Monday, February 10, 2020

Bằng Mọi Cách Trung Cộng phải Giết Hết Dân Việt Nam



Bằng Mọi Cách Trung Cộng phải Giết Hết Dân Việt Nam


Không Khí Ô Nhiễm ở Việt Nam đến Mức Quốc Tế BÁO ĐỘNG rồi.
https://youtu.be/KOOuz_F6jQ4


Một sự trả thù lên Thiên Chúa Giáo và những người Thương Phế Binh VNCH Việt cộng Cướp vườn rau Lộc Hưng!
https://youtu.be/SKsdoXfLtYE





1
19/01/2019
Phần 1: Tài Liệu Của Tàu Khựa nói về Trận Hải Chiến Hoàng Sa
https://youtu.be/_U2IIbbzg_U


2
19/1/2019
Phần 2: Tài Liệu của CIA Hòa Kỳ nói gì về trận Hải Chiến Hoàng Sa
https://youtu.be/bk7y0Zf_8l0


3
19/1/2019
Phần 3: Tài liệu và Chứng Nhân trong trận Hải Chiến Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/mAG_JAyAH_w


0_zpsndlifrmk

BÀI HÁT CHỐNG XÂM LĂNG

* Nhạc & lời: Nguyệt Ánh
(viết ngày 23 tháng 6 năm 2011 để yểm trợ các cuộc xuống đường của đồng bào trong và ngoài nước)
* Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuấn Minh, Bích Châu.

Lời 1:

Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại trong dân gian
Từ Trưng Vương đánh Tô Định quân Hán tiêu tan
Cờ phất giữa Mê Linh, truyền nữ tướng Lê Chân
Cùng toàn quân, cùng toàn dân đánh tan giặc Tàu.
Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại cho dân Nam
Bạch Đằng Giang, những chiến thuyền phơi xác ngổn ngang
Cùng với Hưng Đạo Vương, thề quyết giữ giang sơn
Thề quyết đánh quân Nguyên, Thoát Hoan chạy dài.

Điệp khúc:

Quyết chống xâm lăng (quyết chống xâm lăng)
Đánh tan giặc Tàu (đánh tan giặc Tàu)
Quyết chống ngoại xâm (quyết chống ngoại xâm)
Quét tan nội thù (quét tan nội thù)
Quyết chiến xông lên (quyết chiến xông lên)
Đánh tan giặc Tàu (đánh tan giặc Tàu)
Quyết chiến vùng lên (quyết chiến vùng lên)
Quét tan nội thù (quét tan nội thù).

Lời 2:

Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại trong dân gian
Bình Định Vương đã kiên cường đại thắng quân Minh
Hùng khí đất Lam Sơn, hào khí ngất phương Nam
Bừng bừng sôi, bùng bùng cao, đánh tan giặc Tàu.
Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại cho dân Nam
Ầm ầm vang bước chân đoàn quân Bắc Bình Vương
Chờ tiến vô Thăng Long, toàn nước mới vui xuân
Giục giã trống Tây Sơn, Mãn Thanh đường cùng.

Lời 3:

Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại trong dân gian
Trận Hoàng Sa, Hải quân Việt anh dũng hy sinh
Tử chiến chống xâm lăng, tử chiến giữ quê hương
Người Việt Nam, giòng Việt Nam sáng danh quật cường.
Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại cho dân Nam
Người thanh niên trước pháp trường hô lớn “Việt Nam muôn năm!”
Một tiếng súng kêu vang, một tiếng nấc khô khan
Dù chết vẫn hiên ngang, quyết không đầu hàng.

Lời 4:

Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại trong dân gian
Giặc ngoại bang biết bao lần xâm lấn Nam Quan
Toàn nước chống xâm lăng, toàn nước giữ giang san
Còn Việt Cộng mang Ải Nam Quan bán cho Cộng Tàu.
Bài hát chống xâm lăng đã lưu truyền lại cho dân Nam
Từ muôn phương quyết xuống đường, tổ quốc lâm nguy.
Đảng đã bán Nam Quan, nhà nước bán Tây Nguyên
Người muốn cứu giang san phải quét tan bạo quyền.

https://phonhonews.com/bai-hat-chong-xam-lang-nguyet-anh-viet-dzung-tuan-minh-bich-chau/



^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Vào tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính Trị Bộ Chỉ Huy Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Cộng, ông Mao Trạch Đông tuyên bố:

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai Á, Tân Gia Ba… Một vùng như Đông Nam Á rất giầu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.
Và những người cộng sản Việt Nam giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này.
Mao Zedong


^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Bài Hát Chống Xâm Lăng
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/ka_XPYYOYcs


Sáng Danh Lạc Hồng
(Nguyệt Ánh, Việt Dzũng)
https://youtu.be/rDWK7b18Pvg

 


Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị Chu lấy đất

Phân tích và suy xét, sẽ thấy rằng -- Shang 商 vẫn tồn tại, và Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị Chu lấy đất đó là một phần của Shang, như vậy có nghĩa là nước Shang bị đổi tên và tách ra, và Chu sợ rằng Shang còn tồn tại sẽ đòi đất, và cũng sợ dân chúng của Shang đã mất sẽ phục quốc, cho nên phải thêu dệt tội ác cho vua tên "Trụ 受" còn gọi là Đế Tân - 帝辛... trở thành một ông vua dâm ô ác độc, và kết quả là... cứ lâu lâu thêm một thời gian thì "Trụ" vương lại có thêm một hình thức dâm ô ác độc để dân gian kể cho nhau nghe chơi... và rồi lâu dần thì đủ để thành một truyện "Phong Thần" rất hấp dẫn trong dân gian...

Đó là cách diễn giải lịch sử độc quyền của Chu để gạt hẳn văn hóa có sẵn của Văn-Lang hay Shang 商 qua một bên.

..............................................

Nước Shang 商 bị tách rời ra, và rồi bị đổi tên khác -- là (Sở 楚).

Shang bị gọi là Sở! Còn một phần Shang khác đã bị nhà Chu lấy đất, một sự cướp nước một cách 'nhẹ nhàng', 'kín đáo' chính vì nhà Chu lấy đất của Shang, sợ một phần của Shang còn tồn tại sẽ đòi đất, sẽ phục quốc, nên nhà Chu phải thêu dệt tội ác cho vua tên "Trụ 受", khiến người dân oán ghét và khinh bỉ.
Sách sử ngày nay cho rằng Sở 楚 là một nước nào đó chư hầu của nhà Chu như bao nhiêu nước chư hầu khác, nhưng nước Sở chính là Shang / nhà Thang, nhà Thương/商 bị Chu cướp đất. Sở không phải chư hầu của nhà chu mà là Nước Shang 商 bị Chu tách rời ra và bị đổi tên khác.


 

.......................

 

Tại sao nước ta có tên là Việt Nam

 


Tại sao nước ta có tên là Việt Nam

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, vua Gia Long cũng muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây đó, do đó vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, vì dưới thời nhà Thanh lúc đó Quảng Đông và Quảng Tây có cái tên là Đông Việt và Tây Việt. Vì vậy, vua Gia Long đặt tên là Nam Việt là để tạo căn bản có cơ sở để đòi lại hai miếng đất này.

Ngày hôm nay nước chúng ta có cái tên là "Việt Nam" cũng bắt nguồn từ cái khát vọng lấy lại từ hai miếng đất này.

 

.......................................

 

Chu/Sở 楚 LÀ VIỆT 越... và là Văn-Lang



- Sở có phải là Việt Không?


Phải! Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rõ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2 (phân nửa), ngày nay tiếng Quan-Thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ ngữ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân-Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ ngữ cũng giống như tiếng Việt-Nam.

Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và là một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà.

Văn Hóa Sở có thời xưng là Shang 商 - Thương, Ân Thương 殷商 Âu-Nhân 甌 人 (Âu-Nhân chỉ là phiên âm, Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚.

Sở là một quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi. "Sử Ký" chép rằng: Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương Nhà CHU.

- Sở còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, Nước Sở, Người Sở, do cách phiên âm khác nhau của chữ "Sở" thành ra nhiều chữ sở.
Phiên âm là một hình thức dùng chữ đã có rồi để diễn đạt chữ chưa có của tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân-Việt / Triều-châu còn chưa có chữ viết.

Sở còn gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và một số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.

- Còn gọi là Si-Vưu, là Triều-Ca, Thương Ngô, Cứ Âu.

- Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt.

- Còn gọi là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội.

- Còn gọi là Việt-Khu.

- Phạm vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc:

Các tỉnh
湖南 Hồ Nam、
湖北 Hồ Bắc、
重庆 Trùng Khánh、
河南 Hà Nam、
安徽 An Huy、
江苏 Giang Tô、
江西 Giang Tây v. v...
và các bộ tộc "Cửu-Lê 九黎". v. v...

         ***Giải mã bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***

- Sở 楚: Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm hai cây (Chữ Lâm 林 phía trên gồm hai chữ mộc 木) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây 疋 = Sơ (chữ Sơ 疋 bộ tẩu) phát âm theo:
- Tiếng Quan Thoại (Mandarin) là Chsùa,
- Tiếng Mân-Việt là chsó,
- Tiếng Việt-Quảng-Châu,
- Phiên Ngung là chsỏ;
đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở" theo chiếc tự của Sơ-Lâm, nhưng cũng lại có một cách đọc phát âm là: "Trầu", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều...

Chữ Si-Vưu chính là phiên âm của chữ Trầu: Si-Vưu = 蚩尤, bởi vì Si-Vưu vô nghĩa, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chữ Trầu mới là "có nghĩa" và "đúng nghĩa" với chữ tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu" hoặc "Sừu" thì lại vô nghĩa, nhưng dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia-ầu-Chsầu, tức là thật ra là "Trầu" (Đọc theo tiếng Việt chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu") và đã có một âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chữ 楚 đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bởi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây cau là đúng nhất cho chữ Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.

- Vậy Si-Vưu theo cổ Việt (Nhã ngữ) – là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.

=> chsầu=Trầu; Si-Vưu = 蚩尤 = Trầu.

Tương tợ Chsầu, chsỏ, chsó, chsùa, tsù... viết là:

... Sở là Việt, mà lại dính líu với chữ "Trầu"?

Đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là một đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.

(Ngoài ra: Người Mèo tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là "txiv -yawg"... đọc nhanh cũng đúng là một dạng của âm chữ TRẦU...

Đây là một đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết. Nghĩa là ngày xưa Sở hay Việt - Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách–Việt".

*********************************

Sở còn gọi là Kinh, người kinh Vua sở là Vua Hùng. Chính Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương Nhà CHU.

Đọc Sự tích trầu câu: Ngày xưa có hai anh em sinh đôi giống nhau như đúc: Có phải nhà Thương bị tách đôi, bị gọi là Sở và phần kia là Chu?
Nguyên một câu chuyện như mang một thông điệp gì đó, của tiền nhân nhắn gởi con cháu sau này.

............................................................

Sự Tích Trầu Cau

Ngày xưa Thời vua Hùng Vương đời thứ Tư, có Tân và Lang là hai anh em ruột, dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ "Cao".

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai không rời nhau nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh.Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân không quan tâm em như trước nữa. Lang nghĩ anh "mê vợ quên ta" trong lòng chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy,lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.

Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi:

– "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?".

Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên:

– "Trời ơi! Máu!".

Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

– Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.

 

Nhà Thương/Thang
1766 TCN–1122
https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/02/1766-tcn1122-tcn-nha-thuong-vao-khoang.html


No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...