Monday, September 30, 2019

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

Tran Ngoc Dung

TIỂU SỨ
Gs Trần Ngọc Dụng

Diễn giả, Trần Ngọc Dụng, sinh trưởng tại Quảng Nam miền Trung Việt Nam, từng làm trưởng ban dịch thuật và phụ tá đặc trách thông tin cho Cơ Quan Thông Tin Liên Vụ Hoa Kỳ (JUSPAO) tại Quảng Trị (1964-1969), cựu sinh viên văn khoa và luật khoa Đại học Saigon, giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội và trường Quân Y (1971-1975), và giảng viên tại Đại Học Tổng Hợp (1980-91). Tại Hoa Kỳ tác giả từng dạy tiếng Việt tại:
- UCLA,
- UCI, và
- UCR (2002-2005) và
- Tiếng Anh sinh ngữ hai tại School of Continuing Education, Fullerton và Lincoln Education Center, Garden Grove (1997- 2008).

Hiện nay, tác giả đang dạy tiếng Việt tại Coastline Community College và Santa Ana College từ 2000 đến nay. đồng thời là trưởng ban dịch thuật tiếng Việt tại Khu Học Chánh Garden Grove từ 2009, trưởng khối huấn luyện của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt ngữ (từ 2015), từng là chuyên viên duyệt đề thi cho viện ngôn ngữ Defense Language Institute của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, và là cộng tác viên của National Resources Center for Asian Languages của California State University, Fullerton. Năm 2017 tác giả được nhận Giải Thưởng Award of Distinction do Sở Giáo Dục Orange County trao tặng.
Dịch thuật và sáng tác ’Translation and authorship’:
TRANSLATED
I.- English to Vietnamese
1. A Linguistic Guide to Language Learning by G. W. Morton; 1972,
2. New English 900 Series, 1984,
3. Follow Me to Britain Series, 1984;
4. Follow Me To San Francisco, 1985;
5. A Death in November by Ellen J. Hammer, 1991,
6. Kennedy and Vietnam War by John M. Newman, 1992;
7. Book of the Death by W. Y. Darjeeling, 1993;
8. In Retrospect by Robert S. McNamara, 1995;
9. The Private Life of Mao Tse Tung by Dr. Li Zhisui, 1995;
10. Foundation of Tibetan Mysticism by Anagorika Lavinda, 1995;
11. John Paul II by Tad Szulc 1995;
12. A Soldier Reports by William Westmoreland, 1996;
13. The Collapse of South Vietnam by Cao Van Vien, 1996;
14. How to Sell Yourself by Joe Girard, 1997
15. Land Reform an anonymous author about the Land Reform in North VN during the 1965-56, 1999
II – Vietnamese to English
1. Kiến Vàng ‘The Yellow Ants’by Dinh Tien Luyen, (a children’s story about two brothers’ adventure), 1996;
2. Quãng Đời Tôi ‘Reminiscences of My Life’by Tran Du, 1996;
3. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘The History of the Catholic Church in Vietnam’(from 1530-1975) by Phan Phat Huon, CSsR, 1997;
4. Cây Cảnh và Hòn Non Bộ Việt nam ‘The Vietnamese Art of Miniature Landscape’, 1997;
5. Quê Hương thứ ba của tôi ‘My Third Homeland’ by James Luu, 1998;
6. Rước Lúa ‘Rice Worshipping’by Duong Van Tham (a document about Vietnamese tradition of worshipping the rice stalk, Fowler Museum, UCLA), 2000;
7. Những Thăng Trầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế ‘Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes of the Communist International’by Nguyen Minh Can, 2001
8. Vàng Đen ‘Black Gold’a memoir by a Vietnamese Ranger in the Tri-angle where borders of three countries – Viet-Cambodia-Laos meet, 2003
9. Truyện Dân Gian Việt Nam ‘Vietnamese Folk Stories’(over ten bilingual stories with color illustrations and audio recordings for children and college students learning Vietnamese as a second language)
10. Nỗi Lòng ‘Sentiments and Aspirations’ by Nguyen Ninh Thuan about a Vietnamese woman who sacrificed her life for the sake of her parents, siblings, her husband and children. 2012
11. Chuyện Kể ‘My Story’by Tăng Vĩnh Lộc, a Vietnamese refufee to Germany who wishes to tell his younger generations why he had to flee the country when the communists took over the South in 1975, 2017
AUTHORED
I – Published:
1. American English Daily Phrases, World Graphics, 1994, available for free copy, http://www.tinhhoavietnam.net
2. English Grammar Handbook (the most up-to-date comprehensive grammar book ever written by a Vietnamese for Vietnamese adults and Vietnamese ESL/EFL college students, free workbook and key to practices), Tinh Hoa Viet Nam, 2nd ed., 2015
3. English Pronunciation Lessons (Saigon, 1984; out of stock)
4. English-Vietnamese Handbook for Translator (a textbook for college students specialized in English, Vietnamese/ Vietnamese-English translation) Saigon, 1983; out of stock
5. Forbidden English, World Graphics, 1995; out of stock
6. Introduction to Vietnamese Language and Culture, 2002
7. Ta Ve Ta Tam Ao Ta (a book of Vietnamese proverbs) published by SHEN’s in Acadia, California, 1998; Lee & Low Books, New York, Houghton Muffin Publishing House,
8. Thành Ngữ tiếng Việt (Vietnamese Idioms), 2001, 2010, 2018
9. Translators’ Handbook (a comprehensive guide to translators (English-Vietnamese/Vietnamese-English), 2017
10. US Citizenship Lessons a comprehensive series of lessons leading to mastering citizenship questions and answers for a successful passage of a citizenship interview, 2008 (out of stock)
11. Vietnamese for Busy People series 1&2, a practical method to learn authentic Vietnamese, 2004 by Coastline Community College and by Kendall/Hunt Publishing Company, Iowa, 2007, 2nd edition, 2014
12. Vietnamese Grammar Handbook 1, a comprehensive grammar book for heritage and nonheritage students, 2010, 2nd edition, 2013
II. To be published:
1. American Slang (more than 1,500 entries of slang and their equivalents;
2. English Idioms (more than 2,000 idioms with their equivalents);(for now, it is free at http://www.tinhhoavietnam.net )
3. Dictionary of Abbreviations and Acronyms (more than 3,000 common abbreviations and acronyms);
4. Tục ngữ tiếng Việt ‘Vietnamese proverbs’ (a collection of most Vietnamese proverbs used in daily conversation as well as in academic realm)
5. Truyện Kiều Chú Giải (a new annotation with replete details and new philosophical view points)
6. Ca Dao Việt Nam ‘Vietnamese Book of Folk Poetry’(more than 400 folk poems ever made in original Vietnamese verses and annotations in English)
7. Từ-ngữ Việt-Anh ‘Vietnamese-English glossary(a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
8. Từ-ngữ Anh-Việt ‘English-Vietnamese glossary (a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
9. Tự-điển tiếng Việt ‘Vietnamese Dictionary’ (a unique dictionary in Vietnamese ever exists that comprises seven parts for each entry: entry, part of speech, meaning, example, synonym, antonym, and its etymological root).



NỘI DUNG ĐỀ TÀI 6

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

Bối cảnh

Những tưởng Việt Nam được độc lập và tự chủ để phát triển và thịnh vượng để sánh vai cùng các bạn bè năm châu. Không ngờ, lịch sử tái diễn. Năm 1975, đánh dấu một mốc lịch sử không thể phai nhòa trong tâm khảm của mọi người Việt Nam yêu nước. Năm này là khởi điểm của một âm mưu đồng hóa tiếng Việt để sau đó đồng hóa văn hóa trong kế hoạch tái chiếm nước Việt của kẻ thù truyền kiếp phương bắc thông qua sự tiếp tay của lũ nội thù tay sai của chúng là đám cầm quyền. Chương này giúp mọi người có khái niệm về cách đấu tranh để sinh tồn của cha ông ta trong quá khứ. Chúng ta là con cháu, học cao hiểu rộng, không lẽ nào bị mắc mưu thâm độc của địch? Phải dĩ độc trị độc chứ?

Tổng quát

Do định mệnh lịch sử, tiếng Việt chúng ta có một số lượng khá lớn từ tiếng Tàu trong kho ngữ-vựng mà chúng ta thường quen gọi là chữ Hán. Thật ra mà nói, những từ-ngữ này nên được gọi nôm na là chữ Tàu chuyển tự. Vi sao? Do tài trí của cha ông ta đã tạo cho chính dân tộc mình một lối thoát kỳ diệu để tránh không bị đồng hóa mặc dầu bị đô hộ trên một ngàn năm (111 trước tây lịch – 938 sau tây lịch) và sau đó được hoàn toàn tự chủ.

Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ và dùng xen lẫn trong vài trường hợp là chuyện bình thường của cả thế giới; tuy nhiên, trường hợp của Việt và Tàu thành hình trên căn bản khá “bất thường” tức là bị áp đặt, thay vì tự nhiên do mối giao tiếp giữa hai dân tộc qua buôn bán, ngoại giao, tiếp xúc, hôn nhân, hay lý do nào khác.

Thảm khốc hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử nước Việt, quân Tàu nói chung hay quân của các triều đại bên Tàu từ Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, đến Thanh đều luôn luôn tìm cách xâm lăng nước ta, bắt đầu bằng sự xâm lăng của nhà Hán. Có lẽ do vậy mà chúng ta thường gọi chữ Tàu là chữ Hán?

Dù sao thì định mệnh lịch sử đã để lại cho lớp người sau như chúng ta một số lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng từ-ngữ mà chúng ta dùng. Để làm sáng tỏ cái hậu quả này, bổn phận chúng ta là cần tìm hiểu thật rõ từ-ngữ gốc “Hán” hay chữ Tàu là gì. Qua đó chúng ta tiếp tục nối lại truyền thống độc lập về ngôn ngữ để duy trì độc lập về truyền thống mà ông cha ta đã gầy dựng nên.

Định nghĩa chữ “Tàu” và lối chuyển tự

Như đã trình bày sơ lược ở trên, cách gọi từ-ngữ gốc Hán không mấy chính xác. Hãy nhìn quanh các nước trên thế giới xem họ gọi nước Tàu là gì? Anh ‘China’, Pháp ‘Chine’, Tagalog ‘Tsina’, Ý ‘Cina’, vùng Trung Ba-tư ‘Chīnī چی.’, tiếng La-tinh ‘Sinae’, tiếng Ả-rập ‘اَلصِّين‏ {aṣ-ṣīn}’. Nhìn chung, tiếng các nước này đều dựa trên tên nguyên thủy là Q’in 秦 {ts’in}>Tần mà chúng ta gọi trại thành Tàu.
Ngành nghiên cứu về nước Tàu là Sinology; những gì thuộc về Tàu thì ghi là Sino: Sino-origin ‘từ gốc Tàu'. Riêng người Việt bình dân đã biết và gọi nước Tàu từ lâu đời nay.

Khác với mọi nước khác trên thế giới, tên “Trung Hoa” mới xuất hiện từ thời Sun Yak-sen (Tôn Dật Tiên) thủ lãnh cuộc Cách Mạng Tân Hợi và lập nên nền cộng hòa đầu tiên cho nước Tàu với danh xưng chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Trước kia, nước Tàu chỉ mang tên theo từng triều đại nắm quyền: Tần, Hán, Tùy, Đường… đến ba triều cuối cùng là Nguyên, Minh, Thanh. Riêng các triều Hạ, Thương, Chu vẫn còn nằm trong giả thuyết.

Do đó cách gọi đúng cần điều chỉnh là chữ Tàu chuyển tự ‘Chinese transliterated form’. Trong tiếng Việt có chữ thuần túy và chữ Tàu chuyển tự qua bốn hình thức chữ ghép bao gồm: Việt-Việt, Việt-Tàu, Tàu-Việt, và Tàu-Tàu. Ngoại trừ loại chữ ghép Việt-Việt, bài này sẽ phân tích kỹ ba hình thức còn lại như vừa nói.

Trước hết, thế nào là chuyển tự? Đây là hình thức chuyển cách viết từ một ngôn ngữ không quen với người đọc sang cách viết quen thuộc. Chẳng hạn, người Hy-Lạp viết ‘Ελληνική Δημοκρατία’ được đổi thành ‘Hellenic Republic’ theo cách của người nói tiếng Anh hoặc ‘Ellēnikḗ Dēmokratía’ của người biết tiếng La-tinh. Hoặc chữ Россия thì được đổi thành ‘Rossiya’ tức là ‘Russia’ đối với người Anh, và người Việt nói là Nga.

Người Tàu dưới triều đại do Liu Bang > Lưu Bang lập nên, lấy tên là nhà 漢 Han > Hán, đã xua quân sang chiếm Việt Nam, mở màn một thời kỳ áp đặt chữ viết lên nền giáo dục Việt Nam. Họ không ngừng ra sức xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và thay vào đó bằng các thứ của họ.

Từ đó chữ viết nguyên thủy của người Việt là chữ nòng nọc (con giun) mà họ gọi là khoa đẩu 蝌蚪 đã bị quân của cháu Liu Bang là Han Wudi> Hán Vũ Đế (140-84 trước công nguyên – TCN) khởi động chiến dịch xóa sạch ngôn ngữ và văn hóa Việt nhằm đồng hóa dân Việt thành dân “Hán” của họ.

Từ sau giai đoạn này, chữ nòng nọc biến mất.

Ngày nay nhiều nhà trí thức Việt Nam đang cố công gầy dựng lại hệ thống chữ viết này vừa để chứng minh cho thế giới biết nền văn minh cổ của người Việt vừa cho mọi người thấy giặc đã ăn cắp của chúng ta những gì rồi mang trở lại dạy cho chúng ta, khiến cho nhiều người cứ tưởng lầm mà đem lòng thần phục một cách thiếu thận trọng.

Ngược dòng lịch sử

Trên đây là vài nét về cách nhìn chữ “Hán”, nhưng sự thâm nhập của nó vào ngôn ngữ và văn hóa Việt là một vấn đề cần nêu rõ.

Như trên đã nói, sự tiếp xúc giữa chữ Tàu và chữ Việt đã trải qua những thời kỳ khốc liệt: một bên cố áp đặt để đồng hóa và một bên gắng né tránh để vừa không bị tiêu diệt mà vẫn tồn tại cùng lúc chờ thời cơ vùng lên thoát khỏi ách thống trị đó.

Vì vậy vốn từ-ngữ chữ Tàu chuyển tự trong tiếng Việt có khoảng 29% thay thế hoàn toàn tiếng Việt trong mọi lúc và khoảng 60 đến 70% dùng lẫn lộn với tiếng Việt, nhưng phần lớn nghĩa hơi khác. Đây là hậu quả của chính sách Hán hóa của bọn phương bắc. Nổi bật nhất là thái thú Sĩ Nhiếp dưới thời Đông Hán.
Khá nhiều nhà sử học Việt cứ dựa theo sách Tàu mà ca tụng người này, nào là có công dạy cho dân cày cấy, giữ gìn bờ cõi bình an, nào là phát triển giáo dục bằng cách dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách Gia Chi Tử, dạy chính trị, y học, kinh truyện, và phiên dịch âm nghĩa.

Sĩ Nhiếp là người thế nào? Theo sử Tàu, y gốc người nước Lỗ. Tổ bảy đời của Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãng mới chạy đến đất Thương Ngô.
Cha của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ, làm thái thú quận Nhật Nam. Nhờ cha mà Sĩ Nhiếp được đi học, thăng quan tiến chức và cuối cùng làm thái thú ở quận Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp có ba thủ đoạn:
1- Gạt Trương Tân về triều để leo lên chức thứ sử;
2- Đưa anh em vào làm thái thú các quân Cửu Chân, Hợp Phố, Nam Hải;
3- Đưa hàng trăm người thân và người quen sang Giao Chỉ lập nghiệp và tạo vây cánh.
Nhờ đám này mà Sĩ Nhiếp được tôn vinh làm Sĩ Vương “có công khai hóa dân Giao Chỉ!”

Sang đến đời Tùy, Đường, (khoảng 581 – 907), triều đình bên Tàu áp dụng chính sách khoa cử ở nước ta để nhằm đào tạo và tuyển chọn Nho sinh người Việt. Tất cả đều phải về kinh đô Trường An để thi thố tài năng. Từ đó có khá nhiều Nho sinh người Việt thông thạo chữ Hán và trở thành Nho sĩ. Âm dùng cho lối chuyển tự này là chữ Tàu dựa trên giọng Trường An. Chính số Nho sĩ người Việt này trở thành lực lượng truyền bá chữ Nho tích cực nhất.

Hiện tượng dùng chữ Nho và chữ Việt bắt đầu thịnh hành dưới dạng song ngữ. Và cũng bởi chữ khoa đẩu hoàn toàn biến mất nên chữ Hán trở thành “quốc ngữ” của người Việt; mọi chiếu, chỉ, sắc, dụ của vua và văn thư trao đổi giữa người dân với nhau cũng đều viết bằng chữ Hán.

Rất may, tuy là viết chữ Hán nhưng người Việt không nói theo âm Hán mà dùng lối chuyển tự. Nên ghi một dấu son vào tài trí và năng lực siêu việt của các Nho sinh khi vẫn dùng chữ Tàu nhưng không hoàn toàn chịu lệ thuộc vào chữ đó. Nhờ vậy mà khi đất nước giành được tự chủ để độc lập thì tiếng nói của người Việt được sống trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay . Kết quả của cuộc tiếp xúc cưỡng bức do giặc xâm lăng phương bắc để lại một khối lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự khá lớn trong kho tàng từ-ngữ tiếng Việt.

Chữ Hán, chữ Nho hay chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng ngữ-vựng tiếng Việt:

Thoạt tiên, khi mới có sự tiếp xúc giữa chữ Việt và chữ Tàu thì sự pha trộn bắt đầu bằng các chữ chỉ thức ăn hay các sinh hoạt hàng ngày, theo lối bình dân không chính thức: (tiếng Việt Tàu) theo sự tiếp xúc tự nhiên:
Người Tàu đến vùng Đồng Nai – Cửu Long từ lúc nào?


Theo Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Phước:
“Sử sách chép rằng người Trung Hoa đã có mặt ở Việt Nam từ hơn hai ngàn năm trước; nhưng con số lúc đó chắc là ít lắm. Miền Bắc gần ranh giới Trung Hoa, nên có một số thương gia Tàu sang Việt Nam buôn bán, nhưng đợt di dân quan trọng nhất của người Trung Hoa vào Việt Nam xảy ra vào thế kỷ 17.

Số là vào khoảng giữa thế kỷ 16 thương gia Trung Hoa và Nhật đã dùng một số hải cảng của Việt Nam (ở miền Bắc và Trung) trong việc buôn bán vì thương gia Trung Hoa không thể giao thương trực tiếp với các thương nhân người Nhật tại lãnh thổ Nhật vì có lệnh cấm buôn bán với Nhật do nhà Thanh của Trung Hoa đưa ra.


Sau khi người Mãn Châu chiếm và cai trị toàn lãnh thổ Trung Hoa và lập nên Nhà Thanh (1644-1911), có một số cựu thần nhà Minh không chịu đầu hàng. Họ lập phong trào “Bài Mãn Phục Minh”. Địa bàn hoạt động của họ mạnh nhất ở các tỉnh giáp giới với Việt Nam. Sự kiện nầy đã làm cho miền biên giới Hoa – Việt trở nên một vùng giặc giã liên miên “đã khiến dân Việt (vùng biên giới) vô cùng thống khổ vì đám giặc “Tàu Ô” nầy”.
Vào năm 1679, một số cựu thần nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh, tìm cách trốn khỏi Trung Hoa. Trong số nầy có:
Dương Ngạn Địch (cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Tây) và Trần Thượng Xuyên (còn có tên là Trần Thắng Tài) cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Đông) dẫn thuộc hạ (khoảng 3,000 quân lính, gồm đa số là người Quảng Đông và Phúc Kiến, và hơn 50 chiến thuyền) đến Tư Dung và Đà Nẵng tạm trú và xin theo Chúa Nguyễn.

Rất ngại sự có mặt của nhóm người Trung Hoa nầy ở Thừa Thiên (nơi có phủ chúa) và vùng lân cận, Chúa Nguyễn đã cho họ vào miền Đồng Nai, Cửu Long cư trú*, mặc dầu vùng nầy còn thuộc Chân Lạp.

(Vào khoảng thập niên 1650-60 vua Chân Lạp đã chịu thần phục Chúa Nguyễn.)

Nhóm Trần Thượng Xuyên vào lập nghiệp ở vùng “Cù Lao Phố” (Biên Hòa ngày nay).
Nhóm Dương Ngạn Địch và phó tướng của y là Huỳnh Thắng vào cửa Tiền Giang, đi ngược lên và dừng lại lập nghiệp ở vùng Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay).
Hai nhóm dân Trung Hoa mới nầy có biệt danh là người “Minh Hương” hay người trung thành với nhà Minh của Trung Hoa.
{(*Ý nghĩ của Chúa Nguyễn khi gởi những người Trung Hoa tỵ nạn đi xa khỏi vùng Thừa Thiên là để tránh nguy hiểm cho phủ Chúa và đã được chứng tỏ là đúng: Huỳnh Thắng cùng thuộc hạ của y, sau khi mở mang được nhiều vùng đất ven bờ Cửu Long, có dã tâm tách khỏi quyền lực Chúa Nguyễn và lập vùng tự trị như một nước riêng. Chúa Nguyễn phải dùng Trần Thắng Tài đem quân đi dẹp nhưng chỉ đánh và giết được Huỳnh Thắng sau nhiều thiệt hại cho cả đôi bên. Phải vài chục năm sau, chúa Nguyễn mới dẹp hết nhóm tàn quân của Huỳnh Thắng, vì họ đã trốn lên vùng Biển Hồ, dựa vào quân Cam Bốt và quân Xiêm (Thái Lan) để tồn tại trong việc chống Chúa Nguyễn.}


Trong lúc đó vào khoảng 1671, một thanh niên tên Mạc Cửu (người Quảng Đông), sau khi nổi dậy và thất bại trong việc chống nhà Thanh, đã đến phía Đông Nam Chân Lạp với mấy trăm tùy tùng, được phép vua Chân Lạp cho khai thác vùng bờ biển gần Phú Quốc. Tuy còn trẻ nhưng Mạc Cửu rất thành công trong việc mở mang vùng Hà Tiên (ngày nay), sau khi chiêu mộ thêm nhiều người Trung Hoa (cùng hoặc khác tiếng nói) và cả người Việt Nam và người Cam Bốt. Vùng Hà Tiên trở nên một khu tự trị phồn thịnh. Tuy nhiên vì bị áp lực quân sự từ phía Thái Lan, vào năm 1708, Mạc Cửu đã xin thần phục Chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn Phúc Chu phong chức Tổng Binh Hà Tiên.

Ngoài người Trung Hoa gốc Quảng Đông và Phúc Kiến, còn có rất nhiều người Trung Hoa gốc Triều Châu (Tiều) lẫn lộn trong ba nhóm người trên. Nhóm Triều Châu đông nhất, thuộc nhóm Mạc Cửu.

Thứ đến là con đường chính thức. Theo con đường này, tiếng Việt đã chuyển tự theo ba hình thức:
● Hình,
● Nghĩa,
● Âm.

o - Hình thì giữ nguyên cách viết nhưng thay đổi nghĩa theo cách làm giảm qui mô ngữ nghĩa.
o - Nghĩa thì dùng chữ Tàu theo cách riêng của người Việt và
o - Âm thì dĩ nhiên hoàn toàn khác với âm Tàu.”

***

Để cho rõ hơn, chúng tôi lần lượt trình bày thêm về ba hình thức của Tiến Sĩ Phước vừa nêu trên:

HÌNH: Hình thức này hầu như giữ nguyên cách viết của người Tàu. Lưu ý, trong mục này sẽ có thể thêm hình thức phiên âm mà người Tàu gọi là 拼音 bính âm ‘pinyin’ đi kèm, theo thứ tự chữ Tàu chuyển tự, nguyên hình chữ Tàu, và phần phiên âm‘transcription’. Cách này giúp độc giả dễ phân biệt sự khác nhau giữa cách viết và nói theo tiếng Việt với ‘pinyin’ trong ngoặc vuông{} là cách đọc tiếng Tàu.

Muốn nắm vững cách đọc này, người học cần phải thêm một bước nữa là dùng mẫu tự phiên âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) để nắm vững cách phát âm ghi bằng dấu ngoặc vuông [ ]. Phạm vi bài này chỉ thiên về phần chuyển tự nên chỉ nêu vài thí dụ về phần phát âm để phân biệt:

< TND-H1

>>

Khoảng chừng hơn trăm năm trở về trước, hầu như học sinh nào cũng học qua Tam Thiên Tự 三千字{sān qiān zì}[rồi đến Minh Tâm Bửu Giám 明心寶鑑{míng xīn bǎo jiàn}.
Lần lượt, các Nho sinh Việt Nam phải học Tứ Thư四書{sì shū}, Ngũ Kinh 五經{wǔ jīng}, v.v.. để viết thông thạo nên rất nhiều Nho sinh Việt đậu rất cao và được bổ làm quan tại chỗ hay cả bên Tàu.

Có thể nhiều Nho Sinh học luôn cả cách nói để có thể giao tiếp trực tiếp hoặc làm thông dịch viên cho các sứ thần của hai nước, nhưng căn bản vẫn là bút đàm. Chẳng hạn như Nguyễn An là nhân vật tiêu biểu.

NGHĨA: Hình thức này rất quan trọng. Nó nói lên tính cách tài tình của Nho sinh Việt Nam khi áp dụng vào thực tế cần hóa giải áp lực của cường quyền xâm lược. Về nghĩa, chữ Tàu chuyển tự có nhiều hình thức:

1. Giữ nguyên nghĩa.
Người Việt chọn lọc khi dùng tiếng Tàu chuyển tự với các chữ Tàu sẵn có, gồm các từ ngữ dùng trong mọi sinh hoạt xã hội. Những ví dụ dưới đây chỉ đơn cử một số trường hợp về nghĩa, vì tiếng Tàu có vô số chữ đồng âm dị nghĩa ‘homophone’, tức là cùng cách đọc nhưng khác cách viết; từ đó nghĩa cũng thay đổi theo.

Thí dụ, tiếng Anh có âm {bεɚ} nhưng nếu viết bear nghĩa là ‘con gấu, mang theo, chịu đựng, mang thai, ra trái/quả, có đủ sức… v.v..’ khác với bare ‘để trần, mộc, nguyên gốc, tối thiểu…’

Hiện tượng này đối với tiếng Tàu còn nhiều hơn vậy gấp bội, chẳng hạndu {ju/zu} tiếng Việt, {yú} tiếng Tàu có thể gồm: 榆 ‘cây du, 腴‘mập, ca tụng’愉‘đẹp ý’ 予‘tôi’ 餘‘số dư’ 渝 ‘thay đổi (thái độ)’瑜 ‘vượt trội, ngọc quý’妤‘đẹp trai’ ‘’,於‘ở tại’,與‘như’ 愚,‘ngu đần’,漁‘cá, đánh cá’ v.v.. gần 36 chữ đồng âm như vậy.

2. Thay đổi một phần nghĩa của tiếng Tàu khi sang tiếng Việt.

Đây là hiện tượng đơn giản ngữ nghĩa cho phù hợp văn phong tiếng Việt, đồng thời để làm phong phú cách diễn đạt.

Lấy thí dụ:
o tống 送 {sòng} ‘tiễn chân’ trong tống biệt, tống hành, tống thẫn ‘đưa đám ma’ sẽ trở nên “khó chịu” nếu bị tống ra cửa thay vì đưa ra cửa. Từ đó hai chữ trở thành hai nghĩa có cách dùng hơi khác nhau.

Tương tự:

– ái愛 {ài} ‘yêu, thương’ + quốc 國 {guó} ‘nước’: ái quốc = yêu nước, nhưng chỉ có thể nói: tinh thần yêu nước hay tinh thần ái quốc, chứ không thể nói tinh thần ái nước hay tinh yêu quốc. Ái còn có nghĩa thích (ái du vịnh ‘thích bơi), nửa này nửa kia ‘ái nam ái nữ’.

– hư 虛 {xū} ‘trống rỗng, không chứa gì, thiếu tự tin, không khỏe, hụt, sẩy, chỉ có tiếng mà thôi’. Khi đi với cấu>hư cấu 虛構 {xū gòu} ‘bịa ra, tưởng tượng, không có thật’. Người mình xem tiểu thuyết hư cấu, tức là từ nhân vật đến cốt truyện đều do tác giả nghĩ ra, chứ không có ý muốn nói “bịa chuyện”. Với bịa chuyện, người Việt có ý xấu đối với người nói.

– tẩy 洗 {xǐ} ‘rửa, tắm, giặt, làm sạch’ nhưng người Việt chỉ dùng có một nghĩa “tẩy chất dơ” chứ không dùng để “tẩy đầu, tẩy mặt, người, quần áo” mà “gội, rửa mặt, tắm, và giặt quần áo”.

– tiểu 小 {xiǎo} ‘nhỏ, vợ nhỏ (tiểu lão bà), của tôi (tiểu điệt – cháu tôi), vụn vặt, phần nào, đáng khinh, thiếu, một lúc, đi đái, cái bình nhỏ đựng hài cốt), nhưng người Việt chỉ dùng một vài nghĩa trong đó: “đi tiểu, cái tiểu (đựng hài cốt), đặc biệt khi dùng với chữ khác: tiểu tâm 小心{xiǎo xīn} ‘cẩn thận’ > ‘nhỏ mọn’, tiểu hài {小孩}> ‘con nít’, tiểu kê {小雞}> ‘gà con’, tiểu ngưu {小牛}> ‘bò con’…

– trúc竹{zhú} ‘tre’ đối với người Tàu nói chung, nhưng đối với người Việt trúc chỉ là một trong nhiều loại tre (trúc, nứa, mai, vàu, hóp, giang, bương, la ngà, tầm vông hay cán dáo, …)và thường để làm sáo hay cần câu: sáo trúc, giậu trúc; phên tre, chõng tre, chứ không bao giờ nói sáo tre hay chõng trúc.

– vị 味{wèi} ‘vị, mùi’ nhưng người Việt chỉ dùng ‘vị’ để nếm, và ngửi thì đã có chữ “mùi”.

3. Thêm chữ để rõ nghĩa. Khi dùng chữ Tàu chuyển tự, người Việt còn thêm từ trước hay sau để làm rõ thêm vật, điều hay việc muốn nói đến:
Hồng Hải >biển Hồng Hải bổ sung >bổ sung thêm

dẫn chứng >đưa dẫn chứng dự chi >dự chi trước

đại thụ >cây đại thụ giới tuyến >đường giới tuyến

xa-lộ >đường xa-lộ gia nhập >gia nhập vào

sinh nhật >ngày sinh nhật Thái-sơn >núi Thái-sơn

Thái Lan >nước Thái Lan Hồng hà >sông Hồng Hà

Hương Giang >sông Hương Giang đại sự >việc đại sự

Hùng Vương >vua Hùng Vương xâm nhập >xâm nhập vào…

Xét cho cùng, lối nói này tuy “dư” nhưng từ người bình dây đển kẻ có học đều nói như vậy. Nếu chỉ nói “trổng” như kiểu Tàu thì người nói sẽ cảm thấy “thiếu” cái gì.

4. Đổi cho thuận theo tự nhiên.
Đấy là lối làm cho thuận theo cách nói của người Việt. Đối với người Việt, đa số tiếng Tàu đều nói ngược với lẽ tự nhiên. Chẳng hạn ngũ hành của người Việt là giáp ất (nước), bính đinh (lửa), mậu kỷ (gỗ), canh tân (kim), nhâm quý (đất) – thủy-hỏa-mộc-kim-thổ.

Người Tàu lại bảo là giáp ất (mộc), bính đinh (hỏa), mậu kỷ (thổ), canh tân (kim), nhâm quý (thủy).

Vì sao gọi làn thuận theo thiên nhiên? Sự sống trên thế gian này cần nhất là nước (thủy), nhưng phải cần lửa (hỏa) để cho ấm áp; từ đó mới sinh ra cây cỏ (thảo mộc). Sau đó mới đến kim, và thổ (đất) là thứ luôn có sẵn trên mặt địa cầu này. Thế nhưng đa số thường nói kim mộc thủy hỏa thổ là dựa theo tính cách “cần dùng” của các chất: kim cần thiết nhất để tạo ra nhiều vật dụng, kế đến là gỗ, vân vân.
Tương tự, một con vật chết thì một ngày sau bắt đầu hôi, rồi mấy ngày sau sẽ thối, từ đó sẽ gồm cả hôi thối.

Từ quan niệm này người Việt, khi du nhập tiếng Tàu vào đều đổi thứ tự của cách nói người Việt thường dùng.

Lưu ý: nghĩa ghi theo phần chữ Tàu chuyển tự.
Tàu (chuyển tự, nguyên chữ, pinyin, nghĩa) Việt

ẩn bí 隱蔽 {yǐn bì}‘che đậy kỹ, không ai biết hay thấy’ > bí ẩn

chứng triệu 症兆 {zhēng zhào} ‘báo trước có bệnh, dấu hiệu’ > triệu chứng

đảm bảo擔保{dān bǎo}‘ra tay làm việc, che chở’ >bảo đảm

kiến chứng 見證 {jiàn zhèng} ‘đã thấy được, viện dẫn sự kiện’ > chứng kiến

lệ ngoại 例外 {lì wài}‘khuôn mẫu, nằm ngoài’ > ngoại lệ

lũy tích 累積 {lěi jī}‘chồng lên nhau, gom lại’ > tích lũy

mệnh vận 命運 {mìng yùn} ‘số phận, xoay chuyển’ > vận mệnh

nhiệt náo 熱鬧 {rè nao} ‘nóng nực, ồn ào’ > náo nhiệt

phục sắc 服色 {fú sè} ‘áo quần, màu sắc’ >sắc phục


tải trọng 載重 {zǎi zhòng} ‘chuyên chở, vật nặng’ > trọng tải

thích phóng 釋放 {shì fàng} ‘ưa chuộng, thả cho đi’ > phóng thích

triển khai 展開{zhǎn kāi} ‘nảy nở, mở ra’ > khai triển

triều thủy 潮水{cháo shuǐ} ‘cơn nước, nước’ > thủy triều

vãn cứu 挽救 {wǎn jiù} ‘kéo lôi, gỡ ra khỏi nạn’ >cứu vãn

vượng thịnh 旺盛 {wàng shèng} ‘tốt đẹp, may mắn’ > thịnh vượng

5.Tàu-Việt:
Để làm tăng thêm ý nghĩa của hình thức hai vần mà đa số người Việt thường dùng, chữ ghép ‘disyllabic’ với một chữ là Tàu chuyển tự (gạch dưới) và một chữ Việt cùng nghĩa theo sau. Mục này gồm có hai nhóm:

a. hai chữ cùng nghĩa

chi nhánh 枝 {zhī} ‘cành nhỏ’ (branch of a mother entity or company)

giảm bớt 減 {jiǎn} ‘trừ, bớt’ (to decrease, to reduce)

học hỏi 學 {xué} ‘tìm biết, bắt chước’ (learn, study)

khi dể 欺 {qī} ‘đánh lừa, coi thường’ (to cheat or deceive, take down on s.o/s.t.)

kính nể 敬 {jìng} ‘trọng, tiếng lịch sự’ (to venerate, respect)

kỳ lạ 奇 {qí} ‘không ngờ, khác thường, hiếm’ (strange, weird)
linh thiêng 靈 {líng} ‘mau lẹ, sắc sảo, hiệu lực khi cầu khẩn, xác người’ (efficacious; quick)
nghi ngờ 疑 {yí} ‘không đáng tin, không tin được’ (to suspect, doubt)
nghiêm ngặt 嚴 {yán} ‘chặt chẽ, khe khắc’ (strict, serious)
phân chia 分 {fēn} ‘tách, cắt ra thành nhiều phần nhỏ’ (divide, split)
phòng ngừa 防 {fáng} ‘coi chừng, bảo vệ’ (to prevent, protect)
thấu suốt 透 {tòu} ‘xuyên qua, sâu sắc’ (to pass through, thorough)
thoát khỏi 脫 {tuō} ‘rụng, cởi, ra khỏi’ (fall, dress off, to be out of)
tiễn đưa餞 {jiàn} ‘đặt tiệc đưa chân’ (to see someone off, farewell dinner)
tội lỗi 罪 {zuì} ‘điều phạm pháp’ (fault, guilt, crime)
tù đày 囚 {qiú} ‘thiếu tự do, sưng to, tối tăm’ (prison, exile)
xâm lấn 侵 {qīn} ‘phạm qua vùng khác, tới gần’ (to invade, penetrate)
b. hai chữ khác nghĩa (có thể gọi là phản nghĩa)
cao thấp 高 {gāo} ‘không phân biệt kích thước’ (unable to tell the size)
đầu đuôi 頭 {tóu} ‘rõ ràng, mạch lạc’ (clear, well-told or written)
trầm bổng 沉 {chén} ‘chìm, thấp xuống’(to submerge, to lower)


6.Việt-Tàu. Song song với các chữ ghép khác, trong kho ngữ-vựng tiếng Việt còn có hình thức Việt-Tàu, tức một chữ Việt đứng trước và một chữ Tàu chuyển tự theo sau, như:
chia ly離 {lí} ‘rời khỏi, bỏ đi, khác, cách xa’ (to leave, go awy, distant)
dối trá詐 {zhà} ‘đánh lừa, giả bộ’ (crafty, dishonest, to cheat)
khen thưởng 賞 {shǎng} ‘ban tặng, hưởng, nhận đúng giá trị’ (award, appreciate)
kiện tụng 訟 {sòng} ‘đi thưa ai ở toà’ (to accuse, to sue)
nghề nghiệp 業 {yè} ‘ngành đã chọn, việc kinh doanh, việc kiếm ăn’ (career, profession)
rèn luyện 鍊 {liàn} ‘nấu để lọc sạch, tôi kim loại’ (to train, to practice for perfection)
say mê 迷 {mí} ‘lạc đường, làm rối trí, thích quá độ’ (lost, confused, bewildered)

thờ phụng 奉 {fèng} ‘kính dâng, kính trọng, cung kính’ (to revere, venerate)

xấu xí 企 {qǐ} ‘lừa, bỏ qua, không đẹp’ (to cheat, let go, ugly)


7.Tàu-Tàu.
Hình thức thứ ba là hai chữ Tàu chuyển tự đi với nhau. Đặc điểm của hình thức này có thể thay thế bằng hai chữ ghép Việt-Việt ở một số trường hợp thì nghĩa không đổi, nhưng một số khác thì nghĩa sẽ khác.

a. Không đổi nghĩa nhưng có thể khác cách dùng (nhưng có vài trường hợp đổi vị trí trước sau). Chỗ nào có thí dụ kèm theo là có sự thay đổi vi trí:

an bài 安排 {ān pái} ‘sắp đặt, đặt để trước.’ (arrange, pre-plan) số phận đã an bài.

ẩm thực 飲食 {yǐn shí} ‘uống ăn >việc ăn uống’ (drinking & eating) việc ăn uống
bình an 平安 {平安} ‘đều đều không bị hại’ (safe and peace)ai cũng muốn bình an

bản chất 本質 {běn zhì} ‘tự tính của sự việc, cái gốc tự nhiên’ (nature, essence) bản chất của sự việc
Hồng Hải 紅海 {hóng hǎi} ‘biển Đỏ giữa Phi châu và Ả-rập’ (Red Sea).

huynh đệ 兄弟{xiōng dì} ‘anh &em trai’ (brothers, siblings)tình huynh đệ
phong cách 風格{fēng gé} ‘lối, thái độ cư xử’ (style) phong cách của một nhà giáo
phụ mẫu 父母{} ‘cha mẹ < mẹ cha’ (father and mother)tình phụ mẫu
sơn dương 山羊 {shān yáng} ‘sơn dương (mountain goat)đi săn sơn dương
sơn thuỷ 山水 {shān shuǐ} ‘núi nước’ (mountain & water, landscape) nước non nghìn dặm ra đi

thiên tài 天才 {tiān cái} ‘khả năng trời phú cho’ (talent, genius)một thiên tài quân sự
Thượng Đế 上帝 {shàng dì} ‘Đấng Tối Cao’ (God)Thượng Đế trên cao

y phục 衣服 {yī fu} ‘áo quần’ (clothes in general)quần áo chỉnh tề
b.Đổi nghĩa; tức là người Việt dùng chữ Tàu chuyển tự theo cách riêng của mình chứ không dùng theo nguyên nghĩa của nó. Dấu > cho thấy chữ Tàu có nghĩa riêng và chữ Việt có nghĩa riêng. Chữ viết tắt (S = Sino ‘Tàu’; V = Việt)

an bài安排{ān pái} S: ‘sắp xếp” V: ‘định trước’

bản lãnh本領{běn lǐng} S: ‘khả năng’ V: ‘vốn liếng’
bình tọa 平坐{píng zuò} S: ‘ngồi ngang’ V: ‘bảnh choẹ’
đê thanh 低聲{dī shēng} S: ‘tiếng trầm’ V: ‘thì thầm’

đồng cư同居{tóng jū} S: ‘sống chung’ V: ‘chung chạ’
hãnh diện 悻面{xìng miàn} S: ‘kiêu ngạo’ V: ‘lấy làm tự hào’

hiện thành 現成{xiàn chéng} S: ‘(đồ) làm sẵn’ V: ‘sẵn sàng’
hoà hảo 和好{hé hǎo} S: ‘kết hợp’ > V: ‘đối tốt với nhau’
khả năng 可能{kě néng} S: ‘có thể’ > V: ‘năng lực cá nhân’
lân cư鄰居{lín jù} S: ‘hàng xóm’ > V: ‘lang chạ’
lịch sự 曆事{lì shì} S: ‘từng trải việc đời’ > V: ‘nhã nhặn, khéo cư xử’
mã thượng馬上{mǎ shàng} S: ‘trên ngựa, nhanh lên’ > V: ‘cao cả’
tầm thường尋常{xún cháng} S: ‘không có gì đặc biệt’ > V: ‘xuềnh xoàng’
thiên hoa 天花{tiān huā}S: ‘hoa trời’ > V: ‘bệnh đậu mùa’
tiểu tâm小心{xiǎo xīn} S: ‘cẩn thận’ > V: ‘ nhỏ mọn, ích kỷ’
tử tế子細{zixi} S: ‘tỉ mỉ’ > V: ‘tốt bụng’

Trên đây chỉ là thí dụ đơn cử về chữ đơn và chữ ghép liên quan đến chữ Tàu chuyển tự. Mục kế tiếp nói về âm đọc.

ÂM:
Âm Việt và âm Tàu khác nhau khá nhiều. Tuy hai ngôn ngữ đều có thanh điệu, nhưng tiếng Việt có sáu thanh, trong đó năm thanh cần đến dấu.
Dưới đây là hai bảng ghi âm chính (thường gọi là nguyên âm) nhằm giúp người đọc có thể đối chiếu và thấy rõ các âm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ Việt và Tàu.
Các dấu thanh của tiếng Việt, tuỳ theo tác giả, có khá nhiều cách để dịch các dấu này sang tiếng Anh, riêng trong bài này, theo cách dịch của Trần Ngọc Dụng trong Vietnamese for Busy People 1 do nhà xuất bản sách giáo khoa Kendall Hunt Publishing Company ấn hành:



Các thanh và dấu tiếng Việt
Thí dụ: ba bá bà bả bã bạ
Bảng âm chính (thường gọi là nguyên âm) tiếng Việt:

TND-H3


Bảng âm chính tiếng Việt



Từ bảng trên, tiếng Việt có 12 mẫu tự chính: a ă â e ê i o ô ơ u ư y tiêu biểu cho 11 âm chính {a ʌ ɤ ε e i ɔ o ə u ɯ i:j} vì “i” và “y” được xem đồng âm. Thật ra, hai âm này có khác nhau đôi chút ở một vài vị trí trong chữ.
Thí dụ:
hai[ha:i] và hay [hai:j].
Do đó mới có tên “i dài” (ngày trước gọi là “i-gret”.
Ngoài 12 mẫu tự chính, còn có 29 mẫu tự chính ghép, gồm:
ai aoauayâuâyeoêuiaiuoiôiơiuauiưaưiưu – nhóm 1
Nhóm này chỉ cần phần đầu thì thành chữ, do đó mọi dấu thanh đều đánh trên mẫu tự thứ nhất: cái áo màu mày tậu mấy kẹo tếu chĩa chịu thói hối tới sủa thủi thửa gửi cựu…
_iê_ oă_ _oo*_ uâ_ uô_ ươ_ – nhóm 2
oa…oe…uê… uy… – nhóm 3
Riêng hai nhóm 2 và ba thì dấu thanh cần đánh trên mẫu tự thứ hai:
chiếc xoắn goòng luận luống hướng hòa-hoàng khỏe-khoẻn, tuế-tuếch, huý-huýt
cùng với 12 mẫu tự ghép ba:
iêu oai oao oay oeo uây uôi uya

uyê uyu ươi ươu
Trong số 12 mẫu tự ghép ba này chỉ có UYÊ là cần đánh dấu mẫu tự trên Ê ở cuối, còn lại đều phải đánh vào mẫu tự giữa: chiều, xoài, ngoáo, xoáy, ngoèo, khuấy, tuổi, nguyệt, …



HỆ THỐNG PHIÊN ÂM TIẾNG TÀU
Tiếng Tàu có năm thanh, và bốn thanh cần đến dấu. Bảng sơ đồ này dựa theo giải thích và hướng dẫn của Từ Điển Hán Việt Hiện Đại do Nguyễn Kim Thản chủ biên, nhà xuất bản Thế Giới phát hành.
Lưu ý quý vị: Trong phần này cần phân biệt rõ hai dấu ngoặc { } và [ ]. Dấu { } là chỉ “pinyin” tức cách viết tiếng Tàu theo lối La-tinh hóa và dấu [ ] là chỉ cách đọc chữ “pinyin” đó. Nói nôm na là dấu { } chỉ cách viết và dấu [ ] chỉ cách đọc.



TND-H5



Tiếng Tàu có năm thanh và bốn thanh cần dấu.



TND-H6


Các thanh và dấu tiếng Tàu



Thí dụ: 八{bā} ‘số 8’ 拔{bá} ‘nhổ (cỏ)’ 把{bă} ‘cầm, nắm’ 耙{bà}‘cào, bừa’ 罷{.ba} ‘đi!’ (chữ đi này làm trạng từ chỉ sự hối thúc, khuyến khích: Đi đi! Nói đi! Học bài đi! Bỏ đi!)
Tiếng Tàu có các âm và vần chính sau đây:




https://hoinghitiengviet.files.wordpress.com/2018/07/tnd-h7.png



Ghi chú: Những âm nào có dấu (’) thì bật hơi như kha[kha]so với không bật hơi ca [k˺a]của tiếng Việt, hoặc Tay [tei] và stay[st˺ei] của tiếng Anh vậy. Hoặc “dao” [tao]>con “dao” [jao] của Việt.
Sau đây là một số ngữ vựng cùng vài nghĩa thông dụng làm thí dụ. Lưu ý: Trong các thí dụ dưới đây, có vài chữ người Việt không hề dùng đến. Ngoài ra, những chữ nào khác cách đọc nhưng cùng cách viết của người Việt thì có thêm phần phiên âm đi kèm.

– a阿{ā} ‘tiếng kêu la, thế à, à ơi, à uôm’

– á 亞{yà} ‘Á châu, về nhì, hạng nhì, tiếng kêu đau, câm, dùng dể phiên âm các tên như Abraham, Adriatic’

– ác惡{ě} ‘hung tợn, độc bụng, xấu, nôn oẹ, bệnh khó chữa’ {wù}‘ồ’

– ai哀{āi} ‘buồn rầu’

– âu藕{ǒu} ‘ngó sen’ 偶‘tượng gỗ, tình cờ’ một âm nữa là ẩu ‘ói mữa’.

– ba吧{ba} ‘nói khoa trương (ba hoa, ba xạo)’ 疤{bā} ‘vết sẹo’ 芭{bā} ‘tre hóp, thúng mủng’ 波{bō} ‘sóng’

– bá 百{bǎi} ‘trăm’ 伯{bó} ‘ôm vai, ôm cổ, bác (anh của cha), loại cây tùng,’

– các 閣{gé} ‘lầu, cửa hông’ 各 ‘mọi người’

– chất質{zhí} ‘bản thể, đặt câu hỏi (chất vấn), đi thẳng vào đề (chất phác)’.

– cốt 骨{gú} ‘xương, khung đỡ, điểm chính yếu’ 鴣{gū} ‘gà gô’.

– dũng 甬{yǒng} ‘hành lang dẫn vào các phòng’ 俑 ‘hình nhân bằng gỗ hay đất nung chôn theo người chết’ 踴 ‘nhảy lên’ 涌hoặc 湧 ‘tuôn chảy’ 勇 ‘can đảm’ 蛹‘con nhộng (tang dũng = con tằm)’ 恿‘xúi giục’.

– dương陽{yáng} ‘mặt trời, phái nam, quạt gió, họ Dương, giơ lên, phất cờ, vênh váo’ 羊 ‘con dê’ 楊 ‘dương (liễu)’ 鍚‘đồ trang sức trước đầu ngựa’ 徉 ‘bước đi thong thả, đi tới đi lui (thảng dương)’ 煬 ‘nóng chảy’ 洋 ‘bao la, to lớn, nhiều’佯 ‘giả bộ, giả vờ’ 痒{yǎng} ‘ngứa, mụn lở’.

– đạo 道{dào} ‘đường đi, lối làm việc, giáo lý, chủ thuyết, nói, nét vẽ, cứ tưởng là, đoàn người đi’ 盜 ‘ăn cắp’ 稻 ‘ruộng lúa’ 蹈{dǎo} ‘chân bước, (vũ đạo = nhảy theo nhạc)’ 導 ‘dẫn tới’.

– đức 德{dé} ‘sống đúng theo lối tốt của xã hội, tu thân tới mức cao, việc thiện, loại từ tỏ lòng tôn kính: Đức Chúa, Đức Phật, Đức Bà’.

– ê ê 誒{éi} ‘ơ, ớ, ủa (tán thán từ)’

– gia 家{jiā} ‘chung một họ’ 加 ‘cộng lại, thêm vào’ 茄{qié} ‘cà tím’ 傢‘đồ trong nhà’ 耶{yē} ‘(dùng để phiên âm: Đức Gia-tô)’ 爺{yé} ‘(Lão) gia, con trai trưởng (thiếu gia)’

– giáo教{jiāo} ‘dạy học’ 教{jiào} ‘hệ thống về quan hệ giữa người và Tạo hoá (tông giáo)’

– hà河{hé} ‘sông nhỏ; sông lớn 江’{jiāng} ‘giang’ 荷 ‘sen mọc trên khô’ 荷{hè} ‘vác trên vai’ 荷 ‘loại cây có mùi the’ 荷{kē} ‘gắt gao (hà khắc)’

– hán漢{hàn} ‘Hán giang (tên sông), triều đại do Lưu Bang sáng lập’

– ích益{yì} ‘điều lợi, tăng lên, tích trữ’ 鎰 ‘đơn vị đo độ nặng = 20 lượng’

– in印{yìn} ‘để vết lại’

– kê訐{jié} ‘ghi chép kỹ (thóng kê), bị chê, sửa lại cho vững, viết toa thuốc’ 雞{jī} ‘con gà’ 稽{jī} ‘kiểm tra, kiểm kê’ {qǐ} ‘quỳ xuống đất’ 乩{jī} ‘lên đồng, viết vào bảng nhỏ’

– khả可{kě} ‘có thể, chấp thuận, (dùng để phiên âm): khả khẩu khả lạc (Coca cola), khả lan linh (Kinh Koran’

– kĩ,妓{jì} ‘gái bán dâm (kĩ nữ, kĩ viện)’ 忮{zhì} ‘ghen, hung hăn’ kỹ技{jì} ‘nghề, năng lực, kỹ năng (tài sản xuất)’ 伎{jì} ‘tài, ngón chơi’

– lạc樂{lè} ‘niềm vui, thích, nhạc’ 酪{lào} ‘mứt, sữa pha a-xít’ 烙 ‘sao thuốc, đốt cháy’ 落{là} ‘rơi, rụng (toạ lạc,{ phai màu ’

– mã馬{mǎ} ‘ngựa, tên sông’ 瑪 ‘loại đá (mã não)’ 螞 ‘chuồn chuồn, kiến, cào cào’ 碼 ‘ký hiệu (mã số), chất đống’

– minh明{míng} ‘sáng, rõ ràng, thần trí, thị giác, hiểu biết, thời gian tiếp theo’ 冥 ‘tối tăm, thâu sâu, ngu đần’ 螟 ‘sâu lúa’ 銘 ‘khắc ghi, ghi lòng tạc dạ’ 盟{méng} ‘liên kết bằng lời thề (đồng minh)’

– năng能{néng} ‘tài cán, sức có thể làm’

– ngũ五{wǔ} ‘số 5’ 伍 ‘năm người (đội ngũ)’

– ngữ語{yù} ‘tiếng nói, nói trổng’ 圄{yǔ} ‘nhà tù’

– oan 冤{yuān} ‘nỗi bất công, hiềm thù, nói đùa, lở dở’ 鴛 ‘vịt trời (con trống)’ {} ‘’ {} ‘’ ô烏{wū} ‘con quạ, đen, cá mực có mu’ 鎢 ‘chất tungsten’ 嗚 ‘tiếng than (Ô hô ai tai! Ô, thôi chết rồi’

– pháp法{fǎ} ‘luật, cách thức, mẫu, bắt chước, ngón nghề lừa đảo, to mập’

– phương方{fāng} ‘vuông, khôn lớn, (dùng trong toán học) phương trình, phương số, thật thà (chân phương), hướng, nơi chốn, lối làm việc, đơn thuốc, tên người, đấu đong thóc’ 芳 ‘thơm’ 妨{fáng} ‘gây trở ngại, làm kẹt, thiệt hại’ 枋{fāng} ‘gỗ xẻ vuông’

– quá過{guò} ‘tên họ, vượt qua, vượt mức, tiêu thời gian, lui vào dĩ vãng, lần, phen, lầm lỡ, không phải lẽ’

– quan關{guān} ‘tên họ, đóng kín, đèo, lưu ý, trạm kiểm soát, cửa ải, rào chận, tiếng tượng thanh) quan quan thư cưu’ 觀 ‘nhìn hiện tượng, cảnh trí’{guàn} ‘(nơi thờ phượng đạo Lão) quán’ 官{guān} ‘công chức thời xưa, viên chức, bộ phận trong cơ thể’ 櫬{chèn} ‘hòm đựng xác chết’ 鰥{guān} ‘chồng chết vợ’

– Chữ Tàu không có vần R; do đó tất cả những chữ nào bắt đầu bằng “r” thì được đổi thành “l”, như Paris > Ba-lê, Roma > La-mã, Rousseau > Lư Thoa, inspiration > yên sĩ phi lý thuần, Puerto Rico > Ba đa Lê các, Bahrain > Ba lâm…

– sanh 生{shēng} ‘sinh’ 笙 ‘ống tiêu’ 甥 ‘cháu trai’ (Người Bắc đọc là “sinh” thay vì “sanh”)

– sĩ士{shì} ‘người đỗ tù tài ngày xưa, người chuyên nghiên cứu, cấp bậc trong quân đội,’ 仕 ‘công chức ngày xưa’ 俟{sì} ‘chờ’

– tâm心{xīn} ‘tim, lòng dạ, trí suy xét, ở giữa’ 芯 ‘bọng xốp trong cây sậy’ 芯{xìn} ‘cái lõi’

– tần秦{qín} ‘nhà Tần, dùng dằng, tên rau’

– thanh 青{qīng} màu xanh, màu đen (thanh bố, thanh ti), con mắt, lúa còn non, còn trẻ, triều Thanh‘’ 菁{jīng} ‘xum xuê, củ cải trắng’ 晴{qíng} ‘trời trong’ 清{qīng} ‘yên lặng’

– ung癌{ái} ‘ung (thư)’ ’壅{yōng} ‘bị bít lại’

– uy 威{wēi} ‘oai dễ sợ’ 餵{wèi} ‘đút cho ăn, a-lô (Uy, thị thùy? Tôi đây, ai đó?)’

– ưng 應{yīng} ‘trả lời, thuận ý, đáng được, thế mới phải’ 鷹 ‘con ó, chim ưng’ 膺 ‘lồng ngực, nhận’

– ưu優{yōu} ‘rất tử tế, vượt trội, rất mực kính trọng’ 憂 ‘lo lắng, lo sợ, chăm lo (ưu quốc ưu dân)’

– vân雲{yún} ‘mây, như mây, tin tức, đầu đuôi trước sau’ 紜 ‘lưỡng lự, nhiều nữa’ 筠 ‘vỏ cật tre, tre lồ ồ’

– vị為{wèi} ‘vì (sao), nâng đỡ, xua đi, thuyết của Dương Chu’ 味 ‘nếm’ 未 ‘chưa (xảy ra)’ 謂 ‘nói rằng (vị chi)’

– xuân椿{chūn} ‘cây đại thọ (tiêu biểu cho người cha – xuân đường)’ 春 ‘mùa đầu năm, tuổi trẻ, sức sống, tên người’ 蠢{chǔn} ‘ngu đần, vụng về’

– xúc觸{chù} ‘sờ, đụng chạm, làm động lòng, chất làm cho hoá chất mau có phản ứng (xúc tác)’ 矗 ‘sừng sững’ 蹴{cù} ‘đá mạnh’

– y醫{yī} ‘y (học), chữa bệnh’ 衣 ‘y phục, áo quần’
– yên煙{yān} ‘’

Dựa trên các mục đã nêu trên đây, khi tiếng Tàu du nhập vào tiếng Việt để làm giàu cho kho tàng từ vựng của nước mình, người Việt thường thay đổi từ cách dùng chữ đến đến âm đọc để phù hợp với tinh thần người Việt.

Nói cách khác, người Việt đã “Việt hóa” chữ Tàu chuyển tự, về mặt “ngữ âm” bằng nhiều cách.

1. Thay đổi âm đầu:

a. Âm {b} tiếng Việt thay thế các âm {k˺},{p}, {f}hoặc “j” {tɕ}của tiếng Tàu ghi bằng chữ “g”> âm {g} của tiếng Việt:

các 閣{gé} ‘lầu, lâu’ > gác (attic, penthouse, garret)

cảm 敢{gǎn} ‘bạo dạn’ > gan dạ

can肝{gān}‘bộn phận tiết mật’ > gan (liver)

căn 根{gēn} ‘rễ cây’ > gốc rễ (root)

cẩm 錦{jǐn}‘loại vải quý’ > gấm
cấp急{jí} ‘mau’ > gấp (urgent)

kính鏡{jìng} ‘đồng soi’ > gương (glass, glasses)

kiếm 劍{Jiàn} ‘kiếm’ > gươm (sword)

bạ 薄{bù} ‘tập ghi’ > hồ sơ (to record, a record)

bác 博{bó} ‘bao la’ > rộng (vast, immense)
bách 百{bǎi} ‘trăm’ > nhiều (hundred, great quantity)
bán半{bàn}>‘bán’>một nửa (a half)
bạo 暴{bào} ‘mạnh thình lình’ dữ tợn (sudden, cruel, violent’
bằng 鵬{péng} ‘chim thần thoại thật lớn’ > chim bằng (legendary large bird)
bộc僕{pú} ‘đầy tớ’> người giúp việc (servant)
bồi 培{péi} ‘đắt cao thêm, tập dượt’ > thêm (to earth up, practice)
bồng篷{péng} ‘cỏ làm tên, trôi nổi’ (Erigeron grass, to sail)
bột 桲{po} ‘táo hoa đỏ’ (quince)
băng 馮{féng} ‘ngựa chạy nhanh’ (to gallop)
bổng 俸{fèng} ‘phúc lợi của công chức’ (civil servant benefit)
buồm帆{fān} ‘buồm’ (the sail)
ức 幅{fú} ‘bề ngang tấm vải, cỡ tờ giấy’ (width of cloth, size of a piece of paper)
b. Âm {v} như “vàng” của tiếng Việt thay cho âm {h} của Tàu. Lưu ý: Xem kỹ các ký tự trong bản ký tự và phiên âm trong bảng phụ âm đầu trên đây. Âm {t} viết là “d” để chỉ âm không bật hơi, khác với “t” >{t’} âm bật hơi như “th” tiếng Việt.
hoàng 黃{huáng} ‘vàng’ (yellow)
hoạ 畫{huà} ‘vẽ’ (to draw)
hằng恆{héng} ‘vĩnh (cửu)’ (permanent)
hoàng 皇{huáng} ‘vua’ (king)
hoặc劃{huà} ‘vạch’ (a group of travelers)
Vài thí dụ trên đây tiêu biểu cho rất nhiều hình thức thay đổi âm đầu. Dưới đây là vài thí dụ về thanh điệu của tiếng Tàu chuyển tự với nghĩa tương đương bên tiếng Việt:
2. Thay đổi vần chính:
a. Thay đổi vần chính và Việt hoá hoàn toàn thành chữ Việt:
chủ主{zhǔ}> chúa (master)
cựu舊{jiù}> cũ (old)
di 移{yí}> dời (move)
dụ誘{yòu}> dỗ (persuade, entice, tempt)
dụng用{yòng}> dùng (to use)
đình 停{tíng}>đừng, đứng, dừng, ngưng (to cease)
khai 開{kāi}>khui, khơi, khởi, mở
khuyến勸{quàng}> khuyên (advise)
lãnh冷{lěng}> lạnh (cold)
liên連{lián}> liền (continuous)
loạn 亂{luàn}>loàn, lộn, rộn, xộn, trộn’
lợi 利{lì}> lời (profitable)
phòng房{fáng}> buồng (room)
quán慣{guàn}> quen (habit, accustomed to)
thế 替{tì}> thay (substitute, change)

thệ誓{shì}> thề (to swear)

vũ舞{wǔ}> múa (dance)

b.Thay vần chữ Tàu chuyển tự kếp hợp với từ Việt:

an uỷ安慰{ānwèi} ‘an ủi’ (to soothe, comfort)

bạch mã白馬{bù} ‘ngựa bạch, ngựa trắng’ (white horse)

đả phá 打破{dǎpò} ‘đánh phá’ (to attack, to disturb)

gian nan艱難{jiānnán} ‘gian khó’ (difficulty)

hỏa xa 火車{huǒchē} ‘xe lửa’ (train, locomotive)

lục đậu 綠豆{lǜdòu} ‘đậu xanh’ (mung bean)

ngoại quốc 外國{wàiguó} (nguyên là quốc ngoại) ‘nước ngoài’ (foreign country)

nhân loại 人類{rénlèi} ‘loài người’ (human being)

pháp tắc 法則{fǎzé} ‘phép tắc’ (principles, rules)

phụ hòa 附和{fù hè} ‘phụ họa’ (to speak in concert)

tái lập 再立{zàilì} ‘lập lại’ (to restore)

thấp độ 濕度{shīdù} ‘độ ẩm’ (humidity)

thù hận 仇恨{chóuhèn} ‘thù hằn’ (hatred, resentment)

trường độ 長度{chángdù} ‘độ dài’ (the length)

vị hà 為何{wèihé} ‘vì sao’ (why)

vô cố 無故{wúyì} ‘vô cớ’ (unreasonable)

c.Thay đổi chữ Tàu chuyển tự cả âm lẫn cách sử dụng:

hải quan 海關{hǎiguān} ‘cửa biển’ (customs) >quan thuế, thuế quan

hiển thị顯示{xiǎn shì} ‘bày ra thấy’ (easy to see, appear) >bày ra, hiện ra

hộ chiếu 護照{hù zhào} ‘giấy đi đường’ (passport) >thông hành

kết hôn 結婚{jiéhūn} ‘kết hôn’ (get married) >lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, kết hôn

liên hệ 聯繫{liánxì} ‘kết chặt’ (contact)>sự ràng buộc không thể cắt đứt: liên hệ gia đình (family relationship)

mô phỏng 摹仿{mó fǎng} ‘bắt chước’ (adapt) >mô phỏng, bắt chước, học theo

nhận thức 認識{rèn shi} ‘nhận thức’ (realize) >nhận rõ, biết, quen

quan chức 官膱{guān zhí} ‘người làm cho chính quyền’(government official) >viên chức, nhân viên

trợ lý 助理{zhùlǐ} ‘giúp quản trị’ (assistant) >phụ tá

vị đạo 味道{wèidào} ‘nếm’(taste) >mùi vị ‘ngửi và nếm’

xuất khẩu 出口{chū kǒu} ‘ra khỏi nước’ (export) >xuất cảng

VIỆT HÓA VỀ PHƯƠNG DIỆN TỪ PHÁP

1. Việt hóa từ ghép theo thứ tự tiếng Việt

Trong nỗ lực du nhập có chọn lựa, chữ Việt chỉ dùng một phần nhỏ trong các nghĩa của chữ Tàu chuyển tự dung chứa. Sau đây là một vài cách tiêu biểu.

a. Thay đổi vị trí của chữ ghép: Việt và Tàu chuyển tự theo phong cách tiếng Việt: Ở điểm này, tiếng Việt dựa trên lý âm dương (ina-dang), tầm quan trọng và lẽ tự nhiên. Thí dụ: vợ chồng, cây cỏ, ruộng vườn, vuông tròn…

đạo điền稻田{dàotián} ‘lúa đồng’ (rice paddy) >đồng lúa (field of rice)

hoa viên花園{huāyuán} ‘bông vườn’ (flower garden) >vườn hoa (garden of flowers)

nam nữ 男女{nánnǚ} ‘trai gái’ (boy& girl) >gái trai (girl and boy)

ngữ ngôn 語言{yǔyán} ‘tiếng nói’ (language) >ngôn ngữ

phu thê夫妻{fūqī} ‘chồng vợ’ (husband & wife) >vợ chồng (wife&husband)

thảo mộc草木{cǎo mù} ‘cỏ cây’ (grass & tree) >cây cỏ (trees and grass)

thổ địa 土地{tǔdì} ‘vùng đất’ (land) >đất đai (land of all types)

b. Thay đổi thứ tự trong một mệnh đề: Theo quy luật ngữ pháp tiếng Việt, chữ chính đứng trước và các chữ bổ nghĩa đứng sau; lối này ngược với tiếng Tàu.

Thí dụ: (Tàu) Công thương ngân hàng >(Việt) ngân hàng công thương.

đại nhân thủ hạ 大人手下{dàrén shǒu xià} ‘người thế lực tay dưới’ (an influential figure’s subordinates) >thuộc hạ dưới tay của người có thế lực’.

lâu trung quả phụ 樓中寡婦{lóu zhōng guǎfù} ‘giữa lầu đàn bà góa’ (a widow in the house) >người đàn bà góa ở trên lầu.

liễu hạ lộc minh 柳下鹿鳴{liǔxià lùmíng} (Tàu) ‘dưới cây liễu nai kêu’ (the deer cries under the willow tree) > (Việt) nai kêu dưới gốc liễu.

nhục hình hữu tứ 肉刑有四{ròuxíng yǒusì} ‘hình phạt đau đớn có bốn’ (four forms of torture) >có bốn hình phạt làm đau đớn thể xác (mặc ‘thích chữ trên mặt bôi sơn để mọi người thấy’, nghị ‘cắt đứt mũi’, phị ‘cắt chân’, cung ‘thiến giái’).

phản loạn tội án 反亂罪案{fǎnluàn zuìàn} ‘chống lại làm loạn mang tội bị kêu án’ (committing reactionary crime) >bị kêu án về tội phản loạn.

sàng thượng bệnh nhân床上病人{shàngchuáng bìngrén} ‘trên giường bệnh nhân’ (a sick person in bed) >người bệnh nằm trên giường.

thủy thượng tiểu chu 舟{shuǐshàng xiǎozhōu} ‘trên nước thuyền nhỏ’ (small boat afloating on the water) >thuyền nhỏ nổi trên nước

Việt Nam dân tộc 越南民族{yuènánmínzú} (Vietnamese people) >dân tộc Việt Nam

2. Việt hóa thành ngữ để có thể diễn tả thêm phong phú

Từ hình thức trên tiếng Việt còn du nhập khá nhiều thành ngữ theo lối chữ Tàu chuyện tự vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Trong số có ba hình thức: giữ nguyên, pha trộn với tiếng Việt và Việt hóa hoàn toàn:

a. giữ nguyên cách diễn đạt về ý, nghĩa và cấu trúc của thành ngữ:

ác giả ác báo 惡者惡報{èzhe ebào} ‘làm ác trả ác’ (a blow for a blow) >người làm ác thì nhận quả báo.

an bần lạc đạo 安貧樂道{ānpín lèdào} ‘nghèo yên ổn vui đường đạo’ (to live a poor but safe and happy way) >sống nghèo mà an vui.

an cư lạc nghiệp 安居樂業{ānjūlèyè} ‘sống yên vui nghề’ (settle down, build career) >sống yên ổn vui với nghề.

bách niên giai lão 百年皆老 {bǎiniánjiēlǎo} ‘trăm năm đều già’ (long-lived connubial bliss) >trăm năm sống đời với nhau.

bài binh bố trận 排兵佈陳 {páibīngbù chén} ‘sắp xếp lính bố trí trận đánh’ (to deploy a troops of soldiers) >bố trí lực lượng để sẵn sàng chiến đấu.

bình an vô sự 平安無事{píngān wúshì} ‘bình yên không sự gì xảy ra’ (safe and sound) >mọi sự được yên ổn.

cẩn tắc vô ưu 慬則無憂 {jǐnzé wúyōu} ‘thận trọng theo nguyên tắc thì không sợ’ (caution is the root of peace of mind) >cẩn thận thì không lo lắng.

cốt nhục tương tàn 骨肉相殘{gǔròuxiāngcán} ‘xương thịt cùng hại nhau’ (fratricidal war) >anh em giết nhau.
danh bất hưtruyền名不虚傳{míngbùxūchuán} ‘tên không truyền trống không’ (well-deserved reputation) >tiếng đồn không ngoa
khẩu phật tâm xà口佛心蛇 {kǒufú xīnshé} ‘miệng Phật lòng rắn’(a devil’s sweet talk)
lực bất tòng tâm力不從心{lìbùcóngxīn} ‘sức không theo lòng’ (the will is strong but the meat is weak) > muốn mà không làm nổi.
môn đương hộ đối門當戶對{méndāng hùduì} ‘cửa nhà tương xứng’(good match of two wealthy families) >môn đăng hộ đối (nhà gái và nhà trai phải tương đồng về thành phần xã hội)
phi thương bấtphú非商不富{fēishāngbùfù} ‘không buôn bán không giàu’ (doing business may bring in wealth)
quân tử nhất ngôn君子一言{jūnziyīyán} ‘người được tôn vinh một lời’ (an honest person keeps his words) >người đàng hoàng nói một là một
quốc hồn quốc tuý國魂國粹{guóhún guócuì} ‘hồn nước cái tinh của nước’(the national soul and quintessence)>tinh thần và cái tinh anh của một nước
tương kế tựu kế相計就計{xiāngjìjiùjì} ‘dùng kế thành kế’ (calculated on the total of a tooth for a tooth)>dùng kế đối thủ đánh lại đối thủ
xưng hùng xưng bá稱雄稱霸{chēngxióngchēngbà} ‘tự xưng mạnh tự bắt người theo’ (to proclaim oneself leader of the vassals) >dùng sức mạnh bắt nạt người khác
b. pha trộn thành ngữ chữ Tàu chuyển tự với tiếng Việt để có thành ngữ mới hoặc tương đương:
ái ốc cập ô 愛屋及烏{àiwū jíwù}‘yêu nhà yêu cả con quạ trên nóc nhà’ (love me love my dog) >thương người thương cả đường đi
bán sinh bán tử半生半死{bànshēng bànsǐ} ‘nửa sống nửa chết’ (half-live half dead) >bán sống bán chết
chỉ thượng đàm binh 紙上談兵{zhǐxiàng tánbīng} ‘chỉ giấyluận binh’ >(impractical military officer) đánh giặc bằng mồm
cửu hạn phùng cam vũ 久旱逢甘雨{jiǔhàn féng qānyǔ} ‘’ (a long drought rain) >nắng hạn gặp mưa rào (a good opportunity for a desperate plight)
đắc thời đắc thế 得時得勢{déshí déshì} ‘được thời được thế’ (time for the potential) >cờ đã đến tay
dĩ độc trị độc 以毒制毒{yǐdú zhìdú} ‘lấy độc chống độc’ a dose of her own medicine) >lấy độc trị độc
dĩ đức vi tiên 以德為先{yǐdé wéixiān} ‘lấy đức làm trước (one’s virtue shapes his life) >lấy đức làm đầu
dĩ kỷ đạc nhân 以己度人{yǐjǐ dùrén} ‘’ (to judge others by one own last) >suy bụng ta ra bụng người
độc mộc bất thành lâm 獨木不成林{dúmù bùchéng lín} ‘một cây không thành rừng one single tree can’t make a forest) >một cây làm chẳng lên non
hàm huyết phún nhân 含血噴人{hánxiě pēnrén} ‘’ (to lay a crime at someone’s door) >ngậm máu phun người

họa xà thiêm túc 畫蛇添足{huàshé tiānzú} ‘vẽ rắn thêm chân’ (an excess is unnecessary for a particular end) >thừa giấy vẽ voi
khi nhân thái thậm 欺人太甚{qīrén tàishén} ‘khinh người thái quá’ (to overly look down one’s nose at others) >khinh người quá đáng
manh nhân mô tượng 盲人摸象{mánrén mōxiàng} ‘người mù sờ voi’ (hasty judge a book one has not read) >không biết mà đoán mò
ngọa tân thưởng đảm 臥薪賞膽{wòxīn shǎngdǎn} ‘nằm trên củi hưởng mật’ (to endure all kinds of hardships) >nằm gai nếm mật
tửu nhập ngôn xuất 酒入言出{jiǔrù yánchū} ‘rượu vào lời ra’ (a drunkard knows not what he says)>rượu vào thì lời ra
c. Việt hoá hoàn toàn – trong phần này, tiếng Việt có thành ngữ tương dương với ý của tiếng Tàu chuyển tự:
chỉ lộc vi mã 指鹿為馬{zhǐlù wéimǎ} ‘point at the deer talk about the horse’ (double-dealing behavior) >đổi trắng thay đen
duật bạng tương tranh 鷸蚌相爭{yùbàngxiāngtóng} ‘cò trai tranh nhau’ (the kingfisher and the clam grip each other) >trai cò quắp nhau (ngư ông hưởng lợi)
đả thảo kinh xà 打草驚蛇{dǎcǎo jīngshé} ‘disturbing the grass would scare the snake ’>bứt dây động rừng
họa tòng khẩu xuất禍從口出{huòcóng kŏuchū} ‘disasters are from the mouth’ >vạ mồm vạ miệng
hữu khẩu vô tâm 有口無心{yǒukǒu wúxīn} ‘’ >ruột để ngoài da
kiến dị tư thiên 見異思遷{jiànyìsīqiān} ‘grass is greener beyond the hill’ >đứng núi này trông núi nọ
lâm khát quật tỉnh臨渴掘井{lín kě jué jǐng} ‘đến khát khai giiếng’ (to act at the last minute)>nước đến chân mới nhảy
lễ bạc tâm thành 禮薄心誠{lĭbó chéngxīn} ‘lễ ít lòng thành’ (don’t look the gift horse in the mouth) >của ít lòng nhiều
lương dữu bất tề 良莠不齊{liángyǒu bùqí} ‘cỏ tốt chẳng ngay ngắn’ (the good and the bad altogether)>vàng thau lẫn lộn.

nam ngoại nữ nội 男外女内{nánwài nǚnèi} ‘boy outside girl inside’ (husband makes house, wife makes hom) >của chồng công vợ
ngật lý bà ngoại 吃里爬外{chīlì páwài} ‘eat jambos protect racemosa) ‘a behavior of a disloyal person)’ >ăn táo rào sung
nhân dục vô nhai 人慾無涯{rényù bùyá} ‘người muốn không bờ’ (one’s desire is limitless)>lòng tham không đáy
phụ trái tử hoàn 父債子還{fùzhài zǐhuán} ‘father owes debt son repays’ (father eats salty food, son feels thirsty)>cha ăn mặn con khát nước
thảo mộc giai binh 草木皆兵{cǎomù jiēbīng} ‘cỏ cây đều là lính’ (to believe that the moon is made of green cheese) >trông gà hóa cuốc
thủ chu đãi thố 守株待兔{shǒuzhū dàtù} ‘canh cây chờ thỏ’ (to expect a fortune without any exertion) >há miệng chờ sung
Chưa thoả mãn với hình thức chuyển tự, người Việt thuộc giới Nho sinh uyên bác đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của người Tàu nên đã sáng chế ra chữ Nôm. “Nôm” nghĩa là nói theo lối đơn giản, bình dân “nói nôm na”. Các trang dưới đây làm phần so sánh sơ lược về cách viết và đọc giữa chữ Tàu chuyển tự và chữ Nôm, để sau đó dần dần được thay thế bằng chữ quốc ngữ như hiện nay.



CHỮ NÔM
Chữ Nôm là thứ chữ các học giả người Việt đã áp dụng những yếu tố của chữ Tàu để diễn tả cách nói của người Việt. Chữ Nôm đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực duy trì văn hoá của người Việt nhất là về phương diện ngôn ngữ và văn chương.

Muốn thạo chữ Nôm, người dùng phải biết rành chữ Tàu. Do vậy, có thể nói chữ Nôm khó hơn chữ Tàu nên kể từ khi có chữ quốc ngữ, chữ Nôm hầu như bị lãng quên. Những tác phẩm nổi tiếng như Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu; Kim Vân Kiều, Nguyễn Du; Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu; Nhị Độ Mai, khuyết danh; Phan Trần, khuyết danh; Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, v.v.. đều viết bằng chữ Nôm.

Hình thức chữ Nôm có hai phần:

Phần âm và phần nghĩa.

Thông thường phần nghĩa đi trước và phần âm theo sau nhưng cũng có vài trường hợp ngược lại:

Dưới đây là một số thí dụ về chữ Nôm:

anh (em) 偀 = 人nhân + 英 anh ‘các loài hoa’ (người + anh = anh)

bà (lão) 婆 = 女nữ + 波 ba ‘sóng nhỏ’ (nữ + ba = bà)

chân (tay) 蹎 = 足 túc + 眞chân (thành)

chồng (vợ) 夫重 = 夫phu + 重trùng (lặp lại)

dạy (dỗ)𠰺 = 口khẩu + 代đại (thay thế)

đa (cây)栘 = 木mộc + 多đa (nhiều)

đá (sỏi) 𥒥 = 石thạch + 多đa

đến (nơi) 至旦 = 至chí + 旦đán

gạch (ngói) 𥗳 = 石 thạch ‘đá’ + 額ngạch

giòng (nước) 𣳔 = 水thuỷ + 用dụng (dùng)

hai(số 2)𠄩 = 台đài + 二nhị (hai)

hay (dở) 咍 = 口khẩu + 台đài

khói (lửa) 𤌋 = 火 (hỏa ‘lửa) + 塊khối

lử (mệt) 𠢬 = 無(vô) + 力lực

năm (5) 五年 = 五năm + 年niên (năm tháng, tuổi)

năm (tháng)男年 = 男nam + 年niên

nôm (na)喃 = 口khẩu + 南nam (hướng)

ra (khỏi) 𦋦 = 羅 (la) + 出xuất

rủi (ro) 㩡 = 手thủ + 㩡 lỗi

sáu (6)” 𦒹 = 老 ‘lão’ + 六 ‘lục’

sông (nước) 瀧 = 水thuỷ + 龍long

thương (mến) 愴 = 心tâm + 倉thương

trăm (100) 百林 = 百bách + 林lâm (rừng)

trời (cao) 𡗶 = 天(thiên) + 上thượng

việt (ưu) 越 = 走vượt + 戉việt (rìu) (tên gọi Việt Nam ngày nay)

vợ (chồng) 𡞕 = 女nữ +備 bị

với (ai) 唄 = 口khẩu + 貝bối

Ngoài các chữ ghép hai, còn khá nhiều chữ ghép ba trong chữ Nôm. Điều này cho thấy tiếng Việt ngày xưa không có dấu thanh như ngày nay:

lời (nói) 𠅜 = 麻‘ma’ + 例‘lệ’ + 亠 “ời”: hai chữ “ma” và “lệ” dùng để thay cho mẫu tự ghép “ml” và phần giản lược 亠 thành âm “ời”.

trăng (sao) 𣎞 = 巴 ‘ba’ + 夌 ‘lăng’ + 月‘nguyệt’ (chữ trăng nằm trong số khó nhất vì phải qua nhiều giai đoạn biến âm: 𣎞 có ba chữ hợp lại vì ngày trước không nói trăng mà nói blăng nên ‘ba’ và ‘lăng’ ‘hợp lại thành âm [bl]. Sau này trở thành giăng > trăng).

tròn (trịa) 𧷺 = 圓‘viên’ với bộ vi囗 nhưng sau đó bỏ đi để còn 員 hợp với chữ 侖 ‘lôn’, biểu thị cho “l” của phụ âm kép {tl} và phần vần của từ “tlòn”.

Trên đây là những nét đại cương về cách sử dụng chữ Tàu chuyển tự trong đó nỗ lực “thoát Tàu” luôn luôn là yếu tố then chốt được ông cha của con cháu người Việt theo đuổi. Nỗi lực đó bắt đầu từ cách biến cách nói của người Tàu thành cách nói của người Việt, dần dà sang thay đổi cách viết dựa trên chữ Tàu để trở thành cách viết riêng của người Việt.

Cuối cùng chữ quốc ngữ đã hoàn toàn xoá hẳn vết tích chữ Tàu về phương diện chữ viết. Chúng ta cần noi gương tiền nhân bằng cách sử dụng ngôn ngữ mình sao cho trong sáng.

PHỤ LỤC – BẢN LIỆT KÊ MỘT SỐ CHỮ TÀU CHUYỂN TỰ



(phỏng theo tài liệu của TS Nguyễn Hữu Phước)

Sau đây là bảng liệt kê những chữ Việt Tàu (kể cả những chữ đã dùng ở các đoạn bên trên theo thứ tự A,B,C. Còn có một số chữ khác những chữ trong bài, vì ít dùng, hay ít phổ quát, nên chúng tôi không nhận ra.

Lưu ý: các từ-ngữ dưới đây được “chuyển” theo giọng Quảng Đông. Mong quý vị bổ túc giùm chúng tôi xin đa tạ.

Bạc = trắng (HV: bạch); vàng bạc; trắng như bạc.

Bảo kê葆 家 (TC = bảo đảm bồi thường thiệt hại theo khế ước thỏa thuận. Bảo kê nhân thọ, bảo kê xe cộ, bảo kê sức khỏe v. v...

Bín 辮 = bện lại với nhau như tóc thắt bín hay giác bín (Hán Việt: biện).

Bò bía 薄 缾 (Triều Châu ) = bánh tráng bột gạo hoặc bột mì, bọc nhưn (củ sắn đã xào chín, tôm khô nhỏ, lạp xưởng mỏng đã luộc chín, đậu phộng rang).
Bò hó náng (Triều Châu) 不 好人 = người không tốt; (Quảng Đông: mậu hẩu dành; Hán Việt: bất hảo nhơn).

Bố cáo佈 告 = bố cáo, thông cáo.
Bố tời (bao) 布 袋 = bao vải bằng bố, ngày xưa thường dùng làm bao đựng 100 kí lô gạo. (HV: bố đại, đại là cái bao: bố tời theo nghĩa Hán Việt là “bao bố”).

Cai 戒 = chừa bỏ món đã ghiền, (HV: giới), như cai thuốc.

Cánh chỉ (QĐ đọc cá-ying chi 嘉應子, HV: gia ứng tử = cũng là một loại kẹo trái cây).

Cảo 絞 = vặn xoáy ra (thường là vặn theo chiều ngược). Động từ cảo thường do các thợ máy dùng.

Cấy 雞 = gà; bạc cấy 白 雞 = gà trắng tức là gà luộc; dìm cấy = gà ướp muối, xì dầu cấy = gà ướp nước tương, xáo cấy = gà xào; cấy báo = bánh bao nhưn thịt gà.
Cô 姑 = cô = em hay chị của người cha. Cô dượng 姑丈 = dượng (chồng của cô).

Cón 光 (cón = láng) dân ta xài các từ ghép láng cón = thật láng, sạch cón = hết sạch, không còn chút gì, thật sạch.

Cống hỉ phát xồi 恭 喜 發 財 = cung hỉ phát tài. Lời chúc đầu năm tương đương với “cung chúc tân xuân” của Việt Nam.

Cu ki 自己 = một mình không ai giúp, đơn độc; Hán Việt: tự ký. Sao lúc nào anh cũng cu ki vậy?

Cú lũ 高 佬 = anh cao (Hán Việt: cao lão).

Cù lũ 孚 擄 = tù binh; cù lũ còn là tên một mẫu trong bài “xập xám” (bài 13 lá), hay phé (bài 5 lá) của Tàu. Mẫu nầy gồm gồm ba lá bài giống nhau đi chung với một đôi. (Mẫu bài gồm 5 lá bài).

Cũ xì 古 時 = rất là cũ xưa (HV: cổ thì)

Chành 棧 = (Hán Việt): sạn) = kho chứa lúa hay gạo.

Chạp phô (Triều Châu) = tiệm, cửa hàng) 雜 貨 (Hán Việt): tạp hóa) = tiệm hàng xén, bán những vật cần dùng trong nhà.

Chay齋 = kiêng thịt; xực chay 受 齋 = ăn chay = ăn cơm với rau cải thôi; (Hán Việt): thọ trai.

Ché (Triều Châu) hay chế (Quảng Đông) 姊 = chị, (Hán Việt): tỷ.

Chí dục 猪肉, (Hán Việt): trư nhục = thịt heo. Hàm dũy chứng chí dục = cá mặn chưng thịt heo (một món mặn phổ thông của người QĐ).

Chí quách猪骨, còn gọi là xí quách = xương heo (hầm).

Chía 食 (Triều Châu) = ăn. Anh ấy chía một hơi hai dĩa bánh cuốn.

Chệc hay chi-ệc 叔 (Triều Châu) = chú = em của cha, hoặc là tiếng gọi một người lớn, nhưng nhỏ tuổi hơn cha mình, (Hán Việt: thúc).

Gọi người Triều Châu bằng chữ “chiệc” là bình thường. Họ vui vẻ đón nhận cách xưng hô đó. Nhưng các nhóm dân Trung Hoa khác ở Việt Nam thì họ không thích chữ nầy, họ coi chữ nầy là không kính trọng khi dân Việt Nam dùng chữ nầy để chỉ tất cả người Trung Hoa.
Ngoài ra, dân ta còn dùng chữ cắc chú (do chữ khách trú 客 住 nói trại ra), hay chữ “ba tàu” hoặc “anh ba”, để gọi hay chỉ người TH. Hai chữ sau nầy, người Hoa ở Việt Nam cũng không vừa lòng mấy.

Tuy nhiên, như đã nói, khi chúng ta gọi nước Trung Hoa hay người Trung Hoa bằng từ ngữ “Tàu” (viết hoa = capital letter) thì đó chỉ là một thói quen do lịch sử mà thôi. Trong văn nói hay trong văn viết, từ ngữ “TH” và “Tàu” thường được dùng lẫn lộn, không hề có ý nào khác.

Việc gọi Trung Hoa là Tàu cũng giống chúng ta cũng gọi Korea là Đại Hàn, Triều Tiên hay bắc Hàn, và United Kingdom là nước (và người) Anh, Ăng Lê, hay Vương Triều Anh Cát Lợi, và United States of America là Hiệp Chủng Quốc, Hoa Kỳ, Mỹ hay xứ (người) Cờ Hoa v. v...

Trong ca dao Việt Nam ngày xưa, lúc Tây có quyền và Tàu có tiền ông bà ta có khuyên các cô gái Việt Nam nên chọn người Việt Nam hiền hậu, có nhân nghĩa:

Lấy Tây lấy chiệc làm gì
So bề nhân nghĩa, sao bì An Nam.

{(Hồi nhỏ sống trong một xóm có cả người Việt lẫn người Tàu Quảng Đông và Triều Châu, chúng tôi thường nghe các em bé Việt Nam trêu chọc mấy em bé QĐ và TC bằng những câu sau đây:

Xẩm* lai, xẩm lai, thường hay thường hay
Ngồi đái gốc xoài, bị phạt đồng hai.

Hoặc:
“Cắc chú” lai ăn khoai sình bụng
Triều châu dành* ăn vụng chảy re.

Hay là: Cắc Chú, Thím Xẩm, Ba Tàu
Người nào cũng như người nấy
Luôn luôn trong mình có giấy,
Kiếm cách để đi về Tàu.)}

(*xẩm = thiếm, người đàn bà Tàu; dành = người)}

Da 爺 = hay gia (tiếng gọi cha hay gọi người lớn: gia gia).
Dách (一) = một (HV: nhứt). Số dách = xố một, đứng đầu. Dà dách廿一, một loại bài khi được số tổng cộng cao nhứt là 21 (HV: nhập nhứt). Nếu nhà cái được 21 thì sẽ ăn tất cả tay con, trừ người có 21 thì huề nhau. Nhưng nếu nhà cái kéo thêm mà quá 21 thì gọi là quắc. Trường hợp nầy nhà cái chung tiền cho tất cả tay con, trừ tay con nào bị quắc.

Dách lầu 一 硫 = hạng nhất; (HV: nhất lưu). Dách lầu mậu phô 一 硫 旡 貨 = hạng trên hết không có gì bằng (HV:

nhất lưu vô hóa = thượng hảo hạng).

Dành 人 = người (HV: nhân); mậu hẩu dành = người không tốt.

Dầu 油 = chất béo từ động vật (mỡ), hay từ thực vật (dầu). Như mỡ bò, dầu ô liu v.v.

Dầu chá quảy 油 炸 鬼hay dầu chá cối 油 炸 檜 = một loại bánh bột mì gồm hai miếng dính lại và chiên trong dầu thực vật hay trong mỡ (động vật); xem chi tiết ở phần ăn uống).

Dì 姨 = dì = em hay chị của người mẹ. Dì dượng 姨 丈 = dượng (chồng của của dì).
Dụ khị = nói thế nào cho người khác tin mình (khị = nó).
Dương châu xáo phàn = cơm chiên Dương châu.
Đầu nậu頭 腦 = người đứng đầu một chuyện gì hay một nhóm người khác (HV: đầu não).
Đĩa 碟 (QT) = cái dĩa (chén).

Đinh 釘, HV cũng đọc đinh = cây đinh. Trường hợp trùng âm.

Độc huyền cầm (HV) 獨 弦 琴 (Quảng Đông: tộc huyền cầm) = đàn một dây, còn gọi đàn bầu. Ca dao: Làm thân con gái chớ mê đàn bầu. Trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Giá (do chữ Thầu giá của TC; HV: đậu nha) = mầm đậu.
Há cảo 蝦 鮫 = bánh (nhưn) tôm.
Hắc ín 黑 胭 = loại nhựa đen dùng trộn với đá xay nhỏ để trải đường còn gọi là dầu hắc; HV: hắc yên.

Hàm bà lằng (TC) = tất cả, toàn bộ; biến nghĩa của chữ nầy là “đủ thứ” (vật dụng từ a đến z) như chữ “thập cẩm”.

Hàu xì 蠔 豉 = con nghêu hay con hào phơi khô.

Hầu bao 荷 包 = cái ví hay cái “bóp” đựng tiền hay đựng giấy tờ quan trọng.
Hẩu xực = ăn ngon; HV: hảo thực, TC: hó chéc.

Hẹ 客 = “khách”: tên một chủng tộc xưa ở trung nguyên TH. Họ đã di cư đến Quảng Đông, Phước Kiến, nên người QĐ gọi họ là “khách”. Ở VN cũng có người Hẹ.

Hò, xử, xang, xe, cống, líu = 何 士 上 尺 工 六 = tên các bậc âm trong cổ nhạc (HV: hà, sĩ, thượng, xích, công, lục).

Hoành thánh 雲 吞 = thức ăn sáng bằng thịt heo (có khi trộn thêm tôm và vài món khác), xem chi tiết ở phần ăn uống.

Hộp 盒 = vật dùng để đựng. Ăn ở tiệm, còn dư thực phẩm có thể xin hầu bàn “lượng cơ hộp” = hai cái hộp để đem thức ăn dư về.

Hồng tầu xá紅 豆 沙 = chè đậu đỏ (HV: hồng đậu sa). Chữ hồng: Trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Hủ tíu 棵 條 (TC đọc quẻ tíu; HV: qua điêu) = chỉ chung thức ăn gồm có bánh phở, thịt heo hay các loại thịt, cá, nấu theo kiểu Tàu.
Hui nhị tỳ 去 義 地 = về nghĩa địa = chết, HV: hồi = về.
Hương liệu = các gia vị có mùi thơm, HV cũng đọc hương liệu, trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Kỉ tố 幾 多 = bao nhiêu.
Lạp chạp (TC) = lộn xộn.

Lạp xưởng 臘 腸 (HV: lạp trường) = dồi thịt heo.

Lẩu 爐 = món canh kiểu TH (chi tiết ở phần ăn uống).

Lậu = đọc gọn của chữ phá lậu pèng 花 柳 病 = một loại bịnh truyền nhiễm qua giao hợp. HV: hoa liễu bệnh.

Lè phè (QĐ đọc “lẹ phẹ”) = không tỏ ra siêng năng, hay quan trọng, chỉ làm cho có. Người lè phè sống qua ngày.

Lì xì 利 息, giọng HV: lợi tức. Hiểu theo nghĩa bình thường là “tiền lời” hay thu nhập, nhưng lì xì trong ý nghĩa quà tặng đầu năm được hiểu là “điềm có lợi” hay “dấu hiệu có lợi”, chữ tức ở đây là tin tức hoặc điềm. Tiền lì xì = tiền cho người khác, thường để trong giấy đỏ, tiền cho trẻ em ngày Tết.
Lộ (QT & HV) 路 = đường đi, lộ. (trường hợp trùng âm).

Lụ mụ 佬 母 = lão mẫu = mẹ già; nghĩa bóng: chậm chạp, thiếu sáng suốt.
Lục tầu xá 菉 豆 沙 (HV: lục đậu sa) = chè đậu xanh. Chữ lục: trường hợp trùng âm Q Đ/HV.

Lứ (TC) 你, HV: nễ = mầy, anh, chị (ngôi thứ ba, gọi người ngang hàng); hóa (Wá) = tôi, qua.

Mại 買= mua. Đây là tiếng “mại” của QĐ. Chữ “mại”= mua của QĐ tiếng HV đọc là “mãi”. (Trong khi đó chữ “mại” của HV lại có nghĩa “bán” như “mại danh = bán danh tiếng, mãi danh = mua danh, mại mãi = bán buôn.)

Mại bản 買 辦: người thay mặt hãng buôn lớn giao dịch vơi người ngoài. HV đọc “mãi biện”. Trong số từ ngữ Tàu (TC) được thông dụng ở miền Nam có từ Mái Chính (HV: mãi tấn), là người tổ chức mua hàng, ngày nay ngang với chuyên viên thu mua. Bên cạnh đó còn chuyên viên mãi biện, mãi bản tức người môi giới, tổ chức, bán vé trong ngành chuyên chở bằng tàu bè (comprador).

Mạt chược 麻 雀 = tên một loại bài của người Tàu. Có một số dân VN cũng thích chơi loại bài nầy; Người ta thường nói “xoa mạt chượt” (dùng hai tay xáo trộn những cây bài trước khi phân chia cho những người chơi bài.).

Mì 麵 = tiếng đọc trại của chữ “mìn” = bột lúa mì có pha trứng, màu vàng, cắt sợi nhỏ. Luộc chín và dùng với nước lèo và thịt heo hay hải sản.

Mũ 帽 = nón (đội đầu che nắng).
Múi hay muội 妹 = em gái, bạn học nhỏ hơn mình; tiểu muội, học muội. HV = muội.

Nạm = bụng; dân ta dùng chữ “thịt bò nạm” để chỉ loại thịt bò lóc từ sườn bò ra, có một lớp mỡ dính sát vào lớp nạt; loại “thịt nạm” nầy thường dùng nấu bò kho, phở tái nạm, hay chín nạm.

Nị 你, HV: nễ = ông, bà, anh, chị, mầy, cô, chú, dì, dượng v. v. (tiếng xưng hô, ngôi thứ hai, dùng như chữ “you” của Ăng-lê); TC: lứ

Ngám = vừa đúng theo kích thước; “vừa ngám” = vừa y, vừa triến, vừa vặn. Ngầu牛:

1. = bò; ngầu dục = thịt bò (HV: ngưu); ngầu píl là dương vật của bò, các tiệm phở có bán cho người thích ăn gân, hay người thích nhậu.

2. = hung dữ, quạu quọ, khó tánh.
Ngộ 我 = tôi, tao, qua, ông, chú, bác, cha , mẹ v. v... (tiếng xưng hô, ngôi thứ nhất dùng giống như chữ “I ” của Ăng-lê; HV: ngã; TC: u-á ; QT: wá.

Nhẩm xà飲 茶 = uống trà (HV: ẩm trà). Chi tiết ở phần “ăn uống”.

Pha = sợ; trong bài phé, pha là chịu thua, không thêm tiền vào nữa.

Phá lấu打鹵 (TC) = lòng heo ướp hương liệu, xì dầu và đem um.

Phàn 飯 = cơm; (HV: phạn); xực phàn = ăn cơm (HV: thực phạn); bạc phàn 白飯 = cơm trắng (HV: bạch phạn). Xảo phàn = cơm rang.

Phay塊 = mảnh vụn hay miếng mỏng. Thịt phay = thịt heo luộc cắt thành lát mỏng; gà xé phay = gà luộc xé thành miếng nhỏ trộn với rau răm và các loại rau khác (tùy ý thích của từng nhà).

Ca dao có câu:
Gà cồ ăn quẩn cối xay,
Rau răm muối ớt xé phay gà cồ.

Có thể “dao phay” (dao lớn để chặt xương hoặc cắt thịt) cũng do chữ “phay” nầy của QĐ mà ra.

Phé = cà phê.

Phì lủ 肥 佬 = anh mập.

Phì phà chảy 琵 笆 仔 = ca nhi, cô hát. Nghĩa khác là gái điếm.

Phóng xủi 風 水 = gió, nước (Hán Việt: phong thủy) = chữ chỉ về việc phương hướng, địa thế đất đai. Thầy phóng xủi còn được gọi là thầy địa lý sống bằng cách coi xem phương hướng, địa thế coi có hạp với người cần làm một việc gì.

Phổ ky 伙 記 = người hầu bàn (bồi bàn) trong tiệm ăn hay nhân viên bán tiệm tạp hóa. Hán Việt: hỏa ký. Phổi tai 海 帶 = rong biển. Xem chi tiết ở phần “Ăn uống” bên trên.

Phúc 福 (Hán Việt: phúc/phước) = phước; hạnh phúc, phúc hậu.

Qua 我 (HV: ngã) = tôi. Xem chi tiết bên trên
Quảng cáo 廣 告 = quảng cáo, trường hợp trùng âm.
Sâm bổ lượng 清 補 涼 = một loại chè gồm một số các loại hột và rong biển. Chi tiết ở phần Ăn uống bên trên.

Sở hụi 所 費 = sở phí, chi phí.
Tả 打 = đánh; tả nị xẩy = đánh mầy (ông, anh, cô v.v.) chết. Tả pín lù 打 邊 櫨 = tên khác của lẩu, (chi tiết ở phần “ăn uống”).

Tài = lớn, (Hán Việt: đại).

Tài bán 大 班 = Quảng Đông đọc tài pán = người cầm đầu = chủ sự hay người sếp (chữ Việt gốc Pháp, chỉ người cầm đầu, người chỉ huy).

Tài lũ = anh, tiếng xưng hô để gọi một người lớn hơn mình.

Tài phú 大 夫 (HV: đại phu) = người lo về trông coi tiền thu, xuất.

Tài xỉu 大 小 = đại tiểu= lớn nhỏ, một loại cờ bạc.

Tài sồi = búa lớn.
Tàu vị yểu (đọc trại của chữ tàu mêi yầu 豆味油 = nước chấm làm bằng tương đậu nành. Tên khác là xì dầu 豉油, hay nước tương.

Tằng xại冬 菜 (TC), HV = đông thái. Đông là mùa đông, thái là tất cả những loài rau cỏ ăn được. Nghĩa rộng: tăng xại là rau cải ướp gia vị dự trử để dùng vào mùa đông. Đặc sản trung quốc tằng xại còn có tên là “cải bắc thảo”, thường dùng để ăn như một món dưa mặn, hay có thể để vào canh thịt, thịt chưng, hoặc nước lèo bò viên.

Tằng khạo (TC). Theo Tiến Sĩ Phan Tấn Tài, “tằng khạo” hay “từng khạo” là người thông ngôn. Người từng khạo đóng vai trò người cai như cai thợ, cai phu, cai công gặt (nông nghiệp), cai thuyền. Trong thực tế, họ phải biết tiếng của chủ (TC) và sắp xếp, ra lịnh thay chủ.

Ví dụ việc làm của người “tằng khạo” của nhà máy xay lúa là có nhiệm vụ kiểm soát phu vác lúa vào và vác gạo ra, mỗi lần phu vác lúa vào nhà máy đi ngang tằng khạo thì trao cho ông một cái thẻ có sơn màu và khi trở ra vác một bao gạo thì trao cho ông một cái thẻ sơn màu khác với thẻ bao lúa. Tằng khạo chồng những cái thẻ này của từng người phu và từng màu theo hình vuông. Khi mãn giờ làm việc, tằng khạo đếm số thẻ lúa và thẻ gạo, ghi ra tổng số tiền công rồi giao cho tài phú trả tiền. Như vậy ông tằng khạo ở nhà máy xay lúa là một cai phu.

Trong “Ai Làm Được”, Hồ Biểu Chánh đã nói đến việc Phan Chí Đại làm “từng khạo”. Chí Đại có toàn quyền trên tàu đi tìm ngọc trai (có thể so sánh với chức thuyền trưởng).

Tẩy 底 = đáy hay mặt dưới của một vật (Hán Việt: “để”). Trong loại bài “phé”, tẩy là lá bài úp. Những người chơi loại bài nầy quan sát vẻ mặt của đối phương và đoán lá “bài tẩy” của đối phương để quyết định “pha” hay chịu thua, hoặc quyết định “tố” tức là để thêm tiền vào thách thức đối phương có dám thêm tiền cho bằng số hoặc thêm nhiều hơn nữa để thách thức. Nghĩa bóng của chữ “tẩy” là việc được giấu kín, hay bề mặt thực sự của một việc, không muốn người ngoài hay đối phương biết; nếu họ biết được sẽ có điều bất lợi cho người dấu tẩy.

Tẩy chay 柢 制 = một cách biểu lộ sự phản đối một việc gì hay một người nào qua hình thức tránh tất cả mối liên hệ với việc hay người đó. Ví dụ chúng ta hãy tẩy chay tiệm ăn X bằng cách không đến đó ăn, vì chủ tiệm đó có thái độ kỳ thị chủng tộc trong việc mướn nhân viên, và đối với một số khách hàng.

Tẩu: do chữ yíl tẩu 煙 斗 = cái ống điếu để hút thuốc.

Tía: Cha (T C & Quảng Đông = cha, cha vợ, dượng). Chữ nầy rất thông dụng ở miệt Hậu Giang. Ca dao Việt Nam:

Con cò nó mổ con lươn,
Bớ chị đi đường (ghe lườn) muốn tía tôi không?
Tía tôi lịch sự quá chừng,
Cái lưng mốc thích cái đầu chơm bơm.

Tiệm xấm hay tiệm xâm có nghĩa là “ăn sáng” hay “ăn lót lòng”; (HV / Hán Việt: điểm tâm), xem chi tiết ở phần ăn uống.

Tỷ弟 (Triều Châu) = em trai, còn là tên cho con trai. Thằng Tỷ năm nay được tám tuổi.

Tố 多 (Quảng Đông, Quan Thoại) = nhiều. (Hán Việt: đa) Trong bài “phé”, tố là thêm tiền để thách thức đối phương đánh theo. Nếu đối phương không theo là đối phương chịu thua. Nếu đối phương tố mà ta không dám theo (vì sợ nếu theo thì bị thua nhiều hơn) thì ta thua số tiền đã đặt ra ở những lần “tố” trước.

Tố chè 多 謝, HV/Hán Việt: đa tạ = cảm ơn nhiều.

Tùng = lá bài được để ngửa lên trong một vòng của bài “cách tê” vì trong vòng đó nó là lá bài lớn nhất. “Tiêu tùng” là không có lá nào để ngửa. Tiêu tùng còn có nghĩa là mất hết cơ hội rồi.

Tửng 1 (TC) = đứa trẻ nhỏ như chữ thằng tửng;

Tửng 2 (Quảng Đông) = sang nhượng lại như: Anh tôi có tửng một căn phố thương mại gần chợ để mở tiệm cơm. Tiền tửng một cái nhà là số tiền phải đưa cho một người để họ dọn ra và người chịu “tiền tửng” sẽ dọn vào nhà đó.

Thầu kê 頭 家 (TC) = ông chủ, HV: đầu gia).

Thầu xáng 頭 生 = người sếp, người cầm đầu của nhóm phổ ky. HV: “đầu sanh”.

Thấu cấy 偷 雞 = ăn cắp gà. (Hán Việt: thâu kê). Nghĩa bóng là lừa gạt. Gạt gẫm người khác. Không thể tin ông ấy được vì thỉnh thoảng ông ta chơi trò “thấu cấy”.

Thèo lèo 甜 料 = kẹo gồm nhiều loại để chung nhau.

Thín cẩu 天 九 = tên một loại bài hình thẻ của người Tàu.

Thò lò 陀 螺= cái bông vụ, một loại đồ chơi của trẻ em. Nó cũng là một vật dụng dùng trong bài bạc.
Thồi檯 = bàn tiệc (HV: đài).

Thùng phá xảnh 同 花 筍 = một con bài trong bài “xập xám”. Con bài nầy gồm năm lá cùng “một nước” (cùng loại) nhau. HV gọi là “đồng hoa duẫn”. Về bài sập xám, có hai hạng sau đây là hai con bài lớn:

Nhứt “tứ quí (hạng nhất là bốn lá bài giống nhau như bốn lá ách, hay bốn lá tám),

nhì “đồng hoa” (thùng phá sảnh).

Xa tế = tương có gia vị cay.
Xà bần什平 = do tiếng “chập bần” của TC = nhiều món trộn lẫn với nhau.

Gạch đá xà bần là gạch đá vụng do việc đập phá sân hay nền nhà, đổ lẫn lộn nhau thành đống. “Nồi xà bần” là nồi nấu chung nhiều món ăn dư của buổi tiệc hay của bữa ăn trước.

Xá xíu = thịt heo ram màu đỏ. Xá xíu báo = bánh bao nhưn xá xíu.

Xá lỵ = trái lê Tàu; HV: tuyết lê.
Xá xẩu 紗 綢 = loại tơ lụa màu đen.

Xẩm嬸 = thím = vợ của chú (HV: thẩm).

Thí dụ: Sao chú và xẩm không dẫn em Hoa đi theo cho vui. Dân ta dùng luôn hai tiếng Việt và Quảng Đông thím xẩm và hiểu thím xẩm là thím người Tàu, hay người đàn bà Tàu lớn tuổi.

Xập kỉ nìn十 幾 年 = chỉ vật cũ kỹ lắm rồi. {(HV:thập kỷ niên = (đã xài từ) mười năm rồi)}. Vật đã quá cũ, quá xưa.

Xây cá nại, (HV: tế gia nải) = cà phê sữa / ly nhỏ; nghĩa thứ hai là không công bằng hay là thiên vị.

Xây chừng = cà phê đen ly nhỏ.

Xây lũ cố細 佬 哥 = em nhỏ, thằng nhỏ.

Xế車 = xe. Tài xế = người lái xe.

Xê cố雪 糕 = kem lạnh (cà rem); HV: “tuyết cao”.

Xí í-léo死 了(TC) = chết; (HV:tử liêu); VN đọc trại thành xí lắt léo.

Xí muội 酸 梅 = một loại kẹo (mứt) trái cây, nhiều vị mặn hơn ngọt, HV đọc là toan mai sau nầy thành ô mai)

Xí mứng 四 門 (TC) = bốn cửa, HV: tứ môn. Nghĩa bóng là dùng kế, hay phương cách làm người khác thi hành theo ý mình và có lợi cho mình. Thí dụ: Anh đó chơi “cú xí mứng” đễ dụ mầy hùn vốn (mượn tiền) cho ảnh làm ăn.

Trong võ Thiếu Lâm, bài tập vỡ lòng cho võ sinh là bài xí mứng, tập đánh 4 mặt.

{(Trong quyển Người Mỹ ưu tư, học giả Hồ Hữu Tường (1), khi viết về việc chánh phủ Sài Gòn dẹp vụ “hỗn loạn” ở Đà Nẳng có giải thích:

“Những người Việt chúng ta, hay xem các cuộc đấu võ, ắt biết rằng chánh phủ trung ương đánh đường quyền “xí mứng”... phá cái trận có bốn cửa.

Cửa thứ nhất do tướng Nguyễn Chánh Thi... thủ.

Cửa thứ hai do các đảng chánh trị quốc gia thủ.

Cửa thứ ba do sinh viên giữ.

Còn cửa thứ tư là do Phật giáo thủ.

Phá từng cửa một, và với chiến thuật khác nhau, ấy gọi là đánh xí mứng”)}.

Xí ngù (hay ngầu) lác (TC) 四 五 六 = 4, 5, 6 = hột xúc xắc có 6 cạnh, mỗi cạnh có ghi bằng nút từ 1 đến 6, thường là 3 hột, dùng trong việc đánh bài.

Xì dầu 豉 油 = nước tương, còn gọi tàu vị yểu.

Xì thẩu 事 頭 = ông chủ (HV: sự đầu).

Xìn xầm “báo chí tập” = trò chơi “bao” (bàn tay xè ra), “kéo” (hai ngón trỏ và giữa, banh ra như cái kéo) và “búa” (tay nắm lại như cái búa) giữa hai hoặc ba người để phân định hơn thua về một ý kiến gì.

Người ta cũng gọi nó là trò chơi “thùng một, thùng hai, thùng ba, ra cái gì ra cái nầy”. Sau câu nói đó, những tham dự viên sẽ đưa tay của mình ra theo một trong ba hình dáng “bao, kéo, hay búa” nói trên. Trong trò chơi nầy, “tay xè” thua “cái kéo”, “cái kéo” thua “cái búa” và “cái búa” thua “tay xè”.
Một số người VN còn dùng tiếng Việt gốc Ăng lê để gọi trò chơi nầy là trò chơi “oảnh tù tì (English: one, two, three) ra cái gì ra cái nầy”.

Xiên xáo hay xương xáo 仙草 (TC) = thạch đen, một loại thức ăn chế biến từ thực vật; QĐ gọi nó là lường phảnh 涼 粉 = bột mát.

Xín xái (TC) = sao cũng được; xín xái bò lái bò khự (TC) = bỏ qua đi, sao cũng được mà, tính đại khái cho xong.

Xính xáng 先 生 (Quảng Đông và Quảng Tây đọc gần giống nhau) = ông, thầy hay cô giáo, chồng (tiếng xưng hô). Hán Việt: tiên sinh.

Xíu dục hay roast pork = thịt heo quay.

Xíu mại 燒 買, HV: thiêu mãi = thức ăn sáng bằng thịt heo, chi tiết ở phần ăn uống.

Xỉu phé = cà phê (ly) nhỏ.

Xò = khờ khạo, ngu; xò chảy = thằng nhỏ khờ, ngu.

Xuận xủi xuận phong 順 水 順 風 = thuận gió thuận nước; đây là câu chúc cho một người hay nhiều người sắp đi xa.

(Việt Nam ta cũng có câu chúc thuận buồm xuôi gió. Phải công bình mà nói, câu chúc của Tàu hợp lý hơn của ta vì gió và hướng nước chảy là hai yếu tố chánh làm cho việc đi ghe thuyền được nhanh chóng. Nếu thuận buồm xuôi gió mà gặp giòng nước ngược thì chắc chắn là không đi nhanh được rồi. Có lẽ câu “thuận gió thuận nước” nghe không êm tai bằng câu “thuận buồm xuôi gió” nên chúng ta xài câu sau chăng? Trong ca dao Việt Nam có câu:
Dòng xuôi ngọn gió càng to,
Lá buồm càng lớn chiếc đò càng nhanh.
Hai câu nầy rõ ràng là thuận nước thuận gió rồi.

Xủi 水 = nước; quảnh xủi = nước sôi, pín xủi = nước đá lạnh.

Xủi cảo = bánh nước, giống như hoành thánh nhưng to hơn, ngoài thịt heo bằm ra, thường có tôm, và nấm mèo, dùng làm nhân, và có hình bánh quai vạc của Việt Nam.

Xực phàn = ăn cơm, (HV: thực phạn).

Xường xám 長 釤 = áo dài (đàn bà), kiểu Thượng Hải, tay ngắn, hoặc dài, hai vạt trước và sau như áo dài Việt Nam nhưng bó sát gần chân, có xẻ hai bên từ hông xuống hết chiều dài của áo. Đây là một kiểu áo trông rất “sexy” gợi cảm. (Hán-Việt: trường sám).

Yến引 (TC) = 10 cân = 6 ki-lô; đơn vị đo lường (trọng lượng) ngày xưa.

Nguyễn Hữu Phước, tháng 8, 2015



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:

Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm, Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Đặng Chí Huyển, nhà xuất bản Giáo Dục, 1984
Hán Văn Giải Tự chữ Nho và Khoa Học, Tạ Quang Phát, Đại Nam xuất bản, 19??

Sách Tra Chữ Nôm Thường Dùng, Lạc Thiện, Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam, 1994
Thành Ngữ – Cách Ngôn gốc Hán, Nguyễn Văn Ba, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 1998
Tiếng Việt Tàu, TS Nguyễn Hữu Phước, tài liệu khóa Tu Nghiệp Sư Phạm, Nam California, 2015.

Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thế Kiệt, Nguyễn Doãn Vượng, Lê Văn Đặng, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Uyên Thi, Viện Việt Học, USA, 2009

Tự Điển Hán Việt Hán Ngữ Cổ Đại và Hiện Đại, Trần Văn Chánh, nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam, 2000

Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Lý Chính, Phan Ngọc Hạnh, Nguyễn Kim Thản, Khương Ngọc Toàn, nhà xuất bản Thế Giới, Việt Nam, 1994.

Tự Điển Văn Học Việt Nam, Trần Văn Kiệm, 2007
Ngữ Vựng gốc Hán trong Tiếng Việt, Lê Đình Khẩn, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Việt Nam, 2002
Văn Pháp Chữ Hán, Phạm Tất Đắc, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1996


Internet:
Chinese Character Dictionary:
http://www.mandarintools.com





 


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
Đỗ Thành - ngày 09 /09 /2009

 



Sunday, September 29, 2019

Lôi Hổ - Tưởng nhớ người hùng Biệt Kích

Lôi Hổ

Hình:
Đại Úy Trần Thế Huynh lúc còn là Thiếu Úy, hình chụp ở Đà Nẵng. Đại Úy Trần Thế Huynh Là sĩ quan Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật


Để tưởng nhớ người hùng Biệt Kích Hoàng Văn Hồng


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEia3hcjIGZaSBLv44s1c5n8JARxl9faWAAKWO1TjWE7NaoTONOibexj3lfffc7OT-EFHluiFJSuopA2Ye7nE86gRoKfxNr_9fGxVrszVElGrePERRLXwEMCC8N-PGRBso5Zj0E4gAA2cAQ/s1600/HoangVHong.JPG

Gia đình bên nội tôi ở thôn Mỹ Đông, phía nam sông Vu Gia và bên kia sông là quận lỵ Hà Nha, nằm về phía đông của quận Thường Đức. Vào khoảng năm 1950 cho đến năm 1952, quân đội Pháp đồn trú từ Ái Nghĩa, quận Đại Lộc di chuyển theo liên tỉnh lộ 14 về Hà Nha rồi vượt qua sông Vu Gia để truy lùng Việt Minh, đa số những cuộc ruồng bố nầy không đem lại kết quả khả quan cho quân đội viễn chinh của thực dân Pháp, lực lượng Việt Minh rút vào rừng sâu theo nhiều ngã đường về thôn Hiên và Giằng dưới chân rặng núi Trường Sơn, những người dân hiền lành ở đây cũng gánh gồng, gom góp tất cả những gì quý báu trong gia đình và con cái di tản vào trong rừng sâu. Chờ đợi quân đội Pháp rời khỏi làng thì trở về để xây dựng lại những đổ vỡ hoang tàn. Vì sau khi không tìm được lực lượng Việt Minh, quân đội Pháp với đa số lính Lê Dương [người da đen ở Phi Châu] đốt nhà, tàn phá mọi xây cất còn tồn tại trên mặt đất và cưỡng hiếp những người phụ nữ còn ở lại để bảo vệ tài sản gia đình hay chậm chân trên bước đường di tản.

Bản Đồ
00


1


Hắc Long - Nha Kỹ Thuật - Bộ Tổng Tham Mưu
Trong các quân binh chủng chỉ có binh chủng này là đặc biệt trong bóng đêm.
Long và Hổ
Long tranh hổ đấu

Hắc Long và Lôi Hổ



Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở làng Ái Nghĩa dưới quyền cai trị của người Pháp, lấy chồng về thôn Mỹ Đông sống dưới chế độ Việt Minh, những người mang chiêu bài chống Pháp để giành độc lập và tự do cho đất nước Việt Nam, từ đó mẹ tôi đôi lần cũng chạy vào rừng để trốn kẻ ngoại xâm, mỗi lần ra đi mẹ tôi gánh trong đôi thúng một bên là cô Chín, con gái út trong gia đình và một bên là gạo mắm để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn chốn rừng sâu.

5


Một lần trên đường di tản chạy ngang thôn Mỹ Nam một gia đình nào đó đã bỏ lại một đứa bé trai mới sinh được vài tháng trên một thửa ruộng lúa mới trổ bông, bà nội tôi chỉ có ba tôi là một đứa con trai duy nhất, vừa trốn khỏi vùng kháng chiến để gia nhập quân đội Pháp, nên muốn có thêm một đứa con trai nuôi để mai sau có kẻ cận kề hôm sớm lúc tuổi già, mẹ tôi lại có thêm một người để lo lắng trong những ngày chạy loạn, từ đó mẹ tôi gánh một bên thúng có cô Chín và bên kia có chú Mười.

7


Những ngày tôi lớn khôn bên quê nội, cho đến năm 1962 tôi có chú Mười sống bên cạnh tôi, những chiều đi tắm sông Vu Gia chú lấy giây mồng tơi cột vào cánh tay làm dây biểu chương và nhảy xuống bờ sông tưởng tượng như lính Nhảy Dù nhảy ra khỏi phi cơ. Chồng cô Tám của tôi đi lính Nhảy Dù và gia đình cô ở miền Nam, nên những hình ảnh của chồng cô gởi về đã làm chú Mười của tôi yêu cuộc đời thiên thần mũ đỏ, như cánh hoa dù yêu bầu trời lộng gió và nuôi cơn mộng mai sau trở thành người lính Nhảy Dù.

Hắc long - Nha Kỹ Thuật - Bộ Tổng Tham mưu ❤️

17

https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/89045521_10214624459548770_7317072066908258304_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=N_-20t7dYi8AX9JEZDt&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=a6db9d81700f04919aab83e906ccd28a&oe=5F7DC900



18


Năm 1964 chiến cuộc lan tràn từ quận Thường Đức về tới quận Đại Lộc, gia đình tôi di chuyển về Đà nẵng, chú Mười vào Sài Gòn với gia đình cô Tám ở trại gia binh Nhảy Dù gần ngã tư Bảy Hiền, cho đến sau tết Mậu Thân chú Mười lên 18 tuổi trở về Đà Nẵng và gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng tại căn cứ LLĐB tại Thường Đức.


9


Sau khi Cộng Sản Bắc Việt tấn công căn cứ nầy tháng 10 năm 1968 thì chú Mười mất tích, bà nội tôi buồn rầu vô cùng, ba tôi là quân nhân của một Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 1 BB đồn trú tại Phú Bài, ít khi có dịp về thăm nhà và chú Mười là đứa con nuôi mà bà nội tôi coi như con ruột không biết ra sao, bà chỉ biết nguyện cầu Trời Phật phù hộ và có ngày đứa con trai út của bà về đến gia đình bình an.


2




Sau khi ăn Tết Kỷ Dậu 1969, gia đình nhận được tin chú Mười trốn thoát trại giam của CSBV, vượt sông Côn về Thường Đức và được đưa về trại LLĐB ở gần Non Nước, Đà Nẵng. Tôi đưa bà nội tôi về đó để tìm chú Mười, chú trông rất ốm yếu và đang tịnh dưỡng chờ đơn vị điều tra về tin tức và nơi chốn của trại tù binh cộng sản, còn giam giữ các chiến sĩ của LLĐB sau trận tấn công xâm chiếm căn cứ LLĐB ở Thường Đức.

8
Tưởng niệm các chiến sĩ trong bóng tối đã bỏ mình khi thi hành công sự


Vài tháng sau chú được đưa vào Nha Trang, huấn luyện nhảy toán theo lời của chú qua những lá thư gởi về gia đình, mùa hè năm 1969 chú tôi trở lại Đà Nẵng đóng quân ở trại LLĐB gần Ngũ Hành Sơn, Non Nước.

Căn Cứ huấn luyện NKT Biệt Kích Yên Thế Hình chụp 1971
14


Mỗi lần xong công tác chú về nhà vài hôm, chú Mười ngày xưa bây giờ là Lê Duy Lương, người lính Biệt Kích với chiếc mũ xanh và bộ đồ rằn ri, mang phù hiệu con cọp với cánh dù và tia sét trông rất oai hùng và đầy phong độ, những lần trở về với gia đình chú thường kể cho tôi nghe câu chuyện của những đêm toán biệt kích của chú nhảy vào trong rừng núi Trường Sơn, di chuyển như bóng ma trong đêm tối mịt mù, trong cái chết đợi chờ từng giây phút, những cuộc đụng độ kinh hồn của một toán biệt kích với hàng trăm cộng sản bắc Việt truy đuổi khi lộ diện.
Biệt Kích với chiếc mũ xanh (Lực Lượng Đặt Biệt) Delta



6


Tôi đang học lớp 10 và tình thế sôi động của cuộc chiến không biết lúc nào tôi sẽ vào quân ngũ, tôi lớn lên trong không khí chiến tranh của miền Trung máu lửa và những huyền thoại của người lính Biệt Kích oai hùng, do chú tôi kể lại. Tôi vào quân ngũ mùa hè đỏ lửa 1972 mang giấc mộng anh hùng như chú Mười của tôi, nhưng không bao giờ thành đạt, tôi và chú Mười không còn gặp nhau từ đó, qua trang thư thăm viếng gửi cho tôi trên vùng chiến trận của quân khu III, tôi vẫn hình dung được người lính Biệt Kích mũ xanh và những đêm dài trong rừng sâu theo dõi bước giặc thù. Tôi đi qua cơn mưa đầu mùa tháng sáu ở miền nam, nhưng không làm sao so sánh được cơn mưa rừng của Trường Sơn mùa giá buốt mà chú tôi từng chịu đựng, tôi đi qua chiến trường máu lửa Đức Huệ, Khiêm Hanh, Tây Ninh, Long Khánh và Quốc Lộ 13 về Lai Khê, An Lộc, nhưng không bằng những bóng ma biên giới lặn lội trong hiểm nguy của những người Biệt Kích anh hùng.

4


Tôi được xem hình ảnh của anh Hoàng Văn Hồng Đoàn Công Tác 71, tôi nhận diện được nét hào hùng của người lính Biệt Kích ngày xưa, anh Hồng làm tôi nhớ chú tôi Lê Duy Lương người lính mũ xanh của LLĐB ngày xưa, nhớ câu chuyện các anh trong những đêm âm thầm đi vào lòng đất địch, những hành động anh hùng của các anh làm tôi trở nên một chiến sĩ tầm thường, tôi không gan dạ như các anh, coi thường hiểm nguy theo sát bên mình với một vài đồng đội dõi bước kẻ thù, tôi không can đảm như các anh lặn lội chốn rừng sâu heo hút, không có ngày về an toàn bên người thân bè bạn.

3


Nghe tin anh Hoàng Văn Hồng ra đi hôm nay, như những bạn bè anh đã ra đi ngày xưa trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, tôi thấy lòng bùi ngùi, xúc động, không có ngôn từ nào diễn tả hết nổi đau thương của những người thân và bè bạn mến yêu còn lại trên cõi đời nầy. Tôi cầu xin anh một đời bình an trên thiên đường hạnh phúc và gởi anh lời cám ơn chân thành cho những tháng năm dài hy sinh cuộc đời son trẻ, để gìn giữ mảnh đất quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu của chúng ta.

Lê Chiến
Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB


Hải Kích / Biệt Hải
10


Hắc Long / Nhảy Bắc
11



12



13
Lôi Hổ và người yêu


Spike Team ALABAMA
14


 

Nhảy Toán
Hai người Biệt Kích Nùng (hàng đứng, bên trái phía sau tên họ Vương, rất trẻ) và một biệt kích Bắc Việt (hàng ngồi phía trước) người đội nón, tên là Hoàng) nhảy toán trong trận Ashau, đã bị Việt cộng bắn chết. RIP.




Vương

https://www.usmilitariaforum.com/forums/uploads/monthly_02_2019/post-2634-0-40600600-1550643418_thumb.jpeg

Hoàng

https://i.pinimg.com/originals/aa/86/01/aa8601940a1778bce54cf8085f0adb89.jpg


...............................................
*************************



111

Ranger Colonel Tran Van Hai radios order


Ranger Colonel Tran Van Hai radios order to troops during battle in Cholon. 1 June 1968.
Đại tá Trần Văn Hai
Trên túi áo phải là BẰNG SÌNH LẦY, bên túi trái (dù bị khuất nhưng vẫn nhận được) là BẰNG NHẢY DÙ.



 

form A



Đồ Lính
Việt Nam Cộng Hòa

*************************


Đồ Lính Cộng Hòa

https://www.facebook.com/dolinhVNCH

Chuyên may lại quân phục của các binh chủng QLVNCH.
........................

#VNCH
#ThienThanMuDo
#BĐQ
#TQLC






1


Biệt Kích Hắc Long - Nha Kỹ Thuật
1




2


Biệt Kích Lôi Hổ
2



Đồ lính Cộng Hòa Xưa Long hay Hổ đều dùng Tiger Stripe


Biệt Kích Lôi Hổ
3


Thủy Quân Lục Chiến
4


5



6G



9


LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ
10



11


Ong ngoai minh la la linh BIET DONG QUAN muon mua gui ong ngoai lam ky niem thoi oai hung
12


20



13


Quân Đoàn 1 có bốn Sư Đoàn mà
14



15


Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên không thuộc Quân Đoàn 1.
Quân Đoàn 1 chỉ có các Sư Đoàn 1, 2, 3 Bộ Binh trực thuộc.
Ngoài ra các đơn vị phối thuộc khác như BĐQ Quân Khu 1, Không Quân 1, Hải Quân 1, TQLC và Nhảy Dù.

17



33



55



18




19



20



Rồi đây mai này ai hỏi đến tên tôi.
Bạn ơi hãy nói "KHOÁC CHIẾN Y" rồi!
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
có về là khi nước non vui bình yên.


20


9000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000



Phạm Thế Tài Tuy quân phục khác nhau nhưng chúng đều thuộc nha kỹ thuật ☺

Đồ lính Cộng Hòa Xưa Long hay Hổ đều dùng Tiger Stripe hết mà.

Mùa mưa lại đến tôi mừng vui đón tin anh,
Đèn khuya một bóng nhìn mưa rơi suốt năm canh,
Nghĩ rằng tôi vắng anh,
Vì nghiệp trai còn đi giữ quê hương cho chúng mình.


Dù cũng woodland

BĐQ có dùng bông woodland?
mai Đại tá gắn nón cho ae xem rõ
Manage

Ngày trao trả tù binh sau Hiệp định Paris, Phạm Thái trở về mới hay tin người yêu đã chết trên đường đi tìm mình, chàng như rơi vào vực thẳm của sự khổ đau, nhưng đã quá muộn màng.

Chuyện tình bi đát đó đã khiến nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không nén nổi xúc động và viết nên ca khúc "Tình Thiên Thu" (Chuyện tình Mộng Thường - Đan Nguyên ft Băng Tâm) và còn được dựng thành bộ phim "Người chết trở về" do Trần Thiện Thanh kịch bản và đạo diễn năm 1974

cây dao vắt trên vai là để cho việt cọng rút ra đâm lén sau lưng phải không

Phạm Cù Nèo Mua đồ mà gởi số đo gửi sao hả ađ
Đồ lính Cộng Hòa Gửi qua tin nhắn cho AD

Usarmy Dũng Ai giống má trí vậy ta
Đồ lính Cộng Hòa Đôi khi ta nhìn vậy nhưng ko phải như vậy
Trường Nhật 13 tháng giêng chỉ vậy thôi
Đồ lính Cộng Hòa Chủ nhật nghỉ =))))
Đồ lính Cộng Hòa https://facebook.com/dolinhVNCH/shop/
Con người uy ghi đi cùng trang phục tự hào với truyền thống Việt

Trang phục đẹp, người bán có tâm, phục trang nào, giá trị đi đôi cùng sản phẩm

Đồ lính Cộng Hòa

@dolinhVNCH

Chuyên may lại quân phục của các binh chủng QLVNCH.

#VNCH
#ThienThanMuDo
#BĐQ
#TQLC

Nón sắt - Nón bố - Nón phíp

Quần áo woodland Mỹ.

Nói đến màn ngâm nước thì bất cứ anh em Người Nhái nào đã trải qua thời kỳ huấn luyện đều không thể nào quên được dù cho nơi đó là Nha Trang, Vũng Tàu hay Cam Ranh. Nhất là khi về đêm biển động và sóng gió lăn tăn, huấn luyện viên bắt khóa sinh nhào xuống nước và ngâm cho đến ngực, dù cho có anh nào lén đem theo dầu cù là hay dầu nóng để xoa khắp người. Lúc đầu nó nóng còn sau đó thì lạnh "teo" hơn. Nhưng khi chịu đựng đã quen và cảm thấy ấm do ở dưới nước lâu không phải nhờ dầu cù là hay dầu nóng thì huấn luyện viên thổi còi để khóa sinh chạy lên bãi cát tập họp với gió lồng lộng, anh nào cũng run cầm cập cho đến khi vừa ráo nước thì lại được lệnh nhảy ùm xuống nước tiếp! Ông nào không có lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng thì chắc cú 80% phải bỏ cuộc thôi. Chưa hết, nào còn cái màn “thòi lòi đớp sóng”, tức là khóa sinh trong tư thế quỳ gối ở mí nước, nơi mà sóng có thể tạt vào phủ khắp người và huấn luyện viên sẽ nói như vầy:
“Gió hiu hiu, sóng lăn tăn và nước ấm”, nhưng sự thật thì... ngược lại!!

Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Biệt Cách Dù

Thành Nhơn Lê Thành Nguyên Nguyễn Đúng rồi đó Thành Nguyên mà bài học ngâm nước này chỉ là một giờ học trong tuần lễ địa ngục thôi vì trong tuần lễ địa ngục có nhiều bài học gian khổ lắm kìa và cũng còn tùy vào nơi mình học nữa, chẳng hạn như học ở Vũng tàu nó đỡ hơn ở Cam Ranh mà không biết người viết bài này có phải đã qua lớp học người nhái không mà viết đúng quá.

Thòi lòi đớp sống là huấn luyện viên bắt mình ngâm sao cho vừa khi sóng vỗ vào sao cho nước tràn vào mặt nghĩa là nước sẽ tràn vào lỗ mũi, nó mới là khó chịu.

bài viết này do một cựu Người Nhái kể lại!

Châu Lãm Thằng này là thằng thua trâu bò

Nguyễn Phong Sống hơi bị lâu rồi đó.. xuống mà đền tội.

Huỳnh Minh Nhàn VNCH trong trái tim tôi.

Hongkhanh Nguyen Ngay từ đầu ông ta đã có ý làm hán gian rồi, thật đáng tiếc cho quân ngũ và nhân dân Miền Nam, BỊ bức tử với những tên "ăn cơm Quốc Gia, thờ ma cộng sản".

Nguyễn Ngọc Nhật Ăn cơm quốc gia thờ ma CS

Giọng ca hồng trúc rất ngấm

"Giày sô tôi đi hằn trên lá cỏ, đồn xa tôi ở trấn quân thù ngày đêm có mặt."

Boot de sault là một trang bị phổ biến trong QLVNCH (trừ lính Nghĩa Quân & Địa Phương Quân với những đôi giày bố).

Có loại toàn bằng da, sau này thiết kế loại kết hợp giữa vải và da nên có trọng lượng nhẹ, thích hợp với chiến trường rừng núi Việt Nam. Ống quần được gom gọn vào cổ giày, trừ Hải Quân và Không Quân được thả ống quần phè phỡn. Cũng chính vì thế mà hai binh chủng này rất sợ "gom ống quần lội bộ".

Giày boot Altama, có thiết kế giống giày xưa. Lớp đế cao su hóa, rất bền với miếng lót thép chống đinh ở giữa. Sản xuất tại Mỹ và đang được sử dụng trong quân đội Mỹ. Size: 6.5 -> 9

"Bote de saut" dịch sát nghĩa là 'giày cao cổ dùng để nhảy dù'. Vì phải bảo vệ cổ chân khi chạm đất nên loại giày này phải đúc liền khối bằng da dày ngay chỗ mắt cá, đê bà mũi giày lót thép. Loại giày trong ảnh này không phải là "bote de saut", mà chỉ là giày đi rừng (jungle boots) dành cho lính bộ binh - tên thường gọi là giày "map".

Dây Tuyên Công VNCH có 4 cấp:
+Anh Dũng Bội Tinh
+Quân Công Bội Tinh
+Bảo Quốc Huân Chương
+Tam Hợp
• Đồ Lính Shop
Clothing Store
• Shop Lính và thời trang lính
Shopping & Retail
• DOG TAGS USA
Jewelry/Watches
• VNCH
Political Organization
• Chiến Sĩ Vô Danh VNCH
Cause
• Nhạc Lính VNCH & Trữ Tình - Pre 75
Song
• Sài Gòn Ngày Xưa
Community Organization
• VNCH - Bình Dương
Government Organization
• MÀU ÁO HOA RỪNG
Educational Research Center
Hải Đăng
Community Service
• ARMY SHOP VT
Product/Service


Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh vừa qua đời.

Các bạn sẽ buồn không khi biết đây là kẻ "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản".

Được VNCH trọng tài, ban chức vụ cao mong mỏi Hạnh sẽ cống hiến cho Quốc Gia trong việc bảo quốc an dân. Nhưng không, Hạnh với lũ giặc đã sớm móc nối liên lạc, Hạnh trở thành tình báo Sao Mai hay S7. Trong suốt quá trình ngồi ăn lương của đồng bào và Quốc Gia, Hạnh chưa hề đóng góp công lao gì cho tới khi VNCH bước vào những ngày cuối thì Hạnh ngang nhiên kêu gọi QLVNCH hãy sớm buông súng đầu hàng để "tránh cuộc chiến đổ máu". NGỤY BIỆN! Cái ý niệm mưu phản đã có trong đầu của kẻ phản phúc từ lâu, để rồi lúc chung cuộc Hạnh sẽ vào vai "người hùng chấm dứt chiến tranh", phản thì cũng phải phản sao cho đẹp.

Tại sao ngay từ đầu Hạnh không nói với lũ giặc rằng hãy buông súng và trở về đi để người dân ở đôi bờ cũng được cùng nhau no ấm? Đất nước thi nhau mà phát triển?

Sẽ không bao giờ có, vì đó là một kẻ phản tặc và cơ hội.

Khi cục diện đã định thì ngay cả AD cũng không muốn mấy ông mấy chú lính liều mạng làm chi. Nhưng trơ trẽn là tên Hạnh này ngồi chờ suốt chục năm im lặng để vừa bảo toàn lợi lọc của mình ở VNCH, vừa chực chờ bên nào yếu thì nhảy về phía mạnh kia tiêu diệt phe yếu.

Đồ lính Cộng Hòa Ông nào nói chuyện qua rồi để ngủ yên đâu?

Giọng điệu này là kiểu DLV ru ngủ, dỗ ngọt nè.

Nếu một sai lầm trong quá khứ bị bỏ quên, để nó tồn tại đến hiện tại và tương lai, rồi thế hệ sau vẫn sẽ tiếp tục học về sự sai lầm đó, tiếp tục tung hô kẻ tội đồ và chà đạp người có công. Vậy có công bằng không?

Nếu cứ theo kiểu "qua rồi cho qua đi" thì liệu bây giờ mấy ai biết được từng có vùng đất tên là VNCH?

Mấy ai biết được đâu là chánh, đâu là tà? Hay chỉ toàn học trong sách giáo khoa do nhà cầm quyền biên soạn?

Quý vị nếu muốn "bỏ qua" thì hãy gửi tâm thư tới nhà cầm quyền rằng đừng ăn mừng ngày 30/4 nữa!

Loc Thanh Đồ lính Cộng Hòa ad nói chuẩn đó. Lịch sử và vtv là của ban tuyên giáo và bộ giáo dục do Việt cộng và nhà cầm quyền biên soạn và viết ra, có ai mang cái xấu phô ra chứ nhỉ.

Hongkhanh Nguyen Quá chuẩn, thật là thật giả là giả, cái xấu cần dc đẩy lùi và cái tốt phải dc nhân rộng ra mới mong xã hội phát triển, còn kiểu lắp liếm cho qua thì muôn đời sau cũng ko khá hơn dc.

Loc Do Đồ lính Cộng Hòa

Nguyễn Thiện Đồ lính Cộng Hòa 30/4 e mặc nguyên bộ đồ đen hk hà

Vang Kenshin Kiểu Trung gian thuận theo chiều gió Bên nào cũng có lợi cho bản thân!

Thánh Định Bởi vậy đó là lý do người Mỹ rất "nể phục" Việt Nam: Một chân đứng đằng này, một chân đứng đằng kia (tét háng). Không biết đường nào mà đỡ. Thù ghét nhất cái thứ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.
Cái kiểu hiến kế "nằm vùng" này cũng được đào tạo từ đám búa liềm mà ra. Mưu mẹo gian xảo. Hèn! Chứ đường đường chính chính... 80 ngàn năm sau cũng chưa mơ được sẽ thắng VNCH.

Hongkhanh Nguyen Thánh Định Việt cộng giỏi trò du kích, bởi có bài hát.
ơi. . ơi ... Vàm Cỏ Đông C**t nổi đầy sông —
có anh du kích chổng đít la làng...

Du Yen VNCH thất thủ một phần là do mấy ông nằm vùng này. Cuối đời sống cực khổ bên trong nghĩa trang. Cs vắt chanh bỏ vỏ.
Manage
12h
Trường Nhật Nó chết cũng như con thú chết thôi. Đáng hận không phải là bắc Việt mà kẻ ăn cơm qg thờ ma cộng sản.

Loc Thanh Bẩn bộ quân phục quốc gia

Le Hai Yêu cầu chứng minh. Đổ tội cho người chết là một hành động vô liêm sỉ.

Trường Nhật Le Hai
bằng chứng đây:
http://nld.com.vn/.../nguoi-tac-dong-tong-thong-duong-van...

NLD.COM.VN

Mấy Dặm Sơn Khê Ghét thằng này vì hắn thân làm tướng Quốc gia nhưng lại chẳng làm đc gì cho Miền Nam.
Tuy nhiên ít ra hắn đã không phá hoại chính phủ như Đinh Văn Đệ, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Có hay vô vàn lũ nằm vùng khác.

Anh Quốc Marine Mấy Dặm Sơn Khê nguyễn văn có là ai vậy bác

Mấy Dặm Sơn Khê Anh Quốc Marine thiếu tá - trưởng phòng hành quân chiến dịch Lam Sơn 719.

Phạm Thế Tài Nguyễn hữu có chứ không phải Nguyễn Văn có

Mấy Dặm Sơn Khê Phạm Thế Tài Nguyễn Văn Có nhé bác.
Còn Nguyễn hữu Có là lính trung thành của Quốc gia rồi

Mấy Dặm Sơn Khê Phạm Thế Tài

ANTG.CAND.COM.VN
Bức thư gửi…

Anh đây Em Súc vật

Nguyễn Thiện Phản chủ

Do Duc Thuan Kẻ phản bội đã bị cs đá như chó, cuối đời sống ngoài nghĩa địa

Nguyễn Hiển Để chiến tranh ngủ yên đi mọi người

Loc Do Súc vật

Details Sau một năm hoạt động may đồ lính cho chiến hữu khắp cả nước, Đồ lính Cộng Hòa nhận được rất nhiều sự ủng hộ và phản hồi tốt từ các anh em yêu đồ lính.

Tuần đầu tiên của năm hoạt động tiếp theo, để cảm ơn tất cả AD sẽ tặng quà cho anh em khi đặt may quần áo. Cụ thể:

- Đặt may 1 bộ quần áo tặng 1 bảng tên.
- Quần áo + nón bê rê/nón sắt tặng bảng tên và giảm 100k
- Quần áo + nón bê rê/nón sắt + giày (Hàn/Mỹ) tặng bảng tên + giảm 100k + dây TB và bao ship toàn quốc.

Thời gian từ 12/12/2018 đến hết 19/12/2018. Đừng quên ủng hộ trận lượt về của đội tuyển Việt Nam nhé! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

• Shopping
Schedule · Saturday, December 15, 2018
7:30 PM - 9:30 PM
VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

DEC12 KỶ NIỆM 1 NĂM
Dec 12, 2018 - Dec 19, 2018 · 16 guests

STORY
TỪ MÀU ÁO TRẬN
Chiến tranh đã qua hơn 40 năm. Những người lính VNCH đã thua cuộc. Nhưng nét đẹp về tình người, tình yêu quê hương và đời trai oai hùng của những chiến binh miền Nam vẫn còn mãi. Vì thế, chúng tôi đã mô phỏng lại những bộ quân phục chính là để lưu giữ những nét đẹp đó. Những bộ quân phục không chỉ đơn thuần để làm đẹp, mà đó là cả một sự thiêng liêng...

‎Đặng Thiều Quang‎ to Đồ lính Cộng Hòa
September 18 at 8:26 AM
Khoe tí thôi nhé Ad

Duy Đăng Phạm Lịt pẹ, nói chung h đi giải phóng indo chẳng qua là khi bọn tao nhắc về thế hệ trước thì bọn mày nghĩ là bọn tao cay rồi đắc chí. Chứ thực ra chẳng ai cay đâu mày ơi.

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh thực ra bọn tao vẫn sống rất tốt và suông sẻ, chẳng qua là khi bọn tao nhắc về thế hệ trước thì bọn mày nghĩ là bọn tao cay rồi đắc chí. Chứ thực ra chẳng ai cay đâu mày ơi.

Hôm nay luật an ninh mạng đã được thông qua. Các bạn có thắc mắc là page mình có bị ép đóng cửa không? Thưa các chiến hữu, trong những điều cấm của luật an ninh mạng nói riêng và luật pháp nước CHXHCN Việt Nam nói chung, không có điều luật nào cấm chơi đồ lính, kể cả đồ lính VNCH. Điều này được công nhận bởi các luật sư và được ghi rõ ràng trên các trang báo An Ninh, Người Lao Động... Cộng với sự kiện bộ Lịch Sử Việt Nam đã công nhận VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, không còn là "ngụy" nữa. Từ những điều đó, Đồ lính Cộng Hòa chỉ đơn giản là kỷ vật thời chiến, chơi đồ lính là thú chơi hoàn toàn hợp pháp dành cho những người yêu mến màu áo lính, không ảnh hưởng đến chính trị cũng như trật tự xã hội, không gây hại đến bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào.

Nguyen Doan Viet Anh

Còn đây là danh sách VNCH dc nhận viện trợ trước đó :).
Đạn dược cạn kiệt mà QĐNDVN vẫn đủ dùng cho cả chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam :), chưa kể các ông còn tổng kho Long Bình kèm bao nhiêu là đồ chơi nữa :).
Kêu người khác là khỉ bầy rừng gáo rú, thế người bị khỉ rừng giải phóng không thấy nhục à, có còn gọi là người k vậy :).
Mà nói luôn, từ năm 70 trở đi Tàu đi đêm với Mĩ, miền Bắc bị giảm viên trợ, còn có mỗi Xô vs Cuba là chính, cmay nhìn cmay lại đi kêu ca cc. Còn trước năm 70 thì cmay k dc viện trợ à, B52 không đánh phá à, nói chung là im mẹ đi, bán quần áo thì bán, tổ lái chính trị cc à :) mà nhân tiện chúc mừng 30/4/1975 - 30/4/2019.

Anh Tuan Le and Hà Đình Linh like this.

Đồ lính Cộng Hòa Nếu chú mầy ko thích, chú mày nên CÚT. Nếu tụi chú mày không có "truyền thống lâu đời" là nhục mạ người khác hàng năm thì bọn tao cũng chẳng cần phản ứng làm chi. Bài viết của tao là sự thật, có tài liệu phe Bắc ghi chép dẫn chứng, chứ tao có chửi gì mầy đâu.
Chửi người ta "ba que" này nọ thì được, chứ ai có ý kiến khác là "xực" liền. Đúng là dòng nào giống nấy.

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa t cũng chẳng ý gì, t thì t tôn trọng bên bọn m chứ, cũng bỏ máu ra để giữ miền nam, nhưng cái động chạm nhất là gì k, chửi người khác là khỉ :)

Nguyen Doan Viet Anh Và đừng nói t k có truyền thống lâu đời, cái chế độ đó có 21 năm thôi

Nguyen Doan Viet Anh Nên đừng gáy

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh 21 năm thì sao cu? 21 năm mà ông bà tao được phát huy lao động đúng nghĩa, gia đình được sống êm đềm ở vùng quê nghèo dù giặc vào đây gây chiến. Chắc cũng vì 21 năm nên chưa kịp cải cách ruộng đất, chưa kịp cho dân hưởng cái nạn đói, chưa kịp đấu tố ai, chưa kịp dọa cắt sổ gạo để bắt ai đi lính, 21 năm là thế đấy.

Chỗ nào t chửi phe mầy là khỉ đâu chụp màn hình tao coi đi.
Rồi lúc nãy mầy nói bên mầy cạn đạn dược sao đó, chỉ mỗi Cuba với Xô gì gì đó. Có tài liệu gì ngày xưa chép lại ko show cho tao mở mang đi. Chứ nổ suông ai chẳng nổ được.

Tâm Lê xúc vật dùng acclone, tngon dùng acc thật ra sủa nè nhóc #vietanhsucvat

Nguyen Doan Viet Anh Kéo lên đọc kĩ bài m viết :))))

Nguyen Doan Viet Anh Ê

Nguyen Doan Viet Anh Giỏi ra hà nội gặp bố m cái

Nguyen Doan Viet Anh :)

Nguyen Doan Viet Anh Cầm cái rẻ vàng 3 sọc ra chờ

Nguyen Doan Viet Anh T thì sẽ cầm sẵn cờ gp chờ m

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa tư liệu đầy ra đấy, đọc thì đ đọc :)))))))

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa 21 năm chỉ đủ để làm vài cuộc đảo chính, thêm việc đàn áp phật giáo, tướng lính buôn ma túy, bán khí tài, tham nhũng thôi :))))

Nguyen Doan Viet Anh Đm cười ỉa

Nguyen Doan Viet Anh Phạm Đăng Duy ê t bảo, có thg bảo t dùng acc clone chửi nó, bh t hẹn ra gặp mặt, thống nhất là t cầm cờ gp, nó cầm cái rẻ vàng 3 sọc mà nó vẫn chửi t này :))

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh đọc kỹ bài tao viết, thì mầy sẽ thấy tao hướng vào những đứa thóa mạ bọn tao. Nếu mày tôn trọng đối phương tụi tao thì mày không nằm trong số đứa đó. Còn nếu mày khoái chửi bọn tao "ba que đu càng" thì đó là mày tự chuốc lấy :)
Mày nói thì mày phải dẫn chứng được chứ sao kêu tao tự tìm đọc. Như tao đăng bài là có dẫn chứng, nói có sách mách có chứng thiên hạ mới nể.

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa vcl thua, bh t còn phải cop tài liệu gửi m nữa hả :))))

Duy Đăng Phạm Đồ lính Cộng Hòa đầu tiên là tôi cũng không muốn xúc phạm những ng lính của chế độ cũ ở lại Tổ quốc thay vì đu càng bởi họ đã cho thấy bản lĩnh của 1 người lính
Thứ hai việc bên các ông gọi chúng tôi là " một bầy đà… See More

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh chép cái link được rồi chú. Nhớ là tài liệu xưa nha. Chứ sách vở Đảng Bộ xuất bản sau này thì dẹp luôn đi khỏi bàn nữa

Nguyen Doan Viet Anh Lâm Thế Hùng xin mấy quyển bản cứng trc năm 86 cho chú n vs a ơi

Đồ lính Cộng Hòa Duy Đăng Phạm

thứ nhất đi hay ở không quan trọng vì cái bại đã an bài. Ông tôi là người ở lại vì lo cho con cháu. Vài người bạn có điều kiện thì dắt theo gia đình vì lo cuộc sống sau này. Ông đã quen thói dùng từ "đu càng" chứng tỏ ông đã dính vào điều THỨ HAI

Thứ hai, xin xem ảnh

Thứ ba là 15 năm sau mới đánh, tức là có những cuộc chiến ngắn hạn trong vòng 15 năm chứ không phải chiến tranh trường kỳ.

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa thg nào bán đồ cho ông ngon thế đm :))))))

Duy Đăng Phạm Đồ lính Cộng Hòa hey, ông chưa hiểu đối tượng t dùng từ đu càng rồi

Nguyen Doan Viet Anh Bú nhiều h ngáo vlon, 79 đã có chiến tranh biên giới, trc đó còn Tây Nam, 85 là Vị Xuyên, =)))))))) giải phóng xong có dc yên luôn đâu. Còn thg cu Hoàng Cơ Minh đông tiến 1, 2,3 đòi về phục quốc đấy :)))

Duy Đăng Phạm Đồ lính Cộng Hòa ông có thể tìm hiểu thêm về nhg cuộc chiến diễn ra trong 15 năm đó trên google chứ nói ra thì rất dài dòng

Duy Đăng Phạm Tâm điểm diễn ra ngắn nhưng ác liệt tuy nhiên lại dai dẳng về sau

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh bởi cái tánh "KỲ" của tụi mày khoái đi đâm chọt chửi bới, tới khi người ta đáp trả lại thì nhao nhao lên.

Nguyen Doan Viet Anh Đồ lính Cộng Hòa link h nhiều lắm, tôi có bản cứng trc năm 86 cho chú đọc đây, vấn đề là có chịu đọc k :))))

Nguyen Doan Viet Anh Link thì thg nào chả chế dc

Nguyen Doan Viet Anh Học giỏi tiếng anh thì lên mạng xem tài liệu về người mỹ làm về vnw í

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh viết năm 86 cho thế hệ sinh sau đẻ muộn đọc hả. Có link nào xưa tầm 75-76 không show đi. Lúc chiến tranh VN là báo chí quốc tế cập nhật từng ngày đó. Không lẽ ông không tìm ra. Bên tôi công khai viện trợ kèm tự do báo chí nên ai ai viện trợ là mấy ông biết hết đó.

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh sao đánh trống lãng vậy, ông nói được thì ông phải dẫn chứng đc chứ kêu tui tự tìm là KỲ lắm à nghen. Ok cái vụ link thì có thể chế, nhưng ngày đăng bài với hình ảnh thì khó mà chế. Tôi cũng chẳng có thói quen đê hèn chế hình sỉ nhục đối phương như ai kia nên tôi không biết chế!

Đồ lính Cộng Hòa Duy Đăng Phạm những cuộc chiến trong 15 năm đó dùng 100% đạn dược chiến lợi phẩm từ VNCH hay sao? không có khẩu AK hay súng cối nào sao? :)

Vả lại những trận "ngắn mà ác liệt" đó VN mình (tôi dùng chữ MÌNH vì lúc này thống nhất rồi) chỉ dùng vài sư đoàn chứ không phải tổng lực lượng. Hiểu chứ?
Ông nói không có ý sỉ nhục, nhưng cái ảnh đại diện của ông thì có đó :)

Đồ lính Cộng Hòa Nguyen Doan Viet Anh ơi, tao quên trả lời đoạn này. Ngô Đình Diệm cúng dường mảnh đất xây chùa Vĩnh Nghiêm dưới hình thức bán tượng trưng 1 đồng, trùng tu chùa Từ Đàm, Diệu Đế... nói chi xa, cái Việt Nam Quốc Tự trên đường 3/2 Quận 10 cũng là được VNCH… See More

Đồ lính Cộng Hòa Nguyễn Đình Lưỡng tao đã đọc hết những gì mày viết, hóa thói ăn nói mất dạy tục tĩu là do di truyền thật :) Lẽ ra thất phu như mày tao cũng ko muốn trả lời đâu. Nhưng thôi cũng lịch sự trả lời là cho xin tài liệu dẫn chứng những điều mày nói đi, có cái clip nào ông Diệm nói vậy đưa ra đây cho tao được mở mang. :)

Trần Tiễn Vâng VNCH Nhận viện trợ. Còn bạn trả lời giúp mình nhé. Ak47 tăng T54 B40 B41 từ dâu ra đó bạn. Còn quần áo Tô châu nữa.những cái ấy do Vndcch sản xuất phải không ạ?

Nguyen Doan Viet Anh Trần Tiễn ai phủ nhận mb k nhận viện trợ đâu, nhưng viện trợ nhỏ giọt, k như ai đó dc viện trợ tận 300 tỉ đô :)

Sam Taylor Nguyen Doan Viet Anh thắng là thắng cái chiến tranh tâm lý thôi chứ nhìn vào con số thống kê... về tư tưởng đường lối trong giấy viết thì đẹp đẽ mà làm thì như cc... xhcn là xh vô thực.. ai sống trên đời mà ko có cái tôi... bớt nhồi sọ đi mấy cha.

Nguyen Doan Viet Anh =)))) thế ta mới nó là xhcn không tưởng, đang tốt đẹp ở Lybia thì bố mẽo dật dây quả vl đấy, nhìn iraq đi =))))))

DLV sẽ không dễ gì mà tha cho chúng ta vào ngày đó. AD tự hỏi "ủa mình tưởng nhớ cha ông mình chứ có đá động gì tụi nó đâu???"

Trong số DLV đến gây hấn thì đặc biệt có thằng này, nó chửi rủa nhục mạ chúng ta bằng cái văn phong mất dạy đặc thù của bọn nó. Các bạn có thể xem lại cách AD đáp trả nó tại

https://m.facebook.com/dolinhVNCH/photos/a.2193377080889380/2563291727231245/?type=3&source=48

Song, AD cũng muốn tâm sự về hai chữ BẮC KỲ

Như trong hình, lý do mà nó nhảy dựng lên như vậy cũng vì AD nói nó KỲ (chỉ một chữ đó thôi nha), rồi nó lý luận như vậy đó. Thực ra tầm 2-3 năm trước bản thân AD chưa từng nghe anh chị người Bắc nào đưa ra lí luận đó khi bị kêu là "B.K". Nhưng dạo gần đây lại xuất hiện nhất là tụi DLV hay dùng. Phải chăng đây là một sự chống chế bởi vì các "bố mày" thích đi chửi bới người khác, rồi lúc bị chửi là "B.K" thì lại "Pháp chia Kỳ đô hộ dân ta", vừa để "đỡ quê" vừa tỏ rõ "tình yêu nước".đến khúc này lại thấy mắc cười!

15 năm trước, AD có người anh lấy vợ Hà Nội. Lần anh dắt vợ về, nghe giọng Bắc thì AD hỏi

- "À vậy chị là Bắc Kỳ hả?"

Tự nhiên mặt bả sượng ra thấy rõ luôn 😂

Lúc đó mình cũng chưa hiểu ất giáp gì thì mấy bà cô mới nói nhỏ:

- "nói vậy là vô duyên"

(ý là người Bắc không thích chữ đó). Thiệt tình thì AD có biết đâu, chỉ coi như đó là một danh từ mà thôi. Từ sau vụ đó thì lúc gặp người Bắc không nói vậy nữa, chứ trong sinh hoạt với người Nam hằng ngày vẫn kêu. Ví dụ như "Nam Kỳ mình ăn đậm đà chứ Bắc Kỳ người ta ăn lạt lắm, Trung Kỳ lại khoái ăn cay".

Vậy đó, mới thấy Kỳ nào đối với người Nam cũng là tiếng gọi bình thường thôi chứ không có chút gì là miệt thị cả. Và người Bắc lúc đó cũng chẳng ai có lý luận là "Pháp chia kỳ.... abcxyz... ". Nhưng dù gì người ta cũng không thích rồi, thì khi gặp người ta đừng nói chữ đó, tôn trọng!

Sau này internet phát triển, nghề DLV cũng phát triển theo, thì hai chữ BẮC KỲ được rất nhiều người dùng để nói về cái tánh KỲ CỤC của bọn DLV này! Nhưng AD thì lại không, KỲ thôi đủ rồi, không nên lôi cả vùng miền người ta vô, như vậy là "quơ đũa cả nắm" 😊 Most Relevant

Cuong Vo, Bùi Thanh Phương, Hung Nguyen and 52 others like this.

Nguyễn Trọng Vậy trong sách vở văn học Việt cộng vẫn gọi ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa đó, dân miền Nam có cho là miệt thị đậu?

Việt Nam Cộng Hòa Cái nồi ngồi trên cái cốc, thật là tội nghiệp cho dân bake. Ít học, nhận thức nông cạn nên không chấp nhận mình ngu. Cứ thích tự nhận mình là thông minh. Nhưng thôi, chắc là quá khứ của y không tốt nên làm chuyện gì cũng sợ người ta nói là kỳ.

Lê Gia 3 kỳlà từ thời vua Minh Mạng đã chia như vậy, Pháp vào để như vậy rồi xem văn hóa lối sống mà áp đặt cai trị lên, Nam kỳ được ưu ái hơn ba kỳ kỳ vì phóng khoáng, làm ăn giao thương dễ dàng, ngày nay cũng thấy như vậy.

Nguyễn Phong Bởi vì trong thâm tâm người bắc.. Bắc kỳ đã làm chuyện không hay với người nam.. Nên họ rất ngại bị gọi là bắc kỳ.

Chung Dova Bác chủ hãy nhớ cho: chỉ nên tranh luận với người có học thức, không nên cự cãi với mấy kẻ cục súc nông cạn. Kệ chúng nó đi. Có những con bò không bao giờ thuần hoá được sự hung hãn của chúng.

Lê Quân Ngta hay gọi giờ bồn kỳ lắc.... :))

Việt Hòa -- Bắc kỳ 75 mà

Phong Lê Thanh Ad lo bán đồ đi hơi đâu tranh luận, cờ hó có hiểu tiếng ng đâu, bầy khỉ sống trong thảo cầm viên mà cứ tưởng nó đang ở rừng rú. Cứ thấy vậy là e chỉ nhẹ nhà báo cáo và block tranh luận với lũ ngu chỉ vừa mệt người vừa bị kéo xuống ngang tầm với bọn nó

Đại Việt Quốc Xã Chấp làm chi tụi khẩu trang nhân dân.

Long Satria Tóm lại dlv là bọn chẳng hiểu 1 tí gì về lịch sử, và hiện tại đúng sai

Đồ lính Cộng Hòa Đó là một nghề, công việc cụ thể "phản bác những thông tin bất lợi về QĐNDVN", môi trường làm việc linh động, chỉ cần có máy tính hoặc smartphone. Lương thỏa thuận (có thể bằng một hạ sĩ quan)

Nguyễn Hồng Hải khuya rồi mà nhìn tụi chó ghẻ dlv này muốn đập cho vỡ mặt... Ad rep nó làm gì block nó luôn cho đỡ phiền.

Nguyễn Hồng Hải Long Satria bản tánh của một thằng mọi cộng sản là vậy, vô đạo đức, vô tôn giáo, vô gia đình. Xưa nay vẫn vậy k có gì thay đổi.

Human Rights Giống như "đảng ta"

No! Đảng tụi bây, tụi bây tuyên thệ với đảng tụi bây còn dân tụi tao thì không đừng có gom chung chữ "ta" rồi "chúng ta".

Phải phân biệt rõ Việt Cộng và Việt Nam.

Trân Khải shop nay rập dlv à haha .tới shop bán đồ nó cũng kg ha

Phạm Vũ Bò đỏ muôn đời bò đỏ chỗ ng ta làm ăn cũng ko tha đúng bản chất

Nhan Nguyen Ad "ní nuận" quá hay!

Trần Văn Hoàng Ad Thông não tý DLV có nghĩa là?😂

Võ Đình Hùng Trần Văn Hoàng dlv là dư luận viên

Việt Hòa Nói làm chi bọn nó, bọn nó ngu từng khi sinh ra rồi.

Điểm chunq của tụi nó là ngu đều nhau.

Viết sai rồi bạn ơi tin anh gục chết giữa lúc băng rừng sâu.

mấy chiến hữu ít ra cũng chụp như này mới ra dáng chứ

vẫn thích tiger stripe à

Đồ lính Cộng Hòa

@dolinhVNCH

Ta BĐQ nung rèn chí trai

Nhất Nguyễn Mai chùm chỉ dành cho Không quân, còn bt nón ba cạnh là mai thẳng nhé!

Thôi thì cũng đến ngày 30/4
Các bạn! Chúng ta hãy dành ngày này để cảm tạ các anh hùng QLVNCH đã chiến đấu bảo vệ miền Nam, để tiếc thương cho những người anh nằm xuống ngủ yên trong lòng đất mẹ, để tri ân đến những chú thương phế binh còn sống, để tự hào về ông/cha ta nếu họ là một trong những người lính bảo vệ Tự Do, để mặc niệm cho đồng bào bỏ mạng ngoài biển khơi hoặc chết trong tù "cải tạo" của "quân tiếp quản", và là để tưởng nhớ về một thời Việt Nam tươi đẹp - VIỆT NAM CỘNG HÒA

Có câu: "Không lấy thành bại luận anh hùng"
Vậy nên đừng quan tâm/đáp trả những lời xỉa xói của những kẻ não đã bị nhuộm đỏ. Đó có thể là câu chữ cười cợt, những hình ảnh chế/ghép, những từ quá quen như "ngụy", "đu càng", "tộc nail"...
Những điều đó chẳng nói lên được gì về chúng ta, ta chỉ thấy được đó_một bầy đàn trong rừng, trong hang đang tới mùa gào rú cùng nhau.

Các bạn nên biết rằng sau hiệp định Paris, đồng minh ta lần lượt rút, quân Nam ta đơn thân độc mã đấu với địch (được Nga, Tàu tăng cường viện trợ, bên cạnh đó còn 26 nước CS khác viện trợ địch), cho đến ngày 30/4 ta cạn đạn dược và phải chịu thua trong uất ức.

Danh sách 26 nước hỗ trợ Bắc Việt:

Tưởng niệm 75 anh hùng Hải Quân VNCH tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa cách đây 45 năm.
Ngày 19-1-1974, Trung Cộng nổ súng gây chiến Hoàng Sa với quân số khá đông. Dù yếu thế về lực lượng nhưng quân ta vẫn anh dũng đánh trả nhưng đã thua cuộc. Sau đó, QLVNCH đã chuẩn bị một đội Hải Quân hùng mạnh và Không Quân dự định dội bom giành lại Hoàng Sa. Nhưng do sức ép từ Mỹ nên kế hoạch giành lại Hoàng Sa phải hủy bỏ.

Ảnh: lễ truy điệu thiếu tá Nguyễn Thành Trí. Bên cạnh bàn thờ là mẹ, vợ và đứa con đầu lòng của anh. Lúc này vợ anh đang mang bầu đứa con thứ hai được hơn hai tháng.Hoang Pham Lính vnch ko có combat infantry badge

Đồ lính Cộng Hòa tại sao không?

Hoang Pham Vì đó là dành cho quân nhân mỹ.

Đồ lính Cộng Hòa khi họ tốt nghiệp 1 khóa huấn luyện nào đó họ có quyền mang huy hiệu bằng cấp cùng tên với khóa huấn luyện. trên hình là ad gắn bằng thiện xạ.

Hoang Pham thế ad quăng cái link bằng thiện xạ đó đc ko? Bằng thiện xạ hình như là bằng marksmanship badge cơ. Cái này làm combat infantryman badge, và luôn được gắn bên trái nha.

Vùng cao nguyên đất đỏ, trời lạnh với sương mù,
Thương mến anh vượt đường xa đến đây...

Sư đoàn đầu tiên bị tiêu diệt trong trận Ban Mê Thuột
Nam bình, Bắc phạt, Cao Nguyên trấn - sư đoàn 23 bộ binh

Dây ba chạc



==============================================================

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, vua Gia Long cũng muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây đó, do đó vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, vì dưới thời nhà Thanh lúc đó Quảng Đông và Quảng Tây có cái tên là Đông Việt và Tây Việt. Vì vậy, vua Gia Long đặt tên là Nam Việt là để tạo căn bản có cơ sở để đòi lại hai miếng đất này.

Ngày hôm nay nước chúng ta có cái tên là "Việt Nam" cũng bắt nguồn từ cái khát vọng lấy lại từ hai miếng đất này.



 


Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị Chu lấy đất

Phân tích và suy xét, sẽ thấy rằng -- Shang 商 vẫn tồn tại, và Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị Chu lấy đất đó là một phần của Shang, như vậy có nghĩa là nước Shang bị đổi tên và tách ra, và Chu sợ rằng Shang còn tồn tại sẽ đòi đất, và cũng sợ dân chúng của Shang đã mất sẽ phục quốc, cho nên phải thêu dệt tội ác cho vua tên "Trụ 受" còn gọi là Đế Tân - 帝辛... trở thành một ông vua dâm ô ác độc, và kết quả là... cứ lâu lâu thêm một thời gian thì "Trụ" vương lại có thêm một hình thức dâm ô ác độc để dân gian kể cho nhau nghe chơi... và rồi lâu dần thì đủ để thành một truyện "Phong Thần" rất hấp dẫn trong dân gian...

Đó là cách diễn giải lịch sử độc quyền của Chu để gạt hẳn văn hóa có sẵn của Văn-Lang hay Shang 商 qua một bên.

Nước Shang 商 bị tách rời ra, và rồi sau đó, bị đổi tên khác (Sở 楚).

Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị nhà Chu lấy đất đó là một phần của Shang, một sự cướp nước một cách 'nhẹ nhàng', 'kín đáo' vì Chu sợ một phần của Shang còn tồn tại sẽ đòi đất, và cũng sợ dân chúng của Shang đã mất sẽ phục quốc, cho nên phải thêu dệt tội ác cho vua tên "Trụ 受", khiến người dân oán ghét và khinh bỉ.


 

● ● ●

 

Đêm Hỏa Châu - Trường Vũ
Biến cố tết Mậu Thân - Huế 1968s
Chuot Lat
Đồ lính Cộng Hòa
Clothing (Brand)
5 đồng đổi lấy 1 xu
Người khôn đi học thằng ngu làm thầy.

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

Đổi Tiền

Nguyễn Hiến Lê

Chính sách đổi tiền của chính phủ càng thất nhân tâm hơn nữa. Vụ đổi tiền lần thứ nhất xảy ra tháng chín hay tháng mười 1975, và xảy ra rất đột ngột.

Sáng sớm hôm đó dân chúng mới hay rằng phải đổi tiền nội trong 24 giờ và mỗi người dân già trẻ lớn bé được đổi một số tiền là bao nhiêu đó tôi quên rồi, chỉ còn nhớ số tiền này như gia đình tôi chỉ đủ tiêu trong một tháng hay tháng rưỡi là cùng. Những người làm chủ một hãng, như hãng buôn, nhà in, xưởng chế tạo... có giấy chứng nhận của phường, quận... mới được đổi thêm 1.000 đồng mới (1 đồng mới ăn 500 đồng cũ), tính ra cũng chỉ đủ chi tiêu trong một tháng. Chính quyền không cho biết số tiền còn lại, sẽ giữ tại ngân hàng và sẽ cho rút ra lần lần tùy nhu cầu; thành thử ai cũng hiểu lầm rằng số đó sẽ bị hủy bỏ. Do đó rất nhiều người phẫn uất, tuyệt vọng; có người tự tử, có người đốt hằng thúng giấy bạc, hoặc từ trên lầu vãi giấy bạc xuống đường, không ai thèm lượm; ở Mỹ tho, nhiều tiệm Trung hoa thồn giấy bạc vào cà roòng, thả trôi sông.

Chỉ thị phải đổi nội trong 24 giờ làm cho mọi người hoảng hốt, tranh nhau đổi, sợ trễ. Nhưng chỉ thị đó, chính cán bộ không tuân theo; ở phường tôi họ cứ nhởn nha làm việc; chín giờ sáng mới tới phòng đổi tiền để xếp đặt công việc, mười một giờ mới quyết định xong, thì nghỉ ăn cơm; một giờ mới phát cho dân đơn khai số tiền có trong nhà. Dân chen chúc nhau ở cửa phòng, đưa sổ gia đình để họ xét họ xét rất lâu như sợ có sổ giả mạo, rồi mới chịu phát đơn. Các tổ trưởng đề nghị tiếp tay họ trong việc đó, họ không cho vì ngờ có thể gian lận.

Đem đơn về nhà khai xong, lại mang tới đề nộp, lại chen lấn nhau lần nữa. Hai vợ chồng tôi thay nhau làm những việc xin đơn, nộp đơn, chiều đó mới xong, mệt đừ.

Trên đơn họ tính trong nhà có bao nhiêu người, cho phép đổi bao nhiêu, tính xong thì khuya rồi, đề sáng hôm sau mới đổi. Họ làm việc rất chậm, mãi nửa đêm hôm sau mới đổi xong. Như vậy là lệnh của chính phủ không được tuân. Có phường năm ngày mà đổi vẫn chưa xong, vì họ phải xét đi xét lại một điều gì đó, tôi không hiểu. Dân chầu chực suốt 5 ngày 5 đêm ở ngoài nắng, dưới mưa, lại không có tiền tiêu (vì trong lúc chở đổi tiền, giấy bạc cũ vô dụng, giấy bạc mới chưa có), nổi lên phản kháng, biểu tình, họ bắt giam một số. Nhưng cũng có chỗ đổi rất mau, chỉ 24 giờ là xong.

Vậy là cấp trên không biết tồ chức hoặc biết tổ chức mà cấp dưới không thèm nghe, tự ý làm sao thì làm, và hạng người ngu dốt, được cơ hội, tha hồ hách dịch, làm khó dân.

Một cái tệ nữa là không có sự kiểm soát, khiến nhiều cán bộ gian lận, làm giàu. Các cơ quan đổi bao nhiêu tiền cũng được, chỉ cần làm tờ khai. Cơ quan có trong quỹ 100 triệu đồng cũ chẳng hạn thì khai 150 triệu, 50 triệu dư đó đem mua tiền của dân. Dân có tiền không đổi được, bán rẻ cho cơ quan, lấy 50%, 30% thôi, cơ quan lời 50%, 70% chia cho nhau. Thí dụ: tôi có dư 1 triệu đồng cũ không đổi được, đưa cho cơ quan đổi, cơ quan chỉ giao cho tôi nửa triệu (50%) tức 1.000 đồng mới; cơ quan giữ lại nửa triệu, để chia nhau. Đó là chỗ thân tình lắm chứ giá thường là 30%, và gần tới giờ chót chỉ còn 10%. Nửa ngày cuối cùng, người ta tấp nập mua bán như vậy, công an phường chắc biết dư mà chẳng thấy phát giác vụ nào cả.

Lần đó là lần đầu tiên tôi thất vọng, thấy rõ chân tướng chẳng tốt đẹp gì của các đồng chí cách mạng trong chủ nghĩa xã hội đã được Hồ chủ tịch dạy dỗ mấy chục năm. Họ bỉ ổi, bê bối còn hơn chế độ tư bản nữa. Tôi không vơ đũa cả nắm. Cũng có một số liêm khiết, xã hội nào cũng vậy.

Đêm đó 11 giờ khuya tôi mới đổi tiền xong, trả phần của một đứa cháu trong nhà, và trả cho nhà tôi số tiền tiêu riêng của nhà tôi rồi, chỉ còn đâu có 6-7 chục đồng, mà mỗi tháng chúng tôi tiêu ít nhất 50 đồng mới đủ. Tôi chìa cho nhà tôi xem, bảo: "Bao nhiêu tiền tiết kiệm của mình chỉ còn có mấy tấm giấy này thôi!" Nhà tôi làm thinh. Tôi cất tiền rồi, mệt quá, đi ngủ liền.

Sáng hôm sau dậy sớm mới thấy buồn thấm thía. Còn trà tàu Đài loan của một độc giả cho, tôi pha một bình nhỏ, rót một chén đem xuống cho nhà tôi đương quét sân. Rồi tôi đi dạo trong xóm xem dân tình: ai cũng lặng lẽ, đăm chiêu. Nửa giờ sau về nhà. Nhà tôi cho hay đã bán được một lon sữa đặc đủ đi chợ một ngày. Tôi bảo: "Cần gì phải như vậy. Mình còn nhiều đồ khác để bán mà." Nói vậy, nhưng nước mắt tôi cũng rưng rưng vì cảm động.

Mấy hôm sau, có lẽ chính phủ thấy chính sách đó khắc nghiệt quá, cho nên ra lệnh cho đổi thêm một số nữa bằng số lần trước. Lại khai báo, lại chầu chực, nhưng lần này mau hơn. Ngân hàng trả lại tôi một số tiền nữa, còn bao nhiêu ghi vào sổ tiết kiệm của tôi. Vậy là chưa mất hết. Từ đó mỗi tháng vợ chồng tôi được rút ra 60 đồng cho hai người, lại bán thêm được một ít sách nữa, cho nên đủ tiêu. Được đâu một năm như vậy rồi chẳng hề có thông cáo, thông báo gì cả, ngân hàng cứ lẳng lặng không phát thêm nữa. Hiện nay trong sổ tiết kiệm của tôi còn mấy ngàn đồng, tôi không nhớ. Sổ đó đã vô dụng rồi, tôi giữ làm kỷ niệm của một thời.

Tóm lại, chính sách của nhà nước là muốn quản lý tiền bạc của dân: chỉ cho mỗi gia đình giữ một số đủ mua gạo, rau... trong một hai tháng, còn bao nhiêu gởi ngân hàng hết, phải có lý do chính đáng như đau ốm, cưới hỏi, ma chay... mới được rút ra. Tiến bộ hơn Nga nhiều. Nhưng hậu quả là không ai muốn gởi tiền ngân hàng nữa, và chính sách đó phải bỏ.

Gần đây đọc một cuốn sách tôi được biết chính phủ Sô Viết ở Nga sau cách mạng 1917 cũng có một lần đổi tiền cho dân: cứ dưới 3000 rúp (rouble) (tôi không biết một rúp thời đó bằng bao nhiêu quan Pháp) thì một rúp cũ đổi lấy một rúp mới, còn trên số đó thì hai rúp ca đổi một rúp mới. Chính sách đó nhân đạo hơn, không gây bất mãn trong dân chúng. Chính phủ mình đã theo chính sách đổi tiền của họ Mao chăng?

Ba năm sau, năm 1978 lại đổi tiền một lần nữa, mà lần này ở khắp nước. Cũng đột ngột, cũng hạn chế số tiền được đổi, nhưng có tổ chức hơn, đỡ khổ cho dân.

Dù dùng mọi cách đề bình sản (tức quân bình tài sản, san phẳng tài sản), dù dùng mọi cách để trừng trị sự làm giàu thì bất kỳ thời nào, trong xã hội nào, cũng chỉ được ít tháng lại có sự bất bình đẳng, có kẻ giàu người nghèo. Một người đã nói: phát cho hai người, mỗi người một ổ bánh mì, chỉ một ngày sau đã có sự bất bình đẳng rồi: kẻ ăn hết ổ bánh đã hóa nghèo hơn kẻ chỉ ăn ba phần tư ổ thôi, để dành một phần tư. Như vậy là có sự tích lũy tài sản rồi. Cho nên tại các nước cộng sản lâu lâu phải đổi tiền một lần, hạn chế số tiền được đổi, tịch thu một số tiền quá lớn nữa. Nghe nói ở Nga từ 1917 đến nay đã đồi tiền non 20 lần, không biết lời đó đúng không.

Vụ đổi tiền năm 1978 làm Bắc Việt xôn xao cũng bằng ở trong Nam và cũng có đủ các tệ như ở Nam.

Lần này người ta biết tin trước vài ngày: ai có nhiều tiền (ở Bắc cũng như ở Nam) cũng tung tiền ra mua vàng, xe đạp, vải, tủ lạnh, chén đĩa, bất kì thứ gì với bất cứ giá nào. Có thứ tăng giá lên gấp 10 như vàng, thứ nào tăng ít nhất cũng gấp năm. Có người không biết mua gì, năn nỉ hàng xóm để lại cho con gà, con vịt. Người nghèo có từ nải chuối trở đi cũng đem bán. Ở Bắc có kẻ nhiều tiền quá thồn cả vào một cái bao, chở trên xe đạp, đến một chỗ vắng, làm bộ đánh rớt xuống đường rồi phóng đi như bay. Hạn chế, kiểm soát rất gắt, vậy mà ở Hà nội ngay tối đêm mới đổi tiền, công an lại xét một nhà thấy một số tiền gấp trăm số gia đình đó được phép đổi. Và chính phủ cũng phải làm ngơ.

Sau một phần tư thế kỷ được giáo hóa mà như vậy thì chúng ta phải kết luận ra sao? Có chế độ nào thay đổi được bản tính con người trong một hai thế kỷ không? Bao giờ mới đào tạo được con người xã hội chủ nghĩa để họ xây dựng xã hội chủ nghĩa đây, như Hồ chủ tịch nói?

Mỗi lần đổi tiền là một lần lạm phát. Cứ xét giá sinh hoạt từ 1975 đến nay ở miền Nam thì ít nhất cũng đã có sự lạm phát gấp 10 lần rồi: giá vàng 1975 là 400$ mới, bây giờ (tháng 5-1980) trên 6000$; gạo bán ở chợ thời đó vào khoảng 20 xu mỗi một lít, bây giờ từ 2$ tới 6$, 8$ tùy nơi. Vật giá cũng tăng lên ít nhất là 10 lần.

Giá chính thức thì trái lại, tăng lên rất ít, nhiều lắm là gấp hai; nhưng chỉ công nhân viên được mua gạo với giá đó thôi, còn những nhu yếu phẩm khác thì không có để phân phối; rốt cuộc họ phải mua rất nhiều món ở chợ với giá gấp 10 lần, mà lương không tăng. Tình cảnh của họ thật bi đát. Nạn tà tà, vô kỷ luật, tham nhũng, ăn cắp, buôn lậu phát ra từ đó.

Còn thêm một hậu quả nữa. Dân sợ sự đổi tiền quá, không còn làm ăn gì được; mà dân càng sợ thì càng có nhiều kẻ tung tin vịt ra; mới đổi năm 1978, qua năm 1979 lại có tin đổi tiền nữa, kinh tế hóa khó khăn trong vài tháng, một số kẻ làm giàu thêm, một số nghèo thêm, rồi đầu năm 1980 lại có tin đổi tiền nữa, lần này cũng vịt nữa. Đời sống không được ổn định, dân lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, chẳng trách bệnh bao tử phát dữ dội, gấp mấy thời trước. Không ai muốn tiết kiệm nữa, kiếm được đồng nào tiêu hết đồng đó; những quán ăn, tiệm cà phê nhiều hơn và đông khách hơn trước ngày 30-4-1975.

...

Trích "Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê"

https://www.facebook.com/aohoarung/posts/422713005034525?__tn__=K-R

●• o

MÀU ÁO HOA RỪNG

o 1y

• Khanh Tran Cọp rằn bắt khỉ rừng.

o 9w

• Hiệp Vũ Biệt động quân đang gội đầu cho vixi

9 o 1y • Khe Nguyen Cọp ba đầu rằn Tiểu đoàn 42 BĐQ. 4

o 1y • Tran Binh COP rừng nhấn nước TRÂU non.... 3

o 1y • Mỹ Xuân Lê Rồi đi theo bác. 2 o 1y • Nguyễn Minh Vũ Chộp đc chuột cống o 1y • Haii Nguyenn Khanh Huynh chỉ la gội đầu thôi ma kăng wá zị o 1y o Khanh Huynh cảm động hình ảnh người quân nhân gội đầu giúp đồng chí cụt chym 2  1y • Tú Nhi biệt động quân, tên khác cọp rằn

o 1y o Tuan Nguyen Huu Cọp 3 đầu rằn là nỗi kinh hoàng của việt cộng

1  1y • Nguyễn Thanh Tài Biệt Động Quân o 1y

• Thanh Vuong Bắt được một thằng ba ke rồi gội đầu cho nó nữa chớ kkkk 1 o 1y

• Nguyễn Tùng hồi đó phải chi giết chết hết tụi cs thì giờ đâu ra nông nỗi này 1

o 1y • Dương Thái Ad à biết là như vậy nhưng ad cũng ko nên như vậy o 1y
Gọi là dây liên hợp máy P R C 25

Cái mũ giống lính nước "lạ"

trước 75 có 1 cái Đảng lạ ..vào cướp Miền nam.. làm nhiều điều lạ ..cho đến nay... người Miền nam trong lòng.. cũng xem chúng như người xa lạ...
Cá mắc lưới 😂

• Nguyen Royal Ăn ngang nói ngược, đục tường, khoét vách, đặt bom giật sập cầu, trốn chui nhủi như lủ chuột. Hèn như cs. 5

o 1y • Mỹ Xuân Lê Hình như là một đặc công cộng sản. 3

o 1y o · Edited

• Tran Hung Dao Chuột mắt lưới mới đúng o 1y

• Quỷ Lệ cá này to nè mọi người.

• Kim Thach Khanh có gì đâu mà ầm ỉ...người ta....đang bắt...chuột đồng về ...nhậu thôi mà..lỡ vướng vô...hàng rào???

o 1y • Võ Trung Đánh lén núp bụi núp bờ thì chỉ có mấy thằng viet cộng là giỏi...

o 1y • Trần Minh Tuấn ngày xưa đi học cô giáo nói đặc công việt nam giỏi lắm sao bị dính lưới dc. cái này ko đúng sự thật.chắc là dàn dụng xuyên tạc đây mà

o 1y o · Edited



Ai về Quảng Trị nơi thành Cổ,
hỏi áo hoa rừng có nhớ nhau?
Ba chỉ còn niềm tin sau cuối
con hãy chăm chỉ học nên người Nỗi niềm xa ba vui...

Cà mau tiếng sét u minh rừng
2 cọp nhí dễ cưng quá
ai vào lực lượng này thấy họ sống bất cần đời

sang trọng vô cùng, phong cách quí phái



“Còn Ba gót đỏ như son, đến khi Ba mất chân con lấm bùn” tác dụng hỏa châu là gì vậy ad

Trái châu (pháo sáng) có 2 tác dụng chính là bắn pháo hiệu phát lệnh tấn công hoặc cầu cứu chi viện, thứ 2 là khi đi càn bắn trái sáng để phát hiện kẻ địch, còn những tác dụng khác thì do mấy anh lính tự nghĩ ra để bắn chơi thì nhiều lắm. Bông BĐQ



thời đó đồ VNCH làm chuẩn cho quân đội đồng minh các nước tự do.

công nhận chế độ VNCh trang bị cho quân đội áo quần đẹp thật, Nhìn rất oai phong..

Ngày xưa tướng hay lính chi cũng đẹp từ nhân cách đến y phục, chỉ biết mấy ông này mặc quân phục đẹp và chất quá, nhứt là ông Cao Văn Viên 😍


Ba Phi THƯƠNG NHỚ CÁC ANH,
Con đã đi biết mấy mùa xuân,
Chó ở nhà đã quên mặt chủ,
Ba mẹ già trông tấm ảnh xưa cũ,
Quê hương này nhớ lắm các anh ơi.

• Mấy ông Biệt Kích Lôi Hổ hầu hết trong rừng hay nói, sống làm "lôi hổ" khi chết vô danh thì thân xác bị "hổ lôi".





MÀU ÁO HOA RỪNG

2 Replies

• Nguyễn Hải Người Lính Mỹ tinh thần Quả cảm, Chiến đấu bảo vệ An Ninh Hòa Bình Thế giới.

o 17w

• Mỹ Xuân Lê Chắc những người lính này thuộc lực lượng nhảy toán, nên trang bị AK và cùng có thể họ thu được của địch quân sau khi đột kích. 3

o 36w • Cảnh Đông khủng bố rất thích xài ak vì rẻ bền và dễ mua. 1 o 36w • Nguyễn Toàn Nghe tiếng AK47 điểm xạ lính Mỹ đái cả ra quần. o 32w o Minh Kha Phùng điểm xạ là bắn lén phải không nhỉ  29w

o Nguyễn Toàn Minh Kha Phùng điểm xạ là bắn ở chế độ liên thanh nhưng mỗi lần xiết cò đạn nổ hai viên. Kỹ thuật bắn này nếu biết và chịu khó luyện tập thì ko quá khó còn ú ớ thì nó đi cả loạt hoặc một viên. Thời đánh Mỹ chỉ lính già thiện chiến mới dùng tốt kỹ năng này nên lính Mỹ rất sợ khi đấu súng mà nghe tiếng AK điểm xạ. Chú em có thể lên youtube xem video về bắn điểm xạ bằng AK47. Tui bắn súng kém nhưng môn này chơi được.

 28w o Hoàng Điệp Chỉ cần vuốt cò thì nổ 2 viên (vuốt chứ không bóp. Bóp cò thì nó nổ liên thanh). Khó vuốt cò nhất là cây XM 16 vì nhịp tác xạ của nó quá nhanh.

 23w • Nam Trần Ak thời đó vượt trội hoàn toàn so với M16A1 o 27w

o Trần Quốc Việt hồi đó là m16 nhá sấy 20 viên cực nhanh  27w

o Nam Trần Trần Quốc Việt thì vậy công nhận khẩu đấy đẹp dữ nhưng mà hộp tiếp đạn có 20 viên  27w

o Hoàng Điệp

AK có tiếng nổ giòn, cướp tinh thần đối phương (nhưng chát chúa) nhúng xuống nước đưa lên bắn vẫn bình thường; nòng AK có 4 đường khương tuyến, độ xuyên phá không bằng XM 16. XM 16 có ưu điểm nhịp tác xạ nhanh để chống biển người, tiếng nổ âm hơn AK, nòng XM 16 có 6 đường khương tuyến nên đạn đạo chuẩn (Sau 30/4/1975 phe chiến thắng đã công nhận XM 16 là loại súng trường cá nhân chính xác nhất) và độ sát thương mãnh liệt hơn AK, lý do là đầu đạn cấu tạo trong lượng hơi lệch trong tâm nên đầu đạn đi càng xa nòng súng thì có khuynh hướng càng xoay ngang cho nên đi vào lổ nhỏ và đi ra lổ thật lớn, đặc biệt là đầu dạn vỡ chì ra như đạn Shotgun. XM 16 dùng đạn nhỏ hơn AK nên mang theo được số lượng nhiều hơn. Điểm yếu của XM 16 là khi súng bị ngập nước phải kéo cơ bẫm cho viên đạn trên nòng lửa văng ra để viên khác lên thay thế nếu không thì bắn phù nòng (nòng lổ nhỏ, đạn quá khít nên ngộp nước trong nòng súng. Động tác này là thoát nước ứ đọng trong nòng súng).

Lực lượng VNCH đầu tiên được trang bị AR 15, nhịp tác xạ quá nhanh nên vỏ đạn văng ra không kịp kẹt lại nằm chắn ngang lổ thoát iti (bì, vỏ đạn) Sau vài tháng thì thu hồi AR 15 để tái trang bị bằng XM 16 hoàn chỉnh hơn. Tuy hình thức và cấu tạo cơ bẫm, kim hỏa giống nhau nhưng lò so hoàn lực đã cải tiến cho độ đàn hồi giảm. AR 15 khác với XM 16 là XM 16 có cần phụ đẩy cơ bẫm (đặc biệt ích lơi khi đi kích đêm mà quên lên đạn sẵn, nếu kéo và thả cần lên đạn thì sẽ kêu "rốp" 1 tiếng lớn làm lộ mục tiêu nên phải kéo và thả từ từ nhè nhe cần lên đạn để không gây tiếng động vì vậy cơ bẫm chưa xoay khóa cứng vào nòng, bấm nút phụ cơ bẫm sẽ xoay và khít nòng ) Cần này có cấu tạo như 1 nút bấm bên phải gần khóa an toàn, rất vừa tầm của ngón tay cái. AR 15 thì không có cấu tạo này. Tùy theo nhu cầu và tùy đơn vị, hộp tiếp đạn có 2 loại: Băng đạn thẳng chứa 20 viên, băng cong chứ 30 viên. Thông thường thì súng trang bị băng 20 viên nhằm giảm sức nặng của súng để khi nhắm bắn mục tiêu ở xa được chính xác hơn (bắn tỉa).

Không nên chủ quan so sánh các loại súng với nhau khi chưa nắm được cấu tạo và kỹ thuật. Ngay cả cái việc đơn giản là tai sao dùng băng tiếp đạn 20 viên và lúc nào nên xài băng 30 viên.

(Đây là ý kiến của 1 người có cha làm huấn luyện viên TQLC nên ông đã đem đủ loại sách về chiến thuật,quân nhu, quân dụng, cấu tạo các loại vũ khí từ lựu đan MK1, MK2, M26, M67, Lân tinh, mìn claymore, mìn chống tăng... cho đến các loại súng cộng đồng, xe tăng. nên lúc rảnh rỗi lấy ra đọc chơi và còn nhớ được chút ít. Những ngày nghỉ học theo cha vào trường bắn (nay thuộc quận 9) bắn ké với mấy anh linh đủ các loại súng luôn, vui lắm. Có khi ở nhà táy máy tay chân, tháo ráp súng chơi. Có lần bị ông già gỏ baton vào đầu vì lò so hoàn lực Colt 45 văng vô kẹt giường tìm hoài không thấy. sau khi ăn baton u cái đầu 1 cục tìm lại thì mới gặp.

Em này mà làm Quân Cảnh chắc có khối anh lính muốn gặp, suốt ngày cố tình phạm luật. Phạm luật bị bắt gặp là nhẹ.

Dọng cái thứ giầy Botte De Sault nó sút

Day là canh sat da chien VNCH

Binh chủng BĐQ với camo Beo Gam!

Mấy ông thầy áo vàng thời tự do ở miền nam Việt nam, có nhiều chùa toàn nuôi cán bộ cs nằm vùng.

thầy chùa này có trong băng đảng Thích trí Quang không?

Lực lượng giang cảnh VNCH.

Lịch sử rằn ri ngụy trang Woodland

Họa tiết Woodland được sử dụng làm hoa văn chính thức cho Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ từ năm 1981 đến giữa những năm 2000 với việc ra mắt mẫu trang phục chiến đấu. Hoa văn Woodland bao gồm 4 màu với độ tương phản cao cùng các mảng hoạ tiết gián đoạn bất quy tắc trên nền vàng cát, nâu, xanh và đen với tên gọi không chính thức M81.

Lịch sử hình thành và phát triển

Họa tiết Woodland có nhiều nét tương đồng với ERDL nhưng được phóng to hơn và phần viền những mảng màu loang lổ được thiết kế bất quy tắc hơn. Một phần thiết kế trong giai đoạn phát triển được lược bỏ hoàn toàn bởi việc phóng to hoạ tiết khiến mẫu thiết kế không vừa vặn trên khổ bó vải. Thiết kế họa tiết M81 chỉ lặp lại theo chiều dọc trên chiều dài bó vải với hoạ tiết gián đoạn theo chiều ngang.

Việc phóng to góp phần giúp người mặc hòa lẫn vào môi trường xung quanh từ tầm xa, tránh hiệu ứng mờ, khi các mảng màu nhỏ hòa lẫn vào các mảng màu lớn hơn, tuy nhiên điều này gây nên sự tương phản lớn hơn khiến việc ngụy trang tầm gần trở nên khó khăn.

Các loại họa tiết ngụy trang Digital và Flecktarn được phát triển sau này giúp giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng nhiều loại kích cỡ mảng màu tạo nên hiệu ứng tương tự loại bỏ hoàn toàn vấn đề khoảng cách.

U.S. Woodland Camouflage

The Woodland Pattern was the default camouflage pattern issued to the United States Armed Forces from 1981, with the issue of the Battle Dress Uniform, until its replacement in the mid 2000s. It is a four color, high contrast disruptive pattern with irregular markings in sand, brown, green and black. It is also known unofficially by its colloquial moniker of "M81", though this term was not used by the U.S. military.

Development and history

Woodland pattern is identical to ERDL, but is printed from an enlargement of the original. The Woodland pattern was enlarged and the borders of the splotches were re-drawn to make them less regular. Part of the earlier pattern was left off the later pattern because the enlargement made them no longer fit on the width of the bolt of cloth. The pattern does not repeat horizontally across the width of the bolt, but only vertically along its length.

The effect of enlarging the pattern was to make the pattern more visible at a distance, avoiding "blobbing", where smaller areas of color seem to blend into larger blobs. This also gave the pattern a higher contrast, making it stand out more sharply at close distances and defeating the camouflage effect at closer range. Digital and Flecktarn camouflage patterns resolve this problem by using a range of blob sizes to give a similar effect whatever the distance.

• Việt Nam Cộng Hòa
Political Party

• Dan sai gon xua va nay
Society & Culture Website

• Phố Cũ Sài Gòn
Education

• Việt Nam Quốc Dân Đảng
Political Organization

• Phóng Viên Chiến Trường
Public Figure

• Lịch Sử Hôm Nay - Page 2
News Personality

• TƯƠNG LAI VIỆT NAM
Political Organization

• Đô Thành Sài Gòn - trang phụ
Community Organization

• Đồ lính Cộng Hòa
Clothing (Brand)

• Miền Nam Việt Nam Trước Năm 1975
Community Organization

• Sàigòn Xưa
Personal Blog

• Sự Thật Lịch Sử Việt Nam Vs Thế Giới

MÀU ÁO HOA RỪNG

Tôi có nghe dân bắc Kỳ 75 nói rằng sau 75 cán bộ ngoài kia họp cả là... See More 8282
MÀU ÁO HOA RỪNG
Phải chi lúc tràn vào MN bắn giết, cướp nước thì nghĩ " bắc trung na... See More
MÀU ÁO HOA RỪNG
September 6 at 5:33 PM Nhiều tay bắc cộng hay lý sự cùn kiểu này " MN bị bắc việt cướp là d... See More
English (US) · Español · Português (Brasil) · Français (France) · Deutsch Privacy · Terms · Advertising · Ad Choices · Cookies · More Facebook © 2019


44


Sai Gòn phồn hoa như thế này mà người ta đòi giải phóng, để rồi đánh mất một Thủ đô của miền nam là hòn ngọc viễn đông và cho đến giờ vẫn chưa lấy lại được.

Phải chi miền bắc đừng vào để giải phóng miền nam, thì đâu có cảnh như thế này.

MÀU ÁO HOA RỪNG

Lịch sử họa tiết ngụy trang (Camo)

Thiên thần mũ đỏ.
0



00



11




Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (Mike force)

Lực lượng MIKE bao gồm các nhóm thiểu số Bahnar, H'Mông, Nung, Jarai và Khmer Krom, và các thành viên khác của các dân tộc Degar, còn được gọi là người Thượng. Lực lượng MIKE hoạt động dưới quyền MACV, Lực lượng đặc biệt của Quân đội, từ năm 1964 đến 1970 và dưới thời VNCH cho đến năm 1974.

Lực lượng MIKE tiến hành chiến tranh đặc biệt chống lại lực lượng giải phóng Việt Minh, NLF (Việt Cộng) và PAVN (Quân đội Bắc Việt) ở nhiều đội khác nhau, tình nguyện hỗ trợ các nhiệm vụ của MIKE Force.

MIKE Force là hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh trên toàn quốc để bảo vệ, củng cố và chiếm lại các Trại CIDG A, cũng như thực hiện các cuộc tuần tra trinh sát đặc biệt. Nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu và phá hủy các mục tiêu được chỉ định. Đơn vị thông thường thay thế cho các toán biệt kích của Lực lượng đặc biệt như MIKE là Tiger Force, chủ yếu được giao nhiệm vụ chiến tranh chống du kích chống lại kẻ thù từ phía sau chiến tuyến của họ.

Lực lượng giang cảnh

Lực lượng giang cảnh thì phải thuộc Cảnh Sát Quốc Gia CSQG không thuộc quân đội QLVNCH. giang cảnh là cảnh sát đường sông.

trên hình có để chữ Arvn tức lục quân VNCH, nếu như bạn nói thì quân cảnh cũng thuộc CSQG?

Mấy anh tài xế không khéo lại lái xe vào gốc cây, vì hết thấy đường.

Namo Buddha _()_

Mỹ Xuân Lê Mấy ông thầy áo vàng thời tự do ở miền nam Việt nam, có nhiều chùa toàn nuôi cán bộ cs nằm vùng.

Vinh Huu Ho Ớn mấy thằng thầy tu lắm rồi

Trần Phi Hùng thầy chùa này có trong băng đảng Thích trí Quang không?

Anh mới xung vào trong lính nhảy dù

• Nếu như đệ ngũ bảo Quốc huân chương cấp tá nhận được chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì đệ tam bảo quốc huân chương chỉ có 2 người lúc còn mang lon trung tá vinh dự nhận được, người thứ nhứt là Đỗ Cao Trí, còn người thứ hai là Nguyễn Khoa Nam.

• Tú Nhi Ai đã bảo anh là anh hùng này
Không anh chỉ làm bổn phận người dân thôi
Lúc đất nghiêng nước ngả nên không tiếc tuổi thơ
Anh mới xung vào trong lính nhảy dù

• Hu Do Lúc ổng đi... nhà tôi cùng xóm.../// anh em tôi là lính U Minh..///

Tướng Nam bản lĩnh phi thường

M2 hết rồi

• Tran Anh Tuấn Huấn luyện là Huấn luyện cho có lệ vậy thôi...chứ ở ngoại mặt trận,nhg Người Lính tác chiến chuyên nghiệp xữ dụng Ném Lựu đạn còn Siêu hơn cả chục lần so với đc Huấn luyện ở trg Quân Trường nữa...

• Hu Do mấy tên VC còn siêu hơn.. cưa ra lấy chất nổ... o

• Bảo Sa Mạc CIDG ... Cix Gờ o

• Nguyen Manh Toan M 26 .

Loại M.26,là vào cuối Thập Niên.60...chứ qua đầu Thập Niên.70 là các BC.TTB đã xữ dụng toàn loại M.67 hết cả rồi...

quân bắc cộng truyền thống quân cộng rồi, từ cái thời quân xô viết đánh đức lận lấy thân mình làm gá súng Huấn luyện rừng núi sình lầy là phải vậy nè.

Giờ vẫn còn lưu giữ được những hình ảnh của tự do dân chủ VNCH là điều vô cùng quý giá, để cho thế sau biết được miền nam Việt nam có một thời tự do dân chủ , có những vị tướng tài và những người lính QLVNCH hy sinh thân mình giữ bình yên cho quê hương miền nam Việt nam.

Nếu vnch phục hồi chắc chắn sẽ có những con đường khu phố mang tên ông

Lúc còn là Trung tá chỉ huy tiểu đoàn BĐQ, chiến dịch Khe Sanh nổ ra, tiểu đoàn BĐQ của ông phải chi viện cho binh sĩ Mỹ, khi những người lính của ông bị vây hãm nơi đó, ông đã không ngại bom pháo nên đến chiến trường để thăm hỏi và thị sát, máy bay chở đến Khe Sanh thì mưa pháo rền trời, thầy Hai và tất cả những người trên đó phải nhảy xuống đất rồi lăn vào chiến hào ngay, chứ máy bay không thể tiếp đất, khi nhảy hết thì bay về liền. Đến Tết Mậu Thân 1968 chính ông cũng là người trực tiếp chỉ huy BĐQ càn quét VC trong khu vực đô thành Sài Gòn, do có đàn anh cùng xông pha nên binh lính BĐQ năm 68 đánh rất hăng, lập nhiều chiến tích trong lịch sử binh chủng.

• bài này nhà thơ Linh Phương viết cho mấy anh trốn quân dịch bị bắt làm Lao Công Đào Binh ( LCĐB còn gọi là Loài Chim Đi Biển )

o Thiện Trần Ngọc Chính xác. 

o NaVan Love Sno Không riêng gì mấy anh trốn quân dịch...mà cả mấy huynh đào ngũ bị QC bắt nữa đó... 

o Thành Nguyễn Quang MÀU ÁO HOA RỪNG tron quan dich. thi ve tt3tmnn. lam thu tuc de dua vao quan truong. dao ngu moi dua ve lao cong dao binh . dua ve cac don vi tac chien kg duoc cam sung goi la lao cong chien truong



• Donghuong Tonnu Buon oi xin bat tay o

• Thien Tran Truoc nam 1975 ba e cung linh vnch , Nen nhung ky niệm a dang e thich lam 6 o

o MÀU ÁO HOA RỪNG Thien Tran cảm ơn bạn!  4w o Thien Tran MÀU ÁO HOA RỪNG 

o Thien Tran 

• Thành Đồ Lính Kiếp lính nhục mang chữ Lao công Đào Binh trên ngực! o

• Thien Tran Tron quan dich ha a? o

o Thành Nguyễn Quang Thien Tran dao ngu 

• Do Yentu Lao công đào binh. Sau thời gian thì đưa qua Sư đoàn 3. o

• Van Nga Tội nghiệp,,,dù gì họ cũng đã là một người lính Xin hãy thứ tha

#DMVC
o • NaVan Love Sno Lao Công Đào Binh.

o • Tú Nhi trốn quân dịch o • Beret Nau Dovaki Loài chim đi biển

Nón M1 phù hợp địa hình Đông Nam Á
Yama Jp Còn hơn nón cối và giày vải trung cộng
Khương Nguyen Để quả chuối lên đầu để ngồi thẳng lưng cho nghiêm trang

Thien Tran Sao de qua chuoi tren dau z?

Thái Vũ để chuối trên đầu làm chi đó ad

Thằng nào lằm rớt bị bỏ tù 😂😂😂

Trần Bảo Long Nô Hồnq Kong , không đến nỗi vậy đâu bạn. Làm rớt trái chuối sẽ bị bắt ăn luôn vỏ chuối

Nô Hồnq Kong Oh giỡn thôi chú ơi sao mà bỏ tù đc kkk

Khai Tran Ai làm rớt vào chuồng cọp nằm

Lính Philippines quần áo đã chuyển qua bông vi tính, tuy vậy vẫn còn xài nón sắt M1 và bình nước nhựa y như lính VNCH.

77


20 năm tự do cho MNVN, có hơn 200.000 lính MN hy sinh, trung bình một ngày ba người lính phải nằm xuống để đánh đổi, tuy không thể giữ những cái hữu hình, tuy nhiên cái vô hình như âm nhạc, Văn Chương, văn hóa, đức tính hy sinh, tình huynh đệ chi binh, tính thiện lương, hào phóng, sản khoái của MN được các anh lính MN này tô thắm, cái đó kẻ thù muốn cướp mãi mãi không bao giờ được.

Cái chính là nó bắt tay đc với trung cộng để chơi Liên xô lúc ấy quá mạnh khiến mỹ và đồng minh ăn ngủ ko yên... tôi nghĩ nó cũng tiếc khi thí mất vnch nhưng buộc phải vậy vì nếu trung cộng khi đó mà liên minh thực sự với LX chắc lại nổ ra war... ai cũng biết số phận vnch ra sao khi Mao trạch đông đãi tt mỹ hơn 80 món khi dự tiệc

• MÀU ÁO HOA RỪNG Vậy Nam Hàn thì sao? Khối cs đánh chiếm khiến Nam Hàn chỉ còn mỗi thành phố nhỏ phía Nam, lúc đó Mỹ quyết ko buôn, cuối cùng Nam Hàn còn tồn tại, lúc đó sao Mỹ ko sợ liên minh TQ-LX? Thực tế LX tan rã là nhờ VNCH, bởi LX viện trợ cho phía BV quá nhiều dẫn đến cạn kiệt tiền bạc, sau này không đủ tài chính để duy trì liên bang Xô Viết nên LX tan rã, còn cái lý do để bẻ gãy liên minh LX- TQ là lời điếm đàng của tên Do Thái Bẩn thỉu Kissinger nhằm biện hộ cho những việc làm ngu dốt sai trái của mình.
o 3w

• Chịu Đựng Viên Các ad của page này là quân phát xít, vnch chết thì dính j tới do thái???

nó bắt tay đc với trung cộng để chơi Liên xô lúc ấy quá mạnh khiến mỹ và đồng minh ăn ngủ ko yên.. tôi nghĩ nó cũng tiếc khi thí mất vnch nhưng buộc phải vậy vì nếu trung cộng khi đó mà liên minh thực sự với LX chắc lại nổ ra war..ai cũng biết số phận vnch ra sao khi Mao trạch đông đãi tt mỹ hơn 80 món khi dự tiệc.

dân số và viện trợ của khối cộng sản dành cho Bắc việt lúc nào cũng cao hơn VNCH, chẳng qua VNCH có Không Quân Mỹ yểm trợ, nhưng phòng không Liên Xô thời đó ko phải yếu.

Chiến tranh việt cộng là đặt nặng chiến tranh du kích, để đối đầu, chủ trương của Cố Tổng Thống là lập ấp và đồn chiến lược để phòng thủ, khi Cố Tổng thống mất thì vnch đã không còn từ ngày ấy, dẫu biết rằng Cố tổng thống thiệu rất có tâm với dân tộc, nhưng nếu so về tầm thì không thể bằng Ngô tổng thống được.

Chú mày toàn tham khảo những bài viết loại "ba xu của Việt cộng viết về Vnch bọn bồi bút bake giả danh tài liệu Vnch )Hãy nhìn những người lính chiến, sĩ quan là những Quận Trưởng,Tỉnh Trưởng cuộc sống của họ thật đơn giản vì dân vì nước. Quân kỷ nghiêm lệnh. Nhưng cuôc sống đời thường giữa binh sĩ và sĩ quan luôn hòa đồng" Huynh đệ chi binh". Chỉ có bọn đâm sau lưng chiến sĩ, Việt cộng nằm vùng giả danh bôi nhọ. Nếu chưa từng sống,từng thấy dưới xã hôi văn minh Vnch thì đừng nói xàm.

Không học hành ra gì để kiến quốc. Bọn này tôi khinh. Còn nếu là tên an ninh mạng đừng bắt chước "John loại học đòi "lỗ đít rau muống mắm tôm thì lấy f "thằng cu,cái đĩ" là đúng lũ bần nông chân đất mắt toét nhé!

Dốt nát cũng bình luận. Xã hội nào ko có tham nhũng. Nhưng ngày xưa tham nhũng kiểu cá nhân với cá nhân. Còn Cs gom của cải tập thể cho một vài tên Đảng Trưởng cơ quan. Nên tài sản chúng khủng khiếp. VNCH các khoản viện trợ và lợi tức đều minh bạch ra lưỡng viện quốc hội. Còn Cs tiền viện trợ,vay vốn,dầu mỏ, quốc phòng... đều đưa vào các nhóm lợi ích lãnh đạo. Nên chúng có hàng tỉ đô. Những Ô Hoàng dầu mỏ Cs đỏ? John Nguyễn" biết thì thưa thốt ko biết thì dựa cột mà nghe "nhé! Ngày xưa tôi có ng bạn Bố làm Quận Trưởng mà vợ phải tảo tần ở nhà làm bánh các con đi học về đi bỏ mối các chợ cho mẹ. Còn bây giờ thằng CA phường quèn vợ ở nhà chỉ biết nhận phong bì,nhà lầu nội thất Ý. Khốn nạn vậy mà nói Vnch tham nhũng. Dốt bị nhồi sọ.

Chẳng biết gì về thằng điếm Do Thái Kissinger và đám phản chiến đảng Dân chủ Mỹ mà tào lao.

Kissinger, ngoại trưởng Mỹ gốc Do Thái nên đã điều hướng viện trợ. Hơn nữa lúc đó, Mỹ đã bắt tay TQ để đối phó Nga nên thả VNCH ...

Thằng Mỹ nó phản bội lại đồng minh bây giờ Trung Việt lữa quay qua cắn lại mỹ! Phải nói trung việt lữa trả bài rất hay và Mỹ phải chấp nhận sự kiện này khi nuôi nấng trung việt lữa trong quá khứ!!! Không chơi với Nam VN mà quay lưng lại đi chơi với thằng điếm trung lữa!!!! Cho nên mỹ phải trả giá cho hành động của mình!!!

Vnch muốn tự lưc tự cường nhưng vì miền Bắc luôn đánh phá làm sao có thể tạo những công xưởng chế vũ khí được nên đành lệ thuôc Mỹ. Những tháng đầu năm 75 từ người lính đạn dược cũng sử dụng hạn chế thiếu thốn. Thì khó thắng đc địch quân.

Xét kỹ Đức Quốc xã, Liên Xô, Trung Cộng mạnh lên đều nhờ Mỹ viện trợ hay có thời gian bắt tay hợp tác, không biết Mỹ giàu mạnh lên nhờ hợp tác với các nước đó bao nhiêu, đến khi các nước đó giàu mạnh quá trớn thì phải tốn nhiều tiền của và xương máu để dẹp nó, trong khi đối với các nước nhỏ đồng minh thì coi như con cờ, muốn bán đứng lúc nào thì bán, duy chỉ có nước nhỏ duy nhất mà Mỹ coi như ông nội mình là nhà nước Do Thái Israel.

thấy gì qua hình ảnh này? Đấy có phải là "giải phóng" như bên thắng cuộc luôn rêu rao? Những thứ này là tài sản được tạo ra bằng sức lao động của người dân miền nam, chẳng phải người MN đi ăn cướp của ai, cũng chẳng phải của thằng Tây hay thằng Tàu nào hào phóng tặng họ.
Khẩu 6 nòng bắn chết hết lũ khỉ, mình sinh năm 92 mà tới giờ chưa 1 lần bầu cử trưởng ấp, chủ tịch xã, chủ tịch huyện, nói chi là tỉnh, trung ương... đi học thì thầy cô bảo dân chủ lấm, quan chức đầy tớ trung thành... chưa 1 lần đc ý kiến việc nhỏ gì của ấp của xã hơi, cs toàn biệp.

Tộc nón cối, dép râu bắc kỳ.

Bộ tộc nón cối.
Nón cối làm, nón cối ăn.

Chẳng biết vui mừng cái gì? Cuộc chiến này thắng lớn chỉ có tộc Hán Trung Hoa, thứ đến là Bắc kỳ Hán Việt.


16


Tôi có nghe dân bắc Kỳ 75 nói rằng sau 75 cán bộ ngoài kia họp cả làng lại, kêu vào Nam nó lo tiền bạc di cư vào, vào rồi từ miền tây cho đến Huế mỗi hộ nó cấp cho vài chục mẫu đất, ai muốn ở đâu nó cấp ở đó, nó nói làm vậy từ từ mới áp đảo, kèm cặp dân MN tiến tới thế giới đại đồng, tuân theo XHCN của Mác Lê và HCM.

Hiện tại gia đình nói chuyện với tôi có vài chục mẫu ở Đồng Nai và vài chục mẫu ở Miền Tây, họ nói cũng nhờ cộng sản cả, nếu không có cs thì họ đâu được đất đai bạc ngàn như nay, trong khi đó dân Nam không có miếng đất cắm dùi, phải ở thuê trên đất mà cha ông họ xưa kia phải đổ máu gầy dựng nên, mà bọn địa chủ hiện tại chính là bọn bắc Kỳ 75, bọn bắc Kỳ đầu óc địa chủ đã ăn sâu trong máu, vào đây chúng rất lười biếng, chẳng muốn làm gì, cướp được đất chỉ biết đầu cơ, xây dự án nhà - căn hộ để bán lại cho dân MN với giá trên trời, xây khách sạn, nhà trọ, cho thuê mặt tiền nhà phố mà sống trên đầu trên cổ dân Miền nam.

(Hình ảnh tờ áp phích năm 1945 ở MN, chứng tỏ dân Nam từ 1945 đã không thích sự hiện diện của người Bắc trong Miền nam).

Khi cướp sạch, chiếm đoạt sạch và thay thế dân MN củ bằng dân Bắc kéo vào Nam ngập hết trong MN, hầu như tận diệt và làm bần cùng dân MN, ngày nay dân Bắc sống ở trong Nam cảm nhận lòng thù của dân Nam dành cho, họ sống không yên, lúc nào cũng đòi hòa hợp hòa giải, ai kỳ thị sẽ bị gọi là phân biệt, chừng nào trả hết những gì thuộc về dân MN thì hãy nói đến chuyện hòa giải, chưa sám hối khắc phục mà đòi hòa giải chẳng khác gì muốn người Nam đừng đòi, đừng thù người Bắc, để những thứ ăn cướp được từ MN mãi mãi là của mình. Đừng nên điếm thúi như vậy, không phải dân Nam ngu mà không nhận biết được điều đó.

Bake kỳ 75 thường nói miền Bắc nhiều của cải, giau có mà toàn thấy xin "visa" vào miền Nam làm ăn. Đệch có thằng Nam nào xin visa ra Bắc làm ăn?

Phạm Thọ Thiều Trí nói hay, sống sao được với bọn củ sả,lá mơ

Ku Tững Cướp từ Đời tổ tiên nó tới h mà.... dòng giống như vậy r thay đỗi k đc ad à

Trần Tấn Phong Cà lem phơi khô ae ơi

Giang Huynh chỉ tiết là mình thua thoi, chứ thắng mình đéo thèm thống nhất, để như triều tiên, hàn quốc cho hả dạ tụi theo cs

Phi Giao Ăn cướp dưới hình thức giải phóng.

Matt Truong Hốt cho tới tận bây giờ vẫn còn hốt mặc dù tụi nó biến hoá không ngừng!!!

Diệp Trí Bên nào thắng bên đó có quyền ad ạ

Hồ Tài thắng làm vua thôi...

Nu Pham V+ gọi là cái chạn rét .

Thư Vũ Văn Lũ ăn cướp ...

Kiếp Làm Thuê Cướp sạch..

Mỹ Xuân Lê Còn nhớ hồi đó sau 75 từng đoàn xe chở dân ngoài bắc vào, nhìn thấy cách ăn mặc và sinh hoạt họ kỳ kỳ làm sao, họ thấy đám cưới trong nam họ cứ rủ nhau ra mà xem như chưa từng thấy, khu vực chúng tôi ở thanh thiếu niên bắt đầu nhỏ thì đánh nhỏ, lớn thì đánh lớn, đến nỗi họ ko dám đi học, đi chợ, cuối cùng phải làm trường riêng chợ riêng cho khu họ ở.

Đời Trai Nghiệp Lính PHẢI PHẢI ((GIẢI PHÓNG)) XÃ HỘI VĂN MINH, GIÀU CÓ > Để để GIẢI THOÁT xã hội NGHÈO NÀN, LẠC HẬU!

Phải chi lúc tràn vào MN bắn giết, cướp nước thì nghĩ "bắc trung nam" là một nhà, không nên xua quân vào đánh giết người cùng dân tộc.

Nay đất đai nhà cửa tài sản của dân Nam bị dân ngoài kia cướp trắng, kéo vào sinh sôi nảy nở, sống trên đầu trên cổ bóc lột dân MN, bị dân MN oán ghét kì thị thì lại nói "phân biệt vùng miền" rồi bắc trung nam đều cùng dân tộc. Đó là cái lý sự cùn của kẻ sát nhân và kẻ cướp, đéo bao giờ có chuyện anh vào nhà người ta giết cướp, tận diệt người ta mà người ta không thù còn coi anh là người cùng dân tộc cả.

Giống như thằng Đông cầm dao qua nhà em ruột mình giết cả nhà vì muốn dành đất của em, chỉ còn Hiệp là cháu ruột của Đông sống sót, thử hỏi Hiệp sau này có còn coi Đông là bác ruột không? Và hỏi Hiệp sau này sẽ không thù bác ruột mình? Có thể Hiệp sẽ không thù oán những người con của Đông (tức anh em chú bác với mình) bởi họ cũng không cướp đất của mình, nếu họ theo lý cha họ mà lấn đất nhà mình thì chắc chắn Hiệp sẽ cũng coi họ là kẻ thù. Quay lại MN thì những kẻ cướp MN sau 1975 họ sinh sôi trên đất MN, con họ sinh ở MN nghĩ cha ông mình đúng, khi đã cướp được MN trù phú, để mình sống tiện nghi hơn so với con cái người MN củ bị cướp nước nhà, thử hỏi giữa con cái người MN củ và con cái của đám cướp nước người ta (tạm gọi là người MN mới XHCN) có thể "hòa hợp hòa tan" được?

Thử hỏi con cái người MN củ sẽ coi họ cùng là dân tộc chứ?

Bắc cộng hay lý sự cùn kiểu này "Miền Nam bị bắc việt cướp là do trước kia cũng cướp đất từ Champa và Chân Lạp". Nếu cứ cho là cướp đi thi thì ít ra dân MN xưa cũng đi đánh cướp người ngoài không cùng chủng tộc, không như BV đánh giết cướp cạn đồng bào người Kinh Miền nam. Còn xét xem MN có cướp cạn như kiểu bắc cộng cướp không nhé, thứ nhất đất MN từ Đồng Nai vào Cà Mau là của nước Phù Nam xưa bị Chân Lạp cướp đoạt diệt chủng, những vùng đó được vua Chân Lạp khi lấy công chúa Ngọc Vạn nhà Nguyễn rồi cắt cho VN thể hiện thiện chí, vùng Hà Tiên - Kiên Giang thì thời chúa sãi cấp cho lưu dân người Hoa tỵ nạn nhà Thanh ở mà thủ lĩnh là Mạc Cửu, nhóm người Hoa này mở sòng bạc rồi siết đất của dân Khơ me ngày càng nhiều, cuối cùng họ quy thuận và sáp nhập vào nhà Nguyễn. Còn vùng đất của người Cham Pa cứ sau mỗi lần họ xua quân cướp giết người kinh bị đánh bật thì họ lại cắt đất cầu hòa, trong lịch sử Champa ít nhất 4 lần đánh ra tới Thăng Long cướp giết không ít ngoài đó. Như vậy thử hỏi người An Nam thời Nguyễn có phải là đám cướp cạn cướp giết người cùng dân tộc giống như đám Bắc cộng ngày nay không? Nói thêm lịch sử chiến tranh giữa 2 Miền từ thời chúa Nguyễn cũng toàn do ngoài Bắc chủ chiến.

Xưa kia đất của người Việt bao gồm vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông - Quảng Tây) bên TQ do bị người Hán cướp giết nên mới lui về phía Nam.
Nghe truyền có thời Lon Nol tổng thống Campuchia họp với TT Thiệu có ngõ ý đòi lại vùng Miền Tây về Campuchia, tổng thống Thiệu mới nói rằng:
"ông biểu thằng Trung Quốc trả vùng Lưỡng Quảng về cho Việt Nam đi thi thì tôi trả Miền Tây về cho Cam Bốt."
ông Lon Nol tắt đài.

Hỏi sao giờ người bắc trong Nam và Sài Gòn, hầu như làm chủ tất cả đất đai và nhà cửa hay vậy, xin thưa dễ lắm sau 30/04/75 thì mấy chỗ ngon lành hoặc đất trống thì nó gom vào gọi chung đất quân đội, phần ngon đó chia cho cấp cao, còn tầng trung thì thời điểm đó nó thông báo xua gia đình nó kéo vào Nam đến ở những ngôi nhà " kém sang " hơn của cấp tá - úy VNCH đi di tản, cấp thấp hơn thì thường dân Bắc sẽ vào chiếm ở những khu đất hoang ngoại thành hoặc tỉnh lẻ MN,

khi dân Bắc vào đã ở tràn hoặc chiếm hầu hết các khu đất trong MN khi đó nó sẽ ban hành luật, nếu ở trong đất đó bao nhiêu năm thì sẽ được làm giấy tờ, nhưng thực tế chỉ có người gốc Bắc mới làm giấy tờ đất đai dễ dàng, còn gốc MN hay phía Công giáo thường bị làm khó dễ không cho làm, hoặc nếu làm được thì cũng như là hóa giá căn nhà mình đang ở mà mua lại nó lần nữa.

Nhiều tay bắc cộng hay lý sự cùn kiểu này " MN bị bắc việt cướp là do trước kia cũng cướp đất từ Champa và Chân Lạp ". Nếu cứ cho là cướp đi thi thì ít ra dân MN xưa cũng đi đánh cướp người ngoài không cùng chủng tộc, không như BV đánh giết cướp cạn đồng bào người Kinh MN. Còn xét xem MN có cướp cạn như kiểu bắc cộng cướp không nhé, thứ nhất đất MN từ Đồng Nai vào Cà Mau là của nước Phù Nam xưa bị Chân Lạp cướp đoạt diệt chủng, những vùng đó được vua Chân Lạp khi lấy công chúa Ngọc Vạn nhà Nguyễn rồi cắt cho VN thể hiện thiện chí, vùng Hà Tiên - Kiên Giang thì thời chúa sãi cấp cho lưu dân người Hoa tỵ nạn nhà Thanh ở mà thủ lĩnh là Mạc Cửu, nhóm người Hoa này mở sòng bạc rồi siết đất của dân Khơ me ngày càng nhiều, cuối cùng họ quy thuận và sáp nhập vào nhà Nguyễn. Còn vùng đất của người Cham Pa cứ sau mỗi lần họ xua quân cướp giết người kinh bị đánh bật thì họ lại cắt đất cầu hòa, trong lịch sử Champa ít nhất 4 lần đánh ra tới Thăng Long cướp giết không ít ngoài đó.

Như vậy thử hỏi người An Nam thời Nguyễn có phải là đám cướp cạn, cướp giết người cùng dân tộc giống như đám Bắc cộng ngày nay không? Nói thêm lịch sử chiến tranh giữa 2 Miền từ thời chúa Nguyễn cũng toàn do ngoài Bắc chủ chiến. Xưa kia đất của người Việt bao gồm vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông - Quảng Tây) bên TQ do bị người Hán cướp giết nên mới lui về phía Nam, nghe truyền có thời Lon Nol tổng thống Campuchia họp với TT Thiệu có ngõ ý đòi lại vùng Miền Tây về Campuchia, tổng thống Thiệu mới nói rằng: "ông biểu thằng TQ trả vùng Lưỡng Quảng về cho Việt Nam đi thi thì tôi trả Miền Tây về cho Cam Bốt". ông Lon Nol tắt đài.

Vợ ngụy ta xài.
Con ngụy ta sai
Của ngụy ta hưởng sái.

Vậy mà vẫn gọi là 'giải phóng' được, hay thật!

Hắn là thằng Thiến Heo được đảng cơ cấu làm TBT. nguồn gốc của hắn là thiến heo. Nên phát ngôn cũng theo kiểu của HEO (Lợn).

17

18



19



22



44



66



77



88



99



7



8



16



21


Đêm Hỏa Châu - Trường Vũ

Biến cố tết Mậu Thân - Huế 1968s

Chuot Lat

Đồ lính Cộng Hòa
Clothing (Brand)
5 đồng đổi lấy 1 xu
người khôn đi học thằng ngu làm thầy

Đổi tiền

Nguyễn Hiến Lê

Chính sách đổi tiền của chính phủ càng thất nhân tâm hơn nữa. Vụ đổi tiền lần thứ nhất xảy ra tháng chín hay tháng mười 1975, và xảy ra rất đột ngột.

● Sáng sớm hôm đó dân chúng mới hay rằng phải đổi tiền nội trong 24 giờ và mỗi người dân già trẻ lớn bé được đổi một số tiền là bao nhiêu đó tôi quên rồi, chỉ còn nhớ số tiền này như gia đình tôi chỉ đủ tiêu trong một tháng hay tháng rưỡi là cùng. Những người làm chủ một hãng, như hãng buôn, nhà in, xưởng chế tạo... có giấy chứng nhận của phường, quận... mới được đổi thêm 1.000 đồng mới (1 đồng mới ăn 500 đồng cũ), tính ra cũng chỉ đủ chi tiêu trong một tháng. Chính quyền không cho biết số tiền còn lại, sẽ giữ tại ngân hàng và sẽ cho rút ra lần lần tùy nhu cầu


66




MÀU ÁO HOA RỪNG

o

. • Khanh Tran Cọp rằng bắt khỉ rừng

o

. • Hiệp Vũ Biệt động quân đang gội đầu cho vixi 9 o

. • Khe Nguyen Cọp ba đầu rằn Tiểu đoàn 42 BĐQ. o

. • Tran Binh COP rừng nhấn nước TRÂU non.... 3 o

. • Mỹ Xuân Lê Rồi đi theo bác. 2 o

. • Nguyễn Minh Vũ Chộp đc chuột cống o

. • Haii Nguyenn Khanh Huynh chỉ la gội đầu thôi ma kăng wá zị o

. o Khanh Huynh cảm động hình ảnh người quân nhân gội đầu giúp đồng chí cụt chym 2 

. • Tú Nhi biệt động quân, tên khác cọp rằn 1 o

. o Tuan Nguyen Huu Cọp 3 đầu rằn là nỗi kinh hoàng của việt cộng 1 

. • Nguyễn Thanh Tài Biệt Động Quân o

. • Thanh Vuong Bắt được một thằng ba ke rồi gội đầu cho nó nữa chớ kkkk

. o

. • Nguyễn Tùng hồi đó phải chi giết chết hết tụi cs thì giờ đâu ra nông nỗi này

. o

. • Dương Thái Ad à biết là như vậy nhưng ad cũng ko nên như vậy

. Gọi là dây liên hợp máy P R C 25 1

. ái mũ giống lính nước "lạ"

. trước 75 có 1 cái Đảng lạ..vào cướp Miền nam.. làm nhiều điều lạ.. cho đến nay.. người Miền nam trong lòng .. cũng xem chúng như người xa lạ...

. Cá mắc lưới 😂

. • Nguyen Royal Ăn ngang nói ngược, đục tường, khoét vách, đặt bom giật sập cầu, trốn chui nhủi như lủ chuột. Hèn như cs.

. • Mỹ Xuân Lê Hình như là một đặc công cộng sản.

. • Tran Hung Dao Chuột mắt lưới mới đúng o

. • Quỷ Lệ cá này to nè mọi người. o

. • Kim Thach Khanh có gì đâu mà ầm ỉ... người ta.... đang bắt... chuột đồng về... nhậu thôi mà.. lỡ vướng vô... hàng rào???

. o 1y • Võ Trung Đánh lén núp bụi núp bờ thì chỉ có mấy thằng viet cộng là giỏi... 1

. • Trần Minh Tuấn ngày xưa đi học cô giáo nói đặc công việt nam giỏi lắm sao bị dính lưới dc. cái này ko đúng sự thật.chắc là dàn dụng xuyên tạc đây mà

. o 1y

Những con vẹm cái

1
Những hình ảnh chụp trong điều kiện bí mật chưa từng công bố về chiến tranh

.......................................................................................
2


. .............................................

Bịt mặt Vào chiến khu để làm chuyện gì...

Nó mở party cắc cùm cum.

Bịt mặt Vào chiến khu để đi lấy giống, sau nầy sẽ ra lũ ủy/quỷ ban .........
Những hình ảnh chụp trong điều kiện bí mật chưa từng công bố về chiến tranh Ông tổ của IS bịt mặt. Bịt mặt Vào chiến khu để làm chuyện gì...

có nhiều chuyện lắm... thí dụ:..!@#$..
Ma rừng cái, đi lấy giống, sau nầy sẽ ra lũ ủy/quỷ ban.

thôi không dám nghĩ Bậy...

Đặng Hoài Nam anh bỏ trường xưa... bỏ áo thư sinh.. theo tiếng gọi lên đường

Nhất Nguyễn Chính là nó, Việt Nam được ném xuống 1 quả Ngày này năm xưa

nickname Daisy cutter,
The GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast (MOAB commonly known as "Mother of All Bombs")

Mẹ của các loại bom cung cấp cho các chiến trương khốc liệt nhất!!! SOW có thể là sorrow of the war!!! Tạm dịch là nũi đau của cuộc chiến / chiến tranh!!!! Có chút hiểu biết mấy bác đừng ném gạch em nhé! Em chưa có tiền xây nhà đâu!!!! Hihihi!!

Đồ lễ binh chủng TQLC may theo kiểu De Saut nút bấm của Pháp

Ai về Quảng Trị nơi thành Cổ,
hỏi áo hoa rừng có nhớ nhau...!?
Ba chỉ còn niềm tin sau cuối
con hãy chăm chỉ học nên người
Nỗi niềm xa ba vui...





“Còn Ba gót đỏ như son,
đến khi Ba mất chân con lấm bùn”



tác dụng hỏa châu là gì vậy

Trái châu (pháo sáng) có 2 tác dụng chính là

- thứ nhất là bắn pháo hiệu phát lệnh tấn công hoặc cầu cứu chi viện.

- thứ nhì là khi đi càn bắn trái sáng để phát hiện kẻ địch,

còn những tác dụng khác thì do mấy anh lính tự nghĩ ra để bắn chơi thì nhiều lắm.

Bông BĐQ
88


99


Thời đó đồ VNCH làm chuẩn cho quân đội đồng minh các nước tự do.
công nhận chế độ VNCh trang bị cho quân đội áo quần đẹp thật, Nhìn rất oai phong..
Ngày xưa tướng hay lính chi cũng đẹp từ nhân cách đến y phục, chỉ biết mấy ông này mặc quân phục đẹp và nhứt là ông Cao Văn Viên 😍


Lính dù VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến!


Ba Phi THƯƠNG NHỚ CÁC ANH

Con đã đi biết mấy mùa xuân

Chó ở nhà đã quên mặt chủ

Ba mẹ già trông tấm ảnh xưa cũ

Quê hương này nhớ lắm các anh ơi

• Mấy ông Biệt kích lôi hổ hầu hết trong rừng hay nói, sống làm "lôi hổ" khi chết vô danh thì thân xác bị "hổ lôi".



MÀU ÁO HOA RỪNG

• Nguyễn Hải Người Lính Mỹ tinh thần Quả cảm, Chiến đấu bảo vệ An Ninh Hòa Bình Thế giới.

• Mỹ Xuân Lê Chắc những người lính này thuộc lực lượng nhảy toán, nên trang bị AK và cùng có thể họ thu được của địch quân sau khi đột kích. 3 o

• Cảnh Đông khủng bố rất thích xài ak vì rẻ bền và dễ mua. 1 o

• Nguyễn Toàn Nghe tiếng AK47 điểm xạ lính Mỹ đái cả ra quần. o

o Minh Kha Phùng điểm xạ là bắn lén phải không nhỉ 

o Nguyễn Toàn Minh Kha Phùng điểm xạ là bắn ở chế độ liên thanh nhưng mỗi lần xiết cò đạn nổ hai viên. Kỹ thuật bắn này nếu biết và chịu khó luyện tập thì ko quá khó còn ú ớ thì nó đi cả loạt hoặc một viên. Thời đánh Mỹ chỉ lính già thiện chiến mới dùng tốt kỹ năng này nên lính Mỹ rất sợ khi đấu súng mà nghe tiếng AK điểm xạ. Chú em có thể lên youtube xem video về bắn điểm xạ bằng AK47. Tui bắn súng kém nhưng môn này chơi được.



o Hoàng Điệp Chỉ cần vuốt cò thì nổ 2 viên (vuốt chứ không bóp. Bóp cò thì nó nổ liên thanh). Khó vuốt cò nhất là cây XM 16 vì nhịp tác xạ của nó quá nhanh.



• Nam Trần Ak thời đó vượt trội hoàn toàn so với M 16 A1 o

o Trần Quốc Việt hồi đó là m16 nhá sấy 20 viên cực nhanh



o Nam Trần Trần Quốc Việt thì vậy công nhận khẩu đấy đẹp dữ nhưng mà hộp tiếp đạn có 20 viên

Cà mau tiếng sét u minh rừng

ai vào lực lượng này thấy họ sống bất cần đời (Liên Đoàn 81 BCD

sang trọng vô cùng, phong cách quí phái.



AK47 và XM 16

AK có tiếng nổ giòn, cướp tinh thần đối phương (nhưng chát chúa), nhúng xuống nước đưa lên bắn vẫn bình thường; nòng AK có bốn đường khương tuyến, độ xuyên phá không bằng XM 16. XM 16 có ưu điểm nhịp tác xạ nhanh để chống biển người, tiếng nổ âm hơn AK, nòng XM 16 có sáu đường khương tuyến nên đạn đạo chuẩn (Sau 30/4/1975 bên Việt cộng xâm lược đã công nhận XM 16 là loại súng trường cá nhân chính xác nhất) và độ sát thương mãnh liệt hơn AK, lý do là đầu đạn cấu tạo trong lượng hơi lệch trong tâm nên đầu đạn đi càng xa nòng súng thì có khuynh hướng càng xoay ngang cho nên đi vào lổ nhỏ và đi ra lổ thật lớn, đặc biệt là đầu đạn vỡ chì ra như đạn Shotgun.
XM 16 dùng đạn nhỏ hơn AK nên mang theo được số lượng nhiều hơn. Điểm yếu của XM 16 là khi súng bị ngập nước phải kéo cơ bẫm cho viên đạn trên nòng lửa văng ra để viên khác lên thay thế, nếu không thì bắn phù nòng (nòng lổ nhỏ, đạn quá khít nên ngộp nước trong nòng súng. Động tác này là thoát nước ứ đọng trong nòng súng).

Lực lượng VNCH đầu tiên được trang bị AR 15, nhịp tác xạ quá nhanh nên vỏ đạn văng ra không kịp kẹt lại nằm chắn ngang lổ thoát it (bì, vỏ đạn) Sau vài tháng thì thu hồi AR 15 để tái trang bị bằng XM 16 hoàn chỉnh hơn. Tuy hình thức và cấu tạo cơ bẫm, kim hỏa giống nhau nhưng lò so hoàn lực đã cải tiến cho độ đàn hồi giảm. AR 15 khác với XM 16 là XM 16 có cần phụ đẩy cơ bẫm (đặc biệt ích lơi khi đi kích đêm mà quên lên đạn sẵn, nếu kéo và thả cần lên đạn thì sẽ kêu "rốp" một tiếng lớn làm lộ mục tiêu nên phải kéo và thả từ từ nhè nhe cần lên đạn để không gây tiếng động vì vậy cơ bẫm chưa xoay khóa cứng vào nòng, bấm nút phụ cơ bẫm sẽ xoay và khít nòng) Cần này có cấu tạo như một nút bấm bên phải gần khóa an toàn, rất vừa tầm của ngón tay cái. AR 15 thì không có cấu tạo này. Tùy theo nhu cầu và tùy đơn vị, hộp tiếp đạn có hai loại: Băng đạn thẳng chứa 20 viên, băng cong chứ 30 viên. Thông thường thì súng trang bị băng 20 viên nhằm giảm sức nặng của súng để khi nhắm bắn mục tiêu ở xa được chính xác hơn (bắn tỉa).

Không nên chủ quan so sánh các loại súng với nhau khi chưa nắm được cấu tạo và kỹ thuật. Ngay cả cái việc đơn giản là tại sao dùng băng tiếp đạn 20 viên và lúc nào nên xài băng 30 viên.

(Đây là ý kiến của một người có cha làm huấn luyện viên TQLC, nên ông đã đem đủ loại sách về chiến thuật, quân nhu, quân dụng, cấu tạo các loại vũ khí từ lựu đạn MK1, MK2, M26, M67, Lân tinh, mìn claymore, mìn chống xe tăng... cho đến các loại súng cộng đồng, xe tăng. Lúc rảnh rỗi lấy ra đọc chơi và còn nhớ được chút ít. Những ngày nghỉ học theo cha vào trường bắn (nay thuộc quận 9) bắn ké với mấy anh linh đủ các loại súng luôn, vui lắm. Có khi ở nhà táy máy tay chân, tháo ráp súng chơi. Có lần bị ông già gỏ baton vào đầu vì lò so hoàn lực Colt 45 văng vỏ kẹt giường tìm hoài không thấy. Sau khi ăn baton u cái đầu một cục tìm lại thì mới gặp.

o Hoàng Điệp

Lịch sử rằn ri ngụy trang Woodland

Họa tiết Woodland được sử dụng làm hoa văn chính thức cho Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ từ năm 1981 đến giữa những năm 2000 với việc ra mắt mẫu trang phục chiến đấu. Hoa văn Woodland bao gồm bốn màu với độ tương phản cao cùng các mảng họa tiết gián đoạn bất quy tắc trên nền vàng cát, nâu, xanh và đen với tên gọi không chính thức M81.

Lịch sử hình thành và phát triển

Họa tiết Woodland có nhiều nét tương đồng với ERDL nhưng được phóng to hơn và phần viền những mảng màu loang lổ được thiết kế bất quy tắc hơn. Một phần thiết kế trong giai đoạn phát triển được lược bỏ hoàn toàn bởi việc phóng to họa tiết khiến mẫu thiết kế không vừa vặn trên khổ bó vải. Thiết kế họa tiết M81 chỉ lặp lại theo chiều dọc trên chiều dài bó vải với họa tiết gián đoạn theo chiều ngang.

Việc phóng to góp phần giúp người mặc hòa lẫn vào môi trường xung quanh từ tầm xa, tránh hiệu ứng mờ, khi các mảng màu nhỏ hòa lẫn vào các mảng màu lớn hơn, tuy nhiên, điều này gây nên sự tương phản lớn hơn khiến việc ngụy trang tầm gần trở nên khó khăn. Các loại họa tiết ngụy trang Digital và Flecktarn được phát triển sau này giúp giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng nhiều loại kích cỡ mảng màu tạo nên hiệu ứng tương tự loại bỏ hoàn toàn vấn đề khoảng cách.

U.S. Woodland Camouflage

The Woodland Pattern was the default camouflage pattern issued to the United States Armed Forces from 1981, with the issue of the Battle Dress Uniform, until its replacement in the mid 2000s. It is a four color, high contrast disruptive pattern with irregular markings in sand, brown, green and black. It is also known unofficially by its colloquial moniker of "M81", though this term was not used by the U.S. military.

Development and history

Woodland pattern is identical to ERDL, but is printed from an enlargement of the original. The Woodland pattern was enlarged and the borders of the splotches were re-drawn to make them less regular. Part of the earlier pattern was left off the later pattern because the enlargement made them no longer fit on the width of the bolt of cloth. The pattern does not repeat horizontally across the width of the bolt, but only vertically along its length.

The effect of enlarging the pattern was to make the pattern more visible at a distance, avoiding "blobbing", where smaller areas of color seem to blend into larger blobs. This also gave the pattern a higher contrast, making it stand out more sharply at close distances and defeating the camouflage effect at closer range. Digital and Flecktarn camouflage patterns resolve this problem by using a range of blob sizes to give a similar effect whatever the distance.

• Việt Nam Cộng Hòa
Political Party


• Dan sai gon xua va nay
Society & Culture Website


• Phố Cũ Sài Gòn
Education


• Việt Nam Quốc Dân Đảng
Political Organization


• Phóng Viên Chiến Trường
Public Figure


• Lịch Sử Hôm Nay - Page 2
News Personality


• TƯƠNG LAI VIỆT NAM
Political Organization


• Đô Thành Sài Gòn - trang phụ
Community Organization


• Đồ lính Cộng Hòa
Clothing (Brand)


• Miền Nam Việt Nam Trước Năm 1975
Community Organization


• Sàigòn Xưa
Personal Blog


• Sự Thật Lịch Sử Việt Nam Vs Thế Giới

MÀU ÁO HOA RỪNG

Tôi có nghe dân bắc Kỳ 75 nói rằng sau 75 cán bộ ngoài kia họp cả là... See More 8282

MÀU ÁO HOA RỪNG

Phải chi lúc tràn vào MN bắn giết, cướp nước thì nghĩ "bắc trung na... See More

MÀU ÁO HOA RỪNG

Nhiều tay bắc cộng hay lý sự cùn kiểu này "MN bị bắc việt cướp là d... See More

English (US) · Español · Português (Brasil) · Français (France) · Deutsch Privacy · Terms · Advertising · Ad Choices · Cookies ·

Facebook © 2019
Em này mà làm Quân Cảnh chắc có khối anh lính muốn gặp, suốt ngày cố tình phạm luật Phạm luật bị bắt gặp là nhẹ

Dọng cái thứ giầy Botte De Sault nó sút

Day là canh sat da chien VNCH

Binh chủng BĐQ với camo Beo Gam!

Mấy ông thầy áo vàng thời tự do ở miền nam Việt nam, có nhiều chùa toàn nuôi cán bộ Việt cộng nằm vùng. Thầy chùa này có trong băng đảng Thích trí Quang không??

Lực lượng giang cảnh VNCH.

Sài Gòn phồn hoa như thế này mà người ta đòi giải phóng, để rồi đánh mất một Thủ đô của miền nam là hòn ngọc viễn đông và cho đến giờ vẫn chưa lấy lại được.

Phải chi miền bắc đừng vào để giải phóng miền nam, thì đâu có cảnh như thế này.

MÀU ÁO HOA RỪNG
@
Lịch sử họa tiết ngụy trang (Camo) ERDL.

Họa tiết ERDL, còn được gọi là họa tiết rằn ri, là loại hoa văn được Cục Nghiên Cứu Khoa Học Và Phát Triển Quân Đội Hoa Kỳ Engineer Research & Development Laboratories (ERDL) sáng chế vào năm 1948 và đưa vào sử dụng những năm 1967 cho các đơn vị trinh sát tinh nhuệ cũng như các chiến dịch đặc biệt Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC) sử dụng phiên bản "Low land" màu xanh lá cây làm phục trang tiêu chuẩn từ năm 1968, sau đó được quân đội Mỹ phổ cập đến các khu vực tác chiến nhiệt đới. Các binh chủng Úc và lực lượng SAS New Zealand cũng được giới thiệu sử dụng loại trang phục. Đến giữa những năm 1970, quân đội Mỹ sử dụng trang phục ngụy trang một cách thông dụng.

Trên trang phục bộ binh, họa tiết camo lần đầu tiên được áp dụng cho đồng phục tác chiến nhiệt đới (đời ba) vào khoảng năm 1967 và được in trên vật liệu dệt bằng vải bông nhẹ. Loại đồng phục vải poplin này có tuổi đời ngắn ngủi và được sử dụng trên chiến trường ĐNA. Với việc thay thế vật liệu dệt cotton rip-stop chống rách bền bỉ, mẫu trang phục được sử dụng rộng rãi ở ĐNA sau năm 1968 cho các đơn vị Tác chiến đặc biệt và các đơn vị chính quy.

Trên trang phục không quân, họa tiết Camo được sử dụng cho trang phục bay toàn thân (Coveralls) K-2B dệt vải bông poplin. Trang phục được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng một vài lần tại ĐNA từ năm 1967 đến 1969 cho đến khi được thay thế bằng chất liệu NOMEX. Hải quân Mỹ cũng sản xuất vài mẫu quân phục ERDL chính thức theo mẫu Flying Coverall 'MIL-C-5390G', sử dụng bông vải dệt chéo (twill). Mẫu Coveralls của Hải quân Mỹ được sử dụng rất hạn chế trong giai đoạn 67- 68 bởi sự vượt trội của chất liệu NOMEX.

Với mặt hàng thương mại, hoa văn camo được sao chép và sử dụng bởi các nhà sản xuất dệt thương mại Hoa Kỳ vào cuối những năm 1960, áp dụng cho các sản phẩm may mặc khác nhau phục vụ mục đích săn bắn hay các yêu cầu mang tính quân đội. Một số mẫu áo sử dụng poplin cotton và số còn lại sử dụng cotton chống rách và theo tiêu chuẩn kháng khuẩn rip-stop. Nhiều ví dụ về các mẫu trang phục camo thương mại thời bấy giờ được thực hiện theo mẫu OG-107 của quân đội Hoa Kỳ, với áo sơ mi đóng thùng và thiết kế quần thông dụng. Một số quân nhân USAF cũng sử dụng các sản phẩm này cho việc sinh hoạt cá nhân.



The ERDL pattern,

The ERDL pattern, also known as the Leaf pattern, is a camouflage pattern developed by the United States Army at its Engineer Research & Development Laboratories (ERDL) in 1948. It was issued to elite reconnaissance and special operations units until early 1967.

The United States Marine Corps (USMC) adopted the green "Lowland" version as standard issue from 1968, and later the U.S. Army introduced it on a wide scale for tropical habitat. Australian and New Zealand SAS were also issued U.S.-issue Tropical combat uniforms in ERDL. By the end of 1975, American troops wore camouflage combat dress as the norm. "Delta" ERDL is the same as "Highland" pattern, but the black "branches" appear thicker and less detailed. The ERDL-pattern combat uniform was identical in cut to the OG-107 jungle fatigues it was issued alongside.

On official ground combat garments, the ERDL pattern was first applied to the Tropical Combat Uniform (third model) around 1967, and was printed onto a lightweight cotton poplin textile material. This poplin uniform was very short-lived, but it did see combat use in SEA by various U.S. special operations and some other units. Soon afterwards, the ERDL pattern was again applied to the Tropical Combat Uniform (third model), but was printed onto the standard rip-stop cotton textile material. This ERDL rip-stop cotton Tropical Combat Uniform version thus saw wide use in SEA after 1968, with Special Operations units and also regular units, especially as ground combat operations continued throughout the war up to late 1972.

On official aviation combat garments, the ERDL pattern was used on the USAF Type K-2B Flying Coveralls, in a cotton poplin textile version. The USAF ERDL Coveralls saw some use in SEA from 1967–69, until replaced by the USAF Nomex Coveralls in 1970. The Navy also produced an official ERDL aviation garment in their Flying Coverall 'MIL-C-5390G' pattern, produced in a cotton twill textile. This Navy ERDL Coveralls saw very limited SEA use from 1967–68, as their Nomex Coveralls were already in use.

On unofficial and commercial garments, the ERDL pattern was copied and used by U.S. commercial textile manufacturers in the late 1960s, and applied to various commercial camouflage garments for hunting or unofficial military use. Some commercial ERDL garment examples were made using cotton poplin material, and others were made in the standard rip-stop cotton material. Many commercial ERDL garment examples of the time were made in the pattern mirroring the U.S. Military OG-107 Fatigue Uniform, with a standard tucked-in shirt, and conventional trousers design. Some USAF aviators also purchased local/in-country tailor made ERDL garments and Coveralls, for combat and off-duty use.

Thiên thần mũ đỏ.


a



b



c



d



đ



e



f



g



h



i



g



k



m
Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (Mike force)

Lực lượng MIKE bao gồm các nhóm thiểu số Bahnar, H'Mông, Nung, Jarai và Khmer Krom, và các thành viên khác của các dân tộc Degar, còn được gọi là người Thượng. Lực lượng MIKE hoạt động dưới quyền MACV, Lực lượng đặc biệt của Quân đội, từ năm 1964 đến 1970 và dưới thời VNCH cho đến năm 1974. Lực lượng MIKE tiến hành chiến tranh đặc biệt chống lại lực lượng du kích Việt Minh, NLF (Việt Cộng) và PAVN (Quân đội cộng sản Bắc Việt) và có mặt ở nhiều đội khác nhau, tình nguyện hỗ trợ các nhiệm vụ của MIKE Force.

MIKE Force là hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh trên toàn quốc để bảo vệ, củng cố và chiếm lại các Trại CIDG A (Dân Sự Chiến Đấu), cũng như thực hiện các cuộc tuần tra trinh sát đặc biệt. Nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu, giải vây và phá hủy các mục tiêu được chỉ định. Đơn vị thông thường thay thế cho các toán biệt kích của Lực lượng đặc biệt như MIKE là Tiger Force, chủ yếu được giao nhiệm vụ chiến tranh chống du kích chống lại kẻ thù từ phía sau chiến tuyến của họ.

Tìm hiểu quân phục Quân Lực VNCH

https://dongsongcu.wordpress.com/2019/04/04/tim-hieu-quan-phuc-quan-luc-vnch/

Lực lượng giang cảnh thì phải thuộc Cảnh Sát Quốc Gia CSQG không thuộc quân đội QLVNCH. Giang cảnh là cảnh sát đường sông. Trên hình có để chữ ARVN tức lục quân VNCH, nếu như bạn nói thì quân cảnh cũng thuộc CSQG?

Nguyễn Hữu Hạnh vừa qua đời.

Các bạn sẽ buồn không khi biết đây là kẻ "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản".
Được VNCH trọng tài, ban chức vụ cao mong mỏi Hạnh sẽ cống hiến cho Quốc Gia trong việc bảo quốc an dân. Nhưng không, Hạnh với lũ giặc đã sớm móc nối liên lạc, Hạnh trở thành tình báo Sao Mai hay S7. Trong suốt quá trình ngồi ăn lương của đồng bào và Quốc Gia, Hạnh chưa hề đóng góp công lao gì cho tới khi VNCH bước vào những ngày cuối thì Hạnh ngang nhiên kêu gọi QLVNCH hãy sớm buông súng đầu hàng để "tránh cuộc chiến đổ máu". NGỤY BIỆN! Cái ý niệm mưu phản đã có trong đầu của kẻ phản phúc từ lâu, để rồi lúc chung cuộc Hạnh sẽ vào vai "người hùng chấm dứt chiến tranh", phản thì cũng phải phản sao cho đẹp. Tại sao ngay từ đầu Hạnh không nói với lũ giặc rằng hãy buông súng và trở về đi để nhân dân đôi bờ cũng nhau no ấm? Đất nước thi nhau mà phát triển?

Sẽ không bao giờ có, vì đó là một kẻ phản tặc và cơ hội. trơ trẽn là tên Hạnh này ngồi chờ suốt chục năm im lặng để vừa bảo toàn lợi lọc của mình ở VNCH, vừa chực chờ bên nào yếu thì nhảy về phía mạnh kia tiêu diệt phe yếu.

Nguyễn Phục Nam, Vũ Lê, Khoinguyen Doan and 90 others like this.

Mỹ Xuân Lê Mấy ông thầy áo vàng thời tự do ở miền nam Việt nam, có nhiều chùa toàn nuôi cán bộ cs nằm vùng.

Vinh Huu Ho Ớn mấy thằng thầy tu lắm rồi

Trần Phi Hùng thầy chùa này có trong băng đảng Thích trí Quang không??

Anh mới xung vào trong lính nhảy dù
• Nếu như đệ ngũ bảo Quốc huân chương cấp tá nhận được chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì đệ tam bảo quốc huân chương chỉ có 2 người lúc còn mang lon trung tá vinh dự nhận được, người thứ nhứt là Đỗ Cao Trí, còn người thứ hai là Nguyễn Khoa Nam.

Tú Nhi-- Ai đã bảo anh là anh hùng này
Không anh chỉ làm bổn phận người dân thôi
Lúc đất nghiêng nước ngả nên không tiếc tuổi thơ
Anh mới xung vào trong lính nhảy dù

Hu Do Lúc ổng đi... nhà tôi cùng xóm...///anh em tôi là lính U Minh..///

• Diệp Trí Tướng Nam bản lĩnh phi thường

o Tien Lê Quang Tru Nguyen M2 hết rồi 1 

o Tru Nguyen Tien Lê Quang ok 

• Tran Anh Tuấn Huấn luyện là Huấn luyện cho có lệ vậy thôi...chứ ở ngoại mặt trận,nhg Người Lính tác chiến chuyên nghiệp xữ dụng Ném Lựu đạn còn Siêu hơn cả chục lần so với đc Huấn luyện ở trg Quân Trường nữa...

• Hu Do mấy tên VC còn siêu hơn.. cưa ra lấy chất nổ...

• Bảo Sa Mạc CIDG ... Cix Gờ

• Nguyen Manh Toan M 26 .

loại M.26, là vào cuối Thập Niên.60...

chứ qua đầu Thập Niên .70 là các BC. TTB đã xử dụng toàn loại M.67 hết cả rồi...

quân bắc cộng truyền thống quân cộng rồi, từ cái thời quân xô viết đánh Đức lận lấy thân mình làm giá súng

Huấn luyện rừng núi sình lầy là phải vậy nè

Giờ vẫn còn lưu giữ được những hình ảnh của tự do dân chủ VNCH là điều vô cùng quý giá, để cho thế sau biết được miền nam Việt nam có một thời tự do dân chủ, có những vị tướng tài và những người lính QLVNCH hy sinh thân mình giữ bình yên cho quê hương miền nam Việt nam.

Nếu vnch phục hồi chắc chắn sẽ có những con đường khu phố mang tên ông.
Lúc còn là Trung tá chỉ huy tiểu đoàn BĐQ, chiến dịch Khe Sanh nổ ra, tiểu đoàn BĐQ của ông phải chi viện cho binh sĩ Mỹ, khi những người lính của ông bị vây hãm nơi đó, ông đã không ngại bom pháo nên đến chiến trường để thăm hỏi và thị sát, máy bay chở đến Khe Sanh thì mưa pháo rền trời, thầy Hai và tất cả những người trên đó phải nhảy xuống đất rồi lăn vào chiến hào ngay, chứ máy bay không thể tiếp đất, khi nhảy hết thì bay về liền.
Đến Tết Mậu Thân 1968 chính ông cũng là người trực tiếp chỉ huy BĐQ càn quét Việt cộng trong khu vực đô thành Sài Gòn, do có đàn anh cùng xông pha nên binh lính BĐQ năm 68 đánh rất hăng, lập nhiều chiến tích trong lịch sử binh chủng.

• bài này nhà thơ Linh Phương viết cho mấy anh trốn quân dịch bị bắt làm Lao Công Đào Binh (LCĐB còn gọi là Loài Chim Đi Biển)

Không riêng gì mấy anh trốn quân dịch... mà cả mấy huynh đào ngũ bị QC bắt nữa đó...

o Thành Nguyễn Quang MÀU ÁO HOA RỪNG tron quan dich. thi ve tt3tmnn. lam thu tuc de dua vao quan truong. dao ngu moi dua ve lao cong dao binh. dua ve cac don vi tac chien kg duoc cam sung goi la lao cong chien truong

Truoc nam 1975 ba e cung linh vnch, Nen nhung ky niệm a dang e thich lam

• Thành Đồ Lính Kiếp lính nhục mang chữ Lao công Đào Binh trên ngực!

• Thien Tran Tron quan dich ha a?

o Thành Nguyễn Quang Thien Tran dao ngu 

• Do Yentu Lao công đào binh. Sau thời gian thì đưa qua Sư đoàn 3.

• Van Nga Tội nghiệp,,,dù gì họ cũng đã là một người lính Xin hãy thứ tha

• NaVan Love Sno Lao Công Đào Binh.

• Tú Nhi trốn quân dịch

• Beret Nau Dovaki Loài chim đi biển

Nón M1 phù hợp địa hình Đông Nam Á

Yama Jp Còn hơn nón cối và giày vải trung cộng

Khương Nguyen Để quả chuối lên đầu để ngồi thẳng lưng cho nghiêm trang

Thien Tran Sao de qua chuoi tren dau z?

Thái Vũ để chuối trên đầu làm chi đó ad

Thằng nào lằm rớt bị bỏ tù 😂😂😂

Trần Bảo Long Nô Hồnq Kong, không đến nỗi vậy đâu bạn. Làm rớt trái chuối sẽ bị bắt ăn luôn vỏ chuối

giỡn thôi chú ơi sao mà bỏ tù đc kkk

Khai Tran Ai làm rớt vào chuồng cọp nằm.

Lính Philippines quần áo đã chuyển qua bông điện toán (computer), tuy vậy vẫn còn xài nón sắt M1 và bình nước nhựa y như lính VNCH.

20 năm tự do cho MNVN, có hơn 200.000 lính Miền nam hy sinh, trung bình một ngày là ba người lính phải nằm xuống để đánh đổi tự do, tuy không thể giữ những cái hữu hình, nhưng cái vô hình như âm nhạc, Văn Chương, văn hóa, đức tính hy sinh, tình huynh đệ chi binh, tính thiện lương, hào phóng , hào sảng của miền nam được các anh lính miền nam này tô thắm, cái đó kẻ thù muốn cướp mãi mãi không bao giờ được.

Cái chính là Kiss nó bắt tay được với trung cộng để chơi Liên xô lúc ấy quá mạnh, khiến mỹ và đồng minh ăn ngủ không yên... tôi nghĩ nó cũng tiếc khi thí mất vnch nhưng buộc phải vậy vì nếu trung cộng khi đó mà liên minh thực sự với LX chắc lại nổ ra war...

Ai cũng biết số phận vnch ra sao khi Mao trạch đông đãi tt mỹ hơn 80 món khi dự tiệc.

• MÀU ÁO HOA RỪNG Vậy Nam Hàn thì sao? Khối cộng sản đánh chiếm khiến Nam Hàn chỉ còn mỗi thành phố nhỏ phía Nam, lúc đó Mỹ quyết ko buôn, cuối cùng Nam Hàn còn tồn tại, lúc đó sao Mỹ ko sợ liên minh TQ-LX?

Thực tế LX tan rã là nhờ VNCH, bởi LX viện trợ cho phía Bắc Việt quá nhiều dẫn đến cạn kiệt tiền bạc, sau này không đủ tài chính để duy trì liên bang Xô Viết nên LX tan rã. Còn cái lý do để bẻ gãy liên minh LX- TQ là lời thằng điếm đàng của tên Do Thái bẩn thỉu Kissinger nhằm biện hộ cho những việc làm ngu dốt sai trái của mình.

• Chịu Đựng Viên Các ad của page này là quân phát xít, vnch chết thì dính j tới Do Thái???

dân số và viện trợ của khối cs dành cho Bắc việt lúc nào cũng cao hơn VNCH, chẳng qua VNCH có KQ Mỹ yểm trợ, nhưng phòng không LX thời đó ko phải yếu.

Chiến tranh vn là chiến tranh du kích, chủ trương của Cố Tổng Thống là ấp và đồn chiến lược, khi Cố Tổng thống mất thì VNCH đã không còn từ ngày ấy, dẫu biết rằng Cố tổng thống thiệu rất có tâm với dân tộc nhưng nếu so về tầm thì không thể bằng Ngô tổng thống được.

Chú mày toàn tham khảo những bài viết loại "ba xu của Việt cộng khi viết về Vnch thì bọn bồi bút bake giả danh tài liệu Vnch). Hãy nhìn những người lính chiến, sĩ quan là những Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng cuộc sống của họ thật đơn giản vì dân vì nước. Quân kỷ nghiêm lệnh. Nhưng cuôc sống đời thường giữa binh sĩ và sĩ quan luôn hòa đồng "Huynh đệ chi binh". Chỉ có bọn đâm sau lưng chiến sĩ, Việt cộng nằm vùng giả danh bôi nhọ. Nếu chưa từng sống, từng thấy dưới xã hội văn minh Vnch thì đừng nói xàm.

Không học hành ra gì để kiến quốc. Bọn này tôi khinh. Còn nếu là tên an ninh mạng đừng bắt chước "John loại học đòi" rau muống mắm tôm thì lấy f "thằng cu, cái đĩ" là đúng lũ bần nông chân đất mắt toét nhé!

Dốt nát cũng bình luận. Xã hội nào ko có tham nhũng.
Ngày xưa tham nhũng kiểu cá nhân với cá nhân. Còn tham nhũng theo kiểu Việt cộng gom của cải tập thể cho một vài tên Đảng Trưởng cơ quan. Nên tài sản chúng khủng khiếp. Vnch các khoản viện trợ và lợi tức đều minh bạch bày ra lưỡng viện quốc hội. Còn Việt cộng tiền viên trợ, vay vốn, dầu mỏ, quốc phòng... đều đưa vào các nhóm lãnh đạo, nên chúng có hàng tỉ đô. Những Ông Hoàng dầu mỏ Việt cộng đỏ? John Nguyễn "biết thì thưa thốt không biết thì dựa côt mà nghe " nhé! Ngày xưa tôi có ng bạn Bố làm Quận Trưởng mà vợ phải tảo tần ở nhà làm bánh các con đi học về đi bỏ mối các chợ cho mẹ. Còn bây giờ thằng Côn An phường quèn vợ ở nhà chỉ biết nhận phong bì, nhà lầu nội thất Ý. Khốn nạn vậy mà nói Vnch tham nhũng. Dốt bị nhồi sọ.

Chẳng biết gì về thằng điếm Do Thái Kissinger và đám phản chiến đảng Dân chủ Mỹ mà tào lao.

Kissinger, ngoại trưởng Mỹ gốc Do Thái đã điều hướng viện trợ. Hơn nữa lúc đó, Mỹ đã bắt tay Trung Quốc để đối phó Nga nên bỏ VNCH...

Thằng Mỹ nó phản bội lại đồng minh bây giờ Trung lữa quay qua cắn lại mỹ! Phải nói trung việt lữa trả bài rất hay và Mỹ phải chấp nhận sự kiện này khi nuôi nấng trung việt lữa trong quá khứ!!! Không chơi với Nam VN mà quay lưng lại đi chơi với thằng điếm trung lữa! Cho nên mỹ phải trả giá cho hành động của mình!!!

Vnch muốn tự lưc tự cường nhưng vì miền Bắc luôn đánh phá làm sao có thể tạo những công xưởng chế vũ khí đc. Những tháng đầu năm 75 từ người lính đạn dược cũng sử dụng hạn chế thiếu thốn. Thì khó thắng đc địch quân.

Xét kỹ Đức Quốc xã, Liên Xô, Trung Cộng mạnh lên đều nhờ Mỹ viện trợ hay có thời gian bắt tay hợp tác, không biết Mỹ giàu mạnh lên nhờ hợp tác với các nước đó bao nhiêu, đến khi các nước đó giàu mạnh quá trớn thì phải tốn nhiều tiền của và xương máu để dẹp nó, trong khi đối với các nước nhỏ đồng minh thì coi như con cờ, muốn bán đứng lúc nào thì bán, duy chỉ có nước nhỏ duy nhất mà Mỹ coi như ông nội mình là nhà nước Do Thái Israel.

thấy gì qua hình ảnh này?

Đấy có phải là "giải phóng" như bên xâm lược Việt cộng luôn rêu rao? Những thứ này là tài sản được tạo ra bằng sức lao động của người dân miền nam, chẳng phải người MN đi ăn cướp của ai, cũng chẳng phải của thằng Tây hay thằng Tàu nào hào phóng tặng họ.

khẩu 6 nòng bắn chết hết lũ khỉ trường Sơn.

mình sinh năm 92 mà tới giờ chưa 1 lần bầu cử trưởng ấp, chủ tịch xã, chủ tịch huyện, nói chi là tỉnh, trung ương... đi học thì thầy cô bảo dân chủ lấm, quan chức đầy tớ trung thành... chưa 1 lần đc ý kiến việc nhỏ gì của ấp của xã hơi cs toàn bịp

Tộc nón cối dép râu bắc kỳ
Nón cời làm, nón cối ăn.

Chẳng biết vui mừng cái gì? Cuộc chiến này thắng lớn chỉ có tộc Hán Trung Hoa, thứ đến là Bắc Hán Việt.

Tôi có nghe dân bắc Kỳ 75 nói rằng sau 75 cán bộ ngoài kia họp cả làng lại, kêu vào Nam nó lo tiền bạc di cư vào, vào rồi từ miền tây cho đến Huế mỗi hộ nó cấp cho vài chục mẫu đất, ai muốn ở đâu nó cấp ở đó, nó nói làm vậy từ từ mới áp đảo, kèm cặp dân MN tiến tới thế giới đại đồng, tuân theo XHCN của Mác Lê và HCM. Hiện tại gia đình nói chuyện với tôi có vài chục mẫu ở Đồng Nai và vài chục mẫu ở Miền Tây, họ nói cũng nhờ cộng sản/Việt cộng cả, nếu không có Việt cộng thì họ đâu được đất đai bạc ngàn như nay, trong khi đó dân Nam không có miếng đất cắm dùi, phải ở thuê trên đất mà cha ông họ xưa kia phải đổ máu gầy dựng nên, mà bọn địa chủ hiện tại chính là bọn bắc Kỳ 75, bọn bắc Kỳ đầu óc địa chủ đã ăn sâu trong máu, vào đây chúng rất lười biếng, chẳng muốn làm gì, cướp được đất chỉ biết đầu cơ, xây dự án nhà - biệt thự để bán lại cho dân miền nam với giá trên trời, xây khách sạn, nhà trọ, cho thuê mặt tiền nhà phố mà sống trên đầu trên cổ dân miền nam.

(Hình ảnh tờ áp phích năm 1945 ở Miền Nam, chứng tỏ dân Nam từ 1945 đã không thích sự hiện diện của người Bắc trong MN).

Khi cướp sạch, chiếm đoạt sạch và thay thế dân Miền nam cũ bằng cách cho dân Bắc kéo vào Nam ngập hết trong Miền nam, hầu như tận diệt và làm bần cùng dân Miền nam, ngày nay dân Bắc sống ở trong Nam cảm nhận lòng thù của dân Nam dành cho, họ sống không yên, lúc nào cũng đòi hòa hợp hòa giải, ai kỳ thị sẽ bị gọi là phân biệt.

Chừng nào trả hết những gì thuộc về dân miền nam thì hãy nói đến chuyện hòa giải, chưa sám hối, sửa sai mà đòi hòa giải chẳng khác gì muốn người Nam đừng đòi, đừng thù người Bắc, để những thứ ăn cướp được từ Miền nam mãi mãi là của mình.
Đừng nên điếm thúi như vậy chứ, không phải dân Nam ngu mà không nhận biết được điều đó.

Bake kỳ 75 thường nói miền Bắc nhiều của cải, giầu có mà toàn thấy xin "visa" vào miền Nam làm ăn. Đệch có thằng Nam nào xin visa ra Bắc làm ăn?

Phạm Thọ Thiều Trí nói hay, sống sao được với bọn củ sả, lá mơ

Ku Tững Cướp từ Đời tổ tiên nó tới h mà.... dòng giống như vậy r thay đỗi k đc ad à

Trần Tấn Phong Cà lem phơi khô ae ơi

Giang Huynh chỉ tiết là mình thua thoi, chứ thắng mình đéo thèm thống nhất, để như triều tiên, hàn quốc cho hả dạ tụi theo cộng sản.

Phi Giao Ăn cướp dưới hình thức giải phóng.

Matt Truong Hốt cho tới tận bây giờ vẫn còn hốt mặc dù tụi nó biến hóa không ngừng!!!

Thư Vũ Văn Lũ ăn cướp ...

Kiếp Làm Thuê Cướp sạch..

Mỹ Xuân Lê -- Còn nhớ hồi đó sau 75 từng đoàn xe chở dân ngoài bắc vào, nhìn thấy cách ăn mặc và sinh hoạt họ kỳ kỳ làm sao, họ thấy đám cưới trong nam họ cứ rủ nhau ra mà xem như chưa từng thấy, khu vực chúng tôi ở thanh thiếu niên bắt đầu nhỏ thì đánh nhỏ, lớn thì đánh lớn, đến nỗi họ ko dám đi học, đi chợ, cuối cùng phải làm trường riêng, chợ riêng cho khu họ ở.

PHẢI PHẢI (GIẢI PHÓNG) XÃ HỘI VĂN MINH, GIÀU CÓ > Để để GIẢI THOÁT xã hội NGHÈO NÀN, LẠC HẬU!

Phải chi lúc tràn vào miền nam bắn giết, cướp nước thì bọn chúng nghĩ "bắc trung nam" là một nhà, không nên xua quân vào đánh giết người cùng dân tộc.

Nay đất đai nhà cửa tài sản của dân Nam bị dân ngoài kia cướp trắng, kéo vào sinh sôi nảy nở, sống trên đầu trên cổ bóc lột dân miền nam, bị dân miền nam oán ghét,tránh xa, thì lại nói "phân biệt vùng miền", rồi bắc trung nam đều cùng dân tộc. Đó là cái lý sự cùn của kẻ sát nhân và kẻ cướp, đéo bao giờ có chuyện anh vào nhà người ta giết cướp, tận diệt người ta mà người ta không thù, còn coi anh, là người cùng dân tộc cả.

Giống như thằng Đông cầm dao qua nhà em ruột mình giết cả nhà vì muốn dành đất của em, chỉ còn Hiệp là cháu ruột của Đông sống sót, thử hỏi Hiệp sau này có còn coi Đông là bác ruột không? Và hỏi Hiệp sau này sẽ không thù bác ruột mình? Có thể Hiệp sẽ không thù oán những người con của Đông (tức anh em chú bác với mình) bởi họ cũng không cướp đất của mình, nếu họ theo lý cha họ mà lấn đất nhà mình thì chắc chắn Hiệp sẽ cũng coi họ là kẻ thù.

Quay lại miền nam thì những kẻ cướp miền nam sau 1975 họ sinh sôi trên đất miền nam, con họ sinh ở miền nam nghĩ cha ông mình đúng, khi đã cướp được miền nam trù phú, để mình sống tiện nghi hơn so với con cái người miền nam cũ bị cướp nước nhà, thử hỏi giữa con cái người miền nam cũ và con cái của đám cướp nước người ta (tạm gọi là người miền nam mới XHCN) có thể "hòa hợp hòa tan" được?

Thử hỏi con cái người miền nam cũ sẽ coi họ cùng là dân tộc chứ?

Bắc cộng hay lý sự cùn kiểu này "MN bị bắc việt cướp là do trước kia miền nam cũng cướp đất từ Champa và Chân Lạp". Nếu cứ cho là cướp đi thi thì ít ra dân MN xưa cũng đi đánh cướp người ngoài không cùng chủng tộc, không như Bắc Việt cộng đánh giết cướp cạn đồng bào người Kinh miền nam.

Còn xét xem miền nam có cướp cạn như kiểu bắc cộng cướp không nhé!

Thứ nhất đất miền nam từ Đồng Nai vào Cà Mau là của nước Phù Nam xưa, bị Chân Lạp cướp đoạt diệt chủng, những vùng đó được vua Chân Lạp khi lấy công chúa Ngọc Vạn nhà Nguyễn rồi cắt cho Việt Nam thể hiện thiện chí, vùng Hà Tiên - Kiên Giang thì thời chúa sãi cấp cho lưu dân người Hoa tỵ nạn nhà Thanh ở mà thủ lĩnh là Mạc Cửu, nhóm người Hoa này mở sòng bạc rồi siết đất của dân Khơ me ngày càng nhiều, cuối cùng họ quy thuận và sáp nhập vào nhà Nguyễn.

Còn vùng đất của người Cham Pa cứ sau mỗi lần họ xua quân cướp giết người Kinh thì bị người Kinh đánh bật, rồi thì Cham Pa lại cắt đất cầu hòa. Trong lịch sử, Champa ít nhất bốn lần đánh Đại Việt ra tới Thăng Long cướp giết không ít ngoài đó, như vậy thử hỏi người An Nam thời Nguyễn có phải là đám cướp cạn cướp giết người cùng chủng tộc, cùng nòi giống như đám Bắc cộng ngày nay không?

Nói thêm lịch sử

Chiến tranh giữa hai Miền từ thời chúa Nguyễn cũng toàn do ngoài Bắc chủ chiến.

Xưa kia đất của người Việt bao gồm vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông - Quảng Tây) bên Trung Quốc do bị người Hán cướp giết nên mới lui về phía Nam.
Nghe truyền có thời Lon Nol tổng thống Campuchia họp với TT Thiệu có ngõ ý đòi lại vùng Miền Tây về Campuchia, tổng thống Thiệu mới nói rằng "ông biểu thằng Trung Quốc trả vùng Lưỡng Quảng về cho Việt Nam đi, thi thì tôi trả Miền Tây về cho Cam Bốt" ông Lon Nol tắt đài.

Hỏi sao giờ người bắc trong Nam và Sài Gòn, hầu như làm chủ tất cả đất đai và nhà cửa hay vậy, xin thưa dễ lắm: Sau 30/04/75 thì mấy chỗ ngon lành hoặc đất trống thì nó gom vào gọi chung đất quân đội, phần ngon đó chia cho cấp cao, còn tầng trung thì thời điểm đó nó thông báo xua gia đình chúng nó kéo vào Nam đến ở những ngôi nhà "kém sang" hơn của cấp tá - úy VNCH đi di tản, cấp thấp hơn thì thường dân Bắc sẽ vào chiếm ở những khu đất hoang ngoại thành hoặc tỉnh lẻ Miền Nam.

Khi dân Bắc vào đã ở tràn hoặc chiếm hầu hết các khu đất trong miền nam khi đó nó sẽ ban hành luật: Nếu ở trong đất đó bao nhiêu năm thì sẽ được làm giấy tờ, nhưng thực tế chỉ có người gốc Bắc mới làm giấy tờ đất đai dễ dàng, còn gốc miền nam hay phía Công giáo thường bị làm khó dễ không cho làm giấy tờ, hoặc nếu làm được thì cũng như là hóa giá căn nhà mình đang ở mà mua lại nó lần nữa.

Vợ ngụy ta xài
Con ngụy ta sai
Của ngụy ta hưởng sái.


Vậy mà vẫn gọi là giải phóng được hay thật.

Hắn là thằng Thiến Heo được đảng cơ cấu làm Tổng Bí Thư. nguồn gốc của hắn là thiến heo. Nên phát ngôn cũng theo kiểu của HEO (Lợn).

Bọn ngụy ta đày ta giết
vợ ngụy ta Địt,
nhà ngụy ta ở,
con ngụy ta sai,
cái đài (radio) ta lấy.


Những con vẹm cái

Nó mở party cắc cùm cum

Ông tổ của IS bịt mặt vào chiến khu để làm chuyện gì...có nhiều chuyện lắm...thí dụ :..!@#$.. thôi không dám nghĩ Bậy.. ma rừng cái, đi lấy giống, sau nầy sẽ ra lũ ủy ban = quỷ ban.
@@@


Đặng Hoài Nam anh bỏ trường xưa... bỏ áo thư sinh.. theo tiếng gọi lên đường

The GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast (MOAB commonly known as "Mother of All Bombs")

Mẹ của các loại bom cung cấp cho các chiến trương khốc liệt nhất!!! SOW có thể là sorrow of the war!!! Tạm dịch là nũi đau của cuộc chiến / chiến tranh!!!! Có chút hiểu biết mấy bác đừng ném gạch em nhé! Em chưa có tiền xây nhà đâu!!!! Hihihi!!

Nhất Nguyễn Chính là nó, Việt Nam được ném xuống 1 quả Ngày này năm xưa nickname Daisy cutter,

Đồ lễ binh chủng TQLC may theo kiểu De Saut, nút bấm của Pháp

888888888888888888888

AK 47 & XM 16

AK có tiếng nổ giòn, cướp tinh thần đối phương (nhưng chát chúa) nhúng xuống nước đưa lên bắn vẫn bình thường; nòng AK có bốn đường khương tuyến, độ xuyên phá không bằng XM 16.

XM 16 có ưu điểm nhịp tác xạ nhanh để chống biển người, tiếng nổ âm hơn AK, nòng XM 16 có 6 đường khương tuyến nên đạn đạo chuẩn (Sau 30/4/1975 phe chiến thắng đã công nhận XM 16 là loại súng trường cá nhân chính xác nhất) và độ sát thương mãnh liệt hơn AK, lý do là đầu đạn cấu tạo trong lượng hơi lệch trong tâm nên đầu đạn đi càng xa nòng súng thì có khuynh hướng càng xoay ngang cho nên đi vào lổ nhỏ và đi ra lổ thật lớn, đặc biệt là đầu dạn vỡ chì ra như đạn Shotgun. XM 16 dùng đạn nhỏ hơn AK nên mang theo được số lượng nhiều hơn. Điểm yếu của XM 16 là khi súng bị ngập nước phải kéo cơ bẫm cho viên đạn trên nòng lửa văng ra để viên khác lên thay thế nếu không thì bắn phù nòng (nòng lổ nhỏ, đạn quá khít nên ngộp nước trong nòng súng. Động tác này là thoát nước ứ đọng trong nòng súng).

Lực lượng VNCH đầu tiên được trang bị AR 15, nhịp tác xạ quá nhanh nên vỏ đạn văng ra không kịp kẹt lại nằm chắn ngang lổ thoát iti (bì, vỏ đạn) Sau vài tháng thì thu hồi AR 15 để tái trang bị bằng XM 16 hoàn chỉnh hơn. Tuy hình thức và cấu tạo cơ bẫm, kim hỏa giống nhau nhưng lò so hoàn lực đã cải tiến cho độ đàn hồi giảm. AR 15 khác với XM 16 là XM 16 có cần phụ đẩy cơ bẫm (đặc biệt ích lơi khi đi kích đêm mà quên lên đạn sẵn, nếu kéo và thả cần lên đạn thì sẽ kêu "rốp" 1 tiếng lớn làm lộ mục tiêu nên phải kéo và thả từ từ nhè nhe cần lên đạn để không gây tiếng động vì vậy cơ bẫm chưa xoay khóa cứng vào nòng, bấm nút phụ cơ bẫm sẽ xoay và khít nòng ) Cần này có cấu tạo như một nút bấm bên phải gần khóa an toàn, rất vừa tầm của ngón tay cái. AR 15 thì không có cấu tạo này. Tùy theo nhu cầu và tùy đơn vị, hộp tiếp đạn có 2 loại: Băng đạn thẳng chứa 20 viên, băng cong chứ 30 viên. Thông thường thì súng trang bị băng 20 viên nhằm giảm sức nặng của súng để khi nhắm bắn mục tiêu ở xa được chính xác hơn (bắn tỉa).

Không nên chủ quan so sánh các loại súng với nhau khi chưa nắm được cấu tạo và kỹ thuật. Ngay cả cái việc đơn giản là tại sao dùng băng tiếp đạn 20 viên và lúc nào nên xài băng 30 viên.

(Đây là ý kiến của một người có cha làm huấn luyện viên TQLC nên ông đã đem đủ loại sách về chiến thuật, quân nhu, quân dụng, cấu tạo các loại vũ khí từ lựu đạn MK1, MK2, M26, M67, Lân tinh, mìn claymore, mìn chống tăng... cho đến các loại súng cộng đồng, xe tang, nên lúc rảnh rỗi lấy ra đọc chơi và còn nhớ được chút ít. Những ngày nghỉ học theo cha vào trường bắn (nay thuộc quận 9) bắn ké với mấy anh linh đủ các loại súng luôn, vui lắm. Có khi ở nhà táy máy tay chân, tháo ráp súng chơi. Có lần bị ông già gõ baton vào đầu vì lò so hoàn lực Colt 45 văng vô kẹt giường tìm hoài không thấy, sau khi ăn baton u cái đầu một cục, tìm lại thì mới gặp.

o Hoàng Điệp

00000000000000000000000000000000000000000000000000000

Lịch sử rằn ri ngụy trang Woodland

Họa tiết Woodland được sử dụng làm hoa văn chính thức cho Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ từ năm 1981 đến giữa những năm 2000 với việc ra mắt mẫu trang phục chiến đấu. Hoa văn Woodland bao gồm 4 màu với độ tương phản cao cùng các mảng hoạ tiết gián đoạn bất quy tắc trên nền vàng cát, nâu, xanh và đen với tên gọi không chính thức M81.

Lịch sử hình thành và phát triển

Họa tiết Woodland có nhiều nét tương đồng với ERDL nhưng được phóng to hơn và phần viền những mảng màu loang lổ được thiết kế bất quy tắc hơn. Một phần thiết kế trong giai đoạn phát triển được lược bỏ hoàn toàn bởi việc phóng to hoạ tiết khiến mẫu thiết kế không vừa vặn trên khổ bó vải. Thiết kế hoạ tiết M81 chỉ lặp lại theo chiều dọc trên chiều dài bó vải với hoạ tiết gián đoạn theo chiều ngang.

Việc phóng to góp phần giúp người mặc hoà lẫn vào môi trường xung quanh từ tầm xa, tránh hiệu ứng mờ, khi các mảng màu nhỏ hoà lẫn vào các mảng màu lớn hơn. Tuy nhiên điều này gây nên sự tương phản lớn hơn khiến việc nguỵ trang tầm gần trở nên khó khăn. Các loại hoạ tiết nguỵ trang Digital và Flecktarn được phát triển sau này giúp giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng nhiều loại kích cỡ mảng màu tạo nên hiệu ứng tương tự loại bỏ hoàn toàn vấn đề khoảng cách.

U.S. Woodland Camouflage

The Woodland Pattern was the default camouflage pattern issued to the United States Armed Forces from 1981, with the issue of the Battle Dress Uniform, until its replacement in the mid 2000s. It is a four color, high contrast disruptive pattern with irregular markings in sand, brown, green and black. It is also known unofficially by its colloquial moniker of "M81", though this term was not used by the U.S. military.

Development and history

Woodland pattern is identical to ERDL, but is printed from an enlargement of the original. The Woodland pattern was enlarged and the borders of the splotches were re-drawn to make them less regular. Part of the earlier pattern was left off the later pattern because the enlargement made them no longer fit on the width of the bolt of cloth. The pattern does not repeat horizontally across the width of the bolt, but only vertically along its length.

The effect of enlarging the pattern was to make the pattern more visible at a distance, avoiding "blobbing", where smaller areas of color seem to blend into larger blobs. This also gave the pattern a higher contrast, making it stand out more sharply at close distances and defeating the camouflage effect at closer range. Digital and Flecktarn camouflage patterns resolve this problem by using a range of blob sizes to give a similar effect whatever the distance.

=============================================

Lịch sử họa tiết ngụy trang (Camo)

ERDL.

Họa tiết ERDL, còn được gọi là họa tiết rằn ri, là loại hoa văn được Cục Nghiên Cứu Khoa Học Và Phát Triển Quân Đội Hoa Kỳ Engineer Research & Development Laboratories (ERDL) sáng chế vào năm 1948 và đưa vào sử dụng những năm 1967 cho các đơn vị trinh sát tinh nhuệ cũng như các chiến dịch đặc biệt Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC) sử dụng phiên bản "Low land" màu xanh lá cây làm phục trang tiêu chuẩn từ năm 1968, sau đó được Quân đội Mỹ phổ cập đến các khu vực tác chiến nhiệt đới. Các binh chủng Úc và lực lượng SAS New Zealand cũng được giới thiệu sử dụng loại trang phục. Đến giữa những năm 1970, quân đội Mỹ sử dụng trang phục ngụy trang một cách thông dụng.

Trên trang phục bộ binh, họa tiết camo lần đầu tiên được áp dụng cho đồng phục tác chiến nhiệt đới (đời ba) vào khoảng năm 1967 và được in trên vật liệu dệt bằng vải bông nhẹ. Loại đồng phục vải poplin này có tuổi đời ngắn ngủi và được sử dụng trên chiến trường ĐNA. Với việc thay thế vật liệu dệt cotton rip-stop chống rách bền bỉ, mẫu trang phục được sử dụng rộng rãi ở ĐNA sau năm 1968 cho các đơn vị Tác chiến đặc biệt và các đơn vị chính quy.

Trên trang phục không quân, họa tiết Camo được sử dụng cho trang phục bay toàn thân (Coveralls) K-2B dệt vải bông poplin. Trang phục được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng một vài lần tại ĐNA từ năm 1967 đến 1969 cho đến khi được thay thế bằng chất liệu NOMEX. Hải quân Mỹ cũng sản xuất vài mẫu quân phục ERDL chính thức theo mẫu Flying Coverall 'MIL-C-5390G', sử dụng bông vải dệt chéo (twill). Mẫu Coveralls của Hải quân Mỹ được sử dụng rất hạn chế trong giai đoạn 67- 68 bởi sự vượt trội của chất liệu NOMEX.

Với mặt hàng thương mại, hoa văn camo được sao chép và sử dụng bởi các nhà sản xuất dệt thương mại Hoa Kỳ vào cuối những năm 1960, áp dụng cho các sản phẩm may mặc khác nhau phục vụ mục đích săn bắn hay các yêu cầu mang tính quân đội. Một số mẫu áo sử dụng poplin cotton và số còn lại sử dụng cotton chống rách và kháng khuẩn rip-stop tiêu chuẩn . Nhiều ví dụ về các mẫu trang phục camo thương mại thời bấy giờ được thực hiện theo mẫu OG-107 của Quân đội Hoa Kỳ, với áo sơ mi đóng thùng và thiết kế quần thông dụng. Một số quân nhân USAF cũng sử dụng các sản phẩm này cho việc sinh hoạt cá nhân.

****************************

The ERDL pattern, also known as the Leaf pattern, is a camouflage pattern developed by the United States Army at its Engineer Research & Development Laboratories (ERDL) in 1948. It was issued to elite reconnaissance and special operations units until early 1967.

The United States Marine Corps (USMC) adopted the green "Lowland" version as standard issue from 1968, and later the U.S. Army introduced it on a wide scale for tropical habitat. Australian and New Zealand SAS were also issued U.S.-issue Tropical combat uniforms in ERDL. By the end of 1975, American troops wore camouflage combat dress as the norm. "Delta" ERDL is the same as "Highland" pattern, but the black "branches" appear thicker and less detailed. The ERDL-pattern combat uniform was identical in cut to the OG-107 jungle fatigues it was issued alongside.

On official ground combat garments, the ERDL pattern was first applied to the Tropical Combat Uniform (third model) around 1967, and was printed onto a lightweight cotton poplin textile material. This poplin uniform was very short-lived, but it did see combat use in SEA by various U.S. special operations and some other units. Soon afterwards, the ERDL pattern was again applied to the Tropical Combat Uniform (third model), but was printed onto the standard rip-stop cotton textile material. This ERDL rip-stop cotton Tropical Combat Uniform version thus saw wide use in SEA after 1968, with Special Operations units and also regular units, especially as ground combat operations continued throughout the war up to late 1972.

On official aviation combat garments, the ERDL pattern was used on the USAF Type K-2B Flying Coveralls, in a cotton poplin textile version. The USAF ERDL Coveralls saw some use in SEA from 1967–69, until replaced by the USAF Nomex Coveralls in 1970. The Navy also produced an official ERDL aviation garment in their Flying Coverall 'MIL-C-5390G' pattern, produced in a cotton twill textile. This Navy ERDL Coveralls saw very limited SEA use from 1967–68, as their Nomex Coveralls were already in use.

On unofficial and commercial garments, the ERDL pattern was copied and used by U.S. commercial textile manufacturers in the late 1960s, and applied to various commercial camouflage garments for hunting or unofficial military use. Some commercial ERDL garment examples were made using cotton poplin material, and others were made in the standard rip-stop cotton material. Many commercial ERDL garment examples of the time were made in the pattern mirroring the U.S. Military OG-107 Fatigue Uniform, with a standard tucked-in shirt, and conventional trousers design. Some USAF aviators also purchased local/in-country tailor made ERDL garments and Coveralls, for combat and off-duty use.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Lời Từ Giả

"Từ giã bọn mày mai tao lên núi,
Mặc áo lao công đập đá xây thành,
Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi,
Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh.

Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt,
Vỏ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương.
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt,
Dưới ruộng – dưới đồng – những máu – những xương…

Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn,
Dù một lần tao làm gã tội nhân.
Từ giã bọn mày mai tao xuống biển,
Tay ngoằn ngoèo vẽ trọn chữ Việt Nam”.

-----------

Cái tháp này giờ vẫn còn, đi ngang qua tôi hay ngừng xe lại ngó, ngó cái gì đó của ngày xưa rồi lại lặng lẽ rời đi, lặng lẽ rời đi như bao con người từng học chốn này rồi cũng vậy. Sợ. Sợ là một cái tên mang tính chất biện hộ, tôi khinh cái thằng tên sợ ấy.


16



17


http://www.nomfoundation.org/nom-tools/Nom-Dictionary


18



19



20



21



22




Bản Đồ
23



nón calo của hoa tiêu VNCH - hoa mai chùm

24



25



26



27



28



29



30



31



32


Music.Tinh Khuc Nguoi Linh VNCH 27.

https://youtu.be/rf4T9eh8kE4

https://youtu.be/tmIiLrZeQ78

**********************************************************

Tìm hiểu quân phục Quân Lực VNCH

https://dongsongcu.wordpress.com/2019/04/04/tim-hieu-quan-phuc-quan-luc-vnch/

Diễn binh Ngày Quân Lực VNCH 19 Tháng Sáu, 1971, phần diễn hành của Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. (Hình: Bruno Barbey, Flickr manhhai)

LTS: Tác giả bài viết sau đây là một hậu duệ quân lực VNCH biên khảo bằng những tài liệu và hình ảnh có trên Internet với sự cộng tác của một số cựu sĩ quan QLVNCH, với mục đích lưu lại một số hình ảnh về các chiến y của người lính VNCH. Dù không đầy đủ, nhưng đủ để các bạn trẻ trong và ngoài nước có một số tài liệu căn bản để nghiên cứu và tham khảo về quân trang quân dụng của QLVNCH. Bài viết được gợi ý từ một câu chuyện ở trong nước. Rất tiếc tác giả bài viết lại không nêu danh tánh, chỉ “post” lên Trang Văn Nghệ của Cựu Chiến Sĩ VNCH. Trang Cựu Chiến Binh xin được trích lại một phần về quân phục của người lính VNCH trong bài viết.

Quân trang quân dụng để trang bị cho quân lực VNCH xuất phát từ Cục Quân Nhu QLVNCH. Ngành Quân Nhu phát triển đồng bộ với việc thành lập quân đội VNCH – là một bộ phận của ngành Tiếp Vận trong QLVNCH.

Nói đến quân phục (quân trang) VNCH, có rất nhiều loại và đa dạng như: Áo quần màu xanh olive, bông dù, rằn ri Thủy Quân Lục Chiến (1972), Cảnh Sát Dã Chiến và màu đen, áo bay nomex màu olive, hoặc đen, áo lạnh jacket Bộ Binh, Dù và Không Quân, Khaki gabardin tiểu lễ số 2, ngắn tay và dài tay, áo đại lễ 4 túi màu olive Bộ Binh, màu xanh đậm Không Quân, màu trắng Hải Quân, nón kepi Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh cấp HSQ. Nón beret Thủy Quân Lục Chiến, nâu đỏ, đen, xanh đậm, nón lưỡi trai, nón rừng, nón thủy thủ, nón sắt, calo Không Quân nam – nữ, giày vải/da đủ màu, giày cổ ngắn đủ loại đen-trắng.

Phù hiệu, cấp bậc và bằng chuyên môn được thêu trên vải, kim loại của hạ sĩ, trung sĩ, thiếu úy, thiếu tá, đại tá… bằng dù, RNSL, VT, cánh bay, PB, TG, Quân Y, QC, cầu vai Alfa đồng – SVSQ và cấp bậc cầu vai binh chủng Không Quân, Hải Quân, Bộ Binh, Cảnh Sát Quốc Gia, phù hiệu đơn vị thêu trên vải cấp Sư Đoàn, Trung Đoàn, Tiểu Đoàn, quân kỳ lớn nhỏ.

Huy chương cuốn và thòng đủ loại: Tứ đẳng, LQHC, Không Quân, Hải QUân, Hải dũng, Quân phong, Quân vụ, Chiến dịch, Danh dự, Chương Mỹ, hành chánh, dân vụ, kỹ thuật, huấn vụ, biệt công, chỉ đạo, chiến thương, không vụ, hải vụ… Quân trang có kiếng Pilot, Poncho, Zippo, giày, dây nịt, bidong, giày TAB, mền dù, la bàn, găng tay trắng, dây nhảy, pin đồng cài trên áo…

Quân Đội Việt Nam từ khi bắt đầu xuất hiện trong nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã được tổ chức từ huấn lệnh cũng như quân luật của quân lực VNCH lấy từ nền tảng tổ chức theo quân đội Hoa Kỳ.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 12 Tháng Ba, 1955:

— Từ nay, sự tổ chức và huấn luyện Quân Đội Việt Nam do Mỹ đảm trách – Tướng O´Daniel chỉ huy Phái Đoàn Quân Sự MAAG). Các Huấn Luyện Pháp được lưu dụng nhưng sẽ lần lượt thay thế. Quân Lực Việt Nam sẽ tương tợ như quân đội của những đất nước tự do, cho nên cũng rất nghiêm khắc đối với việc mặc quân phục, nhất là những trường hợp cấm mặc quân phục chỉ với mục đích để “giữ thanh danh và kỷ luật cho quân đội.”

Dù đã 40 năm qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, theo lời kể của một cựu quân nhân QLVNCH về các huấn lệnh nghiêm cấm các quân nhân không được mặc quân phục trong những trường hợp sau đây, đây chỉ là vài nét căn bản trong huấn lệnh về cách mặc quân phục mà người cựu quân nhân nầy còn nhớ, dĩ nhiên là không đầy đủ:

- Tại những nơi tập họp thương mại hay chính trị trừ những trường hợp được cho phép.

- Khi làm việc ở những cơ sở tư nhân trừ trường hợp được biệt phái sang làm việc ở những cơ quan chính phủ.

- Xuất hiện để đọc diễn văn chính trị hay là khách mời của một tổ chức chính trị hay vận động, hoặc được phỏng vấn, chụp hình trên báo, quay phim đều phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của quân đội.

- Khi tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ hay chống chính phủ hoặc quân đội.

- Một quân nhân bị tước đoạt binh quyền vì vi phạm thanh danh quân đội không được quyền mặc quân phục.

Nói tóm lại, quân đội được thành lập để bảo vệ quốc gia, tất cả những thứ học mặc trên người hay vũ khí đạn được và các phương tiện chiến tranh, lương bổng và phụ cấp gia đình của người quân nhân đều từ tiền thuế của dân chúng đóng góp nên quân đội phải đứng ở vị trí trung lập với chính trị, thương mại. Các huấn lệnh và quân luật được viết ra là dựa trên mục tiêu “giữ ký luật và thanh danh quân đội.”

Trong thời chiến trước năm 1975, theo lời kể của một cựu quân nhân QLVNCH, có khá nhiều thanh niên trốn quân dịch bằng cách mặc giả quân nhân. Nếu những người này không bị quân cảnh xét hỏi thì dĩ nhiên không sao, nhưng nếu họ bị xét hỏi và bị bắt giữ thì không phải bị phạt vì tội sợ chết trốn lính mà vì mặc giả quân nhân với ý định xấu hay hù dọa làm mất thanh danh quân đội.

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/tim-hieu-quan-phuc-quan-luc-vnch/

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Đại Tá Trần Văn Hai

CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ




Ranger Colonel Tran Van Hai radios order to troops during battle in Cholon. 1 June 1968 Đại tá Trần Văn Hai

Trên túi áo phải là BẰNG SÌNH LẦY, bên túi trái (dù bị khuất nhưng vẫn nhận được) là BẰNG NHẢY DÙ.




Mai chùm chỉ dành cho Không quân, còn Bộ Binh nón ba cạnh là mai thẳng nhé!


nón calo của hoa tiêu VNCH - hoa mai chùm

South Vietnam AirForce Vnaf Cap - Rank: Captain



25


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


a



b



c



d



đ



e



f



g



H


===================================



Bốn Mươi Năm Dương Nghiễm Mậu Và Tự Truyện Nguyễn Du 19/02/2015 https://vietbao.com/a233864/bon-muoi-nam-duong-nghiem-mau-va-tu-truyen-nguyen-du

Bắt Trẻ Đồng Xanh

Võ Phiến

https://hon-viet.co.uk/BacDauVoY_LeTuongniemHoangSa2015.htm

Võ Phiến viết Bắt Trẻ Đồng Xanh, đăng trên Bách Khoa tháng 10 năm 1968, tựa đề từ cuốn sách dịch của Phùng Khánh Phùng Thăng The Catcher in the Rye của nhà văn Mỹ J.D. Salinger, nhưng nội dung bài viết thì lại nói về kế hoạch cộng sản miền Bắc đưa trẻ em từ trong Nam ra Bắc huấn luyện rồi sau đó đưa trở về miền Nam. Cộng sản cũng đã làm như vậy sau khi ký hiệp định Geneve 1954. Võ Phiến viết:

“…trong giai đoạn ác liệt sau cùng của chiến cuộc tại miền Nam này, nếu không vì lý do quan trọng, đảng và nhà nước cộng sản nhất định không bao giờ khổ công gom góp thiếu nhi ở đây đưa ra Bắc, trải qua bao nhiêu gian nan khó nhọc… họ đang ra sức thực hiện một kế hoạch bắt trẻ qui mô trên một phạm vi hết sức rộng lớn: đồng loạt người ta phát giác ra trẻ em bị bắt ở khắp nơi từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Pleiku, Kontum, đến Mỹ Tho, Cà Mau, người ta gặp những toán trẻ em chuyển ra Bắc Việt bằng phi cơ từ Cam Bốt, hoặc bị dẫn đi lũ lượt trên đường mòn Hồ Chí Minh…”

“Hỡi các em bé của đồng bằng Nam Việt xanh ngát bị bắt đưa đi, từng hàng từng lớp nối nhau dìu nhau ra núi rừng Việt Bắc! Riêng về phần mình, các em đã chịu côi cút ngay từ lúc này; còn đất nước thì sẽ vì những chuyến ra đi của các em mà lâm vào cảnh đau thương bất tận. Tai họa xẩy đến cho các em cũng là tai họa về sau cho xứ sở.”


(Võ Phiến, Bắt Trẻ Đồng Xanh, Bách Khoa 10/1968)

Bắt Trẻ Đồng Xanh hoàn toàn không phải là tùy bút hay truyện ngắn mà là một bài chính luận, một bạch thư tố cáo dã tâm của người cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ thực sự muốn có hòa bình, nếu có hòa đàm thì đó chỉ là bước hoãn binh chiến lược, họ vẫn chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác. Bài viết như một tiên tri, một báo động đã thực sự gây chấn động dư luận bên trong cũng như ngoài nước, với cái giá Võ Phiến phải trả là bị Việt Cộng lên án, và cả hăm doạ tính mạng tiếp sau cái chết của ký giả Từ Chung tổng thư ký báo Chính Luận, do bị đặc công Việt cộng ám sát.

Theo Lê Tất Điều, đã có lúc Võ Phiến nghĩ tới tạm lánh xuống vùng Hòa Hảo, một khu được coi là miễn nhiễm với mọi xâm nhập của Việt cộng. Đó cũng là lý do tại sao, Võ Phiến có thời gian làm giáo sư văn chương trường Đại Học Hòa Hảo, Long Xuyên. Trong nghịch cảnh cũng có cái may, nơi đây anh quen một đồng nghiệp trẻ Đỗ Văn Gia, lúc đó cũng đang dạy bộ môn Triết Học Đông Phương. Sau này ra hải ngoại, chính anh Đỗ Văn Gia trong thời gian làm giảng viên văn học và ngôn ngữ Việt Nam tại Đại Học Cornell từ 1982, đã giúp nhà văn Võ Phiến rất nhiều tài liệu ban đầu để có thể hoàn tất bộ Văn Học Miền Nam.

-----------------------

11


22


33


44


55


66


===================================

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe
Lê Bá Thông phiên dịch


 photo Huy hiu TVBQGVN_zpsl3llsu6k.jpg


Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Ðà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc.



UserPostedImage


Nơi đây gần 1000 Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn một chương trình huấn luyện bốn năm gồm vừa quân sự vừa văn hóa. Khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một Quốc gia nào khác phải đương đầu. Nhiệm vụ của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là dạy dỗ và huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan để mỗi Sinh Viên có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời binh nghiệp của một Sĩ Quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được chứng tỏ qua những tác phong như sau:

Ðức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp Chỉ huy.
Một căn bản quân sự thật vững vàng.

Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Ðại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.

Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:

Tinh thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ Ðại học về nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.

Ðạo đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ quan hiện dịch.

Thể chất: Ðào tạo và huấn luyện cho mỗi Sinh Viên một thân thể tráng kiện và một sức chịu đựng dẻo dai, bền bĩ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.

Ðể có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, trường Võ Bị Quốc Gia đã tổ chức thành một Bộ Chỉ huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:

Văn Hóa Vụ
Quân Sự Vụ
Bộ Tham Mưu và Các đơn vị Yểm trợ.

Văn Hóa Vụ : Trách nhiệm phụ trách dạy các lớp học và các môn học. Mặc dù trường Võ Bị đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp từ các trường Ðại học trong nước hoặc ngoại quốc, với cấp bằng ít nhất là Cử Nhân. Trường Võ Bị Quốc Gia cũng giúp phương tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng Cao học và Tiến sĩ tại các Ðại học trong quốc nội hay ở ngoại quốc.

Khối Quân Sự Vụ dạy Sinh viên tất cả các môn học về quân sự và thể dục và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung đoàn Sinh viên Sĩ quan. Hầu hết các Sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là Sĩ quan tác chiến và đã xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Bộ Tham Mưu phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu đoàn Yểm trợ.

Ðương kim Chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của trường. Thiếu tướng Thơ đã giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trong năm 1965-1966, thời gian khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm trình độ Ðại học. Thiếu tướng Chỉ huy trưởng còn là cựu Sinh viên Sĩ quan, tốt nghiệp khóa 3 vào ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học trường Sĩ quan Thiết giáp tại Fort Knox năm 1956 và tốt nghiệp khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Ft. Leavenworth năm 1964 tại Hoa kỳ.

Trường Võ Bị gồm tất cả những căn nhà được kiến trúc bắt đầu từ năm 1961. Các Sinh viên Sĩ quan cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1200 người một lúc. Sinh viên Sĩ quan được tổ chức thành Trung đoàn gồm hai Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn có 5 Ðại đội. Ngoài ra còn có Hệ thống chỉ huy và chương trình huấn nhục cho tân Sinh viên giống như chương trình tương tự tại West Point.

Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.
Không giống như các trường Ðại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:

Từ 17 đến 22 tuổi.
Là công dân Việt Nam.
Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.
Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.
Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.

Lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 12 năm 1948 khi Pháp thành lập trường Sĩ quan Hiện dịch Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Ðà Lạt và có tên là " Ecole Militaire Inter-Armes". Cho đến năm 1954, tất cả các Chỉ huy trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát sau khi Hiệp định Genève ký kết và trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.

Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa ký Nghị Định thành lập " Trường Võ Bị Quốc Gia "(The Vietnamese National Academy) với Sinh viên tốt nghiệp có trình độ Ðại học. Mặc dù trên lý thuyết, Nghị định này đặt sự giáo huấn của trường Võ Bị ngang hàng với các trường Ðại học Sài gòn, Huế và Ðà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961 nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt Sĩ quan cấp dưới, trường VBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình chỉ kéo dài trong hai năm. Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến thiết đất nước, Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký Nghị Định thành lập chương trình học bốn năm v&##224; từ đó Sinh viên trường VBQGVN có trình độ học vấn tương đương với bất cứ trường Ðại học bốn năm khác tại Việt Nam.

Chương trình huấn luyện hiện nay tại trường VBQGVN về phương diện tổng quát cũng giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên trường VBQGVN có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo Sĩ quan cho cả ba Quân Binh chủng, hầu như bao gồm chương trình của West Point, Annapolis và Air Force Academy tại Hoa Kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972 là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "ba ngành"(tri-service) này được áp dụng từ năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "ba ngành" là trong hai năm đầu thụ huấn, tất cả Sinh viên Sĩ quan đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như nhau. Vào cuối năm thứ hai, Sinh viên được chia ra cho ba quân chủng: Bộ binh, Hải quân và Không quân, với 1/8 tổng số cho Hải quân, 1/8 cho Không quân và 3/4 quân số cho Bộ binh. Trong hai năm sau cùng, các Sinh viên Sĩ quan Hải quân và Không quân sẽ được huấn luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân chủng liên hệ.

Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự mà trong thời gian này Sinh viên được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Thời tiết tốt tại Ðà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự, đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu kỳ huấn luyện giữa trường VBQGVN và các quân trường tại Mỹ.

Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng dụng và nhân chủng học.

Trong khoa học thuần túy - toán học, vật lý và hóa học- Sinh viên học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho Sinh viên để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ xử dụng khả năng trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về kỹ sư cầu cống, xa lộ và phi trường, bản đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống.

Trong môn học về kỹ sư điện khí, ngoài việc học về nguyên tắc căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, Sinh viên còn được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong nước.

Ðể cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học . Một vài khóa học này có giá trị trực tiếp và thực tiễn trong khi vài lớp học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế giới và vai trò của Sinh viên trong việc phát triển văn hóa dân tộc.

Sau đây là thời biểu mãn khóa của các lớp Sinh viên Sĩ quan. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; khóa 26 tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1973, vân... vân...

Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn bốn năm. Mỗi Sinh viên theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo học Taekwondo, môn võ judo-karate của Ðại hàn. Tất cả Sinh viên Bộ binh đều phải theo học khóa Nhảy dù và Biệt động quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến thắng, đức tính cần thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các Sinh viên của trường VBQGVN.

Sinh viên Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy Sinh viên có một khả năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao hơn.

Quyết tâm và mục đích của các Sĩ quan tốt nghiệp từ trường VBQGVN về việc tái thiết đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc gia được bao gồm trên huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt Nam in bằng màu trắng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm .


 photo Huy hiu TVBQGVN_zpsl3llsu6k.jpg



■ Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của Sinh viên Sĩ quan,

■ Màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương.

■ Con rồng vàng là biểu tượng con Rồng cháu Tiên của dòng giống Lạc Việt.

■ và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi trường còn ở tại Huế, Tống Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường VBQGVN vào những năm 1955-1956 và 1957-1959.

Ðể kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của trường VBQGVN với trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế kỷ của năm 1800, Hoa kỳ đã đối diện với tình hình tương tự- sự bành trướng, phát triển của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về phương diện quân sự, những Sĩ quan tốt nghiệp từ trường West Point đã thành danh không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ thuật gia.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là " the Long Gray Line" (tượng trưng cho Sinh viên Sĩ quan trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.

Ðà Lạt Việt Nam, năm 1972
Thiếu tá Dorsey Edward Rowe
Cố vấn Khối Quân Sự Vụ trường VBQG


UserPostedImage

Chào kiếm góc 45 độ




Thiếu tướng Lâm Quang Thi vị chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia vào thời đó đã có công rất lớn trong việc vận động để văn bằng tốt nghiệp VBQGVN được công nhận tương đương với Cử Nhân Khoa Học Nhân Văn và tương đương với Kỹ sư khoa học kỹ thuật. Tướng Thi đã phải tham gia nhiều cuộc họp với Hội đồng liên viện Đại học Sài gòn, Huế và Cần thơ để trình bày chương trình học về văn hóa của trường theo hệ thống tín chỉ (credit system). Người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong việc công nhận văn bằng tương đương nầy cho sinh viên trường VBQGVN là Giáo sư Lê Thanh Minh Châu, Viện Trưởng Đại học Huế.

Kết quả là văn bằng tốt nghiệp của các sinh viên trường VBQGVN (hệ 4 năm) kể từ khóa 22B đã được Bộ Giáo Dục công nhận là tương đương với văn bằng cử nhân và kỹ sư của các đại học quốc gia thuộc lĩnh vực nhân văn và kỹ thuật. Sinh viên Võ Bị QGVN khi tốt nghiệp đựơc công luận trong xã hội đánh giá là văn võ toàn tài.

Để đáp ứng những điều kiện quy định của Bộ Giáo Dục, Trường Võ Bị QGVN (Đà lạt) đề nghị lên Bộ Quốc Phòng ra thông cáo tuyển dụng các giáo sư dân chính bổ sung vào thành phần giảng huấn đoàn thường trực (permanent teaching staff) cho sinh viên năm thứ tư thuộc khóa 22B khai giảng mùa văn hóa kể từ tháng 12 năm 1968.


UserPostedImage

14 Dec 1969, Nha Trang, South Vietnam --- Nha Trang, South Vietnam:Cadets march with colors on graduation day at South Vietnam's Military academy in Dalat. Modeled along the lines of West Point, 92 cadets received their commissions. They were the first group to complete the four year course instituted by a decree from then Prime Minister Nguyen Cao Ky in 1966. --- Image by © Bettmann/CORBIS


Khối Quân Quốc Kỳ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam


Lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Lịch Sử của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của một thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và của giòng Quân Sử Việt nói riêng. Vào năm 1945, khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vỡ toàn diện của phe Trục, người dân Việt Nam vẫn chịu âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình. Công cuộc tranh đấu này đã đem lại một thành quả đầu tiên qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long vào năm 1948, mà theo đó, người Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Cùng trong năm ấy một Quân Đội Quốc Gia được thành hình nhưng vẫn nằm trong sự chi phối của người Pháp. Vừa tranh đấu với ngoại bang vừa chống trả lại những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế mà đại điện là Hồ Chí Minh, chính phủ lúc bấy giờ đã cho thành lập một Trường Sĩ Quan Hiện Dịch nhằm đào tạo các cán bộ nồng cốt cho Quân Đội. Trường Sĩ Quan Huế là trường Sĩ Quan đầu tiên của Việt Nam được xây cất tại Đập Đá bên cạnh giòng sông Hương. Sau hai năm, trường Sĩ Quan Hiện Dịch Huế được di chuyển về Đà Lạt vì nơi đây có đầy đủ các điều kiện về khí hậu và huấn luyện để rèn luyện các SĩQuan thích đáng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu. Trường được cải tổ toàn diện và được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.

Năm 1955, Thủ Tướng Ngơ Đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng Quốc Gia và khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hịa. Quân Đội Quốc Gia với toàn vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Trường Võ Bị Liên Quân cũng nằm trong khuôn khổ cải tổ đó và một lần nữa được cải danh thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, do sắc luật năm 1960 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở huấn luyện khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách hồ Than Thở không xa. Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạo Sĩ Quan của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm đào tạo các cán bộ Hải-Lục-Không Quân ưu tú cho Quân Đội, có khả năng chỉ huy, ổn định bờ cõi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời bình.

Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng.

Để trao dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.

Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa Sỵ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần " Tự Thắng Để Chỉ Huy " và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm " là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên Sỵ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

Sau năm 1975, dầu là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đi vào Quân Sử, nhưng truyền thống Bất Khuất và Hào Hùng chưa lịm tắt được trong tâm tư của những Sĩ Quan xuất thân từ Ngôi Trường lịch sử này.

http://tvbqgvn.org/mywebsite/new/LSTVB.html

Tóm Lược Tiểu sử
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

. Thành lập tại Huế năm 1948, với danh xưng Trường Sĩ Quan Việt Nam, nhiệm vụ đào tạo các Sĩ quan Trung đội trưởng.

. Năm 1950 trường di chuyển về Ðà Lạt và đổi danh xưng thành Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt.

. Nghị định 317/QP/TT ngày 29/7/1959 của Bộ Quốc Phòng cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, với quy chế của một trường Ðại học bậc Cao đẳng chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo và cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các Sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc đại học. Thời gian thụ huấn kéo dài 4 năm.

. Năm 1975 trường di chuyển về Long thành Biên Hòa.

. Sắc lệnh 221/DQT/HC ngày 8/2/1953 và Sắc lệnh 2018/QP/ND tuyên dương công trạng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trước Quân đội và ân thưởng Anh dũng bội tinh với nghành dương liễu.

. Nghị định 71/QP/CA ngày 21/11/1963 cho Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được mang giây biểu chương mầu Anh Dũng Bội Tinh.



000000000000000000000000

Lôi Hổ


 

Đọc thêm về Lôi Hổ, Biệt Kích và Nhảy Toán, Bốc Toán
mà Việt cộng gọi đám lính đánh đặc công của chúng là quân chủng Biệt Kích
Nhớ Về Trường Sơn

HTTPS://VUONLENMAI.BLOGSPOT.COM/2019/06/HTTPSI682.HTML

 

000000000000000000000000000







https://youtu.be/d-ZTB9J2zt0



"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...