Những Nền Văn Minh Đầu Tiên Của Nhân Loại
1- Nền văn minh Ai Cập (Egypt),
2- Nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamians - bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrate, Tây Á),
3- Nền văn minh Lưu Vực Sông Ấn (Indus River) và
4- Nền văn minh lưu vực sông Giang Tử Bách Việt/Xích Thần và Xích Quỷ vùng Trung Nguyên của người Việt cổ.
Trong khi ba nền văn minh đầu đều đã biến mất hay bị nền văn minh khác sau này thay đổi và thay thế, thì nền văn minh Bách Việt là nền văn minh cổ đại duy nhất xuất hiện vẫn phát triển và duy trì cho tới ngày hôm nay thành quốc gia Văn Lang/Bách Việt.
Nền văn minh Lúa Nước
Người ta thường lầm tưởng nền văn minh Trung quốc Hán tộc là cổ nhất có nền văn minh lúa nước, thế nhưng kinh dịch và chữ Viết là của Bách Việt dòng dõi Đế Viêm Thần Nông mới có trước.
Khi dòng tộc du mục Hán tộc Hiên Viên chiến thắng trận Trác Lộc trong cuộc tranh hùng ở vùng Trung Nguyên, Hiên-Viên (Huan-yuan) luôn tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ trung nguyên. Bại trận, Đế Du Võng (dòng dõi Đế Viêm Thần Nông) phải thiện nhượng chức thiên tử cho thủ lĩnh Hiên Viên dòng dõi Hán du mục. Hiên Viên đăng cơ, lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) mở đầu thời Ngũ Đế của ông ta, chấm dứt triều đại Thần Nông sau 520 năm trị vì.
Hoàng đế (Hoang-ti) đổi các bộ tộc mới này là thành Hoa Hạ (vì đã có Tây Hạ của hán tộc nằm phía tây bắc) và cho thâu tóm các bộ tộc Thần Nông cùng với các thị tộc của tù trưởng Si Vưu với 81 bộ tộc vừa bị thất trận tạo nên một đất mới, tên mới là Hoa Hạ dưới sự cai quản của chủ mới là Hiên Viên Hoàng Đế.
Hiên Viên Hoàng Đế là người Hán Tộc gốc du mục đặt địa bàn mới này với tên gọi mới là lãnh thổ Hoa Hạ, danh từ Hoa Hạ và người Hoa bắt đầu có từ đó. người Hán đời sau thường tự xưng là là "Hoa Hạ" hay người Hoa, Chắc chắn Hoàng Đế cũng cho đem người Hán tộc vào địa bàn Hoa Hạ này vì phần đông các bộ tộc cũ đều bỏ đi vì sợ bị trả thù. Tần Thủy Hoàng sau này cũng có có gốc gác cùng với Hiên Viên Hoàng Đế này, có gốc gác giống Hung Nô, có truyền thống gây chiến tranh và đi xâm chiếm đất đai.
Khi Xi Vưu bại trận, người trong bộ tộc Cửu Lê quy phục Hoàng Đế, một số lưu ly phân tán, một số bộ lạc bộ phận di cư đến nơi khác, cũng có số nhập chung với Kinh Dương Vương. Văn hóa Xích Thần và Xích Quỷ dều giống nhau, tạo thành triều đại Hồng Bàng.
Giữa Hai sắc dân, Mông Cổ du mục và Bách Việt nông nghiệp sống định cư thì chúng ta dễ hiểu rằng nguồn gốc nông nghiệp của Tàu là do dân Miêu Tộc (tên người Mông Hán gọi Bách Việt).
Thứ nhất:
- Dân Bách Việt vốn đã có nghề nông từ lâu đời trước khi Mông Cổ đến. Vả lại, các vị Thần Nông, Phục Hi, Nữ Oa… là tổ tiên của Bách Việt đã chết lâu đời trước trận Trác Lộc. Vậy nên Hán Tộc gốc Mông Cổ hoàn toàn không liên can gì đến sự nghiệp nhà nông của các Vị nói trên, và vì thế, dân Bách Việt cũng đã thành thạo về nông nghiệp lâu đời từ trước khi Mông Cổ đến.
Thứ nhì:
Tuy Hoàng Đế thắng trận, như chỉ là một nhúm người quá nhỏ so với 81 bộ lạc của Si Vưu và thị tộc của Đế Du võng, Đế Khắc, nên dân số Việt tộc khuynh loát dân số du mục Hán tộc.
Nước Xích Thần của Đế Nghi
1
2
Nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương
Thời Hồng Bàng - Văn Lang - thời đồ đồng của người Việt cổ, Bách Việt
Phia dưới dòng sông Dương Tử là đất của Bách Việt
3
Núi Thái Sơn - Hồ Động Đình Hồ - dãy Núi Ngũ Lĩnh (Ngũ Lĩnh Range) Đất của người Việt cổ thời Đế Viêm (Thần Nông) và thời nhà Thương
4
Năm ngọn núi gắn liền văn hóa Đạo giáo và bốn ngọn núi gắn liền với văn hóa Phật giáo ở Trung thổ của Xích Thần và Xích Quỷ vùng Trung Nguyên và Bách Việt.
Có Thể Bạn Chưa Biết 06: Lê Văn Xương 04:
"Không thấu hiểu lịch sử, không đủ tư cách..."
https://youtu.be/sJawMEUJ24M
Có Thể Bạn Chưa Biết 07: Lê Văn Xương 05:
Hội kín và Quyền lực...
https://youtu.be/JRQlGC7itQQ
Nền Văn Minh Lưỡng Hà (Mesopotamia)
So với bản đồ ngày nay, hai sông Tigris và Euphrates kéo dài từ phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Ira g, sau đó nhập vào nhau và đổ ra vịnh Ba Tư. Phần lớn vùng Mesopotamia thuộc về quốc gia Iraq ngày nay.
Vị trí nằm giữa hai con sông khiến vùng đất Mesopotamia phì nhiêu và màu mỡ, nước sông giúp dẫn thủy nhập điền phát triển nông nghiệp. Người cổ đại đã tìm thấy vùng đất này và họ bắt đầu di cư đến ở tập trung thành những nhóm người nhỏ. Sau khi đã biết canh tác và trồng trọt, những nhóm này từ từ phát triển lên đông hơn, tạo thành những ngôi làng lớn hơn, sau đó thành thành phố. Nền văn minh Mesopotamia bắt đầu hình thành.
Khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên, những người du mục săn bắn Sumerians là giống người đầu tiên di cư đến tập trung sinh sống ở miền nam Mesopotamia, chuyển sang chăn nuôn trồng trọt và hình thành nền văn minh Mesopotamia. Người Sumerians đã sáng chế ra chữ viết và hệ thống chính quyền. Họ tổ chức xã hội theo thành phố, mỗi thành phố có vua cai trị. Mỗi thành phố thờ những thượng đế khác nhau. Trong suốt thời đại, họ có khoảng 12 thành phố. Trong trung tâm mỗi thành phố, họ cho xây một ngôi đền để thờ thượng đế cho thành phố của họ. Chung quanh những thành phố được bao bọc bởi những cánh đồng lúa, cọ dừa, chà là và những vùng đất chăn nuôi.
Khi thực phẩm đã trở nên phong phú, đời sống đã trở nên dư dả, và dân số ngày càng thêm đông đúc, những nghề mới bắt đầu ra đời, như tu sĩ, đồ gốm, may dệt, mộc và rèn. Trao đổi buôn bán cũng bắt đầu hình thành, không những bằng đường bộ mà còn bằng đường thủy nhờ vào vị trí bên cạnh vịnh Ba Tư.
Chữ viết của người Sumerians là loại chữ viết toàn diện lâu đời nhất mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy được
Vào khoảng 2.300 trước Công Nguyên, một vị vua người Akkadians là Sargon lên nắm quyền. Sargon thành lập thành phố riêng của mình đặt tên là Akkad. Khi thành phố hùng mạnh Uruk của người Sumerians tấn công Akkad, Sargon đã chống đỡ lại và sau đó quật ngược tấn công và xâm chiếm Uruk. Sargon sau đó tiến xa hơn, xâm chiếm hết những thành phố của Sumerians, thống nhất hai miền nam bắc của vùng Mesopotamia, lập nên đế quốc Akkad dưới sự cai trị duy nhất của một hoàng đế. Sargon thành lập đế chế đầu tiên, lập ra điều luật con của vua sẽ là người tiếp nối ngôi.
Hoàng đế Hammurabi là người đầu tiên cho ghi chép lại những luật lệ của mình, tên gọi Luật Hammurab. Những điều luật này được ghi trên những bảng đất sét, gồm 282 điều. Có luật về dân sự và buôn bán như tiền lương, trao đổi, buôn bán nô lệ. Có luật về hình luật như xử phạt trộm cắp, phá hoại. Còn có cả luật gia đình nói về con nuôi, hôn nhân và ly dị.
Sau khi hoàng đế Hamurabi qua đời, những người con trai lên nối ngôi nhưng không ai là một thủ lãnh mạnh và tài giỏi, vì vậy Babylon ngày một trở nên suy yếu. Năm 1595 trước Công Nguyên, Babylon bị người Hittites xâm chiếm, và sau đó là đến người Kassites xâm chiếm, và cuối cùng Babylon rơi vào tay người Assyrians. Thành Babylon ngày nay chẳng còn di tích gì ngoài những mô đất hay những mảnh tường từ những ngôi nhà đã sụp đổ.
Dựa theo những bản viết trên đất sét để lại từ Babylon, Vườn Treo Babylon được xây dựng bởi hoàng đế Nebuchadnezzar II khoảng 600 năm trước Công Nguyên cho vợ mình là hoàng hậu Amytis. Hoàng hậu Amytis được gả cho hoàng đế Nebuchadnezzar II qua một cuộc hôn nhân sắp đặt mai mối với mục đích chính trị. Sau khi về với hoàng đế, hoàng hậu Amytis trở nên buồn bã u sầu vì nhớ quê nhà nơi có núi non cây cối xanh tươi so với thành phố Babylon bằng phẳng khô cằn. Do đó Vườn Treo Babylon đã được cho xây dựng dựa theo khung cảnh quê nhà của hoàng hậu để bà vơi đi nỗi nhớ nhà.
Trong thời gian khi người Babylonians và đế quốc Babylon hùng mạnh nắm chiếm phía nam Mesopotamia , thì người Assyrians cũng trở nên mạnh mẽ ở phía bắc. Tất cả những gì mà các nhà sử học tìm hiểu được về người Assyirians đều nhờ vào những tấm chữ viết bảng đất sét tìm thấy được ở những thành phố thuộc về Assyrians.
Những người Assyrians được coi là những dũng sĩ trong trận mạc, ngoài ra họ còn rất giỏi trong giao dịch buôn bán. Họ thường đi thành đoàn, chuyên chở hàng hóa tới những thành phố khác trong vùng Mesopotamia để trao đổi. Họ thờ cùng thượng đế giống như người Babylonians hay người thành Sumerians, nhưng họ có ngôn ngữ riêng của mình.
Người Assyrians rất mạnh bạo và hung tợn, họ đi xâm chiếm hết những bộ lạc và những thành phố ở chung quanh mình. Họ cũng đã từng nhiều lần đánh chiếm Babylon nhưng không thành công. Sự thua trận cho người Babylonians khiến người Assyrians trở nên căm tức, và họ nhẫn nhục chờ đợi. Trong thời gian chờ đợi này, họ xâm chiếm tất cả những bộ lạc hay thành phố có nguồn cung cấp cho Babylon, khiến Babylon ngày trở nên yếu kém. Cuối cùng, vào khoảng 1.200 năm trước Công Nguyên, người Assysians tấn công lần nữa. Lần này họ chiến thắng và chiếm được Babylon. Để trả thù, người Assyrians bắt dân Babylon phải dọn ra khỏi thành phố tới sống những nơi khác trong khu vực người Assyrians. Họ sau đó phá hủy Babylon và san bằng Babylon thành bình địa.
Người Ba Tư Persians và Đế Quốc Ba Tư - 550 Năm Trước Công Nguyên
Người Persians không có nguồn gốc từ Mesopotamia. Họ đến từ vùng trung Á (ngày nay thuộc quốc gia Iran). Khoảng 535 năm trước Công Nguyên, vua Persian là Cyrus đã dẫn quân đi đánh chiếm vùng Mesopotamia, chấm dứt và xóa đi thời đại đế quốc của người Babylonians và Assyrians.
Đọc Thêm:
►Nước Xích Quỷ https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/03/ten-goi-viet-nam-2879-tcn-xich-quy-2524.html
►Mỹ bắt tay Tàu đánh sập Liên Xô - rồi diệt Tàu. https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/03/toi-hieu-viet-cong-la-gi.html
....................................................................
Việt Nam Là Một Dân Tộc Có Lịch Sử Lâu Đời
Việt Nam Là Một Dân Tộc Có Lịch Sử Lâu Đời
Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của việt tộc
Phạm trần Anh
ĐẠI CHỦNG HOABINHIAN PROTOVIETS
Từ truyền thuyết cũng như căn cứ vào các Thần tích và Tộc phả được phối kiểm bởi khoa Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Chủng tộc học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong vùng cho phép chúng ta xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Malayo-Viets). Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc là một sự thật lịch sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là hai tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, lưu, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường
Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư
1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc.
2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.(9)
Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu. Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:(10)
1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.
2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam
TQ”.
Năm 2001, giáo sư Lâm Mã Lý một nhà di truyền học công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học “Hệ thống miễn nhiễm Human Leucocytes Antigen HLA ở nhiễm sắc thể 6 (chromosoms qua máu dân Mân Nam (Hoklo), Hakka và các mẫu máu từ nhiều nước kết hợp được trong tổ hoạt động quốc tế về HLA năm 1998”, giáo sư Lý kết luận: “Người Mân Nam Hoklo và Hakka rất gần với người Việt, Thái và các tộc người Mongoloid Nam Á. Người Đài Loan
thuộc dân tộc Mân Việt trong đại chủng Bách Việt hoàn toàn khác với Hán tộc”.
Đặc biệt, các công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà nhân chủng về cội nguồn phát tích của cư dân vùng Đông Nam Á đã làm sáng tỏ một sự thật lịch sử là tất cả cư dân Đông Nam Á đều có chung một cội nguồn chủng tộc.
Giáo sư Douglas C. Wallace ở đại học Emory, Atlanta và Georgia đã phát hiện một đột
biến di truyền đặc biệt cho lục địa châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể
di truyền COII và tRNALYS).
Nhà nhân chủng học Tréjaut đã nghiên cứu về thổ dân Đài Loan
,
dân Đông Nam Á và dân Đa Đảo đã công bố một sự thật làm đảo lộn mọi nhân định từ trước đến nay về vấn để này:
1. Thổ dân Đài Loan đã định cư trên 15 ngàn năm.
2. Thổ dân Đài Loan cũng trải qua 3 lần đột biến đặc biệt như dân Mã Lai, dân Đa Đảo mà dân Tầu ở Trung Hoa lục địa không có 3 lần đột biến này.
3. Yếu tố mtDNA B có ở vùng Đông và Đông Nam Eurasia, thổ dân châu Mỹ và dân Đa Đảo.
4. Nhà nhân chủng Melton và Redd tìm thấy cư dân Đa Đảo có một tỷ lệ cao về sự thất thoát của cặp căn bản số 9 ở hai thể di truyền COII/ tRNA.(11)
Giáo sư Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á học ở đại học Hawaii đã nhận định rằng trong các tiểu bang và các nền văn hóa của xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ thì quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam trên các phương diện địa lý và dân tộc đã tìm ra rất nhiều điểm tương đồng và các chứng liệu cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Mitochondrial DNA Halop type B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền CO II tRNA LYS chứng minh dân Đa Đảo (Polynesian) là hậu duệ của dân Bách Việt.
Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục, tạp chí Science Progress đã công bố kết qủa xác định thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đảo và thổ dân châu Mỹ có cùng một ngọn nguồn phát tích, cùng chung một nền văn hoá Lapita (1500-800TC) với đồ gốm thẩm mỹ độc đáo.(12) Hiện ở Trung tâm văn hoá Đa Đảo ở Hawai còn trưng bày một mẫu thuyền độc mộc đục khoét bọng cây làm thuyền di chuyển, khi ra biển thì ghép 2 thuyền độc mộc lại tạo thế thăng bằng trên mặt biển.
Tháng 3 năm 2007, Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceeding of the National Academy of Science,USA) đã công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawaii và Polynesia thuộc Pháp. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nghiên cứu mới về DNA heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và cho thấy hầu hết cư dân trong vùng có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà Việt Nam là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.(13)
Sự thật lịch sử này đã được Khoa Đại Dương học và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phải thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân. Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.
Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu.
Tiền nhân chúng ta đã từ vùng cao nguyên Hi Mã Lạp sơn tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết diễn tả qua việc mẹ Âu cùng 50 con ở lại vùng cao, Bố Lạc dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J. Loubet và P. Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trùng Khánh Trung Quốc bây giờ.
Như vậy, cư dân Hòa Bình Hoabinhian đã phải thiên cư mỗi khi có nạn biển tiến mà 3 lần:
biển tiến cách đây khoảng 14 ngàn năm, 11.500 năm và 8.500 năm theo hai hướng.
Một nhánh theo hướng Đông Bắc qua cầu đất Béring vào Mỹ châu do nạn biển tiến cách đây khoảng 13.500 năm rồi trở thành thổ dân Bắc Mỹ.
và nhánh khác theo hướng Nam xuống bán đảo Mallacca Mã Lai Malaysia) rồi vượt biển tới các hoang đảo sau này có tên là Nam Dương Indonesia, Phi Luật Tân (Philippine), Hawai, Đa Đảo, New Zealand rồi sang tới California, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng truyền thuyết khởi nguyên dân tộc là hoang đường
huyền hoặc và huyền thoại Rồng Tiên chỉ là sự hư cấu để điểm tô cho lòng tự hào dân tộc thì ngày hôm nay, tất cả đã sáng tỏ qua các công trình nghiên cứu, những kết quả khoa học thuyết phục nhất. Hình tượng Rồng Tiên được thần thoại hóa từ vật tổ biểu trưng Chim và Thuồng Luồng (Giao Long) của chi Âu Việt ở miền núi và chi Lạc Việt ở miền sông nước. Chữ Tiên gồm 2 chữ sơn và nhân hàm nghĩa người ở miền cao núi rừng mà thôi và địa danh “Thủy Phủ” được hai thạc sĩ sử địa người Pháp là J. Gouron và P. Lubet tìm ra chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ.
Hai bản đồ Pacific Ocean và Atlas 1949 ghi rõ là SUIFU=Thủy phủ. Thế là truyền thuyết từ chỗ u u đã trở nên minh minh chứ không còn u u minh minh như trước nữa.Từ truyền thuyết khởi nguyên dân tộc, đối chiếu với nguồn sách sử của Trung Quốc, kiểm chứng qua các công trình nghiên cứu Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Văn hoá Khảo cổ, Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Đại dương học và kết quả phân tích cấu trúc mã di truyền mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định Việt tộc hoàn toàn khác hẳn với Hán tộc. Người Việt có một tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc (Intra populatinal genetic divergence 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.
Chính vì vậy, Việt Nam là trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm
■ Đông Nam Á,
■ Bách Việt,
■ Ấn Độ,
■ Trung Cận Đông
■ và cả châu Mỹ nữa.
Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có đủ bốn Haplotype chính gồm A, B, C, D
và không có cặp căn bản số chín (9) giữa hai thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền
học gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettween CO I I tRNA LYS genes” bp= base pair). Cư dân Nam Trung Hoa tức người Trung Quốc ở Hoa Nam, Đài Loan,
Dân cư Đông Nam Á gồm Miến Điện, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Hawaii, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halo group A, B, C, D và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa hai thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) của Việt tộc. Thực tế này xác định Việt tộc là một đại chủng lớn nhất của nhân loại và Việt nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất của nhân loại. Trân trọng kính chào quý vị.
Nguồn: www.anviettoancau.net
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam – I. Bách Việt
Lời Tòa Soạn: Bàn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam là một chủ đề không mới, đã có nhiều nghiên cứu công phu về đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi trong tinh thần muốn đóng góp một cái nhìn, xin gửi đến độc giả một số trích đoạn trong sách “nguồn gốc dân tộc Việt Nam” của học giả Đào Duy Anh, xuất bản năm 1950 về chủ đề này để những ai lưu tâm có thể có thêm cứ liệu suy xét. Có lẽ nguồn gốc truyền kỳ của dân tộc ta thì ai cũng biết, và thông tin về thời đại nước Âu lạc của Thục An Dương Vương thì thiết tưởng chúng tôi không bàn thêm. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn ở đây những cứ liệu về bước chuyển, xuất phát từ một lưu tâm: dân tộc Việt Nam vốn là một chi nhánh trong nhóm Bách Việt, tự khẳng định mình để không bị đồng Hóa bởi Hán tộc trong tiến trình hình thành quốc gia dân tộc.
Đề cập đến Bách Việt, chúng ta biết rằng khoảng thế kỷ 20 tcn, khi người Hán đang phát triển nền văn minh của họ ở lưu vực sông Hoàng Hà và Vị Thủy ở phía Bắc thì ở miền nam trên lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang), sông Hán và sông Hoài, có những bộ tộc khác đã sinh sống, và thư tịch cổ Trung Quốc gọi họ là Man Di.
Dựa vào vùng đất trù phú của miền sông nước, họ đã phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt thủy sản để sinh sống. Nhóm người Việt cổ này được nhìn nhận đều thuộc Việt tộc. Đến trước đời Chu (bắt đầu từ thế kỷ XII tcn), họ đã ở khắp lưu vực sông Dương Tử. Quá trình hình thành của các dân tộc nhỏ bé hoặc đẩy họ Nam tiến. Bách Việt là một ví dụ điển hình: một số chi họ trong Bách Việt đã dần nam tiến từ thời Chu đến Tần.
BÁCH VIỆT
Từ trước thời kỳ nước Việt[1] đương cường thịnh ở Chiết Giang, người Việt Tộc ở miền lưu vực sông Dương Tử, riêng là người Giao Chỉ và Việt Thường đã có thể đi qua các đèo ở dãi Nam Lãnh mà di cư rãi rác đến miền nam, trong các thung lũng những sông lớn ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến ngày nay.
Hơn trăm năm sau Câu Tiễn (năm thứ 46 đời Chu Hiến Vương, tức năm 333 tcn) nước Việt bị nước Sở diệt, từ đó người Việt lìa tan xuống Giang Nam, rải rác ở miền bờ biển lục địa. Ở đấy, họ gặp những người đồng tộc đã di cư đến từ trước. Song người nước Việt có lẽ đã đạt đến một trình độ văn hóa cao hơn, cho nên sau khi họ di cư với những người thị tộc chiếm ở miền Nam trước họ, thì họ đã đem đến đó một hình thức chính trị, và có lẽ một hình thức kinh tế cao hơn. Những nhà quý tộc người Việt mới hợp tàn chúng của họ với các nhóm Việt tộc cũ, hoặc lập thành những bộ lạc lớn mà tự xưng là quận trưởng (tù trưởng), hoặc lập thành những quốc gia phôi thai mà tự xưng vương.
Những bộ lạc hay quốc gia do các nhà quý tộc người Việt lập ở miền Lãnh Nam, người Hán tộc gọi chung là Bách Việt. Ban đầu, những nhóm quan trọng ở miền Chiết Giang, Phúc Kiến đều ảnh hưởng từ nước Sở, thế nhưng những nhóm ở xa hơn trong miền Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Kỳ (miền Bắc Việt Nam ngày nay) thì không bị Sở ky mi.
Vận mệnh lịch sử của các bộ lạc và quốc gia Việt tộc ấy là thế nào? Chúng ta không thể nào biết hết được. Có lẽ các bộ lạc nhỏ dần dần bị các bộ lạc lớn thôn tính, cho nên số các bộ lạc linh tinh một ngày một giảm ít đi, mà sử sách chỉ chép có năm nhóm quan trọng, sau này đã đạt đến hình thức quốc gia: Đông Việt hay Đông Âu, Mân Việt, Nam Việt, Tây Việt hay Tây Âu và Lạc Việt.
Xin bàn về ba nhóm chính, đó là: Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt là các nhóm sau này lần lượt bị đồng hóa theo Hán Tộc, còn nhóm Tây Âu và nhất là nhóm Lạc Việt, hai nhóm ấy sau này hợp thành ước Âu Lạc đã ghi dấu trên lịch sử lâu bền hơn, chúng tôi sẽ nói sau.
Đông Việt và Mân Việt, hai nhóm ấy có tự bao giờ, chúng ta chưa biết đích xác được. Chúng ta chỉ có thể đặt sự thành lập chính thức của nó vào thời gian sau khi nước Việt bị diệt (năm 333 tcn) và trước khi nhà Tần chinh phục Bắc Việt (năm 218 tcn).
Sau cuộc nhà Tần thâu tóm các nước Bách Việt thì cương vực của địa bàn người Hán Tộc có thể lấy dãi Lãnh Nam làm giới tuyến phía Nam. Sau khi Tần đặt 36 quận ở đất Trung nguyên thì vào khoảng năm 218, Thủy Hoàng phát quân gồm những hạng người lưu vong rể thừa và lái buôn, chia làm năm đạo cho đi chinh phục Bách Việt.
Trong 5 đạo ấy, đạo thứ năm tụ tập trên sông Dư Can, trong tỉnh Giang Tây ở phía nam hồ Phiên Dương là đạo quân nhằm đánh. Đông Việt và Mân Việt là hai nhóm người Việt đã có hình thức quốc gia phôi thai, vốn thần phục nước Sở, đã nhân cuộc nội loạn ở Trung Quốc mà độc lập.
Nhóm Đông Việt hay Đông Âu thì Trung tâm điểm là miền Vĩnh Gia, thuộc Ôn Châu trong tỉnh Chiết Giang ngày nay. Về phía Nam Tam môn loan. Nhóm Mân Việt thì trung tâm điểm là miền Mân huyện, thuộc Phúc Châu trong tỉnh Phúc Kiến ngày nay.
Có lẽ hai nước Đông Việt và Mân Việt thì tiếp cảnh với nhà Tần nên vốn đã sợ oai, nay thấy quân Tần kéo đến thì không dám chống cự kịch liệt nên quân Tần thắng lợi rất mau.
Chỉ trong năm đầu, nhà Tần chinh phục được hai nước gồm lại mà đặt quận Mân Trung, hạ vua hai nước xuống làm quận trưởng (tù trưởng) để trông dân Việt.
Về sau, trong khi chư hầu phản nhà Tần, tù trưởng Đông Việt và Mân Việt đều theo chư hầu mà đánh Tần, rồi lại giúp Hán đánh Sở. Vì vậy đến năm thứ 5 đời Cao Đế (202) thì nhà Hán thưởng công, phong cho tù trưởng Mân Việt là Võ Chứ làm Mân Việt Vương, trị đất Mân Trung cũ, đô ở Đông Dạ (Mân huyện ngày nay). Năm thứ ba đời Huệ đế (192), nhà Hán lại chia đất Mân Trung cũ mà đặt thêm ước Đông Hải và cũng để thưởng công phong tù trưởng Đông Việt là Dao làm Đông Hải Vương, đô ở Đông Âu (miền Vinh Gia), tục gọi là Đông Âu Vương.
Các nhóm Bách Việt vốn hay đánh nhau, đó chẳng qua là tác dụng của xu hướng thống nhất của các dân tộc. Cái thói tương tranh ấy vốn có thể cổ lệ cái lòng hiếu dũng cho dân tộc nhưng cũng có thể làm lưu tệ mà thành cái mối tự thân phân liệt được. Chúng ta nhớ lại, đương khi nước Việt quật cường thì cái hoài vọng của họ là phát triển về phương Bắc để xưng hùng với trung nguyên. Sau khi nước Việt diệt vong, cố nhiên người Việt không thể lăm le nhòm ngó trung nguyên như trước nữa, nhưng cái hoài vọng ngấm ngầm của các tù trưởng lớn tuồng nhưng cũng cứ chờ có cơ thời thì lại tung hoành về Bắc. Trong khi chờ đợi thời cơ thì cơ hội khuếch trương thế lực ở đồng tộc, cho nên trong các nhóm Bách Việt, người ta thấy diễn ra hiện tượng tương khuynh. Sự tranh giành giữa hai nhóm Đông Việt và Mân Việt là cái lệ chúng rõ ràng của hiện tượng ấy, mà chính là cơ hội rất tốt cho nhà Hán kiêm tính Bách Việt.
Ở buổi ban sơ, Đông Việt và Mân Việt tuy thần phục nhà Hán, nhưng cái chí nhòm ngó miền Bắc nếu có cơ hội thì cũng không ngại múa men. Khi Ngô Vương là Tỵ phản nhà Hán, Đông Việt và Mân Việt cũng có phát binh tiếp ứng: khi Hoài Nam Vương Lệ làm phản, cũng có câu kết với hai nước ấy. Trong hai nước thì Mân Việt đáng cho nhà Hán sợ hơn cả. Sau khi nhà Hán đã dụ được Đông Việt giết Ngô Vương Tỵ mà hàng phục Hán, con Tỵ là Tư Câu xui Mân Việt đánh Đông Việt năm thứ ba đời Vũ đế (năm 138). Mân Việt bèn phát binh hãm Đông Âu. Đông Việt cầu cứu với nhà Hán, tướng Hán là Nghiêm Trợ phát binh tiếp cứu nhưng quân Hán chưa đến nơi thì quân Mân Việt đã rút lui về Nam, vì trong nước bấy giờ họ có nội loạn. Nghiêm Trợ đến Đông Âu muốn diệt nước Đông Việt để trừ hậu hoạn, bèn lấy danh nghĩa di dân để cứu nạn đói mà dời một phần dân chúng Đông Âu đến miền Giang Hoài. Có lẽ một phần dân Đông Việt đã chống cự lệnh di dân ấy mà theo vua họ chạy xuống miền Nam ở gần Tuyền Sơn tỉnh Phúc Kiến sau đó 15 năm thì họ bị nhà Hán diệt hết. Thế là nước Đông Việt mất hẳn.
Sau khi Mân Việt thất bại ở Đông Âu, năm thứ 6 hiệu Kiến Nguyên (135), họ lại đem binh đánh nước Nam Việt ở miền Nam.
Nước này cũng cầu cứu nhà Hán.Tướng Hán là Vương Khôi do đường Dự Chương và Hàn An Quốc, do đường Cối kê cùng tiến quân vào Mân Việt. Nhưng quân Hán chưa qua đèo mà Mân Việt lại vì nội loạn phải đầu hàng.
**********************
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam – I. Bách Việt
NAM VIỆT
Nhóm Nam Việt cũng như Đông Việt và Mân Việt xuất hiện sau khi nước Việt bị diệt. Trong năm đạo binh của nhà Tần phát đi đánh Bách Việt, thì đạo thứ tư phát tự Nam đã ở phía Nam Dự Chương, do đường đèo Đại Du (nay là đèo Mai Lãnh) tiến vào miền tỉnh Quảng Đông, là địa bàn của nhóm Nam Việt. Có lẽ đạo quân thứ năm, sau khi chiếm được Đông Việt và Mân Việt rồi, lại luôn đường theo đường bờ biển do đèo Yết Dương mà thẳng xuống Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).
Các đạo thứ nhất và thứ nhì, thứ ba thì tiến vào phía Tây Bắc miền Quảng Đông và phía Bắc miền Quảng Tây cũng dễ dàng. Nhưng sau những cuộc thắng lợi đầu tiên thì quân Tần gặp nhiều khó khăn, một là vì thiếu đường tiếp tế quân lương, hai là vì gặp người Việt nhất là Tây Âu ở miền Nam Quảng Tây chống cự dữ dội khiến quân Tầu trong ba năm bị khốn đốn chết chóc rất nhiều. Song tuy không tiến quân sâu được, nhà Tần cũng sắp đặt việc
Nam Hải,
Quế Lâm và
Quận Tượng.
Sau khi đặt các quận huyện, năm 214, nhà Tần sai Triệu Đà đem quân bị đày xuống giữ đất Việt, cho ở lộn xộn với người Việt tộc, rồi Nhâm Ngao làm đô úy quận Nam Hải, cử Triệu Đà làm lệnh huyện Long Xuyên trong quận ấy. Có lẽ các nhóm Việt tộc mà người ta gọi chung là Nam Việt bấy giờ là những bộ lạc rời rạc, không tổ chức thành quốc gia. Quân Tầu tiến vào đến trung tâm của họ là Phiên Ngung rồi chức việc hành chính ở đó rất dễ dàng, chia đất mới chiếm thành quận huyện (quận Nam hải) và đặt toàn người Hán tộc cai quản.
Về sau nhân Trung Quốc có loạn, hào kiệt và chư hầu nổi dậy đánh nhà Tần, Triệu Đà nghe theo lời Nhâm Ngao, truyền hịch đóng các cửa ải thông với Hán rồi đánh lấy quận Quế Lâm và Tượng hợp vào quận Nam Hải mà lập ra nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, lấy người tay chân là người Hán tộc mà thống suất người Việt tộc.
Sau khi nhà Hán đã diệt Tần thâu tóm Bách Việt, Triệu Đà quy phục nhà Hán. Sang đời sau đời Triệu Hồ, Mân Việt đem quân đánh biên thùy Nam Việt như chúng ta đã biết. Cuộc tương tranh giữa hai nhóm Việt này chính là cơ hộ nhà Hán lợi dụng để diệt cả hai nhóm.
Năm thứ 5 hiệu Nguyên Đinh (112), nhân việc nhà Hán mưu dụ Nam Việt nội nuộc, đại thần Nam Việt là Lữ Gia cùng đồ đảng phản đối, nhà Hán bèn phát quân định dùng vũ lực để chinh phục. Bấy giờ vua Mân Việt hứa đem binh theo quân Hán để đánh Lữ Gia, nhưng sau khi quân Hán đã chiếm được Phiên Ngung mà quân Mân Việt vẫn không đến, nhà Hán bèn phát binh đánh Mân Việt. Lại nhân nổi loạn, Mân Việt phải đầu hàng, nhà Hán bèn dời một phần lớn dân Việt đến miền Giang Hoài để trừ mối lo về sau, thế là Mân Việt mất nước.
Còn nước Nam Việt, thì sau khi mất thủ đô vào tay nhà Hán, nước ấy cũng bị nhà Hán kiêm tính, đất Nam Việt cũng như đất Đông Việt và Mân Việt đều bị chia làm quận huyện.
Người Đông Việt và Mân Việt, một phần lớn bị cưỡng bức di cư đến miền Giang Hoài, nên dần đồng hóa hẳn theo Hán tộc. Người Nam Việt tuy không di cư nhưng từ đời nhà Tần, họ đã ở chung lộn với mấy vạn quân chinh phục Hán tộc cùng với một vạn năm nghìn đàn bà Hán tộc mà Triệu Đà được nhà Tần cấp cho để may vá cho quân sĩ, cho nên chúng ta có thể nói rõ rằng ngay trong thời nước Nam Việt cường thịnh, người Việt tộc ở Nam Việt cũng đã đồng hóa rất nhiều theo Trung Quốc rồi.
**********************
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam – I. Bách Việt
TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM BÁCH VIỆT
Những sự phát quật cổ tích ở miền này rất hiếm hoi, người ta chưa có những sử liệu trực tiếp để nghiên cứu văn hóa của người Bách Việt, chỉ có thể căn cứ vào những tài liệu gián tiếp rải rác trong sách xưa, như sách sử ký, sách Hán thư và nhất là tác phẩm của Hoài Nam vương Lưu An là người đời Hán sơ khai, vì ở miền tiếp cánh với đất Bách Việt nên rất am hiểu sự tình đất ấy.
Lưu An nói rằng: “người Việt không có thành quách, thôn ấp; họ ở trong những khoảng khe hang, trong vùng lau trúc. Họ quen thủy chiến mà giỏi dùng thuyền. (Thư của lưu An gửi cho Hán Vũ Đế), lại nói rằng họ “làm việc trên cạn ít dưới nước nhiều, cho nên họ cạo tóc, xâm mình đóng khố ngắn, không mặc quần để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xăn lên để tiện chèo thuyền. Xem thế thì chúng ta thấy rằng sinh hoạt vật chất của người Bách Việt cũng không khác sinh hoạt của người nước Việt mấy. Cũng như người Việt, họ lấy nghề chài lưới làm nghề chủ yếu. Trong các thung lũng trên bờ sông bờ biển và ở giữa hồ đầm, người Bách Việt hẳn cũng làm nhà sàn, nhà gác bằng tre và gỗ. Quần áo của họ có lẽ cũng giống quần áo của người Mường người mọi ngày nay, và làm bằng vải đay hay vải gai. Ở đảo Hải Nam cũng là nơi thuộc trong địa bàn của người Bách Việt, sách Hán thư chép rằng đàn ông thì cày ruộng trồng lúa nếp, lúa tẻ, cây đay, cây gai, đàn bà thì trồng dâu nuôi tằm. Có lẽ ở miền đồng bằng trong lưu vực Tây
Về kỹ thuật thì người Bách Việt hẳn cũng đã biết kỹ thuật đồ đồng như người Ngô Việt nhưng ở miền Bách Việt này chắc là kỹ thuật đồ đồng và gốm còn kém kỹ thuật miền trên.
Bách Việt, miền này rất giàu sản vật quý báu vốn làm mồi nhử lòng tham vọng của người Hán. Những sản vật quý báu ấy đại khái là: sừng tê, ngà voi, đồi mồi, trân châu, ngọc cừ, bạc, đồng, trái cây (quả nhãn và quả vải), vải gai. Người Bách Việt đã biết nuôi ngũ súc là bò, dê, lợn, gà, chó; vì ít giao thông bằng đường bộ nên họ không dùng ngựa.
Họ không thạo nghề thương mại, song người Hán đem thuyền buôn đến mua vật thổ sản, nhất là miền Quảng Đông, cho nên Phiên Ngung là một nơi đô hội lớn. Những thị trấn khác nhờ Hợp Phố, Từ Văn Vùng là nơi thuyền buôn người Hán hay lui tới.
Về kiến trúc, chúng ta không rõ người Bách Việt đã biết làm gì. Lưu An nói họ không có thành ấp, tất cả họ không có thành trì như người nước Việt trong thời cường thịnh, mà chỉ nhờ địa bàn thể hiểm trở mà phòng địch thôi.
Về vă hóa tinh thần, hẳn người Bách Việt cũng không khác người nước Việt mấy. Người Hán tộc cũng cho họ là khinh bạc và hiếu chiến.
Về chế độ xã hội thì có lẽ phần nhiều các nhóm Bách Việt vẫn còn ở giai đoạn thị tộc, nhưng trình độ của chế độ ấy thì tùy từng nhóm mà khác nhau. Có lẽ ở các nhóm Đông Âu và Mân Việt, là những nhóm tiến bộ hơn hết, thì chế độ thị tộc đã tiến trạng thái gia tộc rồi. Song tại các bộ lạc nhỏ hơn ở các miền rừng núi thì chế độ thị tộc đương còn lạc hậu ở thế kỷ mẫu hệ.
Về tổ chức chính trị thì ở đời Tần, chúng ta đã thấy các nhóm Đông Âu, Mân Miệt muốn đạt đến hình thái quốc gia, song chưa đạt đến tình trạng thịnh trị như nước Việt ở đời Xuân Thu Chiến Quốc. Có lẽ lại miền Bách Việt, chế độ chính trị hãy còn nửa chừng giữa chế độ bộ lạc và chế độ quốc gia phong kiến.