Wednesday, February 5, 2020

Chiến Sĩ Áo-Đen

 

Chiến Sĩ Áo-Đen


Chiến Sĩ Áo-Đen Phần 1
Nhân Dân Tự Vệ VNCH - Nghĩa Quân - Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn

 

 

2

 



Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Hành Khúc


Nhạc: Cục chính huấn


Vì đất nước ta quên mình,
Vì nhân dân ta hy sinh,
Cùng nhau tay nắm tay lên đường.

Mau quay về nông lâm,
Vui ra đi trong niềm tin mới,
Xây quê hương dù bằng xương máu,
Quyết chiến đấu!

Bao mến yêu non sông kiêu hùng,
Ta chống quân xâm lăng hồn quật cường,
Cùng tài trai bốn phương.

Cùng về đây, hãy quên mình,
Nào cùng đi, anh em ơi!
Cùng đi ta phá tan đau buồn...

Nông dân đang mong chờ tay ta,
Đem sức trai bảo vệ sông núi,
Cho nhân dân tràn niềm vui sống,
Non nước tin yêu.

Non nước ta mai đây hòa bình,
Dân nước ta mai đây yên bình,
Đưa Việt Nam vinh quang.



 photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png

 

 

 


Những người chiến sĩ áo đen trong trận đánh An Lộc - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

 

Video clip of Republic of Vietnam People's Self Defense Force female personnel receiving firearms training, August 10, 1968, Associated Press.

Nữ Nhân Dân Tự Vệ VNCH trong buổi huấn luyện

 

 

 

Khóa Huấn Luyện Điều Chỉnh Tác Xạ của Nhân Dân Tự Vệ Tây Ninh ngày 12/1/1974

 

 

Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn họp mặt, Vũng Tàu 1969  photo 25640606204_3c54da055c_o_zpsgfrsyrgf.jpg

 

Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn


Từ Quốc Sách Ấp Chiến Lược đến Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn

 

Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như 'trận địa chiến' hay 'vận động chiến' v. v...

Nắm vững được sách lược của địch. Mùa Xuân năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.

Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc điều hành Ấp do một Ban Trị Sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng Vệ Dân Sự phối hợp với các đơn vị Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.

Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!

Đầu năm 1965, nhận thấy sai lầm tai hại của quyết định hủy bỏ Quốc Sách Ấp Chiến Lược, trước hiện trạng nông thôn hoàn toàn bị bỏ ngõ, tạo điều kiện thuận lợi cho du kích quân cộng sản hoạt động và phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ Phan Huy Quát đã thành lập chương trình Ấp Tân Sinh đồng thời tạo một đội ngũ Cán Bộ để thực thi chương trình này. Tiếc thay lúc này tình hình an ninh tại các Ấp đã trở nên tồi tệ, việc phối trí Cán Bộ Ấp Tân Sinh đến các Ấp đã gặp khó khăn, trở ngại đủ điều. Anh chị em phải hoạt động trong điều kiện không được bảo đảm an ninh, thiếu sự hợp tác cần thiết của chính quyền địa phương cũng như các đơn vị cơ quan bạn. Rất nhiều Ấp chỉ có một Cán Bộ lẻ loi trước một khối công việc nặng nề, không kham nổi. Tóm lại với tình trạng vừa nêu trên, chương trình Ấp Tân Sinh không hiệu quả cũng là điều dễ hiểu.

Trước tình hình khẩn trương của đất nước nói chung và của nông thôn miền Nam Việt Nam nói riêng. Mùa Xuân năm 1966, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Nội Các Chiến Tranh quyết định thiết lập Chương Trình XÂY DỰNG NÔNG THÔN, người trực tiếp phụ trách thực hiện Chương Trình này tại trung ương là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng, Tổng Ủy Viên Xây Dựng kiêm Tổng Thư ký Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương.

Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn có nội dung gồm: bốn Tư Tưởng Chỉ Đạo, năm Kỷ Thuật Phát Triển, 11 Mục Tiêu và 98 Công Tác (năm 1968 rút gọn còn 36 Công Tác), được thực hiện qua 12 giai đoạn, còn gọi là 12 bước Công tác. Trọng tâm của Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn là xây dựng thành công các ẤP ĐỜI MỚI để biến Đời Cũ Tối Tâm thành Đời Mới Sáng Sủa cho nông thôn trong tinh thần tự túc, tự cường và tự vệ, thời gian cần thiết để xây dựng trở thành một ẤP ĐỜI MỚI là sáu tháng. Thời điểm bây giờ trên toàn lãnh thổ VNCH có trên 12 ngàn Ấp và được phân loại thành năm hạng từ A đến E, trên toàn quốc có khoảng 700 Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn 59 người. Do đó, công việc phối trí các Đoàn 59 CB/XDNT được thực hiện như sau:

*Ưu tiên 1: các Ấp loại E, D
*Ưu tiên 2: các Ấp loại C, B
*Ưu tiên 3: các Ấp loại A.

Trong 11 mục tiêu xây dựng ẤP ĐỜI MỚI thì Mục tiệu 1: Tận diệt cộng sản nằm vùng và Mục tiêu 4: Đoàn ngũ hóa nhân dân, mà then chốt là thành lập Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ, được xem là hai mục tiêu quan trọng hàng đầu. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã áp dụng Mục Tiêu 4 này làm căn bản cho chương trình Nhân Dân Tự Vệ.

Bên cạnh các Hội Đồng XDNT Tỉnh, Quận mà các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng làm Chủ Tịch là các Tỉnh Đoàn, Liên Đoàn CB/XDNT (từ 1971 đổi thành Quận Đoàn). Là thành phần nồng cốt để thực hiện Chương Trình XDNT nên người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được huấn luyện và đào tạo tương đối tốt để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ... Ngoại trừ số Cán Bộ cải tuyển từ các ngành mà môi trường hoạt động là địa bàn nông thôn, tất cả Cán Bộ tân tuyển điều phải trải qua bốn tuần thử thách tại một trong số những Đoàn Cán Bộ thuộc Tỉnh, sau đó đến Vũng Tàu để thụ huấn khóa sơ cấp tại Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT Trung Ương trong ba tháng, trong đó sáu tuần đầu được huấn luyện về căn bản quân sự, sáu tuần cuối được học tập về chính trị, trong 12 tuần thụ huấn này là những bài học về chuyên môn.

Sau khi tốt nghiệp và trở về đơn vị Tỉnh, các tân Cán Bộ phải dự một tuần huấn luyện bổ túc, thường được tổ chức tại trung tâm tu nghiệp công chức Tỉnh, do đại diện các Ty, Sở, Phòng có liên quan đến Chương Trình XDNT hướng dẫn trước khi được điều động đến công tác tại các Đoàn CB/XDNT trong Tỉnh.

Chương Trình XDNT là một đối sách lợi hại đã làm cho bọn đầu sỏ cộng sản ở Hà Nội và bọn tay sai của chúng ở miền Nam (MTGPMN) phải rúng động và căm hận tột cùng. Đầu năm 1967, Trung ương cục miền Nam (Cục R) đã ra một nghị quyết trong đó chỉ thị các đội võ trang công tác chính trị (du kích quân), các đơn vị cơ động Tỉnh và các đơn vị chủ lực Miền hãy tập trung nổ lực Tìm Diệt các “Đoàn Bình Định ác ôn” đồng thời chúng đề ra khẩu hiệu: “Diệt một tên Bình Định ác ôn bằng tiêu diệt ba tên giặc Mỹ xâm lược”.

Mặc dù tồn tại một số hạn chế và thiếu sót không tránh được. Tuy nhiên nhìn tổng thể từ nhiều góc cạnh, điển hình nhất là bộ mặt nông thôn VNCH vào đầu năm 1975 so sánh với đầu năm 1966 đã hoàn toàn thay đổi, trong đó sự thay đổi rõ nét nhất là về lãnh vực an ninh và lãnh vực phát triển. Do đó, có thể kết luận Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn tương đối thành công, đồng thời người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng cảm thấy hãnh diện vì đã đóng góp công lao cùng xương máu cho sự nghiệp thiêng liêng của toàn dân, toàn quân ta là chiến đấu bảo vệ tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ miền Nam thân yêu trong nhiều năm dài miệt mài, gian lao nhưng đầy nghĩa khí.

Trần An Phương Nam
Gia Đình CB/XDNT Bắc Cali



 

 



Nông Thôn Quật Khởi


Đã bao năm nông thôn ta đau khổ vô cùng,
Đã bao năm mang trên vai hai kẻ thù chung.
Bọn cường hào ác bá,
Nó dùng bạo quyền áp bức,
Làm người dân lầm than sống trong âm thầm.

Bọn cộng sản nằm vùng,
Nó khủng bố người dân lành,
Làm thôn làng kinh hoàng,
dân làng đời sống gian nan.

Quyết không dung quân gian tham quân giặc vô thần!
Quyết nung sôi trong tim gan uất hận thù chung!

Nào vùng lên!
Nào vùng lên!
Ta quyết tâm xây dựng nông thôn.

Nào vùng lên!
Nào vùng lên!
Dân với anh cán bộ lên đường.

Cùng tận diệt lũ giặc hại dân,
Cùng rào làng xây ấp dựng thôn,
Cùng tạo lập nên đời sống mới vẻ vang.

Nào vùng lên!
Nào vùng lên!
Ta quyết tâm xây dựng nông thôn.

Nào vùng lên!
Nào vùng lên!
Ta bước trên tiến bộ huy hoàng.

Ruộng đồng vàng cho gạo đầy sân,
Trường học làng vui đám trẻ con,
Ngày hòa bình tin rằng sẽ hết lầm than.

Cán bộ với dân tuy hai là một,
Cán bộ với dân trong một thành hai.
Dân tin yêu mến thương cán bộ,
Vui bên nhau góp phần tranh đấu,
Cùng đắp xây Việt Nam.


 photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png

*

 

 



Ban Chính Huấn

 



Nhân Dân Tự Vệ Hành Khúc

Từng khu phố đứng lên!
Từng thôn ấp vùng lên!
Canh gác đêm ngày,
Đừng cho phiến cộng về đây.

Từ cháu nhỏ còn xanh màu mắt,
Đến mẹ quê mái tóc bạc phơ,
Góp công hăng say giữ yên quê nhà,

Từ những nàng mùa xuân vừa chớm, Đến cậu trai nhựa sống trào dâng,
Quyết tâm người người chống lũ xâm lăng!

Nhân Dân Tự Vệ vang lên lời thề:
- Không để quân thù tàn phá quê nhà ta...


 photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png




 photo chin s aacuteo en_zps7bcmenmh.jpg
Nhân Dân Tự Vệ với kiểu nón Django


 photo My tho 1968 - 3 cowboy Vietnam_zpsccxdqhmt.jpg
Nhân Dân Tự Vệ tại Mỹ Tho năm 1968


 





||| Người Lính Không Số Quân




Tiếng điện thoại reo lúc 10 giờ tối. Tôi đang lim dim, chợt bừng tỉnh ngồi dậy bắt điện thoại:

— A-lô, xin lỗi ai đầu dây?

Tiếng người bên kia đầu dây:

— Dạ, em đây! Anh còn nhớ em không?

Tôi ngập ngừng vì chưa nhận ra người gọi:

— Em là ai mà gọi anh giờ này?

Tiếng cười lanh lãnh bên kia đầu dây:

— Dạ, em là Bình đây, Bình “Nhân Dân Tự Vệ” ở ấp Phú Cường đó. Anh nhớ chưa?

Tôi ồ lên một tiếng vì hình ảnh cậu “Nhân Dân Tự Vệ” tên Bình ngày xưa hiện rõ mồn một trước mặt. Không giấu vẻ ngạc nhiên, tôi hỏi:

— Ủa Bình! Em đang ở đâu mà sao biết số điện thoại anh?

Trong câu chuyện trao đổi với Bình, cậu NDTV gợi lại trong tôi bao kỷ niệm u hoài ray rức mà cho đến bây giờ, sau bao thăng trầm vẫn còn dằn vặt.

Lúc ấy, cậu bé Bình mới độ tuổi 15 nhưng có vóc dáng to cao như một chàng thanh niên cường tráng. Tình hình chiến sự leo thang, cấp độ phòng thủ an ninh xã ấp rất là nghiêm ngặt. Bọn du kích Việt cộng đột nhập về thôn xóm thường xuyên. Cậu bé Bình đã thân lên tận Quận xin được vào gặp tôi. Lý do là cậu ta xin tình nguyện nhận khẩu Trung Liên BAR, vũ khí liên thanh cả trung Đội NDTV chỉ có một khẩu. Tôi ngập ngừng suy nghĩ vì Bình chưa đủ tuổi để được cấp phát loại vũ khí này. Với vai trò Chỉ Huy Trưởng NDTV, tôi giải thích với Bình loại vũ khí này có tầm sát hại nhanh, tôi ngại là em xử dụng không cẩn trọng có thể đưa đến cái chết cho rất nhiều dân thường.

Đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt

Bình vừa khóc vừa kể lể về cái chết bi thương của cha cậu là một Xã Trưởng bị Việt cộng sát hại. Tiếng khóc của Bình khiến tôi não lòng xao xuyến, bồi hồi nhớ lại một kỷ niệm đau lòng mà trong đó tôi là người có dự phần trách nhiệm.

Ông Xã Trưởng Hòa cha của Bình là một cán bộ xã ấp ưu tú, có thành tích xuất sắc ngăn chận du kích Việt đột nhập vào đốt phá sập trụ sở xã ấp. Tình hình an ninh ở xã của ông đặt trong tình trạng báo động đỏ. Trước ông, đã có hai ông xã trưởng và một ấp trưởng bị Việt cộng sát hại thế nên ngoài ông ra không có cán bộ nào dám nhận lãnh vai trò xã trưởng. Là một xã trưởng có tinh thần chống Cộng cao độ, ông Hòa có sáng kiến “Dĩ độc trị độc”. Cứ đêm đến, ông cho tập trung những thân nhân của bọn Việt cộng thoát ly vào ngủ trong trụ sở xã ấp rồi rào lại bên ngoài. Kể từ đó, bọn du kích Việt cộng không dám mò về đặt chất nổ giựt sập trụ sở xã ấp nữa. Những lần “mũi công tác Việt cộng cơ sở” mò về xóm đều bị toán NDTV do ông chỉ huy chặn đánh phải rút lui bỏ lại vài ba xác chết. Chịu nhiều thiệt hại và không hoạt động được, Việt cộng đã rãi truyền đơn lên “Án Tử Hình” ông xã trưởng Hòa.


Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Trước đe dọa cho an nguy bản thân, ông Xã Hòa đã lên Quận gặp tôi xin phép được cho nghĩ việc. Là một cấp chỉ huy, tôi bị đặt trong tình thế khó xử. Làm thế nào có thể lấy một quyết định đúng giữa một bên là trách nhiệm giữ gìn an ninh xã ấp một bên là sự an nguy của một cấp thừa hành mà tôi rất trân trọng kính mến? Tôi phân vân không biết lấy quyết định nào. kiểm điểm lại những năm tháng học ở nhà trường, không có môn học nào dạy tôi phải lấy một quyết định khó khăn đến thế. Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Thấy tôi suy tư do dự, ông Xã Trưởng Hòa tiếp một đòn tâm lý:

— “Ông P. thương giùm hoàn cảnh của tôi với chín đứa con nhỏ. Nhỡ tôi có bề gì thì tội nghiệp cho bầy con nhỏ dại...”

Vốn là người giàu tình cảm dễ cảm xúc, tôi lại càng nao núng. Cuối cùng tôi kỳ hẹn với ông ta là trong vòng ba ngày, tôi sẽ cho ông biết quyết định sau khi tôi tham khảo với ông Trung Tá Quận Trưởng. Hiện thời tôi yêu cầu ông ráng nhận trách nhiệm thêm ba ngày nữa.

Ông Xã Hòa bắt tay tôi cám ơn và quay lưng bước ra khỏi văn phòng Quận. Nhìn từ phía sau lưng, dáng đi của Ông Xã Hòa, tôi chợt bị ám ảnh của khoa Tướng Mệnh Học mà từ nhỏ đã được đọc trong tủ sách của ông chú. Ông Xã Hòa vóc người mập mạp chắc nịch rắn rõi nhưng nếu nhìn từ phía sau lưng ta có cảm tưởng cái đầu ông gắn lên giữa đôi vai mà không có cổ. Đây là điểm kỵ khắc tướng trong Khoa Tướng Mệnh có thể đưa đến cái chết bất đắc kỳ tử. Ý nghĩ này khiến tôi đâm ra lo ngại cho sự an nguy của ông ta.

Hai ngày sau, tin ông Xã Hòa tử nạn trong đêm Việt cộng tấn công vào xã sau khi đã dũng cảm chỉ huy anh em NDTV chống cự. Ông đã bị một quả mìn Claymore Việt cộng gài nổ ngay cổng trụ sở với cái chết không toàn thây. Tôi và ông Quận Trưởng hôm sau đến tận nhà đang khâm liệm viếng tang. Vừa bước vào với một nhà khăn tang trắng, tiếng khóc của vợ con ông Xã Hòa não nề, lòng tôi như chết lặng. Tay run run đặt lên quyển Thánh Kinh trước quan tài người quá cố, nước mắt tôi tuôn rơi không thể nói được một lời nào phân ưu với gia đình. Oan nghiệt thay! Quyết định của tôi đã đưa tới cái chết đau thương không những của một chiến hữu đáng kính mà còn gây đau khổ cho cả một gia đình với bầy con chín đứa nheo nhóc! Tôi tự trách mình đã làm một quyết định sai lầm đưa đến cái chết oan nghiệt của một người cộng sự mà tôi mến thương nhất. Nỗi niềm ân hận này cứ dày vò dằn vặt đeo đuổi theo tôi cho mãi cho tới tận bây giờ...

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao? Tôi lại phải chọn một quyết định khó khăn nữa trong vai trò chỉ huy và không biết chắc rằng quyết định lần này đúng hay sai. Với khẩu trung liên BAR trong tay, đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt, xông xáo bắn rát khiến bọn chúng phải rút lui để lại một hai xác chết. Với thành tích của Bình, tôi và ông Quận xuống tận nơi gắn huy chương cho cậu NDTV dũng cảm gan dạ.

Với thành tích “diệt Cộng” vang dội, cậu NDTV 15 tuổi phải gánh những năm tháng lao tù cải tạo, chịu đựng những gian khổ đời tù kéo dài nhiều năm cũng như các sĩ quan chỉ huy chúng tôi. Dù được phân phối ở khác đội trong nhà tù nhưng Bình luôn tìm dịp ghé qua chào tôi. Có lúc tôi bị cơn sốt rét hoành hành, trông tiều tụy xanh xao, Bình đã đến ôm tôi vỗ nhẹ vai, ghé tai nói nhỏ khích lệ:

— “Ông P. ráng cố gắng lên... mình không sao đâu.”

Bị giam giữ trên vùng mật khu âm u chướng khí, hằng ngày phải chứng kiến rất nhiều anh em bạn tù lần lượt ngã gục vì sốt rét cấp tính. Tôi bệnh ngất ngư chỉ nằm thoi thóp vì không thuốc men chữa trị. Lúc bấy giờ, Việt cộng đã tiến chiếm thủ đô Sài Gòn nên chúng tôi được lệnh di chuyển xuống đồng bằng. Chúng ra lệnh cho nhiều anh em bệnh nhân đang nằm la liệt là tất cả mọi người phải tự đứng lên dời trại, không đi nỗi cũng phải ráng đi. Ai không đi được sẽ bị bỏ lại nơi rừng thẳm làm mồi cho thú dữ.

Trong lúc mọi người sửa soạn hành trang khăn gói lên đường, cậu NDTV Bình lại đến ghé tai tôi nói nhỏ:

— Ông P. ráng đứng lên cố gắng đi, em sẽ dìu ông xuống núi.

Tôi thều thào nói với Bình:

— Anh chắc không đi nỗi đâu em. Thôi, em cứ đi theo mọi người đi, đừng bận tâm đến anh.

— "Không không", Bình nói, "Dù thế nào em cũng phải dìu ông đi."

Thế là Bình xốc tôi đứng dậy, một vai mang ba lô một tay choàng qua vai dìu tôi từng bước. Đường núi đá gập ghềnh gai nhọn, hai chúng tôi không theo kịp đoàn người phía trước, có lúc tưởng như lạc giữa rừng già. Trời nắng chát, áo Bình ướt đẫm mồ hôi nhưng tội nghiệp Bình mệt thở dốc mà vẫn cố dìu tôi khập khễnh nặng nhọc xuống núi, miệng khuyến khích:

— “Ông P. ráng lên!”

Cuối cùng hai chúng tôi ra khỏi đường núi xuống đồng bằng mới biết là đoàn người đã đến hạ trại từ lâu. Lần này, nhờ có Bình mà tôi thoát chết không bị bỏ lại giữa rừng già...

Cú điện thoại đột ngột của Bình đưa tôi về quá khứ cách đây gần bốn mươi năm. Tôi nhớ lại như in khuôn mặt của cha con ông Xã Trưởng Hòa đã để lại trong tôi dấu ấn không quên. Tôi đã mang món nợ xương máu với gia đình, vợ con ông Xã Trưởng vì quyết định của mình. Đúng hay sai tôi chưa biết nhưng dù sao tôi đã có can dự vào cái chết thê thảm của “một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia”. Nỗi ám ảnh về cái chết của ông luôn trở về dằn vặt đeo đuổi theo tôi bao năm tháng khó quên!

Riêng với Bình, người em NDTV. Tôi đã nợ em nhiều lắm. Lực lượng NDTV không được hưởng bỗng lộc gì của chính thể Cộng Hòa, không số quân, không cấp số. Chỉ với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, em và lực lượng NDTV đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm. Phải gọi lực lượng NDTV như em là “người chiến sĩ không có số quân.”

Một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia

Để rửa mối thù Việt cộng giết cha mà em đã dũng cảm chiến đấu, nơi nào có tiếng súng nổ là em ôm súng Trung Liên BAR lao vào trận chiến. Em đã lập được chiến công. Em không được sự tưởng thưởng nào của chính phủ Cộng Hòa ngoài tấm huy chương và 5,000 đồng bạc mà tôi và ông Quận Trưởng đã móc tiền túi tưởng thưởng cho em.

Lúc tàn cuộc chiến, em lại gánh món “NỢ TÙ” thời hạn ngang với hàng sĩ quan cấp Đại Úy. Lúc vinh thì em không được hưởng cấp bực bỗng lộc gì của chính quyền nhưng khi hoạn nạn sa cơ thì em lại trải qua những đày đọa trả thù đắng cay của kiếp tù như bao chiến sĩ khác. Em đã tận lòng trung dũng với nước non và là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất.

 photo Nhacircn Dacircn T V H Nai Long Khaacutenh_zpsehjkcjnt.jpg

Cuối cùng rồi trời không phụ người. Theo lời em kể lại, em được ra khỏi tù sau sáu năm bị trù dập trong trại cải tạo. Thời hạn sáu năm tù của em là cấp bậc để em được đi theo diện H.O. và đã định cư ở một tiểu bang miền Nam. Em đã có vợ và hai con đều đang học trung học. Bình và vợ đều có công ăn việc làm ổn định.

Tôi rất mừng khi được biết em đã thoát khỏi sự trả thù và tìm được cuộc sống bình yên ở xứ người.

Bình em, người chiến sĩ Nhân Dân Tự Vệ!
Anh không thể nào trả được "món nợ ân tình" của em và "món nợ xương máu" đối với gia đình em. Nhưng anh luôn ghi khắc tấm lòng thủy chung với đất nước mà ba em và em đã đóng góp và đã chịu hy sinh. Anh cầu chúc cho Bình—người chiến sĩ NDTV không số quân--và gia đình em luôn được cuộc sống an lành./.


Ngư Sĩ

http://www.vnch.ca/nguoilinhkhongsoquan.htm

Tháng 4/ 2016



 

 

 


Nhân Dân Tự Vệ cùng cảnh sát Dã Chiến tại Vũng Tàu 1968


 


Chiến-Sĩ Áo-Đen

Thân tặng Áo-Đen Cán-Bộ & Đơn vị yểm trợ Đoàn CB/XDNT.

Hương Quế

28 năm trời qua, các vị tiền bối khai sinh ra ngành Cán bộ XDNT, đã bỏ rơi những đứa con, mà ngày xưa quí vị ấy từng cho là “con yêu tổ quốc”, họ không hưởng bổng lộc chỉ tượng trưng bằng thù lao nhỏ nhoi. Họ không được trang bị đầy đủ phương tiện để bảo vệ bản thân, họ phải dùng tài khôn khéo để tự vệ, lấy máu để viết nên trang sử đầy vẽ vang cho VNCH, những chứng tích đó người chiến sĩ Áo-đen chưa bao giờ nhận được sự bù đắp tương xứng! Mặc dù họ không dự phần vào việc bỏ rơi đất nước, họ vẫn chấp nhận ở lại và gánh chịu chung số phận tù đày như mọi người từ 5 năm trở lên. Cái số của họ dường như đã được định sẵn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo (H.O.) cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.

Thế mà vẫn có những tâm hồn người chiến sĩ Áo-đen, khắc khoải thâu đêm với giấc ngủ chập chờn, mà tâm tư vẫn đầy ấp kỷ niệm cũ đang bừng trổi dậy, gợi nhớ từng luống cải, vườn rau, nhớ từng khốm tre bụi chuối, nơi miền thơn dã có ánh trăng lơ lửng trên nền trời xanh yên lành mà nơi đó họ đã một thời “làm con làm cháu xóm làng”.

Cải tuyển từ các ngành, sát nhập vào Cán Bộ XDNT, họ cho đó là ước nguyện của mình, là yếu tố cần thiết để cho họ vốn sinh ra và lớn lên nơi đồng hương, cỏ nội và cũng là một cơ hội để gần gủi với làng quê có nắng ấm chan hòa. Cũng từ đó, họ được thụ huấn bổ túc trong một khuôn khổ, mẫu mực, kỷ cương từ chính trị, quân sự đến y tế, xã hội, tâm lý chiến nơi Trung Tâm Huấn Luyện Chí Linh, Lam Sơn, Hồng Lĩnh để trở thành một Cán Bộ nồng cốt, tung về địa phương thực hiện một Ấp Đời Mới thí điểm, căn bản dựa trên đường lối chủ trương của chính thể VNCH với mô hình xây dựng 11 mục tiêu, 98 công tác, bốn Tư Tưởng chỉ đạo: Cải tổ hành chánh xã ấp, Thực Thi dân chủ pháp trị, Canh Tân đời sống nông thôn...

Với hành trang mà Huấn Trường đã ủy thác, trách nhiệm quá to lớn hơn tuổi đời của họ lúc bấy giờ. Họ chập chửng bước đi từng bước một trong 98 công tác mà bên tai họ vẫn còn văng vẳng lời thuyết trình của huấn luyện viên đặc trách Khối Chính Trị của Trung Tâm Huấn Luyện với đề tài “Chính sách của VNCH qua các chương trình xây dựng Xã Ấp”. Thật là hùng hồn, thật là đầm ấm như hòa nhịp vào bước chân họ, trãi dài trên khắp đường mòn thôn xóm.

Trọng trách của người Cán Bộ XDNT là làm thế nào để xây dựng một Ấp Đời Mới trong vùng xơi đậu, tạo cho lòng dân hướng về chính nghĩa Quốc Gia và tin tưởng vào đường lối chủ trương của Chính Thể VNCH, nhầm tiêu diệt kế hoạch “lấn đất giành dân” của cộng sản.

Một đề tài ngắn ngủi nhưng mà hàng loạt kế hoạch được đặt ra: nghiên cứu, dân vận, chiêu hồi, xây dựng đồn thể, bảo tồn văn hóa...

Nơi vùng xôi đậu, ban ngày Đoàn Cán Bộ XDNT đi điều nghiên, kiểm tra dân số, phân loại quần chúng, tiếp nhận chiêu hồi đều có quân đội yểm trợ, ban đêm quân đội rút về nơi đồn trú, có hệ thống phòng thủ, để lại Đồn Cán Bộ XDNT với vũ khí thô sơ, chỗ ngủ là chuồng trâu bò, tòn ten mấy chiếc võng, lấy thân trâu bò và mấy thùng cỏ làm bia đỡ đạn, đêm về nằm nghe tiếng trâu bò nhơi cỏ, tiếng vo ve của đàn muỗi mà “thấy đời mang cả ý thơ”, bất cứ tiếng động nhỏ nào cũng được mọi người đề cao cảnh giác. Có những đêm tối trời, mở con mắt thật to, quan sát tứ phía, mà vẫn bị đặt mìn, loại mìn định hướng, tiếng nổ xé tan màn đêm cô tịch, làm tan nát cỏi lòng, nhưng người Cán Bộ XDNT vẫn chấp nhận hy sinh tuổi trẻ đời mình cho Tổ Quốc Việt Nam muôn đời lụa là gấm vóc.

Người chiến sĩ Áo-đen chỉ biết phó mặc vào số mạng, họ khôn khéo hòa mình với dân, làm cho dân thương mến, nên đề phòng trước được mọi việc nguy hiểm có thể xảy ra để tự cứu mạng mình.

Họ thực hiện những gì đã được học hỏi nơi Huấn Trường, đoàn Cán Bộ XDNT đã đem đến cho người dân nông thôn một đời sống ấm no thực sự:

Tiếng cười rộn rã trên Ấp Đời Mới, ngôi trường làng ê a tiếng hát trẻ thơ, trạm xá có người phát thuốc, con đường đất dẫn đến ngôi đình, chùa cao ráo, thuận tiện cho bà con chiêm bái vào những ngày lễ hội...

Mồ hôi và sương gió đã muối trắng vai áo người chiến sĩ Áo-đen âm thần nơi thôn xóm, họ xây dựng nông thôn bằng bầu nhiệt huyết đã khắc ghi qua lời tuyên thệ sau ngày mãn khóa, trong những giờ suy tư bên đồng đội hàng đêm nơi Vũ Đình Trường, những giây phút thiêng liêng ấy đã in hằn trong tiềm thức mọi người dù sông có cạn, núi có mòn, người chiến sĩ Áo-đen vẫn giữ mãi trong lòng những lời thề sắc son đó.

Ngày 30 tháng tư năm 1975, đất nước đi vào ngã rẽ, một lần nữa cảnh sống lầm than, cơ cực lại bao trùm lên Ấp Đời Mới năm xưa, người dân nông thôn vô tội, bị kềm kẹp, hà khắc, lại còn bị bắt bớ giam cầm bởi cộng sản khát máu. Người chiến sĩ Áo-đen cũng cùng chung số phận, họ bị bắt giết hoặc bắt đi “tù cải tạo” trong các trại tập trung và còn bị gán cho cái tội là “Bình Định Ác Ôn”.

Từ đó, bóng dáng những chiếc Áo-đen mờ dần trong thôn ấp, nhưng lòng người dân vẫn còn hồi vọng nhớ mong:

Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn:
“Đến dân Mừng - Đi dân Nhớ - Ở dân Thương”.

Hôm nay tưng bừng giữa mùa Đại Hội, rực lên màu cờ vàng khắp nơi trên đất Mỹ, cũng là ngày ghi nhớ lần đầu tiên Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Quân vừa nhận lại đứa con yêu mà mình quên lãng đã 28 năm qua, đó là Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn.

Hương Quế
Gia đình CB/XDNT Bắc Cali


 

 

 photo original localmilitia_1.jpg

Sau khi Dương Văn Minh lật đổ và giết anh em TT Ngô Đình Diệm xong, phản tướng Dương Văn Minh cho ra lệnh hủy bỏ chính sách Ấp Chiến Lược, Khu Dân Sinh ở Miền Nam! Việt cộng sau đó đã lợi dụng tình thế chính quyền bỏ ngõ, xâm nhập và trà trộn, đặt cài tình báo, đặc công, nằm vùng trong mọi ngành, mọi nơi, mọi cơ sở vào Miền Nam như chốn không người!

Một số cán bộ VC nằm vùng sau đó đã tuồn vào các chùa Phật giáo và lập tức họ trở thành đại đức, thượng tọa; chức sắc rất cao... mở màn cho những xáo trộn, biến loạn từ Biến Động Miền Trung, Phật Giáo Xuống Đường, đến thảm sát Tết Mậu Thân, Đại Lộ Kinh Hoàng, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và cuối cùng Mất Nước tháng 4 năm 1975!

 

 

 





Những Chiến Sĩ Bị Lãng Quên
.........................................................................

Tôi thương anh lính Nghĩa Quân,
Ngày đêm diệt giặt giúp dân xóm làng,
Cuộc sống vất vả nghèo nàn,
Nhưng anh vui vẻ giữ làng, quê hương.

Tôi thương anh lính Địa Phương,
Bình định lãnh thổ phố phường an khang,
Thân anh cũng lắm gian nan,
Quyết tâm diệt cộng dã man đê hèn.

Tôi thương Chiến Sĩ Áo Đen,
Xây dựng thôn ấp thân quen dân làng,
Mặc dầu không được võ trang,
Nhưng bọn Việt cộng nể nang anh nhiều.

Chiến sĩ thầm lặng mến yêu,
Các anh không được kể nhiều công lao.
Ít được sách vở hô hào,
Nhưng dân quí mến đâu nào có quên.

Muôn đời đất nước nhớ tên,
Các anh đáng được ghi lên bảng vàng.
Khi nào đất nước bình an,
Ta về thăm lại xóm làng năm xưa.


Chiến hữu Nguyễn Minh Châu

Xin ghi ơn các chiến sĩ Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, CBXDNT

@
* photo T242_HH_DQ_NhanDanTuVe_T_154x154_zpsibamvtkl.png  photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png  photo T242_HH_DQ_NhanDanTuVe_T_154x154_zpsibamvtkl.png  photo T242_HH_DQ_NhanDanTuVe_T_154x154_zpsibamvtkl.png


 

********************************************

 

 photo unnamed_zpslirs0d6t.jpg Xin xem thêm:

Chiến Sĩ Áo Đen Phần 2

https://caybut2.blogspot.com/2017/05/chien-si-ao-en-phan-2.html

 

Chiến Sĩ Áo-Đen (phần 2)

 

Chiến Sĩ Áo-Đen (phần 2)
Nhân Dân Tự Vệ VNCH - Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn

 

Nhân Dân Tự Vệ VNCH

Những cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia. Với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm.

 

**

Chiến Sĩ Áo Đen

Một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia. Với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm.


 

*
 photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png

 

Video: Cuộc hành quân săn lùng Việt cộng

Cuộc hành quân săn lùng Việt cộng (MTDTGPMN) của lực lượng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cùng Sư Đoàn 25 Bộ Binh... và máy bay thả bom bay trước dẫn đầu ngày 01/01/1971.
Vào thời gian này, Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ không phục sự đắc cử tổng thống thêm bốn năm nữa của TT Nguyễn Văn Thiệu. Đây cũng là thời gian bắt đầu khó khăn của QLVNCH khi các Đồng minh quân sự Nam Hàn, Mỹ... triệt thoái quân khỏi Miền Nam Việt Nam.

 

 

 

https://youtu.be/1hLpTY38Q0c

Video: Cán bộ áo đen-1966

Làng quê đang sống trong cảnh thanh bình. Học trò đồng hát bài quốc ca trong những buổi sáng chào cờ đầu tuần. Hình ảnh êm đềm ấm cúng trong bửa cơm chiều của gia đình. Cảnh cha con bên cạnh luống rau xanh mơn mởn, cảnh cho heo ăn dễ động lòng người... Rồi đêm Việt Cộng về làng bắt bớ, giết hại các viên chức trong làng, bắt thanh niên vào mật khu, bắt dân đóng thuế. Tuyên truyền chống phá chính quyền miền Nam Việt nam. Trước tình hình đó để tranh thủ nhân tâm, chiếm lại vùng nông thôn mà Việt Cộng kiểm soát... Cán bộ áo đen (Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn) được thành lập. Xin mời quý vị xem phim đễ hiểu phần nào người cán Bộ Áo Đen học tập, xây dựng nông thôn và chiến đấu ra sao... năm 1966

 

 

 

Video: Xây dựng hạ tầng cơ sở Miền Nam 1965

 

 

Video: Cán bộ xây dựng nông thôn

 

 

 

Xin bấm vào trong hình để xem sưu tập hình:

49 NĂM THÀNH LẬP Chiến Sĩ Áo Đen Phần 1

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/26219464176

 

 photo 26053083400_c025d7e6d2_o_zpsjfctdti7.jpg

 

****************************************

 

~

 


Chiến Sĩ Áo-Đen
Hải Ngoại

 

1
 photo XDNT_dienhanh-2_zpsbmam7cty.jpg
2
 photo DSC_0020_zps0h5kv3zy.jpg

3

33 photo XDNT_dienhanh-2_zpsbmam7cty.jpg

 

4
 photo T242_hh_qlvnch_XayDungNongThon_000_242x242_zpsak6ejjzz.png

 

5



6
Photo:

 

“Chiến Sĩ Áo Đen”

“Chiến Sĩ Áo Đen”, tức Cán Bộ XÂY DỰNG NÔNG THÔN, là hiện thân cán Cán Bộ Biệt Chính (“Biệt Chính” là đặc biệt về chính trị). Chính sách Xây Dựng Nông Thôn được thành hình sau ngày Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương thành lập vào năm 1965. Ngươì điều khiển chương trình và trực tiếp lãnh đạo là Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng (Tổng Ủy Viên Tổng Bộ Xây Dựng gồm có các bộ: Xây Dựng Nông Thôn, Nội Vụ, Canh Nông, Giáo Dục, Y Tế và Thông Tin).

Theo tổng kết của Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Vũng Tàu:
·         Từ đầu năm 1964 đến cuối năm 1974 Trung tâm đã đào tạo hơn 80,000 Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn (kể cả cán bộ trung cấp) trong đó đã có hơn 23,000 “cán bộ vị quốc vong thân”.
·         Chương trình Xây Dựng Nông Thôn đã hoàn tất vào cuối năm 1969 (theo thiên hồi ký của Tiến Sĩ Stephen B. Young, cố vấn Tỉnh Đoàn XDNT Vĩnh Long từ năm 1967 đến năm 1972, sau đó ông về tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn đảm trách về nông thôn cho đến ngày mất nước).

Chính sách XDNT kết hợp:
·         Sáng kiến của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (trong thiên hồi ký “Không Hòa Bình Chẳng Danh Dự” của Giáo sư Tiến sĩ Lary Berman, hiện đang giảng dạy môn Chính Trị Học tại Đại Học California.
·         Sáng kiến của Trung Tá Trần Ngọc Châu (Giám Đốc Nha Cán Bộ trong Chấn Hưng Làng Xã.)
·         Một phần không nhỏ là từ tài liệu học tập cho cán bộ địa phương do cố Đại Tá Nguyễn Bé, Chỉ Huy Trưởng TTHL/CBXDNT/VT, biên soạn trong lúc còn là Phó Tỉnh Trưởng Nội An tại Tỉnh Bình Định.
·         Và của Trung Tá Lê Xuân Mai, Chỉ huy trưởng TTHL Biệt Chính Ridge Camp, Seminary và Cát Lở, lấy phương châm “THẮNG, THƯƠNG, THÀNH” (thắng bằng tình thương và lòng thành khẩn) làm hành trang lên đường.
·         Một đóng góp lớn lao của vị Gám Đốc Nha Cán Bộ với tám năm ròng rã trong bộ Bà Ba đen bạc màu, ngày đêm đến từng thôn làng hẻo lánh, cùng ăn cùng ngủ với cán bộ của mình đó là Đại Tá Võ Đại Khôi, hiện đang cư ngụ tại Marietta, Georgia.

Lòng hăng say, quả cảm, phục vụ của cán bộ áo đen có được phần lớn là nhờ vào tư cách, tác phong (khiêm cung đạo đức) của Cán Bộ Huấn Luyện Viên tại trung tâm và sự chỉ huy, dấn thân của Tỉnh Đoàn Trưởng, Quận Đoàn Trưởng và Đoàn Trưởng tại địa phương, cho đến các cấp lãnh đạo cao nhất là Tổng Ủy Viên Xây Dựng.

Từ một cán bộ đoàn viên cho đến Trung Tướng Tổng Ủy Viên đều sử dụng bộ bà ba đen (không cấp bậc, không huy chương, và tế nhị nhất là không bao giờ chửi thề). Khoác lên bộ bà ba đen là để hòa đồng với ngươì dân thấp cổ bé miệng, một cổ hai tròng, chân lấm tay bùn, bị khinh khi, miệt thị là “hèn hạ quê mùa”. Cán bộ áo đen là một “chiến sĩ vô danh” đúng nghĩa, vì hoạt động trong thôn xóm hoang vu, xa xôi hẻo lánh, nơi hoàn toàn là “xôi đậu”.
Nhưng đầu năm 1968, áo đen tràn ngập Thủ Đô. (Cán bộ XDNT đang thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tàu đã được điều động về Sài Gòn để tham gia công tác tái thiết, xây dựng lại những đổ nát do Việt Cộng gây nên, lập lại cơ sở hành chánh địa phương, mở lại cửa trường, và nhất là đem lại niềm tin cho người dân khu vực thủ đô và vùng phụ cận sau vụ tổng công kích của Việt Cộng.

Với thành quả ngoài khả năng và dự đoán của Chính Phủ Trung Ương, một lần nữa vào tháng 5, 1968, hơn 2,500 khóa sinh đàn em đang thụ huấn từ Trung Tâm về Sài Gòn tham gia công tác tái thiết vì Việt Cộng điên cuồng, liều chết tái chiếm Sài Gòn một lần nữa trong khi chúng cạn kiệt binh lính (vì tù binh bắt được đa số dưới tuổi vị thành niên).

Buổi lễ xuất quân tại Vận Động Trường Cộng Hòa đã được đặt dưới sự chủ tọa của Tổng Thống VNCH, nhờ đó người dân thành thị mới biết được chân giá trị về việc làm của những “chiến sĩ áo đen”; và từ đó bài ca “Khoác Áo Màu Đen” của Nhạc Sĩ Phạm Duy được thịnh hành trên TV (vô tuyến truyền hình) mỗi ngày.
Mỗi đoàn với cấp số là 59 cán bộ, mỗi cán bộ phụ trách một công việc khác nhau theo phương châm “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách”.

Cán bộ tốt nghiệp đều phải có căn bản vững chắc sau mỗi kỳ khảo hạch về hành chánh, giáo dục, y tế, và chuyên môn (canh nông, chăn nuôi, nông trại, dẫn thủy nhập điền, sử dụng máy cày, phân bón, thuốc diệt sâu bọ…) nhất là huấn luyện căn bản về quân sự và lập trường chính trị của người Việt Quốc Gia. Có những thôn xã quá xa xôi như quận Hậu Đức của tỉnh Quảng Tín với phòng học mái tranh vách lá gồm năm ba trình độ khác nhau, qua đó, người cán bộ tuy tay cầm viên phấn, nhưng sau lưng lúc nào cũng đeo cây súng, vật bất ly thân. Cảm động nhất là sau giờ tan học, cả thầy lẫn trò quây quần bên bữa cơm trưa dưa muối, nhưng tình thầy trò càng thêm gắn bó.

Trạm Y Tế thường phát thuốc sau giờ đi phục kích hay tuần đêm. Từ mờ sáng các ông già, bà lão hối hả sắp hàng chờ xin chẩn bệnh, phát thuốc, có nhiều trường hợp khẩn cấp phải chuyển bệnh bằng xe Lam, ngươì cán bộ vai mang bình nước biển, vai kia không quên khẩu súng, canh chừng gài mìn đắp mô là chuyện thường tình không sao tránh khỏi.
Người cán bộ luôn luôn sống với dân, vì dân; phận sự mỗi ngươì sau một ngày được đúc kết; về đêm phân công nhau đi phục kích hay tuần tiễu.

Với sự nhiệt tình, lòng khoan dung nhân hậu, tư cách, tác phong của người cán bộ được dân chúng thương yêu đùm bọc, che chở và khuyên nhủ con em giao liên, du kích… trở về với chính nghĩa Quốc Gia, không cộng tác với cán bộ Cộng Sản nằm vùng, và ngược lại còn mật báo với Cán Bộ XDNT tại địa phương những cở sở của địch quân, để từ đó đoàn 59 sẽ chiêu hồi, hay hành quân tiêu diệt chúng từ khắp hang cùng ngõ hẽm; nhân dân không còn sợ cảnh chó của về đêm cũng như hồi hộp bởi tiếng súng từ xa vọng lại.

Đến cuối năm 1969 Bộ XDNT đổi thành Bộ Phát Triển Nông Thôn (coi như giai đoạn bình định đã xong (và cũng từ đó vì nhu cầu công vụ, với sự thành công của chương trình, đoàn 59 đổi thành đoàn 30, người cán bộ phải làm việc liên tục trong âm thầm lặng lẽ, nhưng vui vẻ chấp nhận, nhờ sự un đúc từ Trung Tâm, nhờ những tấm gương sáng của các cấp lãnh đạo, chỉ huy ở cấp Đoàn, Quận Đoàn và Tỉnh Đoàn, mà người viết bài này xin được kể 5 chiến sĩ áo đen điển hình:

1.      Anh Trần Văn Mẹo Sĩ Quan biệt phái) Tỉnh Đoàn Trưởng Long An, ngày đêm lặn lội trong các thôn làng xôi đậu, cùng cán bộ công tác; chẳng những được sự thương yêu của đồng bào địa phương với kết quả được rất nhiều Việt Cộng nằm vùng ra hồi chánh, và chính họ là những ngươì cộng tác rất đắc lực và hữu hiệu cho công cuộc phát triển.
Tỉnh Ủy Cộng Sản Long An tìm cách ném lựu đạn vào nhà giết anh trong bữa cơm chiều cùng gia quyến, vì hầu hết cơ sở “hậu cần” của chúng bị Cán Bộ XDBT phá vỡ. Anh Trần văn Mẹo cũng là người sáng giá nhất trong số những ứng cử viên dân biểu ở Tỉnh Long An vào năm 1970. Ngày chết của Anh cũng là ngày giỗ chung cho Cán Bộ Vị Quốc Vong Thân tại Long An hằng năm. (Hiện nay vẫn âm thầm tổ chức).

2.      Cán Bộ Phan Anh Dũng đã chết vì hai viên đạn AK từ bụi tre bên ngoài hàng rào ấp bắn sẽ trong khi anh đang tập hát cho hơn 50 em thiếu nhi nông thôn tại sân đình vào chiều Thứ Bảy như thường lệ tại Thôn 8, Xã Kỳ Sanh, Quận Lý Tín, vào giữa tháng 6 năm 1967, trong đó có 4 em bị thương, còn hầu hết đều bị ngất xỉu, làm dân chúng bàng hoàng thương tiếc.
Vì lý do đó, Trung Tâm HL Vũng Tàu thành lập một đoàn Văn Công do Nhạc Sĩ Phan Công Danh (một Sĩ Quan điều khiển lưu động từ Quảng Tri cho đến Cà Mau, làm nức lòng thanh thiếu nhi tại những thôn ấp xa xôi hẻo lánh, với những bài hát nổi tiếng vào thời bấy giờ như “Ta Về Ta Tắm Ao Ta” và “Khoác Áo Mầu Đen” được mọi người yêu thích. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng từng thổ lộ: “Khi vui tôi nghe Khánh Ly ca, khi bối rối tôi nghe nhạc đấu tranh của Chí Linh”.

3.      Cách đây hơn hai năm, anh Thân Văn Bình, Tỉnh Đoàn Trưởng Biên Hòa.
Trước khi qua đời vì anh không thể lấy lại sức khỏe sau hơn 10 năm trong lao tù “cải tạo”, nói rằng anh chỉ ước mong gia đình và cán bộ XDNT tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng mà thôi, và nhớ ghi trên mộ bia tên họ chức vụ là “Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT Biên Hòa” mặc dầu trước đây anh là một Sĩ Quan cao cấp trong QLVNCH. Một số cán bộ đang định cư tại Santa Ana California và gia đình đã thực hiện đúng lời trăn trối của anh.

4.      Anh Phạm Quý Hùng, Tổng Đoàn Trưởng TĐ 9 tại THLH/CBQG /VT, dù chỉ đảm nhận chức vụ được ba năm, nhưng đã phải ở tù “cải tạo” đúng 13 năm. Khi được đi diện HO, anh phải mượn áo mặc để chụp hình xuất cảnh. Đó là tấm gương liêm khiết của mỗi cán bộ theo lời thề trước Hồn Thiêng Sông Núi, trước bàn thờ Tổ Quốc VN khi nhận nhiệm vụ của mình. Anh cũng đã vĩnh biệt ra đi, do kiệt lực vì bị giam quá lâu trong ngục tù Cộng Sản.

5.      Mới đây trong buổi họp mặt của các cựu HLV tại Trung Tâm ở thành phố Hayward, California, anh Nguyễn Viết L., cựu giảng viên chính trị, đã ngậm ngùi nói “23,000 anh em mình đã nằm xuống, hơn 5,000 anh em đã bị tàn phế, trách nhiệm nặng nhất là ở nơi chúng ta”.

Sau ngày Tổng Ủy Viên Xây Dựng trở về giữ chức Tổng Tham Mưu Phó kiêm Tư Lệnh Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân và CBXDNT được 6 tháng thì giao lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Là để đi nhậm chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV. (Tháng 8, 1968).

Ngay lập tức Tướng Là cho các sĩ quan cấp Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng Đia Phương Quân lần lượt về Trung Tâm thụ huấn sáu tuần về căn bản chính trị và lãnh đạo chỉ huy.
Bất ngờ Trung Tướng đến thăm một lớp học đêm, sau khi ân cần thăm hỏi và khích lệ, ông thẳng thừng tuyên bố “sĩ quan nào không tốt nghiệp khóa nầy coi như “củ khoai sượng” nghĩa là nấu nhiều lần vẫn không ăn được).
Đồng thời các viên chức Xã, Ấp, Phường, Khóm cũng lần lượt về Trung Tâm thụ huấn sáu tuần.

Trong kế hoạch “Cách Mạng Hành Chánh”, cải tổ lề lối làm việc, chính phủ đã ra lệnh “CÁN BỘ HÓA CÔNG CHỨC”, qua đó, trưởng cơ quan, từ cấp Trưởng Ty cho đến hàng Phó Tổng Giám Đốc, đều phải về Trung Tâm thụ Huấn sáu tuần. Sau đó được phân phối từng toán dưới sự hướng dẫn của Huấn Luyện Viên của Trung Tâm về tận thôn ấp thực tập trong vòng một tháng mới chính thức trở về nhiệm sở cũ.

Với nửa thế kỷ trôi qua, hành trang lên đường của mỗi chiến sĩ áo đen xuất thân từ Trung Tâm vẫn còn in đậm trong tâm khảm, của mỗi người cán bộ, vì họ đã âm thầm đóng góp với tất cả quãng đời thanh xuân của mình cho quê hương và dân tộc.

Kính dâng lên hương hồn ANH HÙNG TỬ SĨ VỊ QUỐC VONG THÂN và những CHIẾN SĨ ĐÃ BỊ TÀN PHẾ VÌ SỰ HY SINH CAO CẢ CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM với sự tôn kính, biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Tôi mạnh dạn viết lên sự thật về TTHL/CBQG/VT với email cá nhân: phamthanhba26@yahoo.com

http://xdntbaccali.blogspot.com/2016/07/chien-si-ao-en-pham-thanh-ba.html
Labels:




 

 

Chiến Sĩ Áo-Đen



Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng Tổng Trưởng Bộ Xây Dựng Nông Thôn

https://live.staticflickr.com/1468/25721123704_2d8e609769_b.jpg


2
https://live.staticflickr.com/1627/25721123664_fe04eef99d_b.jpg


3

https://live.staticflickr.com/1530/26233481632_c2e3c9f22f_b.jpg

4



5



6

BXDNT có thể mặc áo đen (ba túi), mang dép hoặc giầy bata, nhưng không mang dép râu dép lốp vỏ xe và tuyệt đối không vắt hay thắt khăn sọc vằn như VC (- vi xi -Việt cộng).



7





8




Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ tham dự cuộc diễn binh ngày Quân Lực VNCH 19/6 toàn quốc.


9





9
Thanh nữ, bán quân sự thời Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa là bước đầu khuyến khích giới nữ tham gia việc tập sự biết tự bảo vệ làng xóm nơi mình ở.


https://live.staticflickr.com/8830/28803318132_c769b540bd_b.jpg


10
Bước ra từ đội ngũ Thanh Nữ, bán quân sự của phái nữ, nay tiếp tục là Nữ Nhân Dân Tự Vệ và Nữ cán sự Xây Dựng Nông Thôn.







11




Đừng lẩn lộn nón tai bèo của Việt cộng với nón rộng vành sáu múi của Thanh Nữ Cộng Hòa 1963 - 1964
12







Văn nghệ mãn khóa của BXDNT

13




14
Phát bằng mãn khóa huấn luyện võ trang bán quân sự


Đồng loạt đứng tuyên thệ sau mãn khóa huấn luyện
15









7

https://i.pinimg.com/474x/eb/f2/08/ebf208c7958ff2cdd679e7de8c74f5a6--philippe-colours.jpg
6


000

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9woElTfvUy8ayB3JmnQ9PfRZJp5A7Qh4dI_osO_T6UKYt3nPOMksVgMz9m0W3dWGBHVSvp2Z8mBcXN82KZMV7zeuSqab5TePOlVYH444FTieR0DhBPgntpbBZhWnasOk2Ug3n26lnXT9L/s1600/Vicky+Dieu+Bao.jpg


00
 photo XDNT_dienhanh-2_zpsbmam7cty.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEieMEoxWn3Mf_kBeC_6YW1zryK4R3jLaFkocUdsLFP4PeSaXc3F_oboOrx0Za9ga8M_TFczcn-MtqudDpab3NhggmfX63uZheTVJGXP9z7HIyqi8d86mjuHGgiO_1V5V4FL0HYgrw1-fSKY/s1600/Hoang+Huong+Trang.jpg


Members of the Rural Development Cadre armed as military auxiliaries Along side soldiers, 1960s.


5

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg5U9Qq_f_MlIczdRonkxLDJCcPXUIzg1yFYovdRgVyY5k1u7Zqc9x1Sw8J-ZpsSEq5kBI2Xg7PkynJ9TFenHiTa_xwgB5_vckjjEEI-64I1Vz17Mdk7-7e_YktEMqjyOwJhTjc2ocN53w/s1600/rdc+marching.jpg

 

 





||| Người Lính Không Số Quân




Tiếng điện thoại reo lúc 10 giờ tối. Tôi đang lim dim, chợt bừng tỉnh ngồi dậy bắt điện thoại:

— A-lô, xin lỗi ai đầu dây?

Tiếng người bên kia đầu dây:

— Dạ, em đây! Anh còn nhớ em không?

Tôi ngập ngừng vì chưa nhận ra người gọi:

— Em là ai mà gọi anh giờ này?

Tiếng cười lanh lãnh bên kia đầu dây:

— Dạ, em là Bình đây, Bình “Nhân Dân Tự Vệ” ở ấp Phú Cường đó. Anh nhớ chưa?

Tôi ồ lên một tiếng vì hình ảnh cậu “Nhân Dân Tự Vệ” tên Bình ngày xưa hiện rõ mồn một trước mặt. Không giấu vẻ ngạc nhiên, tôi hỏi:

— Ủa Bình! Em đang ở đâu mà sao biết số điện thoại anh?

Trong câu chuyện trao đổi với Bình, cậu NDTV gợi lại trong tôi bao kỷ niệm u hoài ray rức mà cho đến bây giờ, sau bao thăng trầm vẫn còn dằn vặt.

Lúc ấy, cậu bé Bình mới độ tuổi 15 nhưng có vóc dáng to cao như một chàng thanh niên cường tráng. Tình hình chiến sự leo thang, cấp độ phòng thủ an ninh xã ấp rất là nghiêm ngặt. Bọn du kích Việt cộng đột nhập về thôn xóm thường xuyên. Cậu bé Bình đã thân lên tận Quận xin được vào gặp tôi. Lý do là cậu ta xin tình nguyện nhận khẩu Trung Liên BAR, vũ khí liên thanh cả trung Đội NDTV chỉ có một khẩu. Tôi ngập ngừng suy nghĩ vì Bình chưa đủ tuổi để được cấp phát loại vũ khí này. Với vai trò Chỉ Huy Trưởng NDTV, tôi giải thích với Bình loại vũ khí này có tầm sát hại nhanh, tôi ngại là em xử dụng không cẩn trọng có thể đưa đến cái chết cho rất nhiều dân thường.

Bình vừa khóc vừa kể lể về cai chết bi thương của cha cậu là một Xã Trưởng bị Việt cộng sát hại. Tiếng khóc của Bình khiến tôi não lòng xao xuyến, bồi hồi nhớ lại một kỷ niệm đau lòng mà trong đó tôi là người có dự phần trách nhiệm.

Ông Xã Trưởng Hòa cha của Bình là một cán bộ xã ấp ưu tú, có thành tích xuất sắc ngăn chận du kích Việt đột nhập vào đốt phá sập trụ sở xã ấp. Tình hình an ninh ở xã của ông đặt trong tình trạng báo động đỏ. Trước ông, đã có hai ông xã trưởng và một ấp trưởng bị Việt cộng sát hại thế nên ngoài ông ra không có cán bộ nào dám nhận lãnh vai trò xã trưởng. Là một xã trưởng có tinh thần chống Cộng cao độ, ông Hòa có sáng kiến “Dĩ độc trị độc”. Cứ đêm đến, ông cho tập trung những thân nhân của bọn Việt cộng thoát ly vào ngủ trong trụ sở xã ấp rồi rào lại bên ngoài. Kể từ đó, bọn du kích Việt cộng không dám mò về đặt chất nổ giựt sập trụ sở xã ấp nữa. Những lần “mũi công tác Việt cộng cơ sở” mò về xóm đều bị toán NDTV do ông chỉ huy chặn đánh phải rút lui bỏ lại vài ba xác chết. Chịu nhiều thiệt hại và không hoạt động được, Việt cộng đã rãi truyền đơn lên “Án Tử Hình” ông xã trưởng Hòa.

Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Trước đe dọa cho an nguy bản thân, ông Xã Hòa đã lên Quận gặp tôi xin phép được cho nghĩ việc. Là một cấp chỉ huy, tôi bị đặt trong tình thế khó xử. Làm thế nào có thể lấy một quyết định đúng giữa một bên là trách nhiệm giữ gìn an ninh xã ấp một bên là sự an nguy của một cấp thừa hành mà tôi rất trân trọng kính mến? Tôi phân vân không biết lấy quyết định nào. kiểm điểm lại những năm tháng học ở nhà trường, không có môn học nào dạy tôi phải lấy một quyết định khó khăn đến thế. Lúc này, nhận chức hành xử quyền chỉ huy tôi phải tự mình quyết định mà không có vị thầy bên cạnh để tham vấn khi gặp khó khăn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thực tế trường đời có những điều khó khăn phức tạp mà mái trường Hành Chánh không cung cấp đủ hành trang để tôi có thể ứng phó với thực tế.

Thấy tôi suy tư do dự, ông Xã Trưởng Hòa tiếp một đòn tâm lý “Ông P. thương giùm hoàn cảnh của tôi với chín đứa con nhỏ. Nhỡ tôi có bề gì thì tội nghiệp cho bầy con nhỏ dại...” Vốn là người giàu tình cảm dễ cảm xúc, tôi lại càng nao núng. Cuối cùng tôi kỳ hẹn với ông ta là trong vòng ba ngày, tôi sẽ cho ông biết quyết định sau khi tôi tham khảo với ông Trung Tá Quận Trưởng. Hiện thời tôi yêu cầu ông ráng nhận trách nhiệm thêm ba ngày nữa.

Ông Xã Hòa bắt tay tôi cám ơn và quay lưng bước ra khỏi văn phòng Quận. Nhìn từ phía sau lưng, dáng đi của Ông Xã Hòa, tôi chợt bị ám ảnh của khoa Tướng mệnh Học mà từ nhỏ đã được đọc trong tủ sách của ông chú. Ông Xã Hòa vóc người mập mạp chắc nịch rắn rõi nhưng nếu nhìn từ phía sau lưng ta có cảm tưởng cái đầu ông gắn lên giữa đôi vai mà không có cổ. Đây là điểm kỵ khắc tướng trong Khoa Tướng Mệnh có thể đưa đến cái chết bất đắc kỳ tử. Ý nghĩ này khiến tôi đâm ra lo ngại cho sự an nguy của ông ta.

Hai ngày sau, tin ông Xã Hòa tử nạn trong đêm Việt cộng tấn công vào xã sau khi đã dũng cảm chỉ huy anh em NDTV chống cự. Ông đã bị một quả mìn Claymore Việt cộng gài nổ ngay cổng trụ sở với cái chết không toàn thây. Tôi và ông Quận Trưởng hôm sau đến tận nhà đang khâm liệm viếng tang. Vừa bước vào với một nhà khăn tang trắng, tiếng khóc của vợ con ông Xã Hòa não nề, lòng tôi như chết lặng. Tay run run đặt lên quyển Thánh Kinh trước quan tài người quá cố, nước mắt tôi tuôn rơi không thể nói được một lời nào phân ưu với gia đình. Oan nghiệt thay! Quyết định của tôi đã đưa tới cái chết đau thương không những của một chiến hữu đáng kính mà còn gây đau khổ cho cả một gia đình với bầy con chín đứa nheo nhóc! Tôi tự trách mình đã làm một quyết định sai lầm đưa đến cái chết oan nghiệt của một người cộng sư mà tôi mến thương nhất. Nỗi niềm ân hận này cứ dày vò dằn vặt đeo đuổi theo tôi cho mãi cho tới tận bây giờ...

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao? Tôi lại phải chọn một quyết định khó khăn nữa trong vai trò chỉ huy và không biết chắc rằng quyết định lần này đúng hay sai. Với khẩu trung liên BAR trong tay, đêm nào có Việt cộng về ấp, nơi nào có tiếng súng nổ, là Bình có mặt, xông xáo bắn rát khiến bọn chúng phải rút lui để lại một hai xác chết. Với thành tích của Bình, tôi và ông Quận xuống tận nơi gắn huy chương cho cậu NDTV dũng cảm gan dạ.

Với thành tích “diệt Cộng” vang dội, cậu NDTV 15 tuổi phải gánh những năm tháng lao tù cải tạo, chịu đựng những gian khổ đời tù kéo dài nhiều năm cũng như các sĩ quan chỉ huy chúng tôi. Dù được phân phối ở khác đội trong nhà tù nhưng Bình luôn tìm dịp ghé qua chào tôi. Có lúc tôi bị cơn sốt rét hoành hành, trông tiều tụy xanh xao, Bình đã đến ôm tôi vỗ nhẹ vai, ghé tai nói nhỏ khích lệ:

— “Ông P. ráng cố gắng lên... mình không sao đâu.”

Nghĩ tới đây, tôi mới hiểu lý do mà Bình, với tuổi đời 15 đã tự nguyện xin nhận lãnh khẩu Trung Liên BAR. Tôi đồng ý sau khi cậu ta nài nĩ nhưng lại đâm lo. Cha cậu đã hy sinh vì chính nghĩa giữ gìn an nguy làng xóm. Bây giờ giao súng liên thanh nhỡ cậu ta có mệnh hệ nào thì sao?

Bị giam giữ trên vùng mật khu âm u, hằng ngày phải chứng kiến rất nhiều anh em bạn tù lần lượt ngã gục vì sốt rét cấp tính. Tôi bệnh ngất ngư chỉ nằm thoi thóp vì không thuốc men chữa trị. Lúc bấy giờ, Việt cộng đã tiến chiếm thủ đô Sài Gòn nên chúng tôi được lệnh di chuyển xuống đồng bằng. Chúng ra lệnh cho nhiều anh em bệnh nhân đang nằm la liệt là tất cả mọi người phải tự đứng lên dời trại, không đi nỗi cũng phải ráng đi. Ai không đi được sẽ bị bỏ lại nơi rừng thẳm làm mồi cho thú dữ.

Trong lúc mọi người sửa soạn hành trang khăn gói lên đường, cậu NDTV Bình lại đến ghé tai tôi nói nhỏ:

— Ông P. ráng đứng lên cố gắng đi, em sẽ dìu ông xuống núi.

Tôi thều thào nói với Bình:

— Anh chắc không đi nỗi đâu em. Thôi, em cứ đi theo mọi người đi, đừng bận tâm đến anh.

— "Không không", Bình nói, "Dù thế nào em cũng phải dìu ông đi."

Thế là Bình xốc tôi đứng dậy, một vai mang ba lô một tay choàng qua vai dìu tôi từng bước. Đường núi đá gập ghềnh gai nhọn, hai chúng tôi không theo kịp đoàn người phía trước, có lúc tưởng như lạc giữa rừng già. Trời nắng chát, áo Bình ướt đẫm mồ hôi nhưng tội nghiệp Bình mệt thở dốc mà vẫn cố dìu tôi khập khễnh nặng nhọc xuống núi, miệng khuyến khích:

— “Ông P. ráng lên!”

Cuối cùng hai chúng tôi ra khỏi đường núi xuống đồng bằng mới biết là đoàn người đã đến hạ trại từ lâu. Lần này, nhờ có Bình mà tôi thoát chết không bị bỏ lại giữa rừng già...

Một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia


Cú điện thoại đột ngột của Bình đưa tôi về quá khứ cách đây gần bốn mươi năm. Tôi nhớ lại như in khuôn mặt của cha con ông Xã Trưởng Hòa đã để lại trong tôi dấu ấn không quên. Tôi đã mang món nợ xương máu với gia đình, vợ con ông Xã Trưởng vì quyết định của mình. Đúng hay sai tôi chưa biết nhưng dù sao tôi đã có can dự vào cái chết thê thảm của “một cán bộ dũng cảm trung kiên hào hùng với chính nghĩa Quốc Gia”. Nỗi ám ảnh về cái chết của ông luôn trở về dằn vặt đeo đuổi theo tôi bao năm tháng khó quên!

Riêng với Bình, người em NDTV. Tôi đã nợ em nhiều lắm. Lực lượng NDTV không được hưởng bỗng lộc gì của chính thể Cộng Hòa, không số quân, không cấp số. Chỉ với tấm lòng “BẢO QUỐC AN DÂN”, em và lực lượng NDTV đã chiến đấu đơn độc để bảo vệ sự bình yên cho thôn xóm. Phải gọi lực lượng NDTV như em là “người chiến sĩ không có số quân.”

Để rửa mối thù Việt cộng giết cha mà em đã dũng cảm chiến đấu, nơi nào có tiếng súng nổ là em ôm súng Trung Liên BAR lao vào trận chiến. Em đã lập được chiến công. Em không được sự tưởng thưởng nào của chính phủ Cộng Hòa ngoài tấm huy chương và 5,000 đồng bạc mà tôi và ông Quận Trưởng đã móc tiền túi tưởng thưởng cho em.

Lúc tàn cuộc chiến, em lại gánh món “NỢ TÙ” thời hạn ngang với hàng sĩ quan cấp Đại Úy. Lúc vinh thì em không được hưởng cấp bực bỗng lộc gì của chính quyền nhưng khi hoạn nạn sa cơ thì em lại trải qua những đày đọa trả thù đắng cay của kiếp tù như bao chiến sĩ khác. Em đã tận lòng trung dũng với nước non và là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất.

 photo Nhacircn Dacircn T V H Nai Long Khaacutenh_zpsehjkcjnt.jpg

Cuối cùng rồi trời không phụ người. Theo lời em kể lại, em được ra khỏi tù sau sáu năm bị trù dập trong trại cải tạo. Thời hạn sáu năm tù của em là cấp bậc để em được đi theo diện H.O. và đã định cư ở một tiểu bang miền Nam. Em đã có vợ và hai con đều đang học trung học. Bình và vợ đều có công ăn việc làm ổn định.

Tôi rất mừng khi được biết em đã thoát khỏi sự trả thù và tìm được cuộc sống bình yên ở xứ người.

Bình em, người chiến sĩ NDTV!
Anh không thể nào trả được "món nợ ân tình" của em và "món nợ xương máu" đối với gia đình em. Nhưng anh luôn ghi khắc tấm lòng thủy chung với đất nước mà ba em và em đã đóng góp và đã chịu hy sinh. Anh cầu chúc cho Bình—người chiến sĩ NDTV không số quân--và gia đình em luôn được cuộc sống an lành./.


Ngư Sĩ

http://www.vnch.ca/nguoilinhkhongsoquan.htmTháng 4/ 2016



 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...