Nguyễn Đức Minh
Sau khi cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa giàu có, tự do, phú cường xong, cộng sản Việt Nam làm cái gì đầu tiên?
Đó là xóa sạch toàn bộ những kí ức về Sài Gòn – Hòn ngọc viễn Đông, bằng cách đổi tên Sài Gòn thành tên: thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM), đổi tên gần như toàn bộ các con đường Sài Gòn và các địa danh, nơi mà người dân đã quen gọi trong suốt 20 năm, mọi thứ liên quan đến chế độ cũ họ đều cho vào nấm mồ.
Sau đó là bắt toàn bộ những người trí thức, những người thuộc chế độ cũ cho đi “cải tạo”, mà thực chất là tách biệt người ưu tú và có khả năng lãnh đạo, gom lại để họ rảnh tay mà thực hiện những thủ đoạn của mình đối với nhân dân miền Nam, vì họ biết rằng lúc đầu nhân dân miền Nam nghĩ: “Thôi thì chế độ nào cũng vậy, cứ chịu khó mà sống”, họ biết trong thâm tâm người dân vẫn nhịn chứ chưa phục, mà chưa phục thì cũng có ngày chống, vì thế phải tách biệt tất cả những trí thức và những người có khả năng lãnh đạo để giam lại, quản lý dân chặt chẽ, đi đâu, làm gì, mua gì đều phải xuống xã, phường xin giấy.
Bộ đội cộng sản Hà Nội xử bắn một vị sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa vì trốn đi tù “cải tạo”.
Tiếp đó là uy hiếp tinh thần nhân dân, công lý bây giờ là rác rưởi, bắn bỏ bất cứ ai chống đối và trộm cắp hoặc bất cứ lý do không tưởng nào đó, cơ bản thấy không ưa là đánh là bắn, sự trả thù xảy ra khắp nơi, đặc biệt là ở xã, phường, thôn, ấp, nếu có một anh nào ở địa phương theo Việt Cộng thì những gia đình nào từng có người đi lính Quốc Gia tại nơi đó coi như khó sống, ngày nào cũng xuống nhà khủng bố tinh thần và ra oai trả thù, bị phân biệt đối xử tàn nhẫn, không khí ảm đạm u buồn tang tóc sau ngày giải phóng, họ chỉ muốn thoát khỏi nơi đó càng sớm càng tốt, chỉ có 1 con đường “tìm cái sống trong cái chết”. Đó là vượt biên!
Có người trong nhà chỉ hai mẹ con, người mẹ già bệnh thập tử nhất sinh, đói quá, túng quẫn, người con trai làm liều đi trộm một quả trứng cho mẹ ăn, mà bị cộng sản xử bắn, quả trứng luộc đó cũng là bữa ăn cuối của hai mẹ con. Người dân trước "giải phóng"(?) đều cơm no áo ấm, đèn điện khắp nơi, đến khi
giải phóng" thì đói đến nỗi nhà không có gạo ăn, có tiền cũng chưa chắc cái mình muốn, cảm giác trời đất như sụp đổ sau cơn mưa, địa ngục trần gian bao trùm. Chính trị thì hạ bệ cái “bình phong" 'Mặt Trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam' để lộ cái mặt thật của mình.
Người dân miền Nam dùng thuyền để đi vượt biển.
Họ thường xuyên “tuyên truyền” theo kiểu “Ngậm máu phun người” để bôi nhọ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, bêu xấu người lính và gọi “Ngụy quân Ngụy quyền” tay sai của Mỹ, bán nước, mọi người còn rất bỡ ngỡ với cái danh từ đó, thắc mắc rằng miền Bắc theo Trung Quốc và Liên Xô, bán mạng, tay sai cho nó thì gọi là gì?
Và nghĩ kỹ thì Mỹ đã xâm lược và lấy của miền Nam Việt Nam cái gì? Lấy một tấc đất nào? Họ khác thực dân Pháp chuyên hút máu Việt Nam khi xưa, mà trái lại họ luôn ra tay giúp Việt Nam Cộng Hòa về quân sự và kinh tế nhằm chống cộng sản, nhân dân được giàu có, ấm no và dự trữ 16 tấn vàng là một minh chứng hùng hồn.
Các cán bộ không ai trả lời được thỏa đáng và lảng sang chuyện khác. Nhằm tận diệt nền Kinh tế và bóc lột người dân miền Nam, cộng sản Việt Nam tiến hành đổi tiền ba lần, khiến hàng chục ngàn người tự tử vì qua một đêm mà họ mất tất cả, “500 đổi một đồng Hồ, một đồng đổi lại 500 mạng người”.
ĐÁNH TƯ SẢN: cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN thể hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của cộng sản Hà Nội trực tiếp lên đầu lên cổ người dân miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa.
Đặc biệt, Cộng Sản Hà Nội ban hành Quyết Định mang số 111/CP vào ngày 14 tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký, chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa, đất đai của người dân miền Nam một cách công khai trắng trợn như Phát xít Đức.
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc người dân miền Nam được cộng sản Hà Nội cho ký số: X1, X2 và X3. Máu và nước mắt, oán hờn ngút trời sau khi cộng sản vào “Giải phóng” miền Nam.
Đợt cướp X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn.
Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng “Kinh Tế Mới”.
Đợt cướp X1 này, những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sinh sống thành công tại miền Nam, sự kiện chiến tranh Việt – Trung 1979 cũng có liên quan đến vụ này.
Đợt cướp X2 được cộng sản Hà Nội tiến hành từ tháng 3 năm 1978 và được kéo dài cho đến sau “Đổi Mới”, tức là khoảng năm 1990. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào tư thương, “tiểu tư sản”, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do nhờ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu. Rất nhiều người uất hận vì mất tài sản mà tự sát. Nền Kinh tế lúc này trở nên “lụn bại”.
Sách, tài liệu quý có liên quan đến chế độ cũ đều bị tịch thu và thiêu hủy. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là “tư bản chó đẻ và cần phải tịch thu”. Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc mà nay cũng bị cướp không từ bởi cộng sản. Chính sách Ngu dân bắt đầu hình thành.
Riêng về chỉ thị 43 của “Bộ Chính Trị” cộng sản Hà Nội vào tháng 5 năm 1978 đã “quốc hữu hóa” toàn bộ đất đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.
Tình trạng cướp bóc của đảng cộng sản Hà Nội, ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.
Tổng số lúa mà nông dân miền Nam đảng cộng sản Hà Nội đã cướp đoạt để chở ra ngoài miền Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978, trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam.
Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.
Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải phỉnh lừa, làm bộ giả nhân giả nghĩa loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà nước, để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt cướp lúa từ năm 1977 trở đi. Về điểm này, thực dân Pháp còn thua xa cộng sản Việt Nam rất nhiều.
Song song với đợt cướp X2 là đợt cướp X3, đặc biệt là tập trung tại Đô thành Sài Gòn, với một âm mưu kín đáo từ Bộ Chính Trị là trục xuất toàn bộ người Sài Gòn cũ ra khỏi nơi ở, để “Bắc Kỳ hóa” Sài Gòn.
Chiến dịch X3 này, hàng chục ngàn gia đình cán bộ cộng sản miền Bắc đã vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà ở miền Nam bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Công An vào tháng 9 năm 1989, kiểm tra hộ tịch tại Sài Gòn con số hơn 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ cộng sản miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà của dân miền Nam bị tịch thu.
Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm “trưởng ban cải tạo TW” vào ngày 16 tháng 2 năm 1976, là người chỉ huy trực tiếp cuộc cướp bóc X3 trên đầu trên cổ toàn bộ nhân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là tại Đô thành Sài Gòn.
“Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ, hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3, ghi nhận của cộng sản Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!”.
Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiệt quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đỗ Mười trực tiếp chỉ huy.
Hơn 14 ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị cướp trắng, đóng cửa, thất nghiệp tràn lan, tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đến gần 9 – 21 tỷ USD và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.
Riêng về tổng số vàng, nữ trang mà cộng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc người dân miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng, nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng 5 năm 1977 đến tháng 2 năm 1978 mà thôi. Cộng sản Hà Nội đã cướp cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc thẳng tay trên đầu trên cổ nhân dân miền Nam Việt Nam.
Vụ lừa đảo mà cộng sản Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi Bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.
Trung bình, mỗi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, xe, Ti Vi, phụ tùng thiết bị, đồ cổ và các tài sản khác.
Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng cộng sản đã không thể cướp sạch nổi do đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản, ngoài ra, cộng sản còn cướp 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa rồi vu khống cho Nguyễn Văn Thiệu lấy, nhằm bôi nhọ đối phương và đút túi, chia chác trót lọt số vàng trên.
Sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng “Kinh Tế Mới” đã bị Đảng tịch thu hết 70% và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa và bị đày đi sống trong vùng “Kinh Tế Mới”.
Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ cộng sản Hà Nội đối với những người bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, Ngụy quân Ngụy quyền và tiểu tư sản.
Khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng “Kinh Tế Mới” này. Nhân dân miền Nam, hàng triệu người đang sống sung túc bỗng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh cướp bóc này của cộng sản Hà Nội.
Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng “Kinh Tế Mới”, đi ăn xin trên đường về Sài Gòn, nhưng nhà của mình đã có người khác ở, nên phải sống lang thang đầu đường xó chợ, gầm cầu, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ, bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn! Máu và nước mắt lan tràn trong mỗi căn nhà mà thế hệ trẻ bây giờ nào có ai biết được./.
Nguyễn Đức Minh
No comments:
Post a Comment