Saturday, January 9, 2021

VĂN HỌC THI CA LUẬN PHIẾM

 



VĂN HỌC THI CA LUẬN PHIẾM
KỲ 01: Ai còn nhớ Ngô Thì Nhậm, Đặng Trần Thường?
https://youtu.be/fGOB4q94LdI





VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM
KỲ 02 9/1/2021:
■ Mạc - Lê đồ bá, Trịnh - Nguyễn phân tranh và hiện tại.

https://youtu.be/1IMRRnOEGLE



Tác phẩm nào của Kim Dung được ghi nhận nhất? VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 03 16/1/2021:
https://youtu.be/GMpYlj1A4ZQ


Chữ viết và ngôn ngữ của người Việt ảnh hưởng đến văn hóa Hán-Hoa ra sao?

Việt tộc đã thống lĩnh Trung Nguyên từ xa xưa, trước nhà Hạ, truyền sang nhà Hạ, rồi Thương thôn tính Hạ, Chu thôn tính Thương, tiếng Việt vẫn lưu truyền, trong quá trình truyền rộng qua nhiều triều đại đó, cũng lúc có sự du nhập của những người Bạch Địch Siberi, người Turk (gốc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay ở vùng Tân Cương), Khương, Mông Cổ… nhưng ngôn ngữ của họ bây giờ không giống tiếng Bách Việt và tiếng Quan Thoại chứng tỏ từ thời đó một bộ phận của họ theo nhà Chu đã bị đồng hóa, và tự xưng là dân tộc “Hoa Hạ”, con cháu của nhà Hạ, theo dòng chính thống, văn hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng hóa Thương, Chu và Yên, Ngụy (hai quốc gia thời Chiến Quốc với sắc dân Siberi Bạch Địch), cho nên tiếng Việt có thêm một nhánh mới phía Bắc, ngày nay gọi là tiếng Bắc Kinh hay Mandarin-Quan thoại. Vì hai thứ Tiếng Việt Nam - Bắc khác giọng và biến âm khó thông, nên Tiếng Việt phương nam được chọn làm tiếng phổ thông – được gọi là Nhã Ngữ.

Thời Xuân Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ. Nhã là đẹp, văn nhã… Khổng Tử dạy học cũng dùng Nhã ngữ. Như vậy Nhã ngữ là Việt ngữ và là tiếng phổ thông thời đó, nó tồn tại cho đến ngày nay ở Tiếng Quảng Đông và tiếng Việt Nam. Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng phương Nam nhiều hơn vùng Phiên Ngung/Quảng Châu và sau này lại biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường rồi lại biến âm nhiều khi dùng mẫu tự la tinh abc để phiên âm. Còn Tiếng Quảng Đông (Cantonese) chỉ biến giọng rất ít bởi tiếng Bắc Kinh ngày càng phát triển mạnh cùng với các đợt di dân liên tục qua con đường chiến tranh xâm lấn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam.

Điều này có thể kiểm chứng được khi so sánh với phương cách thuyết văn giải tự của thời Hán do Hứa Thận biên soạn.

Khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm các nước lân bang, thì tiếng Việt Nhã Ngữ được triều đình quy định để dùng thống nhất hóa về chữ viết và tiếng nói. Nhưng rồi sau đó, chính quyền lại lần nữa rơi vào tay Người Việt của triều Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Sách Thuyết Văn của Hứa Thận được viết ra vào thời Hán. Phần đánh vần của thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt. Nếu như đọc sách đó theo giọng Quan Thoại Bắc Kinh Mandarin tức là tiếng Trung phổ thông bây giờ thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ. Đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và Tần trở về trước. Ngày nay, tiếng Việt cổ còn được lưu lại ở vùng Quảng Đông và Việt Nam. Vào thời Nam Việt của Triệu Đà thì Quảng Đông và Bắc phần của Việt Nam ngày nay là chung một nước.

Những vùng phía Bắc nước Tàu thì ngày nay đã bị cách phát âm kiểu Bắc Kinh-Quan Thoại ảnh hưởng gần như toàn diện bởi lịch sử bao đời vùng đất này bị Hung Nô xâm chiếm, nên sử dụng Quan Thoại trở thành đương nhiên.

Như vậy, toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu-Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán… là văn hóa Việt.

Tại sao lại gọi là văn hóa Việt?

Vì chữ viết và phong tục của người Việt. Việt đã là tên của truyền thống dân tộc nên các vương triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở, Hán, Ngô Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Âu Viêt, Lạc Việt… Ngay cả tên của các vua được viết là Đế Đoan Hạn, Đế Cảo, Đế Nghiêu, Đế Thuấn… chứ không phải là Thuấn Đế, Nghiêu Đế… Địa danh là Sơn Đông chứ không phải Đông Sơn, Quảng Đông chứ không phải Đông Quảng, đảo Hải Nam chứ không phải là Nam Hải đảo… đó là những chứng tích được lưu lại trong tên địa danh.

Chỉ đến khi nhà Hán mất, nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hóa Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v. v… thì văn hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chi có phương nam là còn giữ lại được, ở phía nam là vùng sông Trường Giang và Ngũ lĩnh…

Sau thời nhà Hán, đến nhà Tấn thì các dân tộc phương Tây và Bắc Á nước Tàu tràn xuống nhiều lần, khi số lượng dị tộc tăng lên so với Việt tộc vì thế dần dần tiếng Quan Thoại (ngôn ngữ của Thanh triều) hay tiếng Phổ Thông mới được dần trở nên phổ biến hơn.

Về chủng tộc cũng có một sự pha loãng bớt máu Việt bằng máu các dị tộc để dần thành hình cái gọi là Hán tộc sau này.

Đến đời nhà Tùy, nhà Đường là các dân tộc phía Bắc và phía Tây thì tiếng Phổ thông được củng cố thêm một lần nữa. Và Tiếng Việt mới dần dần bị biến âm đi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, dân tộc mới. Tiếng Việt hay Nhã Ngữ cũng chưa mất ngay vị trí quan trọng của nó. Tiếng phổ thông vẫn chưa đủ để thay thế hoàn toàn cho Việt Ngữ hay Nhã Ngữ. Cho nên Đường Thi hay Thơ Đường đa số phải đọc theo Việt Ngữ. Một số những trí thức thời mới chỉ rành tiếng “Quan Thoại” như nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch, người Hung Nô cho nên cũng có một số thi phẩm bằng tiếng Quan Thoại. Như vậy, về văn chương chính thống đã có sự xen kẽ Việt Ngữ và Quan Thoại.

Đến đời Tống cũng vậy, chữ Tống và Đường Thi đều phải đọc theo giọng Việt.

Khi Tống mất vào tay nhà Nguyên của dân Mông Cổ, tiếng phổ thông lại mạnh lên một lần nữa.

Đến nhà Minh thì cũng cố khôi phục lại Việt ngữ. Nhưng họ lại dời đô lên phía bắc – Yên Kinh. Bây giờ gọi là Bắc Kinh.

Ở Yên Kinh đó, do nhiều năm sống dưới sự cai trị của Hung Nô và thường xuyên bị Hung Nô xâm lược nên tiếng Phổ thông rất mạnh. Do vậy nên Minh Triều lại phải dùng tiếng phổ thông.

Sang đến nhà Thanh thì sự lớn mạnh của tiếng phổ thông lại đi kèm với sự suy yếu của Việt Ngữ. Triều đình nhà Thanh, không dùng trí thức Hán tộc và quy định thi “Trạng Nguyên” hay “tiến Sĩ” đều phải bằng tiếng Quan Thoại-phổ thông hay Mandarin.
Vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng Tây chống đối, vẫn chỉ thi bằng tiếng Việt.

Vùng Mân Việt là Phúc Kiến, Triều Châu thi bằng song ngữ Tiếng Mân Việt và tiếng Phổ thông…

Sau khi nhà Thanh mất nước, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc được thành lập và chính quyền mới về tay Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1949, mà Đảng cộng sản Trung quốc phần lớn là gốc người miền bắc nói tiếng Quan Thoại (Thanh ngữ) cho nên họ là thành phần quyết định cho thứ tiếng này được sử dụng chung trong toàn quốc.

Nhưng tiếng Việt chưa mất hẳn. Ngày nay, tiếng Quảng Đông Cantonese là một nhánh của Việt Ngữ cổ này.

Đó là toàn bộ câu chuyện về Việt Ngữ và ảnh hưởng của nó trong câu chuyện lịch sử dài đằng đẵng của nước Tàu.

 







Có một số chữ được “Nôm” và “Hán” dùng chung, nhưng cũng chỉ là một thứ chữ có trước và sau. Chữ vuông với phát âm cổ là Nôm mặc dù bị gọi là chữ Hán.

Ví dụ: Chữ “Cổ 古” (chữ Hán-Việt) ở Phiên Ngung là ngoại ô Quảng Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay vẫn đọc là “Cũ 古” (chữ Thuần Việt-Nôm). Người Việt ngày nay vẫn nói “đồ cũ” hay “đồ cổ”.

Chữ “văn 文” thì người Triều Châu vẫn đọc là “Vuông文”. Người Việt vẫn nói “hình Vuông” chứ không nói “hình Văn”.

Nhiều lớp bụi mờ của lịch sử xa xưa đã phủ lấp sự thật và sự biến đổi cách phát âm Nôm làm cho người ta không biết rằng -- “phát âm Nôm-chữ Nôm có trước âm Hán-Việt/chữ Hán”.

Dù rằng nhiều lớp bụi mờ của lịch sử xa xưa, nhưng đường ranh biên giới nhân tạo của quốc gia đó, bộ tộc đó không thay đổi được tiếng Việt của dân chúng bao nhiêu!

Ví dụ: Cắt đôi một miền đất người Việt ra làm hai bên A và B với thời gian dài thì tiếng nói hai bên vẫn là Việt! - Sau khi phân chia, cả A và B cùng nói “cũ 古”. Sau đó nhiều trăm năm, bên A do có những biến đổi bởi “thiên-địa-Nhân”, “cũ 古” chuyển thành âm mới là “Cổ 古”.
“Cổ 古” sau đó được thông dụng bên A.

– Khi Nhiều thời gian sau nữa, đại đa số người bên A chỉ biết “Cổ 古”(quên đi âm “cũ 古”) và có đông dân hơn. Bên B vì ít người hơn, trở thành thiểu số, và bắt buộc phải bị ảnh hưởng và học thêm phát âm “Cổ 古” của bên A, đồng thời vẫn dùng âm “Cũ 古”.

– Thời gian lâu sau nữa, thiểu số B muốn thoát khỏi ảnh hưởng của bên A, và bắt đầu muốn dùng lại “Cũ 古” mà thôi.
Khi B bắt đầu dùng lại “Cũ 古” thì “cổ 古” đã tồn tại từ ngàn xưa! Thêm thời gian kéo dài đã làm A và B bên nào cũng “quên”, và cho rằng “Cổ 古” có trước và “Cũ古” có sau! Vì dân số nói “Cổ 古” đông hơn bên dân số nói “Cũ 古”, nên dễ làm người ta nghĩ rằng “đa số” là cái gốc! Nhưng có một vài nhóm nhỏ bên A, vẫn sống theo tinh thần “bảo thủ” và “bảo tồn văn hóa truyền thống”, họ chỉ nói “Cũ 古” từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Ví dụ nầy là để nói lên nguyên nhân sự ngộ nhận về phát âm Nôm hay chữ Nôm có sau Hán Việt. Để chứng minh rằng “chữ Nôm - 字喃” có trước chữ Hán, “Nôm 喃” lại là phát âm của dân “Nam”, của người Việt 越/粵.

Nếu như so sánh với cách phát âm Hán-Việt hay Hoa ngữ-quan thoại ngày nay, thì vẫn có dấu hiệu, dấu vết bộc lộ cách phát âm Nôm có trước khi bắt đầu có chữ Vuông.

(Sinocentric)”



■ Thế Tam Quốc hôm xưa và tứ cường hôm nay
CVĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 04 23/1/2021:
https://youtu.be/ydpKUKm3PZk




■ 1000 Năm đô hộ từ Trung Hoa, bao nhiêu cuộc khởi nghĩa
VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 05 30/1/2021:
https://youtu.be/IJ1Olqy1Eho




■ Làm thế nào biết được y phục dân tộc trong dòng lịch sử
VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 06 6/2/2021:
https://youtu.be/2zn0AHSo4tk




■ Những bai thơ Xuân lượm lặt khắp nơi
VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 07 13/2/2021
https://youtu.be/2Lo4dKD-H0M




CHỮ VIẾT

Các hình khắc vẽ trong hang động hay các tranh vẽ là các loại ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt không văn bản, ví dụ như các cuộn băng trong các đĩa âm thanh.

Chữ viết có liên quan với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết.

Chữ viết cách đây hàng ngàn năm, trước khi có bút mực, bút chì hay giấy, mực. Các chữ viết đầu tiên được xuất hiện ở trên các bức tường vách đá trong hang động của người tiền sử, xuất hiện ở các bức vẽ. Chữ viết là phương tiện ghi lại văn bản.

Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất lớn. Chữ viết là phương tiện ghi lại lịch sử, thông tin, truyền tin, không có chữ viết thì không thể có sách, có các phát minh ghi lại các cách thức, công thức của các thành tựu của tổ tiên cò thể truyền lại.

Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ và âm thanh cũng có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, hoặc lưu giữ, tích trữ lâu dài như chữ viết.

Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian và hậu quả là sẽ rơi vào tình trạng "tam sao thất bản" như dân ca cổ truyền, nhưng với chữ viết thì khắc phục được những khuyết điểm của âm thanh.

Chữ viết là phương tiện tốt nhất, và hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ tư tưởng, lịch sử, ghi lại công thức, cách thức của các sáng tạo, sáng kiến của loài người. Chữ viết là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh



■ VĂN SỬ HỌC THI CA LUẬN PHIẾM KỲ 08 20/2/2021: Hồ Xuân Hương nữ quái kiệt trong thi ca Việt Nam
https://youtu.be/1Upg8A7ivKg




 

No comments:

Post a Comment

"Saigonaises" Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn

Du khách ngoại quốc và dân "Saigonaises" còn gọi là Sài Gòn thay vì thành phố Hồ chí Minh. 1 Vì sao? Tro...