (1972), tại cụm phòng tuyến Charlie và Delta do hai tiểu đoàn thống thuộc Lữ đoàn 2 Nhảy Dù trách nhiệm, Pháo binh Nhảy Dù đã yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị trú phòng đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của cộng quân.

Phao binh nhay du yem tro hanh quan giai toa an Loc nam 1972 JPG.jpgPháo binh Nhảy Dù

Tại chiến trường Miền Đông Nam phần và chiến trường Căm Bốt, trong hai năm 1970 và 1971, Pháo binh Sư đoàn 5, Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh và các tiểu đoàn Pháo binh thống thuộc Quân đoàn 3 đã lập chiến tích trong các cuộc hành quân quy mô Toàn Thắng do Quân đoàn 3 tổng chỉ huy. Riêng trong chiến dịch Toàn Thắng 42 khởi đầu cho các cuộc hành quân tổng truy kích các đơn vị CSBV trên đất Cam Bốt, trong đội hình của hai chiến đoàn 318 và 333 có các tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, Pháo binh đội 155 ly của Quân đoàn 3, và Sư đoàn 18, Sư đoàn 5. Các đơn vị Pháo binh nói trên đã yểm trợ hỏa lực cho các trung đoàn 43, 48/Sư đoàn 18 Bộ binh và Liên đoàn 3 Biệt Động quân trong suốt cuộc hành quân.

Tại chiến trường Miền Tây thuộc vùng trách nhiệm của Quân Đoàn 4, các tiểu đoàn Pháo Binh của Sư Đoàn 7, Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 21 Bộ binh đã yểm trợ cho các trung đoàn Bộ binh chận đứng cuộc tấn công lớn của CSBV trong hai năm 1971, 1972 và những tháng đầu của năm 1973 tại Định Tường, Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc, Hà Tiên, Chương Thiện… Riêng trong trận chiến tại An Lộc hè 1972, khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh được điều động từ Miền Tây lên Bình Long để giải tỏa áp lực của cộng quân trên Quốc Lộ 13, tiếp ứng cho lực lượng tử thủ An Lộc, các tiểu đoàn Pháo Binh Sư Đoàn 21 Bộ Binh đã tham chiến với hỏa lực mạnh mẽ, và trong các trận kịch chiến giữa các đơn vị VNCH và Cộng Sản Bắc Việt tại Suối Tàu Ô, một thành phần của Pháo Binh Sư Đoàn 21 đã mở các trận hỏa công yểm trợ cho đơn vị bạn giữ vững trận địa.

* Pháo binh VNCH tại các căn cứ hỏa lực:

Trong hai năm 1970 và 1971, Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lần lượt chuyển giao các căn cứ hỏa lực cho các đơn vị VNCH. Do địa hình và địa thế chiến trường, trước năm 1970, Liên quân Việt-Mỹ đã xây dựng các cụm tuyến hỏa lực dọc theo các khu vực miền núi ở Vùng 1 Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật, chỉ riêng tại chiến trường Trị Thiên đã có hơn 20 căn cứ hỏa lực từ phía Bắc đèo Hải Vân đến phía Nam khu Phi Quân sự.


Căn cứ hỏa lực có nhiệm vụ cung ứng hỏa lực Pháo binh nhanh nhất và có hiệu quả nhất cho các lực lượng bộ chiến. Tại Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật, các đơn vị Pháo binh đã được bố trí theo hai cách: một là các vị trí dã chiến cấp thời. Vị trí này gồm một vài khẩu 105 ly không giật, mỗi khẩu được trực thăng Chinook CH-47 không vận tới hoặc được và một vận tải xa 2.5 tấn rưỡi kéo đến. Một vị trí Pháo binh được chuẩn bị kỹ càng hơn khi yểm trợ một căn cứ hỏa lực và đây là cách thứ hai, được áp dụng cho các căn cứ hỏa lực tại chiến trường Vùng 1, nhất là chiến trường Trị Thiên.

Để giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về sự tổ chức, vai trò và khả năng yểm trợ của các căn cứ hỏa lực, dựa theo tài liệu của Pháo binh VNCH và Hoa Kỳ và một số bài viết trên tạp chí KBC, chúng tôi xin lược trình mô hình của một căn cứ Pháo binh yểm trợ hỏa lực kiểu mẫu được xây dựng và tổ chức như sau:

https://i0.wp.com/www.vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn14.jpg

Căn cứ hỏa lực là một tiền đồn bán thường trực gồm 1 pháo đội 6 khẩu 105 ly không giật với đầy đủ vũ khí và hệ thống phòng thủ. Được xây xen kẻ với các đơn vị Bộ binh, các khẩu Pháo binh ở căn cứ bắn những trái 33 pounds với tầm sát hại chu vi 30 mét và bắn xa tới 11 km ở bất cứ thời tiết nào. Tại một số căn cứ trọng yếu, thông thường được tăng cường bằng những khẩu đội 155 ly không giật để cung cấp tầm tác xạ cao hơn.

Mot phao doi dai bac155 ly cua Phao binh QLVNCH .JPG

Khi đơn vị Bộ binh bạn hành quân cách xa các căn cứ Pháo binh này thì đôi khi căn cứ được tăng cường thêm vài khẩu đội 175 ly. Do phải yểm trợ cho nhiều đơn vị Bộ binh nên thường các căn cứ hỏa lực được xây dựng ở trung tâm trong khu vực các đơn vị Bộ binh phòng ngự hoặc hành quân để có thể bắn yểm trợ tứ phía và các căn cứ hỏa lực này có thể yểm trợ lẫn nhau.

https://i2.wp.com/www.vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn15.jpg

Về địa thế, các địa điểm để xây cất căn cứ hỏa lực Pháo binh phải được chọn ở nơi quang đảng, tránh xa các nơi cây to lớn. Lựa chọn này có hai mục đích: một là địch quân không xâm nhập lén lút phá hoại căn cứ, hai là để Pháo binh có thể bắn ở góc độ thấp nhất. Tuy nhiên đôi khi không có địa thế quang đảng, căn cứ Pháo binh được xây giữa rừng sâu sau khi đã khai quang một chu vi khá rộng. Để có thể có một địa điểm quang đảng tối thiểu và phòng thủ chu vi dễ dàng hơn, các sĩ quan Công binh chiến đấu cắm một cây cọc ở trung tâm rồi vạch một vòng tròn có đường kính 40 thước. Bên trong cái vòng tròn này, Công binh xây một đài quan sát, một bộ chỉ huy và các hầm hố chứa đồ tiếp liệu và đạn dược.

Làm việc với quân nhân Pháo binh, các sĩ quan công binh phối hợp xây các ụ gắn 6 khẩu 105 ly theo địa hình và phương hướng như ngôi sao năm cánh. Chung quanh các ụ súng này được một bức tường bao cát phòng thủ, các ụ đạn… Trong số 6 khẩu 105 ly, các pháo thủ và anh em công binh còn đặt bốn ụ súng cối 81 ly và đào các hầm ăn sâu với nhau bằng giao thông hào rộng 5 thước dọc theo chu vi để các binh sĩ Bộ binh phòng thủ căn cứ đặt các súng đại liên, súng phóng lựu và súng cá nhân. Kế tiếp các sĩ quan công binh dùng một sợi dây khác thường dài 75 mét và làm một vòng tròn bên ngoài vòng tròn chính.

Thường vòng tròn này không tròn như vòng tròn trước vì địa thế đất đai bất thường. Dọc theo vòng tròn thứ hai này, họ giăng các cuộn kẻm gai dày dặc, gài mìn claymore và lựu đạn chiếu sáng. Họ chọn một điểm thích hợp nhất để làm trạm gác và cổng ra vào, để đơn vị Bộ binh phòng thủ ứ ra ngoài đi kích, thám sát khu vực bên ngoài căn cứ. Mỗi căn cứ hỏa lực Pháo binh cũng có một bãi đáp trực thăng. Các pháo thủ tại căn cứ thi hành ba nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ thứ nhất là bắn quấy rối và ngăn chận vào các mục tiêu mà bộ phận tình báo nghi ngờ có địch quân hoạt động.
* Nhiệm vụ thứ hai là bắn vào mục tiêu địch dọn đường cho Bộ binh tấn công và chiếm mục tiêu. Mục đích của nhiệm vụ này là phá các ổ mìn bẫy của địch quân và phân tán địch không cho tập trung trước khi lực lượng bộ chiến tấn công mục tiêu.
* Nhiệm vụ thứ ba là yểm trợ hỏa lực Pháo binh trực tiếp cho các đơn vị Bộ binh đang giao tranh với Cộng quân.

Về hệ thống chỉ huy, một căn cứ hỏa lực thông thường được chỉ huy bởi sĩ quan bộ binh hoặc pháo có cấp bậc cao nhất, trên thực tế chiến trường, tại các căn cứ do 1 tiểu đoàn phòng ngự thường có 1 pháo đội Pháo binh yểm trợ do một đại úy giữ chức pháo đội trưởng do đó chỉ huy trưởng căn cứ thường là vị tiểu đoàn trưởng Bộ Binh có cấp bậc thiếu tá hoặc trung tá. Trong trường hợp căn cứ phòng thủ do tiểu đoàn Bộ Binh phụ trách là tiền cứ, không phảo là căn cứ hỏa lực, khi có giao tranh, mọi yêu cầu hỏa yểm sẽ do vị chỉ huy chiến trường quyết định, sau đó các yếu tố pháo yểm sẽ được vị sĩ quan tiền sát gọi về căn cứ hỏa lực gần nhất.

Với ba nhiệm vụ chính là:
– Tác xạ quấy rối địch,
– Tác xạ vào mục tiêu trước khi đơn vị bộ chiến đổ quân,
– Tác xạ yểm trợ cho đơn vị bạn đang giao tranh,
Nên căn cứ hỏa lực đã rất hữu hiệu trên chiến trường Việt Nam, nhất là tại chiến trường Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật.

https://vietbao.com/a49146/phao-binh-vnch-giai-doan-soi-dong-1970-1973

 

https://i2.wp.com/www.vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn15.jpg

 

...................................................

 

a
 photo 5653126538_ce2bf16f93_o_zpsolqqz5mv.jpg


b
 photo Artillery_arvn42_zpsnkacly61.jpg


c




g




44
photo

 



      Pháo Binh  photo Artillery_arvn10s_zpsl9lkedta.gif
      Việt Nam Cộng Hòa




Đến tháng 4 năm 1975 Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có Bộ Chỉ Huy Pháo Binh tại Sài Gòn. Mỗi pháo binh Sư-đoàn có một Tiểu đoàn đại bác 155-ly và ba Tiểu đoàn 105-ly. Lúc đó hậu cứ của Pháo Binh Nhảy Dù và Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến đều nằm tại Sài Gòn (các đơn vị pháo của Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến chỉ có đại bác 105-ly và không có đại bác 155-ly hay 175-ly).

Tài Liệu Sưu Tầm

Pháo Binh (PB) Việt Nam được thành hình vào đầu thập niên 1950. Thoạt đầu các pháo đội tác xạ biệt-lập được thành lập. Sau đó những pháo đội này được kết hợp thành các Tiểu đoàn pháo binh. Dưới đây là những pháo đội biệt lập đầu tiên thành lập tại Bắc Việt ngày 1 tháng 11 năm 1951:

# Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952. Đơn vị này do tiểu đoàn Pháo Binh Liên Hiệp Pháp số 1/41 RAC chuyển sang.

# Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1952 tại Bắc Việt.

# Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1953 tại Trung Việt.

# Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1953 tại Cao Nguyên Trung Việt.

# Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1953 tại Nam Việt.

Mỗi tiểu đoàn Pháo Binh có có một Bộ Tham Mưu, một pháo đội chỉ huy và công vụ, và ba pháo đội tác xạ. Tổng cộng quân số trong Tiểu Đoàn gồm có 410 người được trang bị 12 khẩu đại bác 105-ly.

Năm 1953, Pháo Binh vị trí được thành lập do quyết định của Hội Đồng Cao Cấp Việt Pháp vào ngày 24 tháng 2 năm 1953. Thông thường, mỗi tổ chức pháo binh vị trí miền gồm có một ban chỉ huy 17 người (một Sĩ quan cấp Tá, hai Sĩ quan cấp Úy, 5 Hạ sĩ quan, và chín binh sĩ). Một ban chỉ huy của pháo đội chỉ huy có 19 người (một Sĩ quan cấp Úy, bốn Hạ sĩ quan và 14 Binh sĩ), nhiều Trung đội bán lưu động với mỗi Trung đội gồm 36 người (một Sĩ quan, 5 Hạ sĩ quan, và 30 Binh sĩ). Nhiều Trung đội cố định với mỗi Trung đội 17 người (4 Hạ sĩ quan và 13 Binh sĩ). Mỗi khẩu đội cố định có bảy người.

Pháo binh vị trí đã sử dụng những loại đại bác lỗi thời và hết sức phức tạp. Có cả thảy 173 khẩu mà có tới những 5 loại như sau:

# Đại bác 105-ly loại HM-3: 11 khẩu.

# Đại bác 88-ly: 122 khẩu.

# Đại bác 75-ly: 29 khẩu.

# Đại bác 90-ly: 7 khẩu.

# Đại bác 138-ly: 4 khẩu.

Kể từ tháng 9 năm 1953, tất cả các tiểu đoàn pháo binh hiện hữu được hệ thống hóa vào các liên đoàn Bộ binh (tổ chức mỗi Liên đoàn gồm có một Bộ chỉ huy, Đại đội chỉ huy công vụ, ba Tiểu đoàn Bộ binh, một Tiểu đoàn pháo binh 105-ly, một pháo đội 155-ly, một phân đội Truyền tin, một đơn vị Công binh), và vì sự xuất hiện của các Liên đoàn Bộ binh mà những Tiểu đoàn được thành lập sau đó đã mang những danh hiệu theo một thứ tự khác với những Tiểu đoàn tiền lập:

# Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1953 tại Huế, trực thuộc thành phần cơ hữu của Liên Đoàn 22 Bộ Binh (BB).

# Tiểu Đoàn 33 Pháo Binh thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1954 tại Bắc Việt, trực thuộc thành phần cơ hữu của Liên Đoàn 33 BB.

# Tiểu Đoàn 34 Pháo Binh thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1954 tại Bắc Việt, trực thuộc thành phần cơ hữu của Liên Đoàn 34 BB.

# Tiểu Đoàn 12 Pháo Binh thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1954 tại Nam Việt, là đơn vị trừ bị dự định sẽ bổ sung vào Liên Đoàn 12 BB.

Nhưng thật sự chỉ có các Liên đoàn Bộ Binh 11, 21, 31, 32, và 41 được thành lập. Còn các Liên đoàn Bộ Binh số 12, 22, 33, và 34 bị cắt bỏ. Trước sự kiện này, trong số bốn tiểu đoàn tân lập, chỉ có ba Tiểu Đoàn được duy trì. Còn Tiểu Đoàn 33 Pháo Binh được giải tán ngày 1 tháng 3 năm 1955.

 photo N h tng Thng S H Th Qu.jpeg

Pháo thủ

Khi giải tán Tiểu đoàn này, Quân đội phải chấp nhận thâu nạp Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh RACM với các Binh sĩ hoàn toàn là những người thuộc sắc dân thiểu số Nùng. Tiểu đoàn này do quân đội Pháp chuyển giao ngày 1 tháng 4 năm 1955. Về sau Tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Đoàn 6 Pháo Binh Việt Nam

Liên Đoàn Nhảy Dù cũng thành lập một đại đội súng cối 106-ly. Đến năm 1960 đổi thành Pháo Đội Súng Cối Nhảy Dù. Cũng phải nói thêm là từ khi ngưng chiến, các đơn vị pháo binh vị-trí lần lượt bị giải tán cho đến tháng 3 năm 1955 thì công cuộc giải tán này hoàn tất.

Ngày 16 tháng 3 năm 1955, Pháp chuyển giao Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh Phú Lợi cho Quân đội Việt Nam Quốc Gia. Pháo Binh Việt Nam lúc bấy giờ có 9 Tiểu đoàn và một Trung tâm Huấn luyện phân phối như sau:

# Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh đồn trú tại Bình Thủy.

# Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh đồn trú tại Đông Hà.

# Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh đồn trú tại Nha Trang.

# Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh đồn trú tại Pleiku.

# Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh đồn trú tại Quảng Ngãi.

# Tiểu Đoàn 6 Pháo Binh đồn trú tại Sông Mao.

# Tiểu Đoàn 12 Pháo Binh đồn trú tại Dĩ An.

# Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh đồn trú tại Huế.

# Tiểu Đoàn 34 Pháo Binh đồn trú tại Mỹ Tho.

Năm 1954, Pháo Binh Việt Nam có quân số 4,248 người, gồm 163 Sĩ quan, 732 Hạ sĩ quan và 3,453 Binh sĩ. Bắt đầu tháng 10 năm 1954, các chức vụ Tiểu đoàn trưởng pháo binh mới được bắt đầu giao cho Sĩ quan Pháo Binh Việt Nam.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1954, trước một quân số pháo binh càng ngày càng gia tăng cần được quản trị và huấn luyện một cách chu đáo, phái bộ thanh tra đã phải đặt riêng ra hai phòng thuộc lãnh vực thanh tra của họ để chuyên phụ trách về Pháo Binh Việt Nam. Hai phòng đó là: phòng tổ chức theo dõi những vấn đề liên quan đến tổ chức đơn vị, thực hiện quân số, vật liệu, thăng thưởng và kỷ luật, và phòng nghiên cứu tổng quát theo dõi những vấn đề liên quan đến việc sử dụng đơn vị, huấn luyện đơn vị và cá nhân, kinh nghiệm sử dụng vật liệu và kiểm soát điều hành.

Trước đà tiến triển của các đơn vị Pháo binh và cũng để cho các Tư lệnh Quân khu Việt Nam có thể sử dụng được các đơn vị này một cách dễ dàng, ngày 3 tháng 5 năm 1954, các bộ chỉ huy Pháo Binh quân khu được thành lập, nhưng vẫn do Sĩ quan Pháp điều khiển vừa với tư cách cố vấn vừa là chỉ huy trưởng Pháo Binh cho quân khu liên hệ. Việc tổ chức này được áp dụng cho cả các Binh chủng Thiết Giáp, Công Binh, và Xa Binh. Nhưng đến cuối tháng 1 năm 1955, tất cả các bộ chỉ huy Binh chủng của Quân khu này đều bị giải tán.

Tiếp sau đó một cơ quan thanh tra các Binh chủng tại Bộ Tổng Tham Mưu được thành lập vào tháng 3 năm 1955, trong đó có Binh chủng Pháo Binh. Chính cơ quan thanh tra này đã khai sinh ra bộ chỉ huy Pháo Binh cũng như Thiết Giáp, Công Binh và Xa Binh, kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1955. Chỉ huy trưởng Pháo Binh Việt Nam đầu tiên là Trung Tá Bùi Hữu Nhơn đảm nhiệm chức vụ vào tháng 8 năm 1955.

Do kế hoạch quân số của quân đội phát triển đến 150,000 người, ngành pháo binh đang từ 9 Tiểu Đoàn gia tăng thành 11 Tiểu Đoàn, trong đó có một Tiểu Đoàn pháo binh 155-ly đầu tiên được thành lập. Tiểu Đoàn 34 nhận lãnh đại bác 155-ly và rời miền Nam để ra đồn trú tại Đà Nẵng.

Tháng 8 năm 1955 quân đội Việt Nam Quốc Gia có bốn sư đoàn dã chiến (mỗi sư đoàn khoảng 8,000 người), 6 sư đoàn khinh chiến (mỗi Sư đoàn khoảng 5,000 người). Mỗi Sư đoàn dã chiến có một bộ chỉ huy sư đoàn và một Tiểu Đoàn pháo binh 105-ly.

Đầu năm 1956 Pháo binh tăng thêm hai đơn vị là các Tiểu đoàn 23 và 25 được thành lập liên tiếp trong các ngày 1 tháng 1 và 1 tháng 2, cũng như ba Tiểu đoàn 155-ly là các Tiểu đoàn 35, 36, và 37.

Trong lúc đó để hòa nhịp với sự tái tổ chức của Quân đội, một số đơn vị Pháo Binh đã được cải danh như sau:

# Tiểu Đoàn 2 PB tại Đông Hà đổi thành Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh, trực thuộc Sư Đoàn 1 BB.

# Tiểu Đoàn 5 PB tại Quảng Ngãi đổi thành Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh, trực thuộc Sư Đoàn 2 BB.

# Tiểu Đoàn 6 PB tại Sông Mao đổi thành Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh, trực thuộc Sư Đoàn 3 BB.

# Tiểu Đoàn 3 PB tại Nha Trang đổi thành Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh, trực thuộc Sư Đoàn 4 BB.

# Tiểu Đoàn 1 PB tại Bình Thủy đổi thành Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, trực thuộc Quân Khu 1.

# Tiểu Đoàn 12 PB tại Dĩ An đổi thành Tiểu Đoàn 27 Pháo Binh, trực thuộc Quân Khu 1.

# Tiểu Đoàn 22 PB tại Huế đổi thành Tiểu Đoàn 26 Pháo Binh, trực thuộc Quân Khu 2.

# Tiểu Đoàn 4 PB tại Pleiku đổi thành Tiểu Đoàn 24 Pháo Binh, trực thuộc Quân Khu 4.

# Tiểu Đoàn 34 PB tại Mỹ Tho được tân trang đại bác 155-ly và di chuyển ra Đà Nẵng.

Cuối năm 1958, mười Sư đoàn Bộ binh kể trên được tái tổ chức thành bảy Sư đoàn: 1, 2, 5, 7, 21, 22, và 23 với quân số là 10,500 người cho mỗi Sư đoàn. Quân số của các đơn vị Pháo Binh cũng được gia tăng. Mỗi Sư đoàn Bộ binh có một Bộ chỉ huy pháo-binh Sư-đoàn, một Tiểu đoàn pháo binh 105-ly, và một Tiểu đoàn súng cối với 27 khẩu 106-ly.

Năm 1961, Sư Đoàn 9 BB được tăng cường một Tiểu đoàn pháo binh (số 9) và một Tiểu đoàn súng cối (cũng số 9). Sư Đoàn 25 BB được tăng cường một Tiểu đoàn pháo binh (số 25) và một Tiểu đoàn súng cối (cũng số 25). Cả hai Sư đoàn đều có một Bộ chỉ huy pháo-binh Sư-đoàn. Riêng Bộ Chỉ Huy Pháo Binh của Sư Đoàn 9 đã cùng với hai Tiểu đoàn di chuyển vào Sa Đéc. Còn Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn của Sư Đoàn 25 BB thì di chuyển về Hậu Nghĩa.

Năm 1964 các Tiểu đoàn súng cối được tân trang với đại bác 105-ly. Như vậy mỗi Tiểu đoàn Pháo Binh được trang bị 18 đại bác 105-ly.

Tháng 8 năm 1965, Quân đội thành lập thêm Sư Đoàn 10 BB. Như vậy, Binh chủng Pháo Binh có thêm một Bộ chỉ huy pháo binh Sư-đoàn và hai Tiểu đoàn pháo binh 105-ly.

Sau trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968, pháo binh Sư-Đoàn gồm:

— Một Bộ chỉ huy pháo binh Sư-đoàn
— Một Tiểu đoàn đại bác 155-ly
— Ba Tiểu đoàn đại bác 105-ly
— và mỗi Tiểu đoàn đều được trang bị 18 khẩu đại bác.

Một số đơn vị Pháo Binh sau đó lại được tái tổ chức và cải danh như sau:

# Tiểu Đoàn 34 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 1 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 10 Pháo Binh.

# Tiểu Đoàn 20 PB vừa được thành lập đã được bổ sung cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh.

# Tiểu Đoàn 35 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 50 PB.

# Tiểu Đoàn 32 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 180 PB.

# Tiểu Đoàn 38 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 25 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 250 PB.

# Tiểu Đoàn 45 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 22 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 220 PB.

# Tiểu Đoàn 39 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 23 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 230 PB.

# Tiểu Đoàn 33 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 7 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 70 PB.

# Tiểu Đoàn 34 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 9 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 90 PB.

# Tiểu Đoàn 36 PB được sát nhập vào Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cải danh thành Tiểu Đoàn 210 PB.

Năm 1971, Pháo Binh thành lập 5 Tiểu Đoàn pháo binh với các đại bác 175-ly cơ động (Quân Đoàn 1 được ba Tiểu đoàn, Quân Đoàn 2 được 1 Tiểu đoàn, Quân Đoàn 3 được một Tiểu đoàn).

Cuối năm 1971, pháo binh Tiểu khu được thành lập, phần lớn cố định tại các các vị trí cạnh quận lỵ để yểm trợ lãnh thổ hay di chuyển theo yểm trợ các cuộc hành quân ngắn hạn của các Tiểu khu. Mỗi Tiểu khu có một ban pháo binh tiểu khu chuyên phối hợp hỏa lực yểm trợ cho Tiểu Khu. Số lượng đại bác tùy thuộc vào nhiệm vụ và lãnh thổ của mỗi Tiểu Khu. Tổng số tất cả pháo binh Tiểu Khu là 176 Trung Đội.

Đầu năm 1972, Sư Đoàn 3 BB được thành lập. Pháo Binh lại thành lập thêm một Bộ chỉ huy pháo binh Sư-đoàn. Lúc đó Tiểu Đoàn 48 PB (với đại bác 155-ly) được sát nhập vào Sư Đoàn 3 BB và cải danh thành Tiểu Đoàn 30 PB. Ngoài ra, thêm ba Tiểu đoàn pháo binh khác cũng được thành lập là 31, 32, và 33.

Pháo Binh VNCH - Tại Dục Mỹ 1971
http://www.youtube.com/v/nJirX3XAGIM

Tính đến tháng 4 năm 1975 Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có Bộ Chỉ Huy Pháo Binh tại Sài Gòn, Trường Pháo Binh tại Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ ở Ninh Hòa, bốn Bộ chỉ huy pháo binh Quân-đoàn tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hòa, và Cần Thơ. Ngoài ra, có tổng cộng là 11 Bộ chỉ huy pháo binh Sư-đoàn tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, An Sơn (Bình Định), Ban Mê Thuột, Long Khánh, Lai Khê, Củ Chi, Mỹ Tho, Sa Đéc, và Sóc Trăng.

Mỗi pháo binh Sư-đoàn có một Tiểu đoàn đại bác 155-ly và ba Tiểu đoàn 105-ly. Lực lượng pháo binh trực thuộc mỗi Quân đoàn gồm có ba Tiểu đoàn pháo 105-ly, ba Tiểu đoàn pháo 155-ly, năm Tiểu đoàn pháo cơ động 175-ly, và bốn Tiểu đoàn pháo binh phòng không.

Cũng cần nói thêm là lúc đó hậu cứ của Pháo Binh Nhảy Dù và Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến đều nằm tại Sài Gòn (các đơn vị pháo của Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến chỉ có đại bác 105-ly và không có đại bác 155-ly hay 175-ly).

Tài Liệu Sưu Tầm

https://hoiquanphidung.com/showthread.php?20600-Ph%C3%A1o-Binh-VNCH



 

 

..................................................
Photo:

 

 


 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png  photo explode_zps1srvxrl4.gif
Có thể phân loại pháo theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như:

Tính năng chiến đấu, tầm bắn, lực của đạn, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, khả năng cơ động (về hỏa lực và di chuyển pháo)... Thông dụng nhất là phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

• Theo nơi đặt và mục tiêu bắn có: Pháo mặt đất, pháo trên máy bay, pháo trên xe tăng, pháo trên tàu chiến, pháo trên tàu hỏa, pháo phòng không, pháo chống tăng, pháo đa năng...

• Theo kết cấu nòng có: Pháo rãnh xoắn, pháo nòng trơn

• Theo cỡ nòng có: Pháo cỡ nhỏ (20 - 75mm), pháo cỡ trung (76 - 155mm), pháo cỡ lớn (trên 155mm)

• Theo khả năng cơ động có: Pháo cố định, pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo tự di chuyển, pháo mang vác...

• Theo kết cấu có: Pháo nòng dài, pháo lựu, pháo không giật, cối...

• Theo thao tác bắn có: Pháo tự động, pháo bán tự động, pháo không tự động

• Theo nguyên lý có: Thuật phóng trong (pháo, cối). Thuật phóng ngoài (pháo phản lực, hỏa tiễn)


 photo n_o_caacutec_phaacuteo_zps6dpausta.jpg



 

*****************************************************

 

 

 

 



Vì Hiệp Định "hòa bình" quái gỡ 1973, nên VNCH bị giảm viện trợ quân sự đến mức thê thảm, khả năng hoạt động của Pháo Binh . Cả binh chủng Pháo Binh VNCH chỉ có một Tiểu Đoàn được trang bị đại pháo 175 ly có tầm bắn tương đương với trọng pháo 130 ly của địch quân Việt cộng, mà lúc đó 130 ly pháo của Việt cộng pháo như bắp rang vào dân vào quân ta đầy rẫy khắp chiến trường của miền nam. Trong khi đa số đại bác của VNCH là loại 105 ly và 155 ly với tầm bắn ngắn hơn trọng pháo của phía các nước cộng sản viện trợ cho Việt cộng, do đó, Việt cộng pháo kích vào những căn cứ hỏa lực hay nơi đặt pháo, mà lính mình không thể phản pháo được vì ngoài tầm tác xạ. Đó là chưa kể việc dùng đạn pháo phải tính toán rất cẩn thận, biết trúng mới bắn, vì đạn dược thiếu thốn, bị giảm thiểu đến thê thảm.

 

 

 explode
 photo

 

 

 

 

 

 

 

 





7. ĐÁNH ĐÊM Ở RẠCH BẮP
[Những Chiếc Thẻ Bài Bị Bỏ Quên]

 explode
 photo Đêm tiền đồn nếu không có tiếng súng giao tranh lẻ tẻ xa xa, nếu không có những đóm hỏa châu bỗng dưng lập lòe ngơ ngác, thì không gian ở nơi này chắc là yên ả nên thơ lắm!

Mùa trăng tròn, mà trời thì đầy sao lấp lánh!
Gió hiu hiu, vu vơ nhớ một người!
Chăn êm nệm ấm… bây giờ là chiếc võng đơn côi!
Hẹn hò mộng ước… mà đây chỉ những bồi hồi tiếc nhớ!
Tuổi hồng xưa héo hắt theo tiếng quê hương nức nở,
giấc ngủ chập chờn trăn trở nhớ bình an!
Áo thư sinh, gửi Mẹ Cha cất giữ,
Khoác chinh y ngẩn đầu cao, hát khúc quân hành!
Gót giày sô, oai dũng dựng địa danh.

Máu có đổ, an lành ta cố giữ!
Đêm bây giờ chẳng phải là đêm tình tự.
Đêm rập rình canh giặc dữ lúc sa cơ.
Đạn lên nòng, khóa an toàn chờ lệnh…
Một sống một còn, ta quyết giữ cỏi bờ…
Có lấp được chăng… khoảng không gian mình xa cách?
Người tình xa… em còn nhớ khách chinh nhân?
Gót giầy sô, nay lấm bụi phong trần,
Chưa quên lối cũ, mà phải dấn thân miền sương gió.

Anh cũng không biết làm sao, để san bằng nỗi nhớ…
Khi từng đêm, hỏa châu vẫn mở mắt kinh hoàng…
Khi quê anh còn đầy dẫy nỗi lầm than…
Và bạn bè anh đó, có thằng đã đền xong nợ nước!
Thì thôi nghe em… Hẹn ngày nao khi tàn chiến cuộc…
Nếu tương phùng: Không nợ, cũng là duyên!
Đêm ôm súng, thầm nhủ: Đấy! Bạn hiền!
Lời dang dở… giấc cô miên trằn trọc!



Minh chợt nghe bước chân khe khẻ đạp lên những cành lá khô xoàn xoạt. Ngóc đầu dậy, anh thấy ánh đèn pin lấp loáng nơi lều chỉ huy đại đội! Vừa thò chân xuống võng, thì Thuận đã vỗ nhẹ lên đầu võng Minh và nói thật khẻ:

– Mấy đứa nhỏ báo cáo đang phát hiện tụi nó đang di chuyển dọc trên sông…

Minh xoay qua Điền bảo xách máy theo anh!

Thấy Minh tới, Hải đưa đầu bút mỡ màu đỏ chỉ vào bản đồ và nói:

– Thằng nhỏ báo cáo khoảng gần đại đội địch đang di chuyển tại đây! Tôi đang ra lệnh cho tụi nó theo dõi! Có gì, anh lo yểm trợ giùm nha!

– Thẩm quyền yên tâm!

Chợt nghe trong máy của toán tiền đồn báo cáo bằng giọng thì thào, thoáng như hơi thở:

– Thẩm quyền! Vịt con đang lội dọc sông! Hình như trên xuồng tụi nó có chở đạn và thực phẩm tiếp tế!

– Tốt! Chỉ quan sát, không được động tịnh!

– Nghe rõ! Thẩm quyền!

Hải chụp máy khác liên lạc về bộ chỉ huy hành quân để báo cáo! Minh cũng gọi về đơn vị pháo của mình chuẩn bị tác xạ khi cần! Tim Minh đập liên hồi! Anh không dám tưởng tượng nếu toán tiền đồn chỉ bảy tám người thôi mà bị cả đại đội địch phát giác…

Thuận sau khi nhận được tình hình, anh lặng lẽ trở ra báo động cho các toán ứng chiến sẵn sàng ra quân gỉải vây! Không khí thật căng thẳng, nhưng ai nấy cũng rất cương quyết và trong tư thế sẵn sàng! Kiểm soát lại tất cả điểm đóng quân của đơn vị bạn, Minh yên tâm là trong vòng đường kính ba cây số của toán tiền đồn, là khu pháo kích tự do!

Trong khi chờ đợi toán tiền đồn báo cáo tiếp, Hải nhìn vào bản đồ với đôi mắt đăm chiêu suy tính. Anh đưa đầu bút chì mỡ vào bản đồ giải thích:

– Con kinh Rạch Bắp này chảy tới Hóc Môn – Bà Điểm, và cũng là tuyến đường vận chuyển chiến lược của Việt Cộng! Nó ăn thông từ mật khu Long Nguyên, chỗ mình đang đóng là căn cứ 82 là chốt chận đầu tiên. Cho nên tôi được lịnh của trung đoàn là không được chạm trán lớn với tụi nó…

Hình như ấm ức lắm, Hải chửi đổng rồi tiếp…

– Đ.m. Ở không hoài cũng cuồng chân, lính đấm đá mà chỉ núp lén theo dõi không, thì nhục đ… chịu được!

Nhìn qua Minh, Hải nheo mắt thách thức:

– Thầy pháo muốn chơi không?

Minh cười hăng hái:

– Chơi sao hả thẩm quyền?

– Tôi cho mấy thằng con bò ra gài vài trái claymore dọc con kinh, khi nào nghe tiếng mìn nổ ông cho pháo binh nổ chặn trên sông và dọc theo hai bên bờ… Biết đâu mình có được vài que K-54 chơi!


Dạo này tác xạ pháo binh yểm trợ rất hạn hẹp! Nhất là từ khi đồng minh Hoa Kỳ tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh, có nghĩa là họ sẽ hạn chế viện trợ mọi mặt kể cả tiếp liệu quân sự, hầu sẽ làm áp lực chính quyền miền Nam Việt Nam sẽ nghe theo sự an bài của họ.

Minh tính toán… Dạo này tác xạ pháo binh yểm trợ rất hạn hẹp! Nhất là từ khi đồng minh Hoa Kỳ tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh, có nghĩa là họ sẽ hạn chế viện trợ mọi mặt kể cả tiếp liệu quân sự, hầu sẽ làm áp lực chính quyền miền Nam Việt Nam sẽ nghe theo sự an bài của họ! Dù sao đó là chuyện chính trị! Là người quân nhân chỉ biết thi hành mệnh lệnh, và cố gắng hoàn thành trách nhiệm bảo vệ quê hương, đem an lành hạnh phúc cho dân, Minh không có thì giờ lo nghĩ nhiều. Lệnh hạn tiết kiệm tiêu thụ đạn pháo chỉ là lệnh trên văn thư, nhưng sống còn trước mắt thì phải tìm cách mà lo… Minh gọi về đơn vị pháo binh trực tiếp yểm trợ của mình, đó là trung đội 3A/53PB do Thiếu úy Thông làm trung đội trưởng:

– 303 đây Mê Linh!

– Mê Linh, 303!

Biết là không phải giọng của Thông, Minh yêu cầu:

– Cho tau gặp Tango đi!

– Dạ! Chờ thẩm quyền!

– ….

– Mê Linh, 303!

– Lên 5 xuống 8 đi thẩm quyền!

Đó là ám hiệu sang tần số riêng, để máy Trung Tâm Hành Quân (TOC) không nghe được:

– Mê Linh nói đi!

– Tụi tôi cần hai chục tràng, thẩm quyền có thể thỏa mãn được không?

– Bộ có đụng hả?

– Chưa! Nhưng tôi cần tác xạ khuấy rối thôi!

– Không có đụng độ, mà xài nhiều như vậy… chỉ sợ bị khiển trách thôi!

– Thẩm quyền… Anh biết mánh đó mà!

Bên kia máy Thông cười khềnh khệch:

– Mẹ… nuôi mấy chú cho no… để rồi mấy chú lại phản bội tôi hả?

Biết là Thông đã bằng lòng, Minh cũng cười bào chữa:

– Em út chọc chơi thôi chớ đâu thực sự muốn phá thẩm quyền!

Lời phàn nàn đáng thương của Thông nhắc lại câu chuyện cười ra nước mắt mà Minh, Thời và Chánh phải một phen xanh mặt!

Hôm đó, Chi Lan, cô sinh viên năm thứ hai trường dược, hôn thê của Thông lên đơn vị thăm anh! Trong bữa ăn trưa, Minh-Thời và Chánh mỗi đứa phang một câu đùa:

– Chị Chi Lan đây hả ? Vậy chứ hôm trước anh Thông giới thiệu với tôi cô khác mà!

– Anh Thông vui tính và hào hoa lắm. Chị gặp được ảnh là may mắn vô cùng!

– Anh Thông, không biết anh chọn cành nào để đậu chưa?

Lan chỉ dịu dàng cười!

Không ngờ sau bữa ăn, Chi Lan đứng dậy đòi về ngay! Thông năn nỉ cách mấy, nàng cũng nằng nặc không chịu ở lại! Thấy tình hình căng thẳng, Minh Thời Chánh lánh mặt cho hai người giải quyết!

Đang ở câu lạc bộ uống bia, bỗng có anh hạ sĩ quan hớt hải chạy tới báo:

– Ba ông kiếm chỗ trốn mau đi! Thiếu Úy Thông cãi lộn với người đẹp, không biết sao bây giờ ổng xách súng đi tìm ba ông để giải quyết đó!

Cả ba xanh mặt, bỏ buổi nhậu tìm cách chạy về đơn vị!

Cũng may, ba đứa gặp Chi Lan đang đứng ở cổng Nam Lai Khê chờ xe ra Bến Cát!

Minh nhảy xuống xe chạy tới:

– Chị Chi Lan! Tụi tôi xin lỗi chị nhe! Hồi nãy chúng tôi chỉ đùa cho vui thôi!

Chi Lan đôi mắt còn đo đỏ:

– Các anh đâu có lỗi chi! Ông Thông… tôi hiểu rõ ổng lắm…Hèn chi ổng cứ hẹn lần hẹn lữa, không chịu về Sài Gòn gặp tôi!

Thời trờ tới giải thích:

– Chị Lan à! Đơn vị đang cắm trại trăm phần trăm đó! Đâu ai có phép mà đi đâu nè! Chị thương anh Thông và thông cảm cho tụi tui thì hãy trở vào gặp thiếu úy Thông đi! Mấy tháng trời không gặp được người yêu, để rồi khi gặp thì lại lâm cảnh này, đau lòng lắm đó! Tiếc là tôi không có người yêu để mà giận dỗi như vậy!

Hình như mủi lòng trước lời tâm tình này, Chi Lan giả vờ hỏi:

– Tôi chỉ sợ hết xe về Sài Gòn thôi!

Như mở cờ trong bụng, Minh bảo đảm:

– Chị yên tâm, lên xe với tụi tui trở vô căn cứ! Khi nào đến giờ, tụi tôi sẽ đến đón chị đưa ra bến xe về Sài Gòn.

Lan bẽn lẽn cười, dấu niềm vui trong đuôi mắt. Chánh lịch sự nhường ghế trước cho Lan, ra sau ngồi cùng Thời! Và bốn người cùng lại trở về căn cứ để gặp Thông!

************

– Thầy pháo! Thầy pháo!

– Chuyện chi thẩm quyền?

Hải nóng lòng nhắc lại:

– Sao? Chơi được không? Nếu không thì tôi tính chuyện khác!

Minh mau mắn:

– Được! Được mà! Tôi chờ lệnh!

Hải nheo mắt nhìn Minh cười tinh ranh:

– Vậy mới gọi là đề lô trinh sát!

Lúc ấy, Thuận cũng vừa trở lại… nai nịt sẵn sàng! Bình thường, lúc cùng nhau ra chợ uống bia, tán gái trông Thuận bề xề nặng trĩu… nhưng khi chuẩn bị lâm trận thì anh rất gọn gàng mau mắn! Quay sang Minh, anh nói như đùa:

– An toàn của tụi tui và mấy đứa con đi ăn đêm này phó thác cho anh đó, thầy pháo! Tụi tui cần yểm trợ mạnh nhất là lúc rút lui…

– Ừa! Tôi đã chuẩn bị hết rồi! Lúc tụi tôi làm ăn thì không nên di chuyển, vì tôi sẽ cho hỗn hợp nổ chụp trên sông đó!

Thuận khoái chí cười tin tưởng:

– Ừ… tui cũng muốn coi ông làm ăn ra sao!

Chừng nửa tiếng đồng hồ sau, mới nghe chiếc máy truyền tin xè xè vài tiếng! Hải vội bốc máy hỏi:

– Xong chưa?… Gài được mấy chỗ?

– Ba, đại bàng!

– OK! Vậy cho con cái rút về non nước của con lương (hướng nam của con kênh), tìm chỗ an toàn tránh đạn pháo!

– Nhận 5/5!

Minh cũng bốc máy gọi cho Thông chuẩn bị bắn khi có lệnh!

Rừng đêm ngoài kia vẫn âm u nhưng đầy rình rập! Toán trinh sát như những bóng ma đêm vạch từng cọng cỏ, tách từng nhánh cây ngã nghiêng chận trước mặt rồi kiên nhẫn thiện nghệ bò về hướng bờ sông để gài đặt mấy quả mìn định hướng! Ở nơi này, bộ chỉ huy đại đội chăm chú chờ nghe báo cáo.

2:30 sáng… Toán trinh sát một lần nửa báo cáo đã gài xong mìn và đã về lại điểm an toàn theo kế hoạch đã ấn định! Tất cả im lặng nín thở… chờ nghe động tịnh!

2 giờ 50 phút sáng… tiếng quả mìn định hướng đầu tiên nổ vang, xé tan màn đêm tĩnh mịch! Loài chim rừng đang ngủ say trên từng nhánh cây, giật mình hoảng hốt tung cánh hoảng hốt loạng choạng vỗ cánh, cùng buông tiếng ngỡ ngàng tiếc nuối giấc mơ lành vừa bị phá tan!
Hải quay qua nhìn Minh, gật đầu thay cho lệnh! Thoáng qua trong đầu thật nhanh, anh vội chụp máy gọi về trung đội pháo xin tác xạ hữu hiệu với đầu nổ cao, không cần điều chỉnh vào hai mục tiêu nằm giữa lòng sông. Toán trinh sát báo cáo điểm bắn tốt, xin tác xạ tiếp tục…

– Trung đội năm tràng. Bắn khi sẵn sàng! Tiếng pháo bắt đầu nhịp nhàng nã! Đàn con ăn sương ngoài kia cũng cảm thấy yên lòng vững dạ!

3 giờ sáng: Phút giây oan nghiệt!

Tiếng AK nổ rền vang như bắp rang!

– Tụi em bị tapi (tấn công) từ sau lưng. Một nằm!

Mọi người trong bộ chỉ huy sững sờ, nghẹn ngào!. Minh căm hờn gọi pháo tiếp:

– Tác xạ hữu hiệu! Trung đội năm tràng.

http://rvnscale.freeforums.org/download/file.php?id=4154&mode=view

Hải tức tối vừa chửi thề, vừa giải thích:

– Đ.m. vậy là mấy đứa nhỏ bị tập hậu rồi! Cái đám dưới sông là tụi vận chuyển, còn đám hộ tống thì đi dọc theo bờ! Tôi không ngờ chúng dám dùng con đường phía nam của con sông!… Quay qua Minh, Hải yêu cầu:

– Thầy pháo cho dập mé Bắc bờ sông dùm tôi!

Minh vừa gọi xin tác xạ hai tọa độ tiên liệu bên bờ bắc, thì anh bỗng nghe Nhường lên tiếng trong máy:

– Mê Linh… Non Nước! Con cái mày bị rồi hả?

Không cần giải thích, Minh bảo Nhường tác xạ yểm trợ chận đầu hướng di chuyển của địch. Hầu chia sẽ áp lực của bọn chúng tấn công đàn con!

Tiếng AK chát chúa vang nhức cả tai, như mảnh kiếng to bị đập bể! Còn tiếng M16… thì lát đát yếu ớt. Minh chợt thấy trong đáy mắt Hải hình như rưng rưng dòng lệ!

– Một nằm, một ngồi! Tụi em im lặng vô tuyến zoulou 8!

Vậy là một tử trận, một bị thương, và họ chuẩn bị tắt máy liên lạc để rút lui! Ngoài ra im lặng vô tuyến cũng có nghĩa là yêu cầu tác xạ ngay điểm đứng của mình! Càng lúc tiếng AK càng dồn dập! Sau cơn im lặng dài tính toán, Hải bỗng cắn răng ra lệnh cho Minh:

– Anh cho dập ngay đây! Hải chỉ vào bản đồ.

Minh sững sờ! Điểm đứng của thằng con!

Hải không còn kiên nhẫn được nữa, anh hét lên:

– Đ. m… cứ bắn đi! Có gì tôi chịu trách nhiệm! Tôi biết ý đàn con của tôi mà… Thuận đâu rồi!

– Tôi đây anh.

– Anh cho hai trung đội tới điểm tiếp ứng ngay! Ba lô tại chỗ, chỉ cần hỏa lực! Anh Minh đừng quên tiếp tục nã vào lòng sông và bờ Bắc!

– Nghe rõ, đại bàng!

Khi nghe Minh yêu cầu thêm mục tiêu mới, thì bên kia đầu máy cũng có tiếng Thông sững sờ cảnh báo:

– Mê Linh… Hoa sen (điểm bắn) mới là nhà…

Không chờ hết câu:

– Tác xạ hủy diệt! Tác xạ hủy diệt! Trả lời!

– Nhận 5 trên 5!

Nước mắt Minh cũng nóng hổi lã chã tuôn trên má!

Hình như không còn kiên nhẫn nữa. Hải yêu cầu Trung tâm hành quân cho anh đích thân giải vây cho em út! Dù chưa được lệnh, anh quay qua Minh yêu cầu:

– Chút nữa thầy pháo cũng theo tôi tiếp tục yểm trợ nghe? Trang bị nhẹ thôi! Ba lô để lại!

– Tuân lệnh!

Cho đến giờ phút này, tiếng súng đạn nổ râm rang vang lừng rừng núi Lai Khê! Đạn pháo của quân bạn các loại từ 105 cho tới 155 ly liên tục yểm trợ, và bên địch cũng có đạn cối và hỏa tiễn ầm ầm tới tấp! Bất chấp nơi đạn nổ, đoàn quân còn lại của trinh sát 9 kiên cường tiến quân tiếp viện!

5:30 sáng, trăng đêm chưa lặn hẳn, thì cả đoàn trinh sát lại gặp nhau! Toán của Thuận tiếp được ba anh em và một người đã nằm xuống. Toán của Hải tiếp được hai với một đồng đội bị thương chỉ còn một chân!

Bảy giờ sáng, dù an ninh đường chưa kịp mở, đã thấy nhốn nháo vợ con của Đại Đội Trinh Sát 9 tới nơi rồi! Tiếng thân nhân hớt ha hớt hải gọi tên người thân yêu… Trời ạ! sao họ lại biết tin nhanh như vậy? Và bất chấp cả hiểm nguy mà xuất hiện ở đây rồi?

Minh ngồi bệt trên mặt đất trong căn cứ mà nước mắt chợt tuôn như mưa!

Điền cũng đặt máy bên cạnh và ngồi kế ông thầy của mình!

– Ông thầy! Kéo điếu thuốc đi! Đời lính là vậy đó! Lúc còn lúc mất chỉ trong tích tắc thôi! Không ai thấy, để mà tránh, và cũng không ai biết để mà ngờ!

Có giọng một bà chị nào đó bỗng gào lên thê thảm! Cũng có một giọng kia tức tủi ngậm ngùi!

*****

Sáng hôm sau, Bộ Chỉ Huy chiến đoàn 9 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh điều động tiểu đoàn trừ của TĐ1/9 tiến vào mục tiêu chạm địch đêm qua để thu dọn chiến trường và cũng để thu lượm tin tức. Bộ Chỉ Huy 1/9 còn lại được tăng cường cho Đại Đội 9 Trinh Sát đóng chung trong căn cứ 82 này! Đại Đội công binh cũng được đưa đến để ủi đất mở rộng căn cứ lớn hơn! Hình như Sư Đoàn đã đánh hơi điều chi đó!

9 giờ sáng, cả căn cứ được lệnh chuẩn bị đón Anh Hai vào thăm! Tất cả các sĩ quan của đại đội 9 trinh sát đứng làm dàn chào danh dự! Nói dàn chào cho uy, chứ thật ra chỉ có Hải, Thuận, Minh và hai chuẩn úy trung đội trưởng mà thôi!

Từ xa, đã thấy chiếc xe zeep phun bụi đỏ mịt mù tiến dần vào căn cứ! Chờ xe tiến vào cổng, Hải dõng dạc báo lệnh chào kính! Anh Hai gương mặt phương phi nhưng rất oai dũng, nhảy xuống xe khập khiễng bước tới bắt tay từng người một cùng lời hỏi thăm thân ái! Tới lượt Minh đứng cuối hàng, Hải giới thiệu:

– Chuẩn Úy Minh, sĩ quan tiền sát của đại đội 9 Trinh Sát!

Anh đứng nghiêm, giơ tay chào cứng ngắt!

– Anh nói sao? chuẩn úy hả? Tôi cứ ngỡ là… rồi anh Hai nhìn Minh chăm chăm.

Theo phản xạ tự nhiên, Minh ráng dõng dạc trình diện:

– Chuẩn úy TM số quân…. Trình diện Thiếu Tướng chờ lệnh!

Dù anh Hai chỉ mang một sao thêu màu dã chiến, lẽ ra là chuẩn tướng… nhưng mọi người đều mong anh được sớm thăng… lon!

– Anh ra tác chiến bao lâu rồi!

– Dạ thưa, năm tháng!

– Có được lãnh lương chưa?

– Dạ!… Hai tháng này chưa được lãnh!

– Tại sao không lãnh?

– Dạ thưa… để dành đó, thiếu tướng!

– Anh có lãnh lương hay không, đó là chuyện của anh! Tôi muốn tất cả các sĩ quan trong đơn vị của tôi phải phục tùng quân kỷ! Và giữ gìn quân phong! Lính tác chiến không có quân phong quân kỷ là kiêu binh! Anh nghe rõ không!

– Dạ rõ! Thiếu Tướng!

Mặc dù buông lời khiển trách, nhưng anh Hai vẫn không quên đưa tay ra bắt! Hình như mồ hôi Minh đang đổ ra trên trán!

Sau khi đi một vòng quan sát, tướng Vỹ leo lên bờ thành nhìn khắp hướng rồi trở ra trước hàng quân đang đứng dàn chào, tuyên bố:

– Tôi thật sự kính trọng sự chiến đấu dũng cảm của anh em! Một bán đội trinh sát dù bị thiệt hại nhẹ, nhưng đã làm cho quân địch tổn thất nặng nề! Chúng tôi không quên công ơn này của các bạn! Chúc các bạn có nhiều sức khỏe trong việc phục vụ và bảo an đất nước!

Đoạn anh Hai quay qua Hải ra lệnh:

– Chú hãy nộp danh sách của bán đội tham chiến đêm qua, đừng quên thầy pháo của anh!

– Tuân lệnh, Thiếu Tướng!

Hải theo anh Hai vào lều để nhận thêm lệnh, trong lúc đó vị đại úy tuỳ viên của anh Hai ngoắc Minh tới, móc túi đưa cho anh một ngàn đồng dặn dò:

– Đây là lệnh của Thiếu Tướng, Ông muốn anh đi hớt tóc! May cho anh hôm nay, là nhờ đêm qua lập chiến công, nên ảnh vui vẻ…

Chờ Tướng Vỹ đi rồi, Hải gọi tất cả sĩ quan tham mưu đại đội ban lệnh:

– Bắt đầu từ hôm nay, trong vòng một tuần, đại đội được xã trại ba mươi phần trăm!

Không có cấp phép, nhưng các anh muốn đi đâu chung quanh căn cứ thì đi. Chỉ giữ lại ứng chiến bảy mươi phần trăm quân số mà thôi! Căn cứ sẽ được tăng cường Tiểu Đoàn 1/9. Sẳn đây tôi cũng báo tin mừng là đêm qua chúng ta làm thiệt hại địch khá nhiều! Sơ khởi là địch chết hơn 20, xác đếm tại chổ! Ba ghe lương khô bị bắn chìm! Thu hơn 30 AK! Các bạn có gì không rõ thì hỏi thêm!

Minh mong tan họp để ra gặp Thời, Xuân đang đi cho 1/9. Cuộc hẹn gầy sòng cuối cùng chỉ có hai toán của Minh và Thời! Xuân vì đang muốn làm người tình gương mẫu, vì cu cậu đang ấm nồng trong tình yêu, nên tình nguyện ở lại trực chiến! Minh cũng không quên chạy qua gặp Thượng sĩ Nhỏ, trưởng ban hậu cứ của Đại Đội xin mấy tờ giấp phép con ó vàng đã có đóng mộc sẳn!

Phố quận Bến Cát, nếu không phải là những anh lính phong trần đã từng đến đây, thì thoạt nghe tên chắc ai đó đều tưởng như nơi ấy cũng là phố thị khang trang! Không đâu! Đó chỉ là một quận nghèo! Nghèo nhất của miền Nam này! Dân vừa thoát chết trong trận mùa hè đỏ lửa tháng hai vừa qua, về tới đây, cơn hãi hùng chưa xóa hết vết tích… cơn đau mất người thân quen còn hằn trong hận thù nghiệt ngã… nhưng họ vẫn kiên cường đứng dậy… vươn lên… Không kể là lính hay dân! Nếu có thì giờ ngồi lắng nghe những câu chuyện kinh hoàng thương tâm lúc họ chạy dọc theo con đường nhuộm máu kia, thì dẫu có hằng ngàn trang giấy cũng không ghi lại được hết! Điều ấy như nỗi đau trằn trọc của miền Nam từ mấy mươi năm chinh chiến! Bù đắp lại thì chắc chắn là không có gì sẽ bù được đâu! Nhưng ai nấy cũng đều mong một ngày hòa bình thanh thản làm ăn, vui sống! Dân địa phương thì chưa đầy ba trăm nóc gia, nhưng dân sinh hoạt thì rất đông: Đa số là lính nhà bếp, họ ra chợ này để mua thực phẩm tiếp tế cho đơn vị mình, cho nên cũng khá tấp nập. Ồn ào nhất, vui nhộn nhất vẫn là các quán sinh tố và quán nhậu.

Địa điểm gầy sòng dĩ nhiên vẫn là quán Đất Đỏ. Cả bọn kéo ghế ngồi xong, Thời là người đầu tiên gọi một kết 33! Minh nói với Điền:

– Điền, chú biết là đơn vị cấm trại trăm phần trăm, nhưng bây giờ khá rảnh, tôi liều mạng cho anh ba ngày phép về thăm vợ mới sanh! Còn Lộc thì phải chờ khi Điền trở về, rồi mới tới phiên!

Điền ngỡ ngàng nhìn Minh, đôi môi mấp máy, cuối cùng chỉ buông ra được lời cám ơn, rồi ngồi thừ ra đó! Trong lúc Minh lôi ra ba tờ giấy phép trống để điền chi tiết, Thời cũng lên tiếng giải thích:

– Đây là giấy phép lậu! Ông Minh ký cho chú 3 tờ, mỗi tờ chỉ có giá trị một ngày thôi! Vì quyền hạn của sĩ quan tiền sát không được ký quá 24 giờ! Hết ngày nào, xé bỏ ngày đó! Nếu gặp Quân Cảnh sư đoàn, thì không nên trình giấy phép cho tụi nó. Bị lộ tẩy đó! Nghe chưa?

– Dạ, em biết!

– Mẹ… Khi được phép thì hiền lắm hả?

Điền cười gượng, ấp úng hỏi Minh:

– Ông thầy! Vậy ai mang đồ ăn…

– Chú không cần lo! Có gì tôi xin bên bộ binh một người!

Xếp ba tờ giấy phép vô túi xong, Điền ngỏ lời:



– Vậy thì… em đi liền bây giờ được không, vì phải xuống tới Cần Giuộc, Long An lận?

– Ừ! Chú đi được rồi!

Không cần uống bia, Điền bước nhanh ra cửa, không quên dặn dò Lộc:

– Ê Lộc! Thuốc hút ông thầy hết rồi! Nhớ mua nghe!

Minh nhìn theo Điền, cũng thấy cảm giác vui vui dâng trong lòng! Cũng vừa lúc thấy toán trinh sát của thượng sĩ Lâm trờ tới, Minh hét to từ bên trong:

– Ê Lâm! Lâm…. Vô đây!

Lâm chụp chai bia đưa lên miệng dùng răng khui nghe tiếng bóc khô khan! Anh im lặng rót vào chai, nghiêng ly đổ một chút xuống nền đất, rồi đưa lên miệng tu một hơi dài… cho đến khi cạn đáy! Gương mặt anh thật trầm lắng, như cố giấu đi niềm xúc động đau thương. Thời chưa biết chuyện, lên tiếng hỏi:

– Sao buồn vậy ông bạn!

Lâm sừng sỏ mở đôi mắt to lên… Nhưng chợt thấy alphe trên cổ áo Thời, và nhận ra đây cũng là thầy pháo, nên anh hạ giọng:

– Dạ… Toán tụi tôi đêm qua đụng độ… một nằm, một ngồi.

Không ai ngờ, Lâm chợt gục xuống bàn, đầu kê lên đôi tay đang khoanh lại mà khóc nức nở! Đôi vai anh rung bần bật theo từng cơn thổn thức! Mọi người im lặng, chia sẻ nỗi đau mất mát cùng anh!

Minh ngồi kế bên, cũng âm thầm nghẹn ngào, không biết nói gì, chỉ còn đưa tay xoa nhẹ lên lưng bạn mình mà ray rức!

– Khi loạt pháo đầu tiên nổ giữa lòng sông, tụi em thấy rõ ràng là chiếc ghe tụi nó xé bung từng mãnh… Em vừa báo cáo xin pháo thêm, thì bỗng tụi nó từ sau lưng tràn tới! Tụi em không ngờ chuyện đó, nên không kịp phản ứng. Thằng Vinh vừa chỉ vừa kịp la: Đ.M. tụi nó đánh lén… thì lãnh nguyên băng AK…. Em chỉ kịp kêu thằng em kế: Phải lấy xác nó về! Rồi liên lạc với 85 (mật danh của Hải) chờ lệnh! Rồi chừng 10 phút sau, thằng Phi bị thương ở chân! Tụi nó bắn rát quá! Có lẽ hơn hai đại đội vừa bắn vừa hô xung phong… Tụi em chịu không nổi, đành phải tắt máy liên lạc và rút lui!.. Hu... hu… Vì cái chân gãy lặt lìa lặt lọi, thằng Phi kêu em cắt bỏ, để cõng nó cho dễ… chớ không thì chết cả toán… Anh biết không… chân nó chỉ còn bầy nhầy miếng da dính tòn teng vào thân mà thôi! Trời ạ … vai em cõng, tay em cầm cái chân của nó mà chạy băng rừng… cuối cùng em làm mất hồi nào không hay! Hai anh biết không, thằng Phi vừa xong án sáu tháng Lao Công Đào Binh, vừa được phục hồi quân vụ khoảng hai tháng nay thôi… huhu…

Tất cả vẫn lặng im! Không ai biết ai đang nghĩ gì!



http://motgocpho.com/forums/showthread.php/2545-Nh%E1%BB%AFng-Chi%E1%BA%BFc-Th%E1%BA%BB-B%C3%A0i-B%E1%BB%8B-L%C3%A3ng-Qu%C3%AAn/page2?s=08b16a1b0026bbd33f03ce91b2d44670



 

 


1
photo - Artility uniform
2
 photo resized-phao-binh-tan-xuan-2014_zpst4daaroo.jpg

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/resized-phao-binh-tan-xuan-2014_zpst4daaroo.jpg


3
 photo 8c7dd65d-dfcd-4dae-beef-e64d8162c656_zpswqtmwzyy.jpg



1


 

2


 

3


 

4


 

5


 

6


 



Lục Quân Hành Khúc - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/jKWm9E_XfOc

 

 

 

Các pháo thủ tại căn cứ thi hành ba nhiệm vụ:

 

* Nhiệm vụ thứ nhất là --
 explode Bắn quấy rối và ngăn chận vào các mục tiêu mà bộ phận tình báo nghi ngờ có địch quân/cộng quân hoạt động.

 explode
 photo

 

 


* Nhiệm vụ thứ nhì là --
 explode Bắn vào mục tiêu địch dọn đường cho bộ binh của chúng tấn công và chiếm mục tiêu. Mục đích của nhiệm vụ này là ta phá các ổ mìn bẫy của cộng quân và phân tán địch không cho tập trung trước khi lực lượng bộ chiến tấn công mục tiêu.
 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png  photo explode_zps1srvxrl4.gif
* Nhiệm vụ thứ ba là --
 explode Yểm trợ hỏa lực Pháo Binh trực tiếp cho các đơn vị Bộ Binh của ta đang giao tranh với Cộng quân.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 explode explode
 photo  photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png

 

 

Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh
Trận Địa ở Kontum-Bình Định


Pháo binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh Trận Địa ở Kontum-Bình Định

* Lược ghi về vùng hoạt động của Pháo Binh Sư Đoàn 22 BB:

Quân Đoàn 2 có hai đại đơn vị Bộ Binh, đó là là Sư Đoàn 22 và Sư Đoàn 23.
Theo sự phối trí của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2,

Sư Đoàn 22 Bộ Binh chịu trách nhiệm năm tỉnh phía Bắc của Quân khu là:
• Bình Định,
• Phú Yên,
• Phú Bổn,
• Pleiku,
• Kontum;

Sư Đoàn 23 Bộ Binh trách nhiệm bảy tỉnh:
• Darlac,
• Tuyên Đức (tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt),
• Quảng Đức,
• Lâm Đồng,
• Khánh Hòa,
• Ninh Thuận,
• Bình Thuận.

Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực cộng quân luôn đè nặng tại khu vực phía Tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku, Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên cao nguyên. Về Pháo binh, ngoài các đơn vị Pháo Binh trực thuộc Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn, tại mỗi Sư Đoàn Bộ Binh đều có một tiểu đoàn Pháo Binh 155 ly, ba đến bốn tiểu đoàn Pháo Binh 105 ly (số đơn vị Pháo Binh cấp tiểu đoàn ứng với số trung đoàn Bộ Binh trực thuộc Sư Đoàn).


* Trận địa pháo ở Bắc Bình Định:

Trước khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ tại Bắc Kontum vào tháng 4/1972, ngay từ đầu tháng 3/1972, lực lượng Pháo binh của Sư đoàn 22 Bộ Binh đã được phối trí tại nhiều căn cứ hỏa lực tại Bình Định, Kontum để yểm trợ hỏa lực cho 4 trung đoàn: 40, 41, 42 và 47 Bộ binh trong các cuộc hành quân. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB lúc bấy giờ là đại tá Lê Đức Đạt, nguyên là tư lệnh phó Sư đoàn này. Nhận quyền chỉ huy Sư Đoàn vào đầu tháng 3/1972 (thay thiếu tướng Lê Ngọc Triễn được cử giữ chức tham mưu phó Hành quân bộ Tổng tham mưu), đại tá Lê Đức Đạt đã gặp khó khăn từ phía Cố Vấn Quân Đoàn 2 về yểm trợ không pháo, trong khi đó tình hình chiến sự ngày càng sôi động. Dựa vào lực lượng cơ hữu làm nỗ lực chính, vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ Binh đặt tin tưởng và kỳ vọng ở cường lực Pháo binh của Sư đoàn trong kế hoạch hỏa yểm mà cho các đơn vị Bộ binh.

Trở lại chiến trường trong vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, tại Bình Định, áp lực cộng quân đè nặng vào 3 quận Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan, hai Tiểu Đoàn Pháo Binh được bộ chỉ huy Pháo Binh Sư Đoàn 22 đã điều động yểm trợ cho trung đoàn 40 BB và Trung Đoàn 41 bảo vệ khu vực này. Giữa tháng 4/1972, Sư Đoàn 3 Sao Vàng cộng quân từ mật khu An Lão tung quân cắt đứt Quốc Lộ 1 tại đèo Bồng Sơn và tấn công một số vị trí thuộc ba Chi Khu Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan.

Trong tình hình nguy kịch, đại tá Trần Hiếu Đức - Trung Đoàn trưởng trung đoàn 40 kiêm Tư Lệnh chiến trường Bắc Bình Định đã trình với Đại Tá Lê Đức Đạt và Trung Tướng Ngô Du - Tư Lệnh Quân Đoàn 2, xin Không Lực Hoa Kỳ yểm trợ một số phi tuần chiến lược và chiến thuật để phối hợp với hỏa lực Pháo binh Sư đoàn 22 BB ngăn chận các đợt tấn công của cộng quân. Nhưng như đã trình bày trong loạt bài viết về Sư Đoàn 22 BB, cố vấn Quân Đoàn 2 lúc bấy giờ là ông Paul Vann đã gây khó khăn cho Đại Tá Đạt và Đại Tá Đức, do đó hỏa lực yểm trợ hoàn toàn trông cậy vào các pháo đội 105 và 155 ly của Pháo Binh Sư Đoàn 22 BB.

Khi áp lực cộng quân quá nặng, hai Trung Đoàn 40 và 41 buộc phải triệt thoái khỏi hai căn cứ quan trọng là Bồng Sơn và Gò Loi. Trước khi rút khỏi hai căn cứ này, các pháo đội Pháo Binh đã thực hiện nhiều đợt hỏa tập vào một số vị trí được ghi nhận là Cộng quân tập trung, để làm giảm áp lực của đối phương, tạo thuận lợi cho đơn vị bộ chiến trên đường di quân.


Một pháo đội cua phao binh Su doan 22 bo binh dang tac xa dai bac 105 ly yem tro quan ban hanh quan .jpg

* Trận chiến bi tráng của pháo thủ Sư Đoàn 22 Bộ Binh tại Tân Cảnh, tháng 4/1972:

Tại Bắc Kontum, hỏa lực của Pháo Binh Sư Đoàn 22 BB cũng được tập trung để yểm trợ cho Trung Đoàn 47 tại căn cứ Dakto 2 và Trung Đoàn 42 tại Tân Cảnh. Cùng với hỏa lực Pháo Binh của Sư Đoàn 22 BB, bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cũng đã ra lệnh tái phối trí vài thành phần Pháo binh thống thuộc bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn 2 về lập cụm hỏa lực ở Diên Bình (cách Dakto khoảng 6km về hướng Đông Nam nằm trên Quốc Lộ 1).

Theo một số sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tư Lệnh Quân Đoàn trong bài viết cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, thì hệ thống phòng thủ và yểm trợ hỏa lực của Sư đoàn 22 BB tại Tân Cảnh - Dakto đã bị nguy hiểm từ khi mặt Bắc và Đông đã bị để trống. Những căn cứ hỏa lực trong vùng đồi chiến lược ở phía Tây Dakto do Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và BĐQ án ngữ với hỏa lực yểm trợ của Pháo binh Nhảy Dù và Pháo binh Quân Đoàn 2 được ghi nhận là rất vững vàng nhưng do đặt quá xa về hướng Tây Nam nên chỉ có thể yểm trợ hữu hiệu cho thị xã Kontum hơn là Dakto - Tân Cảnh.

Hai tuần liền, pháo chiến đã diễn ra giữa các đơn vị Pháo Binh Sư Đoàn 22 và Pháo Binh cộng quân thuộc B3 (lực lượng Cộng quân tại Cao Nguyên). Từ những vị trí thuận lợi về địa hình, pháo cộng quân đã tác xạ phủ đầu lên toàn vùng Dakto-Tân Cảnh ở mức độ ác liệt, trung bình hàng ngàn trái mỗi ngày. Các trận địa pháo này khá chính xác, được tiền sát viên pháo binh cộng quân hướng dẫn điều chỉnh từ các cao điểm ở hướng Bắc và Đông Tân Cảnh, với đủ loại đạn từ súng cối 82 ly đến sơn pháo 130 ly. Dù bị áp lực nặng của pháo binh cộng quân, các pháo đội 22 BB vẫn bình tỉnh phản pháo để hạn chế cường lực của pháo binh đối phương.

Sáng ngày 23 tháng 4/1972, cộng quân mở một trận địa pháo khốc liệt vào Tân Cảnh-bản doanh của bộ Tư lệnh hành quân Sư đoàn 22 BB. Căn cứ này do trung đoàn 42 phòng thủ với hỏa lực yểm trợ của hai pháo đội 105 và 155 ly Pháo binh Sư Đoàn 22 BB. Tiếp đó, cộng quân đã sử dụng hỏa tiễn AT-3 ở mức độ lớn để làm tê liệt các công sự phòng ngự trong căn cứ. Buổi chiều, theo lệnh của Đại Tá Lê Đức Đạt, các pháo đội Pháo Binh Sư Đoàn 22 mở một cuộc phản pháo vào các vị trí tình nghi là có các ổ súng đại bác của cộng quân đặt, hai pháo đội 105 và 155 tác xạ tập trung vào mục tiêu cùng thời điểm (phương pháp TOT: Target-on-time).

Phối hợp với hỏa lực của Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, toán cố vấn Hoa Kỳ đã hướng dẫn các phi vụ không trợ chiến thuật vào mục tiêu cộng quân, nhưng vì thời tiết quá xấu và hệ thống phòng không của cộng quân quá dày đặc nên các hoạt động không yểm rất khó khăn. Trong những giờ còn lại, hỏa lực chống trả cộng quân trông cậy vào hai pháo đội 105 và 155 ly.

► 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, 15 chiến xa Cộng quân bao vây căn cứ, đến sáng địch quân tấn công cường tập vào Tân Cảnh, một số pháo thủ và binh sĩ trú phòng bị tử thương.
► 10 giờ sáng cùng ngày, căn cứ bị tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt - quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 22 tự sát. Trước đó, vào 2 giờ sáng, Đại Tá Đạt đã từ chối lên trực thăng tiếp cứu của Hoa Kỳ, ông ra lệnh cho tất cả sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách ra ngoài trước khi trời sáng, còn vị tư lệnh chiến trường vĩnh viễn ở lại Tân Cảnh cùng với những người lính binh nhì, hạ sĩ, trung sĩ, sĩ quan cấp úy rất trẻ, trong đó có cả anh em pháo thủ.

* Trận địa pháo cuối ở Dakto 2:

Vào cùng thời gian mở cuộc tấn công vào Tân Cảnh, Cộng quân cũng đã áp lực nặng lên phòng tuyến Dakto 2 cách Tân Cảnh vài cây số về hướng Tây, phòng tuyến này do trung đoàn 47 BB và 1 thành phần Pháo binh Sư Đoàn 22, 1 chi đội chiến xa phối hợp phòng ngự.

Khoảng 10 giờ đêm, một đơn vị Địa Phương Quân phòng thủ chi khu Dakto-cách Tân Cảnh 2 km về hướng Bắc, quan sát thấy đèn của 11 chiến xa cộng quân đang di chuyển về hướng Chi khu. Một phi tuần pháo đài Hỏa Long Không Kích Specter 130 được điều động vào vùng, phi hành đoàn đếm được tất cả 18 chiến xa địch, trong đó có 11 chiếc dàn đội hình hàng dọc di chuyển gần nhau. Đợt oanh tạc của phi tuần này chỉ ngăn chận được đối phương với kết quả nhỏ.

Đến nửa đêm, báo cáo của toán tiền đồn chi khu Dakto cho biết đoàn chiến xa của cộng quân đang di chuyển về hướng Nam về Tân Cảnh. Trong tình hình nguy biến, các pháo đội Pháo Binh Sư Đoàn 22 tại Dakto 2 cố mở một trận pháo tập, các khẩu đội đã tác xạ dữ dội dọc theo lộ trình di chuyển của đoàn chiến xa cộng quân, nhưng vẫn không cản được cuộc tiến quân của đối phương. Cũng trong thời gian này, pháo binh Cộng quân đã phản pháo nhưng không hữu hiệu.

Không còn hy vọng để cố thủ căn cứ Dakto 2, bộ chỉ huy Trung Đoàn 47 BB và các đơn vị trú phòng, trong đó có các pháo đội Pháo binh, tất cả đã phải rời căn cứ theo từng toán nhỏ. Trước khi triệt thoái, các pháo thủ đã hủy sự khả dụng của các khẩu pháo. Tiếp đến, ngày 25/4/1972, Trung Tướng Ngô Du - Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã quyết định di tản căn cứ hỏa lực 5 và 6 bởi vì các vị trí này không thể bảo vệ. Với cụm căn cứ hỏa lực phòng ngự cuối cùng đã bị rút bỏ, toàn khu vực hướng Tây sông Poko đã bị bỏ trống, thị xã cộng quân trở thành mục tiêu pháo của các đơn vị đại pháo cộng quân.

Dù bị tổn thất nặng tại chiến trường Dakto - Tân Cảnh với 30 khẩu pháo 105 và 155 ly bỏ lại trận địa trong điều kiện bất khả kháng khi phải mở đường máu triệt thoái khỏi căn cứ hỏa lực, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, các tiểu đoàn Pháo Binh Sư Đoàn đã được tái chỉnh trang, và với hào khí của binh chủng Pháo Binh, những khẩu đội Pháo Binh 105, 155 ly lại ngẩng cao nòng súng ngước chào chiến trận để yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị thuộc Sư Đoàn 22 BB nỗ lực tổng phản công tái chiếm ba quận Bắc Bình Định trong mùa thu 1972.


https://vietbao.com/a76339/phao-binh-su-doan-22-bo-binh-tran-dia-o-kontum-binh-dinh


1

https://freepngimg.com/thumb/artillery/35987-1-artillery-transparent-image-thumb.png


 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...