Saturday, September 21, 2019

Chu/Sở 楚 LÀ VIỆT 越... và là Văn-Lang


 

Chu/Sở 楚 LÀ VIỆT 越... và là Văn-Lang



- Sở có phải là Việt Không?


Phải! Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rõ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2 (phân nửa), ngày nay tiếng Quan-Thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ ngữ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân-Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ ngữ cũng giống như tiếng Việt-Nam.

Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà.


Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shang 商 -Thương, Ân Thương 殷商 Âu-Nhân 甌 人 (Âu-Nhân chỉ là phiên âm, Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚.

Sở là một quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi. "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương Nhà CHU.

- Sở còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, Nước Sở, Người Sở, do cách phiên âm khác nhau của chữ "Sở" thành ra nhiều chữ sở.
Phiên âm là một hình thức dùng chữ đã có rồi để diễn đạt chữ chưa có của tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân-Việt / Triều-châu còn chưa có chữ viết.

Sở còn gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và một số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.

- Còn gọi là Si-Vưu, là Triều-Ca, Thương Ngô, Cứ Âu.

- Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt.

- Còn gọi là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội.

- Còn gọi là Việt-Khu.

- Phạm vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc:

Các tỉnh
湖南Hồ Nam、
湖北Hồ Bắc、
重庆Trùng Khánh、
河南Hà Nam、
安徽 An Huy、
江苏Giang Tô、
江西 Giang Tây v. v...
và các bộ tộc "Cửu-Lê 九黎". v. v...

         ***Giải mã bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***

- Sở 楚: Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm hai cây (Chữ Lâm 林 phía trên gồm hai chữ mộc 木) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây 疋 = Sơ (chữ Sơ 疋 bộ tẩu) phát âm theo:
- Tiếng Quan Thoại (Mandarin) là Chsùa,
- Tiếng Mân-Việt là chsó,
- Tiếng Việt-Quảng-Châu,
- Phiên Ngung là chsỏ;
đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở" theo chiếc tự của Sơ-Lâm, nhưng lại có một cách đọc phát âm là: "Trầu", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều...

Chữ Si-Vưu chính là phiên âm của chữ Trầu: Si-Vưu = 蚩尤, bởi vì Si-Vưu vô nghĩa, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chữ Trầu mới là "có nghĩa" và "đúng nghĩa" với chữ tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu" hoặc "Sừu" thì lại vô nghĩa, nhưng dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia-ầu-Chsầu, tức là thật ra là "Trầu" (Đọc theo tiếng Việt chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu") và đã có một âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chữ 楚 đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bởi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây cau là đúng nhất cho chữ Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.

CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY, VÌ:

Theo tài liệu sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các ngôn ngữ địa phương/phương ngôn: "Việt" để giải mã những điều khó hiểu, và đây là một lối suy luận hữu lý, chứ không có tài liệu sử sách để dẫn chứng, đúng hay sai? Thời gian và sự tiến bộ trong việc tập trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lập luận của tôi và sẽ có câu trả lời...


- Vậy Si-Vưu theo cổ Việt (Nhã ngữ) – là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.

=> chsầu=Trầu; Si-Vưu = 蚩尤 = Trầu.

Tương tợ Chsầu, chsỏ, chsó, chsùa, tsù... viết là:

... Sở là Việt, mà lại dính líu với chữ "Trầu"?

Đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là một đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.

(Ngoài ra: Người Mèo tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là "txiv -yawg"... đọc nhanh cũng đúng là một dạng của âm chữ TRẦU...

Đây là một đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết. Nghĩa là ngày xưa Sở hay Việt - Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách–Việt".


- Theo Khảo cứu của tôi thì Si-Vưu..

Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chữ Si-Vưu đã là "Trầu" là "Sở" như phân tích... Nhưng có quá nhiều thuyết, nhiều đến mức kinh-hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có thuyết tôn Si-Vưu và Viêm Đế là một, có thuyết: Si-Vưu và Viêm Đế là hai đế khác nhau, có thuyết Si-Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v. v...

- Xin trích một đoạn chữ Cổ-Việt / Hoa nói về Si-Vưu có liên quan đến Cửu Lê: 蚩尤為首的九黎族 = Si vưu vi thủ đích Cửu Lê tộc, có quá nhiều truyền thuyết nói về Si-Vưu, có thuyết nói Si-Vưu ở tây, có thuyết nói ở đông, có thuyết nói ở nam với người Mèo / Hmong, có thuyết nói ở Bắc như người Korea có quyển sách 《Hằng Đàn Cổ ký - 桓檀古記》 -(환단고기)nói rằng Si-Vưu là Vua ở Bán Đảo Triều Tiên; nhưng, chú ý: Si-Vưu được tôn làm "Chiến Thần" nên nhiều người tranh dành... cũng phải!

Và quý vị thích nghiên cứu sử cần chú ý điều nầy: phiên-âm chữ "Cửu- lê" sẽ ra chữ "kỳ", phiên âm chữ "Giao-Chỉ" hay "cao-chỳ" sẽ ra chữ "kỳ", và đặc biệt là Cửu-Lê lại rất giống... gần như 100 phần trăm với "Cao-Lệ - 高麗 - Korea", và cũng có tài liệu Korea liên quan đến Bách Việt, ngày nay các bạn trẻ người Việt khi học tiếng Hàn Quốc/Đại Hàn - Korea sẽ không lạ gì các chữ "Han kok" là Hàn Quốc, "huynhdai" là Hiện Đại, "yu Hạc senh" là Du học sinh, tên gọi "Kim Yang" là Kim - Anh, "Dong kun" là Đông Quân v. v...

- Vì theo những khảo cứu vừa được nêu trên thì chữ viết trong sử "Si-Vưu": chẳng qua chỉ là phiên âm chữ "Trầu", mà người ta đã lầm, không dùng tiếng Việt, phủ nhận gốc Việt, không biết hay không đọc là Trầu mà lại đi đọc là Si-Vưu cho nên vô nghĩa, và từ cái vô nghĩa, cái không hiểu nghĩa đã sinh ra ngộ nhận và cho là "Hán Tự - chữ Tàu", rồi thêu dệt truyền thuyết..

Truyền thuyết đã thêu dệt "Ông" Si-Vưu là lãnh tụ rất thiện chiến, khi ra trận biết phun lửa, chặt đầu nầy lại có đầu khác, rõ ràng đó là sự diễn tả Si-Vưu là một tập thể thiện chiến, giỏi trận pháp, dương đông kích tây, du kíck chiến, mai phục v v... và biết dùng hỏa công chứ không phải là một người! Chẳng qua vì sự ngộ nhận của các đời sau phủ nhận gốc Việt hay không hiểu tiếng Việt mà người ta dựng ra một nhân vật như thần tiên vậy!

Ở Trung-Quốc từ xưa và cho đến nay vì người ta đã tôn thờ "ông" Si-Vưu là "chiến-thần", nên trước khi ra trận đánh giặc là làm lễ cúng bái "Chiến Thần" là ông Si-Vưu.

Thật ra... "Chiến Thần" đó phải là nước Trầu và lại là lãnh đạo, là "Vua" của các bộ tộc Cửu - Lê 九黎 – Cửu lê lại vô nghĩa!!!

Theo truyền thuyết thì liên quan đến Cửu Lê có đến hàng 100 bộ tộc, thuyết nói chín (9) bộ tộc là căn cứ theo chữ "Cửu 九", thuyết chánh yếu mà nhiều người tin và trích dẫn nói là có đến 81 bộ tộc - 81 lại là cách dùng 9 x 9... 81 hay hàng 100 bộ tộc thì không thể là "Cửu - 九".

"Cửu - Lê 九黎" chỉ là phiên âm để chỉ hàng trăm bộ tộc ở phía nam có tên gọi là "Kỳ", Sở trong Hoa sử có đất KINH, mà lại có "Trầu" lãnh đạo 九黎 Cửu-Lê là Kỳ.

Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ!

Nghiên cứu mới cho thấy rõ đường thiên di của nhân loại là từ Đông Nam Á tiến lên phía bắc v. v... nếu đánh vần theo giọng Việt Quảng Đông, thì Cửu-Lê là "Cao-chìa" sẽ ra chữ "kỳ"... Còn đọc theo "Cửu-Lê" sẽ ra âm "kê" hay "kề", đọc Cửu-Li sẽ ra âm "KY" hay "KỲ", tiếng phổ thông cũng đọc "li" chứ không đọc "lê", về sau thì xuất hiện chữ "Giao Chỉ" mà nếu đánh vần phiên âm cũng là "kỳ", dân thành phố Phiên Ngung ngày nay ở tỉnh Quảng Đông vẫn đọc Giao Chỉ là "Cao-Chĩa / cao chìa", đối chiếu lại thì thấy rõ ràng "Cửu Lê" và "Giao Chỉ" chỉ là một tên có phát âm là "kỳ", và GIAO-CHỈ hay CỬU-LÊ là vô nghĩa, cho đến thế kỷ 21 mà khi tra cứu tự điển Bách Khoa và cổ thư v. v... thì thấy giải thích sở dĩ gọi là "Giao Chỉ" vì dân vùng đó có hai ngón cái của hai bàn chân chìa ra, khi đứng thì giao nhau, nên gọi là Giao Chỉ?

Và lại có cách giải thích khác là dân vùng đó... khi ngủ thì hai chân để chéo chữ thập, hai chân giao nhau nên gọi là giao chỉ.

Cách giải thích như viết truyện thần thoại hay làm phim "khoa học giả tưởng" như vậy mà đã tồn tại trong lịch sử mấy ngàn năm... thì rõ ràng là những người có tâm huyết ở thế kỷ 21 nầy nên phải bỏ công ra để viết lại lịch sử là một điều bắt buộc phải nên làm.

Âm Quảng Đông của "Cửu-Lê" lại có một phát âm là "Cẩu-lỳ", có lẽ chính vì âm "Cẩu" không tốt khi ĐỌC và NGHE, cho nên mới được người ta tránh mà sau nầy không còn dùng "Cửu-Lê" nữa, chỉ còn có âm Cao-Chỳ, Giao-Chỉ xuất hiện mà thôi, những tên xưa thường hay được dính líu và kéo dài để dùng đến tận ngày nay. Vùng Lạng-Sơn có sông Kỳ-Cùng và Phố Kỳ-Lừa là một thí dụ thú vị.

Chữ viết ngày xưa khác nhau từng vùng vì giao thông đâu có thuận tiện và tính thống nhất đâu có mạnh như bây giờ, cho nên sau nầy Tần Thủy Hoàng mới ra lịnh thống nhất chữ viết:

- Hàng 100 bộ tộc Cửu-Lê/ Kỳ có lãnh đạo là Si-Vưu / Trầu nhập lại... tính ra hẳn là bờ cõi phải mênh mông lắm và cổ thư còn ghi lại gọi là "Liệt-San thị"
: Thật ra "Liệt-San" đó chính là phiên âm chữ "Lang-sang" tức là Lang.

"Lang" là khi ngôn ngữ đó đã được đơn âm hóa, và "Lang-sang" hay "Van", "Lang-Sang" hay người Hoa viết sử gọi vắn tắt là Shan 商 có nghĩa là "Vạn Tượng" chính là nước "VĂN-LANG"...

Quý vị nào hiểu nghĩa tiếng Thái, Lào, Choang ngày nay sẽ hiểu nghĩa nầy, "Van" là "Vạn" của một vạn, "Lang" là "lang-sang" là "Liệt -San" hay Shan 商, hay "Văn Lang".

Văn-Lang của người Việt cũng chỉ là một quốc gia duy nhất mà người ta đã viết và đọc theo nhiều cách, quý vị chú ý chữ Shan 商 dịch theo từ Hán-Việt là "Thương" hoàn toàn trùng hợp với tiếng Việt là "Tượng" tức là "Voi", "Tượng" ngày xưa đọc là "Tương" là lẽ thường tình!

Bởi vì Việt ngữ cổ đâu có A B C và dấu nặng!

Vùng "Sở", "Trầu" "Văn-lang" phải là rất rộng như truyền thuyết - Nước Văn-Lang bắc giáp Động-Đình Hồ, Đông Giáp biển và Nam giáp nước Hồ-Tôn, Hồ-Tôn là giọng Mân-Việt - Ô-sinh > Ying, giọng Quảng-Đông là Wùa hay Huà-siń > wiǹg, âm Wìng, hay Ying̃ / yin đều là chữ Vin / Vân của Vân-Nam là tỉnh Vân Nam bây giờ; còn âm của chữ viết là Liệt-San, yue-Lang, Văn Lang đều phát âm giống nhau, nghĩa là nước "VanLangshan" của người Việt.

"Văn-Lang" quá rộng vì các bộ tộc quá nhiều và có "đánh nhau" cũng là chuyện thường, điều đó càng làm cho Bách Việt Sử rối mù bởi "Tinh thần địa phương", truyền thuyết Phù-Đổng thiên vương chống giặc "Ân Thương" nếu xét cho kỹ lưỡng biết đâu là chuyện nội bộ?

Truyện Trụ-Vương mê Đắc-Kỷ, sa đọa và phung phí ở cung đình nên phải thu thuế tô địa nhiều, bắt lao công v. v... nên nhiều dân địa phương phải chống lại và tự lập lãnh địa "quốc" riêng là đúng thôi.

Ai chứng minh được Trụ Vương là Du Mục hay là Hung-Nô?

Chữ viết lưu lại là Trụ Vương tên Đế Tân, chữ Trụ chẳng qua là Chữ "Trư" là "Con heo" của tiếng Việt, "Đắc-Kỷ", "Na-tra", "Khương Tử-Nha", "Cơ Phát", "Cơ Xương" đều là tiếng Việt, một số những tên tiếng Việt đa-âm còn sót lại trong câu truyện tự nó sẽ làm rõ nguồn gốc Việt!

Những ai hiểu Hoa văn 100 phần trăm ngày nay có thể nào giải thích cho tôi nghe "Trụ" Vương và "Đắc-Kỷ" nghĩa là gì?

Nỗi oán hận của người dân thời đó theo tiếng Việt đã chửi "Đế Tân" là "Heo" vì dâm dục mê gái cho nên gọi là vua Heo - "Trư", "Đắc-Kỷ" là dấu tích tiếng Việt đa-âm, đa-âm "Đắc-Kỷ" là "Đĩ ", khi biến thành đơn âm, chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu nổi chứ còn ai vào đây được?

Theo tôi thì khi "Trụ" Vương tỏ tình với "Đắc-Kỷ" thì nói là "Anh yêu em" chứ không phải là giọng "Wò ái nìa" của Hung-Nô!

Ngày nay chúng ta vẫn còn dùng ch đa âm nhiều, quá nhiều, ví dụ như: lang-thang, lôi-thôi, thẩn-thờ, lác-đác, ngoe-ngoẩy, kẽo-kẹt, lệch-lạc, lung-tung, liếng-thoắng, bạc-bẽo, tiu-nghỉu, mênh-mông, lung-linh, dịu-dàng v. v... nhiều kinh khủng lắm –

Xin quý vị đọc bài khảo cứu trước của tôi - là tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa ngữ chỉ là những b tộc khác học được một phần của tiếng Việt mà thôi!  Và cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể phiên dịch được hết Hoa ngữ một cách dễ dàng, có những sách và những người lập luận rằng Từ ngữ Hán-Việt được du nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào thời nhà Đường. 

Xin chân thành cảm ơn những sách và những người đó.

Lập luận đó tự thân nó đã khẳng định là từ xưa cho đến đời nhà Đường là bên Trung Hoa vẫn còn dùng tiếng Việt. Có một bài "Việt Nhân Ca" cổ đại đã hơn hai ngàn mấy trăm năm và nổi tiếng toàn thế giới, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp v. v... đều đã "phiên dịch" bài nầy một cách... sai bét!  

Tiếng Việt phiên dịch lại từ bản "Hoa - văn" nên cũng sai luôn!

Vì người ta không hiểu tiếng Việt... và người "Hoa" đã dùng bài nầy để chứng minh cổ sử của Trung quốc là "Hoa" chứ không phải Việt!

Với lập luận vì là "hoa" nên không hiểu được tiếng Việt của "Việt Nhân Ca", và chuyện bài hát "Việt Nhân ca" nầy xảy ra ở nước Sở, xin quý đọc giả đón đọc những bài khảo cứu sau thì tôi sẽ trình bài rõ ràng chung quanh bài "Việt Nhân Ca" ở nước Sở ngày xưa chính là một bằng chứng Sở là Việt.   

Điều nầy là rất quang trọng: Có thể nói rằng đây là tâm điểm của sự nhập nhằng Vit và Hoa, bởi vì ông Lưu Bang và ông Hạng Võ đều là người Sở, và Lưu Bang đã lập nên nhà Hán, có thể nói rằng: - Chứng minh được Sở là Hoa thì nghĩa là Hoa đồng hóa Việt!

Và chứng minh được rằng Sở là Việt thì nghĩa là Việt đồng Hóa Hung-Nô thành Vit mà đổi tên là Hoa. Bài nầy đã chứng minh rõ ràng Sở là Việt để làm mất đi lớp bụi mờ của lịch sử.  

Tuy nhiên, để cho rõ ràng và chi tiết thêm thì tôi sẽ viết thêm bài "Tự điển thuyết văn của Hứa Thận thời nhà "Hán" và "Việt nhân Ca".

Xin trở lại chủ đề:

- Đánh vần cổ ngữ "Liệt-San" > tức là Li(ệt)- (S)an =>Lan = Lang.

- Viêm Đế / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt  "Hùng", chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng (xin xem bài khảo cứu Bách Việt Sử khác sắp đưa ra online) và Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như Hùng Tảo  熊蚤, Hùng LỆ  熊麗, HÙNG CUỒNG  熊狂, HÙNG Dịch 熊繹, HÙNG NGẢI 熊艾, HÙNG ĐẢN  熊䵣, HÙNG THẮNG  熊勝, Hùng Dương  熊楊, Hùng cừ  熊渠, Hùng Chí 熊摯, Hùng Diên  熊延, Hùng Dũng  熊勇, Hùng Nghiêm 熊嚴, Hùng Tương  熊霜, Hùng Tuân  熊徇, Hùng Ngạc  熊咢, Hùng Nghi  熊儀, Hùng Khảm  熊坎, Hùng Thông 熊通, Hùng Chất  熊貲, Hùng Giang  熊艱, Hùng Uẩn  熊惲, Hùng Thương -Thần 熊商臣, Hùng Lữ  熊侶, Hùng Thẩm 熊審, Hùng Chiêu  熊招, Hùng Viên  熊員 Hùng Vi,  v. v...
   
Theo Truyền Thuyết: Hoàng Đế 黄帝

Có một người con là Xương Ý 昌意...- Xương Ý 昌意 là một trong 25 người con của Hoàng đế 黄帝, Xương-Ý  cưới vợ là người của Thục Sơn thị 蜀山氏 tên là Xương Bộc 昌僕 có được một người con là Đoan - Hạn 颛顼.   Hậu duệ của Đoan Hạn sinh ra Cổn 鯀, Cổn Sinh Ra Vũ 禹 (... Con của Vũ Là Khải lập ra triều Hạ).

- Đế Đoan-Hạn 颛顼 là Con của Xương-Ý.

- Ngô Hồi 吳回 là Cháu đời thứ 5 của đế Đoan Hạn 颛顼.

- Lục-Tung 陸終, hay Lộc-Tục do cách đọc khác nhau, là con của Ngô Hồi 吳回.

- Quý Liên 季連, về sau gọi là Chúc Hùng là con của của "Lộc Tung" hay Lộc Tục: có 6 người con, con út là Quý-Liên.

- Chúc Hùng là Cha của Hùng Tảo, Hùng Tảo là Cha của Hùng Lệ, Hùng Lệ là cha của Hùng Cuồng.

- Sở Hùng Dịch 楚熊繹 là con của Hùng Cuồng, là cháu chít của Quý Liên/Chúc Hùng và là Thầy của Châu Văn Vương của nhà Chu... và Sau đây là phần tên Vua được đưa vào Sách Sử... viết bằng cổ văn.

     ***Bảng  tên hiệu Sở: Hùng Vương / Tên Họ / năm lên ngôi / năm thoái vị...
bằng Cổ Việt Văn: gồm tên các vua...



***
Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
***
Sở Bá Vương 楚霸王_Hạng Võ 項羽 là con cháu đích tôn của Hùng Triều họ Mi 米 (Mi hay Mị, Mì, Mễ) vì tổ tiên được phong đất cho ở Đất Hạn, cho nên lập Tổ dòng họ Hạn; (cũng như Khuất Nguyên vậy, thời phong kiến thì dòng họ vua thường hay được phong cho đất để lập ấp, lập quốc nhỏ làm chúa nơi địa phương nhỏ và thường hay đổi họ theo đất mình được làm chúa nơi đó).

... Sở Bá vương Hạng Võ và Lưu Bang lãnh đạo dân Quân Sở - Việt lật đổ nhà Tần...

***Khảo cứu một số phong tục vùng Sở - (Trầu / Kỳ / Liệt San-yue Lang -Văn Lang- Việt Lang mà ngày xưa goị là "Sở") và ngay nay quý vị có thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng trên các web của các bloger hay trên trang web của tỉnh Hồ Nam hay Hồ Bắc của Tân Hoa Xã:

- Khách đến nhà khi đã mời ngồi rồi thì kỵ lau bàn hay quét nhà, vì như vậy là có ý đuổi khách.

- Khi mời khách ăn trứng gà thì không được đãi ăn số trứng lẽ 1 hay 3, nhưng kỵ nhất là đãi khách ăn hai trứng, vì "ăn hai" giống như tiếng chửi... "ăn hại" của tiếng Sở.

- Trước khi ăn, không được dùng đũa gõ chén, vì chỉ có ăn mày mới gõ chén ăn xin.

- Sau khi ăn, không được gác đũa lên chén, vì gác đũa lên chén là cúng cơm cho vong linh.

- Đầu của phái nam, và vùng eo của phái nữ là chỉ được nhìn, không được rờ, nếu bị tùy ý đụng chạm thì coi như là một điều bị sỉ nhục.

- Phải phơi quần áo phụ nữ nơi kín đáo, không được cầm sào phơi quần áo phụ nữ băng qua đường; đồ lót của phụ nữ khi phơi phải tìm ở chỗ người ta không nhìn thấy; khi phụ nữ có thai thì không được tham gia tiệc đám cưới; phụ nữ đang có kinh kỳ thì không được vào chùa, miếu; phụ nữ không được tham gia việc xây bếp hay dựng kèo cột trong xây cất.

- Kỵ những từ ngữ hung hiểm, ví dụ: không nói "Chết́" mà nói "Đi" rồi, hay "không còn nữa", quan tài thì nói "thọ tài", "thọ mộc"; ngày tết không được nói "thấy bà"," thấy quỷ", "đồ... quỷ sứ"... nói chung là kỵ từ ngữ hung hiểm hay xui xẻo.

- Cha mẹ qua đời thì con trai không cắt tóc trong thời gian 7 thất (tuần) để tỏ lòng hiếu thảo khi để tang.

- Kêu chut bằng "ông", chuột rất khôn lanh, nên sợ chuột cắn phá quần áo v. v... nên tỏ ra tôn kính mà gọi là "ông" Tí.

- Con một của gia đình thì thường gọi là "Chó con", "Bé", "Nữ", "Nố", "Náo"... Vì sợ ma quỉ xâm hại, sợ khó nuôi.               

Ngày nay thì Văn Hóa Sở đã biến thành đã biến thành văn hóa của tiếng Phổ thông / Quan Thoại, nhưng những nghiên cứu về từ ngữ cổ của lịch Sử còn sót lại mà người ta còn dùng và được biết ở các vùng thuộc đất Sở lại làm cho tôi giật mình:

- Dù đã bị tiếng phổ thông - quan-thoại thay đổi, nhưng nhiều vùng "Sở" ngày nay vẫn gọi con của mình là phái nam bằng "trai " như tiếng Việt, đó là vùng: Nam Xương 南昌/ đọc là "ʦai" như "Chai " Hay "Trai" 、đó là các vùng Đô Xương 都昌、An Nghĩa 安義、Tu Thủy 修水、Bình Giang 平江, Dương Tân 陽新, Tuyên Phong 宜豐、Tân DU 新喻 、v v... 
Họ vẫn gọi con trai là "TSai".

 và....

- Hai chân giang rộng ra gọi là: "Mở" và viết là chữ 摸 /Mạc - nhưng đọc là "mở".

- Con ngỗng gọi là Ngan, ngo.

- Lớn, gọi là "Đại", viết là 軚 / đọc là Đại.

- Cái rổ làm bằng bằng tre: gọi là Rổ, viết là 蘿 / đọc là Rổ; có nơi nay đọc lô hay lo, loa, lóa...

- "Hiểu",  vùng Kiến-Ninh  建寧 ngày nay vẫn đọc "Hiểu'' 曉 như tiếng Việt.

- "Phan", vất đồ vật gọi là Phan, viết là 拌 / đọc là "Phan".

- Bất kể, bất cần mạng sống gọi là "Bán mạng", những vùng còn nói là  "bán mạng" là:
(phát âm có khác nhau một chút giữa các vùng): Nam xương 南昌 / pʰɔn miaŋ、An Nghĩa  安義 / pʰɔn miaŋ、Cao An 高安 / pʰɛn miaŋ、Tân Du 新喻 / pʰɔn miaŋ、Bình Hương 萍鄉 / pʰɔ̃ miã、Lễ Lăng 醴陵 / pʰõŋ miaŋ、Kiến Ninh 建寧 / pʰɔn miaŋ、Thiệu Vũ 邵武 / pʰon miaŋ。

- Lá cây Trúc gọi là Lá, viết là 箬 / đọc là "lá".

- Thấy, viết là 睇 đọc là "Thấy".

- Vùng nước sâu gọi là "thầm" hay "Than", nghĩa là "Đầm" so với tiếng Việt.
       
Tất cả những phần khảo cứu tiếng nói và phong tục Sở nêu trên là vào trang nhà trên Internet của tỉnh Hồ Bắc thuộc Tân Hoa Xã là sẽ đọc thấy (trong hiện tại).

Từ những chứng cứ nêu trên, có thể thấy ngày xưa vùng Sở vừa đúng là "Trầu", vừa đúng là Nước Việt / Văn Lang rộng lớn với hàng trăm bộ tộc "kỳ - Cửu Lê" nói tiếng Việt. Nếu vậy thì nên đọc địa danh và tên người của cổ sử theo tiếng Việt...

- Khảo cứu một số tên Sở theo hướng "Việt-Ngữ" thì  thấy là, ví dụ:

1/ CAN TƯƠNG: phiên âm Can-Tương > "Cương" hay  "Cường" / vì chẳng có ai tên là Can -Tương, nếu Can-Tương đúng là tên một người thì trước đây đã có người dùng, sau nầy phải có người dùng, và bây giờ cũng phải có người dùng; suy ra, Can-Tương là "Cường".

2/ MẠC TÀ:
... chưa thấy có ai trong sử sách có tên là "Mà", "Tà" hay "Mạ" "tà", phiên âm nầy chỉ theo Mân Việt ngữ mới có nghĩa, đọc là "Bạc-ghé'' > "Bé", còn một cách đọc khác là "mo-ghé" ra âm "Moẽ"- (Moẽ là bé gái), ở đâu có người Triều-Châu và tiếng Mân-Việt thì có người gọi con gái là "Moẽ", ở đâu có người Việt là ở đó có người gọi con gái là "Bé"

*** Ghi chú: Tiếng Mân-Việt là Phước Kiến và Triều-Châu giữ được rất nhiều tiếng Việt Cổ Ngữ, khi phục chế ngôn ngữ Sở hay đối chiếu để rõ nghĩa thì các học giả bên Trung Quốc hay so sánh với Mân Ngữ mà tìm đáp số.

Ngày nay chúng ta đọc là Mạc-tà, nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của tôi thì "bạc-chsé"> tức là "Bé" là tên đúng nhất của người vợ của Can-tương > Cường.

3/CỬU KHUẨN: ... Vần phiên âm "Cửu -khuân" > là "Quân" nầy độc đáo, dù đọc theo giọng Quảng Đông / Triều Châu / Phước Kiến hay Việt Nam đều có kết quả là "Quân", đất "Quân" (Đất Quân hay Quan, Âm thanh gần nhau là tên mộtvùng đất nơi... được gọi là: Sở, Vậy… không thể nào là "cửu-khuẩn" vì nó hoàn toàn vô nghĩa...

4/ TRIỀU CA: kinh đô của triều Thương / Trụ Vương là Triều Ca, phiên âm giọng Việt Quảng Đông là Chsiều -Co >Chso / chsò, chính là vùng đất "Trầu" hay "Sở",  vậy không có "Triều - Ca " chỉ có "Trà" là phiên âm của Triều Ca và phát âm rất giống âm "Trầu", chỉ có chso, chsò, Trầu, Sở...

Bởi vậy cho nên không có ai tìm ra được kinh đô "Triều Ca" của Trụ Vương ở đâu.

Ngày nay người ta cho rằng Triều-Ca ở huyện Kỳ của tỉnh Hà Nam... và đó cũng là lý do tôi tin rằng Trụ Vương / nhà Thương là người Việt vì kinh đô Mang tên "Triều- ca" thì chính là Sở, và vua nhà Thương họ Chữ, là con cháu đế Nghiêu,và có chứng cứ tài liệu là họ biết nuôi voi thì càng đúng là "VanLangshan" tức là Văn-Lang, thần thánh "phong phú như truyện "phong Thần" là sản phẩm của văn minh nông nghiệp lúa nước đã định cư thì mới có được truyện như vậy v. v...

Và người Việt Nam không xa lạ với họ Chữ... qua truyện "Chữ Đồng Tử";
Triều-Ca là 楚 sở.

5/ THƯƠNG NGÔ: đọc theo phiên âm Quảng Đông là "CHSén-ngùa" > CHsùa = 楚 sở.

6/ CỨ ÂU: đọc theo phiên âm Quảng Đông "Chsìa-Ngâu" > Chsầu = 楚 sở.

7/CỘNG NHÂN: Cộng -nhân> Cân; Cong-nan> Can, Cúng -dành> Cánh; Can, cân, cánh, đều là giọng Việt, mân, Quảng Đông để gọi đất "cống" (đất "Quang") là Vùng Sở.

8/ QUỈ PHƯƠNG: Quỉ - Hoang > Quang là giọng Mân Việt, Đất "Quang" là một tên khác của Đất sở có thể giọng "Quang" là Chính Thức vì rất phù hợp với tiếng Việt; và cũng chính là "Quang" là chủ ngữ đã sinh ra quá nhiều tên gọi theo sau: Cân / Can / Cánh, Cung, Cúng và trở thành Cống ngày nay.

9/ CỔ MUỘI: giọng phổ thông Cuà-Mi >ky hay "Kỳ".

10/ 昌意 Xương-Ý: giọng Việt Phiên-Ngung còn đọc là Chsen-ià > tức là phiên âm của Chsià 其, "Chsià" hay "Khỳ" hay "Kỳ"? "khỳ" hay "Kỳ" là tùy giọng nói của từng địa phương.

11/ 陸終 Lộc tục hay Lộc tung đều có phiên âm là > Lùn (tiếng Quảng Đông "Lùn" là Rồng), Long.

Xuyên qua những khảo cứu và đối chiếu phía trên đã đủ cho ta thấy "Bí Mật" sẽ được dần dần sáng tỏ.

Shan 商 là Thương. Nếu Shan / Thương không bị mất vào tay Chu 周, thì thời Xuân Thu-Chiến Quốc với các nước nhỏ là Ngụy - Hàn - Triệu - Yến - Lỗ - Tề - Tần.... vẫn là một phần của Văn-Lang, là Shan 商 Thương.


SỞ là Việt, như Tư Mã Thiên đã viết trong Sử Ký là "Sở Việt đồng tông đồng tộc", và cũng thấy được nhà "Thương" - "Trụ Vương" cũng là Sở ngày trước, và còn biết được "Can-Tương" và "Mạc -Tà" tên thật là gì v. v... và người Sở là Hạng Võ và Lưu Bang lật đổ nhà Tần rồi lập nên nhà Hán, tuy xưng danh là 'nhà Hán' nhưng chính là người của nước Sở nói tiếng Sở, và Sở đó chính là "Sở" "Văn-Lang" với "Cửu-Lê / Kỳ" và ngôn ngữ chính là Việt Ngữ.

Sách "Thuyết Văn" thời Hán là đọc theo Việt Ngữ lại là một minh chứng thêm.

Sở Là Việt, là Văn Lang, người Việt làm sao quên được Văn-Lang?

Toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán... là văn Hóa Việt.


Hoa Sử viết rằng Triều Shan (Nhà Thương) quá nhiều lần dời thủ đô, mà không nghiên cứu hoặc chối bỏ là Shan từ đâu đến! Văn-Lang đã bắc tiến từ nam... Đâu dễ gì có một ngọn núi là "Lạng Sơn" mà lại trở thành tên của một tỉnh Lạng Sơn hay Lạng-San, hay Lang-Shan, chính là tên của nước "Vănlangshan" còn sót lại khi những vùng đất kia của nước Văn-Lang đá bị đổi tên thành các vương triều và quốc gia khác nhau theo dòng lịch sử...

Vì có những ngộ nhận hay gian trá đánh tráo và hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên bề dầy lịch sử Bách Việt... cho nên bài khảo cứu nầy được suy xét rất thận trọng để làm sáng tỏ...

Sở là Việt là Văn-Lang trải dài từ phương nam lên Động Đình Hồ với nhiều đời vua với phong hiệu là Hùng Vương.

Nhạn Nam Phi / Thanh Đỗ

* Ghi chú:


Can-Tương và Mạc - Tà là tên cây kiếm và cũng là tên của cặp vợ chồng nổi danh đúc kiếm.

__________________________

- Bài nầy có tham khảo một số web sites dưới đây:

•    楚國

•    贛語的歷史

•    贛語中的古百越語詞一覽

•    贛語中的古吳語詞一覽
Nguồn

********************************************

Lời Giới Thiệu: Vì muốn tìm về cội nguồn của mình, và vì sự phát âm lơ lớ giống giống nhau của tiếng Việt và tiếng Hoa (Tàu) đã thúc đẩy tác giả Đỗ Thành đi nghiên cứu rất sâu rộng về ngôn ngữ để viết những bài này. Là người Việt gốc Triều Châu, nên may mắn biết và hiểu rành rọt hai thứ tiếng Việt và Hoa (Tàu) với những phát âm khác nhau của các tỉnh bên Tàu, đã tương đối giúp cho tác giả tìm lại được sự thật về nguồn gốc của mình.

Do đó, những bài này có tính chất khoa học khảo cổ nên khá xác thực, để cống hiến cho mỗi người sự tự do nhận định đúng hay sai về nguồn gốc của mình. Vì vậy xin bạn đừng có vội kết luận vớ vẩn là tác giả bênh Tàu cộng hay theo Việt cộng, nếu chưa thấu hiểu tận tường về vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa Việt-Hoa.


Nguyễn Sơn Hà
Địa lý nhà Chu bấy giờ chỉ kéo dài tới sông Hoàng Hà.

 

I
 photo Chu_Chu in seal script top and regular bottom chu now characters has been modify and refine in centuries_zpsubshtzdg.png

Hình 1 Chữ "Sở"
Chữ "Sở" hình bên trái, ban đầu viết bằng chữ nòng nọc của Việt tộc thời cổ, sau theo thời gian được cải đổi thêm thắt nhưng vẫn nhận ra gốc, chữ "Sở" hình bên phải.

Hình 2 - Chữ "Việt Vương" khắc trên thanh gươm /kiếm của Vua Việt Câu Tiễn


Kiểu chữ 'điểu trùng văn' chữ khoa đẩu của Vua Việt Câu Tiễn thời cổ.

image Yue

 photo TrinhToc-Viet-cautien-components_zpspc90f8pv.jpg


 photo Viet toc 002 1_zpszarh5y22.png
 photo ngam-co-kiem-ngan-nam-khong-gi-cua-viet-vuong-cau-tien_zpsjhiisvzz.jpg

 

II
Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

 photo Ting_zps179b3265.jpg

 

III
Chữ Việt Cổ Ở Nam Dương Tử.



ĐỌC VÀ SUY GẪM KẾT LUẬN CỦA MỘT BÀI BÁO Ở ĐÀI LOAN

Nghiên cứu gene gần đây xác nhận rằng - Phúc Kiến, Quảng Đông, Khách Gia nhân (Hẹ) đều là hậu duệ của tộc Bách Việt. Trước tiên họ bị người Hán dùng vũ lực chinh phục, sau bị Hán hóa, rồi bị bắt phải nhận kẻ thù làm Tổ Tiên và tự nhận mình là người Hán khi người tộc Bắch Việt bị thua trận với người Hán. Họ chính là người Bách Việt mất nước, mất gốc trên chính quê hương của họ, bị dị tộc thực dân Hán thống trị hai ngàn năm mà không tự biết, ngay cả cho dù sự khác biệt về thể chất, vóc dáng và diện mạo nhìn thấy rõ ràng.

Người Hán đối với người phương Nam thực hiện chính sách Hán dân hóa (Hán nô hóa) trong lịch sử tội ác diệt chủng là một mô hình thành công nhất.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/23954-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%95-%E1%BB%9F-nam-d%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%AD/

(基因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖 民統治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見…但漢人對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範)。

福建人、廣東人、客家人都是漢化的百越族 基 因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖民統 治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見(華北人仍有82%漢代漢人血統,且胡漢本同源)。日本人對台灣人的皇民化因時間不夠長而失敗了,但漢人 對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範。

myweb.ncku.edu.tw


(Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakka families are descendants of the hundred ethnic minorities.) They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, the hundred more people perish and the Dead clan, was alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible...

But Han's "Han" (Han enslavement) to the south of China is the most successful model of genocide in history.

Fujian people, Guangdong people, Hakka families are Chinese hundred ethnic minorities Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakkas are descendants of the hundred ethnic minorities. They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, hundred people perish and the Dead clan, by the alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible (North China still has 82% Han Chinese descent, and Huhan Ben homology).

The Japanese to the Taiwanese people because the time is not long enough to fail, but Han Chinese to the south of China's "Han" (Han enslavement) is the history of genocide the most successful model.

 



Bản đồ nước sở

 photo 72fdd0aeb51018c5951d663ccc345365_zps8dhnryfz.jpg

 



 photo S_zpsx63imnmc.png

 



 photo S 350 350_zpsssebvck8.png

 



 photo S - 453 BC_zpsmzchrezt.jpg

 

 

Bảng so sánh tài liệu âm thượng cổ Hán Ngữ của các chữ có thể là từ cổ Việt Hán

Chữ Hán

Karlgren

Vương Lực

Baxter

Cổ

Việt Hán

Hán Việt

(Đường âm)

pinyin

Quảng Đông

Mân Nam

b’ɑŋ baŋ baŋ buồng phòng fang2 fong2 pong5,pang5

b’ɑg bak baks buộc phọc fu4 bok3 pak8

b’i ̯u bio bjo bùa phù fu2 fu4 pu2

b’i ̯wa ̆m biam bjom buồm phàm fan2 faan4 hoan7

mi ̯wa ̆n miuan mjonʔ muộn vãn wan3

pi ̯waŋ piaŋ pjaŋʔ buông phóng fang4

pi ̯wər piəi pjəj bay phi fei1 fei1 hui1, pe1

gwia ɣiuai wjaj bởi, vì vị wei2/4 wai4

pi ̯wa ̆n pian pjans buôn phán fan4 faan3 hoan5

pa ̆k peak prak bác ba4,bo2 baa3,baak3 peh4, pek4

pu ̆k peok prok bóc,róc bác bo1

pi ̯wo pia pjaʔ búa phủ fu3 fu2 pu2

b’i ̯og biô bjew bầu biều piao4 piu4 phio5

g’i ̯og giô grjaw cầu kiều qiao2 kiu4 kiau5,kio5

ka ̆n kean kren căn gian jian4 gaan1 kan1, kan2

ku ̆k keok krok góc giác jue2 gok3 kak4

kʊ̆g keuk kruks cốc giác jue2 gok3 kak4

kam keam kromʔ kém giảm jian3 gaam2 kiam2

ku ̆ŋ keoŋ kroŋ sông giang jiang1 gong1 kang1

ku ̆ŋ keoŋ kroŋ gồng,cõng giang kang2,gang1 gong1,kong1 kng1

ke ̆g ke kreʔ cởi giải jie3 gaai3 kai2

ka ̆d keat krets cả giá jia4 gaa3 ka3

kea kras gả giá jia4

g’o ̆g ɣeô grew keo giao jiao1 gaau1 ka1

ko ̆g keô krew kẻ, cổ giao jiao1 gaau1 kau1

ko ka kaʔ cổ

kan kean krans can gián jian4

g’ɑn ɣan ganʔ cạn/khan hạn han4

ka ̆p keap krep kép giáp jia1, ga2

g’ia giai grjaj cưỡi kị ji4

ki ̯o kia kjas cưa , cứa cứ jiu4

d’i ̯o dia lrja chừa trừ chu2

di ̯o ʎia lja thừa yu2

xiwet xyuet hwit tiết huyết xue4

si ̯e ̆t siet sjit dứt tất xi1

t’uŋ thoŋ hloŋʔ thùng dũng tong3

ki ̯æn keən krjən khăn cân jin1 gan1 kin1

ki ̯ap kiap kjap cướp kiếp jie2 gip3 kiap4

kat kat kat cắt,gọt cát ge got3 kat4

ki ̯ən kiən kjənʔ gìn? cẩn jin3 gan2 kin2

kwe ̆g koe kʷres quẻ quái gua4 gwaa3 koa3

g’i ̯ən giən gjənʔ gần cận jin4 gan6 kin7

kwək kuək kʷək quấc, quắc quốc guo2 gwok3 kok

mi ̯wo mia mja mo vu wu mou4 bu5

mi ̯ug miok mjoks mùa vụ wu4 mou6 bu7

mi ̯wo mia mjaʔ múa wu3

gi ̯wo ɣiua wjaʔ mưa yu3

mi ̯ug miok mjoks mù,móc,
mồng
vụ wu4 mou6 bu7
gi ̯wo ɣiua wjaʔ mưa yu3
mi ̯wəd miət mjəts mùi vị wei4 mei6 boe7
mi ̯wəd miət mjəts mùi vị wei4 mei6 boe7

mwɑn muan mons mùng/màn mạn man2 maan6 ?

mɑg mak maks mả mộ mu4 mou6 bong7

məg mai mei2 mui4 boe5,m5,moai5,mui5

mai maj mài ma mo2

d’ɑ dai lajʔ lái đà duo4, tuo2

kai kajs cái ge4

mi ̯waŋ miaŋ mjaŋʔ mạng võng wang3 mong5 bong2, bang7

mi ̯e ̆n mien mjinʔ miệng vẫn wen3 man5 bun1,bun2

ma ̆ŋ meaŋ mraŋ măng manh meng2

mi ̯wən miən mjun mắng văn wen2 man4 bun5

li ̯əm liəm c-rjəm (bụi) rậm/
chùm
lâm lin2

ti ̯o tia trjas đũa trứ zhu4 zyu3,zyu6 tu7

d’u ̆k deok drok đục trọc zhuo2 zuk4 tak8,tok8

ȶi ̯uk tɕiok tjok đuốc chúc zhu2

ȶi ̯ɔ tɕya tjᴀʔ đỏ giả zhe3 ze2 ?

ti ̯wər tiuəi trjuj đuổi truy zhui1,dui1 zeoi1 tui1

ki ̯wæd kiuet kʷjits cuối quý ji4

si ̯wa ̆d siuat swjats tuổi tuế sui4 seoi3 soe3

te ̆ŋ teŋ treŋ đanh đinh ding1 ding1 teng1

te ̆ŋ teŋ treŋʔ đánh đả da3 daa1 taN2

pi ̯e ̆ŋ pieŋ pjeŋʔ bánh bính bing3 beng2 pan2

si ̯e ̆ŋ sieŋ sjeŋs tánh tính xing4 sing3 seng3

t’iər thyei thij thấy thê di2 tai2 ?

tək tək tək đác (nước) đắc de2 dak1 ?

d’ɑg dak daks trạc/đo đạc/độ du4,duo4

dzi ̯əg ziə zjəʔ tựa,dựa tự si4 ci5 ?

dzi ̯u ̆m ziuəm tìm tầm xun2, xin2 cam4 chhim5,sim7

ti ̯ʊŋ tiuəm k-ljuŋ đúng trúng zhong4 zung3 ?

ȶʻəm tɕhy thəmʔ chìm trầm chen2 cam4,sam2 sim2,tiam5,tim5

tiam tyam chấm điểm dian3 dim2 tiam2

ȶi ̯am tɕiam k-ljam xem chiêm

d’ʊg du luʔ lúa/gạo đạo dao2 dou6 tiu7,to7

dʐʻi ̯aŋ dʒiaŋ dzrjaŋ giường sàng chuang2 cong4 chhng5

si ̯wan siuan sjonʔ chọn tuyển xuan3 syun2 soan2

ȡʻi ̯uk dʑiok Ljok chuộc thục shu2 suk6 siok8

d’i ̯ʊŋ diuəm g-ljuŋ dòng/giống chủng zhong3 zung2 chiong2

tsi ̯e ̆g tsie tsjeʔ tía/tái tử zi3

tsi ̯əg tsiə tsjəʔ đứa/trai tử zi3

dz’i ̯əg dziə dzjəs chữ tự zi4

ti ̯o tia trjaʔ chứa trữ zhu3

ŋi ̯o ŋia ŋjaʔ ngừa ngự yu4

b’ia biai brjaj bìa pi2

b’ia biai brjajʔ phải bị bei4,bi1

pi ̯e ̆g pie prje bia bi bei1

ȶi ̯e ̆g tɕie kje chia,chẻ chi zhi1

pian pyan pen bên biên bian1

pi ̯e ̆n pien pjin bến tân bin

pied pyet pits bít bế bi4

liar lyai c-rejs lìa,chẽ,rời li li2 lei4 li5

lo la c-ra lò, lửa lu2 lou4 loD5

li ̯o lia c-rjaʔ lúa lữ lyu3 leoi5 ?

li ̯u lio c-rjoʔ lụa lyu3

lai c-raj lưới
chài
la lo2, luo2 lo lo5

lɑp lap c-rap chạp lạp la4

li ̯aŋ liaŋ c-rjaŋ rường lương liang2 loeng4 liang5

luŋ loŋ c-roŋ
b-roŋ
lồng
chuồng
lung long2

li ̯uŋ lioŋ b-rjoŋ rồng long long2 lung4 geng5,leng5

lian lyan c-rens rèn luyện lian4 lin6 lian7

ȶi ̯u tɕio tjos đúc chú zhu4

ȶi ̯ʊg tɕiu tjus chúc chú zhou4

ȶi ̯ʊg tɕiuk tjuks chú chúc zhou4

li ̯ək liək c-rjək sức lực li4 lik5 lat8

d’əg dək ləks đời đại dai4

dia dia ljaj rời di yi2

ni ̯ær niei nrjij nơi ni ni2

niər nyei nij lầy ni2

ȡi ̯əg ʑiə djə giờ thì shi2 si4 si5

ȡi ̯əg ʑiə djəʔ chợ thị shi4 si5 chhi7

dz’ək dzək dzək giặc tặc ze2 caak6 chek8,chhat8

pək pək pək bấc bắc bei3

d’ək dək dək đực đặc te4

ȵi ̯e ̆t ȵiet njit nhựt/ngày nhật ri4 jat6 jit8

ʔi ̯e ̆t iet ʔjit nhứt/nhất nhất yi1 jat1 ?

g’og ɣo^ gaw kêu/gọi hào hao2 hou4 ho7

ŋi ̯əg ŋiə ŋjə ngờ nghi yi2 ji4 gi5

ŋwɑd ŋuat ŋʷats ngoài ngoại wai4 ngoi6 goa7

ŋia ŋiai ŋrjajs ngãi nghĩa yi4 ji6 gi7

ŋɔ ŋea ŋra ngà nha ya1 ngaa4 ga5
ŋɑ ŋai ŋaj ngài nga e2 ngai5

ŋwa ŋoai ŋʷrajʔ ngói ngõa wa3 ngaa5 hia7,oa2

g’əm ɣyəm gəm gậm/ngậm hàm han2 ham4 ham5,kam5

kia kiai krjajs gởi ji4

dz’əm dzəm dzum tằm tàm can2

ts’i ̯am tshia tshjem tăm tiêm qian2

ʂi ̯ær ʃiei srjij thầy shi1

ɕi ̯ær ɕiei hljij thây thi shi1

b’i ̯an bian bjen bằng bình ping2

ȶi ̯u tɕio tjoʔ chúa chủ zhu3

tʂʻi ̯o tʃhia tshrja xưa chu1

ʂi ̯o ʃia srja thưa,sưa shu1

si ̯u sio sjo tua tu xu1

mo ma wu2 mou4 bo5,bu5

mi ̯wa ̆n mian muôn vạn wan4 maan6 ban7

mi ̯wa ̆n miuan mjonʔ muộn vãn wan3

g’we ̆g ɣoek gʷreks gạch,vạch họa,hoạch hua4 wa6,wak6 hoa7

g’wɑk ɣuak wak vạc hoạch hua4 wok6 ?

g’wɑ ɣuai vạ họa huo4 wo5 ho7

gi ̯wa ̆n ɣiuan wjan vượn viên yuan2

di ̯ag ʎyak ljᴀk nách dịch ye4

g’wət ɣuət gut hột, hạt hạch he2 hat6 hat8,hut8

pai pajs vãi bo1,bo4

p’i ̯wa ̆d phiua phjots phổi phế fei4

d’ia diai djejs đai
(đất đai)
địa di4

d’ɑ dai daj đìa trì chi2 ci4 ti5

tsa ̆m tʃeam tsremʔ chém trảm zhan3 zaam2 cham2

lɑm lam g-ram chàm lam lan2

k’ər khyən khəj khơi/khui khai kai1 hoi1 khai1, khui1

k’i ̯əg khiə khjəʔ khởi khỉ qi3

ts’ieŋ tshye sreŋ xanh thanh qing1 ceng1 chheng1

ȶʻi ̯ʊg tɕhiu thjus thiu,thối chou4,xiu4 cau3 chhau3

dʐʻi ̯ʊg dʒiu dzrjiw rầu/dàu sầu chou2

slĕg ʃeai cCrejʔ rưới sái sa3

si ̯əg siə sjə tơ, xơ,sợi ti si1 si1 si1

swɑ suai soj thoi thoa,xoa xuo1 so1 so1

swɑ suai soj tơi toa, soa suo1

ȶʻwia tɕhiuai thjoj thổi xuy chui1 ceoi3 chhui1

ȶi ̯ʊg tɕiu tjuʔ chổi trửu

kiweŋ kyueŋ kʷeŋ quanh quynh jiong1 gwing1 ?

g’i ̯wan giuan cuốn,cuộn quyển juan4,quan2 gyun4 kuan2

gi ̯waŋ ɣiuaŋ wjaŋʔ viếng vãng wang3

lieŋ lyeŋ c-reŋ liêng/
chành
linh ling2

ki ̯e ̆ŋ kieŋ krjeŋs kiêng kính jing4

tsi ̯e ̆ŋ tsieŋ tsjeŋʔ giếng tỉnh jing3 zeng2 cheng2

ȶi ̯e ̆ŋ tɕieŋ tjeŋ giêng chính zheng1

d’i ̯e ̆ŋ dieŋ lrjeŋ chiềng trình cheng2

li ̯e ̆n lien c-rjin giềng lân lin2

ɕi ̯e ̆ŋ ɕieŋ hjeŋ tiếng thanh sheng1

li ̯əg liə c-rjəʔ làng,
chiềng
li3

si ̯ag syak sjᴀk tiếc tích xi2 sik1 sek4

ȶi ̯e ̆k tɕiek tjek chiếc chích zhi1

dzi ̯ag zyak zljᴀk tiệc tịch xi2

pi ̯ak piak pjak biếc bích bi4 bik1 phek4

di ̯e ̆k ʎiuek wjek việc dịch yi4 jik6 ek8

siek syek slek thiếc tích xi2

ȶʻi ̯ag tɕhya thjᴀk thước xích chi3

ŋi ̯ak ŋiak ŋjak ngược nghịch ni4 ngaak6 gek8

ki ̯a ̆ŋ kyaŋ krjaŋs gương kính jing4 geng3 keng3,kiaN3

ȶi ̯əg tɕiə tjə chưng chi zhi1

gi ̯ug ɣiu wjəs cùng hựu you4

g’i ̯əg giə gjəs cúng/giỗ kị ji4

xi ̯əg xiə xjəʔ hửng,hởi hỉ xi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ thôi,rồi zi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ lấy yi3

gi ̯əg ɣiə ɦjəʔ hỡi yi3

ȶi ̯əg tɕiə tjəʔ chân, châng chỉ zhi3

mi ̯ær miei mrjəj mày mi mei2

dzi ̯əg ziə zjəʔ dường, tựa tự si4

gi ̯wər ɣiuəi wjəj vạy vi wei2

kap keap krap kép? giáp jia3

ka ̆p keap krep kép, cặp giáp jia2

g’a ̆p ɣeap grep hẹp hiệp xia2

d’o ̆k deôk drewks chèo trạo zhao4

po ̆k peôk prewks beo báo bao4

d’i ̯og diô ɦtrjew triều trào chao2

t’iet thyet hlit sắt thiết tie3

tək tək tək được đắc de2

ŋi ̯wa ̆n ŋiuan ŋjon nguồn nguyên yuan2

k’ʊ̆g kheu khruʔ khéo xảo qiao3

di ̯ok ʎiôk rjawk thuốc dược yue4

g’æg ɣe grə xương hài hai2

di ̯əg ʎiə ljə lạ dị yi4

di ̯əg ʎiə ljəʔ rồi yi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ lấy yi3

mi ̯at miat mjet mất diệt mie4

gi ̯wa ̆t ɣiuat wjat vớt việt yue4

g’wɑt ɣuat wat vượt việt yue4

tiər tyei tijʔ đáy để di3

t’wɑt thuat hlot lọt thoát tuo1

ȵi ̯ok ȵiôk njewk nhọc nhược ruo4

mʊg muk muks mạo mao4

g’o, ɣuo ɣa gaʔ cửa hộ hu4

tsɑ tsai tsajʔ trái tả zuo3

gi ̯ug ɣiu wjəʔ phải hữu yuo4

ȶi ̯e ̆ŋ tɕieŋ tjeŋ thẳng chính zheng4

lɑŋ laŋ c-raŋ chàng lang lang2

ni ̯aŋ niaŋ nrjaŋ nàng nương niang2

lwɑn luan c-rons chộn,rộn loạn luan4

g’æn ɣeən grənʔ hẹn hạn xian4

li ̯at liat c-rjet rét liệt lie4

lu lo c-ros lậu lou4

no na naʔ ná,nỏ nỗ nu3

ȵi ̯am ȵiam njomʔ nhuộm nhiễm ran3

slĕg ʃeai cCrejʔ rây sái sa3

d’ug dok loks lỗ (hổng) đậu dou4

g’i ̯əm giəm grjəm chim cầm qin2

li ̯at liat c-rjet rách liệt lie3

d’ɔ dea lra chè trà cha2

ȶi ̯ɔ tɕya tjᴀ che già zhe5
ʔo a ʔa ác ô wu1
thi ̯at thiat thrjet suốt/tuốt triệt che4
d’wən duən lun lợn đồn tun2
BỔ SUNG (MỚI)
mi ̯wo mia mja mựa wu2
ȶi ̯ær tɕiei tjij chỉn chỉ zhi3


 

Blog: http://www.fanzung.com


Đọc thêm:

Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn và Mân ngữ
https://nghiencuulichsu.com/2016/12/14/nuoc-viet-cua-viet-vuong-cau-tien-va-man-ngu/

 

Viết lại tên Bách Việt
http://www.nongsinh.com/TrinhToc_BachViet_LSViet.htm
Nguyễn Đại Việt 2

imageYue

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...