Tuesday, January 7, 2020

Mê Linh Biệt Khúc

Mưa Lạnh Trên Đèo


Trong vở cải lương nổi tiếng Tiếng Trống Mê Linh có một đoạn ca diễn mà hầu như ai cũng biết, được đặt tên thành một khúc ca riêng. Đó là Mê Linh Biệt Khúc, lớp ca diễn giữa Trưng Trắc (Thanh Nga) và Thi Sách (Thanh Sang).


MÊ LINH BIỆT KHÚC

(Trưng Trắc) Trong giây phút chia tay, 
Tim nguyện ghi lời thề. 

(Thi Sách) Tuy xa nhau muôn dặm dài, 
Nhưng có nhau kề vai trong chinh chiến, 
Dẫu muôn đắng cay chi sờn 

(Trưng Trắc)  Bầu trời Nam u tối. 
Quân thù gieo bạo tàn. 
Ta vui riêng đâu đành lòng. 
Đem máu xương cùng muôn dân son sắt 
Nhớ nhau chớ quên câu thề. 

(Thi Sách)  Đêm nay có xa nhau 
Cho ngày mai ta lại gần.

(Trưng Trắc)   Ôi trăng sao trên bầu trời, 
Như sáng soi đường ra biên ải 
Có em dõi theo chân chàng. 

(Thi Sách)  Kìa hồn thiêng sông núi!
Nghe từ xa vọng về.
Ta chung lo ngăn giặc thù.
Mai mốt đây nhìn non sông tươi thắm.
Ngày về vinh quang!


Giai điệu của khúc ca này được yêu thích đến nỗi Mê Linh Biệt Khúc trở thành một bài bản nhỏ và đưa vào nhiều tuồng cải lương khác. Thế nhưng xuất xứ của điệu hát này lại không phải từ vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, mà là từ một bài dân ca Đài Loan có tên là A Lý sơn đích cô nương (阿里山的姑娘, Cô nương núi A Lý, trong đó A Lý Sơn là một dãy núi ở huyện Gia Nghĩa, Đài Loan, nổi tiếng là thắng cảnh). Bài dân ca này được đưa vào rất nhiều vở cải lương Hồ Quảng, và thường được gọi tên là Alysan hay Cao-Xang-Xim (tên gọi này bắt nguồn từ ba chữ đầu tiên của bài hát gốc: "Cao sơn thanh, giản thủy lam,…", dịch ý: "Non cao xanh, khe nước biếc,…").


Bài Mê Linh biệt khúc được cho là của soạn giả Vĩnh Điền. Khác với giai điệu nguyên bản có tiết tấu nhanh, vui tươi, soạn giả Vĩnh Điền đã dùng bài này với tông nhạc da diết bịn rịn hơn hẳn bài gốc, rồi cảm tác từ lớp diễn đó mà đặt thêm một cái tên nữa là "Mê Linh biệt khúc". Một số thông tin khác, có lẽ căn cứ vào thông tin của soạn giả Nguyễn Phương, thì cho rằng bài Mê Linh biệt khúc là tác phẩm của soạn giả Viễn Châu.

Đây là bài gốc Cô nương A Lý Sơn:


Những người sống ở miền Nam trước 1975 lại có thể nghe Mê Linh biệt khúc có nét giống với một bài hát được sáng tác từ năm... 1964 của nhạc sĩ Lê Dinh, đó là bài Mưa lạnh trên đèo. Xin mời nghe lại bài này, bản thu từ hồi xưa.


Sao có sự trùng hợp lạ vậy? Không có gì lạ cả, vì trong sheet nhạc của mình nhạc sĩ Lê Dinh đã ghi rõ: Dựa theo một thể điệu Trung Hoa.




Đọc thêm lời đề tặng của tác giả ta càng hiểu rõ hơn nguyên do ra đời của tác phẩm:


Chỉ có điều là từ bài ca của cô sơn nữ núi A Lý bên Đài Loan mà Lê Dinh biến thành khúc ca của cô Mường trên cao nguyên Việt Nam thật mùi mẫn thì quả là... bái phục!


http://phnhan.vncgarden.com/2019/11/me-linh-biet-khuc-va-mua-lanh-tren-eo.html

 

=================================

 



-------------------------------------



Chữ/âm Hán Việt

Một số ví dụ về chữ Việt cổ:

Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ "鮮", âm Hán Việt là "tiên".[11].
  • Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ "針", âm Hán Việt là "châm".[12].

  • "Bố" trong "bố mẹ": âm Hán Việt cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ".[13]

  • Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ "初", âm Hán Việt là "sơ".[14]

  • "Cải" trong "dưa cải": âm Hán Việt cổ của chữ "芥", âm Hán Việt là "giới".[15]

  • Búa: âm Hán Việt cổ của chữ "斧", âm Hán Việt là "phủ".[12]

  • Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ "巧", âm Hán Việt là "xảo".[16]

  • Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền".[13]
  • "Cả" trong "giá cả": âm Hán Việt cổ của chữ "價", âm Hán Việt là "giá".[16]

  • "Kén" trong "kén chọn": âm Hán Việt cổ chữ "揀", âm Hán Việt là "giản".[17]

  • "Dua" trong "a dua": âm Hán Việt cổ của chữ "諛", âm Hán Việt là "du".[12]

  • Chè: âm Hán Việt cổ của chữ "茶", âm Hán Việt là "trà".[18]

  • Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị".[18]

  • Thước: âm Hán Việt cổ của chữ "尺", âm Hán Việt là "xích".[19]

  • Keo: âm Hán Việt cổ của chữ "膠", âm Hán Việt là "giao".[20]

  • Đũa: âm Hán Việt cổ của chữ "箸", âm Hán Việt là "trợ".[21]


  • Chữ/âm Hán Việt, một trong ba loại:

    1 - chữ/âm Hán Việt, là những chữ/âm tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ mười khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, ví dụ như "lịch sử" 歷史, "gia đình" 家庭, "tự nhiên" 自然, "đức cao vọng trọng" 德高望重, "vân vân" 云云.

    2 - Chữ/âm Hán Việt (một trong ba loại chữ/âm Hán Việt) chính yếu là bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Đường.

    Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam, yêu cầu người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa, mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời của nhà Đường.

    Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại:

    1- Chữ Hán Việt là chữ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Đường và

    2 - Chữ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán đương thời của Đường.

    Khi người Việt hoàn toàn chuyển sang đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt, không đọc bằng âm Hán Việt cổ nữa, âm Hán Việt trở thành cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán, người Việt không còn nhận ra chữ Hán-Việt cổ là những chữ mà nhà Hán chúng gọi là tiếng Việt,chỉ có những chữ vay mượn từ tiếng Hán thời nhà Đường mới là chữ tiếng Hán.

    c - Vì âm Hán Việt (một trong ba loại âm Hán Việt) là một hệ thống hoàn chỉnh, về mặt lý thuyết mọi chữ Hán đều có âm Hán Việt và âm Hán Việt là cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán nên trong ba loại chữ Hán Việt từ Hán Việt là loại chữ Hán Việt người Việt dễ nhận ra nhất.[10][22][23]

    Chữ/âm Hán Việt Việt hóa là những chữ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt).

    Trong ba loại chữ Hán Việt, chữ Hán Việt, Việt hóa là loại khó nghiên cứu, khó thấy ra nhất.

    1 Rất khó phân biệt chữ Hán Việt cổ và
    2 chữ Hán Việt Việt hóa,
    3 tiếng Hán thời Đường giống như chữ Hán Việt.

    việc tìm chữ Hán Việt trong những chữ tiếng Việt không phải là chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt) đã khó hóa lại còn khó hơn nữa.[1][24][25]

    Nhà ngôn ngữ học?Nguyễn Tài Cẩn cho rằng Chữ Hán Việt, Việt hóa cũng bắt nguồn từ tiếng Hán thời Đường giống như chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt), sau này vì ngữ âm của chúng biến đổi khác nhau mà phân hóa thành hai loại chữ Hán Việt.[26] Một số ví dụ về chữ Hán Việt Việt hóa:

    • Gương: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính".[27]


    • Về: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi".[28]


    • "Góa" trong "góa bụa": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "寡", âm Hán Việt là "quả".[27]


    • "Vẹn" trong "trọn vẹn": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "完", âm Hán Việt là "hoàn".[28]


    • "Cầu" trong "cầu đường": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "橋", âm Hán Việt là "kiều".[29]


    • Vợ: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ".[30]


    • Giường: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng".[31]


    • "Sức" trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "力", âm Hán Việt là "lực".[31]


    • "Đền" trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện".[29]


    • Cướp: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp".[32]


    • "Giống" trong "hạt giống", "giống loài": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "種", âm Hán Việt là "chủng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "giống" thì đọc là "chủng").[31]


    • Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng").[33]


    • Thuê: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế".[33]


    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song chữ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải chữ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt được Việt hóa là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp ngữ vựng căn bản của tiếng Việt.

    Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt) nào nhưng chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt được Việt hóa thì không thể thiếu được. Người Việt không xem chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều chữ Hán Việt cổ và chữ Hán ngữ Việt hóa không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.[34]

    Xét về tỷ lệ xuất hiện của ba loại chữ Hán Việt trong những lời nói thường ngày của người Việt, chữ Hán Việt, loại dễ nhận diện nhất lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, hai loại khó phát hiện nhất là chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa lại chiếm tỷ lệ cao nhất.

    Cũng vì chỉ có chữ Hán Việt, một trong ba loại chữ Hán Việt, được coi là chữ Hán Việt, còn chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa được coi là từ thuần Việt nên khi tính tỷ lệ chữ Hán Việt trong tiếng Việt người ta thấy trong những lời nói thường ngày thì chữ Hán Việt chiếm tỷ lệ rất thấp.[5][6][34]

    Chữ Hán Việt đồng âm[sửa | sửa mã nguồn]

    Tiếng Việt có nhiều Chữ đồng âm, thành phần chữ Hán Việt trong tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ.
    Hiện tượng đồng âm trong chữ Hán-Việt khá phổ biến vì ngay trong tiếng Hán đã có nhiều chữ đồng âm. Ví dụ:


    • Chữ "phi" 飛 có nghĩa là "bay" đồng âm với chữ "phi" 非 có nghĩa là "không, không phải".


    • Chữ "lưu" 流 có nghĩa "trôi chảy" (trong chữ 流程 lưu trình), chữ "lưu" 留 có nghĩa "ở lại" (trong chữ 留學生 lưu học sinh).


    Tuy nhiên, có một số chữ trong tiếng Hán là đồng âm nhưng lại có âm Hán Việt khác nhau.

    "Đồng âm" ở đây có thể là:

    - Đồng âm
    từ thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn cho đến hiện tại.

    hoặc

    - Hiện tại thì đồng âm, nhưng ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì chúng lại khác âm

    hoặc

    - ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì đồng âm nhưng nay lại khác âm.

    - Đồng âm trong tất cả các ngôn ngữ địa phương của tiếng Hán hoặc chỉ đồng âm trong một số ngôn ngữ địa phương của tiếng Hán, còn các ngôn ngữ địa phương khác thì không.
    Ví dụ như chữ "ngư" 魚 có nghĩa "con cá" và chữ "dư" 餘 có nghĩa là "thừa" trong tiếng phổ thông Trung Quốc là hai chữ đồng âm, chúng cùng được đọc là "yú" (âm đọc được ghi bằng bính âm).


    Chữ Hán-Việt với ý nghĩa khác với chữ Hán trong tiếng Hán[sửa | ]



    Có một số chữ Hán Việt mang ý nghĩa đối với người Việt, nhưng lại khác với tiếng Hán chính thống.

    Ví dụ như ngày nay trong tiếng Trung Quốc chữ "bác sĩ" (chữ Hán: 博士) thường dùng để chỉ học vị "tiến sĩ", còn bác sĩ được gọi là "y sinh" (Hán văn phồn thể: 醫生,
    Hán văn giản thể
    : 医生) hoặc "đại phu" (Hán văn: 大夫, thường dùng trong khẩu ngữ/lời nói).

    Bên cạnh đó, còn tồn tại vài trường hợp thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt, như các trường hợp:
    Một chữ Hán có một âm Quan Thoại nhưng có thể có hai âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một chữ/tự điển,

    ví dụ:
    Chữ 使, bính âm quan thoại đọc là shǐ, phiên âm Hán Việt có lúc đọc là "sứ" (大使館 - đại sứ quán), có lúc đọc "sử" (使用 - sử dụng), còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau (xem bài phiên âm Hán Việt).

    Chữ Hán-Việt trong mối tương quan của tiếng Việt, và các ngôn ngữ có vay mượn tiếng Hán khác[sửa | sửa mã nguồn]


    Không chỉ Việt Nam, mà các nước lân cận Trung Quốc cũng chịu nhiều ảnh hưởng và giao lưu với ngôn ngữ Trung Quốc, có thể kể đến như Đại Hàn hay Nhật Bản. Hình dung sự tiến hóa của các giống linh trưởng từ một ngồn cội chung đến khi có sự khác biệt đáng kể như ngày nay để thấy ngôn ngữ dù có xuất phát từ chung một gốc gác cũng luôn vận động và phát triển không ngừng, đến nỗi diện mạo đã có nhiều đổi khác.

    Nhiều từ ngữ đích thực có nguổn gốc Hán Việt nhưng thực ra, sự phát sinh, tồn tại và sử dụng đã thoát ly độc lập với Hán ngữ.

    Trong mối quan hệ hai chiều giữa tiếng Hán và tiếng Việt, xuất phát từ cùng một gốc nhưng yếu tố ngôn ngữ đó, hoặc là

    1) đã biến đổi trong tiếng Việt nhưng còn được bảo lưu trong tiếng Hán (Ví dụ số 1)

    hoặc là

    2) vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt nhưng đã thay đổi trong tiếng Hán,

    hoặc là

    3 đã biến đổi trong cả hai ngôn ngữ khác với gốc ban đầu (ví dụ số 3).


    Ví dụ số 1,
    Chữ Hán Việt mang sắc thái nghĩa mới,
    ví dụ 困難 phiên âm Hán Việt "khốn nạn" khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa hiện đại trong tiếng Trung - khó khăn.
    Ngoài ra không còn nghĩa khác.
    Nhưng trong thực tế là chữ 困難 khi mới du nhập vào tiếng Việt vẫn mang sắc thái nghĩa "khó khăn" như trong tiếng Hán hiện đại ngày nay, chẳng hạn tTác phẩm Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam, xuất bản năm 1926, vẫn còn được dịch là "Những kẻ khốn nạn hay khốn cùng", [Những Kẻ Khốn Cùng].

    Ví dụ số 2,
    Tiếng Việt dùng chữ gốc Hán cũ tạo chữ mới mà bản thân tiếng Hán không có, ví dụ
    chữ "dân số", Hán tự là 民數 dùng để chỉ số lượng người dân, nhưng tiếng Hán không có chữ này,

    để chỉ khái niệm tương đương, dùng 人數 (phiên âm Hán Việt "nhân số" - tiếng Việt không dùng hoặc 人口 (phiên âm Hán Việt "nhân khẩu" - tiếng Việt cũng có dùng).


    Ví dụ số 3, tiếng Việt và tiếng Hán dùng các chữ vốn có khác nhau để chỉ cùng khái niệm mới xuất hiện.
    Ví dụ để biểu hiệu khái niệm "một tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá biệt, sự vật nào đó", tiếng việt dùng chữ "môi trường" (媒場 - tiếng Hán không dùng chữ này) tiếng Hán dùng chữ 環境 (phiên âm Hán Việt là hoàn cảnh).


    Trong mỗi quan hệ đa chiều giữa các ngôn ngữ cùng vay mượn tiếng Hán thể hiện sự giao thoa, vay mượn của các yếu tố có nguồn gốc Hán ngữ, qua lại ở các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán, hoặc trực tiếp với nhau không thông qua tiếng Hán. Chẳng hạn, tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn cũng có sự sáng tạo trên nền Hán ngữ ở các khía cạnh như tiếng Việt nêu trên, rồi nhập ngược lại tiếng Hán, hoặc nhập sang ngôn ngữ khác.

    Ví dụ, người Nhật dùng chữ 茶 và chữ 道 sáng tạo ra khái niệm 茶道 (茶の湯 trà đạo) để biểu hiện cách thức, lề lối, văn hóa thưởng thức trà, sau đó du nhập ngược trở lại tiếng Hán, tiếng Việt lại tiếp tục vay mượn.

    Như vậy, chữ này hình thức là một chữ Hán Việt, nhưng thực ra lại có nguồn gốc Nhật Bản.

    Chữ Thiếu tá - 少佐 có ý nghĩa tương đương trong tiếng Nhật, nhưng bản thân tiếng Hán không có, mà dùng chữ 少校 (phiên âm Hán Việt "Thiếu hiệu", cả tiếng Việt và tiếng Nhật không dùng chữ này để chỉ ý nghĩa tương tự).

    Tiếng Đại Hàn dùng chữ 기사 (Hán tự 技師 - phiên âm Hán Việt là kỹ sư) cùng chỉ là ý niệm tương đương "kỹ sư" trong tiếng Việt, trong khi tiếng Hán không dùng chữ này mà dùng chữ 工程師.[35]


    Thành ngữ Hán Việt[sửa

    Thành ngữ gốc Hán dùng để chỉ những liên kết ngôn ngữ đã cố định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Hán, đem vào trongtiếng Việt và dùng rộng rãi từ xưa đến nay.

    Đặc điểm thành ngữ tiếng Hán[sửa | sửa mã nguồn]

    Thành ngữ tiếng Hán thường gồm bốn chữ, một số thành ngữ có ba hoặc trên bốn chữ. Kết cấu thành ngữ thường theo dạng biền ngẫu, đăng đối dễ dàng nhận thấy trong các thành ngữ bốn chữ, hoặc tám chữ ví dụ:

    • Công thành danh toại 功成名遂: công thành 功成 <> danh toại 名遂
    • Đại sự hóa tiểu, tiểu sự hóa vô 大事化小,小事化無: đại sự 大事 <> tiểu sự 小事

    Còn dạng năm chữ thì hai chữ Hán đầu và hai chữ Hán cuối là hai vế đối xứng qua một chữ ở giữa, ví dụ:

    • Đại ngư cật tiểu ngư 大魚吃小魚 - đại ngư 大魚 <> tiểu ngư 小魚

    Rất nhiều thành ngữ sử dụng các điển cố, là các tích truyện xưa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chẳng hạn:

    • Lục lâm hảo hán 綠林好漢: chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ở núi Lục Lâm.
    • Bạt miêu trợ trưởng 拔苗助長: nhấc mạ lên giúp lúa mau lớn, chỉ sự nóng vội làm hỏng việc. Chuyện xưa ở nước Tống có người thấy lúa quá chậm lớn, bèn lấy tay nhấc cho mạ cao lên hơn. Về nhà khoe rằng hôm nay đã giúp cho thân mạ lớn lên. Đứa con nghe vậy, chạy ra ruộng xem thì mạ đã khô héo cả.
    • Thiết xử ma thành châm 鐵杵磨成針: mài chầy sắt thành kim. Theo truyện xưa, Lý Bạch hồi nhỏ rất lười học, ham chơi. Một buổi đi chơi thấy một bà lão suốt ngày ngồi cặm cụi cầm chiếc chày sắt mài đi mài lại. Lý hỏi 'làm thế để làm gì', bà lão trả lời rằng, mài cho thành chiếc kim khâu. Nhân đó, Lý Bạch tỉnh ngộ và chăm chỉ học hành, về sau trở thành nhà thơ lớn của Trung Quốc cổ đại.

    Phân loại thành ngữ gốc Hán theo nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Hàng nghìn thành ngữ gốc Hán được dùng trong tiếng Việt từ xưa tới nay, do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị áp dụng rất lớn. Trong thực tế, việc dùng thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại người ta thường gặp các dạng sau:

    Sử dụng nguyên gốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Thành ngữ tiếng Hán thường được dùng nguyên bản nếu thành ngữ đó tương đối dễ hiểu. Ví dụ:

    • An phận thủ thường 安分守常
    • Chiêu hiền đãi sĩ 招賢待士
    • Dĩ bất biến ứng vạn biến 以不變應萬變
    • Điệu hổ ly sơn 調虎離山
    • Đồng cam cộng khổ 同甘共苦
    • Môn đăng hộ đối 門當戶對
    • Nhàn cư vi bất thiện 閒居為不善
    • Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy 一言既出,駟馬難追
    • Nhất tướng công thành vạn cốt khô 一將功成萬骨枯
    • Sự bất quá tam 事不過三
    • Tham quyền cố vị 貪權固位
    • Trường sinh bất lão 長生不老
    • Vạn sự khởi đầu nan 萬事起頭難
    • Vô danh tiểu tốt 無名小卒

    Một số thành ngữ trong tiếng Hán có một số biến thể khác nhau, trong tiếng Việt chỉ có một biến thể được sử dụng, ví dụ như:

    Thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ tiếng Việt
    功成名遂
    Công thành danh toại
    功成名就
    Công thành danh tựu
    Công thành danh toại 功成名遂
    馬到功成
    Mã đáo công thành
    馬到成功
    Mã đáo thành công
    Mã đáo thành công 馬到成功
    一舉兩得
    Nhất cử lưỡng đắc
    一 舉兩便
    Nhất cử lưỡng tiện
    Nhất cử lưỡng tiện 一 舉兩便
    身敗名隳
    Thân bại danh huy
    身敗名裂
    Thân bại danh liệt
    Thân bại danh liệt 身敗名裂
    四海之內皆兄弟
    Tứ hải chi nội giai huynh đệ
    四海皆兄弟
    Tứ hải giai huynh đệ
    Tứ hải giai huynh đệ 四海皆兄弟

    Dịch nghĩa hoặc phỏng dịch[sửa | sửa mã nguồn]

    Cũng không hiếm khi thành ngữ tiếng Hán được dịch nghĩa hoặc phỏng dịch sang tiếng Việt, thường gặp đối với những thành ngữ nếu để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn:

    Thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ tiếng Việt
    錦衣夜行
    Cẩm y dạ hành
    Áo gấm đi đêm
    面和心不和
    Diện hòa tâm bất hòa
    Bằng mặt nhưng không bằng lòng
    病從口入,禍從口出
    Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất
    Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra
    知己知彼百戰不殆
    Tri kỷ tri bỉ bách chiến bất đãi
    Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng
    大魚吃小魚
    Đại ngư cật tiểu ngư
    Cá lớn nuốt cá bé
    高飛遠走
    Cao phi viễn tẩu
    Cao chạy xa bay
    狐假虎威
    Hồ giả hổ uy
    Cáo mượn oai hùm
    指桑罵槐
    Chỉ tang mạ hòe
    Chỉ chó mắng mèo
    大事化小,小事化無
    Đại sự hóa tiểu, tiểu sự hóa vô
    Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không
    不見棺材不下淚
    Bất kiến quan tài bất hạ lệ
    Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
    有志竟成
    Hữu chí cánh thành
    Có chí thì nên
    鐵杵磨成針
    Thiết xử ma thành châm
    Có công mài sắt có ngày nên kim
    癩蛤蟆想吃天鵝肉
    Lại cáp mô tưởng cật thiên nga nhục
    Cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga
    恭敬不如從命
    Cung kính bất như tòng mệnh
    Cung kính không bằng tuân mệnh
    走馬觀花
    Tẩu mã quan hoa
    Cưỡi ngựa xem hoa
    敢做敢當
    Cảm tố cảm đương
    Dám làm dám chịu
    牛刀割雞
    Ngưu đao cát kê
    Dùng dao mổ trâu giết gà
    Lấy búa tạ đập ruồi
    聲東擊西
    Thanh đông kích tây
    Dương đông kích tây
    速戰速決
    Tốc chiến tốc quyết
    Đánh nhanh thắng nhanh
    大刀闊斧
    Đại đao khoát phủ
    Đao to búa lớn
    對牛彈琴
    Đối ngưu đàn cầm
    Đàn gảy tai trâu
    打草驚蛇
    Đả thảo kinh xà
    Đánh rắn động cỏ
    Rút/Bứt dây động rừng
    牛頭馬面
    Ngưu đầu mã diện
    Đầu trâu mặt ngựa
    行不更名坐不改姓
    Hành bất canh danh, tọa bất cải tính
    Đi không đổi tên, ngồi không đổi họ
    江山易改,本性難移
    Giang sơn dị cải, bản tính nan di
    Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời
    藏頭露尾
    Tàng đầu lộ vĩ
    Giấu đầu hở đuôi
    破鏡重圓
    Phá kính trùng viên
    Gương vỡ lại lành
    虎毒不食子
    Hổ độc bất thực tử
    Hổ dữ không ăn thịt con
    豹死留皮,人死留名
    Báo tử lưu bì, nhân tử lưu danh
    Hổ chết để da, người ta chết để tiếng
    八兩半斤
    Bát lượng bán cân
    Kẻ tám lạng người nửa cân
    無翼而飛
    Vô dực nhi phi
    Không cánh mà bay
    不共戴天
    Bất cộng đái thiên
    Không đội trời chung
    不入虎穴,焉得虎子
    Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử
    Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con
    葉落歸根
    Diệp lạc quy căn
    Lá rụng về cội
    以毒治毒
    Dĩ độc trị độc
    Lấy độc trị độc
    以卵投石
    Dĩ noãn đầu thạch
    Lấy trứng chọi đá
    亡羊補牢
    Vong dương bổ lao
    Mất bò mới lo làm chuồng
    海底撈針
    Hải để lao châm
    Mò kim đáy bể
    水中撈月
    Thủy trung lao nguyệt
    Mò trăng đáy nước
    脣亡齒寒
    Thần vong xỉ hàn
    Mội hở răng lạnh
    一箭雙雕
    Nhất tiễn song điêu
    Một mũi tên trúng hai đích
    一本萬利
    Nhất bản vạn lợi
    Một vốn bốn lời
    班門弄斧
    Ban môn lộng phủ
    Múa rìu qua mắt thợ
    萬眾一心
    Vạn chúng nhất tâm
    Muôn người như một
    十年樹木,百年樹人
    Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân
    Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người
    借刀殺人
    Tá dao sát nhân
    Mượn dao giết người
    臥薪嘗膽
    Ngoạ tân thường đảm
    Nằm gai nếm mật
    血口噴人
    Huyết khẩu phún nhân
    Ngậm máu phun người
    滴水穿石
    Tích thuỷ xuyên thạch
    Nước chảy đá mòn
    千鈞一髮
    Thiên quân nhất phát
    Nghìn cân treo sợi tóc
    過橋抽板
    Quá kiều trừu bản
    Qua cầu rút ván
    釜底抽薪
    Phủ để trừu tân
    Rút củi đáy nồi
    差之毫釐,謬以千里
    Sai chi hào ly, mậu dĩ thiên lý
    Sai một ly, đi một dặm
    生寄死歸
    Sinh ký tử quy
    Sống gửi thác về
    放虎歸山
    Phóng hổ quy sơn
    Thả hổ về rừng
    勝不驕,敗不餒
    Thắng bất kiêu, bại bất nỗi
    Thắng không kiêu, bại không nản
    勝者為王,敗者為寇
    Thắng giả vi vương, bại giả vi khấu
    Thắng làm vua, thua làm giặc
    盲人摸象
    Manh nhân mạc tượng
    Thầy bói xem voi
    一帆風順
    Nhất phàm phong thuận
    Thuận buồm xuôi gió
    良藥苦口,忠言逆耳
    Lương dược khổ khẩu, trung ngôn nghịch nhĩ
    Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
    百聞不如一見
    Bách văn bất như nhất kiến
    Trăm nghe không bằng một thấy
    老牛吃嫩草
    Lão ngưu cật nộn thảo
    Trâu già thích gặm cỏ non
    懸羊頭賣狗肉
    Huyền dương đầu mại cẩu nhục
    Treo đầu dê bán thịt chó
    冤有頭,債有主
    Oan hữu đầu, nợ hữu chủ
    Oan có đầu, nợ có chủ
    守株待兔
    Thủ châu đãi thố
    Ôm cây đợi thỏ
    飲水思源
    Ẩm thuỷ tư nguyên
    Uống nước nhớ nguồn
    真金不怕火
    Chân kim bất phạ hoả
    Vàng thật không sợ lửa

    Thay đổi từ ngữ và/hoặc vị trí từ ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

    Nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay một chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt hơn, chẳng hạn:

    Thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ tiếng Việt
    足智多謀
    Túc trí đa mưu
    Đa mưu túc trí 多謀足智
    虎父無犬子
    Hổ phụ vô khuyển tử
    Hổ phụ sinh hổ tử 虎父生虎子
    蛇口佛心
    Xà khẩu phật tâm
    Khẩu xà tâm phật 口蛇心佛
    入鄉隨俗
    Nhập hương tuỳ tục
    Nhập gia tuỳ tục 入家隨俗
    福無雙至,禍不單行
    Phúc vô song chí, họa bất đơn hành
    福不重至,禍必重來
    Phúc bất trùng chí, hoạ tất trùng lai
    Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai 禍無單至,福不重來
    兵貴乎勇不貴乎多
    Binh quý hồ dũng bất quý hồ đa
    Quý hồ tinh bất quý hồ đa 貴乎精不貴乎多
    作威作福
    Tác oai tác phúc
    Tác oai tác quái 作威作怪
    情投意合
    Tình đầu ý hợp
    Tâm đầu ý hợp 心投意合
    根深蒂固
    Căn thâm đế cố
    Thâm căn cố đế 深根固蒂
    九死一生
    Cửu tử nhất sinh
    Thập tử nhất sinh 十死一生
    通情達理
    Thông tình đạt lý
    Thấu tình đạt lý 透情達理
    一路平安
    Nhất lộ bình an
    Thượng lộ bình an 上路平安


    ---------------------------------

    Sino-Vietnamese vocabulary (Vietnamese: Ngữ Vựng Hán Việt, Hán Nôm: 詞漢越, literally "Sino-Vietnamese words") are words and morphemes of the Vietnamese language borrowed from Chinese. They comprise about a third of the Vietnamese lexicon, and may account for as much as 60% of the vocabulary used in formal texts.[1] This vocabulary was originally written with Chinese characters that were used in the Vietnamese writing system, but like all written Vietnamese, is now written with the Latin-based Vietnamese alphabet that was adopted in the early 20th century.

    Together with Sino-Korean and Sino-Japanese vocabularies, Sino-Vietnamese has been used in the reconstruction of the sound categories of Middle Chinese. Samuel Martin (1953) grouped the three together as "Sino-xenic".

    Monosyllabic loanwords[edit]

    As a result of a thousand years of Chinese control (except for brief rebellions), and a further thousand years of strong Chinese influence, two main layers of Chinese vocabulary have been borrowed into Vietnamese. These layers were first systematically studied by Wang Li.[2][3] Middle Chinese and Vietnamese (like other nearby languages) are of analytic type, with almost all morphemes monosyllabic and lacking inflection. The phonological structure of their syllables is also similar.[4]

    The Old Sino-Vietnamese layer was introduced after the Chinese conquest of the kingdom of Nanyue, including the northern part of Vietnam, in 111 BC.

    The influence of the Chinese language was particularly felt during the Eastern Han period (25–190 AD), due to increased Chinese immigration and official efforts to sinicize the territory.[5] This layer consists of roughly 400 words, which have been fully assimilated and are treated by Vietnamese speakers as native words.[6]

    The much more extensive Sino-Vietnamese proper was introduced with Chinese rhyme dictionaries such as the Qieyun in the late Tang dynasty (618–907). Vietnamese scholars used a systematic rendering of Middle Chinese within the phonology of Vietnamese to derive consistent pronunciations for the entire Chinese lexicon.[7] After expelling the Chinese in 938, the Vietnamese sought to build a state on the Chinese model, including using Literary Chinese for all formal writing, including administration and scholarship, until the early 20th century.[8] Around 3,000 words entered Vietnamese over this period.[9][10] Some of these were re-introductions of words borrowed at the Old Sino-Vietnamese stage, with different pronunciations due to intervening sound changes in Vietnamese and Chinese, and often with a shift in meaning.[7][11]

    Examples of multiply-borrowed Chinese words
    Chinese
    (Old > Middle)
    Old Sino-Vietnamese Sino-Vietnamese
    *mjəts > mjɨjH mùi 'smell, odor' vị 'flavor, taste'[12]
    *pənʔ > pwonX vốn 'capital, funds' bản 'root, foundation' [12]
    *wjek > ywek việc 'work, event' dịch 'service, corvee'[12][13]
    *muks > mawH 'hat' mạo 'hat'[7]
    *gre > giày 'shoe' hài 'shoe'[7]
    *kras > kæH gả 'marry' giá 'marry'[7][14]
    *bjəʔ > bjuwX vợ 'wife'[a] phụ 'woman'[7][13]
    *gjojʔ > gjweX cúi 'bow, prostrate oneself' quị 'kneel'[7]
    *rijʔ > lejX lạy 'kowtow' lễ 'ceremony'[7]
    *pjap > pjop phép 'rule, law' pháp 'rule, law'[7]
    1. ^ Shorto considers vợ a native Vietnamese word, inherited from Proto-Mon-Khmer *(ʔ)boʔ "mother"; Haudricourt proposes that 婦 *bjəʔ's Old Sino-Vietnamese reflex is bụa in the compound goá bụa < Old Chinese 寡婦 kʷraːʔ-bjəʔ > Late Sino-Vietnamese quả phụ.[15][16]

    Wang Li followed Henri Maspero in identifying a problematic group of forms with "softened" initials g-, gi, d- and v- as Sino-Vietnamese loans that had been affected by changes in colloquial Vietnamese. Most scholars now follow André-Georges Haudricourt in assigning these words to the Old Sino-Vietnamese layer.[17]

    Modern compounds[edit]

    Until the early 20th century, Literary Chinese was the language of administration and scholarship, not only in China, but also in Vietnam, Korea and Japan, similar to Latin in medieval Europe.[18] Though not a spoken language, this shared written language was read aloud in different places according to local traditions derived from Middle Chinese pronunciation, the literary readings in various parts of China and the so-called Sino-Xenic pronunciations in the other countries.

    As contact with the West grew, Western works were translated into Chinese and read by the literati. In order to translate words for new concepts (political, religious, scientific, medical and technical terminology) scholars in these countries coined new compounds formed from Chinese morphemes and written with Chinese characters. The local readings of these compounds were readily adopted into local vernaculars, including Vietnamese. For example, the Chinese mathematician Li Shanlan created hundreds of translations of mathematical terms, including 代數學 ("replace-number-study") for "algebra", yielding modern Chinese dài shùxué, Japanese dai sūgaku, Korean dae suhak and Vietnamese đại số học.[19] Often, multiple compounds for the same concept were in circulation for some time before a winner emerged, and sometimes the final choice differed between countries.[20]

    A fairly large amount of Sino-Vietnamese have meanings that differ significantly from their usage in other Sinitic vocabularies. For example:

    • bác sĩ (博士) is widely used with the meaning "physician", while it means "doctor" or "Ph.D." in Chinese;
    • bạc "silver" is the Old Sino-Vietnamese reflex of Old Chinese *bra:g "white", cognate with later Sino-Vietnamese bạch "white",[21] yet in Chinese means "thin sheet of metal" (variants: , ) and 鉑 (pinyin: ) has also acquired the meaning "platinum", whose Sino-Vietnamese name is 白金 bạch kim, literally "white gold";
    • luyện kim (煉金) means "metallurgy" instead of its original meaning, "alchemy";
    • giáo sư (教師) means "teacher" in Chinese, but is now associated with "professor" in Vietnamese.
    • Club became 俱樂部 kurabu in Japan, was borrowed to China, then to Vietnam, is read as câu lạc bộ, and abbreviated CLB, which can be an abbreviation for club.
    • linh miêu (靈貓) means "civet" in Chinese but means "lynx" in Vietnamese.

    Some Sino-Vietnamese words are entirely invented by the Vietnamese and are not used in Chinese, such as linh mục (靈牧 "spiritual shepherd") for pastor, or giả kim thuật (假金術 "art of artificial metal"), which has been applied popularly to refer to "alchemy". Another example is linh cẩu (靈狗, "alert dog") meaning hyena. Others are no longer used in modern Chinese or have other meanings.

    Proper names[edit]

    Because Sino-Vietnamese provides a Vietnamese form for almost all Chinese characters, it can be used to derive a Vietnamese form for any Chinese name. For example, the name of the Chinese leader Xi Jinping consists of the Chinese characters 習近平. Applying a Sino-Vietnamese reading to each character in turn yields the Vietnamese name Tập Cận Bình, which has some similarity to the Cantonese form Zaap6 Gan6-ping4.

    Western names, approximated in Chinese (in some cases approximated in Japanese and then borrowed into Chinese), were further "garbled" in Vietnamese pronunciations. For example, Portugal became 葡萄牙, and in Vietnamese Bồ Đào Nha. England became Anh Cát Lợi (英吉利), shortened to Anh (), while United States became Mỹ Lợi Gia (美利加), shortened to Mỹ (). The official name for the United States in Vietnamese is Hoa Kỳ (花旗); this is a former Chinese name of the United States and translates literally as "flower flag".

    Country Chinese name Vietnamese name
    Australia 澳大利亞 Úc (澳)
    Austria 奧地利 Áo (奧)
    Belgium 比利時 Bỉ (比)
    Czechoslovakia 捷克斯洛伐克 Tiệp Khắc (捷克)
    France 法蘭西 Pháp (法)
    Germany 德意志 Đức (德)
    Italy 意大利 Ý (意)
    Russia 俄羅斯 Nga (俄)
    Yugoslavia 南斯拉夫 Nam Tư (南斯)

    Except for the oldest and most deeply ingrained Sino-Vietnamese names, modern Vietnamese instead uses direct phonetic transliterations for foreign names, in order to preserve the original spelling and pronunciation. Today, the written form of such transliterated names are almost always left unaltered; with rising levels of proficiency in English spelling and pronunciation in Vietnam, readers generally no longer need to be instructed on the correct pronunciation for common foreign names. For example, while the Sino-Vietnamese Luân Đôn remains in common usage in Vietnamese, the English equivalent London is also commonplace. Calques have also arisen to replace some Sino-Vietnamese terms. For example, the White House is usually referred to as Nhà Trắng (literally, "white house") in Vietnam, though Tòa Bạch Ốc (based on 白宮) retains some currency among overseas Vietnamese.

    However, China-specific names such as Trung Quốc (Middle Kingdom, 中國), as well as Korean names with Chinese roots, continue to be rendered in Sino-Vietnamese rather than the romanization systems used in other languages. Examples include Triều Tiên (Joseon, 朝鮮) for both Korea as a whole and North Korea in particular; Bắc Hàn (Han guk, 韓國 ) for South Korea, and Bình Nhưỡng (Pyongyang, 平壤). Seoul, unlike most Korean place names, has no corresponding hanja; it is therefore phonetically transliterated as Xê-un.

    Usage[edit]

    Sino-Vietnamese words have a status similar to that of Latin-based words in English: they are used more in formal context than in everyday life. Because Chinese and Vietnamese use different order for subject and modifier, compound Sino-Vietnamese words or phrases might appear ungrammatical in Vietnamese sentences. For example, the Sino-Vietnamese phrase bạch mã (白馬 "white horse") can be expressed in Vietnamese as ngựa trắng ("horse white"). For this reason, compound words containing native Vietnamese and Sino-Vietnamese words are very rare and are considered improper by some. For example, chung cư "apartment building" was originally derived from chung cư 眾居 "multiple dwelling", but with the syllable chung "multiple" replaced with chung, a "pure" Vietnamese word meaning "shared" or "together". Similarly, the literal translation of "United States", Hợp chủng quốc (合眾國) is commonly mistakenly rendered as Hợp chủng quốc, with chủng ( - many) replaced by chủng ( - ethnicity, race).It called phonetic modulation phenomenon. Some more examples such as đọc giả is replaced with độc giả.

    Writing Sino-Vietnamese words with the Vietnamese alphabet causes some confusion about the origins of some terms, due to the large number of homophones in Chinese and Sino-Vietnamese. For example, both (bright) and (dark) are read as minh, thus the word "minh" has two contradictory meanings: bright and dark (although the "dark" meaning is now esoteric and is used in only a few compound words). Perhaps for this reason, the Vietnamese name for Pluto is not Minh Vương Tinh (冥王星 – lit. "underworld king star") as in other East Asian languages, but is Diêm Vương Tinh ( 閻王星), named after the Hindu and Buddhist deity Yama. During the Hồ Dynasty, Vietnam was officially known as Đại Ngu (大虞 "Great Peace"). However, most modern Vietnamese know ngu () as "stupid"; consequently, some misinterpret it as "Big Idiot". Conversely, the Han River in South Korea is often erroneously translated as sông Hàn () when it should be sông Hán () due to the name's similarity with the country name. However, the homograph/homophone problem is not as serious as it appears, because although many Sino-Vietnamese words have multiple meanings when written with the Vietnamese alphabet, usually only one has widespread usage, while the others are relegated to obscurity. Furthermore, Sino-Vietnamese words are usually not used alone, but in compound words, thus the meaning of the compound word is preserved even if individually each has multiple meanings.


    No comments:

    Post a Comment

    "Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

    Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...