Sunday, September 22, 2019

 

Media


Khi bạn còn vũ khí trong tay, bạn có thể bắn chết Việt cộng --nó -- cộng sản/Việt cộng.
Hãy tin chắc chắn không bao giờ Việt cộng làm mất lòng bạn, chúng sẽ tìm mọi cách ve vãn, dỗ ngọt, nhiều hứa hẹn, danh vọng, tiền bạc... nào là hòa bình, tình người, tình dân tộc, tình hữu nghị... để làm sao cho bạn lỏng tay súng, cất súng, hoặc bẻ súng đi.

Một khi bạn đã bẻ súng đi, thì lúc đó, bạn sẽ bắt đầu hiểu cộng sản, thấy ngay chúng là một con quỷ có sừng, miệng đầy máu, mà khi đã hiểu ra được cộng sản, thì đã muộn cho sinh mạng của bạn lắm rồi, muộn lắm lắm rồi.

Mục tiêu của Việt cộng/cộng sản là tiêu diệt các tư tưởng, mọi quan điểm không là cộng sản (phi vô sản). Khi Việt cộng/cộng sản cần ai thì chúng nâng người đó lên tận mây xanh để bạn phơi phới để lỏng tay súng, cất súng, hoặc bẻ súng đi, hay không còn quyền hành gì nữa, thì chúng sẽ quay lại ra tay diệt bạn tức khắc.

Việt cộng giỏi dùng tâm lý chiến để gạt gẫm, chúng có thể dùng cựu chiến binh Việt cộng dụ khị tâm sự cựu chiến binh của bạn, thương phế binh Việt cộng dỗ ngọt tỉ tê "chúng ta là nạn nhân của này nọ". Hay "tê liệt sĩ" Việt cộng để than thở với tử sĩ của bạn. Một khi bạn mền lòng vì ời cựu thương binh Việt cộng, tức khắc, nó đem nộp mạng bạn ngay để lấy thưởng.

Nhà thờ Chúa Cứu Thê VNCH, nay chúng dùng linh mục (Việt cộng) để giảng đạo và dùng thương phế binh Việt cộng để hô hào hòa hợp hòa giải với thương phế binh VNCH, để xin tiền cứu trợ từ hải ngoại. Chuyện này có thật. Nhưng người Việt hải ngoại biết đây là chiêu rút tiền hải ngoại và xóa lằn rănh Quốc - Cộng và trà trộn phá hoại và đầu độc tuyên truyền lớp thế hệ trẻ của người Việt hải ngoại rằng chúng ra tị nạn kinh tế. Việt cộng bóp méo sự thật cuộc chiến bảo vệ tự do của cha anh họ.

Việt cộng bản chất vẫn là Việt cộng. Quỷ đỏ bản chất vẫn là quỷ.

 

Người Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ

Người Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ
Nếu viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ. Thực ra, không phải đi lính Mỹ như các cụ nhà ta đăng lính Tây thời đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Nhập ngũ ở đây là theo đuổi binh nghiệp, tham dự vào công cuộc bảo vệ đất nước thực sự, đúng theo tinh thần đã tuyên thệ khi nhập tịch.

Nhập ngũ theo Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Tuần Duyên, Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng, Đoàn Ủy Nhiệm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia. Gọi chung là lính hết. Nhưng trong đó có 50% là sĩ quan và có nhiều chiến binh gốc Việt mọi cấp bậc. Trong hàng ngũ sĩ quan đã có cả tướng lãnh và rất nhiều đại tá. Cũng có các chiến binh gốc Việt sinh ra tại Mỹ mới nhập ngũ vài năm. Nhưng trong số kể trên đôi khi có các sĩ quan VNCH khi gia nhập quân đội Mỹ tuổi đã ngoài 30. Tháng 5 vừa qua, tôi có dịp gặp vị đó.

Ông là bác sĩ của cả hai đạo quân. Bác sĩ Nguyễn Dương vốn là sinh viên của trường quân y VNCH đã tốt nghiệp. Ra trường ông trở thành trung úy y sĩ đi hành quân miền Tây thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Sau đó ông có dịp thuyên chuyển về không quân Sài Gòn ở cấp đại úy cho đến khi mất nước. Quân vụ với VNCH vừa đủ 11 năm. Khi cộng sản chiếm miền Nam, ông chạy qua Mỹ lại đèn sách học lại. Tốt nghiệp bác sĩ Hoa Kỳ, ông là người hiếm hoi đã có quyết định hết sức khác biệt. Bác sĩ Dương xin gia nhập quân đội Mỹ được đeo lon đại úy. Thay vì mở phòng mạch như các đồng nghiệp, ông đã trở thành đại úy y sĩ hiện dịch quân đội Mỹ phục vụ các đơn vị, các binh chủng và khắp các các chiến trường. Đóng quân từ California qua Âu châu và Trung đông. Tại Đức ông đã từng là y sĩ trưởng của Sư Đoàn 1 thiết giáp Hoa Kỳ. Bác sĩ Dương với cấp bậc trung tá đã cùng sư đoàn thiết giáp có mặt tại Trung Đông ngay từ thời kỳ Mỹ đánh trận giải phóng Kuwait.

Tại mặt trận ông đã có dịp chỉ huy trên 60 y sĩ phục vụ khắp các đơn vị. Trên youtube biết bao người vào xem đã thấy quân đội Mỹ tổ chức lễ chia tay nhân dịp đại tá y sĩ Nguyễn Dương về hưu năm 1992 hết sức long trọng. Trong tác phẩm song ngữ viết về binh nghiệp và những chuyến đi của tác giả có bài tựa của đại tướng Griffith hết sức ca ngợi bác sĩ Dương. Hai người đã từng cùng phục vụ tại Sư Đoàn 9 tại miền Tây, ông cố vấn Mỹ và vị y sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa. Tình cờ lại cùng về sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ.

Tướng tư lệnh và vị y sĩ trưởng của sư đoàn. Nói chuyện với bác sĩ Dương:

- "Chúng tôi nghiệm ra rằng có lẽ thật hiếm hoi mới có người đeo lon đại úy của hai đạo quân. Thân phận chạy qua Mỹ như chúng tôi, từ đại tá xuống làm thợ sơn xe tải. Mấy ai đeo lon đại úy y sĩ Việt Nam mà lại lập tức thành bác sĩ quân y cho Hoa Kỳ".

Tổng cộng cả hai quân vụ Việt Mỹ của đại tá Dương là 31 năm. Thâm niên hơn các tướng lãnh VNCH.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Ở bên Pháp tôi có ông bạn là đại tá Vỵ. Ông Trần đình Vỵ sinh năm 1928 cùng quê Nam Định có trên 25 năm quân vụ Việt Nam từ trung sĩ 1949 lên đến đại tá VNCH 1975. Qua Pháp ông đăng vào đạo quân Lê Dương với cấp bậc thiếu tá. Sau cùng giải ngũ với cấp đại tá binh đoàn Légion Étrangère năm 1988. Quân vụ thuộc 2 đạo quân hơn 35 năm. Còn nhiều hơn đại tá Dương tại Hoa Kỳ. Bạn già Trần đình Vỵ ở Paris vừa viết bài kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ đăng trên tạp chí quân sử Pháp "Carnet de la Sabretache".

Bài tiểu luận tưởng niệm cho các chiến binh Việt Nam, các lao công và cả chị em ta mà số phận nghiệt ngã tình cờ có mặt trên chiến trường đã hy sinh tại trận Điện Biên Phủ. Số phận của họ chưa bao giờ được ghi nhận suốt 60 năm qua dù rằng quân số Việt Nam chiếm 50% tổng số hiện diện trong căn cứ. Trong khi tháng 7 này, tại Hoa kỳ chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước thì ngày 14 tháng 7-2014 ông Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân lại có dịp cầm cờ VNCH đứng bên nhau để tưởng niệm các chiến binh Việt Nam.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Trở lại với hàng ngũ các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong quân đội Mỹ, tôi nghĩ rằng nhiều người có trên 20 năm quân vụ. Muốn biết rõ phải tìm vào hồ sơ của hội VAAFA. Cái hội khá đặc biệt có tên là Vietnamese American Armed Forces Association. Tên Việt Nam là Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt.

Tôi phải dành ra cả buổi tối để nói chuyện với trung tá quân báo hải quân là anh Nguyễn Anh Tuấn. Trung tá Tuấn vẫn còn tại ngũ và hiện giúp cho hội đặc biệt về mặt phát triển hội viên. Anh cho tôi biết tổng số người Việt trong quân đội Mỹ trên 5.000 người và có hơn 650 người gia nhập chính thức vào tổ chức VAAFA. Anh có vẻ chưa hài lòng vì còn hơn 4.000 người chưa tham gia.

Thực ra tỷ lệ 650+ trên 5.000 là tỷ lệ hết sức cao. Tổ chức cộng đồng Việt Nam trên khắp các địa phương chưa bao giờ có được tỷ lệ như thế. Lại hỏi anh Tuấn là thâm niên quân vụ của các bạn ra sao. Anh nói đã có 28 năm lính. Cùng nhập ngũ 1 thời với anh Lương Xuân Việt. Phần anh Cao Nguyên trung tá công binh với 28 năm quân vụ mới giải ngũ. Cao Nguyên hiện là chủ tịch hội VAAFA và mới thêm tân hội viên là con trai của anh vừa tốt nghiệp West Point. Hội phó là cô trung tá thuộc Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên người thâm niên nhất của Việt Nam hiện nay là một Warrant Officer bậc 5, anh Phạm Kim đã có đến 37 năm quân vụ. Xem chừng anh Kim gia nhập quân đội 1976 từ khi mới đến Mỹ sau 1975, rồi cứ thong thả đi từ lính lên đến hàng cao nhất của ngành chuyên môn. Cấp bậc Warrant Officer của Hoa Kỳ lại có đến 5 hạng từ 1 đến 5. QLVNCH thì chỉ có một cấp duy nhất tương đương là chuẩn úy. Chẳng có danh từ nào khác để so sánh. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên là từ chuẩn tướng Việt, đại tá Huấn, các trung tá Nguyễn Cao Nguyên, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn dù qua Mỹ từ nhỏ nhưng tiếng Việt hết sức lưu loát.

Tất cả đều là thành viên của VAAFA, quan tâm đến VNCH, QLVNCH và cộng đồng Việt. Xa hơn nữa sự quan tâm vô cùng quý giá hướng đến quê hương Việt Nam và việc đấu tranh cho tự do dân chủ.

Lẽ dĩ nhiên các bạn không quên vấn đề biển Đông và vấn nạn bá quyền Trung Quốc. Một cách hết sức thành thực, US Navy Commander Nguyễn Anh Tuấn nói rằng khi mới nhập ngũ hơn 28 năm trước anh không thể nói về ý nghĩa của một chiến binh gốc Việt đối với cá nhân, đất nước và cộng đổng. Nhưng ngày nay đã tự học được rất nhiều. Thực vậy, khi được biết 90% các anh chị là con cháu của các chiến binh VNCH, chúng ta có thêm sự thông cảm và niềm tự hào về con đường nối gót cha anh của thế hệ nối tiếp.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.


Hội VAAFA kỳ này có nhiều tin mừng thăng cấp. Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân.

Tháng 4 - 75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Về phần đại tá Lương Xuân Việt lên chuẩn tướng làm lễ gắn lon vào tháng 7 tại Texas. Đây là bản doanh của sư đoàn không kỵ do anh Việt là tư lệnh phó hành quân. Đơn vị này có tướng 2 sao chỉ huy với 2 tư lệnh phó. Một ông về tiếp vận và 1 ông về hành quân. Ông tư lệnh sư đoàn mới lên 2 sao. Bây giờ đến ông tư lệnh phó là người Việt tỵ nạn đầu tiên lên cấp tướng trong quân đội Mỹ. Lục quân đã chuẩn bị cẩn thận cho các vì sao trong quân ngũ. Sau khi trải qua các cấp từ đại đội đến tiểu đoàn trưởng, đại tá Việt nhận chỉ huy một lữ đoàn nhẩy dù tại mặt trận Trung Đông. Hết thời hạn, ông được đưa về theo học đại học Stanford rồi về bộ quốc phòng. Tiếp theo là về nhận chức vụ tư lệnh phó sư đoàn để được đề nghị lên tướng. Con đường lên tướng cũng gian nan vất vả nên Hoa Kỳ không thể có tướng trẻ. Tối thiểu cũng có 20 năm trưởng thành và 25 năm quân vụ.Với 49 tuổi mà lên tướng như anh Việt là khá đặc biệt. Ngay khi có giấy tờ đề nghị, cô vợ anh Việt được mời đi học lớp chuẩn bị làm vợ ông tướng. Thật thú vị nếu chúng ta có dịp đọc qua bài vở của lớp đặc biệt này. Tác phong ngôn ngữ, trang phục ra sao. Có cả một chương dành cho việc giữ cho các tướng quân đừng léng phéng với cuộc đời, được các phu nhân hết sức chú ý.

Mới đây có ông chuẩn tướng Mỹ trải qua cuộc tình ngang trái với cô đầm Paris bị giải ngũ với cấp bậc trung tá. Các bà tướng Hoa Kỳ cho rằng khi tướng công qua Trung Đông tác chiến lại bình yên hơn đi công vụ Âu Châu. Thật ra quân nhân Mỹ gốc Việt có rất nhiều chuyện cần được sưu tầm và nhắc nhở thí dụ một nhân tài nữa là đại tá hải quân Lê Bá Hùng hiện làm phụ tá chánh văn phòng cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel. Đại tá Hùng trong địa vị này, hy vọng trong bốn năm nữa sẽ là vị đề đốc đầu tiên Mỹ gốc Việt của chúng ta. Tuy nhiên, gương sáng huy hoàng không phải chỉ dành cho những quân nhân còn lại, giây phút tưởng niệm luôn luôn nghĩ đến những chiến binh đã ra đi. Các thành viên xuất sắc đi trước thành công vẻ vang ở cấp trên cũng chỉ là viên gạch lót đường cho giới trẻ cấp dưới mới nhập ngũ trong hiện tại và tương lai.

Con đường binh nghiệp phục vụ cho quê hương mới cũng không giới hạn trong biên giới Hoa Kỳ. Người Việt tham dự vào đoàn quân lê dương như đại tá Trần Đình Vỵ tại Pháp không phải là duy nhất. Đã có nhiều chiến binh gốc Việt phục vụ cho thế giới tự do tại Âu châu, Canada, Úc châu và cả Do Thái. Nhập ngũ luôn luôn là hành động tích cực nhất để thể hiện tinh thần công dân. Khi anh chị trở thành công dân gương mẫu tại nơi định cư, đó là phuơng cách đấu tranh tốt đẹp nhất cho dân sinh tại quê hương mới và dân quyến tại quê nhà.

************



60 năm đêm giã từ Hà Nội.

Ngày 20 tháng 7-2914 chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước, anh em hội VAAFA có về dự. Các bạn trẻ có dịp ghi nhận bài học lịch sử từ thế hệ cha anh. Thế hệ đàn anh có dịp cảm nhận niềm hãnh diện của tương lai trong tay những bước chân đi tới....

Năm 2014 chúng ta ghi dấu 60 năm giã từ Hà Nội. Qua năm 2015, lại ghi dấu 40 năm từ giã Sài Gòn. Những kỷ niệm đau buồn của quá khứ ghi nhận trong hiện tại sẽ là hành trang quý giá cho tương lai.



0

 






Khi con người ta yêu một cái gì đó, họ sẽ cố gắng làm cho nó kéo dài thật lâu. Những cuốn sách hay hoặc có giá trị mọi người sẽ luôn muốn có một cuốn sách đó, sẽ luôn có những bản sao ở hiệu sách cuốn sách đó.

Những trang sách có thể bị mất đi. Nhưng nếu cuốn sách đó hay, có giá trị thì nó sẽ luôn ở quanh ta và mọi người, mọi thế hệ sẽ tiếp tục và tiếp tục đọc nó.






1


2
 photo VanHoaVan_24-07-10_30.jpg


6

https://www.tallcomanche.org/Map_Estep_Street_Without_Joy_March_1968.jpg

Tallcomanche.org

=====================================

Những Chiến Sĩ ĐPhương Quân và Nghĩa Quân Dĩ An

Quý vị thân mến,

Tôi đã đọc bài viết ca ngợi QLVNCH của Sử gia Bill Laurie và tôi nhận thấy bài viết có chê và có khen rất trung thực của tác giả. Hôm nay tôi xin được chia sẽ cùng quý vị.

Tình cờ trong bài viết tôi thấy có một đoạn ngắn của Trung tá John Cook là cựu Cố vấn của tôi lúc tôi phục vụ tại quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa. Ông John Cook cũng là tác giả cuốn hồi ký The Advisors. Ông đã từ TB Maryland bay qua thăm và tặng tôi cuốn sách nầy lúc hay tin tôi vượt biển đến Mỹ, sau khi tôi ra trại tù Yên Bái.

Trong cuốn hồi ký ông John Cook rất ca ngợi tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Địa Phương Quân và Nghĩa quân tại Quận Dĩ An. Ông rất ca ngợi chương trình Phụng Hoàng thành công mỹ mãn do sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ ĐPQ, NQ, các viên chức Xã Ấp, CSQG, XDNT, Lực lượng PRU ( Thám sát tỉnh ) và NDTV.

Sau khi bị thương lần thứ 3 tại vùng giới tuyến tôi phải chống gậy, tuy nhiên tôi còn hành quân được với các anh em chiên sĩ địa phương thường xuyên trong lãnh thỗ để chu toàn chiến dịch Phụng Hoàng và bình định lãnh thỗ.

Thật ra, trước khi về chỉ huy họ tôi cũng có cảm nghĩ là khả năng tác chiến của anh em chiến sĩ địa phương rất kém so với các chiến sĩ của đơn vị Chủ lực hay Tổng trừ bị. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như tôi nghĩ vậy đâu. Các chiến sĩ ĐPQ và NQ chiến đấu rất dũng cảm và giỏi nên các anh em chiến sĩ địa phương quận Dĩ An đã tiêu điệt hầu hết hạ tầng cơ sở VC và bộ đội địa phương của chúng. Qua các thành quả thắng lợi, nhiều chiến sĩ ĐPQ và NQ các cấp được tưởng thưởng Anh Dũng Bội tin của QLVNCH và có cả Silver Stars và Bronze Stars của Hoa kỳ nữa.

Ngoài ra tôi cũng cần phải nêu lên tinh thần hăn say giữ gìn thôn ấp của lực lượng Nhân Dân Tự Vệ. Có một lần, một em NDTV 17 tuổi đã can đảm giựt khẩu súng AK 47 của tên cận vệ VC để hạ sát tên nầy và một tên Huyện uỷ Dĩ An do kế hoạch của BCH Chi khu và Ban 2 Chi khu Dĩ An sắp đặt. Tôi có đề nghị Cố vấn Mỹ xuất tiền của uỷ Phụng Hoàng tưởng thưởng một số tiền khá lớn cho em nầy. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chúng tôi vào tù và hoàn cảnh bắt buộc tôi phải vượt biển không biết tình trạng của em NDTV nầy ra sao ?

Vào những ngày cuối cùng trong hoàn cảnh nguy biến của nước nhà đến khi có lịnh buông súng đầu hàng của Cố TT Dương Văn Minh không có một chiến sĩ nào đào ngũ để di tản, kể cả các viên chức Hành chánh và các thành phần bán quân sự. Thật là điều đáng phục tinh thần hy sinh yêu nước của họ.

Nhân đọc bài viết của tác giả Bill Laurie tôi xin có vài lời cám ơn sự hy sinh cao cả của các thành phần chiến sĩ nói trên và cám ơn sự trợ giúp của đồng bào Dĩ An trong thời gian tôi được phục vụ tại đây khá lâu.

Các anh em chiến sĩ và quý đồng hương thưong mến, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta phải xa nhau, nhiều anh em chiến sĩ và tôi cùng đi tù. Hiện giờ nhiều người còn kẹt lại quê nhà, kẻ thì sống lưu lạc khắp bốn phương trời. Nay tuổi đời chồng chất, nhưng tôi không bao giờ quên công lao của các chiến sĩ quận Dĩ An mến thương. Chắc các anh em cũng như tôi đều luyến tiếc một thời cùng bên nhau chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng của chúng mình tại quận Dĩ An để mang lại sự thanh binh bình cho đồng bào. Tôi xin nghiêng mình tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã anh dũng hy sinh cho an bình và thịnh vượng của quận nhà và cho tổ quốc.

Tôi rất mong nhiều đồng hương và các chiến hữu địa phương Dĩ An đọc được bài viết nầy để hiểu được lời tỏ lòng biết ơn của tôi.

Cầu chúc tất cả quý gia đình ở hải ngoại và trong nước luôn được bình an.

Kính mến .
Nguyễn Minh Châu


Đại Tướng MAV HK viếng thăm Trung đội trưởng xuất sắc Nguỵ Hiền, anh của Hội
Trưởng Ngụy Được, hội Đồng Hương Dĩ An/BH tại Nam Cali. Ông TĐT nầy đã hy sinh.


 


Bài tóm lược về ĐPQ &NQ

ĐPQ. Tùy theo hình an ninh của địa phương, mỗi Quận/CK có từ 2 tới 3 đại đội ĐPQ biệt lập.
Lực lượng ĐPQ mang cấp bực và mặc quân phục như Bộ binh, trang bị Carbine M1 Garant, M1 và trung liên FM Bar, ống phóng lựu đạn cho Garant M1. Sau năm 1968, ĐPQ và NQ được trang bị M16, trung liên M60 và M79. Luc tôi làm QT Dĩ AN nhờ SĐ I BB/HK giúp đở rất nhiều.

Khóa 13 hay 14 Thủ Đức có đào tạo một số sĩ quan để về địa phương chỉ huy NQ và ĐPQ, sau nầy sĩ quan chủ lực cũng được bổ sung về chỉ huy các đơn vị ĐPQ. Năm 1973 các TK bằt đầu thành lâp các liên đoàn ĐPQ do cấp số một Trung tá chỉ huy.

NQ. Sau ngày Quân lực 19/6/1965 NQ không còn măc đồ đen nữa, mặc quân phục như BB và do QT kiêm/CKT chi huy và điều động. Vào năm 1972 bắt đầu thành lập các phân chi khu tại mỗi xã do một SQ thiếu úy hoặc trung úy chỉ huy trực tiếp. Xã trưởng không còn chỉ huy NQ nữa.

Trên phương diện chỉ huy. CKT chỉ huy trực tiếp chỉ huy ĐPQ và NQ trong quận. TKT có quyền thay đổi địa bàn hoạt động của các TĐ/ĐPQ trong Tỉnh. Quận trưởng điều động và hoán chuyển các trung đội NQ trong phạm vi quận.

KHU CHIẾN THUẬT. Tôi nhớ là KCT không còn sau năm 1968, trước đó KCT gồm các
TK/Tỉnh nằm trong lãnh thổ trách nhiệm của Sư đoàn cho nên vị SĐT/BB kiêm TL/KCT chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ trước Quân khu hay gọi là Vùng CT (Quân Đoàn). Về sau giải tán các Khu chiến thuật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu trưởng chiệu trách nhiệm lãnh thổ của TK trực tiếp với TL/Quân Đoàn.

Tuyển mộ. Mỗi TK có một văn phòng tuyển mộ ĐPQ, lấy người của đia phương tỉnh. Tại mỗi quận, Ban 1 CK tuyển lính NQ trong pham vi quận, không được tuyển người ngoài dân địa phương quận, nhưng do sự chấp thuận của TKT. Lúc tôi làm QT tôi có nhắc nhở Trưởng Ban 1
tuyệt đối không nhận người Tàu ở Saigon hay Cholon để tránh vụ lính ma hay lính kiển.
Tôi rất hảnh diện là không bao giờ ăn tiền của lính xin nhập ngũ vào NQ. Và không chấp nhận lính ma lính kiển. Nhờ đó mà NQ quận Dĩ An chiến đấu rất hăn sai vì không có sự bất công.

 

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com









Danh Sách Tướng Lãnh QLVNCH

001 Th.Tướng Bùi Đình Đạm 1926 Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng (1975)
002 Th Tướng Bùi Hữu Nhơn 1927 Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1968)
003 Th.Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC (1975)
004 Ch.Tướng Bùi Văn Nhu Tư Lệnh Phó CSQG (1975)
005 Tr. Tướng Cao Hảo Hớn1926 Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển (1975)
006 Đ. Tướng Cao Văn Viên 1921 Tổng TMT QLVNCH (1975)
007 Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang 1926 Tư Lệnh Hải Quân (1975)
008 Ch. Tướng Chung Tấn Phát Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV
009 Th. Tướng Chương Dzềnh Quay Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV (1975)
010 Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân (1975)
011 Tr. Tướng Dư Quốc Đống 1932 Tư Lệnh QĐ III (1975)
012 Th. Tướng Dương Ngọc Lắm Đô Trưởng Sài Gòn (1964)
013 Tr. Tướng Dương Văn Đức 1926 Tư Lênh QĐ & QK IV (1964)
014 Đ. Tướng Dương Văn Minh 1916 Tổng Thống VNCH (1975 )
015 Th. Tướng Ðào Duy Ân Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III (1975)
016 Th. Tướng Đoàn Văn Quảng 1923 Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1972)
017 Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi (1975)
018 Ch. Tướng Ðặng Ðình Linh Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân (1975)
019 Ch.Tướng Đặng Thanh Liêm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1964)
020 Tr. Tướng Đặng Văn Quang 1929 Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống (1975)
021 Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông (1975)
022 Cố Đ. Tướng Đỗ Cao Trí 1929 Tư Lênh QĐ & QK III (1971)
023 Th. Tướng Đỗ Kế Giai 1929 Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương (1975)
024 Ch. Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu 1931 Đô Trưởng Sài Gòn (1975)
025 Th. Tướng Đỗ Mậu Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa (1964)
026 Tr. Tướng Đồng Văn Khuyên 1927 Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận (1975)
027 Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh 1935 Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải (1975)
028 Th. Tướng Hoàng Văn Lạc 1927 Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ I (1975)
029 Tr. Tướng Hoàng Xuân Lãm 1928 Chánh Thanh Tra Dân Vệ (1975)
030 Ch.Tướng Hồ Trung Hậu Chánh Thanh Tra QĐIII (1975)
031 Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải (1975)
032 Th. Tướng Hồ Văn Tố Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1959)
033 Ch. Tướng Huỳnh Bá Tính Tư Lệnh SĐ 3 KQ (1975)
034 Ch. Tướng Huỳnh Thới Tây Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương (1975)
035 Th. Tướng Huỳnh Văn Cao 1927 Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện (1971)
036 Ch. Tướng Huỳnh Văn Lạc 1927 Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB (1975)
037 Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh 1928 Tư Lệnh Hải Quân (1974)
038 Tr. Tướng Lâm Quang Thi 1932 Tư Lệnh Phó QĐ & QK I (1975)
039 Th.Tướng Lâm Quang Thơ 1931 Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL (1975)
040 Th. Tướng Lâm Văn Phát 1927 Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (4/1975)
041 Th. Tướng Lê Minh Đảo 1933 Tư Lệnh SĐ 18 BB (1975)
042 Th. Tướng Lê Ngọc Triển Tham Mưu Phó Hành Quân TTM (4/1975)
043 Tr. Tướng Lê Nguyên Khang 1931 Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT (1975)
044 Ch.Tướng Lê Nguyên Vỹ 1933 Tư Lệnh SĐ 5 BB (1975)
045 Ch. Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù (1975)
046 Ch. Tướng Lê Trung Tường Tham Mưu Trưởng QĐ III (1975)
047 Ch. Tướng Lê Trung Trực Trưởng Phòng 4, BTTM (1975)
048 Ch. Tướng Lê Văn Hưng 1933 Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV (1975)
049 Tr. Tướng Lê Văn Kim 1918 CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng (1963)
050 Th. Tướng Lê Văn Nghiêm Tư Lệnh QĐ & QK I (1963)
051 Ch. Tướng Lê Văn Thân 1932 Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô (4/1975)
052 Ch. Tướng Lê Văn Tư Tư Lệnh SĐ 25 BB (1973)
053 Thống Tướng Lê Văn Tỵ Tổng Tham Mưu Trương QLVNCH (1963)
054 Tr. Tướng Linh Quang Viên 1918 Bộ Trưởng Nội Vụ (1967)
055 Cố Ch.Tướng Lưu Kim Cương KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật (1968)
056 Tr. Tướng Lữ Lan 1927 Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng (1975)
057 Ch. Tướng Lý Bá Hỷ 1923 Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô (1975)
058 Ch. Tướng Lý Tòng Bá 1931 Tư Lệnh SĐ 25 BB (1975)
059 Ch. Tướng Mạch Văn Trường Tư Lệnh SĐ 21 BB (1975)
060 Tr. Tướng Mai Hữu Xuân Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị (1964)
061 Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám (1975)
062 Tr. Tướng Ngô Dzu 1926 Tư Lệnh QĐ II (1972)
063 Cố Ch. Tướng Ngô Hán Đồng 1929 Tư Lệnh Pháo Binh QĐ I (1972)
064 Tr. Tướng Ngô Quang Trưởng 1929 Tư Lệnh QĐ & QK I (1975)
065 Cố Ch. Tướng Nguyễn Bá Liên Tư Lệnh Biệt Khu 24 (1969)
066 Tr. Tướng Nguyễn Bảo Trị 1929 CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu (1972)
067 Ch. Tướng Nguyễn Cao Albert Tổng Trưởng Dinh Điền (1964)
068 Th. Tướng Nguyễn Cao Kỳ 1930 Phó Tổng Thống VNCH (1967)
069 Tr. Tướng Nguyễn Chánh Thi 1923 Tư Lệnh QĐ I (1966)
070 Th.Tướng Nguyễn Chấn Á Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.
071 Th. Tướng Nguyễn Duy Hinh 1929 Tư Lệnh SĐ 3 BB (1975)
072 Ch. Tướng Nguyễn Đức Khánh Tư Lệnh SĐ 1 KQ (1975)
073 Tr. Tướng Nguyễn Đức Thắng 1930 Tư Lệnh QĐ IV (1968)
074 Th Tướng Nguyễn Giác Ngộ CHT Sở Du Kích Chiến (1956)
075 Ch. Tướng Nguyễn Huy Ánh 1934 Tư Lệnh SĐ 4 KQ (1972)
076 Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển (1975)
077 Tr. Tướng Nguyễn Hữu Có 1925 Bộ Trưởng Quốc Phòng (1967)
078 Ch. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tổng Tham Mưu Trưởng (4/1975)
079 Ch. Tướng Nguyễn Hữu Tần Tư Lệnh SĐ 4 KQ (1975)
080 Th. Tướng Nguyễn Khắc Bình Tư Lệnh CSQG (1975)
081 Đ. Tướng Nguyễn Khánh 1927 Quốc Trưởng (1964)
082 Th. Tướng Nguyễn Khoa Nam 1927 Tư Lệnh QĐ & QK IV (1975)
083 Tr. Tướng Nguyễn Ngọc Lễ Chánh Án Tòa Án Quân Sự (1956)
084 Th. Tướng Nguyễn Ngọc Loan 1931 Tổng Giám Đốc CSQG (1968)
085 Ch. Tướng Nguyễn Ngọc Oánh CHT TT HL KQ (1975)
086 Ch. Tướng Nguyễn Thanh Hoàng Chánh Thanh Tra QĐ II(1974)
087 Ch. Tướng Nguyễn Thanh Sằng Tư Lệnh SĐ 22 BB (1966)
088 Phó Đề Đốc Nguyễn Thành Châu Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang (1975)
089 Cố Ch. Tướng Nguyễn Trọng Bảo TMT SĐ Nhảy Dù (1972)
090 Th. Tướng Nguyễn Văn Chuân 1923 Thượng Nghị Sĩ (1967)
091 Ch. Tướng Nguyễn Văn Chức 1928 Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận (4/1975)
092 Ch. Tướng Nguyễn Văn Điềm Tư Lệnh SĐ 1 BB (1975)
093 Ch. Tướng Nguyễn Văn Giàu Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực (1975)
094 Cố Tr. Tướng Nguyễn Văn Hiếu 1929 Tư Lệnh Phó QĐ & QK III (1975)
095 Tr. Tướng Nguyễn Văn Hinh 1916 Tổng Tham Mưu Trưởng (1955)
096 Th. Tướng Nguyễn Văn Kiểm 1924 Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM (1968)
097 Tr. Tướng Nguyễn Văn Là Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng (1975)
098 Ch. Tướng Nguyễn Văn Lượng Tư Lệnh SĐ 2 KQ
099 Tr. Tướng Nguyễn Văn Mạnh 1921 Tham Mưu Trưởng Liên Quân (1975)
100 Tr. Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (1975)
101 Ch.Tướng Nguyễn Văn Phước 1926 Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng (1971)
102 Tr.Tướng Nguyễn Văn Quan Tổng Giám Đốc ANQĐ (1965)
103 Ch.Tướng Nguyễn Văn Thiện Tổng Trấn Đà Nẵng (1970)
104 Tr. Tướng Nguyễn Văn Thiệu 1923 Tổng Thống VNCH (1975)
105 Tr. Tướng Nguyễn Văn Toàn 1933 Tư Lệnh QĐ III & QK III (1975)
106 Th. Tướng Nguyễn Văn Vận 1916 (?) Tư Lệnh Đệ III Quân Khu (1954)
107 Tr. Tướng Nguyễn Văn Vỹ 1916 Bộ Trưởng Quốc Phòng (1973)
108 Tr. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi 1933 TL Tiền Phương QĐ &QK III (1975)
109 Cố Tr. Tướng Nguyễn Viết Thanh 1931 Tư Lệnh QĐ IV & QK IV (1970)
110 Tr. Tướng Nguyễn Xuân Thịnh 1929 CHT Pháo Binh (1975)
111 Th. Tướng Nguyễn Xuân Trang TM Phó Nhân Sự BTTM (1968)
112 Th. Tướng Phạm Ðăng Lân Cục Trưởng Cục Công Binh (1965)
113 Ch. Tướng Phạm Duy Tất CHT Biệt Động Quân QK II (1975)
114 Ch. Tướng Phạm Hà Thanh Cục Trưởng Cục Quân Y (1975)
115 Th. Tướng Phạm Hữu Nhơn Trưởng Phòng 7 Bộ TTM (1975)
116 Ch. Tướng Phạm Ngọc Sang 1931 Tư Lệnh SĐ 6 KQ (1975)
117 Tr. Tướng Phạm Quốc Thuần CHT TT HL Đồng Đế (1975)
118 Th. Tướng Phạm Văn Đổng 1919 Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh (1969)
119 Th. Tướng Phạm Văn Phú 1928 Tư Lệnh QĐ II & QK II (1975)
120 Tr. Tướng Phạm Xuân Chiểu 1920 Đại Sứ Nam Hàn (1969)
121 Th. Tướng Phan Ðình Niệm 1931 Tư Lệnh SĐ 22 BB (1975)
122 Cố Th. Tướng Phan Ðình Soạn 1929 Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I (1972)
123 Ch. Tướng Phan Đình Thứ 1916 Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II (1972)
124 Ch. Tướng Phan Hòa Hiệp Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên (1974)
125 Ch. Tướng Phan Phụng Tiên Tư Lệnh SĐ 5 KQ (1975)
126 Tr. Tướng Phan Trọng Chinh 1926 Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn (1975)
127 Ch. Tướng Phan Xuân Nhuận Tư Lệnh SĐ 1 BB (1966)
128 Tr. Tướng Thái Quang Hoàng Đại sứ Thái Lan (1963?)
129 Tr. Tướng Tôn Thất Đính 1926 Thượng Nghị Sĩ (1971)
130 Th. Tướng Tôn Thất Xứng Tư Lệnh QĐ I & QK I (1964)
131 Ch. Tướng Trang Sĩ Tấn Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành (1975)
132 Th. Tướng Trần Bá Di 1926 Tư Lệnh SĐ 9 BB (1968)
133 Ch. Tướng Trần Đình Thọ Trưởng Phòng 3 Bộ TTM (1975)
134 Tr. Tướng Trần Ngọc Tám 1926 Đại Sứ Thái Lan (1972)
135 Ch. Tướng Trần Quang Khôi CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III (1975)
136 Ch. Tướng Trần Quốc Lịch Chánh Thanh Tra QĐ IV (1975)
137 Cố Tr. Tướng Trần Thanh Phong 1926 Tư Lệnh CSQG (1971)
138 Th. Tướng Trần Tử Oai CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1965)
139 Đ. Tướng Trần Thiện Khiêm 1925 Thủ Tướng Chính Phủ VNCH (1975)
140 Ch. Tướng Trần Văn Cẩm 1930 Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II (1975)
141 Đề Đốc Trần Văn Chơn 1919 Tư Lệnh Hải Quân (1974)
142 Tr. Tướng Trần Văn Đôn 1917 Tổng Trưởng Quốc Phòng (1975)
143 Ch. Tướng Trần Văn Hai 1928 Tư Lệnh SĐ 7 BB (1975)
144 Tr. Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân VN (1975)
145 Th. Tướng Trần Văn Minh 1923 Đại Sứ Tunisia (1967)
146 Ch. Tướng Trần Văn Nhựt 1936 Tư Lệnh SĐ 2 BB (1975)
147 Tr. Tướng Trần Văn Trung 1925 TCT. TC. CTCT (1975)
148 Cố Tr. Tướng Trịnh Minh Thế Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài (1955)
149 Ch. Tướng Trương Bảy Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực (1975)
150 Cố Ch. Tướng Trương Hữu Đức 1930 Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 (1972)
151 Cố Th. Tướng Trương Quang Ân 1932 Tư Lệnh SĐ 23 BB (1970)
152 Ch. Tướng Từ Văn Bê 1931 CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân (1975)
153 Th. Tướng Văn Thành Cao 1924 Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (1975)
154 Tr. Tướng Vĩnh Lộc Tổng Tham Mưu Trưởng (4/1975)
155 Ch. Tướng Võ Dinh TMT BTL Không Quân (1975)
156 Th. Tướng Võ Văn Cảnh 1922 Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ (1974)
157 Th. Tướng Võ Xuân Lành Tư Lệnh Phó KQVN (1975)
158 Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào 1935 Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải (1975)
159 Ch. Tướng Vũ Đức Nhuận Giám Đốc ANQĐ (1975)
160 Th. Tướng Vũ Ngọc Hoàn 1932 Cục Trưởng Cục Quân Y (1972)
161 Ch. Tướng Vũ Văn Giai Tư Lệnh SĐ 3 BB (1972)



Tướng Lãnh VNCH Trong Tù Cải Tạo


Thiếu Tướng Lý Bá Hỷ
01 Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ.
02 Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, bị bắt cùng Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi khi chiến trường Phan Rang thất thủ.
03 Chuẩn Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh Phó, Quân Ðoàn 2.
04 Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3.
05 Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh.
06 Thiếu Tướng Lê minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.
07 Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh.
08 Thiếu Tướng Lý tòng Bá, Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
09 Ðại Tá Nguyễn Ðình Vinh, Tư Lệnh Phó Quân Khu 4.
10 Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân.
11 Chuẩn Tướng Phạm duy Chất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu 2, chỉ huy cuộc hành quân rút bỏ tỉnh Cao Nguyên hồi tháng 3.1975.
12 Ðại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.
13 Ðại Tá Lê hữu Ðức, Quyền Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.
14 Chuẩn Tướng Lê văn Thân, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Ðộ. Nhận chức chiều 29.04.1975.
15 Chuẩn Tướng Lê trung Trực, Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng.
16 Ðại Tá Nguyễn xuân Hường, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh.
17 Ðại Tá Nguyễn đức Dung, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh.
18 Chuẩn Tướng Trần quang Khôi, Tư Lệnn Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh.
19 Ðại Tá Trần ngọc Trúc, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh.
20 Thiếu Tưóng Trần bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
21 Chuần Tướng Vũ văn Giai, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.
22 Chuần Tướng Lê văn Tư, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
23 Thiếu Tướng Văn Thành Cao, Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
24 Thiếu Tướng Ðoàn văn Quảng, cựu Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
25 Trung Tá Bùi thế Dung, Thứ Trưởng Quốc Phòng trong thành phần chánh phủ chưa kịp trình diện.
26 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn May, Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải.
27 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn bá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211.
28- Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn Tấn, Quyền Tư Lệnh Hải Quân vào những giờ cuối cùng.
29- Thiếu Tướng Cảnh Sát Bùi văn Nhu, Tư Lệnh Phó Cảnh Sát. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
30- Cựu Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao, Nghị Sĩ.
31- Chuần Tướng Hồ trung Hậu, Binh Chủng Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra Quân Ðoàn 3.
32- Ðại Tá Nguyễn khắc Tuân nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Tham Mưu chiều 29.04.1975. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
33- Ðại Tá Lại Ðức Chuẩn, Trưởng Phòng Nhất Tổng Tham Mưu
34- Ðại Tá Phạm bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
35- Ðại Tá Ngô văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Ðô.
36- Ðại Tá Vũ Ðức Nghiêm.

 



1


--
10

https://i.pinimg.com/736x/d1/ef/4e/d1ef4eb09540217637f9d8c55ef2580b--viet-cong-guerrilla.jpg

--12


2


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...