THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Quân lực VNCH | |
---|---|
Phù hiệu. | |
Hoạt động | 1955–1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực VNCH |
Quân chủng | Quân thường trực |
Phân loại | Chủ lực quân |
Tên khác | Cọp Biển |
Khẩu hiệu | Chinh Nam dẹp Bắc Quyết tiến quyết tử |
Tham chiến | -Trận Bình Giã -Mặt trận Mậu Thân 1968 -Hạ Lào - Lam sơn 719 -Mùa hè đỏ lửa 1972 -Chiến dịch Huế - Đà Nẵng |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | -Lê Nguyên Khang -Bùi Thế Lân |
Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam Marine Division, RVNMD) là lực lượng tác chiến đổ bộ đường thủy, đồng thời là lực lượng Tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây là đơn vị được đánh giá là thiện chiến của Việt Nam Cộng hòa nhờ được yểm trợ hỏa lực hặng nặng từ phi pháo, chiến hạm và phi cơ. Được hỗ trợ quân vận từ thủy xa lội nước LVT-5 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa, nhiệm vụ chính của binh chủng ban đầu là hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng ven biển và sông ngòi miền Nam, về sau trở thành một đơn vị tổng trừ bị, sẵn sàng tác chiến trên cả bốn vùng chiến thuật VNCH và các mặt trận ngoại biên.
Đơn vị được tổ chức, huấn luyện và chiến đấu theo nguyên mẫu của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được nhận xét là đơn vị dày dặn kinh nghiệm nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thủy quân lục chiến đã nhiều lần tham gia các chiến dịch lớn đối đầu bộ binh chủ lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại vùng vĩ tuyến, mà Trận Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm là trận chiến ác liệt nhất mà sư đoàn đã tham gia. Trong suốt chiều dài chiến tranh, phần lớn lực lượng sư đoàn được án ngữ tại vùng 1 chiến thuật cùng với đơn vị bạn là sư đoàn nhảy dù để đề phòng quân đội Nhân dân Việt Nam vượt vĩ tuyến 17 tấn công xuống phía Nam. Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, sư đoàn nhận lệnh phòng ngự Đà Nẵng, nhưng sớm tan rã và phần lớn binh sỹ bị bắt hoặc đầu hàng.
Bộ tư lệnh sư đoàn đặt tại Trại Bạch Đằng Sài gòn. Dấu hiệu nhận biết: Bài ca chính thức là Thủy quân lục chiến hành khúc. Quân phục tác chiến mang họa tiết "rằn ri cọp" (tiger-stripe camouflage), phía Việt Nam Cộng hòa gọi là "Sóng thần" với phù hiệu Sư đoàn trên tay áo trái, phù hiệu Tiểu đoàn trên tay áo phải, mũ beret màu xanh lục đội chếch bên phải có phù hiệu Binh chủng, bằng tốt nghiệp khóa huấn luyện căn bản Thủy quân Lục chiến may ở túi áo bên phải.
Mục lục
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng hòa có nguồn gốc từ thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1949, theo Thỏa ước Pháp-Việt, lực lượng vũ trang của Chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ bao gồm lực lượng Hải quân, với tổ chức và huấn luyện do phía Hải quân Pháp đảm nhiệm. Năm 1951, Pháp đề nghị phương án phát triển Hải quân Việt Nam, theo đó sẽ thành lập hai Sư đoàn Hải quân, do Pháp chỉ huy. Tháng 3 năm 1952, Sắc lệnh số 2 của Đế chế Pháp chính thức xác lập Hải quân Việt Nam. Tới năm sau, hai Sư đoàn Hải quân được thiết lập.[1]
Năm 1953, chính phủ Pháp và Việt Nam đồng ý tăng Lục quân lên 57 Tiểu đoàn Bộ binh, đảm nhận nhiệm vụ tấn công. Các chiến dịch này mở rộng ra cả vùng duyên hải của Việt Nam, nên việc mở rộng Hải quân cũng được xét đến. Trong khi việc các đội Giang thuyền nên nằm dưới sự chỉ huy của Lục quân hay Hải quân còn chưa được định đoạt, thì phó Đô đốc Pháp Auboyneau đề xuất việc thành lập 1 Liên đoàn Thủy quân Lục chiến Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, thì Liên đoàn Thủy quân Lục chiến đã bao gồm một Bộ chỉ huy, bốn Đại đội đường sông, một Tiểu đoàn đổ bộ.[2]
Hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]
Thuỷ quân Lục chiến Việt Nam được thành lập ngày 1/10/1954 tại Nha Trang với danh xưng ban đầu là Bộ binh Hải quân (Sắc lệnh số 99/SL ngày 13/10/1954 của Phủ Thủ tướng) do Trung tá Lê Quang Trọng Chỉ huy trưởng đầu tiên. Bộ Chỉ huy đặt tại Bộ Tổng Tham mưu ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Trước đó, đơn vị đầu tiên của Sư đoàn, Tiểu đoàn 1 đổ bộ (về sau có danh hiệu là Quái Điểu) đã được thành lập tại Nha Trang vào tháng 8/1954. Đến đầu tháng 6/1955, Bộ Chỉ huy Bộ binh Hải quân dời về trại Cửu Long, Thị Nghè, Sài Gòn.
Tháng 4/1956, Lực lượng Bộ binh Hải quân cải danh thành Thuỷ quân Lục chiến, trực thuộc Hải quân và đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư lệnh Hải quân. Cũng trong năm này, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên khét tiếng được thành lập tại Rạch Dừa, sau đó chuyển về Cam Ranh. Thành tích nổi bật nhất của tiểu đoàn chính là Chiến thắng Đầm dơi tại Cà Mau.
Năm 1957, Tiểu đoàn 3, biệt danh là Sói Biển được thành lập, Tiểu đoàn được Việt Nam Cộng hòa ghi nhận thành tích sau trận Đông Hà trong mùa hè 1972, với sự kiện 700 tay súng của tiểu đoàn đã tham gia cùng các đơn vị khác ngăn cản thành công đà tiến của QĐNDVN có xe tăng và pháo tầm xa yểm trợ suốt thời gian trách nhiệm cho đến khi tiểu đoàn có lệnh bàn giao vùng trách nhiệm cho đơn vị bạn.
Cùng năm, Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được nâng cấp thành Liên đoàn với quân số 2.300 quân nhân do Thiếu tá Lê Nguyên Khang chỉ huy.
Năm 1961, Tiểu đoàn 4, biệt danh là Kình Ngư được thành lập tại thị xã Vũng Tàu và đặt hậu cứ ở trong thị xã, khi vừa mới thành lập, Tiểu đoàn đã cùng với Hải Quân mở ngay chiến dịch truy quét tiểu đoàn U Minh tại vùng rừng U Minh.
Từ năm 1960 cho đến khi tan hàng vào năm 1975, ngoại trừ Tiểu đoàn 4 đóng ở Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh cùng các đơn vị Yểm trợ đóng ở Thị Nghè, Sài Gòn thì toàn bộ phần còn lại của Sư đoàn đều đóng ở căn cứ Sóng Thần, Rừng Cấm, quận Thủ Đức.
Năm 1962, để yểm trợ cho các Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến, Tiểu đoàn 1 Pháo binh Lôi Hỏa được thành lập gồm 2 pháo đội 75 ly và 1 pháo đội 105 ly.
Lúc này Liên đoàn đã có quân số là 3.300 quân gồm 1 Bộ Chỉ huy Liên đoàn, 4 Tiểu đoàn tác chiến và 1 Tiểu đoàn Pháo binh cơ hữu cùng với các đơn vị Yểm trợ.
Năm 1963, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên đã đánh trận đầu tiên ở Đầm Dơi thuộc Tiểu khu An Xuyên. Cũng trong năm này, toàn bộ Liên đoàn đã mở 2 cuộc hành quân "Sóng tình thương" vào Mật khu Đỗ Xá tuy nhiên không có xảy ra giao tranh.
Năm 1964, Liên đoàn thành lập Tiểu đoàn 5 Hắc Long. Đây cũng là năm đen tối của Thủy quân Lục chiến khi Tiểu đoàn 4 Kình Ngư lọt vào ổ phục kích của Trung đoàn 27 Bình Giã của đối phương ở vùng rừng cao su Bình Giã thuộc Tiểu khu Phước Tuy. Trong trận Bình Giã, Tiểu đoàn chịu thiệt hại nặng và thương vong hơn 60% quân số, Tiểu đoàn trưởng và Tiểu đoàn phó đều tử trận.
Năm 1965, Liên đoàn Thủy quân Lục chiến được cải danh thành Lữ đoàn, bao gồm 1 Bộ Chỉ huy Lữ đoàn, 5 Tiểu đoàn tác chiến, 1 Tiểu đoàn Pháo Binh và các Đị đội: Yểm trợ Thủy bộ, Quân Y, Công Binh, Viễn Thám và Huấn luyện. Do nhu cầu chiến thuật tăng phái đi từng Khu chiến thuật nên Lữ đoàn chia thành 2 Chiến đoàn A và B. Chiến đoàn A (còn gọi là Chiến Đoàn An Dương Vương), Chiến Đoàn B (còn gọi là Chiến Đoàn Bắc Bình Vương).
Cũng trong năm này, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến chính thức tách khỏi Hải Quân và được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Bộ Tổng Tham mưu. Cùng với Sư đoàn Nhảy dù và các Liên đoàn Biệt động quân, trở thành lực lượng Tổng trừ bị chiến lược bên cạnh các đơn vị.
Ngày 08/4/1965, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên được tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ Binh đã đánh bại 1 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng tại Phụng Dư, Tiểu khu Bình Định.
Năm 1966, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên được tăng phái dưới quyền sử dụng của Sư đoàn 1 Bộ binh,[3] từ An Hòa (Huế) di chuyển ra Quảng Trị và bị phục kích tại Phong Điền, Thừa Thiên. Tiểu đoàn đã phản phục kích và đánh lui Trung đoàn đối phương tại đây nhưng mất Tiểu đoàn trưởng Lê Hằng Minh[4] cùng với 42 quân nhân khác tử trận và gần 100 người bị thương trong đó có Trung úy [[Nguyễn Xuân Phúc (Trung tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Xuân Phúc]. Năm này cũng là năm Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, Thiếu tướng Lê Nguyên Khang được thăng lên cấp Trung tướng.
Thời kỳ năm 1966-1967, Lữ đoàn được tiếp nhận thêm 2 Tiểu đoàn mới nữa là Tiểu đoàn 6 Thần Ưng và Tiểu đoàn 7 Hùng Xám.
Năm 1968 là năm tác chiến ác liệt của Thủy quân Lục chiến khi tất cả các Tiểu đoàn đều tham gia các cuộc hành quân giải tỏa quanh thành phố Sài Gòn, Chiến đoàn A hành quân tác chiến tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
Giữa năm 1968, Lữ đoàn được nâng lên cấp Sư đoàn, Chiến đoàn A và B được cải danh thành Lữ đoàn 147 (gồm các Tiểu đoàn 1, 4 và 7) và Lữ đoàn 258 (gồm các Tiểu đoàn 2, 5 và 8). Các đơn vị Yểm trợ như Quân y, Truyền tin, Công binh, Viễn thám, Huấn luyện được biên chế lên cấp Tiểu đoàn. Năm 1969, Tiểu đoàn 8 Ó Biển và Tiểu đoàn 9 Mãnh Hổ cùng với Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Thần Tiễn được thành lập. Quân số của Sư đoàn lúc này đạt mức 9.300 quân nhân. Đầu năm 1970, Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nỏ Thần và Bệnh viện Lê Hữu Sanh thuộc Tiểu đoàn Quân y được thành lập. Cùng thời điểm đó, Lữ đoàn 369 Thủy quân Lục chiến ra đời.
Cho đến khi nổ ra các cuộc hành quân tiến sang Campuchia của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, Sư đoàn đã hoàn chỉnh gồm Bộ chỉ huy Sư đoàn, 3 Lữ đoàn tác chiến và các đơn vị yểm trợ, Tiểu đoàn Huấn luyện, Khối Bổ Sung, Bệnh viện Lê Hữu Sanh. Tổng quân số của toàn Sư đoàn là 16.000 quân nhân.
Năm 1971, Sư đoàn được trực thăng vận đến Khe Sanh tham gia Chiến dịch Lam Sơn 719, các Lữ đoàn làm nút chặn cho các đơn vị khác là Sư đoàn Nhảy dù, Sư đoàn 1 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Kỵ binh và Liên đoàn 1 Biệt động quân rút lui. Lữ đoàn 147 gồm các Tiểu đoàn 1, 4, 7 chịu thiệt hại nặng, mất hơn 70% quân số khi Quân Giải phóng mở cuộc tấn công vào phòng tuyến của Lữ đoàn. Đây được coi là chiến dịch thất bại nặng nề nhất của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến tính đến thời điểm đó.
Sau Chiến dịch Lam Sơn 719, Tiểu đoàn 9 được tăng phái cho Sư đoàn 1 Bộ binh giải tỏa Động A Tây, thu hồi 100 thi hài đồng ngũ.
Trong năm 1972, cả ba Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến cùng với Sư đoàn 3 Bộ binh thay phiên nhau chống đỡ cuộc tấn công dữ dội và thần tốc của quân Giải phóng và sau khi Quảng Trị mất, Lữ đoàn 258 và Lữ đoàn 369 nhận lệnh trấn đóng tuyến đầu của Quân đoàn I chặn đối phương tại tuyến sông Mỹ Chánh để Lữ đoàn 147 mở các cuộc tấn công giới hạn qua bên kia sông nhằm phá hủy các nỗ lực tiếp liệu và tuyến tiếp vận của đối phương, sau đó cùng với Sư đoàn Nhảy dù mở cuộc phản công tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng (Quảng Trị) với phần lớn sức tấn công là từ yểm trợ Không quân của Mỹ. Quân đội Giải phóng đã trụ vững tại thành cổ suốt 81 ngày đêm, làm phá sản kế hoạch chiếm thành cổ trong 2 tuần của tướng Ngô Quang Trưởng và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Giải phóng quân chỉ bắt đầu rút từ đêm ngày 14/9 đến cuối ngày 15 do nước lũ dâng cao không thể tiếp tục chi viện và tiếp tế cho các tuyến phòng thủ trong thành. Tuy phải rút nhưng họ đã giành được lợi thế về mặt chiến lược, giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có lợi thế lớn trên bàn đàm phán Paris, đồng thời làm phá sản ý đồ tái chiếm bờ bắc sông Thạch Hãn của Quan lực VNCH. Ngày 16/9/1972, lính của 2 Tiểu đoàn 3 và 6 Thủy quân Lục chiến đã kéo cờ lên Thành Cổ. Để tái chiếm được Cổ Thành, hơn 3.500 lính Thủy quân Lục chiến tử trận và hàng ngàn lính khác bị thương. Đây cũng là lần cuối cùng mà các Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến dành chiến thắng về mặt chiến thuật (dù kết quả này có được là nhờ sự giúp sức rất lớn của Mỹ) trước khi Hiệp Định Paris được ký kết.
Cuối năm 1972 đầu năm 1973, Sư đoàn tham gia các cuộc hành quân "Sóng Thần" nhằm tái chiếm các vùng khác của tỉnh Quảng Trị, nhưng đều bị quân Giải phóng đánh lui. Đến cuối tháng 1/1973, khi Hiệp định Paris được ký, Sư đoàn cũng đã kiệt sức do tổn thất quá lớn.
Từ cuối năm 1973 đến giữa năm 1974, thành lập Biệt đội Sóng Thần với quân số hơn 100 tay súng, sau đó giải tán và sát nhập vào Tiểu đoàn 2 Trâu Điên.
Đầu năm 1975, Sư đoàn thành lập thêm Lữ đoàn 468 do Đại tá Ngô Văn Định[5], Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258 kiêm chỉ huy gồm 3 Tiểu đoàn 14, 16, 18 và Tiểu đoàn 4 Pháo binh. Lữ đoàn mới này tiếp nhận hậu cứ Sóng Thần và được tăng phái hành quân tảo thanh tại Long An, sau đó ra Vùng I gia nhập các cuộc hành quân chung của Sư đoàn. Quân số lúc này của Sư đoàn là 20.000 quân nhân. Là một trong 2 Sư đoàn có quân số cao nhất trong tổng số các đại đơn vị thuộc Quân Lực VNCH (Sư đoàn còn lại là Sư đoàn Nhảy Dù).
Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến là đơn vị cơ động nhất trong QLVNCH. Đơn vị được thành lập theo đà phát triển của chiến tranh, chia sẻ gánh nặng với các đơn vị bạn. Sư đoàn được đánh giá là một trong những đơn vị chiến đấu tốt nhất của QLVNCH, lời nhận xét này được đưa ra từ nhận định của các sỹ quan Hoa Kỳ, đặc biệt là Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Tất cả các quân nhân trong Sư đoàn, từ sĩ quan cho đến binh sĩ đều là tình nguyện. Sư đoàn đã lập được nhiều thành tích, tham gia nhiều mặt trận, từ thành phố, rừng rậm, các vùng duyên hải ven biển và đồng bằng lầy lội.... Với những thành tích đạt được, sư đoàn được tặng thưởng dây biểu chương ba màu Tam hợp Bảo quốc Huân chương trên ngực áo.
Tan rã và đầu hàng[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 3 năm 1975, Sư đoàn nhận lệnh bỏ tuyến phòng ngự phía nam sông Thạch Hãn rút về phòng ngự Đà Nẵng, nhưng do mệnh lệnh lung tung và phối hợp không đồng nhất nên Lữ đoàn 147 gồm 1 Chi đoàn Thiết giáp (tăng phái), các Tiểu đoàn 1, 4, 7 và Tiểu đoàn 1 Pháo binh đang chờ tại cửa Thuận An (Huế) để tàu Hải quân vào đón với quân số hơn 4.000 quân bị Quân đội Giải phóng bao vây tấn công, chỉ có hơn 200 sĩ quan và binh sĩ được tàu Hải quân vào đón, số còn lại chống cự cho đến khi hết đạn hoặc vứt bỏ vũ khí và bỏ trốn khỏi đơn vị, phần còn lại của Lữ đoàn bị bắt, Lữ đoàn chính thức tan hàng tại đây. Lữ đoàn 369 gồm các Tiểu đoàn 3, 6, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh đóng tại Đại Lộc, Tiểu khu Quảng Nam được lệnh rút về Đà Nẵng thì Trung tá Nguyễn Xuân Phúc[6], Lữ đoàn trưởng và Lữ đoàn phó Trung tá Đỗ Hữu Tùng[7]bị mất tích (đến nay vẫn chưa tìm thấy tin tức, được xem như đã tử trận) khi đang điều động các đơn vị chiến đấu. Lữ đoàn tự tháo chạy và tan hàng.
Khác với số phận của 2 Lữ đoàn trên, Lữ đoàn 258 và Lữ đoàn 468 đang đóng tại đèo Hải Vân may mắn được tàu Hải quân vào đón nên còn nguyên vẹn quân số rút về Vũng Tàu.
Vào những ngày cuối tháng Tư, Lữ đoàn 258 đặt dưới quyền điều động của Quân đoàn III, Lữ đoàn 468 phòng ngự ở Tổng kho Long Bình, còn Lữ đoàn 147 và 369 tái bổ sung tại Vũng Tàu. Ngày 22/4/1975, trung tá Nguyễn Đằng Tống được thiếu tướng Bùi Thế Lân-tư lệnh Sư đoàn TQLC-cử giữ chức lữ đoàn trưởng 468 TQLC thay thế đại tá Ngô Văn Định được điều động về chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC. Lực lượng thủy quân lục chiến cuối cùng ở nội thành Sài gòn đã phối hợp cùng với một số xe thiết giáp và chiến hạm ven sông lập chốt phòng ngự tại Cầu Thị Nghè để phòng ngự trụ sở bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Đa số Thủy quân Lục chiến hạ vũ khí khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Riêng Tiểu đoàn 2 Trâu Điên đang đóng tại Thủ Đức vẫn còn chống cự tới chiều tối cùng ngày mới đầu hàng. Họ làm lễ chào cờ đơn vị lần cuối và bàn giao toàn bộ vũ khí cho đối phương.
Các chiến trận tham gia[sửa | sửa mã nguồn]
- Chiến thắng Đầm Dơi (An Xuyên)
- Các cuộc hành quân giải tỏa tại Sài Gòn và Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968
- Chiến dịch Lam Sơn 719
- Trận tái chiếm Cổ thành Đinh Công Tráng Quảng Trị
- Trận Cửa Việt
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
Stt | Đơn vị | Chú thích | Stt | Đơn vị | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Tiểu đoàn 4 (Kình Ngư) Tiểu đoàn 7 (Hùm Xám) |
Yểm trợ đổ bộ |
Phân đội 258 Phân đội 369 Phân đội 468 (Phối thuộc 4 Lữ đoàn) | |||
Tiểu đoàn 5 (Hắc Long) Tiểu đoàn 8 (Ó Biển) |
|||||
Tiểu đoàn 6 (Thần Ưng) Tiểu đoàn 9 (Mãnh Hổ) |
|||||
(Tân lập) |
Tiểu đoàn 16 Tiểu đoàn 18 |
||||
Đại đội 25 Đại đội 369 Đại đội 468 (Phối thuộc 4 Lữ đoàn) |
Binh chủng |
||||
Tổng hành dinh[9] |
|||||
Sư đoàn |
|||||
Quân cảnh 202 |
Lê Hữu Sanh |
||||
Tác chiến Điện tử |
Pháo binh |
Tiểu đoàn 2 (Thần Tiễn) Tiểu đoàn 3 (Nỏ Thần) Tiểu đoàn 4 (Tân lập) (Phối thuộc 4 Lữ đoàn) |
Bộ Tư lệnh Sư đoàn và các Lữ đoàn tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]
- Chức danh Chỉ huy và Tham mưu sau cùng:
Stt | Cấp bậc | Họ và Tên | Chức vụ | Chú thích | |
---|---|---|---|---|---|
Võ khoa Thủ Đức K4[10] |
|||||
Sĩ quan Thủ Đức K5 |
|||||
Võ khoa Thủ Đức K4 |
|||||
Võ khoa Thủ Đức K5 |
Lữ đoàn 147 |
||||
Võ bị Địa phương Bắc Việt |
Lữ đoàn 258 |
Thiếu tá Trung tá |
|||
Võ bị Đà Lạt K16 |
Lữ đoàn 369 |
Trung tá Thiếu tá |
|||
Võ khoa Thủ Đức K4p (Khóa 10B Trừ bị Đà Lạt) |
Lữ đoàn 468 |
Thiếu tá Thiếu tá |
|||
Võ khoa Thủ Đức K6 |
Pháo binh |
Chỉ huy Lữ đoàn qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Stt | Đơn vị | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Năm 1965, được thành lập với danh xưng ban đầu là Chiến đoàn A. Năm 1968 Binh chủng Thuỷ quân Lục chiến được nâng lên cấp Sư đoàn. Chiến đoàn được đổi tên thành Lữ đoàn 147. | |||||
Võ khoa Thủ Đức K4 |
Sau cùng là Đại tá | ||||
Võ bị Địa phương Bắc Việt |
Sau cùng là Đại tá | ||||
Võ khoa Thủ Đức K4 |
|||||
Võ bị Đà lạt K20 |
Xử lý thường vụ chức vụ Lữ đoàn trưởng | ||||
Năm 1965 được thành lập với danh xưng ban đầu là Chiến đoàn B. Năm 1968 được đổi tên thành Lữ đoàn 258 | |||||
Võ khoa Thủ Đức K4 |
Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh Hậu Nghĩa | ||||
Sĩ quan Thủ Đức K5 |
Sau cùng là Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến | ||||
Võ bị Đà Lạt K4 |
|||||
Được thành lập năm 1969 | |||||
Võ bị Đà Lạt K10B[29] |
Sau chuyển đi làm Tư lệnh phó Sư đoàn 3 Bộ binh và sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam | ||||
Thành lập vào thượng tuần tháng 4/1975 | |||||
Tư lệnh qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
- Từ năm 1954-1962, được gọi là Chỉ huy trưởng
Stt | Cấp bậc | Họ & Tên | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Huế K2 |
Thuỷ quân Lục chiến khi mới thành lập (1954) danh xưng là: Bộ binh Hải quân. | |||
Võ bị Lục quân Chapa, Yên Bái |
Tháng 4/1956, Bộ binh Hải quân đổi tên thành Thuỷ quân Lục chiến. | |||
Giải ngũ ở cấp Đại úy. Là Nhạc phụ của Trung tướng Phan Trọng Chinh | ||||
Võ bị Huế K1 |
Năm 1957, đổi tên thành Liên đoàn Thuỷ quân Lục chiến. | |||
Võ khoa Nam Định |
Đầu năm 1962, Liên đoàn TQLC đổi tên thành Lữ đoàn. Thiếu tá Khang trở thành Tư lệnh lần thứ 1 | |||
Võ khoa Thủ Đức K3p (Trừ bị Đà Lạt K9B) |
Sau cùng là Đại tá Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Tư lệnh Biệt khu 24 (Kontum-Pleiku). Năm 1969 tử trận được truy thăng Chuẩn tướng | |||
Tư lệnh lần thứ 2. Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng tham mưu trưởng đặc trách Hành quân | ||||
Cuối tháng 5/1972 thăng Chuẩn tướng, đầu tháng 4/1975 thăng Thiếu tướng. Tư lệnh sau cùng |
Tướng lãnh xuất thân từ binh chủng[sửa | sửa mã nguồn]
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Thời gian phục vụ | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Thiểu uý, Trung úy: Lực lượng Bổ bộ Hải quân (1952-1955). Đại úy, Thiếu tá: Tiểu đoàn trưởng TQLC (1955-1960). Thiếu tá, Trung tá, Đại tá: Liên đoàn trưởng TQLC (1960-1964). Chuẩn tướng: Tư lệnh Lữ đoàn TQLC (1964). Thiếu tướng, Trung tướng: Tư lệnh Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến (1964-1972) | ||||
Thiếu úy, Trung úy, Đại úy: Đại trưởng, Tiểu đoàn trưởng TQLC (1954-1964). Thiếu tá, Trung tá, Đại tá: Tham mưu trưởng Lữ đoàn, Tư lệnh phó Sư đoàn TQLC (1964-1972). Chuẩn tướng, Thiếu tướng: Tư lệnh Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến (1972-1975) | ||||
(Truy thăng) |
Năm 1956 đang là sĩ quan cơ hữu ở Quân trường Đồng Đế, tình nguyện sang binh chủng TQLC. Thiếu úy, Trung úy Đại đội trưởng TQLC (1956-1958). Đại úy: Trưởng phòng 1 Tiểu đoàn, Tiểu đoàn trưởng, Liên đoàn phó TQLC (1958-1963). Thiếu tá, Trung tá: Liên đoàn phó, Chỉ huy trưởng Liên đoàn Thuỷ quân Lục chiến (1963-1964). Sau chuyển sang Bộ binh |
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Brush, Peter (1966). “The Vietnamese Marine Corps”. Viet Nam Generation: A Journal of Recent History and Contemporary Issues. Vol. 7:1-2. tr. 73–77. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
- ^ Victor J. Croizat, "Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species," U.S. Naval Institute Proceedings, (February, 1973), tr 48-58.
- ^ Do Đại tá Ngô Quang Trưởng làm Tư lệnh
- ^ Cố Trung tá Lê Hằng Minh sinh năm 1935 tại Gia Định, tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Đại tá Ngô Văn Định sinh năm 1935 tại Bắc Ninh.
- ^ Trung tá Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1938 tại Hà Nội.
- ^ Trung tá Đỗ Hữu Tùng sinh năm 1939, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt.
- ^ Từ Lữ đoàn 147 (số 1) đến Đại đội Viễn thám (số 5) là các đơn vị tác chiến.
- ^ Từ BCH Tổng hành dinh (số 6) đến BCH Pháo binh (số 18) là các đơn vị yểm trợ
- ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
- ^ Đại tá Nguyễn Thành Trí sinh năm 1935 tại Sóc Trăng.
- ^ Đại tá Lê Đình Quế sinh năm 1933 tại Nam Định.
- ^ Đại tá Nguyễn Thế Lương sinh năm 1933 tại Thanh Hóa.
- ^ Tốt nghiệp khóa 20 Võ bị Đà Lạt
- ^ Đại tá Nguyễn Năng Bảo sinh năm 1931 tại Hà Đông.
- ^ Thiếu tá Trần Văn Hợp tốt nghiệp khóa 19 Võ bị Đà Lạt
- ^ Trung tá Nguyễn Đăng Hòa tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt Đồng Đế, Nha Trang.
- ^ Trung tá Lê Bá Bình tốt nghiệp khóa 12 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Thiếu tá Lâm Tài Thạnh sinh năm 1945, tốt nghiệp khóa 17 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Thiếu tá Đinh Xuân Lãm sinh năm 1940, tốt nghiệp khóa 17 Võ bị Đà Lạt.
- ^ Trung tá Trần Ngọc Toàn sinh năm 1940, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt.
- ^ Trung tá Đặng Bá Đạt sinh năm 1936.
- ^ Thiếu tá Nguyễn Hữu Lạc sinh năm 1938 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 8 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Thiếu tá Võ Đằng Phương sinh năm 1939, tốt nghiệp khóa 7 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Đại tá Hoàng Tích Thông sinh năm 1928 tại Hà Nội.
- ^ Cấp bậc khi nhậm chức
- ^ Đại tá Tôn Thất Soạn sinh năm 1933 tại Đà Lạt (Nguyên quán ở Huế).
- ^ Đại tá Phạm Văn Chung sinh năm 1931 tại Hà Nội.
- ^ Còn gọi là khóa 4 phụ sĩ quan trừ bị Thủ Đức hoặc khóa 10B trừ bị Đà Lạt
- ^ Trung tá Lê Quang Trọng sinh năm 1925 tại Thừa Thiên. Năm 1963 giải ngũ ở cấp Đại tá.
- ^ Đại tá Phạm Văn Liễu sinh năm 1927 tại Nam Định. Chức vụ sau cùng: Đại tá Tham vấn Hòa đàm Paris.
- ^ Thiếu tá Lê Nhữ Hùng sinh năm 1926 tại Huế. Năm 1963 giải ngũ ở cấp Trung tá.
000000000000000000000000000000000000000000000
No comments:
Post a Comment